Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Chủ tịch VN dự kiểm điểm Ngân hàng NN

Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước kiểm điểm (TTXVN)

Mời xem Bài cũ :  Thủ tướng Chính phủ gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc (TTXVN) – ……Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước là chủ trương nhất quán, lâu dài mang tầm chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam……
___________________________________________________________________________________________
Cập nhật: 11:47 GMT – chủ nhật, 30 tháng 9, 2012 – BBC
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi tự kiểm điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: TTXVN 
Phiên họp tự kiểm điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Trung ương Đảng quan tâm sát sao.

Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã đến dự và phúc đáp tại phiên họp kiểm điểm của đảng bộ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam cho hay.
Theo hãng tin này thì phiên họp kiểm điểm, hay còn gọi là phê và tự phê, của Ban cán sự Đảng Ngân hàng nhà nước diễn ra trong 4 ngày từ ngày 26 cho đến thứ Bảy ngày 29/9.
Phiên kiểm điểm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nằm trong lộ trình phê và tự phê của tất cả các đảng bộ ở tất cả các tỉnh thành và các cơ quan nhà nước theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Các phiên họp phê và tự phê này, dù là ở phạm vi địa phương hay các cơ quan trung ương, đều diễn ra dưới sự giám sát của một hay nhiều vị đại diện cho Trung ương Đảng.

Phái đoàn hùng hậu

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự phiên họp kiểm điểm của Ngân hàng nhà nước là theo ‘sự phân công của Bộ chính trị’, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.
Ngoài ông Sang, Trung ương Đảng còn cử cả một phái đoàn có tên gọi là ‘Nhóm công tác của trung ương’ đến dự phiên họp kiểm điểm này.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không nêu rõ những vị nào tham gia ‘Nhóm công tác của trung ương’, nhưng cho biết nó bao gồm đại diện từ các ban của Trung ương Đảng và đại diện của Văn phòng Trung ương Đảng nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Văn phòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Điều đáng lưu ý là mặc dù Ngân hàng nhà nước là cơ quan trực thuộc chính phủ nhưng Văn phòng Chính phủ không có đại diện tại buổi kiểm điểm này.

Phái đoàn hùng hậu gồm nhiều ban ngành của Trung ương Đảng cho thấy tầm quan trọng của phiên họp tự kiểm điểm của Ngân hàng nhà nước.
Trước đó, tại phiên họp phê và tự phê của Ban Cán sự Đảng chính phủ từ ngày 11 cho đến ngày 15/9, chỉ có một ủy viên trung ương là ông Nguyễn Văn Quynh, phó trưởng Ban tổ chức trung ương đại diện cho Trung ương Đảng đến giám sát.
Kết quả kiểm điểm của Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là bí thư Ban Cán sự Đảng được chính thức loan báo là ‘hết lòng vì dân vì nước’ và ‘có nhiều thành tích’ trong điều hành kinh tế-xã hội đất nước.

‘Đi sâu vào khuyết điểm’

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt NamKhu vực ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua bị chấn động với nhiều tai tiếng

Truyền thông nhà nước Việt Nam không tiết lộ nội dung của phiên kiểm điểm quan trọng này của Ngân hàng nhà nước.
Theo nội dung do Thông tấn xã Việt Nam tường thuật thì dường như phiên kiểm điểm này không nói nhiều về thành tích như Ban cán sự Đảng chính phủ mà đi sâu vào các ‘hạn chế, khuyết điểm’.
Theo đó thì tập thể Ban cán sự Đảng này và cá nhân các ủy viên đã ‘tiếp thu’ và ‘giải trình nghiêm túc’ các ý kiến góp ý.
Các báo cáo kiểm điểm của Đảng bộ Ngân hàng nhà nước mặc dù ‘có nêu ra những ưu điểm’ nhưng ‘tập trung làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, phương hướng, biện pháp sửa chữa, khắc phục’.
Cũng tại phiên kiểm điểm này, các đảng viên chóp bu của Ngân hàng nhà nước đã nghe các ý kiến ‘thẳng thắn, chân thành, có ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng’.
Chốt lại buổi kiểm điểm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được dẫn lời yêu cầu Đảng bộ Ngân hàng nhà nước ‘phát huy ưu điểm’ nhưng đồng thời ‘có biện pháp khắc phục có kết quả các hạn chế, yếu kém’.
Bên cạnh kết luận chung, ông Sang cũng nói rõ ràng ‘một số vấn đề cụ thể’ mà ông yêu cầu Ngân hàng nhà nước phải khắc phục. Tuy nhiên không rõ đây là những vấn đề gì.
Chính trường và thương trường Việt Nam vừa qua chấn động với một số vụ bắt giữ và khởi tố liên quan đến ‘tội phạm trong lĩnh vực thâu tóm ngân hàng’, trong đó có các lãnh đạo và cựu lãnh đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB.
Bên cạnh đó trên các trang mạng không chính thống cũng lan truyền cáo buộc về vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuy nhiên các cáo buộc này đều không đưa ra bằng chứng cụ thể.

 

-Chính quyền Cộng sản Việt Nam có tôn trọng tự do tôn giáo không?

Phạm Quế Dương (Danlambao) - Lâu nay thường thấy chính quyền Mỹ xếp hạng Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền, không tôn trọng tôn giáo. Chính quyền cộng sản Việt Nam phản ứng rất mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thường có lời lẽ quyết liệt.
Thực tế thì thế nào?
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 13/8/2012 có đăng bài “Cứu di tích cổ trong phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Phương Liên. Tôi rất khâm phục tác giả dám nói lên sự thật về thái độ đối với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoan nghênh báo Nhân Dân đã nói lên một sự thật,
Về phần tôi, tham gia Việt Minh từ tháng 4/1945. Tháng 9/1945 nhập ngũ. Đi đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh Tàu, 2 lần bị thương. Năm 1990 nghỉ hưu mới biết các cụ ở làng tôi, làng Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay về Hà Nội) có mối băn khoăn day dứt về một ngôi đền của làng mình.
Từ năm 1767, thời vua Lê Cảnh Hưng, các cụ làm ăn ở Hà Nội đã chung tay xây dựng ngôi đền “Tử Dương Vọng Đình” ở số 8 phố Hàng Buồm Hà Nội, thờ Tuệ Trung Thượng sỹ – anh cả của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – Song, sau khi tiếp quản Hà Nội, ngôi đình đã bị một cán bộ của Thông Tấn xã chiếm đoạt. Cả 4 ngôi nhà trong khuôn viên Tử Dương Vọng Đình là hương hỏa của đình cho thuê để lấy tiền cúng lễ cũng bị Nhà nước Cộng Sản chiếm bán cho dân nhập cư vào Hà Nội.
Những năm chiến tranh, tất cả đều hướng vào chiến trường, sau 1975 dân làng mới đặt vấn đề đòi lại đình. Ngày 24/12/1984, Hội đồng Giám định di tích có văn bản gửi cho dân làng xác định là di tích. Các cụ ở làng còn giữ được đầy đủ Địa bạ từ thời chính quyền Pháp xác định ngôi Đình và 4 căn nhà của làng, còn giữ được giấy tờ nộp thuế của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bà con dân làng làm đơn xin các cấp từ chính phủ xuống Thành phố, Quận, Phường, tất cả dân làng ký tên song không được giải quyết. Ngày 04/4/1994 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo về ngôi đình. Sách “ Đường phố Hà Nội.”, Nhà xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 1979 có viết về Đình này. Ngoài ra còn có nhiều bài khảo cứu giá trị khác: “Cần bảo tồn di tích ngôi đình số 8 Hàng Buồm Hà Nội.” của Tạp chí Xưa và Nay, số tháng 9/1994; bài “ Về đạo sắc “ Tử Dương Thần Từ.” sớm nhất hiện còn “ của Tạp chí Hán Nôm, số tháng 1/1995; bài “1000 năm Thăng Long còn lại những gì?” của báo Hà Nội mới cuối tuần số ra ngày 21/5/1996; bài “Xôn xao về một ngôi đình” của Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số tháng 4/1995; bài “Tử Dương Vọng Đình đang bị lấn chiếm” do Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam phát ngày 28/6/1996; bài “ Làng Tía và Tử Dương Vọng Đình” do Đài Tiếng nói Việt Nam phát ngày 28/8/1996; bài “Nỗi niềm trăn trở ở Tử Dương” của Nhà xuất bản Văn Hóa- Thông tin, Tháng chạp năm Bính Tý, in trong sách “Làng Tử Dương qua di sản văn hóa Hán Nôm”.
Bà con xin gặp chính quyền Thành phố, Thành phố bảo xuống Quận, Quận bảo xuống Phường. Cơ quan hành chính không giải quyết bảo sang Tòa án. Sang Tòa án nộp án phí đầy đủ. Tòa án lại bảo sang chính quyền.
Ngôi đình từ lâu đã bị phá hủy, biến hóa thành cửa hàng bánh kẹo!
Tôi được bà con dân làng bầu là Trưởng ban liên lạc đồng hương ở Hà Nội, theo bà con, dẫn đầu là các cụ đi đòi đình rất vất vả bao lâu vẫn không được. Ngày 28/12/2002, tôi bị công an bắt. Ngày 14/7/2004, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử. Bản cáo trạng ghi tội danh: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, tù 19 tháng.
Xin bà con xem xét chính quyền Cộng Sản có tự do tôn giáo không.
37 – Lý Nam Đế – Hà Nội
ĐT: 62700002

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét