- VN gần chót bảng về tự do báo chí (Boxit) – Việt Nam xếp gần cuối bảng trong tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.
- Hãy tranh đấu cho dân chủ theo quy luật dân chủ của thời đại ngày nay (Hoàng Cơ Định) – Trong mỗi cuộc giao đấu, dầu chỉ là một ván cờ hay một màn tranh tài thể thao, đều có một “luật chơi” phải tôn trọng. Tranh đấu cho dân chủ và tự do cũng vậy, nếu không lưu ý tới một số nguyên tắc căn bản thì chỉ tốn công sức, chẳng đi tới đâu…
- Tư bản đỏ (Gs Nguyễn Hữu Chi) – Theo Các-Mác, chế độ tư bản tự phát triển, và dần dần đi tới giai đoạn “tư bản tập trung” trong tay một nhóm thiểu số. Tới thời điểm “tư bản giãy chết”, giai cấp tư bản càng ngày càng thu hẹp và càng ngày càng tàn bạo.
- Tiên Lãng, Văn Giang và ngày 30/4 (NVCL) – Việc chính quyền Văn Giang – Hưng Yên sử dụng một lực lượng hùng hổ hàng trăm công an, dân quân cùng vài chục phương tiện cơ giới để cưỡng đoạt ‘chớp nhoáng’ lấy 5,8Ha đất của 116 nông dân hôm 24/4 vừa qua khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. …
- TT Obama bất ngờ thăm Afghanistan, kỷ niệm một năm bin Laden bị giết (Nguoi Viet) – Trong chuyến viếng thăm bí mật và ngắn ngủi đến chiến trường, Tổng Thống Barack Obama tuyên bố tối Thứ Ba rằng sau nhiều năm hy sinh, vai trò tác chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ dần dần giảm bớt và chấm dứt giống như tại Iraq.
- Đã tỏ tường rồi (Lê Văn Úa) – …bên cạnh những thứ bịnh hoạn rác rưởi của xã hội Việt Nam hôm nay, vẫn còn những con người Việt, những tấm lòng Việt, những tâm hồn Việt luôn tìm đến những điều thiện và ước mơ nhiều điều tốt đẹp cho con người và đất nước Việt
- Những ngày xưa thân ái (Sông Lô) – Thật ra Những Ngày Xưa “Thân Ái” của hai chúng tôi nếu nói theo nghĩa đen trần trụi thì không có gì gọi là thân ái mà hoàn toàn ngược lại….
- Ngày 1/5 – Việt Nam khác với thế giới (Minh Văn) – Ngày 1/5 năm nay vẫn chưa được thấy hình ảnh những người công nhân Việt Nam xuống đường, sánh vai với giai cấp công nhân thế giới. Hay họ để giành thời gian ngày nghỉ lễ để nghỉ ngơi, sau đó dồn sức cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà?
- Ðiếu Cày và Ðài VOA và Tôi và Phim The Hunger Games và Paulus Lê Văn Sơn và Cái Chết của Mẹ Sơn (Trịnh Hội) – Ðó là dưới con mắt của những người có quyền có chức, người dân chỉ là những con số, những thống kê không đáng kể. Tất cả chúng ta chỉ là trò đùa của họ và cho họ. Không hơn, không kém.
- Những bài thơ hiện thực hôm nay! (Nguyễn Đăng Hưng) – “Lũ ác ôn/ Lăm lăm gậy gộc/ Náo loạn nghĩa trang/ Đạp hồn liệt sĩ/ Bỗng chúng vượt rào/ Lao ra/ Túm tà áo trắng/ Đang hồn nhiên lặng nhìn/ Chục thằng nhào tới/ Đánh tả tơi/ Nạn nhân vô can…”
- Mõ làng không yên(Sơn Thi Thư) – Mõ làng xứ Không Yên trân trọng thông cáo: “Quán triệt tinh thần và sự chỉ đạo của ông tổ Đạo Chích, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Băng trưởng và Băng phó, các bộ phận trong băng cướp
- Nhà thơ Lê Phú Khải: Điện Biên Phủ thời a còng (Nguyễn Tường Thụy) – “Khi Phan Đình Giót lấy ngực mình bịt lỗ châu mai/ Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng/ Tô Vĩnh Diện chèn lưng cứu pháo/ Các anh có hay đâu/ 58 năm sau/ Bọn xâm lược lại đội mồ đứng dậy/ Cướp ruộng vườn ở Tiên Lãng, Văn Giang…”
- Lời của những mảnh hài cốt bị cày ủi trên cánh đồng Văn Giang (Trần Nhương) – “Đất có thổ công/ Sông có hà bá/ Hồn thiêng sông núi hội tụ trong mỗi khúc xương này/ Giờ chúng tôi bị cày tung, vỡ vụn/ Hồn chúng tôi biết tụ về đâu?/ Những tưởng con cháu chúng tôi sẽ được hưởng an bình/ Sau những năm máu đổ hy sinh/ Trên mảnh đất mồ hôi nước mắt…”
- Nhà cầm quyền Hà Nội được và mất gì khi bắt giam Bùi Hằng (Phương Bích) – Đúng là tiền mất tật mang. Mà rồi nào chắc đã yên? Bùi Hằng đã khẳng khái tuyên bố trong lời “Tri ân” trên mạng, là sẽ không bao giờ chịu khuất phục, sẽ tiếp tục con đường tranh đấu cho công lý.
- Nhắn cô Bùi Hằng hãy bảo trọng (Mai Xuân Dũng) – “Là một người rất hiểu về chế độ này, tôi chỉ xin cô ấy hãy thận trọng và mọi người hãy bảo vệ cô ấy, rất có thể họ sẽ tìm cách không cho cô ấy làm những gì cô ấy dự định đâu. Rất có thể, một vụ đụng xe, rất có thể một gói hê rô in ngẫu nhiên xuất hiện trong nhà cô ấy bất cứ lúc nào trong cái xã hội nhơ nhuốc này”.
- TS Nguyễn Văn Khải: Hãy trả ta về (Nguyễn Tường Thụy) – Hãy thả ta ra, hãy thả ta/ Ta thét vang vang, động muôn nhà/ Ngươi không muốn thả, ta bền chí/ Đạp gãy que lồng ta cứu ta
- Phóng viên Trương Minh Đức sẽ ra khỏi tù vào ngày 5.5.2012 (Dân làm báo) – “Anh Trương Minh Đức vì không chịu ký cam kết nên bị giam cho đủ 5 năm tù. Lẽ ra anh đã được về nhà từ trước ngày 30.4 nhưng vì không chịu ký cam kết nên phía công an không cho về sớm, dù chỉ một vài ngày nữa là mãn hạn”.
- Ủy ban điều tra nghị viện Anh công bố bản buộc tội ông chủ tập đoàn Murdoch (RFI) – Hôm nay 01/05/2012, Ủy ban nghị viện Anh quốc ra báo cáo dài 121 trang, cáo buộc ông Rupert Murdoch, chủ tập đoàn News Corpration – một trong các tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới -, là không đủ năng lực lãnh đạo doanh nghiệp lớn này. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo khác của News International, chi nhánh của News Corporation tại Anh sẽ phải chịu trách nhiệm về các vụ nghe lén điện thoại.
- Nhà hàng Đan Mạch « Noma », quán quân bảng xếp hạng 50 hiệu ăn nhất thế giới (RFI) – Ngày hôm qua 30/04/2012, tạp chí Anh Restaurant Magazine công bố bảng xếp hạng 50 nhà hàng xuất sắc nhất thế giới. Nhà hàng Đan Mạch Noma dành ngôi quán quân. Ẩm thực Tây Ban Nhà dành hai trong số 5 nhà hàng đứng đầu. Ẩm thực Châu Á gần như vắng mặt trong bảng xếp hạng nổi tiếng của Restaurant Magazine.
- Tư bản Nhà nước Trung Quốc đang rạn nứt từ bên trong (RFI) – Ba thập kỷ cải cách và mở cửa, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tự hào đã tạo dựng được một mô hình phát triển thành công. Bắc Kinh vẫn cho rằng việc đảng kiểm soát hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp lớn phần nào đã giúp cho nước này có những tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục trong hai thập kỷ qua. Nhưng giờ đây hệ thống này đã bộc lộ những giới hạn tạo ra những rạn nứt bên trong.
- Quốc tế Lao động 1/5 : Biểu tình từ Âu sang Á (RFI) – Nhân ngày lễ Quốc tế Lao động 1/5 hôm nay 01/05/2012, đã diễn ra các cuộc xuống đường tại nhiều quốc gia từ Âu sang Á.
- Bắc Kinh và Washington đàm phán về số phận luật sư Trần Quang Thành (RFI) – Theo AFP, hôm nay 01/05/2012 Mỹ và Trung Quốc đang thương lượng một thỏa thuận cho phép nhà dân chủ Trần Quang Thành và gia đình di tản sang …
- Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa (RFI) – Một thông tin trên mạng cho biết là hai máy bay khu trục Trung Quốc hôm nay 01/05/2012 vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Hiện chưa có nguồn tin chính thức xác nhận tin này, nhưng được biết là trước đó, khi đoàn đại biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa trong tháng tư vừa qua, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để đe dọa
- Ukraina : Con gái cựu Thủ tướng Timochenko hết sức lo ngại cho sức khỏe của mẹ (RFI) – Con gái của cựu Thủ tướng Ukraina, trong thông báo được công bố trên trang web của bà Ioulia Timochenko hôm nay 01/05/2012 cho biết « vô …
- Pháp : báo mạng Mediapart bị điều tra theo đơn kiện của ông Sarkozy (RFI) – Viện công tố Paris mở cuộc điều tra, ngay sau khi Tổng thống Nicolas Sarkozy nộp đơn kiện báo mạng Mediapart tội sử dụng văn kiện « giả mạo », thay vì tội « …
- Pháp : Tuần hành 1/5 trong bối cảnh bầu cử tổng thống (RFI) – Hôm nay 01/05/2012, các công đoàn, các đảng cánh tả, phe ủng hộ tổng thống cánh hữu mãn nhiệm, cũng như phe cực hữu Mặt trận Quốc gia đồng loạt xuống đường tại Pháp nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, trong bối cảnh chỉ còn 5 ngày nữa là đến vòng hai bầu cử tổng thống
- Hoa Kỳ cảnh cáo thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên (RFI) – Tổng thống Barack Obama báo trước với Bình Nhưỡng là chiến thuật « khiêu khích » đã hết thời và Hoa Kỳ sẽ không trao đổi bằng nhượng bộ mỗi khi Bắc Triều Tiên tỏ thái độ hung hăng
- Tình tiết mới trong cuộc điều tra về vợ ông Bạc Hy Lai (RFI) – Vợ ông Bạc Hy Lai là bà Cốc Khai Lai đã mặc quân phục cấp tướng để nói chuyện với các viên chức công an cao cấp, sau cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood. Hãng tin Reuters hôm nay 01/05/2102 cho biết tình tiết mới này cho thấy bà Cốc Khai Lai có các dấu hiệu bất thường
- Manila kêu gọi Washington giúp nâng cao khả năng tự vệ (RFI) – Philippines yêu cầu Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế trợ giúp xây dựng một quân đội có khả năng phòng vệ « khả dĩ đáng tin cậy ». Trong bối cảnh bị Trung Quốc ức hiếp, Manila đã đưa ra lời kêu gọi này nhân hội nghị 2+2 đầu tiên với Hoa Kỳ tại Washingtonvào ngày hôm qua 30/04/2012
- Tổng thư ký LHQ ca ngợi nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi (RFI) – Hôm nay, 01/05/2012, lầu đầu tiên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã gặp nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Rangun, sau khi bà quyết định tuyên thệ nhậm chức dân biểu Quốc hội, mặc dù vẫn bất đồng với chính quyền về ngôn từ của lời tuyên thệ.
- Các dân biểu Đài Loan đi thăm quần đảo tranh chấp Trường Sa (RFI) – Ba dân biểu và nhiều sĩ quan quân đội cao cấp của Đài Loan hôm thứ Hai 30/4 đã đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nhằm tái khẳng định yêu sách chủ quyền tại đây, trong lúc tình hình hiện đang căng thẳng tại Biển Đông
- Bà Le Pen ‘sẽ bỏ phiếu trắng’ (BBC) – Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp.
- Máy bay Trung Quốc ‘dọa’ tàu Việt Nam? (BBC) – Có tin máy bay Trung Quốc được điều ra ‘đe dọa’ tàu của đoàn đại biểu Việt Nam mới ra thăm quần đảo Trường Sa.
- Bà Bùi Hằng kể chuyện sau khi ra trại (BBC) – Bà Bùi Hằng bác bỏ thông tin cho rằng bà được thả theo chính sách khoan hồng của nhà nước.
- Nam Hàn bắt thủy thủ Trung Quốc (BBC) – Chín thủy thủ Trung Quốc bị bắt sau khi các nhân viên tuần duyên bị đả thương.
- Nguyễn Quốc Quân có phải khủng bố? (BBC) – Báo Việt Nam lên án hành động ‘khủng bố’ nhưng báo Mỹ phản bác.
- Samsung vượt Nokia về điện thoại di động (BBC) – Samsung vượt qua Nokia, trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.
- HLV West Brom sẽ lãnh đạo tuyển Anh (BBC) – HLV Roy Hodgson của câu lạc bộ West Brom sẽ sớm trở thành người dẫn dắt đội tuyển Anh.
- Công ty Trung Quốc đầu tư lớn về dự án sòng bài tại Lào (VOA) – Gần khu tam giác vàng một công ty Trung Quốc có kế hoạch biến một khu vực rộng lớn rừng và đất trồng trọt thành một sòng bài
- Hoa Kỳ bắt giữ 5 nghi can trong âm mưu nổ bom phá cầu (VOA) – FBI cho biết những người đàn ông này mua các thiết bị nổ không hoạt động từ một nhân viên cảnh sát chìm mà không biết
- 23 người chết ở Syria, tăng thêm áp lực cho các quan sát viên LHQ (VOA) – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nhắc lại lời kêu gọi các phe phái hãy ngưng bạo động và hợp tác với các quan sát viên
- Tổng thư ký LHQ ca ngợi bà Suu Kyi về việc chấm dứt tẩy chay quốc hội (VOA) – Ông Ban đưa ra lời bình luận này ngày hôm nay trong khi gặp bà Suu Kyi tại ngôi nhà bên hồ của bà ở thủ đô thương mại Rangoon
- Thẩm phán Mỹ bác bỏ quyền đặc miễn ngoại giao của cựu Tổng giám đốc IMF (VOA) – Cựu Giám Đốc IMF Strauss-Kahn sẽ phải ra tòa, về cáo buộc ông định hãm hiếp một nữ bồi phòng thuộc một khách sạn ở New York
- Ngoại trưởng Hoa Kỳ đi Trung Quốc (VOA) – Bộ trưởng Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đứng đầu phái đoàn Mỹ đến dự cuộc họp mang tên Đối thoại Chiến lược và Kinh tế
- TT Obama tuyên bố không chính trị hóa vụ đột kích hạ sát bin Laden (VOA) – Tổng thống Barack Obama tuyên bố chính quyền của ông không chính trị hóa vụ đột kích, triệt hạ Osama bin Laden
- 23 người thiệt mạng trong các vụ bạo động ở Syria (VOA) – Các nhà hoạt động Syria nói rằng bạo động trên khắp Syria đã làm ít nhất 23 người chết.
- Hoa Kỳ bênh vực việc tấn công bằng máy bay không người lái (VOA) – Cố vấn chống khủng bố Hoa Kỳ John Brennan bênh vực việc tấn công bằng máy bay không người lái
- Tháp Tự do nay là tòa nhà cao nhất ở New York (VOA) – Trung tâm Thương mại Một Thế giới đang được xây ở khu Lower Manhattan của thành phố New York để thay thế Tòa tháp đôi
- Ấn Độ, Afghanistan thảo luận về nỗ lực tái thiết (VOA) – Nỗ lực của Ấn Độ nhằm đầu tư tái thiết ở Afghanistan đang là chủ đề của phiên họp đầu tiên của một hội đồng đối tác Ấn Độ-Afghanistan.
- Công nhân Indonesia đòi quyền lợi nhân ngày Lao động Quốc tế (VOA) – Công nhân Indonesia xuống đường biểu tình đòi quyền lợi nhân ngày Lao động Quốc tế
- Bà Banda và Sirleaf mở đường cho các nữ lãnh đạo khác ở châu Phi (VOA) – Ngoài sự kiện có thể ít tham nhũng hơn, ông nói ông nghĩ rằng phụ nữ có phần chắc ít gây chiến hơn
- Mỹ cam kết đối với an ninh Philippines, trung lập trong vấn đề biển Đông (VOA) – Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với những khu vực thuộc Biển Ðông.
- Lãnh tụ phe cực hữu Pháp phản đối cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 (VOA) – Bà Marine Le Pen nói sẽ không ủng hộ cả đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy lẫn đối thủ của ông, Francois Hollande
- Ấn Độ-Afghanistan củng cố quan hệ chiến lược (VOA) – Ông Krishna nói Ấn Độ sẽ sớm giúp Afghanistan huy động vốn của tư nhân để tài trợ cho các nỗ lực tái thiết
- Quân đội Nigeria đột kích nơi ẩn náu của các phần tử chủ chiến (VOA) – Các giới chức nói một toán đặc nhiệm của quân đội Nigeria đột kích nơi ẩn náu của các phần tử chủ chiến tại thành phố Kano ở miền bắc
- Quốc hội Anh: Ông Murdoch không xứng đáng lãnh đạo công ty (VOA) – Quốc hội Anh phúc trình nói ông Rupert Murdoch cố tình làm ngơ vụ bê bối và không xứng đáng điều hành một công ty truyền thông toàn cầu
- Dân Afghanistan phản đối cuộc đột kích chết người (VOA) – Người biểu tình chặn một đường cao tốc chính ở miền đông Afghanistan, lên án vụ đột kích chết người của NATO và Afghanistan
- Súng nổ tại thủ đô Mali sau nỗ lực đáp lại cuộc đảo chính (VOA) – Súng nổ khắp thủ đô Mali vào ngày thứ nhì giao tranh giữa phe quân nhân cầm quyền và các binh sĩ trung thành với Tổng thống bị lật đổ
- Lật phà ở Ấn Độ, hơn 103 người chết và nhiều người còn mất tích (VOA) – Các nhóm thợ lặn và cứu hộ tại Ấn Độ tiếp tục tìm kiếm hơn 100 người vẫn còn mất tích sau khi một chuyến phà chở quá tải bị lật
- Mỹ tái khẳng định lập trường trung lập trong vụ tranh chấp Biển Ðông (VOA) – Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường trung lập trong vụ tranh chấp Biển Đông giữa TQ và các nước Đông Nam Á, trong đó có VN và Philippines
- 3 nhà lập pháp Ðài Loan thăm Trường Sa (VOA) – Các nhà lập pháp đối lập cho rằng chuyến đi của 3 thành viên ủy ban quốc phòng của Viện Lập pháp đã được thực hiện một cách lén lút
- Việt Nam dẫn đầu lượng khách du lịch tới Campuchia (VOA) – Việt Nam là nước có nhiều du khách nhất đến thăm Campuchia trong 3 tháng đầu năm nay.
- Hai công an bị tạm giam vì vụ tù nhân bị đánh chết (RFA) – Hai cán bộ trại giam bị bắt giữ vì tội đã đánh chết một phạm nhân trong tù tại tỉnh Khánh Hoà. AFP trích thuật báo chí trong nước cho biết tin này.
- <a Cambodia: việc miễn trừ hình phạt càng tệ hại hơn (RFA) – Cái chết chưa được sáng tỏ của nhà hoạt động môi trường Campuchia cho thấy tình trạng miễn trừ hình phạt ngày càng tệ hại ở Campuchia.
- <a Đặc sứ hạt nhân Hàn quốc đi Bắc Kinh (RFA) – Đặc sứ về hạt nhân và là thứ trưởng ngoại giao của Nam Hàn đến Trung Quốc tuần này, giữa lúc đang có quan ngại về việc Bắc Hàn sẽ thử nghiệm bom nguyên tử.
- <a Tự do báo chí thế giới không suy giảm (RFA) – Lần đầu tiên trong 8 năm, tự do báo chí thế giới không bị sụt giảm. Đó là kết quả được công bố do Freedom House, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về vấn đề tự do, dân chủ trên thế giới.
- <a Hoa Kỳ cam kết giúp Philippines về quân sự, an ninh (RFA) – Hoa Kỳ khẳng định sẽ giúp đỡ Philippines trong vấn đề an ninh biển Đông. Tuyên bố chung của hai nước sau hội nghị các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai bên mang nội dung như vừa nêu.
- <a Philippines gọi thầu dầu khí biển Đông (RFA) – Philippines mời thầu khai thác dầu khí tại biển Đông mà nước này gọi là biển Tây Philippines. Đài phát thanh ABC của Úc loan tin này hôm cuối tuần.
- <a Iran hy vọng đàm phán thành công (RFA) – Một nhà ngoại giao cao cấp của Iran hôm qua ngỏ ý hy vọng cuộc đối thoại vào giữa tháng Năm sẽ giúp giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran.
- <a Trung Quốc kêu gọi Nga Mỹ giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân (RFA) – Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ và Nga cắt giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân, cũng như các quốc gia có vũ khí nguyên tử cần cam kết sẽ không sử dụng chúng đầu tiên để tấn công đối phương trước.
- <a Trung Quốc huấn luyện tàu ngầm cho Thái Lan (RFA) – Một nhóm sĩ quan Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ được cử sang Trung Quốc tham dự khoá huấn luyện về tàu ngầm. Thông tin này mới được Bộ quốc phòng Thái Lan cho biết vào ngày hôm qua.
- <a Hàn quốc sẽ phản ứng cứng rắn: TT Lee Myung-Bak (RFA) – Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak hôm qua cam kết sẽ phản ứng cứng rắn trước những hành động khiêu khích quân sự của phía Bắc Hàn. Tuy nhiên, ông cũng phát biểu rằng nước ông không muốn cạnh tranh quân sự với Bắc Hàn mà chỉ muốn cạnh tranh về việc người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.
- <a Châu Âu kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trong vụ LS Trần Quang Thành (RFA) – Liên minh Châu Âu hôm qua kêu gọi Trung Quốc phải “kiềm chế tối đa” trong vụ nhà bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành, người mới vừa trốn khỏi quản thúc tại gia tuần rồi và được cho là đang trú ẩn tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
- Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Đức Dự Lễ Quốc Hận 2012 Yểm Trợ Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam Và Biểu Tình Trước Lãnh Sự Quán Cộng Sản Việt Nam (VietBao) – (Lược thuật từ Frankfurt am Main + M_Nam Đức)
- Lý Thuyết Đạo Đức Cho Hoà Giải Chính Trị (VietBao) – (Giới Thiệu Sách: A Moral Theory of Political Reconcialtion, Colleen Murphy, Cambridge University Press, 2010)
- Nhiều Gia Đình Gửi Con Đi Mỹ Du Học Sớm, ở Bậc Trung học (VietBao) – Tổng quát, tới năm 2014, số học sinh VN tại Mỹ sẽ là 26.000 em
- Việt Kiều Gửi Về 20 Tỷ Đô/Năm Đã ‘Thúc Đẩy Kinh Tế, Xã Hội’ (VietBao) – Nhà nước CSVN sắp mở chiến dịch mới thu hút trí thức Việt Kiều…
- Khủng Bố Cấy Bom Vô Bụng, Lên Phi Cơ… (VietBao) – WASHINGTON — Các cơ quan an ninh Hoa Kỳ và Châu Âu nói với cơ quan thông tấn ABC News rằng trong ngày giỗ tròn một năm ngày trùm khủng bố Osama bin Laden bị biệt kích Mỹ hạ sát
- 93,000 Dân Cali Mất Tiền Thất Nghiệp Giữa Tháng 5 Vì Liên Bang Cắt Tài Trợ (VietBao) – Những người thất nghiệp lâu nhất tại California — có tới 93,000 người – sẽ chứng kiến việc cắt bỏ các phúc lợi thất nghiệp vào giữa tháng 5 bởi vì tiểu bang không còn đủ điều kiện đối với tài trợ khẩn cấp của liên bang.
- CHIỀU 30.4: ĐAU ĐỚN LÒNG TA CHIỀU VĂN GIANG ! (Nguyễn Xuân Diện) – Ở cánh đồng, chiều nay bà con Xuân Quan đi ra nơi những máy xúc, máy ủi của cuộc cưỡng chế để nhặt xương cốt tổ tiên mình bị đào xới tan hoang trong trận càn hôm 24.4.2012
- Lẩm cẩm thiên hạ sự hay Quê hương là chùm khế ngọt (BoxitVN) – “Đất nước đã Hòa bình 37 năm. Cả Đất nước đang cùng nhau tiến về đỉnh Vinh quang trên con tàu XHCN dưới sự cầm lái của những tài công tài ba xuất sắc của thời đại ‘đỉnh cao trí tuệ XHCN’.
- Bùi Hoàng Tám: Những ông kễnh… vô học!(Trần Nhương) – “Hình như xe 80B rất ít bị thổi còi”. Đây là câu nói thẳng thắn về một vấn đề rất và rất tế nhị của ĐB Dương Trung Quốc. Còn mình, đã hơn một lần mình nguyền rủa những chiếc ô tô mang biển 80B là: Những ông kễnh… vô học!
- CHÍNH QUYỀN HUGO CHAVEZ BỊ TỐ CÁO BẢO KÊ CHO BUÔN LẬU MA TÚY (Tâm sự Y giáo) – Mỹ từng tuyên bố rằng Venezuela đã cố tình làm ngơ cho việc buôn bán cocaine với số lượng lớn, điều này làm cho Tổng thống Chavez giận dữ bác bỏ, khẳng định đây chỉ là một âm mưu của Washington làm mất uy tín của ông.
BBC Tiếng Việt
Việt Nam gần chót bảng về tự do báo chí
01-05-2012Việt Nam xếp gần cuối bảng trong tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.
Theo đó, nước này đồng hạng với các nước Bahrain, Lào, Ả Rập Saudi và Somalia ở vị trí 182.
Tính trong tổng số 197 nước thì nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ xếp trên Miến Điện, Trung Quốc, Syria, Cuba, Guinea xích đạo, Iran, Belarus, Eritrea, Uzbekistan, Turkmenistan và Bắc Hàn.
Phúc trình của Freedom House, tổ chức có trụ sở tại Washington, phân loại các quốc gia ra làm ba nhóm: có tự do, tự do một phần và hoàn toàn không có tự do báo chí.
Việt Nam nằm trong nhóm nước không có tự do báo chí vốn chiếm 30% tổng số các quốc gia được khảo sát.
Bản phúc trình này được đưa ra chỉ 2 ngày trước Ngày tự do báo chí thế giới do Liên Hiệp Quốc đánh dấu vào ngày thứ Năm 3/5.
Nếu tính theo khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Việt Nam chỉ đứng trước Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Hàn và đồng hạng với nước láng giềng cộng sản Lào.
“Khu vực châu Á có quốc gia đội sổ, Bắc Hàn, cũng như một vài quốc gia hạn chế truyền thông khác như Trung Quốc, Lào và Việt Nam,” bản phúc trình viết.
“Tất cả những quốc gia này đều có sự kiểm soát báo chí sâu rộng của Đảng và Nhà nước.”
Trung Quốc và Miến Điện
Bản phúc trình này đề cập kỹ đến trường hợp của Trung Quốc, quốc gia lớn nhưng xếp hạng kém về tự do báo chí.“Chính quyền (Trung Quốc) ngăn chặn truyền thông đưa tin về các cuộc nổi dậy của người dân tại Trung Đông và Bắc Phi, tiếp tục phong tỏa các mạng xã hội nước ngoài như Twitter và thắt chặt kiểm soát với các bài báo điều tra vào trước thời điểm nhạy cảm chuyển giao lãnh đạo vào năm 2012,” bản phúc trình viết.
“Các chỉ thị chi tiết của Đảng cộng sản mà các biên tập nhận được mỗi ngày cũng hạn chế đưa các tin liên quan đến bệnh tật, các thảm họa môi trường, những tù nhân bị chết khi đang bị cảnh sát giam giữ và chính sách đối ngoại cũng như các vấn đề khác.”
Bản phúc trình cũng cho biết trong thời gian qua hàng chục cây viết và các nhà hoạt động thu hút đông đảo cộng đồng Internet đã bị mất tích, bị tra tấn khi giam giữ và trong một số trường hợp bị kết án nhiều năm tù sau khi nhiều thông điệp ẩn danh lan truyền trên mạng kêu gọi làm một cuộc cách mạng giống như Tunisia ở Trung Quốc.
Riêng về trường hợp Miến Điện, nước từng đứng áp chót trong cuộc khảo sát cách đây hai năm, Freedom House đánh giá nước này đã có sự cởi mở quan trọng vào năm 2011 và nhờ đó điểm số về tự do báo chí của họ cũng được cải thiện nhiều.
Các diễn biến tích cực ở nước này, theo bản phúc trình, bao gồm thả các cây viết blog bị cầm tù, nới lỏng kiểm duyệt, các vụ việc sách nhiễu hoặc tấn công nhà báo giảm nhiều, sự gia tăng số lượng báo chí tư nhân và việc một số nhà báo lưu vong có thể trở về nước.
Hoa Kỳ xuống hạng
Trên phạm vi toàn cầu, ba quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển là những nước có nền báo chí tự do nhất trên thế giới.Hầu hết các quốc gia nắm giữ những vị trí đầu trên bảng xếp hạng đến từ châu Âu.
Hoa Kỳ bị đánh tụt xuống hạng 22 trong năm nay do cách hành xử mạnh tay của cảnh sát nước này đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình phản đối ‘Chiếm phố Wall’ trong năm 2011, Freedom House cho biết.
Trước đó, hồi tháng Giêng năm nay thì tổ chức Nhà báo không biên giới cũng giảm thứ hạng của Hoa Kỳ từ 20 xuống đến vị trí 47 về tự do báo chí cũng với lý do tương tự.
Ý là trường hợp quốc gia Tây Âu hiếm hoi không nằm trong nhóm có tự do báo chí.
Freedom House đánh giá Ý chỉ ‘có tự do phần nào’ do ảnh hưởng sâu rộng của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đối với truyền thông.
Trong khi đó, cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã giải phóng cho báo chí ở một số nước như Ai Cập, Tunisia và Libya.
“Môi trường báo chí vừa được mở ra ở các quốc gia như Tunisia và Libya… có vai trò trọng yếu đối với tương lai phát triển dân chủ ở khu vực và cần phải được bảo vệ và nuôi dưỡng,” Chủ tịch Freedom House David J. Kramer nói.
Trong tổng số 197 quốc gia được khảo sát, có 66 nước được xếp hạng ‘có tự do’, 72 nước ‘tự do một phần’ và 59 nước ‘không có tự do báo chí’.
Tuy nhiên, do sự hiện diện của Trung Quốc, một trong những quốc gia đàn áp báo chí tinh vi nhất, nên tính trên bình diện toàn cầu thì có đến 40,5% dân số thế giới sống trong môi trường không có tự do báo chí so với 14,5% dân số ở chiều ngược lại.
Freedom House là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1941 chuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cổ súy dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền.
Bản phúc trình cũng lưu ý xu hướng báo chí ngày càng tự do trên thế giới thể hiện trong các kết quả khảo sát qua từng năm: số lượng quốc gia bị đánh giá là không tự do đã giảm từ 86 vào năm 1981 xuống còn 59 nước vào năm 2011.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
“Nếu bọn họ định ép tôi nói, thì tôi chẳng thèm nói gì với họ cả”
Tác giả: Brice Pedroletti
Người dịch: Đại Phúc
30-04-2012
Sáng 30 tháng 4, Hồ Giai nói qua điện thoại với báo Le Monde
về việc ông bị giam giữ 24 tiếng đồng hồ, từ chiều thứ bảy đến chiều
chủ nhật vì mấy ngày trước đó ông có gặp Trần Quang Thành, nhà bất đồng
khiếm thị đang lánh nạn từ hôm thứ năm trong đại sứ quán Hoa Kỳ. Hồ
Giai, 39 tuổi, vừa được trả tự do hồi tháng 6 năm 2011 sau ba năm rưỡi
bị tù giam vì tội “Kích động lật đổ Nhà nước”, và vẫn đang trong giai
đoạn bị mất quyền công dân, song ông vẫn luôn luôn coi mình là có quyền
tự do biểu đạt ý kiến trên các mạng xã hội hoặc trên các phương tiện
thông tin đại chúng, vì đó là các “quyền hợp hiến” của ông.
Có
hai người đã giúp Trần Quang Thành đi trốn: một trí thức Bắc Kinh tên
là Guo Yushan và một nhà hoạt động xã hội nữ ở Nam Kinh tên là He
Peirong. Báo chí hiện không bắt liên lạc được với hai người này và có
thể họ đều đã bị bắt. Người thứ nhất lãnh đạo tổ chức phi chính phủ có
tên Viện chuyển tiếp và đã giúp Trần Quang Thành điều tra những
bạo lực do chính sách một con gây ra ở Liêu Ninh (Sơn Đông) hồi năm
2005. Ông này không ngừng giúp đỡ cho nhà bất đồng khiếm thị và đã công
bố vào năm 2011 một kháng nghị trong đó có chứa nhiều thông điệp có hình
ảnh của các nhà trí thức Trung Hoa yêu cầu thả ông.
He Peirong (bí danh trên
Internet của cô là Ngọc), là một nữ giáo viên tiếng Anh trẻ tuổi ở Nam
Kinh, là người đã nhiệt thành đi theo chính nghĩa của luật gia chân đất
Trần Quang Thành. Nhiều lần cô đã đến sát làng Dongshigu nơi Trần Quang
Thành sinh sống cùng gia đình, ở đây cô tổ chức ghi lại hình ảnh để
chuyển lên Internet về các vụ đụng độ với công an nhờ các người dùng
internet tìm cách chọc tức cho cảnh sát địa phương tới đàn áp. Chính cô
đã đi tìm Trần Quang Thành ở Dongshigu sau khi ông này leo trốn qua
tường nhà mình hôm chủ nhật và sau đó bí mật đến nơi ẩn náu trong nhiều
giờ đồng hồ. Nhiều ngày sau đó lính gác vẫn chẳng hay biết gì về vụ Trần
Quang Thảnh bỏ trốn.
Ông bị bắt giữ trong hai mươi bốn giờ, vụ này diễn ra như thế nào, thưa ông Hồ Giai?
Tôi bị bắt đi hôm thứ bảy hồi 17 h 30 (trên giấy tờ họ ghi 17 h50), và được thả lúc 17 h 50 chiều hôm qua [chủ nhật].
Tôi được dẫn tới trụ sở công an Zhongcang, quận Dongcheng thành phố Bắc
Kinh, nhưng Cục 1 của cơ quan An ninh Quốc gia làm vụ này (họ không nói
với tôi như vậy, nhưng nghe họ nói với nhau thì tôi biết). Mục đích của
họ là muốn biết rõ Trần Quang Thành đã trốn khỏi Dongshigu hồi nào, làm
cách nào đón được ông ấy và ông ta lẩn trốn ở đâu khi tới Bắc Kinh, ông
ấy vào sứ quan Hòa Kỳ khi nào và tôi trông thấy ông ấy vào hồi nào.
Ông được họ đối xử ra sao?
Ban đầu bọn họ không được
tử tế lắm. Có hai cảnh sát hình sự hỏi cung tôi. Họ triệu tập tôi để hỏi
chuyện an ninh chính trị, nhưng họ cử người của hình sự tới làm việc!
Họ tới với vẻ vênh vang xấc xược, nói với tôi như lên lớp dạy dỗ tôi.
Tôi phản công lại, và họ dần dần cũng nhũn đi. Tôi không bị tra tấn,
nhưng họ không cho tôi nghỉ mặc dù tôi bị sơ gan và tôi cần được nằm dài
nghỉ ngơi. Khi biết là cuộc điều tra sẽ kéo dài tới 24 thay vì 8 giờ,
tôi yêu cầu được nghỉ ngơi. Họ không đồng ý. Tôi ném mũ đang đội đầu lên
bàn của họ.
Sau rồi họ phải cho tôi nằm
trên một chiếc ghế băng ở ngoài hành lang và tôi nằm đó ngủ được chừng
ba tiếng đồng hồ, thé thôi. Nhưng ngoài hành lang thì lạnh, đèn lại sáng
trưng, người qua lại ầm ầm, thực sự tôi không ngủ được. Cái lối không
cho nghỉ cũng là một thứ tra tấn. Họ hỏi cung tôi và hỏi thay cho cả
những người khác nữa (trong mạng hoạt động). Nhưng tôi nói ngay với họ
rằng Trần Quang Thành là một công dân tự do, cũng như He Peirong và Guo
Yushan [hai nhà hoạt động khác đã tổ chức chuyến đi Bắc Kinh cho Trần Quang Thắng).
Cục 1 của cơ quan An ninh
Quốc gia cũng cho là không có điều luật nào bị vi phạm kể từ khi Trần
Quang Thành đi khỏi Sơn Đông cho tới khi ông ầy vào sứ quan Hoa Kỳ. Công
an không có quyền can thiệp vào quyền riêng tư của công dân. Chính vì
thế mà họ thấy thiếu cơ sở chắc chắn để hỏi cung tôi. Nên họ giải thích
cho tôi đây chỉ là “tìm thông tin” và tìm những “xác nhận” mà thôi. Ngay cả khi họ ép buộc tôi nói, thì tôi cũng chẳng nói gì với họ hết. Nhưng họ không ép.
Nhưng khi họ hỏi tôi điều này thì tôi thấy ngạc nhiên "Trần Quang Thành gặp đại sứ Hoa Kỳ Gary Locke khi nào?"
Tôi chưa biết rõ liệu đó có nghĩa là bọn an ninh đã biết là hai người
đó đã gặp nhau, hay đó là câu hỏi để thăm dò xem tôi có biết gì không.
Kể từ buổi chiều hôm thứ năm, Trần Quang Thành đã trốn được vào sứ quán
Hoa Kỳ, vì chiều hôm đó người ta đã thấy ông ấy đi cùng Guo Yushan. Có
cả một chiếc xe hơi đuổi theo họ nữa. Còn tôi, hôm thứ sáu, tôi có đi
ngang sứ quan Hoa Kỳ, nhưng tôi không vào đó. Công an theo dõi sát tôi,
tất họ biết, vậy đó là câu hỏi ngu xuẩn.
Về nguyên tắc, ông
vẫn còn chưa được hưởng đủ quyền công dân kiể từ sau khi ra tù vào tháng
sáu năm 2011. Điều đó có những hệ quả gì?
Họ cho biết họ triệu tập
tôi vì tôi vi phạm các quy định của thời kỳ quản thúc. Lý ra tôi không
được trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài. Họ nói
tôi đã trả lời đài RFI của Pháp, trong khi thực ra tôi đã trả lời ít ra
là hơn chục lần, có khi hai chục ấy.
Tôi trả lời họ rằng điều bó
buộc này không cho trả lời các cơ quan thông tin truyền thông nước
ngoài xuất xứ từ Luật thủ tục tố tụng hình sự và các quy định của Bộ
Công an, thế nhưng Hiến Pháp lại quy định tôi có quyền phát biểu ý kiến
và phê phán, được nói rõ những gì tôi mong muốn. Tôi có quyền phơi bày
những vi phạm các quyền con người của chính quyền địa phương chẳng hạn.
Ông không sợ nếu cứ tiếp tục phát biểu thì sẽ bị trả thù à?
Tôi đã ở tù ba năm rưỡi.
Tôi không có ý muốn quay trở lại chốn đó. Nhưng mặt khác, sau khi đã
trải qua những thứ đó, tôi thấy mình chẳng còn sợ cái gì sất. Hiển nhiên
là sức khỏe tôi không tốt, nhưng ngay cả khi họ giam tôi mười lăm ngày
đi, so với 277 ngày trong tù, thì chả là cái gì hết! Tôi lo ngại hơn hết
là cho vợ tôi cho con gái tôi và cho mẹ tôi. Gần mười năm qua họ đã sợ
hết vía cho tôi rồi.
Bữa kia, khi họ bắt tôi đi, đứa con gái bé bỏng của tôi đã thấy hết. Cháu hỏi: "Ba đi đâu hả má?" Vợ tôi bảo cháu là tôi ra bờ sông chơi. Con gái tôi nói: "Không phải!"
Không ai còn có thể nói dối cháu được nữa. Khi tôi ở tù, mỗi lần cùng
cháu đi thăm tôi, vợ tôi bảo tôi đang ở Nhà trông giữ người lớn tuổi.
Cháu nói: "Chỉ cần ba thay quần áo, thì ba sẽ về nhà với mẹ con mình!". Không ai nói cho cháu biết, nhưng tự cháu biết hết. Tôi thực sự lo sẽ tạo ra một bóng đen trong trái tim non nớt ấy.
Việc ông gặp Trần Quang Thành diễn ra như thế nào?
Cảnh sát hỏi tôi xem tôi
gặp Trần Quang Thành khi nào. Nhưng họ không quan tâm tới nội dung hai
chúng tôi nói gì với nhau. Khi gặp ông, tôi vô cùng phấn khích đến độ
bây giờ nghĩ lại vẫn thấy mình đang còn run lên này. Ông ôm chặt lấy
tôi, ôm rất chặt, đến độ ông nhấc bổng tôi lên. Ông bị bệnh nặng: kể từ
năm 2006, ông đi ngoài ra máu, và không được chữa chạy gì sau khi ra tù [tháng chín năm 2010],
tất cả chúng tôi đều lo cái đó sẽ chuyển thành ung thư. Tôi cũng nhìn
thấy những vết thương trên dùi và trên người ông. Nhưng cơ thể ông lúc
nào cũng cực kỳ khỏe mạnh và ông rất vững vàng.
Ông có tin tức gì về Guo Yushan và He Peirong, những người đã giúp Trần Quang Thành trốn khỏi nhà ông ấy?
Tôi không làm cách gì liên
hệ được với Guo Yushan hoặc He Peirong. Tôi lo cho hai người lắm. Như
trường hợp tôi, bọn họ không vi phạm bất kỳ luật lệ nào. Bọn an ninh
cũng không có cớ gì để hạn chế tự do của hai bạn đó. Nhưng đó lại có thể
là điều tồi tệ hơn cả, họ có thể bị “mất tích”: tôi đã từng được nếm chuyện ” mất tích” trong bốn mươi mốt ngày (năm 2006). Thời kỳ đó, họ hành hạ tôi ghế gớm lắm.
Cô He Peirong đã mất tích
từ 11giờ10 sáng thứ sáu, tình đến lúc này là 72 tiếng đồng hồ rồi. Lần
cuối cùng tôi liên lạc được với anh Guo Yushan là hồi 22 giờ đêm thứ
sáu, sau đó thì không có dấu tích gì của anh kể từ sáng thứ bảy. Guo
Yushan bị theo dõi từ chiều thứ năm. Anh ở trong các khách sạn để tránh
rắc rối. Tôi vô cùng khâm phục những gì hai bạn đó đã làm. Huynh đệ thực
sự là thế đấy.
Khi cô He Peirong biết
chuyện điện thoại của Guo Yushan bị cắt, sáng thứ sáu cô lên mạng gửi
một tin trên trang Tweet để nhận về mình toàn bộ trách nhiệm vụ cứu Trần
Quang Thành, dù biết rằng điều đó khiến cô gặp vô vàn nguy cơ. Về phần
mình, để bảo vệ cô, anh Guo Yushan cũng viết các thông điệp nói rõ anh
là người tổ chức mọi chuyện, cô không dính dáng chút gì hết!
Nguồn: Le Monde
Foreign Policy
Làn sóng phản ứng các căn cứ Mỹ trên biển Đông
Đâu sẽ là nơi Lầu Năm Góc đặt căn cứ thủy quân lục chiến trong vùng Thái Bình Dương?Tác giả: Robert Haddick
Người dịch: Nguyễn Tâm
27-04-2012
Tin tức tuần này cho hay, cuối cùng Mỹ đã đạt được thỏa thuận cắt giảm quân số lực lượng thủy quân lục chiến trú đóng tại đảo Okinawa (Nhật), và cuộc giằng co vẫn tiếp diễn trên biển Đông giữa tàu tuần duyên Philippines và tàu hải giám Trung Quốc, nay bước sang tuần thứ ba, đã làm cho tình hình thêm nóng.
Sự cố phát sinh từ đầu tháng 4 khi lực lượng trên một tàu chiến nhỏ của Philippines cố chặn bắt một số ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt thủy sản trái phép gần bãi cạn Scarborough trong vòng tranh chấp, cách đảo Luzon của Philippines 124 dặm về phía tây bắc. Trung Quốc nhanh chóng điều hai tàu hải giám đến hiện trường, ngăn cản việc bắt giữ, và giải thoát thành công ngư dân của mình. Sau đó, Trung Quốc đã rút bớt một tàu và Manila thay tàu chiến bằng một tàu tuần duyên, cuộc khủng hoảng lắng dịu được đôi chút. Tại Bắc Kinh, đại biện Philippines hai lần bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc để nghe giải thích vì sao bãi đá ngầm đang tranh chấp này lại hoàn toàn thuộc về “lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, cuộc tập trận quân sự mang tên “Balikatan 2012″ của Mỹ-Philippines kéo dài 10 ngày đã bắt đầu từ ngày 16 tháng 4. Cuộc tập trận định kỳ hàng năm lần thứ 28 này gồm nhiều nội dung diễn tập khác nhau, trong đó có cuộc tiến công giả định tái chiếm một hòn đảo bởi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines, được tiến hành vào ban ngày cho đông đảo phóng viên tường thuật trên đảo Palawan, nhìn ra biển Đông. Bên cạnh các lực lượng quân sự Mỹ và Philippines, tập trận Balikatan 2012 còn có nội dung diễn tập bộ chỉ huy, tiến hành cùng với các đại diện từ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Nhân dịp những sự kiện nói trên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cảnh báo các nước láng giềng về sự gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông. “Trên thực tế, họ (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền toàn bộ vùng biển này. Hãy nhìn những gì họ đang yêu sách chủ quyền và những gì còn lại”, ông Aquino nói với các phóng viên khi ông chỉ vào một bản đồ khu vực. “Thế thì làm sao các nước khác không khỏi lo ngại về những gì đang xảy ra”. Sau khi cuộc tập trận quân sự kết thúc, vị ngoại trưởng của chính phủ Aquino sẽ bay đi Washington để tham vấn với các quan chức Mỹ.
Nếu ông Aquino và các vị đồng nhiệm trong ASEAN có đủ tự tin đương đầu với Trung Quốc, những ai phản đối yêu cầu có thêm sự ủng hộ về mặt ngoại giao của Mỹ chỉ là con số nhỏ. Thực vậy, hồi năm 2010, khi một vài thành viên ASEAN công khai chỉ trích Bắc Kinh ở hai phiên họp Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) tổ chức tại Hà Nội, ngoại trưởng Hillary Clinton và bộ trưởng quốc phòng Robert Gates có mặt tại đây đã lần lượt lên tiếng ủng hộ lập trường của các nước này. Kể từ đó, lãnh đạo các nước Đông Nam Á, vốn đang nỗ lực đối phó với những đòi hỏi chủ quyền từ phía Trung Quốc, dường như đã hâm nóng ý tưởng về việc cần sự hiện diện quân sự rõ ràng hơn của Mỹ trong khu vực. Đối với biển Đông, điều này có nghĩa cần sự hiện diện của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ nhằm hỗ trợ các đối tác của Washington trong khối ASEAN. Thách thức đối với các các nước trong cuộc là, làm thế nào để bố trí sự hiện diện quân sự hỗ trợ này, không những đáng tin cậy mà phải bền vững về mặt chính trị.
Đáng tiếc, Lầu Năm Góc vẫn chưa xác định nơi sẽ đặt căn cứ cho các đơn vị thủy quân lục chiến trong vùng Thái Bình Dương. Một công việc vẫn đang tiến hành từ thập niên 1990 là kế hoạch lập căn cứ lâu dài cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, hết bản kế hoạch này đến bản kế hoạch khác bị hủy bỏ, trong đó phải kể đến sự thất bại khi không di dời được căn cứ Mỹ ra khỏi Okinawa hồi năm 2010, khiến thủ tướng Nhật lúc đó [ông Yukio Hatoyama] phải từ chức. Các đối tác của Mỹ xung quanh khu vực biển Đông muốn có một sự hiện diện ổn định của Mỹ trong khu vực, đó cũng là điều Mỹ muốn thực hiện. Thế nhưng, Lầu Năm Góc không thể cho biết chính xác làm thế nào Mỹ có thể đảm đương sứ mệnh này cho đến khi Mỹ xác định rốt ráo nơi sẽ là địa điểm thực sự cho lực lượng thủy quân lục chiến lập căn cứ.
Hiện nay, các nhà hoạch định đồng ý rằng sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa nên được thu hẹp. Bản kế hoạch năm 2006 đề xuất chuyển 8.600 lính thủy quân lục chiến và 9.000 thân nhân theo cùng đến đảo Guam, cách Okinawa 1.500 dặm về phía đông nam, với khoản chi phí xây dựng hoàn tất lên đến 21,1 tỷ USD. Sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa đã trở thành vấn đề quá đau đầu về phương diện chính trị đối với chính phủ Nhật. Thêm vào đó, một số nhà phân tích quân sự lo ngại trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, các cuộc tấn công bằng tên lửa sẽ khóa chặt các hải cảng và căn cứ không quân của Mỹ trên đảo Okinawa, ngăn chặn lực lượng trên bộ của thủy quân lục chiến Mỹ triển khai quân đến những nơi cần thiết. Trong khi đó, phí tổn để xây căn cứ quy mô lớn tại Guam đã vượt quá cao, sẽ gây nên tình trạng tập trung quá nhiều nguồn lực vào một địa điểm. Năm ngoái, các thượng nghị sĩ Carl Levin, John McCain và James Webb đã phản đối kế hoạch Guam, và yêu cầu soạn lại một kế hoạch khác.
Kế hoạch mới nhất giảm bớt quân số thủy quân lục chiến chuyển đến Guam xuống còn 4.700 lính, và 2.700 lính còn lại sẽ chuyển đến các căn cứ hiện có tại Hawaii. Kế hoạch này sẽ giúp giảm bớt chi phí xây dựng tại Guam cho Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ Levin, McCain và Webb vẫn muốn biết đề xuất lập căn cứ mới đây “có liên quan thế nào đến quan điểm chiến lược mở rộng hơn các hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực”.
Triển khai sự hiện diện tích cực tại những nơi như biển Đông, ứng phó với các cuộc khủng hoảng quân sự và nhân đạo sẽ là sứ mệnh chủ yếu của thủy quân lục chiến Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Làm thế nào có được căn cứ tốt nhất cho các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ để họ hoàn thành nhiệm vụ vẫn là vấn đề chưa giải quyết được.
Tổng thống Aquino có vẻ hoan nghênh sự tăng cường binh lực Mỹ chung quanh Philippines. Nhưng điều đó không có nghĩa ông ấy muốn có sự hiện diện trở lại những căn cứ khổng lồ mang tính áp đặt chính trị của Mỹ từng hoạt động trên lãnh thổ Philippines cho đến năm 1992, thời điểm mà sự đồng thuận chính trị của quốc gia này buộc các lực lượng Mỹ phải ra đi. Có khả năng đa số cộng đồng dân cư trên đảo Okinawa sẽ theo đuổi việc kiện ra tòa nếu họ có thẩm quyền làm điều đó.
Con đường chính trị ít vấp phải sự chống đối nhất sẽ là tái bố trí các đơn vị hoạt động ở nước ngoài trở về các căn cứ trên đất Mỹ (là điều hầu hết các nghị sĩ quốc hội sẽ hoan nghênh), sau đó các đơn vị này sẽ được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không đến các địa điểm triển khai quân tương đối ngắn hạn và tập trận tại các quốc gia đối tác. Darwin (Úc) là nơi đã và đang chuẩn bị đón nhận một lực lượng lên tới 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ đến triển khai luân phiên 6 tháng mỗi lần. Philippines có thể sớm trải thảm chào đón các lực lượng Mỹ với cách thức tương tự. Tiếp theo có thể là các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh giảm bớt tác động tiêu cực của những căn cứ lớn ở nước ngoài như Okinawa và Philippines trước đây, cách triển khai quân luân phiên còn có một số lợi ích khác: Nó tạo điều kiện cho các nhà hoạch định và lực lượng quân sự Mỹ quen với tư duy viễn chinh. Giới chuyên gia hậu cần sẽ phải cải thiện hơn nữa những kỹ năng hết sức phức tạp trong công tác vận chuyển các đơn vị quân đội đi khắp thế giới, những kỹ năng này luôn hữu ích trong những cuộc khủng hoảng. Các đơn vị quân đội Mỹ sẽ phải học cách trở nên linh hoạt hơn, thích nghi tốt hơn và nhanh nhẹn hơn, nâng cao năng lực ứng phó với những cuộc khủng hoảng. Với cách triển khai quân theo mô hình chuẩn nói trên, quân nhân Mỹ sẽ trở nên quen thuộc với các đối tác nước ngoài khác nhau nhiều hơn so với lúc đóng căn cứ cố định. Khi không triển khai quân, các đơn vị này sẽ trở về căn cứ tại Mỹ, nơi có những cơ sở huấn luyện tốt hơn, gần gũi với gia đình hơn khi đóng quân ở nước ngoài.
Cách triển khai quân này cũng có những rủi ro. Lực lượng không quân và hải quân Mỹ sẽ đối mặt với những thách thức gia tăng từ các loại tên lửa tầm xa, đối không và đối hạm. Khả năng một số lực lượng thù địch sử dụng tên lửa để áp đặt chiến thuật “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”, chống lại sự chuyển quân của các lực lượng Mỹ đến tăng cường tại khu vực khủng hoảng, sẽ đặc biệt gây khó khăn cho mô hình triển khai này. Xét từ viễn cảnh ngoại giao, một số nước sẽ đặt câu hỏi liệu chiến lược của Mỹ, dựa trên mô hình triển khai quân từ xa, giảm bớt sự hiện diện quân sự thường trực, có đủ trấn an các quốc gia đối tác đang trong tình trạng căng thẳng bởi một nước láng giềng hùng mạnh như Trung Quốc.
Trước nguy cơ bị tên lửa tấn công ngày một tăng, các tư lệnh chiến trường Mỹ có thể thích sự linh hoạt theo mô hình viễn chinh hơn là đặc điểm dễ bị tấn công của các căn cứ cố định – chẳng hạn như căn cứ tại Okinawa – hoàn toàn nằm trong tầm bắn dễ dàng của các tên lửa Trung Quốc. Kế hoạch tái bố trí mới chuyển quân đến Guam với quy mô tinh gọn hơn, ước tính sẽ vẫn tiêu tốn đến 8,6 tỷ USD, sẽ chi dùng vào việc xây doanh trại, nhà ở cho gia đình binh sĩ, thao trường tập bắn. Thay vì xây thêm căn cứ cố định khác đang ngày càng dễ bị tấn công, Lầu Năm Góc nên xem xét dùng số tiền này trang bị thêm các loại tàu đổ bộ dành cho thủy quân lục chiến và các tàu khu trục chống tên lửa nhằm bảo vệ lực lượng này. Điều đó sẽ tăng cường tính linh hoạt và sự hiện diện tích cực của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, giúp củng cố niềm tin của các đối tác đồng minh và cả những tư lệnh quân đội Mỹ trong khu vực.
Nguồn: Foreign Policy
THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC NGA – TRUNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 26/4/2012
TTXVN (Mátxcơva 20/4)
“Báo Độc
Lập” (Nga) mới đây đăng bài của tác giả Iuri Tavrovski, nhà nghiên cứu
chính trị – chuyên gia phương Đông học phân tích và dự báo triển vọng
phát triển của “quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc sau khi ở hai nước có sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất, như sau:
Trong năm nay, ở
Nga và Trung Quốc đều sẽ có sự thay đổi những người đứng đầu đất nước.
Sự thay đổi như vậy thường dẫn đến việc nếu không xem xét lại, thì cũng
điều chỉnh chính sách đối ngoại. Liệu quan hệ giữa Mátxcơva và Bắc Kinh
có gì thay đổi?
Câu nói “mối
quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đang ở mức cao nhất trong lịch sử” đã trở
thành câu thông dụng. Câu nói này thường được các nhà lãnh đạo của cả
hai nước, các chuyên gia và các phương tiện truyền thông sử dụng. Thực
tế đúng là như vậy, nếu xem xét không phái là toàn bộ lịch sử 400 năm
quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, mà xem xét thời kỳ trong khoảng 50 năm,
ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô và sự chỉ trích trong đó tệ
sùng bái cá nhân Stalin, những bất hòa về hệ tư tưởng giữa Nikita
Khrushchev và Mao Trạch Đông làm cho mối quan hệ song phương trở nên
lạnh nhạt. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng, và thậm chí không phải
như vậy, nếu chúng ta nhớ lại một thời kỳ khác – thời kỳ từ khi nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949 và tới thời điểm bắt đầu
“đóng băng” các mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc vào năm 1960.
Trong khoảng thời gian này, hai bên đã xây dựng được các mối quan hệ còn
lưu lại trong tâm trí của nhiều thế hệ người Nga và người Trung Quốc
như là quan hệ anh em, còn trong các tác phẩm lịch sử, gọi là các mối
quan hệ đồng minh.
Liên minh được củng cố bằng máu
Ngày 14/2/1950,
bốn tháng sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
(1/10/1949), Liên Xô và Trung Quốc đã ký kết “Hiệp ước Hữu nghị, Liên
minh và Tương trợ lẫn nhau”. Văn kiện này, được chuẩn bị với sự tham gia
của Stalin và Mao Trạch Đông, đã hình thành Liên minh quân sự – chính
trị. Trên thực tế, Liên minh này bắt đầu được hình thành từ những năm
Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật giai đoạn 1937-1945 và
được củng cố trong thời gian nội chiến 1945- 1949. Theo Hiệp ước và các
thỏa thuận liên quan, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc quyền cùng
quản lý tuyến đường sắt Trung Quốc – Trường Xuân, rút quân đội khỏi căn
cứ hải quân chung ở Cảng Arthur, bàn giao tài sản của mình ở thành phố
Dalni. Trong những năm tháng khó khăn nhất sau chiến tranh, Mátxcơva đã
cho Bắc Kinh vay ưu đãi 300 triệu USD để xây dựng 50 cơ sở công nghiệp
lớn. Hàng nghìn chuyên gia Liên Xô đã tham gia xây dựng và khôi phục
những nhà máy, xí nghiệp hiện có của Trung Quốc. Các sinh viên, nghiên
cứu sinh, các chuyên gia Trung Quốc đã sang học tập tại các trường đại
học cua Liên Xô.
Năm 1952, thị
phần của Liên Xô chiếm hơn một nửa kim ngạch ngoại thương của Trung
Quốc. Các mối quan hệ đồng minh giữa Mátxcơva và Bắc Kinh đã được thử
thách trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) Trong những trận
chiến đấu chống lại quân Mỹ và các đồng minh, lực lượng chí nguyện quân
Trung Quốc đã tổn thất hơn một triệu binh lính và sĩ quan. Không chính
thức tham chiến, Liên Xô hỗ trợ cho các lực lượng của Trung Quốc và Bắc
Triều Tiên bằng cách cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng.
Mátxcơva cử cố vấn quân sự của mình tham gia các đơn vị quân đội, toàn
bộ lực lượng không quân của Liên Xô đã tham gia các trận chiến trên
không, bảo vệ các công trình quân sự quan trọng nhất ở Bắc Triều Tiên và
Đông Bắc Trung Quốc.
Không phải ngẫu
nhiên trong những năm 1953 – 1956 hệ tư tưởng giữa các nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xích gần lại nhau,
quan hệ chính trị giữa hai nước được củng cố. Khi đó, các hiệp định về
hỗ trợ trong việc xây dựng ở Trung Quốc 156 công trình công nghiệp lớn
đã được ký kết, các khoản vay tín dụng tương ứng đã được cấp. Trung Quốc
đã được viện trợ không hoàn lại cho 1.400 dự án của các xí nghiệp công
nghiệp hiện đại và được chuyển giao hơn 24.000 bộ tài liệu khoa học – kỹ
thuật khác nhau. Trên thực tế, hàng nghìn chuyên gia Liên Xô đã làm
việc trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là
những ngành lần đầu tiên được tạo ra ở Trung Quốc (ngành chế tạo Ô tô,
máy bay, máy kéo, ngành công nghiệp hạt nhân). Với công nghệ của Liên
Xô, Trung Quốc bắt đầu chế tạo được bom nguyên tử vấn đề về thành lập
hạm đội chung đã được thảo luận. Khối lượng hợp tác về quân sự, chính
trị, kinh tế và khoa học — kỹ thuật là chưa từng có trong lịch sử hai
quốc gia có chủ quyền. Đó là liên minh quân sự – chính trị thực sự.
Từ quan hệ đồng minh tới Chiến tranh Lạnh
Dấu ấn trong
lịch sử vẻ vang, nhưng không dài, của mối quan hệ đồng minh là vào mùa
Thu 1960, khi Liên Xô triệu hồi chuyên gia của mình về nước, còn Trung
Quốc thì từ chối mua các thiết bị của Liên Xô. Những sự việc này xảy ra
là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có việc các nhà
lãnh đạo Liên Xô không muốn làm “cái Ô” cho những hành động không được
thoả thuận với họ của các lực lượng vũ trang Trung Quốc ở eo biển Đài
Loan và ở biên giới với Ấn Độ. Làn sóng phản đối ở Tây Tạng, Nội Mông và
Tân Cương là hậu quả của nạn đói hàng loạt và những hậu quả khác của
chính sách “Đại nhảy vọt”, gần 60 nghìn cư dân ở các huyện lân cận đã
tràn qua biên giới các nước Cộng hòa Xôviết ở Trung Á, và các vụ vi phạm
biên giới đã xảy ra ở các khu vực khác. Chẳng bao lâu, cuộc Chiến tranh
Lạnh Trung – Xô đã bắt đâu, một vài lần xung đột đã gần tới ngưỡng
chiến tranh thực sự trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976).
Lấy lại những năm đã mất
Chỉ tới mùa
Xuân 1989, giai đoạn nguy hiểm và trái tự nhiên này đối với hai nước
láng giềng mới kết thúc. Từ ngày 15 đến ngày 18/5/1989, Tổng thống Liên
Xô Mikhail Gorbachev đã tới thăm Trung Quốc. Kết quả của chuyến thăm này
là việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Việc này được ghi nhận
trong Thông cáo chung. Chuyến thăm này có thể là sự khởi đầu không chỉ
việc bình thường hóa, mà còn “đẩy nhanh” các mối quan hệ song phương.
Trong điều kiện cuộc cải tổ bị ngưng trệ ngày càng rõ ràng, các giới
chính trị ở Mátxcơva ngày càng quan tâm tới những cải cách có hiệu quả
của Đặng Tiểu Bình – người nhấn mạnh các cải cách kinh tế cấp tiến trong
khi vẫn duy trì sự ổn định chính trị.
Đồng thời,
trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo có ảnh
hưởng do Tổng Bí thư Triệu Tử Dương đứng đầu, muốn bắt đầu việc cải cách
của mình với ưu tiên “tư duy mới”, “công khai” và những thay đổi chính
trị khác gây ảnh hưởng tới những cải cách kinh tế. Những sự kiện trùng
hợp với chuyến thăm lịch sử của ông Gorbachev tại Quảng trường Thiên An
Môn đã đặt dấu chấm hết cho những giấc mơ này, còn thực tiễn chính trị
đã cho thấy phương án phát triển nào là thành công. “Đẩy nhanh” đã không
diễn ra, nhưng quá trình tháo dỡ cơ sở hạ tầng quân sự và tuyên truyền
của Chiến tranh Lạnh bắt đầu, các khả năng cho sự xuất hiện những hình
thức quan hệ mới giữa hai nước láng giềng đã được mở ra.
Sự sụp đổ của
Liên Xô và “thời gian rối loạn” tiếp đó không thể không ảnh hưởng đến
tốc độ phục hồi của các mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên,
vào năm 1992, sau chuyển thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Boris
Yeltsin, “Tuyên bố chung về các cơ sở của sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga
và Trung Quốc” đã được ký kết. Văn kiện này bảo đảm
nền tảng vững chắc cho việc nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ về
thương mại, khoa học, thậm chí cả quân sự. Ở cả hai nước, những người
còn nhớ tới thời kỳ thân thiện cũ vẫn giữ các vị trí có anh hưởng. Họ đã
thúc đẩy để khắc phục tình trạng thiếu tin tưởng tích đọng trong xã
hội, đã thoa thuận trao đổi các nhà khoa học, hợp tác ở vùng biên, mua
bán các sản phẩm truyền thống. Hàng hoá của Trung Quốc giá rẻ, tuy chất
lượng không phải lúc nào cũng tốt, đã đáp ứng được tình trạng thiếu hàng
hóa trên các thị trường của Nga. Trung Quốc cũng bắt đầu nhận được
nguyên vật liệu giá rẻ và sản phẩm chế tạo máy cần thiết cho ngành công
nghiệp của mình. Thậm chí cả trong lĩnh vực nhạy cảm như buôn bán vũ
khí, đã đạt được những kết quả chưa từng có. Chỉ từ năm 1992 đến năm
2008, Trung Quốc đã mua 25 tỷ USD vũ khí của Nga: 4 tàu khu trục và 12
tàu ngầm, gần 200 máy bay chiến đấu, trực thăng, hệ thống tên lửa. Việc
sản xuất máy bay quân sự và kỹ thuật khác theo giấy phép của Nga đã được
mở ra, tại các học viện quân sự (của Nga) đã xuất hiện trở lại các
thính giả Trung Quốc, các cuộc tập trận chung quy mô lớn thường xuyên
được tổ chức. Giữa Bộ Quốc phòng hai nước đã thiết lập đường dây nóng,
lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu hai nước thường xuyên tiến hành các cuộc tham
vấn về những vấn đề an ninh chiến lược. Đỉnh cao của thập kỷ phục hồi
quan hệ song phương đầu tiên là việc ký kết “Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác
và Láng giềng thân thiện” ngày 16/6/2001 theo sáng kiến của Bắc Kinh.
Quan hệ đối tác chiến lược
Chính trên cơ
sở văn kiện này, “quan hệ họp tác và đối tác chiến lược” đã được thông
qua. Thật ra, công thức tương tự đã xuất hiện trong “Tuyên bố chung”
được Tổng thống Yeltsin và Chủ tịch Giang Trạch Dân ký kết từ năm 1996,
trong đó hai bên tuyên bố quyết tâm “phát triển mối quan hệ đối tác bình
đẳng, tin cậy nhằm hợp tác chiến lược trong thế kỷ XXI”. Thuật ngữ
ngoại giao lần đầu tiên được sử dụng khi đó đã trở thành mốt và được đưa
vào hàng chục văn kiện khác mà Mátxcơva ký kết với các nước khác. Việc
đó, tất nhiên, đã làm cho nó phần nào mất đi ý nghĩa. Tuy nhiên, Hiệp
ước năm 2001 bao gồm các điều khoản làm cho cụm từ “quan hệ đối tác
chiến lược” có ý nghĩa quan trọng. Điều 9 của Văn kiện này nói:
” Trong trường
hợp nảy sinh tình hình, mà theo ý kiến của một trong các bên tham gia
thỏa thuận, có thể đe dọa hòa bình, vi phạm hòa bình hoặc ảnh hưởng đến
lợi ích an ninh, cũng như trong trường hợp xuất hiện mối đe dọa xâm lược
đối với một trong các bên tham gia thỏa thuận, thì các bên tham gia
thỏa thuận có trách nhiệm ngay lập tức tiếp xúc với nhau và tổ chức tham
vấn để loại bỏ mối đe dọa nảy sinh”.
Trong gần 11
năm tồn tại của Hiệp ước, Điều khoản này chưa bao giờ được áp dụng trong
thực tế, mặc dù, chẳng hạn, cuộc xung đột Nga – Grudia năm 2008 đã diễn
ra trong những ngày Thủ tướng Vladimir Putin đang ở thăm Bắc Kinh. Và
trong cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc – Nhật Bản ở khu vực quần đảo
Điếu Ngư (Senkaku), quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng do Mỹ cung cấp vũ khí
cho Đài Loan, v.v.. Trung Quốc cũng không tham vấn Nga. Trong cụm từ
“quan hệ đối tác chiến lược”, hai bên nhấn mạnh quan hệ đối tác, để lại
các khía cạnh chiến lược đến những thời điểm tốt nhất (hoặc tồi tệ
nhất).
Tiềm năng hợp
tác quân sự ở khu vực, được đưa vào các văn kiện của Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải (SCO), tổ chức trên thực tế được thành lập gần như đồng thời
với thời gian ký kết “Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Láng giềng thân
thiện” năm 2001, cũng chưa được sử dụng. Ban đầu, người ta đánh giá SCO
như là “NATO của lục địa Á – Âu”, như là sự đáp lại của Nga – Trung Quốc
đối với sự dịch chuyển của khối EU – Đại Tây Dương vào các khu vực
Trung Á và Trung Đông. Nhưng việc thành lập Trung tâm chống khủng bố
tiếp theo, và các cuộc tập trận đã không diễn ra. Chẳng hạn, trong thời
gian bùng nổ cuộc nội chiến ở Cưrơgưxtan năm 2010 cả Mátxcơva lẫn Bắc
Kinh đều không nhớ tới các điều đã thoả thuận trong Tuyên bố về thành
lập SCO: “Các quốc gia thành viên SCO tăng cường cơ chế tham vấn và phối
hợp hành động trong các vấn đề khu vực và quốc tế, giúp đỡ và hợp tác
lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng nhất, cùng nhau
củng cố hòa bình và sự ổn định trong khu vực…’’.
Số lượng chưa chuyển thành chất lượng
Gần 11 năm đã
trôi qua kể từ khi ký kết Hiệp ước năm 2001, nhưng hai bên chủ yếu là mở
rộng các thông số số lượng của quan hệ đối tác. Khối lượng thương mại
tăng từ 8 tỷ USD năm 2000 lên gần 80 tỷ vào năm 2011. Trung Quốc đã trở
thành đối tác thương mại chính của Nga. Đến năm 2015, kim ngạch thương
mại có thể đạt tới 100 tỷ USD, và vào năm 2020 là 200 tỷ USD. “Chương
trình hợp tác giữa các khu vực Viễn Đông, Đông Xibêri, với các tỉnh Đông
Bắc Trung Quốc đến năm 2018” ký kết năm 2009, được thừa nhận đã có vai
trò đáng kể trong việc đạt được các chỉ số này. Ngoài chương trình đầy
tham vọng này, hơn 200 văn kiện khác nhau về hợp tác song phương đã được
ký kết.
Nếu nói về các
thông số chất lượng, thì bức tranh kém ấn tượng hơn. Thành tựu chính,
không nghi ngờ, là việc giải quyết dứt điểm vấn đe biên giới trong năm
2005. Tuy nhiên, cả việc loại bỏ “quả bom nổ chậm” này lẫn việc tổ chức
“Năm Hữu nghị của thanh niên”, “Năm Trung Quốc ở Nga” và “Năm Nga ở
Trung Quốc”, “Năm tiếng Nga” và “Năm tiếng Trung”… cũng không thể khôi
phục được sự quan tâm và cảm tình đối với nhau. Nói một cách đầy đủ rằng
số lượng sinh viên Trung Quốc học tiếng Nga không tới 30 nghìn người,
trong khi những người học tiếng Anh là trên 300 triệu! Có lẽ Năm du lịch
Nga ở Trung Quốc và Năm du lịch Trung Quốc ở Nga (2012 – 2013) sẽ hiệu
quả hơn, bởi số lượng các chuyến thăm lẫn nhau của người dân Nga và
người dân Trung Quốc hiện nay là khoảng 3 triệu người/năm.
Có lẽ, những
hậu quả của cuộc Chiến tranh Lạnh có vai trò của nó. Trong số những
người dân thường của Trung Quốc, việc thể hiện tình cảm đối với nước Nga
bị hạn chế bởi việc hát các bài hát Nga tại các quán bar karaoke. Ớ
Nga, người ta quan tâm đến văn hóa của Nhật Bản hơn là quan tâm tới tìm
hiểu những thành tựu của nền văn minh của “đối tác chiến lược Trung
Quốc. Trong số các chuyên gia Trung Quốc, các chuyên gia về Nga, đặc
biệt là các chuyên gia trẻ, sự tôn trọng đối với nước Nga hiện nay đối
với nền kinh tế và chính trị của Nga đang giảm đi. Các nhà Trung Quốc
học của Nga trung thành hơn, nhưng trong số họ, sự tức giận đang tăng
lên bởi những bất đông mới trong giao tiếp với các đồng nghiệp và các
nhà ngoại giao của Trung Quốc, những người được cho là “hết sức thành
công”. Những nhà lãnh đạo các cơ quan độc quyền nhà nước thường giữ lập
trường cứng rắn với các đối tác Nga tại các cuộc đàm phán.
Dường như, ở
cấp lãnh đạo không phải tất cả mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Cho đến
nay, Mátxcơva vẫn từ chối bán cho Bắc Kinh một số loại vũ khí mà họ quan
tâm, trong khi lại bán cho Đêli. Bắc Kinh vẫn coi phần phía Nam quần
đảo Kuril là lãnh thổ của Nhật Bản. Trong nhiều năm, tranh cãi về giá
khí đốt mà Nga hy vọng xuất khẩu cho Trung Quốc vẫn tiếp tục. Các đại
diện của Quân đội Trung Quốc, những người đã đóng góp to lớn vào việc
đập tan quân Nhật – đồng minh của Đức Quốc xã, năm 2010 đã không được
mời tham dự cuộc duyệt binh nhân Kỷ niệm lần thứ 65 Chiến thắng chủ
nghĩa phát xít. Sau vài tháng, người ta “khuyên” Tổng thống Nga Dmitry
Medvedev thăm mộ của những binh sĩ Nga ở Cảng Arthur, và ông bị giới hạn
ở việc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm những người Liên Xô tham gia các
cuộc chiến tranh giai đoạn 1945-1953. Sự không ăn nhịp lại tiếp tục –
chỉ mới gần đây, chuyến viếng thăm Mátxcơva của Phó Thủ tướng thứ nhất
Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, người một năm nữa sẽ trở thành
Thủ tướng, đã bị hủy bỏ – Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin không
có thời gian để tiếp do “lịch trình dày đặc trước cuộc bầu cử”. Thế
nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức hàng đầu của Chính phủ
Mỹ, mặc dù ở Mỹ cũng sắp diễn ra cuộc bầu cử, lại có thời gian để gặp
gỡ với Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, người vào mùa Thu này sẽ lãnh đạo
Đảng Cộng sản Trung Quốc, và sau đó lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc, và
cùng với Lý Khắc Cường tạo thành “bộ đôi”. Cả hai nhân vật này, theo
thông lệ, sẽ nắm giữ quyền lực hai nhiệm kỳ 5 năm, thực hiện các chuyến
công du tới các nước chủ chốt của thế giới, và Lý Khắc Cường muốn mở đầu
chuyến viếng thăm tới Mátxcơva …
Liệu “thời kỳ
vàng son” có bền vững? Tính tới kinh nghiệm của liên minh quân sự –
chính trị trong những năm 1950 và Chiến tranh Lạnh trong những năm 1970,
cần gọi mức độ quan hệ Nga-Trung Quốc đã đạt được, không phải là “cao
nhất trong lịch sử quan hệ”, mà là “thời kỳ vàng son”. Hiện nay mức độ
như vậy làm cho cả Mátxcơva và Bắc Kinh đều hài lòng. Xem xét các bài
viết mang tính cương lĩnh của ông Putin, người sắp trở lại Điện Cremlin,
thì những hy vọng lãng mạn của người tiền nhiệm của ông vào việc phương
Tây hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hóa của Nga để đổi lấy sự nhượng bộ
trong chính sách đối ngoại, sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, dường như
người ta chưa có kế hoạch bù đắp những điều chỉnh này bằng những thay
đổi về chất ở hướng Trung Quốc. Trong bài viết về Liên minh Âu – Á, tổ
chức liên kết này được xem là “một phần không thể tách rời của châu Âu
lớn, được thống nhất bởi các giá trị chung về dân chủ, tự do và pháp
luật thị trường”. Trong khi đó, sự tương tác của Liên minh Âu – Á với
Trung Quốc không được đề cập. Trong một bài viết có tính định hướng khác
với tổng quan toàn bộ chính sách đối ngoại của Nga, có một vài đoạn nói
về Trung Quốc. Nhưng qua đó thấy rõ rằng mặc dù muốn “mượn gió Trung
Quốc thổi cánh buồm kinh tế của chúng ta (Nga)”, nhưng vẫn sử dụng tương
đối hạn chế “gió từ phương Đông”, bài viết cho rằng: “Chúng ta cần tích
cực hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác mới, đồng thời
tranh thủ các khả năng công nghệ và khả năng sản xuất của các nước, thu
hút – tất nhiên, với sự thông minh – tiềm năng của Trung Quốc nhằm mục
đích phát triển kinh tế của khu vực Xibêri và Viễn Đông”.
Còn về sự hợp
tác chính trị thì vẫn trong khuôn khổ hiện nay: “Chúng ta sẽ tiếp tục
ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế”. Tuy nhiên, việc bài báo được viết
bằng ngôn ngữ không có đại từ, – đây là một chuyện, nhưng thực tế chính
trị lại là một chuyện khác hoàn toàn.
Quan điểm đối
ngoại của “bộ đôi” sắp cầm quyền của Trung Quốc hiện còn chưa rõ. ít
nhất là trên báo chí công khai, họ không công bố nhũng bài viết của
mình. Tuy nhiên, một lần tại một cuộc gặp gỡ với đồng bào của mình ở
Mêhicô, ông Tập Cận Bình nói. về những phê phán của phương Tây đối với
Trung Quốc: “Có một số người nước ngoài với dạ dày no đủ không tìm thấy
việc gì làm tốt hơn là việc chọc ngoáy chúng ta. Thứ nhất, Trung Quốc
không tham gia xuất khẩu cách mạng. Thứ hai, Trung Quốc không xuất khẩu
đói nghèo. Thứ ba, Trung Quốc không làm cho các vị đau đầu. Vậy các vị
muốn gì?”. Trong những năm 2008 – 2011, ông Tập Cận Bình đã thực hiện
chuyến công du tới một số nước ở khu vực Đông Á, Trung Đông, Mỹ Latinh,
châu Âu và khu vực Nam Á. Tháng 2 năm nay, ông đã tới thăm Mỹ. Năm 2010
ông thăm Mátxcơva và gặp gỡ với Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin.
Con gái ông đang học tập tại Đại học Harvard. Thủ tướng tương lai Lý
Khắc Cường có ít kinh nghiệm trên diễn đàn quốc tế. Năm 2010, ông đã nói
chuyện ở Davos, Thuỵ Sĩ, đã đi thăm một số nước đang phát triển. Ông
chưa tới thăm Nga trên cương vị chính thức. Nhiều khả năng, trước hết
“bộ đôi” này sẽ tiếp tục chính sách hiện nay, trong đó Nga được xếp ở vị
trí ưu tiên thứ hai, sau Mỹ.
Như vậy, cả
Mátxcơva lẫn Bắc Kinh đều không định nâng quan hệ “đối tác chiến lược”
hiện nay lên một tầm cao hơn. Nhưng những khả năng có thể xảy ra sẽ buộc
họ phải làm điều đó. Bởi rất có thể, phản ứng của phương Tây đối với sự
trở lại ghế Tổng thống của ông Putin và việc điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Nga sẽ là việc kiềm chế chặt chẽ hơn toàn bộ các mối quan hệ
quân sự, chính trị, kinh tế – thương mại, thông tin – truyền thông.
Trước mắt, đối tượng kiềm chế là Trung Quốc. Việc Bắc Kinh khước từ thực
hiện đòi hỏi của phương Tây – sớm nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ và như
vậy thừa nhận sự hạn chế chủ quyền chính trị, kinh tế, tài chính của họ –
đã gây ra sự đánh giá lại có tính chiến lược mối quan hệ giữa phương
Tây với Trung Quốc. Các đồng minh của Oasinhtơn vẫn đến Bắc Kinh để
giành các hợp đồng và đầu tư có lợi, nhưng trên tàu chỉ huy của hải đoàn
phương Tây, cờ hiệu chiến đấu đã được kéo lên. Chiến lược mới thay đổi
trọng tâm của những chuẩn bị về quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương đã được tuyên bố, việc thành lập các liên minh chính trị và quân
sự nhằm chống Trung Quốc đã bắt đầu, các hiệp ước quân sự hiện hành đã
được khởi động, các căn cứ quân sự mới được thành lập. Dường như hai
nhiệm kỳ tổng thống 6 năm có thể của ông Putin và hai nhiệm kỳ 5 năm của
“bộ đôi” Tập cận Bình – Lý Khắc Cường sẽ diễn ra trong điều kiện Nga và
Trung Quốc bị kiềm chế chặt chẽ hơn. Tình hình phát triển như vậy có
thể sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo và giới tinh hoa hai nước xác định rỗ
hơn “mối quan hệ đối tác chiến lược”, và sau đó tạo ra các hình thức hợp
tác mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét