PHẠM VŨ LUẬN - CON LƯƠN ĐẦU ĐẤT!
THỦ TƯỚNG & PHẠM VŨ LUẬN |
THEO WIKI: Ông Phạm Vũ Luận sinh
ngày 1 tháng 8 năm 1955 quê
tại xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp, ông được mời ở lại làm giảng viên và
liên tục gắn bó với ngành này cho đến tận ngày nay. Năm 1987, bảo vệ thành công
luận án Tiến sĩ ngành Kinh
tế học tại Liên Xô với đề tài
"Phân phối Xã hội chủ nghĩa’!
Trước khi về công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo,
ông có thời gian dài công tác tại Trường
Đại học Thương mại và từng giữ chức Hiệu trưởng đến tháng 6 năm
2004,được bổ nhiệm là Thứ trưởng. Tháng 4 năm 2010, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao
nhiệm vụ Phụ trách điều hành Bộ thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân.
Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Quốc hội Việt Nam chính
thức bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết với tỷ lệ phiếu thuận là 83,98%, bổ
nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trước
Đại Hội XI, chức vụ Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được đồn đoán sẽ
giao cho Phan Thanh Bình – Chủ tịch của Đại Học Quốc gia TP.HCM – Một nhân vật
cấp tiến, có đầu óc cởi mở và tầm nhìn cho nền giáo dục của Việt Nam, song một
điểm ‘yếu’ của Giáo sư Bình là chỉ là ‘đệ tử’ của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện
Nhân!
Phạm
Vũ Luận nổi tiếng với câu nói “Theo
tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình
thường”! Chỉ cần nghe là đã có thể biết ngay bên
trong cái đầu của ông ta đang ‘chứa
cái chất trăng trắng mà người ta gọi là não bộ’! Nhưng ông ta có
một
lợi thế rất mạnh – ông ta ra nhập đội ngũ đệ tử của Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng!
Trí tuệ cũng có thể ví như Vũ Huy Hoàng, nhưng Phạm Vũ Luận lại BIẾT
luần lách như một con LƯƠN - Loài động vật da trơn cứ trơn tuồn tuột!
Biết đoán trước ý của Thầy để tận tuỵ phục vụ. Sau khi thành công việc
cấp
giấy phép nâng cấp Trung Tâm Anh Văn Apollo của con rể Thủ Tướng Thành
Đại học
thì Phạm Vũ Luận đã được chọn và Phan Thanh bình – Dù là người sáng giá,
ít
nhất bằng kinh nghiệm của những năm làm Chủ tịch – Giám đốc Đại Học Quốc
Gia
TP. HCM – mà người ta hy vọng có thể mang một luồng gió mới cho hệ thống
giáo
giục của Việt Nam đã bị loại thẳng!
Dù ngay trước kỳ Quốc
Hội thông qua danh sách nội
các của Chính Phủ, Phạm Vũ Luận đã phát biểu một câu nói bằng chửi cha
các thế
hệ già đi trước và nhổ toẹt vào 4000 năm văn hiến của Việt Nam! Nhưng
ông ta vẫn
nghiễm nhiên được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng giới thiệu và Quốc hội của
nguyễn
Sinh Hùng bầu giữ chức Bộ Trưởng. Công bằng mà nói thì NSH
cũng như Phạm Vũ Luận - ai cho bao nhiêu thì nhận chứ không đòi hỏi
tráng trợn - Ở Việt Nam mà một Bộ Trưởng như vậy cũng là của hiếm!
Có thể nói, tất cả những cuộc bầu bán ở Quốc Hội
đều do Nguyễn Sinh Hùng giở mưu mẹo và tiểu xảo gần như khống chế toàn bộ các
đoàn Quốc Hội không cho thảo luận tại hội trường để bịt mắt, bịt tai các đại
biểu quốc hội và buộc các đại biểu nhắm mắt bầu cái danh sách mà Chính Phủ giới
thiệu chỉ có 01 thành viên và KHÔNG một ai có lấy một cái chương trình hành
động! Chẳng qua chỉ là trò hề hợp thức hoá cái danh sách mà giới chop bu đã
thoả thuận với nhau đưa lên.
Phạm Vũ Luận có thể ví như một con lươn đầu đất của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và chắc chắn nền
giáo dục của Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ biết dạy chữ mà không hề biết dạy làm
người tử tế! Than ôi cho tương lai của một dân tộc!
Vụ truyền hình cáp TQ: ‘Báo chí tào lao’
QLB - Việc Trung Quốc luôn
dùng tiền để mua các quan chức và len lỏi vào Việt Nam bằng mọi cách đã
có cả một quá trình lịc sử lâu dài. Ngay chính ông cựu Tổng giám đốc VTV
Lê Văn Hiến từ hàng chục năm trước cũng đã ký hợp đồng đầ mờ ám cho hai
kênh của Trung Quốc phat trên hệ thống của VTV và đã nhiều lần trên các
kênh này đã ngang nhiên phát chương trình dự báo thời tiết của Trung
Quốc hện rõ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên bản đồ của Trung
Quốc .... Việc xảy ra ở Đài Quy Nhơn ông giám đốc Chu
Quang Trùng rõ ràng là nguỵ biện và đang tìm cách để che dấu tội vì
tiền mà bán rẻ cả lợi ích Quốc gia. Hãy về kểm tra lại tất cả những nội
dung mà hai kênh ông Trùng bán rẻ cho Trung Cộng thì sẽ thấy bản chất
thực sự của vấn đề. Ông Trùng chỉ có thể lùa bịp người dân ở chỗ khác
không được xem hai kênh này, song ông ta không thể lừa bịp nhân dân
được. Bộ Thông Tin Truyền Thông cần phải xử lý nghiêm minh những kẻ tham
nhũng đên s độ bán rẻ cả lợi ích Quốc Gia như tên Chu Quang Trùng để làm gương!
Gần đây báo chí trong nước có đưa thông tin về việc Trung Quốc ‘chiếm lĩnh’ hệ thống truyền hình cáp của thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định thuộc trung phần Việt Nam. Theo báo chí thì Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn, đơn vị phát sóng các kênh truyền hình cáp ở thành phố này, đã tự ý phát sóng các kênh truyền hình tự sản xuất với sự hợp tác của đối tác Trung Quốc.
BBC đã liên lạc ông Chu Quang Trùng, giám đốc Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn, để tìm hiểu về vấn đề này.
Tuy nhiên ông Trùng bác bỏ hoàn toàn việc Trung Quốc ‘chiếm lĩnh’ truyền
hình cáp Quy Nhơn và cho rằng thông tin các báo đưa ra là ‘không chính
xác’.
Sự thật, theo ông Trùng, phía Trung Quốc hoàn toàn không có vai trò gì
trong hai kênh QCTV2 và QCTV3 mà công ty này tự sản xuất chương trình và
phát sóng.
Hiện nay công ty ông Trùng hiện đang phát sóng hơn 70 kênh truyền hình
qua hệ thống của Quy Nhơn. Đa phần là phát các kênh trong nước và quốc
tế có sẵn.
Tuy
nhiên để làm phong phú thêm cho hệ thống truyền hình cáp này, Công ty
truyền hình cáp Quy Nhơn đưa vào phát sóng thử nghiệm ba kênh truyền
hình mà họ tự sản xuất là QCTV1, 2 và 3. Trong
đó, QCTV1 là kênh ‘xào lại’ các chương trình lấy của các kênh truyền
hình khác, còn hai kênh 2 và 3 chuyên về ẩm thực, du lịch và ca nhạc.
Vai trò phía Trung Quốc
Mặc
dù báo chí chỉ đích danh hai kênh QCTV2 và QCTV3 trong vụ việc Trung
Quốc ‘chiếm lĩnh’ sóng cáp này, ông Trùng cho rằng như thế là ‘hiểu sai
hoàn toàn vấn đề’. Ông
giải thích rằng đối tác phía Trung Quốc, cụ thể là công ty Nhuận Bang,
hợp tác với công ty của ông để phát sóng kinh doanh toàn bộ hệ thống
truyền hình cáp chứ không phải chỉ cụ thể là hai kênh tự sản xuất đó. Bên
cạnh đó, vai trò của Nhuận Bang chỉ dừng lại ở ‘hỗ trợ kỹ thuật’, còn
nội dung chương trình thì ‘mắc mớ gì đến họ’, ông Trùng cho biết. “Toàn bộ pháp nhân, nội dung chương trình, kinh doanh, quản lý, nhân lực là của mình hết,” ông nói. Hiện
tại, Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn có hai kỹ thuật viên người Trung
Quốc đến làm việc dài hạn trong khuôn khổ hợp đồng để vận hành máy móc
và hướng dẫn kỹ thuật cho phía Việt Nam, ông Trùng cho biết.
“Hồi đầu tiên thành lập (truyền hình cáp) mình có biết gì đâu,” ông nói, “Họ không hướng dẫn thì làm sao mình biết làm.”
Ông
cũng cho biết là hai người Trung Quốc này ở Việt Nam theo đúng thời hạn
hợp đồng là 12 năm và phải đến năm 2017 mới về nước. Khi đó thì các
nhân viên Việt Nam đã có thể làm chủ hoàn toàn kỹ thuật phát sóng truyền
hình cáp.
“Họ qua theo hợp đồng, có giấy phép lao động và giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh cấp đàng hoàng,” ông nói. Khi
được hỏi tại sao công ty của ông lại chọn đối tác Trung Quốc, ông Trùng
trả lời rằng lúc đầu phía Nhuận Bang đến tỉnh Bình Định để tiếp thị và
đặt vấn đề chứ không phải phía công ty của ông tìm đến đối tác Trung
Quốc.
“Bản
thân ở đây (lúc đó) cũng chưa có truyền hình cáp nên nói chung là tỉnh
đồng ý cho làm,” ông nói và cho biết hai phía Việt Nam và Trung Quốc
cùng kinh doanh ‘ăn chia lợi nhuận’ theo tỷ lệ góp vốn là 50/50.
Tạm dừng phát sóng
Tuy nhiên ông giải thích vấn đề chưa có giấy phép phát sóng là nguyên nhân khách quan.
“Lúc đầu xin tỉnh thì tỉnh cho phát (thử nghiệm trong 3 tháng) rồi,” ông nói. Đến
khi hết hạn phát thử nghiệm thì công ty của ông lại vướng vào quyết
định 20 của chính phủ yêu cầu chuyển đổi mô hình từ hành chính sự nghiệp
sang doanh nghiệp. “Trong
khi chúng tôi chuẩn bị xin giấy phép thì ra đời quyết định 20 nên phải
làm lại thủ tục toàn bộ từ đầu đến cuối,” ông nói, giải thích vì sao hệ
thống truyền hình cáp của ông vẫn chưa có giấy phép phát sóng chính
thức. Ông cho biết công ty ông sẽ tiếp tục xúc tiến xin giấy phép để phát sóng hơn 70 kênh truyền hình cáp này. Về
phía cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, theo ông Trung, họ ‘chưa bao giờ
có ý kiến gì’ về các kênh truyền hình cáp của công ty ông ngay cả sau
khi báo chí đưa tin. “Thực
ra tỉnh đã đồng ý cho tôi phát rồi. Sở Thông tin Truyền thông lại càng
hiểu rõ hơn cả tôi vì từ đầu đến cuối họ hướng dẫn tôi làm chứ không
phải tôi tự làm,” ông nói. Hai kỹ thuật viên Trung Quốc, ông cho biết, hiện vẫn làm việc bình thường vì hợp đồng của họ vẫn còn 5 năm nữa mới hết hạn.
Thái độ bài Hoa?
Một cán bộ giấu tên ở Sở Thông tin Truyền thông Bình Định cũng xác nhận với BBC rằng báo chí đã sơ suất khi đưa tin về vụ việc. “Hai kênh đó không phải của Trung Quốc,” vị cán bộ này nói, “Truyền hình cáp Quy Nhơn không có kênh nào của Trung Quốc.”
“Không có chuyện ‘chiếm lĩnh’ gì cả,” ông nói thêm. Ông
này cũng nói rằng Hiện Sở Thông tin Truyền thông Bình Định đang làm báo
cáo giải trình về vụ việc gửi lên Bộ cũng như tổng biên tập các cơ quan
báo chí để yêu cầu nói lại cho rõ. Ông cho biết là hai kênh đã bị ngừng sóng này được người dân trong tỉnh ‘rất ủng hộ’.
Ông
cũng phán đoán rằng có lẽ trong thời gian qua báo chí do ‘hăng máu’ với
vụ người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh nên rất sốt sắng truy tìm dấu
vết của người Trung Quốc ở Việt Nam.
Hai điều 'lạ' về Bộ trưởng Đinh La Thăng
QLB - Đến nay thì không chỉ có Quan làm báo viết lý giải tại
sao Bộ Trưởng Đinh La Thăng 'Không phải đăng đàn trả lời chất vấn!', mà
đến báo lề Đảng cũng đã phải đặt vấn đề 'hai điều lạ' đã chứng minh
những điều bí ẩn đang diễn ra dưới triều Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng! Theo
nguồn tin đáng tin cậy cho biết: Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc - Người
không được phân công điều hành Chính Phủ nhưng vừa rồi đã đăng dàn trả
lời chất vấn trước Quốc hội một cách xuẩn ngốc theo kịch bản được viết
sẵn từ bầy đàn chuột Chec-nô-bưi Nguyễn Tấn Dũng ... '... mẹ nó, chúng
nó đẩy mình ra làm bia đỡ đạn cho chúng nó' - Đó là nguyên văn lời của UV BCT Nguyễn Xuân Phúc...
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phát biểu tại Quốc hội.
|
Bộ
trưởng GTVT Đinh La Thăng không nằm trong danh sách các thành viên
Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn, trong khi lĩnh vực GTVT có vô vàn
những điều mà dư luận bức xúc.
Phiên
chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII vừa
kết thúc có hai điều “lạ”. Một là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng không nằm
trong danh sách các thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn,
trong khi lĩnh vực GTVT có vô vàn những điều mà dư luận bức xúc. Điều
“lạ” thứ hai, cũng lại liên quan đến người đứng đầu ngành GTVT, là lần
đầu tiên kể từ khi nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ
trốn, Bộ trưởng Thăng mới lên tiếng nhận trách nhiệm về việc bổ nhiệm
ông Dũng, thừa nhận “còn nóng vội, chưa sâu sát trong đánh giá quản lý
cán bộ trong bối cảnh, thời điểm bổ nhiệm”.
Nói
về điều “lạ” đầu tiên, việc Bộ trưởng Thăng không nằm trong danh sách
các thành viên Chính phủ đăng đàn đã khiến cử tri và nhiều ĐBQH bất ngờ
và không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng. Mặc dù đã được ông Nguyễn Hạnh
Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích rằng, do tại kỳ họp trước,
Bộ GTVT đã có báo cáo, bản thân Bộ trưởng Thăng cũng đã trả lời chất
vấn trước Quốc hội; tại kỳ họp này cũng đã có văn bản trả lời chất vấn
của một số ĐBQH..., nhưng có lẽ dư luận vẫn không cảm thấy thuyết phục.
Đành
rằng kỳ họp trước (tháng 11/2011), ông Thăng đã đăng đàn trước Quốc hội
và được nhiều ĐBQH khen là “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Nhưng thời điểm đó, chỉ có một vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm là tai
nạn giao thông và trên thực tế, hầu hết các chất vấn dành cho ông Thăng
cũng chỉ xoay quanh vấn đề này. Còn từ đó cho tới nay, hơn nửa năm trôi
qua, lĩnh vực GTVT mà ông Thăng là tư lệnh ngành, đã nảy sinh vô vàn
những vấn đề nóng bỏng, bức xúc và phần nào đó là xáo trộn xã hội. Những
vấn đề mà ông đã “dám nghĩ, dám làm” có thể kể đến là: đổi giờ học giờ
làm, các giải pháp thu phí giao thông, đề án hiện đại hóa trụ sở Bộ GTVT
trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng... Đó
là những vấn đề mà các ĐBQH - đại diện cho cử tri và nhân dân cả nước
muốn ông Thăng giải trình cho rõ sẽ chịu trách nhiệm như thế nào. Đặc
biệt là những sai phạm tại Vinalines cũng như việc bổ nhiệm ông Dương
Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải, nếu ông Thăng đăng đàn, chắc chắn
sẽ nhận được rất, rất nhiều chất vấn.
Cần
nói thêm rằng, việc chất vấn và trả lời chất vấn, thực chất không phải
là dồn ép ai đó vào chân tường, đến đường cùng. Chất vấn nhằm mục đích
chỉ rõ những tồn tại, khuyết điểm, làm rõ trách nhiệm trong quá trình tổ
chức, triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, cũng như thực hiện
nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành chức năng. Qua đó, người được chất vấn ý thức
được những gì mình chưa làm được, chưa làm tốt để khắc phục khuyết
điểm, đề ra những giải pháp thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời
gian tới. Thậm chí, người được chất vấn nên cảm ơn những người chất vấn
mình, thay vì né tránh, bởi họ đã giúp người được chất vấn nhìn ra những
khiếm khuyết của mình. Nói vậy để thấy rằng, Bộ trưởng Thăng không nằm
trong danh sách trả lời chất vấn kỳ này là một điều “lạ”.
Điều
“lạ” thứ hai, là việc người đứng đầu ngành GTVT đã chịu “nhận trách
nhiệm” trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Không “lạ” sao được, khi
trong những lần trả lời báo chí hay trả lời bằng văn bản tới các ĐBQH
liên quan đến vấn đề này, điệp khúc “đúng quy trình, đúng thẩm quyền,
đảm bảo tính dân chủ, tập thể, có sự bàn bạc, thống nhất tuyệt đối của
Ban cán sự Đảng Bộ GTVT” luôn được ông Thăng nhắc đi nhắc lại.
Không
“lạ” sao được khi “chém tướng”, “trảm” nhà thầu”, cấm cấp dưới chơi
golf, yêu cầu nhân viên toàn ngành đi xe buýt, đề xuất thu phí giao
thông... thì hình ảnh ông Thăng xuất hiện tràn ngập trên báo chí với
những phát ngôn ấn tượng. Còn khi họp báo về vụ Vinalines, ông Thăng
không xuất hiện như thường thấy, mà để hai cấp phó của mình chủ trì.
Cuối
cùng thì Bộ trưởng Thăng cũng đã nhận trách nhiệm. Nhưng liệu lần nhận
trách nhiệm này có khác so với khi ông nhận trách nhiệm về nguyên nhân
cháy xe máy? “Từ năm 2012 với chức năng quản lý nhà nước, Bộ GTVT sẽ
phải chịu trách nhiệm khi xe cháy nổ”, ông Thăng đã từng tuyên bố như
thế hồi đầu tháng 1/2012. Và từ đó đến nay, các vụ cháy xe máy vẫn tiếp
diễn, mà chưa thấy cái trách nhiệm Bộ GTVT đã nhận được thể hiện cụ thể
như thế nào…
Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ NG Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị |
QLB -
Bất chấp sự phản đối và sức ép của Trung Quốc, Quốc Hội Việt Nam vẫn bỏ
phếu thông qua Luật Biển Việt Nam. Điều này cho phép chúng ta có quyền
hy vọng rằng giới chớp bu Hà nội đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên sự
ươn hèn của quyền lực cá nhân. Đặc biệt ngài Tổng Bí Thư Nguyễn Phú
Trọng ít nhất cũng được một điểm trong lòng nhân dân!
Ngày
21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là
một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của
Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo
và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình,
ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng
tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính
đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập
cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự
chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc
Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”
Cần
khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch
sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã
có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh
hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh
chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các
bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở
luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt
Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc
thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương
châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì
hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Luật sư Nhân Quyền bảo vệ Pháp Luân Công bị giam cầm đang trong nguy hiểm
QLB
- Có lẽ ít người hiểu rõ cội nguồn sâu xa của việc tại sao Chính quyền
Trung Nam Hải đàn áp Pháp Luân Công? Sự thể bắt nguồn từ việc Hồ Cẩm Đào
đi 'uý lạo' các địa phương, có một điều khiến ông ta giật mình: Đó là
mỗi buổi sáng tại các công viên có đến hàng ngàn người tụ tập luyện mà
hỏi ra thì được biết đó là PHÁP LUÂN CÔNG. Người Trung Quốc có thói
quen: Vừa tập vừa hô rần rần, lại thêm Hướng dẫn viên phát loa rầm
rộ.... Chủ Tịch Hồ chạnh lòng nghĩ đến uy tín của Đảng CS Trung Quốc
đang ngày càng sa sút bỗng làm họ Hồ ớn lạnh khi tưởng tượng đến cái
cảnh Pháp Luân Công ngày nào đó biến thành một Đảng phái và chẳng ai còn
mướn nghe theo những giáo điều, đạo đức giả của Đảng CS, vai trò của
Trung Nam Hải có thể vì thế mà sẽ ngày càng mờ nhạt... Trở về Trung Nam
Hải, Họ Hồ đã chia sẻ quan ngại của mình với các Uỷ viên Bộ chính trị,
thật không ngờ rất nhiều Uỷ viên BCT và gia đình, trong đo có cả Thủ
Tướng Ông Gia Bảo và gia đình cũng đang hăng say luyện tập theo Pháp
Luân Công. Thật sự Pháp Luân Công với những bài tập khá đơn giản, dễ
nhớ, nhưng công dụng cho sức khoẻ có thể thấy ngay sau vài tuần tập
luyện, nhất là trong thời buổi người ta phải ăn thức ăn độc hại, uống
nước bẩn và hít không khí bẩn khắp nơi mà lại phải chống trả với 'thù
trong giặc ngoài ngay trong các đồng chí của mình' làm đầu óc càng bạc
nhược. Tập Pháp Luân Công giúp cho trí não sáng suốt, chống trả lại
những bệnh của những người làm quan trường như đau nửa đầu, tim mạch,
... Họ Hồ bị phản đối ngay trong bCT vì hầu hết Uỷ viên BCT đều viện cớ
Pháp Luân Công chỉ có lợi cho sức khoẻ và vô hại.... Họ Hồ ngày đêm
không yên nghĩ mưu... Rồi ông ta triệu tập toàn bộ BCT phát cho mỗi
người một tờ phiếu ghi hai mục: 'Ủng hộ Hồ Cẩm Đào hay Chống Hồ Cẩm Đào'. Với
một tờ giấy như vậy, đố Uỷ viên BCT nào dám bỏ phiếu chống và kết quả
100% đã phải bỏ phiếu 'Ủng hộ Hồ Cẩm Đào' và thế là chiến dịch tàn sát
Pháp Luân Công bắt đầu từ đó.... Chỉ một việc thôi cũng cho thấy chế độ
độc Đảng tàn bạo đến thế nào, chẳng cần luật pháp, chẳng có chân lý đúng
hay sai mà chỉ có ý muốn của kẻ mạnh thắng thế...
Ngày 16 tháng 6 năm 2012 —Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp báo cáo khẩn cấp:
Ngày 16 tháng 6 năm 2012 —Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp báo cáo khẩn cấp:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét