Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Vì sao tranh chấp đất đai kéo dài?


Hơn 150 nông dân tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa tại Hà Nội để phản đối việc trưng thu đất đai của họ
Thanh Quang
-
Sau 37 năm kể từ tháng Tư năm 1975, “đại nạn đất đai” xem chừng như ngày càng trầm trọng.
Nói theo lời nhà văn Võ Thị Hảo, “bom nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng chưa dứt thì gạch đá, khói lửa, máu đổ ở Văn Giang, Hưng Yên đã dâng lên” – và còn rất nhiều vụ nữa ở “phần chìm của tảng băng nổi”. Tại sao những thảm cảnh đất đai như vậy tiếp diễn?
Luật đất đai không rõ ràng
Hồi tháng Hai năm nay, cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ David Brown từng giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Á Châu và có quan hệ khá đặc biệt với VN đã lưu ý tới luật đất đai vốn gây nhiều tranh cãi của VN, cho biết những khảo sát mới đây xác nhận quan điểm chung rằng tính cách mập mờ trong luật đất đai hiện hành, tình trạng thiếu minh bạch về thủ tục hành chính cùng lợi lộc mang lại nhanh chóng cho giới quyền thế khi cưỡng chế đất nông nghiệp rồi biến thành mục tiêu sử dụng khác là nguyên nhân chính của tệ nạn tham nhũng của các quan chức; và 90% vụ kiện cáo ra toà có liên quan vấn đề đất đai.
Hồi đầu năm nay, Đại sứ Đan Mạch tại VN John Nielsen cũng lưu ý rằng nạn tham nhũng liên quan đất đai hiện là thách thức nghiêm trọng cho VN.
Ký giả Ben Bland của tờ Fiancial Times ở Anh Quốc cũng nhận thấy vấn nạn đất đai tiếp diễn triền miên trên khắp VN là do luật sở hữu đất đai không rõ ràng, khiến ngày càng gây nhiều bức xúc, mâu thuẫn trong xã hội; và rắc rối liên quan đất đai có vai trò chủ chốt trong quốc nạn tham nhũng ở VN.
Lên tiếng mới đây với Đài ÁCTD, LS Trần Đình Triển đề cập tới vấn đề này:
Người ta không an tâm. Có những mảnh đất từ đời ông cố tới đời ông nội lưu truyền cho người ta làm, tại sao lại cứ gọi là sở hữu toàn dân được.
Một nông dân
“Tôi cho rằng Quốc hội cần phải xem xét lại Luật đất đai chứ nếu như thế này thì tình trạng phân hóa người giàu kẻ nghèo và chính trong lĩnh vực đất đai là nơi chứa nhiều yếu tố tham nhũng nhất.”
Nhưng nếu đi tìm nguyên nhân cụ thể gây cảnh nhiễu nhương nói chung về đất đai hiện giờ khiến mới đây tạo nên biến cố Tiên Lãng, biến cố Văn Giang vốn chỉ là mặt nổi của tảng băng có phần chìm là vô số những vụ tranh chấp đất đai khác tiếp diễn trong nước qua mấy thập niên nay, thì “thủ phạm” chính hẳn là “sở hữu toàn dân’ trong Luật Đất Đai VN. Luật này khiến trước hết một nông dân phản ứng:
“Người ta không an tâm. Có những mảnh đất từ đời ông cố tới đời ông nội lưu truyền cho người ta làm, tại sao lại cứ gọi là sở hữu toàn dân được.”
Còn giới trí thức, chuyên gia thì sao ? Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường, thì sự không rõ ràng về quyền sở hữu đất đai là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tranh chấp đất đai; chính vì quy định “sở hữu toàn dân” nên nhà nước mới cho là có quyền thu hồi.
Qua bài tựa đề “đã đến lúc phải nhìn thẳng sự thật”, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông học hàng đầu của VN, lưu ý rằng “ Lý do mấu chốt nhất là khái niệm ‘ đất đai thuộc sở hữu toàn dân’, mà mỗi người dân thoạt nghe đều rất khoái, nhưng suy ra thì không có mình trong cái ‘toàn dân’ ấy”.
TS Hà Sĩ Phu đề cập tới “Hãi hùng sở hữu toàn dân”,  nêu lên câu hỏi rằng tại sao VN vẫn chủ trương “toàn dân hoá” sở hữu đất đai khi đảng CS đã chuyển sang chiến lược “kinh tế thị trường định hướng XHCN” ? Tác giả nói thêm rằng chính cơ chế “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước thống nhất quản lý là nhân tố mở đường, là cái khiên che, là ‘sợi chỉ đỏ’ xuyên suốt mọi đám ‘cướp ngày’ ”, “là điều béo bở cho các quan nhưng là nỗi hãi hùng cho dân, nó biến cái CHUNG mạo danh Nhân dân thành cái RIÊNG của các quan, sở hữu ‘toàn dân’ biến thành sở hữu ‘toàn quan’ ”.
Nỗi đau của toàn xã hội
2012-04-20-09.16-250.jpg
Người dân Văn Giang biểu tình phản đối việc trưng thu đất đai trái luật. Photo courtesy of nguyenxuandien’s blog
LS Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội kêu gọi giới cầm quyền VN hãy trả lại “quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm” cho người dân, đó là quyền sở hữu đất đai, và ông nhân tiện lưu ý rằng “Sở hữu toàn dân này bây giờ lại thuộc về sở hữu của một nhóm người có chức, có quyền ở trong chế độ này, từ địa phương tới trung ương… là nguyên nhân sâu xa của một chế độ tham nhũng tràn lan, kéo dài, không ngăn cản được”.
Qua bài “Vấn đề nông dân VN đầu thế kỷ 21”, nhà báo Nguyễn Minh Cần, hiện cư ngụ tại Mascơva và từng là Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, không quên đề cập tới công lao vô lường từ nghìn xưa đến nay của người nông dân VN vốn chiếm trên 70% dân số cả nước đã nuôi sống cả dân tộc Việt và giúp VN trở thành nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, từ trước đến nay, nông dân nước ta đã bị giới cầm quyền “ngược đãi, đối xử rất tàn tệ và, kể từ năm 1930 cho đến nay, họ luôn luôn là đối tượng của cái chính trị bị lừa bịp của đảng”. Sự lừa đó là gì ? Nhà báo Nguyễn Minh Cần cho biết:
“Quả lừa đầu tiên là cái khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng đưa ra ngay khi mới ra đời, làm “bùi tai nông dân”, nhưng thực tế lại “quá phũ phàng” cho giới tay lấm chân bùn.
Quả lừa tiếp theo của đảng là “phát động cải cách ruộng đất” nhằm mục tiêu gọi là “tiêu diệt giai cấp địa chủ, tước đoạt ruộng đất của giai cấp này chia cho dân cày, trước nhất là bần cố nông”; nhưng thực chất, theo nhà báo Nguyễn Minh Cần, đó là một cuộc thảm sát có “tính diệt chủng” cùng nhiều hậu quả nguy hại khác ở nông thôn, từ việc phá vỡ truyền thống tốt đẹp, hiếu hoà, thương yêu, đùm bọc nhau của nông dân; phá hoại luân thường đạo lý mở đường cho lối sống giả dối, vô nhân, đạo đức băng hoại, cho tới việc phá huỷ cuộc sống tâm linh cùng chùa chiền, nhà thờ, những nơi thờ tự…”
Khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng đưa ra ngay khi mới ra đời, làm “bùi tai nông dân”, nhưng thực tế lại “quá phũ phàng” cho giới tay lấm chân bùn.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Và, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhấn mạnh rằng quả lừa thứ ba này rất “vĩ đại”, đó là thông qua con đường hiến pháp, đảng đã chuyển quyền tư hữu đất đai của nông dân nói riêng và nhân dân nói chung sang cái gọi là “sở hữu toàn dân, mở đường để “đảng hữu hoá” ruộng đất của nông dân và nhân dân, dẫn tới “chuyện dài dân oan” trong hơn 3 thập niên nay – và thảm kịch ấy vẫn còn tiếp diễn, mà nổi bật nhất mới đây là biến cố Tiên Lãng và biến cố Văn Giang.
Tóm lại, theo nhà báo Nguyễn Minh Cần, suốt mấy chục năm nay, bi kịch người dân Việt bị cưỡng chiếm, tước đoạt ruộng đất đã trở thành “nỗi đau nhức nhối” của xã hội VN khiến biết bao dân oan và những người bênh vực cho dân oan đã và đang phải ngồi “rục xác trong tù”.
Theo: RFA

Tình trạng hiện nay của Blogger Điếu Cày


Ba bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Ba Sài Gòn
Thanh Trúc
-
Ông luôn luôn nhắc cho tất cả các luật sư vào để tư vấn luật pháp và gia đình rằng ông không làm gì sai, không làm điều gì vi phạm pháp luật mà ông chỉ muốn đấu tranh cho sự công bằng xã hội. – Bà Dương Thị Tân
Ba bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Ba Sài Gòn tức Phan Thanh Hải sẽ không ra tòa ngày 15 tháng này vì phiên tòa bị hoãn.
Khẳng định mình không làm gì sai
Bà Dương Thị Tân, vợ blogger  Điếu Cày, kể về tình hình sức khỏe của ông Điếu Cày trong tù, mà con trai ông bà được gặp bố lần đầu tiên sau mười chín tháng ông bị bắt trở lại.
Bà Dương Thị Tân cho biết “chính xác ngày mùng 2 tháng Năm, tức cách đây hai ngày, họ đã cho con trai tôi vào để gặp bố cháu. Tình trạng sức khỏe của ông Hải hiện tại không được ổn lắm vì bao tử bị loét năm chỗ, dẫn đến suy thận do tuyệt thực dài ngày.”
Thanh Trúc: Thưa chỉ con trai thôi, còn bản thân bà không được gặp?
Bà Dương Thị Tân: Thì lần đầu tiên họ cho giấy vào thăm gặp hồi tháng Ba năm 2012 tức là cách đây hai tháng, thì có tên tôi nhưng sau đó họ tìm cách huỷ cuộc gặp đó. Ngày 2 tháng  Năm  vừa rồi họ có cho con tôi gặp và không có tên tôi trong giấy đó.
Thanh Trúc: Tại cuộc thăm gặp ngày 2 tháng Năm vừa rồi, ngoài tình trạng sức khỏe thì còn điều gì mà cháu nói lại với bà?
Bà Dương Thị Tân: Ông Nguyễn Văn Hải có dặn nhiều thứ, ví dụ như là nhiều khi công an dùng rất nhiều mánh khóe để tung những tin đồn thất thiệt, tung tin giả để cho thân nhân ở ngoài này lo lắng rồi trông đợi, để cho mình hoang mang lo sợ rồi đi khiếu nại. Sau đó là mọi chuyện lại không có gì xảy ra cả thì những cái khiếu nại của mình là những khiếu nại không đúng sự thật. Họ cũng có thể làm trước được những việc đó để hòng đánh mất sự tin tưởng của những người thăm hỏi mình thường xuyên.
Ông có dặn dò như vậy, ông luôn luôn nhắc cho tất cả các luật sư vào để tư vấn luật pháp cũng như vào thăm gặp, và gia đình, rằng ông không làm gì sai, không làm điều gì vi phạm hiến pháp, không làm điều gì vi phạm pháp luật mà ông chỉ muốn đấu tranh cho sự công bằng xã hội. Ông luôn khẳng định khi ông tuyệt thực trong trại giam bởi lý do ngoài việc đó ra ông không có bất cứ một thứ gì khác, kể cả cây bút và tờ giấy để tố cáo những sự tàn khốc trong trại giam họ cũng cắt luôn. Thậm chí cặp kính đeo mắt của ông họ cũng tước đoạt để ông không nhìn thấy cái gì hết. Ngoài việc tuyệt thực ra ông không còn bất cứ vũ khí gì để tự bảo vệ mình và nói lên tiếng nói.
Thanh Trúc: Như vậy người con trai, khi em trình bày lại với mẹ về cuộc gặp gỡ bố ở trong tù, thì tâm trạng em  như thế nào?
Bà Dương Thị Tân: Việc đầu tiên là cháu vui mừng vì mười chín tháng rồi cháu mới nhìn thấy bố cháu. Nhưng mà cũng rất xót xa khi thấy dáng vẻ tiều tụy của những người tù nói chung và bố cháu nói  riêng. Ngày hôm nay tôi cũng biết tin là cô Tạ Phong Tần đã tuyệt thực ba mươi lăm ngày để phản đối việc bị giam giữ trái pháp luật và sự tàn khốc của trại giam.
Ông luôn luôn nhắc cho tất cả các luật sư vào để tư vấn luật pháp và gia đình rằng ông không làm gì sai, không làm điều gì vi phạm pháp luật mà ông chỉ muốn đấu tranh cho sự công bằng xã hội.
Bà Dương Thị Tân
Thanh Trúc: Khi con trai vào thăm bố trong tù thì em có kể cho bà nghe là hai bố con được tự do trò chuyện với nhau?
Bà Dương Thị Tân: Luôn luôn họ có người canh chừng và theo dõi, thậm chí họ còn muốn xét cả người để xem “mày có cái gì trong người không”, họ nói với con tôi như vậy, “điện thoại của mày đâu?”. Con tôi nói “không có mang theo, điện thoại mẹ tôi cầm, có cái gì thì các chú cứ khám”. Sau đó họ mới thôi họ không khám nữa.
Nhưng mà ông Nguyễn Văn Hải nói có việc gì cần con cứ nói và bố cũng cứ nói, còn họ có cho nói hay không là việc của họ. Thì họ đe dọa trước là ngoài việc hỏi thăm sức khỏe ra thì họ sẽ lôi đi ngay nếu hỏi ngoài cái việc đó. Họ lên tiếng đe dọa liên tục.

Tạ Phong Tần tuyệt thực

Thanh Trúc: Thưa bà Dương Thị Tân, bà có nhắc tới blogger Tạ Phong Tần, tình hình gia đình bên đó như thế nào bởi có vẻ như họ lo âu, sợ hãi và không muốn trả lời?
Bà Dương Thị Tân: Đúng rồi, tức là người ta không tiếp xúc được nhiều các nguồn thông tin, cho nên mọi sự đe dọa từ phía nhà cầm quyền họ đều rất sợ. Họ sợ mất nhà cửa, sợ bị đi tù, sợ rất nhiều thứ. Những cuộc điện thoại từ bên ngoài vào thì họ rất là lo, không hiểu đây là cái gì hoặc là cái bẫy của công an giương ra. Họ nói với tôi như vậy.
Thanh Trúc: Lần sau cùng bà gặp mẹ của blogger Tạ Phong Tần là lúc nào? 
Tôi có may mắn gặp được luật sư Nguyễn Thanh Lương là luật sư bảo vệ quyền lợi cho Tạ Phong Tần và được biết cô ấy đã tuyệt thực ba mươi lăm ngày, dáng vẻ rất là tiều tụy.
Bà Dương Thị Tân
Bà Dương Thị Tân: Khoảng hơn nửa tháng trước đây, bà lên bà có nói sợ bị người ta bắt đi tù vì người ta tung tin ra là sẽ bắt đi tù cả nhà, tịch thu đất đó vì gia đình phản động, họ nói nhiều thứ lắm. Tôi có may mắn gặp được luật sư Nguyễn Thanh Lương là luật sư bảo vệ quyền lợi cho Tạ Phong Tần, ông nói gặp Tạ Phong Tần lần thứ hai và được biết cô ấy đã tuyệt thực ba mươi lăm ngày, dáng vẻ rất là tiều tụy.
Thanh Trúc:  Xin cảm ơn bà Dương Thị Tân.
Kính thưa quí vị, tin giờ chót cho biết Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo hoãn phiên xử các bloggers. Cả hai Luật sư bào chữa cho Blogger Điếu Cày là các ông Hà Huy Sơn và Nguyễn Quốc Đạt đã xác nhận tin này với RFA.  Đái Á Châu Tự Do sẽ tiếp tục theo dõi những diễn tiến của vụ án này và cập nhận các thông tin mới nhất: http://www.RFATiengViet.Net
Theo: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét