Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Tin thứ Năm, 02-08-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Thư gửi từ nhà giàn DK1 (QĐND).  – Bài thơ tặng những người ký tên trong “danh sách 42 người”: Những người mở đường (Nguyễn Thông).  - Thành lập Trung đoàn Radar 251 (PLTP).  - Đột kích’ doanh trại đặc công miền Tây (Infonet). –  Kỷ niệm 48 năm Hải quân Việt Nam đánh thắng trận đầu (5/8/1964 – 5/8/2012) (Tin tức).
- BIỂN ĐÔNG GIỜ HÓA BIỂN DÂU   (Sơn Thi Thư). “Nó chẳng nói, nó cứ làm/ Còn ta điệp khúc nghe nhàm cả tai !/ Bị cướp biển giữa ban ngày/ Làm gì đi hỡi ông này, bà kia !/ Với dân quyết liệt có thừa/ Với giặc ‘khôn khéo’ cho vừa lòng nhau?”.  – Hãy thận trọng bà con ngư dân ơi!  (Bà Đầm Xòe).   – Việt nam sẽ dùng võ Yết Kiêu để xử trên Biển đông? (Xuân VN).
- Có gì mà khó hiểu?   –   (Người Buôn Gió). “Than ôi, quan lại Trung Quốc nó gánh trách nhiệm bây giờ để con cháu nó sau này nhẹ nhàng. Còn quan lại Việt Nam lại gánh cái nhẹ nhàng bây giờ còn để lại cái nặng nề cho con cháu sau này”.   – NGÀY XƯA… CỰC LỰC? (Mai Thanh Hải). “Cực lực phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc gây tội ác mới trên quần đảo Trường Sa… ”   – Trương Tuần: Bệnh lạ (Trần Nhương).
- ’Trung Quốc không xứng một cường quốc có trách nhiệm!’ (VNN). - Tranh chấp biển Đông: Trò hề của chủ nghĩa đa phương Trung Quốc (PLTP).  – Trung Quốc lộ rõ bản chất hai mặt (NLĐ).  - Tham vọng bá chủ và thực lực của hải quân Trung Quốc (kỳ 1).   – Tham vọng bá chủ và thực lực của hải quân Trung Quốc (kỳ 2)(Infonet).  - ‘Trung Quốc không xứng một cường quốc có trách nhiệm!’ (TVN). - Báo TQ dọa Ấn Độ về thăm dò dầu khí Biển Đông (TN).  - Trung Quốc phản đối can thiệp quân sự Biển Đông?  (VNMedia).
- Giải pháp giảm nhiệt biển Đông (TT). - NGUY CƠ CHƯA TỪNG THẤY TRÊN BIỂN ĐÔNG - (Bùi Văn Bồng). - Biển Đông đang trên thùng thuốc? (VVN).  - Trung Quốc bác bỏ nguy cơ chiến tranh Biển Đông (VNE). “Đừng tin… Hãy nhìn…” – Liệu Trung Quốc có “đánh” Việt Nam?  (Hữu Nguyên).  BTV: Không còn là “liệu TQ có đánh hay không” mà câu hỏi là “bao giờ Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?” Bởi vì với mưu đồ bành trướng của TQ mấy ngàn năm qua, được củng cố thêm từ thời Mao Trạch Đông thì trước sau gì cũng sẽ có đánh nhau với VN, nhưng chưa biết khi nào thì TQ ra tay “dạy cho VN bài học” nữa đây.
- Ngộ thiệt, PLTP đưa cái tin Gần 9.000 tàu cá tỉnh Hải Nam ra biển Đông như chuyện nước mình, từ việc xếp tin ở mục Thế giới, chứ không phải Chính trị, cho tới cái tựa. Có lẽ điều này cũng lý giải chút cho thủ đoạn của bọn bành trướng Bắc Kinh, làm cho mọi hành động xâm lược của chúng trở nên chuyện bình thường, điều đương nhiên và … đúng đắn.  - Đỡ hơn chút, ANTĐ than vãn: Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc nghênh ngang tiến ra Biển Đông. Nhưng tất cả đều “hòa điệu” với … “trên”, khi mà không biết bao lâu rồi, không hề nghe tin bắt giữ, phạt một tàu cá TQ nào vì đánh bắt trái phép. Còn cái máy quay băng cổ lỗ cùng cuốn băng nhão “chủ quyền không thể tranh cãi”được xài suốt 3 đời phát ngôn viên thì nhiều ngày nay tắt lịm rồi.  Mời coi đây, có im được mãi không: Trung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông (TT).  - Trong khi đó: Tùy viên quân sự TQ viết về quốc phòng Trung-Việt (VNN). “Trong điều kiện mới của lịch sử, QGPND Trung Quốc nguyện cùng với QĐND Việt Nam cống hiến nhiều hơn nữa cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới” - đại tá Chân Trung Hưng, Tùy viên Quân sự Trung Quốc tại Việt Nam cho hay.”
- Thêm bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa (NLĐ).  – Trưng bày bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (TTXVN).  – Trưng bày bản đồ cổ “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Tin tức).  – “Kho” bản đồ thể hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam (ND).  – Bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền biển đảo của Việt Nam (ANTĐ).  – Về tấm bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa: Nên công bố với toàn thế giới (CATP). - Bản đồ Trung Quốc biến không thành có (TN).
- Kami: Một cách nhìn khác trong tranh chấp Biển Đông (RFA’s blog). “…nếu có xảy ra chiến tranh trên Biển Đông giữa Việt nam và Trung quốc vào thời điểm này có lẽ không chừng sẽ có lợi, đó là sẽ để cho đảng CSVN thấm bài học sức mạnh của nhân dân. Điều mà vốn từ lâu nay với thói kiêu ngạo của mình, họ (đảng CSVN) đã quá coi thường và không biết trân trọng cái sức mạnh, vốn đã giúp họ đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong lịch sử”  - Vấn đề Biển Đông cản trở hội nhập kinh tế ASEAN    –    (RFI). - Tranh chấp biển Đông gây khó cộng đồng kinh tế ASEAN (LĐ). - Vietnam needs strong ASEAN to play pivot (Global Times).
- Chưa dứt tin đồn Nga trở lại Cam Ranh    –   (BBC).  –  ’Việt Nam lôi kéo Ấn Độ chống TQ’   –   (BBC).  – Trung Quốc dọa sẽ phản ứng nếu Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông (VOA).
Phái đoàn Học viện Quốc phòng VN thăm Singapore  (TN).
- Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông (QĐND).  – Mỹ khó ủng hộ đưa vấn đề biển Đông ra LHQ (PLTP). “Khi vấn đề được đưa ra trước LHQ thì dường như sẽ được nhìn nhận như vấn đề Mỹ-Trung trong khi ba nước thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an LHQ lại không liên quan đến vấn đề này“.
Philippines triệu đại sứ Campuchia vì nói càn lại còn cáo ốm trốn chui trốn nhủi (TP).
Giới chức quân sự Nhật Bản phát hiện sự thay đổi quyền lực ở TQ (GDVN). - Trung Quốc mắng mỏ Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản (NLĐ).  – Thế giới 24h: Trung Quốc “dọa” dùng vũ lực với Nhật (VTC).  – Trung Quốc cực lực phản đối bản báo cáo quốc phòng của Nhật Bản    –    (RFI).
- VÌ SAO TRUNG QUỐC KHÔNG ỨNG XỨ ĐÚNG TẦM MỘT NƯỚC LỚN: CÀ KHỊA VỚI CẢ CHÂU Á?    –   (Phạm Viết Đào).
- Xem lại bài của GS Vũ Cao Đàm: Nhân dân ta cũng cần cảm ơn Trung Cộng với lời nguyền này của họ:“杀越寇为南沙之战祭旗”“Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế cờ Nam Sa” (boxitvn).
Đọc Chủng diệt dự ngôn, khóc cùng cụ Phan (Nguyễn Tường Thụy).
Dự án do Tàu khựa cho vay vốn có thể phải tạm dừng  –   (Xuân VN). - Cây rừng Việt Nam tuẫn tiết trên đất Trung Quốc (GDVN/ Cu Làng Cát). - Nhà thầu Trung Quốc trồng cỏ lạ tại cao tốc VN (VNN). - Cỏ “lạ” Trung Quốc trên đường cao tốc (GDVN). - Bảo vệ mái taluy bằng “cỏ lạ” từ Trung Quốc (LĐ). - BẮT TÀU GIANG CHÂU VÀ 4 TÀU CỦA CÔNG TY HOÀNG SƠN BUÔN LẬU XĂNG… (vungocchuyen). – Móc nối Trung Quốc, Buôn lậu xăng, trả thù người đưa tin  –   (Bùi Văn Bồng).  - Doanh nghiệp Trung Quốc tiêu thụ xăng trái phép (SGGP). - Bắt giữ một đối tượng Trung Quốc gây án giết người (TTXVN).
Người Sài Gòn đề nghị chính quyền tổ chức biểu tình (RFA).   - Thư công dân gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (boxitvn). “Chắc ngài có biết yêu cầu của 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn gởi cho Chính quyền (Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 27/7 mới đây. Tôi muốn chia sẻ tâm trạng của tôi với ngài về sự kiện này. Hầu hết 42 vị đó tôi đều biết tiếng (thậm chí có người còn là quen biết gần gũi) và dành cho tất cả lòng kính trọng. Nhưng ở mặt khác, tôi biết chắc rằng chính quyền thành phố, trong đó có những người thân quen của tôi, đang bận bịu lo đối phó, xử lý sự kiện này.”
- Bùi Hoàng Tám:  Ngày biển đảo Việt Nam – Tại sao không? (DT).
- Paulo Thành Nguyễn – Trịnh Kim Tiến: Hiện trường bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu (FB Trịnh Kim Kim).   – Đường về Bạc Liêu   –   (DLB). – Lại giở mấy ngón võ bẩn này nữa: ‘Người đến viếng bị sách nhiễu’    –   (BBC). “Đoàn chúng tôi 8 người mà có cả mấy chục người theo. Họ ở khách sạn suốt đêm để bám sát chúng tôi”.   – Bỏ cả Nước Nhà để khủng bố một đám tang   –   (DLB).  – Song Chi: Thật không sao hiểu nổi! (RFA’s blog).
- Tòa đại sứ Mỹ quan ngại về vụ tự thiêu của Mẹ blogger Tạ Phong Tần   –   (RFA).  – Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về vụ tự thiêu của bà Liêng (ĐSQ Mỹ/ HDTG).   – Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần (VOA).
- Kính viếng hương hồn mẹ Tạ Phong Tần   –   (DLB).   – TS Đặng Huy Văn: Xin tiễn biệt bà Liêng được trở về Cõi Phật!   –   (DLB). “Bà Liêng ơi!/  Hôm nay không phải/  Chỉ có Tạ Phong Tần đau/  Mà tất cả chúng tôi đau!/  Không phải chỉ có con cháu bà phẫn uất/  Mà cả dân tộc này phẫn uất!/  Cái chết của bà/  Là tiếng kêu Thiêng Liêng nhất/  Để 91 triệu dân cùng xiết chặt tay nhau…” – Đám tang thành nơi quy tụ   –   (RFA). = >
- Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho ba blogger Việt Nam sắp bị xét xử   –   (RFI).  – Trịnh Hội: Ngày 7 tháng 8 (VOA’s blog).
- Nguyễn Tường Thụy: Ngày này năm trước, xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ (boxitvn). Mời xem lại chi tiết: Tường thuật chi tiết phiên xử Phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ (JB NHV).
- Khi định kiến che mờ khách quan (QĐND). “Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 30-7 lại đưa ra một số đánh giá không khách quan vì cách nhìn bị chi phối bởi định kiến chính trị,…”
- Phạm văn Điệp – Thư ngỏ gửi Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam về điều 4 Hiến Pháp (Dân Luận).
- “Ăn theo nói leo” -  Cái gì cũng… Nhất (Lê Khả Sỹ). “Nói phét nhất/  Mua quan bán chức nhiều nhất/  Nịnh bợ xun xoe để thăng tiến giỏi nhất/  Ăn chặn của dân tàn bạo nhất/  Khai gian khai láo để moi rút công quỹ  giỏi nhất/  Công trình kém chất lượng nhiều nhất/ Vô luân thường đạo lý nhất/ Cường hào nhiều nhất/ Nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, quán ba, sàn nhảy nhiều nhất/ Sân golf chiếm đất canh tác mầu mỡ nhiều nhất…”. BTV: Coi chừng thêm cái “nhất” này nữa thì nguy: giết người không gớm tay nhất. Xem đây: Tội ác lại thản nhiên lập đỉnh mới (SGTT).  – GS Ngô Đức Thịnh: “Kẻ gây ra tội ác “máu lạnh” ngày càng bị trẻ hóa” (GDVN).
- THỐNG ĐỐC & TƯỚNG CƯỚP   –   (Sơn Thi Thư).
- TỪ CHUYỆN NGOẠI TÌNH SẼ BỊ XỬ LÝ NGHĨ VỀ MỘT KIỂU TƯ DUY PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM   –   (Lê Anh Hùng).
- PHẢI “TRẢM” NHỮNG KẺ VIẾT SỬ KHÔNG CHÂN CHÍNH   –   (Kha Trà Phương). BTV: Chủ đề nêu ra rất hay, nhưng mà câu này không ổn: “Nay nếu kẻ viết sử nào uốn mình kiếm cơm, Đảng phải ‘trảm sớm’ những kẻ đó, để mai sau ca tụng Đảng, ca tụng những sử gia chân chính của thời nay”. Mời bà con tham gia thảo luận để thấy nó không ổn ở chỗ nào.
- Mõ Sài Gòn: CÁCH TRỊ DÂN CỦA TỬ SẢN NƯỚC TRỊNH THỜI XUÂN THU   –   (Phạm Viết Đào).
<- Vụ đặt chất nổ tại nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa: Thủ phạm là chủ doanh nghiệp (PLTP). - Đằng sau vụ đặt bom nhà Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa   –   (DLB).  - Nổ mìn ở Khánh Hòa: nghi phạm từng tố cáo CA (TT). “… ông Trương tố cáo hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Khánh Hòa đã “cướp và cưỡng đoạt tài sản là chiếc xe cẩu của ông nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh bao che không giải quyết”.
- 70% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai(NLĐ).   Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai (PLTP).   - Cần Thơ chậm thu hồi các khu đất vàng tại cồn Cái Khế (SGGP). - Xử án tín dụng: Rối chuyện thế chấp, bảo lãnh (PLTP).
Vỉa hè là của…? (TTVH). - Hà Nội “bác” kết luận thanh tra, Bộ GTVT rà soát lại (DT). - Bộ GTVT “nhận sai” (SGGP).
- Một phó vụ trưởng bị dân vây đòi nợ(TN).  -  Thương hiệu chủ tịch tỉnh đâu chưa thấy, chỉ thấy “thương hiệu” cựu bộ trưởng Lê Doãn Hợp hồi này được VNN quảng bá quá trời. Chỉ tiếc là không thấy bác này bàn mấy về những kinh nghiệm, những điều phi lý trong quản lý báo chí mà mình một thời cầm chịch. 
- Thù lù một chữ “tạm” (Đào Tuấn).
- Trọng Tấn-Anh Thơ với án kỉ luật lơ lửng: Ảnh hưởng nhiều, thiệt hại lớn (GĐ).
- Chuyện xử phạt tới 5 triệu khi dùng điện thoại di động ở cây xăng: Alô gây cháy: Phải cấm! (PLTP). Khốn nỗi ở cái xứ mà hệ thống tư pháp, việc thực thi pháp luật toàn chuyện đảo điên thì những quy định này, kiểu như xử phạt hút thuốc nơi công cộng, chỉ là quy định cho … oai.  
Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ (PLTP).
- Lãnh đạo Bắc Hàn thăm VN ba ngày   –   (BBC). - Hàn Quốc phủ nhận cáo buộc khủng bố của Triều Tiên  (VOA). - Vì sao Bình Nhưỡng e ngại cải cách? (ĐV).
- HRW : Quốc tế không được làm ngơ trước tội ác chống dân Rohingya ở Miến Điện    –    (RFI). - World Bank chuẩn bị tài trợ 85 triệu đôla cho cải cách ở Miến Ðiện (VOA). - WB sẽ tài trợ Miến Điện 85 triệu đô la (RFA). - Lực lượng an ninh Miến Ðiện nhắm mục tiêu vào người Hồi giáo Rohingya (VOA).
- Hoa Kỳ nghe điều trần về điều kiện làm việc tồi tệ ở Trung Quốc  (VOA).   – Châu Âu phát động cuộc chiến chống hàng giả, phần lớn từ Trung Quốc    –    (RFI).  – Chuyến đi Châu Phi của bà Clinton để đối lại ảnh hưởng của Trung Quốc (VOA).  – Mỹ trừng phạt ngân hàng Trung Quốc làm ăn với Iran : Bắc Kinh phẫn nộ    -    (RFI).
- Điều mà các lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất (The Diplomat/boxitvn).  - Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc [6] (VHNA). - Bắc Kinh giáo dục “nhồi sọ” : Dân Hồng Kông phản đối    –    (RFI).
Lời cảnh báo từ thảm họa mất điện ở Ấn Độ (CNN/VEF).
- Ủy ban Bầu cử Rumani : Cuộc trưng cầu dân ý truất phế tổng thống vô giá trị    -    (RFI).
- Cuba truy tố người lái xe gây ‘tai nạn’ khiến nhà đối lập O. Paya thiệt mạng    –    (RFI).  – Mỹ duy trì Cuba trong danh sách các quốc gia giúp đỡ khủng bố    -    (RFI).


- Những cuộc biểu tình không còn hiếm hoi ở Việt Nam (Asia Sentinel).
VỀ VỤ CHÍN NGHÌN (blog Thành). 28 nghìn rồi! - TRƯA THÁNG TÁM (Võ Trung Hiếu FB/ Phương Bích). “‘Chín ngàn tàu cá Trung Quốc/ Trưa nay đang tiến vào biển Đông …’/ Bạn có nghe gì không ?/ Anh có biết gì không ?/ Em có thấy gì không?”  - CHUA XÓT ĐẮNG CAY (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Đào Tiến Thi: Đọc Chủng diệt dự ngôn, khóc cùng cụ Phan  (Nguyễn Tường Thụy).
LÀM DỊU TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG (Project Syndicate/ Hồ Hải).
An ninh tiếp tục sách nhiễu, đe dọa blogger Nguyễn Hoàng Vi (DLB).  - Ai mới đang nhờn luật? (Người Nổi Tiếng). “Tôi lại cho rằngkhông phải người dân nhờn luật mà chính lực lượng công an đã nhờn luật. Một cô gái tát cảnh sát giao thông bị phạt tù giam 6 tháng, trong khi đấy công an ở Văn giang đánh nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam mặt mũi thâm tím lại chỉ bị cảnh cáo, chuyển công tác. Công an đánh chết người chỉ bị đi tù có 4 năm”.

-  Tội biểu tình yêu nước có nặng hơn những tên tham nhũng cả nghìn tỷ không?(Xuân VN). J.B. Nguyễn Hữu Vinh “Hôm nay 02/8/2012, tôi đưa mẹ đi khám bệnh ở nước ngoài thì bị dừng xuất cảnh đột ngột. Hai mẹ con phải trở về vì bị an ninh cản trở. Mời xem biên bản và hình ảnh mẹ già của tôi phải thui thủi ra về trên xe buýt.”

KINH TẾ
- “Nợ công Việt Nam đã vượt xa ngưỡng an toàn” (DT).
- Ngân hàng càng lớn, càng nhiều nợ xấu (eBank).  – Mua cái buồn, bán cái ngẩn ngơ (Trần Nhương). “Tiền của  dân cả thôi, Nhà Nước không thể in tiền để mua nợ xấu, vì làm thế là đẩy lạm phát lên cao, lạm phát thì dân chịu vì giá trị lao động của dân bị mất trong khi đồng tiền danh nghĩa có vẻ tăng…”.  - Quyết liệt xử lý 2 điểm nghẽn: Nợ xấu – hàng tồn kho (LĐ).
- Cho vay lãi suất dưới 10%/năm chỉ chiếm 1,9% (TBKTSG).   – Lãi giảm, đến lượt doanh nghiệp ngại vay (PLTP).
- “Khuấy đục” thị trường vàng (DV).
EVN dựng “rào cản” hiểm hóc khiến thủy điện nhỏ khốn đốn  (NĐT).
- Xăng dầu tăng giá: Đẩy khó cho người tiêu dùng (TT). - Giá xăng được đà tăng “sốc” ? (NLĐ). - Giá xăng tăng 900 đồng/lít: Không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng (Tin tức). - Nguyễn Hồng Kiên: Căng thẳng giống… lít xăng ký dầu (Bee).
- Giá thực phẩm đang bị biến dạng (TQ).
- Hải sản… xuống đường (NLĐ).
- Nước mắm Phú Quốc: mất gốc ngay tại quê nhà (SGTT).
= >
- Băn khoăn đổi mới sản xuất tiêu thụ lúa gạo   –   (RFA).
- Doanh nghiệp của bà Diệu Hiền bị đề nghị cưỡng chế thi hành án (VOV).  – Bianfishco bị đề nghị kê biên tài sản bán đấu giá (PNTP).  - Vụ nữ đại gia Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn: Đã bán hết cổ phiếu trước khi đi (TT).  - Vụ nữ đại gia Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn: Đã bán hết cổ phiếu trước khi đi (TN). - Nhà máy ‘nữ đại gia nợ tiền cá’ sẽ bị kê biên đấu giá? (VTC).
Thêm một vụ vỡ nợ hàng chục tỉ đồng tại TP.HCM (SGTT).
Phá vòng luẩn quẩn của công nghiệp ôtô VN (TS).
- Kinh doanh mạng xã hội tại Việt Nam: Có cộng đồng nhưng chưa khai thác được (SGTT). - Vụ Cty mua bán trực tuyến: Bắt giáo viên, hiệu phó làm “sếp“ ở MB24 (Bee).
- Myanmar – “mảnh đất màu mỡ” của doanh nghiệp Việt (TN).
Giới đầu tư đang chờ quyết định của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (VOA). - Fed tuyên bố không tung ra bất kỳ gói kích thích mới nào (VOV).
Nhà đầu tư thất vọng với tuyên bố Fed, giá vàng giảm mạnh (VOV). - Giá vàng lại lao dốc sau tuyên bố của FED (VnMedia).

- Thủ tướng  Việt Nam yêu cầu công khai danh sách các ngân hàng yếu kém: Vietnam’s Premier Orders List Of Weak Banks To Be Public (Bloomberg).

VĂN HÓA-THỂ THAO
-  Công bố Quy hoạch di tích Trung tâm Hoàng thành (TTXVN).
Nhà văn Hoàng Quốc Hải và câu chuyện về triều đại Hồ Quý Ly (PLTP).
Phát hiện hiện vật của nghĩa quân Phan Đình Phùng  (NĐT).
- Đỗ Minh Tuấn: Nhớ anh Nguyễn Mộng Giác (LĐ).
- HỮU NGỌC và Khoảnh Khắc Ấm Áp  (Lê Thiếu Nhơn). - PHAN CUNG VIỆT nguyên một thời yêu em. - Thành Vinh: Việt Nam có gì để góp vào một nền văn chương không biên giới ?
<- Công bố Quy hoạch di tích Trung tâm Hoàng thành (TTXVN).  – Hoàng Thành Thăng Long sẽ thành công viên (VnEco).
- Một hướng tiếp cận khác đối với bài thơ “Bảo kính cảnh giới 43” của Nguyễn Trãi (VCV).
Du khách là đại sứ văn hoá (Bùi Văn Phú). - Câu chuyện văn hoá: Nghĩ gần nghĩ xa (LĐ). Đã qua thập niên đầu thế kỷ 21 rồi, lớp người nửa đầu thế kỷ 20 nếu còn ở thế gian này cũng chả cụ nào đủ sức khai lý lịch vào đoàn hay đi xin việc. Vậy mà cái mẫu in kia vẫn cứ ‘Trước Cách mạng Tháng Tám làm gì? ở đâu?’.”  -- Ngẫm văn hóa ứng xử từ chuyện ăn buffet  (NĐT). - “Người thành phố có lẽ phải học nông thôn”. - “Hà Nội hoàn toàn không có văn hóa giao thông!” (VnMedia).  - Thói quen ăn nhậu (VHNA).  - Chó tại Việt Nam vừa là tri kỷ, vừa là món nhậu của người dânVietnam’s Dogs are Both Humans’ Best Friends and Snacks (SmithSonian).
-  Tình tiêu sáo (TT).
- Kính lỗi đến chư vị và bạn đọc   –   (Bà Đầm Xòe). Mời xem lại: Blog Bà Đầm Xòe: Nhà sư Thích Tâm Mẫn dự định sẽ viên tịch tại Yên Tử (?!) (chùa Phúc Lâm). - Chân dung những nhà sư vị pháp thiêu thân (Bee).
- Phận đàn bà 3 (Quê Choa).
- Một hướng tiếp cận khác đối với bài thơ “Bảo kính cảnh giới 43” của Nguyễn Trãi (VCV).
- Truy tìm tung tích nhân vật bí ẩn “Người Ta” (Tin khó tin).
- Làm phim trên đất Lào (NLĐ).
- Thực trạng xiếc (VCV).
- Mỹ Tâm trở thành đối tác Việt Nam đầu tiên của YouTube (TN).
Nước mắt cuộc đời của “kỳ nữ” sân khấu Việt Nam. (NĐT).
- Nguyễn Thanh Hà vào vai y tá trong phim Séc (Vietinfo).
Tìm lối thông nhau giữa động Phong Nha và Tiên Sơn (TT). - Kỳ diệu – thạch nhũ đổi màu trong động Phong Nha (KP). Nhờ kết hợp với đèn đóm các màu của thứ văn hóa rẻ tiền nên Thạch nhũ lộng lẫy ở đoạn mới Tiên Sơn = > 
- Grace Kelly thời khắc của định mệnh (VCV).
-  Tính hợp thức, cộng đồng và chủ nghĩa hậu thực dân: nhà văn và văn bản du hành ở Đông Á sau 1945 (PBVH).
Tiểu thuyết gia Gore Vidal từ trần, thọ 86 tuổi (VOA).
- Kiếm thủ Việt Nam thất bại   –   (BBC).  – Cử tạ Việt Nam cần ươm giống mới?   –   (BBC).
- Chuyện cô lực sĩ bơi lội Ye Shiwen   –   (RFA).  - Thể thao Trung Quốc thành công nhờ đòn roi (Infonet) và gian trá:  – Thế vận hội Luân Đôn : Tám cây vợt cầu lông bị loại do cố tình đấu thua    –    (RFI). – 8 VĐV cầu lông dàn xếp tỷ số đã bị loại khỏi Olympic (VOV).  - Sự thật về các vận động viên Trung Quốc được lập trình để lấy “vàng” (GDVN). Mời xem thêm chuyện từ 4 năm trước: 54. Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc (Los Angeles Times).   - Siêu kình ngư Mỹ Michael Phelps đi vào huyền thoại Thế vận hội    –    (RFI). – Khi bóng đá nhuốm màu chính trị   –   (BBC). – Anh có huy chương vàng đầu tiên   –   (BBC).


Tình cát 1 (Quê Choa).
- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV: Mới lạ và hoành tráng (NNVN).
- Bóng đá trong nước: Tuồng hay? (SGGP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thành tích thi cử tuyệt vời (DV). - Ngày 8.8 công bố điểm sàn (LĐ). - Thủ khoa từng hai lần bỏ học vì nhà quá nghèo (TN). - Thấy gì đằng sau những bài thi môn Sử “gây choáng“? (PLVN).  “Năm 1975 nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên làm Chủ tịch nước” ,“Nhật Bản có bom nguyên tử để doạ Liên Xô”, “Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN”… 
- HSSV khó khăn chưa phải đóng học phí ngay khi nhập học (KTĐT).
- Cả nước còn gần 76 nghìn phòng học cần xây dựng lại (CAND).
-  Chậm chi trả chế độ 116 cho giáo viên (TN). - Yêu cầu kỷ luật 2 Phó Hiệu trưởng Đại học TDTT Bắc Ninh (DT).
<- Rất cảm động, đáng nể, tối qua VTV1 cũng đưa: Những thủ khoa “chân đất” (Tin tức). - Thủ khoa tuyệt đối ĐH Y Hà Nội từng rất mê game (VTC). - Bí quyết của tân thủ khoa ĐH Quốc gia Hà Nội: Vừa học vừa chơi (GDVN).   –  Học sử là phải hiểu sử (TN) là thứ hay phải dối trá để phục vụ mục đích chính trị.  - Học đại cương quá nhiều.
Một cách trải nghiệm Việt Nam (TT).
- “Bức tranh tối màu” của nghề tư vấn tâm lý (PNTP).
Gã “khùng” và chiếc máy xử lý rác thải  (NĐT).
-  Lý giải khoa học về chuyện “ma nhập” (Bee).
Những “lò” đào tạo nhiều triệu phú nhất nước Anh (DT).
Trung Quốc phóng tàu thăm dò Mặt trăng vào 2013 (VNN).
- Microsoft thay Hotmail bằng Outlook   –   (BBC).   – Tạm biệt Hotmail, chào Outlook.com (TT).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Lũ quét bất ngờ khiến 2 người chết và mất tích (DT). - Lốc xoáy làm 2 người chết, hàng chục người bị thương (LĐ). - Video: Lốc xoáy kinh hoàng ở Sóc Trăng (VTC). - Sụt nhà điều hành của hệ thống thủy lợi (LĐ).
Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân (PLTP).  - Cần sớm hơn nữa!  - Nâng mức giảm trừ gia cảnh: sao phải chờ đến 1-7-2013? (TT). - Loại bớt người được miễn thuế TNCN.- Lạm phát 20% mới sửa thuế TNCN: Thiệt cho dân? (VEF). - Mừng… hụt! (VNN).
- Bệnh viện nào chưa tăng viện phí? (VTC).  – Cần lộ trình tăng giá viện phí (TQ).  – Bệnh nhân ngỡ ngàng vì viện phí tăng (TN).  – Viện phí tăng: Giấy lau cho bác sĩ cũng “đẳng cấp” (DV).  – Bệnh nhân chỉ thấy thêm tiền (NLĐ).  – Tăng viện phí: Gian dối trước giờ G (LĐ).  – Nhiều trẻ dưới 6 tuổi không được miễn phí khám bệnh (ĐĐK).  - Đua nhau uống nấm thủy sâm chữa bách bệnh  (NĐT).
Điện, xăng, gas dồn dập tăng giá: Người dân bị ‘sốc’ (VNN).
- Lấy chống Trung Quốc: Mẹ hằng ngày ôm điện thoại bất lực nghe con kêu cứu xứ người (PLVN).  - Sắp có ngày hội Người đồng tính Việt (VOV).  – Cặp đôi đồng tính nữ VN ‘thắm thiết’ trên AP (ĐV). = >
Gặp “kẻ cướp diễn đàn” chương trình “Đôi bàn tay 2” (Bee).  - Con mắt lòa mò cua nuôi mẹ khiếm thị. - Bé gái đẩy mẹ vào tù còn nhẫn tâm viết đơn từ cha (PLVN).  -  Tình người trong cái áo quan (SGGP).
Hà Nội: Phát hiện 10 tấn ô mai hết hạn, bốc mùi (VNN).  - Thủ tướng chỉ đạo: Không để gia cầm chưa kiểm dịch nhập khẩu vào nước ta (CATP).  - Bắt giữ nhiều xe máy chở thịt bẩn vào TP.HCM (Infonet). - Tiêu hủy hơn 1,4 tấn thịt “bẩn” (TN).
Cụ già 85 tuổi kể chuyện “rượt ma“, đuổi hổ chạy “trối chết“  (PLVN) lý giải phần nào cho chuyện  Rùng rợn: Động vật bị tàn sát qua ống kính của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (GDVN). - AFP viết về thịt chó ở Việt Nam (Bee).
Muôn nẻo mưu sinh của lái tuk-tuk Việt tại Campuchia  (NĐT).
- Vừa dọn đến nhà mới, 70 căn hộ chung cư đã nứt nẻ (VTC).
Lốc xoáy vòi rồng làm 600 nhà sập, tốc mái (TT).  - 2 người chết vì lốc dữ (NLĐ).
- Khát giữa dòng Gianh (ND).  - Làng không mưa vẫn… lụt (TN).
Độc đáo đảo cò giữa thành phố Hưng Yên (DV).
- Song Chi: Gặp “Người Bảo Vệ Sự Sống” giữa Oslo (RFA’s blog).
- Bão Saola hoành hành tại Philippines : 150.000 người phải sơ tán    –    (RFI).



QUỐC TẾ
- Trận chiến Alep trở thành nơi quyết đấu giữa chính phủ Syria và quân nổi dậy    –    (RFI).  – Đại hội đồng LHQ chuẩn bị thảo luận nghị quyết về Syria (VOA). - Tổng thống Assad: ‘Số phận’ của Syria đang lâm nguy (VOA). - Ông al-Assad: Quân đội mở trận chiến vì vận mệnh đất nước (VOA). - Syria: Quốc tế lên án vụ bắn giết ở Aleppo (BBC). - Quân nổi dậy Syria tấn công quyết liệt ở Aleppo (TN).
- Bộ trưởng Panetta: Sức mạnh quân sự là một lựa chọn để chống lại Iran(VOA).  - Panetta: “Chưa tính đến đối đầu quân sự với Iran” (TTXVN). - Israel: Đe dọa không đủ thuyết phục Iran ngưng phát triển vũ khí hạt nhân (VOA).
- Thủ tướng Ai Cập chọn nội các mới (VOA).
<- Cảnh sát Thái Lan bắt “bố già” Bỉ (VOV).
- Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm hoạt động đầu tư từ Pakistan (TTXVN).
- Ấn Độ tê liệt trong sự cố mất điện lớn nhất thế giới (TQ).  – Ấn Ðộ có điện trở lại  (VOA).  – Toàn bộ lưới điện miền bắc Ấn Độ hoạt động trở lại    –   (RFI).
- Vì sao ‘Cọp chúa’ Đức thất trận trước T-34 Liên Xô? (ĐV).
- Hoa Kỳ: khi lý trí không còn nữa (phần 2)(Der Spiegel/ Phan Ba).  - Mỹ bác tin ông Obama từng tha chết cho bin Laden (TN). - Ngoại trưởng Clinton: Hoa Kỳ muốn hợp tác bền vững tại châu Phi (VOA).
Chiến lược phát triển hải quân của Nga (TN).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 01/08/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 01/08/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 01/08/2012;  + Học sinh nghèo đỗ thủ khoa đại học ;  + Cuộc sống thường ngày – 01/08/2012;  + Thời sự 19h – 01/08/2012.

Phúc thẩm TS CHHV

Tường thuật chi tiết phiên xử Phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ

Bài này đăng 6 kỳ, từ ngày 3 đến ngày 09-08-2011 trên blog J.B Nguyễn Hữu Vinh.
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Kỳ 1

Phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm ông TS luật Cù Huy Hà Vũ đã tiến hành xong sau nhiều mong đợi từ các nhân sĩ, trí thức, người dân Hà Nội và khắp nơi, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới rằng sẽ có sự nhìn nhận lại của các cơ quan pháp luật để có bản án hợp lòng dân. Nhưng những hy vọng đó đã tan thành mây khói khi tòa tuyên y án sơ thẩm.
Kết quả đó làm nản lòng những người hy vọng một sự đổi thay, làm đau lòng những người yêu nước, làm thất vọng những niềm tin còn sót lại về một nhà nước pháp quyền.
Sự nản đó, thể hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc và nhiều mặt. Ngay cả việc người dân yêu cầu quyền chính đáng, cơ bản tối thiểu của họ khi được vào dự phiên tòa công khai thì người ta cũng không thèm nhắc đến nữa.
Tôi đi dự phiên tòa lịch sử
Trong lịch sử thế giới cũng như dân tộc này, đã có nhiều phiên tòa đi vào lịch sử còn ghi lại đến tận hôm nay. Tôi tin rằng phiên tòa này cũng sẽ được ghi vào lịch sử của đất nước, của dân tộc về một thời kỳ: Thời kỳ Việt Nam có “nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”.
Tôi có may mắn được vào dự phiên tòa lịch sử này một cách hết sức ngẫu nhiên. Điều này không chỉ làm ngạc nhiên những người bạn, những người thân mà ngay cả tôi cũng không kém, kể cả khi đã ở trong tòa.
Sáng 2/8, tôi và vài người bạn lên nhà chị Dương Hà định để cùng đi ra xem quang cảnh phiên tòa vì biết rằng phiên tòa công khai này chỉ dành cho một ít người được chọn. Cái quyền cơ bản đó đã nghiễm nhiên không còn khi tòa án xét xử những vụ án như vụ mấy cục gạch của giáo dân Thái Hà, vụ sơ thẩm Cù Huy Hà Vũ… Đến nơi, chị Dương Hà bảo: cả gia đình có 13 người muốn vào dự, thế nhưng họ chỉ cấp cho có 3 giấy ra vào tòa. Một giấy dành cho ông chú Cù Huy Thước, một giấy của chị, còn một giấy nữa là của cháu Hiếu, nhưng chị cứ phân vân có nên để cháu Hiếu chứng kiến cảnh đau lòng này không. Hay Vinh vào tòa với chị?
Sáng dậy lúc ra đi, trời mưa nhỏ nên tôi chỉ mặc quần soóc, áo phông, chân đi dép lê cho tiện, đến khi này mới khó xử, vậy là phải vội vàng điện về nhà để đứa em mang ngay lên cho bộ vét và đôi giày, mười lăm phút sau, nhu cầu được đáp ứng. Thế là tôi đi.

Khỏi phải mô tả cảnh ngăn chặn bên ngoài, ngay tại cổng tòa ngoài đường, một tốp cảnh sát hình như được huy động quá vội vàng hoặc cẩu thả, hoặc trá hình nên không có biển tên trên ngực chặn chúng tôi lại đòi giấy tờ. Chúng tôi phản đối: “Giấy tờ không phải để xuất trình ở đây, mà các anh là cảnh sát, biển tên ở đâu, ăn mặc đúng điều lệnh khi làm việc thế này à”? Nghe nói thế một người vội vàng móc biển tên ra đeo lên ngực, nhưng những người đứng trước cổng tòa vẫn thế, một người mặc thường phục mà tôi thường thấy trong các phiên tòa xẳng giọng: “Không cần biển tên”. Tôi hỏi: “Phiên tòa công khai, chúng tôi vào dự tại sao ngăn chặn? anh ta đáp: “Thì cũng phải có quy định của tòa”. Tôi nói: “Sao ngay tại cổng này không có bảng quy định nào mà anh lại chặn”? Anh ta không thể trả lời.

Vào cổng tòa, tôi gặp một công an tôn giáo tên là Sơn, anh ta hỏi: Ông Vinh đi vào đây làm gì? Tôi đáp: “Tôi đi dự phiên tòa công khai” – “Ông có giấy không đưa tôi xem”? – anh ta hỏi. Tôi đáp: “Tòa xử công khai cần gì phải giấy, mà có giấy cũng không phải để đưa cho anh xem, vì đấy đâu phải nhiệm vụ của anh”. Anh ta nói: “Sẽ có người hỏi để xem giấy của ông”.
Quả nhiên vậy, khi mọi người lục tục kéo vào qua cổng an ninh, một người vừa được anh công an tên Sơn thầm thì vào tai và chỉ trỏ tôi lập tức chặn tôi lại: “Giấy đâu”? Tôi đưa giấy ra vào, anh ta cầm và chưng hửng, một lúc sau hỏi tiếp: “Thẻ đâu”? Tôi đáp: “Tôi không phải là nhân viên ở đây, nên không có thẻ và chỉ cần giấy ra vào này tôi có thể ra vào”. Anh ta hỏi: “Chứng minh nhân dân đâu?” . Tôi đưa chứng minh nhân dân, anh ta lại: “Thẻ đâu”?. Tôi nói với anh ta: “Anh đừng cò quay, anh đòi giấy, tôi có giấy, anh đòi thẻ tôi không là nhân viên ở đây nên không có thẻ thì anh đòi giấy chứng minh nhân dân, tôi đưa anh thì anh lại đòi thẻ, chắc lát nữa anh đòi giấy khai sinh hoặc bằng lái xe chắc? Với cái giấy này, có dấu đỏ, nó có giá trị gì không”?
Cũng lúc đó, một người mang bảng trên ngực ghi Ban Tổ chức đi qua, tôi hỏi: “Tôi có giấy này, có vào tòa được không”? Người đó trả lời: “Có giấy này là vào được”. Vậy là anh ta phải để tôi vào tòa.
Vào tòa
Trong tòa, ngoài khu vực dành cho Hội đồng xét xử (HĐXX), các luật sư và bị cáo, phía dưới có ba dãy ghế mỗi dãy có 8 hàng, mỗi hàng có 12 chiếc, vị chi là 96 chỗ. Trong đó theo chị Dương Hà cho biết thì một số là cán bộ phường nơi chị ở, còn lại là những gương mặt trẻ già được cấp giấy màu hồng. Ngồi bên tôi là một cậu trẻ măng, tôi hỏi cậu làm ở đâu thì cậu nói làm công nhân, nhà ở Hai Bà Trưng, tôi hỏi làm công nhân gì thì cậu ấp úng. Thế nhưng, cậu nói chuyện cơ quan với một cậu bên cạnh cầm trên tay tập “Tập huấn nghiệp vụ khóa 7″ thì tôi hiểu cậu đã không dám nói thật. Điều lạ là ngay chính những người dự tòa như thế này, họ cũng đã có tâm trạng không minh bạch.
Gần 8 giờ ông Vũ được dẫn giải ra tòa, lần này ông mặc áo sơ mi, cổ không đeo cà vạt, chân đi giày. Trước khi phiên xử bắt đầu, chị Dương Hà và luật sư của bị cáo đề nghị cho ông được đeo cà vạt vì ông chưa phải là tội nhân. Yêu cầu này không được chủ tọa phiên tòa đáp ứng và nói rằng: “Vấn đề ăn mặc là do nơi trại tạm giữ”. Như vậy là ông Vũ đã không được đeo cà vạt trước tòa như lần trước với hình ảnh hiên ngang.
8h15, phiên xử bắt đầu.
Chủ tọa phiên tòa là Chánh án Nguyễn Văn Sơn, hai thẩm phán là Nguyễn Huy Chương và Nguyễn Đức Nhận đã ngồi tại tòa, phía Viện Kiểm sát có ông Nguyễn Thanh Văn và Lê Hồng Tuấn. Phía bên bị cáo có 4 luật sư: Trần Quốc Thuận, Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, Vương Thị Thanh. Phía người nhà có ông Cù Huy Thước, chị Dương Hà và tôi. Phần còn lại là những người xa lạ.
Thủ tục ban đầu là kiểm tra căn cước bị cáo, ngay sau khi được mở còng số 8, Cù Huy Hà Vũ giơ tai tay lên cao hình chữ V, các ngón tay hình chữ V và quay lại: “Chào tất cả mọi người. Dương Hà, anh yêu em”.
Phần khai nhân thân Cù Huy Hà Vũ đọc trích ngang lý lịch của mình bị sa thải khỏi Bộ Ngoại giao vì kiện Thủ tướng, tiếp đó ông phản đối việc nêu nhân thân của ông trong bản án nói đến hai con nhưng không nói rõ tên hai con, “đã nêu thì phải có tên tuổi đầy đủ” - ông nói.
Ngay từ đầu phiên tòa, Cù Huy Hà Vũ yêu cầu:
- Thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử vì tất cả đều là đảng viên ĐCS, mà cáo trạng có nói đến việc ông đã phủ nhận sự lãnh đạo của ĐCS. Vì thế, việc dùng các đảng viên ĐCS để xử ông là việc không khách quan.
- Điều thứ 2, ông Vũ nói về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân gồm có 2 chức năng vừa truy tố vừa kiểm sát xét xử, như vậy là vừa đá bóng vừa thổi còi sẽ dẫn đến không khách quan trong quá trình xét xử.
- Vấn đề thứ 3, ông nói: “Tôi có chuẩn bị bản tự bào chữa cho mình bằng văn bản, có các tài liệu khác như các bộ luật, nhưng hiện nay cảnh sát dẫn giải vẫn đang giữ của tôi, yêu cầu trả lại tôi để tôi thực hiện quyền tự bào chữa của mình”.
Nhưng, yêu cầu đó không được chủ tọa trả lời mà chủ tọa lại đọc một điều trong bộ luật quy định tại tòa về việc luật sư tiếp xúc bị cáo và giải thích về điều đó.
LS Trần Đình Triển phản ứng ngay: Yêu cầu Chủ tọa phiên tòa không suy diễn và yêu cầu Chủ tọa phiên tòa đọc đúng quy định của luật và ông nói: “Nếu với trình độ của chủ tọa đọc luật cũng sai như thế này, thì yêu cầu thay đổi Chủ tọa phiên tòa”.
LS Trần Vũ Hải có ý kiến tiếp theo nhất trí với LS Trần Đình Triển về việc yêu cầu thay đổi Chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, LS Trần Vũ Hải cũng gửi bản kiến nghị của công dân gửi QH nước CHXHCN VN đến Tòa, văn bản của Văn phòng Cù Huy Hà Vũ đã gửi QH luật sư cũng đã gửi đến Tòa và yêu cầu:
- Triệu tập Chủ tịch Quốc hội để trả lời về điều 88 Bộ luật Hình sự.
- Phiên tòa xét xử công khai, mọi người đều có quyền được tham dự, gia đình Cù Huy Hà Vũ có 13 người và bạn bè gồm 20 người đã đề nghị được tham dự phiên tòa, yêu cầu Tòa tạo điều kiện cho họ.
Luật sư Vương Thị Thanh đề nghị:
- Đề nghị HĐXX triệu tập Chủ tịch nước, Tướng Hoàng Công Tư, chị Lê Nguyễn Như Quỳnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, RFA…
- Cung cấp cho ông Vũ 10 tài liệu mà Tòa sơ thẩm đã dùng làm căn cứ kết tội ông.
- Yêu cầu Tòa cung cấp giấy bút cho ông Vũ để ông tự bào chữa cho mình.
- Yêu cầu có vật chứng là hai bao cao su đã qua sử dụng.
- Yêu cầu Tòa công bố toàn văn các tài liệu.
- Trước khi nói lời sau cùng, phải để ông Vũ đọc bài tự bào chữa của ông.
- Không hạn chế thời gian tranh luận của luật sư.
- Thư ký phiên tòa phải ghi đầy đủ những diễn biến trong phiên tòa, vì phiên sơ thẩm thư ký Tòa đã bỏ qua nhiều tình tiết.
- Yêu cầu chủ tọa cho Cù Huy Hà Vũ thắt cà vạt vì ông chưa phải là tội phạm và cung cấp cho ông 10 đầu tài liệu…
Luật sư Trần Quốc Thuận có ý kiến:
- Đồng ý với các đề nghị của các luật sư
- Cán bộ, công nhân viên chỉ được làm những gì pháp luật quy định, còn nhân dân được làm những việc pháp luật không cấm.
- Nộp danh sách Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và bản kiến nghị 12 điểm của LS về phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Sau khi các luật sư nêu ý kiến của mình, Chủ tọa phiên tòa nói: “Hội đồng sẽ xem xét các đề nghị của luật sư”.
Cù Huy Hà Vũ yêu cầu:
- Hoãn phiên tòa vì tại đây không có các nhân chứng như Đài VOA, RFA, phóng viên Trâm Oanh, BauxiteVN… như vậy là phiên tòa sẽ thiếu các nhân chứng.
- Yêu cầu triệu tập vợ và các con, vì đó là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.
- Chủ tọa phiên tòa đã nói nhưng không đúng theo luật.
- Đề nghị hoãn phiên tòa vì tòa đã không cấp giấy cho LS Nguyễn Thị Dương Hà từ vụ sơ thẩm. Nếu vụ sơ thẩm đã từ chối, giờ vụ phúc thẩm cũng từ chối là không không đúng luật.
- Yêu cầu Tòa cung cấp đơn và tài liệu kháng cáo.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân:
- Căn cứ các điều luật 42,45, bộ luật TTHS, Vũ đề nghị đọc toàn văn…
- Trong quá trình tham gia vụ án, LS Hà đã vi phạm.
- Những người như Hoàng Công Tư, Lê Nguyễn Như Quỳnh không phải là nhân chứng vụ án.
- Bị cáo thừa nhận trả lời các đài, báo liên quan đến An ninh Quốc gia nên không cần triệu tập.
Trong quá trình đó, đại diện Viện Kiểm sát đã nổi nóng, phát biểu tự do không cần chủ tọa cho phép, lập tức được ông Vũ nhắc nhở “Hãy bình tĩnh”. Cũng như khi một vị thuộc Viện Kiểm sát phát biểu giọng nói ấp úng, ông Vũ nhắc ngay và đề nghị nói to, nói rõ để còn nghe, đàng hoàng dõng dạc lên không việc gì phải ấp úng… làm cả phòng xử ồ lên cười, bớt đi phần căng thẳng trong tòa.
Cù Huy Hà Vũ giơ hai tay hình chữ V: ” Chiến thắng, chiến thắng cuối cùng”.
Hội đồng xét xử tạm nghỉ vào phòng nghị án để xem xét.

Kỳ 2

Trong bài viết kỳ 1, những diễn biến phiên tòa kể từ khi bước ra khỏi nhà đến khi Tòa nghỉ bàn bạc xem xét các yêu cầu của các Luật sư, tôi đã cố gắng nêu đầy đủ, trung thực những gì mình đã chứng kiến và ghi lại được. Có thể quá trình mô tả lại sẽ không logic như các phiên tòa hoặc các cuộc trao đổi, trò chuyện tranh cãi bình thường khác. Điều đó chỉ vì ngay chính phiên tòa đặc biệt này đã xảy ra như vậy.
Mọi lời phát biểu, tranh tụng hoàn toàn dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Mà chủ tọa phiên tòa thì ngay từ đầu phiên tòa đã thể hiện thái độ không muốn mất nhiều thời gian.
Ở đây, tôi cố gắng trình bày cụ thể và chi tiết những điều đã xảy ra tại phiên tòa cách khách quan nhất mà mình đã nhớ và ghi chép lại được . Vốn không phải là luật sư hoặc có quyền tranh tụng, tôi chỉ biết ngồi nghe và ghi chép lại những gì mình thấy, nghe và gặp. Cũng có thể có những câu nói quá dài, nghe, ghi không kịp nhưng những yếu tố cơ bản thì đã ghi lại.
Còn việc bình luận, đánh giá về phiên tòa công khai này sẽ phụ thuộc quan điểm của mỗi người khác nhau.
Trong quá trình nghỉ để Chủ tọa phiên tòa xem xét các yêu cầu của các luật sư, tại một dãy ghế của phòng tạm nghỉ phía ngoài, mấy bà đang ngồi nói chuyện trao đổi với nhau. Câu chuyện có vẻ nghiêm trọng và đầy bí ẩn. Có lẽ đây là đám mấy công dân đặc biệt của Phường nơi bị cáo cư trú thì phải. Khi tôi đi vệ sinh ngang qua nghe một bà hùng hồn, vẻ hiểu biết: “Luật sư người ta đề nghị thế là đúng luật đấy, đúng quá đi chứ, yêu cầu chính đáng đó nhất định tòa phải nghe rồi”.
Hội đồng xem xét” và trả lời
Sau một thời gian bàn bạc, xem xét tại phòng phía trong, Hội đồng xét xử tiếp tục trở lại làm việc.
Những hi vọng mới nhen nhúm lên trong tôi và những người chứng kiến vụt tắt khi chủ tọa phiên tòa quyết định với nội dung như sau:
- Không chấp nhận các yêu cầu của các luật sư và bị cáo theo những điều luật được viện dẫn khác nhau, như khoản 3, điều 103…
- Việc cấp giấy bào chữa cho Ls Nguyễn Thị Dương Hà như yêu cầu, được chủ tọa giải thích: Trong quá trình tham gia vụ án, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã vi phạm bí mật an ninh Quốc gia, Tòa sơ thẩm đã thu hồi giấy bào chữa. Do vậy tại tòa Phúc thẩm không cấp giấy cho Luật sư (Ls) Hà (!) (Việc này, Ls Nguyễn Thị Dương Hà đã có văn bản bác bỏ rằng không thể có một việc đưa xử tội hai lần)
- Tại Tòa sơ thẩm đã có 4 Ls, dù có Ls Hải bị mời ra khỏi phiên tòa này, và các Ls vẫn được tạo điều kiện để làm việc.
- Việc yêu cầu triệu tập Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được tòa giải thích là bị cáo xâm hại lợi ích an ninh Quốc gia, không phải của cá nhân nào nên không triệu tập Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
- Những nhân chứng bị cáo yêu cầu như ông Hoàng Công Tư, Đài RFA, VOA, Pv Trâm Oanh… không phải là nhân chứng, tại phiên tòa Sơ thẩm, bị cáo đã thừa nhận các tài liệu viết, trả lời phỏng vấn… nên không cần triệu tập.
- Những vật chứng mà Ls yêu cầu như hai bao cao su đã qua sử dụng… không phải là những vật chứng mà chỉ là vật chứng của hành vi vi phạm hành chính.
- Việc cung cấp các tài liệu cho bị cáo theo yêu cầu của Ls được Chủ tọa phiên tòa giải thích: Vì bị cáo đã làm ra nên bị cáo sẽ ghi nhớ được, nên không cấp.
- Không cung cấp giấy bút cho bị cáo để tự bào chữa tại tòa.
- Các yêu cầu của Ls là đọc các tài liệu dùng kết án ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa sẽ được HĐXX “xem xét”.
- Việc ông Cù Huy Hà Vũ yêu cầu thay đổi HĐXX vì tất cả là đảng viên Cộng sản thì không thuộc quy định của Pháp luật.
Ông Cù Huy Hà Vũ yêu cầu bổ sung, và yêu cầu Chủ tọa đọc nguyên văn điều luật số 42 của Bộ luật TTHS.
Chủ Tọa phiên tòa không để ý đến yêu cầu của bị cáo Cù Huy Hà Vũ và kết thúc phần quyết định về những yêu cầu của bị cáo, Ls. Kể cả việc ông Vũ yêu cầu Chủ tọa đọc nguyên điều 42 trong bộ luật TTHS mà theo Ls và ông Vũ thì đã bị đọc sai, nhưng tòa không chấp nhận.
Ông Cù Huy Hà Vũ kêu to: “Không chấp nhận là độc quyền:.
Như vậy, hầu hết những yêu cầu của bị cáo và các Ls đã không được đáp ứng sau khi Chủ tọa nghỉ để xem xét. Và sau này, những điều chủ tọa phiên tòa hứa xem xét tiếp cũng không được đáp ứng nốt.
Theo các Ls, thì việc yêu cầu của họ là đúng với quy định của pháp luật, việc HĐXX không chấp nhận, đáp ứng yêu cầu đó là trái luật rõ ràng. Nhất là việc đảm bảo quyền tự bào chữa của ông Cù Huy Hà Vũ và việc phải đưa chứng cứ phạm tội là 10 đầu tài liệu mà Tòa sơ thẩm đã dùng để kết tội ông.
Xét hỏi
Nhanh chóng kết thúc phần đầu buổi xử án, Chủ tọa phiên tòa bước vào phần xét hỏi, thẩm vấn.
Chủ tọa đọc nội dung tóm tắt của vụ án. Khi đọc đến đoạn nói rằng Vũ đã viết bài trả lời phỏng vấn đài VOA, RFA… Cù Huy Hà Vũ kêu to: “Tôi không viết bài, nói bậy”.
Chủ tọa công bố bị cáo đã có đơn kháng cáo vào ngày 15/4/2011.
Ông Vũ yêu cầu nhận được bản tự bào chữa của mình, đã chuẩn bị cùng với các tài liệu và bộ luật nhưng đã không cho cầm vào.
Chủ tọa hỏi: Bị cáo có đồng ý các tài liệu do bị cáo viết, trả lời, lưu giữ không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không viết bài “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” mà là của tác giả Trần Thanh Ty có liên quan đến tôi nên tôi lưu giữ… Vũ nói tiếp về việc ông bị bắt vì bị ném hai bao cao su giao hợp đã qua sử dụng vào phòng nghỉ của ông để cơ quan điều tra Bộ Công an vào bắt ông… ông Vũ nói hăng hái đầy phẫn uất, công an bảo vệ giữ tay ngăn ông lại. Ông cãi
Chủ tọa phiên tòa cắt ngang: Chỉ yêu cầu trả lời có hay không mà thôi.
Cù Huy Hà Vũ: Không thể trả lời như vậy được, tôi phải trình bày rõ ràng…
Chủ tọa: Trong hai bài trả lời RFA và Đài Tiếng nói Việt Nam…
Ông Vũ nhắc: Không phải đài Tiếng nói Việt Nam, mà là đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nhắc cho HĐXX.
Chủ tọa: Bị cáo trả lời phỏng vấn như thế nào?
Ông Vũ: Qua điện thoại…
Đến đây, ông Vũ trình bày rõ ràng quá trình diễn tiến sự việc…
Chủ tọa: Bị cáo dừng lại.
Ông Vũ: Tôi có quyền trình bày những nội dung liên quan đến câu hỏi
Chủ tọa: Bài phỏng vấn do bị cáo đăng tải hay do Đài đăng?
Ông Vũ: Đương nhiên do Đài đăng.
Chủ tọa: Có bài nào bị cáo kiểm tra lại và phải đồng ý mới được đăng không?
Ông Vũ: Cơ quan ANĐT và Tòa án đã nhầm lẫn…
Chủ tọa: Những kẻ cướp ngày nhằm chỉ ai?
Ông Vũ: Những kẻ phạm tội trong chính quyền địa phương.
Chủ tọa: Nghĩa là chính quyền địa phương?
Ông Vũ: Chính xác.
Chủ tọa: Bài vế Chính quyền VNCH?
Ông Vũ: Đó là sự dốt nát và kém cỏi, muốn hại tôi vì đó là Kiến nghị tôi gửi Quốc hội, mà tài liệu tôi gửi kiến nghị Quốc hội thì không được dùng làm chứng cứ buộc tội tôi.
Chủ tọa: Bị cáo có gửi Quốc hội?
Ông Vũ: Tôi gửi cả chục kiến nghị mà Quốc hội đã không trả lời tôi.
Tôi có quyền trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước được pháp luật thừa nhận. Kể cả chủ tịch nước lãnh đạo đất nước cũng vậy…
Cù Huy Hà Vũ tiếp tục nói về các bài viết, về kiến nghị gửi Quốc hội đã được đưa vào làm chứng cứ kết tội ông ở phiên tòa sơ thẩm. Ông nói: “Không ai được dùng kiến nghị của công dân để kết tội bất cứ một ai hết.
Khi ông Vũ trình bày chi tiết về các vấn đề Chủ tọa hỏi, Chủ tọa phiên tòa nhiều lần nhắc: Chỉ được nói đúng hay không mà thôi.
Cù Huy Hà Vũ: Việc không cung cấp tài liệu buộc tội tôi cho tôi là việc làm phi pháp.
Chủ tọa: Bài viết Chiến tranh Việt Nam là 1 hay 2 bài? Trong đó có bài: Ts Cù Huy Hà Vũ nghĩ về chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4?
Cù Huy Hà Vũ: Vì tòa không cung cấp tài liệu cho tôi nên tôi không nhớ.
Chủ tọa: Có khi nào bị cáo đưa bài phỏng vấn nào mà họ thay đổi tiêu đề hay không? Hai bài đó có cùng 1 nguồn hay không?
Cù Huy Hà Vũ: Không cung cấp tài liệu, tôi không nhớ hết.
Chủ tọa: Trong bài trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ…
Cù Huy Hà Vũ: Lần này thì nói chuẩn rồi, không còn là Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chủ tọa: Ngoài phần trích trong cáo trạng, thì còn đoạn về đảng…
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không nhớ, nhưng có thể có.
Chủ tọa: Trong bài Đường sắt Bắc – Nam…
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị không bàn bài này
Chủ tọa: Như vậy, bị cáo có viết bài này?
Cù Huy Hà Vũ: Như vậy là cố tình hãm hại tôi.
Chủ tọa: Các bài trả lời phỏng vấn
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không nhớ rõ, vì không chú ý
Chủ tọa: Bị cáo có viết bài… có đăng không?
Cù Huy Hà Vũ: Có đăng trên Bauxite Việt Nam
Chủ tọa: Đăng mấy ngày?
Cù Huy Hà Vũ: Không nhớ.
Chủ tọa: Bài Trần Khải Thanh Thủy…
Cù Huy Hà Vũ: Tôi viết tố cáo tội phạm.
Chủ tọa: Trong bài viết, bị cáo nói là tố cáo tội phạm, đó là cơ quan công an Đống Đa?
Cù Huy Hà Vũ: Chính xác, đó là công an Đống đa, thủ đoạn đó là tội phạm.
Chủ tọa: Bài bàn về ĐCSVN?
Cù Huy Hà Vũ: Ở đâu? Bài nào?
Chủ tọa: Bài bàn về Đảng cầm quyền.
Cù Huy Hà Vũ: Nhắc lại là nói cho đúng.
Chủ tọa: Bài Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình của Đặng Thanh Ty, bị cáo có lưu không?
Cù Huy Hà Vũ: Không nhớ vì không có tài liệu trong tay.
Chủ tọa: Tại cơ quan an ninh điều tra, bị cáo có thừa nhận viết để đi tuyên truyền không?
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị bỏ từ “thừa nhận” đi, tôi không có tuyên truyền cho ai cả. Theo Đại Từ điển, tuyên truyền là vận động mọi người làm theo, trong tài liệu tôi không có chuyện đó.
Chủ tọa: Những tài liệu cơ quan điều tra thu giữ là của bị cáo?
Cù Huy Hà Vũ: Không, đó là tài sản của vợ, con tôi. Trong ổ cứng máy tính có nhiều tài liệu tại sao lại thu giữ tất cả mà chỉ có lấy điều tra 10 tài liệu? Tại sao còn lại không trả lại? Việc giữ lại là bất hợp pháp, là cưỡng đoạt tài sản công dân.
Đại diện Viện Kiểm sát (VKS):… (Nói nhỏ nghe không rõ)
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị nói to lên.
VKS: Trong 10 tài liệu bị cáo đã thừa nhận
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không “thừa nhận” tôi chỉ “xác nhận” thừa nhận là do quá trình đấu tranh chịu thua mới thừa nhận, tôi chỉ xác nhận.
VKS: Bị cáo đã làm ra các tài liệu đó?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không làm ra, do các đài, báo họ làm ra.
VKS: Trên cơ sở nội dung bị cáo trả lời, người ta mới làm ra bài phỏng vấn
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị Viện Kiểm sát nói to lên, không lẩm bẩm. Dõng dạc, đàng hoàng đi
VKS: Bị cáo viết lên với mục đích gì?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi tố cáo 1 số người trong cơ quan nhà nước đã dùng tiền của của nhân dân để cướp đất khắp nơi. Tôi tố cáo các hành vi lạm quyền.
VKS: Theo bị cáo, việc làm đó là đúng?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi hoàn toàn đúng, làm sai, lạm quyền, thì tố cáo là bình thường.
VKS: Bị cáo có thấy đó là hiện tượng
Cù Huy Hà Vũ: Đây không phải là hiện tượng mà là hành vi, tôi còn chưa đủ thời gian sưu tầm nhiều, chứ đủ thời gian sưu tầm thì tôi chứng minh đầy đủ hơn, nhiều hơn những hành vi đó.
VKS: Trong bài…
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị loại bài đó ra vì tôi viết chưa xong mà lấy làm chứng cứ buộc tội tôi?
Khi Cù Huy Hà Vũ đang nói thì đột nhiên mất điện.
Cù Huy Hà Vũ: Như ở trại giam nhỉ.
VKS: Bị cáo có trả lời đài..
Cù Huy Hà Vũ: Tôi có trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.
VKS (Người thứ 2): Bị cáo có sử dụng máy tính, USB không?
Cù Huy Hà Vũ: USB hay ổ cứng? USB là ổ cứng máy vi tính chứ gì? Đó là hai cái ổ cứng, không phải USB
VKS: Còn 2 USB ở TPHCM cơ quan An ninh Điều tra thu giữ
Cù Huy Hà Vũ: Đó là sự cưỡng đoạt tài sản của cơ quan CA Bộ Công an đã ném 2 bao cao su giao hợp vào phòng tôi lấy cớ cưỡng đoạt tài sản của tôi.
Nhân đây, tôi cũng đề nghị điều tra về vụ này vì trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có những hành động như vậy.
Cái tôi đã ký xác nhận lại đi giám định, cái cần giám định lại không giám định.
Phần hỏi đáp thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa và đại diện Viện Kiểm sát đến đây là kết thúc để chuyển sang phần thẩm vấn của các luật sư.
Trong quá trình thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa và các đại diện Viện Kiểm sát nhân dân, Cù Huy Hà Vũ đứng thẳng, đầu ngẩng cao, hai tay bắt sau lưng, tay trái nắm chặt cổ tay phải và bàn tay phải nắm chặt thành một nắm đấm. Thỉnh thoảng ông giơ tay vuốt lại mái tóc.
Tôi cố tình chú ý xem cả ngày hôm đó thử có lần nào Cù Huy Hà Vũ cúi thấp đầu xuống hay không. Nhưng, ngay cả khi đứng lên ngồi xuống ghế anh vẫn ngẩng cao đầu.
Phần trả lời thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa và đại diện Viện kiểm sát nhân dân, ông trả lời hết sức mạch lạc, vận dụng câu, chữ trích dẫn hết sức thành thạo dù không đươc cung cấp các tài liệu đã được dùng để ghép tội cho ông.

Kỳ 3

Hết phần xét hỏi của Chủ tọa phiên tòa và Viện Kiểm sát, Cù Huy Hà Vũ đã cố gắng trả lời đầy đủ, chi tiết, đặc biệt ông lưu ý và hết sức bất bình khi cho rằng cơ quan điều tra Bộ Công an đã dùng hai bao cao su đã qua sử dụng ném vào phòng ở của ông để làm nguyên cớ bắt ông. Thế nhưng, mỗi lần ông nói về nguyên nhân dẫn đến việc bắt giam ông để khởi tố vụ án, đề bị Chủ tọa phiên tòa cắt ngang bằng câu “bị cáo dừng lại, không nói về việc hành vi hành chính”.
Ngay cả người ngồi xem thuộc dạng được chọn lọc kỹ càng, cũng thầm thì với nhau: Tại sao không nhắc, không có hai bao cao su đó làm sao anh ta bị bắt?
Còn Cù Huy Hà Vũ, ông coi đó là một nỗi nhục của ngành tư pháp Việt Nam và chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử hình sự thế giới.
Sau đó đến phần xét hỏi của các Luật sư (Ls). Các Ls hỏi rất từ tốn nhưng xoáy sâu vào các chi tiết, các điều luật cũng như hành vi của Cù Huy Hà Vũ. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa luôn thường trực câu nói cửa miệng là “Yêu cầu các Ls không nhắc lại những việc mà Ls trước đã nói, đã hỏi”.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người thẩm vấn đầu tiên:
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị HĐXX cho tôi uống nước.
Ls: Từ khi bị cáo viết bài đăng từ năm 2009 đến năm 2010, có cơ quan chức năng nào hỏi bị cáo không?
Cù Huy Hà Vũ: Không có một cơ quan chức năng nào của nhà nước hỏi tôi. Hoàn toàn không, kể cả các kiến nghị gửi Quốc hội cũng không có ai hỏi đến. Thậm chí, ngay trên các báo chí Việt Nam cũng không có bài nào viết bình luận.
Ls: Các nội dung bị cáo trả lời trước đây có ai nói đến chưa?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ rằng có nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nói đến. Như đa đảng thì ông Trần Xuân Bách đã nói, còn vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc thì nếu tôi nhớ không nhầm thì Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói. Ngày 30/4 có một triệu người vui thì một triệu người buồn. Nếu không nói đến điều đó thì làm gì có buồn trong ngày chiến thắng? Nhưng ông đã nói như thế. Vậy mà ông Trần Xuân Bách đâu có bị đi tù hoặc xử án? Ông Võ Văn Kiệt cũng vậy.
Ls: Trong các bài viết, có nội dung nào chống nhà nước CHXHCNVN không?
Cù Huy Hà Vũ: Trong các bài viết trên, không có nội dung nào chống nhà nước CHXHCNVN theo định nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân…
Tôi chưa bao giờ có nội dung nào chống lại nhà nước CHXHCNVN theo Hiến pháp và Pháp luật quy định.
Ls: Động cơ và mục đích nào để bị cáo viết các bài viết, trả lời phỏng vấn…?
Cù Huy Hà Vũ: Động cơ, mục đích của tôi là thấy sai thì tôi nói thẳng, là để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam, ngoài ra không có mục đích nào hết.
Ls: Căn cứ pháp luật nào để bị cáo viết, trả lời phỏng vấn…?
Cù Huy Hà Vũ: Căn cứ vào pháp luật Việt Nam, điều 69 Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, là thành viên.
Ls: Ông có hằn thù gì với nhà nước VN hay không? Có bao giờ ông có lòng hận thù với đất nước và nhân dân VN không?
Cù Huy Hà Vũ: Truyền thống gia đình nhà tôi từ bao đời nay…
Viện Kiểm sát chêm vào: Yêu cầu trả lời đúng câu hỏi.
Ls: Điều khiển phiên tòa là Chủ tọa phiên tòa, Viện kiểm sát coi khéo không lại phạm luật.
Cù Huy Hà Vũ tiếp tục nói về gia đình mình có truyền thống lâu đời nay từ đời cụ Cù Huy Xán cho đến đời ông Cù Huy Cận ngay sau năm 1949 đã được Quốc hội chọn làm Bộ Trưởng đầu tiên…. là khai quốc công thần và là người đẻ ra chế độ này. Vì thế, không có lý do gì ông hận thù với Nhà nước, Nhân dân, Tổ Quốc Việt Nam.
“Do vậy, dù có phải trả giá bằng ngục tù, bằng cái chết, tôi vẫn quyết chiến đấu đến cùng – Cù Huy Hà Vũ kết luận.
Đến lượt Luật sư Vương Thị Thanh thẩm vấn:
Ls: Ông khẳng định bài viết “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” không phải của ông?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng.
Ls: Ông khẳng định …
Ls: Ông yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp vì nó phi lý?
Cù Huy Hà Vũ: Chính xác. Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì không có thể có ai cao hơn để lãnh đạo. Vì thế điều 4 HP là phi lý, bất hợp lý.
Đến đây, Cù Huy Hà Vũ giảng giải một hồi dài về Nhà nước pháp quyền… “Chẳng hạn, ở đây không ai được ra lệnh cho các anh ra bản án cả…” – ông Vũ nói.
Tôi không chống đảng CSVN, tôi yêu cầu đa đảng để cùng cạnh tranh, để đất nước tiến bộ. Gia đình tôi, bố tôi, bác tôi là đảng viên, không có lý do gì để tôi chống lại ĐCSVN. Tại Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sáng lập Đảng Cộng sản, mà còn là sáng lập ra Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có đa đảng – Ông Vũ nói tiếp.
Ls: Bị cáo đã viết bài phải đa đảng có đúng không?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng, nhất thiết phải đa đảng để cùng nhau chứ không thể độc quyền.
Ls: Bị cáo không xuyên tạc về Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 mà chỉ nhằm giải quyết hậu quả sau chiến tranh?
Cù Huy Hà Vũ: Chủ tọa bảo xuyên tạc, nhưng tôi không biết xuyên tạc như thế nào.
Ls: Việc bị cáo khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khai thác Bauxite
Chủ tọa cắt ngang: Yêu cầu không hỏi điều không liên quan, yêu cầu Luật sư không hỏi đến việc khiếu kiện.
Ls: Việc bị cáo khiếu kiện Thủ tướng vì lý do khai thác Bauxite Tây nguyên đã gửi đi nhưng vẫn chưa nhận được trả lời…
Cù Huy Hà Vũ: Đúng. Ngay cả đến giờ, Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn không trả lời đơn.
Tôi phát hiện Thủ tướng có dấu hiệu sai phạm và tố cáo.

Cù Huy Hà Vũ: Tôi khẳng định làm tất cả vì Tổ Quốc, vì Nhân dân và tôi sẵn sàng chết vì Nhân dân, vì đất nước này.
Tôi không tham gia bất cứ đảng phái, tổ chức nào.
Trên cơ sở đó, tôi khẳng định Tôi là người yêu nước Việt Nam.
Luật sư Trần Đình Triển là luật sư thứ 3 thẩm vấn bị cáo, ông đứng dậy mạnh mẽ đề nghị:
Ls: Đề nghị HĐXX cho cung cấp 10 tài liệu cho bị cáo.
Chủ tọa: Tòa yêu cầu chuyển cho Tòa và yêu cầu Ls chỉ đặt câu hỏi thôi.
Đến đây, nảy ra cuộc tranh cãi về việc tòa không cho cung cấp tài liệu buộc tội cho bị cáo. Với lời lẽ chắc nịch, Ls Trần Đình Triển vạch rõ các quy định luật pháp đảm bảo cho việc bào chữa, tự bào chữa của bị cáo nên việc đưa tài liệu Tòa dùng buộc tội cho bị cáo là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, với quyền quyết định trong tay, bất chấp các lý lẽ luật sư đưa ra, Tòa nhất định không chấp nhận.
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị Ls làm các việc cần thiết. Bản án này đã được định sẵn.
Ls: Bản kiến nghị ngày 30/8/2010, thì Cáo trạng đã ghi là trả lời phỏng vấn?
Cù Huy Hà Vũ: Phần đó là trong kiến nghị gửi Quốc hội nhưng chưa được trả lời.
Ls: Bị cáo đã gửi cho Quốc hội và có bằng chứng?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng, tôi còn lưu biên lai.
Ls: Tài liệu này coi như tài liệu của nhà nước và Quốc hội đang lưu giữ tài liệu này thì bị cáo nghĩ gì?
Cù Huy Hà Vũ: Không được dùng kiến nghị để làm tài liệu kết tội người khác.
Ls: Bị cáo nghĩ gì khi từ ngữ trong bản Cáo trạng lại khác với tài liệu của mình?
Cù Huy Hà Vũ: Đó là sự xuyên tạc và cần khởi tố.
Ls: Bị cáo có cần tài liệu để xác định không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi rất cần và luôn luôn đề nghị đến nay.
Ls: Vào hồi 0h5 phút, ngày 5/11/2010 anh thuê khách sạn đó làm phòng ở, là nơi bất khả xâm phạm vậy cảnh sát vào có đọc lệnh không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi khẳng định lúc 0h5 phút, cơ quan Công an Bộ Công an phá cửa xông vào thì không có bất cứ một cái lệnh nào.
Chủ tọa chặn lại: Đề nghị không hỏi về…
Ls: Chúng tôi đề nghị và hỏi để xem xét quá trình thủ tục tố tụng đúng hay sai?
Đến đây nổ ra cuộc tranh cãi khá gay gắt giữ Chủ tọa và Luật sư, Chủ tọa vài lần hô “Tôi cảnh cáo luật sư lần thứ nhất”. Thế nhưng sau đó vẫn còn mấy “lần thứ nhất” nữa mà không có lần nào thứ 2.
Ls Trần Đình Triển tranh cãi kịch liệt, thậm chí khi bị cảnh cáo đe dọa, ông nói thẳng thừng: “Ông định làm gì tôi? Đuổi tôi ra cho xong chăng? Tôi không sợ bất cứ điều đe dọa nào”.
Ls: Việc khám xét tại 24 Điện Biên phủ có đúng quy định Pháp luật hay không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi ở Tp HCM nên không biết.
Ls: Vậy vợ và người nhà anh phải là nhân chứng?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng.
Ls: Việc câu chữ tài liệu bị sai với cáo trạng anh nghĩ gì?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi đề nghị khởi tố việc làm sai lệch phiên tòa.
Ls: Anh có đề nghị giám định các tài liệu của anh không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi yêu cầu giám định.
Ls: Anh có nhiều bài viết chứ không phải chỉ 10 bài?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng, vì lòng yêu nước, nhất là vấn đề Biển Đông.
Tôi cho rằng, yêu cầu cấp thiết của VN để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Chủ tọa chen vào: Yêu cầu Luật sư chỉ hỏi những vấn đề liên quan.
Ls: Tôi đề nghị Chủ tọa làm đúng pháp luật. Anh đề nghị gì khi sai pháp luật?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi đề nghị khởi tố ngay các nhân viên an ninh đã ném hai bao cao su giao hợp để ập vào phòng tôi và bắt giữ tôi. Đó là trò bẩn thỉu và ô nhục. Bẩn thỉu và ô nhục chưa từng có trên thế giới.
Đến đây, chấm dứt phần thẩm vấn của Ls Trần Đình Triển để đến luật sư Trần Vũ Hải thẩm vấn.
Ls Hải: Bị cáo có nghĩ do thù hận với bị cáo hay không?
Cù Huy Hà Vũ: Có, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thù tôi và cơ quan ANĐT Bộ Công an. Tôi đã kiện Thủ tướng và tố cáo ông Vũ Hải Triều trong vụ đánh sập hơn 300 trang mạng.
Quá trình thẩm vấn của Ls Trần Vũ Hải diễn ra với sự hùng biện và trả lời trôi chảy nêu bật những điều cần nói về các bài viết về các tài liệu mà ông Vũ không có trong tay để chứng minh việc buộc tội ông chống Nhà nước CHXNCNVN là vô căn cứ. Ông luôn luôn khẳng định ông là người yêu nước.
Sau phần thẩm vấn bị cáo, Viện Kiểm sát nhân dân đọc lời đề nghị với các nội dung như sau:
- Không cung cấp 10 đầu tài liệu dùng kết tội Cù Huy Hà Vũ cho bị cáo, không đọc toàn văn mà chỉ trích dẫn những câu cần thiết.
- Tại phiên tòa sơ thẩm… bị cáo đã tự tước bỏ quyền bào chữa của mình.
- Về việc khiếu nại Tòa sơ thẩm đã không cho xem biên bản phiên tòa là đúng vì nếu muốn xem phải yêu cầu ngay tại phiên tòa. Nhưng ba ngày sau mới có yêu cầu nên không cho xem.
(Khi đại diện VKS nói đến đây, các luật sư và nhiều người cứ ơ, ơ… hết sức ngạc nhiên. Tôi hỏi Ls Dương Hà, Ls Dương Hà nói: Yêu cầu vào 3 ngày sau là đúng pháp luật quy định. Ông này nói bừa sai luật).
- Giữ nguyên hình phạt cho bị cáo Cù Huy Hà Vũ.
Buổi sáng của phiên tòa chấm dứt ở phần này, chờ phần tranh tụng nảy lửa vào buổi chiều.

Kỳ 4

Sau 3 kỳ viết về việc dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội ngày 2/8/2011 tôi chỉ mới nói được những điều mình thấy mình nghe tại phiên tòa ở phần đầu, sau đó một số việc bận rộn nên viết hơi muộn kỳ này. Xin mọi người thông cảm, nhất là những người sốt ruột, cũng như rất nhiều người đã gọi điện, gửi thư… thúc giục muốn biết được chi tiết trong phiên tòa Công khai này đã xảy ra những điều gì.
Một ngày với một phiên tòa mà theo các Ls thì nếu ở phương Tây, phiên tòa này phải xử ít nhất là một tháng. Vì thế rất dài và nhiều nội dung, bài viết muộn và chia làm nhiều kỳ có thể làm người đọc hơi sốt ruột. Nhưng một bài viết thì không thể quá dài làm mất sức người đọc khi mà nội dung của nó đã làm không ít người phải mệt lòng.
Ôi, Việt Nam xứ sở lạ lùng
Hôm qua, khi đang định ngồi viết tiếp những phần cuối, thì một người bạn gửi cho đoạn video của VTV là đoạn “phóng sự” về phiên tòa Cù Huy Hà Vũ vừa qua (Tôi không có thói quen xem VTV từ mấy năm nay). Xem đọan video đó, tôi thấy cũng bình thường dù nhiều người hết sức bức xúc.
Ở đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta, biết đến bao nhiêu việc lạ lùng hàng ngày hàng giờ vẫn xảy ra đấy thôi. Chỉ riêng việc người dân quan tâm nhưng mù tịt những điều gì đã xảy ra trong phiên tòa công khai, cũng đã nói lên sự kỳ lạ của luật pháp và xã hội Việt Nam.
Việc VTV làm phóng sự, đưa những điều bịa đặt là chuyện cũng không lạ gì dù đó là một Đài Truyền hình Quốc gia. Nhớ lại các vụ Khâm sứ, Thái Hà, VTV là kẻ xung kích đi đầu trong việc cắt xén, bóp méo những sự kiện ở đó. Tôi còn nhớ rõ VTV đã đưa một văn bản của nhà nước giao đất trái phép của Giáo xứ Thái Hà, quay lại đưa lên TV để gán cho rằng linh mục Bích (đã chết) trước đã giao đất đó cho nhà nước hoặc chuyện hóa trang giáo gian, thành giáo dân để ca ngợi việc cướp đất nhà thờ biến thành vườn hoa. Hoặc ngay cả việc cắt xén lời TGM Giuse Ngô Quang Kiệt để đánh đòn hội đồng một cách đê tiện, nhục nhã mà trước đó chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, Thông tấn xã Việt Nam còn đưa tin ca ngợi buổi gặp gỡ của ngài với UBND TP Hà Nội.
Điều người ta kiêng kỵ nhất là đụng chạm đến người chết, nhưng ở đây vu cáo cho người chết những chuyện bịa đặt mất nhân tâm mà họ chẳng từ, thì chuyện một người vô danh tiểu tốt nào đó có bịa ra lời ông Cù Huy Cận cũng chẳng có gì là lạ.
Những điều đó không lạ, thì chuyện hôm nay VTV có đưa thêm gì nữa, cũng bình thường. Ở xứ ta, cái không bình thường đã trở thành bình thường là vậy.
Riêng tôi, tôi chỉ nghĩ rằng nếu con người còn chút lương tâm tối thiểu, liệu họ có khi nào nghĩ rằng những việc họ đang làm sẽ được nhận những hậu quả khủng khiếp của quy luật “Nhân – Quả” hay không? Có khi nào họ nghĩ rằng con cái họ sẽ lãnh nhận được những “kết quả tốt đẹp” của những công việc họ làm hôm nay?
Trong suốt phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, điều mà HĐXX cảm thấy là “tội” lớn nhất, đó là bài viết yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc quyền của ĐCSVN mà theo Cù Huy Hà Vũ thì điều đó không chính danh, không đúng vì Hiến pháp cũng đã quy định là chỉ có Quốc hội mới là cơ quan quyền lực cao nhất.
Một bài viết khác cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phiên tòa nhưng không được đọc toàn văn và bị cáo cũng không có tài liệu trong tay mà chỉ được nghe Cáo trạng, được nghe VKS hoặc Tòa nhắc cho mà thôi là bài “Tam quyền nhất lập, đồng lòng hại dân”.
Mà Cáo trạng với bản án thì đã bị các luật sư vạch rõ là phát hiện có ít nhất 12 điểm bị cắt xén, thêm bớt, sửa nội dung nhằm ghép tội CHHV.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ câu thơ của ai đó: “Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng”.
Trái với các thông tin về vụ xử án này là không có báo chí, phóng viên báo nào được chụp hình đưa tin trong phòng xử. Tôi thấy ngược lại, trong phòng xử án đầy các loại máy quay phim, chụp hình… chĩa vào từng người dự tòa. Đặc biệt có nhiều người mang thẻ ghi rõ Phóng viên hẳn hoi.
Như vậy, việc không có nhiều tấm hình của phiên tòa được đưa lên báo chí, chỉ có thể là vì không có những tấm hình họ ưng ý muốn đưa mà thôi. Trong cả quá trình xử án, Cù Huy Hà Vũ không một lần tỏ ra lúng túng, sợ hãi hoặc mất tư thế, ngược lại anh luôn bình thản, nhẹ nhàng dù tay được tháo còng hay vẫn bị còng.
Phải chăng, tư thế này của bị cáo đã làm nhiều người lúng túng và sợ hãi?
Phần tranh luận tại phiên tòa

1h43 phút chiều, Cù Huy Hà Vũ được dẫn giải vào tòa.
Theo tiến trình của vụ xử, bây giờ là đến phần tranh tụng.
Chủ tọa phiên tòa nói rằng: Theo luật, phần tranh tụng sẽ không hạn chế thời gian tranh tụng của các Ls, tuy nhiên đề nghị các Ls không trình bày lại những điều mà Ls trước đã nói. Đề nghị các Ls không trình bày về thủ tục tranh tụng.
Một người ngồi bên tôi nói nhỏ: Mỗi luật sư có một cách tranh tụng khác nhau, tất cả vụ án chỉ có mấy vấn đề mà thôi vậy không nhắc lại các vấn đề mà Ls trước đã nói, thì tranh tụng cái gì nhỉ?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi có một yêu cầu, chỉ có một câu thôi. Ngay lập tức chủ tọa hô: “Ngồi xuống”.
Khi đó, chiếc Micro nơi Cù Huy Hà Vũ không làm việc, anh yêu cầu HĐXX điều chỉnh để anh có Micro sẵn khi cần sử dụng.
Chủ tọa: Khi nào đến phần bị cáo trình bày thì sẽ có micro.
Mở đầu phần tranh tụng, Ls Trần Quốc Thuận đề nghị Chủ tọa không cắt ngang bài bào chữa của ông.
Chủ tọa: Nếu Ls trình bày ngoài vấn đề thì Tòa sẽ cắt.
Luật sư Trần Quốc Thuận có bẩn bào chữa dài hơn vài chục trang, ông đọc rõ ràng mạch lạc những vấn đề của vụ án cách chi tiết và cụ thể với các nội dung như sau:
- Kiến nghị gửi HĐXX các tài liệu để HĐXX biết.
- Hiện tại ngành từ pháp đang cải cách hành chính, vì vậy phiên tòa này sẽ là biểu hiện của việc có cải cách hành chính không, ở mức độ nào…
- Gửi đến Tòa danh sách các cá nhân ký tên đòi trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ.
- Gửi bản photocopy các văn bản mà cơ quan điều tra đã dùng kết tội ông Cù Huy Hà Vũ khi thu được từ nhà ông là 24 Điện Biên Phủ.
- Văn bản nêu 12 điểm mà cáo trạng đã thêm bớt, sửa đổi sai với hồ sơ vụ án.
- Bản Kiến nghị xây dựng đất nước…
Phần tranh tụng, Ls Trần Quốc Thuận phát biểu một số nội dung như sau:
- Bản án sơ thẩm đã vi phạm Luật Tố tụng hình sự.
- Cơ quan điều tra tố tụng đã có nhiều dấu hiệu vi phạm Bộ luật TTHS của nước CHXHCNVN.
- Việc Tòa không mời các nhân chứng theo các điều luật như điều 54… là Đài VOA, RFA, Trâm Oanh, ông Nguyễn Minh Triết…. là sai pháp luật.
- Việc không công bố toàn văn 10 tài liệu dùng để kết tội thân chủ mà chỉ cắt xén theo ý của tòa và cơ quan điều tra là điều không thể chấp nhận được theo luật pháp hiện hành. Tòa đã tự cho mình quyền không công bố tài liệu.
- Cáo trạng đã sửa chữa, thêm bớt… mặc dù đã có ý kiến vẫn không được trả lời.
- Các bài viết trên mạng của ông Cù Huy Hà Vũ đã từ lâu, nhưng đã không được ai nhắc nhở.
- Các nhận định của Tòa án Nhân dân TPHN không khách quan. Nội dung nhận định không có điểm nào khác với cáo trạng (Kể cả các chỗ sai). Chứng tỏ Tòa chỉ nói theo, vi phạm về sự độc lập trong xét xử của Tòa án.
- Việc không công bố toàn văn các bài viết để xem xét, phân tích nguyên nhân và hành vi có phạm tội hay không mà chỉ trích dẫn nhằm kết tội là trái quy định của một phiên tòa.
- Hai bài viết về Đường sắt cao tốc và về Đảng cầm quyền ông Vũ viết chưa xong cũng được đưa ra luận tội. Không ai đi làm cái việc truy tố cái bào thai.
- Những bài trả lời phỏng vấn theo điểm C điều 88 Bộ luật Hình sự: Không có dầu hiệu nào của ông Vũ có mục đích, động cơ, hành vi, ý chí nhằm chống nhà nước CHXHCNVN. Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có khi truy tố.
Trong khi ông Vũ không công nhận việc chống lại đảng, nhà nước và luôn luôn tự hào với truyền thống gia đình mình.
-Câu nói: “Chỉ có những ai mang hận thù với dân tộc mới có những hành vi….” không rõ tòa đã nói đến ai?
- VOA, RFA là đài từ Hoa Kỳ, mà VN hiện đang đám phán để liên kết chiến lược.
- Không thể coi bài viết “Bom hạt nhân nổ giữa Ba Đình của Đặng Thanh Ty là tàng trữ.
- Nếu nói rằng làm ra các bài phỏng vấn, thì phải là các đài FRA, VOA… chứ không phải là Cù Huy Hà Vũ. Tại sao Tòa không có một câu nào nói đến các đài như RFA, VOA…
- Bổ đẻ của ông Cù Huy Hà Vũ là Cù Huy Cận, Huân chương Sao vàng, gia đình có truyền thống…
Chủ tọa: Yêu cầu Luật sư không nói về những vấn đề liên quan đến vụ án.
Luật sư tiếp tục nói đến nhân thân Cù Huy Hà Vũ.
Chủ tọa nhắc tiếp: Đề nghị Ls không nói lại.
Ls tiếp tục phần trình bày về gia đình.
Chủ tọa: Đề nghị Ls không nói về gia đình.
Dường như, trong phiên tòa này, mỗi khi nhắc đến nhân thân và truyền thống gia đình Cù Huy Hà Vũ là một điều gây sự khó chịu cho HĐXX thì phải, họ chặn ngay bằng câu: “không nói lại, không liên quan đến vụ án”… và những câu tương tự để ngăn chặn mọi người tại phiên tòa được nghe. Điều này làm tôi khác ngạc nhiên lúc đầu, có phải truyền thống gia đình của Cù Huy Hà Vũ khi được nói lên, hẳn đã làm ngạc nhiên và giật mình nhiều người đang nắm giữ cán cân quyền lực khiến họ cảm thấy xấu hổ khi đưa xét xử một người con trong một gia đình có công khai quốc như ông Cù Huy Cận? Hay là chính ngay yếu tố đó đã bác bỏ lời buộc tội Cù Huy Hà Vũ đã chống nhà nước CHXHCNVN vì không đưa ra được lý do nào khả dĩ?
Thế nhưng, nhân thân Cù Huy Hà Vũ theo nhóm phóng viên VTV sau đó thì được chiếu cho cả nước, cả thế giới biết? Những chuyện đời tư, có hoặc không, bịa đặt hoặc có thật… được VTV đưa lên màn hình rất có chủ ý và ác ý.
Luật sư: Khi nói đến bố mẹ, vợ con mà không cho nói thì chắc phải nói về gia tộc Cù Huy Hà Vũ…
Nhưng, mỗi khi nói đến vấn đề đó, thì Chủ tọa lại yêu cầu “không nói đến những điều không liên quan vụ án” và cảnh cáo luật sư để ngăn chặn.
Luật sư Trần Quốc Thuận tiếp tục bài bào chữa với các nội dung như sau:
- Cách nói của Vũ làm người khác khó chịu, đó là do tính chất vùng miền, chứ không phải là sự vi phạm pháp luật.
- Điều 69 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận… Nhưng đến nay, 19 năm sau vẫn không có Luật như Luật Lập hội, biểu tình…
- Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1960 mà VN là thành viên đã thừa nhận các điều khoản về quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân. Cù Huy Hà Vũ khi trả lời phỏng vấn báo chí, chính là thực hiện các quyền nêu trên được phá luật bảo vệ.
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi cũng đồng tình rằng Cù Huy Hà Vũ đã không vi phạm như bản án đã tuyên.
- Nếu coi Vũ là người xuyên tạc qua những bài viết của mình khi đề cập các vấn đề xã hội VN hôm nay, thì bộ phim chiếu trên VTV mới đây còn nêu rõ hơn rất nhiều… Tuy rằng phim là hư cấu, thế nhưng khi VTV1 phỏng vấn, nhiều người đã khẳng định những tệ nạn như trong phim nêu là có thật.
Chủ tọa: Yêu cầu Ls không phát biểu những vấn đề không liên quan.
Ls Trần Quốc Thuận đã phải cắt đi rất nhiều trong bài bào chữa của mình. Đến mức ông phải nói rằng: “nếu tại Tòa mà Chủ tọa không cho tôi nói, e rằng tôi phải phát biểu ở nơi khác mà quyền tự do của tôi không bị hạn chế”.
Ls: Kết luận, Cù Huy Hà Vũ không có tội, yêu cầu tòa trả tự do ngay tại tòa cho Cù Huy Hà Vũ.
Câu cuối cùng của bản bào chữa này, Ls Trần Quốc Thuận đề nghị: “Tôi đề nghị HĐXX ban hành một bản án đúng quy định của pháp luật”.
Trong quá trình các Luật sư, Đại diện VKS thẩm vấn hoặc các Ls bào chữa cho mình, Cù Huy Hà Vũ luôn quay lại phía người đang nói. Điều này được Tòa nhắc nhở rằng bị cáo phải quay lên phía trên nơi Chủ tọa. Nhưng Cù Huy hà Vũ đã phản ứng rằng: Khi người ta thẩm vấn hoặc nói với tôi, tôi quay về phía họ để nghe chăm chú, rõ ràng hơn, đó là phép lịch sự tối thiểu. Vì thế ông vẫn tiếp tục quay lại phía Luật sư và sau đó Tòa đã không nhắc về chuyện đó nữa.
Ls Trần Quốc Thuận dứt lời, Cù Huy Hà Vũ “Cảm ơn Luật sư”.

Kỳ 5

Bản bào chữa của ls Trần Quốc Thuận mở đầu cho phần trang tụng khá dài và gay gắt, Chủ tọa phiên tòa đã cắt, bỏ và liên tục thúc giục, cảnh cáo Ls nên đã gây sự căng thẳng ngay từ đầu cuộc tranh tụng.
Sau khi Ls Trần Quốc Thuận ngồi xuống với đề nghị HĐXX ban hành một bản án đúng quy định pháp luật. Một đề nghị đơn giản nhưng là cả một ước mơ cho phiên tòa.
Phần tranh tụng tiếp theo là của Ls Vương Thị Thanh, thuộc Đoàn Ls Hà Nội.
Rút kinh nghiệm phần tranh tụng của Ls Trần Quốc Thuận, ngay từ trước khi đọc bản bào chữa, Ls Vương Thị Thanh đã đề nghị mấy điểm như sau:
- Đề nghị Tòa tạo điều kiện để Ls trình bày đầy đủ bản bào chữa của mình.
- Trong đơn kháng cáo của ông Vũ ghi rõ: “Tôi kháng cáo toàn bộ bản án”.
Sở dĩ Ls Vương Thị Thanh nhắc lại điều này, là vì quá trình từ trước đến đó, Chủ tọa phiên tòa chỉ nhắm một số điểm để nhắc bị cáo và Ls rằng chỉ nói về những điểm kháng cáo còn những vấn đề khác chủ tọa không thích liền bị coi là không liên quan.
Chủ tọa phiên tòa lập tức yêu cầu Ls nói về những vấn đề chính, khi Ls trình bày lý do yêu cầu như trên, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu: Nếu Ls không trình bày, thì Ls ngồi xuống.
Không tin được, dù đó là sự thật: Tòa vi phạm luật, kết tội không cần đưa bằng chứng
Ls Vương Thị Thanh bắt đầu bài bào chữa của mình.
Ls: Sau khi nghiên cứu tài liệu, Ls đưa ra quan điểm:
- Việc khám xét, bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ là một kịch bản đã được sắp xếp từ trước.
Chủ tọa: Những hành vi vi phạm hành chính đề nghị Ls không nói đến. (?)
Ngay lập tức, các luật sư đồng loạt đề nghị có ý kiến phản đối Chủ tọa. Một cuộc tranh cãi râm ran rằng nếu phiên tòa xét xử mà không được nói đến việc tố tụng sai pháp luật thì nên xử cái gì? Nhiều người ngồi bên dưới ngán ngẩm lắc đầu khi Chủ tọa điều hành phiên xử nhưng luôn trong tư thế cầm cái kéo đối với bị cáo và các Ls của bị cáo.
Điều này cũng khá dễ hiểu vì ngay sau khi Cù Huy Hà Vũ bị bắt, trong một thông tin thì Trung tướng Hoàng Công Tư đã khẳng định rằng việc bắt giữ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là đúng pháp luật, không có chuyện theo dõi trước mà chỉ tình cờ kiểm tra hành chính, thấy có dấu hiệu quan hệ nam nữ. Như vậy việc khẳng định của Ls rằng khám xét, bắt giữ Cù Huy Hà Vũ là một kịch bản đã được sắp xếp từ trước là một vấn đề để Chủ tọa phiên tòa phải đặt ra một cách nghiêm túc khi xét xử.
Thế nhưng dường như việc ngồi nghe các Ls tranh tụng, đưa ra các ý bảo vệ thân chủ của mình là điều Chủ tọa phiên tòa không mặn mà và nhiều ý kiến là không cần thiết.
Chủ tọa: Ls chỉ nêu ý chính thôi.
Ls tiếp tục phần bào chữa của mình:
- Các tài liệu của ông Vũ đã bị cắt xén, làm sai lệch để kết tội ông Vũ.
- Cáo trạng vụ án đã nêu không đúng sự thật.
- Đến nay, 10 tài liệu của Vũ vẫn không được đưa ra để chứng minh việc phạm tội hay không. Nhưng Viện Kiểm sát đã cắt xén, làm sai lệch hồ sơ vụ án, làm thay đổi nội dung các chứng cứ, thay đổi nội dung phần trả lời phỏng vấn của ông Vũ.
- Ls nêu một số nội dung bài trả lời phỏng vấn của Cù Huy Hà Vũ, bài viết… đã bị Viện kiểm sát cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch bằng cách đọc trích dẫn cả hai bên, nguyên gốc và cáo trạng… Những điều Ls nêu ra làm cả phòng xử hết sức ngạc nhiên vì không ai nghĩ rằng lại có thể xảy ra những điều như vậy trong một vụ án quan trọng như thế này.
Những phản ứng thấy rõ trong những người được lựa chọn tham dự phiên tòa đã làm Chủ tọa phiên tòa có ý kiến.
Chủ tọa: Nội dung mà bị cáo nêu không liên quan đến nội dung phiên tòa.
Ở đây, có lẽ do lúng túng hoặc trạng thái tâm lý không ổn định hoặc đang suy nghĩ điều gì đó, nên Chủ tọa đã gọi nhầm Luật sư là bị cáo.
Ls Vương Thị Thanh tiếp tục nêu lên 12 điểm sai, sửa trong cáo trạng của VKSND làm sai lệch nội dung sự việc cũng như các chi tiết chứng minh việc vi phạm các thủ tục tố tụng hình sự ở phiên tòa sơ thẩm.
Chẳng hạn việc hỏi cung bị cáo có trước bản kết luận giám định là… 2 ngày.
Ls khẳng định: Ông Cù Huy Hà Vũ đã nói đúng các vấn đề về nhà nước và xã hội. Đồng thời, Ls đã nêu các dẫn chứng chứng minh điều ông Vũ đã nói. Dù ai có muốn bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì cũng không ai có thể giấu được các vấn đề thực tế đã xảy ra.
- Việc lấy các bài viết trong máy tính của ông Cù Huy Hà Vũ để làm căn cứ kết tội ông Cù Huy Hà Vũ là trái pháp luật hiện hành.
- Cù Huy Hà Vũ đã nói lên sự thật rằng chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là thối nát.
Chủ tọa: Những nội dung đó không liên quan đến vụ án (?)
Ls: Cù Huy Hà Vũ chỉ nói lên hiện trạng xã hội lấy đất của dân khắp nơi như trường hợp ở Sài Gòn, Cồn Dầu…
Đồng thời Ls đọc lại một số đoạn trong bài viết của Cù Huy Hà Vũ để chứng minh luận điểm của mình vừa nói.
Chủ tọa: Đề nghị Ls không đọc lại bài viết của bị cáo.
Ls: Tôi không đọc lại, tôi chỉ trích dẫn và phân tích các bài viết của Cù Huy Hà Vũ mà thôi.
Rồi Ls tiếp tục bài bào chữa với các nội dung:
- Ông Vũ đã thực hiện quyền công dân của mình.
- Tôi khẳng định ông Vũ đã viết đúng sự thật.
- Chúng tôi thấy những việc làm của ông Vũ là ích nước, lợi dân, không thể là có tội. Ông đã can đảm nói lên sự thật và nói lên những điều người khác đã không dám nói.
- Các lãnh đạo đã không tạo điều kiện cho công dân có thể tham gia điều hành đất nước.
- Nếu nói ông Vũ có tội, thì đó là tội yêu nước, thương dân và muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền.
- Đề nghị tuyên án: Cù Huy Hà Vũ không có tội và trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ.
Những điểm Ls nêu lên trước phiên tòa Cù Huy Hà Vũ làm nhấp nhổm nhiều người, làm xuýt xoa các “khán giả” đang ngồi xem phiên tòa dù các khán giả này đã được chọn lọc kỹ càng và luôn tỏ ra “kiên định ý thức” với bị cáo.
Luật sư Vương Thị Thanh kết thúc bản bào chữa của mình với nhiều đoạn bị cắt bớt, nhưng những điều đã trình bày nói lên một quan điểm rõ ràng: Cù Huy Hà Vũ không có tội và đề nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ. Đồng thời bản bào chữa cũng đã nêu lên nhiều khuất tất, nhiều vấn đề không hợp lý, việc vi phạm quy trình tố tụng của phiên tòa sơ thẩm.
Tiếp sau đó là phần bào chữa của Ls Trần Vũ Hải.
Cần nói rõ rằng, Ls Trần Vũ Hải đã từng bị chủ tọa phiên tòa sơ thẩm buộc ra khỏi tòa thì tưởng rằng tại phiên tòa này ông sẽ bớt gay gắt khi bảo vệ thân chủ của mình. Trái lại, ngay từ khi bắt đầu bản bào chữa, ông đã khẳng định: “Chúng tôi muốn làm rõ nhiều điều, để làm rõ sự thật của vụ án”.
Trước hết, Ls Trần Vũ Hải yêu cầu cung cấp chứng cứ vụ án. Chứng cứ vụ án ở đây bao gồm cả hai bao cao su đã qua sử dụng mà những ai theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ ngay từ đầu đã biết, đã được báo chí nhà nước đồng thanh đăng tải, coi đó là nguyên nhân ông bị bắt. Vì như phát biểu của một quan chức ngành công an – ông Hoàng Công Tư sau khi bắt ông Vũ thì việc bắt giữ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là đúng pháp luật, không có chuyện theo dõi trước mà chỉ tình cờ kiểm tra hành chính, thấy có dấu hiệu quan hệ nam nữ. Chính vì việc “tình cờ” này mà dẫn đến việc bắt giữ, vậy đây là chứng cứ của vụ án.
Khi nói đến những vấn đề này, Ls gặp thái độ căng thẳng ngay từ đầu của Chủ tọa phiên tòa. Nhiều lần Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Ls chỉ nói vấn đề chính, nhưng Ls Hải đã vẫn tiếp tục nói về những vấn đề yêu cầu HĐXX phải thi hành, và đã bị Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở.
Chủ tọa căng thẳng: Hội đồng xét xử sẽ yêu cầu cảnh sát đưa Ls ra ngoài tòa.
Ls: Tòa có cho trích dẫn Luật pháp hay không?
Chủ tọa: Không cho trích dẫn, yêu cầu đi vào nội dung.
Câu trả lời này làm nhiều người thắc mắc, tại Tòa mà không cho trích dẫn điều luật thì lấy gì làm căn cứ xét xử và bào chữa?
Ls: Chúng tôi muốn nói: Các cơ quan tố tụng đã vi phạm Luật Tố Tụng Hình sự.
Luật sư hỏi Viện Kiểm sát một số vấn đề trong cáo trạng, trong quá trình xét xử vụ án sơ thẩm, trong quy trình tố tụng mà theo ông thì đã bị vi phạm nghiêm trọng.
Những câu hỏi ông dành cho Viện Kiểm sát đã dồn mọi cặp mắt về hai vị đại diện VKS đang ngồi như phỗng ngay tại Tòa và vốn từ đầu đã bị các Ls, bị cáo tấn công dồn dập chỉ ra những sai phạm theo chiều hướng kết tội bị cáo khi làm sai lệch hồ sơ vụ án và quá trình theo dõi vụ án đã để ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng.
Chủ tọa: Nếu Ls không đồng tình với Viện Kiểm sát, thì Ls trình bày, không có quyền hỏi Viện Kiểm sát.
Ls Trần Vũ Hải tiếp tục nêu quan điểm bào chữa của mình:
- Kiến nghị, không thể là chống lại nhà nước.
- Nếu có những sai phạm mà được chỉ ra, thì có chấp nhận được không?
- Bài viết đang để trong USB chưa đưa vào sử dụng thì không thể gọi là tuyên truyền, mà ở đây chính cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát mới là nơi tuyên truyền các tài liệu này. Vì khi đưa ra để truy tố, chính họ đã tạo điều kiện để người khác biết đến tài liệu này.
- Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ và thấy rằng không có tài liệu nào có hành vi chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ls công bố một số điều luật liên quan đến vấn đề mà mình đang bảo vệ thân chủ, làm căn cứ biện hộ trong vụ án.
Chủ tọa: Yêu cầu Luật sư không công bố điều luật và giải thích điều luật tại phiên tòa.
Ls: Yêu cầu Viện Kiểm sát cho biết: Tội chống nhà nước là chống như thế nào? Điều 88 quy định về tội chống nhà nước, quy định những điểm như thế nào là chống nhà nước?
Các kiến nghị, các bài viết của Cù Huy Hà Vũ liên quan đến đảng như bàn về Đảng cầm quyền, thì bên đảng có đầy đủ các bộ phận, ban ngành, nhưng chưa có bất cứ ai bác bỏ được quan điểm của Cù Huy Hà Vũ đưa ra.
Bản án sơ thẩm đã chứng tỏ Tòa sơ thẩm không độc lập trong xét xử, không đọc các tài liệu mà chỉ làm theo Viện Kiểm sát.
Phần tranh tụng của Ls Trần Vũ Hải mạnh mẽ và khá dài, nhiều khi gây nóng cả không khí trong phiên tòa dù ông ở vào thế luôn bị cắt ngang và nhiều lần bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, dọa đưa ra khỏi phòng xử án.
Có những lúc, lực lượng cảnh sát đã như được khởi động, sẵn sàng làm lại cú đúp việc đưa ông ra khỏi tòa. Nhưng ông đã không sợ hãi và vẫn mạnh mẽ bảo vệ thân chủ theo quan điểm của ông.
Quan điểm của Luật sư: Tòa Phúc thẩm cần tuyên hủy bản án, tuyên Cù Huy Hà Vũ là vô tội.
Với ba Ls đã đọc bản bào chữa, không khí căng thẳng trong phiên tòa có nhiều lúc đến tột độ qua cách điều hành của Chủ tọa phiên tòa, ông Chủ tọa luôn đặt mình vào tình thế căng thẳng và cảnh giác. Cảnh giác khi các Ls động đến các điều luật mà Phiên tòa sơ thẩm đã vi phạm cũng như những bài viết của Cù Huy Hà Vũ đã động thẳng đến những vấn đề nhạy cảm nhất như hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, bài viết bàn về đảng cầm quyền, bài “Tam quyền nhất lập đồng lòng hại dân” mà các Ls đã lấy nhiều ví dụ để chứng minh sự đúng đắn, việc kiến nghị với QH bị đem ra làm căn cứ kết tội là trái pháp luật…
Đồng thời với việc chứng minh những vấn đề đã đề cập nói trên, họ đồng thanh nói rõ: Cù Huy Hà Vũ vô tội theo đúng luật pháp Việt Nam. Điều này quả là “không thể chấp nhận được” ở những phiên tòa kiểu này.
Có lẽ vì vậy mà phiên tòa công khai này được tiến hành theo phương thức chúng ta đã biết chăng?
Những phán đoán của ông Vũ sẽ được thực hiện trên thực tế?
Sau phần bào chữa, tranh tụng của Ls Trần Vũ Hải là phần bào chữa của Ls Trần Đình Triển.
Ông đứng dậy phát biểu rằng: “Mặc dù các Ls chưa được bày tỏ quan điểm hết, nhưng tôi hoàn toàn nhất trí với các Ls. Chúng tôi đã cố gắng bình tĩnh nhưng nhiều khi đã không chịu nổi nữa”.
Ls Trần Đình Triển nói đại ý rằng: Chúng tôi muốn tìm ra sự thật, muốn tìm hiểu một cách khách quan sự thật như thế nào và tại phiên tòa là nơi để tìm ra sự thật đó.
Ls: Ông Cù Huy Hà Vũ đã kháng cáo toàn bộ bản án.
Chủ tọa: Yêu cầu Ls không nói về vấn đề vi phạm hành chính.
Sau quá trình theo dõi phiên tòa này từ đầu, tôi mới hiểu rằng ông Chủ tọa kỵ nhất và hay yêu cầu “không nói về vấn đề vi phạm hành chính” tức là không được nói về việc bắt giữ với “hai bao bao su đã qua sử dụng” – điều mà Cù Huy Hà Vũ coi là vết nhơ lần đầu tiên có trong lịch sử hình sự thể giới.
Ls: Điều Chủ tọa vừa nói, chứng tỏ Tòa đã không đọc hồ sơ bản án.
Điều ông nói làm cả phòng xử án ngạc nhiên, khi ông giơ cao bản án và đọc rõ ràng: “Vào hồi 0 giờ 5 phút, tại khách sạn Mạch Lâm…”, như vậy những điều chúng tôi đang nói đến không phải không nằm trong vụ án kháng cáo hôm nay.
Chủ tọa đe dọa: Chúng tôi sẽ xử lý.
Ls: Xử lý như thế nào? Ông định đuổi tôi ra khỏi đây cho xong chứ gì? Ông đừng dọa tôi, kể cả chết.
Sau đó, Ls tiếp tục:
Ls: Phiên tòa này đã vi phạm Luật Tố tụng hình sự khi không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Ls Nguyễn Thị Dương Hà. Lý do được ông giải thích rõ ràng theo điều luật không được tiết lộ bí mật điều tra trong quá trình điều tra. Nhưng ở phiên tòa sơ thẩm, ông và Ls Nguyễn Thị Dương Hà chỉ được cấp giấy chứng nhận sau khi đã kết thúc quá trình điều tra chuyển sang Viện Kiểm sát. Như vậy không thể nói là tiết lộ bí mật điều tra và như vậy, việc thu hồi, không cấp giấy phép bào chữa cho Ls Nguyễn Thị Dương Hà sau khi kết thúc điều tra và tại phiên tòa là trái với pháp luật quy định và vi phạm Luật Tố tụng hình sự.
- Chủ tọa phiên tòa đã đọc sai điều luật ngay tại phiên tòa này.
- Chủ tọa phiên tòa đang vi phạm pháp luật tại phiên tòa này.
- Đến nay, việc khám xét nhà của ông Cù Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên phủ – Hà Nội vẫn chưa được Viện Kiểm sát nhân dân phê chuẩn. (Cả phòng xử án ồ lên ngạc nhiên).
- Hội đồng sơ thẩm đã vi phạm pháp luật Tố tụng hình sự khi đã không có một phiên tòa độc lập, khách quan theo yêu cầu luật pháp.
Ông chứng minh bằng việc đưa ra bản Cáo trạng và bản án sơ thẩm, những chỗ sai hoàn tòa giống hệt nhau. Chứng tỏ rằng Tòa chỉ viết lại theo những gì VKS đã viết mới có tình trạng đó.
- Cách lập luận về việc thu hồi giấy bào chữa của Ls Nguyễn Thị Dương Hà là trái pháp luật.
- Theo luật pháp Việt Nam và Quốc tế thì cơ quan báo chí là nơi chịu trách nhiệm về việc đưa các thông tin của mình, tại sao không nói đến các cơ quan báo chí đã đăng tải các bài viết của Cù Huy Hà Vũ?
- Để đánh giá các bài viết, thì bài viết phải đầy đủ. Việc cắt xén sẽ không phản ánh được nội dung của bài viết đó.
Ông lấy một số ví dụ về ngôn ngữ khi bị cắt xén sẽ làm sai lạc nội dung để chứng minh điều ông vừa nói.
- Tóm lại: Ls bác bỏ toàn bộ hồ sơ vụ án này vì vi phạm pháp luật với những lý do sau đây:
- Bản Cáo trạng không nêu được là Cù Huy Hà Vũ đã nói đúng hay nói sai.
- Bài viết của Cù Huy Hà Vũ là ý kiến, là sáng kiến.
- Cáo trạng chưa phân tích được cái gì đúng, cái gì sai của ông Vũ.
- Ai cấm các đề xuất, đề nghị? Nếu xã hội không được đề nghị thì sẽ ra sao?
- Cáo trạng đã nhầm lẫn giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận.
- Công ước Quốc tế về quyền con người phải được tôn trọng.
- Cù Huy Hà Vũ đã nói về Biển Đông cách đây 4 năm, hiện đang diễn ra đúng như ông đã nói.
- Những phán đoán của ông Cù Huy Hà Vũ, tôi tin rằng sẽ được thực hiện trên thực tế.
- Đây là sự oan sai và đi ngược lại lợi ích của dân tộc và Nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình bào chữa, biện luận của Ls Trần Đình Triển, mỗi lần ông đưa ra một luận cứ hoặc một chứng cứ, trong phòng xét xử càng căng lên để theo dõi. Người ngồi gần cạnh tôi luôn lắc đầu khi Ls đưa ra những tình tiết chứng minh việc vi phạm pháp luật tố tụng, miệng lẩm bẩm: “Thế này thì kết tội sao được”. Sau đó anh ta trấn an tôi: “Bình tĩnh, Tòa sẽ buộc phải ghi nhận và nghiên cứu kỹ những vi phạm này”.
Còn tôi, vốn bình tĩnh hơn khi biết rằng những lập luận, bào chữa của các Ls là chắc chắn, có cơ sở vững chắc trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Nhưng tôi không hi vọng nhiều như anh cán bộ ngồi bên tôi.
Vì cuối cùng thì HĐXX mới là người có quyền quyết định vấn đề, việc tranh tụng, bào chữa có ý nghĩa gì hay không, chưa hẳn đã phụ thuộc vào nội dung như vừa diễn ra.

Kỳ 6

Sau phần tranh tụng, bào chữa của các Ls, nhất là Ls Trần Đình Triển, không khí trong phòng xử án căng như dây đàn. Bởi chủ tọa phiên tòa, Viện Kiểm sát từ thế chủ động tố tụng kết án, chủ động điều khiển phiên tòa… đã bị các Ls đẩy vào trạng thái bị động bằng chính những luận cứ, chứng cớ và các điều luật cách rõ ràng. Ở đó họ chứng minh Chủ tọa phiên tòa đang vi phạm luật pháp, phiên tòa đang vi phạm các điều luật trong bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sự lúng túng thể hiện rõ nhất là khá nhiều lần, Chủ tọa phiên tòa cứ nhầm lẫn linh tinh như gọi Ls là bị cáo…
Dù phía dưới, thân nhân của bị cáo Cù Huy Hà Vũ là con số hết sức khiêm tốn, đa phần là “nhân dân” được chọn đi dự tòa và công an, nhưng cha ông ta đã nói là “nói phải thì củ cải cũng nghe” nhiều người ngán ngẩm lắc đầu mỗi khi Ls chỉ ra những điều sai phạm theo các điều luật.
Cù Huy Hà Vũ tự bào chữa
Sau khi các Ls xong phần tranh tụng của mình thì đến phần bị cáo Cù Huy Hà Vũ tự bào chữa. Ngay khi bắt đầu được nói, Cù Huy Hà Vũ (CHHV) đã yêu cầu:
CHHV:  Đề nghị trả tôi văn bản tự bào chữa.
Chủ tọa: Đã có 4 luật sư rồi nên không cần cung cấp bản tự bào chữa nữa. (?)
Không biết bộ luật TTHS có ghi điều nào quy định là đã có luật sư thì bị cáo không cần văn bản tự bào chữa cho mình hay không, tôi chỉ biết mọi người nhìn nhau ngơ ngác khi Chủ tọa phiên tòa tuyên bố điều này.
CHHV: Tôi đã yêu cầu ngay từ đầu là đưa trả tôi văn bản tự bào chữa của tôi và các bộ luật, tài liệu để tôi nghiên cứu và tự bào chữa. Không đưa cho tôi văn bản và các bộ luật để tôi tự bào chữa tại phiên tòa, có vi phạm pháp luật không?
Chủ tọa: Tòa chỉ yêu cầu bị cáo bổ sung, vì đã có 4 Ls bào chữa rồi.
CHHV: Đây là vụ án hoàn toàn trái pháp luật, vì đã được khởi tố và thu thập chứng cứ trái pháp luật. Chứng cứ cho phiên tòa phải được thu thập đúng trình tự pháp luật mới có giá trị xét xử.
- Việc khống chế máy tính của tôi để lấy tài liệu rồi in ra là việc làm bất hợp pháp.
- Do việc bắt giữ đã dựa trên việc lấy chứng cứ bất hợp pháp nên đó là việc làm bất hợp pháp.
- Tôi thấy Tòa cũng mệt nên tôi thông cảm, nhưng tôi là người quan trọng nhất trong buổi tòa ngày hôm nay, tôi mà bị kết án, thì hội đồng xét xử cũng sẽ bị kết án như thế.
- Vì tôi không có hành vi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật quy định là nhà nước của dân, do dân và vì dân…
- Trong mọi bài viết, trả lời của tôi không có nội dung nào chống lại nhà nước của dân, do dân, vì dân như pháp luật quy định.
- Tòa và Viện Kiểm sát phải tìm ra được chỗ nào là chỗ chống nhà nước, nếu không thì không thể kết luận tôi có tội.
- Tôi khẳng định gia đình và tôi chiến đấu cho nhà nước Việt Nam từ bao đời nay.
- Tôi viết về Đảng, về cuộc chiến tranh thì không có nội dung nào chống lại nhà nước CHXHCNVN. Còn Chủ nghia xã hội, Chủ nghĩa Mác – Lenin không phải là nhà nước.
Chủ tọa: Thì các Ls đã nói rồi.
CHHV: Tôi là người đang dự bị đi tù nên tôi phải nói.
- Vấn đề đa đảng, đảng không phải là nhà nước.
- Chủ nghĩa Xã hội là phản quy luật xã hội.
Sau đó, Cù Huy Hà Vũ nói thêm một số vấn đề để tự bào chữa, dù ông không được có bản tự bào chữa mà ông viết sẵn, không có các bộ luật cần thiết để trích dẫn, dẫn chứng, không có giấy bút để chuẩn bị cho việc bào chữa của mình.
Nhưng việc tranh luận tự bào chữa của ông chứng tỏ trí nhớ siêu việt và chính xác của ông tại phiên tòa này.
Đến đây, Chủ tọa phiên tòa tuyên bố cắt đứt phần tranh tụng để chuyển sang phần đối đáp.
Đối đáp, VKS kết tội sai điều luật truy tố
Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu, phần này không hề được Tòa nhắc nhở “dừng lại”, “nói đúng nội dung”, hay “không nằm trong vụ án” như khi các Ls hoặc bị cáo phát biểu. Nội dung của VKS đưa ra là:
- Sau khi đã nghe các Ls và bị cáo tranh luận, VKS thấy cần tranh luận một số nội dung như sau:
- Tất cả các vấn đề VKS kết luận đầu phiên tòa sẽ không tranh luận lại.
- Việc bị cáo phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước theo bản án như thế nào?
- Theo đề nghị của Ls và bị cáo, rút một số bài viết khỏi các đầu tài liệu được dùng khởi tố. Viện Kiểm sát khẳng định các tài liệu mà bị cáo và Ls đề nghị rút thì thấy rằng như quan điểm của VKS thì các tài liệu đó đều mang nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Vì vậy 10 tài liệu dùng là có cơ sở.
- Bài “Hòa giải…” hồ sơ thể hiện và kiến nghị có nội dung khác, là 2 tài liệu khác nhau, nên yêu cầu của bị cáo rằng đây là bản kiến nghị là không chính xác…
- Về nội dung có phạm tội hay không, bị cáo và Ls đều cho rằng đó là việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, không chống nhà nước, đảng CS, không xuyên tạc chính sách… Nhưng trong thực tế, 10 bài viết và trả lời phỏng vấn đều có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân, đảng CSVN.
Theo từ điển Pháp luật, nhà nước chính là bộ máy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… Hiến pháp quy định quyền lực nhà nước là thống nhất, trong đó có việc phân công trong hành pháp và tư pháp, lập pháp.
Trong các bài viết của Cù Huy Hà Vũ đã có hành vi bội nhọ, phỉ báng cơ quan nhà nước rằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là chế độ độc tài.
CHHV: Đúng là độc tài.
Viện kiểm sát: – Hành vi của bị cáo vi phạm công ước Quốc tế, điều 1: Mọi dân tộc có quyền tự quyết định…  vi phạm Hiến pháp, điều 2, 12…
- Bị cáo phỉ báng thể chế chính trị này là chống nhà nước.
- Đây rõ ràng có hành vi xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
- Điều 2 Luật báo chí: Không ai được dùng tự do ngôn luận để xâm hại lơi ích… (Điều này chắc VTV chưa đọc nên mới có chương trình Nhận diện về phiên tòa này chăng?)
- Điều 19, khoản 2: Mọi người đều có quyền… Bị cáo thực hiện quyền của mình, nhưng quyền phải đi đôi với nghĩa vụ…
- Bị cáo đã phạm điều 2, điều 12 của Hiến pháp: Nghĩa vụ công dân…
- Kích động hằn thù Bắc – Nam
- Án sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội.
- Về một số sai sót trong vụ án sơ thẩm xét thấy bản án sơ thẩm và Cáo trạng có 1 vài sai sót về chính tả, từ ngữ… nhưng về cơ bản không làm thay đổi nội dung bản án. Do đó, không có cơ sở để tuyên hủy bản án.
Khi VKS đọc các ý kiến của mình, khỏi phải nói đến sự ngạc nhiên của các luật sư cũng như những người dự tòa về việc VKS đã nói sai nội dung đang truy tố.
Ngay sau khi VKS dứt lời, thì Ls Trần Đình Triển đề nghị được phát biểu. Ông nói:
- Đề nghị Viện kiểm sát xem xét lại. Vụ án truy tố theo điểm C, khoản 1 điều 88 của Bộ Luật Hình sự là Chống nhà nước CHXHCNVN. Nhưng trình bày của VKS tại Tòa hôm nay, đã chuyển sang điều khoản khác của Bộ luật hình sự (xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân… ở khoản a của điều luật này). Việc sai này là điều không thể chấp nhận được tại phiên tòa. (cả phòng xử xôn xao, VKS lúng túng).
- Đề nghị VKS theo điều 64 là thu thập chứng cứ phải theo đúng trình tự pháp luật quy định. Việc sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ thì sao?
- Đây rõ ràng là sự thiếu hiểu biết về pháp luật của công tố viên. Như vậy mà dám đi tranh tụng?
- Cù Huy Hà Vũ có quyền lưu trữ những vấn đề liên quan đến mình, đó là quyền dân sự. Chẳng hạn một người hàng xóm chửi mình, nói xấu mình mình có quyền lưu lại những thứ đó mà không có tội gì.
Chủ tọa: Ls không được dùng lời lẽ xúc phạm đến VKS.
Ls Trần Đình Triển: Tôi không xúc phạm, tôi đang nói đúng ý đảng và lòng dân. Một công tố viên mà trình độ pháp luật thế này thì không có án oan mới là chuyện lạ…
Chủ tọa: Yêu cầu không nói lại.
Ls: Chủ tọa có theo dõi phiên tòa không? Yêu cầu Chủ tọa phiên tòa phải làm đúng quy định của pháp luật. Tôi sẽ đọc điều 218 của bộ luật TTHS.
Chủ tọa: Đề nghị Ls không đọc điều luật.
Ls: Việc kiến nghị trả tự do cho tù nhân chính trị đây là vấn đề nhân đạo và là kiến nghị, nên không thể đưa ra kết tội.
- Văn bản nào của nhà nước đã quy định người dân được nói gì? và cái gì không được nói?
- Nói chống nhà nước? Chống như thế nào?
Ls Trần Đình Triển giải thích một số khái niệm về việc chống, về cấu thành tội phạm phải như thế nào…
Chủ tọa: Đề nghị Ls không giải thích.
Ls: Tại sao lại đưa ra kết tội Chống nhà nước, trong khi đang nói về một khái niệm về Luật học?
- Câu nói “kích động phần tử tội phạm và một nhóm của chế độ CH miền Nam trước đây…”. Đề nghị VKS đưa ra là nhóm người nào, ở đâu? Ở California hay ở đâu?… Cần phải chỉ rõ, chứ không thể nói chung chung để đưa ra kết tội.
- Viện kiểm sát cho rằng: Không thay đổi nội dung phiên tòa. Nhưng thực tế là có thay đổi. Chẳng hạn Cù Huy Hà Vũ không hề nói: “Đại hội 11 là Đại hội cuối cùng”, nhưng Cáo trạng lại có câu đó?
Đến đây, có lẽ sự ngạc nhiên đến sửng sốt của tất cả mọi người đã đến tột đỉnh khi những câu nói được bịa đặt đến cỡ này nhưng đã đưa vào cáo trạng để truy tố một con người mà VKS vẫn tỉnh bơ là “không làm thay đổi nội dung”
Sự ngán ngẩm đến mức, một người ngồi bên tôi hỏi: “Anh có biết hai tay bên Viện Kiểm sát tên là gì không. Tôi cần phải ghi lại hai cái tên này?”
Sau Ls Trần Đình Triển là Ls Vương Thị Thanh, Ls Thanh có ý kiến như sau:
- Yêu cầu VKS giải thích cho từ “độc quyền” và “tiếp tục” có khác nhau không? Nếu nói hai từ này thay thế nhau là sai sót không ảnh hưởng nội dung, thì tôi không đồng tình, Viện Kiểm sát giải thích như thế nào?
- VKS cho rằng ông Vũ đã phỉ báng chính quyền nhân dân thì phỉ báng như thế nào? Ls Thanh nêu một số dẫn chứng và kết luận.
- Vậy tuyên truyền như thế nào và phỉ báng ở chỗ nào?
Tiếp theo Ls Vương Thị Thanh là Ls Trần Vũ Hải, ông đặt vấn đề:
- Đề nghị VKS đừng quên điều 69 Hiến pháp Việt Nam.
- Có luật nào ở VN nói về ngôn luận không?
- Có luật nào công dân không được đề xuất hủy bỏ Hiến pháp không?
- Tại sao các sai phạm của bản án sơ thẩm và cáo trạng giống hệt nhau? Điều này chứng tỏ HĐXX đã không độc lập.
- Vụ Trần Khải Thanh Thủy có đoạn đề nghị rằng: Đây là tin báo và yêu cầu VKSND Tối cao vào cuộc… Đã có ai giải quyết chưa? Chưa giải quyết thì tại sao lại kết luận là chống phá?
- Viện Kiểm sát có trách nhiệm công bố các tài liệu không?
Luật sư Trần Quốc Thuận thì phát biểu về việc ghép tội nhầm điều luật của Viện Kiểm sát:
- Viện kiểm sát dùng chữ “xuyên tạc, phỉ báng” là truy tố bị cáo theo điểm A, trong khi Tòa đang xử theo điểm C của điều 88 BLHS.
Luật sư Vương Thị Thanh ý kiến tiếp:
- Đề nghị VKS giải thích những sai sót trong cáo trạng?
Liên tiếp những vấn đề đặt ra, vấn đề nào cũng nghiêm trọng, nặng nề dồn vào Viện Kiểm sát với những sai sót không thể chấp nhận được và có nguy cơ làm vỡ những vấn đề VKS đã kết luận chắc như đinh đóng cột làm hai cán bộ VKS hết sức lúng túng.
Lúng túng đến độ cán bộ VKS gọi các Ls là “các bị cáo”, cả hội trường chăm chú nhìn vào hai cán bộ này xem họ tranh tụng lại như thế nào và hi vọng sẽ có những lập luận sắc bén của những người giữ vai trò công tố.
Nhưng, dường như sự trông đợi đó chỉ là sự mơ mộng hão huyền. Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu không tranh luận điều gì ngoài những một câu xanh rờn: “Những vấn đề tranh luận của Viện Kiểm sát đã khá đầy đủ”.
Chỉ có thế, còn đầy đủ ở đâu, khi nào thì… tự hiểu lấy.
Cả phòng xử ngạc nhiên nhìn cách tranh tụng của Viện Kiểm sát, người ngồi bên tôi, tóc cắt ngắn vuông vức vẫn chăm chú theo dõi phiên tòa nay ớ người quay lại: “Thôi được rồi, HĐXX sẽ phải hiểu rằng không thể chấp nhận được sự kết tội kiểu này đâu. Sinh ra HĐXX thì họ phải nghe và họ vừa bảo là HĐXX sẽ xem xét mà”.
Tôi mỉm cười, đây mới thật đúng là quần chúng tốt, anh ấy cố tình tin cho đến cùng điều anh ta nghĩ là đúng. Có lẽ chăm chú, nhưng anh ta không nhìn thấy cách điều hành và thái độ của Chủ tọa phiên tòa như thế nào từ sáng đến nay.
Và anh ta vẫn tin phiên tòa có một kết quả tốt đẹp dựa trên kết quả tranh tụng vừa qua.
Kết án, vọng lời của Cựu Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao: Xử kiểu gì cũng được
Cù Huy Hà Vũ tiếp tục ý kiến:
- Tôi đã không gây thiệt hại cho nhà nước CHXHCNVN, vì nếu có thì nhà nước đã thiệt hại như thế nào? Tôi đã đề nghị Chủ tịch nước tham dự phiên tòa với tư cách là người đại diện cho Nhà nước, nhưng đã không được trả lời. Vì thế không thể cấu thành tội phạm chống Nhà nước CHXHCNVN.
Rồi ông nói tiếp:
- Tôi không sợ bị ghép tội, tôi không sợ chết, nhưng cần phải tố tụng đúng để không có những người bị oan như tôi.Cho đến giờ, Viện Kiểm sát cũng không chứng minh được tôi có tội như thế nào.
Chủ tọa phiên tòa: Cho bị cáo nói lời sau cùng.
Cù Huy Hà Vũ: “Tôi, Cù Huy Hà Vũ, khẳng định trong những bài viết, trả lời của tôi đều nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các thuộc tính: Pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất “vì chỉ có một chủ nhân là nhân dân, thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như Điều 2 Hiến pháp định nghĩa.
Tôi hoàn toàn vô tội.
Do đó, nếu Tòa án kết án tôi với lý do các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi có nội dung đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên đa Đảng, đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội gắn liền với chủ nghĩa Mác Lê Nin, về việc khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… không gì khác hơn là sự trả thù, đàn áp của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết, đối với tôi.
Do đó, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính mạng của tôi trong thời gian tôi bị cầm tù và nếu tôi chết vì bất kỳ lý do nào trong thời gian bị cầm tù thì Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết, phải bị nhân dân Việt Nam xét xử theo nguyên tắc “ Sát nhân giả tử – Giết người thì phải đền mạng”
Anh chỉ nói được đến đây, thì anh bị cảnh sát dẫn đi để tòa nghỉ nghị án. Khi đó là 17h50 phút.
Cả phòng xét xử tập trung ra ngoài, những câu chuyện khá râm ran tại mọi góc, mọi nơi, những ánh mắt nhìn nhau nhưng không dám nhìn thẳng, những chi tiết của phiên tòa được bàn tán.
Đứng với các Ls của Cù Huy Hà Vũ, tôi thấy chị Dương Hà rất bình tĩnh và kết quả phiên tòa hình như không làm họ quan tâm lắm. Tôi hỏi một Ls về chuyện bài viết của Cù Huy Hà Vũ khi chưa viết xong, được đưa ra kết tội thì có ý nghĩa gì? Ông nói:
- Việc đó là bậy bạ, làm gì có chuyện kết tội cái bào thai vì có thể sau này nó thành tướng cướp?
Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện hồi xưa tôi được nghe thời bao cấp: Một đoàn cán bộ vào bắt và lập biên bản một bà già vì tội nấu rượu lậu, nguyên nhân là xét trong nhà bà có bộ nồi nấu rượu. Sau khi cán bộ lập biên bản tội nấu rượu lậu xong, thì bà già yêu cầu cán bộ và nhân dân lập thêm biên bản thứ hai về tội hiếp dâm. Cán bộ ngạc nhiên hỏi vì sao bà nói đến cái tội đó, ai hiếp dâm ở đây? Bà già thong thả trả lời: “Tôi chỉ có dụng cụ nấu rượu mà bị khép tội nấu rượu lậu. Vậy thì yêu cầu lập biên bản về tội cán bộ hiếp dâm tôi vì hiện nay, cán bộ đang mang dụng cụ hiếp dâm vào nhà tôi”.
Cuối cùng thì cán bộ phải hủy bỏ biên bản bà già nấu rượu lậu.
Có lẽ thời xưa, một bà già ít học và anh cán bộ dốt nát kia chỉ có những lý lẽ đơn giản vậy nhưng vẫn biết việc làm sai và phục thiện.
Vậy thì thời nay, các quan tòa, các công tố viên bằng cấp đầy mình, lý luận đầy mình mà chẳng lẽ không nhìn ra sự thật hay sao?
Nếu cứ kết tội kiểu này, thì điều chắc chắn là ai cũng có thể bị kết tội, ít nhất là tội ỉa bậy vì bất cứ lúc nào, tôi cũng sẵn sàng lôi được từ trong người anh ra một đống… phân người. Mà đã có phân, thì cũng có thể ỉa bậy chứ sao.
18h30 phút, Tòa tập trung tuyên án.

Trái với những chứng cứ hiển nhiên mà các Ls đã đưa ra, cụ thể và chi tiết theo các điều luật rõ ràng, Tòa vẫn kết luận:
- CQĐT không vi phạm thủ tục tố tụng hình sự.
- Tòa án Nhân dân Hà Nội không vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
- Các tài liệu không cần phải giám định.
- Tại tòa Cù Huy Hà Vũ đã thừa nhận có quan điểm trái với đường lối của Đảng và Nhà nước VN.
-…
- Giữ nguyên mức án sơ thẩm.
- Cù Huy Hà Vũ phải chịu án phí: 200.000 đồng.
Tôi giật mình nhớ câu nói của ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án tòa tối cao trước Quốc Hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”.
Cù Huy Hà Vũ giơ tay: Tổ quốc và Nhân dân phá án cho tôi, Người Việt Nam yêu nước Cù Huy Hà Vũ!
Cảnh sát ập tới lôi anh đi, cả phòng xử không ai bảo ai, lặng lẽ đi ra ngoài.
Chủ tọa, thẩm phán, đại diện Viện Kiểm sát… lục tục ra về. Tôi chợt nghĩ: Họ đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đêm nay và cả những đêm sau, họ có ngủ ngon hay không và có nhớ đến phiên tòa này?
Còn Cù Huy Hà Vũ, có thể anh sẽ đối mặt với những tháng năm tù tội kéo dài, vất vả gian nan. Nhưng tôi tin rằng anh đang rất thanh thản.
Tôi bước ra khỏi phiên tòa, khi lực lượng cảnh sát, dân phòng, xe cộ, công an chìm, nổi dày đặc khắp mọi ngả đường. Phía trong tòa, các lực lượng báo chí, bảo vệ, nhân viên rầm rập đi lại.
Tôi chợt nghĩ đến con số 200.000 đồng án phí. Hai trăm ngàn đồng của bị cáo Cù Huy Hà Vũ mà huy động được lực lượng, phương tiện khủng khiếp như thế này thì ai bảo là đồng tiền Việt Nam mất giá?
Hà Nội, ngày 9/8/2011
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Phúc thẩm TS CHHV

Tường thuật chi tiết phiên xử Phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ

Bài này đăng 6 kỳ, từ ngày 3 đến ngày 09-08-2011 trên blog J.B Nguyễn Hữu Vinh.
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Kỳ 1

Phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm ông TS luật Cù Huy Hà Vũ đã tiến hành xong sau nhiều mong đợi từ các nhân sĩ, trí thức, người dân Hà Nội và khắp nơi, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới rằng sẽ có sự nhìn nhận lại của các cơ quan pháp luật để có bản án hợp lòng dân. Nhưng những hy vọng đó đã tan thành mây khói khi tòa tuyên y án sơ thẩm.
Kết quả đó làm nản lòng những người hy vọng một sự đổi thay, làm đau lòng những người yêu nước, làm thất vọng những niềm tin còn sót lại về một nhà nước pháp quyền.
Sự nản đó, thể hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc và nhiều mặt. Ngay cả việc người dân yêu cầu quyền chính đáng, cơ bản tối thiểu của họ khi được vào dự phiên tòa công khai thì người ta cũng không thèm nhắc đến nữa.
Tôi đi dự phiên tòa lịch sử
Trong lịch sử thế giới cũng như dân tộc này, đã có nhiều phiên tòa đi vào lịch sử còn ghi lại đến tận hôm nay. Tôi tin rằng phiên tòa này cũng sẽ được ghi vào lịch sử của đất nước, của dân tộc về một thời kỳ: Thời kỳ Việt Nam có “nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”.
Tôi có may mắn được vào dự phiên tòa lịch sử này một cách hết sức ngẫu nhiên. Điều này không chỉ làm ngạc nhiên những người bạn, những người thân mà ngay cả tôi cũng không kém, kể cả khi đã ở trong tòa.
Sáng 2/8, tôi và vài người bạn lên nhà chị Dương Hà định để cùng đi ra xem quang cảnh phiên tòa vì biết rằng phiên tòa công khai này chỉ dành cho một ít người được chọn. Cái quyền cơ bản đó đã nghiễm nhiên không còn khi tòa án xét xử những vụ án như vụ mấy cục gạch của giáo dân Thái Hà, vụ sơ thẩm Cù Huy Hà Vũ… Đến nơi, chị Dương Hà bảo: cả gia đình có 13 người muốn vào dự, thế nhưng họ chỉ cấp cho có 3 giấy ra vào tòa. Một giấy dành cho ông chú Cù Huy Thước, một giấy của chị, còn một giấy nữa là của cháu Hiếu, nhưng chị cứ phân vân có nên để cháu Hiếu chứng kiến cảnh đau lòng này không. Hay Vinh vào tòa với chị?
Sáng dậy lúc ra đi, trời mưa nhỏ nên tôi chỉ mặc quần soóc, áo phông, chân đi dép lê cho tiện, đến khi này mới khó xử, vậy là phải vội vàng điện về nhà để đứa em mang ngay lên cho bộ vét và đôi giày, mười lăm phút sau, nhu cầu được đáp ứng. Thế là tôi đi.

Khỏi phải mô tả cảnh ngăn chặn bên ngoài, ngay tại cổng tòa ngoài đường, một tốp cảnh sát hình như được huy động quá vội vàng hoặc cẩu thả, hoặc trá hình nên không có biển tên trên ngực chặn chúng tôi lại đòi giấy tờ. Chúng tôi phản đối: “Giấy tờ không phải để xuất trình ở đây, mà các anh là cảnh sát, biển tên ở đâu, ăn mặc đúng điều lệnh khi làm việc thế này à”? Nghe nói thế một người vội vàng móc biển tên ra đeo lên ngực, nhưng những người đứng trước cổng tòa vẫn thế, một người mặc thường phục mà tôi thường thấy trong các phiên tòa xẳng giọng: “Không cần biển tên”. Tôi hỏi: “Phiên tòa công khai, chúng tôi vào dự tại sao ngăn chặn? anh ta đáp: “Thì cũng phải có quy định của tòa”. Tôi nói: “Sao ngay tại cổng này không có bảng quy định nào mà anh lại chặn”? Anh ta không thể trả lời.

Vào cổng tòa, tôi gặp một công an tôn giáo tên là Sơn, anh ta hỏi: Ông Vinh đi vào đây làm gì? Tôi đáp: “Tôi đi dự phiên tòa công khai” – “Ông có giấy không đưa tôi xem”? – anh ta hỏi. Tôi đáp: “Tòa xử công khai cần gì phải giấy, mà có giấy cũng không phải để đưa cho anh xem, vì đấy đâu phải nhiệm vụ của anh”. Anh ta nói: “Sẽ có người hỏi để xem giấy của ông”.
Quả nhiên vậy, khi mọi người lục tục kéo vào qua cổng an ninh, một người vừa được anh công an tên Sơn thầm thì vào tai và chỉ trỏ tôi lập tức chặn tôi lại: “Giấy đâu”? Tôi đưa giấy ra vào, anh ta cầm và chưng hửng, một lúc sau hỏi tiếp: “Thẻ đâu”? Tôi đáp: “Tôi không phải là nhân viên ở đây, nên không có thẻ và chỉ cần giấy ra vào này tôi có thể ra vào”. Anh ta hỏi: “Chứng minh nhân dân đâu?” . Tôi đưa chứng minh nhân dân, anh ta lại: “Thẻ đâu”?. Tôi nói với anh ta: “Anh đừng cò quay, anh đòi giấy, tôi có giấy, anh đòi thẻ tôi không là nhân viên ở đây nên không có thẻ thì anh đòi giấy chứng minh nhân dân, tôi đưa anh thì anh lại đòi thẻ, chắc lát nữa anh đòi giấy khai sinh hoặc bằng lái xe chắc? Với cái giấy này, có dấu đỏ, nó có giá trị gì không”?
Cũng lúc đó, một người mang bảng trên ngực ghi Ban Tổ chức đi qua, tôi hỏi: “Tôi có giấy này, có vào tòa được không”? Người đó trả lời: “Có giấy này là vào được”. Vậy là anh ta phải để tôi vào tòa.
Vào tòa
Trong tòa, ngoài khu vực dành cho Hội đồng xét xử (HĐXX), các luật sư và bị cáo, phía dưới có ba dãy ghế mỗi dãy có 8 hàng, mỗi hàng có 12 chiếc, vị chi là 96 chỗ. Trong đó theo chị Dương Hà cho biết thì một số là cán bộ phường nơi chị ở, còn lại là những gương mặt trẻ già được cấp giấy màu hồng. Ngồi bên tôi là một cậu trẻ măng, tôi hỏi cậu làm ở đâu thì cậu nói làm công nhân, nhà ở Hai Bà Trưng, tôi hỏi làm công nhân gì thì cậu ấp úng. Thế nhưng, cậu nói chuyện cơ quan với một cậu bên cạnh cầm trên tay tập “Tập huấn nghiệp vụ khóa 7″ thì tôi hiểu cậu đã không dám nói thật. Điều lạ là ngay chính những người dự tòa như thế này, họ cũng đã có tâm trạng không minh bạch.
Gần 8 giờ ông Vũ được dẫn giải ra tòa, lần này ông mặc áo sơ mi, cổ không đeo cà vạt, chân đi giày. Trước khi phiên xử bắt đầu, chị Dương Hà và luật sư của bị cáo đề nghị cho ông được đeo cà vạt vì ông chưa phải là tội nhân. Yêu cầu này không được chủ tọa phiên tòa đáp ứng và nói rằng: “Vấn đề ăn mặc là do nơi trại tạm giữ”. Như vậy là ông Vũ đã không được đeo cà vạt trước tòa như lần trước với hình ảnh hiên ngang.
8h15, phiên xử bắt đầu.
Chủ tọa phiên tòa là Chánh án Nguyễn Văn Sơn, hai thẩm phán là Nguyễn Huy Chương và Nguyễn Đức Nhận đã ngồi tại tòa, phía Viện Kiểm sát có ông Nguyễn Thanh Văn và Lê Hồng Tuấn. Phía bên bị cáo có 4 luật sư: Trần Quốc Thuận, Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, Vương Thị Thanh. Phía người nhà có ông Cù Huy Thước, chị Dương Hà và tôi. Phần còn lại là những người xa lạ.
Thủ tục ban đầu là kiểm tra căn cước bị cáo, ngay sau khi được mở còng số 8, Cù Huy Hà Vũ giơ tai tay lên cao hình chữ V, các ngón tay hình chữ V và quay lại: “Chào tất cả mọi người. Dương Hà, anh yêu em”.
Phần khai nhân thân Cù Huy Hà Vũ đọc trích ngang lý lịch của mình bị sa thải khỏi Bộ Ngoại giao vì kiện Thủ tướng, tiếp đó ông phản đối việc nêu nhân thân của ông trong bản án nói đến hai con nhưng không nói rõ tên hai con, “đã nêu thì phải có tên tuổi đầy đủ” - ông nói.
Ngay từ đầu phiên tòa, Cù Huy Hà Vũ yêu cầu:
- Thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử vì tất cả đều là đảng viên ĐCS, mà cáo trạng có nói đến việc ông đã phủ nhận sự lãnh đạo của ĐCS. Vì thế, việc dùng các đảng viên ĐCS để xử ông là việc không khách quan.
- Điều thứ 2, ông Vũ nói về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân gồm có 2 chức năng vừa truy tố vừa kiểm sát xét xử, như vậy là vừa đá bóng vừa thổi còi sẽ dẫn đến không khách quan trong quá trình xét xử.
- Vấn đề thứ 3, ông nói: “Tôi có chuẩn bị bản tự bào chữa cho mình bằng văn bản, có các tài liệu khác như các bộ luật, nhưng hiện nay cảnh sát dẫn giải vẫn đang giữ của tôi, yêu cầu trả lại tôi để tôi thực hiện quyền tự bào chữa của mình”.
Nhưng, yêu cầu đó không được chủ tọa trả lời mà chủ tọa lại đọc một điều trong bộ luật quy định tại tòa về việc luật sư tiếp xúc bị cáo và giải thích về điều đó.
LS Trần Đình Triển phản ứng ngay: Yêu cầu Chủ tọa phiên tòa không suy diễn và yêu cầu Chủ tọa phiên tòa đọc đúng quy định của luật và ông nói: “Nếu với trình độ của chủ tọa đọc luật cũng sai như thế này, thì yêu cầu thay đổi Chủ tọa phiên tòa”.
LS Trần Vũ Hải có ý kiến tiếp theo nhất trí với LS Trần Đình Triển về việc yêu cầu thay đổi Chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, LS Trần Vũ Hải cũng gửi bản kiến nghị của công dân gửi QH nước CHXHCN VN đến Tòa, văn bản của Văn phòng Cù Huy Hà Vũ đã gửi QH luật sư cũng đã gửi đến Tòa và yêu cầu:
- Triệu tập Chủ tịch Quốc hội để trả lời về điều 88 Bộ luật Hình sự.
- Phiên tòa xét xử công khai, mọi người đều có quyền được tham dự, gia đình Cù Huy Hà Vũ có 13 người và bạn bè gồm 20 người đã đề nghị được tham dự phiên tòa, yêu cầu Tòa tạo điều kiện cho họ.
Luật sư Vương Thị Thanh đề nghị:
- Đề nghị HĐXX triệu tập Chủ tịch nước, Tướng Hoàng Công Tư, chị Lê Nguyễn Như Quỳnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, RFA…
- Cung cấp cho ông Vũ 10 tài liệu mà Tòa sơ thẩm đã dùng làm căn cứ kết tội ông.
- Yêu cầu Tòa cung cấp giấy bút cho ông Vũ để ông tự bào chữa cho mình.
- Yêu cầu có vật chứng là hai bao cao su đã qua sử dụng.
- Yêu cầu Tòa công bố toàn văn các tài liệu.
- Trước khi nói lời sau cùng, phải để ông Vũ đọc bài tự bào chữa của ông.
- Không hạn chế thời gian tranh luận của luật sư.
- Thư ký phiên tòa phải ghi đầy đủ những diễn biến trong phiên tòa, vì phiên sơ thẩm thư ký Tòa đã bỏ qua nhiều tình tiết.
- Yêu cầu chủ tọa cho Cù Huy Hà Vũ thắt cà vạt vì ông chưa phải là tội phạm và cung cấp cho ông 10 đầu tài liệu…
Luật sư Trần Quốc Thuận có ý kiến:
- Đồng ý với các đề nghị của các luật sư
- Cán bộ, công nhân viên chỉ được làm những gì pháp luật quy định, còn nhân dân được làm những việc pháp luật không cấm.
- Nộp danh sách Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và bản kiến nghị 12 điểm của LS về phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Sau khi các luật sư nêu ý kiến của mình, Chủ tọa phiên tòa nói: “Hội đồng sẽ xem xét các đề nghị của luật sư”.
Cù Huy Hà Vũ yêu cầu:
- Hoãn phiên tòa vì tại đây không có các nhân chứng như Đài VOA, RFA, phóng viên Trâm Oanh, BauxiteVN… như vậy là phiên tòa sẽ thiếu các nhân chứng.
- Yêu cầu triệu tập vợ và các con, vì đó là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.
- Chủ tọa phiên tòa đã nói nhưng không đúng theo luật.
- Đề nghị hoãn phiên tòa vì tòa đã không cấp giấy cho LS Nguyễn Thị Dương Hà từ vụ sơ thẩm. Nếu vụ sơ thẩm đã từ chối, giờ vụ phúc thẩm cũng từ chối là không không đúng luật.
- Yêu cầu Tòa cung cấp đơn và tài liệu kháng cáo.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân:
- Căn cứ các điều luật 42,45, bộ luật TTHS, Vũ đề nghị đọc toàn văn…
- Trong quá trình tham gia vụ án, LS Hà đã vi phạm.
- Những người như Hoàng Công Tư, Lê Nguyễn Như Quỳnh không phải là nhân chứng vụ án.
- Bị cáo thừa nhận trả lời các đài, báo liên quan đến An ninh Quốc gia nên không cần triệu tập.
Trong quá trình đó, đại diện Viện Kiểm sát đã nổi nóng, phát biểu tự do không cần chủ tọa cho phép, lập tức được ông Vũ nhắc nhở “Hãy bình tĩnh”. Cũng như khi một vị thuộc Viện Kiểm sát phát biểu giọng nói ấp úng, ông Vũ nhắc ngay và đề nghị nói to, nói rõ để còn nghe, đàng hoàng dõng dạc lên không việc gì phải ấp úng… làm cả phòng xử ồ lên cười, bớt đi phần căng thẳng trong tòa.
Cù Huy Hà Vũ giơ hai tay hình chữ V: ” Chiến thắng, chiến thắng cuối cùng”.
Hội đồng xét xử tạm nghỉ vào phòng nghị án để xem xét.

Kỳ 2

Trong bài viết kỳ 1, những diễn biến phiên tòa kể từ khi bước ra khỏi nhà đến khi Tòa nghỉ bàn bạc xem xét các yêu cầu của các Luật sư, tôi đã cố gắng nêu đầy đủ, trung thực những gì mình đã chứng kiến và ghi lại được. Có thể quá trình mô tả lại sẽ không logic như các phiên tòa hoặc các cuộc trao đổi, trò chuyện tranh cãi bình thường khác. Điều đó chỉ vì ngay chính phiên tòa đặc biệt này đã xảy ra như vậy.
Mọi lời phát biểu, tranh tụng hoàn toàn dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Mà chủ tọa phiên tòa thì ngay từ đầu phiên tòa đã thể hiện thái độ không muốn mất nhiều thời gian.
Ở đây, tôi cố gắng trình bày cụ thể và chi tiết những điều đã xảy ra tại phiên tòa cách khách quan nhất mà mình đã nhớ và ghi chép lại được . Vốn không phải là luật sư hoặc có quyền tranh tụng, tôi chỉ biết ngồi nghe và ghi chép lại những gì mình thấy, nghe và gặp. Cũng có thể có những câu nói quá dài, nghe, ghi không kịp nhưng những yếu tố cơ bản thì đã ghi lại.
Còn việc bình luận, đánh giá về phiên tòa công khai này sẽ phụ thuộc quan điểm của mỗi người khác nhau.
Trong quá trình nghỉ để Chủ tọa phiên tòa xem xét các yêu cầu của các luật sư, tại một dãy ghế của phòng tạm nghỉ phía ngoài, mấy bà đang ngồi nói chuyện trao đổi với nhau. Câu chuyện có vẻ nghiêm trọng và đầy bí ẩn. Có lẽ đây là đám mấy công dân đặc biệt của Phường nơi bị cáo cư trú thì phải. Khi tôi đi vệ sinh ngang qua nghe một bà hùng hồn, vẻ hiểu biết: “Luật sư người ta đề nghị thế là đúng luật đấy, đúng quá đi chứ, yêu cầu chính đáng đó nhất định tòa phải nghe rồi”.
Hội đồng xem xét” và trả lời
Sau một thời gian bàn bạc, xem xét tại phòng phía trong, Hội đồng xét xử tiếp tục trở lại làm việc.
Những hi vọng mới nhen nhúm lên trong tôi và những người chứng kiến vụt tắt khi chủ tọa phiên tòa quyết định với nội dung như sau:
- Không chấp nhận các yêu cầu của các luật sư và bị cáo theo những điều luật được viện dẫn khác nhau, như khoản 3, điều 103…
- Việc cấp giấy bào chữa cho Ls Nguyễn Thị Dương Hà như yêu cầu, được chủ tọa giải thích: Trong quá trình tham gia vụ án, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã vi phạm bí mật an ninh Quốc gia, Tòa sơ thẩm đã thu hồi giấy bào chữa. Do vậy tại tòa Phúc thẩm không cấp giấy cho Luật sư (Ls) Hà (!) (Việc này, Ls Nguyễn Thị Dương Hà đã có văn bản bác bỏ rằng không thể có một việc đưa xử tội hai lần)
- Tại Tòa sơ thẩm đã có 4 Ls, dù có Ls Hải bị mời ra khỏi phiên tòa này, và các Ls vẫn được tạo điều kiện để làm việc.
- Việc yêu cầu triệu tập Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được tòa giải thích là bị cáo xâm hại lợi ích an ninh Quốc gia, không phải của cá nhân nào nên không triệu tập Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
- Những nhân chứng bị cáo yêu cầu như ông Hoàng Công Tư, Đài RFA, VOA, Pv Trâm Oanh… không phải là nhân chứng, tại phiên tòa Sơ thẩm, bị cáo đã thừa nhận các tài liệu viết, trả lời phỏng vấn… nên không cần triệu tập.
- Những vật chứng mà Ls yêu cầu như hai bao cao su đã qua sử dụng… không phải là những vật chứng mà chỉ là vật chứng của hành vi vi phạm hành chính.
- Việc cung cấp các tài liệu cho bị cáo theo yêu cầu của Ls được Chủ tọa phiên tòa giải thích: Vì bị cáo đã làm ra nên bị cáo sẽ ghi nhớ được, nên không cấp.
- Không cung cấp giấy bút cho bị cáo để tự bào chữa tại tòa.
- Các yêu cầu của Ls là đọc các tài liệu dùng kết án ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa sẽ được HĐXX “xem xét”.
- Việc ông Cù Huy Hà Vũ yêu cầu thay đổi HĐXX vì tất cả là đảng viên Cộng sản thì không thuộc quy định của Pháp luật.
Ông Cù Huy Hà Vũ yêu cầu bổ sung, và yêu cầu Chủ tọa đọc nguyên văn điều luật số 42 của Bộ luật TTHS.
Chủ Tọa phiên tòa không để ý đến yêu cầu của bị cáo Cù Huy Hà Vũ và kết thúc phần quyết định về những yêu cầu của bị cáo, Ls. Kể cả việc ông Vũ yêu cầu Chủ tọa đọc nguyên điều 42 trong bộ luật TTHS mà theo Ls và ông Vũ thì đã bị đọc sai, nhưng tòa không chấp nhận.
Ông Cù Huy Hà Vũ kêu to: “Không chấp nhận là độc quyền:.
Như vậy, hầu hết những yêu cầu của bị cáo và các Ls đã không được đáp ứng sau khi Chủ tọa nghỉ để xem xét. Và sau này, những điều chủ tọa phiên tòa hứa xem xét tiếp cũng không được đáp ứng nốt.
Theo các Ls, thì việc yêu cầu của họ là đúng với quy định của pháp luật, việc HĐXX không chấp nhận, đáp ứng yêu cầu đó là trái luật rõ ràng. Nhất là việc đảm bảo quyền tự bào chữa của ông Cù Huy Hà Vũ và việc phải đưa chứng cứ phạm tội là 10 đầu tài liệu mà Tòa sơ thẩm đã dùng để kết tội ông.
Xét hỏi
Nhanh chóng kết thúc phần đầu buổi xử án, Chủ tọa phiên tòa bước vào phần xét hỏi, thẩm vấn.
Chủ tọa đọc nội dung tóm tắt của vụ án. Khi đọc đến đoạn nói rằng Vũ đã viết bài trả lời phỏng vấn đài VOA, RFA… Cù Huy Hà Vũ kêu to: “Tôi không viết bài, nói bậy”.
Chủ tọa công bố bị cáo đã có đơn kháng cáo vào ngày 15/4/2011.
Ông Vũ yêu cầu nhận được bản tự bào chữa của mình, đã chuẩn bị cùng với các tài liệu và bộ luật nhưng đã không cho cầm vào.
Chủ tọa hỏi: Bị cáo có đồng ý các tài liệu do bị cáo viết, trả lời, lưu giữ không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không viết bài “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” mà là của tác giả Trần Thanh Ty có liên quan đến tôi nên tôi lưu giữ… Vũ nói tiếp về việc ông bị bắt vì bị ném hai bao cao su giao hợp đã qua sử dụng vào phòng nghỉ của ông để cơ quan điều tra Bộ Công an vào bắt ông… ông Vũ nói hăng hái đầy phẫn uất, công an bảo vệ giữ tay ngăn ông lại. Ông cãi
Chủ tọa phiên tòa cắt ngang: Chỉ yêu cầu trả lời có hay không mà thôi.
Cù Huy Hà Vũ: Không thể trả lời như vậy được, tôi phải trình bày rõ ràng…
Chủ tọa: Trong hai bài trả lời RFA và Đài Tiếng nói Việt Nam…
Ông Vũ nhắc: Không phải đài Tiếng nói Việt Nam, mà là đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nhắc cho HĐXX.
Chủ tọa: Bị cáo trả lời phỏng vấn như thế nào?
Ông Vũ: Qua điện thoại…
Đến đây, ông Vũ trình bày rõ ràng quá trình diễn tiến sự việc…
Chủ tọa: Bị cáo dừng lại.
Ông Vũ: Tôi có quyền trình bày những nội dung liên quan đến câu hỏi
Chủ tọa: Bài phỏng vấn do bị cáo đăng tải hay do Đài đăng?
Ông Vũ: Đương nhiên do Đài đăng.
Chủ tọa: Có bài nào bị cáo kiểm tra lại và phải đồng ý mới được đăng không?
Ông Vũ: Cơ quan ANĐT và Tòa án đã nhầm lẫn…
Chủ tọa: Những kẻ cướp ngày nhằm chỉ ai?
Ông Vũ: Những kẻ phạm tội trong chính quyền địa phương.
Chủ tọa: Nghĩa là chính quyền địa phương?
Ông Vũ: Chính xác.
Chủ tọa: Bài vế Chính quyền VNCH?
Ông Vũ: Đó là sự dốt nát và kém cỏi, muốn hại tôi vì đó là Kiến nghị tôi gửi Quốc hội, mà tài liệu tôi gửi kiến nghị Quốc hội thì không được dùng làm chứng cứ buộc tội tôi.
Chủ tọa: Bị cáo có gửi Quốc hội?
Ông Vũ: Tôi gửi cả chục kiến nghị mà Quốc hội đã không trả lời tôi.
Tôi có quyền trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước được pháp luật thừa nhận. Kể cả chủ tịch nước lãnh đạo đất nước cũng vậy…
Cù Huy Hà Vũ tiếp tục nói về các bài viết, về kiến nghị gửi Quốc hội đã được đưa vào làm chứng cứ kết tội ông ở phiên tòa sơ thẩm. Ông nói: “Không ai được dùng kiến nghị của công dân để kết tội bất cứ một ai hết.
Khi ông Vũ trình bày chi tiết về các vấn đề Chủ tọa hỏi, Chủ tọa phiên tòa nhiều lần nhắc: Chỉ được nói đúng hay không mà thôi.
Cù Huy Hà Vũ: Việc không cung cấp tài liệu buộc tội tôi cho tôi là việc làm phi pháp.
Chủ tọa: Bài viết Chiến tranh Việt Nam là 1 hay 2 bài? Trong đó có bài: Ts Cù Huy Hà Vũ nghĩ về chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4?
Cù Huy Hà Vũ: Vì tòa không cung cấp tài liệu cho tôi nên tôi không nhớ.
Chủ tọa: Có khi nào bị cáo đưa bài phỏng vấn nào mà họ thay đổi tiêu đề hay không? Hai bài đó có cùng 1 nguồn hay không?
Cù Huy Hà Vũ: Không cung cấp tài liệu, tôi không nhớ hết.
Chủ tọa: Trong bài trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ…
Cù Huy Hà Vũ: Lần này thì nói chuẩn rồi, không còn là Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chủ tọa: Ngoài phần trích trong cáo trạng, thì còn đoạn về đảng…
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không nhớ, nhưng có thể có.
Chủ tọa: Trong bài Đường sắt Bắc – Nam…
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị không bàn bài này
Chủ tọa: Như vậy, bị cáo có viết bài này?
Cù Huy Hà Vũ: Như vậy là cố tình hãm hại tôi.
Chủ tọa: Các bài trả lời phỏng vấn
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không nhớ rõ, vì không chú ý
Chủ tọa: Bị cáo có viết bài… có đăng không?
Cù Huy Hà Vũ: Có đăng trên Bauxite Việt Nam
Chủ tọa: Đăng mấy ngày?
Cù Huy Hà Vũ: Không nhớ.
Chủ tọa: Bài Trần Khải Thanh Thủy…
Cù Huy Hà Vũ: Tôi viết tố cáo tội phạm.
Chủ tọa: Trong bài viết, bị cáo nói là tố cáo tội phạm, đó là cơ quan công an Đống Đa?
Cù Huy Hà Vũ: Chính xác, đó là công an Đống đa, thủ đoạn đó là tội phạm.
Chủ tọa: Bài bàn về ĐCSVN?
Cù Huy Hà Vũ: Ở đâu? Bài nào?
Chủ tọa: Bài bàn về Đảng cầm quyền.
Cù Huy Hà Vũ: Nhắc lại là nói cho đúng.
Chủ tọa: Bài Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình của Đặng Thanh Ty, bị cáo có lưu không?
Cù Huy Hà Vũ: Không nhớ vì không có tài liệu trong tay.
Chủ tọa: Tại cơ quan an ninh điều tra, bị cáo có thừa nhận viết để đi tuyên truyền không?
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị bỏ từ “thừa nhận” đi, tôi không có tuyên truyền cho ai cả. Theo Đại Từ điển, tuyên truyền là vận động mọi người làm theo, trong tài liệu tôi không có chuyện đó.
Chủ tọa: Những tài liệu cơ quan điều tra thu giữ là của bị cáo?
Cù Huy Hà Vũ: Không, đó là tài sản của vợ, con tôi. Trong ổ cứng máy tính có nhiều tài liệu tại sao lại thu giữ tất cả mà chỉ có lấy điều tra 10 tài liệu? Tại sao còn lại không trả lại? Việc giữ lại là bất hợp pháp, là cưỡng đoạt tài sản công dân.
Đại diện Viện Kiểm sát (VKS):… (Nói nhỏ nghe không rõ)
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị nói to lên.
VKS: Trong 10 tài liệu bị cáo đã thừa nhận
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không “thừa nhận” tôi chỉ “xác nhận” thừa nhận là do quá trình đấu tranh chịu thua mới thừa nhận, tôi chỉ xác nhận.
VKS: Bị cáo đã làm ra các tài liệu đó?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi không làm ra, do các đài, báo họ làm ra.
VKS: Trên cơ sở nội dung bị cáo trả lời, người ta mới làm ra bài phỏng vấn
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị Viện Kiểm sát nói to lên, không lẩm bẩm. Dõng dạc, đàng hoàng đi
VKS: Bị cáo viết lên với mục đích gì?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi tố cáo 1 số người trong cơ quan nhà nước đã dùng tiền của của nhân dân để cướp đất khắp nơi. Tôi tố cáo các hành vi lạm quyền.
VKS: Theo bị cáo, việc làm đó là đúng?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi hoàn toàn đúng, làm sai, lạm quyền, thì tố cáo là bình thường.
VKS: Bị cáo có thấy đó là hiện tượng
Cù Huy Hà Vũ: Đây không phải là hiện tượng mà là hành vi, tôi còn chưa đủ thời gian sưu tầm nhiều, chứ đủ thời gian sưu tầm thì tôi chứng minh đầy đủ hơn, nhiều hơn những hành vi đó.
VKS: Trong bài…
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị loại bài đó ra vì tôi viết chưa xong mà lấy làm chứng cứ buộc tội tôi?
Khi Cù Huy Hà Vũ đang nói thì đột nhiên mất điện.
Cù Huy Hà Vũ: Như ở trại giam nhỉ.
VKS: Bị cáo có trả lời đài..
Cù Huy Hà Vũ: Tôi có trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.
VKS (Người thứ 2): Bị cáo có sử dụng máy tính, USB không?
Cù Huy Hà Vũ: USB hay ổ cứng? USB là ổ cứng máy vi tính chứ gì? Đó là hai cái ổ cứng, không phải USB
VKS: Còn 2 USB ở TPHCM cơ quan An ninh Điều tra thu giữ
Cù Huy Hà Vũ: Đó là sự cưỡng đoạt tài sản của cơ quan CA Bộ Công an đã ném 2 bao cao su giao hợp vào phòng tôi lấy cớ cưỡng đoạt tài sản của tôi.
Nhân đây, tôi cũng đề nghị điều tra về vụ này vì trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có những hành động như vậy.
Cái tôi đã ký xác nhận lại đi giám định, cái cần giám định lại không giám định.
Phần hỏi đáp thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa và đại diện Viện Kiểm sát đến đây là kết thúc để chuyển sang phần thẩm vấn của các luật sư.
Trong quá trình thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa và các đại diện Viện Kiểm sát nhân dân, Cù Huy Hà Vũ đứng thẳng, đầu ngẩng cao, hai tay bắt sau lưng, tay trái nắm chặt cổ tay phải và bàn tay phải nắm chặt thành một nắm đấm. Thỉnh thoảng ông giơ tay vuốt lại mái tóc.
Tôi cố tình chú ý xem cả ngày hôm đó thử có lần nào Cù Huy Hà Vũ cúi thấp đầu xuống hay không. Nhưng, ngay cả khi đứng lên ngồi xuống ghế anh vẫn ngẩng cao đầu.
Phần trả lời thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa và đại diện Viện kiểm sát nhân dân, ông trả lời hết sức mạch lạc, vận dụng câu, chữ trích dẫn hết sức thành thạo dù không đươc cung cấp các tài liệu đã được dùng để ghép tội cho ông.

Kỳ 3

Hết phần xét hỏi của Chủ tọa phiên tòa và Viện Kiểm sát, Cù Huy Hà Vũ đã cố gắng trả lời đầy đủ, chi tiết, đặc biệt ông lưu ý và hết sức bất bình khi cho rằng cơ quan điều tra Bộ Công an đã dùng hai bao cao su đã qua sử dụng ném vào phòng ở của ông để làm nguyên cớ bắt ông. Thế nhưng, mỗi lần ông nói về nguyên nhân dẫn đến việc bắt giam ông để khởi tố vụ án, đề bị Chủ tọa phiên tòa cắt ngang bằng câu “bị cáo dừng lại, không nói về việc hành vi hành chính”.
Ngay cả người ngồi xem thuộc dạng được chọn lọc kỹ càng, cũng thầm thì với nhau: Tại sao không nhắc, không có hai bao cao su đó làm sao anh ta bị bắt?
Còn Cù Huy Hà Vũ, ông coi đó là một nỗi nhục của ngành tư pháp Việt Nam và chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử hình sự thế giới.
Sau đó đến phần xét hỏi của các Luật sư (Ls). Các Ls hỏi rất từ tốn nhưng xoáy sâu vào các chi tiết, các điều luật cũng như hành vi của Cù Huy Hà Vũ. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa luôn thường trực câu nói cửa miệng là “Yêu cầu các Ls không nhắc lại những việc mà Ls trước đã nói, đã hỏi”.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người thẩm vấn đầu tiên:
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị HĐXX cho tôi uống nước.
Ls: Từ khi bị cáo viết bài đăng từ năm 2009 đến năm 2010, có cơ quan chức năng nào hỏi bị cáo không?
Cù Huy Hà Vũ: Không có một cơ quan chức năng nào của nhà nước hỏi tôi. Hoàn toàn không, kể cả các kiến nghị gửi Quốc hội cũng không có ai hỏi đến. Thậm chí, ngay trên các báo chí Việt Nam cũng không có bài nào viết bình luận.
Ls: Các nội dung bị cáo trả lời trước đây có ai nói đến chưa?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ rằng có nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nói đến. Như đa đảng thì ông Trần Xuân Bách đã nói, còn vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc thì nếu tôi nhớ không nhầm thì Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói. Ngày 30/4 có một triệu người vui thì một triệu người buồn. Nếu không nói đến điều đó thì làm gì có buồn trong ngày chiến thắng? Nhưng ông đã nói như thế. Vậy mà ông Trần Xuân Bách đâu có bị đi tù hoặc xử án? Ông Võ Văn Kiệt cũng vậy.
Ls: Trong các bài viết, có nội dung nào chống nhà nước CHXHCNVN không?
Cù Huy Hà Vũ: Trong các bài viết trên, không có nội dung nào chống nhà nước CHXHCNVN theo định nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân…
Tôi chưa bao giờ có nội dung nào chống lại nhà nước CHXHCNVN theo Hiến pháp và Pháp luật quy định.
Ls: Động cơ và mục đích nào để bị cáo viết các bài viết, trả lời phỏng vấn…?
Cù Huy Hà Vũ: Động cơ, mục đích của tôi là thấy sai thì tôi nói thẳng, là để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam, ngoài ra không có mục đích nào hết.
Ls: Căn cứ pháp luật nào để bị cáo viết, trả lời phỏng vấn…?
Cù Huy Hà Vũ: Căn cứ vào pháp luật Việt Nam, điều 69 Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, là thành viên.
Ls: Ông có hằn thù gì với nhà nước VN hay không? Có bao giờ ông có lòng hận thù với đất nước và nhân dân VN không?
Cù Huy Hà Vũ: Truyền thống gia đình nhà tôi từ bao đời nay…
Viện Kiểm sát chêm vào: Yêu cầu trả lời đúng câu hỏi.
Ls: Điều khiển phiên tòa là Chủ tọa phiên tòa, Viện kiểm sát coi khéo không lại phạm luật.
Cù Huy Hà Vũ tiếp tục nói về gia đình mình có truyền thống lâu đời nay từ đời cụ Cù Huy Xán cho đến đời ông Cù Huy Cận ngay sau năm 1949 đã được Quốc hội chọn làm Bộ Trưởng đầu tiên…. là khai quốc công thần và là người đẻ ra chế độ này. Vì thế, không có lý do gì ông hận thù với Nhà nước, Nhân dân, Tổ Quốc Việt Nam.
“Do vậy, dù có phải trả giá bằng ngục tù, bằng cái chết, tôi vẫn quyết chiến đấu đến cùng – Cù Huy Hà Vũ kết luận.
Đến lượt Luật sư Vương Thị Thanh thẩm vấn:
Ls: Ông khẳng định bài viết “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” không phải của ông?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng.
Ls: Ông khẳng định …
Ls: Ông yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp vì nó phi lý?
Cù Huy Hà Vũ: Chính xác. Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì không có thể có ai cao hơn để lãnh đạo. Vì thế điều 4 HP là phi lý, bất hợp lý.
Đến đây, Cù Huy Hà Vũ giảng giải một hồi dài về Nhà nước pháp quyền… “Chẳng hạn, ở đây không ai được ra lệnh cho các anh ra bản án cả…” – ông Vũ nói.
Tôi không chống đảng CSVN, tôi yêu cầu đa đảng để cùng cạnh tranh, để đất nước tiến bộ. Gia đình tôi, bố tôi, bác tôi là đảng viên, không có lý do gì để tôi chống lại ĐCSVN. Tại Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sáng lập Đảng Cộng sản, mà còn là sáng lập ra Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có đa đảng – Ông Vũ nói tiếp.
Ls: Bị cáo đã viết bài phải đa đảng có đúng không?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng, nhất thiết phải đa đảng để cùng nhau chứ không thể độc quyền.
Ls: Bị cáo không xuyên tạc về Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 mà chỉ nhằm giải quyết hậu quả sau chiến tranh?
Cù Huy Hà Vũ: Chủ tọa bảo xuyên tạc, nhưng tôi không biết xuyên tạc như thế nào.
Ls: Việc bị cáo khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khai thác Bauxite
Chủ tọa cắt ngang: Yêu cầu không hỏi điều không liên quan, yêu cầu Luật sư không hỏi đến việc khiếu kiện.
Ls: Việc bị cáo khiếu kiện Thủ tướng vì lý do khai thác Bauxite Tây nguyên đã gửi đi nhưng vẫn chưa nhận được trả lời…
Cù Huy Hà Vũ: Đúng. Ngay cả đến giờ, Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn không trả lời đơn.
Tôi phát hiện Thủ tướng có dấu hiệu sai phạm và tố cáo.

Cù Huy Hà Vũ: Tôi khẳng định làm tất cả vì Tổ Quốc, vì Nhân dân và tôi sẵn sàng chết vì Nhân dân, vì đất nước này.
Tôi không tham gia bất cứ đảng phái, tổ chức nào.
Trên cơ sở đó, tôi khẳng định Tôi là người yêu nước Việt Nam.
Luật sư Trần Đình Triển là luật sư thứ 3 thẩm vấn bị cáo, ông đứng dậy mạnh mẽ đề nghị:
Ls: Đề nghị HĐXX cho cung cấp 10 tài liệu cho bị cáo.
Chủ tọa: Tòa yêu cầu chuyển cho Tòa và yêu cầu Ls chỉ đặt câu hỏi thôi.
Đến đây, nảy ra cuộc tranh cãi về việc tòa không cho cung cấp tài liệu buộc tội cho bị cáo. Với lời lẽ chắc nịch, Ls Trần Đình Triển vạch rõ các quy định luật pháp đảm bảo cho việc bào chữa, tự bào chữa của bị cáo nên việc đưa tài liệu Tòa dùng buộc tội cho bị cáo là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, với quyền quyết định trong tay, bất chấp các lý lẽ luật sư đưa ra, Tòa nhất định không chấp nhận.
Cù Huy Hà Vũ: Đề nghị Ls làm các việc cần thiết. Bản án này đã được định sẵn.
Ls: Bản kiến nghị ngày 30/8/2010, thì Cáo trạng đã ghi là trả lời phỏng vấn?
Cù Huy Hà Vũ: Phần đó là trong kiến nghị gửi Quốc hội nhưng chưa được trả lời.
Ls: Bị cáo đã gửi cho Quốc hội và có bằng chứng?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng, tôi còn lưu biên lai.
Ls: Tài liệu này coi như tài liệu của nhà nước và Quốc hội đang lưu giữ tài liệu này thì bị cáo nghĩ gì?
Cù Huy Hà Vũ: Không được dùng kiến nghị để làm tài liệu kết tội người khác.
Ls: Bị cáo nghĩ gì khi từ ngữ trong bản Cáo trạng lại khác với tài liệu của mình?
Cù Huy Hà Vũ: Đó là sự xuyên tạc và cần khởi tố.
Ls: Bị cáo có cần tài liệu để xác định không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi rất cần và luôn luôn đề nghị đến nay.
Ls: Vào hồi 0h5 phút, ngày 5/11/2010 anh thuê khách sạn đó làm phòng ở, là nơi bất khả xâm phạm vậy cảnh sát vào có đọc lệnh không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi khẳng định lúc 0h5 phút, cơ quan Công an Bộ Công an phá cửa xông vào thì không có bất cứ một cái lệnh nào.
Chủ tọa chặn lại: Đề nghị không hỏi về…
Ls: Chúng tôi đề nghị và hỏi để xem xét quá trình thủ tục tố tụng đúng hay sai?
Đến đây nổ ra cuộc tranh cãi khá gay gắt giữ Chủ tọa và Luật sư, Chủ tọa vài lần hô “Tôi cảnh cáo luật sư lần thứ nhất”. Thế nhưng sau đó vẫn còn mấy “lần thứ nhất” nữa mà không có lần nào thứ 2.
Ls Trần Đình Triển tranh cãi kịch liệt, thậm chí khi bị cảnh cáo đe dọa, ông nói thẳng thừng: “Ông định làm gì tôi? Đuổi tôi ra cho xong chăng? Tôi không sợ bất cứ điều đe dọa nào”.
Ls: Việc khám xét tại 24 Điện Biên phủ có đúng quy định Pháp luật hay không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi ở Tp HCM nên không biết.
Ls: Vậy vợ và người nhà anh phải là nhân chứng?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng.
Ls: Việc câu chữ tài liệu bị sai với cáo trạng anh nghĩ gì?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi đề nghị khởi tố việc làm sai lệch phiên tòa.
Ls: Anh có đề nghị giám định các tài liệu của anh không?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi yêu cầu giám định.
Ls: Anh có nhiều bài viết chứ không phải chỉ 10 bài?
Cù Huy Hà Vũ: Đúng, vì lòng yêu nước, nhất là vấn đề Biển Đông.
Tôi cho rằng, yêu cầu cấp thiết của VN để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Chủ tọa chen vào: Yêu cầu Luật sư chỉ hỏi những vấn đề liên quan.
Ls: Tôi đề nghị Chủ tọa làm đúng pháp luật. Anh đề nghị gì khi sai pháp luật?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi đề nghị khởi tố ngay các nhân viên an ninh đã ném hai bao cao su giao hợp để ập vào phòng tôi và bắt giữ tôi. Đó là trò bẩn thỉu và ô nhục. Bẩn thỉu và ô nhục chưa từng có trên thế giới.
Đến đây, chấm dứt phần thẩm vấn của Ls Trần Đình Triển để đến luật sư Trần Vũ Hải thẩm vấn.
Ls Hải: Bị cáo có nghĩ do thù hận với bị cáo hay không?
Cù Huy Hà Vũ: Có, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thù tôi và cơ quan ANĐT Bộ Công an. Tôi đã kiện Thủ tướng và tố cáo ông Vũ Hải Triều trong vụ đánh sập hơn 300 trang mạng.
Quá trình thẩm vấn của Ls Trần Vũ Hải diễn ra với sự hùng biện và trả lời trôi chảy nêu bật những điều cần nói về các bài viết về các tài liệu mà ông Vũ không có trong tay để chứng minh việc buộc tội ông chống Nhà nước CHXNCNVN là vô căn cứ. Ông luôn luôn khẳng định ông là người yêu nước.
Sau phần thẩm vấn bị cáo, Viện Kiểm sát nhân dân đọc lời đề nghị với các nội dung như sau:
- Không cung cấp 10 đầu tài liệu dùng kết tội Cù Huy Hà Vũ cho bị cáo, không đọc toàn văn mà chỉ trích dẫn những câu cần thiết.
- Tại phiên tòa sơ thẩm… bị cáo đã tự tước bỏ quyền bào chữa của mình.
- Về việc khiếu nại Tòa sơ thẩm đã không cho xem biên bản phiên tòa là đúng vì nếu muốn xem phải yêu cầu ngay tại phiên tòa. Nhưng ba ngày sau mới có yêu cầu nên không cho xem.
(Khi đại diện VKS nói đến đây, các luật sư và nhiều người cứ ơ, ơ… hết sức ngạc nhiên. Tôi hỏi Ls Dương Hà, Ls Dương Hà nói: Yêu cầu vào 3 ngày sau là đúng pháp luật quy định. Ông này nói bừa sai luật).
- Giữ nguyên hình phạt cho bị cáo Cù Huy Hà Vũ.
Buổi sáng của phiên tòa chấm dứt ở phần này, chờ phần tranh tụng nảy lửa vào buổi chiều.

Kỳ 4

Sau 3 kỳ viết về việc dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội ngày 2/8/2011 tôi chỉ mới nói được những điều mình thấy mình nghe tại phiên tòa ở phần đầu, sau đó một số việc bận rộn nên viết hơi muộn kỳ này. Xin mọi người thông cảm, nhất là những người sốt ruột, cũng như rất nhiều người đã gọi điện, gửi thư… thúc giục muốn biết được chi tiết trong phiên tòa Công khai này đã xảy ra những điều gì.
Một ngày với một phiên tòa mà theo các Ls thì nếu ở phương Tây, phiên tòa này phải xử ít nhất là một tháng. Vì thế rất dài và nhiều nội dung, bài viết muộn và chia làm nhiều kỳ có thể làm người đọc hơi sốt ruột. Nhưng một bài viết thì không thể quá dài làm mất sức người đọc khi mà nội dung của nó đã làm không ít người phải mệt lòng.
Ôi, Việt Nam xứ sở lạ lùng
Hôm qua, khi đang định ngồi viết tiếp những phần cuối, thì một người bạn gửi cho đoạn video của VTV là đoạn “phóng sự” về phiên tòa Cù Huy Hà Vũ vừa qua (Tôi không có thói quen xem VTV từ mấy năm nay). Xem đọan video đó, tôi thấy cũng bình thường dù nhiều người hết sức bức xúc.
Ở đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta, biết đến bao nhiêu việc lạ lùng hàng ngày hàng giờ vẫn xảy ra đấy thôi. Chỉ riêng việc người dân quan tâm nhưng mù tịt những điều gì đã xảy ra trong phiên tòa công khai, cũng đã nói lên sự kỳ lạ của luật pháp và xã hội Việt Nam.
Việc VTV làm phóng sự, đưa những điều bịa đặt là chuyện cũng không lạ gì dù đó là một Đài Truyền hình Quốc gia. Nhớ lại các vụ Khâm sứ, Thái Hà, VTV là kẻ xung kích đi đầu trong việc cắt xén, bóp méo những sự kiện ở đó. Tôi còn nhớ rõ VTV đã đưa một văn bản của nhà nước giao đất trái phép của Giáo xứ Thái Hà, quay lại đưa lên TV để gán cho rằng linh mục Bích (đã chết) trước đã giao đất đó cho nhà nước hoặc chuyện hóa trang giáo gian, thành giáo dân để ca ngợi việc cướp đất nhà thờ biến thành vườn hoa. Hoặc ngay cả việc cắt xén lời TGM Giuse Ngô Quang Kiệt để đánh đòn hội đồng một cách đê tiện, nhục nhã mà trước đó chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, Thông tấn xã Việt Nam còn đưa tin ca ngợi buổi gặp gỡ của ngài với UBND TP Hà Nội.
Điều người ta kiêng kỵ nhất là đụng chạm đến người chết, nhưng ở đây vu cáo cho người chết những chuyện bịa đặt mất nhân tâm mà họ chẳng từ, thì chuyện một người vô danh tiểu tốt nào đó có bịa ra lời ông Cù Huy Cận cũng chẳng có gì là lạ.
Những điều đó không lạ, thì chuyện hôm nay VTV có đưa thêm gì nữa, cũng bình thường. Ở xứ ta, cái không bình thường đã trở thành bình thường là vậy.
Riêng tôi, tôi chỉ nghĩ rằng nếu con người còn chút lương tâm tối thiểu, liệu họ có khi nào nghĩ rằng những việc họ đang làm sẽ được nhận những hậu quả khủng khiếp của quy luật “Nhân – Quả” hay không? Có khi nào họ nghĩ rằng con cái họ sẽ lãnh nhận được những “kết quả tốt đẹp” của những công việc họ làm hôm nay?
Trong suốt phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, điều mà HĐXX cảm thấy là “tội” lớn nhất, đó là bài viết yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc quyền của ĐCSVN mà theo Cù Huy Hà Vũ thì điều đó không chính danh, không đúng vì Hiến pháp cũng đã quy định là chỉ có Quốc hội mới là cơ quan quyền lực cao nhất.
Một bài viết khác cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phiên tòa nhưng không được đọc toàn văn và bị cáo cũng không có tài liệu trong tay mà chỉ được nghe Cáo trạng, được nghe VKS hoặc Tòa nhắc cho mà thôi là bài “Tam quyền nhất lập, đồng lòng hại dân”.
Mà Cáo trạng với bản án thì đã bị các luật sư vạch rõ là phát hiện có ít nhất 12 điểm bị cắt xén, thêm bớt, sửa nội dung nhằm ghép tội CHHV.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ câu thơ của ai đó: “Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng”.
Trái với các thông tin về vụ xử án này là không có báo chí, phóng viên báo nào được chụp hình đưa tin trong phòng xử. Tôi thấy ngược lại, trong phòng xử án đầy các loại máy quay phim, chụp hình… chĩa vào từng người dự tòa. Đặc biệt có nhiều người mang thẻ ghi rõ Phóng viên hẳn hoi.
Như vậy, việc không có nhiều tấm hình của phiên tòa được đưa lên báo chí, chỉ có thể là vì không có những tấm hình họ ưng ý muốn đưa mà thôi. Trong cả quá trình xử án, Cù Huy Hà Vũ không một lần tỏ ra lúng túng, sợ hãi hoặc mất tư thế, ngược lại anh luôn bình thản, nhẹ nhàng dù tay được tháo còng hay vẫn bị còng.
Phải chăng, tư thế này của bị cáo đã làm nhiều người lúng túng và sợ hãi?
Phần tranh luận tại phiên tòa

1h43 phút chiều, Cù Huy Hà Vũ được dẫn giải vào tòa.
Theo tiến trình của vụ xử, bây giờ là đến phần tranh tụng.
Chủ tọa phiên tòa nói rằng: Theo luật, phần tranh tụng sẽ không hạn chế thời gian tranh tụng của các Ls, tuy nhiên đề nghị các Ls không trình bày lại những điều mà Ls trước đã nói. Đề nghị các Ls không trình bày về thủ tục tranh tụng.
Một người ngồi bên tôi nói nhỏ: Mỗi luật sư có một cách tranh tụng khác nhau, tất cả vụ án chỉ có mấy vấn đề mà thôi vậy không nhắc lại các vấn đề mà Ls trước đã nói, thì tranh tụng cái gì nhỉ?
Cù Huy Hà Vũ: Tôi có một yêu cầu, chỉ có một câu thôi. Ngay lập tức chủ tọa hô: “Ngồi xuống”.
Khi đó, chiếc Micro nơi Cù Huy Hà Vũ không làm việc, anh yêu cầu HĐXX điều chỉnh để anh có Micro sẵn khi cần sử dụng.
Chủ tọa: Khi nào đến phần bị cáo trình bày thì sẽ có micro.
Mở đầu phần tranh tụng, Ls Trần Quốc Thuận đề nghị Chủ tọa không cắt ngang bài bào chữa của ông.
Chủ tọa: Nếu Ls trình bày ngoài vấn đề thì Tòa sẽ cắt.
Luật sư Trần Quốc Thuận có bẩn bào chữa dài hơn vài chục trang, ông đọc rõ ràng mạch lạc những vấn đề của vụ án cách chi tiết và cụ thể với các nội dung như sau:
- Kiến nghị gửi HĐXX các tài liệu để HĐXX biết.
- Hiện tại ngành từ pháp đang cải cách hành chính, vì vậy phiên tòa này sẽ là biểu hiện của việc có cải cách hành chính không, ở mức độ nào…
- Gửi đến Tòa danh sách các cá nhân ký tên đòi trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ.
- Gửi bản photocopy các văn bản mà cơ quan điều tra đã dùng kết tội ông Cù Huy Hà Vũ khi thu được từ nhà ông là 24 Điện Biên Phủ.
- Văn bản nêu 12 điểm mà cáo trạng đã thêm bớt, sửa đổi sai với hồ sơ vụ án.
- Bản Kiến nghị xây dựng đất nước…
Phần tranh tụng, Ls Trần Quốc Thuận phát biểu một số nội dung như sau:
- Bản án sơ thẩm đã vi phạm Luật Tố tụng hình sự.
- Cơ quan điều tra tố tụng đã có nhiều dấu hiệu vi phạm Bộ luật TTHS của nước CHXHCNVN.
- Việc Tòa không mời các nhân chứng theo các điều luật như điều 54… là Đài VOA, RFA, Trâm Oanh, ông Nguyễn Minh Triết…. là sai pháp luật.
- Việc không công bố toàn văn 10 tài liệu dùng để kết tội thân chủ mà chỉ cắt xén theo ý của tòa và cơ quan điều tra là điều không thể chấp nhận được theo luật pháp hiện hành. Tòa đã tự cho mình quyền không công bố tài liệu.
- Cáo trạng đã sửa chữa, thêm bớt… mặc dù đã có ý kiến vẫn không được trả lời.
- Các bài viết trên mạng của ông Cù Huy Hà Vũ đã từ lâu, nhưng đã không được ai nhắc nhở.
- Các nhận định của Tòa án Nhân dân TPHN không khách quan. Nội dung nhận định không có điểm nào khác với cáo trạng (Kể cả các chỗ sai). Chứng tỏ Tòa chỉ nói theo, vi phạm về sự độc lập trong xét xử của Tòa án.
- Việc không công bố toàn văn các bài viết để xem xét, phân tích nguyên nhân và hành vi có phạm tội hay không mà chỉ trích dẫn nhằm kết tội là trái quy định của một phiên tòa.
- Hai bài viết về Đường sắt cao tốc và về Đảng cầm quyền ông Vũ viết chưa xong cũng được đưa ra luận tội. Không ai đi làm cái việc truy tố cái bào thai.
- Những bài trả lời phỏng vấn theo điểm C điều 88 Bộ luật Hình sự: Không có dầu hiệu nào của ông Vũ có mục đích, động cơ, hành vi, ý chí nhằm chống nhà nước CHXHCNVN. Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có khi truy tố.
Trong khi ông Vũ không công nhận việc chống lại đảng, nhà nước và luôn luôn tự hào với truyền thống gia đình mình.
-Câu nói: “Chỉ có những ai mang hận thù với dân tộc mới có những hành vi….” không rõ tòa đã nói đến ai?
- VOA, RFA là đài từ Hoa Kỳ, mà VN hiện đang đám phán để liên kết chiến lược.
- Không thể coi bài viết “Bom hạt nhân nổ giữa Ba Đình của Đặng Thanh Ty là tàng trữ.
- Nếu nói rằng làm ra các bài phỏng vấn, thì phải là các đài FRA, VOA… chứ không phải là Cù Huy Hà Vũ. Tại sao Tòa không có một câu nào nói đến các đài như RFA, VOA…
- Bổ đẻ của ông Cù Huy Hà Vũ là Cù Huy Cận, Huân chương Sao vàng, gia đình có truyền thống…
Chủ tọa: Yêu cầu Luật sư không nói về những vấn đề liên quan đến vụ án.
Luật sư tiếp tục nói đến nhân thân Cù Huy Hà Vũ.
Chủ tọa nhắc tiếp: Đề nghị Ls không nói lại.
Ls tiếp tục phần trình bày về gia đình.
Chủ tọa: Đề nghị Ls không nói về gia đình.
Dường như, trong phiên tòa này, mỗi khi nhắc đến nhân thân và truyền thống gia đình Cù Huy Hà Vũ là một điều gây sự khó chịu cho HĐXX thì phải, họ chặn ngay bằng câu: “không nói lại, không liên quan đến vụ án”… và những câu tương tự để ngăn chặn mọi người tại phiên tòa được nghe. Điều này làm tôi khác ngạc nhiên lúc đầu, có phải truyền thống gia đình của Cù Huy Hà Vũ khi được nói lên, hẳn đã làm ngạc nhiên và giật mình nhiều người đang nắm giữ cán cân quyền lực khiến họ cảm thấy xấu hổ khi đưa xét xử một người con trong một gia đình có công khai quốc như ông Cù Huy Cận? Hay là chính ngay yếu tố đó đã bác bỏ lời buộc tội Cù Huy Hà Vũ đã chống nhà nước CHXHCNVN vì không đưa ra được lý do nào khả dĩ?
Thế nhưng, nhân thân Cù Huy Hà Vũ theo nhóm phóng viên VTV sau đó thì được chiếu cho cả nước, cả thế giới biết? Những chuyện đời tư, có hoặc không, bịa đặt hoặc có thật… được VTV đưa lên màn hình rất có chủ ý và ác ý.
Luật sư: Khi nói đến bố mẹ, vợ con mà không cho nói thì chắc phải nói về gia tộc Cù Huy Hà Vũ…
Nhưng, mỗi khi nói đến vấn đề đó, thì Chủ tọa lại yêu cầu “không nói đến những điều không liên quan vụ án” và cảnh cáo luật sư để ngăn chặn.
Luật sư Trần Quốc Thuận tiếp tục bài bào chữa với các nội dung như sau:
- Cách nói của Vũ làm người khác khó chịu, đó là do tính chất vùng miền, chứ không phải là sự vi phạm pháp luật.
- Điều 69 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận… Nhưng đến nay, 19 năm sau vẫn không có Luật như Luật Lập hội, biểu tình…
- Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1960 mà VN là thành viên đã thừa nhận các điều khoản về quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân. Cù Huy Hà Vũ khi trả lời phỏng vấn báo chí, chính là thực hiện các quyền nêu trên được phá luật bảo vệ.
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi cũng đồng tình rằng Cù Huy Hà Vũ đã không vi phạm như bản án đã tuyên.
- Nếu coi Vũ là người xuyên tạc qua những bài viết của mình khi đề cập các vấn đề xã hội VN hôm nay, thì bộ phim chiếu trên VTV mới đây còn nêu rõ hơn rất nhiều… Tuy rằng phim là hư cấu, thế nhưng khi VTV1 phỏng vấn, nhiều người đã khẳng định những tệ nạn như trong phim nêu là có thật.
Chủ tọa: Yêu cầu Ls không phát biểu những vấn đề không liên quan.
Ls Trần Quốc Thuận đã phải cắt đi rất nhiều trong bài bào chữa của mình. Đến mức ông phải nói rằng: “nếu tại Tòa mà Chủ tọa không cho tôi nói, e rằng tôi phải phát biểu ở nơi khác mà quyền tự do của tôi không bị hạn chế”.
Ls: Kết luận, Cù Huy Hà Vũ không có tội, yêu cầu tòa trả tự do ngay tại tòa cho Cù Huy Hà Vũ.
Câu cuối cùng của bản bào chữa này, Ls Trần Quốc Thuận đề nghị: “Tôi đề nghị HĐXX ban hành một bản án đúng quy định của pháp luật”.
Trong quá trình các Luật sư, Đại diện VKS thẩm vấn hoặc các Ls bào chữa cho mình, Cù Huy Hà Vũ luôn quay lại phía người đang nói. Điều này được Tòa nhắc nhở rằng bị cáo phải quay lên phía trên nơi Chủ tọa. Nhưng Cù Huy hà Vũ đã phản ứng rằng: Khi người ta thẩm vấn hoặc nói với tôi, tôi quay về phía họ để nghe chăm chú, rõ ràng hơn, đó là phép lịch sự tối thiểu. Vì thế ông vẫn tiếp tục quay lại phía Luật sư và sau đó Tòa đã không nhắc về chuyện đó nữa.
Ls Trần Quốc Thuận dứt lời, Cù Huy Hà Vũ “Cảm ơn Luật sư”.

Kỳ 5

Bản bào chữa của ls Trần Quốc Thuận mở đầu cho phần trang tụng khá dài và gay gắt, Chủ tọa phiên tòa đã cắt, bỏ và liên tục thúc giục, cảnh cáo Ls nên đã gây sự căng thẳng ngay từ đầu cuộc tranh tụng.
Sau khi Ls Trần Quốc Thuận ngồi xuống với đề nghị HĐXX ban hành một bản án đúng quy định pháp luật. Một đề nghị đơn giản nhưng là cả một ước mơ cho phiên tòa.
Phần tranh tụng tiếp theo là của Ls Vương Thị Thanh, thuộc Đoàn Ls Hà Nội.
Rút kinh nghiệm phần tranh tụng của Ls Trần Quốc Thuận, ngay từ trước khi đọc bản bào chữa, Ls Vương Thị Thanh đã đề nghị mấy điểm như sau:
- Đề nghị Tòa tạo điều kiện để Ls trình bày đầy đủ bản bào chữa của mình.
- Trong đơn kháng cáo của ông Vũ ghi rõ: “Tôi kháng cáo toàn bộ bản án”.
Sở dĩ Ls Vương Thị Thanh nhắc lại điều này, là vì quá trình từ trước đến đó, Chủ tọa phiên tòa chỉ nhắm một số điểm để nhắc bị cáo và Ls rằng chỉ nói về những điểm kháng cáo còn những vấn đề khác chủ tọa không thích liền bị coi là không liên quan.
Chủ tọa phiên tòa lập tức yêu cầu Ls nói về những vấn đề chính, khi Ls trình bày lý do yêu cầu như trên, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu: Nếu Ls không trình bày, thì Ls ngồi xuống.
Không tin được, dù đó là sự thật: Tòa vi phạm luật, kết tội không cần đưa bằng chứng
Ls Vương Thị Thanh bắt đầu bài bào chữa của mình.
Ls: Sau khi nghiên cứu tài liệu, Ls đưa ra quan điểm:
- Việc khám xét, bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ là một kịch bản đã được sắp xếp từ trước.
Chủ tọa: Những hành vi vi phạm hành chính đề nghị Ls không nói đến. (?)
Ngay lập tức, các luật sư đồng loạt đề nghị có ý kiến phản đối Chủ tọa. Một cuộc tranh cãi râm ran rằng nếu phiên tòa xét xử mà không được nói đến việc tố tụng sai pháp luật thì nên xử cái gì? Nhiều người ngồi bên dưới ngán ngẩm lắc đầu khi Chủ tọa điều hành phiên xử nhưng luôn trong tư thế cầm cái kéo đối với bị cáo và các Ls của bị cáo.
Điều này cũng khá dễ hiểu vì ngay sau khi Cù Huy Hà Vũ bị bắt, trong một thông tin thì Trung tướng Hoàng Công Tư đã khẳng định rằng việc bắt giữ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là đúng pháp luật, không có chuyện theo dõi trước mà chỉ tình cờ kiểm tra hành chính, thấy có dấu hiệu quan hệ nam nữ. Như vậy việc khẳng định của Ls rằng khám xét, bắt giữ Cù Huy Hà Vũ là một kịch bản đã được sắp xếp từ trước là một vấn đề để Chủ tọa phiên tòa phải đặt ra một cách nghiêm túc khi xét xử.
Thế nhưng dường như việc ngồi nghe các Ls tranh tụng, đưa ra các ý bảo vệ thân chủ của mình là điều Chủ tọa phiên tòa không mặn mà và nhiều ý kiến là không cần thiết.
Chủ tọa: Ls chỉ nêu ý chính thôi.
Ls tiếp tục phần bào chữa của mình:
- Các tài liệu của ông Vũ đã bị cắt xén, làm sai lệch để kết tội ông Vũ.
- Cáo trạng vụ án đã nêu không đúng sự thật.
- Đến nay, 10 tài liệu của Vũ vẫn không được đưa ra để chứng minh việc phạm tội hay không. Nhưng Viện Kiểm sát đã cắt xén, làm sai lệch hồ sơ vụ án, làm thay đổi nội dung các chứng cứ, thay đổi nội dung phần trả lời phỏng vấn của ông Vũ.
- Ls nêu một số nội dung bài trả lời phỏng vấn của Cù Huy Hà Vũ, bài viết… đã bị Viện kiểm sát cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch bằng cách đọc trích dẫn cả hai bên, nguyên gốc và cáo trạng… Những điều Ls nêu ra làm cả phòng xử hết sức ngạc nhiên vì không ai nghĩ rằng lại có thể xảy ra những điều như vậy trong một vụ án quan trọng như thế này.
Những phản ứng thấy rõ trong những người được lựa chọn tham dự phiên tòa đã làm Chủ tọa phiên tòa có ý kiến.
Chủ tọa: Nội dung mà bị cáo nêu không liên quan đến nội dung phiên tòa.
Ở đây, có lẽ do lúng túng hoặc trạng thái tâm lý không ổn định hoặc đang suy nghĩ điều gì đó, nên Chủ tọa đã gọi nhầm Luật sư là bị cáo.
Ls Vương Thị Thanh tiếp tục nêu lên 12 điểm sai, sửa trong cáo trạng của VKSND làm sai lệch nội dung sự việc cũng như các chi tiết chứng minh việc vi phạm các thủ tục tố tụng hình sự ở phiên tòa sơ thẩm.
Chẳng hạn việc hỏi cung bị cáo có trước bản kết luận giám định là… 2 ngày.
Ls khẳng định: Ông Cù Huy Hà Vũ đã nói đúng các vấn đề về nhà nước và xã hội. Đồng thời, Ls đã nêu các dẫn chứng chứng minh điều ông Vũ đã nói. Dù ai có muốn bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì cũng không ai có thể giấu được các vấn đề thực tế đã xảy ra.
- Việc lấy các bài viết trong máy tính của ông Cù Huy Hà Vũ để làm căn cứ kết tội ông Cù Huy Hà Vũ là trái pháp luật hiện hành.
- Cù Huy Hà Vũ đã nói lên sự thật rằng chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là thối nát.
Chủ tọa: Những nội dung đó không liên quan đến vụ án (?)
Ls: Cù Huy Hà Vũ chỉ nói lên hiện trạng xã hội lấy đất của dân khắp nơi như trường hợp ở Sài Gòn, Cồn Dầu…
Đồng thời Ls đọc lại một số đoạn trong bài viết của Cù Huy Hà Vũ để chứng minh luận điểm của mình vừa nói.
Chủ tọa: Đề nghị Ls không đọc lại bài viết của bị cáo.
Ls: Tôi không đọc lại, tôi chỉ trích dẫn và phân tích các bài viết của Cù Huy Hà Vũ mà thôi.
Rồi Ls tiếp tục bài bào chữa với các nội dung:
- Ông Vũ đã thực hiện quyền công dân của mình.
- Tôi khẳng định ông Vũ đã viết đúng sự thật.
- Chúng tôi thấy những việc làm của ông Vũ là ích nước, lợi dân, không thể là có tội. Ông đã can đảm nói lên sự thật và nói lên những điều người khác đã không dám nói.
- Các lãnh đạo đã không tạo điều kiện cho công dân có thể tham gia điều hành đất nước.
- Nếu nói ông Vũ có tội, thì đó là tội yêu nước, thương dân và muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền.
- Đề nghị tuyên án: Cù Huy Hà Vũ không có tội và trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ.
Những điểm Ls nêu lên trước phiên tòa Cù Huy Hà Vũ làm nhấp nhổm nhiều người, làm xuýt xoa các “khán giả” đang ngồi xem phiên tòa dù các khán giả này đã được chọn lọc kỹ càng và luôn tỏ ra “kiên định ý thức” với bị cáo.
Luật sư Vương Thị Thanh kết thúc bản bào chữa của mình với nhiều đoạn bị cắt bớt, nhưng những điều đã trình bày nói lên một quan điểm rõ ràng: Cù Huy Hà Vũ không có tội và đề nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ. Đồng thời bản bào chữa cũng đã nêu lên nhiều khuất tất, nhiều vấn đề không hợp lý, việc vi phạm quy trình tố tụng của phiên tòa sơ thẩm.
Tiếp sau đó là phần bào chữa của Ls Trần Vũ Hải.
Cần nói rõ rằng, Ls Trần Vũ Hải đã từng bị chủ tọa phiên tòa sơ thẩm buộc ra khỏi tòa thì tưởng rằng tại phiên tòa này ông sẽ bớt gay gắt khi bảo vệ thân chủ của mình. Trái lại, ngay từ khi bắt đầu bản bào chữa, ông đã khẳng định: “Chúng tôi muốn làm rõ nhiều điều, để làm rõ sự thật của vụ án”.
Trước hết, Ls Trần Vũ Hải yêu cầu cung cấp chứng cứ vụ án. Chứng cứ vụ án ở đây bao gồm cả hai bao cao su đã qua sử dụng mà những ai theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ ngay từ đầu đã biết, đã được báo chí nhà nước đồng thanh đăng tải, coi đó là nguyên nhân ông bị bắt. Vì như phát biểu của một quan chức ngành công an – ông Hoàng Công Tư sau khi bắt ông Vũ thì việc bắt giữ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là đúng pháp luật, không có chuyện theo dõi trước mà chỉ tình cờ kiểm tra hành chính, thấy có dấu hiệu quan hệ nam nữ. Chính vì việc “tình cờ” này mà dẫn đến việc bắt giữ, vậy đây là chứng cứ của vụ án.
Khi nói đến những vấn đề này, Ls gặp thái độ căng thẳng ngay từ đầu của Chủ tọa phiên tòa. Nhiều lần Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Ls chỉ nói vấn đề chính, nhưng Ls Hải đã vẫn tiếp tục nói về những vấn đề yêu cầu HĐXX phải thi hành, và đã bị Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở.
Chủ tọa căng thẳng: Hội đồng xét xử sẽ yêu cầu cảnh sát đưa Ls ra ngoài tòa.
Ls: Tòa có cho trích dẫn Luật pháp hay không?
Chủ tọa: Không cho trích dẫn, yêu cầu đi vào nội dung.
Câu trả lời này làm nhiều người thắc mắc, tại Tòa mà không cho trích dẫn điều luật thì lấy gì làm căn cứ xét xử và bào chữa?
Ls: Chúng tôi muốn nói: Các cơ quan tố tụng đã vi phạm Luật Tố Tụng Hình sự.
Luật sư hỏi Viện Kiểm sát một số vấn đề trong cáo trạng, trong quá trình xét xử vụ án sơ thẩm, trong quy trình tố tụng mà theo ông thì đã bị vi phạm nghiêm trọng.
Những câu hỏi ông dành cho Viện Kiểm sát đã dồn mọi cặp mắt về hai vị đại diện VKS đang ngồi như phỗng ngay tại Tòa và vốn từ đầu đã bị các Ls, bị cáo tấn công dồn dập chỉ ra những sai phạm theo chiều hướng kết tội bị cáo khi làm sai lệch hồ sơ vụ án và quá trình theo dõi vụ án đã để ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng.
Chủ tọa: Nếu Ls không đồng tình với Viện Kiểm sát, thì Ls trình bày, không có quyền hỏi Viện Kiểm sát.
Ls Trần Vũ Hải tiếp tục nêu quan điểm bào chữa của mình:
- Kiến nghị, không thể là chống lại nhà nước.
- Nếu có những sai phạm mà được chỉ ra, thì có chấp nhận được không?
- Bài viết đang để trong USB chưa đưa vào sử dụng thì không thể gọi là tuyên truyền, mà ở đây chính cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát mới là nơi tuyên truyền các tài liệu này. Vì khi đưa ra để truy tố, chính họ đã tạo điều kiện để người khác biết đến tài liệu này.
- Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ và thấy rằng không có tài liệu nào có hành vi chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ls công bố một số điều luật liên quan đến vấn đề mà mình đang bảo vệ thân chủ, làm căn cứ biện hộ trong vụ án.
Chủ tọa: Yêu cầu Luật sư không công bố điều luật và giải thích điều luật tại phiên tòa.
Ls: Yêu cầu Viện Kiểm sát cho biết: Tội chống nhà nước là chống như thế nào? Điều 88 quy định về tội chống nhà nước, quy định những điểm như thế nào là chống nhà nước?
Các kiến nghị, các bài viết của Cù Huy Hà Vũ liên quan đến đảng như bàn về Đảng cầm quyền, thì bên đảng có đầy đủ các bộ phận, ban ngành, nhưng chưa có bất cứ ai bác bỏ được quan điểm của Cù Huy Hà Vũ đưa ra.
Bản án sơ thẩm đã chứng tỏ Tòa sơ thẩm không độc lập trong xét xử, không đọc các tài liệu mà chỉ làm theo Viện Kiểm sát.
Phần tranh tụng của Ls Trần Vũ Hải mạnh mẽ và khá dài, nhiều khi gây nóng cả không khí trong phiên tòa dù ông ở vào thế luôn bị cắt ngang và nhiều lần bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, dọa đưa ra khỏi phòng xử án.
Có những lúc, lực lượng cảnh sát đã như được khởi động, sẵn sàng làm lại cú đúp việc đưa ông ra khỏi tòa. Nhưng ông đã không sợ hãi và vẫn mạnh mẽ bảo vệ thân chủ theo quan điểm của ông.
Quan điểm của Luật sư: Tòa Phúc thẩm cần tuyên hủy bản án, tuyên Cù Huy Hà Vũ là vô tội.
Với ba Ls đã đọc bản bào chữa, không khí căng thẳng trong phiên tòa có nhiều lúc đến tột độ qua cách điều hành của Chủ tọa phiên tòa, ông Chủ tọa luôn đặt mình vào tình thế căng thẳng và cảnh giác. Cảnh giác khi các Ls động đến các điều luật mà Phiên tòa sơ thẩm đã vi phạm cũng như những bài viết của Cù Huy Hà Vũ đã động thẳng đến những vấn đề nhạy cảm nhất như hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, bài viết bàn về đảng cầm quyền, bài “Tam quyền nhất lập đồng lòng hại dân” mà các Ls đã lấy nhiều ví dụ để chứng minh sự đúng đắn, việc kiến nghị với QH bị đem ra làm căn cứ kết tội là trái pháp luật…
Đồng thời với việc chứng minh những vấn đề đã đề cập nói trên, họ đồng thanh nói rõ: Cù Huy Hà Vũ vô tội theo đúng luật pháp Việt Nam. Điều này quả là “không thể chấp nhận được” ở những phiên tòa kiểu này.
Có lẽ vì vậy mà phiên tòa công khai này được tiến hành theo phương thức chúng ta đã biết chăng?
Những phán đoán của ông Vũ sẽ được thực hiện trên thực tế?
Sau phần bào chữa, tranh tụng của Ls Trần Vũ Hải là phần bào chữa của Ls Trần Đình Triển.
Ông đứng dậy phát biểu rằng: “Mặc dù các Ls chưa được bày tỏ quan điểm hết, nhưng tôi hoàn toàn nhất trí với các Ls. Chúng tôi đã cố gắng bình tĩnh nhưng nhiều khi đã không chịu nổi nữa”.
Ls Trần Đình Triển nói đại ý rằng: Chúng tôi muốn tìm ra sự thật, muốn tìm hiểu một cách khách quan sự thật như thế nào và tại phiên tòa là nơi để tìm ra sự thật đó.
Ls: Ông Cù Huy Hà Vũ đã kháng cáo toàn bộ bản án.
Chủ tọa: Yêu cầu Ls không nói về vấn đề vi phạm hành chính.
Sau quá trình theo dõi phiên tòa này từ đầu, tôi mới hiểu rằng ông Chủ tọa kỵ nhất và hay yêu cầu “không nói về vấn đề vi phạm hành chính” tức là không được nói về việc bắt giữ với “hai bao bao su đã qua sử dụng” – điều mà Cù Huy Hà Vũ coi là vết nhơ lần đầu tiên có trong lịch sử hình sự thể giới.
Ls: Điều Chủ tọa vừa nói, chứng tỏ Tòa đã không đọc hồ sơ bản án.
Điều ông nói làm cả phòng xử án ngạc nhiên, khi ông giơ cao bản án và đọc rõ ràng: “Vào hồi 0 giờ 5 phút, tại khách sạn Mạch Lâm…”, như vậy những điều chúng tôi đang nói đến không phải không nằm trong vụ án kháng cáo hôm nay.
Chủ tọa đe dọa: Chúng tôi sẽ xử lý.
Ls: Xử lý như thế nào? Ông định đuổi tôi ra khỏi đây cho xong chứ gì? Ông đừng dọa tôi, kể cả chết.
Sau đó, Ls tiếp tục:
Ls: Phiên tòa này đã vi phạm Luật Tố tụng hình sự khi không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Ls Nguyễn Thị Dương Hà. Lý do được ông giải thích rõ ràng theo điều luật không được tiết lộ bí mật điều tra trong quá trình điều tra. Nhưng ở phiên tòa sơ thẩm, ông và Ls Nguyễn Thị Dương Hà chỉ được cấp giấy chứng nhận sau khi đã kết thúc quá trình điều tra chuyển sang Viện Kiểm sát. Như vậy không thể nói là tiết lộ bí mật điều tra và như vậy, việc thu hồi, không cấp giấy phép bào chữa cho Ls Nguyễn Thị Dương Hà sau khi kết thúc điều tra và tại phiên tòa là trái với pháp luật quy định và vi phạm Luật Tố tụng hình sự.
- Chủ tọa phiên tòa đã đọc sai điều luật ngay tại phiên tòa này.
- Chủ tọa phiên tòa đang vi phạm pháp luật tại phiên tòa này.
- Đến nay, việc khám xét nhà của ông Cù Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên phủ – Hà Nội vẫn chưa được Viện Kiểm sát nhân dân phê chuẩn. (Cả phòng xử án ồ lên ngạc nhiên).
- Hội đồng sơ thẩm đã vi phạm pháp luật Tố tụng hình sự khi đã không có một phiên tòa độc lập, khách quan theo yêu cầu luật pháp.
Ông chứng minh bằng việc đưa ra bản Cáo trạng và bản án sơ thẩm, những chỗ sai hoàn tòa giống hệt nhau. Chứng tỏ rằng Tòa chỉ viết lại theo những gì VKS đã viết mới có tình trạng đó.
- Cách lập luận về việc thu hồi giấy bào chữa của Ls Nguyễn Thị Dương Hà là trái pháp luật.
- Theo luật pháp Việt Nam và Quốc tế thì cơ quan báo chí là nơi chịu trách nhiệm về việc đưa các thông tin của mình, tại sao không nói đến các cơ quan báo chí đã đăng tải các bài viết của Cù Huy Hà Vũ?
- Để đánh giá các bài viết, thì bài viết phải đầy đủ. Việc cắt xén sẽ không phản ánh được nội dung của bài viết đó.
Ông lấy một số ví dụ về ngôn ngữ khi bị cắt xén sẽ làm sai lạc nội dung để chứng minh điều ông vừa nói.
- Tóm lại: Ls bác bỏ toàn bộ hồ sơ vụ án này vì vi phạm pháp luật với những lý do sau đây:
- Bản Cáo trạng không nêu được là Cù Huy Hà Vũ đã nói đúng hay nói sai.
- Bài viết của Cù Huy Hà Vũ là ý kiến, là sáng kiến.
- Cáo trạng chưa phân tích được cái gì đúng, cái gì sai của ông Vũ.
- Ai cấm các đề xuất, đề nghị? Nếu xã hội không được đề nghị thì sẽ ra sao?
- Cáo trạng đã nhầm lẫn giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận.
- Công ước Quốc tế về quyền con người phải được tôn trọng.
- Cù Huy Hà Vũ đã nói về Biển Đông cách đây 4 năm, hiện đang diễn ra đúng như ông đã nói.
- Những phán đoán của ông Cù Huy Hà Vũ, tôi tin rằng sẽ được thực hiện trên thực tế.
- Đây là sự oan sai và đi ngược lại lợi ích của dân tộc và Nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình bào chữa, biện luận của Ls Trần Đình Triển, mỗi lần ông đưa ra một luận cứ hoặc một chứng cứ, trong phòng xét xử càng căng lên để theo dõi. Người ngồi gần cạnh tôi luôn lắc đầu khi Ls đưa ra những tình tiết chứng minh việc vi phạm pháp luật tố tụng, miệng lẩm bẩm: “Thế này thì kết tội sao được”. Sau đó anh ta trấn an tôi: “Bình tĩnh, Tòa sẽ buộc phải ghi nhận và nghiên cứu kỹ những vi phạm này”.
Còn tôi, vốn bình tĩnh hơn khi biết rằng những lập luận, bào chữa của các Ls là chắc chắn, có cơ sở vững chắc trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Nhưng tôi không hi vọng nhiều như anh cán bộ ngồi bên tôi.
Vì cuối cùng thì HĐXX mới là người có quyền quyết định vấn đề, việc tranh tụng, bào chữa có ý nghĩa gì hay không, chưa hẳn đã phụ thuộc vào nội dung như vừa diễn ra.

Kỳ 6

Sau phần tranh tụng, bào chữa của các Ls, nhất là Ls Trần Đình Triển, không khí trong phòng xử án căng như dây đàn. Bởi chủ tọa phiên tòa, Viện Kiểm sát từ thế chủ động tố tụng kết án, chủ động điều khiển phiên tòa… đã bị các Ls đẩy vào trạng thái bị động bằng chính những luận cứ, chứng cớ và các điều luật cách rõ ràng. Ở đó họ chứng minh Chủ tọa phiên tòa đang vi phạm luật pháp, phiên tòa đang vi phạm các điều luật trong bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sự lúng túng thể hiện rõ nhất là khá nhiều lần, Chủ tọa phiên tòa cứ nhầm lẫn linh tinh như gọi Ls là bị cáo…
Dù phía dưới, thân nhân của bị cáo Cù Huy Hà Vũ là con số hết sức khiêm tốn, đa phần là “nhân dân” được chọn đi dự tòa và công an, nhưng cha ông ta đã nói là “nói phải thì củ cải cũng nghe” nhiều người ngán ngẩm lắc đầu mỗi khi Ls chỉ ra những điều sai phạm theo các điều luật.
Cù Huy Hà Vũ tự bào chữa
Sau khi các Ls xong phần tranh tụng của mình thì đến phần bị cáo Cù Huy Hà Vũ tự bào chữa. Ngay khi bắt đầu được nói, Cù Huy Hà Vũ (CHHV) đã yêu cầu:
CHHV:  Đề nghị trả tôi văn bản tự bào chữa.
Chủ tọa: Đã có 4 luật sư rồi nên không cần cung cấp bản tự bào chữa nữa. (?)
Không biết bộ luật TTHS có ghi điều nào quy định là đã có luật sư thì bị cáo không cần văn bản tự bào chữa cho mình hay không, tôi chỉ biết mọi người nhìn nhau ngơ ngác khi Chủ tọa phiên tòa tuyên bố điều này.
CHHV: Tôi đã yêu cầu ngay từ đầu là đưa trả tôi văn bản tự bào chữa của tôi và các bộ luật, tài liệu để tôi nghiên cứu và tự bào chữa. Không đưa cho tôi văn bản và các bộ luật để tôi tự bào chữa tại phiên tòa, có vi phạm pháp luật không?
Chủ tọa: Tòa chỉ yêu cầu bị cáo bổ sung, vì đã có 4 Ls bào chữa rồi.
CHHV: Đây là vụ án hoàn toàn trái pháp luật, vì đã được khởi tố và thu thập chứng cứ trái pháp luật. Chứng cứ cho phiên tòa phải được thu thập đúng trình tự pháp luật mới có giá trị xét xử.
- Việc khống chế máy tính của tôi để lấy tài liệu rồi in ra là việc làm bất hợp pháp.
- Do việc bắt giữ đã dựa trên việc lấy chứng cứ bất hợp pháp nên đó là việc làm bất hợp pháp.
- Tôi thấy Tòa cũng mệt nên tôi thông cảm, nhưng tôi là người quan trọng nhất trong buổi tòa ngày hôm nay, tôi mà bị kết án, thì hội đồng xét xử cũng sẽ bị kết án như thế.
- Vì tôi không có hành vi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật quy định là nhà nước của dân, do dân và vì dân…
- Trong mọi bài viết, trả lời của tôi không có nội dung nào chống lại nhà nước của dân, do dân, vì dân như pháp luật quy định.
- Tòa và Viện Kiểm sát phải tìm ra được chỗ nào là chỗ chống nhà nước, nếu không thì không thể kết luận tôi có tội.
- Tôi khẳng định gia đình và tôi chiến đấu cho nhà nước Việt Nam từ bao đời nay.
- Tôi viết về Đảng, về cuộc chiến tranh thì không có nội dung nào chống lại nhà nước CHXHCNVN. Còn Chủ nghia xã hội, Chủ nghĩa Mác – Lenin không phải là nhà nước.
Chủ tọa: Thì các Ls đã nói rồi.
CHHV: Tôi là người đang dự bị đi tù nên tôi phải nói.
- Vấn đề đa đảng, đảng không phải là nhà nước.
- Chủ nghĩa Xã hội là phản quy luật xã hội.
Sau đó, Cù Huy Hà Vũ nói thêm một số vấn đề để tự bào chữa, dù ông không được có bản tự bào chữa mà ông viết sẵn, không có các bộ luật cần thiết để trích dẫn, dẫn chứng, không có giấy bút để chuẩn bị cho việc bào chữa của mình.
Nhưng việc tranh luận tự bào chữa của ông chứng tỏ trí nhớ siêu việt và chính xác của ông tại phiên tòa này.
Đến đây, Chủ tọa phiên tòa tuyên bố cắt đứt phần tranh tụng để chuyển sang phần đối đáp.
Đối đáp, VKS kết tội sai điều luật truy tố
Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu, phần này không hề được Tòa nhắc nhở “dừng lại”, “nói đúng nội dung”, hay “không nằm trong vụ án” như khi các Ls hoặc bị cáo phát biểu. Nội dung của VKS đưa ra là:
- Sau khi đã nghe các Ls và bị cáo tranh luận, VKS thấy cần tranh luận một số nội dung như sau:
- Tất cả các vấn đề VKS kết luận đầu phiên tòa sẽ không tranh luận lại.
- Việc bị cáo phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước theo bản án như thế nào?
- Theo đề nghị của Ls và bị cáo, rút một số bài viết khỏi các đầu tài liệu được dùng khởi tố. Viện Kiểm sát khẳng định các tài liệu mà bị cáo và Ls đề nghị rút thì thấy rằng như quan điểm của VKS thì các tài liệu đó đều mang nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Vì vậy 10 tài liệu dùng là có cơ sở.
- Bài “Hòa giải…” hồ sơ thể hiện và kiến nghị có nội dung khác, là 2 tài liệu khác nhau, nên yêu cầu của bị cáo rằng đây là bản kiến nghị là không chính xác…
- Về nội dung có phạm tội hay không, bị cáo và Ls đều cho rằng đó là việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, không chống nhà nước, đảng CS, không xuyên tạc chính sách… Nhưng trong thực tế, 10 bài viết và trả lời phỏng vấn đều có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân, đảng CSVN.
Theo từ điển Pháp luật, nhà nước chính là bộ máy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… Hiến pháp quy định quyền lực nhà nước là thống nhất, trong đó có việc phân công trong hành pháp và tư pháp, lập pháp.
Trong các bài viết của Cù Huy Hà Vũ đã có hành vi bội nhọ, phỉ báng cơ quan nhà nước rằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là chế độ độc tài.
CHHV: Đúng là độc tài.
Viện kiểm sát: – Hành vi của bị cáo vi phạm công ước Quốc tế, điều 1: Mọi dân tộc có quyền tự quyết định…  vi phạm Hiến pháp, điều 2, 12…
- Bị cáo phỉ báng thể chế chính trị này là chống nhà nước.
- Đây rõ ràng có hành vi xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
- Điều 2 Luật báo chí: Không ai được dùng tự do ngôn luận để xâm hại lơi ích… (Điều này chắc VTV chưa đọc nên mới có chương trình Nhận diện về phiên tòa này chăng?)
- Điều 19, khoản 2: Mọi người đều có quyền… Bị cáo thực hiện quyền của mình, nhưng quyền phải đi đôi với nghĩa vụ…
- Bị cáo đã phạm điều 2, điều 12 của Hiến pháp: Nghĩa vụ công dân…
- Kích động hằn thù Bắc – Nam
- Án sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội.
- Về một số sai sót trong vụ án sơ thẩm xét thấy bản án sơ thẩm và Cáo trạng có 1 vài sai sót về chính tả, từ ngữ… nhưng về cơ bản không làm thay đổi nội dung bản án. Do đó, không có cơ sở để tuyên hủy bản án.
Khi VKS đọc các ý kiến của mình, khỏi phải nói đến sự ngạc nhiên của các luật sư cũng như những người dự tòa về việc VKS đã nói sai nội dung đang truy tố.
Ngay sau khi VKS dứt lời, thì Ls Trần Đình Triển đề nghị được phát biểu. Ông nói:
- Đề nghị Viện kiểm sát xem xét lại. Vụ án truy tố theo điểm C, khoản 1 điều 88 của Bộ Luật Hình sự là Chống nhà nước CHXHCNVN. Nhưng trình bày của VKS tại Tòa hôm nay, đã chuyển sang điều khoản khác của Bộ luật hình sự (xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân… ở khoản a của điều luật này). Việc sai này là điều không thể chấp nhận được tại phiên tòa. (cả phòng xử xôn xao, VKS lúng túng).
- Đề nghị VKS theo điều 64 là thu thập chứng cứ phải theo đúng trình tự pháp luật quy định. Việc sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ thì sao?
- Đây rõ ràng là sự thiếu hiểu biết về pháp luật của công tố viên. Như vậy mà dám đi tranh tụng?
- Cù Huy Hà Vũ có quyền lưu trữ những vấn đề liên quan đến mình, đó là quyền dân sự. Chẳng hạn một người hàng xóm chửi mình, nói xấu mình mình có quyền lưu lại những thứ đó mà không có tội gì.
Chủ tọa: Ls không được dùng lời lẽ xúc phạm đến VKS.
Ls Trần Đình Triển: Tôi không xúc phạm, tôi đang nói đúng ý đảng và lòng dân. Một công tố viên mà trình độ pháp luật thế này thì không có án oan mới là chuyện lạ…
Chủ tọa: Yêu cầu không nói lại.
Ls: Chủ tọa có theo dõi phiên tòa không? Yêu cầu Chủ tọa phiên tòa phải làm đúng quy định của pháp luật. Tôi sẽ đọc điều 218 của bộ luật TTHS.
Chủ tọa: Đề nghị Ls không đọc điều luật.
Ls: Việc kiến nghị trả tự do cho tù nhân chính trị đây là vấn đề nhân đạo và là kiến nghị, nên không thể đưa ra kết tội.
- Văn bản nào của nhà nước đã quy định người dân được nói gì? và cái gì không được nói?
- Nói chống nhà nước? Chống như thế nào?
Ls Trần Đình Triển giải thích một số khái niệm về việc chống, về cấu thành tội phạm phải như thế nào…
Chủ tọa: Đề nghị Ls không giải thích.
Ls: Tại sao lại đưa ra kết tội Chống nhà nước, trong khi đang nói về một khái niệm về Luật học?
- Câu nói “kích động phần tử tội phạm và một nhóm của chế độ CH miền Nam trước đây…”. Đề nghị VKS đưa ra là nhóm người nào, ở đâu? Ở California hay ở đâu?… Cần phải chỉ rõ, chứ không thể nói chung chung để đưa ra kết tội.
- Viện kiểm sát cho rằng: Không thay đổi nội dung phiên tòa. Nhưng thực tế là có thay đổi. Chẳng hạn Cù Huy Hà Vũ không hề nói: “Đại hội 11 là Đại hội cuối cùng”, nhưng Cáo trạng lại có câu đó?
Đến đây, có lẽ sự ngạc nhiên đến sửng sốt của tất cả mọi người đã đến tột đỉnh khi những câu nói được bịa đặt đến cỡ này nhưng đã đưa vào cáo trạng để truy tố một con người mà VKS vẫn tỉnh bơ là “không làm thay đổi nội dung”
Sự ngán ngẩm đến mức, một người ngồi bên tôi hỏi: “Anh có biết hai tay bên Viện Kiểm sát tên là gì không. Tôi cần phải ghi lại hai cái tên này?”
Sau Ls Trần Đình Triển là Ls Vương Thị Thanh, Ls Thanh có ý kiến như sau:
- Yêu cầu VKS giải thích cho từ “độc quyền” và “tiếp tục” có khác nhau không? Nếu nói hai từ này thay thế nhau là sai sót không ảnh hưởng nội dung, thì tôi không đồng tình, Viện Kiểm sát giải thích như thế nào?
- VKS cho rằng ông Vũ đã phỉ báng chính quyền nhân dân thì phỉ báng như thế nào? Ls Thanh nêu một số dẫn chứng và kết luận.
- Vậy tuyên truyền như thế nào và phỉ báng ở chỗ nào?
Tiếp theo Ls Vương Thị Thanh là Ls Trần Vũ Hải, ông đặt vấn đề:
- Đề nghị VKS đừng quên điều 69 Hiến pháp Việt Nam.
- Có luật nào ở VN nói về ngôn luận không?
- Có luật nào công dân không được đề xuất hủy bỏ Hiến pháp không?
- Tại sao các sai phạm của bản án sơ thẩm và cáo trạng giống hệt nhau? Điều này chứng tỏ HĐXX đã không độc lập.
- Vụ Trần Khải Thanh Thủy có đoạn đề nghị rằng: Đây là tin báo và yêu cầu VKSND Tối cao vào cuộc… Đã có ai giải quyết chưa? Chưa giải quyết thì tại sao lại kết luận là chống phá?
- Viện Kiểm sát có trách nhiệm công bố các tài liệu không?
Luật sư Trần Quốc Thuận thì phát biểu về việc ghép tội nhầm điều luật của Viện Kiểm sát:
- Viện kiểm sát dùng chữ “xuyên tạc, phỉ báng” là truy tố bị cáo theo điểm A, trong khi Tòa đang xử theo điểm C của điều 88 BLHS.
Luật sư Vương Thị Thanh ý kiến tiếp:
- Đề nghị VKS giải thích những sai sót trong cáo trạng?
Liên tiếp những vấn đề đặt ra, vấn đề nào cũng nghiêm trọng, nặng nề dồn vào Viện Kiểm sát với những sai sót không thể chấp nhận được và có nguy cơ làm vỡ những vấn đề VKS đã kết luận chắc như đinh đóng cột làm hai cán bộ VKS hết sức lúng túng.
Lúng túng đến độ cán bộ VKS gọi các Ls là “các bị cáo”, cả hội trường chăm chú nhìn vào hai cán bộ này xem họ tranh tụng lại như thế nào và hi vọng sẽ có những lập luận sắc bén của những người giữ vai trò công tố.
Nhưng, dường như sự trông đợi đó chỉ là sự mơ mộng hão huyền. Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu không tranh luận điều gì ngoài những một câu xanh rờn: “Những vấn đề tranh luận của Viện Kiểm sát đã khá đầy đủ”.
Chỉ có thế, còn đầy đủ ở đâu, khi nào thì… tự hiểu lấy.
Cả phòng xử ngạc nhiên nhìn cách tranh tụng của Viện Kiểm sát, người ngồi bên tôi, tóc cắt ngắn vuông vức vẫn chăm chú theo dõi phiên tòa nay ớ người quay lại: “Thôi được rồi, HĐXX sẽ phải hiểu rằng không thể chấp nhận được sự kết tội kiểu này đâu. Sinh ra HĐXX thì họ phải nghe và họ vừa bảo là HĐXX sẽ xem xét mà”.
Tôi mỉm cười, đây mới thật đúng là quần chúng tốt, anh ấy cố tình tin cho đến cùng điều anh ta nghĩ là đúng. Có lẽ chăm chú, nhưng anh ta không nhìn thấy cách điều hành và thái độ của Chủ tọa phiên tòa như thế nào từ sáng đến nay.
Và anh ta vẫn tin phiên tòa có một kết quả tốt đẹp dựa trên kết quả tranh tụng vừa qua.
Kết án, vọng lời của Cựu Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao: Xử kiểu gì cũng được
Cù Huy Hà Vũ tiếp tục ý kiến:
- Tôi đã không gây thiệt hại cho nhà nước CHXHCNVN, vì nếu có thì nhà nước đã thiệt hại như thế nào? Tôi đã đề nghị Chủ tịch nước tham dự phiên tòa với tư cách là người đại diện cho Nhà nước, nhưng đã không được trả lời. Vì thế không thể cấu thành tội phạm chống Nhà nước CHXHCNVN.
Rồi ông nói tiếp:
- Tôi không sợ bị ghép tội, tôi không sợ chết, nhưng cần phải tố tụng đúng để không có những người bị oan như tôi.Cho đến giờ, Viện Kiểm sát cũng không chứng minh được tôi có tội như thế nào.
Chủ tọa phiên tòa: Cho bị cáo nói lời sau cùng.
Cù Huy Hà Vũ: “Tôi, Cù Huy Hà Vũ, khẳng định trong những bài viết, trả lời của tôi đều nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các thuộc tính: Pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất “vì chỉ có một chủ nhân là nhân dân, thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như Điều 2 Hiến pháp định nghĩa.
Tôi hoàn toàn vô tội.
Do đó, nếu Tòa án kết án tôi với lý do các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi có nội dung đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên đa Đảng, đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội gắn liền với chủ nghĩa Mác Lê Nin, về việc khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… không gì khác hơn là sự trả thù, đàn áp của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết, đối với tôi.
Do đó, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính mạng của tôi trong thời gian tôi bị cầm tù và nếu tôi chết vì bất kỳ lý do nào trong thời gian bị cầm tù thì Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước hết, phải bị nhân dân Việt Nam xét xử theo nguyên tắc “ Sát nhân giả tử – Giết người thì phải đền mạng”
Anh chỉ nói được đến đây, thì anh bị cảnh sát dẫn đi để tòa nghỉ nghị án. Khi đó là 17h50 phút.
Cả phòng xét xử tập trung ra ngoài, những câu chuyện khá râm ran tại mọi góc, mọi nơi, những ánh mắt nhìn nhau nhưng không dám nhìn thẳng, những chi tiết của phiên tòa được bàn tán.
Đứng với các Ls của Cù Huy Hà Vũ, tôi thấy chị Dương Hà rất bình tĩnh và kết quả phiên tòa hình như không làm họ quan tâm lắm. Tôi hỏi một Ls về chuyện bài viết của Cù Huy Hà Vũ khi chưa viết xong, được đưa ra kết tội thì có ý nghĩa gì? Ông nói:
- Việc đó là bậy bạ, làm gì có chuyện kết tội cái bào thai vì có thể sau này nó thành tướng cướp?
Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện hồi xưa tôi được nghe thời bao cấp: Một đoàn cán bộ vào bắt và lập biên bản một bà già vì tội nấu rượu lậu, nguyên nhân là xét trong nhà bà có bộ nồi nấu rượu. Sau khi cán bộ lập biên bản tội nấu rượu lậu xong, thì bà già yêu cầu cán bộ và nhân dân lập thêm biên bản thứ hai về tội hiếp dâm. Cán bộ ngạc nhiên hỏi vì sao bà nói đến cái tội đó, ai hiếp dâm ở đây? Bà già thong thả trả lời: “Tôi chỉ có dụng cụ nấu rượu mà bị khép tội nấu rượu lậu. Vậy thì yêu cầu lập biên bản về tội cán bộ hiếp dâm tôi vì hiện nay, cán bộ đang mang dụng cụ hiếp dâm vào nhà tôi”.
Cuối cùng thì cán bộ phải hủy bỏ biên bản bà già nấu rượu lậu.
Có lẽ thời xưa, một bà già ít học và anh cán bộ dốt nát kia chỉ có những lý lẽ đơn giản vậy nhưng vẫn biết việc làm sai và phục thiện.
Vậy thì thời nay, các quan tòa, các công tố viên bằng cấp đầy mình, lý luận đầy mình mà chẳng lẽ không nhìn ra sự thật hay sao?
Nếu cứ kết tội kiểu này, thì điều chắc chắn là ai cũng có thể bị kết tội, ít nhất là tội ỉa bậy vì bất cứ lúc nào, tôi cũng sẵn sàng lôi được từ trong người anh ra một đống… phân người. Mà đã có phân, thì cũng có thể ỉa bậy chứ sao.
18h30 phút, Tòa tập trung tuyên án.

Trái với những chứng cứ hiển nhiên mà các Ls đã đưa ra, cụ thể và chi tiết theo các điều luật rõ ràng, Tòa vẫn kết luận:
- CQĐT không vi phạm thủ tục tố tụng hình sự.
- Tòa án Nhân dân Hà Nội không vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
- Các tài liệu không cần phải giám định.
- Tại tòa Cù Huy Hà Vũ đã thừa nhận có quan điểm trái với đường lối của Đảng và Nhà nước VN.
-…
- Giữ nguyên mức án sơ thẩm.
- Cù Huy Hà Vũ phải chịu án phí: 200.000 đồng.
Tôi giật mình nhớ câu nói của ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án tòa tối cao trước Quốc Hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”.
Cù Huy Hà Vũ giơ tay: Tổ quốc và Nhân dân phá án cho tôi, Người Việt Nam yêu nước Cù Huy Hà Vũ!
Cảnh sát ập tới lôi anh đi, cả phòng xử không ai bảo ai, lặng lẽ đi ra ngoài.
Chủ tọa, thẩm phán, đại diện Viện Kiểm sát… lục tục ra về. Tôi chợt nghĩ: Họ đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đêm nay và cả những đêm sau, họ có ngủ ngon hay không và có nhớ đến phiên tòa này?
Còn Cù Huy Hà Vũ, có thể anh sẽ đối mặt với những tháng năm tù tội kéo dài, vất vả gian nan. Nhưng tôi tin rằng anh đang rất thanh thản.
Tôi bước ra khỏi phiên tòa, khi lực lượng cảnh sát, dân phòng, xe cộ, công an chìm, nổi dày đặc khắp mọi ngả đường. Phía trong tòa, các lực lượng báo chí, bảo vệ, nhân viên rầm rập đi lại.
Tôi chợt nghĩ đến con số 200.000 đồng án phí. Hai trăm ngàn đồng của bị cáo Cù Huy Hà Vũ mà huy động được lực lượng, phương tiện khủng khiếp như thế này thì ai bảo là đồng tiền Việt Nam mất giá?
Hà Nội, ngày 9/8/2011
J.B Nguyễn Hữu Vinh

1179. Những cuộc biểu tình không còn hiếm hoi ở Việt Nam

Asia Sentinel

Những cuộc biểu tình không còn hiếm hoi ở Việt Nam

Tác giả: David Brown
Người dịch: Đan Thanh
Hiệu đính: David Brown
30-7-2012
Mạng xã hội bắt đầu đẩy khuynh hướng đối lập vào chế độ
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều 79: Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Vài chủ nhật qua, các hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin về những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Những người biểu tình – vốn bị công an theo dõi chặt chẽ, chưa bao giờ đạt con số hơn vài trăm người – đã tuần hành ở Hà Nội và TP.HCM để phản đối hành động khiêu khích của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông, nơi yêu sách chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc bị chồng lấn.
Lúc nào cũng vậy, AFP, Reuters, AP và những hãng thông tấn khác gọi các cuộc biểu tình này là “hiếm có”. Tất cả đều sai. Mặc dù một thăm dò gần đây của một số học giả Việt Nam không thu hút được những người quá thận trọng, nhưng đã hình thành một sự nhất trí chung rằng các cuộc biểu tình đã trở nên tương đối phổ biến ở Việt Nam.
Biểu tình thông thường hiếm khi gây được sự chú ý của các hãng tin phương Tây. Một phần là vì phóng viên báo chí phương Tây bây giờ cũng hiếm [ở Việt nam]. Chỉ có các hãng thông tấn là tiếp tục cử nhân viên đến Việt Nam công tác.
Đối với các sự kiện lớn – như hội nghị khu vực Đông Nam Á, hay đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng hạn – chỉ có thêm vài chục phóng viên từ các tờ báo lớn của phương Tây bay đến Việt Nam để viết vài bài báo. Tuy nhiên, trong thời đại này, khi mà doanh thu của báo chí chính thống [quốc tế] bị thu hẹp, thì quả thật đưa tin về Việt Nam cũng chẳng đáng để họ phải nỗ lực.
Nói chung là họ đã bỏ lỡ một câu chuyện hay. Không phải chỉ là câu chuyện về sự phẫn nộ [của người Việt] trước chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc.
Chế độ [Cộng sản] Việt Nam cho rằng họ thích hợp cai trị đất nước và cũng như để duy trì quyền cai trị của mình, họ dựa vào thành tựu của một học thuyết kinh tế, theo đó khu vực tư bản thị trường tự do bị trói buộc vào khu vực quốc doanh kém hiệu quả, và cả hai đều bị tham nhũng hoành hành. Cái “chủ nghĩa xã hội định hướng thị trường” này, cho đến gần đây vẫn tạo ra tăng trưởng GDP trung bình 7% mỗi năm.
Gần như hoàn toàn đi theo con đường của Trung Quốc, nhưng tụt hậu một cả một thế hệ, Việt Nam đã trở thành một trong các công xưởng của thế giới. Tuy nhiên, suy thoái toàn cầu cộng với hai đợt lạm phát tệ hại kể từ năm 2008 tới nay đã giảm bớt thành tích đó. Tăng suy trưởng yếu, người dân Việt Nam ngày nay sẵn sàng hơn để đặt câu hỏi về tính hợp pháp của một hệ thống chính trị mà trong đó chỉ có 3% dân số được vào Đảng Cộng sản thì mới có quyền tham gia chính trị.
Hàng ngàn nhà máy và phân xưởng, nơi lắp ráp dụng cụ, may quần áo và giày dép cho khách hàng nước ngoài – nhiều công xưởng giống như là bóc lột công nhân – càng khốn đốn vì những cuộc đình công tự phát. Gần 1000 cuộc đình công như thế đã nổ ra trong năm 2011, gấp đôi so với 2010 và gấp bốn lần so với mức trung bình của 16 năm qua, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Thông tin trên blog và báo chí [trong nước] cho thấy, tình hình tương tự như các cuộc biểu tình chống việc “chuyển mục đích sử dụng đất” – tịch thu những mảnh ruộng nhỏ để lấy đất làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân gôn, v.v.
Các khiếu nại điển hình là do đền bù quá tệ, trong khi quan chức tham nhũng và các cấp quản lý tìm cách hưởng lợi lớn.
Thất bại trong việc đòi công lý ở cấp địa phương, những người dân đau khổ có thể sẽ ngồi ở trước cổng cơ quan chính quyền địa phương hoặc trung ương để phản đối, hoặc cắm lều ở công viên thành phố. Xung quanh họ là các biểu ngữ, bảng hiệu, nói lên nỗi bất mãn của họ. Họ hy vọng có thể làm các cấp chính quyền phải xấu hổ mà tìm giải pháp xử lý. Trên thực tế, điều đó hiếm khi xảy ra; ít khi họ được phép ngồi lâu hơn vài giờ đồng hồ.
Hình ảnh những người biểu tình tụ tập trước cổng cơ quan, cổng tòa án hay một công trình xây dựng nào đó, ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những vụ việc như thế mang tính chất của đám đông tự phát – các cổ đông, chủ nợ, người khiếu kiện, hoặc những cá nhân bị mất ruộng đất, nhà cửa giận dữ, tập họp lại rất nhanh, giơ cao những khẩu hiệu, áp phích viết tay, và thường là họ bị đuổi đi ngay khi công an huy động được lực lượng đông đảo để trấn áp.
Biểu tình như vậy luôn [bị xem là] bất hợp pháp. Mặc dù hiến pháp Việt Nam bảo đảm công dân có quyền tự do tập hợp, nhưng các nghị định hướng dẫn thực thi hiến pháp thì lại cấm việc thành lập tổ chức nếu không được phép của chính quyền. Và mặc dù hiến pháp nêu rõ rằng công dân có quyền biểu tình, nhưng trên thực tế người dân chỉ được làm như thế sau khi đã xin được giấy phép tuần hành trước vài tuần.
Công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi cuộc chơi
Trước khi Internet bắt đầu có mặt rộng rãi ở Việt Nam cách đây một thập kỷ, người dân hầu như không có ý thức gì về biểu tình bên ngoài làng, xã của họ. Do đó, vào cuối năm 1997, khi hàng chục nghìn nông dân bao vây trụ sở ủy ban nhân dân huyện ở Thái Bình, một tỉnh không xa Hà Nội trong hàng tuần, công chúng chỉ có thể đoán những gì đang xảy ra ở đó bằng cách cố đọc để hiểu những dòng chữ trên báo chí do nhà nước kiểm duyệt, theo đó “các phần tử xấu đã lợi dụng tình hình, kích động nhân dân”.
Tất cả những điều đó đã thay đổi với sự xuất hiện của những blog quan tâm đến các vấn đề về thời cuộc vào khoảng năm 2007, đầu tiên là trên Yahoo 360°, và sau đó trên Facebook cùng các trang mạng ở nước ngoài như wordpress.comblogspot.com.
Giờ đây, cho dù các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm duy trì an ninh quốc gia, [muốn kiểm duyệt những thông tin 'nhạy cảm'], thông tin ấy lan đi chỉ trong vài giờ đồng hồ. Đồng thời, báo chí Việt Nam cũng được [các nhà chức trách] nới lỏng hơn trong vấn đề kiểm soát. Dù báo chí vẫn phải chịu sự “định hướng” và hậu kiểm duyệt, nhưng vài chục tờ nhật báo vẫn đưa tin theo sát các vụ bê bối ở địa phương. Sợi dây cương được nới lỏng hơn này có lẽ phản ánh một nỗ lực của chế độ nhằm hướng tới đường lối trung dung, giữa một bên là “đủ mọi tin tức” với một bên là “chẳng có tin tức nào cả”.
Đến cuối năm 2008, các thành viên trong cộng đồng blogger Việt Nam không chỉ giữ vai trò phóng viên mà còn là các nhà hoạt động, một tiến triển đã được thể hiện qua vai trò nhỏ của các cuộc biểu tình tháng 12-2007, chống lại các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, và một năm sau đó, do các ý kiến chỉ trích càng nhiều đối với quyết định của chính phủ cho phép công ty Trung Quốc khai thác các mỏ bô-xít ở Tây Nguyên. Lượng người đọc blog tăng nhanh chóng. Ngay cả độc giả không thường đọc cũng có thể thấy rõ rằng nhiều người bình luận đã có mối quan tâm rộng lớn hơn, đó là sự thể hiện thái độ bất mãn với đảng và nhà nước.
Sự phát triển của các blog chính trị đặt ra cho Hà Nội một bài toán lưỡng nan. Việc các blogger đưa tin và bình luận về vấn đề Biển Đông đã hun đốt tình cảm yêu nước và tập trung sự chú ý vào những điểm được cho là “yếu kém” trong cách chính quyền giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Đến nay, các blogger còn nêu cả những khiếu nại mà ít người biết đến – ví dụ như các vụ đàn áp nhằm vào những nhóm tôn giáo mà Nhà nước không công nhận, từ Pháp Luân Công đến các nhóm Tin Lành “tư gia” ở các làng của người thiểu số. Một số blogger khác tập trung theo đuổi các vụ tranh luận về đất đai, lao động, như đã đề cập ở trên. Nhiều người tình nguyện đã tìm kiếm thông tin từ truyền thông nước ngoài, dịch ra tiếng Việt và đăng tải những bài mà trước đó, công chúng không thể tiếp cận được.
Cơ quan công an Việt Nam phản ứng bằng cách càng dồn thêm nhiều nguồn lực vào kiểm soát “không gian blog” tiếng Việt.  Các thiết bị giám sát của họ rất tinh vi. Nếu được chỉ thị, chắc chắn công an có thể dồn hàng loạt công dân vào chật vài nhà tù mà họ cho là đã “tuyên truyền chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền nhân dân” (Điều 88 Bộ luật Hình sự). Trên thực tế, phản ứng của công an là có chọn lọc: Trong vài năm qua họ đã bắt và xét xử vài chục blogger và đưa nhiều người khác vào tình trạng bị theo dõi chặt chẽ với những “phiên làm việc” kéo dài. Trong một vụ việc nổi tiếng, công an còn có thể vạch ra mối liên hệ giữa các nhà hoạt động trong nước với đảng Việt Tân, một tổ chức mà thành phần chủ yếu sống lưu vong và bị chính quyền gán cho cái nhãn “khủng bố”.
Tuy nhiên, vị thần đã chui khỏi cái chai. Không còn nghi ngờ gì nữa, cơ quan an ninh đã xác lập một bản đồ tổng thể về không gian blog của Việt Nam mà họ không thể kiểm soát nổi. Ví dụ, khi các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) trong nước nhận chỉ thị phải ngăn chặn Facebook vào đầu năm 2010, chỉ trong vài ngày, những người dùng Facebook bình thường đã biết cách thiết lập lại mã DNS của máy tính để truy cập vào các máy chủ ở nước ngoài.
Cứ mỗi blogger bị vô hiệu hóa, lại có thêm một số blogger mới xuất hiện. Nhóm các nhà hoạt động nhân quyền vốn dĩ rất nhỏ ở Việt Nam giờ đây đã có thể thảo luận về tự do chính trị và dân sự với bất kỳ công dân nào có kết nối Internet – mà theo một thống kê gần đây, số người thường lên mạng chiếm hơn một phần ba trong tổng dân số 90 triệu người ở Việt Nam.
Tháng 6 và tháng 7 năm 2011, và một lần nữa trong tháng 7 năm 2012, truyền thống biểu tình tự phát đã có từ lâu ở Việt Nam, cùng với một hiện tượng mới hơn là được internet trợ giúp, bất đồng chính kiến được blog kích thích, đã [có dịp] thể hiện. Lần đầu tiên, những cuộc biểu tình tương đối lớn và có tổ chức đã được phối hợp ở vài thành phố thông qua blog, tin nhắn trên mạng, và các mạng xã hội khác. Một lần nữa, tia lửa [bùng phát] là do những hành động hung hăng của Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam, và một lần nữa, những người biểu tình không chỉ phẫn nộ với Bắc Kinh, mà còn lên án kịch liệt về điều mà họ cho là sự yếu kém của chính quyền.
Các bài viết trên blog cho thấy cảnh sát có những hoạt động mạnh mẽ nhằm giới hạn quy mô của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây nhất, nhưng không để bị xem như là họ đang trấn áp người biểu tình. Các chiêu mà công an áp dụng bao gồm tạm giữ những blogger và trí thức bất đồng chính kiến nào có uy tín, hoặc quản thúc họ tại gia (hoặc đền chùa), cũng như huy động hàng loạt công an mặc thường phục quay camera tại các địa điểm có người tập họp. Việc tham gia biểu tình vẫn là một hành động liều lĩnh: năm 2011, một số người biểu tình nổi tiếng đã bị bắt hoặc bị buộc phải thôi việc ở cơ quan nhà nước, và có một trường hợp bị đưa vào trại cải tạo. Kết quả của những hành động quấy nhiễu đó dường như là, đến năm nay đã có một sự thay đổi, với nhiều gương mặt trẻ trung hơn và có tính chất tự quản hơn.
Đầu năm nay, có những dấu hiệu rất rõ ràng về sự gặp nhau giữa đoàn biểu tình chống các quan chức tham nhũng và bóc lột với phong trào do các blogger tạo nên. Có lẽ những lời khen ngợi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho việc báo chí đưa tin về sự phản kháng có vũ trang của một nông dân nuôi cá chống lại lệnh cưỡng chế đất hồi tháng giêng, đã khiến cho người dân trở nên bạo dạn hơn. Dân làng Văn Giang ở ngoại thành Hà Nội đã liên lạc với phóng viên và các blogger vào thời điểm trước khi nổ ra một cuộc phản đối lớn nhằm vào việc cưỡng chế đất đai để xây dựng khu vườn “EcoPark.” Trong vụ này, 3000 cảnh sát đối đầu với 1000 người phản kháng, và những người kiểm duyệt báo chí đã nhanh chóng dập tắt thông tin trên hệ thống truyền thông chính thống. Tuy nhiên, họ không thể ngăn được việc các bài viết chi tiết và hình ảnh được phổ biến tràn lan trên không gian blog về vụ cưỡng chế.
Phong trào biểu tình từ từ bào mòn tính chính đáng của cơ quan đảng/ nhà nước Việt Nam. Thực trạng mới xuất hiện là, không phải chuyện biểu tình, mà là tin tức về biểu tình lan truyền ngay lập tức và rộng rãi thông qua hệ thống Internet tiếng Việt.
Những thành phần bảo thủ trong chế độ tin rằng, nhượng bộ người biểu tình là tín hiệu bộc lộ sự yếu kém, và sẽ khuyến khích nổi loạn. Những người có đầu óc thực tế trong chính quyền thì biết rằng Việt Nam không sở hữu sức mạnh quân sự để có thể đối đầu với Trung Quốc theo cách mà các nhà bất đồng chính kiến trên mạng và trong các cuộc biểu tình chủ nhật đòi hỏi. Ngay cả những người trong cơ quan nhà nước hy vọng tiến tới một chính thể minh bạch và cho phép người dân tham gia nhiều hơn thì cũng sợ hãi, bởi vì họ đã có nhiều năm ngẫm nghĩ về những nỗi bất bình lâu đời cộng với các hình thức liên kết xã hội ít tinh vi hơn bây giờ nhiều, hai thứ đó cùng kết hợp lại để làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Đông Âu.
Chế độ Hà nội không phải là một chế độ sắp sụp đổ, mặc dù điều ấy có thể xảy ra nếu các vị lãnh đạo phủ nhận giá trị của các cuộc biểu tình của dân chúng. Cho tới lúc này, phần lớn người Việt Nam vẫn có xu hướng tin rằng bản thân hệ thống là vững chắc và nhất là có khả năng thể hiện [ý chí của người dân], mặc dù vẫn còn các quan chức địa phương hành xử tồi tệ.
Đại đa số người dân cũng sẽ nhất trí – như một tờ báo của đảng ủy Hà Nội viết – rằng đám thanh niên tuần hành trên phố kia là những người yêu nước nhiệt tình nhưng bị lầm lạc, và cách tốt nhất để xử lý các hành động khiêu khích của Trung Quốc là một chiến lược “vừa khôn khéo vừa cứng rắn, kiên quyết nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt trên nguyên tắc bất di bất dịch là giữ toàn vẹn chủ quyền”. Tóm lại, như một lời nhắc nhở về bài học kinh nghiệm ngàn năm của Việt Nam trong ứng xử với Trung Quốc hung bạo, lập trường của chính quyền là không nhượng bộ nhưng cũng không liều lĩnh.
Cũng tờ báo đó của Đảng khẳng định rằng, đằng sau những khuôn mặt yêu nước, những tranh cổ động vẽ và viết tay của các thanh niên biểu tình là những người “bất mãn chế độ”, những thành phần bất bình lâu năm “thậm chí công khai đả kích, tuyên truyền chống chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cá biệt có cả những người thuộc dạng “không bình thường” về tư duy, nhận thức. . .”  Không thể nào biết chắc liệu những công dân bình thường vẫn tiếp tục tin rằng những kẻ đó – những người quả thật có mối quan tâm khác biệt – là hoàn toàn điên rồ không.
———-
Ghi chú của BTV: Bài dịch này được dịch từ một bản khác của tác giả. Có một vài chi tiết hơi khác với bản đăng trên Asia Sentinel.
Bản tiếng Việt © BS2012

Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc

Los Angeles Times

Phải trả giá đắt để có những chiếc 

Huy chương vàng cho Trung Quốc

Các lực sĩ đã phải trả giá đắt cho sự hy sinh – người thì phải sống xa đứa con mới chập chững biết đi, người bị cấm ăn bữa tối, người lại không được dự đám tang mẹ. Trong khi người Mỹ đề cập đến nó với thái độ vui vẻ, thì người Trung Quốc lại như đang lao vào một sứ mệnh thiêng liêng.
Bài của Barbara Demick, Phóng viên của Los Angeles Times
Ngày 26-8-2008
Vận động viên Xian Dongmei vui mừng sau khi giành huy chương vàng, ngày 10-8 tại Bắc Kinh, cũng là 1 năm cô không được gặp mặt đứa con 18 tháng tuổi
BẮC KINH – Nếu như ai đó cảm thấy một nỗi đau từ lòng ghen ghét trước mẻ lưới những huy chương vàng Olympic của Trung Quốc, họ chỉ cần dừng lại để ngẫm nghĩ về những gì mà các lực sĩ nước này đã phải trải qua để có được chúng.
Người mẹ duy nhất trong đội Trung Quốc, chị Xian Dongmei, đã kể với các nhà báo sau khi chị giành được chiếc huy chương vàng môn judo mà lại không được gặp mặt đứa con gái 18 tháng tuổi trong suốt một năm nay, và phải theo dõi nó lớn lên từng ngày chỉ qua chiếc webcam thôi. Một người giành được huy chương vàng khác, lực sĩ cử tạ Cao Lei, đã phải cách ly để luyện tập như vậy cho thi đấu Olympic nên cô không được cho biết là mẹ cô sắp mất. Cô chỉ biết sau khi đã lỡ không dự được đám tang mẹ.
Chen Ruolin, một vận động viên bơi lội, đã phải chấp hành lệnh không được ăn bữa tối trong một năm để giữ cho thân thể của mình được sắc lẹm như một con dao cạo lạng vào trong nước. Cô cân nặng 66 pound (31kg).
“Để giành được niềm vinh quang trong Olympic cho Tổ quốc là sứ mệnh thiêng liêng được Trung ương Đảng Cộng sản trao phó,” đó là cách mà vị Bộ trưởng Thể thao Trung Quốc Liu Peng diễn tả về vai trò của các lực sĩ nước này khi mở đầu Thế vận hội.
Sự tương phản có thể đã không lớn hơn được nữa giữa các lực sĩ Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong các cuộc phỏng vấn sau trận đấu, các lực sĩ Mỹ đã kể luyên thuyên về cha mẹ, anh chị em ruột, những con vật cưng, sở thích riêng của mình. Họ nhắc đi nhắc lại từ vui thích. Như Shawn Johnson, một vận động viên thể dục, đã trở nên sôi nổi khi nói về lớp học mà cô sẽ chọn khi trở về ngôi trường trung học của mình tại West Des Moines, bang Iowa.
Các lực sĩ Trung Quốc nói chung đều không có những con vật cưng hay sở thích gì. Hoặc các anh chị em (kể từ khi hầu hết họ phải chịu ảnh hưởng của chính sách một con của Trung Quốc).
Trong khi nhiều thành viên trong đội tuyển Hoa Kỳ đã kéo cả cha mẹ sang Bắc Kinh, thì hầu hết cha mẹ các lực sĩ Trung Quốc phải ngồi một chỗ theo dõi Thế vận hội qua TV. Các lực sĩ Trung Quốc tập luyện 10 giờ mỗi ngày, và thậm chí các em nhỏ tuổi chỉ có vài giờ học văn hóa.
“Bạn không có quyền đối với cuộc sống riêng của mình. Các huấn luyện viên luôn ở bên bạn cả ngày. Mọi người đang thường xuyên theo dõi bạn, từ các bác sĩ, thậm chí các đầu bếp trong nhà ăn tự phục vụ. Bạn không có chọn lựa nào khác ngoài luyện tập đến mức như thế để không có ai bị bỏ rơi,” vận động viên thể dục Chen Yibing đã kể như vậy với các phóng viên Trung Quốc vào tuần trước sau khi anh giành được một huy chương vàng môn đu vòng. Anh kể là anh có thể đếm được tổng số thời gian mà anh đã giành cho cha mẹ “tính bằng giờ … không đến vài giờ.”
Hệ thống thể thao Trung Quốc được truyền dạy từ Liên Xô. Trong khi nhiều lực sĩ Hoa Kỳ có những bậc cha mẹ nhiều tham vọng muốn nuôi dưỡng tài năng của họ, thì những nhà vô địch tương lai của Trung Quốc được chọn ra khi còn là đứa trẻ để đưa tới các trường nội trú do nhà nước quản lý. Những người đi tuyển mộ rà soát qua dân cư trong lứa tuổi đi học để tìm các em có tiềm năng trở thành nhà vô địch, lôi ra [pluck out] những em rất cao giành cho môn bóng rổ, những em dáng mảnh khảnh và có xương khớp mềm dẻo giành cho môn bơi lặn – bất chấp việc liệu chúng có biết cách bơi hay không.
“Tôi đã muốn trở thành một vũ công ballet, thế nhưng họ bảo bóng bàn mới hợp với tôi,” đó là lời kể của Lu Lu, một tuyển thủ 20 tuổi ở Trường Thế thao Xuanwu tại Bắc Kinh.
Sau khi Bắc Kinh được chọn vào năm 2001 để đăng cai Thế vận hội mùa hè này, các giới chức thể thao Trung Quôc đã khởi động Dự án 119 (nhằm theo đuổi để có tổng số huy chương có thể giành được trong các môn không phải là thế mạnh của Trung Quốc như ca-nô, thuyền buồm, thuyền chèo và bơi lội) và chỉ định các lực sĩ trẻ có triển vọng tập trung vào riêng cho các môn này, trong khi một số môn họ chưa từng nghe thấy.
Bảng tính toán cuối cùng đem lại cho Trung Quốc 51 huy chương vàng đối chọi với Hoa Kỳ là 36, và mặc dù người Mỹ giành được tổng số huy chương nhiều hơn (110 so với 100), song số liệu thống kê đã cho phép chính phủ Trung Quốc tuyên bố chiến thắng cho điều mà ông Liu gọi là những phương pháp “khoa học” của nước mình.
“Các hệ thống thể thao của Hoa Kỳ và Trung Quốc là những phép ẩn dụ rất chính xác cho xã hội chúng ta. Trung Quốc là một xã hội được vận hành bởi những sự sắp đặt, được đặt cơ sở trên việc lập kế hoạch, xếp sắp và kế hoạch hoá tập trung,” theo nhận xét của ông Jamie Metzl, phó chủ tịch tổ chức Giao tế Á châu có trụ sở tại New York và là một vận động viên ba môn phối hợp. “Nhà nước là thực thể tối cao và vai trò của từng cá nhân là phải ủng hộ nhà nước.”
“Sự thật đã được nói ra, hệ thống Sô Viết cũ kỹ này đã hoạt động. Nếu bạn kiểm tra cẩn thận toàn bộ số dân 1,3 tỉ để có được một kiểu cơ thể nào đó rồi ném những tài nguyên to lớn vào để huấn luyện họ, bạn sẽ chế tạo ra những nhà vô địch.”
Thế nhưng những chi phí là cao hơn nhiều nước phương Tây có thể cho phép. Trung Quốc bị nghi ngờ trong vụ sử dụng những vận động viên thể dục 14 tuổi và giả mạo tuổi của họ để lẩn tránh một quy định nhằm bảo vệ sức khỏe cho các cô gái trong quá trình bước vào tuổi dậy thì. Trong những môn thể thao mà các lực sĩ trẻ hơn được phép tham gia, họ thường chịu rủi ro mà ở nơi khác là không thể chấp nhận được.
“Nó quá nguy hiểm,” huấn luyện viên bơi lội Zhou Jihong nói với phóng viên một nhật báo Trung Quốc khi đề cập tới lối ăn kiêng cùng cực để giữ cho một vận động viên 15 tuổi của ông có cân nặng 66 pound [31kg]. “Cô ấy có một nghị lực phi thường.”
Các lực sĩ Trung Quốc, đặc biệt là nữ, đã giữ cho cơ thể mình gầy hơn so với các đối thủ phương Tây. Guo Jingjing, một vận động viên giành huy chương vàng bơi lội cân nặng 108 pound, đã chỉ vào đối thủ Blythe Hartley với lối ám chỉ khá là khiếm nhã rằng “cái cô người Canada to béo.” Hartley cao 5 foot rưỡi, nặng 123 pound.
Guo, 27 tuổi, đã phải chịu đựng những vấn đề về sức khỏe liên quan tới môn bơi lội và người ta cho cô biết là với thị lực kém như vậy cô vẫn có thể vừa đủ nhìn thấy tấm bảng đích đến trên bể bơi. Đó là một mối nguy chung cho các vận động viên bơi lội Trung Quốc, những người được tuyển từ lúc mới lên 6.
Theo phân tích của bà Li Fenglian, bác sĩ của đội bơi lội quốc gia Trung Quốc, “các vận động viên bơi lội bắt đầu chương trình luyện tập sớm trước tuổi trong khi mắt vẫn chưa phát triển hoàn toàn thì sẽ có nhiều khả năng bị tổn hại.” Bà đã công bố một công trình nghiên cứu vào năm ngoái cho thấy 26 trong tổng số 184 vận động viên bơi lội của đội đã có những hư tổn trong võng mạc.
Mặc dù có được sự xác nhận thành tích qua số huy chương Olympic, Trung Quốc có lẽ đang hướng tới việc quản lý một hệ thống cởi mở hơn để các lực sĩ có được nhiều quyền tự do hơn. Có được danh tiếng và khá giả, nhiều vận động viên đã sao lãng không chịu chấp nhận ở trong một hệ thống quản lý cũ, nơi họ bị đối xử như những chiến binh.
Những người Trung Quốc am hiểu hơn cũng lưu tâm rằng một cường quốc Olympic không nhất thiết chuyển đổi được thành kẻ bá chủ thế giới. Olympic 1988 tại Seoul là một thắng lợi lớn cho Liên Xô và Đông Đức, với 55 và 37 huy chương vàng.
Vào thời điểm Olympic kế tiếp được tổ chức năm 1992, cả hai quốc gia này đều không còn tồn tại nữa.
Người dịch: Ba Sàm
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

———————–
Los Angeles Times

China’s gold medals came at a high price

Athletes sacrificed dearly — one was separated from her toddler, one was banned from eating dinner, one missed a parent’s funeral. While Americans spoke of fun, the Chinese were on a ‘sacred mission.
By Barbara Demick, Los Angeles Times Staff Writer
August 26, 2008
BEIJING — If anybody feels a pang of jealousy over China’s haul of Olympic gold medals, they need only pause to consider what the athletes went through to get them.
The only mother on China’s team, Xian Dongmei, told reporters after she won her gold medal in judo that she had not seen her 18-month-old daughter in one year, monitoring the girl’s growth only by webcam. Another gold medalist, weightlifter Cao Lei, was kept in such seclusion training for the Olympics that she wasn’t told her mother was dying. She found out only after she had missed the funeral.
Chen Ruolin, a 15-year-old diver, was ordered to skip dinner for one year to keep her body sharp as a razor slicing into the water. The girl weighs 66 pounds.
“To achieve Olympic glory for the motherland is the sacred mission assigned by the Communist Party central,” is how Chinese Sports Minister Liu Peng put it at the beginning of the Games.
The contrast couldn’t be greater than between the Chinese and U.S. athletes. In their post-match interviews, the Americans rambled on about their parents, their siblings, their pets, their hobbies. They repeatedly used the word fun. Shawn Johnson, the 16-year-old gymnast, waxed enthusiastic about the classes she’ll take when she returns to her public high school in West Des Moines, Iowa.
The Chinese athletes generally don’t have pets or hobbies. Or brothers or sisters (since most are products of China’s one-child policy).
While many U.S. team members hauled their parents to Beijing, most Chinese parents had to settle for watching the Games on television. Chinese athletes train up to 10 hours a day, and even the children have only a few hours a day for academic instruction.
“You have no control over your own life. Coaches are with you all the time. People are always watching you, the doctors, even the chefs in the cafeteria. You have no choice but to train so as not to let the others down,” gymnast Chen Yibing told Chinese reporters last week after winning a gold medal on the rings. He said he could count the amount of time he’d spent with his parents “by hours . . . very few hours.”
The Chinese sports system was inspired by the Soviet Union. Whereas many U.S. athletes have ambitious parents to nurture their talents, China’s future champions are drafted as young children for state-run boarding schools. Scouts trawl through the population of schoolchildren for potential champions, plucking out the extremely tall for basketball, the slim and double-jointed for diving — regardless of whether they know how to swim.
“I wanted to be a ballet dancer, but they said pingpong was right for me,” said Lu Lu, a 20-year-old player at the Xuanwu Sports Academy in Beijing.
After Beijing was chosen in 2001 to host this summer’s Games, China’s sports authorities launched Project 119 (after the number of medals available in track and field, canoeing, sailing, rowing and swimming that were not Chinese strengths) and assigned promising young athletes to focus exclusively on these sports, some of which they’d never heard of.
The final tally gave China 51 gold medals to the United States’ 36, and although the Americans won more medals overall (110 to 100), the statistics allowed the Chinese government to claim victory for what Liu called its “scientific” methods.
“The sports systems of the United States and China are very accurate metaphors for our societies. China is a society run by engineers, based on planning and co ordination and central planning,” said Jamie Metzl, executive vice president of the New York-based Asia Society and an Ironman triathlete. “The state is the supreme entity and the role of the individual is to support the state.
“Truth be told, this old Soviet system works. If you are going to scan the whole population of 1.3 billion for a certain body type and then throw vast resources into training them, you will produce champions.”
But the costs are higher than many Westerners would tolerate. China is suspected of using 14-year-old gymnasts and falsifying their ages to get around a rule designed to protect girls’ health during the transition into puberty. In sports where younger athletes are permitted, they often take risks that elsewhere would be unacceptable.
“It’s too dangerous,” diving coach Zhou Jihong said to a Chinese newspaper, speaking of the extreme diet that kept his 15-year-old athlete at 66 pounds. “She has superhuman willpower.”
Chinese athletes, particularly women, tend to be much thinner than their Western counterparts. Guo Jingjing, a gold medalist in diving who weighs 108 pounds, pointed out as much rather ungraciously when she referred to competitor Blythe Hartley as “the fat Canadian.” The 5-foot-5 Hartley weighs 123 pounds.
Guo, 27, suffers from health problems related to diving and is said to have such bad eyesight she can barely see the diving board. It is a common hazard for Chinese divers, who are recruited as young as 6.
“Divers who start at an early age before the eye is fully developed have great chance for injuries,” said Li Fenglian, doctor for the Chinese national diving team. She published a study last year reporting that 26 of 184 divers on the team had retina damage.
Despite the validation provided by the Olympic medal count, China is probably heading in the direction of a more open system where the athletes have more freedom. Having tasted celebrity and the wealth it can bring, many athletes have balked at remaining in a system where they are treated like rank-and-file soldiers.
More sophisticated Chinese are also mindful that being an Olympic superpower doesn’t necessarily translate into world dominance. The 1988 Olympics in Seoul were a huge triumph for the Soviet Union and East Germany, which won 55 and 37 gold medals, respectively.
By the time the next Olympics took place in 1992, both countries were defunct.
barbara.demick@latimes.com
Angelina Qu, Nicole Liu and Eliot Gao of The Times’ Beijing Bureau contributed to this report.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét