Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Tin ngày 23/8/2012

  • Hội chứng “sợ truyền thông” ở Trung Quốc  (TT) - “Đây không chỉ là một vụ hiếm hoi ở Trung Quốc, đến mức một nhà báo từng chua xót nhận xét: ‘Đánh nhà báo đã trở thành chuyện xảy ra như cơm bữa. Thậm chí chuyện này còn chẳng đáng để đưa tin’. Vào tháng 5-2012, một phóng viên của nhật báo Nam Phương đã bị đánh đập dã man khi đang làm phóng sự về việc chiếm đất của dân xây biệt thự tại tỉnh Quảng Đông”
  • Hãy trả tự do cho Đoàn Văn Vươn ! (Nguyễn Thông) - “Tại sao người ta không muốn nhanh chóng lấy lại lòng tin đang cạn dần trong nhân dân bằng cách sớm hoàn tất điều tra, sớm đưa ra xét xử anh em Vươn, Quý một cách công bằng, thuận công lý… Nay sau 7 tháng 17 ngày u ám của những con người đang chưa biết ngày nào được giáp mặt thần công lý đó, thấy gần như dư luận đang lãng quên bi kịch của họ, tôi chỉ biết thốt lên rằng:  Hãy trả tự do cho Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý!”
  • Thống đốc và lý thuyết tiệm cầm đồ (Đào Tuấn) - Lý thuyết tiệm cầm đồ sẽ đúng, nếu như không có những con nợ gắn mác “vina” bởi thứ tài sản mà chúngđem “cầm cố” tại ngân hàng thì hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng nát.
  • Bầu Kiên bị bắt, rồi sao nữa? (SGTT) - Việc ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là bầu Kiên bị bắt thật sự không chỉ gây xôn xao dư luận vào sáng qua 21.8, mà còn khiến giới thể thao choáng váng. Người ta chợt nhận ra, bầu Kiên đã liên quan quá nhiều với nền bóng đá Việt Nam.
  • Nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật? (SGTT) - Trước vụ các nhà hoạt động Nhật Bản đến một đảo đá thuộc quần đảo Senkaku để cắm cờ, tờ báo theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc là Thời báo Hoàn Cầu đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để phản kháng Nhật Bản
  • Trung Quốc “dùng dân quân gây rối trên biển” (NLĐ) - Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn một tài liệu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết Bắc Kinh đã sử dụng dân quân để tiến hành các cuộc tấn công mạng và gây hấn trên biển.
  • Tàu 100 triệu thổi giá thành 130 tỷ (Tien phong) - Những chuyện tương tự như thế này nếu chịu khó khui ra bảo đảm chiếm 70% các giao dịch thương mại! Tham nhũng là quốc nạn là vì thế
  • “Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng? (BM) - “Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”. Tại sao lại phải hỏi những câu hỏi mà ai cũng biết chỉ một nhóm người không biết? Đúng là biết rồi khổ quá nói mãi!
  • ĐỪNG NÉM TIỀN CỦA DÂN VÀO NỢ XẤU! (Bùi Văn Bồng) - Những thông tin trên đang đặt ra nhiều lo ngại rằng, với hơn 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động từ đầu năm đến nay, sẽ còn bao nhiêu vụ phá sản, vỡ nợ tương tự, tác động xấu đến hoạt động của các ngân hàng thương mại?
  • Thủ tướng Pháp công bố một loạt các biện pháp kinh tế mới (RFI) - Ngày hôm nay, 22/08/2012, theo AFP, sau kỳ nghỉ hè, thủ tướng Pháp vừa công bố một loạt các biện pháp kinh tế mới, đặc biệt là các biện pháp nhằm giảm giá xăng và tăng mức trần của sổ tiết kiệm A và sổ tiết kiệm đầu tư cho phát triển bền vững (LPP).
  • Tầu ngầm Nga tại Việt Nam (RFI) - Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong năm 2012. Trên tạp chí của Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI), ngày 21/08/2012, giáo sư Carlyle A. Thayer có bài phân tích hiệu quả của hạm đội tàu ngầm trong việc bảo vệ biển đảo của Việt Nam.
  • Cổ phiếu Việt Nam tiếp tục rớt giá sau vụ "bầu" Kiên bị bắt (RFI) - Sau cơn điêu đứng chưa từng thấy hôm qua, sau khi thông tin về việc bắt giữ doanh nhân Nguyễn Đức Kiên được tung ra, hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn vẫn tiếp tục rớt giá vào hôm nay, 22/08/2012. Cổ phiếu các ngân hàng đặc biệt giảm mạnh, hệ quả của sự kiện ông Kiên là một trong những nhân vật quan trọng trong ngành ngân hàng, đồng thời là một trong các sáng lập viên của ACB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu) hiện được xem là ngân hàng cổ phần mạnh nhất Việt Nam.
  • Bắc Kinh thất bại trong ý đồ khép lại vụ án Bạc Hy Lai (RFI) - Trái với mong muốn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bản án tử hình treo ban hành đối với bà Cốc Khai Lai hôm 20/08/2012 vẫn không khép lại được vụ tai tiếng liên quan đến ông Bạc Hy Lai, chồng của bị cáo, đã gây chấn động trong thời gian qua. Theo ghi nhận của  AFP, mối quan tâm của dư luận hiện giờ đã chuyển sang trường hợp của chính ông Bạc Hy Lai, được cho là một mối đau đầu cho Bắc Kinh.
  • Băng Bắc Cực tan nhanh ở mức kỷ lục (RFI) - Hiện nay, băng ở Bắc Cực đang tan nhanh với tốc độ gây ngạc nhiên và diện tích băng ở đây có thể giảm xuống đến mức thấp nhất chỉ trong vài tuần.
  • Cuba kết án tù 12 quan chức vì tội tham nhũng (RFI) - Hãng tin AFP đưa tin, hôm qua 21/8/2012, chính quyền Cuba đã tuyên án từ 4 đến 12 năm tù giam đối với 12 quan chức trong ngành công nghiệp niken của nước này vì tội tham nhũng. Đây là kết quả của một chiến dịch bài trừ tham nhũng được tiến hành từ nhiều năm qua.
  • Châu Âu cảnh báo Bắc Kinh về các biện pháp bảo hộ rượu vang (RFI) - Hôm nay, 22/08/2012, Phòng Thương mại của Châu Âu tại Trung Quốc chỉ trích Bắc Kinh về các biện pháp « bảo hộ » đối với thị trường rượu vang, sau khi một hiệp hội rượu của Trung Quốc yêu cầu chính phủ có biện pháp chống Châu Âu trợ giá rượu xuất khẩu, để bảo vệ các nhà sản xuất địa phương.
  • Syria : Pháp kiên quyết đòi tổng thống al-Assad phải ra đi (RFI) - Trở về sau kỳ nghỉ hè, hôm qua 21/08/2012 tại Paris, tổng thống Pháp Francois Hollande đã tiếp phái đoàn Hội đồng Quốc gia Syria. Nhân dịp này, tổng thống Pháp đã đề cập đến thời kỳ hậu Bachar al-Assad cùng với việc chuẩn bị thành lập một chính phủ mới của Syria.
  • Hàn Quốc chấp nhận quy chế tỵ nạn cho một phụ nữ Trung Quốc (RFI) - Hôm nay 22/08/2012, theo AFP, một tòa án Hàn Quốc tuyên bố sẽ dành quy chế tỵ nạn cho bà Lee, một phụ nữ Trung Quốc, thuộc dân tộc Triều Tiên, là người đã từng giúp đỡ nhiều người Bắc Triều Tiên tỵ nạn. Bà Lee là người Triều Tiên mang quốc tịch Trung Quốc thứ hai nhận được quy chế tỵ nạn của Hàn Quốc.
  • Canberra yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng quyền của Úc trong quan hệ với Mỹ (RFI) - Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tối thượng của Úc trong việc cho phép thủy quân lục chiến Mỹ triển khai ở miền Bắc nước Úc. Ngoại trưởng Úc Bob Carr đã xác định như trên vào hôm nay 22/08/2012, sau một loạt những lời chỉ trích Canberra đến từ Trung Quốc trong thời gian gần đây.
  • Ngân hàng Trung ương Úc bị nghi ngờ bao che vụ bê bối Securency (RFI) - Hôm nay, 22/08/2012, theo AFP, báo chí Úc loan tin Ngân hàng Trung ương Úc bị tình nghi đã bao che các vụ hối lộ liên quan đến những hợp đồng in tiền với một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vào trung tuần tháng 8/2012, báo chí Úc phanh phui vụ một viên chức bộ Thương mại Úc, làm môi giới hối lộ hàng triệu đô la Mỹ để có được hợp đồng in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng ? (RFI) - Lãnh vực tài chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá trong nội bộ Đảng.
  • Giao tranh tiếp diễn ở Syria (VOA) - Phóng viên Scott Bobb của Đài VOA hôm thứ Ba đi thăm 3 thị trấn ở miền Bắc Syria là Tal Rifat, Aziz và Marea, cả ba đều bị không quân Syria tấn công
  • Căng thẳng ngoại giao Nhật-Hàn gia tăng (VOA) - Nhật Bản gửi văn kiện ngoại giao cho Nam Triều Tiên đề nghị nên đưa vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan đến một nhóm đảo nhỏ ra trước cơ quan tư pháp chính của LHQ
  • Dân Văn Giang đối thoại với Bộ TN-MT (BBC) - Sáng 21/8, hàng nghìn dân Văn Giang đã có buổi đối thoại với đại diện Bộ Tài nguyên môi trường về dự án lấy đất phát triển Ecopark.
  • Cuba bỏ tù 12 quan chức tham nhũng (BBC) - Tòa án Cuba đã kết án tù đến 12 năm một số quan chức ăn tiền từ dự án nhà nước, trong đó có 3 thứ trưởng.
  • Lợi nhuận của CNOOC giảm mạnh (BBC) - Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC cho hay lợi nhuận giảm 19% trong nửa đầu năm nay sau khi phải đóng cửa mỏ dầu lớn nhất.
  • ACB: 'Tình hình trong tầm kiểm soát' (BBC) - Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á Châu nói đang thuyết phục khách hàng và đối tác về sự an toàn của ngân hàng sau vụ Bầu Kiên bị bắt.
  • Báo Thanh Niên 'không PR cho Bầu Kiên' (BBC) - Báo Thanh Niên ra bố cáo khẳng định thông tin một số tờ báo, trong đó có Thanh Niên, 'tô son trát phấn' cho các ông Trầm Bê và Bầu Kiên là 'hoàn toàn sai sự thật'.
  • Consumers turn toward imported food (Washington Post) - More Chinese consumers have turned to imported food and brands due to rising concerns over food safety in recent years.
  • Expo aims to draw investors (Washington Post) - Guizhou province in Southwest China is counting on the 2012 China (Guizhou) International Alcoholic Beverage Expo to draw in even more outside investors after garnering 49.74 billion yuan ($7.8 billion) of investment in contract value at last year's event.
  • Online firefly sales light up opposition (Washington Post) - With the Qixi Festival only two days away, online sales of fireflies, an illuminating symbol of love, have surged to the dismay of insect experts.
  • 300th KFC restaurant opens in Beijing (Washington Post) - Yum! Brands Inc. has opened its 300th Kentucky Fried Chicken franchise in Beijing, 25 years after entering the Chinese mainland market, the company said Tuesday.
  • China to make greater pest control efforts (Washington Post) - The Ministry of Agriculture (MOA) on Monday urged local authorities to intensify efforts to control disease and pests in order to ensure a successful autumn harvest.
  • Home prices continue to ease upward (Washington Post) - In July, new home prices rose month-on-month in 50 out of the 70 monitored large and medium-sized Chinese cities, up from 25 cities in June.
  • Vegetable factory a farming solution (Washington Post) - Countries in East Asia, including China, with limited resources, are looking at "plant factories" as a way to provide adequate food supplies for rising populations.
  • Support for brick road anxieties (Washington Post) - Zhong Lin had no idea she was suffering from obsessive-compulsive disorder until she did one of those psychological tests on Douban.com.
  • Perfectly wrong (Washington Post) - Repeated washing of hands, an obsession with closed doors or windows, anxiety about cleanliness.
  • Shanghai exposes professional beggars (Washington Post) - Police in Shanghai have published a list of beggars who have been caught most often on metro trains over the past four years, sparking debates about the problem of "professional" beggars.
  • 12 killed in Chongqing vehicle crash (Washington Post) - Twelve people of a family have been killed after their van crashed into a truck in a suburb of southwest China metropolis of Chongqing on Monday.
  • Li Na beats Kerber to win Cincinnati title (Washington Post) - Li Na fought back to beat German Angelique Kerber 1-6 6-3 6-1 and win the Cincinnati Open title, ending her 15-month title drought after French Open triumph.
  • Chinese Muslims celebrate Eid al-Fitr (Washington Post) - Muslims across China on Sunday celebrated Eid al-Fitr, which marks the end of the Muslim holy month of Ramadan, a season of fasting and spiritual reflection.
  • Typhoon Kai-Tak affects 1.26m in S China (Washington Post) - Typhoon Kai-Tak had affected more than 1.26 million people in South China's Guangxi Zhuang autonomous region, leaving one dead and two missing.
  • 15 miners rescued in Shaanxi (Washington Post) - Fifteen miners were rescued and one was still missing after a coal mine accident in Fugu county in Yulin, a city in Northwest China's Shaanxi province.
  • US-Japan drill 'raises regional tension' (Washington Post) - Washington and Tokyo kicked off a military drill, which envisioned retaking an island, in what analysts said was a clear signal that the US was throwing its military weight behind Japan over the Diaoyu Islands issue.
  • Chinese military delegation visits US (Washington Post) - A People's Liberation Army delegation led by the Deputy Chief of the General Staff of the PLA Cai Yingting left Beijing on Aug 20 for an official visit to the United States.
  • China eases restriction on passport issuing (Washington Post) - China will ease a restriction covering the household registration that people must hold when applying for passports and travel passes in six big cities.
  • Chinese, Russian officials meet on security (Washington Post) - Chinese State Councilor Dai Bingguo said Monday that China and Russia should further strengthen their coordination and cooperation on strategic security issues.
  • Typhoon Kai-Tak kills 3 in S China (Washington Post) - Typhoon Kai-Tak has left three people dead, one person missing and forced over 111,500 people to evacuate their homes in southwest China's Guangxi Zhuang autonomous region as of Monday afternoon, local civil affairs authorities said.
  • Anger erupts at Japanese landing (Washington Post) - Japanese nationalists landed on the Diaoyu Islands on Sunday, provoking strong protests from both the government and the Chinese people.
  • All's well that ends well (Washington Post) - The head of the Chinese Olympic delegation praised the nation's athletes for achieving outstanding results during the London Games during a summary and commendation conference.
  • Nationals released by Japan police (Washington Post) - Seven of the 14 Chinese nationals who were illegally detained by Japan when going to the Diaoyu Islands arrived in Hong Kong on Friday.
  • Quê hương… (VietBao) - Luân Lý Giáo Khoa Thư có đoản văn như sau mà khi đọc lại ai ai cũng ngậm ngùi rung động:
  • Mẹ Chồng Tôi (VietBao) - Mẹ chồng tôi có 12 người con, cộng thêm mấy người đã mất và hư thai mấy lần. Nghĩa là Bà vừa giầu của mà cũng giầu con nữa.
  • Hạt Điều Máu (VietBao) -
      Cuốn phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác,
  • SG Xuất Siêu, HN Nhập Siêu (VietBao) -
      Kinh tế TP Sài Gòn đã xuất siêu gần 1,6 tỷ USD trong 8 tháng. Trong khi đó, 8 tháng, Hà Nội nhập siêu 8,825 triệu USD. Đó là các thông tin từ thông tấn TTVN.
  • Rong Chơi Miệt Quê (VietBao) - Hôm rồi các bạn quen lại rủ nhau đi cắm trại. Lần này ở bờ bắc của hồ Camanche, cách San Francisco chừng 2 giờ lái xe vượt qua thị trấn Lodi. Từ hướng biển đi vào, theo các xa lộ 580, 205 rồi vào liên tỉnh lộ 88, 12 đi về hướng đông sẽ đến bờ hồ.
  • Đại bác chỉnh đốn? (Cu Làng Cát) - Nếu đồn đoán đó là đúng thì chắc chắn tới đây sẽ còn nhiều người theo gót bầu Kiên vào quyết định khởi tố, triệu tập. Người ta hy vọng đây thực sự là quả đại bác chỉnh đốn rõ ràng, rành rẽ.
  • Tránh tự mắc bẫy (TN) - ”Biển Đông có vẻ tạm yên lắng nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không để thời gian này kéo dài.”
  • Món nợ ân tình cần phải trả (Lao động) - Có thể nói một câu không sợ hồ đồ rằng: Những thiệt thòi quá lớn và rất khó hình dung của nhiều thế hệ hy sinh vì thủy điện Thác Bà đã lên đến đỉnh điểm. Mấy chục năm qua, người dân, lãnh đạo xã kiến nghị trong bất cứ diễn đàn nào, từ cấp thôn bản đến Chính phủ

 

 Nguyễn Thông - Quan Làm Báo đừng nên vu vơ, nói láo không căn cứ

Bài vu khống nói láo bịa đặt trên QLB
Thời điểm này, bất kỳ ai "đụng" vào Quan Làm Báo đều rất dễ bị chửi, bị ném đá, không tơi bời thì cũng sứt đầu mẻ trán.

Tôi biết vậy nhưng vẫn cứ phải có đôi lời thưa với thiên hạ để dư luận tỏ tường. Tôi không thù ghét gì "tờ báo" Quan ấy, tuy nhiên nó có vài thông tin liên quan đến tờ báo mà tôi đang phục vụ, tôi biết chắc không phải như thế, nên đành "đụng" vào Quan. Cũng chả phải theo thói xưa nay "ăn cây nào rào cây ấy" nhắm mắt nhắm mũi phát ngôn xì xằng, mà nói với thái độ trách nhiệm trước công luận, tôn trọng sự thật khách quan.

Chả là "tờ" Quan Làm Báo vào lúc 22h50 tối qua (21.8) có post lên bài Vụ án bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy, trong đó người viết chả biết căn cứ vào đâu mà khẳng định báo Thanh Niên ăn 500 triệu (năm trăm triệu) đồng để đánh bóng cho bố già Kiên. Quan còn quả quyết "Thanh Niên bị việt vị thấy rõ khi mới đăng bài phỏng vấn để lăng xê cho bố già Kiên lúc 03 giờ chiều thì đến tối hắn đã bị bắt. Bài phỏng vấn của Thanh Niên chỉ là 1 trong đợt PR dự kiến sẽ "đánh tổng lực" trên toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam nhằm to son, trát phấn cho hắn. Dự kiến 10 tờ báo tham gia, mỗi báo sẽ được trả công khai 500 triệu, còn cái phần "mềm" đưa riêng Tổng biên tập thì chưa rõ bao nhiêu. Trong đó Thanh Niên và VNEconomy nhanh nhảu nhất vì "đã quen làm" vụ Trầm Bê rồi!" (hết trích).

Phản ứng của báo TN
Ai chưa biết chuyện nhưng lại đang háo hức với tin tức nóng sốt xung quanh vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên sẽ dễ tin đó là sự thực. Tôi làm báo, gắn với tờ báo (Thanh Niên) này gần hai chục năm, hiểu phần nào công việc của tờ báo, biết phần nào thái độ và ý thức của những người cầm trịch, có thể nói mà không sợ ngượng miệng rằng báo Thanh Niên không dại dột gì làm chuyện tào lao ấy, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đồng tiền lớn thật, mạnh thật nhưng đồng tiền không thể mua hết mọi thứ. Mọi người dễ dàng kiểm chứng điều tôi nêu bởi trên báo in giấy ra hằng ngày là kênh thông tin chính của Thanh Niên, không hề có bài phỏng vấn nào liên quan đến bầu Kiên chứ đừng nói về Nguyễn Đức Kiên. Trên kênh TN onlines cũng chỉ có những thông tin về giải V-League 2012 vừa kết thúc, tất nhiên có đề cập đến đội bóng CLB Hà Nội của bầu Kiên chứ hoàn toàn chả có bài phỏng vấn lăng xê đánh bóng nào. Chính tôi tối qua trong phiên làm việc của mình còn trực tiếp nghe Tổng biên tập trao đổi cấp dưới: "tôi đã đọc kỹ rồi nhưng vẫn hỏi cho chắc, báo mình có bài nào phỏng vấn về Nguyễn Đức Kiên không mà sao QLB lại nói như thế".

Trong lúc Quan Làm Báo đang nóng thu hút hàng mấy trăm nghìn lượt người xem mỗi ngày thì việc đưa ra thông tin không chính xác về một tờ báo đàng hoàng quả thật đáng tiếc. Rất đáng tiếc.

22.8.2012
Nguyễn Thông 

Theo: Blog Nguyễn Thông 

Sinh viên Hồng Kông chống chính sách tẩy não

Ngũ PhươngDCVOnline
Thanh niên tuổi “tin” (teenager, lứa tuổi từ 13-19) thời này thường làm gì ngoài chuyện đi học? Chít chát trên mạng, chơi game, đọc truyện? Với một số bạn trẻ Hồng Kông thì họ còn một thứ khác để làm, đó là lên tiếng chống đối chính sách tẩy não của nhà cầm quyền Trung Cộng.
Một quốc gia – Hai chế độ
Hồng Kông (HK) còn được gọi là Hương Cảng, một thuộc địa cũ của nước Anh bị trao lại cho Trung Quốc năm 1997. Hải cảng nhỏ bé nhưng phồn thịnh này được quyền giữ nguyên sự tự do và bản sắc của nó qua mô hình “Một đất nước – Hai chế độ” (One country – Two systems). Thế nhưng, người dân Hồng Kông ngày càng nghi ngờ mô hình này, họ thấy HK càng lúc càng giống Trung Hoa lục địa.
Từ nhiều năm qua, làn sóng người Hoa Lục (HL, Mainland China) di cư vào HK đã làm xáo trộn đời sống mảnh đất nhỏ bé này. Họ chia xẻ các phúc lợi xã hội, người giàu thì tranh mua nhà, làm giá nhà đất tăng cao; kẻ nghèo thì đẻ con khiến nhà thương, trường học chật cứng, xuống cấp. Đó là chưa kể tính cách thô lậu của người HL khiến người HK rất khó chịu, điển hình là vụ cãi lộn giữa 2 phụ nữ HK và HL trên một chuyến tàu điện ngầm vì người phụ nữ HL để con ăn uống và làm rơi vãi trên tàu trong khi quy định của HK là cấm ăn uống ở khu tàu điện.
Cuộc đấu khẩu tưởng rất đời thường này đã bùng nổ khi Khổng Khánh Đồng, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh, không tiếc lời miệt thị người Hồng Kông là “chó” và “con hoang”. Sự bất mãn nhiều năm âm ỉ trong lòng người HK được thổi bùng thành làn sóng phẫn nộ.
Một thăm dò của Đại học Hồng Kông cho thấy 79% dân chúng cho rằng họ là “người Hồng Kông” chứ không phải Trung Quốc. Giáo sư Trần Lợi Quân thuộc ĐH Tôn Trung Sơn nói, “Hồng Kông đã được trả về Trung Quốc hơn 15 năm. Tuy nhiên, đại lục vẫn chưa thể thu phục trái tim và tâm trí người dân đặc khu này vì những khác biệt về hệ thống chính trị lẫn đặc điểm xã hội”.
Để đạt mục đích “thu phục nhân tâm”, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nghĩ ra một kế sách, đó là dạy trẻ em HK biết “kính yêu nước mẹ”.
Bắt đầu mùa thu năm 2012, một số trường tiểu học HK sẽ có môn học mới có tên là “giáo dục quốc gia” (national education). Môn học này được giải thích là có mục đích dạy cho trẻ biết về lịch sử và văn hóa Trung Hoa, cũng nhằm củng cố căn cước dân tộc (national identity) và nuôi dưỡng tình yêu tổ quốc.
Thế nhưng người HK – nhiều người từng có cha anh đã phải chạy trốn khỏi chế độ cộng sản hàng chục năm về trước – nhận ra rằng trong cái-gọi-là lịch sử đó không hề nhắc đến những biến cố long trời lở đất như Cách Mạng Văn Hóa 1966-76, hay cuộc nổi dậy và thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn 1989.
Nhưng gây tranh cãi dữ dội nhất là loại sách giáo khoa mà Bắc Kinh dùng để giảng dạy bộ môn này. Đó là một cuốn sách dầy 34 trang do chính quyền Hồng Kông tài trợ có tựa đề “Mô hình Trung Quốc” (The China Model).
Sách đề cao giới lãnh đạo Trung Hoa Cộng Sản là “tiến bộ, vô vị lợi và đoàn kết” (progressive, selfless and united), ngược lại phê bình hệ thống chính trị của Hoa Kỳ là gây hại cho phúc lợi của người dân. Ví dụ như: Vì nước Mỹ có tới 2 đảng nên các cuộc tranh cãi thường xảy ra giữa đôi bên, làm cho ngân sách nhà nước không được thông qua, dẫn tới việc các cơ quan chính phủ phảu đóng cửa, làm đình đốn các sinh hoạt hàng ngày của người dân, v.v.
Ngay sau khi biết tin về giáo trình mới, người dân Hồng Kông đã phản ứng dữ dội. Thứ Bảy 29 tháng Bảy 2012, mặc dù thời tiết rất nóng nhưng khoảng 90.000 người HK đã tập hợp để phản đối môn học mà họ gọi là “chính sách nhồi sọ”. Họ đi biểu tình từ công viên Victoria Park cho tới các trụ sở hành chính đầu não của Hồng Kông.
Nhưng bất chấp sự phản đối của dân chúng, nhà cầm quyền vẫn loan báo rằng môn học “giáo dục quốc gia” sẽ trở thành bắt buộc cho tất cả các trường tiểu học vào năm 2015. Một ủy ban đặc biệt sẽ được thành lập để theo dõi tiến trình dạy môn học này. Học sinh sẽ phải học mỗi năm 50 tiếng nhằm để “xây dựng sự hài hòa, căn cước và sự đoàn kết quốc gia”.
Trong cuộc đấu tranh giữa người dân và nhà cầm quyền, người ta chú ý đến một nhóm sinh viên trẻ có tên là Scholarism.
Biểu tình chống nhồi sọ tại HK
Nguồn ảnh: OntheNet
Khi tuổi trẻ phản kháng
Scholarism (學民思潮 Học Dân Tư Triều) student group in Hong Kong against the brainwashing curriculum (香港中學生團體 反對國民教育洗腦, Hương Cảng trung học sanh đoàn thể phản đối quốc dân giáo dục tẩy não), đó là tên gọi của nhóm sinh viên phản kháng.
Joshua Wong Chi-fung (黃熾烽 Hoàng Sí Phong) là một sinh viên 15 tuổi của United Christian College (vùng Đông Cửu Long – Kowloon East). Joshua thành lập Scholarism vào tháng Sáu 2011 với mục đích nói quan điểm của giới học sinh sinh viên chống lại chương trình giáo dục “đạo đức và quốc gia” của nhà nước Hoa Lục.
“Trước kia mình có để ý gì nhiều tới chính trị đâu” Joshua tâm sự, “Nhưng rồi mình chú ý hơn về chính trị và hoạt động của giới sinh viên sau 2 biến cố là tai nạn tàu cao tốc (Ôn Châu 2011) và cuộc vận động bầu cử trực tiếp tại Hồng Kông (2010). Mình nghĩ rằng sinh viên học sinh có thể đấu tranh cho công bằng xã hội. Chúng ta cần ý thức về chính trị chứ không thể vô cảm với chính trị”.
Phong trào được đặt tên “Học Dân Tư Triều” (nghĩa đen: “làn sóng suy nghĩ của người đi học”) vì nhằm nêu ra những vấn đề chính trị có liên quan đến giới học sinh-sinh viên. Joshua Hoàng cho biết “Mục tiêu chính là thuyết phục nhà cầm quyền từ bỏ toan tính dạy môn giáo dục lòng yêu nước. Chúng tôi đã thu thập được 20 ngàn chữ ký của mọi người cho kiến nghị này”. Anh cũng nói thêm “Ngoài ra, chúng tôi cũng rất quan tâm tới cái chết mờ ám của ông Lý Vượng Dương (Li Wang-yang, một người đấu tranh và bị cầm tù), cũng như về chính phủ mới của ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying, tân Trưởng đặc khu Hành chính HK).
Trong cuộc biểu tình 29 tháng Bảy, trái ngược với vẻ non nớt “con mọt sách” Joshua Hoàng cất tiếng sang sảng: “Chúng tôi muốn chính quyền phải lập tức hủy bỏ giáo trình quốc gia. Chúng tôi không muốn có sự chậm trễ hay thay đổi nào hết.”
“Chúng tôi muốn chính quyền phải lập tức hủy bỏ giáo trình quốc gia. Chúng tôi không muốn có sự chậm trễ hay thay đổi nào hết.”
Nguồn ảnh: YouTube
Thái độ can đảm của Joshua đã làm rúng động những sinh viên khác, và họ tìm đến Scholarism. Bắt đầu với vỏn vẹn 20 sinh viên, Scholarism nay đã có tới 200 thành viên. Sinh viên Frank Wong Tai-yin (黃大彥 Hoàng Đại Ngạn) nói: “Chúng tôi từ các trường khác nhau và xuất thân cũng khác nhau, nhưng chúng tôi tập hợp lại vì một mục đích: chống lại một giáo trình đầy thành kiến và mâu thuẫn”.
Các sinh viên còn nhận thấy trong chương trình dạy văn chương từ trước tới nay đã có phần dạy văn hóa và truyền thống Trung Hoa cũng như công dân giáo dục rồi. Bỏ ra cả 500 triệu HK để dạy thêm môn học mới kia là quá thừa thãi.
Sinh viên Agnes Chow Ting (周星 Châu Tinh) cho biết: “Chúng tôi đã tìm hiểu cặn kẽ về những cái lợi và những cái hại của việc học môn giáo dục quốc gia kia để đưa ra một kiến nghị với chính quyền trong đó có sự so sánh chính sách sẽ được áp dụng vào Hồng Kông với những chính sách của những quốc gia dân chủ hơn , như nước Úc chẳng hạn. Chúng tôi muốn chỉ ra thật rõ ràng cái gì là sai trong kế hoạch chính quyền HK đã đưa ra.”
Châu Tinh phản đối những phê phán cho rằng Scholarism là cực đoan. “Chúng tôi không muốn ai dán nhãn cho chúng tôi là những kẻ đấu tranh cực đoan vì mang sẵn máu nổi loạn tuổi tin.”
Hoàng Đại Ngạn cho biết thêm rằng: “Scholarism còn có mục đích giúp giới sinh viên-học sinh có thêm sự hiểu biết không chỉ về vấn đề giáo trình lòng yêu nước nhưng còn là những vấn đề chính trị và công bằng xã hội nói chung”.
Nhóm Scholarism: Frank Wong, Agnes Chow và Joshua Wong and tấm hình ‘Wanted Man’ của trưởng giáo dục Eddie Ng Hak-kim
Nguồn ảnh: Jonathan Wong/SCMP
Nhìn hình các sinh viên trẻ Frank Hoàng, Agnes Châu, Joshua Hoàng với Anges Châu nâng tấm hình bộ trưởng giáo dục Ngô Khắc Kiệm (Eddie Ng Hak-kim) thì người không biết tiếng Tàu khó hiểu được các cô cậu này muốn nói điều gì.
Hai chữ Tàu viết ngay trên đầu ông bộ trưởng Ngô mang nghĩa: Tầm Nã.
Với các sinh viên này, Ngô Khắc Kiệm dù có là Bộ trưởng Bộ Giáo dục đi chăng nữa nhưng một khi đã tiếp tay thi hành chính sách dơ bẩn kia thì trở thành kẻ tội phạm bị truy nã để đưa ra xét xử.
Tam Tự Kinh có câu: “Tử bất học – Phi sở nghi”, nghĩa là trẻ con mà không được đi học thì không phải lẽ. Nhưng cũng có câu: “Độc sử giả – Khảo thật lục”, nghĩa là đọc sách sử rồi vẫn còn phải kiểm lại bằng truyện thật. Nhà cầm quyền Trung Cộng sao chẳng biết e sợ lời dạy của cổ nhân mà dạy con trẻ thứ lịch sử dỏm, lịch sử bị bóp méo, sai sự thật. May mắn thay, lớp người trẻ ngày nay không chấp nhận bị bịt mắt, bịt tai, bịt miệng dù đó là nhà cầm quyền vĩ đại Trung Cộng. Thật là “Hậu sinh khả úy”.
© DCVOnline

Nguồn:
“Hồng Kông diễu hành phản đối việc “Tẩy não” của chế độ Trung Cộng”. Yiyi & Lucy Leung, vietdaikynguyen.com, 03/08/2012
Câu chuyện Khổng Khánh Đông – Trà Mi – DCVOnline
“No thought control”, YP cadet Emily Ting talks to the leaders of student protest group Scholarism. YP cadet Emily Ting, yp.scmp.com, 31/07/2012
“Hong Kong – 5 District Referendum Movement”. Oiwan Lam, globalvoicesonline.org, 03/05/2010
“Dân Hồng Kông muốn tự do bầu cử”, Nguyễn Khanh và Nam Phương, radiochantroimoi.com, 25/05/2010
Thông Tập 通緝 (tiếng Việt: tầm nã). Nghĩa chữ theo Tự điển Thiều Chửu: Thông = Truyền khắp cả mọi nơi. Như thông cáo 通告. Tập = Lùng bắt. Như tập đạo 緝盜 (bắt cướp) tập nã 緝拿 (truy lùng + tóm bắt)
Scholarism in Facebook – Vào trang facebook để theo dõi tin tức của Scholarism.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét