Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Minh bạch “kiểu EVN”

SGTT.Vn - Buổi toạ đàm cơ chế điều chỉnh giá điện (theo quyết định 854 của Thủ tướng Chính phủ) được tổ chức chiều 20.7 tại tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là lần đầu tiên EVN chủ động gặp gỡ báo chí để trần tình về việc tăng giá điện thêm 5% từ ngày 1.7. Ngay trước phần hỏi đáp, dường như “đo” được sức nóng của dư luận thời gian qua đối với căn cứ tăng giá điện, nên ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc EVN đã chủ động lên tiếng trước: “Không phải EVN không muốn minh bạch (các yếu tố tăng giá điện) mà do người dân khó hiểu được bởi thị trường điện rất phức tạp”.

Lãnh đạo EVN cho rằng: “Không phải EVN không muốn minh bạch (các yếu tố tăng giá điện) mà do người dân khó hiểu được bởi thị trường điện rất phức tạp. Ảnh: L.HT

Lo vậy thì chắc ông Tri không nhớ, rằng trong rất nhiều cuộc họp báo của bộ Công thương, có mặt lãnh đạo EVN, không ít lần các kiến nghị đã được báo chí chuyển tải: liệu rằng các chuyên gia, các tổ chức phản biện độc lập có thể tham gia vào quá trình tính toán các yếu tố để tăng giá điện? Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng từng kiến nghị, để liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được tham gia giám sát, phản biện nhằm công khai việc tăng giá điện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Chắc cũng vì lo “dân không hiểu” nên trong tài liệu phát cho báo chí tại buổi toạ đàm, nội dung về các căn cứ điều chỉnh giá điện (các thông số đầu vào cơ bản được sử dụng cho tính giá điện) chỉ được EVN thông báo một cách khá đơn giản và hời hợt: đó chỉ là thông báo về giá thị trường của các mặt hàng như giá than cám (4b) là 750.000 đồng/tấn, giá khí cho nhà máy điện Cà Mau, giá dầu, tỷ giá đồng Việt Nam/USD… Trong khi đó, một thông số đặc biệt quan trọng theo quyết định 24 của Thủ tướng (về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường) là cơ cấu và sản lượng điện phát lại không hề được EVN nhắc đến. Cũng vì cơ cấu và sản lượng điện phát chưa được minh bạch nên trong các bức xúc về tăng giá điện vừa qua, chính các chuyên gia của ngành điện là những người đầu tiên lên tiếng rằng “EVN tăng giá sai luật” bởi theo họ, nguồn điện giá rẻ những tháng đầu năm rất dồi dào do năm nay nước về các hồ chứa thuỷ điện nhiều, nên đáng lẽ giá điện phải giảm thay vì tăng giá.
Cũng vì, “thông báo căn cứ tăng giá điện của EVN vừa qua chưa làm rõ ba thông số đầu vào đã tăng lên bao nhiêu phần trăm” nên các phóng viên tiếp tục truy: “cơ cấu sản lượng điện phát có thay đổi gì?” Tuy nhiên, câu hỏi này đã bị lãnh đạo của EVN “lờ đi”. Ông Đinh Quang Tri lại chỉ nói rằng, nếu chỉ nhìn vào các yếu tố như trời mát, thuỷ điện dồi dào để nói phải giảm giá là cái nhìn đơn lẻ, “và nếu chỉ nhìn đơn lẻ thì không xử lý được vấn đề giá điện”.
Không chỉ các phóng viên không được thoả mãn trước những trả lời của đại diện EVN, mà ngay hôm sau, ông Trần Viết Ngãi (chủ tịch hiệp hội Năng lượng Việt Nam) cũng bức xúc đề nghị trên báo chí là “cần điều tra chuyện tăng giá điện”. Ông nói: Cần phải điều tra làm rõ vấn đề này xem đúng có chuyện những yếu tố đầu vào tác động đến giá điện như EVN nói là than tăng giá, tỷ giá tác động không”, bởi thông tin từ một nhà máy nhiệt điện có công suất lên đến 1.000MW cho hiệp hội Năng lượng biết trong sáng 20.7 là giá than 640.000 đồng/tấn, tỷ giá USD bình ổn suốt cả năm ngoái và năm nay, nên “không có chuyện điện tăng giá do giá than bán cho điện tăng” cũng như “vin vào tỷ giá thay đổi là không hợp lý”.
Ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc EVN: “Không phải EVN không muốn minh bạch (các yếu tố tăng giá điện) mà do người dân khó hiểu được bởi thị trường điện rất phức tạp”.
Người trong cuộc nên khó nói
Câu chuyện lo ngại về sự thiếu minh bạch trong thị trường phát điện cạnh tranh cũng tương tự, dẫu đã có những trấn an từ lãnh đạo bộ Công thương, rằng các công ty phát điện tuy thuộc EVN nhưng có độc lập tương đối, và rằng cục Điều tiết điện lực sẽ hạn chế tối đa sự bất bình đẳng.
Tại một cuộc hội thảo cuối tuần trước, EVN chính thức lên tiếng: thử hỏi EVN thao túng cái gì khi mà các công ty này hạch toán độc lập? Họ chào giá bao nhiêu chúng tôi cũng không can thiệp được. Lãnh đạo EVN cho hay, việc thành lập các tổng công ty này đã được nghiên cứu từ 4 – 5 năm trước, và chính EVN rất muốn và đã từng có văn bản đề nghị Thủ tướng tách các công ty này khỏi EVN từ ngày 1.1.2011. Có điều, việc ông Tri thừa nhận khiến dư luận không khỏi băn khoăn, vì dù đề nghị tách nhưng cũng chính EVN “doạ” rằng: “Nếu tách ra ngay sẽ không hoạt động được vì nợ/vốn chủ sở hữu của các công ty này quá cao, từ 5 – 6 lần, trong khi chỉ gấp quá ba lần các ngân hàng đã từ chối cho vay”.
Vậy thử hỏi, liệu rằng Chính phủ có thể buộc phải tách các tổng công ty phát điện độc lập ra khỏi EVN để rồi nhìn những “đứa cháu” của mình chết yểu, như lời cảnh báo của “người cha”? Và kết quả, theo lời ông Tri: “Các bộ không cho tách”, “Thủ tướng chưa quyết”, “Chính phủ yêu cầu trong giai đoạn đầu EVN phải đi vay về cho (các tổng công ty này) vay lại để bảo đảm các dự án đầu tư không bị gián đoạn”.
Theo đó, Chính phủ giao trong khoảng ba năm đầu các tổng công ty này thành lập, EVN phải nuôi cho nó trưởng thành, để dự kiến đến năm 2015 – 2016, khi những “đứa cháu” này đủ sức khoẻ, phát triển tốt, đủ điều kiện cổ phần hoá thì sẽ tiến hành cổ phần hoá, tách ra khỏi EVN. Tuy vậy, ông Tri than phiền: “Đó là trách nhiệm được giao chứ EVN không mong muốn, không sung sướng gì”, chỉ tại EVN là “người trong cuộc nên nhiều khi không nói ra được”.
CHÍ HIẾU
 @ sgtt-Minh bạch “kiểu EVN”

-- Đề xuất về quyền của nguyên thủ, chính phủ (TN).
- Cởi truồng tắm cho sạch (Trương Duy Nhất). “Công khai ở đây là với người dân, cho mọi người dân biết, chứ không phải chỉ trong nhóm Ủy viên BCT hoặc trong Ủy ban trung ương. Nếu coi đợt kiểm điểm như cuộc tắm rửa đảng, thì việc công khai như tôi nói là cách cởi truồng để tắm cho sạch”. - “Đóng kín” và Hoạt đầu cải lương (Đào Tuấn).- CHỦ ĐÍCH CỦA THAM NHŨNG   –   (Bùi Văn Bồng). - QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ CÁI TÂM (Tâm Sáng).  - Tập đoàn kinh tế Nhà nước – Phần chìm: vốn lớn, nợ và sai phạm Phần 2 (CAND). “Vụ án tại Vinashin và Vinalines là những dẫn chứng cụ thể về sai phạm tại Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Trong khi đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư “ngoài lề” dẫn tới thiếu trọng tâm, trọng điểm, thua lỗ, nợ nần chồng chất cùng việc quản trị theo lối cũ đang đặt ra gánh nặng… “.   phần 1 bữa qua: Tập đoàn kinh tế Nhà nước – những lát cắt thời sự.

- Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty: Không nương nhẹ, chần chừ (NLĐ).   – Tập đoàn nhà nước ‘vẫn là nòng cốt’   –   (BBC). - Công khai nợ xấu NHTM và tập đoàn nhà nước (TP).
- Nói và làm: CPI âm, giảm phát không còn là tín hiệu (VNN).
- Ngân hàng trầy trật đòi nợ nhau (VNE).  – Chặt chẽ huy động, nửa vời cho vay! (Bút Lông).
- Cam kết lãi suất 15%/năm là… thừa (TP).
- Doanh nghiệp bất động sản báo lãi “tượng trưng”, tồn kho hàng nghìn tỷ (VnEco).
- Nhà ở xã hội: Hứa mười, làm được… một (VEF). - Nhà ở dưới 4 triệu đồng/m2 có khả thi ? (TN).
- Làm rõ nguyên nhân lỗ của doanh nghiệp xăng dầu (NLĐ).
- Khốn đốn trong vòng quay giá cả (TQ).
- “Giải cứu” nông dân trồng dừa (SGGP).
- Nhà thu nhập thấp khoảng 200 triệu là khả thi (NĐT).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét