Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật

NLG: Sau khi đăng trên "Tuần Việt Nam" Vietnamnet ngày 25.10.2012, tòa soạn đổi tên bài và là: Đằng sau bi kịch chốn quan trường. Trong đó bỏ một đoạn nói về Trung Quốc [???] có đánh dấu màu vàng, lại là đoạn cần có trong bài này]

Kỷ niệm 570 năm ngày người trí thức số một của dân tộc chịu cảnh tru di là một dịp để làm sống động lại một bi kịch lịch sử. Thế nhưng, lịch sử thì thiếu gì bi kịch, hà cớ gì lại nhắc đến bi kịch Nguyễn Trãi vào lúc này? Phải chăng vì chưa lúc nào tư tưởng và nhân cách của Nguyễn Trãi lại có ý nghĩa thời sự và cập nhật với thế cuộc như hôm nay.

Lý do thì nhiều, song có lẽ bức xúc và sống động nhất lại là vấn đề nhân cách và thân phận người được mệnh danh là trí thức đang được kiểm nghiệm gay gắt trong bối cảnh khi mà "một bộ phận không nhỏ" những người tự khoác cho mình cái danh xưng người "tiền phong" lại đang thoái hóa biến chất gây tai tiếng nghiêm trọng mà "trăm đôi mắt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều chỉ vào [Phạm Văn Đồng].

Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với an dân, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp của ông: "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu". Cho nên ông đòi hỏi "phép nước phải thuận lòng dân, không lấy điều muốn của một người mà cưỡng ép nghìn muôn người phải theo". Là một kẻ sĩ đích thực, ông "coi công việc của quốc gia làm công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ", cho dù " Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, Cho hay đường lợi cực quanh co" vẫn cứ dấn thân để thực thi sứ mệnh của người trí thức: "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng".*

Xem ra, cái họa mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu đã nằm ngay trong lý tưởng dẫn dắt cuộc đời ông đúng như nhận định của Phạm Văn Đồng trong bài viết cách nay đúng nửa thế kỷ:

"Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, thanh liêm quá! Nguồn gốc sâu xa của thảm án vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị tru di ba họ là ở đó"***. Dường như Nguyễn Trãi đã biết trước được điều ấy: "Cổ lai thức tự đa ưu hoạn. Pha lão tằng vân ngã diệc vân" - xưa nay người biết chữ thường lắm lo âu, hoạn nạn, ông già Tô Đông Pha đã nói như thế và ta cũng nói như thế!

Để hiểu hơn bối cảnh nảy sinh ra "hiện tượng Nguyễn Trãi", phải chăng cần lưu ý đến nhận định của Trần Quốc Vượng: "Nguyễn Trãi tắm mình trong bầu không khí văn hóa ở đó đang diễn tiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa truyền thống và đổi mới, cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng Trung Quốc hóa với xu hướng giải Trung Quốc hóa trong nội bộ các thế lực cầm quyền và giới trí thức, văn hóa Đại Việt. Hai mươi năm Minh thuộc, với chủ trương và âm mưu tái Trung Quốc hóa nền văn hóa Việt của bọn giặc Minh càng làm gay gắt thêm, phức tạp thêm cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, một lối sống Việt Nam. Nguyễn Trãi đã dấn thân hết mình vào các cuộc đấu tranh chính trị, văn hóa, xã hội này; và tiếc thay, ông đã ra khỏi cuộc đời này một cách bi thảm"!*** Và, nỗi bi thảm ấy là điều không thể tránh khỏi vì nó mang tính quy luật.

Sau mười năm "nằm gai nếm mật", đánh tan giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi "Vẫy vùng một mảnh nhung y nên công đại định"! Nhưng khi "phẳng lặng bốn bề thái vũ mở hội vĩnh thanh" [Bình Ngô Đại cáo] thì cũng là lúc diễn ra các cuộc thanh trừng đẫm máu do những mâu thuẫn phe cánh trong triều đình. Đại công thần Trần Nguyên Hãn [là cháu nội Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi] tự tử khi bị bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá dâng sớ tố cáo ông mưu phản. Hai năm sau, một đại công thần khác là Phạm Văn Xảo bị giết khi bọn Lê Quốc Khí tố cáo ông ngầm làm phản. Những người mà bọn Lê Quốc Khí không bằng lòng đều bị vu cho là bè đảng của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo, bị xử tử và bị tù.
Không rõ Nguyễn Trãi có bị vu cáo như vậy không, nhưng theo phỏng đoán của một số sử gia hiện đại thì thời gian này Nguyễn Trãi đã bị bắt và hạ ngục hoặc đã bị nghi ngờ có liên quan đến Trần Nguyên Hãn nên bị bắt, sau lại được tha... Cũng do thái độ nghi kỵ và hành động sát hại công thần của Lê Thái Tổ, một số đại thần cương trực đã từ quan xin về quê ẩn dật trong đó có Nguyễn Tuấn Thiện vốn là người em kết nghĩa của Lê Lợi thời khởi nghĩa, đã từng giữ chức Ðô tổng quản, Thái bảo quận công và Bế Khắc Thiệu là người tham gia phái bộ Bình Ðịnh Vương trong Hội thề Ðông Quan cuối năm 1427.

Nguyễn Trãi chứng kiến tất cả những bi kịch cung đình đó, ông những muốn lèo lái làm sao để "nhân nghĩa duy trì thế nước yên" nhưng ông hoàn toàn bất lực và lâm vào thế bế tắc "Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải". Ở chốn triều quan thì ông mắng thẳng vào mặt lũ gian thần "sở dĩ có tai nạn ấy chính tự lũ các ông. Các ông chỉ là đồ thích sưu cao thuế nặng, vơ vét của nhân dân cho nhiều..."

Đối với vua thì ông đòi hỏi phải  "hết lòng yêu thương nuôi dưỡng muôn dân, để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán giận sầu than"  nhằm để "giữ được cội gốc của nhạc" mà theo quan điểm của ông thì "hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc" khi Nguyễn Trãi được trao trách nhiệm cùng hoạn quan Lương Đăng soạn ra lễ nhạc. Và rồi ông xin cáo lui vì bất đồng quan điểm khi Lương Đăng chỉ mô phỏng nhạc thể và nhạc cụ triều Minh để soạn ra nhạc cung đình.

            

Cả hai điều ấy đều là lực đẩy Nguyễn Trãi đi đến cái kết cục bi thảm không sao tránh được. Ông không tự nói như Khuất Nguyên trước khi trẫm mình trong dòng sông Mịch La "Đời đục cả, một mình ta trong"! Nhưng sông Mịch La đâu chỉ chảy bên nước Tàu. Nguyễn Mộng Tuân đã nói giúp ông và cũng là một điều cảnh báo với ông: "Giai túy tùy nhân, vật độc tinh", chỉ một mình ông tỉnh khi mọi người đều say! Cũng có thể nói ngược lại, do Nguyễn Trãi "say" với lý tưởng vĩ đại của mình trong khi lũ gian thần lại rất "tỉnh" trong chuyện "vơ vét" và tranh giành quyền lực nên ông trở thành một trong những con quạ trắng hiếm hoi giữa bầy quạ đen.
Hoặc cũng có thể nói, chính vì Nguyễn Trãi quá tỉnh trong một cuộc chơi không cân sức giữa chính và tà, trong một môi trường của "Hư danh thực hoạ thù kham tiếu, Chúng báng cô trung tuyệt khả liên." Danh hư thực họa nên cười quá, Bao kẻ dèm pha xót người trung. Ở đó, "Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui (chỉ) một lòng người cực hiểm thay".

Mà đâu phải chỉ Nguyễn Trãi nghiệm ra điều đó, chính Lê Thái Tổ cũng nhận ra tệ trạng này. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Quyển X, Kỷ Nhà Lê chép: "Bởi vì trẫm từng nghiệm thấy, trong các việc tiến cử, hoặc xử án...người ta dung túng che chở cho nhau, để biến hóa đổi thay, qua đó biết được người làm quan trong sạch thì ít và nhơ bẩn thì nhiều...". Nhận ra, song không thể khắc phục được, vì làm sao ngài có thể hoán cải quy luật khi chính ngài vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự vận hành quy luật ấy.

Bởi thế mà sau thảm kịch Lệ Chi Viên, chính Lê Nhân Tông (1443-1459) đã khẳng định: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng" nhưng vẫn chưa thể minh oan cho ông mà phải đợi đến Lê Thánh Tông (1460-1497), do hàm ân về việc che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan thủa hàn vi, mới xuống chỉ minh oan và "phục hồi" cho ân nhân của mình!
Trung Quốc hóa và Dân tộc hóa?

Thân phận con người, đặc biệt là người trí thức, trong những bước đường quanh co của lịch sử mà Nguyễn Trãi là một minh chứng tiêu biểu nhất, ngẫm cho cùng, cũng chẳng có gì khó hiểu. Cái tâm trạng "Kim cổ vô cùng giang mạc mạc, Anh hùng hữu hận điệp tiêu tiêu" không chỉ là là riêng của một Ức Trai tiên sinh!

Phải chăng trong cài vô cùng của dòng sông cuộc sống thì những chiếc lá rụng cho thấy sự hữu hạn của thân phận con người. Sau Nguyễn Trãi hơn một nửa thiên niên kỷ, cũng không thiếu những "Nguyễn Trãi" của thế kỷ XX từng có cùng tâm sự với người "anh hùng di hận kỷ thiên niên...anh hùng hữu hận điệp tiêu tiêu" ấy.

Vì sao nói vậy?

Xin trở lại với Trần Quốc Vượng: "Cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt..."***. Cuối thế kỷ XIV, xã hội, văn hóa khủng hoảng mà không có đường lối giải quyết. Đúng lúc đó nhân vật Hồ Quý Ly xuất hiện...Ông kiên quyết chống quân Minh, muốn giải Hán hóa nền văn hóa Việt, nhưng ông chỉ mới thổi "tiếng kèn ngập ngừng", sử dụng những biện pháp nửa vời... Tâm thức ông cũng đầy mâu thuẫn giữa hai dòng nước: "Trung Quốc hóa" và "Dân tộc hóa": sau bốn đời lấy họ Lê, ông lại đổi họ là Hồ, truy lên gần 500 năm về trước là gốc Hoa từ Phúc Kiến di cư sang xứ Nghệ; tự cho là dòng dõi Ngu Thuấn bên Tàu để đổi quốc hiệu là Đại Ngu! Ông lại xây dựng một nền độc tài cá nhân. Do không cố kết được nhân tâm, không hòa hợp được dân tộc, mất nước vào tay giặc Minh là điều khó tránh khỏi.
Nghệ sĩ Hữu Châu vào vai Nguyễn Trãi trong vở Bí mật Vườn Lệ Chi.
Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Trãi kế tục và phát huy truyền thống dân tộc và thân dân của văn hóa Đại Việt thời Lý Trần, cố gắng để khôi phục và phát triển nền văn hóa dân tộc đang đứng trước những thách đố gay gắt. Quả thật, "tìm về dân tộc" và "thân dân" là phương thuốc tích cực nhất để giải nọc độc vọng ngoại, giải Hán hóa. Dân là gốc nước. Đã yêu nước thì phải yêu dân. Một khi đã gắn bó với dân thì tự nhiên nảy sinh lòng tự hào dân tộc". Ngược lại, không quyết liệt đẩy tới quá trình "giải Hán hóa" thì khó để củng cố, phát huy lòng tự hào dân tộc và đường lối thân dân! Đây là bài học nằm lòng với người trí thức Việt Nam.

Điều này đâu chỉ đúng với thời Nguyễn Trãi mà càng là một nguyên lý không thể bàn cãi với hôm nay, khi điểm quy chiếu chính tà là thái độ đối với quân xâm lược, là kiên quyết tiếp tục quốc sách "giải Hán hóa" của tiến trình văn hóa dân tộc mà ông cha ta bao đời gây dựng. Không thiếu những ví dụ sống động, xin chỉ lẩy ra hai trường hơp: Nguyễn Hành (1771-1824), một trong "An Nam ngũ tuyệt" nói rõ: "Tôi thường đọc sách của người xưa, tìm hiểu việc làm của người xưa, nói không hết lòng ngưỡng mộ. Nhưng mơ tưởng về người xưa, sao bằng mắt thấy tai nghe về đời này, cầu ở nước ngoài sao bằng tìm ở nước nhà...".

Cao Bá Quát (1809-1854) người cùng với Nguyễn Văn Siêu quyết liệt phê phán lối học từ chương chỉ quen chép lại ý của người khác "bắt chước quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo nhưng tinh thần còn thấp". Ngược trở lại với cuối thời Trần, một ông vua của thời suy vong như Trần Dụ Tông vẫn kiên quyết khẳng định "Miếu hiệu tuy đồng, Đức bất đồng" mà Trần Quốc Vượng bình rất xác đáng: "Đồng ở cách, bất đồng ở cốt, giống nhau ở phần biểu kiến, hiện tượng - kết quả của "Trung Quốc hóa", hội nhập văn hóa vời Trung Quóc trên bề mặt - khác nhau ở phần tiềm ẩn, bản chất - kết qủa "Dân tộc hóa", "giải Hán hóa" dưới bề sâu.

Hiểu được điều đó, kẻ thù tìm mọi cách để phá cho sạch cái sức "tiềm ẩn", cái "giải Hán hóa" dưới bề sâu" ấy. Các thế lực phong kiến phương Bắc trăm phương, nghìn kế thực hiện quyết sách nham hiểm đó. Chỉ cần dẫn ra một sắc chỉ ngày 21.8.1406 của Minh Thành tổ gửi tướng viễn chinh Chu Năng đủ nói lên điều này  "...Một khi binh lính vào nước Nam...hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến những loại ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ nhỏ, loaị sách có câu "thượng đại nhân, khưu ất kỷ" ...một mảnh, một chữ đều phải đốt hết...Khắp trong nước, phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều gìn giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá huỷ tất cả, một chữ chớ để còn..."

Có hiểu thủ đoạn ác độc này của kẻ thù mới càng thấm thía tư tưởng mở đầu cho Bình Ngô Đại cáo: "Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực thi văn hiến chi bang". Điều này khẳng định niềm tự hào và cũng là điểm tựa vững chắc của Nguyễn Trãi trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp của ông và càng hiểu rõ hơn sự quyết liệt của định hướng "giải Hán hóa" trong nhận thức của nhà văn hóa số một của đất nước. Đáng tiếc là, định hướng ấy chưa nhận được sự tiếp sức và đẩy tới của các triều đại nhà Lê, kể cả thời cực thịnh.

Chỉ nói riêng triều Lê Thánh Tông, một triều đại để lại nhiều thành tựu trong lịch sử , thế nhưng về chính trị thì lại củng cố chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, về tư tưởng thì theo hướng độc tôn Nho giáo, bài xích Phật, Đạo và tín gưỡng dân gian, về văn hóa thì cũng dần dần xa rời vốn liếng dân gian. Tinh thần kỳ thị tôn giáo, chuyên chế tư tưởng hết sức nặng nề. Nền văn hóa chính thống ngày càng rơi dần vào quỹ đạo của văn hóa phong kiến Trung Quốc. Mà đã đi vào quỹ đạo này thì làm sao mà "thân dân" được? Đấy cũng là cội nguồn thảm kịch của người trí thức, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc thế kỷ XV như đã nói ở trên.

Thật ra thì thảm kịch ấy không sao tránh được vì đó chính là quy luật của sự tha hóa quyền lực, một quy luật muôn đời như sự đúc kết của Lord Acton, nhà sử học Anh thế kỷ XIX: "Quyền lực có xu hướng tha hóa. Quyền lực tuyệt đối thì sự tha hóa cũng tuyệt đối" [Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely]. Mà sự tha hóa lớn nhất là sự bám chặt lấy quyền lực để mở rộng vô hạn độ quyền lực ấy. Sự thanh toán lẫn nhau của những người giành giật quyền lực là mang tính quy luật. Quy luật ấy cũng chẳng dành riêng cho chế độ phong kiến.

 Xin gợi lại đây một tư liệu về các cuộc thanh trừng đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ "Xây dựng  XHCN mang màu sắc TQ": Các kiểu hạ bệ lãnh đạo cao cấp TQ hết sức đa dạng, có kiểu hạ bệ nhanh, lại có kiểu hạ bệ chậm. Có kiểu hạ bệ trực tiếp, lại có kiểu hạ bệ gián tiếp. Có kiểu hạ bệ bình thường, lại có kiểu hạ bệ bất thường. Có kiểu hạ bệ làm ra vẻ “dân chủ” – họp hội nghị TW, phê phán, vạch trần khuyết điểm, lại có kiểu hạ bệ “phản dân chủ”, tóm cổ đối thủ tại chỗ. hoặc buộc đối phương “tự nguyện” rút lui, đột ngột làm đảo chính, bắt giữ toàn bộ đối phương.

Lâm Bưu – người thừa kế Mao Trạch Đông từng phân tích : vật tự nó thối rữa trước, rồi mới sinh giòi bọ. Đề phòng đảo chính phản cách mạng thì vấn đề chính là nắm chắc nhân tố trong nước. Giữa Trung ương và địa phương thì lấy Trung ương làm chính, giữa trong nước và ngoài nước thì lấy trong nước làm chính, giữa trong đảng và ngoài đảng thì lấy trong đảng làm chính, giữa trên và dưới thì lấy trên làm chính. Trọng điểm là trong nội bộ, là ở thượng tầng. Thế nhưng chính ông ta bị Mao hạ bệ.

Mao chọn chiến thuật không đánh trực diện vào Lâm mà đánh vào các tướng tá, trợ thủ của ông ta trước. Đầu tiên là buộc Trần Bá Đạt phải kiểm thảo tại Hội nghị Trung ương, tiếp đó cho phê phán bốn viên đại tướng của Lâm là Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Lâm Bưu hiểu rất có thể mình sẽ bị hạ bệ nên đã ra tay trước. Kết cục là phải cùng vợ con lên máy bay chạy trốn và bị rơi trên đất Mông Cổ.

Rồi chuyện hạ bệ La Thụy Khanh Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ cũng na ná như vậy. Hội nghị vừa khai mạc thì Bành Chân đập bàn nói, La Thụy Khanh, anh đã phạm sai lầm, hôm nay trước hết để cho anh tự xử mình. Và rồi chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt như thế lại xẩy ra với Bành Chân. Tại hội nghị Bộ Chính trị, Lưu Thiếu Kỳ nghiêm mặt nói: “Vấn đề đồng chí Bành Chân vô cùng nghiêm trọng, là tạo ra một vương quốc độc lập với Trung ương đảng, là phản bội Mao chủ tịch. Tôi cảnh cáo đồng chí, hôm nay chớ nuôi ảo tưởng, hãy thật sự hối cải, nếu không số phận sẽ như La Thụy Khanh vậy”. Chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt lại xẩy ra với Lưu Thiếu Kỳ. Tại hội nghị Trung ương, Trần Bá Đạt phát biểu: “Mấy chục năm qua, Lưu Thiếu Kỳ luôn vỗ ngực là nhà lão thành cách mạng. Tôi thấy ông ta không phải lão thành cách mạng mà là lão bại cách mạng". Thế là Lưu Thiếu Kỳ bị hạ bệ, bị đày đọa cực kỳ dã man. Tình huống giống hệt lại đến với Trần Bá Đạt – nhà lý luận “thiên tài”,  chuyên gia thảo các báo cáo chính trị cho Đại hội đảng!

Còn việc Đặng Tiểu Bình "ba lần vào ra Trung Nam Hải" quả là một “kỳ tích” về "phê và tự phê" gắn với thanh toán chính trị chỉ có thể xảy ra ở xứ sở mà "tranh bá đồ vương" diễn ra như cơm bữa , được Mao kết luận : "đấu tranh với người là niềm vui lớn"! Ngay sau khi Mao nằm xuống là cuộc thanh toán quyết liệt giữa liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc Phong và “bè lũ bốn tên”: Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên. Nếu chỉ họp hội nghị Trung ương, phê phán rồi bỏ phiếu tín nhiệm e không được, Diệp quyết định dùng biện pháp đặc biệt, bắt giữ “bè lũ bốn tên”, rồi mới họp Bộ Chính trị, báo cáo tình hình. Diệp đã thực thi phương châm của Lâm Bưu nêu ở trên :  "giữa trong đảng và ngoài đảng thì lấy trong đảng làm chính, giữa trên và dưới thì lấy trên làm chính, trọng điểm là trong nội bộ, trước hết ở thượng tầng"!

Gần đây nhất vụ Bac Hy Lai cho thấy sự thối rữa trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc không còn che dấu được nữa. Bạc là "ngôi sao đang lên" với hứa hẹn chiếm được một ghế cao trong Thường vụ Bộ Chính trị, là người đứng đầu một thành phố vào loại lớn nhất phất lá cờ chống tham nhũng và chống xã hội đen quyết liệt nhất, nhưng rồi sự việc vở lỡ cho thấy y là tên trùm mafia lớn nhất mà mức độ tham nhũng và tội ác dựa trên quyền lực đã vượt quá mọi giới hạn đạo đức là chưa có tiền lệ xét về quy mô và phạm vi trong lịch sử Trung Hoa đương đại. Bất chấp những nỗ lực của giới cầm quyền cố giải thích rằng "đây chỉ là hiện tượng riêng lẻ và hy hữu", nhưng theo học giả Cheng Li trong bài viết "Hồi kết cho chế độ chuyên quyền bền bỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc" đăng trên "The China quartely", 211, September, 2012, thì tham nhũng dựa vào quyền lực đang tràn lan, đặc biệt với sự tham gia của gia đình các lãnh đạo cấp cao chứng tỏ đây là sự suy đồi của "chủ nghĩa tư bản thân hữu" [quanggui sibenshuy] Trung Quốc hiện đại. Hiện tượng Bạc Hy Lai cho thấy vụ "xì căng đan" này là một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ năm 1989 với sự kiện Thiên An Môn, đang đặt ra những thách thức lớn cho uy tín và sự chính danh của Đảng CSTQ!

Giá Phùng Mộng Long, tác giả của "Đông Chu Liệt Quốc" sống lại thì nguyên liệu thực tế chỉ của hơn nửa thế kỷ, chứ không phải dài hơn 400 năm kể từ đời Tuyên Vương nhà Chu cho đến đời Tần Thủy Hoàng, đủ để ông viết nên một bộ "CHXH mang màu sắc Trung Quốc" còn hấp dẫn hơn nhiều. Vì, nhân vật Mao thì cũng nham hiểm, tàn bạo còn hơn Tần Thủy Hoàng, còn những kiểu Lã Bất Vi hiện đại cũng đa dạng và sống động hơn nhiều với tài đánh hơi nhận ra những Tử Sở để mà buôn! Đương nhiên, lịch sử dường như lặp lại song trên một vòng xoay trôn ốc, với những màu sắc mới, diện mạo mới. Trút bỏ gánh nặng lịch sử này quả thật dai dẳng cho đến tận bây giờ với những biến thái cực kỳ phức tạp đòi hỏi một sự tỉnh táo của trí tuệ dân tộc nhằm tỉnh thức những người đang chìm đắm, có thể là vô thức nhưng thường là hữu thức, vì những lợi ích rất nhày nhụa được khoác cho những tấm áo mỹ miều.

Lịch sử dường như lặp lại song trên một vòng xoay trôn ốc, với những màu sắc mới, diện mạo mới. Trút bỏ gánh nặng lịch sử này quả thật dai dẳng cho đến tận bây giờ với những biến thái cực kỳ phức tạp đòi hỏi một sự tỉnh táo của trí tuệ dân tộc nhằm tỉnh thức những người đang chìm đắm, có thể là vô thức nhưng thường là hữu thức, vì những lợi ích rất nhày nhụa được khoác cho những tấm áo mỹ miều.

Còn phức tạp hơn nữa với công cuộc "giải Hán hóa" của buổi hôm nay khó khăn gấp bội. Vì vậy, nói đến cùng, trong vị thế địa-chính trị trứng chọi đá quá trình ông cha ta dựng nước và giữ nước cũng là quá trình "giải Trung Quốc hóa" [dé-sinisation] với những lưỡng lự và những nghịch lý của lịch sử, thậm chí của từng nhân vật lịch sử". Quá trình "giải Hán hóa" với nội dung mới gay go phức tạp hơn trong bối cảnh đầy biến động khó lường của thế kỷ XXI mà chúng ta đang sống.

Xin kết thúc bài viết này bằng lời của Võ Nguyên Giáp trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 600 sinh Nguyễn Trãi tại Hà Nội năm 1982 : " Nguyễn Trãi nói: "Thời! Thời! Thực không nên lỡ"*** với nhận thức rằng không thể bỏ lỡ thời cơ khi mà Viêt Nam đang đối diện với những điều kiện mới để tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng kiềm tỏa, chi phối của các thế lực bên ngoài, cùng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hợp thành sức mạnh răn đe, ngăn chặn và làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Đó là cách thiết thực tưởng nhớ và noi gương người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, người trí thức số một trong lịch sử dân tộc.

Bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đau đớn nhất mà lịch sử phải gánh chịu.

GS. Tương Lai
_______________

*Những trích dẫn thơ chữ Hán và thơ Nôm của Nguyễn Trãi đều lấy từ "Tổng tập Văn học Việt Nam', Tập 4. NXBKHXH. Hà Nội, năm 2000.
** Báo Nhân Dân ngày 19.9.1962
***Kỷ Niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi. NXBKHXH.Hà Nội 1982, tr.96, tr.99, tr.110 và tr.35
(Blog NLG)

 

Tình thế cấp thiết

Nghiện Sơn – Boxitvn

Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam số 15/1999/QH10 quy định ở điều 16:
Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, thật quá rõ ràng,những cảnh sát giao thông hoặc những cảnh sát thuộc khối nghiệp vụ khác mà đang góp phần đảm bảo giao thông, gây nhiều những vụ việc nghiêm trọng xâm hại nặng nề đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân trong thời gian vừa qua, dẫu những công dân đó có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa hề gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước và xã hội, đều là hành vi vi phạm pháp luật, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dù họ được cho là đang thi hành công vụ, theo điều này của Bộ luật Hình sự hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
N.S.
(Đăng trong traonha wordpress.com)
* * *
Về Thông báo của UBND Thành phố Hà Nội
Chỉ cần là người có chút ít kiến thức sơ đẳng về pháp luật thì cũng hiểu ngay được rằng: một bản thông báo của  cơ quan Nhà nước ở bất cứ cấp bộ nào cũng đều không mang tính cưỡng chế chung như của một văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó có nghĩa là: người dân không phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện, hoặc không thực hiện đúng những gì có ghi trong thông báo ấy.
Tôi không nghĩ rằng ở một thành phố lớn như thành phố Hà Nội, lại là Thủ đô của một Nhà nước mà nguyên tắc pháp chế được ghi trong Hiến pháp – là một Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa – lại không có một đội ngũ viên chức có đầy đủ kiến thức pháp luật, để nhận biết một sai sót nghiêm trọng như vậy trong công việc quản lý xã hội.
Chắc rằng bạn đã nhiều và rất nhiều lần nhìn thấy và đã đọc những tờ Thông báo đủ các loại,của mọi loại cơ quan,đoàn thể, xí nghiệp.v.v. mang những nội dung  khác nhau, hoặc những Tờ rơi mọi kiểu dáng, bạn có nghĩ là mình (và nhiều người khác nữa) bị bắt buộc phải hành xử theo những  quy tắc xử sự được ghi trong đó hay không? Chắc hẳn là không!
Bởi vậy, Thông báo cấm biểu tình mà UBND Thành phố Hà Nội công bố, dẫu có hay không có chữ ký của ai đi chăng nữa,cũng không có giá trị bắt buộc đối với người công dân của Thủ đô một Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa.
N.S.
(Đăng trong traonha wordpress.com)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVM
clip_image001
Được đăng bởi bauxitevn

 

 'Làm sao tin được chính phủ thất hứa'

Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, đại diện Địa Hạt 47 của tiểu bang California, Hoa Kỳ nói với BBC tiếng Việt rằng cần phải tiếp tục gây áp lực với Hà Nội để chính phủ Việt Nam phải cải thiện thực trạng nhân quyền.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt, bà Sanchez cho biết bà đang tiếp tục gây áp lực trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác để gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bà Sanchez, chính khách Mỹ bị từ chối visa nhập cảnh vào Việt Nam, cũng cho biết về những mong đợi của Việt Tân, một tổ chức được thành lập tại Hoa Kỳ, đối với những diễn biến tại Việt Nam.

BBC: Thưa dân biểu Sanchez, nói tới bầu cử thì không thể không nói tới cử tri. Bà thấy có sự khác biệt gì giữa cử tri thế hệ thứ nhất gốc Việt (sang Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam) và thế hệ sau, tức là con cái của họ?
"Tôi thấy lớp trẻ người Việt có tiềm năng lãnh đạo rất lớn"
Điều thú vị là cộng đồng người Việt, ít nhất là tại Quận Cam, đã thể hiện tính chủ động lớn đặc biệt trong giới trẻ. Chúng ta thấy học sinh và sinh viên đã tích cực đứng ra tổ chức các sự kiện, liên hoan và lễ hội như Tết nguyên đán chẳng hạn. Tôi thấy lớp trẻ người Việt có tiềm năng lãnh đạo rất lớn bởi trong cộng đồng gốc Mỹ Latinh như tôi chẳng hạn thì thường là người có tuổi đứng ra làm việc đó chứ giới trẻ thậm chí chẳng quan tâm. Do đó tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo. Tôi cũng thấy người cao tuổi hơn thường quan tâm nhiều hơn tới chủ đề nhân quyền hoặc những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Lớp trẻ thì quan tâm tới những việc như là “tôi có được vay tiền để trả học phí hay không, hay tôi có vào được đại học hay không”.

Nhưng đối với cá nhân tôi đã làm việc và tiếp xúc với cả hai nhóm, tôi thấy rằng lớp người có tuổi cảm ơn tôi vì đã khơi dậy được thực trạng nhân quyền tại Việt Nam và vì tôi đã lôi cuốn được lớp trẻ quan tâm tới chủ đề này. Do đó chúng tôi làm việc để hướng thế hệ đi trước quan tâm tới chủ đề nội địa tại Hoa Kỳ và thế hệ sau quan tâm tới chủ đề nhân quyền tại Việt Nam và tôi phải làm cả hai việc này cùng lúc. Vấn đề là ứng viên phải đúng đắn với những chủ đề có ảnh hưởng tới cộng đồng thì mới có thể thu lượm được phiếu của họ.

BBC:Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác trong quá trình gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được biết bà đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk và đề nghị ông đảm bảo rằng Việt Nam phải có những thay đổi về nhân quyền trước khi gia nhập hiệp định này? Quan điểm của ông Kirk như thế nào?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tới thăm Việt Nam trong năm nay.
"Quan điểm của tôi là không thể tin được những chính phủ không tôn trọng lời hứa của chính họ."
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk là một người bạn tốt của tôi. Ông rất vui đã họp bàn với tôi về các vấn đề liên quan tới Việt Nam để có thể mở rộng phạm vi đàm phán và gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện một số vấn đề về nhân quyền. Nhân viên từ văn phòng tôi và văn phòng ông Kirk làm việc với nhau hàng tuần nhằm đảm bảo khi đàm phán thương mại thì cũng gây áp lực đối với các nước không thực hiện tốt chủ đề nhân quyền trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong các nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất.

Trong bối cảnh đang trong quá trình đàm phán TPP thì hiển nhiên có nhu cầu cần phải gây áp lực lớn. Có ai đó phải đứng dậy và nói rằng “Quý vị biết không, quý vị muốn ký thỏa thuận mậu dịch song phương, chúng tôi đồng ý. Quí vị từng nói là sẽ nới lỏng về nhân quyền hơn, rồi có làm đâu. Rồi quý vị muốn gia nhập WTO và bảo chúng tôi rằng sẽ cải thiện nhân quyền, và rồi chẳng làm gì cả. Trên thực tế thực trạng trấn áp còn mạnh tay hơn. Nay quý vị muốn là một đối tác của TPP thì quý vị sẽ nói với chúng tôi điều gì đây. Chúng tôi có thể tin được quý vị không? Thực trạng nhân quyền của quý vị là hết sức tồi tệ. Do đó quan điểm của tôi là không thể tin được những chính phủ không tôn trọng lời hứa của chính họ.

BBC.Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua hai dự luật kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Bà đánh giá khả năng Thượng viện sẽ thông qua các dự luật này như thế nào?

Trước đây Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa) và Thượng Nghị sỹ John Kerry (Đảng Dân chủ), cản việc bỏ phiếu thông qua dự luật này. Trong một hai năm qua chúng tôi thấy Thượng Nghị sỹ Kerry có vẻ cởi mở hơn và cân nhắc xem có thể bỏ phiếu cho dự luật này được không. Chúng tôi sẽ nói chuyện với Thượng Nghị sỹ McCain xem sao. Sẽ có khó khăn nhưng chúng tôi đang đạt được những tiến bộ. Đây là lần thứ ba Hạ viện đã thông qua và lần này với số phiếu ủng hộ lớn và chúng tôi sẽ cố gắng để Thượng viện thông qua. Chúng tôi tiếp tục phải gây áp lực.

Tại sao chúng tôi phải làm như vậy. Đó là vì khi tôi gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ lần đầu tiên vào năm 1998, ông nói với tôi rằng chúng tôi cần tiếp tục công việc của mình, tiếp tục phải gõ cửa bởi vì việc làm của chúng tôi gây ảnh hưởng tới chính phủ nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới những người tranh đấu bên trong Việt Nam. Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói rằng nếu người trong nước biết chúng tôi đấu tranh cho họ thì họ sẽ có thêm lòng can đảm để có thể làm những gì cần làm: Đó là đứng lên và nói ra những điều người ta phải lắng nghe.

BBC. Khi bà nói chuyện với đảng viên Việt Tân, bà thấy họ mong đợi điều gì cụ thể?
"Tôi nghĩ là Việt Tân và những người khác mong muốn thấy cái gì đó theo dạng như Mùa Xuân Ả rập... nhưng tôi cho là không kiểu như bạo động."

Tôi nghĩ là Việt Tân và những người khác mong muốn thấy cái gì đó theo dạng như Mùa Xuân Ả rập. Tôi cho là không phải kiểu như bạo động đâu. Nhưng tôi nghĩ rằng họ muốn chính phủ Việt Nam hiểu rằng người dân nay có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và rằng người dân sẵn lòng đứng lên và thách thức. Tôi nghĩ điều họ muốn là ép chính phủ Việt Nam đi tới tự do báo chí hơn chứ không thể chỉ có nhà nước kiểm soát báo chí.

Tại sao báo Việt Nam lại có thể lưu hành ở Quận Cam mà người Mỹ gốc Việt trong hạt bầu cử của tôi không thể phát hành báo ở Việt Nam, đường đi phải là đường hai chiều chứ. Tôi nghĩ khi nói chuyện với một số thành viên của Đảng Việt Tân thì họ muốn thấy như vậy, tức là Việt Nam có tự do báo chí hơn, một xã hội được cởi mở hơn, và họ muốn thấy Việt Nam có hệ thống đa đảng.

BBC:Được biết bà lập ra ban cố vấn cho bà tại Quận Cam về chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam?

Hoa Kỳ có chương trình nhận sinh viên với Việt Nam.


Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo Đảng Dân Chủ Steny Hoyer bổ nhiệm tôi vào Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), kể như chương trình để chúng tôi từng đưa sinh viên Việt Nam sang học tập nghiên cứu tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn xem chúng tôi sẽ làm thế nào để duy trì chương trình này. Tôi lập ra ban cố vấn là người Mỹ gốc Việt để trợ giúp tôi trong nỗ lực này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người có cơ hội sang học tập tại Hoa Kỳ không chỉ là con cái các quan chứng chính phủ Việt Nam, chúng tôi muốn thấy quá trình xét duyệt được minh bạch và cởi mở hơn và nếu chúng tôi đáp ứng được tiêu chí đó thì mới có thể triển khai tiếp tục được.

BBC:Bà có nghĩ rằng sẽ có ngày một người Mỹ gốc Việt đứng ra đại diện cho hạt cử tri bà đang nắm?

Trước hết tôi động viên người tham gia vào tiến trình chính trị. Chúng tôi làm việc với khá nhiều người ứng viên gốc Việt muốn được bầu vào các vị trí cấp thành phố hay liên bang hay nhà nước. Quí vị cũng biết là tôi ngồi đây mãi thế nào được. Trong cuộc sống có nhiều việc để làm chứ. Chúng tôi cố gắng bồi dưỡng một loạt những người thuộc sắc tộc khác nhau.

Tôi hy vọng là một ngày nào đó tôi sẽ thấy một người trẻ tuổi mà tôi dẫn dắt một chút về sự nghiệp chính trị trở thành không chỉ là dân biểu cho Quận Cam ở đây mà có thể là nhiều hơn một người nắm giữ vị trí đó tại các nơi khác trên nước Mỹ. Tôi hy vọng sẽ có thêm người gốc Việt làm việc với chúng tôi, ra tranh cử và tất nhiên là được bầu chọn và đó là điều tốt cho người dân.
(BBC)

 

Vấn đề lương thực và hình thức Thực Dân Mới

Nguyễn Toàn(Tổng hợp) - Boxitvn
Trong những năm gần đây, một số quốc gia có nhiều tiền dự trữ như Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Châu đã triển khai những chương trình đầu tư mua, thuê đất nông nghiệp dài hạn tại các nước đang phát triển vùng châu Phi, châu Á để canh tác thực phẩm hay cây công nghiệp cần thiết cho kỹ nghệ. Đối với họ, đây là một chương trình đầu tư với tầm nhìn xa, mang lại nhiều lợi tức: sự cố biến đổi khí hậu hoàn cầu sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp trong khi dân số thế giới càng ngày càng tăng, như vậy thực phẩm sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ .
Theo tường trình của Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UN-Agrar-Organisation) và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế (Internationaler Agrarfond) về tình trạng điển hình tại 5 nước châu Phi: Uganda, Ethiopa, Sudan, Madagascar và Mali, chỉ cần tính riêng những hợp đồng mua, nhượng trên 1000 hecta, thì đã có 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp bị đổi chủ vào tay các nhà đầu tư ngoại quốc, tiêu biểu như một dự án 450.000 hecta đất để trồng cây công nghiệp tại Madagasca hay dự án 100.000 hecta cho công trình dẫn thủy tại Mali. Để có ấn tượng về tầm qui mô của các dự án đầu tư này, chúng ta có thể so sánh: Với một diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hecta, năm 2012 Việt Nam đã thu hoạch được 1,6 triệu tấn cà phê trị giá 3 tỷ US đô la, vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới.
Việc đầu tư đất nông nghiệp tại các nước đang phát triển đã gây ra nhiều ý kiến phản biện khác nhau: trong khi Viện nghiên cứu Earth Institute của Đại học Columbia, New York và Tổ chức Cứu Đói Thế Giới (Welthungerhilfe thuộc Chương trình Lương thực Thế giới WFP của Liên Hiệp Quốc) cho rằng những dự án đầu tư này sẽ tạo cơ hội  mở rộng hạ tầng cơ sở như hệ thống dẫn nước, đường xá, giúp dân bản xứ có thêm việc làm và phát triển xuất nhập khẩu trong nước với thế giới, thì một số chuyên gia khác cùng trong Tổ chức Cứu Đói Thế Giới lại lên tiếng cảnh báo đây là những dự án “rút ruột đất canh tác  của người nghèo”, và sự kiện chuyển dụng đất trồng thực phẩm sang đất trồng cây công nghiệp sẽ càng làm cho thực phẩm bị khan hiếm, người dân bản xứ phải chịu nhiều hậu quả xấu nhất vì thực phẩm trong nước sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Các chuyên viên này đã cho việc đầu tư đất nông nghiệp  là một hình thức “Thực Dân Mới”. Ông Olivier de Schutter, Đặc ủy của Liên Hiệp Quốc về “quyền-con-người xử dụng thực phẩm” (das Menschenrecht auf Nahrung) cho biết: “những nhà đầu tư chủ ý tìm mua đất tại các quốc gia đang phát triển, vì nguồn tài nguyên tại đây dồi dào và tiền lương nhân công rẻ. Chính phủ của các nước này lại quản lý kém, luật lệ lỏng lẻo nên các nhà đầu tư có thế lợi dụng thương lượng mua, nhượng đất với cấp địa phương sở tại rồi khai thác theo ý của họ“.
Theo các chuyên gia Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế thì  nông dân là những người bị thiết hại nhiều nhất trong những dự án mua bán đất đai này: vừa bị mất đất canh tác, vừa bị thiệt thòi vì họ thường không có đầy đủ các giấy tờ chứng minh chủ quyền đất. Trong khi đó thì quốc hội và những tổ chức dân sự phi chính phủ lại không có quyền kiểm soát nhà cầm quyền cho nên các hợp đồng mua nhượng đất đai rất mờ ám, thiếu  minh bạch. Không ai được biết những diễn tiến trong việc điều đình các hợp đồng mua bán đất và nguồn tiền thu nhập sẽ chảy vào đâu, một điều chắc chắn là có những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các vụ mua, nhượng đất đai này.
Bài học Madagascar: Ở đây tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện mua bán đất nông nghiệp tại Madagascar đã đưa đến việc lật đổ chính phủ  Ravalomanana vào năm 2009. Madagascar là một đảo quốc nghèo có diện tích lớn (587.000 km2), nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng và xuất cảng cà phê, va-ni. Khi đắc cử chức Tổng thống vào năm 2002 để thay thế cho chính phủ xã hội độc tài tiền nhiệm, ông Ravalomanana đã được dân chúng xem là một mầm hy vọng cho tương lai Madagascar. Nhưng trái với kỳ vọng này, những tệ nạn tham nhũng, tiêu cực càng ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội vì Tổng thống Ravalomanana đã đặt quyền lợi của bản thân và phe nhóm lên trên quyền lợi người dân. Đỉnh điểm của tham nhũng và lạm quyền đã bộc lộ vào năm 2009, khi tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc ngang nhiên xem Madagascar như một “thuộc địa” của họ, công bố dự án thuê đất nông nghiệp dài hạn 99 năm tại Madagascar gồm 1 triệu hecta để trồng bắp ngô đưa về Hàn Quốc nuôi heo và 300.000 hecta trồng dừa làm dầu công nghiệp cho Hàn Quốc. Tổng cộng dự án thuê đất của Daewoo sẽ chiếm hết một nửa diện tích đất màu nông nghiệp của Madagascar, trong khi chính nước này còn đang ở tình trạng thiếu kém thực phẩm, phải nhập khẩu thêm gạo ăn. Daewoo giải trình dự án này sẽ tạo việc làm cho dân Madagascar nhưng không cho biết những chi tiết về giá cả cũng như điều kiện thuê nhượng trong hợp đồng đã thỏa thuận với chính phủ. Sau công bố của Daewoo, người dân Madagascar lại biết được tin Tổng thống Ravalomanana đã mua và tái trang bị riêng cho mình một chiếc Boeing 737 với giá 50 triệu USD. Từ ngỡ ngàng đến phẫn nộ, nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi của Thị trưởng thủ đô Antananarivo là ông Andry Rajoelina, tham gia biểu tình đòi chính phủ phải từ chức.
Trước làn sóng chống đối từ nhân dân, viên Bộ trưởng Nông nghiệp đã tìm cách làm chìm xuồng sự kiện, cho biết là hợp đồng “chỉ” nhượng 100.000 hecta, số đất còn lại là “dự án”, chưa có quyết định dứt khoát. Những giải trình che dấu này đã không còn thuyết phục được dân Madagascar, nhưng trong khi Daewoo phải xuống nước tuyên bố sẽ duyệt lại toàn bộ dự án thì tổng thống Ravalomanana lại dùng quân đội, công an và lính đánh thuê châu Phi đàn áp các cuộc biểu tình, mặt khác tung tiền mua chuộc, thưởng cho những ai có công tố cáo những người chủ động biểu tình. Bạo động và xáo trộn kéo dài trong suốt nhiều tháng trường, cuối cùng thì quân đội đã ngả về phía nhân dân, tuyên bố nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân chứ không phải là đàn áp nhân dân, ép buộc Tổng thống Ravalomanana phải từ chức và trao quyền cho Thị trưởng Rajoelina cầm đầu một chính phủ chuyển tiếp.
Trông người lại nghĩ đến ta: Năm 1898, Trung Quốc đã từng là nạn nhân của thực dân Anh, bị bắt ép phải cho Anh “thuê” Hongkong trong 99 năm. Hơn 100 năm sau, kịch bản lại được tái diễn, nhưng trong kịch bản mới này, vai trò đã đổi chủ: Chính phủ Trung Quốc rất chú ý triển khai các dự án đầu tư mua đất nông nghiệp tại ngoại quốc. Lý do rất dễ hiểu là Trung quốc sẽ cần rất nhiều đất  nông nghiệp trong tương lai: theo thống kê, tính trung bình vào năm 1950 thì đất nông nghiệp cho mỗi đầu người trên thế giới là 0,56 hecta/ 1 người, nhưng dân số thế giới càng ngày càng tăng, đến năm 2050 sẽ chỉ còn 0,15 hecta/ 1 người, trong khi hiện nay, Trung Quốc chỉ có 111 triệu hecta đất nông nghiệp cho 1,3 tỷ dân, tức là 0,085 hecta / 1 người Trung Quốc, còn thấp hơn cả con số dự kiến cho năm 2050. Như vậy, đối với họ, việc thuê mua đất đai nông nghiệp tại các nước đang phát triển là một điều đương nhiên cho sự tồn tại trong tương lai.
Liệu nhà nước ta đã có chiến thuật gì để đối phó với sách lược bành trướng thực dân mới này không?
25-10-2012
N.T.
Tổng hợp tin của chương trình Nano đài truyền hình 3SAT (của 3 nước Đức, Áo và Thụy Sĩ),  Die Tageszeitung, Spiegel Online.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
clip_image001
Được đăng bởi bauxitevn

Luật giám sát điện hạt nhân VN "chưa rõ"

Ông Vương Hữu Tấn nói việc cấp phép hiện nay đang có quá nhiều đầu mối.

Lãnh đạo Cục An toàn hạt nhân nói luật Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về chức năng kiểm tra an toàn.

Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học Công nghệ, nói với các phóng viên tại Hà Nội rằng về cơ chế giám sát cần phải có hai yếu tố.

“Chủ đầu tư phải đủ năng lực để quản lý, đảm bảo an toàn cho nhà máy và cơ quan quản lý hay còn gọi là cơ quan pháp quy phải thực hiện tốt chức năng giám sát.

“Nhưng luật Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng, hiệu quả với cơ quan pháp quy có chức năng thanh, kiểm tra tính an toàn của nhà máy”.

Ông Tấn được truyền thông trong nước dẫn lời nói với các phóng viên tại triển lãm quốc tế Điện hạt nhân 2012 diễn ra tại Hà Nội rằng cấp phép hiện nay đang chia quá nhiều đầu mối.

“Cấp phép xây dựng là Bộ Khoa học Công nghệ, cấp phép vận hành là Bộ Công thương. Trong khi Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản, vi phạm nguyên tắc độc lập trong vấn đề quản lý an toàn quốc tế”.

‘Tham vọng bậc nhất’


Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nằm giáp vùng biển.


Lãnh đạo Cục An toàn hạt nhân cũng liên hệ tới điều mà ông gọi là Nhật Bản cũng đã bị phê phán rất nhiều vì tình trạng này [chồng chéo giám sát vận hành] và đã thay đổi.

“Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi luật Năng lượng nguyên tử, chúng ta cũng đang nghiên cứu một mô hình quản lý giám sát về điện hạt nhân, đảm bảo các quyết định không bị chi phối bởi bất kỳ điều gì, nếu nhà máy không đảm bảo an toàn sẽ không được vận hành”, ông Tấn nói thêm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về lo ngại cho rằng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam khó đáp ứng được nhu cầu cho kế hoạch triển khai điện hạt nhân, ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nói “nhân lực là một trong những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất, đang được viện này tích cực triển khai”.
"Nhân lực là một trong những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất tuy không thể làm được trong ngày một ngày hai"

Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

“Tuy nhiên, không thể làm được trong ngày một ngày hai, mà phải đưa ra chương trình, chiến lược để phát triển tốt nguồn nhân lực”.

Mặc dù gặp một số phản đối, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong một nghị quyết ban hành hành tháng Một năm nay, khẳng định điều họ gọi là “tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II”.

Vào tháng Ba năm nay, báo Bấm New York Times có bài về Việt Nam triển khai chương trình điện hạt nhân họ gọi là "tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới".
Bài báo dẫn lời Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện phó Viện Năng lượng Quốc gia nói ông "không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu tới các nước kém phát triển một thứ gì đó mà trong nước họ đã chối bỏ."

Trình chính phủ

Báo cáo thanh tra về sự cố Fukushima cho rằng thảm họa có yếu tổ về lỗi của con người.


Được biết tại triển lãm quốc tế Điện hạt nhân, Phó Trưởng ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Phan Minh Tuấn đã cho biết các dự án Bấm Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 đang được triển khai ở giai đoạn ông gọi là “các bước khảo sát địa điểm và lập báo cáo nghiên cứu khả thi”.

“Theo dự kiến, năm 2013, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 được hoàn thành và trình Chính phủ”.

Nhật Bản, một trong những nước đối tác của Việt Nam trong kế hoạch phát triển điện hạt nhân vào tháng trước công bố lộ trình giảm dần cho tới không dùng điện hạt nhân vào năm 2030.

Thay đổi cơ bản về chính sách được quyết định sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima vào năm ngoái, sau động đất và sóng thần.
Quyết định này có nghĩa Nhật sẽ cùng Đức là hai nước dựa nhiều vào điện hạt nhân có chủ trương "nói không với điện hạt nhân", mặc dù kế hoạch ngưng dùng điện hạt nhân của Đức được triển khai tốc độ nhanh hơn.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ra lệnh đóng phân nửa nhà máy điện hạt nhân nước này vào năm ngoái và cam kết thay điện hạt nhân bằng nguồn năng lượng khác trong thập niên sau.

Trước khi xảy ra sự cố Fukushima, điện hạt nhân cung cấp khoảng một phần ba nguồn điện tại Nhật Bản.
(BBC)

Xác ướp của Mao có thể sẽ bị đưa ra khỏi Thiên An Môn

 

Mao sẽ bị xua đuổi khỏi Thiên An Môn ???

(Courrier International/Á châu tuần san 25/10/2012) Theo Á châu tuần san, thì Bắc Kinh rất có thể sẽ quyết định đưa xác ướp Mao Trạch Đông ra khỏi quảng trường Thiên An Môn. Và lăng Mao chủ tịch, tức « Mao Trạch Đông kỷ niệm đường » sẽ được đổi tên thành « Nhân dân anh hùng kỷ niệm đường ».
Tuy không dẫn nguồn cụ thể, nhưng tờ tuần báo Hồng Kông vốn thạo tin cho biết, trong dịp quốc khánh, con gái Mao Trạch Đông là Lý Mẫn (Li Min) cùng với con gái của bà là Khổng Đông Mai (Kong Dong Mei) và con rể là Trần Đông Thăng (Chen Dong Sheng) đã được giao việc đi đến Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan), cứ địa cách mạng của Mao trước đây, tìm một địa điểm để chuyển di hài Mao Trạch Đông đến.

Lăng Mao Trạch Đông
Gần đến đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ giữ khoảng cách với « tư tưởng Mao Trạch Đông » vẫn ngự trị lâu nay.
Ngày 28/9, trong một hội nghị Bộ Chính trị, đề tài này không được nhắc đến. Còn số mới nhất của tờ báo Cầu Thị ra hai tháng một lần – tờ báo này là cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã đăng bài xã luận mang tựa đề « Đấu tranh để đẩy nhanh cải cách và mở cửa », mà không hề nói đến tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong khi đó nội dung của tờ Cầu Thị trước đại hội luôn được xem là định hướng cho đường lối sắp tới của Đảng.
Thụy My
(Blog TM) 

Vấn đề phá sản của doanh nghiệp

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thất bại, mất khả năng chi trả nên đành ngưng hoạt động. Song để tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản là không dễ. Các vướng mắc trong quá trình giải quyết bắt đầu từ mặt nhận thức, sau đó nằm ở khả năng thực thi của luật định, các định chế áp dụng.


Trong tháng 4-2012 đã có gần 50 nghìn doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giải thể.


Năm 2011 có tới 50 ngàn doanh nghiệp phá sản, giải thể. Đến năm nay, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, có hơn 40 ngàn doanh nghiệp đang gặp khó khăn, phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Mặt khác, Tòa Kinh tế TP HCM cho thấy cả năm ngoái chỉ thụ lý 11 vụ phá sản doanh nghiệp. Sang năm sau, số vụ phá sản Tòa thụ lý cũng tăng không đáng kể.

Thiếu nhận thức

Khi nghe đề cập đến nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp ít chọn phương án làm thủ tục phá sản nếu kinh doanh thất bại, chúng tôi được một đại diện doanh nghiệp trong ngành gỗ và lâm sản phía Bắc trả lời như sau:

“Hiện nay tôi đang bận họp một chút. Có thể vui lòng tìm xem Nghị quyết mới của Chính phủ, anh mở ra tìm đọc, trong đó có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Tôi đang bận phát biểu hội nghị.”

Hoặc theo một doanh nghiệp kinh doanh thủy sản ở miền Tây Nam bộ:

“Xin lỗi là đang đi có việc riêng ở ngoài, tôi đang đi dự một đám tang. Ồn quá, tôi không có nghe được gì hết.”

Nhà xưởng của Bianfishco
Cơ xưởng của Bianfishco. tienphong.vn

Ngoài việc từ chối trả lời, các doanh nhân đều không muốn nêu danh tính và tên của doanh nghiệp. Nhìn chung, nhận thức về một doanh nghiệp phá sản vẫn còn nặng nề, phần lớn nghiêng về góc độ là một con nợ mất khả năng chi trả. Việc tiến hành thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp có vẻ là một lãnh vực nhiều cấm kỵ. Vậy lý do nào khiến các doanh nghiệp tỏ ra không hợp tác khi đề cập đến việc này, chúng tôi được TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết như sau:

“Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những các nguyên nhân chính gồm có: Về phía Luật Phá sản cũng có những quy định không được sát thực tế lắm; Nguyên nhân thứ hai là sổ sách của các doanh nghiệp không được đầy đủ, không được hoàn chỉnh đúng theo quy định của pháp luật.

Cho nên đến khi làm các thủ tục pháp lý, có doanh nghiệp bị kéo dài thời gian, có doanh nghiệp thì không làm được.”

Thực tế kinh doanh cho thấy, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp ít hay nhiều đều mắc một số sai phạm về mặt pháp luật. Nếu đệ đơn phá sản, tòa sẽ thụ lý và xem xét tất cả các hồ sơ, chứng từ có liên quan. Xem ra, một vụ phá sản thuần túy dân sự có nhiều khả năng trở thành một vụ phá sản hình sự. Vì vậy, nhiều doanh nhân rất e ngại khi phải đệ đơn xin phá sản.

Luật phá sản còn phức tạp

MG_1099-250.jpg
Công trình xây dựng Sàn giao dịch bất động sản Eurowindow tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 11-07-2012. RFA PHOTO.

Ngoài ra, Luật Phá sản của Việt Nam có hướng bảo vệ nhiều cho con nợ thay vì chủ nợ. Chính vì vậy trên quan điểm của các tổ chức tín dụng, để con nợ phá sản thì khả năng thu hồi lại nợ vay cũng không nhiều. Từ thực tế này, chính các tổ chức tín dụng cũng hạn chế sử dụng cơ chế phá sản cho các doanh nghiệp để thu hồi nợ. Về quy trình đăng ký phá sản của doanh nghiệp hiện nay, theo Luật sư Lê Văn Thư thuộc Công ty Luật Hà Sơn, Hà Nội cho biết:

“Giải thể thì đơn giản, còn thủ tục phá sản thì rất phức tạp. Có khi phải kéo dài đến 2 – 3 năm mới xong. Muốn tiến hành thực hiện thủ tục phá sản, công ty luật phải xem hồ sơ doanh nghiệp để giải quyết từng bước. Nợ bao nhiêu, các hợp đồng, sổ sách kế toán ra sao; số liệu thanh quyết toán dao động như thế nào, báo cáo tài chính…

Theo quy định của pháp luật, vấn đề phá sản rất chi là khó. Chỉ có thể tham khảo và không thể thực hiện được, nếu như công ty luật không xem được tình hình nội bộ của doanh nghiệp.”

Đồng thời, những doanh nhân làm việc thất bại phải phá sản còn bị những luật định chế tài rất khắt khe. Theo pháp luật hiện hành, chủ doanh nghiệp phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị tòa quyết định không được quyền thành lập, và cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ 1 – 3 năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Giải thể thì đơn giản, còn thủ tục phá sản thì rất phức tạp. Có khi phải kéo dài đến 2 – 3 năm mới xong.
LS Lê Văn Thư
Để có thể thực hiện phá sản doanh nghiệp một cách lành mạnh, một số định chế ứng dụng trong quá trình xử lý doanh nghiệp phá sản cần phải xác lập. Về mức độ hoàn thiện các định chế này, chúng tôi được TS Lê Đăng Doanh cho biết:

“Thị trường mua bán nợ hiện nay chưa phát triển. Còn vấn đề định giá tài sản thì cũng có các công ty tư vấn định giá. Nhưng quá trình định giá đó, do các doanh nghiệp từ trước đến nay là không có thực hiện việc định giá qua các công ty tư vấn. Cho nên đến khi gặp các công ty tư vấn định giá, thường các doanh nghiệp bị hụt hẫng.

Các doanh nghiệp cảm thấy giá trị tài sản bị giảm sút nhiều, cho nên họ không lấy làm hài lòng lắm. Từ đây dẫn đến việc không ít doanh nghiệp thường kéo rất dài. Quá trình thực hiện thủ tục phá sản ở Việt Nam đối với một doanh nghiệp có thể kéo dài hàng năm. Có doanh nghiệp kéo dài đến 2 – 3 năm. Số lượng doanh nghiệp có thể hoàn thành được thủ tục phá sản là tương đối ít.”

Thị trường mua bán nợ không phát triển khiến việc xử lý các khoản nợ (có thế chấp) khi doanh nghiệp phá sản trở nên rất khó khăn, đặc biệt là khi liên quan đến nhiều chủ nợ.

Nhận xét về tình trạng pháp luật đối với doanh nghiệp trong việc áp dụng thủ tục phá sản, và hướng giải quyết thuận tiện đối với các doanh nghiệp, Luật sư Lê Văn Thư cho biết như sau:

“Thực tế ở mình vẫn còn khó khăn trong vấn đề về cơ quan hành chính. Ví dụ như là các cơ quan, đôi khi đưa giấy tờ đầy đủ hoặc là “gì gì đấy đấy” thì họ vẫn còn vì lý do này, lý do khác; họ sẽ lại yêu cầu thế nọ thế kia.
 

Vấn đề phá sản ở Việt Nam thì rất ít khi xảy ra. Chỉ có các công ty lớn mới phá sản, không giống như ở nước ngoài. Còn ở Việt Nam, đối với công ty nhỏ thì làm giải thể.”

Luật Phá sản cho doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn, để doanh nghiệp sau khi mất khả năng kinh doanh được rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự, lành mạnh.

hang-hoa-chat-dong-250.jpg
Hàng hóa chất cao trong một siêu thị ở Hà Nội hôm 11/6/2012. RFA photo

Hoạt động phá sản theo luật định là một công cụ sàng lọc doanh nhân, hạn chế những doanh nghiệp quá yếu kém. Vì các doanh nghiệp này tiếp tục chiếm dụng vốn, làm cho nợ xấu tăng lên. Nếu công cụ tuyển chọn này được hoàn thiện thì hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc hơn. Theo TS Lê Đăng Doanh, vấn đề phá sản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cần được nhìn nhận như sau:

“Trong nền kinh tế thị trường, việc phá sản là một hiện tượng bình thường. Trong kinh tế học, người ta coi phá sản là một sự tàn phá sáng tạo. Tức là những doanh nghiệp nào có ông chủ kém, đã có đầu tư sai và không có khả năng kinh doanh nữa thì doanh nghiệp đó sẽ phải làm thủ tục phá sản; để cho có một ông chủ khác có năng lực hơn được thực hiện.

Hiện nay, quá trình sàng lọc này đã bắt đầu diễn ra ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường thì không thể nào tránh khỏi những giai đoạn sàng lọc.”

Phá sản luôn là một giải pháp cần thiết trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, vì đây là cách tái phân bổ nguồn lực từ chỗ không còn hiệu quả sang chỗ có hiệu quả hơn. Trong thực tế, những doanh nghiệp mất khả năng chi trả nhưng không áp dụng được thủ tục phá sản sẽ làm tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế vốn nhiều trì trệ hiện nay.
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
 

Bàn về nguyên lý tổ chức của một tổ chức xã hội mô hình trực tuyến

Hà Đình Sơn – Boxitvn

Một tổ chức xã hội tổ chức theo mô hình trực tuyến có một số đặc trưng cơ bản: Là một tập hợp nhiều cá thể và được phân chia thành những đơn vị theo những tầng cấp; quan hệ giữa các tầng cấp theo hình tháp. Tổ chức xã hội trực tuyến theo nguyên tắc tầng dưới chọn lọc ra tầng trên, cứ như vậy cho đến đỉnh tháp là một cá thể hoặc một tập thể cá thể. Quyền lực thì theo chiều ngược lại là cá thể hoặc tập thể cá thể trên ra lệnh xuống cho đến tập thể cơ sở và cá thể cơ sở phải có nghĩa vụ thực thi. Ngoài những đặc trưng riêng của một tổ chức xã hội trực tuyến thì nó cũng những đặc trưng chung của một tổ chức xã hội đó là tính mục tiêu và tính tư tưởng hệ hay nhân sinh quan của tổ chức.
Tính lịch sử của mọi tổ chức xã hội là quy luật. Tức là nó có nguyên nhân khách quan sinh ra, tồn tại và nguyên nhân khách quan dẫn đến diệt vong. Ở đây tôi không bàn đến các nguyên nhân mà chỉ bàn về các dấu hiệu của một tổ chức xã hội trực tuyến cho biết nó đang ở giai đoạn nào lịch sử của chính nó. Do đặc trưng của tổ chức xã hội trực tuyến nên mọi dấu hiệu của nó thể hiện rõ nét nhất, sâu đậm nhất ở những tầng trên cùng của tổ chức. Khi một tổ chức không tìm ra mục tiêu khách quan thì nhân sinh quan của nó sẽ bị đổ vỡ và ngược lại nhân sinh quan của nó không phù hợp với thực tế khách quan thì nó không thể tìm ra mục tiêu chân thực của tổ chức. Giả sử tầng đế là tầng số 03, tầng có quyền lực trực tiếp cao nhất, tầng trung gian là tầng số 02, tầng đỉnh là tầng số 01. Nguyên tắc là tầng số 03 lựa chọn ra tầng số 02 làm đại biểu quyền lực cho tầng 03 giữa 02 kỳ nhóm họp; tầng số 01 có thể do tầng số 02 chọn ra hoặc do tầng số 03 chọn ra trong số tầng số 02. Trong quá trình hoạt động của tổ chức: Nếu tầng số 01 đưa ra quyết định thì có 02 tình huống: một là tầng số 02 chấp hành thì tổ chức được vận hành theo nguyên lý trực tuyến; hai là tầng số 02 không chấp hành thì nguyên lý tổ chức là tầng số 01 phải tự giải tán hoặc có quyền giải tán tầng số 02, nếu cả hai tầng không tự giải tán hoặc không giải tán được nhau thì tầng số 03 phải nhóm họp khẩn cấp để giải quyết việc giải tán một trong hai tầng đó hoặc giải tán cả hai.
Tính khách quan về nguyên tắc tổ chức của một tổ chức xã hội mô hình trực tuyến nếu không còn duy trì được thì đó là chỉ dấu sứ mệnh lịch sử của nó đã hoàn thành.
Hà Nội, 26/10/2012
H.Đ.S.
Tác giả gửi trực tiếp chho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Từ Burma đến Myanmar và ngược lại?

Jaswant Singh  – Boxitvn

Phạm Nguyên Trường dịch
Dù ít dù nhiều, châu Á vẫn tiếp tục sống với di sản đầy ô nhiễm của chủ nghĩa đế quốc. Xin xem xét cuộc tranh luận đang diễn ra ở Myanmar – hay Burma. Vì những người thực dân thấy khó phát âm từ Myanmar, những người chủ thực dân Anh liền đổi tên nước này thành Burma (cũng như vẽ lại đường biên giới của nó).
Cái tên mới gắn liền với đất nước này cho đến khi chế độ quân phiệt cai trị đất nước trong hàng chục năm khôi phục lại tên cũ vào năm 1989. Nực cười là lực lượng đối lập vừa giành được quyền lực lại muốn trở về với tên cũ là Burma, họ coi Myanmar là biểu tượng của chế độ độc tài mà họ muốn xóa bỏ.
Nhưng không thể nào xóa sạch được quá khứ. Thậm chí ngay cả Mao Trạch Đông, với sự điên cuồng được tháo cũi sổ lồng trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, cũng không xóa bỏ được Bốn Cái Cũ (phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ và tư tưởng cũ). Dù có gọi thủ đô của Myanmar/Burma là Yangon hay Rangoon thì đấy vẫn là địa điểm mà một nhà văn người Anh là Norman Lewis từng mô tả là “mang phong cách đế chế và thẳng… được xây dựng bởi những người không chấp nhận thỏa hiệp với phương Đông”.
Thành phố Rangoon do người Anh xây dựng, dĩ nhiên là để đối phó với điều mà Lewis gọi là “niềm vinh quang không xứng đáng của Mandalay”. Như ông nói: “Những cây cột to lớn mọc lên với vẻ nghiêm trang đáng ngờ từ những đống chó chết và những người rách rưới nằm ườn dưới nền của chúng”.
Myanmar/Burma hiện đang là địa chỉ “tới” của những nhà đầu tư thế giới, tình trạng đổ nát thời thuộc địa mà Lewis mô tả chắc chắn sẽ nhanh chóng được cải tạo, sức mê hoặc của quá khứ đã nhạt phai sẽ bị xóa bỏ để nhường chỗ cho nền thương mại hiện đại. Vùng đất yên tĩnh của đức tin vượt mọi thời đại, tượng của Đức Phật nhân từ vẫn hằng ngự trên đó – vùng đất của những dòng sông, rừng thẳm và hồng ngọc màu đỏ như máu – bay giờ là sân chơi của các nhà đầu tư quốc tế.
Đối với bà Aung San Suu Kyi, người được giải Nobel Hòa bình và cũng là người bị tù đày và quản thúc suốt hai thập kỷ, đất nước này phải khao khát một cái gì đó cao hơn là làm giàu nếu nó thực sự muốn vượt qua những thập kỷ cai trị sai lầm của giới quân nhân: đấy là tư tưởng biến đổi, cách mạng. Đấy dĩ nhiên là tư tưởng dân chủ, một điều hoàn toàn mới lạ đối với Myanmar/Burma; vì khi cai trị nước này, người Anh chẳng làm được bao nhiêu, như tác phẩm Burmese Days của George Orwell đã cho thấy.
Từ khi giành được tự do, Suu Kyi, thông qua sức mạnh của tư tưởng này và tấm gương của chính mình, đã giải phóng đồng bào của mình khỏi nỗi sợ hãi. “Không phải quyền lực làm cho tha hoá, mà chính là sự sợ hãi. Sợ mất quyền lực làm tha hoá những kẻ đang nắm quyền lực và sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hoá những người bị trị”. Dựa trên sức mạnh của tư tưởng cao quý này, Myanmar/Burma nắm lấy cơ hội cải cách dân chủ và tự thoát ra khỏi sự cô lập về ngoại giao và kinh tế.
Chính phủ của Tổng thống Thein Sein, bằng việc giải phóng bà Suu Kyi và nắm bắt cơ hội cải cách dân chủ, đã làm thay đổi hình ảnh của đất nước. Việc nối lại quan hệ với bà Suu Kyi, tương tự như những nhà cầm quyền phân biệt chủng tộc ở Nam Phi nối lại quan hệ với Nelson Mandela, là quyết định quan trọng nhất. Nhưng chính tốc độ thay đổi đã làm nhiều nhà quan sát phải ngạc nhiên. Thí dụ, việc ngừng bắn mới đây giữa chính phủ và quân nổi dậy người Karen là ví dụ điển hình của sự tiến bộ mà mới cách đây một năm không ai có thể tưởng tượng được.
Sự phát triển gần đây chứng tỏ rằng chính sách cam kết với Myanmar, một đất nước có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược trong những lĩnh vực như thương mại, giao thông vận tải, năng lượng và an ninh, của Ấn Độ là đúng. Cam kết là thiết lập những mối liên hệ giữa Myanmar và Nam và Đông Á. Trên thực tế, việc khôi phục quan hệ ngoại giao với Mỹ và việc dỡ bỏ những cấm đoán đầu tư của Mỹ, chứng tỏ rằng sự biến đổi đã diễn ra rồi.
Bây giờ là Nhật Bản, nước này đang gánh chịu nhiều chi phí cho công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế Myanmar. Nhật Bản đang triển khai những khoản trợ giúp lớn cho chính phủ và sự tham gia của lĩnh vực tư làm chúng ta nhớ lại những khoản đầu tư vào Trung Quốc trong giai đoạn Nhật ở đỉnh cao của nền kinh tế toàn cầu trong những năm 1980. Dường như Nhật không chỉ nhắm vào những quyền lợi kinh tế mà còn nhắm tới những quyền lợi chiến lược nữa. Người Nhật, cũng giống như ông Thein Sein, muốn Myanmar chuyển định hướng đối ngoại của họ khỏi Trung Quốc.
Nhiều người Nhật có những bậc tiền bối đã từng cướp phá đất nước này trong Thế chiến II có tình cảm tốt đối với Myanmar. Yohei Sasakawa thuộc tổ chức Nippon Foundation nhớ lại, đã từng ăn gạo được chở tới từ Myanmar trong những năm đói kém sau chiến tranh. “Chúng ta đã chậm trễ”, ông nói, “trong việc thực hiện bổn phận của mình” cho “lòng tốt của Myanmar”.
Ấn Độ đã bị chậm trễ trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng. Thủ tướng đã đi thăm Myanmar, nhưng không có kế hoạch rõ ràng, mặc dù sự phát triển của miền tây Myanmar sẽ làm bùng nổ kinh tế ở khu vực biên giới của Ấn Độ.
Những cơ hội như thế đang hiện hữu vì chính phủ của Tổng thống Thein Sein đang cố tình tìm cách lánh xa Trung Quốc, vốn là nước bảo trợ và bảo vệ cho chế độ quân phiệt trong một thời gian dài. Nhiều người Miến Điện nghĩ rằng Trung Quốc cướp bóc nguồn lực của họ. Điều này đã dẫn tới những phản ứng bài Trung dữ dội, trong đó có cả những vấn đề về mỏ đồng ở Monywa và việc đình chỉ xây dựng đập thủy điện Myitsone vào năm ngoái. John Pang, Giám đốc điều hành của CARI, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Malaysia, nói rằng sự chuyền hóa Myanmar/Burma “là trò chơi do Trung Quốc tạo ra”.
Họ mất Myanmar/Burma – còn Đông Nam Á – thì được, dù Thein Sein hay những người kế tục được bầu theo lối dân chủ của ông ta có gọi đất nước của mình là gì thì cũng vậy mà thôi.
Jaswant Singh từng là Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ trong các năm 1996, 2002-2004, Bộ trưởng Ngoại giao giai đoạn 1998-2004, và Bộ trưởng Quốc phòng giai đoạn 2000-2001. Tác phẩm gần đây nhất của ông Jinnah: India – Partition – Independence.
J.S.
Nguồn: project-syndicate.org
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét