<- Nhiều ảnh quý và ấn tượng: “Giờ G” ngày 05/08/2012. “Zero Hour” August 05, 2012 – (Phạm Hồng Sơn). – Mẹ cha cái thằng Dư luận nhá! – (Phương Bích).
- ĐỘC LẬP PHẢI ĐI LIỀN VỚI TỰ CHỦ – (Bùi Văn Bồng).
- Soi rọi lại “16 chữ vàng” và “4 tốt” – (Bùi Văn Bồng). Mời xem lại: Hỏi các anh về mấy cái “tốt” (Trần Nhương). – Hồ Bá Thâm: Lộ nguyên hình (Trần Nhương). “Ai múa mép ngoại giao/ Ai tay chân tàu nổi tàu ngầm hiếu chiến…/ Ai ‘đi đêm’ mua tay chọc gậy bánh xe/ Ai giơ ‘bàn tay đen’ đầu độc rẻ chia bầu bạn/ Ai muốn gậm dần bó lúa ASEAN…”
- Hội nghị Thành Đô – Mở đầu một giai đoạn bất bình thường mới trong quan hệ Việt – Trung (Hà Hiển).
- Trung Quốc mãi mãi vẫn chỉ là 1 “cường quốc Boxing” đúng nghĩa – (Nguyễn Tây Ninh). - Đoàn Hưng: Cần có những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước (VHNA).
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Cảnh giác với mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông (TP).
- PGS –TS Trần Ngọc Vương: Không thể nhận được những gì không phải của mình (VHNA).
- Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua (GDVN). - Sự chuyển hướng nguy hiểm liên quan đến biển Đông (TVN/IDSA). - ’Quả đấm thép’ chống Trung Quốc bành trướng biển Đông (PN Today). - Thạc sĩ Hoàng Việt: “Độc chiếm biển Đông là chiến lược nhất quán của Trung Quốc” (LĐ). – Chiến thuật “đánh lạc hướng” của Trung Quốc(NLĐ). - Tại sao Trung Quốc vội vã đưa tàu sân bay vào trực chiến? (TQ).
- Biển Đông: Trung Quốc lại tiếp tục tìm kế chia rẽ ASEAN ? – (RFI). - Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết trên vấn đề Biển Đông – (RFI). - Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề biển Đông (SGGP). - Lòng tin của dân Philippines với Trung Quốc thấp nhất trong lịch sử (TP).
- Đài loan chuẩn bị tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa – (RFA). - Đài Loan ngang nhiên tập trận trên đảo Ba Bình (TN). – Đài Loan ngang ngược tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình (PLTP). – Đài Loan bác chủ quyền VN ở Ba Bình – (BBC). – Giải mã việc phá vỡ sự im lặng của Đài Loan – (RFA).
- Người Việt Nam nhược tiểu đang rất lo sợ mình bị biến thành nước Lào… – (Mr. Do). Đọc bài này chợt nhớ tới từ “sọc dưa”, có thứ sọc rõ nét, có thứ lờ nhờ. Tìm trên mạng kiếm cái gì đó minh họa, có bài này của Nhà văn Nguyễn Quang Thân, đem ra cho bà con đọc chơi: Sọc dưa, kỳ nhông (TTVH). “Khi tấm kính nhân dân bị mờ thì mặt người càng lộ rõ”.
- HẺM…”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 10) – (Nhật Tuấn). “Mà sao Trung Quốc làm dữ vậy Bộ chính trị cứ im thít không ông nào lên tiếng là sao ?” Ông đại tá hưu lớn tiếng: “ Tháng Tám này là tháng chỉnh đốn đảng , các đồng chí Bộ chính trị tập trung kiểm điểm. Xong đợt này nhất định trung ương sẽ bàn vấn đề quan hệ với Trung Quốc…””
- Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc (Trần Trung Đạo).
- “Sao không quản lý xuất nhập cảnh đối với Trung Quốc?” – (RFA).
- Tin nóng: Việt kiều Thụy Sỹ khiếu kiện Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (TTXVA).
- Bình Minh: NHÀ GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH: NHÀ ĐẤU TRANH CÔ ĐƠN (Trí Nhân Media). – Việt Nam chỉ có tù yêu nước – (DLB).
- Khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo quy mô lớn nhất (TTXVN) để chứng tỏ rằng “Đảng và Nhà nước trước sau như một tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân …” trừ những trường hợp như thế này: - Nữ tín đồ PGHH bịnh nặng trong tù không được đưa đi trị bịnh – (RFA).
- Hồ Chí Minh sẽ làm “đồng thành hoàng” tại các đình làng – (Cầu Nhật Tân). - Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (ND). - Không nên coi thuận tình ly hôn là việc dân sự (PLTP).
- Thường vụ Quốc hội chất vấn 3 thành viên chính phủ (TN). - Khi bộ trưởng cất lời ‘xin lỗi’… (VNN). “Điều người dân chờ đợi ở Bộ trưởng GTVT, đó không chỉ là lời xin lỗi về bản kết luận thanh tra chưa thấu đáo như đề cập trong cuộc họp với Hà Nội, mà là hành động quyết liệt sau đó của ông.” - Giám đốc sở cười nhạo Bộ trưởng (Đào Tuấn).
- Đảng sẽ ‘phê và tự phê’ trên toàn quốc – (BBC). “Tuy nhiên đây là phiên họp được cho là theo kiểu ‘đóng cửa tự bảo nhau’. Các chi tiết ‘phê và tự phê’ của các ủy viên Bộ Chính trị hoàn toàn không được tiết lộ ra bên ngoài“. Ông Lê Hiếu Đằng: “Phải dùng pháp luật để giám sát hoạt động của các vị trong Đảng và Nhà nước“. – BỨC THƯ TÂM HUYẾT CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN 64 NĂM TUỔI ĐẢNG – (Tễu). “Hơn 60 năm qua tôi càng thấy cán bộ hiện nay, Đảng viên hiện nay tồi tệ hơn…“ – Nguyễn Hưng Quốc: Việt Nam Thiếu lãnh đạo(VOA’s blog). - Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng: Phải làm rõ trách nhiệm người đứng đầu ở cấp … cuối (SGGP). – Sôi động, hấp dẫn chung kết cuộc thi tuyên truyền Nghị quyết của Đảng (GDTĐ). Người Đè Nẽng cũng có khiếu khôi hài thiệt, tổ chức “thi tuyên truyền nghị quyết” trong … nhà hát tuồng. Ban Tuyên giáo không chấn chỉnh kịp thời, riết rồi người Sè Goàng sẽ học tập, thi trong nhà hát cải lương, người Hà Lội thi trong nhà hát chèo. Nguy to! - Tin này ngó vậy mà rất liên quan: Đàn chim két hàng trăm con về thăm phố Quảng Ngãi (NLĐ). Cần kiểm tra coi có phải chúng không được giải ở Đà Nẵng, nên đã dạt vô … chờ cuộc thi tiếp theo? Vẹt cũng mở hội thi ? =>
- GÓP Ý LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG SỬA ĐỔI- Kê khai tài sản: Tập trung vào vị trí chủ chốt (PLTP).
- Nguyễn Duy Xuân Ở đâu có kiểm lâm, ở đó có…lâm tặc – Hồ Bá Thâm: “Tặc”, “tặc”, tặc” (Trần Nhương). “Có thật không hỡi… ‘tặc’?/ Nào ‘quan tặc’, ‘đinh tặc’/ Nào ‘dâm tặc’, ‘đạo tặc’/ Từ đâu lắm ‘tặc’ thế? Tặc, tặc, tặc, tặc, tặc…”
- Công an từ chối 100 triệu luôn dặn vợ ‘không nhận quà’ (VNE). - Xấu hổ trước những màn nhận hối lộ quá ‘thô thiển” của CSGT (SohaNews). - Truy tố nguyên thẩm phán lừa chạy án (TN).
- Rà soát toàn bộ lao động nước ngoài hành nghề y tại Việt Nam(PNTP). - Đề nghị tăng mức phạt đối với các sai phạm về khám, chữa bệnh tư nhân (ND).
- KKT Dung Quất: Mời tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển dịch vụ (TBKTSG). - Sắp thu phí qua đường hầm sông Sài Gòn (NLĐ). - Cảng Phú Hữu nằm…phơi nắng!(NLĐ). - Mặc dù không ít chuyện bê bối liên quan, trong đó có “kỳ án” Cầu Văn Thánh 2, nhưng UBND TPHCM vẫn khẳng định TNXP là tổ chức kinh tế – xã hội đặc thù (NLĐ). - Gần 70 tỷ đồng và trạm bơm… Ba Giọt (TP).
- Phỏng vấn TS Phạm Sĩ Liêm: Nhận diện tính đặc thù để có Luật Thủ đô (SGGP). - Hà Nội: Còn gần 200.000 trường hợp chưa cấp “sổ đỏ” (LĐ). - Bị cây gãy đổ gây thiệt hại, không ai kiện? (PLTP). - Yêu cầu cơ quan điều tra xử lý vụ AFCA bị tố cáo (SGGP).
- Châu bản kể chuyện… vua Nguyễn (TT).
- 148. “Chép sử trung thực” hay một kiểu “đốt đền”? (QĐND/ VSK). Bài của thiếu tá “chống diễn biến hòa bình” Nguyễn Văn Minh. “Gần một năm nay, trên internet xuất hiện một số trang web, blog chuyên lan truyền các loại tin tức “vỉa hè” nhưng xưng danh là người làm“Việt sử ký đương đại”. Họ cho rằng, từ lâu, nhiều diễn biến quan trọng của đất nước đã không được chính sử ghi lại một cách khách quan nên họ phải làm điều này “vì tương lai, vì hậu thế”. Họ còn tung hô, sau 300 năm nữa, cái gọi là “Việt sử ký” này sẽ trở thành “Đại Việt sử ký toàn thư”(?!).”
<- Tượng đài Texas định bỏ người lính VNCH? – (BBC). – Vietnam monument at Capitol moves forward – The Vietnam controversy, again (Stateman). - VỀ CHIẾN TRANH (NCTG).
- Hội người Hà Nội tại Đức tổ chức đại hội lần thứ 2 (TTXVN).
- Lưu Á Châu, tướng Trung Quốc ngưỡng mộ Mỹ (Le Monde/ Thụy My). - Từ Hợp Phì Về Bắc Đới Hà – (Dainamax). - Trung Quốc : Sau Cốc Khai Lai, sẽ đến lượt Bạc Hy Lai bị xét xử ? – (RFI). - Những nghi vấn từ phiên tòa xét xử bà Cốc Khai Lai (TQ). - Trung Quốc: Bí thư, Chủ tịch huyện dâm ô thác loạn tập thể trong KS (GDVN). – Trung Quốc bác bỏ tin quan chức chụp ảnh “nude” (ANTĐ).
- Bắc Triều Tiên lên án Hàn Quốc đem chính trị vào thể thao – (RFI). – Biểu tình ở Hàn Quốc chống các chính sách đối với với Triều Tiên (VOA).
- Đảng cầm quyền Hàn Quốc chỉ trích Nhật Bản về tranh chấp biển đảo – (RFI).
– CẮM CỌC XUỐNG HỒ TÂY LÀ DIỆT LINH KHÍ ” TRÂU VÀNG ” ? – (Phạm Viết Đào). Mời xem thêm: Long mạch: lo nhà, bỏ quốc gia. KTS Trần Thanh Vân vừa có phản hồi: “Cấp báo!!! Cấp báo.!!! Tổng Cục đường sắt vừa quyết định ĐÓNG CỌC trên Hồ Tây để làm Đường sắt cao tốc nối Trung Tâm HN với Ba vì. Đó là ý kiến của kẻ khốn nạn nào? Có phải là bàn tay của bọn gián điệp ôm chân Trung Quốc không? … Nay kẻ nào dám tiếp tay cho gián điệp Tầu định chọc thủng Hồ Tây, Linh địa của đất nước, kẻ đó sẽ bị Trời tru, đất diệt. Hỡi các nhà chuyên môn, hỡi các nhà Quy hoạch, hỡi đồng bào yêu quý, đừng trùm chăn nữa, hãy tỉnh táo, hãy cảnh giác, giặc đang ở cạnh ta đấy. Hãy đứng lên tiêu diệt hết chúng đi.”
- Nhận tiền từ người khác – Tại sao không? (Nguyễn Tường Thụy).
- CẮM CỌC XUỐNG HỒ TÂY LÀ DIỆT LINH KHÍ ” TRÂU VÀNG ”? – (Phạm Viết Đào). - KTS TRẦN THANH VÂN PHẢN HỒI VỀ DỰ ÁN CẮM CỌC XUỐNG HỒ TÂY… – (Phạm Viết Đào).
- Không nhường dù một tấc đất! (SGTT).
- Trung Quốc ‘đòi’ trở về chính sách của thiên triều? (TVN). - Biển Đông:”Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc nói mạnh,sẵn sàng xuyên tạc” (GDVN). - Quân đội Trung Quốc: Tham nhũng, vô kỷ luật, “non” kinh nghiệm nhất (Infonet). - Duy trì “hoà bình” bằng chiến dịch không quân? (SGTT). - Chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được (VnMedia).
- NHIỆM KỲ ĐẦU CỦA HỌC THUYẾT OBAMA (Project Syndicate/ Hồ Hải). - Hoa Kỳ cần một trục kinh tế hướng về châu Á (WSJ/ TCPT).
- Lấn tới nhờ ưu thế (TN).
- MỖI NGÀY LAI MỘT ĐƠN TỐ CÁO! – (Bùi Hằng). - BA NĂM LẺ NỮA… (Sa Mạc Hoa/ Bùi Hằng). - CÔNG AN NHÂN DÂN BẢO VỆ… TỘI PHẠM – (Bùi Hằng).
- Tống Văn Công: Thuốc trị tham nhũng (viet-studies). - Tham nhũng là “quan nạn”! (DT).
- Xóa quy hoạch “treo” là ý nguyện của dân (TT). - TP Hồ Chí Minh rà soát đồ án điều chỉnh quy hoạch đô thị (CP).
- Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (ĐCSVN). - Đặt chân đến biển đảo với “Cảm xúc Trường Sa” (TTXVN). - Chủ quyền biển đảo qua bức tranh ghép tem (ICTnews/Infonet).
- Trang bị cho tàu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa (VOV). - Ra khơi nơi địa đầu Tổ quốc(TT).
- Lính chiến biên giới đau đáu nhìn về Biển Đông (PN Today).
- “Đường lưỡi bò” – Cái lưỡi không xương (!) (ĐĐK). - Tranh chấp trên Biển Đông: “Bắt bài” Trung Quốc(DNSG). - Trung Quốc lộ rõ mưu đồ ở biển Đông (TN). - Biển Đông: lật tẩy ngón bài TQ “dùng đô la” chia rẽ ASEAN. - Ngô Sỹ Tồn: Trung Quốc chỉ muốn chiếm 80% Biển Đông!? (GDVN). - Toan tính của Ngoại trưởng Trung Quốc với ASEAN (VnMedia). - Quân Trung Quốc tập chiến đấu đột xuất (PN Today).
- Công ước LHQ về Luật Biển: Công cụ pháp lý quan trọng của thế giới (Chinhphu.vn).
- Danh Đức: Đối sách “tác chiến không – hải quân” từ đâu ra? (TTCT).
- Cuộc sống trên công trường bôxít Tân Rai, Lâm Đồng: Bọt bèo phận làm thuê (SGTT).
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới noi theo (Chinhphu.vn).
- Đừng ngại nói lời xin lỗi nhân dân… (Petrotimes).
- Sẽ “tái cơ cấu” việc tổ chức lễ kỷ niệm (VnEco).
- Minh bạch – khắc tinh của tham nhũng (ĐBND).
- Một xã “gánh” 3 sân golf (TT).
- Xã Hưng Lộc (TP.Vinh, Nghệ An): Bị phá nhà, vợ liệt sĩ 81 tuổi phải đi thuê trọ (DV).
- Chú rể quyền lực của Kim Jong-un thăm Trung Quốc (VNE). - Kim Jong Un mở công viên giải trí công nghệ cao (VNN).
- Bà Cốc Khai Lai “quan hệ tình ái” với ông Heywood (TT). - Có người đóng thế bà Cốc Khai Lai khi ra tòa? (NLĐ).
KINH TẾ- Trái phiếu Chính phủ cũng là nợ công (ĐBND).
- Chuyên gia quốc tế nói gì về tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu? (VNEco). - Kẽ hở gây nợ xấu ngân hàng (TP).
- Mỏ sắt lớn nhất ĐNA: ‘Đói vốn, bán lúa non’ (VNN).
- DN bị vùi dập trong “bão” giá mới (VNN). - CPI tháng 8 khó âm (TQ).
- Lại đề nghị tăng giá xăng dầu: Có thao túng thị trường và khuất tất lỗ – lãi? (SGGP). – Đồng Nai: Nhiều cây xăng găm hàng, chờ tăng giá (TTXVN).
- “Ngành điện cần tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử” (VnEco).
- “Tôi giống như người được cởi trói, thoải mái lắm” (TT).
- DN thức ăn chăn nuôi “nghẹt thở” vì phí (TN). - Cấp bách cứu ngành chăn nuôi (NLĐ). - 1 héc ta trồng thanh long lãi nửa tỉ đồng (TBKTSG). =>
- Tràn ngập gạch Trung Quốc (TT). - Nho Trung Quốc đội lốt “nho Mỹ”. - Nguy cơ làm thuê của du lịch nội địa (TN).
- Doanh nghiệp FDI tăng vốn, đón thời cơ (TT).
- Cẩn trọng với vàng (NLĐ).
- Công ty chứng khoán gặp “hạn” (NLĐ). – Chặn thao túng giá bằng sàn giao dịch (DĐDN). – Rút ngắn thời gian thanh toán chứng khoán (TN).
- Chi phí và lựa chọn công nghệ – Đầu vào và đầu ra (VF).
- Tiểu thương giành khách hàng với siêu thị (PLTP).
- Bảo vệ thương hiệu Việt: Nói nhiều, làm chẳng bao nhiêu (LĐ). - Hoạt động quảng cáo: Có luật vẫn lộn xộn (CAND). - Doanh nghiệp tìm hướng tăng cường xuất khẩu .
- Nợ xấu: tự chữa thì lâu khỏi (SGTT).
- Thêm ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 27% (VnEco).
- Chuyện ngân hàng xù nợ doanh nghiệp (ĐĐK).
- Bộ Công thương nói gì về “giải cứu” doanh nghiệp? (DT). - Doanh nghiệp nào được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp? (SGGP).
- Minh bạch “nửa mùa” (NNVN).
- Thanh lọc DN kinh doanh XK gạo thế nào ? (DĐDN).
- Giá xăng lại tăng? (ĐĐK). - Nhiều cây xăng đóng cửa chờ tăng giá (VNE).
- Giá vàng lên cao nhất trong 2 tháng (VnEco). - Vàng đủng đỉnh chờ nhà đầu tư mua vào (Infonet).
- Lúa gạo tăng giá (NNVN).
- Giá cà phê thế giới tăng nhẹ (NNVN).
- “Chưa có thần dược cho kinh tế Trung Quốc” (VnEco).
- Xăng tăng kịch trần 1.100 đồng/lít (VEF). - Hàng loạt cây xăng giở trò nghỉ bán trước giờ G (TT). - Hình ảnh các cây xăng ‘làm trò’ trước giờ tăng giá (Petrotimes). - Dân ngán ngẩm vì giá xăng tăng 3 lần/tháng(VNN). - Xăng tăng: Cây xăng vắng khách, chuyên gia ‘lại tăng à’ (VTC).
- TS. Nguyễn Đình Cung: Đo lường lạm phát phải theo năm (Chinhphu.vn).
- Ngân hàng ráo riết đòi nợ (VNE). - Lãi suất cho vay cá nhân, có thấp như công bố? (ĐTCK). - Việc thế chấp lợn, gà để… vay vốn: Ngân hàng xa rời nhà nông! (DV).
- Toàn cảnh kinh tế-tài chính VN 13-8-2012. - Vào chợ mỗi ngày TTCK 13-8-2012. - Tổng quan chuyển động ngành tài chính ngân hàng 13-8-2012 (VF).
- Bộ NN&PTNTkhông cho xây nhà máy đường mới (TBKTSG).
- Gà Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Làng Chăm bên bờ sông Hậu (ĐĐK).
- Chuyện dễ hiểu: Nhà văn hóa cộng đồng biến thành nơi… nhốt trâu bò! (Tin tức).
- Màu sắc châu thổ (TT).
- Trần Đình Thu: Thơ nhập đồng, không nên đùa hay tung hô cầu danh – Trường Nhân: Tại sao không ??? (Trần Nhương). – Già làng trưởng bản ơi, bọn dưới xuôi điên rồi – (Nguyễn Thông).
- Thơ nhái mà cũng khen nức nở – (Nguyễn Thông). BTV:
Thơ nhái mà ông Chủ tịch Hội Nhà văn khen, chỉ là chuyện nhỏ thôi bác
Thông à. Chuyện lớn hơn là, thơ nhái, thơ chôm mà bao thế hệ phải học,
như 4 câu thơ này, chắc bác và mọi người đều biết: “Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thường vô nhân sự/ Nhân tâm tự bất kiên”
(鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅). Học những điều tốt trong
mấy câu thơ này thì cũng nên, nhưng mấy ai biết những câu thơ mà trẻ em
VN học, được cho là của ai đó, lại là thơ trong “Ấu học ngũ ngôn thi” ở
Trung Quốc?
- Trần Vũ Long: Người thơ trong cõi nhân gian ấy (Trần Nhương).- Như Bình: LÂM HUY NHUẬN buồn cũ còn riêng một hũ đầy – Nguyễn Khoa Đăng: Phù Sa đã hóa Bùn vào hoàn cảnh nào ? (Lê Thiếu Nhơn).
- Phan Thế Hữu Toàn: CHÀNG THI SĨ MÙ VÀ CHUYỆN TÌNH ĐẸP NHƯ CỔ TÍCH – Trần Quang Quý: HUỲNH THÚY KIỀU ĐÁNH THỨC CHÂU THỔ (Nguyễn Trọng Tạo).
- QUÁCH TẤN, NGƯỜI GIỮ ĐỀN TÀI HOA – (Văn Chương +). - SƠN NAM, VIỆT NAM – (Văn Chương +).
- Tô Hoàng: Nước Nga bây giờ: Những gì thoáng thấy, chợt nghe (Trần Nhương).
- Ghi chép tháng 8-2012: Về quê… (Inrasara).
- Phản hồi bài “Hiểu chữ Tài trong câu ‘Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài’ thế nào?” (hùa Phúc Lâm).
<- Chuyện về người dành trọn đời đi tìm chữ Việt cổ (PL&XH).
- Phạm Xuân Nguyên: Thẩm quyền dịch (TT).
- Bao giờ Việt Nam có văn hóa xếp hàng? – (RFA).
- Quán ăn nhớ… thời bao cấp (TP).
- Lão ngư dân và bộ sưu tập độc đáo (ĐĐK).
- Phim truyền hình “lép vế”(NLĐ). - Có phải để “kích cầu” điện ảnh Việt” VTV dành “đất” cho điện ảnh Việt (TTVH) hay lại vẫn là … “nhân dịp”, những ngày lễ lớn?
- Trần Tiến không bao giờ thôi ngẫu hứng (TTVH).
- Ông Vương Bích Thắng nói gì về thất bại của đoàn TTVN? (VNN). - Tạm biệt Olympic, hẹn gặp lại ở Rio 2016 – (RFA). - Olympic London 2012 – Ngày 15 – (RFA). - Ngày náo nhiệt nhất Olympics 2012 – (BBC). – TRUNG QUỐC: TAN VỠ GIẤC MƠ THỐNG TRỊ THỂ THAO THẾ GIỚI – (Tâm sự Y giáo). – Olympic London bước sang ngày cuối cùng (VOA). – Olympic Luân Đôn: Khép lại ngày hội thể thao đầy ấn tượng, cảm xúc – (RFI).
- Đặng Anh Đào NẾU DÙNG ROI TỰ QUẤT VÀO MÌNH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Văn Thành: Một tấm lòng Vạn Xuân và Đại Việt 1 (VCV).
- Lâm Bích Thủy: Nhà thơ Xuân Diệu trong mắt tôi (VCV).
- Tình cát 7 (Quê Choa).
- Phong cách của hưởng thụ (Alan Phan).
- Bùi Công Duy: Nghệ thuật – đừng vô cảm. - Nhạc sĩ Phú Quang: Chính tôi “xui” Bùi Công Duy về nước (TTVH/ĐẸP).
- UK: Olympics khỏe mạnh trong đa dạng – (BBC). - Vận động viên Kiprotich của Uganda đoạt huy chương vàng chạy marathon(VOA). - Lễ bế mạc Olympics 2012 – (BBC). - Hoa Kỳ đứng đầu bảng tổng sắp hạng huy chương Olympic London 2012 (VOA). - Bế mạc Olympic 2012: “Bản giao hưởng của mọi thời đại” (VTV).
- ‘Báu vật’ cổ bằng đồng đỏ (Petrotimes).
- Làm cho trẻ con thì đừng tính toán (SGTT).
- VN thất bại ở Olympic: Thừa tham mưu, thiếu chiến lược (NLĐ). - Tạm biệt London (TQ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đại học Chicago mời giáo sư Việt Nam – (BBC).
- GS Hoàng Tụy: Từng người tài trí chưa đủ(KP). - Người Việt hi vọng sẽ có giải Nobel Vật Lý (VNN).
- Bao giờ cho hết “chạy” trường? – Bài 1: Quá tải trường “thương hiệu” (SGGP). - Hơn nửa triệu thí sinh chạy đua vào trường top dưới(NĐT). - Đừng vì sĩ diện mà đẩy con vào đường cùng (LĐ). - Loạn thị trường máy học cho trẻ em (Vef).
- Nỗi lo mùa tựu trường: “Trăm dâu đổ đầu tằm”(Tin tức). - Năm học mới, giải quyết vấn đề cũ (TN). - Tiền trường leo thang (TT).
- Thiếu hụt lớn nhất là không dạy học sinh kỹ năng sống (LĐ). Ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia các khóa đào tạo kỹ năng sống =>
- Học sinh trồng rừng (TN). - Khởi nghiệp, những điều cần biết (TT).
- Đu dây cáp vượt sông dữ tới trường(VNE). - Mồ côi nuôi em đến giảng đường! (PLTP).
- Quảng Nam từ chối tại chức vì nghi ngờ chất lượng (TT).
- Xây dựng mái ấm tình thương cho giáo viên đơn thân (LĐ).
- Về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Khi khoa học bị mê tín chi phối(*) – (Trần Kinh Nghị). Thứ tâm linh này mà dính vụ lợi vô là sẽ mất dần khả năng. Ông Trời có mắt!
- Mỹ chế tạo tàu ngầm có thể nhào lộn như máy bay (TTXVN). - Các nhà khoa học Mỹ tạo ra một con sứa từ chuột.
- Điểm chuẩn NV1 và 500 chỉ tiêu xét tuyển NV2 Trường CĐ Giao thông Vận tải miền Trung (DT). - Hàng nghìn suất trúng tuyển dành cho nguyện vọng 2 (VNE). - Câu chuyện “trượt đại học” cảm động khiến nhiều người rớt nước mắt (GDVN).
- DẠY HỌC LÀ MỘT NGHỀ VẤT VẢ (Zetamu).
- Một người Việt được phong Giáo sư Vật lý Mỹ (VnMedia).
- Ngành giáo dục phải bớt bảo thủ (VNN).
- Đồng loạt tăng phí từ mầm non tới đại học (VNN). - Tiền Giang: Đầu năm học đã “cõng” đến 8 khoản tiền(DV).
- Tân sinh viên viết thư cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Petrotimes).
- Blog Ngô: Lại không tuyển tại chức (VOV). - Café sáng với nhà văn Nguyên Ngọc: Bằng tại chức: “Nghi ngờ là phải!” (Đẹp).
- Học sinh vô tư ‘cưỡi’ xe máy đến trường (Petrotimes).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Câu chuyện vui cho… người bán thịt (TQ). – Thực phẩm lưu thông phải có dấu an toàn (NLĐ).
- Loạt nhà triệu đô khu Văn Phú sụt lún, dọa sập (Infonet).
- Cái chết của sòng bạc biên giới (TN).
- Bí ẩn “xóm điên” (NLĐ). – Người tâm thần ngày càng nhiều. Chưa thấy tính tới loại này: - Ảnh: Đoàn đón dâu bằng Limousine và siêu mô tô xôn xao Sài Gòn (GDVN). - Con nghiện chém dã man hàng chục người (NLĐ).
- Lách luật để “xẻ thịt” động vật hoang dã(NLĐ). - Xác động vật chết rửa, không vào bảo tàng (ĐV). Cái tựa khó hiểu.
- Ôtô đời mới cháy rụi trên đường (VNE).
<- Lại cháy rừng dữ dội ở Thừa Thiên – Huế (TN).
- Núi rừng ở Văn Chấn nham nhở vì khai khoáng lậu(TTXVN). - Cháy gần 10ha rừng trồng do đốt thực bì (SGGP).
- Đồng bằng sông Cửu Long sạt lở ngày càng nghiêm trọng (SGGP). - Cửa sông bồi lấp, ngư dân cùng đường (PLTP).
- Thanh Hóa: Rò rỉ nước ở chân hạ lưu đập Pen Chim(Thanh tra). - Chuyển đổi 31 ha Vườn Quốc gia Yok Đôn (NLĐ).
- Chiêm ngưỡng những loài ‘ếch có đuôi’ quý và chỉ có ở VN (ĐV). - Hàng trăm chim quí xuất hiện trong hồ Dầu Tiếng (Infonet). - Quảng Trị: Phát hiện hang động hoang sơ tuyệt đẹp nhưng chưa có ảnh (SGGP).
- Vỡ đập chắn nước tại Trung Quốc, 10 người chết (TN).
- Iran hứng chịu động đất lớn liên tiếp – (BBC). – Iran bị hai trận động đất mạnh, 250 người thiệt mạng – (RFI). – Số người chết vì động đất ở Iran đã lên 300 người (TTXVN).
- Liên Hiệp Quốc đưa sáng kiến bảo vệ đại dương – (RFI). – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ra mắt kế hoạch bảo tồn đại dương (VOA). - LHQ đề xuất sáng kiến bảo vệ đại dương (TT).
- Các thành phố lớn tại Châu Á sắp bị « quá tải » – (RFI).
- Ngôi sao Olympics và chiến dịch chống đói – (BBC).
- Sản xuất giá ăn bằng hóa chất – Kỳ 4: Hóa chất chưa được phép sử dụng (TN). - Phát hiện cơ sở tẩy trắng nội tạng trâu bò quy mô lớn (NNVN). - Hoảng hốt gà siêu rẻ (Petrotimes). - Ăn thịt heo chết, 1 người tử vong, 4 người nhập viện (VOV).
- Đê đói vốn. - Sông Ba – Nỗi lo mùa sạt lở (NNVN).
- Iran chuyển trọng tâm sang cứu trợ sau động đất (VOV). - Động đất Iran: Nước mắt rơi trên những tấm khăn choàng (VNN). - Mỹ tuyên bố sẵn sàng giúp Iran giải quyết hậu quả động đất (Infonet).
- Phát hiện hóa chất trong sản xuất giá ăn (DV). - Giá chợ… ế (TN). - Ngập tràn hoa quả TQ đội lốt hàng Mỹ, Việt bán giá cao (VNN). - Nguy hiểm từ cốc giấy đựng đồ ăn liền TQ (VNN).
- Cô gái 22 tuổi như trẻ lên… 3 (Bee).
- “Con nghiện cuồng sát” đã từng cầm dao rượt đuổi người dân (TN). - Truy đuổi 2 tên cướp, 1 phụ nữ chết thảm
- Nơi bình yên cho thú hoang (TTCT). - Vinh danh những cá nhân bảo vệ động vật hoang dã (SGTT).
QUỐC TẾ- Mỹ xem xét lệnh cấm bay ở Syria – (BBC). – Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hợp tác chống Syria – (RFI). – Liên đoàn Ả Rập hoãn hội nghị bàn về vấn đề Syria (VOA). - Thông tin liên lạc bị cắt đứt tại thành phố điểm nóng Aleppo ở Syria (VOA). – Hàng cứu trợ dân tị nạn Syria của Pháp đã đến Jordan – (RFI).
- Iran không bán rẻ dầu cho Trung Quốc (TN).
- Afghanistan phá vỡ một loạt các vụ tấn công tự sát (VOA).
- Nhiều người Pháp thất vọng với cách điều hành của Tổng thống Hollande (TN).
- Triều Tiên tố Mỹ và Hàn Quốc hoạt động khủng bố (TTXVN).
- Hoa Kỳ : Ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa chọn một nhân vật rất bảo thủ làm phó – (RFI). – Liên danh đảng Cộng Hòa Romney-Ryan bắt đầu chuyến đi vận động tranh cử (VOA).
- Giới chức cao cấp cảnh sát Syria bỏ trốn sang Jordan – (Người Việt). - Pháp lập bệnh viện di động giúp người Syira tị nạn (VOA). - Syria đang biến thành ‘lò lửa chiến tranh’ (ĐV). - Thất trận, phe nổi dậy Syria cầu cứu phương Tây (VnMedia). - Liên đoàn Ả-rập họp khẩn tìm đặc phái viên Syria mới (TBKTSG).
- Tổng thống Ai Cập cho các viên chức quân đội cao cấp nhất nghỉ hưu (VOA). - Ai Cập bãi nhiệm hai đại tướng (TN). - Tổng thống Ai Cập giành lại quyền lực từ quân đội (TT).
- Dân Mali biểu tình yêu cầu tái lập hòa bình, trật tự (VOA). - Tổng thống Mali yêu cầu lập CP đoàn kết dân tộc (TTXVN).
- Triều Tiên tố Mỹ và Hàn ra LHQ (TT).
- Thế giới tiếp tục chia rẽ trong việc giải quyết vấn đề Syria (VOV). - Syria hoan nghênh kết quả hội nghị tại Iran (VOV).
- Israel mua pháo đài di động mới (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 12/08/2012; + Toàn cảnh thế giới – 12/08/2012; + Thời sự 19h – 12/08/2012Long mạch: lo nhà, bỏ quốc gia
Posted by basamnews on 11/08/2009
Long mạch: lo nhà, bỏ quốc gia
Nhân đọc bài báo của KTS Trần Thanh Vân, trong đó đề cập tới long mạch quốc gia, và vài tình tiết thú vị quanh vấn đề nầy, như vụ “cột nước bất ngờ phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền”, Ba Sàm thấy ngứa miệng muốn bàn góp vài ngu ý và đôi ba chuyện nghe lóm được.1- Cách nay chừng mươi năm, một bữa tình cờ hầu chuyện một vị cán bộ phụ trách văn hóa Tây Hồ. BS thiệt bất ngờ là ổng rất hiểu biết và say mê lịch sử địa phương, kể đủ chuyện sự tích Sông Kim Ngưu, Hồ Tây v.v.. làm BS chỉ còn biết ngoạc miệng ra mà nghe như nuốt từng lời. Trong những câu chuyện đầy tinh thần tự hào dân tộc, chống ngoại xâm đó, có một chuyện liên quan tới điều mà KTS T.T.Vân đề cập, làm BS nghe muốn sởn gai ốc.
Theo ổng, kẻ thù phương Bắc bao nhiêu lần xâm lăng nước ta đều thất bại, nên đã kiếm cách trấn yểm vô long mạch quốc gia, được xác định là chạy qua ngay vị trí Tây Hồ, ngõ hầu làm cho dân tộc ta suy vi, tất dễ bề cai trị.
Rồi có một năm, từ phương Bắc, một phái đoàn văn công tới nước ta biểu diễn. Theo yêu cầu của họ, ta cho cả đoàn lên một chiếc thuyền lớn ra du ngoạn Hồ Tây. Nhưng, … thiệt khủng khiếp! Một chuyện mà các cụ sống bao năm ở đây biểu là chưa từng xảy ra, đó là một trận cuồng phong bất ngờ nổi lên giữa mặt hồ yên lặng, nhấn chìm cả chiếc thuyền lớn cùng đoàn văn công. Không một ai sống sót.
Có điều câu chuyện không dừng lại ở đây. Các cụ rỉ tai nhau, rằng phải chăng có kẻ tà tâm, muốn lợi dụng màn giao hảo mà tính kế yểm bùa vô trúng ngay huyệt đạo quốc gia. Nhưng nơi đó linh thiêng lắm, đâu dễ …
Chuyện sanh tử mười mấy mạng người, lại thuộc vô hàng quốc gia đại sự, quan hệ quốc tế quốc ta, BS nghe biết vậy, đâu dám nghĩ gì hơn.
Ông cán bộ văn hóa như muốn chứng minh thêm sự linh thiêng nơi đây, liền lấy ví dụ về vụ án đình đám mới đó, vụ “Thủy cung Thăng Long”. Ổng biểu: “Anh thấy chưa, bọn nó định làm trò ma mãnh ở đây, động vào long mạch, là bị Trời phạt ngay“.
Bán tín bán nghi, rồi một ngày, BS cùng người bạn lên viếng mộ người thân trên Bất Bạt. Vừa bước vô cửa nghĩa trang, chợt thấy một khu mộ ngay ngắn, khác thường. Tò mò tới coi, thì ra đó là khu mộ của cả đoàn văn công bỏ mình giữa Tây Hồ năm nào. Giật mình nhớ lại chuyện nghe được mấy năm trước, … nhưng BS lại tự đặt dấu hỏi: “Tại sao họ không bốc hết mộ về quê hương bên đó, mà lại để ở đây ta?“
Cho tới giờ, những nghi vấn vẫn còn nguyên. Không ai viết ra, nhưng, … bổ sung thêm vô câu chuyện huyền bí, thấm đẫm một tinh thần yêu nước, cảnh giác trước nạn ngoại xâm đó còn có câu chuyện Thánh vật ở Sông Tô Lịch cách đây mấy năm, nổi tiếng tới độ đã được đưa lên Từ điển Bách khoa Trực tuyến-Wikipedia.
Trở lại chuyện Tây Hồ. Vậy liệu có phải thực sự những người trên con thuyền năm nào đã chết do trận cuồng phong, hay ngược lại, họ đã phải chết để nhằm một mục đích gì tương tự như trò trấn yểm mà một bài viết công phu về vụ Sông Tô Lịch đã phân tích? Nếu lưu tâm tới những trò ma thuật từ Mã Viện cho dựng trụ đồng mà lâu nay có rất nhiều nghi vấn, tranh luận, cho tới Cao Biền trấn yểm, thì ta không thể dễ dàng bỏ qua hiện tượng nầy được.
Lạ thay (mà lại rất quen) những câu chuyện đó không những không được các “cơ quan chức năng” quan tâm, tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, mà thậm chí có báo còn bị ăn phạt, cái “tội” truyền bá “mê tín dị đoan”.
Thế nhưng, … chớ vội lầm, đằng sau vẻ khô cứng, đạo mạo, bao giờ cũng ẩn dấu những điều thú vị. Mời bà con ráng coi tiếp câu chuyện thứ hai.
2- Mấy năm trước, tự nhiên trên một tờ nhựt báo với số ấn bản thuộc hàng khủng có một bài viết, của một nhà báo cũng thuộc loại tiếng tăm, thắc mắc rằng ở cơ quan Bộ nọ, sao người ta lại lập bàn thờ chi chi đó trên tuốt tầng thượng, hương khói tối ngày. Chắc độc giả có đọc cũng không hiểu trời trăng chi.
Nhưng rồi, mấy bữa sau, ngay trên trang nhứt tờ báo của Bộ đó, có một bài thanh minh cho vụ “lập bàn thờ” nầy. Bài báo thưa rằng nguyên do trước đó, có một phái đoàn của một cơ quan hữu quan tới thăm, có kính tặng “bức tượng Bác Hồ”. Suy đi tính lại, lãnh đạo quyết định lập bàn thờ tại một căn phòng riêng trên tầng cao nhứt và để bức tượng tại đó.
Tới đây, chắc ai cũng phải thắc mắc, cách làm nầy tuy không lạ lắm ở xứ ta, nhưng cũng lại là khác thường. Vì tượng lãnh tụ thường được trưng ngay Hội trường cơ quan, chớ sao lại lập am lập miếu chi kỳ vậy? Mà chắc mấy cha nhà báo bắt trúng phóc chuyện chi đây không bình thường thì mới tố phé lên vậy chớ? Sức mấy dám “vuốt râu cọp”?
Và đây là những gì người ta dễ dàng ráp nối với cái vụ “bàn thờ” kia, mặc dù “ai cũng không hiểu, chỉ vài người mới hiểu“ (nhái bài hát Phượng Hồng).
Trong nhiều năm, các cấp lãnh đạo cơ quan Bộ nầy, từ cấp vụ cho tới Thứ trưởng, nhiều người bị bịnh hiểm nghèo một cách khác thường, có người đã ra đi “gặp các cụ Các-mác, Lê-nin” nữa. Rồi một ngày, ai đó bỗng nêu lên một giả thiết giải thích cho lý do đó. “Phải chăng ta đụng tới ‘cõi âm’?” Thế là nghe đâu thầy địa lý được mời tới. Thầy phán rằng do xây dựng tòa nhà mới, chặt đi một cái cây cổ thụ rất thiêng, bít dòng chảy một mạch nước ngầm … cũng rất thiêng. Và nghiêm trọng nhứt, là đụng tới long mạch. Giờ phải làm lễ thôi, nếu không là còn …chết nữa.
Không biết thầy phán trúng trật, cũng không biết ba câu chuyện nầy có liên quan tới nhau hay không, nhưng thiệt tình thì nó luôn có thể trở thành đề tài của bất cứ ông quan chức đạo mạo nào, nhưng là ở … quán bia, bên người … chí thân, chí cốt, chớ hổng phải bên đồng chí, tại cơ quan, nha. Và, thường là liên quan tới vận mạng, quyền lợi bản thân, bà con họ hàng họ thôi, chớ chuyện vận mệnh quốc gia, thì … khỏi lo, đã có “trên”. HẾT.
148. “Chép sử trung thực” hay một kiểu “đốt đền”?
Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình
QĐND – Gần một năm nay, trên internet xuất hiện một số trang web, blog chuyên lan truyền các loại tin tức “vỉa hè” nhưng xưng danh là người làm“Việt sử ký đương đại”. Họ cho rằng, từ lâu, nhiều diễn biến quan trọng của đất nước đã không được chính sử ghi lại một cách khách quan nên họ phải làm điều này “vì tương lai, vì hậu thế”. Họ còn tung hô, sau 300 năm nữa, cái gọi là “Việt sử ký” này sẽ trở thành “Đại Việt sử ký toàn thư”(?!). Vậy sự thật về loại “lịch sử” này như thế nào?
Các nhà “thông tấn vỉa hè”
Chuyện bắt đầu từ năm 2011, chủ một trang blog với nhiều thông tin thiên lệch, sai trái bỗng dưng “nổi hứng” đưa ra hai “sáng kiến” được gọi là “chép sử” và “kỷ yếu biểu tình”. Ý tưởng này ngay lập tức đã được một số thành phần cực đoan tán dương, tung hô. Theo họ thì “chính sử” hiện nay có rất nhiều sai sót, đặc biệt lịch sử Việt Nam hiện đại có rất nhiều vấn đề bị “chính trị hóa”, gây hiểu lầm rất nặng nề cho thế hệ đi sau. Họ nói rằng, cả một hệ thống nhiều cơ quan nghiên cứu lịch sử, nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không làm lịch sử đúng nghĩa cho nên họ có sứ mệnh cao cả phải “chép sử” một cách khách quan nhất, trung thực nhất, giá trị nhất. Họ tụng ca rằng, cái gọi là “Việt sử ký” sẽ có giá trị hơn nhiều các luận án tiến sĩ sử học hiện nay. Trên thực tế họ lượm lặt đủ các câu chuyện vỉa hè rồi tung lên xa lộ thông tin toàn cầu internet, nội dung đề cập nhiều vấn đề, sự kiện xã hội “nóng” nhưng thông tin bị bôi đen, bóp méo, gây hại cho cộng đồng.
Cách “làm sử” của họ là phi khoa học, thiếu khách quan và ẩn chứa những ý đồ đen tối. Lướt qua những trang, chuyên mục được gọi là “Việt sử ký” này, chỉ thấy bao phủ một màu đen tối: Giá cả tăng cao, nợ xấu ngân hàng, khiếu kiện đất đai, nhà báo bị đánh, viện phí tăng, blogger đi biểu tình… Hoàn toàn không thấy xuất hiện một thành tựu, nhân tố tích cực nào được ghi lại. Đặc biệt, họ đưa ra những nhận định chủ quan, phiến diện, mang tính kích động mỗi khi bình luận về các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Riêng về quan hệ Việt – Trung được các “sử gia” ghi chép với mật độ dày đặc kèm theo các lập luận tù mù, xuyên tạc, kích động hận thù, kêu gọi biểu tình, tỏ thái độ chống đối chính quyền. Trên những trang này, họ dành một phần không nhỏ viết về các sự kiện lịch sử đã qua nhưng chủ yếu đề cập chuyện hậu trường chính trị, đi vào những chuyện “trà dư tửu hậu” được gom nhặt chẳng biết đúng, sai. Nhiều nhân vật tài năng, có sự cống hiến lớn thì không được họ đề cập nhưng một vài nhân vật chống đối chính quyền thì được tôn vinh và ngợi ca như những anh hùng. Đáng lên án hơn, họ cố tình bôi nhọ, xuyên tạc đời tư nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và không ít thông tin bịa đặt về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về phương pháp thực hiện, họ thừa nhận chỉ duy nhất dựa vào các nguồn tin từ internet mà chủ yếu là các blog, thậm chí cả…”tin đồn” từ đâu đó hoặc chính họ suy diễn. Chính một nhân vật được coi là “kiến trúc sư” của các hoạt động này cũng thừa nhận anh ta không am hiểu chuyên môn về nghiên cứu lịch sử. Vậy mà, mỗi tháng một lần, anh ta lượm lặt xào xáo thông tin để chép lên một lô sự kiện với sự sắp xếp lộn xộn kèm theo những bình luận rất chủ quan. Văn phong của các “công trình” này phảng phất phong cách dã sử võ hiệp của các tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Hoa nhiều hơn văn phong khoa học lịch sử.
Cảnh giác trước “rác thông tin”
Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà khoa học đều bất bình, lên án lối làm sử phản khoa học, tùy tiện, vô trách nhiệm của những người tự xưng là tác giả “Việt sử ký”. Thiếu tướng PGS, TS Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: “Xã hội bao giờ cũng tồn tại, phát triển, chứa đựng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, sự kiện diễn ra có cái tốt, cái xấu nhưng người làm sử chân chính không thể ghi chép một chiều, chỉ ghi cái xấu mà bỏ qua cái tốt. Người làm sử phải “dĩ dân vi thượng”, lợi ích của dân phải đặt lên hàng đầu, ghi lại những gì đúng sự thật và phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc. Nếu nhận thức của những người chép sử kia không được số đông nhân dân đồng tình thì phải xem lại tư cách của họ. Khoan chưa nói đến phương pháp làm sử yếu kém, chỉ xét riêng cái tâm của họ thì rõ ràng là chưa ổn”.
Nhìn lại động cơ và những gì mà nhóm tác giả ”Việt sử ký” đang làm đủ thấy sản phẩm của họ không phải là thứ mà nhân dân mong đợi, không phải là những thông tin đủ độ tin cậy và có giá trị.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, Mác đã đưa ra một nhận định rất khách quan và tài tình về khoa học lịch sử: “Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình”. Quan niệm chính trị hóa sử học là chưa đúng bản chất khoa học lịch sử nhưng lịch sử không tách rời cuộc sống, tách rời chính trị như những người tự xưng “chép sử Việt” quan niệm. Cũng không phải làm sử là phải viết hết, viết ngay những gì đang diễn ra. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là một nhà khoa học danh tiếng với hơn 400 công trình nghiên cứu nhưng vẫn luôn tự nhắc nhở mình và các sử gia nguyên tắc tối thượng của người viết sử: Tôn trọng sự thật lịch sử. Ông nói: “Một số sự thật có thể chưa nói được, nhưng đã nói, đã viết là phải tôn trọng sự thật. Đó là nguyên tắc tối thượng của sử học xưa nay, nhưng thực hiện được đến đâu còn tùy vào trình độ, khả năng của nhà sử học, vào cơ sở sử liệu được thu thập và giám định, đặc biệt là trách nhiệm và nhân cách của người viết sử. Tất nhiên từ sự thật lịch sử được xác minh, nhà sử học còn phải đặt trong từng bối cảnh không gian và thời gian cụ thể để phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định”. Như vậy, người làm sử phải có tâm, có tầm chứ không phải chỉ ghi chép, lượm lặt một cách giản đơn, thiếu cơ sở, thiếu phương pháp khoa học mà có thể gọi là “làm sử”.
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Bùi Đình Thanh, nguyên Phó viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại của Viện Sử học cho rằng: “Để bảo vệ một lợi ích nào đó, đôi khi người ta dám xuyên tạc sự thật. Nhưng cũng có nhiều nhận định chưa đúng chỉ vì họ thiếu thông tin. Như tại hội thảo quốc tế “30 năm ký kết Hiệp định Pa-ri”, có luận điểm rằng cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”, chúng tôi đã dùng chính câu đại sứ Bân-cơ trả lời các nhà báo “Việt Nam hóa chiến tranh” là “thay màu da trên xác chết” (“xác chết” ở đây ý nói quân Mỹ). Vậy thì sao có thể coi đó là cuộc chiến huynh đệ tương tàn? Ý kiến đó đã giúp giải tỏa thắc mắc của bè bạn. Bây giờ, đi lại dễ dàng hơn, phương tiện truyền thông nhiều hơn, nhanh hơn, có internet nữa thì làm sử phải tốt hơn, trung thực hơn chứ không thể bóp méo hay dựa vào những thông tin trôi nổi”.
Ngay trên các diễn đàn internet, đã có nhiều ý kiến phản biện lối làm sử tùy tiện. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức thu thập những tư liệu chính xác, khách quan đòi hỏi có những nhân chứng và những tư liệu đủ tin cậy song ở đây rất thiếu. “Quan điểm của tôi sử chép thế nào thì chép, mình hiểu thế nào là do trình độ nhận thức của mình. Những gì mình phản đối hay ủng hộ phải có bằng chứng, chứng cứ cụ thể và đầy đủ tính khoa học. Con cháu mai sau sẽ có nhiều chứng cứ và tài liệu hơn để soạn sử, việc của ta hiện nay là lưu lại các tài liệu và chứng cứ đáng tin cậy cho con cháu”- một ý kiến trên diễn đàn viết.
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin được dẫn lời ông Trần Văn Chánh, một chuyên gia Hán học ở Thành phố Hồ Chí Minh, người từng có nhiều bài luận sâu sắc về nghiên cứu lịch sử: “Viết sử là loại công việc công phu tốn nhiều thời gian, ngoài tôn trọng sự thật trên cơ sở bám sát sử liệu còn đòi hỏi phải có sự nghiền ngẫm sâu xa, nêu lên được những bài học tham khảo cho các thế hệ hiện tại và tương lai, góp phần vun đắp nhân bản, nên không thể có sự tùy tiện, định kiến, gán ghép bóp méo sự thật, buồn vui yêu ghét thất thường, nay vầy mai khác…”.
NGUYỄN VĂN MINH
“Chép sử trung thực” hay một kiểu “đốt đền”?
QĐND – Chủ Nhật, 12/08/2012, 22:53 (GMT+7)QĐND – Gần một năm nay, trên internet xuất hiện một số trang web, blog chuyên lan truyền các loại tin tức “vỉa hè” nhưng xưng danh là người làm“Việt sử ký đương đại”. Họ cho rằng, từ lâu, nhiều diễn biến quan trọng của đất nước đã không được chính sử ghi lại một cách khách quan nên họ phải làm điều này “vì tương lai, vì hậu thế”. Họ còn tung hô, sau 300 năm nữa, cái gọi là “Việt sử ký” này sẽ trở thành “Đại Việt sử ký toàn thư”(?!). Vậy sự thật về loại “lịch sử” này như thế nào?
Các nhà “thông tấn vỉa hè”
Chuyện bắt đầu từ năm 2011, chủ một trang blog với nhiều thông tin thiên lệch, sai trái bỗng dưng “nổi hứng” đưa ra hai “sáng kiến” được gọi là “chép sử” và “kỷ yếu biểu tình”. Ý tưởng này ngay lập tức đã được một số thành phần cực đoan tán dương, tung hô. Theo họ thì “chính sử” hiện nay có rất nhiều sai sót, đặc biệt lịch sử Việt Nam hiện đại có rất nhiều vấn đề bị “chính trị hóa”, gây hiểu lầm rất nặng nề cho thế hệ đi sau. Họ nói rằng, cả một hệ thống nhiều cơ quan nghiên cứu lịch sử, nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không làm lịch sử đúng nghĩa cho nên họ có sứ mệnh cao cả phải “chép sử” một cách khách quan nhất, trung thực nhất, giá trị nhất. Họ tụng ca rằng, cái gọi là “Việt sử ký” sẽ có giá trị hơn nhiều các luận án tiến sĩ sử học hiện nay. Trên thực tế họ lượm lặt đủ các câu chuyện vỉa hè rồi tung lên xa lộ thông tin toàn cầu internet, nội dung đề cập nhiều vấn đề, sự kiện xã hội “nóng” nhưng thông tin bị bôi đen, bóp méo, gây hại cho cộng đồng.
Cách “làm sử” của họ là phi khoa học, thiếu khách quan và ẩn chứa những ý đồ đen tối. Lướt qua những trang, chuyên mục được gọi là “Việt sử ký” này, chỉ thấy bao phủ một màu đen tối: Giá cả tăng cao, nợ xấu ngân hàng, khiếu kiện đất đai, nhà báo bị đánh, viện phí tăng, blogger đi biểu tình… Hoàn toàn không thấy xuất hiện một thành tựu, nhân tố tích cực nào được ghi lại. Đặc biệt, họ đưa ra những nhận định chủ quan, phiến diện, mang tính kích động mỗi khi bình luận về các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Riêng về quan hệ Việt – Trung được các “sử gia” ghi chép với mật độ dày đặc kèm theo các lập luận tù mù, xuyên tạc, kích động hận thù, kêu gọi biểu tình, tỏ thái độ chống đối chính quyền. Trên những trang này, họ dành một phần không nhỏ viết về các sự kiện lịch sử đã qua nhưng chủ yếu đề cập chuyện hậu trường chính trị, đi vào những chuyện “trà dư tửu hậu” được gom nhặt chẳng biết đúng, sai. Nhiều nhân vật tài năng, có sự cống hiến lớn thì không được họ đề cập nhưng một vài nhân vật chống đối chính quyền thì được tôn vinh và ngợi ca như những anh hùng. Đáng lên án hơn, họ cố tình bôi nhọ, xuyên tạc đời tư nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và không ít thông tin bịa đặt về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về phương pháp thực hiện, họ thừa nhận chỉ duy nhất dựa vào các nguồn tin từ internet mà chủ yếu là các blog, thậm chí cả…”tin đồn” từ đâu đó hoặc chính họ suy diễn. Chính một nhân vật được coi là “kiến trúc sư” của các hoạt động này cũng thừa nhận anh ta không am hiểu chuyên môn về nghiên cứu lịch sử. Vậy mà, mỗi tháng một lần, anh ta lượm lặt xào xáo thông tin để chép lên một lô sự kiện với sự sắp xếp lộn xộn kèm theo những bình luận rất chủ quan. Văn phong của các “công trình” này phảng phất phong cách dã sử võ hiệp của các tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Hoa nhiều hơn văn phong khoa học lịch sử.
Cảnh giác trước “rác thông tin”
Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà khoa học đều bất bình, lên án lối làm sử phản khoa học, tùy tiện, vô trách nhiệm của những người tự xưng là tác giả “Việt sử ký”. Thiếu tướng PGS, TS Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: “Xã hội bao giờ cũng tồn tại, phát triển, chứa đựng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, sự kiện diễn ra có cái tốt, cái xấu nhưng người làm sử chân chính không thể ghi chép một chiều, chỉ ghi cái xấu mà bỏ qua cái tốt. Người làm sử phải “dĩ dân vi thượng”, lợi ích của dân phải đặt lên hàng đầu, ghi lại những gì đúng sự thật và phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc. Nếu nhận thức của những người chép sử kia không được số đông nhân dân đồng tình thì phải xem lại tư cách của họ. Khoan chưa nói đến phương pháp làm sử yếu kém, chỉ xét riêng cái tâm của họ thì rõ ràng là chưa ổn”.
Nhìn lại động cơ và những gì mà nhóm tác giả ”Việt sử ký” đang làm đủ thấy sản phẩm của họ không phải là thứ mà nhân dân mong đợi, không phải là những thông tin đủ độ tin cậy và có giá trị.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, Mác đã đưa ra một nhận định rất khách quan và tài tình về khoa học lịch sử: “Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình”. Quan niệm chính trị hóa sử học là chưa đúng bản chất khoa học lịch sử nhưng lịch sử không tách rời cuộc sống, tách rời chính trị như những người tự xưng “chép sử Việt” quan niệm. Cũng không phải làm sử là phải viết hết, viết ngay những gì đang diễn ra. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là một nhà khoa học danh tiếng với hơn 400 công trình nghiên cứu nhưng vẫn luôn tự nhắc nhở mình và các sử gia nguyên tắc tối thượng của người viết sử: Tôn trọng sự thật lịch sử. Ông nói: “Một số sự thật có thể chưa nói được, nhưng đã nói, đã viết là phải tôn trọng sự thật. Đó là nguyên tắc tối thượng của sử học xưa nay, nhưng thực hiện được đến đâu còn tùy vào trình độ, khả năng của nhà sử học, vào cơ sở sử liệu được thu thập và giám định, đặc biệt là trách nhiệm và nhân cách của người viết sử. Tất nhiên từ sự thật lịch sử được xác minh, nhà sử học còn phải đặt trong từng bối cảnh không gian và thời gian cụ thể để phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định”. Như vậy, người làm sử phải có tâm, có tầm chứ không phải chỉ ghi chép, lượm lặt một cách giản đơn, thiếu cơ sở, thiếu phương pháp khoa học mà có thể gọi là “làm sử”.
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Bùi Đình Thanh, nguyên Phó viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại của Viện Sử học cho rằng: “Để bảo vệ một lợi ích nào đó, đôi khi người ta dám xuyên tạc sự thật. Nhưng cũng có nhiều nhận định chưa đúng chỉ vì họ thiếu thông tin. Như tại hội thảo quốc tế “30 năm ký kết Hiệp định Pa-ri”, có luận điểm rằng cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”, chúng tôi đã dùng chính câu đại sứ Bân-cơ trả lời các nhà báo “Việt Nam hóa chiến tranh” là “thay màu da trên xác chết” (“xác chết” ở đây ý nói quân Mỹ). Vậy thì sao có thể coi đó là cuộc chiến huynh đệ tương tàn? Ý kiến đó đã giúp giải tỏa thắc mắc của bè bạn. Bây giờ, đi lại dễ dàng hơn, phương tiện truyền thông nhiều hơn, nhanh hơn, có internet nữa thì làm sử phải tốt hơn, trung thực hơn chứ không thể bóp méo hay dựa vào những thông tin trôi nổi”.
Ngay trên các diễn đàn internet, đã có nhiều ý kiến phản biện lối làm sử tùy tiện. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức thu thập những tư liệu chính xác, khách quan đòi hỏi có những nhân chứng và những tư liệu đủ tin cậy song ở đây rất thiếu. “Quan điểm của tôi sử chép thế nào thì chép, mình hiểu thế nào là do trình độ nhận thức của mình. Những gì mình phản đối hay ủng hộ phải có bằng chứng, chứng cứ cụ thể và đầy đủ tính khoa học. Con cháu mai sau sẽ có nhiều chứng cứ và tài liệu hơn để soạn sử, việc của ta hiện nay là lưu lại các tài liệu và chứng cứ đáng tin cậy cho con cháu”- một ý kiến trên diễn đàn viết.
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin được dẫn lời ông Trần Văn Chánh, một chuyên gia Hán học ở Thành phố Hồ Chí Minh, người từng có nhiều bài luận sâu sắc về nghiên cứu lịch sử: “Viết sử là loại công việc công phu tốn nhiều thời gian, ngoài tôn trọng sự thật trên cơ sở bám sát sử liệu còn đòi hỏi phải có sự nghiền ngẫm sâu xa, nêu lên được những bài học tham khảo cho các thế hệ hiện tại và tương lai, góp phần vun đắp nhân bản, nên không thể có sự tùy tiện, định kiến, gán ghép bóp méo sự thật, buồn vui yêu ghét thất thường, nay vầy mai khác…”.
NGUYỄN VĂN MINH
–Bài này cũng được đăng trên blog của Thiếu tá quân đội Nguyễn Văn Minh. (he,chém gió mấy bài mà đã thăng từ Đại úy lên Thiếu tá rùi!!!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét