Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Lượm tin tức ngày 4/6/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yWXs0zhqftE

  • Khoả thân … đúng quy trình (Nguyễn Văn Thiện) – Báo chí (cả báo giấy, cả báo mạng) toàn thông tin kiểu giật gân, hở một tí là quy “không bình thường”, là “có vấn đề”. Thông tin lá cải! Mình lại không thấy thế, mọi việc trên đất nước ta từ trong Nam ra ngoài Bắc vẫn diễn ra, nói như đồng chí Bộ trưởng Thăng là “đúng quy trình”!
  • Cộng sản và đạo thờ ông bà  (Bảo Giang) – Họ thay những Bài Vị, Liễn thờ ở Đình, Miếu bằng cái hình của Hồ chí Minh. Ý bảo là từ đây nhà nước Việt cộng sẽ tạo…
  • Một trật tự an ninh mới ở Thái Bình Dương (Vũ Đức Khanh) – Để phản ánh các thay đổi địa chính trị, có nhu cầu cho một trật tự an ninh mới ở Thái Bình Dương. Rõ ràng là Hoa Kỳ duy trì quyền lợi ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không còn có thể đóng vai trò tương tự như từng có khả năng trước đây.
  • Kẻ thù của nhà nước (Meike Fries) – Ở Việt Nam, kẻ thù của nhà nước là các nhà văn nhà thơ trẻ tuổi viết thật tư tưởng của mình. Việc có những tác giả vượt qua hàng rào kiểm duyệt của nhà nước bằng cách tự in sách khiến chính quyền lo ngại.
  • Ngày chủ nhật này, 52 tuần trước… (Đoan Trang) –  “Chỉ một mình mình tốt thôi thì nguy hiểm lắm. Người tốt bao giờ cũng yếu đuối và dễ vỡ. Những người tốt phải liên kết lại với nhau, như thế thì bọn xấu mới không làm hại được. Cái ấy gọi là chính trị đấy”.
  •  Trung Quốc trong thơ Tố Hữu (Lê Mai) – Người láng giềng khổng lồ phương Bắc – tất nhiên, được Tố Hữu ca ngợi hết lời. Đây, hai câu thơ cực kỳ quen thuộc về mối quan hệ Việt – Trung: Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
  • TÌNH YÊU CỦA CON NGƯỜI VỚI ĐẤT VỚI CÂY (Kha Trà Phương) – “…từng vuông đất đã thấm mồ hôi và có thể cả máu của họ, trên đó có những ngọn muống cũng thấm tình như cây mít của nội tôi khi xưa, nên vì đất có thể bùng nổ những điều mà các Viện chưa nghiên ra”.
  • Ngụy biện trắng trợn (Nguyễn Thông) – Ở nhiều nước trên thế giới, để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines, hàng loạt quan chức sẽ phải rơi rụng. Đối với họ, vào và ra, lên và xuống là chuyện bình thường. Từ chức của họ còn dễ hơn từ hôn của ta.
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Quân khu 2 (TTXVN) – “Đây cũng là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nhiều hoạt động xâm nhập, vượt biên trái phép, hoạt động ma túy tương đối phức tạp; kinh tế-xã hội của người dân còn gặp khó khăn.”
  • Hở sườn Cam Ranh  (Cu làng cát) –  Sự kiện thương lái Trung Quốc núp bóng chuyên gia kỹ thuật cá mú đến Cam Ranh nuôi cá khiến ai biết thông tin này cũng lo và giật mình về cách làm việc hở sườn của tỉnh Khánh Hòa.
  • LÊ HÙNG yêu đừng quay đầu lại (Lê Thiếu Nhơn) – “Giải mã cái sự lơ tơ mơ của Nhà- quản- lý- tay- ngang Lê Hùng, nhiều người nói rằng, đó là do ông được lãnh đạo Bộ và anh em ở cả hai nhà hát chiều chuộng, thậm chí có người còn tâng bốc quá…”.
  • Lại giật mình! (NLĐ) -  “Chưa hết xôn xao về chuyện người Trung Quốc thuê đất miền Tây trồng khoai lang hay đến tận đất mũi Cà Mau để giật nợ mua cua…, nhiều người lại phải giật mình về thông tin họ nuôi cá ở Vũng Rô và nhất là trên khu vực trọng yếu – vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa.“
  • Sát thủ người Canada đang có mặt ở Pháp (RFI) – Luka Rocco Magnotta, người Canada 29 tuổi là nghi can trong vụ sát hại và chặt xác một sinh viên Trung Quốc ở Montréal, đã để lại các dấu hiệu cho thấy những ngày gần đây đang có mặt ở Paris và vùng phụ cận. Cảnh sát Pháp đã lần theo dấu vết nghi can này nhờ điện thoại di động của hắn
  • Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFI) – Từ ba ngày nay, blog xuandienhannom.blogspot.com đã hoàn toàn bị đóng cửa, không truy cập được. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chủ trang blog nổi tiếng thường đưa tin về các vụ biểu tình chống các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trước đây, cũng như các vụ cưỡng chế đất đai, đã được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mời đến làm việc ngày 01/06/2012. Cùng ngày blog của ông đã bị đóng cửa. Hai người đi cùng ông là luật sư Hà Huy Sơn, và bà Lê Hiền Đức, người thường giúp nhiều người dân khiếu kiện, đã bị mời ra ngoài một cách thô bạo.
  • Người Hy Lạp mở lại phiên tòa xét xử triết gia Socrate (RFI) – Giữa lúc Hy Lạp đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị chưa từng có, ngày 25/05/2012 vừa qua, tại Athens, đã diễn ra một phiên tòa đặc biệt, với sự tham gia của 10 thẩm phán quốc tế và cử tọa 800 người. Phiên tòa tại Athens được tiến hành nhằm xét xử một con người đã qua đời cách đây gần 2500 năm : triết gia Socrate
  • Cúm gia cầm tái xuất hiện tại Hồng Kông (RFI) – Sở y tế Hồng Kông hôm qua 02/06/2012 thông báo một em bé hai tuổi bị nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Bệnh nhân đang ở trong tình trạng khá nghiêm trọng. Đây là trường hợp đầu tiên từ 18 tháng nay. Hồng Kông và toàn tỉnh Quảng Đông được đặt trong tình trạng báo động.
  • Quebec : cuộc cách mạng của xoong nồi (RFI) – Xoong nồi và thìa bằng cây trên tay, đêm nào cũng vậy, đám đông dày đặc, vui vẻ và nhiệt tình tràn đầy quảng trường Emilie-Gamelin, trung tâm thành phố Montréal, Canada từ hôm 20 tháng năm
  • SKA : Dự án kính thiên văn khổng lồ Nam Phi – Úc (RFI) – Ngày 25/05/2012, dự án xây dựng kính thiên văn vô tuyến khổng lồ SKA giữa Nam Phi và Úc đã chính thức được thông qua. Đây là dự án kính thiên văn lớn nhất hiện nay. Vào năm 2024, khi đi vào hoạt động, kính này có khả năng cho phép tăng mức độ quan sát lên gấp 50 lần so với các kính hiện có
  • Bộ trưởng Panetta thăm cảng Cam Ranh: Biểu tượng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt (RFI) – Vừa sang Việt Nam ngày hôm nay, 03/06/2012 và trước khi có các cuộc hội đàm với các quan chức của chính quyền Hà Nội, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đi thăm cảng Cam Ranh, trong bối cảnh hai nước, vốn là cựu thù, đang tìm cách tăng cường hợp tác nhằm đối phó với việc Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng, gây lo ngại cho nhiều quốc gia trong khu vực.
  • Tổng thống Syria khẳng định sẽ « đập tan » phe nổi dậy (RFI) – Tổng thống Bachar Al Assad một lần nữa tuyên bố Syria là nạn nhân của một « cuộc chiến tranh phá hoại do nước ngoài sách động ». Bỏ ngoài tai những lời kêu gọi và cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo Damas tự cho mình là « chiến lũy chống khủng bố »
  • Miến Điện : các viện thăm dò dư luận hoạt động trở lại (RFI) – Thêm một dấu hiệu của thời cởi mở : thăm dò ý kiến đã tái xuất hiện tại Miến Điện và người dân hăng hái phát biểu. Tuy nhiên sau 50 năm chế độ độc tài quân sự, công việc của người làm công tác đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vẫn còn những chướng ngại ngoài dự tính. Dù vậy, nỗ lực này sẽ giúp chính quyền biết rõ hơn nguyện vọng dân chúng và « củng cố dân chủ » theo nghĩa thật.
  • Trung Quốc không chống lại kế hoạch tăng cường hải quân Mỹ ở châu Á (RFI) – Quân đội Trung Quốc sẽ « cảnh giác nhưng không có ý định đối đầu » với lực lượng hải quân Mỹ sắp được tăng cường tại châu Á Thái Bình Dương. Trên đây là lời tuyên bố của tướng Nhậm Hải Tuyền (Ren Haiquan), trưởng đoàn Trung Quốc tại cuộc Đối thoại về an ninh tại Shangri-La, Singapore, vào hôm nay 03/06/2012, sau khi Hoa Kỳ thông báo đưa thêm chiến hạm vào khu vực.
  • Cựu Chính Khách Nổi Tiếng Về Giữ Chức Lớn ở Hãng Tư (VietBao)Báo giới Hoa Kỳ ưa nêu thắc mắc về trường hợp các cựu chính khách Mỹ vào
    ngồi trong các hội đồng quản trị công ty. Đặc biệt là khi các chính
    khách đó không có kinh nghiệm liên hệ gì tới việc điều hành công ty lớn mà cũng không trong cùng lĩnh vực chuyên nghiệp liên hệ.
  • UC Tìm Ra Vaccine Ngừa, Chữa Trị HIV (VietBao)Các nhà nghiên cứu tại Đại Học UC San Francisco tìm thấy một thuốc vaccine có thể ngừa HIV hay là để hướng tới việc chữa trị.
  • Nhân Loại Nửa Tỉ Năm Tiến Hóa (VietBao)Tiến sĩ Richard Leakey, nhà nghiên cứu về hóa thạch tiền sử, nói rằng
    chỉ trong một hay 2 thập niên, cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa sẽ
    biến mất, vì không ai bác bỏ được các chứng cớ khoa học rằng nhân loại thực sự đã tiến hóa qua nhiều thời kỳ, chứ không phải ngay từ đầu được nắn theo một mô hình có sẵn.
  • Du Khách Chê Pháp Lỗ Mãng (VietBao)PARIS, Pháp – Du khách có thể yêu thích nước Pháp với tháp Eiffel và bảo tàng Louvre, nhưng không hẳn là đã ái mộ người Pháp.

Mưu đồ thôn tính Việt Nam của Đế Quốc Cộng Sản Trung Hoa


Theo:  http://tudo4vn.wordpress.com/2012/06/03/muu-do-thon-tinh-viet-nam-cua-de-quoc-cong-san-trung-hoa/
03.06.2012
Nguồn: LytuongnguoiViet
Lê Tùng Minh
Dã tâm bành trướng quyền lực thống trị cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương – là một chiến lược lâu dài – của Đế Quốc Cộng Sản Trung Hoa (ĐQCSTH), đã được tập đoàn Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai… “nuôi chí lớn” từ sau khi chiếm được toàn Lục Địa Trung Hoa (1949)! Và Việt Nam được ĐQCSTH xem là vùng lãnh thổ thực hiện âm mưu thôn tính đầu tiên, trong chiến lược bành trướng cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương!
Theo sự phát triển của dòng lịch sử từ 1950 đến nay, có thể chia làm BỐN GIAI ĐOẠN THÔN TÍNH VIỆT NAM của ĐQCSTH, như sau:
- Giai đoạn 1950-1960.
- Giai đoạn 1961-1975
- Giai đoạn 1976-1990
- Giai đoạn 1991 đến nay…
* * *
I- GIAI ĐOẠN 1950-1960:
Sau khi chiếm được toàn bộ lục địa Trung Hoa và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) với Mao Trạch Đông làm Chủ Tịch, cùng Chu Ân Lai làm Thủ tướng chánh phủ, ĐQCSTH bắt đầu thực hiện việc gieo mầm “tư tưởng sùng bái” Bác Mao và Đảng CSTH vĩ đại, đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam, bằng chiêu bài “viện trợ vô điều kiện” cho Việt Nam để Kháng Chiến Chống Pháp đến Thắng Lợi Hoàn Toàn! Cụ thể như:
- Giành riêng một phần đất của tỉnh Quảng Tây cho Chánh Phủ Hồ Chí Minh sử dụng như “hậu phưong lớn” để huấn luyện, đào tạo Cán bộ Quân sự, Chính trị, Văn hóa… cho công cuộc kháng chiến chống Pháp; và cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Mọi chi phí đều do “Mao Chủ Tịch tặng” cho không hoàn lại (?)
- Cử phái đoàn chuyên viên Quân sự sang giúp cho Quân đội Việt Nam mở chiến dịch đánh quân Pháp, từ chiến dịch Biên Giới (1950) đến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Chuyên viên Quân sự của Trung Cộng sang làm cố vấn, trực tiếp chỉ đạo đến cấp Tiểu đoàn, thậm chí xuống đến cấp Đại đội… Đại tướng Trần Canh của Trung Cộng trong chiến dịch Điện Biên Phủ có khi còn lấn át về quyền lực cả đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp! Bởi vì hầu hết vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm và cả dược phẩm đều do ĐQCSTH cung ứng cho “Quân đội Cụ Hồ” (!)
- Cũng từ năm 1950, Trung Cộng chủ trương đưa “Phong trào giảm tô tiến đến Cải Cách Ruộng Đất” (CCRĐ) vào Việt Nam. Chánh phủ Hồ Chí Minh cử Cán bộ cao cấp (như Hồ Viết Thắng…) sang Trung quốc học tập để về Việt Nam, rập khuôn theo Trung Cộng, tiến hành “tiêu diệt giai cấp địa chủ” để không còn giai cấp bốc lột ở nông thôn Việt Nam(!?)
- Cũng theo sự chỉ dẫn của “Bác Mao và Đảng CSTH vĩ đại”, đồng thời với chiến dịch CCRĐ ở nông thôn (1953-1956), ở thành thị tiến hành tiến hành chiến dịch “Cải Tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tu Doanh” mà thực chất là tiêu diệt giai cầp tư sản, bằng cách tước đoạt tài sản của các gia đình hữu sản (bị quy kết là tư sản!) để dọn đường xây dụng xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN)!
Đặc biệt chú ý! Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5-1954) Trung Cộng đã đi đêm với Âu-Mỹ, làm áp lực với chánh phù Hồ Chí Minh phải chịu ký Hiệp Nghị Genève (7-1954) và buộc chấp nhận chia hai đất nước, thành HAI NƯỚC VIỆT NAM: Miền Bắc Cộng Sản – Miền Nam Quốc Gia!
Tóm lại: Để tiến đến sự thôn tính lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong tương lai, ĐQCSTH trong giai đoạn 1950-1960 đã chuẩn bị điều kiện về mặt gọi là CHINH PHỤC NHÂN TÂM, bằng chiêu bài “giúp đỡ vô điều kiện trên tinh thần môi hở răng lạnh”, nhưng thực chất là một sự toan tính vô cùng thâm độc, để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết giữa các thành phần giai cấp của dân tộc Việt Nam, và tạo ra hai nước Việt Nam đối kháng nhau quyết liệt, như hai kẻ thù địch không đội trời chung, đến phải “tao sống mằy chết”(!). Rõ ràng, đến năm 1960 Chánh phủ Hồ Chí Minh đã thật sự chui đầu vào cái thòng lọng của ĐQCSTH!
II- GIAI ĐOẠN 1961-1975:
Bước vào năm 1960, ĐQCSTH bất đống với Liên Xô về đường lối cách mạng quốc tế! Mao Trạch Đông chỉ trích Khơ-Rút-Xốp là hữu khuynh, xét lại; Khơ-Rút-Xốp phê bình Mao Trạch Đông là tả khuynh, giáo điều (?). Thế là, anh Hai (Trung Cộng) quay lưng lại với anh Cả (Liên Xô)!
Vì vậy, Trung Cộng càng tìm đủ mọi cách để lôi kéo Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN) về với ĐQCSTH! Do đó, Bác Mao đã chỉ thị cho Đảng CSTH là “Việt Nam xin cái gì phải ráng thỏa mãn tối đa”(? ) – Phải thừa nhận rằng: Hơn 50% vũ khí đạn dược, dược phẩm và dụng cụ y tế, lương thực thực phẩn trong suốt giai đoạn này – miền Bắc xây dựng Xã hội XHCN, miền Nam đấu tranh chống Mỹ cứu nước – đều do ĐQCSTH cung ứng cho Việt Nam Cộng Sản!
Tuy nhiên, Bác Mao và Đảng của ông ta cũng không dại vì cái danh nghĩa “tình bạn láng giềng, tình đồng chí cách mạng quốc tế” mà từ bỏ dã tâm hôn tính Việt Nam trong tương lai! Cho nên, vừa dùng chiêu bài “viện trợ vô điều kiện” để tiếp tục mua chuộc lòng người Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào, vừa tiến hành kế hoạch “điều – nghiên – phân – tổng” (tức là đìều tra, nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp) tình hình Việt Nam, để lập “hồ sơ thôn tính Việt Nam” theo chiến lược lâu dài, chờ đợi thời cơ!
Muốn thực hiện được dã tâm đó, trước hết Trung Cộng phải “tổ chức mạng lưới tình báo” hoạt động khắp hai miền Việt Nam. Ở miến Bắc, đối tượng tổ chức quan trọng nhất là “sinh viên Việt Nam đang du học ở Trung Quốc”, bởi vì sau khi tốt nghiệp trở về miền Bắc Việt Nam, họ sẽ sung vào đội ngũ cán bộ quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội XHCN miền Bắc! Ở miền Nam, đối tượng tổ chức mạng lưới tình báo của ĐQCSTH là thành phần Hoa Kiều, chủ yếu là Hoa kiều Chợlớn!
Ngoài hoạt động của mạng lưới tình báo đã tổ chức được ở Việt Nam, mà Đại sứ quán của Trung Cộng tại Hànội là trung tâm chỉ huy tình báo ở miền Bắc, và Lãnh sự quán của Trung Cộng ở Hồng Kông là trung tâm chỉ huy mạng lưới tình báo Chợ lớn! Trung Cộng còn lợi dụng cơ hội yêu cầu của Chánh phủ Hồ Chí Minh, đề nghị ĐQCSTH chi viện binh chủng phòng không để chống “chiến tranh phá hoại miền Bắc” do không quân Mỹ tiến hành (1964-1967). Trung Cộng đã đưa 300,000 quân vào miền Bắc Việt Nam, đóng giữ những vùng trời trọng yếu từ Việt Bắc đến ngoại thành Hànội (!)
Về công khai, 300.000 quân của ĐQCSTH sang trú đóng ở những điểm trọng yếu từ Việt Bắc đến ngoại thành Hà nội là giúp cho miền Bắc Cộng Sản đánh bại chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ. Nhưng, về mặt bí mật thì 300.000 quân Trung Cộng là 300.000 trinh sát viên có nhiệm vụ điều tra tình hình bố phòng của Ba thứ quân (chủ lực quân, địa phương quân, du kích quân) ngay ở những nơi họ trú đóng; đồng thời quan sát thực địa, nắm chắc địa hình địa vật ở tại chỗ và những nơi họ đã đi qua… Do đó, sau khi hết thời hạn chi viện, Bộ Tham Mưu quân Trung Công đã có một Bản Đồ Tác Chiến thật cụ thể trên toàn bộ khu Việt Bắc và ngoại thành Hà nội, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam khi cơ hội đến (!?). Trong hơn ba năm đóng quân ở miền Bắc, Cục Quân Báo (tình báo quân sự) của Trung Cộng cũng đã tổ chức được một mạng lưới mật hộ viên, rải khắp nơi họ đã trú đóng(!)
Từ năm 1969, ĐQCSTH một mặt vẫn tiếp tục nắm chắc “chánh phủ Hồ Chí Minh không có Hồ Chí Minh”, một mặt đưa tập đoàn Pôn-Pốt về Campuchia. Trong những năm 1970-1975, ĐQCSTH giảm bớt sự viện trợ cho miền Bắc Cộng Sản, thả vòi ve vuốt tập đoàn lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) nhằm mục đích lũng đoạn hai miền Nam – Bắc cộng sản! Đồng thời tăng cường viện trợ tiền bạc vũ khí cho tập đoàn Pôn – Pồt để tạo điều kiện cho tập đoàn lãnh đạo Khơ Me Đỏ trở mặt với Cộng sản Việt Nam! Ngay từ năm 1973 cố vấn Trung Cộng đã có mặt tận cấp cơ sở của chánh quyền Khơ Me Đỏ! Sau tháng Tư năm 1975, thấy Cộng sản Việt Nam đã chiếm được Miền Nam Quốc Gia, và biết tập đoàn Lê Duẫn – Lê Đức Thọ không còn “sùng bái Bác Mao” như thời ông Hồ Chí Minh, nên Trung Cộng đã thúc đẩy tập đoàn Pôn Pốt làm “vật hy sinh”, tiến hành cuộc chiến tranh đánh phá biên giới Tây Nam! Mưu đồ thâm độc của ĐQCSTH là là lợi dụng quân Khơ Me Đỏ được trang bị vũ khí và sự chỉ đạo của cố vấn Trung Cộng để từ cuộc đánh phá biên giới Tây Nam, cùng với sự nổi dậy của Hoa kiều Chợ lớn, đồng thời với sự nổi dậy của dân Khơ Me ở miền Tây, cùng với các lực lượng chống Cộng khác… tiến đến hành động đưa quân chủ lực của Khơ Me Đỏ có sự yểm trợ của không quân và hải quân Trung Cộng… đánh chiếm cả Miền Nam Việt Nam (?).
Tóm lại: Trong giai đoạn 1960-1975 này, ĐQCSTH đã tiến sâu hơn về việc thực hiện mưu đồ thôn tính Việt Nam. ĐQCSTH đã triệt để lợi dụng chiêu bài viện trợ và chi viện cho công cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; đồng thời lợi dụng lòng tin “tình đồng chí” của Đảng LĐVN với Đảng CSTQ, để tiến hành các hoạt động trinh sát, tình báo nhằm chuẩn bị cơ sở cho chiến tranh xâm chiếm miền Bắc Việt Nam khi có cơ hội. Càng xảo quyệt, khi thấy chiều hướng quân Mỹ đã rút về nước thì Việt Cộng sẽ chiếm Miền Nam, bên ĐQCSTH liền tung lá bài yểm trợ cho Việt Cộng thông “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” để chở vũ khí cho MTDTGPMN nên Trung Cộng ngang nhiên xua hải quân đánh chiếm Hoàng Sa (4-1974) thuộc quyền quản trị của chánh phủ Việt Nam Cộng Hoa!
Càng thâm độc hơn, ĐQCSTH đã lợi dụng mâu thuẫn dâm tộc trong quá khứ giữa dân tộc Việt và dân tộc Cao Miên, để khoét sâu long thù hằn dân tộc với chiêu bài “Cái gì của người Khơ Me trả lại cho người Khơ Me” (ý nói Nam Bộ Việt Nam trước đây là của Cao Miên – Sự thật lịch sử không đúng như vậy!) Từ đó, ĐQCSTH đã biến quân Khơ Me đỏ thành vật hy sinh, phục vụ cho mưu đồ xâm chiếm cả miền Nam Việt Nam(!)
III- GIAI ĐOẠN 1976-1990:
Đây là giai đoạn ĐQCSTH, dưới sự lãnh đạo của tập đoàn Đặng Tiểu Bình, đã quay mặt với Đảng CSVN, đã biến “tình bạn láng giềng chung lưng đâu cật với nhau” thành KẺ THÙ ĐỊCH KHÔNG CHUNG ĐỘI TRỜI!
Khi tập đoàn lãnh đạo tối cao của CSVN đã biết được mưu đồ lợi dụng quân Pôn Pốt, không chỉ đánh phá biên giới Tây Nam, mà còn tiến đến đánh chiếm cả miền Nam Việt Nam của ĐQCSTH thì họ quyết định “tiên hạ thủ vi cường”, bằng cách tập trung quân chủ lực, thiện chiến, quen thuộc chiến trường Campuchia, mở chiến dịch tấn công tổng lực, đánh bại quân Pôn Pốt trên khắp các mặt trận theo chiến thuật “tốc quyết tốc thắng, không cho tập đoàn Pôn Pốt và cố vấn Trung Cộng kịp trở tay để đối phó! Trong lịch sử chiến tranh giải phóng ở Châu Á, chưa có cuộc chiến tranh giải phóng nào ngắn gọn và nhanh như cuộc “Chiến tranh Giải Phóng Campuchia” của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam! Chỉ có 7 ngày, từ ngày 2 tháng Giêng năm 1979 đến ngày 9 tháng Giêng năm 1979, quân đội của CSVN đã chiếm được thủ đô Phnom Pênh!
Mất Campuchia vào tay CSVN, tập đoàn Đặng Tiểu Bình vừa xấu hổ – vì lớn mạnh như ĐQCSTH mà không bảo vệ được đàn em Pôn Pốt; vừa bực tức vì giận tại sao CSVN lại dám đá cú “song phi” đối với đàn anh như vậy! Do đó, Đặng Tiểu Bình quyết cho CSVN “một bài học”! Ngày 17 tháng Hai năm 1979, ĐQCSTH xua cả 100.000 quân được trang bị hiện đại, có sự hổ trợ của pháo binh và không quân tràn qua biên giới Hoa – Việt, từ Lạng Sơn đến Lao Kai, tiến hành cuộc Chiến Tranh hủy diệt một cách tàn khốc đối với 6 tỉnh biên giới của Việt Nam(!). Cuộc chiến tranh phi nghĩa của ĐQCSTH đã có dự định: Nếu chiếm được 6 tỉnh biên giới sẽ thừa thắng xông tới đánh chiếm thủ đô Hà nội, lật đổ chánh phủ Tôn Đức Thắng – Phạm Văn Đồng, dựng lên một chánh phủ bù nhìn do Triều đình Trung Nam Hãi chỉ huy (?). Nhưng, tập đoàn Đặng Tiểu Bình đã thất bại, trước sự phản công quyết liệt với tinh thần QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH của Quân Dân Việt Nam!
Cuộc chiến tranh tàn ác của ĐQCSTH chỉ kéo dài đến ngày 5 tháng Ba năm 1979 (tức 17 ngày đêm) đã phải cuốn gói, chạy thục mạng về bên kia biên giới, với sự thiệt hại nặng nể, với con số 80,000 quân bị tiêu diệt! Đó là một bất ngờ quá bi thảm đối với tập đoàn Đặng Tiểu Bình! Tuy nhiên Việt Nam cũng hy sinh không ít về người và của!
Một “thắng lợi lấn đất biên giới” như hành vi của quân ăn trộm của Trung Cộng trong cuộc chiến tranh này là nhổ bỏ và dời một số cột mốc biên giới từ Ải Nam Quan đến Sơn La, để lấn chiếm biên giới trên đất liền của Việt Nam, như lấn chiến 2/3 Suối Bản Giốc và Ải Nam Quan trong lịch sử là điểm phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Hoa, nhưng hiện nay lại thuộc phần lãnh thổ của Trung Quốc(!?.) Thủ đoạn gian xảo bỉ ổi đó đã được Trung Cộng tiếp tục để thôn tính lãnh hãi ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!
Sau thất bại nhục nhã trong “cuộc chiến tranh cho Việt Nam một bài học”, ĐQCSTH tự biết là không thể xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực, nên Bộ Tham Mưu của Trung Nam Hãi mới chuyển hướng Thôn Tính Việt Nam theo CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG KỲ! Trong chiến lược trường kỳ thôn tính Việt Nam, ĐQCSTH đồng thời thực hiện các phương sách như sau:
Một: Cho Cục Đồ Bản vẽ lại bản đồ của nước Trung Hoa, đặc biệt thay đổi về cương giới lãnh thổ cũng như lãnh hải ở phía Nam, mở rộng, kéo dài, tự ghép một phần của vùng biên giới trên đất liền và hầu hết các vùng lãnh hải của Việt Nam vào, coi như thuộc của ĐQCSTH, in vào sách giáo khoa Địa Lý Trung Hoa để cho học sinh, sinh viên Trung Quốc học; đồng thời cho in và phát hành, phổ biến trong quảng đại nhân dân Trung Quốc! Nếu căn cứ theo bản đồ Trung Hoa mới vẽ thì riêng các vùng lãnh hải giàu tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, như Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều của ĐQCSTH(?)
Hai: Thực hiện công việc thôn tính các vùng lãnh hải của Việt Nam bằng Chiến Thuật gậm nhấm, vết dầu loang, từ từ lấn chiếm từng hòn đảo lớn…, vừa liên tục tuyên bố với thế giới về “chủ quyền hợp pháp” của ĐQCSTH ở các vùng lãnh hải của Việt Nam, theo chính sách “Nói Láo Mãi… Lâu Năm Cũng Trở Thành Sự Thật”(!?)
Tóm lại: Trong thời gian 10 năm liên tục (1980-1990), ĐQCSTH chuyên tâm, ra sức đầu tư vào thủ đoạn thôn tính Việt Nam bằng mọi phương sách… Nhưng khi thấy Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận đối với CVSVN và thiết lập bang giao với chánh phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) (1990), thì tập đoàn lãnh đạo ĐQCSTH liền thay đổi sách lược đối với CSVN! Trung Cộng quay mặt trở lại bắt tay thân thiện với “đồng chì Cộng Sản Việt Nam”(?) Vì thế, tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô (Trung Quốc) mới có cuộc họp cấp cao chính thức giữa Trung Quốc và Việt Nam, mở đầu cho sự tái lập “tình hữu nghị sông liền sông, núi liền núi”(!?)
IV- GIAI ĐOẠN 1991 ĐẾN NAY:
Ngày 5 tháng 11 năm 1991. nhận lời mời của Giang Trạch Dân – Tổng Bí Thư của Đảng CSTQ và Lý Bằng – Thủ tướng nước CHNDTH. Đỗ Mưòi – Tổng Bí Thư của Đảng CSVN và Võ Văn Kiệt – Thủ tướng nước CHXHCNVN, dẫn phái đoàn Việt Nam sang Bắc Kinh. Đỗ Mưòi và Võ Văn Kiệt đã được những người đứng đầu Trung Cộng tiếp đón long trọng, “tay bắt mặt mừng”… Ngay ngày hôm đó, họ cùng ra “Thông Cáo Chung Việt Nam – Trung Quốc” gồm có 7 điểm, trong đó điểm 5 có giao kết rằng: “Hai bên đồng ý sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh ở vùng biên giới hai nước, khuyến khích nhân dân vùng biên giới hai nước khôi phục và phát triển sự đi lại hữu nghị truyền thống, xây dựng đường biên giới Việt – Trung thành biên giới hòa bình và hữu nghị…” Chuyến giao tiếp này đã đặt nền tảng cho quan hệ ngày càng hàn gắn lại vết thương thù hận giữa hai nước Việt – Trung, trong suốt gần 20 năm qua(?)
Tại sao ĐQCSTH lại chuyển hướng, thay đổi sách lược “Biến Thù Thành Bạn”? – Tại vì ĐQCSTH lo sợ CSVN sẽ trở thành “Đồng Minh Chiến Lược” của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu việc đó trở thành sự thật, thì “mộng bá chủ” Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vỡ tan thành ảo mộng(!). Và mưu đồ thôn tính Việt Nam sẽ không thành! Đó, chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho ĐQCSTH sử dụng thủ đoạn “bắt tay thân thiện, vun đắp thình hữu nghị” để tái lập bang giao Trung Việt trên “tình đồng chí Cộng sản”(?)
Trong suốt gần 20 năm (1991-2009) tái lập bang giao trên tinh thần Hòa Bình Hữu Nghị, Không Xâm Phạm Chủ Quyền của nhau, thế nhưng ĐQSCTH vẫn tiếp tục thực hiện dã tâm thôn tính Việt Nam, mà trước tiên là chiếm lấy vùng lãnh hải giàu tài nguyên của Việt Nam! Bằng chứng như, vừa mới cùng Việt Nam ra Thông Cáo Chung (5-11-1991) thì ngày 8 tháng 5 năm 1992, Chánh phủ Trung Cộng ngang nhiên công khai cho phép Công Ty Dầu Lửa Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc, đã cùng Công Ty Năng Lượng Crestone của Hoa Kỳ, ký Hợp Đồng Hợp Tác Thăm Dò Dầu Khí trên một diện tích rộng đến 25.000 km2 trong “khu vực Nam Sa”, mà Trung Cộng gọi là “Vạn An Bắc – 21”, nhưng khu vực này, từ xưa đến nay là thuộc chủ quyền của Việt Nam! Ngày 17 tháng 5 năm 1992, Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN đã ra tuyên bố xác nhận chủ quyền hợp pháp của Việt Nam về “khu vực Nam Sa” và phản đối hành động bất hợp pháp đó của Trung Cộng! Nhưng Trung Cộng vẫn cho tiến hành,, coi như lời tuyên bố xác nhận chủ quyềncủa Việt Nam và phản đối Trung Quốc đã vi phạm Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, nhưng ĐQCSTH vẫn cứ tiến hành xâm chiếm vùng lãnh hải của Việt Nam!
Trong suốt gần 20 năm (1991-2009) tái lập bang giao với Việt Nam, không năm nào ĐQCSTH không tiến hành mưu đồ lấn chiến biên giới trên đất liền để hợp pháp hóa trong khi cùng Việt Nam họp bàn xác định đường biên giới hiện hành! Đồng thời Trung Cộng cũng bành trướng chiếm cứ dần các khu vực quan trọng, có nhiều tài nguyên nhất của Vịnh Bắc Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam! Trung Cộng luôn dùng thủ đoạn Vừa Ăn Cướp Vừa La Làng, điển hình như: Ngày 21 tháng Giêng năm 1995, ngưòi phát ngôn của Bộ Ngoại Giao nước CHNDTH dã la ầm lên là “Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc là phi pháp!” Ngày 29 tháng 8 năm 1995, Trung Cộng tuyên bố rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi về quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và vùng biển phụ cận…” Ngày 4 tháng 6 năm 1996, Cục trưởng Cục Hải Dương Trung Quốc Dương Văn Học đã lớn tiếng tuyên bố rằng: “Các đảo thuộc vùng biển Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc!”(?)
Từ đó, ĐQCSTH ngang nhiên xem mình là chủ vùng biển Nam Hải, nên tự do thiết lập Căn Cứ Thông Tin, xây dựng Sân Bay và đưa hải quân đến trú đóng ở một số đảo lớn ở Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam); đồng thời cho một số công ty du lịch đưa khác trong nước cũng như quốc tế đi tham quan Hoàng Sa và Trường Sa… .Cho các công ty năng lượng của Trung Quốc được phép ký hợp đồng với các công ty đầu tư nước ngoài tiến hành thăm dò và khai thác Dầu Khí(?) Trung Cộng còn cho lập Huyện Tam Sa để quản trị hành chánh đối với vùng lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa… Để bảo vệ an toàn cho những hoạt động Du Lịch, Đánh Cá và Khai thác Dầu Khí, gần đây Trung Cộng cho nột Tuần Dương Hạm cải danh thành Tàu Tuần Tra túc trực ở vùng biển Nam Hải. Mấy năm trước đây và bây giờ ĐQCSTH đã cho quyền hải quân Trung Cộng có quyền bắn phá tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động ngay trên vùng lãnh hải của Việt Nam(!)
Song song với hành động xâm chiếm trắng trợn đó, ĐQCSTH cũng dùng thủ đoạn Thôn Tính Việt Nam bằng Kinh Tế rất tinh vi như sau:
- Tung hàng hóa với giá rẻ vào bằng con đường buôn lậu, tràn ngập thị trường Việt Nam để làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa nội địa bị rối loạn, ế ẩm… đồng thời tạo ra một tầng lớp buôn lậu để làm cho xã hội Việt Nam thêm rối loạn, mất an ninh!
- Tung tiền giả vào Việt Nam, bao gồm tiền Ngân Hàng Việt Nam và tiền đô la Mỹ, để làm cho “vàng thau lẩn lộn, thật giả khó phân”, gây hoang mang trong dân chúng, đồng thời làm cho đồng tiền của Ngân Hàng Việt Nam mất giá và thị trường tiền tệ Việt Nam đã rối loạn càng rối loạn thêm (!)
- Cho các công ty Trung Quốc vào Việt Nam để đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế để vừa thu lợi nhuận cao, vừa hoạt động gián điệp trên cả hai lĩnh vực kinh tế và chính trị! Điển hình như vụ Công ty Trung Quốc đầu tư khai thác Bô-Xít miền Cao nguyên Trung phần Việt Nam, cụ thể là ở Lâm Đồng và Đắc Nông(!) Luật “đầu tư nước ngoài” nào cho phép công ty Trung Quốc mang cả vạn công nhân bình thường (không phải kỹ thuật viên) người Trung Quốc, và cả các loại công cụ và máy móc theo (ở Việt Nam có thể cung cấp cho họ) để khai thác Bô-Xít?! Hình ảnh “một nước Trung Quốc thu nhỏ” đang dựng lên tại Lâm Đồng và Đắc Nông, đã làm cho người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của tổ quốc không thể không nghi vấn(?) Thế lực nào đã làm chỗ dựa cho công ty Trung Quốc đó? Tại sao chánh phủ CHXHCNVN vẫn cứ cho họ tiến hành dựng lên cái quái thai như vậy, mà cứ phớt lờ, coi thường sự phản đối của giới trí thức, khoa học kỹ thuật Việt Nam? Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nổi tiếng là người thức thời, nhưng ông đã coi thường ý kiến vàng ngọc của lão Đại tướng họ Võ thì thật là không thể hiểu nổi!?
[Chắc Bộ Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN khóa X không thể nào không thấy viễn ảnh nguy hại cho quốc gia dân tộc, nếu đến lúc nào đó ĐQCSTH thừa cơ xua quân tấn công miền Bắc Việt Nam, thì Tây Nguyên sẽ biến thành “Căn Cứ Chiến Lược” của Trung Cộng, chiếm giữ cao điểm để khống chế toàn vùng đồng bằng miền Nam hay không?]
Trong suốt gần 20 năm nay (1991-2009), để thực hiện thành công mưu đồ thôn tính Việt Nam, ngoài những thủ đoạn đã nói ở trên, ĐQCSTH còn tìm đủ mọi cách, bằng vật chất lẫn tinh thần, để MUA CHUỘC MỘT SỐ NHÂN VẬT LÃNH ĐẠO PHE BẢO THỦ trong Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN, biến họ thành lực lượng chính trị ra mặt ủng hộ chủ trương, đường lối đối nội cũng như đối ngoại của Trung Cộng, ngăn chặn khuynh hướng thân Mỹ của phe cấp tiến, để đưa Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, như một “thuộc quốc” cam tâm chịu sự chỉ đạo của Trung Nam Hải(!?) Chính một số nhân vật bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng CSVN, đã được ĐQCSTH mua chuộc là mầm tai họa nguy hiểm nhất đối với tương lai phát triển của dân tộc Việt Nam! Nếu không có những nhân vật lãnh đạo bảo thủ, tham quyền cố vị của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN, làm “hảo đồng chí” của Trung Cộng, thì làm sao ĐQCSTH đã có thể thọc sâu vào các lĩnh vực Kinh Tế và Chính Trị của Việt Nam, ngày càng trắng trợn đưa đến sự phản ứng quyết liệt của các tầng lớp quần chúng nhân dân Việt Nam như vậy?
Tóm lại: Trong giai đoạn 1991-2009, qua bài học thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào đầu năm 1979, ĐQCSTH nhận thấy không thể dùng vũ lực để thôn tính Việt Nam! Vì vậy, ĐQCSTH mới thay đổi chiến lược tốc chiến tốc thắng thành CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG KỲ THÔN TÍNH VIỆT NAM! Để thực hiện thành công mưu đồ chiến lược đó, ĐQCSTH đã dùng nhiều thủ đoạn về Kinh tế, Chính trị và văn hóa… vừa công khai trắng trợn vừa đi đêm mua chuộc những kẻ tham quyền tham lợi để tiến hành thôn tính Việt Nam!
* * *
Mưu đồ thôn tính Việt Nam của ĐQCSTH đã lộ ra một cách trắng trợn, các tầng lớp nhân dân Việt Nam, ở trong nước và ở hải ngoại, không thể bàng quan, nhẫn nhịn được nữa! Cho dù Việt Nam là một nước nhỏ, lực lượng quốc phòng của Việt Nam, tuy còn yếu kém hơn, so với ĐQCSTH. Nhưng, tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất, mưu trí chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đã có truyền thống chiến thắng suốt hàng nghìn năm lịch sử đến nay! Dân tộc Việt Nam yêu chuộng Hòa Bình, nhưng không sợ bất cứ kẻ xâm lược nào! Đã đến lúc LỰC LƯỢNG CẤP TIẾN của Đảng CSVN vả của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngoài Đảng phải ĐOÀN KẾT NHẤT TRÍ THÀNH SỨC MẠNH CỦA CẢ DÂN TỘC, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trên đất liền cũng như trên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam!
LÊ TÙNG MINH
Đông Bắc Mỹ
Ngày 12 tháng 4 năm 2009

‘Đừng làm nổi sóng Nam Hải’

Cập nhật: 06:58 GMT – chủ nhật, 3 tháng 6, 2012   - BBC
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tại Đối thoại Shangri La năm 2012Trung Quốc đang đề cao cảnh giác trước việc Mỹ tăng cường binh lực ở Thái Bình Dương
Sau khi Hoa Kỳ loan báo dịch chuyển phần lớn hạm đội của họ sang Thái Bình Dương cho đến năm 2020, hôm thứ Bảy ngày 2/6 hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc đã cảnh báo bây giờ không phải là lúc ‘làm nổi sóng’ ở Biển Đông.
“Ai đó nên kiềm chế đừng khuấy động làm đục nước rồi thả câu,” Tân Hoa Xã bình luận về vùng biển hiện đang có tranh chấp chủ quyền.
“Về căng thẳng ở Nam Hải (Biển Đông), chính các quốc gia có tranh chấp khác đã thổi bùng ngọn lửa và ngày càng đổ thêm dầu vào lửa dù chiến lược mới của Mỹ có làm cho họ tự tin hơn hay không ,” Tân Hoa Xã nhận định.
Bắc Kinh có ‘mong muốn thật lòng’ là biến Biển Đông thành một ‘vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác,’ Tân Hoa Xã cho biết trong bài xã luận có tựa đề ‘Đừng làm nổi sóng Nam Hải’.
Trước đó, tại diễn đàn an ninh khu vực thường niên có tên gọi Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta loan báo quyết định sẽ chuyển thêm lực lượng hải quân của họ đến Thái Bình Dương trong khuôn khổ trọng tâm chiến lược mới của họ.
Ông cho biết đó là một phần trong nỗ lực ‘kiên quyết và bền bỉ’ để củng cố vai trò của Mỹ ở một khu vực được nhìn nhận là hết sức quan trọng đối với tương lai của nước này.
“Ai đó nên kiềm chế đừng khuấy động làm đục nước rồi thả câu.”
Hãng tin Tân Hoa Xã
Ông cũng nhấn mạnh rằng sự dịch chuyển chiến lược này không nhằm vào Trung Quốc.

‘Tăng cường cảnh giác’

Trong một phản ứng khác, một tướng lĩnh cao cấp của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc là ông Nhiệm Hải Tuyền cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường cảnh giác nhưng sẽ không có hành động đáp trả, hãng tin Anh Reuters cho biết.
Là phó chủ tịch Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc vốn có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của quân đội nước này, Trung tướng Nhiệm cũng là người dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La.
Đài truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong đã dẫn lời ông này nhận định rằng ‘đây là phản ứng của Mỹ với những lợi ích quốc gia, các khó khăn về tài chính của chính họ và những diễn biến an ninh toàn cầu’.
“Trước hết, chúng ta không nên xem điều này là thảm họa,” ông trấn an.
Lâu nay Bắc Kinh vẫn cảnh giác trước các ý định của Hoa Kỳ với một số tiếng nói diều hâu trong quân đội nước này cho rằng Washington đang muốn bao vây Trung Quốc và kiềm chế sự vươn lên của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter Gordon MacKay
Canada cũng bắt đầu can dự vào những căng thẳng trên Biển Đông===>>>
Ông nói Bắc Kinh không nên chủ quan trước các động thái của Hoa Kỳ.
“Vế thứ hai (trong câu trả lời của ông Nhiệm) là chúng ta cũng không nên bàng quan trước việc này,” ông phát biểu với kênh Phượng hoàng.
“Chúng ta nên nhìn nhận rằng chúng ta đang đối mặt với những diễn biến cực kỳ phức tạp mà đôi khi có người còn cho rằng hết sức nghiêm trọng, và chúng ta nên đề cao cảnh giác trước những hiểm họa và chuẩn bị đối phó với tất cả các tình huống phức tạp và nghiêm trọng,” ông nói.
Theo kế hoạch tái bố trí quân lực mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta loan báo ở Singapore thì nước này sẽ duy trì sáu hàng không mẫu hạm tại các vùng biển trên Thái Bình Dương.
Hiện tại 6 trong tổng số 11 chiếc tàu sân bay của Hoa Kỳ được phiên chế ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên khi chiếc USS Enterprise chấm dứt hoạt động trong năm này thì Mỹ chỉ còn lại 5 chiếc ở Thái Bình Dương.
“Chúng ta đang đối mặt với những diễn biến cực kỳ phức tạp và chúng ta nên đề cao cảnh giác trước những hiểm họa và chuẩn bị đối phó với tất cả các tình huống phức tạp và nghiêm trọng.”
Nhân Hải Toàn, phó chủ tịch Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc
Khi chiếc USS Gerald R. Ford được hoàn thành vào năm 2015 thì hạm đội hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương sẽ có 6 chiếc trở lại.

Canada hỗ trợ

Trong khi đó, hãng tin Pháp AFP đưa tin hôm Chủ nhật ngày 3/6 Singapore cho biết họ đang nghiên cứu đề xuất của Canada thiết lập một cơ sở hậu cần ở nước này để điều phối các nỗ lực cứu trợ thiên tai.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter Gordon MacKay phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo The Canadian Press rằng đề xuất này nằm trong nỗ lực của Ottawa để hỗ trợ cho sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông MacKay cũng đến Singapore cùng với các vị bộ trưởng quốc phòng khác để tham dự Đối thoại Shangri-La.
“Phía Canada đã đề xuất thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Singapore để điều phối các sứ mạng cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực,” người phát ngôn Bộ Quốc phòng Singapore nói với AFP.
“Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất này,” ông nói nhưng không cho biết thêm chi tiết.
MacKay được dẫn lời nói rằng đề xuất với Singapore cũng giống như các thỏa thuận mà Canada đã có với Kuwait và Jamaica vốn giúp cho nước này có căn cứ quân sự ở Trung Đông và vùng biển Caribe.


Nhiều ngành đang... chờ chết ? (kỳ I)

Kỳ I. Ngành dệt may - ám ảnh đơn hàng
 
(DĐDN) Nếu như những tháng đầu năm 2011 được xem là thời điểm thắng lợi của ngành dệt may VN với việc DN “bội thực” các đơn hàng thì chỉ hết quý 1/2012 toàn ngành dệt may nhanh chóng rơi vào thảm cảnh “đói” việc.
Ngành dệt may đang lâm vào cảnh 'đói việc' trầm trọng
Theo Vụ XNK - Bộ Công Thương, do kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút dẫn đến việc người tiêu dùng thắt chặt hầu bao tiêu dùng. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong 4 tháng qua đạt 4.412 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may về cơ bản giảm cả về lượng và trị giá, trong đó bông giảm 35,7% về trị giá và 10,2% về lượng; sợi các loại giảm 19% về trị giá, 4,8% về lượng; vải giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Khó trăm bề
Thông thường thời điểm này hàng năm, dệt may của một số Cty, chuyên sản xuất xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Châu Á và Đông Âu đã nhận được đơn hàng đến hết quý III. Tuy nhiên, năm nay, lượng đơn hàng nhận được mới đến khoảng giữa tháng 5. Thêm vào đó, các DN sợi gặp thêm khó khăn về nhập khẩu bông rơi chải kỹ do thuế suất tăng từ 0% lên 10%, khiến DN phải tăng giá sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên chính thị trường nội địa. Song, điều đáng nói là gần như họ không chủ động được, thậm chí đối tác còn tìm cách hủy hợp đồng vì những lỗi nhỏ.
Tiếp chúng tôi tại một xưởng may mặc với số lượng công nhân thưa thớt bên cạnh một số sản phẩm quần áo gia công. Đại diện Cty dệt may sản xuất phục vụ cho thị trường nội địa tại Hưng Yên phân trần, vì phục vụ cho nội địa nên DN chúng tôi đành chấp nhận làm đơn hàng theo thời vụ. Để tránh tình trạng có đơn hàng nhưng vật tư chưa về, Cty phải nhập về trước nên việc quản lý vật tư tồn kho đành phó mặc cho may rủi. Đó là chưa kể phải "nuôi quân" hằng tháng, phòng đơn hàng có đột ngột. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, vì sao DN không tìm kiếm những cơ hội gia công lại cho những "ông lớn", đại diện DN này thẳng thắn cho biết, DN nhỏ không kỳ vọng vào điều này, bởi đơn hàng không đều, vì thế, DN cũng không dám mạnh dạn đầu tư - Đại diện chua xót thừa nhận.
Ông Phạm Hưng - Giám đốc đối ngoại Hiệp hội dệt may VN chia sẻ, đối với các DN nhỏ và vừa trong ngành dệt may nhân sự hiện nay cũng là câu chuyện khiến DN phải đau đầu. Trong khi đó, trong cơ cấu giá thành may gia công, lương công nhân chiếm tới 65%, chính sách mới về điều chỉnh tiền lương bắt đầu tháng 10 tới cũng đang tạo nhiều áp lực cho DN, nhất là những DN lớn có hàng nghìn lao động. Bên cạnh những khó khăn nội tại, các DN dệt may hiện đang lo lắng về sự ổn định của đơn hàng trong những tháng cuối năm.
Mong chờ hỗ trợ thiết thực

Hoạt động kinh doanh của nhiều DN dệt may chưa dựa trên chiến lược bài bản và mang tính dài hạn.
Chia sẻ cùng DĐDN, nhiều DN ngành dệt may kỳ vọng về 5 gói giải pháp cứu DN mà Bộ Tài chính vừa công bố. Tuy nhiên, những DN này cho rằng họ đang làm ăn thua lỗ thì lấy gì để đóng thuế thu nhập DN vì vậy việc được gia hạn hay giảm không có ý nghĩa với chúng tôi. Một DN dệt may chia sẻ, có lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nói với tôi rằng: hàng ngày có hàng trăm DN đến xin vay vốn nhưng ngân hàng không dám cho vay vì họ vay quá nhiều tiền và vay ở nhiều ngân hàng, có cho vay các DN cũng khó trả nợ. Vì vậy, chúng tôi rất mong vào những động thái thiết thực, cụ thể sắp tới của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vốn để DN có thể dễ “thở” hơn. Bà Dương Thị Ngọc Dung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may thẳng thắn: các giải pháp đưa ra từ gói cứu trợ của Bộ Tài chính là rất toàn diện nhưng không mang lại lợi ích sát sườn cho DN dệt may. Vì theo bà Dung, các DN ngành dệt may đang đôn đáo tìm đơn hàng. Nhiều chính sách thiết thực cho DN dệt may đã từng sử dụng thành công ở năm 2009 thì Bộ Tài chính không đề xuất áp dụng. Đơn cử như khoản có tác dụng trực tiếp giảm chi phí đầu vào cho DN là giảm 50% tiền thuê đất thì bộ lại dành cho ngành thương mại, dịch vụ mà không ưu tiên cho ngành sản xuất.
Tại cuộc làm việc mới đây với Hiệp hội dệt may VN, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, để xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tiếp theo cũng như việc nhanh chóng vượt khó ổn định sản xuất kinh doanh, các DN dệt may cần triển khai một số biện pháp giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỉ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM...
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, dường như hoạt động kinh doanh của nhiều DN dệt may chưa dựa trên chiến lược bài bản và mang tính dài hạn, mà chủ yếu là kiểu kinh doanh “đánh quả” hay nói thẳng ra là kinh doanh theo kiểu đánh bạc. Vì thế, lợi nhuận không thấy đâu mà chỉ thấy ngày càng... ngắc ngoải

Nhiều ngành đang... chờ chết ? (Kỳ II)

Kỳ II. Thép "yếu" theo bất động sản
 
(DĐDN) Theo Quy hoạch phát triển ngành thép VN giai đoạn 2007 – 2015 đã được Thủ tướng phê duyệt, các dự án nhà máy thép phải có chỉ tiêu cụ thể, có giới hạn cả về số dự án cũng như tổng công suất. Vậy nhưng, dù cung đã vượt xa cầu vẫn có chủ đầu tư tìm mọi cách để được triển khai dự án.
 
Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), tiêu thụ thép trong quý I/2012 chỉ đạt 1,144 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu thị trường thép còn tiếp tục ảm đạm, thì mục tiêu tăng trưởng 4% trong năm 2012 của ngành thép khó đạt được.
Gắng gượng “tồn tại”
Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA, chính sách thắt chặt đầu tư công gây sức ép quá lớn đối với ngành thép. Trên thị trường thép hiện nay, cả 4 sản phẩm chính là thép xây dựng, thép tráng tôn mạ kẽm, thép ống và cán nguội đều thừa sản lượng ở mức rất cao. Chẳng hạn với thép cán nguội, sau khi có thêm một nhà máy công suất 1,2 triệu tấn/năm tại phía Nam đi vào hoạt động, tổng công suất nhóm sản phẩm này tăng lên 2,7 triệu tấn. Tuy nhiên, mức tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ đạt hơn 1 triệu tấn/năm. XK thì gặp khó khăn với vụ kiện phá giá.
Thêm dẫn chứng cho bức tranh ảm đạm của ngành thép ông Cường nói tiếp, hiện đã có 5 DN sản xuất thép xây dựng ở khu vực phía Bắc ngưng sản xuất 2 tháng nay, thông báo không bán hàng nữa. Mặc dù một số đã “chết lâm sàng” nhưng đến nay vẫn chưa DN nào tuyên bố rằng mình bị phá sản cả. Cũng theo ông Cường, hiện ngành thép có khoảng 60 DN  thép lớn, đổ vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất nên dù rất khó khăn họ cũng phải gắng gượng mà “sống” - ông Cường chia cẻ.
Ví dụ thương hiệu thép Pomihoa của Cty TNHH cán thép Tam Điệp cho thấy, sau 12 năm tồn tại thương hiệu này tới đây sẽ không còn hiện hữu. Thương vụ mua bán sáp nhập thành công mới nhất trong ngành sản xuất thép Việt biến Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) trở thành chủ sở hữu 70% vốn và đã đổi tên DN thành Cty thép Kyoei VN, bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 10/3 năm nay. Sau chuyển đổi này, Pomihoa chỉ còn tồn tại trên số sản phẩm chưa tiêu thụ hết.

Mặc dù một số đã “chết lâm sàng”” nhưng đến nay vẫn chưa DN nào tuyên bố rằng mình bị phá sản cả.
Chia sẻ cùng DĐDN đại diện lãnh đạo Cty liên doanh Thép Việt- Hàn (VPS) cho biết, từ cuối 2011 đến nay, DN luôn hoạt động dưới công suất thực có. Đơn cử, với nhóm sản phẩm ống thép, mức công suất hiện tại vào khoảng 1,8 - 1,9 triệu tấn/năm, bán trong nước chưa đến 1 triệu tấn/năm, cũng phải xuất khẩu. Tráng tôn mạ kẽm gần 2 triệu tấn công suất nhưng chỉ bán được quanh mức 1,1- 1,2 triệu tấn.
Nguyên nhận từ DN
Các DN lý giải nguyên nhân là do lãi suất cao, sức mua trên thị trường nội địa giảm... Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh của nhiều DN thép trở nên "lâm nguy” còn có nguyên nhân từ nội tại các DN. Đó là đầu tư tràn lan; làm dự án theo kiểu "phong trào” bất chấp thị trường. Cung vượt xa cầu. Vì vậy, kể cả nền kinh tế không suy thoái, ngành sản xuất thép vẫn không thoát khỏi tình trạng lao đao. Những năm sắp tới, lĩnh vực này càng trở nên khốn đốn - chuyên gia khẳng định.
Hiện tại trên địa bàn cả nước có hơn 460 DN chuyên ngành sản xuất thép. Số lượng DN cũng như công suất toàn ngành tăng ở mức phi mã trong nhiều năm liên tục. Chỉ tính riêng 3 loại sản phẩm (thép dài, thép dẹt, thép ống) công suất hơn 16 triệu tấn/năm. Mặt hàng thép xây dựng, nguồn cung chạm ngưỡng 9 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ tối đa dự kiến ở mức 6 triệu tấn, lượng hàng hóa thừa chiếm hơn 30%. Thế nhưng, kỳ lạ hơn ở mặt hàng thép xây dựng, cung vượt xa cầu nhưng thời gian sắp tới lại có thêm 5 nhà máy sản xuất thép chuẩn bị đi vào hoạt động. Vì vậy, muốn cứu được ngành thép thì phải chữa "căn bệnh” nội tại đã - ông Tuyển khẳng định.

Nhiều ngành đang... chờ chết ? (Kỳ III)

Kỳ III. Xi măng - “Khủng hoảng” vì quy hoạch
 
(DĐDN) Khi nói về nguyên nhân cái chết của ngành xi măng, không ít chuyên gia đã thẳng thắn bày tỏ, căn nguyên sâu xa tạo nên cuộc khủng hoảng thừa của ngành xi măng là do hệ lụy từ quy hoạch.
Quý I/2012, cả nước tiêu thụ được 10 triệu tấn xi măng, bình quân mỗi tháng khoảng 3,3 triệu tấn, trong khi sản xuất 12,7 triệu tấn, lượng tồn kho của các nhà máy lên gần 3 triệu tấn, chiếm khoảng 25%, vượt xa ngưỡng an toàn là 10%.
Tồn kho vượt ngưỡng
Ông Đỗ Đức Oanh - Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng VN cho biết, khó khăn lớn nhất của ngành xi măng hiện nay là lượng tồn kho lớn. Dự kiến năm 2012, toàn ngành chỉ tiêu thụ được khoảng 46 - 47 triệu tấn, cộng với XK được khoảng 7 triệu tấn, nghĩa là vẫn còn dư trên 10 triệu tấn không tiêu thụ được.
Trong khi đó, xi măng là mặt hàng có giá trị thấp trong khi trọng lượng và thể tích lớn dẫn đến chi phí vận tải cao. Bên cạnh đó, do thiếu cảng, phương tiện bốc xếp chuyên dùng cùng với kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm không có, tính chuyên nghiệp thấp cũng khiến cho việc xuất khẩu xi măng không đơn giản. Chính bởi đặc thù như vậy, nên khi sức tiêu thụ trong thị trường nội địa suy giảm, nhiều DN tìm hướng “xuất ngoại” nhưng đầu ra này cũng khó khăn không kém- ông Oanh chia sẻ.
Khi công suất dư, tồn kho tăng cao và tiêu thụ giảm trên thị trường xi măng đã diễn ra một làn sóng cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay, các DN sản xuất xi măng cả lớn lẫn nhỏ đang ồ ạt khuyến mãi để giải phóng lượng hàng tồn. Không chỉ đua nhau giảm giá bán, mà còn tung khuyến mãi khủng như bán 100 bao tặng thêm 10 -13 bao. Không những thế, trên cùng một địa bàn, giá bán xi măng của các DN chênh lệch nhau từ 80.000 - 180.000 đồng/tấn.
Nhiều DN than thở, họ đang "trầy trật" bởi chính sách giá thấp và khuyến mãi "khủng" giữa các nhà máy xi măng với nhau thế nhưng vẫn không thể giải quyết được bài toán tồn kho.
Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển cho rằng, đầu ra thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng mạnh khiến nhiều DN điêu đứng. Thời gian qua chi phí xăng dầu tăng 32- 43%, điện tăng 15,28%, tỉ giá ngoại tệ 9%, vỏ bao tăng 25% và than tăng gần 90% nhưng chẳng DN nào dám nghĩ đến việc tăng giá, bởi làm như vậy sẽ... chết ngay. Chấp nhận bán dưới giá thành, chịu lỗ, dù sao cũng còn có thể “sống” lay lắt - ông Tuyển khẳng định.
Hệ lụy từ quy hoạch
Những năm trước, theo tính toán, VN cần tiêu thụ một lượng lớn xi măng để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà ở vốn còn đang rất thiếu. Vì vậy, phát triển công nghiệp xi măng là cần thiết. Nhưng nếu phát triển đến dư để có thể dành một phần cho xuất khẩu như tinh thần của quy hoạch ngành xi măng thì phải xem lại.

Chúng ta cần phải rà soát lại quy hoạch xi măng để thu hẹp khoảng cách giữa cung - cầu.
Ông Oanh cũng cho rằng, trong quy hoạch phát triển ngành xi măng có nhiều điểm bất ổn: thứ nhất là về mảng dự báo tăng trưởng chưa chuẩn xác và chưa lường cả những yếu tố bất lợi (như lạm phát, kinh tế sụt giảm) nên dẫn đến tiêu thụ khó, cung vượt cầu. Trong khi đó, theo quy hoạch, đến năm 2015, sản lượng xi măng sẽ tăng lên 94 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ lên tới 129 triệu tấn. Thứ hai là việc đầu tư theo phong trào của nhiều DN và địa phương. Hầu như địa phương nào có đá vôi là có dự án đầu tư nhà máy xi măng. Trong bối cảnh đó, DN nào "nhanh chân" thì sang nhượng, nhưng có DN đến muốn thoái vốn cơ cấu lại nợ cũng đành bó tay - ông Oanh nói.
Hơn thế, hiện nay, việc thúc đẩy XK chỉ mang tính tình thế, vì với giá 38 - 40 USD/tấn xuất FOB sẽ không mang lại hiệu quả cho DN. Và cũng từ trước đến nay, chưa DN nào đặt vấn đề XK xi măng.
Vì vậy, về lâu dài để phát triển ngành xi măng bền vững, chúng ta cần phải rà soát lại quy hoạch xi măng để thu hẹp khoảng cách giữa cung - cầu. Xóa nhà máy xi măng lò đứng (tổng công suất khoảng 3 triệu tấn) vì đây là công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp và ô nhiễm môi trường. Dừng hẳn những dự án chưa đầu tư, không thu xếp được vốn - đó được coi là “để đau một lần”.

Nhiều ngành đang... chờ chết ? (Kỳ IV)

Kỳ IV. Ngành gỗ - tiến thoái lưỡng nan
 
(DĐDN) Chi phí đầu vào cho ngành sản xuất đồ gỗ, chủ yếu là chi phí nhập gỗ nguyên liệu tăng trung bình từ 10-15% trong khi đó, giá các sản phầm đồ gỗ không thể tăng vì sẽ mất khả năng cạnh tranh.
Chưa kể tới khó khăn cơ bản là thiếu vốn khiến nhiều DN ngành gỗ ngừng hoạt động thì chính những bất hợp lý về giá đã và đang đẩy các DN ngành này vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Khó khăn chồng chất
Báo cáo từ Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ TP HCM (Hawa): Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỉ USD, tăng 13,8% so với năm 2010. Thế nhưng lợi nhuận thực tế cho các DN xuất khẩu đồ gỗ lại không đáng kể bởi chi phí nguyên liệu đầu vào và lãi suất cao. Hiện nay, 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, nên DN thiếu chủ động trong sản xuất và bị ép giá ảnh hưởng tới doanh thu. Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hawa, do thiếu vốn để nhập khẩu gỗ nguyên liệu hồi đầu năm đã khiến cho nhiều hợp đồng lớn không thể ký, vì DN lo ngại thiếu nguyên liệu. Thêm nữa, đầu năm 2012, giá gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng cao cụ thể giá gỗ nguyên liệu đã tăng hơn 10% so với năm trước. Thực tế đó, đẩy DN lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.
Anh Nguyễn Văn Mùi, trưởng phòng marketing Cty CP Hà Nam cho biết: “Thị trường xuất khẩu khó khăn đã đành, nhưng thị trường trong nước càng ảm đạm hơn. Nếu như tháng 3/2012, doanh thu bán hàng toàn hệ thống là 28 tỉ đồng thì tới tháng 4 giảm xuống còn 20 tỉ đồng. Hàng tồn kho nhiều cộng với chi phí nhập gỗ nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng nên hiện Cty chỉ sản xuất cầm chừng”. Trong khi đó, các DN ngành gỗ đang gánh thêm một gánh nặng “nuôi quân”. Dù sản xuất giảm nhưng không thể cho người lao động nghỉ việc vì hầu hết họ đều có tay nghề và đã gắn bó nhiều năm với Cty. Bởi thế, “hiện Cty CP Hà Nam có tất cả 800 công nhân viên, tính trung bình mức lương từ 3,5-8 triệu đồng thì chi phí nhân công/tháng là một con số không hề nhỏ” - anh Mùi chia sẻ.

80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài.
Đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản VN nhìn nhận: Với DN ngành gỗ đang đứng trước nhiều khó khăn do những biến động mạnh về tỷ giá USD, chi phí đầu vào tăng phi mã, vốn vay với lãi suất trên 20%... Trong khi đó khoảng 70% DN ngành gỗ có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực yếu, khó tiếp cận nguồn vốn vay dẫn đến vòng quay vốn chậm, hiệu quả sản xuất không cao, không tạo ra được giá trị cao cho sản phẩm và khó cạnh tranh.
Chờ đợi hay tự cứu mình ?
Hầu hết các DN ngành gỗ đều lao đao vì thiếu vốn. Điển hình là anh cả Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, dù đã giảm mạnh tỉ lệ vốn đầu tư vào BĐS nhưng DN này vẫn cần khoảng 2.581 tỉ đồng trong năm 2012 để trả 800 tỉ đồng nợ gốc; 1.738 tỉ đồng trả lãi và 3.712 tỉ đồng đầu tư cho các lĩnh vực khác ngoài BĐS, trong đó, riêng sản xuất gỗ cần 397 tỉ đồng. Tuy nhiên, để có nguồn vốn này không phải chuyện đơn giản. Thiếu vốn, nên DN cứ phải khất lần với khoản nợ thuế hơn ngàn tỉ đồng cũng là điều dễ hiểu.
Chỉ những người trong cuộc mới hiểu được khó khăn thực sự mà mình đang đối mặt. Vì thế, sẽ có hai kịch bản xảy ra: Một là trông chờ vào quyết sách từ phía nhà nước rồi mới “lựa cơm gắp mắm”. Hai là, DN phải tự cứu mình bằng những cách khác nhau. Kịch bản thứ hai có vẻ được nhiều DNVVN lựa chọn. Bằng chứng là Cy CP Hà Nam đang xúc tiến việc mở trung tâm điện máy. “Chuyển hướng đầu tư sang một lĩnh vực mới, không phải là lựa chọn mong muốn, nhưng trong tình huống cấp bách, DN phải chuyển hướng đa ngành nghề để hỗ trợ nhau” - đại diện Cty CP Hà Nam chia sẻ.  


Kỳ V. Ngành nhựa… lao đao
(DĐDN) Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ quản lý còn hạn hẹp nên khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng thì ngành nhựa cũng liên tiếp rơi vào thảm cảnh “chết yểu”.
Theo ông Hồ Đức Lam- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa VN (VPA), hiện có 20% trong tổng số hơn 2.000 DN ngành nhựa phải đóng cửa.
Lệ thuộc vì nguyên liệu
Để làm ra một sản phẩm nhựa, các DN ngành này phải nhập khẩu từ 80 – 85% nguyên liệu và phụ gia, trong khi chi phí nguyên liệu chiếm 70% giá thành nhưng ngành nhựa chỉ toàn tập trung vào những sản phẩm phổ thông, giá rẻ để cạnh tranh với ngành nhựa Trung Quốc.
Trong khi đó, theo đại diện VPA, hiện nay phần lớn các DN nhựa hình thành và phát triển từ các Cty gia đình, nên vốn hạn hẹp, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập nhật. Những DN này thường sản xuất những mặt hàng đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động và lợi nhuận ít. Vì thế, ngành nhựa chưa đủ sức vươn lên trở thành ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DN nhựa không theo quy hoạch tổng thể. Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung sản xuất những mặt hàng ăn khách, nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế.
Đại diện Cty Nhựa Đạt Hòa chia sẻ, giá hạt nhựa từ cuối năm 2011 đã tăng khoảng 10%. Với công suất sản xuất khoảng 1.600 tấn sản phẩm nhựa các loại mỗi tháng, Nhựa Đạt Hòa phải nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ Thái Lan khoảng 200 tấn hạt nhựa và thêm 800 tấn từ trong nước. DN đang phải gồng mình chịu lỗ không dám tăng giá vì sợ mất khách hàng. Hiện chúng tôi đang phải chịu lỗ khoảng 15% trên giá bán ra và khó có thể cầm cự mãi được – vị này cho biết.
Theo ông Lê Đăng Doanh, ngành nhựa có 1.064 DN có số vốn từ 500 triệu đồng trở lên, do đó đặc thù của ngành hầu hết là DN vừa và nhỏ. Chính vì đặc thù đó mà trong bối cảnh hiện nay, khó nhất của DN ngành nhựa vẫn là vấn đề vốn. Bên cạnh đó, cán cân thương mại hiện nay của ngành nhựa đang bị mất cân đối nghiêm trọng. Hiện mỗi năm ngành nhựa xuất khẩu khoảng 1,5 tỉ USD nhưng lại nhập khẩu gần 4 tỉ USD, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, DN nào đủ sức cầm cự vượt qua được thì tồn tại, ai yếu thì phải chấp nhận phá sản – ông Doanh nói.
Liên kết tạo sức mạnh
Cần chú ý tận dụng nguồn lợi thế của mình để phát triển xuất khẩu – đó mới là giải pháp dài hơi.
Theo ông Doanh, trong tình thế hiện nay, DN nhựa cũng như các DN khác, nên thực hiện phương châm kêu gọi góp vốn chuyển thành các Cty cổ phần nên bán một số tài sản để huy động vốn và tuyệt đối tránh vay tín dụng với lãi suất cao hơn lợi nhuận. Riêng với thị trường xuất khẩu có thể mở rộng thị trường sang hướng mới, chú ý các thị trường tiềm năng mới như Lào, Campuchia, Myanmar.
Theo Bộ Công Thương, các DN trong ngành cần liên kết hợp tác để thực hiện các hợp đồng lớn và lâu dài, thay vì tồn tại tới hơn 2.000 DN song chủ yếu vẫn là quy mô vừa, thậm chí nhỏ lẻ như hiện nay. Bộ cũng khuyến cáo DN tăng đầu tư và áp dụng công nghệ mới cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là các loại bao bì có thể tự hủy để bảo vệ môi trường, các sản phẩm phục vụ nội địa hóa ngành ôtô, xe máy, điện tử, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng…
Ngành cơ khí cũng cần phối hợp với ngành nhựa, tự mình hoặc liên doanh với nước ngoài, từng bước sản xuất thiết bị, khuôn mẫu để các DN nhựa có thể giảm chi phí đầu tư. Các DN nhựa cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, nhất là các DN cùng ngành hàng để hỗ trợ, bảo vệ nhau trong sản xuất kinh doanh trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nước ngoài.
“Người trong cuộc”, ông Nguyễn Như Khuê -Tổng Giám đốc Cty TNHH RKW LOTUS chia sẻ, bên cạnh các biện pháp tiết kiệm, tinh gọn bộ máy sản xuất, cần chú ý tận dụng nguồn lợi thế của mình để phát triển xuất khẩu – đó mới là giải pháp dài hơi.


Trung Quốc xét lại (Lê Duy Nhân)

Thongluan
“Đảng Cộng Sản không mang lại hạnh phúc cho dân” chưa đủ mà phải nói rằng “Đảng Cộng Sản chỉ mang lại bất hạnh cho dân” mới rốt ráo.
Trung quốc đang trải qua một cuộc tranh giành quyền lực căng thẳng và mang nhiều kịch tính trong giai đọan chuyển tiếp quyền lực vào đại hội Đảng 18 vào cuối năm nay.
Sau vụ hạ bệ lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai và trùm công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, liệu Bắc Kinh còn thực hiện những thanh trừng nội bộ ở cấp cao khác không. Mặc dầu trùm công an Chu Vĩnh Khang có vẻ tạm thời được “yên thân” do Trung Nam Hải muốn giảm bớt sức nóng của cuộc chiến nội bộ thóat ra ngòai dư luận.

Sau khi Bạc Hy Lai bị lọai ra khỏi cuộc chạy đua vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, cơ quan tối cao gồm 9 người của lãnh đạo đảng, một cuộc so tài đang diễn ra trong hàng ngũ các lãnh đạo cao cấp, giữa hai phe bảo thủ, gồm các thái tử đảng phe Giang Trạch Dân và phe cởi mở gồm các thái tử đảng phe Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo – Tập Cận Bình.
Ngày 9 tháng 5 vừa qua, Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, trong cuộc họp chi bộ đảng Quảng Đông, bất ngờ tuyên bố: “Nói đảng Cộng Sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy, phải dẹp đi”. Họ Dương không hàm ý chối bỏ quyền lãnh đạo của đảng mà nhắm vào chủ trương cho phép dân địa phương quyền chọn lãnh đạo nơi mình sinh sống và phát triển kinh tế tư nhân. Uông Dương đã giải quyết cuộc biểu tình chống nạn cướp ruộng đất ở Ô Khảm một cách hòa bình, giẹp bỏ UBND huyện và cho phép dân làng bầu UBND mới. Thực ra việc cho phép nhân dân địa phương bầu UBND không phải là sáng kiến độc đáo của họ Dương mà là chủ trương của chính quyền trung ương nhưng hầu như không nơi nào thực hiện.
Ngòai Uông Dương còn có hai bí thư tỉnh ủy khác là Du Chi Thanh, bí thư đảng ở Thượng Hải và Trương Cao Lệ, bí thư tỉnh ủy Thiên Tân cũng dùng chi bộ đảng làm diễn đàn tranh giành ảnh hưởng để leo lên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị. Cả hai đều theo chủ trương tư doanh làm xương sống của phát triển kinh tế và dân chủ hóa chính quyền địa phương ở cấp xã rồi dần dần lên tới cấp huyện.
Phe hậu duệ Giang Trạch Dân, sau khi mất lãnh tụ Bạc Hy Lai, đang củng cố thực lực để phản công. Nếu Chu Vĩnh Khang bị vô hiệu hóa, do quy thuận phe Hồ Cẩm Đào hay cam chịu ngồi chơi sơi nước, phe “Tân Tả” lại mất thêm vây cánh trụ cột.  Phe Hồ-Ôn-Tập cảm thấy quan ngại chiêu bài mị dân kiểu Bạc Hy Lai, dùng hình ảnh Mao Trạch Đông làm biểu tượng lãnh đạo, hậu thuẫn tập đoàn kinh tế quốc doanh, (tiếng là tạo lợi ích cho dân nhưng trong thực tế là dùng chiến dịch tảo thanh xã hội đen để thủ tiêu các đối thủ và thâu tóm lợi nhuận cho chủ trương tập trung tiền–quyền để xây dựng thế lực).
Phe Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo – Tập Cận Bình dùng chiêu bài cởi mở chính trị làm đối sách. Nó không phải là kịch bản “ Xét Lại”  của Liên Bang Xô Viết. Khi Nikita Krushchev hạ bệ thần tượng Stalin trong đại hội đảng 20 vào năm 1956 cũng không nằm trong chủ trương cởi mở chính trị mà mục đích là tranh giành quyền lực với Molotov và Malenko. Cho đến Gorbachev với chính sách Glasnost và Perestroika cũng chưa mang có ý định từ bò chủ nghĩa Marx-Leninism mà chỉ có mục đích trong sạch hóa đảng Cộng Sản từ mọi câp bộ để cứu đảng. Chỉ khi Yeltsin đứng lên đòi giải tán đảng Cộng Sản thì nước Nga mới thấy được ánh sáng của Tự Do-Dân Chủ. Điều đáng buồn là Putin lại đang đưa nước Nga trở lại nền chuyên chính phi cộng sản.
Ta có thể hy vọng về một cuộc “Xét Lại” về đường lối cai trị tòan trị ở Trung Quốc không? Trung Hoa đang trải qua thời kỳ khủng hỏang về cơ cấu văn hóa chính trị. Tệ nạn cướp đọat ruộng đất của nông dân, nạn tham nhũng khủng khiếp, nạn cướp đọat nội tạng dã man, bất công xã hội quá đáng, đạo đức xã hội sa đọa cùng cực… đang đẩy Trung Hoa vào các xáo trộn xã hội có nguy cơ tạo ra những bạo lọan không kiểm sóat nổi. Riêng trong năm 2010 đã có 200.000 cuộc biểu tình của nông dân bị chiếm đọat ruộng đất. Hàng ngàn hội viên của Pháp Luân Công bị  “mổ sống lấy nội tạng tươi” đem bán. Những áp lực chính trị này chưa hẳn đã là động cơ cho một chủ trương “Xét Lại” về XHCN mang tên Marx hay tên Mao nhưng buộc lãnh đạo ở Trung Nam Hải phải xét lại một số chính sách lớn sao cho “hợp lòng dân” mà không mất độc quyền lãnh đạo của đảng.
Trung Quốc nhức đầu thì Việt Nam hắt hơi. Nội bộ lãnh đạo Việt Nam cũng đang xảy ra những đấu đá dữ dội. TT Ba Dũng tưởng đã êm chèo mát mái trong vụ đắm tàu Vinshin nay lại bị con tàu Vinalines kéo ra bãi. Anh Ba phải nhả chức chủ tịch ban Phòng Chống Tham Nhũng sau khi người đẹp Quốc Hội của anh Tư Sang bị đánh tơi bời hoa lá. Rồi đến cung điện cực kỳ hòanh tráng với vườn cây tiền triệu đô, cơ ngơi rộng tới 5.000 mét vuông  của Bí thư tỉnh ủy Hải  Dương, Bùi Thanh Quyền, được báo Nhà Nước đem ra  trình làng. Ai đứng sau các vụ thanh toán nhau bằng các độc chiêu trên.
Hội nghị Trung Ương 5 họp kín như bưng suốt 9 ngày để đẻ ra được những tuyên bố ấm ớ hội tề. Chưa họp thì làm bộ “canh tân” hiến pháp, canh tân luật sở hữu ruộng đất. Họp xong thì anh TBT Nguyễn Phú Trọng trơ tráo tuyên bố “đất là nguồn sống của nông dân” nhưng đất đai là sở hữu tòan dân do Đảng sở hữu và  quản lý”, nghĩa là nông dân chỉ được thuê đất của Đảng. Khi ai cần đất để làm sân Golf, khách sạn, khu resort, khu sinh thái siêu sang  cho các đại thế gia Đảng thì nông dân đi chỗ khác chơi. Một Hội Nghị Trung Ương 5 không giải quyết đuợc các vấn nạn văn hóa chính trị mà đến mười cái hội nghị trung ương cũng không chấm dứt được nạn cướp ruộng đất của nông dân, không xóa tan được nan tham nhũng khủng khiếp, không chấm dứt được nạn công an bức hại nhân dân, chừng nào điều 4 Hiến Pháp còn nằm chình ình trong Hiến Pháp.
Nói như Bí Thư Đảng Quảng Đông rằng “đảng Cộng Sản không mang lại hạnh phúc cho dân” chưa đủ mà phải nói rằng “Đảng Cộng Sản chỉ mang lại bất hạnh cho dân” mới rốt ráo.Lê Duy Nhân

Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam cải thiện khả năng quốc phòng

Bây giờ đến nước này nên bình tâm với một cái nhìn đứng đắn và thực tế,như TS.Cù huy Hà Vũ đã nói: TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại!- (CHHV)

Nếu đường dẫn trên không chạy,thì xem ở đây:  TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại (VOA)
Hiện giờ ta không đủ Tài lực Vật lực để chận và răn đe họa bành trướng của Trung cộng cứ muốn nuốt ta,thì nên học cách của Nhật và Đại Hàn 50 năm qua mới là khôn ngoan- Hoa kỳ là kẻ thù số một của Nhật,thế mà như thế nào,Nhật mạnh khoa học kỷ thuật kinh tế…nhờ đâu??- Họ đâu có tốn nhiều vũ khí để phòng thủ,nay Phi luật Tân cũng vậy- Tại sao mấy Quốc gia đó họ làm được?-
   Nếu cho Mỹ thuê Cam ranh,hợp đồng cho rõ ràng,hai bên đếu có lợi…và hỏi ý kiến của Đồng bào ta,thì Trung cộng ngâm đắng nuốt cay,và những gì đã xảy ra thì Mỹ chưa ăn cướp của ai cả.
Nếu nói chủ nghĩa này nọ thì nó chán lắm- Làm sao mà Dân tộc được ấm no hạnh phúc,không bị Quốc gia nào bắt chẹt uy hiếp phải lòn cuối nó là được thôi.
Mời xem thêm :
Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ -Patrick Winn (DCVOnline lược dịch)
_____________________________________________________________________
Chủ Nhật, 03/06/2012 19:25

(NLĐO)- Trong khuôn khổ chuyến công du đến khu vực châu Á, ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đến Việt Nam và thăm Cảng Cam Ranh vào trưa nay, 3-6.

Ngay khi đến cảng, ông Panetta đã dành hơn 1 giờ để nói chuyện với các thủy thủ trên tàu USNS Richard E. Byrd (thuộc lực lượng hải quân Mỹ) đang được sửa chữa tại cảng này và tiếp xúc với giới truyền thông.
Đây là lần đầu tiên một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam sau 37 năm, kể từ khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc vào tháng 4-1975. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho biết lý do ông chọn Cảng Cam Ranh để đi thăm là vì: “Khi tôi đứng đây, trên chiếc tàu Mỹ đang neo đậu tại Cảng Cam Ranh này, là một biểu tượng rất quan trọng chứng tỏ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều. Cam Ranh của các bạn là một nơi tuyệt với để nhìn thấy biển và tất cả những điều tốt đẹp mà Việt Nam đang làm”.
Ông Panetta cũng khẳng định rằng chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ sẽ được thử nghiệm tại khu vực Thái Bình Dương có một số nguyên tắc chính. Cụ thể: xây dựng quân đội Hoa  Kỳ trở nên nhanh nhạy, dễ triển khai, linh động hơn, với các công nghệ tối tân nhất và khu vực Thái Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược này; đồng thời tái cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. “Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh nỗ lực của chúng tôi trong việc hợp tác với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương để phát triển khả năng tự bảo vệ mình của các nước này. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ huấn luyện, cải thiện khả năng quốc phòng của các nước, mang lại hòa bình, thịnh vượng cho khu vực”.
Một số hình ảnh về Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại vịnh Cam Ranh:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thủy thủ Mỹ và giới truyền thông.
Trung tướng John Kelly, thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, tháp tùng cùng Bộ trưởng Quốc phòng, nói chuyện với các nhà báo
Ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, bắt tay khen tặng các thủy thủ làm việc giỏi trên tàu USNS Richard E. Byrd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét