Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Tin thứ Sáu, 17-08-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua (GDVN).   – Tiếp tục đồng hành cùng ngư dân vươn khơi (ĐĐK).  – Biển đảo, nguồn cảm hứng thơ ca (SGGP).  – Tọa đàm về những di tích lịch sử tộc Lê Văn liên quan đến đảo Hoàng Sa (TQ). - Bia “chủ quyền” Trung Quốc không có Hoàng Sa – Trường Sa (TN). – Triển lãm Ngự phê trên Châu bản (1802 – 1945): Tái hiện một phần lịch sử triều đình nhà Nguyễn  (ĐĐK). - CHƯƠNG TRÌNH “VÌ HỌC SINH TRƯỜNG SA THÂN YÊU”: Nghĩa cử đẹp từ Thuduc House và tiểu thương chợ đầu mối Tam Bình (PLTP). Cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức nhiệt tình đóng góp cho chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” =>
- Thứ trưởng bộ 4T Đỗ Quý Doãn: Thông tin bảo vệ chủ quyền phải vừa kiên quyết vừa mềm dẻo (LĐ). - MỘT BÀI VIẾT NÉ TRÁNH và ĐÁNG XẤU HỔ CỦA VIETNAMNET KHI NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG    –   (Tâm sự Y giáo).   - Báo chí phí cơm   –   (Xuân VN).
Campuchia muốn gia tăng hợp tác với VN về nhiều mặt (RFA).
- Trung Quốc dọa sẽ “dùng mọi đòn phép” để cướp trọn Biển Ðông (AFP/ PetroTimes).   – Tống Văn Công: Giọng lưỡi ngược thời đại (LĐ). “Suốt mấy tháng nay truyền thông Trung Quốc (TQ) liên tục vu khống và đe dọa dùng vũ lực đối với nước ta“.  -  Biển Đông: Dầu lửa hay tự do hàng hải quan trọng?(Cu làng cát). - Lời nói cần đi đôi với hành động (TVN). - Trung Quốc: Được – mất với quân bài ‘chơi rắn’ (TVN).
- Biển Đông: Trung Quốc gia tăng chính sách “bên bờ vực chiến tranh” tới mức nguy hiểm (SAAG) . BTV: Một bài phân tích của TS Subhash Kapila (SAAG) rất chính xác về những gì đã và đang xảy ra trên biển Đông và trong khu vực ĐNA, cũng như các mưu đồ của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có nhiều thông tin quan trọng, rất cần cho các nhà nghiên cứu VN để đưa ra chiến lược đối phó với Trung Quốc hữu hiệu hơn.
- Hoa Kỳ nên làm gì ở biển Đông? What should the US do in the South China Sea? (GlobalPost).  – Chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc: Preparing for War with China (National Interest).  – Những bài hát của một thời (46): Bão nổi lên rồi  –   (Nguyễn Thông).
- Nguyễn Hưng Quốc: Thời đại của những ván bài lật ngửa (VOA’s blog).
- Trần Tiến: Có nên để Đảng và Nhà nước tiếp tục lo không?    –   (DLB).   – Phạm Trần: Trung cộng làm không nói, Việt Nam nói không làm   –   (DLB).
- WSJ: Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc? (Infonet).  – Nói về bài này: China, the World’s Greater Fool? (WSJ). – Biển Đông : Một tờ báo uy tín tại Mỹ bênh vực quyền chỉ trích Bắc Kinh   –   (RFI).  – Về bài này: US is right to assail China on its South China Sea claims (Washington Post). – Bài nói về sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang châu Á, mối quan hệ Trung – Mỹ, cũng như ảnh hưởng của hai nước này đối với các nước ĐNA: Through the Chinese looking glass (Today).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Người Mỹ gốc Á biểu tình chống Trung Quốc   –   (RFI).
- Các bộ trưởng hàng đầu TQ thăm New Delhi: Top Chinese ministers to visit New Delhi (Hindustan Times).
- Tổng thư ký LHQ kêu gọi đối thoại về Biển Ðông (Petrotimes).
- Lính tăng thiết giáp Việt Nam miệt mài trên thao trường (PN Today).   – Nga sắp hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam (VOA).  – Hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam cuối tháng 8 (Infonet).
Tiếp tục điều tra vụ tấn công PV Báo Pháp luật TP.HCM (TN).   – Cục trưởng Báo chí Hoàng Hữu Lượng Báo chí vẫn thiếu những bài viết mang tính định hướng lớn (Infonet) “tình trạng thông tin thiếu chính xác vẫn xảy ra; tình trạng tuyên truyền các sự kiện chính trị quan trọng một cách chiếu lệ, không rõ nét; một số tin, bài và cách trình bày tin, bài, ảnh, các chuyên mục… vẫn chưa thật sự sáng tạo.”
- Đông Bắc Á: Nóng lên vì tranh chấp lãnh thổ (SGGP). - Nhật trục xuất 14 người TQ vào quần đảo Senkaku (TT). - Bắc Kinh yêu cầu Tokyo thả ngay kiều dân Trung Quốc   –   (RFI).  – Nhật xem xét bước kế tiếp trong vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc (VOA).  – Nguy cơ “một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở châu Á” (TQ).  – Mỹ, Nhật tính nâng cấp tàu phòng thủ tên lửa (VNN). - Bộ Thương mại Trung Quốc ra lời kêu gọi (PLTP). - Đông Bắc Á và uẩn khúc sau tranh chấp biển đảo (VNN). - Mỹ cấp vũ khí đặc biệt cho tàu chiến Nhật (VnMedia).
- Trông người lại ngẫm đến ta: Bộ Nội vụ Anh: Phản đối nới lỏng thị thực cho du khách Trung Quốc (PLTP). “Bộ trưởng Theresa May cảnh báo nới lỏng kiểm tra du khách Trung Quốc sẽ làm gia tăng đe dọa đến an ninh quốc gia và tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tội phạm và người tị nạn Trung Quốc đến Anh.” - Hạn chế chiếu quá nhiều phim truyền hình Trung Quốc, Hàn Quốc (TT).
- Những nhà hoạt động   –   (Người Buôn Gió). “Hôm nay cảnh sát biển Nhật bắt mười mấy mống Trung Quốc xâm nhập đảo  Senkaku. Những kẻ công khai phá hoại quan hệ hữu nghị Nhật- Trung này lại được báo giới Việt Nam (báo Đảng, báo lề phải) cung kính suy tôn là ‘những nhà hoạt động’… Còn lại nhân sĩ, trí thức, sinh viên của mình đi biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc thì cả đống báo, đài hè nhau vào vùi dập bằng đủ thứ từ như bọn phản động, bọn lợi dụng, bọn cơ hội, bọn muốn gây căng thẳng chia rẽ quan hệ hai nước”.
<- Chủ tịch nước tiếp các cựu tù chính trị quận 2, HCM (PLTP). BTV: Đây là các cựu tù chính trị dưới chế độ Mỹ – “Ngụy”, còn dưới “chế độ XHCN tươi đẹp” của chúng ta, nhờ có “ý đảng, lòng dân” nên không có bất đồng chính kiến, không có tù chính trị, cũng không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người “vi phạm pháp luật VN”. Mời bà con nghe lại bài: Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam để hiểu thêm về cái gọi là “không có tù chính trị ở VN”.  Vậy là hơn 100 năm trước, “bác bôn ba ra hải ngoại” để cứu nước, nhân tiện đòi quyền bình đẳng cho dân ta được như dân các  nước, nhưng mãi cho đến hôm nay, quyền “được làm tù chính trị” của dân ta cũng không có được như “dân mình” thời trước, nói chi cái quyền được yêu nước như bọn Nhật mà Lái Gió đòi.
- GS Tương Lai: Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: Quần chúng và lịch sử, hay là “sự bí ẩn của lịch sử” (boxitvn).
- Quyền tự do ngôn luận bị đàn áp ở Việt Nam (VOA). “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến của mọi công dân trong nước, kể cả quyền tự do bày tỏ chính kiến và được chỉ trích chính quyền của chính họ”.
- BẢN LÊN TIẾNG về cái chết có nhiều uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng (TTXVA). Đã có 94 người ở trong nước và 197 người ở hải ngoại ký tên.
- Quyết định xử phạt TS Nguyễn Xuân Diện của Thanh tra Sở 4T-HN (Ba Sàm). Vậy là sau 2 tháng rưỡi vật vã, giờ đã có kết quả. Chỉ ái ngại cho các quan thanh tra là không chừng vụ này lại thành “lợi bất cập hại”. Không biết họ có nghĩ tới khả năng bên cạnh việc ông NXD khiếu nại, không nộp phạt, sẽ có một phong trào quyên góp, “nộp phạt thay”. Ngoài việc thanh tra văn hóa sẽ ở vào thế rất cắc cớ, khi có người gửi tiền vào tài khoản để nộp phạt thay NXD, còn thêm khả năng từ đây sẽ khơi mào cho một phong trào, mà như một blogger phản hồi đêm qua ở đây, kêu gọi thành lập “Hội blogger” để đoàn kết bảo vệ cho nhau. Hãy nhìn sang Cuba, xứ cộng sản khắc nghiệt gấp nhiều lần VN, vậy mà mới 2 tháng trước, giới blogger đối lập đã công khai tổ chức Festival giữa thủ đô La Habana những ba ngày để bàn luận về tình hình đất nước.  – HOA NAM TRUNG ƯƠNG TÌNH BÁO CỤC Ở SỞ 4T?   –   (Mai Xuân Dũng).  -  Thấy gì qua hành động của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội: Vải thưa có che được mắt Thánh? - (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). Nói thêm: blobg JBNHV và blog Nguyễn Tường Thụy có ưu ái đặc biệt của VNPT, là không giống các blog trong hệ thống WordPress khác (thêm chữ “s” vô đoạn “http” trên đường link là xong), mà phải dùng proxy nữa mới vượt qua được tường lửa). - Tiến sỹ Diện ‘cực lực phản đối’ Hà Nội (BBC). - Từ chuyện định nghĩa đến bằng chứng – điều quan trọng khi ra phán quyết(Phương Bích). Bổ sung, có 2 độc giả của BS đã nhờ chuyển tiền “đóng phạt dùm” blogger-TS Nguyễn Xuân Diện: bác T.D. góp 500.000 đ (năm trăm ngàn đồng), cô H.L. góp 1.000.000 đ (một triệu đồng). Hì hì! Với đà này, chắc bà con sẽ góp dư với số tiền cần thiết, phải chuyển qua lập … “Quỹ nộp phạt blogger”?
- Bạo động ở Hà Tĩnh: Công an, cán bộ bị đánh trọng thương (VOA).  – Tranh chấp đất đai ở Hà Tĩnh : Cán bộ bị dân đánh “trọng thương”   –   (RFI).  – Người dân Yên Lộc nói về vụ phá UBND xã   –   (BBC).   – ‘Chính quyền tranh sân bóng với dân’   –   (BBC). – Cướp Đất Sân Bóng của nhà cầm quyền xã Yên Lộc, Hà Tỉnh là nguyên nhân của xô xát    –   (TNCG). - Khởi tố vụ hành hung cán bộ, đập phá trụ sở UBND xã (LĐ).
- DÂN DẦN QUAN   –   (Nguyễn Văn Thiện).
- Đi khiếu kiện đòi đất trở thành vô gia cư    –   (RFA).    – Ve vẻ vè ve (TTXVA).  “Uất hận dân oan,/ Ruộng cày bị cướp/ Đền bù mỗi thước,/ Rẻ mạt như cho/ Đục nước béo cò,/ Lũ quan phường xã …”
- Cựu phó chủ tịch huyện chứa gái mại dâm từ lâu (DV/ DT). “Trong 17 năm làm phó chủ tịch, bà được đánh giá là người có uy tín trong chính quyền và nhân dân huyện”.
- BẤT AN  –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành… Bây giờ sống trong hòa bình, mà hòa bình đã gần 40 năm rồi sao trong lòng cứ thắc thỏm bất an…  Một nhà nước yếu kém, bất lực và vô trách nhiệm  như vậy mà sao vẫn tồn tại lâu vậy nhỉ? Đây có lẽ là nỗi bất an lớn nhất mà người dân phải mang nặng trong lòng”.
- Phỏng vấn ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an: Nguyên đại tá chê “phê và tự phê”   –   (BBC). “… đợt phê và tự phê rầm rộ vừa rồi là ‘không có giá trị gì lắm đối với tình hình đất nước và sự tiến triển đất nước’. Theo ông, Việt Nam hiện ‘đang quằn quại trong hai mâu thuẫn’, mà mâu thuẫn đầu tiên là ‘rơi vào tổng khủng hoảng toàn diện’ do đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối Mác – Lênin, ‘một đường lối phản phát triển, sai lầm’.”
- Bộ trưởng nghe, Bộ trưởng nói, Bộ trưởng làm (Đào Tuấn).

- Việt-Trung khai thông cửa khẩu đường bộ   –   (BBC).   – HỒ TÂY SẮP BỊ XÉ ĐÔI BỞI TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CHẠY THEO TRỤC ĐƯỜNG SỐ 5   –   (Phạm Viết Đào).   – Nguyễn Thanh Hà: KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TÂY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?   –   (Phạm Viết Đào).
- Quan chức Úc ‘được thưởng’ vụ Securency?   –   (BBC).
Chống tham nhũng bắt đầu bằng những sáng kiến nhỏ (PLTP). - Chống tham nhũng thì phải công khai, minh bạch thực sự (LĐ). - Trao quyền phòng chống tham nhũng cho người dân (VnMedia).
Cần nâng chất lượng kê khai tài sản với cán bộ chủ chốt (DT). - Mở rộng công khai tài sản quan chức (TP). - Tổ trưởng hòa giải không nên hưởng lương tháng (PLVN).
- Cục Điều tra VKSND Tối cao đã Khởi tố vụ án dùng nhục hình tại Công an TP Tuy Hòa (PLTP).
- Vinaconex cũng nợ hàng nghìn tỷ   –   (BBC). BTV: Phải chăng đó là một trong những lý do cô tiểu thư Tô Linh Hương, con gái của ngài Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã thôi giữ chức chủ tịch Vinaconex-PVC sau 2 tháng … “thử việc”? - Vinaconex lỗ hơn 757 tỷ đồng (RFA). - Vinaconex bị nợ gần 2.000 tỷ đồng (VNE).
- Đập thủy điện sông Tranh 2: Trước ngày 24-8, hoàn thành chống thấm (NLĐ).  - Đường làm chưa xong đã tính tăng phí (KP). Để có tiền làm nốt, sửa lại chỗ vừa hỏng!
- Nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam: Tồn 4.000 tấn bùn thải chưa biết đổ đâu (SGTT).
Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động lại sau một tuần “đau tim” (SGTT). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành trở lại (DT).
- Điên rồi! 6 bãi đỗ xe trong CV Thống Nhất cùng chờ duyệt (VNN).
Bán hàng đa cấp biến tướng lừa đảo (TN). - Nhiều kẽ hở trong quản lý bán hàng đa cấp (TT). - Vụ Muaban24: Lãnh đạo chi nhánh Đắk Lắk không chấp hành lệnh bắt (NLĐ). =>
-  Bất thường bản án tranh chấp vốn góp ở Thaco – Kia Đà Nẵng (TN).
- Nhiều qui định… ném đá ao bèo: Vướng víu, thiếu chế tài (NLĐ).
Bàn giải pháp dứt cảnh “loạn” xử phạt vi phạm hành chính (PLVN).
- Ăn đất sân golf (DV).
- Một sĩ quan công an bị tố đánh người (NLĐ).
- Hội nghị các Tổ chức Hữu nghị Nhân dân ASEAN khai mạc tại Hà Nội (VOA).
Nga phát hiện xưởng may hơn 1.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp (Infonet).
Khu di tích Tân Trào được xếp hạng quốc gia đặc biệt (PLTP).  - Hàng vạn cựu TNXP chưa được hưởng chính sách (PLTP).
- Rút kinh nghiệm sau khi Ba Sàm cười Lao động Đặt mại dâm lên bàn nghị sự (rất dễ lên … giường quan chức khi nào không hay), nên giờ thì “Luật về mại dâm sẽ lên bàn nghị sự” (Bee).  - Ông Dương Trung Quốc: Cần có luật công nhận, quản lý mại dâm   (PN Today).
- Giới hoạt động: Bất ổn ở Tây Tạng sẽ không giảm sút (VOA).
Ấn Độ xây 18 đường hầm dọc biên giới đối phó Trung Quốc và Pakistan (Gafin).
- Thao túng châu Phi, doanh nhân Trung Quốc lãnh hậu quả    –   (RFI).  – Cho dù không có TPP, tương lai thương mại giữa Trung Quốc và châu Á vẫn sáng sủa (Diplomat/ BoxitVN).
Doanh nhân Heywood còn sống khi bà Cốc Khai Lai rời phòng (LĐ).
- Các nước Hồi giáo đưa vấn đề người Rohingya ra trước Liên Hiệp Quốc   –   (RFI).   – Ủy ban Nhân quyền Miến Ðiện: Không cần mở điều tra vụ người Rohingya (VOA).
“Triều Tiên có thể chế tạo 48 bom hạt nhân” (DT).
- Ban nhạc Pussy Riot bị xét xử : Uy tín giáo hội Nga bị sứt mẻ   –   (RFI).
- Bahrain tuyên án tù một nhà tranh đấu về tội biểu tình trái phép (VOA).
- Lào vẫn xây đập Xayaburi?  –   (BBC).
9h45′ –  Phường bát âm Thiếu nhạc trưởng trong nghiên cứu chủ quyền Biển Đông (VNN). Nhà báo Huỳnh Phan phỏng vấn Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Xem phần 1 bữa qua:  - Đừng học Trung Quốc “lấy sách đè người” (TVN).
KINH TẾ
Xác định lại khẩu phần tín dụng (VnEco). - Lãi suất cho vay nhiều lĩnh vực ở mức 11-13%/năm(VOV).  - Ngân hàng chỉ thu lợi nhuận chênh lệch lãi suất 2%-3% (PLTP).  - Giao thêm chỉ tiêu tín dụng: “Sẽ không gây áp lực lạm phát” (VnEco).
Tìm thuốc chữa bệnh lạm dụng tín dụng (PLTP).
Chỉ cứu doanh nghiệp có khả năng phục hồi (VTV).
Không thể vừa quản lý vừa giám sát (TP). - Giá xăng dầu thách thức lạm phát (NLĐ).   – Cước vận tải “phi mã” cùng giá xăng (VOV).  – Tăng giá xăng, đời sống người dân giảm (NCT). -  Nhạc sĩ Hồng Thuận “tìm lại… giá xăng” (TT). - “Có hiện tượng điều chỉnh giá xăng chưa phù hợp“ (PLVN).
Sếp CK vào tù: Dân ‘làm giá’ không manh động (VEF). - ‘Chết’ vì đem lợi nhuận sản xuất đầu tư chứng khoán, địa ốc(VNE).  -  Nước đã ngập chân (LĐ).
Để có một thương hiệu quốc gia mang tầm cỡ toàn cầu (DT).
<- Nông dân: mua lúa thay vì gạo tạm trữ    –   (RFA).
-  Thu mua cà-phê ở Tây Nguyên, các doanh nghiệp thua trên sân nhà (ND).
- Giá Thực phẩm: Chợ tăng, siêu thị khuyến mãi (TT).
Bán thịt trong 8 giờ: Tiểu thương đe tăng giá (DT).
CT Group trở thành chủ sở hữu mới của Công ty Thiên Lộc (TN).
Đề nghị giải thể liên doanh lỗ 13 năm liên tục (TT).
-  Cấm xuất bán quặng vì chưa phục hồi môi trường (TN).
Thương hiệu Tribeco vào tay “ông lớn” nước ngoài (TT).
- “Tự phê” tập thể: Đà Nẵng đã lơ là, chủ quan về năng lực cạnh tranh (Infonet). - Phải chi hoa hồng mới có hợp đồng (TT).
- Chuyên gia: Doanh nghiệp cần có thông tin thị trường Trung Quốc (TBKTSG).
-  Phát hiện kho hàng Trung Quốc giả, lậu. - Đánh bại hàng Trung Quốc (TN). - Đã kiểm soát được gia cầm nhập lậu? (GTVT).
Vốn ngoại “chạy” khỏi thị trường Trung Quốc (WSJ/DT).
Phá sản thành phố: Lựa chọn an toàn trong quẫn bách (VEF).
- Bảy ngân hàng bị Mỹ chất vấn về Libor   –   (BBC).
- Báo cáo cho thấy những dấu hiệu khác nhau về kinh tế Mỹ (VOA).
Đức sẽ làm mọi cách để cứu eurozone (Gafin).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 21 tham luận tại Hội Nhà văn VN thi đua ca ngợi thơ HOÀNG QUANG THUẬN như thế nào ?  –  Trần Mạnh Hảo: Chưa thể khẳng định HOÀNG QUANG THUẬN đạo thơ ? (Lê Thiếu Nhơn). Đúng là báo… hại! – Trần Văn Phúc: Thử lý giải hiện tượng thơ Nhập Đồng   –   Tiền nhân nào mượn bút để viết thơ thẩn ? (Lê Thiếu Nhơn). – Bốc thơm thơ Hoàng Quang Thuận là sỉ nhục thơ ca và sỉ nhục quốc thể   –   (ĐCV). – VŨ DUY CHU nhận diện Thi Tặc (Lê Thiếu Nhơn). “Hải tặc ở ngoài biển/ Lâm tặc ở rừng xanh…/ Đinh tặc trên xa lộ/ Tôm tặc ở đầm tôm/ Nhưng tặc ghê gớm hơn/ Lũng đoạn nền văn học/ Chúng trong Hội Nhà văn/ Nên gọi là thi tặc…”
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 71)   –   (Nhật Tuấn).
- Đỗ Văn Hiểu: Phê bình văn học Việt Nam hiện nay, một số thách thức và giải pháp (PBVH). Chuyên đề về Nguyễn Huy Thiệp: Tạ Ngọc Liễn - Về truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp.  – Lại Nguyên Ân trao đổi với Tạ Ngọc Liễn: Đọc văn phải khác đọc sử.
Hồi ký của người viết truyện trinh thám (TT).
- Đỗ Trường: Nguyễn Trọng Tạo: Người bước ra từ ca dao lục bát   –   (Nguyễn Tường Thụy).
- Nói chuyện Trung Quốc với Nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú (bài 2)  (Trần Nhương). Mời xem lại: Bài 1.
Xuất bản sách về các món đặc sản Việt (TTVH).
- Đông Ngàn: Có mấy lời gửi về Đồng Nai (Trần Nhương).
Cuộc sống giá đừng gian dối (PNTD). 2 đêm nhạc của Trần Tiến vừa diễn ra ở Hà Nội vào tháng 8 mùa thu đầy ắp khán giả, có đủ mọi thành phần lứa tuổi.”
- Nhạc sỹ Quốc Trung nói về The Voice   –   (BBC).
- Trong thân phận kẻ khác có thân phận chính ta   –   (Vương Trí Nhàn).  – Đạo đàm “Quá khứ – hiện tại – vị lai” (TTXVA).
- NGUYỄN VĂN SỞ * GIỚI THIỆU SÁCH MỚI:  Một Phương Cách Mới Để  Xây Dựng Cuộc Sống Vui Tươi    –   (Sơn Trung).
‘Rác văn hóa’ có làm nên xã hội văn minh? (TVN).
- Đi chùa Online (GĐ).  – Cách nhận diện sư giả, sư thật (Phật học/ TTXVA).
- Nhà sư “sống” với hơn 200 pho tượng Phật cổ vô giá (Bee). =>
- Lòng hiếu hạnh mùa Vu Lan (Petro Times). -  Quan niệm về Tội ác phá thai trong Phật giáo (Bee).
- Lâm Đồng: Phát hiện bộ chiêng lạ? (ĐĐK).  - Hang bộ đội ở Quảng Bình (PLTP).
- Làm phim ở Tam giác vàng (NLĐ). - Phim Chiến hạm nổ tung: Chuyện tình người điệp báo (PLTP).
- Hai bài viết về văn học Pháp   –   (Vương Trí Nhàn).
- Elizabeth Wright: Lacan và phân tâm học cấu trúc (PBVH).
Xứ Nghệ giữ ngôi sao bằng “chiêu độc”… dìm hàng, ép giá  (NĐT).
- Trịnh Hội: Từ San Diego đến Harvard (3) (VOA’s blog).
- Titanic 3D trở thành bộ phim Hollywood đầu tiên công chiếu tại Miến Điện (VOA).
- CÁC NHÀ VÔ ĐỊCH BẮC HÀN ĐƯỢC THƯỞNG TIVI, TỦ LẠNH (NCTG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giáo viên phải lau dọn lớp học (PNTP). - Một cô gái trẻ vẫn còn muốn được nổi tiếng bằng con đường học hành (Tin khó tin). - Kỳ thủ trong bóng tối (TT).
Loay hoay tuyển sinh (TN). - Thêm hàng ngàn chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung (LĐ). - Nhiều trường công lập thông báo chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung (LĐ). - 2,5 điểm mỗi môn cũng vào đại học (TN). - ĐH Y Dược TPHCM: Nhập nhằng chỉ tiêu, phải hạ điểm chuẩn (NLĐ).  – Ẩu!(SGGP).  - Điểm cao trượt, điểm thấp lại đậu (TT).
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn mập mờ hay thí sinh chưa rõ quy chế? (GDVN).  - Xét tuyển cùng trường có được ưu tiên? (DT).
Giao lưu trực tuyến “Con đường thứ hai vào đại học” (TT).
Không thu tiền cơ sở vật chất, rồi sao? (PLTP). - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội Mập mờ các khoản thu chi tài chính (NB&CL).
-  Đưa dân ca vào trường học (TN).  -  John Huy Trần: Việt Nam thiếu trường múa, giáo viên giỏi (PNTP). Vì quá quan tâm về … “ảo thuật”, “quay phim”, “chụp hình”. Trường nào cũng có.
<- Nơi những trường học bị “tra tấn” bởi tàu hỏa (ANTĐ). Nên nó tức nó mới ném đá ? – Một Học sinh tiểu học rơi từ tầng 1 xuống đất (TN).
- VỤ SẢN PHỤ TỬ VONG TẠI BV HÙNG VƯƠNG: Biến chứng phù phổi cấp do thuốc giảm cơn gò tử cung (PLTP). - Đoán tuổi thọ BN ung thư tiền liệt tuyến qua ngón tay (Bee).
Cây trồng biến đổi gen: Vẫn tranh cãi (VNN).
Nam Phi kế hoạch hóa gia đình…cho voi (Infonet).  Đúng là “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”: Voi có nguy cơ tuyệt chủng (NLĐ).
- Thiếu hoạt động tay chân là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (VOA). -  Phương pháp mới có thể chẩn đoán cơn đau tim trong vòng 1 giờ.
Kẻ cạnh tranh quyền lực nhất mà Google cảnh giác là ai? (VTC).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
TPHCM: Bệnh viện chẩn đoán sai, bệnh nhân chết oan? (VNN).  – Xem ra di họa còn dài… (Dr. Nikonian). - Cô đồng chữa bệnh bằng… tát tai (ANTĐ). - Bức xúc vì bệnh nhân tử vong sau mổ ruột thừa (TN).
VKSND Tối cao yêu cầu báo cáo vụ phạm nhân có thai (PLTP).
Bệnh viện công hợp tác với tư nhân “móc túi” người bệnh? (DT). - Hàng chục nạn nhân tố cáo băng trấn lột bệnh viện (TN).
- Nổ máy tính để bàn, một người bị thương (TT). - Nổ CPU máy tính gây sát thương (VNE). - Bảng siêu thị bốc cháy, hàng trăm người hoảng loạn (VTC). - Máy bay đang bay giữa trời bốc mùi khét bất thường (LĐ).
- Phát hiện Bắt hai cơ sở chế biến mỡ bẩn ở Biên Hòa  (PLTP). Phạt thôi! Mà … người còn chưa bắt, bắt chi nhà cửa, chỗ mần ăn của con người ta, rồi biết nhốt vô đâu?  - Tràn lan thực phẩm tẩy trắng chứa chất độc hại  (NĐT). - Gà lậu được hợp thức hóa? (KP).
“Đạo tặc” đội lốt hàng rong  (NĐT). Trong bài có hình một “đạo tặc” rất già, đang xách bịch bánh mì, đội mũ, không thấy “đội lốt”.
“Nếu cho tui một ân huệ cuối cùng, tui chỉ xin…” (Bee) “có được 300.000đ/tháng để sống qua ngày”, tâm sự của “người suốt 44 năm sống trong mặc cảm vì những khối u mọc chi chít trên người… “. Nhọc nhằn gia đình 4 đời mang phận tý hon  (KP).   Sống chung với con nghiện: Phòng thủ mọi lúc, mọi nơi (NLĐ). - Hai bức ảnh về tình người rơi nước mắt (KP). - “Cung điện” trăm tỷ của trùm ma túy thác loạn (Bee) - Di lý Dũng “ben” về Bình Dương (TN).
- TPHCM: Hiểm họa bờ kè (NLĐ).  – Di dân khỏi vùng nguy hiểm (SGGP).
Xử lý vụ vườn quốc gia Yok Đôn bị tàn phá (SGGP).
- Rừng thông đặc dụng ở Huế lại bốc cháy dữ dội (TN).  – Cận cảnh cháy rừng thông ở TP Huế (VOV). =>
- Việt Nam: Một trong các nước dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất (VOA).
-  Tiêu hủy 13 cá thể voọc chà vá chân đỏ sấy khô (PLTP).
- Xương sư tử thành món hàng đắt khách   –   (BBC).
- 60 người thiệt mạng trong vụ sập mỏ vàng ở CHDC Congo (VOA).
QUỐC TẾ
Syria bị tước tư cách thành viên Tổ chức Hợp tác các nước Hồi giáo (VOA). - Hội Đồng Bảo An LHQ kết thúc sứ mạng của phái bộ quan sát Syria (VOA). - Ngoại trưởng Pháp tiếp tục công kích Tổng thống Syria (VOV).  – OIC đình chỉ tư cách thành viên của Syria (SGGP).     – Syria tạm thời bị loại khỏi thế giới Hồi giáo, Trung Quốc kêu gọi ngưng bắn   –   (RFI).   – Mỹ ca ngợi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thu hồi tư cách hội viên của Syria (VOA).   – LHQ: Ðặc sứ Hòa bình tới Syria là ‘sứ mạng bất khả thi’ (VOA).  – Liên Hiệp Quốc: 2.5 triệu người Syria cần được giúp đỡ (VOA).  – Phe nổi dậy Syria ra điều kiện để phóng thích người Iran (VOA).   – Các vụ bắt cóc ở Liban gây sợ hãi trong vùng (VOA). - Chiến sự Syria có thể lan sang Lebanon (PLTP).  - Phe nổi dậy Syria đưa cảnh báo sắc lạnh cho phương Tây (VnMedia).
Mỹ sẽ tấn công Iran vào tháng 6/2013 (Infonet). - Israel ‘sẵn sàng’ chiến tranh với Iran   –   (BBC).
- Căn cứ Pakistan bị tấn công   –   (BBC).  - Căn cứ không quân Pakistan bị tấn công (VOV). – Căn cứ không quân Pakistan bị tấn công (VOA).
- Trực thăng rớt ở Afghanistan, 7 người Mỹ thiệt mạng (VOA).  – Afghanistan: rơi máy bay trực thăng, 11 người chết (VOV).
- Cảnh sát Pháp bắt các nghi can trong vụ bạo loạn tại Amiens (VOA).  – Cảnh sát Pháp bắt 5 nghi phạm gây bạo loạn   –   (RFI).
Hàng loạt bê bối tình ái trong gia đình Nelson Mandela vỡ lở (NĐT).
<- Hàng nghìn người Ấn Độ sơ tán vì tin đồn bạo loạn (TTXVN).  – Hàng ngàn người bỏ chạy khỏi miền nam Ấn Ðộ vì tin đồn bạo động (VOA).
- Bất hòa Hàn – Nhật vì những hòn đảo tí hon   –   (RFI).
- Miến Điện đề cử tư lệnh Hải quân làm phó tổng thống    –   (RFI).
- Tàu Singapore bị người vượt biên buộc phải đổi hướng đi Úc      (RFI).
- Mỹ xem xét việc hợp thức hóa người nhập cư trái phép   –   (RFI).
- Ecuador cho sáng lập viên Wikileaks tị nạn   –   (BBC).   – Ecuador cho phép người sáng lập WikiLeaks được tị nạn chính trị   –   (RFI).  – Ecuador cho phép ông Assange tị nạn chính trị (PNTP).   – Anh quốc: ‘Không cho Assange đi Ecuador’   –   (BBC). - Căng thẳng ngoại giao vì Julian Assange (TN). - Ecuador cho ông chủ WikiLeaks tị nạn (DT).
- “Trực thăng chở Putin suýt va vào máy bay tư nhân” (TTXVN).
Tàu ngầm hạt nhân Nga “áp sát bờ biển Mỹ” ? (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/08/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 16/08/2012;  + Đối thoại chính sách – 15/08/2012;  + Đối thoại chính sách – 15/08/2012;  + Đối thoại chính sách – 15/08/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 16/08/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 16/08/2012;  + Về Giải thưởng Trần Nhân Tông: Văn hóa – Sự kiện – Nhân vật – 11/08/2012 ;  + Thời sự 19h – 16/08/2012.

 

Cho dù không có TPP, tương lai thương mại giữa Trung Quốc và châu Á vẫn sáng sủa

Vikram Nehru, The Diplomat, 13 tháng Tám 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trong khi một Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) còn nằm trong giai đoạn đàm phán và không phải là không có những chướng ngại vật, chẳng hạn có một số quốc gia đang phản đối những ràng buộc gay gắt của quyền sở hữu trí tuệ mà Mỹ muốn áp đặt qua Hiệp định này, thì tiến trình hội nhập kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại châu Á theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc. Bài tiểu luận dưới đây được viết theo cái nhìn khách quan của một nhà nghiên cứu, nhưng chúng ta không loại trừ khả năng TQ đang dùng sức mạnh kinh tế để o ép các nước nhược tiểu láng giềng trong chính sách bành trướng qua chiêu bài “hội nhập kinh tế khu vực”, nhằm tiến tới một “khối thịnh vượng chung” do TQ điều khiển.
Bauxite Việt Nam
Vẫn chưa có dấu hiệu nào đáng vui mừng về thương mại toàn cầu trong mấy năm vừa qua. Vòng đàm phán Doha về thương mại đa phương vẫn nằm trong tình trạng hôn mê, nếu chưa chết hẳn. Vì thế, một nỗ lực gần đây nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại giữa các nước nằm ven bờ Thái Bình Dương, tức Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã được đón chào bằng thái độ nồng nhiệt và bằng tâm lý nhẹ nhõm, như là một bước đi đúng hướng. Nhưng mặc dù TPP chắc chắn được nhìn nhận và hoan nghênh vì viễn ảnh tương lai của nó – một hiệp định tạo thêm sự ổn định đặt cơ sở trên các luật lệ trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên TPP – nhưng nó thiếu sự tham gia của Trung Quốc (TQ), một nền kinh tế đứng hạng nhì và là nước xuất khẩu và sản xuất lớn nhất thế giới. Đối với Đông Nam Á, đó là điều quan trọng.
Tầm cỡ, vị trí địa lý, và tính năng động của TQ đã tạo nên một sức thu hút không có gì làm lay chuyển được, một sức thu hút đã biến TQ thành đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á. Và TPP chắc sẽ không thay đổi thực tế là, thị trường và địa lý là hai yếu tố chính thúc đẩy sự hội nhập kinh tế của Đông Nam Á với TQ, như 20 năm qua đã cho thấy. Dẫu sao, các hiệp định thương mại và đầu tư chỉ có thể thúc đẩy các lực tác động thị trường, chứ không chống lại chúng. Rốt cuộc, thị trường và địa lý sẽ hướng châu Á tới việc hội nhập khu vực trước đã, rồi sau đó khu vực này mới ở vào một tư thế để hòa nhập với TPP.
Tiến trình hội nhập thương mại Đông Á đã bắt đầu khá lâu trước khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) trở nên phổ biến gần đây. Thị trường và địa lý đã thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại của châu Á; sau đó mới có các chính sách nhằm hậu thuẫn tiến trình này. Việc gộp lại các nền kinh tế phản ánh tầm quan trọng ngày một gia tăng của các mạng lưới sản xuất của khu vực, trong đó các giai đoạn khác nhau của tiến trình sản xuất được thực hiện trong nhiều nước khác nhau. Việc này cho phép các công ty chuyên môn hóa, sản xuất đại trà nhưng ít tốn kém, và phát hiện được nơi nào có điều kiện thuân lợi nhất.
Đồng thời, sự gần gũi địa lý giúp cho việc vận chuyển và giao thông ít tốn kém. Chẳng phải do tình cờ mà quan hệ mậu dịch với TQ đã phát triển nhanh hơn đối với các nước Đông Nam Á (ĐNA) ở đất liền so với các nước ĐNA nằm trong biển – chính vì sự gần gũi địa lý của TQ. Tương tự như thế, mặc dù không có Hiệp định Tự do Mậu dịch (FTA) song phương, thương mại của Ấn Độ với TQ đã phát triển nhanh chóng – nhanh chóng đến nỗi TQ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ.
Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) chắc chắn sẽ không cản trở tiến trình hội nhập giữa các nước trong khu vực tại châu Á. Một trong những lý do là, châu Á rất có thể là khu vực có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong một tương lai có thể trông thấy và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu nơi đây ngày một gia tăng. Điều này có nghĩa là thương mại giữa các nước châu Á sẽ tiếp tục vượt trội hơn thương mại giữa châu Á với phần còn lại của thế giới.
Các nước trong khu vực cũng nhấn mạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mạng lưới vận chuyển nối kết các nền kinh tế ĐNA lại với nhau và với TQ. Việc này sẽ thu ngắn hơn nữa khoảng cách không gian giữa các nền kinh tế châu Á, đặc biệt tại lục địa Đông Nam Á.
Lý do tiếp theo là, hiện nay lương công nhân và giá đất tại TQ đang gia tăng và đồng nhân dân tệ đang lên giá. Những xu thế này sẽ thúc đẩy các công ty TQ cần nhiều lao động cuối cùng sẽ phải dời sang các nền kinh tế ĐNA có nguồn lao động phong phú, nhờ vậy sẽ đóng góp thêm cho tiến trình hội nhập bằng các luồng thương mại và đầu tư.
Và sau cùng, vì TQ đang ở trong tình trạng thặng dư mậu dịch, các công ty TQ đang chịu sức ép phải gia tăng vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Một số lớn đầu tư sẽ hướng tới các nước láng giềng ở ĐNA.
Sự hội nhập các luồng thương mại và tài chính ngày càng sâu sắc này chắc chắn cần thêm sự hỗ trợ bằng chính sách. Nhưng đáp án không nằm ở chỗ cần có thêm nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Nhiều người tranh luận rằng “mớ bòng bong” FTA trong khu vực đã tạo thuận lợi thì ít mà tạo cản trở thì nhiều. Việc thi hành vô số luật lệ và qui định song phương và đa phương sẽ gia tăng phí tổn hành chánh, cản trở việc vận chuyển hữu hiệu các loại hàng hóa qua biên giới, và có thể khuyến khích nạn tham nhũng. Ngoài ra, một khi bị các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) kiềm tỏa, các chính phủ đã từng vận dụng chính sách riêng của mình để bảo vệ công nghiệp trong nước.
Như vậy, đối với châu Á, đáp số của bài toán không những nằm trong việc hình thành một hiệp định thương mãi toàn diện cho khu vực để loại bỏ nhu cầu đối với nhiều FTA đa phương và song phương, mà lại còn nằm trong việc đảm bảo rằng một hiệp định như thế sẽ giảm bớt những rào cản do các nước đặt ra để bảo vệ công nghiệp của mình. Việc này sẽ hình thành và nuôi dưỡng sức sống của thị trường cũng như tạo thế mạnh địa lý trong một nền kinh tế khu vực sinh động và tăng trưởng nhanh chóng. Và sẽ tạo ra một môi trường để dần dần tiến tới chỗ hợp lưu với sự phát triển song hành của TPP.
V. N.
Vikram Nehru là một nhân viên cao cấp trong Chương trình châu Á và Chủ nhiệm Chương trình Bakrie trong Ban Nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện Carnegie Endowment. Tác giả xin cảm ơn Navtej Dhaliwal đã giúp đỡ nghiên cứu. Bài báo này đã được Carnegie Endowment for International Peace cho xuất bản lần đầu.

1209. Biển Đông: Trung Quốc gia tăng chính sách “bên bờ vực chiến tranh” tới mức nguy hiểm

SAAG

Tác giả: TS Subhash Kapila
Người dịch: Trần Văn Minh
09-08-2012
“Nhưng về một đối thủ dùng chiến thuật ‘tích gió thành bão’ – từ từ góp nhặt những hành động nhỏ, không có hành động nào được sử dụng để biện hộ cho chiến tranh, nhưng có thể tích lũy theo thời gian thành một sự thay đổi mang tính chiến lược quan trọng thì sao? 
Mục tiêu [chiến thuật] tích gió thành bão của Bắc Kinh là tích lũy từ từ bằng những cuộc tấn công nhỏ nhưng kiên trì, chứng minh sự có mặt lâu dài trên vùng lãnh thổ mà họ đòi chủ quyền, với chủ ý rằng, việc đòi chủ quyền đó sẽ làm suy yếu các quyền lợi kinh tế được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển công nhận và có lẽ ngay cả quyền của các tàu thuyền  và máy bay qua lại [trên Biển Đông] hiện được xem là luật lệ chung trên toàn cầu. Với ‘sự thật mới hiển nhiên’ một cách chậm rãi nhưng tích lũy dần, Trung Quốc hy vọng sẽ thiết lập việc chiếm hữu trên thực tế và hợp pháp đối với các tuyên bố chủ quyền của họ”. —– Theo Robert Haddick, báo Foreign Policy, ngày 3 tháng 8 năm 2012.   
Những quan sát khởi đầu
Tranh chấp Biển Đông đã dai dẳng kéo dài trong hàng thập niên qua giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, đã trở lại tình trạng xung đột kể từ năm 2008-2009 sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’ và sẵn sàng đi tới chiến tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà họ đã đơn phương tuyên bố.
Sự quyết đoán đó của Trung Quốc không làm cộng đồng quốc tế ngạc nhiên vì rất đồng điệu với những hành động trong quá khứ của Trung Quốc và xu hướng dựa vào xung đột để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thay vì những phương cách giải quyết ôn hòa.
Đáng chú ý là sau năm 2009, Trung Quốc đã tiến hành điều có thể được diễn tả là trong tiến trình nguy hiểm bên bờ vực chiến tranh quân sự, không những có thể làm mất cân bằng vùng châu Á –Thái Bình Dương, mà còn có thể kích động sự đối đầu và xung đột giữa quân đội Trung Quốc với Hoa Kỳ về sự phiêu lưu quân sự của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp này.
Tranh chấp Biển Đông đã được đề cập nhiều trong các bài phân tích của truyền thông báo chí, nên không cần nhấn mạnh trong bài viết này. Do chính sách đơn phương sử dụng quân sự để gây hấn và sự hiếu chiến sẽ dẫn đến nguy hiểm, có khả năng lan ra thành một cuộc tranh chấp rộng lớn hơn, nên điều cần tập trung là, vì sao Trung Quốc cảm thấy được khích lệ và thích thú với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước làng giềng của họ, mà thông thường có thể được giải quyết ở các diễn đàn quốc tế và khu vực theo cơ chế đa phương.
Vì thế, bài viết này với mục đích xem xét những vấn đề liên quan như sau:
  • Sự gia chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông: mục tiêu nhắm tới là Hoa Kỳ.
  • Ý nghĩa của việc chọn thời điểm để gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc.
  • Thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược của Hoa Kỳ trong việc đáp trả một cách hiệu quả đối với chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông.
  • Lựa chọn của các nước đòi chủ quyền để tranh đấu với Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông: ASEAN không phải là sự lựa chọn, mà lựa chọn hữu hiệu là Hoa Kỳ.
  • Phản ứng của thế giới đối với việc gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông.
Sự gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông: mục tiêu nhắm tới là Hoa Kỳ.
Sự gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông không còn giới hạn ở tham vọng kiểm soát khối nhiên liệu dầu hỏa mênh mông, không những nằm trong vùng Biển Đông mà còn ở cả khu vực Đông Hải và Hoàng Hải. Chiến lược phá hoại của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông giờ đây đã biến thành một cuộc tranh luận chiến lược lớn hơn, đó là đánh bại Hoa Kỳ và giữ vai trò thống trị ở châu Á.
Trung Quốc có thể đối xử tàn bạo với các đối thủ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng sức mạnh quân sự bất cứ lúc nào, nhưng họ sẽ không làm thế, khi có thể đạt được kết quả sau cùng với sự lựa chọn ít tốn kém, bằng chiến lược tiến từng bước và tăng dần để giữ sự xung đột sôi động nhưng không bùng nổ. Với chiến lược như thế, Trung Quốc ra tay trước khi có sự can thiệp kịp thời của Hoa Kỳ và đạt được mục tiêu chiến lược như mô tả ở trên.
Các tuyên bố chủ quyền hung hăng [của Trung Quốc] ở Biển Đông chỉ là một tín hiệu báo trước cho sự hiếu chiến tương tự sẽ tiếp theo ở Đông Hải và Hoàng Hải, nơi mà Trung Quốc sẽ đối đầu với một đối thủ hùng mạnh hơn là Nhật Bản.
Tuy nhiên, để tiến dần lên vùng biển phía Bắc, đầu tiên Trung Quốc phải tranh thủ vượt qua Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông, cả về mặt địa chính trị lẫn địa chiến lược.
Về địa chính trị, mục tiêu của Trung Quốc nhắm tới Hoa Kỳ là xem thường hình ảnh của Mỹ bởi Mỹ dường như bất động trong việc chống lại hành động phiêu lưu quân sự của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Chủ nghĩa biểu tượng ảnh hưởng ở mức độ nào đó và hình ảnh về một nước Mỹ bất lực trong việc kiềm chế Trung Quốc có thể gây tổn hại cho Hoa Kỳ.
Về địa chiến lược, mục đích của Trung Quốc là phô bày cho các nước Đông Nam Á thấy rằng sự thiếu vắng thái độ đáp trả mạnh mẽ của Hoa Kỳ chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc đến từ ý chí chính trị và chiến lược yếu kém của Mỹ khi đương đầu với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp. Một cách rõ ràng hơn là Trung Quốc muốn cho các nước thấy Hoa Kỳ không thể là một đối tác chiến lược tin cậy của các nước châu Á trong việc chống lại Trung Quốc.
Chiến lược ba mũi nhọn của Trung Quốc mô tả ở trên là biểu hiện của những điều tôi đã diễn tả trong bài viết I (Paper I) trước đây về chiến lược làm hao mòn mất cân đối của Trung Quốc để làm tiêu hao ảnh hưởng quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình dương, để mở rộng phạm vi   cho Trung Quốc thống trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ý nghĩa của việc chọn thời điểm để gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc
Việc chọn thời điểm để gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc trong vài tháng qua là quan trọng, nhất là nó đi ngược lại bản chất của bất cứ quy tắc chiến lược nào. Trung Quốc luôn luôn được cộng đồng thế giới tin tưởng là có sự kiên nhẫn chiến lược, có viễn kiến chiến lược và rằng Trung Quốc đang trở thành một thành viên có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu. Nhưng trong tiến trình hiện nay về việc Trung Quốc gia tăng khiêu khích chiến tranh ở Biển Đông, những yếu tố này hoàn toàn vắng mặt.
Vậy thì, làm sao giải thích sự hiếu chiến quân sự hiện nay [của Trung Quốc] trong xung đột Biển Đông? Sự tính toán thời điểm trong việc gia tăng khiêu khích chiến tranh trong xung đột Biển Đông có thể dựa vào những yếu tố/ những sự tiến triển sau đây:
  • Trung Quốc hoảng sợ về việc thay đổi chiến lược và tái cân bằng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình dương. Trung Quốc hy vọng, bằng cách leo thang khiêu khích chiến tranh trong xung đột Biển Đông, họ có thể đổi hướng/ phá vỡ kế hoạch tái cân bằng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ.
  • Trung Quốc tìm cách ngăn cản sự hấp dẫn chiến lược của Hoa Kỳ đối với các nước Đông Nam Á và buộc những nước này đi đến thỏa hiệp với Trung Quốc bằng tiến trình song phương mà trong tiến trình này, sự cưỡng ép chính trị và quân sự có thể có hiệu lực hoàn toàn.
  • Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ hoàn toàn bận rộn với chính trị trong năm bầu cử tổng thống, thời điểm hiện nay là cơ hội để khai thác những mục tiêu địa chính trị và địa chiến lược nêu ra ở trên.
Trung Quốc đã từng nhúng tay vào việc gây chia rẽ giữa các nước ASEAN như một phần của sự theo đuổi chính sách tổng thể để kéo các nước ASEAN ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và điều này có liên hệ trực tiếp tới thái độ hiếu chiến của Trung Quốc về xung đột ở Biển Đông với các nước ASEAN. Sự mất đoàn kết của ASEAN được thấy rõ tại Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN hồi tháng trước ở Cambodia. Với sự kích động của Trung Quốc, Cambodia đã phá hoại sự đoàn kết của ASEAN với một hành động dễ thấy, khi Cambodia thích thú trong cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) [cho Trung Quốc] để chống lại các thành viên ASEAN khác.
Thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược của Hoa Kỳ trong việc đáp trả một cách hiệu quả đối với việc gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông
Hoa Kỳ không phải là nước ngoài cuộc, thụ động đối với việc gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông. Ngay cả trước khi đưa ra Học thuyết Obama về sự chuyển hướng chiến lược sang châu Á – Thái Bình dương, Mỹ đã thực hiện việc điều chỉnh quân lực Hoa Kỳ về phía nam, tới đảo Guam với mục đích đáp ứng kịp thời bất cứ sự bùng nổ xung đột nào trong khu vực Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng đã cải tiến và tái xác định các học thuyết quân sự của họ, đặc biệt đối với bất cứ mối đe dọa quân sự nào mà Trung Quốc có thể áp đặt trong khu vực, cụ thể là học thuyết “không chiến trên biển” (Air-Sea Doctrine) nhằm vô hiệu hóa các chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.
Tuy nhiên, dường như trong cách ứng phó các hành động gây hấn quân sự từng bước của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ASEAN đang đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Kỳ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ được phản ảnh rõ nhất qua lời của tác giả [Robert Haddick] được trích dẫn ở trên, và ông nhận xét: “Nhưng các nhà hoạch định chính sách ở Washington sẽ bị kẹt khi cố gắng sử dụng sức mạnh quân sự để chống lại việc từ từ thực hiện những hành động nhỏ thành thạo của Trung Quốc. Nếu những hành động kia quá nhỏ, thì sẽ không có hành động nào đủ nghiêm trọng để biện hộ cho việc khởi sự chiến tranh”.
Ông nhận định thêm rằng: “Việc thực hiện những hành động nhỏ đó [của Trung Quốc] sẽ đặt gánh nặng lên vai các đối thủ của họ. Đối thủ đó sẽ ở vào vị thế bất ổn của những lằn ranh báo động dường như không thể xác định và bị lôi kéo vào tình thế bên bờ vực chiến tranh mà không thể cưỡng lại được. Đối với Trung Quốc có nghĩa là chỉ cần làm lơ Hạm đội Thái Bình dương của Hoa Kỳ và tiếp tục thực hiện các hành động nhỏ đó với sự tính toán hợp lý rằng, chẳng lẽ Hoa Kỳ lại đi gây hấn với một cường quốc vì một sự cố nhỏ nhặt ở một vùng biển xa xôi”.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cần nhận ra rằng, trong lịch sử những khiêu khích quân sự nhỏ nhặt như thế có khuynh hướng tích tụ tới mức bùng nổ lớn, mà cách tốt nhất là có thể ra tay trước và bóp chết khi còn trong trứng nước.
Hơn nữa, Hoa Kỳ không nên để cho hình ảnh chiến lược và chính trị của mình và tư thế ở châu Á – Thái Bình Dương bị hủy hoại do những khiêu khích từ từ của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, để bảo vệ danh dự bằng cách bảo đảm Mỹ sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho các nước đồng minh hiện tại của họ để chống lại Trung Quốc, và cho các đối tác chiến lược mà họ đang tìm kiếm như Việt Nam.
Lựa chọn của các nước đòi chủ quyền để tranh đấu với Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông: ASEAN không phải là sự lựa chọn, mà lựa chọn hữu hiệu là Hoa Kỳ
Đối đầu với Trung Quốc về quyền kiểm soát các đảo/ bãi đá rải rác ở Biển Đông là các nước Đông Nam Á mà tất cả các nước đều là thành viên ASEAN. ASEAN với tư cách là một tổ chức, đã từng cố gắng kéo Trung Quốc vào đối thoại về xung đột Biển Đông, nhưng không thành công. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chống lại chuyện đó và rằng việc đối thoại để giải quyết tranh chấp phải là các thảo luận đa phương.
Hơn nữa, hầu hết các nước ASEAN vừa mới áp dụng chiến lược rào giậu đối với Trung Quốc không chắc chắn rằng Hoa Kỳ có giải pháp để đương đầu với Trung Quốc về các tranh chấp xung đột ở Biển Đông. Bối cảnh này dường như đã thay đổi sau sự ra đời của học thuyết Obama.
Phản ứng của Trung Quốc là giáng một đòn ly gián ASEAN, bằng cách sử dụng nước đại diện là Cambodia để thoát khỏi việc đưa ra một thông cáo sau Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN ở Cambodia, mà bản thông cáo này sẽ chỉ trích các hành động hiện nay của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
ASEAN có khả năng bị chia rẽ sâu sắc hơn khi chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc leo thang trong các tranh chấp lãnh thổ này. Tất cả những điều này báo hiệu rằng ASEAN không thể phối hợp như một nhóm, hy vọng là nền tảng hữu hiệu để chống Trung Quốc, đại diện cho các thành viên có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ngay cả nếu ASEAN đoàn kết để chống lại sự áp chế của Trung Quốc, ASEAN vẫn không có đủ sức mạnh quân sự cần thiết để đối đầu với Trung Quốc. Đó là sự thật hiển nhiên.
Một sự thật hiển nhiên khác về ASEAN là Trung Quốc chống lại bất kỳ đàm phán đa phương nào với cả nhóm ASEAN và điều này được ông Haddick giải thích rõ nhất, ông phỏng đoán chính xác rằng: “Sự thất bại trong cố gắng của ASEAN trong việc thành lập bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp trên biển (Biển Đông) có lợi cho chiến lược ‘tích gió thành bão’ của Trung Quốc. Một bộ quy tắc ứng xử đa phương sẽ tạo ra đòi hỏi chính đáng cho việc giải quyết tranh chấp và sẽ đặt tất cả các nước tranh chấp vào vị thế ngang nhau. Không có bộ quy tắc, Trung Quốc bây giờ có thể dùng lợi thế sức mạnh để áp đảo các tranh chấp song phương với những láng giềng nhỏ bé của họ và [Trung Quốc] làm thế mà không lãnh hậu quả chính trị nào về việc hành xử ngoài lề một bộ luật đã được thống nhất”.
Các nước ASEAN đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào Hoa Kỳ về mặt chiến lược, để có được sự che chở an ninh và sức mạnh đối trọng chống lại Trung Quốc. Để làm như thế, họ phải sẵn sàng thiết lập mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ.
Phản ứng của thế giới đối với việc gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông
Phản ứng của thế giới được mô tả tốt nhất trong các bài diễn văn phát biểu tại Đối thoại Shangri La hồi tháng 6 năm 2012 ở Singapore. Chủ đề thảo luận chung trong các bài diễn văn này là cộng đồng thế giới và các cường quốc cam kết an ninh trong “khu vực chung trên toàn cầu” và cam kết đối với “sự tự do đi lại trên biển” và không quốc gia nào có quyền tuyên bố chúng là lãnh thổ quốc gia.
Hoa Kỳ, Anh Quốc và tân ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng họ giữ vững lập trường cam kết đối với an ninh và ổn định ở Đông Nam Á. Tân chính phủ Pháp thông qua ngoại trưởng nước này đã nói rõ rằng, Pháp và các nước châu Âu có lợi ích ở Đông Nam Á và sự ổn định và an ninh của khu vực là mối quan tâm chiến lược của họ. Ông nhấn mạnh thêm rằng, Pháp sẽ hỗ trợ bất cứ nhóm an ninh khu vực nào trong vùng.
Trung Quốc sợ bị mang ra để chỉ trích về các hành động của họ ở Biển Đông, thực sự đã tránh xa sự kiện thường niên ở Singapore và chỉ gửi đại diện cấp thấp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã hành động mang tính đe dọa ở Biển Đông như một kẻ độc hành với mục đích thiết lập quyền bá chủ trên Biển Đông và tiếp theo sẽ là các hành động gây hấn tương tự như thế ở Đông Hải và Hoàng Hải.
Do lo sợ những điều nói trên, Nhật Bản, đối thủ hùng mạnh của Trung Quốc trong vùng, đã đưa ra các cảnh báo trước. Trong khi Trung Quốc dường như thoát khỏi [sự trừng phạt] qua hành động bắt nạt các nước ASEAN nhỏ hơn đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, việc thoát khỏi sự trừng phạt tương tự sẽ không thể xảy ra cho Trung Quốc khi họ đối đầu với Nhật Bản trong các tranh chấp như thế ở phía bắc.
Kết luận
Gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh thời gian gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông với các nước nhỏ ASEAN cần được xem như một thách đố quân sự và chiến lược nhắm vào Hoa Kỳ, với bản chất như một sự thử thách, sẽ cung cấp sức mạnh đối trọng hữu hiệu cho Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc và sự bảo đảm an ninh cho các nước Đông Nam Á, bị che đậy bằng các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Phản ứng của Hoa Kỳ đối với những kích động và khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc đang được nghiên cứu kỹ lưỡng ở chính phủ các nước ASEAN và châu Á – Thái Bình Dương, để cuối cùng, sự thành công của thay đổi chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ hầu hết sẽ dựa vào quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc đánh bại Trung Quốc một cách hữu hiệu và trước khi mối Họa Trung Quốc trở nên quá nóng để Hoa Kỳ không thể đối phó.
Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong các tranh chấp Biển Đông không còn là một sự lựa chọn khả thi cho Mỹ. Hoa Kỳ cần nhìn rõ “chiến lược tích gió thành bão” hiểm độc đang được Trung Quốc thực thi ở Biển Đông và chế ngự Trung Quốc một cách hiệu quả trước khi Trung Quốc thuyết phục Hoa kỳ thoát khỏi châu Á – Thái Bình Dương.
Tác giả là một nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế. Ông còn là cố vấn về các vấn đề chiến lược của Nhóm Phân tích Nam Á (South Asia Analysis Group- SAAG). Email: drsubhashkapila.007@gmail.com.
Nguồn: SAAG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét