Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tổng thống Myanmar thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của CT nước Sang, nhưng chỉ VOV đưa nội dung này, còn TTXVN thì chỉ đưa tin TT Dũng tiếp: - Đưa quan hệ VN-Myanmar phát triển mạnh, sâu rộng (TTXVN). Còn VTV1-Thời sự tối thì trong tin có đoạn “thời gian gần đây Myanmar có những bước đi tích cực trong chính sách đối nội và đối ngoại, hòa giải dân tộc, ổn định đất nước và thúc đẩy quan hệ đối ngoại …”, không thấy nó tới hai chữ “dân chủ”. Kiêng khem vậy cũng dễ hiểu! Hy vọng ông Thein Sein lần nầy qua bày vẽ cho VN chút.
http://nld2.vcmedia.vn/zoom/398_298/sKb9EZSQLZblqgVZUilshbE7HvXloc/Image/2012/03/nh2ptg_fd869.jpg
Vụ 1 người chết tại phòng tạm giữ: “Con chết oan uổng lắm, con ơi!”   (NLĐO) – Cơ quan công an thông báo anh Thọ treo cổ tự tử nhưng gia đình nạn nhân lại bức xúc cho rằng nạn nhân không tự tử và đã bị đánh đập rất nhiều trước khi chết.   =========>>>
VOV Online /BM -Về vụ san lấp mộ ở Hà Nội: Đơn vị thi công đã sai phạm
Tiên Lãng có chủ tịch huyện mới (VnEx)    ——Nỗi lòng của Hai lúa - Đại Đoàn Kết/BM – Ls. Lê đức Tiết =  Trong cả nước hiện có nhiều con nợ ngân hàng nhiều tỷ đồng tiền vay để khai hoang phục hóa, để đầu tư vào đất đai nhưng chưa kịp thu lợi thì đất đã bị thu hồi. Bởi vậy Tòa án nhân dân tối cao cần tái thẩm các bản án về đất đai đã có hiệu lực pháp luật nhưng oan sai trong toàn quốc, chứ không riêng gì ở Tiên Lãng. Đây là thang thuốc hồi sinh mà Tòa án nhân dân tối cao cần làm và có đủ điều kiện để làm nhằm cứu sống nhiều nông dân đang lao đao vì nợ nần, đang lâm vào cành khốn cùng vì bị phá sản mà nguyên nhân không phải do lỗi của họ.
Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện (VnEx)  Dòng nước qua khe nứt chảy mạnh đủ tung bọt trắng xóa.  – và -Nước tuôn như dòng thác qua khe nứt phía Nam cửa xả.=>

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/44/a8/nut_dap_thuy_dien.jpghttp://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/44/a8/20-3,_Anh_1,_Song_Tranh_2.jpg


 
“Đụng” đất lúa, phải được Thủ tướng đồng ý (VnEc)   —–Phí chồng lên phí (VnEc) -Giấc mơ ôtô của nhiều người dân Việt Nam đang ngày càng trở nên xa vời..
Trung Quốc tăng cường tuần tra ở vùng đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông  (RFI) -Theo Tân Hoa Xã ngày 20/03/2012, hai tàu Hải giám của Trung Quốc gần đây đã tuần tra ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp chủ quyền. Đây là các cuộc tuần tra định kỳ, được triển khai sau khi Bắc Kinh ban hành Luật bảo vệ biển đảo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


KINH TẾ
Ngân hàng “gắn sao” bằng “pháo” sáp nhập?  (VnEconomy).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Vật vờ 10 năm Cánh diều điện ảnh Việt Nam (VnMedia).   - Thiếu gió cho diều điện ảnh bay (SK&ĐS). http://img-hn.24hstatic.com/upload/1-2012/images/2012-03-20/1332239346-bong-da-imogen1.jpg
Ghi hình xe buýt vi phạm, bị chém gần đứt lìa tay (ĐV)  —-Người làm thuê hiếp dâm chủ nhà giữa ban ngày (ĐV)  —-Phòng hiệu trưởng bị trộm 9 cây vàng và nhiều tiền mặt (ĐV)  —–Giải cứu 19 cô gái bị bán sang Trung Quốc (ĐV)  —-Choáng váng ‘nhìn’ teen Việt ôm hôn, sờ soạng… và ‘ấy’ (ĐV)
24h.com.vn /BM -Imogen: Mỗi ngày một bộ bikini ===============>>>
Hai ôtô lật nhào sau cú đâm trực diện (ĐV)  —Cắn răng, bịt mũi… đi vệ sinh ở bệnh viện (VNN)   —–Đình chỉ công tác trưởng công an xã nổ súng đuổi dân (VTC)
Những ‘chợ tình’ ở TP HCM (VnEx)   —-Ùn tắc gần 20 km vì tai nạn liên hoàn (VnEx)   —-Chi cục phó CC Hải quan Hà Tây say rượu làm càn (Bee)
14 năm tù “bốc hơi” còn 12 năm (NLĐ)

Bắt cóc bé 5 tuổi đòi 180 triệu đồng nếu không sẽ bán nội tạng (NLĐ)

http://static.baomoi.com/avatar.aspx?ID=8107414&ts=150&tt=1ANTĐ/BM -Vừa giải cứu thành công bé trai 5 tuổi bị bắt cóc
Bí mật sau đám cưới của lão đại gia với thiếu nữ tuổi 19 -Báo Đất Việt/BM -  Chia tay người vợ thứ tư, 25 tuổi, chỉ sau đúng một năm chung sống, Lê Ân – ông chủ của Làng du lịch Chí Linh- Vũng Tàu, của Công ty Lê Hoàng lại một mình vào ra trong khu biệt thự rộng vừa là nơi ở, vừa là.                               ==========================>>>
Lại lật xe trên Quốc lộ 14, một người nguy kịch (NLĐO)   —Sinh viên ĐH Công Nghiệp bán ma túy (NLĐO)   —-Hãm hiếp cháu ruột rồi giả vờ nằm ngủ (NLĐ)   —-Bắt cướp, một bảo vệ bị đâm thấu ngực (NLĐ)   —-Tiền Phong /BM  -Thiếu nữ sexy bên ‘Ong vàng’    ——Hậu trường sexy của Bước nhảy hoàn vũ 2012 – Phunutoday.vn - (Ảnh nóng)/ Baomoi



GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Dạy lịch sử: Bộ Giáo dục đã ‘bắt tay’ với Hội (VNN).

Hươu đã rơi vào nanh sói mất rồi!  (SGTT) – …Ở góc độ giáo dục, việc dạy học né tránh những vấn đề huý kỵ như thế cho thấy giáo dục Việt Nam vẫn là lối dạy – học áp đặt lạc hậu mà thế giới đã bỏ từ lâu. Chính cách dạy văn theo lối áp đặt cách hiểu, nhận thức tác phẩm văn học theo khuôn mẫu lâu nay đã triệt tiêu năng lực cảm xúc, sự thông cảm giữa người với người, làm cho con người ngày càng trở nên vô cảm ……Trong khi các nhà giáo dục còn loay hoay bịt đường hươu chạy trên sách giáo khoa thì hươu đã chạy vào rừng cấm và rơi vào nanh vuốt bầy sói mất rồi!
Sốc khi nghe con nói về cô giáo  (TT)   —-Vở tập viết tiếng Việt dưới con mắt người Séc (Vietinfo)

Báo động học sinh tự tử dồn dập   (NLĐO) – Từ đầu năm đến nay, cứ vài ba ngày là thấy trên báo đăng tin có người tự tử. Đáng lo ngại hơn, trong số đó có rất nhiều vụ nạn nhân là các em học sinh.  —Nữ sinh bóp cổ ông nội cướp tiền (NLĐ)

picture   Phim Titanic bị tố “xuyên tạc sự thật” (NLĐ)
Phản ứng trường vì clip con bị đánh phát tán lên mạng -VnExpress  /BM
Cứu nguy cho tình trạng học sinh “mù” môn lịch sử  (VN+)


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG


Vietstudies :  Bài cực kỳ quan trọng của sử gia Pierre Brocheux (THD trả bộn tiền!): Reflections on Vietnam (New Left Review Jan-Feb/2012) — Nhắc lại: Ba của ông này quen thân với Trần Văn Giàu (đọc lại Hồi ký Trần Văn Giàu!) — Bạn nào dịch nhanh bài này được thì rất đội ơn!
QUỐC TẾ
Philippines: hoà đàm bế tắc (RFA)   —Trung Quốc: tham nhũng lớn trong công trình đường sắt cao tốc (RFA)  —-Pháp điều tra xem có liên hệ giữa các vụ bắn giết hay không (VOA)   —Nga: Cảnh sát đàn áp đối lập sau cuộc bầu cử tổng thống  (VOA)
Mỹ: ‘Cuba khinh thường nhân quyền khi bắt những người bất đồng chính kiến’ (VOA)  —Ấn Độ có thể ủng hộ nghị quyết của LHQ về tội ác chiến tranh ở Sri Lanka (VOA)
“Thiên đường”Trung cộng : >>>    Một cử nhân Trung Quốc chết đói (Đat Việt)  >>>Tiệc cưới siêu khủng: Mỗi khách dự được biếu 33 triệu đồng (ĐV)
Eisenhower từng ba lần gặp người ngoài hành tinh? (VNN)  —-Vệ tinh Nga lại rơi xuống Trái đất (VNN)  —Putin đã chi bao nhiêu cho bầu cử? (VNN)
Triều Tiên mời thanh sát viên hạt nhân LHQ tới thăm (VNN)   —-Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông  (TN) -Giới chức Trung Quốc được cho là đang có kế hoạch biến các đơn vị hải giám, ngư chính thành những lực lượng đậm chất quân sự.
Những quan to ‘ngã ngựa’ ở Trung Quốc (VnEx)    —– Trung Quốc kiên trì xuất phát từ lợi ích của nhân dân, đảm bảo quan hệ Trung-Mỹ tiến lên quỹ đạo đúng đắn (CRI)
Giá đất đắt đỏ, lấy toilet làm nhà   (NLĐO)- Hình ảnh một gia đình sống trong nhà vệ sinh lan khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trong bối cảnh giá đất đắt đỏ ở nước này.    —-Hội đồng Điều hành Đặc khu Hồng Công ra thông cáo về… - Báo Tin tức/BM    —–Trung-Triều họp về kế hoạch phóng tên lửa vệ tinh  (VN+)   —-Căng thẳng gia tăng giữa chính quyền và đối lập Cuba (RFI)

Con Trời

Ba Bê – Trannhuong
Ngọc Hoàng vi hành hạ giới tìm hiểu dân tình thế thái. Đang lang thang trên vỉa hè thành phố bỗng nghe tiếng nổ ầm ầm đinh tai buốt óc như ma khóc quỷ gào. Hàng trăm quái vật bám đuôi đánh võng trên đường phố nhanh như tên bắn, khiến dân chúng bạt vía kinh hồn.
Nhìn thấy một cụ già vừa bị ngã đang lập cập đứng dậy, ngài bước tới lễ phép hỏi:
- Dạ thưa cụ! Bọn chúng là yêu quái từ phương nào đến mà dữ dằn như vậy?
Cụ già nhăn nhó bảo:
- Còn hơn cả yêu quái nữa! Chúng là bọn ăn no rửng mỡ bày đặt đua xe gắn máy vui chơi cá cược, chẳng coi ai ra gì!
- Thế kỷ cương phép nước ở đâu?
Ông lão cười như mếu mà trả lời rằng, chúng đều là con trời, đứng trên pháp luật, coi sinh mạng dân đen như cỏ rác!
Ngọc Hoàng nghe nói toát mồ hôi tự hỏi, chẳng lẽ lũ con ta trốn xuống hạ giới gây tai họa cho dân lành ư?
Ngài bèn tức tốc hồi triều, gọi các hoàng tử ra tra xét. Nhưng tất cả các hoàng tử đều trong cung cấm dùi mài kinh sử, rõ ràng ngoại phạm. Ngọc Hoàng vẫn chưa yên tâm, ngài mời Nam Tào, Bắc Đẩu đến dò hỏi:
-  Mấy lần vi hành hạ giới ta có ghé vài quán tươi mát thâm nhập thực tế … sợ để lại con rơi quậy phá trần gian. Các ngươi mau điều tra cho rõ ngọn ngành để ta tìm cách xử lý!
Sau khi điều tra, Nam Tào, Bắc Đẩu về thiên đình tâu rằng, mấy đứa quậy phá hạ giới không phải con Ngọc Hoàng mà chỉ là đám cậu ấm cô chiêu, con nhà thân thế, tự nhận là con trời hù dọa thiên hạ! Ngọc Hoàng giận tái mặt quát:
- Láo! Ngày mai các khanh đưa chúng về đây trị tội!
Thiên binh, thiên tướng lập tức cất quân thực thi nhiệm vụ. Chỉ tiếc một ngày trên trời bằng trăm năm hạ giới nên trần gian vẫn còn nhiều kẻ mạo nhận con trời hung hăng, ngang ngược! …
BB

Đề nghị Chính phủ khen thưởng cho công an xã Hồ sơn.


Nguyentuongthuy/ facebook Le Dung Vova
Hôm qua, đi thăm chị Hằng tại Thanh hà, mọi người trong đoàn khi  ra về cứ thấy lâng lâng.
Chuyện là chỉ quanh mỗi cái đối thoại với mấy công an xã Hồ sơn thôi. Lúc đầu mấy anh em họ kéo đến thì rất có vẻ ào ào như sôi, hình như trên tỉnh hay huyện gọi điện điều động họ đến ngay khu vực này để ngăn chặn một nhóm  rất nguy hiểm, rất manh động và rất …già mồm nữa.
Khi Bé cải đang giơ cái máy ảnh nhỏ lên để xem lại mấy cái ảnh chụp dọc đường thì một anh mặc rất luộm thuộm ra sát bên và bảo : ở đây không được chụp ảnh quay phim ! mấy chị em ngoảnh lại nhìn anh ta rồi bà Bích mau mồm hỏi  : này, anh là ai, ở đâu đến đây, có nhiệm vụ gì mà dám nói thế hả, có hiểu biết luật lệ gì không …? sợ quá, anh ta rút ngay cái thẻ công an xã trong túi ra đưa cho mấy chị em xem. Mà anh là công an xã sao ăn mặc như xe ôm thế này, đồng phục  đâu, hiểu rõ chúng tôi đang làm gì chưa , biết chúng tôi là ai chưa …? anh ta lại cóng rúm  vó vào, lúng búng : chỗ này cấm quay, chụp… cấp trên bảo thế…
Mình nóng mắt bảo : ông có được học luật về biển cấm không ? giá trị của biển cấm là sau hay trước biển cấm hả ? tịt.
Một ông đội mũ bảo hiểm trắng ra bảo : đây là lãnh thổ của chúng tôi ! á chà, được,  hay, lại có chuyện để nói với mấy ông  này rồi.
Gió ra hỏi : anh tên gì, lực lượng nào, anh bảo lãnh thổ của các  anh thì anh ghi vào đây cho tôi biết từ đâu đến đâu để chúng tôi đứng ra bên vạch … lại sợ quá lủi mất.
Một tay áo trắng bụng phệ cứ lẩm bẩm : chúng tôi  là dân ở đây, các anh cứ tụ tập ở đây,  gây mất trật tự… lại  bị bé Cải dạy dỗ  : các anh ở đâu đến đây , hàng gần hai chục người, còn tự động chui vào sân nhà dân khi họ không có nhà, ngồi tụ tập nhìn ra đông gấp 3 lần chúng tôi thì ai cho phép ? lại tịt ngóm.
Khổ quá, ai cũng biết họ là công an xã Hồ sơn, họ bị điều động, bị dọa nạt bằng cách bơm vào đầu nào là nhóm kia nó nguy hiểm, nó gây rối kinh lắm, nó lý luận cũng kinh, nó cứ đòi đủ thứ làm theo luật pháp, còn có cả những lão già, mụ già giáo sư tiến sỹ ở đấy nữa mới nguy, phải cảnh giác, phải đề phòng chúng , biết đâu chúng tụ tập ở đấy rồi bất ngờ khởi nghĩa thì sao, trở tay không kịp  đấy. Thế nên các ánh phải không ngừng cảnh giác, đề phòng mọi diễn biến , dùng mọi phương án kể cả chưa có trong sách vở để  kiểm chế, dọa nạt, chia rẽ, bôi bẩn, phá thối bọn đấy, ai làm tốt sẽ có khen thưởng, có thể  tăng hàm nhanh.
Nhưng lại khổ cái ra hiện trường chỉ gặp toàn chị em, anh em, bà già, ông già quá đàng hoàng, đĩnh đạc, lịch sự cả, quái thật, chả thấy vị nào gớm giếc hay nguy hiểm gì cả. Mà  còn nói đâu ra đấy về pháp luật, về các qui định, nghi thức của từng người đang làm việc tại đó  sai chỗ nào, chưa được chỗ nào.
Ngay cả chú em tên Hiệu đến lần thứ 3 lên thăm thì mình đã thấy có tiến bộ một cách bất ngờ, đã nghiêm túc khi tiếp các Cụ già, trả lời rất thuộc bài, đá bóng cũng tạm. Bởi vì bị bắt vở mấy lần nên chắc cũng về  rút kinh nghiệm.   Thực tế, nếu chú em muốn tiến bộ thì nên học hỏi từ chính những người cao tuổi đã từng trận mạc đời lính như anh Khang, bác Thụy, từng làm cán bộ quản lý  trong ngành  công an  như Bác Quang, Cụ Hiền Đức, từng là các trí thức  lớn, nhà văn, nhà báo, luật sư nhà nghiêm cứu như cụ  Thọ, bác Trai,  anh Kim, các nhà nghiên cứu xã hội như chị Hương, chị  Anh, chị Bích, những người từng đạt giải viết lách như Hiếu …
Nhưng lại nghĩ nếu tất cả các anh chị em đang công tác tại trại Thanh hà và công an xã Hồ sơn mà nghĩ và làm được những điều đó thì  biết đâu lại chả có chuyện Đất nước lại phải xây nhiều trại giáo dục như thế.
Trong khi lãnh thổ của Đất nước còn đang bị xâu xé, đảo  Hoàng sa đang bị Tàu cưỡng chiếm, toàn dân đang hợp sức để tìm cách lấy lại, còn đường lưỡi bò phi lý của Tàu cộng đang bị cả thế giới tẩy chay. Cũng chính vì  cái lưỡi bò đó mà hôm nay chúng ta – những công dân xa lạ trên khắp mọi miền của Đất nước  - đã gặp nhau, cùng nhau lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, chính vì thế  mà chị Hằng đã bị Hà nội bắt giữ, giam vào  trại này một cách bất  thường.
Và hôm nay, nghe công an xã Hồ sơn nói ra vậy thì mình tỉnh ngộ, họ có ý thức bảo vệ lãnh thổ ngay cả khi ở xã, địa phương họ. Như thế đáng mừng lắm chứ, nếu họ truyền được tinh thần ấy cho con cháu, thanh niên thì đáng quý biết bao khi Đất nước cần.
Vậy theo mình, nhà nước nên khen thưởng cho công an xã Hồ sơn chỉ vì tinh thần ấy, còn những điều khác  họ chưa được nhận thức  đầy đủ thì cũng cần cho họ  được có thời gian để học hỏi thêm,  nghiên cứu thêm.  Công an xã mấy người được học hành đàng hoàng, ngay xã mình thằng em con ông cậu cũng chỉ học chưa hết lớp 7, đi lính về thì làm thôi, không có ai làm thay cả.
Mỗi ngày đi lại gặp những điều cần phải suy nghĩ, cần phải trao đổi, đối thoại.  Xã hội còn nhiều điều  bất cập và  cần phải thay đổi  để tốt hơn, vấn đề là cả xã hội có muốn hay không mà thôi.
facebook Le Dung Vova

Chỉ còn cách đảng tự sửa mình


Trích  : “Muốn thực hiện tốt thì phải thay đổi cơ chế giám sát quyền lực. Trong điều kiện một Đảng, không có đối trọng, phải tìm và tạo dựng cơ chế giám sát quyền lực, khắc phục và ngăn chặn sự tha hóa. Cần tạo cơ chế để người khác lấy đá ghè vào chân anh chứ không thể trông chờ anh tự lấy đá ghè chân mình được. Phải thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của lợi ích nhóm để thấy rõ chỉnh đốn Đảng thật sự là con đường duy nhất để vượt qua chính mình, giữ vai trò lãnh đạo. Xét đến cùng, sự tha hóa là do quyền lực không bị giám sát. Ở đâu quyền lực không bị giám sát thì ở đó có tha hóa.” -Hết trích
Cả hệ thống Nhà nước XHCN này và đảng đã có bao nhiêu tổ chức “giám sát,kiểm tra,thanh tra…” rồi,từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất??? bao nhiêu?? các đoàn thể “xã hội” bao nhiêu???rồi bao nhiêu nghị quyết???bao nhiêu năm???có gãi ngứa được những vấn nạn này không??? -Ở đời không có ai mà ngu tới mức đi “tố cáo” những người thân trong “gia đình” mình,không ai đi “hại” những người thân thiết của mình,trừ khi những kẻ khốn nạn,thậm chí có người thân làm sai cũng không ai đi tố cả???- Cho nên muốn dẹp được nạn “quốc nạn,giặc nội xâm,ngoại xâm…” chỉ có Đồng bào khi có quyền Công dân “thật sự” mới dẹp xong thôi,hàng ngàn biện pháp khác cũng tầy quây thôi-đố “chữa” được!!!- Đến nỗi Thanh tra mà còn ăn thử hỏi còn cách gì ? Xử lý thì lại “kể công trạng” rồi trớt quớt-giỡn chơi!!!!
Nguoicaotuoi  – Là Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, dự đợt tập huấn Nghị quyết TW 4 (Khóa XI) do Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức, ông Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực TW Hội Người cao tuổi Việt Nam đã dành cho độc giả Báo Người cao tuổi cuộc trò chuyện liên quan đến vấn đề này…
http://nguoicaotuoi.org.vn/Uploaded/baonguoicaotuoi/Nam%202012/TT-SK/tt1035.jpgPV: – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đề cập “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với tinh thần: “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh”, xin ông cho biết quan điểm của Đảng ta từ trước đến nay thế nào?
Ông Đàm Hữu Đắc:       ====================>>>
-Thực tế từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay, các thế lực thù địch không ngừng dùng các biện pháp, thủ đoạn xảo quyệt chống phá cách mạng nước ta, đặc biệt âm mưu diễn biến hòa bình để chống Đảng, Nhà nước ta nhưng chúng đã thất bại, vậy mà việc chống tha hóa, suy thoái trong Đảng lại chưa thành công, nhất là công tác tổ chức và hoạt động của Đảng, xây dựng bộ máy lãnh đạo. Ví như, từ năm 1996, Nghị quyết Đại hội Đảng VIII nhận định: “…Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự sống còn của hệ thống chính trị”.
Đến Đại hội IX Đảng ta cũng thừa nhận: “Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân…”. Mạnh dạn hơn, Đảng ta còn khẳng định: “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.
Đến Đại hội X (2006) Đảng ta nhận định: “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.
Năm 2011, Nghị quyết Đại hội XI Đảng ta vẫn khẳng định: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” và “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
Có thể nói, sau hơn 20 năm những yếu kém mà Đảng đã chỉ ra vẫn diễn biến nghiêm trọng, không được đẩy lùi mà còn phát triển tinh vi hơn. Do vậy, yêu cầu phải chỉnh đốn Đảng là rất cần thiết. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Hồ Chủ tịch năm 1947, Bác nhấn mạnh: Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của bộ đội, nhân dân, chính quyền, đoàn thể và của Đảng. Những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu cũng là giặc. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng là chống giặc và cũng cần kíp như chống giặc ngoại xâm.
PV: – Qua một phần tư thế kỉ, Đảng liên tục chỉ ra những yếu kém và kêu gọi đảng viên “tự sửa mình”. Tuy nhiên tình hình không cải thiện là mấy, nay Nghị quyết Trung ương 4 thừa nhận “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kì chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Vậy, theo ông cần làm thế nào để Nghị quyết TW 4 (Khóa XI) tạo chuyển biến thực?
Ông Đàm Hữu Đắc: – Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn Đảng thực ra không mới so với Nghị quyết Đại hội VI hay Nghị quyết Trung ương VI lần 2 (Khóa VIII). Ngay cả các giải pháp hầu hết đã được nêu trong các Nghị quyết Trung ương trước đó. Có chăng đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư đề cập đến tư duy nhiệm kì, lợi ích nhóm đang làm Đảng ta suy yếu, làm lòng tin của dân với đảng giảm sút. Cái mới nữa là ở quyết tâm chính trị và các động tác điều hành trong quá trình thực hiện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Khác với trước, công tác xây dựng Đảng thường được đề cập vào giữa nhiệm kì, lần này vấn đề xây dựng Đảng được đề cập ngay từ hội nghị đầu tiên của khóa mới. Như vậy là Đảng đã thấy không thể chậm trễ hơn được nữa, khi lòng tin của dân với Đảng, chính quyền bị thách thức nghiêm trọng. Giải pháp gì thì cũng phải tập trung gỡ cho được những nút thắt đang bị rối, như: Tình trạng xa dân, mất dân chủ trong Đảng và dân chủ toàn xã hội.
Biểu hiện rõ nhất là các cấp lãnh đạo vẫn còn biểu hiện quan liêu, ít hiểu sâu thực tế xã hội, ít gần dân. Nạn tham nhũng quá lớn, không chỉ là chống tham nhũng chung chung, đơn thuần như hiện nay, mà phải trừng trị tham nhũng, kiên quyết làm rõ những vụ tham nhũng có tổ chức và không có tổ chức, đơn tuyến và đa tuyến. Qua đó, phải mạnh mẽ và dứt khoát, sớm đưa ra xử lí trước pháp luật trong những vụ tham nhũng đã rõ, có biểu hiện rõ nét.
PV: – Thực hiện Nghị quyết 4 Khóa XI trong điều kiện một Đảng như ở nước ta. Theo ông, cần phải làm gì để có được hiệu quả cao, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân?
Ông Đàm Hữu Đắc: -Thực tế hiện nay của nước ta đặt ra yêu cầu nhiệm vụ chính trị rất to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo cao hơn, nâng sức chiến đấu mạnh hơn. Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) thể hiện sự quyết tâm cao độ trong tổ chức thực hiện, đồng thời nhấn mạnh phải triển khai từng bước vững chắc, làm quyết liệt, có hiệu quả. Như cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từng nói, tự phê bình và phê bình thì cấp trên phải làm gương “trên trước dưới sau”, “đã tắm thì phải biết gội đầu”. Điều này không có gì mới, vấn đề là thực hiện thế nào thôi.
Từ Đại hội VI đã yêu cầu: Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu hơn trong lối sống. Người có chức vụ càng cao thì yêu cầu về sự gương mẫu càng lớn. Không ai có quyền tự ban cho mình đặc quyền, đặc lợi. Vấn đề đặc biệt quan trọng hơn là không chỉ ở bản thân người lãnh đạo cấp cao mà cả cán bộ, đảng viên và vợ con, gia đình họ cũng phải thật sự gương mẫu, không vi phạm luật pháp, chính sách của Nhà nước.
Muốn thực hiện tốt thì phải thay đổi cơ chế giám sát quyền lực. Trong điều kiện một Đảng, không có đối trọng, phải tìm và tạo dựng cơ chế giám sát quyền lực, khắc phục và ngăn chặn sự tha hóa. Cần tạo cơ chế để người khác lấy đá ghè vào chân anh chứ không thể trông chờ anh tự lấy đá ghè chân mình được. Phải thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của lợi ích nhóm để thấy rõ chỉnh đốn Đảng thật sự là con đường duy nhất để vượt qua chính mình, giữ vai trò lãnh đạo. Xét đến cùng, sự tha hóa là do quyền lực không bị giám sát. Ở đâu quyền lực không bị giám sát thì ở đó có tha hóa. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy. Vì thế, không có phép màu để lấy lại lòng tin của dân với Đảng, trừ khi Đảng thực sự quyết tâm tự sửa mình, từ cấp cao nhất đến cơ sở. Không gì khác, muốn sửa mình thì phải có người chỉ ra sai sót, nếu không sẽ chủ quan, chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi lại thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình. Làm tốt điều này không ai khác ngoài quần chúng nhân dân và cơ quan báo chí. Cần thay đổi cơ chế phân công, phân nhiệm và thực hiện chất vấn trong Đảng, đồng thời công khai, minh bạch trong hoạt động chỉ đạo ở các cấp. Người dân đang trông chờ và theo dõi việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở.
PV: - Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Tuấn Đạt – Quang Thuận
(Thực hiện)

Kami :Bàn về lực lượng hậu thuẫn của tổ chức chính trị



Tue, 03/20/2012 – 03:20 — Kami RFA
https://encrypted-tbn0.google.com/images?q=tbn:ANd9GcRNoR1Fagn-y3DY3IEd7yCT65345qAVYJKMtYNBM5HydwKqk5hFtw-Tôi rất thích câu “Lãnh tụ hay lãnh đạo, cũng như tã lót, cần phải được thay đổi thường xuyên, vì cùng một lý do!”, câu trên có nghĩa người lãnh đạo ở bất kỳ đâu nếu để tại vị lâu thì sẽ nhiều khiếm khuyết và dẫn đến có các hành xử bẩn thỉu trong công việc lẫ tư cách. Có lẽ vì thế mà nhiều quốc gia đã quy định rõ trong Hiến pháp của họ về kỳ hạn đảm trách chức vụ đối với các quan chức cấp cao, vì ta biết quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn tới sự tha hóa tuyệt đối. Đó là biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa.
Với thể chế chính trị độc tài toàn trị như ở Việt nam hiện nay, thì chính quyền cũng như vậy, nghĩa là cũng cần phải có sự thay đổi. Bởi vì nếu một chính quyền nhà nước nào đó tự cho mình cái quyền độc quyền chính trị thì hậu quả sẽ dân tới sự tha hóa của các nhà lãnh đạo, bởi vì họ không chịu bất kỳ một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh (check and balances) nào. Hậu quả là đất nước đó sẽ không cơ cơ hội phát triển hết khả năng và tiềm lực vốn có của mình có thể và thực tế đã minh chứng điều đó đang là sự thật.
Để giải quyết sự bất cập này, để thay thế các quan chức lãnh đạo cao cấp hay cả một chính quyền, ở các quốc gia tiến bộ theo chế độ chính trị tự do dân chủ điều này đã được giải quyết bằng các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, công khai và minh bạch có đa đảng tham gia mà, khi đó chính quyền sẽ do người dân tự lựa chọn thông qua lá phiếu bầu cử của mình. Đây là sự cạnh tranh chính trị lành lành mạnh để cử tri quyết định chọn những người lãnh đạo có tài để phụng sự cho mình và đất nước của họ. Dẫu biết rằng thể chế chính trị dân chủ tự do chưa phải là một thể chế chính trị hoàn hảo nhất, xong cho đến giờ phút này thì nó vẫn là cái thể chế chính trị tốt nhất so với các thể chế chính trị hiện có của xã hội loài người đồng thời đây cũng là cách tránh tình trạng xung đột chính trị giữa các phe phái trong một quốc gia.
Bản chất vốn dĩ của sinh vật nói chung và con người nói riêng là tính phản kháng đối với tự nhiên, bởi nhờ đặc tình này mà nó đã tồn tại và phát triển không ngừng. Nếu không có đặc tính phản kháng chắc chắn sinh vậy hay con người không thể tồn tại đến ngày hôm nay. Trong xã hội con người cũng thể, sự phản kháng muôn mặt kể cả sự phản kháng với chính quyền luôn là bản năng tiềm ẩn trong mỗi con người nó luôn luôn có khả năng bộc phát khi có cơ hội. Mọi sự bức xúc của con người nếu không được phép tự do giải tỏa thì tới một lúc nào đó nó sẽ bật tung như một cái lò xo, hay một nồi hơi bị hỏng van. Và hậu quả thế nào cũng hết sức khó lường trước, ví dụ chuyện ở Đài loan người ta có các cửa hàng cho khách hàng sử dụng dịch vụ trút sự giận dữ, bằng cách đập bát, đập đĩa và các vật dụng. Dịch vụ này khá phát đạt bởi số người mắc bệnh phản ứng với stress tăng lên trong một xã hội công nghiệp hóa ở Đài loan khá nhanh.
Ở xứ Đài loan giàu có, dân chủ, văn minh mà còn như vậy, thì chuyện số người mắc bệnh phản ứng với stress này ở xã hội Việt nam đang ở mức độ nào? Hình như chưa có một nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào đề cập cụ thể về tỷ lệ phản ứng của người dân Việt nam đối với chính quyền hiện tại. Khi mà toàn xã hội sống trong một chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề theo như lời của Giáo sư – Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tình trạng đó dẫn tới hậu quả tạo nên cách chính sách chính trị, kinh tế, xã hội hết sức bất cập, khiến giá cả tăng vọt làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của những người lao động chân chính. Đó là chưa nói đến khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng lớn. Vậy mà hình như tình hình chính trị xã hội Việt nam nhìn bề ngoài đến nay vẫn có vẻ ổn định, không biết có phải vì dân Việt nam đã quá quen chịu đựng, để rồi họ thờ ơ vô cảm hay không? Nếu không phải như vậy thì tại sao áp lực cuộc sống đang đè nặng lên vai tầng lớp dân nghèo, là những người công nhân, nông dân, các cựu chiến binh, những người làm ăn chân chính sống dựa vào đồng lương hay lực lượng dân oan khổng lồ, mà sự bức xúc, phẫn uất của họ có thể ví như một quả bom nổ chậm nhưng không hề có phản ứng?
Câu trả lời cho vấn đề ở Việt nam là có lẽ vì chưa có người (tổ chức) làm công việc châm ngòi nổ để tạo nên một hiệu ứng đám cháy lớn trên diện rộng, nhưng điều quan trọng hơn cả là hình như các chính đảng và tổ chức chính trị trong nước và hải ngoại chưa xác định được lực lượng nào sẽ hậu thuẫn cho chính đảng hay tổ chức của mình.
Nguyên tắc chung bắt buộc của các chính đảng hay tổ chức chính trị trong sự vận động để dân tới một sự thay đổi về chính quyền trong hoàn cảnh xã hội độc tài hay tự do dân chủ điều quan trọng là phải xác định lực lượng hậu thuẫn cho chính đảng của mình. Việc tính toán lựa chọn đó phải dựa trên lực lượng chiếm tỷ lệ số đông trong xã hội, vì một khi việc lựa chọn chính quyền thông qua việc bầu cử, thì khi bỏ phiếu thì ngài tỷ phú cũng chỉ bằng bà quét rác vì đều chỉ một lá phiếu bầu như nhau, do đó đích hướng tới thông minh nhất của mọi chính đảng nhằm tới sẽ là tầng lớp dân nghèo có thu nhập thấp. Vì lực lượng này đã nghèo do vậy sẽ luôn có mặc cảm chán ghét chính quyền và mong muốn có sự thay đổi bất kể tương lai sẽ tốt hay xấu.
Biết điều đó để thấy đó là trách nhiệm và thách thức của các tổ chức chính trị trong và ngoài nước phải nghiên cứu để đề ra các biện pháp hành động ngay, để sao cho phải tạo nên hiệu ứng nhất hô bá ứng, một người hô để vạn người đều hưởng ứng đồng lòng, đồng loạt làm theo, điều tưởng chừng đơn giản đó vậy mà cũng khó mà tìm ra. Bởi cần phải hiểu hành động của con người phải bắt đầu từ nhận thức của họ, chỉ khi nào người dân đã thức tỉnh, cộng với áp lực nhiều mặt của cuộc sống đè nặng lên họ thì khi đó sức mạnh của họ sẽ được nhân lên vô cùng lớn. Nhưng trên thực tế công việc này không được quan tâm thỏa đáng, bằng chứng là sự tuyên truyền vận động của các chính đảng hay tổ chức chính trị đối lập hoàn toàn dựa vào mạng internet. Xin hỏi đa số tầng lớp dân nghèo có thu nhập thấp là lực lượng chủ lực của mọi cuộc thay đổi chính quyền ở Việt nam hiện nay họ có điều kiện tiếp cận với các thông tin trên mạng internet hay không?
Tình trạng trên có lẽ vì chúng ta nhầm lẫn vai trò của truyền thông và vai trò của các tổ chức chính trị, nhiều người nghĩ các nhà báo, các bloggers phản biện chính quyền (phải) là những người hoạt động chính trị và chính trị gia thì cũng cần phải tập trung cho việc viết báo hay viết blog để tuyên truyền. Đó là những suy nghĩ hết sức sai lầm, nhà báo họ làm vai trò phản biện xã hội, cũng ví như sản xuất ra sản phẩm nhằm khai sáng dân trí, nhưng công việc phân phối các sản phẩm nói trên (truyền tải, đưa các thông tin) tới quần chúng thì là trách nhiệm của các tổ chức chính trị.
Vì với hiện tại các thông tin mang tính chất phản biện xã hội, nâng cao dân trí để người dân hiểu được quyền của họ và trách nhiệm của chính quyền ở góc độ mang tính đối lập mới dừng lại ở các chương trình radio (số lượng rất ít) và các trang mạng trên internet. Nó lại là những cái quá xa vời với những người nghèo vì họ không có khả năng và kỹ năng để tiếp cận, mà tầng lớp dân nghèo, dân oan họ cần các loại báo giấy, các bản photo copy nhỏ gọn để truyền tay nhau. Điều đó sao không thấy ai hay các tổ chức chính trị triển khai để làm, thử so với các điều kiện kỹ thuật hiện nay với các bản báo, tạp chí hay truyền đơn trên khuôn khắc gỗ bằng đá, in roneo, in typo ngày xưa của những người cộng sản họ đã từng làm ngày xưa và hiệu quả của nó cao tới mức nào. Ngay trong các nhà tù lớn những người cộng sản họ còn tìm mọi cách, mọi điều kiện để xuất bản báo bí mật để tuyên truyền cho nhau nhằm củng cố tinh thần?
Các tổ chức chính trị, các chính trị gia nghĩ gì về việc này?
Công việc này không khó, dễ làm vấn đề quan trọng là cần phải giữ được bí mật. Mỗi cơ sở trong nước của các tổ chức hỉ cần một máy tính, một máy in kèm photo copy với chi phí khoảng 400 $, mỗi ngày phát tán khoảng 100 -200 bản in lại các bài viết quan trọng, mang giá trị thông tin cao để quần chúng đọc và truyền tay nhau. Mỗi ngày một ít, nhiều ngày sẽ nhiều dần lên, công việc nếu tiến hành thường xuyên liên tục trong một vài năm sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Ở Việt nam, muốn có sự thay đổi, muốn có cách mạng hoa Nhài hay hoa Cải thì đây có lẽ là biện pháp duy nhất có hiệu quả cao.
Trong xã hội có muôn vàn ngành nghề khác nhau, mỗi người mỗi nghề, mỗi người mỗi việc. Chỉ riêng trong vấn đề tổ chức đấu tranh chính trị đã có không ít các lĩnh vực, các vấn đề cần phải giải quyết. Mỗi lĩnh vực cần phải có các chuyên gia chuyên sâu vào vấn đề đó, người làm chính trị và và các nhà báo, blogger cũng vậy việc ai người đó làm để tạo nên tính chuyên nghiệp, đồng thời tránh tình trạng dẫm chân lên nhau. Đối với những người muốn tham gia hay hoạt động hay dấn thân làm công việc chính trị thì cũng vậy, cần phải có kiến thức hiểu biết về vấn đề khoa học chính trị, ai không (hoặc chưa) biết thì phải chịu khó dành thời gian để tìm hiểu, đọc các tài liệu, suy ngẫm để biến nó thành kiến thức của mình để áp dụng cho công việc mà mình theo đuổi cho đúng và đảm bảo tính khoa học. Tránh để xảy ra tình trạng như một số người không có kiến thức và hiểu biết về tổ chức đấu tranh chính trị, mượn việc làm chính trị nhằm khuếch trương tạo tiếng vang về tên tuổi của cá nhân mình, bằng những tuyên bố gây hiệu ứng sock và phản cảm cho dư luận, đây là một việc làm lợi bất cấp hại cần phải chấm dứt. Vì như thế vô tình tự họ biến mình thành một gã hề trong mắt của quần chúng, điều đó hết sức nguy hiểm bởi nó làm xấu đi hình ảnh và thiện cảm của quần chúng nhân dân đối với phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt nam vốn dĩ đang èo uột và mỏng manh.
Làm bất cứ việc gì, kể cả việc đấu tranh chính trị xin mỗi người chúng ta nên suy nghĩ đến cái lợi, cái hai. Đâu là cái hay, cái dở để xác định cái nên và không nên làm. Vì nhiều khi sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt bỗng chốc biến bản thân mình thành kẻ phá hoại.
Nếu so sánh công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt nam với quốc gia láng giềng Myanmar thì thấy chúng ta còn thiếu rất nhiều yếu tố căn bản cần phải có, nhưng ngược lại thì quá thừa nhưng cá nhân và tổ chức mang danh nghĩa đấu tranh chính trị, mà thực chất chỉ là một phường đánh trống múa rối với mục đích nhằm gây thanh thế và tạo dựng tên tuổi.
Thử hỏi những cái đó có mang lại lợi ích gì cho phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ của Việt nam hay không, hay ngược lại là hành động phản tác dụng?
Ngày 20 tháng 03 năm 2012
© Kami
————————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Tính chính danh của Hiến Pháp

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/20/120320095718_vietnam_parliament_464x261_reuters_nocredit.jpg


Huỳnh Thục Vy  -Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn
Cập nhật: 10:07 GMT – thứ ba, 20 tháng 3, 2012
 
 
BBC  -Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
Một chính thể có thể hình thành từ nhu cầu hành lập các nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên, từ sự kế thừa các thiết chế chính trị trước đó, như sự hình thành nhà nước quân chủ lập hiến hiện nay ở Vương quốc Anh, từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể là từ đấu tranh chống ngoại xâm, cách mạng lật đổ chế độ cũ, hay từ đảo chính nội bộ.
Thực tế cho thấy, con đường hình thành một chế độ quy định một số đặc tính của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thay đổi được tương lai và bản chất của chế độ đó.
Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị ‘sửa đổi Hiến pháp’      ============>>>
Tính chính danh
Một chế độ chính trị bước ra từ một cuộc cách mạng lật đổ nếu có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ trở nên chính đáng. Ngược lại, một chế độ lên nắm quyền bằng một cuộc bầu cử, bằng những hành động của mình, có thể đánh mất đi tính chính đáng đã có này.
Người dân là chủ thể có thẩm quyền duy nhất để trao cho hay tước bỏ tính chính danh, chính đáng của một chính quyền.
Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.
Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.
Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.
Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này.
“Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết”
Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ hình thành từ “cướp chính quyền” như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho…Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc.
Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.
 
 
Cuộc cướp chính quyền đưa đảng Cộng sản lên làm chủ đất nước   ==========>>>













Trong tình trạng đầy bất trắc đó, rất khó có thể chối bỏ những giá trị dân chủ tự do, nhưng thay vì phải thực tâm thực hiện những nỗ lực thay đổi để sự cầm quyền của mình có được tính chính đáng, những kẻ chuyên quyền tìm cách tạo nên phiên bản giả mạo của các định chế dân chủ như chế độ bầu cử, nhưng là Đảng cử dân bầu, và Hiến pháp như ở Việt Nam ta. Nhưng cái gì cũng có những nguyên tắc chủ đạo dẫn dắt và thể hiện bản chất của nó. Những trò gây hoa mắt không thể biến Gà thành Công.

Khế ước quyền lực
Như mọi người đều biết, một bản Hiến pháp chính trị đúng nghĩa theo cách hiểu của chúng ta ngày nay là một khế ước (hợp đồng) trao quyền với hai bên tham gia, một là người cầm quyền, hai là người dân. Bởi bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên xuất hiện trong Thời đại Khai sáng, sau nỗ lực giành tự do kiên cường và kiến lập nền Cộng hoà pháp trị cho một dân tộc non trẻ. Nên khi nói đến Hiến pháp hiện đại, chúng ta mặc nhiên nghĩ về những đặc tính dân chủ pháp trị của nó.
Vì thế, có thể nói, một bản Hiến pháp không có những quy định về các nguyên tắc chính trị căn bản nhằm phân chia, cân bằng và kiểm soát quyền lực chính trị; tạo lập cấu trúc cho một chính quyền tôn trọng tự do của người dân và nền pháp trị thì chỉ có thể được gọi là một văn bản mang tên Hiến pháp (nếu người lập ra nó muốn gọi như thế) chứ không phải là một khế ước trao quyền thực sự.
Chính tính chất của Hiến Pháp như là văn kiện giao phó quyền lực chính trị từ người dân cho Nhà nước- tổ chức quyền lực thay họ điều hành đất nước và đảm bảo an toàn, tự do cho họ-đã làm nảy sinh những tiêu chuẩn bắt buộc trong thủ tục thành hình một bản Hiến pháp hiện đại đúng nghĩa. Vậy thế nào là một khế ước trao quyền?
Đã nói đến khế ước, tức là chúng ta thừa nhận sự có mặt của các bên tham gia trong tư thế tự do, tự nguyện và bình đẳng. Người dân muốn tham gia vào khế ước này trước tiên phải bầu ra những người đại diện cho mình trong một Nghị hội Quốc gia, để rồi những người này với kiến thức về luật pháp cũng như trình độ chuyên môn sẽ thay mặt người dân lập ra một khế ước.
Cả hai bên tham gia ký kết khế ước này đều có những quyền và bổn phận riêng biệt theo nguyên tắc quyền của một bên là bổn phận của bên kia và ngược lại. Xem xét quá trình hình thành bản khế ước Hiến pháp này, ta nhận thấy rằng, để đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng của phía người dân thì sự đại diện của các nhân vật dân cử vô cùng quan trọng.
Sự đại diện càng nghiêm túc, tức là Quốc hội thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, thì bản khế ước càng đảm bảo quyền lợi cho phía người dân. Làm sao để có sự đại diện nghiêm túc trong Quốc hội?
Câu trả lời chính là phải có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch, công bằng, đa đảng, có sự giám sát của tư pháp, xã hội dân sự và khu vực truyền thông tự do.
 
 
Biểu quyết tại Đại hội Đảng: quyền lực thực đến từ Đảng hơn là Quốc hội ========>>>






Điều kiện thứ hai cần được nói đến là sự cần thiết bắt buộc của một cuộc trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Đây là một thủ tục pháp lý đặc biệt và mang tính cưỡng hành để một bản Hiến pháp dân chủ được thông qua và trở thành văn kiện pháp lý cao nhất của Quốc gia.
Một khế ước có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết. Và thủ tục phúc quyết chính là cơ hội để người dân đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giao ước, được coi như là chữ ký của phía người dân quyết định đồng ý với giao ước đã được lập ra đó.
Theo cách đó, với kiểu cách “Đảng cử dân bầu” hiện nay tại Việt Nam, Quốc hội không phải là thực thể đại diện cho ý chí người dân mà chỉ là một cơ quan khác của Đảng cầm quyền. Họ không phải là người đại diện hợp pháp cho phía người dân thì họ không có đủ tư cách pháp lý để lập ra Hiến pháp giao ước. Nếu họ tự cho mình cái quyền lập ra giao ước, thì nó cũng không phải là một giao ước đúng nghĩa.
Một khế ước mà từ đầu chí cuối chỉ do một bên soạn thảo, phê chuẩn nội bộ rồi ban hành, còn người dân hoàn toàn không biết gì về nội dung của nó cho đến khi nó trở thành “sự đã rồi”, cả cái quyền đặt bút ký kết (bằng phúc quyết) cũng bị tước mất, thì bản giao ước này thực chất đã bị giả mạo chữ ký, hay đúng hơn quá trình này là cả một cuộc tiếm quyền ngoạn mục.
Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.
Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình chung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là “Hiến pháp” của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập.
Tâm huyết và tri thức ấy, oái ăm thay, lại đang giúp cho chế độ độc tài xoa dịu những nan đề thuộc về bản chất của chế độ trong bối cảnh sự tồn tại bất chính của nó đang bị đông đảo các tầng lớp dân chúng chú mục theo dõi trong sự bất bình, qua những thất bại trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước hay trong chính sách đối phó với sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.
Thiết nghĩ, vấn đề chính danh của Nhà nước và Hiến pháp nên được chú trọng trước khi chúng ta có những hành động xa hơn nhằm đóng góp cho sự thay đổi tích cực của nước nhà.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến đồng ý hay phản biện lại về bài này, xin chia sẻ trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng các ý kiến đa chiều về nhu cầu cải tổ hiến pháp ở Việt Nam.

Bạc Hy Lai ‘cản trở điều tra tham nhũng’



BBC – Xuất hiện cáo buộc ông Bạc Hy Lai ngăn trở một cuộc điều tra tham nhũng trước khi bị cách chức Bí thư Trùng Khánh.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/15/120315140242_bo_xilai_304x171_reuters_nocredit.jpg
Cũng theo tin này, ông Bạc đã chuyển công tác của giám đốc công an thành phố, Vương Lập Quân, hồi tháng Giêng sau khi ông Vương cho hay đang điều tra một người thân của ông Bạc.
Đây được nói là thông tin từ cuộc điều tra ban đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo đó, ông Bạc Hy Lai, giận dữ khi nghe về vụ điều tra, đã chuyển vị giám đốc công an sang phụ trách giáo dục, khoa học, mà không báo cáo trước cho Bộ Công an.                                                                    Ông Bạc Hy Lai hiện vẫn còn là thành viên Bộ Chính trị

Theo báo cáo, được tung lên mạng từ cuối tuần trước, ông Vương Lập Quân, vì lo sợ cho an toàn cá nhân, đã lái xe đến Thành Đô và trú qua đêm ở Tòa Lãnh sự Mỹ.
Ông này sau đó đã bị đưa về Bắc Kinh và người ta hiện chưa rõ số phận của ông.
Theo một số trang mạng tiếng Hoa, các chi tiết này được ghi lại từ cuộc nói chuyện của ông Lý Nguyên Triều, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, tại hội nghị cán bộ lãnh đạo tại Trùng Khánh.
Ông Lý Nguyên Triều tuần rồi đã thông báo cho cán bộ Trùng Khánh về vụ cách chức ông Bạc Hy Lai và giải thích về cuộc điều tra.
Bản tin này không giải thích vì sao ông Vương lại muốn tự điều tra chống lại sếp của mình ở Trùng Khánh.
Cũng có nhiều tin đồn chưa được kiểm chứng rằng ông Vương đã trao cho phía Mỹ bằng chứng tham nhũng của ông Bạc Hy Lai, và rằng thậm chí còn giấu thêm tài liệu ở nước ngoài đề phòng trường hợp mình gặp nạn
Mặc dù các chi tiết chỉ được các trang tiếng Hoa hải ngoại công bố, việc tuồn tin ra ngoài cho thấy dường như đang bắt đầu chiến dịch làm mất uy tín của Bạc Hy Lai.
Theo ông Cheng Li, một học giả ở Viện Brookings tại Washington, nỗ lực triệt hạ thế lực của Bạc Hy Lai là việc “vô cùng nguy hiểm” cho lãnh đạo Đảng.
“Nếu sự quy tội quá nhẹ, một số lãnh đạo cao cấp và trí thức tự do sẽ không tán thành.”
“Nhưng nếu chỉ quy cho ông ta tội tham nhũng, nhiều người sẽ xem ông ta là anh hùng vì dư luận chung cho rằng tham nhũng là phổ biến – thế tại sao lại chỉ nêu tên ông ta?” ông Cheng Li nói.

Lưu giữ lịch sử từng người Việt: Phỏng vấn TS Thúy Võ Ðặng


Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

IRVINE (NV)Tại đại học UC Irvine đang hình thành một kho lưu trữ lịch sử cá nhân các thành viên trong cộng đồng Việt Nam do chính họ kể lại. Ðây là một dự án sưu tầm và giữ lại những câu chuyện theo phương pháp “oral history” của ngành lịch sử.
Dự án này, mang tên “Vietnamese American Oral History Project,” do Tiến Sĩ Thúy Võ Ðặng đứng đầu. Ðại học UC Irvine phê chuẩn dự án này vào tháng 11 năm 2011 và chương trình thu thập những câu chuyện này tiến hành được 4 tháng nay.
Tiến Sĩ Thúy Võ Ðặng, người đứng đầu dự án “Vietnamese American Oral History Project” thu thập lịch sử cá nhân các thành viên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở miền Nam California.
Tiến Sĩ Thúy Võ Ðặng tốt nghiệp Ph.D. ngành nghiên cứu sắc tộc tại đại học UC San Diego, và hiện làm nghiên cứu hậu tiến sĩ tại UC Irvine. Cô thực hiện luận án tiến sĩ về sự tương quan giữa chính trị văn hóa với ký ức, sử dụng phỏng vấn “oral history” với di dân gốc Việt thế hệ thứ nhất. Hợp tác với sáng hội Pacific Rim Foundation, cô phỏng vấn hơn 70 người Mỹ gốc Việt tại miền Nam California cho dự án của sáng hội này.
Nhiều bài nghiên cứu của TS Thúy Võ Ðặng được đăng trên tạp chí chuyên môn Amerasia Journal, tuyển tập Le Viet Nam Au Feminin, và tạp chí Journal of Vietnamese Studies. TS Thúy là thành viên ban quản trị hội VAALA và trung tâm St. Anselm. Cô cũng là blogger cho trang diaCritics.org.
Báo Người Việt phỏng vấn Tiến Sĩ Thúy Võ Ðặng về chương trình Vietnamese American Oral History Project. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua mạng xã hội Facebook.
-Vũ Quí Hạo Nhiên (NV): Xin chào Tiến Sĩ Thúy. Việc sưu tập những câu chuyện kể này tiến hành tới đâu rồi?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Mọi việc tiến triển rất tốt! Cá nhân tôi đã hoàn tất 3 cuộc phỏng vấn được viết lại đầy đủ, nhưng cuộc phỏng vấn làm bằng tiếng Việt và chúng tôi vẫn còn phải tìm cách dịch ra tiếng Anh.
Các sinh viên của tôi cũng hoàn tất được 36 cuộc phỏng vấn. Ðó là những cuộc phỏng vấn mới, còn có những cuộc phỏng vấn có sẵn nữa.
-NV: “Hoàn tất” tức là sao? Như thế nào thì được gọi là một cuộc phỏng vấn hoàn tất?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Một cuộc phỏng vấn phải đầy đủ giấy tờ và để làm cho xong phải đánh máy đầy đủ sẵn sàng để đưa qua Văn khố Ðông Nam Á – Southeast Asian Archive – trong thư viện UCI.
Tất cả những cuộc phỏng vấn này đều có thâu âm và hình ảnh. Một số cuộc phỏng vấn có kèm tài liệu gốc mà người được phỏng vấn họ tặng cho chúng tôi để cất chung vào văn khố.
-NV: Xin TS cho biết hiện nay dự án đã có những câu chuyện kể, những cuộc phỏng vấn, như nào rồi?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Những câu chuyện chúng tôi phỏng vấn được rất đa dạng và hấp dẫn. Có nhiều câu chuyện từ trại cải tạo, cuộc đời những người gốc Hoa, một số cựu nhân viên Boeing, có hai người lai Pháp, các vị lãnh đạo trong cộng đồng, nghệ sĩ, thương gia.

-NV: TS có thể chia sẻ vài câu chuyện đặc biệt?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Mỗi câu chuyện đều có tính đặc biệt. Ðiều hay nhất trong việc đi phỏng vấn là một số sinh viên của tôi phỏng vấn cha mẹ và đào ra được những chuyện của gia đình mà chính các em chưa bao giờ nghe.
Một trong những chuyện đó liên quan tới vụ một người “sponsor” ở Georgia thời thập niên 1980 đã lạm dụng tình dục một nhóm thiếu niên tỵ nạn Việt Nam tuổi teen.
Tôi thấy chuyện đó nói lên rất nhiều về sự lạm dụng hệ thống tìm người bảo trợ cho người tỵ nạn thời đó.
Một sinh viên khác phỏng vấn người thầy dạy tiếng Việt hồi trung học. Ông kể hồi ông còn trẻ ông trốn học nên bị bắt quân dịch. Sau chiến tranh ông bị đi tù cải tạo. Thành ra ông lại dùng câu chuyện này để khuyến cáo học trò đừng trốn học, đừng làm biếng, coi chừng bị đi tù!
Một người khác kể tôi nghe chuyện trong trại cải tạo. Ông bị giao việc sơn phông sân khấu cho một buổi văn nghệ. Một người bạn vẽ 3 cái hoa lên sân khấu, thì bị giám thị gọi lên. Giám thị hỏi tại sao lại vẽ 3 cái hoa. Họ hỏi có phải ông ấy muốn chỉ trích nhà nước là bọn “ba hoa” không. Họ bắt ông phải vẽ thêm một cái hoa nữa.
-NV: Ở trên, TS nhắc đến những cuộc phỏng vấn có sẵn. TS có thể nói thêm?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Ngoài những cuộc phỏng vấn mới thực hiện, tôi còn đang làm việc với những cuộc phỏng vấn do Vietnamese American Heritage Foundation thực hiện trong dự án “500 Oral Histories” của họ.
Tôi cũng làm việc với những cuộc phỏng vấn do các sinh viên trong lớp của Giáo Sư Linda Võ ở UCI thực hiện từ 2003 tới 2005.
Vì vậy, công việc không chỉ là làm thêm nhiều cuộc phỏng vấn mới, mà thu thập những cuộc phỏng vấn có sẵn và bảo đảm chúng sẵn sàng để được đưa lên mạng online và được bảo quản lịch sử.
Tôi dự trù là tới cuối năm sẽ có 100 câu chuyện và hiện nay chúng tôi đang làm đúng tiến độ để đạt kết quả đó. Tôi mới có được loạt phỏng vấn đầu tiên của sinh viên tôi, và trong khoảng một tháng nữa tôi sẽ chuyển số này qua thư viện.
-NV: TS đã dùng những cách nào để thông báo cho mọi người biết về dự án này?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Cho tới nay, đại học UCI gởi ra thông cáo báo chí, bản tin, bài viết. Tôi còn dùng các bản tin trong giới đại học, trang mạng của dự án, trang Facebook, và đi tới các sinh hoạt cộng đồng, thí dụ như tôi tới chương trình Common Ground của các bạn trẻ để tuyển sinh viên tình nguyện.
Thật ra cách loan báo tin tức hay nhất là truyền miệng – từ các sinh viên của tôi, các tổ chức cộng đồng mà tôi liên lạc, nhờ vậy mà những người được phỏng vấn (người kể, tiếng Anh gọi là Narrator) tin tưởng chúng tôi.
-NV: Báo chí Việt ngữ thì sao?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Tôi hy vọng sẽ tung ra được một chiến dịch trên truyền thông Việt ngữ. Hiện nay Viễn Ðông đã viết bài về chúng tôi và tôi hy vọng Người Việt với Việt Báo cũng sẽ viết bài hoặc tặng quảng cáo miễn phí để những người Narrator liên lạc với chúng tôi.
-NV: Dự án của tiến sĩ có nhắm tới các tiểu bang xa không?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Dự án này chỉ nhắm vào miền Nam California. Cho tới nay, chúng tôi có những người Narrator đến từ quận Cam, Los Angeles, San Diego, và một số đến từ vùng Inland Empire tức Riverside, San Bernardino, Imperial.
Một số người liên lạc với tôi từ khắp nơi nhưng chúng tôi chỉ phỏng vấn người ở miền Nam California. Có một giáo sư đại học Grinnell College ở tiểu bang Iowa liên lạc với tôi, muốn tặng những cuộc phỏng vấn do sinh viên của bà ấy thực hiện trong cộng đồng Việt Nam ở đó. Tôi đang nói chuyện với bà về việc này.
-NV: Nếu người ta muốn liên lạc với TS để kể chuyện mình lưu lại trong văn khố, thì phải làm sao?
-TS. Thúy Võ Ðặng: Họ có thể gởi email tới địa chỉ vaohp@uci.edu. Họ cũng có thể liên lạc với chúng tôi qua trang Facebook “Vietnamese American Oral History Project.”
Chúng tôi không sàng lọc người Narrator. Ai ở vùng Nam California đến với chúng tôi, chúng tôi cũng đều phỏng vấn.
Tuy nhiên, đây là một dự án nghiên cứu và sưu tầm cho hậu thế, nên mỗi người Narrator phải ký giấy đồng ý cho chúng tôi công bố câu chuyện của họ.

Thảm cảnh cửu vạn đói bụng ngồi chờ việc


Tác giả: Đức Tình
Bài đã được xuất bản.: 20/03/2012 05:00 GMT+7

(VEF.VN) – Từ đầu năm đến nay, ở hầu hết các chợ lao động lớn, tình trạng ế ẩm, khát việc là xu thế chung. Cửu vạn “khát việc”, ngồi chơi nhưng nóng ruột vì bụng đói, lo cho gia dình ở quê thiếu thốn.
http://vef.vn/assets/images/laodong-_1332151200.jpgCông việc ít, thu nhập thất thường
Chợ lao động ở Phùng Khoang, trên đường từ Nguyễn Trãi đi Cầu Đen, Hà Đông là từng nhóm người ngồi trên vỉa hè, phân theo quê quán, với hàng dài xe đạp, xe thồ và các dụng cụ lao động chất ngang ngửa.

Có khi cả tuần không có việc. (Ảnh: Quang Tình)  ====>>>



“Lên đây làm nghề này hơn 5 năm rồi mà chưa thấy khi nào vắng người thuê việc như năm nay. Từ khi ra tết, đến đây anh em chỉ toàn ngồi chơi thôi à”, anh Nguyễn Huy (45 tuổi), quê ở Nghĩa Hưng, Nam Định chia sẻ. Những người trong nhóm cùng với anh Huy phần lớn đều làm các công việc bên xây dựng, đập phá, dỡ nhà, đào đất… nay xây dựng khó khăn nên chả có việc để làm. .
“Gần tháng nay rồi, chúng tôi chỉ thay nhau coi gốc cây này thôi. Gốc cây này bị đuổi thì chạy sang gốc khác coi tiếp!”, bác Phạm Huy Phóng (51 tuổi) quê ở Thái Bình đang ngồi chờ việc ở Phùng Khoang vừa nói vừa cười gượng gạo.
Đi một đoạn khoảng 100m trên tuyến phố lao động này, bắt gặp một nhóm khác nhưng chỉ toàn là phụ nữ. Họ ngồi bạt dưới vỉa hè, buôn chuyện khi chờ khách.
“Phận đàn bà nhưng chúng tôi làm tất, từ công việc nặng nhọc, bốc vác tới cái nhẹ nhàng như dọn dẹp, giặt giũ… Nhưng ngồi mãi từ sáng tời giờ, hơn 3 tiếng rồi mà không thấy một ai thuê. Hàng tuần nay công việc chỉ là sáng ra đây ngồi nói chuyện, trưa về nấu cơm ăn, chiều ra ngồi chờ tiếp. Nhưng mà không có tiền tới đây không biết lấy gì để ăn”, chị Phạm Thị Trang quê ở Giao Thủy, Nam Định nói trong chán nản.
Theo chị, người dân nay cũng đang rất khó khăn trong thời buổi cái gì cũng tăng, từ rau cỏ, thực phẩm tới gas, xăng, nên họ ít thuê việc làm. Dù bận bịu, nhem nhuốc với mấy thứ việc này, nhưng người dân nay cố gắng tự làm để giảm bớt chi phí, chi tiêu. “Họ thắt lưng buộc bụng thì mình cũng phải buộc bụng thắt lưng, nhịn đói theo thôi”, chị Trang nói tiếp.
Công việc ít ỏi, lại rất thất thường, có khi lại ngồi không cả tuần khiến cho thu nhập của củ vạn rất bấp bênh, trôi nổi. Với nam lao động, nếu là công nhật thì khoảng từ 200.000-300.000 đồng/ngày/8 tiếng, còn công lẻ, công khoán thì giá rất phong phú, từ 100.000 đến 500.000 đồng tùy vào công việc. Với nữ lao động, họ thường tập trung thành từng nhóm, có khách nào gọi thì đi cả nhóm, dù chỉ được yêu cầu là 2,3 người. Số tiền họ làm được thì chia đều cho tất cả.
Anh Trần Văn Huy (35 tuổi) quê ở Nho Quan, Ninh Bình đang ngồi vất vưởng chờ việc trên cầu Mai Động chia sẻ: “Hôm nay thua! Cái nghề này như đi câu ở biển đó, son thì được ba bốn trăm một ngày, đen không ai thuê thì công không cả ngày luôn. Có hôm ban ngày không có ai thuê, nhưng giữa đêm có mối gọi đi làm thì lục đục dậy đi, không kể thời gian”.
Anh cho hay, hiện nay xung quanh khu vực cầu Mai Động, đường Kim Ngưu, Minh Khai, nhà nước giải tỏa, đưa nhiều kho hàng, các công ty cơ khí, đúc ống, xây dựng… ra ngoại thành nên công việc ít hẳn đi.
Theo chị Đinh Lan Phương, số 9 Cảm Hồi, Lò Đúc bán hàng nước gần cầu Mai Động tiếp xúc nhiều với “cửu vạn” ở đây cho biết, trước đây quanh khu vực cầu Mai Động, Kim Ngưu, người dân các tỉnh đổ dồn về đây làm rất đông. Bình thường, ngày nào cũng tầm 30-40 người, có lúc đỉnh điểm lên đến 50-60 người vào mùa hè. Nhưng năm nay ít hẳn đi, chỉ lèo tèo 10 đến 15 người.
Không dám về quê
Vì công việc không ổn định nên hầu hết họ đều trả tiền thuê nhà trọ theo từng ngày. Bình thường họ đều tập trung nhau lại, ở tập thể khoảng từ 5-10 người, thậm chí có nơi gần 20 người trong những phòng trọ chưa đầy chục m2, lụp xụp trong những ngõ hẻm xa tít với số tiền là 10.000-15.000 đồng/người/ngày.
Anh Lê Duy Dũng (42 tuổi) quê ở xã Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa thường chờ việc ở Ngã tư Sở. Anh cho biết, hiện giờ anh đang ở với 6 người nữa ở ngõ 105 phường Thượng Đình trong một nhà trọ 6m2 với giá là 15.000 đồng/người/ngày. Đi làm cả ngày, tối về phòng trọ chỉ với 2 cái chiếu trải ra cho 6 người nằm. Anh cho biết thêm, ở quê anh chỉ có 3 sào ruộng, cấy hái xong thì ra đây làm thuê luôn. Với công việc hiện tại, anh phải nuôi 2 đứa con đi học ở quê, 1 đứa ở Hà Nội. Nên dù khó khăn vẫn không dám về vì nếu bố bỏ về thì cả mấy đứa con sẽ bỏ học.
http://vef.vn/assets/images/laodong1_1332151191.jpg
“Thật tiết kiệm thì một ngày chi phí tất cả, từ ăn uống, nhà trọ, điện nước, đi lại… mất khoảng 100.000 đồng. Cấp cho đứa lớn đang học ngoài này 2 triệu rưỡi/tháng, còn đâu chỉ gửi về cho vợ được hơn 1 triệu thôi”.


Ngóng khách. (Ảnh: Quang Tình) ========>>>


Chị Trang chia sẻ: “Tiền công thất thường nên ăn uống cũng thất thường lắm. Hôm nào có việc, có tiền thì ăn ngon hơn một chút, còn hôm nào ế ẩm thì đi chợ chọn cái gì xấu nhất, rẻ nhất thì mua”. Hiện chị đang ở với chồng cũng đi làm nghề này và đứa con cả đang học ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN trong một phòng trọ 10m2 giá 700.000 đồng/tháng ở số 28 Phùng Khoang, Từ Liêm.
Chị phải cắt giảm hết sức chi phí tiền ăn tầm khoảng 20.000 đồng/người/ngày, tiền sinh hoạt của hai vợ chồng, rồi tiền học của con. “Nếu may mắn có việc hàng ngày, chắt chiu lắm anh chị mới có thể gửi về cho các con ở quê với ông bà khoảng 2 triệu đồng. Có tháng được có mấy trăm gửi về mà thấy xấu hổ với các con, với bố mẹ”.
Với tình trạng này, nhiều người buộc phải bỏ nghề. Đa số thanh niên bỏ về quê hoặc chuyển vào nam làm ăn, chỉ những người trung tuổi, lớn tuổi mới bám trụ lại Hà Nội để tiếp tục cái nghề này.
Anh Huy chia sẻ: “Khó mấy cũng phải bám trụ thôi, về quê bây giờ cũng thất nghiệp, nhịn đói nhìn nhau thì thảm lắm”.

Có kiểm soát được tài sản của quan chức?


(Dân trí) – Muốn nước giàu thì phải chống bằng được tham nhũng mà muốn chống tham nhũng thì trước hết phải kiểm soát được tài sản của quan chức. Bạn có nghĩ như vậy không?
http://dantri4.vcmedia.vn/X7jRMnh7kzDsXCfFuGw/Image/2012/03/mhlamquanchuan_c851b.gifCó đến 60 – 70% biệt thự thuộc các dự án nhà đất ở Hà Nội là của các quan chức nhiều cấp. Có vị quan cấp Tỉnh mua đến 5 căn biệt thự. Họ mua biệt thự cho oai, mua vì tiền nhiều không biết làm gì, mua xong bỏ hoang không cần hoàn thiện… Đó là thông tin từ một tờ báo do các công ty kinh doanh bất động sản cung cấp.
Khỏi cần nói trên báo chí, ai cũng biết bởi vì dân nghèo, cán bộ công nhân viên chức, người lao động lương không còn chưa đủ sống, lấy đâu tiền mua biệt thự. Những người có chức, có quyền đi xe hơi, ở biệt thự là chuyện bình thường. Còn tiền ở đâu ra thì ai mà biết được!?
                                                                                                (Minh họa: Ngọc Diệp)=====>>>

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm công tác phòng chống tham nhũng mới đây, có ý kiến cho rằng không  kiểm soát được tài sản của quan chức, cho nên công tác phòng chống tham nhũng không hiệu quả. Đúng vậy, nước mình không kiểm soát được các dòng tiền, ai mua biệt thự cũng được, mua cả chục căn cũng được, chẳng ai hỏi tiền từ đâu ra. Nhiều quan chức cho con cháu đứng tên tài sản, có đứa chỉ là công nhân hay còn là sinh viên nhưng đứng tên mua nhà đất vài chục tỉ đồng, cũng không ai hỏi tiền ở đâu chúng có. Cho nên, ở Việt Nam rất dễ rửa tiền tham nhũng.
Một nhà nghiên cứu phân tích, ở Pháp người ta giáo dục cho thanh niên khi vào đời có ba lựa chọn: Nếu muốn có cuộc sống an nhàn, không rủi ro thì phấn đấu làm công chức nhà nước, nhưng làm công chức thì thu nhập trung bình. Nếu muốn có thu nhập khá hơn thì làm cho tư nhân, nhưng phải chấp nhận có thể thất nghiệp. Thứ ba là muốn làm giàu thì kinh doanh, nhưng cũng có nghĩa chấp nhận không chỉ thành công mà có khi thất bại.
Ở ta hiện nay hình như muốn làm giàu nhanh nhất là phấn đấu làm quan chức. Ai cũng than lương Nhà nước thấp nhưng tại sao lại cứ lao vào tranh giành? Người ta bỏ tiền chạy chức, chạy quyền, chạy ghế để làm gì nếu không phải vì để kiếm tiền ở những vị trí đó. Cán bộ Nhà nước lương thấp nhưng người ta không sống bằng lương. Mối nguy hiểm mà nhiều vị lãnh đạo cao cấp từng lo lắng là ở chỗ này đây.
Quan chức có tiền sống xa hoa, con cái đi xe xịn, chơi bời lêu lổng, tiêu xài thừa mứa. Trong khi đó dân còn nghèo, nhiều nơi trẻ em không có cái ăn phải bỏ học. Cho nên, họ không chỉ có tội tham nhũng mà còn vô cảm với đồng loại, với những thân phận nghèo xung quanh. Đất nước còn những quan chức như vậy thì dân còn khổ, nước còn nghèo cũng không có gì lạ.
Muốn nước giàu thì phải chống bằng được tham nhũng mà muốn chống tham nhũng thì trước hết phải kiểm soát được tài sản của quan chức. Bạn có đồng ý với nhận định này không và theo bạn, làm thế nào để kiểm soát tài sản của quan chức?
Lê Chân Nhân

Hoa Kỳ ‘đừng làm đục nước Nam Hải’


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/biendongdaysong22-danlambao.jpg?w=408&h=121
BBC - Báo Đảng của Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ đừng “khuấy động va chạm” tại biển Nam Trung Hoa và xác nhận Trung Quốc luôn “tôn trọng tự do hàng hải”. Bài báo cũng nói các nước trong vùng nên “cảnh giác, không để nỗ lực của Mỹ làm đục nước” ở Biển Đông mà bản tiếng Anh của China Daily gọi là biển Nam Trung Hoa và Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Xã luận trên China Daily, bản tiếng Anh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/3/2012 đã phản ứng lại tuyên bố mới nhất từ phía quân đội Hoa Kỳ về vùng biển Nam Trung Hoa. 
Gọi phát biểu của Trung tướng Burton Field tại họp báo ở Tokyo thứ Năm tuần trước là “chính sách nước đôi”, báo Trung Quốc cho rằng mọi quốc gia, gồm cả Hoa Kỳ đang “hưởng đầy đủ quyền tự do hải hành” ở vùng biển này.
China Daily cũng nói chính Mỹ đang triển khai thêm chiến hạm tại biển Nam Trung Hoa và mở các cuộc diễn tập quân sự với các nước nằm bên bờ vùng biển để “phô trương sức mạnh quân sự” của mình.
Tập trận Mỹ - Philippines -hình tư liệu
 
TQ phản đối Hoa Kỳ tiếp tục tập trận với đồng minh Philippines==>>
 
 
‘Mỹ thiếu trách nhiệm’ 
Tuy không nhắc đến cuộc tập trận Mỹ – Philippines dự kiến bắt đầu trên đảo Luzon vào tháng 4 này, báo Trung Quốc nói “chính các hành động của Mỹ là thiếu trách nhiệm, chứ không phải hành động của Trung Quốc”.
Tướng Burton Field hôm trước yêu cầu Trung Quốc “tôn trọng tự do hải hành và có hành động mang tính trách nhiệm ở biển Nam Trung Hoa,” theo các báo quốc tế.
Nhưng nay Hoa Kỳ bị báo Đảng Trung Quốc cho là đã và đang “cố ý gây chuyện bằng cách thổi lên từ chỗ không có gì những cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa” và nắm lấy nguyên tắc an toàn hàng hải để mở đường cho việc “thực hiện chiến lược ngăn ngừa Trung Quốc” của Washington.
Đó là lời cảnh báo với Hoa Kỳ mà tờ Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra lần đầu tiên kể từ sau khi Quốc hội nước này hoàn tất kỳ họp lớn vào tuần trước.
Còn về các nước khác, bài báo gửi ra thông điệp các quốc gia này không nên “để cho Hoa Kỳ thổi bùng xung khắc”.

Phát biểu của giới quân sự Mỹ ở Nhật Bản gây phản ứng từ báo Đảng của Trung Quốc ===>>
 
 
“Để Hoa Kỳ thổi bùng lên xung khắc chỉ làm hại cho hợp tác khu vực và sự phát triển và hại cho quyền lợi của tất cả các nước nằm bên biển Nam Trung Hoa.”
Theo lịch trình được công bố từ trước, chừng 4500 quân Mỹ sẽ cùng 2300 quân Philippines tham gia cuộc diễn tập quân sự trên đảo Luzon và khu vực Palawan từ 16 đến 27 tháng 4 năm nay.
Palawan là vùng sát quần đảo Trường Sa trên vùng biển Manila gọi là Biển Tây Philippines.
 
Tuần trước, Trung Quốc lên tiếng bác bỏ một thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó, liệt kê ra một loạt các “vi phạm” của Trung Quốc liên quan đến khai thác dầu ở Biển Đông.
Hôm 16/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vi Dân nói vì có chủ quyền không thể tranh cã̉i ở vùng biển Nam Hải, “Trung Quốc không chấp nhận những cáo buộc không xác đáng từ những nước liên quan”.
Bài xã luận của China Daily hôm nay cũng nêu lại nguyên tắc “gác tranh chấp cùng khai thác” mà Đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Mã Khắc Khanh nói với phía Philippines gần đây và cũng là quan điểm lãnh đạo Trung Quốc nói với lãnh đạo Việt Nam.
Tuy nhiên, ch̉u trương “gác tranh chấp cùng khai thác” vấp phải thực tiễn là các nước Đông Nam Á thường chỉ mời bên thứ ba chứ không mời Trung Quốc vào thăm dò, khai thác dầu khí.

Mọi sự đều qua đi trừ quá khứ (Nguyễn Gia Thưởng) (TL 267)


eThongluan – Nguyễn gia Thưởng (Brussels) -
…Hòa giải không bao giờ nằm trong ngữ vựng của người cộng sản. Ðối với họ, chỉ có quyền lực là trên hết và quyền lực chỉ giành được bằng võ lực…”
Vẫn còn rất nhiều người muốn vứt bỏ cụm từ “hòa giải và hòa hợp” ra khỏi từ điển ngôn ngữ Việt Nam, vì sự hận thù đối với chế độ và chính quyền cộng sản vẫn còn cao ngất. Hễ nghe nói đến hòa giải và hòa hợp là có người cho rằng đây trò lừa bịp của cộng sản. Họ không biết rằng danh từ này phát xuất từ phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa trong lúc thương thuyết hiệp định Paris năm 1973. Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức chính quyền cộng sản Việt Nam bấy giờ, đã nhất quyết đòi bỏ chữ hòa giải và chi ghi hòa hợp mà thôi. Và cuối cùng danh từ hòa giải được chấp ghi vào trong Hiệp Ðịnh Paris với danh từ hòa hợp (*).
Sự kiện này cho thấy đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ chủ trương hòa giải cả, vì họ luôn nghĩ rằng lịch sử nhân loại là một chuỗi dài đấu tranh giai cấp. Hòa giải không bao giờ nằm trong ngữ vựng của người cộng sản. Ðối với họ, chỉ có quyền lực là trên hết và quyền lực chỉ giành được bằng võ lực, bằng đầu họng súng, bằng khủng bố.
Những anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một lòng lo giữ miền Nam nhưng sau đó thất trận, tin tưởng rằng sau bao nhiêu năm chiến tranh mọi người ai cũng mong thôi không đổ máu, muốn có hòa bình, nên đã mau chóng buông súng. Nhưng không ngờ nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn nuôi lòng hận thù với những người đã kháng cự lại làn sóng đỏ trước đó và đày đọa họ trong những trại giam mà chế độ cộng sản gọi là trại cải tao. Sự vô nhân đạo của những trại cải tao đã đạt tới cao điểm của hận thù. Chính vì chính quyền cộng sản đã bội ước điều 11 ghi trong Hiệp Ðinh Paris nên nhân dân miền Nam đã thù ghét cụm từ “hòa giải và hòa hợp”, và cho đó là một trò bịp bợm của chính quyền sộng sản Việt Nam. Kể từ đó, cụm từ đẹp đẽ và đầy ý nghĩa này đã bị từ chối và đi sâu vào tiềm thức phản cảm của rất nhiều nạn nhân chế độ độc tài đảng trị cộng sản.
Tại sao đảng cộng sản không muốn hòa giải ?
Ðiều kiện để đi đến hòa giải phải là phía ra tay hành hạ nạn nhân công nhận lỗi của mình và phía nạn nhân tha thứ cho kẻ hành hạ mình. Hiện nay cả hai điều kiện này chưa hội đủ, mối hận thù do đó càng chồng chất thêm. Vì sau hơn 30 năm thống nhất đất nước, chưa một người nào trong đảng cộng sản đã tỏ ra sám hối và mở lời tạ lỗi với nhân dân Việt Nam vì những hành động tàn ác của họ tại quốc nội. Cho đến nay những hành động tàn sát dân chúng Việt Nam trong những vụ Cải cách ruộng đất, Nhân Văn-Giai Phẩm, Xét lại chống đảng, Học tập cải tạo, Đuổi người lên vùng kinh tế mới, Bán bãi xua người ra biển… vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của rất nhiều gia đình và những nạn nhân còn sống sót sau những tội ác đó.
Chính quyền cộng sản Việt Nam được xây dựng trên xương máu của hàng triệu người, nên việc xin lỗi đối với họ là một điều rất khó khăn. Họ cho rằng xin lỗi là mặc nhiên nhìn nhận những việc làm sai trái trong quá khứ. Đối với đảng cộng sản, tất cả những người mà họ đã tàn sát đều có tội, hoặc là kẻ thù của giai cấp vô sản, hoặc là những người bị tình nghi chống lại đảng cộng sản. Chính vì thế tội ác của đảng cộng sản Việt Nam đã chồng chất quá nhiều, và chỉ tăng lên chứ không có giảm. Đảng cộng sản rất muốn mọi người quên đi những tội ác này nhưng không phải dễ, trừ khi đảng cộng sản bị giải tán. Mọi sự đều qua đi trừ quá khứ.
Xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn chia làm ba thành phần: phe thua trận, phe thắng trận và phe bị lừa. Phe thắng trận vẫn tiếp tục cao ngạo coi mình là đỉnh cao trí tuệ, đã đánh thắng hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ và do đó có toàn quyền cai trị đất nước. Phe thua trận chỉ mong được sống yên ổn với hy vọng được trả lại những gì đã mất, hay được kẻ chiếm đoạt cơ ngơi của gia đình mình hoàn trả lại. Phe bị lừa, đại đã số dân chúng Việt Nam hiện nay, chỉ biết than thân trách phận và chấp nhận sống trong âm thầm và nhẫn nhục với hy vọng ngày mai sẽ sáng sũa hơn, 37 năm đã trôi qua họ vẫn không thấy gì.
Như vậy, hòa giải và hòa hợp dân tộc là một điều rất cần thiết, phải kết hợp hai thành phần bị thua và bị lừa thành một khối để xây dựng lại đất nước.
Hệ quả tất yếu của bất bạo động
Thế giới ngày nay không còn ủng hộ những phong trào bạo động và bạo lực nữa. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã từ 30 năm nay chủ trương xây dựng dân chủ đa nguyên, đấu tranh bất bạo động trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc. Cho đến nay, hầu như mọi người đã mặc nhiên chấp nhận tinh thần đa nguyên và đấu tranh bất bạo động. Chỉ còn một số người vẫn còn thề sống mái không chấp nhận hòa giải. Những người này không hiểu rằng hòa giải chính là chính là triết lý chính trị để thực hiện tranh đấu bất bạo động và nâng cao tinh thần đa nguyên.
Bất bạo động phải được hiểu như:
-          những giá trị của tinh thần huynh đệ, tôn trọng, hòa bình, tự do, trách nhiệm và tương trợ,
-          một tiến trình đi tìm ý nghĩa, một lý tưởng cần đạt đến, luôn phải được bồi đắp,
-          đặt bạo lực ra khỏi vòng pháp luật, xem bạo động là một hành vi xúc phạm đến nhân phẩm con người. Ðó là sự tôn trọng trong suy nghĩ, trong lời nói và trong hành động đời sống của người khác,
-          bất bạo động không phải là một ý thức hệ, nhưng là một triết lý áp dụng vào đời sống hàng ngày và trong thái độ ứng xử của chúng ta,
-          kháng cự lại những bất công với những vũ khí bất bạo động, thoát ra khỏi vòng xoắn hủy hoại của bạo lực,
-          bất bạo động không có nghĩa là theo chủ thuyết chủ hòa (pacifism).
Những nguyên tắc hành động của bất bạo động dựa trên sự phân tích về bản chất của quyền lực: kẻ bị đàn áp không chấp nhận sự thống trị của kẻ đàn áp. Con người có khuynh hướng thụ động và cam chịu trước những bất công do đó vô tình trở nên đồng lõa, tiếp tay cho kẻ đàn áp. Bằng phương cách bất bạo động, nạn nhân từ chối không muốn là nạn nhân của kẻ đàn áp.
Hình ảnh sống động nhất của đấu tranh bất bạo động là Gandhi. Năm 1930, trên bờ biển Ấn Ðộ Dương, Gandhi bốc một nhúm muối trong tay và kêu gọi dân chúng xuống đường đòi xóa bỏ độc quyền phân phối muối của chính quyền Anh. Với cử chỉ tầm thường nhưng đầy ý nghĩa này, Gandhi đã dấy lên một cuộc “diễn hành muối” để đòi độc lập. Chính quyền Anh đã đánh dẹp và bắt bỏ tù hơn 60 000 người về tội không trả thuế muối. Theo lời nhắn nhủ của Gandhi, dân chúng Ấn đã không kháng cự lại và tiếp tục xuống đường đấu tranh bất bạo động. Kinh ngạc trước thái độ này, chính quyền Anh đã phải trả tự do cho số người bị bắt và chấp nhận cho người Ấn quyền được thu hoạch muối. Và cuối cùng chấp nhận trả độc lập cho Ấn Ðộ.
Hòa giải là một bắt buộc
Chủ trương bất bạo động phải gắn liền với hòa giải, nếu không việc đổ máu sẽ tiếp tục xảy ra. Hòa giải chính là tha thứ cho những ai trước đây đã ra tay hành hạ chúng ta nhưng nay đã thấy sai lầm của mình. Người Việt có tục ngữ  “Ðánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại” để nói lên tinh thần hòa giải. Chính nhờ vào tinh thần hòa giải, chúng ta sẵn sàng đón nhận những người trước đây đã lầm lẫn hăng say ủng hộ chủ nghĩa Mác Lê và ngày nay đã thấy sự bế tắc của chủ nghĩa này, số người này mỗi ngày một thêm đông. Hòa giải là lối thoát cho những ai đã từng chạy theo cái ác để trở về với dân tộc trong tinh thần đa nguyên và bao dung.
Hòa giải không có nghĩa là xóa sổ những tội ác xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của con người. Hòa giải đòi lại công bằng và chân lý cho nạn nhân.
Hòa giải là vũ khí bất bạo động chống lại chủ trương đấu tranh giai cấp, vì hòa giải không đòi hỏi xương máu mà chỉ đòi công lý. Hòa giải là tìm cách sống chung với nhau với tất cả những dị biệt.
Nếu chúng ta muốn sống chung với nhau, chia sẻ với nhau một tương lai chung trên đất nước Việt Nam một cách hài hòa, con đường đi tới bắt buộc phải qua hòa giải.
Nguyễn Gia Thưởng (Brussels)
(*) Chương IV: Việc thực hiện  quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Ðiều 11 : Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ: Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Châu Phi: Sản xuất tại Trung Quốc

Nguồn: Joshua E. Keating – Foreign Policy
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ   -19.03.2012
Khi trung tâm mới của Liên Hiệp Châu Phi (AU) khai mạc tại Addis Ababa, Ethiopia vào đầu năm nay, cơ sở trị giá 200 triệu Mỹ kim – hiện là toà nhà cao nhất tại thành phố thủ đô – đã gây nên nhiều chú ý. Nhưng không chỉ bảng liệt kê kỹ thuật đầy ấn tượng của toà nhà đồ sộ đã thu hút nhiều ý kiến mà còn là nhà tài trợ cho dự án này: Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã dẫn đầu cơn bùng nổ xây dựng trên khắp châu Phi, họ đã xây những con đập khổng lồ cùng những dự án cơ sở hạ tầng, sân bóng đá, và thậm chí ngôi đền hồi giáo lớn thứ ba tại Algeria. Và trung tâm mới đầy hào nhoáng của Liên Hiệp Châu Phi đã được chi trả hoàn toàn bởi chính phủ Trung Quốc.
Công trình xây dựng cao ngất này có ba trung tâm hội nghị, một bãi đậu trực thăng riêng, và đủ văn phòng để chứa đến 700 nhân viên. Tổ hợp cao 20 tầng này được thiết kế bởi học viện Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Đại học Đồng Tế còn có một cổng vào đầy ấn tượng. “Những vòi phun nước cao tạo nét duyên dáng cho quảng trường trước mặt toà nhà gần bức tượng vàng của cố lãnh đạo Kwame Nkrumah của Ghana và viên đá đầu tiên của đài tưởng niệm Nhân quyền của Liên Hiệp Châu Phi,” Tờ báo Kiến trúc Thế giới ca ngợi.
Một phiến đá trước toà nhà viết: “Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Châu Phi và Tổ hợp Văn phòng, quà tặng của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, được khởi công vào ngày 26 tháng Hai, 2009 và toàn tất vào ngày 26 tháng Mười hai, 2011. Tổ hợp này được khai trương vào dịp hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi lần thứ 18 với sự diện diện của lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo các quốc gia châu Phi — 28 tháng Giêng, 2012.”
Đại Thánh đường
Quốc gia: Algeria
Phí tổn: 1,3 tỉ Mỹ kim
Vào tháng Hai, chính phủ Algeria đã ký một hợp đồng với Tổng Công ty Công trình Kiến trúc Trung Quốc để xây dựng ngôi đền Hồi giáo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất bên ngoài Ả Rập Saudi. Cơ sở này — gồm một khu nhà rộng 20 héc ta với một ngôi tháp cao 275 mét và đủ chứa đến 120 nghìn tín đồ — nhằm để Tổng thống Abdelaziz Bouteflika “lưu lại di sản” của mình, bộ trưởng tôn giáo cho biết. Tổng Công ty Công trình Kiến trúc của nhà nước Trung Quốc, mặc dù là công ty dẫn đầu tại cơn bùng nổ xây dựng ở châu Phi, đã bị cấm tham gia đấu thầu vào các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ vì một vụ tai tiếng tham nhũng tại Philippines.
Đập Bui
Quốc gia: Ghana
Phí tổn: 700 triệu Mỹ kim
Con đập này đang được xây dựng bởi Sinohydro của Trung Quốc từ năm 2009 và dự tính sẽ hoàn tất vào năm tới. Có đến 2.600 người bị giải toả cho con đập dài 91 mét, nó làm ngập một phần lớn Công viên Quốc gia Bui, nơi cư ngụ của hai giống hippo đen cùng những loài thú hiếm như khỉ, sư tử và báo gấm. Dự án này cùng với đập Merowe của Sudan với hồ trữ nước rộng 174 kilomet vuông, đã giải toả 50 nghìn người, và đập Tekeze của Ethiopia cao 182 mét, cao nhất châu lục, là những dự án thuỷ điện tham vọng nhất của Trung Quốc tại châu Phi. Đương nhiên là Trung Quốc đã quá quen với những lợi nhuận và hệ quả của những chiếc đập khổng lồ.
Trung tâm Quốc hội Sipopo
Quốc gia: Guinea Xích Đạo
Phí tổn: 800 triệu Mỹ kim
Trung tâm quốc hội, được xây bởi Tổng Công ty Công trình Kiến trúc Trung Quốc, ban đầu được thông qua với mục đích tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nguyên thủ Liên Hiệp Châu Phi năm 2011. Cơ sở được bao bọc bằng kính theo phong cách hậu hiện đại được thiết kế bởi một công ty kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ và có thể lọc ánh sáng bên ngoài vào mà không gây nóng, trong khi vẫn thoả mãn phong cảnh bờ biển tuyệt vời của Malabo. Trung tâm triễn lãm này — vốn lọt vào vòng chung kết của các giải thưởng kiến trúc quốc tế — là một phần của “thành phố” mới bao gồm biệt thự và những trung tâm xây dựng của chính quyền côn đồ Obiang gần Malabo. Đây chỉ là một trong hàng loạt những dự án do Trung Quốc xây dựng gần đây tại thủ đô của quốc gia Đông Phi dồi dào dầu mỏ nhưng nghèo đói này, bao gồm một sân thể thao 15 nghìn chỗ ngồi, được xây cho Cúp Quốc gia Châu Phi 2012.
Kilamba Kiaxi
Quốc gia: Angola
Phí tổn: 3,3 tỉ Mỹ kim
Bất chấp thực tế rằng phân nửa dân số Angola sống dưới 2 Mỹ kim một ngày, sự thiếu hụt nhà ở và lĩnh vực dầu mỏ đang tăng trưởng đã biến thành phố thủ đô Luanda thành một trong những nơi sinh sống đắt đỏ nhất trên thế giới. Vì thế không gì ngạc nhiên khi chính phủ của quốc gia dầu hoả đang lên này đang có ý tưởng lớn về những dự án nhà ở. Khoảng 20 dặm về phía nam của Luanda, các công ty Trung Quốc đang xây dựng một thành phố mới, hiện thời được mang tên Kilamba Kiazi. Công đoạn đầu sẽ được hoàn ất vào cuối năm nay, sẽ cung cấp nhà ở cho 120 nghìn người trong 710 chung cư, cũng như các trường học, của tiệm và công viên. Thật kinh ngạc là Kilamba Kiaxi chỉ là thành phố lớn nhất trong bảy thành phố mới mà chính phủ dự tính sẽ xây trên khắp đất nước. Tuy nhiên nhiều người Angola lại hoài nghi về những công trình của Trung Quốc sau khi một bệnh viện do Tổng Công ty Công trình Hải ngoại của Trung Quốc xây dựng phải bị di tản vào năm 2010 vì những vết nứt rộng trên tường.
Đại lộ Thika
Quốc gia: Kenya
Phí tổn: 330 triệu Mỹ kim
Với gần phân nửa đã hoàn tất, con đường dài 31 dặm này đang được ba công ty Trung Quốc xây dựng nhằm kết nối thủ đô Nairobi đến trung tâm miền trung Thika sẽ là con đường rộng nhất ở Đông Phi — ở một số nơi rộng đến 16 làn. Các khu chung cư đã mọc lên dọc theo đại lộ, với hy vọng sẽ cắt giảm nạn kẹt xe nổi tiếng ở Nairobi và giúp nối liền kinh tế của Kenya với kinh tế Ethiopia ở phía bắc. Không như những nước khác, nơi Trung Quốc đã khởi động những dự án xây dựng đường xá lớn — ví dụ như Cộng hoà Dân chủ Congo và Nigeria — Kenia không có tài nguyên giàu có. Nhưng những dự án như thế này có thể giúp các doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập những bước đầu sớm sủa tại các trung tâm kinh tế chính của châu lục. Hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sang Kenya đã vượt qua 800 triệu Mỹ kim mỗi năm.

Vụ 1 người chết tại phòng tạm giữ: “Con chết oan uổng lắm, con ơi!”


Vài lời : sao ở CHXHCNVN người Dân càng ngày càng “điên”!!! hết chỗ để tự tử sao mà cứ phải vô Đồn công an để tự tử???????Có một số còm trên Internet bảo là “đồn công an có ma,có quỉ”- Không lẽ thiệt như vậy ??? Ma sao mà “dám” ở chỗ đó nhỉ ? Cứ cái “đà” này thì nên “cẩn thận” khi có việc đến những chỗ đó???
Thứ Ba, 20/03/2012 18:35

(NLĐO) – Cơ quan công an thông báo anh Thọ treo cổ tự tử nhưng gia đình nạn nhân lại bức xúc cho rằng nạn nhân không tự tử và đã bị đánh đập rất nhiều trước khi chết.


Người nhà nạn nhân đau đớn kể lại sự việc
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 16-3, anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lẻn vào nhà ông Lê Bảo ở xóm Tân Trung (cùng xã) thì bị phát hiện. Gia đình ông Bảo nói là mất một chỉ vàng. Sau đó, công an huyện Can Lộc đã bắt anh Trọng về phòng tạm giữ để điều tra. Hơn 2 ngày sau, anh Trọng tử vong.
Công an được huy động để lập lại trật tự, bảo vệ quá trình mổ tử thi
Sau cái chết bất thường của anh Trọng, người thân của nạn nhân vô cùng đau đớn và bức xúc. Họ đã kéo đến vây kín trước trụ sở công an huyện Can Lộc và nhà xác của bệnh viện. Ngồi gục đầu trước nhà xác, người thân của nạn nhân luôn miệng gào thét, than khóc “Trời ơi, họ giết con tôi rồi vu oan cho treo cổ tự tử. Còn đâu công lý nữa trời ơi!”.
Ông Lê Quang Lý (60 tuổi, bố của anh Trọng) đau đớn nói: “Nếu như con tôi treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ của công an thì tại sao ngay khi phát hiện họ không giữ nguyên hiện trường rồi gọi cho người nhà chúng tôi đến đó ngay mà sau hơn 2 giờ mới báo đã đưa vào nhà xác bệnh viện”.
Còn anh Lê Quang Ngân (SN 1978, anh trai nạn nhân) nói: “Sau khi em tôi bị bắt và tạm giữ tại công an huyện Can Lộc thì tôi có đến đưa cơm cho nó được 4 lần. Ngày 17, 18-3 đều đưa 2 lần sáng, tối. Những lần gặp tôi, Trọng có kể bị công an đấm đá, đánh đập rất nhiều”.
Anh Ngân cho biết thêm khi anh mang áo quần của Trọng về giặt, người nhà còn thấy có vết máu và phân dính trong quần. Khi nghe tin Trọng mất, anh Ngân chạy đến nhà xác thì thấy thi thể Trọng có vết bầm tím ở dưới lòng bàn chân, toạc ở đầu gối, trên cổ có dấu bầm tím. Nhưng lưỡi không thè ra ngoài, mắt vẫn nhắm.
Thượng tá Phạm Tài – Phó trưởng Công an huyện Can Lộc, cho hay  khoảng 14 giờ ngày 19-3, anh em trực tại phòng tạm giữ phát hiện nghi phạm Lê Quang Trọng treo cổ tự tử tại phòng tạm giữ. Khi mở cửa phòng ra, thấy nạn nhân còn đang nóng nên mọi người đã cắt dây và đưa ngay sang Bệnh viện Đa khoa Can Lộc để cấp cứu nhưng không kịp. Sau đó, nạn nhân được đưa vào nhà xác tại bệnh viện.
Trước sự bức xúc và phản đối của người thân, Công an huyện Can Lộc đã phải huy động lực lượng Cảnh sát cơ động, CSGT, bộ đội, dân phòng… với trang bị dùi cui phong tỏa, giữ trật tự, bảo vệ hiện trường để Cơ quan Pháp y tiến hành mổ tử thi làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Người nhà nạn nhân cũng bao vây trụ sở công an
 Cơ quan chức năng đã phải điều động rất đông CSCĐ, CSGT, bộ đội, dân phòng...phối hợp để giữ trật tự.
 
Thượng tá Tài cho biết vụ việc đã chuyển lên Công an tỉnh thụ lý hồ sơ và điều tra làm rõ, cơ quan Pháp y cũng đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Khi có kết luận cuối cùng, cơ quan công an sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho báo chí.
Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vụ viêc này.
Tin-ảnh: Kh.Trình

Trung Quốc tăng cường tuần tra ở vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông

Một chiếc tàu hải giám Trung Quốc đang đi gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông ngày 16/03/2012. Ảnh do Tuần duyên Nhật Bản chụp.
Một chiếc tàu hải giám Trung Quốc đang đi gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông ngày 16/03/2012. Ảnh do Tuần duyên Nhật Bản chụp.===========>>>
REUTERS
Thanh Phương  – RFI

Theo Tân Hoa Xã ngày 20/03/2012, hai tàu Hải giám của Trung Quốc gần đây đã tuần tra ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp chủ quyền. Đây là các cuộc tuần tra định kỳ, được triển khai sau khi Bắc Kinh ban hành Luật bảo vệ biển đảo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tân Hoa Xã trích lời Phó Tổng đội trưởng Tổng đội Hải giám Trung Quốc Ngô Bình tuyên bố : « Tuần tra định kỳ bảo vệ quyền lợi biển là trách nhiệm quan trọng của Hải giám Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia ».
Vào đầu tháng 3 vừa qua, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều chỉ trích việc Tokyo chính thức đặt tên Nhật cho các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Quần đảo này nằm tại một khu vực được coi là có nhiều mỏ dầu và khí đốt.
Về phần mình, Cục Hải dương Trung Quốc cũng đã công bố tên Trung Quốc của đảo và đảo nhỏ của quần đảo Điếu Ngư, được ước lượng tổng cộng là 70 đảo.
Tranh chấp chủ quyền biển đảo ở vùng biển Hoa Đông, và nhất là ở vùng Biển Đông, đã trở nên ngày càng gay gắt trong những năm gần đây.
Bắc Kinh vẫn tự xem là có chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Brunei cũng khẳng định toàn bộ hoặc một phần chủ quyền.

Căng thẳng gia tăng giữa chính quyền và đối lập Cuba


Bà Berta Soler (T), lãnh tụ Nhóm Phụ nữ Áo trắng cùng với các thành viên tại nhà của cố lãnh đạo bà Laura Pollan tại La Habana ngày 19/03/2012.
Bà Berta Soler (T), lãnh tụ Nhóm Phụ nữ Áo trắng cùng với các thành viên tại nhà của cố lãnh đạo bà Laura Pollan tại La Habana ngày 19/03/2012. -REUTERS/Enrique de la Osa ==>>
Thanh Phương  – RFI


Càng gần đến chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Benedicto 16, căng thẳng giữa chính quyền và giới ly khai Cuba càng gia tăng : Ngày 18/03/2012, khoảng 50 người trong nhóm « Phụ nữ áo trắng », gồm vợ và người thân của các tù chính trị Cuba đã bị câu lưu sau buổi họp mặt hàng tuần của họ tại một nhà thờ ở thủ đô La Habana. Họ đã được thả ra vài tiếng sau đó, một số người thì bị áp tải về nhà ở các tỉnh.
Những vụ câu lưu này khá là bất thường, bởi vì cho tới nay, vào mỗi Chủ nhật, các phụ nữ này vẫn tuần hành, mặc y phục toàn trắng, tay cầm hoa, trên một đại lộ đến trung tâm La Habana, để đòi trả tự do cho các tù chính trị.
Tại Hoa Kỳ, một phát ngôn viên Nhà Trắng hôm qua đã chỉ trích chính quyền Cuba về vụ câu lưu các nhà đối lập thuộc nhóm Phụ nữ áo trắng, và yêu cầu La Habana « chấm dứt những hành động hù dọa và sách nhiễu đối với những người phản kháng ôn hoà »
Trước đó, vào thứ ba 13/03, 13 thành viên của Đảng Cộng hòa Cuba, một tổ chức mà it người trong giới đối lập biết đến, đã chiếm giữ một nhà thờ để đòi Đức Giáo hoàng quan tâm đến những yêu sách của họ : trả tự do cho các tù chính trị, chấm dứt đàn áp đối lập và tự do ngôn luận.
Bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau, theo lời yêu cầu của Đức Hồng Y Jaime Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo Cuba, cảnh sát Cuba đã trục xuất 13 nhà đối lập nói trên ra khỏi nhà thờ. Các chức sắc Công giáo nhấn mạnh là toán cảnh sát đến giải tỏa nhà thờ đã không mang theo vũ khí, cũng như chính quyền đã chấp nhận yêu cầu của Giáo hội là không truy tố những nguời chiếm giữ nhà thờ.
Những vụ nói trên xảy ra vào thời điểm Cuba chuẩn bị đón tiếp Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 từ ngày 26 đến 28/3. Vào đầu tháng 3, Giáo hội Công giáo Cuba đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ chính trị hóa một chuyến viếng thăm mà các lãnh đạo Giáo hội Cuba muốn là chỉ mang tính chất mục vụ.
Trong một bài báo đăng trên trang web của Hội đồng Giám mục Cuba ngày 2/3 , phát ngôn viên của Tòa Tổng giám mục La Habana Orlando Marquez giải thích: “ Chắc chắn là có một nguy cơ, bởi vì do không có những tổ chức, những đảng phái độc lập, một số người cứ muốn Giáo hội phải chuyển hóa thành tác nhân thúc đẩy những thay đổi căn bản ở Cuba”. Phát ngôn viên của Tòa Tổng giám mục viết thêm: “ Điều quan trọng là chính quyền và Giáo hội không nên lưu tâm đến những áp lực đó và phải cố duy trì đối thoại, đối thoại để phục vụ xã hội, cho những nhu cầu và đòi hỏi tự nhiên của xã hội”.
Truớc đó, nhà đối lập và cựu tù chính trị Martha Beatriz Roque đã công bố một bức thư gởi cho Đức Giáo Hoàng, có chữ ký của khoảng 700 người Cuba. Bức thư viết rằng: “ Sự hiện diện của Ngài ở đảo quốc này giống như là một thông điệp nhắn gởi những kẻ áp bức là họ cứ tiếp tục làm những gì họ muốn, Giáo hội cũng sẽ để yên”.
Về phần nhóm Phụ nữ áo trắng, họ cũng lên án điều mà họ xem như là sự thông đồng giữa chính quyền Cuba với Giáo hội Công giáo. Nhưng những nhà đối lập khác thì hy vọng là chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ khuyến khích thay đổi dân chủ ở Cuba.

Quan chức lưu manh hóa

PV Quốc Doanh  – Boxitvn

Ở quán cà phê vỉa hè. Một người kể, trên núi cao nọ có ngôi mộ, khi đào xuống thấy nước và một con lươn. Làm sao có con lươn trong đó? Nhiều tiếng nhao lên hỏi. Người kể trả lời, rất đơn giản, vì rễ cây biến thành con lươn. Câu giải thích chắc người giải thích cũng không hiểu, đừng nói người ngoài. Tất cả cười ồ.
Cuộc sống hiện nay, có nhiều chuyện tương tự. Rất kỳ cục, và được nhiều người giải thích kỳ cục không kém, chắc người giải thích cũng biết là kỳ cục nhưng vẫn nói không mỏi mồm. Biết không có ai nghe mà cứ nói.
Nên ở quán cà phê vỉa hè luôn có tiếng cười sảng khoái. PV Quốc Doanh tôi để ý, thấy quán cà phê vỉa hè nay khác hẳn trước. Ngày trước, chê bai chính quyền phải thì thầm, rủ nhau đi nhậu mới ồn ào. Nay chỗ nào ồn ào là đang chê bai chính quyền, còn rủ nhau đi nhậu lại nhẹ nhàng đơn giản. Ngày trước, chỗ nào cười sảng khoái là đang châm biếm vợ, còn châm biếm quan chức phải thì thầm. Nay cũng ngược lại, thì thầm là châm biếm vợ, còn châm biếm quan chức thì cười sảng khoái.

Quan chức hiện có quá nhiều chuyện để châm biếm. Chỉ vụ Tiên Lãng, lộ ra bao nhiêu chuyện không thể tưởng tượng. Một vị “lãnh đạo của Huyện ủy huyện Tiên Lãng” mạo danh cán bộ nghỉ hưu viết bức thư lếu láo gửi đi nhiều nơi; báo Đảng Hải Phòng đăng mà không kiểm chứng gì cả; rồi “Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến với Huyện ủy Tiên Lãng để rút kinh nghiệm” (VietNamNet sáng ngày 6/2). Dân Việt ngày 28/2: “Tại buổi công bố quyết định cách chức chủ tịch, phó chủ tịch huyện tại trụ sở Huyện ủy Tiên Lãng, các phóng viên đã bị ngăn cản từ ngoài cổng không cho tham dự cuộc họp. Do lo ngại phóng viên đi vào theo xe nên các cán bộ Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã phải “trèo rào” vào trong trụ sở Huyện ủy”.
Quan chức to nhỏ không biết giữ tư cách gì cả, cứ như lưu manh. Nên khi mấy doanh nhân cãi nhau bản quyền truyền hình bóng đá, có người ngồi quán cà phê vỉa hè than thở “doanh nhân sao nhiều chất lưu manh”, thì người khác trả lời “đi với ma phải mặc áo giấy”. Quan chức đã lưu manh hóa, doanh nhân muốn tồn tại cũng phải vậy.
Nên tiếng cười sảng khoái ở quán cà phê vỉa hè đang không dứt. Nghĩ cũng tiếc nguồn lực quốc gia bị phung phí. Công quỹ tốn kém cho quan chức lưu manh hóa giải thích những chuyện tào lao như rễ cây hóa thành con lươn; và làm nhiều chuyện tào lao khác nữa. Con người sinh ra vốn tốt đẹp, kết cục bị lưu manh hóa lại là sự lãng phí nguồn lực quốc gia lớn nhất.
Ngày 18/3/2012
PV Q. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Nhân dân là người có quyền tối thượng về chủ quyền quốc gia

Hà Đình Sơn - Boxitvn.net

Trong buổi sáng ngày 17/03/2012, tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có buổi thuyết trình do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Thành phần tham dự khoảng 100 người bao gồm: chủ yếu là các sinh viên, các cán bộ giảng dạy của nhà trường, một số công dân quan tâm đến “Hoàng Sa – Trường Sa”; những người khác. Tại buổi thuyết trình, chủ tọa, các cán bộ giảng dạy của nhà trường và những người tham dự đều nhất trí quần đảo Hoàng Sa cho đến năm 1974 bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ và 07 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 và vùng biển liên quan theo luật pháp quốc tế là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cuối buổi thuyết trình có sự trao đổi giữa những người tham dự và những người tổ chức và đã có những ý kiến khác nhau về biện pháp đòi lại chủ quyền đã mất ở Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông nói chung. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra quan điểm:
1-     Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa ViệtNamvà Trung Quốc;
2-     Trường Sa là vấn đề đa phương giữa ViệtNam, Trung Quốc và các nước liên quan;
3-     Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án quốc tế, hay Liên hợp quốc vì chưa biết lợi, hại ra sao…;
4-     Hiện nay Việt Nam đang là nước yếu, nên chúng ta vẫn không ngừng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam còn việc đòi lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được;
5-     Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân.
Việc những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra những quan điểm trên về đòi lại chủ quyền đã mất và bảo vệ chủ quyền đất nước như trên thật là thất vọng, không khách quan, thiếu khoa học. Vì đây là vấn đề lớn, thiêng liêng đối với mọi người dân ViệtNam, liên quan đến các lĩnh vực khoa học lịch sử, pháp lý, chính trị, quân sự… Vấn đề này cần được thảo luận công khai, mở rộng hơn nữa và phải trưng cầu ý dân mới có thể đi đến kết luận thống nhất.
Nhà nước là là đại biểu cho quyền lực của nhân dân nhưng Nhà nước không thể thay thế ý chí của nhân dân. Vấn đề quan trọng như vấn đề chủ quyền quốc gia, Nhà nước phải tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân hay nói ngắn gọn là Nhà nước phải thực hiện trưng cầu ý dân và thực hiện quyết định của toàn dân chứ không phải là ngược lại là Nhà nước áp đặt ý chí cho nhân dân về vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất: Lợi ích dân tộc, hay lợi ích quốc gia là phạm trù vĩnh viễn. Lợi ích Nhà nước chỉ là nhất thời (hay phạm trù lịch sử). Vì mỗi Nhà nước, mỗi thể chế chỉ có vai trò và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử dân tộc; quy luật phát triển xã hội là Nhà nước lỗi thời sẽ bị Nhà nước tiến bộ thay thế.
Thứ hai: Ý chí của nhân dân không luôn trùng khít với ý chí của Nhà nước. Vì nhân dân bao gồm nhiều tầng lớp xã hội mà Nhà nước thì luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Theo điều 2 Hiến pháp 1992 quy định, Nhà nước hiện nay là Nhà nước của nhân dân, nhưng điều 4 lại quy định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước. Và thực tế thì cho đến nay chưa bao giờ nhân dân và Đảng là đồng nhất vì mỗi người dân không phải là một Đảng viên. Do đó lợi ích của nhân dân và lợi ích của Đảng không phải là trùng khít.
Thứ ba: Theo điều lệ của Đảng CSVN năm 2011, thì Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm tư tưởng, làm định hướng cho hành động. Và theo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848, trích: “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;”-  (chương II- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản). Có nghĩa, nếu phải lựa chọn giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp thì các Đảng cộng sản Mác-Lê nin sẽ chọn lợi ích giai cấp của mình.
Thứ tư: ViệtNamđang là một nước yếu, vì vậy muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia thì phải trở thành nước mạnh. Muốn trở thành nước mạnh thì không có con đường nào khác là phải dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội của đất nước. Chỉ khi đó mới có thể thu hút, đoàn kết được mọi nguồn lực của người ViệtNamở trong nước và ở nước ngoài thì mới bảo vệ được đất nước ViệtNam.
Chủ quyền quốc gia quyền tối thượng là thuộc về nhân dân, Nhà nước phải trưng cầu ý dân, không ai có thẩm quyền quyết định thay nhân dân.
Hà Nội, ngày 17/03/2012
H. Đ. S.
Tác  giả gửi trực tiếp cho BVN.

Ai đứng sau vụ cấm báo Thanh Niên tổ chức tri ân chiến sĩ?



Vài lời : “Ai trồng khoai đất này”???-Nào là”ra ngõ gặp anh hùng” “có đốt cháy Trường sơn cũng đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” ” đế quốc thực dân phát xít trên thế giới đều thua chạy té đái”…không ai giỏi bằng???Còn Trung công thì “thương cho roi cho vọt”….Thiên triều vạn vạn tuế!!! chống Tàu chết đáng tội!!!!!chỉ có đó là câu trả lời.


Định Nguyên, thông tín viên RFA  – 2012-03-20
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bhind-prohibit-gratef-gma-dn-03202012115501.html/truopngsa-305.jpgPhoto by Nguyễn Lân Thắng -Cô Trịnh Kim Tiến và chị Bùi Thị Minh Hằng cầm biểu ngữ vinh danh những người lính tử trận Trường Sa năm 1988 trong một lần biểu tình ở Hà Nội năm 2011.==>>

Báo Thanh Niên cùng một số đơn vị phối hợp dự định tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma vào ngày 14/3 vừa qua tại Cam Ranh, Khánh Hòa, nhưng bị hủy vào giờ chót.

Ai cấm, vì sao cấm?

24 năm trôi qua, kể từ ngày xảy ra trận chiến ngày 14/3/1988, không có bất cứ một thông tin hay hoạt động tưởng nhớ chính thức về biến cố lịch sử này. Những người nằm xuống dường như đã bị quên hẳn, những người sống sót tự thân phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh hằng ngày mà không được sự hỗ trợ nào để được gọi là xứng đáng với chủ trương đền ơn đáp nghĩa mà Nhà Nước thường tuyên bố.
6 giờ sáng ngày 14/3/1988 Hải Quân Trung quốc tung hỏa lực tấn công cùng lúc 3 đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Một cuộc chiến không cân sức, mà thế yếu thuộc về Việt Nam, diễn ra trong hai ngày. Đến ngày 16/3/1988 thì Trung Quốc chiếm được đảo Gạc Ma và giữ cho đến nay. Kết quả cuối cùng, Hải Quân Việt Nam hy sinh 64 chiến sỹ và 3 tàu vận tải tác chiến.
Người dân Việt Nam biết nhiều về trận chiến Trường Sa 1988, mà trong tài liệu Hải Quân thì gọi là CQ-88 (Chủ Quyền-88), là do đoạn video clip mà phía Trung quốc tung lên youtube. Người dân chứng kiến hàng loạt đạn đại pháo nã vào người lính Việt Nam đang can trường bám đảo. Họ như nghe vang lạị câu nói hào hùng của Thiếu úy Trần Văn Phương: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo.” Thiếu úy Trần Văn Phương là người hy sinh đầu tiên trong trận chiến khi trong tay quyết giữ chặt lá cờ Việt Nam.
Một phần tư thế kỷ trôi qua các anh vẫn nằm hoang lạnh dưới đáy biển. Việc đưa các anh về đất liền để hương khói không phải là khó. Nhưng vì lý do nào đó chính quyền vẫn không vận động hoặc yêu cầu chính phủ Trung Quốc đừng làm khó trong chuyện quy tập các anh về.
Tất nhiên là không hề nói nhưng ai cũng biết là chắc cái sự ngại ngần với Trung Quốc về quan hệ thế thôi chứ đâu có chuyện gì khác nữa!
Nhà báo Thanh Thảo
Chính quyền viện dẫn lý do nhạy cảm để không vinh danh các anh đã đành. Những tổ chức khác muốn đền ơn đáp nghĩa các anh cũng không thực hiện được. Trước ngày 14/3 vài tháng, báo Thanh Niên (văn phòng đại diện tại Nha Trang), phối hợp với báo Nông Thôn Ngày Nay, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh ngành dầu khí dự định tổ chức vinh danh, tri ân các anh và trao tặng quà cho một số gia đình liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến Trường Sa đúng vào ngày 14/3/2012. Buổi lễ sẽ được tổ chức tại trụ sở của Vùng 4 Hải Quân, Cam Ranh. Kế hoạch được sự đồng tình và hoan nghênh của Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
Các đơn vị ráo riết tổ chức, liên hệ các gia đình liệt sỹ, phát thư mời, lo việc đưa đón. Mọi việc hoàn tất chờ ngày 14/3. Những gia đình liệt sĩ khi biết được tin này hết sức vui mừng và rất mong đến ngày lễ đầy tình nghĩa ấm cúng này. Còn cách đúng 3 ngày, vào ngày 11/3, ban tổ chức nhận được lệnh “trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt. Tin như sét đánh. Không thực hiện được buổi lễ vinh danh, đền ơn này, ngoài chi phí đã bỏ ra, điều cay đắng nhất là ban tổ chức sẽ gánh một oan tội là lừa phỉnh gia đình liệt sỹ; về phía gia đình liệt sỹ họ cảm thấy nhục nhã khi chồng con họ hy sinh cho đất nước mà họ vừa bị bỏ rơi vừa bị lường gạt.
Một nhà báo đi liên hệ mời các gia đình liệt sỹ Gạc Ma đã cay đắng nói với blogger Mai Thanh Hải rằng: “”Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ” và chán nản: “Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!” Blogger Mai Thanh Hải cũng chán nản đặt câu hỏi “Tổ quốc có bao giờ Hèn như thế này không?”
Cái lệnh cấm quái ác này đến từ đâu, từ cấp nào, của ai thì không ai được biết và cũng không có lý do. Nhà thơ Bùi Minh Quốc khi nghe được thông tin này đã viết thư ngỏ, đăng trên blog Nguyễn Tường Thụy, gởi các nhà lãnh đạo đất nước từ Quốc Hội, chính phủ, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư đến tất cả những nhà lão thành cách mạng, ông viết: “Tôi tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo cùng tất cả những ai còn nặng lòng với dòng máu của các liệt sĩ đã đổ ra cho đất nước này hãy dành ra một phút đọc bản tin dưới đây: Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chận (công bố trên trang mạng BASÀM) và cùng nhau giải đáp câu hỏi “Một hành động như thế này được gọi là lãnh đạo ư?”

Người lính bị lãng quên

tq-vinh-danh1-e1326856003100-250.jpg
Những người biểu tình chống Trung Quốc với danh sách những ngưới lính tử trận trong trận Gạc Ma 1988.=>


Đến như Báo Thanh Niên là một tờ báo lớn và có uy tín ở Việt Nam, là đơn vị nòng cốt đồng tổ chức buổi lễ vinh danh này, sau khi bị ngăn chận đến nay cũng không đưa ra được vì lý do nào cấm, cấp nào ra lệnh cấm để dư luận tỏ tường. Cũng có thể báo Thanh Niên họ biết cấp nào đó, ai đó ra lệnh và lý do cấm nhưng không thể nêu ra. Chúng tôi trao đổi với ông Thanh Thảo, phóng viên của báo Thanh Niên, ông cũng không biết gì ngoài cái lệnh của “trên” hủy bỏ cuộc gặp mặt. Nhà báo Thanh Thảo cho biết:
“Thực ra lý do gì thì cũng không ai nói thành ra không biết được. Nhưng tôi biết cái việc chuẩn bị buổi lễ kỷ niệm mời tất cả những bà mẹ và vợ của các liệt sĩ đã gởi giấy mời xong và tổ chức tại Khánh Hòa. Đến phút cuối cùng thì được lệnh ở trên không cho. Lệnh ở đâu không biết chỉ nói là ở trên còn lý do thì không hề nói. Tất nhiên là không hề nói nhưng ai cũng biết là chắc cái sự ngại ngần gì với Trung Quốc về quan hệ thế thôi chứ đâu có chuyện gì khác nữa! Việc tổ chức anh em làm rất kỹ, rất tốt, chu đáo và rất hết sức kềm chế chứ không làm gì quá đáng nhưng cuối cùng cũng không được.”
Không cấp, không người, không lý do. Không cho là không được làm. Tất cả là bóng tối. Người dân nhìn cách hành xử này giống hoạt động của xã hội đen, khi cần thanh toán đối tượng nào là đối tượng đó phải chết. “Lệnh trên”, dĩ nhiên là phải có lệnh, nhưng “trên” là “trên” tới đâu thì không được chỉ, và dư luận cũng đoán mò là nếu trên Hà Nội nữa thì thật là bất hạnh cho dân tộc.
Người lính Trường Sa – Gạc Ma bị lãng quên nhưng họ không quên họ và đồng đội. Hằng năm đến ngày 14/3 những cựu binh còn sống tự âm thầm tìm đến nhau, làm bữa giỗ cho những người đã hy sinh và động viên an ủi nhau, những người may mắn sống sót. Những hoạt động như vậy ngoài khuôn khổ của Nhà Nước, thường tổ chức tại tư gia của cựu binh nào có điều kiện. Anh Dũng, một cựu binh Trường Sa nhà ở Khánh Hòa cho chúng tôi biết như sau:
“Lính đảo Trường Sa năm nào cũng tổ chức họp mặt và anh em ngồi lại với nhau để ôn lại những kỷ niệm vui buồn. Cái này anh em nhớ lại ngày đó anh em tự tổ chức, anh em tự sinh hoạt tự giúp đỡ cho nhau trong khốn khổ vậy thôi và trong anh em không hà.”
Lính đảo Trường Sa năm nào cũng tổ chức họp mặt và anh em ngồi lại với nhau để ôn lại những kỷ niệm vui buồn. Anh em tự tổ chức giúp đỡ cho nhau trong khốn khổ vậy thôi!
Anh Dũng, cựu binh Trường Sa
Việc hỗ trợ cho gia đình những đồng đội đã nằm xuống, họ không biết về phía Nhà Nước làm gì vì đó là chuyện của Nhà Nước, riêng hội của anh vẫn thực hiện nghĩa tình của những cựu chiến binh may mắn sống sót. Anh nói:
“Bên Nhà Nước có tổ chức thì là chuyện của Nhà Nước, bên hội của Dũng, anh em nào đã nằm xuống thì tới ngày họp mặt đó hội tổ chức đi thăm gia đình của những anh em đã nằm xuống.”
Như vậy trong số phận bạc bẽo của các anh cũng còn chút an ủi phần nào nhờ vào tấm lòng những đồng đội cũ.
Các anh đã thực hiện xong bổn phận của mình. Giờ đây là lúc cần tới bổn phận của người dẫn đầu trên đất nước này với những tri ân tưởng nhớ đúng nghĩa. Tiếc thay, xương cốt của các anh vẫn đang bị hoang lạnh giữa biển khơi; thân nhân các anh tối mặt vật lộn với kế sinh nhai, mà trên hết là không một tiếng nói chức trách nào đoái hoài tới sự vắng mặt của các anh. Đó là nỗi buồn đã đành đó cũng là một sự thật cần được lên tiếng.

Đói giáp hạt tại Thanh Hóa


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/betwn-crop-food-short-thnh-hoa-03202012071417.html/doi-thamh-hoa-webtretho-305.jpg

Gia Minh, biên tập viên RFA  -2012-03-20
Tình trạng đói vào kỳ giáp hạt năm nay lại diễn ra ở nhiều huyện của tỉnh Thanh Hóa. Thực tế thế nào?

Đói giáp hạt

Ảnh: An Bình/webtuoitho.com  -Thiếu gạo trầm trọng, nhiều hộ dân ở thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá phải đào khoai ăn độn hàng ngày.====>>

Nhiều bạn trẻ hiện nay không hiểu chữ giáp hạt là gì. Họ là những người sinh ra, lớn lên ở thành phố được nuôi dưỡng đầy đủ không hề biết rằng nông dân Việt Nam trước đây đói khổ thế nào khi mà lương thực vụ mùa cũ không còn cho những tháng ngày trước kỳ thu hoạch của vụ mùa sau.
Trong khi có những người ngay tại Việt Nam thừa mức thức ăn, đồ uống thì mạng Nông nghiệp Việt Nam loan tin huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa phải gửi công văn hỏa tốc đến cấp chủ quản là Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị cứu đói cho người dân của huyện này trong kỳ giáp hạt tháng ba.
Bài báo đưa ra con số là có đến 12 huyện tại Thanh Hóa với gần 70 ngàn dân đang thiếu lương thực. Số dân này hiện sinh sống tại các huyện miền núi và vùng ven biển.
Một người dân tại Thanh Hóa vào chiều ngày 12 tháng 3 trình bày về khó khăn của bản thân, gia đình cũng như của những bà con khác trong khu vực:
Quê nhà tôi làm muối mà năm, sáu tháng nay không có ngày nắng nên không làm được hạt muối nào. Hôm vừa rồi tôi nói với bà con là nếu không có đi làm ăn xa, mà mưa nắng như thế này thì ngày xưa không biết lấy gì mà ăn.
Một người dân tại Thanh Hóa
Hiện nay đói lắm, gạo lúa lên nhiều. Ruộng ở đây người ta chẳng làm mấy, người ta bỏ đi làm ăn xa hết.
Quê nhà tôi làm muối mà năm, sáu tháng nay không có ngày nắng nên không làm được hạt muối nào. Hôm vừa rồi tôi nói với bà con là nếu không có đi làm ăn xa, mà mưa nắng như thế này thì ngày xưa không biết lấy gì mà ăn.

Trong bếp của một gia đình nông dân thuộc huyện Lang Chánh
 
Trong bếp của một gia đình nông dân thuộc huyện Lang Chánh (Ảnh báo Người Việt) ===>>

Địa phương chỉ hỗ trợ cho những người được xét nghèo quá nghèo, thì được cho vài yến gạo; rồi được miễn giảm những khoảng đóng góp.

Bài viết của mạng Nông nghiệp Việt Nam nêu ra một vài trường hợp cụ thể mà theo tác giả bài viết cho biết đã đích thân đến với họ để xem họ đang phải cầm cự thế nào trong những ngày này. Địa phương nơi phóng viên đến là bản Tân Sơn, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, và đó là trường hợp gia đình ông Phạm Bá Kiếp 45 tuổi với bốn miệng ăn mà trên gác bếp chỉ còn mấy củ sắn đủ cho vài ngày tới. Rồi gia đình ông Cao Văn Nhâm với 6 nhân khẩu sống trong một nhà sàn lợp bằng lá cọ dột nát và cả tháng khi người phóng viên đến họ cũng chỉ có sắn để ăn mà thôi.

Chính quyền phủ nhận

Vào chiều ngày 12 tháng 3, chúng tôi gọi điện đến phó chủ tịch huyện Quan Hóa, bà Phạm Thị Hoa, và bà Nguyễn thị Thanh Xuân, giám đốc Sở Lao Động Thương binh và Xã  hội để hỏi thăm về tình hình mà người dân và báo chí phản ánh.
Cả hai bà đều có cùng câu trả lời là đang bận họp và những thông tin mà báo chí nêu ra là không chính xác.
Bà Phạm thị Hoa nói:
Tôi đang họp nên không thể trả lời được. Còn chuyện báo chí phỏng vấn tôi đã cho anh em nắm tình hình rồi. Báo chí đi phỏng vấn, phản ánh tình hình thực tế nhưng không đúng như thế.
Bà Nguyễn thị Thanh Xuân
Hiện tại tôi đang họp, còn việc bài báo đó lên chỉ là bài báo, còn thực tế, thực trạng của huyện như thế nào, mời ông đến để trực tiếp; chứ giờ tôi còn đang họp nên không thể trả lời ông được. Xin lỗi ông.
Và đây là phát biểu của bà giám đốc Sở Lao động Thương Binh- Xã hội tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn thị Thanh Xuân:
Tôi đang họp nên không thể trả lời được. Còn chuyện báo chí phỏng vấn tôi đã cho anh em nắm tình hình rồi. Báo chí đi phỏng vấn, phản ánh tình hình thực tế nhưng không đúng như thế.

Người dân Thanh Hóa mà chúng tôi nói chuyện về tình trạng đói kém ở tỉnh nhà cho biết tâm trạng chán nản của nhân dân không còn muốn đề nghị  cho cơ quan chức năng vì tiếng nói của họ không được lắng nghe lâu nay:
Người dân xã Trung Lý, huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) nhận gạo cứu trợ năm 2011 (ảnh minh họa). Courtesy tuoitre
 
Người dân xã Trung Lý, huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) nhận gạo cứu trợ năm 2011 (ảnh minh họa). Courtesy tuoitre ==========>>>


Bây giờ người nọ sợ người kia nên chẳng ai dám nói ra cả. Nhân dận chịu hết , nói chẳng ai nghe. Bây giờ cứ người nọ ôm chân người kia cả. Đề xuất chẳng ai nghe, mình biết rõ ràng nhưng nói ra chẳng ai nghe.

Giải pháp chung chung

Mới hồi năm ngoái thông tin cũng cho biết Thanh Hóa có chừng 240 ngàn người thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt. Và đây không phải là tình trạng mới xảy ra.
Chúng tôi nêu vấn đề ra với ông Đỗ Quốc Cảnh, chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, và nhận được trình bày về phương cách giải quyết trước thông tin đói giáp hạt tại tỉnh này:
Cả nước đều có chương trình xóa đói, giảm nghèo. Những huyện nghèo thì có chương trình giảm nghèo bên vững. Chúng tôi tập trung với tinh thần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cho những hộ thiếu đói. Hổ trợ cho họ về kiến thức, tại điều kiện cho vay vốn, hổ trợ kỹ thuật để họ tự sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập. Đó là cái bền vững. Còn thiếu đói giáp hạt như thế này chỉ xử lý những tình huống nhất định trong một khoảng thời gian nào đó thôi. Còn về lâu dài phải phát triển kinh tế xã hội.

Cả nước đều có chương trình xóa đói, giảm nghèo….Hổ trợ cho họ về kiến thức, tại điều kiện cho vay vốn, hổ trợ kỹ thuật để họ tự sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập. Đó là cái bền vững. Còn thiếu đói giáp hạt như thế này chỉ xử lý những tình huống nhất định trong một khoảng thời gian nào đó thôi.
ông Đỗ Quốc Cảnh

Chương trình của Thanh Hóa tất nhiên khung giảm nghèo bền vững như thế; nhưng áp dụng thì phải tùy vào tình hình cụ thể từng vùng từng huyện, phát triển ngành nghề gì. Các huyện phải xây dựng đề án giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong đề án có gắn cụ thể tình hình thực tế của từng địa phương. Những đặc thù gắn trong đó.

Bây giờ có một số mô hình được xây dựng, và lâu nay có tổng kết nhân rộng mô hình giảm nghèo: mô hình phát triển chăn nuôi, gia đình, nông lâm kết hợp. Năm nào cũng có tổng kết, xây dựng những mô hình trình diễn để các địa phương học tập.
Thanh Hóa có mô hình trồng luồng, trang trại, thâm canh, trồng trọt một số có giá trị kinh tế cao… Các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Nông dân …đều có những chương trình lồng ghép xây dựng các mô hình để giới thiệu cho các hội viên.

‘Ăn no, mặc ấm’ tiếp tục vẫn là mơ ước của rất nhiều người dân tại Việt Nam. Trong thời gian qua dư luận tại Việt Nam xôn xao về những đám cưới con cái ‘đại gia’ tiêu tốn nhiều tỷ đồng; trong khi đó chính cơ quan chức năng cho biết có những tên tuổi được cho là đại gia ở Việt Nam đang nợ tiền thuế. Thế rồi có đại gia sài vô cùng sang nhưng nợ tiền cá của nông dân và tiền lương công nhân.
Trách nhiệm của những nhà quản lý xã hội lại được đặt ra.

Hà Nội không muốn làm mất lòng Bắc Kinh?

Posted by phamtayson on 21/03/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/signs-hn-kowtow-tbj-tq-03202012101932.html/gacma-daidoanket.vn-305.jpg

Thanh Quang, phóng viên RFA – 2012-03-20
Ngày 14 tháng 3 năm nay là kỷ niệm 24 năm trận hải chiến Trường Sa khiến 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng.

Nỗi đau và nỗi nhục

Photo courtesy of daidoanket.vn – Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân===>>
Trong mấy ngày qua, nhiều blogger trong nước phản ứng mạnh mẽ trước tình trạng nhà cầm quyền VN im hơi bặt tiếng, đồng thời không cho tổ chức biến cố Gạc Ma 14 tháng 3 năm 1988 để đánh dấu thời điểm mà những người lính hải quân VN bị TQ sát hại khi đang bảo vệ biển đảo của quê hương tại vùng Trường Sa.
Đó là lý do khiến blogger Tô Hải “buồn bực, căm giận, tủi nhục chưa từng thấy!”, khai bút vào “những ngày tháng 3…cười không nổi”, như sau:
“Không thể nào con cháu chúng ta, trăm đời sau, ngàn đời sau lại không thể không tổ chức cái ngày quốc vinh và cả quốc nhục 14 tháng 3 này….Cùng với thời gian, với phương pháp bịt mồm báo chí, truyền thông, nhằm “dìm sâu đáy biển” sự hy sinh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam ở Trường Sa suốt 24 năm qua… , những kẻ coi những đứa giết người mình, đồng bào mình, binh sĩ mình… là đồng chí bốn tốt tưởng thời gian sẽ xóa đi hết thảy….
Nhưng, trái lại, mỗi năm, nỗi căm hờn, đắng cay vì không được công khai thương tiếc những anh hùng liệt sỹ của đất nước càng sục sôi hơn, đặc biệt năm nay chuyện hải quân Việt Nam Cộng Hòa với cái tên Ngụy văn Thà đã được công khai khắp nơi và đã đi cả vào thi ca, vào tâm khảm của những lớp trẻ bị nhồi sọ cả chục năm trời bởi những tài liệu nói láo, nói láo và… nói láo!!!”
Cũng trong tâm trạng ấy, blogger Hà Văn Thịnh viết bài “Tháng Ba, ngày 14, VN ơi”, với những dòng thơ, chẳng hạn như:
Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba
Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988)
Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát?
Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày
Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay…

Không thể nào con cháu chúng ta, trăm đời sau, ngàn đời sau lại không thể không tổ chức cái ngày quốc vinh và cả quốc nhục 14 tháng 3 này….
Blogger Tô Hải

Tháng Ba
Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật
Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT
Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù!

Qua blog Quê Choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng nói lên “14 tháng 3 – Ngày của nỗi đau và uất hận”, kể lại rằng:
“Trong một cuộc thẩm vấn người biểu tình chống Trung Quốc, một sĩ quan công an đã hỏi Gạc Ma là cái gì? Nếu anh ta hỏi Gạc Ma ở đâu, chuyện gì xảy ra ở đó thì hãy còn dễ hiểu, đằng này anh ta lại hỏi Gạc Ma là cái gì? Thật là kinh khủng. Đó là hậu quả cuả những nỗ lực thảm hại đánh đu với 16 chữ vàng.
Sự ngu tín hóa toàn dân đã dẫn đến những hậu quả đau lòng và nhục nhã. Đảm bảo cho đến bây giờ vẫn có nhiều người như sĩ quan công an kia không biết Gạc Ma là cái gì, như một ông bí thư chi bộ vẫn đinh ninh Hoàng Sa chỉ là bãi chim ỉa.
Hôm nay không một tờ báo nào trên tất cả các báo lề phải nhắc đến sự kiện Gạc Ma 14/3/1988. Đó cũng là một nỗi đau và nhục nhã. Nực cười thay, sự im lặng khốn cùng ấy được đánh tráo bằng hai chữ hữu nghị!”

Ngậm bồ hòn làm ngọt

000_Hkg4989058-250.jpg
Các chiến sĩ hải quân VN lên đảo Trường Sa Đông hôm 06/6/2011. AFP photo =======>>
Trang blog Bauxite VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến bài phỏng vấn tựa đề “Vẫn không bình đẳng trong quan hệ Việt-Trung”, qua đó, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ VN tại TQ, trả lời nhà báo Trần Ngọc Kha, có đoạn lưu ý “Miệng hô “đồng chí” tươi trên mặt/Tay đấm “anh em” vỡ cả đầu”. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết:
“Trong một bài xã luận, Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cảnh báo rằng:
Các nước nhỏ như Philippines và Việt Nam nên chấm dứt thách thức quyền lợi của Trung Quốc nếu không thì cần chuẩn bị đón tiếng đại bác. Đấy, tình hữu nghị mà ông Tập Cận Bình nói với chúng ta là như thế đấy! Cho nên thiên hạ đã tổng kết rằng: “Chớ tin vào những lời nhà cầm quyền Trung Quốc nói, hãy xem việc họ làm!”.
Đừng cho rằng Trung Quốc đón các đoàn của ta sang thăm có vẻ trọng thị, tiếp đãi nồng hậu, có khi có cả “biếu xén” nữa là rất “bình đẳng”, “hữu nghị”. Đấy chỉ là giả dối, hình thức mà thôi…Với Trung Quốc, phải cương kết hợp với nhu, nhưng lúc nào cũng cần hết sức cảnh giác và không được nhược như vậy!”
Trước tình cảnh đó, qua blog Quê Choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập mới báo động “Anh Tư ơi, buồn trong cửa bể chiều hôm” khi nhà văn đọc thấy bài “Chủ tịch nước: Tránh xung đột, tránh bị lệ thuộc” bày tỏ mục tiêu kiên định của Bộ Quốc Phòng VN về “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Sự kiên định như vậy khiến nhà văn Nguyễn Quang Lập không khỏi thắc mắc rằng “…ít ai hiểu vì sao độc lập tự do của Tổ quốc lại phải gắn liền với CNXH. CNXH giống cô nàng xinh đẹp mà Tổ quốc cưới về làm vợ. Hợp duyên thì sống với nhau trọn kiếp, không hợp duyên thì ai đi đường nấy. Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên, phải không anh Tư?”.
Rồi nhà văn lại “bị sốc” khi đọc bài “Tàu TQ áp sát giàn khoan và kho nổi chứa xuất dầu thô của VN” đến mức “có thể thấy rõ số đăng ký 75 và dòng chữ Chinese Marine Surveillance (tức tàu Hải giám TQ) ở mạn tàu. Dù phía VN ra sức bắt liên lạc trên nhiều kênh khác nhau nhưng tàu TQ nhất quyết làm ngơ, cho đến khi đưa tàu Sapa đến thì tàu TQ mới bỏ đi. Nhưng nhà văn thắc mắc rằng “Điều đáng chú ý là cho đến nay toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai”. và nhà văn Nguyễn Quang Lập lưu ý:
Hôm nay không một tờ báo nào trên tất cả các báo lề phải nhắc đến sự kiện Gạc Ma 14/3/1988. Đó cũng là một nỗi đau và nhục nhã. Nực cười thay, sự im lặng khốn cùng ấy được đánh tráo bằng hai chữ hữu nghị!
Nhà văn Nguyễn Quang Lập
“Rõ ràng là tàu hải giám TQ, không phải “tàu lạ” đâu nhé. Thấy cảnh biển nhà ta giống cái sân nhà Trung quốc mà buồn quá. Nghĩ mãi không ra tại sao “toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.” Tại sao nhỉ? A, đúng rồi! Tàu TQ là tàu CNXH anh em nên ta mới phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Nếu đó là tàu của bọn tư bản giãy chết, đời nào ta để cho chúng dám trâng tráo làm càn cỡ đó, phải không anh Tư?Anh Tư ơi hu hu, bây giờ mới hiểu vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội !”
Có lẽ cũng vì “CNXH anh em nên ta mới phải ngậm bồ hòn làm ngọt” như vậy nên blogger JB Nguyễn Hữu Vinh mới xót xa mà nêu lên câu hỏi rằng:
Con đường hàng tỉnh tôi đi
Tám mươi năm ấy, có gì đổi thay?

Vâng, có đổi thay nhiều lắm, từ ruộng xưa giờ “đã thành dự án cho vừa lòng quan”, nông dân xưa kia làm chủ đất đã “thành dân lưu lạc, vật vờ hôm nay”, cho tới:
Hỏi thăm em gái Cần Thơ
Nước da trắng mịn bây giờ còn không?
Thưa rằng: Em đã lấy chồng
Tận bên Đài Bắc, còn trông đợi gì
“Sinh có hạn, tử bất kỳ”
Xác em mới được đưa về hôm qua.

Cư xử với dân bằng bạo lực

Nhưng có lẽ đổi thay đáng ngại nhất dọc theo “con đường hàng tỉnh tôi đi” do “nhân tai” gây nên, theo nhận xét của blogger JB Nguyễn Hữu Vinh:
Đèn lồng, chữ Hán treo đầy
Chào nhau “nỉ hảo”, bạn – thầy đổi ngôi
Bước chân đến Thủ đô rồi
Tưởng rằng mình vẫn đang ngồi Quảng Châu
Hỏi rằng, đường cũ nơi đâu
Thưa rằng là chuyện bể dâu thưở nào
Một khi chữ Hán treo cao
Đường xưa sẽ phải đi vào trong mơ.

edu.vn-250.jpg
Một buổi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ tử trận trong trận chiến Gạc Ma 1988. Photo courtesy of edu.vn
Giữa lúc quê hương VN xem chừng như đang trên đà “Hán hoá” đáng ngại như vậy thì blogger Nguyễn Cu Vinh có bài “Chống cửa ngó sang”, nhận xét rằng “Mấy ngày vừa qua, hình như cả thế giới đều ngó sang Trung Quốc”.
Tác giả giải thích rằng vấn đề bắt nguồn từ những phát biểu mạnh mẽ của 2 lãnh đạo TQ Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo cho thấy điều gì đó đang xảy ra dữ dội với Đảng CSTQ, dự báo một sự thay đổi lớn trong nội bộ Đảng, gần như “vạch áo cho người xem lưng” về tình trạng đảng viên đang “xuống cấp thê thảm và đáng báo động” trong bối cảnh “nền tảng đạo đức xã hội đang bị ăn mòn. Tham nhũng tràn lan. Những hành vi đê hèn, ti tiện nhan nhản”.
Nhà nước ứng xử với dân bằng bạo lực là bằng chứng rõ nhất về một nền chính trị suy vi, không còn lý tưởng, không còn chính danh, là biểu hiện của một thời bất ổn, thời bạo lực lên ngôi…
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Và tác giả nhấn mạnh: “Những gì Trung Quốc đang lo lắng cho tương lai của Đảng, của đất nước khiến ta không thể không nhìn lại mình. Chống cửa ngó sang nhà hàng xóm để suy ngẫm.”
Qua bài “Chính quyền CS hay nhà cầm quyền côn đồ”, tác giả Đại Nghĩa cũng lưu ý rằng “Chưa từng bao giờ uy tín của đảng CSVN xuống đến mức tàn tệ, thê thảm như ngày hôm nay”, khiến Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng phải ra sức “chỉnh đốn đảng”.
Theo tác giả thì ngoài những điểm suy thoái của đảng mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên vừa qua, còn nhiều việc “ném đá giấu tay” của đảng khiến nhân dân VN và công luận thế giới “khinh khi và thù ghét”. Tác giả phân tích:
“Đảng CSVN là đảng cầm quyền, ấy thế mà hành xử như một tà quyền không minh chính, chuyên dùng bọn công an núp dưới quần chúng tự phát, thương binh ma, côn đồ xã hội đen để khủng bố, đàn áp những người chống Trung quốc xâm lược, những người đấu tranh đòi tự do dân chủ và ngay với những nhà tu của các tôn giáo.”
Và tác giả trích dẫn lời nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định về sự tha hoá của đảng sau 82 năm được thành lập:
“Nhà nước ứng xử với dân bằng bạo lực là bằng chứng rõ nhất về một nền chính trị suy vi, không còn lý tưởng, không còn chính danh, là biểu hiện của một thời bất ổn, thời bạo lực lên ngôi, thời Nhà nước phải xây nhiều nhà tù công khai và nhiều nhà tù trá hình như cơ sở giáo dục đang giam cầm chị Bùi Minh Hằng. Còn ngoài xã hội những vụ giết người man rợ xảy ra khắp nơi! Mạng sống của dân lành quá rẻ rúng, máu dân lành đang lênh láng bởi bạo lực Nhà nước và bạo lực côn đồ.”

Tình nhân loại, nghĩa đồng bào


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=JsRS51nBcII

Video: Kế hoạch trùng tu mộ phần thuyền nhân VN
Trong mấy ngày nay, nhiều trang mạng phổ biến Thông Cáo Báo Chí của Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở chính tại Úc, qua đó, ông Trần Đông, Giám Đốc VKTNVN, đề cập tới Chương trình 4 năm 2012-2015 nhằm hoàn tất công tác trùng tu mộ phần thuyền nhân VN trong khắp vùng ĐNÁ để kỷ niệm 40 năm định cư của người Việt hải ngoại.
Khi nhắc đến khoảng 1.500 mộ phần thuyền nhân rải rác khắp ĐNÁ chưa được trùng tu, ông Trần Đông lưu ý tới những đồng hương kém may mắn này phải vĩnh viễn nằm lại ở đó khi trên đường đi tìm tự do, nên mộ phần họ cần được chăm sóc. Vì sao ? Theo ông Trần Đông:
Vì tình nhân loại. Vì nghĩa đồng bào.
Vì 40 năm họ chưa một lần nghe lời kinh tiếng kệ để trút nổi oan khiên mà đi về nơi siêu thoát.
Vì 40 năm mồ xiêu mả lạc cũng đã quá đủ.
Vì 40 năm quên lãng cũng đã quá nhiều sự vô tình.

Do đó, theo VKTNVN, chúng ta dù tăng hay tục, không thể tiếp tục nhẫn tâm và vô tình như thế nhiều hơn và lâu hơn nữa.
Trong tinh thần đó, VKTNVN kính mong đồng hương các nơi, từ Úc đến Mỹ, tới Canada và Châu Âu, mỗi người của ít lòng nhiều cùng đóng góp giúp đỡ để VKTNVN hân hạnh được thay mặt 4 triệu người Việt hải ngoại giúp cho 1.500 ngôi mộ của đồng bào ruột thịt của mình, của những đồng đội của mình, bị bỏ quên gần ½ thế kỷ nay được mồ yên mả ấm để họ được yên lòng nhắm mắt, để chúng ta hoàn thành trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước cháu con, để chúng ta sẽ không bị phê phán là đã quên lãng sự hy sinh của đồng đội và đồng bào lót đường cho mình được yên bề tỵ nạn.
Những di tích đó, ½ thế kỷ sau các cháu sẽ dễ dàng tìm thấy, và khi ấy các cháu có toàn quyền quyết định sẽ cần phải tiếp tục làm gì. Những di tích ấy, 100 năm sau, sẽ là tài sản vô giá của Lịch sử Người Việt Hải Ngoại.
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=eaHCkYE0EHI

Trung Quốc lại tăng giá xăng dầu


- thứ ba, 20 tháng 3, 2012 – BBC
Công nhân thay đổi bảng giá xăng dầu tại trạm xăng 
Giá xăng dầu gia tăng cũng có nghĩa là các nhà chế xuất có thể chuyển chi phí mua dầu thô giá cao sang cho người tiêu dùng
Trung Quốc vừa tăng giá xăng thêm khoảng 6% và dầu diesel khoảng 7%. Đây là lần tăng giá thứ hai trong năm 2012 vào khi nước này phải vật lộn trước tình hình giá dầu thô tăng cao.
Giá dầu lửa toàn cầu đang ở mức khá cao vì những căng thẳng với Iran, một nước xuất khẩu dầu lửa quan trọng.
Quyết định này nhằm bảo đảm có đủ nguồn cung ứng nhiên liệu nội địa và giúp các nhà chế lọc dầu địa phương cắt giảm lỗ nặng.
Các phân tích gia cho biết đây là một dấu hiệu cho thấy chính phủ ít lo ngại hơn về lạm phát.
Quan ngại về giá cả
Giá cả gia tăng đang là một vấn đề tại Trung Quốc kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến giới chức trách phải thực thi gói kích cầu.
Lạm phát giá tiêu dùng lên cao điểm vào tháng Bảy năm ngoái, ở mức 6.5% trước khi bắt đầu giảm dần.
Hồi tháng Hai, tỉ lệ lạm phát là 3.4% so với cách đây một năm, và ở dưới mức 4% do chính phủ đề ra.
“Đây là một quyết định mạnh dạn của Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia … Dường như lạm phát đang giảm nhanh chóng trong thời gian gần đây vì thế đây là một cơ hội tốt được tính toán kịp thời trên phương diện chính trị,” ông Gordon Kwan thuộc tổ chức Quản lý Tài sản Mirae tại Hong Kong cho biết.
Giá cả cao, đặt biệt với các mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu, đã từng dẫn tới bất ổn tại các thành phố của Trung Quốc.
Theo cơ chế giá nhiên liệu tại Trung Quốc, giá nhiên liệu nội địa có thể được điều chỉnh khi một thùng dầu thô trên thị trường quốc tế thay đổi hơn 4% trong vòng 22 ngày.
Lợi ích của các nhà chế xuất dầu
Việc tăng giá xăng dầu, cao hơn mức trung bình 3% mà thị trường dự đoán, được áp dụng sau khi giá dầu thô tăng hơn 10% hồi tháng Hai.
Giá nhiên liệu tăng lần cuối tại Trung Quốc là hồi tháng Hai, khoảng 3% tới 4%.
Sau việc tăng giá hôm thứ Ba, giá dầu diesel sẽ là khoảng $1.22/lít và loại xăng 90-octane là khoảng $1.17/lít, mặc dù có thể có khác biệt tại các vùng khác nhau.
Các nhà chế xuất dầu đã thúc giục chính phủ Trung Quốc tăng giá nhiên liệu để giúp họ phần nào đẩy chi phí khi mua dầu thô giá cao sang cho người tiêu dùng phải chịu.

Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài


Nguyễn Văn Huy -Nhà nghiên cứu dân tộc học ở Paris  – thứ ba, 20 tháng 3, 2012 – BBC
 
 
Miến Điện nằm trên cửa ngõ xuống Vịnh Bengal của Trung Quốc==>>







Miến Điện cùng Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia là năm quốc gia trên bán đảo Trung  Ấn nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng Năm Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) và 14 Thành phố Hải cảng Mở (Open Coastal Cities) dọc các bờ biển.
Cơ hội đã đến khi năm 1992, Campuchia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là năm quốc gia được Ngân Hàng Phát triển Á Châu mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion) để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực.
Mở đường xuống Vịnh Bengal
Không ngờ chương trình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc và năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân.
Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.
Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Campuchia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái Lan vào tỉnh Quảng Tây.
Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.
Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.
Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới : diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài 2.185 km với Trung Quốc.
 
Tướng Bo Mya của lực lượng vũ trang sắc tộc Karen ==================>>>




Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.
Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.
Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu.
Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.
Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.
Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong bang Kachin và Shan.
Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp.
 
Người Trung Quốc hiện diện mạnh ở Mandalay, Miến Điện ===>>>


Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa.
Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007.
Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.
Xung đột vì nha phiến
Nhìn lại quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc từ năm 1988 đến nay, Bắc Kinh đã tận tình giúp đỡ và bao che chế độ quân phiệt Miến Điện trước búa rìu dư luận quốc tế. Trung Quốc không những là quốc gia cung cấp vũ khí chính mà còn là quốc gia tài trợ và đầu tư lớn nhất tại Miến Điện.
Nhưng sự bao che và giúp đỡ này không miễn phí, ngoài lãi suất thấp và được trả góp trong một thời gian dài, Bắc Kinh còn muốn khống chế luôn giai cấp cầm quyền và chiếm hữu toàn bộ những nguồn lợi của quốc gia này.
Mặc dầu vậy, Bắc Kinh vẫn không tin tưởng vào sự trung thành của các cấp tướng lãnh cầm quyền, vì đa số được đào tạo trong một môi trường văn hóa Anh, tức môi trường dân chủ mà Bắc Kinh rất e ngại. Nếu Miến Điện có dân chủ, Trung Quốc sẽ mất vai trò độc tôn, nguồn vốn khổng lồ bỏ ra có thể sẽ bị mất trắng. Sự nghi ngại càng tăng khi biết giới quân phiệt Miến Điện đang muốn tách khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh khi liên lạc với Bắc Triều Tiên để giúp sản xuất vũ khí nguyên tử.
Để làm áp lực, Bắc Kinh đã phạm một sai lầm lớn khi trang bị vũ khí và lôi kéo những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên vùng biên giới về phía mình. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài 2185 km, trải dài trên hai bang Kachin và Shan.
Đây là một khu vực rất phức tạp vì là nơi sinh sống của hơn 100 trên tổng số 135 sắc tộc tạo thành dân tộc Miến Điện.
Cho tới nay chưa có lực lượng đồng bằng nào làm chủ được khu vực này vì một lý do tất cả các cộng đồng sắc tộc sinh sống trong vùng này đều được trang bị đủ loại vũ khi tối tân. Sinh hoạt cổ truyền của các sắc tộc này là nghề làm rẫy, nhưng sinh hoạt mang lại nhiều lợi tức nhất là khai thác đá quí, trồng cây anh túc làm thuốc phiện và áp tải những bánh thuốc phiện này xuống đồng bằng.
Để cùng tồn tại, những nhóm sắc tộc vũ trang này đã kết hợp lại thành một khối để áp tải thuốc phiện và phân chia quyền lợi lẫn nhau, đây là một kết ước bất thành văn mà không ai được quyền vi phạm.
Nhắc lại, từ tháng 10-1949, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị phe cộng sản đánh bật ra khỏi lãnh thổ, thành phần chủ lực theo Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan lập căn cứ, số còn lại chạy về phía Nam trốn trong những vùng rừng núi giáp ranh với Miến Điện, Thái Lan và Lào dựng lập chiến khu.
 
Dân và bộ đội Karen hành quân qua suối    ============>>>


Được CIA yểm trợ, tàn quân Quốc Dân Đảng tuyển mộ và huấn luyện các sắc dân thiểu số chống lại quân cộng sản tại Hoa Lục.
Năm 1965, Rangoon thành lập những đội dân phòng người sắc tộc (Kha Kwe Yei) để cạnh tranh với những đội áp tải do Quốc Dân Đảng bảo kê. Biện pháp mới này không ngờ mang lại hiệu quả, các đội dân phòng áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng một cách an toàn và ăn chia sòng phẳng với quân đội.
Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân Quốc Dân Đảng, Rangoon muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của Quốc Dân Đảng.
Shan là một sắc tộc lớn gốc Thái, hơn 2,5 triệu người, sinh sống trong thung lũng sông Salween giữa tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trước biện pháp mới này, người Shan đe dọa tách khỏi liên bang, Rangoon phải nhượng bộ năm 1958 nhưng đồng thuận quốc gia đã mất.
Một tướng người Shan, Sao Gnar Kham, cùng những lãnh chúa Shan khác thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền Đông Bắc và liên kết với các lực lượng Quốc Dân Đảng, được Bangkok đỡ đầu, chống lại Rangoon.
Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang Quốc Dân Đảng và Shan tôn Moh Heng, một người Hoa tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Thay vì chống lại Rangoon, năm 1964 những nhóm này kết hợp lại thành hai đạo quân lớn tại tỉnh Chieng Mai (Thái Lan) để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng: Đạo quân thứ 3 do tướng Li Wen Huan chỉ huy, bộ tham mưu đặt tại làng Feng và Đạo quân thứ 5 do tướng Duan Shi Wen lãnh đạo, bộ chỉ huy đóng tại làng Mae Salong.
Lợi tức do buôn bán thuốc phiện quá hấp dẫn, những nhóm sắc tộc nhỏ hơn cũng tham gia phong trào buôn lậu. Năm 1950, Trung Quốc giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn 6.000 tay súng chống lại tàn quân Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh bị hố to, với số lượng vũ khí có được, các nhóm vũ trang Kachin hợp tác với Quốc Dân Đảng sản xuất và áp tải thuốc phiện.
 
Làng Panwa trong bang Kachin là một nơi từng trồng nhiều thuốc phiện  ===========>>>

Những nhóm nhỏ hơn như người Pao (200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu (100.000 dân) cũng được Trung Quốc trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo Quốc dân Đảng và người Shan để được chia phần.
Thủ lãnh Sao Gnar Kham bị Quốc Dân Đảng ám sát tại Thái Lan năm 1964 sau một vụ chia chác không đồng đều. Năm 1966, Moh Heng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất dưới quyền điều động của Đạo quân thứ 3 của tướng Li Wen Huan ; Lo Hsing Han dẫn lực lượng Kokang theo Đạo quân thứ 5 phò tướng Duan Shi Wen (Lo Hsing Han sản xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á); những chiến sĩ trẻ can đảm rủ người Lahu phục vụ tướng Naw Seng vùng Đông Bắc.
Từ năm 1973, Khun Sa, tên thật là Lo Chang, là một người Shan gốc Hoa (tên Chang Chi Fu -Trương Kỳ Phu) tại Kokang, trở thành nhân vật lãnh đạo Khu Tam Giác Vàng. Khun là một tước vị quí tộc nhỏ của người Thái, Sa là ông Trùm; người Shan gọi ông là Sao Mong Khawn, người Miến là Khun Yo, và đặt tên tổ chức mới của ông thành Lực lượng Thống nhất Shan” (SUA) cho có vẻ dân tộc.
Năm 1982, Khun Sa rút qua Miến Điện, kết hợp với các nhóm võ trang Kachin và đảng cộng sản Miến (cả hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến) phòng thủ lãnh địa mới và mở rộng địa bàn sản xuất sang Lào do người Hmong phụ trách. Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của Khun Sa.
Phản ứng lại Trung Quốc
Năm 1989, tướng Khin Nyunt của Miến Điện đã thành công trong việc kêu gọi 17 nhóm sắc tộc vũ trang ký thỏa ước đình chiến. Bù lại, những nhóm sắc tộc này được quyền “tự do hoạt động kinh tế” (trồng và áp tải thuốc phiện) như trước.
“Chính quyền quân phiệt Miến Điện khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa”
Sự “bình yên” giữa giới buôn bán thuốc phiện và giới quân phiệt Miến Điện chấm dứt khi đầu thập niên 1990, chính quyền Vân Nam nhảy vào cuộc và kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone), quanh bốn thành phố chính : Côn Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm vũ trang địa phương của Miến Điện.
Sự “cạnh tranh bất chính” này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân phiệt Miến Điện. Cũng nên biết, mặc dù cấm buôn bán và vận chuyển thuốc phiện trên toàn lãnh thổ, các nhóm quân phiệt địa phương đã làm ngơ cho các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển bằng cách đóng tiền mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát.
Để cảnh cáo phía Trung Quốc, năm 2004, tướng Khin Nyunt, nhân vật số ba của chính quyền quân phiệt, bị bắt về tội bán đứng quyền lợi quốc gia cho Trung Quốc. Những hoạt động mờ ám của doanh nhân Trung Quốc đang được chính quyền quân phiệt đưa dần ra ánh sáng.
Chẳng hạn như vụ đập Myitsone, Trung Quốc đã giao cho công ty Asia World Company – mà giám đốc không ai khác hơn là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai của ông trùm Khun Sa – quyền vận chuyển “vật tư”, thật ra là thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang Vân Nam bằng voi (hơn 100 con).
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Thein Sein 
TS Nguyễn Văn Huy hỏi Việt Nam sẽ học được gì từ kinh nghiệm Miến Điện =======>>>


Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng khi, năm 2009, chính quyền quân phiệt khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, mà mục tiêu không gì khác hơn là làm suy yếu quyền lực của chính quyền trung ương.
Thêm vào đó, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Hoa mọc lên như nấm để thu hút nguồn lợi tức do những nhóm áp tải thuốc phiện có được. Doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương.
Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện.
Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu vãn được nếu hạn chế được sự lạm quyền của doanh nhân Trung Quốc. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện.
Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Việt Nam cần làm gì khi người Trung Quốc đang thao túng sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược vùng Tây Bắc và trên Tây Nguyên.
Câu trả lời nên nhường cho những đảng viên còn yêu nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Văn Huy, tiến sỹ ngành dân tộc học, hiện sống và làm báo tại Paris, Pháp.

Xuất khẩu lao động Việt Nam: hơn cả buôn ma tuý!

He! he! mấy người trong ảnh họ mừng được đối xử tử tế ,đi làm mướn xứ người mới có cơm ăn,ngồi ăn cơm mà khóc vì mừng đấy chớ- Nhớ ơn nhà nước ta- đảng ta – Báo The Star không hiểu tiếng Việt nên nói sai rồi,quan CHXHCNVN nói đây nè :  ‘Lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia không bị đối xử tệ’   đăng trên VnEx- Hơn nữa mấy Người Việt nam đó là của nhà nước CHXHCNVN,không phải của mấy người,”mấy người đừng xen vào nội bộ của chúng tôi-phản đối”- Chúng tôi tự xử.- Đám “ma cô đĩ điếm  hay chỉ chọt” coi chừng à nghen. (Cái này là tôi “quán triệt”nên nó thuộc lòng,không phải tôi nói à nghen-tôi mà nói được như thế này là làm quan rồi)  Tue, 03/20/2012 – 15:40 —  Lê Diễn Đức RFA

 
 
Nữ công nhân VN lao động ở Malaysia bị bỏ đói – Ảnh: The Star 17/3/2012 =============>>>
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Mấy hôm nay cộng đồng mạng bức xúc trước sự việc mấy chục nữ công nhân Việt Nam ở Malaysia bị bỏ đói.
 
Tờ The Star của Malaysia ngày 17/3 đưa tin về 42 người phụ nữ Việt Nam (VN) sống tại thành phố George Town, bán đảo Penang, Malaysia, trong một căn nhà 4 phòng, mỗi phòng chỉ đủ chỗ ngủ cho năm người, và tất cả chỉ có một chỗ đi vệ sinh duy nhất. Họ từ VN sang Malaysia lao động nhưng đang không có việc làm, không có tiền gửi về giúp gia đình, một số đã ở Malaysia một năm rưỡi trong khi hộ chiếu đã hết hạn.
Đây không phải lần đầu tiên báo chí nói về cuộc sống bi kịch của công nhân VN lao động ở Malaysia.
Tình trạng lừa gạt, ngược đãi, đuổi việc phi lý của các ông chủ hãng đã làm nhiều công nhân VN tuyệt vọng, có người ốm đau chờ chết, có người bị tai nạn lao động chịu tật nguyền suốt đời…
Tiếp tục ở lại thì sẽ phải đối diện với muôn vàn khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh cư trú bất hợp pháp, về nước càng khổ nhục hơn, bởi vì danh dự thì ít, mà vì nợ nần chưa trả thì nhiều, nên họ nhắm mắt buông xuôi với kiếp sống giang hồ. Nữ công nhân VN làm nghề mại dâm rẻ tiền phổ biến ở Malaysia.
Cách đây ít lâu, tờ Việt Báo có bài “30 công nhân tại Malaysia kêu cứu vì bị ngược đãi” cho biết hàng chục hộ dân ở Trà Vinh đã kéo đến công ty môi giới, Công ty Xuất nhập khẩu và Lương thực Trà Vinh, khóc lóc, van xin công ty giúp đỡ người thân của họ được trở về nước, để thoát khỏi cảnh bị đánh đập, bỏ đói tại Malaysia.
Bài báo cũng cho biết 30 công nhân trên đã từng “hớn hở đăng ký đi sang xứ người”, vì “được sự động viên của chính quyền xã”. Sau khi được đưa lên thị xã Trà Vinh học 4 tháng ngoại ngữ và luật Malaysia, họ lên Sài Gòn khám sức khỏe và tất cả đều “trúng tuyển”. Trở về nhà, họ vay tiền ngân hàng và vay “nóng” bên ngoài để có đủ số tiền trang trải các chi phí dịch vụ và vé máy bay. Chia tay người thân vào ngày 28/11/2004, họ hân hoan với hy vọng sẽ có “đô” gửi về giúp gia đình. “Nào ngờ, ngày đầu tiên đặt chân đến Malaysia thì họ mới vỡ lẽ là mình đã bị lừa”, bài báo viết.
Thời chiến tranh chống Mỹ, trong bài “Hành khúc giải phóng” của Lưu Hữu Phước có câu: “Ra đi ước hẹn ngày về thăm quê – Rằng chưa tan hết giặc ta chưa về”, được đổi thành:
Ra đi ước hẹn ngày về thăm quê 
Đời của em tan nát không đường về!”
Xuất khẩu lao động: chính sách xuyên suốt
Tận dụng nạn thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam ngày mỗi tăng, tâm lý muốn vượt qua nghèo đói, mong có cơ hội “đổi đời” của hàng triệu người, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa xuất khẩu lao động ra nước ngoài thành chính sách xuyên suốt từ nhiều thập niên nay.
Đừng nói chính quyền các cấp của nhà nước CSVN không biết gì về tình cảnh công nhân lao động VN ở nước ngoài, ngược lại, họ biết rất rõ!
Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội (LĐTB & XH), hiện có khoảng 500 ngàn lao động VN làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Trong đó, người lao động tại Đài Loan đứng đầu, tiếp đến là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Macau, Ả rập Xê út, Cộng hòa Síp… Đáng chú ý, trong số 500 ngàn lao động có tới 215 ngàn là lao động nữ, chiếm 50,2%, chủ yếu làm việc trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội chiếm 52,9%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 1,10%, thủy sản 0,13%, còn lại là các ngành nghề khác. Đây cũng là đối tượng bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, bóc lột sức lao động nhiều hơn so với nam”, theo tờ Dân Trí 22/11/2011.
Tờ điện tử ĐCSVN nhận định rằng “trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lao động, nhưng VN vẫn xây dựng được thị trường lao động đa dạng phong phú, hàng năm đưa được số lao động ra nước ngoài ngày càng nhiều. Chỉ tính trong 3 năm (2006 – 2008) trung bình mỗi năm đưa được hơn 83.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài…”.
Ngày 29/11/2006 Quốc hội VN đã thông qua “Luật Người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Điều 5 của luật này xác định “tạo điều kiện thuận lợi để công dân VN có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài” và “bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…”
Thế nhưng, trước những rủi ro, bi kịch trong đời sống, công nhân VN ở nước ngoài không biết kêu cứu ai. Nhà nước, tức là các cơ quan đại diện ngoại giao, thường làm ngơ, đùn đẩy trách nhiệm cho Bộ LĐTB & XH hoặc đơn vị tuyển dụng trong nước.
Trong khi đó, công nhân VN không được thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình. Còn công đoàn quốc doanh, công cụ của ĐCSVN, nếu không trốn tránh trách nhiệm thì cũng đứng về phía những kẻ bóc lột, không chỉ đối với công nhân VN ở nước ngoài, mà ngay cả với công nhân trong nước làm việc tại các công ty ngoại quốc.
Nhiều năm qua, trong rất nhiều trường hợp bị lừa đảo, hành hạ ở nước ngoài, công nhân VN nhận được giúp đỡ pháp lý cũng như vật chất chủ yếu từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện của người Việt hải ngoại. Nhưng sự giúp đỡ bất vụ lợi, “áo lành đùm áo rách” này cũng bị nhà chức trách CSVN đánh phá ngông cuồng.
Tháng 10 năm 2006, người Việt từ khắp nơi trên thế giới nhóm họp về thủ đô Warsaw của Ba lan để thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Lao Động VN. Đại sứ quán VN tại Ba Lan đã gửi công hàm phản đối tới chính phủ Ba Lan. Tuy nhiên, hiểu rõ chế độ cộng sản hơn ai hết, chính phủ Ba Lan vẫn đồng ý cho người Việt tổ chức hội nghị tại phòng họp của quốc hội. Lúc bấy giờ luật sư Lê Thị Công Nhân được mời sang tham dự nhưng bị giữ lại sân bay khi xuất cảnh.
Đỗ Thị Minh Hạnh cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, chỉ vì giúp đỡ dân oan bị cướp đất và bênh vực công nhân lao động mà bị xét xử bất công với bản án nặng nề 7 năm tù.
Tháng 9/2010, Ủy ban Bảo vệ Người Lao Động tổ chức đại hội tại Malaysia với sự tham gia của chủ tịch công đoàn nước sở tại và nhiều công nhân tới từ các nước. Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Uỷ ban, đã bị biên phòng Maylaysia giữ tại sân bay Kula Lumpur, không cho nhập cảnh. Ông Thành cho biết lúc đầu phía Malaysia từ chối nêu lý do, nhưng sau khi có sự can thiệp của Đại sứ quán Ba Lan tại Malaysia (ông Thành mang hộ chiếu Ba Lan) thì một sĩ quan biên phòng Malyasia cho biết chính phủ VN đã đề nghị như vậy.
Hãy tạm bỏ qua một bên vấn đề công nhân trong nước, bởi vì nếu được phép thành lập công đoàn độc lập và hoạt động hợp pháp, chắc chắn một Công đoàn Đoàn kết theo mô hình Ba Lan sẽ ra đời với nhiều triệu thành viên. Hà Nội lo sợ trước nguy cơ chế độ có thể bị xoá sổ như tại Ba Lan là điều dễ hiểu.
Nhưng vì sao móng vuốt của Hà Nội kéo dài khắp nơi, thậm chí tận dụng cả quan hệ ngoại giao để ngặn chặn mọi sự giúp đỡ cho công nhân VN lao động ở nước ngoài?
“Làm cho khốc hại chằng qua vì tiền”
Xuất khẩu lao động là cỗ máy in tiền!
Tôi có người bạn học cũ là cán bộ của Vụ Quản lý Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTB & XH và một người quen khác đã từng có công sức quan trọng đưa hàng chục ngàn lao động VN sang Liên Xô, Tiệp Khắc, Bulgaria trong giai đoạn “bốn phương vô sản đều là anh em” và hàng ngàn người khác sang Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản… vào thời các nhà tư bản xanh và đỏ “liên hiệp lại” bóc lột công nhân.
Qua người bạn và nhờ nhận làm một số dịch vụ giao tiếp, dịch hồ sơ cho người quen muốn thăm dò thị trường lao động Ba Lan, tôi đã tìm ra lời giải chính xác cho bản chất của sự việc.
Xuất khẩu công nhân lao động ở VN được xem là món kinh doanh hơn cả buôn ma tuý. Hơn là vì hợp pháp, vốn bỏ ra không đáng kể, nhưng lợi nhuận không thua kém. Công việc kinh doanh không cần đến học thức, chỉ cần có một số quan hệ đặc biệt với quan chức và biết bôi trơn các mối quan hệ ấy. Tất cả các khâu khác như mặt bằng để tập trung học tiếng hay học nghề, kiểm tra tay nghề đều có thể thuê mướn.
200 ngàn USD là số tiền trả cho giấy phép được làm dịch vụ xuất khẩu lao động kỳ hạn một năm do Bộ LĐTB & XH cấp. Bao nhiêu nộp ngân sách, bao nhiêu vào tay ai thì chỉ có trời hoặc Bộ trưởng biết. Tại sao thời hạn một năm? Một năm là đủ ăn bộn. Phải trình diện để nói chuyện phải quấy cho chuyện làm ăn tiếp. Như thế nào? Tuỳ ở thu nhập năm qua! Không giấu được, vì hợp đồng khung và từng đợt đi cụ thể của công nhân đều phải qua Bộ duyệt.
Tôi làm phép tính số học đơn giản để thấy lợi nhuận của việc kinh doanh này.
Ví dụ tạm lấy mức lương 700 USD/tháng cho một công nhân đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng (ở Nhật Bản hay một số nước tư bản khác có mức lương cao hơn, ở Malaysia ít hơn).
Thông thường, công nhân được đối tác nước ngoài cam kết cho ăn trưa, nơi ở miễn phí và cấp vé máy bay trở về VN khi kết thúc hợp đồng. Trong thực tế thì muôn hình vạn trạng, biến hoá khôn lường. Tiền đã trao và cá đã cắn câu, điều gì xảy ra sau khi công nhân đặt chân đến xứ người là hoàn toàn khác!
Theo quy định chính thức của Bộ LĐTB & XH, công ty môi giới của VN và nước ngoài được hưởng công dịch vụ bằng một tháng lương của người lao động cho một năm làm việc, gọi là “phí dịch vụ khai thác lao động nước ngoài”.
Hợp đồng ký với người lao động thường một năm và có thể gia hạn tới ba năm! Như vậy, để được đi, mỗi công nhân phải chấp nhận nộp trước “phí dịch vụ khai thác lao động nước ngoài” cho 3 năm, tức là 700 USD nhân 3 năm, bằng 2.100 USD, nhân 2 môi giới, bằng 4.200 USD. Chỉ với 100 công nhân, hai công ty môi giới sẽ bỏ túi 420 ngàn USD! Với con số ngàn, trăm ngàn công nhân thi sẽ là bao nhiêu?
Khoản thứ nhì. Có một luật bất thành văn mà các bên liên quan gọi là “chi phí ngoài”, nói trắng ra là tiền làm thủ tục chiếu khán nhập cảnh (visa). Công ty môi giới có hối lộ cho đại sứ quán các nước hay không, hoặc nói vống lên để thêm tiền bỏ túi riêng, thì cũng chỉ có… trời biết!
Trong giai đoạn 2007-2008, người ta nói đi Cộng Hoà Czech mỗi công nhân phải trả 2.500 USD cho visa lao động! Sự việc ông đại sứ CH Czech tại VN bị triệu hồi về nước và CH Czech tạm ngưng cấp visa cho công dân VN một thời gian, củng cố thêm sự thật của tin đồn. Cứ cho chi phí hết 1.500 USD, với 100 công nhân, công ty môi giới có thêm vào tài khoản 100 ngàn USD nữa.
Khoản thứ ba mới đáng sợ!
Khi ký kết hợp đồng, công nhân buộc phải thế chấp để ngăn chặn bỏ việc làm. Hầu hết công nhân là những người nghèo (chỉ một số rất ít lợi dụng con đường này để vượt biên hợp pháp) nên phải cầm cố đất, nhà ở, hoặc tiền (tiền thế chấp từ vài ngàn USD, tới 10 ngàn hoặc hơn, tuỳ theo từng nước). Nếu phá vỡ hợp đồng, tiền bạc, tài sản thế chấp sẽ bị mất đứt. Các công ty môi giới và ông chủ ngoại quốc được quyền ăn chia, với cách nói mỹ miều là “tiền bồi thường thiệt hại”!
Như vậy, chưa biết tương lai tròn méo ra sao trên xứ lạ, trước khi lên đường, mỗi công nhân phải gồng mình chịu phí dịch vụ, phí visa và tiền thế chấp. Chưa kể các khoản cho hồ sơ, hộ chiếu, công chứng, khám sức khoẻ, bảo hiểm và thời gian đi lại thực hiện các thủ tục. Ngoài ra, với các khoản thế chấp tại VN, các công ty môi giới có thể dùng vào việc sinh lợi khác.
Đây chính là nguyên nhân cốt lõi vì sao nhà cầm quyền VN lại làm ngơ trước thân phận khốn cùng của người lao động VN ở nước ngoài và ngăn cản giúp đỡ họ.
Những người nghèo khổ đi nước ngoài lao động thực chất bị vứt vào canh bạc chót và chờ vào sự may mắn. Nơi nào ông chủ tốt hoặc nước sở tại có môi trường xã hội văn minh bảo vệ quyền lợi người lao động, thì tuy vất vả nhưng còn thực hiện được một phần mơ ước. Gặp ông chủ bất nhân, chính quyền sở tại làm ngơ, coi như mất trắng và thân tàn ma dại.
Nếu chịu không nổi, đành chịu phá vỡ hợp đồng ra ngoài kiếm sống, thì như đã nói, ông chủ và các công ty môi giới hưởng lợi hợp pháp số tiền bạc và tài sản thế chấp. Vì thế, không loại trừ khả năng các công ty môi giới khuyến khích các ông chủ ngược đãi để công nhân bỏ trốn càng nhiều càng tốt.
Lời kết
Trong thập niên 90 nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết “cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”!
Gần đây, với vụ Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng, nhà văn Thuỳ Linh viết: “Thời nay còn hơn cả thổ tả, táng tận lương tâm đến mức có nhiều kẻ chưa thể tiến hóa làm người”!
Lợi dụng lòng yêu nước và sự mù loà kiến thức của công nhân và nông dân lương thiện, những người CSVN đã cướp được chính quyền vào năm 1945 và sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, cảm thấy đã có mọi thứ trong tay, họ trắng trợn trở mặt.
Nhưng dường như còn nhiều người vẫn chưa nhận ra. Nông dân, công nhân không có điều kiện tiếp cận thông tin, ngờ nghệch cả tin, thậm chí vội vã cám ơn khi được Đảng xoa đầu hoặc nhả ra những lời châu ngọc (dối trá) – đã đành, mà trong giới có học cũng vậy.
Thái độ này kéo dài thêm sự tồn tại của hệ thống bất nhân và thân phận bị cai trị, nô lệ của chính mình.
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét