Cung bậc của lương tâm và lương tháng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 14:27 GMT – chủ nhật, 28 tháng 10, 2012
Vấn đề thuốc độc và tử hình đã nổi lên trong kỳ họp quốc lần
này và cả lần trước sau khi Việt Nam bỏ hình thức xử bắn và thay vào đó
là tiêm thuốc độc.
Một trong những lý do được đưa ra cho sự thay đổi này là tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho tử tù.
Trên thực tế đây cũng vẫn là điều gây tranh cãi vì bang California của Hoa Kỳ đã không thể từ hình bất kỳ tù nhân nào bằng tiêm thuốc độc từ sáu năm nay sau khi một thẩm phán tuyên rằng việc tiêm ba loại thuốc có nguy cơ gây đau đớn, vật vã cho tử tù.
Việt Nam cũng không thể tử hình tù nhân nào từ gần một năm nay cho dù không phải do phán quyết của tòa án.
Lý do chính là Châu Âu không bán thuốc độc, loại mà Hoa Kỳ cũng dùng, cho Việt Nam để tử hình công dân.
Các thành viên của Liên hiệp Châu Âu đều đã lần lượt hủy bỏ án tử hình từ cách đây hàng trăm hay hàng chục năm tùy vào các nước khác nhau.
Trên thực tế nhiều nước đã rất hiếm khi áp dụng án tử hình khi họ còn duy trì mức xử phạt nặng nề này hồi đầu thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, khi phải chọn giữa tiền thu được từ bán thuốc độc cho Việt Nam và nguyên tắc đạo đức của mình, họ đã chọn điều thứ hai.
Nói cách khác, Châu Âu đã coi trọng lương tâm hơn lương tháng, ít nhất là trong trường hợp cụ thể này.
Lựa chọn của các nước Châu Âu có lẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn lý do họ nhấn mạnh vấn đề tôn trọng các giá trị nhân quyền phổ quát trong đó có phẩm giá, tự do và bình đẳng.
Không nhất thiết họ phải được lợi từ việc thúc đẩy các giá trị như vậy và khi chọn không nhận về từ những đồng tiền mang lại cái chết cho người khác, cho dù là tội phạm, Châu Âu thậm chí chịu nghèo đi về vật chất để giàu thêm về tinh thần và tính nhân văn.
Họ không chấp nhận trà đạp và dẫm lên xác của người khác để tìm cảm giác bình yên.
Lương tâm và lương tháng
Nhìn vào Việt Nam ngày nay, những quyết định tương tự dường như không phải là phổ biến.
Mới đây nhất, có lẽ nhiều chính trị gia cũng đã phải chọn giữa lương tâm và lương tháng khi họ bỏ phiếu tại Hội nghị trung ương 6 của Đảng cộng sản.
Đứng trước một bên là vị Tổng bí thư được mô tả là nêu gương bằng cách “đi xe máy tới thăm bạn” thời còn ở Quốc hội cùng vị Chủ tịch nước ở ngôi nhà nhỏ “51 m2″ và một bên là “đồng chí X” với các cộng sự bị Đảng chỉ trích là “chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình”, nhiều đảng viên đã chọn “đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị”.
Ngay tại kỳ họp Quốc hội hiện nay, nhiều trong số những người đại
diện cho dân cũng được cho là chỉ cố gắng phát biểu về những bức xúc của
người dân khi làm như vậy không ảnh hưởng tới ghế, cũng có nghĩa là thế
và tiền, của họ trong khóa tới của Quốc hội.
Một cựu đại biểu Quốc hội không lọt vào được khóa XIII, một phần vì có những tuyên bố mạnh bạo, nói dân biểu chỉ thực sự thẳng thắn khi họ đã ở vào “khóa cuối cùng”.
Trước kỳ họp kéo dài từ 22/10 tới hết ngày 23/11 lần này, không có thông tin gì về chuyện các đại biểu tới tiếp xúc cử tri ở những điểm nóng như Tiên Lãng hay Văn Giang, nơi hàng trăm người dân vẫn kéo lên Hà Nội có tháng tới hai lần để khiếu kiện về đất đai bị thu hồi trong khuôn khổ dự án đô thị sinh thái Ecopark.
Trong vụ Tiên Lãng, những người phụ nữ kiếm ăn nhờ vườn ruộng và những đứa trẻ mà cha bị giam giữ từ nhiều tháng nay vẫn tiếp tục chờ công lý từ những người ăn lương tháng.
Tự do thể xác
Ngoài chuyện liên quan tới mạng sống con người, vấn đề tự do thể xác cũng cho thấy sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói riêng cũng như phương Tây nói chung.
Chẳng hạn tại Anh, ngay cả các nghi phạm khủng bố cũng không thể bị chính quyền giam giữ lâu hơn 14 ngày mà không buộc tội họ.
Tại Hoa Kỳ, một công dân Anh bị cáo buộc buôn bán vũ khí vẫn đang được cho tại ngoại trong quá trình điều tra cho dù gia đình phải đặt cọc ban đầu hàng chục ngàn đô la.
Quyền được tại ngoại hầu tra và quyền tiếp xúc với luật sư trong thời gian sớm nhất được xem là những quyền căn bản của các công dân vẫn còn vô tội cho tới khi có quyết định của tòa án.
Những cách bắt bớ và giam giữ của Việt Nam, nhất là trong các vụ liên quan tới những người được Châu Âu coi là “tù nhân lương tâm” và Việt Nam luôn bác bỏ, khiến có tiếng nói chỉ trích chính quyền hành xử như “mafia”.
Nhưng những người dám công khai nói ra như vậy lại không nhiều, một phần cũng vì mối lo lương tháng và sợ rằng điều tương tự có khả năng lại xảy ra với chính họ.
Một trong những lý do được đưa ra cho sự thay đổi này là tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho tử tù.
Trên thực tế đây cũng vẫn là điều gây tranh cãi vì bang California của Hoa Kỳ đã không thể từ hình bất kỳ tù nhân nào bằng tiêm thuốc độc từ sáu năm nay sau khi một thẩm phán tuyên rằng việc tiêm ba loại thuốc có nguy cơ gây đau đớn, vật vã cho tử tù.
Việt Nam cũng không thể tử hình tù nhân nào từ gần một năm nay cho dù không phải do phán quyết của tòa án.
Lý do chính là Châu Âu không bán thuốc độc, loại mà Hoa Kỳ cũng dùng, cho Việt Nam để tử hình công dân.
Các thành viên của Liên hiệp Châu Âu đều đã lần lượt hủy bỏ án tử hình từ cách đây hàng trăm hay hàng chục năm tùy vào các nước khác nhau.
Trên thực tế nhiều nước đã rất hiếm khi áp dụng án tử hình khi họ còn duy trì mức xử phạt nặng nề này hồi đầu thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, khi phải chọn giữa tiền thu được từ bán thuốc độc cho Việt Nam và nguyên tắc đạo đức của mình, họ đã chọn điều thứ hai.
Nói cách khác, Châu Âu đã coi trọng lương tâm hơn lương tháng, ít nhất là trong trường hợp cụ thể này.
Lựa chọn của các nước Châu Âu có lẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn lý do họ nhấn mạnh vấn đề tôn trọng các giá trị nhân quyền phổ quát trong đó có phẩm giá, tự do và bình đẳng.
Không nhất thiết họ phải được lợi từ việc thúc đẩy các giá trị như vậy và khi chọn không nhận về từ những đồng tiền mang lại cái chết cho người khác, cho dù là tội phạm, Châu Âu thậm chí chịu nghèo đi về vật chất để giàu thêm về tinh thần và tính nhân văn.
Họ không chấp nhận trà đạp và dẫm lên xác của người khác để tìm cảm giác bình yên.
Lương tâm và lương tháng
Nhìn vào Việt Nam ngày nay, những quyết định tương tự dường như không phải là phổ biến.
Mới đây nhất, có lẽ nhiều chính trị gia cũng đã phải chọn giữa lương tâm và lương tháng khi họ bỏ phiếu tại Hội nghị trung ương 6 của Đảng cộng sản.
Đứng trước một bên là vị Tổng bí thư được mô tả là nêu gương bằng cách “đi xe máy tới thăm bạn” thời còn ở Quốc hội cùng vị Chủ tịch nước ở ngôi nhà nhỏ “51 m2″ và một bên là “đồng chí X” với các cộng sự bị Đảng chỉ trích là “chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình”, nhiều đảng viên đã chọn “đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị”.
Một cựu đại biểu Quốc hội không lọt vào được khóa XIII, một phần vì có những tuyên bố mạnh bạo, nói dân biểu chỉ thực sự thẳng thắn khi họ đã ở vào “khóa cuối cùng”.
Trước kỳ họp kéo dài từ 22/10 tới hết ngày 23/11 lần này, không có thông tin gì về chuyện các đại biểu tới tiếp xúc cử tri ở những điểm nóng như Tiên Lãng hay Văn Giang, nơi hàng trăm người dân vẫn kéo lên Hà Nội có tháng tới hai lần để khiếu kiện về đất đai bị thu hồi trong khuôn khổ dự án đô thị sinh thái Ecopark.
Trong vụ Tiên Lãng, những người phụ nữ kiếm ăn nhờ vườn ruộng và những đứa trẻ mà cha bị giam giữ từ nhiều tháng nay vẫn tiếp tục chờ công lý từ những người ăn lương tháng.
Tự do thể xác
Ngoài chuyện liên quan tới mạng sống con người, vấn đề tự do thể xác cũng cho thấy sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói riêng cũng như phương Tây nói chung.
Chẳng hạn tại Anh, ngay cả các nghi phạm khủng bố cũng không thể bị chính quyền giam giữ lâu hơn 14 ngày mà không buộc tội họ.
Tại Hoa Kỳ, một công dân Anh bị cáo buộc buôn bán vũ khí vẫn đang được cho tại ngoại trong quá trình điều tra cho dù gia đình phải đặt cọc ban đầu hàng chục ngàn đô la.
Quyền được tại ngoại hầu tra và quyền tiếp xúc với luật sư trong thời gian sớm nhất được xem là những quyền căn bản của các công dân vẫn còn vô tội cho tới khi có quyết định của tòa án.
Những cách bắt bớ và giam giữ của Việt Nam, nhất là trong các vụ liên quan tới những người được Châu Âu coi là “tù nhân lương tâm” và Việt Nam luôn bác bỏ, khiến có tiếng nói chỉ trích chính quyền hành xử như “mafia”.
Nhưng những người dám công khai nói ra như vậy lại không nhiều, một phần cũng vì mối lo lương tháng và sợ rằng điều tương tự có khả năng lại xảy ra với chính họ.
Úc nói kiềm chế TQ là ‘không thể’
BBC
Thủ tướng Australia Julia Gillard phác thảo chính sách ngoại
giao lớn nhằm cải thiện quan hệ với các nước Châu Á và cũng nói không
thể kiềm chế nổi quân đội Trung Quốc.
Sách trắng của chính phủ đề ra 25 mục tiêu quốc gia cần đạt cho tới năm 2025 với các mục tiêu từ cải thiện liên hệ thương mại tới giảng dạy tiếng Hoa rộng rãi hơn.
Bà Gillard nói bà muốn tái tập trung Australia vào các nước láng giềng gần gũi nhất là Trung Quốc và Ấn Độ thay vì vào các nước “già nua” ở Châu Âu.
Kế hoạch này nằm trong sách trắng 312 trang mang tên “Australia trong Thế kỷ Á Châu”.
Khi công bố tài liệu tại Viện Lowy ở Sydney, bà Gillard nói đây là cơ hội lịch sử cần nắm bắt khi Châu Á đang chuẩn bị thành nơi có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới.
“Quy mô và tốc độ phát triển của Châu Á thật chóng mặt và đi kèm đó là các cơ hội và thách thức cho mọi người Australia,” bà nói.
“Chỉ dựa vào may mắn không thôi là không đù – tương lai của chúng ta tùy thuộc vào các chọn lựa của chúng ta và cách chúng ta tiếp cận khu vực mà chúng ta đang sống.”
Không kiềm chế TQ
Cho dù bà Gillard nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược tiếp tục của Australia với Hoa Kỳ, diễn văn của bà cũng chính thức hóa xu hướng của ba thập niên qua trong đó Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Hàn để trở thành bạn hàng hàng đầu của Australia, theo phóng viên BBC ở Sydney, Duncan Kennedy.
Các thủ tướng trước đây của Austraalia như Bob Hawke và Paul Keating đã thiết lập những mối quan hệ đầu tiên với Châu Á nhưng chính sách mới sẽ có chiều sâu và có tổ chức hơn, phóng viên BBC nói thêm.
Một số mục tiêu mang tính cụ thể trong khi một số khác có tính hoài bão. Trong số các mục tiêu có:
Về vấn đề an ninh, sách trắng ‘Australia trong Thế kỷ Châu Á’ nói bất kỳ chính sách nào nhằm kiềm chế sự phát triển quân sự của Trung Quốc sẽ vô tác dụng.
Thay vào đó Australia nói rằng họ có thể cân bằng mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi vẫn ủng hộ sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Sách trắng của chính phủ đề ra 25 mục tiêu quốc gia cần đạt cho tới năm 2025 với các mục tiêu từ cải thiện liên hệ thương mại tới giảng dạy tiếng Hoa rộng rãi hơn.
Bà Gillard nói bà muốn tái tập trung Australia vào các nước láng giềng gần gũi nhất là Trung Quốc và Ấn Độ thay vì vào các nước “già nua” ở Châu Âu.
Kế hoạch này nằm trong sách trắng 312 trang mang tên “Australia trong Thế kỷ Á Châu”.
Khi công bố tài liệu tại Viện Lowy ở Sydney, bà Gillard nói đây là cơ hội lịch sử cần nắm bắt khi Châu Á đang chuẩn bị thành nơi có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới.
“Quy mô và tốc độ phát triển của Châu Á thật chóng mặt và đi kèm đó là các cơ hội và thách thức cho mọi người Australia,” bà nói.
“Chỉ dựa vào may mắn không thôi là không đù – tương lai của chúng ta tùy thuộc vào các chọn lựa của chúng ta và cách chúng ta tiếp cận khu vực mà chúng ta đang sống.”
Không kiềm chế TQ
Cho dù bà Gillard nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược tiếp tục của Australia với Hoa Kỳ, diễn văn của bà cũng chính thức hóa xu hướng của ba thập niên qua trong đó Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Hàn để trở thành bạn hàng hàng đầu của Australia, theo phóng viên BBC ở Sydney, Duncan Kennedy.
Các thủ tướng trước đây của Austraalia như Bob Hawke và Paul Keating đã thiết lập những mối quan hệ đầu tiên với Châu Á nhưng chính sách mới sẽ có chiều sâu và có tổ chức hơn, phóng viên BBC nói thêm.
Một số mục tiêu mang tính cụ thể trong khi một số khác có tính hoài bão. Trong số các mục tiêu có:
- Tăng thu nhập bình quân đầu người ở Australia từ 62.000 đô la Mỹ/năm lên 73.000 đô la Mỹ vào năm 2025
- Cải thiện hệ thống giáo dục để lọt vào nhóm năm nước dẫn đầu và 10 trường có tên trong danh sách 100 trường đầu bảng của thế giới
- Đưa việc học về Châu Á thành phần căn bản của chương trình đào tạo phổ thông
- Tạo cơ hội để các học sinh có thể học một trong số các ngôn ngữ Châu Á ưu tiên – Tiếng Trung, Tiếng Hindi, Indonesia hay Nhật Bản
- Đảm bảo các doanh gia hiểu về Châu Á.
- Australia là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Apec) và là một trong 11 nước tham gia đàm phán hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Về vấn đề an ninh, sách trắng ‘Australia trong Thế kỷ Châu Á’ nói bất kỳ chính sách nào nhằm kiềm chế sự phát triển quân sự của Trung Quốc sẽ vô tác dụng.
Thay vào đó Australia nói rằng họ có thể cân bằng mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi vẫn ủng hộ sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Quân domino đầu tiên
- Đào TuấnCó một điều Chính phủ đã nói thật: Thị trường BĐS chưa có khả năng phục hồi. Sự thật, dù được nói ra một cách ung dung, thật chẳng khác gì lời ai điếu.
Nhưng “chưa có khả năng phục hồi”, cũng mới chỉ là một nửa của sự thật, vì cả Bộ Xây dựng cũng như Chính phủ đều không đưa ra bất cứ một con số nào về tồn kho BĐS. 700 ngàn căn hộ đang “đắp chiếu” 5 tỷ USD ư? Có lẽ đó chỉ là cái đỉnh của tảng băng.
Trong đúng cái ngày sự thật ai điếu được Chính phủ thừa nhận, TAND TP Hà Nội chấp nhận thụ lý đơn yêu cầu phá sản đối với cái tên Sỹ Ngàn, một đại gia BĐS thực sự với những dự án chục triệu đô du lịch nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp, Resort Ngọc Viên Islands. Phá sản vì mấy chữ mà bất cứ doanh nghiệp BĐS nào cũng đang phải đối mặt: “Không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn”.
Đây không phải là “chuyện riêng” của Sỹ Ngàn. Càng không phải là chuyện riêng của khu vực BĐS. Bởi BĐS là “đầu ra” của hàng loạt các ngành công nghiệp, từ xi măng, sắt thép, xây dựng. BĐS là công ăn việc làm của triệu lao động. BĐS là tiền của, mồ hôi nước mắt của không ít người. Và nguy hiểm nhất, BĐS là nợ xấu ngân hàng, yếu tố đang khiến hàng chục ngàn DN “phi BĐS” khác chết lây. Và thực chất, khủng hoảng bất động sản đang chực chờ với quân domino đầu tiên mang tên Sỹ Ngàn chỉ là sự phản chiếu của một thứ khủng hoảng còn nguy hiểm hơn: Khủng hoảng niềm tin.
Nếu có một con số để thể hiện sự khủng hoảng niềm tin, thì đó là thanh khoản của thị 2 trường BĐS lớn nhất cả nước Hà Nội và TP.HCM thấp đến độ tỷ lệ hấp thụ sản phẩm trên thị trường chỉ khoảng 5 -7%. Hoặc giá bán đã xuống tới 14 triệu đồng/m2, thấp hơn cả giá thành. Hoặc những dự báo ảm đạm kiểu “2013 cần hơi được đã là một kỷ tích”. Hoặc “Giá BĐS giảm thêm 30% nữa mới tới đáy, và xuyên đáy thêm 30% nữa mới hồi phục”. Thậm chí, “quả bom BĐS sẽ nổ tung”.|
Tư lệnh ngành xây dựng hôm qua thừa nhận một, cái ông gọi là “Nghịch lý: “Thị trường thừa cung, cầu về nhà ở thu nhập thấp lớn, nhưng người dân lại không thể mua được là một lỗi lớn không thể chấp nhận được”. Nhớ khi 4 từ kinh khủng này được phản ánh tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng “an ủi”: “Dự báo kinh tế vẫn sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn và bất động sản khó tránh khỏi vòng xoáy này”. Tất nhiên, Bộ trưởng có hứa “chuyển đề xuất”. Và tất nhiên, đưa ra giải pháp “Tự tháo gỡ”; giải pháp “nước giàu người ta vẫn có căn hộ diện tích 20m2”.
Dường như “chuyển đề xuất” không phải là một lời hứa. Dường như “tự tháo gỡ” chưa bao giờ là một giải pháp. Cũng như việc chia nhỏ căn hộ, như thừa nhận của chính Bộ trưởng, chỉ là “chữa cháy”.
“Chôn tiền lớn nhất là bất động sản”
“Dư nợ ngân hàng là 2 triệu tỷ, trong đó vào bất động sản khoảng 1 triệu tỷ”
Hai thông tin này được đích thân Ủy viên BCT, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng công khai công bố.
Vào cái hôm thông tin này được công khai tại Thường vụ Quốc hội, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến vẫn ung dung: “Các phần nợ xấu đều có tài sản bảo đảm”, và “Giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị các khoản nợ”.
Ông Tiến chắc quên không giải thích, các tài sản đó cũng chủ yếu là… BĐS.
Nụ cười của “tập đoàn tham nhũng”
-Đào TuấnTham nhũng vẫn có thể cười khẩy khi cái việc tối thiểu nhất là buộc những tập đoàn tham nhũng ít nhất phải rửa tiền, cũng còn bị nền kinh tế tiền mặt vô hiệu hóa.
“Tại sao chế độ lương của cán bộ, công chức hiện nay rất thấp nhưng họ lại rất muốn trở thành cán bộ, công chức?”. Câu hỏi ngược này đã được cố vấn chính sách của UNDP tại Việt Nam JairoAcuna-Alfaro đặt ra khi ông trả lời VietNamNet về vấn đề chống tham nhũng. Và sau đó ông cũng tự trả lời: “Việc người dân giàu lên là điều có lợi cho đất nước. Nhưng không phải giàu từ tham nhũng”.
“Tôi cho rằng trách nhiệm của các nhà chức trách ở Việt Nam là phải chứng minh rằng tất cả tài sản mình sở hữu đều là hợp pháp”- Jairo nói. Duy chỉ có điều ông không hiểu, rằng ở Việt Nam, việc này hoặc là dễ ợt, hoặc không thể thực hiện được, nói thế nào cũng đúng, do tình trạng “nền kinh tế tiền mặt”. Dễ ở chỗ một bản kê khai tài sản, và chứng minh số tiền trong kê khai đó thật ra một học sinh lớp một, trình độ biết đọc biết viết cũng có thể làm được. Còn sự khó nằm ở những chi tiết “chỉ có ở Việt Nam”, đại loại “vác bao tài tiền đi mua nhà. Vàng chôn kênh cột giường”. Rửa tiền trong một nền kinh tế tiền mặt là việc dễ nhất trên đời, bởi người bán, chỉ quan tâm bạn trả bao nhiêu, chứ không bao giờ chịu sự kiểm soát để phải hỏi đó là tiền gì, ở đâu ra.
Jairo chắc không biết chỉ vài tháng trước, ở Việt Nam xảy ra câu chuyện “biệt thự triệu đô” của con trai một vị bí thư tỉnh ủy- một cán bộ cấp phòng. Chuyện xới ra to như con voi, và có cái kết mất tăm không bằng cái đuôi con chuột. Rõ như thế còn chẳng làm rõ nổi, cho nên, không phải là không có lý khi dự thảo luật Phòng chống tham nhũng được đưa ra Quốc hội hôm qua đã nhận không ít ánh mắt nghi ngờ. Chẳng hạn quy định về việc kê khai tài sản mở toang: Ngoài những người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành còn được bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên. Thậm chí, “Tất cả những người có chức vụ, quyền hạn”. Nhưng mở rộng mà làm gì khi báo cáo đánh giá của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tư pháp khẳng định: Việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.
Vì sao lại hình thức?
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo một lần nữa nhắc lại điểm yếu cốt tử của cuộc chiến chống tham nhũng đó là việc minh bạch tài sản không thể thực hiện được do “nền kinh tế tiền mặt”.
Ngày 29-12-2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 291 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Chỉ sau vài năm, những mục tiêu cơ bản nhất đã rất nhanh chóng và dễ dàng hoàn thành: Hơn 15 triệu thẻ đã được phát hành, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đã vượt cả chỉ tiêu đến năm 2020 là không quá 15%.
Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Bởi một thực tế được Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận: 80% giao dịch qua ATM là để… rút tiền mặt.
Trong buổi tiếp xúc cử tri ngay trước thềm kỳ họp quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói về “một sự thật, nói ra thật đau lòng”: “Tham nhũng một bộ phận, rồi một bộ phận không nhỏ, nói như cử tri là cả họ hàng, cả tập đoàn tham nhũng, mức độ hết sức nghiêm trọng”. Chủ tịch nước không thể không đau lòng, cử tri không thể không bức xúc, bởi ngay trong phiên khai mạc, báo cáo của Thanh tra Chính phủ thừa nhận: Công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Còn Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo PCTN thì nói về việc giáo dục “lòng tự trọng” đối với cán bộ, công chức, như là một biện pháp chống tham nhũng bằng “vấn đề con người”.
Nhưng mặc nhiên tham nhũng vẫn có thể cười khẩy khi cái việc tối thiểu nhất là một khung pháp lý để những con sâu, những bộ phận không nhỏ, những tập đoàn tham nhũng ít nhất phải rửa tiền, cũng còn bị nền kinh tế tiền mặt vô hiệu hóa.
Nguyễn quang Lập :Văn hóa Trung cộng
Gặp mặt các cán bộ QĐND Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc (Nguyễn phú TRọng / QĐND) —Phát biểu khai mạc, Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam nhấn mạnh, đây là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, ghi nhớ những tình cảm quý báu, cao đẹp, sự giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình có hiệu quả, mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐND Việt Nam
Khắc ghi tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” (QĐND)
-….“Cuộc gặp mặt không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quý
báu của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc
trong việc đào tại cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, đây còn là
hoạt động thiết thực góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị
hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước, Quân đội
và nhân dân hai nước ngày càng bền chặt”, Trung tướng Mai Quang Phấn
phát biểu.
Hồi kí của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh ( tại đây), có kể chuyến đi thăm TQ của Võ Đại Tướng năm 1976, khi đó Võ Đại Tướng là bộ trưởng Bộ quốc phòng. Đoàn quân sự cao cấp của Võ Đại Tướng đi thăm tỉnh Cương Sơn (di tích cách mạng của Trung Quốc) cùng với đoàn Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên: “Người ta đã bố trí đoàn Triều Tiên (cấp thấp hơn đoàn ta) ăn ở phòng sang trọng hơn, bố trí đoàn ta ăn ở phòng thường, thậm chí cho ngồi những chiếc ghế không có lưng dựa.”…Trên xe lửa, phía Trung Quốc vẫn chưa thôi thái độ xấu, cố dọn cho đoàn có cả một chiếc bát mẻ miệng”.
Mình nghĩ không ra tại sao một đất nước có cả tỉ dân, có cả nền văn hóa 7 ngàn năm vô cùng vĩ đại lại đẻ ra mấy ông Trung cộng bần hàn đến vậy?
Việt Nam xưa nay đối xử với TQ bất kì thời điểm nào cũng rất lịch sự, nếu không muốn là lễ độ, kể cả năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, hai bên mạt sát nhau rất kinh thì trên phương diện ngoại giao Viêt Nam cũng không bao giờ dở mấy trò bần hàn như mấy ông Tàu.
Ừ thôi, đang đánh nhau, thù nhau dở mấy trò thối kia cũng có thể hiểu được. Nhưng bây giờ Tàu đang ra sức giương cao ngọn cờ ” 16 chữ vàng”, ” đồng chí bốn tốt” để dụ dỗ Việt Nam theo Tàu mà Tàu cũng dở mấy trò thối kia thì thật là khốn nạn.
Nói có sách, bà con vào đây mà xem: 16/09/201, Thượng tướng Lý Kế Nại, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đón Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Người ta chào đón Việt Nam bằng một loạt tiếng Tàu, tiếng Anh, cứ làm như nước Việt không có chữ.
Tất nhiên ông Lịch bắt hai tay là éo ra cái gì rồi, việc gì mà vồ vập nồng nàn trong khi họ đang rắp tâm cướp biển đảo nước mình? Nhưng qua đó thấy Tàu rất giỏi giở những trò thối trong ngoại giao để chứng tỏ ta đây là nước lớn, là mẫu quốc. Cái lối bắt tay kẻ cả như bắt tay cấp dưới cho dù hai ông đồng cấp với nhau, đủ thấy sự trịch thượng rất lố bịch của ông Tàu.
Xem đây này, chỉ đón mấy ông nhà báo quèn TQ, báo QĐND cũng cho chữ Tàu ở trên cùng, rất trọng thị .
Văn hóa nào đẻ ra lối ngọại giao lố bịch nói trên?
Không lẽ là văn hóa 7 ngàn năm vĩ đại củaTrung Quốc? Không đâu, chỉ có văn hóa Trung cộng, đích thị là văn hóa Trung cộng. Mình tin là thế.
Cũng giống như khi mình vô Nam sinh sống, mấy ông Nam Kì hay chửi văn hóa Bắc Kì. Mình đã nói các ông nhầm rồi, thứ các ông chửi không phải văn hóa Bắc Kì, đó là văn hóa Bắc Cộng.
Nguyễn Quang Lập
Quechoa
Hồi kí của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh ( tại đây), có kể chuyến đi thăm TQ của Võ Đại Tướng năm 1976, khi đó Võ Đại Tướng là bộ trưởng Bộ quốc phòng. Đoàn quân sự cao cấp của Võ Đại Tướng đi thăm tỉnh Cương Sơn (di tích cách mạng của Trung Quốc) cùng với đoàn Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên: “Người ta đã bố trí đoàn Triều Tiên (cấp thấp hơn đoàn ta) ăn ở phòng sang trọng hơn, bố trí đoàn ta ăn ở phòng thường, thậm chí cho ngồi những chiếc ghế không có lưng dựa.”…Trên xe lửa, phía Trung Quốc vẫn chưa thôi thái độ xấu, cố dọn cho đoàn có cả một chiếc bát mẻ miệng”.
Mình nghĩ không ra tại sao một đất nước có cả tỉ dân, có cả nền văn hóa 7 ngàn năm vô cùng vĩ đại lại đẻ ra mấy ông Trung cộng bần hàn đến vậy?
Việt Nam xưa nay đối xử với TQ bất kì thời điểm nào cũng rất lịch sự, nếu không muốn là lễ độ, kể cả năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, hai bên mạt sát nhau rất kinh thì trên phương diện ngoại giao Viêt Nam cũng không bao giờ dở mấy trò bần hàn như mấy ông Tàu.
Ừ thôi, đang đánh nhau, thù nhau dở mấy trò thối kia cũng có thể hiểu được. Nhưng bây giờ Tàu đang ra sức giương cao ngọn cờ ” 16 chữ vàng”, ” đồng chí bốn tốt” để dụ dỗ Việt Nam theo Tàu mà Tàu cũng dở mấy trò thối kia thì thật là khốn nạn.
Nói có sách, bà con vào đây mà xem: 16/09/201, Thượng tướng Lý Kế Nại, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đón Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Người ta chào đón Việt Nam bằng một loạt tiếng Tàu, tiếng Anh, cứ làm như nước Việt không có chữ.
Tất nhiên ông Lịch bắt hai tay là éo ra cái gì rồi, việc gì mà vồ vập nồng nàn trong khi họ đang rắp tâm cướp biển đảo nước mình? Nhưng qua đó thấy Tàu rất giỏi giở những trò thối trong ngoại giao để chứng tỏ ta đây là nước lớn, là mẫu quốc. Cái lối bắt tay kẻ cả như bắt tay cấp dưới cho dù hai ông đồng cấp với nhau, đủ thấy sự trịch thượng rất lố bịch của ông Tàu.
Xem đây này, chỉ đón mấy ông nhà báo quèn TQ, báo QĐND cũng cho chữ Tàu ở trên cùng, rất trọng thị .
Văn hóa nào đẻ ra lối ngọại giao lố bịch nói trên?
Không lẽ là văn hóa 7 ngàn năm vĩ đại củaTrung Quốc? Không đâu, chỉ có văn hóa Trung cộng, đích thị là văn hóa Trung cộng. Mình tin là thế.
Cũng giống như khi mình vô Nam sinh sống, mấy ông Nam Kì hay chửi văn hóa Bắc Kì. Mình đã nói các ông nhầm rồi, thứ các ông chửi không phải văn hóa Bắc Kì, đó là văn hóa Bắc Cộng.
Nguyễn Quang Lập
Không được liên kết xuất bản với NXB NDTH Trung cộng.
BAN BÍ THƯ ĐÌNH CHỈ NGAY HÀNH VI VI PHẠM LUẬT XUẤT BẢN CỦA NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA ( ST )TRONG VỤ HỢP TÁC VỚI NXB NHÂN DÂN THƯỢNG HẢI TQ
Phamvietdao.net:
Hôm nay ngày 27/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản vừa đưa tin về ký kết hợp
tác xuất bản giữa NXB Chính trị quốc gia ( Sự thật ) với NXB Nhân dân
Thượng Hải, Trung Quốc; Cũng sáng nay, báo Tuổi trẻ đưa tin về thảo luận
sửa đổi Luật Xuất bản trong đó có nội dung quan trọng sau: “Không liên
kết xuất bản sách chủ quyền quốc gia có đưa một đoạn trong dự thảo Luật
Xuất bản sửa đổi được thảo luận tại Quốc hội sáng 27/10: “Những xuất bản
phẩm có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền
quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết mà phải trực tiếp
thực hiện toàn bộ khâu biên tập bản thảo để bảo đảm về nội dung chính
trị, tư tưởng”…
( http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10005&cn_id=551359 )
(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/517867/Khong-lien-ket-xuat-ban-sach-chu-quyen-quoc-gia.html )
——————————————————————
Thu hồi giấy phép hoạt động xuất bản không hiệu quả
Theo quy định mới của Luật
Xuất bản thì ngay cả đối tác liên doanh liên kết trong nước cũng không
được phép liên kết với đầu nậu xuất bản loại sách này? Thế thì việc Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia ( Sự thật ) ký kết hợp tác hôm qua ngày
26/10/2012 với NXB Nhân dân Thượng Hải là hành vi sẽ vi phạm luật xuất
bản; Phải chăng phi vụ ký kết này nhằm ” chạy luật”, biết luật Xuất bản
sắp sửa nên ký trước để biến thành chuyện đã rồi…
Để làm sáng tỏ thêm việc NXB
Chính trị Quốc gia có vi phạm luật pháp, “bán linh hồn cho quỷ”… không,
xin mời quý vị xem phần chức năng nhiệm vụ của NXB Chính trị-Quốc gia
trong phần
CÁC BAN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG
phần giới thiệu về NXB chính trị Quốc gia ( Sự thật) được Báo Điện tử Đảng CS giới thiệu như sau:
1. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ
Chức năng:
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật là đơn vị sự nghiệp trung
ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban
Bí thư, có chức năng là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước,
hoạt động theo Luật xuất bản.
Nhiệm vụ
- Biên tập, xuất bản:
Tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp
luật, góp phần làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến
thức của nhân dân về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp
đổi mới và hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiên cứu khoa học:
- Tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản nhằm phục vụ trực tiếp cho
công tác biên tập, xuất bản và đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư các
vấn đề về lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị.
- Tham gia nghiên cứu các chương trình quốc gia, đề tài khoa học xã
hội cấp nhà nước, cấp ban, bộ; góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về
chính trị, lý luận, pháp luật; về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ nêu trên, Việc NXB Chính trị Quốc gia
ký kết hợp tác xuất bản với NXB Nhân dân Thượng Hải là hành vi vi phạm
pháp luật xuất bản của Việt Nam.
Phamvietdao.net xin kính chuyển tới
Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin-Truyền thông phát hiện kể trên
và yêu cầu các cơ quan hữu trách phải đình chỉ hành vi phạm pháp của
Giám đốc NXB Chính trị Quốc gia như đã nêu.
Với sự hợp tác kiểu này, rất dễ biến NXB Chính trị Quốc gia ( ST ) thành một chi nhánh của NXB Nhân dân Thượng Hải TQ; Đảng CS Việt Nam thành một ” đảng bộ ” của Đảng CS Trung Quốc ?
Xin lưu ý thêm bà Nguyễn Thị Kim Ngân vừa là Phó Chủ tịch Quốc hội là là thành viên của Ban Bí thư cần lưu ý và không được phép bỏ qua chuyện này ?!
Với sự hợp tác kiểu này, rất dễ biến NXB Chính trị Quốc gia ( ST ) thành một chi nhánh của NXB Nhân dân Thượng Hải TQ; Đảng CS Việt Nam thành một ” đảng bộ ” của Đảng CS Trung Quốc ?
Xin lưu ý thêm bà Nguyễn Thị Kim Ngân vừa là Phó Chủ tịch Quốc hội là là thành viên của Ban Bí thư cần lưu ý và không được phép bỏ qua chuyện này ?!
————————————————————————————
10:51 | 27/10/2012
(ĐCSVN) – Sáng 26/10, tại Hà Nội, NXB Chính trị Quốc
gia, Việt Nam và NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc đã ký biên bản làm
việc nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu NXB Nhân dân Thượng Hải tại
Việt Nam. Nội dung biên bản ký kết nêu rõ hai bên sẽ tăng cường trao
đổi, hợp tác về tổ chức, quản lý, biên tập bản thảo, trao đổi bản quyền…
Lễ ký biên bản làm việc giữa 2 nhà xuất bản ( Ảnh HN )
Từ nhiều năm qua, NXB Chính trị Quốc gia Việt Nam và NXB Nhân dân
Thượng Hải, Trung Quốc đã xây dựng, duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền
thống tốt đẹp và sự hợp tác có hiệu quả trong công tác biên tập, xuất
bản, phát hành sách và những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Theo kế hoạch
trao đổi hàng năm giữa hai Nhà xuất bản và được sự giúp đỡ tận tình từ
phía các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Trung Quốc, đoàn công tác của
NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc đã sang thăm và làm việc tại Việt
Nam từ ngày 22 đến 28/10.
NXB Chính trị Quốc gia Việt Nam và NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung
Quốc đã có buổi trao đổi, làm việc và có những đánh giá tốt đẹp về quá
trình hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai NXB trong thời gian qua, góp
phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung. Hai
bên tiếp tục trao đổi về tình hình xuất bản; kinh nghiệm tổ chức đề tài
bản thảo, khai thác bản quyền, công tác biên tập, phát hành sách, đặc
biệt là kinh nghiệm về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động, về xây
dựng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản, về công tác quản lý, điều hành
nhà xuất bản phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của mỗi nước.
Hai NXB đã thỏa thuận một số nội dung và đi đến thống nhất bằng biên
bản làm việc.
Trong thời gian tới, hai NXB sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan
hệ hữu nghị thông qua các chương trình hợp tác thiết thực, cụ thể. Hai
bên sẽ tiếp tục cung cấp thông tin danh mục sách về tổng kết gần 30 năm
đổi mới ở Việt Nam; tổng kết 30 năm cải cách, mở cửa của Trung Quốc; vấn
đề xây dựng Đảng, Nhà nước; vấn đề “tam nông” … hai NXB sẽ tiếp tục
tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc lựa chọn đề tài, khai
thác bản quyền, tổ chức biên tập, biên dịch, xuất bản sách in truyền
thống và xuất bản điện tử phù hợp với yêu cầu của mỗi bên; duy trì
thường xuyên việc chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi đoàn hàng năm.
Những hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực sẽ góp phần quan trọng
giúp hai NXB thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất – kinh
doanh, góp phần giới thiệu cho độc giả hai nước về đất nước, con người
và quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống mà hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân Việt – Trung đã dày công vun đắp./.
Các từ khóa theo tin:
HN
—————————————————————–
Không liên kết xuất bản sách chủ quyền quốc gia
TTO – “Những xuất bản phẩm có nội dung về lý luận chính trị, lịch
sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được
liên kết mà phải trực tiếp thực hiện toàn bộ khâu biên tập bản thảo để
bảo đảm về nội dung chính trị, tư tưởng”.
Đó là một trong những nội dung của dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng nay 27-10.
Sách điện tử – một lĩnh vực còn mới mẻ với ngành xuất bản Việt Nam – Ảnh: TidBITS |
“Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy theo quy định của
Luật Xuất bản hiện hành, khâu biên tập chủ yếu vẫn thuộc trách nhiệm của
nhà xuất bản. Nhưng trên thực tế, đối tác liên kết lại thực hiện hầu
như toàn bộ khâu này, từ tổ chức đến biên tập bản thảo, nhà xuất bản chỉ
quyết định xuất bản, mà thường là thiếu sự thẩm định nghiêm túc. Trong
khi đó, Luật quy định trách nhiệm của đối tác liên kết chưa cụ thể và
khó phân định khi xử lý vi phạm. UBTVQH cho rằng, cùng với việc chấn
chỉnh và tiếp tục phát triển các hình thức liên kết xuất bản như hiện
nay cần công nhận để quản lý chặt chẽ hơn một hình thức liên kết xuất
bản mới (mà trên thực tế đã hình thành một cách tự phát), trong đó đối
tác liên kết được thực hiện một số công đoạn ban đầu của khâu biên tập
(biên tập sơ bộ) bản thảo và do đó phải cùng với nhà xuất bản chịu trách
nhiệm trước pháp luật và xã hội về nội dung cũng như chất lượng xuất
bản phẩm, còn nhà xuất bản đảm nhận trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh,
thẩm định nội dung văn hóa, tư tưởng và quyết định xuất bản xuất bản
phẩm. Theo tinh thần đó, cơ sở liên kết xuất bản phải có đủ năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động liên kết
của mình” – Ông Đào Trọng Thi (Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng) nói…
V.V.THÀNH
——————————————————————
Không được liên kết xuất bản sách về chủ quyền quốc gia
Sáng nay 27/10, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa
giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình
bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất bản (sửa
đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên & nhi đồng của QH Đào Trọng Thi
trình bày báo cáo tại Hội trường sáng nay 27/10. |
Thu hồi giấy phép hoạt động xuất bản không hiệu quả
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật xuất bản (sửa
đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc
hội, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung đối tượng thành lập nhà xuất bản
một cách cụ thể, bỏ quy định giao cho Chính phủ quy định đối tượng thành
lập nhà xuất bản (Điều 11).
Báo cáo nêu rõ, về điều kiện thành lập nhà xuất bản, điều kiện cấp
phép hoạt động xuất bản phân định rõ việc cơ quan chủ quản ra quyết định
thành lập nhà xuất bản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, Bộ Thông tin
và Truyền thông cấp phép hoạt động xuất bản; bỏ các quy định về thời hạn
giấy phép; bổ sung quy định về các trường hợp cấp đổi, bổ sung giấy
phép hoạt động xuất bản, thu hồi giấy phép hoạt động xuất bản nhằm đảm
bảo nhà xuất bản sau khi được thành lập hoạt động hiệu quả.
Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn
của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản cho phù hợp với
thực tiễn; bổ sung quy định đối với chức danh Chủ tịch hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty đối với nhà xuất bản được thành lập và hoạt
động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện (Điều 17).
Dự thảo Luật đã quy định cụ thể về điều kiện, hồ sơ cấp, thu hồi
chứng chỉ hành nghề biên tập một cách minh bạch để quản lý và xây dựng
đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp.
Dự thảo Luật lần này đã bổ sung quy định về điều kiện, đối tượng,
hình thức thực hiện liên kết, trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc),
tổng biên tập nhà xuất bản, trách nhiệm của đối tác liên kết trong liên
kết xuất bản; quy định đối tác liên kết có thể được thực hiện khâu biên
tập sơ bộ bản thảo khi đủ các điều kiện và năng lực biên tập; trong
trường hợp này nhà xuất bản chịu trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh bản
thảo, thẩm định nội dung văn hoá, tư tưởng và quyết định xuất bản. Đồng
thời, quy định đối với những xuất bản phẩm có nội dung về lý luận chính
trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản
không được liên kết mà phải trực tiếp thực hiện toàn bộ khâu biên tập
bản thảo để bảo đảm về nội dung chính trị, tư tưởng.
Ếch-Xì Thân Mến
Ếch-Xì Thân Mến
‘X’ thân mến,
Mấy tuần rồi qua ăn ngủ không yên với kỳ họp quan trọng rớt ngay vô
tháng hạn năm hung của chú mày. Sáu mốt đi xa – Sáu ba đi suốt mà! Qua
cứ phải tì tì nốc ực lão già Johnny đi bộ để giữ tinh thần cho khỏi
chao đảo trước lượng tin đồn dồn dập từ bọn dân báo từng dám tuyên bố
yêu Sự Thật thật sự còn hơn cả chú mày nữa. Qua ngai ngái lo cho chú mày
đơn độc mãnh cáo nan địch quần tiểu cẩu trong cái hội trường giác đấu
Ba Đình khép kín và yên ắng như lò mổ mùa Tết ngoài đó.
Bụng dạ cứ đánh lô-tô suốt. Còn lo hơn cả vụ giá xăng vừa mới du
nguyệt điện lại còn dọa sắp theo chân ông Táo nữa. Nói thiệt, đách phải
để làm quà lấy lòng chú mày gì đâu, chứ áp huyết qua lên tầm cao nhất
trong đám quần chúng diễu hành với mớ băng-rôn “Xăng tăng giá – Dân
tăng-xông” vừa qua. Chỉ vì bọn khốn nạn kia dám chơi khăm chú mày ba quả
khủng từng khiến cả bọn dân báo cũng phải hoang mang …vỗ tay:Một là vụ tụi nó khai trương cái trang mạng quan làm báo chết mê/chết mệt/chết tiệt/chết tươi/chết trôi/chết đuối vì phải ngộp thở với số lượt truy cập kỷ lục ngắn hạn xưa giờ ở xứ mình.
Hai là vụ bắt khẩn thằng đầu nậu nhà băng kiêm bầu cá độ. Coi như nó chặt lìa tay lìa chưn chú mày chứ còn gì nữa. Song cũng may là vẫn còn lủng lẳng cái tự do cho đám công công của chú mày có chỗ nâng sớm bợ chiều.
Ba là trò ém quân thằng thợ lặn hết bình hơi cho tới kỳ hội nghị cấp tập này mới áp giải nó ra mắt trung ương, thì coi như rành rành bọn thế lực thù địch nó chính thức/chính thống/chính danh/chính diện mà công khai khủng bố chú mày giữa chợ rồi.
Trong lúc đó thì mấy đòn hồi mã thương cụt ngủn của chú mày chẳng đâu vô đâu ráo. Chứ không phải sao? Tuyên bố chỉ đạo sát sao để bắt thằng Dũng Dương, cứ coi như thí quân cứu mạng đi, xong rồi chớ biết nó bị bắt ở đâu, phải chỉ đạo cho đám công an trở quẻ báo cáo chi tiết, thì tụi dân báo nó bảo rằng có khác nào chú mày tự cầm súng bắn vô chưn! Lại ra cái quyết định 7169 gì đó cực lực làm PR không tính tiền cho bọn báo chí ngoài luồng. Rồi bắt thằng Dũng Phạm, quanlambao vẫn chạy. Hắc nó được một bữa, bữa sau nó lại đề-pa tiếp. Biểu không lo sao được?
Mà tình thiệt, mấy bữa họp kín bưng đó có ai biết được chuyện gì xảy ra đâu? Nói bừa mà nghe, lỡ chú mày có bầm gan tím mật/đỏ mặt tía tai/trắng mắt xanh mặt/bặm môi gân cổ/nhồi máu cơ tim/hụt hơi ngáp gió… hay gì gì đi nữa thì đố có đứa nào ngoài này biết. Nguyên cái cổng thông tin điện tử và cả dàn báo chính quy nữa, thì ngoài mớ tin cướp/giết/hiếp và mớ ảnh mông/vú/đùi… tất cả đều cật lực thi đua lặng tờ như biển dầu biển mỡ tháng ba. Thành ra, múa lụa vườn hoa/sơn hà toàn cõi/cốt lõi tự do/gò lưng ra gõ… là đám dân báo rạo rực sục sôi chẳng khác nồi súp-de hở van. Tin đồn tứ hướng. Trường sở xì xầm. Mâm nhậu râm ran. Cơ quan đình động… Vậy mà biểu đừng lo là sao?
‘X’ thân mến,
Tới chừng hội nghị kết thúc mới ghê. Cái kêu bằng “bài phát biểu quan trọng” làm ướt nhẹp truyền hình đã bật tung nắp nồi ổn áp dư luận. Cứ tưởng đâu phóng sự hướng dẫn chăn nuôi cá sấu cao cấp. Coi mà bực muốn đập cái tivi.
Nó liệt kê ra một lô một lốc những tội trạng tày đình là đã để thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngất trời; tín dụng lẹt đẹt; ngân hàng tròng chéo; cổ phiếu nhập nhằng; lãi suất thủng trần; chứng khoán lọt sàn; chợ vàng trôi nổi; lao động chết ngất; xã hội bất ổn; tiêu cực đạt đỉnh; bất động sản bong bóng; đầu tư công dập dềnh; GDP xẹp lép; doanh nghiệp thi đua giải thể; không đào tạo nổi nhân sự để phát triển; tham nhũng hoành hành mọi thời khắp chốn; hệ quả dây dưa; diễn biến khó lường…
Gút gọn thì đó là những tội danh đáng xử chém bằng các bản án bỏ nhiều túi: Quản lý trật vuột; đầu cơ ngân hàng; gây tổn thất nặng nề ngân sách, nhứt là hậu quả Vinashin & Vinalines tạo tác động dây chuyền tới các Vinakhác và đánh gục chiến lược kinh tế tập đoàn khủng… Quan trọng hàng đầu là bao che tham nhũng trong khi đang nắm trọng trách chỉ đạo bộ phận chống tham nhũng. Bọn nó coi đây là tử huyệt của chú mày, thành ra trước đó mới có vụ chèo kéo giành lại quyền chỉ đạo đó về phía bọn nó.
Xong rồi nó đánh võ hiểm bằng cách xách mé chú mày ngay trước bá quan văn võ toàn triều bằng mấy từ “một đồng chí ủy viên BCT”, như một kẻ vô danh, mà thiệt ra không ai là không biết, không ai là không hiểu. Bảo đảm là ngay cả những cô giáo canh gà Thọ Xương cũng rõ tường rõ tận. Chỉ dăm thằng cười gượng, còn phần lớn đều ha hả, tức là chiêu này nó hạ độc thủ, tuy bề ngoài không trầy da/bầm thịt nhưng bên trong đã đứt gân/nát cốt.
Đách biết thằng khốn nào bày mưu cho bọn nó chơi luôn ngón song kiếm hổ bác, một thứ kỹ xảo võ công chính trị thượng thừa ra chiêu nhồi đúp, vừa dứt đòn ám danh xong là bật luôn qua đòn chém treo ngành, lại xoay thành một kiểu tha làm phúc. Cả triều, và nói rộng ra là cả nước, đều thấy rõ như ban ngày, rằng: Một khi chú mày “thoát nạn”, có nghĩa là bọn chúng “thắng lớn” bàn đầu cài đặt nạn, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, lại còn được khuyến mãi thêm món quà nhân đạo “trị bệnh cứu người” bằng “tình thương đồng chí” nữa. Thà rằng chúng kỷ luật chú mày tại chỗ, còn hơn là cột cái án treo trên cổ rồi dẫn chú mày đi bêu nhiều vòng quanh chợ. Nước này thì lấy đách gì mà từ đây về sau dám ngửng mặt với đời? Nghĩ mà căm. Càng nghĩ càng căm!
Dẫu gì thì mọi chuyện cũng phải tạm dừng giải lao giữa trận. Cái hạn hung của chú mày tới đó là tạm ngừng ở đó, nhưng để rồi coi, nó sẽ quay lại, có thể còn hung hiểm bội phần, trong những ngày tháng tới.
‘X’ thân mến,
Giờ thì đã tất cả ra khỏi bàn hội nghị. Các thứ mặt nạ đồng chí đều được hong khô rồi treo lên giá. Lỏi như chú mày thì không thể không rành cái hiệp hai này hứa hẹn nhiều đòn lén và lừa ngoạn mục.
Chú mày ghé thăm và trao tặng danh hiệu đơn vị AHLLVTND cho lãnh đạo Học viện Cảnh sát là một cú hích tốt vào đám quần chúng đảng viên, cho lũ đui thấy là chú mày còn “nắm” công an cảnh sát. Nhưng đối với quần chúng nhân dân thì họ cứ xầm xì rằng trò mèo này khó ép-phê. Bởi có nắm thì phải nắm được tóc thằng xếp công an kìa, chứ để cho nó tắc kè/sọc dưa, ba hồi nịnh hờ chú mày, bốn hồi quay dáo theo bên kia như chong chóng vậy thì là …nắm cái tự do gì? Qua là qua chúa ghét bọn trung thần đón gió/nịnh thần trở quẻ kiểu đó.
Ngược lại thì qua thấy chú mày phải đi thêm nhiều bước trước nữa. Bởi, đầu kia, thằng Tư đang phóng tay ra đòn độc khác. Thuở đời nay, mới vừa họp kín xong, nhân dân chưa kịp định thần để coi ất giáp ra sao, là nó vác cái mặt hớn hở như vừa trúng đề mà đi …thăm cử tri. Lại còn tỏ ra thân thiện quá mức cần thiết với dân. Để chi vậy?
Té ra, cái vụ ám danh “một đồng chí ủy viên BCT” trong bài diễn văn chèm nhẹp kia chỉ là cái gút hờ để đó để bọn chúng có nhiều cơ hội kêu bằng “tháo gút” mà tấn công chú mày, ngay sau khi màn nhung sân khấu Ba Đình vừa khép.
Kỳ này bọn nó không ám danh nữa, mà là áp danh, ỡm ờ kêu chú mày là ‘X’, tức là không khác gì một ẩn số toán học mà cả nước đều biết trước đáp số. Hỏi sao không bực?
Nó lại còn khẳng định mấy điều nghe mà ói máu:
Một là: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó … Không ai phản đối”.
Hai là: “Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật”.
Ba là: “Như vậy không có nghĩa là BCT không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi …”.
Vậy là sao? Không phải là chúng nó chơi gác kèo, biểu là chú mày lỗi lầm trời không dung đất không tha mà ai cũng thấy, nhưng thôi, tạm tha cho đó, hay sao? Nhưng mà tha thì tha, song, không phải vì vậy là chú mày thoát tội. Mấy cái khẳng định đó mang ý nghĩa gì nếu không phải là một sự trịch thượng và quân tử tàu tình thế?
Coi lại đi. Nó nhấn mạnh nhiều lần “không ai phản đối”, tức là nó phủ nhận cả cái tỷ lệ tín nhiệm an ủi 40/175 trong hội nghị thành zéro. Kỳ này là bọn nó cố tình quyết tâm phủi sạch trơn/hạ sát ván chứ còn gì nữa?
Đã vậy, nó lại còn mớm cho cử tri phát biểu, theo kiểu ý dân được phép nói, nghe mạnh dạn hơn cả ủy viên trung ương trong hội nghị, là:
Thứ nhứt: “Theo ý tôi và theo những gì mà người xung quanh tôi trao đổi thì thấy tham nhũng hiện nay cứ như là 1 ‘tập đoàn’, rất nguy hiểm”. Thấy chưa? Cho dẫu ý thiệt của người phát biểu, nếu đó là cái tập đoàn toàn trị rất nguy hiểm hiện giờ, thì cũng chỉ có trời mới thấu! Còn, với dư luận quảng đại quần chúng bình thường, thì nó đã quy cái hệ thống tham nhũng này ngang hàng các tập đoàn kinh tế ở tầm quả đấm thép dưới trướng của chú mày một cách lô-gích, sát sườn đồng đô, rất đơn giản mà vô cùng dễ lọt lỗ tai người nghe.
Thứ nhì, “Khi thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm, chúng tôi đề nghị nên quy định con số cụ thể. Nếu vị nào được tin tưởng trên 50% thì giữ lại, dưới 50% thì cách chức, dưới 30% thì khai trừ luôn”. Tức là, ở tầm 40/175 bị hạ xuống còn zéro/175, thì đáng ra chú mày phải bị cách chức/khai trừ/về vườn. Nay tạm để ngồi chơi làm kiểng đó thôi!
Gút lại chỗ này là bọn nó vận động cả cái thế biểu kiến của quần chúng nhân dân đấu tố thời a còng để dọn đường quang/trảng trống nhằm hạ gục chú mày trong nay mai, bằng cái gọi là biện pháp nhân dân chứ không phải chính bọn nó ra tay xóa sổ chú mày. Không lo mà yên được à?
‘X’ thân mến,
Đã hết đâu!
Thằng Tư chộp ngay thời cơ đó để nhấn mạnh cho cả nước cùng nghe: “Tham nhũng đang là 1 vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là 1 bộ phận, sau đó là 1 bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả 1 tập đoàn”. Lại “tập đoàn”, ngay cửa miệng thằng Tư! Chi vậy, nếu không phải là để gán ghép/nối liền/gắn kết nó vào hệ thống chân rết kinh tế của chính phủ đang nắm trọn hầu bao đất nước?
Rồi một lần nữa, nó hất ngược trái banh về bên sân đội tuyển quần chúng nhân dân: “Cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”. Nghĩa là hãy cùng nó trừ gian diệt bạo, tức là ‘X’ chớ ai! Chứ còn chính bản thân bọn nó thì rất hiền lành/đạo đức/cần kiệm/liêm chính, và cần rất nhiều sự trợ lực của nhân dân để thu hồi quyền chỉ đạo phòng chống tham nhũng về tay nó, giống như nhà nước thu hồi đất của dân về làm rì-sọt vậy.
Cái thâm độc chỗ này, có thể túm thành biện pháp 3 trong 1, là bọn nó vừa đùn trách nhiệm cho dân, vừa trát son cho đảng (đáng yêu) vì có ý thức chống tham nhũng, lại vừa trét bùn cho chính phủ (rất đáng ghét) vì đã tạo ra bối cảnh cơ cực cho nhân dân bị tham nhũng hút màu hàng ngày.
Ở đây, nó chỉ quên dăm ba chuyện có thể tạo hiệu ứng ngược trong công luận của đại khối quần chúng:
1) Đó là lời xác định của nó, ở cương vị cao nhất nước, về sự phình nở của tham nhũng từ một bộ phận cho tới cả tập đoàn. Tức là không chỉ vài con sâu, mà là loi nhoi/lúc nhúc cả bầy, dòm vô chỉ thấy sâu đạp sâu, không còn thấy lá đâu nữa;
2) Chính cái hệ thống chính trị đó là xưởng đẻ ra tham nhũng để hút máu nhân dân, thì bằng cách nào mà tự nó có thể chống lại chính nó, nếu nó chưa muốn tự sát; mà đã vậy thì bằng cách nào nhân dân có thể (muốn hay cần) tiếp tay với cái hệ thống chính trị tác nhân đó?
Vậy thì, có nên chăng, chú mày phải phản pháo hiệu quả lại về mấy luận điểm khẳng định đầy tính công tố nói trên, và gắng giữ bằng được cái vai trò chỉ đạo phòng chống tham nhũng? Chứ còn để lọt vào tay bọn nó thì tình thế sẽ đách phải là thập diện mai phục nữa, mà là một sống một chết, không còn cái gì trên cổ để đội trời chung nữa đâu. Nhớ nha!
‘X’ thân mến,
Vẫn chưa hết.
Hãy nghe bọn nó khích dân như vầy nè: “Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”. Tổ cha nó. Cứ như chuyện trù úm là do chỉ mỗi mình chính phủ bao sân vậy! Và cứ như là chỉ có bọn nó mới là kẻ biết lo cho tiền đồ đất nước vậy!
Nhưng mà chú mầy phải biết đó, đối với quần chúng bình dân thì người ta chỉ hiểu và chỉ nhớ tới chuyện tay đại tá điếm đực Lương Ngọc Anh (con rể của cựu bộ trưởng công an Lê Hồng Anh) trong vụ bán dự án in tiền giấy polymer cho hãng Securency; tay Bùi Tiến Dũng trong vụ PMU-18; tay Huỳnh Ngọc Sĩ trong vụ Xa lộ Đông-Tây, tức đại lộ Võ Văn Kiệt; hay gần nhứt là tay Dương Chí Dũng trong vụ Vinawaco và Vinalines… Tức, toàn là những chân tay bộ hạ của chú mày. Cái này chú mày cần làm tỏ rõ trong dư luận quần chúng rằng đó toàn là đảng viên chứ không phải chỉ là công chức chính phủ.
Còn hỏi đất nước này sẽ thế nào thì phải chăng nó muốn giở lại hồ sơ đã ém kín về vụ 150 triệu đô bán cả cái nóc nhà chiến lược Tây Nguyên cho các công ty tàu khai thác bô-xít hồi năm nẵm? Chú mày thấy nó độc địa chưa?
Bọn khốn nạn đó lại còn ra sức trấn an lực lượng quần chúng để có thể trở thành hậu thuẫn cho bọn nó sau này, rằng: “Người ta có thể trù úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”. Con khỉ! Ý nó, như thử nếu không phải là ‘X’, thì ai mới là kẻ chuyên nghề trù úm và rất đáng sợ? Còn ngoài ra chỉ toàn là “lỗi hệ thống”, mà không ai nói rõ hệ thống nào, trong khi đảng cầm chịch mọi ngõ ngách cai trị!
Trù úm từng người là những ai? Tướng Trần Độ? Vt Hoàng Minh Chính? Lm Nguyễn Văn Lý? Ht Thích Quảng Độ? Ms Dương Kim Khải/ Ms Nguyễn Hồng Quang? Ms Nguyễn Công Chính? Gs Phạm Minh Hoàng? Ts Cù Huy Hà Vũ? Ts Nguyễn Quốc Quân? v.v… Giấy mực cỡ nào để kể cho hết tên?
Trù úm từng người có liên quan tới các vụ án phanh phui các đường dây tham nhũng là những ai? Nguyễn Việt Chiến? Nguyễn Văn Hải? Nguyễn Quốc Phong? Bùi Văn Thanh? Huỳnh Kim Sánh? Dương Đức Đà Trang? Phạm Xuân Quắc? Hoàng Khương?…
Trù úm từng nhóm người là những ai? Nhóm Điếu Cày-Tạ Phong Tần-Phan Thanh Hải? Nhóm Nguyễn Văn Đài-Lê Thị Công Nhân? Nhóm Lê Công Định-Trần Huỳnh Duy Thức-Nguyễn Tiến Trung-Lê Thăng Long? Nhóm Trí thức Đà Lạt? Nhóm 17 thanh niên Công giáo ở Vinh? Nhóm Phạm Thanh Nghiên-Nguyễn Xuân Nghĩa-Phạm Văn Trội-Nguyễn Văn Túc-Nguyễn Mạnh Sơn-Nguyễn Hữu Tính-Nguyễn Kim Nhàn-Ngô Quỳnh? Nhóm Đỗ Thị Minh Hạnh-Đoàn Huy Chương-Nguyễn Hoàng Quốc Hùng? Nhóm Trần Thị Thúy-Nguyễn Thành Tâm- Phạm Văn Thông-Nguyễn Chí Thành-Cao Văn Tình-Phạm Thị Hoa?… Toàn là những con người nặng tình với dân tộc và đất nước.
Nhưng mà nó ngu lắm. Chú mày phải bằng mọi cách bật ngược lại cho nó moi não ra mà xài. Bởi, một khi oang oang tuyên bố “Người ta có thể trù úm 1 người, 1 nhóm người…” tức là nó, ở vị trí lãnh đạo cả nước, đã chính thức và công khai thú nhận trước dư luận cả nước và cả thế giới rằng quả có chuyện trù úm khốc liệt từng người và từng nhóm người ở đây.
Cái ngu cấp hai là vế sau của lời tuyên bố đó: “…nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”. Chú mày hỏi nó có nghe đám dân báo kháo nhau chuyện gì không? Bọn nó hỏi nhau như vầy nè:
- Thế lực thù địch nào đã trực tiếp chi phối mọi đại hội toàn đảng hàng 5 năm của ta và sắp xếp nhân sự cho cả đảng/chính phủ/quốc hội và thậm chí cả MTTQ của ta?
- Thế lực thù địch nào đã gián tiếp trù úm cả nước bằng cách trù úm toàn thể BCT, đến mức cả bọn phải thậm thụt thi đua nhau để làm vừa lòng nó mà không dám nửa lời phản đối các vụ việc nó xâm thực thị truờng, nông trường, lâm trường, ngư trường của dân Việt, và thậm chí cả cương thổ nước Việt?
- Bảo rằng trung ương không kỷ luật toàn thể BCT hay một ủy viên BCT là vì để ngăn ngừa các thế lực thù địch khai thác… thì thử hỏi, ngoài thế lực thù địch toàn quyền chi phối (chứ đách cần khai thác) vừa nói, thì còn những thế lực thù địch cụ thể nào khác, có thể kể tên nó ra và việc nó làm không? Thứ nữa, mỗi khi ta trù úm, bỏ tù từng người hay từng nhóm ở đây, thì liệu là ta có ngại các thứ thế lực thù địch đó nó khai thác hay không?
Trả lời không được mấy câu hỏi đó thì đừng bảo là có lý do để khỏi kỷ luật nhau trong hội nghị trung ương vừa qua. Thời này không giống như thời cách mạng tháng 8/tháng 10 hồi xưa nữa mà mong nói gì dân nghe nấy nữa đâu!
Và cũng đừng mong nhân dân sẽ bảo kê hậu thuẫn cho một phe nào trong BCT để dập phe kia mà giành toàn quyền tham nhũng.
‘X’ thân mến,
Túm lại là chú mày phải phản công toàn diện và tức khắc để:
Một là chấm dứt cái tiến trình ma quỷ vận động nhau trong đảng hầu cô lập chính phủ và dán nhãn tội lỗi cho mỗi mình chính phủ, hay nói riêng là ‘X’ chú mày. Nếu cần thì sử dụng ngay mối giao tình mới nhứt với bác Tập trong lần gặp gỡ ở CAEXPO vừa rồi mà tạo sức bật.
Hai là chấm dứt cái chiến dịch đấu tố chính phủ ngay giữa các đơn vị bầu cử, nhân danh tiếp xúc cử tri, mà cốt lõi chỉ là để triệt hạ tận gốc uy tín người đứng đầu chính phủ.
Ba là phải theo dõi sát nút cánh công an lật lọng. Đừng mất cảnh giác mà cho rằng bọn nó luôn trung thành. Có bao giờ tụi nó trương khẩu hiệu “còn chính phủ – còn mình” đâu?
Bốn là phải vỗ về các tướng lãnh quân đội, đặc biệt là các ủy viên trung ương nắm quân đội. Phải cảnh giác đề phòng đám tướng tá đã từng tham dự hay có thuộc hạ tham dự những khóa huấn luyện chuyên ngành (tưởng đâu vô thưởng vô phạt) ở Hawaii hay ở các bang trong lục địa Mỹ. Bọn Mỹ chẳng đời nào làm chuyện rỗi hơi mà giúp quân đội VN vô vụ lợi đâu.
Năm là cảnh giác với cả tay ủy viên BCT mới vừa khởi công xây mộ tổ của nó ở Nghệ An. Đừng tin rằng nó sẽ theo gót chú mày. Nó đang tìm mọi cách để hất ngã và chiếm chỗ của chú mày đó!
Sáu là phải hỏa tốc di tản gia đình và tẩu tán tài sản ngay tức khắc. Cháu Thanh Phượng mà qua Mỹ thì tương đối coi như êm. Cháu Nghị và thằng Út mới đáng để quan tâm nhiều hơn. Đừng vì những cái chức vụ không béo bở gì hiện giờ mà phải ân hận về sau.
Sau cùng là phải tăng cường bảo vệ bản thân mình. Đừng để BCT nó hồ hởi ra cái thông báo đau buồn thay cho cáo phó về sự đi xa/đi suốt đột ngột của “một ủy viên BCT”.
‘X’ thân mến,
Tạm thời vậy nha.
Đôi dòng túm lược cho chú mày, với một lời khuyên chân tình là đừng bao giờ coi kết quả hội nghị trung ương vừa rồi là một chiến thắng (ở cái ý nghĩa là bọn nó đã đưa ra tới trung ương rồi mà vẫn chưa bứng được chú mày).
Đồng ý là bản lãnh chú mày xứng đáng để đạt thành quả giắt vàng qua ải trận rồi.
Nhưng, ngủ quên trên thành quả cũng là tương đương với tự sát đó!
18-10-2012 – kỷ niệm 90 năm ngày thành lậpCty Truyền thông Anh quốc, tiền thân của BBC.
Blogger Đinh Tấn Lực
Đinh tấn Lực :Những Chiến Công Bắt Cóc Và Bốc Phét
DinhtanlucNhững Chiến Công Bắt Cóc Và Bốc Phét
. Đinh Tấn Lực
“Để mô tả một điều hoang tưởng như là có thật, người ta phải bốc phét.
Để bảo vệ điều hoang tưởng đã bị thế giới đào thải, lại càng phải gia tăng nói láo.
Có ai đếm được bao nhiêu lần CSVN nói láo suốt tám thập niên qua?”
ĐTL
Câu trả lời dứt khoát là “Không!”.
Không một ai. Tính từ thời dân số cả nước chỉ tròm trèm phân nửa dân số hiện nay của Việt Nam.
Không bất kỳ một ai có thể đếm được số lần CSVN nói láo, tính từ
cấp “thần tượng” ở phủ Chủ tịch xuống đến cấp dân phòng ở phường. Người
ta chỉ có thể nhớ một số lần tiêu biểu nào đó mà chính mình có dịp chứng
kiến hay nghe người thân kể lại điều họ tận mắt chứng kiến, chứ không
thể kể ra hết, chép ra hết được. Câu tổng kết (và cả giải pháp) của một
cố tổng thống VNCH về tính nói láo của người CS đã trở thành danh ngôn,
thậm chí, trở thành chân lý, cũng là từ đó.
Nếu CSVN cần tuyên dương trước toàn đảng một vài đặc tính nhất
quán, trước sau như một (mà không nhất thiết phải dẫn chứng khúc nhôi về
sự thăng hoa đến tận cùng của mức độ “triệt để”), thì đặc tính nói láo
đương nhiên phải chiếm vị trí đầu bảng, đứng trước cả đặc tính tham
tàn/gian ác hay sở trường thủ tiêu/bắt cóc (rồi ngay sau những vụ việc
tham tàn/gian ác hay thủ tiêu/bắt cóc, đảng lại nâng cấp trình độ nói
láo).
Cũng không một ai có khả năng đếm xuể/kể hết các chiến công bắt cóc
của đảng. Tính từ thời nhà văn Khái Hưng của Tự Lực Văn Đoàn hay hàng
loạt chí sĩ yêu nước thuộc các tổ chức của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Nguyễn An Ninh… kéo dài qua thời đức Giáo chủ PGHH Huỳnh Phú Sổ,
xuyên qua chiến dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh tập kết ra Bắc, cho tới nạn nhân
trận Mậu Thân ở Huế, ngay cả nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ, người
thanh niên yêu nước Lê Trí Tuệ, blogger Điếu Cày, nhạc sĩ yêu nước Việt
Khang, 17 thanh niên Công giáo/Tin Lành yêu nước ở Vinh cùng gia đình 3
mẹ con yêu nước ở Trà Vinh, cùng hàng vạn trường hợp khác nữa… và gần
nhất là sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên, “mất tích” vì một bài thơ
yêu nước.
Nối đuôi của các chiến công thủ tiêu/bắt cóc đó là hàng loạt những
chiến công vu khống/mạ lỵ/nói láo hồn nhiên với nhân dân cả nước.
Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên bị bắt cóc vì hai tội: Không
mua hàng TQ và Làm thơ chống xâm lăng. Trước tiên, nhà nước chối biến
việc bắt cóc Phương Uyên. Sau đó, nhà nước lại trâng tráo cho biết: “Khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình!”.
Có lẽ không còn cách nào khác rõ ràng hơn để mô tả chính xác chính sách bắt cóc nhân dân để ghép tội như lời trần tình này.
Đối với trường hợp 17 nạn nhân thanh niên Công giáo/Tin Lành ở Vinh và gia đình 3 mẹ con ở Trà Vinh cũng không khác. Họ là ai?
Đó là những thanh niên nặng tình với đất nước, dấn thân vì một tấm
lòng xây dựng cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Họ xuất thân từ những gia
đình nền nếp luôn làm điều tốt cho người khác. Họ có tay nghề cao sau
khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học. Họ dành nhiều thì giờ làm
các công tác xã hội như khuyến học, giúp đỡ trẻ khuyết tật và những
người cơ nhỡ, kể cả những người muốn cai nghiện ma túy… Đặc biệt là với
chủ trương chống nạo phá thai, họ đã tự tổ chức Trung tâm Bảo Vệ Sự
Sống, cật lực giúp đỡ các thai phụ vượt qua hoàn cảnh; nuôi nấng những
trẻ mồ côi từ khi lọt lòng; chôn cất những thai nhi vô phúc; và đạp xe
hay tuần hành đi vận động mọi người bài trừ vấn nạn nạo phá thai. Nhìn
những bức ảnh các thanh niên độc thân phái nam tận tình chăm sóc cho các
hài nhi bất hạnh thì dẫu có sắt đá mấy người ta cũng không ngăn được
nước mắt và lòng kính trọng. Nói chung là họ tự ý thức để sống lành
mạnh, và tự lấp đầy khoảng trống phục vụ xã hội mà nhà nước đã làm ngơ.
Ngay chính bản thân họ cũng là những con người tự vượt qua hoàn
cảnh. Phần lớn đều nghèo và ham học. Họ tự trau dồi kiến thức và giúp
nhau thăng tiến. Họ tham gia những khóa học về truyền thông để tự phát
huy cách vận động làm tốt xã hội.
Cũng qua phương tiện internet, họ tìm hiểu thêm về các thể chế
chính trị có khả năng chăm lo đời sống xã hội tốt hơn XHCN, hoặc chí ít,
có những vấn nạn xã hội ít hiểm nghèo hơn XHCN. Họ lại được biết thêm
về hiểm họa mất nước về tay bọn bá quyền bành trướng. Họ tham gia kiến
nghị ngừng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Họ tham gia các cuộc xuống
đường tuần hành chống tham vọng xâm lăng của TQ. Họ tham dự bên ngoài
các phiên tòa áp án giáo dân Thái Hà, TS Cù Huy Hà Vũ… Họ bênh vực những
người vô tội bằng lý trí, bằng chân tình và bằng hành động ôn hòa, với
niềm tự tin cao độ rằng điều đó cũng là vô tội, bởi theo đúng hiến pháp
và luật pháp của một quốc gia từng long trọng cam kết tôn trọng các công
ước quốc tế.
Họ được gia đình hoan nghênh, bạn bè đồng hành và đại khối nhân dân
yêu chuộng Tự Do – Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình tán thành. Thế nhưng
họ đã bị nhà nước bắt cóc để “tìm cho ra tội”.
Trước khi vụ việc được phân giải trước tòa và đặc biệt là trước
công luận cả nước, dàn báo công an đã định hướng dư luận bằng cách tùy
tiện gán ghép cho họ tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” như thế nào?
Nếu trang mạng quanlambao từng đẩy mạnh kỹ thuật tuyên truyền xám
bằng cách sử dụng dữ kiện nửa thật nửa giả để chống nhau trong nội bộ
thượng tầng đảng, thì ở đây, báo công an tận dụng sở trường tuyên truyền
đen, tức là bất cần dữ kiện thật hay giả, kiểm chứng được hay không, cứ
nói.
Những tác giả các bản tin ghép tội trên báo công an, kể cảĐường Loan trước đây, hay Mỹ Thanh-Ngọc Huy hiện giờ, đều nhận đơn đặt hàng từ công an, với:
- Tội danh ghi sẵn, lắm khi là ngay trên tựa đề;
- Dữ kiện lấy từ trí tưởng tượng hay từ kỹ thuật mớm cung/ép cung buộc nạn nhân phải nhận;
- Lập luận ghép tội tùy nghi, và nếu cần cũng có thể thay đổi tùy nghi;
- Ngôn ngữ xúc phạm nhân phẩm nạn nhân thoải mái, từ nhân xưng (tên/thị/y/kẻ/chúng/bọn/con mồi…) cho đến “đặc tính” của nạn nhân (kẻ lạc lối/hằn học/bất mãn/mê muội/mù quáng/phản bội/cực đoan/ngoan cố…).
Các “phóng viên” này chưa bao giờ tiếp xúc với nạn nhân hay gia
đình/bằng hữu/luật sư của nạn nhân để quân bình dữ kiện/cách nhìn/đánh
giá từ nhiều phía. Họ chỉ viết đúng theo “hồ sơ” của công an giao cho,
rồi tự mỗi người thêm thắt ý kiến riêng của mình theo chiều luận tội của
công an, dưới dạng một bản tin có ký tên của người có thẻ nhà báo.
Ngược lại, tác giả các bài báo đó không hề đả động gì tới trình tự
bắt cóc tùy tiện của nhà nước đã vi phạm các điều 71 của hiến pháp 1992,
hay các điều 80, 84, 85 của bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, thậm chí
vi phạm cả điều 9 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà
nhà nước VN đã cam kết tôn trọng từ năm 1982.
Nghĩa là, nội dung những bản tin ghép tội này hoàn toàn thể hiện
tính tự trọng trong nhân cách và cả nghiệp vụ báo chí của các tác giả ở
một trình độ cực thấp: Nói láo theo đơn đặt hàng của công an mà không
biết ngượng với lương tâm chính mình. Lại lưu ngay trên giấy trắng mực
đen rất nhiều sơ hở về ngữ pháp lẫn lập luận. Và cũng không nghĩ chính
đó là những bản án viết riêng cho tương lai của chính họ.
Trong khi tội trạng của người đứng đầu chính phủ là đã gây tổn hại
cho đất nước hàng 40 tỷ USD (tương đương với 4 triệu căn nhà tình nghĩa
có thể cấp cho 15 triệu dân nghèo), tức là một phương thức công khai,
chính thức và hữu hiệu nhất để tự làm ruỗng mục cái “chính quyền nhân dân”
này mà không cần lật đổ, và trở thành tiền đề cho tham nhũng hoạt động
mạnh mẽ/thoải mái hơn để sớm làm sụp đổ chế độ… thì lại được xử lý nội
bộ, và cả dàn báo thin thít câm lời.
Thêm nữa, so với thế hệ con/cháu/dâu/rể của những Nguyễn Phú
Trọng/Tô Huy Rứa/Nguyễn Tấn Dũng/Lê Hồng Anh/Đỗ Mười/Lê Đức Anh v.v… chỉ
biết vun vén cho vinh thân phì gia, thậm chí còn làm nhục quốc thể
(điển hình là con trai Nguyễn Phú Trọng can tội hiếp dâm gái Nhật tại
Tokyo) mà báo chí đua nhau im lặng… thì sinh viên Nguyễn Phương Uyên
cùng 17 thanh niên Công Giáo/Tin Lành ở Vinh và gia đình 3 mẹ con ở Trà
Vinh này phải cật lực trám đầy những lổ hổng xã hội mà dàn lãnh đạo Hà
Nội “một trứng hai lòng” ở đây bỏ mặc… chỉ để bị bắt cóc/bị ghép tội tùy
tiện và rầm rộ trên báo trước khi ra tòa.
Từ những đan xen nghịch lý này, người đọc rút ra được những kết luận gì?
- Cần phải đấu tranh mạnh dạn hơn nữa để chấm dứt tình trạng đảng viên mọi cấp thản nhiên đứng ngoài và đứng trên pháp luật để cai trị cả nước;
- Cần phải cảnh giác cao độ trước mọi cáo buộc của đảng và nhà nước đối với những người yêu nước xả thân vì một ngày mai tươi đẹp hơn cho xã hội và đất nước;
- Cần phải đẩy mạnh áp lực tranh đấu (cả trong và ngoài nước) nhiều hơn nữa cho mọi người yêu nước (bất kể là cá thể hay tập thể), đã và đang bị xử những bản án bỏ túi về tội yêu nước;
- Cần phải thực sự chấm dứt hiệu lực của Nghị định 31, không chỉ trên lời hứa trước khi gia nhập WTO năm 2006, mà là cả cái tập quán bắt người tùy tiện đến mức bị LHQ khuyến cáo;
- Cần phải làm rõ nhận thức đấu tranh (và tham gia tập thể đấu tranh) cho xã hội tốt hơn là chuyện bình thường, nhất quyết không để đảng và nhà nước tham tàn này bóp nghẹt sự bình thường đó bằng những bản án trù úm/đe nẹt chỉ nhằm mục đích biểu lộ tính khí ngoan ngoãn đối với thiên triều.
Công an nói riêng và đảng/nhà nước này nói chung, chỉ còn biện pháp
sau cùng là làm cho nhân dân đau đớn để tiếp tục bốc phét mà giữ ghế
cai trị. Có biết đâu là thời đại này đã khác. Nhân dân hiểu biết nhiều
hơn cái “trí tuệ” giới hạn của chính lãnh đạo. Trò nói láo không có chỗ
đứng nào nữa. Sự sợ hãi cũng đã bị vượt qua. Như một danh ngôn đáng
ngẫm:
“Nỗi đau chỉ là nhất thời – Niềm hãnh diện/tự hào mới là vĩnh cửu”
Mohamed Ali (?)
Với tinh thần đó, những người yêu nước nói trên không hề đơn độc.
Gia đình cùng bằng hữu vẫn tự hào về họ. Và đại khối dân tộc yêu chuộng
Tự Do – Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình vẫn đồng hành với họ:
Các Bạn Của Chúng Tôi Vô Tội!
23-10-2012 – Kỷ niệm 33 năm ngày Công bố Pháp lệnh Trừng trị các tội Xâm phạm Tài sản XHCN.
Blogger Đinh Tấn Lực
Lời Cảnh Báo và Đe Dọa Blogger Nguyentuongthuy.
NguyentuongthuyPhản hồi của độc giả Nguyễn Thành Nam
Có một phản hồi của độc giả ký tên là Nguyễn Thanh Nam gửi vào bài viết Ông cán bộ công an phường Tây Thạnh nói như thế là không được. Thấy phản hồi dù mang nội dung phản đối nhưng lời lẽ ôn hòa, không có ngôn ngữ quá khó nghe như nhiều trường hợp phản đối khác (mặc dù có ý đe dọa và dùng một vài từ thiếu tôn trọng) và trên tinh thần tôn trọng ý đa chiều, blog NTT cho đăng thành entry riêng để bạn đọc tiện theo dõi:Chào anh Thụy, lâu nay tôi thỉnh thoảng hay lên trang blog của anh để xem tình hình bài vở anh tung lên như thế nào. Thế nhưng “vấn đề” viết lách của anh không nằm trong phạm vi làm việc của tôi, do đó tôi chỉ đọc rồi rút lui.
Nay rảnh rỗi tôi lại vào xem sơ qua một vài viết của anh và tôi có nhận xét về những gì anh tung lên mạng như thế này.
Trước khi vào vấn đề tôi xin trao đổi quan điểm với anh trên phương diện một người dân bình thường với một người viết blog. Xin anh hiểu cho điều đó.
Thật sự mà nói thì hiện nay ở nước ta vấn đề chính trị và an ninh rất phức tạp. Phần vì một số cán bộ thái hóa, phần vì các thế lực chống đối luôn tìm mọi sơ hở và yếu kém của Nhà nước để đánh phá và xuyên tạc. Nhưng điều đó không thành vấn đề vì có lửa mới có khói, có tai mới có tiếng. Cái quan trọng rằng rất nhiều người như anh không đủ can đảm để nhìn nhận sự thật mà luôn mơ tưởng viễn vông.
Nghĩa là sao ? Thưa anh là các anh chỉ biết tìm những điều không hay của chính chuyền để lên án, để bêu rếu, còn những thành quả tốt đẹp, những công lao to lớn để đưa đất nước đi lên có thấy các anh bao giờ lên tiếng đề cao. Có chăng chỉ là một cách biểu lộ sự mỉa mai trong bài viết (có lẽ các anh sợ) chứ không dám khen thật.
Nhưng anh và bạn bè đồng chí hướng của anh hãy mạnh dạn chấp nhận một sự thật là những gì các anh đang làm, dù không dám lộ liễu rõ ràng, chẳng thay đổi được gì đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước. Các anh nên nhớ Đảng và Nhà nước không vì những bài viết của các anh mà thay đổi quan điểm. Các anh càng cố tình “lên án”, “vạch mặt” bao nhiêu cũng bằng thừa. Ngược lại các anh đang tự đưa các anh vào vòng lao lý rồi tù đày khiến gia đình, vợ chồng, con cái, người thân của các anh thêm buồn phiền và dang dở cuộc đời mà thôi.
Như anh thấy đó. Các anh chống đối và khích bác chính quyền để làm gì ? Chỉ thiệt thòi cho bản thân các anh mà thôi. Cả nước ta có bao nhiêu kẻ đủ khả năng và có tâm huyết để vào đọc những gì các anh viết. Các anh chỉ cần đếm sơ qua số người viết bình luận trên các bài viết của các anh thì đủ hiểu những kẻ chạy theo hay vào hùa với các anh rất ư là ít ỏi. Cao lắm thì độ một hai trăm người vào xem blog các anh mỗi ngày. Nhưng tổng dân số nước ta là gần 90 triệu người đấy các anh ạ. Trừ người già và trẻ con ra vẫn còn ngót đến 30 triệu người còn để ý đến thời sự đất nước và xã hội. Nhưng chỉ có ngần ấy vào blog các anh thì e rằng “lực lượng” của các anh quá mỏng. Thế thì làm sao có thể đối đầu với Đảng và Nhà nước chứ thưa anh ?
Thay vì hằn học viết bài lên án, mỉa mai chế độ thì các anh chú tâm vào lao động, đóng góp tích cực cho đất nước để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Chứ các anh xem gương những kẻ như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung hay ai chăng đi nữa, dù có mạnh miệng lên án chế độ đến mấy, dù có can đảm chống chọi với Nhà nước cỡ nào cũng vào tù ra tội mà thôi, chẳng làm được gì một chính quyền đã đổ biết bao xương máu và công sức để gây dựng lên một Nhà nước như hiện nay đâu. Vì thế không dễ gì với những lời kêu ca, trách móc của các anh mà các anh thành công đâu.
Hiện nay chúng tôi thường hay bắt gặp những trường hợp một số phần tử chống phá Nhà nước khi bị bắt đều được các anh hô hào quyên góp chữ ký, viết bài lên án rùm beng tung lên mạng hoặc kêu gọi các tổ chức nước ngoài hậu thuẫn…Nhưng cho đến nay có tác dụng gì chưa, hay những kẻ bị kết án vẫn phải thi hành án cho đến mãn hạn tù ?
Còn các tổ chức nước ngoài có cớ gì để o ép Việt Nam thế này thế nọ hả các anh ? Chính phủ Việt Nam đâu phải là đứa trẻ con và họ bảo sao thì làm vậy. Các anh hãy hiểu một điều là Mỹ hay Tây có là cường quốc đến đâu cũng phải chào thua Việt Nam vì công ước quốc tế không cho phép họ can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam và những lên án tố cáo của nước ngoài chỉ có hiệu lực và hợp pháp khi chính họ hoàn toàn không có những vấn đề như ở Việt Nam. Mỗi quốc gia đều có rắc rối nội bộ riêng, nhưng không nhất thiết phải như Việt Nam mà nằm dưới dạng khác, cho nên chẳng quốc gia nào có quyền gì bắt Việt Nam phải thế này thế nọ chỉ vì một vài phần tử chống đối như các anh kêu gào họ can thiệp.
Các anh hãy đặt chính các anh đứng vào hoàn cảnh của chúng tôi hiện nay xem sao. Nếu là các anh thì các anh cũng làm thế mà thôi. Không ai đang nắm giữ mọi quyền hành trong tay mà lại để một vài kẻ loe ngoe ca thán lên án rồi vì thế mà làm vừa lòng những kẻ đó bao giờ.
Thôi, tôi nghĩ các anh nên dừng lại là vừa rồi, đừng đi quá đà kẻo hối hận không kịp. Các anh thừa biết rằng từ trước đến nay chưa một ai như các anh thoát lưới pháp luật, không chóng thì chầy các anh sẽ lãnh án. Việc các anh có bị thế này thế nọ hay không chỉ là chưa đúng lúc đấy thôi. Các anh còn nhởn nhơ viết lách là vì tình hình chưa thuận tiện để giải quyết với các anh, chứ những kẻ lội ngược dòng như các anh thường hậu quả chưa bao giờ tốt đẹp.
Mong rằng anh đủ sáng suốt để nhìn nhận sự thật để khỏi làm khổ lây cho gia đình anh.
Nguyễn Thành Nam
Lời đáp: Kính gửi anh Nguyễn Thanh Nam:
Trước hết hoan nghênh anh đã có phản hồi, (có thể coi là một bức thư) thẳng thắn, Có điều hơi buồn là anh không đưa ra được ý gì mới.
Có thể trả lời anh một ý nhanh thế này: Tôi viết có một mục đích là muốn đóng góp tiếng nói phản biện để các nhà lãnh đạo, quản lý (không nhất thiết phải là cấp trung ương) tham khảo mà thôi. Còn nếu vì tôi nói trái tai lãnh đạo mà phải chịu hệ lụy thì đấy là quyền mà những người có quyền tự định cho họ.
Còn việc khen đã có 700 tờ báo ca ngợi rồi, không đến lượt chúng tôi.
Xin anh cho biết danh tính (như tên thật nếu tên ký trên là không đúng, địa chỉ, số điện thoại …) để chúng ta tiện liên lạc.
Nguyễn Tường Thụy
Lê Nguyên Bình - Đừng bất mãn khi đảng độc tài cứ ngoan cố!
Khác với mong đợi của khá nhiều người vốn còn có ít nhiều kỳ vọng ở
thiện chí cải cách của thành phần lãnh đạo đảng CSVN, Hội nghị lần thứ 6
(khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN đã kết thúc với quyết
định KHÔNG kỷ luật bất cứ ai. Song kết cuộc đó lại gây ra một hậu quả
đáng lo cho chế độ: Nó khẳng định rằng đảng cầm quyền hoàn toàn không có
thiện chí đổi mới.
Mặt khác, lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng: “Bộ Chính trị, Ban Bí
thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành
Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng,
những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên….” đã tự xác
nhận thêm tình trạng thoái hóa và khủng hoảng nghiêm trọng trong nội bộ
đảng CSVN.
Vì nhu cầu đoàn kết để bảo vệ quyền lực và sự tồn tại, BCHTW đảng CSVN
phải tìm cách dung hòa các mâu thuẫn lớn và chấp nhận một nhượng bộ gây
chấn động — bất chấp các nhu cầu khẩn thiết của đất nước, áp lực từ nhân
dân, và sự mong đợi các tầng lớp đảng viên có khuynh hướng tiến bộ.
Nhưng sự kiện này không che đậy được sự mâu thuẫn giữa các thế lực trong
nội bộ lãnh đạo đảng CSVN, và cũng không phục hồi được các uy tín đã
có, kể cả trên chính trường quốc tế.
Rõ ràng hơn cả là những yếu tố giúp đảng CSVN phát triển và tồn tại đã
không còn nữa: Từ niềm tin ở chủ nghĩa và sự lãnh đạo tài tình, trong
sạch, kỷ luật của đảng.
Tóm lại, thực tế đất nước cho thấy những người lãnh đạo đảng CSVN sẽ
KHÔNG THỂ hóa giải những bế tắc nghiêm trọng trong mặt chính trị, kinh
tế, và quan trọng nhất là việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trở ngại mang tính then chốt và lớn nhất hiện nay của Việt Nam là cơ chế độc đảng.
Khi nào Việt Nam có dân chủ thực sự, thì những vấn đề phát xuất từ hậu
quả của chế độ độc tài toàn trị sẽ không còn điều kiện để tiếp tục tồn
tại. Những vấn nạn khác của đất nước cũng sẽ có thể được hóa giải, điều
chỉnh tự nhiên bởi nhu cầu thăng tiến của toàn dân. Tiến trình này nhanh
chậm, hiệu quả ra sao là tùy thuộc vào chính sách lãnh đạo của chính
phủ dân chủ trong tương lai, và sự ý thức, tham gia giúp nước của các
thành phần trọng yếu trong xã hội. Tập thể người Việt đang sinh sống ở
ngoài nước cũng sẽ là một thành tố quan trọng không thể thiếu.
Trước bối cảnh nhiễu nhương của nước ta hiện nay, vấn đề then chốt là một định hướng đấu tranh thích hợp:
· Đối với một chính thể dân chủ, những sai lầm của chính quyền có
thể được bổ khuyết, hoàn chỉnh bằng những cải cách thích hợp. Do vậy,
việc đóng góp ý kiến của mọi tầng lớp xã hội cho chính phủ là vô cùng
cần thiết để những người mang trách nhiệm lãnh đạo có được thêm điều
kiện hoàn chỉnh.
· Đối với một chế độ độc tài, những nỗ lực cảnh giác và kêu gọi cải
tổ là hoàn toàn phi lý. Bởi lẽ, những kẻ độc tài không có tư duy và
thiện chí dân chủ là: Biết lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Cho nên, người Việt KHÔNG cần phải thất vọng về kết cuộc của Hội nghị
lần thứ 6 của BCHTW đảng CSVN. Bởi lẽ, cho dù Nguyễn tấn Dũng (NTD) bị
quy trách nhiệm, bị kỷ luật hay thậm chí bị cách chức… thì điều đó cũng
không có nghĩa là tình hình Việt Nam sẽ sáng sủa hơn, hay những người kế
vị sẽ làm tốt hơn cho đất nước. Không những thế, sự thanh trừng còn làm
cho nội bộ đảng cầm quyền được thống nhất hơn, sức mạnh của nó được
vững vàng hơn, và từ đó, chế độ độc tài càng có cơ hội kéo dài hơn.
Nói cách khác, vấn đề không phải là Nguyễn tấn Dũng có nên bị kỷ luật,
truất phế hay không mà là cơ chế độc tài toàn trị có thay đổi được hay
không? Tại sao cứ chờ đợi NTD bị trừng phạt khi không có một yếu tố nào
hứa hẹn rằng người thay thế NTD sẽ chấp nhận đổi mới chính trị đúng
nghĩa là chấm dứt sự độc tài cai trị của đảng CSVN? Nếu NTD mất chức và
một nhân vật nào đó trong số 14 người trong BBTTW/BCT lên thay thế thì
tình hình VN sẽ khả quan hơn chăng? Hay tính chuyên chính sẽ cao hơn khi
nội bộ lãnh đạo đảng cầm quyền đã được thống nhất hơn?
Điều mà chúng ta cần khẳng định là: Việt Nam cần thay thế cơ chế lãnh đạo chứ không cần thay đổi chính sách!
Chế độ độc tài toàn trị phải được chấm dứt và thay thế bằng một chính
thể dân chủ pháp quyền. Với thể chế mới trong tương lai, đảng CSVN có
thể sẽ vẫn được tiếp tục hoạt động như là một chính đảng — nếu như nó
thuyết phục được nhân dân chấp nhận, từ những thái độ và hành động đầy
thiện chí ở giai đoạn này. Nhưng nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận
đảng CSVN tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước và kéo dài tình trạng này
bằng những thứ “cải cách” nửa vời nặng phần hình thức và mị dân.
Những vấn đề Việt Nam sẽ không quá lớn so với tiềm năng và sức bật của
cả dân tộc. Nhưng tương lai đất nước chỉ sáng sủa hơn khi có được một sự
lãnh đạo tốt đẹp – ở đó, mọi thành phần dân tộc, mọi tầng lớp xã hội
đều có điều kiện để cùng đóng góp một cách hữu hiệu.
Đảng CSVN không biết sửa sai thì đó là chuyện bình thường, và tốt. Rất
tốt! Vì như vậy thì công luận mới có thể có một thái độ mạnh mẽ và dứt
khoát với nhà cầm quyền độc tài được.
Khi chúng ta khẳng định được rằng chế độ độc tài này là hoàn toàn vô
phương cải thiện, thì nó cần được thay thế bằng một chính thể dân chủ
pháp quyền.
Đừng bất mãn khi đảng độc tài cứ ngoan cố!
Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!
Thời gian vừa qua dư luận xôn xao về những trường hợp một số trường đại
học trên thế giới vào liên kết làm ăn ở Việt Nam. Đây là các trường đại
học không lấy mục tiêu đào tạo là chính mà chủ yếu bán bằng.
Đối với các nước khác, những tấm bằng này chủ yếu là để trang sức, nhưng
đối với ta, tấm bằng cũng lòe được không chỉ một số người mà còn cả vô
số cơ quan. Dĩ nhiên cũng đã có những vị quan chức bị những kỷ luật
không nhẹ vì sử dụng những tấm bằng như bằng kiểu này để tiến thân. Ngay
sau đó khi bị dư luận tố cáo, Bộ GD-ĐT đã phải công bố không công nhận
giá trị bằng tiến sĩ này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn
Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử
dụng… trong nước”. Tuy nhiên, theo một vị giáo sư khả kính thì những tấm
bằng trang sức không nguy hiểm bằng những tấm bằng thật mà kiến thức
giả, thậm chí của cả những trường đại học có uy tín trong nước.
Những luận văn người viết nó cũng không hiểu nổi
Có một chuyện ầm ĩ xảy ra tại một trường Đại học trong TP.HCM khi một vị
nghiên cứu sinh tiến sĩ bảo vệ đề tài luận án và cam đoan rằng mình
nghiên cứu đề tài này một cách trung thực, không sao chép của ai. Vị
nghiên cứu sinh còn nhấn mạnh anh ta là người đi tiên phong trong lĩnh
vực nghiên cứu kỹ thuật với đề tài đang được báo cáo. Nhưng lạ lùng
thay, ngay khi trình bày luận án những người dự phiên bảo vệ luận án đã
ngạc nhiên vì vị nghiên cứu sinh không hiểu cả nội dung luận án của mình
mà cứ trình bày loanh quanh. Tuy nhiên, đến khi các thành viên HĐKH bỏ
phiếu, chỉ có 2 người bỏ phiếu không đạt, 5 người bỏ phiếu đạt.
Như vậy luận án đủ tiêu chuẩn luận án tiến sĩ và nghiên cứu sinh đã đủ
tiêu chuẩn thành “Ông Nghè”. Nhưng một sự việc bất ngờ đã xảy ra là có
một thạc sĩ bên dưới đứng bật dậy có ý kiến: “Tôi khẳng định những cam
kết của nghiên cứu sinh là không trung thực. Đề tài luận án tiến sĩ của
nghiên cứu sinh không phải là đề tài thực hiện đầu tiên ở Việt Nam. Cách
đây 5 năm tôi đã thực hiện và chế tạo thành công thiết bị này và đề tài
này cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghiệp cấp bằng sáng chế…”.
Đến nước này thì buổi bảo vệ tạm ngừng công bố kết quả, chờ thẩm tra. Và
4 tháng sau HĐKH xác định ý kiến của thạc sĩ phản biện là đúng. Nghiên
cứu sinh kia không được công nhận là tiến sĩ.
Trình độ tiến sĩ
Những trường hợp luận án tiến sĩ “đầu voi đuôi chuột” như trên thì rất
nhiều nhưng bị lật tẩy như vậy thì rất là hy hữu. Nhiều năm trước đó,
trong hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, Tiến sĩ Trần Thị Hà, Vụ
trưởng Vụ Đại học và sau Đại học, khi đó đã kể lại những trường hợp cười
ra nước mắt. Theo bà thì khi Bộ GD & ĐT thẩm định lại 17 bài thi
môn Anh văn của các thí sinh Thái Nguyên dự kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh
tiến sĩ năm 2005 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, họ đã phát
hiện chỉ có… 2 bài đạt điểm trên trung bình. Thế nhưng trước đó thì 17
bài đều đạt điểm cao.
Tuyệt đại đa số các luận án tiến sĩ là những đề tài vô thưởng vô phạt,
phần lớn là thu thập tư liệu để tổng kết một vấn đề đã xảy ra chứ không
thể hiện tính chất nghiên cứu nào cả. Trong danh mục hàng trăm luận án
đã bảo vệ thành công bằng tiến sĩ, đa số thường là các đề tài chung
chung, khó áp dụng chúng vào thực tế.
Theo Giáo sư Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) thì các nghiên cứu sinh hiện
tại thường né tránh các đề tài nghiên cứu nghiêm túc. Thay vào đó, họ
chọn các công trình nghiên cứu nhẹ nhàng nhưng nấp bóng các nhà khoa học
đang giữ công tác lãnh đạo hoặc các giáo sư đầu ngành để dễ thông qua.
Đó là chưa nói đến việc mua chuộc bằng tiền vì ở Việt Nam hiện tại không
có cái gì mà người ta không mua được.
Chính vì vậy nên nhiều vị tiến sĩ chỉ có bằng, hoàn toàn thiếu tài, bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ nhưng vẫn không nắm vững những phương pháp
nghiên cứu chuyên môn, thậm chí không có khả năng viết được một bài báo
khoa học theo tiêu chuẩn hàn lâm.
Chân dung người viết thuê các loại luận án
Đó là một người đàn ông trên 50 tuổi, tóc tai bù xù và nghiện cà phê
nặng. Điều kiện để có cuộc trò chuyện với ông là không được tiết lộ tên
tuổi của ông và các “thân chủ”. Ông bình thản khoe rằng chỉ nhờ cái nghề
viết thuê này mà ông đã nuôi 3 con trưởng thành, trong đó cậu cả đã
thành một tiến sĩ. Khởi đầu ông chỉ viết thuê các loại tiểu luận, niên
luận, các báo cáo khoa học cho sinh viên các trường đại học. Dần dần ông
viết thuê từng phần các luận văn tốt nghiệp rồi nhận khoán cả luận văn
tốt nghiệp đại học. Làm đến mấy chục vụ ông mới nhận thấy các loại luận
văn giống nhau lạ lùng. Thậm chí không cần phải suy nghĩ. Chỉ cần lấy
luận văn khóa trước hoặc trường khác, sửa chữa đôi chút, bổ sung mấy số
liệu hiện đại vậy là xong. Tốt nghiệp thì dễ rồi, còn muốn điểm cao thì
chịu khó đọc luận văn một chút và… chạy. Vậy là ông trở thành nhà viết
luận văn chuyên nghiệp.
Một hôm, một ông bạn cùng lớp đại học, nay đương chức lãnh đạo đang là
nghiên cứu sinh tiến sĩ đến nhờ ông lo giúp cái luận văn. Vấn đề không
khó, chỉ là vị này bận công tác quản lý, không có thời gian viết. Dĩ
nhiên là nhuận bút viết cái luận văn này cũng phãi cỡ cái ô tô tầm
trung. Có lý do gì mà không viết. Ông bỏ ba tháng trời tầm chương, trích
cú viết cái luận văn đầu tiên ấy. Dĩ nhiên nhặt nhạnh chắp vá là chính,
nói theo ngôn ngữ bây giờ là “copy và paste”. Chẳng ai ngờ luận văn
được đánh giá xuất sắc. “Ông Nghè” mới đến tạ ơn ông thêm một con xe tay
ga nữa và quan trọng hơn, ông giới thiệu bạn bè đến thuê ông làm luận
văn. Ông mua được cái nhà, cưỡi ô tô đi uống cà phê nhờ cái nghề đẻ ra
các loại tiến sĩ là vậy. Tôi hỏi xóc: “Vậy là con trai ông cũng là loại
tiến sĩ ông đẻ ra à”. Ông nghiêm mặt: “Không được. Thằng con tôi làm
luận văn, tôi làm giám sát nó. Nghiên cứu thật, viết thật. Đời bố đã
không chính danh được thì đời con phải chính danh đã đành mà phải thực
tài. Đừng để người ta chửi cho”.
Ông cũng kể cho tôi nghe về thị trường viết thuê hiện nay. Không chỉ là
những cá nhân hành nghề độc lập như ông, bây giờ có hẳn các công ty nhận
viết thuê đủ các loại luận văn. Luận văn đại học giá từ 50 triệu đồng
cho các trường khoa học xã hội đến 100 triệu đồng cho các trường tự
nhiên và kỹ thuật, luận văn tiến sĩ khoảng 300 triệu cho đến 500 triệu
đồng kể cả bồi dưỡng, hướng dẫn bảo vệ.
Cuối buổi nói chuyện, ông lắc đầu: Mà mình cần quái gì nhiều tiến sĩ mà
để thiên hạ chạy đua ầm ầm vậy. Tốt nghiệp đại học không xin được việc
thì cố học cái thạc sĩ, chưa tìm được vị trí công tác thì cố chạy cái
tiến sĩ. Trời ơi là tiến sĩ.
Vẫn cần nhiều tiến sĩ
Năm 2000, Chính phủ Việt Nam công bố Đề án 322, vạch ra mục tiêu đào tạo
cán bộ trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở nước ngoài hay hợp tác với
nước ngoài để đào tạo. Năm 2009 Ban điều hành Đề án 322 đã tổng kết: sau
9 năm thực hiện, ban đã chọn gần 3.000 sinh viên đưa đi du học tại hơn
30 nước khác nhau, trong đó nhiều nhất là Nga, Australia và Mỹ, với kinh
phí đào tạo trung bình khoảng 25.000 Mỹ kim một năm cho mỗi sinh viên.
Trong 6 năm đầu tiên, đã có 18 sinh viên phải về nước giữa chừng, trong
đó có 13 người ở Nga bị buộc thôi học vì học lực kém, 3 người ở Pháp
không đủ trình độ ngoại ngữ, một người học tiến sĩ ở Australia nhưng chỉ
lấy được bằng… thạc sĩ. Ngoài ra còn có nhiều người phải thôi học vì
nhiều lý do.
Năm 2007 Bộ GD&ĐT trình lên Chính phủ đề án “Phấn đấu đào tạo 20.000
tiến sĩ để các trường đại học có tối thiểu 30% tiến sĩ vào năm 2020”.
Theo “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020” thì đến
năm 2020 Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ cứ 10.000 dân sẽ có 450 sinh viên. Theo
tỷ lệ này thì lúc đó Việt Nam sẽ có khoảng 4.5 triệu sinh viên. Với tiêu
chí 20 sinh viên cho một giảng viên thì năm 2020 sẽ phải có 225.000
giảng viên đại học và cao đẳng. Dự thảo cũng nêu chỉ tiêu có 15% tiến sĩ
ở bậc cao đẳng và 30% tiến sĩ ở bậc đại học, tính ra lúc đó Việt Nam
phải có 60.000 tiến sĩ. Hiện tại Việt Nam có khoảng 15.000 tiến sĩ, do
đó trong 12 năm tới phải đào tạo thêm 45.000 tiến sĩ.
Và nếu cách trở thành “ông Nghè” vẫn bị trà trộn như hiện nay thì đội ngũ viết thuê luận văn còn sống dài dài…
Quỳnh Nga (ANTĐ)
Phản biện lại phản biện đã có văn hóa hơn (!?)
(TTHN ) - Không ngờ tác giả Huỳnh Ngọc Chênh ngây thơ quá, tại vì tin
vào QLB. Vì Kami và TTHN nằm trong đầu bảng các trang mạng mà QLB cho
rằng của CAM. He.he... mấy cụ già lẩm cẩm lạc quan tếu khi cho rằng "... sự ra đời của các trang ấy, nếu đúng là từ chủ trương của
đảng thì rất đáng hoan nghênh. Đây là tín hiệu cho thấy đảng đã chấp
nhận cuộc chơi một cách fair play". Xin nhắc tác giả, đối với
chính quyền CS thì bây giờ chỉ có dùi cui và còng số 8 thay cho họng
súng, xin các bác đừng mơ hão. :))
Một
Còn nhớ hồi tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu viết bài “Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ”. Bằng lý luận khoa học sắc sảo, ông đã vạch ra rằng động lực phát triển của xã hội là trí tuệ chứ không phải là đấu tranh giai cấp như luận điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin mà hàng triệu tín đồ cộng sản trên thế giới đang mê muội tôn sùng.
Theo lời kể của nhà thơ Bùi Minh Quốc, sau khi viết xong, TS Hà Sỹ Phu đã nhờ ông Thuận Hữu lúc đó là trưởng đại diện báo Nhân Dân tại Đà Nẵng lén đánh máy và photo bài viết ấy ra chừng chục bản. Và chục bản photo lòe nhòe đó đã gây ra cơn chấn động mãnh liệt làm dậy sóng giới lý luận đầu não của đảng CSVN.
Bộ máy lý luận của đảng tổ chức ngay một đợt phản kích mạnh
mẻ chống lại luận điểm được quy chụp là sai trái phản động của TS Hà Sĩ
Phu. Các võ đài lớn độc quyền của đảng như Báo Nhân Dân, QĐND, Tạp chí
Cộng Sản…được mở ra. Võ sĩ của phe đảng là những nhà lý luận cấp cao,
những giáo sư tiến sỹ chính trị già dặn được tung lên võ đài. Phía đối
nghịch là mình ên võ sĩ Hà Sĩ Phu, tay chân bị trói chặt, miệng bị bịt
kín…Trận đấu diễn ra dữ dội với hàng chục bài báo phản bác lại luận điểm
của TS bằng những đòn đánh nặng phần quy chụp và rất hung hăng của các
vị giáo sư tiến sĩ chính trị đáng kính. Một khí thế bừng bừng sôi sục
dâng lên, vì các võ sĩ cung đình biết sau lưng mình có các công cụ bạo
lực hỗ trợ và trước mặt mình là một đối thủ cô độc đã bị trói tay, bịt
miệng.
Thời đó khán giả xem trận đấu ngạc nhiên đến chưng hửng, chẳng hiểu mô tê ất giáp gì. Trong số các khán giả ấy có tôi. Tôi tò mò phải tìm cho ra những thế võ mà võ sĩ Hà Sĩ Phu không được sử dụng khi thượng đài.. Cuối cùng tôi bắt gặp bí kiếp võ công là tập photo bản thảo lòe nhòe “Nắm tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” tôi đọc say mê và đến bây giờ đọc lại vẫn thấy vô cùng thú vị.
Võ sĩ Hà Sĩ Phu tuy trong hoàn cảnh bị trói tay, bịt miệng vẫn chẳng hề nao núng. Vài năm sau ông lại tung ra một đòn đánh mới đó bài viết “Chia Tay ý Thức Hệ”. Ông dùng lý luận chặt chẽ và thực tiễn sinh động đang diễn ra trên thế giới và ngay trên đất nươc Việt Nam để xuất chiêu hạ “knock out” những gì còn lại của cái gọi là ý thức hệ vô sản.
Biết không thể đấu lại Hà Sĩ Phu bằng lý luận, đám võ sĩ cung đình phải nhờ đến công cụ bạo lực. Côn đồ xuất hiện tông xe vào vị tiến sĩ và công an đến tịch thu túi xách trong đó có chứa bản photo lá thư của ông Võ Văn Kiệt, lấy cớ đó bắt ông vào tù.
Một khi các nhà lý luận thua cuộc thì công an vào cuộc.
Hai
Sau nầy, khi các võ đài “Lề Dân” ra đời, đảng không còn độc quyền các võ đài nữa, hàng loạt võ sĩ lề dân xuất hiện. Những cây bút phản biện càng ngày càng đông và xuất nhiều chiêu thức võ công lợi hại. Bên cạnh Hà Sĩ Phu đã có Mai Thái Lĩnh, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự…rồi Lê Hiếu Đằng,Tống Văn Công, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trọng Vĩnh, Tương Lai, Nguyễn Quang A, Tô Hải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Trung, Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Văn Thạnh, Phạm Thành, Nguyễn Quang Lập, Trần Mạnh Hảo, Lê Phú Khải, Võ Văn Tạo, Hà Văn Thịnh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Nguyễn Tường Thụy, Trương Duy Nhất, Huy Đức, Thùy Linh, Nguyễn Hữu Vinh, Đinh tấn Lực, Mai Xuân Dũng, Bùi Văn Bồng…Thế hệ trẻ đã có Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định… và rất trẻ là Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hòang Vi, Paulo Thành Nguyễn, Phạm Lê Nguyên Các…Chưa kể đến lực lượng trí tuệ từ hải ngoại góp về như: Ngô Nhân Dụng,Trần Trung Đạo, Nguyễn Ngọc Giao, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Già, Bùi Tín, Phạm Thị Hoài…
Lúc nầy khán giả thấy các võ sĩ cung đình, những giáo sư tiến sĩ chính trị học, hoặc lặn tiêu đâu hết, hoặc rúm ró sợ sệt không dám lên tiếng. Trên 700 võ đài của đảng, không thấy xuất hiện một bài viết phản biện lại các phản biện trên một cách ra hồn ngoài một vài bài qui chụp thô thiển, chống trả yếu ớt kiểu như của anh bộ đội Nguyễn Văn Minh nào đó.. Đâu rồi những nhà lý luận cấp cao? Đâu rồi những học hàm, học vị giáo sư tiến sĩ chính trị học đáng kính? Các vị đã tốn tiền của đảng, của dân ăn học lên đến đỉnh cao, được trang bị vũ khí lý luận sắc bén, từng tung hoành một thời trên các võ đài của đảng khi đối thủ của các vị là võ sĩ đã bị trói tay, bịt miệng nay biến đi đâu hết rồi?
Các vị đó, nếu là người học hành đàng hoàng thì hiểu ra chân lý, vì lòng tự trọng đã không dám phản biện lại một cách bừa bải nên chọn con đường im lặng. Các vị đó, nếu là người chụp giựt, mua bằng cấp để luồn lách ngoi lên thì dứt khoát không viết ra được gì vì không đủ trình độ. Cả sự nghiệp học hành của các vị đó, vào hoàn cảnh rộng đường dư luận như hiện nay, chỉ có thể phun ra được một câu “Chúng là thế lực thù địch, bắt nhốt hết đi” rồi phủi tay đi hưởng thụ tiếp những ân sủng của đảng.
Ba
Mới đây trên báo Nhân Dân xuất hiện một bài viết khá nghiêm túc của tác giả Anh Khôi nào đó phản biện lại bài viết của sinh viên Phạm Lê Vương Các. Không biết tác giả Anh Khôi có phải là một nhà lý luận cấp cao có học hàm học vị cao cấp hay không nhưng cung cách thể hiện qua bài viết là đáng khen dù nội dung cũng có chỗ này, chỗ khác không thoát ra khỏi kiểu quy chụp quen thuộc. Bỏ qua chuyện đúng sai của nội dung mà chỉ chú ý đến thái độ, đến phong cách thi đấu thì thấy ra nhiều điểm sáng. Võ sĩ Anh Khôi đã đường bệ thượng đài và công khai đối mặt với đối thủ Vương Các không bị trói tay bịt miệng như các võ sĩ phản biện trước đây. Một trận đấu đàng hoàng mặc dù chưa kết thúc: Chàng sinh viên Vương Các ra đòn, Anh Khôi tung chiêu phản kích, Vương Các được phép vung tay chống trả. (Xem tại đây, tại đây và tại đây)
Hoan nghênh báo Nhân Dân đã mở ra một võ đài “fair play” nhất từ trước đến nay dù là các võ sĩ đối phương vẫn chưa được thượng lên đài này. Đây vẫn là võ đài dành riêng cho các võ sĩ cung đình. Rất chờ mong các vị đáng kính ấy nhảy lên xuất chiêu đả kích lại đám phản biện lê dân để khán giả mở mắt và đảng thấy rằng đã không tốn tiền của dân vô ích trong việc nuôi cho các vị ăn học lên cao.
Hơn nữa một khi các vị mạnh dạn thượng đài thì nhà nước khỏi tốn thêm tiền làm tường lửa, khỏi làm trò tin tặc như xã hội đen, khỏi cho an ninh theo dõi các blogger hoặc thủ tướng khỏi phải nhọc công ra chỉ thị cấm đoán và bắt bớ nầy nọ. Chân lý, đỉnh cao trí tuệ, vũ khí sắc bén vô địch…là của các vị thì các vị sợ gì mà phải ẩn núp sau lưng các công cụ trấn áp bạo lực hỡi những nhà lý luận cấp cao, làu làu kinh sử Mác Lê nin?
Bốn
Gần đây, sau khi một trang blog lạ xuất hiện ồn ào và nhanh chóng vụt lên như đèn pha đó là Quan Làm Báo thì hàng loạt các blog lạ khác xuất hiện theo. Có thể kể ra ở đây là: Cầu Nhật Tân, Vua Làm Báo, Đảng Làm Báo, Anh Tư Sang, Gái bia Ôm Làm Báo, Bồ Câu Đen, Anh Lái Đò, Tập Viết Báo…
Thông tin trên các trang đó thì đủ kiểu, đủ chiều, đủ chiêu và đủ trò. Quan Làm Báo vừa rồi ra một bài viết cảnh báo một số trang trong số ấy cùng với vài trang ra đời trước đây là của công an văn hóa giả dạng.
Trên các mạng xã hội vào lúc nầy, lúc khác cũng xuất hiện các cảnh báo về trang nầy, trang khác là của “thế lực thù địch ngược lại” làm ra để phản tuyên truyền.
Hầu hết các cảnh báo đều tỏ thái độ tiêu cực và khuyên mọi người đừng vào các trang “phản động” ấy, rất nguy hiểm. Riêng tôi lại thấy rằng, sự ra đời của các trang ấy, nếu đúng là từ chủ trương của đảng thì rất đáng hoan nghênh. Đây là tín hiệu cho thấy đảng đã chấp nhận cuộc chơi một cách fair play. Đảng đã dùng những vũ khí phản biện văn minh để phản biện lại các trang phản biện chứ không còn thuần một cách dùng công cụ bạo lực để “phản biện” lại như trước đây.
Phải chăng phản biện lại phản biện đã càng ngày càng có văn hóa hơn?
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog HNC)
Ngày vượt biên nhìn lại
Mỗi năm, cứ tới ngày ba mươi mốt tháng mười là thầy Thanh nhắc vợ mua
dĩa trái cây về thắp nhang cúng Bà Áo Trắng để tạ ơn Bà đã phù hộ độ
trì cho gia đình thầy nói riêng và cả nhóm người chung tàu nói chung
được bình yên tới bến bờ trong chuyến vượt biên ba mươi năm về trước.
Một ơn phước thiêng liêng tưởng như là bịa đặt nhưng kiểm chứng lại thì
quả thật không thể nào phủ nhận.
Đây ngày kỷ niệm vượt biên
Tháng mười, ba (mươi) mốt vượt biên đường tàu
Xế chiều qua chợ Bãi Xàu
Rồi qua Bãi Giá núp vào chờ đêm…
Tháng mười, ba (mươi) mốt vượt biên đường tàu
Xế chiều qua chợ Bãi Xàu
Rồi qua Bãi Giá núp vào chờ đêm…
Năm bảy mươi lăm, trong những ngày hấp hối dãy chết của miền nam, Thầy
Thanh đã tận sức tìm cách đưa gia đình chạy cộng sản nhưng cuối cùng
cuộc di tản bất thành, số mệnh đã cột chân thầy lại cho đến bốn năm sau.
Khi về lại tỉnh nhà, trong một buổi họp nhân dân, thầy đã chứng kiến
tận mắt một màn thị oai dằn mặt nhân dân rất ư là ghê rợn bạo tàn của
chế độ mới. Trong buổi họp, bọn sắt máu đã tố tội hai sĩ quan “ngụy” và
sau đó đã thẳng tay hành quyết vặn cổ nạn nhân ngay tại hiện trường
không mảy may xúc động. Luật lệ nào mà xử người không có đối chứng,
không quyền biện hộ phân bua lấy một lời. Lụật lệ nào mà muốn lục xét
nhà, muốn bắt người ban đêm ban hôm lúc nào thì bắt, muốn đày ai đi vùng
kinh tế mới lúc nào thì đày. Có chăng là luật rừng, luật của những kẻ
không may sinh ra để làm công cụ cho một chế độ độc tài đảng trị, đã bị
nhào nặn, đầu độc ngay từ trong trứng nước theo tôn chỉ của đảng và nhà
nước, không có cái quyền lựa chọn đúng sai hay nói lý lẽ mà chỉ rặt một
khuôn là bạo ngược, cường quyền vô thần vô nhân tính. Nói theo truyện
ngụ ngôn của La Fontaine là lý của kẻ mạnh luôn luôn là phải đúng. Con
chó sói một khi đã muốn ăn thịt cừu con thì cứ lấy cớ bắt tội con cừu là
tại sao mày dám uống nước trên dòng suối của tao. Tao phải ăn mày để
trị tội…
Thọat đầu, vì phẫn uất và bất khuất, thầy Thanh tìm móc nối với một nhóm
phục quốc và thường xuyên đi hội họp khiến gia đình thầy lúc nào cũng
phập phồng lên ruột ăn ngủ không yên. Trong thời điểm cộng sản có phong
trào tổ chức cho dân đi vượt biển mua bãi công khai bằng số vàng quy
định, có vài ông xì thẩu cũng muốn mời gia đình thầy Thanh đi theo để lo
chuyện đối ngọai nếu gặp tàu ngọai quốc nhưng lúc ấy thầy còn hăng máu
phục quốc nên chưa chịu bỏ đi mặc dù ông già vợ của thầy rất muốn thầy
đi cho rồi để trút hẳn mối lo. Về sau, càng ngày càng thấy rõ sự nguy
hiểm khi người thủ lãnh bị xử tử hình, sự nguy hiểm không chỉ cho bản
thân thầy mà còn liên lụy cho gia đình và thân nhân một cách oan uổng vô
lý nên thầy mới nghĩ đến chuyện vượt biên đào thóat. Đất nước là đất
nước chung, mệnh nước thì trong tay trời, cho dù thầy có lòng nhiệt
huyết yêu nước thương dân nhưng rủi như thầy bị bắt bớ tù tội thì ai sẽ
thương giùm gia đình thầy. Tề gia còn chưa xong, tâm tình đâu mà trị
quốc, nói chi tới bình thiên hạ. Chí lớn này thôi đành cất lại nhường
cho những bậc đại trượng phu, anh hùng cái thế, còn cái thân phận tầm
thường nhỏ nhoi như con kiến con sâu này thì ba mươi sáu chước, “quậy”
không được thì chạy là thượng sách.
Một buổi trưa trên đường từ trường quận đi dạy về, có một người trạc
tuổi thầy đón thầy lại hỏi ngắn gọn một câu “Đi vượt biên không?” Thầy
Thanh bỡ ngỡ nhìn anh ta như ngầm hỏi anh là ai. Anh ta nói là biết thầy
từ lâu. Nhà vợ anh ta ở gần nhà vợ thầy, anh ta là lính cũ, hạ sĩ Trần
Quý. Thế rồi chiều hôm đó anh ta tới nhà thầy bàn chuyện vượt biên như
đã ăn ý quen đâu từ trước rồi. Anh ta nói có một chủ ghe ở Bãi Giá (cách
tỉnh Sóc Trăng khỏang 12km) muốn cho vợ chồng thằng con lấy ghe đi
(chiếc ghe đánh cá chỉ đủ nuôi gia đình nên rất nhỏ, bề dài khỏang mười
một thước, bề ngang hai thước rưỡi) nhưng với điều kiện để lại cho ông
ta 25 cây vàng dưỡng già. Và bây giờ thằng con chủ ghe đang nhờ anh ta
kiếm mối gom vàng. Chỉ đơn giản như vậy. Còn chuyện xăng dầu, nước nôi
hải bàn, hay gì gì khác thì để anh ta lo.
Thầy Thanh trời sinh có cái tính lạc quan, dễ tin người, không hề biết
dè dặt đề phòng ai cả, mà hình như những người như vậy thì luôn được quý
nhân phù hộ hay sao không biết. Có nhiều chuyện xảy ra chung quanh thầy
đều là điềm hung nhưng khi tới gần thầy thì tự nhiên đổi hướng, chuyển
bại thành thắng. Trong trường hợp này, nếu như bị công an gài bẫy thì
làm sao thầy chối tội cho được. Hơn thế nữa, khi mọi dự tính sắp đặt
xong xuôi, thầy công khai phơi chanh đường và cơm nguội để làm lương
khô cho chuyến đi sắp tới, hàng xóm chung quanh ai cũng biết thầy chuẩn
bị vượt biên, càng đáng nói hơn nữa là nhà thầy lại nằm cạnh bên Ty công
an, thằng công an nào đứng trên sân thượng nhìn qua cũng có thể chạy
qua nắm đầu bắt quả tang chứng cớ rành rành. Vậy mà không hiểu cái gì đã
che mắt bọn chúng làm cho bọn chúng phớt lờ như không biết không hay.
Quả thật lạ lùng!
Cuối cùng ngày khởi hành cũng đến. Gia đình thầy gồm hai vợ chồng với
đứa con gái mới lên 5 và thằng em vợ 12 tuổi cải trang như những người
nhà quê lam lũ chồng chất lên một chiếc Honda dame chở nhau qua chợ quận
Bãi Xàu vào một buổi xế chiều (tên quận xuất xứ từ người Miên). Từ
Bãi Xàu muốn ra Bãi Giá phải đi thêm một chặng đường lồi lõm rất xấu
khỏang 6km nữa mới tới nơi. Thầy Thanh đã sắp đặt với thằng em chú bác
của vợ khi gần tới điểm hẹn sẽ giao chiếc xe cho thằng em mang về. Còn
gia đình thầy thì có người trong nhóm tổ chức đưa tới nhà ông chủ tàu
chờ đêm xuống mới dẫn ra bãi.
Mười ba khá sáng trăng đêm
Công an đâu nghĩ có màn vượt biên
Đêm ấy có đám diễn viên
Công an mê mẩn bỏ phiên canh phòng
Công an đâu nghĩ có màn vượt biên
Đêm ấy có đám diễn viên
Công an mê mẩn bỏ phiên canh phòng
Thời may đêm đó có một đám văn công về chợ quận hát hò trình diễn nên
đám công an biên phòng mải mê vui chơi, lơ là việc canh gác rất thuận
lợi cho việc băng đồng lội ruộng dẫn đường ra bãi hẹn. Thầy Thanh tay
dắt vợ, lưng cõng đứa con, thằng em chạy lúp xúp theo sau. Cô Thanh từ
nhỏ tới lớn chưa từng biết thò chân xuống ruộng nên đi rất khó khăn,
trợt lên trợt xuống một hồi rồi mất dép luôn, phải chạy chân không, vừa
nhờm gớm, vừa bị gai đâm, miểng chai xóc nhức nhối vô cùng mà cũng không
thể dừng lại, ráng cà nhắc nhắm mắt chạy bừa theo cho kịp với những
người trước, hơn một giờ sau mới ra tới bãi.
Đợi khi con nước hết ròng
Cho tàu vào bãi tài công rước người
Lương khô, nước uống, xăng dầu
Lôi từ bụi rậm chuyền vào khoang ghe
Thế rồi tách bến lui ghe
Nhổ neo xả máy hướng về biển đông
Từ đây thành kẻ lưu vong
Quê hương mờ khuất dần trong mắt nhìn.
Cho tàu vào bãi tài công rước người
Lương khô, nước uống, xăng dầu
Lôi từ bụi rậm chuyền vào khoang ghe
Thế rồi tách bến lui ghe
Nhổ neo xả máy hướng về biển đông
Từ đây thành kẻ lưu vong
Quê hương mờ khuất dần trong mắt nhìn.
Đám người vượt biên khỏang vài chục người (không biết chính xác là bao
nhiêu và cũng không ai biết ai, vì khách đi chỉ biết người trung gian mà
thôi) khi ra tới bãi thì nhằm lúc con nước đang ròng, tàu không thể cặp
vào rước người được cho nên cả đám phải ẩn mình vào trong các lùm cây
bụi rậm (nơi mà người tổ chức đã dấu xăng dầu và nước uống từ mấy ngày
trước) chờ nước lớn. Khỏang hai giờ sau thì nước mới dâng cao, lập tức
anh tài công nổ máy chạy sát vào bờ. Mỗi người một tay phụ nhau chuyền
những thùng dầu, nước và lương khô vào khoang tàu, tiếp theo là phụ nữ
và em bé rồi cuối cùng là bọn đàn ông thanh niên. Xong xuôi anh tài
công lui ghe rời bến xả hết tốc lực nhắm hướng đông trực chỉ. Cuộc hải
trình chỉ mới bắt đầu, chưa biết hung kiết thế nào nhưng mọi người trên
tàu đã vội vui mừng nói cười ầm ĩ khiến một người trong đám phải la lên
“Trời ơi!, đi vượt biên mà làm như đi du lịch vậy, đừng có mừng sớm cha
nội, đợi ra tới hải phận quốc tế cho chắc ăn rồi hãy mừng”. Nhưng người
nào cũng hừng chí phấn khởi, húyt gió um sùm. Hạ sĩ Trần Quý reo lên
“Huy hòang rồi, huy hòang rồi anh em ơi! Thầy Thanh cất tiếng hát vang
bài Ra khơi:
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra khơi
Anh em ơi! xin chớ đừng dừng tay bơi
Một ngày nào ra khơi
Một ngày nào anh em còn đang xông lướt bên trời
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra xa
Anh em ơi! sông núi kìa kìa bao la
Một ngày nào ra đi
Đừng buồn vì phân ly đòan ta xa vắng quê nhà…
Anh em ơi! xin chớ đừng dừng tay bơi
Một ngày nào ra khơi
Một ngày nào anh em còn đang xông lướt bên trời
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra xa
Anh em ơi! sông núi kìa kìa bao la
Một ngày nào ra đi
Đừng buồn vì phân ly đòan ta xa vắng quê nhà…
Mấy anh em còn phụ họa theo “Khoan khoan hò khoan” nữa chớ. Thiệt đúng
là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Tàu chạy được một hồi lâu êm thắm,
không thấy tàu công an nào rượt theo, mọi người càng yên chí. Các chị
em phụ nữ không có phận sự gì thì dựa vào nhau nhắm mắt thiêm thiếp. Còn
đàn ông trai tráng thay phiên nhau tốp thì ngủ, tốp thì thức nói chuyện
tào lao cổ võ tinh thần anh tài công chánh cho anh ta tỉnh ngủ trong
lúc anh tài công phụ đi kiếm chỗ nghỉ lưng nhắm mắt một hồi. Đến nửa
đêm, chị Cẩm, vợ anh tài công chánh (đang mang thai bốn năm tháng gì đó)
bỗng thức giấc bò dậy nói với chồng chị là chị vừa nằm mơ thấy một bà
mặc tòan trắng hiện ra báo cho biết là trong tàu mình đi có hai mươi
chín người, tính luôn hai đứa nhỏ. Bà bảo hãy đốt nhang cầu nguyện thì
bà sẽ phù hộ cho đi tới bờ bình an. Chị lại nói rằng đêm qua lúc còn ở
nhà, chị cũng đã chiêm bao y chang như vậy nhưng chưa có dịp kể với ai.
Hạ sĩ Trần Quý nghe thế vội chui xuống khoang tàu đếm đầu người rồi trở
lên báo cáo với thầy Thanh là đúng thật hai mươi bảy người lớn và hai
đứa con nít, một là con của anh ta và một đứa là con gái thầy Thanh.
Thầy vội nói với chị Cẩm đem nhang đèn ra đốt và khấn vái, cầu xin bà áo
trắng cho được thuận buồm xuôi gió tới bờ.
Lâm râm khấn nguyện cầu xin
Ơn trên ban phúc an bình đến nơi
Lênh đênh giữa chốn biển khơi
Mênh mông trời nước biết nơi đâu bờ
Cầu xin sóng lặng như tờ
Thuận buồm xuôi gió đến bờ tự do
Cầu xin sẽ được ban cho
Giữa khuya linh ứng trong mơ gặp bà
Uy linh áo trắng ngọc ngà
Bà truyền bảo đốt cho bà nén hương
Bà sẽ phù hộ trên đường
Bình an cho kẻ hiền lương tới bờ
Tàu này hai đứa trẻ thơ
Vị chi tất cả hai mươi chín người
Không tin cứ đếm thử coi
Quả thật hai mươi chín người đúng bon
Vội vàng thắp nén nhang thơm
Hương trầm khói tỏa kính dâng lên bà
Bất cứ một ai, khi trong lòng đã có một niềm tin mãnh liệt ở đấng thiêng
liêng thì hình như người ta không còn cảm thấy sợ hãi một điều gì nữa
cả. Mặc dù đang lênh đênh giữa biển cả thăm thẳm bao la không thấy đâu
là phương hướng bến bờ nhưng mọi người đều tin chắc rằng mình sẽ được bà
áo trắng độ trì vượt qua mọi tai biến trên bước đường tị nạn. Luôn ba
ngày liên tiếp, trời quang mây tạnh, nước xanh biêng biếc, sóng lặng gió
êm, cá dolphin lội dọc theo hai bên thành tàu như hai đòan quân hộ vệ.
Cô Thanh có cảm tưởng như đang ngồi trên du thuyền, thỉnh thỏang thọc
tay xuống biển nghịch nước và nhúng cái khăn lau mặt cho con. Trưa ngày
thứ ba thì đòan người vượt biển gặp giàn khoan dầu của Mã Lai. Anh tài
công bỏ neo dừng lại, thầy Thanh đứng ở đầu tàu ngước lên kêu gọi cầu
cứu, xin tiếp tế nước, lương thực và hỏi thăm đường tới Mã Lai còn bao
xa nữa. Những người trên giàn khoan nhìn xuống chiếc tàu bé xíu trông
giống như đồ chơi trẻ con đều lắc đầu thương hại cho những kẻ khốn cùng
điếc không sợ súng, dù biết thập tử nhứt sanh nhưng vẫn cứ liều mạng đi
tìm cái sống trong cái chết. Họ cho biết muốn đi Mã Lai thì đi về hướng
bên phải khỏang một ngày một đêm nữa sẽ tới. Rồi họ thả xuống cho một
mớ bánh ngọt, nước uống, sữa tươi và một ít trái cây cho đám thuyền nhân
đủ cầm cự trong hai ngày. Con tàu bé nhỏ mong manh lại tiếp tục cuộc
hải trình tiến về hướng Mã Lai với niềm phấn khởi hy vọng chứa chan.
Đến khỏang hai giờ chiều, bỗng đâu trời chuyển màu âm u, mây đen từ đâu
kéo tới che kín mặt trời làm đen ngòm cả một vùng biển mênh mông. Mưa
lác đác rồi giông gió nổi lên cuốn theo từng cơn sóng dữ. Lúc đầu sóng
còn nhấp nhô như đùa giỡn với con tàu, dần dần bỗng nổi cơn thịnh nộ
dâng cao, ngọn sóng bạc đầu chụp phủ lấy con tàu khiến nó quay mòng mòng
trồi lên hụp xuống nhừ tử mấy lần súyt chìm. Tử thần như lảng vảng đâu
đây. Anh tài công rán chịu trận, cầm cự tay lái thật chặt trong lúc mọi
người lâm râm khấn nguyện với bà áo trắng, cầu xin bà che chở, xua tan
đi bao hung hiểm trùng trùng. Trong phút giây thập tử nhứt sinh đó, cô
Thanh chợt nghiệm ra rằng sinh mạng con người là do trời ban, thôi thì
cứ giao phó xác hồn cho trời đất. Trời thương thì nhờ, không thương thì
chịu. Con người không thể nào cãi được phần số một khi trời đã muốn lấy
lại. Do đó cô không cảm thấy lo sợ bao nhiêu, dẫu sao khi quyết định ra
đi thì ai cũng đã nghĩ đến trường hợp xấu nhứt và chấp nhận chết là
cùng.
Gần hai tiếng đồng hồ sau, bão tố bắt đầu lắng dịu, con tàu mới lấy lại
được thăng bằng tiếp tục chẻ sóng. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm thầm tạ
ơn bà áo trắng linh thiêng. Đến lúc này mọi người mới cảm thấy đói cồn
cào, giục nhau vét gạo nấu cơm chia nhau mỗi người một miếng lót dạ. Đêm
ấy trời lại trong, vầng trăng an bình mười sáu tỏa sáng vằng vặc cho
đại dương bao la một vẻ đẹp huyền ảo thần kỳ. Sáng hôm sau, đúng như câu
“sau cơn mưa trời lại sáng” khi mặt trời lên cao khỏi mặt nước biển,
đòan người tị nạn đã thấy bóng đất liền xa xa. Anh tài công cho mũi tàu
tiến về hướng đó và khỏang nửa giờ sau thì tới một trại lính.
Trên bờ, hai chú lính thấy tàu lạ xuất hiện liền xua tay ra dấu đuổi đi
và lăm le họng súng như đe dọa. Nhưng hạ sĩ Trần Quý và thầy Thanh đã
lội đến sát bờ lên tiếng cho họ biết mình là thuyền nhân tị nạn, cần họ
giúp đỡ. Lúc đầu họ nạt nộ, quyết liệt đuổi xô nhưng một lát sau, một
ông tướng tá oai vệ có vẻ là người lãnh đạo nghe ồn ào giằng co bên
ngòai đã bước ra dàn xếp. Ông ta tự giới thiệu là thiếu tá Yap, chỉ huy
trưởng của đòan thủy quân lục chiến địa phận Kemaman này. Thầy Thanh
trình bày hòan cảnh chung của anh em trong tàu và xin ông hướng dẫn gặp
Cao ủy phụ trách vấn đề tị nạn. Thầy nói:
- Nếu chúng tôi không mất nước thì giờ này chúng tôi cũng như ông, an
nhiên tự tại trên quê hương mình chớ đâu cần phải nổi trôi phiêu bạt,
liều chết đi tìm tự do ở xứ người. Đất nước ông đã may mắn không bị
chiến tranh thì xin ông rộng lòng chia sớt cái may mắn đó bằng cách cứu
vớt những kẻ bất hạnh lỡ đường như chúng tôi. Đường dài trăm dặm, chúng
tôi đã tận sức đi được chín mươi, mười dặm còn lại là tùy thuộc vào lòng
tốt của ông. Xin hãy đưa giúp chúng tôi đi nốt chặng đường còn lại.
Ông thiếu tá suy nghĩ một chút rồi nói rằng:
- Từ bao tháng qua, đã có rất nhiều con tàu tị nạn trôi giạt vào đây
nhưng lần nào tôi cũng buộc lòng cho lính kéo ra theo lệnh chính phủ,
nếu không đi thì chúng tôi sẽ bắn, nhưng hôm nay không biết sao tôi lại
thấy mình bị lay chuyển, thuyết phục, hình như có một sự vô hình nào đó
thúc giục tôi phải tiếp nhận các anh. Thôi được, anh hãy gọi hết đồng
bào của anh lên bờ nghỉ ngơi, tôi sẽ liên lạc với Hội Hồng Nguyệt Mã Lai
(Red Crescent Society) đến đây giải quyết trường hợp của các anh.
Ông thiếu tá bảo lính đem mấy thùng mì gói và nước ra cho mọi người ăn
trưa. Sau đó, ông về phòng làm việc gọi máy cho Hội Hồng Nguyệt. Sau bốn
ngày ngồi bó gối dưới khoang tàu, hôm nay được thỏai mái đi đi lại lại
trên bờ và ăn uống khoan thai, mọi người đều cảm thấy khỏe khoắn nhẹ
nhàng từ thể xác đến tinh thần. Dù chưa biết bước kế tiếp sẽ như thế nào
nhưng trước mắt là họ đã hòan tòan thóat khỏi xích xiềng cộng sản, hòan
tòan cầm chắc sự tự do mà họ đã đổi lấy mạng sống đi tìm. Đến xế chiều,
bên ngòai trại lính có một chiếc xe bus dài và to với huy hiệu Trăng
lưỡi liềm đỏ đỗ lại. Ông thiếu tá cho gọi đòan người tị nạn ra bàn giao
họ cho nhân viên của hội và chúc họ may mắn trên đường định cư. Thầy
Thanh thay mặt mọi người chấp tay cám ơn thiếu tá Yap nói rằng:
- Ơn đức của ông chúng tôi xin ghi nhớ mãi. Tiền rừng bạc biển ai rồi
cũng sẽ hết, chỉ có thi ân bố đức, giúp người họan nạn mới là phương
cách đầu tư, tích phước trường tồn. Nguyện xin ơn trên ban phúc lành cho
gia đình ông.
Khi lên xe bus, nhân viên của hội cho biết là bọn họ sẽ được đưa đến
trại chuyển tiếp Marran ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau sẽ xuống tàu qua
đảo tị nạn Pulau Bidong, ở đó trong thời gian chờ Cao Ủy cứu xét cho đi
định cư ở đệ tam quốc gia. Như vậy là mục đích của họ đến giai đọan này
coi như đã thành công được hai phần ba. Những ngày sắp tới sẽ là những
ngày “dưỡng quân” trước khi được chính thức định cư để làm lại cuộc
đời.
Bà là Đức Mẹ Maria
Quan Âm Bồ Tát hay bà là ai?
Ơn thiêng liêng ấy muôn đời
Bà tiên áo trắng rạng ngời trong tim
Quan Âm Bồ Tát hay bà là ai?
Ơn thiêng liêng ấy muôn đời
Bà tiên áo trắng rạng ngời trong tim
Chuyến vượt biển của gia đình thầy Thanh quả là một chuyến đi suông sẻ
an lành hiếm thấy từ lúc khởi đầu cho đến khi tới bến. Không bị đói
khát, không bị chết máy bể tàu, không bị cướp biển, sóng gió cấp tám
cũng lặng lẽ rút lui sau một hồi hòanh hành đe dọa. Không biết đó có
phải là nhờ vào đức tin tuyệt đối ở đấng thiêng liêng hay không. Nhưng
nếu nói nhờ vào đức tin thì những thuyền nhân khác cũng có thừa đức tin
như vậy. Vậy thì tại sao có biết bao vạn người đã bỏ mình chết oan trên
biển cả, nuốt hận ngàn thu? Hay là phước ai người nấy hưởng? Vấn đề
thiêng liêng thì có lẽ chỉ có đấng thiêng liêng mới giải thích được mà
thôi. Còn đối với người phàm như chúng ta thì chỉ biết cầu nguyện và…
xin vâng.
© Người Phương Nam© Đàn Chim Việt
Ai chịu trách nhiệm việc NXB CTQG nối giáo Bành Trướng?
Quanlambao - Theo Wiki – “Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật là đơn vị sự nghiệp trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, có chức năng là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hoạt động theo Luật xuất bản.”
Hợp tác xuất bản Việt Nam – Trung Quốc 10:51 | 27/10/2012
(ĐCSVN) – Sáng 26/10, tại Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Việt Nam và NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc đã ký biên bản làm việc nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu NXB Nhân dân Thượng Hải tại Việt Nam. Nội dung biên bản ký kết nêu rõ hai bên sẽ tăng cường trao đổi, hợp tác về tổ chức, quản lý, biên tập bản thảo, trao đổi bản quyền…
Lễ ký biên bản làm việc giữa 2 nhà xuất bản ( Ảnh HN )
NXB Chính trị Quốc gia Việt Nam và NXB Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc đã có buổi trao đổi, làm việc và có những đánh giá tốt đẹp về quá trình hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai NXB trong thời gian qua, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung. Hai bên tiếp tục trao đổi về tình hình xuất bản; kinh nghiệm tổ chức đề tài bản thảo, khai thác bản quyền, công tác biên tập, phát hành sách, đặc biệt là kinh nghiệm về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động, về xây dựng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản, về công tác quản lý, điều hành nhà xuất bản phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của mỗi nước. Hai NXB đã thỏa thuận một số nội dung và đi đến thống nhất bằng biên bản làm việc.
Trong thời gian tới, hai NXB sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị thông qua các chương trình hợp tác thiết thực, cụ thể. Hai bên sẽ tiếp tục cung cấp thông tin danh mục sách về tổng kết gần 30 năm đổi mới ở Việt Nam; tổng kết 30 năm cải cách, mở cửa của Trung Quốc; vấn đề xây dựng Đảng, Nhà nước; vấn đề “tam nông” … hai NXB sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc lựa chọn đề tài, khai thác bản quyền, tổ chức biên tập, biên dịch, xuất bản sách in truyền thống và xuất bản điện tử phù hợp với yêu cầu của mỗi bên; duy trì thường xuyên việc chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi đoàn hàng năm.
Những hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực sẽ góp phần quan trọng giúp hai NXB thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất – kinh doanh, góp phần giới thiệu cho độc giả hai nước về đất nước, con người và quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt – Trung đã dày công vun đắp./.
( http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10005&cn_id=551359 )
2,7 TỈ USD CỦA GIA ĐÌNH THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Cái lầy ngộ không piết à nhen, lực lượng thù địch lói xấu lãnh đạo đảng CS, các nị chớ có “tinh nhé”, pu hảo pu hảo !
(Hình và chú thích : Nguoilotgach)
Tâm sự Y Giáo
Mình mới đi công tác về, mở mạng thấy một cái tin mình cho là động
trời: gia đình Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo sở hữu khối tài sản tỉ
giá 2,7 triệu dollas, đứng tên toàn là vợ con, anh chị em, họ hàng…
Các trang báo điện tử hàng đầu thế giới như CNN, BBC,
AFP, Telegraph, Daily Mail, Guardian, Paris24,…đều cho đăng những bình
luận hoặc đăng lại bài của New York Times, nói về việc gia đình Thủ
tướng Ôn gia Bảo của chế độ cộng sản Trung Quốc có tài sản cỡ 2,7 tỉ
USD.
Ngoài ra, số tờ báo trên thế giới nói về chuyện này trong 2 ngày qua là… chưa đếm được, nếu không muốn nói là … vô số.
Tuy nhiên, một vài quốc gia dè dặt với câu chuyện 2,7 tỉ USD của
gia đình Ôn gia Bào, không dám cho đăng lại thông tin từ NYT. Tiếc thay,
trong số các quốc gia đó lại có Việt Nam.
Lẽ ra, các phương tiện truyền thông của nhà nước cần tranh thủ cơ
hội hiếm hoi này, phổ biến tới toàn thể người dân Việt Nam kinh nghiệm
và bí quyết làm giàu của Ôn Gia Bảo, để mỗi người dân học tập và làm
theo Ôn Gia Bào, phấn đấu mỗi gia đình Việt Nam trở thành một “pháo đài
kinh tế” theo phương châm bất hủ “dân có giàu thì nước mới mạnh”, thì
buồn thay, các cơ quan báo đài nhà ta đều im thin thít, tịnh không có
lấy một dòng ca ngợi tài “làm ăn” của Thủ tướng Trung Quốc. Quả là bỏ
phí cơ hội ngàn năm có một không hai! Lạ lùng quá!
Mà không lạ lùng sao được, khi báo đài VN đồng lòng im lặng, không
đăng tin gia đình ông Thủ tướng Trung Quốc sở hữu cả một khối tài sản
gần bằng 3/4 số tiền thất thoát lỗ lã của tập đoàn Vinashin của Việt
Nam. Có lẽ đây là một thông tin “nhạy cảm” nên đã có lệnh không được
bàn về chuyện này.
Hay là báo chí nhà nước sợ rằng câu chuyện 2,7 tỉ USD của Ôn Gia
Bảo cũng sẽ ảnh hưởng tới “đại cục” quan hệ Việt Nam – Trung Quốc?
Ngành xây dựng ‘đắp chiếu’ theo… bất động sản
Vietnamnet
Bước vào năm 2012, khi bất động sản tiếp tục ảm đạm thì ngành xây dựng cũng “đắp chiếu” ngủ đông.Nhiều công trình xây dựng mới không làm lễ khởi công, chỉ có những dự án đang thi công dở dang hoặc công trình nhỏ mới được thực hiện. Các công trình xây dựng chờ..vốn khiến các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng phải… khóc ròng!
Xây dựng và VLXD cùng… “chìm” theo BĐS !
Giám đốc Công ty xây dựng T.H (Thủ Đức) chia sẻ, năm 2011, sau khi quyết toát thu chi các công trình đã hoàn thành, công ty bị lỗ gần 700 triệu đồng. Nguyên nhân là do thời điểm đấu thầu công trình, giá vật liệu xây dựng (VLXD) chưa tăng, nhưng tới khi khởi công xây dựng thì cả giá vật liệu lẫn giá nhân công đồng loạt tăng, kéo theo mọi chi phí khác tăng thêm. Ngoài ra, do việc nhận thi công 2 trường học, mỗi trường có tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng (thuộc công trình phân bổ theo ngân sách nhà nước) nhưng sau gần hai năm thi công vẫn chưa được giải ngân vốn.
Bà Trần Thị Hà, Phó giám đốc Công ty TNHH Thiên Phát Đạt (đường Trương Vĩnh Ký, quận Tân Phú), chuyên kinh doanh VLXD cao cấp cho biết, hiện tại mãi lực kinh doanh VLXD các loại đã giảm 20% so với cùng thời điểm năm ngoái. Các đầu mối tiêu thụ VLXD đang tạm ngưng do không có công trình mới, chỉ có các công trình đang làm dở hoặc nhỏ thì mới mua hàng. Theo bà Hà, các công ty nhập khẩu VLXD đang thực hiện khuyến mại hấp dẫn cho các công ty bán lẻ nhưng vẫn không tiêu thụ được. “Theo thông báo của các chủ thầu, các công trình xây dựng quy mô sắp tới sẽ còn đắp chiếu, như vậy khó khăn của ngành kinh doanh vật liệu sẽ còn tiếp diễn và chưa có lối ra”- bà Hà nói.
Nhận xét của các chủ kinh doanh VLXD như bà Hà hoàn toàn có cơ sở. Đơn cử chỉ nhìn vào ngành thép đã thấy sự “ế ẩm” đến cỡ nào. Hiện các DN thép phải giảm công suất duy trì hoạt động đang diễn ra rất phổ biến, trong đó Công ty Thép Việt đã phải cắt giảm 50% công suất, Công ty Thép Vạn Lợi, đã tuyên bố ngừng sản xuất, Công ty CP Thép Đình Vũ thì đã liên tục lỗ trong những năm qua, còn Công ty CP Thép Cửu Long Vinashin cũng đang “đắp chiếu” và tìm người mua lại DN của mình. Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30-40% công suất mà vẫn có hàng tồn kho.
Thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, lượng thép tiêu thụ trong tháng 2/2012 chỉ đạt 360 nghìn tấn, thấp hơn so với mức bình quân 400 – 420 nghìn tấn/tháng trước đây. Hiện nay, lượng thép tồn kho của ngành thép khoảng 350 nghìn tấn, chưa kể 560 nghìn tấn phôi thép chuẩn bị sản xuất cho tháng tới. Theo VSA, sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012 do các dự án BĐS, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong tình trạng “đóng băng”.
Chủ động tìm hướng ra
Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty thép Việt (Pomina) nhận định, năm 2012, lượng thép tiêu thụ cả nước sẽ giảm 5-7% do thị trường thép ở miền Nam còn rất khó khăn, nhiều khu chung cư bỏ hoang vì xây xong không bán được. Do vậy, hai tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ thép của Pomina cũng sụt giảm 10%. Thời gian tới, nếu Ngân hàng nhà nước không có chính sách nới lỏng tín dụng thì thị trường sẽ còn tiếp tục giảm sút. Để duy trì doanh thu, năm nay, thép Việt sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thép, tăng khoảng 20% so với năm 2011 (năm ngoái công ty xuất khoảng 700 ngàn tấn thép) và theo sát diễn biến thị trường để kịp thời điều chỉnh hoạt động.
Về phía Công ty xây dựng T.H, để tránh tình trạng lỗ kéo dài công ty đã ngưng thi công 2 công trình nhà nước và chấp nhận lỗ tiền cọc đấu thầu. Hiện tại, công ty chỉ nhận làm các công trình xây dựng có vốn đầu tư nhỏ hoặc xây các công trình của tư nhân. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng của người dân giảm mạnh, số công trình đảm nhận của công ty trong 2 tháng đầu năm không nhiều.
Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Khương Mai (Q.10, TP.HCM) cho biết, hai tháng đầu năm 2012 sản lượng tiêu thụ VLXD của Khương Mai giảm 50% so với cùng kỳ và đạt khoảng 1.000 tấn thép các loại. Thông thường ở thời điểm này, sản lượng tiêu thụ VLXD rất khả quan nhưng năm nay dù đã gần hết quý I/2012, mà thị trường vẫn chưa phục hồi. Để thoát khỏi tình trạng bế tắc trên, công ty đang khảo sát một số thị trường tại Campuchia, Lào, Malaysia… để xuất khẩu VLXD, đồng thời xem xét tới việc kinh doanh thêm một số mặt hàng nông sản khác.
(Theo Báo Công Thương)
BĐS xin trợ cấp còn tham giá cao
Vietnamnet
Trong khi các chuyên gia kinh tế cho rằng giá bất động sản (BĐS) cần phải giảm hơn nữa thì giới doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này lại vẫn muốn neo giá để kiếm lời đậm, với lý do giá đã kịch sàn. Đây thật là nghịch cảnh vì cũng chính các DN đang ra sức kêu ca xin hỗ trợ từ Nhà nước để thoát khỏi phá sản.
10 triệu đã có lãi?
Ngay sau khi chủ đầu tư dự án Đại Thanh công bố mở bán với giá chỉ 10
triệu/m2, lập tức, thị trường bất động sản Hà Nội dấy lên 2 luồng quan
điểm khác nhau. Chủ dự án này cho rằng, mức giá 10 triệu/m2 thì họ vẫn
có lãi. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại cho rằng, việc chủ đầu tư đưa
ra mức giá trên khác nào “phá giá” thị trường, nhiều doanh nghiệp đã
chịu lỗ vì giá giảm sâu thì nay phải cân nhắc để tiếp tục giảm giá bán
hơn nữa.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Đầu tư dầu khí toàn cầu, gay gắt: “Bản thân tôi làm trong nghề xây dựng đã 40 năm, nhưng hiện nay 1m2 xây dựng ở mức độ trên trung bình chứ chưa dám nói chất lượng cao phải có giá từ 8-8,5 triệu/m2. Hệ số sử dụng chỉ có 80% cộng với các phụ liệu khác thành ra giá thành xây dựng là 10 triệu/m2. Như vậy, cộng với giá đất khoảng 20-25%, chưa kể các chi phí khác mà chúng ta quen gọi là chi phí “bôi trơn” thì giá thành đã phải lên tới 13-14 triệu/m2”.
Theo ông Hiệp, với mức giá 13-14 triệu/m2 vẫn chưa có lãi, trong khi có dự án chủ đầu tư công bố giá bán chỉ 10 triệu đồng/m2 thì quả thật cũng không hiểu vì sao họ lại bán được với mức giá đó, thậm chí còn có lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là dự án đầu tiên bán giá 10 triệu/m2. Trước đó, tại TP.HCM, chủ đầu tư căn hộ Hoàng Anh Gold House cũng đã có tuyên bố gây sốc trên thị trường bất động sản khi công bố bán mức giá 10 triệu đồng/m2. Không chỉ có Hoàng Anh Gold House mà dự án Căn hộ An Tiến tại TP.HCM cũng mở bán với mức giá như trên. Điều đó chứng tỏ việc doanh nghiệp giảm giá là có thật. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, mức giá trên mà các chủ đầu tư đưa ra đã làm “phá” giá thị trường căn hộ hiện nay, nhất là ở Hà Nội.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, đã có DN bán được với giá 10 triệu/m2 nghĩa là việc giảm giá bất động sản là có thể. “Tôi cho rằng chúng ta có thể tạo ra được cái giá 10 triệu chứ không phải là không có”, ông Võ khẳng định.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, DN nào cũng vậy, đã làm kinh doanh thì họ đều biết rằng mỗi một chiến lược kinh doanh đều ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đó, trong đó quan trọng nhất là lợi nhuận. Họ cũng đã giải một bài toán kinh doanh, nếu thực sự có lãi thì họ mới làm.
Khi thị trường BĐS gặp khó khăn về vốn, đối mặt với hàng tồn kho tăng cao, nhiều nhà đầu tư muốn đẩy hàng tồn kho để thoát nợ. Mặc dù doanh nghiệp BĐS đã có động thái giảm giá sản phẩm nhưng nhiều ý kiến cho rằng mức giá này hiện nay vẫn còn quá cao.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Đầu tư dầu khí toàn cầu, gay gắt: “Bản thân tôi làm trong nghề xây dựng đã 40 năm, nhưng hiện nay 1m2 xây dựng ở mức độ trên trung bình chứ chưa dám nói chất lượng cao phải có giá từ 8-8,5 triệu/m2. Hệ số sử dụng chỉ có 80% cộng với các phụ liệu khác thành ra giá thành xây dựng là 10 triệu/m2. Như vậy, cộng với giá đất khoảng 20-25%, chưa kể các chi phí khác mà chúng ta quen gọi là chi phí “bôi trơn” thì giá thành đã phải lên tới 13-14 triệu/m2”.
Theo ông Hiệp, với mức giá 13-14 triệu/m2 vẫn chưa có lãi, trong khi có dự án chủ đầu tư công bố giá bán chỉ 10 triệu đồng/m2 thì quả thật cũng không hiểu vì sao họ lại bán được với mức giá đó, thậm chí còn có lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là dự án đầu tiên bán giá 10 triệu/m2. Trước đó, tại TP.HCM, chủ đầu tư căn hộ Hoàng Anh Gold House cũng đã có tuyên bố gây sốc trên thị trường bất động sản khi công bố bán mức giá 10 triệu đồng/m2. Không chỉ có Hoàng Anh Gold House mà dự án Căn hộ An Tiến tại TP.HCM cũng mở bán với mức giá như trên. Điều đó chứng tỏ việc doanh nghiệp giảm giá là có thật. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, mức giá trên mà các chủ đầu tư đưa ra đã làm “phá” giá thị trường căn hộ hiện nay, nhất là ở Hà Nội.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, đã có DN bán được với giá 10 triệu/m2 nghĩa là việc giảm giá bất động sản là có thể. “Tôi cho rằng chúng ta có thể tạo ra được cái giá 10 triệu chứ không phải là không có”, ông Võ khẳng định.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, DN nào cũng vậy, đã làm kinh doanh thì họ đều biết rằng mỗi một chiến lược kinh doanh đều ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đó, trong đó quan trọng nhất là lợi nhuận. Họ cũng đã giải một bài toán kinh doanh, nếu thực sự có lãi thì họ mới làm.
Khi thị trường BĐS gặp khó khăn về vốn, đối mặt với hàng tồn kho tăng cao, nhiều nhà đầu tư muốn đẩy hàng tồn kho để thoát nợ. Mặc dù doanh nghiệp BĐS đã có động thái giảm giá sản phẩm nhưng nhiều ý kiến cho rằng mức giá này hiện nay vẫn còn quá cao.
Lý giải vấn đề này, ông Võ cho rằng, nhà đầu tư BĐS hiện đang “ôm” 1 đống hàng tồn kho, mà cái đồng hàng tồn kho đó trước đây các nhà đầu tư đã phải chịu phí huy động vốn quá cao, cộng với giá vật liệu, nhân công vào thời điểm đó cũng ở mức cao, công nghệ xây dựng quá đắt… khiến cho giá thành xây dựng căn hộ bị đội lên cao.
Nhà đất còn giảm giá nữa
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn BĐS Navigat, cho rằng, việc giảm giá BĐS là hoàn toàn có thể bởi vẫn còn vùng đất để cho BĐS có thể giảm xuống được nữa. Tuy nhiên, theo ông Quang, để giảm giá BĐS xuống nữa thì doanh nghiệp BĐS chỉ là một nhân tố trong đó thôi.
Quan trọng nhất là các cơ quan chức năng phải xem lại chính sách về điều hành kinh tế vĩ mô của mình trong đó có chính sách về quyền sử dụng đất, giá đất cũng như việc đền bù giải phóng mặt bằng, những chính sách về tài chính ngân hàng như lãi suất, đặc biệt là những chính sách ưu đãi hiện đang nói đến đó là nhà thu nhập thấp, cần phải tạo ra những nhóm cơ chế ưu đãi cho đối tượng này.
Còn theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó TGĐ của Tập đoàn Bất động sản Thế kỷ (Cen Group), dù DN đưa ra giải pháp nào thì giải pháp cuối cùng đó là sản phẩm phải đến được người tiêu dùng, và trong bối cảnh hiện nay thì một trong những giai pháp đó chính là giảm giá bán.
Có thể nói, đây là giải pháp có thể gây hiệu ứng thị trường lớn nhất nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng sẵn sàng và có thể hợp tác. Thực tế có những dự án giá bán đã giảm trên dưới 30% so với giá đã từng bán trước đây và con số 30% là 1 con số rất khủng khiếp. Bởi theo phân tích của ông Hưng, chỉ cần làm một phép tính trung bình, đó là chủ đầu tư chỉ tính lợi nhuận trên giá bán khoảng 10-15%, nếu giảm giá tới 30% tức là họ đã lỗ rất là nhiều, chúng ta có thể thấy rằng đó là mức cắt lỗ rất sâu rồi.
Chủ đầu tư bao giờ cũng muốn bán mức giá cao nhất còn người mua bao giờ cũng muốn mua với mức giá rẻ nhất. Đối với chủ đầu tư, khi đưa sản phẩm ra thị trường họ kỳ vọng sẽ bán được và sẽ cố gắng bán ra với mức giá cao nhất có thể, đó là quy luật của thị trường và vì vậy, nếu mức giá mà chủ đầu tư đưa ra thị trường vẫn chưa chấp nhận được thì có thể chủ đầu tư sẽ phải đưa ra mức giá giảm sâu hơn nữa, thậm chí giảm dưới cả đáy.
Thiết nghĩ, để thị trường sôi động lên thì rõ ràng doanh nghiệp phải giảm giá BĐS và tăng khả năng mua của người dân. Thị trường chỉ nhộn nhịp khi cả 2 yếu tố này giao thoa được với nhau. Nhiều người cho rằng, việc giảm giá hay không thì các nhà đầu tư phải quyết định. Các nhà đầu tư nên tính toán chịu lỗ chứ không nên đeo một khối nợ nặng nề mãi.
An Dương
Giáo dân Cồn Dầu không còn hy vọng
Gia Minh, biên tập viên RFA -2012-10-28
Những hộ gia đình còn lại tại giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục đối diện biện pháp cưỡng chế trong vô vọng.
Khi truy cập vào trang chủ của Tập đoàn Mặt trời, người xem được giới thiệu về dự án này với nguyên văn như sau: “Dự án được đặt tại ví trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngã ba sông Hàn , sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò với ba mặt giáp sông, hài hòa giữa phong cảnh sông và núi, nằm trong quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng nhằm phát triển mạnh đô thị về phía Nam.”
Diện tích của khu này đuợc nhà đầu tư cho biết rộng 450 héc ta. Và làng Cồn Dầu nằm trong số 440 hec ta phải bị giải tỏa trắng để giao đất cho chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng.
Một người trong số 100 hộ dân còn lại vẫn chưa chịu di dời và đang bị chính quyền địa phương thông báo sẽ cưỡng chế trong những ngày tới cho biết thực tế cuộc sống gia đình như sau:
“Nhà cửa thì đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa. Đất đai thì ví dụ họ đền bù rẻ quá. Đất thực tế thì chưa có, mà có thì bán không được, không đủ để làm nhà. Mà con thì đông, đứa nào cũng lớn đến tuổi có gia đình hết rồi, Khổ vậy đó.”
Trong khi dự án chưa hình thành, nhà đầu tư đã rao bán đất trong khu vực dự án mà Tập đoàn tư nhân Mặt Trời được chính quyền giao 450 hec ta đất tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ để thực hiện dự án khu đô thị sinh thái chưa được nhiều người dân địa phương đồng thuận đó. Cụ thể mạng muabannhadat.com.vn đưa ra giá tham khảo cho đất nền là từ 7 đến 8 triệu đồng một mét vuông.
Tin cho biết riêng tại khu vực Cồn Dầu có chừng 350 hộ gia đình, hơn
hai phần ba phải chấp nhận về khu tái định cư hay trước đó tự động bán
nhà cửa, đất ruộng để đi nơi khác nhằm tránh sự bức bách của chính quyền
địa phương. Cuộc sống của họ không khá hơn so với trước như thuật lại
của người dân hiện còn lại tại Cồn Dầu như sau:
“Hồi xưa có ruộng nương, giờ mất hết ruộng nương ở nhà không chứ làm chi. Ở nhà không đâu có tiền tiêu, khổ rứa chứ… Họ đổ đất chỗ ni, chỗ kia, lổm chổm – loi coi, làm cho ngập nước thêm. Bây giờ có người lên khu mới rồi mà cực khổ quá, họ trở về họ trồng rau… đó chứ.”
“Dồn họ vô chỗ mô gần nhà thờ. Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi ‘lễ’, kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa. Gia đình tôi cũng thế; chính vì thế mà đập đi hết rồi còn một mình gia đình tôi ‘chóc ngóc’ bên này đây.”
Ngoài nhà cửa, ruộng vườn, người dân tại Cồn Dầu còn có khu nghĩa trang chôn cất thân nhân cũng phải bị di dời. Trong vấn đề này, giáo quyền Đà Nẵng đã nhận đất của chính quyền đổi để dời nghĩa trang; thế nhưng người dân vẫn có ý kiến không đồng thuận:
“Nhà thờ để nguyên, nhưng phải dời nghĩa địa đi. Giám mục đứng về phía chính quyền yêu cầu giáo dân dời đi. Nói là của giáo hội nhưng cũng là của giáo dân vì do giáo dân đóng góp xây dựng lên. Bây giờ phải hỏi ý kiến giáo dân, giáo dân không đồng tình.”
Tuy nhiên ước vọng được người dân Cồn Dầu vừa rồi bày tỏ đã một lần
nữa bị chính ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng bác bỏ tại lần
cuộc họp mới nhất với người dân tại Cồn Dầu hồi tháng 8 vừa qua. Người
dân Cồn Dầu thuật lại một số nội dung cuộc gặp mặt mà chính bà này có
tham dự:
“Ông Thanh nói là giải tỏa sẽ khá hơn, bà con đừng lo cực khổ. Ai cực khổ thì đến gặp tôi. Nhưng tôi không biết chắc có ai đến gặp ông Thanh chưa. Còn chuyện ở lại thì ông nói không có vì đất này đã bán rồi…”
Vào chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua, chúng tôi gọi đến số điện thoại của ông bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để hỏi thăm thông tin liên quan vụ việc giải tỏa nhà của người dân tại xứ đạo Cồn Dầu cho dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, thì ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng đã chuyển qua cho chính quyền thực hiện, còn ông đang bận họp nên cúp máy: “Anh là ai? Việc đó đã giao cho bên chính quyền rồi. Tôi đang họp.”
Theo nhận định của những người dân còn bám trụ lại tại Xứ Đạo Cồn Dầu thì chính quyền đang tiếp tục triển khai việc cưỡng chế bằng cách làm từng nhà một như cách thức ‘bẻ gãy từng chiếc đũa’ như mới nhất đối với căn nhà của gia đình ông Hùynh Ngọc Chạy hồi ngày 2 tháng 10 vừa qua. Người dân Cồn Dầu kể lại ngày hôm đó:
“Như hôm cưỡng chế nhà anh Chạy, công an giữ từ ngoài Đò Xu vô tới trong ni, cấm không cho dân tới. Tôi có nói với họ nếu cưỡng chế thì báo cho tôi trước ít ngày để tôi che cái chòi ở rồi giao cho họ muốn làm gì thì làm.”
Những người trong cuộc nhận thấy dù thế nào đi nữa thì cuối cùng sức mạnh của lực lượng cưỡng chế sẽ buộc tất cả phải ra đi.
Những hộ gia đình còn lại tại giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục đối diện biện pháp cưỡng chế trong vô vọng.
Photo courtesy of sungroup.com.vn -Dự án khu đô thị sinh thái bán đảo Hòa Xuân.==>>
Dự án đô thị sinh thái
Làng đạo Cồn Dầu được hình thành cách đây hơn một thế kỷ với những thế hệ giáo dân thuần thành chuyên làm nông nghiệp trở thành một mảnh đất vàng trong dự án phát triển khu đô thị sinh thái của Tập đoàn Mặt Trời, Sun Group.Khi truy cập vào trang chủ của Tập đoàn Mặt trời, người xem được giới thiệu về dự án này với nguyên văn như sau: “Dự án được đặt tại ví trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngã ba sông Hàn , sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò với ba mặt giáp sông, hài hòa giữa phong cảnh sông và núi, nằm trong quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng nhằm phát triển mạnh đô thị về phía Nam.”
Diện tích của khu này đuợc nhà đầu tư cho biết rộng 450 héc ta. Và làng Cồn Dầu nằm trong số 440 hec ta phải bị giải tỏa trắng để giao đất cho chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng.
Nhà cửa thì đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa.Dù sau mấy năm triển khai, nhưng đến nay nhiều người dân tại Cồn Dầu vẫn chưa đồng ý để địa phương kiểm định đất và nhà của họ, Một lý do được người dân đưa ra là giá cả đền bù quá thấp; không thỏa đáng. Nếu họ nhận tiền đền bù để lên khu tái định cư thì số tiền đó không đủ để xây dựng lại nhà cửa. Đó là chưa kể đến việc mất nguồn đất làm nông không biết phải làm gì để sống khi lên tại khu vực tái định cư.
Một giáo dân Cồn Dầu
Một người trong số 100 hộ dân còn lại vẫn chưa chịu di dời và đang bị chính quyền địa phương thông báo sẽ cưỡng chế trong những ngày tới cho biết thực tế cuộc sống gia đình như sau:
“Nhà cửa thì đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa. Đất đai thì ví dụ họ đền bù rẻ quá. Đất thực tế thì chưa có, mà có thì bán không được, không đủ để làm nhà. Mà con thì đông, đứa nào cũng lớn đến tuổi có gia đình hết rồi, Khổ vậy đó.”
Trong khi dự án chưa hình thành, nhà đầu tư đã rao bán đất trong khu vực dự án mà Tập đoàn tư nhân Mặt Trời được chính quyền giao 450 hec ta đất tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ để thực hiện dự án khu đô thị sinh thái chưa được nhiều người dân địa phương đồng thuận đó. Cụ thể mạng muabannhadat.com.vn đưa ra giá tham khảo cho đất nền là từ 7 đến 8 triệu đồng một mét vuông.
Ước vọng dân bị cưỡng chế
Giáo dân xứ Cồn Dầu – Đà Nẵng. Photo courtesy of giaophandanang.org.
“Hồi xưa có ruộng nương, giờ mất hết ruộng nương ở nhà không chứ làm chi. Ở nhà không đâu có tiền tiêu, khổ rứa chứ… Họ đổ đất chỗ ni, chỗ kia, lổm chổm – loi coi, làm cho ngập nước thêm. Bây giờ có người lên khu mới rồi mà cực khổ quá, họ trở về họ trồng rau… đó chứ.”
Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi ‘lễ’, kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa.Còn những người cố gắng bám víu lại căn nhà trong giáo xứ thì ngoài lo lắng không có đủ tiền khi nhận khoản bồi thường do Nhà Nước qui định để lên khu tái định cư làm lại cuộc đời mới; họ chỉ mong muốn được tái định cư quanh ngôi nhà thờ mà mấy đời cha ông họ đã góp công, góp sức gây dựng nên. Người dân còn lại của Cồn Dầu bày tỏ:
Một giáo dân Cồn Dầu
“Dồn họ vô chỗ mô gần nhà thờ. Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi ‘lễ’, kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa. Gia đình tôi cũng thế; chính vì thế mà đập đi hết rồi còn một mình gia đình tôi ‘chóc ngóc’ bên này đây.”
Ngoài nhà cửa, ruộng vườn, người dân tại Cồn Dầu còn có khu nghĩa trang chôn cất thân nhân cũng phải bị di dời. Trong vấn đề này, giáo quyền Đà Nẵng đã nhận đất của chính quyền đổi để dời nghĩa trang; thế nhưng người dân vẫn có ý kiến không đồng thuận:
“Nhà thờ để nguyên, nhưng phải dời nghĩa địa đi. Giám mục đứng về phía chính quyền yêu cầu giáo dân dời đi. Nói là của giáo hội nhưng cũng là của giáo dân vì do giáo dân đóng góp xây dựng lên. Bây giờ phải hỏi ý kiến giáo dân, giáo dân không đồng tình.”
Chính quyền ra tay
Đất bao vây những gia đình còn sót lại ở giáo xứ Cồn Dầu. Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý.
“Ông Thanh nói là giải tỏa sẽ khá hơn, bà con đừng lo cực khổ. Ai cực khổ thì đến gặp tôi. Nhưng tôi không biết chắc có ai đến gặp ông Thanh chưa. Còn chuyện ở lại thì ông nói không có vì đất này đã bán rồi…”
Vào chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua, chúng tôi gọi đến số điện thoại của ông bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để hỏi thăm thông tin liên quan vụ việc giải tỏa nhà của người dân tại xứ đạo Cồn Dầu cho dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, thì ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng đã chuyển qua cho chính quyền thực hiện, còn ông đang bận họp nên cúp máy: “Anh là ai? Việc đó đã giao cho bên chính quyền rồi. Tôi đang họp.”
Theo nhận định của những người dân còn bám trụ lại tại Xứ Đạo Cồn Dầu thì chính quyền đang tiếp tục triển khai việc cưỡng chế bằng cách làm từng nhà một như cách thức ‘bẻ gãy từng chiếc đũa’ như mới nhất đối với căn nhà của gia đình ông Hùynh Ngọc Chạy hồi ngày 2 tháng 10 vừa qua. Người dân Cồn Dầu kể lại ngày hôm đó:
“Như hôm cưỡng chế nhà anh Chạy, công an giữ từ ngoài Đò Xu vô tới trong ni, cấm không cho dân tới. Tôi có nói với họ nếu cưỡng chế thì báo cho tôi trước ít ngày để tôi che cái chòi ở rồi giao cho họ muốn làm gì thì làm.”
Những người trong cuộc nhận thấy dù thế nào đi nữa thì cuối cùng sức mạnh của lực lượng cưỡng chế sẽ buộc tất cả phải ra đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét