.
10h25′ - Nguồn tin liên quan nghi vấn các tờ trình, quyết định về vụ Văn Giang: một KTS đã liên lạc với ông Tôn Gia Huyên, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, để hỏi liệu có phải ông đã ký tờ trình số 99 ngày 29/6/2004 của Bộ TNMT gửi Thủ tướng, dẫn tới bản quyết định số 742 ngày 30/6/2004, ông này cho biết chính GS Đặng Hùng Võ chỉ trong vòng 2 ngày đã ký tờ trình dài 5 trang này. Trong khi đó, bà con Văn Giang và LS Trần Vũ Hải liên tục từ nhiều ngày cho tới cả sáng nay đã tìm cách điện thoại với GS Võ để hỏi thực hư nhưng không liên lạc được.
10h50′ – GS Đặng Hùng Võ vừa liên lạc với LS Trần Vũ Hải, cho biết mấy ngày qua ông bận công việc, không ở Hà Nội nên chưa có điều kiện trả lời thư trao đổi của LS Hải. Ông hứa sẽ sớm công khai những nội dung quanh vấn đề này.
Tin thứ Hai, 14-05-2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT- Ra khơi, giữ chủ quyền (NLĐ). – TRẦN THẾ VINH câu thơ gửi Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn). – Mùa hè của NO – U — (Lê Dũng). - Bổ sung ngay Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa (TN). - Nên tiếp tục phát hành tem bưu chính (TN).
<- Căng thẳng với Trung Quốc đẩy Philippines nghiêng về phía Mỹ (TN). Hic! Vậy không biết khi nào tới VN, há? – Tàu chở hoa quả Philippines ứ đọng tại Trung Quốc (TTXVN). – Mỹ – Trung đối đầu tại Đông Nam Á (RFI). - Đối thoại Bắc Kinh – Manila đổ vỡ (TT). - Philippines có thành ‘vật hy sinh’ trong quan hệ Mỹ-Trung? (ĐV). - ‘Quý bà’ xúi dân Philippines biểu tình là ai? (VTC). - Mỹ, Philippine tập trận chung ở Biển Đông (VnMedia).
- Trung Quốc không thể chứng minh quan điểm dựa trên UNCLOS (LĐ).
- Xung đột Biển Đông: Trung Quốc có chiến lược mới linh hoạt (PnToday). - Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông (VnMedia). - Nhật lo ngại hoạt động trên biển của Trung Quốc (TN). - Trung, Nhật không để vấn đề Senkaku ảnh hưởng (TTXVN). - Trung Quốc muốn Nga tránh xa Biển Đông (VnMedia).
- Ấn Độ đồng ý cho ONGC ngừng hợp tác với Việt Nam về dầu khí ở Biển Đông (RFI).
- Chiều qua đã đưa lên đoạn video do CTV gửi, cảnh cả đám đàn ông, trong đó có tên côn đồ mặc sắc phục cảnh sát hung hăng nhất, bắt bớ đánh đập “chị Ngô Thị Ánh, người xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngày 24/4/2012 chị là người đã đứng ngay khu vực nhà văn hóa xã Xuân Quan và chứng kiến cảnh công an hành hung hai nhà báo của VOV. Khi đó chị đã hô lên để bà con xông ra cứu, nhưng đã bị lực lượng cưỡng chế bao gồm cả công an đánh đập rất dã man…” Sau đó CTV còn cho biết đoạn video này là do một thành viên tham gia cưỡng chế (công an địa phương?) thực hiện, người này còn gửi thêm đoạn đã được xử lý cho chạy chậm, làm rõ thêm các hành động:http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=7BoJ-wvKxNs
.- Nghị định Hạn chế tối đa chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước (TTXVN). - Giữ đất lúa: Chính sách có, chỉ lo thiếu quyết tâm (VOV).
- Và tối qua, BBC cũng đã kịp đưa lên đoạn clip trên: Người phụ nữ bị đánh ở Văn Giang. – Công an đánh phụ nữ ở Văn Giang? (BBC). Cụ Lê Hiền Đức đăng lại: Tên công an đá vào bụng chị Ánh là có thật. – Tàn bạo hơn cả Mafia (Hiệu Minh). “Mafia thực chất là những con quỉ đội lốt người mà vẫn tôn trọng phụ nữ và trẻ em. Nhưng những gì thấy trong video clip dưới đây, chúng ta đủ hiểu, cuộc cưỡng chế ở Văn Giang ngày 24-4-2012, vượt xa giới mafia về sự độc ác”.
- Liên quan tới thông tin BS đưa sáng qua về chỉ thị từ Ban Tuyên giáo yêu cầu ngưng đưa tin vụ 2 nhà báo bị hành hung, sớm nay một độc giả email: “Kg ABS, Không tin nổi nữa ABS ơi, cái tin ABS vừa điểm Không thể nói thông cảm là xong đã bị Tuổi trẻ hạ mất tiêu rồi. Chỉ còn vài lời bình loạn của bạn đọc thôi. Hổng hiểu nổi nữa. Trời ơi là trời. Thông báo để ABS biết.”
- Còn trên VOV, một số bài liên quan mà BS điểm trong 4 ngày qua (hình như) đã bị gỡ bỏ, đó là: + VOV yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm vụ 2 nhà báo bị hành hung tại Văn Giang(VOV News), + Sẽ tiếp tục làm việc về vụ 2 nhà báo VOV bị hành hung, + Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng vụ nhà báo VOV bị hành hung và bài cuối mà BS nói là được “rốn” thêm sáng qua sau chỉ thị là + Việt Nam trong tuần: Phóng viên VOV bị hành hung – cần được sáng tỏ. Có lẽ do đó là những tiếng “Ẳng!” hơi … gắt, nên phải tự bịt? Tức cười là màn này sẽ làm cho BS vất vả hơn khi chép sử, vì phải sợt trên mạng để tìm lại những nơi còn lưu, rồi lấy về tự lưu trữ theo cách riêng, để con cháu sau này nó biết ông cha chúng khốn khổ (và) khốn nạn ra sao.
- VỤ HAI NHÀ BÁO BỊ ĐÁNH Ở VĂN GIANG, HƯNG YÊN: Phải gọi đúng tên, hành xử đúng trách nhiệm! (PLTP). Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long = >
- Hoan hô Tuổi trẻ! Người dân Văn Giang kiện chủ tịch huyện. “Ông Đặng Hùng Võ (nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường): Lần đầu có chuyện đất công ích vượt mức quy định Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết chuyện để diện tích đất nông nghiệp làm đất công ích vượt quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Luật đất đai năm 1993 và 2003 đều quy định địa phương không thể để vượt quá con số 5% diện tích đất nông nghiệp toàn xã làm đất công ích, làm nguồn thu cho ngân sách xã.”
- Diệp Văn Sơn: Khi nền công vụ thiếu vắng đội ngũ có lương tâm chức nghiệp (SGTT). “Vụ cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, Văn Giang (24.4), trên mạng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Sau đó được biết đây là hai nhà báo của… VOV.”
Hình Bộ trưởng Y tế được minh họa cùng lời đánh giá “Chuyện bệnh lạ ở Quảng Ngãi lãnh đạo địa phương bức xúc trước thái độ “vô cảm” của bộ Y tế. Theo ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho rằng đã đến lúc ngành y tế đừng đem người dân ra làm thí nghiệm, hãy giảm bớt bệnh “sĩ” và mời các tổ chức y tế thế giới vào cuộc.” Có lẽ Nguyễn Kim Tiến sắp đạt tiêu chuẩn để cùng Đinh La Thăng trở thành “Cặp đôi hoàn hảo” trình diễn những màn coi rẻ lợi ích, sinh mạng người dân rồi. Mời bà con đón coi nốt màn trình diễn của bà này để biết độ “trơ” tới đâu trong cuộc họp báo hôm nay.
- Cưỡng chế Văn Giang, nhìn từ chuyện “đánh nhà báo” (VNEco).
- Phạm Hồng Sơn: Bi kịch, đau xót nhìn từ Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản (Pro&Contra).
- Nguyễn Đình Ấm: Chó nằm chổi - (Quê choa).
- TÍN TANG — (Hồ Như Hiển). “Những kẻ đánh dân, những kẻ ra lệnh, thao túng, bao che cho thuộc cấp đánh dân phải ra trước vành móng ngựa về tội xúc phạm tính mạng, sức khoẻ danh dự con người. Bằng không, vành khăn người dân Vụ Bản – Nam Định quấn trên đầu vào chiều ngày 08/5/2012 không phải chỉ là địa tang – để tang đất mà là tín tang – để tang lòng tin về cái gọi là “của dân, do dân, vì dân””.
- Tô Hoàng: Chuyện nhỏ…không như Con Thỏ: CẦN CHO THIÊN HẠ TỎ TƯỜNG NHỮNG TÊN NGỜ-U ẤY LÀ AI ? (Trần Nhương). “…với vụ công an (hay dân phòng) đánh nhà báo tại huyện Văn Giang -cứ theo ý tôi- không cần phải truy cứu xem ai, cấp nào xuống lệnh trấn áp nhà báo bằng gậy gộc làm gì? Bởi không cần truy, thì cũng đã rõ lệnh trấn áp kia không thể tử trên trời rơi xuống”. Cùng bài, nhưng được nhà văn Phạm Viết Đào giật với cái tít khác: SAO NHÀ VĂN TÔ HOÀNG LẠI XÚI ÁC: THÔNG MINH RA THÌ PHẢI ĐÁNH BASAM, NGUYỄN XUÂN DIỆN, PHẠM VIẾT ĐÀO, BỌ LẬP ?
- Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên (Trần Nhương).
- Vụ cưỡng chế Văn Giang, xét từ chức năng quản lý nhà nước (Trần Nhương).
- Văn Giang – sự trở lại của những cánh đồng (Phương Bích).
- Đại học Anh phản hồi về dự án Ecopark (BBC).
- Tao và bố tao (Trần Nhương).
<- HỌP BÁO: Giới thiệu trang phục của lực lượng dân phòng VĂN GIANG (Phair Zios).
- Phường Đông khê Hải phòng sẽ cướp, phá nhà Liệt sỹ trong ngày mai ? (Lê Hiền Đức)
- Tình trạng đất đai của nhân dân, cưỡng đoạt và cưỡng chế (Dân làm báo).
- Nghiêm ngặt bảo vệ “bờ xôi, ruộng mật” (PLTP). – Nghị định đất lúa: Điều kiện chuyển đổi được giảm nhẹ (VnEconomy). – Hạn chế tối đa chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước (TTXVN).
- Bữa nay điểm thử bà con coi cái Sự kiện trong tuần của NLĐ, toàn chuyện “vui” thôi nha, những là HCM, Bác Hồ, Nguyễn Thị Doan, VINASAT, … không có Văn Giang-Ecoprk đâu.
- FAO: quyền sở hữu đất đai không phù hợp khiến đói nghèo gia tăng (SGTT) và chết chóc liền theo: - Nhà nghèo đi mót hạt điều, 5 trẻ chết thảm.
- ‘Trụ sở cũ của các bộ nên giao lại cho Hà Nội’ (VNE).
- Chỉ định thầu một số hàng hóa, dịch vụ (ThanhTra). - Nhiều vụ chỉ định thầu thiếu minh bạch (TN). - Hàng loạt dự án chỉ định thầu vượt thẩm quyền (NLĐ).
- Bộ Tư pháp: Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI cho cán bộ chủ chốt (PLVN).
- Phòng và chống tham nhũng, có cần thiết giữ ban chỉ đạo? (PLTP). - Lương Thứ trưởng cũng không đủ sống (TP).
- Thi hành án dân sự: Thiếu trầm trọng cả “quân”, cả “tướng” (PLVN).
- Hoàng Mai: Những lá Quốc kỳ treo ngược (boxitvn).
- Ngày mai 14/5 xử phúc thẩm nguyên trung tá Nguyễn Văn Ninh “kẻ đánh ông Trịnh Xuân Tùng gãy cổ dẫn đến cái chết cho ông do không đội mũ bảo hiểm” (Nguyễn Tường Thụy). - Trịnh Kim Tiến sẽ tự mình tranh tụng trong phiên tòa phúc thẩm (RFA). Bổ sung, hồi 10h30′, theo TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, phiên tòa đã hoãn, mời đọc chi tiết trên Dân làm báo.
- 18 đối tượng chiếm đoạt gần 20 tỉ đồng tại dự án bauxite (LĐ).
- Diệp Văn Sơn: Loại bỏ người thoái hóa thì … lấy ai làm việc? (NLĐ).
- Kết lạp đảng (Trương Duy Nhất).
Chưa có cơ sở để khởi tố vụ 3 cây gỗ sưa bị đốn hạ! (LĐ). - Trấn cướp gỗ sưa tràn lan ở nhiều xã (TP).
- TÌM PHẦN MỘ CỦA LS NGUYỄN TRỌNG DŨNG, SƯ 313 HY SINH TẠI VỊ XUYÊN HÀ GIANG. (Phạm Viết Đào).
- Kỳ cục (TP).
- Chặn cả tiền của thuyền viên mất việc (TP).
- Đông Bắc Á cảnh cáo Bắc Triều Tiên về một cuộc thử nghiệm hạt nhân mới (RFI). – Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên cảnh cáo Bắc Triều Tiên (VOA). - Trung-Nhật-Hàn cảnh báo gay gắt Triều Tiên (VnMedia). - Hàn, Nhật, Trung cảnh báo Triều Tiên (TN).
- HUGO CHAVEZ CÓ THỂ ĐANG CỐ GẮNG RỬA TIỀN TỪ MA TÚY (TSYG).
- Tuần đầu tiên của Putin tại điện Kremlin: Lắm cam go, nhiều thách thức (DT). - Bí ẩn gia đình ông Putin (TN).
- Chủ tịch Cuba “ủng hộ quyền đồng tính” (TN).
- Trường sa trong lòng Tổ quốc-Kỳ cuối: Trường Sa – những chiều thơ… (Tin tức). - Phong ba vững vàng giữa Trường Sa (ĐV). - Rồi Trường Sa sẽ luôn có rau xanh (ĐV). - Tìm nhau trên đảo Sinh Tồn (TT). - Kho báu không bí mật trên đảo Thuyền Chài (VNN). - Gửi đất tới Trường Sa (VNN). - Trường Sa hôm nay: “Công bộc” ở Trường Sa (ĐĐK). - Triển lãm về Trường Sa thu hút kiều bào ở hải ngoại (ĐĐK).
- Mừng và tủi! (TBKTSG). “Hai
doanh nghiệp Hàn Quốc còn tặng đảo Bé hai máy phát điện công suất 128
kWh, đủ cho cả xã dùng dư dả. Dân đảo Bé nói: “May nhờ người Hàn Quốc”.
Tôi nghe mà cay xè sống mũi. Mừng thì mừng thật nhưng tủi thân. Nếu
không có người Hàn Quốc, dân đảo Bé còn khổ đến bao giờ? Mảnh đất tiền
tiêu của tổ quốc trước biển Đông dậy sóng mà phải nhờ cậy người nước
ngoài quan tâm vậy sao?”.
- Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh cá ở biển Đông (TN). - Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Scarborough (TQ).
- Chiến tranh mạng giữa Trung Quốc và Philippines (Petrotimes). - Mỹ sẽ đứng ngoài xung đột Trung Quốc và Philippines (ĐV). - Ngoại trưởng Philippines: Trung Quốc không thể chứng minh quan điểm dựa trên UNCLOS (LĐ). - Ngư dân TQ-Philippines: Tranh chấp làm mất tình đi biển (VNN).
- Văn Giang, lịch sử một cuộc cưỡng chế (VnEconomy). - MỒM HẢI PHÒNG- MỒM HƯNG YÊN — (Cua rận). - Hỡi quan đầu tỉnh (Bà đầm xòe).
- Sửa đổi hiến pháp trong “xu thế của thời đại” (TBKTSG).
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước lên tiếng việc Bộ GTVT sẽ bán trụ sở (GDVN). – Một hiện tượng đáng chú ý: Ngày 10/5, BS có đăng lại bài viết trên blog của Nhà báo Mạnh Quân: Ngành giao thông cần một bộ trưởng giỏi nhưng chắc chắn đó không phải là ông Đinh La Thăng. Mấy ngày sau, tờ Người lao động đã đăng lại bài này, nói là do độc giả gửi trong một phản hồi, rồi lấy tựa đề “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần! Thế nhưng bữa nay được biết bài này đã bị gỡ bỏ hoàn toàn, kể cả 84 phản hồi của bạn đọc (trang boxitvn đã đăng lại). Không biết thế lực ghê gớm nào đã can thiệp, góp phần thêm làm cho làng báo bát nháo đến vậy?
- Những bài học kinh nghiệm chưa học từ Việt Nam (Việt sử ký/Town Hall Magazine).
KINH TẾ- Nói và làm: Chết vì xem thường cảnh báo (VEF). - Tái cơ cấu kinh tế: Chưa đào tận gốc vấn đề (Tamnhin.net).
- Các ngân hàng đang “giả vờ” cứu doanh nghiệp? (VOV). - DN và ngân hàng, làm sao để cùng hưởng lợi? (VEF). - “Gia hạn nợ chỉ kéo dài thời gian sống mòn của doanh nghiệp” (DT).
- Tiếp tục giảm lãi suất cho vay (TN). Giật tít ghê quá hóa ra ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia!
- Công nghiệp điện tử Việt Nam được gì sau WTO? (VTV). = >
- Ôtô: Tồn kho hàng ngàn chiếc, giảm giá cả tỷ đồng (VEF).
- Thế chấp hàng tồn kho để khôi phục sản xuất (DV).
- Tuần này vàng có thể lại xuống dưới 40 triệu đồng/lượng (VTC).
- Bất ngờ tăng thuế nhập khẩu thép không gỉ (TT).
- Câu chuyện về vị Tiến sĩ bỏ đam mê kỹ thuật để trở thành ‘con buôn’ - TS Nguyễn Quang A (DNSG/Cafebiz).
- Tổng giám đốc điều hành Vinamilk được vinh danh (TT).
- Ngân hàng “chê” đồng bằng sông Cửu Long? (TQ).
- Ngành bán lẻ: Kẻ khóc, người cười (PLTP). - Trong 4 tháng, trên 5.000 doanh nghiệp bán lẻ giải thể (SGTT). - TP.HCM: Bốn tháng, 8.300 doanh nghiệp ngưng, nghỉ. - Các hội đang ở đâu?
- Phát triển Vinacomin thành Tập đoàn kinh tế mạnh … phá? (TTXVN).
- Tập đoàn Sanofi sắp xây nhà máy thứ 3 ở Việt Nam (TTXVN).
- Thương lái Trung Quốc ép giá khoai (SGGP).
- Lo ngại suy giảm kinh tế, Trung Quốc hạ dự trữ bắt buộc (DT).
- Người giàu Trung Quốc tìm đường xuất ngoại (WSJ/VEF).
- Trung – Nhật – Hàn sẽ lập khu vực thương mại tự do (LĐ).
- Nhật Bản: Khủng hoảng nợ châu Âu là hiểm họa lớn nhất (RFI).
- Hy Lạp có thể rời khỏi eurozone (NLĐ). - Bộ ba chủ nợ có khả năng điều chỉnh hỗ trợ Hy Lạp (TTXVN).
- Châu Âu chống thắt lưng buộc bụng (SGGP).
- Tăng trưởng kinh tế quý 2/2012 được dự báo khoảng 4,5% (VnEconomy).
- Tăng giá điện chỉ là vấn đề thời gian (Tin tức). - Giá điện sắp tăng tới 10%? (ĐV).
- Tai họa được báo trước (TTVH).
VĂN HÓA-THỂ THAO<- Hưng Yên: Chuẩn bị xuất bản cuốn sách Phố Hiến (TTXVN).
- VỤ “XÚC PHẠM DÂN TỘC THIỂU SỐ, KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐÙA”: Nhà xuất bản Lao động thu hồi sách (PLTP).
- Phan Cẩm Thượng: Ghi chép Văn hoá – Tập tục: Mớ bẩy mớ ba (TTVH).
- Trang Hạ: “Xin lỗi, em chỉ là… phụ huynh!” (TTVH).
- VỀ MỘT THỜI…HÀNỘI (KỲ 36) (Nhật Tuấn).
- LÊ HOÀI NGUYÊN: TRƯƠNG TỬU TRONG NHỮNG NĂM 1955 – 1958 (Lê Thiếu Nhơn). - NGUYỄN ANH TUẤN: Vài kỷ niệm với trưởng nam của thi sĩ Hoàng Cầm.
- Đức Hậu: Minh triết của làng (Trần Nhương).
- Tranh cãi ảnh nude thời Pháp thuộc (TN).
- Tối 16- 6 đón bằng công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới (TT).
- Sửng sốt vì Sửng sốt hang động đẹp nhất Vịnh Hạ Long bị xâm hại (Infonet).
- Đà Nẵng: Kỳ thú cuộc thi đắp tượng cát bên bờ biển (TTXVN).
- Ảo thuật Việt về đâu? (NLĐ). = >
- Kiểm tra tổng thể các núi đá ở Thất Sơn (TN).
- Triển lãm tranh Trần Đán: Rất nhiều trong một… bức (Bà đầm xòe). - BS Lại Công Hiệp: Danh tướng Đặng Trần Thường – Người anh hùng thời tao loạn.
- NGUYÊN ƠI! MẸ YÊU CON LẮM!… (Mai Thanh Hải).
- Hillary Clinton: Người mẹ quyền lực nhất (NLĐ). – Hoàng Nhất Phương – Tâm Hồn Mẹ (Dân luận).
- Liên hoan Phim Cannes 2012 : Ban tổ chức bị tố cáo kỳ thị phái nữ (RFI).
- Sắc màu Việt Nam trong Hội chợ Quốc tế Foire de Paris (RFA).
- Paris phở (TN).
- Sẽ tổ chức đua xe siêu tốc độ lần đầu tiên ở Việt Nam (ĐĐK).
- Bóng đá Việt Nam: Tìm thầy nội cũng không đơn giản (RFI). - An ninh Olympic Luân Đôn 2012 : Dùng “vũ khí âm thanh” để giải tán đám đông.
- CHO HAY KHÔNG CHO? (NCTG).
- Thân bại danh liệt vì… dịch (ĐV).
- Những ca khúc mừng “Ngày Của Mẹ” (RFA).
- Man City vô địch giải Ngoại hạng Anh (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- GS Hồ Ngọc Đại: ‘Tôi thương phụ huynh quá!’ (VNN). - Khi cánh cổng trường đổ sập (TT). - Chen chân vào lớp 1 trường Thực nghiệm (NLĐ). - Công an phải dìu từng phụ huynh qua cổng (TN). - Chuẩn bị “Thực nghiệm” dạy Văn hóa bon chen cho con em (PLTP). - “Chạy” vào lớp 1 (NLĐ). - Hà Nội:Vẫn ùn ùn mua hồ sơ lớp 1(TQ).
<- Cho con học trường quốc tế – Con dao hai lưỡi? (aFamily).
- Đại học mất dần sức hút? (NLĐ). Thế thì - Đào tạo thạc sĩ “ngoài luồng” (TT).
- Điều kiện xét tuyển vào lớp 10? (TT).
- Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa từng làm luận án quá thời gian quy định? (GDVN).
- Ðề nghị miễn nhiệm chức danh Giáo sư của Hiệu trưởng Trường ĐH TDTT Bắc Ninh (HNM).
- Nguyễn Hưng Quốc: Tại sao cần học tiếng Việt? (VOA’s blog).
- Cùng góp sách cho các thư viện ở trường học (TT).
- Tăng cường “thực lực” của các sĩ tử (TN).
- Tang thương ở một vùng quê nghèo (SGGP). - Tang tóc xóm nghèo nơi 5 trẻ chết đuối (NLĐ).
- Hai nữ sinh THCS chết đuối sau buổi liên hoan (VTC).
- Người quét dọn tốt nghiệp với hạng danh dự tại đại học Columbia (VOA).
- Lang Lang được trao bằng Tiến sĩ danh dự (TTVH).
- Bé gái 11 tuổi có khả năng gây cháy? (TT). - TP.HCM: Bé gái 11 tuổi có khả năng gây cháy đồ vật (VTC). - TP HCM: Bí ẩn cô bé làm đồ vật tự bốc cháy (Bee).
- Phát hiện mới về ngày tận thế (Bee).
- Thêm nhiều thông tin khẳng định về iPad 7 inch (Telegraph/VTV).
- Đĩa DVD và Blu-ray sẽ có 2 lưu ý của chính phủ Mỹ (TTXVN).
- Đạp cổng trường, đổ văn hoá (SGTT). - Không thể triển khai đại trà mô hình trường thực nghiệm (Tin tức). - GS Hồ Ngọc Đại: “Tôi thấy thương và tội cho phụ huynh” (Bee). -Phản giáo dục chuyện đạp hàng rào nộp đơn xin học (VNE). - Muôn kiểu xin học ‘hành xác’ ở Hà Nội. - Sao không cho đăng ký qua mạng? (TT).
- ‘Xin lỗi, em chỉ là… phụ huynh!’ (Đẹp/VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Bữa kia TT có bài - Bệnh “lạ” ở Quảng Ngãi: “Đừng đem dân ra thí nghiệm”, BS bình “Trong một phòng thí nghiệm khổng
lồ, thì thí nghiệm này quá nhỏ, có chi mà kêu ca“, vậy mà SGTT tối qua lại cho là “Bệnh lạ” – Phòng thí nghiệm khổng lồ của ngành y. Thế thì những cuộc thí nghiệm mà cả Dân tộc này đã, đang chịu đựng suốt nửa thế kỷ qua phải dùng từ gì cho xứng? - “Bệnh lạ” thách thức ngành y tế (NLĐ). - Phụ thuộc rất nhiều vào may mắn (TT). - Bệnh lạ ở Quảng Ngãi: Đầu nguồn suối từng là kho vũ khí (VTC). - Sống trong sợ hãi ở vùng bệnh “lạ” (SGTT). Người dân mang chiếu cũ đi tiêu huỷ phòng ngừa bọ chét gây bệnh. = >
- Em gái 12 bán dâm lấy 200 nghìn, vì sao? (VNMedia). Hoàn cảnh đáng thương, không nơi nương tựa thế này nhưng không thấy đám Đoàn thanh niên, Hội đồng đội, Hội Phụ nữ vẫn lớn tiếng “tuyên truyền” đâu cả. Còn ngôn từ có chút bỡn cợt trong bài thì nghe chừng phải chỉnh: “chào thua”, “ê chề vẫn ‘yêu nghề’”.
- Đà Nẵng: Nhà máy xử lý nước thải gây ô nhiễm (PLTP).
- Tàu Trường Hải Star đã nổi (LĐ).
- Tàu cánh ngầm va chạm với tàu chở dầu (TN).
- Cảnh sát biển bắt tàu chở 1.400 tấn than lậu (TN).
- Phía sau chuyện hòn đá bị giam là … “trái tim ngục tù“, là những cái đầu ngu (TT). - Chính quyền tâm thần! (Trương Duy Nhất).
- Tranh nhau “hôi” bom bi, bán sắt vụn (ANTĐ).
- Bắt 2 nghi can trộm 247 lượng vàng (TN).
- Đề nghị điều tra nguyên nhân tử vong của một thai phụ (NLĐ).
- Về nơi dân cư giao dịch hành chính bằng điểm chỉ (NĐT).
- GÓI THỨC ĂN CHO NGƯỜI NGHÈO — (Huỳnh Ngọc Chênh).
<- Mục sở thị cây sanh “ma làng” có 54 chân đại thụ (ANTĐ).
- Quảng Nam: Lốc xoáy gây nhiều thiệt hại (SGGP).
- Giữa tháng 5, không khí lạnh ‘đổ’ vào Bắc Bộ (VTC).
- Trung Quốc: 49 người chết, 23 người mất tích do mưa lớn (DT).
- Bé gái 28 tuần tuổi chết oan (TN). - Phát hiện cháu bé vẫn sống khi đưa ra nghĩa địa (VNN). - Đề nghị làm rõ vụ sản phụ tử vong (TN).
- Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu làm rõ vụ cây sưa (TT). - Vụ gỗ huê trăm tỉ: Diễn biến khó hiểu! (TN). - Làng quê tiêu điều vì sưa (TT).
- Về vụ “bắt giam” hòn đá ở huyện Chư Sê (Gia Lai): Một kiểu quản lý điên rồ (TN). - Tư duy “lồng sắt” (TN).
- Hà Nội: Cô gái khỏa thân lao ra đường kêu cứu (Bee/CAND).
- Chiêu độc chống HIV: Bắt phụ nữ phải bẩn và xấu! (Daily Mail/NLĐ). - Đau đớn chuyện cả xã chữa bệnh HIV/AIDS bằng …rượu (GDVN).
QUỐC TẾ
- Một tổ chức bí mật nhận trách nhiệm về 2 vụ khủng bố ở thủ đô Syria (RFI). – Ðụng độ chết người tại Libăng và Syria (VOA).
- Iran kết án 13 người vì tội làm gián điệp cho Israel (TTXVN).
- 28 người chết trong lúc Yemen mở cuộc tấn công chống al-Qaida (VOA). - Afghanistan: Cố vấn tổng thống phụ trách hòa đàm với taliban bị ám sát (RFI). – Thành viên Hội đồng Hòa bình Afghanistan bị bắn chết (VOA). – Mỹ-Pakistan-Afghanistan bàn về an ninh biên giới (TTXVN).
- Máy bay không người lái giết chết 11 phần tử chủ chiến ở Yemen (VOA).
- Đằng sau âm mưu đánh “bom quần lót” của Al-Qaeda: Nội gián triệu đô (NLĐ).
- Cảnh sát phát hiện 49 thi thể bị chặt chân tay tại Mexico (VOA). - Kinh hoàng vụ 49 thi thể bị chặt chân tay ở Mexico (TTXVN). - 49 thi thể lìa đầu bị ném trên đường cao tốc (NLĐ).
- Hy Lạp : Khả năng lập được chính phủ liên hiệp mong manh (RFI). – Tổng Thống Hy Lạp tìm cách điều giải để thành lập chính phủ liên minh (VOA). – Ba lần lập chính phủ thất bại, Hy Lạp sẽ rời eurozone? (TQ).
- Đại sứ Bulgaria ở Yemen thoát bắt cóc (TN).
- Các nhà điều tra Indonesia đang tìm kiếm chiếc hộp đen của máy bay bị nạn (VOA). - Tìm thấy hộp đen của máy bay Nga (VNE). - Chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay Nga Sukhoi tại Indonesia (RFI). – Tìm thấy hộp đen chiếc Sukhoi Superjet 100 rơi ở Indonesia (TQ). Nhân viên cứu hộ đưa các thi thể nạn nhân về Jakarta để nhận dạng = >
- Châu Âu: Biểu tình khắp nơi chống chính sách khắc khổ (RFI). – Biểu tình lan rộng ở Châu Âu (VOA). – Hàng ngàn người xuống đường biểu tình tại Moscow (VOA). - Người biểu tình cắm lều tại trung tâm Mascova (VOA).
- Biểu tình chống thất nghiệp ở 80 nước (PLTP). - Biểu tình chống “tư bản bóc lột” (LĐ).
- Nga mất bí mật tên lửa đạn đạo vào tay Mỹ (TTXVN/VnMedia).
- Ông Mitt Romney bênh vực hôn nhân truyền thống (VOA).
- Tân Tổng thống Pháp nghèo đến mức nào? (VnMedia).
- Brazil: Đề cử thành viên Ủy ban điều tra các vụ đàn áp thời độc tài quân sự (RFI).
- Đức : Bầu cử tại bang Nordrhein-Westfalen, trắc nghiệm với chính phủ Merkel (RFI).
- Ukraina: Biểu tình đòi trả tự do cho các nhà đối lập (RFI).
- Uganda bắt giữ một chỉ huy hàng đầu của phe nổi dậy LRA (VOA).
- Nhật lập đồng hồ tính ngày dân số tuyệt chủng (VNN).
- Iran nối lại đàm phán với IAEA (TT).
- Rơi máy bay ở Nepal, 14 người thiệt mạng (TN). - 11 người thiệt mạng vì tai nạn máy bay tại Nepal (TTXVN).
- Đảng Syriza rút lui, Hy Lạp bế tắc (BBC).
- Đảng Bảo thủ của bà Merkel thua đậm trong cuộc bầu cử ở Đức (VOA). - Thủ tướng Đức đại bại tại cuộc bầu cử bang đông dân nhất nước (TN).
- Putin trở lại, Trung Quốc ‘lãi to’? (Global Times/ĐV). - Tuần đầu tiên của Putin tại điện Kremlin: Lắm cam go, nhiều thách thức (DT). - Vì sao Nga tập trung đối nội? (TP).
- Máy bay đụng nhau trên không (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 13/05/2012; + Toàn cảnh thế giới – 13/05/2012; + Vinasat 2 – 13/05/2012; + Dân hỏi bộ trưởng trả lời – 13/05/2012; + Thời sự 19h – 13/05/2012.Town Hall Magazine
Những bài học kinh nghiệm chưa học từ Việt Nam
Earl TilfordNgười dịch: Dương Lệ Chi
30-04-2012
Sau khi Sài Gòn sụp đổ ngày 29 tháng 4 năm 1975, các nhà chiến lược dân sự và quân sự tìm kiếm “những bài học kinh nghiệm”. Nhiều bài học về chiến thuật hay kỹ thuật, chẳng hạn như hiệu quả hoạt động của các loại vũ khí định vị chính xác và sự cần thiết tiếp tục dùng súng trên máy bay chiến đấu.
Ở cấp độ chiến lược, một chuyên gia khuyến cáo rằng, Hoa Kỳ không nên trở lại chiến đấu ở một thuộc địa cũ của Pháp, nằm phía bên kia thế giới, có biên giới tiếp giáp với các nguồn tiếp tế của kẻ thù, bị chi phối bởi một đồng minh không rõ ràng, không hợp pháp về mặt chính trị. Sau khi Sài Gòn sụp đổ 37 năm trước, Hoa Kỳ bắt tay vào một cuộc chiến không thỏa mãn khác, kết quả dường như giống nhau đến kỳ lạ. Điều gì còn thiếu sót trong các đánh giá thời hậu [chiến] Việt Nam, có thể đã cung cấp thông tin về cách tiếp cận chiến lược hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố?
Trước tiên, cần tìm hiểu bối cảnh lịch sử. Sự can thiệp vào Việt Nam là kết quả của tư duy chiến tranh lạnh, cho rằng cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam là một phần của một âm mưu lớn hơn: “âm mưu của cộng sản nhằm thống trị thế giới”. Điều đó càng làm cho Việt Nam quan trọng hơn. Kết quả của sự can thiệp vào cuộc tranh đấu nội bộ đã cột chặt uy tín của Hoa Kỳ vào một nguyên nhân không rõ ràng. Bài học: Hãy quan sát thật kỹ tình hình địa phương trước khi không thể đảo ngược chuyện mang quân đi đánh.
Thứ hai, nhiều nguy hiểm ngày càng gia tăng. Có một lời đồn đoán rằng, Hoa Kỳ “mắc phải sai lầm ngớ ngẩn” khi sa vào vũng lầy Việt Nam. Sự can thiệp của Mỹ đến từ một loạt các hành động nhỏ, ngày càng gia tăng, mỗi hành động dường như không rủi ro lắm. Đến cuối năm 1965, với hơn 100.000 quân nhân Mỹ cam kết đến Việt Nam, sự hiện diện của họ trở thành con tin của một chính sách sai lầm. Chi phí chính trị để rời khỏi Việt Nam dường như lớn hơn chi phí quân sự để ở họ lại nước này.
Thứ ba, sức mạnh quân sự có thể đạt được ở một giới hạn nhất định. Năm 1961, khi chính phủ Kennedy quyết định “vẽ một đường trên cát” ở Việt Nam, nhận định rằng toàn bộ quân đội là sức mạnh quân sự của Mỹ, đủ sức đánh bại Đức quốc xã, phát xít Ý, và đế quốc Nhật trong vòng chưa đầy bốn năm, nên dễ dàng nhấn chìm cuộc nổi dậy ở miền Nam Việt Nam, được sự hỗ trợ bằng khả năng quân sự cạn kiệt của miền Bắc. Chắc chắn một quốc gia đã từng vươn ra ngoài vũ trụ không phải lo sợ nhiều về một đất nước mà rất ít người biết lái ô tô.
Lịch sử chứng minh rằng các nước nhỏ và các phong trào yêu nước nồng nàn có thể đánh bại các cường quốc lớn. Như nước Anh đã đánh bại Đế chế Tây Ban Nha trong thế kỷ 16. Cuộc cách mạng Mỹ đã thành công trong việc chống lại Đế quốc Anh. Nhật Bản đánh bại Nga hồi năm 1905.
Tháng 3 năm 2003, với Chiến dịch Tự do cho I-rắc, dự định rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ có mặt ở Baghdad trong vòng một tháng, và đã mất ba tuần. Sau đó thì cuộc chiến thực sự bắt đầu và lực lượng Hoa Kỳ ngày càng suy yếu trong tám năm sau đó.
Huấn luyện viên bóng bầu dục ở bang Alabama, ông Paul “Bear” Bryant suy ra: “Đây không phải là kích thước của con chó trong trận đánh mà là quy mô của trận đánh mà con chó đó tham gia“.
Thứ tư, phải hiểu rõ kẻ thù. Từ khi bắt đầu cuộc chiến Việt Nam, giả định chết người là Hà Nội và Mặt trận Giải phóng Dân tộc – Việt Cộng – có thể bị buộc sử dụng vũ lực ngày càng gia tăng. Mục tiêu của họ không tuân theo hệ quy chiếu lôgic của chúng ta. Bắc Việt và Việt Cộng sẵn sàng trả một giá rất lớn để giành chiến thắng.
“Cuộc chiến chống khủng bố” bị thất bại trong việc xác định kẻ thù khi các chiến binh Hồi giáo chính thống kiên quyết đánh bại Hoa Kỳ, để cuối cùng dẹp nền văn minh Do Thái – Kitô giáo. Hiểu được mình cũng quan trọng như hiểu được kẻ thù.
Thứ năm, người Mỹ không kiên nhẫn. Vào năm 1946, tướng chỉ huy quân đội, ông George C. Marshall nói: “Mỹ không thể chiến đấu một cuộc chiến bảy năm”. Năm 1968, cuộc tấn công Tết Mậu Thân xảy ra gần như đúng bảy năm sau khi chính phủ Kennedy vẽ một đường trên cát tại Việt Nam. Các nỗi thất vọng lớn dần trong các chính phủ sau đó, chính phủ tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon, làm suy yếu quyết tâm của công chúng.
Thứ sáu, hãy cẩn thận với các cam kết bỏ ngỏ đối với những chế độ mà tính hợp pháp của nó thiếu minh bạch. Ở Việt Nam, lúc đầu Hoa Kỳ cam kết quyền lực và uy tín, ủng hộ ông Ngô Đình Diệm, tự cho là “người Công giáo có nguồn gốc từ thời các nhà truyền giáo Tây Ban Nha thế kỷ 16″, người cai trị giống như một quan lại trong một đất nước có đông đảo người dân theo đạo Phật, đấu tranh để vứt bỏ quá khứ thuộc địa của mình. Cuối năm 1963, ông Diệm đã cho thấy [sự điều hành chính phủ] không hiệu quả, Hoa Kỳ đã mặc nhận cuộc đảo chính với kết quả là sự thành công của các nhà độc tài quân sự.
Lịch sử không được gọn gàng khi những sai lầm trong cuộc chiến chống khủng bố hoàn toàn tương tự như những gì đã xảy ra ở Việt Nam. Cuộc chiến hiện tại được tiến hành với một lực lượng tình nguyện, không phải với một lực lượng bị ép buộc nhập ngũ. Từ tháng 10 năm 2001 cho đến nay, lãnh đạo quân sự Mỹ, ở mọi cấp, đã xuất sắc hơn. Sai lầm lớn của chính phủ Bush là không xác định rõ kẻ thù. Sai lầm của chính phủ Obama là đã thiết lập thời hạn rút quân.
Trong chiến tranh thường không thể đoán trước sức lực của con người, đầy những sự kiện bất ngờ và khá thường xuyên, khi nhận thức sai lầm về mặt chiến lược, thì cuộc chiến sẽ kéo dài và tàn bạo hơn dự đoán. Đó là lý do mà hơn 2000 năm trước, Tôn Tử đã viết, “Chiến tranh là vấn đề có tầm quan trọng sống còn, quan hệ giữa sự sống và cái chết, sự tồn tại hoặc thất bại [của nhà nước]. Nên phải khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ“.
Tác giả: Tiến sĩ Earl Tilford là một sử gia quân sự, là người nghiên cứu về Chủ nghĩa khủng bố và Trung Đông, thuộc The Center for Vision & Values, Trường Grove City College. Ông hiện sống ở Tuscaloosa, Alabama, nơi ông đang viết lịch sử trường Đại học Alabama, thập niên 1960. Ông còn là một sĩ quan tình báo không quân, tiến sĩ Tilford lấy bằng tiến sĩ về lịch sử quân sự Mỹ và châu Âu tại Đại học George Washington. Từ năm 1993 đến năm 2001, ông là Giám đốc Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự Mỹ. Năm 2001, ông rời bỏ công việc chính phủ để làm giáo sư cho trường Grove City College, ở đó, ông đã dạy các khóa về lịch sử quân sự, an ninh quốc gia, và chủ nghĩa khủng bố quốc tế và quốc nội và chống khủng bố.
Nguồn: TownHall Magazine
Bản tiếng Việt © Vsk 2012
Cải Cách và Cưỡng Chế
Biếm họa HatKa (Danlambao)
Cưỡng chế: ác độc-thất đức-tàn bạo-dã man ở phường LIỄU GIAI, HN 28/9/2011
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=CbTMEJV-9z0Việt Nam lơ lửng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Liên Hoàng, Asia Times Online
Tháng trước, hải quân Hoa Kỳ có cuộc diễn
tập năm ngày với các lực lượng hải quân Việt Nam về hàng hải, y học và
các kỹ năng lặn tại cảng Đà Nẵng ở miền trung Việt Nam, cùng một số
chương trình hòa nhạc và thể thao.
Tuy các buổi gặp gỡ không tương tự như
cuộc diễn tập quân sự mà Lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đã tiến hành với
Philippines trong cùng một tuần, nhưng đó là cách nhẹ nhàng hơn mà Việt
Nam đang tìm kiếm trong cuộc đấu tranh để dành một chân trong vùng lãnh
hải tranh chấp ở Biển Đông.
Việt Nam đang nhắm vào mục đích làm thế
nào để cân bằng giữa hai đối tác quan trọng nhất, Trung Quốc và Hoa Kỳ –
cả hai vốn đều đóng vai trò quan trọng trong tình hình nhiều rắc rối ở
Biển Đông. Các tuyến đường vận chuyển quan trọng và tài nguyên thiên
nhiên, đáng chú ý nhất là dầu khí, đã biến vùng biển này thành vùng biển
gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam dường
như đã bị khóa chặt hơn về phía Trung Quốc trong những năm gần đây, cái
gọi là chiến lược “trục” châu Á của Hoa Kỳ có vẻ như đã xuất hiện một
cách tình cờ đối với Hà Nội.
Sự lớn mạnh nhanh chóng trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế cũng như quân sự của Trung Quốc đã làm cho các
nước Đông Nam Á xáo trộn tìm kiếm các liên minh khác để thay thế. Trong
trường hợp của Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc củng cố lại sự hỗ
trợ từ phía Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và đặc biệt là Hoa Kỳ, một cựu thù
trong cuộc chiến tranh trước đây.
Hoạt động hải quân chung của hai nước tại
Đà Nẵng là bằng chứng mới nhất về sự thay đổi trong mối quan hệ
Việt-Mỹ. Mặc dù không trực tiếp chiến đấu, nhưng các buổi đào tạo hàng
năm đã giúp mối quan hệ giữa hai nước dần phát triển hơn kể từ khi họ
bắt đầu vào năm 2010.
Năm ngoái, phía Việt Nam đã đóng góp
nhiều vào các buổi diễn tập, và năm nay, Hoa Kỳ đã gửi loại tàu chiến
tốt và lớn hơn đến Việt Nam: chiến hạm [USS Blue Ridge thuộc loại chủ
lực của Hạm đội 7], tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường [USS Chafee] và
tàu cứu hộ [USNS Safeguard].
Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này gửi đi
một thông điệp rằng sự hiện diện quân sự của họ đang được chào đón ở
châu Á. Đó là tính chính danh mà Hoa Kỳ cần phải có để bảo vệ những lợi
ích của họ trong vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông và lợi ích mà ai cũng
ngầm hiểu về việc đối trọng vị thế đang lên của Trung Quốc.
Với sự yểm trợ của Mỹ ở phía sau, Việt
Nam có thể chống cự lại một cách táo bạo hơn đối với người hàng xóm
khồng lồ phương Bắc. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không thể táo bạo hơn
Philippines. Philippines đã tổ chức diễn tập chiếm lại một hòn đảo bị
chiếm và giàn khoan dầu trong cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ hồi tháng
Tư vừa qua.
Hợp tác chiến lược của Việt Nam với Hoa
Kỳ tế nhị hơn, và có lẽ Việt Nam muốn như thế, để họ có thể được xem là
hành động một cách độc lập trong khi vẫn giữ các hướng mở với phía Trung
Quốc.
“Tốt hơn có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc ở
vùng này, chứ không phải là do một nước nào chi phối tất cả”, giáo sư
Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở
Canberra nói. “Việt Nam không muốn làm các mối quan hệ với Mỹ và Trung
Quốc xấu đi, nhưng họ cũng không muốn nó quá tốt”.
Các hành động cân bằng này thể hiện sự
khác biệt trong tầng lớp lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam, giữa một phía là những thành viên nghiêng về phương Tây, và một
phía là những người vẫn muốn giữ chặt mối quan hệ với các đồng chí có
chung hệ tư tưởng ở phía Bắc.
Từ năm 2005, Trung Quốc và Việt Nam đã
lặp đi lặp lại rằng họ có thể duy trì mối quan hệ này bằng hình thức hai
nước cùng tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ, theo sau một thỏa hiệp phân
chia Vịnh Bắc Bộ hồi năm 2000.
Nhưng phân định Bắc Bộ chỉ bao gồm một
phần nhỏ trong vùng Biển Nam Trung Hoa, nơi Việt Nam gọi là Biển Đông. Ở
nhiều nơi khác trong vùng biển đang có nhiều tranh chấp này thì các
thỏa thuận đã chứng minh vẫn còn lắm khó khăn trước mặt. Hiện nay Việt
Nam và Trung Quốc tiếp tục tranh giành chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Xa
hơn về phía nam là tranh chấp ở quần đảo Trường Sa bao giữa nhiều nước,
trong đó có Việt Nam, Đài Loan, Brunei và Malaysia.
Sở hữu các hòn đảo này đồng nghĩa với
việc kiểm soát một số tuyến đường biển bận rộn nhất và nguồn thủy sản
lớn nhất thế giới. Khu vực này cũng được cho là chứa đựng nguồn năng
lượng khổng lồ. Hồi tháng Tư, hãng thông tấn Reuters loan báo một công
ty Philippines đã đề xuất rằng khu vực Bãi Cỏ Rong [Reed Bank] có thể
chứa đựng lượng khí đốt nhiều gấp năm lần so với các ước tính ban đầu.
Trung Quốc lớn tiếng rằng họ sở hữu phần
lớn diện tích biển ở Biển Đông, và họ bảo vệ vùng biển họ coi là của họ
với những va chạm thường xuyên với các đối thủ nhỏ hơn trong khu vực.
Trong tháng Tư vừa qua, Trung Quốc đã thả 21 ngư dân Việt Nam sau khi
giam giữ họ bảy tuần với cáo buộc xâm phạm chủ quyền. Chưa đầy một năm
trước đó, Trung Quốc cũng đưa ra cáo buộc đó khi hai lần cắt dây cáp tàu
của Việt Nam trong lúc các tàu này đang thực hiện nhiệm vụ thăm dò năng
lượng trong vùng Biển Đông.
Gần đây hơn, Việt Nam đã cố gắng khẳng
định chủ quyền bằng cách gửi các nhà sư ra quần đảo Hoàng Sa để xây
chùa. Việt Nam cũng tiến hành các cuộc tập trận hải quân và tuần này đã
khánh thành bức tượng anh hùng Trần Hưng Đạo ở khu vực đảo Hoàng Sa.
Đồng thời, phía Trung Quốc đang cố gắng phát triển và tổ chức các tour
du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngoại giao đu dây
Những thời điểm như thế này, Hoa Kỳ có
thể được xem là một chỗ dựa đặc biệt hấp dẫn đối với Hà Nội. Nhưng Việt
Nam đã không làm đủ để thu hút người Mỹ. Mặc dù Việt Nam có một số ít
quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả với phía Trung Quốc, nhưng đối
tác chiến lược với Hoa Kỳ đã bị đình trệ vì các vấn đề liên quan đến
nhân quyền.
Hai Thượng nghị sĩ John McCain và Joe
Lieberman đã trích dẫn những quan ngại về nhân quyền hồi tháng Một khi
đi thăm nước này và đã từ chối yêu cầu của Việt Nam về mối hợp tác cung
cấp các thiết bị quốc phòng. Vấn đề này không có chiều hướng khá hơn,
sau chuyến thăm của hai thượng nghị sĩ, Việt Nam đã bắt giữ một nhà hoạt
động dân chủ người Mỹ gốc Việt và mở rộng các vụ bắt giữ những bloggers
ôn hòa có các bài viết chống Trung Quốc về vụ tranh chấp ở Biển Đông.
Thứ Sáu vừa qua [11 tháng Năm] đánh dấu
Ngày Nhân Quyền Việt Nam ở Hoa Kỳ, và đã tập hợp lại các nhà hoạt động
cùng với các nhà lập pháp để thảo luận về các tiến trình mà Hoa Kỳ có
thể thực hiện được đối với Việt Nam.
Về phần mình, Washington có riêng đường
dây ngoại giao để đi với Bắc Kinh. Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa kết
thúc chuyến thăm Trung Quốc trong tháng này. Chuyến đi của bà không mấy
sáng sủa, không chỉ bởi Hoa Kỳ mở cửa đón tiếp một nhà bất đồng chính
kiến Trung Quốc mà còn bởi mối quan ngại về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.
Trong khi Hoa Kỳ kêu gọi tự do hàng hải ở thì Trung Quốc lại phàn nàn
rằng Hoa Kỳ đang củng cố các đối thủ của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á.
Đối thoại với Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai
trụ cột chính trong cách xử lý của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, như
Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của
Singapore, đã mô tả.
Mặc dù cả Trung Quốc và Việt Nam “khá cẩn
thận để không cho cuộc xung đột này vượt khỏi tầm kiểm soát”, Storey
nói rằng Việt Nam vẫn còn 3 chiến lược khác là xây dựng quân sự, quốc tế
hóa tranh chấp và quay sang dựa vào Hiệp hội 10 nước thành viên của các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Học giả Trung Quốc Andrew Nathan, giáo sư
tại Đại học Columbia ở Hoa Kỳ, đồng ý rằng một cuộc xung đột quân sự
rất khó xảy ra. Ông lưu ý thêm rằng ngoài các chi phí ngoại giao, sử
dụng vũ lực sẽ là một cơn ác mộng trên hàng trăm hòn đảo, đá ngầm, các
rạn san hô, và sẽ không giúp thêm điều gì để loại bỏ các quốc gia khác
ra khỏi cuộc tranh chấp. Dù vậy, Trung Quốc vẫn đang tăng cường hải quân
của họ và qua đó họ củng cố vị thế của họ bên bàn thương lượng.
Các đồng minh của Việt Nam trong ASEAN
mang thêm những vấn đề của họ đến trong cuộc tranh cãi. Trong một thời
gian dài, Việt Nam đã đi theo vết xe của Philippines, nhưng Philippines
có sự ủng hộ quân sự mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ và hiện đang gặp bế tắc
trong việc phản đối Trung Quốc trong vòng một tháng qua.
Những căng thẳng ở Scarborough Shoal
[Trung Quốc gọi là Hoàng Nham] vẫn tiếp tục mà không có cách giải quyết
cũng như không có bạo lực diễn ra, và điều này cần phải chờ xem có thể
tiếp tục khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc sẽ diễn ra tại Manila.
Đồng thời, các công ty năng lượng của Trung Quốc và Philippines đang
thảo luận về các dự án thăm dò chung ở Bãi Cỏ Rong.
Philippines là quốc gia mạnh mẽ nhất
trong lập trường thống nhất chống lại Trung Quốc, nhưng các nước thành
viên ASEAN khác tỏ ra ngần ngại khi họ có thể mất nguồn viện trợ và đầu
tư tại Trung Quốc.
Lập trường thống nhất mà Việt Nam và
Philippines muốn dường như là một bản Tuyên bố về cách Ứng xử giữa các
bên ở Biển Đông. Trung Quốc đã ký một phiên bản của Tuyên bố này hồi năm
2002 với các nước ASEAN, trong đó có bốn nước có tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông.
Nhân kỷ niệm 10 năm từ ngày bản Tuyên bố
chung ra đời sắp tới, ASEAN đang sửa đổi lại bản này để đưa cho Trung
Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Hiệp hội này sẽ thêm ràng buộc nào vào bản
Tuyên bố chung này hay không, hay họ chỉ đơn giản tìm cách tiếp tục trôi
nổi vô định trên biển.
Hoàng Liên là một phóng viên tự do chuyên về khu vực Đông Nam Á. Kết nối với cô tại Twitter.com/lienh.
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2012 Bản tiếng Việt TCPT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét