Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Tin tức ngày 25/7/2012


  • Đức có nguy cơ mất hạng điểm AAA (RFI) – Tối hôm qua, 23/07/2012, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Moody’s thông báo hạ xuống hạng « tiêu cực » viễn cảnh kinh tế của Đức, nền kinh tế hàng đầu châu Âu, cũng như của Hà Lan và Luxembourg.
  • Đài Loan chuẩn bị đưa pháo tầm xa ra Trường Sa (RFI) – Vào lúc Trung Quốc liên tiếp có những động thái gây căng thẳng tại Biển Đông, Đài Loan đã quyết định tăng cường hệ thống pháo binh trên đảo Ba Bình/Thái Bình mà họ đang chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa.
  • WWF chỉ trích Lào tiếp tục xây đập thủy điện Xayaburi (RFI) – Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên – WWF – vừa ra một báo cáo chỉ trích Lào vẫn tiếp tục tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi bất chấp quyết định vào tháng 12 năm ngoái của các nước vùng Mekong đình hoãn công trình
  • Giá đôla sẽ tiếp tục tăng? (BBC) – Giới quan sát cho rằng tỷ giá đôla Mỹ và tiền Việt Nam sẽ tăng ở mức ổn định trong thời gian tới.
  • TT Obama: Ông Là Ai? (VietBao)…Ông khẳng định là Tin lành, nhưng gần một nửa dân Mỹ vẫn cho rằng ông là Hồi giáo…
  • Sữa Bột TQ Có Độc Gây Ung Thư (VietBao)BẮC KINH – 1 viên chức Bộ công nghiệp và thương mại tiết lộ: có độc tố gọi là aflatoxin trong sữa bột nhi đồng.
  • Dân Ngu và Ngu Dân (KN) -Có mấy lối để có được lòng dân. Bằng mị dân. Bằng ngu dân. Bằng thực sự “của dân, do dân, vì dân”. Phải chăng như ai đó nói rằng: làm ngu dân thì chính mình cũng ngu đi, hoặc do mình vốn ngu!
  • Suy nghĩ miên man về tên đường (KNDRP) – “Rồi bỗng nhiên hôm nay đọc tin trên báo: Hà Nội sẽ có phố Đặng Thùy Trâm. Xem ở đây. Rồi mình tự nhắc mình rằng, nếu sau này, con mình hỏi mình: Bố ơi, tại sao lại có phố Đặng Thùy Trâm thì mình trả lời thế nào? Có thể, mình sẽ nói: Việc đặt tên đường là do UBND thành phố đặt, có gì mà phải hỏi”.
  •  

 

Phải chăng Việt-Trung đang ở vào tình thế “đêm trước của một cuộc chiến tranh”?!

Boxitvn

Nguyễn Hữu Quý
Cả thế giới đều biết tình hình Biển Đông thời gian vừa qua hết sức nóng bỏng, nhưng có lẽ nóng bỏng hơn cả là những gì hiện đang tích tụ trong tâm tư hàng triệu con dân nước Việt. Bởi nếu nhìn cho tinh một chút, toàn bộ những quậy phá ghê tởm của Đế quốc Trung Cộng đều đang nhằm chĩa mũi dùi chủ yếu vào các quần đảo và lãnh hải Việt Nam với một thái độ trịch thượng mà chúng không cần giấu giếm. Sự căng thẳng trong nhiều ngày ở bãi cạn Scarborough của Philippines rất có thể chỉ là màn dạo đầu và là đòn “đánh dứ” nhằm lạc hướng dư luận mà thôi; hơn nữa đối diện với liên minh quân sự Phi – Mỹ, con sói Đại Hán dù có đói mồi đến mấy cũng phải biết gờm, không thể dại đột làm liều.
Tuy cơ quan chức năng bao giờ cũng chỉ một giọng vỗ về dân chúng: Mọi việc đã có Đảng lo, ý nói hãy cứ yên tâm ngủ kỹ và theo dõi các màn “vui vẻ trẻ trung” trên báo đài của Đảng là đủ, nhưng làm sao “ngủ yên” cho được khi cả một vùng biển đảo mênh mông của của Tổ quốc đang đứng trước tình thế có thể nói là treo trên sợi tóc? Mà nói đến Tổ quốc thì đó là cái gì thiêng liêng kết tinh từ hàng triệu triệu anh linh đã từng đổ máu xương bồi đắp nên nó. Nói đến Tổ quốc cũng là nói đến 85 triệu con người đang từng phút từng giờ hiện điện với những buồn vui sướng khổ chết sống có thực, gắn bó máu thịt với chính mảnh đất đã nuôi dưỡng nên mình. Trong mọi định nghĩa kinh điển xưa nay chưa có ở đâu nói rằng Tổ quốc là riêng của một đảng và chỉ đảng ấy có quyền lo toan cho nó, hoặc định đoạt số phận của nó trong quan hệ với nước ngoài – hoàn toàn không. Vì thế, không phải là thừa nếu ta nhắc lại: mọi người dân đều có quyền băn khoăn suy nghĩ trước những gì đang xảy ra liên quan đến vận mệnh sống còn của Tổ quốc trong giờ phút hết sức hiểm nghèo này.
Trên tinh thần đó, chúng tôi xin đăng lời bàn dưới đây của bạn Nguyễn Hữu Quý để độc giả xa gần rộng đường tham khảo.
Bauxite Việt Nam

Trung Quốc thực sự đã xâm lược Việt Nam.
Cho dù né tránh dưới hình thức nào đi chăng nữa, người Việt Nam cũng như những ai trên toàn thế giới khi quan tâm đến Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), đều thấy và chấp nhận một sự thật rằng: Trung Quốc đã thực sự xâm lược Việt Nam.
Ngay sau khi Quốc hội (QH) Việt Nam thông qua LUẬT BIỂN VIỆT NAM vào ngày21/6/2012, với số phiếu xem như là tuyệt đối, theo đó, ngay từ điều I, QH Việt Nam khẳng định: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; thì ngay lập tức, như đã được lập trình sẵn, Trung Quốc đã có một loạt các hành động, không chỉ phản đối mà còn leo thang tiến hành chiến tranh xâm lược. Ta có thể kể qua các sự kiện chính sau:
- Ngày 21/6/2012 Trung Quốc bên cạnh phản đối LUẬT BIỂN VIỆT NAM, là hành động thành lập Thành phố cấp địa khu Tam Sa, bao gồm toàn bộ Biển Đông Việt Nam trong phạm vi “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ và công bố với thế giới vào năm 2009.
- Ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế đối với 9 khu vực trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đây được xem là hành động “rao bán nhà hàng xóm” rất ngang ngược của Trung Quốc, bị rất nhiều nước trên thế giới phản đối.
- Ngày 26.6, Cơ quan Giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc điều động đội gồm 4 tàu hải giám rời căn cứ tại thành phố Nam Á thuộc đảo Hải Nam để thực hiện chuyến tuần tra trên Biển Đông (theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản, tính đến hết năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu Hải giám, trong đó gồm 27 chiếc trên 1.000 tấn và có 9 máy bay trực thăng, các tàu Hải giám được trang bị hệ thống định vị tiên tiến…).
- Ngày 13/7/2012 Trung Quốc đưa 30 “tàu đánh cá”, mà theo báo chí Trung Quốc thì đây là một trong những hoạt động đánh cá chung lớn nhất trong lịch sử tỉnh Hải Nam. Đội tàu cá này gồm một tàu hậu cần có trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu cá trọng tải 140 tấn. Các tàu chia thành nhiều nhóm khác nhau khi tham gia vào hoạt động đánh cá rầm rộ kéo dài 20 ngày ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam; và đến ngày 16/7/2012, sau 3 ngày 3 đêm, đoàn tàu này đã có mặt tại đảo Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Ngày 19/7/2012, Trung Quốc đưa tàu đổ bộ xuống khu vực Trường Sa, theo các báo đưa tin, thì đây là con tàu chở lính và thiết bị hậu cần Trung Quốc thuộc lớp Ngọc Đình, có số hiệu No. 934, mang theo 3 súng hạng nặng, cần cẩu và có bãi đỗ trực thăng. Máy bay hải quân Philippines đã chụp được hình con tàu ở khu vực Palawan.
- Tân Hoa xã ngày 20/7 dẫn các nguồn tin từ Bộ tư lệnh quân khu Quảng Châu cho hay Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Đây có thể xem như hợp pháp hóa sự chiếm đóng về quân sự trên đảo đã và sẽ chiếm được trong tương lai.
- Ngày 21/7/2012, Trung Quốc tiến hành “bầu đại biểu Hội đồng nhân dân” ở Tam Sa, chính thức “hành chính hóa” toàn bộ phần biển Đông trong phạm vi “đường lưỡi bò”.
Không sớm thì muộn, để thực hiện các mục tiêu của “đường lưỡi bò”, buộc Trung Quốc phải tiến hành chiến tranh xâm lược đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và nay, Trung Quốc thực sự đã và đang thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Mặc dù rất muốn chiếm đoạt Trường sa, nhưng Trung Quốc thực sự run sợ nếu thực hiện cuộc chiến với Việt Nam.
Nhận định trên đây nghe có vẻ rất vô lý, nhưng thực tế đúng là như vậy, bởi vì:
- Lịch sử hàng ngàn năm trong chiến tranh Trung-Việt đã chứng minh điều này, nghĩa là, trong cuộc chiến mở màn, thường là Trung Quốc giành phần thắng, vì trong tương quan lực lượng, Trung Quốc luôn bằng 15-20 lần so với Việt Nam, và Trung Quốc là nước luôn chủ động thực hiện chiến tranh xâm lược; ngược lại, kết thúc cuộc chiến, sự thảm bại bao giờ cũng giành cho phía Trung Quốc. Các bãi chiến trường như là: Chi Lăng, Tốt động, Chúc động, Đống Đa, Bạch Đằng, Hàm Tử v.v.. là mồ chôn xác giặc hiện vẫn còn in đậm dấu ấn lịch sử trên đất Việt Nam.
- Nếu cuộc chiến trên Biển Đông diễn ra, thì toàn bộ con đường vận chuyển trên Biển Đông, đây là tuyến đường biển xem như là mạch máu nuôi sống nền kinh tế Trung Quốc, khi đó sẽ bị Việt Nam khống chế, và theo đó, chiến tranh sẽ kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc bị khủng hoảng, kéo theo là sự nổi dậy của nhân dân Trung Quốc và sẽ lật đổ chế độ cộng sản Trung Quốc.
- Mặc dù mấy năm gần đây, báo chí và dân cư mạng Trung Quốc rất hung hăng, tưởng như muốn “làm gỏi” Việt Nam, nhưng với vị trí địa hình chạy dọc theo phương Bắc-Nam của Việt Nam; quần đảo Trường Sa lại cách xa Trung Quốc hơn 1.000 km, nếu cuộc chiến Trung-Việt diễn ra, Trung Quốc sẽ lại nuốt hận như tiền nhân của họ đã phải nhiều lần cam chịu mà thôi.
clip_image001
Không quân Việt Nam sẽ là nỗi khiếp sợ cho bọn Trung Cộng xâm lược lần này
Thế “tiến thoái lưỡng nan” của Việt Nam.
Trong lịch sử chống giặc phương Bắc, có thể nói, chưa bao giờ nhân dân Việt Nam run sợ, có chăng là chỉ có giai cấp thống trị tại Việt Nam run sợ mà thôi. Một số triều đại phong kiến trước đây, do muốn duy trì chế độ cai trị của mình đã phải cầu viện phương Bắc và đã bị nhân dân lật đổ cùng với việc đuổi giặc ngoại xâm như lịch sử đã ghi lại.
Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”; nếu không ra tay bảo vệ chủ quyền thì mặc nhiên chấp nhận hành động xâm lược của Trung Quốc, tạo tiếp một sự “đã rồi” như đối với Gạc Ma năm 1988; và nguy hiểm hơn, là cơ hội để Trung Quốc lấn tới đặt giàn khoan “Dầu khí Hải dương 981” vào trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam vào thời gian tới đây.
Ngược lại, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam lại luôn cho rằng, “Việt Nam cần môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”. Đó là một chủ trương không sai, vì hợp với xu thế của nhân loại hiện nay, tuy nhiên không thể cứ nắm chặt lấy nó là có được lá bùa thiêng để tránh khỏi cuộc chiến nằm ngoài ý mình, càng không thể chỉ đáp lại kẻ thù bằng những lời “tuyên bố” hoặc “thư từ ngoại giao” như đã diễn ra bao lâu nay chứ không có thêm những động thái cần kíp khác có tính chất nhà nước quan phương để chính thức tuyên cáo với quốc tế, làm cho quốc tế hiểu ta hơn và có thêm nhiều tiếng nói đồng tình với ta.
Tóm lại, do bị ràng buộc bởi “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ vàng”, Việt Nam hiện đang rất bất lợi trong bảo vệ chủ quyền đối với khu vực Trường Sa. Lịch sử Việt Nam hôm nay khiến ta chạnh lòng nghĩ đến thời kỳ Triều đình nhà Nguyễn sợ nhân dân ta hơn sợ thực dân Pháp, dẫn đến thành Hà Nội thất thủ (1882) và đưa đến cái chết của Tổng đốc Hoàng Diệu.
Có khác chăng là, với sự ngang ngược, bất chấp luật pháp và công ước quốc tế, Trung Quốc hiện đang “tứ bề thọ địch”, đây lại là một lợi thế vì chính nghĩa đã đứng về phía Việt Nam.
Mặc dù không ai muốn một cuộc chiến Trung-Việt sẽ xảy ra, nhưng có vẻ như định mệnh đã được sắp đặt. Bắc Kinh đang tự tin vào các yếu tố về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nằm trong tay họ, và vì vậy, rất có thể Trung Quốc sẽ ra tay đánh chiếm một số đảo của Việt Nam trong thời gian tới, kết hợp giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên trong Trung Quốc trước Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, dự kiến diễn ra trong tháng 10 tới đây.
Có thể nói, đêm trước cho một cuộc chiến tranh Trung-Việt đã bắt đầu.
Câu hỏi được đặt ra là: Lực lượng nào sẽ lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược lần này?
Tôi đồng ý với tác giả Lê Ngọc Thống, trong bài “Việt Nam trước diễn biến mới của khu vực”, đăng trên Viet-studies, ngày 22/7/2012, khi ở cuối bài, tác giả viết:
“Làm thế nào để có sức mạnh tinh thần? Làm thế nào để cả nước đồng lòng, đồng bào trong và ngoài nước kết tinh tinh thần yêu nước thành một làn sóng nhấn chìm quân xâm lược? Nếu như bọn tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã làm chao đảo kinh tế và lòng tin thì chúng chẳng ngại ngần gì bán nước để yên vị, hưởng lợi, vậy làm gì để diệt bọn chúng?… Câu trả lời dành cho lãnh đạo Việt Nam”.
22.7.2012
N.H.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
——————————
VIỆT NAM TRƯỚC DIỄN BIẾN MỚI CỦA KHU VỰC
Lê Ngọc Thống
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông qua tổ chức ASEAN của Việt Nam đang gặp trở ngại. Trong khi Trung Quốc ngày càng hành động hung hăng, ngang ngược, bất chấp, gây nên tình hình hết sức nguy hiểm trên Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc đã đem chiến tranh đến trước cửa Việt Nam
Việt Nam, đêm trước của cuộc chiến tranh?
Mũi nhọn tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc hướng tới là Việt Nam.
Nếu như giữa hòa bình và chiến tranh có một ranh giới tiếp giáp, thì có thể nói Trung Quốc đã đi hết ranh giới này với Việt Nam. Chỉ cần Trung Quốc hành động dấn thêm một bước là xung đột sẽ xảy ra, chiến tranh sẽ xảy ra mà không cần thời gian tạo cớ.
Nhưng dù sao đây là hành động hết sức nguy hiểm bởi nạn binh đao có thể bắt đầu từ “đám âm binh” thiếu kiểm soát này. Trung Quốc đã đem chiến tranh đến trước cửa nhà Việt Nam. Việt Nam đang như ở đêm trước của cuộc chiến tranh.
Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?
Đương nhiên, đã đến nước này nếu chọn Trung Quốc, “xin hòa hiếu” với Trung Quốc, nói thẳng toẹt ra là đầu hàng, thì… chắc chắn Việt Nam không bao giờ chọn cách này.
Ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc?
Làm thế nào để có sức mạnh tinh thần? Làm thế nào để cả nước đồng lòng, đồng bào trong và ngoài nước kết tinh thần yêu nước thành một làn sóng nhấn chìm quân xâm lược? Nếu như bọn tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã làm chao đảo kinh tế và lòng tin thì chúng chẳng ngại ngần gì bán nước để yên vị, hưởng lợi, vậy làm gì để diệt bọn chúng?…Câu trả lời dành cho lãnh đạo Việt Nam.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 21-7-12
———————————————————————

Trung Quốc đưa đội tàu tuần tra xuống biển Đông

27/06/2012 3:00

Ngày 26.6, Cơ quan Giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc vừa điều động đội gồm 4 tàu hải giám rời căn cứ tại thành phố Nam Á thuộc đảo Hải Nam để thực hiện chuyến tuần tra trên biển Đông.

Tân Hoa xã dẫn thông tin từ quan chức giấu tên của CMS cho biết đội tàu trên sẽ thực hiện hành trình tuần tra dài 2.400 hải lý (4.500 km) và tiến hành tập huấn nếu “có điều kiện”. Theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản, tính đến hết năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 chiếc trên 1.000 tấn.
Thời gian qua, lực lượng tàu hải giám của Trung Quốc liên tục hoạt động ở nhiều vùng biển trong khu vực. Trong đó, các tàu này không ít lần va chạm, đụng độ với tàu các nước khác ở các vùng biển khác nhau, đặc biệt là các khu vực đang có sự tranh chấp giữa các bên.
Lucy Nguyễn
————————————————-

‘Trung Quốc có ý đồ mở rộng tranh chấp trên biển’

“Với việc mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết của mình, đặc biệt là cam kết không có hành động làm cho tình hình phức tạp thêm”, Luật gia Nguyễn Chương Thanh phân tích.
> ‘Yêu cầu Trung Quốc hủy ngay việc mời thầu sai trái’
> PVN phản đối việc mời thầu dầu khí phi pháp của Trung Quốc

Ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế đối với 9 khu vực trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Luật gia Nguyễn Chương Thanh có bài viết phân tích những sai trái toàn diện của hành động này soi chiếu trong các văn bản pháp luật quốc tế về biển và những thoả thuận liên quan mà Trung Quốc tham gia.
——————————–
Thứ sáu, 13/7/2012, 10:45 GMT+7

Trung Quốc đưa 30 tàu cá đến Trường Sa

Báo chí Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam hôm qua đồng loạt tiến về phía quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
> Trung Quốc sẽ nghiên cứu Biển Đông
> Bài học từ thế đối đầu ở Biển Đông

clip_image002
Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. Ảnh: China Daily
Theo giới chức Trung Quốc, đây là một trong những hoạt động đánh cá chung lớn nhất trong lịch sử tỉnh Hải Nam. Đội tàu cá này gồm một tàu hậu cần có trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu cá. Các tàu chia thành nhiều nhóm khác nhau khi tham gia vào hoạt động đánh cá rầm rộ kéo dài 20 ngày.
Được đăng bởi bauxitevn



Mũi Súng Biển Đông



Trần Khải
-
Như thế là minh bạch, không có gì ẩn kín nữa: Trung Quốc chính thức tuyên bố đóng quân trên các đảo đã chiếm của Việt Nam, sau khi đi từng bước trong nhiều năm, từ thiếp lập huyện Tam Sa, rồi lập cơ quan hành chánh và đại biểu, mở các tuyến du lịch, gọi thầu 9 lô dầu ở biển VN… và bây giờ lập dinh trại đóng quân ở Hoàng sa và các phần Trường sa đã chiếm của Việt Nam.
Từ chỗ đánh cá, cho tới lập huyện hành chánh, vẫn là những bước hung hiểm, như khi chính thức lập trại lính ở Biển Đông, trên các đảo truyền thống của VN, thì đó là mũi súng chĩa vào bên hông VN. Minh bạch, rõ ràng.

Bản tin RFI cho biết:
“Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày hôm qua, 22/07/2012, cho biết, các binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở Tam Sa, trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (Paracels). Vẫn theo nguồn tin này, việc lập đồn trú quân tại Tam Sa đã được Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông qua. Bộ chỉ huy này sẽ chịu trách nhiệm huy động các đơn vị quốc phòng và lực lượng dự bị cho thành phố Tam Sa.
Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc không đề cập đến lịch trình thực hiện kế hoạch nói trên.
Cách nay hai hôm, Tân Hoa Xã đã đưa tin về việc quân đội Trung Quốc thông qua kế hoạch lập Bộ chỉ huy quân đồn trú tại Tam Sa.
Cuối tháng Sáu, Bắc Kinh loan báo lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, trong quần đảo Hoàng Sa.
Theo giới phân tích, các động thái này của Bắc Kinh lại càng làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng…”(hết trích)
Chưa hết, trong khi một thời Hà Nội căm thù Sài Gòn, làm tên lính tiên phong cho khối xã hội chủ nghĩa hung hăng xua quân vào Nam để chống chế độ “ngụy quyền phản động” thì có vẻ như Bắc Kinh đang bắt tay bí mật với “ngụy quyền Đài Loan” để thay nhau lấn biển Việt Nam.
Bản tin VOA hôm 23-7-2012 cho biết:
“Bộ Ngoại Giao Đài Loan lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của họ tại 4 nhóm đảo trên Biển Đông, kêu gọi các nước láng giềng tự chế và tránh các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Đài Loan tại vùng biển có tranh chấp này.
Báo Taiwan Today ngày 23/7 trích thuật phát biểu của một giới chức không nêu tên thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định rằng xét về mặt lịch sử, địa lý, và luật quốc tế, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Trung Sa, và Đông Sa và các vùng biển lân cận rõ ràng là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Đài Loan.
Cùng ngày, tờ Taipei Times trích dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói Việt Nam không có quyền thắc mắc về quyền tài phán hành chính của Đài Loan tại đây, cũng như về dự án mở rộng đường băng của Đài Loan trên đảo Ba Bình (tức đảo Thái Bình theo cách gọi Đài Loan).
Thông cáo đăng tải ngày 20/7 nói các bên không có cơ sở để thắc mắc về những biện pháp hành chính của Đài Loan trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Đài Loan.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính phủ Việt Nam kêu gọi Đài Loan ngừng các hoạt động trên Biển Đông trong đó có dự án mở rộng 500 mét đường băng trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.
Việt Nam nói dự án này của Đài Loan vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật quốc tế, đặc biệt là Công ước liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.”(hết trích)
Phản ứng của nhà nước VN cũng rất mực dịu dàng so với phản ứng từ chính phủ Phi Luật Tân, một quốc gia cũng bị Trung Quốc xử ép, lấn biển, lấn đảo.
Cuôc5 biểu tình ở Sài Gòn hôm Chủ Nhật 22-7-2012 không thực hiện được, vì công an dày đặc, và vì những người tích cực đã bị bao vây từ rạng sáng.
Trong khi đó, cuộc biểu tình  tại Hà Nội đã thu hút vài trăm người.
Bản tin VOA hôm 23-7-2012 kể:
“…Những động thái kiên quyết và dồn dập của Trung Quốc trên Biển Đông đã khơi mào cho cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba trong tháng này tại Hà Nội.
Ngày 22/7 hàng trăm người đã tuần hành tới đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối các hành động gây hấn liên tiếp của Bắc Kinh  xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Tuy chính quyền Hà Nội không trấn dẹp hay bắt bớ người biểu tình như trong các cuộc tuần hành tương tự hồi mùa hè năm ngoái, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn người biểu tình từ xa, không cho họ tiến tới gần sứ quán…
…Bà Lê Hiền Đức, một trong những người tuy bị ngăn cản nhưng vẫn cố tìm cách tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc hôm 22/7 ở Hà Nội, phát biểu:
“Hôm qua là lần thứ ba tôi đi biểu tình. Họ thuyết phục, ngăn chặn đủ mọi cách. Mấy chục công an bao vây nhà tôi, họ đến từ rất sớm, 5 giờ sáng họ đã có mặt rồi. Đến 8 giờ sáng, cả một đoàn người của chính quyền trong đó có Chủ tịch phường, Trưởng công an phường, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân kéo vào nhà tôi, thuyết phục tôi đừng đi. Tôi thể hiện lòng yêu nước là tôi vẫn có quyền. Không những thể hiện lòng yêu nước tôi xuống đường, mà tôi còn đi để quan sát thái độ hành xử của công an đối với dân, những người yêu nước.”…”(hết trích)
Mới mấy ngaỳ trước, Cam Bốt đã phá hoại nỗ lực của Việt Nam và Phi Luật Tân bằng những cách trắng trợn: rút dây điện, chận ngang lời các viên chức… Kết quả là, ASEAN lúc đầu không làm được bản Thông cáo Chung về Biển Đông. Mất tới mấý ngaỳ sau, ASEAN mới có bản văn này nhờ Indonesia vận động, nhưng lại quá sơ sài.
Sau đó, Cam Bốt mới vuốt ve Việt Nam.
BBC ghi nhận rằng, Ông Heng Samrin, chủ tịch Quốc hội của Vương quốc Cam Bốt, khi thăm  Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày với mục đích củng cố và mở rộng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết và hợp tác truyền thông giữa hai nước đã khẳng định với các lãnh đạo Việt Nam rằng nước ông luôn biết ơn và ghi nhớ sự ủng hộ của Việt Nam anh em.
Nhưng nguy hiểm là TQ đã gài nằm vùng vào phía VN, ít nhất là qua mạng Baidu.
Bản tin ICTnews ghi nhận:
“Vào buổi chiều ngày 23/07, các chủ đề về Nam Sa, Tây Sa hay Tam Sa trên mạng xã hội Trà đá quán của Baidu đã bị khóa lại.
Như ICTnews đã đưa tin, sau khi thực hiện nhiều thay đổi trong ngày 16/07 vừa qua, mạng xã hội Trà đá quán của Baidu đã khiến cho nhiều người dùng Việt Nam không đồng tình, khi họ không thể tạo được các chủ đề mang tên Hoàng Sa, Trường Sa trên mạng xã hội này. Trong khi đó, các chủ đề về Nam Sa, Tây Sa hay Tam Sa (cách mà Trung Quốc đặt tên cho hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) lại có thể khởi tạo được. Nhiều người quan ngại rằng, với cách làm như thế mạng xã hội này sẽ tuyên truyền sai về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Có vẻ như trước những phản ứng gay gắt của người dùng, phía Baidu đã tiếp nhận và trong buổi chiều ngày 23/07, các chủ đề về Tây Sa, Nam Sa hay Tam Sa cũng đã bị khóa lại trên mạng xã hội này.” (hết trích)
Không ngờ là trên đất VN, mà công ty TQ lại ngang ngược như thế. Có phải vì Baidu đã rải tiền mua chuộc các quan Hà nội?
Nếu thấy mũi súng Biển Đông chĩa vào, cũng phải ngó kỹ các mũi dao găm Trọng Thủy-Mỵ Châu vậy.
Theo VietBao

‘Không hy vọng gì vào Nga ở Biển Đông’


Ông Sang sẽ thăm Nga từ 26-30/7
BBC
-
Trước chuyến thăm Nga của Chủ tịch VN, một nhà báo ở Nga nói Hà Nội không thể trông chờ gì vào Moscow trong vấn đề Biển Đông.
Ông Nguyễn Minh Cần, hiện sống ở Moscow, nhắc lại các sự kiện hồi cuộc chiến biên giới Việt – Trung hồi năm 1979 và nói:
“Trong năm 79, Hiệp ước [Hữu nghị và Hợp tác] mới ký [tháng 11/1978] mà họ còn bình chân như vại.

“Không hy vọng là họ có tiếng nói mạnh mẽ gì đâu. Trong vấn đề Biển Đông không có hy vọng gì vào người Nga cả.”
Ông Cần cũng nói mặc dù Nga có quan tâm tới Việt Nam hơn trước, nhưng đó là vì họ mong muốn có quyền lợi kinh tế.
Ông cũng nói mặc dù Việt Nam gần đây tăng cường mua vũ khí của Nga, nhưng Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn hơn.
“Quan tâm của Nga nhiều hơn là Trung Quốc. Trung Quốc mua nhiều [vũ khí] hơn nhiều, trị giá cao hơn nhiều,” ông nói.
“Anh khách hàng xịn hơn, họ chú ý hơn.
“Đối với Nga, Trung Quốc vẫn quan trọng hơn vì còn là đối trọng với Mỹ.”
Nhưng ông Cần cũng nói người Nga đã tiếc rẻ vì đã rời bỏ cảng Cam Ranh và thậm chí ông nói có người nói thẳng đó là quyết định “ngu ngốc”.
‘Nhân quyền be bét’
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm Nga từ 26-30/7 và dự kiến hai bên sẽ ký một số thỏa thuận song phương.
“Hoàn toàn không có ai soi mói Việt Nam về cái đó. Nhân quyền của Nga cũng be bét lắm.”
Nguyễn Minh Cần
Ngoài nguồn thu từ bán vũ khí cho Việt Nam, Nga cũng tham gia nhiều trong lĩnh vực dầu khí và muốn liên quan tới các dự án điện hạt nhân.
Báo chí Việt Nam nói hiện Nga có số vốn đầu tư gần một tỷ đô la Mỹ trong 78 dự án, đứng thứ 23 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài.
Kim ngạch thương mại song phương đạt ba tỷ đô la trong năm 2011, tăng hơn 25%.
Ông Nguyễn Minh Cần nói khác với những đối tác khác của Việt Nam như Liên Hiệp Châu Âu hay Hoa Kỳ, Nga không đặt nặng vấn đề nhân quyền của Hà Nội.
“Hoàn toàn không có ai soi mói Việt Nam về cái đó. Nhân quyền của Nga cũng be bét lắm,” ông nói.

Đóng góp thêm sự thật cho bài viết “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của Đặng Chí Hùng

 

Truyền Tấn (Danlambao) - Muốn nhận dạng cái đầu của hệ thống MAO-HỒ để coi họ đã âm mưu gì đối với Việt Nam, chúng ta cám ơn hai nhà văn Jung Chang và Jon Halliday, hai vợ chồng, đồng tác giả quyển sách dày hơn 800 trang với tựa đề: “MAO: The Unknown Story.” Sách được phát hành năm 2005 do hai nhà xuất bản Anchor Books và Random House, được rất nhiều cơ quan truyền thông lớn trên thế giới ca tụng; quan trọng nhất là những bằng chứng sự thật. Báo TIME viết một câu ngắn gọn trên trang bìa: “An atom bomb of a book.”
Tôi rất khâm phục tinh thần và khả năng của Đặng Chí Hùng trong công trình viết loạt bài “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ”, và tôi rất mến mộ tấm lòng của Đặng Chí Hùng đối với vận mạng của dân tộc, đất nước Việt Nam.
Trong bài thứ 10 nầy có lời phát biểu của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Và trong số trước đây Đặng Chí Hùng viết: “Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”. Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc… Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ… Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”. 
Điều này cho thấy người cộng sản, kể cả nhiều cán bộ cao cấp của đảng nghi ngờ họ bị Trung cộng “lợi dụng” nhưng chưa biết rõ rệt. Và họ chỉ mới đặt nghi ngờ vào Mao Trạch Đông mà chưa từng dám nghi ngờ Hồ Chí Minh.
Muốn nhận dạng cái đầu của hệ thống MAO-HỒ để coi họ đã âm mưu gì đối với Việt Nam, chúng ta cám ơn hai nhà văn Jung ChangJon Halliday, hai vợ chồng, đồng tác giả quyển sách dày hơn 800 trang với tựa đề: “MAO: The Unknown Story.” Sách được phát hành năm 2005 do hai nhà xuất bản Anchor Books và Random House, được rất nhiều cơ quan truyền thông lớn trên thế giới ca tụng; quan trọng nhất là những bằng chứng sự thật. Báo TIME viết một câu ngắn gọn trên trang bìa: “An atom bomb of a book.”
Năm 14 tuổi Jung Chang là Hồng Vệ Binh thời Cách Mạng Văn Hoá của Mao. Đọc thêm về tiểu sử của Jung Chang: http://en.wikipedia.org/wiki/Jung_Chang
Jung Chang
Hai tác giả đã bỏ ra 12 năm nghiên cứu tài liệu, du lịch phỏng vấn hàng trăm nhân chứng để viết nên sự thật. Quyển sách lớn nầy đã viết lại toàn bộ cuộc đời, tư tưởng và hành vi ác độc của Mao Trạch Đông. Thỉnh thoảng mới có vài đoạn, vài trang liên quan đến Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam. Có lẽ chính vì đó mà chúng bị bỏ quên khi người ta viết về tội ác của Hồ Chí Minh. Nhưng chính những đoạn, những trang đó là cái đầu của con rắn độc hệ thống MAO-HỒ:
Trích dẫn, phỏng dịch (MAO – trang 14) Jung Chang và Jon Halliday viết:
“Các yếu tố chính khác trong nhân tính của mình mà Mao đã nói ra bấy giờ là ông thấy rất vui trong biến động và tàn phá. “Đại chiến”, ông đã viết, “sẽ kéo dài như thiên đường và trái đất, và sẽ không bao giờ tàn… Khi chúng tôi đọc lịch sử, chúng tôi yêu thích thời gian chiến tranh liên tục diễn ra… làm cho việc đọc vô cùng thú vị. Khi đọc đến các giai đoạn hòa bình thịnh vượng, chúng tôi nhàm chán.”
Mao nói tiếp: “Chúng tôi thích chèo thuyền trên biển động. Đi từ cuộc sống đến cái chết là để trải nghiệm biến động lớn nhất. Thật là huy hoàng, phải không?”
Điều nầy lúc đầu nghe có vẻ kỳ quái, nhưng sau nầy khi hàng chục triệu người Trung Hoa chết đói dưới sự cai trị của ông, Mao nói với những người lãnh đạo thân cận rằng cái chuyện người chết không thành vấn đề và thậm chí cho rằng cái chết đó được nổi tiếng. Thường xuyên như vậy, ông chỉ áp dụng thái độ của mình đến những người khác nhưng không áp dụng cho chính mình. Trong suốt cuộc đời, ông đã bị ám ảnh với việc tìm kiếm những cách để ngăn chận sự chết, làm mọi thứ để có thể an toàn và tăng cường sự chăm sóc sức khỏe cho mình.”
Cái tư tưởng sát nhân diệt chủng trong đầu con rắn độc nầy đã được Hồ Chí Minh tôn sùng như bậc sư phụ toàn năng và đồng thuận với sư phụ áp dụng trên mọi lãnh vực, mọi địa bàn kể cả trên dân tộc và đất nước Việt Nam.
Tiếp tục trích dẫn. (MAO – trang 561)
“Vào tháng 5 năm 1953, khi Mao quyết định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, Mao gởi Sĩ Quan Trung Cộng thẳng từ Triều Tiên tới Đông Dương. Tháng 10 năm đó, Trung Cộng có được một bản chiến lược hành quân của Navarre, được đặt theo tên của Tư Lệnh Chiến Trường Pháp là Tướng Henri Navarre. CSVN có cố vấn trưởng Trung Cộng về quân sự là Tướng Wei Guo-qing, người mang bản chiến lược hành quân từ Bắc Kinh trao tận tay Hồ Chí Minh. Chính nguồn tin tình báo nầy đã giúp phía Cộng Sản quyết định đánh Điện biên Phủ, một căn cứ của Pháp nằm về phía Tây Bắc Việt Nam, nơi mà bộ đội CSVN được cố vấn và quân viện khổng lồ từ Trung Cộng, đã chiến thắng vào tháng 5 năm 1954.
 
Quân Cộng sản chiếm Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5, và Chính Phủ Pháp sập đổ ngày 17 tháng 6. Đây là lúc Trung Cộng bước vào hành động. Ngày 23 Chu-Ân-Lai gặp Thủ-Tướng Pháp là Pierre Mendès-France ở Thụy Sĩ, không có mặt đại diện CSVN, và họ đạt được một thỏa thuận (chia đôi đất nước Việt Nam)
 
Bấy giờ Chu mới ép CSVN phải dàn xếp chấp nhận điều kiện mà Chu đã thỏa thuận với Pháp, dù nó kém xa những gì CSVN hy vọng. Một lãnh tụ tương lai của CSVN là Lê Duẩn đã nói rằng Chu hăm dọa “nếu CSVN tiếp tục chiến đấu, họ phải tự lo lấy. Chu sẽ không giúp nữa và Chu gây áp lực chúng tôi phải ngưng chiến.” 
 
Hồ Chí Minh ra lệnh cho người phụ trách đàm phán là Phạm Văn Đồng phải chấp nhận trong nước mắt. 
Tiếp tục trích dẫn (MAO – trang 470)
Tháng 11 năm 1962 Mao cho thành lập một ủy ban đặc nhiệm đứng đầu là Chu Ân Lai để huy động hàng trăm ngàn người lo sản xuất Bom nguyên tử trong vòng hai năm.
 
Làm thế nào bảo vệ Bom và các căn cứ nguyên tử là nỗi lo thường trực của Mao, vì các cường quốc Anh, Nga, Mỹ sẽ có cuộc họp bàn việc cấm thí nghiệm nguyên tử (Nuclear Test Ban) vào tháng 7 năm 1963. Kennedy, Tổng Thống Mỹ, muốn tìm cách hạn chế hoặc đề phòng Trung cộng phát triển nguyên tử. Ông nói trong một cuộc họp báo ngày 1 tháng 8 nhấn mạnh rằng Trung Cộng có nguyên tử là “Stalinist,” “với một Chính phủ tự xác định dùng chiến tranh làm phương tiện để thành công tối đa – là một chính phủ áp đặt một hoàn cảnh nguy hiểm hơn bất cứ hoàn cảnh nào mà chúng ta đối diện kể từ khi chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến… cho nên bây giờ chúng tôi muốn có tiến trình làm giảm cái viễn cảnh xấu đó…”
 
Tổng Thống Kennedy bị ám sát tháng 11 năm 1963. Mao nói với Bộ Trưởng Quốc Phòng An-Ba-Ni là Kennedy bị vua dầu hỏa (oil king) ám sát!
 
Các căn cứ nguyên tử của Mao bị phát hiện bởi phi cơ trinh sát Mỹ. Mao lo lắng bị oanh tạc nên ông phải đánh vài ván bài. Mao ủng hộ các phong trào chống Mỹ ở các nước gần Mỹ như Panama và Dominican Republic. Nhưng những nơi đó chỉ chống Mỹ bằng lời nói.
 
Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam, ngay cả có thể xâm chiếm miền Bắc giáp giới với Trung quốc. Được như vậy, nếu Mỹ oanh kích những căn cứ nguyên tử của ông ta, bộ binh Trung quốc sẽ tràn vào Việt Nam và bao trùm quân Mỹ như đã xảy ra ở chiến tranh Triều Tiên. Để thực hiện kế hoạch nầy, năm 1964 Mao thúc ép CSVN đẩy mạnh chiến tranh Đông Dương. Mao huấn thị Bắc Việt tránh đụng độ lớn, và cào xới khắp diện địa… biến thành cuộc chiến rộng lớn là tốt nhất. Mao bảo Bắc Việt phải đưa thêm Bộ Đội vào miền Nam, và đừng sợ sự can thiệp của Mỹ. Ông ta nói, cùng lắm là như chiến tranh Triều Tiên. Bộ đội Trung Cộng đã sẵn sàng. Nếu Mỹ tấn công Bắc Việt, Bộ Đội Trung Cộng sẽ tràn qua ngay, họ đang muốn có chiến tranh.
 
Mao bảo Bắc Việt phải leo thang chiến tranh tới các nước láng giềng là Lào và Thái Lan. Đặc biệt phải xây dựng lực lượng du kích tại Thái nơi có căn cứ quân sự Mỹ.
 
… Kế hoạch của Mao, sau nầy Chu-Ân-Lai đã nói cho Tổng Thống Nasser của Egypt, là kéo Quân Đội Mỹ vào Việt Nam tối đa để làm “chính sách bảo hiểm” cho Trung Quốc chống lại việc Mỹ có thể tấn công Trung quốc bằng nguyên tử, vì chúng tôi sẽ có vô số thịt tươi của chúng ở gần móng vuốt của chúng tôi. Chúng càng gởi nhiều lính tới Việt Nam thì chúng tôi càng vui vì cảm thấy chúng nằm trong sức mạnh của chúng tôi; chúng tôi có thể lấy máu chúng… Chúng sẽ ở gần Trung Quốc… trong tay chúng tôi. Chúng… sẽ là những con tin của chúng tôi.”
Đọc tới đây, không hiểu anh chị nào hằng tôn vinh Hồ Chí Minh như một cha già dân tộc, cảm thấy thế nào khi biết sự thật “cha già” của mình vâng lời Mao đem đất nước Việt Nam làm bãi chiến trường, đem bao nhiêu triệu xương máu con dân Việt Nam làm lá chắn bảo vệ biên giới và các căn cứ nguyên tử của Trung Cộng?
Sau khi quyển sách nầy được xuất bản, đã có một buổi điểm sách khá quan trọng do đài Á Châu Tự Do phỏng vấn nhà báo Bùi Tín, và được thực hiện trong 4 video trên Youtube.
Mặc dù ông Bùi Tín cho biết đã bỏ ra 20 ngày để đọc quyển sách nầy một cách say mê, nhưng khi được hỏi về ảnh hưởng của MAO đối với Việt Nam, Bùi Tín không bình luận một sự thật nào đã được nêu lên trong bài viết hôm nay. Trong bộ DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ cũng không trích dẫn tài liệu nầy. Vì vậy, thật tình tôi không biết ông Bùi Tín đã vô tình bỏ sót, hay cố ý.
Kính mời quí vị theo các link sau đây để nghe và thẩm định:
DVD Sự Thật Về Hồ-Chí-Minh:
Tôi xin mượn vài đoạn thơ của Nguyễn Chí Thiện để kết thúc:
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
 
… Ôi, Độc lập, Tự do!
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to!
NCT, 1968

Asean trong cơn sóng gió


BBC
-
Trong khi Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đang thăm Hà Nội, dư âm của hội nghị Asean mới rồi, khi lần đầu tiên trong lịch sử khối Asean không đưa ra được thông cáo chung, vẫn còn đọng lại.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vừa có bài nhìn vào vai trò của Thủ tướng Hun Sen để xem xét ảnh hưởng của lãnh đạo Campuchia tới đường hướng tương lai của khối.

Tháng 11 tới đây, Campuchia với tư cách đương kim chủ tịch Asean sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự tham gia của cả Chủ tịch Trung Quốc lẫn Tổng thống Hoa Kỳ.
Tờ báo có uy tín đặt tại Hong Kong nhận xét: “Sau thất bại lịch sử hồi tuần trước… giới ngoại giao khu vực đang đặt câu hỏi liệu Hun Sen có gây thêm bất đồng nữa hay không.”
Tuần trước, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong, nhân vật kỳ cựu trong nội các của ông Hun Sen, bị một số nước trong khu vực cáo buộc là ‘theo đuôi Trung Quốc’ và phá hỏng cơ hội đưa ra được lập trường chung của Asean về Biển Đông.
Điều này cũng dẫn tới quan ngại rằng quá trình đàm phán giữa Trung Quốc và Asean về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có thể sẽ gặp trục trặc.
Các nước Asean tuy vậy cũng đưa ra được một bản nguyên tắc gồm sáu điểm về Biển Đông, sau nhiều nỗ lực của Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nhưng không ngăn được ông Hor Namhong tiếp tục chỉ trích “hai nước Asean” mà ông không nói tên nhưng ai cũng biết là Việt Nam và Asean.
Chia rẽ trong nội bộ của khối lúc này càng tỏ ra sâu sắc.
SCMP cho rằng ủng hộ của ông Hun Sen là tối cần thiết để giảm bớt căng thẳng nội bộ Asean.

‘Bàn tay sắt cuối cùng ở Á châu’

Thủ tướng Hun Sen được một số người tặng cho danh hiệu ‘Bàn tay sắt cuối cùng ở Á châu’ do đã duy trì được quyền lực trong một thời gian dài. Có lúc hung hăng, nhiều khi mâu thuẫn và khó dự đoán, ông Hun Sen không phải một chính khách kinh điển nhưng cũng không ai có thể xem thường sự khôn khéo của ông.
Là một tay cờ vua lão luyện, ông Hun Sen còn được xem như người biết chơi các nước cờ độc giữa các nước lớn hơn, luôn giữ các láng giềng của mình trạng thái hơi mất cân bằng.
“Tôi ghét nhất và cũng chán nghe nhất là luận điệu rằng Campuchia ngả theo Trung Quốc và bị ảnh hưởng bằng cách nào đó. Thật là sai lầm.”
Thủ tướng Campuchia Hun Sen
SCMP nhận xét rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại-viện trợ và quân sự lớn nhất của Campuchia, nhưng Hun Sen cũng thành công trong cải thiện quan hệ với Washington, với kết quả là Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa hứa sẽ tăng viện trợ cam kết cho Phnom Penh.
“Tuy nhiên, quan hệ giữa Hun Sen với nhà bảo trợ cũ là Việt Nam thì u ám hơn nhiều.”
Từng là chỉ huy quân đội của Khmer Đỏ, lên đến chức phó trung đoàn trưởng, và bị mất một mắt trong trận đánh chiếm Phnom Penh tháng 4/1975, ông Hun Sen đã rời bỏ hàng ngũ Khmer Đỏ sang Việt Nam. Hà Nội đã huấn luyện và đặt ông vào chính quyền mà Việt Nam tham gia lập nên ở Campuchia.
Năm 27 tuổi, Hun Sen trở thành bộ trưởng ngoại giao trẻ nhất trên thế giới. Nay ông là thủ tướng giữ chức lâu năm nhất ở Đông Nam Á.
Tháng Tư vừa qua, Hun Sen bác bỏ cáo buộc rằng ông theo Trung Quốc.
Ông nói: “Tôi ghét nhất và cũng chán nghe nhất là luận điệu rằng Campuchia ngả theo Trung Quốc và bị ảnh hưởng bằng cách nào đó. Thật là sai lầm”.
Thế nhưng tuyên bố đó cũng không thể xóa tan nhận định của giới quan sát và nghiên cứu, rằng Trung Quốc đang tìm cách vận động Campuchia để phá khối đoàn kết Asean.
Các phát biểu và hành động của Campuchia và Trung Quốc chỉ làm nhận định đó sâu thêm.
Trung Quốc đã lên tiếng ca ngợi thành công của hội nghị Phnom Penh, nói rằng Bắc Kinh được sự ủng hộ của nhiều nước tham gia.
Hoàn cầu Thời báo thì mỉa mai Manila và Hà Nội đã ‘bẽ mặt’ khi không thành công trong nỗ lực đánh động dư luận về các hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc và gọi hai nước này là “gây sự”.
SCMP cho hay đã có nỗ lực trong các ngoại trưởng Asean nhằm đạt được thông điệp mạnh mẽ hơn về Biển Đông, trong khi Campuchia mà đại diện là Ngoại trưởng Hor Namhong kiên quyết bảo vệ quan điểm không cho vào thông cáo chung các chi tiết nói về tranh chấp vì “thiếu đồng thuận sẽ ảnh hưởng thông cáo chung”.
Bộ trưởng Ngoại giao TQ Dương Khiết Trì và Thủ tướng Hun Sen
Trung Quốc đã nỗ lực vận động Campuchia ủng hộ lập trường của mình
Theo báo Hong Kong, trước các cảnh báo của ông Hor Namhong không khí trong phòng họp “trở nên đầy xúc cảm”. Một nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario thậm chí còn dẫn lời mục sư Đức Martin Niemoller nói về sự nguy hiểm của việc không có hành động gì cả.
Khi nói về quá trình mà phát xít Đức (Nazi) thoạt tiên truy sát phe cộng sản mà không bị ngăn, sau chuyển sang nhắm vào giới hoạt động công đoàn và rồi đến người Do Thái, ông Niemoller bình luận: “Rồi chúng sẽ tìm đến tôi, và chẳng còn ai để mà can gián cho tôi nữa”.

Quan hệ nhạy cảm

Ông Hor Namhong kiên định thái độ của ông tới nỗi sau 18 lần sửa chữa văn bản và cho dù cả Việt Nam và Philippines đều đã có nhượng bộ, ông vẫn không đồng ý mà cầm giấy tờ đi ra khỏi phòng.
SCMP đặt ra câu hỏi về quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam với nhận định rằng mối quan hệ này, đặc biệt giữa hai quân đội, vẫn rất sâu sắc và bền chặt ngay cả khi Hun Sen tăng cường giao hảo với Trung Quốc.
Thất bại về bản thông cáo chung vừa rồi ở Phnom Penh có phải là chỉ dấu cho sự sụp đổ trong quan hệ Hà Nội – Phnom Penh hay không? Vì Thủ tướng Hun Sen chắc chắn phải biết rằng tranh chấp Biển Đông là một trong các chủ đề nóng nhất của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra, cho dù đôi khi có căng thẳng với người Khmer sở tại, cả triệu người Việt vẫn đang sinh sống hay làm ăn tại Campuchia.
Ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu chiến lược Á châu tại Singapore, được dẫn lời bình luận rằng Việt Nam chắc chắn đang ‘hộc máu’ vì giận Hun Sen, rằng ông thủ tướng đang đặt quan hệ với Trung Quốc lên trên quan hệ với Việt Nam một cách rõ rệt như vậy.
Vì dù gì thì gì, quan hệ Campuchia-Việt Nam vẫn là một trong số ít quan hệ nhạy cảm và mang tính chiến lược hàng đầu khu vực.

WWF chỉ trích Lào tiếp tục xây đập thủy điện Xayaburi


Đường dẫn đến khu xây đập Xayaburi ở Thượng Lào đang được khẩn trương xây dựng. (Ảnh Bangkok Post công bố 17/04/2011). Bangkok Post
Thanh Phương (RFI)
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên – WWF – vừa ra một báo cáo chỉ trích Lào vẫn tiếp tục tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi bất chấp quyết định vào tháng 12 năm ngoái của các nước vùng Mekong đình hoãn công trình, trong khi chờ nghiên cứu thêm về những tác động của dự án gây nhiều tranh cãi này.
Báo cáo của Tổ chức WWF, công bố hôm nay, 24/07/2012, cho biết, vào tuần trước, một phái đoàn quốc tế gồm các đại sứ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ, trong đó có WWF, đã họp với chính phủ Lào để nghe trình bày về dự án Xayaburi và đã được cho đi thị sát khu vực xây đập. Cuộc họp diễn ra sau khi ngày càng có nhiều quan ngại và phản đối về việc giải tỏa đất đai và xây dựng vẫn tiếp diễn tại khu vực này.
Theo lời tiến sĩ Jian-hua Meng, chuyên gia về thủy điện bền vững của WWF, quyết định của Lào tổ chức tham quan khu vực xây đập là điều tích cực, nhưng rõ ràng là công trình xây dựng Xayaburi vẫn tiến triển. Bằng chứng là thứ trưởng Bộ Năng lượng và Hầm mỏ của Lào, Viraphonh Viravong, cho biết, họ sẽ xây trước cuối năm nay một con đập nhằm chuyển dòng chảy của sông khỏi khu vực đập Xayaburi. Đây sẽ là hành động can thiệp trực tiếp đầu tiên vào con sông Mêkông, đánh dấu một bước rất dài trong tiến trình xây dựng đập.
Ông Jian-hua Meng cho rằng, bây giờ là thời điểm mà các chính phủ trong khu vực cần phải bày tỏ ngay một lập trường mạnh mẽ, nói rõ những mối quan ngại của họ với Lào.
Chuyến tham quan khu vực xây đập Xayaburi diễn ra sau khi có những thông tin khác nhau về hiện trạng của công trình này. Trong cuộc họp gần đây do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ trì, Ngoại trưởng Lào đã xác nhận là dự án đã được đình hoãn, trong khi đó, chủ tịch của công ty Thái Lan Ch Kamchang, nhà thầu xây đập Xayaburi, lại tuyên bố là có thể sẽ có một số chậm trễ so với tiến độ dự kiến ban đầu, nhưng công trình sẽ được hoàn tất theo đúng mục tiêu là vào năm 2020.
Trong chuyến thị sát khu vực xây đập Xayaburi vào tuần trước, phái đoàn quốc tế đã nghe trình bày của công ty Phần Lan Poyry, tư vấn cho Lào về kỹ thuật xây đập. Theo công ty này, các nghiên cứu bổ sung đã được tiến hành cho đến cuối năm nay và khẳng định rằng dự án này sẽ không có những tác động tiêu cực không thể chấp nhận được.
Nhưng công ty Poyry đã từng bị chỉ trích mạnh mẽ vào năm ngoái khi cố vấn cho Lào tiếp tục xây đập Xayaburi, mặc dù chính họ cũng thấy rằng cần phải có thêm các dữ liệu về sinh học, môi trường và phương tiện sinh sống, cũng như cần nghiên cứu thêm về các ngõ cho các loài cá di trú bơi xuyên qua đập.
Phái đoàn nói trên cũng đã nghe trình bày của công ty Pháp Compagnie Nationale du Rhône ( CNR ), công ty mà Lào thuê để đưa ra những phân tích bổ sung về công trình đập Xayaburi. Công ty CNR đã từng ra một báo cáo về những cách thức có thể giúp cho trầm tích xuyên qua đập. Tuy nhiên, báo cáo nói trên phần lớn lại dựa trên lý thuyết chưa bao giờ được sử dụng thành công tại vùng Mêkông và chính công ty CNR cũng cho rằng cần phải thu thập thêm dữ liệu để xác nhận tính khả thi của việc này.
Theo giải thích của tiến sĩ Jian-hua Meng, chất trầm tích đóng vai trò trọng yếu trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và sự toàn vẹn của sông Mêkông và phải làm cho cho khối lượng lớn trầm tích được chuyển xuyên qua đập. Đây là một thách đố to lớn đối với công trình Xayayburi.
Tiến sĩ Meng cho rằng bốn nước Mêkông phải cùng đi đến một quyết định nên hay không nên xây đập Xayaburi, dựa trên những luận cứ khoa học vững chắc, chứ không phả dựa trên những đồn đoán lạc quan. WWF nhắc lại lời kêu gọi của họ là nên hoãn trong 10 năm công trình Xayaburi. Tổ chức này cũng khuyên các quốc gia đang dự trù xây các đập thủy điện nên ưu tiên xây các đập này trên các sông nhánh của Mêkông, được cho là ít có những tác động và nguy cơ hơn là xây trên dòng chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét