Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Lượm tin ngày 01/5/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=0DslqkFQovI
  • CHIỀU 30.4: ĐAU ĐỚN LÒNG TA CHIỀU VĂN GIANG ! (Nguyễn Xuân Diện) – Ở cánh đồng, chiều nay bà con Xuân Quan đi ra nơi những máy xúc, máy ủi của cuộc cưỡng chế để nhặt xương cốt tổ tiên mình bị đào xới tan hoang trong trận càn hôm 24.4.2012
  • Lẩm cẩm thiên hạ sự hay Quê hương là chùm khế ngọt (BoxitVN) – “Đất nước đã Hòa bình 37 năm. Cả Đất nước đang cùng nhau tiến về đỉnh Vinh quang trên con tàu XHCN dưới sự cầm lái của những tài công tài ba xuất sắc của thời đại ‘đỉnh cao trí tuệ XHCN’.
  • Bùi Hoàng Tám: Những ông kễnh… vô học!(Trần Nhương) – “Hình như xe 80B rất ít bị thổi còi”. Đây là câu nói thẳng thắn về một vấn đề rất và rất tế nhị của ĐB Dương Trung Quốc. Còn mình, đã hơn một lần mình nguyền rủa những chiếc ô tô mang biển 80B là: Những ông kễnh… vô học!
  • Hậu Văn Giang (Sơn Thi Thư) – “Lấy đất bằng mọi giá/ Từ Tiên Lãng, Văn Giang/ Tiếp theo nơi nào nữa?/ Lòng dân thêm hoang tàn”.
  • KHÔNG PHẢI TỰ DO CỦA LŨ GIẾT NGƯỜI (Nguyễn Trọng Tạo) – “Giá thứ gì cũng tăng/ Riêng mạng sống mỗi người cứ hạ/ Cả thanh danh, cả nhân phẩm/ Cũng xuống giá mãi không thôi/ Đám vua chúa/ Trị vì ta đã chán chê rồi/ Các lãnh tụ đã dẫn dắt ta chê chán…/ Thôi đi, đừng giao chiến với nhân dân!”
  • Quốc hội tìm đường về gần dân (PLTP) – Một trong những công cụ đáng tin cậy là thực hiện những cuộc điều tra dư luận xã hội một cách bài bản, khách quan và độc lập.
  • Toàn cảnh tháng 4.1975 (Phạm Viết Đào) – Ngày 30 tháng 4 năm 2012 đánh dấu 37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày chiến tranh kết thúc nhưng cũng lại là bắt đầu của 1 cuộc chiến tranh khác còn khốc liệt hơn nhiều, chết người hơn nhiều và để lại những hậu quả lâu dài tệ hại…
  • ĐỜI THƯỜNG TRONG DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975 (Mai Thanh Hải) – giới thiệu một số hình ảnh khác với hình ảnh ta vẫn thấy, do các phóng viên nước ngoài và phóng viên chiến trường ghi lại, ngay trong ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập
  • Ngư phủ Trung Quốc tấn công tuần duyên Hàn Quốc khi bị chận bắt vì đánh cá trái phép (RFI) – Hôm nay 30/04/2012, người phát ngôn của lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho biết, khi tiến hành bắt giữ một thuyền Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp gần đảo Heuksan, trên vùng biển Hoàng Hải, đội tuần duyên Hàn Quốc đã bị thủy thủ Trung Quốc đánh trả, khiến bốn lính Hàn Quốc bị thương. Chín thủy thủ Trung Quốc trên tàu này đã bị bắt.
  • Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa (BBC) – Một nhóm dân biểu và sỹ quan cao cấp của Đài Loan ra thăm Trường Sa trong chuyến đi có khả năng gây căng thẳng về lãnh thổ.
  • ‘Khác biệt quan trọng’ (BBC) – Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa cuối tuần qua mở cửa doanh trại để kỷ niệm 15 năm Bắc Kinh nhận lại Hong Kong.
  • Phà chở 350 người bị lật ở Ấn Ðộ (VOA) – Giới hữu trách Ấn Ðộ cho biết ít nhất 40 người thiệt mạng và 160 người khác mất tích sau khi một chiếc phà bị lật tại đông bắc Ấn Độ.
  • Iran hy vọng đàm phán thành công (RFA) – Một nhà ngoại giao cao cấp của Iran hôm qua ngỏ ý hy vọng cuộc đối thoại vào giữa tháng Năm sẽ giúp giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran.
  • Trung Quốc huấn luyện tàu ngầm cho Thái Lan (RFA) – Một nhóm sĩ quan Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ được cử sang Trung Quốc tham dự khoá huấn luyện về tàu ngầm. Thông tin này mới được Bộ quốc phòng Thái Lan cho biết vào ngày hôm qua.
  • Hàn quốc sẽ phản ứng cứng rắn: TT Lee Myung-Bak (RFA) – Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak hôm qua cam kết sẽ phản ứng cứng rắn trước những hành động khiêu khích quân sự của phía Bắc Hàn. Tuy nhiên, ông cũng phát biểu rằng nước ông không muốn cạnh tranh quân sự với Bắc Hàn mà chỉ muốn cạnh tranh về việc người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.
  • Châu Âu kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trong vụ LS Trần Quang Thành (RFA) – Liên minh Châu Âu hôm qua kêu gọi Trung Quốc phải “kiềm chế tối đa” trong vụ nhà bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành, người mới vừa trốn khỏi quản thúc tại gia tuần rồi và được cho là đang trú ẩn tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
  • Các Quan Mở Sòng (VietBao) – Hôm qua chúng ta nói về tiền đất đền bù khi cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên, không bằng một phần chiếc váy các cô ngưỡi mẫu.
  • Chỉ đạo ở Văn Giang (Nguyễn Thông) – Những bài diễn văn, khẩu hiệu, lời có cánh mị lừa/ Vứt tất cả vào sọt rác/ Bởi giờ đây chỉ cần hung tàn là đủ/ Để đám dân đen kia phải khiếp sợ, lặng câm
  • Mai Thục: Vợ Chồng Về Văn Giang (Trần Nhương) – Hả hê nhờn răng ăn “ê- co- pac”/ Cái từ ê chề, đồng âm rác thối/ Ung nhọt vỡ tràn, ôi thôi! Buồn nôn/ Bộ chính trị âu lo bộn bề/ Tổng bí thư nói giữ đất/ Đất cứ mất vào tay bọn bất lương/ Thương anh đi khắp nẻo chiến trường/ Tuổi già chưa được hưởng yêu thương
  • Trần Trương: Trái nhãn lồng đắng (Trần Nhương) – Trái nhãn lồng Hưng yên ngày xưa dùng để tiến vua/ Giờ “VUA” không ăn nhãn mà “VUA” cần ăn đất/ “VUA” ăn tất tần tật/ Mất đất rồi bây giờ mẹ khất thực nơi mô…?
  • Mùa giáp hạt (Thùy Linh) - “Năm nay mùa giáp hạt đến đúng lúc tiếng súng vang trên cánh đồng Văn Giang, sát nách với Hà Nội. Ngay bên triền đê sông Cái nặng phù sa. Nơi đây đất bờ xôi ruộng mật, tốt cho trồng trọt. Cớ gì cứ phải nhè những chỗ như thế để kí quyết định thu hồi làm dự án nhân danh sự phát triển?”.

 

 National Geographic và bản đồ Hoàng Sa & Trường Sa

image

Đầu tháng 8 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã ghé thăm trụ sở National Geographic tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và gởi tặng tôi một ấn bản luận án Tiến Sĩ Sử của ông hoàn tất năm 2003 là “Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” được ông dịch sang tiếng Anh với tựa đề “Documents on Viet Nam’s Sovereignty over Paracels & Spratleys.” Trong cuộc gặp gỡ thân tình này TS Nguyễn Nhã đã hỏi tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” xảy ra đầu năm 2010, và cứ thắc mắc tại sao tôi không bao giờ “lên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều người nhắc đến tên tôi. Thực ra, tôi đã ghi lại những diễn tiến “Bản Đồ Hoàng Sa” ngay từ đầu nhưng quyết định không phổ biến vì lời khuyên của một người đàn anh rất nổi tiếng trong giới truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ: “Em tìm cách nào ‘danh chính ngôn thuận’ để National Geographic chịu sửa lại chú thích trong bản đồ của họ; rồi chờ khi mọi chuyện lắng đọng hãy ‘xì ra’ chứ ngay lúc này thì không nên vì em sẽ bị ‘chụp mũ và trù dập’ từ chết tới bị thương...!”

image

Câu chuyện bản đồ Hoàng Sa sau đó cũng được National Geographic sắp xếp ổn thỏa và hợp lý, nhưng vì công việc bề bộn nên tôi chưa hoàn tất bài viết. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ TS Nguyễn Nhã và nhất là những cuộc biểu tình xảy ra liên tiếp ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ mấy tháng nay nhằm phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông đã thúc đẩy tôi phải sửa lại và phổ biến bài viết này để chia sẻ với các bạn.

image
Tiến Sĩ Nguyễn Nhã
Trước hết, tôi xin khẳng định là công việc của tôi ở National Geographic không liên quan gì tới việc làm bản đồ nhưng vì là người Việt Nam nên dầu muốn dầu không, tôi cũng phải “get involved” vì việc này liên quan trực tiếp đến “quê hương yêu dấu” của mình.

image
Đầu tháng 3 năm 2010, văn phòng “Communications” báo cho tôi biết về việc có 3 người Việt Nam là các ông Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long, với tính cách cá nhân đã gởi thư yêu cầu National Geographic giải thích về việc đổi tên quần đảo “Paracel Islands” thành “Xisha Qundao” (China) và xóa bỏ tên “Hoàng Sa” một cách thiên vị, không đúng với lịch sử, và sẽ ảnh hưởng đến những tranh luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm. Họ báo cho tôi biết việc này vì chắc chắn sẽ có nhiều cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt liên lạc trực tiếp với tôi để “chất vấn” như chuyện đã xảy ra mấy năm trước khi National Geographic gọi “Sông Hương” là “Sông Huế” trong một cuộc thi chung kết giải “National Geographic Bee” ở Hoa Thịnh Đốn.
Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư.
image
Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”

image
Tôi đang phân vân không biết tính sao thì ngày 10 tháng 3, 2010 anh Đỗ Hùng (báo Thanh Niên ở Sàigòn, Việt Nam) liên lạc email và điện thoại nói chuyện với tôi về những bài báo và các diễn đàn đang “bùng nổ” về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa của National Geographic” và hỏi tôi có cách nào hỗ trợ để “đòi lại chính nghĩa” cho người Việt. Đã biết trước nguyên tắc làm việc của nhóm “Bản Đồ” nên tôi nói với anh Hùng là phải tìm mọi cách để có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Thêm vào đó, tôi cũng gợi ý cho phát ngôn viên chính thức của National Geographic liên lạc trực tiếp với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để thúc dục họ lên tiếng xác định chủ quyền về quần đảo Paracel Islands. Cùng ngày hôm đó, nhân viên của báo Khoa Học và Đời Sống từ Hà Nội cũng liên lạc với tôi về chuyện bản đồ, tôi cũng nhấn mạnh thêm về việc “phải có” tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam. Và cũng từ hôm đó, ngày nào tôi cũng nhận được hàng trăm email và điện thoại “chất vấn” về việc làm “sai trái” của National Geographic.

image
Nguyen Phuong Nga made the statement in reply to a reporter’s query about Vietnam ’s reaction to the National Geographic Society’s publication of a world map in which Vietnam ’s Hoang Sa archipelago is named ‘Paracel Is. China ’.
“We request that the National Geographic correct this mistake,” Nga said. “Vietnam has indisputable sovereignty over Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes.
Cũng có một số đài truyền thanh, truyền hình và báo chí người Việt tại Hoa Kỳ muốn phỏng vấn tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” nhưng tôi chỉ trả lời là tôi không được phép, và xin họ liên lạc trực tiếp với bà Cindy Biedel là người được trao nhiệm vụ tiếp xúc với các cơ quan truyền thông về việc này. Tôi cũng giải thích cho nhiều người về việc gởi thư tới địa chỉ của nhóm “Bản Đồ” thay vì gởi cho ông chủ bút của National Geographic Magazine, và điều quan trọng nhất là tìm cách vận động để chính phủ Việt Nam phải chính thức lên tiếng. Thêm vào đó, tôi cũng gởi email trả lời cho một số đoàn thể và cơ quan truyền thông đang kêu gọi và vận động xin chữ ký gởi thư yêu cầu National Geographic đổi tên quần đảo Paracel Islands là tên của ông chủ bút của National Geographic Magazine là Chris Johns chứ không phải Chris Jones, nhưng rồi không thấy ai trả lời và tất cả các thư gởi đến National Graphic cũng “copy” lẫn nhau nên sai vẫn hoàn sai. Kể ra cũng hơi buồn vì mình viết thư yêu cầu người ta sửa tên một quần đảo trên bản đồ thế giới mà chính lá thư của mình lại viết sai tên người nhận... và người đó lại nổi tiếng khắp thế giới!

image
Tối ngày 13 tháng 3, các báo Thanh Niên, Khoa Học và Đời Sống... chuyển cho tôi văn bản cuộc họp báo ở Hà Nội với lời tuyên bố “Bản đồ ghi ‘Paracel Is. China’ do National Geographic công bố là sai, chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này” của phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, và khẳng định “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Sau khi nắm được trong tay văn kiện này, sáng sớm hôm sau tôi đã nhắc bà Cindy Biedel liên lạc với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để tham khảo, cũng như liên hệ với nhóm “Bản Đồ” của National Geographic để thúc đẩy họ triệu tập một cuộc họp hầu tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất và nhanh nhất  vì phản ứng giận dữ của người Việt đang “bùng nổ” rất mạnh mẽ cả trong nước lẫn hải ngoại.
Mấy ngày sau, tôi nhận được thư mời tham dự một cuộc họp khoáng đại sau khi nhóm “Bản Đồ” đề nghị và được Uỷ Ban Chính Sách Bản Đồ (The National Geographic Society’s Map Policy Committee) chấp thuận cách thức sửa đổi trước khi thông báo với giới truyền thông và các hội đoàn liên quan: “National Geogaphic sẽ chỉ sử dụng tên quốc tế Paracel Islands và xóa bỏ chữ China trong những bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ (smaller-scale world maps) và sẽ chú thích thêm chi tiết ‘Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 và gọi là Xisha Qundao, Việt Nam vẫn đòi chủ quyền và gọi là Hoàng Sa’ trong những bản đồ có tỷ lệ xích lớn hơn (larger-scale regional, continental, and sectional maps). Vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, National Geographic đã gởi thông báo về việc thay đổi này cho hai tòa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc cũng như các cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt.

image
Trong suốt mấy tuần lễ “dầu sôi lửa bỏng” về “Bản Đồ Hoàng Sa”, và lai rai cả gần năm nay, tôi nhận được không biết bao nhiêu là email và điện thoại của người Việt khắp nơi “hỏi thăm sức khỏe!” Tôi cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm và đoàn kết của mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bất kể đang ở trong nước hay hải ngoại, ai ai cũng xúc động và bồn chồn lo lắng trước viễn ảnh mất biển, mất đảo, mất đất...
Tôi đã buồn thật nhiều khi có những người “trách móc” hay “chửi bới” cá nhân tôi vì chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” đã xảy ra; tôi cũng vui thật nhiều vì có nhiều người thông cảm và hiểu rằng khi tôi làm việc ở National Geopgraphic không có nghĩa là “đồng lõa” với việc sửa tên “Hoàng Sa” thành “Xisha Qundao” trong Bản Đồ Thế Giới.
image
Đã nhiều đêm tôi thao thức, và cũng đã hơn một lần tôi tự hỏi không biết mình phải làm gì khi “quê hương yêu dấu Việt Nam” càng ngày càng đi vào ngõ cụt! Trong lúc tôi ngồi viết lại những dòng này trong một dinh thự to lớn và hiện đại ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn thì bên kia bờ biển Thái Bình Dương, mẹ và các em, các cháu của tôi cùng với hơn 80 triệu đồng bào thân thương đang sống những tháng ngày khốn khổ vì ngư phủ không dám ra khơi, nông dân không có hạt giống vì nạn lũ lụt và hạn hán hàng năm khi rừng không còn nữa, công nhân đi làm lĩnh lương không đủ mua cơm ngày hai bữa...
Và buồn thật nhiều khi tôi rảo khắp Sàigòn suốt một ngày cũng không tìm mua được một món hàng không có chữ “Made in China”; có chăng chỉ tìm được một vài mặt hàng có “bao bì” chế tạo tại Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nhưng trong ruột lại chứa “hàng nhái” từ Trung Quốc! Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây nhưng “Quê Mẹ” rồi sẽ về đâu?
Nguyễn Duy-An
 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
KINH TẾ

VĂN HÓA-THỂ THAO
Ngắm triển lãm ảnh nghệ thuật ngoài trời bên sông Hàn (Petrotimes). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đủ kiểu “quan hệ” chạy đua cho con vào lớp 1 (PNTĐ/DV). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chùm ảnh: Hoang vắng làng ‘bệnh lạ’ Quảng Ngãi (VTC). QUỐC TẾ
Syria vẫn chưa im tiếng súng (VOV).  - Chỉ người Syria mới có thể chấm dứt bạo lực (ND).  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét