Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM - CÁI BẪY DÂN CHỦ?


Một Lê Thăng Long béo tốt khi ra tù!

Trang Phong trào con đường Việt Nam vừa công bố danh sách những người được mời tham gia Phong trào con đường Việt Nam. Gặp một Lê Thăng Long béo tốt ngay sau khi ra tù đã hăng hái tổ chức thành lập một 'Ban sáng lập' - Một dạng tiền thân của một Đảng phái mới như vào những năm 1929 'Thanh Niên cách mệnh đồng chí hội' ra đời, tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay, cho chúng ta thấy ngay một cái bẫy trắng trợn. Hãy nhìn xem ở Việt Nam có ai được mở miệng nói một câu trái với chủ trương của Đảng CSVN? Đến những bloggers nhỏ bé hay già cả như Blog Lê Hiền Đức còn luôn bị quản thúc, công an kè kè theo sau, như Bùi Thị Thu Hằng đi khám bệnh ở TP. HCM còn làm đám công an bấn loạn! Nhìn Lê Thăng Long gợi nhớ tới hình ảnh ở tù của Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Vinashin bị Tướng Nguyễn Văn Hưởng bắt, sau mấy tháng ở tù đã thân với Hưởng 'anh phải cho em làm gì chứ ở trong này em béo ra....' - 'Ấy chết, ở đây phải suy nghĩ cách để tái cấu trúc Vinashin chứ không được béo ra' - Tướng Hưởng trả lời!

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP

 

 'Con đường Việt Nam' bị nghi ngờ


Từ trái: các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định

Nhiều nhà bất đồng chính kiến và cây bút độc lập bày tỏ hồ nghi về mục đích đằng sau lời kêu gọi về "Con đường Việt Nam" của ông Lê Thăng Long, người vừa ra tù ở Việt Nam.Nhưng cũng có một số người nói chưa thể kết luận rõ ràng.Ông Lê Thăng Long, người bị xử trong vụ án năm 2010 cùng luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, được trả tự do sáu tháng trước hạn hôm 4/6.

Trong cuộc phỏng vấn gây nhiều chú ý của BBC, ông Long nói ông "thay mặt ba anh trên phát động phong trào mang tên Con đường Việt Nam". "Chúng tôi rất mong để làm sao có một sự phát triển tốt cho đất nước không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt quá khứ, phân biệt chính kiến, làm sao trong yêu thương và làm sao cho đất nước chúng ta phát triển tốt nhất và đoàn kết với nhau." "Mục tiêu sắp tới của tôi là làm sao hình thành được phong trào cùng với các anh em và làm sao để phong trào này lớn mạnh để đem lại con đường đi tới dân chủ và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam," ông Long cho biết. 

Lời phát động, đăng trên mạng  hôm 10/6, nói phong trào "xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta".

Ông Lê Thăng Long cũng gửi thư mời nhiều người tham gia, từ cựu Chủ tịch Quốc hội, doanh nhân, cho đến nhà bất đồng chính kiến, và cả người làm trong ngành giải trí...
Ông Lê Thăng Long từng được báo chí Việt Nam ca ngợi là một doanh nhân thành công
'Cạm bẫy'
Tuy vậy, có vẻ lúc này hầu hết người được mời tỏ ra dè dặt, thậm chí phê phán.
Nhà đối kháng BấmHà Sĩ Phu viết: "Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy."
"Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi."
Ông nói đây là "chuyện như đùa", và cảnh báo: "Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn!"
Chủ trang điểm tin, BấmBa Sàm, lại cho rằng toàn bộ sự việc là xuất phát từ kế hoạch cho ra đời đảng "đối lập" - một kế hoạch của chính Đảng Cộng sản cầm quyền.
"Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi."
Hà Sĩ Phu
"Đây là một tổ chức mà đảng Cộng sản Việt Nam sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra sao, nếu như không phải do họ 'đẻ' ra," vị chủ trang viết.
Cũng trên trang Ba Sàm, doanh nhân Nguyễn Trần Bạt có thư: "Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm."

"Hãy tham gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên của phong trào sẽ được mở ra cho bất kỳ ai mà không có sự phân biệt. Hãy làm cố vấn, ủng hộ viên và tình nguyện viên cho phong trào," tuyên bố kêu gọi.

"Vì thế tôi từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này," ông Bạt bày tỏ thái độ.Ở hải ngoại,  một người được mời, Châu Xuân Nguyễn, lên án nặng nề và cáo buộc "phong trào này thực chất là phục vụ cho Đảng Cộng Sản".

'Ẩn giấu'

Tuy vậy, cũng có ý kiến trên mạng cho rằng còn gì đó "ẩn giấu".

"Cách làm, lý do ra tù, cũng như phát ngôn của ông đang có các chi tiết buộc người ta phải dành nhiều thời gian để kiểm chứng hơn."
Phan Nguyễn Việt Đăng
Viết trên một trang đối lập với Đảng Cộng sản, BấmPhan Nguyễn Việt Đăng, cho rằng: "Để kết luận rõ ràng ông Long là một người như thế nào, thật không dễ."
"Cách làm, lý do ra tù, cũng như phát ngôn của ông đang có các chi tiết buộc người ta phải dành nhiều thời gian để kiểm chứng hơn."
Một người viết khác, Hà Hiển, "phản đối mọi nhận xét vội vàng một cách võ đoán chưa có căn cứ về một con người, về một sự kiện". "Chưa xét về quan điểm chính trị mà chỉ ở góc độ cá nhân thì tôi cảm thấy vui mừng vì ông Long đã được ra tù trước thời hạn kể cả vì lý do ông 'nhận tội'," người này viết.

Còn người lấy bút danh BấmNguyễn Ngọc Già lại bênh vực ông Long khi cho rằng "những ai đả kích, chê bai, phỉ báng Lê Thăng Long như là một dạng chiêu hồi cũng nên nghiêm túc xem lại". "Hãy bình tâm và suy ngẫm trước khi phán xét như đã phán xét," theo ông.
Trên trang blog của mình, đến lúc này, ông Lê Thăng Long không có phản hồi trước sự hồ nghi đang dành cho công việc của ông.
Theo BBC

 BỘ MẶT THẬT TƯỚNG PHẠM QUÝ NGỌ


Hãy giết chúng nó đi!

Theo thông tin trên Wiki - Phạm Quý Ngọ, sinh năm 1954, Trung tướng Công an Nhân dân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954; Quê quán: xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nơi cư trú: CHCC Pacific Place - 33B Phan Bội Châu - Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Tốt nghiệp: Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ Đại tá, Giám đốc công an tỉnh Thái Bình. Ngày 14/2/2006: Được Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân.
Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006 Tướng Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay thiếu tướng Cao Ngọc Oánh - Bộ Công an. Đây cũng chính là thời gian Tướng Ngọ tham gia vụ án PMU 18 mà người ta đồn thổi rằng Thủ Tướng NGuyễn Tấn Dũng ra đòn ‘đánh’ anh Nông Đức Mạnh. Riêng Tướng NGọ bị chính Tướng Thước tố cáo ăn hối lộ để chạy án cho Nguyễn Việt Tiến …
Trước đây Tướng Ngọ là đệ tử của Phan Văn Khải. Khi Thủ Tướng NGuyễn Tấn Dũng lên ngôi, Ngọ đã được đại gia Tiền còi ‘dẫn dắt’ lên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với mục đích thực hiện việc lấy khu đất vàng là Trụ sở của Tổng cục Cảnh sát mà Tiền còi không ‘cưa đổ’ người tiền nhiệm của Tướng Ngọ. Ngày 28/01/2008: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định Số 129/QĐ-TTg giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Tướng Ngọ lên bất tay ngay vào thực hiện kế hoạch cướp khu đất vàng trên 13.303 m2. Thời gian này, Ngọ đang bị ung thư gan giai đoạn nặng, chính Tiền còi là người đưa Ngọ về cúng vái xin ‘Mẫu’ Tiên La phù hộ cho Ngọ khỏi bệnh. Không biết có phải nhờ cúng vái hay không mà Ngọ đã tìm được một tên cấp dưới có các thông số hợp với Ngọ. Ngọ liền nhận làm con nuôi, Hùng mừng quýnh ( Tên cậu con nuôi ‘hờ’),  cậu ta đâu ngờ tuổi trẻ của mình đang sắp bị ông bố nuôi đã tính toán từ trước chuẩn bị đoạt mất. Đánh đúng điểm yếu thằng con nuôi ‘hờ’ rất nghèo. Ngọ đã cho ít tiền về giup cha mẹ ở quê và cho ‘con nuôi’ một chức nho nhỏ để lấy lá gan của con nuôi! Chính vì móc ngoặc sẵn với Bác sĩ nên Ngọ lấy được phần lớn gan của cậu trai 25 tuổi khỏe mạnh bẻ gãy sừng trâu. Ngọ nhanh chóng hồi phục trong khi cậu con trai ‘hờ’ đang hàng ngày phải coi bệnh viện là nơi thường trú dài hạn!. Hoàn thành thương vụ bán đứng Trụ Sở Tổng cục Cảnh sát cho Tiền Còi thì cũng là ngày được Thủ Tướng Dũng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công An và vào Uỷ viên Trung ương Khoá XI. Rõ ràng lợi ích và Chức vụ luôn đồng hành cùng nhau!
Kể từ đó Ngọ cung cúc phụ vụ Thủ Tướng. Trong vụ Tiên lãng có hai người mà người ta thấy cặp kè đi theo Thủ Tướng xuống Hải Phòng để ‘làm xiếc mỵ dân, đánh bong tên tuổi của mình’ chính là Tướng Nguyễn Văn Hưởng và Tướng Phạm Quý Ngọ. Khi Thủ Tướng phán điều gì thì Ngọ tung hô ngay ‘Thứ trưởng Bộ Công An: Vụ Tiên Lãng sẽ xử đúng kết luận Thủ tướng’ (Báo NLĐ đưa tin ngày 23/2/2012).
Tướng Ngọ sau việc Thủ Tướng cử đi điều tra về bố già Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ tich Ngân hàng ACB … họ bỗng trở thành cặp bài trùng. Kiên đã dùng Ngọ trong việc hạ gục đối thủ của mình để cướp. Gần đây nhất , vào tháng 8/2011, báo chí trong nước xôn xao vụ Ngân hàng HDB bị công an bắt quả tang cho vay vươt trần lãi suất. Trong khi NHNN xiết chặt tín dụng và đua ra nhũng chính sach vô lý về trần lãi suất huy động, cả nước đều vi phạm, nhưng vì Kiên và Hồ Hùng Anh – Ngân hàng Techcombank đã cho một ‘cò mồi’ đóng giả mang tiền đến gửi tại một chi nhánh của HDBank ở Hà Nội, trong khi đó trong người đã được gài sẵn băng ghi âm và quân của Ngọ đã đuọc dàn trận sẵn sang bên ngoài. Chỉ ngay khi nhân viên ngân hàng đưa 850 ngàn đồng tương đương 40 đô la tiền hoa hồng mà tên cò mồi của Kiên và H.Anh đòi hỏi thì lập tức hàng chục cảnh sát ập vào… Đến nay HDBank thì đang bị Kiên Long Bank của chính bố già Kiên đang dùng thanh tra để ép sáp nhập mà thực chất là thâu tóm cho đủ 10 ngân hàng như bố già đề ra. Ngay HBBank đã phải sáp nhập với SHB! 
Bằng thủ đoạn bẩn thủi của Kiên và Ngọ với sự tiếp tay của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã buộc hai HDB rơi vào tay SHB, đây chính là một sự thâu tóm ngân hàng được bao bọc bởi ngôn từ hoa mỹ ‘tự nguyện sáp nhập’ nhằm che dấu tội ác của nhóm lợi ích và Thống đốc Bình thì báo cáo thành tích ‘đã thực hiện thành công đề án tái cấu trúc ngân hàng’!
Nếu chỉ có chi 40 đô la tiền hoa hồng mà bị bắt như vậy thì không biết Viêt Nam cần phải biến toàn bộ các Hotel, nhà nghỉ và tát cả trụ sở của Đảng, của Chính Phủ, Quốc Hội, Viên kiểm sát, Toà án … tát tần tật từ trung ương đên địa phương thành nhà tù mới có thể chứa hết tội phạm!
Ngọ và bố già Kiên còn nhiều thương vụ .. hồi sau sẽ viết tiếp.
Thám tử 

 

 Đô đốc Mỹ muốn hợp tác quân sự với Trung Quốc

QLB - Nếu ai đó nghĩ rầng Việt Nam có thể dựa vao Hoa Kỳ để đối chọi lạ Trung Quốc thì hãy đọc bài sau đây để thấy bất cứ khi nào vì quyền lợi của họ, Việt Nam sẽ trở thành con bài để họ trao đổi mà thôi.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Samule Locklear hôm qua tuyên bố muốn duy trì củng cố quan hệ quân sự Mỹ - Trung nhằm tăng cường an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Samule Locklear
Phát biểu trong cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, Đô đốc Locklear nói rằng việc đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc khi Trung Quốc trỗi dậy là rất quan trọng, và để tránh trường hợp tính toán sai lầm và có một tác động tích cực lên môi trường an ninh trong khu vực này.
Đô đốc Locklear mới nhậm chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ba tháng trước. Ông cho biết ông mong muốn có các chuyến thăm trao đổi thường xuyên hơn giữa hai bên.
Đô đốc Hải quân Mỹ cũng cho biết: ông sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc trong ba tuần tới, và sẽ có các cuộc đối thoại với các quan chức quân đội Trung Quốc "một cách rất cởi mở và thẳng thắn".
"Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ có đối thoại hiệu quả trong những tháng và năm tới... bởi vì điều này rất quan trọng đối với an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để Mỹ và Trung Quốc có khả năng trở thành đối tác hữu ích" - ông Locklear  nói.
Đô đốc Hải quân Mỹ nói thêm rằng trong khi Mỹ đang thực hiện chiến lược đặt "châu Á làm trọng tâm", Washington vẫn tiếp tục xây dựng các quan hệ liên minh và đối tác có thể giúp đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, duy trì hòa bình và thịnh vượng trong tương lai ở cả khu vực rộng lớn này.
"Do đó, chúng tôi sẽ vẫn để tâm tới các đồng minh và tiếp tục củng cố họ. Chúng tôi sẽ để ý tới các đối tác chiến lược và đảm bảo rằng họ đang được quan tâm đúng mực và hợp tác trơn tru".
Hiện nay,  Đô đốc Hải quân Locklear đang chịu trách nhiệm điều hành Bộ chỉ huy lớn nhất của Mỹ, với khoảng 320.000 binh sĩ, thủy thủ, phi công và lính thủy đánh bộ.
Về vấn đề tranh cãi liên quan tới chủ quyền biển đảo trong khu vực, Đô đốc Locklear cho rằng các tranh chấp này nên được giải quyết một cách hòa bình, và đôi khi các bên liên quan phải có sự nhượng bộ để tránh xung đột xảy ra.
"Tôi nghĩ là có đầy đủ nguồn lực cho mọi người trên thế giới. Chúng ta chỉ cần chỉ ra làm thế nào để mọi người đều được tiếp cận một cách thỏa đáng" - Đô đốc Locklear nói.
  • Lê Thu (theo THX) - Theo VNNet

 

 SỰ THẬT Ở VIÊT NAM LÀ HÀNG ĐỘC...!

Qlb - "nền kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất", "Nợ xấu ngân hàng: “Tập đoàn không phải nguyên nhân chính”! Với nột thực trạng hơn 200.000 doanh nghiệp phải đóng cửa theo Báo cáo của Bộ Kế hoạc & Đầu tư cho Quốc Hội, với một nền kinh thế bị suy thoái với tăng trưởng tín dụng âm 1% cho 5 tháng đầu năm, với sự thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả vì tham nhũng, thất thoát và nợ nần ngập đầu không thể trả nổi của các Tập đoàn Nhà nước, gây ra gánh nặng và chính sự nợ nần của Vinashin đã làm cho mức độ tín nhiệm tín dụng của Việt Nam bị sụt giảm 03 lần như chính các báo trong nước công bố mà Quanlambao đã đăng tải lại một phần nhỏ trong mấy ngày vừa qua; Với tỷ lệ tội phạm tăng nhanh như Báo cáo của Bộ Công An, với việc tăng thêm trên 40% vụ khiếu kiện về đất đai theo Báo cáo của Viện Trưởng Viện kiểm sát Tối cao... 
picture
PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC "nền kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất"

Vậy mà ông Phó Thủ Tướng phụ trách chống tham nhũng được Thủ Tướng đẩy ra làm bia đỡ đạn trong lúc nước sôi, lửa bỏng đã phát ngôn dối trá đến trơ trẽn như vậy! Chưa bao giờ ở Việt Nam rơi vào hỗn loạn vì kinh tế suy thoái do chính sự chi phối của các nhóm lợi ích như thời gian vừa qua. Dù Báo chí trong nước đều bị bịt miệng song cũng đã cố gắng đây đó kêu lên ' Thâu tóm Samcombank Có ba nghi vấn', "...lợi ích nhóm đang chi phối tài chính, ngân hàng... Hàng tuần Ban Tuyên giao Trung Ương đều tổ chức họp và chấn chỉnh, thậm chí, kể cả đêm khuya, lãnh đạo của Ban Tuyên giáo vẫn ngang nhiên gọi điện chỉ đạo buộc các báo không cho đăng về Văn Giang, không cho đăng về kinh tế suy giảm, không cho đăng tin về Vụ Cù Huy Hà Vũ hay cấm không cho đăng ý kiến trái chiều về bà Nghị bị bãi miễn Hoàng Yến... Tóm lại, Ban Tuyên giáo TW không cho đăng tất cả những gì là Sự thật mà có thể ảnh hưởng đến quyền lực của một giới chóp bu Hà Nội .... Sự thật ở Việt Nam gần như bị cấm bất cứ lúc nao với chiêu bài đưa ra 'Diễn tiến hoà bình của thế lực thù địch'" Hoặc 'Vấn đề nhạy cảm'! và chấm hết, KHÔNG một Tổng biên tập tờ báo nào dám phản kháng lại vì chính sự hèn nhat, lo sợ bị mất ghế! Sở dĩ chúng ta còn được đọc đây đó một vsố thông tin có chứa đựng sự thật KHÔNG phải vì đó là chủ trương của Ban Tuyên giáo TW, mà đó chính là sự thanh trừng nội bộ! Thời gian vừa qua sở dĩ các báo dám đăng về Vinashin, Vinaline, về Dương Chí Dũng, về sự bức xúc của Nhân dân, chất vấn của đại biểu Quốc Hội... Đó là vì đằng sau đó có phe cánh bật đèn xanh.... Ở Việt Nam, không có báo tư nhân như cách đay vai ngày ông Bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông đã phat biểu, song nó cũng chẳng phải báo của Nhà Nước hoạt động theo Luật pháp, mà báo chí Viêt Nam là một quyền lực thứ 4 cho các phe cánh dùng nó định hướng dư luận, tạo áp lực  giúp cho việc thanh trừng nội bộ.... Chính vì như vậy, mà 'con hơn cha là nhà có phúc' nên đội ngũ phóng viên báo chí, ngay chính giới nhà bao chân chính phải kêu lên '90% là kinh tởm, làm tiền trên nỗi đau của người khác, làm báo một cách bất nhân...'. Chính vì vậy ngày nay ở Việt Nam, Sự thật có thể coi là thứ sa sỉ, hàng độc, hàng hiếm ...
Mời đọc bài báo trong nước dưới đây:
















Nguyên nhân chính của nợ xấu ngân hàng cũng không phải từ các tập đoàn thua lỗ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 15/6.


Sau khi nghe báo cáo giải trình, 8h50 các đại biểu bắt đầu chất vấn trực tiếp, Phó thủ tướng cảm ơn một số vị đại biểu đã gửi chất vấn từ tối hôm trước để ông chủ động chuẩn bị.

Tuy nhiên, với sự dài dòng trong đặt vấn đề của nhiều đại biểu, Chủ tịch Quốc hội đã phải "can thiệp" nhiều lần và nhắc lại vấn đề chính để giúp Phó thủ tướng khỏi bỏ sót khi trả lời.

Nội dung chất vấn Phó thủ tướng khá rộng, từ tái cơ cấu nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội đến cải cách hành chính, chống tham nhũng...

Đặc biệt, trách nhiệm của Chính phủ và các bộ trong quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty đã trở lại ở nhiều chất vấn.

Và, câu trả lời nhất quán của Phó thủ tướng là Chính phủ, các bộ ngành đều có trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của nhà nước, vấn đề này sẽ được làm rõ hơn khi sửa nghị định. Hiện nay Chính phủ đang "nợ" 7 nghị định về quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước, chậm nhất quý 3/2012 sẽ hoàn thành và sẽ công khai minh bạch để dân biết.

"Mỗi một thất thoát, mỗi một hiện tượng xã hội nào không tốt trong xã hội, một con tàu đang đi ngoài khơi bị chìm, đến những máy bay bị nổ đều liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ, đến các bộ, ngành. Chính vì vậy, Chính phủ sẽ có một chương trình quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để phát huy nguồn lực quan trọng này trong xây dựng đất nước, chống thất thoát, lãng phí trong thời gian tới", ông Phúc nhấn mạnh.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về nguyên nhân chậm thực hiện công khai minh bạch, buộc một số tập đoàn, tổng công ty công bố thông tin giống như các công ty niêm yết thị trường chứng khoán để mọi người dễ giám sát, mà Thủ tướng trong một số lần đã đề cập và đồng tình, Phó thủ tướng đã thừa nhận là có chậm trễ, song cũng có nguyên nhân khách quan, cần có sự chuẩn bị kỳ càng và lần này sẽ thực hiện công khai minh mạch để giám sát tốt hơn.

Ở câu hỏi thứ hai, đại biểu Lịch đặt vấn đề nợ xấu của ngân hàng thương mại đang là vấn đề lớn của vĩ mô, dư luận cho rằng, trong khoản đóng góp vào nợ xấu này có phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vay đầu tư không hiệu quả nên áp lực tăng. Vấn đề này thế nào, tác động đến đâu?

"Nợ xấu ngân hàng thì phải nói rằng tất cả các doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, nông dân chứ không phải chỉ doanh nghiệp nhà nước", Phó thủ tướng đáp.

Công nhận nợ xấu có một phần của tập đoàn, đặc biệt một số tập đoàn vừa qua thua lỗ, thất thoát, tuy nhiên Phó thủ tướng cho biết nguyên nhân chính của nợ xấu cũng không phải từ các tập đoàn này, ông vừa hỏi và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho hay tỷ lệ nợ xấu này cũng không phải là cao.

Vẫn liên quan đến nợ xấu, đại biểu Phan Văn Tường nhắc lại phần trình bày trước Quốc hội, Phó thủ tướng đề cập một trong những giải pháp là xử lý nhanh nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nợ xấu của doanh nghiệp. "Với số lượng nợ xấu lớn như vậy, xin Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ quyết định hay báo cáo Quốc hội quyết định. Nếu báo cáo Quốc hội thì báo cáo vào thời gian nào để thực hiện được nhanh như trong báo cáo của Phó thủ tướng?".

"Vấn đề này đang thành lập đề án, chúng tôi sẽ báo cáo với tập thể Chính phủ, khi thấy vấn đề lớn, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, theo qui định pháp luật, cần thiết sẽ báo cáo với Quốc hội sau khi tổng hợp quy mô, tính chất của đề án xử lý nợ xấu ngân hàng và doanh nghiệp", ông Phúc trả lời.

Đại biểu Phạm Tất Thắng đề nghị Phó thủ tướng cho biết ý kiến liệu nền kinh tế có rơi vào tình trạng suy giảm không, nếu có thì ở mức độ thế nào và đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất hay chưa?

"Chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và có xu hướng phát triển tốt, quý hai tăng trưởng cao hơn, doanh nghiệp ít phá sản hơn, hàng tồn ít hơn...", Phó thủ tướng lạc quan. Ông cũng khẳng định dứt khoát sẽ không để lạm phát quay lại khi thực hiện gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng, vì việc này đã được tính toán rất kỹ.

Cho rằng đề án tái cơ cấu nền kinh tế còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh muốn biết Chính phủ đã chắc chắn việc tổ chức thực hiện đề án chưa? Nếu không thành công, không đạt kết quả thì trách nhiệm thuộc về ai?

"Quốc hội đánh giá đề án đã được xây dựng công phu và căn cứ vào kết luận của Quốc hội, Chính phủ sẽ bổ sung biện pháp ở các nội dung mà đại biểu cho là chưa khả thi", Phó thủ tướng đáp.
VNEconomy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét