Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Tin Chủ Nhật, 12-08-2012

Tin Chủ Nhật, 12-08-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đào Lê Tiến Sỹ, sinh viên năm thứ nhất Đại học sư phạm Hà Nội, con trai ông Đào Tiến Thi: TÔI ĐI BIỂU TÌNH 5-8-2012 (phần 2) (Nguyễn Tường Thụy). Mời xem lại: TÔI ĐI BIỂU TÌNH 5-8-2012.
- CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH NHƯ THẾ NÀO? (4) (Nguyễn Tường Thụy). Mời xem lại: CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO? (1)   –   CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO? (2)   –   CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO? (3).
- Lê Hiền Đức: Ngành công an vi phạm nghiêm trọng pháp luật (Nguyễn Tường Thụy).   –  HÃY LÀM ĐÚNG DANH XƯNG VÀ NGỪNG NGAY BÀN TAY GÂY TỘI ÁC   –   (Bùi Hằng).  -  Hồi ký 5 tháng trong hang Sói (Kỳ 7): TRẬN CHIẾN ĐỐI MẶT HAY “CUỘC KHIÊU VŨ VỚI BẦY SÓI”   –   (Bùi Hằng).  - Giọt nước tràn ly hay mảnh choàng đạo đức cộng sản tụt quá bờ “vòng 3″ ấy nhỉ?   –   (DLB).
- Bài đã điểm trưa qua: LÃNH ĐẠO TP HCM TRẢ LỜI VỀ KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH - (Huỳnh Ngọc Chênh) và nhận xét “Việc 3 bác chấp nhận cuộc gặp này có vài cái dở, xin được bình luận cụ thể vào sáng mai”.
1- Bản Kiến nghị là của tập thể 42 người, công bố chính thức trên trang boxitvn, được dư luận trong, ngoài nước rất quan tâm và ủng hộ. Như vậy, các vị có tên trong bản kiến nghị đã lãnh sứ mệnh với đông đảo nhân dân cả nước trước một vấn đề rất hệ trọng của dân tộc, thì không thể chấp nhận một lối làm việc và ứng xử thiếu nghiêm túc của phía chính quyền. Thế nhưng nó đã xảy ra.
2- Nếu vì muốn tỏ ra thiện chí và (ảo tưởng) coi cuộc gặp chỉ là một trong những bước mà phía chính quyền đang xúc tiến để tìm tiếng nói chung, chứ không phải là một thái độ bất nhã, thậm chí chia rẽ những người tham gia kiến nghị, thì cách công bố nội dung cuộc gặp như vậy cũng vẫn thể hiện lối làm việc luộm thuộm của 3 vị. Lẽ ra toàn bộ nội dung cuộc gặp phải được ghi âm, hoặc lập thành biên bản, đăng tải lại nội dung trên trang boxitvn, là nơi đã trực tiếp nhận được bản Kiến nghị.
Có thể lấy kinh nghiệm ứng xử của hai bên qua bức thư ngỏ của một số công dân gửi Bộ Ngoại giao năm ngoái (+ 154. KIẾN NGHỊ BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TQ; + 175. Thư của LS Trần Vũ Hải gửi Bộ Ngoại giao về bản Kiến nghị 2/7/11).
3- Không rõ họ đã hẹn gặp 3 người “đại diện” này theo cách nào, có giấy mời đích danh, hay chỉ gọi điện, hoặc gián tiếp nhắn tin ? Tổng cộng 42 người đứng tên, nhưng tại sao chỉ là 3 vị chứ không có thêm nhiều người khác, ví dụ như các ông Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, v.v.. ? Cả buổi gặp 2 tiếng rưỡi đồng hồ, nhưng nội dung sao giống như những người điếc nói chuyện với nhau?
4- Từ những nhận xét trên, trộm nghĩ: thay vì đặt ra một mục tiêu to tát – tự tổ chức biểu tình – mà e là khó thực hiện được như mong muốn, những người khởi xướng bức thư hãy từng bước một buộc giới chức chính quyền phải cùng mình công khai mọi trao đổi, mọi hành vi gọi là “công tác tư tưởng” của họ với từng người, mọi trò gây sức ép, ly gián, … dưới nhiều chiêu thức khác nhau, từ khi bức thư được công bố cho tới lúc đạt được kết quả nhất định.
- TS sử học Nguyễn Nhã- Môt đời vì Hoàng Sa-Trường Sa (TN).  Mãi mãi Hoàng Sa – Kỳ 3: Trách nhiệm với biển đảo Tổ quốc.
- Phỏng vấn ông Dương Danh Dy: ‘‘Chơi” với Trung Quốc thì phải tính lâu dài (ANTĐ). Nói đến những bất lợi của Trung Quốc, trong đó có nội bộ “mâu thuẫn gay gắt, cả về vấn đề dân tộc, bất công giàu nghèo, môi trường …”, vậy không lẽ VN không có những nan đề đó sao? Còn nói “lợi thế”của VN, đem kinh tế ra khoe trước TQ ư, thật nực cười! Sao không khoe luôn là thâm hụt thương mại hàng năm cứ tịnh tiến, lên tới 13-14 tỉ đô rồi? Hay là tình trạng người xứ nó lũ lượt qua đây kiếm ăn như giữa chốn không người là chứng tỏ kinh tế, đời sống ở ta hơn hẳn nó?
 Thế rồi kể “chúng ta nhận được sự đồng lòng ủng hộ lớn đến vậy từ các kiều bào nước ngoài trong việc đối phó với Trung Quốc ở biển Đông” ư? Buồn cười quá! Có lẽ đang lẫn lộn chữ “chúng ta”, nhầm lẫn nhân dân với đảng, chính quyền. Còn khi được nhắc tới ASEAN thì bác Dy … hạ giọng, nhưng vẫn an ủi là “được thống nhất như ngày hôm nay, tôi nghĩ là một nỗ lực rất lớn của tất cả các thành viên”. Đang nói về Biển Đông mà bác bảo “thống nhất” thì không hiểu thống nhất cái nỗi gì?  Ru ngủ bằng cả mớ thuốc ngủ … rởm đó thì nguy quá, dễ chết lúc nào không biết! Hy vọng đây không phải là nội dung thực mà ông Dương Danh Dy đã trả lời ANTĐ.
-  Đưa hai trực thăng làm nhiệm vụ cứu nạn trên biển (PLTP).  - Ối giời!  Trao giải hội thi vẽ tranh “Bác Tôn với biển, đảo quê hương” (SGGP) nhưng chắc có giải nhưng tranh khó … coi, nên không có bức hình nào?  - Trường Sa thật gần (VNN). - Điểm tin tình hình Biển Đông 24h qua (GDVN). - Báo Trung Quốc: Việt Nam nhiều “SU” nhất Đông Nam Á (Infonet).
11/8/2012 : VIỆT NAM NGÀY QUA – Một vài sự kiện (Trí Nhân Media).  - Việt Nam Tuần Qua  –   (RFA).
- Cần cách tiếp cận “đặc biệt” về biển Đông (NLĐ).  – Nguyễn Quang Lập: Thờ ơ & tắc trách (PNTP). “… chỉ riêng việc một người Hoa sống trên đất Việt đã lặng lẽ đem bản đồ có lợi cho đất nước của anh ta tuyên truyền cho người Việt Nam đã cho ta bài học đắt giá về sự thờ ơ, tắc trách của các quan chức nước nhà, thật đáng xấu hổ biết nhường nào!”.
- Về một số ý kiến tiêu biểu của các học giả trong, ngoài nước về nội dung và hiệu lực ràng buộc của công hàm 1958 (Trương Nhân Tuấn). “VN không có con đường nào khác là phải đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử… Nếu ‘án binh bất động’ và tiếp tục ‘uống thuốc an thần’ của các học giả ‘bốc’ cho, VN chắc chắn sẽ bước vào xung đột vũ trang với TQ ...” Dám “xung đột vũ trang”, há? Ra lệnh thúc thủ chịu để cho nó tàn sát như năm 1988 ở Gạc Ma có được gọi là “đánh nhau”, “xung đột vũ trang” không ông TNT ơi? Hay là ông đã ẩu khi dùng ngôn từ, thành thử đề cao quá “lòng dũng cảm, yêu nước” của các vị ngồi sau màn trướng “cầm quân”?
- Trung Quốc nhắm đến mục tiêu Biển Đông (Heritage Foundation/ TCPT).   – Trung Quốc ‘vỡ mộng’ cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ (VTC).   – TQ ‘muốn dẹp bất đồng về Biển Đông’   –   (BBC).   – Trung Quốc sẽ có đối thủ mạnh trên Biển Đông (VnMedia).  – Trung Quốc vận động để có lợi thế tranh chấp Biển Ðông(Petrotimes).  - Vũ lực – biện pháp chủ yếu trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng (VNE).  -  Người Philippines không tin Trung Quốc (SGGP). - NHÀ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG – THẠC SĨ HOÀNG VIỆT: “Độc chiếm biển Đông là chiến lược nhất quán của Trung Quốc” (LĐ). - Làm rõ vùng tranh chấp ở Biển Đông (ĐV). - Trung Quốc đang đánh mất tất cả vì Biển Đông? (VnMedia). - Viễn cảnh chiến tranh Mỹ – Trung (TN).
- Carl Thayer – Biển Đông: Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền? (Thayer Consultancy). “Có thể tuyên bố của Trung Quốc thuận lợi hơn đối với một số hòn đảo và đất đai, nhưng lập luận rằng họ có thể chứng minh sự chiếm hữu và quản lý liên tục đối với từng nơi và mỗi nơi hiện đang nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao, thì vẫn chưa chứng minh được. Làm gì có thể có chuyện rất nhiều vùng đã bị chiếm hữu trong thập niên 1990 là không có người ở?
- Cuộc chiến kinh tế? Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam (DVT/ TP). “Theo số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng của Tổng cục Hải Quan, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 13 tỷ USD. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay sang Trung Quốc đạt hơn 6,1 tỷ USD. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 7 tỷ USD”.
- Nguyễn Xuân Hòa: Hỏi các anh về mấy cái “tốt”  (Trần Nhương). “Nếu anh là hàng xóm tham lam, luôn tìm trăm phương ngàn kế, dời cột mốc, lấn đất, lấn biển, đổi trắng thay đen, biến không thành có chiếm đảo của chúng tôi. Anh luôn nắn dòng chảy xói lở sang bờ bên chúng tôi ở biên giới. Chiếm già nửa ngọn thác đẹp hàng đầu thế giới của chúng tôi. Anh đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế… Vậy anh có phải ‘láng giềng tốt’, không?
- Vụ ông Lê Thanh Tùng: Thêm một nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù ở Việt Nam   –   (RFI).   – Nguyên Lão – Thấy gì qua vụ kết án nhà giáo Đinh Đăng Định? (Dân Luận). “Nhà giáo nghèo đến độ không có tiền thuê luật sư, nhưng cũng không được tòa án chỉ định luật sư bào chữa cho ông? Chẳng lẽ giới luật sư đã trốn hết vì sợ và vì không được trả tiền???? Một đất nước sản sinh ra những con người vô cảm, sống chỉ biết lo thân vậy sao???
<- Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành   –   (RFI).   – Mời xem lại: Lời kêu gọi lên tiếng và hành động   –   (DLB).
- Hà Sĩ Phu:  Nhớ bác Trần Độ (boxitvn).
- Thế Dũng: Con người vẫn có thể tự do sống sót (Gió-o). “Vẫn hiểu người ta có thể sống sót khi biết sợ hãi; nhưng sau nhiều năm ăn ở với chế độ độc tài và tha hương phiêu bạt, tôi cay đắng nhận ra: nỗi sợ hãi đã làm cho con người trở nên bất lực và lú lẫn”.
- CÁI GÌ LÀM CON NGƯỜI PHÂN CHIA?  –   (Thùy Linh).
-  Hai chỉ số, một nỗi lo (PLTP).
Khổ với Nghị định 69 (ĐBND).  - Khó và thuận đều bắt nguồn từ việc thực hiện Luật Đất đai.
-  Chất vấn trong Đảng không được vòng vo, né tránh như trong quá khứ và cả tương lai, nghe chưa!? (TT). “Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa hướng dẫn thực hiện việc chất vấn của cấp ủy viên tại các kỳ họp ban chấp hành đảng bộ các cấp (gọi chung là cấp ủy)”.
- Thái Sinh: Bộ phận không nhỏ (Trần Nhương). “Vậy, tôi hỏi thật nhé ‘bộ phận không nhỏ’ là bộ phận như thế nào? Dân đen chúng tôi chẳng hiểu ‘bộ phận không nhỏ’ ấy là bao nhiêu người, bao gồm những ai. Còn cứ nói chung chung như vậy thì khó hiểu lắm’. – Nguyễn Hồng Nhung: Ghi chép tháng tám – Thói ngụy biện (Dân Luận).
- Chuyện tiêu cực ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương(NCT).  -  Vụ sai phạm tại Trường ĐH Quy Nhơn: Nguyên hiệu trưởng nhận bồi dưỡng 282 triệu đồng (TN). Đã là “nguyên” thì làm sao phạm tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn” được.  -  Kỷ luật cán bộ QLTT đòi doanh nghiệp chung chi (TN).  -  Yêu cầu báo cáo vụ “tố thẩm phán ngay tại phiên xử” (PLTP).  -  Kỷ luật 3 cán bộ quản lý thị trường Hậu Giang (TT).  - Lại trả hồ sơ vụ nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn tham nhũng (TP).
Sắp chống thấm xong Thủy điện Sông Tranh 2 (TT).
Đất khu công nghiệp bỏ hoang: Tiếc đứt ruột! (TT).
Biếu đại úy công an 100 triệu đồng “để đi nhậu” (DV).
Thỏa thuận “cấm làm việc” có hợp pháp? (TN).
- Làm sao mà  Đường dây ma túy tiền tỉ trong trại giam hoạt động ngon lành vậy? (TN). Có tới 28 bị can mà cũng chỉ đều là phạm nhân thôi?  - Không khởi tố trưởng công an xã đánh dân (NLĐ).
- Trọng Tấn-Anh Thơ được diễn lại   –   (BBC).
-  Lâm tặc tung hoành trên quốc lộ 25 (TN). –  Bắt giam Trạm trưởng bảo vệ rừng La Ngâu.
-  Thỏa thuận “cấm làm việc” có hợp pháp? (TN).  -  Phạm vi kháng cáo của người bị hại tới đâu? (PLTP).
- Đà Nẵng, từ tháng 8 Thi tuyển chức danh giám đốc các sở (TN).
Phát hiện 13 hài cốt liệt sĩ trong một hố chôn tập thể tại Bình Định (VOV).
- Trung Quốc : Đảng nhất định không « buông » quân đội (Le Monde/ Thụy My).   – Bắc Kinh : phong tướng để cài thân tín vào trong quân đội   –   (RFI). Ván bài chính trị là ông Hồ Cẩm Đào phải thiết lập trong quân đội một nhóm thân tín =>
- Bà Cốc Khai Lai chấp nhận mọi bản án (NLĐ).   – Vụ án Cốc Khai Lai : Bắc Kinh vạch áo cho người xem lưng   –   (RFI).
Trung Quốc: Bí thư, Chủ tịch huyện dâm ô thác loạn tập thể trong KS (GDVN).
- Huỳnh Văn Úc viết về ban nhạc Pussy Riot: Không có lửa làm sao có khói (Trần Nhương).
- Châu Âu tiếp tục chỉ trích liên minh cầm quyền Rumani tấn công các định chế dân chủ    –   (RFI).
- Nhật đưa tranh chấp biển đảo với Hàn Quốc ra tòa án quốc tế   –   (RFI). - Nhật đưa vụ tranh chấp đảo ra Tòa án quốc tế (TT).

- Nguyễn Tấn Cứ: Phản Cách Mạng …  (VCV).
Bướm nổi loạn (pro&contra).

KINH TẾ
- Xin mời lướt qua vài số liệu tự hào đến kinh hoàng về VN ta ngày nay: trong 10 năm qua, mỗi tháng có thêm 1 khu đô thị mới, hiện có 100 cảng biển, 28 sân bay, 100 ngân hàng thương mại với hàng chục nghìn chi nhánh, hàng trăm công ty tài chính (không đếm xuể?), hơn 100 công ty chứng khoán, 15 khu kinh tế ven biển, 13 khu kinh tế cửa khẩu, hơn 280 khu công nghiệp, gần 700 cụm công nghiệp. Riêng trường đại học, cao đẳng thì đang “phấn đấu mục tiêu” đến 2012 sẽ có 550 trường (Bản tin Tài chính trưa 10/8/2012). 
- Vẫn còn những rào cản chính sách tiền tệ (Petrotimes).
- ‘Vượt rào’ lãi suất ngày càng trắng trợn (ĐV).
Các doanh nghiệp xăng dầu tìm đủ lí do để tăng giá (TTVN/Soha). - Thiếu chủ động, thị trường gas tiếp tục hụt hàng (TT).
Sim đẹp Beeline được ‘hét’ giá 59 triệu đồng (VTC).
Cuộc chiến giữa các thương hiệu sữa tươi Việt (ĐV).
<- Thận trọng khi nhập khẩu đường, muối, trứng (Tin tức). - Thanh long của Bình Thuận xuất thẳng sang Hoa Kỳ (TTXVN).
-  Đưa hàng Việt về nông thôn cần một chiến lược dài hơi (VOV).
- Thật giả lẫn lộn ở phố lụa Vạn Phúc(VTV).
Thất nghiệp, về đâu Hai lúa? (VEF).
Lão nông vùng cao trải lòng: Niềm vui từ trách nhiệm (DV).
-  Xung quanh quy định “bán thịt trong 8 giờ”: Khó khả thi (CAND).
- Người đòi nợ thì học kinh nghiệm người biểu tình yêu nước ở Hà Nội năm ngoái,  Phóng loa đòi nợ đại gia Diệu Hiền (VNE), còn chính quyền phường thì học hỏi ủy ban Hà Nội, cũng ra văn bản cấm “tụ tập đông người”, có cái hơn là dám ký tên đóng dấu đàng hoàng.
Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam (TP).
Dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ USD của Trung Quốc có thể cạn trong 5 năm nữa (Gafin).
- Kinh tế châu Á đang suy yếu  (VOA).
Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia (VEF).
Những sự kiện tài chính quốc tế nổi bật trong tuần đầu tháng 8 (CafeF).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương:  Phê phán hiện tượng mượn đề tài lịch sử để “giải thiêng” (CAND). - Liên kết xuất bản đang vượt tầm kiểm soát (ĐBND). - Thẩm quyền dịch (TT).
Ươn - Truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ (TN).
Họa sĩ Lê Triều Điển được “ký ức gọi về” (TTVH).
- Hoàng Quang Thuận & dự án Nobel thơ (Trương Duy Nhất). – NÓI THẬT VỀ THƠ CỦA ỨNG VIÊN GIẢI NOBEN HOÀNH QUANG THUẬN (Nguyễn Trọng Tạo).   – Trần Văn Phúc: Từ hiện tượng HOÀNG QUANG THUẬN, nghĩ về Nghệ Thuật Của Thời Gian. –  Hữu Kim: Thi tài siêu đẳng, thi tâm siêu việt, hay thi sự siêu rùm beng ? (Lê Thiếu Nhơn).  Mời xem lại: Ứng viên Nô-Ben hay hội chứng Nô Đùa?  (Lê Thiếu Nhơn).
- MIỀN…”CỤP” LẠC (KỲ 26)   –   (Nhật Tuấn).
- MỘT NHÀ THƠ ĐIÊN ĐANG BỊ LÃNG QUÊN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Thanh Chung: MÌNH “GHÉT” BỌ LẬP (Quê Choa).   – LÂM BÍCH THỦY: NHÀ THƠ YẾN LAN BỊ XUÂN DIỆU “GHÉT LÂY” ? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nghiêm Huyền Vũ: MUỐN VĂN HỌC ĐƯỢC QUẢNG BÁ RA QUỐC TẾ, PHẢI CÓ TÁC PHẨM HAY (Nguyễn Trọng Tạo).
- “NHÁP” VÀ NHỮNG YẾM THẾ THỜI ĐẠI (Thanh Chung).
- NGHĨ VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH, TÌNH YÊU VÀ SIÊU HÌNH TRONG THƠ LUÂN HOÁN   –   (Văn Chương +).   – TRẦM THANH TUẤN: CẢM HỨNG THIỀN TRONG THƠ THIÊN NHIÊN ĐỜI TRẦN  –   (Văn Chương +).
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam: Đánh thức những hiện vật ngủ quên (ĐĐK).
- Kim Lân – Nhà văn khắc khổ và tài danh của làng quê Việt Nam (Tin tức).
- Bao giờ văn học tìm lại chính mình (ĐĐK).  – Thiên tài phóng tác hay thảm họa dịch? (ĐV).
- Phim hoạt hình Việt Nam: Bức tranh buồn (KTĐT). =>
- Gặp người Hà Nội ở Sài Gòn (Hiệu Minh).
Tiệc buffet lịch sử  (TN).
- Tin nhắn chết người (Trần Nhương).
- Chàng trai liệt toàn thân vẽ tranh, viết thơ bằng miệng (DT).
- Thanh Tâm: giải nhất Sao Mai điểm hẹn 2012 (TT).
- Tại đền thờ Thục Nương, tỉnh Phú Thọ: Kỳ bí chuyện rắn trắng “hiện hồn”- Bài 1: Lời kể của những người chứng kiến (PL&XH).
- VÐV Nguyễn giành 2 HC bạc thể dục dụng cụ về cho Ðức (VOA). BTV: Phải chi VĐV Marcel Nguyễn đừng ra nước ngoài, có lẽ họ đã mang 2 huy chương bạc về cho VN? Nhưng mà không chắc VĐV này có giành được huy chương nào không nếu anh vẫn còn ở VN. Xem đây: Olympic 2012: VN trắng tay, tụt hậu (NLĐ).  – Phạm Xuân Nguyên: Olympic hết rồi! (PLTP).
Thanh Phúc phá kỷ lục quốc gia đi bộ tại Olympic 2012 (TN). - Về đích thứ 36, Thanh Phúc lập KLQG mới (VNN).
- Olympic London 2012 – Ngày 15   –   (RFA).  – Ngày náo nhiệt nhất Olympics 2012   –   (BBC).  - Pháp giành huy chương vàng điền kinh đầu tiên từ 16 năm qua   –   (RFI). - London 2012 – Thế vận hội của những giọt nước mắt (VTC).

Tình cát 6 (Quê Choa).

- Phan Cẩm Thượng: Tính cách Hà Nội (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Ưu tiên đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao (TN).
Tiếp tục công bố điểm chuẩn NV1 và xét tuyển NV2 (TT). - Khối trường y dược có điểm chuẩn cao (SGGP).
Kiểm điểm nhiều cán bộ Trường cao đẳng Nghề số 8 (TN).
-  Đầu tư bốn cơ quan trụ cột nghiên cứu khoa học, đào tạo (PLTP).
- Chào hàng cả sự học (ĐĐK).
- Quảng Ngãi: Thiếu trường bán trú cho trẻ mầm non (PNTP).
<- Tâm sự của chàng sinh viên bán cà phê dạo khiến dân mạng ‘dậy sóng’(Soha).   - Sinh viên “bước vào” mại dâm – nóng trên VTV6 (TT).
- Giáo dục, định hướng lối sống cho lớp trẻ (ND).
-  Trao học bổng cho 22 học sinh dân tộc thiểu số học giỏi (PLTP).  -  50 học bổng công nghệ thông tin ĐH Shinawatra, Thái Lan. –  Cơ hội tìm học bổng kinh tế tại ĐH Queensland, Úc.  - Học bổng toàn phần ĐH Cambridge, Anh.
- Đồng bạc rách   –   (Nguyễn Thông). “Điều quý giá nhất rút ra được: để xử lý đồng tiền rách cần phải có nhân phẩm lành lặn”.
Chế tạo máy hút lúa bằng phương pháp khí động học (TTXVN).
Tranh cãi quanh nguồn gốc loài người (TN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Người cõi trên (TN).
- Những người đàn bà chờ… biển động (Tin tức).
- Hoang mang trước thông tin sữa thiếu i-ốt (PNTP).  – Sữa thiếu i-ốt bị thu hồi tại Hồng Kông vẫn bày bán tại Việt Nam (DT). – Kiểm tra hàm lượng iốt trong sữa Wakodo và Morinaga (VTC).  – Sữa Nhật thiếu i-ốt vẫn đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TQ). – Hạt nêm: 98% là muối, chất điều vị (VTC).
-  Kiểm soát chặt thực phẩm qua cửa khẩu với Trung Quốc (TN).
- Quảng Ngãi: Ly kỳ vụ lừa đảo 6 kg vàng giả (ANTĐ). - Vụ đưa tiền thật, lấy 6 kg vàng giả: Thêm nạn nhân (TN).
- ‘Chợ lao động nữ’ – những mảnh đời cơ cực (Petrotimes).  – Kéo nhau lên đê làm thuê cửu vạn… (DV).
- Những cuộc kiếm tìm cha mẹ đầy nước mắt của con lai gốc Việt (ĐV).  – Người vợ gần nửa thế kỷ viết nhật ký chờ chồng (NĐT).
Hai mẹ con bị buộc chung trôi trên sông (TN).
- Biển quảng cáo rách nát vây Trung tâm HNQG (ANTĐ).
Xe tải đâm trực diện xe container, 3 người thương vong (VTC).
- Thiên đường “đồ sida” (LĐ). =>
Cá cắn người gây hoang mang ở Đồng Tháp là cá gì? (VTC). - Nghi cá chim trắng, cá nóc mít cắn người (TN). - Chuyện về ‘ngài’ cá nhà táng khổng lồ trên đảo Phú Quý (Petrotimes).
- Hé lộ đường đi của bò tót (NLĐ).
- Để phá rừng, nguyên trạm trưởng kiểm lâm bị bắt (NLĐ).  – Cháy rừng trong khu du lịch Ghềnh Ráng (TT).
- Đám cưới đồng tính nữ đầu tiên tại Đài Loan   –   (RFI).   – Lễ cưới đồng tính theo nghi thức Phật giáo đầu tiên ở Đài Loan (chùa Phúc Lâm).
- 40 người chết trong tai nạn xe buýt ở Ấn Độ  (VOA).
Iran loan báo 180 người chết sau trận động đất (VOA).

DẤU LẶNG CUỐI TUẦN (FB VietOng/ Tễu).

QUỐC TẾ
Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện vùng cấm bay tại Syria (RFA). - Pháp ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria (VOV). - Tân Thủ tướng Syria tuyên thệ nhậm chức (DT). - Tân Thủ tướng Syria Al-Halki tuyên thệ nhậm chức (TTXVN).   - Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác đối phó với vụ khủng hoảng Syria (VOA).   – Ngoại trưởng Mỹ tới Thổ Nhĩ Kỳ để hội đàm về tình hình Syria (VOV).  – Mỹ khẳng định sớm “kết liễu” chế độ ông Al-Assad (TTXVN). – LHQ tìm đặc phái viên mới trong bối cảnh giao tranh ác liệt tại Syria (VOV).  – Tổng thống Assad đang chuyển bại thành thắng? (VnMedia).  – Nga sẽ bỏ ông Assad? (NLĐ).
Iran, Thổ Nhĩ Kỳ vướng căng thẳng ngoại giao mới (DT).
Bà Clinton đến Thổ Nhĩ Kỳ (TN).
- Lại xảy ra tấn công ở Afghanistan   –   (BBC). – Lính Afghanistan giết chết 6 binh sĩ Mỹ (VOA). – Xe thiết giáp an ninh của Mỹ tại Afganistan (ĐV).
- Mỹ cảnh báo nguy cơ hồi giáo tấn công châu Âu   –   (RFI).
- Châu Âu cứng giọng với Belarus sau vụ đóng cửa sứ quán Thụy Điển   –   (RFI).
- Nepal: Biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức (VOV).
<- Ứng viên đảng Cộng Hòa chỉ định người phó trong liên danh tranh cử tổng thống Mỹ    –   (RFI).  – Romney nêu tên người cùng tranh cử   –   (BBC).   – Ông Romney loan báo ông Ryan là người đứng chung liên danh (VOA). - Bất ngờ trong sự chọn lựa liên minh của ứng cử viên Romney (VOA). - Bổ sung và cân bằng (TN).
- TT Obama hứa giúp đỡ nông dân bị khổ sở vì hạn hán (VOA).
Nga tăng cường không lực (NLĐ).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 11/08/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 11/08/2012;  + Thời sự 19h – 11/08/2012.

1201. Carl Thayer – Biển Đông: Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền?

Thayer Consultancy

Tác giả: Carl Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi
05-08-2012
Ông Sourabh Gupta đã viết một bài báo có tựa đề: “Tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông của Trung Quốc: khi chính trị và luật pháp xung đột“, đăng trên Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum), ngày 29 tháng 7 năm 2012. Bài viết được đăng kèm bên dưới. Trong bài viết này, ông khẳng định:
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các yếu tố đất đai chủ yếu, nằm trong đường chín đoạn đứt khúc – quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – rõ ràng là thuận lợi hơn so với các đối thủ đòi chủ quyền của họ.
Một mình trong các nước tranh chấp, Trung Quốc có khả năng nối kết chuyện ‘chiếm đóng liên tục và hiệu quả’ các hòn đảo, đảo nhỏ và rặng san hô ngầm, với tuyên bố dựa theo luật pháp quốc tế hiện đại, mạnh mẽ, được hỗ trợ bằng các công cụ song phương và đa phương có liên quan.
Tôi đã đăng phần trả lời sau đây:
Tôi muốn hỏi ông Sourabh Gupta, nếu như tôi hiểu đúng lập luận của ông. Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất, đảo, đá… (features) ở Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) bởi vì: (a) các triều đại Hán/ Mông Cổ/ Mãn Châu đã làm ra các bản đồ, kết hợp chúng với khu vực mà họ kiểm soát, nhưng bằng cách và phần lớn các vùng đất, đảo, đá đó đều không có người ở và không ai quản lý; (b) Trung Hoa Dân Quốc (ND: tức Đài Loan) kế tục truyền thống này và chiếm đóng một số đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa và đảo Thái Bình, và có lẽ các vùng lân cận trong quần đảo Trường Sa (c) Pháp chiếm đóng và nắm quyền sở hữu nhiều vùng đất, đảo, đá ở biển Đông mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền; (d) tất cả các nước đều bị mất quyền kiểm soát khi Nhật Bản tràn qua khu vực này trong chiến tranh thế giới thứ hai và (e) Nhật Bản từ bỏ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951.
Câu hỏi: Các vùng đất, đảo, đá… trước đây do người Pháp nắm giữ đã được trả lại quyền tài phán cho Pháp vào thời điểm đó phải không? Nếu Nhật từ bỏ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ năm 1951, vậy thì họ làm quái quỷ gì khi một năm sau đó [họ lại] từ bỏ “tất cả các quyền, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu và việc đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với Trung Hoa Dân Quốc” trong một hiệp ước với Đài Loan? Chẳng phải các chính phủ Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quốc Gia Việt Nam) có được lãnh thổ do Pháp nắm giữ khi Pháp rời khỏi khu vực năm 1954-1955? Vì sao Việt Nam hay Phillippines tìm kiếm sự nhượng lại hay điều khoản trao trả từ Nhật?
Tôi nghĩ rằng tuyên bố hơi quá lời một chút khi lập luận rằng Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các đảo, đảo nhỏ và các vùng đất, đá ở Biển Đông. Có thể tuyên bố của Trung Quốc thuận lợi hơn đối với một số hòn đảo và đất đai, nhưng lập luận rằng họ có thể chứng minh sự chiếm hữu và quản lý liên tục đối với từng nơi và mỗi nơi hiện đang nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao, thì vẫn chưa chứng minh được. Làm gì có thể có chuyện rất nhiều vùng đã bị chiếm hữu trong thập niên 1990 là không có người ở?
Cuối cùng thì, nếu điểm khởi đầu là thời kỳ tiền thuộc địa, liệu chúng ta có thể lập luận rằng Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền thuận lợi hơn đối với các đảo, đảo nhỏ và đá, [những nơi] cũng đã được các ngư dân Mã Lai và Việt Nam lui tới hay không? Bởi vì trong thời tiền thuộc địa không có vương quốc Philippines, vậy chúng ta có nên kết luận rằng các tài liệu đã được viết dưới thời các triều đại [phong kiến] Trung Quốc thì vượt trội hơn về các quyền tự nhiên lịch sử đối với các khu vực đánh cá truyền thống?
Tôi nghĩ chứng cớ rõ ràng là tuyên bố của Trung Quốc về việc chiếm đóng và cai quản liên tục là không xác thực đối với hầu hết các vùng đất, đảo, đá hiện do Việt Nam, Philippines và Malaysia chiếm giữ. Có thể lập luận thêm rằng trong một số trường hợp còn lại, Trung Quốc đã từ bỏ các vùng đất, đảo, đá này. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm phía Tây quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực hồi năm 1974. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không hề có mặt trên thực tế ở quần đảo Trường Sa cho đến năm 1988 khi họ tấn công và chiếm Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Giai đoạn kế tiếp của sự bành trướng của Trung Quốc là đầu thập niên 1990 khi Trung Quốc và Việt Nam tranh nhau để chiếm càng nhiều càng tốt các vùng đất, đảo, đá nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao.
Luật pháp quốc tế, trong trường hợp này là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đã góp phần làm cho một giải pháp về tranh đấu trong các chấp lãnh thổ khó khăn hơn. Chủ quyền lãnh thổ trao quyền chủ quyền về tài nguyên trong vùng biển xung quanh và đáy biển. Đó là lý do vì sao Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông.
Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Biển Đông: Trung Quốc có lợi thế hơn trong tuyên bố chủ quyền?” Thayer Consultancy Background Brief, ngày 6 tháng 8 năm 2012.
———–
East Asia Forum

Tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông của Trung Quốc: khi chính trị và luật pháp xung đột

Tác giả: Sourabh Gupta – Samuels International
29-07-2012
Một chủ đề đã và đang được các nước bàn luận về những căng thẳng tại các diễn đàn khu vực Đông Nam Á khác nhau trong bốn mùa hè vừa qua thì trong tình trạng không rõ ràng và bấp bênh, được tạo ra bởi các tuyên bố về quyền tài phán của Trung Quốc trên biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam).
Về mặt pháp lý, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên các đảo tranh chấp và vùng biển lân cận và các quyền chủ quyền trên vùng biển liên quan, cũng như dưới đáy biển và trong lòng đất ở đó – một yêu sách dựa theo các quy định về Luật Biển. Tuy nhiên, về mặt thi hành, các cơ quan thực thi luật biển của Trung Quốc đã đơn phương, và đôi khi một cách áp đặt, thi hành lệnh của họ trên vành đai chính trị mở rộng hơn, gắn với ‘đường chín đoạn đứt khúc’.
Rõ ràng, các tuyên bố về pháp lý và chính trị này chồng lên nhau nhưng không trùng khớp nhau. Tuy nhiên, nghĩ mãi về điều được cho là logic cốt lõi đằng sau đường chín đoạn đứt khúc là việc đánh lạc hướng sự chú ý đến điều phải là tiền đề trọng tâm của vấn đề này: Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các yếu tố đất đai chính, nằm trong đường chín đoạn đứt khúc – quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – rõ ràng là thuận lợi hơn so với các đối thủ đòi chủ quyền của họ.
Một mình trong các nước tranh chấp, Trung Quốc có khả năng nối kết chuyện ‘chiếm đóng liên tục và hiệu quả’ các hòn đảo, đảo nhỏ và rặng san hô ngầm, với tuyên bố dựa trên luật pháp quốc tế hiện đại, mạnh mẽ, được hỗ trợ bằng các công cụ song phương và đa phương có liên quan.
Năm 1952, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, từ bỏ giấy tờ xác nhận quyền sở hữu và từ bỏ tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đối với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), theo Điều 2 của Hiệp ước Đài Bắc, một hiệp ước song phương giữa Nhật Bản – Đài Loan. Hiệp ước này theo sau – và đã nhắc đến – là sự từ bỏ [chủ quyền] lãnh thổ của Nhật Bản đối với các hòn đảo theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951, Hiệp ước đã không xác định nước thụ hưởng vào thời điểm đó – một hiệp ước đã được Philippines và Chính phủ (miền Nam) Việt Nam phê chuẩn. Và mặc dù cả hai nước không bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hiệp ước song phương Nhật – Đài, nhưng không nước nào đưa ra sự nhượng lại hay điều khoản thu hồi quần đảo Trường Sa/ Hoàng Sa trong các hiệp ước song phương của họ với Nhật Bản. Thay vào đó, các tuyên bố phụ của họ dựa trên bản đồ lịch sử trong trường hợp Việt Nam, hay với Philippines là ‘khám phá lịch sử’ (khó tin) từ thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ II!
Tóm lại, cuối cùng thì giấy tờ xác nhận chủ quyền không thể nói là nên trao cho bất kỳ nước nào, với điều kiện là tuyên bố lãnh thổ không được giải quyết bằng một công cụ ràng buộc giữa các nước tuyên bố chủ quyền. Tốt nhất, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của nước này có lý hơn hoặc ít thuyết phục hơn nước kia, đang được bàn đến. Nhưng với tuyên bố dựa trên luật pháp của Trung Quốc đã đưa ra thì vượt trội so với các tuyên bố chủ quyền của các đối thủ của họ, vì sao họ vẫn khăng khăng với đường chín đoạn đứt khúc đáng hổ thẹn [1]?
Khi chính phủ Đài Loan kế nhiệm, lý do quen thuộc là Bắc Kinh đang tiến hành đòi những phần mà họ thừa hưởng từ chế độ Tưởng Giới Thạch, như là chuẩn mực để đàm phán và thỏa hiệp trong một vụ tranh chấp lãnh thổ mở rộng. Phương pháp của Bắc Kinh trong đàm phán tranh chấp biên giới Hy Mã Lạp Sơn với Ấn Độ thì không khác nhau về mặt này. Nhưng lý do kỹ thuật thì phức tạp hơn. Trung Quốc có đệ trình tuyên bố chủ quyền tuân theo Luật Biển đối với các ranh giới bên ngoài thềm lục địa trên Biển Đông hay không, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) kiểm tra tính hợp lệ của nó, gần như chắc chắn sẽ làm mất hiệu lực các phần trong nội dung đệ trình.
Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa sẽ có mặt đúng lúc để không thừa nhận tuyên bố của Nhật về hai vùng [đảo đá] nằm trên mặt nước khi thủy triều dâng cao – kích thước tổng cộng bằng năm chiếc chiếu tatami – trên các đảo san hô Okinotori ở Thái Bình Dương là “các hòn đảo” có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (trớ trêu thay, nó lớn hơn toàn bộ đất đai của nước Nhật Bản). Cũng với lập luận tương tự, nhiều vùng [đảo đá] nằm trên mặt biển khi thủy triều dâng cao do Bắc Kinh kiểm soát trên Biển Đông, sẽ tìm thấy chỉ là ‘những hòn đá’. Mặc dù những phát hiện của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thì không được thi hành, nhưng nó sẽ làm suy yếu trường hợp của Trung Quốc đối với một số khu vực đang tranh chấp giàu tài nguyên trên biển – do đó sự họ ưu tiên đường chín đoạn đứt khúc.
Động lực quan trọng nhất trong việc khăng khăng [đòi chủ quyền ở] đường chín đoạn đứt khúc là vấn đề đã bị chính trị hóa, mô hình quản lý tranh chấp lãnh thổ dựa trên sự ngăn chặn mà Bắc Kinh ưa chuộng
Các vấn đề về quyền tài phán lãnh thổ chưa bao giờ chỉ được xem là chi tiết trong bản đồ: chúng được gắn với sự toan tính chính trị lớn hơn về sự ổn định và láng giềng tốt. Trong khuôn khổ hàng hải, việc khai thác chung ở những khu vực có tài nguyên là phương thức đã được thiết lập để thi hành nguyên tắc này. Ở đây, tính toán sai lầm của Manila trong việc bãi bỏ thỏa thuận nghiên cứu địa chấn chung với Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2008 (gom các sai lầm, đơn phương cấp giấy phép thăm dò trong vùng tranh chấp của khu vực nghiên cứu) là nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái nhanh chóng trong quan hệ song phương với Trung Quốc.
Hơn nữa, việc giải quyết [tranh chấp] lãnh thổ chưa bao giờ được kết luận là do cưỡng ép, và những người cầm quyền Trung Quốc điều chỉnh phương pháp tiếp cận giữa một chính sách cứng rắn với một chính sách linh hoạt, thích hợp với tình huống chiến lược sắp tới. Đường chín đoạn đứt khúc thuận tiện trong việc phục vụ như là một chiến thuật cứng rắn mà những người quan liêu chạy đua trên biển của Bắc Kinh không dè dặt đưa ra để báo hiệu sự không hài lòng đối với các nước tuyên bố chủ quyền khác.
Vậy thì các tình huống có thể thúc đẩy Trung Quốc đặt đường chín đoạn đứt khúc qua một bên và tốt nhất tuân theo thông lệ quốc tế trong việc ban hành quy định về tuyên bố các quyền tài phán hàng hải sắp tới là gì? Trước đó, Bắc Kinh đã sẵn sàng nới lỏng nguyên tắc ‘mở rộng tự nhiên’ về mặt hình thức với Nam Hàn và Nhật Bản để theo đuổi nghề cá và (trên nguyên tắc) cùng hợp tác khai thác, và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 với Việt Nam cũng là để thi hành theo các thông lệ quốc tế cao nhất.
Với sự phát triển nhanh của luật hàng hải quốc tế [2], bộ luật nhấn mạnh khoảng cách giữa trật tự dựa trên toan tính chính trị và trật tự dựa theo luật lệ trên biển, quyền lợi của chính Trung Quốc là đệ trình tuyên bố tuân theo Luật Biển về các giới hạn bên ngoài thềm lục địa trên Biển Đông. Lợi ích mà Bắc Kinh thu được về thiện chí sẽ nhiều hơn lợi ích về lãnh thổ và các nguồn tài nguyên, đã bị từ bỏ. Nó cũng có thể cho phép Trung Quốc có thêm thời gian để sau đó bắt đầu một cuộc đối thoại trên toàn khu vực về việc đưa ra các hạn chế khó chịu, các hoạt động đe dọa trong vùng đặc quyền kinh tế của các lực lượng hải quân nước ngoài, dưới vỏ bọc tự do đi lại.
Sourabh Gupta là nhà nghiên cứu cao cấp tại Samuels International Associates [3], Washington DC, và là thành viên xuất sắc của Diễn đàn Đông Á năm 2012.

Chính trị – Xã hội

TQ ‘muốn dẹp bất đồng về Biển Đông’ (BBC)  —Trung Quốc vận động để có lợi thế tranh chấp Biển Ðông  (Nguoiviet)  —Trung Quốc muốn thắt chặt quan hệ với Malaysia (VnEx)  —Trung Quốc giương móng vuốt trong tranh chấp Biển Ðông (Nguoiviet)
Trung Quốc cần tôn trọng ASEAN về biển Đông    SGTT.VN – Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 10.8 đã hội kiến Tổng thống Indonesia Yudhoyono nhân chuyến thăm ba nước ASEAN đúng vào thời điểm Bắc Kinh đang gây căng thẳng trên biển Đông.
Viễn cảnh chiến tranh Mỹ – Trung(TN) -Phác họa về cuộc chiến tương lai Mỹ – Trung Quốc được hé lộ khi 2 bên đang có nhiều bất đồng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trường Sa thật gần (VNN)  –Việt Nam Tuần Qua (RFA)  —Giải mã việc phá vỡ sự im lặng của Đài Loan (RFA)  —Nữ tín đồ PGHH bịnh nặng trong tù không được đưa đi trị bịnh(RFA)  —Kêu gọi trả tự do cho 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành (RFI)
Thắp nến tưởng niệm bà Ðặng Thị Kim Liêng (Nguoiviet) -Một số hội đoàn cộng đồng Việt Nam vừa tổ chức đêm thắp nến tưởng niệm bà Ðặng Thị Kim Liêng tại thương xá Asian Village, Westminster, tối Thứ Năm.
Ngọn lửa Ðặng Thị Kim Liêng đốt không cháy chế độ Hà Nội? (Võ long Triều -Nguoiviet)
Bỏ Cộng cứu nước (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)
Bộ mặt thật của Bắc Kinh: Lòng dân đã rõ, còn đảng? (Song Chi -Nguoiviet)
Trung Quốc ngưng nhập nhiều mặt hàng từ Việt Nam(RFA)  —50 tỷ đồng để mướn nhà thầu TQ xử lý sự cố rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh(RFA)  —Còn một ngày nữa khai mạc Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 6 (Nguoiviet)  —-Xây chợ gần 170 tỷ rồi bỏ không(VNN)
Thất nghiệp, về đâu Hai lúa? (VEF) – Nếu không có một chính sách quyết liệt và toàn diện hơn cho nông thôn – nông dân, thì “về đâu Hai lúa” sau khi hết ruộng, hết vườn sẽ mãi là câu hỏi không có lời giải.
Hà Nội: Doanh nghiệp không trả đất để xây trường (VNN)   —-Đất khu công nghiệp bỏ hoang: Tiếc đứt ruột!  (TT)
Người cõi trên (TN) -Mấy bữa nay ra chợ là nghe thiên hạ bàn tán hà rầm việc nhà nước quy định: “Thịt chỉ được bán trong vòng 8 giờ từ khi giết mổ”. Những người bán thịt bảo nhau: “Nhà nước cấm cho vui, để có chuyện mà tám”. Thật ra, đó là Thông tư 33 do bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn vừa ban hành.
Mời Bộ trưởng Đinh La Thăng đến quốc lộ 14  (TT)

Kinh tế

Bị ngân hàng ép, Bianfishco lại tính phá sản (VEF)  —Nhà thu nhập thấp: Từ sốt nóng đến nguội lạnh (VEF)   —-Khúc quanh lãi suất (VEF)
Bỏ “trần” phí chung cư là quay lưng với người dân? (BĐS)   —-Đứt nguồn cung, gas rối loạn vì khan hiếm (VNN)  —-Xe máy, thêm mẫu mới thêm rớt giá (VNN)   —Giá xe máy rớt dài (TN)
Xe khách Campuchia áp đảo (TN)  —Chủ tàu nước ngoài đang độc quyền giá cước (TN)
Vé xe khách có thể tăng 40% dịp lễ 2.9 (TN)   —Giá vàng có thể tiếp tục tăng trong tuần tới (VnEc)  —Chứng khoán Sacombank bị khởi tố vì thao túng giá chứng khoán (VnEc)
“NIM của Vietinbank hiện ở mức 2-2,5%”  (VnEc) -“Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của Vietinbank hiện chỉ ở mức 2 – 2,5%, và đang có chiều hướng thấp hơn”…
Phóng loa đòi nợ đại gia Diệu Hiền (VnEx)  —8 triệu cổ phần đại gia Diệu Hiền ‘không liên quan tới ACB’ (VnEx)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Trọng Tấn-Anh Thơ được diễn lại (BBC)  —SOS xếp hạng trí tuệ Việt, ôn lại Nguyễn Trường Tộ (VNN)  —Thêm Quảng Nam nói “không” với tại chức (VNN)  —Vụ Đồi Ngô: kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên (VNN)

Bài văn sâu sắc của nam sinh 15 tuổi về đường tắt (VNN) -Bài thơ “Đường tắt” của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cậu bé 15 tuổi.
Thảm họa dịch thuật (TN) -“Trên là giời, dưới toàn là sách dịch” – nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phải thốt lên như vậy trước tình trạng dịch bừa, dịch ẩu, dịch tràn lan thiếu kiểm soát, dẫn đến việc cho ra đời những tác phẩm dịch kém chất lượng khiến độc giả bức xúc.
Nghi vấn quanh khu mộ song thân Tả quân Lê Văn Duyệt (TN)

Thế giới

Iran loan báo 180 người chết sau trận động đất (VOA)   —-Hoa Kỳ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria(VOA)  —Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện vùng cấm bay tại Syria (RFA)  —NT Hillary Clinton đến Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về tình hình Syria(RFA)  —Mỹ khẳng định sớm “kết liễu” chế độ ông Al-Assad (VN+)
Bất ngờ trong sự chọn lựa liên minh của ứng cử viên Romney(VOA)  —-Ứng viên đảng Cộng Hòa chỉ định người phó trong liên danh tranh cử tổng thống Mỹ(RFI)  —TT Obama hứa giúp đỡ nông dân bị khổ sở vì hạn hán(VOA)  —-Lính Afghanistan giết chết 6 binh sĩ Mỹ(VOA)   —Mỹ cảnh báo nguy cơ hồi giáo tấn công châu Âu (RFI)
Bộ trưởng Ấn Độ: Công chức ‘ăn cắp tí chút’ cũng được(VOA)  —Miến Điện đồng ý cho cứu trợ người Hồi giáo Rohingya(RFA)  —Nhật yêu cầu Quốc tế giúp giải quyết tranh chấp lãnh hải với Nam Hàn(RFA)  —Nhật triệu hồi đại sứ tại Nam Hàn (Nguoiviet)
Châu Âu cứng giọng với Belarus sau vụ đóng cửa sứ quán Thụy Điển (RFI)  —Châu Âu tiếp tục chỉ trích liên minh cầm quyền Rumani tấn công các định chế dân chủ(RFI)
Vụ án Cốc Khai Lai : Bắc Kinh vạch áo cho người xem lưng(RFI)  —Phiên tòa siêu tốc và Cốc Khai Lai giả mạo? TP – Phiên tòa xét xử bà Cốc Khai Lai, phu nhân của nguyên bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai ngày 9-8 vừa qua được dư luận và báo chí cho là siêu tốc kỳ lạ. Thậm chí nhiều người còn nghi ngờ rằng Cốc Khai Lai tại tòa là người đóng thế và còn nhiều tình tiết mập mờ khác. —Bắc Kinh : phong tướng để cài thân tín vào trong quân đội(RFI)   —Bà Cốc Khai Lai giết người do suy sụp tinh thần(RFA)
VÐV Nguyễn giành 2 HC bạc thể dục dụng cụ về cho Ðức(VOA)  —Pháp giành huy chương vàng điền kinh đầu tiên từ 16 năm qua (RFI)  —Philippines huy động dọn dẹp thủ đô sau cơn bão(RFA)
Hàn quốc đoạt huy chương đồng bóng tròn thế vận(RFA)  —Đám cưới đồng tính nữ đầu tiên tại Đài Loan (RFI)   —Bỉ: Có sự bất thường ở lò phản ứng hạt nhân Doel 3 (VN+)

Không khởi tố trưởng công an xã dùng súng đánh người (TP)   —Thịt bẩn tuồn vào TP.HCM bằng taxi  (TT)  —Muôn kiểu chống đối cảnh sát giao thông (VnEx)


Ngắm vẻ sexy đầy ma lực của vũ nữ múa bụng (VNN)======>>>
Nóng trong ngày: 100 triệu mời cán bộ nhậu (VNN)  –‘Đại gia’ ở Việt Nam: Sắm máy bay, du thuyền, siêu xe… để khoe (NV)   –Chú tiểu làm đẹp cho hoa hậu bị dọa đuổi khỏi chùa (NV)
Bắt nghi can ném mìn vào quán ăn vì ghen tức(NV)  —-Hành trình gian nan của đại gia “săn” thiếu nữ lỡ thì sinh quý tử (VNN)  —Lý Nhã Kỳ quảng bá VN bằng áo dài chục tỷ? (VNN)
Vụ đưa tiền thật, lấy 6 kg vàng giả: Thêm nạn nhân (TN)  —Bắt giam Trạm trưởng bảo vệ rừng La Ngâu(TN)   —-Hai mẹ con bị buộc chung trôi trên sông(TN)  —Phát hoảng vì nền nhà nóng 70 độ C(TN)  —-Hai xe đấu đầu, ba người thương vong (TP)  —Dịch vụ ‘chồng – vợ một giờ’ tại Ukraine (TP)
Vợ chồng già bị sát hại lúc rạng sáng (VnEx)  —Cảnh báo vấn nạn sex kiểu bầy đàn (NLĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét