Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Tin thứ Bảy, 16-06-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ ĐỐI TÁC TÁC CHIẾN CHIẾN LƯỢC, TIỀM ẨN CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ?  —  (Phạm Viết Đào).
- Cây phong ba Trường Sa  —  (Bùi Văn Bồng). - Thưởng người phát hiện văn bản về Hoàng Sa (DV). - Máy bay chiến đấu Su-27 ra Trường Sa (Bee). Các phi công đã thực hiện chuyến bay ra Trường Sa = > 
Tranh chấp biển Đông làm ảnh hưởng kinh tế biển (TT).
- Các vũ khí chết người có phải là cái giá phải trả cho Vịnh Cam Ranh - (Defense Update/ x-cafe).  – Mục tiêu Trung Quốc trong Chiến lược “Thế trận Không-Biển” của Lầu Năm Góc (Stratfor/NCBĐ).  – Các lãnh đạo quân sự Mỹ kêu gọi Thượng viện phê chuẩn UNCLOS (RFI).
- Khi nào và Tại sao Trung Quốc sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ (NCBĐ). - TQ bắt tàu định tới quần đảo tranh chấp với Nhật (TTXVN). - Trung Quốc sẽ chờ Mỹ suy yếu (ĐV).
- Tại sao tranh chấp chủ quyền Trung-Phi không thể giải quyết? (Kyodo News/NCBĐ).  - Philippines sẽ đưa tranh chấp Scarborough ra tòa (TN). - Philippines vẫn đưa vụ tranh chấp Scarborough ra trước tòa án quốc tế (ĐV). - Cuộc chiến bản đồ Philippines – Trung Quốc (VNN).
- Lạ! Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Đại sứ Trung Quốc (QĐND).
Vụ người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh: Yêu cầu xử lý sai phạm tập thể và cá nhân liên quan (TN). -  Địa phương phải quản thương lái nước ngoài (VNN). - Ụ nổi 11,5 triệu USD bỏ quên ở Cam Ranh (TT).
- Nông dân Văn Giang lại bị đánh đổ máu (RFA).  – Video và hình ảnh: xã hội đen của Ecopark – Việt Hưng giao chiến với nông dân Văn Giang 15/6/2012   –   Tin Nóng Văn Giang: Bà Phan Thị Tỉnh bị Ecopark thuê xã hội đen đánh 15/6/2012   –   Tin Nóng Văn Giang: Bà Phan Thị Sáng bị đánh gãy xương 15/6/2012 (TTXVA).
< - Nông dân Dương Nội phản đối kết luận của thanh tra chính phủ (RFA). - P/v đặc biệt: Nông dân thôn La cả không được vào UBND quận Hà Đông vì mặc áo cờ Tổ quốc 14/6/2012
(TTXVA). “… đông đảo bà con trong thôn cùng đứng đơn kiện đã bị UBND quận Hà Đông đón cửa không cho vào vì lý do những nông dân này mặc áo mà đỏ Cờ Tổ Quốc có ngôi sao vàng to giữa ngực và dòng chữ Tôi Yêu Việt Nam. Phía sau lưng có dòng chữ ghi sai phạm của UBND huyện Dương Nội”.
- VỤ “NỖI LÒNG NGƯỜI TỐ CÁO TIÊU CỰC”: Thanh tra toàn diện việc cấp đất (NLĐ).
Về Lê Thăng Long và “Con đường Việt Nam”, TS Hà Sĩ Phu có bài: Ngây thơ và cạm bẫy (Pro&Contra).  “Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi”. Tội nghiệp cho Lê Thăng Long, chính một mình ông đang sập bẫy, một cái bẫy sẽ lơ lửng mắc trên đầu đến hết đời.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt vừa gửi tới bức thư:
Kính gửi ABS!
Gần đây trên mạng internet có lan truyền một lời kêu gọi về “Phong trào Con đường Việt Nam”, trong đó có đính kèm một danh sách mời tham gia có tên tôi. Vì gần như không có phương tiện thông tin nào để tôi bày tỏ thái độ về câu chuyện này nên kính nhờ anh thông báo giúp trên trang anhbasam như sau:
Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế, xã hội, đời sống đất nước còn có quá nhiều vấn đề mà chỉ có thể lấy đoàn kết làm phương tiện để bàn thảo và tìm ra giải pháp. Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm. Vì thế tôi từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này.
Vì anh đã bày tỏ quan điểm về chuyện này cho nên tôi nhờ anh thông báo giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
 Nguyễn Trần Bạt
Xin nói thêm. Trong những bức thư mang tên Lê Thăng Long gửi búa xua trên mạng, có một bức được gửi tới 20 người để mời tham gia nhóm sáng lập. Thư gửi ngày 8/6, trong đó nói là ngày 12/6 “Phong trào” sẽ chính thức được phát động. 
Một sự vội vã khó hiểu và khó tưởng tượng nổi, mà trong thư đã thừa nhận là “thời gian quá cấp bách” nhưng không nói rõ lý do vì sao. Tới độ mời họp chợ quê cũng không dễ dãi đến vậy. Xin lỗi phải dùng lối so sánh đó để nói với những ai là tác giả bức thư cùng hơn chục tài liệu đính kèm và hàng loạt thư chiêu dụ khác, vì quả tình khó có thứ gì giống hơn. Trong khi, chắc ai cũng hiểu, đây là một tổ chức mà đảng CSVN sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra sao, nếu như không phải do họ “đẻ” ra. 
Độc giả Ha Le phản hồi lúc 3h45′: “Vụ côn đồ hành hung bà con Văn Giang: theo tôi, đây là cái bẫy đang giăng ra, các bác ạ. Hãy kết hợp với chuyện ông Lê Thăng Long được “ân xá” một cách vội vã khác thường, không trùng dịp lễ nào cả, để rồi xuất hiện cuộc vận động phong trào “Con đường VN”, rùm beng và hấp tấp một cách càng bất thường hơn …
Bổ sung, KTS Trần Thanh Vân phản hồi : “Cách đây mấy ngày tôi cũng nhận được một thư Email của một người tên là Lê Thăng Long như bác Hà Sĩ Phu và bác Nguyễn Trần Bạt vừa nhắc tới ở trên.
Tôi chẳng có hào hứng đọc hết những lời lẽ trong bức thư mời chào, hay rủ rê, hay lôi kéo, hay kích động đó, nên đã xoá đi ngay.
Một phụ nữ từng trải, đã hưởng nhiều vinh quang lẫn đòn thù như tôi thì bức thư đó vừa ấu trĩ, vừa nguy hiểm, chứng tỏ người viết thư rất kém hiểu biết vì anh ta không hiểu nổi việc làm của anh ta ngờ nghệch đến mức nào?”
Độc giả binhloanvien: “Trong thời gian tới không loại trừ sẽ có nhiều người bị AN làm khó dễ chỉ vì có tên trong danh sách mời của ông LTL. Vụ này đối với AN có hai ý nghĩa: lấy cớ để àn áp trí thức yêu nước khi cần, một phép thử với sự hình thành và lớn mạnh của xã hội dân sự Việt Nam. AN cho rằng đối lập ở VN cần những lãnh tụ chăng? Nếu như vậy thì chẳng khác nào lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, lấy suy nghĩ của những kẻ độc tài để hình dung về một xã hội dân chủ. Các lãnh tụ dân chủ sẽ có, nhưng chắc chắn vai trò của họ sẽ khác nhiều so với lãnh tụ độc tài, họ không cần phải ra lệnh cho người khác mà nhiều khi chỉ cần một lời bình luận cũng có thể gây dựng cả một phong trào (các cuộc biểu tình hè 2011). Trong các phong trào dân chủ, ai cũng có thể trở thành lãnh đạo, lãnh tụ.”
-  Trà Vigia: Tôi ký tên (Inrasara). “Tôi không thích Điện hạt nhân và có lẽ nhiều người dân Việt Nam cũng nghĩ thế vì lợi bất cập hại. An ninh năng lượng là cần thiết nếu chúng ta đủ sức, còn dựa vào thế lực nước ngoài thì nguy cơ lệ thuộc hoặc bị thao túng là khôn lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tôi ký tên như một bông hoa nhỏ bên lề đường, ai lơ đãng thì cứ đi qua.”
Giám sát chặt chẽ các tập đoàn (NLĐ).  – Lê Trung Thành: Cơn khủng hoảng triền miên ở Vinalines và nhân vật Dương Chí Dũng (Bài 3) (boxitvn).  - ‘Báo chí đã tạo sức ép để nhanh chóng điều tra vụ án’ - điển hình là Vinashin (VNE).  - Còn Thủ tướng: ‘Vinalines cần rút kinh nghiệm’ (BBC). - Thủ tướng kết luận về đề án tái cơ cấu Vinalines (Chinhphu/PLTP). - “Sẽ làm rõ lý do bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn” (VNN).
- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ công khai trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước (TN).  - Thất thoát nào Chính phủ cũng có trách nhiệm (TT).  – Truy tìm trọng phạm có tên là “Trách nhiệm”  —  (Đào Tuấn). “Mở mồm ra là nhận trách nhiệm hay ‘đến chết vẫn nói không’ với trách nhiệm, thoạt nghe tưởng là ngược nhau. Nhưng thực ra, cũng chẳng mấy khác nhau, bởi dù nhận, dù không, đến giờ, cũng chẳng ai rõ ‘Trách nhiệm’ nó mồm ngang mũi dọc ra sao”.
Petro VN không công khai lý do quên nộp ngân sách gần 1 tỷ USD? (Infonet).  -  PVN luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách (PetroTimes).  -  Xin đừng… chặt tay?! “Chưa bao giờ các tập đoàn kinh tế chủ lực của quốc gia về sản xuất Điện, Than – Khoáng sản, Dầu khí, Vận tải… phải hứng chịu sự lên án của dư luận “ác” như độ này … bàn tay nào dính bùn thì phải tìm cách gột rửa, chứ không thể vì một bàn tay bẩn mà chặt cả bàn tay.” Nè! Chặt cả … đầu luôn chớ không  phải chỉ cái tay hay … ăn cắp, nha!  
- Kỳ họp thành công tốt đẹp  —  (Nguyễn Thông). - Những câu hỏi “hóc búa” dành cho các Bộ trưởng (VnMedia). - Hỏi trúng nhưng trả lời chưa sâu (TT).  - Các Bộ trưởng cần thực hiện đúng lời hứa tại buổi chất vấn (Infonet). Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo (đoàn Thừa Thiên Huế) = >
- Bá Tân: Đồng chí tù binh  —  (Nguyễn Thông). Loại đồng chí ấy ngoài miệng kêu gào vì dân vì nước, giục giã mọi người học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhưng lúc nào cũng ủ mưu tìm cách vơ vét tài sản nhà nước”.
- 6 giải pháp trọng tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí (NLĐ).  – Tăng sự lãnh đạo của Đảng về chống tham nhũng (VNN). - Thu hồi tài sản tham nhũng, Nhà nước “nắm đằng lưỡi”? (PLVN).  - Tự phê bình và làm gương (TVN).
- Chuyển ông Nông Quốc Tuấn khỏi Bắc Giang (BBC).  – Ông Nông Quốc Tuấn thôi chức Bí thư Bắc Giang (VNE).  – Ông Trần Sỹ Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang (TTXVN).  – Phải chăng đã có rạn nứt trong Đảng?  —  (Đông A).  - Tham khảo cái nầy chút: “Vua ông giết vua cháu” thảm thương nhất hoàng tộc Việt Nam (Bee).
- Nhà báo Hoàng Khương đối mặt án tù (BBC). “Nhà báo Hoàng Khương từ chỗ là tác giả của hai bài báo được báo Tuổi Trẻ đăng tải công khai và là cơ sở cho việc…khởi tố điều tra vụ án này, nay đã trở thành bị cạn trong vụ án do chính mình là người phát hiện, đăng báo”. – SỰ CẢN TRỞ NGỌT NGÀO  —  (Phan Văn Tú). “Sự việc vẫn đang trong vòng điều tra. Khi nào có kết luận chính thức, chúng tôi sẽ cung cấp ngay cho các nhà báo”.
Nóng trong ngày: Cán bộ cá độ 44 tỷ (VNN).  - Cục V28 – Bộ Công an nhận Huân chương Quân công (TN). - Bắt nghi can giả danh công an đi lừa đảo (TN). - Khởi tố 2 kẻ tấn công cảnh sát (TN). - Tranh luận sôi nổi việc ‘công bố người mua dâm’ (VNN). - Bắt tạm giam nguyên chi cục trưởng thi hành án quận (TT).
- CÁN BỘ BÁO CHÍ: TỰ PHONG “TƯỚNG”, ĐỂ “LÀM TIỀN”?(Mai Thanh Hải).  -  Vinh danh 124 tác phẩm báo chí phát thanh (VOV). Không biết đám loa phường có được tham dự cuộc thi?
- TƯỜNG LỬA (Võ Ngọc Thọ).  – Cách vượt tường lửa đơn giản và cực nhanh (Công dân).
Đề xuất buộc từ chức lãnh đạo không dùng phần mềm nguồn mở (ICT News).
Cán bộ chính sách “quên” làm thủ tục phong liệt sĩ (DV).
- ĐI THĂM CH CZECH Ở HÀ NỘI (Nguyễn Thị Hồng Ngát).
- Thái Hiền – Những vụ “siêu thí điểm” tốn kém nhất trong lịch sử hiện đại (Dân Luận).
- ODA: Cái giá của nạn ăn cắp vặt (TCPT).
- Trần Vinh Dự: Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 2) (VOA’s blog). Mời xem lại: Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 1).
<- Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ – thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ (VOA).
- Chế Lan Viên: Ai chịu trách nhiệm vậy? (*) (ĐCV).
- Tội nghiệp Hà Tĩnh quá nghèo, nhưng vẫn bỏ tiền xây dựng, Khánh thành Đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (ND). Không rõ hết bao nhiêu tỉ.
- Các đảng phái Nga ủng hộ chôn Lenin (BBC).
- Thủ tướng Cam Bốt yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trong vòng 6 tháng (RFI).
Đông Á và chiến lược “hai gọng kiềm” của Ấn Độ (TVN).
- Nghiên cứu mới tiết lộ cách thức kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc (WSJ/ Ba Sàm).
- Ép phá thai gây phẫn nộ ở Trung Quốc (BBC).  – Người Thiên Chúa giáo, trụ cột của xã hội công dân Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc: thêm một vụ tự thiêu trong khu vực Tây Tạng (RFI).  – Thêm 1 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc  (VOA).  – Dalai Lama phát biểu khi thăm Leeds (BBC).
Bà Suu Kyi bỏ dở họp báo ở Bern vì lý do sức khỏe (TTXVN). - Bà Suu Kyi tiếp tục chuyến công du châu Âu sau khi bị kiệt sức  (VOA). - LHQ: Bạo động về tôn giáo đe dọa đến tương lai Miến Điện (RFI). – Phật tử biểu tình bên ngoài sứ quán Miến Điện ở Thái Lan (VOA).  Các gia đình người sắc tộc Rakhine tạm trú tại một tu viện để tránh các vụ bạo động sắc tộc ở Sittwe, Miến Điện = >
Ngoại trưởng CPC: Triều Tiên muốn hội đàm 6 bên (TTXVN).
Ca khúc “Obama Boy” thành hit gây sốt trên YouTube (TTXVN). - Obama ăn thịt nướng cùng thợ cắt tóc (TP).


- Tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam:  Bài 6: Giương cao cờ nghĩa bảo vệ chủ quyền (ĐĐK).  - Hương ước giữ biển – Kỳ 2: Hồi sinh và trăn trở (ĐĐK).  -“Phép lạ” để Ba Làng An bám biển (LĐ).
- Phân tích: Trục châu Á của tổng thống Obama tiến triển, nhưng trở ngại đang chờ đợi: Analysis: Obama’s Asia “pivot” advances, but obstacles await (Reuters).
CÓ BA CHUYỆN LẠ: CHUYỆN THỨ NHẤT (Huỳnh Ngọc Chênh). “Một nhà nước chính danh mà “đánh trộm, đánh lén theo kiểu du kích chiến, núp trong ‘bóng đêm’ để xử trí thức..” xử công chức, công dân của mình như vậy thì còn gì là một nhà nước nữa, còn gì mặt mũi của vị đường đường phó thủ tướng. Đến đây xin hết chuyện lạ thứ nhất. Không nói thêm nữa, vì càng nói nhiều càng thấy tủi hổ cho đất nước nầy”.
Làm trọng tài thì phải công minh (Bút lông). “…trong một vài cuộc cưỡng chế gây xôn xao dư luận thời gian qua lại thấy lực lượng công an giữ vai trò chủ chốt với việc xây dựng phương án tác chiến, đưa ngay lực lượng vũ trang cùng chó nghiệp vụ, vũ khí… vào cuộc cưỡng chế ngay từ đầu. Có cuộc còn thấy lực lượng mặc áo công an còn chủ động tấn công, khống chế đối tượng (nghi ngờ là) chống đối cốt để giành lại mặt bằng cho chủ đầu tư”.

KINH TẾ
Giai đoạn kinh tế khó khăn nhất đã qua?  (Tầm nhìn). Chỉ dám đặt dấu hỏi nghi vấn khẳng định ngon lành của PTT thôi, chớ cãi là thổi còi liền.  - Việt Nam cố gắng khởi động lại tăng trưởng kinh tế (WSJ/ TCPT).  - Quyết tâm tăng trưởng GDP 2012 đạt khoảng 6% (TN).
- Chuyện dài tái cơ cấu – Blog của vài tác giả ngày thứ sáu 15/6/2012 (Alan Phan).
-  Cứu bất động sản: Bơm tiền cũng phải khéo! (DĐDN).
Doanh nghiệp “chê” gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng (TQ).
NHNN chấp thuận sáp nhập HBB và SHB (Cafef). - Lãi suất cho vay sẽ còn giảm tiếp.  - Lãi suất hạ: DN “làm sạch” hồ sơ vay vốn mới (VEF). - Cánh cửa lợi ích(TN). - Đua tăng lãi suất dài hạn, ngân hàng có gây loạn? (VTC). - Ngân hàng trần tình chuyện đẩy lãi suất dài hạn lên cao (VNE). - Bỏ trần lãi suất ? (TN). - Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh (TBKTSG). - Thị trường sẽ xáo trộn vì lãi suất ‘khủng’ của Western Bank? (ĐV). - Vốn quay dần về sản xuất (ĐV).
Mất cơ hội vay vốn rẻ (TT). - Ngân hàng trần tình về cuộc đua lãi suất dài hạn (VNE). - Ngáng chân đà giảm lãi suất (TT).
14 nghị sĩ Mỹ phản đối chương trình kiểm tra cá da trơn Việt Nam(DV).
Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phát triển nghề cá bền vững (Infonet).
-  Cần triển khai nhanh Quỹ bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp­­­­ (TN).
<- Không phải chỉ riêng chuyện Cứu nguy nông nghiệp phải “xóa cờ xếp lại”  (RFA) mà là … tất tật mọi thứ ở cái xã hội này thời nay. Mời ngó thêm đây chút, một thí nghiệm nhỏ trong phòng thí nghiệm khổng lồ: –  Hà Giang tạm dừng chương trình trồng cây caosu (TTXVN). – Vậy mà vẫn có Công nhận 50 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2012 (VOV).  -  Ông trưởng bản tuyệt vời  (NNVN).
Trồng chuối trở thành tỉ phú (TN).
- Tiểu thương đua nhau nghỉ bán (NLĐ).
-  Bầu Đức đi thi ‘bản lĩnh doanh nhân’ thế giới (LĐ).
Trung Quốc sẽ là số 1? (Business Insider/DvT).
Mỹ thu hồi các loại sò của Nam Triều Tiên vì nghi nhiễm phân người  (VOA).
- Moody’s đánh tụt hạng tín dụng của 5 ngân hàng Hà Lan  (VOA). - Thủ tướng Nga đề xuất phát hành đồng tiền chung Liên minh Á-Âu (Gafin). - Giải quyết khủng hoảng châu Âu: Bài học từ Mỹ Latin (FT/VEF).
- Anh Quốc: kế hoạch kích thích kinh tế có thể lên tới 124 tỷ euro (RFI).
Giới đầu tư Phố Wall đang nuôi hy vọng quật khởi (VnEco).
- World Bank: Những nước đang phát triển cần chuẩn bị đối mặt với bất ổn dài hạn (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Việt Nam muốn được UNESCO hỗ trợ thêm(VOA).  -  UNESCO Việt Nam đề xuất nhiều di sản văn hóa (NLĐ). - Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Thành nhà Hồ (TN). - Thành nhà Hồ niềm tự hào đất Việt.
Vibrant Vietnam: From tragic wars to ancient wonder in undiscovered South East Asia (DailyMail).
-  Chợ hoa Quảng Bá đẹp lạ trên báo nước ngoài (DV).
- Đào Tiến Thi: Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh văn hào Nguyễn Văn Vĩnh  —  (Nguyễn Tường Thụy).
- Mảnh đất có tên Điện Biên Phủ  —  (Nguyễn Vĩnh).
- “Cuộc chiến” tranh sóng truyền hình: Quyền lực thuộc khán giả (NLĐ).
- KỶ NIỆM NGÀY ĐẦU LÀM BÁO ÂM NHẠC  —  (Nguyễn Trọng Tạo).
- BÌNH NGUYÊN TRANG: Nhà thơ Bằng Việt: Tin vào hạnh phúc (Lê Thiếu Nhơn).
- NHÂN VIỆC NHÀ THƠ MAI VĂN PHẤN HỐT NHIÊN THÀNH PHẬT và Nguyễn Quang Thiều email chửi Trần Mạnh Hảo*  —  (Bà đầm xòe). Hữu Ước và Trần Mạnh Hảo = >
Thơ níu giữ lòng mình (TT).
- Trần Ninh Hồ: BẤT NGỜ VÀ KHÔNG BẤT NGỜ  —  (Nguyễn Trọng Tạo).
- TẢN MẠN “THÁNG SÁU TRỜI MƯA”  –   (Lê Đức Thịnh).
- Hương vị quê nhà (Bùi Văn Phú).
- HÀ TÂY QUÊ LỤA – Sáng tác NHẬT LAI – Trình bày NSND QUỐC HƯƠNG (Trần Kỳ Trung).
Loa tranh AA: Sức mạnh của sự khác biệt (TN).
Thi vẽ tranh “Thiếu nhi TP.HCM với Bác Tôn” (TT).
Đêm thi “Biểu cảm khuôn mặt” – thử thách gay cấn của Đồ Rê Mí (DT).
- Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustav Klimt  —  (Nguyễn Đình Đăng).
- Hoàng Nhất Phương – Snow White And The Huntsman – Nàng Bạch Tuyết Và Người Thợ Săn  (Dân Luận).
- Beach Boys tái hợp: Điệu ru mùa hè bất tận (RFI).
- Olympics: 6 tuần trước giờ khai mạc (BBC).
- Sổ tay EURO 2012: ẤN TƯỢNG KHARKIV (NCTG).  – Pháp: chơi thoải mái tự tin mới hy vọng thắng Ukraina (RFI).  – Chân dài Ba Lan (ĐCV).  – Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 61) (Trần Nhương).


MIỀN CỤP LẠC (KỲ 4) (Nhật Tuấn).
Lam & Linh (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sai phạm tại hội đồng thi trường THPT DL Đồi Ngô: Bàn giao clip tiêu cực (ANTĐ).  – Nhức nhối một trọng bệnh (NLĐ).  - Giám thị trong clip thi toán: “Coi như mình gặp hạn” (Bee).  -  Giáo viên trường Đồi Ngô thừa nhận ném bài cho thí sinh (LĐ). - Thêm 6 clip giám thị ‘thi hộ’ thí sinh (ĐV).
Nhập nhằng liên kết đào tạo: 5 năm đào tạo không phép (TN).
- Chánh thanh tra trực đường dây nóng tuyển sinh đại học(VnMedia).  - Nhà chùa tiếp sức mùa thi (Bee).
-  Trường nghề bị “quên” đầu tư cơ sở vật chất (PLTP).

<- Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” năm 2012 có gì mới? (QĐND).  - Giới trẻ luyện vượt vũ môn nơi ‘lớp’ ảo (TP).
“Thích” đi học(Tầm nhìn).  - Dịch vụ đi học thuê. Chào thua VNExpress, xếp bài này vô mục … “Kinh doanh”.
Những thiếu nữ xinh đẹp và học cực “đỉnh” (Bee).
- Ăn cắp học thuật và sự khả kính của học giả (SVVN).
- Thiên thạch khổng lồ sẽ bay qua Trái đất vào ngày 16/6 (VNE/VOV).
- Trung Quốc chuẩn bị cho phi vụ cập trạm không gian lần đầu tiên (VOA). - Người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc bay vào vũ trụ (TTXVN). - Trung Quốc phóng tàu Thần Châu-9 vào chiều 16/6.


- Tiêu cực trong thi cử: Đừng để “hố đen” xuất hiện (TT).  - TRƠN TRU QUÁ (Văn Công Hùng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Vung tiền giành giật bác sĩ (TP).  - Bệnh viện đa khoa tư nhân lớn nhất tại Tây Nguyên (TTXVN).
Ùn ùn vào rừng vái ngôi mộ “chữa bách bệnh” (Infonet).
Lên cao nguyên lấy chồng ngoại (TN).
TP.HCM giảm hơn 25% số vụ tai nạn giao thông (TN).
Hiệp sĩ truy bắt băng chém thuê (TN).
- Hà Nội mùa này… (Tin khó tin).
Một trưởng phòng Sở Công Thương Cần Thơ tự tử (PLTP).
Kiểm tra công ty sản xuất xúc xích có dòi (TN).
- Rừng đặc dụng VN đang bị suy thoái nghiêm trọng (TTXVN).  - Lâm tặc chở gỗ xuyên rừng(PLTP).  -  Hội nghị chống buôn lậu vận chuyển lâm sản trái phép (Tầm nhìn). - Phải trồng rừng, bảo đảm dòng chảy tối thiểu (SGGP).
-  Người Việt ở Thái Lan luôn giữ giá trị truyền thống (NLĐ). “…hiện có khoảng 100.000 người, đứng thứ 5 sau số người Việt ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada.”
Tịch thu bốn ôtô hạng sang nhập lậu (SGTT).
11 phụ nữ Việt Nam bị lừa tiền tại Macau (TN). - Giải cứu cô dâu bị chồng Trung Quốc đòi tiền “chuộc” (TN).
- NGƯỜI VIỆT KINH DOANH CẦN SA LẠI SA LƯỚI PHÁP LUẬT (NCTG).
Hoa Kỳ nới lỏng trục xuất di dân (VOA).
Oan nghiệt, ‘cưỡng chế phá thai’ ở Trung Quốc (ĐV).- Đình chỉ ba quan chức vụ ép phá thai bảy tháng tuổi (TP). Các poster về chính sách một con xuất hiện ở nhiều địa phương của Trung Quốc = >
- Trung Quốc: Sữa cho trẻ em có nhiễm thủy ngân  (RFI).  - Trung Quốc lại rúng động vì sữa bẩn (DV).
Xã hội hóa y tế : Góp phần gây quá tải bệnh viện (TP). QUỐC TẾ
- Syria: Chiến sự leo thang (RFA).  – Nga không thảo luận việc Tổng thống Assad từ chức (TTXVN).  – Pháp sẽ cung cấp phương tiện truyền tin cho quân nổi dậy Syria  (RFI).  – HRW: Các lực lượng Syria tấn công tình dục tù nhân  (VOA). - Syria: Pháp nói Nga có can dự đàm phán hậu Assad (VOA). - Nga không thảo luận việc Tổng thống Assad từ chức (TTXVN). - Nga “bàn về thời hậu al-Assad” (TN). - Nga bác cáo buộc cung cấp trực thăng cho Syria (TN). - Vì sao Mỹ lên án Nga gửi trực thăng cho Syria? (ĐV).
‘Điềm báo’ chiến tranh Mỹ-Iran? (ĐV).
Mỹ: Tàu đánh chặn tên lửa đạn đạo tới vùng Vịnh (TTXVN). - Mỹ chuyển khí tài cho Trung Á (TN).
Giáo sĩ Hồi giáo Mỹ kêu gọi tấn công khủng bố (NLĐ).
- Bầu cử Tổng thống Ai Cập bắt đầu vào thứ bảy như lịch trình đã định (VOA). – Quân đội Ai Cập bị tố cáo củng cố quyền lực trước cuộc bầu cử tổng thống (RFI). – Tư pháp Ai Cập tuyên bố Quốc hội bất hợp pháp  (RFI).  - Ai Cập: Hội đồng quân sự ra lệnh giải tán quốc hội (TTXVN).
Nga “nóng mắt” vì Mỹ hậu thuẫn Gruzia (VnMedia).
Nga, Mỹ ký thỏa thuận khai thác dầu ở Tây Siberia (TTXVN). - Nga sẵn sàng đáp trả lá chắn tên lửa của Mỹ (SGGP).
NATO, Úc đẩy mạnh hợp tác an ninh (TN).
Bầu cử tại Hy Lạp: Thời khắc quyết định tương lai (TTXVN). - Hi Lạp bầu cử lại, châu Âu lo sợ (TT). - Hoảng loạn trước thềm bầu cử Hy Lạp (ĐV).
Cựu Tổng thống Sarkozy bị tố cáo quấy rối tình dục (TTXVN).
<- Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ là ứng cử viên tổng thống (TTXVN).
Bangladesh phải cho người sắc tộc Rohinga tạm trú (VOA).
- Kyrgyzstan phát triển quan hệ hợp tác với Trung Quốc (TTXVN).
Mỹ ‘ngáng chân’ Trung Quốc tại châu Phi (ĐV).
Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở thủ đô Togo (TTXVN).
110 năm tù cho tỷ phú Mỹ (TP). - Tỉ phú Mỹ lãnh 110 năm tù (TN).
- Argentina đưa tranh chấp quần đảo Falklands ra LHQ (TT). - Khẩu chiến giữ chủ quyền (TN).
- Nhật Bản: thành viên cuối cùng của giáo phái Aum bị bắt (RFI).  – Nhật Bản bắt kẻ bị truy nã trong vụ tấn công bằng chất độc ở Tokyo (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 15/06/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 15/06/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 15/06/2012;  + Trang địa phương – 16/06/2012;  + Tài chính kinh doanh tối – 15/06/2012.

TẠP CHÍ XƯA & NAY

Chế độ ruộng đất của người Mường ở Thanh Hóa

Số 405 (6 – 2012)
Đào Duy Anh
TRONG HỒI KÝ CỦA MÌNH, HỌC GIẢ ĐÀO DUY ANH ĐÃ VIẾT: “ĐỂ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI MƯỜNG TÔI ĐÃ CÙNG MẤY ANH EM HỌA SĨ TRONG CHI HỘI VĂN HÓA THANH HÓA TỔ CHỨC HAI CUỘC ĐI CÔNG TÁC Ở THƯỢNG DU, TRONG CÁC HUYỆN NGỌC LẶC, THƯỜNG XUÂN VÀ LANG CHÁNH ĐỂ  NHÂN ĐẤY KHẢO SÁT VỀ CHẾ ĐỘ LANG ĐẠO VÀ TIẾNG MƯỜNG, SONG TÔI  CHỈ CHÚ Ý VỀ NGƯỜI MƯỜNG PHÍA DƯỚI LÀ DI DUỆ CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT  XƯA CHỨ CHƯA NGHIÊN CỨU NGƯỜI MƯỜNG Ở CÁC VÙNG CAO CHÍNH LÀ NGƯỜI TÀY TỪ MIỀN TÂY-BẮC DI CƯ ĐẾN [...] TẤT CẢ CÁC TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC, CHÚNG TÔI ĐỀU ĐÃ XẾP ĐẶT THEO HỒ SƠ TRƯỚC KHI TÔI ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG RA CÔNG TÁC Ở VIỆT BẮC VÀO MÙA HÈ NĂM 1950, TÔI ĐÃ BÀN GIAO TẤT CẢ LẠI CHO CÁC ANH EM THƯỜNG TRỰC CỦA CHI HỘI…”(1). SAU NÀY, CHÍNH HỌC GIẢ ĐÀO DUY ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NHỮNG TÀI LIỆU ĐÓ ĐÃ THẤT LẠC Ở NƠI NÀO?

GẦN ĐÂY, KHI MUA SÁCH BÁO CŨ, NHÀ BÁO KIỀU KHẢI ĐÃ TÌM THẤY BÀI VIẾT TRÊN CỦA HỌC GIẢ ĐÀO DUY ANH ĐÁNH MÁY TRÊN GIẤY RƠM CỦA THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, VÀ ĐÃ CHUYỂN CHO XƯA & NAY (BẢN GỐC ĐÃ GỬI LƯU TRỮ TẠI TRUNG TÂM DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM). CÓ THỂ ĐÂY LÀ DI CẢO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ BỊ THẤT LẠC TRƯỚC ĐÂY. CHÚNG TÔI XIN CÁM ƠN NHÀ BÁO KIỀU KHẢI VÀ GIỚI THIỆU VỚI BẠN ĐỌC. TRONG  PHẦN  SAU CỦA BÀI VIẾT VỀ CHẾ ĐỘ LANG ĐẠO CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH  HÓA NĂM 1950, HỌC GIẢ ĐÀO DUY ANH ĐÃ KHẢO SÁT VỀ CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT CỦA NGƯỜI MƯỜNG CHÚNG TÔI TÁCH RA THÀNH MỘT BÀI RIÊNG ĐỂ  GIỚI THIỆU VỚI BẠN ĐỌC TRONG CHUYÊN ĐỀ VỀ VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT. ĐẦU ĐỀ LÀ CỦA CHÚNG TÔI.
Ruộng bậc thang
Theo nguyên tắc thì ngày xưa Thổ ti của một Mường là lãnh chúa được nhà vua phong  cho ở một miền làm thái ấp, cho nên họ cho rằng họ có quyền chúa tể trên tất cả đất ruộng rừng núi trong thái ấp của họ. Thường thường Thổ ti chọn một số ruộng đất tốt  nhất ở trong Mường giữ làm ruộng riêng gọi là ruộng nhà Mường, tức là Lang điền, chừng mười mẫu trở xuống đến bốn năm mẫu. Ruộng Mường ấy gồm hai phần, một phần là ruộng vía hay ruộng hương hỏa (ở Mường Chu tại Lang Chánh gọi là ruộng chiềng)  thì do dân của mường cày cấy gặt hái, do Hóa, Viếng đốc thúc, thường thường ở ngay bên nhà ở của Đạo mường, một phần là ruộng thỉnh tại các chòm đầy tớ nội do dân chúng trong các chòm ấy cấy cày gặt hái. Các Thổ ti cho rằng họ có quyền sở hữu đối với tất cả  đất đai trong thái ấp mà họ đã được phong làm lãnh chúa.
Các lang đạo ở bậc dưới được Thổ ti hay các lang đạo bậc trên phong tước và cấp đất ở địa phương, theo nguyên tắc thì chỉ có quyền sở hữu đối với những đất họ được cấp và những đất họ tự xuất trâu bò và  sai đầy tớ vỡ vạc, còn bao nhiêu đất khác thì vẫn thuộc quyền của Thổ ti. Song hiện nay, không người Thổ ti nào còn giữ được những sắc phong cấp của nhà vua, cho nên theo ý  kiến của triều đình Việt Nam trong thời Pháp thuộc thì chỉ những ruộng hương hỏa cùng những ruộng đất do họ tự vỡ vạc lấy hay là xuất tiền để mua thì mới nên xem là tư sản  của lang đạo, còn các ruộng đất khác thì phải xem là công sản của làng hay của mường; những đất hoang và rừng núi thì nên xem là công sản của Nhà nước.
Theo sự thực thì cái chủ quyền của Thổ ti lẫn lộn với chủ quyền của mường, cho nên quyền sở hữu thổ địa ở  đây có một tính chất phức hợp, chứ không đơn giản như theo quan niệm thông thường. Nếu có sắc chỉ do nhà vua phong cấp thì thổ địa trong thái ấp là thuộc chủ quyền của  Thổ ti thực, nhưng người ta không thể quan niệm một ông Thổ ti chiếm lấy phần lớn đất  ruộng về mình để cho dân phải túng đói, vì nếu Thổ ti làm như thế thì không những dân  chúng sẽ bỏ dần chủ ấy mà trốn đi kiếm ăn miền khác, Thổ ti sẽ ít dân chúng dần mà tự nhiên phải suy, mà trong trường hợp ấy, dân chúng, nhất là các hào mục của họ, lại có thể  phản đối, khiến Thổ ti không dám làm ngang. Như vậy thì chúng ta có thể nói rằng cái  chủ quyền đối với đất đai là của chung của Thổ ti và các Mường (tức dân chúng). Thổ ti  và lang đạo có quyền tư hữu đối với ruộng hương hỏa và phần ruộng họ đã giữ riêng trong số ruộng họ đã sai dân chúng vỡ vạc trong các chòm, còn đối với các ruộng đất  khác thì quyền sở hữu rất mập mờ. Về phần dân chúng thì đất vườn của một gia đình, họ được xem là của riêng của họ cũng như rẫy ruộng họ đã tự vỡ vạc lấy, nếu họ có nhà ở  miền ấy. Nhưng nếu gia đình ấy tự ý bỏ đất vườn ấy mà đi làm nhà ở nơi khác, thì đất  vườn và rẫy lại trở về làm của chung, ai dùng làm gì cũng được, còn ruộng thì bị sung vào số công điền của làng.
Các ruộng khẩn trong các thung lũng, nhất là ở dọc sông,  thường là do Thổ ti hay lang đạo xuất tiền của trâu bò cho dân là tôi tớ của họ để vỡ vạc, những ruộng đất ấy chia thành nhiều phần: những phần tốt nhất Thổ ti hay lang đạo hoặc giữ  làm của riêng hoặc đem cấp cho các hào mục trong dân là bọn Hóa, Viềng, Quan lang, Quan pọong, Quan bán, Chả bán, còn những ruộng đất thường thì chia cho các gia đình dân cày cấy làm ăn, nhiều hay ít không chừng, người được chia đó phải nộp cho lang đạo một món tiền định theo diện tích phần ruộng, và cố nhiên là phải làm đủ nghĩa vụ theo thân phận tôi tớ. Như thế thì phần ruộng ấy được xem là công điền khẩu phân, nhưng khác với miền trung châu là công điền ấy không chia đều theo kì hạn ba năm, có khi một gia đình giữ phần ruộng một đời, lại truyền xuống cho con cháu nữa. Chỉ có sự chia lại ruộng đất khi nào dân số trong làng thay đổi nhiều, nhưng sự chia lại cũng thường làm ở cục bộ mà thôi. 
Thỉnh thoảng phần ruộng công ấy cũng có thể bị chuyển làm ruộng tư, ví như khi lang đạo cần tiền, họ có thể gọi một người dân để bán hẳn phần ruộng khẩu phân cho; người mua có thể sử dụng ruộng ấy như tài sản tư hữu, song vẫn cứ phải làm nhiệm vụ tôi tớ như thường. Như nếu muốn đem ruộng tư ấy bán cho người khác thì người chủ bán đó  lại phải nộp cho lang đạo một món tiền nhỏ. Vì sự mua bán ấy thường không có văn khế, nhà lang đạo khi có tiền, có thể chuộc lại để trả vào phần công điền khẩu phân của làng.
Cổng thành Thanh Hóa
Ruộng đất do một gia đình tự xuất lực để khẩn được có thể thuộc làm tư điền của họ, họ có thể truyền cho con cháu hoặc bán cho người khác. Song nếu họ có lỗi lớn, nhà lang đạo có thể đuổi họ đi miền khác mà lấy lại ruộng của họ bỏ vào công điền.
Khi trong làng có một nhà nào tuyệt tự thì số ruộng đất của họ bị thu, một nửa bỏ vào  phần công điền khẩu phân, một nửa bỏ vào phần lang điền của lang đạo. Song nếu có một nhà khác mới đến ở trong làng thì thường lang đạo lấy phần ruộng đất tuyệt tự ấy chuyển sang cho họ.
Ngoài ra còn đất rừng ở quanh làng thì theo thực tế là công sản của làng, người dân nào cũng có thể đi săn bắn, đi đánh cá, đi lấy củi, lấy gỗ cùng các thứ lâm sản khác, hoặc cắm lấy một khoảnh để làm rẫy riêng của mình cho đến khi nào mình bỏ khoảnh đất ấy để đi nơi khác thì nó lại trở về của công, người khác có thể sử dụng được. Nhà lang đạo chỉ có thể lấy làm của riêng của mình những rẫy luồng mà họ xuất tiền cho dân chúng để khai  phá cho họ, nhưng trong khoảng rừng chung ấy, người dân săn được sơn thú lớn thì phải biếu lang đạo cái đùi hoặc đến kì Cơm cá tháng ba dân chúng phải họp nhau đi đánh cá tại sông ngòi hồ ao mà nộp phần lớn cá cho lang đạo.
Tóm lại trong chế độ thổ địa ở Thượng du, chúng ta thấy có những loại tài sản sau này:
1. Những ruộng đất tư của dân chúng họ tự khai khẩn lấy hoặc mua được, họ có thể mua bán, đổi chác và sử dụng toàn quyền, song nếu họ tự ý di cư đi miền khác, hay là nếu họ bị lang đạo đuổi đi thì đất ruộng tư họ còn để lại biến ngay thành đất ruộng công.
2. Những ruộng đất tư của lang đạo, họ tự đốc xuất đầy tớ khai thác, họ có thể mua bán đổi chác và sử dụng toàn quyền.
3. Những ruộng đất phong cấp gọi là “lang  điền” là của thế nghiệp của họ, họ không được mua bán đổi chác, nếu họ bị truất thì phần ruộng đất ấy cũng mất theo tước quyền của họ.
4. Những ruộng đất công gọi là công điền khẩu phân, chia cho dân chúng cày cấy làm ăn, họ có quyền truyền cho con cháu song khi nào cần thì lang đạo có thể thu lấy mà chia lại; lang đạo còn có thể đem bán tạm cho dân làm tư điền. Ruộng của lang đạo cấp cho các hào mục là trích trong công điền ấy.
5. Đất rừng (đất rẫy cũng ở trong ấy) hoàn toàn là của chung, ai có sức khai khẩn và lợi  dụng chừng nào tùy sức.
Có những nhận xét thực tế ấy chúng ta thấy rằng chế độ thổ địa ở thượng du là một chế độ phong kiến trong ấy tất cả thổ địa là thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa; nhưng là một  thứ chế độ phong kiến nguyên thủy còn vướng vít nhiều tính chất của chế độ bộ lạc, như  cái quyền của người dân được tự do vỡ vạc đất đai làm của riêng và cái quyền được hưởng dụng công điền công thổ khẩu phân. Vì các di tích của chế độ bộ lạc, cho nên chúng ta thấy có một đôi phong tục phảng phất như phong tục ở thời thái cổ. Người ta ít thấy có những cuộc tranh giành đất đai và nguồn lợi, không những là bởi quyền uy của lang đạo đè ép khiến mọi người đều quen tính nhẫn nhục không hề kêu ca đòi hỏi gì, mà nhất là bởi đất đai rộng rãi ai muốn vỡ vạc và lợi dụng chừng nào thì tùy sức mình. Có lẽ  vì thế mà người ta không hề thấy có những cuộc đánh nhau, cãi nhau, nhất là chửi nhau thô tục như ở trung châu. Sự tương tế tương trợ là một thói rất phổ thông, nhờ thế mà một nhà nghèo cũng có thể làm được nhà gỗ to lớn để ở. Khi một người dân cần làm nhà thì người cả làng vào rừng đốn gỗ, chặt luồng, đến khi dựng nhà cũng là cả làng giúp đỡ, người chủ có thể vật trâu vật bò để dọn ăn, nếu nghèo thì làm lợn hay gà vịt cũng được.  Việc phá rẫy (khi cần phá cây lớn) và việc cấy gặt cũng có tổ chức đổi công. Những người đói khó vì mất mùa có thể vay mượn dễ dàng. Những người có việc phải đi xa làng, giữa đường vào nhà nào cũng được ăn ngủ. Nhờ thói giúp đỡ nhau như thế mà ở thượng du không hề thấy có người ăn mày và người đói. Nhiều khi những người đói ở  miền xuôi tìm lên thượng du để xin làm con nuôi – nhà dân không có đầy tớ – là được dung nạp ngay.
Những thói tục tốt đẹp ấy có lẽ là di tích của chế độ cộng sản nguyên thủy, của chế độ bộ lạc, tỏ rằng chế độ phong kiến ở thượng du chưa phát triển đến trình độ thành thục. Ở  đây chúng ta thấy một thứ chế độ phong kiến khác với chế độ phong kiến cổ điển ở Âu châu là do sự tan rã của các đế quốc lớn mà thành. Nó là ở giữa con đường tiến triển của  chế độ bộ lạc đến chế độ quân chủ. Khi những tù trưởng chiếm lấy lãnh thổ của các bộ  lạc, thì trình độ tiến hóa của xã hội đương còn thấp thôi cho nên không thể có một tổ chức xã hội vững chãi như chế độ phong kiến của châu Âu do sự tan rã của Đế quốc  Franc và Đế quốc La Mã mà ra. Nguyên các tù trưởng dần dần tách mình vượt lên trên dân chúng bộ lạc và chiếm lấy tài sản tư hữu; quyền uy của họ lấn dần quyền uy các tộc  trưởng của các thị tộc và để bù lại công trạng – như chiến công – của họ, họ đòi bộ lạc phải cấp đất đai cho họ, trên ấy họ dần dần xác định chủ quyền. Truyền thuyết hiện nay  còn ghi nhớ trong các bài văn cúng của các thầy mo ở Hòa Bình và ở đất mường Thanh Hóa. Các thầy mo đọc trong những lễ tang của nhà lang, cho chúng ta ức đoán rằng chế  độ lang đạo bắt nguồn ở thời Lạc Việt(2), sử cũ lại chép rằng con trai của Hùng Vương – tức Lạc Vương ở thời Lạc Việt – gọi là quan lang, con gái gọi là nàng, đó lại là một điểm khác khiến chúng ta đặt nguồn gốc của chế độ lang đạo ở chế độ phong kiến Lạc Việt được.
Sử học mới lại cho chúng ta biết rằng trống đồng là một sản phẩm đặc biệt của người Lạc Việt, người ta thường dùng trong những cuộc tế lễ hội hè. Hiện nay, tại nhiều nhà  lang đạo, người ta còn giữ được những trống đồng – phần nhiều trống đồng hiện có ở  thượng du Thanh Hóa và ở Hòa Bình là thuộc về loại II trong cách phân loại của Heger,  tức là những trống chế tạo sau thứ trống loại I (không có cóc ở trên mặt trống) thuộc về thời Lạc Việt, họ thường dùng trong những dịp lễ lớn, nhất là khi có lễ tang cha mẹ.  Trống đồng ấy xưa kia là biểu hiện cho quyền uy của nhà quý tộc. Đời Trần Thánh Tôn,  nhà vua còn sai đúc trống đồng để phát cho các thổ lang ở thượng du. Ngày nay, trống  đồng không còn cái ý nghĩa tượng trưng ấy nữa, song cũng chỉ nhà lang đạo mới có và mới được dùng. 
Các tù trưởng Lạc Việt cũ đã thành những lạc tướng, các lạc tướng nhỏ đều tôn một vị Lạc tướng có quyền uy mạnh nhất làm thủ lãnh chung, tức là Lạc vương; ở bậc dưới tại  các thị tộc xưa đã thành các thôn ấp, các Lạc tướng lại phong cho con cháu họ làm Bồ  chính. Trong cuộc Bắc thuộc, quyền uy của Lạc vương và quyền uy của một số Lạc tướng đã bị truất, nhưng một số các Lạc tướng khác, nhất là các miền thượng du các quận Giao Chỉ và Cửu Chân vẫn còn giữ được thái ấp. Tại các miền ấy, nhất là ở Hòa Bình và  miền thượng du Thanh Hóa ngày nay, vì văn hóa tiến chậm cho nên chế độ phong kiến  còn duy trì mãi, tuy trải qua hai nghìn năm, có lẽ là vì ít nhiều ảnh hưởng của người Thái từ miền Tây Bắc di cư đến, các Lạc tướng và các Bồ chính xưa đã đổi danh hiệu thành các Đạo mường, các Đạo pọong, các Đạo bán hay là các Quan lang (theo tiếng Quan lang ở Hòa Bình và ở Như Xuân).
Theo sự suy đoán của chúng tôi như trên, thì nguồn gốc của chế độ lang đạo là chế độ  phong kiến Lạc Việt. Tuy nhiên, các họ lang đạo hiện thời, phần nhiều thuộc nguồn gốc mới. Xưa nhất có lẽ là họ Đinh ở Thạch Bi (tức Mường Bi, tỉnh Hòa Bình), truyền thuyết cho là thuộc về dòng dõi Đinh Tiên Hoàng, và họ Hà ở Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa, mà sử cũ đã nhắc đến từ thời Lê Đại Hành. Họ Cầm ở Thường Xuân là một họ về tộc Thái từ  miền Tây Bắc di cư đến; họ Lê (Xuân) ở Lang Chánh và họ Phạm (Thúc) ở Ngọc Lặc thì là người ở miền trung châu di cư lên, các hào trưởng sáng nghiệp của các họ ấy thường thường là nhân trong những cuộc loạn lạc, họ giữ được dân chúng, nên được nhà vua phong làm Thổ ti.
Như chúng ta đã biết, trong suốt thời Bắc thuộc, chế độ lang đạo vẫn được duy trì trong miền thượng du. Sang thời Đinh, Lê, Lý, Trần chế độ lang đạo cũng vẫn được duy trì. Các Thổ lang phải lần lượt mỗi người đến chầu vua tại triều đình mỗi kì là ba tháng. Sang  thời Lê, các Thổ lang không phải đến chầu vua như ở các triều trước, chỉ phải nộp cống,  cứ ba năm một lần. Sang thời Nguyễn, nhất là sau cuộc khởi loạn của Nùng Văn Vân ở thượng du Bắc kỳ, vua Minh Mệnh có ý muốn trừ bỏ đặc quyền của lang đạo. Song đến đời Tự Đức (năm thứ 28) nhà vua lại có lệnh cho các thổ hào chiêu dụ thổ dân để khai  thác miền thượng du tại các tỉnh Hưng Hóa, Tuyên Quang và Lạng Sơn (tức miền thượng du Bắc kỳ) và xác định lại đặc quyền của các quan lang hay lang đạo. 
Cách không bao lâu, trong cuộc chinh phục của quân đội Pháp, một phần lớn các lang đạo và thổ ti đã hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi mà liên kết với các nghĩa sĩ Cần Vương để tiếp tục cuộc kháng chiến, như họ Hà và họ Cầm ở Thanh Hóa đã  kháng chiến lâu dài ở bên cạnh các nhà văn thân Phạm Bành và Tống Duy Tân. Nhưng vì muốn lợi dụng uy thế của lang đạo để trấn áp thổ dân miền thượng du mà họ cho là phản phúc không chừng, Chính phủ thực dân, sau khi đã trấn áp được phong trào Cần Vương  phục quốc, vẫn giữ nguyên chế độ lang đạo, tuy mỗi khi có cơ hội thuận tiện thì họ vẫn bác tước lẫn đặc quyền của lang đạo và cử các quan lại của chính quyền trung ương đến cai trị thổ dân thượng du, cùng theo một chính sách như ở miền xuôi. Cũng nhiều khi Chính phủ thực dân đã nhân những vụ tranh tụng giữa lang đạo với thổ dân, hoặc nhân một họ lang đạo nào tuyệt tự để bỏ hẳn đặc quyền của lang đạo trong một miền. Nhân thế  mà trong tỉnh Thanh Hóa, tại châu Ngọc Lặc chẳng hạn, trước cuộc Cách mạng tháng Tám, đã có 3 mường là không có lang đạo, cũng như nhiều xã người Mường ở Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Thọ Xuân. Tại những miền không còn lang đạo ấy, phần nhiều là những miền tiếp giáp với các làng người Chợ, thì đất ruộng của lang đạo xưa tự nhiên biến thành công điền khẩu phân của các làng, dân chúng được giải phóng  thân phận, cũng sống như các nông dân ở miền xuôi.
Hiện nay, sau cuộc Cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi Đạo mường của Mường Chu ở Lang Chánh vì tội tư thông với quân địch, đã bị bãi truất, dân chúng thượng du Thanh Hóa đã bắt đầu tranh đấu để đòi giải phóng. Tại Mường Chu ở Lang Chánh, nhất là tại các làng đầy tớ nội của Đạo mường, dân chúng đã được hoàn toàn giải phóng. Ruộng  hương hỏa và ruộng rẫy từ của nhà đạo thì sau khi bị tịch thu, gia đình nhà Đạo mường  đã được mua lại để canh tác, nhưng bây giờ thì cố nhiên họ phải xuất lực tự làm hoặc thuê người làm chứ không được dân chúng phục dịch nữa. Tại các mường khác thì hiện nay vẫn chưa có sắc lệnh hay luật pháp gì đụng chạm đến quyền uy của lang đạo, nhưng  với sự giác ngộ của dân chúng, với sự tham gia của dân chúng vào các công tác chính  trị,  xã hội, nhất là quân sự, tất nhiên họ không có thì giờ mà phục dịch các lang đạo như trước, cho nên sự thế sử nhiên, tuy các lang đạo vẫn được giữ ruộng đất tư và ruộng đất  thế nghiệp của họ mà canh tác, song nếu dân chúng tôi tớ của họ không phục dịch được thì họ cũng phải xuất lực mà làm lấy ít nhiều, chứ không bắt buộc dân chúng riết ráo như xưa nữa.
Nhưng hiện nay tại miền Mường Chu ở Lang Chánh và ít nhiều miền khác dân chúng đương tranh đấu đối với phần ruộng công mà trước kia các lang đạo trích ra để cấp cho  lớp hào mục tay sai của họ. Hiện nay dân chúng đương tranh đấu đòi lại phần ruộng ấy  để bỏ vào phần ruộng khẩu phân. Vấn đề này có thể xem là một vấn đề quan trọng, cách giải quyết nó có thể chứng tỏ cái chủ trương của Chính phủ đối với chế độ lang đạo ở thượng du.
Quan điểm của phái lang đạo thì chúng ta đã biết, họ cho rằng tất cả ruộng đất trong một mường là thuộc chủ quyền của nhà đạo; riêng đối với những ruộng đất đã khai khẩn thì  họ lại cho rằng vì nhà đạo đã xuất tiền của cho dân chúng là tôi tớ của họ vỡ vạc, cho nên quyền sở hữu đương nhiên là quyền của họ, thì cái phần ruộng họ trích ra để cấp cho bọn hào mục là tôi tớ ưu đãi của họ, chỉ họ có quyền đòi lại, cũng như họ có quyền lấy lại những ruộng đất khẩu phân của người dân này để cấp cho người khác.
Quan điểm của dân chúng thì hơi giống quan điểm của triều đình Việt Nam mà chúng tôi đã dẫn ở trên, họ cho rằng ngoài ruộng đất hương hỏa và ruộng đất riêng của nhà đạo tự khai phá, các ruộng đất khác là của chung của mường, tức là của dân, cho nên họ đòi rằng  phần ruộng trước kia của lang đạo lấy cấp riêng cho hào mục, bây giờ theo chế độ dân chủ thì phải được lấy trở về mà chia cho toàn dân.
Xét vấn đề ấy về phương diện pháp lí  thì hiện nay người ta không thể có văn kiện gì làm cơ sở, song cũng có thể bằng vào tục  lệ mà xét được. Như trên kia chúng tôi đã bày tỏ theo nguyên tắc, tất cả lãnh thổ trong mường là thuộc chủ quyền của Thổ ti do sắc chỉ của nhà vua phong cấp, nhưng theo tục lệ xưa nay vẫn thi hành trong thực tế, thì quyền sở hữu ruộng đất là một thứ chế độ phức hợp, vừa thuộc về Thổ ti, vừa thuộc về cả mường, vì sự khai thác vỡ vạc là do toàn mường xuất lực với sự giúp đỡ và điều khiển của Thổ ti. Ở thời các Thổ ti còn giữ trọn quyền tuyệt đối thì Thổ ti nhân danh lãnh chúa của cả mường, phân cấp ruộng đất cho các lang đạo, các hào mục và dân chúng ở dưới quyền họ, các hạng người ấy chỉ được có  một thứ quyền sở hữu tương đối về thổ địa, gần như quyền hưởng dụng hơn là quyền tư hữu, trừ ra những đất đai họ tự lực vỡ vạc lấy hay là mua được, thì họ có quyền sở hữu  chắc chắn là quyền tư hữu. Ngày nay cái quyền lực phong cấp chủ quyền thổ địa cho các Thổ ti – tức là chế độ quân chủ – đã đổ rồi, thì cái chủ quyền của Thổ ti, theo nguyên tắc, cũng như theo pháp lí, tất không thể còn nữa; vậy quyền sở hữu của Thổ ti đối với ruộng đất trong mường cũng không thể còn nữa, cũng như cái chủ quyền về thân phận đối với dân (bắt dân phục dịch) cũng không thể còn nữa. Quyền sở hữu tạm thời của các lang đạo  cấp dưới và của hào mục đối với ruộng đất họ được cấp, tự nhiên cũng mất cơ sở pháp lí của nó mà phải tiêu. Nhưng đối với dân chúng  là căn bản vĩnh cửu của mường – cũng như quốc dân là căn bản vĩnh cửu của nước – thì khác. Quyền sở hữu về ruộng đất của Thổ ti, của các lang đạo và của các hào mục phải mất vì nó lệ thuộc vào chủ quyền của Thổ ti đã mất, chứ quyền sở hữu của dân chúng  trong mường lệ thuộc vào cái nguyên lý thành lập của mường, tức có dân thì mới có mường, thì không thể mất được.
Dân chúng ở miền trung châu, vốn xưa ở thời Lạc Việt, cũng theo chế độ tương tự như chế độ thổ địa của người thượng du, có lẽ cũng do một cuộc tiến hóa tương tự mà vẫn  giữ quyền sở hữu đối với những công điền, công thổ của các làng. Sau này, với sự tiến  hóa của xã hội, chế độ thổ địa, chế độ sở hữu có thể thay đổi nữa, song hiện nay thì dân chúng mường vẫn được hưởng quyền sở hữu đối với ruộng đất công, những ruộng đất ấy hiện nay có thể xem cũng như công điền công thổ của các lang đạo ở trung châu mà  đem  chia cho toàn dân cùng hưởng. Duy những ruộng hương hỏa và ruộng đất tư của các Thổ ti, của lang đạo, của hào mục, cũng như của dân chúng thì theo pháp luật hiện hành,  không ai được xâm phạm đến(3)
Gặt lúa
CHÚ THÍCH
1. Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm (hồi ký), Nxb Văn nghê, Tp. HCM, 2003, tr.123.
2. Truyền thuyết ấy nói rằng: ở thuở mới khai thiên lập địa, trên núi có một cây to gọi là  “xi”, bị bão đánh gẫy, trong ấy sinh ra hai con chim làm tổ trong Hang Hào (nay là hang Ma Chung Điên ở xóm Phú Nhiêu, thôn Ngọc Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh  Bình). Đôi chim ấy sinh được trăm trứng có ba chiếc to đặc biệt, rồi hóa thành hai người Ua và Ay. Hai người săn sóc ấp trứng, được ít lâu 97 trứng nhỏ nở thành 97 người thuộc về các  giống, chia thành hai toán, 50 người chia ở miền đồng bằng và 47 người chia ở miền rừng núi. Cách ít lâu, ba cái trứng lớn lại nở thành ba người, hai người con trai là Lang Da Cái  và Lang Da Cấn và một người con gái là Cô Nàng Kít.
Người Mường ở rừng núi và người Chợ ở đồng bằng đều phải sống khổ sở và hay bị ác thú làm hại. Chi Quyền Chạp là trưởng của người Mường và Chi Quyền Chợ là trưởng của người Chợ bèn gặp nhau để  bàn bạc và quyết định đi đến hang Da Lôi Vang (nay là Hang Vang ở gần xóm Phú Nhiêu) để rước Lang Da Cấn về làm vua. Lang Da Cấn nhường cho anh là Lang Da Cái, nhưng đi giữa đường thì Da Cái bị yêu tinh ăn thịt, Da Cấn phải nhận lời và bắt người Mường phải cam kết làm nhà cho mình ở, cưới vợ và cấp  tì thiếp cho mình, và phải làm lễ tang cha mẹ của mình, cùng cung cấp tôi tớ phục dịch.  Da Cấn lại hứa với dân sẽ dạy vẽ cho dân khôn và khai phá đất đai, chỉ nhận một phần  ba làm của mình, còn hai phần ba cấp cho dân cày cấy. Hai bên thề với nhau rằng nếu không theo đúng khế ước thì dân chúng sẽ bị tai ương và đất đai sẽ bị dã thú tàn phá.
Truyền thuyết ấy cho rằng Lang Da Cấn xuất hiện ở thời Hùng Vương tức là thời Lạc Việt.
3. Tình hình ruộng đất trình bày ở đây là vào giai đoạn trước cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (BT.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét