- Đón Phật đản trên Quần đảo Trường Sa (ICTnews). - Kiều bào ủng hộ quân dân Trường Sa hơn 500 triệu đồng (ĐV).
- Đài Loan phủ nhận triển khai tên lửa ra Biển Đông (Infonet).
- Giảm án vụ 3 cha con tuyên truyền chống Nhà nước (NLĐ). - Rải truyền đơn chống chế độ, hai cha con lãnh án (TN). - Y án 7 năm tù với đối tượng chống phá Nhà nước (TTXVN).
- Để hiểu đúng vụ thu hồi đất ở Văn Giang (Petrotimes).
- Người dân có sức chịu đựng lớn với tham nhũng (SGTT). - Kiến nghị Quốc hội giám sát cơ quan phòng chống tham nhũng (VNE).
- Phí giao thông: Dân không chấp nhận, phải xem lại (VNN). - Chưa đóng phí, chả lẽ tôi không yêu nước? (NLĐ). - Phí nặng không phải là sáng kiến chống ùn tắc! (DT). - TS Nguyễn Xuân Thủy: Sao cứ đổ tội lên đầu dân! (Bee).
- Vụ ông Trần Quang Thành có ảnh hưởng gì tới quan hệ Mỹ-Trung? (AFP, Reuters/DT). - Trung Quốc: Ông Trần Quang Thành có thể nộp đơn du học (DT). - Trung Quốc “vẽ đường” cho luật sư Trần sang Mỹ (AP/NLĐ). - Báo Trung Quốc: “Trần Quang Thành là con tốt” (Reuters/NLĐ).
KINH TẾ- Loay hoay với tái cấu trúc kinh tế (SGTT).
- Chính phủ xin thêm 10.000 tỷ đồng đầu tư công (VNE). - Chủ tịch Quốc hội: “Giảm phát đã rất rõ rồi” (VnEconomy). “Tình hình đang rất xấu, suy giảm đã rất rõ rồi, giảm phát đã rất rõ rồi”.
- Chuyên gia nước ngoài lo tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam chững lại (VnEconomy). - Tái cấu trúc ngân hàng hay là sự chia lại lợi ích? (TBKTSG).
- Doanh nghiệp đã và đang phá sản thế nào? (VnEconomy). - Tạo điều kiện cho DN tiếp cận được với vốn vay (TTXVN). - Sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012? (VOV).
- Chính phủ: “Sẽ hạ nhanh lãi suất huy động và cho vay” (VnEconomy). - Áp “trần” lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND (VnEconomy). - Áp trần lãi suất cho vay 15% một năm (VNE).
- NHNN ủng hộ chủ trương sáp nhập HBB vào SHB (TTXVN).
- Bao giờ doanh nghiệp địa ốc ‘chết’? (VTC).
- Nhập siêu thấp kỷ lục, doanh nghiệp khó khăn (VnMedia).
- Bộ Đường sắt Trung Quốc thua lỗ 1,1 tỷ USD trong quý I (Stox).
Ngoài tấm gương cho dự án đường sắt cao tốc của VN, thêm một dấu hỏi là
“cơ chế” của VN thế nào mà không bao giờ nghe nói tới chuyện một cơ
quan bộ phải thua lỗ, nợ bao nhiêu.
VĂN HÓA-THỂ THAO- Danh hiệu khi đã vấy bụi… (SGTT).
- Bất cập câu chuyện sách và văn hóa đọc (SK&ĐS).
- Bữa tiệc thịnh soạn văn hoá châu Âu (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Kết quả kiểm tra 38 trường: Có ngành trên 400 sinh viên/giảng viên (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cháy lớn ở làng sinh viên Hacinco (TT). - Cháy tại tòa nhà 21 tầng ở Hà Nội (VNN). - Cháy ở Làng sinh viên Hacinco, hàng trăm người chen nhau thoát hiểm (GDVN).
- Đời quang gánh ở phố Hội (ĐĐK).
- Bắt được con cá hình thù kỳ lạ (TT). - Nghệ An: Hàng trăm người dân kéo đến xem con vích có một không hai (GDVN). - Người dân bắt được ba con rồng đất (LĐ).
- Cháy rừng âm ỉ tại Sơn La (VNE).
QUỐC TẾ- Iran đã bắt đầu tiến hành bầu cử quốc hội vòng hai (TTXVN).
- Canada muốn mua F-35 để “phòng ngừa” Trung Quốc (Infonet).
Chính trị – Xã hội
Việt – Mỹ: Đi tìm điểm tựa của tương lai (TVN) -Lựa chọn liên minh – Quan hệ Việt – Mỹ đang trong giai đoạn mà yếu tố lợi ích đang đóng vai trò tiên quyết. Mỹ là một đối tác quan trọng với Việt Nam bởi những tích cực mà hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục, chuyển giao công nghệ do Mỹ đem lại. Ngược lại, Việt Nam càng ngày càng trở nên quan trọng hơn với Mỹ, xét trên bàn cờ địa chính trị chung của khu vực châu Á. Riêng với chính quyền Obama, mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, còn thể hiện thuyết sách ngoại giao mới tập trung vào ba ưu tiên chuyển đổi, trong đó ưu tiên chuyển đổi địa dư, từ châu Âu sang châu Á với sự trở lại của nước Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, nằm ở vị trí đầu tiên. —Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông (TVN) –Hoàn thiện Luật Biển để bảo vệ ngư dân (NLĐ) —Trung Quốc điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough (TN)TQ triển khai giàn khoan khổng lồ ở Biển Đông – Cơ quan Năng lượng Quốc gia TQ tuyên bố sẽ triển khai giàn khoan nước sâu đầu tiên ở phần phía đông của Biển Đông ngày 9/5. –Thế giới 24h: Biển Đông gay cấn hơn (VNN)
Tình hình tự do báo chí ở VN bị chú ý nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới(VOA)=======>>>
Đất đai: ‘Thảm đỏ’ với DN, không thể ‘thảm gai’ cho dân (VNN) -Với ông Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES), cơ quan phối hợp với UNDP thực hiện khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), một trong những kết quả của PAPI phản ánh sự thiếu công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi và giá đền bù đất, không phải là điều bất ngờ.>>>>Đa số dân không được biết quy hoạch đất >>>Thu hồi đất: Dân chủ, công khai, không dùng vũ khí >>>Thủ tướng: Làm hài hòa, đừng để thêm khiếu kiện đất đai _—-Lời kêu cầu giúp đỡ và đơn tố cáo thứ 17 của bà con dân cư Thôn Quảng Bố, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc ninh. (Lê hiền Đức) —-Phần đông người dân không biết thông tin về đất đai (NLĐ)
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chối bỏ trách nhiệm (RFA)=======>>>
40 công nhân VN ở Nga kêu cứu (RFA)
Tham nhũng vặt thành hệ thống (Thanhnien) -Kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2011 do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phối hợp các cơ quan liên quan công bố ngày 3.5 tại Hà Nội cho thấy, tình trạng tham nhũng vặt ở Việt Nam phổ biến, trở thành vấn nạn mang tính hệ thống. —Tệ tham nhũng khắp nơi làm khổ dân (RFA)
Số tiền nhỏ, hậu quả lớn
(TN) -Nộp hồ sơ tại “một cửa” nếu không có 50.000 đồng kẹp trong bộ
giấy tờ, sẽ có thể bị từ chối nhận không rõ lý do, hoặc nếu không muốn
chịu đựng bộ mặt, lời nói khó chịu của nữ nhân viên tiếp nhận hồ sơ xinh
đẹp…
Lảnh đạo Bắc Kinh có thể tuyên bố sự Cáo chung nền Cai trị của Cộng sản Đảng -Tác giả: Li Heming – Epoch Times – (Bà Đầm Xòe)
Nông dân mất đất trở thành kẻ thù của chế độ? (Gocomay)
Thương “dòng sông Văn“ quê hương chị Ngát ! (Gocomay)Minh hoạ: Facebook Nguyễn Phan- (Chép của Gocomay)=====>>>
VỀ LẠI VĂN GIANG (Nguyễn thị Hồng Ngát)TẤN CÔNG “GIẢI PHÓNG” VĂN GIANG (Mai xuân Dũng)
Thơ Lê Phú Khải và bạn đọc họa lại thơ Lê Phú Khải. (Bà đầm Xòe)Ai là khủng bố? – Trần thị Nga (Nguyễn tường Thụy)
Họ đã trả thù Bùi Thị Minh Hằng đến phút cuối cùng (Nguyễn tường Thụy)
NHẮN CÔ BÙI HẴNG HÃY BẢO TRỌNG -Mai Xuân Dũng- (Nguyễn tường Thụy)
THƯ NGỎ GỬI ÔNG NHÀ THƠ LÀM ĐIỀU ÁC ĐỘC ĐỂ THĂNG QUAN Ở HƯNG YÊN (Huynhngocchenh)
Quá tải: Cắt điện nhiều nơi (VEF) —Căn hộ 25m2: bước tiến bộ hay thụt lùi? (BĐS/VNN) —Sản phụ tử vong liên tiếp, bà bầu lo lắng (VNN) —-Vật vã dưới nắng nóng 40 độ tại Hà Nội (VNN) –Bắt tạm giam nguyên Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên (VNN) —-Thường vụ QH họp nội bộ về bà Hoàng Yến (VNN) —Ngày mai, sẽ có ý kiến về tư cách ĐBQH Hoàng Yến (NLĐ) – Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, trong chương trình phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) vào cuối tuần này, Ủy ban TVQH sẽ cho ý kiến về tư cách đại biểu QH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Bỏ 20 tỷ đồng đào tạo lãnh đạo làm ngay (VNN) -Đề án quốc gia về chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến quản trị hành chính công chuẩn quốc tế do ĐHQG TP.HCM đưa ra với mức chi phí ban đầu để triển khai là 20 tỷ đồng là sự kiện giáo dục hút sự quan tâm hôm nay.
Dành tối thiểu 15% đất đô thị xây nhà cho thuê (VEF.VN) —Hồi hộp chờ siêu mặt trăng ngày 5-5 (NLĐ) —Cá chết đầy sông Vàm Cỏ Đông (TN)
Cử tri bức xúc vì Sonadezi chậm bồi thường(TN) —Hệ thống cáp điện ngầm xuyên biển ra Phú Quốc(TN) —Tiếp nhận 27 ngư dân trở về từ Indonesia(TN) —Khó xử phạt “nhà giàu”? (TN)>>>Sai phạm ở dự án đảo Kim Cương: Khó xử phạt “nhà giàu”? –Thôi chức chủ tịch và tổng giám đốc Sabeco (TT)
Đoạn tuyệt với “bệnh” đầu tư công
-TT – Khó cải cách doanh nghiệp (DN) nhà nước, cần cai bệnh “nghiện”
đầu tư từ ngân sách, chống lợi ích nhóm… là nội dung các chuyên gia kiến
nghị trong hội thảo về tái cơ cấu do Viện Kinh tế VN tổ chức ngày 3-5.
Tốc độ Internet ở VN cao hơn Trung Quốc
TTO – Đó là kết quả từ một bản báo cáo về tốc độ Internet bình quân của
các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới do Akamai – một mạng lưới
chuyên cung cấp nội dung Internet ở Mỹ – công bố.>>>Hacker Philippines tiếp tục hạ 14 website Trung Quốc
Kinh tế
Bán thương hiệu cho nước ngoài: Những bài học đắt giá (VEF)- Mời Bà con đọc lại nếu cần: >>>Kẹt tiền, bán thương hiệu cho Trung Quốc?>>>Đại gia ngoại quyết liệt thâu tóm thương hiệu Việt >>>Mất thương hiệu, nước mắm Nha Trang cam phận ‘làm thuê’ >>>Thương hiệu Việt mất dầnMất 1 triệu đồng/lượng để đổi sang vàng SJC (VEF) —‘Trần lãi suất cho vay’ không quá 3% huy động(VEF) –Khó khăn: Tập đoàn TKV kêu cứu lên Thủ tướng(VEF) —Giảm thuế cứu DN: Làm luôn và làm ngay (VEF) —Cây biến đổi gen: Đừng nóng ruột theo nhà buôn giống (VNN)
Điều hành giá chưa hợp lý (NLĐ) -L.T.S: Càng hội nhập sâu với thế giới, lẽ ra công tác quản lý giá ngày càng phải tốt hơn. Thế nhưng, việc điều hành giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, ở nước ta vẫn thiếu nhạy bén, thậm chí còn gây ra tình trạng bất bình đẳng.
Chứng khoán xả hàng?(NLĐO) –Ngổn ngang tái cơ cấu(NLĐO) –Giá vàng giảm gần 300.000 đồng/lượng(TN) –Cảnh giác với phân bón giả từ Trung Quốc(TN)
Giá dầu thô giảm mạnh, chứng khoán tăng giảm đan xen
(TNO) Rạng sáng 4.5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô tại New York (Mỹ) và
London (Anh) bất ngờ chạm đáy kể từ hồi đầu năm tới nay, tiến về sát mốc
100 USD/thùng.
Văn hóa – Giáo dục
“Lolita” và những quý ông… nông nổi giếng khơi?! (TVN) -…Tại buổi họp báo do Nhà xuất bản Nhã Nam tổ chức hôm 15/3/2012 giới thiệu bản dịch Lolita của dịch giả Dương Tường, người viết bài với tư cách một diễn giả đã phát biểu, rằng “Nếu Lolita không gây được trận “cuồng phong” trong không khí đọc sách ở Việt Nam thì độc giả chỉ có thể tự trách chính mình”…Bám trụ Thủ đô, cử nhân nhập viện tâm thần (VNN) —’Tôi thấy giáo dục ở nhà trường là vô ích’ (VNN) -…Bạn bè không cần phải nhiều. Chỉ cần gặp nhau 1h mà thấy hợp còn hơn là ở cạnh nhau cả năm tháng mà không hợp. Giống như ăn phở, một người ngày nào cũng phải ăn và một người một tuần thích thì ăn một lần, liệu ai sẽ thấy phở ngon hơn?.. –’Thế nào cũng được, miễn là cháu tự do’ (VNN) - …Kiệt sinh năm 2003, mà còn ở chỗ với độ tuổi này, trong lúc bạn bè đang ngày ngày đến trường thì Kiệt ung dung ở với “bác Tùng”, “chẳng làm gì” ngoài việc vẽ tranh, chơi với chó, đọc truyện tiếng Anh, tiếng Trung. VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với Kiệt…
Cứu người bị chửi là ngu (VNN) –Bậc CĐ không lo ế(NLĐO) –Hủy chủ trương thành lập Trường ĐH Khai Minh(NLĐO) –TPHCM: Kiểm tra lại đối với học sinh khối 10 và 11(NLĐO)
“Loạn” phiên âm: Giới ngôn ngữ học bức xúc
(TN) -PGS-TS Vũ Kim Bảng – Phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ – cho rằng
không nên phiên âm tên riêng của hệ chữ Latin sang tiếng Việt. >>>“Loạn” phiên âm: Hậu quả nghiêm trọng —Xét tuyển trong nội bộ trường ĐH: Không công bằng (TN)
Thế giới
Mỹ phản đối Đài Loan đưa tên lửa ra đảo Ba Bình (NLĐO) – Mỹ đã lên tiếng phản đối Đài Loan dùng tên lửa phòng không do Mỹ chế tạo để tăng cường cho đảo Ba Bình, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Dự án chậm vì đụng độ với Trung Quốc tại Biển Đông” (NLĐO) – Tổng thống Philippines Beniqno Aquino gần như đã thừa nhận rằng việc thăm dò khí đốt ở bãi Cỏ Rong (Recto Bank) ngoài khơi Palawan có thể phải trì hoãn do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.Ấn Độ thử tên lửa: dấu hiệu chạy đua vũ trang châu Á? (TVN) —Đối đầu Ấn – Trung trên biên giới (TT) —–Hollande chuẩn bị tiệc, Sarkozy hứng hai gáo nước lạnh (VNN) –Người Pháp bầu Tổng thống vào ngày Chủ Nhật tới (VOA) – —Mỹ tăng gấp ba viện trợ quân sự cho Philippines (VNN)
Những người phụ nữ đã xinh lại giỏi (VNN) có Thiếu tướng cái Bành lệ Viên vợ của Tập cận Bình. –Euro 2012 bị tẩy chay vì “Nữ hoàng khí đốt” (NLĐ)
Bin Laden từng ra lệnh ám sát tổng thống Obama (TN) –Tài liệu của bin Laden tiết lộ sự chia rẽ của al-Qaida (VOA) —Theo tài liệu tịch thu được các nhóm Hồi giáo Jihad mới xem bin Laden là lỗi thời (VOA) –Đã xác định vị trí chôn cất bin Laden? (VNN)
Luật sư khiếm thị gọi điện tới Quốc hội Mỹ TTO —Tại sao ông Trần Quang Thành rời tòa đại sứ Hoa Kỳ? (RFA) —-Mỹ sẵn sàng cho nhà tranh đấu Trần Quang Thành tỵ nạn (RFA) —-Cảnh sát Trung Quốc bị tố cáo ngăn ông Thành tiếp xúc với các nhà ngoại giao Mỹ (VOA) —Ông Trần Quang Thành không hề xin tị nạn lúc ở trong Đại sứ quán Mỹ (VOA)
Nga: Nổ bom kép bên đồn cảnh sát, 15 người chết (TT) –Nga dọa tấn công phủ đầu tên lửa NATO (TT) —-Nga tuyên bố có thể sẽ tấn công trước vào lá chắn phi đạn (VOA) —Nga – Mỹ bất đồng về vấn đề phòng thủ phi đạn (RFA)Bà Suu Kyi dự định thăm Nhật (RFA) –Hoa Kỳ nhìn thấy cơ may tiếp tục cải tổ tại Miến Điện (VOA) –Ai Cập: 20 người chết do biểu tình chống quân đội (RFA) –Quan sát viên Liên Hiệp Quốc chứng kiến một nước Syria điêu tàn (VOA) –Quân đội Syria tấn công trường đại học Aleppo, 4 người thiệt mạng (VOA) —-Phá vỡ âm mưu khủng bố lớn tại Afghanistan (VOA)
“Bom sex” Megan Fox gợi cảm khó cưỡng (NLĐ)======>>>
Đường về Hà Nội của thịt thối (VNN) —Nóng trong ngày: Vụ thịt, cá “trên trời rơi xuống” (VNN) —Nắng nóng: Giá vé bể bơi, áo bơi tăng chóng mặt (VNN) –Cháy gây chết người ở công ty chè Fusheng (NLĐ) –Ham lãi cao, cán bộ ngân hàng vừa bị đánh vừa mất chức (NLĐO) —Người tình già dùng clip sex tống tình bồ trẻ(VNN)Đức: Phụ nữ cuồng dâm ép nạn nhân sex suốt 36 giờ (VNN) –Thiếu nữ bị giam giữ, hiếp dâm tập thể? (VNN)
Sống thử kiểu mới: Ở riêng, ngủ chung! (NLĐ) —Mất thắng khi leo dốc, xe bồn leo dải phân cách (NLĐO)
Doanh nghiệp bảo kê cho “vàng tặc” (TN) —Đề nghị truy tố băng cướp gần 1.000 lượng vàng (TN)
Lời kêu cầu giúp đỡ và đơn tố cáo thứ 17 của bà con dân cư Thôn Quảng Bố, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc ninh.
Lê Hiền Đức blog
Tôi mới nhận được đơn và thư tố cáo của các cư dân thôn Quảng Bố,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc ninh, xin đưa lên công luận để các cơ quan
hữu quan biết, bạn đọc tìm hiểu và cùng theo dõi.
Nội dung các đơn tố cáo tham nhũng thứ 17 có nội dung tương tự các
đơn từ lần thứ nhất gửi đi nhưng vẫn chưa được hồi âm hay xử lý.
( Vụ việc sẽ được tiếp tục đưa tin chi tiết về các
diễn biến tiếp theo, mong bạn đọc cùng theo dõi và có tiếng nói nếu có
thông tin thêm về các nội dung trong đơn từ của bà con.)
-Bùi Văn Bồng: AI XÚI GIỤC KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI?
Thêm hình trên net- NXD không có hình này
AI XÚI GIỤC KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI?
Bùi Văn Bồng
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 2-5 mới rồi, do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, ông Nguyễn Khắc Hào, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Hưng Yên nói: “Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ
với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn
được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng
những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền. Những người lợi
dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động
trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm
sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết”.
Đề nghị này của ông Hào với Chính phủ quả là đặt Chính phủ
vào tình huống khó xử. Bởi vì, “những phần tử chống đối ở nước ngoài” là
những ai, tên gì, làm gì, ở đâu thì chính ông Hào là người phát ra
thông tin ấy cũng chưa chỉ ra được. Còn ở trong nước, ai móc nối, móc
nối ở đâu, bằng kiểu gì, chắc chắn ông Hào cũng chịu. Trong số người dân
bị công an đánh gây thương tích và những người đã bị bắt, có ai đã “móc
nối chặt chẽ với nước ngoài”? Có ai là phản động?
Ông Hào cũng không đưa ra chi tiết về những video clip mà
ông nóilà giả. Có thằng địch nào ngu đến mức “thưa ông tôi ở bụi này” mà
tổ chức đóng giả công an, đóng giả dân bị đánh ngay giữa đội hành với
bối cảnh hàng nghìn cảnh sát, súng nổ đì đùng để quay video clip giả?
Thế mà ông Hào không những kêu toáng lên như vậy, mà còn đi yêu cầu
Chính phủ rằng “nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết”. Để rồi
xem, trên cương vị Phó CT UBND tỉnh, lại là người có chức có quyền trong
vụ này, sắp tới ông Hào sẽ có chứng cứ hợp pháp để chỉ đạo bắt và xử lý
ai? Và “xử lý kiên quyết” như thế nào?
Nếu như có ai đó kích động, xúi giục, lợi dụng “đục nước
béo cò” để “dàn dựng những video clip giả nhằm vu khống”, thì cũng phải
truy nguyên cái bản chất vấn đề, cái gốc từ những người gây ra hậu họa
để “địch” lợi dụng là ai? Không có lửa sao có khói? Không có cớ, ai dễ
mà mượn cớ để thực hiện mưu đồ chống phá? Ai đi chống phá mà lại dựng
chuyện phức tạp như vụ Tiên Lãng, Văn Giang? Nếu như mọi việc trong vụ
này đã được cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Hưng Yên giải quyết, xử lý
đúng pháp luật, quyền lợi chính đáng của nông dân được bảo đảm, không
gây bất công bất bình, không gây thiệt thòi quá nhiều cho người dân, để
sinh ra khiếu kiện đông người, thì đâu có cớ nào để người ta lợi dụng?
(Tôi viết bài này, ủng hộ những nông dân nghèo, bị mất đất đang đi đòi
quyền lợi hợp pháp, chính đáng; đồng thời phê phán cách làm, lối hành xử
với người dân của chính quyền cùng công an tỉnh Hưng Yên và huyện Văn
Giang, các ông cứ điều tra xem tôi có móc nối chặt chẽ với “thế lực thù
địch” nào ở nước ngoài không?).
Và hơn thế nữa, vụ Tiên Lãng còn đang nóng hổi đó mà Hưng
Yên lại huy động cả nghìn công an để truy dẹp nhằm cưỡng chế thu hồi đất
ở Văn Giang, thì quả là không khôn ngoan gì, mất tỉnh táo và vô hình
trung chính quyền đã tạo cớ cho “kẻ địch” xen vào chống phá. Vậy, cái
gốc nguyên nhân vẫn là do cấp ủy, chính quyền tỉnh Hưng Yên gây ra. Nếu
không là chủ mưu thì cũng là hành động thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết,
tự nhiên đi tiếp tay cho phản động, “thế lực thù địch” có cơ hội, có vụ
việc lợi dụng chống phá. Nếu như lôi cổ những kẻ địch từ nước ngoài và
từ trong nước ra để “xử lý kiên quyết” trọng vụ này, thì trước hết trách
nhiệm vẫn là ấp ủy, chính quyền địa phương, không thể coi là vô can
được. Theo như lời báo cáo thì ông Hào đã biết rõ “có sự móc nối chặt
chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài”. Không những biết là có sự
móc nối, mà ông Hào còn nắm chi tiết, cụ thể đến mức là “móc nối chặt
chẽ”. Thế nhưng tại sao lại để xảy ra vụ việc bung xé phức tạp, kinh
hoàng, làm mất uy tín Đảng lãnh đạo, mất mặt Nhà nước như vậy, thì rất
cần xem lại vị thế chức danh mà ông Hào đang nắm giữ, và cũng phải nên
xem lại ông Hào có dính gì với các “phần tử chống đối ở nước ngoài” hay
không?
Phát biểu của ông Hào cũng y hệt phát biểu của các vị lãnh
đạo ở Hải Phòng, rằng có kẻ địch chống phá, có “diễn biến hòa bình”.
Nhưng khi hỏi địch là ai, kẻ nào, ở đâu, thủ đoạn, cách thức, chống phá
thế nào, chứng cứ đâu, thì chính người phát biểu cũng bó tay. Thực ra,
đến nay cả Bộ công an và các cấp lãnh đạo của Hải Phòng, Hưng Yên vẫn
chưa trả lời một cách chắc chắn, rõ ràng về thông tin ấy. Nếu chính
quyền và công an không làm sai, thì cho dù kẻ đich từ nước ngoài có kẻ
về “nằm vùng” tại Cống Rộc, xã Vinh Quang (Tiên Lãng), hoặc tại xã Xuân
Quan (Văn Giang) cũng không thể ngo ngoe được cái gì.
Qua thực tế cần phải luận giải rằng chính quyền địa phương
tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã làm sai, quá sai, sai trầm trọng,
rồi mới bị nhân dân phản ứng. Liệu rằng có hiện tượng do những động cơ
cá nhân, các cán bộ, đảng viên có chức có quyền ở địa phương đã móc nối
cùng đại gia để chia phần, tham nhũng, làm sai pháp luật, mất dân chủ,
qua quy hoạch, dự án để hưởng lợi cá nhân, nhóm lợi ích? Người dân vì
chưa thỏa mãn với mức đến bù, bị thiệt thòi lớn, bị ép uổng mới phải
khiếu kiện đòi được công bằng, dân chủ. Đúng pháp luật. Dân khiếu kiện,
bất bình thì báo chí mới phải vào cuộc.
Cho nên, các vị lãnh đạo phát biểu cái gì phải để cho người
ta còn tin, nể phục, đừng có cái lối “đá bóng sang sân”, “ đánh bùn
sang ao” như thế. Nếu không có vụ việc, có khi cả năm không có chữ nào
về Tiên Lãng, Văn Giang lên mặt báo. Nhưng có vụ việc thì báo chí mới
lên tiếng. Dung lượng, lọai hình, cách thức thông tin thế nào đều do nội
dung, tính chất , mức độ diễn biến của vụ việc gây ra. Thế mà, ông Đỗ
Quý Doãn có lần mới đây lại nhắc nhỏ các báo cần phải biết chừng mực khi
đưa thông tin. Rằng một số tờ báo “vẫn thông tin dồn dập, quá liều
lượng cần thiết”. Thế thì Bộ Thông tin và Truyền thông nên bám sát sự
kiện để chỉ đạo kịp thời và phải cụ thể từng tờ báo, từng trang mạng là
vụ này, việc kia chỉ được đăng tối đa mấy bài, mấy tin, mấy ảnh? Dung
lượng nhiều hay ít là do bản thân diễn biến và mức độ của vụ việc, hiện
tượng, theo yêu cầu bạn đọc, và cũng tùy chủ đích, khả năng tuyên truyền
của từng tờ báo, đâu có cơ sở nào để nói dung lượng nhiều hay ít? Chắc
ông Doãn cũng tự biết là khi vụ Tiên Lãng được giải quyết êm, thì tìm
đọc những tin, bài về Tiên Lãng cũng rất khó kiếm trên các trang báo,
trang mạng.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam từ Học viện Quốc
phòng Úc, đã khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên cho phép truyền thông
theo dõi và đăng tải thực trạng tranh chấp đất đai. Ông nói: “Tranh chấp
đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình chính quyền
địa phương ra quyết định, bao gồm cả cáo buộc tiền đút lót là việc làm
bình thường trong quá trình này…Có chắc là tiền bồi thường sẽ đủ để bù
đắp cho công lao, những khó khăn, thiệt thòi và gián đoạn về đời sống
của những người bị ảnh hưởng? Họ sẽ làm công việc gì một khi đất không
còn nữa?”.
Khi báo chí nêu lên vấn đề, vụ việc gì, trước hết các nhà
lãnh đạo, các cơ quan chuyên trách, các bộ, ngành liên quan cần bình
tĩnh, xem xét lại, và tự kiêm chứng thông tin, tự kiểm tra mức độ đúng,
sai, tự biết công việc của địa phương, ngành, cơ quan mình phải làm gì?
Những vấn đề báo nêu có liên quan gì, có lỗi gì của mình không? Và hoàn
toàn không nên cái gì muốn tránh tai tiếng cho mình thì đánh lạc hướng,
đổ tại phản động này, kẻ bất mãn kia, kẻ xấu nọ, hoặc là do các “thế
lực thù địch diễn biến hòa bình”.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, tự mình không xem xét, soi
rọi đẻ biết có sai lầm gì không, có bất công, mất dân chủ không, lại đi
đổ lỗi cho khách quan, khách thể thì hoàn toàn không nên. Từ hơn 20 năm
qua, đất đai là vấn đề nóng hổi, phức tạp, sinh ra nhiều hệ lụy, nhiều
vụ việc trầm trọng, những diễn biến rất phức tạp. Cho nên vấn đề này cần
đựợc đặc biệt quan tâm. Tự bản thân chính quyền của mình khi giải quyết
về đất đai, đúng hoặc sai chỗ nào phải có trách nhiệm trước Đảng, bảo
đảm đung Pháp luật Nhà nước, nhưng cơ bản là phải được lòng dân, được
nhân dân ủng hộ một cách thỏa nguyện, tự giác, thành tâm.
Cũng về vấn đề đất đai, trên trang web của Tạp chí Xây dựng
Đảng ngày 19-2-2012, đã đăng bài viết với tựa đề: “Không để đất đai trở
thành cái mầm sinh ra bất ổn”. Trong bài viết cũng nêu rõ về hiện tượng
khá phổ biến là có không ít vị lãnh đạo do chức trách được phân công,
người đứng đàu địa phương hoặc ngành, chữ ký về đất đai có sức nặng
quyết định đã thỏa hiệp, móc nối với đại gia để chiếm đát đai nhằm trục
lợi. Khi những cán bộ có chức, có quyền thoái hoá, biến chất có sự móc
nối, ăn chia lợi nhuận với đại gia thì họ bỗng nhiên họ cũng tự tự biến
mình thành “đại ca”, mất dần chất cộng sản. Có lắm tiền thì thành đại
ngôn nhiều khi lấn át cả pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà ức
hiếp dân, vi phạm dân chủ. Đó là cái bàn cờ đô-mi-nô của đất đai, gọi là
“lục đại” của đất (đại tham, đại ác, đại lợi, đại gia, đại ca, đại
ngôn). Cả 6 cái “đại” đó là một trong những nguyên nhân sinh ra những vụ
khiếu kiện từ đất dấy lên. Rồi cũng do đất đai mà xã hội xuất hiện
những vấn đề bất ổn do hậu họa của việc mua bán, sang nhượng, chuyển
quyền sử dụng vi phạm pháp luật, xảy ra các vụ tranh chấp, có cả những
vụ cướp đoạt trắng trợn. Bất công xảy ra, làm mất lòng dân phần lớn do
việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, giải quyết thiếu công bằng…
Đã có không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền phê duyệt, hoặc chỉ
đạo giải quyết đất đai đã nhanh chóng mất bản lĩnh về chính trị, tư
tưởng, vi phạm nguyên tắc hoạt động của Đảng, những lời dạy về đạo đức,
lối sống. Suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách
từ đó mà ra. Trong khi đó, nhiều hộ nông dân bị mất đất, bị bần cùng
hóa (mời đọc thêm ở đây).
Cũng do các vụ nổi cộm về khiếu kiện, cưỡng chế thu hồi đất
ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác, mà trong Hội nghị trực tuyến
toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Nếu công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo không được xem xét, giải quyết và xử lý kịp thời, hiệu quả
thì sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị, xã hội”. Ông cũng chỉ ra
rằng: Bên cạnh những kết quả đạt được, ở từng thời điểm, từng nơi, tình
hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nhiều vụ việc
khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài như Thanh tra Chính phủ đã báo
cáo trong thời gian từ năm 2008 – 2011 bên cạnh việc xử lý dứt điểm
1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%) vẫn còn lại 528 vụ
việc chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn đang trong quá trình xem xét,
giải quyết. Thủ tướng nói: “Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo phải tiếp tục được xác định là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên
của các ủy Đảng, chính quyền và phải được giải quyết hiệu quả hơn nữa.
Công tác này nếu không được xem xét, giải quyết và xử lý kịp thời, hiệu
quả sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị, xã hội”…
Theo số liệu thống kê do các ngành chức năng báo cáo Chính
phủ: Chỉ tính riêng trong 3 năm, từ năm 2008 – 2011đã tiếp 1.571.500
lượt người khiếu nại, tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư, số vụ việc tăng
26,4%, đoàn khiếu kiện đông người tăng 64,5%… Các vụ tranh chấp đất đai
đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của các cấp chính quyền, ngành liên
quan trong quá trình lập quy hoạch, mở dự án, bồi thường, giải tỏa, ra
quyết định thu hồi đất. Ai dám khẳng định là không có những tiêu cực
phát sinh tự vấn đề đất đai, bao gồm cả hiện tượng nhận tiền đút lót,
chia chác lợi nhuận? Và ai cho đó là việc làm bình thường trong quá
trình này? Có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số
đoàn khiếu kiện đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện
thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương ngày càng gia
tăng.
Thế nên, trong vụ Văn Giang, cũng như vụ Tiên Lãng và các
vụ khác, chính các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chủ quản,
cơ quan chức năng phải nghiêm túc xem xét, tìm nguyên nhân, có khuyết
điểm, có sai lâm, có lỗi với dân thì dám tự mổ xẻ, dũng cảm và trung
thực nhận lỗi; đồng thời có biện pháp sửa chữa, khắc phục hậu quả sao
cho được lòng dân, đúng pháp luật, tự giải quyêt cho nhanh chóng ổn
thỏa. Đó cũng chính là cách phát huy nội lực, là sự “tự thân vận động”
tốt nhất, hiệu quả nhanh nhất. Không phải đợi có các vụ việc thì địch
mới chống phá ta, mà cả nghìn năm nay nhân dân ta luôn luôn phải đấu
tranh chống kẻ thù, chống các thế lực thù địch. Nhưng, trước hết phải tự
ta tháo gỡ cho ta, nhận diện cho rõ, “biết địch biết ta trăm trận trăm
thắng”, ổn định hay không trước hết phải do ta, đừng vì nóng vội hoặc vì
động cơ không trong sáng mà cố tình đổ vấy cho ai khác. Nước ta đã phải
trải biến nhiều hy sinh, gian khổ, mất mát đời này sang đời khác vì các
loại kẻ địch. Ai chẳng căm thù địch và biết rằng phải luôn luôn cảnh
giác với địch. Nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao có những vị trong
phát biểu đều phải nói đến địch? Do đã biết dân ta ngán ngại địch, rất
ghét địch, cho nên cố tình nói là do địch chống phá để bà con cho rằng
do địch thì trấn áp là phải, đúng thế không? Nhưng dân ta nay khác xưa
rồi. Các ông làm mạnh tay chẳng phải vì lý do gì, mà thực tế xảy ra
nhiều vụ đã đủ cho bà con nhận diện bản chất vấn đề: “Làm cho khốc hại
chẳng qua vì tiền”.
Trong báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Khắc Hào
rất tự hào với thành tích trong vụ Văn Giang, chính quyền tỉnh Hưng Yên
đã xác định rõ quan điểm “phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương
pháp luật, trong từng vụ việc cụ thể cần được xem xét thấu đáo, có lý có
tình…” (!?). Thế mà tại sao có đến 166 hộ dân sao lại dám “lợi dụng dân
chủ “ đến mức cố tình như vậy, trong khi chính quyền đã giải quyết một
cách “dân chủ”, “có lý có tình, đúng pháp luật”? Trong vụ này, chính
quyền “không đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển”.
Chính quyền địa phương đã “tăng cường công tác tiếp công dân, coi trọng
tuyên truyền, vận động nhân dân và không nóng vội…”. Rồi nào là “chính
quyền đã quan tâm giải quyết các quyền và lợi ích chính đáng của người
dân, theo đúng các quy định của pháp luật”… Và ông Hào đi đến kết luận
là có kẻ địch xúi giục, rằng “những người lợi dụng dân chủ, móc nối với
những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố
tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước…”. Trong báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Hào đại diện
cho quan chức Hưng Yên đã nói là có sự liên hệ giữa người nông dân với
lực lượng chống chính quyền. Nhưng điều quan trọng nhất là những dẫn
liệu để làm rõ nội dung đó thì ông Hào không hề chứng minh, hoặc không
có để chứng minh.
Suy cho cùng, địch không ở đâu xa, cũng không khó tìm. Kẻ nào
đã mất phẩm chất đảng viên cộng sản, vì lòng tham mà cơ hội, lợi dụng,
cố tình làm sai đường lối, chủ trương của Đảng, làm sai các chính sách,
pháp luật Nhà nước, gây mất uy tín cho Đảng, làm mất hiệu lực quản lý,
điều hành của Nhà nước, làm mất dân chủ, thì kẻ đó chính là địch. Từ
trong nội bộ phá ra còn nguy hiểm hơn địch bên ngoài đánh vào rất nhiều.
Nếu do đạo đức, lối sống bị suy thoái mà không tự nhận ra, trái lại
tiếp tục suy thoái nặng hơn thì đó là sự “tự diễn biến” vô cùng nguy
hiểm ngay trong Đảng. Chủ trương sai, tổ chức thực hiện sai, nhưng không
dám nhận sai để sửa, trái lại vẫn tìm cách đánh lạc hướng, bẻ cong sự
thật, bóp méo bản chất vụ việc, đổ tại hoàn cảnh khách quan, đổ cho
người khác. Như thế là biểu hiện phẩm chất, đạo đức đã suy thoái nặng,
năng lực quá kém và lối sống hèn hạ.
B.V.B
-Thế nào là những giá trị Trung Hoa?
Joschka Fischer – Boxitvn
Tác giả Joschka Fischer nguyên
là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức từ
1998 tới 2005; trong thời gian đương chức, ông đã mạnh mẽ bênh vực việc
Đức tham gia NATO can thiệp ở Kosovo năm 1999, sau khi mạnh mẽ chống
chiến tranh Iraq. Fiscbu7o71cra tranh cử chính trị sau khi tham gia tham
gia những cuộc phản kháng chống các thiết chế xã hội
[anti-establishment] những năm 1960 và 1970, và đóng vai trò then chốt
trong tổ chức Đảng Xanh nước Đức do ông lãnh đạo suốt gần hai thập niên.
Phạm Gia Minh dịch từ Project-Syndicate số ra 23/4/2012
Có thể đang tồn tại một nỗi nghi ngại nhỏ nhưng không
phải là thiếu căn cứ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thể
giới trong thế kỷ 21. Bằng chứng cho nhận định này là tốc độ tăng trưởng
kinh tế quốc dân cao, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa khổng
lồ, đầu tư rất lớn vào hạ tầng, giáo dục, nghiên cứu & phát triển
đồng thời với việc tăng cường đáng kể lực lượng vũ trang. Điều đó có
nghĩa là, đứng về phương diện chính trị và kinh tế, chúng ta đang bước
vào một thế kỷ của Đông Á và Đông-Nam Á.
Vì sợ rằng chúng ta có thể quên nên cần phải nhớ rằng
kết cục của thế giới này sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu như con đường đi
lên của Trung Quốc thất bại. Tương lai của thế giới này rồi sẽ ra sao?
Chúng ta có thể thấy trước thế lực nào sẽ định hình môi trường địa-chính
trị của thế giới, thế nhưng các giá trị nào sẽ làm nền móng cho cách
hành xử của thế lực đó?
Chủ thuyết chính thức về “bốn hiện đại hóa”
(bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, quân sự và khoa học-công nghệ) làm
trụ cột cho sự trỗi dậy của Trung Quốc từ cuối những năm 1970 đã không
thể trả lời câu hỏi nêu trên, bởi lẽ còn thiếu mất một “hiện đại hóa thứ năm”
nữa, đó là sự nổi lên của dân chủ và pháp quyền. Quả thực, quá trình
hiện đại hóa về chính trị đang gặp phải sự chống đối toàn diện và mạnh
mẽ từ phía ĐCS Trung Quốc vì đảng này không muốn từ bỏ vị thế độc tôn
của mình. Hơn nữa, giai đoạn quá độ sang một hệ thống đa nguyên sẽ khởi
nguồn mà không ngăn chặn những xung đột chính trị có thể mang tính rủi
ro, mặc dù rủi ro cũng sẽ gia tăng khi sự nắm quyền chỉ bởi một đảng vẫn
được duy trì dài lâu hơn (và nạn tham nhũng tràn lan cùng đồng hành với
nó).
Về mặt tư tưởng, việc các lãnh tụ Trung Quốc chối bỏ
nhân quyền, dân chủ và pháp quyền dựa trên luận điểm bất đồng cho rằng
những giá trị hiện nay dù giả sử là mang tính toàn cầu đi chăng nữa, thì
chẳng qua cũng chỉ là bình phong bảo vệ quyền lợi của Phương Tây và từ
chối chúng phải được coi là việc biết tự trọng. Trung Quốc sẽ không bao
giờ phải quy phục Phương Tây về quân sự cho nên cũng sẽ không cần quy
phục các quy chuẩn khác của Phương Tây.
Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại với luận thuyết về “những giá trị Á Châu”
được phát triển ban đầu ở Singapore và Malaysia. Tuy nhiên cho đến ngày
hôm nay sau ba thập niên, thì ý nghĩa của luận thuyết đó vẫn còn chưa
được sáng tỏ. Về bản chất, luận thuyết này được dùng để biện minh cho sự
cầm quyền theo kiểu độc đoán tập thể [một hình thức của một ông vua tập
thể – ND] nhưng biết cách hòa hợp với các truyền thống và văn hóa bản
địa, với sự khẳng định ý thức tự lập theo cách nhấn mạnh những nét riêng
đặc thù, có nghĩa là khác biệt với Phương Tây và những giá trị của nó.
Như vậy thì “các giá trị Á Châu” không phải là những chuẩn mực mang tính phổ quát toàn cầu, mà đúng hơn, đó chỉ là chiến lược tự bảo toàn nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị.
Nhìn vào lịch sử của chủ nghĩa thực dân Phương Tây ở
Châu Á thì ý nguyện gìn giữ sự khác biệt về bản sắc là điều dễ thông cảm
và chính đáng cũng như niềm tin ở nhiều quốc gia Á Châu và trước tiên
là Trung Quốc là đã đến lúc phải thanh toán những món nợ cũ. Tuy nhiên
nỗ lực bảo toàn quyền lực, nhu cầu về một sự khác biệt mang “bản sắc Á
Châu” và ý nguyện thanh toán những món nợ lịch sử sẽ không thể giải
quyết vấn đề có tính quy phạm được đặt ra khi Trung Quốc trỗi dậy với tư
cách là một thế lực vượt trội trong kỷ nguyên này.
Trả lời cho câu hỏi này như thế nào có ý nghĩa quyết
định bởi lẽ điều này sẽ xác định đặc tính của thế lực toàn cầu, và cả
cái cách mà thế lực đó hành xử với các quốc gia khác yếu hơn. Quốc gia
trở thành một thế lực toàn cầu khi mà ý nghĩa chiến lược và tiềm năng
của nó đạt tới tầm cỡ toàn thế giới. Và theo quy luật, những quốc gia
này khi đó sẽ cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách áp đặt tính
vượt trội (bá chủ, lãnh đạo) của chúng. Điều này dẫn tới những xung đột
nguy hiểm nếu chỉ có ép buộc mà đi thiếu một sự hợp tác.
Sự thích nghi của cộng đồng quốc tế đối với cơ cấu
lãnh đạo toàn cầu (mà trong đó các thế lực toàn cầu đảm bảo một trật tự
quốc tế) đã sống qua được qua thời Chiến tranh lạnh. Về mặt tư tưởng,
Liên Xô chưa từng là thế lực chống Phương Tây bởi lẽ Chủ nghĩa Cộng sản
và Chủ nghĩa Xã hội đều là những sáng tạo của Phương Tây, tuy nhiên Liên
Xô chống Phương Tây về phương diện chính trị. Liên Xô đã sụp đổ không
chỉ bởi nguyên do kinh tế mà còn bởi cách hành xử trong nước và quốc tế
dựa trên ép buộc mà không phải là sự ưng thuận.
Trái ngược lại, mô hình kinh tế, chính trị của Mỹ và
Phương Tây với quyền con người và một xã hội mở đã chứng tỏ là thứ vũ
khí sắc bén nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ chiếm ưu thế
không phải vì tính hơn hẳn về quân sự mà bởi quyền lực mềm của mình và
còn bởi vì sự lãnh đạo của Hoa Kỳ không dựa trên ép buộc (mặc dù cũng có
những trường hợp như vậy), nhưng chủ yếu vẫn là tự nguyện.
Vậy thì Trung Quốc sẽ chọn con đường nào? Khi mà
Trung Quốc không thay đổi nền văn hóa lâu đời và đáng khâm phục của mình
thì để có được vị thế phục hưng như ngày nay nó vẫn phải biết ơn việc
đi theo mô hình hiện đại hóa Tây Phương – và đó chính là thành tựu vĩ
đại của Đặng Tiểu Bình, người đã đưa đất nước lên con đường phát triển
hôm nay cách đây hơn ba thập kỷ. Tuy nhiên câu hỏi quyết định về hiện
đại hóa chính trị vẫn chưa được trả lời.
Rõ ràng là quyền lợi quốc gia và đôi khi là quyền lực
đơn thuần có vai trò trong cách thức mà Hoa Kỳ và các nước Phương Tây
khác áp dụng những giá trị như nhân quyền, pháp quyền, dân chủ và đa
nguyên. Nhưng những giá trị đó không phải là thứ hàng hóa để trưng bày
tủ kính nhằm phục vụ lợi ích của Phương Tây; thực tế chúng không có ý
nghĩa như vậy, và quả thực đó là những giá trị chung của nhân loại, nhất
là trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa mọi mặt hiện nay.
Sự đóng góp của Châu Á nói chung và Trung Quốc nói
riêng vào quá trình phát triển tập hợp những giá trị chung của nhân loại
hãy còn là điều chưa thể dự đoán hết được, thế nhưng điều này nhất định
sẽ xảy ra nếu như công cuộc “hiện đại hóa thứ năm” dẫn dắt
Trung Quốc tới một sự chuyển hóa về chính trị. Tiến trình của Trung Quốc
với tư cách là một thế lực toàn cầu sẽ được xác định chủ yếu phụ thuộc
vào cách mà quốc gia này trả lời cho câu hỏi vừa nêu.
J. F.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
-Đừng “vô cảm” với túi tiền của dân
Boxitvn
Thanh Tường
Tắc đường, kẹt xe vẫn là “chuyện thường ngày ở huyện”. Ảnh: Hoàng Long
|
Hẳn nhiều người chưa thể quên một câu hỏi
thẳng thắn của phóng viên Đại Đoàn kết khi hỏi trực tiếp Bộ trưởng Bộ
GTVT tại phiên họp báo thường kỳ tháng 3 – 2012 vừa qua của Văn phòng
Chính phủ. Câu hỏi đại ý là: Trong rất nhiều những giải pháp mà Quốc hội
và Chính phủ đưa ra, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc
giao thông, tại sao Bộ GTVT lại chú ý nhiều đến giải pháp thu tiền của
dân. Có phải vì thu tiền là biện pháp dễ dàng nhất để giải được bài toán
giao thông bức xúc hiện nay? Ngay sau đó, nhiều cơ quan báo chí đã dẫn
lại câu hỏi này và đưa ra những bình luận riêng, nhưng vẫn gặp nhau ở
điểm chung là ngành GTVT đã chưa thực sự vì dân, đã chọn những giải pháp
không đúng thời điểm, đã “vô cảm” với túi tiền đang rất eo hẹp của dân,
thu tiền của dân rồi liệu có đảm bảo cho họ được thụ hưởng hạ tầng giao
thông tương xứng với số tiền họ đã bỏ ra không…
Ấy thế mà sau đó, lãnh đạo Bộ GTVT khi trực tiếp trả
lời tại phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về thực
trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao
thông vận tải đường bộ (diễn ra ngày 24/4) lại tiếp tục đưa ra một số
giải pháp liên quan đến… thu tiền.
Phí bảo trì đường bộ, phí hạn chế lưu hành phương
tiện giao thông cá nhân, phí vào nội đô giờ cao điểm, ký quỹ tham gia
giao thông… rõ ràng là xoay quanh “đồng tiền hai mặt”, là “bình mới rượu
cũ”, là bài “quản không được thì cấm” mà nhiều cơ quan quản lý nhà nước
vẫn thường dùng… Lãnh đạo Bộ nói: “Bộ Giao thông Vận tải thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao
thông quốc gia là thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc và giảm tai nạn
giai thông, trong đó có giải pháp về thu phí”. Về ý kiến này có nhiều
quan điểm, góc nhìn khác nhau. Chẳng hạn Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn
Thị Minh nêu: “Hiện nay là thời điểm kinh tế khó khăn, vì vậy cần cân
nhắc thời điểm thu và mức thu thế nào để đạt được sự đồng thuận xã hội”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) bình luận: “Ngành giao
thông nói tất cả các giải pháp là để phục vụ nhu cầu của nhân dân, còn
người dân thì nói là tôi trả tiền cho tất cả. Tôi cho rằng làm chính
sách thì phải nghĩ thế nào để đỡ thu tiền dân, chẳng hạn như tìm cách
kêu gọi đầu tư thế nào, chứ không chỉ có mỗi cách là thu tiền của dân”.
Đại biểu Dương Trung Quốc bình luận rằng trong 1,9 triệu ôtô, chỉ có
600.000 xe “biển trắng”, chính sách dường như chỉ hướng vào số xe này.
“Đừng nghĩ đến chuyện hạn chế xe cá nhân. Một đất nước gần trăm triệu
dân mà mới có 1,9 triệu xe hơi thì không ăn thua gì” – ông Quốc nói. Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên nói: “Đất nước đã
nghèo nhưng ngành nào cũng đòi tiền. Sao không tìm những cách ít tiền
hơn mà vẫn mang lại hiệu quả?”. Không úp mở gì nữa, ông Phùng Quốc Hiển,
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội thẳng thắn: “Bộ
trưởng đề nghị tăng mức tiền phạt, tăng phí, tăng đầu tư cho ngành giao
thông, nhưng chưa thấy Bộ trưởng nói đến giải pháp tăng trách nhiệm của
các cán bộ ngành giao thông. Làm sao để nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, hạn chế tiêu cực trong lực lượng?”…
Cần khẳng định một điều chắc chắn rằng dân tộc Việt
Nam, con người Việt Nam luôn có truyền thống và sẵn sàng đồng cam cộng
khổ, chung lưng đấu cật vì sự phát triển và trường tồn của đất nước.
Trước sau như vậy. Nếu chỉ nghĩ đến “kế sách” thu tiền của dân, thì sẽ
không ổn. Như phương án đổi giờ học, giờ làm cũng vậy, dù không mấy liên
quan đến tiền nong, nhưng đã đi qua cái sự “ồn ào” được dăm bữa nửa
tháng đầu rồi đâu lại vào đấy. Bất cứ một người dân nào cũng có quyền
hỏi: Tôi đóng tiền, liệu tôi có được hưởng hạ tầng giao thông tương xứng
với số tiền mà tôi đã bỏ ra, liệu tôi có phải tiếp tục chịu đựng cảnh
kẹt xe, bụi khói, tiếng ồn và những hiểm nguy luôn rình rập? Đó là chưa
nói, chuyện “tiền đóng, gạo góp” ở thời buổi hiện đang rất khó khăn như
bây giờ, không hề là việc dễ.
Cái đích mà Bộ GTVT viện dẫn cho việc thu các loại
phí là để giải quyết tình trạng tắc đường kẹt xe, để giảm thiểu tai nạn
giao thông. Nhưng phí chồng lên phí cao như vậy sẽ giải quyết được tắc
đường, kẹt xe hay không thì… hạ hồi phân giải. Mà kể cả sau này, tình
trạng tắc đường, kẹt xe vẫn y như cũ, liệu có quan chức nào trong Bộ
GT-VT bị mất chức vì đã đưa ra mức thu các loại phí?. Lâu nay, tắc
đường, kẹt xe đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, tình trạng tai
nạn giao thông cũng vậy, rồi cầu đường nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng…,
mà đã có quan chức lớn nào trong ngành giao thông bị mất chức vì những
nguyên nhân đó đâu. Thành ra phí cao cứ việc thu, còn giải quyết được
tắc đường hay không thì cũng chẳng hề hấn gì.
Dân mong muốn các ngành hữu quan đừng “vô cảm” với túi tiền của dân.
T. T.
Nguồn: daidoanket.vn
-Xiếc lưỡi
Hoàng Hưng – Boxitvn
Hôm
nay (3/5), hơn 100 nhà khoa học và chuyên gia kinh tế đã tham gia Hội
thảo với chủ đề Tái cấu trúc đầu tư công và doanh nghiệp Nhà nước, do
Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức. (Tin lấy ngẫu nhiên trên Google)
Trong buổi phát hình tin tức lúc 7 giờ tối của VTV1,
phát ngôn viên đưa tin về Hội thảo này nhận định: “Thời gian qua, đầu tư
công chưa hoàn toàn đạt được hiệu quả thật cao”. Nghe xong, sặc cười tý nữa thì nghẹn miếng bánh chưng đang nuốt đến cổ.
Vì dốt kinh tế, không dám phê phán độ tin cậy của
nhận xét trên. Thử google (không có .Tiên Lãng!) mấy chữ “hiệu quả đầu
tư công” xem sao. Thì đây vài kết quả đầu tiên:
Đầu tư công vẫn không hiệu quả (Dân Trí 26/5/2011)
Một ví dụ điển hình về hiệu quả đầu tư công thấp… Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả (Tamnhin.net 9/9/2011)
Đầu tư công vượt quá khả năng của nền kinh tế dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả thấp (Người Lao Động 20/10/2011)
Vậy là sao?
Ta thử chia các mức độ hiệu quả có thể nghĩ ra được:
Cấp 1: Hoàn toàn không hiệu quả
Cấp 2: Không hiệu quả
Cấp 2: Hiệu quả rất kém/rất thấp
Cấp 3: Hiệu quả kém/thấp
Cấp 4: Hiệu quả tương đối kém/ tương đối thấp
Cấp 4: Hiệu quả hơi kém/ hơi thấp
Cấp 5: HQ trung bình
Cấp 6: HQ trên trung bình
Cấp 7: HQ trung bình khá
Cấp 8: HQ tương đối khá
Cấp 9: HQ khá
Cấp 10: HQ tương đối tốt/tương đối cao
Cấp 11: HQ chưa tốt lắm/chưa thật tốt/chưa cao lắm/chưa thật cao
Cấp 12: HQ chưa hoàn toàn tốt/ chưa hoàn toàn cao
Cấp 13: HQ hoàn toàn tốt/ rất tốt/ hoàn toàn cao/rất cao
Đó là những cấp độ hiệu quả mà tôi có thể hình dung.
Mấy tờ báo mà Google đưa đều xếp hiệu quả đầu tư công ở cấp 2/13 (không
hiệu quả) và 3/13 (thấp/kém). Hiệu quả chưa hoàn toàn thật cao là
nhận định độc quyền của VTV, và cũng thật là sáng tạo chưa từng có về
cách chia cấp độ. Nó chỉ có thể nằm ở cấp 12,5/13 (tức là sát sàn sạt
với cấp cao nhất). Hiệu quả cao đến mức ấy thì tại sao phải mất công
triệu tập một Hội thảo với trên 100 nhà khoa học nhỉ?
Mới biết, nhà đài VTV, coi như cái lưỡi của Nhà nước, đã đạt đến mức “Hoàn toàn thật cao” trong hiệu quả uốn… dẻo. Cũng không lạ, món Xiếc Lưỡi này là đặc sản của nước Việt Nam thị trường định hướng XHCN mà!
8 giờ tối 3/5/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét