- Dân chủ hay độc tài? (Lê Phan) - Cái công thức Maior, Ditiores, Communistarum, như vậy có vẻ không đúng. Anh Quốc không lớn, không có nhiều tiền và không phải cộng sản nhưng nếu tính theo dân số, đứng thứ nhì trong bảng huy chương thế vận trong khi Trung Quốc đứng thứ 10.
- Tin được không? (Thùy Linh) - “4. Việt Nam sẽ đấu tranh kiên quyết với nạn tham nhũng? 5. Các nhóm lợi ích khổng lồ sẽ thôi thao túng kinh tế, xã hội, chính trị…vì sự phá triển chung? 6. Các vụ án tham nhũng lớn mà dư luận đã được biết đến sẽ được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây? 7. Cuộc chỉnh đốn đảng khắp cả nước với thái độ không né tránh, không khoan nhượng, thỏa hiệp, không vì quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm?”
- Chiến công của Đai tá điệp iên không, không thấy (Huỳnh Ngọc Chênh) - Viết đến đây thì cái đầu ngu của tôi mới hiểu ra. Kẻ địch có mất cái gì đâu, chỉ tốn có một mụ nái xề mà mang về cho đất nước hợp đồng hời, lên hàng trăm triệu đô la. Hu hu hu!
- Thuyết dẫn đường sai lầm trong chính trị của Hoa Kỳ (phần 1) (Phan Ba) - “Bài học quan trọng nhất mà Nam Việt Nam đưa ra cho chúng ta là quyền lực của Mỹ không thể làm đầy một khoảng chân không chính trị, cái hình thành qua sự yếu kém của một giới tinh hoa châu Á”.
- Họ đã nói 13 (Inrasara) - “Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/ Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác”
- Khi bộ trưởng cất lời “xin lỗi” (Mạnh Quân) - Tiếc là, ở Việt Nam, hình như cũng chỉ mới có báo chí có thể theo dõi, đánh giá việc làm ‘xin lỗi’ của một số Bộ trưởng”
- Đảng ta đã thắng lợi bước đầu trong cuộc giữ gìn biển đảo?(Người Buôn Gió) - Những hành động biểu tình tự phát này của người dân là một thách thức với Đảng ta. Gây cho Đảng ta giảm sút uy tín và ảnh hưởng nhiều đến quyết sách về biển đảo…”.
- Hàng loạt ‘sếp’ lớn công ty chứng khoán bị bắt (VNN) - Vài tháng đầu năm nay, các công ty chứng khoán không chỉ lao đao vì “đỏ” sàn, thua lỗ liên tiếp mà còn dính tới pháp luật, khi nhiều lãnh đạo bị bắt vì nghi án thao túng làm giá chứng khoán, báo cáo, mua bán sai luật…
- Cần có những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước (VHNA) - Phải có gan sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy. Việt Nam tuy mạnh hơn Philipin về quân sự nhưng cần chuẩn bị đầy đủ hơn nữa về ngoại giao và có được những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Mỹ không phải là sự lựa chọn duy nhất.
- VIỆT NAM ĐANG “KHỦNG HOẢNG” THIẾU LÃNH ĐẠO ? (Phạm Viết Đào) - Họ, với tư cách tập thể cũng như với tư cách cá nhân, hoàn toàn không đưa ra một chính sách nào cả. Không đưa ra một viễn kiến nào cả. Nghĩa là, nói tóm lại, không thể hiện bất cứ một sự lãnh đạo nào cả.
- Nhận tiền từ người khác – Tại sao không?(Nguyễn Tường Thụy) - Cho hay nhận gì cũng phải xét đến bản chất của nó, không thể gộp chung vào một rọ. Đừng có tự bó đầu để rồi ám ảnh mãi vì lối chụp mũ “nhận tiền của bọn phản động”.
- Trung Quốc: hiếu hòa hay hiếu chiến? (Hữu Nguyên) - Ngay cả những người không sành về lịch sử Trung Quốc cũng thấy ngay luận điệu không đúng sự thật.
- Ngô Sỹ Tồn: Trung Quốc chỉ muốn chiếm 80% Biển Đông!? (GDVN) - Ngô Sỹ Tồn còn ngang nhiên khẳng định, trên Biển Đông “không một hành động nào của Trung Quốc là không đúng lúc”
- Trung Quốc ‘đòi’ trở về chính sách của thiên triều? (VNN) - Trong lúc Bắc Kinh đang có rất nhiều tiếng nói khác nhau về chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng như hiện nay, nhìn vào quá khứ là một cách để soi mình trong tương lai.
- Tham nhũng là “quan nạn”! (DLB) - Phòng chống tham nhũng là đụng tới quan chức, vì vậy làm thì không thể nửa vời, qua loa, dè dặt. Nếu chỉ quật mấy con mèo ăn vụng mỡ mà cho đó là diệt trừ tham nhũng thì làm sao dẹp được quan nạn
- Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc (VNN) - 7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 100 triệu USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc lại thâm hụt 8,3 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu bắt đầu từ 2001 đang tăng chóng mặt trong 3 năm gần đây.
- Soi rọi lại “16 chữ vàng” và “4 tốt” (Bùi Văn Bồng) - Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài…
- Chiến thuật “đánh lạc hướng” của Trung Quốc (NLĐ) - Theo nhận định của báo Mỹ The New York Times, dường như giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn dùng chiêu bài biển Đông để chứng tỏ cho dư luận trong nước biết Trung Quốc đang là cường quốc trong khu vực và đủ sức đạt được những tuyên bố chủ quyền phi lý.
- Bức thư tâm huyết của một đảng vien 64 năm tuổi đảng (Tễu) - “Hơn 60 năm qua tôi càng thấy cán bộ hiện nay, Đảng viên hiện nay tồi tệ hơn…”
- Khi khoa học bị mê tín chi phối(*) (Bách Việt) - Hai bài viết cho ta một vài sự thật rất cơ bản và rõ ràng trong số rất nhiều sự thật đã được phơi bày xung quanh “thần tượng ngoại cảm”Phan Thị Bích Hằng một thời được tôn vinh bởi làng khoa học VN.
- Trung Quốc mãi mãi vẫn chỉ là 1 “cường quốc Boxing” đúng nghĩa (Nguyễn Tây Ninh) - Diều hâu TQ ngày càng thể hiện bản chất “sức mạnh cơ bắp” của một nước lớn về thể xác mà cái đầu thì quá bé nhỏ.
- Thường vụ Quốc hội chất vấn 3 thành viên chính phủ (TN) - TVQH sẽ chất vấn Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền (sáng 21.8), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (chiều 21.8) và Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (sáng 22.8).
- Khi bộ trưởng cất lời ‘xin lỗi’… (VNN) - “Điều người dân chờ đợi ở Bộ trưởng GTVT, đó không chỉ là lời xin lỗi về bản kết luận thanh tra chưa thấu đáo như đề cập trong cuộc họp với Hà Nội, mà là hành động quyết liệt sau đó của ông.”
- Dượng rể của Kim Jong Un đi Trung Quốc để bàn về hai đặc khu kinh tế (RFI) - Ông Jang Song Thaek, dượng rể của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hôm nay 13/08/2012, lên đường đi Trung Quốc để bàn bạc về việc cùng triển khai ...
- Xuất khẩu Trung Quốc trì trệ khiến thế giới lo âu (RFI) - Dưới hàng tựa "Đình trệ xuất khẩu của Trung Quốc gây lo ngại", les Echos cho biết, sau các con số đáng thất vọng về sản xuất công nghiệp ...
- Cam Bốt: Thủ tướng Hun Sen điều trần về vấn đề biên giới (RFI) - Sự kiện về cuộc điều trần hiếm thấy tại Cam Bốt : Sau nhiều lần được các dân biểu phe đối lập yêu cầu phải trả lời về tình trạng lãnh thổ dọc theo tuyến biên ...
- Tổng thống Ai Cập tước quyền chỉ huy của thống tướng Tantaoui (RFI) - Tin gây chấn động công luận Ai Cập, như sấm sét : Người nắm toàn quyền thay nhà độc tài Mubarak đã bị mất chức.
- Nước Anh tự hào tổ chức thành công Thế Vận Hội mùa hè (RFI) - Tối qua, 12/08/2012, trên sân vận động Olympic Luân Đôn, Thế Vận Hội mùa hè 2012 đã khép lại sau buổi lễ bế mạc trong không khí ...
- Báo Úc tiết lộ: Tình ái và tình báo trong vụ hối lộ in tiền cho Việt Nam (RFI) - Vụ một ngân hàng Úc hối lộ cho người thân của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng để giành hợp đồng in tiền « polymere » có thêm diễn biến ...
- Tham vọng của Trung Quốc đe dọa đồng thuận ASEAN (RFI) - Cam Bốt, Lào và Miến Điện, ba thành viên nghèo của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN - đang là đối tượng ve vãn của Trung ...
- Đông Nam Á : Mỗi năm, 15 000 người chết vì ô nhiễm (RFI) - Theo một công trình nghiên cứu được Nature Climate Change công bố hôm qua 12/08/2012, hàng năm có gần 15.000 người chết tại Đông Nam Á ...
- Quan hệ Nhật-Hàn bị thử thách vì một hòn đảo nhỏ (RFI) - Mặc dù Tokyo kêu gọi đình hoãn, nhưng thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak vẫn đến thăm quần đảo mà hai bên tranh chấp, gọi ...
- Bắc Triều Tiên: LHQ lo ngại nguy cơ khủng hoảng nhân đạo trầm trọng (RFI) - Theo AFP, hôm nay 13/08/2012, Tổng thư ký Liên Hiệp Quôc Ban Ki-Moon tỏ ý “vô cùng quan ngại” những vụ thiên tai lụt lội ...
- Philippines lo ngại dịch bệnh sau lũ lụt (RFI) - Sau trận lũ lụt đã làm cho 92 người chết, hiện nay 80% diện tích thủ đô Philippines vẫn đang chìm ngập trong nước.
- Tổng thống Miến Điện làm việc với nhà đối lập Aung San Suu Kyi (RFI) - Theo AFP, hôm qua, 12/08/2012, nhà đối lập Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp đầu tiên trên tư cách nghị sĩ Quốc hội với tổng thống Miến Điện Thein Sein ...
- Đài Loan sẽ tập trận bắn đạn thật tại đảo Ba Bình- Trường Sa (RFI) - Lực lượng tuần duyên Đài Loan, hôm qua 12/08/2012, cho biết sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình (mà Việt Nam gọi là đảo Ba ...
- Úc rà soát an ninh vì Lương Ngọc Anh (BBC) - Cơ quan thương mại Úc buộc phải kiểm tra an ninh sau cáo buộc nữ viên chức của họ có 'quan hệ tình ái' với đại tá Việt Nam.
- Bộ Chính trị hoàn tất tự kiểm điểm (BBC) - 14 lãnh đạo cao cấp nhất Đảng CSVN đã xong phần kiểm điểm cá nhân, nhưng vẫn còn một số vấn đề phải thẩm tra.
- Bà Cốc từng 'ngoại tình với Heywood' (BBC) - Vệ sỹ của Heywood nói trên báo Anh rằng bà Cốc từng ngoại tình với ông, trong lúc có nghi ngờ rằng người ra tòa tuần trước chỉ là người đóng thế bà.
- Cuồng sát bằng dao ở Bình Thuận (BBC) - Một người bị cho là nghiện ma túy đã tấn công bằng dao, làm một phụ nữ thiệt mạng và 19 người khác bị thương ở Bình Thuận.
- Hạn Hán: Nhà Nông Cải Thiện Chiến Lược Trồng Trọt (VietBao) - Hạn hán đang hủy diệt mùa bắp của Mỹ - nhưng đó có thể thực sự là điều tốt, William G. Moseley viết trong Báo New York Times.
- Dân Mỹ Giàu Nhất Ưa Lái Xe: 5 Kiểu Xe Toyota, Honda Rẻ (VietBao) - Nhiều người Mỹ giàu nhất lại là những người ưa xài đồ rẻ tiền, ít nhất là khi nói về kiểu xe họ ưa chuộng sử dụng. Có lẽ đó cũng là 1ý do nhiều người Mỹ vẫn còn giàu mãi.
- Xem Thế Vận, Không Cười Bị Nghi Khủng Bố, Còng Tay (VietBao) - LONDON - Xem Thế Vận, mà không chịu cười, thế là bị cảnh sát bắt vì nghi là khủng bố.
- Nam Hàn Phí Mỗi Năm 370 Triệu (VietBao) - Hãy nhớ tắt máy, sau khi sử dụng xong... Nam Hàn đang ném qua cửa sổ 370 triệu đôla mỗi năm, chỉ vì phí phạm năng lượng.
- Anh Cung Cấp Áo Giáp, Máy Truyền Tin Cho Đối Lập Syria (VietBao) - LONDON - Chính phủ Anh loan báo cấp thêm viện trợ cho "quân đội Syria tự do - FSA", gồm máy truyền tin, y cụ, máy phát điện và áo giáp - đợt trợ giúp bổ túc trị giá 7.82 triệu MK.
- 3 Con Gấu Xâm Nhập Nhà Gỗ Ven Rừng, Uống 100 Chai Bia (VietBao) - OSLO - Gấu mẹ và 3 gấu con xâm nhập 1 nhà lều gỗ, uống trên 100 chai bia, ăn hết thực phẩm, và phá tan tành.
- TQ: Tòa Xử 9 Người Trong Vụ Thiếu Niên Bán Thận Mua iPad (VietBao) - BẮC KINH - 9 người ra toà tại miền nam Trung Quốc vì họ tiếp tay 1 vị thành niên bán 1 quả thận để mua iPad và iPhone.
- Hãng Có Nữ Giám Đốc Sẽ Lời Cao (VietBao) - Có phụ nữ trong Hội Đồng Quản Trị sẽ thêm may mắn cho công ty.
- Bắc Hàn Xiết, Giảm Đào Tỵ (VietBao) - Người Bắc Hàn đào tỵ sang Nam Hàn vắng dần.
- Mùa hè lại nóng bỏng (VAOL) - Mùa hè năm ngoái 2011 là một mùa hè nóng bỏng với 2 cuộc biểu tình ở Sài gòn và 11 cuộc biểu tình ở Hà nội. Cuộc biểu tình đầu tiên ngày 5 tháng 6 năm 2011 nổ ra sau khi tàu Trung Cộng…
- Trung Quốc vận động để có lợi thế tranh chấp Biển Ðông (Nguoi viet) - Rất có thể phiên họp của ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông dự trù vào tháng 9, 2012 tới đây sẽ không diễn ra vì những đòi hỏi của Bắc Kinh.
- Việt Nam bỏ tù nhà bất đồng chính kiến thứ nhì chỉ trong một tuần (Bangkok Post) - Ngoài bản án năm năm tù ở, ông Lê Thanh Tùng còn bị bốn năm quản chế tại gia vì ông đã viết bài kêu gọi sửa đổi hiến pháp và một nền dân chủ đa đảng, đa nguyên.
- Bộ mặt thật của Bắc Kinh: Lòng dân đã rõ, còn đảng? (Song Chi) - Lòng người dân Việt Nam đối với giặc bành trướng bá quyền phương Bắc từ ngàn đời xưa cho đến bây giờ như thế nào cũng đã rõ ràng.
Video tuyên truyền của Trung Quốc: Bố trí tên lửa, Hà Nội là mục tiêu
http://www.youtube.com/watch?v=3LNGdsSn9O8&feature=player_embedded
Trung Quốc thành lập Lữ đoàn Tên lửa cho Biển Đông
Sofia Wu/ Lược dịch: Hà Hữu Nga (Blog Tiếng vọng KATTIGARA) - Trung
Quốc thành lập một lữ đoàn tên lửa mới tại tỉnh Quảng Đông là một phần
của chiến lược “gây sốc và dọa” để ngăn chặn các nước khác dám thách
thức quyền thống trị biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Trích dẫn các
nguồn thông tin thân thuộc với chủ đề này, tờ United Daily News nói lữ
đoàn tên lửa 827 này được bố trí tại thành phố 韶關 Thiều Quan, Quảng
Đông*.
Báo cáo nói rằng vào cuối tháng ba, trong khi doanh trại đang được
xây dựng thì các xe phóng tên lửa đã được đưa vào vị trí ở căn cứ Thiều
Quan. Báo cáo cũng cho biết loại tên lửa bố trí ở căn cứ này có thể bao
gồm loại tên lửa đạn đạo chống hạm DF 21 D (Đông Phương 21 D) và DF 16 –
Đông Phương 16 một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn xa hơn bất cứ
loại nào hiện có ở Trung Quốc, và Đài Loan. Hành động công khai của Lữ
đoàn tên lửa mới này diễn ra cùng với việc VN và Phillipines ra sức
khẳng định chủ quyền của họ đối với các nhóm đảo ở Biển Đông.
Dưới đây là một đoạn trích từ báo cáo của United Daily News về
chiến lược “gây sốc và đe dọa” nhằm khẳng định chủ quyền của họ với Biển
Đông: Các ảnh vệ tinh trên Internet cho thấy căn cứ tên lửa này rất
rộng, với nhiều xe phóng tên lửa đỗ bên ngoài nhà chứa máy bay ở cánh
đông bắc căn cứ. Một vài xe dài tới 16m, với các ống hình trụ vươn cao,
còn các xe khác dài 12 m với các ống hình vuông trông giống như thiết bị
dùng cho loại tên lửa đạn đạo loại mới để trần của Quân Giải phóng Nhân
dân (PLA) năm trước.
Các chuyên gia quân sự nói căn cứ tên lửa mới này có trang bị tên
lửa đạn đạo Đông phương 21D chống hạm tầm bắn 2000-3000km và mức độ
chính xác tuyệt đối. Các nhà phân tích địa chiến lược gọi Đông phương
21D là kẻ thay đổi trò chơi, có thể đe dọa cả tàu sân bay tối tân Mỹ
ngoài Thái Bình Dương, đặc biệt là khi xung đột nổ ra ở Eo Đài Loan hoặc
trên Biển Đông. Đông phương DF-16 mới có tầm bắn 1200 km có sức công
phá lớn. Đánh giá vị trí địa lý Thiều Quan, các chuyên gia nói, Lữ đoàn
Tên lửa 827 rõ ràng có nhiệm vụ đe dọa Đài Loan và các nước có chung
biên giới phía Biển Đông.
Chẳng hạn thủ đô Hà Nội của VN chỉ cách Thiều Quan dưới 1000 km,
nếu xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam về chủ quyền các nhóm đảo trên
Biển Đông nổ ra thì Hà Nội sẽ cũng sẽ là mục tiêu của Lữ đoàn Tên lửa
827. Ngoài TQ, năm nước khác là Đài Loan, Việt Nam, Philippines,
Malaysia và Brunei cũng đòi chủ quyền bộ phận hoặc toàn bộ đối với khu
vực nhiều dầu lửa và khí đốt kề bên đường thương mại biển nhộn nhịp nhất
thế giới này.
VN và Phillipines ngày càng quả quyết khẳng định chủ quyền tại Biển
Đông. Sau hai tháng hòa hoãn giữa TQ và Philippines ở bãi cạn
Scarborough vì thời tiết bất lợi vào tháng Sáu, chính phủ Phillipines đã
mở một lớp mẫu giáo trên hòn đảo nhỏ Pagasa (kẻ lạ gọi là 中業號 Trung
Nghiệp Hào) ở Trường Sa. Trong khi đó VN đã mua sắm nhiều vũ khí cho hải
quân và không quân của Nga và triển khai các máy bay chiến đấu SU 27 để
thanh sát Trường Sa.
Hơn nữa VN còn thông qua luật biển tháng 6 khẳng định chủ quyền
Hoàng Sa, Trường Sa. Đài Loan phản đối một nước cờ như vậy (2/6/2012).
Nguồn: Sofia Wu http://focustaiwan.tw/ShowNews/WebNews_Detail.aspx? 2012/07/2
* Ghi chú của người dịch:
Năm 40-43 Hai Bà Trưng đã đánh đuổi quân Đông Hán đến tận vùng
này; năm 1052-53 Nùng Trí Cao (tổ tiên họ Nông của ông Cựu tổng) đã đánh
quân Tống đến tận vùng này; năm 1075-76 Lý Thường Kiệt đã đánh tan tác
quân Tống tại sào huyệt của chúng ở đây bằng phép “Tiên phát chế nhân”
kết hợp với đường lối tuyên huấn bằng “Lộ bố”.
Lược dịch: Hà Hữu Nga
Bản dịch: Tiếng vọng KATTIGARA
http://kattigara-echo.blogspot.com/2012/08/trung-quoc-thanh-lap-lu-oan-ten-lua-cho.html
http://kattigara-echo.blogspot.com/2012/08/trung-quoc-thanh-lap-lu-oan-ten-lua-cho.html
Thực trạng Việt Nam phải đối diện
Nguyên Thạch (Danlambao) – Rất cảm ơn bài “Giải pháp tối ưu cho Việt Nam hiện nay trước Trung Quốc: Xóa bỏ hệ thống chính trị đương thời: Nhưng bằng cách nào?”
của tác giả Lê Diễn Đức. Bài viết với mục đích khơi động lòng dân (như
sinh viên học sinh, trí thức, công nhân, nông dân… nói chung tầng lớp
ngoài tổ chức của đảng và quân đội), nhưng “sách lược” nêu trên (ý chính
của bài), tưởng tác giả cũng nên tra cứu lại với các sĩ quan cao cấp
trong quân đội thì sẽ cụ thể và thiết thực hơn.
Nhân đây, bản thân cũng rất muốn tìm hiểu về tổ chức cũng như sự
vận hành sử dụng lực lượng quân đội của phe XHCN là như thế nào? Điều
này, các lão tướng hoặc các sĩ quan cao cấp nghỉ hưu có thể vì sự an
nguy của đất nước, vì sự đói kiến thức của đại đa số dân chúng mà giảng
giải hướng dẫn, họ rất cần biết những cái lừa mị, hù dọa… được bao bọc
bởi hung từ “Bí mật quốc gia”! Điều này, rất cần thiết cho những bước
chuẩn bị để tiến hành một cuộc cách mạng mà quý vị là những người rất
xứng đáng được trân trọng về sự hy sinh của mình.
Theo chỗ tôi hiểu thì qui cách tổ chức xã hội dưới chiêu sách của
Lénine, một con ruồi cũng khó mà thoát được mạng lưới an ninh chằng chịt
của chế độ. Đó là về dân sự, còn về quân đội thì thiết nghĩ, nó sẽ còn
khắt khe, sắt đá hơn.
Muốn điều động đơn vị một sư đoàn thì trước nhất phải có sự thảo
luận sơ khởi giữa sư đoàn trưởng với chính ủy sư đoàn, sau đó trình lên
chính ủy quân khu và tư lệnh quân khu. Quân khu sẽ báo cáo lên bộ quốc
phòng và cuộc thảo luận giữa bộ quốc phòng cùng các tổng cục trực thuộc
rồi bộ trưởng bộ quốc phòng cùng ban quân ủy trung ương quyết định,
trong đó, bộ trưởng là ủy viên BCT chịu trách nhiệm với BCT và trung
ương đảng trước một quyết định là vận dụng chỉ một sư đoàn.
Vậy, nếu những bước phải qua như nêu trên mà theo lối suy nghĩ của
tôi là đúng thì việc vận dụng 1 sư đoàn trong quân lực, ắt phải có ít
nhất là 30 người, trong 30 người này, sự đồng thuận là bao nhiêu phần
trăm? Đó là chưa tính chỉ cần 1 trong số 30 phản nghịch, ngầm báo cáo
với an ninh quân đội, thì kế hoạch có được khả thi không? Hay sẽ vỡ ra
từ trong trứng nước?
Cũng theo tôi, để tránh những nguy hiểm vô cùng lớn lao mà kế hoạch
lại không thực hiện được, chi bằng chỉ cần một đại đội, như đại đội
thiết giáp chẳng hạn, cứ do đại đội trưởng hiệp tâm cùng cấp ủy của đại
đội với đầy đủ trang thiết bị, đạn dược, nhân sự và chọn cơ hội xung
kích gây tiếng vang. Cách này có thể chỉ đạt 50/50, nghĩa là, hoặc sẽ bị
tiêu diệt gọn, hoặc cũng có thể sẽ gây được làn sóng quân đội ùa theo
để biến thành một trận tuyến toàn diện. Lúc ấy, vì sự căm hận tiềm ẩn
bao lâu tàng tích nơi quân nhân các cấp, nhân cơ hội này, tạo sự bùng
phát thay cho cái dè dặt đã bị kìm hãm từ bấy lâu nay, điều này xác suất
xảy ra có cơ may cao. Dân dã thường ví nếu ” không có lửa thì sẽ không
có khói “.
Hiện tình bi đát của đất nước dưới sự vận hành cầm nắm vận mệnh Tổ
Quốc từ nhà cầm quyền trong suốt quá trình lịch sử cận đại đã đưa đất
nước và dần tộc đến bờ vực thẳm lầm than nguy khốn. Xã hội tụt hậu so
với lân bang láng giềng, tham nhũng hoành hành bất trị, dân oan đầy dẫy,
oán hận ngút trời xanh… Hơn thế nữa, Tổ quốc đã và đang thoi thóp lâm
nguy trước sự lấn chiếm thô bạo của đoàn quân phương Bắc đầy tham vọng
mà Việt Nam là một quốc gia có một hệ thống cầm quyền nhu nhược, hèn
nhát, kém uy tín nhất trong chuỗi các nước liên hệ về mặt đối ngoại. Họ
sẽ lợi dụng cơ hội giữa lúc nhà nước Việt Nam còn đang mang tinh thần
nhu nhược cũng như chưa có được mối quan hệ tốt với bầu bạn năm châu mà
đánh chiếm trước khi cục diện thay đổi.
Người Hán là một dân tộc có nhiều tham vọng, kề cả những tham vọng
bất chính và liều lĩnh nhưng các nhà hoạch định chiến lược của Trung
Cộng cũng không phải là hoàn toàn xuẩn ngốc. Khối khối tỉ vàng dưới lòng
biển Đông và những nguồn tài nguyên cũng như lợi ích khác của nó, so ra
cũng tương xứng với sự mạo hiểm nếu có trong sách lược của họ. Bên cạnh
đó, sự quì gối qui thuận của đảng và nhà nước Việt Nam hiện hành là một
lợi điểm cho chiến thuật từng bước xâm chiếm. Tại sao không?
Các bằng chứng như bắn giết ngư phủ VN, cướp bóc, ngang nhiên đòi
tiền chuộc, xua gần 23.000 tàu đánh cá vào lãnh hải của Việt Nam bắt tận
giết tiệt, thành lập quận huyện Tam Sa, xây dựng hải cảng, phi trường
quân sự, tự ý khai thác tài nguyên dầu khí, lắp đặt kho hầm vũ khí tên
lửa ngay trong nội địa VN… như nhiều người đã biết, tôi không cần phải
liệt kê ở đây, mà nếu có nêu lên thì hẳn phải còn nhiều thiếu sót. Những
diễn tiến đã lần lượt xảy ra đó, cho thấy rằng ý đồ muốn nuốt trọn Việt
Nam trong cái gọi là ” song phương tiệm tiến “, là rõ nét.
Chiến tranh sẽ xảy ra, điều mà không ai mong muốn cả, nhưng chúng
ta đã ở trong tình huấn bị buộc! Dân Việt lại một lần nữa sẽ phải gánh
chịu đau thương mất mát, ấy là hệ quả, là sự bất hạnh của cả dân tộc khi
có một nhà nước, một độc đảng vô thần, vô đạo, vô trách nhiệm đã đạp đổ
đất nước này vào tận cùng của hố sâu vực thẳm.
Đứng trước tình thế bất đắc dĩ này, chúng ta không còn sự chọn lựa
nào khác! Phải nhìn rõ và phải đối diện với thực trạng mà chấp nhận hy
sinh nếu chúng ta không muốn nhìn thấy mất hết tất cả, bởi tất cả sẽ bị
tròng vào vòng nô lệ kẻ thù truyền kiếp. Song hành là những mặc cảm đầy
tội lỗi với tiền nhân của xương đã thành núi, máu đã thành sông qua ngàn
năm lịch sử chiến đấu. Hơn thế nữa, dân tộc này sẽ còn phải cần có một
quê hương cho nhiều thế hệ ngàn sau tiếp nối có nơi mà nương náu, sinh
sống và phát triển. Trọng trách to lớn đầy ý nghĩa này, hiện đang giao
phó cho tất cả những con dân Việt đang còn sống hôm nay quyết định.
Nguyện cầu đấng thiêng liêng ơn trên phù hộ.
Hồ Chí Minh sẽ làm “đồng thành hoàng” tại các đình làng
http://www.youtube.com/watch?v=j7VXAIRbBSE&feature=player_embedded
Mới đây, theo chỉ đạo của Quận ủy & UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý
đình làng Phú Xá (làng Sù – phường Phú Thượng, Tây Hồ, HN) đưa tượng Hồ
Chí Minh vào đình làng này để thờ cùng thành hoàng làng (vốn ngự ở đình
đã gần 300 năm). Dưới đây là lễ hô thần nhập tượng Hồ Chí Minh do Quận
ủy, UBND Quận Tây Hồ cùng Đảng ủy phường Phú Thượng tổ chức. Cũng theo
chỉ đạo, 1 đầu trâu và 3 bát máu tươi đã được sử dụng để cúng cho hồn
tượng thêm ”linh”.
Đông đảo cán bộ, Đảng viên, doanh nhân, phú hào địa phương đã được chi bộ đảng, chính quyền, đoàn thể huy động đến khấn vái, xin được đời đời hưởng lộc rơi lộc vãi.
Dự buổi lễ khánh thành tượng Hồ Chí Minh ở đình làng vào sáng hôm sau có các quan chức: Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đại diện các ban ngành đoàn thể của quận, phường. Tổng giám đốc Khu đô thị Nam Thăng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bao bì xuất khẩu (hai đơn vị tài trợ chính) đã tham dự. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng.
Tới đây, quận sẽ chỉ đạo các Ban quản lý đình làng trên địa bàn quận học tập và làm theo để phấn đấu mọi đình làng đều phải có tượng Hồ Chí Minh được thờ cùng thành hoàng làng.
Đông đảo cán bộ, Đảng viên, doanh nhân, phú hào địa phương đã được chi bộ đảng, chính quyền, đoàn thể huy động đến khấn vái, xin được đời đời hưởng lộc rơi lộc vãi.
Dự buổi lễ khánh thành tượng Hồ Chí Minh ở đình làng vào sáng hôm sau có các quan chức: Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đại diện các ban ngành đoàn thể của quận, phường. Tổng giám đốc Khu đô thị Nam Thăng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bao bì xuất khẩu (hai đơn vị tài trợ chính) đã tham dự. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng.
Tới đây, quận sẽ chỉ đạo các Ban quản lý đình làng trên địa bàn quận học tập và làm theo để phấn đấu mọi đình làng đều phải có tượng Hồ Chí Minh được thờ cùng thành hoàng làng.
Bộ Chính trị hoàn tất tự kiểm điểm
Không nhiều thông tin được công bố về cuộc kiểm điểm các thành viên Bộ Chính trị
Tuy nhiên, Thông tấn xã Việt Nam cho hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị trong tháng 9/2012 “để có kết luận cụ thể”.
Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với các tập thể và cá nhân đã được thực hiện từ tháng 7/2012, bắt đầu từ ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản, là Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Cụ thể, theo TTXVN, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong bốn ngày hồi tháng Bảy.
Tiếp theo đó, phần được cho là quan trọng và quyết liệt nhất – kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân các lãnh đạo – diễn ra trong 12 ngày và chia làm hai đợt.
Đợt 1 được nói tiến hành từ ngày 21/7-25/7 đối với bốn vị lãnh đạo chủ chốt gồm các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, và Nguyễn Sinh Hùng.
Đợt 2 tiến hành trong một tuần từ ngày 1/8-7/8 đối với các cá nhân còn lại trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Chi tiết tự phê bình và phê bình cá nhân không được công bố, nhưng được biết tất cả các thành viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều đã tham gia đóng góp ý kiến.
TTXVN nói các bản tự kiểm điểm cá nhân đều được chuẩn bị kỹ, kiểm điểm nghiêm túc; trong khi các ý kiến góp ý “chân tình, thẳng thắn”, “trình bày, phân tích góp ý kỹ, sâu sắc”.
Trong tháng 9/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ chịu trách nhiệm thẩm tra, xác minh và làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị để có kết luận cụ thể.
Hãng thông tấn nhà nước không cho biết liệu các kết luận cụ thể này, liên quan trực tiếp tới vị trí lãnh đạo của các nhân vật hàng đầu Đảng CSVN, có được công khai hay không nhưng nói chúng sẽ được mang ra báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Dư luận ‘bức xúc’
Được tuyên truyền là “nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học, với nhiều điểm nổi bật khác với kiểm điểm hằng năm, giữa nhiệm kỳ và các đợt kiểm điểm của các khóa gần đây”, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã đề cập tới “hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc”.Trong đó có một số vấn đề quan trọng như trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, nhất là trong các vụ Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ.
Bên cạnh đó là các vấn đề về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm chí về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con… của các lãnh đạo.
Tự phê bình và phê bình
- Bắt đầu từ tháng Bảy đối với tập thể Bộ Chính trị và Ban Bí thư
- Đối với cá nhân lãnh đạo kéo dài 12 ngày, chia làm hai đợt
- Từ 21/7-25/7: các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng
- Từ 1/8-7/8: 10 ủy viên Bộ Chính trị và 4 ủy viên Ban Bí thư còn lại
Trong thời gian tới kết quả thực hiện chủ trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin và về vụ việc Vinalines theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị trong quá trình kiểm điểm sẽ được tổng hợp báo cáo.
Sau Bộ Chính trị và Ban Bí thư, bắt đầu từ tháng Tám việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể và cá nhân sẽ được tiến hành tại các tỉnh ủy, thành ủy, các tổ chức đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tiếp đó sẽ là các cấp thấp hơn theo kế hoạch.
Hội nghị hôm 13/8 xác nhận đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị cũng như lập lại Ban Nội chính Trung ương là “cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.
Tại đây, Ban Bí thư đã ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời ban hành “Quy định bổ sung, sửa đổi về việc cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”.
Bộ Chính trị đã quyết định điều chuyển, phân công công tác khác đối với một số Ủy viên Trung ương Đảng và bố trí công tác mới cho một số Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết.
Chỉnh đốn Đảng là công việc được chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là ‘mang tính sống còn’ đối với Đảng CSVN và chế độ.
Người Việt ngày càng cảnh giác với hàng Trung Quốc
Trong những năm qua, theo trào lưu chung trên thế giới, người tiêu
dùng tại Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều mặt hàng làm tại Trung Quốc, mà
đặc điểm nổi bật là giá rẻ. Thế nhưng, gần đây, loại hàng này có dấu
hiệu ngày càng ít được dùng. Nhiều người nghĩ đến khả năng người Việt
tẩy chay hàng Trung Quốc để phản đối hành vi hung hăng của Bắc Kinh
ngoài Biển Đông. Giả thuyết này cũng đúng, nhưng nguyên nhân quan trọng
nhất, theo giới quan sát, chính là phẩm chất kém cỏi và nhất là tính độc
hại của hàng Trung Quốc.
Chỉ cần điểm qua các dòng tựa trên báo chí Việt Nam trong thời gian
gần đây là thấy ngay sự thụt lùi của hàng Trung Quốc trên thị trường
Việt Nam. Báo Thanh Niên ngày 03/08/2012, trong bài phóng sự thực hiện
tại khu chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh ghi
nhận “Rau quả Trung Quốc ế ẩm”. Báo Thanh Niên trích lời một cán bộ phụ trách khu chợ này cho biết : “Người
dân đang rất ngại hàng Trung Quốc nên lượng trái cây Trung Quốc về chợ
giảm đến 30% so cùng kỳ năm trước. Sức tiêu thụ rau củ quả Trung Quốc
giảm đến 50% so với thời điểm bình thường trước đây”.
Theo tờ báo này, tại các chợ bán lẻ, hay các siêu thị, tình trạng hàng Trung Quốc không có người mua cũng diễn ra, mà một trong những nguyên do là người dân sợ sợ rau củ, trái cây Trung Quốc xịt thuốc nên không mua. Thậm chí có những siêu thị như LotteMart tại Sài Gòn, đã kiên quyết loại hàng Trung Quốc ra khỏi quầy sau khi có thông tin trái cây Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu.
Báo Người Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuối tháng 7 vừa qua, còn khẳng định hơn khi cho rằng tại Việt Nam “Hàng Trung Quốc sắp… hết thời” ! Tờ báo ghi nhận là dù giá rẻ, nhưng vì chất lượng kém, hàng Trung Quốc đang mất điểm trầm trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam và nhiều cửa hàng đã phải “đại hạ giá” để thanh lý hàng Trung Quốc, từ giày dép, quần áo, túi xách, đến đồng hồ, phụ kiện thời trang… Kể cả khi bán đổ bán tháo, các mặt hàng này cũng không còn thu hút người mua.
Thậm chí, cũng theo báo chí Việt Nam, ngày càng có nhiều trường hợp người mua rồi vì ham rẻ, nhưng sau đó đã ồ ạt đem trả hàng đòi lại tiền vì chất lượng hàng quá tồi tệ.
Phản ứng tự phát sau các hành vi gây hấn của Trung Quốc
Giới quan sát ghi nhận sự trùng hợp giữa việc Trung Quốc gia tăng các hành vi gây hấn với Việt Nam ngoài Biển Đông, với sự kiện người Việt Nam “tẩy chay” trong thực tế hàng Trung Quốc.
Đây là một phản ứng tự phát, nhất là trong bối cảnh báo chí Việt Nam ngày càng có nhiều tin bài về tính chất nguy hại của một số mặt hàng Trung Quốc, không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước khác trên thế giới.
Về phần mình, một số chính quyền địa phương, như ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn cũng không ngần ngại kêu gọi người dân chỉ nên dùng các loại hàng hóa “có nguồn gốc” rõ ràng, hàm ý cảnh giác người dân trước các sản phẩm gọi là “lạ”, không rõ xuất xứ mà báo chí thường cho là đến từ Trung Quốc.
Trên đường phố Sài Gòn trong thời gian gần đây, đã xuất hiện chẳng hạn một số biểu ngữ căng tại những nơi đông người qua lại, nội dung cảnh báo người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến xuất xứ các mặt hàng mình sử dụng. Dù không nói trắng ra, nhưng các lời kêu gọi này nhắc nhở mọi người thận trọng trước hàng nhập từ Trung Quốc nhưng không ghi nơi sản xuất đang tràn ngập thị trường Việt Nam.
Có những khẩu hiệu chung chung như “Vì sức khỏe bản thân, hãy lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng”, nhưng cũng có những lời kêu gọi rất cụ thể : “Chỉ ăn thịt, trứng gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã, có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch”.Thậm chí, trước cửa một trường học, còn có một biểu ngữ yêu cầu tạo dựng cho trẻ em một “sân chơi an toàn, lành mạnh”. Khẩu hiệu này lập tức gợi lên các thông tin từng được loan tải rộng rãi về tính chất độc hại nguy hiểm của đồ chơi trẻ em sản xuất tại Trung Quốc.
Âm mưu sâu xa của Trung Quốc
Đối với nhà báo Thanh Thảo tại Quảng Ngãi, các hành động gây hấn của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại vùng Biển Đông đã tạo nên tâm lý ghét Trung Quốc trong đại bộ phận người Việt. Nhiều người đã phản ứng bằng cách tẩy chay không dùng hàng Trung Quốc, nhưng không thể nói đến một phong trào tẩy chay, vì vẫn còn rất nhiều người Việt Nam cần đến các mặt hàng giá rẻ do Trung Quốc cung ứng.
Thanh Thảo : Thực ra trong nhân dân Việt Nam, đại đa số người ta ghét Trung Quốc, ghét đủ thứ, nhưng mà hàng Trung Quốc vẫn bán được trong số dân nghèo. Vẫn ghét Trung Quốc, nhưng vẫn dùng hàng Trung Quốc, đó là điều mâu thuẫn, bởi vì trong đời sống hàng ngày, hàng Trung Quốc rẻ, giá rẻ mà nhiều khi cũng bắt mắt, người ta cũng mua và dùng, chứ không thể nói là hàng Trung Quốc bị tẩy chay.
Nói tẩy chay cũng không đúng, dân của mình đời sống khó khăn quá, không có cái “ý thức” cao đến mức tẩy chay hàng Trung Quốc, mà mình cũng rất muốn tẩy chay, muốn vận động dân tẩy chay nhưng thực ra chưa tẩy chay được hết, tức là bây giờ trước mắt tẩy chay những hàng gọi là thực phẩm độc hại, còn những hàng tiêu dùng thì vẫn dùng.
Nói chung khắp nơi, kể từ biên giới cực bắc, tôi đã đi khắp nơi thì thấy người ta nói ghét Trung Quốc xâm chiếm mình, nhưng gọi là có biểu hiện gì cụ thể hơn (chống Trung Quốc) thì cũng chưa có. Chắc dân mình đợi đến khi nào nó sang xâm lược hẳn hoi thì lúc đó mới (đánh).
Người Việt Nam mình không phải lúc nào cũnng hừng hực khí thế đâu, nhưng Trung Quốc mà sang xâm lược Việt Nam thì đương nhiên bị đánh thôi ! Đến viên đạn cuối cùng… nhưng đấy là chuyện khác.
Bây giờ nhiều khi những âm mưu thủ đoạn tinh vi sâu xa của Trung Quốc người dân chưa nhận ra được, không phải là đơn giản. Cả giới lãnh đạo của mình còn chả nhận ra, làm sao đòi dân nhận ra được !.
RFI : Đó là những thủ đoạn như thế nào ?
Thanh Thảo : Từ xăm lăng kinh tế, cài người vào các cơ sở, núp dưới danh nghiã kinh tế, hay bỏ thầu rẻ, chiếm các gói thầu ở Việt Nam, rồi đến những cái sâu xa hiểm độc nhất : đưa những hàng hóa độc hại, nhất là các thực phẩm độc hại, chất phụ gia… tràn vào Việt Nam. Người Việt Nam rất ngây thơ dùng những chất phụ gia độc hại để sản xuất các loại từ giá đến rau quả và các thứ phục vụ cho dân minh.
Điều đó về mặt sâu xa hại đến nòi giống của Việt Nam rất ghê. Cái hiểm độc là điều đó giết lần giết mòn người Việt Nam bằng các loại hóa chất độc hại, tuồn vào Việt Nam dưới các hình thức thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Người tiêu dùng có chọn lọc
Phân tích của nhà báo Thanh Thảo cũng trùng hợp với ghi nhận của chị Vân Mai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời RFI, chị cho biết là lúc này, hàng Trung Quốc vẫn có người dùng, nhưng giới tiêu thụ đã cảnh giác nhiều hơn các sản phẩm này :
Vân Mai : Việc sử dụng hàng Trung Quốc có chọn lọc tùy theo đối tượng : người có thu nhập đủ sống, thu nhập khá, sẽ không xài hàng Trung Quốc, hoặc có xài thì xài loại mà hàng Việt Nam không có, hoặc là hàng người ta quen xài trước đây thì vẫn mua vì giá rẻ, hay là sản phẩm không gây hại. Thí dụ về đồ chơi thì người ta sẽ không xài dù có bán rẻ.
Hiện nay những mặt hàng chủ yếu phục vụ đời sống như đồ chơi, quần áo, xuất xứ từ Trung Quốc được bán rất nhiều ở đây, cái gì cũng có… Trước kia ai cũng xài, chất lượng hàng tương đối, giá rẻ. Nhưng sau này có truyền thông đưa tin về cái độc hại của hàng Trung Quốc thì người ta xài có chọn lọc, chọn lọc hơn lúc trước.
Ngay cả đối với đối tượng lao động, ở tỉnh lên thành phố làm việc, thu nhập thấp, người ta tiết kiệm, người ta vẫn xài hàng Trung Quốc, nhưng người ta mua ít hơn ngày xưa, không ham rẻ mua nhiều như trước kia… Hiện nay có nhu cầu bắt buộc mua thì người ta mới mua.
RFI : Nguyên nhân nào khiến người dân không thích hàng Trung Quốc ?
Vân Mai : Có hai nguyên nhân : Thông tin rộng rãi từ báo, đài, phát hiện chất độc hại, hay phát hiện của chính phủ, công an về những vấn đề này, hay thông tin từ các nước lân cận… Do đó người ta không xài, ít xài hơn những năm trước, không mua nhiều như những năm trước.
Nguyên nhân thứ hai là thông tin từ trường học, chính phủ công bố cho học sinh biết, rồi cũng vận động, có những loan báo, thông tin ở ngoài đường… với những tấm banderole yêu cầu mình nên sử dụng các hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng. Đọc thấy cái đó thì hiểu là đa số hàng Trung Quốc nhập lậu không có nguồn gốc rõ ràng. Hàng nhập chính thức thì người ta cũng chọn lọc.
RFI : Đã xuất hiện phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ?
Vân Mai : Nói là có phong trào không đúng. Đầu tiên là do những người có ý thức, người ta có chọn lọc, người ta nghĩ đến sức khỏe, người ta giới hạn những sản phẩm độc hại, không kiểm chứng được, thì người ta nghi ngờ, người ta không xài.
Sau này thì do việc người ta theo dõi báo, đài, thấy thông tin về những sản phẩm độc hại nhập từ Trung Quốc. Người ta nhìn hàng Trung Quốc và nhớ lại điều đó. Và khi nghĩ đến độc hại thì người ta nghĩ ngay đến hàng Trung Quốc. Nhưng cũng có hàng khác cững độc hại chứ không chỉ hàng Trung Quốc.
RFI : Có việc trường học kêu gọi tránh đồ chơi Trung Quốc ?
Vân Mai : Cái đó thì có. Trong trường học, tuy không có trong chương trình chính thức, nhưng thầy cô giáo vẫn dậy là không nên sử dụng những đồ chơi mà không có nguồn gốc, những đồ chơi Trung Quốc, độc hại vì màu, độ chì cao. Các em nhỏ không biết gì sâu xa, chỉ biết là « à, không nên xài đồ Trung Quốc, tại vì đồ Trung Quốc là đồ độc hại ».
Tôi có một đứa con gái học mẫu giáo, nó kể lại một câu chuyện rất bình thường giữa hai đứa trẻ với nhau. Trong lớp có một cậu bé được mua một món đồ chơi, đem vào trong lớp chơi, thì bị các bạn hỏi : « Sao bạn lại mua đồ chơi Trung Quốc ? Tại sao ba bạn lại mua đồ Trung Quốc Các bạn không chơi món đồ chơi này ».
Cậu bé về khóc với bố là các bạn nói là không chơi đồ chơi Trung Quốc, cô giáo dặn là không chơi đồ chơi Trung Quốc vì nó rất độc hại. Đấy là chuyện một đứa trẻ trong trường mẫu giáo.
RFI : Xin cảm ơn chị Vân Mai
Theo tờ báo này, tại các chợ bán lẻ, hay các siêu thị, tình trạng hàng Trung Quốc không có người mua cũng diễn ra, mà một trong những nguyên do là người dân sợ sợ rau củ, trái cây Trung Quốc xịt thuốc nên không mua. Thậm chí có những siêu thị như LotteMart tại Sài Gòn, đã kiên quyết loại hàng Trung Quốc ra khỏi quầy sau khi có thông tin trái cây Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu.
Báo Người Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuối tháng 7 vừa qua, còn khẳng định hơn khi cho rằng tại Việt Nam “Hàng Trung Quốc sắp… hết thời” ! Tờ báo ghi nhận là dù giá rẻ, nhưng vì chất lượng kém, hàng Trung Quốc đang mất điểm trầm trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam và nhiều cửa hàng đã phải “đại hạ giá” để thanh lý hàng Trung Quốc, từ giày dép, quần áo, túi xách, đến đồng hồ, phụ kiện thời trang… Kể cả khi bán đổ bán tháo, các mặt hàng này cũng không còn thu hút người mua.
Thậm chí, cũng theo báo chí Việt Nam, ngày càng có nhiều trường hợp người mua rồi vì ham rẻ, nhưng sau đó đã ồ ạt đem trả hàng đòi lại tiền vì chất lượng hàng quá tồi tệ.
Phản ứng tự phát sau các hành vi gây hấn của Trung Quốc
Giới quan sát ghi nhận sự trùng hợp giữa việc Trung Quốc gia tăng các hành vi gây hấn với Việt Nam ngoài Biển Đông, với sự kiện người Việt Nam “tẩy chay” trong thực tế hàng Trung Quốc.
Đây là một phản ứng tự phát, nhất là trong bối cảnh báo chí Việt Nam ngày càng có nhiều tin bài về tính chất nguy hại của một số mặt hàng Trung Quốc, không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước khác trên thế giới.
Về phần mình, một số chính quyền địa phương, như ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn cũng không ngần ngại kêu gọi người dân chỉ nên dùng các loại hàng hóa “có nguồn gốc” rõ ràng, hàm ý cảnh giác người dân trước các sản phẩm gọi là “lạ”, không rõ xuất xứ mà báo chí thường cho là đến từ Trung Quốc.
Trên đường phố Sài Gòn trong thời gian gần đây, đã xuất hiện chẳng hạn một số biểu ngữ căng tại những nơi đông người qua lại, nội dung cảnh báo người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến xuất xứ các mặt hàng mình sử dụng. Dù không nói trắng ra, nhưng các lời kêu gọi này nhắc nhở mọi người thận trọng trước hàng nhập từ Trung Quốc nhưng không ghi nơi sản xuất đang tràn ngập thị trường Việt Nam.
Có những khẩu hiệu chung chung như “Vì sức khỏe bản thân, hãy lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng”, nhưng cũng có những lời kêu gọi rất cụ thể : “Chỉ ăn thịt, trứng gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã, có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch”.Thậm chí, trước cửa một trường học, còn có một biểu ngữ yêu cầu tạo dựng cho trẻ em một “sân chơi an toàn, lành mạnh”. Khẩu hiệu này lập tức gợi lên các thông tin từng được loan tải rộng rãi về tính chất độc hại nguy hiểm của đồ chơi trẻ em sản xuất tại Trung Quốc.
Âm mưu sâu xa của Trung Quốc
Đối với nhà báo Thanh Thảo tại Quảng Ngãi, các hành động gây hấn của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại vùng Biển Đông đã tạo nên tâm lý ghét Trung Quốc trong đại bộ phận người Việt. Nhiều người đã phản ứng bằng cách tẩy chay không dùng hàng Trung Quốc, nhưng không thể nói đến một phong trào tẩy chay, vì vẫn còn rất nhiều người Việt Nam cần đến các mặt hàng giá rẻ do Trung Quốc cung ứng.
Thanh Thảo : Thực ra trong nhân dân Việt Nam, đại đa số người ta ghét Trung Quốc, ghét đủ thứ, nhưng mà hàng Trung Quốc vẫn bán được trong số dân nghèo. Vẫn ghét Trung Quốc, nhưng vẫn dùng hàng Trung Quốc, đó là điều mâu thuẫn, bởi vì trong đời sống hàng ngày, hàng Trung Quốc rẻ, giá rẻ mà nhiều khi cũng bắt mắt, người ta cũng mua và dùng, chứ không thể nói là hàng Trung Quốc bị tẩy chay.
Nói tẩy chay cũng không đúng, dân của mình đời sống khó khăn quá, không có cái “ý thức” cao đến mức tẩy chay hàng Trung Quốc, mà mình cũng rất muốn tẩy chay, muốn vận động dân tẩy chay nhưng thực ra chưa tẩy chay được hết, tức là bây giờ trước mắt tẩy chay những hàng gọi là thực phẩm độc hại, còn những hàng tiêu dùng thì vẫn dùng.
Nói chung khắp nơi, kể từ biên giới cực bắc, tôi đã đi khắp nơi thì thấy người ta nói ghét Trung Quốc xâm chiếm mình, nhưng gọi là có biểu hiện gì cụ thể hơn (chống Trung Quốc) thì cũng chưa có. Chắc dân mình đợi đến khi nào nó sang xâm lược hẳn hoi thì lúc đó mới (đánh).
Người Việt Nam mình không phải lúc nào cũnng hừng hực khí thế đâu, nhưng Trung Quốc mà sang xâm lược Việt Nam thì đương nhiên bị đánh thôi ! Đến viên đạn cuối cùng… nhưng đấy là chuyện khác.
Bây giờ nhiều khi những âm mưu thủ đoạn tinh vi sâu xa của Trung Quốc người dân chưa nhận ra được, không phải là đơn giản. Cả giới lãnh đạo của mình còn chả nhận ra, làm sao đòi dân nhận ra được !.
RFI : Đó là những thủ đoạn như thế nào ?
Thanh Thảo : Từ xăm lăng kinh tế, cài người vào các cơ sở, núp dưới danh nghiã kinh tế, hay bỏ thầu rẻ, chiếm các gói thầu ở Việt Nam, rồi đến những cái sâu xa hiểm độc nhất : đưa những hàng hóa độc hại, nhất là các thực phẩm độc hại, chất phụ gia… tràn vào Việt Nam. Người Việt Nam rất ngây thơ dùng những chất phụ gia độc hại để sản xuất các loại từ giá đến rau quả và các thứ phục vụ cho dân minh.
Điều đó về mặt sâu xa hại đến nòi giống của Việt Nam rất ghê. Cái hiểm độc là điều đó giết lần giết mòn người Việt Nam bằng các loại hóa chất độc hại, tuồn vào Việt Nam dưới các hình thức thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Người tiêu dùng có chọn lọc
Phân tích của nhà báo Thanh Thảo cũng trùng hợp với ghi nhận của chị Vân Mai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời RFI, chị cho biết là lúc này, hàng Trung Quốc vẫn có người dùng, nhưng giới tiêu thụ đã cảnh giác nhiều hơn các sản phẩm này :
Vân Mai : Việc sử dụng hàng Trung Quốc có chọn lọc tùy theo đối tượng : người có thu nhập đủ sống, thu nhập khá, sẽ không xài hàng Trung Quốc, hoặc có xài thì xài loại mà hàng Việt Nam không có, hoặc là hàng người ta quen xài trước đây thì vẫn mua vì giá rẻ, hay là sản phẩm không gây hại. Thí dụ về đồ chơi thì người ta sẽ không xài dù có bán rẻ.
Hiện nay những mặt hàng chủ yếu phục vụ đời sống như đồ chơi, quần áo, xuất xứ từ Trung Quốc được bán rất nhiều ở đây, cái gì cũng có… Trước kia ai cũng xài, chất lượng hàng tương đối, giá rẻ. Nhưng sau này có truyền thông đưa tin về cái độc hại của hàng Trung Quốc thì người ta xài có chọn lọc, chọn lọc hơn lúc trước.
Ngay cả đối với đối tượng lao động, ở tỉnh lên thành phố làm việc, thu nhập thấp, người ta tiết kiệm, người ta vẫn xài hàng Trung Quốc, nhưng người ta mua ít hơn ngày xưa, không ham rẻ mua nhiều như trước kia… Hiện nay có nhu cầu bắt buộc mua thì người ta mới mua.
RFI : Nguyên nhân nào khiến người dân không thích hàng Trung Quốc ?
Vân Mai : Có hai nguyên nhân : Thông tin rộng rãi từ báo, đài, phát hiện chất độc hại, hay phát hiện của chính phủ, công an về những vấn đề này, hay thông tin từ các nước lân cận… Do đó người ta không xài, ít xài hơn những năm trước, không mua nhiều như những năm trước.
Nguyên nhân thứ hai là thông tin từ trường học, chính phủ công bố cho học sinh biết, rồi cũng vận động, có những loan báo, thông tin ở ngoài đường… với những tấm banderole yêu cầu mình nên sử dụng các hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng. Đọc thấy cái đó thì hiểu là đa số hàng Trung Quốc nhập lậu không có nguồn gốc rõ ràng. Hàng nhập chính thức thì người ta cũng chọn lọc.
RFI : Đã xuất hiện phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ?
Vân Mai : Nói là có phong trào không đúng. Đầu tiên là do những người có ý thức, người ta có chọn lọc, người ta nghĩ đến sức khỏe, người ta giới hạn những sản phẩm độc hại, không kiểm chứng được, thì người ta nghi ngờ, người ta không xài.
Sau này thì do việc người ta theo dõi báo, đài, thấy thông tin về những sản phẩm độc hại nhập từ Trung Quốc. Người ta nhìn hàng Trung Quốc và nhớ lại điều đó. Và khi nghĩ đến độc hại thì người ta nghĩ ngay đến hàng Trung Quốc. Nhưng cũng có hàng khác cững độc hại chứ không chỉ hàng Trung Quốc.
RFI : Có việc trường học kêu gọi tránh đồ chơi Trung Quốc ?
Vân Mai : Cái đó thì có. Trong trường học, tuy không có trong chương trình chính thức, nhưng thầy cô giáo vẫn dậy là không nên sử dụng những đồ chơi mà không có nguồn gốc, những đồ chơi Trung Quốc, độc hại vì màu, độ chì cao. Các em nhỏ không biết gì sâu xa, chỉ biết là « à, không nên xài đồ Trung Quốc, tại vì đồ Trung Quốc là đồ độc hại ».
Tôi có một đứa con gái học mẫu giáo, nó kể lại một câu chuyện rất bình thường giữa hai đứa trẻ với nhau. Trong lớp có một cậu bé được mua một món đồ chơi, đem vào trong lớp chơi, thì bị các bạn hỏi : « Sao bạn lại mua đồ chơi Trung Quốc ? Tại sao ba bạn lại mua đồ Trung Quốc Các bạn không chơi món đồ chơi này ».
Cậu bé về khóc với bố là các bạn nói là không chơi đồ chơi Trung Quốc, cô giáo dặn là không chơi đồ chơi Trung Quốc vì nó rất độc hại. Đấy là chuyện một đứa trẻ trong trường mẫu giáo.
RFI : Xin cảm ơn chị Vân Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét