Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Tin thứ Sáu, 03-08-2012

NÓNG! Tin từ luật sư cho biết: phiên tòa xử 3 blogger Điếu Cày, Anh Ba SG, Tạ Phong Tần theo thông báo sẽ diễn ra ngày 7/8/2012, sáng nay lại có thông báo hoãn. Không biết có liên quan gì tới việc thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu?
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - THƠ THỜI SỰ CỦA TRẦN MẠNH HẢO – GIẶC ĐÃ ĐẾN TRƯỚC NHÀ TA ĐỐT BIỂN (Nguyễn Trọng Tạo). “Hàng mấy vạn chiến thuyền treo lưới cá/ Dùng biển người giặc đang cướp biển Đông/ Sao Bộ quốc phòng lại ngồi tri ân giặc?/ Hưng Đạo vương ơi, đâu Hội nghị Diên Hồng?” – THẰNG HÀNG XÓM - (Sơn Thi Thư). “Dân Việt như giẫm phải chông/ Thế mà chính phủ vẫn không nói gì…
- Dân lo không biết Đảng lo việc nước thế nào? - (Xuân VN). BTV: Đảng đang lo bằng cách “quán triệt phương châm 16 chữ và 4 tốt”, xem đây: Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ:  “Trách nhiệm lịch sử đang đè nặng lên vai dân tộc mình” (TT).  “Tôi hi vọng rằng những tiếng nói tiêu cực, không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, kích động hận thù dân tộc trên một số báo và trang mạng của Trung Quốc không phải là tiếng nói chính thống của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.” Đúng quá! “Chính thống” của nó là bằng hành động xâm lăng biển đảo, trong cả tháng qua, nó đâu thèm tới “tiếng nói”. Bài phỏng vấn này không biết sẽ đem lại cái gì, “lòng trắc ẩn” của kẻ bành trướng ư? Hay là một lối “diễn biến hòa bình” cho lớp trẻ, tiếp tục tin tưởng vào “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10-2011” ?  -  23.000 tàu Trung Quốc tràn vào biển Đông (TN). - Bước đi kinh tế trong kế hoạch lấn chiếm biển (SGTT).
- Về bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát” của André Menras Hồ Cương Quyết: CHIỀU SÂU ĐÊN ĐÂU? KHÓ “ĐÀO” LẮM! - (Bùi Văn Bồng).    – Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – nhờ ơn đảng và nhà nước (DLB).   – “HOÀNG SA: NỖI ĐAU CẤM CHIẾU” - (Sơn Thi Thư).
- Nhà giáo – Cựu chiến binh VN, Nguyễn Anh Dũng – Chúng tôi đi biểu tình   –   (Dân Luận).  – Thanh niên quan tâm đến tình hình chính trị xã hội (Chinhphu). Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên có biểu hiện tiêu cực như vi phạm pháp luật, ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại, có tính kích động, chống phá của các thế lực thù địch trên một số diễn đàn mạng xã hội, blog cá nhân”BTV: Biểu tình thời xưa trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là yêu nước, biểu tình thời nay chống Trung Quốc là “độc hại”, là “thế lực thù địch”… – Tại sao lại từ năm 2013 và 2020 – 2030?!? - (CD chống tham nhũng).
- Tuyên truyền Biển Đông: Thận trọng chứ không nên dè dặt (Bài 3) (Infonet). Sửa được chữ “dè dặt” thành “sợ sệt” thì tốt quá. - Lắp 600 thiết bị vệ tinh cho tàu cá ở miền Trung (SGTT).
- Ông Dương Danh Dy – Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc): “Giới truyền thông còn nhiều việc phải làm” (TT). Nhưng có được làm hay không lại là một chuyện khác. - Trung Quốc và 3 bước đi độc chiếm biển Đông.
- Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa: Lịch sử chống lại Trung Quốc! (NLĐ).  – Trưng bày “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam: Chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa (QĐND).
- BTV: Liên quan đến bài Bảo vệ chủ quyền trên mạng đã điểm, cũng xin nhắc đến một tên miền rất quan trọng là paracels.com, đã bị TQ cướp mất. Tên miền này là của ông Vũ Hữu San (hạm trưởng tàu HQ-4 trong trận hải chiến Hoàng Sa với TQ năm 1974) đã bị Trung Quốc hack lấy rồi chiếm luôn tới bây giờ. Được biết, ông Vũ Hữu San đã nói chuyện với luật sư về việc kiện chúng để lấy lại tên miền đó, nhưng để lấy được phải mất một số tiền rất lớn, ông không có nhiều tiền nên cho đến giờ ông vẫn chưa làm gì. Thông điệp của tên miền (LĐ).
- Trung Quốc mở ‘mặt trận’ dầu khí ở Biển Ðông (VOA). – Trung Quốc mở mặt trận thứ 3 (NLĐ).  – Trung Quốc xong lệnh cấm đánh bắt cá, tiết lộ việc ‘tấn công dầu khí’: China ends fishing ban, unveils ‘oil offensive’ (Philstar). – Chiêu thức mới của Trung Quốc trên Biển Đông (Petrotimes).   – Trung Quốc tiết lộ kế hoạch gọi thầu khai thác thềm lục địa của Việt Nam   –   (RFI). – Nhận dạng một Trung Quốc mâu thuẫn (TVN).    – Tình hình Biển Đông: Bằng chứng giả và trò hề đe nẹt (PN Today).  – Chê nó nhưng cũng phải… kinh nó - (Nguyễn Thông).
- ‘Ngư ông đắc lợi’   –   (BBC). Định Cương, biên tập viên Nhân dân nhật báo: “Ngay cả khi tình hình hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát thì sẽ có những lúc hai cường quốc sẽ cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Cũng giống như nhiều nước đông nam Á khác, Việt Nam sẽ bị đặt trước tình cảnh phải theo Mỹ hoặc Trung Quốc”. Không thể đi 2 hàng nữa rồi!
- Còn ngư dân ta thì khốn khổ: TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỀ CÁ VIỆT NAM VỀ VIỆC PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC VI PHẠM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: “… Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu, mạnh mẽ hơn phản đối việc làm phi pháp trên của Trung Quốc, đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất” (Bấm vào hình để phóng to, nhìn rõ hơn) = >
Đây rồi! Tuổi trẻ đăng: Phản đối tàu cá TQ đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa.  Còn Sài Gòn Tiếp thị thì công phu, mạnh mẽ hơn: Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam. Phỏng vấn tổng thư ký hội Nghề cá Trần Cao Mưu.
- Cảnh báo có giông tố: Căng thẳng trên biển Đông đang diễn ra –  Mối nguy hiểm trong bối cảnh Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng: Storm Warnings: South China Sea Tensions Reflect Danger of Defense Cuts (Heritage). - Mỹ xem xét tăng cường khí tài đến châu Á – TBD (TN). - Máy bay, tàu ngầm Mỹ ‘nô nức’ đến Thái Bình Dương (VTC).
- Bài học từ trận đầu chiến thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam (VOV).  – Trận đánh khiến quân tướng phương Bắc tay rụng chân rời (VTC).
- Philippines đặt mua vũ khí của Ý và Pháp (PLTP).  – Philippines yêu cầu Trung Quốc: không leo thang trên biển: PH asks China: Don’t escalate sea row (ABS-CBN).
- Nhật đo đất đảo tranh chấp với Trung Quốc (TT).
- Đại sứ Campuchia thanh minh trên báo Nhật (PLTP).
- Làm sao để không bị Trung Quốc lấn lướt: Trường hợp của Úc   –   (RFI). – Úc bác bỏ việc cho Mỹ mượn chỗ thiết lập căn cứ hải quân   –   (RFI).  – Úc phản đối Mỹ đặt hạm đội tác chiến (NLĐ).  – Chiến lược quốc phòng Úc trong căng thẳng biển Đông (PLTP).
Nhiều phòng khám có bác sỹ Trung Quốc xin ngừng hoạt động  (NĐT).  - Thu hồi hàng trăm hối phiếu giả có nguồn gốc từ Trung Quốc (TN).  - Thêm một phòng khám Trung Quốc bị đình chỉ (TT).  - Dừng trồng cỏ Trung Quốc tại cao tốc Nội Bài – Lào Cai (DT).
- Úc làm được gì cho nhân quyền VN?   –   (BBC). - Báo cáo về tôn giáo của Mỹ chưa khách quan (TN). - VN phản đối phúc trình tự do tôn giáo năm 2011 (RFA). - Phía sau các “giải thưởng nhân quyền” (ND).
- Khánh Trâm: KHI NGƯỜI MẸ TỰ THIÊU (Nguyễn Trọng Tạo).   – Tôi đi tham dự đám tang của Mẹ Liêng … (TTXVA).  - Công an bao vây đám tang bà Đặng Thị Kim Liêng - (DLB).  - Phỏng vấn Đại đức Thích Không Tánh GHPGVNTN về việc Công an khủng bố đám tang tự thiêu của Mẹ Tạ Phong Tần (TTXVA).   – Chính quyền ‘can thiệp’ lễ tang bà Liêng   –   (BBC). – Vũ Sỹ Hoàng: Mẹ Tạ Phong Tần tự thiêu: Hình ảnh lễ di quan (TTXVA).
-  Việt Nam : Điều tra về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần - (Thụy My). “Hôm nay 02/08/2012 chính quyền Việt Nam cho biết …” Nhưng là cho báo chí nước ngoài thôi, báo nhà nước thì không được đăng tin. - Phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ tự thiêu ở Bạc Liêu(RFA). - Việt Nam điều tra vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần (VOA).  – Việt Nam mở điều tra về vụ mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu   –   (RFI).
- Bùi Tín: Trước vành móng ngựa ngày 7/8: Thủ tiêu tự do công dân, bịt mồm báo chí (VOA). - Phiên toà kết tội lòng yêu nước   –   (RFA).
- Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị cấm xuất cảnh    –   (RFA).
- Con Cuông: âm mưu gây thù hằn, kỳ thị dân tộc và tôn giáo    –   (RFA).  - VN thực thi nhiều chính sách đảm bảo tự do tôn giáo (TTXVN).
- “ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM được quyền im lặng”? - (Phương Bích). “Có biết bao nhiêu dạng đơn thư đã được gửi đi trong nhiều năm qua, và bao nhiêu trong số đó được hồi âm? Không có một cơ quan tổ chức nào đứng ra thống kê con số này, nhưng mình chắc chắn nó rất khủng khiếp. Nó không chỉ làm lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức mà còn lãng phí cả niềm tin của người dân vào công lý nữa. Không trả lời đơn thư của người dân giờ đây đã trở thành một thứ văn hóa của chính quyền”.  – Hồ Bá Thâm: Có đi mới biết (Trần Nhương). “Vẫn là quanh quẩn giấy tờ/ Phớt lờ thực tế, phớt lờ lời dân/ Công bộc mà vắng ân cần/ Lạnh tiền khi hỏi, lần khân thế à…”- Chất lượng chính phủ: quá tệ! (Trương Duy Nhất). Tức là cũng còn có chất lượng?
- Khen cho TVN, còn tỉnh để nhớ sinh nhật Chính phủ sau một năm ra mắt: Còn nhiều việc phải làm (VNN) nhưng quên đề tên tác giả. Mà một năm sao thấy dài bằng … thế kỷ?!
- Ái dà dà! “Nhạy cảm” nha: Dự án Núi Pháo “nã” vào đầu dân (NCT). “… nhiều hộ dân nằm trong đối tượng phải di dời đã phản đối dữ dội vì Công ty này mang “lợi ích nhóm” …” Xem lại bài từ 2 năm trước: + Masan tái khởi động dự án Núi Pháo (DĐDN). + Tái khởi động dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo (TTXVN). Và 8 năm trước:  + Dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam (VNEco).
HẺM…”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 7) - (Nhật Tuấn).
- Hoan hô báo QĐND có bài: Thói ranh ma. “Làm thế nào để trị thói ranh ma? Trước hết phải tôn trọng luật pháp, phạt nặng, xử nghiêm. Luật pháp theo tinh thần Hàn Phi tử phải như sợi dây dọi, không uốn mình theo cây gỗ cong; thưởng công không bỏ sót kẻ thất phu, hình phạt không nể kẻ đại thần, tướng giỏi phải tuyển từ quân ngũ… Tùy tiện thích sao làm vậy sẽ phá vỡ nền nếp xã hội”. Mời xem lại: Ai mới đang nhờn luật? (Người Nổi Tiếng). - Bí thư xã đánh người gãy xương hàm (NLĐ).
-  Vụ nổ nhằm vào Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa: Nghi phạm từng nhiều lần kiện cáo (TN). –  Nhanh và chậm - (Bà Đầm Xòe).   - Khởi tố kẻ gây nổ nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa (PLTP). “Người vợ khuyên nhưng chồng không nghe, suốt ngày viết đơn gửi lung tung rồi làm chuyện tày đình…”  - Phải chăng là một Đoàn Văn Vươn trong công nghiệp? - (Đông A). “Liệu Bộ Công an có bao che cho công an tỉnh Khánh Hòa không?” Cuộc họp báo với ban bệ quy mô đã trả lời cho câu hỏi đó.  Xem lại: Một vụ án 3 lần xử… vẫn sai  –   Tòa án bị “lấn sân“ trong một vụ tranh chấp ở Khánh Hòa? (PLVN).
Điều tra vụ tử vong của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án (DT).
Trung tá CSGT bị côn đồ truy sát (TN).
- Trần Đức Lộc: Tài nguyên khai thác mà thế (Trần Nhương). “Bao nhiêu trí lực trộn máu xương đổ xuống/ Táo tợn đào khoét cho ruồng ruỗng/ Tất cả tuột ra sông trôi đi/ Lũ con cháu ta rồi nghĩ gì ?/ Chúng tôi và các anh -/  Trước cộng đồng ?/ Trước bao la vùng trời Đông Bắc ?” – Phá rừng nguyên sinh để đốt than(TP).  -  Chín cây lim cổ thụ bị triệt hạ, tại sao không khởi tố vụ án? (PLT).  - Làm rõ trách nhiệm việc mua bán vườn cao su trái phép.
- Nguyễn Khoa Điềm: Vĩnh biệt Hoang Dã (Trần Nhương). “Cọp, bạn hãy rời Việt Nam gấp/ Cho dù bạn có vuốt sắc !/ Voi và tê giác, bạn hãy vượt biên mà chẳng cần chia tay/ Dù bạn có ngà dài và sừng nhọn !/ Bò tót, sao bạn lại lọt xuống sân bay Phú Bài/ Bạn quanh quẩn để đói khát và chết ?/ Voọc, bạn đừng nhe răng chọc cười chúng tôi trên YouTube/ Chúng tôi đã quá buồn rồi !”  – Hãi hùng động vật bị tàn sát qua ống kính của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng P2(GDVN). –  Truy bắt bằng được kẻ giết voọc (PLTP).
- Nồi cơm quan trọng lắm!   –   (Dân Luận). Mời xem lại: Người việt nam hèn hạ (Hanwonders).
Tìm giải pháp thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (TT).
Xây cảng tỷ đô: Tổng hội Xây dựng kiến nghị tạm dừng (VTC). - 36 nhà khoa học hàng đầu chỉ ra hạn chế xây cảng tỷ đô (VTC).
Tập đoàn Sông Đà thiếu năng lực tài chính làm nhiệt điện (SGTT).
Một hàng rào sắt, một chiếc barie (Đào Tuấn).  - Bán dự án lớn giá bèo (PLTP).
Chủ nợ khóa cửa nhà con nợ (PLTP). - Án tòa thua lệnh ngân hàng. - Đâu khó… có thừa phát lại.  - Chủ tịch Chứng khoán SME bị bắt (VNEco). - Bắt tạm giam chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SME (TT).
Sở Y tế phải chịu trách nhiệm quản lý (PLTP).  -  Áp dịch vụ y tế quá cao có lợi ích nhóm (SGGP).
Đầu tư cho khoa học và công nghệ từ xã hội phải gấp đôi ngân sách (Tin tức).
- Nguyễn Ngọc Già – Xăng tăng giá và Viet Capital   –   (Dân Luận).  – Đề nghị giảm thuế xăng dầu để khoan sức dân (TBKTSG). - Xăng dầu được phép tăng tới 1.400 đồng/lít (VEF). - Cắn răng chịu đựng tăng giá (NLĐ).
Phát triển điện hạt nhân: An toàn và an ninh được đặt lên hàng đầu (SGGP). –  Thành phố Phan Rang sẽ như thành phố địa ngục Muslyumoyo của Ngà hiện nay? - (DLB).  Xem lại tin tối qua: - Chuẩn bị nhân lực cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (Petrotimes).
-  Đề xuất để dân trực tiếp bầu người đứng đầu địa phương (PLTP).
- Lại chuẩn bị giỗ … í quên … sinh nhật cho người đã chết:  Đồng chí Võ Chí Công, một bản lĩnh kiên cường, một nhân cách cao đẹp (ND).
- 20 người Duy Ngô Nhĩ bị kết án vì tội tuyên truyền khủng bố    –   (RFI).   – Tân Cương: 20 người bị buộc tội khủng bố, ly khai (TT).  - Nhà ly khai Trần Quang Thành tố cáo Bắc Kinh nuốt lời hứa    –   (RFI).   - Tương lai ông Bạc mù mịt (NLĐ).  - Trung Quốc điều chuyển hàng loạt tướng tá (VTC).   - TQ đổi vị trí hàng loạt tướng tá   –   (BBC).

- Trung Quốc : Khi bí thư thành ủy bị người biểu tình lột áo (Thụy My). Bí thư thành ủy Tôn Kiến Hoa bị lột áo. =>
Seoul yêu cầu Bắc Kinh phạt những kẻ tra tấn ông Kim Young Hwan    –   (RFI).
- Bắc Triều Tiên khai mạc lễ hội vinh danh lãnh tụ Kim Jong Un (VOA).
- Miến Điện: Cuộc đọ sức giữa hai phe bảo thủ và cải tổ ngày càng gay cấn   –   (RFI).
Đặc vụ tình báo Mỹ kể chuyện – Bài 1: Một chương buồn của nước Mỹ (PLTP).

KINH TẾ
Nợ xấu và mùa đông của suy thoái (phần 2) (VOA). - Bức tranh” ngân hàng Việt Nam đến tháng 6 có gì mới (VnEco).
Xử lý nợ xấu: Rủi ro nhiều, dự phòng ít (TN). - Nhức nhối nợ xấu: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc (Stox).  – Phỏng vấn ông Cao Sĩ Kiêm: Để giải quyết nợ xấu: Cũng phải để một số ngân hàng phá sản? (Petrotimes).
- Tái cấu trúc: Chưa nhiều doanh nghiệp chuyển tư duy (Đầu tư).  – Tái cấu trúc doanh nghiệp: Nhìn từ những doanh nghiệp lớn.  - Tái cấu trúc doanh nghiệp cần có chiều sâu (SGGP). - DN Việt: Làm ăn như “lẩu thập cẩm” (VEF).
- Cứu nền kinh tế phải bắt đầu từ cứu doanh nghiệp (Đầu tư).  – Úng vốn và khát vốn: Cùng… “chết”? (DV).  – Tìm lối đi chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp (VOH).  – Tôi đi vay tôi  (ĐĐK).  - Chủ nợ “bắt tay”… con nợ – “chiêu” tự cứu bất ngờ của nhà băng  (NĐT).
Bơm tiền gỡ nợ xấu không cứu nổi BĐS (VEF). - Những dự án bất động sản đang bán phá giá (VTC).
Miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 trong 6 tháng (TN).
Giải pháp cho ngành hàng cá tra ĐBSCL: Gắn kết lại chuỗi sản xuất (VOV).
<- Tàu câu mực la liệt nằm bờ “do thương lái Trung Quốc giảm nhập loại hải sản này” (NLĐ).
Chiêu ép giá tôm hùm mới của thương lái Trung Quốc (DT).
Luật sư đề nghị kê biên tài sản Bianfishco (SGGP).
Vào chợ mỗi ngày TTCK 3-8-2012 (VF). - Dự báo CK kiểu “kiến vỡ tổ” hay sự tích bệnh nói mà không hiểu đang nói gì.
Bán hàng qua mạng: Đừng tham và cả tin!  (PLTP).  -  Chiêu trò bán hàng trên mạng – Kỳ 2: Nhiều kẽ hở trong quản lý (TN). - Mạng lưới Muaban24 nhiều nơi “tê liệt” sau khi lãnh đạo bị bắt (DT). - Bắt 4 thành viên của MB24 (SGGP).
Thiếu quy chuẩn quốc gia, săm lốp Việt thiệt thòi (VTV).
- Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam bi quan về kinh doanh (TBKTSG).  – Doanh nghiệp châu Âu bi quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam (VnEco).
- Thị trường sẽ tiếp tục trì trệ (PNTP).
-  Nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch phải chịu thuế 80 – 100% (TN).
Đã mua gần 250.000 tấn gạo tạm trữ (TT).
- 83 triệu tài khoản Facebook là giả?   –   (BBC). - Cạnh tranh chưa công bằng (Thanh Tra).
Những đại gia công nghệ khốn đốn vì cổ phiếu (DT). - Những sếp công nghệ “méo mặt” vì cổ phiếu (VnEco).
Trao đổi thương mại và đầu tư của Trung Quốc gia tăng tại châu Phi (VOA).
Đài Loan trông đợi thỏa thuận mậu dịch sau khi cho phép nhập khẩu thịt bò Mỹ (VOA).
Toyota thu hồi hơn 800.000 xe tại Bắc Mỹ (TN).
- Đánh thuế CO2 đối với hàng không: 16 nước tiếp tục phản đối châu Âu   –   (RFI).
Châu Âu phát động chiến dịch chống hàng giả (TN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Văn Chánh: Tản mạn về quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học (TS). “… công việc nghiên cứu lịch sử cũng như viết sử trước tiên đòi hỏi phải có tính độc lập khách quan và tôn trọng sự thật lịch sử.” Ba Sàm đang làm bên Việt sử ký đó! Nhưng vô học … sử, nên chỉ “chép” thôi, không biết “nghiên cứu”, “viết”.
“Trong một hoàn cảnh sinh hoạt như thế, tư duy về mọi vấn đề liên quan đến học thuật tư tưởng của các văn nhân-học giả tất nhiên đã phải chịu những hạn buộc khắt khe mà bây giờ lần lần họ mới nói ra, như trường hợp GS sử học Phan Huy Lê mãi mấy năm gần đây mới khai thật (trên tạp chí Xưa và Nay) nhân vật Lê Văn Tám chỉ là do người tiền bối bậc thầy ông là cố GS Trần Huy Liệu sáng tác ra để động viên phong trào kháng chiến…” Ha ha! Sẽ có vô vàn vụ “khai thật” nữa, dân chúng tha hồ có thứ tiêu khiển, cười chơi cho đỡ chán đời. Mời coi: + 212. Sự thật về “anh hùng Lê Văn Tám”;  + 246. Lê Văn Tám: Lịch sử hay nghệ thuật? 
- Hồ Khánh Vân: Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX
Ẩm thực và quê hương (I) (VHNA).  - “Phục vụ kém, Hà Nội không có văn hóa tiền ‘bo’!” (GDVN).
Điều chưa biết về tổ sư đạo Phật Khất sĩ Việt Nam (Beee).
Đà Nẵng phát hiện “mỏ vàng” di tích Việt – Chăm (bài 1)Infonet đặt bài này trong mục “Giải trí”, có lẽ vì không có mục “Văn hóa”.
Hoạt động xuất bản cần cơ chế “mở” (Infonet).
- Nhà văn Nguyễn Hiếu: Sự biến thái đáng sợ của ngôn ngữ - (Bà Đầm Xòe).
- Đỗ Chu: Nết thư hương ở CHÂU LA VIỆT  (Lê Thiếu Nhơn). - Nguyễn Huy: Có một người lặng lẽ tôn vinh văn học.  - Uông Triều: Trong đám tang của mình.
- Công trình xây mới trong Hoàng thành không vượt quá 5m (DT).
- Học giả Học Phi: Văn chương, sân khấu và tuổi già… (TTVH).
Nghệ sĩ xúc động viếng đạo diễn ’Ván bài lật ngửa’ (VTC).
- Anh Thơ và Trọng Tấn sẽ tiếp tục được biểu diễn (SGGP). - Lý luận phê bình VHNT trên báo chí – Yếu kém, vì sao?
- Người đi “săn” truyện cười xứ Bắc (VNCA). Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Quốc Thịnh bên chồng bản thảo của mình = >
- Đệ nhất danh trà ở Thái Nguyên (Bee).
- CHÁN LỐC ÒI… (Phọt Phẹt).
- Đàm Vĩnh Hưng diễn ở Mỹ gây phẫn nộ   –   (BBC).
- Hát nhạc ngoại: Nhu cầu hay làm nổi? (NLĐ).
- Người mẫu Hồng Quế, ca sĩ Vân Quế bị phạt tiền vì đánh người (TN).
Điện ảnh Sài Gòn một thuở – Kỳ 10: Câu thơ trên mộ (TN).
Vifilm đào tạo diễn viên ngắn hạn (TT).
-Vertigo: Phim hay nhất mọi thời đại    –   (BBC).
Thơ Olga Berggoltz đến với người Việt ở Ba Lan (VOV).
- Thể thao Việt Nam “đuối sức” khi ra biển lớn (VnMedia). – Chàng trai gốc Việt giành huy chương bạc   –   (BBC).
- Ngày thứ sáu của Olympics London   –   (BBC). - Michael Phelps chuẩn bị tranh huy chương vàng cuối cùng tại Olympic (VOA).  – Olympic Luân Đôn : Vụ bê bối môn cầu lông gây phẫn nộ dư luận    –   (RFI). - Những kỷ lục gia vĩ đại của các kì Olympic (Infonet).
Xe bus của BTC Olympic gây tai nạn chết người (VOV).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đại học, không phải con đường duy nhất (KTĐT).  – Hiểm họa con trẻ tử tự vì trượt đại học (VnMedia).
- 100 học sinh có điểm thi cao nhất toàn quốc (VTC).  – Thủ khoa đại học Y Hà Nội: Em không phải… “mọt sách” (KTĐT). - Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Trường tốp dưới thấp thỏm(SGGP). –  Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận: Giảng viên nhiều hơn sinh viên (TN).
Bách “ngố” thủ khoa 30 điểm (TP). - Chàng thủ khoa nông dân (TT).  - Thủ khoa ĐH Bách khoa mê Lịch sử (VNE).
Miễn giảm học phí phiền toái quá! (ĐĐK).  -  Thủ khoa lo không tiền nhập học (NLĐ). - Hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên khó khăn (VOV).
<- Nhà giáo Phạm Toàn Thuyết trình về sự khác biệt giữa môn Văn và môn Tiếng Việt (TS).
-  Học bổng cao học về biển Đông (TN). - 20 học bổng cao học toàn phần về biển Đông (DT).
- “Đừng để trường phổ thông là “bệnh xá” của trường sư phạm”… (PLTP).
-  Học trường quốc tế: Lợi ích gì từ chi phí “khủng”? (Thebox).
- Tư duy Trần Đức Thảo : một hành trình mở - (Diễn Đàn).
- Dạy con từ thuở còn thơ (2) – Thầy Cô (Tâm Sáng).
- Hai người chung một bóng (Bee).
- Con gái GS Ngô Bảo Châu dạy học cho bệnh nhi (VNE).
- Học sinh làm hướng dẫn viên bảo tàng (SGGP).
- Bạn bè viết: Nói với nhau, trước thềm năm học mới (2)- Trần Đăng Tuấn (Phạm Ngọc Tiến).
- “Lò” đào tạo thợ giỏi (NLĐ).
Đón đội tuyển Olympic Hóa học đem chiến thắng về nước (VOV).
- Mất ngủ có phải là một bệnh dịch ngày càng gia tăng hay không? (VOA).
- Nữ khoa học gia Mỹ gốc Việt Tara Van Toại    –   (RFA).
Phát hiện tế bào gốc giúp điều trị ung thư (KP).
Phương Tây “phát sốt” trước tin Iran sắp đưa khỉ vào vũ trụ (Infonet).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nhiều bệnh nhân “choáng” khi viện phí áp giá mới (NĐT). - Viện phí tăng: Ai bị ảnh hưởng, ai sẽ được lợi? (VTC). - VỤ MẸ CON SẢN PHỤ TỬ VONG Ở QUẢNG NGÃI: Kỷ luật tiếp bảy bác sĩ và nữ hộ sinh (PLTP). - Bác sĩ chẩn đoán sẽ tử vong, bệnh nhân vẫn khỏe mạnh (NLĐ). - Trẻ sơ sinh chết oan vì “lương y”? (KP).
- Hiếp dâm trẻ em ngày càng man rợ (NLĐ).  – Vụ cưỡng bức, giết trẻ em: Cháu H. sẽ được điều trị tâm lý (VOV). – Cử Nguyễn: Rùng rợn lắm! (Trần Nhương).
Việt Nam cần cải cách chế độ hưu trí (TT).
Quốc tế nói về hôn nhân đồng giới ở VN  (KP).
- Sóc Trăng và Bạc Liêu: 1.376 nhà hư hỏng do lốc xoáy (PLTP). - Khắc phục thiệt hại do lốc xoáy (TN). - Kinh hoàng lốc xoáy (LĐ).
- Sống trong nhà chờ… sập (TN).
Ôtô cháy ngùn ngụt giữa phố, hàng nghìn người sợ hãi (VNN). - “Hoá vàng” xe bồn chở nhựa đường (LĐ).
Rút kinh nghiệm việc trồng “cỏ lạ” (LĐ). - Ngưng trồng cỏ “lạ” trên đường cao tốc (TN).
- Lại dẹp “loạn kinh doanh” ở công viên Tuổi trẻ (VnMedia). Cần học tập Ban quản lý Lăng CTHCM, phía sau mở quán bia hơi nhậu nhẹt đông đúc lắm, nhưng không bị nhếch nhác tới độ này. = >
Tôm hùm, cua, ghẹ… bệnh xuống đường (Bee).
Trớ trêu cảnh đi “Tây” bán… nước chè xe kéo  (NĐT).
- Phân luồng xe khách chạy đường Hồ Chí Minh: Vì sao hiệu quả chưa cao? (CAND).
- Thả rùa 52 kg về với biển (NLĐ).
- Hà Nội sắp đóng cửa các nghĩa trang lớn (VNE).
Công an điều tra vụ thi công phát hiện tiền polymer ở Bình Thuận (LĐ).
Nắng nóng lan rộng ở miền Bắc và miền Trung (VnMedia).
- Thủy điện xả lũ, rủ nhau vào chụp ảnh kỷ niệm (!) (TT).
Môi trường, nguồn nước ô nhiễm khiến nhiều người dân chết trẻ?  (NĐT).
- Bão Saola ập vào Đài Loan làm 4 người thiệt mạng   –   (RFI).
Trung Quốc rúng động vụ thiếu niên đâm chết 8 người (TT). - Thiếu niên Trung Quốc dùng dao đâm chết 9 người (NV).

QUỐC TẾ
Syria: Trận chiến giành quyền kiểm soát Aleppo sắp bắt đầu (VOA). - Nội chiến tại Syria có nguy cơ vượt tầm kiểm soát (TTXVN). - Sự can thiệp “vô hình” ở Syria (TN). - Mỹ bí mật trợ giúp quân nổi dậy Syria (TT). - Annan: “Thế giới có đầy người điên khùng như tôi” (TTXVN). - Lực lượng chính phủ, phe nổi dậy Syria tấn công các mục tiêu ở Aleppo (VOA).  – Syria: lực lượng chính phủ tấn công, 70 người thiệt mạng (TT).  – Nga phản đối dự thảo nghị quyết Syria của Arập Xêút (TTXVN).  - Thổ Nhĩ Kỳ diễn tập xe tăng (NLĐ). - Mỹ “lén” tiết lộ thông tin cho phiến quân Syria  (KP).
- Israel có thể tấn công Iran trong 3 tháng nữa (VOV).  – ‘Thùng thuốc súng’ Vùng Vịnh có nguy cơ phát nổ (ĐV).
- TQ tức giận vì Mỹ cấm vận ngân hàng   –   (BBC).   Chuyên gia quan hệ Trung Đông, ông Trương Tiểu Đồng: “Mặc dù Nhà Trằng không nói rằng quyết định của họ nhắm vào một nước thứ ba, cấm vận này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc”.
Bất đồng chia rẽ 2 đồng minh chống khủng bố Mỹ, Pakistan (VOA). - Tư lệnh Mỹ thấy ‘tiến bộ’ trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan (VOA).
-Lực lượng Afghanistan ngăn chặn một vụ tấn công lớn ở Kabul (VOA).- Đập tan một âm mưu tấn công liều chết tại Kabul (TTXVN).
Tây Ban Nha bắt giữ 3 nghi can al-Qaida (VOA).
Ngoại trưởng Mỹ bàn về vấn đề an ninh khi đi thăm Uganda, Nam Sudan (VOA).
<- Lực lượng Úc sẽ được đi vào vùng biển Indonesia để cứu người tị nạn (VOA).
- Nga phát triển hải quân   –   (BBC).
Ai Cập làm lễ tuyên thệ nhậm chức cho tân nội các (VOA). - Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập vẫn nắm giữ chức vụ trong nội các mới (VOA). - Ai Cập sắp công bố thành phần chính phủ mới   –   (RFI).
- Chính phủ Thái Lan siết chặt an ninh ở miền Nam (TTXVN).
- Mẹ nhà sáng lập WikiLeaks đến Ecuador bàn cách cứu con (TT).  – Lối thoát nào cho Assange? (SGTT).
- Hoa Kỳ: khi lý trí không còn nữa (hết) (Der Spiegel/ Phan Ba).
Hạ viện Mỹ thông qua việc gia hạn dự luật miễn giảm thuế (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 02/08/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 02/08/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 02/08/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 02/08/2012;  + Thời sự 19h – 02/08/2012.

Lê Văn Tám: Lịch sử hay nghệ thuật?

Tạp chí Xưa & Nay

Lê Văn Tám: Lịch sử hay nghệ thuật?

Số 342 – Tháng 10-2009 *

… Trước hết, chúng tôi cảm thấy khâm phục, cảm ơn sự chân thành và ý thức trách nhiệm của GS Phan Huy Lê (GS PHL) với tư cách một nhà sử học luôn đặt sự thật lên hàng đầu. Trong truyền thống văn hoá nhân loại, chúng ta biết không ít sử gia để bảo vệ sự thật họ đã sẵn sàng hy sinh cả những cái quí giá nhất của đời mình! Xin nhắc lại câu nói của của X. Antonop, nhà văn lớn Nga: “Tôi yêu quí nước Nga nhường nào nhưng sự thật còn quí giá hơn!”
Về cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám (LVT)”, GS PHL có ý kiến:
  1. Không đồng ý quan điểm cho rằng “ngọn đuốc sống LVT” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước.
  2. Ông chủ trương “tất cả đường phố, trường học, công viên… mang tên LVT vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng” vì LVT “không phải là tên một nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng” nhưng cần giải thích đúng sự thật, ngăn chặn những ý đồ mờ ám dựng lý lịch giả LVT mong làm hậu duệ thật.
Về căn bản chúng tôi nhất trí với các ý kiến của GS, nhưng để thuyết phục độc giả một cách khoa học, chứ không phải chỉ dừng lại ở trách nhiệm đối với sự thiêng liêng mang tính phổ biến của biểu tượng, xin lưu ý thêm mấy vấn đề:
-         Việc tác giả Trần Huy Liệu (THL) tạo tác nên nhân vật LVT theo nguyên tắc nào? Ý nghĩa chính trị có được hỗ trợ bằng tinh thần khoa học không?
-         Nên khai thác và phát triển ý nghĩa biểu tượng LVT theo hướng nào cho thích hợp?
Về hình ảnh người anh hùng trong đời sống thường tồn tại dưới 3 dạng thức văn hoá: lịch sử, nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Người anh hùng trong lịch sử được ghi lại bằng tri thức của sự hiểu biết (có thật), còn trong tín ngưỡng dân gian được tạo nên bằng đức tin (hư ảo). Từng dạng thức văn hoá khi thể hiện người anh hùng có những đặc điểm riêng.
Người anh hùng trong lịch sử được thể hiện bằng sự hiểu biết của nhà sử học. Nó chân thực 100%. Bất cứ sự thêm bớt dù lớn dù bé đều làm giảm sức thuyết phục. Người anh hùng trong loại hình nghệ thuật về đề tài lịch sử có đặc điểm khác trong cách thức thể hiện. Trên cơ sở những sự kiện có thực, nhà nghệ thuật bằng tưởng tượng có thể sáng tạo mới về người và việc hoặc bổ sung thêm những chi tiết để tô đậm hình tượng người anh hùng nhằm minh hoạ cho một tư tưởng hiện đại mà người nghệ sĩ muốn nhắn gửi với cộng đồng. Người anh hùng trong nghệ thuật bởi vậy gần giống “như thật”, có thể có hoặc không có nguyên mẫu trong lịch sử. Họ có cốt lõi, có cái bản chất lịch sử của người anh hùng thật nhưng có nhiều hiện tượng chi tiết đã thay đổi so với lịch sử. Người anh hùng trong lịch sử, trong nghệ thuật (viết hoặc truyền miệng) có thể trở thành những biểu tượng văn hoá của cộng đồng truyền từ đời này sang đời khác và có thể trở thành tín ngưỡng dân gian (Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lý Ông Trọng, Đức Thánh Trần…)
Liên hệ đến câu chuyện LVT, chúng ta có thể tiếp cận và biện giải trên các phương diện sau: Trên cơ sở sự thực về chiến công các chiến sĩ yêu nước Sài Gòn (có thể là một dân quân hay một em bé) phá kho xăng (hay kho đạn) Thị Nghè tháng 10 – 1945 mà các báo đương thời như Cờ giải phóng, Thời mới, Kèn gọi lính, Quyết chiến… đã đưa tin, tác giả THL đã sáng tác nên câu chuyện em bé đuốc sống mà nhân vật chính là LVT, một “hư cấu nghệ thuật” mà thể loại văn chương – lịch sử cho phép thực hiện. Chúng tôi nghĩ rằng THL, một người am tường văn hoá Đông Tây, một nhà chính trị, một học giả, đưa ra hình ảnh LVT không phải là một việc làm vội vã mà ông đã suy nghĩ rất kỹ vấn đề trên cả hai phương diện cứu cánh lẫn phương tiện cũng như nguyên tắc của việc “bịa” này. Chắc ông đã nắm vững trong lịch sử Đông Tây về các sự kiện mà người ta dựng nên theo con đường hư cấu nghệ thuật nhằm cổ suý cho sự thành công của các anh hùng, các triều đại… Mượn cái phương thức phản ánh của nghệ thuật, nhà sử học THL đã thành công khi sáng tạo nên nhân vật LVT. Hình tượng nghệ thuật LVT quá thích hợp, được sự cộng hưởng của không khí lịch sử bấy giờ nên lan truyền nhanh chóng. Từ câu chuyện sáng tạo bằng “miệng” chuyển qua báo chí thành “viết” rồi lan ra khắp nước trở thành nguồn cổ vũ lớn lao tinh thần dân tộc không chỉ lúc bấy giờ mà cả sau này, sống lồng lộng qua hai cuộc kháng chiến. LVT trở thành một biểu tượng về lòng yêu nước của cộng đồng, in sâu trong tâm khảm nhân dân. Hình tượng LVT hiển hiện không chỉ trong sách báo mà cả trong các vườn hoa, trên các con đường, trong các nhà lưu niệm với những xúc cảm thiêng liêng và được cải biên khá đa dạng. Khi thì là cậu bé quấn chăn tự đốt cháy, khi thì là cậu bé ném chai xăng vào kho giặc. Có hoạ sĩ vẽ hình cậu bé LVT quấn cờ đỏ sao vàng toàn mình bốc lửa lao về phía trước bừng bừng sát khí Phù Đổng. Đó là một thành công của tác giả THL trên tư cách một nhà nghệ thuật chứ không phải là nhà sử học!
Sự tồn tại của hình tượng LVT là một thể hiện con đường đi của hình tượng người anh hùng được thăng hoa từ hiện thực đến nghệ thuật rồi tới văn hoá cộng đồng như là một huyền thoại dân gian vậy! Từ một sáng tác hữu danh ban đầu theo quy tắc dân gian hoá trở thành một sáng tác tập thể mang tính cộng đồng.
Hình tượng LVT đối với cộng đồng không nên để gián cách, vẫn nên tiếp tục phát huy cái ý nghĩa cao đẹp của nó nhưng với một nhận thức khoa học và thực tiễn hơn. Chúng ta nên ứng xử với hình tượng LVT như tiếp cận một biểu tượng nghệ thuật về lòng yêu nước trong văn hoá cộng đồng, chứ không là một nhân vật lịch sử. Tiếp cận hình tượng LVT theo cách thức như vậy mới thật  khách quan, tránh cực đoan thiên kiến xem chỉ là sự bịa đặt nên loại bỏ, hoặc giả tảng không biết gì cứ để nguyên hiện trạng, mong khỏi “làm mờ nhạt truyền thống yêu nước mà bấy lâu nay đã dày công vun đắp”; để rồi các thế hệ sau không phân biệt thật giả, tiếp cận LVT như một anh hùng có thực trong dãy dài các nhân vật lịch sử. Như vậy là có lỗi với lịch sử, với tiền nhân.
LVT vì không tồn tại như một sự thật lịch sử mà chỉ là một hình tượng nghệ thuật được sáng tạo bằng phương thức hư cấu, tưởng tượng. Bởi vậy nếu so sánh với Lý Tự Trọng chẳng hạn, ta thấy cả hai đều tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta, nhưng Lý Tự Trọng là một nhân vật lịch sử còn LVT là một nhân vật nghệ thuật. Đó là xét trên phương diện đặc tính, chứ trên phương diện tác động tình cảm, hiệu ứng thẩm mỹ thì cả hai biểu tượng đều có một sức tác động mạnh mẽ, và về lâu về dài khi đã thâm nhập sâu xa vào tâm hồn cộng đồng, cách điệu để trở thành tín ngưỡng dân gian thì cả hai đều là những biểu tượng bất tử về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Và nếu rồi đây có tượng LVT trong vườn hoa theo tưởng tượng của một nhà điêu khắc nào đó như người Nga dựng tượng Tatiana – nhân vật của Puskin tiêu biểu cho “nỗi buồn Nga”, nàng tiên cá nhân vật Anđecxen thể hiện mơ ước và lo âu của dân Bắc Âu (Đan Mạch), hay Thuý Kiều nhân vật của Nguyễn Du – nỗi đau người phụ nữ Việt trung đại… thì cũng theo quy luật nhân vật đi vào đời sống với dạng thức một biểu tượng văn hoá.

Hà Quảng
(Hội VHNT Hà Tĩnh)

Sự thật về “anh hùng Lê Văn Tám”

Posted by basamnews on 10/10/2009

Sự thật về “anh hùng Lê Văn Tám”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét