Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
6 vị thượng tọa, đại đức sẽ ra Trường Sa hành đạo tại các chùa (VOV).
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/42/21/top_1.jpg

Dân chủ trong Đảng bằng chất vấn công khai (TP) cũng giống như mấy phiên tòa xử mấy Người “chống đối Nhà nước XHCN),công khai đấy chứ?- Chận “công khai” không cho ngay cả thân nhân vào “xem”

Nghìn hộ cố thủ trong lòng hồ thủy điện (TP)   —-Dịch bệnh tấn công từng ngày (TP)   —-Hai năm làm 80m đường (TP)
Chia sẻ kinh nghiệm quý trong phòng, chống tham nhũng (Thanhtra) – Bà con nào chưa đọc,đọc lại bài này có liên quan tới “tham nhũng”  —…Bà Hiền Đức ngồi yên vị thì trong tốp đó có một tay mặc quần công an, áo sơ mi ra hỏi bà làm gì. Bà bảo tao chống tham nhũng, tay đó nói, bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao.   >>>>18-3 trại Thanh Hà (Nguoibuongio)  —Mặt tốt của trại cải tạo Thanh Hà (Nguoibuongio)

Người bạn Nhật trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh” (Tamnhin.net)   —-Chưa hết lo phí bảo trì đã đối mặt phí lưu hành   SGTT.VN >>>>Phí, hạ tầng và
lòng dân      —–Các mỏ sa khoáng ở Bình Định bị ô nhiễm phóng xạ  (SGTT)    —-Cà Mau: Nhiều tàu đánh bắt xa bờ bị nước ngoài bắt giữ (SGTT)
Hơn một nửa diện tích TP.Hồ Chí Minh bị lún  (SGNews)      —–Cơm 2.000 đồng   (SGNews)  -“Cơm hai ngàn” giờ trở thành tên gọi quen thuộc và có sức lan tỏa mạnh ở TP.HCM, Cần Thơ, Đà Lạt…
Chính quyền đối thoại với gia đình về bồi thường  (Dân Việt) – Liên quan đến vụ cưỡng chế sai làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông Huỳnh Hữu Đức ở phường 8, TP.Sóc Trăng, ngày 18.3 ông Đức cho biết: Hôm 14.3, UBND thành phố đã có buổi đối thoại với ông và bồi thường thiệt hại cho gia đình.
Xe “nhà giàu” mới dám vào đường cao tốc (PL)    —-Ngành tư pháp phải nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân (PL)  có nâng cao “pháp luật” cho “đầy tớ” không???chớ để “nó” làm bậy “vi phạm pháp luật”???     —–Thêm hàng loạt giấy đỏ được cấp trái luật (PL)

KINH TẾ


Nói và làm: ‘Chữa cháy’ cho nông dân (VEF)   —Danh sách đen những dự án bất động sản (VNN)   —Nhà đầu tư địa ốc “chết” vì ham khuyến mại “khủng” (VTC News)   —Xôn xao chuyện ‘đại gia làng’ vỡ nợ 30 tỷ (VNN)    —–Giá vàng trong nước giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn thế giới (NLĐ)

Nhiều cổ phiếu ngân hàng tiếp tục “xanh” sàn (NLĐ)   —–Chênh lệch giá vàng gây áp lực lên tỉ giá  (TT)

Giá vàng nội, ngoại vênh lớn vì SJC (VnEx)   —-Giá vàng trong nước đột ngột giảm mạnh (VnEc)   —-Gạo Việt xuất sang Trung Quốc tăng mạnh
(VnEc)  —-Đồng USD đang chi phối giá hàng hóa thế giới (VnEc)   —Xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico tăng mạnh (TTXVN)  —-Giá thịt lợn tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh (VN+)
Nợ thuế tăng 20% và… sợi dây  (SGTT)   —–Ngân hàng Đông Á đang tính chuyện sáp nhập  (SGTT)    —-Rủi ro… đạo đức ngân hàng  (TBKTSG)
Thực phẩm bắt đầu đợt tăng giá mới? (DDDN)   —–Công ty FPT bị đôn đốc nộp thuế gần 14 tỉ đồng  (DDDN)


VĂN HÓA-THỂ THAO


Mẹ Kim Kardashian tung ảnh bán nude khoe bụng bầu (NLĐ)   ====================>>>
Ông Tâm – bà Liễu liên lạc cấp tập  (NLĐ) -Trước và sau thời điểm nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, liên lạc điện thoại giữa ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5, Chi cục QLTT tỉnh Long An) và bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) xuất hiện với mật độ dày đặc
Bị chém đứt lìa tay trước KDL Suối Tiên (NLĐ)  —Bắt quả tang phó công an xã “tòm tem” vợ người (NLĐ)   —Nông dân tố phó công an xã ‘tòm tem’ vợ mình (VTC)   —Tai nạn thương tâm, hai vợ chồng tử nạn (NLĐ)  —Va chạm với ô tô, một người nguy kịch (TN)   —-Em trai nữ đại gia tổ chức “siêu đám cưới” treo cổ tự tử (NLĐ)   —-Điều tra nguyên nhân em bà Liễu “đại gia” tự tử  (TT)

http://farm.vtc.vn/media2/vtcnews/2012/03/19/7_Angie-Sanclemente-290310.jpg
<<<===Buôn ma túy xuyên quốc gia, người mẫu đồ lót bị bắt (VTC)
Vụ cha ruột thiêu sống con gái: Cô gái điện thoại cầu cứu mẹ (NLĐO)   —Bán sổ đỏ “dỏm” như thật, đút túi 17,2 tỉ đồng (NLĐ)   —-Rủ thiếu nữ đi bụi rồi gọi điện đòi tiền chuộc (NLĐ)
Cờ bạc núp bóng hội chợ (NLĐ)  —-Nổ súng liên tiếp ở Chicago, 5 người chết (TN)  —-Đi chăn trâu, 2 chị em ruột chết đuối  (TT)   —Nổ súng bắt hai tên cướp túi xách của người nước ngoài (VTC)
Tự lao xe máy vào quán ăn, hai vợ chồng tử vong (VN+)   —-Triệt phá 1 đường dây bán người sang Trung Quốc (VN+)   —–Nữ cảnh sát vay tiền tỷ không bị khởi tố (VnEx) -  Dù các chủ nợ quy kết nữ thiếu úy công an lừa đảo nhưng cơ quan điều tra cho rằng không có dấu hiệu hình sự.  > Căng biểu ngữ đòi nợ/ Chiêu vay tiền tỷ của nữ cảnh sát    —–Lái xe say rượu gây tai nạn chết người, bỏ trốn (VN+)   —-Hiếp dâm bạn nhậu (PL)
http://phapluattp.vcmedia.vn/Ien9eeDX5hfe1GWE0uXnMq7EMGRG/Image/2012/03/553534_7db5a.jpg
Mặc bikini diễu hành để quảng bá du lịch (PL)    –Những người đẹp mặc bikini diễu hành trên bờ biển thành phố Panama – Ảnh: CVB  ===========================>>>
Đắk Lắk: Cháy kho mùn cưa, 1 người chết, 2 người bị thương nặng (Tamnhin)   —Nhiều cống hiến cho đơn vị, được giảm nhẹ (PL)   —Nhân thân xấu, bị phạt nghiêm (PL)
Săn trộm vọoc, một Việt kiều Mỹ còn bắn chết người (NLĐ)   —–Choáng với mức ‘xõa tiền’ tậu 9 xế BMW cho lãnh đạo của một (DDDN) bên Trung cộng

http://dantri4.vcmedia.vn/WF7a6LT8JiJdVF1l6FZ/Image/2012/01/depnguoi9_9ebf3.jpgXôn xao chuyện ‘đại gia làng’ vỡ nợ 30 tỷ   (DDDN) -Những ngày qua, người dân xã thuần nông Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho món tài sản mà mình cả đời chắt chiu, dành dụm có nguy cơ mất trắng…



  <<<===Người đẹp Kinh Bắc diện bikini khoe dáng (Dân trí)
Bệnh nhân chết sau tiêm thuốc theo đơn bác sĩ  (DV)  —-Tràn lan thịt gà đông lạnh “3 không” (DV)





GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hậu án 322 – những nỗi buồn có thật (TTCT).
“Đừng cho phép bất cứ ai cấm mình đọc sách!”    SGTT.VN – Ông tự nhận là đứng về phía con người trí thức kiểu Socrates, với nghĩa, trí thức là hợp nhất tri (hiểu biết) với hành (bảo vệ chân lý và công lý). Nhưng cũng tự trào rằng, mình chỉ là một dịch giả…  Ông là   Nguyễn Văn Khoa, người sắp nhận giải thưởng Phan Châu Trinh 2011 về dịch thuật với dịch phẩm Đối thoại Socratic 1 (NXB Tri Thức, 2011). Dịch giả này đã dành cho PV SGTT một cuộc trao đổi khá cởi mở….
 Cánh diều 2011: Giám khảo nào, giải thưởng nấy ( SGNews)   —–Cổ tích về ông chủ hãng bút bi Việt Nam đầu tiên (DDDN)   —-Sóc Trăng: Hàng chục phòng học xuống cấp  (DV)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nóng dịch bệnh ở người, cúm gia cầm hạ nhiệt (VNN). QUỐC TẾ
Syria: Giao tranh giữa phe đối lập và quân chính phủ (TTXVN).  - Chuyên gia của Đặc phái viên Kofi Annan tới Syria (TTXVN).  - Vợ Tổng thống Syria: “Tôi mới là nhà độc tài thực sự”(VNN/Telegraph).

Cuba bắt giữ hàng chục người bất đồng (BBC)  —-Hơn 50 thành viên đối lập Cuba bị câu lưu (VOA   —-Giao tranh bùng nổ tại Damascus  (BBC) -Quân đội giải phóng Syria được cho là tấn công vào một trong những nơi được bảo vệ chặt chẽ nhất ở Damascus.
Nổ bom tại Aleppo, Syria tiếp tục đàn áp phe nổi dậy (VOA)   —-Syria : Một liên minh đối lập mới được thành lập tại Thổ Nhĩ Kỳ (VOA)   —Giao tranh, biểu tình phản đối khắp lãnh thổ Syria (Nguoiviet)     —–Hàng ngàn người để tang người Tây Tạng tự thiêu tại Trung Quốc (VOA)   —-TQ: Tăng chi tiêu quốc phòng không đủ để dọa ai (VNN)     —–Cận cảnh thành phố ma lớn nhất Trung Quốc (NLĐ)   —-Tràn dầu ở miền nam Trung Quốc  (TT)
Tổng thống Mỹ muốn Hoa Kỳ không phụ thuộc vào bên ngoài về năng lượng (VOA)   —Iran không có vũ khí hạt nhân (VNN)    —Iran chặn website của Bộ Ngoại giao Anh  (TT)   —-Hàn Quốc nói Triều Tiên “khiêu khích nghiêm trọng” (VNN)   —Indonesia tiêu diệt 5 nghi can khủng bố (TN)
Iran sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân  (TT)  —Biểu tình ở Matxcơva, hàng chục người bị bắt  (TT)   —-Đại sứ quán Mỹ bị đe dọa đóng cửa vì can thiệp nội bộ (VTC)
Các vụ bắn tên lửa gây chấn động của Triều Tiên  (VnEx)   —-Hàn Quốc báo động an ninh ở thủ đô (VnEx)   —-Cha mẹ Trung Quốc khánh kiệt vì cho con du học (VnEx)   —-Trung Quốc: Biển thủ 78 triệu USD tiền đền bù của dân (TTXVN)   —-Nga đóng cửa 19 chợ ngoài trời ở thủ đô Mátxcơva  (VN+)   —Bão mùa Hè tàn phá nhiều tỉnh ở miền Nam Thái Lan (VN+)  —Ấn Độ sẽ tăng ngân sách quốc phòng 17% (PL)



Hình ảnh tài sản bên Mỹ của nữ “đại gia nợ tiền cá “

Posted by phamtayson on 19/03/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This
http://farm.vtc.vn/media2/vtcnews/2012/03/19/dieu-hien.jpg
VTCNews  – Lần theo “dấu vết” người thân của nữ đại gia thủy sản (một nguồn tin xin giấu tên) chắc chắn nữ Tổng Giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền của Bianfishco đang ở Mỹ.
Tại đây, bà Hiền có công ty với tên gọi Binh an Seafood USA Inc đặt tại 300N Alpine Drive, Beverly Hills, California 90210.Hiện bà Phạm Thị Diệu Hiền – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) – đang điều trị bệnh tại California (Hoa Kỳ).
Trước khi dời về địa chỉ mới này vào năm 2009, năm 2007 bà Hiền đã sang Mỹ mở công ty do bà Hiền làm giám đốc.
Lần theo “dấu vết” người thân của nữ đại gia thủy sản (một nguồn tin xin giấu tên) chắc chắn nữ Tổng Giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền của Bianfishco đang ở Mỹ.
Tên giao dịch công ty của nữ đại gia bên Mỹ là Bianfishco USA Corp được mở đầu tiên tại 1209 Orange Street, the City of Wilmington, New Castle County, Delawear 19801. Sau đó Bianfishco USA chuyển đến 2041 E Ocean Blvd, Long Beach City, California 90803.
Khi bà Hiền chuyển Bianfishco USA về 300N Alpine Drive, Beverly Hills, California 90210 thì lúc này tại Việt Nam nữ đại gia được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào giữ tháng 4/2009.
Hình ảnh tài sản bên Mỹ của nữ "đại gia nợ tiền cá "
Binh An Seafood USA Inc nhìn từ bên ngoài.
Khi ấy vốn đầu tư ngoài nước chỉ gần 15 tỷ đồng (trên 882 ngàn USD) nhưng đến tháng 7/2009 nữ đại gia được phép đưa vốn ra nước ngoài tăng lên 5 triệu USD, tương đương trên 80 tỷ đồng với mục tiêu đưa sản phẩm của Bianfishco sang Bianfishco USA tiêu thụ tại Mỹ với tham vọng đạt doanh thu từ năm 2011 phải đạt từ 79 triệu USD trở lên.
Hiện Bianfishco USA do bà Hiền làm Giám đốc cùng 2 nhân sự làm việc hành chính, 1 kế toán, 1 thủ kho với 4 nhân viên xuất nhập khẩu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, con gái bà Hiền là Phạm Thị Bình An cũng theo mẹ sang Mỹ ở.
Trước đó, tại buổi họp báo chiều ngày 7/3 ông Trần Văn Trí, chồng nữ đại gia thủy sản và đồng thời là người được bà Diệu Hiền ủy quyền điều hành công ty, xác nhận vợ mình đã xuất cảnh sang Singapore điều trị căn bệnh ung thư.
Theo Phunutoday
» Công ty nữ đại gia “siêu đám cưới” thua kiện nông dân
» Bị ngâm nợ điêu đứng, nông dân vẫn thương “nữ đại gia”
» Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ “nữ đại gia” trước 25/3
» Chuyện ít biết về nữ đại gia thủy sản chơi sang Cần Thơ
» “Nữ đại gia nợ tiền cá của dân” chơi sang đến mức nào?

Người đẹp Kinh Bắc diện bikini khoe dáng

http://dantri4.vcmedia.vn/WF7a6LT8JiJdVF1l6FZ/Image/2012/01/depnguoi1_d84a4.jpg
(Dân trí) – Tươi trẻ và gợi cảm, các thí sinh vòng chung khảo cuộc thi Người đẹp Kinh Bắc 2012 đã làm “nóng” không khí Trung tâm VHTT&DL Phú Sơn, Bắc Ninh với màn trình diễn áo tắm đẹp mắt.
Mặc dù ngày 17/3, trời mưa và thời tiết khá lạnh, nhưng các thí sinh cuộc thi Người đẹp Kinh Bắc 2012 đã rất nhiệt tình cống hiến cho khán giả những shot hình đẹp.
Cuộc thi Người đẹp Kinh Bắc 2012 được tổ chức trên quê hương quan họ Bắc Ninh là một hoạt động văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên Bắc Ninh nói chung, khích lệ nữ thanh niên Bắc Ninh nói riêng rèn luyện thường xuyên, hướng tới vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, cuộc thi sẽ góp phần quảng bá rộng rãi nét đặc trưng của văn hóa quan họ, thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước đối với một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam.
Cuộc thi sẽ lựa chọn ra những người đẹp Bắc Ninh tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 và các cuộc thi sắc đẹp khác. Đêm chung kết sẽ được diễn ra vào ngày 22/3/2012 tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Hình ảnh một số thí sinh Người đẹp Kinh Bắc trong trang phục áo tắm:         Thí sinh Nguyễn Ngọc Mai =====>>>
                                                                                                                   
   
Nguyễn Thị Thanh
Hoàng Thị Hằng
Đặng Kiều Trang
Cao Thị Thùy
Đặng Thị Thùy Linh
Nguyễn Thị Thao

 Màn trình diễn bikini của thí sinh Người đẹp Kinh Bắc 2012

Lái xe xông vào Sứ quán Mỹ, lăng mạ công an là Chi cục phó hải quan HN


Thứ hai 19/03/2012 17:17
(GDVN) – Ông Nguyễn Trường Giang, Chánh văn phòng Cục Hải quan Hà Nội đã xác nhận, ông Đặng Quốc Dũng – lái xe Innova va chạm xe trước cổng Đại sứ quán Hoa Kỳ là Cục phó Cục Hải quan Hà Nội.
Trao đổi với PV Giáo dục Việt Nam cách đây ít phút, ông Nguyễn Trường Giang, Chánh văn phòng Cục Hải quan Hà Nội cho hay, đơn vị này đã biết thông tin sự việc mà báo đã nêu. Đồng thời, ông Giang cũng xác nhận, ông Đặng Quốc Dũng - lái xe Innova va chạm với xe biển ngoại giao và đã có hành vi lăng mạ lực lượng chức năng trước cổng Đại sứ quán Hoa Kỳ (số 7 Láng Hạ, Hà Nội) – đúng là Chi cục phó hải quan (từng là Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hà Tây).
Ông Giang cũng cho hay, việc xử lý như thế nào thì đã có bộ phận chức năng vì ông Dũng là công chức nhà nước và sẽ thực hiện theo quy định của ngành. “Cục sẽ xem xét xử lý theo Luật công chức đã được ban hành”, ông Giang cho biết.
Ông Dũng (tay cầm điện thoại) liên tục gọi điện thoại khi lực lượng chức năng lập biên bản.
Như Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, hồi 18h15’ ngày 16/3, ông Dũng điều khiển chiếc xe cá nhân Innova 7 chỗ màu trắng BKS 29Y – 2490 đi hướng từ Láng Hạ về Giảng Võ đã va chạm với xe mang biển số ngoại giao. Hậu quả làm chiếc xe biển ngoại giao bị gãy rời gương chiếu hậu.
Sau vụ va chạm, ông Dũng đã táp xe vào lề đường rồi có hành vi chửi lái xe biển ngoại giao. Khi lực lượng an ninh sứ quán can thiệp, ông Dũng cũng gây hấn, chửi bới, lăng mạ.
Khi có lực lượng công an phường, ông Dũng đã xưng là Cục phó Cục Hải Quan TP Hà Nội và liên tiếp có hành vi thách thức văng tục.
Theo bạn, hành động của ông Đặng Quốc Dũng – Cục phó Cục Hải quan Hà Nội phải xử lý thế nào?
  • Phê bình, cảnh cáo
  • Cách chức
  • Xử lý hình sự
  • Hình thức kỷ luật khác

Một số nhà đấu tranh bị chuyển đến trại giam ở Nghệ An



RFA 03-19-2012
Ba tù nhân chính trị vẫn kiên quyết không nhận là những hoạt động đấu tranh của họ sai phạm vừa bị chuyển từ trại giam Nam Hà đến trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Đó là các ông Trần Anh Kim, Nguyễn Xuân Nghĩa và Phạm Văn Trội.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/jail-dissident-send-to-far-prison-03192012060118.html/dau-tranh-305.jpgRFA file  -Từ trái: ông Trần Anh Kim, Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa và anh Phạm Văn Trội.====>>>

Bà Phạm thị Thơm, vợ của ông Trần Anh Kim, vào chiều ngày 19 tháng 3 cho biết như sau về việc chuyển ông Trần Anh Kim từ trại giam Nam Hà đến trại giam mới như sau:
“ Đáng lẽ hôm chủ nhật vừa rồi tôi đi thăm, nhưng họ đưa giấy về nói đã đưa anh Kim đi xa rồi: vào trại giam số 6, ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chí có mấy anh em bị đưa đi thôi. Lý do chắc các anh ấy giữ vững lập trường của họ. Lần trước đi thăm gặp thì anh Kim lúc nào cũng giữ vững lập trường vì việc làm là có lợi cho đất nước, dân tộc và bản thân.
Đáng lẽ hôm chủ nhật vừa rồi tôi đi thăm, nhưng họ đưa giấy về nói đã đưa anh Kim đi xa rồi: vào trại giam số 6, ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chí có mấy anh em bị đưa đi thôi. Lý do chắc các anh ấy giữ vững lập trường của họ.
Họ đưa đi xa thế thì gia đình bản thân em không thể đi thăm hằng tháng được nữa, vì xa đến cả mấy trăm cây số nên chỉ có thể gửi qua đường bưu điện thôi.
Hai chị vợ anh Nghĩa và anh Trội có gọi đến hỏi đến cũng biết ba anh bị chuyển đi.”
Xin được nhắc lại ông Trần Anh Kim từng là cựu trung tá quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tham gia cùng dân oan khiếu kiện đất đai từ những năm 1995. Ông tham gia các hội chống tham nhũng, hội dân oan. Ông là thành viên của  khối 8406 và là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam. Ông bị bắt hồi ngày 7 tháng 7 năm 2009, cùng thời điểm với thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung. Ông bị đưa ra xử tại tòa Thái Bình hồi ngày 28 tháng 12 năm 2009 với bản án 5 năm rưỡi tù giam.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị tòa án Hải Phòng hồi ngày 9 tháng 10 năm 2009 tuyên án 6 năm tù giam về các hành vi chống nhà nước CHXHCNVN theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Kỹ sư Phạm Văn Trội bị tòa án Hà Nội kết án trong phiên xử hồi ngày 8 tháng 10 năm 2009 bốn năm tù giam và bốn năm quản chế, cũng với cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Người dân tìm mọi cách để nói lên sự bất công


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-victim-uss-internt-to-fight-03192012064838.html/dan-oan-nguy-t-thanh-305.jpg
Gia Minh, biên tập viên RFA    -2012-03-19
Thêm người dân khiếu kiện đất đai nhưng không được chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương giải quyết.
Từ đó họ phải bằng mọi cách để bày tỏ nỗi oan khiên của bản thân và gia đình họ. Trong khi ấy có người kiên quyết đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng lại bị cơ quan công an làm việc thường xuyên.

Không giải quyết, khiếu kiện bằng video trên mạng

RFA screen capture -Ông Nguyễn Thành Thiện trình bày những điều bất công trên mạng internet.==>>
Một video clip được đưa lên mạng Internet với trình bày của người trong video có tên, số điện thoại và địa chỉ cư trú cụ thể hiện nay nói về tình hình gia đình bị cưỡng chế bất công và người này cho biết nếu chính quyền địa phương vẫn tiến hành cưỡng chế nhà của gia đình ông theo như thông báo vào ngày 20 tháng này thì gia đình ông sẽ có những hành động như gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng hồi ngày 5 tháng giêng vừa qua.
Cụ thể người đàn ông trình bày những điều mà ông này cho là bất công, vi phạm pháp luật đối với gia đình ông cũng như hai gia đình lân cận là ông Nguyễn Thành Thiện, ngụ tại tổ 5, khu Đồng Văn, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Vào chiều ngày 18 tháng 3 ông cho biết:
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=uYWxPuA1yws

Tôi hỏi ông phó chủ tịch huyện thì ông ấy nói thực hiện theo chỉ đạo ở trên. Tôi hỏi ông Phạm Hồng Sơn, tổng giám đốc đường Hồ Chí Minh thì ông này nói thu hồi đến đâu làm đến đấy, đâu có tiền để làm hơn; nhưng ông Quang ( phó chủ tịch) vẫn quyết định sẽ cưỡng chế.
Tôi ra huyện, ông trưởng phòng của huyện thông báo miệng nói ngày 20-21. Thế nhưng chưa có công văn. Quyết định ngày 7 tháng 11 năm 2011 cưỡng chế 15 hộ dân để làm đường mà họ đã cưỡng chế 12 hộ rồi, còn gia đình tôi cách mép đường đến 30 mét, mà huyện nói cưỡng chế nốt. Tôi hỏi ông phó chủ tịch huyện thì ông ấy nói thực hiện theo chỉ đạo ở trên. Tôi hỏi ông Phạm Hồng Sơn, tổng giám đốc đường Hồ Chí Minh thì ông này nói thu hồi đến đâu làm đến đấy, đâu có tiền để làm hơn; nhưng ông Quang ( phó chủ tịch) vẫn quyết định sẽ cưỡng chế.
Ông Nguyễn Thành Thiện nêu rõ UBND huyện Chương Mỹ đã không theo đúng trình tự pháp luật khi tiến hành thu hồi đất. Một điểm được ông này nêu ra là chính quyền huyện Chương Mỹ đã sử dụng con dấu hết hiệu lực của tỉnh Hà Tây cũ để đóng vào quyết định bổ sung phương án đền bù.
Nhiều hộ dân chưa được cấp đất tái định cư mà vẫn bị địa phương cưỡng chế trái với chỉ thị hồi năm 2006 của thủ tướng chính phủ.
Những trình bày của ông Nguyễn Thành Thiện cũng được ông Vương Quang Hiển, một người cũng nằm trong diện sắp bị cưỡng chế, chia xẻ:
Ối giời ơi, huyện đang họp để mai ủi nhà của chúng tôi; đền bù chưa đền bù, các văn bản chả đâu vào đâu mà cứ ủi bỏ nhà chúng tôi. Nhiều hộ bị ủi cách đây bốn tháng trong Tết phải ăn Tết ngoài đường. Chúng tôi gửi đơn lên thành phố, lên thanh tra chính phủ, thủ tướng chính phủ… chẳng ai giải quyết.

Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012
Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012 (ảnh minh họa)  ============================>>>
Đường đã thông qua rồi, hè đã có cống rãnh… mà theo thông tin thì họ muốn lấy đất của chúng tôi để chia chác, đuổi chúng tôi đi chỗ khác. Khổ thế đấy.
Ối giời ơi, huyện đang họp để mai ủi nhà của chúng tôi; đền bù chưa đền bù, các văn bản chả đâu vào đâu mà cứ ủi bỏ nhà chúng tôi. Nhiều hộ bị ủi cách đây bốn tháng trong Tết phải ăn Tết ngoài đường. Chúng tôi gửi đơn lên thành phố, lên thanh tra chính phủ, thủ tướng chính phủ… chẳng ai giải quyết.
ông Vương Quang Hiển
Theo nghị định thì từ tim đường vào là 17 mét 5, mà từ đó vào nhà tôi hơn 20 mét, nhà bên cạnh hơn 30 mét họ vẫn cứ ủi. Các văn bản về kiểm đếm chi tiết đền bù, họ có mà vẫn không giao cho dân. Chúng tôi ra đền tòa án và tiếp dân thành phố thì họ nói sai. Chúng tôi nói sai thì giúp chúng tôi, nhưng họ nói trên làm, huyện nói thực hiện theo trên.. Chúng tôi chả biết kêu ai.
Chúng tôi nêu những điểm vừa nêu ra với ông Đỗ Hồng Quang, phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ kiêm phụ trách việc giải phóng mặt bằng thì nhận được trả lời:
Chúng tôi cưỡng chế từ trong Tết rồi, còn những hộ còn lại vì có đám cưới nên chúng tôi để lại. Còn ba hộ thì ngày mai chúng tôi xử lý nốt, chỉ có thế thôi. Không phải giải thích gì nữa, tất cả mọi chế độ chính sách của người dân đã được thanh tra nhà nước, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trả lời bằng quyết định hết rồi, cơ chế chính sách rõ rồi
Cưỡng chế đến mốc lộ giới theo quyết định thu hồi đất, mốc giải phóng mặt bằng; còn việc làm đường phụ thuộc theo thiết kế.
Không phải giải thích gì nữa, tất cả mọi chế độ chính sách của người dân đã được thanh tra nhà nước, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trả lời bằng quyết định hết rồi, cơ chế chính sách rõ rồi
ông Đỗ Hồng Quang
Việc lấy đất hãy hỏi Ban quản lý Đường Hồ Chí Minh. Đất tái định cư đã có và một số người đã xây nhà ở khu tái định cư rồi. Tiền đền bù là quyền quyết định của UBND của thành phố Hà Nội. Cấp trên của chúng tôi là thành phố Hà Nội, là Ban quản lý Đường Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông- Vận tải, thủ tướng chính phủ. Dân thì nhiều vấn đề, vô cùng ,chiều nay tôi sẽ vào nghe thêm chút nữa và thực hiện thôi.
Còn ông Phạm Hồng Sơn, tổng giám đốc Dự án Đường Hồ Chí Minh có đoạn đang gây khiếu kiện như vừa nêu thì không bắt máy.

Đàn áp , sách nhiễu chỉ gây thêm phẫn uất

Một trường hợp bị mất đất khác phải đi khiếu kiện lâu nay vẫn không được giải quyết đó là của bà Bùi Thị Thành tại phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
dan-oan-vothisau-305.jpg
Hôm 11/01/2012, khoảng 60 dân oan ở các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ cùng dân oan ở Sài Gòn biểu tình ở văn phòng Thanh Tra Chính Phủ tại 201 Võ Thị Sáu, ảnh minh họa =====>>>
Công an phường Hiệp Bình Chánh gửi giấy mời yêu cầu bà Bùi thị Thành vào lúc 9 giờ sáng ngày hôm nay 19 tháng 3 phải đến tại trụ sở công an để hỏi một số việc có liên quan. Người ký giấy mời là ông Nguyễn Ngọc Hải.
Tuy nhiên đến 9:30 ngày 19 tháng 3 bà Bùi Thị Thành vẫn ở nhà và cho biết:
Tôi đi dạy 20 mấy năm vì tố cáo ra đề cương, đáp án sai thì đuổi dạy tôi một cách vô cớ. Nhà lấy của tôi. Công an không bảo vệ nhân mà không bảo vệ dân, mà cứ tối ngày sách nhiễu, thích ngăn giờ nào thì ngăn, không có tự do dân chủ gì cả. Mất nhà đi đòi thì họ coi như tội phạm.
bà Bùi Thị Thành
Sáng nay tôi tính ra 210 Võ thị Sáu để đòi nhà, công an từ sáng khi ra họ đã chặn từ cửa. Tôi vùng đi và họ đi theo. Khi về nhà họ ập vào đưa giấy mời đến phường làm việc liên quan. Tôi nói tôi không có gì liên quan với công an cả. Tôi đi dạy 20 mấy năm vì tố cáo ra đề cương, đáp án sai thì đuổi dạy tôi một cách vô cớ. Nhà lấy của tôi. Công an không bảo vệ nhân mà không bảo vệ dân, mà cứ tối ngày sách nhiễu, thích ngăn giờ nào thì ngăn, không có tự do dân chủ gì cả. Mất nhà đi đòi thì họ coi như tội phạm.
Được biết bà Bùi thị Thành là người tham gia cuộc tập trung khiếu kiện tại số 210 Võ thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh từ trước tết âm lịch Nhâm Thìn cho đến nay.
Họ là những người dân từ các tỉnh miền Tây, cũng như khu vực thành phố Hồ Chí Minh có những oan khuất về đất đai bị địa phương thu hồi bất công mà khiếu kiện dai dẳng lâu nay từ cấp tỉnh đến trung ương vẫn không được giải quyết.
Dù trong đợt này họ chưa bị bắt đưa về địa phương như đợt hồi năm 2007 và những lần sau đó; nhưng những khiếu nại của họ vẫn không được các cấp có thẩm quyền giải quyết.
Sau khi có kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thu hồi đất và cưỡng chế sai của chính quyền huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đối với khu đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn; nhiều người dân khiếu kiện về đất đai lâu nay hy vọng trường hợp của họ cũng sẽ được giải quyết.
Tuy vậy nhiều vụ việc suốt nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết rốt ráo, nay lại nổi lên những vụ việc mới.
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Gkt_Q5q0hb0

Vì sao nhiều người Việt nhiễm vi trùng lao?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/40-percent-vnese-infect-tb-tt-03192012114946.html/laoPhoi-305.jpg
Thanh Trúc, phóng viên RFA  -2012-03-19
Kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 40% người Việt Nam nhiễm vi trùng lao và có thể phát bệnh một khi sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu.
Bên cạnh đó, tình trạng lao kháng thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến mức tử vong cao. Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu thêm về lao tiềm ẩn, lao kháng thuốc, chương trình phòng chống bệnh này ở Việt Nam:
RFA file photo  -Hình phim X-quang của một bệnh nhân bệnh lao, ảnh chụp trước đây.=====>>>

40% người Việt nhiễm lao

Vào khi tại nhiều nước trên thế giới những căn bệnh truyền nhiễm như phong cùi, sốt rét, lao phổi hầu như không còn, tại Việt Nam khoảng 70.000 bệnh nhân lao dương tính được phát hiện mỗi năm, và mỗi năm có 30.000 người chết vì lao phổi. Điểm đáng chú ý là chừng 40% bệnh nhân lao mới nằm trong độ tuổi 22 đến 44 mà đa phần là nam giới
Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung thì bệnh truyền nhiễm nhiều, tỷ lệ cao hơn các nơi khác. Nhưng mà nhiễm vi trùng lao thì chưa chắc đã bị bệnh lao.
BS Trần Tịnh Hiền
Bác sĩ Đinh Ngọc Sỹ, chủ tịch Chương Trình Quốc Gia Kiểm Soát Bệnh Lao, giám đốc Bệnh Viện Các Bệnh Về Phổi ở Hà Nội, cho rằng bảy chục ngàn bệnh nhân lao dương tính mỗi năm là quá cao, chứng tỏ có sự trì chậm trong việc đáp ứng phòng ngừa cũng như điều trị thấu đáo căn bệnh hay lây này.
Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong 22 quốc gia có số người bị mắc bệnh lao nhiều nhất thế giới. Mặt khác, trong số 27 nước có tỷ lệ lao kháng thuốc cao, một nguyên nhân dẫn đến tử vong cao, Việt Nam đứng thứ 14 trên danh sách này.
Trong khi đó kết quả thăm dò cho thấy cứ trong năm người Việt Nam thì có hai người mang mầm bệnh trong người, còn gọi là lao tiềm ẩn, và bệnh sẽ phát ra một khi hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể bị suy yếu. Một cách tổng quát thì tỷ lệ lao tiềm ẩn ở Việt Nam là trên 40%.
Dưới mắt chuyên gia phòng chống bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên phó giám đốc Bệnh Viện Các Bệnh Nhiệt Đới, hiện công tác trong chương trình nghiên cứ của trường đại học Oxford ở Việt Nam, thì lao là một căn bệnh dễ lây và làm con người tổn thọ:
images430353_benh_lao250.jpg
“Lao là căn bệnh nguy hiểm mà thế giới phải đặt mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết. Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung thì bệnh truyền nhiễm nhiều, tỷ lệ khi nào cũng cao hơn các nơi khác. Nhưng mà nhiễm vi trùng lao thì chưa chắc đã bị bệnh lao. Có nhiều người đi qua du học ở Mỹ, khi qua bên đó làm phản ứng TB Skin Test thì là dương tính và bị bắt buộc phải chữa, trong khi ở Việt Nam nếu thử ra mà nhiều người dương tính là đúng rồi bởi đó là lao tiềm ẩn. Bệnh hay không thì còn do cái cân bằng giữa tác nhân gây bệnh là con vi trùng lao và sức đề kháng của cơ thể nữa.

Thật ra trên lâm sàng nhiễm lao thì phải phân biệt vấn đề gọi là tình trạng nhiễm và tình trạng bệnh, infection và disease. Có thể một người đã bị nhiễm con vi trùng, con vi rút hay một ký sinh trùng nhưng nó tiềm ẩn đó mà không phát bệnh. Khi nào sức đề kháng của mình giảm xuống thì bệnh mới có thể phát ra.
                                                                                                                                                                                                                images430353_benh_lao250.jpg

Sự ô nhiễm môi trường cũng rất trầm trọng, ở Sài Gòn tôi cũng thấy như thế. Sự giáo dục cơ bản để nâng cao dân trí là bước vô cùng quan trọng.
BS Nguyễn Đăng Phấn
Tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, đặc biệt nơi những người nhiễm HIV/AIDS, rất ảnh hưởng đến tỷ lệ lao bởi vì tôi biết chắc chắn số lao mới thì trong đó ít nhất trên 50% là những bệnh nhân đã nhiễm HIV/AIDS. Cái đó liên quan với nhau, nếu không kiểm soát được chuyện nhiễm HIV/AIDS thì có nguy cơ cao là những đối tượng đó hầu như sẽ bị bệnh lao.”
Ý kiến của bác sĩ Trần Tịnh Hiền cũng là điều được bác sĩ Phạm Quang Tuệ ở Bệnh Viện Quốc Gia Các Bệnh Về Phổi xác nhận. Ông nói lý do khiến bênh lao lan truyền trong cộng đồng một phần do rất nhiều bệnh nhân HIV/AIDS đã có biểu hiện lao phổi mà không đi khám vì sợ bị cách ly và sợ bị phân biệt đối xử.

Tỷ lệ lao kháng thuốc cao

Tình trạng lao kháng thuốc là tác nhân thứ hai khiến bệnh lây lan. Theo số liệu của Chương Trình Quốc Gia Kiểm Soát Bệnh Lao, Việt Nam có năm chục đến sáu chục ngàn bệnh nhân lao phổi gặp tình trạng kháng thuốc. Đây cũng là những người mang vi trùng lao truyền sang người khác qua đường nước miếng, đường ho hoặc hắt hơi.
Về tình trạng lao kháng thuốc, bác sĩ Trần Tịnh Hiền giải thích:
“Châu Á, đặc biệt Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, là khu vực kháng thuốc rất nhiều. Có thể lấy thí dụ thứ nhất là bệnh thương hàn, ở các nơi trên thế giới người ta vẫn có thể dùng những kháng sinh rất cũ ví dụ Chloramphenicol chẳng hạn. Nhưng đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam hiện nay thì những loại kháng sinh thông thường gồm Chloramphenicol, Ampicillin, Bactrim coi như bị kháng hết và phải dùng những loại kháng sinh mới thế hệ thứ ba thứ tư. Rồi sốt rét cũng kháng thuốc, những loại thuốc thông thường đều kháng hết phải dùng thuốc mới, rồi lao cũng vậy. Lẽ tất nhiên trên thế giới thì chỗ nào cũng có vấn đề đó nhưng mà đặc biệt khu vực này thì nó nhiều.”
000_GYI0064960326-250.jpg 
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, hình minh họa. AFP PHOTO.==>



Từ bệnh viện Bình Dân, bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn chuyên khoa mạch máu, bướu cổ, lồng ngực, thường săn sóc điều trị ngoài giờ và miễn phí cho các bệnh nhân HIV/AIDS đã có biểu hiện lao phổi, bổ túc thêm về tình trạng lao kháng thuốc:
“Tỷ lệ đó đáng lo lắm, có lẽ do vấn đề không tuân thủ điều trị, người ta phải uống thuốc lâu quá, cả tám tháng hoặc sáu tháng, cho nên nhiều khi vấn đề gắn bó vấn đề chữa trị, tiếng trong ngành gọi là không tuân thủ điều trị, là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng gọi là lao kháng thuốc dẫn đến tử vong cao. Lẽ ra là hàng ngày phải uống thuốc nhưng vì nhiều nguyên nhân là ngưng hoặc không uống đều đặn, chán nản bỏ cuộc, thế là vi trùng lao nó bùng lên và sau này thay vì phải uống đa hóa trị liệu tức là bốn món thuốc thì đến khi mình chữa cho người này mình thấy bệnh càng ngày càng nặng lên. Gởi lên viện lao trung ương để cấy lại đờm và xem bốn thứ thuốc còn công hiệu không thì thấy còn hai thứ có hiệu quả thôi, hai thứ thuốc kia con vi trùng nó lờn rồi, đó gọi là lao kháng thuốc, nguyên nhân chính dẫn đến sự chết của nhiều người Việt Nam mình.

Cụ thể tôi đang có bệnh nhân nữ bị HIV kết bạn với một nam bệnh nhân HIV đã bị lao kháng thuốc. Thì đã khuyên bảo là tránh cái sự tiếp xúc có thể lây bệnh nhưng họ đã không cưỡng lại được. Bây giờ thì người nam này đã chết và người nữ thì cũng đang đi vào con đường đó.”
Trong lúc giám đốc Chương Trình Quốc Gia Kiểm Soát Bệnh Lao, bác sĩ Đinh Ngọc Sỹ, bày tỏ sự lo âu về viễn ảnh thiếu hụt nhân viên hay cán bộ y tế có trình độ chuyên môn về bệnh lao, thì bác sĩ Trần Tịnh Hiền nguyên phó giám đốc Bệnh Viện Các Bệnh Nhiệt Đới lại không nghĩ như thế:
Không tuân thủ điều trị, là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng gọi là lao kháng thuốc dẫn đến tử vong cao.
BS Nguyễn Đăng Phấn
“Khi còn đi học tôi đã thấy có một ngành riêng cho các bác sĩ là cái chuyên khoa lao ngay trong trường cũng như các bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét. Nhưng mà lần lần người ta đào tạo thành bác sĩ đa khoa rồi.

Tuy nhiên hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh này thì vẫn có một viện lao phổi rất lớn, các bác sĩ ở đó tôi nghĩ họ đầy đủ kiến thức cũng như kỹ thuật điều trị tiên tiến. Tất nhiên nói về việc làm thế nào giảm bớt tình trạng bệnh nhân mới mắc rồi điều trị cho tốt nó cũng có nhiều yếu tố chứ không thể nói chỉ vì hệ thống nhân sự yếu mà bịnh tăng lên được. Ở các tỉnh hầu như đều có một viện chống lao riêng, không nằm trong các bệnh viện chung, rồi các hệ thống phòng chống lao hoạt động từ trung ương cho đến các tỉnh thành các quận huyện. Tôi nghĩ nó cũng tương đối là tốt chứ không phải là không.”
Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn, chương trình phòng chống lao của Việt Nam dù có tốt bao nhiêu, dù tiêm chủng phòng ngừa BCG mở rộng bao nhiêu thì cũng chưa gọi là đủ nếu bỏ qua mặt tuyên truyền và giáo dục:
“Xét về phương diện đội ngũ tôi thấy Việt Nam mình đã cố gắng mỗi quận có một trung tâm chống lao rồi, thậm chí là một khu riêng để chữa lao rồi. Rồi các bích chương ở những nơi công cộng, rồi trên đài phát thanh hoặc trên tivi thường xuyên nhắc nhở. Nhưng tôi vẫn nghĩ người Việt Nam mình, tôi nghĩ giới nghèo khó họ không tuân thủ không lắng nghe. Tôi từng đi ngoài đường mà bị người ta nhổ nước miếng bắn vào mặt. Đại ý tôi nói mình cần nhắc nhở dân mình về những sự vệ sinh tối thiểu đó. Sự ô nhiễm môi trường cũng rất trầm trọng, ở Sài Gòn tôi cũng thấy như thế. Sự giáo dục cơ bản để nâng cao dân trí là bước vô cùng quan trọng.”

Tóm lại, theo vị bác sĩ này, bên cạnh chương trình phòng chống hữu hiệu, nhà nước và giới hữu trách còn phải chú tâm đến việc ông gọi là nâng cao mặt bằng dân trí, bởi theo ông phòng chống lao không chỉ thuần là kỹ thuật hay phương tiện mà còn là ý thức giữ gìn vệ sinh của mọi người trong cộng đồng và trong xã hội.
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xjmFFFz9BcM

Trung Quốc: Tham nhũng hàng tỷ đô la trong công trình xe lửa cao tốc

Tàu cao tốc Trung Quốc
Tú Anh – RFI
Không trả tiền mua trang thiết bị, không bồi hoàn cho nông dân bị trưng thu đất đai, gọi thầu thiếu minh bạch, bằng những việc làm như vậy cán bộ chính quyền đã bỏ túi hàng tỷ đô la. Tám tháng sau ngày khai trương đường xe lửa cao tốc Bắc Kinh –Thượng Hải, kết quả kiểm toán thứ hai phát hiện hàng loạt trường hợp gian lận.
Khai trương một cách rầm rộ vào tháng 6/2011, tuyến đường xe lửa cao tốc dài 1.318km, nối liền thủ đô Trung Quốc với thành phố Thượng Hải được xem là « biểu tượng của chính sách đầu tư hạ tầng ».
Tuy nhiên, việc xây dựng là cơ hội để cho cán bộ từ bộ trưởng bộ đường sắt đến viên chức địa phương tham ô hàng chục tỷ nhân dân tệ. Bản báo cáo thứ hai của Văn phòng Kiểm toán công bố hôm nay 19/03/2012 ghi nhận hàng loạt vụ bê bối đã xảy ra ngay từ năm 2007 tức là ngay từ khi gọi thầu.                                                                                                                                      Tàu cao tốc Trung Quốc  REUTERS/Stringer/Files
Thời gian nghiên cứu hồ sơ đấu thầu rút ngắn từ 5 ngày xuống 13 giờ. Thay đổi kính chắn gió vào giờ chót làm phí tổn thêm hơn 413 triệu nhân dân tệ. Ngay ngân sách bồi thường cho nông dân phải dời chỗ ở hoặc mất đất xây đường cao tốc cũng bị ăn chặn, như ở Thiên Tân lên đến 500 triệu nhân dân tệ hoặc làm hồ sơ giả để được ngân sách bồi thường như ở Nam Kinh.
Một hình thức sai trái khác là không trả tiền cho các hãng gia công và công ty xây dựng. Tổng cộng có 656 hãng cung cấp trang thiết bị và 1.471 toán nhân công không nhận được tiền. Số tiền « trả chậm » tính đến tháng 5/2011 là 8,25 tỷ nhân dân tệ. Các khoản tiền trái phép trên đây tương đương với gần 1,5 tỷ đô la.
Những vụ bê bối được phát hiện hàng loạt từ khi bộ trưởng bộ đường sắt Lưu Chí Quân bị cách chức hồi đầu năm 2011 với tội danh tham ô một món tiền tương đương với 100 triệu đôla.

Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung


Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012. 
Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012.
Thanh Phương

Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một nhà trí thức đã từng trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc Việt Nam. Tốt nghiệp tiến sĩ Luật và thạc sĩ đại học Kinh tế Pháp, ngoài việc giảng dạy ở đại học suốt từ những năm 1950, ông cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng dưới hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Cố vấn Phủ Tổng thống, Quốc vụ khanh phụ trách tái thiết và phát triển… Tên tuổi của giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng gắn liền với Kế hoạch Hậu chiến Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968).
Sang Pháp tỵ nạn từ cuối thập niên 1970 và hiện vẫn sống ở ngoại ô Paris, giáo sư Vũ Quốc Thúc, năm nay dù đã sang tuổi 92, vẫn theo dõi rất sát thời sự quốc tế và trong nước, cũng như vẫn không ngớt trăn trở về tiền đồ của dân tộc, nhất là trong bối cảnh mà hiểm họa Trung Quốc ngày càng đè nặng lên Việt Nam.
Chính mối ưu tư của một học giả yêu nước thương dân đã thúc đẩy giáo sư Vũ Quốc Thúc tham gia ký tên cùng với 35 nhà trí thức hải ngoại vào bức Thư ngỏ gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc. Do việc tham gia ký tên bức thư ngỏ này mà ông đã bị một số người ở hải ngoại chỉ trích, nhưng đối với giáo sư Vũ Quốc Thúc, đó là cái giá mà một nhà trí thức dấn thân sẳn sàng trả, vì sự tồn vong của đất nước.
Qua sự sắp xếp của giáo sư Nguyễn Thái Sơn ở Paris, chúng tôi đã có dịp thực hiện một cuộc phỏng vấn rất dài với giáo sư Vũ Quốc Thúc vào ngày 8/3 vừa qua tại nhà riêng của giáo sư Thái Sơn.
Tuổi đã quá cửu tuần, nhưng giáo sư Vũ Quốc Thúc vẫn còn khoẻ, thậm chí tự mình đi xe lửa và métro đến chỗ hẹn, không cần ai chở đến! Giống như vào những năm tháng còn đứng trên bục giảng đại học, càng nói, giọng của ông càng hùng hồn, khi thế của ông càng hăng say, như thể là bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân vẫn còn nguyên vẹn trong con người của bậc trưởng lão này.
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một phần của cuộc phỏng vấn với giáo sư Vũ Quốc Thúc, chủ yếu nói về những suy nghĩ của một nhà trí thức hải ngoại về quan hệ Việt- Trung xưa và nay:
Giáo sư Vũ Quốc Thúc
19/03/2012

Bulgari đau đầu với những dấu tích của thời cộng sản


Công trình Cung đại hội của đảng cộng sản Bulgari trên đỉnh núi Bouzloudja nhìn từ trên cao.

Công trình Cung đại hội của đảng cộng sản Bulgari trên đỉnh núi Bouzloudja nhìn từ trên cao.
Nguồn internet  ====================>>>>
Anh Vũ   – RFI



Chế độ cộng sản đã sụp đổ hơn 20 năm ở Bulgari, nhiều công trình tượng đài đồ sộ của một thời cộng sản hoàng kim trên đất nước này đang trở thành những phế tích. Giữ lại hay phá bỏ những công trình này cũng là vấn đề đau đầu đối chính quyền Bulgari hiện nay.
Phóng viên của AFP đưa chúng ta về với núi Bouzloudja nằm ở miền Trung Bulgari. Trên đỉnh ngọn núi cao gần 1500m này có công trình khu hội trường lớn của đảng Cộng sản Bulgari giờ đang bị hoang phế. Nhìn từ trên cao xuống khu tổ hợp công trình biểu tượng một thời của chế độ cộng sản Bulgari giống như một chiếc đĩa bay bị hỏng.
Bước chân vào thăm quan khu công trình ngày nay, người ta vẫn còn thấy hàng khẩu hiệu trích từ lời của bài Quốc tế ca gắn trước mặt tòa nhà bằng bê-tông « Vùng lên hỡi những nô lệ của thế gian ». Trong tòa nhà trung tâm, đập vào mắt khách tham quan là một khoảng trần rộng 500 m2 chỉ còn lại bộ cốt thép có vẻ còn tốt, ở giữa trần là hình ảnh búa liềm đan chéo, quây xung quanh bằng câu khẩu hiệu « Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại ».
Xung quanh tường của lễ đường lớn vẫn còn lại những tác phẩm phù điêu, bích họa khổng lồ miêu tả lại những trận chiến đấu lớn của những người cộng sản Bulgari. Người ta vẫn còn nhận ra hình ảnh chân dung của Marx, Engel và Lenin, thế nhưng cạnh đó, chân dung của nhà độc tài cuối cùng của chế độ cộng sản Bulgari là Todor Jivkov dường như bị ai đó cố tình phá hủy.
Công trình xây dựng này được khánh thành năm 1981 nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập tại Bouzloudja một tổ chức đảng marxiste tiền thân của đảng Cộng sản Bulgari sau này. Tổ hợp công trình gồm Cung đại hội và một đài tưởng niệm mang tên Chipka cao hơn 70 mét.
Hiện nay đang có nhiều ý kiến tranh luận giữ lại hay phá bỏ công trình này. Ông Boytcho Bivolarsk, lãnh đạo vùng Stara Zagora (miền Trung), thuộc đảng Xã hội thì cho rằng « Công trình độc đáo ở châu Âu này, một khi được tôn tạo lại sẽ thu hút rất đông du khách đặc biệt là du khách phương Tây. Đây là một chứng tích lịch sử ấn tượng ».
Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật cũng đề nghị duy trì công trình vì trong đó còn lưu lại nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại. Giáo sư Tchvdar Popov, thuộc Viện hàn lâm Nghệ thuật Sofia khẳng định « Phá bỏ công trình này cũng là một việc làm phá hoại nghệ thuật. Công trình này có thể thu hút giới trẻ, những người không biết gì về chủ nghĩa xã hội » đến tìm hiểu.
Thế nhưng vấn đề mấu chốt là kinh phí. Theo ông tỉnh trưởng Stara Zagora, việc tôn tạo lại công trình này dự tính phải mất 15 triệu euro. Mới đây chính phủ đã nhượng quyền sở hữu công trình cho đảng Xã hội. Theo như lời của thủ tướng Boiko Borissov thì để cho đảng Xã hội bảo trì công trình vì họ vẫn tự hào về nó.
Một tượng đài khác nằm ở Blovdiv, thành phố lớn thứ 2 của Bulgari. Đó là bức tượng đá cao 17 mét mô tả Aliocha, người lính Liên Xô đã góp phần dựng lên chế độ cộng sản Bulgari năm 1944. Năm 1996, chính quyền thành phố đã quyết định cho phá bỏ tượng đài này nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Sứ quán Nga tại Bulgari nên việc làm này không được thực hiện.
Để dung hòa lại chính quyền địa phương đã cho dựng lên bên cạnh tượng đài một bức tường tưởng niệm ghi danh 30 nghìn người Bulgari đã ngã xuống trong chiến tranh. Đây cũng là một cách làm được các nhà sử học ủng hộ.
Trong khi đó, bức tượng đài quân đội Liên Xô tại thủ đô Sofia, ghi lại hình ảnh một người lính thắng trận đang giương cao khẩu súng máy thì lại gây tranh cãi gay gắt. Nhiều tổ chức chống cộng sản cảm thấy vô lý khi có một tượng đài thời Stalin nằm giữa trung tâm thủ đô » Tòa thị chính Sofia đã quyết định phá bỏ công trình này từ năm 1993, nhưng đến nay quyết định vẫn chưa được thi hành. Tháng Sáu năm ngoái, một số người đã vẽ lên bức tượng bộ quần áo của nhân vật siêu nhân “người dơi”, khiến Sứ quán Nga rất bất bình.
Hiện tại ở Bulgatri có hàng trăm công trình khổng lồ hoặc không thể di dời như vậy. Công trình duy nhất đã bị phá đó là lăng lãnh tụ Cộng sản Gueorgui Dimitrov, được xây năm 1949 theo nguyên mẫu của lăng Lenin. Năm 1999, khu lăng này đã bị phá gỡ, nhưng cũng có không ít người tiếc rằng công trình này không được chuyển thành viện bảo tàng nghệ thuật chủ nghĩa xã hội.

Người Việt mình có sức chịu đựng rất giỏi!


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/146012-VN_KeoXe_AFP_2009.400.jpg
Song Chi/Người Việt
Tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao đã trở thành điệp khúc quen thuộc trong đời sống kinh tế của người dân Việt Nam.

Từ đầu năm 2012 đến giờ mới chưa đầy 3 tháng mà người dân đã phải liên tục đối mặt với việc hàng loạt mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đều tăng giá.
Trước tiên là giá gas tăng cả thảy 4 lần. “Ðầu tháng 1 năm nay, giá gas tăng 24,000 đồng mỗi bình 12 kg. Sau đó vài ngày, giá tiếp tục điều chỉnh thêm 8,000 đồng với lý do thuế nhập khẩu tăng. Ðến đầu tháng 2, giá gas lại nâng thêm 42,000 đồng nữa.” Và mới đây nhất, “Từ ngày 1 tháng 3, giá nhiên liệu đốt tiếp tục tăng thêm 52,000 đồng mỗi bình 12 kg, nâng giá giá bán lẻ lên mức 477,000 đồng.” (Theo VNExpress ngày 29 tháng 2).
Một số phụ nữ người kéo, người đẩy một chiếc xe chở đầy các thùng
                                                                                                                                                trái cây nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn.
                                                                                                                                                (Hình: Hoàng Ðính Nam/AFP/getty Images)

Như vậy, tổng cộng giá gas đã tăng 126,000 đồng một bình 12 ký. Tức khoảng 36%.
Tiếp theo là giá xăng đầu. Còn nhớ lúc ông Bộ Trưởng Tài Chính Vương Ðình Huệ mới nhậm chức, người dân rất hồ hởi trước sự cương quyết của ông Huệ khi các doanh nghiệp xăng dầu than lỗ, đòi tăng giá. Vào thời điểm ấy, Bộ Tài Chính đã quyết định giảm giá xăng 500 đồng/lít ngày 26 tháng 8 vì “quyền lợi của quốc gia và quyền lợi của hàng triệu con người.”
Tại “Hội thảo về điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” ngày 20 tháng 9, 2011, ông Huệ đã có những phát biểu cứng rắn: “Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.”
Nhưng chỉ được một thời gian, đến nay giá xăng dầu lại tiếp tục tăng. Và tăng với mức kỷ lục 2,100 đồng/lít, từ 20,800 đồng/lít lên 22,900 đồng/lít với loại xăng A92, tức khoảng 10%. Các loại dầu hỏa, dầu mazút, dầu diesel tất nhiên cũng tăng theo.
Ðã vậy, người dân còn bất mãn hơn với phát biểu của ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục truởng Cục Quản Lý Giá “nếu tính kịch trần thì thuế suất đối với xăng dầu phải là 25%-35% và mức giá cần phải điều chỉnh là 4,200-6,500 đồng một lít. Tuy vậy, Nhà nước đang đứng trên quan điểm vì lợi ích của toàn nền kinh tế nên vẫn quyết định giữ thuế ở 0%…” (Theo VNExpress ngày 9 tháng 3).
Ngành điện cũng đòi tăng giá. Không chỉ một mà là hai lần trong năm 2012.
“Theo EVN, việc đề xuất tăng giá điện do chịu áp lực giá gas, giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào tăng cao. Với dự kiến này, EVN sẽ đề nghị mỗi đợt tăng ít nhất 5% so với giá bình quân hiện nay.” (Theo Công An Nghệ An ngày 11 tháng 3).
Như vậy, những thứ cần thiết nhất không thể không dùng là nhiên liệu đốt, xăng dầu, điện… đều tăng hoặc sắp tăng, kéo theo nhiều mặt hàng khác trong đời sống cũng tăng.
Người dân bực tức vì nạn độc quyền của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước dẫn đến sự không minh bạch trong giá cả, tình trạng làm ăn lời hay lỗ… Các doanh nghiệp như xăng dầu hay điện lúc nào cũng kêu lỗ, mặc dù nhiều bài báo đã vạch ra mức lương khủng của các cán bộ quan chức trong những ngành này. Cũng như việc đầu tư kinh doanh tràn lan ngoài ngành dẫn đến đọng vốn hoặc thua lỗ. Và hễ cứ thua lỗ là bắt dân gánh.
Người dân bực tức còn vì các doanh nghiệp lúc nào cũng so sánh với giá cả các nước khác và cho rằng giá xăng, điện, gas ở VN vẫn còn thấp hơn. Nhưng lại không chịu nghĩ đến thu nhập của người VN như thế nào so với các nước.
Với mức thu nhập bình quân đầu người tại VN khoảng 1,300 USD/năm 2011, tức hơn 100 USD/tháng, làm thế nào để xoay xở đủ tiền điện nước, xăng dầu, ăn uống, chưa kể bệnh tật, nếu có con thì còn phải lo đóng học phí cho con và nhiều thứ vặt vãnh khác?
Bên cạnh đó, giáo dục hay y tế ở VN đều phải trả tiền. Và cũng tăng giá. Bộ Y Tế, Tài Chính và Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đã ký thông tư điều chỉnh tăng giá hơn 400 dịch vụ y tế trong năm nay. Nhưng khi đối thoại trực tuyến với người dân ngày 16 tháng 3 tại cổng thông tin điện tử Chính phủ, trước các ý kiến về vấn đề tăng viện phí, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết lẽ ra còn phải tăng hơn nữa:
“Mức tăng thì trong cấu thành của giá có bảy yếu tố, lần này mới chỉ tính ba. Cụ thể, các chi phí trực tiếp, điện nước, duy tu sửa chữa trang thiết bị…” (Tiền Phong ngày 16 tháng 3)
Ai cũng biết, ở VN bây giờ, chỉ trừ những người thuộc tầng lớp trên mức trung lưu hoặc giàu có, còn lại nếu phải vào bệnh viện là cả một nỗi lo không đóng nổi viện phí. Và nếu chẳng may bị những căn bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài, tốn kém hoặc phải phẫu thuật, thì đành chịu chết, tiền đâu mà chữa.
Ðó là chưa kể, viện phí tăng nhưng liệu chất lượng bệnh xá, chất lượng điều trị… có tăng? Chỉ riêng nạn quá tải tại nhiều bệnh viện ở các thành phố lớn, với tình trạng ba, bốn… bịnh nhân nằm chung một giường, nằm luôn dưới gầm giường… từ nhiều năm nay rồi vẫn tiếp tục diễn ra. Ngược lại, các bệnh viện huyện, xã thì lại vắng hoe vì phương tiện, điều kiện chữa trị không đầy đủ, chất lượng tay nghề của y bác sĩ còn kém…
Cũng giống như khi ông Bộ Trưởng Giao Thông Ðinh La Thăng đòi thu phí xe máy, xe hơi của người dân để đầu tư vào việc cải thiện đường sá, giảm ùn tắc ở các thành phố lớn. Nhưng khi phí thu rồi liệu chất lượng đường sá có tốt hơn, nạn ùn tắc có được cải thiện, tai nạn giao thông ở VN vốn dĩ thuộc hàng cao nhất thế giới liệu có giảm đi?
Theo thông tin từ báo chí, phí xe máy sẽ từ 500,000 đến 1 triệu đồng một năm, xe ô tô 20 triệu, 30 triệu cho đến 50 triệu đồng/năm, ngoài ra còn mức thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Bài báo “Thuế và phí xe hơi – ‘trăm dâu đổ đầu tằm’” trên VNExpress cho biết:
“Kể từ 1 tháng 6 sở hữu ôtô ở Việt Nam sẽ phải chịu tới 3 mức thuế cùng 7 loại phí và những con số đó chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến tổng chi phí ban đầu gấp 2.5 lần ở Mỹ. Phí bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6, sẽ cùng 6 dòng phí khác đánh vào ôtô bên cạnh phí trước bạ, phí biển số, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Ngoài ra còn 2 loại nữa là phí lưu hành và phí vào nội đô giờ cao điểm nếu đề xuất của Bộ Giao Thông được thông qua. Ngoại trừ phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn tính vào giá xăng, tất cả các loại còn lại được thu bất kể ôtô có được sử dụng hay không. Ði ít hay đi nhiều đều đóng giống nhau…”
Tính tổng chi cho một chiếc ô tô lên đến gần 10 triệu đồng/tháng! Xem ra không chỉ người đi xe gắn máy phải khóc mà người giàu đi xe hơi cũng méo mặt.
Nhiều người đã phải chua chát nhận xét nhà nước VN rất giỏi hành dân, liên tục thử thách sức chịu đựng của người dân. Không chỉ lạm phát, tăng giá thường xuyên mà các chính sách kinh tế, xã hội, cho đến các điều luật cứ thay đổi xoành xoạch khiến người dân chẳng biết đường nào mà lần.
Ngẫm ra thì sức chịu đựng của người Việt Nam giỏi thật, có lẽ cũng thuộc vào hàng cao thủ trên thế giới, có chăng chỉ thua… dân Bắc Hàn.
Chính vì người dân giỏi chịu đựng nên một cái nhà nước làm việc gì cũng tệ hại, từ điều hành quản lý kinh tế, bảo đảm cuộc sống bình yên no ấm cho người dân, giữ vững chủ quyền độc lập về chính trị, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho tới việc thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh… Nhưng lại vẫn cứ có thể tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ nhân dân hết năm nay qua năm khác. Thế mới hay!

Phong cách giảng dạy: cần tôn trọng người học

Nguyễn văn Tuấn blog
Cư dân mạng và báo chí hiện đang bàn tán xôn xao về loạt bài giảng của một giảng viên ngành kinh tế – ngân hàng (Ts Lê Thẩm Dương). Nghe tên anh giảng viên, tôi chợt nhớ đến một nhà văn nổi tiếng ở hải ngoại: Lê Thị Thấm Vân. Nhà văn Thấm Vân có cách viết rất “hình tượng” và [nói theo tiếng Anh là] graphic. Ts Thẩm Dương thì cũng có cách nói rất hình tượng trong loạt bài giảng của anh ấy. Chỉ là lan man thôi, chứ không có ý gì mang tính học thuật hay so sánh ở đây nhé. :-)
Không biết các bạn nghĩ gì, nhưng cá nhân tôi rất sợ học viên nghĩ rằng tôi không tôn trọng họ. Tôi nghĩ rằng học viên bỏ thì giờ đến với mình là kì vọng có thông tin gì mới, hay học hỏi được một điều gì đó. Nhưng nếu tôi là giảng viên mà không đáp ứng được kì vọng đó, tôi cảm thấy hối hận và thất bại. Do đó, tôi thường khuyên các nghiên cứu sinh khi ra ngoài nói gì, cần phải chuẩn bị cẩn thận, từ slide đến cách nói và điệu bộ, không cần quá đạo mạo như ông bà cụ non, nhưng cũng không quá đóng kịch làm tuồng, mà vừa đủ để tạo sự thân thiện và gần gũi với học viên.
Nhưng trong thực tế, không phải giảng viên nào cũng giữ được vị trí “cân bằng” đó. Có khi giảng viên quá bận nên nói qua loa. Có khi giảng viên quá tự tin nên chẳng cần giấy bút hay slide gì cả. Ngay cả khi soạn slide mà hình thức trình bày lôm côm, chẳng đâu vào đâu, chẳng có nội dung gì đáng chú ý, thì cũng là một sự làm mất thì giờ học viên. Cả ba hình thức đều có thể bị xem là khinh thường học viên.
Mấy hôm nay, báo chí và cư dân mạng tốn nhiều giấy mực và chữ nghĩa cho “hiện tượng” Lê Thẩm Dương. Người phê phán cách giảng dạy của anh rất nhiều, nhưng người khen cũng không phải là ít. Người phê phán thì chỉ ra những sai sót về kiến thức chuyên môn, và đặc biệt là cách giảng với nhiều ví von đầy hình tượng (có khi mang tính sexual reference) và nhiều khi dùng những từ ngữ có thể nói là dung tục. Người khen thì cho rằng anh giảng hay, có cách nói lôi cuốn, độc đáo, khác người, thú vị, v.v. nhưng không thấy họ nói gì đến nội dung bài giảng. Tôi thì thấy cách giảng của anh giảng viên rất dễ bị diễn dịch là khinh thường học viên. Có thể anh ấy không có ý này, nhưng ấn tượng để lại là như thế: xem thường người nghe.
Tôi tò mò tải về toàn bộ loạt bài giảng về để nghe và theo dõi. Nghe xong, tôi thấy loạt bài giảng rất … vui. Và, cảm tưởng của tôi hình như chỉ dừng ở đó: vui. Ngoài ra, tôi chẳng học gì từ loạt bài giảng đó, nhưng phải nói ngay rằng cảm giác đó của tôi có lẽ do tôi là người “ngoại đạo” chứ không hẳn là giảng viên chưa chuyển tải thông điệp của những bài giảng.
Có thể tóm lược phong cách giảng bài của anh giảng viên này qua 3 đặc điểm: không cần (hay không có) slide hoặc những lecture notes; thiếu dữ liệu khoa học; và những minh hoạ bằng những cách nói tượng hình.
Thật vậy, toàn bộ loạt bài giảng, anh giảng viên không dùng bất cứ một slide nào. Cũng không thấy một lecture note nào trên bục giảng. Nhưng anh giảng viên thỉnh thoảng có vẽ gì đó trên bảng trắng. Và, thỉnh thoảng thấy có một người lên lau bảng. Những người giảng bài không cần lecture note hay slide, thông thường, là những chuyên gia rất kinh nghiệm trong nghề. Nhưng cũng có thể là những người do quá bận không có thì giờ chuẩn bị bài giảng nhưng vì nhiệm vụ nên phải làm cho xong việc. Trong trường hợp này, tôi nghĩ có vài lí do để chọn giả thuyết thứ hai hơn là giả thuyết thứ nhất để giải thích cho phong cách giảng bài của giảng viên, vì hình như loạt bài giảng có vẻ lan man, đi từ ý tưởng này sang ý tưởng khác mà chẳng thấy rõ sự mạch lạc của các ý tưởng nhằm nói lên một câu chuyện nào.
Suốt hơn 2 giờ giảng, giảng viên không trình bày một dữ liệu khoa học nào. Dữ liệu khoa học tôi muốn nói ở đây là những thông tin từ sách giáo khoa, bài báo khoa học. Thỉnh thoảng giảng viên có nói vài con số (như hơn phân nửa GDP là do nữ giới làm ra) nhưng không thấy bất cứ một nguồn dữ liệu nào để làm cơ sở cho phát biểu đó. Lại có khi có một vài phán xét mà tôi nghĩ là không đúng. Chẳng hạn như anh giảng viên nói “những thằng cao to đẹp trai thì IQ thấp, đã có tài thì phải dị tướng”. Nhưng trong thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng IQ tăng theo chiều cao mà tôi có dịp phân tích trước đây. Bên culangcat có một người phân tích chi tiết về những sai lầm về fact của anh giảng viên, mà tôi nghĩ nói lên một phần nào đó vấn đề học thuật của người giảng.
Thay vào sự thiếu thốn dữ liệu khoa học là những minh hoạ rất hình tượng. Những minh hoạ này dù chỉ là ví von, có xu hướng dung dục. Chẳng hạn như có lúc giảng viên cho ra một phương trình về độ tuổi nam nữ hợp đôi chồng vợ (lấy tuổi người nam chia cho 2 và cộng kết quả với 3), mà chẳng biết xuất phát từ đâu và có ý nghĩa gì đến nội dung bài giảng. Điều đáng nói là giảng viên hỏi một nữ học viên và tự kết luận người nữ học viên nên lấy người có tuổi như anh ta! Lại có lúc những ví dụ về phong thuỷ, về gái đẹp và chuyện khó bán căn hộ cao cấp, thoạt đầu có thể nghe vui vui, nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì chẳng có ý nghĩa gì hay góp phần vào việc làm sáng tỏ nội dung bài giảng.
Nói chung, có thể nói rằng hàm lượng thông tin khoa học từ loạt bài giảng rất thấp. Những cách ví von, những minh hoạ có phần dung tục, cùng những từ ngữ như mẹ, thằng, chúng, con vợ, v.v. rất phản cảm. Cách nói đó còn dễ gây ấn tượng giảng viên xem thường học viên. Thật ra, ngay cả việc lên lớp mà không có chuẩn bị chu đáo về nội dung (slides, lecture notes) cũng có thể xem là một hình thức xem thường học viên.
Tôi nghĩ người học phải bỏ thì giờ (có khi tiền bạc) đến nghe giảng, và họ muốn thông tin mình tiếp nhận xứng đáng với “đồng tiền bát gạo”. Giảng viên nên tỏ ra có trách nhiệm cao, phải làm hết sức mình trong điều kiện cho phép để người học không cảm thấy mình phí thì giờ, và nhất là không cảm thấy mình bị xem thường. Nhưng rất tiếc phong cách giảng bài của anh giảng viên lại gây ấn tượng tiêu cực. Đáng quan tâm hơn nữa khi có hàng ngàn người (có lẽ là sinh viên?) lại ủng hộ phong cách giảng bài như thế. Chẳng lẽ sinh viên Việt Nam ngày nay dễ dãi đến như thế hay sao?
Nhà văn Lê Thị Thấm Vân có thể viết những truyện ngắn và truyện dài táo bạo. Thật ra, truyện của Thấm Vân không phải dễ đọc, vì đằng sau những câu chữ táo bạo là những thông điệp về cuộc sống và mối liên hệ phức tạp trong xã hội hiện đại. Nhưng văn phong của Nhà văn Thấm Vân thì chắc khó có thể đem vào hay thích hợp với môi trường học thuật trong một giảng đường đại học.

Nhu cầu điện của Việt Nam không giải quyết được bằng việc cách chức


Nguồn: David Brown – Asia Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ    -16.03.2012
Khi Đào Văn Hưng bị thôi việc vào tháng trước sau năm năm làm chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều người xem việc ra đi của ông là bằng chứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cuối cùng đã sẵn sàng thay đổi lĩnh vực năng lượng do nhà nước quản lý. Tình trạng luân phiên cúp điện là đặc điểm thường ngày tại Việt Nam và là trở ngại chính trong đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất.
Hưng bị chính thức cho thôi việc vì “sai phạm trong quản lý” liên quan đến những thua lỗ nghiêm trọng trong một đầu tư xấu số nhằm xây dựng một hệ thống điện thoại di động dọc theo cột sống của mạng lưới điện quốc gia. Nhưng cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước trì trệ khác, EVN cũng đã là nạn nhân của việc chính phủ không thể quyết định rằng vai trò của tập đoàn nhà nước khổng lồ là gì trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống kinh tế thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng của đất nước.
Giá điện vẫn được chỉ định bởi chính phủ trong một nền kinh tế lai ghép giữa kế hoạch nhà nước và thị trường tự do của Việt Nam. Năm 2010, người tiêu thụ Việt Nam chỉ trả 1 phần 3 giá kilowatt giờ điện so với người tiêu thụ tại Thái Lan hoặc Malaysia. Tỉ giá thuế nhập khẩu thấp nhìn chung đã có lợi cho ổn định xã hội, ít nhất là cho đến khi nạn cúp điện trở thành kinh niên. Nhưng việc chính phủ kiểm soát lĩnh vực năng lượng đã là chướng ngại vật đối với những nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát triển nguồn điện lực đang rất cần.
Hệ quả của việc định giá điện do trung ương quản lý là sự mất cân đối ngày càng rộng giữa nhu cầu tăng cao nhanh chóng và nguồn cung cấp trì trệ. Kế hoạch nhà nước lần thứ 6, được thông qua vào năm 2007, dự tính rằng nguồn cung sẽ tăng 17% mỗi năm để đáp ứng được tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 8,5% đến 9% cho đến năm 2015. Theo kế hoạch này, cần phải có đến 95 nhà máy điện mới nhưng EVN có vẻ không sẵn sàng hoàn tất chúng một cách nhanh chóng.
Vì EVN được yêu cầu bán điện với giá khoảng 5 xu Mỹ kim một kilowatt giờ, công ty nhà nước này đã trì trệ trong việc cung cấp điện từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt hoặc than – nhưng lại không từ các nhà máy của chính mình hoặc từ vài nhà máy điện tư nhân đang hoạt động.
Cho đến khoảng năm 2006, EVN vẫn có dựa vào thuỷ điện giá rẻ, nhưng những giám đốc EVN từng được đào tạo tại Liên Xô đã thất vọng khi tiềm năng của những khu vực xây dựng các đập nước lớn hầu hết đã cạn kiệt. Các công ty điện lực của Trung Quốc nói chung có thể xây dựng những nhà máy nhiệt điện chạy than trong vòng 18 tháng, theo báo điện tử VietNamNet, trong lúc thời gian trung bình từ khi mua đất cho đến khi vận hành của EVN là năm năm.
Với đại hội Đảng Cộng sản đã yên ổn trôi qua, vào tháng Ba 2011 giới lãnh đạo chính quyền và đảng cuối cùng đã đồng ý tăng giá điện lên 15%. Chính quyền nói rằng hành động này bắt đầu cho nỗ lực nhằm tăng giá điện lên ngang tầm với giá sản xuất điện hiện tại và tương lai. Giá điện đã tăng thêm 5% vào tháng Mười hai năm ngoái.
Hiện tại, khi Hà Nội đang vật lộn với nạn lạm phát ở mức hàng chục, đang có dự đoán rằng chính quyền sẽ tăng giá điện thêm 10%, mặc dù vẫn chưa có xác định chính thức về hành động đang được trông đợi này.
Hai năm trước, chính quyền yêu cầu EVN phải bảo đảm với các nhà sản xuất điện tư nhân rằng họ sẽ có được lợi nhuận xứng đáng với những đầu tư vào các nhà máy điện mới. Khoảng chục những “nhà máy điện thương nhân” này hiện đang được xây dựng và tất cả đều chạy bằng than. Nhiều nhà máy khác được cho là đang trong giai đoạn thiết kế. Khi chúng từ từ vận hành, lượng điện được sản xuất sẽ dễ dàng cung cấp cho sự thiết hụt nhưng EVN sẽ phải trả một giá lớn cho mỗi kilowatt giờ này.
Các quan chức EVN đã lên tiếng đầy lạc quan rằng Việt Nam sẽ vượt qua được mùa khô năm nay mà không phải cúp điện diện rộng. Mặc dù hạn hán liên tục đã giảm thiểu nguồn cung từ các nhà máy thuỷ điện, sự đình trệ trong ngành xây dựng cũng đã giảm thiểu việc sản xuất xi măng và thép vốn tiêu tốn nhiều năng lượng xuống 14% trong mỗi năm. Họ cũng đã dự đoán rằng chiến dịch tiết kiệm điện được phát động lần đầu tiên sẽ cắt giảm nhu cầu điện chung ít nhất là 1%.
Tuy nhiên vẫn còn có những câu hỏi về sự kiên quyết của chính phủ trong việc cải cách EVN và Vinacomin, công ty than và khoáng sản khổng lồ của nhà nước. Các quan chức chính phủ nhấn mạnh rằng cả hai phải tuân theo kỷ luật thị trường, ngụ ý rằng họ nên cắt giảm lương bổng bằng cách loại bỏ nhân viên dư thừa và giới hạn mức lương vốn đang gấp đôi mức lương trung bình trong nước.
Trong những năm gần đây, Vinacomin muốn bán than chất lượng cao của mình ở giá thị trường cho các công ty thép của Trung Quốc và Nhật thay vì chuyển giao cho EVN với giá thấp do nhà nước chỉ định. Việc này sẽ được thay đổi khi EVN theo nguyên tắc phải mua than từ Vinacomin hoặc các nhà cung cấp nước ngoài với giá thị trường, bù lại EVN sẽ được phép đẩy giá thành sản xuất cao sang cho người tiêu dùng với giá điện đắt hơn.
Thiết kế điện hạt nhân
Tuy nhiên, đặt lĩnh vực điện lực của Việt Nam trên nền tảng kinh tế duy lý sẽ phải cần đến quyết tâm chính trị. Mặc dù chính quyền không cho phép việc chỉ trích những thất bại của lãnh đạo trung ương, công chúng Việt Nam vẫn hiểu rất rõ rằng các chính sách về năng lượng đã được soạn thảo và thì hành một cách yếu kém trong ít nhất là một thập niên qua.
Nhu cầu thay đổi được ủng hộ rộng rãi này giải thích tại sao ngay cả việc nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi của Nhật bị nóng chảy vì sóng thần vẫn không lay chuyển giải pháp xây dựng ngành kỹ nghệ điện hạt nhân của Việt Nam.
Trong khi thảm hoạ Fukushima đã dấy lên phong trào chống hạt nhân trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Đông Á, tại Việt Nam được biết là chỉ có vài nhà khoa học đã lên tiếng lo ngại về kế hoạch của nhà nước trong việc xây dựng 10 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030. Được biết là các nhà báo và tổng biên tập trong nước đã bị cảnh báo không được đặt vấn đề về các nhà máy điện hạt nhân của nhà nước.
Lễ khởi công hai lò phản ứng đầu tiên sẽ được tổ chức vào năm 2014 tại Ninh Thuận, một tỉnh nghèo ở miền duyên hải nam trung bộ Việt Nam. Hai nhà máy này sẽ được xây dựng bởi một tổ hợp do tập đoàn điện hạt nhân nhà nước Nga là Rosatom dẫn đầu. Một tổ hợp gồm các công ty Nhật sẽ dẫn đầu việc xây dựng hai lò phản ứng thứ hai.
Thiết kế lò phản ứng hạt nhân hiện tại sẽ ít gây tai nạn hơn thiết kế “thế hệ hai” của Fukushima; đặc tiết, chúng được thiết kế để tự động ngưng hoạt động và tiếp tục ngưng mà không phải dựa trên nguồn điện từ bình hoặc từ nguồn điện bên ngoài. Các thiết kế mà các nhà dự thảo Việt Nam lựa chọn được giả định là sẽ có những đặc điểm an toàn thụ động tối tân này.
Những chỉ trích từ nước ngoài đối với các nhà máy điện hạt nhân Việt Nam, một số trong họ nói rằng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam nên được đáp ứng bởi việc tăng cường phát triển kỹ thuật xanh, thì đa số là thiếu cơ sở.
Điện mặt trời, điện gió và điện sản xuất từ khác biệt nhiệt độ trong nước biển vẫn cần cả thập niên hoặc hơn nữa để có đóng góp quan trọng vào nguồn năng lượng hỗn hợp tại Việt Nam. Một ngoại lệ về kỹ thuật xanh là nước nóng từ năng lượng mặt trời: những bình hâm nước nóng gia đình, một công nghệ đơn giản với giá thành cực thấp và phù hợp với khu vực khí hậu mà nước không bao giờ bị đóng băng, hiện đang xuất hiện với số lượng lớn trên nóc nhà của các thành phố ở Việt Nam.
Những chỉ trích thuyết phục hơn đối với chương trình hạt nhân của Việt Nam nhắm vào văn hoá an toàn còn lạc hậu của đất nước, chất lượng xây dựng thường xuyên là thấp và thiếu quan tâm đến bảo trì cũng như việc thiếu vắng tính trách nhiệm vốn thường có trong một hệ thống mà chính phủ đóng vai vận hành lẫn giám định trong lĩnh vực hạt nhân.
Đầu tư vào kỹ nghệ tiết kiệm năng lượng cùng với những ưu đãi kinh tế đúng mức – ví dụ như trợ cấp cho việc giới thiệu những kỹ thuật được tài trợ từ nguồn tiền tăng giá trong sử dụng điện – có thể tạo một ảnh hưởng lớn đến tương lai về nhu cầu điện của Việt Nam. Một quan chức cao cấp trong bộ công nghiệp vừa qua đã ước lượng rằng ngành công nghiệp nặng, giao thông và xây dựng có thể tăng cường hiệu quả năng lượng từ 20% đến 30%.
Ngoại trừ nếu phát hiện được những túi dầu khổng lồ từ biển Đông (và với thoả thuận đa quốc gia về việc chia xẻ như thế nào), việc tăng cường khả năng cung cấp năng lượng cơ bản của Việt Nam trong vài thập niên tới phải đến từ những nhà máy nhiệt điện chạy than hoặc hạt nhân.
Mỗi lĩnh vực đều có những khó khăn: các nhà máy chạy than sẽ thải thêm khí carbon vào môi trường, trong khi bóng ma của khả năng xảy ra tai nạn nóng chảy sẽ lởn vỡn trong lựa chọn hạt nhân. Đây là một lựa chọn bất đắc dĩ.

ĐÁNH PHỎM VỚI TRUNG QUỐC

Bài lá khá nhiều trò. Chơi “phỏm” là một lối chơi bài phổ biến vì luật chơi đơn giản, kích thích hoạt động não bộ. Khi chơi, có thể là 2, 3 nhưng thường là 4 người tham gia.
Tùy địa phương, phỏm có luật chơi khác nhau. Đất Cảng, Quảng ninh chơi hơi “độc” với kiểu chia bài 8 cây. Hà nội và các tỉnh trong Nam thường chia mỗi người 9 cây.
Đại loại luật chơi thế này: Nếu trên tay có 3 “phỏm” hoặc còn gọi là 3 “váy” nghĩa là mỗi váy có 3 cây đồng “chất” hoặc đồng “hoa” là “ù”, còn nếu không có nhà nào ù thì tính điểm, cộng các con bài lại nếu “nhà” nào cao điểm nhất là bét, ít điểm nhất là được “ăn” các nhà còn lại.
Nói thêm một chút về “váy”. 1 váy có nghĩa là 1 phỏm có thể là “phỏm xịn” hoặc “phỏm đểu”. Phỏm xịn là 3 cây đồng “hoa” ví dụ 3 cây đều là K (rô, nhép, bích…).
Phỏm “dọc” gồm 3 cây cùng “chất” liền nhau (ví dụ 3 cây liền nhau: 5,6,7 cùng chất Rô, hoặc Bích…)…Phỏm này còn gọi là “phỏm đểu”.
Tất nhiên có “giải” mới kích thích người chơi ham mê. Loại trừ lợi dụng đánh phỏm để sát phạt thì chơi phỏm khá vui vẻ khi mà tàn canh người thua kẻ được đều hài lòng. Được thì cũng 5, 6 chục nghìn đồng, thua thì mất vài chục nhưng mua được tiếng cười và thư giãn đầu óc.
Chơi phỏm phổ biến đến mức ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào người ta cũng chơi miễn có 2 đến 4 người và “ngôn ngữ phỏm” đi vào cuộc sống hàng ngày thật là tự nhiên. Chẳng hạn một lần thấy có người nhận xét rằng “Ông Phạm Bình Minh có mỗi phỏm đểu” khi bị phóng viên nước ngoài “quay” về vấn đề chính quyềnViệt nam gia tăng bắt bớ những người biểu tình chống Trung quốc thì ông Phạm Bình Minh-Bộ trưởng Ngoại giao biện bạch rằng “ngay cả Anh Quốc cũng phải có những biện pháp cứng rắn để đối phó với những đám đông vi phạm pháp luật”. Ông ta cứ nói kiểu đánh tráo khái niệm Biểu tình và Gây rối. Ở Anh Quốc hay bất cứ đâu cũng có biểu tình nhưng so sánh như ông Minh là “loạn bài”. Bên Anh cảnh sát chỉ ngăn chặn và bắt các Hooligan lợi dụng biểu tình để gây rối bằng cách đập phá cửa hàng cửa hiệu, ném bom xăng, gạch đá vào cảnh sát chứ không bao giờ bắt người biểu tình ôn hòa cả.
Được ngày nghỉ, đến nhà mấy anh bạn uống rượu nút lá chuối nhâm nhi với cá nướng thấy bàn cãi sôi nổi chuyện nóng sốt mới hôm qua pô lít Mĩ còng tay George Clooney là nam diễn viên nổi tiếng  Hollywood vì tham gia biểu tình trước cổng tòa Đại Sứ Sudan
Nam diễn viên này thì các cô đào Mĩ còn mê tít chứ chưa nói đến các fan Việt. Anh ta không chỉ là diễn viên danh giá mà còn là người có lòng nhân ái. Viêc George tích cực tham gia vào các chương trình từ thiện ở Suda, kêu gọi viện trợ nhân đạo cho đất nước nghèo đói và đang khủng hoảng này cho thấy anh là người thế nào.
Nhóm người biểu tình của George tập trung trước Sứ quán Sudan hô khẩu hiệu phản đối chính phủ Sudan. Dù được khuyến cáo là nếu không dừng lại, ông sẽ bị bắt, nhưng George phớt lờ điều đó và kích động đến độ nhảy qua hàng rào vào trong sân tòa đại sứ. Đến mức đó thì pô lít Mĩ phải ra tay để giải quyết tình trạng hỗn loạn.
Ở nước Mĩ tình trạng nhân quyền đem so với Việt nam chắc là thảm hại lắm. Bởi như bà Phó Doan của ta đã nói thì “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Vậy chắc là các bác có biểu tình trước sứ quán nước nào đó thì cứ “vô tư” đi miễn là đừng bắt chước chú George trèo rào nhảy vào sứ quán của “người ta” là được.
Nhưng cũng có ông khuyên rằng: Dân chủ của ta là dân chủ “phỏm đểu”, nói vậy nhưng không có vậy đâu. Năm ngoái các bác đi biểu tình chống Trung quốc chả bị công an, giằng kéo lùa bắt phụ nữ biểu tình như bắt heo đó thôi. Có chú còn bị xơi oan nguyên một dép vào giữa mặt đến nỗi cứ ám ảnh mãi chuyện mình là đảng viên cộng sản là đồng chí với họ mà sao nỡ bị họ chơi tàn độc đến vậy?
Lại nói chuyện căng thẳng ở Biển Đông mới đây, tàu Trung quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận Việt nam mà chỉ thấy phát ngôn viên Lương Thanh Nghị “đọc bài” giống y chang em Nguyễn Phương Nga ngày nào chứ chính phủ không có một động thái gì như triệu đại sứ Trung quốc đến Bộ Ngoại giao để phản đối. (Nói thế thôi chứ đã hứa với nhau là “quán triệt thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước” rồi thì “phản đối” là để chơi chơi vậy thôi, ai nghe thì nghe, ai tin thì tin. Vô hại.
Hì, không biết mấy “phỏm” trên trung ương đảng ta là phỏm gì chứ cứ “chơi” kiểu ý dân một đàng các ổng chơi một nẻo thì đất nước này sẽ ra sao đây. Trung quốc nó chơi “rắn” như thế mà ta cứ mềm nhũn, ngoài thì “phản đối” chiếu lệ, trong nhăm nhăm trấn áp mấy người muốn biểu thị lòng yêu nước thì khác gì “ngửa bài” ra cho thiên hạ biết tỏng còn gì.
Mai Xuân Dũng

Đồng đơn tố cáo và yêu cầu Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân

Posted by phamtayson on 20/03/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This
 Trinhkimkim Facebook
Trinh Kim Kim  vào ngày 19 tháng 3 2012 lúc 10:54 chiều ·
                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                    Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
                                                         **************
                                                   ĐƠN TỐ CÁO VÀ YÊU CẦU
(V/v: Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân, công lý chưa được thực thi đầy đủ, pháp luật chưa công minh) 

Kính gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
                 Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – ông Nguyễn Sinh Hùng
                 Các Đại biểu Quốc hội: – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Ông Phạm Quang Nghị
                                                            Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Ông Nguyễn Hồng Sơn
                                                             Huyện Bến Cát, Bình Dương: Ông Lê Thành Nhơn   

Chúng tôi là thân nhân của những nạn nhân bị công an Việt Nam đánh chết.Gồm:
-          Nguyễn Quang Phục – Sinh năm: 1949
Trú tại: số nhà 11, hẻm 254/101/3, tổ 5, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 01653687846

-          Trịnh Kim Tiến – sinh năm:1990
Trú tại: 525 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại:0947526256

-          Nguyễn Thị Thanh Tuyền – sinh năm: 1981
Trú tại: Thôn Phước An, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi
Số điện thoại: 0908796116

Chúng tôi đồng gửi đơn này khẩn thiết đề nghị Quốc hội lên tiếng về tình trạng công an ngày càng lạm dụng chức vụ, nghề nghiệp gây ra những cái chết oan khuất cho người dân; sự thật bị bao che, lấp liếm; công lý và pháp luật không được thực thi đầy đủ và trọn vẹn.
Đau đớn trước những cái chết oan ức, tức tưởi của người thân, chúng tôi càng đau xót hơn khi sự thật bị che giấu, công lý bị chà đạp bởi những người thực thi pháp luật và tình trạng công an đánh chết người vẫn liên tục tiếp diễn mà không được giải quyết trọn vẹn.

Việc cụ thể như sau:
  1. Tôi là Nguyễn Quang Phục,sinh năm 1949, trú tại Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Ngày 21/01/2010, con tôi là Nguyễn Quốc Bảo, sinh năm 1978 bị công an quận Hai Bà Trưng tạm giữ một cách không rõ ràng và ngày 22/01/2010 tôi được báo tin xác con tôi đã được công an quận Hai Bà Trưng đưa đến bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Bảo là một người con có hiếu với cha mẹ, xưa nay không hề có tiền án, tiền sự nào, là một thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có một vợ và con trai nhỏ.
Lúc bị giữ, Bảo đang trên đường đi mua đồ chơi cho con của Bảo. Công an quận Hai Bà Trưng đã bắt ép đưa Bảo về đội Hình sự quận với lý do tạm giữ hành chính. Nhưng lý do tạm giữ hành chính là gì lại không nhất quán rõ ràng. Theo kết quả điều tra của VKSNDTC, sáng ngày 21/ 01/2010, công an quận Hai Bà Trưng nhận được đơn của ông Vũ Văn Hoạt nào đó, mà không ai biết đó là ai, trình báo về việc con trai tôi đi xe máy theo sát ô tô của ông ta với biểu hiện nghi vấn từ sáng nên yêu cầu được bảo vệ. Nhưng thời điểm đó, Bảo không đi ngoài đường mà đang nghỉ tại khách sạn Thành Đô (Đền Lừ). Công an quận Hai Bà Trưng nói họ đã theo dõi Bảo từ sau khi nhận được đơn của ông Hoạt cho đến lúc bắt nhốt Bảo.
Mâu thuẫn là ở chỗ kết luận lại nói con trai tôi bị tạm giữ vì lý do không đội mũ bảo hiểm, trong cốp có vũ khí thô sơ và không có giấy tờ tùy thân. Nhưng nếu con tôi không đội mũ thì tại sao họ không bắt con tôi luôn từ sáng trong khoảng thời gian họ theo dõi con tôi mà phải đợi đến chiều? Vũ khí thô sơ mà họ nói chỉ là một con dao gọt hoa quả cùng với cái kéo chỉ là hai đồ gia dụng bình thường mà ai cũng có thể mang đi, đó không phải là vũ khí thô sơ. Còn nếu không có giấy tờ tùy thân thì tại sao đang trong quá trình điều tra, công an thành phố Hà Nội lại có chứng minh nhân dân của Bảo để trả lại cho gia đình tôi? Việc trả lại giấy tờ là một điều kì lạ và sai quy trình điều tra.
Kết luận của cơ quan pháp y Quân đội có cho kết quả khám nghiệm HIV và độc tính trong cơ thể của con tôi là âm tính, vậy mà họ nói con trai tôi sử dụng ma túy.
Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho Bảo là chấn thương sọ não mức độ nặng,do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ ở hố sau sọ phải. Trên thân thể vô số thương tích do vật tày có giới hạn là vật cứng gây ra.
Không ai tự đánh mình đến chết! Vậy mà cơ quan điều tra kết luận con trai tôi tự thương, tự gây ra thương tích cho mình mà chết.

  1. 2.      Tôi là Trịnh Kim Tiến, sinh năm 1990, trú tại 525 Trần Khát Chân, Hà Nội, là con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng, sinh năm 1958, người bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, nguyên phó Công an cùng dân phòng phường Thịnh Liệt đánh vào ngày 28/02/2011 và tử vong vào ngày 8/3/2011.
Bản án 4 năm tù giam về tội “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, không xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của công an trực ban và dân phòng phường Thịnh Liệt, những đồng phạm gây ra cái chết oan của bố tôi trong phiên Tòa ngày 13/01/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; chúng tôi cho rằng là chưa đúng pháp luật, chưa khách quan, bỏ lọt tội phạm, gây bức xúc cho gia đình tôi.
Ngày 28/02/2011, bố tôi bị giam giữ trái pháp luật gần 6 tiếng đồng hồ tại đồn công an phường Thịnh Liệt. Sau khi bị đánh đập dã man, trong tình trạng hết sức nguy hiểm, liệt hết tay chân và đau đớn, họ đã không cho bố tôi đi cấp cứu. Bố tôi bị còng tay, đưa lên xe đồn và mang về phường. Các cán bộ trực ban Công an phường Thịnh Liệt đã thiếu trách nhiệm, bỏ mặc, giam giữ bố tôi suốt 6 tiếng tại trụ sở mà không kiểm tra sức khỏe của bố tôi dẫn đến bố tôi không được cấp cứu kịp thời và đã tử vong. Họ đã cản trở việc cứu chữa kịp thời của bố tôi, không cho gia đình tôi được tiếp xúc chăm sóc và cho bố tôi ăn uống, thậm chí họ còn còng tay bố tôi đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai.
Chỉ vì một sự việc không đáng, một lỗi vi phạm giao thông nhỏ, không đội mũ bảo hiểm mà bố tôi bị đánh chết một cách oan ức. Bản án cho rằng người bị hại là bố tôi có lỗi, có hành vi chống người thi hành công vụ là không có cơ sở.
Lời khai của nhân chứng có mặt trực tiếp tại đó khẳng định bố tôi hoàn toàn không đánh bị cáo mà chỉ có lời nói nóng nảy. Trong khi đó, các nhân chứng khách quan là những người xe ôm, người bán hàng và người có nhà ở gần đó thì không được phép có mặt tại Tòa án để được thẩm vấn công khai, khách quan tại phiên tòa mà Tòa án chỉ đọc lời khai có trong hồ sơ vụ án. Như vậy, không đủ cơ sở khẳng định các lời khai của các nhân chứng này có khách quan không, có bị ép cung hay mớm cung không.
Tội danh mà Tòa án xét xử bị cáo là chưa đúng với hành vi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của bị cáo Ninh. Đồng thời việc không xem xét đến trách nhiệm của những người liên quan đã bỏ lọt tội phạm.

  1. 3.      Tôi là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh năm 1981, trú tại Thôn phước an, Xã Đức Hòa, Huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi.
Chồng tôi là Nguyễn Công Nhựt,sinh năm 1981 đã chết một cách bí ẩn tại trụ sở công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày 25/04/2011.
Tôi khẳng định chồng tôi bị tra tấn, nhục hình, đánh đến chết. Chồng tôi không tự tử như lời ông Nguyễn Tấn Đức, Chánh văn phòng VKSND tỉnh Bình Dương trả lời trên báo Người lao động.
Anh Nhựt không thể tự nguyện ở lại đồn công an rồi tử tự chết trong khi anh có một gia đình hạnh phúc. Trong khi anh không hề phạm tội mà lại là người đi tố giác tội phạm.
Chồng tôi làm việc cho công ty Kumho, một công ty chuyên sản xuất lốp xe của Hàn Quốc. Phát giác được có sự ăn chặn, trộm cắp diễn ra, mức hao hụt thành phẩm do phần mềm bị lỗi, nghi ngờ những người ăn trộm 56 lốp xe trong đêm ngày21/08/2010, anh đã báo cho ông Chi Kyu Sik, ông Kim Tae Song… nhưng các vị lãnh đạo công ty Hàn Quốc này đều làm ngơ.  Sau đó chính họ đã giao nộp anh Nhựt cho công an Bình Dương trong giờ làm việc mà không báo cho gia đình tôi biết. Cũng trong ngày họ đã tuyển dụng gấp thay thế vị trí của anh Nhựt.
Lúc đầu công an Bình Dương trả lời là anh sợ tội nên quẫn trí tự tử chết? Sau đó lại trả lời anh có công tố giác tội phạm và sợ bi trả thù nên không dám về nhà và đã xin ở lại đồn công an rồi tự tử.
Điều đáng buồn cười nhất, tôi xin được nói là buồn cười, cười trong dòng nước mắt đau thương, một điều hết sức phi lý, chồng tôi chết bởi một sợi dây sạc pin điện thoại. Chồng tôi tự tử bằng một sợi dây sạc pin điện thoại – đó là phát ngôn đầu tiên của công an Bình Dương. Sau đó, đối diện với dư luận phẫn nộ thì công an Bình Dương trả lời rằng “Nhựt thắt cổ bằng dây cáp điện thoại bàn”. Câu trả lời của công an Bình Dương: “Thắt cổ dưới hình thức treo cổ”. Vô lý trong một đồn công an hàng bao nhiêu con người ra vào lại để một người đàn ông nặng 65kg cao 1m78  “thắt cổ dưới hình thức treo cổ” dễ dàng đến vậy. Người ta biết rõ anh chuẩn bị tự tử hay sao mà còn chuẩn bị cho anh giấy bút để viết lại bức thư tuyệt mệnh ca ngợi những điều tra viên là những người tuyệt vời nhất. Nét chữ đó không phải nét chữ của anh Nhựt, ngôn ngữ viết không phải do anh viết. Nhưng cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Dương đã giám định và đưa ra kết luận là do anh viết. Cơ quan pháp y của cơ quan công an Bình Dương kết luận là anh tự tử. VKSND Tối cao gần một năm qua chưa thông báo cho gia đình tôi về kết quả điều tra.
Một lần nữa tôi xin khẳng định chồng tôi không tự tử.
*
Tất cả chúng tôi đều nhận thấynhững cái chết oan khuất như thế vẫn đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay:
- 20/11/2009 : Anh Nguyễn Mạnh Hùng (33 tuổi) đã qua đời tại phòng tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội. Chiều 10/11/2009, có hai người tự xưng là công an quận Hà Đông đến nhà, nói đưa Hùng đi có chút việc. Ngày 21/11/2009, gia đình Hùng nhận được tin báo từ công an Hà Đông rằng Hùng đã chết. Hùng vốn khỏe mạnh, nặng 55kg, không có tiền sử bệnh tật. Ông Nguyễn Xuân Bình (70 tuổi), bố của Hùng đau đớn gấp ngàn lần hơn khi kinh hoàng trông thấy xác con: “ Toàn bộ thân thể khô đét lại, 10 đầu ngón tay chân bầm tím…từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím”. Ông gửi đơn thư đi nhiều nơi mong nhận được trả lời thỏa đáng về nguyên nhân tử vong trong khi bị giam giữ của đứa con trai duy nhất. Phía công an Hà Đông cho rằng “không có chuyện dùng nhục hình, bức cung hay đánh đập can phạm”, nhưng lại từ chối giải thích vì sao lại có những dấu vết “lạ” trên cơ thể anh Hùng, dù họ khẳng định lúc bị bắt những vết thâm tím này không hề có. Vụ việc này đến nay vẫn chưa có câu trả lời. \
- 7/5/2010 : Anh Võ Văn Khánh (SN 1981, ngụ Đại An, Đại Lộc, Quảng Nam) bị chết trong đồn công an. Kết luận của công an là “tự tử bằng dây buộc giày”. Theo thông báo của tổ pháp y với gia đình, xương sườn anh Khánh bị đứt là do vết mổ cũ, còn bên trái xương sườn có vét bầm đen là do quá trình sơ cấp cứu.
Ngoài ra, khi phẫu thuật phía dưới vai trái anh Khánh, tổ pháp y cũng phát hiện có máu bầm tím. 8-5, công an huyện Điện Bàn đưa xác anh Khánh về cho gia đình ở Điện An kèm theo một phong bì 10 triệu đồng.
Cho đến nay vẫn không có tin tức gì thêm về vụ việc này.
- 25/5/2010 : Em Lê Xuân Dũng (12 tuổi, vừa học xong lớp 6, Trường THCS Tĩnh Hải), anh Lê Hữu Nam (43 tuổi, trú tại thôn Trung Sơn) bị công an bắn chết khi người dân xã Tĩnh Hải tập trung tại khu vực thi công san lấp mặt bằng dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ngăn cản không cho các thiết bị máy móc, xe ôtô chở đất đá hoạt động. Đến nay vụ việc này đã bị cho chìm xuồng.
- 29/6/2010 : anh Vũ Văn Hiền (40 tuổi) tử vong trong tay công an. Theo lời công an nói với bác sĩ, nạn nhân phải đi cấp cứu do “tự lao đầu vào tường”. Người giám sát việc mổ tử thi cho hay, nạn nhân bị đa chấn thương rất nặng: Đỉnh đầu có hai vết tụ máu, vỡ xương hàm trái, thái dương trái bị rạn xương sọ, phổi tụ máu, gãy 4 chiếc xương sườn, gẫy cẳng xương tay trái.
Ngày 1.12, cơ quan điều tra, viện KSND tối cao đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Hạ Kim Quý, trung tá công an, nguyên đội trưởng đội quản giáo, công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các can phạm Lê Văn Hiếu, Nguyễn Quý Thương trong đó Lê Văn Hiếu đã nhiều lần đánh anh Vũ Văn Hiền khiến Hiền bị đa chấn thương, xuất huyết não, nhồi máu phổi bị tạm giam. Không có thêm tin tức gì về vụ việc này và kết quả khởi tố.

- 23/7/2010 : Anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1989, quê thôn Như Thiết, xãHồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tử thương do không đội mũ bảo hiểm.
Chiều 4/8/2010, Viện khoa học hình sự kết luận nguyên nhân cái chết của anh Khương được xác định là do não bị tụ máu dưới màng mềm được hình thành do có ngoại lực lớn tác động trực tiếp.
Liên quan đến vụ án này đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 4 cán bộ công an huyện Tân Yên là: Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thế Nghiệp và Diêm Đăng Quyết để điều tra vụ việc.
Kết quả cuối cùng Nguyễn Thế Nghiệp nhận án 7 năm tù giam về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” sau khi nhân dân Bắc Giang bức xúc mang thi thể anh Khương lên UBND Bắc Giang.

- 8/8/2010 : Anh Trần Duy Hải (32 tuổi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP CầnThơ) chết trong đồn công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang. Theo lời của công an thì anh Hải đã “dùng áo sơ-mi dài tay treo cổ trên khung cửa sổ buồng tạm giam để tự sát”.

- 9/9/2010 : Ông Trần Ngọc Đường (52 tuổi, ngụ ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình) đã chết sau khi làm việc với công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom – Đồng Nai. Công an nói ông Đường chết ”do treo cổ”, nhưng người nhà ông Đường cho rằng chuyện đó khó có thể xảy ra vì ông chết trong tư thế ngồi co, hai tay chống vào tường nhà, cách đó 2 m là chiếc mũ, điếu cày và quần tây của ông được xếp ngăn nắp. “Chết trong tư thế ngồi thì làm sao gọi là thắt cổ được. Qua quan sát bằng mắt thường, tôi không thấy dấu hiệu cha tôi chết do treo cổ”. Vụ việc này đã bị chìm xuồng.

- 6/3/2011: Anh Nguyễn Lập Phương (sinh 1965, ở thôn 3, xã Thiên Hương, Thủy Nguyên, Hải Phòng) sau 4 ngày bị giam giữ đã được đưa từ đồn công an huyện Thủy Nguyên đến bệnh viện và tử vong. Thượng tá Võ Xuân Trọng, phó Trưởng Công an huyện Thuỷ Nguyên cho biết: Do thấy đối tượng Nguyễn Lập Phương có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ nên cho đi cấp cứu, lên viện thì chết. Kết quả giám định ban đầu cho thấy nạn nhân chết vì bệnh tim. Anh Nguyễn Trung Trực (SN 1983), em trai anh Nguyễn Lập Phương cùng người nhà có mặt tại nhà xác BV Thuỷ Nguyên, chứng kiến thi thể anh Phương có nhiều vết bầm tím trên 2 tay, dọc hai bên sườn, chân, cằm và ngực bầm tím, hai mi mắt và hai bên tai có vết rách khoảng 2 cm.
- 30/3/2011: Ông Trần Văn Dữ (44 tuổi, ngụ tại ấp 3, thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) bị vỡ gan và lách gây tụ máu bầm trong ổ bụng dẫn đến tử vong sau khi bị công an bắt. Ông được người dân phát hiện nằm chết ở gần đồn công an sau đó. Hung thủ là Thượng úy Võ Văn Út Đèo, Phó trưởng công an thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), Thượng sĩ Danh Nhãn và trung sĩ Trần Văn Khải, công an thị trấn Ngã Năm.
Tháng 9/2011,  báo Dân Trí đưa tin: Truy tố 3 công an đánh người tử vong. 
Theo Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, trong vụ án này, Thượng úy Đèo đã thiếu trách nhiệm, để cho cấp dưới đánh ông Dữ khiến ông này bị chấn thương nặng; thậm chí khi ông Dữ bị lâm nguy lại ra lệnh cho thuộc cấp mang ra bỏ ngoài khuôn viên đơn vị cho đến chết. Hành vi này trái với đạo đức nghề nghiệp nên Đèo cũng là đồng phạm với Nhãn, Khải và Thắng.
Không có thêm tin tức gì về vụ án này.

- 8/8/2011: anh Trần Gòn (27 tuổi, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận) bị công an đánh trọng thương, phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vào ngày 8/8 và chết tại bệnh viện tối cùng ngày.
Khi đến trụ sở CA phường Mỹ Hải, anh Trần Gòn vẫn bình thường, không bị thương tích. Nhưng đến khoảng 14 giờ cùng ngày, anh được đưa từ Công an P.Mỹ Hải đi cấp cứu với nhiều vết thương và tử vong tại bệnh viện.
Hung thủ là thượng sĩ công an Lê Khắc Sáu bị tạm giam 2 tháng để phục vụ điều tra vì bị nghi đánh người tử vong.
Chiều 14-8, thiếu tướng Huỳnh Thế Kỳ – giám đốc Công an Ninh Thuận – cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với thượng sĩ Lê Khắc Sáu. Không có thêm thông tin về vụ này.

- 19/02/2012 : gia đình anh Hoàng Gia Đạt Phước, ngụ phường Long Thạnh Mỹ, quận 9- thành phố Hồ Chí Minh, nhận được tin từ công an phường, yêu cầu đến công an quận 9 để làm việc. Tại đây gia đình anh Phước bất ngờ và đau đớn nhận được tin anh đã tử vong. Trước đó cuối tháng 12-2011, Phước đã mua chiếc xe máy không rõ nguồn gốc của 1 đối tượng tại tiệm sửa xe của mình trên đường số 1, phường Long Thạnh Mỹ và bán lại để kiếm lời. Do chiếc xe này liên quan đến vụ mất cắp nên Phước đã bị công an tạm giữ để điều tra làm rõ hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Gia đình anh khẳng định từ trước đến nay anh vẫn mạnh khỏe không có bệnh tình gì đáng kể. Theo những người hàng xóm Phước rất hiền và chưa từng vi phạm pháp luật. Sự việc rồi cũng im lặng.   

- Mới đây nhất, ngày 29/02, ông Nguyễn Hữu Năm, sinh năm 1957 nguy kịch sau khi chịu 6 phát súng của viênTrưởng công an xã Long Hà, Bình Phước.
Trước khi bị bắn, ông Năm đang xem tivi với cháu nội. Chỉ vì ông đứng dậy can ngăn công an khi một người khách không liên quan đến việc đánh bài bị mời vào làm việc mà ông đã bị tên Cao Đình Sâm, Trưởng công an xã Long Hà dùng chân đạp ngã, rút súng ngắn và từ khoảng cách một mét bắn liên tiếp vào cổ và vai ông và sau đó còn tiếp tục lao đến đánh vào đầu ông Năm rồi còng tay bắt ông này về trụ sở công an xã.
Trưởng công an xã này và các công an viên nồng nặc mùi rượu, trước đó họ ăn thịt chó và uống rượu tại quán kế bên quán ông Năm – theo lời của nhiều nhân chứng.
Sự việc đến nay không có thêm thông tin.


Đó chỉ là một số trường hợp bị chết dưới bàn tay của công an hay liên quan đến công an  trong 3 năm trở lại đây. Và sẽ có rất nhiều những trường hợp khác nữa nếu như tình trạng công an đánh chết người dân không được ngăn chặn kịp thời.
Tình trạng trên tiếp diễn liên tục đã làm cho hình ảnh của lực lượng công an ngày càng tồi tệ trong mắt nhân dân, những bản án, kêt luận điều tra không công khai minh bạch, thiếu công bằng đã làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của người dân vào pháp luật và chính quyền.
Chúng tôi cho rằng những việc làm, hành động đó của công an  vi phạm nghiêm trọng phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp mà ngành công an thường tuyên bố – là những người thực thi pháp luật, hiểu biết luật pháp.
Sự bao che lấp liếm, dung túng cái ác đang được diễn ra một cách công khai, công lý đang bị chà đạp.

Người nhà chúng tôi không thể sống lại, trở về cùng gia đình nhưng chúng tôi nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung cần có những bản án đúng lương tâm , một mức án và một tội danh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có như vậy tội ác mới thôi hoành hành, không còn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, cảnh những người mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha bởi cái chết của người thân do bàn tay của những người mà đúng ra trách nhiệm là bảo vệ luật pháp và bảo vệ công dân.

Vấn đề nan giải công an đánh dân giống như một căn bệnh dịch có sức lây truyền và lan tỏa nếu như không có phương pháp cứu chữa kịp thời nó sẽ trở thành một ổ dịch lớn. Tội ác đó chỉ có thể chấm dứt khi sự thật được làm sáng tỏ,công lý được thực thi.


Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, Quốc hội được xem như tiếng nói của người dân. Chúng tôi gửi đơn tố cáo và yêu cầu này đến Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với đề nghị Quốc hội phải lên tiếng về vấn nạn công an lạm dụng quyền lực gây ra những cái chết tang thương cho dân lành. Tình trạng trên cần được ngăn chặn ngay lập tức. Công lý phải được thực thi đầy đủ và trọn vẹn để những tiếng nấc uất nghẹn được an nghỉ nơi chín suối.

Việt Nam, ngày  19   tháng  03  năm 2012
Đồng kính đơn

Nguyễn Quang Phục
Trịnh Kim Tiến
Nguyễn Thị Thanh Tuyền












 

Khám Phá Sự Thật Về Công Ty Bkav: Nơi Tổ Chức Tấn Công Các Trang Mạng Khác Chính Kiến Với Nhà Nước


http://www.hennhausaigon2015.com/wp-content/uploads/2012/03/BkavProNew.jpg
19.03.2012
LTCG (19.03.2012)
Một nhóm hacker của người Việt hải ngoại vừa lên tiếng tự nhận trách nhiệm về viêc đã đánh sập hệ thống của công ty BKAV, một công ty được nhà nước Cộng sản Việt Nam đỡ đầu dưới danh nghĩa là công ty tin học chuyên diệt virus máy tính. Nhóm hacker này đã xâm nhập và lấy đi toàn bộ dữ liệu của công ty, và hành động này, theo một thành viên của nhóm này tuyên bố thì nhằm trả đũa cho việc một thành viên của họ đã bị BKAV tố cáo, bị bắt và chịu án tù. Người ta không biết nhóm tấn công này có bao nhiêu người, bao nhiêu là trong nước và bao nhiêu là ngoài nước, họ chỉ có một mật danh là Anonymous Vietnam.
Phần dữ liệu chính thức được lấy ra từ máy chủ của công ty BKAV, từ một thành viên của nhóm Anonymous Vietnam có tên là Mrs Anonymous, và sau khi người này đưa ra công luận thì đang làm cho mọi nơi xôn xao. Câu hỏi đang được đặt ra là liệu có phải nhóm hacker Sinh Tử Lệnh chuyên đánh phá các nhà dân chủ, các trang web tự do có phải do BKAV nuôi dưỡng hay không. Tham khảo phần tình báo trong gói dữ liệu của BKAV mà hacker lấy được, người ta thấy công việc của công ty BKAV là chiếm user, lấy pass của rất nhiều trang blog hoặc web dân chủ tự do, thậm chí có cả chứng cứ cài mã độc vào trang blog của Dân Làm Báo.
Đặc biệt trên diễn đàn của nhóm Anonymous Vietnam, người ta cũng chỉ ra những chứng cứ trên HVA thì trong gói dữ liệu này liên quan đến cả TC5 và TC1 của cơ quan an ninh Cộng sản Việt Nam. TC5 và TC1 là cơ quan an ninh có liên quan đến các công việc về internet, là nơi là tướng công an Vũ Hải Triều từ năm 2010 đã công khai nhìn nhận người của Cộng sản Việt Nam đã tấn công và đánh sập hơn 300 trang web hay blog của những người tự do trong nước và hải ngoại.
Hồ sơ của công ty BKAV antivirus này có những phần báo cáo với trung ương Hà nội về chuyện đã tấn công các trang web như trang Dân luận, Thông luận, Cứu nước, Việt nam cộng hoà, Đối thoại online, Công giáo Việt Nam, Hải văn News, Tự do ngôn luận. Chúng còn công khai việc tấn công nhiều lần, thành công hoặc vẫn đang tiếp tục hư tấn công vào các trang mạng như trang Tổ quốc, Viettalk24, Việt Tân, Radio Chân trời mới, Minh dân tộc Việt nam, Liên minh dân chủ Việt nam.
Những hồ sơ đánh phá này, được gọi là các chuyên án, trong đó được ghi dấu là tuyệt mật, với nguyên tắc từng hồ sơ chỉ có rất ít người được phép đọc: Đó là người được giám đốc hoặc tác giả chỉ định trực tiếp. Thậm chí tài liệu như vậy chỉ được phép đọc mà không được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào khác. Thông về việc công ty BKAV có vỏ bọc hiền lành trong nước, đang là cỗ máy tấn công và đào tạo hacker chuyên nghiệp cho Cộng sản Việt Nam đang là đề tài hết sức sôi nổi trong nước lúc này, và là một cơ hội có một không hai vạch mặt bộ mặt gian ác của chế độ Cộng sản Việt Nam.
SBTN

 

Cám ơn Việt Khang


http://www.nuvuongcongly.net/timthumb.php?src=/images/dapmatbieutinh.jpg&w=200&zc=1
19/03/12 1:15 PM – NVCL

Những câu em hỏi “Việt Nam tôi đâu ?” và “Anh là ai ?” không phải là lời vặn vẹo gây hấn mà là nỗi hốt hoảng đến bàng hoàng rất đơn giản và tự nhiên khi nhìn thấy một sự thật phũ phàng mà nhiều, rất nhiều người Việt Nam đã vì sao đó nên không mấy hiểu và âu lo:

Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
mà giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta.
Hoàng Trường sa đã bao người dân vô tội,
chết ngậm nguì vì tay súng giặc tầu

Chiến dịch ký thỉnh nguyện thư hỗ trợ công cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam nói chung và cách riêng cho nhạc sĩ Việt Khang do nhạc sĩ Trúc Hồ cùng bạn hữu của đài SBTN khởi xướng phát động đã tạm kết thúc với con số tổng kết trên 150 ngàn chữ ký của đồng bào và những cuộc tiếp xúc giữa cộng đồng người Việt với những nhân sự hữu trách của chính giới Hoa kỳ. Nếu chiến dịch này đã tạo thành một sự kiện có tầm ảnh hưởng đáng kể thì dư vang phức tạp của nó cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn, từ những dư luận đánh phá nhạc sĩ Trúc Hồ vào những ngày trước khi  chiến dịch khởi sự, rồi đến những thái độ phấn khởi khi con số chữ ký gia tăng mỗi ngày mà theo cách nói trong một bài viết của ông Tâm Việt là “lan như cháy rừng” và bây giờ là những lời khen tiếng chê… không loại trừ cả những lên tiếng kẻ vạch nọ kia cũng bốc mạnh như lửa khói… Tất cả đã làm nên giá trị của một tấm gương trong vắt để mỗi người có thể soi mình trong đó mà nghiêm túc nghiệm duyệt lại cho riêng mình một số kinh nghiệm nào đó rất thực tế, rất chính xác và cũng rất hữu ích. Song đó là dư luận chung kiểu chín người muời ý.
Ở đây, người viết chỉ muốn nói lên lời cám ơn chân thành với Việt Khang, một người trẻ đã và đang là một hiện tượng rất đặc biệt. Bởi vì nhờ vào những lời hát đầy tâm sự nước non qua hai nhạc phẩm “Việt Nam tôi đâu”“Anh là ai” mà ít ra Việt Khang cũng đã thôi thúc được hàng trăm ngàn trái tim đập mạnh lên, đã làm rung động tuổi trẻ Việt Nam hôm nay.
Vì vậy, theo tuổi đời, tôi muốn đuợc gọi Việt Khang bắng tiếng em để nhắc chừng tôi rằng thế hệ  đàn anh, đàn chị hay cha chú như  tôi  phải cám ơn em và  đấm ngực mình.
Tôi đã ngậm ngùi cúi đầu vì lời hát của em. Nó không phải là lời, là nhạc đuợc gạn lọc từng chữ, từng âm hưởng theo cách làm nghệ thuật mà là những giọt sầu được vắt ra  từ não tuỷ, từ tâm can em.
 
Công an – côn đồ bắt người biểu tình chống Trung Cộng =>

Những câu em hỏi  “Việt Nam tôi đâu ?” và “Anh là ai ?”  không phải là lời vặn vẹo gây hấn mà là nỗi hốt hoảng đến bàng hoàng rất đơn giản và  tự  nhiên khi nhìn thấy một sự thật phũ phàng mà nhiều, rất nhiều người Việt Nam đã vì sao đó nên không mấy hiểu và âu lo:
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
mà giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta.
Hoàng Trường sa đã bao người dân vô tội,
chết ngậm nguì vì tay súng giặc tầu
Em không phải là nhà đại trí thức, không phải là những người mang trên mình nhiều tuớc vị, nhiều bằng sắc nhưng em và tôi cũng như tất cả  họ đều đã được học chung một bài công dân giáo dục khai tâm sơ đẳng về lòng yêu nước trên ghế nhà trường. Có điều, tới lúc trưởng thành, sau khi đuợc nhảy lên chức trọng quyền cao;  được mang danh là các đấng làm thầy; đuợc sống  trong cảnh phú túc, thì tôi đã quên và họ đã chối bỏ. Còn em vẫn nhớ bài học căn bản làm người dân của đất nước mình
Làm một người con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm.
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi.
Từng đoàn người đi chẳng nề chi.
Già trẻ gái trai giơ cao tay, chống quân xâm lược…
Em cần hãnh diện và tự hào về cái biệt hiệu dài mà linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh tặng em là  “người nhạc sĩ trẻ miệt vườn tỉnh lẻ”. Chính vì em ở miệt vuờn, ở tỉnh lẻ chứ không phải từ các nước Anh, Pháp, Mỹ  hay Rô ma về nên em còn gắn liền với vườn ruộng, sông nước quê hương; mới xót xa với sự mất còn của từng tấc đất; mới thấy cần thiết phải đòi hỏi cái quyền được…. “xuống đường để tỏ bày tình yêu quê hương này”; cảm thông được với “dân tộc này đã quá nhiều đắng cay” mà không chai sạn và vô cảm như những người chỉ vì muốn được hưởng thêm các đặc quyền, đặc lợi mà đã huênh hoang về sự hiểu biết của mình khi trâng tráo giơ cao cái bánh vẽ làm việc theo khả năng còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc xài.
Tôi hiểu sự ngạc nhiên của em khi nhìn cảnh  những công an nhân dân cũng là người Việt Nam, nói tiếng mẹ đẻ Việt Nam lại  thẳng tay đàn áp những người dân yêu nước  đi biểu tình
Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai, sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai không cho tôi xuống đuờng để tỏ bày?
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Nhưng em có nghĩ rằng những sự bắt bớ, đánh đập  kia  chẳng qua chỉ là  việc làm của những kẻ cấp nhỏ vì họ ăn lương thì phải thừa hành, không đáng  trách nhiều nếu so với thái độ làm ngơ của những bậc này vị kia chẳng những đã giả câm giả điếc hết năm này tháng nọ, chưa bao giờ mở miệng nói một lời công đạo trước những bất công và phi lý của bao nhiêu trường hợp  bị đàn áp cách bạo ngược mà lại còn giả mù để làm chứng gian rằng xã hội cộng sản là một xã hội hoàn hảo trong đó không còn cảnh người bóc lột người thì ai tàn ác, ai vô ý thức và vô lương tâm hơn? Ai làm cho“Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời, người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giầu sang giối gian” hơn những kẻ đó?
Cám ơn em vì những lời em hỏi đã làm tôi thật sự biết nhức nhối và bị dằn vặt trong ý thức mình là kẻ chưa xứng để mang trên mình hai chữ Việt Nam.
Xin hỏi anh ở đâu
ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm ?
Xin hỏi anh ở đâu
sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi ?
Việt Khang nhỉ, phải chi những hành động thô bạo đó đến từ những bàn tay lông lá của ngoại nhân khác máu tanh lòng cũng như những câu chửi bằng tiếng Tầu,  tiếng Nhật hay tiếng Pháp của  những thời Bắc thuộc, Nhật thuộc hay Pháp thuộc… mà trong khu nhà tù Hoả lò hiện nay vẫn còn những mô hình trưng bày chứng tích dã man đó, thì cũng cam đành trong thân phận người dân một nước bị ngoại xâm và bị đô hộ, phải không? Còn bây giờ… Tôi đã thật thấm thía câu hỏi của em “sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi”. Cái thứ tiếng đựợc đặt tên là tiếng mẹ đẻ mà một nhạc sĩ đã tỏ bày tình cảm trân quý rằng “tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” ấy giờ này dùng để chửi nhau, đặt bản án, nguyền rủa nhau giữa những người yêu nước và yêu chủ nghĩa làm em ngạc nhiên, đau xót đến sững sờ. Nhờ đó tôi giật mình tỉnh thức ra khỏi nỗi u mê, trì trệ trên những trang lý thuyết về chủ nghĩa này, giáo điều nọ bằng tiếng Nga, tiếng Đức…
Nhớ lúc nhỏ, mỗi khi làm điều gì hư đốn mà  bị mẹ tôi cho là  thái độ phạm đến tình cảm gia tộc thì bị chửi nặng lắm. Đó là “mày là cái thứ từ lỗ nẻ chui lên” ý nói tôi giống như là một loại con hoang không nguồn không cội. Những khi đó, tôi tủi thân lắm. Bây giờ nghe em hỏi đi hỏi lại “anh ở đâu, sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi” tôi mới giật mình nghĩ đến cái cội nguồn chung của chúng mình em ạ. Nhất là tôi nhìn ra đụợc, tình yêu Quê hương, Đất Nước không phát sinh từ học vị hay phẩm trật mà phải là từ cái tâm dẫn đến ý thức minh bạch về cội nguồn thì mới trả lời thật dứt khoát câu hỏi của em “Anh ở đâu”. Không phải ở Tầu mà cũng không phải ở Tây. Ở trên giải đất hình chữ S trải dài từ ải Nam quan đến mũi Cà mâu. Em hỏi bằng những cảm xúc tự nhiên dậy lên từ trái tim nóng trong người thanh niên Việt Nam và tôi cảm thấy tủi nhục lắm trong tâm thức Việt Nam của mình, em biết không? Nỗi nhục này là sợi dây oan từng thời đã trói buộc nhiều thế hệ rồi mà tôi và nhiều đồng bào mình đã quên.           Để cám ơn em, tôi lần về trang sử trước.
Em còn nhớ đức Trần Hưng Đạo đã để lại gì cho chúng ta không? Đó là lời cảnh báo trong bài hịch các tướng sĩ từ thời nhà Trần rằng “…giặc Nguyên cùng ta là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên, không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù…”
Tôi tủi nhục vì lời ca tiếng hát của em đó, vì từ em tôi thấy mình đã là đứa hèn, bạc nhược; quanh năm suốt tháng chỉ biết chạy theo vui hưởng sự phồn vinh giả tạo của mình mà đành sống chui nhủi như thân lươn không quản lấm bùn.
Cám ơn em vì những lời hát như là tiếng thét thất thanh giúp tôi cất đầu lên đuợc để mở mắt ra mà xem, dù có chút muộn màng.
Cám ơn em vì em mới là con cháu đã không bỏ phí dòng sữa của mẹ Việt Nam, đã xứng với sự hy sinh của các anh hùng liệt nữ, hơn tôi. Em đã thuộc và nhớ bài học lịch sử của  Hưng Đạo Vương nên em bật khóc trước thực tại hôm nay của Đất Nước, còn tôi thì đã thay thế nó bằng các triết thuyết ngoại lai…”Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương, gặp buổi gian nan này, trông thấy những nguỵ sứ đi lại rầm rập ngoài đuờng, uốn luỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, ỷ thế Vân nam Vương để vét bạc vàng. Của kho có hạn, lòng tham không cùng; khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau”…(Bài hịch các tướng sĩ)
Cám ơn em đã cất lên tiếng hát não nuột ấy mà phần riêng tôi cũng cần phải nghĩ rằng em đang hỏi tôi. Anh là ai sao bấy lâu nay cứ hững hờ, vô cảm vậy? Việt Nam tôi đâu rồi, Việt Nam của chúng ta đâu rồi,  anh thấy không?
Cám ơn em đã chọc thẳng tim tôi, đã dội vào óc tôi bằng những khắc khoải đó mà  tôi  ấm lên đuợc tấm lòng Việt Nam.
 
Cảnh sát và côn đồ bắt giáo dân sau khi đi nộp đơn khiếu nại trên đường về =>

Cám ơn em vì tâm tình của em đã làm xúc động các con, cháu tôi. Những người trẻ trên cùng khắp mọi quốc gia tạm dung này vì có khi  trước đó họ cũng rất mơ hồ về Việt Nam.  Chỉ nguyên việc những ý tình yêu nuớc đắng cay của em đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Phổ thông chẳng hạn đủ chứng tỏ em đã được khắp nơi đồng cảm, đồng tình bởi một lý do đơn giản là chẳng có ở  đâu  lại xẩy ra  cái điều thô bạo là ngay cả những nốt nhạc, những lời ca yêu nước bi thương chỉ  nức nở  khóc cho mình, cho anh em mình và với Quê hương trước hiểm hoạ ngoại xâm mà bị đàn áp và bị bỏ tù.
Cám ơn em đã không bằng ngôn ngữ hận thù hay xách động mà chỉ bằng lòng tự trọng đơn thuần của người trai đất Việt, để thôi thúc những tấm lòng người trẻ…“từ khắp những phương trời và muôn lối đi trong đời gặp nhau trong tâm hồn Việt Nam sáng ngời” (Phan Văn Hưng – Bài ca tuổi trẻ). Làm cho họ kết nối lại với cội nguồn dân tộc mà hiểu dần ra bổn phận mình:
Tôi không thể ngồi yên
khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng,
dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối !
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu
khi thế giới này đã không còn Việt Nam ?
Em nhớ mà, phải không, trong Hiến pháp của nhà nuớc năm 1992, nơi chương I, điều (1) đã ghi rằng  Nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời… Lại cũng trong chương này, điều 17 nói rõ thêm là… Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc  phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân…”
Vậy mà Việt Khang ơi, đau quá, oan khuất quá phải không em khi chúng ta cứ phải nhìn từng phần lãnh thổ và lãnh hải mặc nhiên bị cắt dâng cho Tầu. Càng đau hơn khi em đã cùng những bạn hữu, anh em khác chỉ biết hốt hoảng đưa đôi tay gầy mang những tấm biểu ngữ đi biểu tình để tỏ thái độ với ngoại bang, để hy vọng góp chút lòng mong giằng lại cái mình đã mất mà bị đánh đập, bị chửi rủa là gây rối. Em và họ cũng vì đã nhìn thấy những bọn nguỵ sứ đi lại rầm rập ngoài đuờng hay trên vùng khai thác bauxite ở Tây nguyên mà em không ngậm im cho đuợc, mắt em không thể  nhắm lại cho xong khi em còn dòng máu Việt Nam nguyên tuyền chảy trong cơ thể
Dân tộc anh ở đâu
sao đang tâm làm tay sai cho Tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào ?
Cám ơn em vì em đã  nhìn thấy và đã nói, nói cho em cho tôi và  cho biết bao nhiêu người nữa.
Cám ơn em, vì nhờ em mà tôi nhìn ra mình   theo một cách nào đó   đang đứng chung trong hàng ngũ mà em gọi là kẻ nhu nhuợc. Cho dù tôi không có quyền ký văn kiện này, công hàm nọ nhưng thái độ im lặng của tôi, cách sống vô cảm của tôi cũng chính là đồng lõa với tội ác bán nước hại dân. Cũng như lời của đức Hưng Đạo Vương ngày xưa đã nói “…trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn; thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức; tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa; hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú về vườn ruộng; hoặc quyến luyến về vợ con; hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước; hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon; hoặc mê tiếng hát…” (Bài hịch các tướng sĩ) khi tôi ngày nay cũng đã và đang sống “vô tư” như vậy.
Chỉ khác một điều là các thú vui hưởng thụ thời đức Trần Hưng Đạo xưa đã khác thời nay mà thôi. Các chuyến đi du lịch Trung quốc; các tiệc tùng liên hoan; các cách hưởng thụ vô ý thức tại các khu “resort” năm sao; các vũ trường xa hoa; các nơi giải trí rộn ràng. Từng đêm và từng đêm, cả một thành phố, một đất nước bừng lên rực rỡ ánh đèn màu để những kẻ  giầu sang dối gian mặc tình phóng túng làm nên bộ mặt phồn vinh. Cứ như là một nơi nào khác mà không phải là nuớc Việt Nam của chúng ta vẫn còn bị xếp hạng cao trong những nước nghèo nhất thế giới. Cũng ngay tại các thành phố lớn như Sài gòn, Hà nội và trên khắp cả nước, tuyệt đại đa số đồng bào chúng ta  vẫn còn là người lầm than đói khổ nghèo nàn và phải gánh chịu đủ thứ tệ đoan, tham nhũng, dân sinh yếu kém, dân quyền bị tước đoạt và nguy cơ  mất nuớc gần kề.
Hai bài hát của em là hai lời tâm niệm thiết tha và tôi chỉ còn biết kết lại dòng tâm tư mình  bằng lời chân thành thay cho tất cả…
Cám ơn em, Việt Khang.
Phạm Minh Tâm

J.B Nguyễn hữu Vinh :Ôi, miệng lưỡi

http://jbnguyenhuuvinh.files.wordpress.com/2012/03/ran.jpg?w=412&h=371&h=305
Jbnguyenhuuvinh
Lưỡi không xương trăm đường lắt léo
“Đời” không vành, “đời” méo tứ tung.
Ca dao Nghệ Tĩnh
+ Khi ra nghị quyết thì tuyên bố “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội”.
- Hai phần ba thế kỷ sau, khi hỏi Chủ nghĩa xã hội là gì? thì Tổng bí Thư họ Nông bảo “sẽ dần dần làm sáng tỏ”.
+ Khi hùng hục đánh nhau với Tư bản thì “Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng”.
- Khi chủ nghĩa xã hội đổ sụp như cầu Cần Thơ, thì “đây là giai đoạn thoái trào tạm thời của CNXH”.

+ Khi nói về hệ thống nhà nước tư bản thì đó là công cụ của bọn tư bản để bóc lột nhân dân, cứ thuê lao động là bóc lột. Đương nhiên, muốn là đảng viên đảng cộng sản thì không được bóc lột.
- Khi quan chức muốn thuê lao động làm giàu cho mình thì “sức lao động cũng chỉ là hàng hóa” nên đảng viên vẫn được thuê nhân công.
+ Khi bọn tư bản thuê nhân công khai phá núi rừng làm đường sá, cầu cống thì đó là vơ vét thuộc địa vào tay tư bản, bóc lột nhân dân thậm tệ.
- Khi muốn phá rừng làm Boxit, thì phản đối cũng làm vì đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước.
+ Khi thấy bọn Tư bản có xã hội phồn thịnh, thì đó là “Phồn hoa, nhưng là phồn hoa giả tạo”
- Khi đất nước mình, dân mình nghèo đói, thì đó là “Nghèo đói, nhưng là nghèo đói thật”.
+ Khi tuyên bố trước nhân dân thì “Chấp nhận mọi sự khác biệt”
- Khi có sự khác biệt chỉ trong ý kiến thì “có âm mưu lật đổ nhà nước”
+ Khi dân đi biểu tình chống Trung Quốc thì bị ngăn cản với lý do “đã có đảng và nhà nước lo”.
- Khi muốn móc tiền dân qua cách thu phí phương tiện giao thông thì “Dân phải lo”.
+ Khi cần thu tiền của dân, thì nêu lý do là “chống ùn tắc”.
- Khi dân chỉ ra rằng có thu tiền thì đường vẫn tắc, chuyển lý do “làm đường tuần tra biên giới”
+ Khi người dân nói đến dân chủ, thì không được bởi “ở ta dân trí thấp”.
- Khi cần thông qua dự án khổng lồ Đường sắt cao tốc” để vay tiền nước ngoài, ông nghị ta nói “nước ta IQ cao”.
+ Khi tuyên dương công trạng lãnh đạo, thì “đất nước ta anh hùng vĩ đại và bách chiến bách thắng”
- Khi đi tuyên truyền để dân không đi biểu tình thì “nước ta nhỏ, căng thẳng là không tốt, không đủ sức đánh nước lớn”.
+ Khi hệ thống lý luận Mác – Lênin khủng hoảng, thì đảng và nhà nước tạo ra bộ môn mới là “tư tưởng Hồ chí Minh” và mở hàng loạt cuộc “học tập làm theo”.
- Khi Hồ Chí Minh kêu gọi ” Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”, thì đảng bảo rằng cần chung sống hòa bình vì 16 chữ vàng và bốn tốt với Trung Quốc đang chiếm giữ Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
+ Khi các cơ quan nhà nước tổ chức đi biểu tình chống Mỹ đánh IRaq, thì đó là “nhân dân tự phát bày tỏ tinh thần quốc tế vô sản”.
- Khi nhân dân đứng lên biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thì đó là “gây rối trật tự công cộng”.
+ Khi một đám côn đồ bao vây và phá nhà thờ Thái Hà, được công an ở ngoài bảo vệ thì đó là “do quần chúng tự phát” vì dân ta thông minh tự giác yêu nước.
- Khi nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thì đó là “thế lực thù địch, chống phá” và là đám dân ngu muội gồm các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư kia thiếu hiểu biết nên bị lợi dụng.
+ Khi bắt Cù Huy Hà Vũ thì bởi có dấu hiệu mại dâm và chứng cứ là “hai bao cao su đa qua sử dụng”. Khi khởi tố vụ án là chống phá nhà nước căn cứ vào các bài viết thu được, sẽ xét xử đúng người đúng tội trong nhà nước pháp quyền.
- Khi xét xử thì chứng cứ “hai bao cao su đã qua sử dụng” không quan trọng nên không đưa ra, còn các bài viết thì không đưa nốt vì “đã viết ra thì cần gì phải đưa khi đem xử”. Rồi kết luận bảy năm tù.
+ Khi đưa quân đội, công an đến bắn phá nhà dân, thì “đó là trận đánh đẹp, phối kết hợp tuyệt vời, nhà đó là cái Boongke”.
- Khi người dân phản ứng, thì đó là do “nhân dân bức xúc nên phá” và không quan trọng vì đó là “cái chòi”.
+ Khi mới phá nhà dân, thì vì “là nơi ẩn nấp chống lại người thi hành công vụ nên phải phá”.
- Khi dân chỉ rõ đó là hành động trái pháp luật, thì “không biết ai phá nhà dân”.
+ Khi đọc nhiệm vụ của công an nhân dân thì đó là “vì nhân dân mà phục vụ”
- Khi nêu khẩu hiệu chỉ rõ tư tưởng, thì “chỉ biết còn đảng, còn mình”.
+ Khi công an không bắt trộm, dân tổ chức đi bắt người nộp công an, thì đó là “hiệp sĩ”.
- Khi dân bắt người không được công an đồng ý, thì đó là “bắt giữ người trái pháp luật”
+ Khi Bộ trưởng y tế tuyên bố về bệnh nhân chung giường thì “hai năm nữa sẽ không còn cảnh nằm chung”.
- Khi bệnh nhân không còn nằm chung giường, (mà chỉ còn có thể ngồi chung), thậm chí chui xuống gầm giường, Bộ trưởng Y tế tuyên bố tăng viện phí 6 lần nhưng đừng kỳ vọng cải thiện chất lượng.
+ Khi đưa ra mức lương tối thiểu là 830.000 đồng/tháng (Khoảng 40 dola Mỹ) là mức lương thấp vẫn đủ sống vì giá cả Việt Nam rẻ và lao động Việt Nam dồi dào, khuyến khích đầu tư của nước ngoài.
+ Khi đưa mức thu phí, tăng giá xăng dầu, điện nước, y tế, nhà nước giải thích căn cứ giá cả thế giới, giá ở Mỹ và các nước khác để thu.
…kể sao cho xiết?
Ôi Việt Nam, quan chức thật lạ lùng
Nếu cứ ngồi nghe, cũng đã muốn phát khùng.
20/3/2012
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Phản động, kẻ thù: Ai? Ở đâu? Vì sao?


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/acmong-danlambao.jpg?w=428&h=127
Thành Tâm (Danlambao) - Tổ chức phóng viên không biên giới coi nhà nước Việt Nam là “kẻ thù của internet”. Ở Việt Nam thì từ xưa nay coi những ai không cùng tiếng nói với đảng cầm quyền là khủng bố, là bè lũ tay sai bán nước, là phản động, là kẻ thù.
Tôi xin kể lại câu chuyện mới nhất mà tôi chứng kiến: Vì là dân làm du lịch nên tôi đi nhiều nơi. Trong một lần đến khu chữa bệnh cho người phong ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột tôi biết một hoàn cảnh thương tâm.
Chị H’B. bị bệnh tim, không chồng có 2 con nhỏ. Một đứa bị rớt xuống giếng và chết. Chị và thằng con người Ê Đê thì bị bệnh tim nặng. Gia đình của chị thì trong khu bệnh phong rất nghèo khổ. Hoàn cảnh của chị H’B. rất thương tâm. Tôi kể chuyện này cho một người bạn làm bác sĩ ở Singapore nghe. Anh bác sĩ tốt bụng nghe rồi vận động kiếm nguồn giúp đỡ. Tôi từ thành phố lên nhà chị H’B. ở Buôn Tour A, xã Draysap, huyện Krong Ana( cách thành phố BMT khoảng 15km) đi làm hộ chiếu. Tôi nghĩ rằng hoàn cảnh thương tâm của chị H’B. thì ai ai thấy cũng chạnh lòng thương cảm. Thế nhưng khi đưa mẹ con chị H’B. vào PA18 là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của tỉnh Daklak thì công an từ chối cấp hộ chiếu và bắt bớ luôn cả tôi và gia đình của chị H’B. này.
Trong 3 tiếng giam giữ tôi ở PA 18 tỉnh Daklak họ tra khảo tôi là ai xúi giục, thế lực thù địch nào yêu cầu, bọn phản động nào hướng dẫn tôi lên nơi xa xôi này giúp gia đình chị H’B. này? Họ lập biên bản tới biên bản lui hết người này đến người khác phần đầu là ghi tên họ, cơ quan, hộ khẩu của tội tiếp phần sau là: Ai? kẻ thù nảo bọn xấu nào? bọn phản động nào? đã khiến tôi lặn lội từ Sài Gòn lên đây giúp đỡ hoàn cảnh chị H’B. Tôi chỉ có một lời khai: Tôi hành động vì lòng thương cảm gia đình chị H’B. này. Nếu các anh muốn bắt kẻ thù, bọn phản động thì hãy bắt lương tâm của tôi đây. Vì chính lương tâm của tôi khiến tôi làm điều này.
Tôi sinh năm 1980 khi đất nước không còn chiến tranh, trong các bài học người ta dạy tôi ở trường thì kẻ thù của dân tộc là đế quốc Mỹ và phản động là bè lũ tay sai bán nước.
Ở trường tôi chưa học bài học là người dân tộc thì KHÔNG ĐƯỢC cấp được cấp hộ chiếu và ai giúp đỡ cho họ đi làm hô chiếu để đi chữa bệnh nhân đạo cũng bị kể là bọn xấu là phản động.
Lẽ nào lòng thương người khi thấy họ gặp cảnh khốn cùng thì cũng bị kể là phản động là bọn xấu sao?
Khi tôi về lại thành phố thì từ ngày 10.3.2012 đến nay hơn 1 tuần an ninh thành phố kêu tôi lên làm việc nhiều lần cũng quanh đi quẩn lại kẻ thù nào, bọn xấu nào,thế lực phản động nào xui khiến tôi lên dẫn một gia đình người dân tộc đi làm hộ chiếu. Qua điện thoại thì tôi cũng biết phía gia đình chị H’B. hết cha mẹ, anh chị cũng bị bắt lên công an huyện làm việc liên tục.
Câu chuyện này xảy ra cho tôi, gia đình chị H’B. khốn khổ vào tháng 3.2012 chứ không phải là xa xăm gì. Có thể rồi chị H’B. sẽ chết không phải vì bệnh tim bẩm sinh mà vì bị bắt lên để điều tra tìm cho ra kẻ xấu, kẻ thù nào đó trong tưởng tượng của công an tỉnh Daklak.
Tại sao nhà nước hiện nay sợ kẻ thù, sợ những ai mà họ cho là phản động đến thế?
Thế kẻ thù, các thế lực phản động của nhà nước Việt Nam hiện đang ở đâu và làm những gì để họ phải sợ như vậy?
Kẻ thù của nhà nước Việt Nam hiện nay chính là sự thật được phơi bày. Là lòng tốt, là lương tâm, lòng yêu đồng bào, yêu quê hương. Những kẻ thù này của nhà nước hiện nay thì hiện hữu khắp nơi nó ở ngay trong trái tim của mọi người.
Chúng tôi không thấy “ngụy quân ngụy quyền” bán nước ra sao nhưng thấy là nhà nước dẫn Trung Quốc vào khai thác Bô Xít trên Tây Nguyên.
Chúng tôi không thấy bọn xấu hay thế lực thù địch của nhân dân ra sao nhưng thấy hàng triệu người dân mất đất, mất nhà đi kêu oan khắp nơi vì các chính sách của nhà nước hiện nay.
Chúng tôi không biết là ở các nước Âu Mỹ thì bọn tư bản hút máu dân ra sao nhưng thấy ngày nay ra phường hay vào các cơ quan nhà nước thì phải có phong bì lót tay mơi xong việc.
Chúng tôi không biết là cảnh sát ở nước ngoài đối xử với người dân ra sao chứ tôi thấy ở Việt Nam thì Cảnh sát giao thông thì vòi tiền trắng trợn, công an và dân phòng thì hở ra là đánh người dân tàn nhẫn, gần đây thì có nhiều người chết trong đồn công an.
Tôi không biết ở nước khác thì sao chứ ở Việt Nam thì các trang web BBC, RFA, RFI, Danlambao, Danluan, Danchimviet bị chặn tường lửa. Muốn đọc tin tức khách quan thì vượt tường lửa mà vào các trang này.
Cách xếp hạng của tổ chức không biên giới coi nhà nước Việt Nam là kẻ thù của internet thì không có gì bàn cãi. Nhưng nhà nước Việt Nam luôn coi sự thật, lòng tốt, lòng yêu nước là kẻ thù của họ thì mới là chuyện cần suy nghĩ. Chính nhà nước Việt Nam coi họ là kẻ thù, là phản động của sự thật và văn minh nhân loại. Và chính nhà nước này chứng minh cho nhân dân trong nước và thế giới loài người thấy rằng đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay mới là phản động và là bè lũ bán nước.
An ninh Việt Nam cũng khỏi nhọc công tìm kiếm bọn phản động, kẻ thù của đảng cho tốn sức. Lương tâm công chính và lòng yêu nước thương nòi nó hiện hữu khắp nơi trên dải đất hình chữ S này.
Sài Gòn 19.3.2012
 

Bùi Tín :Hai bức ảnh lịch sử ở Thành Đô – Tứ Xuyên (Trung Quốc)


Bùi Tín viết riêng cho VOA
Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhận định về cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9-1990 rằng: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Một lời than não nề. Một lời cảnh báo đến vẫn nay còn có giá trị.
Để hiểu rõ sự kiện lịch sử tệ hại này, mời các bạn tìm đọc tập hồi ký rất chân thực và sinh động của nguyên thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, với đầu đề “Hồi Ức và Suy Nghĩ” dày hơn một trăm trang, mô tả tỷ mỷ các sự kiện, khắc họa từng nhân vật các bên ở một thời điểm lịch sử then chốt.
http://media.voanews.com/images/480*380/thanhd0-1.jpg 

Đứng giữa là ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Ông Giang cầm cánh tay Nguyễn Văn Linh. Bên trái là Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng (chắp tay)  ========>>>











Sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc những năm 1976 -1979, rồi chiến sự ở Campuchia kéo dài đến cuối năm 1988, mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vốn dĩ phức tạp từ xa xưa, khi bạn, khi thù, đến đây lại có bước ngoặt, từ chiến tranh quyết liệt, từ đối đầu chuyển sang bình thường hóa, rồi từ bình thường hóa chuyển nhanh sang tình hữu nghị «16 chữ vàng» và «láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt», trên thực tế là phía lãnh đạo Việt Nam chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với thế lực bành trướng nước lớn.
Thái độ này được các nhà trí thức yêu nước và bà con ta gọi là thái độ “hèn với giặc, ác với dân”, từ sự kiện Thành Đô đến nay đã kéo dài 22 năm.
Về các nhân vật lãnh đạo vào thời điểm tháng 9-1990, nên chú ý: Lê Duẩn, nguyên tổng bí thư từ năm 1960 – là người chống Trung Quốc bành trướng quyết liệt nhất – đã chết bệnh ngày 10-7-1986. Trường Chinh làm quyền tổng bí thư từ tháng 7 đến tháng 12 -1986, rồi làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, chết ngày 30-9-1988. Trường Chinh khi cuối đời rất hăng hái với việc ghi trong Hiến pháp 1980 đoạn lên án bọn xâm lược và bành trướng Trung Quốc.
Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư trong Đại hội đảng lần thứ VI cuối năm 1986, chỉ làm 1 nhiệm kỳ, đến Đại hội VII làm cố vấn. Ông Linh nổi tiếng là con người hời hợt, không có chiều sâu, hay ngả nghiêng, có thời rất cởi mở, viết báo đều trong chuyên mục «Những việc cần làm ngay» ký tên N.V.L. (sau bị châm biếm là « Nói và Lừa »), sau lại quay sang kiểm soát chặt báo chí. Có dạo được coi là một Gorbachev Việt Nam, chủ trương cởi trói cho văn nghệ sỹ được tự do sáng tác, sau đó lại quay ngoắt sang trừng trị họ. Tại Thành Đô ông là kẻ ngây ngô tán tỉnh Giang Trạch Dân và Lý Bằng nên ưu tiên thắt chặt tình hữu nghị Trung – Việt do cùng là nước xã hội chủ nghĩa anh em (!). Ông còn có lúc ngả sang theo quan điểm thâm độc của Lê Đức Anh là thực hiện «giải pháp đỏ», nghĩa là đoàn kết trước hết các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Khơme Đỏ theo bản chất cộng sản là anh em thân thiết nhất. Ông từng nghe bùi tai lời của Lê Đức Anh là “tôi từng quen, là bạn và làm việc với Pon Pot”. Ông Linh bị nhỡ tàu khi phía Trung Quốc trả lời rằng Trung Quốc chỉ coi quan hệ với Việt Nam như với mọi nước bình thường khác.
Phạm Văn Đồng bị nhử sang Thành Đô chỉ là do phía Trung Quốc hé ra khả năng ông sẽ được Đặng Tiểu Bình – lúc ấy là lãnh tụ cao nhất tiếp. Về sau ông tỏ ý tiếc, rằng lẽ ra ông không nên đi. Con người ông lú lẫn đến mức quên rằng Đặng là kẻ mưu thâm và tàn ác nhất khi đích thân ra lệnh cho quân bành trướng khi rút quân phải phá sạch, giết sạch, không ngần ngại, theo phương châm 4 chữ «sát cách vô luận».
Bắc Kinh triệu tập cuộc họp Thành Đô một cách rất trịch thượng. Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy chỉ báo trước có 5 ngày, yêu cầu ngày 2-9-1990 phải có mặt ở Thành Đô, lại là ngày Quốc khánh chẵn của Việt Nam.

Hàng đầu: Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý bằng đứng giữa. Phía bên phải Giang là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng (chắp tay). Phía bên trái Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn phòng TW Hồng Hà, Thứ trưởng ngoại giao  Đinh Nho Liêm.

Sau Thành Đô, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng hiểu rõ bụng dạ của từng người lãnh đạo Việt Nam, nên ngay năm sau 1991 họ đã vận động để gạt phăng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị, đưa Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, đưa Lê Đức Anh lên cương vị chủ tịch nước, rồi đưa Nông Đức Mạnh làm chủ tịch Quốc hội và tổng bí thư sau này. Cả một bộ sậu thân Tàu, chịu khuất phục Tàu, lũng đoạn nền chính trị nước ta cho đến tận ngày nay
Dưới đây 2 bức ảnh chụp tại Thành Đô (tháng 9-1990), do anh Nguyễn Phi Phụng ở Paris cung cấp.
Bức thứ nhất: Hàng đầu: Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý bằng đứng giữa. Phía bên phải họ Giang là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng (chắp tay). Phía bên trái Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn phòng Trung ương Hồng Hà, Thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm.
Bức thứ hai: Đứng giữa là Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Họ Giang cầm cánh tay Nguyễn Văn Linh. Bên trái là Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng (chắp tay).
 

Có Nên Cứu Lực Lượng Chữa Cháy?

  Đinh Tấn Lực


Hỡi những người mẹ già hằng đêm sao khóc?
Hỡi chúng ta hôm nay đang nghe gì không?

Trịnh Công Sơn
Vừa tròn mười năm trước, tháng 3/2002, lâm ngư trường Trần Văn Thời và hai khu rừng tràm sinh thái U Minh Thượng /U Minh Hạ cùng biến thành “điểm nóng” và cùng khiến cả nước lên cơn sốt suốt mươi tuần lễ. Khói cháy rừng từ vùng đất mũi mù mịt đến mức che khuất cả đám tang ở Hà Nội của Văn Tiến Dũng, một nhân chứng sống từng dự phần điều quân chống lại cuộc chiến giáo trừng của bọn bá quyền bành trướng, khi đương sự đột xuất chuyển sang từ trần tại bệnh viện 108 ngày 17/3/2002.
Qua ngày 19/3/2002, các lâm ngư trường Sông Trẹm, U Minh 2 và Vồ Dơi đã thành vựa than đước. Giặc lửa thừa thế ba mặt tiến công sang lâm ngư trường U Minh 3 và Trại tù K1. Tù lao cải được nhà nước huy động bung ra “tay không chống thần hỏa”. Gọi là một công đôi việc!
Cũng vào tháng 3/2002 (chẵn chòi mười năm tình cũ), Chủ tịch Nguyễn Văn An thông báo một số quyết định khống của quốc hội Ba Đình  về “những vấn đề lớn của đất nước” (và đều thuộc diện Bí Mật Quốc Gia):
©   Đứng đầu là “Thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;
©   Khoảng giữa là đóng dấu phê chuẩn quyết định rất hồn nhiên của mười mấy “trên”, về các dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, xây dựng Nhà máy khí điện đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu, xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La;
©   Đứng cuối và quan trọng ở tầm dự án cấp khủng gọi là dấu ấn để đời của lãnh đạo thời bấy: xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.
Hai tuần sau đó, 300 ha rừng phòng hộ đầu nguồn tứ giác Long Xuyên tại khu vực kinh KH9 cũng đột xuất bốc khói/thành tro. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Lê Huy Ngọ bấy giờ lệnh rằng “bằng mọi giá, phải giữ lấy khu rừng nguyên sinh còn sót lại ở U Minh Thượng”.
Chiến lược cũ là có lũ chống lũ, có cháy chống cháy, có dịch chống dịch.
Chiến lược mới là bỏ rừng già, cứu lấy rừng non.
Tiếc là trời không chìu lòng người.
Cho nên, chiến lược mới tiếp theo đó là bỏ luôn rừng non, cứu lấy lực lượng chữa cháy.
Chiến lược Cứu Lấy Lực Lượng Chữa Cháy đang được xài lại hôm nay, cho dự án khủng Dung Quất.
*
Tôi kính cẩn cúi đầu
Vái mấy ngài chăn trâu

Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa
Từ buổi giao thừa của thế kỷ 21, vẫn chính vị Bộ trưởng khả kính Lê Huy Ngọ đề xuất đề án “Thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn”. Cốt lõi hiệu năng kinh tế của nó là một bước tiến từ “làm để ăn” đến “làm dôi ra để bán”.
Đề án này đã phần nào mở đường rộng dần cho nông dân ta mạnh dạn làm ăn. Nhưng chưa kịp làm đủ ăn thì đề án bị cải biên. Chủ trương của “trên” bấy giờ là phải chuyển đổi từ “cùng làm ra để đủ ăn” sang “tự vét vào để chóng thành trọc phú”.
Dự án khủng Dung Quất (ngay sau Đường Tải 500Kv) là thí điểm cấp quốc gia của chủ trương đó. Vì sao Dung Quất? Người ta nêu ra một số điểm lý giải như sau:
©   Quảng Ngãi là sinh quán của lãnh đạo cực cao ngang hàng nguyên thủ bấy giờ;
©   Lãnh đạo có nhu cầu để lại dấu ấn cực to cho nhân dân địa phương nhớ đời;
©   Lãnh đạo có nhu cầu cân bằng lợi lộc vùng miền (giành dự án theo nguyên tắc chia ghế);
©   Dự án Dung Quất thuộc hàng nhiều tỷ đô la Mỹ;
©   Dự án Dung Quất có rất nhiều khả năng tự đội giá vượt ngưỡng hàng chục tỷ mỹ kim;
©   Dự án Dung Quất lại còn thừa khả năng tự phình nở thành khu kinh tế Dung Quất rồi phình nở lần nữa thành Đặc khu Kinh tế dẫn đầu miền Trung;
©   Các dự án ăn theo chung quanh Dung Quất đều thuộc loại đa dạng, màu mỡ và …rộng mở;
©   Cơ hội huy động vốn ở trong và ngoài nước rất cao, đặc biệt là khi thành hình cảng biển và thành phố công nghiệp nặng (cấp đô thị hiện đại) Dung Quất;
©   Dung Quất là con đẻ của lãnh đạo, do đó, có thể sử dụng giải pháp bán trái phiếu cứu nguy mọi lúc, khi cần, hay khi được …mô tả là cần.
©   Lãnh đạo có nhiều ưu thế vô đối và quyền hạn vô cực so với các đại gia Nguyễn Văn Mười Hai/Tăng Minh Phụng/Liên Khui Thìn trước đó hay cả Năm Cam về sau này;
©   Lãnh đạo còn có nhu cầu chứng tỏ uy quyền luôn luôn đứng trên trí tuệ, phải có uy quyền mới có trí tuệ, và kiến nghị của trí thức không đời nào cao hơn sọt rác…
Có người còn (nhập nhằng/phản động)cho rằng tất cả các điều trên đều đúng.
Song, phải thừa nhận, đúng nhất là điểm cuối. Lãnh đạo đảng đã tin chắc, cũng đã nhiều phen công chứng rằng quyền lực chỉ nằm trên nòng súng, và một khi cơ bẩm đã bật đạn lên nòng, cò mổ sắp đập đuôi kim hỏa, thì mọi bộ phận trên người của bất kỳ kẻ nào đứng trước nòng súng cũng đều phải …teo, kể cả óc não/tư duy/tầm nhìn và lắm khi (hay thường khi), cả nhân cách. Trí thức VN đã bị dí vào hoàn cảnh đó, mỗi khi thấy cần phải lên tiếng phản biện (dưới dạng ngoan hiền là góp ý/kiến nghị, hay tưng tửng kiểu chém treo ngành, hoặc nghiêm túc là “này, nghe đây…”).
Dung Quất không hẳn là lần phản biện đầu tiên; cũng không phải mọi phản biện chỉ tập trung:
©   về vị trí địa dư và hạ tầng cơ sở địa phương bất cập/bất tiện/bất xứng cho cả việc vận chuyển dầu thô đầu vào và sản phẩm đầu ra;
©   về tính phi kinh tế của toàn bộ dự án khi giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu;
©   về vốn đầu tư cao, không thỏa mãn hiệu quả kinh tế và tiềm ẩn khó khăn trong việc thu xếp tài chính;
©   về những hệ quả liên đới đến môi trường;
©   về sinh hoạt/tâm tư quần chúng địa phương…
Và cũng không phải các phản biện chỉ kéo dài đôi ba tháng là sóng êm gió lặng… Mà thực tế là suốt 20 năm, tính từ những phác thảo ban đầu hồi 1990s của thế kỷ trước, xuyên qua các dự thảo Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành Tuy Hạ (Long Thành/Đồng Nai), Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu),  Đầm Môn (Vân Phong-Khánh Hòa), Hòn La (Quảng Bình), và Dung Quất (Quảng Ngãi).
Thế nhưng, trí tuệ ở đỉnh đầu ruồi bao giờ cũng nắm nhiều lợi thế (bất đồng/bất chấp/bất kể/bất lương/bất trắc) hơn trí tuệ phân tích/định lượng/cân nhắc/lọc lựa hoàn toàn khoa học (phi chính trị) và đầy nhiệt tình của trí thức cùng các viện nghiên cứu VN; hay hoàn toàn dựa trên khả năng sinh lời, của các chuyên gia dầu khí và kinh tế nước ngoài (Total của Pháp, Broken Hill của Úc, lẫn Zarubezhneft của Nga).
Ngược lại, loại trí tuệ mã tấu/đạn đồng nói trên còn thể hiện cả ưu điểm sở trường/sở cầu/sở kiến/sở nguyện/sở thích/sở đắc là “biến nguy cơ chung thành lợi ích riêng”. Và chính đây mới đích thực là động cơ tạo ra lực đẩy nhanh/đẩy mạnh tiến trình gọi thầu, cùng lúc, mở rộng cửa sâu sau các biệt thự dát vàng ở Hà Nội.
Cho nên, Dung Quất vẫn là “quyết tâm lớn” của lãnh đạo, được quốc hội đóng dấu đỏ thành “chủ trương lớn” (cũng của lãnh đạo). Nghĩa là, Dung Quất vẫn là …Dung Quất.
*
“Một chân mây xa
sinh bao triết thuyết
Những gì ta biết
đến từ hư không
Nẻo đường ta bước
đi tới vô cùng…”.
Hoàng Cầm
Cơ phận dây chuyền trao/nhận gói thầu thiết kế nhà máy lọc dầu Dung Quất, theo tiết lộ của một cố vấn kinh tế (xin dấu tên) ở Hà Nội, đã được bôi trơn bằng một cặp táp phong bì đợt đầu lên đến 20 triệu USD, không chỉ xoay vòng chia chác giữa Phạm Quang Dự/Nguyễn Xuân Nhậm/Ðinh Văn Ngà, mà loang rộng hàng ngang ra dàn tỉnh ủy (UBND Quảng Ngãi lấy lại vốn vận động), và hàng dọc lên cấp bộ trưởng (Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông – Vận tải, Xây dựng, Tài chính, Khoa học – Công Nghệ & Môi trường, Quốc phòng, Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ), rồi tới thủ tướng, đương nhiên không thể thiếu chủ tịch nước gốc địa chất/quê Quảng Ngãi, và cũng không thể né phần lại quả cho tay tổng bí thư đầu đảng bấy giờ. Dù lớn nhỏ, tất cả đều có phần, và mọi việc trôi chảy là nhờ các phần được phân bố “hợp lý hợp tình”.
Rất tiếc rằng đó vẫn chưa phải là con đường vận hành (đầy chông gai) của các Cty sau khi nhận thầu. Người ta chưa quên cảng cá Cà Mau, rộng 42.000m2, vay vốn xây dựng 27 tỷ đồng từ WB, được khánh thành từ tháng 3/2001, rồi tự biến tướng thành chợ ba khía bán lẻ cho địa phương, vì không có tàu nào có khả năng cặp cảng. Dung Quất là bản sao phóng ảnh mười năm sau của cảng cá Cà Mau.
Thời đó, Phó chủ tịch Thị trường chứng khoán Vũ Bằng đã nhanh nhẩu nhìn nhận: “Giữa kế hoạch và thực tiễn vẫn là một khoảng cách khá xa”. Cụm từ khá xa vẫn nặng tính ngoại giao/phải đạo. Thực tế là rất xa. Dung Quất, có quyết tâm chính trị cao đến mấy, cũng nằm ở tầm xa nhất nước.
Lý do mà nhà nuớc liệt kê ra, hầu hết đều là lỗi của (nói leo theo nhà văn Phạm Thị Hoài là) …thằng khách quan. Chỉ riêng trong vòng hạn chế nội bộ, thủ tướng thời nhiệm là Phan Văn Khải đã thú nhận trong hội nghị quan chức toàn ngành Tài Chính ngày 26/6/2003 rằng: “Tình trạng thất thoát ngân sách còn rất lớn, không có gì thay đổi so với các năm trước… Có nơi kiểm tra thấy mức chi tăng tới gấp 5-7 lần mức tiêu chuẩn cho hành chánh”. Dung Quất là trọng điểm bòn rút ngân sách có hệ thống ngay từ trước khi mẻ bê tông đầu tiên được cho vào máy trộn tại đây.
Mặt khác, ngay chính Phan Văn Khải cũng không ngại lên lớp và lên án dàn cán bộ điều hành các xí nghiệp nhà nước đã “Thiết lập sổ sách chi thu gian dối, một mặt rút rỉa tiền của nhà nước đầu tư, mặt khác, đội giá sản phẩm lên cao, khiến cạnh tranh không nổi với các hàng hóa tương tự của các nước khác”. Dung Quất có giá thành sản phẩm đầu ra cao hơn xăng dầu nhập khẩu là vì vậy.
Trên Tạp Chí Cộng Sản tháng 4-2002, Trung tướng Trần Xuân Trường, tác giả bài xã luận “Đôi điều về cuộc đấu tranh tư tưởng-lý luận” đã thẳng thắn và công khai nhìn nhận: “Biểu hiện ra trên bề mặt các hiện tượng (xây dựng XHCN ở đây) những nghịch lý khó cắt nghĩa theo tư duy lô-gích thông thường”.  Dung Quất là một hiện tượng không thể cắt nghĩa theo tư duy lô-gích của những người sinh hoạt lành mạnh.
Chỉ quen chăn nhẵn rận như Trần Xuân Trường hay Trần Đức Lương thời đó, cùng Nguyễn Tấn Dũng thời này (là kẻ cắt băng khánh thành), mới họa may có thể hiểu được lý do tại sao công trình trọng điểm quốc gia có số vốn lớn nhất từ xưa đến nay là Dung Quất đã:
©   Phải mất 44 tháng xây dựng, tính từ lúc động thổ, sau nhiều năm tháng mô mìn và nhiều đợt ngừng nghỉ vì phải chuyển đổi từ dạng thức quốc doanh sang liên doanh rồi tự đầu tư, hoặc vì “những vấn đề phức tạp nảy sinh” giữa các nhà thầu;
©   Được bộ Tài chính rót thêm 300 triệu USD (Vnexpress – 30/1/2007)
©   Phải đội vốn đầu tư, từ 1,5 tỷ USD (bao gồm cả phí tài chính, trên luận chứng nguyên thủy) vượt quá mức 3 tỷ USD (không bao gồm phí tài chính, trên thực tế);
©   Phải mất tổng cộng 13 năm tính từ nghị quyết kỳ họp thứ 2 khóa X (tháng 12/1997) của quốc hội đóng dấu đỏ cho dự án số 1, nhà máy lọc dầu này mới gọi là hoàn thành. Trong đó, lý do đáng xấu hổ nhất cho vị chủ tịch nước gốc địa chất/quê Quảng Ngãi là bởi “công tác khảo sát địa chất công trình còn sơ sài, thiếu sót”;
©   Bị chậm tiến độ xây dựng 9 năm so với Nghị quyết số 07/1997/QH10 và Quyết định số 514/TTg; chậm 7 tháng so với tiến độ đã cam kết trong hợp đồng EPC;
©   Phải cúi mặt: “Bàn giao nhà máy Dung Quất: Hẹn, hẹn nữa, hẹn mãi…” (VietnamNet);
©   Chưa thể vận hành ổn định vì“còn 100 điểm tồn tại kỹ thuật của nhà máy vẫn chưa được xử lý triệt để” (Vnexpress, 25/2/2010)
©   Được 8 ngân hàng rót thêm 200 triệu USD để điều hành nhà máy (Vnexpress);
©   Sau cùng, phải nhận bàn giao trong tình trạng vận hành “còn nhiều trục trặc nhất định” (lời tự thú của Đinh La Thăng), do bởi “tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước” (UBKHCNMT báo cáo trước Quốc Hội ngày 18/10/2010);
©   Chính thức đi vào hoạt động trong khi vẫn còn 7 điểm tồn tại và 34 lỗi kỹ thuật được đánh giá là nhỏ (VietnamNet);
©   Phải bó tay khi nhà thầu Technip đã cuốn gói, ngay khi các gói thầu 1, 2, 3 và 4 chưa hoàn toàn nghiệm thu đúng tiêu chuẩn theo hợp đồng, rồi chỉ để lại vỏn vẹn 2 nhân viên kỹ thuật trên toàn bộ nhà máy (Đinh La Thăng);
©   Phải huy động nhân viên VN tự tiến hành cục bộ quy trình nạp dầu thô đầu vào;
©   Phải chấp nhận lùi thời điểm bàn giao một số kho chứa, tiêu biểu là kho nổi FSO-5, vì lý lo rò rỉ;
©   Phải quyết định tiếp tục cho chạy máy, trong tình trạng không ổn định các van, “đến kỳ bảo dưỡng thì sẽ cho tiến hành sửa chữa, thay thế”, và tạo ra các khoảng trống đình động, có lần lên tới 62 ngày, gọi là để bảo dưỡng.
©   Phải tạm dừng máy nhiều lần (ít nhất là 3 lần dài hạn), vì các sự cố mất điện, hỏng van, và “chủ động dừng để tổng kiểm tra thiết bị” hoặc “thay thiết bị phù hợp hơn”;
©   Phải lắp đặt hơn 300 cột phát hiện chống đột nhập bằng tia hồng ngoại, camera, cổng kiểm soát ra vào bằng thẻ từ, huy động chó nghiệp vụ, tăng cường an ninh để bảo vệ an ninh trong quá trình bảo dưỡng tổng thể lần đầu;
©   Phải ký các hợp đồng trị giá 25 triệu USD với 5 đối tác gồm 3 nhà thầu trong và ngoài nước mỗi lần tham gia bảo dưỡng tổng thể nhà máy;
©   Phải xử lý 5 trọng điểm kỹ thuật và 20 điểm kỹ thuật cần phải cải thiện, ngay sau lần bảo dưỡng đầu tiên (hơn 2 tháng),  trước khi khởi động lại;
©   Phải dựa vào hay chiếu theo quan điểm của “trên” để hướng dẫn dư luận rằng các sự cố xảy ra gây tình trạng đình động là rất bình thường khi vận hành, bởi vì đây “công trình dầu khí qui mô lớn đầu tiên của Việt Nam có công nghệ hiện đại, phức tạp ”;
©   Khiến đại biểu QH do dự khi bấm nút hoàn tất công trình Dung Quất, bởi nhiều sự kiện, “từ việc chậm tiến độ thi công, tăng tổng mức đầu tư, độ chính xác của dự toán công trình, hiệu quả kinh tế và đặc biệt là trách nhiệm giám sát của Quốc hội” (Nguyễn Thị Bạch Mai).
©   Được đánh giá: Chê không nỡ/Khen cũng dở (Vinacorp);
©   Phải nhập dầu thô đầu vào, vì nguồn chính trong luận chứng kinh tế là mỏ dầu Bạch Hổ sắp cạn, hệ quả là có khả năng bị lỗ vài trăm nghìn USD mỗi ngày (Phan Châu Thành);
©   Được thiết kế chế biến dầu ngọt, nhưng khi đi vào hoạt động phải sử dụng cả dầu chua, với lượng lưu huỳnh cao hơn, sinh nguy cơ mòn máy hỏng van cao hơn nhiều lần dự toán;
©   Phải chấp nhận Cty Petec tổ chức một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm với sản lượng từ 6 – 6,5 triệu tấn/năm, cho dù đã biết tình trạng một “anh hùng lao động sắp phá sản” của Petec vì lý do thiểu năng chuyên môn và kém quản lý (Đinh La Thăng);
©   Phải tồn kho có lúc lên tới 750.000m3 sản phẩm xăng A92/A95/diesel , vì thiếu đại lý tiêu thụ đầu ra, trong lúc doanh nghiệp bên ngoài phải chi ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu về tiêu thụ (9 tháng đầu năm 2010, cả nước chi 4,87 tỉ USD nhập xăng dầu, kể cả lượng xăng dầu nhập khẩu từ …Trung quốc);
©   Bị tồn đọng hàng triệu m3 xăng dầu, khí đốt “Made in Việt Nam” trong kho. Chỉ riêng sản phẩm khí, lượng hàng tồn lên tới 2 triệu m3. (thông tin của PVN giao ban trực tuyến tại bộ Công thương ngày 04/10/2010);
©   Bị đầy các bể chứa, hàng không bán được, nhưng không thể ép đối tác trong nước hủy hợp đồng mua xăng dầu nước ngoài (Vnexpress, 06/10/2010);
©   Phải chịu mức giá thành cao hơn giá xăng dầu nhập khẩu vì “thời tiết tại khu vực Quảng Ngãi bất lợi, thường xuyên có mưa lớn, cảng biển lại nhỏ rất khó khăn khi doanh nghiệp vào lấy hàng, thời gian chờ đợi lâu. Điều này khiến các mặt hàng xăng dầu mua tại Dung Quất về đến kho bãi và bán ra thị trường bị đội giá lên cao” (Nguyễn Quang Kiên).
©   Phải vận động ngay chính Vietnam Airlines, vốn là “người nhà”, cần chịu khó sử dụng xăng Jet A-1 do Dung Quất sản xuất. Tính tới thời điểm tháng 4/2011 Vietnam Airlines vẫn chưa được phép mua vì các nhà sản xuất động cơ phản lực chưa phê chuẩn chất lượng xăng A-1;
©   Bị chính phó tổng giám đốc Petrolimex Nguyễn Quang Kiên nhìn nhận rất tiêu cực: “Việc tiêu thụ sản phẩm Dung Quất đem lại những thiệt hại nhất định cho Petrolimex…(nghĩa là) chấp nhận rủi ro và thua lỗ”;
©   Bị các đối tác ký hợp đồng tiêu thụ một cách khiên cưỡng và chê giá mua đắt chẳng kém xăng nhập;
©   Bị coi là nguyên nhân chính của tình trạng điện thiếu/xăng thừa;
©   Phải giải quyết sự cố tắc đường tàu vận chuyển dầu, vì lượng tàu đánh cá của ngư dân địa phương;
©   Phải huy động thêm vốn bằng ngân sách 1 tỷ USD nợ trái phiếu bán ra nước ngoài;
©   Phải trả tiền bảo hiểm hàng tháng cho giá trị bồi thường lên tới 3 tỷ USD;
©   Phải điều đình việc bồi thường thiệt hại cho dân sống quanh nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất vì đã xả chất thải ra ruộng;
©   Bị nhân dân quanh vùng khiếu kiện về việc nhà máy tiếp tục thải trực tiếp khí độc sulfur dioxide ra không khí, dù đã hứa chấm dứt nhiều lần trước đó;
©   Khiến nhân dân rà lại các phản biện từ 10 năm trước: “Xây xong nhà máy lọc dầu rồi mới thấy bất cập về cảng, tàu to không vào được. Người ta mua từ Singapore cùng giá như vậy, cước vận chuyển như vậy, nhưng nếu chở tàu 20.000 tấn sẽ rẻ hơn mua ở Dung Quất mà chỉ chở được 5.000 tấn” (Nguyễn Đình Xuân);
©   Khiến đại biểu QH nghi ngờ: “Tổng mức đầu tư của dự án hơn 3 tỷ USD, bỏ rẻ lãi suất vay trong và ngoài nước là 7%, mỗi năm riêng tiền lãi đã lên tới 210 triệu USD. Tính thêm phần khấu hao 150 triệu USD, vị chi mỗi năm nhà máy phải làm ra trên 360 triệu đôla mới có lãi. Liệu chúng ta có thể làm được như vậy không?” (Nguyễn Đình Xuân);
©   Bị lỗ trắng trên 3000 tỷ đồng VN trong năm 2011 (Phan Châu Thành);
©   Bị vạch trần cách báo cáo láo trước Quốc Hội: “Với khoản đầu tư lên đến 3 tỷ đô-la, giả thử nhà nước không bù lỗ lãi suất mà tính sòng phẳng bằng lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế chừng 7%/năm thì tiền lãi phải trả chừng 210 triệu đô-la (còn lấy lãi suất bù lỗ là 3,6% thì tiền lãi hàng năm cũng chừng 108 triệu đô-la). Như vậy lợi nhuận gộp của Dung Quất làm ra có thể chưa đủ để trả lãi hoặc trả lãi xong cũng chưa đủ để khấu hao, trả lương nhân viên, chi phí… Lấy đâu ra các con số nói tổng thu nộp ngân sách khoảng 27,8 tỷ đô-la” (Nguyễn Vạn Phú);
©   Vẫn còn nguy cơ tiếp tục lỗ trắng trong năm nay và những năm kế tiếp (căn cứ vào chỉ tiêu danh thu suýt soát 2011);
©   Phải che dấu lầm lỗi cho nhau và không một ai chịu trách nhiệm sai phạm;
©   Bất đắc dĩ phải chọn giải pháp rao bán 49% cổ phần, tiếng là để “mở rộng doanh nghiệp”, song thực chất là một cách tống táng lỗ lã.
Gút lại, bài học Dung Quất khá đắt: Lãnh đạo đảng và nhà nước đã tiêu phí ba tỷ đô la của dân và 13 năm để chứng thực các phản biện (từng bị cho là phản động) đang hiển hiện ra từng điểm một trước mắt. Và có thể còn hồn nhiên tiêu phí thêm nhiều tỷ đô la nữa để học lại bài học Dung Quất này, trong các công trình kế tiếp.
*
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Ca dao
Comment của một độc giả trên báo Vnexpress như sau:
Năm 1995, tập đoàn Total SA của Pháp đã chấm dứt thương lượng đầu tư với lý do rằng chính phủ đòi phải đặt nhà máy tại miền trung, (tức là) cách xa những cơ sở hạ tầng dầu mỏ trong nước.
Năm 1997, Ngân hàng Thế giới nói dự án này sẽ “không làm gì cho nền kinh tế” và năm sau Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng giá trị của dự án này “đáng ngờ”.
Năm 1998, mặc dù đã ký hợp đồng tham gia, tập đoàn Zarubezhneft (Nga) cho rằng vịnh Dung Quất là “một địa điểm rất xấu”, và đến năm 2002 đã rời bỏ dự án.
Năm 2003, Liên Hiệp Quốc đã nhắc đến dự án này khi nói rằng Việt Nam nên tránh xa những “đầu tư có thu nhập thấp”.

Điều này nhắc nhớ là trước đó nữa, khoảng giữa thập niên 1980s, ngay từ những dự tính ban đầu thiết lập một nhà máy lọc dầu ở thành Tuy Hạ, Long Thành, Đồng Nai: Không biết bao nhiêu phản biện của trí thức và nhân dân trong nước muốn đánh thức lãnh đạo đảng và nhà nước này giảm bớt cường độ dần cho đến mức triệt tiêu cái món duy ý chí, gọi cho đẹp là “quyết tâm chính trị”, trong các dự án kinh tế tầm quốc gia.
Cái đuôi định hướng XHCN không đời nào đi trước cái đầu kinh tế thị trường được, nếu nó không là một quái vật tự gắn đuôi lên trán.
Kế tiếp ngay sau vụ Vinashin, AgriBank, Jetstar Pacific tiêu tốn hàng chụ tỷ đô la… sự cố Dung Quất bồi thêm một tiếng chuông báo trước hàng loạt đám tang Tống Táng Lỗ Lã  các “chủ trương lớn”, “công trình trọng điểm” và “dự án cấp quốc gia” sẽ diễu hành khắp VN bằng đoàn xe khủng treo đầy vòng cườm của lãnh đạo.
Bên cạnh đó sẽ là hàng loạt chiến dịch chữa cháy dư luận, không loại trừ những cách chữa cháy bằng sản phẩm Jet A-1.
Ngay trước mắt là các vụ cháy xe trên đường phố. Xa hơn chút nữa là mối lo nín thở của cả thế giới đang dõi mắt nhìn về kho bùn đỏ hàng trăm triệu mét khối đang treo lơ lửng trên Tây Nguyên. Kế đó là các nhà máy điện hạt nhân, đang hình thành cũng bằng các “quyết tâm chính trị cao độ” và sắp được đặt móng ngay trên những “phản biện bị coi là phản động” của nhân dân cả nước.
Trước chập chùng hiểm họa giết dân đó, có kẻ kêu gọi hãy cứu lấy lực lượng chữa cháy của đảng.
Bạn nghĩ thế nào, và chọn lấy cho mình cách giải quyết nào?
20-3-2012
Blogger Đinh Tấn Lực
 

Tác giả: Hà Thịnh  -Tuanvietnam

Phải chăng vì quá khát khao với giấc mơ làm giàu, nên những kẻ thủ ác, thích làm ác thời nay luôn tin rằng đồng tiền không có mùi và cách định giá chẳng bao giờ căn cứ vào sự ố bẩn của nó?…
Thưa các loại tội ác!
Lá thư này là kết quả của việc sau khi được nghe rất nhiều tiếng thở dài, than vãn, căm hận; sau khi đọc và thấy những điều xót xa, chướng tai gai mắt và, không ít lần ngồi lặng trước bàn phím mà chẳng biết bắt đầu từ đâu, nên viết như thế nào.
Tội ác đóng thùng “nguyên đai, nguyên kiện”
Thế nhưng, có những điều không thể đặng đừng vì e rằng, nếu ai cũng tặc lưỡi theo cách “sống chết mặc bay”, tội ác sẽ “mỉm cười” chế nhạo hơn… Và càng thêm chất chồng, những nạn nhân sẽ ngày một thảm thê hơn; sự thấp thỏm sống (hay là đang tồn tại) có nguy cơ bào mòn tất cả các giá trị…
Trước hết, hãy bàn về chuyện cháy xe. Xin nói thẳng và nói trắng ra rằng các vị không thể biện minh cho hành động tội lỗi khi các vụ cháy nổ xe liên tục xảy ra làm chết người, làm nhiều người bị thương tật suốt đời – trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
“Pha thêm ‘một chút’ aceton, methanol hay ethanol thì có sao? Trung Quốc mỗi ngày sản xuất 87.000 thùng methanol (1 thùng – barel = 49 lít), mỗi năm họ pha đến 4 triệu tấn methanol vào xăng (SVPOLY.net, 5.1.2012) chứng tỏ…” – đó là cách nói lấy được của những ai bất chấp đạo lý, lương tri để chai lỳ tâm độc quyết làm giàu, kiếm nhiều tiền bằng mọi giá.
Những cảnh cháy xe, không những đã xảy ra mà còn xảy ra liên tục gây nên nỗi đau không thể bù đắp nổi cho nhiều gia đình. Đó là gì nếu không chỉ đích danh những kẻ pha chế xăng dởm chính là kẻ thủ ác!
Các vị có thể ngụy biện rằng do các cơ quan có trách nhiệm xử phạt không nghiêm nên “nếu ta không làm thì người khác cũng làm”. Bằng chứng nhãn tiền là từ năm 2005 người ta đã pha dầu hỏa (được trợ giá) vào xăng nhưng chẳng ai hề hấn gì.
Từ những năm 2007-2008, người ta đã phù phép để biến xăng A83 thành A92 – chỉ riêng công đoạn này đã kiếm lợi từ mỗi lít xăng ít nhất 500 đồng, trong khi mỗi cây xăng mỗi ngày bán 3.000-4.000 lít, tính ra, “tự nhiên” mỗi ngày kiếm thêm được vài chục triệu đồng… Những dẫn chứng ấy chỉ có thể làm bớt đi vài hạt bụi của tội ác chứ tội ác vẫn luôn được “đóng thùng” nguyên đai, nguyên kiện.
Các vị cũng có thể nói lấy được rằng methanol hay aceton tự nó là không có lỗi vì chính chúng là những “trợ thủ” đắc lực trong việc chống cháy nổ (vì đã “đưa” hàm lượng oxy vào trong xăng) nên có pha thêm cũng chẳng hề hấn gì(?) Các vị quên mất rằng ngay từ xa xưa, cha ông đã dạy là cái gì quá cũng không tốt. Đằng này, các nhà khoa học (Mỹ) đã khẳng định rằng tỷ lệ 2,75% là mức cao nhất có thể chấp nhận cho aceton hay methanol có trong xăng.
Quá tỷ lệ ấy đồng nghĩa với nguy hiểm, gây hại cho xã hội, môi trường. Các vị đã bất chấp cảnh báo ấy, đã pha vào xăng đến 15,3% methanol (cửa hàng xăng dầu Mai Dịch, Hà Nội, theo SSPOLY.net, 5.1.2012) – có nghĩa là gấp hơn 5 lần chỉ số quy định của kỹ thuật!
Các vụ cháy nổ xe liên tục xảy ra
Anh em sinh đôi: Dối trá và Tham lam
Xin đặc biệt nhấn mạnh rằng chỉ với 10ml methanol, con người có thể bị mù mắt và nếu cơ thể bị nhiễm từ 1-2ml/kg thân trọng thì có thể dẫn đến tử vong. Mọi lời giải thích, thanh minh thanh nga là bằng…0, vì ai chẳng biết giá của methanol là 10.000 đồng/lít còn giá xăng là 20.000 đồng…
Sơ qua chuyện cháy nổ xe để thấy rằng đầu mối của tội ác chính là “anh em sinh đôi” trong tâm địa xấu xa của con người: Dối trá và Tham lam. Có thể dối trá chưa tạo ra tội ác nhưng trong mọi tội ác, bao giờ cũng có bóng dáng của sự dối trá.
Dối trá với lương tâm của chính mình, dối trá trong việc tìm mọi cách để che dấu sự thật mà thói thường là phép ngụy đạo đức. Dối trá trong việc ngụy tạo chứng cớ để vu khống hay áp đặt một nhận thức sai. Dối trá trong việc giả mạo giấy tờ để luồn lách luật pháp, biến của công thành của tư, biến bằng cấp giả thành cơ hội và điều kiện tạo ra quyền lực thật… Có thể lấy rất nhiều dẫn chứng mới xảy ra trong thời gian gần đây để thấy rõ hơn con đường đi của cặp song trùng tội ác – dối trá.
Trong chuyện này, bộc lộ thứ tội ác “đặc thù” của sự dối trá lộng hành, đó là sự vô cảm. Vô cảm cũng là dạng tội ác đặc biệt của tính ích kỷ thái quá, của sự bất động lương tri, của cái thời lạnh tanh kim tiền bỡn cợt.
Phải chăng đồng tiền không có “mùi”?
Thưa tất cả những kẻ coi tội ác là “phương tiện” sống!
Đành rằng nguyên lý sinh vật học đã chỉ ra rằng cạnh tranh sinh tồn cùng loài là dạng cạnh tranh quyết liệt và tàn bạo nhất. Nhưng, nền văn minh của nhân loại từ hàng ngàn năm nay cũng khẳng định ngược lại rằng, sở dĩ con người con người có quyền tự hào khi phản đề nguyên tắc sinh vật học thú tính là bởi vì con người biết rõ giới hạn của tội ác.
Nếu vượt quá giới hạn ấy, con người đang động vật hoá hành vi sống của chính mình.
Cần phải nhấn mạnh rằng hàng trăm hay hàng ngàn năm trước, truyền thống văn hóa Việt luôn là chuẩn thước của sự hiền hoà, thân thiện, bao dung. Phải chăng vì quá khát khao với giấc mơ làm giàu, nên những kẻ thủ ác, thích làm ác thời nay luôn tin rằng đồng tiền không có mùi và cách định giá chẳng bao giờ căn cứ vào sự ố bẩn của nó?…
Những người tiêu dùng cả nước khẩn thiết đề nghị cái góc lũy cuối cùng của lòng tham trong hình hài của các vị hãy tỉnh thức dù đã muộn lắm rồi.
Những bài học về luật nhân quả hay ác giả ác báo chẳng hề muộn bao giờ. Nếu cứ cố tình cái cách thức kiếm tiền quái đản bất kể tính mạng của người khác thì hệ lụy và hậu quả sẽ nhiều lắm.
Tại sao các vị không một lần tự hỏi biết đâu người thân của quý vị trong một lúc nào đó sẽ sử dụng chính cái thứ xăng mà các vị đã làm dởm rồi bất ngờ phải gánh lấy hậu quả đáng thương? Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt là điều mà bất kể ai cũng phải ngẫm suy để hiểu lấy đôi lần.
Người viết bài không nghĩ rằng có những cái ác và sự vô cảm không thể thay đổi. Mà rất muốn hy vọng rằng nhiều triệu người khác trên trái đất này vẫn có thể có tiền mà chẳng cần đến những hành vi bất chính bị người đời lên án, nguyền rủa.
“Hồi đầu thị ngạn” là lời dạy bất tử của Đức Phật: Người cho rằng bất kể cái ác nào cũng có thể được ngộ – tỉnh (prajnã).
Quay đầu là bờ!
Mong mỏi lắm thay!

Năm Thìn sinh đẻ nhiều – câu chuyện cảnh giác tại bệnh viện Từ Dũ.

Posted by phamtayson on 20/03/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/pt.jpg?w=503&h=157
Chánh Ngọ (Danlambao - Câu chuyện xảy ra năm 2011, được một anh bạn – xin giấu tên – có vợ (36 tuổi) mang bầu lúc ấy thuật lại: Khi đến bệnh viện khám thai, vợ anh được bác sĩ (BS) khuyên nên đến dịch vụ tư vấn tiền sản của bệnh viện để tư vấn thêm (dĩ nhiên phải đóng phí dịch vụ) và phải đi với chồng.
Khi đến tư vấn, vợ chồng anh được một bác sĩ (đặc biệt mang thẻ BS , trên đó đóng quốc huy VN in ấn trên thẻ) tư vấn.
Ông đề nghị họ nên thực hiện phương pháp xét nghiệm “chọc vòi nước ối” để kiểm tra thai nhi.
Khi vợ chồng anh thắc mắc lợi hại của phương pháp này, ông BS phân tích như sau:
• Lợi: biết trước bệnh của thai nhi, “đặc biệt là bệnh Down”. Nếu có bệnh Down thì BS sẽ khuyên nên phá bỏ thai để tránh gánh nặng cho xã hội.
• Hại: sẽ ảnh hưởng trí não thai nhi.
Do gia đình theo đạo Công giáo, vợ chồng anh không đồng ý bỏ tiền ra thực hiện thủ thuật chọc vòi nước ối. Vì nếu thực hiện và biết có bệnh, việc bỏ thai là trọng tội. Ngược lại nếu thai tốt, việc ảnh hưởng trí não thai nhi cũng có di hại sau này mà vợ chồng anh cũng có trách nhiệm và lương tâm lớn. Nói chung kết quả đàng nào cũng có hại cho con. Vợ chồng anh thẳng thừng từ chối. Dù có phá thai hay không thì, những việc này sẽ tốn tiền khá nhiều và BS sẽ tiếp tục vẽ thêm nhiều xét nghiệm khác để rút thêm. Một chi phí quá nặng cho một gia đình nghèo.
Ông BS cố “khuyên” không xong bèn “bắt” cả hai viết cam kết thẳng trong sổ khám bệnh (đại ý là) “chúng tôi không đồng ý thực hiện xét nghiệm, nếu có sự cố gì thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật (!)”
Bằng lương tâm riêng mình, anh đã lên tiếng trách BS nhẫn tâm xúi việc bỏ thai và nhất là anh không có gì là vi phạm pháp luật mà phải vô cớ viết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngược lại anh buộc tội BS, người thật sự có trách nhiệm trong chữa trị, lại chối và cố tâm đẩy trách nhiệm cho thân chủ. Nếu đứa con tương lai của anh có gì thì anh nói rằng vợ chống anh chỉ có trách nhiệm trước lương tâm của mình mà thôi.
Theo anh kể lại tiếp, sau đó anh có hỏi thêm vài người xung quanh và ít người quen biết là những bà mẹ (trên 30) đang có thai con trai. Họ nói rằng 100% họ cũng đều được tư vấn đến khoa chẩn đoán tiền sản và BS cũng yêu cầu họ thực hiện thủ thuật chọc vòi nước ối. Kết quả đều là BS khuyên nên bỏ thai vì thai nhi có dấu hiệu bị Down. Người nào cũng vậy!
Anh bạn dùng lương tâm công giáo của mình thuyết phục thành công được vài bà mẹ không bỏ thai. Vợ anh cũng nghe lời chồng không bỏ tiền ra xét nghiệm theo lời BS bày.
Đến nay đứa con do vợ anh sinh ra và và những đứa con của những bà mẹ kia sinh ra đều khỏe mạnh đến ngày nay. Không có tý gì dấu hiệu bệnh Down như mấy ông BS ác tâm (và những ông BS khác) ấy khẳng định.
Chuyện như không có gì nếu ta tổng hợp các thông tin chung quanh:
• Tình trạng mất cân bằng giới tính ở TQ khiến đàn ông TQ sang nước khác tìm vợ kể cả sang VN.
• Tấm thẻ BS in ấn quốc huy của ông BS nọ khác với thẻ BS thường. (CA “kế hoạch hóa” gài vô ?)
• Có thêm tin rằng những ai thực hiện triệt sản được “thưởng nóng”
(http://afamily.vn/suc-khoe/20120314012049845/Thuong-nong-1-trieu-dong-cho-nguoi-di-triet-san.chn ).
• Âm mưu thôn tính VN của TC bằng cách đưa người sang cắm rễ tại VN.
• Chưa dám nói những thiết bị triệt sản, ngừa thai biết đâu là những sản phẩm độc hại nhập từ TC ?
•… (vân vân)
Mong mẩu chuyện trên giúp nhiều người sáng suốt cảnh giác trước những “lời khuyên” của CA đội lột BS sẵn sàng nghe lời TC trong âm mưu diệt chủng giống nòi.
Mong thay!
18-3-2012 (VỤ NÀY MONG AI CÓ THỂ ĐIỀU TRA CHO RÕ NGỌN NGÀNH!!!!)

Người tiêu dùng đi kiện doanh nghiệp: thua là chính


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/if-consum-sue-they-certain-lose-03192012115754.html/Hkg233136-305.jpg
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA   -2012-03-19
Tại Việt Nam, luật bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực từ giữa năm 2011 và quy định là giới tiêu dùng có thể đi kiện doanh nghiệp, khi mua phải những sản phẩm không đúng như công bố.
Tuy nhiên, trên thực tế, người tiêu dùng lâu nay vẫn bị thiệt thòi, vì bị doanh gia lường gạt tinh vi qua những hình thức đo lường gian lận, mua lầm hàng giả, hàng nhái, hoặc được cung cấp các dịch vụ bất xứng với đồng tiền xuất ra. Giới tiêu dùng có được luật pháp bảo vệ đúng mức hay không? Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu tìm hiểu thêm về vấn đề này.
AFP – Các loại kính đeo mắt với những nhãn hiệu “xịn” được bày bán đầy mặt đường.===>>

Lợi nhuận làm quên trách nhiệm

Theo báo chí thì nhiều doanh nghiệp vì chú trọng quá nhiều vào việc thu lợi nhuận nên không nghĩ đến chuyện phục vụ, chăm lo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp khác gây tổn hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tung ra thị trường các loại thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn,  đưa tới ngộ độc, như bánh phở ướp formol, tương ớt có chứa hóa chất rhodamine, hay các chất phụ gia, hương liệu, độc hại có thể gây bệnh ung thư.
Mới đây, trang yahoo tin tức, có đăng tải bài viết nói rằng, khi người tiêu dùng đi khiếu kiện, phần thua là chính, vậy kết luận này có chính xác không?
Câu hỏi này được tiến sĩ Hà Huy Thành, nguyên Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam giải đáp và phân tích thêm như sau:
ở Việt Nam hiện có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng như thế. Cũng có khi người tiêu dùng mua nhầm một sản phẩm không phải từ doanh nghiệp chính hiệu làm ra, mà của một cơ sở nào đó, nó nhái lại, rồi khi tung ra thị trường thì chẳng ai biết đâu là thật, đâu là gỉa.
Tiến sĩ Hà Huy Thành
Bất kể loại hàng gì cũng có thể bị làm giả (ảnh minh họa)RFA

“Nếu có thông tin cho rằng người tiêu dùng thua kiện, chắc chắn là có thể có, theo chúng tôi thì hiện nay ở Việt Nam việc đó tương đối bình thường. Về nguyên tắc, cái cơ sở để đi kiện là rất khó vì các cơ sở sản xuất tư nhân làm hàng giả còn nhiều lắm, cho nên từ lúc tập họp được một hiện tượng nào đó, hay căn cứ vào dữ liệu để có thể khởi kiện, là cả một vấn đề dài.
Có thể người tiêu dùng không thắng được vì không có căn cứ pháp lý nào cả, ở Việt Nam hiện có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng như thế. Cũng có khi người tiêu dùng mua nhầm một sản phẩm không phải từ doanh nghiệp chính hiệu làm ra, mà của một cơ sở nào đó, nó nhái lại, rồi khi tung ra thị trường thì chẳng ai biết đâu là thật, đâu là gỉa. Ngoài ra, ở Việt Nam có một luồng hàng hóa khác nữa, buôn lậu qua biên giới Trung Quốc làm giống như hàng hóa của các hãng chính hiệu.”

Phiền toái của việc khiếu nại

Vừa rồi là phát biểu của một chuyên gia kinh tế về sự thua thiệt mà giới tiêu dùng thường phải gánh chịu. Qua câu chuyện với RFA, một doanh gia, ông Hai Đỗ , nguyên Chủ Tịch Hiệp Hội Nhựa, thành phố Hồ Chí Minh cũng thấy rõ là lâu nay người tiêu dùng vẫn luôn bị chèn ép:
Vì không bằng cớ, hơn nửa vì tâm lý không muốn gặp phiền toái, một khi đi thưa kiện thì người dân phải đi lên đi xuống, chờ đợi, hầu hạ, mất nhiều thời giờ, nên ít ai chịu thưa gởi, ngoại trừ trường hợp có những món hàng đắt giá, thì người ta mới đi kiện, còn những thứ nhỏ, người ta muốn bỏ qua
ông Hai Đỗ

Viagra loại thuốc dễ bán nên bị làm giả rất nhiều. AFP “Bây giờ có ủy ban bảo vệ người tiêu dùng, cần gì thì người ta đến đó khiếu nại, nhưng khổ nhất là ở đây không phải mua thứ gì cũng có hóa đơn, đó là cơ sở và tài liệu dùng để khiếu nại, nếu gặp hàng gian, hàng giả, hàng nhái mà cần khiếu nại thì đành chịu thôi. Người tiêu dùng không thưa gởi ai được mặc dù cơ quan chức năng có một bộ phận lo giải quyết những vụ đó, nhưng làm gì có bằng cớ để đi thưa.”
Vẫn theo ông thì ít ai nghỉ tới chuyện đi kiện thưa vì biết trước kết quả sẽ ra sao:
“ Vì không bằng cớ, hơn nửa vì tâm lý không muốn gặp phiền toái, một khi đi thưa kiện thì người dân phải đi lên đi xuống, chờ đợi, hầu hạ, mất nhiều thời giờ, nên ít ai chịu thưa gởi, ngoại trừ trường hợp có những món hàng đắt giá, thì người ta mới đi kiện, còn những thứ nhỏ, người ta muốn bỏ qua, vì ngại chuyện đi thưa gởi.”
Nếu người tiêu dùng đi khiếu kiện doanh nghiệp, khi mua sắm những sản phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của họ, mà cầm chắc sự thiệt thòi về mình, thì có trường hợp nào được xữ thắng kiện hay không? Giáo sư  Hà Huy Thành dẫn chứng bằng một trường hợp cụ thể mà ông biết rõ:
“Có những vụ người tiêu dùng đi kiện vẫn thắng, ví dụ như trước đây tôi nhớ có một vụ phân bón, do doanh nghiệp sản xuất hàng giả, hoặc không đúng chất lượng. Cuối cùng tòa án phán rằng người tiêu dùng là những nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long thắng kiện, và doanh nghiệp đó phải đền bù. Do đó, nếu có cơ sở pháp lý chặc chẽ thì ở Việt Nam, khi đi kiện người tiêu dùng vẫn có thể thắng kiện được.”
Một học sinh trung học, em Nhàn theo dõi báo đài có nghe nói tới chuyện người tiêu dùng thường bị gian thương lừa đảo thì nghỉ là họ cần phải có phản ứng:
Có những vụ người tiêu dùng đi kiện vẫn thắng, ví dụ như trước đây tôi nhớ có một vụ phân bón, do doanh nghiệp sản xuất hàng giả, hoặc không đúng chất lượng. Cuối cùng tòa án phán rằng người tiêu dùng là những nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long thắng kiện
Giáo sư  Hà Huy Thành
Hàng điện tử được bán tại một trung tâm mua sắm ở Hà Nội (ảnh minh họa). Photo by Tyler Chapman/RFA.

“TV và trên báo có đưa tin về những trường hợp như vậy, vì thế người tiêu dùng nên đi kiện, vì đã có nhiều trường hợp được xử thắng.”

Dư luận cũng như báo giới trong nước cho rằng, để bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của giới tiêu dùng thì cần có sự đóng góp và tham gia của nhiều phía, tức là người mua, kẻ sản xuất, cung cấp hàng hóa. Người tiêu dùng, khi mua sắm,  nên chú trọng đến những mặt hàng có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Doanh gia có trách nhiệm phải quan tâm đến sức khỏe khách hàng, đồng thời phải giao hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Mỗi khi người tiêu dụng bị lạm dụng, lừa gạt thì nên đến cơ quan hữu quyền trình báo, khiếu nại để được giải quyết thỏa đáng.  Nếu cả hai phía đều thực hiện đúng những điều đó thì doanh nghiệp dễ dàng phát triển, còn giới tiêu dùng thì được hưởng mọi dịch vụ, mua sắm hàng hóa như ý muốn, tránh bao nhiêu chuyện “tiền mất, tật mang”,  mà không ai phân xử công minh, như hiện giờ.

Hạt lúa mà biết nói năng …


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/if-unhusk-rice-cld-talk-nn-03192012131729.html/nong-dan-1-305.jpg
Nam Nguyên, phóng viên RFA  -2012-03-19
Kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long khởi sự vào ngày 15/3.
Tuy nhiên, các thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chỉ mua những loại gạo mà họ có thể xuất khẩu. Câu hỏi đầy bức xúc được đặt ra là ai sẽ tiêu thụ hàng triệu tấn lúa hạt tròn 50404 của nông dân.
RFA photo – Cánh đồng lúa đang vụ Hè Thu, ảnh minh họa===>>

Không phải gạo nào cũng trữ

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi tối 13/3, TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định là, chính phủ hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay và giao Hiệp hội Lương thực VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo cơ chế thị trường, nhưng lại không ràng buộc là phải mua những loại gạo nào. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ mua trữ những loại gạo dễ tiêu thụ và cho đến nay chưa có hướng ra cho khoảng hơn 3 triệu tấn lúa 50404 vụ đông xuân đã và đang được nông dân các tỉnh miền tây thu hoạch.
TS Lê Văn Bảnh nói rằng, thay vì theo khuyến cáo chỉ nên làm 15%-20% diện tích lúa chất lượng thấp, nhưng người nông dân vì nhiều lý do khác nhau đã gia tăng trồng lúa 50404 tới khoảng 30% diện tích, tương đương 500.000 ha trên tổng diện tích 1.560.000 ha toàn vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, TS Lê Văn Bảnh nhận định là đổ hết lỗi cho nông dân về việc lúa ế là không công bằng. Ông nói:
“Có vấn đề mà ai cũng phải công nhận, hiện nay lúa chất lượng cao còn chưa tiêu thụ hết thì làm sao tới lượt gạo chất lượng thấp được. Vụ đông xuân này hơn 10 triệu tấn lúa, lúa hàng hóa 6-7 triệu tấn tương đương 3-4 triệu tấn gạo như vậy lúa gạo chất lượng cao còn rất nhiều, gạo chất lượng thấp ứ đọng khó bán là chuyện đương nhiên không thể đổ lỗi cho người nông dân được.”
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long, những người canh tác lúa thơm, lúa chất lượng cao xác nhận những điều TS Lê Văn Bảnh nói. Họ cho biết ngay cả lúa thơm cũng mất giá và vì thế họ phải trữ lại chờ giá. Tuy nhiên chỉ những người làm diện tích vài héc-ta trở lên và có khả năng tài chánh thì mới trữ lúa được.
Có vấn đề mà ai cũng phải công nhận, hiện nay lúa chất lượng cao còn chưa tiêu thụ hết thì làm sao tới lượt gạo chất lượng thấp được.
TS Lê Văn Bảnh
“Làm giống jasmine 85 do An Giang lai tạo, lúa lúc này đứng không chịu lên…thôi mình quyết định để lại cũng khoảng 20-21 tấn…giá đang khoảng 7.000đ/kg, mình tính cỡ hơn 9.000đ/kg mới bán được, tính để lại đến tháng 8 tháng 9 lúc đó lúa cũng hút, không được thì để đến cuối năm luôn. Một phần tôi sấy nhưng đem về tới kho thấy chi phí hơi cao, phần còn lại tôi phơi…mình dựa theo kinh nghiệm chứ không đo độ ẩm, nếu vựa lại lâu phải phơi độ khô như lúa giống.”
Tại sao nông dân đồng bằng sông Cửu Long luôn canh tác vượt qui hoạch loại giống 50404, trong khi năm nào ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo cần giới hạn. TS Lê Văn Bảnh nhận định:
“Hiện nay do áp lực về sâu bệnh rất là nhiều, cho nên bà con làm mọi cách để sao cho thời gian cây lúa đứng trên đồng càng ít càng tốt. Những giống khác thường từ 90 tới hơn 100 ngày trong khi giống 50404 chỉ 85 tới 90 ngày do vậy bà con thích giống này.

Thời gian vừa qua Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đưa ra một số giống lúa cũng sinh trưởng tương tự như giống lúa 50404, nhưng chất lượng tốt hơn và năng suất không thua kém gì. Nhưng vì nó còn mới, hơn nữa do vụ thu đông năm trước bà con thấy giá bán chênh lệch giữa 50404 và lúa chất lượng cao không nhiều chỉ một vài trăm đồng, nên bà con nông dân vẫn cứ thích làm giống đó và nó mới đột phá như vậy.”

Giúp nông dân cách nào?

nong-dan-3-250.jpgNông dân sớm gieo sạ lúa. RFA photo======>>>



Quả thật đa số hộ nông dân làm diện tích nhỏ dưới 1 ha thì muốn thời gian làm một vụ lúa càng nhanh càng tốt. Hơn nữa nước lũ năm 2011 rút chậm đe dọa xuống giống trễ vụ nên nhiều bà con còn dùng luôn lúa thịt 50404, tức lúa thu hoạch còn để lại để xuống giống cho kịp thời vụ. Một nông dân Cần Thơ phát biểu:
“Làm giống 50404 vì nó trúng và dễ làm, phân thuốc dễ chứ lúa thơm sâu bò dữ lắm. Địa phương cũng khuyến cáo làm giống lúa thơm cho dễ xuất khẩu tuy tôi không làm nhưng cũng có một số người sạ giống lúa thơm.”
Trở lại kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA cho biết khoảng 80-90 doanh nghiệp sẽ tham gia chương trình với lãi suất vay vốn 0%  do Nhà nước hỗ trợ và có thể trữ gạo kéo dài 3 tháng. Trước nhiều ý kiến về hiệu quả mua tạm trữ, VFA loan báo thời gian thực hiện tạm trữ sẽ nhanh hơn, có thể trong vòng 15 ngày kể từ 15/3. Năm nay cũng là lần đầu tiên đồng vốn ưu đãi của chính phủ giao cho VFA sẽ được các cơ quan chuyên môn của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn giám sát, thông qua hóa đơn nhập kho và hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải bảo đảm đầu ra như xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long từng trải nghiệm nhiều năm VFA mua tạm trữ bức xúc phát biểu:
“Nói mua tạm trữ, thực chất chẳng ích lợi gì cho nông dân. Chính phủ bỏ tiền hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua gạo tạm trữ, nhưng thực tế khi thu hoạch rộ lượng lúa rất nhiều thì không có thương lái ghe mua nào lại dại mà trả giá cao.

Nếu muốn giúp đỡ nông dân, tại sao chính phủ không bỏ tiền ra để doanh nghiệp mua giá cao cho nông dân thay vì 5.000đ/kg mua 6.000đ hay 7.000đ/kg cách làm như bên Thái Lan họ trực tiếp hỗ trợ nông dân, còn Chính phủ cho doanh nghiệp vay vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp thì họ vẫn cứ ép giá người nông dân như thường, đằng nào nông dân cũng chết…”   
Chính phủ bỏ tiền hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua gạo tạm trữ, nhưng thực tế khi thu hoạch rộ lượng lúa rất nhiều thì không có thương lái ghe mua nào lại dại mà trả giá cao.
Nông dân ĐBSCL
Ngay từ quí IV năm 2011, VFA và ngành lúa gạo đã biết trước xuất khẩu gạo 2012 đầy khó khăn vì bị gạo giá rẻ của Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện cạnh tranh. Tuy vậy người ta không thấy VFA và các cơ quan chuyên trách của chính phủ đề ra giải pháp nào cụ thể để đối phó. Trong các hội nghị gần đây cả VFA lẫn Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT vẫn dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam 2012 là từ 6,5 triệu tới 7 triệu tấn. Đây là chỉ tiêu bình thường và nó không thể hiện tình trạng thị trường ứ đọng rớt giá, cũng như việc chính phủ phải hỗ trợ lãi suất 0% trong vòng ba tháng để VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo.
Nếu ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt nói với báo chí là loại gạo tạm trữ sẽ là loại mà doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ hiệu quả nhất, thì điều này có nghĩa hơn ba triệu tấn lúa hạt tròn 50404 chưa có lối thoát, dù bao nhiêu năm qua giống lúa 50404 đã được trồng để sản xuất ra loại gạo 25% tấm, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét