Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

TIN NGÀY 03/8/2012

  • Tôi đi tham dự đám tang của Mẹ Liêng … (Yêu Nước Việt) – Chiều tối ngày 1/8/2012 …Hơn 20h tôi về nhà lấy quần áo và chạy vội ra Bến xe Phương Trang ,đường Lê Hồng Phong để kịp đi Bạc Liêu viếng đám tang Mẹ Liêng
  • Công an canh chừng chặt chẽ tang lễ bà Ðặng Thị Kim Liêng (Nguoi viet) -Tang lễ bà Ðặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần, đã hoàn tất trong ngày 2 tháng 8, 2012 trong sự canh chừng chặt chẽ của guồng máy công an CSVN. Số lượng an ninh mật vụ, theo sự mô tả của báo mạng Truyền Thông Chúa Cứu Thế, đông gấp nhiều lần tang gia và thân hữu.
  • Phim “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” thêm một nỗi đau (Võ Văn Tạo) – Theo tác giả bài viết này, đòi hỏi cuả Ban Tuyên giáo TW là hết sức vô lối, khi nhiều phóng sự của VTV hoặc các báo đã được đăng tải về thiên tai bão lũ, hoặc gặp khó khăn trong sản xuất, đời sống của người dân cũng không buộc phải có nội dung Đảng và Nhà nước đã giúp đỡ, hỗ trợ ra sao.
  • Chê nó nhưng cũng phải… kinh nó (Nguyễn Thông) – Binh pháp xưa có câu “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nó hay dở thế nào, mình cần phải biết. Biết để đối phó có hiệu quả. Và biết ở đây còn để tự sửa mình.
  • TRUNG QUỐC: VẪN CÓ KHÔNG GIAN NGOẠI GIAO CHO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC (ABS) – Tạp chí“Tuần tin tức Trung Quốc’’ so ra ngày 23/7/2012 cho rằng trước tình hình quan hệ với các nước xung quanh ngày càng căng thẳng do Mỹ trở lại chân Á gây nên, Trung Quốc cần có biện pháp đối phó như thế nào, đó là vấn đề khó khăn mà Chính phủ Trung Quốc phải trực tiếp đốimặt.
  • Nguyễn Khoa Điềm: Vĩnh biệt Hoang Dã (Trần Nhương) – “Cọp, bạn hãy rời Việt Nam gấp/ Cho dù bạn có vuốt sắc !/ Voi và tê giác, bạn hãy vượt biên mà chẳng cần chia tay/ Dù bạn có ngà dài và sừng nhọn !/ Bò tót, sao bạn lại lọt xuống sân bay Phú Bài/ Bạn quanh quẩn để đói khát và chết ?/ Voọc, bạn đừng nhe răng chọc cười chúng tôi trên YouTube/ Chúng tôi đã quá buồn rồi !”
  • Đảng và Nhà nước Việt nam được quyền im lặng”? (Phương Bích) - “Có biết bao nhiêu dạng đơn thư đã được gửi đi trong nhiều năm qua, và bao nhiêu trong số đó được hồi âm? Không có một cơ quan tổ chức nào đứng ra thống kê con số này, nhưng mình chắc chắn nó rất khủng khiếp. Nó không chỉ làm lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức mà còn lãng phí cả niềm tin của người dân vào công lý nữa. Không trả lời đơn thư của người dân giờ đây đã trở thành một thứ văn hóa của chính quyền”. 
 
  • Có đi mới biết (Hồ Bá Thâm) – “Vẫn là quanh quẩn giấy tờ/ Phớt lờ thực tế, phớt lờ lời dân/ Công bộc mà vắng ân cần/ Lạnh tiền khi hỏi, lần khân thế à…”
  • Chất lượng chính phủ: quá tệ! (Trương Duy Nhất) – Chỉ có 1% đánh giá chất lượng chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi có đến 49% nhận định chất lượng chính phủ đương nhiệm ở mức yếu và 39 % xếp loại: rất yếu. Có lẽ chưa nhiệm kỳ nào, chất lượng chính phủ bị đánh giá tệ như nhiệm kỳ này.
  • Đảng lo việc nước thế nào? (Xuân VN) - Người dân Việt Nam cực kỳ bức xúc, nhưng với thái độ khoan thai như thường lệ. Các nhà tuyên huấn Việt Nam giở giọng muôn thủa  ”để cho Đảng và nhà nước lo, không bức xúc vì những thông tin kích động”

  • Cuộc đọ sức giữa hai phe bảo thủ và cải tổ ngày càng gay cấn (RFI) – Tại Miến Điện, quá trình cải cách chính trị và kinh tế đã đi đến giai đoạn nhạy cảm nhất, đó là giai đoạn làm phát sinh tranh chấp quyền lợi giữa các vây cánh, phe nhóm. Điều đó buộc phe canh tân của nước này phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Báo Libération đăng bài phân tích : “Tại Miến Điện, cuộc chiến trên chóp bu có lợi cho tiến trình mở cửa”
  • Úc bác bỏ việc cho Mỹ mượn chỗ thiết lập căn cứ hải quân (RFI) – Ngay sau khi báo chí Úc tiết lộ ý kiến được nêu lên trong một bản báo cáo gởi lên Quốc hội Mỹ, theo đó Mỹ nên sử dụng một quân cảng Úc làm căn cứ cho hải quân Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã lên tiếng từ chối ngay. Ông Stephen Smith cho biết là Úc sẽ không cho phép ngoại quốc thiết lập căn cứ hải quân trên nước mình
  • Olympic Luân Đôn : Vụ bê bối môn cầu lông gây phẫn nộ dư luận (RFI) – Vụ bê bối về thái độ thi đấu của các vận động viên cầu lông tại Thế vận hội Luân Đôn hôm qua đã gây làn sóng phẫn nộ trong dư luận người hâm mộ thể thao ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là châu Á, nơi cầu lông là một môn rất phổ biến và ưa chuộng. Chưa đầy một tuần nhưng đã có không ít sự cố xảy ra trên đấu trường Olympic
  • Seoul yêu cầu Bắc Kinh phạt những kẻ tra tấn ông Kim Young Hwan (RFI) – Theo tin của AFP ngày hôm nay 02/08/2012, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc đã gọi việc nhà tranh đấu Kim Young-Hwan bị tra tấn tại Trung Quốc là vụ « vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất » đối với kiều dân Hàn Quốc. Lãnh đạo Ủy ban này hối thúc Bắc Kinh trừng phạt các thủ phạm và cho phép quốc tế điều tra về vụ việc nếu cần
  • Ai Cập sắp công bố thành phần chính phủ mới (RFI) – Theo đài truyền hình Nhà nước Ai Cập, hơn một tháng sau khi ông Mohamed Morsi nhậm chức của tổng thống, thủ tướng Ai Cập Hicham Qandil đã lựa chọn xong thành phần chính phủ. Tuy chưa được công bố chính thức nhưng nhiều nguồn tin cho biết,nội các mới sẽ giữ lại nhiều thành phần của chính phủ cũ, đặc biệt ở các bộ chủ chốt như Ngoại giao, Quốc phòng hay Tài chính.
  • Bão Saola ập vào Đài Loan làm 4 người thiệt mạng (RFI) – Hôm nay 02/08/2012, cơn bão Saola ập vào Đài Loan, với sức gió rất mạnh và mưa lớn, khiến bốn người thiệt mạng và gần như toàn bộ đảo quốc bị tê liệt trong buổi sáng.Theo cơ quan khí tượng Đài Loan, vào khoảng hơn 3 giờ sáng, giờ địa phương (tức 19 giờ GMT), bão Saola đổ bộ vào phía đông của đảo
  • Trung Quốc tiết lộ kế hoạch gọi thầu khai thác thềm lục địa của Việt Nam (RFI) – Sau khi loan báo vào cuối tháng Sáu việc phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam và mời các tập đoàn quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí, tập đoàn Trung Quốc CNOOC đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch đó. Theo Reuters trong bản tin hôm qua 01/08/2012, Bắc Kinh mở ra mặt trận thứ ba nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.
  • Nhà ly khai Trần Quang Thành tố cáo Bắc Kinh nuốt lời hứa (RFI) – Hôm qua 01/08/2012, trong chuyến thăm Hạ viện Mỹ ở Washington DC, nhà ly khai Trung Quốc Trần Quang Thành đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc không thực hiện các lời hứa hẹn, điều tra về việc ông bị đàn áp trong thời gian quản chế tại gia và bảo vệ an toàn cho thân nhân ông tại Trung Quốc.
  • Việt Nam mở điều tra về vụ mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu (RFI) – Theo AFP, hôm nay 02/08/2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết là chính quyền đang điều tra về trường hợp thân mẫu của blogger nổi tiếng Tạ Phong Tần tự thiêu và qua đời cuối tháng Bảy vừa qua. Đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam chính thức xác nhận vụ tự thiêu, một hôm sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam bày tỏ thái độ “quan ngại sâu sắc”
  • Chính quyền ‘can thiệp’ lễ tang (BBC) – Gia đình blogger Tạ Phong Tần cáo buộc chính quyền không chia buồn mà còn ‘can thiệp thô bạo’ vào tang lễ bà Đặng Thị Kim Liêng.
  • (VietBao)Marcel Nguyễn trong đội lực sĩ Thế Vận Đức Quốc  đã đoạt huy chương bạc môn thể dục dụng cụ hôm 1-8-2012 tại sân đấu 02 North Greenwich Arena ở London.
  • Quốc Tế Tố Nhân Quyền VN Tệ Hại (VietBao)Tình hình thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu đã gây quan tâm của dư luận quốc tế  về tình hình nhân quyền Việt Nam.
  • Đường Sắt Cao Tốc (VietBao)Như thế, nhà nước đã quyết định làm đường sắt cao tốc bất kể mọi rủi ro, nợ nần, và cả những đau đớn của người dân khi bị giải tỏa dọn đường.

‘Ngư ông đắc lợi’

(đọc bài để thấy bọn Khựa này suốt ngày cứ ra rả dùng tâm lý chiến, sic - còn non lắm)


Việt Nam sẽ buộc phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc?
BBC
-
Tờ Hoàn cầu thời báo đêm thứ Tư ngày 1/8 đã đăng trên trên trang mạng của mình một bài phân tích liệu Việt Nam có tranh thủ được thế đối đầu Mỹ-Trung để hưởng lợi hay không.
Bài phân tích này có tiêu đề ‘Việt Nam cần khối Asean hùng cường mới có thể làm trục xoay (giữa Mỹ và Trung Quốc)’ của tác giả Định Cương, biên tập viên kỳ cựu của Nhân dân Nhật báo hiện đóng ở Bangkok.
Hoàn cầu thời báo là phụ bản của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nổi tiếng với lập trường hung hăng trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Ông Định đưa ra bài phân tích này sau khi học giả Carlyle Thayer của Học viện Quốc phòng Úc nêu ý kiến Việt Nam nên làm một ‘trục xoay’ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Điều kiện tiên quyết
“Điều này (đề xuất của ông Thayer) làm liên tưởng đến một câu thành ngữ cổ của Trung Quốc: ngao cò tranh đấu, ngư ông đắc lợi,” ông Định viết, “Tuy nhiên tôi không nghĩ Việt Nam hiện ở vị thế của một ngư ông may mắn”.
Tác giả cho rằng Việt Nam đang tìm cách lợi dụng thế đối đầu Trung-Mỹ nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Mỹ đang muốn quay lại châu Á để cân bằng lại sức mạnh của Trung Quốc.
“Ngay cả khi tình hình hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát thì sẽ có những lúc hai cường quốc sẽ cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Cũng giống như nhiều nước đông nam Á khác, Việt Nam sẽ bị đặt trước tình cảnh phải theo Mỹ hoặc Trung Quốc.”
Định Cương, biên tập viên Nhân dân nhật báo
Tuy nhiên ông cho rằng muốn làm được ‘ngư ông đắc lợi’, Việt Nam cần ‘hai điều kiện tiên quyết’.
Thứ nhất là thế đối đầu giữa hai cường quốc này không đi đến chỗ mất kiểm soát và thứ hai là về lâu dài hai nước này duy trì được thế cân bằng sức mạnh trong khu vực.
Về điều kiện thứ nhất, ông Định cho rằng ‘hiện không có vấn đề gì to tát’.
Tuy nhiên theo như ông phân tích thì không thể loại trừ khả năng quan hệ Trung-Mỹ vượt khỏi tầm kiểm soát nếu Mỹ vẫn kiên trì chiến lược của họ đối với Trung Quốc hiện nay là không để nước này thay thế vị trị bá chủ của họ trong khu vực.
“Ngay cả khi tình hình hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát thì sẽ có những lúc hai cường quốc sẽ cạnh tranh nhau rất khốc liệt,” ông nói.
“Cũng giống như nhiều nước Đông Nam Á khác, Việt Nam sẽ bị đặt trước tình cảnh phải theo Mỹ hoặc Trung Quốc.” ông nói thêm.
“Việt Nam không có đủ sức để giữ cân bằng với hai cường quốc này. Tôi nói ý này không phải là đánh giá thấp sức mạnh quốc gia của Việt Nam hay sự khôn khéo của Hà Nội trong việc tìm cách giữ thăng bằng. Nhưng khách quan mà nói, so với hai siêu cường, lực của Việt Nam rất hạn chế,” ông nói thêm.
Hội nghị ngoại trưởng Asean ở Phnom Penh
 
Việt Nam cần phải dựa vào Asean để làm đối trọng với cả Mỹ và Trung Quốc
Điều kiện tiên quyết thứ hai, theo ông Định, lại càng quan trọng.
“Nhìn vào tình hình hiện nay, Mỹ sẽ rất khó mà đối trọng được ảnh hưởng ngày càng lên của Trung Quốc trong khu vực dù cho họ có đầu tư vào đây nhiều bao nhiêu đi nữa trong thời gian tới. Ấy là chưa kể hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có muốn đưa vào đây nhân lực và tài lực tương đương với sự đầu tư của Trung Quốc hay không,” ông viết.
“Về lâu dài nhiều khả năng Mỹ không có động cơ làm việc này, và Trung Quốc có thể sẽ trở thành cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự hùng mạnh nhất ở châu Á,” ông dự đoán.
‘Lệ thuộc Trung Quốc’
Do đó, ông kết luận rằng ở vị thế là một láng giềng gần gũi của Trung Quốc, Việt Nam sẽ rất khó mà giữa được thăng bằng giữa Mỹ và Trung Quốc vì những ‘lý do địa chính trị’.
Ông Định cũng đưa ra những lập luận chứng tỏ trong tương lai Việt Nam sẽ phải dựa vào Trung Quốc.
“Hiện tại, Trung Quốc đã vượt Mỹ về lượng đầu tư vào Đông Nam Á. Các nước trong khu vực hiện vẫn dựa rất nhiều vào thị trường của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc sẽ chứng kiến nhiều thay đổi,” ông viết.
“Nhìn vào tình hình hiện nay, Mỹ sẽ rất khó mà cân bằng lại ảnh hưởng ngày càng lên của Trung Quốc trong khu vực dù cho họ có đầu tư vào đây nhiều bao nhiêu đi nữa trong thời gian tới. Ấy là chưa kể hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có muốn đưa vào đây nhân lực và tài lực tương đương với sự đầu tư của Trung Quốc hay không.”
Định Cương, biên tập viên kỳ cựu của Nhân dân nhật báo
“Một khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc tăng trưởng thì Đông Nam Á sẽ dựa vào Trung Quốc,” ông lập luận.
Về mặt chính trị, chừng nào Hà Nội còn duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa độc đảng thì Washington sẽ không chơi trò gần gũi với Hà Nội, ông nhận định và cho biết ông đã từng nghe nhiều quan chức và học giả nói thế.
“Các quốc gia Đông Nam Á đều chia sẻ tâm lý muốn cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Một số nước ngày càng mong đợi Mỹ nhảy vào khu vực để cân bằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này cũng dễ hiểu,” ông nói.
“Tuy nhiên giải pháp tốt nhất là tăng cường sức mạnh của bản thân Đông Nam Á để họ có thể đóng vai trò độc lập trong sự cạnh tranh Trung-Mỹ,” ông nói thêm.
Lời khuyên ông Định đưa ra cho Việt Nam là chỉ khi nào Việt Nam làm được việc hội nhập một cách toàn diện với các nước Asean khác, trong đó có tin tưởng chính trị và một mặt trận ngoại giao thống nhất thì lúc đó ‘Hà Nội mới có khả năng giữ thăng bằng giữa Bắc Kinh và Washington’.
“Nhưng điều này cần nhiều sự sẵn sàng hơn nữa từ phía Asean hơn là những gì chúng ta thấy hiện nay,” ông viết.
Để làm được điều này thì Asean cũng sẽ càng trở nên gần gũi với Trung Quốc hơn là với Mỹ vì nếu Asean muốn tăng trưởng và trở thành một thực thể độc lập thì họ không thể không tăng cường mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, ông lập luận.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét