Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Tin thứ Ba, 20-03-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Lập quỹ hỗ trợ ngư dân (VNE). - Phú Yên: Hơn 570 chuyến đánh bắt khơi xa không được hỗ trợ (PLTP). – Thêm nhiều ngư dân đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa (PLTP).
- Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung   –   (RFI). “Họ không cần chiếm đóng của mình, mà họ lợi dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, bổ túc thêm tư tưởng Mao Trạch Đông, họ viện lý do để liên đế tất cả các Đảng Cộng sản, do đó họ tự coi họ là cộng sản đàn anh mà Việt Nam là cộng sản đàn em. Bất lợi cho chúng ta là vào năm 1990, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, chế độ cộng sản Âu châu trên đường tan rã, những người cầm đầu ĐCSVN lúc đó đã sang Trung Hoa, sang Thành Đô, chấp nhận khuất phục ĐCS Trung Hoa…”  – Bùi Tín: Hai bức ảnh lịch sử ở Thành Đô – Tứ Xuyên (Trung Quốc)   –   (VOA’s blog). =>
- Dương Danh Dy: Mấy nhận định lớn về quan hệ Trung – Xô, Trung – Nga từ ngày thành lập nước CHNDTH tới năm 2011  (VHNA).
Trung Quốc tiếp tục gây áp lực tại biển Hoa Đông (TQ). – Hoa Kỳ ‘đừng làm đục nước Nam Hải’   –   (BBC). “Báo Đảng của Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ đừng ‘khuấy động va chạm’ tại biển Nam Trung Hoa và xác nhận Trung Quốc luôn ‘tôn trọng tự do hàng hải’.” – Hành động có giá trị hơn lời nói: Actions louder than words (China Daily).
- Hoàng Ngọc Diệp: Chuyện Sài Gòn: MỘT CUỘC GẶP MẶT PHẢI QUA 3 QUÁN CAFÉ   –   (Nguyễn Xuân Diện). “… họ có khả năng rất ‘mafia’ là dọa chủ quán café không để anh em tụ tập uống café đàm đạo! rồi khi không được nữa thì tiếp tục trò ‘mafia’ là không cho anh em lên lầu để cùng những người khác cùng uống cafe với nhau! Rồi cuối cùng họ áp dụng trò mèo cực kỳ con nít là ép quản lý quán mở nhạc rock chát chúa để không ai có thể nói chuyện được hết!
<- Tấm hình này nói lên điều gì trong một “Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).  – Cụ Lê Hiền Đức bị khủng bố: Hãy bảo vệ công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức (Nguyễn Tường Thụy). “Già rồi mà còn ngu;/ Lôi thôi chúng tao đánh bỏ mẹ;/ Đầu còn vài cái tóc lơ thơ. Chúng tao vặt trụi tóc lúc nào chẳng được…” – Con Trời (Trần Nhương). – Đề nghị Chính phủ khen thưởng cho công an xã Hồ sơn (FB Le Dung Vova/ NTT).
- Mặt tốt của trại cải tạo Thanh Hà   –   (Người Buôn Gió).  “Do sợ bụi bay vào làm ô nhiễm không khí trong trại, ảnh hưởng đến sức khỏe của các học viên, Ban Giám thị trại Thanh Hà đã đầu tư hàng trăm mét lưới chắn bụi, những lớp lưới được giăng cẩn thận bao quanh trại gồm mấy lớp lưới. Trại còn đầu tư lắp đặt máy camera để quan sát kẻ gian đột nhập vào trại trộm cắp. Làm thêm những tấm biển cấm tụ tập đông người để giữ sự yên tĩnh, tập trung cho học viên”.
- Một số nhà đấu tranh bị chuyển đến trại giam ở Nghệ An   –   (RFA).  “Đó là các ông Trần Anh Kim, Nguyễn Xuân Nghĩa và Phạm Văn Trội“.
- Nguyễn Quang Phục, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Thị Thanh Tuyền: Đồng đơn tố cáo và yêu cầu Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân   –   (FB Trịnh Kim Kim/ Dân Luận).
- Canhco: Em không còn yêu anh nữa, Đảng ơi… (RFA’s blog). “Này anh. Trước khi vĩnh biệt, em cũng không tiếc gì chút sự thật sau cùng mà không cho anh biết. Sống chung với anh em không lạ gì tính khí tàn độc của anh đối với ngoại bang. Em hiểu và hoàn toàn chia sẻ. Tuy nhiên lấy sự tàn độc ấy áp dụng với anh em mình thì trời đất nào dung dưỡng?” – Đường Phía Bắc  (RFA’s blog).
- Trần Đông Đức: Không cần cực đoan về tiếng Hoa (RFA’s blog). “Nếu bộ giáo dục Việt Nam tôn trọng tiếng mẹ đẻ của dân tộc Hoa ở Việt Nam thì nên dạy tiếng Triều Châu, tiếng Quảng Đông, tiếng Khách Gia nhé! Các thứ tiếng này có cự ly cách xa với phương ngữ Bắc Phương (tiếng phổ thông) không khác gì tiếng Việt Nam ta với chúng nó. Chỉ vì có chữ Hán làm gạch móc nối cho nên cứ tưởng là chung chung tiếng Hoa với nhau như thế”.
Trung Tây quảng cáo – Lê Anh Thư  (RFA’s blog). Bài đưa bức ảnh nhưng không chú thích. Còn nhớ bức ảnh này xuất hiện trên mạng Trung Quốc khoảng 3-4 năm trước về một cuộc trình diễn thời trang ở một địa phương, gây tranh cãi ồn ào, bà con VN mình cũng nổi sung, nghĩ là nó xúc phạm quốc kỳ VN, nhưng có lẽ đó là “2 mảnh” của lá cờ TQ thôi. Ảnh lạ. Nguồn: Blog.qq.com. =>
- Sản phẩm của Nghị quyết 4 đã có : Nhẹ hều hay Giơ cao đánh khẽ ! (Lương Kháu Lão). Thực ra đây chỉ là tình huống “chó ngáp phải ruồi” thôi. Vụ này xảy ra từ nhiều năm trước, do quần chúng, báo chí phát hiện, đã có kỷ luật từ 2009. Rồi kỷ luật lần này lại là quá nhẹ trong khi nhiều tình tiết có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà cũng không thấy có khởi tố.
- TS Trần Nhơn – Có tật giật mình?   –   (Dân Luận). “Đảng trị chui đầu vào đụn cát,/ Trốn nhân dân chỉnh đốn giả vờ./ Thanh trừng, đấu đá hay chia chác,/ Luồn vào tay áo giặc Tàu ô?!/  Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh,/ Hiền tài đành ngoảnh mặt quay lưng./ Tôn vinh tà thuyết thành Kinh Thánh/ Đất nước bao giờ mới phục hưng?” – Phản động, kẻ thù: Ai? Ở đâu? Vì sao?   –  (DLB).
- Có xử lý được dứt điểm vụ Tiên Lãng trước 30/03/2012?    –  (DLB). “Đến ngay việc phá NHÀ hoặc ‘chòi trông cá!’ hay cái ‘nhà chòi!’ của dân đã khởi tố vụ án, đến nay vẫn không tìm được bị can? ( vì bị can ‘nhân dân bức xúc’ đã được khẳng định là không phải). Thử hỏi làm sao đến ngày 30/3 xử lý dứt điểm được?” – Thơ Sa Huỳnh (Berlin, CHLB Đức): Tình yêu đất (Nguoiviet.de). -Vũ Huy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 41)  – Tiên Lãng…quên (Trần Nhương).
Sau Tiên Lãng, xem lại các vụ cưỡng chế đất trên cả nước (Dothi.net).
- “Ngâm” hồ sơ cấp sổ đỏ gần 5 năm trời (CAND).  – Người dân tìm mọi cách để nói lên sự bất công   –   (RFA). – Một hình thức khiếu kiện mới, khiếu kiện bằng video trên mạng: Công dân bị cướp nhà sau 2 ngày nữa trở thành ông vươn thứ 2 (Bokinhvan5296).
- Cụ Lê Hiền Đức: Kể chuyện “quả bóng” bị “đá” (Nguyễn Tường Thụy). “Từ 5/1/2011 đến nay đã hơn 1 năm, tôi bắt đầu đi từ: Tập đoàn Bưu chính viễn thông (gọi tắt là VNPT). Tiếp theo đó: Đá sang cảnh sát của Bộ công an; Đá sang an ninh Bộ công an (vì có yếu tố nước ngoài); Đá lên Ban kiểm tra TW Đảng; Đá sang Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW (vì liên quan đến các quan chức cấp cao); Đá về Ban kiểm tra đảng ủy khối doanh nghiệp TW.  Và cuối cùng lại trở về tập đoàn VNPT. Hồ sơ vụ này lên tới gần 40 kg, cho đến nay vẫn chưa đâu vào đâu cả…”  – Quan chức lưu manh hóa (BoxitVN).
- TẠI SAO CHƯA THẤY NHỈ? (Nguyễn Quang Vinh). “… sao không thấy cấp chính quyền nào hành xử trái pháp luật chỉ vì quá yêu dân, quá thương dân, quá mong mang tới quyền lợi cho dân nhỉ… Nhìn lại, cứ hễ có vụ nào chính quyền sai phạm, là y như rằng, vụ đó là do chèn dân, ép dân, xâm hại quyền lợi nhân dân”.
Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai (TN). - Hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai (NLĐ).
Làm giả sổ đỏ bán đất quay vòng lấy hơn 17,2 tỉ đồng (TN). - Làm giả sổ đỏ, chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng (VTV).
Hà Nội nợ 707 tỷ đồng đấu giá quyền sử dụng đất (VOV/TTXVN).
- Từ thực tế giải quyết khiếu nại, tố cáo tại TP. Hồ Chí Minh: Đâu là nguồn gốc của khiếu nại? (Thanh Tra).
- Có Nên Cứu Lực Lượng Chữa Cháy?   –   (Đinh Tấn Lực). “Gút lại, bài học Dung Quất khá đắt: Lãnh đạo đảng và nhà nước đã tiêu phí ba tỷ đô la của dân và 13 năm để chứng thực các phản biện (từng bị cho là phản động) đang hiển hiện ra từng điểm một trước mắt. Và có thể còn hồn nhiên tiêu phí thêm nhiều tỷ đô la nữa để học lại bài học Dung Quất này, trong các công trình kế tiếp”. – Ba Dê: Đại sư tổ (Trần Nhương).
- Bài đã điểm: Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT). BTV: Ngoài việc giảm trừ thuế hợp lý, có lẽ Bộ Tài chính cần đưa vào Luật thuế Thu nhập Cá nhân chương trình hoàn trả tiền thuế (tax refund) cho những gia đình đông con, thu nhập thấp. Luật thuế TNCN không chỉ cân nhắc lợi ích của chính phủ mà bỏ qua quyền lợi của người dân. Mời tham khảo thêm các trường hợp được hoàn thuế của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ để đưa ra luật thuế TNCN cho phù hợp.
- TS Nguyễn Minh Phong: Nghịch lí lương (TVN). “Lương của 1 vị tiến sỹ, trưởng phòng nghiên cứu khoa học có thâm niên trên 20 năm cũng chỉ bằng lương của một ‘osin’ trong gia đình trung lưu hiện nay và thấp hơn lương trung bình của một lái xe taixi ở Hà Nội hoặc TP.HCM; còn lương của 1 thợ may trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đủ nuôi sống mình người đó ở mức kham khổ”. – Trả lương cào bằng khiến không ai muốn phấn đấu (PLTP).
- Bùi Hoàng Tám: Chuyện vi hành của hai bộ trưởng (Trần Nhương). “Nhưng buồn thay từ ngày bác Thăng nhậm chức, đường phố vẫn tắc, tai nạn giao thông vẫn gia tăng… Chỉ có đời sống nhân dân là bị xáo trộn, xã hội nhiều khi náo loạn cả lên. Nhiều lúc chỉ muốn thét lên: Đừng làm náo loạn thêm nữa, thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng!
- Sự công bằng (Giadinh.net).   – Cái xe với các nước nó là phương tiện đi lại của thế giới văn minh, nhưng với ta thì? (BoxitVN). - ‘Nuôi’ tốn 60 triệu/năm, ai dám đi ôtô? (VEF).
- Gia Lai: Yêu cầu kỷ luật các cá nhân để xảy ra phá rừng (PLTP). – Tranh cãi quanh vụ hải quan bắt xuất gỗ triệu đô (VNE).
- Yêu cầu báo cáo sai phạm tại Trung tâm Y tế Ninh Thuận (PLTP).
Cảnh cáo chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Khánh Hòa (PLTP).
- VN phát hiện đường dây thi hộ, làm bằng giả cho quan chức nhà nước   –   (VOA). - Phá đường dây thi kèm, thi hộ, làm bằng giả (ANTĐ).  – Bằng tiến sĩ, dược sĩ giả bị “hét giá” 90 triệu đồng (ANTĐ).
- Ai đâm ai?   –   (Phair Zios). – Về bài: Thiếu gia đâm cảnh sát vượt đèn đỏ ra đầu thú (ĐV).
- Phó công an xã bị tố ’tòm tem’ vợ bạn  (Bee). – Phó công an xã bị tố ‘tòm tem’ vợ bạn trần tình (VNE). – Phó Công an xã bị tố “quan hệ mờ ám“ với vợ bạn nhậu (PLVN). - Phó công an vào phòng vợ nông dân để…đưa dầu gió (DT). - Đình chỉ công tác trưởng công an xã nổ súng đuổi dân (VTC).
- Người tiêu dùng đi kiện doanh nghiệp: thua là chính   –   (RFA).
- Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 (Tuổi Trẻ). – Người dân hoang mang vì lo vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2 (PLVN). - Cận cảnh vết nứt đập thủy điện khiến cả vùng hoang mang (VTC). - Cận cảnh vết nứt khiến 40.000 người hoang mang (VTC). Nhưng ông quan Võ Duy Minh Giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2, thì: “Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước là hiện tượng bình thường” (VOV). Tối qua thấy ông giải thích ngon lành trên VTV1 kèm hình ảnh ba công nhân hì hụi bốc xi măng nhét vô mấy khe nứt, nhét tới đâu nước chảy ào ào cuốn trôi tới đó. Chào thua!
- Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Phải bảo đảm an toàn cho dân (NLĐ). - Vết nứt trên thủy điện sông Tranh: Đang xử lý giảm độ thấm (TN). – Khẩn trương xử lý các vết rò rỉ nước ở bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 (ND).
- Tổng Giám đốc BBC sẽ từ chức   –   (BBC). “Ông Mark Thompson, tổng giám đốc tập đoàn truyền thông Anh Quốc vừa gửi email cho toàn bộ nhân viên nói ông sẽ rời chức vụ này sau kỳ Thế vận hội London mùa hè năm nay”.
- LB Nga sẽ tiếp nhận nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Việt Nam (Tia Sáng).
- LHQ viện trợ Việt Nam 40 triệu đôla để tăng cường bình đẳng giới tính    –   (VOA). - Việt Nam bảo đảm ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái (VOV).
- Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc (Thanh Tra).
Triều Tiên mời cơ quan giám sát nguyên tử Liên hợp quốc tới thăm (DT). – Hàn Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân   –   (RFI).  - Thế giới 24h: Vì sao Hàn “tố” Triều? (VNN).  – Kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên làm gia tăng căng thẳng khu vực   –   (VOA). – Nhật dọa bắn tên lửa Bình Nhưỡng (báo Sơn La). - Căng thẳng lại dâng cao trên bán đảo Triều Tiên (TN). - Triều Tiên có kế hoạch phóng vệ tinh cho nước thứ 3 (TTXVN).
- Người Hàn Quốc tự sắp xếp các cuộc đoàn tụ với thân nhân ở miền Bắc    –   (VOA).
- Miến Điện trả tự do lãnh tụ nổi dậy người Karen   –   (RFI). – Bùi Tín: Miến Điện: Cơ duyên của thay đổi kỳ thú    –   (VOA’s blog).
- Con đường cải cách của Trung Quốc: China’s path to reform (The Guardian).   – Những thủ thuật kiểm duyệt báo chí ở Trung Quốc   –   (RFI).  - Cũng là nhờ ơn ông đấy, Mao thân mến (Spiegel/ Phan Ba). – Bạc Hy Lai trở thành Bạc Mệnh  (RFA’s blog). - Những thách thức với lãnh đạo mới của Trung Quốc (Foreign Affairs/ TVN).
- Trung Quốc: Tham nhũng hàng tỷ đô la trong công trình xe lửa cao tốc    –   (RFI). – Cấu véo tiền đền bù dự án đường sắt cao tốc (PLTP). Hèn chi ở bên ta các quan ham thứ nầy dữ! Mời bà con thư giãn với video về đường sắt cao tốc : Những phát ngôn ngớ ngẩn của Trần Tiến Cảnh (4biddenmoonknight).
- Các nhà lập pháp TQ mua sạch hàng xa xỉ tại các cửa hàng Bắc Kinh   –   (VOA). “Tờ báo Global Times tiếng Anh có liên hệ với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trích dẫn một chuyên gia trong kỹ nghệ hàng xa xỉ, nói rằng ông đã tìm cách mua một dây thắt lưng của Hermes với khóa gắn hạt xoàn trị giá 44,000 đôla, nhưng món hàng này đã bán hết sạch tại nhiều cửa tiệm ông tìm đến mua”.
- Cuba gia tăng trấn áp trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng   –   (RFI). – Cuba bắt giới bất đồng chính kiến trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng   –   (VOA).
- Jeffrey D. Sachs viết về Vaslav Havel: Sức mạnh của sống trong sự thật (BoxitVN). “Ông đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn đó, ông đã phải ngồi tù mấy năm và bị theo dõi đủ mọi kiểu, bị quấy nhiễu và kiểm duyệt…Khi mạng lưới dối trá sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, hàng trăm ngàn người Czechs và Slovaks đã đổ ra đường phố để tuyên bố về những quyền tự do của họ – và đưa nhà soạn kịch từng bị cấm đoán và tù đầy thành tổng thống mới được bầu của Czechoslovakia”. – Bulgari đau đầu với những dấu tích của thời cộng sản   –   (RFI).
Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông (TN).  – Thái Lan, Hoa Kỳ và Singapore tập trận    –   (VOA).
Putin đã chi bao nhiêu cho bầu cử? (VNN).
14h10′:
- LS. Lê Đức Tiết: Nỗi lòng của Hai lúa (ĐĐK).
Ôi, miệng lưỡi (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Khi hùng hục đánh nhau với Tư bản thì ‘Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng’.  Khi chủ nghĩa xã hội đổ sụp như cầu Cần Thơ, thì ‘đây là giai đoạn thoái trào tạm thời của CNXH’.” - Miệng nhà quan… (NNVN).
SỨC DÂN   –   (Văn Công Hùng). “Chỉ xin nói: Sức dân có hạn các bác ơi, khoan vừa thôi, không thì nó… bục”.
Chi phí khủng cho ô tô ở Việt Nam (Trương Duy Nhất). “Cộng tất cả các khoản thuế và phí lại, nếu muốn sở hữu một chiếc Hyundai SantaFe nhập khẩu, người tiêu dùng phải bỏ ra khoảng 83.000USD (tương đương với hơn 1,7 tỷ đồng), trong khi chiếc xe này có giá tại Mỹ chỉ là 23.000USD và người dân Mỹ cũng chỉ phải chi tổng cộng 35.000USD để chạy chiếc xe này trên đường”.
Triệt thu   –   (Đào Tuấn). “… ô tô ở Việt Nam phải chịu đến 7 loại phí: Phí trước bạ, phí đăng ký cấp biển số, phí xăng dầu, phí bình ổn giá xăng dầu, phí đăng kiểm, phí bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ và sắp tới, nhãn tiền là phí lưu hành phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm. Để so sánh, các loại thuế và phí này khiến chi phí ban đầu cho một chiếc xe gấp 2,5 lần Mỹ. Phải mở ngoặc là GDP bình quân đầu người tại Mỹ năm 2011 là 47.084 USD”.
Bạc Hy Lai ‘cản trở điều tra tham nhũng’   –   (BBC). “… ông Bạc đã chuyển công tác của giám đốc công an thành phố, Vương Lập Quân, hồi tháng Giêng sau khi ông Vương cho hay đang điều tra một người thân của ông Bạc. Theo đó, ông Bạc Hy Lai, giận dữ khi nghe về vụ điều tra, đã chuyển vị giám đốc công an sang phụ trách giáo dục, khoa học, mà không báo cáo trước cho Bộ Công an”.
KINH TẾ
Lãi suất vượt trần: Không thèm tố cáo (VEF). - Giằng co bỏ trần lãi suất (TN). - Bất động sản vẫn khốn đốn dù lãi suất giảm (DT).
- C.T Group mua lại dự án sân golf 200ha với giá 24 triệu USD (TTVN/ CafeF).
Sáp nhập hai “ông lớn” MobiFone và Vinaphone (Bee). - VNPT sẽ sáp nhập 2 “ông lớn” di động VinaPhone và MobiFone (Infonet).
Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam (VEF).
- Bài dịch: Đầu tư công và đầu tư tư  (The Freeman/ VHNA).
- Một chi nhánh của FPT bị cưỡng chế nộp thuế (NLĐ).
- PetroVietnam bị thu lại dự án “khủng” tại Thủ đô (VnMedia).
- VN dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo?   –   (BBC). - Philipines xem xét nhập 1,45 triệu tấn gạo Việt Nam (DV). - Việt Nam xuất sang Trung Quốc ngày càng nhiều (PLTP).  – TAM NÔNG = BA CẠN  –   (Sơn Thi Thư).  “Hỏi  các ‘ông giời’ có biết không?/ Bao nhiêu khổ cực kiếp nhà nông!/ Ông trên cao tít ông say gió/ Ngàn tỷ bà con bị mất không!”- Hạt lúa mà biết nói năng …   –   (RFA).
<= Photo: Vietbao.vn. – Phát triển sản xuất muối công nghiệp: Bài toán hơn 10 năm chưa có hồi kết  (Thanh Tra).
TP.HCM: chỉ số giá tháng 3 tăng 0,12% (TT).
Đại gia BĐS nợ thuế: “Xấu hổ” nhưng “nhẹ thân” (VnMedia).
Đại gia Việt đã ‘thâu tóm’ Khách sạn 5 sao Daewoo (ĐV).
Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội khởi nghiệp (TN).
Rộng đường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ (PLTP).
- Hình thù của Các thứ Sắp đến  (VHNA). Dịch từ bài: The Shape of Things to Come: An Interview with Peter F. Drucker (PD Society).
- Anh là nền kinh tế Internet lớn nhất thế giới (ICTPress).
- Mỹ yêu cầu TQ không “bóp méo” chính sách tiền tệ (TTXVN).
Apple trả cổ tức và mua lại 10 tỷ USD cổ phiếu (TTXVN).
Hàng hiệu Pháp lao đao vì bầu cử? (VEF/Bloomberg).
14h10′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nổi trội bởi “cấm” và “nổ”! (RFA’s blog). “Họ đã ra “công văn ngầm” để cấm nhiều hoạt động văn hóa vào phút chót, mặc cho các đơn vị này đã ra sức đầu tư và quảng bá nó nhiều tuần trước đó”. – 80.000 lượt người đến với ngày đầu hội sách (TT). – Hàng “độc” tại Hội sách TP.HCM 2012 (TN). - Hâm nóng văn hóa đọc (NLĐ).
- Tạm ngừng phát hành “Bản đồ và vùng đất” để xem lại chất lượng dịch thuật (Tia Sáng). - Chấn chỉnh hoạt động xuất bản (SGGP).
- Những góc khuất lịch sử qua chuyện tình và số phận của vị công chúa thời Trần   –   (Nguyễn Thông).
- PGS.TS Trịnh Sinh: Rồng đá, rùa đá bị chặt đầu: Hé lộ những ân oán lịch sử (CAND).
- 90. Đừng nhầm lẫn giai thoại với lịch sử (Xưa&Nay/ Việt sử ký).
- VỀ MỘT THỜI…HÀ NỘI (16)   –   (Nhật Tuấn).
- Xuân Ba: Cuộc “làm lành” sau 42 năm của hai nhà văn Vũ Bão và Nguyễn Khải (VNQĐ/ VHNA).
- MỘT NHÀ THƠ CHẾT VIẾT VỀ MỘT NHÀ THƠ CHẾT TRƯỚC – Vĩnh biệt Hoàng Tư Thiện, nhà thơ – chiếc bóng ở đời (TN/ Huỳnh Ngọc Chênh).
- Dịch giả Dương Tường: Dừng là chết! (LĐCT/ Tia Sáng).
- THƯ CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN GỬI NHÀ THƠ NGÔ KHA (Nguyễn Trọng Tạo). Thầy giáo, nhà thơ Ngô Kha.=>
- Đặng Hoàng Giang: Thử tìm một cơ sở lí thuyết cho khái niệm phản biện xã hội  (VHNA).
- ‘Thiếu gia’ Hà thành và thú chơi chó nghiệp vụ ‘khủng’ (VTC). – Cường đô la sẽ ‘lựa’ siêu xe nào… tham gia ‘Car & Passion 2012′? (ĐV). – Cao Minh: Giá trị đạo đức của đồng tiền (VHNA). “Giàu sẽ là một cái tội nếu sự giàu có đó không màng đến sự túng khổ của những người xung quanh”.
- Người Việt Nam không biết xin lỗi (Trần Nhương).
- Rộn ràng Lễ hội Buôn Đôn  (Thanh Tra).
- Người Hà Nội gàn dở vào Quảng Bình dựng ngôi làng “kỳ lạ”  (VTC/ Dân Trí).
Vượt lên cái chết - hồi ký Tâm “si-đa” – Kỳ 1: Chông chênh đường đời (TN).
Tranh cãi giải thưởng nhiếp ảnh (TN).
- NGƯỜI DIÊN CHÂU VIẾT KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN “CHUNG MỘT DÒNG SÔNG” (Nguyễn Trọng Tạo).
Mỹ Linh làm liveshow xuyên Việt (DV).
“Ngày về” của Khánh Du (TN).
Đạo diễn nhận xét diễn non, Elly Trần vẫn đoạt giải? (VNN).
Sao khoác áo lính (TN).
Xem lại “cô Thắm Vân Trang” về làng (VTV).
- Mang danh bản sắc: Bạo lực và nhu cầu gắn bó [1]  (VHNA).
- Lê Thời Tân: Vương Duy với Đào Tiềm – “Ẩn tại triều” không hiểu người “quy khứ” (VHNA).
- Lê Bá Thư: Bài thơ khép lại một đời thơ (Trần Nhương).
- Lê Thời Tân: “Tứ đại kì thư” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: tên gọi-văn bản-tác giả (VHNA).
- Vấn đề của bóng đá VN: BTC cũng góp phần làm khó trọng tài (PLTP).
- Đội đua thuyền Việt Nam: Hai VĐV bỏ đoàn trốn ở lại Úc  (PLTP). “Trước Đông và Toàn, thể thao Việt Nam từng bị tai tiếng khi một số đô vật bỏ trốn ở lại Hàn Quốc”.
14h10′:
- Bá Tân, về thầy Nguyễn Tài Cẩn: Thầy Cẩn về quê   –   (Nguyễn Thông).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Về Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011: Quy định hình thức làm khổ giáo viên  (VHNA).
Khối ngành kinh tế “hút” cả học sinh giỏi (LĐ).
Ai bảo vệ quyền lợi người học? (TT).
Chàng tiến sĩ 28 tuổi và lời hứa trở về từ đất nước hình lục lăng (DT).
Giáo dục hay nhồi nhét kỹ năng sống (TN).
- Sốc khi nghe con nói về cô giáo (TT). “Thay vì chỉ lỗi sai cho Bin thì cô giáo trừng mắt: ‘Còn một cạnh nữa để con chó nó tha à’?
Phụ huynh đề nghị cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Raffles VN (TN).
<- TS Lê Thẩm Dương đã từng có sự nhầm lẫn trong kiến thức kinh tế? (GDVN). – Khi thày Dương nói… bậy! (QĐND). Bài ngắn nhưng vài ý không được chuẩn xác, như “quay trộm clip”, “giảng bậy”. - Bất ngờ: Sinh viên tung hô TS Lê Thẩm Dương như… “ngôi sao điện ảnh” (GDVN).  – Vài nhận xét về tương quan hai luồng tư tưởng trước việc tiến sĩ chửi bậy   –   (Cu Làng Cát). - Mời xem lại: Giải đáp một số câu hỏi của những người hâm mộ ông tiến sĩ văng tục   –   (Cu Làng Cát).
- Từ vụ ba học sinh lớp 7 rủ nhau tự tử: Thận trọng trong ứng xử với trẻ (PLTP). Chạy theo/ áp lực thành tích, thái độ coi thường kẻ dưới bị nhiễm từ … trên cấp cao và rất cao, làm cho nhiều thầy cô không biết thận trọng. – Teen đối phó với bạo lực học đường bằng… công nghệ (Kênh 24).
Tìm nguyên nhân 3 nữ sinh “chết cùng nhau” (TT).
- Học trò mất cái ngàn vàng: Tiết lộ sốc của lớp trưởng (PhunuToday).
- Trao giải thưởng cho nhóm học sinh: “Xử lý nước mặn thành nước ngọt” (TT).
- Công trình khoa học làm thay đổi toàn diện dịch vụ truyền máu Việt Nam (LĐCT/ Tia Sáng).
Ô nhiễm làm người ta béo (TN).
Chứng rối loạn thở khi ngủ ở trẻ (TN).
14h10′:
Phong cách giảng dạy: cần tôn trọng người học  (Nguyễn Văn Tuấn). “Tôi thì thấy cách giảng của anh giảng viên rất dễ bị diễn dịch là khinh thường học viên. Có thể anh ấy không có ý này, nhưng ấn tượng để lại là như thế: xem thường người nghe.  Tôi tò mò tải về toàn bộ loạt bài giảng về để nghe và theo dõi. Nghe xong, tôi thấy loạt bài giảng rất … vui”.
Hươu đã rơi vào nanh sói mất rồi! (SGTT). “Trong khi các nhà giáo dục còn loay hoay bịt đường hươu chạy trên sách giáo khoa thì hươu đã chạy vào rừng cấm và rơi vào nanh vuốt bầy sói mất rồi!”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Silversea ‘đâm vào tàu hàng’ gần Hạ Long   –   (BBC). - Cứu được 47 thuyền viên tàu QNa 90019 TS (VOV).
10 tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm (NLĐ).
Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày càng quá tải (SGGP). - Bác sĩ: Vừa thiếu vừa yếu (NLĐ).
Đột nhập nguồn cung nhau thai tươi (DT).
- Nam Định: Triệt phá đường dây buôn bán người sang Trung Quốc  (Thanh Tra).
- Đám cưới chạy…nợ  (RFA’s blog).  - Nữ đại gia thủy sản: Bệnh nặng trầm trọng? (VTC).  – Hàng ngàn công nhân Công ty Thuỷ sản Bình An chưa trở lại làm việc  (VOV). - Hàng ngàn công nhân Bianfishco vẫn chưa trở lại làm việc (TN). - Nữ đại gia thủy sản điều hành ‘công ty gia đình’ tại Mỹ (NLĐ).
- Không được hưởng án treo vì nhân thân xấu (PLTP).
- Thảm kịch một gia đình sau 20 năm chồng bạo hành vợ (PLVN).
- Bắt nghi phạm đâm chết nữ sinh lớp 8 đang mang bầu (Dân Trí).
Đề nghị truy tố bà chủ hành hạ người giúp việc (TT). – Đề nghị truy tố bà chủ hành hạ ô sin như thời trung cổ  (VOV).  – Đề nghị truy tố bà chủ bắt o sin ăn phân, ăn ớt (PLVN).
Thư gửi… tội ác! (TVN).
- Đi chăn trâu, 2 chị em ruột chết đuối (TT).
- Đổ xô xem chó có bộ lông như hổ (Bee).
- “Cuộc chiến” chống béo phì cho trẻ (PLTP).
- Ám ảnh từ những đôi mắt trong veo (DT). =>
- Đà Nẵng lô (Trương Duy Nhất).
Đà Nẵng quyết liệt chống cướp giật (TN). - ‘Đừng để nạn ăn xin trở thành nỗi nhục quốc thể’ (VTC).
- Vì sao nhiều người Việt nhiễm vi trùng lao?   –   (RFA).
- Nafosted – sau hai năm triển khai hoạt động tài trợ (Tia Sáng).
- Cứu trợ Việt kiều tại Campuchia mất nhà vì lở đất  (VOV).
Đi săn thú quý, Việt kiều bắn nhầm bạn (VTC). - Bi kịch Việt kiều Mỹ săn thú rừng… bắn nhầm bạn (ĐV).
Việt Nam: Tình trạng khan hiếm nước tới mức căng thẳng (VTC).
- Công ty Trung Quốc bán thịt vịt chết (PLTP).
- Các thành phố bang Arizona của Mỹ chìm trong bão tuyết lớn (CNN/ DVT/ Gafin).
- Các y tá Uruguay bị nghi giết bệnh nhân   –   (VOA).
- EU tiếp tục viện trợ nhân đạo cho Đông Nam Á (QĐND).
14h10′:
QUỐC TẾ
- Giao tranh dữ dội giữa quân đội Syria và phe nổi dậy tại Damas    –   (RFI).  – Giao tranh dữ dội làm rúng động thủ đô Syria   –   (VOA). - Nga phủ nhận đưa quân và tàu chiến tới Syria (Gafin/ DVT).
- Nổ súng giết bốn người Do Thái ở Toulouse   –   (BBC).  – 4 người chết trong vụ nổ súng tại trường học Do Thái ở Pháp   –   (VOA).  – Pháp: 4 người chết trong vụ xả súng trong trường học của người Do Thái   –   (RFI). - Thảm sát tại Pháp (TN). - Pháp: Chấn động vụ nổ súng tại trường Do thái, 4 người chết (DT). – Pháp: Tạm ngừng chiến tranh cử sau vụ xả súng vào người Do Thái tại Toulouse   –   (RFI). – Vụ xả súng vào trường Do Thái là thảm kịch của nước Pháp (Reuters/ TTXVN/ VOV).
- Cảnh sát bắn chết năm người ở Bali   –   (BBC). - Tiêu diệt năm nghi can khủng bố (TP). - Indonesia tiêu diệt 5 nghi can khủng bố đánh bom Bali (SGGP).
- 5 người thiệt mạng trong vụ tấn công gần phủ tổng thống Somalia    –   (VOA).
“NATO cần điều tra và bồi thường cho người Libya” (TTXVN).
Tòa án Ai Cập: Em trai thủ lĩnh Al-Qaeda trắng án (TTXVN).
- Bầu cử sơ bộ đảng Cộng hòa:Romney thắng lớn tại Porto Rico   –   (RFI). – Ông Romney thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở Puerto Rico   –   (VOA).  - Mỹ: Các ứng cử viên Đảng cộng hòa chỉ trích nhau gay gắt (VOV).
- Tổng thống mãn nhiệm Đông Timor công nhận thất bại ở vòng một   –   (RFI).
- Châu Á, động lực chính thúc đẩy thị trường vũ khí quy ước   –   (RFI).
- Nga và Mỹ thảo luận về vấn đề phòng thủ chống tên lửa  (VOV).
Cảnh sát Italy bắt nhiều thẩm phán dính líu mafia (TTXVN).
- World Bank kêu gọi chính phủ châu Phi tăng cường phòng chống HIV    –   (VOA).
- Australia đối mặt với các thách thức của chế độ nô lệ hiện đại   –   (VOA).
- Các phần tử chủ chiến nhận đã bắn chết giáo viên người Mỹ ở Yemen    –   (VOA).
- Ông Duch khai chứng chống lại các cựu giới chức cấp cao Khmer Ðỏ   –   (VOA).
Cuộc chiến quanh đền Angkor Wat (VNE).
Vua Tonga qua đời ở Hồng Kông (TN).
Cảnh sát Thái Lan bắn người, ngụy tạo bằng chứng (TN).
14h10′:
* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/03/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 19/03/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 19/03/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 19/03/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 19/03/2012;  + Thời sự 19h – 19/03/2012.
* RFA: + Sáng 19-03-2012
Tối 19-03-2012
* RFI: 19-03-2012


Trung Tây quảng cáo – Lê Anh Thư

http://img847.imageshack.us/img847/7999/chambiem9640.jpg
Mon, 03/19/2012 – 18:02 — trandongduc – RFA
Trung Tây đối ngẫu quảng cáo
Bài viết này của Lê Anh Thư, tác giả của bài Trung Quốc Thông trên RFA blog. Lê Anh Thư từng có thời gian học tập ở Trung Quốc và hiện nay định cư ở Pháp. Với kinh nghiệm văn hóa Đông – Tây phối ngẫu, Lê Anh Thư viết bài này để mở ra cho độc giả thấy rõ sự giao thoa giữa văn hóa ngôn ngữ hiện đại của Trung Quốc và Tây Phương trong thời đại mới như thế nào.
  
 
   (Tấm hình “bên” anh em hũ nghị đây) =====>>>
 
Trong phong trào tranh cãi có nên học tiếng Hoa hay không, bài viết của Anh Thư đem lại cách nhìn mới lạ mà chúng ta có thể liên tưởng ngay tại sao các địa danh, danh nhân Hán Việt như kiểu Luân Đôn, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoa Thịnh Đốn, Địa Trung Hải vẫn tồn tại…
Thật sự, các địa danh kiểu này và các loại từ chuyên môn như dân chủ, tự do, dân quyền, giới tính…đều là do Nhật Bản tạo ra trong phong trào Âu Hóa. Các cụ trí thức Nhật Bản cũng nặn óc ra như các nhà thương hiệu bây giờ.
Cũng nhờ học quảng cáo và vốn liếng ngôn ngữ Trung – Tây (hai nước từng thống trị Việt Nam để lại dấu ấn ngôn ngữ quan trọng), Lê Anh Thư có khả năng viết câu nào dính câu ấy trong tiếng Việt. Hay lắm cơ!!
Mời các bạn đọc bài của Lê Anh Thư.
Blog Trần Đông Đức
————————-
Thương hiệu và khẩu hiện quảng cáo tiếng Hoa
Ít người biết thời còn ở Trung Quốc, tôi từng theo học một khóa nghệ thuật quảng cáo và slogan. Hồi đó tuổi trẻ hơn hớn nghĩ đơn giản: Trung Quốc tuy chưa phải cây đa cây đề trong ngành quảng cáo, nhưng đời sống sản xuất và tiêu dùng của bạn có nhiều nét giống ta. Hơn thế, tiếng Việt ta vay mượn rất nhiều từ gốc Hán, nên học nghệ thuật viết copywriter tiếng Hoa, biết đâu lại có ích cho công việc tôi sau này…Tưởng rằng hữu ích, ai ngờ nhiều năm sau mới biết những giờ học quảng cáo xa xưa ấy…có hiệu quả thật sự.
Các thương hiệu nước ngoài khi vào Trung Quốc đều vấp rào cản ngôn ngữ (chuyện nhỏ), chữ viết (chuyện lớn). Dân Tàu theo hệ chữ tượng hình đã quen, nên rất ngại đọc những địa danh, tên người bằng chữ Latin. Nên muốn chinh phục thị trường tỷ ba dân này, chỉ có hai lựa chọn: phiên âm cái tên của mình ra tiếng Hoa, hoặc đặt một cái tên Hoa ngữ hoàn toàn mới- tiêu chí phải hay, lạ, phản ánh bản chất sản phẩm. Đau đầu các công ty quảng cáo được ủy quyền lắm chứ bộ.
Nếu các sản phẩm hoặc công ty đó xuất thân từ Việt Nam, Hàn Quốc, Sing, Nhật..đại loại là những quốc gia chịu ảnh hưởng chữ Hán..thì đơn giản. Cứ tìm phiên âm tiếng Hoa là xong. Ví dụ như hãng cà phê Trung Nguyên , sẽ có tên tiếng Hoa là Zhōngyuán (中原), gốm sứ Minh Long thì sẽ là Minglong chứ chi. Tập đoàn Deawoo của Hàn Quốc sẽ được gọi là Daiwu – Đại Vũ – vũ trụ bao la. Vừa giữ nguyên tên vừa nguyên nghĩa, đơn giản gọn nhẹ biết mấy. Nhưng đệ nhất thuận tiện là các sản phẩm Nhật Bản. Vốn ở Nhật có dùng hệ chữ viết Kanji, chính là Hán tự, nên rất nhiều sản phẩm Nhật được viết cả bằng tên tiếng Anh lẫn tên Kanji. Ví dụ hãng mỹ phẩm Shiseido cũng được viết là Tư Sinh Đường, xe hơi Nissan còn có cách viết nữa là Nhật Sản. Rứa là xong.
Tuy nhiên, khối nào không bị/ được ảnh hưởng Hán ngữ thì mới lằng nhằng, phiên ra được cái tên vừa kêu, vừa cá tính lại phản ánh được bản chất sự vật hiện tượng quả không đơn giản. Ta hãy xem vài ví dụ được coi là điển hình thành công trong việc chuyển đổi tên nhé:
1. Coca Cola quả không dễ viết và phát âm với các bạn Tàu (trong khi dân Việt, Thái ngon ơ). Lãnh đạo hãng này đã phải “đặc cách” tìm cho khối Hoa Ngữ một cái tên sản phẩm mới: “Khả khẩu, khả lạc” (Kekou kele). Công nhận đọc cũng na ná Coca Cola, mà nghĩa của nó lại rất đẹp. Khả khẩu là thơm ngon, hợp khẩu vị, còn khả lạc là vui vẻ, lạc quan. Còn gì hay hơn.
2. Pepsi Cola cũng kiếm cho mình cái tên na ná là Bách Sự Khả Lạc (Baishi Kele). Tên này tuy không được hoàn hảo như Khả khẩu khả lạc (của Coca Cola) , nhưng gì thì gì, cái nghĩa mọi sự đều lạc quan” nghe cũng khớ rồi. Tuy nhiên không dừng ở đó, Tết năm nọ, hãng Pepsi nhà ta đã trình làng bà con khẩu hiệu quảng cáo kiêm lời chúc đầu xuân:
Bách Sự Như Ý (bai shi ru yi, 百事如意) . Ô mới thiệt khéo làm sao, vừa chúc bà con mọi việc đều hanh thông cát tường theo đúng truyền thống Á Đông. Lại vừa khoe khéo hãng nhà: Bách Sự Như Ý = Pepsi như ý. Nhất anh Pepsi!!!!!
3. Nước ngọt có ga Sprite kiếm được cái tên rất kêu là Tuyết Bích (雪碧 -đọc là Xuebi, na ná nguyên gốc). Giới chuyên môn quảng cáo đánh giá đặt cái tên này còn thành công hơn cả Coca và Pepsi ở chỗ nó phản ảnh luôn được cả thiết kế bao bì. Tuyết – tất phải màu trắng muốt lạnh tê, Bích – thì là xanh rói mát rượi, sự kết hợp hai màu này rất sảng khoái, rất nước ngọt có ga ướp lạnh. Bạn xem lại cái lon của Sprite đi, có phải hai màu chủ đạo là Trắng và xanh không? Người ta nói “Dịch là sáng tạo” cũng không sai nhỉ.
4. Các hãng xe hơi danh tiếng Âu Mỹ khi tiến công thị trường Trung Quốc cũng đã kịp sắm những cái tên Hoa ngữ rất bảnh. BMW chọn tên Bảo Mã ( Baoma), mang nghĩa Ngựa Quý, vừa phản ánh động cơ mãnh liệt lẫn dáng vẻ sang trọng oai hùng. Ngộ ở chỗ Bảo Mã cũng chính là phát triển hai chữ đầu của BMW (BM).
Có vẻ như các hãng xe hơi mê hình tượng bay bổng của con ngựa và con rồng. Hãng Mazda cũng tự gọi bản thân là Mã Tự Đạt. Ngựa tự thân đến, nghe hiện đại tự động hóa phết.
5. Citroen cũng là một trường hợp thú vị. Họ chọn cho mình cái tên oai hùng Tuyết Thiết Long (Xuetielong) Con rồng thép trên trời tuyết, gian khổ, mãnh mẽ, oai hùng mà không kém phần lãng mạn đó chứ.
Khuôn khổ bài có hạn nên tôi mới chỉ viết được về phần thương hiệu. Hẹn gặp ở kỳ sau, tôi sẽ đi sâu về khẩu hiệu quảng cáo Hoa ngữ.
Lê Anh Thư
Bách Sự Như Ý – 百事如意

Đề nghị Chính phủ khen thưởng cho công an xã Hồ sơn.

Nguyentuongthuy/ facebook Le Dung Vova
Hôm qua, đi thăm chị Hằng tại Thanh hà, mọi người trong đoàn khi  ra về cứ thấy lâng lâng.
Chuyện là chỉ quanh mỗi cái đối thoại với mấy công an xã Hồ sơn thôi. Lúc đầu mấy anh em họ kéo đến thì rất có vẻ ào ào như sôi, hình như trên tỉnh hay huyện gọi điện điều động họ đến ngay khu vực này để ngăn chặn một nhóm  rất nguy hiểm, rất manh động và rất …già mồm nữa.
Khi Bé cải đang giơ cái máy ảnh nhỏ lên để xem lại mấy cái ảnh chụp dọc đường thì một anh mặc rất luộm thuộm ra sát bên và bảo : ở đây không được chụp ảnh quay phim ! mấy chị em ngoảnh lại nhìn anh ta rồi bà Bích mau mồm hỏi  : này, anh là ai, ở đâu đến đây, có nhiệm vụ gì mà dám nói thế hả, có hiểu biết luật lệ gì không …? sợ quá, anh ta rút ngay cái thẻ công an xã trong túi ra đưa cho mấy chị em xem. Mà anh là công an xã sao ăn mặc như xe ôm thế này, đồng phục  đâu, hiểu rõ chúng tôi đang làm gì chưa , biết chúng tôi là ai chưa …? anh ta lại cóng rúm  vó vào, lúng búng : chỗ này cấm quay, chụp… cấp trên bảo thế…
Mình nóng mắt bảo : ông có được học luật về biển cấm không ? giá trị của biển cấm là sau hay trước biển cấm hả ? tịt.
Một ông đội mũ bảo hiểm trắng ra bảo : đây là lãnh thổ của chúng tôi ! á chà, được,  hay, lại có chuyện để nói với mấy ông  này rồi.
Gió ra hỏi : anh tên gì, lực lượng nào, anh bảo lãnh thổ của các  anh thì anh ghi vào đây cho tôi biết từ đâu đến đâu để chúng tôi đứng ra bên vạch … lại sợ quá lủi mất.
Một tay áo trắng bụng phệ cứ lẩm bẩm : chúng tôi  là dân ở đây, các anh cứ tụ tập ở đây,  gây mất trật tự… lại  bị bé Cải dạy dỗ  : các anh ở đâu đến đây , hàng gần hai chục người, còn tự động chui vào sân nhà dân khi họ không có nhà, ngồi tụ tập nhìn ra đông gấp 3 lần chúng tôi thì ai cho phép ? lại tịt ngóm.
Khổ quá, ai cũng biết họ là công an xã Hồ sơn, họ bị điều động, bị dọa nạt bằng cách bơm vào đầu nào là nhóm kia nó nguy hiểm, nó gây rối kinh lắm, nó lý luận cũng kinh, nó cứ đòi đủ thứ làm theo luật pháp, còn có cả những lão già, mụ già giáo sư tiến sỹ ở đấy nữa mới nguy, phải cảnh giác, phải đề phòng chúng , biết đâu chúng tụ tập ở đấy rồi bất ngờ khởi nghĩa thì sao, trở tay không kịp  đấy. Thế nên các ánh phải không ngừng cảnh giác, đề phòng mọi diễn biến , dùng mọi phương án kể cả chưa có trong sách vở để  kiểm chế, dọa nạt, chia rẽ, bôi bẩn, phá thối bọn đấy, ai làm tốt sẽ có khen thưởng, có thể  tăng hàm nhanh.
Nhưng lại khổ cái ra hiện trường chỉ gặp toàn chị em, anh em, bà già, ông già quá đàng hoàng, đĩnh đạc, lịch sự cả, quái thật, chả thấy vị nào gớm giếc hay nguy hiểm gì cả. Mà  còn nói đâu ra đấy về pháp luật, về các qui định, nghi thức của từng người đang làm việc tại đó  sai chỗ nào, chưa được chỗ nào.
Ngay cả chú em tên Hiệu đến lần thứ 3 lên thăm thì mình đã thấy có tiến bộ một cách bất ngờ, đã nghiêm túc khi tiếp các Cụ già, trả lời rất thuộc bài, đá bóng cũng tạm. Bởi vì bị bắt vở mấy lần nên chắc cũng về  rút kinh nghiệm.   Thực tế, nếu chú em muốn tiến bộ thì nên học hỏi từ chính những người cao tuổi đã từng trận mạc đời lính như anh Khang, bác Thụy, từng làm cán bộ quản lý  trong ngành  công an  như Bác Quang, Cụ Hiền Đức, từng là các trí thức  lớn, nhà văn, nhà báo, luật sư nhà nghiêm cứu như cụ  Thọ, bác Trai,  anh Kim, các nhà nghiên cứu xã hội như chị Hương, chị  Anh, chị Bích, những người từng đạt giải viết lách như Hiếu …
Nhưng lại nghĩ nếu tất cả các anh chị em đang công tác tại trại Thanh hà và công an xã Hồ sơn mà nghĩ và làm được những điều đó thì  biết đâu lại chả có chuyện Đất nước lại phải xây nhiều trại giáo dục như thế.
Trong khi lãnh thổ của Đất nước còn đang bị xâu xé, đảo  Hoàng sa đang bị Tàu cưỡng chiếm, toàn dân đang hợp sức để tìm cách lấy lại, còn đường lưỡi bò phi lý của Tàu cộng đang bị cả thế giới tẩy chay. Cũng chính vì  cái lưỡi bò đó mà hôm nay chúng ta – những công dân xa lạ trên khắp mọi miền của Đất nước  - đã gặp nhau, cùng nhau lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, chính vì thế  mà chị Hằng đã bị Hà nội bắt giữ, giam vào  trại này một cách bất  thường.
Và hôm nay, nghe công an xã Hồ sơn nói ra vậy thì mình tỉnh ngộ, họ có ý thức bảo vệ lãnh thổ ngay cả khi ở xã, địa phương họ. Như thế đáng mừng lắm chứ, nếu họ truyền được tinh thần ấy cho con cháu, thanh niên thì đáng quý biết bao khi Đất nước cần.
Vậy theo mình, nhà nước nên khen thưởng cho công an xã Hồ sơn chỉ vì tinh thần ấy, còn những điều khác  họ chưa được nhận thức  đầy đủ thì cũng cần cho họ  được có thời gian để học hỏi thêm,  nghiên cứu thêm.  Công an xã mấy người được học hành đàng hoàng, ngay xã mình thằng em con ông cậu cũng chỉ học chưa hết lớp 7, đi lính về thì làm thôi, không có ai làm thay cả.
Mỗi ngày đi lại gặp những điều cần phải suy nghĩ, cần phải trao đổi, đối thoại.  Xã hội còn nhiều điều  bất cập và  cần phải thay đổi  để tốt hơn, vấn đề là cả xã hội có muốn hay không mà thôi.
facebook Le Dung Vova

Con Trời

Ba Bê – Trannhuong
Ngọc Hoàng vi hành hạ giới tìm hiểu dân tình thế thái. Đang lang thang trên vỉa hè thành phố bỗng nghe tiếng nổ ầm ầm đinh tai buốt óc như ma khóc quỷ gào. Hàng trăm quái vật bám đuôi đánh võng trên đường phố nhanh như tên bắn, khiến dân chúng bạt vía kinh hồn.
Nhìn thấy một cụ già vừa bị ngã đang lập cập đứng dậy, ngài bước tới lễ phép hỏi:
- Dạ thưa cụ! Bọn chúng là yêu quái từ phương nào đến mà dữ dằn như vậy?
Cụ già nhăn nhó bảo:
- Còn hơn cả yêu quái nữa! Chúng là bọn ăn no rửng mỡ bày đặt đua xe gắn máy vui chơi cá cược, chẳng coi ai ra gì!
- Thế kỷ cương phép nước ở đâu?
Ông lão cười như mếu mà trả lời rằng, chúng đều là con trời, đứng trên pháp luật, coi sinh mạng dân đen như cỏ rác!
Ngọc Hoàng nghe nói toát mồ hôi tự hỏi, chẳng lẽ lũ con ta trốn xuống hạ giới gây tai họa cho dân lành ư?
Ngài bèn tức tốc hồi triều, gọi các hoàng tử ra tra xét. Nhưng tất cả các hoàng tử đều trong cung cấm dùi mài kinh sử, rõ ràng ngoại phạm. Ngọc Hoàng vẫn chưa yên tâm, ngài mời Nam Tào, Bắc Đẩu đến dò hỏi:
-  Mấy lần vi hành hạ giới ta có ghé vài quán tươi mát thâm nhập thực tế … sợ để lại con rơi quậy phá trần gian. Các ngươi mau điều tra cho rõ ngọn ngành để ta tìm cách xử lý!
Sau khi điều tra, Nam Tào, Bắc Đẩu về thiên đình tâu rằng, mấy đứa quậy phá hạ giới không phải con Ngọc Hoàng mà chỉ là đám cậu ấm cô chiêu, con nhà thân thế, tự nhận là con trời hù dọa thiên hạ! Ngọc Hoàng giận tái mặt quát:
- Láo! Ngày mai các khanh đưa chúng về đây trị tội!
Thiên binh, thiên tướng lập tức cất quân thực thi nhiệm vụ. Chỉ tiếc một ngày trên trời bằng trăm năm hạ giới nên trần gian vẫn còn nhiều kẻ mạo nhận con trời hung hăng, ngang ngược! …
BB


TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ

Đôi lời: Về quá trình bình thường hóa quan hệ VN-TQ, nhiều năm qua đã có những tiết lộ về vai trò của TBT Nguyễn Văn Linh và đại tướng bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh qua 2 cuộc gặp riêng với đại sứ TQ Trương Đức Duy ngày 5 và 6/6/1990 *.
Thế nhưng mới đây, viên đại sứ này còn tiết lộ thêm mấy cuộc tiếp xúc “bí mật” nữa ngay sau đó, theo nghi thức rất lạ, mà xem ra giới chức chóp bu VN khi đó hoàn toàn không biết *. Để rồi chỉ mươi ngày sau đã có cuộc gặp cấp cao Trung-Việt tại  Thành Đô đầu tháng 9/1990, qua lời mời cũng rất lạ của TQ với các vị “nguyên thủ” VN trước chuyến thăm chỉ có 5 ngày. Thực hư chuyện này tới đâu, tại sao phía TQ lại tung ra bản gọi là “hồi ký” của họ Trương vào lúc này, đó là điều cần phải làm rõ.
(Những đoạn tô đậm là do Ba Sàm thực hiện để độc giả tiện theo dõi. Mời xem thêm các tài liệu liên quan ở cuối bài).
Mạng Báo buổi sáng Liên hợp, Trung Quốc – 中越高层成都会晤的前前后后

TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ

21-11-2011
(Ghi lại việc giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước [Trung-Việt])
Tác giả:  Trương Đức Duy
Người dịch:  Quốc Thanh
Tóm tắt về tác giả:  Sinh năm 1930 ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tại Việt Nam. Năm 1948 tham gia Đội công tác chính trị thuộc Biên khu Việt Quế[1], năm 1949 được Tung đội Biên khu Việt Quế điều vào tham gia bộ đội Việt Nam, sau đó  điều vào làm trong Đoàn cố vấn chính trị, quân sự giúp Việt Nam chống Pháp của Trung Quốc. Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Năm 1964, lại được phái về giữ chức Bí thư thứ ba ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 1967, giữ các chức Thư kí Tổ chăm sóc y tế cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ tháng 7 năm 1985 đến tháng 3 năm 1983, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc; từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 3 năm 1993, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1993 về hưu cho đến nay, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào.
Lời người biên tập:  Năm nay nhân dịp kỉ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước hai Đảng Trung-Việt, xin đặc biệt đăng tải một bài hồi ký của tác giả viết sau ngày rời bỏ chức vụ ở Việt Nam, nhằm cung cấp cho độc giả một sự hiểu biết khá tường tận về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Chuyến bay huyền bí
Sớm ngày 3 tháng 9 năm 1990, Hà Nội – Thủ đô Việt Nam, mưa phùn lất phất.
8 giờ 10 phút (10 giờ 10 phút giờ mùa hè Bắc Kinh), một chiếc chuyên cơ Tu-134 màu bạc cất cánh từ Sân bay quốc tế Nội Bài tĩnh lặng, chầm chậm bay lên không trung, lặng lẽ hướng thẳng tới biên giới Trung-Việt. Đây là chiếc máy bay dân dụng Việt Nam đầu tiên bay tới Trung Quốc kể từ 20 năm nay, còn hành khách trên máy bay lại là các nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam – Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng. Có thể dự đoán được hành động này sẽ có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến mối quan hệ Trung-Việt. Tuy nhiên, trên sân bay không có đông người ra tiễn, không có nhà báo, lại càng không có cảnh tượng quần chúng.  Tất cả những điều đó đã khoác lên một màu sắc huyền bí cho chuyến bay này.
Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990). Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9), …
Chuyến đi Trung Quốc bí mật lần này của các nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, theo lời mời của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản  Trung Quốc Giang Trạch Dân và Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng, là tới Thành Đô để tổ chức hội đàm nội bộ về vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt. Những người đi theo phía Việt Nam có: Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Đinh Nho Liêm. Tôi với tư cách là Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã đi theo tới và tham gia cuộc hội đàm một cách ngẫu nhiên.
Máy bay bay an toàn, trong khoang rất yên tĩnh, mọi người không nói chuyện nhiều, dường như đều đang trầm tư, hình dung xem chuyến đi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ Việt-Trung. Tôi nhìn từng đám từng đám mây lùi lại phía sau bên ngoài cửa sổ máy bay, trăm mối suy nghĩ, những việc đã qua hiện về trong đầu…
Ôn lại mối quan hệ Trung-Việt, từ buổi đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ hai nước hai Đảng luôn hết sức tốt đẹp và thân thiện. Trong các cuộc Chiến tranh chống Pháp và Đấu tranh chống Mỹ cứu nước lâu dài của Việt Nam, trong quá trình khôi phục và xây dựng kinh tế toàn diện của Việt Nam, Trung Quốc đều có sự ủng hộ và chi viện lớn nhất. Nhất là trong thời khắc ngặt nghèo khi quân xâm lược Mỹ đem bom rải khắp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố: “Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất Trung Quốc rộng rãi bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam”. Đồng thời, đã điều hơn 32 vạn Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc tới Miền Bắc Việt Nam, kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam chống trả lại những trận ném bom rải thảm của bọn giặc trời Mỹ. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói một cách thấm thía: Trung Quốc đối với Việt Nam là “Trăm ơn ngàn nghĩa vạn tình” và đã dùng câu thơ sâu sắc “Mối tình thắm thiết Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em” để mô tả mối quan hệ thắm thiết giữa hai nước. Nhưng, ai mà biết được chữ ngờ, sau lưng Hồ Chí Minh, khi đã giành được thắng lợi trong cuộc Đấu tranh chống Mỹ cứu nước và hoàn toàn thống nhất, bè đảng do Lê Duẩn cầm quyền đã từ bỏ con đường đúng đắn của Hồ Chí Minh, trắng trợn thi hành chính sách xâm lược Campuchia, phản Hoa bài Hoa, làm cho mối quan hệ Trung-Việt cực kì xấu đi, để đến nỗi nhìn nhau như kẻ thù. Từ đó, mối quan hệ không bình thường đầy bi kịch giữa hai nước đã kéo dài suốt hơn 10 năm.
Làm Đại sứ Việt Nam với đầy trọng trách
Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt. Căn cứ vào toàn bộ cục diện quốc tế, cục diện khu vực và động hướng chuyển biến về chính sách của ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Văn Linh đứng đầu, cần sớm thúc bách Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia, đồng thời giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, từ đó mà mở đường cho việc khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt. Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt.
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ?
Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam. Trong thời gian này, tôi từng thông qua con đường ngoại giao bình thường để đề xuất nguyện vọng tới thăm chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ, nhưng do mối quan hệ hai nước hai đảng vẫn đang ở trạng thái không bình thường, cho nên Bộ ngoại giao Việt Nam đều không sắp xếp. Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè. Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai Đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất. Tôi trình bày theo đúng tinh thần của Trung ương là lãnh đạo Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ và tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung-Việt, hi vọng phía Việt Nam sớm áp dụng những biện pháp thiết thực để giải quyết tốt vấn đề Campuchia…, đồng thời mở đường cho việc khôi phục mối quan hệ bình thường giữa hai nước Trung-Việt. Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Cam puchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới.
Lời nhắn quan trọng chuyển rõ ý
Sau đó không lâu, vào ngày 16 tháng 8, một cán bộ Viện khoa học xã hội Việt Nam là Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) tới sứ quán gặp tôi (ông cùng với mẹ tới Bắc Kinh thăm bố mình vừa về), xúc động nói: “Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kĩ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”. Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau:
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 Đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của Đảng cộng sản Việt Nam. Làm được việc này thì mới khỏi phụ sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam và các Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đối với tôi. Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong Đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung. Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển”.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)
Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi.
Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ. Trả lời từ trong nước là phải giải quyết trước hai vấn đề mấu chốt còn lại trong vấn đề Campuchia (đó là: Việt Nam phải rút quân triệt để khỏi Campuchia và giải pháp chính trị công bằng cho Campuchia), rồi sau đó mới bố trí cuộc gặp cấp cao hai nước theo đúng trình tự và hợp lí. Bây giờ lại đã xuất hiện những tình huống và nhân tố mới, vậy tôi nên đưa ra quan điểm và kiến nghị ra sao đây? Suy nghĩ mãi, tôi thấy vẫn nên đề xuất kiến nghị tích cực hưởng ứng yêu cầu của Nguyễn Văn Linh, để lãnh đạo tham khảo ra quyết sách. Trong báo cáo, tôi chủ yếu phân tích mấy điểm sau:  Một là Nguyễn Văn Linh luôn thân thiện với Trung Quốc. Việc ông ta mong sớm giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục mối quan hệ tốt đẹp Trung-Việt là chân thành. Hai là vấn đề Campuchia bị để dây dưa không giải quyết, nguyên nhân quan trọng là do Nguyễn Cơ Thạch cùng Bộ ngoại giao do ông ta nắm quyền ngăn chặn khắp nơi. Nguyễn Văn Linh muốn vượt qua được tầng chướng ngại vật này thì phải có sự bàn định từ lãnh đạo tối cao của hai nước trước, rồi sau đó mới tìm cách nghĩ ra các biện pháp, điều này phù hợp với thực tế trước mắt của Việt Nam. Ba là Nguyễn Văn Linh hi vọng chúng ta mời cả Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng đi, dụng ý là để tăng thêm độ uy quyền của chuyến đi và tiện cho việc quyết ngay tại chỗ những vấn đề trọng đại, đồng thời cũng cho thấy ông hết sức coi trọng những vấn đề này. Bốn là phán đoán từ tình hình đối nội và đối ngoại mà phía Việt Nam hiện tại đang ở vào, thì với việc tổ chức hội đàm nội bộ giữa lãnh đạo hai nước vào lúc này, xác suất có thể đạt kết quả tốt là rất lớn.
Ngày hôm sau, nhận được điện trả lời chỉ thị muốn tôi phải lập tức kiểm tra độ xác thực của nội dung lời nhắn, đề xuất với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh là “đích danh Đại sứ muốn được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong một ngày gần đây”, để trực tiếp tìm hiểu ý đồ thực của Nguyễn Văn Linh. Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh, vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn thỏa hơn? Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện “gặp riêng”. Có đồng chí nêu xem xem có thể thông qua con đường quân đội được không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật. Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh. Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất: “Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh. Xin Cục trưởng bố trí cho ngay”. Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng: “Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7 giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được”.
Vào 8 giờ sáng ngày 20 tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép chặt cửa lại. Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê [Đức Anh] bắt tay, ôm tôi rất nhiệt tình. Tôi nói xã giao: “Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm phiền đồng chí Đại tướng”. Đại tướng Lê [Đức Anh] mỉm cười bảo: “Đại sứ đến lúc nào tôi cũng  tiếp”. Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư. Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: “Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”. Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là:  Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy. Thứ hai, bước đi đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề Campuchia là phải thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Campuchia, nhưng nếu hai đảng cộng sản ở Campuchia không thực hiện hòa giải, thì có thành lập ra Hội đồng tối cao cũng không thể thực sự giải quyết được vấn đề, các phái sẽ vẫn còn tiếp tục tranh cãi, thậm chí còn lại đánh nhau. Cho nên, cả hai phía Trung-Việt cần cùng nỗ lực khuyên giải hai đảng cộng sản ở Campuchia hòa giải, để nước Campuchia tương lai có thể bình yên được lâu dài.
Gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: “Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng”.
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại. Nguyễn [Văn Linh] nói:  Trong công cuộc đấu tranh cách mạng dài lâu và trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và viện trợ to lớn từ lòng tấm chân thành của Trung Quốc. Bản thân tôi trước sau đều cho rằng, Việt Nam cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thời kì Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam năm 1976, vì không đồng tình với một vài cách làm làm xấu đi mối quan hệ Việt-Trung mà tôi đã bị chỉ trích là “hữu khuynh”. Thời kì Đại hội V năm 1982, lại chỉ vì không tán thành chính sách bài Hoa và chủ trương ở giai đoạn hiện tại cần cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại mà tôi đã bị ra khỏi Bộ chính trị. Khi ấy, tôi rất khó lí giải được vì sao lại phải áp dụng thái độ đó với Trung Quốc. Nếu như Bác Hồ còn sống khỏe mạnh, thì dứt khoát sẽ không xuất hiện chuyện quái gở như vậy. Rồi còn chính sách đối xử với người Hoa và Hoa kiều cũng là sai lầm. Người Hoa, Hoa kiều đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng của Việt Nam, khi thắng lợi rồi chúng tôi lại kỳ thị họ, xua đuổi họ, thật là cạn tàu ráo máng.
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc. Ông nói, đầu tiên ông thuyết phục Ban chấp hành Trung ương kiến nghị với Quốc hội xóa bỏ những nội dung chống Trung Quốc trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Trong tình hình thế giới hiện nay, việc Việt Nam cùng với Trung Quốc, trung tâm xã hội chủ nghĩa vững mạnh, thiết lập và phát triển nên mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết đã trở nên ngày càng quan trọng và cấp thiết. Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, niềm  mong mỏi ấp ủ lớn nhất của ông là tới Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 1991 sẽ thực hiện được bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, đây sẽ là một việc lớn gây phấn chấn lòng người đối với toàn Đảng toàn dân Việt Nam.
Về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh nói, ông thấu hiểu được tầm quan trọng và tính bức thiết của việc giải quyết vấn đề này, vì thế, nhiệm vụ đầu tiên mà ông dự định tới Bắc Kinh lần này là muốn thảo luận với phía Trung Quốc về vấn đề Campuchia, cho nên thử xem xét để mình ông cùng với một hai vị lãnh đạo cao cấp thân cận tới Bắc Kinh trao đổi bàn bạc trực tiếp với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng theo kiểu đồng chí, với thái độ chân thành tâm giao, nhằm tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Nguyễn Văn Linh cho rằng, khi giải quyết vấn đề Campuchia nên xem xét từ hai phương diện: Trước hết, thỏa mãn yêu cầu rộng khắp của cộng đồng quốc tế, để cho Sihanouk đứng đầu, bảo đảm cho Campuchia trong tương lai sẽ trở thành một đất nước hòa bình, độc lập, trung lập và không liên kết, giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước. Thứ đến, thúc đẩy các phái ở Campuchia đi đến xóa bỏ hiềm thù, hòa giải thực sự theo tinh thần hướng tới tương lai. Làm như vậy không có nghĩa là phe này đầu hàng phe kia, và cũng không tồn tại vấn đề ai thôn tính ai, mà là các phái xắn tay hợp tác để cùng tạo nên tương lai. Ông nhấn mạnh, điều hết sức quan trọng là không được để cho Campuchia trong tương lai bị rơi vào tay Mỹ, trở thành bàn đạp cho chủ nghĩa đế quốc thực hiện diễn biến hòa bình ở Bán đảo Đông Dương.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư .
Đồng ý mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ
Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày. Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh. Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho. Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.
Tổng bí thư Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương Duy Đức (7-1991)
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ. Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”. Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy. Lê [Đức Anh] bày tỏ: “Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.”.  Khi chuyện trò tiếp, tôi nhắc đến việc 5 nước thành viên thường trực của Liên hợp quốc đã thông qua các văn bản khung về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, hi vọng phía Việt Nam thể hiện sự ủng hộ rõ ràng cho vấn đề này, đồng thời thúc đẩy phía Phnom Penh tiếp nhận. Lê [Đức Anh] bày tỏ là đã hiểu, đồng thời nêu lại một lần nữa việc giải quyết vấn đề Campuchia cần xem xét tới hai phương diện, một là hòa giải trong nội bộ Campuchia, hai là thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Hi vọng cả hai nước Việt-Trung sẽ cùng nhau nỗ lực, tạo mọi điều kiện để các phái ở Campuchia thực hiện hòa giải.
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại Đảng cộng sản Việt Nam Trịnh  Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình. Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn. Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh. Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô. Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem. Hai vị Nguyễn [Văn Linh],  Đỗ [Mười] bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: “Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này”. Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.
Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch. Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: “Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!” Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . “Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh”. Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: “Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết…”
Cuộc gặp “Thành Đô” mấu chốt
Ngày 3 tháng 9, đúng 11 giờ theo giờ Bắc Kinh, chiếc chuyên cơ của phía Việt Nam hạ cánh yên ổn xuống sân bay chuyên dụng Nam Ninh. Khi tôi đưa các vị lãnh đạo Việt Nam do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu xuống máy bay, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Tề Hoài Viễn, Trợ lí Bộ trưởng Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Chu Thiện Khanh… đã tới đón các vị khách trước thang máy bay. Cũng là vì để bảo mật, nên các vị lãnh đạo vùng Quảng Tây đã không xuất hiện. Sân bay được bố trí hết sức chặt chẽ, chúng tôi xuống khỏi chuyên cơ của phía Việt Nam xong là lên ngay chuyên cơ của phía Trung Quốc, bay tới Thành Đô.
Vào 1 giờ chiều, chiếc chuyên cơ hạ cánh đúng giờ xuống Sân bay Thành Đô. Khi đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] và Thủ tướng Lý [Bằng] đứng trước cửa nhà khách đón khách. Sau khi chủ và khách đã ngồi cả trong nhà khách, hai bên hỏi han lẫn nhau đồng thời tiến hành trao đổi đơn giản. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong thì nghỉ ngơi một lúc, đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành hội đàm chính thức vòng đầu. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] bắt đầu bằng một phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu theo một bản đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] trình bày một cách có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt;
Thủ tướng Lý [Bằng] phát biểu kĩ hơn về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Sau khi nghỉ 15 phút, Nguyễn Văn Linh làm một bài phát biểu dài, nhấn mạnh trước đây Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn cho cách mạng Việt Nam và các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên; ông bày tỏ bây giờ nguyện sẽ cùng với phía Trung Quốc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề Campuchia, sớm thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt-Trung. Chủ tịch Đỗ Mười cũng có bài phát biểu tương ứng, bày tỏ phía Việt Nam nguyện cùng với phía Trung Quốc giải quyết thật tốt vấn đề Campuchia, sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án giải pháp do phía chúng ta đề xuất. Hội đàm vòng đầu chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia và vấn đề thành lập bộ máy quyền lực lâm thời – Hội đồng tối cao Campuchia   (tức phương án phân bổ quyền lực) sau khi rút quân.
Sau tiệc chiêu đãi tối, các ban làm việc của hai bên đã tiến hành bàn bạc căng thẳng từng chi tiết trong Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia, theo chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo từng bên, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày hôm sau, đồng thời bên phía ta đề nghị soạn thâu đêm luôn một bản dự thảo văn kiện chung.
Sáng ngày hôm sau tổ chức hội đàm vòng hai, trọng điểm là vấn đề Campuchia. Qua nỗ lực suốt cả một đêm của các ban làm việc hai bên, cả hai bên đã dần đi đến nhất trí đối với Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia. Nhưng trong hội đàm vòng hai vẫn còn xuất hiện một điểm bất đồng, đó là việc lập ra Hội đồng tối cao Campuchia gồm 13 đại biểu do phía ta đề xuất, phân bổ cụ thể là: 6+2+2+2+1 (tức phái Hun Sen 6 người, phái Campuchia dân chủ 2 người, phái Sihanouk 2 người và phái Son Sann 2 người + đích danh Sihanouk làm Chủ tịch). Đỗ Mười bày tỏ tán thành để Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia, nhưng cho rằng nên gộp Sihanouk vào trong danh mục phái Sihanouk, hai bên mỗi bên một nửa đã là thiệt cho Phnom Penh rồi, nếu như bên phái đối lập lại còn nhiều hơn 1 người, thì như vậy là không công bằng. Phía ta trình bày theo lý chủ trương và đòi hỏi rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chứng tỏ phương án này là thích hợp nhất. Trong giờ nghỉ, Nguyễn Văn Linh đã có cuộc hội ý lại với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng. Trong buổi tiệc, Nguyễn Văn Linh thay mặt phía Việt Nam bày tỏ sự nhất trí toàn bộ với phương án do phía ta đề xuất, đồng thời nói sau khi về nước sẽ làm việc ngay với Phnom Penh, đồng thời cũng mong Trung Quốc thúc đẩy thực hiện việc hòa giải thực sự giữa Khơme Đỏ với Phnom Penh. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Trung-Việt đã được loại bỏ.
Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước hai Đảng được bàn bạc trao đổi một cách khá thuận lợi, không gợi lại quá nhiều nợ nần cũ. Sau khi hai vấn đề lớn trong cuộc hội đàm lần này đã được trao đổi ổn thỏa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn[2]Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu[3] làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này. Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mĩ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần kí vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau kí vào bản “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mang ý nghĩa lịch sử.
Sau khi đoàn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng nói lời tạm biệt với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các đồng chí Tằng Khánh Hồng, Tề Hoài Viễn, Chu Thiện Khanh…, đã đáp lên chiếc chuyên cơ của phía ta rời Thành Đô bay tới Nam Ninh, dừng ở Nam Ninh rồi đổi ngay sang chuyên cơ của phía Việt Nam bay về Hà Nội. Tôi cũng ngẫu nhiên đi theo Đoàn đại biểu Việt Nam quay về Hà Nội. Trên đường về, không khí trong khoang máy bay khác hẳn với lúc đến. Các vị lãnh đạo trao đổi bàn bạc nhiều, những người khác cũng nói cười vui vẻ. Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương Đảng Hồng Hà phấn khởi nói với tôi: “Cuộc gặp lần này rất thành công, quá tốt!” Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bích Sơn cũng tràn đầy phấn khởi nói, về đến Hà Nội tôi sẽ mở tiệc mời đồng chí Đại sứ thưởng thức toàn những món ăn có tiếng của Việt Nam.
Một lúc sau, Chủ tịch Đỗ Mười đi lại phía tôi hỏi: “Nguyên văn hai câu thơ mà đồng chí Giang Trạch Dân trích dẫn đọc thế nào ấy nhỉ?” Tôi dùng ngay âm đọc Hán Việt (chú thích: Trong Nho học Việt Nam có một phép đọc cố định đối với chữ Hán) đọc lại một lượt cho ông ấy nghe, ông ấy còn bắt tôi viết nguyên văn ra, rồi nhờ tôi dịch ra tiếng Việt. Đỗ Mười xem cả nguyên văn lẫn phần dịch ra tiếng Việt hai lần rồi bảo: “Đồng chí Giang Trạch Dân dẫn hai câu thơ này vào lúc kết thúc hội đàm là quá xác đáng!”. Về Hà Nội được ít ngày, tôi lại đọc được một bài thơ do Nguyễn Văn Linh viết thể hiện tâm trạng cảm khái cùa mình sau thành công của cuộc “Hội đàm Thành Đô”: “Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến[4]
Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch thân mật chuyện trò (Trương Đức Duy làm phiên dịch năm 1960)
Thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt
Để thực hiện nghị quyết của cuộc Hội đàm Thành Đô, trong vòng vài tháng sau khi trở về Hà Nội, theo chỉ thị từ trong nước, tôi đã 2 lần hẹn gặp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và nhiều lần hẹn gặp Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Việt Nam Đinh Nho Liêm để giục phía Việt Nam gấp rút thúc đẩy phía Hun Sen tiếp nhận nghị quyết mà hai bên Trung-Việt đã đạt được, nhằm nhanh chóng làm cho vấn đề Campuchia có được giải pháp chính trị. Tuy nhiên, tiến trình giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia lại bị trì hoãn mất rất nhiều thời gian, để đến nỗi khiến cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định.
Vào giữa mùa hè năm sau (năm 1991), Đảng cộng sản Việt Nam họp “Đại hội VII”. Ban lãnh đạo mới đã có sự điều chỉnh rất nhiều. Nguyễn Văn Linh đã giao ban một cách suôn sẻ, điều đáng tiếc là ông chưa thể thực hiện được mong muốn ấp ủ của mình vào trước “Đại hội VII” Đảng cộng sản Việt Nam – chính thức công bố thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt trước khi rời khỏi chức vụ.
Chính vào năm đó, cùng với việc thực hiện giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia và việc thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Liên hợp bốn bên Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng được diễn ra hết sức tự nhiên.  Tháng 11 năm 1991, theo lời mời của Trung ương Đảng và chính phủ nước ta, Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt mới nhậm chức đã dẫn đầu “Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam” chính thức đi thăm Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo gồm Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng… đã tổ chức hội đàm chính thức với Đoàn đại biểu Việt Nam, hai bên đã ra thông cáo chung, tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng. Mối quan hệ Trung-Việt từ đây đã mở ra một trang mới.
Nguồn:  中越高层成都会晤的前前后后 -  Mạng Báo buổi sáng Liên hợp.

[1] Quảng Đông – Quảng Tây –ND
[2] Chỗ này tác giả nhầm. Đây là hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh. – ND
[3] Tạm dịch: Trải qua  cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù . – ND
[4] Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại -ND.
Video tham khảo: 中越高层成都秘密会晤 一年后关系正常化  -  Cuộc gặp mật cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô  -  Một năm sau, bình thường hóa quan hệ.
Bản tiếng Việt © Việt sử ký 2012

Ghi chú:
* Tham khảo:  + Hồi ký Trần Quang Cơ, các chương:
10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT. “Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh … Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc hôm trước (gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau). Nhưng trước đó, từ ngày 6.6, phía Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.”
12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN. “Nhưng rồi cuộc gặp Thành Đô đã làm lãnh đạo Việt Nam xa rời quan điểm thực tế này mà ngã hẳn theo Trung Quốc, thậm chí còn định ép PhnomPenh chấp nhận đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về vấn đề SNC Campuchia.”
13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ. Đọc chương này sẽ thấy rõ ràng Thứ trưởng Trần Quang Cơ cũng như nhiều lãnh đạo cao cấp trong Bộ chính trị, Chính phủ của VN hoàn toàn không biết những cuộc gặp gỡ “bí mật” giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy từ sáng 29/8/1990 trở về trước.
14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ? “Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm …”
“Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”.
“Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.”
+  Tướng Việt Nam kể chuyện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (TVN,21/12/2011). Bài của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, cựu Cục trưởng Cục Đối ngoại Quân sự, Bộ Quốc phòng, người “môi giới” các cuộc gặp trên.
Trong bài chỉ nói tới hai cuộc gặp ngày 5 và 6/6/1990 thôi và đặc biệt lại cho là “ngày 19/8/1990, Đại sứ Trung Quốc gửi thư của lãnh đạo Trung Quốc mời Tổng Bí thư Nguyên Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức Trung Quốc”, trong khi bài của cựu đại sứ TQ thì cho biết “chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc …”
Có điều lạ là bài này ra đời khá bất ngờ, sau “hồi ký” trên của Trương Đức Duy đúng 1 tháng, phải chăng là để ngầm “phản bác” lại sự “xuyên tạc”, “bịa đặt”?
* Về tướng Lê Đức Anh gần đây: +  Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền! (Người đưa tin,2/6/2011) + Tướng Việt Nam phân tích tình hình Biển Đông (Đất Việt, 10/6/2011).
  

Ai giỏi Photoshop thử giải thích xem ?

-Diên Vỹ, X-Cafe -19.03.2012
Mấy ngày qua, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin Phi đội máy bay EC-225 Không quân Hải quân vừa được thành lập và đang tập luyện với những chiếc EC-225 mới nhận được. Tuy nhiên một số ảnh minh hoạ về quá trình tập luyện của phi đội từ một số cơ quan truyền thông khiến ta thấy có điều hơi lạ.
Báo Tuổi Trẻ tiếng Anh ngày 13/3/2012 có bài: Flying high on EC-225 helicopter. Bài báo có đăng kèm ảnh minh hoạ:
Với chú thích: An EC-225 helicopter is flying over the coast of Vietnam. Photo: Photo in courtesy of squadron EC-225.(Một chiếc trực thăng EC-225 đang bay trên khu vực bờ biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Phi đội EC-225).

Trang Info.Net của Bộ Thông tin & Truyền Thông ngày 17/3/2012 cũng đăng một phóng sự: Bay huấn luyện cùng phi công trực thăng hải quân EC-225, bài và ảnh của Đàm Duy Khánh. Bài báo đăng một loạt hình ảnh buổi tập luyện của Phi đội EC-225, trong đó có hai bức ảnh:


Trong khi đó, trong bộ ảnh chụp các giếng dầu ngoài khơi: Có những người ra đi tìm lửa của Nguyễn Đình Tiến đăng trên trang Flickr lại có một bức ảnh này:
Bức ảnh kèm theo lời ghi chú: This photo was taken on June 3, 2008 using a Canon EOS 40D.
Nhìn kỹ, ta không khỏi ngạc nhiên khi tất cả những chiếc trực thăng trên đều giống hệt nhau, từ góc độ chụp cho đến vị trí các cánh quạt! Thêm vào đó, những ký tự màu trắng trên chiếc trực thăng trong bức ảnh thứ 3 từ trang Info.net của Bộ TT&TT đã bị xoá một cách rất vụng về.
Không biết ai là tác giả thật trong các bức ảnh này, ông Nguyễn Đình Tiến, nhà báo Đàm Duy Khánh, hay Phi đội EC-225?

DIỄN TẬP LÁI TRỰC THĂNG BẰNG PHOTOSHOP?

 

Nội dung cải chính thông tin của chủ website BietThuViet.vn

-Nội dung cải chính thông tin của chủ website BietThuViet.vn 


Thông tin cải chính của Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm I-LAND, đơn vị chủ quản trang tin Biệt Thự Việt (http://bietthuviet.vn) về nội dung bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được đăng tải ngày 10/3/2012:



Thông báo Cải chính thông tin trên website BietThuViet.vn - Trang 1


Thông báo Cải chính thông tin trên website BietThuViet.vn - Trang 2

Thông báo Cải chính thông tin trên website BietThuViet.vn - Trang 3

Sự thật về Lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Kính gửi Ban biên tập website http://nguyentandung.org

Tôi là một sinh viên, đang theo học trong ngành Công nghệ thông tin. Tôi hết sức bức xúc trước việc hiện nay các trang web, blog phản động đang thi nhau đăng tải các bài, xuyên tạc Lãnh đạo Đảng, Nhà nước một cách trắng trợn và nhảm nhí. Tôi xin gửi Ban Biên Tập bài viết “Sự thật về Lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”
*****

Sự thật về Lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hiện nay trên mạng internet, các trang web, blog phản động như “Dân Làm báo”, “baohoasen”, “tintuchangngay”, “webdoithoai”, “boxitvn” … đang thi nhau đăng tải và thêm mắm, thêm muối bài viết với tiêu đề “Ngắm Biệt Thự Mới Xây Của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng”.
Trích đoạn: “Căn biệt thự mà thủ tướng Việt Nam đang sở hửu – được xây dựng từ năm 2000 mang đậm phong cách cổ điển châu Âu với đầy đủ những cơ sở vật chất cho một cuộc sống xa hoa như bể bơi, sân vườn, spa..và đặc biệt mặt tiền của ngôi nhà quay ra hướng vịnh với khung cảnh biển thoáng đạt.”
Tôi thấy Bài viết trên đang làm cho người dân hiểu lầm nghiêm trọng. Vì hầu hết người dân thường rất tò mò với các thông tin riêng tư của Lãnh đạo đất nước hoặc những người nổi tiếng. Đặc biệt các bạn sinh viên, học sinh rất dễ tin và bất mãn với chế độ và Lãnh đạo đất nước khi tiếp nhận các thông tin kiểu này.
Để tìm làm rõ sự thật hư vấn đề này, Tôi quyết định tìm hiểu:

Những gì đang diễn ra?

Các bạn có thể search trên google với từ khóa “Ngắm Biệt Thự Mới Xây Của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng” . Ngay lập tức Google sẽ liệt kê hàng chục đường dẫn của các trang web, blog phản động đăng bải bài viết này.
Hàng chục đường dẫn của các trang web, blog phản động đăng bải bài viết này.
Hàng chục đường dẫn của các trang web, blog phản động đăng bải bài viết này.
Qua tìm hiểu, tôi thấy bài viết trên được phát tán trên mạng vào ngày 10/3/2012, đang được các trang web, blog phản động thi nhau đăng lại bài viết trên.
Đặc biệt, tôi còn thấy có cả Video mô tả cụ thể Lâu đài này và xuyên tạc là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do tài khoản Vnh20 đăng tải tại  http://www.youtube.com/watch?v=t5Gx2B9EEIs được upload ngày 7/8/2011 (trước thời điểm bài viết trên được phát tán 10-3-2012 so với ngày 7/8/2012 là hơn 7 tháng) với dung xuyên tạc trắng trợn và nhảm nhí.
Hình được chụp từ video đã lắp ghép thô thiển bằng mắt thường ai cũng có thể nhận biết.
Hình được chụp từ video đã lắp ghép thô thiển bằng mắt thường ai cũng có thể nhận biết.
Ngoài ra, Bài viết “Nguyễn Tấn Dũng Bán Nước Mua Lâu Đài” được đăng bởi “nguoithathoc1959″ từ tháng 8/2011 đưa tin ông Nguyễn Tấn Dũng là chủ sở hữu một tòa lâu đài ở Ả Rập với những hình ảnh như trên .
Tòa lâu đài của Bà Benazir Bhutto
Tòa lâu đài được nóiđến trong bài viết
Toàn bài viết  “Nguyễn Tấn Dũng Bán Nước Mua Lâu Đài” với lời lẽ lắp ghép, bôi nhọ Lãnh đạo, xuyên tạc đến mức nhảm nhí. Thể hiện bản chất phản động của các trang web trên.

Đâu là sự thật?

Theo tôi tìm hiểu, Lâu đài này thuộc về bà Benazir Bhutto của Pakistan hoặc là của Pvldarhayy, một người ở Iran
Thứ nhất, Toà lâu đài này thuộc về một người Iran là Pvldarhayy sống tại Teheran, Căn biệt thự này được BBC so sánh là to và đẹp ngang với Nhà Trắng của Mỹ. Tham khảo tại
http://umic.ir/index.php?option=com_content&task=view&id=889&Itemid=318
    Hình ảnh mô tả Lâu đài này của một người ở Iran
Hình ảnh mô tả Lâu đài này của một người ở Iran
Thứ hai, Tòa lâu đài này được cho là thuộc về Bà Benazir Bhutto (Bà Benazir Bhutto, hai lần làm thủ tướng Pakistan (1988–1990; 1993–1996) và sau đó là lãnh đạo của đảng đối lập Đảng Nhân dân Pakistan, đã bị ám sát ngày 27 tháng 12 năm 2007).
Các bạn hãy tìm kiếm (search) trên google với từ khóa “Benazir Bhutto Palace Dubai”. Ngay lập tức Google liệt kê hàng chục đường dẫn tới Tòa lâu đài này. Các bạn hãy so sánh các hình ảnh và video để biết sự thật mà các tổ chức và cá nhân phản động đang xuyên tạc nhảm nhí đến mức nào:
Ngay lập tức liệt kê hàng chục đường dẫn tới Tòa lâu đài này
Google liệt kê hàng chục đường dẫn tới Tòa lâu đài này của Bà Benazir Bhutto.
Sau đây là các địa chỉ mô tả về Lâu đài của Bà Benazir Bhutto mà các bạn có thể tham khảo:
http://sweet-wallpapers.weebly.com/benazirs-palace-in-dubai.html
http://www.paklinks.com/gs/images-central/284704-late-benazir-bhuttos-house-in-dubai.html
http://khangeee.blogspot.com/2010/12/benazir-bhutto-palace-dubai-exclusive.html
http://sweet-wallpapers.weebly.com/benazirs-palace-in-dubai.html
Còn đây là video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto
Còn đây là video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto
(Benazir Palace In Dubai) http://www.youtube.com/watch?v=XuBziEAvy38 được u2ubex upload vào ngày 4/2/2009
video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto
video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto
(Benazir Palace In Dubai) http://www.youtube.com/watch?v=l0aRixNIWxI  được 07Bilawal upload 16/3/2010
video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto
video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto

Tôi đã đăng lại tại đây để bạn đọc tham khảo:

- (Benazir Bhutto’s Palace in Dubai) http://www.youtube.com/watch?v=BXPsXvde3Mo
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=t5Gx2B9EEIs
- (The Bhutto’s Palace family’s cribs, Let’s see what’s inside) http://www.youtube.com/watch?v=fTQvFi5_S_A
Tôi thấy các tổ chức, cá nhân phản động đang ra sức phát tán thông tin này và rất nhiều thông tin khác để bôi nhọ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đánh lừa nhân dân. Nhưng hành động này càng làm cho họ nhảm nhỉ và nực cười.
Cứ đà này không biết mai mốt họ có nói White House, hay điện Kremli là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nữa.
Thân ái
Nguyễn Văn Trung
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2012

-Cải chínhkhông phải là biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà thật ra là của bà Benazir Bhutto ở Dubai như BVN đã cải chính,( xem thêm ở  http://www.friendskorner.com/forum/f34/benazir-bhuttos-house-dubai-184858/ đây
hay ở: http://stop.pk/umarjamshaid/photo/view/benazir-bhutto-s-house-in-dubai-292/ đây-
http://rumnews.net/more.php?this_id=32527 đây 
http://www.forumpakistan.com/zardari-palace-dubai-t13981.html đây -
và có thể là của Pvldarhayy sống ở Tehran, xem đây  http://banki.ir/akhbar/1-news/7917-%D8%AA%D8%B5%D9%88%DB%8C%D8%B1%DB%8C-%D8%A7%D8%B2-%DA%A9%D8%A7%D8%AE-%D8%B3%D9%81%DB%8C%D8%AF-%D8%A7%DB%8C%D8%B1%D8%A7%D9%86-%D8%AA%D8%A7
Còn một nghi vấn theo Cyber Ghost : căn biệt thự này đã được đổi chủ, và theo bietthuviet.vn thì “thủ tướng Việt Nam đang sở hửu” ???
 -Giả thuyết của 1nxx: Có thể các phe nhóm đá nhau bằng cách trưng ra trước dư luận những bằng chứng tham nhũng, hối lộ của đối thủ
( http://bietthuviet.vn/ đã biến mất )- Xem thêm: tại đây  http://nguyentandung.biz/su-that-ve-lau-dai-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung.html

Công nhận bietthuviet gan thật, cái clip này có lâu rùi nhưng chưa có trang nào ở VN đưa lên thế mà bây giờ bietthuviet dám đăng. 11: 41pm bietthuviet.vn đã rút bài và còn bị chặn nữa, chỉ có thể xem bản cache
-http://bietthuviet.vn/-Căn biệt thự mà thủ tướng Việt Nam đang sở hửu - được xây dựng từ năm 2000 mang đậm phong cách cổ điển châu Âu với đầy đủ những cơ sở vật chất cho một cuộc sống xa hoa như bể bơi, sân vườn, spa..và đặc biệt mặt tiền của ngôi nhà quay ra hướng vịnh với khung cảnh biển thoáng đạt. -Theo http://bietthuviet.vn/:Ngắm Biệt Thự Mới Xây Của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng




Cải chính

Sau khi Bauxite Việt Nam đăng lại bài Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vốn được phổ biến trên trang mạng http://bietthuviet.vn (nhưng khoảng 20 giờ ngày 11/3/2012, bài này đã được trang mạng http://bietthuviet.vn gỡ bỏ), một độc giả gửi thư cho biết đó không phải là biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà thật ra là của bà Benazir Bhutto ở Dubai (xin xem ở đây hay ở đây). Chúng tôi đã kiểm tra và thấy quả đúng như vậy, do đó thấy cần phải nói lại với độc giả.
Chính chúng tôi ban đầu cũng không chắc chắn vào tính xác thực của bài viết, nên đã có một lời dè dặt: “Thực hư thế nào thì không biết, nhưng chúng tôi tán thành lời bình của Giáo sư Trần Hữu Dũng trên trang mạng viet-studies hôm qua: “Save ngay!  Nay mai là nó sẽ bị rút xuống! (Có thể những "thế lực thù địch" giả mạo những bức ảnh này để bôi nhọ thủ tướng trong kế hoạch "diễn biến hoà bình" của chúng? Nếu thế thì xin thủ tướng cải chính ngay và cho xem ảnh của tư gia thật của ngài!)”. Hẳn là sau khi kiểm tra, Giáo sư Trần Hữu Dũng cũng thấy như chúng tôi, nên đã rút đường link đến bài trên trang mạng http://bietthuviet.vn và tất nhiên cả lời bình của mình.
Mấy lời vĩ thanh này cũng là để nhận sự sơ suất trước bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
-(ttngbt tìm thì kg thấy GS Trần Hữu Dũng nói thế)


Ngắm biệt thự mới xây của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Trang mạng http://bietthuviet.vn đăng những hình ảnh dưới đây về ngôi biệt thự nguy nga nói là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thực hư thế nào thì không biết, nhưng chúng tôi tán thành lời bình của Giáo sư Trần Hữu Dũng trên trang mạng viet-studies hôm qua: “Save ngay!  Nay mai là nó sẽ bị rút xuống! (Có thể những "thế lực thù địch" giả mạo những bức ảnh này để bôi nhọ thủ tướng trong kế hoạch "diễn biến hoà bình" của chúng?  Nếu thế thì xin thủ tướng cải chính ngay và cho xem ảnh của tư gia thật của ngài!)”. Cần chú ý trang mạng này có đuôi .vn, và ghi rõ địa chỉ trụ sở đóng tại TP HCM. To gan thật!
Bauxite Việt Nam
------

 


Châu Phi: Sản xuất tại Trung Quốc

-Nguồn: Joshua E. Keating - Foreign Policy
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
19.03.2012
Khi trung tâm mới của Liên Hiệp Châu Phi (AU) khai mạc tại Addis Ababa, Ethiopia vào đầu năm nay, cơ sở trị giá 200 triệu Mỹ kim - hiện là toà nhà cao nhất tại thành phố thủ đô - đã gây nên nhiều chú ý. Nhưng không chỉ bảng liệt kê kỹ thuật đầy ấn tượng của toà nhà đồ sộ đã thu hút nhiều ý kiến mà còn là nhà tài trợ cho dự án này: Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã dẫn đầu cơn bùng nổ xây dựng trên khắp châu Phi, họ đã xây những con đập khổng lồ cùng những dự án cơ sở hạ tầng, sân bóng đá, và thậm chí ngôi đền hồi giáo lớn thứ ba tại Algeria. Và trung tâm mới đầy hào nhoáng của Liên Hiệp Châu Phi đã được chi trả hoàn toàn bởi chính phủ Trung Quốc.
Công trình xây dựng cao ngất này có ba trung tâm hội nghị, một bãi đậu trực thăng riêng, và đủ văn phòng để chứa đến 700 nhân viên. Tổ hợp cao 20 tầng này được thiết kế bởi học viện Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Đại học Đồng Tế còn có một cổng vào đầy ấn tượng. “Những vòi phun nước cao tạo nét duyên dáng cho quảng trường trước mặt toà nhà gần bức tượng vàng của cố lãnh đạo Kwame Nkrumah của Ghana và viên đá đầu tiên của đài tưởng niệm Nhân quyền của Liên Hiệp Châu Phi,” Tờ báo Kiến trúc Thế giới ca ngợi.
Một phiến đá trước toà nhà viết: “Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Châu Phi và Tổ hợp Văn phòng, quà tặng của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, được khởi công vào ngày 26 tháng Hai, 2009 và toàn tất vào ngày 26 tháng Mười hai, 2011. Tổ hợp này được khai trương vào dịp hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi lần thứ 18 với sự diện diện của lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo các quốc gia châu Phi -- 28 tháng Giêng, 2012.”
Đại Thánh đường
Quốc gia: Algeria
Phí tổn: 1,3 tỉ Mỹ kim
Vào tháng Hai, chính phủ Algeria đã ký một hợp đồng với Tổng Công ty Công trình Kiến trúc Trung Quốc để xây dựng ngôi đền Hồi giáo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất bên ngoài Ả Rập Saudi. Cơ sở này -- gồm một khu nhà rộng 20 héc ta với một ngôi tháp cao 275 mét và đủ chứa đến 120 nghìn tín đồ -- nhằm để Tổng thống Abdelaziz Bouteflika “lưu lại di sản” của mình, bộ trưởng tôn giáo cho biết. Tổng Công ty Công trình Kiến trúc của nhà nước Trung Quốc, mặc dù là công ty dẫn đầu tại cơn bùng nổ xây dựng ở châu Phi, đã bị cấm tham gia đấu thầu vào các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ vì một vụ tai tiếng tham nhũng tại Philippines.
Đập Bui
Quốc gia: Ghana
Phí tổn: 700 triệu Mỹ kim
Con đập này đang được xây dựng bởi Sinohydro của Trung Quốc từ năm 2009 và dự tính sẽ hoàn tất vào năm tới. Có đến 2.600 người bị giải toả cho con đập dài 91 mét, nó làm ngập một phần lớn Công viên Quốc gia Bui, nơi cư ngụ của hai giống hippo đen cùng những loài thú hiếm như khỉ, sư tử và báo gấm. Dự án này cùng với đập Merowe của Sudan với hồ trữ nước rộng 174 kilomet vuông, đã giải toả 50 nghìn người, và đập Tekeze của Ethiopia cao 182 mét, cao nhất châu lục, là những dự án thuỷ điện tham vọng nhất của Trung Quốc tại châu Phi. Đương nhiên là Trung Quốc đã quá quen với những lợi nhuận và hệ quả của những chiếc đập khổng lồ.
Trung tâm Quốc hội Sipopo
Quốc gia: Guinea Xích Đạo
Phí tổn: 800 triệu Mỹ kim
Trung tâm quốc hội, được xây bởi Tổng Công ty Công trình Kiến trúc Trung Quốc, ban đầu được thông qua với mục đích tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nguyên thủ Liên Hiệp Châu Phi năm 2011. Cơ sở được bao bọc bằng kính theo phong cách hậu hiện đại được thiết kế bởi một công ty kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ và có thể lọc ánh sáng bên ngoài vào mà không gây nóng, trong khi vẫn thoả mãn phong cảnh bờ biển tuyệt vời của Malabo. Trung tâm triễn lãm này -- vốn lọt vào vòng chung kết của các giải thưởng kiến trúc quốc tế -- là một phần của “thành phố” mới bao gồm biệt thự và những trung tâm xây dựng của chính quyền côn đồ Obiang gần Malabo. Đây chỉ là một trong hàng loạt những dự án do Trung Quốc xây dựng gần đây tại thủ đô của quốc gia Đông Phi dồi dào dầu mỏ nhưng nghèo đói này, bao gồm một sân thể thao 15 nghìn chỗ ngồi, được xây cho Cúp Quốc gia Châu Phi 2012.
Kilamba Kiaxi
Quốc gia: Angola
Phí tổn: 3,3 tỉ Mỹ kim
Bất chấp thực tế rằng phân nửa dân số Angola sống dưới 2 Mỹ kim một ngày, sự thiếu hụt nhà ở và lĩnh vực dầu mỏ đang tăng trưởng đã biến thành phố thủ đô Luanda thành một trong những nơi sinh sống đắt đỏ nhất trên thế giới. Vì thế không gì ngạc nhiên khi chính phủ của quốc gia dầu hoả đang lên này đang có ý tưởng lớn về những dự án nhà ở. Khoảng 20 dặm về phía nam của Luanda, các công ty Trung Quốc đang xây dựng một thành phố mới, hiện thời được mang tên Kilamba Kiazi. Công đoạn đầu sẽ được hoàn ất vào cuối năm nay, sẽ cung cấp nhà ở cho 120 nghìn người trong 710 chung cư, cũng như các trường học, của tiệm và công viên. Thật kinh ngạc là Kilamba Kiaxi chỉ là thành phố lớn nhất trong bảy thành phố mới mà chính phủ dự tính sẽ xây trên khắp đất nước. Tuy nhiên nhiều người Angola lại hoài nghi về những công trình của Trung Quốc sau khi một bệnh viện do Tổng Công ty Công trình Hải ngoại của Trung Quốc xây dựng phải bị di tản vào năm 2010 vì những vết nứt rộng trên tường.
Đại lộ Thika
Quốc gia: Kenya
Phí tổn: 330 triệu Mỹ kim
Với gần phân nửa đã hoàn tất, con đường dài 31 dặm này đang được ba công ty Trung Quốc xây dựng nhằm kết nối thủ đô Nairobi đến trung tâm miền trung Thika sẽ là con đường rộng nhất ở Đông Phi -- ở một số nơi rộng đến 16 làn. Các khu chung cư đã mọc lên dọc theo đại lộ, với hy vọng sẽ cắt giảm nạn kẹt xe nổi tiếng ở Nairobi và giúp nối liền kinh tế của Kenya với kinh tế Ethiopia ở phía bắc. Không như những nước khác, nơi Trung Quốc đã khởi động những dự án xây dựng đường xá lớn -- ví dụ như Cộng hoà Dân chủ Congo và Nigeria -- Kenia không có tài nguyên giàu có. Nhưng những dự án như thế này có thể giúp các doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập những bước đầu sớm sủa tại các trung tâm kinh tế chính của châu lục. Hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sang Kenya đã vượt qua 800 triệu Mỹ kim mỗi năm.-Theo:

Châu Phi: Sản xuất tại Trung Quốc


Trung Quốc tiếp tục gây áp lực tại biển Hoa Đông (TQ). – Hoa Kỳ ‘đừng làm đục nước Nam Hải’   –   (BBC).  Actions louder than words (China Daily).Tổng Giám đốc BBC sẽ từ chức   –   (BBC). -- LB Nga sẽ tiếp nhận nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Việt Nam (Tia Sáng).LHQ viện trợ Việt Nam 40 triệu đôla để tăng cường bình đẳng giới tính    –   (VOA). - Việt Nam bảo đảm ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái (VOV).- Ben Friedman điểm sách của Michael Spence: Whither China? (NYRB 5-4-12) Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga basam- The American Interest Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga Vladislav L. Inozemtsev Người dịch: Huỳnh Phan Tháng 3 – 4/2011 Nhiều chuyên gia phương Tây ngày nay phát hoạ Nga như là một quốc gia đang lùi theo đường xoắn ốc về chế độ độc tài, chậm rãi (hoặc không phải quá
-  Cuba gia tăng trấn áp trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng   –   (RFI). – Cuba bắt giới bất đồng chính kiến trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng   –   (VOA).-- Jeffrey D. Sachs viết về Vaslav Havel: Sức mạnh của sống trong sự thật (BoxitVN). – Bulgari đau đầu với những dấu tích của thời cộng sản   –   (RFI). Putin đã chi bao nhiêu cho bầu cử? (VNN).Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc (Thanh Tra).
Miến Điện trả tự do lãnh tụ nổi dậy người Karen   –   (RFI). – Bùi Tín: Miến Điện: Cơ duyên của thay đổi kỳ thú    –   (VOA’s blog).

Trung tâm An Ninh Mạng Bách Khoa (BKIS) huấn luyện Tổng Cục 5 (Bộ Công An) cách hack các trang web lề trái?

Thêm bằng chứng tin tặc VN: Công an CSVN đỡ đầu cho nhóm Bkav để phá hoại?

DienDanCTM (Bản tin 19-03-2012)
Bkav chống virus hay đào tạo tin tặc cho CA?
Một nhóm hacker của người Việt hải ngoại, mật danh là Anonymous Vietnam, vừa lên tiếng tự nhận trách nhiệm về viêc đã đánh sập hệ thống của công ty BKAV, một công ty được nhà nước Cộng sản Việt Nam đỡ đầu dưới danh nghĩa là công ty tin học chuyên diệt virus máy tính, nhưng là nơi tổ chức đào tạo các tin tặc  chuyên nghiệp cho công an CSVN đi tấn công các trang mạng khác chính kiến với nhà nước.

Theo tin từ internet, “BKAV” là nhóm chữ viết tắt “Bach-Khoa AntiVirus” của một công-ty quốc-doanh chuyên sản-xuất những nhu-liệu chống siêu vi-trùng tin học (antivirus softwares), thuộc Trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (KBIS).
Đây là nơi này quy tụ nhiều "nhân tài" tin học am tường mọi thảo chương để tạo những nhu liệu gián điệp (spywares). Nhiều người trong công ty này được coi như là "thiên tài",  tuổi mới 16 mà khả năng làm được những chương trình phá hoại ghê gớm. Cũng có một số Việt kiều ở nước ngoài làm việc cho công ty . TC2 an ninh thường tuyển dụng những nhân sự này đang làm việc cho Công ty Bkav để làm những tên công an mạng, hoặc chế tạo siêu vi trùng tin học phá sập những trang mạng được xem là "phản-động". Những người được tuyển chọn làm việc dưới trướng của Trung Tướng CA Vũ HảiTriều với mức lương tối thiểu là 5 000 đô-la/1 tháng.

Nhóm Anonymous Vietnam này đã xâm nhập và lấy đi toàn bộ dữ liệu của công ty BKAV, mà theo một thành viên của nhóm này tuyên bố, là "nhằm trả đũa cho việc một thành viên của họ đã bị BKAV tố cáo, bị bắt và bị kết án tù.

Một số chứng cứ công an tin tặc đánh phá các trang nhà tự do dân chủ từ dữ liệu lấy được
Phần dữ liệu chính thức được lấy ra từ máy chủ của công ty BKAV, từ một thành viên của nhóm Anonymous Vietnam có tên là Mrs Anonymous, được phổ biến ra công luận cho thấy công việc của công ty BKAV là chiếm user, lấy password của rất nhiều trang blog hoặc web dân chủ tự do, và có cả chứng cứ cài mã độc vào một số trang blog này.

Trên diễn đàn của nhóm Anonymous Vietnam, người ta cũng tìm ra những chứng cứ trên HVA cho thấy trong gói dữ liệu lấy được có liên quan đến cả TC5 và TC1 của cơ quan an ninh Cộng sản Việt Nam. Hai cơ quan anh ninh TC5 và TC1 có liên quan đến các công việc về internet, và là nơi tướng công an Vũ Hải Triều hồi năm 2010 đã công khai nhìn nhận người của công an CSVN đã tấn công và đánh sập hơn 300 trang web hay blog của những người tự do trong nước cũng như hải ngoại.

Trong hồ sơ của công ty BKAV antivirus có những phần báo cáo với trung ương Hà nội về chuyện đã tấn công các trang web như trang Dân luận, Thông luận, Cứu nước, Việt nam cộng hoà, Đối thoại online, Công giáo Việt Nam, Hải văn News, Tự do ngôn luận. Trong đó công khai việc tấn công nhiều lần, thành công hoặc vẫn đang tiếp tục tấn công vào các trang mạng như trang Tổ quốc, Viettalk24, Việt Tân, Radio Chân trời mới, Liên Minh dân tộc Việt nam, Liên minh dân chủ Việt nam...  Những hồ sơ đánh phá này, được gọi là "các chuyên án", trong đó được ghi dấu là "tuyệt mật", với nguyên tắc từng hồ sơ chỉ có rất ít người được phép đọc. Đó là người được giám đốc, hoặc tác giả, chỉ định trực tiếp mới đựợc đọc, và chỉ được phép đọc mà không được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào khác.

Thông về việc công ty BKAV có vỏ bọc hiền lành trong nước, đang là cỗ máy tấn công và đào tạo hacker chuyên nghiệp cho công an CSVN đang là đề tài sôi nổi hiện nay, nhất là những ai đang dùng phần mềm chống virus của công ty này. Cũng có dư luận cho đây là âm mưu của "Tổ Chức Gián Điệp Mạng" đang được Trung Cộng bí mật hổ trợ toàn diện, mạnh mẽ và được sự tiếp tay của nhóm An ninh mạng công an CSVN bất lương và phản quốc tại VN. 






-Trung tâm An Ninh Mạng Bách Khoa (BKIS) huấn luyện Tổng Cục 5 (Bộ Công An) cách hack các trang web lề trái?

Theo thông tin từ diễn đàn HVA, hacker đã đột nhập vào hệ thống mạng của BKIS, lấy đi các tài liệu quan trọng, trong đó có các dự án đặc biệt của BKIS như lời giới thiệu sau đây của chính hacker:

KỲ 1: NHỮNG "SPECIAL PROJECTS" CỦA BKIS

Tiếp theo yêu cầu của đông đảo cư dân mạng, để chứng tỏ những gì chúng tôi nắm giữ, chúng tôi tiếp tục công bố những gói data nội bộ thể hiện toàn bộ "thâm cung bí sử" của Bkis và những hoạt động của công ty này.
KỲ 1: NHỮNG "SPECIAL PROJECTS" CỦA BKIS
1. APCERT 2009: Nguyễn Minh Đức và Đỗ Mạnh Dũng đã biểu diễn những gì?
2. Korea DDoS: Bkis đã tìm thấy gì trong vụ này để trở thành "niềm tự hào" của giới bảo mật Việt Nam?
3. TC5: Nhóm "Task Force" của Bkis đã huấn luyện TC5 như thế nào? Họ đã thể hiện đạo đức nghề nghiệp ra sao?
4. Underground Team: Nhóm "Underground" của Bkis đã thực hiện những phi vụ điều tra công nghệ cao gì?
Toàn bộ thông tin nằm ở đây, mời cư dân mạng xem xét và đánh giá để có một góc nhìn khác hơn về BKIS!
(Special thanks to phanledaivuong)
Nếu độc giả tải xuống tập tin 1st.rar và gỡ nén, sẽ thấy các thông tin liên quan đến các dự án đặc biệt của BKIS như sau:

screen_shot_2012-03-09_at_18.03.42.png

Trong thư mục TC5 có một số bài thuyết trình hướng dẫn cách hack các trang web, kèm theo các thông tin "tình báo" khá đơn giản về nhiều trang web lề trái. Có một tài liệu đáng chú ý:

Kinh nghiệm điều tra

Tác giả: MinHu
Mức độ: Tuyệt mật
Mục đích: Thông qua hình thức kể chuyện về các vụ án đã thực hiện nhằm truyền lại các kinh nghiệm cũng như bài học cho lớp kế cận.
Những người được phép đọc: Là người được giám đốc hoặc tác giả chỉ định trực tiếp. Tài liệu chỉ được phép đọc mà không được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Chuyên án 1: Điều tra website phản động ddcnd.org
Chuyên án 2: Điều tra kẻ cung cấp thông tin cho website phản động: baotoquoc.com
Tóm tắt: Qua tìm hiểu sơ bộ website baotoquoc.com được một kẻ có nick name là vantuyen.net tạo ra. Kẻ này còn làm chủ rất nhiều website khác như: vantuyen.net, quanvan.net, coinguon.us … đều đăng tải nội dung phản động. Kết quả điều tra sau này cho thấy đối tượng quản lý đồng thời hơn 20 website đều có lượng người dùng khá lớn.
Các domain đều được quản lý bởi emai: vantuyen.net@gmail.com . Đây sẽ là mục tiêu quan trọng nhất.
Do baotoquoc.com thực chất là blog của wordpress và chạy trực tiếp trên server của wordpress với subdomain là baotoquoc.wordpress.com nên xác suất có lỗi của website này là tương đối thấp. Vì vậy định hướng sẽ xâm nhập vào các website khác của đối tượng, để khai thác thông tin, dò các password sử dụng chung để đoán password gmail. Nắm được email:vantuyen.net@gmail.com sẽ nắm được toàn bộ hệ thống.
Xâm nhập vantuyen.net:
Do vantuyen, quanvan và mốt số site khác của đối tượng sử dụng chung một portal giống nhau, sau một thời gian thu thấp các thông tin xung quanh về đối tượng, hệ thống ip, máy chủ, quyết định chọn website vantuyen.net làm mục tiêu.
Vantuyen.net được host trên HostGator và server có hỗ trợ một dạng như mod security (chưa rõ là gì) khiến cho việc khai thác sql injection hay xss trở thành vô vọng. Hơn nữa có ban ip và chống ddos nên quét bằng Acunetix một lúc là bị chặn dẫn đến việc không thể xây dựng được cấu trúc cây thư mục. Quay sang Local Attack thì cần phải upload được shell lên server. Các website hàng xóm chủ yếu là html. May sao có 1 link shell trên server do GuYi cung cấp (chính xác là user và pass của một cpanel user). Sau khi có shell, tiến hành thử việc crack password cpanel của user vantuyen nhưng không thành công. Chắc chắn user này được đặt password đủ phức tạp.
Việc local diễn ra không dễ dàng như mong đợi. Mặc dù có thể symlink được, nhưng thực chất server chặn do đó chỉ xem kết quả được bằng cách view source file .shtml. Hơn nữa mặc dù local được file nhưng không local được thư mục do đó không xây dựng được cấu trúc cây thư mục. Qua việc view source file index.php rồi từ đó view source các file có liên quan trong source code thì cũng tìm được file config của hệ thống. Kết nối được database và kiểm soát dữ liệu. Có một hạn chế là chưa thể uplaod shell trực tiếp lên vantuyen.net được vì thư mục quản trị bị đổi tên. Mãi sau này mới biết tên là http://vantuyen.net/a12260 vàhttp://vantuyen.net/a12260NO (không thể đoán được), chưa kể thư mục admin còn đặt thêm htaccess dù có đoán được đường dẫn đi nữa cũng không thể vào được (user vt12260, pass là vt122601). Về sau upload shell lên được trực tiếp văn tuyển bằng cách dày công đọc code ( đoán rằng do code tự viết nên kiểu gì cũng có lỗi, chính xác là thuê 1 đồng chí khác ở Việt Nam viết)
Qua google hacking và website bị lỗi directory index list ta nắm được thêm rất nhiều thông tin về cấu trúc thư mục của website. Tuy nhiên thông tin về folder quản trị lại không thể nắm được. Một kết quả quan trọng mà google hacking mang lại là chúng ta biết được tồn tại file: WS_FTP.LOG (là log FTP) trong tất cả các thư mục. Sau khi download file log FTP trên của thư mục gốc chúng ta biết được danh sách các file, folder mà đối tượng đã từng upload lên. Trong đó rất tiếc là không có thông tin về folder admin vì hacker sau đó đã đổi tên lại, việc đổi tên này không ghi trong log. Từ danh sách các file trên chúng ta download được 1 file .rar chứa mã nguồn của toàn bộ hệ thống, có ích trong việc đọc code và tìm lỗi sau này.
Sau một thời gian khai thác thông tin có được từ những kết quả điều tra trên vẫn bế tắc, quyết định phải upload shell lên server cho kỳ được nhằm thực hiện việc thay đổi file đăng nhập để chiếm password. Để làm được điều này, sau khi mày mò tìm trang quản trị không được, quyết định chuyển sang hướng đọc code để khai thác lỗi.
Các lỗi đã được duyệt qua gồm LFI, RFI, Upload, code injection, … nhưng cuối cùng chỉ có thể sử dụng được một lỗi LFI, do server có cấu hình security nên RFI không sử dụng được nếu không sẽ dễ hơn rất nhiều. Từ LFI ta cho inject một đoạn code upload ngắn rồi upload shell code lên. Từ đó nắm được hoàn toàn website. Rất tiếc là website được quản trị thông qua folder admin được xác thực bằng htaccess password. Phải sử dụng John and Ripper mới crack được. Password này lại không trùng với pass gmail.
Khai thác dữ liệu có được từ vantuyen.net
Chưa bao giờ việc điều tra lại mang lại nhiều dữ liệu về một đối tượng như lần này. Đầu tiên từ việc nắm được file config website vantuyen.net ta có được password đăng nhập cơ sở dữ liệu, một yahoo mail liên lạc của đối tượng là: vietpenclub2003@yahoo.de, password là PKVNpleiku (sau này ngẫm mai chỉ đoán mà pass là Phong Kiến Việt Nam).
Đăng nhập email trên cho chúng ta hàng ngàn bức thư gồm các loại sau đây: thư liên lạc để gửi bài phản động, thư quản lý hosting và domain của đối tượng. Đáng tiếc email này hacker đã không còn sử dụng nữa và mọi thông tin quan trọng đều chuyển sang emailvantuyen.net@gmail.com, mọi thư gửi tới email này đều được trả lời yêu cầu gửi lại vào gmail. Cho nên chỉ có thể khẳng định, email này đã từng là một email rất quan trọng mà thôi.
Việc điều tra theo hướng khai thác thông tin có trong database không mang lại nhiều kết quả. Database chỉ có một bảng quan trọng là bảng user, có 8 member nhưng đều ở dạng inactive. Chỉ biết được tên, email và mật khẩu đã mã hóa bằng lệnh password của mysql. Đã cố gằng crack thử các password ở đây (bằng Cain) nhưng chỉ ra 3/8 password và các password này không thể sử dụng thêm trong các trường hợp khác.
Ngoài ra chúng ta cũng tìm được thông tin quan trọng khác của đối tượng là câu hỏi bí mật mà đối tượng thường xử dụng khi đăng ký username là: phuc (bạn thân nhất) và một nick yahoo mà đối tượng thường xuyên xử dụng để liên lạc là: moha_alim@yahoo.com
Việc điều tra trở nên bế tắc khi email tìm được có rất nhiều thư nhưng đều đã quá cũ, password cũng như domain registrant đã thay đổi. Sau này dù đã upload được shell lên website nhưng vẫn không lấy được password gmail.
Chiến đấu: Ngày 10/8
Bài học:
1. Cần phải chuẩn bị shell trên các share hosting bằng cách chạy sẵn các tool brute force hoặc tối thiểu là chuẩn bị sẵn tool để khi cần là crack password ngay được. Vẫn có rất nhiều người dùng đặt password mặc định.
2. Định dạng file .shtml là gì? Vai trò của nó trong việc local via symlink?
3. Cần sử dụng thông tin về ngày tháng năm sinh tốt hơn. Ở đây hacker là vantuyen đã sử dụng ngày tháng năm sinh vào trong cách đặt tên thư mục và password.
4. Cần phải tìm hiểu thêm về John and Ripper, khả năng crack pass shadow để tận dụng trong những trường hợp khác.
Còn đây là một số bằng chứng ghi lại chuyên án hack trang ddcnd.org:

hacker.png


list_user.png

Tuy rằng chúng tôi chưa khẳng định được 100% đây là thông tin thực, nhưng nếu BKIS thực sự tham gia các dự án như thế này thì thật không còn gì để nói!

BKAV lại bị hack lần nữa, lần này bị lấy luôn cả Database 

Hình ảnh BKAV bị deface 








We are Anonymous
We are Legion 

Chúng tôi tấn công BKAV vì mục đích đòi lại sự công bằng cho một hacker đã bị họ bắt vô lý vì hành động lịch thiệp của mình (chỉ để lại file hacked.html) , chúng tôi không lịch sự với kẻ vô văn hóa. Chúng tôi tôn trọng luật pháp và không trách cứ các cơ quan an ninh, họ chỉ làm đúng phận sự của mình khi có người yêu cầu họ phải thực hiện điều tra, kẻ đáng căm phẫn là BKAV. Kẻ tự vỗ ngực cho rằng mình là tổ chức an ninh mạng giỏi nhất tại Việt Nam và trên thế giới. 
Chúng tôi đã lấy đi của họ rất nhiều dữ liệu, và sẽ từng bước công bố tùy theo sự cứng đầu và thiếu ăn năn của họ, chúng tôi sẽ cho bạn thấy sự yếu kém và ngây thơ của họ trong việc thực hiện bảo mật cho chính server của họ 
Yêu cầu của chúng tôi ? 
Rút đơn kiện hacker lịch thiệp đã giúp đỡ họ, và chính thức xin lỗi cộng đồng mạng vì sự thiếu chín chắn của mình trong việc cư xử với những người lịch thiệp trên trang chủ của BKAV 
BKAV nên tôn trọng cộng đồng và trung thực với những hành động của mình 

Nếu không ? 
Chúng ta sẽ có trò vui 

Món quà số một: 
Cơ sở dữ liệu forum của BKAV 
Toàn bộ thông tin quan trọng nằm ở đây , hãy down nhanh để được một phần của chiếc bánh 
http://forum.bkav.com.vn/includes/dump.sql 

Lulzsec
http://bkavop.blogspot.com 



http://m.vietgiaitri.com/cong-nghe/the-gioi-so/2012/03/hacker-lai-cong-bo-hang-loat-du-lieu-tuyet-mat-cua-bkav/

Liên tiếp trong ngày hôm qua và hôm nay (9/3), một hacker tự nhận là "Mrs. Anonymous" đã công bố hàng loạt dữ liệu được cho là các thông tin nội bộ, mã nguồn thuộc loại "tuyệt mật" của công ty Bkav.
Trong lần công bố này, hacker tiếp tục đăng tải trên một địa chỉ blog khác vừa mới được thiết lập và sử dụng một lối hành văn khác. Tuy thế, "Mrs. Anonymous" nói mình đang "tiếp tục sự nghiệp còn dang dở" tại blog cũ trên Blogspot.
Hacker lại công bố hàng loạt dữ liệu “tuyệt mật” của Bkav
Hacker công bố nhiều dữ liệu được cho là của Bkav. Ảnh chụp màn hình.
Theo đó, hacker này đã liên tiếp công bố 3 gói dữ liệu với tổng kích thước đã nén lên tới gần 500MB, chứa thông tin được cho là các "dự án đặc biệt", danh bạ nhân viên, tài liệu nội bộ, các mẫu biểu báo cáo,… của Bkav.
Cùng với đó là phần mềm, mã nguồn và cơ sở dữ liệu của nhiều dự án quan trọng của Bkav, trong đó có Hệ thống hỗ trợ khách hàng (Contact Center), một số mã nguồn các môđun của Bkis/Bkav, hệ thống eGov, hệ thống và cơ sở dữ liệu eOffice,…
Nghiêm trọng hơn, cùng với phần mềm hỗ trợ khách hàng, hacker cũng công bố dữ liệu được cho là bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email của khoảng 1 triệu khách hàng Bkav.
Hiện chưa thể xác thực các dữ liệu trên thuộc về Bkav, xong qua đánh giá tổng thể các gói dữ liệu được gửi lên cũng như chi tiết dữ liệu trong nhiều tệp tin, chúng tôi nhận định không ít dữ liệu trong đó liên quan tới hoạt động thực tế của Bkav.
Nếu các dữ liệu trên thực sự thuộc về Bkav thì rõ ràng đây là hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cần sớm được điều tra, xử lý nghiêm.
Song như chúng tôi đã từng nhận định, nhóm hacker tấn công Bkav thời gian qua có khả năng bao gồm nhiều đối tượng, có kỹ năng tốt và hành động khá thận trọng, do đó có thể sự việc còn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Theo ICTnew




-Đàn Chim Việt phòng chống DDoS với sự giúp đỡ của Dosarrest.com
Tin tặc càng lúc càng gia tăng hoạt động phá hoại nhắm vào trang web của các tổ chức nhân quyền hay những nhà bất đồng chính kiến trong cố gắng làm các tiếng nói này phải im lặng. Những trang mạng này thường không có đủ các nguồn tài/lực để chống đỡ.

Đó là kết luận nghiên cứu của Trung tâm Mạng và Xã hội Berkman thuộc Đại học Harvard, vừa được công bố hôm thứ Tư tuần qua. (http://www.computerworld.com/s/article/9202138/DDoS_attacks_threaten_free_speech_says_report?taxonomyId=83 ). (trong số các trang web khảo sát của trung tâm, 62% là nạn nhân của cuộc tấn công DDoS trong 12 tháng qua).
“DDoS (distributed denial of service – tấn công từ chối dịch vụ) trở nên một hiện tượng phổ biến có khả năng buộc những tiếng nói tự do trên mạng lưới toàn cầu phải “câm lặng”. Ethan Zuckerman kết luận rằng, “tin tặc đã dùng DDoS để làm một tờ báo, một công ty hay một cá nhân nào đó phải im lặng là một điều khá dễ dàng thực hiện. Ngược lại, để bảo vệ quyền được nói trên mạng chính là một thử thách hầu như rất khó vượt qua”.
www.danchimviet.info đã phải đương đầu với những thử thách ấy từ hơn một năm nay. Những đợt tấn công DDoS với cường độ mạnh và liên tục [được sử dụng từ trên chục ngàn PCs “viếng thăm” trang mạng www.danchimviet.info cùng lúc] của những tin tặc có xuất xứ từ Việt Nam đã làm gián đoạn hoạt động của Đàn Chim Việt Online nhiều lần trong một ngày. Mặc dù với những cố gắng cật lực của những thành viên ban kỹ thuật, chúng tôi vẫn không sao đứng vững trước những đợt tấn công ồ ạt liên tục từ ngày 18 tháng 12  vừa qua với sự tham gia trực tiếp của công ty cung cấp dịch vụ mạng toàn cầu thuộc Quân đội Nhân dân VN – VietTel. Những cuộc tấn công DDoS không ngừng nghỉ của tin tặc từ Việt Nam đã buộc chúng tôi phải thay đổi cách phòng/chống liên tục. Những sáng kiến được thiết lập rồi thử nghiệm với nhiều công ty chuyên về chống cự tấn công từ chối dịch vụ DDoS nhưng không mang đến kết quả mong muốn.
Anh chị em Đàn Chim Việt chúng tôi đã đón Giáng Sinh năm nay trong “giao thông hào”, tranh giành phòng chống từng giờ với “địch” để có thể online cùng bạn đọc. Ngay đêm 25 tháng 12, trong lúc có lẽ nhiều người còn đang yên giấc mộng thì đợt tấn công khác ập đến, cũng từ những tin tặc xuất xứ từ Việt Nam, lần này không chỉ làm tắc nghẽn trang nhà www.danchimviet.info mà còn đánh sập server chính nơi www.danchimviet.info cư ngụ. Chúng tôi phải dời server, thay đổi IP, nhưng tin tặc như đỉa đói cứ bám chặt chân Đàn Chim Việt để thực hiện cho bằng được dã tâm là khóa cửa vào trang nhà Đàn Chim Việt. Kỹ sư trưởng của Davies Inc, anh Chris, đã tìm đến được công ty DOS Arrest [DOSArrest.com]. Sau nhiều ngày tìm hiểu phương thức phòng chống của DOS Arrest, chúng tôi đi đến kết luận đây chính là phương cách hoàn thiện nhất để www.danchimviet.info có thể tiếp tục đến được với độc giả. Sự liên lạc trong những ngày lễ không dễ dàng gì nhưng như một nhiệm mầu Noel, chúng tôi nói chuyện được với Mark Teolis thuộc công ty DOSArrest.com ngay lần gọi đầu tiên. Chỉ trong vòng 15 phút ngắn ngủi, với một lực lượng nhân sự hùng hậu [support team], DOS Arrest đã giúp đưa www.danchimviet.info trở lại ngay lập tức với bạn đọc năm châu. Dosarrest.com không chỉ thuần là một nơi cung cấp dịch vụ (service),  mà họ còn là tập thể những “warriors” trong cuộc chiến cyber war giữa thiện vs ác. Họ đã cho chúng ta niềm tin sắt đá là, sau cùng, chính nghĩa sẽ thắng hung tàn.
Phải trực tiếp đối đầu với những đợt tấn công liên tục bằng những cường độ mạnh mẽ của tập đoàn tin tặc từ Việt Nam, mới hiểu rằng việc phòng chống DDoS hay giải quyết vấn nạn tấn công từ chối dịch vụ DDoS đúng là một cuộc cờ vờn nhau không cân xứng và “không đoạn kết” giữa mèo và chuột, mà những trang mạng nạn nhân lề trái là những chú chuột con thật tội nghiệp.
Với những gì www.danchimviet.info đã từng trải nghiệm thì DOSArrest.com chính là một giải đáp tuyệt hảo và điểm tự đáng tin cậy.
© Oánh N Nguyễn
© DanChimViet Online



-Trang DCVOnline bị tấn công 11 ngày liên tiếp Nguoi-Viet Online
Trong dấu hiệu việc tấn công phá hoại các trang mạng mang thông tin độc lập về Việt Nam đang được nâng lên một tầm cao mới, trang mạng Ðàn Chim Việt đang bị tấn công dồn dập, liên tiếp, tới nay sang đến ngày thứ 11.


Trang mạng dcvonline.net, vào được nếu qua hai lần “bấm vào link này,” nhưng vẫn đang tiếp tục bị tấn công. (Hình: Người Việt)
Trang Ðàn Chim Việt, với địa chỉ dcvonline.net, bắt đầu gặp trục trặc không vô được vào ngày 18 tháng 12. Từ đó đến nay, gần như ngày nào cũng có lúc người đọc không vào được.
Lý do, theo lời ông Lã Mạnh Hùng, thành viên ban biên tập Ðàn Chim Việt, là trang web bị tấn công phá hoại “liên tục, không ngừng giây phút nào cả, cho tới bây giờ là 11 ngày vẫn còn tiếp tục.”
Vào ngày 21 tháng 12, Ðàn Chim Việt chuyển tạm qua trang blog của Dân Làm Báo, và ngay lập tức làn sóng tấn công chuyển qua đánh ngợp blog Dân Làm Báo.
“Mình chuyển trang web tới đâu là họ theo mình họ đánh tới đó,” ông nói.
Trang dcvonline.net hiện đang vào được nếu đi qua hai lần “bấm vào link này.” Nhưng ông Hùng cho biết, điều đó chỉ có nghĩa ban kỹ thuật của Ðàn Chim Việt đang đỡ được làn sóng tấn công, không có nghĩa là làn sóng tấn công đã ngơi.
Ông Hùng cho biết, “con số lần ‘hit’' (tức là lần tấn công truy cập) của trang dcvonline.net lên cao nhất là ngày 26 tháng 212, với hơn 34 triệu cú hit, chính xác là 34,309,281.”
“Còn nếu tính số máy dùng vào việc này,” ông nói tiếp, “là 32,813 máy với unique IP.”
Và con số hàng chục ngàn máy tính này, ông Hùng cho biết, “95% là có địa chỉ ở Việt Nam.”
“Tôi không ngạc nhiên là trang Ðàn Chim Việt bị phá, vì thật ra là trong suốt mấy năm qua không có lúc nào là không phá,” ông Hùng nói. “Nhưng tôi hơi ngạc nhiên là họ phải phát động cả một chiến dịch lớn như này để đánh tờ Ðàn Chim Việt.”
Trong những tháng gần đây, rất nhiều trang web có nội dung đưa thông tin độc lập bị phá hoại, trong đó có cả trang web của báo Người Việt.
Hình thức phá hoại thường là bằng cách tấn công “từ chối dịch vụ,” thường gọi tắt là DDoS, tức là dùng hàng loạt máy truy cập trang web, đến nỗi người khác không thể chen chân vào xem được.
Ông Hùng tin rằng việc chọn dcvonline.net, trong vô số các trang web khác, để bị tấn công, là việc làm có chủ đích.
“Tôi tin rằng không phải tình cờ mà họ đánh dcvonline,” ông Hùng nói. “Bài vở của dcvonline.net phản ảnh nhiều chiều hướng, và dcvonline forum thì mọi người đều được góp ý, không kiểm duyệt. Nhưng thông tin độc lập thì họ không thích.”
“Trong số bài vở của dcvonline.net, có những bài họ không thích, thì họ cho mình biết họ không thích, bằng cách họ tấn công mình,” ông khẳng định.
Vào tháng 9 năm 2009, một công ty có quan hệ mật thiết với Bộ Công An loan báo tuyển 700 nhân viên an ninh mạng. Với cuộc tuyển mộ, công ty này, Bkis, tăng nhân sự quá gấp đôi, từ 500 lên tới 1,200 nhân viên. Tổng giám đốc công ty Bkis, ông Nguyễn Tử Quảng, là một người từng trực tiếp tham gia với Bộ Công An trong những vụ án liên quan đến Internet.
“Nếu có chuyện gia tăng kiểm soát Internet bằng lực lượng 700 người, điều này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên vì đó là hành động tất yếu của một chế độ độc đoán,” theo ý kiến Tiến Sĩ Kiều Linh Valverde đưa ra với báo Người Việt vào thời điểm đó.
Tiến Sĩ Valverde, giáo sư đại học UC Davis, là một nhà nghiên cứu lâu năm về tương tác giữa Việt Nam và thế giới qua văn hóa, nghệ thuật và Internet. Tiến Sĩ Valverde đang chuẩn bị xuất bản công trình nghiên cứu về đề tài này, mang tựa đề “Transnationalizing Vietnam.”
“Việt Nam thường xuyên học theo gương Trung Quốc khi tìm cách xoay xở một chế độ độc đoán với nền kinh tế tự do,” bà nói thêm. “Trung Quốc là nước kiểm soát Internet nặng nề nhất, và Việt Nam nếu không phải hạng nhì thì với động tác này cũng dễ dàng lên tới hạng đó.”
Việc ngành an ninh Việt Nam có thể dùng Bkis để hỗ trợ việc kiểm soát Internet, Tiến Sĩ Valverde phát biểu, “Ðây là một hành động cũng gần như tiêu biểu. Họ dùng người dân để kiểm soát người dân.”
Cũng vào thời điểm đó, một nhân vật quen thuộc với việc làm của công ty Bkis cho báo Người Việt biết ý kiến, “Tôi nghĩ 700 người này sẽ không trực tiếp làm những công việc của một người công an mạng. Ngành công an có chuyên viên mạng của riêng họ, những người rất giỏi về IT và an ninh điện toán. Những chuyện bẻ khóa, đọc lén email, là việc của những người này, bên ngoài sẽ không được tham gia vào.”
Tuy nhiên, người này nói thêm, “Có một số việc họ cần hợp tác với cá nhân ông Quảng và một vài chuyên viên khác bên ngoài. Nhưng các nhân viên cấp dưới của Bkis chắc chắn sẽ làm những việc mà chưa hẳn họ đã biết là gì nhưng khi tổng hợp lại sẽ là một phần của việc kiểm soát mạng Internet.”

-DCVOnline bị tấn công
DCVOnline

Tin tặc liên tục tấn công DCVOnline bằng kỹ thuật từ chối dịch vụ (DDoS) từ 18 đến hôm nay 27 tháng 12, 2010.
 DCVOnline (DALLAS - 27/12/2010) - Nhóm tin tặc phá hoại tiếp tục tấn công vào trang trang DCVOnline.

Ngày 24 tháng 12, tin tặc dùng hơn 40% PC từ Việt Nam tấn công DCVOnline. Một số máy khác bị chiếm dụng trong cuộc tấn công này là máy ở Mỹ, Canada, Taiwan, Nam Hàn, v.v...



PC tấn công vào DCVOnline
Nguồn: DCVOnline

Trong ngày 26 tháng 12 2010, nhóm phá hoại tự do thông tin dùng trên 34 triệu connections đến trang DCVOnline để từ chối dịch vụ với tất cả bạn đọc.



34 triệu+ tấn công vào DCVOnline
Nguồn: DCVOnline



DCVOnline (Cập nhật - 22/12/2010) - Tin tặc từ Việt Nam vẫn tiếp tục những cuộc tấn công DDoS vào DCVOnline, sau khi trang web đã được dời sang hosting khác và hoạt động trở lại trong vài giờ, và làm tê liệt hệ thống mạng và server của công ty hosting này.

Chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc để đưa trang web trở lại hoạt động bình thường trong thời gian sớm nhất. Những cố gắng phá hoại của tin tặc chỉ làm chúng ta bực mình chứ không có khả năng làm chúng ta im lặng.

Chúng tôi tin tưởng rằng sự thông cảm và ủng hộ tiếp tục của bạn đọc là ở phía chúng tôi.

Ban biên tập DCVOnline

+ Tin tặc từ Việt Nam tiếp tục phá hoại DCVOnline ngày 22/12/2010.
+ Tin tặc tấn công DoS (từ chối dịch vụ) vào DCVOnline, 4900 IP từ Việt Nam.


Giản đồ cuộc tấn công vào DCVOnline
Nguồn: DCVOnline

DCVOnline (DALLAS 20/12/2010) - Trong hai ngày cuối tuần nay, 18 và 19/12/2010, trang web DCVOnline liên tục bị tin tặc tấn công và tạm thời phải đình bản.

Tin tặc dùng kỹ thuật DoS (denial-of-service attack), huy động hàng ngàn máy PC cùng lúc truy cập trang web, làm tắc nghẽn mạng và servers của dịch vụ hosting. Trong đợt tấn công ngày hôm qua, có 4900 máy PC có địa chỉ IP từ Việt Nam.

Ban kỹ thuật của DCVOnline tiếp tục làm việc để đưa trang web trở lại hoạt động sớm nhất có thể được.

Chúng tôi rất mong có được sự cảm thông và sự ủng hộ tiếp tục của quý độc giả trong thời gian đang bị phá hoại này.

Thay mặt Ban biên tập DCVOnline,

Lã Mạnh Hùng 



- VIỆT NAM: Tin tặc dùng hàng chục triệu máy vi tính tấn công DCVOnline (RFI)- Tại Việt Nam, việc tin tặc tấn công phá hoại các trang thông tin độc lập trên mạng đã trở thành chuyện bình thường, nhưng lần đầu tiên một tờ báo trên mạng bị tấn công với mức độ dữ dội như vậy, đó là DCVOnline. Trong ngày 26/12, tin tặc đã dùng đến 34 triệu máy nối vào trang này để phá theo kiểu "từ chối dịch vụ".

Tin tặc dùng đến 34 triệu máy nối mạng để phá trang thông tin DCVOnline (DR)
Sự kiện tin tặc dùng hàng chục triệu máy vi tính để tấn công đã khiến ban biên tập DCVOnline buộc phải tạm ngưng hoạt động. Từ Montréal, Canada, ông Lã Mạnh Hùng, thành viên Ban biên tập DCVONline cho biết thêm thông tin :
« Đây là loạt tấn công có chủ đích và có dự tính trước. Từ 18/12 đến nay, DCVOnline đã bị tấn công liên tục. Nói một cách tổng quát là tờ báo đã « dọn nhà » 5 lần cho đến ngày 24, tức là đêm Noel. Nói về lần tấn công đầu tiên, anh em chúng tôi vẫn mong ngày càng có nhiều độc giả vào xem DCVOnline. Thường thì theo con số thống kê có khoảng từ 5 đến 10%, nhưng lần tấn công này thì con số khác hẳn : có đến 51%. Con số tuyệt đối là khoảng 4.900 PC đã vào « đọc » DCVOnline.
Khi chúng tôi « dọn nhà » đến một chỗ tương đối ổn định thì họ lại tiếp tục tấn công. Lần tấn công này cũng tương tự như vậy, tức là khoảng 40 % máy tính từ Việt Nam đã bị tin tặc chiếm dụng để nối vào DCVOnline. Những máy khác là từ Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc. Gần đây nhất, ngày 26/12, là đợt tấn công lớn nhất trong 5 năm làm việc với tư cách là biên tập viên DCVOnline của tôi. Hôm đó, máy của chúng tôi ghi lại có đến 34 triệu 309 ngàn 281 connections vào DCVOnline ! Một con số chúng tôi chưa khi nào thấy.
Với một số lượng như vậy, không một máy chủ nào, không một đường truyền thuê bao nào có thể giúp trang web tồn tại được. Đó là lý do khiến ban kỹ thuật của chúng tôi phải tạm đóng cửa, để tái phối trí, xem lại về mặt kỹ thuật, chuẩn bị cho tương lai. Không một chỗ nào có tên DCVOnline mà chưa bị tin tặc tấn công. Tất cả những « nhà » mà chúng tôi tạm trú cũng đều bị tin tặc ghé đến. Họ truy kích đến cùng. Họ có những phần mềm có thể tấn công bất cứ lúc nào họ muốn. Khi thấy tên DCVOnline là họ truy kích ngay. Anh em ban kỹ thuật của ban biên tập phải ngày đêm canh giữ tranh web của mình. »

-Nhiều tờ báo mạng tiếng Việt bị đánh sập trong mấy tuần qua - VOA
Phe đánh sập các tờ báo mạng và các trang blog đã sử dụng kỹ thuật từ chối dịch vụ, Distributed denial-of-service (DDoS attack), một loại vũ khí thông dụng, phá hoại các trang mạng bằng cách truy cập hàng vạn máy cùng một lúc, khiến trang mạng bị quá tải.
Ông Lã Mạnh Hùng, Chủ biên của tờ báo mạng Đàn Chim Việt (dcvonline.net) cho biết từ ngày 18 tháng 12 đến nay, trang mạng của ông bị đánh sập nhiều lần, tổng cộng phải “dọn nhà” 5 lần, có lần phải dọn nhà vì có 10.000 máy tấn công cùng lúc:
“10.000 máy tấn công trong một giây vào trang mạng thì chắc chắn trang mạng không đủ sức. Bandwith của máy chủ không chịu nổi, dịch vụ hosting của chúng tôi phải tạm thời cho máy ngừng.
Từ ngày 18 đến 22, chúng tôi dọn nhà 5 lần. Mình vừa tạo được một trang mới thì họ đánh ngay tức khắc. Đánh ở đây không có nghĩa là họ có sẵn tin tặc họ chờ mình, mà họ dùng program để đánh mình, program này hễ cứ thấy dcvonline.net hiện trên mạng là tự động đánh; khác với anh em chúng tôi phải thức hôm thức khuya để xem trang web của mình có còn hay không.

Sau khi dọn được vào một cái nhà tương đối chắc vào ngày 22 thì ngày 24 họ lại đánh tiếp, sử dụng mấy ngàn máy tính từ Việt Nam để đánh. Chúng tôi chưa đổ ngày 24.
Qua đến ngày 26, họ tăng cường sức tấn công. Từ khi sinh hoat với dcvonline.net trong 5 năm nay, chưa khi nào tôi thấy có sự đánh phá kịch liệt như vậy.
Con số mà chúng tôi ghi nhận trong máy của chúng tôi, là có 34 triệu connection vào dcvonline.net trong một ngày. Với 34 triệu như thế, tôi nghĩ không có máy nào cỡ như chúng tôi đứng được cả. Do đó chúng tôi phải lấy trang web xuống để tái phối trí, ban kỹ thuật phải làm việc lại.”
Ông Nguyễn Văn Lục, thường xuyên viết bài trên mạng, cho rằng các vụ tấn công này làm cho những người làm báo mạng đau đầu, vì hầu hết toàn là những người có công ăn việc làm khác, làm báo mạng chỉ vì thích và tự nguyện mà thôi. Nhưng nghĩ lại, ông nói, các cuộc tấn công này cũng có mặt tích cực của nó:
“Chúng tôi cảm thấy tiếng nói của chúng tôi đã được nghe và đã được Hà Nội để ý tới; vì thế họ cố tình đánh phá chúng tôi. Về mặt đó tôi cho là tích cực.”
Tuy nhiên, theo lời ông Lã Mạnh Hùng, đợt này có điểm đáng mừng là dcvonline.net đã được sự giúp sức của Dân Làm Báo, là trang mạng của các nhà báo bên trong Việt Nam không chấp nhận đi theo lề phải:
“Trang Dân Làm Báo đã giúp đỡ chúng tôi đăng tải bài vở khi dcvonline.net bị tạm thời hạ xuống. Nhưng ngay khi họ giúp đăng những bài đó thì  họ bị tấn công.”
Giống như các trang web khác, ông Hùng cho rằng đây là một cuộc chiến không cân xứng:
“Nếu nói về vật lực thì chắc chắn một đảng cầm quyền dùng tài lực của nhân dân, một một quốc gia 83 triệu người, chắc chắn so với các trang báo mạng như chúng tôi thì giống như trứng chọi đá; vì họ là những người có quyền, có súng và có tiền.
Chúng tôi là những người làm báo không thuộc một tổ chức, đảng phái nào. Chúng tôi chỉ là những người hãnh diện mình là công dân Việt Nam, muốn đóng góp vào một chế độ truyền thông tự do, đa chiều để đưa đất nước đến một nền dân chủ bền vững, một xã hội công bằng cho tất cả mọi người, trong cũng như ngoài nước.”
Liệu có một giải pháp lý tưởng để cuộc chiến trên mạng này chấm dứt? Ông Nguyễn Văn Lục, với tư cách riêng của một người viết nhiều trên các trang mạng, cho biết:
“Để có thể có một tiếng nói vững, không bị phá phách, tôi chỉ mong người đọc nếu mỗi người chỉ cần cho chúng tôi 10 đồng một năm thôi, thì chúng tôi sẽ có đủ phương tiện để tiếp tục làm việc. Còn bây giờ thì chúng tôi gặp khốn đốn vì anh em phải chia xẻ gánh vác trách nhiệm tinh thần và vật chất. Nếu được người đọc chia xẻ trách nhiệm như vậy thì quá quý.”
Và sau đây là ý kiến của ông Lã Mạnh Hùng, Chủ biên của tờ báo mạng dcvonline.net:
“Tôi nghĩ giải pháp lý tưởng nhất là không có một đảng độc tài trong nước, người dân trong nước thực sự làm chủ đất nước của mình. Muốn người dân thực sự làm chủ đất nước thì chỉ có người dân mới quyết định. Ngoài ra, dòng sinh mệnh rất là nhỏ của các tờ báo như chúng tôi tùy thuộc vào quyết định của quần chúng.”
 

Những thủ thuật kiểm duyệt báo chí ở Trung Quốc

Trung Quốc lập đơn vị tinh nhuệ đối phó với chiến tranh tin học (DR)
-rfi. Gửi tin nhắn SMS, chấm điểm hay phạt tiền các phóng viên … là những thủ thuật mà chính quyền Trung Quốc đề ra để kiểm duyệt thông tin báo chí và mạng Internet. Chủ đề này được thông tin viên Phlippe Grangereau của báo Libération tại Bắc Kinh tìm hiểu qua bài viết « Những chiếc kéo kiểm duyệt Trung Quốc đã được mài sắc».

Phương thức kiểm duyệt báo chí và các trang mạng là một bí mật được giấu rất kỹ. Chỉ có những quan chức cao cấp của ban biên tập mới biết được bí mật này. Theo tiết lộ của một vị trưởng ban biên tập (xin giấu tên) một tờ báo địa phương thì « cách thức vận hành vừa rất đơn giản mà cũng vừa rất phức tạp đến mức người ta không thể nào nghĩ đến ».
Theo vị tổng biên tập này, mỗi ngày ông nhận có đến hai chục tin nhắn SMS đến từ ban Tuyên huấn. Mở đầu là dòng chữ « đề nghị đọc kỹ hướng dẫn sau đây» có kèm theo mật mã. Theo sự hướng dẫn, vị tổng biên tập đầu tiên hết phải nhập mật mã và mật hiệu. Ngay sau đó, xuất hiện các dòng chỉ dẫn chẳng hạn như « không được bàn về chủ đề này », « hãy nhấn mạnh đến bài diễn văn này theo hướng… », « liên quan đến chủ đề này, chỉ được sử dụng các thông tin từ Tân Hoa xã » hay như « không được đưa vụ án tham nhũng này lên trang nhất ».
Theo tác giả bài viết, những lệnh trực tiếp như vậy chỉ để lại cho các phóng viên một phạm vi tác nghiệp rất hạn hẹp. Tuy nhiên, các phóng viên cũng tận dụng những gì cho là đặc biệt không bị cấm thì có thể chấp nhận được. Thế nhưng theo vị tổng biên tập, do « những người kiểm duyệt không thể nào theo dõi được hết và cũng không thể nào nghĩ hết được mọi vấn đề, nên việc kiểm duyệt còn được kết hợp với hệ thống điểm ».
Ông giải thích, hàng năm, các bài đăng được cho 12 điểm, « nếu tòa soạn đăng một bài điều tra làm bôi nhọ hình ảnh của chính phủ, chẳng hạn về vụ một quân nhân giết người hàng loạt hay vụ cả một gia đình tự thiêu do bị tước đất đai, ban Tuyên huấn sẽ rút điểm của chúng tôi. Ít nhất là ba điểm, giống như là thẻ vàng trong bóng đá. Đặc biệt, nếu bài viết bị đánh giá có lời lẽ xúc phạm, Ban tuyên huấn có thể rút chúng tôi một cái vèo 12 điểm [coi như bị thẻ đỏ] ». Sau đó, ban biên tập bị thay đổi và tòa soạn có thể bị đình chỉ, thậm chí bị đóng cửa hoàn toàn.
Nhật báo Liberation cho biết thêm, kiểm duyệt còn được thực hiện bởi một cơ quan khác, đó là ban Phát hành, một kiểu « công an » của hệ thống kiểm duyệt. Cũng theo lời kể của vị tổng biên tập này, « vào cuối năm, nếu tòa soạn nhận thấy rằng một vụ án nào đó có thể làm tăng doanh thu cho chúng tôi mà không sợ bị mất điểm, thì lúc đó chúng tôi mới dám đăng ». Ông này nhận xét : « thuận lợi của cơ chế vận hành này chính là báo chí có cảm giác tự do. Trong khi đó, trên thực tế nó hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát ».
Không chỉ có báo chí bị kiểm duyệt, mà những nhà kinh doanh trang mạng cũng bị kiểm soát. Một nhà quản lý trang mạng cho biết, ông đã phải thuê hàng trăm người để làm cái công việc « làm sạch » các nội dung thảo luận. Nếu doanh nghiệp vẫn không thể nào hay từ chối kiểm soát thông tin thảo luận trên net, thì sẽ bị phạt tiền. Như vụ trang mạng Sohu, do để cho người dân tự do thảo luận về nội chiến tại Lybia trước khi Bắc Kinh đưa ra quyết định chính thức, trang mạng này đã bị phạt « 60 000 euro » vì tội « phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng ».
Tây Tạng : ngọn lửa âm ỉ chống lại Bắc Kinh
Cũng liên quan đến thời sự Trung Quốc, Le Figaro chú ý đến các vụ tự thiêu gần đây xảy ra tại những vùng có đông dân Tây Tạng sinh sống. Trong bài viết « Tây Tạng : ngọn lửa âm ỉ chống lại Bắc Kinh », Le Figaro cho rằng chính các chính sách đàn áp tôn giáo và văn hóa đã làm dấy lên làn sóng phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Chỉ trong vòng có một năm, mà đã xảy ra gần 30 vụ tự thiêu. Và kể từ đầu tháng ba năm nay, căng thẳng có vẻ ngày càng gia tăng ngay tại khu vực được mệnh danh là « Nóc nhà của thế giới ». Theo Le Figaro, chính một quyết định của Bắc Kinh đưa ra vào mùa đông năm nay đã làm bùng lên ngọn lửa. Ông Bí thư vùng tự trị Tây tạng đã bổ nhiệm một loạt các quan chức cao cấp Trung Quốc để giám sát mỗi tu viện, cho đến trước đó vẫn hoạt động theo kiểu tự quản lý. Theo Le Figaro, chính sự tiếm quyền chưa từng có trong lòng các tu viện đã làm nổi dậy làn sóng phản đối.
Thế nhưng, Le Figaro cho rằng, sở dĩ chính quyền Bắc Kinh vẫn giả điếc, bất chấp có những lời đả kích mạnh mẽ, là vì đối với chính quyền trung ương, quy định mới này « có tính chất cốt lõi để nắm chắc cuộc chiến chống ly khai », nhằm đảm bảo rằng « không một tu sĩ nào có thể lao vào các hoạt động nhằm chia rẽ tổ quốc và làm xáo trộn trật tự xã hội ».
Cuối cùng Le Figaro cho biết, báo chí Trung Quốc rất hiếm khi nói về các vụ phản kháng tại Tây Tạng. Bắc Kinh cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng sau các vụ tự thiêu và lên án Ngài đã sử dụng các phương pháp « khủng bố ». Trong trước mắt, chính quyền cố kiểm soát những luồng thông tin đến từ Tây Tạng khi mà họ vẫn có thể làm được, bằng cách khóa chặt mọi ngả vào đối với du khách nước ngoài, nhất là đối với các phóng viên.

- TRUNG QUỐC: Quân đội Trung Quốc thành lập đơn vị tinh nhuệ đối phó với chiến tranh tin học (RFI)-

Tờ Hoàn cầu Thời báo, ngày hôm nay, 27/05/2011, cho biết là quân đội Trung Quốc đã có một đơn vị tinh nhuệ, chịu trách nhiệm đối phó với chiến tranh tin học. Trung Quốc tương đối yếu kém trong lĩnh vực an toàn tin học và đã thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc, được tờ báo trích dẫn, thì các vụ tấn công tin học trở thành một vấn đề quốc tế, ảnh hưởng đến các lĩnh vực dân sự cũng như quân sự. Chính quyền Bắc Kinh đã chi ra hàng triệu euro để thành lập đơn vị tinh nhuệ này với nhóm nòng cốt có khoảng 30 thành viên, đặt dưới sự chỉ huy của quân khu Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.
Từ lâu này, Hoa Kỳ, Úc, Đức và một số nước phương Tây tố cáo Trung Quốc tiến hành các vụ tấn công tin học nhắm vào các hệ thống tin học của chính phủ và doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Hoàn cầu Thời báo, thì khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực thường được phóng đại. Mặc dù không có các bằng chứng cụ thể, các phương tiện truyền thông nước ngoài thường xuyên tố cáo Trung Quốc tiến hành các vụ tin tặc nhắm vào Hoa Kỳ và châu Âu.

- Bắc Kinh thừa nhận triển khai quân đội mạng

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 25/5 cho biết, việc triển khai "quân đội xanh trên internet" là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của quân đội giải phóng nhân dân (PLA).

Đưa đội quân xanh vào hoạt động là do nhu cầu của quân đội và việc tăng khả năng bảo đảm an toàn internet là vấn đề quan trọng trong chương trình huấn luyện quân đội, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng nói.
Thuật ngữ "quân đội xanh hay quân xanh" được dùng để đề cập tới quân thù trong các cuộc diễn tập của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tuyên bố của ông Geng được đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh về việc liệu "đội quân xanh trên internet" có phải là đội quân chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.
Trước đó, nhật báo của PLA đưa tin, bộ chỉ huy của quân đội tại Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ để thành lập một đội quân chuyên về internet.

Ông Geng nói, an ninh internet đã trở thành một mối lo ngại quốc tế do nó không chỉ ảnh hưởng tới xã hội mà còn tác động tới quân đội. Và rằng, Trung Quốc còn yếu trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, và vẫn là nạn nhân của các cuộc tấn công trên Internet.
  • Hoài Linh (Theo ChinaDaily)
 - ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC: Đài Loan yêu cầu Trung Quốc ngưng phong tỏa các trang web của Đài Bắc (RFI)- Hôm nay 26/5, Đài Loan đã yêu cầu Bắc Kinh ngưng việc phong tỏa các trang web của các cơ quan chính phủ Đài Bắc, cho rằng việc này sẽ gây trở ngại cho việc trao đổi thông tin giữa hai nước.

Góc trên trang web chính thức của chính phủ Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan)
 

Sự “trở lại” châu Á của Mỹ là thử thách cho ASEAN

TT Obama và giới lãnh đạo ASEAN-Nguồn hình: http://freethisworld.com-Sự “trở lại” châu Á của Mỹ là thử thách cho ASEAN-Simon Tay
Nhiều sôi nổi đã đi theo chính sách của chính quyền Obama đặt lại tiêu cự của người Mỹ vào châu Á.

Một số đảng viên Cộng hòa nói rằng Mỹ không bao giờ bỏ đi, nhưng nhiều người ở châu Á và đặc biệt là phía Đông Nam châu Á cảm thấy có sự thay đổi trong nhận thức và hành động.



Các Hội nghị Thượng đỉnh với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lên đến một điểm cao mới, và sự hiện diện của Hoa Kỳ được cảm thấy rõ ràng trong các tuyên bố tranh chấp trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).Nhiều người hoan nghênh sự quan tâm trở lại, nhưng đặt câu hỏi về ý định và khả năng ở lại lâu dài của Mỹ so với một Trung Quốc đang lên. Tại Bắc Kinh, phản ứng cới chính sách của người Mỹ đi từ lẫn lộn đến tiêu cực. Myanmar đã làm một ví dụ điền hình, với những thay đổi lớn về chính trị mở cửa với phương Tây.

Một số người thấy trở lại của Mỹ, và sự thoái lui của Trung Quốc, và rất dễ dàng tưởng tượng đến một tranh chấp mới đang thành hình - nếu không phải về quân sự, thì ít nhất cũng là một cuộc giành ảnh hưởng. Một logic tương tự sẽ có thể áp dụng cho tất cả Đông Nam Á hay không?

Có thể. Tuy nhiên, các nước trong khu vực không phải là những trang giấy trắng để các cường quốc có thể tự do viết lên đó. Thái độ và hành động của các nước trong vùng là điều quan trọng. Hãy nhìn lại Myanmar một lần nữa.

Hầu hết, ngưới ta tin rằng sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm cho giới lãnh đạo của Myanmar không thoải mái. Tuy nhiên, các nỗ lực để đưa những sức mạnh khác không nhất thiết phải loại trừ Trung Quốc. Trong khi có nhiều sự chú ý đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ít người để ý thấy rằng Bắc Kinh đã ký kết một thỏa ước chiến lược trước khi Bà Hilary đến Yangon.

Xếp đặt của địa lý đòi hỏi các quốc gia trong vùng ĐNÁ không thể tránh được sự tiếp tục hợp tác với một người hàng xóm khổng lồ và đang phát triển. Vì vậy, thay vì gọi là chuyển sang phương Tây, những gì đang xảy ra có thể được mô tả là một sự thay đổi cân bằng. Những cân nhắc tương tự hẳn phải có trong suy nghĩ của giới lãnh đạo các nước khác ở Đông Nam Á.

Indonesia là lớn hơn và ở xa hơn, nhưng xuất khẩu lớn về năng lượng và các nguồn lực khác được bán cho thị trường Trung Quốc.Sự tăng trưởng đang đẩy nền kinh tế của Indonesia. Tổng thống Barack Obama xuất hiện, tận dụng những quan hệ cá nhân từ những năm đầu sống ở Jakarta và xác nhận tầm quan trọng của Indonesia.

Một mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được khai trương vào tháng Mười Một năm 2010, và một năm sau đó, chương trình Thách thức Thiên niên kỷ trị gía 600 triệu đô la Mỹ ($ 754,000,000) đã được thêm vào để giúp xóa đói giảm nghèo. Quan hệ Indonesia-Mỹ đã mở rộng và sâu sắc thêm. Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự-hai bên đã đi chậm hơn. Indonesia đã khéo léo trong quản lý quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo tính cân bằng tiếp tục.

Các chính sách ở Việt Nam dường như ít cân bằng hơn. Trong khi một số vấn đề vẫn còn kẹt lại từ cuộc chiến, hợp tác về mặt an ninh với Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2010, hai nước tổ chức cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên. Tàu quân sự Mỹ vào cảng Việt Nam cũng như nhiều cuộc tập trận hải quân đã được tổ chức - nói là để tập trung vào bảo trì và hải hành.

Hơn nữa những việc này xảy ra sau khi mối quan tâm lên cao về xung đột gây chết người với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam đã có trong quá khứ. Hà Nội dường như có ý định đưa Mỹ vào để chống lại tiềm năng xâm lăng của Trung Quốc. Trên mặt trận kinh tế, Washington đã đáp lại bằng cách đưa Việt Nam trở thành quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu cho hội nhập ngày càng sâu rộng.

Ngược lại, quan hệ Trung-Việt vẫn chưa được giải quyết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thường bị dân chúng tụ tập biểu tình - mà nhiều người tin rằng phải có được cho phép hoặc ngay cả có sự sắp xếp của chính quyền Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ để thăm dò dầu tại các khu vực đã được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Những ví dụ này cho thấy các nước ASEAN rõ ràng không thụ động trong quan hệ với Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là liệu hành động của Hoa Kỳ sẽ giúp duy trì hòa bình trong khu vực hoặc trở thành khiêu khích. Người ta đang chờ xem mỗi quốc gia sẽ đi theo con đường riêng hoặc nếu ASEAN có thể tìm thấy sự liên kết và cân bằng.

Các quốc gia trong khu vực ĐNÁ đa dạng và không có một chính sách an ninh hoặc đối ngoại chung, không giống như Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, ASEAN đã liên kết với nhau trước đây để đối phó với những cuộc xung đột, như cuộc chiếm đóng Cam-pu-chia và chiến tranh Việt Nam. Bây giờ cũng có thể là thời điểm cho các thành viên ASEAN phối hợp các chính sách của họ đối với Mỹ liên quan đến Trung Quốc.

Sự trở lại của Mỹ ở châu Á không nhất thiết dẫn đến xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay và trong tương lai. Tình hình khu vực sẽ phụ thuộc rất nhiều, không chỉ vào những gì hai gã khổng lồ sẽ làm, mà còn tuỳ vào những nước khác ở châu Á phản ứng ra sao.

ASEAN có thể đồng ý, ít nhất, để tránh những hành động khiêu khích. Thái độ cân bằng có thể dùng được và tránh để bị hiểu rằng đang đứng về phía này hay phía kia có thể được áp dụng.

Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng là chìa khóa để giữ sự thống nhất của các nước ASEAN thống nhất khi tranh chấp Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Nếu các nước ASEAN chọn một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn và cân bằng, họ có thể gìn giữ hy vọng để tiếp tục có hòa bình.


Simon Tay là Chủ tịch của Viện Quốc tế Vụ Singapore và dạy Luật Quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, Khoa Luật.


© DCVOnline

Nguồn: US 'return' to Asia poses challenge for Asean, Today Online, by Simon Tay, Mar 19, 2012.

 -  Vận động hành lang tại DC (ĐCV). - Vaslav Havel: Trí thức và chính trị - (boxitvn). - Nhà đấu tranh nhân quyền Joachim Gauck trở thành tổng thống Đức  –   (RFI).
-Director: Chinese culture needs better packing -- XINHUA
-------
-Guinea threatens to suspend Rio operations: letter LONDON/MELBORNE (Reuters) -

Bắc Triều Tiên, chín năm để trốn khỏi địa ngục - (RFI). - Eunsun Kim: Mười hai năm trong địa ngục Bắc Triều Tiên - (RFI). - Chuyển động Triều Tiên: Lùi để tiến? (TP).  - Hàn Quốc nói Triều Tiên “khiêu khích nghiêm trọng” (VNN).  - Hàn “tố” Triều Tiên đang chế tạo tên lửa hạt nhân (TTXVN). Các vụ bắn tên lửa gây chấn động của Triều Tiên (VNE). - Hàn Quốc báo động an ninh ở thủ đô (VNE). - Ba chị em gái Tổng thống Philippines khám phá Bát Tràng (VNN). Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên: 9 năm để thoát khỏi địa ngục   –   (RFI).  - Sống sót trong địa ngục Bắc Triều Tiên (Thụy My RFI).  -  N.Korean Defector Tells Her Story in French Autobiography (Chosun).- - - Bầu cử Miến Điện : Aung San Suu Kyi trấn an cộng đồng người Hoa   –   (RFI). - Biểu tình chống Putin ở bên ngoài một đài truyền hình ở Mascova – (VOA). - Biểu tình tại tháp truyền hình Mátxcơva, hàng chục người bị bắt (DT). - Nhật Bản: 80% người dân muốn từ bỏ hạt nhân  –   (RFI).
 
:-Bên trong khu du lịch ế khách của nữ đại gia thủy sản (VnEx 18-3-12) Công ty đại gia "siêu đám cưới" nợ 1.200 tỷ đồng (VTC 18-3-12)-.Điều tra nguyên nhân em bà Liễu "đại gia" tự tử
Tuổi Trẻ
TTO - Trưa 19-3, thượng tá Dương Văn Trường - trưởng Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - cho biết: "Công an huyện Hương Sơn đang điều tra vụ ông Nguyễn Sĩ Luân, 32 tuổi, trú tại xóm Nha khí tượng, xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn treo cổ tự tử".
Em trai nữ đại gia 'siêu đám cưới' tự tử vì vỡ nợ?Báo Đất Việt
Em trai đại gia 'đám cưới 50 tỷ' Hà Tĩnh tự vẫn tại nhàVTC
Em trai của nữ "đại gia" tổ chức “siêu đám cưới” treo cổ tự tửAn ninh thủ đô
Thảm hại kết cục những đám cưới hoành tráng (VN Media).- Em trai của nữ đại gia “siêu đám cưới” ở Hà Tĩnh tự tử vì vỡ nợ?(GDVN).
  Đại gia giấu mặt: Những nghi án thôn tính (VEF 16-3-12)-(VEF.VN)  
 




Gần 90 ngôi mộ “mất tích”? (TN).  - Mâu thuẫn trong lời khai có mộ của các hộ dân? (TP).
 - Sở hữu đất đai – cần sự chính danh (ĐĐK) Sở hữu tư nhân về đất đai rất cần sự "chính danh”, nó không chỉ làm phong phú thêm "chế độ sở hữu toàn dân” về đất đai mà còn giúp từng thửa đất, ngôi nhà, mảnh vườn, miếng ruộng của người dân, cơ quan, doanh nghiệp có chủ thực sự. Thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về đất đai trong lần sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai sắp tới là nhu cầu bức thiết.


Hàng trăm người dân tập trung khiếu nại dự án Ecopark   –   (RFA).  -- – Video:Xung đột dân và chính quyền xã ở xã Phú Túc huyện Phú Xuyên, Hà nội (Congbangphapluat). -

Ai “bảo kê” việc trục lợi tiền tỷ từ “đất vàng” bỏ hoang? (NĐT).- Tiên Lãng và bài học với truyền thông (VNN).  - Báo chí giúp vụ Tiên Lãng không “chìm xuồng” (TT).  - Nguồn lực đất đai và vai trò truyền thông (LĐ).   - Tổng kiểm tra việc sử dụng đất bồi ven sông, ven biển tại Tiên Lãng (CAND). - Hải Phòng: số vụ khiếu nại tăng 575% trong hai tháng đầu năm (SGTT).


-Lãnh đạo thành phố Hải Phòng lắng nghe chủ đầm (TP).  - Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Phó Chủ tịch UBND TP làm việc với các chủ đầm (PL&XH).  - Đoàn công tác của UBND TP.Hải Phòng làm việc tại xã Vĩnh Quang – Tiên Lãng: Sẽ tiếp thu những kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản (ĐĐK).
Chính quyền Hải Phòng thăm gia đình ông Đoàn Văn Vươn (VnEconomy).  - Sau vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng: Lãnh đạo TP.Hải Phòng làm việc với các chủ đầm (DV). - Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng: Tổ công tác TP nghe ý kiến các chủ đầm (LĐ).  - Chủ đầm Tiên Lãng đề nghị Hải Phòng cấp ‘sổ đỏ’ (ĐV).  - Nguồn lực đất đai và vai trò truyền thông (Tin tức).  - Tháo “ngòi nổ” trong “cuộc chiến” giữ đất (DV).Huyện Tiên Lãng thanh tra quá trình sử dụng đất của gia đình ông Vươn
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng lắng nghe chủ đầmKiểm tra thực hiện kết luận Thủ tướng ở Tiên Lãng (TTXVN/ VOV). - Hải Phòng kiểm tra kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng (DT). - Vụ Tiên Lãng: Tổ công tác làm việc với các chủ đầm (NLĐ). - Kiểm tra kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng (SGGP). – Lãnh đạo Hải Phòng lắng nghe tâm tư của chủ đầm (VNE).  - Các chủ đầm Tiên Lãng đề nghị nâng mức hạn điền (PLTP). Có thể cấp phép xây dựng trên đất chưa có sổ đỏ (SGTT). Chung cư 34 Cầu Diễn: Có dấu hiệu lừa đảo? (VnMedia).
Thanh tra lại quá trình sử dụng đất nhà ông Vươn (?) (PL&XH).-  Huyện Tiên Lãng thanh tra quá trình sử dụng đất của gia đình ông Vươn (DT).  -TP. Hải Phòng 'khuyên nhủ' vợ ông Vươnbbc UBND huyện Tiên Lãng làm việc với gia đình ông Vươn (Infonet).  - Sau vụ cưỡng chế đất tại huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng: Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn biến phức tạp (ĐĐK).
Đoàn Văn Vươn lên báo Pháp Le Monde (Thụy My RFI). -  - Đề nghị giảm mức kỷ luật cho nguyên Phó chủ tịch Tiên Lãng (NNVN/VNE).- Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: ‘Qua vụ Tiên Lãng, gần như cơ chế giám sát bị vô hiệu hóa’ (ĐV).  - Xin giảm tội cho quan chức (DT/LĐ). - UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng: Đầy đủ thủ tục vẫn “ngâm” chưa cấp sổ đỏ (Thanh Tra). – Nguyễn Quang Lập: Thêm một câu hỏi cho Tiên Lãng (Quê Choa).  – ‘Vụ Tiên Lãng cho thấy gần như cơ chế giám sát bị vô hiệu hóa’  (Đất Việt).  –  - Thanh tra H.Tiên Lãng làm việc với gia đình ông Vươn (TN). - Thanh tra huyện Tiên Lãng làm việc với vợ ông Vươn (PLTP).  - Thanh tra quá trình sử dụng đất của ông Vươn (NLĐ). -Thanh tra quá trình sử dụng đất của ông Vươn (TT/Nông nghiệp VN).  -Thanh tra huyện làm việc với gia đình ông Đoàn Văn Vươn (LĐ).  - - Vụ Tiên Lãng: Lại nói về phẩm chất cán bộ và lòng dân (DT).
- Luật sư Hà Huy Sơn: Về hạn chót để khởi kiện vụ án hành chính về quản lý đất đai (Boxitvn).Chính quyền xã “lật kèo”, chủ trang trại trắng tay (DV).- Mất hàng loạt phôi sổ đỏ vì quản lý tùy tiện (ĐV).
Đua nhau “xẻ thịt” đất công trục lợi tiền tỷ (NĐT).- Hà Tĩnh: Thanh tra giải quyết khiếu nại đất… “trên giấy”? (Tầm nhìn).Nỗi buồn mang tên tư pháp (PLTP).Xã nạo đất bán bừa, huyện bị khiển trách (NLĐ).
- Gia đình ông Vươn xin giảm mức kỷ luật ông Khanh
 

Phí, ngân sách và công nợ

-Phí, ngân sách và công nợ (TT).TT - Cuối cùng viện phí cũng phải tăng, sau hơn một năm nấn ná điều chỉnh gia giảm. Cạnh đó, một số loại phí cũng sẽ được thu như phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ.

Nếu việc tăng phí này được quảng bá tốt hơn, được bàn bạc và thỏa thuận với đại diện của dân chúng là Quốc hội, đặc biệt là về ý nghĩa, mục đích thu phí cùng danh mục các loại phí đáng phải thu và mức phí, người dân đóng thuế và đóng phí sẽ dễ thông hơn.

Người dân sẽ tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” để đóng thêm các loại phí. Trong ảnh: trạm thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Ảnh: THUẬN THẮNG
Trong thực tế, người dân nước ta đã “thắt lưng buộc bụng” rồi và sẽ còn tiếp tục với các loại phí mới, ngay cả khi thực tế mà cả Bộ Tài chính cũng thấy là đời sống đắt đỏ cần tăng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân và hẹn khất đến năm 2014 sẽ áp dụng!
Có thực tế hiển nhiên là việc thu các loại phí sắp tới sẽ đem về cho ngân sách một số tiền lớn. Dự trù thu phí xe hơi sẽ là 15.239 tỉ đồng/năm, thu phí bảo trì đường bộ khoảng 5.987 tỉ đồng/năm. Chỉ riêng hai khoản phí mới này sẽ có thể mang về cho ngân sách 21.226 tỉ đồng. Số tiền kỳ vọng thu được này là bao nhiêu so với ngân sách?
Nhìn vào bảng phân bố (dự chi) ngân sách nhà nước năm ngoái (hiện chưa quyết toán) sẽ thấy chi cho y tế 10.200 tỉ đồng, chi cho giáo dục - đào tạo 22.600 tỉ đồng, chi cho trả nợ 85.000 tỉ đồng.
Từ đó, có thể thấy chỉ riêng hai khoản thu phí mới này (xe hơi và bảo trì đường bộ) cũng suýt soát ngân sách cho giáo dục, hơn gấp đôi ngân sách chi cho y tế, tức một số tiền rất lớn thu về cho ngân sách! 21.226 tỉ đồng dự trù thu về này cũng tương đương 1/4 khoản nợ mà Nhà nước phải trả! Trong khi chờ đợi giao thông tốt hơn, đường sá rộng hơn, bớt kẹt xe và bớt bất trắc do chất lượng chưa cao, người dân có thể yên chí rằng đóng phí này là góp phần trả nợ với Nhà nước: một nghĩa vụ thiêng liêng mà bất cứ người dân nước nào cũng sẽ đảm đương.
Như người dân Pháp đã cùng chia sẻ với chính phủ của họ sau khi nghe tân thủ tướng Antoine Pinay phát biểu về bối cảnh nước Pháp tàn phá sau thế chiến cần tái thiết, lại đang vướng chiến tranh Đông Dương nên lạm phát tăng cao (đến nỗi sau này phải đổi 100 franc cũ lấy 1 franc mới), lòng dân ta thán.
Thủ tướng Pinay cầm một tấm da và bảo: “Đây đất nước chúng ta, chỉ còn trơ da. Hãy cầm lấy nó!”. Ông cam kết sẽ quản lý ngân sách một cách lành mạnh. Trước sự thành thật của thủ tướng, người dân Pháp đã đồng lòng tin và cùng với nhà nước “thắt lưng buộc bụng” để vực dậy đất nước Pháp.
Trong thực tế, người dân nước ta đã “thắt lưng buộc bụng” rồi và sẽ còn tiếp tục với các loại phí mới, ngay cả khi thực tế mà cả Bộ Tài chính cũng thấy là đời sống đắt đỏ cần tăng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân và hẹn khất đến năm 2014 sẽ áp dụng!
Sáu năm trước, báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật 2-4-2006 đã báo động “Mỗi năm trả nợ 2 tỉ đôla” và sau đó gợi ý “Làm gì để trả nợ mỗi năm 2 tỉ đôla?” (Tuổi Trẻ ngày 10-4-2006) - những cảnh báo này đã được Hội Nhà báo TP.HCM nhất trí chia sẻ mà trao giải thưởng báo chí năm đó. Nay khi hằng năm ngân sách dành cho trả nợ đã lên đến 85.000 tỉ đồng (quy ra hơn 4 tỉ USD), nhất định đã đến lúc gióng lên một hồi chuông như ông Pinay từng làm năm 1953 để toàn thể bộ máy nhà nước (hành chính sự vụ, hành thu, sản xuất, kinh doanh, xây dựng,...) dứt khoát “thắt lưng buộc bụng”, giảm chi tiêu (từ khâu kế hoạch đến lễ lạt, hội nghị..., động thổ, khánh thành, giảm thua lỗ, tăng lời lãi, thậm chí đơn giản nhất là làm việc hiệu quả hơn) để trả nợ, có như vậy mới có thể vận động 87 triệu người dân hiểu ra và tin tưởng mà đóng thêm phí, đóng đủ thuế.
THIÊN DI


 Vietnam, a Nation on the Move (The Nation).Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT).- Nói và làm: “Chữa cháy” cho nông dân (VEF).Thứ trưởng giải thích chuyện lương (VNN).Nợ thuế tăng 20% và… sợi dây (SGTT).- DN phá sản: Thuốc chưa ngấm, bệnh đã di căn (VEF).Doanh nghiệp liêu xiêu trước bão chi phí (VnMedia).- Quỹ bình ổn giá điện: Dân hay nhà đèn phải chịu? (VTC).Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT).- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Đừng điều hành giá cả theo kiểu “đánh du kích”! (PLTP). – Khi chuyên gia cũng bó tay (Nguyễn Vạn Phú). Tản mạn về lạm phát (Infonet).  --Ngân hàng Đông Á đang tính chuyện sáp nhập (SGTT).Dầu tăng giá, tàu cá nằm bờ (NLĐ). -  Hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản: Hiệu ứng domino (ANTĐ). - DN giải thể hàng loạt: Thuốc lãi suất chưa đến, bệnh đã di căn (VEF). - Năm thử thách đối với doanh nghiệp gia đình (DNSG).Rút phép 8 dự án FDI (TN).Ôtô giữa muôn trùng thuế, phí (VnEconomy). - Quỹ bảo trì đường bộ sẽ lấy từ phí sử dụng ô tô, xe máy (NLĐ).  - ‘Xe phá đường nhiều đóng phí như phá ít?’ (VNN).  - Chưa hết lo phí bảo trì đã đối mặt phí lưu hành (SGTT).  - “Chưa có ai nghĩ đến việc nộp tiền để sửa đường!” (TTXVN).  - Có làm trái quy định? (PLTP). -- Tìm lời giải cho “cổ tích giao thông” Hà Nội (VnEconomy).
Doanh nghiệp Việt mua lại toàn bộ Khách sạn Deawoo Hà Nội (Vietstock).- Giá vàng nội, ngoại vênh lớn vì SJC (VNE). - Tiền sẽ chảy vào nhà đất? (TP).
--Vinashin sẽ đóng tàu đánh cá vỏ thép sgtt -
Các mỏ sa khoáng ở Bình Định bị ô nhiễm phóng xạ SGTT.VN 19.03.2012- Cơn sốt titan ở Bình Định ngày càng nóng lên khi cả vùng rộng lớn ven biển của tỉnh này đang trở thành “đại công trường”. Hàng loạt sai sót đã bị phát hiện khi bộ Tài nguyên và môi trường thanh tra.
Ế ẩm thịt lợn (TP).- Xuất khẩu nhiều tỉ đô và niềm vui chưa trọn vẹn (SGTT).Rau, củ Đà Lạt đua nhau rớt giá (DV).  - Hải Phòng: Hàng chục tấn quả su su đổ đi vì mất giá (LĐ).- Doanh nghiệp “bỏ rơi” cánh đồng mẫu (DV).




 :Nhà nước có “tận thu” thuế?  RFA-Trong khi nhà nước liệt kê nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, nợ thuế; các doanh nghiệp này cho rằng họ đang bị “tận thu” thuế.

RFA PHOTO
Một công trình xây dựng của một công ty bất động sản tại Hà Nội hôm 11-07-2011.


Cục Thuế Hà Nội vừa cho công bố danh sách các doanh nghiệp còn nợ hoặc chậm nộp thuế nhà nước tính đến thời điểm cuối tháng Hai. Dẫn đầu danh sách này là những công ty bất động sản (BĐS) với số nợ tổng cộng lên hàng ngàn tỉ đồng. Trong buổi hội nghị bàn về những biện pháp nhằm chống thất thu thuế được tổ chức tại Hà Nội hồi đầu tháng, số nợ thuế của nhóm này được cho biết chiếm hơn 72%. Những doanh nghiệp BĐS có số nợ lớn có thể kể đến Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) với nợ thuế khoảng 400 tỷ đồng; Cty TNHH Berjay – Handico 12, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Thạch Bàn với hơn 225 tỷ đồng, Cty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội với số nợ là 176 tỷ đồng… 

“Nghiệt ngã” cho doanh nghiệp

Chia sẻ với báo chí trong nước, theo ông Trịnh Hoàng Cơ, Vụ trưởng vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ - Tổng cục Thuế cho biết phần nợ thuế của DN chủ yếu liên quan đến phần thuế từ cấp quyền sử dụng đất. Việc này không khó nhận ra. Điển hình, trong tổng số nợ 176 tỷ đồng tiền thuế của công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, số nợ tiền sử dụng đất và tiền phạt đã lên đến 127 tỷ đồng. Phát biểu với báo giới về số nợ thuế 400 tỷ đồng của công ty HUD, ông Nguyễn Thắng, Chánh văn phòng HUD cho biết công ty này không nợ thuế “mà đó là số tiền sử dụng đất”.
Doanh nghiệp đã đền bù cho nông dân, lại phải đóng thuế cho nhà nước theo cách tính thuế giá trị thặng dư.
Ô. Nguyễn Văn Đực
Những nhà đầu tư bất động sản với số tiền đền bù đất đai không tương xứng với giá trị thực là căn nguyên của những bức xúc trong dân chúng. Tuy nhiên, theo những chuyên gia trong ngành này, họ cũng không được hưởng số lợi lớn như người ta nghĩ.
Trao đổi với đài RFA, ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Cty BĐS Đất Lành cho biết việc các doanh nghiệp BĐS phải đóng nhiều thứ thuế cùng với việc phải nộp cho nhà nước số tiền thặng dư, đã làm cho các doanh nghiệp này mất đi phần lãi lý ra thuộc về mình:
“Nợ thuế là việc bình thường. Hiện nay các doanh nghiệp đều có nhiều khó khăn vì bán không được sản phẩm. Riêng về lĩnh vực bất động sản thì ngoài những thuế thường như thuế thu nhập, thuế trị giá gia tăng… thì còn những thuế khác. Đây là một vấn đề phức tạp. Thứ nhất, khi doanh nghiệp bất động sản chưa kinh doanh hết được 100% dự án thì không thể nào trả thuế trên 100% dự án đó được. Thứ hai là việc đánh thuế theo giá thị thường, đây là một việc hết sức “nghiệt ngã” cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã đền bù cho nông dân, lại phải đóng thuế cho nhà nước theo cách tính thuế giá trị thặng dư”.
Theo quy định hiện hành, thời điểm tính tiền sử dụng đất để nộp thuế được tính từ lúc giao mặt bằng sạch. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải trả tiền sử dụng đất trên 100% diện tích mặt bằng đã giải phóng mặc dù có thể dự án chưa được xây dựng hay chưa được sử dụng hết. 
Do thiếu vốn, các doanh nghiệp BĐS thường phải chia nhỏ dự án ra để làm, trong lúc việc giải phóng mặt bằng chậm cộng với việc thị trường đóng băng đã ảnh hưởng đến doanh thu và việc trả thuế của các DN. Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HH BĐS TP.HCM cũng từng trao đổi với đài RFA về những khó khăn của thị trường BĐS hiện nay:

MG_1099-250.jpg
Công trình xây dựng Sàn giao dịch bất động sản Eurowindow tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 11-07-2012. RFA PHOTO.
“Tình hình kinh tế đang rất khó khăn, không riêng gì Việt Nam, do kinh tế thế giới tác động trong đó thị trường bất động sản của Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng đang gặp khó khăn. Sức mua bị giảm, giá cũng giảm, giao dịch cũng sụt giảm. Trong những khó khăn đó doanh nghiệp bất động sản của thành phố HCM cũng đang nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn này mà mục tiêu của năm 2011 chúng tôi chỉ nhắm tới việc duy trỉ sự tồn tại của doanh nghiệp và chờ kinh tế hồi phục để có cơ hội phát triển tiếp theo”.
Nhấn mạnh những khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản gặp phải, ông Nguyễn Văn Đực còn cho biết thêm việc đóng cho nhà nước số tiền thặng dư đã làm các doanh nghiệp trở thành người “làm công” trên chính tiền vốn của mình vì họ chỉ hưởng được phần phí quản lý:
Tiền nợ thuế của các doanh nghiệp là họ phải có nghĩa vụ trả. Nếu họ không trả thì nhà nước có thể cấn trừ vào tài sản mà doanh nghiệp ấy có.
LS Nguyễn Văn Hậu

“Tổng số tiền tôi bán ra bao nhiêu, trừ cho tổng số tiền đầu tư, quản lý công ty và lãi thì còn lại số thặng dư. Và nhà nước coi như thu hết số tiền này. Đến đây có hai trường hợp. Thứ nhất là nhà nước trừ lại số tiền tôi đã bồi thường theo cái giá thực tế tôi đã bồi thường. Số tiền còn bao nhiêu là tôi phải nộp cho nhà nước. Tức là doanh nghiệp chỉ hưởng được số tiền duy nhất là phí quản lý. Như vậy như là nhà nước đã quốc hữu hóa tài sản của tôi.”
Ông Nguyễn Văn Đực còn cho biết, trong trường hợp thứ hai xấu hơn, các doanh nghiệp BĐS phải chịu lỗ khi nhà nước đưa ra qui định đền bù cho nông dân. Theo ông Đực, doanh nghiệp không có ban quản lý thực hiện bồi thường nên tự thực hiện bồi thường theo giá DN đưa ra. Nhưng khi nộp số tiền thặng dư cho nhà nước, đôi lúc số tiền nhà nước ấn định mức bồi thường lại thấp hơn số tiền thực tế đã trả cho nông dân trước đó, dẫn đến việc DN phải chịu lỗ.

Ảnh hưởng nền kinh tế

MG_0209-250.jpg
Tòa nhà trụ sở Chi cục thuế Thành phố Quảng Ngãi hôm 05-07-2011. RFA PHOTO.
Thị trường khó khăn, tín dụng thắt chặt, tâm lý dè dặt của người tiêu dùng đã làm các DN BĐS không bán được sản phẩm và không có khả năng trả thuế nhà nước. Thời gian vừa qua, có thông tin ngân hàng nhà nước sẽ giảm 1% lãi suất. Tuy nhiên, lãi vay vốn dành cho lĩnh vực địa ốc hiện rẻ nhất cũng là 18%, thì việc giảm 1% xem ra cũng không có ý nghĩa. 
Trong thời gian vừa qua, nhiều DN BĐS than phiền cách tính thuế đất của nhà nước hiện tại quá cao, cộng thêm việc nộp thuế được qui định thực hiện một lần (không giãn thành nhiều đợt) đã tạo nên khó khăn cho các DN.
Hiện tại, có nhiều chuyên gia cho rằng việc nợ thuế có thể được một số doanh nghiệp thực hiện một cách cố tình và là một thủ thuật chiếm dụng vốn. Tố cáo này được LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật Gia TP.Hồ Chí Minh, cho biết “còn tùy”. Tuy nhiên, ông khẳng định nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ bị khởi tố:
“Tiền nợ thuế của các doanh nghiệp là họ phải có nghĩa vụ trả. Nếu họ không trả thì nhà nước có thể cấn trừ vào tài sản mà doanh nghiệp ấy có. Nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì có thể bị khởi tố theo luật trốn thuế của BLHS. Ngoài ra, việc chậm nộp thuế sau một thời gian nhất định cũng sẽ bị tính lãi”.
Theo qui định hiện hành, mức phạt dành cho việc nộp thuế chậm là 0,05% một ngày, tức 18% một năm. Trong một số trường hợp, có thể cưỡng chế nếu chậm 90 ngày.
Việc không trả được thuế và phải gánh số lãi từ tiền nợ thuế đã làm các doanh nghiệp BĐS ngày càng cạn nguồn vốn mà theo ông Nguyễn Văn Đực, có thể tạo ra những đợt khủng hoảng trong thời gian tới:
“Theo tôi, doanh nghiệp bất động sản sẽ phá sản hàng loạt trong vòng ba tháng nữa. Không có doanh nghiệp nào đóng thuế nổi và phá sản. Đó là một nguy cơ khủng khiếp mà không được chính quyền lo đến mà cứ lo tận thu thuế của doanh nghiệp BĐS. Có những doanh nghiệp không đóng thuế vì nó đã phá sản rồi. Theo tôi, ba tháng nữa, hàng chục thậm chí hàng trăm doanh nghiệp sẽ phá sản. Lúc đó nhà nước phải lo giải quyết khủng hoảng này và không thể thu thuế được. Khủng hoảng này vô cùng to lớn”.
Việc nợ hoặc chậm trả thuế không phải là một vấn đề mới nhưng có vẻ như nó ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Trong buổi họp về chống thất thu thuế vừa qua, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cũng cho biết nợ thuế năm 2011 tăng gần 30% so với năm 2010. Trong khi đó, năm 2010 tăng gần 18% so với năm trước đó. Và dẫn đầu là các DN BĐS. Việc này phần nào cho thấy sự khó khăn của tình hình kinh tế, đặc biệt là ngành địa ốc. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu thì việc lĩnh vực này bị suy sụp là chuyện nhãn tiền và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội là chuyện tất yếu.

 Phỏng vấn TS. Cao Sỹ Kiêm: Cà phê cuối tuần: Hạ lãi suất tác động đến đâu? (VnEconomy).   - Hạ lãi suất, tăng giá xăng sẽ “châm ngòi” lạm phát ? (VnMedia).- TS.Vũ Viết Ngoạn – TS. Phạm Đỗ Chí: Để tránh lạm phát đình đốn (TBKTSG).- Giải pháp phục hồi nền kinh tế (VNE).- Không nhân nhượng chuyện người Việt vào casino (VNE).  - Sẽ không có casino tại Hà Nội và TPHCM? (DVT).   - Căng lãi suất vàng và VND không kỳ hạn (VnEconomy).- Giá vàng “bốc hơi” nửa triệu đồng mỗi lượng tuần này (VnEconomy).   - Tăng giá điện và chuyện thiếu minh bạch của EVN (VOV).- Quên quản trị rủi ro: Phá sản ngay! (PLTP). - Nợ thuế lợi hơn vay ngân hàng (TP).- Giảm 1% lãi suất: Doanh nghiệp vẫn “khó nhằn” (NĐT).   - Điêu đứng vì dự án “ma” (TN). Nguy cơ lãng phí hàng tỷ đô la TP - Hầu hết dự án BT ở Hà Nội là do nhà đầu tư đề xuất và được chỉ định nhà đầu tư. Nhiều dự án BT đã, đang được đầu tư tại Hà Nội có giá công trình cao ngất, trong khi đó giá đất của nhà nước lại rẻ đến mức khó tin. Hai vấn đề nảy sinh này khi thực hiện dự án BT theo kiểu chỉ định nhà đầu tư mà không đấu thầu công khai đã được Bộ KH&ĐT cảnh báo cách đây 3 năm, song dường như chưa được Hà Nội xét đếnDN bất động sản tìm cách… ‘sống tạm’ (ĐV).- Cước tàu tăng làm khó hàng xuất khẩu (SGTT).   - Rau rẻ hơn bèo, nhà vườn phá bỏ làm phân (Bee).- Vì sao Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt của Việt Nam? (TP).-- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ 6: Cơn lốc đến từ phương Đông (TT).   - Những ý tưởng kinh doanh lạ đời đáng giá triệu USD (DT). -2012: Rủi ro nào từ cú sốc dầu mỏ? (VEF).
BMI: Các "cơn gió ngược" toàn cầu đe dọa tăng trưởng của Việt Nam(Tamnhin.net) - Trong tạp chí Asia Monitor số ra tháng 2/2012, cơ quan phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro Business Monitor International (BMI) có trụ sở tại Anh cho rằng các "cơn gió ngược" đối với kinh tế toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012. BMI ngày càng quan ngại rằng nhu cầu bên ngoài có thể sẽ yếu hơn dự báo. Hiện xuất hiện những dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu suy yếu đã tác động tiêu cực tới tâm lý các nhà đầu tư và điều này có thể tác động mạnh mẽ tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.-
--Để tránh lạm phát đình đốn (TBKTSG) - Cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều đóng vai trò quan trọng để đối phó với mức lạm phát vẫn còn tiếp tục cao trong những tháng đầu năm 2012. Nhưng sự phối hợp chính sách như “thỏa ước” mới đây giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói lên sự quan trọng phải điều hòa ..– Ai mua nợ quốc gia không? Vietnam: anyone for state-owned debt? (FT’s blog). -Vietinbank, one of Vietnam’s biggest state-owned banks, will next week embark on a global roadshow to promote a dollar bond issue – a test of international investor appetite at a time of ongoing economic turbulence.Vietinbank muốn vay nửa tỷ USD   –   (BBC). -Standard & Poor’s và Moody’s đánh giá tín nhiệm lần đầu VietinBank -Quốc hội Chile thông qua FTA với Việt Nam (TT). 
Bộ trưởng Bộ KHĐT giao lưu trực tuyến với người dân tại cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16 - 3. Ảnh: Chinhphu.vn.-Nóng đầu tư công, vốn FDI 
TPO – Chiều 16 – 3, Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời trực tuyến người dân. Hai vấn đề được quan tâm nhất là đầu tư công và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp FDI.
Chủ trương: Công nhường cho tư

Độc giả Trần Thị Lan Anh (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi, Bộ trưởng nhận định thế nào về ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, sự thiếu hiệu quả của hoạt động đầu tư công bị ảnh hưởng từ nguyên nhân cơ bản là Nhà nước vẫn đang đầu tư “lấn sân” vào những lĩnh vực, ngành nghề và khu vực mà khối doanh nghiệp tư nhân đang làm được và làm tốt?
Trong nhiệm kì của mình, Bộ trưởng có dám chắc là không đặt bút kí quyết định đổ vốn đầu tư nhà nước vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được không?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phân tích, khi mới giải phóng đất nước, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp tư nhân chưa phát triển nhiều.
Trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn Nhà nước; lĩnh vực kinh doanh chủ yếu dựa vào thành phần kinh tế tập thể và doanh nghiệp Nhà nước.
Từ khi đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều về giá trị sản lượng và việc làm. Như vậy, từng bước, đầu tư của lĩnh vực tư nhân chiếm một tỷ trọng rất cao.
Đầu tư công. Ảnh: Internet
Đầu tư công.
Những năm gần đây, đầu tư công đang giảm dần và tư nhân tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng của đầu tư nhà nước chiếm 53,4% tổng đầu tư toàn xã hội, khối tư nhân chiếm 32,6%.
Đến giai đoạn mới, 2011-2015, sẽ phấn đấu giảm tỷ trọng đầu tư công xuống 37- 39%, khối tư nhân tăng lên 45- 46%.
Có thể nói, đây là điều cần thiết, chúng tôi muốn dùng một từ là đầu tư công đang giảm, từng bước nhường sân cho lĩnh vực tư. Quả thật Nhà nước cũng cần làm như vậy.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, trong tái cấu trúc đầu tư thì trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư công. Theo đó, những gì mà lĩnh vực tư nhân có thể đầu tư thì Nhà nước dành cho khối tư nhân.
Trong những năm tới, Nhà nước giảm dần tỷ trọng đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ, huy động nhiều hơn từ các thành phần ngoài Nhà nước tham gia đầu tư, kể cả vào kết cấu hạ tầng.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ tập trung vào ngành nghề mang tính chất dịch vụ công, các lĩnh vực tư nhân làm không hiệu quả, quốc phòng, an ninh, đầu tư cho vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. Nhà nước có phần vốn hỗ trợ tư nhân thông qua các mô hình như đối tác công tư PPP.
Về câu hỏi trong nhiệm kỳ Bộ trưởng có dám chắc không ký quyết định đổ vốn đầu tư nhà nước vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được không, tôi xin trả lời như sau:
Về mặt chủ trương thì như vậy, chúng ta sẽ thực hiện chủ trương những gì tư nhân làm tốt hơn thì dành cho tư nhân. Tuy vậy, để phân cấp đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành, Bộ trưởng các bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, chịu trách nhiệm căn cứ vào mức vốn của Nhà nước cấp trong 3 đến 5 năm, người đứng đầu sẽ lựa chọn danh mục đầu tư cụ thể và Bộ KHĐT thẩm định giám sát. Chúng tôi sẽ cố gắng trong công tác kiếm soát này.
Cũng phải nói rằng, lực lượng tư nhân chưa có nhiều nguồn lực, nên không phải những gì Nhà nước mong muốn xã hội hóa thì khu vực tư nhân đều có thể đáp ứng được. Sự tham gia của tư nhân ngày càng chiếm vị trí quan trọng, nhưng cũng phải từng bước chứ không thể ngay lập tức có thể làm được tất cả.
Bộ trưởng Phạm Quang Vinh cũng cho biết thêm, một trong những hình thức thế giới đã làm và rất thành công là hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong đối tác công tư này, nhà nước và tư nhân sẽ hợp đồng đầu tư xây dựng một công trình nào đó. Và căn cứ vào hiệu quả công trình thì nhà nước sẽ xem xét bỏ tiền tham gia vào dự án này ở những lĩnh vực có nhiều rủi ro mà tư nhân không chấp nhận được. Hoặc, bù đắp tiền cho dự án này để có thể nhanh chóng hoàn vốn, khuyến khích tư nhân đầu tư. Còn lại, vốn nhà đầu tư sẽ bỏ ra.
Nghĩa là, thay vì trước đây chúng ta đầu tư 100% để xây dựng một cây cầu, thì nay chúng ta có thể chỉ cần bỏ 30%, còn 70% là nhà đầu tư làm và họ sẽ thu hồi vốn thông qua thu phí.
Như vậy, Nhà nước sẽ có nhiều tiền làm những công trình như thế hơn. Đấy là nguyên tắc PPP. Hiện, Bộ KHĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 71 năm 2010 về thí điểm dự án PPP tại Việt Nam. Dự án này đang được triển khai ở một số dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Thời gian tới, chúng tôi đang kết hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm làm PPP để hoàn thiện khung pháp lý này cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và quốc tế.
Thứ hai, hiên chúng ta đang xây dựng, chọn lựa những dự án lớn trong kết cấu hạ tầng để kêu gọi các tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia theo hình thức PPP.
Mổ xẻ doanh nghiệp FDI
Huy Vũ (Học viện tài chính, Hà Nội): Thưa bộ trưởng, hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đang lâm vào tình trạng có vấn đề về tài chính. Vì thế đang có hiện tượng một số trụ sở cũng như xưởng, nhà máy của họ bị “vườn không nhà trống”.
Hiện tượng này gây lãng phí về quỹ đất cũng như doanh thu cho thuê đất của nhà nước?
Bộ trưởng có giải pháp gì về vấn đề này chưa? Xin hỏi trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, địa phương hay Bộ KHĐT?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, vấn đề này rất thực tế. Vừa qua cả thế giới, cũng như khu vực châu Âu gặp suy thoái kinh tế, đặc biệt là nợ công trong khu vực châu Âu. Chính vì vậy, những doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng nặng, thậm chí là có những tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, châu Âu sụp đổ.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp ở châu Á cũng như trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam cũng không tránh khỏi khó khăn, thậm chí không đủ vốn đầu tư tiếp. Như vậy, cộng với khó khăn nội tại dẫn đến nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đình hoãn sản xuất…
Về trách nhiệm, bộ trưởng cho rằng đây là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành, trước hết là địa phương, nơi cấp phép dự án.
Các địa phương cấp phép cho các dự án phải xem cụ thể dự án đó thế nào. Các Bộ chuyên ngành trong lĩnh vực, cũng như các bộ tổng hợp như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đều có trách nhiệm chung.
Mỗi doanh nghiệp có khó khăn khác nhau, phải xác minh cụ thể, kiểm tra lại, xem doanh nghiệp đó khó khăn thật sự, đổ bể do khách quan hay các lý do khác, để mỗi doanh nghiệp chúng ta có cách xử lý.
"Chúng tôi nghĩ rằng, đây là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, phải cùng nhau rà soát tháo gỡ để từ đó làm sao khắc phục được, hoặc là phục hồi sản xuất cho hiệu quả, hoặc là yêu cầu chuyển nhượng, thu hồi nếu như có những yếu tố có thể thu hồi được theo đúng luật pháp Việt Nam." - Bộ trưởng nói
Chu Ngọc Lan (Gia Lâm- Hà Nội): Tôi đã từng làm tại một công ty nước ngoài một thời gian. Nên tôi khá hiểu cách làm ăn của họ. Bộ trưởng nghĩ sao nếu nhiều năm liền họ đều báo cáo lỗ nhưng trên thực tế chưa chắc phải lỗ nhiều như thế.
Vậy chuyện doanh nghiệp FDI lỗ hay lãi thế nào, cơ quan quản lý đầu tư có số liệu chính xác và có những biện pháp kiểm tra được là lỗ giả hay thật được không? Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm ăn rất nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng có một số doah nghiệp không trung thực trong khâu hạch toán kinh doanh, khai lỗ giả để trốn tránh trách nhiệm nộp thuế, trong kinh tế gọi là chuyển giá. Khi xuất hiện tình trạng này, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành địa phương đã tích cực xem xét để giải quyết.
Bộ KHĐT đã xây dựng đề án chống chuyển giá và sau khi trình, Chính phủ đã quyết định giao Bộ Tài chính chủ trì chương trình này, vì liên quan nhiều đến thuế, hải quan. Bộ KHĐT cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu để so sánh giá các mặt hàng trong nước và quốc tế.
Chúng tôi nghĩ rằng việc chống chuyển giá không chỉ từ khâu cuối cùng, mà còn có trách nhiệm của các bộ, ngành ở mọi khâu, từ đó phát hiện sớm để ngăn chặn.
Thu Hằng (Bảo hiểm Bảo Việt): Một hiện tượng không mấy mong chờ là hiện nay một số doanh nghiệp FDI bắt đầu chuyển từ sản xuất sang kinh doanh phân phối? Khi chuyển sang phân phối thì họ buộc phải nhập khẩu. Vậy vô hình trung họ làm gia tăng nhập siêu, lợi nhuận của họ đương nhiên là chuyển về nước họ.
Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này và Bộ trưởng có biện pháp gì để nắn lại dòng vốn FDI đi vào sản xuất hay không?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, đúng là có hiện tượng nhiều doanh nghiệp trước được cấp phép sản xuất, giờ chuyển sang kinh doanh phân phối mặt hàng. Ở đây có hai loại.
Nếu họ được cấp phép chỉ được sản xuất sản phẩm đó, như xe máy, giờ chuyển sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh, thì phải xem xét lại giấy phép. Nhưng bản chất ở chỗ, trước 2007, khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, chúng ta hoàn toàn cấm, không cho phép các doanh nghiệp đã đăng ký sản xuất lại được đăng ký tiếp tục nhập khẩu, đứng ra làm đại lý phân phối tất cả các sản phẩm của mình.
Nhưng từ 2008, khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận điều khoản của tổ chức này và phải cam kết nhiều khoản, trong đó có việc từ 2009, Việt Nam phải mở cửa để các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài ngoài vào Việt Nam ngoài đăng ký sản xuất sản phẩm của mình, được phép đăng ký phân phối và tiêu thụ và các sản phẩm của họ. Nghĩa là không có rào cản.
Đây là sức ép lớn trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Cho nên, việc một số doanh nghiệp đang sản xuất, chuyển sang đăng ký thêm nhập khẩu và kinh doanh đại lý cũng đã xuất hiện nhiều. Về mặt nguyên tắc, không cấm họ bằng hành chính được.
Hiện, cơ quan quản lý phải có biện pháp khác, như sử dụng hàng rào kỹ thuật, để hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong nước sản xuất được, hạn chế các tiêu cực. Hay ngoài ra, chúng ta khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất tại VN các mặt hàng tương tự với chất ượng tốt và giá thành thấp hơn.
Gần đây, chúng ta phát động phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Đấy cũng là một biện pháp hữu ích cùng với việc tôi đã nêu ở trên.
Trao đổi về dòng FDI đưa vào lĩnh vực bất động sản, bộ trưởng Vinh cho rằng, về luật pháp, Việt Nam không cấm các nhà đầu tư nước ngoài. Phải nói rằng hiện có nhiều dự án bất động sản quy mô lớn, hiện đại, mẫu mực.
Qua đó, không những chúng ta có lợi về đầu tư mà còn có bài học trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực Nhà nước khuyến khích mà chúng ta khuyến khích các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến…
Đầu tư cho bất động sản cũng có đóng góp quan trọng nhưng nếu đầu tư quá mức vào lĩnh vực này gây ra những vấn đề căng thẳng, ảnh hưởng đến thị trường, kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm. Nếu bình quân trong giai đoạn 2008 – 2010, trên 34% trong tổng vốn FDI vào Việt Nam đầu tư vào bất động sản. Đây là con số đáng báo động. Nhưng sang năm 2011, cùng với các biện pháp quản lý vĩ mô, đầu tư vào bất động sản của các doanh nghiệp FDI giảm còn 7%.
Đỗ Việt An (Đường Nguyễn Sơn, Gia Lâm, Hà Nội): Tôi từng nghe nhiều về “chạy ngân sách, chạy vốn đầu tư”. Sáu từ này có xuất hiện ở Bộ Kế hoạch đầu tư không? Thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đây là vấn đề mà tất cả các cấp, ngành liên quan đều phải quan tâm và có các biện pháp phòng ngừa hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
Tôi nghĩ rằng, không ai có thể nói rằng, ở Bộ mình, cơ quan mình, ngành mình là hoàn toàn không có tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải kiên quyết, có biện pháp, cơ chế quản lý sao cho dù có muốn cũng không thể tiêu cực được.
Bộ đã và đang làm theo định hướng đó và cũng có kết quả hết sức tích cực, được các địa phương, bộ, ngành đánh giá rất cao.
Ngay từ khi bước vào năm 2012, Bộ đã trình Chính phủ cơ chế mới làm sao giảm bớt “xin cho” - nguyên nhân dễ dẫn đến tiêu cực, đó là đề nghị Chính phủ cho công bố toàn bộ số vốn cho các địa phương, bộ, ngành trong năm, giao lại quyền phân bổ, lựa chọn cho Chủ tịch UBND các tỉnh và Bộ trưởng các bộ.
Ngay trong năm này, cũng trình Chính phủ xây dựng Nghị định về đầu tư phát triển trung hạn, nghĩa là trung hạn 5 năm, trước mắt là 3 năm, 2013-2015, Bộ sẽ trình Chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí phân bổ ngân sách, Chính phủ sẽ công bố ngân sách cấp cho 3 năm còn lại từ 2013-2015 cho các bộ, ngành, địa phương.
Các địa phương chủ động phân bổ nguồn lực này. Như vậy, các địa phương sẽ chủ động biết 3-5 năm tới mình có bao nhiêu tiền, chủ động sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Đây là cơ chế được các tổ chức quốc tế, bộ, ngành địa phương đánh giá cao.Tôi nghĩ đây là việc làm quan trọng để thay đổi tư duy, thay đổi cơ chế “xin cho”.
Trường Phong


-Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN 16-3-12)
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP 16-3-12)

Trâng tráo như hàng Apple nhái tại Việt Nam (VNN 16-3-12) Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư   –   (RFI).  - Liều thuốc 1% không cứu được doanh nghiệp    –   (RFA).-- Lãi suất hạ, tiền có vào bất động sản? (PLVN).- Cứu… đại gia? (Thanh tra).
-- WTO : Khó xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì đất hiếm    –   (RFI).- Thực trạng và triển vọng kinh tế của Eurozone (Tầm nhìn).  – ASEAN có thể học được gì từ cuộc khủng hoảng châu Âu? (Tầm nhìn/BĐ Giacácta).-Xích lô Sài Thành (TP 16-3-12)
Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: Kết luận chính thức về "Máy phát điện chạy bằng nước" của TS Khê (NLĐ 16-3-12) -  Máy phát điện “chạy bằng nước” làm nóng giới khoa học (TN 14-3-12) 

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư: 'Sân golf không có lỗi' (VnEx 16-3-12) -- Mấy ông bộ trưởng này nói chuyện nghe tức cười thiệt!
“Cò” cá tra ăn chặn nông dân (DV 15-3-12) Đường dây 500KV Bắc – Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee). -China’s Politics of the Economically Possible- Project Syndicate -When sound economic advice is divorced from political reality, it probably will not be very useful advice. Unfortunately, that is true of the World Bank's impressive new report on China, which the country's one-party regime has a strong interest in ignoring.
Để dạy học - "Supply and Demand": A Meter So Expensive, It Creates Parking Spots (NYT 15-3-12) -- Fascinating!!!
Kinh tế Mỹ: What GOP Economists Don't Understand About Milton Friedman (Atlantic 15-3-12)
20 nền kinh tế nợ nước ngoài “đầm đìa” - (17/03)

 
-Ngân hàng Thế giới : VN cần bước sang một giai đoạn mới của sự phát triển hiệu quả và công bằng hơn.
Chính trị Trung Quốc: China’s modern economy belies secretive and opaque politics (WP 16-3-12) -- Subscribers only: Ousting of China’s iron fist signals power struggle within ruling elite (Sunday London Times 18-3-12) Minxin PeiThe ghost of Mao haunts China’s succession plans (FT 18-3-12) -- Do China’s Communists Face a Yeltsin?  (Diplomat 17-3-12) Good point: "One reason Bo’s leftist populism had so much appeal was not that ordinary Chinese people were yearning for a return to the dark Maoist era, but that they were fed up with the status quo" -- Understanding Chinese Politics Today Forbes 16/3/12--
 Lời đắng của người Nhật dành cho người China (Nguyễn Văn Tuấn).- Nhận diện những căn bệnh trong ĐCS Trung Quốc (TT).  - Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai bị cách chức vì… “phạm thượng” ? (Tầm nhìn).-Trung Quốc : Hàng ngàn người Tây Tạng kéo về tỉnh Thanh Hải sau một vụ tự thiêu mới    –   (RFI).- Thay đổi lãnh đạo Trung Quốc có nghĩa gì với Mỹ (TVN). - Vì sao Trung Quốc phải cải tổ chính trị? (Đất Việt).Những trang mạng thiên tả đóng cửa sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức   –   (x-café). - Leftist websites go down following Bo Xilai’s dismissal (Want China Times).  
Dân Tàu sống trong hang: In China, millions make themselves at home in caves (LAT 18-3-12) 
 
 

Kiểm điểm vụ tuyển thủ quốc gia bỏ trốn ở nước ngoài

Hình ảnh của đội rowing Việt Nam đang bị xấu đi dù thành công ở SEA Games 26. Ảnh Duy Nam SGTT.VN 19.03.2012-Kiểm điểm vụ tuyển thủ quốc gia bỏ trốn ở nước ngoài - Ngày 19.3, theo tổng cục Thể dục thể thao, phía đội rowing sẽ phải tường trình cụ thể về việc hai vận động viên Lương Đức Toàn (Hải Phòng) và Nguyễn Phương Đông (Hà Nội) bỏ trốn ở lại Úc trong chuyến tập huấn chuẩn bị cho vòng loại Olympic London 2012.
Theo quy chế quản lý vận động viên trong các chuyến tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, hộ chiếu của các thành viên trong đoàn sẽ được người quản lý (trưởng đoàn, huấn luyện viên) nắm giữ. Việc quản lý này nhằm đảm bảo cho những lần xác minh danh tính trước khi thi đấu và phòng ngừa trường hợp bỏ trốn.

Theo báo cáo của đội tuyển rowing Việt Nam, sau khi kết thúc một tháng tập luyện, đội tuyển rowing sẽ trở về Việt Nam để chuẩn bị sang Hàn Quốc tham dự vòng loại vào tháng tư thì xảy ra chuyện. Trong những ngày tập luyện tại Úc, hai vận động viên này đã tập luyện cùng đội rất bình thường, đến tối ngày 10.3 cả đoàn chuẩn bị về lại Việt Nam, hai tuyển thủ nam Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn đã trốn khỏi khách sạn. Đây là hai vận động viên chủ lực của đội vừa đoạt huy chương đồng SEA Games diễn ra tại Indonesia năm 2011.
Hai vận động viên rowing bỏ trốn này đã nâng tổng số vận động viên đội tuyển Quốc gia Việt Nam bỏ trốn lên hơn chục người.
Ngày 23.3.2008, sau khi kết thúc giải Vật tự do và cổ điển tại Hàn Quốc, đã có ba đô vật trong đội tuyển bỏ trốn ngay tại sân bay Incheon. Ngay tại cửa sân bay, hai vận động viên Dương Đình Nam và Nguyễn Văn Phong đã bỏ trốn khiến cả đoàn náo loạn. Khi huấn luyện viên Nguyễn Quang Long đang hoảng hốt tìm kiếm, vận động viên Nguyễn Doãn Dũng, người đoạt huy chương vàng SEA Games 24 đã xin đi vệ sinh với lời hứa mà ông Phong kể lại rằng: “Nếu em muốn bỏ trốn, em đã đi cùng hai người kia. Em thương thầy mới ở lại”. Nào ngờ, vài phút sau đó Nguyễn Doãn Dũng cũng bỏ trốn.
Trước đó năm 1996, ba cua rơ và hai đô vật của Hà Nội đã trốn ở lại Moscow trong chuyến tập huấn tại Nga. Năm 2002, chuyến tập huấn tại Hàn Quốc chuẩn bị ASIAD 13, hai vận động viên môn vật của đội tuyển Quốc gia là Phí Hữu Sơn và Tạ Đình Đức cũng "mất tích", sau này cả hai bị bắt khi đang làm bốc vác tại xứ người. Cũng trong năm 2002, một đô vật khác của Hà Nội đã trốn ở lại Hàn Quốc sau chuyến biểu diễn.
Với việc tiếp tục có vận động viên bỏ trốn tại nước ngoài, các huấn luyện viên của nhiều đội tuyển đều than thở rằng, các chuyến đi tập huấn ở nước ngoài có khả năng sẽ khó được duyệt hơn, thậm chí ngay các nước như Hàn Quốc, Úc... cũng sẽ không thoải mái trong việc cho đội tuyển Việt Nam sang tập huấn.
THẢO DU


Xôn xao chuyện ‘đại gia làng’ vỡ nợ 30 tỷ (VNN)-.Điều tra nguyên nhân em bà Liễu "đại gia" tự tử
Tuổi Trẻ
TTO - Trưa 19-3, thượng tá Dương Văn Trường - trưởng Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - cho biết: "Công an huyện Hương Sơn đang điều tra vụ ông Nguyễn Sĩ Luân, 32 tuổi, trú tại xóm Nha khí tượng, xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn treo cổ tự tử".
Em trai nữ đại gia 'siêu đám cưới' tự tử vì vỡ nợ?Báo Đất Việt
Em trai đại gia 'đám cưới 50 tỷ' Hà Tĩnh tự vẫn tại nhàVTC
Em trai của nữ "đại gia" tổ chức “siêu đám cưới” treo cổ tự tửAn ninh thủ đô
Thảm hại kết cục những đám cưới hoành tráng (VN Media).- Em trai của nữ đại gia “siêu đám cưới” ở Hà Tĩnh tự tử vì vỡ nợ?(GDVN). - Ồn ào ‘đường dây buôn chó Thái Lan – Việt Nam’ trên báo Anh (ĐV).


.- Sương mù bao phủ Thủ đô, người đi đường lạc hướng (Bee).
Hơn một nửa diện tích TP.Hồ Chí Minh bị lún (LĐ).- Đại công trường khai thác đá phá rừng Hồng Lĩnh (Bee).- Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 (TT).  - Quảng Nam: Dân hoang mang vì nứt đập thủy điện (VNN).  - Nghìn hộ cố thủ trong lòng hồ thủy điện (TP).
Ordos – Thành phố ma lớn nhất Trung Quốc (DT).-- Nóng dịch bệnh ở người, cúm gia cầm hạ nhiệt (VNN).- 2 tháng không ngủ, mỗi ngày uống 35 lít nước (TT).- Khổ sở với khối u kỳ quái (NLĐ).
Đường đi của gia cầm lậu (TT).  - Hà Giang: Tràn lan thịt gà đông lạnh “3 không” (DV).- Bệnh viện tỉnh: Thiếu trăm bề (NLĐ).  - Người hiến máu tăng, máu vẫn thiếu (SGGP).
Xử phạt 2 hộ có đàn heo nhiễm chất cấm (TN). - Thịt lợn nhiễm độc: Người nuôi chết dở, dân buôn khốn khổ (VEF). - Đáng sợ trái cây tẩm hóa chất (NLĐ). - Phát hiện 2 đàn heo nhiễm chất cấm (NLĐ).- 1.153 điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (NLĐ).
Những bất ổn trong ngành Than (Phần 2)   –   (RFA). Mời xem lại Phần 1.- Mốt… ở nhà giả cổ (TT&VH).- Về nơi không còn đất chôn người chết (ĐĐK).- Chưa khắc phục sự cố đứt đường điện vượt nhánh sông Tiền (SGGP). - Đứt đường điện qua sông Tiền, 3.500 hộ bị ảnh hưởng (NLĐ).

Lò than bủa vây vườn quốc gia Mũi Cà Mau (TT).- Hàng chục giếng nước thành bẫy người (PLTP).- Quảng cáo lậu tung hoành (TN).
Cửa biển vừa nạo vét xong đã bị bồi lấp (TN).
Tăng cường xe hút đinh ở cửa ngõ phía tây TP.HCM (TN).- Vượt lên cái chết – hồi ký Tâm “si-đa” – Kỳ 1: Chông chênh đường đời (TT).
Săn trộm vọoc, một Việt kiều Mỹ còn bắn chết người (NLĐ).- Bạc Liêu: Trăn gấm quý hiếm nặng 100kg chết vì ung thư phổi (DT). - Xâm nhập “đại bản doanh” của vàng tặc và lâm tặc: Kỳ 2 – Ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật? (ĐĐK).
‘Khắc phục ngay vết nứt thủy điện để tránh gây thảm họa’ (VNE).  - EVN trần tình về vết nứt thủy điện sông Tranh (VNE).  - Thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt: Chuyện bình thường? (Bee).  - Đập Sông Tranh 2 rò rỉ nước: không ảnh hưởng đến đập (SGTT).  - EVN khẳng định đập Sông Tranh 2 an toàn (TBKTSG).- Cảnh báo nguy cơ Trái Đất thiếu nước trầm trọng (TTXVN).
-Xuất hiện nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Những ngày gần đây, ở khu vực bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 thuộc địa bàn huyện vùng cao Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước, gây lo lắng cho chính quyền và người dân địa phương. Ngay khi nhận được thông tin vết nứt, ...
Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2Tuổi Trẻ
Thủy điện sông Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứtVNExpress
Dân hoang mang vì nứt đập thủy điệnVietNamNet

Tản mạn: Phong cách giảng dạy (Nguyễn Văn Tuấn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét