Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Lượm tin ngày 21/6/2012

http://www.youtube.com/watch?v=4bXCtqH4ykE&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Không gây sức ép hay sử dụng vũ lực ở Biển Đông (RFA)  —-Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tuần thám Trường Sa (RFA)  —-Những hạt sạn trong Ngày Nhà Báo Việt Nam (RFA)   —-Tòa Giám mục Vinh lên án vụ đánh đập giáo dân và cản trở thánh lễ ở Nghệ An (RFI)   —-Ông Lê Thăng Long phản hồi chỉ trích (BBC)   —–Vụ truyền hình cáp TQ: ‘Báo chí tào lao’ (BBC)
Không dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (VNN)  -Việt Nam và Mỹ chia sẻ quan điểm rằng các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, không bị cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực.
VN cần sửa Luật Biển ra sao để tránh bất lợi? (BBC/nghe) – Quốc hội Việt Nam hiện nay sắp kết thúc kỳ họp thứ Ba và có kế hoạch thông qua Dự thảo về Luật Biển được cho là sẽ thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền cũng như giới quan sát quốc tế.
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu Dương Danh Huy tại Quỹ Nghiên cứu Biển Đông từ Oxford, Anh, bình luận với BBC tiếng Việt về việc Việt Nam cần sửa Luật Biển ra sao để tránh bất lợi. >>>>Để tránh bất lợi (BBC)   —-Cam kết Mỹ – Việt (BBC) -Hoa Kỳ và Việt Nam nêu lại cam kết về an ninh khu vực.
Nhiều nông dân Dương Nội bị bắt khi tập trung khiếu kiện đất đai (RFA)   —-Một phụ nữ khỏa thân để giữ đất bị đề nghị xử phạt hành chính (VOA)
Việt Nam vẫn ở bậc 2 về nạn buôn người (RFA)  —-”Trở về bến tự do” của Văn Khố Thuyền Nhân VN (RFA)  –Tâm sự nông dân nuôi cá tra (RFA)
8 người Việt bị toà Phnom Penh giam tù vì ma tuý (RFA)
Bựa blog  (Kami-RFA) – Chuyện nói trên cũng là một dạng của bựa blog, tôi cũng thỉnh thoảng tranh thủ comments nhắc họ đừng làm như thế, không hay. Vì nghĩ, xã hội xuống cấp hay văn hóa tụt dốc cũng một phần do những cái tưởng là nhỏ này, nói nó là hệ quả hay nguyên nhân thì cũng đều đúng cả.

Thời Đại Buông Rèm (Tưởng năng Tiến -RFA) -  Tuy được che kín bởi bức màn sắt nhưng người khiếm thị vẫn có thể hình dung ra được bên trong Bắc Hàn là một xứ sở tan hoang, và một dân tộc hoàn toàn suy kiệt. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai (rất) gần, nếu những người cộng sản vẫn còn tiếp tục cầm quyền ở đất nước này.
 <<<<====Câu Chuyện Giang Hồ (Trần đông Đức – RFA)-  Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc vừa đưa ra những bức hình đặc biệt về hội nghị G20 ở Mexico về hình ảnh của Hồ Cẩm Đào lom khom cúi cúi sau các nhà lãnh đạo Âu Mỹ.

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 4) (Trần vinh Dự -VOA)

Cứ để mặc giới cầm bút (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – ….Tuy nhiên, hôm nay, lúc lướt mạng, tình cờ một bài viết đã khá cũ, nhan đề “Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để văn học, nghệ thuật phát triển”, đập vào mắt. Tự dưng tò mò, đọc thử. Đó là bài nói chuyện của Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, nhân buổi lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và danh hiệu nghệ sĩ nhân dân vào sáng ngày 19/5 tại Hà Nội. Đọc xong, thấy vui, bèn viết vài lời tản mạn. ….
Nóng trong ngày: Gỗ lậu tại nhà Bí thư (VNN)   —-Lâm tặc vượt ‘thập diện mai phục’ của kiểm lâm (VNN)   –  Kiểm điểm làm rõ sai phạm từng cá nhân (NLĐ)   —- Xử lý nghiêm vụ gỗ lậu ở nhà bí thư huyện (TN)  —Buồn thảm lễ an táng 91 hài nhi giữa Thủ đô (VNN)  —Nhà báo Võ Trung Dung: Nhà báo phải có tư cách nhà báo (TVN)
Hòa giải, con đường của hòa bình vĩnh cửu(TVN) -  LTS: Giáo sư Thomas Patterson chính thức là Chủ tịch Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải. Hội nghị này sẽ được tổ chức tại trường Đại học Harvard – Hoa Kì vào ngày 22/09 tới. Ông hiện đang là Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện ngắn với ông để hiểu rõ thêm về giải thưởng mang tầm vóc quốc tế này >>Đưa giá trị, tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông ra thế giới >>Ra mắt giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải      -chuyện này “của Việt Nam” mà ở bên Mỹ- Giữa những Người Đồng Bào với nhau thì sau 1975 mọi Người VN đã tự HÒA GIẢI với nhau rồi,vẫn đối xử với nhau là “Đồng Bào” ,duy chỉ một số ít vì quyền lợi vật chất,mê muội… vẫn còn thù hằn với nhau và có một “khích động” từ đâu đó quậy phá để cho Người Việt “chống báng” Người Việt hầu giữ vị thế và đặc quyền đặc lợi của mình_ Cho nên đừng kêu gọi Đồng bà vô ích lắm,mà ai là người cần chứng minh về hành động và lời nói….là đã Hòa hợp hòa giải tình Dân Tộc “thành công một cách tốt đẹp” đi- Nghe,đọc….hoài chán lắm!?
Quỹ Thách thức Việt Nam: Món tiền nhỏ – Ý nghĩa lớn (TVN) -LTS: Quỹ Thách thức Việt Nam (VCF) mà Tuanvietnam đã đề cập trong bài “Vị Giám đốc và lời ‘thách thức’ 200 ngàn đô” là một trong 3 hợp phần của dự án “Phát triển thị trường cho người nghèo, giai đoạn 2″
Hà Nội sẽ xóa sổ chợ (VEF)   —Vi phạm giao thông ở thành phố lớn phạt gấp đôi (VNN)  —-Tàu nghiên cứu hải dương Roger Revelle đến Đà Nẵng(VietNamNet)

Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ (NLĐ) -L.T.S: Ngày mai, 22-6, vụ án nhà báo Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị sát hại sẽ được Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đưa ra xét xử. Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, nhiều luật sư nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An chưa đi đến tận

Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Sờ đâu cũng thấy sai phạm (NLĐ) -Phòng khám Đa khoa Đầm Sen sử dụng bác sĩ Trung Quốc hoạt động phá thai trái quy định   ———-“Bác sĩ” Trung Quốc lại “tháo chạy” khi bị thanh tra(TNO) Đang truyền dịch cho bệnh nhân thì bác sĩ bỏ đi 10 phút trước khi đoàn thanh tra tới, điều dưỡng khóa cửa phòng trị liệu cùng với bệnh nhân bên trong, sử dụng thuốc hết hạn và thậm chí không rõ nguồn gốc..
Nóng… qua đường dây nóng (NLĐ) -chuyện “lạ” nuôi cá nằm hầm   —Dân phản ứng vì lấy đất làm dự án thủy điện (NLĐ)  –“Ná thở” với “còm sĩ” (NLĐ)
Đời sống nông dân bồng bềnh theo giá   SGTT.VN – Nông dân không thể quyết định được giá trị cho hàng hoá của họ. Tất cả tuỳ thuộc vào thị trường, vào các đại lý, doanh nghiệp… Giá lên, đời sống lên. Giá cả xuống, họ phải chịu lỗ, thậm chí…
Người nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam có thể bị phạt 1 tỉ đồng  (SGTT)
Nhà báo Trần Đình Bá: Muốn chống được tham nhũng, Bản thân phải “liêm khiết” (phần 2) (Tamnhin)>>> Nhà báo Trần Đình Bá: Muốn chống được tham nhũng, bản thân phải “liêm khiết”
Ngành điện cần sớm chấm dứt độc quyền (TT)   –Sao lại trích 70% tiền phạt để bồi dưỡng CSGT? (TT)  –Mổ ở bệnh viện công, đóng tiền cho phòng khám tư(TT)   —Ụ nổi 11,5 triệu USD có thể bị giữ để thi hành án  (TT)

Kinh tế

Sự Sụp Đổ Của Các Huyền Thoại (RFA) -Sau bốn năm đầy biến động kinh tế, thời sự tuần qua cũng lại đầy những biến động chính trị với chuyện bầu cử ở một số quốc gia và kết thúc với hội nghị cấp lãnh đạo của nhóm G-20 mà không có kết quả.
Hoạt động tài chính ngân hàng sụt giảm nhiều so với năm 2010 (RFA)  —Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 14% (RFA)   —Giá gas tăng 11.000 – 12.000 đồng/bình 12 kg (VNN)    –Được mùa: Rau xanh giảm tới 50% (VEF)  —-Cách đánh giá một nền kinh tế (TVN)  —Ngân hàng Nhà nước công bố nhiều thông tin “mật”(VEF)
Sức mạnh báo chí: Lợi và hại với doanh nghiệp(VEF)  –Nguy cơ huy động ‘ảo’(VEF)  —Yêu cầu không để nợ đọng tiền thi công dự án (BĐS)
BĐS bán rao: Loạn như khoan cắt bê tông (VEF) – Mời xem lại : >>>Giá BĐS đẩy chi phí tại các thành phố tăng chóng mặt >>>>BĐS hết thời ‘vơ tiền’ từ tài nguyên, lobby chính sách >>>Bộ trưởng Xây dựng: Đáy BĐS vẫn kéo dài
Phí ôtô nội thành: chết lâm sàng hay chết thật? (VNN)   —Rối bời vì…nợ xấu (VNN)  —-Nên siết chặt “kỷ luật” thị trường lãi suất (TN)
Cần minh bạch về giá điện(TN)   —-Khung giá đất đô thị chỉ bằng 30 – 60% giá thị trường (TN)  –Ngân hàng lén thu phí ATM(TT) chuyện tếu!!!

TP. HCM giảm phát 0,43% (Tamnhin.net) – Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 của TP. HCM giảm 0,43% so với tháng 5, thấp nhất trong gần…

Nói thay nỗi lòng doanh nghiệp  TT – Giữa tháng 4-2012, báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Gục ngã trên đống tài sản” đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi từ bạn đọc thể hiện sự đồng cảm trước thực trạng doanh nghiệp đang chết mòn trên đống tài sản của…

Văn hóa – Giáo dục

Văn hoá nể nang giết chết giáo dục  (VNN)   —-Đỗ tốt nghiệp 100%, tại sao không bỏ kỳ thi? (VNN)
ĐHQG Hà Nội mong được đối thoại với Thanh tra Chính phủ (VNN)   —Chửa vượt mặt vẫn bị đàn ông tranh ghế ngồi (VNN)
Tiền Giang thi tuyển chức danh hiệu trưởng ĐH (NLĐ)  —Thương học trò nên “nhắm mắt làm ngơ”(TT)
Lãm đĩ hay Làm&
“Lãm đĩ” hay “Làm…” (Tamnhin)Tuy ra mắt ở TP.HCM nhưng sức nóng của vở kịch được phỏng theo tiểu thuyết “Làm đĩ” của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng khi vừa công diễn đã kịp đổi tên thành “Làm…”- tác giả Chu Thơm, đạo diễn: NSND Hồng Vân đã lan toả ra tận Hà Nội bởi chính tên gọi gây nhiều tranh cãi đó.Vở kịch có ăn theo sự kiện các người mẫu bán dâm?===>>>

Thế giới

Miến Điện đặt bang Rakhine vào tình trạng khẩn cấp (RFA)  —Bà Aung San Suu Kyi được đại học Oxford trao bằng tiến sĩ danh dự (RFI)  —-Thêm ba người chết do bạo động giữa cộng đồng Phật giáo với Hồi giáo(RFI)  —Miến Điện ký nhiều hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty ngoại quốc(RFI)
Bà Suu Kyi nhấn mạnh nhà nước pháp quyền (BBC/Video)
Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thảo luận về vấn đề trọng yếu của khu vực (RFA)   —Ngân hàng Trung ương Mỹ gia hạn các biện pháp kích thích kinh tế(VOA)  —Bà Clinton đến Nga hội đàm với ông Lavrov (VOA)  —Tin báo chí: Israel, Hoa Kỳ đã sử dụng vi-rut tấn công không gian mạng của Iran(VOA)  –Hòa đồng tôn giáo tại Hoa Kỳ(VOA)  —Flame, vi-rút tin học gián điệp chính phủ (RFI)
Hiểu lầm Watergate (BBC) -Hiểu lầm truyền thông về vụ bê bối khiến TT Nixon từ chức.
Trung Quốc: Không có động cơ thầm kín khi giảm cung cấp đất hiếm (VOA)  —Nghệ sĩ Ngải Vị Vị bị cấm dự phiên tòa (VOA)   —Nghệ sĩ Ngải Vị Vị bị cấm dự phiên xử vụ trốn thuế (RFI)    —Cam Bốt cân nhắc dẫn độ về Trung Quốc kiều dân Pháp có liên quan đến vụ Bạc Hy Lai (RFI)    —Người châu Phi biểu tình ở Trung Quốc (BBC)
Hơn 200 ngàn tài xế taxi tại Hàn Quốc đình công (RFA)  —Hàn Quốc phát hiện tàu tuần Triều Tiên gần biên giới trên biển(VOA)
Thượng đỉnh kinh tế xanh khai mạc tại Brazil (RFA)    —-Rio+20 : Điểm khởi đầu cho cuộc tìm kiếm một mô hình phát triển mới (RFI)  –Thượng đỉnh Rio khai mạc trong không khí bi quan (RFI)  —Philippines mua chiến đấu cơ của Nam Hàn (RFA)
Ai Cập hoãn công bố kết quả bầu cử tổng thống (VOA)   —-Syria có không quân thuộc loại lớn nhất khu vực Trung Đông(VOA)    —Châu Á có nhiều triệu phú nhất thế giới(VOA)  —Một thủ lĩnh cao cấp của al-Qaida bị bắt ở Pakistan (VOA)  —Hạn hán làm xấu thêm tình trạng thiếu lương thực của Bắc Triều Tiên(RFI)
Lãnh đạo bốn nước châu Âu cố đạt thỏa hiệp để cứu vùng euro(RFI)   —Người sáng lập Wikileaks chạy vào tị nạn trong sứ quán Ecuador(RFI)  —-   Ông chủ Wikileaks có thể bị bắt (BBC) —-Thụy Điển thiếu rác làm nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất năng lượng(RFI)
Hy Lạp đã có tân chính phủ (BBC)  —-Bộ trưởng Tư pháp Mỹ bị quy tội coi thường Quốc hội (TNO)  —Iran sẽ đóng 10 tàu khu trục và hộ tống (TNO)

EURO 2012

Anh và Pháp lọt vào tứ kết ở bảng D (BBC)  —Thua bạc nhược, tuyển Pháp lục đục nội bộ(VNN)  —CH Czech – BĐN: Ra oai nữa đi, Ronaldo! (VNN)
Lương HLV tuyển Nga cao nhất Euro 2012 (VNN)  —-Tuyển Pháp vào tứ kết với nhiều nỗi lo (TN)
Bình lặng trước trận đấu lớn(TN)  —Các cô gái khỏa thân lại quậy (TN)====>>>
“Ukraine xứng đáng có được bàn thắng”  TT – Trả lời Hãng tin AFP, chủ tịch hội đồng trọng tài UEFA Pierluigi Collina khẳng định cú sút của tiền đạo Marko Devic (Ukraine) đã đưa bóng đi qua vạch vôi khung thành đội tuyển Anh và đáng lý đội chủ nhà Ukraine đã…

VH-XH-MT

Dân công sở ăn cơm lề đường, mặc đồ ‘tái chế’ (VNN) – Hình ảnh “ăn ngon mặc đẹp” bên ngoài, những tưởng dân công sở đứng ngoài cuộc khi giá cả tăng cao. Nhưng thật ra, thành phần vốn mạnh tay cho chi tiêu này bị “đảo lộn” rõ nhất trước biến động kinh tế.
Án mạng kinh hoàng: Hung thủ dùng ma túy cực mạnh ? (VNN)   —Phá hàng loạt ổ cá độ bóng đá mùa Euro (VNN)  –Thà lỡ thì còn hơn lấy chồng quê! (VNN)
Vụ 3 cái chết bí ẩn ở đầm tôm: Lời kể của mẹ 2 nạn nhân  (NLĐO)- Thái độ của vợ chồng chủ vuông tôm trước và sau khi phát hiện xác chết của Hiếu có nhiều bất thường, khác với cách ứng xử thông thường của những người vô can.   —Vụ Những cái chết bí ẩn ở đầm tôm: Nạn nhân còn sống tố cáo bị hành hạ (TN)
Chở 50 tấn, xe làm sập cầu tải trọng 15 tấn !(NLĐ)   –Bác sĩ chậm trễ, một học sinh mất chân (NLĐ)   —-Con rể đâm chết mẹ vợ (NLĐ)
Khởi tố 8 thanh niên gây náo loạn đường phố (TN)   —Nổ lớn tại tiệm vàng, nhiều người bị thương (TN)  —Hà Nội: Một vụ nổ nghiêm trọng vừa xảy ra, ít nhất ba người bị thương nặng(SGTT)   —-Trung Quốc: bỏ mặc một người già gặp nạn  (TT)

Wall Street Journal

Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đến hồi kết thúc

Tác giả: Michael Auslin
Người dịch: Dương Lệ Chi
18-06-2012
Ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc. Photo: AP

Bắc Kinh không thể trì hoãn thêm nữa trong việc đối phó với một loạt các vấn đề trong và ngoài nước.
Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình thực hiện “chuyến đi nổi tiếng về phương Nam”. Cuộc hành trình này đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, lúc đó Trung Quốc còn bị quốc tế cô lập và trong thời kỳ chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình đang gia tăng mối nghi ngờ. Nhờ chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đưa trở lại vào nghị trình, và đó là khi nền kinh tế nước này cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng ở Trung Quốc trung bình là 10,4%.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc không bao giờ nhìn lại. Nhưng rõ ràng là thời kỳ dễ dàng hiện đã trôi qua và 20 năm tới sẽ khó khăn hơn để Đảng Cộng sản điều hành [đất nước]. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề khó khăn của đất nước chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, điều này báo hiệu không chỉ tình hình kinh tế tồi tệ, mà còn có khả năng Đảng sẽ sụp đổ.
Vấn đề bắt đầu hồi cuối thập niên trước, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự định thay đổi chiến thuật, dành đặc quyền cho dân chúng phần khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước đã có ưu thế hơn trước đây, trong khi chính quyền địa phương trở nên mạnh hơn, đặc biệt sau khi bù khú với các khoản tiền được vay do hậu khủng hoảng, các cơ quan này cùng nhau nuốt các khoản vay tín dụng nhiều nhất. Các cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng việc làm là những công ty vừa và nhỏ, đã bị đình trệ. Đây là một phần lý do tăng trưởng hiện đang chậm lại, gần đây chính phủ đã thay đổi dự đoán tăng trưởng trong năm nay, giảm còn 7,5%.
Quản lý kinh tế yếu kém hiện nay là vấn đề hàng đầu trong số các vấn đề dài hạn mà Đảng đã bỏ qua. Không chỉ có tiền lương được tăng lên đủ để bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, mà còn do sự thiếu hụt lao động ở vành đai ven biển, trung tâm tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu hụt này một phần là do có nhiều cơ hội hơn trong đất liền, nhưng vấn đề lớn nhất là dân số trong độ tuổi lao động sẽ không gia tăng.
Có thể đổ lỗi cho chính sách một con của chính phủ. Đây là vấn đề mà rất nhiều người ghê tởm ở mức độ cá nhân, và trong tháng này, câu chuyện về một người phụ nữ bị buộc phải hủy bỏ đứa con gái mình, đã được giới trẻ Trung Quốc phẫn nộ qua các lời bình luận trên mạng. Trên mặt trận kinh tế, chính sách này có thể đã đẩy mạnh thu nhập của mỗi cá nhân vào năm 1979, nhưng hiện nay nó làm cho xã hội Trung Quốc lão hóa nhanh, điều đó sẽ làm giảm năng suất.
Kế đến là vấn đề tự do hóa thị trường tài chính của Trung Quốc. Trong vài năm qua, đã nhiều lần Bắc Kinh đưa ra gợi ý là họ sẽ quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhưng điều đó dường như là một lời hứa rỗng tuếch nếu họ không thể mở cửa thị trường vốn. Cho đến khi họ làm được điều này, đến lúc đặt câu hỏi cho Trung Quốc, liệu các khoản tiết kiệm của họ có thể được phân bổ tốt hơn hay không. Số lượng tài nguyên khổng lồ của Trung Quốc đã bị khu vực công sử dụng không hiệu quả. Hay là họ sẽ sử dụng khối tài sản [công] trị giá 1,5 ngàn tỷ đô la và bong bóng nợ của chính quyền địa phương mà nhiều nhà quan sát nghĩ rằng sắp bùng nổ. Trong khi đó, các công ty khởi sự nghiêm túc, giống như các nhà sản xuất nhỏ ở Ôn Châu, có nguy cơ bị bóp nghẹt.
Đương nhiên là người dân Trung Quốc lo ngại hệ thống này gian lận để làm lợi cho một ít nhóm người, và không có gì làm ví dụ cho sự tỉnh ngộ này tốt hơn là những câu chuyện gần đây về tham nhũng. Trường hợp Bạc Hy Lai trong năm nay có lẽ là sự kiện tồi tệ nhất, khi người đứng đầu Trùng Khánh bị hạ bệ và vợ ông ta bị cáo buộc tội giết một doanh nhân người Anh. Sự kiện này nói lên điều mà mọi người hoàn toàn biết: phần lớn hệ thống này được che đậy cho các quan chức kiểm soát theo kiểu xã hội đen. Đảng đang sắp xếp để chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới vào cuối năm nay, và đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ ở hàng chóp bu có thể làm cho những miếng bánh tăng lớn hơn trong chiếc bánh kinh tế nhỏ hơn. Người dân Trung Quốc sẽ bị bỏ mặc để tự chống chọi nếu cuộc chiến giữa các băng nhóm gia tăng, bởi họ không có quyền sở hữu, hoặc không có một hệ thống pháp lý độc lập.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi tầng lớp trung lưu hiện nay bi quan hơn về tương lai, hoài nghi về chính phủ nhiều hơn và ngày càng tập trung vào việc bảo vệ vị thế của họ. Những người Trung Quốc mà tôi có dịp nói chuyện với họ hồi tuần trước, nói rằng, có cảm giác người dân buông xuôi nhiều hơn là bất mãn đối với Đảng. Nếu sự mất lòng tin gia tăng, thì một phản ứng chính trị như Thiên An Môn không thể bị loại trừ. Tầng lớp trung lưu cực đoan ở thành thị có thể gia nhập vào lực lượng dân chúng ở vùng nông thôn, những người đã thực hiện hầu hết các cuộc biểu tình đông đảo, khoảng 180.000 người, xảy ra hàng năm.
Có thể Đảng sẽ đối phó với vấn đề này bằng cách đẩy mạnh trấn áp quần chúng, nhưng điều đó sẽ dẫn đến bất ổn trong nước nhiều hơn. Cùng lúc, một nước Trung Quốc suy yếu có thể sử dụng quân đội được hiện đại hóa của họ để tấn công ra nước ngoài, kích động chủ nghĩa dân tộc để hướng sự tức giận ở trong nước [ra nước ngoài]. Điều đó chỉ làm cho Trung Quốc bị cô lập trên toàn cầu. Dù mọi chuyện có diễn ra như thế nào đi nữa, có thể là sự tàn sát ở trong nước hay ở nước ngoài, cũng đều đặt ra mối đe dọa sống còn đối với Đảng.
Trong chuyến đi về phương Nam, ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra cụm từ bất tử: “làm giàu là vinh quang“. Lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và những người kế nhiệm ông có thể nói lại rằng, vẫn còn kiểm soát [quyền hành] là tuyệt vời.
Tác giả: ông Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington và là người phụ trách mục bình luận cho trang wsj.com. Liên lạc với ông ở Twitter @ michaelauslin
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © BS 2012

Cách mạng blogger ở Việt Nam?

Posted by basamnews on 21/06/2012
BTV: Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của bà Marianne Brown, nói về công lao đóng góp của các blogger, giúp thay đổi việc chuyển tải thông tin của các cơ quan truyền thông trong nước như thế nào. Các blogger, những nhà báo mạng, những người được mệnh danh “ăn cơm nhà vác ngà voi”, mặc dù không được lãnh lương, không được cấp kinh phí, không được chính thức trao quyền tác nghiệp, thế nhưng tiếng nói của các blogger đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện thông tin của báo chí nước nhà.
Việc viết blog, đưa tin của các blogger với tinh thần trách nhiệm, đứng về quyền lợi của người dân, bênh vực những người cô thế, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mặc dù không được đảng và nhà nước vinh danh, khen ngợi, nhưng các blogger thật sự trở thành nơi tin tưởng, gửi gắm, không những cho người dân, mà còn là nơi để các quan chức chính quyền địa phương nhớ tới, khi cần được giúp đỡ. Xin mọi người hãy cùng vinh danh các blogger, các nhà báo mạng, những nhà báo công dân, những “chiến sĩ thông tin”, đã âm thầm, lặng lẽ làm việc trong thời gian qua và trong tương lai sau này.
———–
The Diplomat

Cách mạng blogger ở Việt Nam?

Tác giả: Marianne Brown
Người dịch: Dương Lệ Chi
20-06-2012
Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam.
Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn ông bị buộc tội âm mưu giết người.
Vụ việc này đã bùng nổ ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một hành động hiếm hoi ở một đất nước mà tin tức bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên được phép điều tra kỹ lưỡng sự việc này. Thật vậy, một cựu viên chức ngoại giao phương Tây cho biết, lúc đó ông không hề thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin về câu chuyện này với cùng chiều sâu như các blogger.
Dần dà, càng có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, tiết lộ nguyên nhân sự việc là do chính quyền địa phương đã không giữ lời hứa, cũng như sự điều hành yếu kém của họ. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật do sự tham gia của họ.
Việc đưa tin tức như vậy là rất bất thường ở Việt Nam, đất nước được xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí năm 2011-2012 của tổ chức Phóng viên Không biên Giới. Các biên tập viên phải gặp Bộ Truyền thông vào thứ Ba hàng tuần để được “hướng dẫn” những điều có thể và không thể đưa tin. Mặc dù có một số tờ báo đi xa hơn những báo khác trong việc đưa tin về các vấn đề về tham nhũng, nhưng chuyện tự kiểm duyệt là phổ biến. Do đó, sự kiện [Tiên Lãng] đã làm cho một số người hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 4, một cuộc phản kháng khác ở tỉnh Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, đã cho thấy bằng chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm cảnh sát được trang bị dụng cụ chống bạo động đối mặt với người dân Văn Giang đã được đăng tải trên blog, lan truyền ngay lập tức. Những người phản đối yêu cầu được bồi thường cao hơn cho mảnh đất đã bị chính quyền địa phương lấy để xây một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng bỏng, báo chí địa phương vẫn im bặt.
Một tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Red Communication), hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí ở Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết, các phóng viên không có được tự do để đưa tin về các cuộc phản kháng ở Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng.
Ông nói: “Trước đó, các nhà chức trách Văn Giang đã tổ chức một cuộc họp báo. Chính quyền địa phương yêu cầu các phóng viên đưa tin về câu chuyện này theo tài liệu của họ (chính quyền) và không được đến hiện trường vì lý do an toàn“.
Trong vài tuần sau đó, một số thông tin được lọc qua. Tuy nhiên, khi hai người đàn ông xuất hiện trong video bị công an ở chỗ phản kháng (Văn Giang) đánh đập, được nhận diện là các nhà báo của một đài phát thanh nhà nước, sự cố này bắt đầu trở thành tiêu đề của các bài báo.
Một nhà báo Việt Nam, Nguyễn Thị Hung* cho biết: “Sự kiện Văn Giang cho thấy, chính phủ đã thất bại trong việc bịt miệng các phương tiện truyền thông trong nước. Đã có lệnh là không đưa tin về vụ việc này, nhưng chuyện hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập là cái cớ để mọi người đưa tin về sự việc đó“.
Việc đưa tin về cuộc tấn công kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết về những lý do đằng sau cuộc phản kháng [của người dân]. Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế, giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi không phải là viễn vông (**). Ông nói: “Tình hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm của nhà nước“.
Ông nói rằng, các cuộc biểu tình phản đối tịch thu đất là phổ biến và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng báo chí hiếm khi nói tới. Thường chỉ có [người dân] trực tiếp ở địa phương đó quan tâm, nhưng đa số độc giả sống ở các thành phố, nên đơn giản là hầu hết các tổ chức thông tin không quan tâm đến các vấn đề của nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những người nông dân và các nhà chức trách ở Tiên Lãng đã thay đổi điều đó. Trước tiên, độc giả bị thu hút do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Minh cho biết: “không gian cho các cuộc biểu tình [chống tịch thu] đất đai trên báo chí hiện nay lớn hơn nhờ sự việc Tiên Lãng”. Ông nói thêm rằng, sự kiện này đã làm cho vấn đề “nóng”, có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp như thế sẽ được đưa tin.
Đại sứ Anh ở Việt Nam nói, việc đưa tin như thế, nếu thành hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển cho Việt Nam.
Anh quốc là nước tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng ở Việt Nam, cũng như tài trợ các chương trình đào tạo cho truyền thông trong nước. Đại sứ Antony Stokes cho biết, vai trò của truyền thông là đưa thông tin ra ánh sáng một cách chuyên nghiệp và độc lập. Đây là điều cơ bản trong đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Có một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó“.
Ông Stokes nói rằng, ông hy vọng sẽ giúp các phương tiện truyền thông tự do hơn, không bị các ảnh hưởng chính trị, điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
Ông nói thêm: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có khả năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này“.
Phạm Văn Linh*, hiện làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết, ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt không thay đổi và thậm chí có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.
Linh nói: “Tin tức phụ thuộc vào các nhóm lợi ích của chính phủ và những người mà các biên tập viên nhận được sự hỗ trợ từ [họ]“. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất kiểm soát ý kiến của công chúng.
Ông nói: “Nếu chính quyền mất kiểm soát thì chế độ sẽ mất“.
Nhà báo [Nguyễn Thị] Hung nói, cô nghĩ rằng hạn chế vẫn còn nằm trong từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cần cho sự thay đổi là viết blog. Điều thú vị trong sự kiện Văn Giang là nó đã được kích hoạt gần như toàn bộ, nhờ quy mô đưa tin của các blogger.
Cô nói: “Blog đang thúc đẩy việc đưa tin trong nước bằng cách đưa thêm nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng. Chính phủ không thể đảo ngược các thông tin đã công bố trên internet“.
Một số phóng viên tiếp cận các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của dạng truyền thông này đã không được chính phủ bỏ qua. Nội dung trên các blog ngày càng được sử dụng trong các bản cáo trạng ở tòa án mà có thể kết thúc bằng các bản án tù.
Blogger Lê Đức Thích* cho biết, anh thường xuyên bị cảnh sát đi theo và công việc của anh bị giám sát chặt chẽ. Anh nói: “Họ cố gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm”. Cũng đã có các tin tức cho biết, blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, là một trong những người đầu tiên loan tin về các cuộc biểu tình ở Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng blog của anh.
Theo một số nhà phân tích, luật pháp Việt Nam có thể phục vụ cho việc đàn áp hoặc nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng báo chí. Một tài liệu của phía lập pháp đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế là dự thảo Nghị định về sử dụng internet, trong đó dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng về dự thảo trong một bức thư gửi cho chính phủ Việt Nam, công bố hôm thứ năm ngày 7 tháng 6. Nghị định có thể buộc những người sử dụng internet đăng ký sử dụng với tên thật và bắt buộc các trang tin tức phải được sự chấp thuận của chính phủ trước khi đăng tải.
Đại Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet làquá bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về tự do ngôn luận ở Việt Nam“.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và của các blogger ở Việt Nam. Ông Minh, Giám đốc Red Communication nói rằng, có những quy định của luật pháp hiện hành có thể giúp cải thiện việc đưa tin, nhưng hiếm khi được thực hiện. Ông nói, theo điều 6 và điều 8 của Nghị định 02, “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản“, các nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ.
Ông Minh nói: “Sau sự kiện Hưng Yên, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói rằng, chúng ta nên chờ xem các phóng viên có hành động đúng theo quy định của pháp luật hay không. Nhưng điều này là sai. Theo quy định của pháp luật, các phóng viên được phép tác nghiệp ở tất cả mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam, nên họ có mặt ở đó là đúng“.
Trong khi viết blog giúp thúc đẩy việc đưa tin lên các mức độ mới, ông Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết các quyền của họ.
Ông nói: “Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ ít tự kiểm duyệt hơn“.
Tác giả: Bà Marianne Brown là phóng viên cho báo DPA – Deutsche Presse-Agentur (báo Đức), chi nhánh Hà Nội. Bà cũng có các bài viết ở báo Guardian và VOA News, ngoài các tờ báo khác.
* Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện.
————–
(**) Ghi chú của BTV: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change is not in the air.”
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © BS2012

Kiến nghị Số 02 liên quan đến dự án Ecopark

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường đối thoại trực tiếp với những hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên, cùng những luật sư trợ giúp pháp lý cho họ. 









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét