Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

HOT - Tin nóng

Đài Loan bác bỏ phản đối của Việt Nam về cuộc tập trận ở đảo Ba Bình


Đài Loan cũng dự định mở rộng 500 mét đường băng trên đảo Ba Bình, một động thái đã khiến Việt Nam lên tiếng phản đối
22.08.2012 – VOA
Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 21/8 lặp lại tuyên bố chủ quyền của Đài Loan tại đảo Thái Bình ở Biển Đông sau khi báo chí Việt Nam tố cáo kế hoạch tập trận bằng đạn thật của Đài Loan trên đảo này vào đầu tháng sau là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Thông tấn xã trung ương của Đài Loan ngày 22/8 trích dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Steve Hsia một lần nữa nhấn mạnh rằng đảo Thái Bình là phần không thể tách rời của lãnh thổ Đài Loan và Đài Loan có chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực này.
Đảo Thái Bình mà Việt Nam gọi là Ba Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Đài Loan được đưa ra sau khi báo Việt Nam Plus lên án Đài Loan đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực khi lên kế hoạch tập trận bằng đạn thật ở đảo Ba Bình từ ngày 1 tới ngày 5 tháng 9 năm nay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan phủ nhận cáo buộc này, nói rằng theo đúng luật quốc tế, Đài Loan đã thông báo với các nước láng giềng về cuộc diễn tập thường kỳ này.
Truyền thông Việt Nam nói đảo Ba Bình dù thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Đài Loan chiếm đóng.
Ngược lại, báo chí Đài Loan nói hòn đảo này do Đài Loan nhận chủ quyền đầu tiên vào năm 1947 và Đài Loan đã duy trì sự hiện diện thường trực tại đây kể từ năm 1956 tới nay.
Ngoài cuộc tập trận vào đầu tháng 9, Đài Loan ngày 22/8 loan báo công tác xây dựng hệ thống ăng-ten định vị mới trên đảo Ba Bình sẽ hoàn tất cũng trong tháng sau. Khi đi vào hoạt động, hệ thống ăng-ten dài 7 mét này sẽ giúp tăng cường số chuyến bay tới đảo Ba Bình, nơi mà các máy bay vận tải quân sự thường khó đáp cánh vì tầm nhìn không tốt.
Cách đây không lâu, Đài Loan loan báo dự tính mở rộng 500 mét đường băng trên đảo Ba Bình, một động thái đã khiến Việt Nam lên tiếng phản đối.
Tranh cãi giữa Việt Nam và Đài Loan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông tăng cao với các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản dành chủ quyền ở lãnh hải này đang leo thang.
Nguồn: Taiwan Ministry of Foreign Affairs, The China Post, CNA

 

Lổ hổng nào trong hệ thống tạo nên bầu Kiên?

Không có gì là lỗ hổng cả- Ngay trong những Quốc gia thiếu Dân chủ Tự do vẫn xảy ra như thế này,nhưng nếu là một Quốc gia Tư bản như Mỹ Nhật Anh Pháp Đức Đại hàn Úc….có xảy ra thì sẽ được “sửa chữa sai phạm “ngay tức khắc và xã hội bớt bị ảnh hưởng nặng nề bới những kẻ tham lam mọi thứ này. Còn những Quốc gia độc tài…. thì khó lòng mà sửa chữa,vì Quyền lực Tiền bạc Phe đảng (nhóm lợi ích) Tiền bạc Quyền lực cứ thế mà quay vòng!!!
  Muốn chấm dứt tệ nạn nkhungr khiếp này chỉ có Tam quyền phân lập +Tổ chức xã hội độc lập+ Dân chủ thật sự là Người Dân có quyền kiểm tra kiểm soát ( Ý kiến,hỏi và đòi hỏi…) những kẻ nắm quyền lực cai trị Dân-Làm sai bậy thì Dân nắm cổ quăng vào cầu tiêu- NHư thế Xã hội mới tốt đẹp an lành hạnh phúc cơm no áo ấm được- Còn không thì Dân chúng (là thành phần mà Cọng sản gọi là Giai Cấp Công Nông ) mãi là những tên nô lệ kiểu mới trong Thời đại mới, chỉ biết cắm cúi lo kiếm ăn vì đói nên không biết không hiểu… ,bọn cai trị ăn trên ngồi trốc ngồi nhà mát ăn bát vàng….tha hồ phè phớn nghĩ ra lắm chiêu trò bóc lột Nhân Dân bần cùng đói khổ.
  Cọng sản từng bảo “BỌN GIÀU CÓ-BỌN TƯ SẢN TƯ BẢN NÓ CHỈ BIẾT THƯƠNG TIỀN CHỨ KHÔNG THƯƠNG AI CẢ“  đúng 100% đấy.Chỉ có những người Cọng sản mới biết thương Dân – cái phân khúc sau nay đã rõ.
___________________________________________________________________________
Mặc Lâm, biên tập viên RFA – 2012-08-22
Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên không những gây biến động xấu trong thị trường tài chánh, chứng khoán mà còn tác động tới nhiều lĩnh vực khác khi quyền hạn và đường giây của ông này chằng chịt và quá lớn gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
AFP file photo   Tổng giám đốc tập đoàn tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên.
Câu hỏi lỗ hổng nào trong hệ thống đã tạo nên những đại gia này đang được dư luận đặt ra.

Cả hệ thống lung lay

Chưa bao giờ một cá nhân bị bắt lại tác động đến xã hội và chính phủ như vụ bắt giữ bầu Kiên. Ngay sau khi tin ông bị bắt tung ra, người dân đổ xô mua vàng và thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh.
Quốc hội họp và đòi Thống đốc Ngân hàng nhà nước giải trình liệu vụ bắt giữ này có liên quan gì tới tình trạng nợ xấu cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần có biểu hiện thao túng thị trường tín dụng hay không.
Sau vụ bắt giữ ba ngày, cổ phiếu của Eximbank mất 4,5% tại sàn giao dịch tp Hồ Chí Minh sau khi mất 4,9% vào hai ngày trước đó. Để cứu vãn tình trạng người dân ào ạt rút tiền, Ngân hàng nhà nước phải bơm 5 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng như một nguồn hỗ trợ khẩn cấp nhưng người dân vẫn lo sợ đồng tiến tiết kiệm của họ sẽ theo chân bầu Kiên nên tiếp tục rút tiền để làm việc khác và điều này tiếp tay cho thị trường chứng khoán có lý do để tiếp tục đỏ sàn.
Theo tin tức từ cơ quan điều tra cho biết ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt là do thành lập ba công ty con và các công ty này có hành vi kinh doanh trái pháp luật. Những thông tin này không thể thuyết phục người hiểu chuyện vì lý do để bắt ông Kiên quá yếu ớt, khó áp dụng cho một người nổi tiếng và nhiều quyền lực như ông.

Lợi ích nhóm và quyền lực

Không phải vô cớ khi dư luận nổi lên câu hỏi đây có phải là vấn đề thanh trừng nội bộ hay không vì sự quen biết của ông Kiên đối với Thủ tướng đương nhiệm đã nhiều lần công khai trên báo giới, đặc biệt là sự liên hệ mật thiết giữa ông Kiên với bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, trong những thương vụ ngân hàng bạc tỷ được người dân xem như là điều hiển nhiên giữa bối cảnh đại gia và quyền lực như một cặp bài trùng được đồn thổi trên báo chí như thời gian vừa qua.
Vấn đề nổi cộm này đưa đến câu hỏi phải chăng những thỏa thuận ngầm trong hệ thống đã tiếp tay tạo nên những khối u mà khi vỡ ra sẽ gây hậu quả không nhỏ cho khu vực mà nó lũng đoạn.
Lợi ích nhóm và quyền lực vô giới hạn là hai thực thể song hành với nhau tạo ra những đại gia giàu có nhanh chóng như bầu Kiên đang ngày càng lộ rõ sự nguy hiểm của nó khi một người bị bắt kéo theo các hệ lụy không lường trước cho một nền tài chính vốn yếu ớt vì thiếu những ràng buộc pháp lý.
Thống kê cho thấy chỉ một thời gian ngắn sau đổi mới, Việt Nam là nước có số người giàu cao nhất trong khu vực.
Trong một nền kinh tế chưa thật sự thoát khỏi hệ thống quốc doanh nhưng lại phát sinh nhiều người giàu có quá nhanh do quan hệ tốt với lãnh đạo cao cấp trong chính phủ gây cho dư luận rất nhiều câu hỏi về các lỗi hệ thống đã tạo ra những khối u trong cơ thể kinh tế tài chánh Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên giám đốc Viện nghiên cứu phát triển IDS cho biết nhận xét của ông:
“Việt Nam đang theo mô hình Tư bản chủ nghĩa man rợ. Vai trò nhà nước trong Chủ nghĩa tư bản phát triển ở thời gian đầu nó rất lộn xộn. Lúc đó nhà nước, công đoàn, người lao động họ đấu tranh và dần dần xảy ra như cuộc khủng hoảng vừa rồi.
Tôi nghĩ nhà nuớc cần phải tăng cường vai trò giám sát, vai trò làm cho minh bạch như thế nào đó để không có những người có khả năng khuynh đảo như vậy.”
Mô hình mà TS Nguyễn Quang A chỉ ra đang làm cho hệ thống kinh tế tài chánh Việt Nam lúng túng trong cách điều hành các chính sách điều tiết vĩ mô trong các tập đoàn quốc doanh, kể cả các tập đoàn tài chánh ngân hàng.
Từ sự lúng túng này nó cho phép nhiều người có quan hệ tốt với các ngân hàng trở nên giàu có rất nhanh do thu tóm cổ phiếu và nắm giữ các vai trò chủ chốt.

Vấn đề gì cần giải quyết?

Ông Nguyễn Đức Kiên từng là phó chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại Á Châu gọi tắt là ACB do đó khi ông bị bắt khách hàng phản ứng rất nhanh là xếp hàng rút tất cả tiền bạc của họ tại ngân hàng này mặc dù ông Kiên không còn liên hệ gì tới ngân hàng ACB từ hai năm qua.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết nhận xét của bà về vần đề này:
“Dù sao về danh tiếng thì ông ấy là một nhân vật chính của ACB vì vậy khi nói tới ACB thì người ta gằn với tênt uổi của ông ấy và vì vậy khi ông ấy bị bắt có thể ảnh hưởng tới danh tiếng hoạt động của ACB và đìêu đóp đòi hỏi một sự giám sát mạnh mẽ hơn và nhất là tính minh bạch pahỉ cao hơn của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp lớn liên quan đến ngân hàng hiện nay.”
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã trấn an công chúng trên báo chí rằng Ngân hàng nhà nuớc  sẽ theo dõi sát những diễn biến của ngân hàng ACB.
Ông Nghĩa cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân chúng tại ngân hàng này.
Sau khi ông Kiên bị bắt hai ngày, chiều 22 tháng 8 Tổng Giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải bị triệu tập “làm việc” với cơ quan điều tra.
Cũng từ sự bắt giữ khẩn cấp này nảy sinh thêm nhiều câu hỏi về các cấu kết giữa những ngân hàng với nhau tạo nên sự mất thăng bằng trong vấn đề vay và cho vay.
Phải chăng đã đến lúc nhà nước cần mạnh tay hơn trong việc cắt bỏ những khối u mà từ lâu nhiều nhóm lợi ích đã tạo ra trong cơ thể của chế độ dẫn tới việc sản sinh những đại gia tương tự như bầu Kiên, một người do quan hệ tốt lại có khả năng làm lung lay cả hệ thống bởi sự giàu có khó kỉểm soát vì được bao che, nâng đỡ từ nhiều phía?

Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?

Stephen Norris
Chuyên gia phân tích – Control Risks Group
Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một cuộc họp về bóng đá ở Hà Nội 
Vụ bắt ông Kiên có thể là cây gậy buộc Thủ tướng chia quyền?

Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.
Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.
Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.
Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.
Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.
“Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế.”
Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:
1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinahsin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.
2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư – và thậm chí cả chính trị gia – có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.
Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.
Thỏa hiệp mới
Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.
Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.
Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.
Ông Dũng nhận hoa từ ông Nguyễn Phú Trọng khi được bầu lại làm Thủ tướng hồi tháng Bẩy năm 2011

Ông Dũng có vẻ đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công

Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.
Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.
Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.

 

 Tu đạo - Du lịch sinh thái đến ‘phản động’?

Source nld-online
Công an bao vây khu du lịch sinh thái Đá Bia hôm 05.02.2012.

Gia Minh, biên tập viên RFA

2012-08-22

Vụ việc Trung tâm Du lịch sinh thái Núi Đá Bia ở tỉnh Phú Yên hồi tháng 2 bị cơ quan công an cho là cơ sở tiến hành âm mưu lật đổ chính quyền đến nay đã gần bảy tháng.

Cơ quan chức năng và truyền thông trong nước suốt thời gian qua không có thêm thông tin gì về vụ việc, trong khi đó những người trong cuộc cho rằng họ hoàn toàn bị oan.
Gia Minh trình bày trong phần sau. 

Phản động?


Hồi ngày 6 tháng 2 vừa qua, giám đốc công an tỉnh Phú Yên, thiếu tướng Phạm Văn Hóa chủ trì cuộc họp báo được các cơ quan truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin cho biết vừa bước đầu phá được một vụ án ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Thông tin từ phía cơ quan chức năng đưa ra khiến nhiều người vô cùng bất ngờ vì họ không dám nghĩ rằng tại một cơ sở du lịch sinh thái đẹp đẽ nằm ngay trên quốc lộ 1A, chỉ cách thành phố Tuy Hòa 30 kilomet lại có thể là một trung tâm đầu não của một tổ chức bị gọi là ‘phản động’ nguy hiểm đến thế.

Theo thông báo từ vị giám đốc Công an tỉnh Phú Yên thì đối tượng đầu não là ông Trần Công, có tên khai sinh là Phạm Văn Thu bị bắt cùng hơn hai chục người khác. Mạng lưới của ông này hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước với hơn 300 đối tượng, trong đó có cả Việt Kiều. Tổ chức này mang tên ‘Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn’, mà tiền thân là tổ chức ‘Ân Đàn Đại Đạo’.


Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”.
Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”. cand.com

Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cũng nói rõ về nhân thân của ông Trần Công/Phạm Văn Thu sinh năm 1948, quê quán xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Theo thông tin của công an, ông này thành lập Ân Đàn Đại đạo hồi năm 1975. Ông bị đi học tập cải tạo ngay trong năm 75, rồi trốn trại năm sau đó, đến năm 1978 bị bắt lại. Năm 1983 ông được ra trại.

Sau cuộc họp báo hồi ngày 6 tháng 2 thông báo về việc phá án bước đầu, đến ngày 24 tháng 7, cơ quan điều tra ra kết luận về vụ án. Ông Nguyễn Thái Bình, một trong 22 bị can của vụ án, nay được tại ngoại cho biết về bản kết luận điều tra mà bản thân ông nhận được như sau:
Kết luận điều tra không đúng những lời mà chúng tôi khai, mà chỉ là những điều không đúng logic cho chúng tôi.
Ông Nguyễn Thái Bình
Bản kết luận điều tra bản thân tôi đã nắm. Kết luận điều tra ngày 24 tháng 7 năm 2012 nói Thầy chúng tôi mưu mô, xảo quyệt đưa xe đi ra hướng bắc nhằm đánh lạc hướng của cơ quan điều tra, nhưng cuối cùng vẫn bị tóm gọn. Nhưng sự thật đâu phải như vậy. Cơ quan điều tra biết chúng tôi đi như vậy nhưng không nói thật cho chúng tôi.

Kết luận điều tra không đúng những lời mà chúng tôi khai, mà chỉ là những điều không đúng logic cho chúng tôi.

Một trong những căn cứ cho cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền của nhóm Hội Đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn là cơ quan chức năng thu được tại khu du lịch sinh thái Đá Bia 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 2 máy tính xách tay, 1 máy ảnh, 1 máy quay phim, và số tiền mặt trên 12 ngàn đô la Mỹ, 190 triệu đồng Việt Nam.

Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ của ông Trần Công/Phạm Văn Thu lập luận bác bỏ cáo buộc đó như sau:

Không phải vũ khí mà đó là chất nổ để nổ đá làm tất cả các công trình. Tại khu ở Đông Hòa, mọi người làm trong nghề đá đều có chất nổ đá cả. Nếu không dùng thì làm sao có thể nổ đá, cưa đá ra để làm. Khi nổ có xin phép chứ không phải không xin phép đâu.

Tu để học cách làm người

Như đã nêu, thông báo của cơ quan chức năng Việt Nam nói ông Trần Công/Phạm Văn Thu thành lập Ân Đàn Đại Đạo hồi năm 1975; tuy nhiên theo ông Nguyễn Thái Bình thì nhóm này được thành lập từ năm 1968. Bộ kinh của Ân Đàn Đại Đạo là Cửu Kinh Minh Triết. Nhóm đã công khai trên mạng Internet cho mọi người đều có thể tham khảo.

Bản thân ông Nguyễn Thái Bình cho biết về bản thân và ý kiến bị qui ‘phản động’:

Bản thân tôi là một đảng viên, một quân nhân xuất ngũ. Tôi đâu có điên dại gì mà đi lật đổ chính quyền quê hương đất nước mình.

Bà Võ Thị Thanh Thúy cho biết lý do mà nhóm không đăng ký tôn giáo theo yêu cầu của Nhà nước:


Ông Phan Văn Thu (có dấu x) chụp chung với các người trong đạo tại Phú Yên năm 1969
Ông Phan Văn Thu (có dấu x) chụp chung với các người trong đạo tại Phú Yên năm 1969.RFA file

Các ban ngành, địa phương, tỉnh đều ký. Chúng tôi được sự đồng ý của họ để làm khu du lịch sinh thái. Chúng tôi không làm gì sai trái pháp luật hết. Theo ý họ sai trái pháp luật ở đây là ‘tu đạo’ tại sao không đi đăng lý phát luật. Nhưng mình đã biết từ năm 75 khi về họ giải tán rồi, thì đăng ký làm gì họ cho.

Ông Nguyễn Thái Bình trình bày tiếp việc không đăng ký thực hành tôn giáo, và hoạt động xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia dưới pháp nhân ‘Công ty du lịch sinh thái Hoàng Long’:

 Oan ức một lần rồi, mà xin một lần nữa không biết có cho hay không hay lại giải tán chúng tôi? Chúng tôi ầm thầm làm đẹp cho quê hương – đất nước, thứ hai nữa là tu để học cách làm người, làm điều thiện. Chứ ngoài ra không có gì hết. 

Ước muốn sự thật được làm rõ

Sau khi có kết luận điều tra của cơ quan chức năng đưa ra hồi ngày 24 tháng 7, những người tham gia Ân Đàn Đại Đạo có đơn xin minh xét gửi cho chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng Bộ Công An cũng như các cơ quan chức năng tại tỉnh Phú Yên. Họ cho biết tất cả những thông tin mà công an tỉnh Phú Yên đưa ra là không đúng sự thật. Họ mong muốn cơ quan chức năng tiến hành điều tra và công bố đúng sự thật mà họ điều tra được.
Tu để ‘chính bắc, chính bị’,họ sửa lại thành ‘chính trị’. Bây giờ chẳng biết làm sao. Họ nói một, mình nói hai không được, nhưng mình nói một họ nói hai được. Biết làm sao?
Bà Võ Thị Thanh Thúy
Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ ông Trần Công/Phạm Văn Thu hồi ngày 21 tháng 8 cho biết tình trạng nan giải hiện nay như sau:

Tu để ‘chính bắc, chính bị’,họ sửa lại thành ‘chính trị’. Bây giờ chẳng biết làm sao. Họ nói một, mình nói hai không được, nhưng mình nói một họ nói hai được. Biết làm sao?

Tâm nguyện đó cũng được ông Nguyễn Thái Bình chia xẻ:

Đó là nổi oan mà chúng tôi rất muốn được minh oan. Khi minh oan xong rồi, chúng tôi rất mong được muốn trả lại công ty. Và cơ quan công an, chính quyền tỉnh Phú Yên, công an điều tra nói ra sự thật chúng tôi có ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay không; và trả Thầy chúng tôi, những người tạm giam ra. Trả lại công ty chúng tôi làm việc tại đó, để rồi làm đẹp cho quê hương đất nước của mình. Làm đẹp khu công trình đó lên như bộ mặt sáng của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra chúng tôi không mong muốn gì khác.

Vừa qua, chúng tôi nhiều lần gọi điện đến cho ông Phạm Văn Hóa, giám đốc Công an tỉnh Phú Yên để hỏi thông tin về vụ án Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn, thế nhưng ông này đều tránh bằng cách cúp máy hay không bắt máy.

Trong đơn kêu gọi chính quyền minh xét cho trường hợp của Hội Đồng Công Luật Công án Bia Sơn, những người ký tên nhắc lại họ chỉ là một tổ chức tôn giáo thuần túy. Họ lấy giáo lý của Đạo Phật để chuyển hóa thân tâm với mục đích góp phần ổn định gia đình, xã hội an lành, hạnh phúc.

 

Ts. Nguyễn Duy Vinh – Tuệ giác của đạo Phật và vận nước Việt Nam

Nguyễn Duy Vinh
Tác giả gửi X CàfeVN
Đạo là con đường. Đạo hiểu theo nghĩa rộng hơn là cách sống. Đạo Phật là cách sống theo lời Phật dạy. Cách sống này thể hiện tuệ giác của người đã thực chứng được nó và đã chia sẻ cách sống đó với người khác. Người thực chứng (giác ngộ) đầu tiên ấy là đức Phật và bài chia sẻ đầu tiên cái thấy của Ngài với năm anh em ông Kiều Trần Như nói về Bốn Sự Thật Tuyệt Vời (Tứ Diệu Đế) và Tám Con Đường Đi Chân Chánh (hay Bát Chánh Đạo).
Đức Chúa Giê Su là hiện thân của Đức Thánh Cha trên trần gian, ra đời để cứu rỗi nhân loại và để lại tất cả những lời răn dạy của mình được ghi lại trong Thánh Kinh (Bible). Cách sống theo tuệ giác của Ngài Giê Su được gọi là Đạo Chúa.
Đức Phật Thích Ca sau bao nhiêu năm (và bao nhiêu kiếp) dày công tu luyện, đạt được cái thấy lớn và Ngài đã đem hết những năm tháng còn lại sau khi giác ngộ giảng dạy cho những người muốn học theo hạnh và sự hiểu biết của Ngài. Trải qua hơn 2600 năm, tuệ giác của đạo Phật giống như những cây trái được gửi đi ươm trồng khắp nơi. Những cây tuệ giác này đơm bông và mọc hùng mạnh hay yếu ớt tùy vào hoàn cảnh nơi cây được ươm trồng.
Sau 2600 năm, các Thầy các Tổ sống theo đạo Phật cũng đã đạt được những tuệ giác lớn. Từ Long Thọ, Thế Thân ở Ấn Độ cho đến Bồ Đề Đạt Ma khi Ngài sang Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Việt Nam có Ngài Khương Tăng Hội mở đầu kỷ nguyên thiền tông vào đầu thế kỷ thứ nhất và đạo Phật đã đến Việt Nam ít nhất 300 năm trước khi Ngài Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Quốc. Ngài Khương Tăng Hội sau này sang Trung Quốc hoằng pháp và Ngài tịch ở Nam Kinh. Trong những công trình đóng góp vẻ vang về sau này cho đạo Phật Trung Quốc chúng ta phải kể đến việc thỉnh kinh từ Ấn Độ và việc dịch rất nhiều kinh sách của Thầy Huyền Trang vào thế kỷ thứ 7. Cây đạo Phật ở Trung Quốc đã đơm bông từ thời các tổ Huệ Khả, Thần Tú, và Huệ Năng và những bông hoa đẹp đó tiếp tục kéo dài cho đến tổ Lâm Tế (Lin Chi, thế kỷ thứ 9). Pháp môn của Lâm Tế cũng lan đến Việt Nam, cây tuệ giác đạo Phật Việt Nam lại một lần nữa nhận được những cơn mưa Pháp từ phương Bắc đến với sự ra đời của phái Liễu Quán ở miền Trung Việt Nam. Từ thế kỷ 13, đạo Phật đã đến thời kỳ hưng thịnh nhất Việt Nam và thời kỳ đó cũng là thời kỳ mà dân tộc Đại Việt có cơm no áo ấm, vua tôi đoàn kết chặt chẽ như chưa bao giờ từng có trong lịch sử Việt Nam. Các vua đời nhà Trần như Trần Thánh Tông, Nhân Tông, và Anh Tông đã góp công không nhỏ trong việc làm sống lại cách sống đẹp của văn hóa Phật giáo Việt Nam với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thế kỷ thứ 13.
Tuy nhiên tu thì tu, ở đây tôi xin tạm mở một ngoặc đơn là các vua nhà Trần cũng đã biết lúc nào phải bỏ tu và họp nhau lại tìm cách chống quân Nguyên đang xâm lăng đất nước, bắt đầu với việc tham khảo toàn dân trong Hội Nghị Diên Hồng (năm 1284) và đã sau đó cùng toàn dân đại thắng quân Nguyên, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tên của những nguyên soái đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v…được sử sách ghi công và được toàn dân Việt Nam mãi mãi ghi ơn. Vận nước Việt Nam vào đời nhà Trần là một vận nước có nhiều thuận duyên nhờ vào công lao hiển hách của các đấng anh quân, những vị vua trị vì có lòng vì dân vì nước. Đạo Phật vào đời nhà Trần chắc chắn đã có những ảnh hưởng lớn trên những quyết định chính trị của các vua nhà Trần và sự đoàn kết dân tộc thời bấy giờ. Tôi xin tạm gác đề tài này sang một bên và sẽ xin hầu chuyện với các bạn về ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần trong một lần tản mạn khác. Ở đây tôi xin trở về chủ đề của bài viết, về cái thấy lớn của đạo Phật.
Cái thấy lớn của đạo Phật được gói ghém trong rất nhiều kinh. Từ Kinh Bát Nhã cho đến Tâm Kinh Bát Nhã và các kinh lớn khác như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa và Kim Cương v.v… Những cái thấy lớn đó thường được diễn đạt bằng những danh từ thật cô đọng, giống như người ta đóng một cái dấu lên một nghị quyết. Danh từ cô đọng đó còn được gọi là dấu ấn trong đó có 3 cái ấn rất quan trọng. Ba cái ấn (Tam Pháp Ấn) này cũng giống như những cái ấn của các ông lãnh đạo nước dùng khi ký nghị quyết, nghị quyết nào mà không có chữ ký của các ông ấy cũng như không có con dấu của nhà nước là không có hiệu lực. Đạo Phật cũng thế, những lời giảng dạy nào mà không có ba dấu ấn này có thể được coi là đạo Phật “rởm” (fake, không chính thống, chữ mới ngày nay là dỏm).
Tam Pháp Ấn của đạo Phật là Vô Ngã, Vô Thường và Niết Bàn.
Khái niệm về vô ngã không khó hiểu (riêng sống thực chứng được cái thấy vô ngã thì trần ai !). Vô ngã nôm na là không có ngã, không có cái ta riêng biệt. Tỉ dụ như tờ giấy được làm từ cây cối, người và máy cắt cây, những cơn mưa, mặt trời, máy nghiền cây vân vân…Tờ giấy như vậy được làm bởi những chất liệu không-phải-là-tờ-giấy. Tờ giấy vì thế không có cái “ta” riêng biệt mà chỉ hiện hữu nhờ vào những cái ta không riêng biệt khác.
Khi một nguyên nhân hay yếu tố cấu tạo nên cái “ta” không riêng biệt đó bất thình lình suy sụp hay vắng mặt, cái “ta” đó sẽ không còn trọn vẹn và khi trường hợp này xảy ra, chúng ta gọi đó là vô thường. Lấy một chân cái bàn đi, cái bàn sẽ đổ. Cái bàn không có cái ta riêng biệt (vô ngã) nên khi một yếu tố không-bàn (như chân bàn) mất đi, cái bàn đổ (vô thường).
Sự liên hệ chằng chịt này là chìa khóa của mọi sự sinh thành, tăng trưởng, tồn tại và hoại diệt của mọi hiện tượng tâm lý, sinh lý và vật lý trên thế gian cũng như trong vũ trụ. Cái này có nên cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không (Kinh A Hàm). Hiểu được cái nhìn vô ngã vô thường này, chúng ta sẽ biết ơn những gì chúng ta nhận được mỗi ngày và chúng ta sẽ biết trân quý những gì chúng ta có, nhất là sức khỏe của chúng ta. Chính sức khỏe này cũng được làm bởi những thứ không-là-sức-khỏe. Sức khỏe con người được làm bởi thức ăn hằng ngày, không khí ta thở, tình trạng tâm lý và mực độ phiền não khi phải bươn chải trong cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc của người thân v.v… Môi trường an sinh trong thế giới thu hẹp quanh ta vì thế rất quan trọng. Săn sóc và lo cho những gì quanh ta cũng chính là lo cho sức khỏe của mình. Cái nhìn vô ngã giúp chúng ta nhìn thấy tầm quan trọng trong sự ô nhiễm môi sinh.
Vận nước Việt Nam cũng không thoát khỏi tính chất vô ngã, vận nước đó gắn liền với sự lãnh đạo của nhà cầm quyền, dân trí và hạnh phúc của người dân trong nước, và sự xâm lấn của ngoại bang như gần đây nhất với vụ xâm chiếm biển Đông. Hiện nay nhìn vào tình cảnh quê hương với cặp mắt vô ngã, chúng ta thấy xã hội Việt Nam đang có nhiều khó khăn trên rất nhiều phương diện. Dân Việt Nam đông đúc tranh sống trên một mảnh đất bé nhỏ. Không chỗ nào mà không có xây cất, nhà cửa bằng xi-măng mọc lên khắp nơi. Có nhiều nơi, người ta đã chặt hết cây và thay vào đó bằng những ngôi nhà cao tầng bằng xi-măng. Quản lý trên hơn 88 triệu người chen chúc trong một nước nhỏ bé là một vấn đề nan giải cho nhà cầm quyền.
Từ một nước thoát thai ra khỏi một cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ cuộc chiến chống đô hộ Pháp, con người Việt Nam, sau một cuộc bể dâu, đã tràn tới với một sức sống, với một khát khao vật chất qua những năm thiếu thốn, như những làn sóng vỡ bờ. Từ những khát khao vật chất này, người có quyền lực trong nước đã biết lợi dụng quyền thế để làm giàu. Tham nhũng và lạm quyền từ đó ra đời và đã đẻ ra những tệ nạn xã hội rất lớn và cùng lúc tạo ra những quan chức mới, những đại gia có những gia tài kết sù. Không ai có thể ngờ rằng chỉ sau 37 năm mà xã hội chủ nghĩa có thể đưa đến sự khác biệt giàu nghèo ở Việt Nam đến độ không sách vở nào tả được. Từ những người cứ đêm đêm khi trời vừa hừng sáng là họ đã phải xả thân chui vào những đống rác khổng lồ ở những thành phố lớn như Hà Nội để moi móc kiếm sống cho đến những đại gia có những gia tài hàng triệu đô la US. Một xã hội chủ nghĩa trong đó những chương trình y tế, giáo dục và an sinh cho người dân thiếu thốn rất trầm trọng. Tình hình xã hội Việt Nam không đẹp, nó có tính cách nhốn nháo, tạp nhạp, hỗn loạn và bất an. Bốn chữ “xã hội chủ nghĩa” không phản ảnh trung thực những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền lo cho an sinh người dân trong nước. Tôi không thể nào tưởng tượng được một nước được hoàn toàn độc lập mà quyền sống của người dân lại khó khăn đến thế. Chế độ quản trị của nhà nước thì nặng chình chịch. Không biết ai lãnh đạo vì Bộ Chính Trị là cơ quan lãnh đạo có đến 14 người. Người dân khiếu nại không ai nghe. Có hàng trăm kiến nghị quan trọng rơi vào quãng không, không một tiếng trả lời, không một lá thư hồi âm. Tình trạng rắn không đầu này đưa đến sự lộng hành của những cơ quan thừa hành địa phương. Công an quận, công an xã, công an phường là những ông vua con có tiếng nói thét ra lửa. Dân chúng sống trong bất công không biết phải thưa cùng ai. Những người lên tiếng kêu ca khi bị đàn áp thì lại càng bị đàn áp thêm. Tình trạng không có lãnh đạo cũng được biểu hiện qua việc xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Sự chống đối yếu ớt và rụt rè hiện nay của nhà nước Việt Nam là một thí dụ điển hình của việc rắn mất đầu trong việc lãnh đạo công việc nước. Một tình trạng cai trị bê bối và thiếu nghiêm túc chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Vận nước Việt Nam vì thế sẽ không khá. Những mảnh vụn rời rạc trong sự lãnh đạo và cai quản nước sẽ làm tan khí phách Việt Nam trước sự đe dọa và xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam biết tập nhìn (quán chiếu) tình hình xã hội Việt Nam qua lăng kính vô ngã, họ sẽ thấy là hạnh phúc của họ cũng rất mỏng manh. Vì hạnh phúc của chính họ cũng được làm bởi những yếu-tố-không-hạnh-phúc. Họ không thể giữ mãi được những gia tài đồ sộ cho con cháu họ trong khi chung quanh có quá nhiều người khổ. Họ không thể sống thảnh thơi khi tàu chiến Trung Quốc rầm rộ tuần hành quanh các đảo Hoàng Sa Trường Sa. Hạnh phúc của những người cầm quyền, những người lãnh đạo guồng máy nhà nước có liên hệ chằng chịt với hạnh phúc của người dân.
Qua lăng kính đạo Phật, chỉ có cách lo cho dân thực sự với tất cả tấm lòng, như tấm lòng thương dân thương nước của các vua đời nhà Trần, may ra mới cứu vãn được tình thế. Còn để tình trạng ù lì hiện nay tiếp tục trì trệ, các nhà lãnh đạo và Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn và sự hỗn loạn khó lường.
(*) Tài liệu tham khảo : Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo Sư Nguyễn Lang (Tập 1, 2 và 3), nhà xuất bản Lá Bối (California, USA) và hiện nay cũng có bán trong nước tại các nhà sách lớn.
Tác giả bài viết: TS Nguyễn Duy Vinh là Ts Cơ Khí Động Học đã về hưu, hiên đang dạy học ở Phi Châu.

Người biểu tình chống hạt nhân đối mặt với Thủ tướng Nhật Bản


Biểu tình chống hạt nhân trước tư gia của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tại Tokyo
Steve Herman
22.08.2012 – VOA
Thủ tướng Nhật Bản, cũng như người tiền nhiệm của ông từng đứng đầu chính phủ trong thời gian xảy ra các vụ tan chảy lò phản ứng hạt nhân, hôm nay gặp các nhà hoạt động đã tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần trước văn phòng thủ tướng. Cuộc gặp diễn ra giữa lúc có tin chính phủ đang cứu xét việc dần dà loại bỏ các lò phản ứng năng lượng hạt nhân trước năm 2030. Từ Tokyo, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây. Trong cuộc gặp gỡ trực diện lần đầu tiên với các nhà hoạt động chống hạt nhân, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết ông vừa quyết định tái khởi động 2 lò phản ứng năng lượng để bảo vệ nguồn sống của dân chúng.
Ông Noda nói ông đi đến quyết định từ một quan điểm toàn diện nhưng sẽ tiếp tục thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm các lò phản ứng trở lại hoạt động một cách an toàn.
Nhật Bản đã tạm thời đóng cửa tất cả các lò phản ứng năng lượng hạt nhân sau khi xảy ra vụ động đất và sóng thần khổng lồ hôm 11 tháng 3 năm 2011.
Cùng dự cuộc gặp mặt có ông Naoto Kan, người đã giữ chức thủ tướng khi ba lò phản ứng ở Fukushima bị tan chảy trong thiên tai hồi năm ngoái.
Các thành viên của Liên minh Ðô thị chống Hạt nhân tham dự cuộc họp nói với các chính trị gia rằng tổ chức của họ chống đối mọi sự tái khởi động lò phản ứng.
Tổ chức dân sự này đã tổ chức các cuộc biểu tình tối thứ sáu trước văn phòng thủ tướng, thu hút hàng ngàn người tham dự.
Một tổ chức khác đã loan báo khởi động một chiến dịch toàn quốc đòi thông qua luật lệ bãi bỏ mọi nhà máy năng lượng hạt nhân trong nước vì lý do an toàn.
Một trong những người lãnh đạo tổ chức, khôi nguyên giải Nobel văn chương Kenzburo Oe, gọi cuộc tranh đấu của họ là cấp thiết cho nhân loại.
Nhà văn Oe nói năng lượng hạt nhân đi ngược lại với đạo đức cơ bản, do đó mọi lò phản ứng phải bị đóng cửa ngay tức khắc.
Ðiều đó sẽ không xảy ra. Nhưng trước sự bất ngờ của nhiều người ở cả hai phía của cuộc tranh luận, chính phủ Nhật Bản đang nghiêm túc cứu xét việc dần dà đình chỉ hoạt động của các lò phản ứng hiện hữu trước năm 2030.
Theo dự trù chính phủ sẽ loan báo ý định vào tháng tới trước cuộc tổng tuyển cử Quốc Hội, có phần chắc sẽ tổ chức trước cuối năm.
Trong một bài xã luận đăng tải hôm nay, nhật báo lớn nhất của Nhật Bản công kích các giới chức là vô trách nhiệm khi cứu xét việc loại trừ năng lượng hạt nhân.
Tờ Yomiuri Shimbun nói một chính sách năng lượng “cực kỳ nguy hiểm” như thế sẽ khiến cho hóa đơn điện lực tăng gấp đôi, phá hủy công nghiệp thép của Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vọt và tổng sản phẩm quốc dân sẽ sụt khoảng 650 đôla.
Nhật báo bảo thủ này cũng nêu ra rằng Nhật Bản vẫn còn đang quảng bá năng lượng hạt nhân ở nước ngoài với sự kiện các công ty Nhật mới đây trúng thầu xây dựng lò phản ứng ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét