Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Tin thứ Ba, 01-05-2012

CỰC CỰC NÓNG!!!Tin từ CTV: “Trung quốc cho máy bay khu trục xâm phạm vùng trời Việt Nam?
 Trưa 1-5, nguồn tin riêng cho hay, hai máy bay khu trục Trung Quốc vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và bắc tỉnh Ninh Thuận. Một số báo lập tức cho phóng viên kiểm chứng.
Trực ban chiến đấu Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) cho biết, đang tác nghiệp căng thẳng và không được phép cung cấp thông tin, đề nghị phóng viên làm việc với Phòng Chính trị Vùng 4 – có chức năng trả lời báo chí.
Tuy nhiên, 3 số điện thoại bàn của Phòng Chính trị đều không nhấc máy. Điện số điện thoại bàn của ông (Ngọc) Hóa , Chính ủy Vùng 4 để xác minh tin trên, ông nói tin quân sự, không thể cung cấp cho báo chí (dấu hiệu bất thường, ngày lễ, Chính ủy vẫn trực!)
 Một nguồn tin từ phóng viên ở Phan Rang cho hay, một số sĩ quan không quân lại nói rằng, vụ việc xảy ra ở ngoài Đà Nẵng, một sư đoàn không quân ta ở đó đã cho máy bay xuất kích để xua đuổi máy bay TQ. Nhưng có lẽ máy bay TQ không cố ý xâm phạm vùng trời VN, mà mục tiêu là diễu võ dương oai hoặc trinh sát cuộc tập trận của Hàn Quốc (?)
 Cuối chiều 1-5, một số báo ‘lề phải’ vẫn nỗ lực liên lạc với giới chức liên quan để kiểm chứng.
 Điều không bình thường là ở chỗ, một số lãnh đạo các đơn vị quân sự liên quan không phủ nhận nguồn tin trên, nhưng nhất định không cung cấp thông tin.
 Nếu không phải máy bay TQ, mà là của nước khác sự thể có thể khác?! Tương tự vụ 2 tàu hút bùn TQ xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang, nay thông tin diễn biến xử lý cũng ‘mất hút’!!!”
Đề nghị các cơ quan chức năng cho kiểm chứng ngay, nếu đúng, nên cho phép báo chí cung cấp thông tin ít nhiều. Có thể tin đầu ghi là “máy bay nước ngoài” cũng được, để tránh cho các đồng chí ở “trên” tăng áp huyết … À! Hay là máy bay của tụi … “Việt Tân”? 
Bổ sung, - Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa(RFI).  -  Máy bay Trung Quốc ‘dọa’ tàu Việt Nam? (BBC).

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hào hùng lễ chào cờ ở Trường Sa (VTV). – TS Nguyễn Nhã: Đưa Hoàng Sa – Trường Sa ra với thế giới (LĐ).  – Nguyễn Phi Hùng với Trường Sa (TN).- Sức sống biển đảo (SGGP).  - Trường Sa với người Việt xa quê (TT).

<- Hỗn chiến Hàn – Trung trên Hoàng Hải (Thanh Niên). – Hàn Quốc bắt 9 ngư dân ‘đầu gấu’ Trung Quốc (ĐV). – Ngư phủ Trung Quốc tấn công tuần duyên Hàn Quốc khi bị chận bắt vì đánh cá trái phép (RFI). – Ngư dân Trung Quốc tấn công ngư giám Hàn Quốc  (PLTP). – 4 lính tuần duyên Nam Hàn bị thương trong cuộc đụng độ với thủy thủ Trung Quốc: 4 South Korean coast guard personnel wounded in clash with Chinese sailors (CNN). – Nam Hàn bắt thủy thủ Trung Quốc (BBC).  – Hàn Quốc công bố ảnh bắt 9 ngư dân Trung Quốc (TTXVN).
Từ diễn biến của vụ này và mấy vụ trước, có thể đoán ra được mức độ ngư dân Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển của VN ra sao. Thêm thực tế tin tức trên báo chí (hầu như im ắng) thì đoán được thái độ nhu nhược trong việc xử lý của phía chính quyền VN tới đâu. Nếu còn hồ nghi thì xin trở lại vụ cả trăm công nhân TQ làm loạn, đánh đập dân ta hơn 3 năm trước, mà tới giờ không nghe có bị xử lý hay không. Gần đây nhất là 2 chiếc tàu hút bùn TQ xâm phạm, bị bắt giữ từ hơn một tháng trước, giờ chưa nghe tin tức gì.
- Đụng độ Philippines-TQ có vượt tầm kiểm soát? (VNN).  – Philippines giảm căng thẳng với Trung Quốc (NLĐ). – TQ bác đề nghị hòa giải cho vụ tranh chấp Biển Đông của Philippines (VOA).  – Manila và Washington tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc phòng (RFI).
- Thủ tướng Nhật Bản công du Hoa Kỳ để củng cố liên minh quân sự giữa hai bên (RFI).  – Lãnh đạo Mỹ, Nhật thúc đẩy quan hệ đồng minh mạnh mẽ hơn  (VOA).
- GS Carl Thayer: Những xu hướng đối ngoại chính trên Biển Đông (TC Phía trước). – Dịch từ bài: Diplomatic currents running strong in the South China Sea (EAF).  – Mỹ xây ‘Vạn lý trường thành’ vây Trung Quốc ở biển Đông  (ĐV).  – Biển Đông nổi sóng làm cả Châu Á chao đảo (VnMedia).
- Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa (BBC). – Các nhà lập pháp Đài Loan thăm Trường Sa (VOA).
- Việt Nam có thể mua máy bay chiến đấu SU-35 (Tổ Quốc).
- Bà Bùi Hằng bị buộc phải rời trại? (BBC). – Khoan hồng kiểu khốn nạn   –   (DLB). Diễn biến của vụ này, qua hàng loạt bài thóa mạ bà Bùi Hằng trên báo đài Hà Nội ít ngày trước khi thả, cùng cách thức “khoan hồng”, có thể thấy Hà Nội đã cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng. Họ học tập Hải Phòng trong vụ án Đoàn Văn Vươn? Còn tại sao “làm trái” thì xin có bình luận tiếp sau.
- Về ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải: Hoa Kỳ quan tâm về 3 blogger Việt Nam  (VOA). =>
- Hội từ thiện Bạch Đằng Giang bị sách nhiễu   –   (RFA).
- 37 năm – Cho ai? Vì ai?   –   (Hồ Như Hiển).  – Mời xem lại: “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai?  –  (RFA/ ĐCV). – Trần Trung Đạo: NHỮNG CÂU HỎI ĐẶT RA KHI THÁNG TƯ VỀ   –   (Phạm Viết Đào).  – 37 năm nhìn lại – phần 1  –   (RFA). – 37 năm nhìn lại – phần 2    –   (RFA). – Song Chi: 37 lần 30 tháng Tư (RFA’s blog).
- 37 năm trước, Hà Nội mừng Sài Gòn giải phóng, còn đây là 37 năm sau: CHIỀU 30.4: ĐAU ĐỚN LÒNG TA CHIỀU VĂN GIANG !  –   (Nguyễn Xuân Diện).  – Lẩm cẩm thiên hạ sự hay Quê hương là chùm khế ngọt (BoxitVN). “Đất nước đã Hòa bình 37 năm. Cả Đất nước đang cùng nhau tiến về đỉnh Vinh quang trên con tàu XHCN dưới sự cầm lái của những tài công tài ba xuất sắc của thời đại ‘đỉnh cao trí tuệ XHCN’. Thế nhưng, ngay chính trên mảnh đất hình chữ S hiện nay vẫn không thiếu những con ‘thú hoang lạc đàn’ bị xua đuổi, bị dồn vào tuyệt địa ngay trên đất nước mình, ngay trên chính trên quê hương của mình”.
- Trần Hồng Tâm: Bên nào thắng thì dân nhân đều bại   –   (ĐCV). “Trên dưới 3 triệu thanh niên từ vùng đất này ra đi, trở thành ma đói, ma khát ở đất người, không bao giờ về nữa, nhúm xương tàn cũng chẳng còn. Những mẹ già, những người vợ góa, cả đời chưa ra khỏi làng, biết đâu mà tìm hài cốt”.
- Bùi Văn Phú: Cảm xúc ngày 30 tháng 4 hàng năm (BBC). “Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chấm dứt. Nhưng lòng buồn nhiều hơn vui. Gia đình bỏ lại. Bạn bè lìa xa. Lênh đênh trên biển. Con tàu không máy rồi sẽ trôi dạt về đâu?  Mỗi năm hay ra biển vào cuối tháng Tư, nhìn về quê nhà mà lòng quặn đau”. – Người Việt Little Saigon và ký ức tháng 4 (phần 2)  –   (RFA).
- Trọng Đạt: Trang sử ô nhục, chuyện bên lề ngày 30-4-1975   –   (ĐCV).  – Hồi ức tuần lễ cuối cùng ở Sài Gòn, 30/4/1975 kết thúc chiến tranh VN   –   (RFA). – Vọng niệm: Ngày 30 – 4 nghĩ về những “bàn tay rô bốt” (Giang Nam Lãng tử).
- TOÀN CẢNH THÁNG 4/1975   –   (Phạm Viết Đào). – ĐỜI THƯỜNG TRONG DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975   –   (Mai Thanh Hải).  – Phóng sự ảnh: Chiến tranh Việt Nam trong mắt người Mỹ (P1)   –   Phóng sự ảnh: Chiến tranh Việt Nam trong mắt người Mỹ (P2) (GDVN). – Người Mỹ ‘tung’ ảnh hiếm về Sài Gòn năm 1970-1971 (kỳ 1)  –  Ảnh hiếm về Sài Gòn năm 1970-1971 (kỳ 2) (ĐV).
- Nguyễn Hồng Nhung - Như thể tất cả người Việt nam sinh ra, hoặc chết đi trong tháng Tư   (Dân Luận).
- Trần Khải – Bước Qua Dòng Bến Hải (CHHV). - Võ Hoàng: Cổng xóm Năm   –   (ĐCV).
- Bùi Minh Quốc: ÔI BẾN BỜ TÌM KIẾM SUỐT ĐỜI TA!… (Nguyễn Trọng Tạo).  – Về với đồng đội (PLTP).
- Tù Ca Việt Nam    –   (RFA). – Thù thành bạn từ một bài ca   –   (RFA). – Thư tướng Mỹ gửi “tướng” Việt Nam (TN).
- BA MƯƠI THÁNG TƯ LẠI VIẾT VỀ QUẢNG TRỊ   –   (Văn Công Hùng).  – Thả hoa đăng tri ân các liệt sỹ trên sông Thạch Hãn (TTXVN/ Lao động). – “Đêm hoa đăng” tri ân trên dòng sông Thạch Hãn (DT). – VÀI DÒNG TRONG NGÀY 30.4   –   (Người Ba Đồn).
- 114. TRẬN SUỐI TRE – VIỆT NAM (Washington Times/ Việt sử ký).
- Gió đã đổi chiều    –   (ĐCV).
- Sống lãi (TVN).
- Nguyễn Việt – Hòa giải dân tộc, Dân chủ, Nhân quyền và Bảo vệ Tổ quốc là những nội dung không thể tách rời nhau   –   Đỗ Kim Thêm – Lý Thuyết Đạo Đức Cho Hoà Giải Chính Trị  (Dân Luận).
- Trần Hữu Hiệp: Báo Tuổi Trẻ lại mắc lỗi   –   (Người Lót Gạch). – Nói về bài: Chủ tịch nước thăm nhà tù Phú Quốc (TT).
- Phỏng vấn GS Tương Lai: Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam (RFI). “… tôi thấy tình hình đã đi đến chỗ gay gắt một cách mà tôi cũng không hình dung nổi, nhất là khi xem đoạn video quay cảnh những người nhân danh Nhà nước, mặc sắc phục cảnh sát cũng có, mặc thường phục cũng có, cầm dùi cui đánh tới tấp vào những người dân. Xem cảnh đó, tôi không thể nào nói gì khác ngoài sự phẫn nộ và phẫn uất. Một Nhà nước mà đối xử với dân như vậy thì còn gì để nói!
- Trần Duy Huỳnh: Cưỡng chế đất Văn Giang – Sự cấu kết giữa đảng CS Việt Nam và các tập đoàn tư bản đỏ  –   (DLB).  – Đại tá Bùi Văn Bồng: CÔNG AN VÌ AI?   –   (Người Lót Gạch). – Đào Tiến Thi: Tại sao lại nhất thiết phải “đổi đất lấy hạ tầng”?  (VHNA). – Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang    –   (ĐCV). – Trực Kiến: Ôi quê tôi! (Trần Nhương). – HẬU VĂN GIANG  –   (Sơn Thi Thư). “Lấy đất bằng mọi giá/ Từ Tiên Lãng, Văn Giang/ Tiếp theo nơi nào nữa?/ Lòng dân thêm hoang tàn”. – Vivian Vu – Hãy cứu lấy hồ Thành Công (Dân Luận).
- Bắt đầu thanh tra việc sử dụng đất các nông lâm trường (PLTP).
- KHÔNG PHẢI TỰ DO CỦA LŨ GIẾT NGƯỜI (Nguyễn Trọng Tạo).  “Giá thứ gì cũng tăng/ Riêng mạng sống mỗi người cứ hạ/ Cả thanh danh, cả nhân phẩm/ Cũng xuống giá mãi không thôi/  Đám vua chúa/ Trị vì ta đã chán chê rồi/ Các lãnh tụ đã dẫn dắt ta chê chán…/ Thôi đi, đừng giao chiến với nhân dân!
- Trần Huy Thuận: VỊ THẾ NGƯỜI THỢ LÚC NÀY RA SAO? (Nguyễn Trọng Tạo). “Vai trò ‘LÀM CHỦ’ tiêu vong thì làm sao còn vai trò ‘LÃNH ĐẠO’? Ngay đến người công nhân là đảng viên, cũng phải chung số phận”.
- Xa dân lâu quá, bây giờ Quốc hội tìm đường về gần dân (PLTP).
- Hai công an đánh chết một tù nhân ở trại giam Khánh Hòa bị tạm giam  (RFI). – Bắt cán bộ trại giam ‘đánh chết người’ (BBC).  – Hai cảnh sát Việt Nam bị bắt sau cái chết của một tù nhân (VOA). – Đề nghị khai trừ Đảng, tước danh hiệu CAND (TT).  Sao không kêu Bộ Y tế tới “tước danh hiệu” … y sĩ nữa cho nó đủ lệ bộ? Để mai mốt sẽ có tiếp tin “Khởi tố nguyên cán bộ công an, nguyên đảng viên, nguyên “lương y như từ mẫu” đánh chết phạm nhân …”. Còn một vấn đề rất quan trọng nữa mà chỉ có báo chí nhà nước mới có điều kiện giám sát, đó là liệu các phạm nhân tham gia đấu tranh vạch mặt kẻ phạm tội đó có bị “trả đũa” hay không?
- MỘT CÔNG AN HUYỆN BỊ TỐ ĐÁNH NGƯỜI HÔN MÊ: Văn phòng Bộ Công an đề nghị làm rõ (PLTP). – Kết án chỉ dựa vào lời nhận tội ban đầu (PLTP).
- Điều tra vụ thư ký tòa nhận hối lộ tại Đồng Nai (TT).
- Nhà báo Tống Văn Công: Tổng Biên tập của ba tờ báo công đoàn (LĐ).
- Nguyễn Bách Phúc: Đập Thủy điện Sông Tranh 2: Sao không tìm kiếm nguyên nhân thật chính xác trước khi khắc phục sự cố?  (VHNA).
Phan Huy Đường – Khi Đảng và Nhà nước thắt họng triết gia (Dân Luận). Một độc giả từ Pháp cho là bài này lấy từ trang Diễn đàn, đăng từ ngày 28/4, mà không dẫn nguồn.
- “10 giải pháp cần áp dụng ngay để giảm ùn tắc giao thông”  (GDVN). – Xử phạt người hối lộ để hạn chế vi phạm giao thông (Bee).-  Chủ nhân đề án 5×5: “Có những lúc nên lùi một bước để tiến hai bước” (GDVN).
- Bộ Công an, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công thương và Bộ Giao thông Vận tải: Chưa có vụ cháy xe nào do xăng (Bee).  – BỐN BỘ TÀI TÌNH!   –   (Sơn Thi Thư).  BTV: Để hạn chế cháy xe, cần xử phạt mấy chủ xe để cho xe bị cháy!  :-)
- Bùi Hoàng Tám: Những ông kễnh… vô học! (Trần Nhương).
- Vụ Đà Nẵng phạt Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 586 gần 5 tỉ đồng: Quyền lực hành chính và thỏa thuận dân sự (PLTP).
- Lương, phụ cấp cho công chức đồng loạt tăng từ hôm nay (DT).
- Đại gia Việt chi trăm triệu đồng mua vui ‘dịch vụ lạ’ (ĐV).
- Chỉ thấy mặt Bộ Văn-Thể-Du, rồi giờ là tới Xin ý kiến Thủ tướng về mẫu lễ phục Việt Nam  (PLTP) mà không nghe nói có lấy ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử hay không.
- TS Trần Văn Bình: Có nên đi vào con đường xây dựng nhà máy điện hạt nhân  –   (Người Lót Gạch).
- CHÍNH QUYỀN HUGO CHAVEZ BỊ TỐ CÁO BẢO KÊ CHO BUÔN LẬU MA TÚY   –   (Tâm sự Y giáo).
- Cư dân mạng Trung Quốc tìm cách phá vỡ hàng rào kiểm duyệt vụ Trần Quang Thành  (RFI). – Châu Âu : Bắc Kinh không nên sách nhiễu thân nhân ông Trần Quang Thành (RFI). BTV: Ai bảo chính phủ Trung Quốc mạnh thì hãy xem vụ này. Họ sợ cả người mù như LS Trần Quang Thành, cho cảnh sát thay phiên canh gác nhà ông liên tục, đến khi ông trốn thoát thì quay qua bắt bớ, sách nhiễu người thân của ông. Một chính phủ như thế, dưới con mắt của người dân TQ và cộng đồng thế giới, không thể là một chính phủ hùng mạnh. Một chính phủ mà sợ cả người mù thì chính phủ đó có lẽ sắp tiêu rồi!
- Luật sư khiếm thị thử thách quan hệ Mỹ – Trung (TT).  - Mỹ, TQ tránh gây chú ý vụ nhà bất đồng chính kiến Trần Quang Thành  (VOA).  – Tổng thống Mỹ tránh trả lời vụ ông Trần Quang Thành  (VOA).  – Mỹ, Trung gần đi tới việc giải quyết vấn đề tị nạn cho nhà hoạt động khiếm thị: U.S., Chinese close to deal on asylum for blind activist  (NY Daily News). – Người đàn ông khiếm thị sẽ là tâm điểm trong các cuộc đàm thoại Mỹ – Trung: Invisible man dominates US-China talks (AP/ BusinessWeek).  – Giới chức Mỹ tới Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao (VOA).
- Trung Quốc Tụt Hậu   –   (Dainamax). – Trung Quốc đổ tiền vào các nước nghèo (TVN).
- Nước Anh và cái chết của một công dân quen biết với ông Bạc Hy Lai‎ (VOA). - Nguyễn Hưng Quốc: Làm ăn với Cộng sản   –   (VOA’s blog).  – Sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc (Brookings News/ BoxitVN). – Vụ Bạc Hy Lai làm chấn động quân đội Trung Quốc (VietSOH). – Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông : Ngôi sao đang lên của đảng Cộng sản Trung Quốc (RFI). – Vụ Bạc Hy Lai: THX nặng lời với báo chí phương Tây (NLĐ). – Tân Hoa xã phá vỡ bức màn bí ẩn vụ Bạc Hy Lai‎ (VOV). – Trung Quốc lên án truyền thông phương Tây về vụ Bạc Hy Lai‎ (CAND).
- LHQ muốn Miến Điện hợp tác với đối lập (BBC). – Phe đối lập Miến Điện chấm dứt việc tẩy chay Quốc Hội (VOA). – Đối lập Miến Điện chấp thuận tuyên thệ để hoạt động tại quốc hội (RFI). – Miến Điện sẽ kiểm tra dân số đầu tiên trong 31 năm nay  (VOA).
- Bắc Triều Tiên có thể thử nghiệm hạt nhân trong tháng 5 (VOA).  – Hàn Quốc “sẵn sàng phản ứng Triều Tiên” (VTV).
- Kampuchea: Gia đình một nhà bảo vệ môi trường bị sát hại đòi hỏi công lý  (VOA).


- Hồi ký của Tướng Trần Văn Đôn: VIỆT NAM CỘNG HÒA: 10 NGÀY CUỐI CÙNG   –   (Phạm Viết Đào). - Nguyễn Hoài Vân – Kẻ chiến bại   –   (DĐTK).
30.04 được gì? (Chuacuuthe).
- Hà Huy Sơn: Niềm tin có ở lại? (BoxitVN).


KINH TẾ
- Chính sách vĩ mô làm nên tính chuyên nghiệp (DNSG).
- Chi phí tái cơ cấu kinh tế: Lo “đếm cua trong lỗ” (VnEconomy).
- Nền kinh tế đối diện với khó khăn (NLĐ). – Doanh nghiệp, công nhân điêu đứng (TN).  - Tôm chết la liệt, nông dân điêu đứng (TT).
- Trần Vinh Dự: Việt Nam cần có nhiều vụ phá sản hơn    –   (VOA’s blog).
- Còn tham giá cao: BĐS tiếp tục bị nhấn chìm (VEF).
- Eximbank cử người “sang” Sacombank (VnEconomy).
- Một số tổ chức tín dụng “gây khó” Habubank (VnEconomy).
- 4 sự thật vô lý trên sàn chứng khoán Việt (VnMedia).
<= Photo: Tuoitre.vn. – Kinh doanh đa cấp – Lời hoang đường ngọt ngào (Dân Luận).
- ‘Thí điểm hoàn thuế cho người nước ngoài kéo dài quá lâu’ (VOA).
- Làm bù, làm thêm tính lương thế nào? (VNN).
- Thu nhập osin “đè bẹp” lương thạc sĩ Toán (VNN).
- Nhận dạng khó khăn của các khu kinh tế ven biển (TVN).
- Tây Ban Nha rơi vào tình trạng suy thoái  (VOA).
- Nhà máy lọc dầu mới ở Ấn Độ có thể thúc đẩy thương mại với Pakistan  (VOA).
- Chi tiêu của người tiêu thụ Hoa Kỳ tăng chậm  (VOA).
- Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để chống thất nghiệp (RFI).
- Châu Âu chuẩn bị một ‘kế hoạch Marshall’ 200 tỷ euro để kích thích tăng trưởng ? (RFI).




- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm UBKT của Quốc hội: Cải cách thể chế phải đi đầu (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- TRUYỀN THUYẾT VỀ THÁI HOÀNG THÁI HẬU NHÀ MẠC   –   (Kha Trà Phương).
- Vẻ nguyên sơ của miền Bắc 100 năm trước (ĐV).
- VỀ MỘT THỜI …HÀNỘI (KỲ 31)    –   (Nhật Tuấn).
- Trần Mạnh Hảo: Nguyễn Công Trứ – Ngất ngưỡng hồn thông reo  (VHNA). =>
- NGUYỄN KHOA ĐĂNG nắng quái chiều hôm (Lê Thiếu Nhơn).
- Truyện ngắn của VÕ HOÀI NAM: MẶC  (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hồ Thị Ngọc Hoài: Lặng im đợi sóng (Phong Điệp).
- NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG ở với ma, sống với người(Lê Thiếu Nhơn).
- NSND Viễn Châu: “Tới chết tôi còn viết vọng cổ” (NLĐ).
- ĐÂU RỒI HÌNH BÓNG CÔNG NHÂN TRONG VĂN ĐÀN HÔM NAY? (Nguyễn Trọng Tạo).
- KHỎA THÂN BÍ KÍP  –   (Văn Chương +).
- VỀ VÀI PHƯƠNG DIỆN TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT   –   (Văn Chương +).
- TUỆ UYỂN – ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI CHUYỆN VỚI THIẾU NIÊN 11 TUỔI (Khoahocnet).
- Tăng Ni sinh diễn Táo Quân mừng Phật đản (Bee).
- Bến Văn: Buồn vui trong Lễ hội làng (Trần Nhương).
- Ảnh: Cùng nữ sinh Chi Nam “bỏ học” về Rước Lễ Hội Phù Gióng  (GDVN).
- Nguyễn Trọng Tạo: Về Cửa Lò ăn nhậu mùa du lịch (VHNA).
- Xã hội hóa văn hóa ở ĐBSCL: Lúng túng, thiếu chiều sâu (SGGP).
<= Hàng chục hồ nước bậc thang trong Hang Tối là nơi có rất nhiều cá.Kỳ quan của bóng tối‎   –   (Cu Làng Cát).
- Hé lộ bí ẩn mộ táng Phia Muồn (Bee).
- Vương quốc bị bỏ quên trên dãy Himalaya (ĐV).
- Quang cún (Dongngan).
- Thêm bằng chứng về nữ võ sĩ giác đấu (National Geographic/ Tia Sáng).
- HLV West Brom sẽ lãnh đạo tuyển Anh (BBC).
- Ukraina chỉ trích việc EU tẩy chay giải chung kết bóng đá Euro 2012  (VOA).




GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nên có bộ phận tư vấn tâm lí học đường (TC Phía trước).
- Các trường ĐH cấp TOEFL, TOEIC “nội bộ” không được công nhận (GDVN).
- Xét tuyển trong nội bộ trường ĐH: Không công bằng (TN).
- Lao đao với mức học phí trường dân lập (GDVN).
- Hiệu trưởng xin trả lại tiền “không giải trình được” (TT).
-  Vỡ mộng kinh doanh giáo dục – Kỳ cuối: Người học bỏ dần trường yếu (TT).
- Hưởng dịch vụ 9 triệu đồng mỗi tháng, học sinh vẫn sợ đến trường (GDVN).
- Những câu văn… “cười ra nước mắt” (P1)   –   Những câu văn “cười ra nước mắt” (P2) (GDVN).
- Việt Nam thu hồi giấy phép mở trường của một công ty Singapore (VOA).
- Mâu thuẫn học đường, sinh viên “nhờ” người giết bạn (Bee).
- Bill Clinton đã học thế nào để trở thành Tổng thống?  -   Con đường học vấn của Tổng thống George W. Bush (GDVN). =>
- Trung Quốc: Một học sinh tự tử vì vay nặng lãi (GDVN).
-Trào lưu du học sớm – thách thức giáo dục nội (GDVN).
- Trịnh Hữu Long: Bộ KHCN: Ba chương trình hợp tác quốc tế lớn (Tia Sáng).
- Thấu đáo hơn khi nghĩ bằng tiếng nước ngoài (Wired Science/ Tia Sáng).




XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ mẹ con sản phụ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn: Do thuyên tắc ối? (SGGP). – Vụ sản phụ tử vong ở Bệnh viện Hóc Môn: Chậm trễ hay do tai biến khó? (TN).
- Ba Tơ, Quảng Ngãi: Càng nặng âu lo vì bệnh lạ   –   (RFA).
- Ngạt khí mêtan, bốn công nhân thiệt mạng (TT).
Chuyện về người Rục   –   (RFA).
- 40 lao động Việt ở Nga kêu cứu (TT).
- Nước mát vỉa hè – Độc hại khó lường (SGGP).
- Hạ Long tắc nghẽn trước giờ khai hội Carnaval (VNE).
- Nút giao thông xanh: Ước mơ khó thành  (VEF).
- Kinh hoàng, bật máy cưa cắt cổ tự tử (Bee).
<- Tiền Giang: Tìm thi thể ba thanh niên chết đuối (DT).
- “Anh hùng xa lộ” kể đang đua đâm vào xe cứu thương (Bee).
Muôn kiểu chèo kéo, mè nheo du khách tại Bãi Cháy (DV).
- Người nhà quê ở Sài Gòn (VEF).
- Cả khu phố vào cuộc đua tìm kho báu (VNN).
- Cuộc đời người mẹ trong bức ảnh làm thay đổi thế giới (Bee).
- 1/3 người Ấn Độ nói họ đang ‘cơ cực’  (VOA).
- Ngỡ ngàng với loài cá khổng lồ – “quái vật” vùng Amazon (VTC).
- Koala cần được bảo vệ tại Úc (BBC).
- Phà chở 350 người bị lật ở Ấn Ðộ  (VOA).
- Không cần đập Xayaburi, Thái Lan vẫn dư điện (PLTP).
- Chuẩn bị khai mạc Hội nghị quản lý các dòng sông thế giới ở Thái Lan  (VOA).




QUỐC TẾ
- Hai vụ nổ gây tử vong ở Syria (BBC).- 20 người chết trong các vụ nổ ở Syria  (VOA).  – Khủng bố đẫm máu tại Syria nhắm vào cơ sở tình báo của chế độ (RFI).
- Sudan tuyên bố tình trạng khẩn cấp dọc biên giới với Nam Sudan  (VOA).
- Hoa Kỳ bênh vực chuyện tấn công bằng máy bay không người lái  (VOA).
- Al-Qaida đề nghị thả con tin người Anh để đổi lấy giáo sĩ Abu Qatada  (VOA). Giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Abu Qatada. =>
- Một nhà báo Pháp bị bắt cóc tại Colombia (VOV).
- Tổng thống Pháp kiện báo mạng Mediapart tố cáo ông nhận tiền của Kadhafi (RFI). – Tổng thống Pháp kiện một trang mạng về tội phỉ báng  (VOA).  - Bùi Tín: Qua vòng 1 bầu tổng thống Pháp: Cảm nghĩ của một người Việt    –   (VOA’s blog).
- Thái Lan, Campuchia lại đụng độ (TN).
- Trung Quốc xôn xao vì quảng cáo áo thun hình ông Ôn Gia Bảo (GDVN).


Tàu chiến Trung Quốc qua eo biển của Nhật (Tân Hoa Xã, Global Military/NLĐ).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 30/04/2012; + Cuộc sống thường ngày – 30/04/2012;  + Thời sự 19h – 30/04/2012.

 

Foreign Policy

Làn sóng phản ứng các căn cứ Mỹ trên biển Đông

Đâu sẽ là nơi Lầu Năm Góc đặt căn cứ thủy quân lục chiến trong vùng Thái Bình Dương?
Tác giả: Robert Haddick
Người dịch: Nguyễn Tâm
27-04-2012
Tin tức tuần này cho hay, cuối cùng Mỹ đã đạt được thỏa thuận cắt giảm quân số lực lượng thủy quân lục chiến trú đóng tại đảo Okinawa (Nhật), và cuộc giằng co vẫn tiếp diễn trên biển Đông giữa tàu tuần duyên Philippines và tàu hải giám Trung Quốc, nay bước sang tuần thứ ba, đã làm cho tình hình thêm nóng.
Sự cố phát sinh từ đầu tháng 4 khi lực lượng trên một tàu chiến nhỏ của Philippines cố chặn bắt một số ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt thủy sản trái phép gần bãi cạn Scarborough trong vòng tranh chấp, cách đảo Luzon của Philippines 124 dặm về phía tây bắc. Trung Quốc nhanh chóng điều hai tàu hải giám đến hiện trường, ngăn cản việc bắt giữ, và giải thoát thành công ngư dân của mình. Sau đó, Trung Quốc đã rút bớt một tàu và Manila thay tàu chiến bằng một tàu tuần duyên, cuộc khủng hoảng lắng dịu được đôi chút. Tại Bắc Kinh, đại biện Philippines hai lần bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc để nghe giải thích vì sao bãi đá ngầm đang tranh chấp này lại hoàn toàn thuộc về “lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, cuộc tập trận quân sự mang tên “Balikatan 2012″ của Mỹ-Philippines kéo dài 10 ngày đã bắt đầu từ ngày 16 tháng 4. Cuộc tập trận định kỳ hàng năm lần thứ 28 này gồm nhiều nội dung diễn tập khác nhau, trong đó có cuộc tiến công giả định tái chiếm một hòn đảo bởi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines, được tiến hành vào ban ngày cho đông đảo phóng viên tường thuật trên đảo Palawan, nhìn ra biển Đông. Bên cạnh các lực lượng quân sự Mỹ và Philippines, tập trận Balikatan 2012 còn có nội dung diễn tập bộ chỉ huy, tiến hành cùng với các đại diện từ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Nhân dịp những sự kiện nói trên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cảnh báo các nước láng giềng về sự gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông. “Trên thực tế, họ (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền toàn bộ vùng biển này. Hãy nhìn những gì họ đang yêu sách chủ quyền và những gì còn lại”, ông Aquino nói với các phóng viên khi ông chỉ vào một bản đồ khu vực. “Thế thì làm sao các nước khác không khỏi lo ngại về những gì đang xảy ra”. Sau khi cuộc tập trận quân sự kết thúc, vị ngoại trưởng của chính phủ Aquino sẽ bay đi Washington để tham vấn với các quan chức Mỹ.
Nếu ông Aquino và các vị đồng nhiệm trong ASEAN có đủ tự tin đương đầu với Trung Quốc, những ai phản đối yêu cầu có thêm sự ủng hộ về mặt ngoại giao của Mỹ chỉ là con số nhỏ. Thực vậy, hồi năm 2010, khi một vài thành viên ASEAN công khai chỉ trích Bắc Kinh ở hai phiên họp Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) tổ chức tại Hà Nội, ngoại trưởng Hillary Clinton và bộ trưởng quốc phòng Robert Gates có mặt tại đây đã lần lượt lên tiếng ủng hộ lập trường của các nước này. Kể từ đó, lãnh đạo các nước Đông Nam Á, vốn đang nỗ lực đối phó với những đòi hỏi chủ quyền từ phía Trung Quốc, dường như đã hâm nóng ý tưởng về việc cần sự hiện diện quân sự rõ ràng hơn của Mỹ trong khu vực. Đối với biển Đông, điều này có nghĩa cần sự hiện diện của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ nhằm hỗ trợ các đối tác của Washington trong khối ASEAN. Thách thức đối với các các nước trong cuộc là, làm thế nào để bố trí sự hiện diện quân sự hỗ trợ này, không những đáng tin cậy mà phải bền vững về mặt chính trị.
Đáng tiếc, Lầu Năm Góc vẫn chưa xác định nơi sẽ đặt căn cứ cho các đơn vị thủy quân lục chiến trong vùng Thái Bình Dương. Một công việc vẫn đang tiến hành từ thập niên 1990 là kế hoạch lập căn cứ lâu dài cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, hết bản kế hoạch này đến bản kế hoạch khác bị hủy bỏ, trong đó phải kể đến sự thất bại khi không di dời được căn cứ Mỹ ra khỏi Okinawa hồi năm 2010, khiến thủ tướng Nhật lúc đó [ông Yukio Hatoyama] phải từ chức. Các đối tác của Mỹ xung quanh khu vực biển Đông muốn có một sự hiện diện ổn định của Mỹ trong khu vực, đó cũng là điều Mỹ muốn thực hiện. Thế nhưng, Lầu Năm Góc không thể cho biết chính xác làm thế nào Mỹ có thể đảm đương sứ mệnh này cho đến khi Mỹ xác định rốt ráo nơi sẽ là địa điểm thực sự cho lực lượng thủy quân lục chiến lập căn cứ.
Hiện nay, các nhà hoạch định đồng ý rằng sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa nên được thu hẹp. Bản kế hoạch năm 2006 đề xuất chuyển 8.600 lính thủy quân lục chiến và 9.000 thân nhân theo cùng đến đảo Guam, cách Okinawa 1.500 dặm về phía đông nam, với khoản chi phí xây dựng hoàn tất lên đến 21,1 tỷ USD. Sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa đã trở thành vấn đề quá đau đầu về phương diện chính trị đối với chính phủ Nhật. Thêm vào đó, một số nhà phân tích quân sự lo ngại trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, các cuộc tấn công bằng tên lửa sẽ khóa chặt các hải cảng và căn cứ không quân của Mỹ trên đảo Okinawa, ngăn chặn lực lượng trên bộ của thủy quân lục chiến Mỹ triển khai quân đến những nơi cần thiết. Trong khi đó, phí tổn để xây căn cứ quy mô lớn tại Guam đã vượt quá cao, sẽ gây nên tình trạng tập trung quá nhiều nguồn lực vào một địa điểm. Năm ngoái, các thượng nghị sĩ Carl Levin, John McCain và James Webb đã phản đối kế hoạch Guam, và yêu cầu soạn lại một kế hoạch khác.
Kế hoạch mới nhất giảm bớt quân số thủy quân lục chiến chuyển đến Guam xuống còn 4.700 lính, và 2.700 lính còn lại sẽ chuyển đến các căn cứ hiện có tại Hawaii. Kế hoạch này sẽ giúp giảm bớt chi phí xây dựng tại Guam cho Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ Levin, McCain và Webb vẫn muốn biết đề xuất lập căn cứ mới đây “có liên quan thế nào đến quan điểm chiến lược mở rộng hơn các hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực”.
Triển khai sự hiện diện tích cực tại những nơi như biển Đông, ứng phó với các cuộc khủng hoảng quân sự và nhân đạo sẽ là sứ mệnh chủ yếu của thủy quân lục chiến Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Làm thế nào có được căn cứ tốt nhất cho các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ để họ hoàn thành nhiệm vụ vẫn là vấn đề chưa giải quyết được.  
Tổng thống Aquino có vẻ hoan nghênh sự tăng cường binh lực Mỹ chung quanh Philippines. Nhưng điều đó không có nghĩa ông ấy muốn có sự hiện diện trở lại những căn cứ khổng lồ mang tính áp đặt chính trị của Mỹ từng hoạt động trên lãnh thổ Philippines cho đến năm 1992, thời điểm mà sự đồng thuận chính trị của quốc gia này buộc các lực lượng Mỹ phải ra đi. Có khả năng đa số cộng đồng dân cư trên đảo Okinawa sẽ theo đuổi việc kiện ra tòa nếu họ có thẩm quyền làm điều đó.
Con đường chính trị ít vấp phải sự chống đối nhất sẽ là tái bố trí các đơn vị hoạt động ở nước ngoài trở về các căn cứ trên đất Mỹ (là điều hầu hết các nghị sĩ quốc hội sẽ hoan nghênh), sau đó các đơn vị này sẽ được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không đến các địa điểm triển khai quân tương đối ngắn hạn và tập trận tại các quốc gia đối tác. Darwin (Úc) là nơi đã và đang chuẩn bị đón nhận một lực lượng lên tới 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ đến triển khai luân phiên 6 tháng mỗi lần. Philippines có thể sớm trải thảm chào đón các lực lượng Mỹ với cách thức tương tự. Tiếp theo có thể là các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh giảm bớt tác động tiêu cực của những căn cứ lớn ở nước ngoài như Okinawa và Philippines trước đây, cách triển khai quân luân phiên còn có một số lợi ích khác: Nó tạo điều kiện cho các nhà hoạch định và lực lượng quân sự Mỹ quen với tư duy viễn chinh. Giới chuyên gia hậu cần sẽ phải cải thiện hơn nữa những kỹ năng hết sức phức tạp trong công tác vận chuyển các đơn vị quân đội đi khắp thế giới, những kỹ năng này luôn hữu ích trong những cuộc khủng hoảng. Các đơn vị quân đội Mỹ sẽ phải học cách trở nên linh hoạt hơn, thích nghi tốt hơn và nhanh nhẹn hơn, nâng cao năng lực ứng phó với những cuộc khủng hoảng. Với cách triển khai quân theo mô hình chuẩn nói trên, quân nhân Mỹ sẽ trở nên quen thuộc với các đối tác nước ngoài khác nhau nhiều hơn so với lúc đóng căn cứ cố định. Khi không triển khai quân, các đơn vị này sẽ trở về căn cứ tại Mỹ, nơi có những cơ sở huấn luyện tốt hơn, gần gũi với gia đình hơn khi đóng quân ở nước ngoài.  
Cách triển khai quân này cũng có những rủi ro. Lực lượng không quân và hải quân Mỹ sẽ đối mặt với những thách thức gia tăng từ các loại tên lửa tầm xa, đối không và đối hạm. Khả năng một số lực lượng thù địch sử dụng tên lửa để áp đặt chiến thuật “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”, chống lại sự chuyển quân của các lực lượng Mỹ đến tăng cường tại khu vực khủng hoảng, sẽ đặc biệt gây khó khăn cho mô hình triển khai này. Xét từ viễn cảnh ngoại giao, một số nước sẽ đặt câu hỏi liệu chiến lược của Mỹ, dựa trên mô hình triển khai quân từ xa, giảm bớt sự hiện diện quân sự thường trực, có đủ trấn an các quốc gia đối tác đang trong tình trạng căng thẳng bởi một nước láng giềng hùng mạnh như Trung Quốc.
Trước nguy cơ bị tên lửa tấn công ngày một tăng, các tư lệnh chiến trường Mỹ có thể thích sự linh hoạt theo mô hình viễn chinh hơn là đặc điểm dễ bị tấn công của các căn cứ cố định – chẳng hạn như căn cứ tại Okinawa – hoàn toàn nằm trong tầm bắn dễ dàng của các tên lửa Trung Quốc. Kế hoạch tái bố trí mới chuyển quân đến Guam với quy mô tinh gọn hơn, ước tính sẽ vẫn tiêu tốn đến 8,6 tỷ USD, sẽ chi dùng vào việc xây doanh trại, nhà ở cho gia đình binh sĩ, thao trường tập bắn. Thay vì xây thêm căn cứ cố định khác đang ngày càng dễ bị tấn công, Lầu Năm Góc nên xem xét dùng số tiền này trang bị thêm các loại tàu đổ bộ dành cho thủy quân lục chiến và các tàu khu trục chống tên lửa nhằm bảo vệ lực lượng này. Điều đó sẽ tăng cường tính linh hoạt và sự hiện diện tích cực của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, giúp củng cố niềm tin của các đối tác đồng minh và cả những tư lệnh quân đội Mỹ trong khu vực.  
Nguồn: Foreign Policy

Cảm xúc ngày 30 tháng 4 hàng năm


Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ San Jose
-
Sáng 30-4. Cái mốc thời gian không quên trong đời tôi, và trong tim hàng triệu người Việt.
Lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà ra lệnh cho binh sĩ buông súng. Miền Nam đầu hàng miền Bắc. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chấm dứt.

Nhưng lòng buồn nhiều hơn vui. Gia đình bỏ lại. Bạn bè lìa xa. Lênh đênh trên biển. Con tàu không máy rồi sẽ trôi dạt về đâu?
Mỗi năm hay ra biển vào cuối tháng Tư, nhìn về quê nhà mà lòng quặn đau. Mặt trời tháng Tư chầm chậm vàng úa rồi tắt, để lại những tiếng sóng, khi nhẹ nhàng, khi bồng bềnh, nổi trôi. Như thân phận cuộc đời.
Đứng trước biển nhớ bố mẹ và các em mà rơi nước mắt.
Nhớ bạn bè thân thương thuở còn học chung với nhau mà buồn hơn cả buổi chiều tàn.

Cảnh người vượt biên tìm tự do sau 1975
Nhớ những ngày lênh đênh không mái che. Nhớ nước muối cùng nắng ăn sạm da mặt. Mong chờ một cơn mưa giông gột rửa. Nhớ nắm cơm thùng phuy. Mơ được đến bến bờ.
Chiều ra biển nhớ về Subic Bay xanh cỏ. Nhớ bãi biển Guam đầy đá nhọn. Nhớ Camp Pendleton ở lều lính giữa đồi cỏ khô.
Đứng ở biển nhìn về San Francisco đêm rực rỡ ánh đèn nhớ Singapore của tháng 5-1975 khi con tàu đến đó. Không được lên bờ mà chỉ neo xa xa.
Chiều nhìn ra biển. Xa thẳm bên kia là quê nhà. Lòng thầm hát câu thương nhớ:
Sài Gòn ơi! Tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi! Thôi đã hết thời gian tuyệt vời…
[Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt, nhạc Nam Lộc]
Nhìn qua biển rộng mà nghĩ mông lung. Quê nhà sau 30-4 thay đổi thế nào?
Hoà bình đến rồi sao những con người Việt Nam còn lao ra biển lớn bất chấp thủy thần, sóng dữ.
Ở bên nhà đôi tay ngà em vục bùn đen
Ở bên nhà đôi môi mềm thu vạn tủi oán
Ở bên này sống với ác mộng
Từng đêm ngày anh ra biển rộng…
[Ở bên nhà, nhạc Phạm Duy]

Mộ thuyền nhân Việt tử nạn trên biển Đông Nam Á
Đứng nhìn biển. Bên này thấp thoáng tàu vào bến cảng.
Bên kia thuyền vượt biển. Người thân, đồng bào đang trôi dạt về đâu.
Trời mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn như tiếng Nam Mô…
[Lời kinh đêm, nhạc Việt Dzũng]
Chiều tháng Tư ra biển. Nhìn về quê nhà. Nơi chân trời như thấy có trại học tập cải tạo.
Như thấy các em đang lao động vinh quang.
Thấy thanh niên xuống đường càn quét văn hóa Mỹ ngụy.
Thấy công an xông vào đánh tư sản mại bản. Thấy bo bo, mì sợi.
Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy…
Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…
[Chút quà cho quê hương, nhạc Việt Dzũng]
Bây giờ ra biển. Cuộc đời không còn nhiều nỗi buồn. Nhưng sẽ chẳng bao giờ vui. Nếu đó là ngày cuối tháng Tư.
Tác giả hiện dạy học và là một nhà báo tự do sống ở vùng Vịnh San Francisco. Bài viết thể hiện cảm nhận riêng của ông.

 

Ai biến chất chính trị và ai là người tự diễn biến?

Lê Hiếu Đằng
-
Trong những năm gần đây, các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam thường nhắc nhở, cảnh báo cái gọi là “mất phẩm chất chính trị và tự diễn biến” của một số đảng viên trong Đảng. Trong đó, có đông đảo các cựu tướng lĩnh, cán bộ CM lão thành, cán bộ hưu trí, trí thức, văn nghệ sĩ… Những đảng viên này với truyền thống yêu nước, yêu con người, tha thiết xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ. Một xã hội mà như nhà thơ THIẾT SỬ (Phan Duy Nhân – Nguyễn Chính) trong phong trào đấu tranh của SVSG trước 1975 đã mơ ước:
“Đến con trâu cũng nghé ọ yêu người…
Yêu anh em, yêu xã hội công bằng
Người yêu người xây dựng đến muôn năm”.
(Thư gởi các bạn sinh viên trong tập thơ Tiếng hát những người đi tới tập 1, do Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966-1967 xuất bản)
Đó là lý tưởng, là mơ ước sâu xa của biết bao thế hệ thanh niên, của biết bao nhân sĩ trí thức và đồng bào cả nước, đã hi sinh biết bao xương máu để mong rằng sau ngày nước nhà độc lập, thống nhất, chúng ta sẽ sống trong một xã hội tốt đẹp hơn. Ở đó, mục tiêu dân chủ, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội từng bước được cải thiện, ít nữa là hơn cái chế độ cũ. Nhưng 37 năm đã qua, sau ngày 30.4.1975, chúng ta thấy những gì đã diễn ra trên đất nước Việt Nam chúng ta?
Trả lời câu hỏi này thì sẽ lộ ra kẻ nào, đảng viên nào là biến chất chính trị và kẻ nào, đảng viên nào là người tự diễn biến, phản bội lại mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng… Vấn đề này phải được tranh luận một cách công khai, minh bạch, nghiêm túc chứ không thể nói theo cách hàm hồ, cả vú lấp miệng em được.
Vậy thì nhìn lại 37 năm qua, mục tiêu ban đầu của cách mạng đã được thực hiện như thế nào?
Về mục tiêu độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ:
Sau 30.4.1975, nhiều người vẫn nghĩ rằng chẳng còn kẻ thù nào gây hấn, phá hoại nền độc lập, tự chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng đâu có ai ngờ kẻ thù đó lại là “ông bạn vàng, môi hở răng lạnh” từ phương Bắc xua quân đánh qua các tỉnh biên giới phía Bắc. Xúi bọn tay sai Pôn Pốt đánh qua biên giới phía Nam và trước đó vào năm 1974, đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, vào năm 1988, đánh chiếm đảo Gạc Ma và một số đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam… gây biết bao đau thương, tang tóc cho đồng bào, chiến sĩ chúng ta. Bên cạnh đó, việc mở đường cho bọn bành trướng Bắc Kinh vào thuê đất rừng ở các tỉnh biên giới, vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đưa công nhân vào tận đất mũi Cà Mau và nhiều vùng kinh tế trọng điểm khác. Ngoài ra, sự nhu nhược, khuất tất trong việc xử lý, đối phó với những hành động phá hoại, ngăn trở việc khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của Việt Nam, việc giết chóc, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, đòi tiền chuộc như kẻ cướp biển đối với ngư dân chúng ta đang đánh bắt ở các ngư trường truyền thống biết bao đời nay… đã làm nhân dân cả nước bất bình, phẫn nộ nên đã nổ ra các cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội, TP. HCM và đã bị đàn áp dã man, vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
Gần đây, có vị lãnh đạo hứa hẹn với Trung Quốc sẽ dẹp các cuộc biểu tình yêu nước ở Việt Nam, nhắc lại rằng “Bạn khuyên ta…” thế này, thế kia, làm thương tổn lòng tự trọng dân tộc, xấu hổ với bạn bè năm châu. Trong khi đó, ở gần ta, chính phủ và nhân dân Philippines – một nước nhỏ và yếu hơn ta – vẫn kiên quyết chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc bằng những hành động thích đáng, kể cả quân sự và biểu tình quần chúng.
Như vậy, nền độc lập, tự chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta đã được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước bảo vệ như thế nào? Vẫn biết rằng hết sức tránh chiến tranh, giữ gìn hòa bình là nguyện vọng thiết tha của nhân dân ta, dân tộc ta, một đất nước đã trải qua biết bao cảnh chiến tranh đau thương. Nhưng hiện nay, tình hình thế giới đã khác, chúng ta đã hội nhập vào các tổ chức, định chế quốc tế và nhất là nếu biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, chúng ta vẫn có thể có những biện pháp đối phó có kết quả mà bọn bành trướng không thể bắt nạt, lấn tới…
Về mục tiêu dân chủ, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội:
Có thể nói đây là một nội dung cốt lõi nhất qui định bản chất của một chế độ xã hội, tiến bộ hay lạc hậu.
Thực tiễn cho chúng ta thấy là trong 37 năm qua, từ 30.4.1975 đến nay, các quyền tự do, dân chủ được qui định trong Hiến pháp 1946 đã bị tước đoạt toàn bộ. Nhà nước dân chủ cộng hòa đã bị thay thế bằng một nhà nước toàn trị, độc đoán. Tinh thần tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc tại Ba Đình lịch sử với cam kết đem lại “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cho đất nước và cho nhân dân đã gần như bị lãng quên, nếu không nói là đã bị phản bội. Thành quả cách mạng đã bị đánh tráo. Các quyền cơ bản của người dân như tự do báo chí, tự do biểu tình, đình công, tự do lập hội… đều bị ngăn cấm hoặc xâm phạm thô bạo như đàn áp các cuộc biểu tình ở TP. HCM, ở Hà Nội, bức tử viện nghiên cứu độc lập đầu tiên của trí thức (IDS), bắt bớ, giam cầm các nhà đấu tranh cho dân chủ, các blogger, các nhà báo tự do và gần đây nhất là tại TP. HCM, bằng chỉ thị miệng, lén lút và hèn hạ, đã cấm chiếu phim “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát” của André Menras, giải tán hoạt động của các tụ điểm văn hóa lành mạnh như Ami ở Văn Thánh, café Thứ Bảy, bãi bỏ một số buổi giao lưu giữa bạn đọc với một số học giả, trí thức, nhà văn mà chính quyền cho là có “vấn đề” tại Hội sách TP. HCM mới đây, không cho tiếp tục chuyên mục “Câu chuyện triết học” hằng tuần vào số báo thứ tư của Sài Gòn Tiếp Thị.
Nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà nước đã dung túng cho các chính quyền địa phương giải tỏa, đền bù đất đai của dân với giá rẻ mạt, hay nói thẳng ra là làm tay sai cho các chủ đầu tư, bọn làm giàu bất chính cướp đất của dân. Việc huy động quân đội, công an cảnh sát đàn áp gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, huy động hàng ngàn công an dùng dùi cui, khiên giáp, lựu đạn cay “hỗ trợ” nhà đầu tư giải tỏa đất của nông dân ở huyện Văn Giang, Hưng Yên. Tiếng la khóc của người dân, tiếng nổ của lựu đạn cay, khói lửa bay mịt mù làm tôi nhớ lại bài hát Hát trong làn khói đạn của Trương Quốc Khánh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn ngày nào:
“Trái đạn nào là trái đạn không cay
Sinh viên nào không đấu tranh ngày ngày
Dùi cui nào mà đánh mình không đau
Học sinh nào mà không mến thương đồng bào…”
Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời mà than rằng: “Lịch sử ơi, sao ngươi chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!”
“Ở đâu có áp bức là có đấu tranh!”. Các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản đã từng dạy tôi như vậy. Mà đúng thật. Theo tin báo Tuổi Trẻ ngày thứ bảy 28.4.2012 thì “Đến chiều ngày 27.4, hơn 1.000 người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn tập trung tại trụ sở của UBND xã Liên Hiệp phản đối những sai phạm quản lý đất đai của chính quyền xã, đòi chính quyền trả lại đất…” Cũng trong trang tin này cho biết: “Quốc lộ 1A đoạn ngang qua thị trấn huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã bị ách tắc từ 11g đến hơn 12g30 ngày 27-4 do hàng trăm người dân chủ yếu ở hai xã Mỹ Thọ, Mỹ An kéo về trước trụ sở UBND huyện Phù Mỹ và chặn ngang quốc lộ để phản đối một số doanh nghiệp chặt rừng dương phòng hộ, khai thác titan…”. Chúng ta kỷ niệm 30.4.1975 bằng những sự kiện bi hùng đó.
Người dân, người nông dân đã nói lên tiếng nói của mình bằng những hành động quyết liệt dù cho họ biết sẽ bị đàn áp, bắt bớ. Nguy cơ chính là đây, chứ không có kẻ xấu, lực lượng thù địch nào hết. Kẻ xấu, lực lượng thù địch chính là bọn bành trướng Bắc Kinh và bọn quan chức tham nhũng, những cường hào mới, ức hiếp, tước đoạt ruộng đất của dân. Chính bọn này sẽ đào mồ chôn chế độ chứ không phải là ai khác.
Ngoài ra, sự phân hóa sâu sắc giàu nghèo, sự xuống cấp, tha hóa của đạo đức xã hội với tệ nạn dối trá, sống không trung thực, chạy theo chức quyền, đồng tiền một cách mù quáng. Tính ưu việt của một chế độ được thể hiện qua các lĩnh vực liên quan thiết yếu đến đời sống con người: giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Nói đến lĩnh vực giáo dục, y tế, tôi chợt nhớ đến một kỷ niệm. Trong những ngày đầu nước nhà thống nhất sau 1975, ở Hội Trí thức yêu nước thành phố (nay là Liên hiệp Khoa học – Kỹ thuật TP. HCM), một số vị trí thức đầu đàn có nói với tôi rằng các vị phục người Cộng sản hai điểm: một là chủ trương nền giáo dục – y tế miễn phí, hai là chủ trương chống mê tín dị đoan, các ông thầy bói, các bà lên đồng hết đất sống. Nhưng có lẽ, các vị trí thức lớn như Giáo sư Lê Văn Thới, Giáo sư Phạm Biểu Tâm, Giáo sư Ngô Gia Hy… – những vị đến nay đã qua đời – không ngờ rằng 37 năm sau hai lĩnh vực này phát triển một cách kinh hoàng theo chiều ngược lại: giáo dục – y tế thì thu tiền tràn lan, không có lấy một bệnh viện thí, một trường công thật sự. Còn mê tín dị đoan thì than ôi, không còn gì để nói, vì ngay cả một số chính quyền địa phương cũng công khai đứng ra “buôn thần bán thánh”, biến những di tích lịch sử, những nơi thờ phụng thiêng liêng thành những nơi kinh doanh rất hoành tráng.
Tất cả thực trạng trên nói lên cái gì? Rõ ràng là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hi sinh biết bao xương máu để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc nhưng nền độc lập, tự chủ đó đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh đe dọa nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Lũng đoạn về chính trị, kinh tế, gây hấn ở Biển Đông. Nhân dân Việt Nam trải qua biết bao hi sinh của các thế hệ để mong ước có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nhưng nay lại có nhiều điều còn tồi tệ hơn các chế độ cũ. Con thuyền Việt Nam đang bị lái chệch hướng vào con đường của thời kỳ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy, tư bản man rợ chỉ biết đấu đá, giẫm đạp lên nhau mà sống bất kể những tiếng kêu thấu trời của quần chúng. Họ đã quên những mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội để biến cãi đất nước ta thành một nước phát triển, văn minh, công bằng và tiến bộ xã hội, hòa nhập vào xu thế chung không thể đảo ngược hiện nay của thời đại.
Họ đặt lợi ích của Đảng mà thực chất là lợi ích của cá nhân, của gia đình các nhóm lợi ích lên trên lợi ích của quần chúng, của xã hội, lên trên sự tồn vong của đất nước, của Tổ quốc. Phẩm chất chính trị của người đảng viên Đảng Cộng sản, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam còn là một đảng cách mạng, là anh có còn trung thành với những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng xã hội không? Trên cơ sở tiêu chuẩn này, thì hiện nay ai là người biến chất về mặt chính trị, tự diễn biến để trở thành tay sai của các thế lực, dù thế lực đó bất cứ là ai, là ngoại bang hay tập đoàn, nhóm lợi ích, các chủ đầu tư, bọn làm giàu bất chính, nghĩa là tay sai, nô lệ cho đồng tiền?
Ai? Ai là người biến chất về chính trị và tự diễn biến hiện nay?
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin kể một việc xảy ra ở cơ sở. Cô em gái của bạn tôi trước đây là dân quân báo của T4 (khu Sài Gòn – Gia Định), hiện nay đang sinh hoạt đảng ở chi bộ của một khu phố. Sau cuộc biểu tình đầu tiên chống nhà cầm quyền Trung Quốc bức hại ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong năm 2011, ở chi bộ cơ sở có phổ biến là không nên đi biểu tình, biểu tình là xấu, là diễn biến hòa bình, v.v. Nghe vậy, người nữ đảng viên, em gái bạn tôi, “bật lò xo” đứng dậy nói to đại khái là “Trong những người đi biểu tình đó có các ông anh, bạn bè tôi trong phong trào sinh viên học sinh trước đây. Họ là những người tốt, yêu nước. Chính Đảng mới là người tự diễn biến, từ bỏ các mục tiêu cách mạng trước đây. Do đó, tôi thấy không cần thiết ở trong Đảng nữa”. Ngay sau đó, người nữ đảng viên nọ làm đơn xin ra khỏi Đảng. Trước thái độ quyết liệt đó, một số vị trong chi bộ xuống nước đề nghị bỏ ý định ấy đi vì các vị sợ rằng trong chi bộ mà có một đảng viên xin ra khỏi Đảng thì sẽ mất danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh. Cũng là cái thói thành tích hão, sợ sự thật… Chị của người nữ đảng viên này cũng là dân quân báo, tù Côn Đảo và hai chị em đều sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống cách mạng. Cho đến nay, tôi được biết người nữ đảng viên đó vẫn giữ ý định chia tay với Đảng Cộng sản.
Như ngay từ đầu bài viết, cách đặt vấn đề của tôi là công khai và minh bạch, sẵn sàng tranh luận, đối thoại sòng phẳng với bất cứ một vị lãnh đạo nào, kể cả những nhà lý luận của Đảng Cộng sản nhưng không được chơi trò “bỏ bóng đá người”, ỷ có trong tay bộ máy tuyên truyền rồi a dua “bề hội động” như là một bọn bồi bút. Ngay cả trong trường hợp đó tôi cũng chẳng sợ vì tôi tin rằng nhân dân và sau này là lịch sử, là người công bằng nhất phán xét cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Tôi xác tín như vậy nên tôi chẳng sợ gì cả, kể cả tù tội, cái chết. Tôi phải trả nợ cho những người đã nằm xuống trong đó có những bạn bè thân thiết của chúng tôi.
Ngày 30.4.2012
L. H. Đ.

 

Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang bằng vũ lực

On The Net
-
Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong tất cả những người Việt Nam có suy tư về vận mệnh đất nước.
Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này.
Để chứng tỏ quyền lực của chính quyền trong việc “hỗ trợ” một dự án kinh doanh tư nhân được nhà nước bảo trợ thông qua những điều luật và điều khoản dưới luật đã và đang ngày càng bị công luận đồng thanh phản bác vì bản chất vi hiến, đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nông dân, thành phần chủ yếu của nhân dân Việt Nam, thành phần từng là chủ lực quân của cuộc cách mạng và chiến tranh do Đảng Lao Động, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động và lãnh đạo trong nửa thế kỷ qua, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân quyết bảo vệ mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và máu, còn lưu giữ xương cốt của cha ông từ nhiều đời.
Những hình ảnh lan truyền khắp thế giới đã khiến tất cả những ai có lương tri của Con Người phải phẫn nộ. Những kẻ vũ trang tận răng xông vào đánh đập vài người nông dân yếu ớt. Những tiếng khóc la của đàn bà, con trẻ làm đau nhói tim người. Những mảnh xương cốt cha ông bị máy ủi xới bật lên trên cánh đồng xanh tốt phút chốc tan hoang để lại một ấn tượng chua xót và tủi nhục. Đó là những tội ác Trời không dung, Đất không tha.
Những hình ảnh phơi bày trước con mắt nhân dân trong nước và thế giới sự đối đầu không khoan nhượng giữa bộ máy đàn áp của chính quyền với một bộ phận nông dân, sự bạo hành chỉ có thể áp dụng đối với kẻ thù của nhân dân. Nguy hiểm hơn nữa cho đất nước, qua vụ Văn Giang có thể thấy một đội ngũ mang danh công bộc của dân nhưng lại chống đối nhân dân với tâm lý không biết sợ, không biết thẹn, không biết đau biết tủi.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu:
1/ Các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trả lời trước toàn dân những câu hỏi sau:
  • Việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc triệt để tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của cả một dân tộc được tự do sinh sống trên mảnh đất độc lập do xương máu của chính mình giành được?
  • Việc giải tỏa gây chấn động tâm can hàng chục triệu người dân, trước hết là hàng chục triệu nông dân, chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường về an ninh chính trị của đất nước, để bảo vệ lợi lộc của một nhóm cá nhân chủ đầu tư, có phải việc nên làm của một nhà nước của dân, do dân, vì dân?
  • Việc giải tỏa (nếu có) dựa vào những quy định luật pháp hiện hành đang là đối tượng phải sửa đổi của Luật Đất đai sắp tới có phải việc nên làm của một nhà nước thực sự có thiện chí hướng đến một Nhà nước Pháp quyền?
  • Việc công khai đối đầu giữa lực lượng vũ trang mệnh danh “Công an Nhân dân” với một cộng đồng nhân dân không chống đối chính quyền, chỉ tranh chấp quyền lợi với một nhóm lợi ích, có phá hoại nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc đang là vốn quý nhất của một nước nhỏ yếu trong cuộc chiến đấu lâu dài đòi lại và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước một kẻ thù to lớn và gian ác?
2/ Các cơ quan quyền lực cao nhất công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về chủ trương và việc thực hiện vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
3/ Xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark để điều chỉnh những bất hợp lý, bất hợp tình trong dự án theo hướng ưu tiên lợi ích thực sự của nhà nước và người nông dân có đất bị thu hồi.
4/ Yêu cầu các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark khẩn trương khắc phục những hậu quả của vụ cưỡng chế:
  • Công khai xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế.
  • Làm lễ tạ tội những hương hồn đã bị đào mồ, phơi xương trắng; xin tạ lỗi với những hậu duệ của người chết, xin khôi phục mồ mả của cha ông họ.
  • Đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất trong vụ cưỡng chế bằng các hình thức được họ chấp nhận.
5/ Nghiêm cấm việc sử dụng lực lượng trị an của nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” cho các doanh nghiệp tư nhân.
6/ Cấp tốc sửa đổi Luật Đất đai và những luật lệ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng theo hướng đặt quyền lợi của người dân có đất và quyền lợi thực sự của quốc gia lên cao nhất, tuyệt đối không để các nhóm đặc quyền lợi dụng luật để cướp đất của người dân với giá rẻ mạt.
Với tâm huyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, trước hết là lợi ích của người dân lao động, với thiện chí xây dựng một nhà nước thực sự pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi những người có trách nhiệm cao nhất của Nhà nước Việt Nam nghiêm túc đáp ứng những yêu cầu trên. Với thiện chí xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, lành mạnh và nhân bản cho nước Việt Nam phát triển bền vững, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tôn trọng lợi ích chính đáng của người dân, không cấu kết với bọn tham nhũng trong chính quyền để mưu lợi lộc bất chính, bất nhân, bất nghĩa, điều sẽ xâm hại chính lợi ích lâu dài của các vị.
Hà Nội, ngày Lao động quốc tế 1/5/2012
Bauxite Việt Nam
1. Nguyễn Huệ Chi
2. Phạm Toàn
3. GSTS Nguyễn Thế Hùng, Đại học Đà Nẵng
4. Nhà văn Hoàng Hưng
5. PGSTS Hoàng Dũng, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
6. TS Phan Hoàng Oanh, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
7. TS Nguyễn Đình Nguyên
8. Đạo diễn điện ảnh, nhà báo tự do Song Chi, thành phố Kristiansand, Na Uy.
(Cập nhật vào lúc 12g40 sáng ngày 2-5-2012)

 

Xã hội không cần người giỏi thì đạo học rất khó phát triển

Thu Hà thực hiện
-
(Văn Nghệ Trẻ phỏng vấn giáo sư Nguyễn Minh Thuyết)
Ở Việt Nam, phần đông đi học chỉ để lấy tấm bằng tiến thân. Do đó, bao nhiêu năm nay giáo dục đại học (GDĐH) không có gì thay đổi, ngay cả Dự thảo Luật GDĐH lần này cũng chưa đưa ra được những quy định có khả năng tạo ra những thay đổi căn bản. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chính sách phát triển kinh tế – xã hội và chính sách nhân lực của ta. Nếu kinh tế nước ta chỉ dừng lại ở khai khoáng và gia công, lắp ráp thì các trường vẫn chỉ đào tạo như lâu nay họ vẫn làm. Còn về chính sách nhân lực, nếu tiêu chí tuyển dụng, sử dụng, cất nhắc chỉ xoay quanh mấy chữ “quan hệ”, “tiền tệ”, còn “trí tuệ” xếp chót bảng thì con em chúng ta cũng chẳng cần học nhiều, học giỏi làm gì.
- Thưa ông, Thủ tướng vừa có công điện yêu cầu các tỉnh thành phải khẩn trương rà soát tình hình, nắm chắc từng trường hợp cụ thể, có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, không để trường hợp học sinh, sinh viên nào phải bỏ học, thôi học vì lý do không có khả năng đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Với công điện này, rõ ràng Chính phủ đã rất quan tâm đến giáo dục bậc đại học. Tuy nhiên, dư luận xã hội không khỏi lo ngại trong quá trình triển khai thực hiện sẽ nảy sinh tiêu cực. Quan điểm của ông vấn đề này thế nào, thưa ông?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên đã được Chính phủ triển khai từ nhiều năm nay thông qua hình thức cho vay tín dụng. Công điện của Thủ tướng vừa qua thêm một lần nữa nhắc nhở các địa phương phải thật sự chủ động nắm tình hình đời sống của nhân dân địa phương mình, từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo để các em có tiền đi học.
Dư luận xã hội vui vì Chính phủ đã quan tâm nhưng lo ngại về khả năng nảy sinh tiêu cực trong quá trình triển khai chính sách. Lo ngại là có cơ sở, vì trên thực tế ở không ít địa phương, có những hộ gia đình không nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng vẫn “xin được nghèo” để nhận hỗ trợ của Chính phủ. Dịp Tết Nguyên đán cách đây mới vài năm còn xảy ra tình trạng nhiều địa phương sử dụng nguồn tiền Chính phủ hỗ trợ người nghèo ăn Tết không đúng đối tượng, không đúng định mức hoặc tiền đến được với người nghèo thì đã qua dịp Tết.
Một lo ngại nữa là học phí của các trường ĐH, CĐ rất khác nhau, trường ngoài công lập thu học phí cao gấp 5, 10, 20 lần trường công lập, quỹ tín dụng nào có thể hỗ trợ học sinh, sinh viên số tiền lớn như vậy? Thậm chí, giả sử quỹ tín dụng dám cho vay thì học sinh, sinh viên nghèo có dám vay không? Vay xong lấy tiền đâu mà trả? Chúng ta biết rằng Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tăng mức cho vay hỗ trợ học tập lên 860.000 đồng cho học sinh, sinh viên. Với mức hỗ trợ này, có thể nộp học phí ở trường công lập, chứ không thể bước chân vào trường ngoài công lập.
- Trong khi các trường công lập có mức học phí giao động từ 4-9 triệu đồng/ năm thì các trường dân lập lại có mức học phí lên tới cả trăm triệu đồng thậm chí có trường học phí được tính bằng tiền đô như Trường ĐH Tân Tạo (3.000 USD/năm). Thưa ông, vì sao lại có mức học phí quá chênh lệch như vậy? Nếu bỏ qua lý do về trang bị cơ sở vật chất, và không được nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước thì mức học phí này có hợp lý không và theo ông khoảng bao nhiêu là vừa?
- Chính phủ chỉ có thể ấn định khung học phí áp dụng cho các trường công lập. Trường ngoài công lập không bị hạn chế trong việc huy động mức đóng góp của người học vì họ không nhận được kinh phí từ ngân sách nhà nước, phải tự cân đối thu chi. Nhà nước chỉ hỗ trợ họ về đất đai, về thuế trong những trường hợp nhất định, đồng thời hỗ trợ trong đào tạo cán bộ, nếu như cán bộ của họ thi đỗ vào chương trình đào tạo sau đại học của Chính phủ.
Việc thu học phí là quyền tự quyết của các trường đại học, nhưng Nhà nước quản lý bằng cách yêu cầu các trường công khai tài chính, công khai cơ sở vật chất và công khai chất lượng đầu ra của trường cho sinh viên và gia đình các em lựa chọn. Còn nếu nói mức học phí như vậy là nhiều hay ít thì rất khó, nó phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo của nhà trường để sinh viên ra trường có cơ hội tìm được việc làm và cuối cùng là “thương hiệu” (uy tín) của trường đó. Tuy nhiên, mức học phí của nhiều trường ngoài công lập (cao nhất lên tới cả trăm triệu đồng/năm) chắc chắn là không phù hợp với số đông người Việt Nam, vốn chỉ có mức thu nhập trung bình 3-4 triệu đồng/tháng, miền núi thu nhập 1- 2 trăm nghìn đồng/người/tháng.
Muốn con em mình theo học tại những trường này thì phụ huynh phải làm bài toán chọn lựa.
- Với tình hình tài chính khó khăn như hiện nay, việc một gia đình có thu nhập trung bình có thể lo cho con theo học ĐH đã khó, chưa nói đến những gia đình thuần nông. Rõ ràng trong xã hội chúng ta, GDĐH đang có xu hướng lựa chọn sinh viên thay vì sinh viên chọn trường ĐH, thưa ông?
Trên thực tế, đối với một số trường thuộc tốp đầu thì thí sinh nếu chỉ có học lực trung bình thậm chí khá không dễ vào được, còn các trường dân lập ít tên tuổi thì lại “khát” sinh viên. Thậm chí những trường ĐH xuất sắc do Chính phủ mở thông qua hình thức liên kết với nước ngoài cũng không dễ tuyển sinh viên. Theo kết quả giám sát năm 2010 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTNNĐ) của Quốc hội, có trường khóa đầu tiên chỉ tuyển được 36 sinh viên với mức học phí 15 ngàn USD năm, sau một thời gian theo học, có 8 em bỏ. Ở những trường này thì trò chọn trường chứ không phải trường chọn trò nữa. Chính vì khó tuyển sinh viên, để duy trì hoạt động, nhiều trường đã tuyển cả những sinh viên chỉ đạt 8- 9 điểm, thậm chí phải đưa ra những biện pháp thu hút sinh viên bằng học bổng, bằng chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.
- Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội cho rằng để các trường tự in bằng, cấp bằng là sự đột phá về quyền tự chủ, nếu Luật GDĐH được thông qua. Khi đó sẽ có một hình ảnh mới của GDĐH ở Việt Nam. Theo nhìn nhận của ông thì hình ảnh mới của GDĐH Việt Nam sẽ thế nào sau quyền được tự chủ in bằng, cấp bằng? Và nếu việc này trở thành hiện thực thì liệu có xảy ra tình trạng như Nam Định, Đà Nẵng vừa qua từ chối nhận người tốt nghiệp trường ngoài công lập hoặc người chỉ có văn bằng tại chức làm công chức không?
Tôi không nghĩ đó là ý kiến đầy đủ của GS Đào Trọng Thi. Để GDĐH ViệtNamcó một hình ảnh mới, hay nói đúng hơn là để GDĐH có một chuyển biến mới với chất lượng mới thì phải giải quyết được những mối quan hệ lớn, những vấn đề cốt tử trong GDĐH.
Trước hết là phải giải quyết mối quan hệ giữa quy mô đào tạo với chất lượng đào tạo. Năm 96-97 cả nước chỉ có trên 100 trường ĐH, CĐ; nay cả nước đã có trên 450 trường. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ còn đặt chỉ tiêu đạt 573 trường vào năm 2020, tức là thành lập 123 trường nữa trong vòng 9 năm. Việc phát triển nhanh quy mô đào tạo có mặt tích cực là đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người nhưng với việc phần lớn các trường không đủ điều kiện đào tạo như hiện nay (cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu, số lượng giảng viên thiếu, chất lượng giảng viên yếu – theo Bộ GD&ĐT, từ năm 1997 đến 2008, số sinh viên tăng 13 lần, trong khi số giảng viên chỉ tăng 3 lần), chất lượng đào tạo khó đạt yêu cầu.
Thứ 2 là phải giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động. Có thể thấy rằng chưa có một trường ĐH, CĐ nào, trừ các trường Y, thiết lập được mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các đơn vị sử dụng lao động. Chính vì vậy mới có tình trạng trường ĐH, CĐ cứ đào tạo, còn cơ sở sản xuất, kinh doanh không đặt hàng đào tạo cũng như không hỗ trợ đào tạo, thậm chí ngại không nhận sinh viên về thực tập. Hai bên không thể gặp nhau, dẫn đến tình trạng sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ sau tốt nghiệp không tìm được việc làm, buộc phải làm trái ngành nghề được đào tạo, hoặc có tìm được việc làm thì cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, kinh doanh.
Ở các nước công nghiệp, người ta xử lý mối quan hệ này tốt hơn. Ví dụ, ở CHLB Đức, trường CĐ nghề của họ có chương trình đào tạo hỗn hợp, kết hợp giữa nhà trường (nhà nước) với doanh nghiệp, trong đó nhà trường đóng góp 30 % kinh phí tương đương 30 % thời lượng giảng dạy lý thuyết; doanh nghiệp hỗ trợ 70 % kinh phí tương đương 70 % thời lượng thực hành tại doanh nghiệp; thậm chí doanh nghiệp còn có thể trả lương cho sinh viên nếu trong quá trình thực tập sinh viên đáp ứng được yêu cầu của công việc. Hình thức đào tạo này mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên cũng như cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Sinh viên thực tập ở doanh nghiệp có thể làm quen với dây chuyền sản xuất, với công nghệ tiên tiến, trong khi nhà trường ở bất cứ nước nào cũng khó có thể có được dây chuyền sản xuất hiện đại như doanh nghiệp, vì đó là lẽ sống của doanh nghiệp. ViệtNamta nên tham khảo kinh nghiệm này.
Mối quan hệ thứ ba là quan hệ giữa tự chủ của cơ sở với quản lý nhà nước. Bộ GD&ĐT lâu nay phải bao sân quá nhiều. Từ ban hành chương trình khung, ra đề và tổ chức thi tuyển sinh, duyệt chỉ tiêu tuyển sinh đến duyệt điểm sàn, in ấn và cấp bằng tốt nghiệp. Có thể nói Bộ hoạt động gần như một Ban giám hiệu của cả nước. Nhưng có một nhân tố vào hàng quyết định chất lượng đào tạo là kinh phí và sử dụng kinh phí thì Bộ lại không nắm được. Mỗi năm giáo dục và đào tạo được phân bổ 20 % ngân sách nhà nước, song Bộ GD&ĐT chỉ quản được khoảng 5%, còn lại do các địa phương, các bộ ngành khác quản lý mà không cần báo cáo Bộ. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách này không chỉ được chi cho hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến sau ĐH mà còn chi cho các trường của lực lượng vũ trang, các trường chính trị – hành chính để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ cấp xã đến trung ương. GDĐH được khoàng 10 % của tổng số 20 % ngân sách nhà nước; nhưng Bộ GD&ĐT chỉ quản lý có 15% các trường ĐH thôi.
Mối quan hệ thứ 4 cần giải quyết là quan hệ giữa nhà trường với cơ chế thị trường. Trường ĐH, CĐ ngoài công lập có thể hoạt động theo hai nguyên lý khác nhau là hoạt động vì mục đích lợi nhuận và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Loại trường hoạt động vì mục đích lợi nhuận giống như một công ty cổ phần, trong đó những người góp vốn được chia cổ tức, người có cổ phần lớn có tiếng nói quyết định hơn đối với hoạt động của nhà trường. Loại trường hoạt động không vì mục đích lợi nhuận cũng do tổ chức, cá nhân góp vốn nhưng góp vốn chỉ vì mục đích phát triển giáo dục. Người góp vốn không được chia cổ tức, thậm chí cũng không tham gia hội đồng quản trị mà chỉ bầu ra một hội đồng gồm những người am hiểu giáo dục để quản lý công việc nhà trường. Lợi nhuận hằng năm được tích lũy để trả lương cho giảng viên, nâng cao trình độ giảng viên, cấp học bổng cho sinh viên giỏi, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo của nhà trường. Gần như toàn bộ các trường ngoài công lập ở nước ta hoạt động vì mục đích lợi nhuận, như một công ty cổ phần. Phân chia quyền lợi không đều thì sinh ra mâu thuẫn. Như vậy rất khó để phát triển. Đáng tiếc là Dự thảo Luật GDĐH đang duy trì tình trạng này.
Quay trở lại trường hợp quyết định của Đà Nẵng từ chối nhận người chỉ có văn bằng tại chức và quyết định của Nam Định từ chối nhận người tốt nghiệp các trường ngoài công lập làm công chức thì theo tôi đây là lời cảnh báo đối với các trường, không chỉ trường ngoài công lập. Là người sử dụng lao động, các địa phương đó và các cơ quan, doanh nghiệp có quyền đưa ra tiêu chí lựa chọn lao động của mình. Các trường phải đào tạo tốt hơn thì mới cải thiện được hình ảnh của mình.
- Vâng, người sử dụng lao động có quyền đưa ra tiêu chí lựa chọn lao động. Nhưng việc cấm học sinh có học lực yếu, học lực trung bình không được dự thi đại học có phải là một phương pháp sàng lọc lao động không, thưa ông?
Việc ngăn cản học sinh có học lực yếu, học lực trung bình dự thi ĐH là không đúng luật. Nhưng cần đặt câu hỏi “Vì sao không mấy ai muốn đi học trường nghề mà tất cả đều lao vào thi ĐH?” Câu trả lời là vì kinh tế nước ta chậm phát triển, thị trường lao động nhỏ hẹp, không có bằng cấp cao khó tìm được việc làm, mà có tìm được việc làm thì cũng khó có thu nhập tạm đủ chi dùng. Phần đông người ta đi học chỉ để lấy tấm bằng tiến thân. Do đó, bao nhiêu năm nay GDĐH không có gì thay đổi, ngay cả Dự thảo Luật GDĐH lần này cũng chưa đưa ra được những quy định có khả năng tạo ra những thay đổi căn bản. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chính sách phát triển kinh tế – xã hội và chính sách nhân lực của ta. Nếu kinh tế nước ta chỉ dừng lại ở khai khoáng và gia công, lắp ráp thì các trường vẫn chỉ đào tạo như lâu nay họ vẫn làm. Còn về chính sách nhân lực, nếu tiêu chí tuyển dụng, sử dụng, cất nhắc chỉ xoay quanh mấy chữ “quan hệ”, “tiền tệ”, còn “trí tuệ” xếp chót bảng thì con em chúng ta cũng chẳng cần học nhiều, học giỏi làm gì.
Nói tóm lại, một xã hội không cần người giỏi thì đạo học khó phát triển lắm.
THU HÀ thực hiện
Nguồn: Văn Nghệ Trẻ, số 18 – 19 (ngày 29/4 và 6/5/2012)

 

Các chính đảng hãy đoàn kết lại!

Nguyễn Ngọc Già
-
Tác giả Lâm Thế Nguyên đã kết thúc bài viết: “Có nên hồi hương tranh đấu?”(1) bằng dấu chấm dứt khoát: “Mong sao rằng làn sóng hồi hương tranh đấu sẽ trở thành một phong trào đấu tranh mới, góp phần đẩy mạnh công cuộc giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công trên đất nước chúng ta.”. Cám ơn tác giả viết bài từ trang vidan.info, trang báo thuộc Đảng Vì Dân Việt Nam, một chính đảng đã có bà Phạm Thị Phượng đang chịu 11 năm tù, bị kết án vào ngày 21/09/2011 (2) cùng với nhà báo Trương Minh Đức với án tù 5 năm từ 2007 (*). Những bản án vu khống, phi nhân như nhiều bản án khác.
Cám ơn tác giả cũng vì là một Việt kiều, do đó ông có quyền chọn cách sống êm đềm tại quý quốc thay vì trăn trở với nỗi đau cùng người dân trong nước.(**)
Bài viết của ông Lâm Thế Nguyên còn được đánh giá cao, bởi khởi đăng vào đúng thời điểm cuộc đấu tranh tự do – dân chủ đang lên cao tại Việt Nam. Gắn kết bài báo với việc TS. Nguyễn Quốc Quân – đảng Việt Tân vừa bị tạm giam, càng cho thấy tín hiệu tốt đẹp về ý thức đoàn kết, yếu tố quan trọng bậc nhất – cho cuộc đấu tranh giải trừ chế độ độc tài toàn trị – lâu nay vẫn bị xem là nhược điểm lớn của các đảng phái, đang được khắc phục.
Đảng Việt Tân tiếp tục đi đúng hướng trên con đường đầy gian khổ – DẤN THÂN. Cho tôi bày tỏ lòng tri ân đến đảng viên đảng Việt Tân, Vì Dân và các tổ chức chính trị khác đã dũng cảm bước “vào hang cọp”, chấp nhận tù đày như: Phạm Minh Hoàng, Trần Thị Thúy, Mục sư Dương Kim Khải, Nguyễn Văn Tâm, Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thị Phượng, Trương Minh Đức v.v… và những người đang ẩn mình trong nước hiện nay.
Quả vậy, câu thành ngữ “Không vào hang cọp sao bắt được cọp con” vẫn còn nguyên giá trị cho những ai đang chấp nhận hy sinh cho Dân Tộc Việt Nam.
Hiện nay, càng ra sức công kích đảng Việt Tân(4) ĐCSVN càng làm nổi rõ BỘ MẶT của họ, rất xứng đáng gọi tên là một “tổ chức thổ phỉ” hay một “băng đảng bảo kê”. ĐCSVN là mô hình đầy đủ của một TỔ CHỨC KHỦNG BỐ. Điều đáng tiếc, họ chỉ khủng bố những người nuôi nấng họ, khủng bố bất chấp đó là nông dân hay công nhân, cựu quân nhân hay trí thức, thậm chí họ cũng không từ những người, họ từng gọi là “đồng chí”.
Dù hình thức nào chăng nữa, ĐCSVN đang tan rã, đang hốt hoảng, đang đấu đá chí chết để tranh nhau vét những “mẻ lưới” cuối cùng để kịp tẩu tán và tháo chạy. Thảm thương thay! “Giấy không gói được lửa”!.
Lửa đã bốc lên từ Tiên Lãng, từ Văn Giang, từ Mường Nhé.
Thời gian luôn công bằng. Ba mươi bảy năm – rõ mặt Đảng rồi! Làm sao che giấu?!
ĐCSVN đang mất kiểm soát nhiều mặt và mất hẳn sự thỏa hiệp, với nhiều bằng chứng: vụ Đoàn Văn Vươn, vụ Văn Giang, vụ Đặng Thị Hoàng Yến v.v… Bằng chứng mới nhất, gần 2.000 tù nhân trại A2 – Khánh Hòa nổi loạn vì công an vô cớ đánh chết tù nhân. Bất chấp lệnh của Tướng Cao Ngọc Oánh ban ra “không được đánh đập phạm nhân” để làm dịu tình hình, công an sở tại vẫn khinh thị, tiếp tục trả thù những phạm nhân nào tố giác chúng, để dẫn đến việc tự sát của tù nhân khác. Trước sự việc đặc biệt nghiêm trọng, trả lời báo chí, Cao Ngọc Oánh mệt mỏi buông xuôi: “chưa được báo vụ việc tối 30-4 và sẽ kiểm tra, nếu có, sẽ xử lý nghiêm, nhưng cũng đề nghị báo chí đừng “xăm soi”(?!)”(5).
ĐCSVN mỏi mệt, bất lực, tranh giành lẫn nhau và phơi bày hình ảnh sắc máu, côn đồ, tham tàn, cục súc, vô hình chung làm cho hình ảnh dấn thân can trường, anh dũng, thông minh lại ôn hòa, hiền lương, trầm tĩnh của nhiều tù nhân các tổ chức chính trị khác trở nên lung linh tỏa sáng trong mắt người dân như: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa v.v…
Đã đến lúc các đảng phái nắm bắt cơ hội “tấm thân” ĐCSVN đang rệu rã, ủ ê, nhàu nhỉ trong mắt người dân để nâng hình ảnh cao cả của mình nhiều lên nữa bằng những cuộc trở về dấn thân cho Đất Mẹ – nơi không chỉ dung chứa cho riêng những người Cộng sản.
Hãy đoàn kết lại và cùng nắm tay nhau trở về theo “Lời Kinh Khổ” (6) mà Mẹ Việt Nam bao năm vẫn nguyện cầu và trông ngóng:
Người về một giờ một đông thêm
Người đi càng giây càng không còn
Một thời điêu linh. Một phen hoạn nạn
Còn lại hôm nay những lời kinh tình yêu đầy nhiệm mầu
Nguyễn Ngọc Già
_______________
Ghi chú:
(*) nếu đúng theo thời gian thọ án, ông Đức sẽ ra tù vào ngày 05/5/2012 tới đây.
(**) Sẵn đây, rất mong những ai đóng khung suy nghĩ: các đảng phái hoạt động chẳng qua vì tham vọng chính trị, tranh giành ảnh hưởng trên chính trường, đánh bóng tên tuổi bản thân và cho riêng đảng phái mình, hòng lật đổ chính quyền để thế chỗ ĐCSVN tiếp tục tham ô, đè đầu cỡi cổ dân v.v… nên bình tâm suy ngẫm.
Thử đặt quý vị vào những mục tiêu đó, quý vị có dám xả thân như bà Phạm Thị Phượng, Ông Trương Minh Đức, bà Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Văn Tâm, Mục sư Lương Kim Khải, thầy Phạm Minh Hoàng v.v…?
Hãy dừng ngụy biện bằng những lời lẽ: những người đó chẳng qua ngây thơ, bị dụ dỗ, mờ mắt vì tiền, vì chức vụ (hão huyền, mông lung) được hứa hẹn trong tương lai v.v… Bởi lẽ, nếu quý vị biết nghĩ như thế thì họ cũng hiểu điều đó là như thế nào khi chấp nhận dấn thân để chịu thị phi vô căn cứ. Những luận điểm này cũng chính là thói gian tà của ĐCSVN ngày xưa đã dùng dụ dỗ, lợi dụng lòng yêu nước dân ta, mà ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn vừa trả lời phỏng vấn từ BS. Phạm Hồng Sơn. Nay, thời đại này, những chiêu thức đó không còn hữu hiệu nữa.
Nếu quả thật các đảng phái tham vọng như thế cũng chẳng sao, nhưng cần nhớ, một chính thể tự do – dân chủ, nhất định các đảng phái phải cạnh tranh công bằng, hợp pháp với thể chế tam quyền phân lập, có muốn độc tài toàn trị để vơ vét của cải nhân dân cũng không thể.
(6) http://www.youtube.com/watch?v=gvub0CoOWSo
Theo: Dân Luận.

 

Cái đầu đặt trên chiếc ghế ngồi

J.B Nguyễn Hữu Vinh
-
Được vào trại hay được tha khỏi trại đều là do đảng và nhà nước nhân đạo, khoan hồng?
Chợt bùng lên cơn cuồng loạn nói xấu Bùi Thị Minh Hằng bằng mọi phương tiện truyền thông của Hà Nội, thủ đô Việt Nam. Những nhà báo ăn lương của nhà nước đã sử dụng mọi cách có thể, từ đê hèn đến đê tiện để bêu xấu một người phụ nữ đang ở trong trại học tập, cải tạo của nhà nước.
Theo các báo này thì được vào cơ sở giáo dục của bộ công an để giáo dục thành công dân tốt là cơ hội cho những ai có tội. Như vậy thì việc được ở trong trại là niềm vinh dự đối với họ. Tờ Kinh tế đô thị viết: “Tại cơ sở giáo dục này, các trại viên được học văn hóa, học tôn trọng người khác, hành vi, lời nói…”. Thế là được đi học không mất tiền, được giáo dục thành người tốt, tại sao lại không muốn đi học chứ? Nhưng, trong cái gọi là “cơ sở giáo dục” đó, Bùi Thị Minh Hằng đã “Từ lúc vào trại đến bây giờ, chị ấy luôn gây chuyện, không chấp hành nội quy của trại”.
Thế rồi, lại chính báo chí nhà nước tuyên bố “Thực hiện các chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn 30-4, 1-5″ nên Bùi Thị Minh Hằng đã được tha khỏi “Cơ sở Giáo dục Thanh Hà”. Ôi đảng và nhà nước ta nhân đạo đến thế là cùng. Được vào trại đã là ơn đảng ơn nhà nước khoan hồng, nay không chịu cải tạo thành người tốt, đảng và nhà nước lại khoan hồng cho ra ngoài. Nhân đạo đến như thế chứ còn đòi nhân đạo nào hơn nữa?
Bùi Thị Minh Hằng sau khi được hưởng chính sách nhân đạo và khoan hồng của nhà nước so với trước đó.
Nhưng, câu hỏi này chắc đảng và nhà nước khó trả lời: Nhà nước đã khoan hồng cho đối tượng có tội đi học tập cải tạo thành người tốt. Nhưng khi đã không chịu học tập và cải tạo thành người tốt thì cho ra ngoài để “tiếp tục hư hỏng” nữa chăng? Nếu không phải là đi biểu tình chống Trung Quốc, mà là tham nhũng, mại dâm, ma túy, giết người mà vào trại không chịu cải tạo tốt, thì đảng và nhà nước lại khoan hồng cho ra ngoài tiếp tục mại dâm, ma túy, giết người vì chính sách nhân đạo?
Đọc những bài viết trên báo chí, truyền hình, người ta không chỉ thấy cái nhà nước này đã lạm dụng hai chữ nhân đạo và khoan hồng đến mức làm rõ lộ chân tướng và sự thật bộ mặt của họ đằng sau đó.
Gia đình có truyền thống cách mạng
Gần đây, các nhân vật được báo, đài nhà nước đưa ra bêu riếu và kết tội là phản động, là hư hỏng, là biến chất, là gây rối xã hội, là chống đối nhà nước… Những người đó đều là những người rất xấu xa, nào là tư cách, lý lịch xấu, từng có nhiều thành tích bất hảo không chỉ với xã hội mà còn là với gia đình, cha mẹ, con cái, hàng xóm, anh chị em…
Khác với cách tuyên truyền trước đây, khi cứ những ai mà nhà cầm quyền muốn đập chết hay đưa đi tù thì báo đài luôn đặt họ vào tình trạng vô học, thiếu nhận thức, xuất thân từ thành phần bất hảo, không được giáo dục… vì những kẻ đó ngày nay đã không còn bị lên án, trái lại nhiều khi đã là công cụ của nhà nước và đảng ta trong vai trò côn đồ hoặc “quần chúng tự phát… tiền” khi đối diện với nhân dân cầm chắc chính nghĩa và luật pháp trong tay.
Giờ đây, các đối tượng được đưa ra đấu tố theo mô hình “Cách mạng văn hóa” của Trung Hoa hoặc học lại bài học Cải cách ruộng đất, nhiều người được nhắc đến rằng họ đều xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng… Điển hình là những vụ án như Cù Huy Hà Vũ, rồi Đoàn Văn Vươn… và gần đây là Bùi Thị Minh Hằng. Hầu như tất cả đều được nói đến là xuất phát từ những gia đình có “truyền thống cách mạng” rồi sau đó mới vẽ lại trên mặt báo những chi tiết gớm ghiếc về chân dung các nhân vật mà nhà nước muốn bỏ tù.
Người ta đặt câu hỏi: Gia đình những người này có “truyền thống cách mạng” mà những người này lại hư hỏng đi gây rối, rồi âm mưu chống lại nhà nước, rồi âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân… Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến việc họ hành động như vậy?
Vậy thì nguyên nhân bởi học trò, bởi sách hay bởi thầy dạy? Những điều họ được học thời gian qua, có phải đã đến lúc được sử dụng vào thực tế xã hội này? Và hậu quả xã hội ngày nay được thừa hưởng từ nền giáo dục, qua những đợt “học tập và làm theo” đó?
Có một câu nói của ai đó rằng “Không có học trò hư, chỉ có thầy dạy dốt”. Thế nhưng, điều cần suy nghĩ ở đây là không chỉ thầy dạy dốt mà còn cuốn sách kia được đem ra dạy chứa những nội dung gì?
Đến đây, có lẽ người đọc sẽ thấy bản chất của sự việc trong câu nói của một bài viết trên báo chí nhà nước moi móc đời tư của Hằng trong việc giáo dục con cái: “Hằng dành thời gian để chơi bời, làm những chuyện trái đạo lý, không quan tâm chăm lo, quản lý con cái tốt nên chuyện đau lòng như vậy đã xảy ra”.
Vậy, ở tầm mức cao hơn, các lãnh đạo đến tổ chức đảng và nhà nước đã làm gì mà để công dân mình, những người con của các “gia đình có truyền thống cách mạng” lại trở thành những kẻ “lật đổ chế độ”, “nói xấu nhà nước” hoặc ít nhất là đi gây rối trật tự? Chắc không phải vì “đảng và nhà nước dành thời gian để chơi bời, làm những chuyện trái đạo lý, không quan tâm chăm lo, quản lý công dân tốt nên chuyện đau lòng như vậy đã xảy ra?”
Cũng như bao người đã đặt câu hỏi rằng: Thế hệ những người đang lãnh đạo đất nước này, đều là học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, đều đã thấm nhuần học tập và làm theo gương đạo đức HCM. Lớp sau đều là thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh được đảng và nhà nước nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đã nảy sinh biết bao nhiêu tham nhũng và hư hỏng ngày càng lớn trong bộ máy đến nỗi ông Nguyễn Phú Trọng đã phải kêu lên rằng có nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ.
Vậy giai đoạn đã qua, họ đã học được những gì?
Chỉ được hư hỏng theo định hướng Xã hội chủ nghĩa?
Các báo đã không còn một thủ đoạn nào, một phương cách nào dù đê tiện và hèn hạ, dùng những giờ vàng, giờ ngọc để đánh hội đồng một người phụ nữ đang trong trại cải tạo. Chỉ bởi vì người phụ nữ này “hư hỏng” theo cách họ kết tội. Trong khi đó, cả thế giới biết cái tội lớn nhất đưa chị ta đi cải tạo là đã tham gia các hoạt động biểu tình yêu nước.
Thực tế thì các gia đình có truyền thống cách mạng hay gia đình quan chức của đảng và nhà nước có con hư hỏng càng ngày càng là hiện tượng đã phổ biến trong xã hội.
Nhưng, con cái hoặc công dân chỉ được phép hư hỏng kiểu như gây án, lừa đảo, đồi trụy, băng nhóm chém giết hoặc cướp đoạt thì còn được nương nhẹ. Còn nếu hư hỏng theo kiểu cứ biểu tình yêu nước, quan tâm đến lãnh thổ sơn hà, quan tâm đến những vấn đề xã hội như dân oan, những người bị công an đánh chết… thì hẳn nhiên là không được phép. Điển hình trong vụ việc Bùi Thị Minh Hằng là em gái Hằng là Bùi Thị Thanh Hà cũng là con nhà có truyền thống cách mạng, từng bị truy nã vì lừa đảo, lại còn đe dọa trả thù kiểu xã hội đen. Nhưng đã được đảng và nhà nước khoan hồng đưa lên báo chí, TV để kết tội chị mình. Hư hỏng kiểu đó và được khoan hồng kiểu đó, ai chẳng thích hư hỏng?
Có phải đó là những kẻ hư hỏng và tội phạm theo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Thực ra, không phải ngẫu nhiên mà những kiểu hư hỏng đó được dung túng. Xã hội ngày nay đầy rẫy những cướp, giết, hiếp, sexy và đủ mọi loại tội phạm. Nhưng thử đặt câu hỏi là nếu xã hội không còn những vấn đề nhức nhối đó, những tờ báo như An ninh Thủ đô, Công an nhân dân lấy đề tài gì để hấp dẫn bạn đọc?
Tạm kết
Việc dùng báo chí bôi nhọ, kết tội biêu riếu người phụ nữ đã có nhiều hành động thể hiện lòng yêu nước rồi buộc phải thả ra khỏi trại cải tạo Thanh Hà vừa qua cũng như việc “khoan hồng nhân đạo” đã tự nó nói lên sự bất chính, bất nhất và bất nhân trong quyết định 5225 của UBND Thành phố Hà Nội. Càng làm rõ hơn nhưng giọng điệu tuyên truyền bất nhân, bất lực và bất lương của hệ thống báo chí nhà nước trong vụ này.
Qua theo dõi vụ việc, người ta có quyền đặt câu hỏi: Có phải những cái đầu chủ đạo trong việc này có chỗ đặt là trên chiếc ghế ngồi?
Hà Nội, 1/5/2012

 

Vụ Bạc Hy Lai làm chấn động quân đội Trung Quốc

Đại Kỷ Nguyên
-
Sau vụ việc Bạc Hy Lai, cấp cao của ĐCSTQ rất lo ngại quân đội. Các phương tiện truyền thông như Giải phóng quân Nhật báo và Nhân dân Nhật báo liên tục đăng các tin bài hô hào quân đội tuân theo sự chỉ đạo của Đảng. Các phó chủ tịch Quân Ủy là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đã đến thị sát các căn cứ quân đội, nhấn mạnh rằng quân đội phải tuân theo mệnh lệnh của Hồ Cẩm Đào.
Vào hôm 25/4, Tân Hoa xã đưa tin rằng, khi phó Quân Ủy Từ Tài Hậu tới thăm các căn cứ quân sự ở Hà Bắc, ông ta đã nhấn mạnh rằng quân đội phải nghiêm chỉnh tuân theo chỉ lệnh của chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Phó chủ tịch Quân Ủy Quách Bá Hùng cũng có những phát biểu tương tự trong chuyến thăm của ông ta tới các học viện quân sự Bắc Kinh.
Có nhiều lời đồn đoán rằng Quân Ủy đã yêu cầu mỗi khu quân sự lớn phải thể hiện rõ ràng rằng họ ủng hộ quyết định [trừng phạt] Bạc Hy Lai và theo sát mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương do chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo.
Lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ tại Thiên An Môn năm 89 là Phong Tùng Đức tin rằng ĐCSTQ luôn luôn cố gắng kiểm soát dư luận quần chúng và kiểm soát quân đội, tuy Đảng hay làm việc “trong hộp đen” , nhưng không khó để phát hiện một số vấn đề lớn đã xảy ra trong nội bộ quân đội. Phong Tùng Đức: “Thường là những khi nào Đảng công khai tranh luận điều gì đó, công khai nhấn mạnh điều gì đó, thì có nghĩa là đang có vấn đề nào đó. Ví dụ, khi họ nhấn mạnh tính bền vững và sự hài hòa, thì tình hình đang rất bất ổn và hỗn loạn. Giờ đây họ nhấn mạnh rằng quân đội phải tuân theo Đảng, thì nghĩa là một bộ phận trong quân đội đang không tuân theo Đảng”.
Gần đây có tin đồn rằng nhiều “hoàng tử đỏ” trong quân đội đã bị ảnh hưởng bởi vụ Bạc Hy Lai.
Trong Cách mạng Văn hóa, nhiều con cháu của các quan chức cấp cao đã vào quân đội, khiến quân đội đầy những “hoàng tử đỏ”. Các “hoàng tử đỏ” như Chính ủy Cục hậu cần Lưu Nguyên, Chính ủy Pháo binh thứ hai Trương Hải Dương, Phó tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu Chương Thấm Sanh, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương Trương Hựu Hiệp và những người khác đã bị ảnh hưởng do bởi quan hệ thân mật của họ với Bạc Hy Lai.
Lưu Nguyên là con trai của Lưu Thiếu Kỳ, Trương Hải Dương là con trai của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Chấn, Trương Hựu Hiệp là con trai của Thượng tướng Trương Tông Tốn.
Nhà bình luận độc lập Hàn Vũ cho biết: “Bạc Hy Lai không chỉ đại diện cho bản thân ông ta, mà ông ta còn đại diện cho nhiều “hoàng tử đỏ”. Họ nghĩ rằng Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đang gác cửa chính phủ, (cả hai người đều xuất thân bình thường) đối với các “hoàng tử đỏ” này, thì Hồ và Ôn chỉ là lính gác của chính phủ thôi”.
Tuy nhiên, con rể của Lý Tiên Niệm, Trung tướng “Đại học Quốc phòng” chính ủy Lưu Á Châu đã nhấn mạnh trên tạp chí “Cầu Thị” rằng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải kiên quyết tuân theo Đảng, nghiêm chỉnh “lắng nghe mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương và Hồ chủ tịch”.
Chính ủy Hải quân Lưu Hiểu Giang cũng có những bình luận tương tự, chứng tỏ rằng họ đang tách ra xa Bạc Hy Lai.
Dường như các “hoàng tử đỏ” bên trong quân đội đã có những lập trường đối lập nhau.
Hàn Vũ: “Dù Hồ và Ôn dám xử lý Bạc Hy Lai một cách công khai minh bạch và loại bỏ tất cả những người trong quân đội mà ủng hộ Bạc Hy Lai, hoặc hạ bệ thành viên Thường ủy Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, thì việc xử lý tất cả những việc này trước kỳ Quốc hội lần thứ 18, điều này đã không xảy ra trong lịch sử ĐCSTQ suốt 20 năm qua”.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông hải ngoại đồn rằng Giang Trạch Dân đã tái xuất hiện, cố gắng ảnh hưởng đến sự dàn xếp của Quốc hội lần thứ 18 và buộc Hồ và Ôn phải rút lui.
Trong thực tế, trong số 8 thành viên Quân ủy Trung ương, 5 người đã ở vào tuổi nghỉ hưu, cho nên Quân ủy Trung ương đang phải đối mặt với một biến động lớn.
Dù Giang Trạch Dân có tái xuất hiện, hay quyền lãnh đạo quân đội của Đảng có biến động, thì mâu thuẫn bên trong nội bộ ĐCSTQ sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Theo: ĐKN

 

Công An Trả Tự Do


Việt Báo
-
Nhà hoạt động Bùi Hằng đã được trả tự do ra khỏi nhà tù, và chị đã phổ biến một lá thư “Gửi tất cả những người bạn yêu quý của Bùi Hằng.”
Chị Bùi Hằng đã gửi lời cảm ơn “những blogger, các cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế, tòa đại sứ và chính phủ các nước đã lên tiếng đòi trả tự do cho Bùi Hằng. Từ tận đáy lòng, xin các bạn hãy nhận từ Bùi Hằng lời cảm ơn chân thành nhất…”

Chị Buì Hằng bày tỏ: “Trại Thanh Hà là một nhà tù nhỏ, còn đất nước Việt Nam là một nhà tù lớn hơn. Còn bao nhiêu người Việt Nam yêu nước khác vẫn đang bị giam cầm trong nhà tù nhỏ,  gần 90 triệu người dân Việt Nam vẫn bị đày đọa trong nhà tù lớn hơn. Chính vì vậy, Bùi Hằng nghĩ rằng chúng ta vẫn phải luôn tiếp tục chiến đấu để đòi lại tự do cho đồng bào mình. Đó cũng là khát khao mà Bùi Hằng luôn hướng đến.”
Đặc biệt, theo thông tin từ T-Rang (Danlambao), chị Bùi Hằng đã bị công an dùng bạo lực đẩy ra trại: “”Quá trình áp tải từ trại Thanh Hà (Vĩnh Phúc) về đến Vũng Tàu, Bùi Hằng gần như bị xích trên xe. Giống như trói một con gà, đám công an áp tải bẻ quặp hai tay chị ra sau trói chặt lại, hai chân bị còng cứng, rồi ném lên sàn xe. Cứ như thế, chuyến xe tù qua khỏi miền Bắc, chị vẫn nằm bẹp dí trên sàn, thân xác bị trói chặt lăn qua lăn lại trên những quãng đường nhấp nhô…
Về đến gia đình tại Vũng Tàu trong một thân xác tiều tụy, ít ai có thể tin được đây chính là Bùi Hằng của ngày nào. Khuôn mặt gầy gò, tóc lơ phơ những sợi bạc, răng gãy, cân nặng giảm gần 15 ký so với lúc chưa bị bắt, trên người thì đầy những vết thương… Sự nhân đạo của Đảng nên hiểu là để người dân phải sống không bằng chết.
Vết rách còn rỉ máu trên tay Bùi Hằng là hậu quả của những cuộc đàn áp có hệ thống ở Thanh Hà. Đỉnh điểm là ngày 4/4, con trai chị Hằng là Bùi Nhân lên thăm nuôi và đưa đơn khiếu kiện cho mẹ ký. Cán bộ trại giam lập tức ngăn cản không cho chị ký đơn, ngang nhiên tước đoạt những quyền căn bản của con người. Quá uất ức, chị đã dùng một chiếc dao lam tự rạch một vết thương thật sâu trên tay để phản đối…”
Theo VietBao

 

Cuộc chạy trốn Cộng sản kinh hoàng trong lịch sử VN


Trúc Giang
-
1* Mở bài
Mỗi năm, ngày 30 tháng tư gợi lại vết thương đau buồn và mất mát của người Việt hải ngoại, người Việt mất nước, người Việt tỵ nạn, người Việt chạy trốn chế độ độc tài Cộng Sản.
2* Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent Wind)
2.1. Chiến dịch Frequent Wind
Chiến dịch Gió lốc (Operation Frequent Wind) là một cuộc di tản bằng trực thăng của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa, diễn ra từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Có 50,493 người, trong đó có 2,548 trẻ mồ côi được di tản từ phi trường Tân Sơn Nhất. Các phi công đã bay tổng cộng 1,054 giờ, với 682 chuyến bay trong chiến dịch. Đã có hơn 7,000 người được di tản bằng trực thăng tại nhiều địa điểm khác nhau ở Sài Gòn.
Chiến dịch có 4 phương án:
1. Phương án 1. Di tản bằng phi cơ dân sự tại phi trường Tân Sơn Nhất
2. Phương án 2. Di tản bằng phi cơ quân sự
3. Phương án 3. Di tản bằng tàu thuyền từ cảng Sài Gòn
4. Phương án 4. Di tản bằng trực thăng, bóc người đưa đến các chiến hạm ngoài khơi.
Ngày 28-4-1975, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích và bị 5 phi cơ A-37 ném bom, nên di tản bằng phi cơ cánh cố định chấm dứt, và phương án Operation Frequent Wind, di tản bằng trực thăng bắt đầu.
2.2. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là một chiến dịch được chuẩn bị trước rất tỉ mỉ. Cả một hạm đội gồm 50 chiến hạm được huy động từ nhiều tháng trước ngày 30-4-1975.
Đầu tháng 3 năm 1975, khu trục hạm USS Kirk được lịnh nhổ neo từ căn cứ San Diego, để đi hộ tống hàng không mẫu hạm USS Hancock. Hàng không mẫu hạm Hancock được lịnh cặp bến Hawaii, để đưa những chiến đấu cơ lên bờ và thay vào đó bằng những trực thăng vận tải của TQLC/HK, rồi trực chỉ đến Biển Đông.
Chiếc USS Kirk bắt đầu vào cuộc, với Chiến dịch Eagle Pull để di tản 300 người Mỹ rời khỏi Phnom Penh. Campuchia thất thủ ngày 17-4-1975. Sau đó, chiếc USS Kirk xuôi xuống phía nam, hướng về Singapore để cùng với khu trục hạm USS Cook hộ tống hàng không mẫu hạm Midway, thả neo chờ tham gia chiến dịch Frequent Wind.
2.3. Kế hoạch bí mật, không chỉ cứu những con tàu
Chiến dịch Frequent Wind do ông Richard L. Armitage phụ trách. Ông nguyên là một sĩ quan HQ/HK, lúc đó là đặc phái viên của Bộ QP/HK, thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch di tản những chiến hạm của HQ/VNCH, cụ thể là giải cứu những chiến hạm và kỹ thuật công nghệ được trang bị trên những chiến hạm đó. Nếu không giải cứu được thì phá hủy, để không bị lọt vào tay CSBV làm chiến lợi phẩm. Nhiệm vụ chính của ông Armitage là cứu những con tàu, không để lọt vào tay VC.
Khu trục hạm USS Kirk cùng thủy thủ đoàn  200 người, được lịnh đến đảo Côn Sơn, là nơi được chọn để tập trung tàu bè và người di tản tại đó.
Một vài tuần lễ trước ngày 30-4-1975, ông Armitage đã có mặt tại văn phòng của người bạn thân là đại tá Đỗ Kiểm, Tư lịnh phó HQ/VNCH. Hai người lập kế hoạch giải cứu những chiến hạm của HQ/VNCH.
Đại tá Kiểm cho ông Armitage biết rằng, muốn đưa những con tàu rời VN, thì phải cần thủy thủ đoàn, nhưng thủy thủ VN sẽ không đi, nếu gia đình của họ không được đi theo. Kế hoạch cứu thoát những con tàu đưa đến việc di tản người lánh nạn Cộng Sản. Ông Armitage không báo cáo với thượng cấp về việc nầy, vì lo ngại chính quyền Mỹ có thể không giải cứu họ.
Cả hai ông, đại tá Kiểm và Armitage không ước lượng được con số người di tản là bao nhiêu.
2.4. Chiến hạm USS Kirk bắt đầu tiếp nhân trực thăng di tản.
Khu trục hạm USS Kirk là mục tiêu cho trực thăng đáp xuống.
Từ sáng sớm ngày 29-4-1975, USS Kirk loan báo, có một sân đáp dành cho trực thăng trên boong, nhưng suốt buổi sáng không có trực thăng nảo đến cả. Mãi đến xế chiều, một trực thăng UH-1 của KQ/VNCH dẫn theo 16 chiếc UH-1, 1 chiếc CH-47 Chinook khổng lồ với 2 chong chóng và 1 chiếc vũ trang Cobra, cùng với 200 người di tản đã có mặt trên chiếc Kirk. Trong số  UH-1, có 1 chiếc của Air America, là hảng hàng không của CIA.
2.5. Hỗn loạn ở Côn Sơn
Ngày 1-5-1975, chiếc Kirk đã có mặt ở Côn Sơn từ hừng sáng. Đã có 30 tàu HQ/VNCH, hàng chục tàu đánh cá và tàu chở hang, đầy khẳm những người tỵ nạn ở khu tập trung nầy.
Ông Kent Chipman, một người thợ máy, lúc đó 21 tuổi, thuật lại: “Những con tàu nhồi nhét đầy người, tôi không thể xem bên dưới lòng tàu, nhưng trên boong tàu thì chật cứng, người san sát nhau”.
Một tài liệu lịch sử cho rằng có khoảng 30,000 người.
Một số tàu không còn chạy được, nên họ cùng lôi kéo nhau đi. Một chiếc quá khẳm nên đang chìm. Nhiều người trên tàu nhảy xuống biển. Một trung úy HQ/VNCH nổ lực giúp hành khách rời khỏi chiếc tàu đang chìm. Hành khách được chuyển sang tàu kế bên bằng một tấm ván gỗ hẹp. Cảnh hỗn loạn xảy ra.
Một người đàn ông ra tay đánh ngã một phụ nữ phía trước anh ta, cô bị rơi xuống biển, và được cứu vớt.
“Người trung úy VN không hề lưỡng lự, anh ta đến ngay sau anh chàng đó, rút súng bắn một phát vào đầu giết chết anh ta, rồi đá xác qua một bên, tiếp tục cứu người. Cú bắn thật kinh hoàng, nhưng ngăn chặn được hỗn loạn”. Ông Stephen Burwinkel, người y tá trên chiếc Kirk thuật lại như thế.
2.6. Các chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tự giải giới
Đến thứ ba, ngày 6-5-1975, toàn thể hạm đội di tản của HQ/VNCH gần đến cảng Subic (Philippines).
Lịnh ban ra: “Tất cả những chiến hạm phải tự giải giới hoàn toàn”. Tàu chiến Mỹ cho những Cano cặp vào những chiếc tàu nầy để hốt hết súng ống, đạn dược.
Trên đường đi, thủy thủ và y tá Mỹ cung cấp nước uống, thức ăn, thuốc men và khám bịnh cho người tỵ nạn.
Trên đại dương, ở hải phận quốc tế, chiếc tàu nào đăng ký ở quốc gia nào, mang cờ nước nào, thì được xem như là lãnh thổ của quốc gia đó. Vì thế, một đứa trẻ được sinh ra trên tàu, thì có quyền xin được mang quốc tịch của quốc gia của chiếc tàu.
Qua 6 ngày trên biển, trong 30,000 người tỵ nạn, đã có 3 người thiệt mạng và được thủy táng, vì Philippines không cho phép mang xác chết lên nước họ.
Khi đoàn tàu đến gần Philippines thì thuyền trưởng chiếc Kirk, nhận được một tin không tốt lành gì. Đó là chính phủ của Tổng thống Ferdinand Marcos e ngại rằng sự hiện diện của tàu HQ/VNCH có thể gây khó khăn về ngoại giao của họ, đối với chính quyền CSVN. Hạm trưởng Jacobs của chiếc Kirk kể lại: “Chính phủ Philippines không cho phép chúng tôi vào cảng Subic và đề nghị những con tàu nên trở về Việt Nam”.
Đại tá Đỗ Kiểm và ông Armitage đưa ra một giải pháp buộc Tổng thống Ferdinand Marcos phải chấp nhận. Đó là cờ VNCH được hạ xuống và trương cờ Mỹ lên, chứng tỏ những con tàu nầy là của Hoa Kỳ.
Mà thật, những con tàu nầy là của HK. Cơ sở lý luận là, trong chiến tranh, tàu HK được trao cho VNCH như là một khoản cho mượn để chống Cộng Sản, nhưng bây giờ chiến tranh kết thúc, HK thu hồi những chiếc tàu nầy trở lại. Thế là một cuộc tìm kiếm khó khăn, làm sao có đủ 30 lá cờ Mỹ trong lúc ở trên mặt biển.
Buổi lễ hạ cờ chính thức.
Hàng chục ngàn người VN trên các con tàu bắt đầu hát quốc ca. Cờ VNCH hạ xuống trong những tiếng bật khóc. Khóc. Và khóc… Chưa bao giờ có một buổi lễ hạ cờ đầy xúc động đến như thế.
Lãnh thổ VNCH cuối cùng đã mất thật sự. Cái đau gậm nhấm khôn nguôi của người Việt miền Nam là mất nước. Những người còn lương tri thì không nên quên nổi nhục đó.
3* Chiến dịch di tản trẻ sơ sinh (Operation Babylift)
3.1. Chiến dịch
Tháng 4 năm 1975, miền Nam đang sụp đổ dưới sự tấn công của Cộng Sản Bắc Việt, Tổng thống Gerald Ford lý lịnh cho thực hiện chiến dịch di tản để cứu trẻ “mồ côi”, cho rằng, có thể VC sẽ không nương tay, vì một số là con lai Mỹ.
Hoàn cảnh buộc phải di tản trẻ thơ
Những trẻ mang tên là trẻ “mồ côi”, thật ra là đã có cha hoặc mẹ còng sống, nhưng vì hoàn cảnh nào đó, họ đã từ bỏ các em, đưa vào cô nhi viện, mang tên trẻ mồ côi.
Một số những người chăm sóc các em là những người ngoại quốc vào VN làm công tác thiện nguyện cho các nhà thờ và các tổ chức từ thiện nước ngoài. Họ phải rời VN. Trong hoàn cảnh vô củng hỗn độn của những ngày gần cuối tháng 4 năm 1975, hàng chục ngàn gia đình VN đang chờ di tản. Trẻ mồ côi cũng không thể bị bỏ rơi trong hoàn cảnh hỗn độn đó được. Những người thiện nguyện HK đã nổ lực vận động, đưa các em ra khỏi VN để tiếp tục được chăm sóc và nuôi dưỡng. Các em đã bị cha mẹ bỏ một lần rồi, không thể bị bỏ lần thứ hai, cho nên việc di tản trẻ mồ côi là đầy lòng nhân đạo.
Một điển hình là bà Betty Tisdale, đã nổ lực chạy đôn chạy đáo để hoàn thành thủ tục làm hồ sơ xuất cảnh cho 219 trẻ sơ sinh rời VN. Bà Tisdale thuật lại: “Tôi chạy đến bịnh viện Nhi đồng, xin 225 mẫu giấy khai sanh, rồi điền vào ngày giờ và nơi sanh một cách nhanh chóng. Tôi hoàn toàn không biết những em bé nầy là con của ai, sinh ra lúc nào, nơi nào. Những ngón tay của tôi cứ viết đại để tạo ra những bản khai sanh. Tôi tức tốc đến gặp đại sứ Graham Martin xin phương tiện di tản cho các em. Đại sứ bằng lòng với điều kiện các thủ tục giấy tờ phải được chính phủ VN chấp thuận.”
Ông Edward Daly, chủ tịch World Aiways đang có mặt ở VN, trong lúc đó, thì con gái của ông là một thiện nguyện viên đang ở Colorado, đánh điện xin ông giúp đở cho trẻ mồ côi được ra đi.
Chiến dịch Babylift được thực hiện trong 3 tuần lễ, từ ngày 2-4-1975 đến ngày 26-4-1975. Tổng cộng có 26 chuyến bay, đã đưa 2,548 trẻ mồ côi đến Hoa Kỳ. Sau đó, các em được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi.
3.2. Bắt đầu bằng tang tóc
Chiếc Lockheed Martin C-5A Galaxy, được xem là phi cơ vận tải lớn nhất thế giới, đã từng chở xe tăng và cầu quân sự nặng 70 tấn, từ căn cứ không quân Clark (Philippines) được phái đến Sài Gòn, trong nhiệm vụ di tản trẻ thơ, bắt đầu từ ngày 4-4-1975.
Ngày 4-4-1975, lúc 4:15 chiều, sau khi 328 trẻ em và người lớn, trong đó có nhân viên sứ quán Mỹ và nhiều nhân viên của các đơn vị Mỹ, được đưa lên máy bay. Chiếc C-5 bắt đầu rời đường băng.
Khoảng 12 phút sau, cách phi trường Tân Sơn Nhất 64km, thì một biến cố xảy ra. Cửa sau, nằm dưới bụng phi cơ, là nơi đưa hành lý lên tàu, đã bung ra và bị thổi bay mất. Hành khách bị xô ngã, nhiều người bị thương. Một nhân viên phi hành ngồi gần cửa bị hút bay ra khỏi phi cơ. Những người còn lại bất tĩnh do thiếu dưỡng khí. Hai phi công chính và phụ không còn điều khiển được phi cơ, nên quyết định trở lại Sài Gòn.
C-5 không phải là phi cơ chở hành khách, cho nên những mặt nạ tiếp dưỡng khí không được thiết kế cho trẻ em, vì thế, các em được bế lên cao để gắn mặt nạ dưỡng khí vào. Linda Adam, một y tá quân y kể lại như thế.
Khi còn cách Sài Gòn 5km, phi cơ mất độ cao, lao mình ầm ầm xuống cánh đồng lúa ngập nước, đụng phải con đê, gãy làm 4 khúc, và bình xăng phát cháy.
Trên cánh đồng lúa thuộc khu vực Cát Lái, cảnh tang tóc với những xác người nằm vương vãi trên bùn đất.
153 người thiệt mạng, trong đó có:
98 trẻ em. 34 nhân viên bộ QP/HK. 5 dân sự. 11 nhân viên KQ/HK. Và những y tá của nhiều quốc gia.
175 người sống sót.
Có nhiều giả thuyết về lý do xảy ra tai nạn: cho rằng bị phá hoại do những người thân Cộng muốn phá kế hoạch di tản trẻ thơ, do lỗi thiết kế của công ty Lockheed, và cho rằng phi cơ không được bảo trì chu đáo.
Người chị của một y tá thiệt mạng, đại diện cho các nạn nhân, đâm đơn kiện tập thể, đòi công ty Lockheed bồi thường 200 triệu USD. Việc điều tra được tiến hành, và cho mãi tới năm 1990 vẫn chưa có kết quả.
4* Những di sản của chiến dịch Babylift
4.1. Không có hồ sơ lý lịch cá nhân
Ngày 5-4-1976, tờ Time cho biết, nhiều trẻ em hoàn toàn không có hồ sơ về lý lịch cá nhân, đó là những con người không có họ và tên, không có giấy tờ chứng minh ngày và nơi sinh, quốc tịch…cho nên không thực hiện hồ sơ con nuôi.
Cục di trú và nhập tịch cho biết, có 1,671 em hợp lệ, và 353 không hợp lệ.
4.2.         Bi kịch gia đình
Nhiều trường hợp đau lòng khó xử xảy ra.
-  Bà Hà Thị Võ
Người từng đưa 3 đứa con đi theo chương trình Babylift, khi đến Mỹ, đưa đơn kiện, khi nhận ra đứa con út 3 tuổi tại một gia đình nhận con nuôi, bà đòi con lại. Cậu bé không nhận bà, khiến cho nhà chức trách bác bỏ yêu cầu của bà.
-  Bà Doãn Thị Hoàng An
Bà An ở bang Montana, nhận mình là mẹ ruột của cậu bé Ben, 4 tuổi, được vợ chồng Johnny và Bonnie Nelson nhận làm con nuôi từ chương trình Babylift.
Khi ra toà, cậu bé Ben không nhận bà Hoàng An, không có phản ứng trước những cử chỉ triều mến và thương yêu của bà Hoàng An, dù vậy, tòa phán quyết cậu Ben thuộc về bà mẹ Việt Nam.
Thế là vợ chồng Nelson tiếp tục đưa đơn kiện lên toà thượng thẩm.
5* Trở về cố hương
5.1. Trẻ mồ côi trở về Việt Nam trong vai trung tá Mỹ
Cô Kimberly Mitchell có chuyến về Việt Nam trong vai một trung tá Mỹ.
Gần 40 năm sau khi được một trung sĩ Mỹ, thuộc KQ/HK và vợ ông, nhận làm con nuôi năm 1972, cô Mitchell được biết là một trẻ sơ sinh mang số 899, bị bỏ rơi tại cô nhi viện Thánh Tâm, Đà Nẳng.
Trung tá Mitchell hiện là Phó giám đốc văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Bộ QP/HK, cho biết: “Tôi muốn cố gắng nối kết lại với quá khứ còn chưa biết của mình. Trung tá Mitchell đã thăm Sài Gòn và Đà Nẳng trong chuyến đi một tuần lễ về VN.
Chuyến thăm tại trại mồ côi Thánh Tâm, nay là một tu viện, được coi là phần xúc động nhất của chuyến đi. Tại tu viện, Mitchell gặp “Sơ” Mary, là người đã từng làm việc trong thời gian tiếp nhận em bé số 899 vào cô nhi viện. “Sơ Mary cho biết, cái tên mà họ đặt cho tôi là Trần Thị Ngọc Bích, nghĩa là viên ngọc quý. Đây là chuyến thăm của một đời người, nghĩa là một lần duy nhất. Tôi chắc chắn sẽ không chờ 40 năm nữa để quay trở lại”, Mitchell thuật lại.
5.2. Phim Ngưòi con gái Đà Nẳng (The daughter from Da Nang)
Phim tài liệu The daughter from Da Nang được đề nghị lãnh giải Oscar về loại phim tài liệu. Phim đã chiếm nhiều giải nhất trong các Đại Hội Điện Ảnh (Film Festival) Hoa Kỳ năm 2002: Sundane Film Festival, San Francisco International, Ojai Film Festival, Durango, Colorado, Texas, New Jersey International, Nashville, Cleveland.
Nội dung phim
Vào những ngày sau cùng của cuộc chiến VN, chính phủ Gerald Ford đã bỏ ra 2 triệu USD để mở chiến dịch Babylift. Gần 3,000 trẻ mồ côi từ VN sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc để làm con nuôi.
Cuộc di tản bắt đầu bằng một tai nạn kinh hồn làm chết hàng trăm trẻ em.
Cuốn phim xoay chung quanh cuộc đời của Heidi Bub và trong chuyến đi tìm mẹ ruột sau 22 năm.
Heidi Bub sinh năm 1968 tại Đà Nẳng, con của bà Mai Thị Kim và một quân nhân Hoa Kỳ.
Chồng bà Kim là Đỗ Hữu Vinh, từ năm 1964, đã bỏ vợ và 3 con ở lại Đà Nẳng, nhảy núi theo Việt Cộng chống Mỹ.
Bà Kim vào làm công nhân trong căn cứ Mỹ ở Đà Nẳng. Ở đó, bà đụng một ông lính Mỹ rồi sanh ra Mai Thị Hiệp (Heidi)
Khi VC đánh vào Đà Nẳng, vì sợ con lai Mỹ bị VC khủng bố, nên bà đưa con vào Hội Cha Mẹ Nuôi lúc Heidi 6 tuổi.
Khi sang Mỹ, Mai Thị HIệp được bà Ann Neville, một phụ nữ độc thân, khoa trưởng ở một trường đại học, nhận làm con nuôi, tên là Heidi Bub.
Bà Ann Neville sinh sống ở bang Tennessee, thánh địa của kỳ thị chủng tộc Klu Klax Klan. Bà che dấu nguồn gốc và cố làm cho Heidi giống 101% như Mỹ để bảo vệ con.
Về vật chất, Heidi không thiếu thốn gì cả, nhưng tình cảm giữa hai mẹ con rất khô khan cằn cỗi, thiếu hẳn những bộc lộ tình thương mẹ con. Bà Ann quá nghiêm khắc. Cuối cùng, bà đuổi Heidi ra khỏi nhà mà không giải thích lý do.
Lúc 6 tuổi, Heidi tưởng rằng mình không ngoan nên bị mẹ ruột từ bỏ. Lúc 22 tuổi, cô có mặc cảm, có lẻ mình quá tệ hại nên đã bị mất mẹ hai lần.
Năm 22 tuổi, Heidi bắt đầu tìm mẹ ruột. Trong lúc đó, ở VN, bà Mai Thị Kim cũng ra sức tìm lại đứa con.
Năm 1991, mẹ con bắt liên lạc được, qua một nhân viên của sứ quán HK. Heidi bắt đầu học tiếng Việt.
Năm 1997, ký giả Trần Tương Như, người VN đầu tiên mà Heidi tiếp xúc tại Mỹ. Trần Tương Như giúp Heidi trong chuyến về VN gặp lại mẹ ruột.
Tại phi trường Đà Nẳng, Heidi gặp lại mẹ ruột và các anh chị cùng mẹ khác cha. Tiếp theo là những tổ chức, như những bữa cơm đại gia đình, viếng thăm hàng xóm, đi chợ…
Chỉ vài ngày sau, Heidi cảm thấy khó chịu, bị sốc vì khác biệt văn hoá. Biên giới riêng tư của mình bị xâm phạm.
Bà Kim muốn ngủ chung giường với Heidi để tâm sự suốt đêm, không muốn rời con, nhưng đối với Heidi thì đó là một cuộc tấn công, lấn át không gian cá nhân. Heidi không có thì giờ để suy nghĩ về những sự việc quá mới, quá xa lạ đối với mình.
Heidi thật sự bị sốc khi các anh chị cho rằng cô có bổn phận phải cung cấp tiền bạc và làm đơn bảo lãnh cho gia đình sang Mỹ.
Heidi nghĩ rằng cô bị bóc lột và bị lợi dụng, nên đã đổi vé máy bay về Mỹ sớm hơn lịch trình ấn định.
Khi về đến Mỹ, cô nhận được thơ của các anh chị khác cha, chủ yếu vẫn là tiền bạc và bảo lãnh. Cô cảm thấy không sốt sắng để trả lời những búc thơ đó.
6* Trí thức Việt kiều giữa hai lằn đạn
6.1. Quê hương là chùm khế ngọt
Người tỵ nạn Cộng Sản đã nhận đất nước đã mở rộng vòng tay cứu giúp và cưu mang mình là quê hương thứ hai. Quê hương nầy, cụ thể là Hoa Kỳ, đã trợ giúp tài chánh bước đầu để xây dựng cuộc sống mới. Con cái người tỵ nạn được có nền giáo dục rất tiến bộ, và nhất là đất nước nầy đã cho ngưòi tỵ nạn một đời sống bình đẳng với người bản xứ, nhân quyền được tôn trọng.
Sống ở quê hương thứ hai, nhiều người cho đó là nơi tạm dung, nên không bao giờ quên quê hương mà mình được sinh ra. Quả thật đó là chùm khế ngọt. Quê hương VN cụ thể là 84 triệu đồng bào của mình trong nước.(Không kể 3 triệu đảng viên CSVN)
Có hai quan niệm và hình thức phục vụ quê hương. Đó là đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào trong nước, và một hình thức khác là về nước, phục vụ đảng CSVN góp phần xây dựng quê hương.
6.2. Trí thức Việt kiều bị kẹt giữa hai lằn đạn
Ngày chạy trốn chế độ độc tài CS bằng di tản, vược biên, vượt biển, người tỵ nạn bị VC chửi tơi bời. Tôi xin trích nguyên văn lời của tác giả Tống Phước Hiến như sau:
Trích nguyên văn. “Cộng Sản xem những người vượt biên, vượt biển chạy trốn chúng là bọn phản quốc, phản động, là cặn bã, bọn ăn bám, vong bản, lười biếng…” (hết trích)
Thế rồi Nghị Quyết 36 của đảng CSVN ra đời. Người trí thức tỵ nạn được hoan nghênh khi trở về thành Việt Kiều Yêu Nước.
Những trí thức Việt Kiều Yêu Nước nầy lại bị một lằn đạn thứ hai, cũng không kém nặng nề như những lời chửi bới của Việt Cộng trước kia.
Phục vụ quê hương là không có điều kiện. Tổng thống Kennedy có nói một cây đại ý như sau, ta không nên đòi hỏi tổ quốc phải làm gì cho ta, mà tự hỏi, ta phải làm làm gì cho tổ quốc. Một vị trí thức về nước góp phần xây dựng quê hương, chưa làm được gì mà xin được mua nhà ở VN. Suốt mấy năm không được đáp ứng, bèn than phiền nầy nọ lung tung, khiến cho trí thức chân chính trong nước xem thường ra mặt.
6.3. Câu chuyện mất quyền tỵ nạn của một Việt kiều Pháp
Bài viết của ký giả Xuân Mai trên báo áp phê số 4 tại Paris như sau
“Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.”. Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA=Office Francais de Protection des Réfugiés et Aptride-Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc
Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.
“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.
Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.
Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ giải trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn. Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp.
Cái thâm độc của VC là như thế.
Việt Cộng nhìn con người ở bản chất. Một bản chất bị cho là “Phản động, phản quốc, cặn bã…” thì khó gột rửa được. Nếu không có tiền gởi về hàng tỷ đô la mỗi năm, thì cái bản chất đó vẫn tồn tại trong đầu óc của VC. Khúc ruột thừa ngàn dậm vẫn luôn luôn là như thế.
Có những câu hỏi cho “trí thức Việt Kiều Yêu nước”:
Quý vị về phục vụ quê hương với thân phận nào đây?
- Quý vị có được đối xử bình đẳng với người dân trong nước không? Tại sao, người dân được tự do mua nhà, còn quý vị thì không.?
- Có ai được giữ chức quản lý, như trưởng toán, trưởng phòng, trưởng ban hay giám đốc không? Quý vị chỉ là những người thừa hành dưới quyền sai bảo của cán bộ đảng viên Việt Cộng mà thôi.
- Quý vị có được tự do phát biểu ý kiến riêng của mình không? Có được quyền binh vực cho công lý, công bằng, lẻ phải, sự thật hay không? Khi thấy những cảnh bất công, đàn áp đánh đập người yêu nước…quý vị có dám đứng về phía đồng bào của mình không? Nếu không, thì quý vị có thể bị xem như a tòng với tội phạm.
-   Về nước phục vụ quê hương mà không dám đứng về phía công lý, lẻ phải của đồng bào mình, thì lương tâm quý vị ra sao?
Hỏi, tức là trả lời vậy.
7* Kết
Ngày 30 tháng 4 mở ra một trang sử đau buồn của dân tộc. Trí thức Việt Kiều nên đồng tâm hiệp lực với trí thức chân chính trong nước, để đòi lại những quyền công dân và quyền con người mà dân tộc 84 triệu người Việt Nam xứng đáng được hưởng ở thế kỷ 21 nầy. Đó là cách phục vụ dân tộc đúng đắn.
Trí thức trong nước rất kiên cường, bất khuất, đã can đảm đòi tự do dân chủ cho đồng bào của mình, thì trí thức Việt Kiều không nên “Áo gấm về làng”, phát biểu linh tinh vô tổ chức để được nhận bằng khen  hoặc xin được mua nhà…
Tấm gương của những trí thức chân chính trong nước như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Lê Đăng Doanh, Trần Vũ Hải, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, Lê Hiếu Đằng trong việc đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam, cần được nên theo.
Làm người, nhất là trí thức, thành phần ưu tú của dân tộc, phải nên có tư cách tối thiểu để có thể ngữa mặt nhìn thiên hạ, ở trong cũng như ở ngoài nước.
Trúc Giang
Minnesota ngày 28-4-2012
Theo VietBao

 

Thêm một thành viên Đảng Việt Tân bị bắt


Ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam, hiện bị giam giữ ở TPHCM. AFP photo
Gia Minh, biên tập viên RFA
-
Một thành viên của Việt Tân hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ và khởi tố tội danh âm mưu ‘khủng bố’, phá hoại dịp kỷ niệm 30 tháng 4 vừa qua, theo thông tin từ truyền thông trong nước.
Bắt giữ tùy tiện

Để rộng đường dư luận, chúng tôi hỏi chuyện ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng) về vụ việc đó cũng như một số thông tin liên quan. Trước hết trả lời câu hỏi vì sao ông Nguyễn Quốc Quân lại về Việt Nam trong dịp kỷ niệm biến cố 30 tháng tư năm nay, ông Đỗ Hoàng Điềm giải thích:
Đối với chúng tôi nhu cầu tranh đấu cho quyền lợi của người dân Việt Nam, cho công bằng và lẽ phải là nhu cầu thường trực và cấp bách nhất là trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước chúng ta. Vì vậy chúng tôi phải thường xuyên tiến hành mọi công việc cần thiết bất cứ khi nào điều kiện và hoàn cảnh cho phép hay đòi hỏi chúng tôi cần phải làm.
Những việc làm của chúng tôi từ nhiều năm qua trải từ việc quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động cho tới hỗ trợ những tranh đấu cho quyền lợi của người dân và của đất nước bằng những phương thức ôn hòa. Sự kiện tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân về nước trong thời điểm tháng tư hoàn toàn thể hiện nhu cầu đó mà thôi.
Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc với chúng tôi là những suy diễn của họ hầu có thể biện minh cho việc giam giữ tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân và nhất là để xuyên tạc chủ trương và hoạt động của Đảng Việt Tân.
Trong thực tế họ hoàn toàn không có lý cớ gì để giam giữ tiến sĩ Quân cả; vì vậy tôi nghĩ việc cáo buộc này hoàn toàn chỉ để có lý cớ biện minh cho việc giam giữ mà thôi.
Gia Minh: Trường hợp này cũng giống một số trường hợp khác tham gia Đảng Việt Tân và phía chính quyền Việt Nam đã bắt và giam giữ họ như một số nông dân và người khác, vậy Đảng Việt Tân đang có sự hỗ trợ cho họ thế nào?
Chúng tôi vẫn thường xuyên hỗ trợ họ về mặt vận động dư luận và hỗ trợ vật chất để giảm thiểu phần nào khó khăn mà họ đang phải gánh chịu trong lúc bị chế độ cộng sản Việt Nam giam giữ.
Ông Đỗ Hoàng Điềm
Ông Đỗ Hoàng Điềm: Ngoài trường hợp một đảng viên của chúng tôi là giáo sư Phạm Minh Hoàng, người vừa được trả tự do hồi đầu năm nay, hiện có một số đảng viên của chúng tôi bị kết án trong năm qua vì hoạt động chống tham nhũng và hỗ trợ đồng bào nông dân mất đất khiếu kiện. Những anh chị em này bị kết án vào tháng 5 năm 2011. Đối với những anh chị em này từ lúc còn đang xét xử cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn thường xuyên hỗ trợ họ: thứ nhất về mặt vận động dư luận- không những dư luận quốc tế mà cả dự luận của người Việt Nam trong và ngoài nước. Kế đến là hỗ trợ vật chất để giảm thiểu phần nào khó khăn mà họ đang phải gánh chịu trong lúc bị chế độ cộng sản Việt Nam giam giữ.
Đặc biệt chúng tôi muốn nêu trường hợp những anh chị em bị xử vào tháng 5năm ngoái: chúng tôi đã khiếu nại trường hợp của họ đến Liên Hiệp Quốc. Và chúng tôi đã nhận được phán xét của Liên Hiệp Quốc là chế độ cộng sản Việt Nam đã vi phạm những quyền căn bản của họ và đã bắt giữ họ một cách tùy tiện. Đối với chúng tôi, những sự phán xét đó không những giúp cho nỗ lực vận động dư luận quốc tế cho những anh chị em đang bị giam giữ, mà có lẽ cho tất cả những trường hợp bắt giam những người đấu tranh khác ở trong nước. Đối với những trường hợp tương tự, sự phán xét của Liên Hiệp Quốc giúp ích cho chúng ta rất nhiều để vận động thêm áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam.
Gia Minh: Như ông vừa nhắc là có những trường hợp đang bị phía Việt Nam ‘giữ’ và cho rằng có liên hệ với Đảng Việt Tân, qua việc đã đạt được với Liên Hiệp Quốc, nhưng rồi sự việc ‘giam giữ’ vẫn diễn ra thì thế nào?
Ông Đỗ Hoàng Điềm: Có lẽ ông muốn nói đến trường hợp của một số người bị bắt trong thời gian gần đây, vào cuối năm ngoái! Một cách chính thức ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư của Đảng Việt Tân đã đại diện xác nhận những người đó không phải là thành viên của chúng tôi.
Tôi muốn nói thêm một điều là cộng sản Việt Nam thường hay gán ghép ‘người này, người nọ’ có liên hệ với chúng tôi dù điều đó không đúng sự thật. Có thể vì nhiều lý do khác nhau. Có thể họ muốn tung hỏa mù để tiếp tục điều tra hoặc có thể họ muốn tạo ‘thắc mắc’ không biết hoạt động nào của Việt Tân, hoạt động nào không phải của Việt Tân…
Tôi nghĩ mục đích của việc gán ghép nhằm phục vụ mục tiêu chủ yếu của bộ máy an ninh. Tuy nhiên, như chúng tôi vừa thưa, việc bắt giữ nhiều người tranh đấu trong nước, cho dù họ là đảng viên Việt Tân hay không, quan niệm của Đảng Việt Tân là vẫn tranh đấu cho họ. Dĩ nhiên, về mặt chính thức chúng tôi có nhu cầu cần phải xác nhận người nào có liên hệ với chúng tôi, người nào không có. Nhưng về mặt vận động tranh đấu, chúng tôi vận động- tranh đấu cho tất cả mọi người.
Việc chúng tôi vận động dư luận quốc tế, vận động dư luận truyền thông hỗ trợ một cách rất cụ thể cho một số những người hiện nay đang còn bị bắt giữ mà không nhất thiết phải là đảng viên của chúng tôi, chúng tôi vẫn, đã và đang thực hiện sự hỗ trợ đó.
Đấu tranh cho dân chủ
140775-BieuTinh-2_250.jpg
Ông Nguyễn Quốc Quân (trái) trong một lần cùng Cộng đồng Việt Nam biểu tình yểm trợ giáo xứ Thái Hà tại California. Photo courtesy of nguoiviet
Gia Minh: Qua việc những đảng viên Việt Tân có mặt tại Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của họ và bị bắt như thế, Đảng Việt Tân đánh giá thế nào về hiệu quả công việc?
Ông Đỗ Hoàng Điềm: Tôi muốn nói rõ Đảng Việt Tân cũng chỉ là một thành viên của cả một nỗ lực lớn hơn, của cả một phong trào trong đó có nhiều người, nhiều cá nhân, nhiều tập hợp quần chúng, nhiều tổ chức-hội đoàn khác nhau để cùng một mục tiêu tranh đấu làm sao cho đất nước Việt Nam có được tự do, dân chủ, nhân quyền và công bằng. Thành thử nỗ lực của một mình Đảng Việt Tân không bao giờ đủ cả để mang lại sự thay đổi đó. Sự thay đổi đó đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của mọi người, mọi giới.
Tôi nghĩ với bộ máy công an và những phương tiện hiện đại trong tay, nhà cầm quyền Việt Nam có những thuận lợi để duy trì sự cai trị độc tài của họ. Nếu họ có bắt được một số nhà đấu tranh dân chủ, đó là điều không thể tránh khỏi, bởi không có sự đấu tranh nào mà không khó khăn, không gian truân cả.
Quí vị nếu nhớ lại thời dân tộc ta chống thực dân Pháp cũng vậy: biết bao nhiêu người yêu nước bị tù đày chúng ta mới thoát khỏi tay của thực dân Pháp. Ngày hôm nay cũng thế, chúng tôi nghĩ bộ máy bạo lực của chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ còn hơn của thực dân Pháp trong thế kỷ trước, sự khó khăn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ ràng  ngày hôm nay hàng ngũ đấu tranh cho dân chủ càng ngày càng nhiều. Bởi vì hầu như trong năm sáu năm trở lại đây, ‘họ’ bắt hết người này lại có người khác xuất hiện, ‘họ’ bắt hết nhóm này lại có nhóm khác xuất hiện. Rất nhiều nhóm mặc dù bị chế độ trù dập, tấn công nhưng họ vẫn can trường tiếp tục tranh đấu đi tới.
Bên cạnh đó, sự bất mãn của người dân chúng ta ngày càng tăng thể hiện qua những hành động rất cụ thể từ khiếu kiện đến chống tham nhũng, biểu tình, đình công… Trên tổng thể, tôi có thể nói hiện tượng tranh đấu cho quyền làm người, quyền tự do, quyền sống của người dân Việt Nam rõ ràng càng ngày càng đang khởi sắc. Tóm lại, tôi thấy công cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam đang có chỉ dấu đi lên.
Nhìn lại, chúng ta thấy rõ không có chế độ độc tài nào có thể tồn tại mãi mãi được. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng thế, họ cũng phải ra đi. Vấn đề lúc nào và bằng cách nào để giảm thiểu những sự ‘đổ vỡ’ cho dân tộc mà thôi.
Gia Minh: Như ông có nhắc, những hoạt động của Đảng Việt Tân chỉ là một trong vô số những nỗ lực cần phải chung tay góp sức, vậy sự phối hợp chung với những tổ chức có chí hướng chung vì đất nước, vì dân tộc như thế nào?
Khi cao trào tranh đấu càng ngày càng có những bước tiến vững chắc hơn, sự phối hợp sẽ càng ngày càng được thể hiện một cách rõ nét, cụ thể và công khai hơn nữa.
Ông Đỗ Hoàng Điềm
Ông Đỗ Hoàng Điềm: Sự phối hợp giữa những người, tổ chức vì mục tiêu dân chủ cho đất nước lúc nào cũng có. Có lẽ ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, những người tham gia đấu tranh cho dân chủ trên đất nước Việt Nam chúng ta, đều ý thức được sự phối hợp là vô cùng cần thiết. Có thể nói trong những năm gần đây, sự phối hợp càng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên vì nhu cầu muốn bảo toàn lực lượng, sự phối hợp có khi kín đáo, có khi công khai như trong một vài lần trong quá khứ có sự phối hợp rải truyền đơn của nhiều tổ chức khác nhau, phối hợp vẽ những khẩu hiệu chống Trung Quốc…
Tóm lại việc phối hợp là điều ai cũng nhận thức thấy cả, và điều mà nhiều tổ chức, cá nhân đang có những nỗ lực phối hợp từ âm thầm cho đến một vài trường hợp công khai. Tôi nghĩ trong tương lai khi cao trào tranh đấu càng ngày càng có những bước tiến vững chắc hơn, sự phối hợp sẽ càng ngày càng được thể hiện một cách rõ nét, cụ thể và công khai hơn nữa.
Gia Minh: Cám ơn ông chủ tịch Đảng Việt Tân đã dành cho Đài chúng tôi cuộc trả lời phỏng vấn vừa rồi.

 

37 năm với vòng tang tiên tri và định mệnh


Lê Diễn Đức
-
Tôi viết bài thơ dưới đây nhân ngày 30 tháng Tư. Tôi tin con người có định mệnh, đất nước có vận mệnh.
Vòng khăn tang mà thanh niên, sinh viên miền Nam Việt Nam mang trên đầu vào ngày 27/4/1975 trên đường phố Paris 3 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, đau xót thay, đã trở thành lời tiên tri ai oán trong suốt 37 năm qua.
Tôi viết khi đất Văn Giang khóc, người nông dân quê tôi khóc và tôi cũng khóc! “Đất vỡ toang như trái tim đang vỡ… Từng mảnh tim ứa máu rải khắp quê hương này… Và người ta đang lấy máu Đất để sơn phết những gương mặt Quỷ đang nhảy múa cuồng điên trong cơn khát tiền tài danh vọng” (Thuỳ Linh).

Tất cả những tang tóc, đau thương của dân Việt, dù chỉ gói gọn trong vài câu thơ, đều có thể chứng minh bằng rất nhiều thông tin và hình ảnh cụ thể.
37 năm với vòng tang tiên tri và định mệnh
Đầu chít vòng tang trắng
Họ thầm lặng đi trên đường phố Paris
Ba ngày trước khi Sài Gòn thất thủ…
Nào ngờ đâu
Họ trở thành những người tiên tri lịch sử:
37 năm rồi dân tộc vẫn thương đau!
Huynh đệ tương tàn
Mấy mươi năm cuộc chiến hai màu
Rồi cả nước bỗng rực màu cờ đỏ
Chia rẽ, hận thù trùm lên phố ngõ
Từ 30 Tháng Tư Một Chín Bảy Lăm!
Hàng trăm ngàn người bị đày đoạ giam cầm
Rừng núi Cổng Trời trắng màu tang tóc! [1]
Cả triệu người ra đi trong hiểm nguy chết chóc
Màu tóc tang trắng đáy biển sâu… [2]
Rồi những dòng dân oan tủi nhục nối nhau
Suốt mấy thập niên oán hờn chồng chất
Máu đổ giữa đồng xanh, máu trên mặt đất
Bọn cướp ngày giết cả trẻ thơ!
Một lũ quan toà trán bóng mặt trơ
Dung túng công an, côn đồ đánh dân đến chết!
Khắp muôn nơi bầy sâu quan đục khoét
Đất nước điêu linh, cạn kiệt cơ đồ!…
“Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa tanh nhơ,
Chặt hết trúc Nam Sơn không đủ ghi tội ác”! [3]
37 năm
Bao cuộc đời xơ xác
Định mệnh nào đây cho kiếp nhân sinh?
Vòng trắng khăn tang đeo đuổi suốt bên mình!
Viết cho ngày 30 tháng Tư năm 2012
© Lê Diễn Đức – RFA Blog
—————————————
[1]: Trại giam Cổng Trời tại Hà Giang có thể so sánh với bất cứ trại giam khắc nghiệt nào trên thế giới là một trong những nơi giam quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà trong số hàng trăm ngàn bị đưa đi cải tạo sau 30/4/1975.
[2]: Không ai biết chắc chắn có bao nhiêu người đã quyết định bỏ đất nước ra đi sau 1975 và con số nạn nhân chính xác. Tuy nhiên, tổng hợp nhiều nguồn tin thì số người đã cố gắng chạy trốn được xem cao nhất là 1,5 triệu. Ước tính cho những cái chết khác nhau từ 50 ngàn người đến 200 ngàn người (theo Bộ Di trú Úc). Nguyên nhân chính của những cái chết là do chết đuối, bị cướp biển tấn công, bị giết hoặc bán làm nô lệ và mại dâm. Nhiều người trong số người tị nạn được định cư tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Hoa Kỳ nhận 823 ngàn người, Anh quốc nhận 19 ngàn, Pháp nhận 96 ngàn, Australia và Canada mỗi nước nhận 137 ngàn (theo www.historylearningsite.co.uk)
[3]: Trích từ “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi
Vài hình ảnh về vòng tang định mệnh khác:
Ảnh chụp ngày 30 tháng 11 năm 2009 tại Nha Trang – Nguồn: OnTheNet
Em Lê Xuân Dũng 12 tuổi ở Thanh Hoá bị công an bắn chết ngày 25/5/2010 – Ảnh: OnTheNet
Đám tang em Nguyễn Văn Khương 21 tuổi (ở Bắc Giang) bị công an đánh chết ngày 25/7/2010 – Ảnh: OnTheNet
Nguyễn Thị Thanh Tuyền, bà Thái Thị Lượm và Trịnh Kim Tiến đi tìm công lý vào sáng ngày 17/11/2011 tại Hà Nội. Chồng, con và cha của những người phụ nữ này đã bị công an đánh chết tại trụ sở và cho đến nay linh hồn người chết vẫn chưa siêu thoát vì cái ác đang được bao che bởi bạo quyền.
Viết ngày 27 tháng 4 năm 2012 – 37 năm với vòng tang định mệnh!

 

Tiên Lãng, Văn Giang đã trở thành đường?


Bà con nông dân huyện Văn Giang khiếu kiện đất đai trước khi xảy ra vụ cưỡng chế hôm 24/4/2012.
Mặc LâmRFA
-
Vụ cưỡng chế tại Văn Giang-Hưng Yên đã chấm dứt.
Tuy nhiên, sau cái im ắng bất thường ấy là những nỗi lòng oan khuất, những vấn nạn chưa được giải quyết trong tình hình bồi thường bất hợp lý cũng như tình trạng lạm quyền vẫn đang được dung dưỡng một cách lộ liễu. Mặc Lâm lật lại vấn đề với ý kiến của nhiều người qua các góc nhìn khác nhau về sự kiện nóng bỏng này.
Trắng tay chỉ sau vài giờ

Trong lúc vụ Tiên Lãng Hải Phòng đang được dư luận chờ đợi một kết quả hợp với nguyện vọng của người dân chưa kết thúc thì vụ cưỡng chế cho dự án Ecopark tại Văn Giang lại nổi lên nóng bỏng gấp trăm lần. Cũng cưỡng chế và thu hồi đất như Tiên Lãng nhưng Văn Giang có hình thái khác. Tiên Lãng chỉ có gia đình một Đoàn Văn Vươn trong khi Văn Giang tập trung hàng trăm gia đình với nỗi đau trăm lần lớn hơn.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, UBND tỉnh Hưng Yên đã phát pháo lệnh cho hàng ngàn cảnh sát cơ động cũng như an ninh chìm nổi các loại tiến hành cưỡng chế đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để giao lại cho chủ đầu tư Khu Đô thị Thương mại Du lịch Ecopark.
Bà con nông dân nạn nhân đã cùng quây quần bên nhau vào đêm trước cưỡng chế. Họ thắp lửa trại với nhau chờ đợi một trận càn quét từ chính quyền với tâm trạng đáng thương của những con cừu không người chăn dắt, tuyệt vọng trước viễn ảnh bị mất đất mà không biết làm gì hơn. Sự tập trung của họ chưa kịp đánh động dư luận thì bình minh đã tới mang theo những điều mà bà Lê Hiền Đức kể lại như sau:
“Tôi hai ngày hai đêm ở tại Văn Giang kề vai sát cánh với bà con. Có một điều mà tôi cảm thấy đau lòng nhất là những người dân của tôi người ta tay không nhưng có chính nghĩa bởi vì người ta giữ đất đai của người ta hợp pháp bao nhiêu đời nay. Họ sống bằng đồng ruộng mà bây giờ trong nháy mắt trong vài tiếng đồng hồ trở thành trắng tay.
Phía bên tay phải tôi là bà con. Bên tay trái tôi là dàn hàng ngang hàng dọc những người công an gọi là lực lương vũ trang. Hơn một nghìn người. Tôi thấy một bên này là những người già, nhiều người già hơn tôi đứng khóc lóc, kêu khóc một cách rất thảm thương. Những người phụ nữ thì cũng nóng tính cũng chửi bới, gào thét khóc lóc.”
Việc cưỡng chế đất đai đã xảy ra nhiều chục năm nay trên cả nước, tuy nhiên trong thời gian gần đây dư luận chú ý nhiều hơn bởi hệ thống Internet đã mang những thông tin khó thể tưởng tượng đã và đang xảy ra trong các vụ cưỡng chế. Tiên Lãng là một ví dụ, để từ đó các nhà làm luật đã chú ý tới khía cạnh luật pháp đang bị luồn lách và lạm dụng trong luật Đất đai và sự lên tiếng của họ đã kéo theo niềm tin của người nông dân mất đất. Luật sư TS Trần Đình Triển cho biết:
“Về luật Đất đai ở Việt Nam thì nó có đặc thù riêng đó là đất đai sở hữu toàn dân. Người dân chỉ có quyền sử dụng thôi và từ cái quyền sử dụng đó nó có thể sai về mặt nguyên lý của quyền sở hữu. Nó có thể có ba quyền năng đó là quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt và quyền định đoạt. Nhưng ở đây chỉ có quyền sử dụng và nhà nước có quyền thu hồi đất.
Có một điều mà tôi cảm thấy đau lòng nhất là những người dân của tôi người ta tay không nhưng có chính nghĩa. Họ sống bằng đồng ruộng mà bây giờ trong nháy mắt trở thành trắng tay.
Bà Lê Hiền Đức
Tuy nhiên trong Luật đất đai cũng nói rất rõ là khi thu hồi đất thì cũng tùy theo mục đích của việc thu hồi. Nếu thu hồi vì lợi ích quốc gia, vì an ninh quốc phòng thì đền bù theo khung giá của nhà nước, mà trong Luật Đất đai thì giao cho Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh quy định khung giá đất cộng với hệ số ca ở từng địa phương của mình.”
Luật Đất đai ngăn cấm sở hữu tư nhân là tấm giấy phép cho các quan tham củng cố tài sản của mình qua các thủ đoạn mà pháp luật không dễ gì phát hiện. Theo luật thì những khu vực đất bị trưng thu để nhà nước sử dụng vào việc công ích hay an ninh quốc phòng thì khung giá đền bù rất thấp. Điều này dễ hiểu vì lợi ích quốc gia luôn luôn đứng trên lợi ích cá nhân và người dân đa số đều chấp hành trong tư thế tự nguyện nếu biết rõ ràng mục đích trưng thu.
Tuy nhiên có rất nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đã cấu kết với doanh nghiệp để trả tiền bồi thường giải tỏa mặt bằng với khung giá của các công trình lợi ích quốc gia mặc dù trên thực tế người bị mất đất biết rõ là số tiền họ nhận được đã bị cắt đi hơn 90% giá trị thật mà lẽ ra doanh nghiệp phải trả cho họ.
Phải sửa đổi Luật đất đai
danoan1-250.jpg
Cảnh dân oan khiếu kiện đòi đất diễn ra khắp nơi.
Người dân không có quyền mặc cả với doanh nghiệp vì chính quyền địa phương đã nhận phần trung gian nhằm chận lại tất cả mọi chống đối. Từ thái độ này bùng nổ đã xảy ra và rõ ràng người thắng cuộc luôn là nhà nước. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN –TPHCM cho biết nhận xét của ông:
“Việc ở Văn Giang nghiêm trọng ở chỗ anh xây dựng một dự án kinh tế du lịch rất lớn thì theo nguyên tắc phải để cho người dân trực tiếp thương lượng với chủ đầu tư, thuận mua vừa bán. Mặc dù chưa công nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân nhưng mà họ vẫn có năm quyền theo  quy định hiện nay. Cớ gì nhà nước phải đứng ra làm trung gian rồi ép dân để bồi thường cái giá rẻ mạt?
Bồi thường mỗi mét vuông là 135 ngàn đồng rồi chủ đầu tư khuyến khích người dân đi sớm thì được thêm 35 ngàn đồng nữa. Trong khi đó họ xây dựng xong họ bán giá mỗi mét vuông với giá trên trời, chênh lệch giá rất là lớn, mà chênh lệch giá nầy rơi vào tay ai? Rõ ràng rơi vào chủ đầu tư và bọn tham nhũng trong chính quyền.”
Luật sư Trần Đình Triển cho biết suy nghĩ của ông trước việc nhà nước tổ chức cưỡng chế để giao đất cho doanh nghiệp. Ông đặt câu hỏi:
“Khi thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế thì câu hỏi đặt ra là cưỡng chế cho ai? Chỉ sử dụng bộ máy cưỡng chế cho việc thu hồi vì lợi ích của nhà nước như mở đường quốc lộ hay lĩnh vực an ninh quốc gia chứ sử dụng bộ máy cưỡng chế cho kinh doanh thì nhà nước không đi làm thuê cho doanh nghiệp.”
Đã nhiều năm qua báo chí và các chuyên gia về đất đai đã thúc giục Quốc hội nhanh chóng sửa đổi hiến pháp để luật Đất đai được mang ra thảo luận lại nhằm điều chỉnh cho phù hợp với nguyện vọng và thực tiễn của hơn 90% dân số vốn đang sống vói ruộng đồng trên khắp nước. GSTSKH Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội cho biết cảm nhận của ông về những gì xảy ra tại Văn Giang:
“Có thể nói tôi rất buồn về việc xảy ra ở Văn Giang. Tuy hình thức thu hồi có khác với Tiên Lãng nhưng dù sao nó vẫn giống nhau ở bản chất, vì vậy mình phải làm sao thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân. Nếu không giải quyết vấn đề căn bản này thì những chuyện xảy ra như ở Văn Giang hay nhiều địa phương khác nó cứ quay đi quay lại mãi và gây nên bức xúc trong xã hội. Thứ hai là về cách ứng xử khi xảy ra những việc thu hồi đất đai trong khi chúng ta chưa có luật về sở hữu đất đai cho người dân.”
Luật sư Trần Đình Triển cho rằng giải pháp duy nhất là phải xem xét lại Luật Đất đai qua Quốc hội, ông nói:
“Văn Giang cũng chỉ là một sự việc thôi, rất nhiều chỗ khác đang xảy ra giống như Văn Giang. Tôi cho rằng Quốc hội cần phải xem xét lại Luật đất đai chứ nếu như thế này thì tình trạng phân hóa người giàu kẻ nghèo và chính trong lĩnh vực đất đai là nơi chứa nhiều yếu tố tham nhũng nhất.”
GSTS Phạm Duy Nghĩa hiện đang giảng dạy tại ĐHQG Hà Nội viết trên trang blog của ông rằng “quyền sử dụng đất của dân làng dù chưa được công nhận là sở hữu tư nhân tuyệt đối, song cũng là một quyền tài sản được nhà nước bảo hộ. Quyền tài sản ấy chỉ bị trưng mua hoặc trưng dụng trong những trường hợp ngoại lệ với các lý do và thủ tục khắt khe.
Mọi đạo luật và hành vi của bất kỳ ai chống lại những nguyên tắc hiến định ấy phải được coi là vi phạm Hiến pháp, chúng phải được tuyên là vô hiệu, tức là không có giá trị thi hành.”
Tôi cho rằng Quốc hội cần phải xem xét lại Luật đất đai chứ nếu như thế này thì tình trạng phân hóa người giàu kẻ nghèo và chính trong lĩnh vực đất đai là nơi chứa nhiều yếu tố tham nhũng nhất.
Luật sư Trần Đình Triển
Khi luật pháp có kẻ hở thì việc tu chính hiến pháp là điều cần thiết. Người dân không thể yên lặng nhìn các quan tham địa phương ăn dần từng tấc đất của ông cha họ một cách hợp pháp. Họ cần sự lên tiếng đồng loạt của nhiều người nhiều giới bênh vực bởi người nông dân từ bao đời nay trong xã hội Việt Nam vẫn là thành phần thiệt thòi và đau khổ nhất.
Khi người dân Văn Giang nhận được thông báo đất đai của họ sẽ bị chính quyền chính thức cưỡng chế vào sáng ngày 24 tháng 4 thì luồng sóng phẫn nộ đã lan rộng ra khắp nơi trong huyện. Người dân các xã mất đất đã tập trung lại vào sáng hôm ấy với một tinh thần tuy quyết liệt nhưng rất mù mịt, họ không biết phải làm gì trước lực lượng vũ trang hùng hậu hơn 3 ngàn người mà chính quyền sử dụng để chống lại họ.
Theo bà Lê Hiền Đức, một khuôn mặt nổi tiếng chống tham nhũng cho biết thì người dân như những con cừu ngơ ngác trước bầy sói vũ trang tận răng. Họ nháo nhác dựa vào nhau nhìn cảnh sát cơ động xiết vòng vây và tấn công đám đông bằng các loại trái nổ cũng như lựu đạn cay.
Họ là những nông dân chất phác chưa từng kinh nghiệm về các cuộc biểu tình. Đám đông thụ động và bị xé rách nhanh chóng khi lực lượng an ninh của chính phủ triển khai các bài học chống biểu tình mà họ được huấn luyện rất nhuần nhuyễn.
Đàn áp dân một cách dã man
photo-200.jpg
Hàng ngàn công an, bộ đội cưỡng chế đất của bà con huyện Văn Giang hôm 24/4/2012. RFA Files
Bà Lê Hiền Đức kể lại câu chuyện đau lòng mà bà chứng kiến cảnh lực lượng vũ trang đánh người như sau:
“Tôi là người bằng con mắt thực, đứng trên cao xa xa nhìn xuống thấy một anh thanh niên mặc áo trắng, hoàn toàn tay không mà bị những người trong lực lượng vũ trang nhảy qua tường của những cái mộ liệt sĩ để vào mà bắt anh ấy.
Một người thanh niên tay không thực sự không có tội tình gì cả và ban ngày không phải là trộm cướp, không phải là đánh nhau, không vi phạm một điều gì đối với pháp luật cả. Anh ta bị những người cùng đồng lứa tuổi, những thanh niên trong lực lượng vũ trang. Công an, tự vệ, cảnh sát cơ động và những người đeo băng đỏ. Họ túm vào giằng xé, kéo tay lôi anh ấy đi xềnh xệch và rồi dùng dùi cui, gậy gộc đánh tới tấp vào đầu vào cổ anh này. Chân thì đá vào bụng trông đau xót lắm.”
Bằng chiến thắng tuyệt đối chính quyền bắt giữ 20 người trong khi giải tán đám đông. Theo báo Người Cao Tuổi thì việc cưỡng chế này hoàn toàn trái luật và ít nhất bốn người bị bắt đã phải ký giấy cam kết không khiếu nại nữa mới được thả ra.
Trả lời đài RFI Việt ngữ hôm 27-04-12, một người dân Văn Giang cho biết một phụ nữ có con nhỏ còn bú, phải ký cam kết không khiếu kiện để được thả về. Người dân này còn nói họ phải ký cả trên tờ giấy khống chưa ghi chép gì và chị không lượng định được những gì sẽ xảy ra.
Trước hành động khó chấp nhận này, dưới cái nhìn của luật pháp  LS Trần Đình Triển cho biết:
“Không thể có cái việc bắt người ta không được khiếu tố khiếu nại vì hiến pháp đã quy định công dân có quyền khiếu tố khiếu nại và trong luật Khiếu tố khiếu nại người ta thấy nhà nước vi phạm lợi ích thì người ta có quyền tố cáo. Những vấn đề có liên quan đến quyền lợi thì người dân có quyền tố cáo. Việc đưa cho họ một tờ giấy bắt ép họ ký không được khiếu tố khiếu nại thì mới thả họ ra đấy là sự vi phạm nghiêm trọng về mặt pháp luật.”
Người dân huyện Văn Giang cho báo Đất Việt biết nhiều điều khó tin sau khi đất nước đã thống nhất gần bốn mươi năm. Những người không đồng ý ký vào giấy chấp nhận tiền đền bù sẽ bị chính quyền dùng các biện pháp khống chế bằng nhiều hình thức. Côn đồ công khai vào nhà người dân dọa nạt và yêu cầu mau chóng đồng ý nhận tiền đền bù. Những người là đảng viên thì dọa sẽ bị khai trừ còn giáo viên thì sẽ đổi sang nơi khác công tác. Nếu gia đình nào có yêu cầu cưới vợ gã chồng sẽ không được cấp giấy đăng ký kết hôn khi chưa ký giấy đồng ý nhận tiền đền bù. LS Trần Vũ Hải nhận xét những việc này như sau:
“Theo tôi vấn đề này cần phải điều tra và phải làm rõ xem xã hội đen được lực lượng nào thuê. Tôi nghĩ rằng chính quyền sẽ không thuê nhưng những nhóm lợi ích liên quan đến dự án thì sẽ sử dụng. Luật Đất đai không ràng buộc nếu không giao đất sẽ bị trừng trị bằng các phương thức khác. Thí dụ như đăng ký kết hôn thì rõ ràng theo luật thì khi tôi đến đăng ký thì đương nhiên. Nếu phát hiện ra thì chính quyền phải bị xử lý.
Đăng ký kết hôn mà không tạo điều kiện thì phải làm rõ, tất nhiên là có thể có chuyện đó nhưng mà sau này khi điều tra người ta nói anh chị ấy có đề nghị gì đâu?….vì vậy những người có liên quan phải lập bằng chứng một cách rõ ràng để tố cáo chính quyền đã vi phạm luật hôn nhân gia đình của Việt Nam.”
Sau khi cuộc cưỡng chế chấm dứt, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên đăng lời phát ngôn của ông Bùi Văn Thanh, chánh văn phòng tỉnh Hưng Yên cho rằng
“Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Văn Giang nói chung, xã Xuân Quan nói riêng đồng tình ủng hộ”.
Phản ứng trước lời lẽ này bà Lê Hiền Đức lên tiếng:
“Cái anh chánh văn phòng của huyện tên là Bùi Văn Thanh trả lời công luận báo chí rất lăng nhăng vì mắt tôi nhìn thấy,  còn anh kia là cán bộ chả biết anh ta ngồi đâu giữa lúc xảy ra vụ cưỡng chế. Anh ta trả lời là cuộc cưỡng chế thành công…ối giời ôi! Đi tàn sát những người đồng loại của mình, những người dân lành của mình mà kêu là thành công. Không có súng nổ không có đánh đập không có gì cả…tôi thấy điều đó là nói hoàn toàn sai sự thực.”
Ông Lê Hiếu Đằng, một người nổi tiếng tranh đấu trong thời kỳ sinh viên học sinh trước năm 1975 khi được hỏi cảm tưởng của ông trước vấn đề người nông dân bị đàn áp liên tục như vậy nếu so với chế độ cũ thì ông có so sánh gì, ông nói:
“Chỉ có thể hiểu rằng một số vị trong chính quyền đã gắn với lợi ích nhóm, lợi ích của các tập đoàn mà không đặt lợi ích người dân lên trên do đó đã bất kể những bất hợp lý trong vấn đề giải tỏa đền bù. Khi xảy ra lại đi đến hành động hết sức dã man, hết sức phi chính trị, xua cả ngàn quân đi đàn áp người dân tay không.
Tôi thấy còn tệ hại hơn thời kỳ mà chúng tôi đấu tranh ở Sài Gòn nữa. Nếu các vị muốn ổn định chính trị bằng cách bắt bớ bằng cách giam cầm, dẹp bỏ thì đừng hòng. Nhân dân Việt Nam với truyền thống của mình không thể khuất phục trước các việc đó, và chúng tôi những người trước kia đã từng đấu tranh trong chế độ Sài Gòn thì chúng tôi dứt khoát khẳng định như vậy.
Chúng tôi chấp nhận tù đày, chấp nhận bắt bớ nhưng không thể nào để tình hình này nó cứ diễn ra như vậy được. Tôi nghĩ là cuối cùng thì quyết định vẫn là lòng dân, vẫn là lực lượng của quần chúng và điều đó là những cảnh báo cho các vị lãnh đạo.”
Dân sẽ sống ra sao?
000_Hkg6934575-250.jpg
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá trong vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng hôm 05/1/2012. AFP photo
Tuy báo chí chính thống không đưa tin Văn Giang như đã từng làm với Tiên Lãng nhưng người dân cả nước vẫn theo dõi và biết tường tận những gì đang xảy ra qua Internet. Tuy thua cuộc nhưng người dân Văn Giang vẫn cần một lời giải thích của lãnh đạo cao nhất nước để xem sự chiến thắng của chính quyền có chính đáng để cho nhân dân tâm phục hay không.
Trong lúc nền kinh tế Việt Nam phải phấn đấu rất nhiều để vượt qua lạm phát hai con số và mọi nỗ lực của giới đầu tư là làm cách nào giữ được tình trạng kinh doanh không bị sa sút để chờ ngày có lãi thì dự án Ecopark xuất hiện vài năm trước đang là một thử thách thật sự đối với những ai xem việc đầu tư vào các công trình đô thị cao cấp là món mồi béo bở tại Việt Nam.
Ecopark được quảng cáo như một khu đô thị mới lý tưởng nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng và chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 13 cây số. Địa thế đắc lợi này sẽ chứa đựng trong nó những khu mang tên hết sức “sang trọng” như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ… tên những khu bất động sản này biểu hiện cho những gì quý phái nhất đã tăng thêm sức hấp dẫn cho người có tiền cộng với giá của căn hộ khoảng 20 triệu đồng/m2 và biệt thự, nhà phố là 45 triệu đồng/m2.
Những con số hàng chục triệu trên mỗi mét vuông nói lên tầm đắt đỏ của khu đất mà Ecopark chiếm dụng rồi bán lại cho người mua của nó. Trong khi đó cũng trên mỗi mét vuông này Ecopark đã trả cho người chủ đất thật sự với cái giá rẻ như cho là “một trăm bảy mươi ngàn đồng”.
Nếu làm một con tính đơn giản người ta thấy ngay sự bóc lột của kẻ đầu tư đối với người chủ đất. Tuy nhiên sự bóc lột này được thực hiện qua một trung gian chứ bản thân công ty Việt Hưng không đủ khả năng để làm chuyện đó. Người trung gian đầy quyền lực ấy là UBND huyện Văn Giang.
Trên trang Web của Ecopark ghi rõ khi trở thành đô thị loại IV thì người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị.
Ecopark xem việc người dân Văn Giang bị buộc phải từ bỏ nghề nông làm công việc của một thị dân là một nỗ lực mà dự án mang đến tặng cho những nông dân khốn khổ. Đây cũng là cách Ecopark trả lại phần thiệt thòi cho người dân trong khi giao đất. Trong ngôn ngữ quảng cáo này người dân Văn Giang hình như là thành phần chịu ơn hơn là kẻ bị bóc lột.
Luật sư Trần Đình Triển, người có khá nhiều kinh nghiệm trong việc giúp nông dân khiếu kiện đất đai cho biết kinh nghiệm của ông trong vấn đề này, đặc biệt dưới góc nhìn xã hội:
Bây giờ đã bê tông hóa hết và bắt người dân phải ly tán nơi khác thì những người đó họ làm gì, họ sống như thế nào mình không biết.
Ông Lê Hiếu Đằng
“Bao nhiêu năm chúng ta không nghiên cứu cái đặc điểm của tính dân tộc tính làng bản, tính giòng họ của người dân Việt Nam. Họ ăn ở bao nhiêu đời nay bằng làm nông bằng đánh cá. Không chỉ Văn Giang không thôi đâu mà nhiều xã ở Kỳ Anh Hà Tĩnh cũng đang gặp cảnh tương tự. Lấy đất của dân giao cho doanh nghiệp bồi thường một ít tiền…nhiều khi người dân mua xe máy, mua ô tô thậm chí công ăn việc làm không còn nữa, chỉ vài ba năm cả nhà rơi vào tình cảnh thất nghiệp.
Họ không biết đời sống của họ mai sau như thế nào nữa vì vậy mà họ bảo vệ đất của họ nơi mấy nghìn năm mà họ sống bằng nghề ông cha để lại. Không tính đến lợi ích người dân mà chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt và chỉ nghĩ đến chuyện trải thảm đầu tư mà không hiểu rằng biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt họ đã đổ ra tên mảnh đất đó.”
Ông Lê Hiếu Đằng lấy kinh nghiệm của khu đô thị Phú Mỹ Hưng để nói về Ecopark như sau:
“Thí dụ như Phú Mỹ Hưng bây giờ chúng ta ca tụng là khu đô thị mới đẹp đẽ nhưng bây giờ hỏi ai đang ở trong đó, ai thụ hưởng cái thành quả đó? Toàn là người giàu có! Còn người dân Phú Mỹ Hưng từ trước tới giờ, sống ở đó bởi vì đây là vùng đất trũng, vùng thoát nước tự nhiên của thành phố. Bây giờ đã bê tông hóa hết và bắt người dân phải ly tán nơi khác thì những người đó họ làm gì, họ sống như thế nào mình không biết.”
Bất công xã hội
000_Hkg6959012-250.jpg
Nông dân huyện Văn Giang biểu tình về đất đai bên ngoài văn phòng Quốc hội hôm 21/2/2012. AFP photo
Ông Bùi Kiến Thành, nhà tư vấn tài chánh cao cấp hiện làm việc tại Hà Nội cho biết sự tăng trưởng dân số là thách thức đối với những dự án xóa sổ tam nông do đó tính về hiệu quả kinh tế sẽ không bao giờ bù đắp nổi cho bài toán dân số này:
“Hiện giờ Ecopark cách Hà nội không xa lắm, lấy hơn 500 héc ta ruộng lúa để biến nó thành một đô thị. Biến một khu nông nghiệp thành một khu đô thị như thế nếu tính về lâu về dài thì đánh đổi một mét vuông đất nông nghiệp thì bao nhiêu bát cơm sẽ mất đi. Không phải chỉ cho thế hệ này mà còn bao nhiêu đời sau nữa. Trong khi dân số của mình nó tăng lên như thế này đã hơn tám mươi mấy triệu dân. Cách đây hơn bốn chục năm chỉ có bốn mươi triệu thì nó đã gấp đôi rồi. Phải xem thử đánh đổi cái đó đối với dân tộc với đất nước nó sẽ ra sao?”
Đối với TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn cho Bộ Kế Hoạch Đầu tư thì nhận xét:
“Theo tôi dự án Ecopark có ích đến mức độ nào thì hiện nay tôi không có sự đánh giá tuy nhiên trong việc cưỡng chế dùng sức mạnh như vậy thì bất kỳ một lợi ích kinh tế nào cũng sẽ bị làm lu mờ. Việc cưỡng chế mà dùng một sức mạnh hùng hậu như vậy với súng nổ và từng ấy quả nổ ném về phía dân thì nó sẽ để lại một di chứng rất sâu đậm không chỉ ở trong lòng người dân Văn Giang mà ở trong lòng tất cả mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Cái giá phải trả cho cuộc cưỡng chế đó theo tôi là vô cùng lớn cho nên tôi nghĩ rằng sẽ rất là khập khiễng nếu chỉ lấy lợi ích kinh tế của dự án Ecopark để biện minh cho hành động cưỡng chế một cái giá phải trả cho người dân và cho đất nước Việt Nam.”
Sự bất công xã hội to lớn là điều mà ông Bùi Kiến Thành đồng ý với TS Lê Đăng Doanh:
“Ngay trước mắt Ecopark có giấy phép rồi thì phải giải tỏa. Mà giải tỏa thì nhân dân người ta đang làm ruộng, tới bây giờ đã bao đời người ta làm ruộng nuôi cả gia đình bây giờ tới đòi trả cho người ta mấy trăm nghìn đồng mỗi mét vuông, rồi đuổi người ta đi. Người ta không đi thì đem quân đội tới cả nghìn người để cưỡng chế thì có hợp lý hay không?
Bán một mét vuông trong một đô thị như thế gấp trăm lần cái giá mình bồi thường cho dân chúng sẽ tạo ra một sự bất công xã hội mà bao nhiêu người hàng bao nhiêu thế hệ làm ruộng ra để mà nuôi cả dân tộc này. Bây giờ lại đánh đổi bằng một cái giá bèo như thế để cho một số người nào đó làm giàu thì cần phải suy nghĩ, cái chế độ của mình như thế nó có hợp lý hay không?”
Người nông dân Văn Giang sau khi mất đất sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội và đời sống của gia đình họ cũng thay đổi tận gốc rễ. Họ sẽ trở thành những lưu dân vào thành phố kiếm sống thay vì an nhàn trên đồng ruộng của mình. Những kẻ may mắn giàu có đang ung dung sống trên mảnh đất của người Văn Giang nay là Ecopark đã vô tình trở thành người tiếp tay cho các thế lực đen tối.
Một lúc nào đó khi những con người Văn Giang trở thành “thị dân” của Ecopark qua vai trò của người làm vườn, cắt cỏ, lao công, bồi bếp thì giai cấp “thị dân” mới này sẽ là vết đen trong quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội.
Đồng cảm với những hình ảnh tăm tối được báo trước này, GSTSKH Nguyễn Minh Thuyết cho biết:
“Nếu như ở Văn Giang đền bù cho người dân chỉ một trăm nghìn đồng Việt Nam một mét vuông thì người ta cầm đồng tiền ấy người ta sống thế nào? Trong khi chỉ cần mấy sào ruộng thì người ta có thể sống đến đời cháu đời chắt người ta vẫn sống được”.
Mầm mống bất công phát sinh từ những luật lệ lỏng lẻo là nguyên lý từ ngàn đời nay. Hiệu quả kinh tế dành cho một thiểu số nhà giàu nhưng lấy đi nguồn sống của hàng ngàn người khác là cách tính ăn xổi ở thì mà không một hiệu quả kinh tế nào có thể bù đăp nổi.
Sau khi Tiên Lãng được đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo dõi và lên tiếng đòi UBND tỉnh Hải Phòng phải giải quyết dứt điểm thì ngay sau đó một làn sóng khiếu nại tăng lên đến mức ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ báo động rằng trong khoảng thời gian từ ngày 20/2 đến ngày 25/3/2012, số lượng khiếu nại tăng 50% so với tháng 2, tăng 30% số đoàn khiếu kiện đông người.
Nếu nhìn theo hướng tích cực thì hình như động thái của Thủ tướng đã phần nào gây lại niềm tin cho người dân mất đất khiến họ mạnh dạn tập hợp với nhau thành khối nhằm chống lại những thế lực của chính quyền địa phương từ bao lâu vẫn khống chế và bỏ ngoài tai những lá đơn khiếu kiện của hàng ngàn dân oan trên khắp nước.
Vết xe Tiên Lãng-Văn Giang lăn qua khu rừng tăm tối đã được hình thành và người dân tiếp tục làm con đường mòn ấy ngày một thoáng đãng hơn bất chấp nguyện vọng của họ có được giải quyết hay không.
Hậu quả dây chuyền
kyanh-infonet.vn-250.jpg
Nhân dân xã Liên Hiệp tập trung tại trụ sở UBND xã ngày 26/4/2012 để phản đối việc trưng thu đất đai. Photo courtesy of infonet.vn
Hai ngày sau khi vụ cưỡng chế Văn Giang chấm dứt, hơn một ngàn dân mất đất đã bao vây trụ sở UBND xã Liên Hiệp thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Nội để yêu cầu chính quyền trả lời họ về đất đai mà chính quyền đã trưng thu trái phép trong thời gian trước đây.
Người dân bao vây trụ sở và tổ chức nấu nướng ngay trước cửa Ủy Ban chờ được gặp mặt ông Chủ tịch xã Từ Tất Tuấn để trả lời những gì mà ông này đã làm trong việc lấy đất của họ giao cho doanh nghiệp.
Theo báo Tuổi Trẻ ghi lại chi tiết thì ông Từ Tất Tuấn thừa nhận chính quyền xã hầu như tê liệt không làm được việc gì vì bà con tập trung ở trụ sở quá đông. Ông Tuấn đã báo cáo trực tiếp đến chủ tịch huyện Phúc Thọ là ông Hoàng Mạnh Phú nhưng không nhận được bất cứ sự chỉ đạo nào. Đến chiều tối 26.4, hàng trăm người dân vẫn tụ tập, “vây” trụ sở xã.
Bản tin này cho thấy sự giận dữ của người dân như một đám cháy đang lan rộng trong nước bất kể các hành động đàn áp của chính quyền sau vụ Văn Giang vừa qua. Luật gia Lê Hiều Đằng cho biết nhận xét của ông về phong trào tự phát này:
“Mới đây tôi đọc trên báo Tuổi Trẻ cái hệ lụy về mặt chính trị nó rất là lớn. Báo Tuổi Trẻ có đăng là ở một xã gần Hà Nội cả ngàn nông dân người ta đến bao vây trụ sở xã. Họ tố cáo cán bộ xã đã lấy đất của dân chia chác và bồi thường giá trị không thỏa đáng. Bây giờ họ đòi trả lại đất cho họ. Rõ ràng hậu quả dây chuyền rất là lớn, mà xảy ra ở đâu? Xảy ra ngay cái nơi mà chúng ta gọi là cái nôi của Chủ nghĩa xã hội! Gần thủ đô Hà Nội. Nếu ở miền Nam thì nhiều vị còn gọi là dân ngụy, dân ảnh hưởng Mỹ thế này thế kia nhưng mà ngay ở Hà Nội thế thì ảnh hưởng ai?”
Không phải chỉ ở Hà Nội hay Hải Phòng mới có phong trào khiếu kiện tập thể mà hầu như trên khắp nước ngọn lửa Tiên Lãng-Văn Giang đang âm ỉ chờ ngày bùng lên. Luật sư Trần Đình Triển kể lại những gì ông chứng kiến khi bào chữa cho người dân tại huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh, nơi có tranh chấp lớn hơn Văn Giang nhiều lần và hứa hẹn một cuộc bùng phát lớn sẽ xảy ra, ông kể:
“Nhân dân rất nhiều xã của Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến gặp tôi họ phàn nàn việc liên quan đến dự án Phong Sa lấy hơn 33 Km2 để cấp cho một dự án đầu tư của một công ty Đài Loan, nó còn vi phạm pháp luật hơn vụ Tiên Lãng. Chính quyền của huyện Kỳ Anh cũng sử dụng lực lượng quân đội, không có quyết định thu hồi đất thậm chí về việc giá cả với dân cũng không có.
Ra quyết định cưỡng chế hành chính thì cưỡng chế cái nhà của người ta đã tồn tại cách đây mười mấy năm rồi bây giờ lại bảo đất của người ta sử dụng không hợp pháp tìm mọi cách gạt bớt quyền lợi của người dân. Tổ chức cưỡng chế khi người dân người ta ngồi trên mái nhà thì dùng cả máy ủi đất đập tan cả cái nhà làm người ta rơi từ nóc nhà xuống như con chuột.
Bây giờ lại đánh đổi bằng một cái giá bèo như thế để cho một số người nào đó làm giàu thì cần phải suy nghĩ, cái chế độ của mình như thế nó có hợp lý hay không?
Ông Bùi Kiến Thành
Những việc như vậy gây nên một sự bức xúc cho người dân và phiên tòa xảy ra thì có thể nói hàng nghìn người dân đúng quanh phiên tòa nghe xử và người ta phản đối rất kịch liệt trong vụ đó.”
Nếu Văn Giang đàn áp và sách nhiễu người có đất thế nào thì Kỳ Anh cũng thực hiện những thao tác giống như khuôn đúc. LS Trần Đình Triển kể câu chuyện Kỳ Anh làm người nghe liên tưởng ngay những gì mà báo chí loan tải về Văn Giang trước đó:
“Khi họ đưa ra việc bồi thường đấy nếu người không chấp hành là gia đình đảng viên thì người ta gọi đảng viên lên mà không chấp hành thì người ta tìm cách khai trừ. Hai nữa có người con tham gia lực lượng vũ trang xin xác minh lý lịch kết nạp đảng họ cũng không xác nhận. Những học sinh đi làm hồ sơ để thi đại học hay xin việc nơi khác mà gia đình không ký giấy nhận bồi thường thì họ cũng không ký. Nếu trong gia đình có cán bộ làm việc ở chính quyền nơi đó họ gọi lên nếu không động viên gia đình nhận tiền đền bù thì tìm cách đuổi việc…những việc như vậy nó diễn ra ở Kỳ Anh đã trở thành phong trào.”
Luật sư Lê Đức Tiết  Phó chủ nhiệm HĐTV về Dân chủ – Pháp luật UBTUMTTQ Việt Nam viết trên tờ Tuổi trẻ rằng “Trên toàn thế giới, số nước công nhận một hình thức duy nhất về sở hữu đất đai-sở hữu toàn dân, chỉ là số rất ít. Hiện chỉ có 3 nước. Mục đích của việc chuyển đổi hình thức đa sở hữu về đất đai, đã có lịch sử tồn tại nhiều ngàn năm nay ở Việt Nam, sang hình thức duy nhất – hình thức sở hữu của toàn dân, là nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho việc nhanh chóng chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp manh mún, tự cung tự cấp sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Bất ổn chính trị
meeting-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp với UBND huyện Tiên Lãng về vụ Đoàn Văn Vươn. Photo courtesy of eyedrd.org
Trước những luận điểm mà Việt Nam mang ra nhằm bảo vệ cho Luật Đất đai hiện nay, ông Lữ Phương, nguyên Thứ trưởng Văn hóa của Chính phủ lâm thời Miền Nam Việt Nam cho biết theo những gì mà ông nghiên cứu trong hơn ba mươi năm qua:
“Chủ nghĩa cộng sản qua thời kỳ thực hiện, đem ra áp dụng thực tế sau năm 1954 thì nó bộc lộ hoàn toàn những sự không tưởng. Không tưởng của chương trình thực hiện cương lĩnh hay mô hình xây dựng mà chỉ còn lại cái quyền lực mà thôi. Thế cho nên lý tưởng đã tan vỡ hoàn toàn chỉ còn lại quyền lực. Ông Hồ Chí Minh không hình dung điều này được.
Khi sự việc nó xảy ra rồi thì ông Hồ có cảm giác như ổng đã lỡ rồi, hầu như cuộc chơi mình lao vào bây giờ không biết làm sao nữa trong khi quyền lực nằm ở đó. Đụng đậy một chút là tiêu! Cho nên sự giằng xé tất cả mọi thứ. Tôi nghĩ rằng đây là sự suy thoái. Sự suy thoái của một lý tưởng vì thực tế đây là chỉ là một sự không tưởng. Một lý tưởng không tưởng mà đem ra thực hiện bằng quyền lực thì nó sẽ diễn ra dưới dạng ngược lại. Không phải Văn Giang không thôi, có thể nói khái quát là tất cả. Từ cuộc cải cách ruộng đất, đến đánh tư sản…tất cả các chương trình ấy đều do không tưởng cho nên khi thực hiện rồi thì nó lộn ngược tất cả, Văn Giang chỉ là một thí dụ.”
Rõ ràng hậu quả dây chuyền rất là lớn, mà xảy ra ở đâu? Xảy ra ngay cái nơi mà chúng ta gọi là cái nôi của Chủ nghĩa xã hội! Gần thủ đô Hà Nội.
Ông Lê Hiều Đằng
Quay trở lại với hành động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Tiên Lãng so với sự im lặng của lãnh đạo cao nhất nước trong vụ Văn Giang, luật gia Lê Hiếu Đằng nhận xét:
“Rõ ràng người ta rất ngạc nhiên vì qua vụ Đoàn Văn Vươn lẽ ra chính phủ phải rút kinh nghiệm để ngăn chặn những việc làm mất lòng dân nhưng người ta không ngờ sau vụ Đoàn Văn Vươn thì lại xảy ra vụ Văn Giang. Người ta nghĩ có lẽ đây là một việc làm có ý thức của nhà nước bởi vì cái vụ lớn xảy ra có trách nhiệm của trung ương. Một nhà nước thống nhất mà lại để sự việc xảy ra lớn như vậy, xua hàng ngàn quân kiểu như đi dẹp loạn mà trung ương lại trơ mắt nhìn thì không có lý.
Các vị lãnh đạo thường hay nhắc là phải giữ gìn ổn định chính trị mà qua việc làm này chính quyền địa phương ở Hưng Yên-Văn Giang đã tự mình gây ra sự bất ổn định chính trị.”
Sự bất ổn chính trị mà ông Lê Hiếu Đằng cảnh báo đang dần dần xuất hiện. Không một thế lực nào gây ra sự mất ổn định này mà chính lòng dân mới là thế lực duy nhất và quyền lực nhất mặc dù trong tay họ không một tấc sắt. Lịch sử những cuộc kháng chiến đã chứng minh điều đó và không ai có thể tiên đoán lịch sử ấy sẽ được lập lại vào lúc nào.

 

Làm ăn với Cộng sản


Doanh nhân người Anh Neil Heywood =>

Nguyễn Hưng Quốc
-
“Cơ cấu kinh tế, xã hội và quyền lực ở Việt Nam cũng giống Trung Quốc. Như đúc. Những gì xảy ra ở Trung Quốc cũng có thể sẽ xảy ra ở Việt Nam.”
Mấy tháng vừa qua, nhân vụ án Bạc Hy Lai (Bo Xilai) ở Trung Quốc, có một doanh nhân Anh bỗng trở thành nổi tiếng cả thế giới. Một sự nổi tiếng muộn màng và đáng tiếc: sau khi ông đã chết. Doanh nhân ấy chính là Neil Heywood.
Heywood sinh năm 1970, tốt nghiệp ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Warwick. Đầu thập niên 1990, mới ngoài 20 tuổi, ông sang Trung Quốc dạy tiếng Anh, sau đó, chuyển sang kinh doanh. Ông có vợ người Trung Quốc và nói tiếng Quan Thoại rất trôi chảy. Ông thành lập công ty Heywood Boddington, đặt trụ sở chính ở London, nhưng công việc chính là làm môi giới và tư vấn, giúp người ngoại quốc đầu tư cũng như kinh doanh ở Trung Quốc. Công ty của ông có vẻ như rất thành công. Khách hàng của ông đông, trong đó có cả những công ty lớn và nổi tiếng khắp thế giới như Beijing Martin và đặc biệt, Rolls-Royce. Nói “có vẻ” vì, sau khi Heywood chết, người ta mới phát hiện tài sản của ông dường như không lớn lắm. Tiền trong trương mục ngân hàng của vợ ông không nhiều. Cả hai vợ chồng chỉ sở hữu một chiếc xe hơi cũ hiệu Jaguar và một căn nhà ba tầng ở ngoại ô Bắc Kinh trị giá khoảng năm, sáu trăm ngàn đô Mỹ. Dĩ nhiên, người ta cũng thừa biết, đó cũng chưa chắc là toàn bộ tài sản mà Heywood để lại. Chung quanh chuyện tài sản của ông vẫn là một bí ẩn. Một số người hoài nghi: chưa chắc Heywood đã cho vợ biết hết các trương mục của mình. Cũng chưa chắc người vợ đã thành thực trong việc cung cấp thông tin tài chính của mình hiện nay.
Điều người ta có thể chắc chắn là suốt thời gian làm ăn ở Trung Quốc, đặc biệt năm bảy năm trước ngày chết, Heywood có quan hệ rất rộng với các quan chức lớn ở Trung Quốc. Ông quen biết nhiều, tham dự nhiều tiệc tùng quan trọng với giới lãnh đạo cấp quốc gia. Ông biết nhiều ngõ ngách trong hậu trường. Nhiều công ty ngoại quốc muốn móc nối làm ăn với Trung Quốc phải nhờ đến ông. Và theo sự đánh giá của họ, Heywood làm việc rất có hiệu quả nhờ các mối quan hệ mật thiết và riêng tư ấy.
Trong các quan chức Trung Quốc mà Heywood thân thiện, người ông cộng tác lâu dài và gần gũi nhất chính là vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai. Mối quan hệ giữa họ kéo dài cả hơn chục năm. Heywood được xem là một trong những nhóm cố vấn thân cận nhất của gia đình Bạc Hy Lai. Chính Heywood là người đứng ra thu xếp chuyện học hành của con trai Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua, ở Anh, trong một trường tư thục nổi tiếng và rất khó được thu nhận, cái trường chính Heywood đã học lúc còn nhỏ. Sau đó cũng chính Heywood đứng ra thu xếp cho Bạc Qua Qua được vào học ở trường Oxford và Harvard. Như vậy quan hệ giữa Heywood và Bạc Hy Lai không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh doanh mà còn lấn sang cả phạm vi gia đình. Chính vì vậy, nhiều công ty Anh, khi đến với Trung Quốc, thường xem Heywood như một cửa ngõ và một môi giới quan trọng.
Trong gia đình Bạc Hy Lai, người Heywood gần gũi nhất chính là bà Cốc Khai Lai, vốn là một luật sư, có công ty Luật mang tên bà (bây giờ đã đổi tên thành Beijing Ang-dao Law), rất thành công, và đặc biệt đầy thế lực. Công ty Luật của bà càng nổi tiếng sau khi thắng một vụ kiện hình sự ngay trên đất Mỹ. Về sự kiện ấy, Cốc Khai Lai viết nguyên cả một cuốn sách để kể thành tích, nhan đề “Thắng kiện ở Mỹ” (Winning a Lawsuit in the U.S.) nghe nói là bán rất chạy ở Trung Quốc. Dựa vào thế của Bạc Hy Lai, công ty Khai Lai trở thành độc quyền trong việc tiến hành giấy tờ để ký kết các văn bản đầu tư giữa các công ty ngoại quốc và chính quyền địa phương ở Trùng Khánh với một giá được xem là rất đắt. Nhưng các công ty ngoại quốc không có một chọn lựa nào khác. Đó là lãnh địa của Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai.
Ở Trùng Khánh, Cốc Khai Lai sống và hành xử như một nữ hoàng. Khó có dự án đầu tư nào thành công nếu không được bà chấp thuận. Ai cũng khiếp sợ bà. Vào tiệm ăn, thấy ồn ào quá, bà quát nạt. Người ta vẫn tiếp tục ồn, bà cầm điện thoại di động gọi ngay cho cảnh sát, đàn em của chồng bà, đến dẹp yên, như là dẹp các cuộc nổi loạn. Năm 2007, khi công ty của bà bị điều tra vì có dấu hiệu tham nhũng, bà tập hợp tất cả những tay chân thuộc loại thân cận, trong đó có Heywood, yêu cầu họ ly dị vợ và thề trung thành với bà. Heywood từ chối lời yêu cầu ấy.
Thế nhưng lại có tin đồn cho rằng quan hệ giữa Heywood và Cốc Khai Lai vượt ra ngoài phạm vi làm ăn thông thường. Hình như giữa họ còn có quan hệ tình cảm. Cốc Khai Lai đã tin cậy giao cho Heywood những công việc cực kỳ quan trọng, trong đó, có việc giúp bà chuyển tiền ra nước ngoài. Một số nguồn tin cho số tiền ấy lên đến khoảng một tỉ rưỡi đô la. Có điều là, trong quá trình chuyển tiền này, quan hệ giữa hai người bắt đầu đổ vỡ. Dường như giữa họ có sự tranh chấp nào đó. Có thể là Heywood đòi một số tiền hoa hồng lớn hơn điều Cốc Khai Lai muốn. Trong các cuộc cãi cọ, có thể Heywood đã đe dọa sẽ tiết lộ con đường chuyển tiền được xem là tuyệt mật ấy. Heywood tâm sự với một vài người bạn là ông đã để lại hồ sơ chuyển tiền ấy cho luật sư riêng của ông ở London như một cách để tự phòng vệ (cho đến nay dường như người ta chưa tìm ra các tài liệu này; hoặc đã tìm thấy, nhưng vì một lý do nào đó, chưa công bố. Giới truyền thông hoàn toàn không biết gì cả.)
Sự đe dọa ấy như một giọt nước làm tràn ly.
Ngày 13 tháng 10 năm 2011, Cốc Khai Lai nhắn Heywood từ Bắc Kinh về Trùng Khánh. Suốt ba ngày sau, vợ ông hoàn toàn không nhận được tin tức gì của ông cả. Ngày 16, công an Trùng Khánh điện thoại cho bà, báo tin Heywood đã chết. Bà không tin. Sau đó, bà liên lạc với Tòa Đại sứ Anh ở Bắc Kinh và được xác nhận là chồng bà đã chết vì nhồi máu cơ tim sau khi uống quá nhiều rượu. Ngày 18, không hề được xét nghiệm, thi hài của Heywood được mang đi hỏa táng. Vợ của Heywood cũng như cả gia đình của ông ở London không hề có chút nghi ngờ nào. Trước đó, bố của Heywood cũng đã từng chết vì bệnh nhồi máu cơ tim lúc mới ngoài 60 tuổi. Người ta xem đó như một thứ bệnh di truyền.
Có lẽ sẽ không ai biết nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của Heywood nếu nó không được Vương Lập Quân, nguyên phó thị trưởng thành phố và cựu giám đốc công an Trùng Khánh tiết lộ khi ông chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (gần Trùng Khánh) để trốn cuộc truy đuổi của Bạc Hy Lai. Theo Vương Lập Quân, Heywood chết là do bị bắt phải uống rượu độc. Ly đầu tiên bị đổ ra ngoài. Ly thứ hai, nhiều chất độc hơn, đã được rót thẳng vào miệng Heywood. Người chủ mưu vụ giết người ấy chính là Cốc Khai Lai.
Những sự tiết lộ của Vương Lập Quân đã làm sụp đổ hoàn toàn con đường công danh của Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Và, chúng cũng cho thấy công việc làm ăn với giới lãnh đạo Trung Quốc bất trắc như thế nào.
Cơ cấu kinh tế, xã hội và quyền lực ở Việt Nam cũng giống Trung Quốc. Như đúc. Những gì xảy ra ở Trung Quốc cũng có thể sẽ xảy ra ở Việt Nam.
Hoặc đã xảy ra rồi, không chừng.
Theo: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

Phan Châu Trinh thắp ngọn đèn dân chủ, đề xướng cải cách văn hóa – xã hội [1]

Trần Đình Hượu
-
Phong trào Đông kinh nghĩa thục, đúng như các cụ lúc ấy hình dung là “một trận gió”, “một đợt sóng” từ nước ngoài tràn vào, lôi cuốn cả nước như một ngọn thủy triều khí thế ngất trời: chống vua quan, tư sản hóa theo Âu Mỹ, hợp đoàn, học nghề, cải cách dân chủ… Đứng đầu phong trào là các nhà khoa bảng lớn, và phong trào lan rộng từ Bắc chí Nam, khuấy động cả rất nhiều vùng nông thôn hẻo lánh, chưa có mầm mống gì của kinh tể và xã hội tư sản.
Một nhân vật không trực tiếp thành lập Đông kinh nghĩa thục, không chi phối toàn bộ tư tưởng và hoạt động của Đông kinh nghĩa thục, nhưng rất cỏ uy tín và lại tiêu biểu cho vận mệnh của phong trào Đông kinh nghĩa thục là Phan Châu Trinh.
Giữa các nhà nho yêu nước lúc ấy, Phan Châu Trinh không chỉ là người viết văn chương yêu nước. Ông là người có ý thức làm nhà hoạt động chính trị, có chủ trương rõ ràng, táo bạo, tự tin và kiên quyết hành động. Giữa lúc những nhà nho có tâm huyết, phần lớn là bè bạn thân, chọn con đường võ trang đánh Pháp, giành độc lập, thì ông đề xướng chế độ dân chủ, cải tạo đất nước. Giữa lúc mọi người không ai không thấy vua quan Nam triều là tay sai của thực dân, nhưng cũng không ai tập trung căm thù, dứt khoát xỏa bỏ nhà nước phong kiến, thì ông làm điều đó kiên quyết nhất. Giữa lúc tư tưởng ghét Tây phổ biến thi ông chủ trương dựa vào nhà nước Bảo hộ đề thủ tiêu chế độ phong kiến. Ông đi đầu trong phong trào cắt tóc, mặc âu phục, bỏ tế lễ, hủ tục. Ở Phan Châu Trinh, ta nhìn thấy hình ảnh con người tiền phong hăng hái hoạt động để cải cách đất nước lúc đó.
Sau khi đậu Phó bảng (1901) Phan Châu Trinh theo lệ ra làm quan ít lâu, rồi vì chán ghét cảnh triều đình hủ bại ông xin từ chức. Sau khi bỏ quan về nhà, ông cùng hai người bạn là Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Hoàng giáp Huỳnh Thúc Kháng làm một chuyển du lịch vào phương Nam để “xem xét tình hình”, sau đó ra Bắc ở lại Ha Nội. Khi Phan Bội Châu xuất dương cầu viện Nhật Bản, chuẩn bị võ trang bạo động, ông liền trốn sang Nhật, tranh luận về đường lối cứu nước với bạn. Không thuyết phục được Phan Bội Châu ông bỏ về nước hoạt động theo chủ trương của mình. Ông gửi thư cho Toàn quyền Bô, ra sức vận động cải cách dân chủ, kịch liệt phản đổi chủ trương cầu viện và bạo động. Có thể nói vào lúc đó Phan Châu Trinh là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất, sâu nhất và nhất quán nhất.
Phan Châu Trinh là nhà hùmg biện; ông dùng tài hùng biện chống chế độ phong kiến lạc hậu và chống chủ trương cầu viện, bạo động: “Không bạo động! Bạo động thì chết! Không mong ngóng nước ngoài cứu giúp! Mong ngóng là ngu”. Không phải Phan Châu Trinh chống đấu tranh võ trang vì ươn hèn, cam chịu hãy sợ chết. Ngược lại, ai cũng biết ông là ngươi có khí phách đặc biệt cứng cỏi, căm giận cảnh nô lệ và sẵn sàng hy sinh.
Bi tai quốc thế nguy huyền phát!
Tử nhĩ, nam nhi sỉ khấu đầu.

Dịch:
Thế nước đến nguy treo sợi tóc,
Tài trai thà chết chẳng nghiêng đầu.

(Điếu Giải nguyên Nguyễn Hữu Huân, Ngô Đức Kế dịch)
Ông có gan kiên trì một chủ kiến khác mọi người, có gan trốn sang Nhật rồi lại về gặp cả toàn quyền, cả triều đình. Khi Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa, ông là người bị bắt đưa ra Côn Đảo đầu tiên. Ông đón nhận số phận hiểm nguy với khí phách hào hùng khảng khái:
Luy luy già tỏa xuất đô môn,
Khảng khái bi ca, thiệt thượng tồn.
Quốc thồ trầm luân, dân tộc tụy,
Nam nhi hà sự phạ Côn lôn?

Dịch:
Xiềng gông cà kệ biệt đô môn,
Khảng khái ngâm nga, lưỡi vẫn còn.
Đất nước đắm chìm, nòi giống mỏn,
Thân trai nào sợ cái Côn lôn.

(Xuất đô môn. Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Chọn con đường cộng tác với chính phủ bảo hộ đề cải cách dân chủ, không phải Phan Châu Trinh theo Pháp hay không biết chính nhà nước bảo hộ mới là kẻ làm chủ “dung túng quan lại Việt nam” sai khiến bộ máy Nam triều “lột da dân, hút máu dân, chẻ xương dân”.
Ông cũng đã nói tận tai tên cầm đầu chính phủ bảo hộ rằng chính sách cai trị của Pháp là vô nhân đạo “không lấy loài người mà đãi người Việt Nam”, là vơ vét tham lam “tát hết nước mà bắt cá”, là giả dối “nói khoan đãi, khai hóa” chỉ là “đem bánh ngọt quả chín ra dỗ trẻ con”. Tất nhiên những điều đó khi viết vào một bức thư gửi cho Toàn quyền thì cũng phải dùng lối nói quanh co. Vào thời gian đó, chủ trương đấu tranh võ trang của nhiều người chỉ xuất phát từ nhiệt tình, ít được suy tính cẩn thận, thiếu chuẩn bị lực lượng chu đáo, nhất là với lòng mong ngóng ngây thơ vào nước đế quốc “hổ đói Nhật Bản» cho nên sự phản đối của Phan Châu Trinh không phải không có lý do. Nhưng Phan Châu Trinh không coi giành độc lập là yêu cầu hàng đầu, là việc trước tiên. Còn có một lý do khác: Nhận thức của ông về thực trạng xã hội nước ta và khuynh hướng dân chủ trong tư tưởng ông. Đó cũng là chỗ đặc sắc, chỗ ông khác nhiều người,
Vào thời đó số đông những người yêu nước rất nhạy cảm với khổ nhục mất nước, rất tha thiết với chủ quyền dân tộc. Họ thường nhìn về lịch sử, về truyền thống anh hùng của cha ông để tự hào và tin tưởng. So sánh quá khứ và hiện tại, họ căm thù thực dân xâm lược và vua quan bán nước. Cho nên nếu Tân thư có mở mắt cho họ nhìn ra cảnh cường thịnh của các nước Âu Mỹ thì họ cũng gắn những cái đó với chủ quyền độc lập của các nước đó. Phan Châu Trinh không phải hoàn toàn khác họ, nhưng khi so sánh nước mình với thế giới văn minh, ông thường chú ý đến chế độ chính trị, đến cung cách làm ăn, đến xã hội và những con người ở các nước Âu Mỹ. Con người ở các nước văn minh đó là những người có tầm nhìn cao xa, có chí lớn, có nhân cách cao thượng: vì nước, vì dân, vì nghĩa. Không những họ có nghề, ham học hỏi để nghề nghiệp thêm tinh xảo mà họ còn mạo hiểm lập sự nghiệp lớn, còn trung tín làm ăn với nhau để việc kinh doanh càng phát triền rộng. Phan Châu Trinh say mê với cảnh tựợg văn minh Âu Mỹ bao nhiêu thì lại tức tối cảnh nước nhà hủ bại bấy nhiêu. Trong bài Tỉnh quốc hồn ca viết năm 1907 Phan Châu Trinh đã so sánh thực trạng trái ngược giữa bai bên. Nếu về phía các nước Âu Mỹ, vì ông không trực tiếp quen thuộc nên nhìn nhận có khi phiến diện, thì ngược lại những phần nói về sự hủ bại của xã hội ta viết rất sâu sắc. Với cái nhìn sắc sảo hiểm có ông đã vạch ra trong tập tục, trong tâm lý xã hội ta, nhất là tập tục, tâm lý của giới thượng lưu, giới hữu sản, những chỗ thấp hèn, dã man, nếu cứ giữ mãi thì không mong gi tiến hóa văn minh được. Ta hãy nhìn bức tranh xã hội hài hước và u ám:
Người mình đã vụng về trăm thức,
Lại khoe rằng “Sĩ nhất tứ dân”
Người Khanh tướng, kẻ tẩn thần
Trăm nghề hỏi có trong thân “nghề nào?
Chẳng qua là quơ quào ba chữ,
May ra rồi ăn xớ của dân,
Khoe khoang rộng áo dài quần
Tráp giầy bệ vệ, rần rần ngựa xe
Còn bậc dưới ngo ngoe vô kể,
Họ cúi luồn kiếm thể vơ quào,
Thầy thư lại, bác kỳ hào
Gặm xương, mút đũa lao nhao như ruồi.
Lại có kẻ lôi thôi bậc giữa
Trên lỡ quan, dưới nữa lỡ dân
Ấy là học sĩ, văn nhân,
Ăn sung mặc sướng mà thân không làm
Người trên đã lam nham như thể,
Những dân ngu kề lể làm chi,
Rượu chè, cờ bạc li bì,
Sanh ra trộm cướp nghề gì mà mong.

Phan Châu Trinh đặc biệt lên án bệnh danh vị, thỏi cậy thế cậy quyền ức hiếp và ăn xớ của dân. Để có chút chức tước mà kiếm ăn như thế họ chạy vạy, lo lót xu nịnh không từ việc gì không làm:
Người mình không đức, không tài,
Ham quan, ham tước, chen vai, cúi đầu,
Cửa quyền môn mai chầu, tối chực,
Đua chen nhau rạo rực như sôi,
Cửa tiền cửa hậu lăn vùi,
Cùng ra đến giậu chó chui cũng lòn.

Ngoài những người kiếm “chức to, chức nhỏ” “gõ đầu dân” mà kiếm lợi là những người có tiền “chôn sâu xó nhà” chờ lúc người khác gặp tai ách, cho vay lãi thắt cổ để kiếm lợi; Dân ta hám lợi, hám đến mức thấy lợi thì không nghĩ gì đến giống, đến nòi nữa. Nhưng lại hám những lợi nhỏ do chấm mút, lừa đảo, tranh giành, bóp nặn mà có chứ không biết ỉàm ăn, kinh doanh mà kiếm lợi to. Cả nước đua nhau chè chén, chơi bời, dốc thời giờ vào chơi bời “lưu liên bất phản”, dốc tiền của vào chè chén, ma chay hủ tục:
Làm ra năm lợn, mười trâu,
Không mong thăn hưởng chỉ cầu khách đông.

Không ai đua trí đua gan ở những chỗ có ích mà chỉ đua nhau bán buôn quyền tước, đua nhau ăn uống và xài phí. Dưới con mát của Phan Châu Trinh, xã hội ta là “một đàn ruồi, lũ kiến, không còn chút nhân cách nào” “suốt cả thảnh thị cho đến hương thôn, đứa gian giáo thi như ma như quỷ, lừa gạt, bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như trâu, giẫm cồ, đè đầu cũng không dám ho he một tiếng”. Với tình trạng dân tộc như vậy thì, như ông nói với Phan Bội Châu, dầu có giành được độc lập “cũng không phải là điều hạnh phúc cho dân”.
Có thề nói đổi với tình trạng đất nước, Phan Châu Trinh đã dùng những lời mạt sát tàn nhẫn. Nhưng đỏ không phải là sự khinh miệt đắc chí của bọn thực dân mà là sự uất ức đau xót của người vốn thiết tha yêu dân, yêu nước. Phan Châu Trinh coi dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tưởng rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiều Âu Mỹ — dù là do thực dân nắm giữ — để quét sạch những rác rưởi thối tha đó. Sai lầm chính của ông chính là ào tưởng về chế độ dân chủ tư sản, về truyền thống tự do, bình đẳng, bác ai của nước Pháp, tức là quan niệm dân chủ của ông. Do ảnh hưỏng sách vở, ông tin tinh thần “yêu giặc như bạn” cửa người Pháp, tin “Nã Phá Luân là người sứ giả Trời sai xuống rắc cái hoa tự do” cho Châu Âu. Ông tưởng thực tế cũng giống như trong sách vở, tưởng thực dân cũng tôn trọng tinh thần Cách mạng 1789, sợ hãi không đám vi phạm nó! Choáng ngợp trước sự cách biệt. Phan Chầu Trinh càng bi quan:
Thử so với người Âu người Mỹ,
Trăm điều không có tý chi mà.

Và nghĩ rằng: “Công việc ngày nay, ai có thể dạy ta; thì ta xin làm học trò; ai có thể nuôi ta, thì ta xin làm con; nhờ ơn dạy dỗ nuôi nấng, dìu dắt, ôm ấp lấy nhau, mong cho giống nòi còn sinh tồn ở trên mặt địa cầu này mà thôi”.
Dân chủ vốn không phải là một phần thưởng có thề ban phát. Nếu nhân dân không cỏ nhân cách thì sao xứng đáng có quyền dân chủ? lấy ai mà giành quyền dân chủ? Đại đa số nhân dân ta nhiệt tình yêu nước sẵn sảng “đem máu đòi lấy quyền tự do” (Phan Bội Châu), đó chính là điểm căn bản của nhân cách Việt Nam. Không nhìn ra điều đó thì ông sẽ cùng ai cải cách dân chủ? và cải cách dân chủ với ai? Giống như những nhà nho, Phan Châu Trinh cũng coi quần chúng chi là hạng “tối tăm mù mịt, mềm yếu, ươn hèn”, tự coi mình là người tiên giác, thuộc hạng người đặc biệt mang tư tưởng dân chủ giáo hóa vả cả quyền dân chủ ban phát cho mọi người. Chế độ dân chủ do số rất ít người mang lại tránh sao khỏi chỉ là của số người rất ít?
Phan Châu Trinh rất sắc sảo nhìn ra yêu cầu dân chủ hóa đất nước, nhưng ông cũng không có điều kiện suy nghĩ kỹ càng về các chủ trương dân chủ hóa. Trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh những thiếu sót quan trọng mà ông không nhận ra không chỉ là chỗ Phan Bội Châu nói: “Nước không còn nữa thì chủ cải gì” mà còn cả ở chỗ, cũng do Phan Bội Châu nói:
Sông phía Bắc bề phương Đông,
Nếu không dân cũng là không có gì.

Ở vào thời điểm xuất hiện, tư tưởng cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh là yêu nước, chưa thuộc xu hướng cải lương. Ý đồ của ông là “cùng với nhân nhân, chí sĩ ba kỳ thức tỉnh nhân tâm, hợp quần, hợp xã, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, ai nấy thấu rõ ngọn nguồn, đông tây sao mà chẳng vỗ nên bộp” (Thư Phan gửi cho Nguyễn Ái Quốc năm 1922) Lúc đó giai cấp tư sản chưa thành một lực lượng, nếu tán thành các chủ trương tư sản hỏa thì cũng chỉ là với tư cách quần chung đi theo các nhà khoa bảng. Lúc đầu thực dân tưởng có thề lợi dụng chủ trương cải cách đề làm đối trọng với phong trào bạo động chống Pháp, gần gũi với Trung Quốc, Nhật Bản. Khi thấy quần chúng đông đảo, thật sự thiết tha với độc lập và dân chủ tham gia, lái phong trào sang cách mạng thực sự thì thực dân Pháp mới can thiệp vừa bắt giam những người yêu nước cầm đầu, vừa tổ chức trường Quy thức, ban Tu thư, hội Khai trí tiễn đức, cho ra báo Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chỉ… đề xướng con đường Pháp Việt đề huề, hợp với giai cấp tư sản vừa phát đạt trước sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Đó là chủ nghĩa cải lương. Phan Châu Trinh cũng như các nhà yêu nước khác chống lại chủ trương đó. Nhưng trong tư tưởng “không bạo động, bạo động thì chết” của ông lại có chỗ cho những người thân Pháp và sợ chết dựa vào để chống phong trào yêu nước và cách mạng, biện hộ cho chủ nghĩa cải lương.
Phan Châu Trinh là một nhà dân chủ, yêu nước và cách mạng. Nhưng Phan Châu Trinh cũng là một nhà nho. Nhà nho có thể vì yêu nước mà đề xướng chế độ dân chủ như một lý tưởng xã hội đẹp đẽ, Nhưng dân chủ lại không thể là thuộc tính của nhà nho. Không phủ định triệt để thế giới quan Nho giáo thì không thể tiếp nhận được tư tưởng dân chủ thực sự.
_______________
[1] Trích mục III, Chương III: Văn chương yêu nước của người chí sĩ”, Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1988.

 

37 lần 30 tháng Tư


 Song Chi
-
Viết gì cho ngày 30 tháng Tư khi đã có quá nhiều và ngày càng nhiều hơn những bài viết hay, xác đáng, tỉnh táo, dưới những góc nhìn khác nhau về biến cố lịch sử này của dân tộc?
Sau 37 năm dài, sự thật rồi cũng dần dần được sáng rõ. Dù có thể vẫn còn nhiều tư liệu, chi tiết về cuộc chiến tranh VN chưa được giải mã hết, nhưng tên gọi, ý nghĩa thật sự của cuộc chiến, vì sao lại có cái ngày 30 tháng Tư năm 1975 , ai “giải phóng” ai, thế nào thật sự là “thắng” là “thua”…thì hầu như đã được những người trong và ngoài cuộc, sinh ra ở miền Bắc hay miền Nam, trước hay sau cuộc chiến, người Việt hay người Mỹ, người nước khác…phân tích khá là đầy đủ.

Và điều quan trọng hơn cả, như câu thơ của đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe trong tác phẩm Faust “Mọi lý thuyết đều xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”, người Việt có thể vẫn cứ tiếp tục tranh cãi bất tận về thắng, thua, chính nghĩa thuộc về ai, nhưng chính thực tế VN như thế nào sau 37 năm đảng cộng sản giành độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước mới là câu trả lời xác đáng nhất.
Sau 37 năm, ngoại trừ những người đang ngồi trên những cái ghế lãnh đạo cao ngất ngưởng, những người gắn chặt với chế độ này vì quyền lợi, bổng lộc, và những người không có thông tin do không hiểu hoặc không biết tìm hiểu, còn ai thực sự tin rằng việc thống nhất hai miền Nam Bắc vào cái ngày 30 tháng Tư năm 1975 để đất nước thu về một mối dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản là một điều đúng đắn, may mắn cho đất nước này, dân tộc này?
Còn ai thực sự tin rằng con đường nước VN đã và đang đi bao nhiêu năm qua là đúng, rằng sau 37 năm đảng cộng sản vẫn xứng đáng lãnh đạo đất nước?
Còn ai thực sự tin rằng nhà nước này là của dân do dân vì dân, chế độ này tốt đẹp hơn, nhân bản hơn các chế độ có mô hình dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng trên thế giới, thậm chí ngay cả so với chế độ miền Nam Cộng Hòa trước kia?
Rằng ngay cả cái khái niệm ổn định mà đảng vả nhà nước cộng sản vẫn tuyên truyền như một ưu thế của chế độ có thật như vậy, hay chỉ là sự ổn định về chính trị bằng vào bàn tay sắt của nhà cầm quyền, còn lại tất cả mọi lĩnh vực khác của đời sống từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đối nội đối ngoại… đều tiềm ẩn những mấm mống bất ổn, bất công, phi lý sâu sắc không thể sửa đổi, hóa giải?
Rằng người dân có thật sự đang được hưởng một cuộc sống tự do dân chủ với những quyền căn bản của một con người, một công dân, và sự bình yên trong tâm hồn?
v.v…và v.v…
Tôi tin rằng ngay cả trong cái thiểu số vừa nhắc đến ở trên-những người đang ngồi trên những cái ghế lãnh đạo cao ngất ngưởng, những người gắn chặt với chế độ này vì quyền lợi, bổng lộc, và những người không có thông tin-trong thâm tâm cũng không còn tin những vào những điều đó nữa.
Sau 37 năm, mọi huyền thoại được tô vẽ xung quanh đảng, nhà nước, chế độ…đều vỡ vụn ra như những bọt bong bóng xà phòng. Thực tế, đảng cộng sản VN đã và đang thua cuộc nặng nề. Thua từ cái lý thuyết ngoại lai không tưởng cùng với mô hình xã hội được xây dựng từ đó mà họ sao chép về đã hoàn toàn bị thất bại. Buộc họ phải “đổi mới” thực chất là “đổi cũ”, tồn tại nhờ tiếp tục kết hợp sự cai trị hà khắc của một chế độ độc tài với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Thua từ chỗ đứng trong lòng người. Từ cuộc “bỏ phiếu bằng chân” (khái niệm foot voting từ thời Charles Tiebout, Ronald Reagan lại vừa được nhắc lại mới đây trong bài viết của tác giả Nguyễn Hưng Quốc) của hàng triệu con người bỏ nước ra đi ngay sau khi đảng và nhà nước cộng sản tưng bừng ăn mừng chiến thắng chưa lâu, và cho đến tận bây giờ người dân vẫn tiếp tục tìm cách này cách khác để ra đi. Với kẻ thù một thời là “đế quốc Mỹ” nay họ buộc phải quay lại cầu thân xin xỏ, với những người dân miền Nam trước đây họ không sao hòa hợp hòa giải hoặc thu phục được nhân tâm, còn với gần 90 triệu người dân hôm nay thì đang ngày càng mất lòng tin vào họ.
Thua từ vị trí, thế đứng, tầm mức phát triển về mọi mặt của VN so với các nước. Thua trong cái nhìn của thế giới đối với chân dung của nhà cầm quyền VN từ những hồ sơ tệ hại về nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do dân chủ cho người dân…
Thua cả trong văn hóa nghệ thuật, giáo dục, con người….Sau 37 năm, những tác phẩm nào của một thời được tung hô là dòng văn học nghệ thuật cách mạng hiện thực xã hội chủ nghĩa nay còn tồn tại theo thời gian?
Lịch sử dù có bị bóp méo, làm sai lệch, bưng bít đến đâu, nhưng thời gian và thực tế sẽ dần dần trả lại tất cả. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều người đứng về phía “triệu triệu người buồn” (từ ý câu nói của Cố Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN VN Võ Văn Kiệt), viết lên những tâm tư trăn trở day dứt băn khoăn mỗi khi ngày 30 tháng Tư lại về.
Không chỉ là những con người đã từng sống, dính líu đến chế độ miền Nam Cộng Hòa, những người có ân oán với chế độ cộng sản hiện nay, hay những con người đã phải rời nước ra đi ở thời điểm này thời điểm khác, vì không thể chịu đựng hoặc không chấp nhận chế độ cộng sản.
Mà là những con người đã từng sinh ra và lớn lên ở miền Bắc trước 1975, từng cầm súng chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng cho một lý tưởng mà họ thực sự tin vào thời điểm đó là “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, đánh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, để xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa công bằng và tốt đẹp”. Thậm chí họ từng ở trong hàng ngũ tướng tá, lãnh đạo cao cấp, hoặc từng là thành phần con cưng của chế độ.
Là những con người thuộc thế hệ hậu chiến, sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong lòng chế độ hôm nay, có rất ít hoặc hầu như không có chút mặc cảm nào với cuộc chiến đã qua, hàng ngày vẫn nghe những lời tuyên truyền một chiều của đảng và nhà nước cộng sản trong bao nhiêu năm…
Những con người ấy cũng đã nhận ra đúng sai, sự thật. Hãy đọc những bài viết trên báo chí ở nước ngoài, các diễn đàn độc lập, blog cá nhân…để thấy sự phong phú, đa dạng của những người vừa nhập thêm hàng ngũ “triệu triệu người buồn”, cứ mỗi 30 tháng Tư năm sau lại đông hơn, đa dạng hơn. Dù mức độ và cách thể hiện khác nhau, họ đều bày tỏ nỗi đau xót, nuối tiếc cho những bước đi sai lầm của đất nước mà đôi khi trong đó có cả sự đóng góp của chính mình và cha ông mình bởi một thời ngây thơ bị lừa, đồng thời trăn trở ưu tư trước tình hình hiện tại, lo lắng cho vận mệnh và tương lai của đất nước.
Tôi đồng ý với nhà báo Lê Diễn Đức, đồng thời đây cũng chính là câu tôi thường tự nói như an ủi khi nghĩ về đất nước không may mắn của mình, rằng con người có định mệnh của mình, mỗi đất nước cũng có vận mệnh riêng.
Vận mệnh của VN thật nghiệt ngã, cay đắng. Quá nhiều những sự chọn lựa sai, những bước đi sai lầm.
Nhưng có ích gì nếu bây giờ chúng ta lại nhắc đến những chữ “nếu”…
Tôi tin rằng nếu ý chí của một con người có thể thay đổi số phận của người đó thì điểu này lại càng đúng, với một dân tộc, một đất nước.
Sau 37 năm dài. Dù VN vẫn chưa có được một phong trào dân chủ mạnh mẽ xuất phát từ sự đoàn kết của quần chúng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ như các nước Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Trung Đông và Bắc Phi trong phong trào cách mạng hoa nhài mới đây…Dù VN vẫn chưa có những đảng phái chính trị đối lập đủ mạnh với những khuôn mặt có đủ uy tín để đương đầu với nhà cầm quyền, buộc họ phải tự thay đổi như Miến Điện…Nhưng lòng dân chán ghét chế độ, mong muốn một sự thay đổi và một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước thì đã quá đủ.
Không ai có thể cứ sống mãi trong một chế độ độc tài, một xã hội tồi tệ mà không vùng dậy tìm lối thoát cho mình, cho người khác và cho con cháu mai sau.
Và tôi tin rằng nếu một ngày nào đó chế độ này sụp đổ, và một chế độ tự do dân chủ được thiết lập trên quê hương VN, sẽ không bao giờ có hiện tượng hàng loạt tướng lĩnh cao cấp trong quân đội cộng sản sẽ tự sát cùng với chế độ như đã từng xảy ra với miền Nam Cộng Hòa, mặc dù chế độ đó vẫn có những ông tướng, tá hèn nhát bỏ lính chạy trước để bảo vệ mạng sống của mình. Sẽ không có hiện tượng hàng triệu con người sau khi đã phải rời bỏ đất nước và đã có một cuộc sống bình yên, thậm chí sung túc, đã là công dân của nước khác, nhưng vẫn mang theo lá cờ của cái chế độ đã bị bức tử đó suốt bên mình bao nhiêu năm. Sẽ không có những bài viết, những nỗi đau, tiếc cho sự sụp đổ của chế độ này như đã từng có đối với ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Như đã từng xảy ra ở Liên Xô và các nước do đảng cộng sản lãnh đạo trước đây ở Đông Âu. Không một ai nuối tiếc những năm tháng dưới chế độ do đảng cộng sản nắm quyền, họ thẳng tay vứt nó vào sọt rác, bước sang một trang sử mới. Và rõ ràng ở những quốc gia này đảng cộng sản không có mảy may hy vọng gì quay trở lại.
Đôi khi cũng phải an ủi trong nỗi bất hạnh có cái may. VN phải trải qua những năm tháng sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản để không bao giờ còn ai có bất cứ chút ảo tưởng nào vào lý thuyết, chủ nghĩa cộng sản, vào đảng cộng sản cả.
Mặc dù cái giá ấy là quá đắt!

 

Tại sao lại nhất thiết phải “đổi đất lấy hạ tầng”?

Đào Tiến Thi
-
Trên các phương tiện truyền thông ta đã thấy, suốt từ đầu tháng 4, bà con ở Văn Giang đã đi gõ khắp các cửa, từ huyện, tỉnh đến trung ương.
Bà con không nhất trí với giá đền bù, do đó không chấp nhận quyết định cưỡng chế và đã làm tất cả những gì trong vòng pháp luật và ôn hòa để giữ đất. Ngày 24.4.2012, chính quyền huyện Văn Giang đã tổ chức cưỡng chế diện tích đất mà theo ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, là 5,8 ha còn lại (trong số 72ha) thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù hỗ trợ.[...]
Luật đất đai 2003, điều 38 quy định về mục đích thu hồi đất bao gồm “quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”.
Về loại đất bị thu hồi gồm đất nhà nước giao cho tổ chức (của nhà nước) khi bị giải thể, phá sản, chuyển đi; đất sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả; đất bị lấn chiếm; đất không có người thừa kế; đất giao hết thời hạn; đất trồng cây bị bỏ hoang quá thời hạn quy định v.v.. có tất cả 12 loại đất có thể bị thu hồi nhưng không có một điều khoản nào nói thu hồi giao cho chủ đầu tư vì mục đích kinh doanh. Trong các mục đích thu hồi nói trên ta thấy có mục đích “phát triển kinh tế”. Cái tên “Dự án khu đô thị thương mại – du lịch Văn Giang” (Ecopark) đã cho thấy nó thuộc mục đích kinh doanh. “Kinh doanh” khác “kinh tế”. Hơn nữa Điều 40 mục 1 giải thích nội dung “phát triển kinh tế” như sau:
Điều 40. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.
Cụm từ “và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ” mang nghĩa chung chung dễ làm một số người hiểu rằng cứ dự án nào được cấp chính phủ ký là thuộc loại này. Tôi không nghĩ thế. Với chữ “lớn” ta hiểu đó là những dự án có tính chất chiến lược, do nhà nước trực tiếp đầu tư (hoặc nhà nước đầu tư là chủ yếu), và là những công trình mang tính hạ tầng, không phải kinh doanh. Nếu không phải thế, nếu nó bao gồm cả loại kinh doanh thì mục 2 của điều sau đây sẽ là thừa:
2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Mục 2 trên của Điều 40 chính là để dành cho loại kinh doanh như Ecopark. Ecopark “được nhận quyền chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất,…”. Với các hình thức “chuyển nhượng”, “thuê”, “góp vốn” thì chỉ có bằng con đường THỎA THUẬN. Và Luật cũng nói rõ “không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.
Trên Tuổi trẻ online ngày 26-4-2012, Luật sư Lê Đức Tiết nói: “Liên quan đến các dự án kinh tế thì phải đảm bảo nguyên tắc cao nhất là thỏa thuận giữa người có đất với chủ dự án, với doanh nghiệp theo cơ chế thị trường”.
Chắc đã bị người dân chất vấn, đấu tranh nhiều về chỗ này cho nên ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã trả lời báo rằng:
“Đây là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải là dự án phát triển kinh tế của chủ đầu tư. Trong toàn bộ diện tích giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, chỉ có 30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh, tức là chủ đầu tư làm nhà để bán, còn lại là diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh”. (Tuổi trẻ online ngày 26-4-2012)
Cái “hạ tầng” được ông Thanh giải thích được hiểu là phần “chủ đầu tư đã đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng để làm đường bộ liên tỉnh từ cầu Thanh Trì (Hà Nội) đi TP Hưng Yên, hơn 3.000 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng khu đô thị và hạ tầng thuộc huyện Văn Giang, (Tuổi trẻ online ngày 26-4-2012).
Ta thấy gì qua lý lẽ trên?
1. “30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh” được giải thích là phần “làm nhà để bán”, còn lại “diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh” là ngoài phạm vi “nhà”. Cái lý luận này không lừa được cả trẻ con. Nhà bình thường mà không có đường vào thì cũng chẳng ai mua huống chi đây là nhà cao cấp. Đường đi, công trình phúc lợi, cây xanh, tất cả cùng với nhà mới thành một hệ thống, mới trở thành chỗ ở, nếu không thì ai mua? Cho nên làm sao có thể tách 30% đất nhà với các phần còn lại không thể thiếu được cho một cái công trình gọi là “nhà”?
2. Cứ tạm cho rằng chỉ có 30% để kinh doanh, còn lại là xây hạ tầng phục vụ chung cho cả khu vực, nhưng giả sử không có 30% kinh doanh kia liệu nhà tư bản có làm hạ tầng không? Chắc chắn là không. Miếng mồi ngon cho nhà tư bản là ở chỗ ấy. Chính quyền cưỡng chế quyết liệt cũng chỉ vì chỗ ấy.
Cho nên 30% chứ 3% thì nó vẫn thuộc về cái mục đích mà nhà đầu tư hướng tới để tìm kiếm lợi nhuận. Mà đã là lợi nhuận thì phải thỏa thuận theo luật đất đai và cũng là theo quy luật kinh tế thông thường.
Vả lại vấn đề không phải số phần trăm nhỏ thì số đất là nhỏ. Diện tích lớn thì vài phần trăm của nó cũng sẽ rất lớn và số người bị mất đất sinh sống cũng rất lớn, chứ đâu phụ thuộc số phần trăm, thưa ông Thanh.
3. Tại sao lại nhất thiết phải “đổi đất lấy hạ tầng”? Thiết nghĩ cái gì nhà nước xây được thì xây, cái gì chưa thì sau này xây chứ sao lại xẻo mãi bờ xôi ruộng mật để bán? Chỗ này nhờ các nhà kinh tế phân tích rõ. Tôi thì nhìn vấn đề một cách trực cảm đã thấy bất ổn. Nó giống như hiện tượng người nông dân bán đất nông nghiệp để mua xe máy, để xây nhà lầu, để rồi rơi vào thất nghiệp và nghèo đói như báo chí thường nêu. Cứ lý lẽ “đổi đất lấy hạ tầng” thì cuối cùng bán hết quốc gia công thổ hay sao?

 

Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam

Thanh Phương
-
Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đã lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
So với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế ở xã Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đã bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế. Phía chính quyền vì thế đã phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và, theo tố cáo của dân, thì có cả thành phần xã hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.
Điểm thứ hai gây công phẫn dư luận, đó là mức độ đàn áp của lực lượng cưỡng chế, qua những hình ảnh được phổ biến rộng rãi trên mạng, nhất là cảnh cả chục người cầm dùi cui thi nhau đánh đập dã man một nông dân tay không, theo kiểu đánh đòn thù, chứ không phải là khống chế một thành phần “quá khích”.
Điểm đáng nói khác đó là, có lẽ rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, chính quyền kiểm soát rất gắt gao những thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Một số bài báo đưa tin tương đối khách quan đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài giờ đăng trên mạng. Những bài báo khác thì đăng thông tin một chiều của chính quyền tỉnh Hưng Yên. Chỉ duy nhất có tờ báo Người Cao Tuổi, cơ quan ngôn luận của Hội Người cao tuổi Việt Nam, là dám lên tiếng tố cáo vụ cưỡng chế mà họ cho là “trái luật” ở Văn Giang ( Nhưng nay bài của Người Cao Tuổi về vụ Văn Giang đều đã bị gỡ bỏ ). Nhiều phóng viên cho biết họ đã bị cản trở khi đến tác nghiệp ở Văn Giang trong ngày cưỡng chế.
Những nhà báo, những trí thức nào muốn bày tỏ thái độ về vụ Văn Giang chỉ có thể đăng tải trên các trang mạng. Trong bài viết tựa đề “ Phải thay đổi tư duy thu hồi đất”, được đăng trên trang BS ngày 27/4, nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại rằng, điều 39 – Luật Đất đai 2003 quy định chỉ thu hồi đất để “ sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, trong khi dự án Ecopark chỉ là dự án kinh doanh, chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Bên cạnh đó, nhà báo Võ Văn Tạo lên án tình trạng thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Tác giả viết : « Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên còn bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính vì không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến. »
Về phần nhà báo Huy Đức thì tự đặt mình vào vị trí của nông dân Văn Giang trong bài viết đề ngày 26/04 đăng trên trang blog của anh.
Theo Huy Đức, các điều khoản về thu hồi đất, từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003. Anh cho rằng « Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. »
Huy Đức lưu ý rằng, « vì Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền, vì không có công lý, nên gia đình anh Đoàn Văn Vươn và 160 hộ dân Văn Giang phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế ». Theo tác giả bài viết, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành « một vết nhơ trong lịch sử. »
Trong bài viết gởi trực tiếp cho trang mạng Bauxite Việt Nam với hàng tựa “ Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân”, đề ngày 26/4, ông Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ), đã bày tỏ “sự căm giận và nỗi hãi hùng” của ông. Ông căm giận “vì không thể chấp nhận Nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy. Ông hãi hùng “vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.”
Ông Nguyễn Trung cảnh báo rằng đây là “ một chiều hướng phát triển vô cùng nguy hiểm cho đất nước, nhất thiết phải tìm cách ngăn chặn.” Ông yêu cầu Đảng, Quốc hội, Chính phủ về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc.
Riêng giáo sư Tương Lai, ngay từ bài viết với hàng tựa “ Bàn chân nổi giận”, đề ngày 17/4, gởi trực tiếp cho trang Bauxite Việt Nam đã cảnh báo rằng “ con giun xéo lắm cũng quằn, họ không thể cứ lầm lũi ngậm miệng than trời, sao trời ở không cân, kẻ ăn không hết, người lần không ra.”. Bản thân cũng đã theo dõi tình hình ở Văn Giang từ nhiều tháng qua và trong bài trả lời phỏng vấn với RFI sau đây nay giáo sư Tương Lai tỏ vẻ rất công phẫn trước vụ đàn áp vừa qua:
Giáo sư Tương Lai
29/04/2012
 Giáo sư Tương Lai: Tôi đã có theo dõi tình hình Văn Giang, Hưng Yên. Sự việc này diễn ra có thể đã là từ một tháng nay. Trước đây, tôi có xem một đoạn video trên mạng, quay lại cảnh người dân chất vấn đoàn thanh tra. Từ đó, tôi đã thấy là sự việc không biết sẽ diễn tiến đến đâu. Tôi cũng hy vọng là sau đợt làm việc của đoàn thanh tra đó, tình hình sẽ dịu đi và chắc là người ta sẽ có giải pháp.
Nhưng đến hôm nay, tôi thấy tình hình đã đi đến chỗ gay gắt một cách mà tôi cũng không hình dung nổi, nhất là khi xem đoạn video quay cảnh những người nhân danh Nhà nước, mặc sắc phục cảnh sát cũng có, mặc thường phục cũng có, cầm dùi cui đánh tới tấp vào những người dân. Xem cảnh đó, tôi không thể nào nói gì khác ngoài sự phẫn nộ và phẫn uất. Một Nhà nước mà đối xử với dân như vậy thì còn gì để nói!
Đương nhiên trong quy hoạch để xây dựng lại đất nước, những vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, mở rộng những khu vực công nghiệp, dịch vụ, đó là những việc không thể không làm. Và khi làm thì đương nhiên là có động chạm với lợi ích của người dân, có khi là lợi ích cục bộ, có khi là lợi ích riêng tư, mà về nguyên lý, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích toàn thể, lợi ích riêng tư phải phục vụ lợi ích đất nước.
Nhưng dù là cục bộ, dù là toàn thể, dù là lợi ích quốc gia đặt lên trên, ý nguyện của người dân vẫn là quan trọng nhất. Phong kiến, cổ xưa như Mạnh Tử mà còn nói đến “dân vi quý, quân vi khinh”. Một chính quyền muốn tồn tại thì phải được dân ủng hộ. Vì vậy, dựa vào dân, tin dân và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân là việc tối thiểu mà người cầm quyền phải biết. Dù là mình đúng, dù là dân sai, dù người dân là lợi ích riêng tư, còn Nhà nước là lợi ich của toàn dân, thì trước tiên phải lắng nghe dân, chứ không phải dùng dùi cui để đối xử với dân.
Trước mắt, người ta có thể khuất phục một số người nào đó và bạo lực có khi tạm thời thắng thế, nhưng đó là sự giải khát bằng thuốc độc. Hệ lụy của nó sẽ không thể lường được. Một khi người dân nổi giận, mọi lời rao giảng về đạo đức, về nghị quyết, về lý tưởng, … đều trở nên vô nghĩa, nếu không muốn nói là giả dối và mị dân.
Cho nên, nhìn vào sự kiện đàn áp dân ở Văn Giang, Hưng Yên, thì không còn gì để nói nữa, khi mà cứ ra rả nói rằng Nhà nước này là của dân, do dân, vì dân.
RFI: Nguyên nhân của tình trạng ngày hôm nay phải chăng không chỉ là do mức đền bù không thoả đáng, mà còn là do Luật đất đai chưa rõ ràng, dẫn đến lạm quyền ở địa phương?
Giáo sư Tương Lai: Câu hỏi của ông cũng chính là câu trả lời đấy. Vừa qua, khi nhân dân Văn Giang kéo về cổng thanh tra chính phủ ở Cầu Giấy, Hà Nội, tôi đã có viết bài “Bàn chân nổ giận”. Một số báo không dám đăng, nhưng có một tờ báo đăng. Trong bài đó, tôi không có nói gì khác ngoài việc dẫn lời những người có trách nhiệm. Ví dụ, nguyên phó thủ tướng phụ trách nông nghiệp Võ Ngọc Trìu có nói: “ Khi trong này khai trương một công trình, thì ở bên ngoài dân khiếu kiện và biểu tình”. Ông nói rằng, giá đền bù cho dân là 1, khi đem lô đất đó ra thì giá gấp 15 lần. Ông kết luận rằng, một chính sách như thế thì không thể nào thuyết phục được dân.
Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là vấn đề số một và nói đến đất đai tức là nói đến nông dân. Nguyễn Đình Chiểu đã nói rằng người nông dân là “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”. Ngoài cái đó ra họ biết làm gì bây giờ? Họ có thể nhận một số tiền đền bù mà trong đời họ chưa từng có như thế. Nhưng khi họ mất đất thì số tiền đền bù đó chẳng có ý nghĩa gì nữa, bởi vì không phải ai cầm tiền cũng có thể làm cho nó sinh lợi. Đấy là chưa nói, khi đã mất đất, rất nhiều gia đình nông thôn thất cơ lỡ vận. Nếu có được đền bù thoả đáng đi nữa thì người dân cũng cảm thấy lo sợ cho tương lai của họ, huống hồ đền bù không thỏa đáng. Thế thì làm sao dân không phẫn nộ, không khiếu kiện? Tôi không nói tất cả các khiếu kiện đều đúng, nhưng về cơ bản thì đó là điều không thể không xảy ra được.
Luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sỡ hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lãnh đạo xã cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó. Đây là sự bất cập rất lớn mà các chuyên gia đã nói đến nhiều trên báo chí. Nhưng khổ một nỗi, có một suy nghĩ đã trở thành như là chất xi măng kết dính trong đầu người ta: mất sở hữu toàn dân là mất chủ nghĩa xã hội! Chính vì thế người ta phải bám cho bằng được cái mệnh đề sở hữu toàn dân đó. Cố giữ cái sở hữu toàn dân đó và giao nó cho những chính quyền địa phương, mà ai cũng thấy là đầy dẫy tham nhũng. Không có tham nhũng nào có thể ngon ăn bằng tham nhũng từ đất. Không có sự ăn cướp nào dễ dàng bằng ăn cướp đất của người nông dân tay không. Cho nên, câu nói ngày xưa “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”, chưa bao giờ trở thành một cách nhầy nhụa và trắng trợn như hiện nay.
Vì vậy, trong sửa đổi Hiến pháp kỳ này, không thể không đặt lại vấn đề sở hữu đất đai. Một khi vẫn còn giữ quan điểm quá ư bảo thủ và lạc hậu, thì những mâu thuẩn về đất đai, những sự kiện đau lòng như ở Văn Giang mỗi lúc sẽ càng căng thẳng thêm, chứ không thể dịu đi được.
RFI: Trong khi chờ sửa Luật đất đai, chính quyền phải làm sao để hạn chế những vụ khiếu kiện, biểu tình, dẫn đến cưỡng chế bằng bạo lực như ở Văn Giang?
Giáo sư Tương Lai: Bất cứ chính quyền nào cũng có xu hướng mở rộng quyền lực vô hạn độ, mà quyền lực thì có xu hướng tham nhũng. Vấn đề là phải có một công cụ để ngăn chận điều này. Công cụ đó chính là luật pháp. Thứ hai, có một cái được xem như nền tảng của Nhà nước nhân danh là của dân, do dân, vì dân, như cụ Hồ Chí Minh ngày xưa đã nói rằng: “ Quyền hành và lực lượng đều nơi dân”. Đó là tư tưởng cốt lõi, quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà người ta đang phát động ra sức học tập.
Nghị quyết trung ương 4 về vận động chỉnh đảng cũng đưa lên vấn đề số một là phải dựa vào dân, gắn với dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của dân. Vậy thì trong khi chờ sửa Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, thì phải dựa vào dân, lắng nghe dân, chứ đừng dùng dùi cui vơi dân, đừng chĩa súng vào dân!
Nếu tình hình cứ diễn ra theo kiểu này, sẽ không thể tránh được những vụ Văn Giang khác. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn, bởi vì càng ngày người ta càng cần phải tiếp tục cưỡng chế để lấy đất làm dự án. Mỗi dự án như thế, bên cạnh cái gọi là lợi ích của Nhà nước, của toàn dân, của chủ nghĩa xã hội, thì có lẽ cái lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, cái bỏ túi riêng cho các quan chức vẫn sẽ là một động lực không thể kềm hãm được. Chính từ động lực đó mà người ta có một quyết tâm rất cao trong việc cưỡng chế nhân danh quy doanh, nhân danh thực hiện pháp lệnh Nhà nước, nhân danh cơ cấu lại nền kinh tế,…. Rất nhiều ngôn từ đẹp đẽ, mà dưới đó là những mưu toan của các nhóm lợi ích. Một khi không giải quyết triệt để cái đó, thì làm sao có thể bịt miệng người nông dân, để họ không khiếu kiện.
Cho nên, sửa đổi Hiến pháp là một thời điểm có thể an dân được phần nào, trong đó có vấn đề Luật Đất đai. Nhưng chờ sửa luật thì còn lâu. Cho nên, trước mắt phải có giải pháp hạn chế sự cưỡng chế và dùng bạo lực đối với dân và phải có một tiếng nói rất mạnh mẽ, trong Đảng, trong chính quyền, nhưng trước hết là sức mạnh công luận từ dân và từ tất cả những ai có lương tri, lên tiếng đòi hỏi phải có một ứng xử đúng đắn đối với dân. Không được dùng bạo lực, không được chĩa súng vào dân.
RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.

 

Tù Ca Việt Nam



Một trại giam tại miền Bắc (ảnh minh họa).
Vũ HoàngRFA
-
Cuộc chiến tại Việt Nam đã kết thúc tròn 37 năm. Quá khứ đã khép lại, tương lai đã mở ra. Dù là người miền Nam hay miền Bắc thì tất cả cũng đã là một thời của tiềm thức.
Nhân ngày 30/4, chương trình âm nhạc cuối tuần hôm nay, xin được điểm lại một số nhạc phẩm được sáng tác trong thời ly loạn và nhất là của những người nhạc sĩ đã từng bị cầm tù, đánh đổi một phần tuổi thanh xuân nơi trại cải tạo.

Lữ Khách
Quý vị vừa cùng nghe ca khúc Lữ Khách, thơ của Phạm Kim Khôi do nhạc sĩ Phạm Thiên Tứ phổ nhạc với tiếng hát Việt Tiến.
tu-cai-tao-2-250.jpg
Binh sĩ VNCH trong trại tù cải tạo sau ngày 30.04.1975. Captured from youtube.
Trong số hàng trăm ca khúc được sáng tác trong trại tù sau ngày 30/4/1975, nổi bật và được nhiều người biết đến, có lẽ là Lữ Khách, Hai Hàng Cây So Đũa, Quê Hương Ba Vòng Ngục Tù, tháng Tư 29 ngày… Nội dung của những bài hát này không chỉ nói đến sự mất tự do, kìm kẹp, mang âm hưởng bi tráng, mà lời ca nghe ai oán, mong một ngày được giải thoát để chim về được với trời xanh.
Nhận xét về những ca khúc được sáng tác trong thời gian này, nhạc sĩ Trọng Minh chia sẻ:
“Thực sự đa số những người viết nhạc trong tù sau ngày 30/4/1975, trong đó có cá nhân tôi, chưa có xứng với danh xưng là nhạc sĩ, với kiến thức âm nhạc của chúng tôi có phần hạn chế, mà rất ít hoặc không có người nào trong số chúng tôi được đào luyện hoặc tốt nghiệp từ những trường dạy nhạc. Có chăng theo chỗ tôi biết thì có vài vị linh mục đã tốt nghiệp các nhạc viện mà thôi.
Xoay quanh những chủ đề đó, tác giả của tù khúc đã khẳng định sự bất phục tùng giai cấp thống trị mới, cho thấy tính kiên cường bất khuất của những chiến sĩ bất đắc dĩ bại trận, nhưng họ không cam lòng thua trận.
Nhạc sĩ Trọng Minh
Nói như vậy để thấy được việc hình thành dòng nhạc tù là vô cùng khó khăn, bởi vì đối với một người nhạc sĩ chuyên nghiệp sáng tác một khúc nhạc hay một bài ca thì không thấy trở ngại gì, nhưng đối với chúng tôi là những người không giỏi về chuyên môn, nên việc sáng tác ca khúc không phải dễ dàng. Thêm nữa, sáng tác lại không có đàn để tìm giọng hay định cao độ nốt nhạc thì thật gay go. Gay go nhất là làm thế nào để mình lưu giữ nó cho những lần sử dụng về sau. Bởi vì mình không thể ghi ra giấy được. Hình phạt cho những tác giả của tù ca là cùm, nghĩa là nhốt riêng ra và cùm chân, cùm là có thời hạn hoặc vô thời hạn, không biết ngày nào tha.
Các chủ đề tù khúc thể hiện là thân phận của người tù, tình cảm, trách nhiệm của người tù đối với gia đình, đối với quê hương, dân tộc. Xoay quanh những chủ đề đó, tác giả của tù khúc đã khẳng định sự bất phục tùng giai cấp thống trị mới, cho thấy tính kiên cường bất khuất của những chiến sĩ bất đắc dĩ bại trận, nhưng họ không cam lòng thua trận.
Hai Hàng Cây So Đũa
tu-cai-tao-250.jpg
Binh sĩ VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975. AFP photo.
Quý vị đang cùng nghe lại bài hát Hai Hàng Cây So Đũa. Tâm sự của người phổ nhạc cho bài thơ này, nhạc sĩ Trọng Minh một lần chia sẻ những ký ức một thời đã qua:
“Tôi nhớ lúc đó khoảng tháng 6 năm 1981, chúng tôi bị giam giữ tại Gia Rai, thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, chỗ đó là Z30A, vào một buổi trưa, chúng tôi được anh Nguyên Huy mời một party nhỏ, bởi vì hôm trước đó, anh được chị cùng 2 đứa con lên thăm có mang cho anh một chút quà bánh.
Trong câu chuyện anh có vẻ không vui, khi hỏi ra mới biết chị dẫn các cháu lên thăm anh lần cuối trước khi tìm đường vượt biên hy vọng đến được bến bờ tự do. Anh quá xúc động, nên đêm trước đó, anh làm bài thơ và đọc cho mọi người nghe, bài thơ cảm động và nói lên một phần nào tâm trạng của riêng tôi. Tôi yêu cầu anh chép cho tôi bài thơ đó, hy vọng là tôi có hứng thú để viết nên bài nhạc. Thật là may mắn tôi có đủ cảm xúc và hứng thú để hoàn thành bài nhạc trong 2 ngày sau đó. Lấy tựa đề là bài Hai Hàng Cây So Đũa vì 2 bên đường dẫn vào nhà thăm nuôi là 2 hàng cây so đũa.
Nội dung bài nhạc đó, nói lên tâm trạng của người vợ đưa con lên thăm chồng trong tù, để từ giã trước khi lên đường vượt biên. Trong nỗi hoang mang không biết có đi trót lọt hay không, gặp nguy hiểm gì hay không, không biết có còn gặp lại nhau hay không, đó là những tình cảm hoài nghi, quyến luyến giữa 2 vợ chồng. Điều đó làm tôi xúc động nên viết bài Hai Hàng Cây So Đũa này.”
Chúa Nhật Của Người Tù
Nếu trong Hai Hàng Cây So Đũa, người nghe bắt gặp hình ảnh chia ly của những cặp vợ chồng vì thời thế mà phải chia xa, thì trong bản Chúa Nhật Của Người Tù, nhạc sĩ Trần Ngọc Phong lại khắc họa khá rõ nét cuộc sống của những người lính bại trận trong trại giam. Đó là chuỗi ngày mất tự do, lao động cực nhọc bất kể nắng mưa, họ mơ về một bữa ăn no và một quá khứ mơ mộng năm nào.
Tôi rất bâng khuâng về vấn đề đặt một ca khúc làm sao gói trọn chuyện tù đầy cực khổ của mình.
Nhạc sĩ Trần Ngọc Phong
“Tôi rất bâng khuâng về vấn đề đặt một ca khúc làm sao gói trọn chuyện tù đầy cực khổ của mình, thì thực sự tôi có so sánh một số người đặt tù khúc về những cực khổ thì nó dài lê thê, bố cục không gọn, cho nên tôi cứ bâng khuâng hoài không biết đặt làm sao để tròn một ca khúc tiêu biểu.
Tôi nghĩ về văn học, tôi nghĩ đến Alexander Solzhenitsyn thì tôi thấy ông ta có một tác phẩm One Day in the Life of Ivan Denisovich. Tôi thấy rằng ông này bị tù trong trại tập trung của Liên Xô, ông diễn tả được chuyện chỉ một ngày trong nhà tù thôi. Tôi sực nhớ, liên tưởng đến tù của tôi, nên tôi nghĩ, mình trọn một ngày thôi, mà ngày nào bây giờ. Mình tin tưởng vào Chúa, mình cực khổ quá mà cũng chẳng thấy chúa giơ tay ban giúp gì mình, cho nên tôi mới đặt trọn Chúa Nhật Của Người Tù.”

Vụ Trại giam A2 đánh chết phạm nhân:

Một phạm nhân cứa cổ phản đối tái diễn nạn đánh đập

V.V.T.
Tối 30-4, phản đối cán bộ Trại giam A2 (thuộc Tổng cục 8 – Bộ Công an; đóng tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) tái diễn nạn đánh đập, phạm nhân Đậu Xuân Trung (24 tuổi; thuộc Đội 1, Phân trại 1) tự cứ cổ, phải cấp cứu.
Vụ việc xảy ra lúc 19h10, khi các phạm nhân được lệnh sẵn sàng chuyển trại.
Tại một buồng giam thuộc Đội 1, có 3 phạm nhân bị gọi ra. Vừa ra khỏi buồng giam, họ liền bị cảnh vệ và cảnh sát cơ động còng tay, đánh đập túi bụi.
Thấy vậy, các buồng giam phản đối, cố thủ không ra, nêu việc sáng 29-4, lãnh đạo đã tuyên bố nghiêm cấm đánh đập.

Trong buồng giam kế bên, Trung (trong danh sách phải chuyển trại) nói cán bộ không giữ lời hứa của lãnh đạo (không tái diễn đánh đập) thì thà cứa cổ chết, chứ không ra. Cán bộ quát: “Mày cứa cổ thì thiệt thân mày”.
Khoảng 19h35, các buồng giam náo động vì thấy áo Trung tràn máu. Các phạm nhân kịp thời sơ cứu. Sau đó thiếu tướng Hồ Thanh Bình, Tổng cục phó Tổng cục 8 có mặt, nói sẽ cho điều tra, xử lý hành vi đánh đập vừa xảy ra, hẹn sáng 1-5 giải quyết tiếp.
Được biết, những phạm nhân có lệnh chuyển trại là những người (sáng 29-4) dám cả gan lên tiếng tố giác với trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục 8 Cao Ngọc Oánh về hiện tượng đánh đập thường xuyên xảy ra, khi ông vào trại ổn định tình hình sau vụ xô xát giữa phạm nhân với cán bộ trại vào sáng 28-4.
Vụ xô xát làm 2 phạm nhân và một quản giáo trọng thương. Các phạm nhân đánh đuổi các cán bộ, cố thủ khu vực giam giữ, đòi có báo chí, gia đình nạn nhân và lãnh đạo Tổng cục 8 chứng kiến, mới mở cửa cho cán bộ vào đưa xác phạm nhân Dương Chí Dũng (35 tuổi, người Nha Trang, án ma túy, vào trại được 3 tháng) – trước đó bị thiếu úy y sĩ Nguyễn Đăng Khoa và thượng sĩ quản giáo Võ Thành Phương dùng dùi cui đánh nhiều lần đến tắt thở tại chỗ.
Tình hình căng thẳng, buộc Công an tỉnh, tối 28-4 tức tốc chi viện 3 xe camnhong cảnh sát cơ động lên Trại A2. Cũng tối 28-4, tướng Oánh và tướng Bình đáp máy bay chuyến đêm vào Khánh Hòa trực tiếp chỉ huy dàn xếp, thương thảo với phạm nhân, giải quyết hậu quả.
Khoa và Phương vừa bị Công an Khánh Hòa tạm giam, khởi tố vụ án làm chết phạm nhân. Họ cũng vừa bị Đảng ủy trại đề nghị tước danh hiệu CAND và khai trừ Khoa khỏi Đảng.
Sáng 1-5, tướng Oánh nói chưa được báo vụ việc tối 30-4 và sẽ kiểm tra, nếu có, sẽ xử lý nghiêm, nhưng cũng đề nghị báo chí đừng “xăm soi” (?!).
Điện liên lạc với đại tá Nguyễn Sơn, Giám thị Trại A2, ông hấp tấp nói đang quá bận, sẽ thông tin sau, rồi cúp máy.
——
* Tham khảo:  - Một phạm nhân chết tại trại giam(TN);  - Một phạm nhân chết, bị bạn tù giữ xác (GDVN);   - Vụ phạm nhân chết ở trại tạm giam Khánh Hòa: Đã đưa thi thể phạm nhân ra khỏi trại giam (TN);   - Một phạm nhân chết, nghi do bị đánh (PLTP);   - Bắt giữ cán bộ trại giam đánh chết phạm nhân (TT);  - Nổi loạn tại trại giam ở Khánh Hòa sau khi một phạm nhân bị đánh chết (RFI); - Hai công an đánh chết một tù nhân ở trại giam Khánh Hòa bị tạm giam  (RFI); – Bắt cán bộ trại giam ‘đánh chết người’ (BBC);  –Hai cảnh sát Việt Nam bị bắt sau cái chết của một tù nhân (VOA); – Đề nghị khai trừ Đảng, tước danh hiệu CAND (TT).

Cán bộ đánh chết tù nhân, Trại A2 nổi loạn

  Trưa 28-4, tù nhân Trại giam A2 (Bộ Công An) ở xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (cách TP Nha Trang 24km) và thân nhân cho biết, sáng cùng ngày, do bị cán bộ trại đánh, tù nhân Dương Chí Dũng (SN 1977; nhập trại được 3 tháng, về tội buôn bán ma túy) đã đột tử tại trại. Hai tù nhân khác là Lê Văn Hiệp (SN 1985) và Nguyễn Thái Thông (SN 1983) bị trọng thương, phải cấp cứu. Ba tù nhân trên đều thuộc Phân trại 2 của trại. Một cán bộ của trại cũng trọng thương, phải cấp cứu.
Vụ việc gây bức xúc cho khoảng 2 nghìn tù nhân toàn trại. Họ nổi loạn, dồn đuổi hết cán bộ ra ngoài, cố thủ trong trại, yêu cầu phải có nhà báo, đại diện gia đình nạn nhân Dũng và lãnh đạo Tổng cục 8 (Tổng cục Trại giam – Bộ Công an) chứng kiến, mới mở cửa cho cán bộ vào đưa thi thể Dũng đi. Theo họ, sở dĩ phải nêu yêu cầu trên vì nếu không có nhà báo, đại diện gia đình nạn nhân và lãnh đạo Tổng cục 8 chứng kiến, sau khi đưa thi thể nạn nhân đi, cán bộ trại sẽ trả thù bằng súng hơi cay, rồi đánh đập, khủng bố như đã từng xảy ra.
Nhận thông tin từ các tù nhân và gia đình, phóng viên điện đại tá Nguyễn Sơn, Giám thị trại A2, ông từ chối cung cấp thông tin. Chiều cùng ngày, một nhóm phóng viên đến cổng ngoài của trại, yêu cầu cảnh vệ báo lãnh đạo, đề nghị tiếp xúc, cung cấp thông tin từ phía lãnh đạo trại. Cảnh vệ điện Giám thị Sơn, nói ông Sơn từ chối. Phóng viên trực tiếp điện ông Sơn, đề nghị tiếp xúc làm việc, ông Sơn đột ngột cúp máy.
Đến 18h30 cùng ngày, các tù nhân cho biết, họ vẫn cố thủ trong trại.
18h45, Công an tỉnh Khánh Hòa điều 3 xe camnhong chở cảnh sát cơ động lên chi viện Trại A2. Tối cùng ngày, lãnh đạo Tổng cục 8 tức tốc đáp máy bay vào Nha Trang để chỉ huy giải quyết vụ việc.,.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét