CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- TRƯỜNG SA, TRƯỚC NGÀY SÚNG NỔ 14/3/1988 – (Mai Thanh Hải). Xin đăng lại lời độc giả Việt Lâm, Hà Tĩnh trong mục phản hồi: “Cảm ơn Mai Thanh Hải nhiều lắm! Gần 1 tháng nay gần như ngày nào anh cũng có bài về biên giới phía Bắc của Tổ quốc để nhắc lại sự kiện tháng 2 năm 1979 và hôm nay là bài về chiến dịch CQ88, 64 chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh dưới đạn pháo 37ly của bọn bành trướng Trung Quốc. Một nén hương tưởng nhớ đến 64 liệt sỹ đã hy sinh.” - Huỳnh Văn Úc: Vòng tròn bất tử (Trần Nhương). “Các anh nằm trong lòng biển Trường Sa/ Sáu mươi tư người không một hàng bia mộ/ Chỉ còn đó một trang sử đỏ/ Vinh danh bất tử vòng tròn/ Và vết thương rỉ máu trong lòng”. – Lá thư từ Trường Sa (Hội ĐH Hà Tĩnh). “Ơi anh Phương thương nhớ!/ Ai sẽ dựng tượng Anh/ Bên Vọng Phu ngàn thuở/ Cho xuân đời mãi xanh?”
- Hà Văn Thịnh: THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI! (boxitvn).
- Thư ngỏ gửi các bác Trung Cộng (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Ngày hôm nay, còn một ngày nữa là đến ngày 14/3. Một ngày mà mỗi người dân Việt Nam sẽ ghi tâm khắc cốt với kỷ niệm đau buồn khi cách đây 24 năm, 64 chiến sĩ của chúng tôi đã vĩnh viễn ra đi vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…”
- KHI GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA, CÓ RẤT NHIỀU “TÀU LẠ” Ở QUANH CÁC ĐẢO – (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải). Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân: “Trong quá trình ra tiếp quản các đảo năm 75, hầu như chúng tôi không thấy tàu Mỹ. Nhưng có một số tàu của đối phương – nói thế anh hiểu đối phương là ai rồi – ở quanh các đảo. Khi thấy tàu ta đến, họ rút đi”. – “NGÀY 19/2/1988, TRUNG QUỐC ĐÃ ĐỔ QUÂN LÊN BÃI CHÂU VIÊN (TRƯỜNG SA) VÀ SẴN SÀNG NỔ SÚNG NẾU MÌNH LÊN…” – (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải).
- Chư tăng ra trụ trì ở Trường Sa – (BBC). - Niềm vui mới trên nhà giàn (TT).
- Hồ Bạch Thảo: Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông được đề cập trong tác phẩm Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên – Kỳ 7 (Thông tin Đối ngoại). Mời xem lại: Kỳ 1 – Kỳ 2 – Kỳ 3 – Kỳ 4 – Kỳ 5 – Kỳ 6.
- Biển Đông : Diều hâu Trung Quốc lại khiêu khích với đề nghị thành lập Đặc khu Nam Hải – (RFI).
<= Phái đoàn người Việt từ Georgia tại Tòa nhà Russell ở Quốc hội Hoa Kỳ. – Chiến dịch thỉnh nguyện thư: Một cuộc vận động có tính đột phá – (VOA). – Phỏng vấn LS Đỗ Phủ, Phó Giám đốc đài truyền hình SBTN: Phỏng vấn về chiến dịch thỉnh nguyện thư We the People – (VOA). – Đại sứ David Shear gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Mỹ – (RFA).
- S.O.S Nhà cầm quyền Đà Nẵng tiếp tục khủng bố khốc liệt giáo xứ, giáo dân Cồn Dầu – (NVCL).
- Bảy giờ bị giữ trong Công an Thanh Trì (kỳ 4) – Bảy giờ bị giữ trong Công an Thanh Trì (kỳ 5) (Nguyễn Tường Thụy). Mời xem lại: Kỳ 1 – Kỳ 2 – Kỳ 3.
- Đỗ Thị Minh Hạnh: Sinh nhật trong tù – (DLB). “Giữa quê người còn một bài thơ/ Viết cho em bằng những dòng hy vọng/ Đừng gục xuống, đừng than thân trách phận/ Hãy mỉm cười như một chuyến đi xa…”
- Phóng Viên Không Biên Giới nêu tên những kẻ thù của Internet – (VOA). - Việt Nam có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ 2012 – (VOA). - 2012: RSF duy trì Việt Nam trong danh sách các nước kẻ thù của internet – (RFI). “… các nước bị coi là kẻ thù của internet bao gồm : Ả Rập Xê Út, Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan, Syria, Turkmenistan và Việt Nam“. - RSF: Việt Nam ‘vẫn thù địch với Internet‘ – (BBC). – Phỏng vấn bà Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF: “Chúng tôi muốn đối thoại với VN” – (BBC). “Việt Nam được xếp thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước ‘thù địch’ nhất với tự do Internet”. Mời bà con bấm vào đây nghe audio.
BTV: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, anh Lương Thanh Nghị đâu, phản đối ngay! Trong khi chờ anh Nghị lên tiếng, mời bà con đọc bài trên RSF: Beset by online surveillance and content filtering, netizens fight on (RSF). Nhưng Tổ chức Phóng viên Không Biên giới quên là domain bauxitevietnam.info đã bị tin tặc cướp từ lâu rồi: “The Bauxitevietnam.info website is nonetheless managing to obtain information and is doing its best to cover the situation.” – Cư dân mạng giúp đánh bại kiểm duyệt: Netizens help defeat censorship (RSF).
- Bài đã điểm tối qua: THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ KIỆN ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI — (Nguyễn Xuân Diện).
- UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng: Đầy đủ thủ tục vẫn “ngâm” chưa cấp sổ đỏ (Thanh Tra). – Nguyễn Quang Lập: Thêm một câu hỏi cho Tiên Lãng (Quê Choa). – ‘Vụ Tiên Lãng cho thấy gần như cơ chế giám sát bị vô hiệu hóa’ (Đất Việt). – NGHĨ NGỢI TỪ VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 5: NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CÁN BỘ(Nguyễn Quang Vinh). - Thanh tra H.Tiên Lãng làm việc với gia đình ông Vươn (TN). - Thanh tra huyện Tiên Lãng làm việc với vợ ông Vươn (PLTP). - Thanh tra quá trình sử dụng đất của ông Vươn (NLĐ). - Thanh tra quá trình sử dụng đất của ông Vươn (TT/Nông nghiệp VN cũng đăng lại). - Thanh tra huyện làm việc với gia đình ông Đoàn Văn Vươn (LĐ). Một cú “phản đòn”? - Tiên Lãng: Thanh tra đàn bà không thanh tra đàn ông – (Cu Làng Cát). - Vụ Tiên Lãng: Lại nói về phẩm chất cán bộ và lòng dân (DT).
- BÙI KIM ANH tản mạn một ngày (Lê Thiếu Nhơn). “đường đi của những lá đơn thấm hơi đất tổ tông/ đường đi của những lá đơn mang thời gian của mùa màng dang dở/ …và lịch sử minh chứng công lý chưa bao giờ đơn giản/ và sự thật minh chứng lẽ phải chưa bao giờ đơn giản…”
- Phú Hòa: Một suy nghĩ nhỏ của tôi về triển vọng của đất nước “rừng vàng biển bạc” (BoxitVN). “Không hiểu sao càng ngày tôi lại càng có cảm nhận rằng rất nhiều vụ cưỡng chế, tịch thu đất đai đang diễn ra ở Việt Nam chỉ là phong trào “Cải cách ruộng đất ngược” mà thôi… ”.
- Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số (Bài 2) (QĐND).
- Âu Dương Thệ: Hội nghị Cán bộ toàn quốc TBT Nguyễn Phú Trọng đã thuyết giảng gì cho trên 1000 cán bộ cao cấp? – (DLB). – Cái Âm Ai Cấm Ai Cầm Cấm Ai? – (Đinh Tấn Lực). “Rà chuột vô từng cái coi 19 điều cấm này nó kêu đừng làm những chuyện gì. Mới tá hỏa. May. Ngồi cà phê bệt. Chứ ngồi ghế đẩu quán cuốc lủi thì đã ngã ngửa té giếng mất tăm rồi”. – S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Cũ Chép Lại – (DĐTK). “Chỉnh đốn, chỉnh huấn, khắc phục, kiểm điểm, kiểm thảo, phê bình, tự phê, sửa sai… là những chuyện gắn liền với đảng viên cộng sản Việt Nam y như việc sửa xe gắn liền với đời sống của những người di dân Nam Mỹ ở Hoa Kỳ vậy”. – Chỉnh đốn Đảng: Nhìn từ góc độ tự do tôn giáo – (RFA). – Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm? – (RFA).
- Lê Thị Kim Lươn: Cứ nghe Bộ trưởng Tài Chính thì đổ thóc giống ra mà ăn – Lưu Anh: Ô hay, các quan Kinh Bắc! – Kế sách giao thông (Trần Nhương). - Tình yêu của anh dành cho em nhiều như xăng trong bồn (Tin khó tin). – Thua trắng bụng (Trần Nhương).
- “Liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?” (Bút Lông). “ ‘Nhà có 4 người mà sắn không còn nhiều nên phải tính xem còn bao nhiêu củ để chia cho từng người trong mấy bữa ăn’… Trong khi đó ngoài kia chuyện đám cưới con ‘đại gia’ xa xỉ hàng chục tỷ đồng; quan cấp tỉnh chơi cờ tướng nhiều tỷ đồng/ ván…” – Đắk Nông: Đình chỉ công tác một số cán bộ y tế đánh bạc (Thanh Tra).
- Kha Tiệm Ly: Văn tế quan tham (Trần Nhương). “Những tưởng,/ Sống, tiếng nổi lẫy lừng,/ Chết, người thăm chật ních!/ Nào dè,/ Từ lúc xuôi tay,/ Tới khi liệm xác./ Ngoài vợ con thì khóc hu hu,/ Còn ai nấy đều cười khặc khặc!” – Đề nghị xử lý hàng ngàn tỷ đồng tại tập đoàn Viettel(PLVN). – Đông Hải Long Vương: Thư một đảng viên – (DLB).
- Phan Châu Thành – Thực chất vụ bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất – (Dân Luận). “Đây sẽ là SAI LẦM LỚN TIẾP THEO CHE ĐẬY SAI LẦM LỚN ĐÃ MẮC của Đảng CSVN chỉ trong một công trình NMLD DQ mà họ luôn ‘tự hào’ và bắt nhân dân phải nộp tiền cho họ và phải biết ơn đảng!” - Nhiều nhà đầu tư cổ muốn mua cổ phần Nhà máy Dung Quất (TT). - Bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất (PLTP).
- Vũng lầy bản năng! (Nghĩa Nhân). “Một xã hội bày đàn thuần về bản năng đó đang ngày càng ngự trị thay thế cho một xã hội mang tính người. Liệu điều này có là một niềm vui của hiện tượng sụp đổ kỳ thú của tảng băng sau khi mùa đông đã tàn?”
- Phóng viên Báo Người Lao Động bị bảo vệ Bianfishco giam giữ (Bee). “Một bảo vệ tại đây hét lớn: ‘Nó không ký thì giam nó ở đây’. Kết quả, PV Ca Linh bị giữ khoảng 1 giờ đồng hồ”. – Đại gia thủy sản bán nhà máy cho tập đoàn Hà Lan (VNE). – Đằng sau tuyên bố bán 80% CP Bianfishco của chồng ‘đại gia’ thủy sản (Đất Việt). – Thủy sản Bình An đã trả 3 tỷ đồng nợ lương tháng 2 (TTXVN). – Chiến thắng “từ trên trời rơi xuống” – (Tuanddk). Bài này còn được blogger Hãy Dành Thời Gian đặt cho cái tựa khác: Sự kiện Bình An, khởi đầu cho tình trạng vỡ nợ của các doanh nghiệp. – Ủy ban MTTQ Việt Nam tìm hiểu vụ việc (TN). - Đại gia thủy sản: Phúc, họa thương trường (DT).
- Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, Toronto, Canada: ABS (Trương Duy Nhất). “Một đất nước có chủ nghĩa dân tộc cao, ‘mạnh’ và ‘đang lên’ thì sao các ‘con trời’ chạy thục mạng đi tìm miền đất hứa như vậy?”
- Bài dịch: Xã hội Tiếp theo (Kỳ 1) – Xã hội tiếp theo (Kỳ 2) (VHNA). Dịch từ bài: The Next Society – The vision of Peter Drucker (CSU Pomona).
- ĐỌC MÀ ĐAU (số 6) – (Sơn Thi Thư).
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI: Chú trọng xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc (NLĐ). – Tổng Bí thư: “Phong trào phụ nữ cần đặc biệt hướng tới gia đình” (Dân Trí). – Câu chuyện hôm nay (Đongngan). “Thì ra bác í còn dở hơi hơn mình. Bác ấy không biết dân đang đứng ở chín tầng địa ngục mà tưởng dân ở chín tầng mây! hu hu”. – Phải biết tự soi mình (CAND). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong nhiều hội nghị bàn về công tác cán bộ đã phải nhắc đi nhắc lại mấy cụm từ ‘Hãy tự soi mình xem như thế nào? Đã thực sự gương mẫu chưa?’” – Tại sao cứ soi và tự soi mãi thế! – (DLB).
- Phiên họp lần 4 Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp TW (TTXVN). – Xây dựng mô hình Viện Kiểm sát cần bước đi và lộ trình cụ thể (Thanh Tra).
- Tin này có từ tháng 8 năm ngoái, giờ mới thấy trên báo PLVN: Nữ luật sư gốc Việt làm Chánh án Tòa Liên bang Mỹ.
- Vụ Công ty TNHH xi măng Xuân Mai vs Cục Sở hữu Trí tuệ: “Uẩn khúc” thẩm phán để nguyên đơn… “độc diễn” tại tòa (PLVN).
- Ba Đình (Hà Nội): Tập trung thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước (Thanh Tra).
- Cái mũ bảo hiểm và… dưới cái mũ (TVN). “Trong khi các nhà quản lý chất lượng chưa phân biệt thật – giả như ông Trần Văn Vinh nói thì người dân làm sao phân biệt nổi? CSGT muốn phạt tiền dân đội mũ giả, thì lấy gì làm căn cứ thật giả khi ‘ông’ Nhà nước còn mù mờ?”
- Thanh Hóa: Ngăn chặn xây dựng trái phép ở khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Tra).
- Khai thác vàng rầm rộ ngay trước UBND xã (VOV).
- Đối tượng rút súng bắn cảnh sát cơ động ra tự thú (Thanh Tra).
- Vợ nhà báo Hoàng Hùng bị ‘tình cũ’ đòi tiền (VNE). – Liên quan vụ nhà báo Hoàng Hùng: Ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ (NLĐ). - Vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại: Ông Tâm kiện bà Liễu để… đòi nợ (TN). - Vụ nhà báo bị vợ đốt: Hết tình, ông Tâm kiện bà Liễu (VTC). – Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt: Vợ chồng ông Tâm kiện bà Liễu đòi tiền và đất (SGGP). BTV: Lợi bất cập hại. Coi chừng bà Liễu khai ra (nếu có) chuyện ông Tâm liên quan tới vụ án giết chồng bà!
- Ký kết 4 văn kiện hợp tác Việt – Bỉ (TN). - Tôn tạo 115 mốc quốc giới Việt – Lào (SGGP). – Nhộn nhịp ngoại giao Miến Điện – VN – (BBC). – Chiến hạm Myanmar thăm Đà Nẵng (Đất Việt).
- Hội nghị FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương khai diễn tại Hà Nội – (VOA).
- Chống năng lượng hạt nhân: Biểu tình rầm rộ khắp nơi trên thế giới – (RFI). “Thảm họa Fukushima là một cảnh báo : phải đóng hết các nhà máy hạt nhân ngay lập tức!” - Không điện hạt nhân! (PLTP). - Điện hạt nhân không chết (NLĐ). BTV: Nó không chết thì mình chết! – Fukushima và nỗi lo nhiễm phóng xạ – (BBC).
- Giới đầu tư quốc tế tại Cam Bốt phản đối đàn áp công nhân dệt may – (RFI).
- Biểu tình yêu cầu TQ không buộc người Bắc Triều Tiên đào tị hồi hương – (VOA). – Tổng thống Mỹ có thể tới thăm vùng giới tuyến hai miền Triều Tiên – (RFI). – TT Obama có thể đến thăm khu phi quân sự chia cắt 2 miền Triều Tiên – (VOA).
KINH TẾ
- Việt Nam: Xoáy trôn ốc bởi các nhóm lợi ích (TC Phía Trước).
- Việt Nam thông báo giảm lãi suất cho vay ngân hàng – (RFI). – Thống đốc NHNN: Lãi suất có thể giảm sớm hơn nữa (TTXVN). - Trần lãi suất xuống 13% từ 13/3 (VnEconomy). - Trần lãi suất huy động còn 13%/năm (NLĐ). - Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Gửi tiền Việt lợi gấp 2 lần USD (TN). - Sẽ sớm bỏ trần lãi suất nếu kiềm chế lạm phát tốt (TBKTSG). - Lãi suất giảm: DN chưa vội mừng (VEF).
- Xăng dầu bài toán không có đáp số – (RFA). – Giá xăng dầu ‘cản’ mục tiêu kiềm chế lạm phát? (Đất Việt). - Xe ôm, rau xanh, thịt, cá “xin trợ cấp” vì xăng tăng (VTC). - Giá thực phẩm tăng nhẹ (TT). - Xót lòng khi cơm bụi tăng giá (VEF). – Người tiêu dùng kiệt quệ vì “bão giá” (Thanh Tra). - Để chấm dứt những cú sốc tăng giá (TT).
- Tại sao nông dân sợ hãi “mua tạm trữ” – (RFA).
- Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 1,5 triệu đồng/lượng (NLĐ). - Giá vàng có thể lên mức 56 triệu đồng/lượng (VTC). - Nếu chiến tranh Iran: Vàng sẽ là số 1 (VEF).
- Bộ Tài chính: Việt Nam có quyền đánh thuế Google, Facebook (ITC News). BTV: Đánh thuế thì đánh nhưng đừng chặn Facebook, cho nó làm ăn để có tiền trả thuế cho mình.
<- Cơ hội chấn chỉnh ngành chăn nuôi (TN).
- Siêu thị Nhật tăng tốc vào VN (TT).
- Khu vực đồng euro : hồ sơ Hy Lạp khép lại, trọng tâm mới là Tây Ban Nha – (RFI).
- Nhiều hãng hàng không châu Âu phản đối Bruxelles áp dụng thuế carbon – (RFI).
- Tổng thống Obama quảng bá tiến bộ về năng lượng – (VOA).
- Trung Quốc gợi ý có thể nới lỏng tín dụng, kiểm soát tiền tệ – (VOA). - Trung Quốc có thể ngừng nâng giá đồng nhân dân tệ (Gafin). - Có hay không “mối đe dọa Trung Quốc”? (JapanTimes/ TVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đừng làm Phật khóc (TN). - Sẽ có thông tư quản lý tiền công đức (TN).
- Nguyễn Thị Ngân: Nam Hải Tứ vị Thánh Nương phả lục (VHNA).
- VỀ MỘT THỜI…HÀ NỘI (14) – (Nhật Tuấn).
- Đinh Kỳ Thanh: Hà Nội từng chối bỏ tượng Nữ Thần Tự Do ? (Lê Thiếu Nhơn). “Tiếc thay cho một công trình điêu khắc quý giá hàng đầu thế giới đã ‘sinh bất phùng thời’ trên đất nước Việt Nam vào thuở cả nước chúng ta còn chìm ngập trong màn đêm nô lệ”.
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 40) (Trần Nhương).
- Chi tiền tỷ cho dự án bảo tồn di sản dân ca quan họ (TTXVN).
- Vũ Bình Lục: Trần Huyền Trân “Uống rượu với Tản Đà” (Trần Nhương).
- Nguyễn Du với Kiều gây tranh cãi (TT).
- Phạm Lưu Vũ: Quê hương là chốn thần tiên (VHNA).
- Đỗ Quyên: 400 tác giả trường ca Việt Nam (Trần Nhương).
- VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI – CHÁN CHẲNG MUỐN CÃI – (Văn chương +).
- Chùm thơ Phạm Công Trứ (Trần Nhương).
- Nguyễn Phương Anh: Thơ một dòng họ (Trần Nhương).
- TRƯỜNG THƠ LOẠN NHỮNG CÁI TÔI ĐẦY ĐỐI CỰC – (Văn chương +).
- Thu Hoài: Trước khác bây giờ khác (Trần Nhương). “Dạ thưa cách đây mấy tháng sao sếp nói ai đã cầm bút viết văn đều được gọi là nhà nọ nhà kia còn bây giờ lại thế? Ông trợn mắt: Trước khác bây giờ khác!”
- Minh Phong: Đám cưới làng ta: Cưới o mẹt Mốt (1) – (Cu Làng Cát). – Đám cưới làng ta: Cưới o mẹt Mốt (2) – (Cu Làng Cát).
- Đồng Đức Bốn: EM BỎ CHỒNG VỀ Ở VỚI TUI KHÔNG? – (Huỳnh Ngọc Chênh). BTV: bác này hổng sợ bị ăn kẹo đồng?
- Bùi Văn Nam Sơn: Hạnh phúc ai bán mà mua (VHNA).
- “Cô dâu mất trinh”: Văn hóa trọng Lễ hay trọng Hình? (VNN).
- “Thú hóa” người tham gia giao thông là phản cảm (PLVN). “Em thấy dàn dựng hoạt cảnh cảnh sát giao thông thì ăn mặc tử tế còn lại người tham gia giao thông thì toàn là chó, lợn, cáo , thỏ, chim thì em thấy phản cảm quá. Chẳng nhẽ đạo diễn lại có thể vô tư dàn dựng như vậy sao? Hay thực sự là họ coi những người tham gia giao thông là như thế?” Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Đây là một cách tiếp cận sáng tạo…”
- Vụ clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su”: Ai chịu trách nhiệm? (Chùa Phúc Lâm).
- AI MUA TÂM HỒN KHÔNG? – (Thùy Linh). “Để đến ngày nào đó, sáng ra tâm hồn muốn đến công sở cống hiến vì có những ông sếp trong sạch, công bằng, minh bạch. Tối trở về nhà thanh thản ăn bữa cơm mà không lo giá cả leo thang, lạm phát, con cái học hành như lao tù…Khi mở mắt nhìn bầu trời trên đầu có thể mỉm cười, mở lòng, hét to những gì cần nói vì dưới chân họ là mảnh đất được gọi là Tổ quốc”.
- Hội sách TP.HCM 2012 (TN).
- GS Ngô Bảo Châu gây sốt với “tiểu thuyết toán hiệp”! (DT).
- Phát sóng phim “Anh hùng Nguyễn Trung Trực” (TN).
- Xem cảnh Huế phiêu diêu qua ảnh đen trắng (DT).
- Mạc Can đi… rà đinh (TN).
- Phục dựng bộ xương cá voi lớn nhất VN (TN).
- JKRowling mở trang tin Pottermore (TN). - Pottermore chính thức ra mắt (TT).
- Moonrise kingdom sẽ chiếu khai mạc LHP Cannes (TT).
- Sách Bí ẩn về Lịch sử Khảo cổ – Màu được tôn sùng ở Trung Quốc cổ đại – (Archaeological).
- Nguyễn Nam Trân: Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (Kỳ 1- Phần 1) (VHNA).
- Rộ mốt nuôi vật cưng ‘nguy hiểm chết người’ (ĐV).
- Những hòn đảo nguy hiểm nhất thế giới (ĐV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Khi nào bắt đầu nộp hồ sơ tại trường? (DT). - Chưa cho phép vẫn thông báo chiêu sinh (TN). - Đại học Kiến trúc Đà Nẵng thông báo tuyển sinh… ngành đã bị đình chỉ (SGGP).
- Học sinh giỏi quốc gia lớp 12 được bảo lưu kết quả (SGGP). - Tuyển thẳng, nộp hồ sơ ở đâu? (NLĐ).
<- Doanh nghiệp tặng sách Chim Mặt Người cho học sinh tiểu học (Lê Thiếu Nhơn).
- Trò chuyện với sinh viên làm phim sexy (VNN).
- Vụ Tiến sĩ văng tục: Lãnh đạo trường Đại học FPT không biết việc này? (GDVN). - GS Nguyễn Minh Thuyết: Ngồi vỉa hè, nhà giáo cũng không nên chửi thề (GDVN).
- Phi công vũ trụ Bỉ nói chuyện với sinh viên VN (Đất Việt).
- Công khai làm… bằng giả (TN).
- Pháp phát hiện đường dây bán giấy tờ giả cho sinh viên Trung Quốc – (RFI).
- Rắn đỏ kỳ dị dài gần 2m ở Thanh Hóa(Zing). – Lý giải về rắn đỏ rực dài 2m xuất hiện ở Thanh Hóa (ĐV).
- MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY NƯỚC: CÂU CHUYỆN VỀ HÒN ĐÁ PHÙ THỦY – (Huỳnh Ngọc Chênh). – Nước lã có nhạt không? – (Nguyễn Thông).
- Bệnh tim bẩm sinh (TN).
- Công bố video mới về vụ nổ tàu con thoi Challenger (VTC).
- Trung Quốc dự kiến đưa một phụ nữ lên không gian – (RFI).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Trẻ nhập viện tăng do nắng nóng (TT).
- Chưa có trường hợp nào nộp phí giam xe 500.000 đồng/ngày (PLTP).
- Hà Nội: Gần 200 người đòi lại tiền góp vốn mua nhà (PLTP).
- VN: Phát hiện thịt heo tăng trọng lượng bằng hóa chất gây ung thư – (VOA). - Phát hiện một lượng “khủng” chất tạo nạc (TN).
- Rượu rắn đểu (PLTP). =>
- Hôm nay, Mầm Non Mường Lói nấu cơm ở mọi điểm bản ! (Trần Đăng Tuấn).
- Đình chỉ giám đốc BIDV Phú Yên (PLTP).
- Qua Lào đốn gỗ lậu, thiệt mạng (NLĐ).
- Đường ray cao tốc Vũ Hán ‘sập vì mưa’ – (BBC).
- Trung Quốc: Hàng chục người đứng che mưa cho thi thể bên đường (VTC).
- Nhật Bản ngưng mọi hoạt động để kỷ niệm 1 năm vụ thiên tai – (VOA). – Kỷ niệm 1 năm ngày Nhật Bản bị thảm họa – (Người Lót Gạch).
- Vẫn còn gần 1 tỷ người trên thế giới không được dùng nước sạch – (RFI).
- Châu Á-Thái Bình Dương thiếu chuẩn bị cho vấn đề biến đổi khí hậu – (VOA). – Châu Á cần 40 tỷ đôla mỗi năm để thích ứng với thay đổi khí hậu – (RFI).
- 45 người bị cho là đã chết trong trận tuyết lở ở Afghanistan – (VOA). - Lại lở tuyết kinh hoàng, 45 người chết (TN).
QUỐC TẾ
- Mỹ lợi dụng Iran để ‘trói’ các cường quốc mới nổi? (Đất Việt). - Tấn công Iran sớm, Israel sẽ bị tiêu diệt? (NLĐ). - Iran chế “siêu bê tông” chống bom (TN). - “Bê tông thông minh” của Iran thách thức siêu bom Mỹ (NLĐ).
- Israel oanh kích dải Gaza – (VOA). – Israel không kích giết chết 2 phần tử chủ chiến Palestine – (VOA). – Giao tranh tiếp diễn tại biên giới Israel-Dải Gaza – (VOA). - Israel – Palestine giao tranh dồn dập (SGGP).
- LHQ thúc giục Hội đồng Bảo an có nghị quyết thống nhất về Syria (VOV). - Sứ mệnh bất thành của ông Annan (NLĐ). - Damascus ‘gật đầu’ ở thế thượng phong (Đất Việt) – Syria: Tìm thấy nhiều xác chết phụ nữ, trẻ em ở thành phố Homs – (VOA). – Gần 50 phụ nữ và trẻ em bị thảm sát tại Homs – (RFI).
- Vụ sát hại người Afghanistan gây nhiều quan ngại – (VOA). - Obama sốc vì vụ thảm sát ở Afghanistan – (BBC). – Binh sĩ Mỹ bị bắt giữ sau vụ nổ súng bừa bãi ở Afghanistan – (VOA). – Taliban thề trả thù vụ lính Mỹ hạ sát thường dân Afghanistan – (RFI). - Người Mỹ ở Afghanistan lo sợ bị trả thù (PLTP).
- 60% dân Mỹ tin cuộc chiến Afghanistan không đáng so với các tổn phí – (VOA).
- Biểu tình đòi chính phủ Bangladesh phải từ chức (TTXVN).
<- Hàng không mẫu hạm USS Enterprise được triển khai lần cuối – (VOA).
- Dân Liberia mừng hay lo khi dầu hỏa được khám phá ngoài khơi nước này – (VOA).
- Hàn Quốc ‘sẽ có chủ quyền với đá Ieodo’ – (BBC). - Hàn – Trung căng thẳng vì đảo tranh chấp (TN).
- Ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa vận động cử tri bảo thủ miền nam – (VOA).
- Châu Âu: Trọng tâm chiến dịch vận động tranh cử của tổng thống mãn nhiệm Pháp – (RFI).
- Pháp gây áp lực lên EU về vấn đề nhập cư (SGGP).
- Thái Lan tái khẳng định không đưa cựu Thủ tướng Thaksin về nước (VOV).
- Rộ tin Tổng thống Hàn Quốc từ trần (TN).
- Tòa án Anh sẽ xét đơn xin trợ tử – (BBC). – Tòa án nước Anh phán quyết về vụ kiện quyền được chết – (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 12/03/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/03/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 12/03/2012.
* RFA: + Sáng 12-03-2012
+ Tối 12-03-2012
* RFI: 12-03-2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
CÁI GAI PAKIXTAN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ẤN ĐỘ-MỸ
Tài liệu Tham khảo đặc biệtChủ nhật, ngày 11/03/2012
(Tạp chí Washington Quarterly — Số 1/2012)
Vào thời điểm khi Pakixtan bị xem xét chặt chẽ về vai trò của mình trong việc chiến đấu chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, thế giới đang theo dõi xem Bắc Kinh quyết định đối phó với Ixlamabát như thế nào. Bất chấp sự cô lập ngoại giao đang tăng lên của Pakixtan trong những tháng gần đây, sự ủng hộ của Trung Quốc là kiên định, ít nhất là về công khai. Hai tuần sau cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden của Mỹ vào tháng 5/2011, Thủ tướng Pakixtan Yousef Raza Gilani đã tới Trung Quốc trong một chuyến thăm bốn ngày đế kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tất nhiên, có nhiều điều đế kỷ niệm trong một mối quan hệ song phương mà đại sứ Pakixtan ở Bắc Kinh đã mô tả là “cao hơn núi, sâu hơn biển, chắc hơn thép, thân hơn ánh mắt, ngọt hơn mật”.
Trung Quốc là nước lớn duy nhất công khai lên tiếng ủng hộ Pakixtan sau vụ ám sát bin Laden, bảo vệ Ixlamabát và nhấn mạnh rằng Chính phủ Pakixtan có thế đã không biết về sự hiện diện của bin Laden ở lãnh thổ của nước này. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Gilani, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khang định rằng “Pakixtan đã có những hy sinh to lớn và một sự đóng góp quan trọng vào cuộc chiến quốc tế chống khủng bố, rằng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này phải được tôn trọng, và rằng cộng đồng quốc tế nên hiểu và ủng hộ những nỗ lực của Pakixtan nhằm duy trì ổn định trong nước và thực hiện phát triển kinh tế và xã hội. Ôn Gia Bảo tiếp tục tuyên bố rằng Trung Quốc muốn là một “đối tác chiến lược trong mọi điều kiện”, và sẽ làm hết sức mình để giúp chính phủ và người dân Pakixtan vưọt qua những khó khăn của họ.
Để nhấn mạnh cam kết của mình, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp ngay lập tức cho Pakixtan 50 máy bay phản lực đa vai trò mới JF-17 Thunder theo một thỏa thuận hợp tác sản xuất, ngay cả khi các cuộc thương lượng tiếp tục đối với nhiều máy bay chiến đấu hơn bao gồm cả những chiếc máy bay với công nghệ tàng hình. Bất chấp sự hào phóng này, Pakixtan thậm chí còn muốn nhiều hơn từ Trung Quốc – được nhấn mạnh bơi mong muốn được bày tỏ của nước này để Trung Ọuổc tiếp quản hoạt động cua cang Gwadar ở biển Arập phía Tây Karachi, nơi Băc Kinh đã đầu tư mạnh mẽ trong những nărn gần đây và đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai năng lực hải quân của Trung Quốc trong khu vực. Pakixtan đã gợi ý rằng cảng này có thê được nâng cấp lên thành một căn cứ hải quân để Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ đề nghị này, không muốn chống lại Mỹ và Ấn Độ bằng việc thiết lập chính thức một căn cứ ở Pakixtan.
Kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Pakixtan tăng cường các cam kết của quốc gia họ với những lợi ích an ninh cốt lõi của nhau tại Hội nghị Bandung năm 1955, Pakixtan đã chiếm một vị trí có một không hai trong tính toán chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Quan hệ của họ được mô tả như “có thế nói là yếu tố ổn định và lâu bền nhất trong các quan hệ ngoại giao Trung Quốc”.
Ấn Độ là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các chính sách của Trung Quốc và Pakixtan đối với nhau. Trung Quốc, coi Ấn Độ là một kẻ thách thức tiềm tàng trong khung cảnh chiến lược của châu Á, đã có xu hướng sử dụng Pakixtan để chống lại sức mạnh của Ấn Độ trong khu vực, trong khi Ixlamabát đã giành được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên dân sự và quân sự đê cân bằng sức mạnh của Ấn Độ trong tiểu lục địa này. Quan hệ đối tác Trung Ọuốc-Pakixtan phục vụ cho những lợi ích của cả hai bên bằng việc đặt ra cho Ân Độ một chiến trường hai mặt trận tiềm tàng trong trường họp nổ ra chiến tranh với bất kỳ nước nào. Mỗi nước đang sử dụng nước kia đế làm đối trọng với Ấn Độ khi những tranh chấp của Ấn Độ với Pakixtan khiển Ấn Độ phải bận tâm, làm Niu Đêli sao lãng khỏi nhiệm vụ vươn tới tiềm năng của nước này như là một bên tham gia lớn trong khu vực và toàn cầu.
Mặc dù một số tiếng nói từ Mỹ và Ấn Độ đang yêu cầu lần lượt các chính quyền Obama và Singh hợp tác với Trung Quốc để khôi phục sự ổn định ở Pakixtan, tính hữu dụng của Pakixtan đối với Trung Quốc chỉ có thế tăng lên, đặc biệt khi Ấn Độ tiếp tục đã tiến lên của mình trong hệ thống thứ bậc liên quốc gia toàn cầu và theo đuổi một tư thế chính sách đối ngoại tham vọng hơn chủ yếu để chống lại Trung Quốc, dẫn đến một sự thắt chặt hơn nữa hiệp ước thân thiện Trung Quốc-Pakixtan.
Quan hệ Trung Quốc-Pakixtan: Một tình bạn “trên mọi điều kiện”?
Năm 1950, dựa một phần trên những lợi ích hội tụ của họ đối với Ấn Độ, Pakixtan đã nằm trong số những nước đầu tiên công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc. Quan hệ Trung Quốc-Pakixtan đã đạt được cái đà đặc biệt sau chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, khi Trung Quốc và Pakixtan kí một thỏa thuận biên giói công nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các phần của vùng lãnh thố Casơmia tranh chấp. Kể từ đó, việc duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc là một ưu tiên với Ixlamabát, và Bắc Kinh đã cung cấp sự trợ giúp kinh tế, quân sự và kĩ thuật lớn cho Pakixtan trong những năm qua. Và chính Pakixtan trong đầu những năm 1970 đã tạo điều kiện cho Trung Quôc nuôi dưỡng quan hệ của nước này với phương Tây — đặc biệt với Mỹ, trở thành trung gian cho chuyến thăm bí mật mang tính bước ngoặt của Henry Kissinger tới Trung Quốc năm 1971 – và đã có công đưa Trung Quốc tới gần hơn với thể giới Hồi giáo rộng lớn hơn. Pakixtan đã ủng hộ Trung Quốc trong tất cả các vấn đề quan trọng đổi với Trung Quốc, đặc biệt các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc, như Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng, cũng như các vấn đề nhạy cảm khác như nhân quyền. Trung Quốc đã đáp lại bằng việc ủng hộ lập trường của Pakixtan về Casơmia.
Trung Quốc đã nói lên là nhà cung cấp quốc phòng lớn nhất của Pakixtan, với những dự án chung sản xuất vũ khí từ máy bay phản lực chiến đấu tới tàu khu trục nhỏ được trang bị tên lửa điều khiển. Việc hiện đại hóa quân đội của Pakixtan phụ thuộc vào sự hào phóng của Trung Quốc, với việc Trung Quốc cung cấp cho Pakixtan tên lửa tầm ngắn M-l 1 và giúp Pakixtan phát triến tên lửa đạn đạo Shaheen-1. Trong hai thập kỷ vừa qua, hai nhà nước đã tích cực tham gia một loạt dự án chung, bao gồm máy bay chiến đấu JF-17 được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân, một Hệ thống Cảnh báo và Kiếm soát trên không, và tên lửa hành trình Babur (mà các kích thước của nó sao chép y nguyên tên lửa hành trình Hồng Điểu của Trung Quốc). Trong một động thái quan trọng cho ngành quốc phòng bản địa của mình, Trung Quổc đang cung cấp loại máy bay chiến đấu sản xuất trong nước tiên tiến nhất của nước này, máy bay phản lực chiến đấu J-10 thế hệ thứ ba, cho Pakixtan trong một hợp đồng trị giá khoảng 6 tỷ USD. Các cuộc đàm phán cũng đang diễn ra giữa hai nước về việc Ixlamabát mua sáu chiếc tàu ngầm mới. Bắc Kinh đang giúp Pakixtan xây dựng và phóng các vệ tinh viễn thám và thông tin liên lạc, ngay cả khi Pakixtan được cho là đã cho Trung Quốc đặt một cơ sơ thông tin liên lạc không gian ở Karachi.
Trung Quốc cũng đã đóng một vai trò lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân của Pakixtan và nổi lên là ân nhân của Pakixtan vào thời điểm khi những sự kiêm soát xuất khẩu ngày càng chặt chẽ ở các nước phương Tây khiến Pakixtan khó có được nguyên liệu và công nghệ. Chương trình vũ khí hạt nhân của Pakixtan về cơ bản là một sự mở rộng của chương trình Trung Quốc. Người ủng hộ kiểm soát vũ khí Gary Milhollin đă khôn khéo lưu ý “Nếu người ta loại bỏ sự giúp đỡ của Trung Quốc ra khỏi chương trình hạt nhân của Pakixtan, sẽ không có chương trình hạt nhân nào cả . Trong những năm 1990, Trung Quốc đã thiết kế và cung cấp lò phản ứng nước nặng Khusab, lò phản ứng đóng một vai trò then chốt trong việc sản xuất plutonium của Pakixtan. Trung Quốc cũng đã cung cấp sự hồ trợ về công nghệ và nguyên liệu để hoàn thành Lò phản ứng năng lượng hạt nhân Chasma và cơ sở tái xử lý plutonium, được xây dựng vào giữa những năm 1990. Mặc dù Trung Quốc từ lâu đã từ chối giúp đỡ bât kỳ quốc gia nào đạt được khả năng hạt nhân, cha đẻ của chương trình vũ khí hạt nhân Pakixtan, Abdul Qadeer Khan, thừa nhận vai trò quyết định của Trung Quốc trong việc vũ khí hóa hạt nhân của quốc gia ông khi Trung Quốc đã cung cấp 50 kilôgam uranium đã làm giàu ở cấp vũ khí, các bản vẽ vũ khí hạt nhân, và hàng tấn hexaphlorua uranium cho các máy ly tâm của Pakixtan. Đây có lẽ là trường họp duy nhất mà một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế đã chuyển giao nguyên liệu phân hạch câp vũ khí cũng như một mẫu thiết kế bom cho một quốc gia không có vũ khí hạt nhân.
Trên mặt trận kinh tế, Trung Quốc và Pakixtan có một thỏa thuận thương mại tự do, với việc Trung Quốc chiếm khoảng 11% hàng nhập khâu của Pakixtan. Hai bên cam kết đạt được mục tiêu thương mại 15 tỷ USD vào năm 2015. Viện trợ kinh tế “vô điều kiện” của Trung Quốc cho Pakixtan được đánh giá cao hơn viện trợ nước này nhận từ Mỹ (thường đi kèm với các điều kiện) ngay cả khi sự hỗ trợ của Trung Quốc chắc chắn không thể bằng những gì Mỹ đã đem lại cho Pakixtan; chỉ riêng trong năm 2010 Mỹ đã cung cấp 349 triệu USD hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Pakixtan. Dù đã cấp một khoản vay mềm trị giá khoảng 500 triệu USD cho Ixlamabát để giải quyết khó khăn cho Pakixtan trong cuộc khủng hoảng kinh tể năm 2008, Bắc Kinh cuối cùng đã không trao một gói cứu trợ quy mô lớn như được mong đợi, do đó buộc Pakixtan phải nhờ tới Quỹ Tiên tệ Quốc tế. Sự họp tác kinh tế của Trung Quốc với Pakixtan đang tăng lên, với đầu tư đáng kể của Trung Quốc vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng của Pakixtan, trong đó có dự án nói trên ở cảng Gwadar, năm ở vị trí chiến lược tại cửa Eo biển Hormuz. Tuyến đường sắt từ Gwadar qua núi Karakoram dẫn đến Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc sẽ đem đến cho Trung Quốc một tuyến cung cấp năng lượng thay thế (Trung Quốc đang xây dựng hành lang vận tải chiến lược này bất chấp những phản đối của Ấn Độ trước các hoạt động của nước này ở vùng chiếm đóng Casơmia của Pakixtan).
Sự hiện diện của Trung Quổc ở Vịnh Bengan qua đường bộ và các cảng biển ở Mianma, cũng như ở Biển Arập qua cảng Gwadar, đã là một nguyên nhân gây lo ngại cho Ấn Độ. Người ta cho rằng Gwadar có thế đem đến cho Trung Quốc một “địa điểm nghe ngóng” mà từ đó nước này có thế “theo dõi hoạt động hải quân của Mỹ ở Vịnh Pécxích, hoạt động của Ản Độ ở Biển Arập và hợp tác hàng hải Mỹ-Ấn Độ trong tương lai ở Ấn Độ Dương”. Dù năng lực hải quân của Pakixtan một mình không thể tạo ra bất kì thách thức nào cho Ấn Độ, sự kết hợp của các lực lượng hải quân Trung Quốc và Pakixtan quả thực có thể rất đáng sợ đối với Ấn Độ khi phải chống lại. Với quyền tiếp cận các cơ sở cảng biển trọng yếu ở Ai Cập, Iran và Pakixtan, Trung Quốc ở một ví trị thuận lợi đế bảo toàn những lợi ích của mình trong khu vực.
Những lọi ích và quan hệ Trung-Ấn
Một sổ người trong cộng đồng chiến lược Ấn Độ đã chỉ ra rằng Trung Quốc chia sẻ một loạt các mục tiêu với Ấn Độ bao gồm một nước Pakixtan thịnh vượng, bền vững và an toàn mà không còn là căn cứ cho Al- Qaeda và các chi nhánh của tổ chức này. Một số người cho rằng tình trạng xấu đi nhanh chóng ở Pakixtan và những hậu quả dài hạn của nó đối với sự ổn định khu vực có thề dần đến sự họp tác lớn hơn giữa Bắc Kinh và Niu Đêli để bình ổn vùng ngoại vi chưng giữa hai quốc gia. Sự hỗn loạn ở Tân Cương, như các vụ bạo động giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo năm 2009, quả íhực đang buộc Bắc Kinh phải quan tâm nhiều hơn đến các nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bổ quốc tế ở Pakixtan, do viễn cảnh chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang tràn từ Ápganixtan và Pakixtan sang khu vực tự trị cứng đầu ở phía Tây Trung Quốc. Những lo ngại của Trung Quốc về tính hiếu chiến Hồi giáo ở biên giới phía Tây của nước này đã tăng lên trong vài năm qua và môi trường an ninh ở Ápganixtan và khu vực Trung Á rộng lớn hơn vẫn là một mối lo lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối thảo luận về Pakixtan với Ấn Độ để bảo đảm rằng mối quan hệ đặc quyền của nước này với Pakixtan vẫn không thay đối, và sự hợp tác Mỹ-Trung về Pakixtan vẫn ở mức tối thiểu.
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ một loạt các mục tiêu ở Pakixtan, bao gồm việc ngăn ngừa sự nổi lên và truyền bá của chủ nghĩa cực đoan, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Ápganixtan và Pakixtan, sự ổn định chính trị và cố kết xã hội toàn diện ở Pakixtan, và sự an toàn của các tài sản hạt nhân của Pakixtan. Trong số tất cả các nước lớn, chính Trung Quốc là nước có thể tận dụng một cách hiệu quả vị thế kinh tế đang lên của mình ở Pakixtan để bảo đảm rằng bộ máy an ninh của Pakixtan nhường lại quyền lực cho giới dân sự, cho phép nhà nước Pakixtan hoạt động có hiệu quả. Những người lao động và tài sản của Trung Quổc đã là mục tiêu của những phần tử cực đoan ở Pakixtan, và các kế hoạch của Trung Quốc để nổi lên như một nhà đầu tư lớn ở Ápganixtan sẽ vẫn chỉ là điều tưởng tượng nếu không có Pakixtan kiểm soát các nhóm cực đoan ở Ápganixtan.
Sự ổn định của khu vực Trung Á rộng lớn hơn, vốn trọng yếu bởi dự trữ dầu mỏ và khí đốt của nó, cũng đang bị đe dọa. Trong những năm gần đây, các nước lớn đã hăng hái mở rộng ảnh hưởng của họ ở khu vực này, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Nước này chia sẻ nhiều lợi ích mà các nước lớn khác như Mỹ, Nga và Ấn Độ có ở Trung Á, bao gồm quyền tiếp cận các nguồn năng tài nguyên năng lượng của Trung Á, kiếm soát sự truyền bá của Hồi giáo cực đoan, bảo đảm ổn định chính trị và củng cố các nền kinh tế khu vực. Sự bất ổn đang tiếp diễn ở Ápganixtan và Pakixtan đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho việc thực hiện những mục tiêu này.
Tuy nhiên, mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ gần đây đã rất bất ổn, cản trở việc thực hiện những điều này và các lợi ích chung khác, ở cấp độ toàn cầu, giọng điệu của họ đều liên quan đến hợp tác, và hai bên quả thực đã cộng tác với nhau về biến đổi khí hậu, các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu, và trong việc đòi hỏi các thể chế tài chính quốc tế phai tái cơ cấu do sự chuyển dịch trọng tâm kinh tế toàn cầu. Lý lẽ ủng hộ hợp tác Trung-Ấn đã được xây dựng bởi những thành tố khác nhau để đem lại một đối trọng với quyền bá chủ toàn cầu và khu vực của Mỹ. Trung Quốc là một cường quốc trỗi dậy vốn mà coi Mỹ là rào cản lớn nhất cho việc đạt được vị trí ưu việt của mình trong hệ thống thứ bậc chính trị toàn cầu. Do đó, nước này nhận ra được tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước lớn khác như Ấn Độ để ngăn cản chủ nghĩa bành trướng của Mỹ trên thế giới, dù chỉ trong ngắn hạn.
Ấn Độ có những cân nhắc khác, vì vẫn còn một quãng đường dài nước này mới trở thành một kẻ thách thức với ưu thế toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, nước này luôn tìm cách bày tỏ những lo ngại về cái gọi là thế giới đang phát triển, lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước và phản đối sử dụng vũ lực trong hoạt động chính trị quốc tế. Những lo ngại rằng Mỹ đã trở nên quá mạnh và đơn phương, và rằng một thế giới đơn cực do Mỹ thống trị sẽ không năm trong những lợi ích tốt nhất của các nhà nước yếu hơn như Ẩn Độ, đã khiến ý tưởng về quan hệ hợp tác Trung-Ấn hấp dẫn với những bộ phận nhất định của giới Linh hoa chiến lược Ấn Độ.
Ấn Độ và Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ chiến dịch trên không do Mỹ đứng đầu chống Nam Tư năm 1999, chiến dịch chống chế độ Saddam Hussein ở Irắc năm 2003, và gần đây hơn là cuộc can thiệp của phương Tây vào Libi, lập luận rằng chúng vi phạm chủ quyền của các nước này và làm xói mòn quyền lực của hệ thống Liên hợp quốc. Cả hai nước cũng ung hộ những chế độ kinh tế quốc tế dân chủ hơn. Họ đã phản đối mạnh mẽ những nỗ lực cua Mỹ và các quốc gia phát triển khác nhằm gắn thương mại toàn cầu với các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, thấy rõ ràng điều này sẽ đặt họ vào một thế bất lợi lớn trước thể giới phát triển, do đó cản trở động lực phát triển kinh tế của họ, ưu tiên số một của cả hai nước.
Tuy nhiên, phấn chấn bởi nhận thức trong những tháng đầu của Chính quyền Obama rằng Oasinhtơn có kế hoạch biến quan hệ với Trung Quốc thành trung tâm trong chính sách ngoại giao của nước này do sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng của Mỹ vào Trung Quốc, Bắc Kinh đã thể hiện một lập trường hung hăng rõ ràng đối với Ấn Độ. Mặc dù Bắc Kinh đã giải quyết hầu hết các tranh chấp biên giới của mình với các nước khác, Trung Quốc miễn cưởng xúc tiến với Niu Đêli. Trung Quốc đã đưa tranh chấp lãnh thổ của mình với Ấn Độ vào cả Ngân hàng phát triển châu Á năm 2009, nơi nước này đã ngăn cản một đơn xin vay vốn của Ấn Độ bao gồm những dự án phát triển ở bang Arunachal Pradesh phía Đông Bắc Ấn Độ, nơi Trung Quốc tiếp tục tuyên bố là một phần lãnh thổ của chính mình.
Chuông báo động đang gióng lên ở Ấn Độ bởi những tuyên bố chu quyền thường xuyên và dữ đội của Trung Quốc dọc Tuyến kiểm soát thực tế ở Arunachal Pradesh và Sikkim (Sikkim nằm giữa Nêpan và Butan). Những vòng đàm phán về biên giới gần đây là một thất bại đáng thất vọng, với một nhận thức ngày càng tăng ở Ấn Độ rằng Trung Quốc ít sẵn sàng hơn tôn trọng những thỏa thuận sơ bộ chính trị trước đó về cách giải quyết tranh chấp biên giới. Không kết quả thực chất nào có sẵn từ các cuộc đàm phán biên giới Trung-Ấn ngay cả khi các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục không ngừng.
Cũng như vậy, đề xuất của người Trung Quốc với Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ năm 2009 rằng Ấn Độ Dương nên được thừa nhận là một khu vực ảnh hưởng cửa Trung Quốc cũng đã khiến Niu Đêli tức giận. Sự thiếu ủng hộ của Trung Quốc với hiệp ước họp tác năng lượng hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn, hiệp ước mà nước này đã tìm cách ngăn cản tại Nhóm các nước cung cấp hạt nhân, và lập trường gây trở ngại của Trung Quốc trong việc đưa những kẻ đạo diễn khủng bổ của Vụ tấn công tháng 11/2008 ở Mumbai ra công lý đã làm căng thẳng hơn nữa quan hệ.
Tăng trương kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua đã đem đến cho nước này khả năng biến đổi mình thành một cường quốc quân sự. Quân đội đang hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc và sự mập mờ xung quanh việc tăng cường lực lượng quân đội của nước này vẫn là một nguyên nhân gây lo ngại lớn cho Ấn Độ. Bất kể ý định của Bắc Kinh có thể là gì, những gia tăng đều đặn trong ngân sách quốc phòng trong vài năm qua đã đưa Trung Quốc vào con đường để trở thành cường quốc có khả năng nhất thách thức ưu thế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi sự chú trọng ngắn hạn của Trung Quốc vẫn là vào những chuẩn bị cho các vấn đề tiềm tàng ở Eo biển Đài Loan, việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, kho tên lửa tiên tiến đang tăng lên, và sự phát triển các công nghệ không gian và không gian mạng của nước này đang thay đổi cán cân quân sự ở châu Á và xa hơn nữa.
Khi Trung Quốc trở nên phụ thuộc hơn vào dầu nhập khẩu cho nền kinh tế công nghiệp đang tăng trưởng nhanh của mình, nước này sẽ phát triển và thực thi những khả năng triển khai sức mạnh quân sự để bảo vệ các đường vận tải biển chuyên chở đầu tư Vịnh Pécxích đến Trung Quốc. Khả năng triển khai sức mạnh sẽ đòi hỏi quyền tiếp cận các căn cứ hải quân tiên tiến dọc các tuyến giao thông liên lạc trên biển cũng như đòi hỏi các lực lượng có thế giành được và duy trì ưu thế về hải quân và không quân. Trong bổi cảnh này, cái gọi là chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc mở rộng sự hiện diện hải quân và xây dựng các quan hệ ngoại giao ở ven biển Ấn Độ Dương và vùng xung quanh đang gây ra lo ngại trong các giới chiến lược của Ấn Độ. Sự hiện diện hải quân đang gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang xảy ra đồng thời với việc mở rộng hải quân của Ấn Độ tương đối,chậm lại, và điều này có thể có những hậu quả chiến lược lớn vì các lợi thế địa lý truyền thống của Ấn Độ ở Ẩn Độ Dương đang ngày càng gặp nguy hiếm.
Sự nổi bật tiếp tục của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Pakixtan
Với việc gần đây Ấn Độ nổi lên như là một cường quốc kinh tế và chính trị quan trọng toàn cầu, quan hệ Trung-Ấn hiện nay đang ở vào thời điểm trọng yếu khi Ấn Độ cố gắng tìm ra sự kết hợp chính sách đúng đắn để đương đầu với người hàng xóm quan trọng nhất của mình. Trong khi đó, các nhà chiến lược Trung Quốc vẫn lo ngại về những nỗ lực của Mỹ nhằm bao vây Trung Quốc và tác động sâu sắc đối với an ninh Trung Quốc của việc Ấn Độ cuối cùng gia nhập một liên minh với Mỹ. Theo quan điểm này, Trung Quốc vẫn cần cảnh giác với mạng lưới đang lớn mạnh bóp nghẹt Trung Quốc chạy “từ Nhật Bản đến Ấn Độ”. Khi Ấn Độ đấu tranh để nổi lên như một cường quốc toàn cầu với một chương trình nghị sự chính sách đối ngoại đầy tham vọng, Trung Quốc có thể phá vỡ những tham vọng của Ấn Độ một cách hiệu quả bằng việc tiếp tục ủng hộ về ngoại giao và quân sự cho Pakixtan. Trước sự thất vọng to lớn của Ấn Độ, Trung Quốc có nhiều dấu hiệu trong quá khứ gần đây rằng nước này muốn đi theo con đường đó.
Với việc chính quyền dân sự của Tổng thống Asif All Zardari chịu sức ép mạnh mẽ của Mỹ đòi phải hành động nhiều hơn đế chiến đấu chống khủng bố bắt nguồn từ đất Pakixtan, có những lời kêu gọi ở Pakixtan áp dụng một chính sách đối ngoại coi Trung Quốc chứ không phải Mỹ là đồng minh mạnh nhất và cổ động đáng kể nhất của Pakixtan. Sự nổi lên của Trung Quốc như là cường quốc kinh tế hàng đầu toàn cầu cộng với những nỗ lực gần đây của Ấn Độ và Mỹ nhằm tạo dựng một mối quan hệ thân thiết hơn đã giúp ý kiến này thêm đáng tin cậy. Oasinhtơn trong lịch sử đã bị cáo buộc lợi dụng Pakixtan vào những lúc cần thiết và sau đó bỏ rơi nước này để theo một chính sách ủng hộ quan hệ vững chắc hơn với Ấn Độ nhằm phục vụ chương trình nghị sự chiến lược lớn hơn của Mỹ. Pakixtan vẫn giận dữ với sự thờ ơ của Mỹ sau khi Mỹ sử dụng nước này để rót viện trợ cho các chiến binh Hồi giáo Ápganixtan và sau đó quay lung lại với Pakixtan sau khi Liên Xô rút lui. Trong khi chỉ khoảng 9% người Pakixtan coi Mỹ là một đối tác, khoảng 80% dân số Pakixtan coi Trung Quốc là một người bạn.
Quyết định tạm ngưng một phần viện trợ Mỹ cho quân đội Pakixtan của Chính quyền Obama vào tháng 7/2011 đã khiến nhiều người ở Ixlamabát trở nên thậm chí mạnh mẽ hơn trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Pakixtan. Phản ứng trước động thái của Mỹ, đại sứ của Ixlamabát ở Bắc Kinh, Masood Khan, đã nhanh chóng cho rằng “Trung Ouốc sẽ sát cánh cùng chúng ta trong những thời điểm khó khăn như họ đã làm trong những năm qua”. Mặc dù Bắc Kinh không thể thay thế Oasinhtơn trong vai trò một nhà cung cấp viện trợ cho Pakixtan, căng thắng trong quan hệ Mỹ-Pakixtan đem đến cho Bắc Kinh một cơ hội làm sâu sắc thêm quan hệ của mình với Ixlamabát. Theo đó, Trung Quốc được coi là một đồng minh đáng tin cậy hơn vì đã luôn hỗ trợ Pakixtan khi Án Độ vươn lên, thậm chí tới mức độ Trung Quốc đã dễ dàng nhắm mắt trước chiến thuật của Pakixtan dùng khủng bố như một công cụ chính sách chống lại Ấn Độ. Không bất ngờ, Pakixtan đã cho Trung Quốc một “tờ séc trắng” để can thiệp vào các cuộc đàm phán hòa bình Ấn Độ-Pakixtan. Pakixtan dường như cũng đã cho phép các kỹ sư Trung Quốc nghiên cứu những phần còn lại của chiếc máy bay trực thăng tàng hình bị phá hủy trong cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden – bất chấp một yêu cầu trực tiêp từ Mỹ rằng Trung Quốc không được phép làm như vậy.
Dự báo về mối quan hệ “trong mọi điều kiện”
Với sự thăng tiến của Ấn Độ trong hệ thống thứ bậc toàn cầu và những nỗ lực của Mỹ nhằm tạo dựng một mối quan hệ đối tác vững chẳc với Ấn Độ, việc Trung Quốc cần đến Pakixtan chỉ có khả năng tăng lên. Khi những căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakixtan sau các vụ tấn công khủng bố vào tháng 11/2008 ở Mumbai, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của Pakixtan đã tới Trung Quốc đế tìm kiếm sự ủng hộ của nước này, điều sẵn sàng được trao tặng. Chuyến thăm đã dẫn đến việc kí kết một thỏa thuận mới về họp tác quân sự giữa hai nước, với việc Bắc Kinh đồng ý xúc tiến chuyển giao các tàu khu trục nhỏ F-22 cho Hải quân Pakixtan.
Bắc Kinh đã biện minh việc nước này bán vũ khí cho Pakixtan với lí do là Ấn Độ đã mua những hệ thống vũ khí tương tự từ Mỹ (nước này cũng đang mua vũ khí quân sự hạng nặng từ người Nga), Trung Quốc đã kiên định bảo vệ khát vọng của Pakixtan muốn có các hệ thống vũ khí công suất cao là bình thường với một quốc gia độc lập tìm cách củng cố an ninh của mình. Trong những năm trước các vụ tấn công ở Mumbai, Trung Quôc đã ngăn cản các biện pháp trừng phạt của Liên họp quôc đối với Lashkar-e-
Tai ba (LeT) và Jamaat-ud-Dawa (JuD), những tổ chức đáng sợ đã lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công này, bất chấp một sự đồng thuận toàn cầu rộng rãi ủng hộ động thái như vậy. Chí khí những căng thắng xuất hiện giữa Bắc Kinh và Ixlamabát trong vẩn đề những người ly khai Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc nhận được nơi trú ẩn và sự huấn luyện trên lãnh thổ Pakixtan thì Trung Quốc mới đồng ý với một lệnh cấm đối với JuD. Gần đây hơn, Trung Quốc đã từ chối cân nhắc lại sự phản đối của mình ở Liên hợp quốc đổi với việc trục xuất Maulana Masood Azhar của nhóm chiến binh Hồi giáo Jaish-e-Mohammed và một số gián điệp nôi bật của LeT đóng ở Pakixtan, bất chấp việc Niu Đêli đã đưa ra cho Bắc Kinh thông tin chi tiết về họ.
Với ngoại lệ Trung Quốc, các cường quốc toàn cầu chủ yếu khác như Anh, Pháp, Đức và Nga đều ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn vì họ háo hức bán nhiên liệu, cac lò phản ứng và thiết bị hạt nhân cho Ấn Độ. Về phần mình Trung Quốc đã tỏ rõ sự không hài lòng bằng việc yêu cầu Ấn Độ ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và tháo dỡ vũ khí hạt nhân của nước này. Hãng thông tấn chính thức Tân Hoa xã của Trung Quốc đã bình luận rằng thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ẩn “sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho các nước khác”. Vì thỏa thuận Mỹ-Ấn về nhiều mặt là một sự công nhận tầm cỡ toàn cầu đang lên của Ấn Độ, Trung Quốc không hài lòng lắm với kết quả này và tỏ ra rằng nước này sẽ sẵn sàng bán các lò phản ứng cho Pakixtan. Một thông điệp không quá tế nhị dành cho Mỹ là nếu Oasinhtơn quyết định chơi trò thiên vị, Trung Quốc cũng sẽ làm đúng như vậy.
Không bất ngờ, các kế hoạch cung cấp hai lò phản ứng hạt nhân cho Pakixtan của Trung Quốc bất chấp các quy định quốc tế đã có được cái đà. Các nhà chức trách Trung Quốc đã xác nhận rằng Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Pakixtan về hai lò phản ứng hạt nhân mới ở khu vực Chasraa – Chasma III và Chasm a IV – bên cạnh hai lò phản ứng mà công ty này đang vận hành ở Pakixtan. Điêu này rõ ràng sẽ vi phạm nguyên tắc của Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG) nghiêm cấm chuyển giao hạt nhân cho các quốc gia chưa ký kết NPT hoặc không tuân thủ hệ thống bảo vệ quốc tế toàn diện trong chương trình hạt nhân của mình. Trung Quốc đã cho biết rằng “có những nguyên nhân chính trị có sức thuyết phục liên quan đến sự ổn định của Nam Á để biện minh cho việc xuất khẩu”, lặp lại lời phàn nàn thường xuyên của Pakixtan rằng hiệp ước hạt nhân Mỹ-Ẩn đã làm đảo lộn sự ổn định trong khu vực. Quyết định cung cấp các lò phản ứng cho Pakixtan – điều đã có lịch sử thỏa thuận với Bắc Triều Tiên, Iran và Libi – phản ánh sự tự tin ngoại giao đang tăng lên của Trung Quốc và nhấn mạnh quan điểm của nước này coi Pakixtan là một cường quốc chiến lược được đánh giá cao ở Nam Á.
Những ý kiến gần đây bắt nguồn từ Bắc Kinh rằng Trung Quốc có khả năng thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài để chống lại ảnh hưởng của Mỹ và gây áp lực lên Ấn Độ đã được lý giải trong những tầng lớp nhất định ở Niu Đêli như một lời ám chỉ được che đậy về lợi ích của Trung Quốc trong việc có một sự hiện diện quân sự thường trực ở Pakixtan. Mặc dù việc Chính phủ Pakixtan theo đuổi đến cùng những mối đe dọa như vậy và công khai cho phép Bắc Kinh thiết lập một căn cứ quân sự có thê không khả thi về mặt chính trị, Niu Đêli lo ngại ràng Ixlamabát có thế cho phép Bắc Kinh sử dụng các cơ sở quân sự Pakixtan mà không có bất cứ thông báo công khai nào. Những mối lo ngại của Ấn Độ cũng gia tăng rằng Trung Quốc và Pakixtan đang nỗ lực hợp tác với nhau trong các vấn đề biên giới với Ấn Độ. Sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở khu vực Gilgit- Baltistan tại vùng chiếm đóng Casơmia của Pakixtan, được tuyên bố là để sửa chữa và nâng cấp Xa lộ Karakoram, có những tác động to lớn với an ninh của Ấn Độ.
Nhìn chung, người ta đã nhận xét chính xác rằng chính sách của Trung Quốc đối với Pakixtan là “một minh họa cụ thể cho cách đạt được những mục tiêu quốc gia dài hạn bằng sự tính toán điềm tĩnh, tính kiên nhẫn và thuật ngoại giao”. Tuy nhiên, thực sự có những hạn chế đối với quan hệ Trung Ọuốc-Pakixtan. Mối quan hệ này về cơ bản vẫn không đối xứng: Pakixtan muốn nhiều hơn từ quan hệ của nước này với Trung Quổc so với những gì Trung Quốc sẵn sàng đề nghị. Hiện nay, trong khi các vấn đề trong nước của Pakixtan là to lớn, Trung Quốc sẽ rất thận trọng trong việc làm cho bản thân mình dính dáng vào thêm nữa. Tháng 9/2011, Tập đoàn Khánh Hoa Trung Quốc, một trong những công ty khai thác than tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã rút khỏi cái sắp trở thành hiệp ước đầu tư nước ngoài lớn nhất của Pakixtan, viện dẫn những lo ngại về an ninh cho nhân viên của mình. Hơn nữa, Trung Quốc càng đến gần Pakixtan, Ẩn Độ sẽ càng tiến nhanh đến quỹ đạo của Mỹ.
Giữa những lo ngại về ảnh hưởng gây bất ổn tiềm tàng của các phần tử hiếu chiến Pakixtan đối với người thiếu số Hồi giáo của Trung Quốc ở Tân Cương, Bắc Kinh cũng đã áp dụng một đường lối cứng rắn hơn chống lại Pakixtan. Dòng vũ khí và khủng bố từ bên kia biên giới ở Pakixtan vẫn là một vấn đề hóc búa lớn cho các nhà chức trách Trung Quốc, và sự bất lực và hoặc thất bại của Ixalamabát trong việc kiềm chế chủ nghĩa khủng bố khiến người Trung Quốc khó có thể tin tưởng Pakixtan hoàn toàn. Nếu Pakixtan muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Trung Quốc, thì nước này cần phải thể hiện tiến bộ trong vấn đề này. Khi những căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Pakixtan sau vụ bạo lực ở thị trấn biên giới Kashgar tại Tân Cương vào tháng 8/2011, Tổng thống Zardari đã tới thảo luận trực tiếp với các lãnh đạo và doanh nhân địa phương ở Tân Cương, thừa nhận rạng nếu ông không thể cải thiện quan hệ với giới lãnh đạo địa phương, quan hệ Trung Quốc-Pakixtan có thể thực sự lâm nguy.
Trung Quốc, ít nhất là công khai, đã tiếp tục nhấn mạnh rằng mối quan hệ của mình với Pakixtan quan trọng hơn nhiều so với chỉ riêng những vụ bạo lực. Rõ ràng, sự can dự của Trung Quốc vào Pakixtan không thể sánh được với vị thế của Mỹ ở nước này trong ngắn hạn tới trung hạn, và vẫn không rõ rằng liệu Trung Quốc thậm chí có muốn sánh ngang với Mỹ không. Nhưng việc lôi kéo Pakixtan đem đến cho Trung Quốc không gian thiết yếu đế sử dụng thuật ngoại giao đối với Ấn Độ và Mỹ, và nước này sẽ tiếp tục tận dụng mối quan hệ đó nhằm theo đuối những mục tiêu chiến lược lớn hơn của mình. Pakixtan sẽ không là một lợi ích chung trói buộc Trung Quốc với Ấn Độ hay Mỹ trong thời gian tới./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRUNG QUỐC MUỐN GÌ KHI ĐẦU TƯ VÀO CAMPUCHIA
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ hai, ngày 12/3/2012
TTXVN (Phnôm Pênh 1/3)
Với đầu đề trên, tác giả Laura J.Snook trong một bài viết đăng trên tạp chí “Kinh tế Campuchia ngày nay”, số ra từ 27/2-4/3/2012, cho rằng cái gọi là “thiện chí” và “lòng tốt” của Trung Quốc khi đầu tư vào Campuchia chỉ hoàn toàn là sự “che đậy nhằm trục lợi chính trị”; và chừng nào Hun Sen còn ở thế thượng phong thì quyền lợi của Trung Quốc sẽ còn gia tăng và được bảo vệ Sau đây là nội dung chính của bài viết:
“Chúng tôi sẽ trở lại”. Đó là lời thề sinh tử của cựu Đại sứ Trung Quốc Khang Mâu Triệu vào ngày 25/3/1970, khi ông này lên chuyến bay của hãng hàng không Thụy Sĩ để thoát khỏi chế độ Lon Nol khi họ chiếm được Phnôm Pênh với sự bảo trợ của Mỹ.
Lời thề của ông ta đã trờ thành lời tiên tri khi bốn thập kỷ sau Trung Quốc đã củng cố sự có mặt của họ ở Campuchia với tư cách là một đồng minh quan trọng nhất của vương quốc nhỏ bé này. Với việc Bắc Kinh ủng hộ thái quá tư cách Chủ tịch (luân phiên) ASEAN của Campuchia, “mối quan hệ đặc biệt” này được bảo đảm bằng một mối quan hệ đối tác vượt quá những vấn đề thuần túy kinh tế.
Mối quan hệ này cũng không phải là mới mẻ! Vào năm 1296, Sứ thần Trung Quốc Chu Đạt Quan đã đến các ngôi đền Angkor và dành một năm sau đó để viết một khảo cứu về phong tục của Campuchia trong triều đại Indravarman III. Tài liệu của ông cho đến nay vẫn còn là một nguồn quan trọng để chúng ta hiểu biết về đế quốc Khơme và tính phức tạp của nó, giống như những hậu duệ của các nhà buôn Trung Hoa, những người nhập cư đến đây từ hàng nghìn năm trước, giờ vẫn là những trụ cột của kinh tế Campuchia.
Sáu thế kỷ sau, Trung Quốc đã vơ được mọi thứ trên sòng bài, kể ca tiền đặt cọc. Kể từ năm 1953, khi Campuchia giành được độc lập, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, Thái Lan và Việt Nam bằng cách liên tục bảo hộ những người hùng của Campuchia, như nhận định của Tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện nghiên cứu Đông Nam Á của Xinhgapo trong cuốn “Trung Quốc đang thắt chặt mối quan hệ với Campuchia”.
Trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đó là Quốc vương Norodom Sihanouk; từ 1975 đến 1978 là thủ lĩnh khét tiếng Pol Pot của Khơme Đỏ; kể từ năm 1997 là Thủ tướng Hun Sen (với nhiều khả năng nhờ sự bảo trợ ngầm của Trung Quốc, đã lật đổ quyền lực của đồng Thủ tướng, Hoàng thân Norodom Ranariddh, trong cuộc đảo chính đẫm máu vào năm 1997 và nay là một Thủ tướng bám trụ quyền lực lâu nhất châu Á). Đổi lại, Trung Quốc tiếp tục chiến lược vung tiền để thu lại những lợi ích chính trị.
Một trong những may mắn bất ngờ đến vào những năm 1960 khi Sihanouk tiến hành chiến dịch tại Liên hợp quốc nhằm trục xuất Đài Loan để giành ghế này cho Trung Hoa Đại lục. Sự can thiệp này đã giúp Trung Quốc thoát được thế bị cô lập, một sự ủng hộ không thể nào quên. Sau khi Sihanouk bị Lon Nol lật đổ, Bắc Kinh ngay lập tức khôi phục lại quyền tự quyết của người Campuchia. Mao Trạch Đông nói với vị Vua lưu vong: “Ngài phải nói với chúng tôi những gì ngài cần. Nếu chúng tôi biết những gì ngài cần, ngài sẽ có chúng. Bất kỳ điều gì chúng tôi cho ngài cũng không thể so sánh được với những gì ngài đưa đến cho chúng tôi bằng cách lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia”. Mao kết luận: ủng hộ cho Campuchia “…cũng giống như ủng hộ chính chúng tôi”. Trong một diễn văn nảy lửa tại Quảng trường Thiên An Môn, Mao đã tái khẳng định sự ủng hộ này. Phản ứng lại những đe dọa đang rình rập về một cuộc thế chiến mới Mao nói, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh của thế giới thứ ba từ lý tưởng của người Palextin cho đến những người Campuchia, và ông khẩn thiết kêu gọi các quốc gia khác đang chống lại chủ nghĩa thực dân hãy theo gương họ.
Vào lúc Phnôm Pênh rơi vào tay Khơme Đỏ 5 năm sau đó, các mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia lôi cuốn như sự lãng mạn của phim Hollywood. Bất kỳ lúc nào Sihanouk đến Trung Quốc, Thủ tướng Chu An Lai cũng đều đích thân đón vị khách Hoàng gia, đưa tiễn ông ở sân bay và các ga xe lửa, đến thăm ông tại nơi ở riêng, mời ông đến nhà ăn trưa và tối. Sihanok và vợ, bà Hoàng Monique, trở thành những người rất được mến chuộng của bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ được công chúng biết đến như thể họ là những minh tinh màn bạc.
Sự trình diễn về tình đoàn kết của Bắc Kinh chưa dừng lại ở đó. Nền kinh tế èo uột của Campuchia khiến nước này phải chào đón sự bảo trợ của Bắc Kinh; và năm 2004 Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Campuchia. Việc khánh thành nhà sách tiếng Hoa đầu tiên ở Campuchia vào tháng Mười năm ngoái là một sự chứng thực cho mối quan hệ của Trung Quốc với Vương quốc Campuchia. Trên các kệ của nhà sách Xinzhi Book này có tới 80.000 đầu sách bao gồm đủ các loại từ giáo dục, khoa học xã hội, văn học, lối sống, trẻ em, kinh tế, khoa học, kỹ thuật đến lịch sử cổ đại. Khi nhà sách này được khai trương, đại diện Hội người Hoa ở Campuchia nói với Tân Hoa Xã rằng hiện có hơn 700.000 hậu duệ của người Hoa đang sinh sống tại nước này, trong đó có 30.000 học sinh đang học tại 56 trường tiếng Hoa.
Vào tháng 12 năm ngoái, Campuchia khánh thành đập thủy điện lớn nhất nước với 280 triệu USD do Trung Quốc đầu tư. Thủy điện Khamchay tinh Kampot đã bị những người mà Hun Sen gọi là “các nhà môi trường cực đoan” lên án do nó đã không đánh giá đúng hậu quả của tác động môi trường từ việc xây đập. Ngoài ra, trong 9 đập thủy điện Campuchia đang xây thì đã có ít nhất 4 đập do Trung Quốc đầu tư và đã bắt đầu tiến hành từ năm 2009. Tháng Sáu năm ngoái, 257 xe vận tải quân sự Trung Quốc đã được đưa đến Phnôm Pênh. Một tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã gặp nhau để thảo luận việc tăng cường hợp tác quân sự. Vài tuân sau Hun Sen và Đại sứ Trung Quốc Phan Quảng Học khánh thành cầu hữu nghị Campuchia-Trung Quốc ở Prek Kdam (trên Biển Hồ). Có lẽ, một trong thí dụ tiêu biểu nhất cho sự thân thiện đầm ấm này là những sụ kiện ngoài lề của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2002. Như đã được thuật lại trong tạp chí Nhà ngoại giao (The Diplomat), Hun Sen đã phàn nàn về sự nóng nực và xin lỗi về việc cái máy lạnh bị trục trặc khi ông ngồi cùng với Chu Dung Cơ, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó. Và nhà lãnh đạo đứng hàng thứ hai của Trung Quốc đã khôn khéo trả lời “tôi thích nóng’ . Sau đó ông ta lặng lẽ ký giấy xóa toàn bộ nợ cho Campuchia, trị giá khoảng 2 tỷ USD.
Bắc Kinh được Hun Sen coi là “người bạn tin cậy nhất của Campuchia” khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Campuchia vào tháng 12/2009 và tự nhận họ là “láng giềng tốt”; đồng thời khẳng định sự giúp đỡ của họ không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Hun Sen từng nhiều lần nhấn mạnh: “Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Campuchia. Họ lặng lẽ nhưng đồng thời xây dựng cầu đường (cho Campuchia) và không kèm theo điều kiện rắc rối naò!”. Trên thực tế, những tuyên bố này (của ông Hun Sen) ám chỉ đến những khoản vay với lãi suất thấp của quốc tế được đặt điều kiện liên quan đến nhân quyền và việc quản trị tốt. Tại sao Trung Quốc tiếp tục rót hàng tỉ USD vào một nước nhỏ thời hậu chiến mà không tính đến sự may rủi trong việc chọc giận Washington? “Trung Quốc có mặt ở đây không phải với tư cách của một nhà từ thiện lớn”, phản ứng của Joel Brinkley, tác giả của cuốn “Tai họa của Campuchia”. Ông viết: Họ muốn được lại quả!
Tiến sỹ Storey viết: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rõ ràng để mắt đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia, dầu khí ngoài khơi nói riêng nhưng lợi lộc lớn nhất mà Bắc Kinh muốn được hưởng khi là trở thành kẻ thao túng nền kinh tế nước này, là ảnh hưởng chính trị. Hun Sen đã thể hiện lòng trung thành của một người ủng hộ khi phụ họa về sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc với chính sách một Trung Hoa duy nhất. Năm 1999, Phnôm Pênh lên án sự kiện NATO ném bom vào Đại sứ quán Trung Quốc ớ Bêôgrát. Bắc Kinh đồng thời có thể khuyến khích các cố gắng của Phnôm Pênh ngăn cản tòa án xét xử Khơme Đỏ, do họ đã có vai trò trong việc ủng hộ chế độ diệt chủng. Đặc quyền được ra vào cảng biển sâu ở thành phố Sihanoukville và Quân cảng Ream để tiến về phía Nam càng chứng tỏ chiến lược tạo lợi thế khi Trung Quốc xác nhận lại sự có mặt của mình ở Biển Đông.
Một số người khác tranh cãi điều này không phải là sự cân bằng tự nhiên để xâm chiếm. Khi Mao Trạch Đông nhấn mạnh với đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1970, ông đã cân bằng sự ủng hộ đối với Campuchia bằng việc thực hiện 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình lần đầu tiên được ghi nhận trong hiệp ước ký giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1954. Các nguyên tắc này tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình – đã được ghi nhận trong các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnôm Pênh kể từ đó.
Vì vậy cũng có những người bênh vực Trung Quốc, chẳng hạn như tác giá Sophie Richardson, trong cuốn “Trung Quốc, Campuchia và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, đã biện luận rằng Trung Quốc là một ân nhân khả kính.
Tuy nhiên, kết luận này còn lâu mới được nhất trí! Yutaka Aoi một quan chức cấp cao thuộc Đại sứ quán Nhật Bản ở Phnôm Pênh đã coi Trung Quốc là “Một kẻ đáng sợ! Các thành viên ASEAN lo ngại rằng Tung Quốc có thể nắm hết các cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ coi Trung Quốc là một kẻ cạnh tranh lớn hơn là một đối tác”. Tuy nhiên đến nay chỉ mới có một thí dụ rõ ràng về việc Bắc Kinh khai thác lợi thế từ sự hiện diện kinh tế để đổi lấy lợi ích chính trị. Nhưng điều này đã rõ hơn khi Trung Quốc có thể đòi sự trao đổi trong những trường hợp đặc biệt Vào năm 2009, với yêu cầu của Trung Quốc, và phớt lờ những sự phản đối lan rộng, nhà cầm quyền Campuchia đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ đang trên đường tị nạn chính trị về Trung Hoa đại lục, nơi họ sẽ đối mặt với những bản án nặng nề do đã tham gia cuộc nổi dậy ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Chỉ trong vòng 48 giờ, Trung Quốc đã thưởng cho Phnôm Pênh một khoản viện trợ trị giá 1,2 tý USD!
Ngoại trưởng Hor Namhong đã thề rằng với tư cách là chủ tịch ASEAN, Campuchia sẽ làm bất kỳ điều gì trong khả năng của mình để làm dịu mối quan hệ giữa các nước trong hiệp hội với Trung Quôc. Như Lý Quang Diệu của Xinhgapo đã viết trong một công điện ngoại giao, được WikiLeak công bổ gần đây, ba thành viên nghèo nhất trong ASEAN là những tai mắt của Trung Quốc trong khu vực. Chỉ trong vòng vài giờ, tất cả những gì được thảo luận trong các cuộc họp của ASEAN, đã được Bắc Kinh tỏ tường, bởi vì họ có quan hệ chặt chẽ với Campuchia, Mianma và Lào!
Tiến sĩ Stoney viết có thể các nhà quan sát, đã bày tỏ lo ngại rằng dân chủ đã bị thỏa hiệp ở Campuchia khi mà Hun Sen còn lãnh đạo một chính phủ được Trung Quốc hỗ trợ. “Không nghi ngờ gì nữa, chừng nào Hun Sen còn tại vị, các quyền lợi của Trung Quốc sẽ hoàn toàn được gia tăng và bảo vệ”./.
RFI – tiếng Việt
2012: RSF duy trì Việt Nam trong danh sách các nước kẻ thù của internet
.
Hôm nay, 12/03/2012, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF( Reporters Sans Frontieres), đóng trụ sở tại Pháp, đã ra một bản báo cáo 2012 về những quốc gia kẻ thù của internet và vẫn giữ nguyên Việt Nam trong danh sách này. Bahrain và Belarus gia nhập danh sách đen, trong khi đó, Venezuela và Libya được xóa tên.
Như vậy, trong danh sách mới 2012, các
nước bị coi là kẻ thù của internet bao gồm : Ả Rập Xê Út, Bahrain,
Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan,
Syria, Turkmenistan và Việt Nam. Đây là những quốc gia áp dụng chính
sách hạn chế tiếp cận với internet, kiểm duyệt gắt gao, trấn áp giới ly
khai dùng internet và thực hiện chính sách tuyên truyền trên mạng.
.
Đối với Việt Nam, Phóng viên Không Biên
giới nhận định rằng, lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới
Ả Rập, chính quyền Việt Nam, mắc bệnh hoang tưởng, đã gia tăng trấn áp
và kiểm soát internet nhằm ngăn cản mọi nguy cơ gây bất ổn định chế độ.
Một trong những bằng chứng cụ thể nhất là cách ứng xử của chính quyền
đối với các cuộc biểu tình hồi mùa hè 2011, phản đối những hành động gây
hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban đầu, chính quyền làm ngơ, nhưng sau
đó, đã nhanh chóng chuyển sang trấn áp vì lo ngại những người biểu tình
đưa ra các yêu sách khác. Thay vì tăng cường kiểm duyệt, chính quyền đã
tiến hành theo dõi, bắt bớ hàng loạt.
RSF đánh giá rằng nhờ có internet, blog, các nhà báo-công dân đã tiếp tục chiếm lĩnh những khoảng trống mà báo chí chính thống đã bỏ lại, do bị kiểm duyệt nặng nề. Mặt khác, làn sóng bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011. RSF cũng nhắc lại nhiều trường hợp các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, viết blog vẫn bị giam giữ như linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…
Theo RSF, ưu tiên của chính quyền Việt Nam là tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp hình ảnh của đất nước. Các áp lực quốc tế cũng ngày cảng giảm hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép Việt Nam tôn trọng các quyền tự do của công dân. Đầu năm 2012, các nghị sĩ Mỹ xem xét một dự luật, theo đó một phần viện trợ tài chính không liên quan đến các dự án nhân đạo và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước, phụ thuộc vào việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Đánh giá tình hình chung trên thế giới, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng 2011 là năm bạo lực chưa từng thấy chống lại những người sử dụng internet : « Trong năm 2011, các công dân mạng đã là tâm điểm của những thay đổi chính trị tác động đến thế giới Ả Rập. Cùng với các nhà báo, họ đã cố gắng làm cho kiểm duyệt thất bại, nhưng đổi lại, họ cũng đã phải trả giá đắt ». Theo thống kê của RSF, 5 người đã thiệt mạng và gần 200 bloggers, công dân mạng bị bắt, tăng 30% so với năm 2010.
RSF công bố danh sách này nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng Internet 12/3/2012.
Trả lời BBC Việt ngữ hôm thứ Hai 12/3 từ Paris, bà Bấm Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF nói họ đang hết sức quan ngại vì “chính quyền Việt Nam liên tục có những đợt thắt chặt kiểm duyệt, sách nhiễu các blogger, các nhà hoạt động mạng dân chủ, nhân quyền trên Internet”.
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc từ RSF và các tổ chức bên ngoài khác khi họ đề cập đến tình hình quản lý thông tin điện tử và tự do dùng mạng Internet ở nước này.
Giám đốc truyền thông của RSF cho hay ngày càng có thêm các quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các lực lượng an ninh mạng đặc biệt đằng sau các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn bằng tường lửa cũng như xâm nhập mạng để chống lại tự do Internet.
“Sau các diễn biến năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ. Do đó chúng ta chứng kiến việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát, theo dõi mạng và tăng cường tuyên truyền của Nhà nước,” bà Morrillon nói.
“Các blogger và công dân mạng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biện pháp của cơ quan an ninh. Số lượng của các tù nhân vì Internet ngày càng tăng, với con số nay là 22 blogger và các nhà hoạt động mạng có tiếng, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.”
Lên tiếng mạnh
Bà Lucie Morrillon nhận xét, mặc dù bị kiểm soát, áp chế ngặt nghèo, các công dân mạng Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ và thu hút công chúng, dư luận trong nước và quốc tế về nhiều vấn đề quan trọng.
“Chẳng hạn như việc xuất khẩu và khai thác quặng bauxite trong nước sang Trung Quốc và bởi Trung Quốc, một hậu quả được dự đoán là thảm họa đối với môi trường của Việt Nam.
“Đây là điều mà các bloggers đã làm
được, trong khi là một chủ đề rất khó đề cập bởi các nhà báo thuộc báo
chí nhà nước. Các công dân mạng cũng đưa tin, bài đề cập nhiều về nạn
bạo lực do cảnh sát gây ra…”
“Để đáp lại, nhà cầm quyền nỗ lực và tiếp tục tìm cách bịt lại nhiều trang blog, chặn nhiều trang web. Và đặc biệt là theo dõi nhiều nhà hoạt động trên mạng, các nhà bất đồng chính kiến.
“Chẳng hạn, người ta đã thấy đã và đang xảy ra nhiều vụ bắt giữ các bloggers theo đạo Thiên chúa, điển hình là trường hợp của Paulus Lê Văn Sơn, bị bắt từ tháng Tám năm 2011. Hay trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù mặc dù tuổi tác và đang có tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
“Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.
“Chúng tôi thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải thích rõ ràng cho gia đình của ông và công luận một cách tường minh, rõ ràng về việc vì sao ông tiếp tục bị giam giữ, tình hình giam giữ hiện nay của ông, cũng như hiện trạng sức khỏe của ông ra sao.”
Việt Nam được cho là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao nhất, với con số người dùng nay vượt ngưỡng 30 triệu.
Theo một điều tra tổng kết gần đây của Yahoo! Kantar Media thì trong năm 2011, tỷ lệ sử dụng Internet hàng ngày thậm chí đã vượt tỷ lệ nghe đài và đọc báo in và đa số người dân, nhất là giới trẻ dùng Internet để thu thập thông tin, giải trí và giao lưu bạn bè.
Bộ Thông tin Truyền thông ở Việt Nam ban hành nhiều văn bản về thông tin điện tử, nhằm chỉ đạo công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc rằng nhà chức trách “kiểm soát người dùng Internet” hay báo chí.
Gần đây nhất, trong vụ Tiên Lãng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã khẳng định với BBC rằng “không có chủ trương” kiểm duyệt báo chí khi đưa tin về vụ tranh chấp đất này.
RSF đánh giá rằng nhờ có internet, blog, các nhà báo-công dân đã tiếp tục chiếm lĩnh những khoảng trống mà báo chí chính thống đã bỏ lại, do bị kiểm duyệt nặng nề. Mặt khác, làn sóng bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011. RSF cũng nhắc lại nhiều trường hợp các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, viết blog vẫn bị giam giữ như linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…
Theo RSF, ưu tiên của chính quyền Việt Nam là tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp hình ảnh của đất nước. Các áp lực quốc tế cũng ngày cảng giảm hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép Việt Nam tôn trọng các quyền tự do của công dân. Đầu năm 2012, các nghị sĩ Mỹ xem xét một dự luật, theo đó một phần viện trợ tài chính không liên quan đến các dự án nhân đạo và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước, phụ thuộc vào việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Đánh giá tình hình chung trên thế giới, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng 2011 là năm bạo lực chưa từng thấy chống lại những người sử dụng internet : « Trong năm 2011, các công dân mạng đã là tâm điểm của những thay đổi chính trị tác động đến thế giới Ả Rập. Cùng với các nhà báo, họ đã cố gắng làm cho kiểm duyệt thất bại, nhưng đổi lại, họ cũng đã phải trả giá đắt ». Theo thống kê của RSF, 5 người đã thiệt mạng và gần 200 bloggers, công dân mạng bị bắt, tăng 30% so với năm 2010.
—-
BBC tiếng ViệtRSF: Việt Nam ‘vẫn thù địch với Internet’
Cập nhật: 11:54 GMT – thứ hai, 12 tháng 3, 2012
.
Tổ
chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các
quốc gia là “kẻ thù” của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng
trong danh sách mới công bố.
.
Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung
Quốc, trong nhóm 12 nước ‘thù địch’ nhất với tự do Internet, bên cạnh
Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria,
Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và
Belarus.RSF công bố danh sách này nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng Internet 12/3/2012.
Trả lời BBC Việt ngữ hôm thứ Hai 12/3 từ Paris, bà Bấm Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF nói họ đang hết sức quan ngại vì “chính quyền Việt Nam liên tục có những đợt thắt chặt kiểm duyệt, sách nhiễu các blogger, các nhà hoạt động mạng dân chủ, nhân quyền trên Internet”.
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc từ RSF và các tổ chức bên ngoài khác khi họ đề cập đến tình hình quản lý thông tin điện tử và tự do dùng mạng Internet ở nước này.
Giám đốc truyền thông của RSF cho hay ngày càng có thêm các quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các lực lượng an ninh mạng đặc biệt đằng sau các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn bằng tường lửa cũng như xâm nhập mạng để chống lại tự do Internet.
“Sau các diễn biến năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ. Do đó chúng ta chứng kiến việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát, theo dõi mạng và tăng cường tuyên truyền của Nhà nước,” bà Morrillon nói.
“Các blogger và công dân mạng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biện pháp của cơ quan an ninh. Số lượng của các tù nhân vì Internet ngày càng tăng, với con số nay là 22 blogger và các nhà hoạt động mạng có tiếng, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.”
Lên tiếng mạnh
Bà Lucie Morrillon nhận xét, mặc dù bị kiểm soát, áp chế ngặt nghèo, các công dân mạng Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ và thu hút công chúng, dư luận trong nước và quốc tế về nhiều vấn đề quan trọng.
“Chẳng hạn như việc xuất khẩu và khai thác quặng bauxite trong nước sang Trung Quốc và bởi Trung Quốc, một hậu quả được dự đoán là thảm họa đối với môi trường của Việt Nam.
“Sau các diễn biến trong năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, Chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp để kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ”. Giám đốc Truyền Thông mới RSF Lucie Morrillon.
“Để đáp lại, nhà cầm quyền nỗ lực và tiếp tục tìm cách bịt lại nhiều trang blog, chặn nhiều trang web. Và đặc biệt là theo dõi nhiều nhà hoạt động trên mạng, các nhà bất đồng chính kiến.
“Chẳng hạn, người ta đã thấy đã và đang xảy ra nhiều vụ bắt giữ các bloggers theo đạo Thiên chúa, điển hình là trường hợp của Paulus Lê Văn Sơn, bị bắt từ tháng Tám năm 2011. Hay trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù mặc dù tuổi tác và đang có tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
“Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.
“Chúng tôi thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải thích rõ ràng cho gia đình của ông và công luận một cách tường minh, rõ ràng về việc vì sao ông tiếp tục bị giam giữ, tình hình giam giữ hiện nay của ông, cũng như hiện trạng sức khỏe của ông ra sao.”
Ngoài
ra, bà Lucie Morrillon cho hay Việt Nam đang củng cố các nỗ lực kiểm
soát, sàng lọc mạng mà trọng tâm là thắt chặt các tường lửa đối với truy
cập mạng Internet trong nước và có khuynh hướng ngày càng rõ ràng của
việc gia tăng “đàn áp, áp chế” các công dân mạng.
.
Đây là điều mà RSF, theo bà Morrillon,
cho là bằng chứng của “vi phạm nhân quyền” và “các quyền tự do cơ bản
của công dân” đã được luật pháp quốc tế, mà Việt Nam là một trong các
bên ký kết đã thừa nhận.Việt Nam được cho là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao nhất, với con số người dùng nay vượt ngưỡng 30 triệu.
Theo một điều tra tổng kết gần đây của Yahoo! Kantar Media thì trong năm 2011, tỷ lệ sử dụng Internet hàng ngày thậm chí đã vượt tỷ lệ nghe đài và đọc báo in và đa số người dân, nhất là giới trẻ dùng Internet để thu thập thông tin, giải trí và giao lưu bạn bè.
Bộ Thông tin Truyền thông ở Việt Nam ban hành nhiều văn bản về thông tin điện tử, nhằm chỉ đạo công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc rằng nhà chức trách “kiểm soát người dùng Internet” hay báo chí.
Gần đây nhất, trong vụ Tiên Lãng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã khẳng định với BBC rằng “không có chủ trương” kiểm duyệt báo chí khi đưa tin về vụ tranh chấp đất này.
—-
VOA tiếng Việt
Thứ Hai, 12 tháng 3 2012
Việt Nam có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ 2012
Trà Mi – VOA
Trong số 12 nước trên danh sách công bố
ngày 12/3 bị tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) liệt kê là ‘Kẻ thù
của Internet’ năm nay có tên Việt Nam.
Theo đánh giá của RSF, chính phủ Hà Nội e sợ phong trào phản kháng ‘Mùa xuân Ả Rập’ sẽ lan tràn sang Việt Nam đã tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng, kiểm soát internet chặt chẽ, và biến các blogger trở thành mục tiêu của đợt trấn áp bắt bớ mới.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:
“Việt Nam nằm trong danh sách 12 nước bị liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’ năm 2012. Như vậy, trong suốt 10 năm qua kể từ khi RSF lập danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ cách đây 1 thập niên, Việt Nam luôn luôn có tên trong đó. Nói một cách khác, trong thập niên qua, Việt Nam luôn là một mối quan ngại lớn về quyền tự do thông tin và nạn kiểm duyệt internet.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho hay trong những tháng gần đây số trường hợp người sử dụng net bị bắt giam đã tăng vọt tại Việt Nam, đất nước bị xem là nhà tù của các công dân mạng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc. Các trường hợp điển hình được RSF nêu lên trong phúc trình bao gồm vụ bắt giữ một số blogger Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu thế trong đó có blogger Paulus Lê Văn Sơn, trường hợp của nhà bất đồng chính kiến có nhiều bài viết trên mạng được nhiều người biết đến Cù Huy Hà Vũ, hay vụ giam giữ quá hạn tù đối với blogger Điếu Cày.
Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nay. Theo bảng xếp hạng của RSF năm 2012, Bahrain và Belarus từ danh sách các nước đang được theo dõi bị liệt kê qua danh sách các nước kẻ thù của Internet. Libya và Venezuela được bỏ tên ra khỏi danh sách các nước được theo dõi, thay vào đó là Ấn Độ và Kazakhstan.
Ngày 12/3 là ngày Thế giới chống lại sự kiểm duyệt Internet nhằm cổ súy cho quyền tự do sử dụng internet không bị giới hạn của mọi người trên khắp thế giới. Đúng 7 giờ tối ở Paris hôm nay, tổ chức Phóng viên không Biên giới sẽ công bố người đoạt Giải Công dân Mạng Thế giới 2012. Trong danh sách 6 ứng viên được RSF đề cử có blogger Paulus Lê Văn Sơn của Việt Nam, người bị bắt từ tháng 8 năm ngoái vì các bài viết bày tỏ quan điểm trên mạng internet.
“Two countries, Bahrain and Belarus, have been moved from the “under surveillance” category to the “Enemies of the Internet” list, joining the ranks of the countries that restrict Internet freedom the most: Burma, China, Cuba, Iran, North Korea, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan and Vietnam.”
* Bài chi tiết về Việt Nam:
Netizens help defeat censorship
Citizen journalists have continued to fill the void left by the heavily censored official media. The bauxite mining activities undertaken by China and their disastrous impact on the environment are still such a controversial topic that the Central Highland region has been closed off. The few visitors allowed to enter the site are prohibited to bring camcorders, smartphones or cameras to prevent the circulation of embarrassing images. Despite all this, the Bauxitevietnam.info website has managed to obtain information and is doing its best to cover the situation on-site.
Another popular subject for Vietnamese Internet users is police brutality. One officer was suspended after a video was posted on YouTube showing him using violence against a demonstrator. The authorities initially denied the facts, but the concrete evidence provided by the video clip forced them to take action.
The regime has learned how to tolerate, and even exploit, online mobilization campaigns as long as they serve its interests. For several weeks following June 2011, calls for protests against the Chinese presence in southern Vietnam (disputed territories of the Paracels and Spratly islands) were circulated on Facebook, leading to public rallies – several hundred in Hanoi, and several thousand in Saigon. Although initially tolerated, these protest movements against “China’s violation of Vietnam’s maritime sovereignty” were first confined, then repressed.
Although filtering remains severe (see the Vietnam chapter of the 2011 “Enemies of the Internet” report), it has not been drastically intensified. The number of cyberattacks against sensitive websites seems to be holding steady. The government is more interested in monitoring than in blocking websites. Facebook is still occasionally inaccessible, but has not been permanently blocked from its two million users in Vietnam. This is another way for the authorities to monitor Vietnamese netizens’ activities and networks.
In order to meet the threat that the Web’s collaborative nature poses for Vietnamese censorship, the regime decided to regain control of social networks by launching its own national version of Facebook in May 2010. To open an account, the site requires users to identify themselves by their real names, as well as by their ID card number. According to The Wall Street Journal, Minister of Information and Communications Le Doan Hop is using his blog to encourage Vietnamese teenagers to visit the site to find out about its “culture, values and benefits.” The objective is to attract over 40 million members (almost half of the population) by 2015. To accomplish this, the network is mainly relying on making available video games popular with Internet users. By mid-2011, the site had about three million registered users Waves of arrests
Another component of Vietnam’s strategy to control the Internet consists of the arrest of bloggers, netizens and journalists. One revealing sign of the authorities’ intransigence is that out of the more than 10,000 prisoners amnestied by the government to mark the 66th anniversary of Vietnam’s independence celebrated on September 2, 2011, there was just a handful of political prisoners. Blogger Nguyen Van Tinh and poet Tran Duc Thach, sentenced in 2009 to three and one-half and three years in prison, respectively, for “propaganda against the socialist state of Vietnam,” were released, but this rare piece of good news conceals a sad reality: netizen arrests have soared in the last few months in the world’s second biggest prison for netizens after China.
Several bloggers and activists linked with the Vietnamese Catholic networks were caught in a wide-scale operation carried out by the authorities between late July and mid-August 2011. Blogger Paulus Lê Son was arrested on August 3, 2011 in Hanoi as part of a genuine “police-engineered kidnapping.” All indications are that his arrest was linked to his attempt to cover the trial of the well-known cyberdissident Cu Huy Ha Vu. The Catholic priest Nguyen Van Ly was returned to jail despite his age and poor health. Blogger Lu Van Bay received a four-year prison sentence in September 2011. The announcement that lawyer Le Cong Dinh may be deported to the United States has not been acted upon to date. Franco-Vietnamese blogger Pham Minh Hoang was released from prison after serving his 17-month sentence, but remains under a three-year house arrest.
Relatives of blogger Dieu Cay have had no news of him for months, leading to widespread alarmist rumors. Whether or not they are well-founded, concerns about his fate and health remain justified as long as the authorities refuse to grant his family visiting rights.
The government’s priority is to remain in power, even at the cost of tarnishing the country’s image. International influence is dwindling except for that of an increasingly restrictive China, whose relations with Vietnam are highly complex. The U.S. Congress could play a key role in protecting Vietnamese freedoms. In early 2012, members of Congress are scheduled to examine a bill that could tie the non-“humanitarian” part of its financial aid and military cooperation between the two countries to expected improvements in the status of human rights in Vietnam, particularly freedoms of expression and religion. The U.S. Agency for International Development (USAID) granted USD 134 million to Vietnam in 2010.
Theo đánh giá của RSF, chính phủ Hà Nội e sợ phong trào phản kháng ‘Mùa xuân Ả Rập’ sẽ lan tràn sang Việt Nam đã tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng, kiểm soát internet chặt chẽ, và biến các blogger trở thành mục tiêu của đợt trấn áp bắt bớ mới.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:
“Việt Nam nằm trong danh sách 12 nước bị liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’ năm 2012. Như vậy, trong suốt 10 năm qua kể từ khi RSF lập danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ cách đây 1 thập niên, Việt Nam luôn luôn có tên trong đó. Nói một cách khác, trong thập niên qua, Việt Nam luôn là một mối quan ngại lớn về quyền tự do thông tin và nạn kiểm duyệt internet.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho hay trong những tháng gần đây số trường hợp người sử dụng net bị bắt giam đã tăng vọt tại Việt Nam, đất nước bị xem là nhà tù của các công dân mạng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc. Các trường hợp điển hình được RSF nêu lên trong phúc trình bao gồm vụ bắt giữ một số blogger Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu thế trong đó có blogger Paulus Lê Văn Sơn, trường hợp của nhà bất đồng chính kiến có nhiều bài viết trên mạng được nhiều người biết đến Cù Huy Hà Vũ, hay vụ giam giữ quá hạn tù đối với blogger Điếu Cày.
Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nay. Theo bảng xếp hạng của RSF năm 2012, Bahrain và Belarus từ danh sách các nước đang được theo dõi bị liệt kê qua danh sách các nước kẻ thù của Internet. Libya và Venezuela được bỏ tên ra khỏi danh sách các nước được theo dõi, thay vào đó là Ấn Độ và Kazakhstan.
Ngày 12/3 là ngày Thế giới chống lại sự kiểm duyệt Internet nhằm cổ súy cho quyền tự do sử dụng internet không bị giới hạn của mọi người trên khắp thế giới. Đúng 7 giờ tối ở Paris hôm nay, tổ chức Phóng viên không Biên giới sẽ công bố người đoạt Giải Công dân Mạng Thế giới 2012. Trong danh sách 6 ứng viên được RSF đề cử có blogger Paulus Lê Văn Sơn của Việt Nam, người bị bắt từ tháng 8 năm ngoái vì các bài viết bày tỏ quan điểm trên mạng internet.
—-
Nghe/xem thêm:
* Tổ chức Phóng viên Không biên giới (Wikipedia). “Là
một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do
báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà
báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo người Pháp
Rebert Ménard thành lập năm 1985. Tên của nó được chọn dựa theo tên của
tổ chức Bác sĩ không biên giới…”
* Phỏng vấn bà Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF: “Chúng tôi muốn đối thoại với VN” – (BBC) và xem bài chi tiết của Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF: Beset by online surveillance and content filtering, netizens fight on:“Two countries, Bahrain and Belarus, have been moved from the “under surveillance” category to the “Enemies of the Internet” list, joining the ranks of the countries that restrict Internet freedom the most: Burma, China, Cuba, Iran, North Korea, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan and Vietnam.”
* Bài chi tiết về Việt Nam:
Vietnam
Published on Monday 12 March 2012. Updated on Friday 9 March 2012.
The regime’s attention is focused on the Arab world
and its protest movements. Paranoid Vietnamese authorities have stepped
up repression and control to stave off any possibility of a regime
collapse, favoring surveillance over increased filtering. Bloggers have
been the target off a new wave of arrests.
The authorities, aware they cannot impose a complete control of the
news, are afraid of an increasingly connected population. Cybercafes are
full, smartphones very popular. More than 111 cell phones are in
service in the country for a population of 86 millions.Netizens help defeat censorship
Citizen journalists have continued to fill the void left by the heavily censored official media. The bauxite mining activities undertaken by China and their disastrous impact on the environment are still such a controversial topic that the Central Highland region has been closed off. The few visitors allowed to enter the site are prohibited to bring camcorders, smartphones or cameras to prevent the circulation of embarrassing images. Despite all this, the Bauxitevietnam.info website has managed to obtain information and is doing its best to cover the situation on-site.
Another popular subject for Vietnamese Internet users is police brutality. One officer was suspended after a video was posted on YouTube showing him using violence against a demonstrator. The authorities initially denied the facts, but the concrete evidence provided by the video clip forced them to take action.
The regime has learned how to tolerate, and even exploit, online mobilization campaigns as long as they serve its interests. For several weeks following June 2011, calls for protests against the Chinese presence in southern Vietnam (disputed territories of the Paracels and Spratly islands) were circulated on Facebook, leading to public rallies – several hundred in Hanoi, and several thousand in Saigon. Although initially tolerated, these protest movements against “China’s violation of Vietnam’s maritime sovereignty” were first confined, then repressed.
Although filtering remains severe (see the Vietnam chapter of the 2011 “Enemies of the Internet” report), it has not been drastically intensified. The number of cyberattacks against sensitive websites seems to be holding steady. The government is more interested in monitoring than in blocking websites. Facebook is still occasionally inaccessible, but has not been permanently blocked from its two million users in Vietnam. This is another way for the authorities to monitor Vietnamese netizens’ activities and networks.
In order to meet the threat that the Web’s collaborative nature poses for Vietnamese censorship, the regime decided to regain control of social networks by launching its own national version of Facebook in May 2010. To open an account, the site requires users to identify themselves by their real names, as well as by their ID card number. According to The Wall Street Journal, Minister of Information and Communications Le Doan Hop is using his blog to encourage Vietnamese teenagers to visit the site to find out about its “culture, values and benefits.” The objective is to attract over 40 million members (almost half of the population) by 2015. To accomplish this, the network is mainly relying on making available video games popular with Internet users. By mid-2011, the site had about three million registered users Waves of arrests
Another component of Vietnam’s strategy to control the Internet consists of the arrest of bloggers, netizens and journalists. One revealing sign of the authorities’ intransigence is that out of the more than 10,000 prisoners amnestied by the government to mark the 66th anniversary of Vietnam’s independence celebrated on September 2, 2011, there was just a handful of political prisoners. Blogger Nguyen Van Tinh and poet Tran Duc Thach, sentenced in 2009 to three and one-half and three years in prison, respectively, for “propaganda against the socialist state of Vietnam,” were released, but this rare piece of good news conceals a sad reality: netizen arrests have soared in the last few months in the world’s second biggest prison for netizens after China.
Several bloggers and activists linked with the Vietnamese Catholic networks were caught in a wide-scale operation carried out by the authorities between late July and mid-August 2011. Blogger Paulus Lê Son was arrested on August 3, 2011 in Hanoi as part of a genuine “police-engineered kidnapping.” All indications are that his arrest was linked to his attempt to cover the trial of the well-known cyberdissident Cu Huy Ha Vu. The Catholic priest Nguyen Van Ly was returned to jail despite his age and poor health. Blogger Lu Van Bay received a four-year prison sentence in September 2011. The announcement that lawyer Le Cong Dinh may be deported to the United States has not been acted upon to date. Franco-Vietnamese blogger Pham Minh Hoang was released from prison after serving his 17-month sentence, but remains under a three-year house arrest.
Relatives of blogger Dieu Cay have had no news of him for months, leading to widespread alarmist rumors. Whether or not they are well-founded, concerns about his fate and health remain justified as long as the authorities refuse to grant his family visiting rights.
The government’s priority is to remain in power, even at the cost of tarnishing the country’s image. International influence is dwindling except for that of an increasingly restrictive China, whose relations with Vietnam are highly complex. The U.S. Congress could play a key role in protecting Vietnamese freedoms. In early 2012, members of Congress are scheduled to examine a bill that could tie the non-“humanitarian” part of its financial aid and military cooperation between the two countries to expected improvements in the status of human rights in Vietnam, particularly freedoms of expression and religion. The U.S. Agency for International Development (USAID) granted USD 134 million to Vietnam in 2010.
RFI tiếng Việt
Biển Đông : Diều hâu Trung Quốc lại khiêu khích
với đề nghị thành lập Đặc khu Nam Hải
Thứ hai 12 Tháng Ba 2012
.
Đúng vào thời điểm Quốc hội Trung Quốc mở khóa họp thường niên, ngày 05/03/2012, một viên tướng thường xuyên được truyền thông nước này trích dẫn, đã đề xuất một loạt biện pháp mà Bắc Kinh cần phải áp dụng để bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông. Điểm nổi bật trong các đề nghị đó là sát nhập ba quần đảo mà Trung Quốc đang kiểm soát hay đòi chủ quyền, thành một đặc khu hành chánh, và trên cơ sở đó, đưa người đến khai thác và đưa quân đến canh giữ. Theo giới phân tích, đây là một thủ đoạn khiêu khích mới của giới tướng lãnh diều hâu tại Trung Quốc, luôn chờ dịp để phô trương thanh thế.
Người nêu lên đề nghị thiết lập Đặc khu
Nam Hải là Thiếu tướng La Viện, Ủy viên cơ chế gọi là Toàn quốc Chính
hiệp Trung Quốc (gần giống như Mặt trận Tổ quốc tại Việt Nam), nguyên
Phó Phòng nghiên cứu quân sự thế giới thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung
Quốc, hiện là Giám đốc điều hành Hội Khoa học Quân sự Trung Quốc.
Là một người từng công khai tự nhận mình là diều hâu, trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc hôm 05/03/2012, tướng La Viện đã cho rằng Trung Quốc cần phải thành lập một đặc khu hành chánh trên vùng Nam Hải (tức Biển Đông) để xác lập chủ quyền chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển trong khu vực, trong đó có Nam Sa (tức Trường Sa) và Tây Sa (tức Hoàng Sa) đang tranh chấp với Việt Nam.
Theo báo Anh ngữ China Daily ngày 06/03/2012, tướng La Viện đã đề xuất các biện pháp bao trùm năm lãnh vực chính : hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự và truyền thông. Các phương tiện ngoại giao, kinh tế và pháp lý nên được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, còn quân sự là biện pháp dự phòng.
Tuy nhiên, quan điểm diều hâu của viên tướng này bộc lộ rõ qua đề nghị là Trung Quốc phải cho đóng quân trên các hòn đảo, cho hải quân đến tuần tra trong khu vực và dùng cờ Trung Quốc để đánh dấu chủ quyền. Chính quyền cũng nên khuyến khích ngư dân đến đánh cá trong khu vực và thúc giục hai tập đoàn dầu khi Nhà nước Trung Quốc CNOOC và CNPC đến thăm dò dầu khí.
Tướng La Viện còn đề nghị chính quyền Bắc Kinh công bố một quyển sách trắng về Biển Đông để chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển tại khu vực này. Viên tướng này còn đề nghị hợp nhất các lực lượng trên biển của Trung Quốc thành một lực lượng tuần duyên duy nhất.
Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra sau các đề nghị của tướng La Viện là quan điểm của nhân vật này có trọng lượng như thế nào tại Trung Quốc, đó có phải là quả bóng thăm dò mà Bắc Kinh tung ra để thử phản ứng dư luận trước khi áp dụng hay không ? Hay đó chỉ là những luận điểm hung hăng của phe diều hâu đang phô trương lực lượng để giành thế thượng phong trên chính trường Trung Quốc vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị đại hội vào cuối năm nay ?
Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters, ông La Viện không phải là phát ngôn viên chính thức của quân đội Trung Quốc, và nổi tiếng là người thường có những phát biểu bạo dạn hơn đường lối chính thống của Bắc Kinh. Tuy vậy, quan điểm hung hăng của ông lại được sự tán đồng của một số tướng lãnh quân đội, cũng như của một bộ phận quần chúng có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ hơn.
Hãng Reuters đã dẫn chứng cho nhận xét này bằng sự kiện phát biểu của tướng La Viện đã được tờ Giải phóng quân báo, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, dành cho một vị trí trang trọng trên trang web của mình ngày 07/03/2012.
Một ý tưởng vừa « khiêu khích », vừa « bất khả thi » (Carl Thayer)
Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales) trước tiên cho rằng ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải của ông La Viện là một hành vi vừa khiêu khích, vừa bất khả thi :
Việc thành lập một Đặc khu Nam Hải sẽ là một động thái vô cùng khiêu khích và là một hành động vi phạm bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Đề nghị này không khả thi vì Việt Nam đang nắm giữ phần lớn các hòn đảo và thực thể địa dư khác ở quần đảo Trường Sa. Để hành xử quyền tài phán của mình, Trung Quốc sẽ phải đánh bật Việt Nam ra khỏi những nơi đó.
Về hai vùng còn lại, thì Trung Quốc đã chiếm đóng và áp dụng quyền tài phán trên quần đảo Hoàng Sa, còn quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) là một nhóm đá ngầm, Trung Quốc có thể hành xử thẩm quyền của họ trên vùng biển chung quanh.
Tuy nhiên, theo ông Thayer, khái niệm “Đặc khu Nam Hải” là một động thái “hâm lại” một quyết định được cho là đã được ban hành trước đây, nhưng sau đó ít được nhắc tới :
Ngay từ năm 1953, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thiết lập tại tỉnh Quảng Đông cơ quan quản lý các quần đảo Hoàng sa, Trường Sa, và Trung Sa – được điều hành từ đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa. Qua năm 1984, trách nhiệm quản lý nhóm quần đảo này được chuyển qua cho Khu Hành chánh Hải Nam, và đến năm 1988 thì giao cho tỉnh Hải Nam, và chính thức đặt tên Cơ quan đặc trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Vào tháng 11 năm 2007, một tờ báo Hồng Kông cho biết là một đơn vị hành chánh mới đã được Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập, đặt tên là Tam Sa, một đơn vị cấp huyện. Cho dù Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, quyết định thành lập đơn vị hành chánh được giao trách nhiệm quản lý ba quần đảo này đến nay vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Đề nghị của tướng La Viện có dáng dấp của một hành động xem xét lại và nâng cấp cơ chế quản lý hành chánh hiện hữu (tức là Cơ quan phụ trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Thiết lập Đặc khu Nam Hải sẽ dẫn đến một liên minh chống Trung Quốc
Đối với Giáo sư Thayer, ngày nào mà Trung Quốc còn ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước láng giềng, thì ngày đó những ý kiến “cực đoan” như của ông La Viện sẽ bị gạt qua một bên:
Trung Quốc sẽ không thực hiện đề nghị của tướng La Viện chừng nào mà họ vẫn muốn chơi trò ngoại giao với các quốc gia ASEAN khi thương thuyết về cách áp dụng Bản Hướng dẫn Thực thi Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC ký kết vào năm ngoái.
Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây đã tuyên bố rằng không có quốc gia nào đòi hỏi chủ quyền của toàn thể Biển Đông. Điều đó khiến người ta suy luận ra rằng Trung Quốc không đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, mà chỉ đòi các đảo, bãi đá và vùng biển chung quanh các thực thể này.
Đề nghị của tướng La Viện phản ánh xu hướng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, và thái độ cao ngạo đi kèm theo đà phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Sau cùng, chuyên gia Thayer cho rằng nếu cứ quyết tâm theo đuổi ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải, Bắc Kinh sẽ vấp phải một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ và quốc tế hậu thuẫn :
Trung Quốc chỉ có thể biến Biển Đông thành một đặc khu nếu chiếm đóng được tất cả các hòn đảo và mỏm đá ở Trường Sa. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì điều đó sẽ phản tác dụng vì sẽ khuyến khích một liên minh của các nước chống lại Trung Quốc, với hậu thuẫn của Hoa Kỳ cũng như các cường quốc khác. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy sẽ phải hoạt động ở những địa bàn xa xôi cách trở, liên lạc khó khăn, khiến cho lực lượng Trung Quốc tại những đảo mới chiếm được dễ bị nguy hiểm.
Trung Quốc có thể tuyên bố Biển Đông là đặc khu và tìm cách áp đặt quyền kiẻm soát. Làm như thế, Bắc Kinh sẽ đảo ngược thời gian trở về năm 2011, khi một chiến hạm Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines, và khi tàu bán quân sự của Trung Quốc làm gián đoạn việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp với Philippines và Việt Nam.
Nếu Trung Quốc không có hành động nào để khẳng định chủ quyền thì mọi tuyên bố Biển Đông là một đặc khu chỉ là một màn kịch chính trị mà thôi.
Diều hâu Trung Quốc hung hăng vì mưu đồ chính trị nội bộ (Ngô Nhân Dụng)
Về phần mình, nhà báo Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Nguời Việt tại California Hoa Kỳ, đã lồng các đề nghị của tuớng La Viện vào trong bối cảnh cuộc đua tranh giành ưu thế trong chính truờng Trung Quốc hiện nay truớc lúc mở ra Đại hội Đảng Cộng sản.
Theo ông, trong các đề xuất của viên tuớng Trung Quốc, có một số điểm có thể gọi là mới theo chiều hướng áp đặt mạnh mẽ hơn chủ quyền của Bắc Kinh trên ba quần đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền.
« Phải nói là nó mới vì trước đây chính phủ Trung Quốc lập ra một huyện Tam Sa ở tỉnh (đảo) Hải Nam, để phụ trách hành chánh ba quần đảo, Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và Trung Sa của họ. Từ lúc báo Hồng Kông loan tin đó đến nay, không thấy huyện Tam Sa đó có hoạt động hay không, và hoạt động như thế nào.
Bây giờ có lẽ ông La Viện nêu vấn đề lập ra đặc khu hành chánh trông coi cả 3 quần đảo đó cùng với vùng biển chung quanh, nằm trong khu vực gọi là đường lưỡi bò, thì đây là một đề nghị có thể coi là mới.
Điều mới hơn nữa là ông La Viện đề nghị là Trung Quốc phải tìm cách để chứng tỏ cho thế giới biết, phải khoe sức mạnh bằng cách đưa quân đến có mặt tại 3 vùng quần đảo đó, phải cắm cờ Trung Quốc để chứng tỏ chủ quyền. Không những thế, ông La Viện còn muốn động viên dân chúng Trung Hoa quan tâm và tham gia việc khai thác các quần đảo đó. Ông ấy đã nói thẳng ra là phải khuyến khích ngư phủ Trung Quốc đi vào đánh cá trong khu vực, khuyến khích các hãng dầu của nhà nước đến khai thác dầu ở vùng đó. Đấy là đề nghị rất cụ thể mà ông La Viện muốn nêu ra để tăng cường vai trò của quân đội Trung Quốc trong việc kiểm soát quần đảo.
Từ trước đến nay, chúng ta biết là trong guồng máy quân sự Trung Quốc, không có một lực lượng riêng như là Tuần duyên bên Mỹ (Coast Guards). Và việc cai quản tất cả các vấn đề ở những quần đảo mà họ đã chiếm, như là Hoàng Sa của ta, cũng như là Trung Sa của họ, thì quyền đó được chia ra đến 6 bộ phận khác nhau ở trong chính quyền Trung Quốc.
Việc phối hợp 6 bộ phận đó lẽ ra là công việc của huyện Tam Sa. Nhưng mà cấp huyện chắc không thể làm được việc đó, cho nên ông La Viện đưa ra đề nghị này. Đối với người Trung Quốc, đó là một đề nghị rất hợp lý. Nếu họ đã coi cái vùng ‘lưỡi bò’ là một lợi ích quan trọng của họ, thì họ phải phối hợp tất cả các hoạt động, về kinh tế, chính trị, quân sự ở trong khu vực vào một đầu mối quản lý duy nhất. Lập ra một đặc khu hành chánh có thể là nhằm đạt mục đích đó.
RFI : Tại sao ý tưởng về « Đặc khu Nam Hải » được đưa ra vào lúc này, trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tỏ thái độ hòa dịu ?
Ngô Nhân Dụng : Quả thật là những lãnh đạo Trung Quốc, từ ông Hồ Cẩm Đào cho đến ông Tập Cận Bình gần đây có sang Mỹ, lúc nào cũng đưa ra một cái bộ mặt rất hòa hiếu. Đặc biệt về Biển Đông, họ thường nhấn mạnh là muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình, qua thương thảo, và họ còn chỉ trích Mỹ đã nhắm mục đích bao vây Trung Quốc.
Thế nhưng trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, chắc chắn có phe gọi là diều hâu. Ông La Viện là một người đã tự nhận là ‘Người ta bảo tôi là diều hâu thì tôi là diều hâu thật đó !’
Phe diều hâu đó gồm những ông tướng trong quân đội Trung Quốc đang tại ngũ, mà được tự do nói lên những ý kiến rất ‘diều hâu’, mà lại được đăng trên tờ báo Giải phóng quân, coi như là tiếng nói chính thức của quân đội Trung Quốc, thì điều đó chứng tỏ là họ đã được những lãnh tụ cấp cao hơn bảo trợ, để cho họ nói lên những điều mà các lãnh đạo cấp cao đó muốn dân chúng Trung Hoa phải chú ý đến, và do đó ảnh hưởng đến chính sách chung của cả Bộ Chính trị.
Thì chúng ta biết là trong năm nay, Trung Quốc sẽ thay đổi lãnh đạo, sẽ có tổng bí thư đảng mới, và tất nhiên là lãnh đạo mới này sẽ có bộ tham mưu hoàn toàn mới để điều khiển Trung Quốc trong vòng 8 – 10 năm sắp tới.
Có lẽ trước kỳ Đại hội Đảng, phe diều hâu – có lẽ tập trung trong giới tướng lãnh của Trung Quốc – muốn có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong Bộ Chính trị sắp tới. Họ không thể chỉ vận động trong nội bộ Trung ương đảng mà thôi, mà họ còn muốn vận động ra ngoài dân chúng nữa. Như thế họ đã cho phép và có lẽ đã khuyến khích những viên tướng diều hâu, như ông La Viện, hay ông Dương Nghị, ông Bành Quang Khiêm, đó là những người gần đây đã luôn luôn lên tiếng…
Thứ nhất là đả kích chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, có ý muốn bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, thứ hai là đề cao vai trò quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ lãnh thổ. La Viện là người không những bàn chuyện đường lưỡi bò ở Biển Đông, mà cũng rất hay lên tiếng về vấn đề eo biển Đài Loan.
Đặc biệt năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Obama sang Bali (Indonesia), và nêu ý kiến về việc người Mỹ đã trở lại vùng Đông Nam Á, vùng Đông Á, và người Mỹ sẽ ở lại đó, ông La Viện ngay lập tức đã viết một lời chỉ trích rất mạnh mẽ đối với chính phủ Mỹ. Ông ấy nói là Trung Quốc không làm gì Mỹ cả mà tại sao Mỹ cứ nhắm vào việc ngăn chặn Trung Quốc. Đó là những lời khích động nhắm vào quần chúng.
Tất cả những điều đó đưa đến mục đích là phải gia tăng sức mạnh của quân đội Trung Quốc, gia tăng ngân sách quốc phòng. Chính ông La Viện là một trong những người luôn luôn đề cao việc ngân sách quốc phòng phải được tăng mạnh hơn nữa. Và trong thực tế, chuyện đó đã xẩy ra, chứng tỏ rằng áp lực của phe quân sự lên giới lãnh đạo Trung Quốc rất mạnh.
Tiếng nói của ông La Viện đưa ra lần này là nhắm cái mục đích thúc đẩy vai trò của giới tướng lãnh trong Bộ Chính trị sắp tới, và cụ thể hơn là phải gia tăng ngân sách Quốc phòng để các vị đó có thể kiểm soát số tiền lớn hơn.
Có lẽ từ đây đến cuối năm, thì những tướng khác như Dương Nghị, Bành Quang Khiêm… sẽ còn lên tiếng tương tự như vậy trước lúc Đại hội Đảng Trung Quốc mở ra.
RFI : Trọng lượng của cánh diều hâu tại Trung Quốc như thế nào ?
Ngô Nhân Dụng : Họ có ảnh hưởng rất mạnh trên vấn đề ngân sách. Bằng cớ là ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Trong 3 năm tới, đến năm 2015, ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ gia tăng gần 19%. Đến năm 2015, chi phí quân sự sẽ lên tới gần 240 tỷ Mỹ kim.
Con số đó phải so sánh với số liệu chi phí quốc phòng của tất cả các nước khác ở trong vùng Á Đông gộp lại, từ Nam Hàn, Nhật Bản, đến Việt Nam, Singapore v.v…. Tất cả những nước khác chỉ chi có khoảng 230 tỷ mà thôi. Riêng Trung Quốc đã chi 240 tỷ rồi. Chi tiêu của Trung Quốc lớn gấp 4 lần ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là nước thứ nhì ở Á Đông. Điều đó cho thấy rằng ảnh hưởng của giới quân sự Trung Quốc càng ngày càng lớn.
Chúng ta có thể tưởng tượng là có một cái gọi là sự kết hợp giữa giới quân sự với những công ty sản xuất vũ khí cũng như là nghiên cứu quốc phòng, giống như là ngày xưa, Tổng thống Eisenhower đã báo động với dân chúng Mỹ là có một sự liên kết giữa giới quân sự với giới kỹ nghệ quốc phòng, mà ông gọi là « military industrial complex ». Họ tìm cách thúc đẩy việc sản xuất vũ khí thật nhiều để bên quốc phòng có quyền hơn, và bên kỹ nghệ thì có lợi hơn.
Thì có thể ở bên Trung Quốc cũng có một cái thứ liên kết giữa kỹ nghệ Quốc phòng với các vị tướng lãnh, và họ thúc đẩy để ngân sách càng ngày càng gia tăng, tuy rằng ngân sách Trung Quốc, hiện giờ đứng thứ nhì về phương diện quốc phòng, chi tiêu chỉ còn thua nước Mỹ mà thôi. Nhưng cho đến nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 ngân sách mà người Mỹ chi phí về quân sự.
Ngân sách của Trung Quốc được sử dụng có thể là tiết kiệm hơn là Mỹ, bởi vì chi phí về nhân viên cũng như về công nhân của họ rất rẻ so với Mỹ. Nhưng lợi thế về nhân viên, về nhân công đó, trong thời gian sắp tới sẽ không còn giá trị là bao nhiêu. Khi làm súng hay tàu thủy nhỏ chẳng hạn, người ta cần dùng đến nhiều nhân lực, thì nơi nào có lợi thế nhân lực, sẽ có thể với số tiền ít mà sản xuất nhiều. Nhưng khi đi tới phạm vi quốc phòng có tính cách tinh vi, tiến bộ về phương diện khoa học kỹ thuật hơn, thì lúc đó chi phí về nhân viên không phải là chi phí quan trọng. Khi đó lợi thế về nhân lực giá rẻ của Trung Quốc sẽ không còn nữa.
Cho nên mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng rất nhiều nhưng hiện nay, lực lượng thực sự của họ còn rất kém so với nước Mỹ. Và trong tương lai, khi họ tiến tới những kỹ nghệ cao cấp hơn, sản xuất những máy bay lớn hơn, những vệ tinh nhân tạo tinh vi hơn, thì họ còn lâu lắm mới đuổi kịp tiến bộ về kỹ thuật khoa học, về quốc phòng của Mỹ.
RFI : Phải chăng đề nghị về đặc khu hành chánh đã có phần được thực hiện ở Hoàng Sa ?
Ngô Nhân Dụng : Trong thực tế Trung Quốc đã khai thác đảo Hoàng Sa rất nhiều. Họ làm những phi trường lớn, đưa các đoàn du lịch tới, đưa báo chí tới, chỉ còn thiếu tổ chức đại nhạc hội ở đó mà thôi !
Thế nhưng, từ trước đến giờ hoạt động đó nằm trong huyện Tam Sa, không mang nặng tính cách quân sự. Trong thực tế, tất cả những tàu hải giám của Trung Quốc đi tuần tiễu trong vùng không thuộc bộ Quốc phòng, mà thuộc về Ủy ban Nhà nước phụ trách đại dương. Ủy ban đó trên nguyên tắc là một tổ chức dân sự.
Cho nên là từ trước đến nay, mỗi lần xảy ra các vụ cướp phá tàu bè, ngư phủ Việt Nam – như mới đây, Việt Nam đã phản đối một cuộc tấn công thuyền đánh cá của Việt Nam – thì Trung Quốc chối bay chối biến, và thường họ chối một cách dễ dàng khi bảo rằng quân đội của họ, hải quân của họ, không hề có mặt ở đó. Đứng về danh nghĩa, điều đó là thật bởi vì tàu hải giám trên nguyên tắc không phải là tàu quân sự, mà thuộc về cơ quan hành chánh về hải dương.
Thành ra nếu xẩy ra những vụ cướp tàu đánh cá của Việt Nam, họ có thể nói theo kiểu như là Việt Nam thường dùng, bảo rằng « vì nhân dân Trung Quốc bức xúc cho nên đã tự động làm điều đó ». Thì đấy là cái cách mà họ vẫn trình bày từ trước đến giờ.
Nếu bây giờ mà Trung Quốc thiết lập một Đặc khu Hành chánh Nam Hải, cai quản cả 3 vùng quần đảo, với tất cả những đề nghị của ông La Viện được áp dụng, thì khi đó về phương diện ngoại giao, Việt Nam sẽ có cơ hội để phản đối một cách chính thức hơn, và Trung Quốc không thể nào chối cãi được là mình không hề đưa hải quân đến để quấy nhiễu tàu đánh cá Việt Nam được.
Nếu Việt Nam làm mạnh hơn thì có thể nói thẳng với Trung Quốc là : « nếu các ông không canh chừng, để xẩy ra các vụ cướp tàu đánh cá của nước tôi, thì hải quân của nước tôi có thể giúp các ông để ra làm công việc canh chừng đó ». Và lúc đó có lý do để đưa hải quân Việt Nam đi bảo vệ tàu đánh cá Việt Nam…
Nếu Trung Quốc đặt ra Đặc khu Hành chánh Nam Hải, lúc đó Việt Nam sẽ có thể nói chuyện thẳng với đặc khu hành chánh đó về quyền đưa Hải quân ra bảo vệ tàu đánh cá của mình !
Nguồn: RFI tiếng Việt
Là một người từng công khai tự nhận mình là diều hâu, trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc hôm 05/03/2012, tướng La Viện đã cho rằng Trung Quốc cần phải thành lập một đặc khu hành chánh trên vùng Nam Hải (tức Biển Đông) để xác lập chủ quyền chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển trong khu vực, trong đó có Nam Sa (tức Trường Sa) và Tây Sa (tức Hoàng Sa) đang tranh chấp với Việt Nam.
Theo báo Anh ngữ China Daily ngày 06/03/2012, tướng La Viện đã đề xuất các biện pháp bao trùm năm lãnh vực chính : hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự và truyền thông. Các phương tiện ngoại giao, kinh tế và pháp lý nên được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, còn quân sự là biện pháp dự phòng.
Tuy nhiên, quan điểm diều hâu của viên tướng này bộc lộ rõ qua đề nghị là Trung Quốc phải cho đóng quân trên các hòn đảo, cho hải quân đến tuần tra trong khu vực và dùng cờ Trung Quốc để đánh dấu chủ quyền. Chính quyền cũng nên khuyến khích ngư dân đến đánh cá trong khu vực và thúc giục hai tập đoàn dầu khi Nhà nước Trung Quốc CNOOC và CNPC đến thăm dò dầu khí.
Tướng La Viện còn đề nghị chính quyền Bắc Kinh công bố một quyển sách trắng về Biển Đông để chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo và vùng biển tại khu vực này. Viên tướng này còn đề nghị hợp nhất các lực lượng trên biển của Trung Quốc thành một lực lượng tuần duyên duy nhất.
Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra sau các đề nghị của tướng La Viện là quan điểm của nhân vật này có trọng lượng như thế nào tại Trung Quốc, đó có phải là quả bóng thăm dò mà Bắc Kinh tung ra để thử phản ứng dư luận trước khi áp dụng hay không ? Hay đó chỉ là những luận điểm hung hăng của phe diều hâu đang phô trương lực lượng để giành thế thượng phong trên chính trường Trung Quốc vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị đại hội vào cuối năm nay ?
Theo phân tích của hãng tin Anh Reuters, ông La Viện không phải là phát ngôn viên chính thức của quân đội Trung Quốc, và nổi tiếng là người thường có những phát biểu bạo dạn hơn đường lối chính thống của Bắc Kinh. Tuy vậy, quan điểm hung hăng của ông lại được sự tán đồng của một số tướng lãnh quân đội, cũng như của một bộ phận quần chúng có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ hơn.
Hãng Reuters đã dẫn chứng cho nhận xét này bằng sự kiện phát biểu của tướng La Viện đã được tờ Giải phóng quân báo, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, dành cho một vị trí trang trọng trên trang web của mình ngày 07/03/2012.
Một ý tưởng vừa « khiêu khích », vừa « bất khả thi » (Carl Thayer)
Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales) trước tiên cho rằng ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải của ông La Viện là một hành vi vừa khiêu khích, vừa bất khả thi :
Việc thành lập một Đặc khu Nam Hải sẽ là một động thái vô cùng khiêu khích và là một hành động vi phạm bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Đề nghị này không khả thi vì Việt Nam đang nắm giữ phần lớn các hòn đảo và thực thể địa dư khác ở quần đảo Trường Sa. Để hành xử quyền tài phán của mình, Trung Quốc sẽ phải đánh bật Việt Nam ra khỏi những nơi đó.
Về hai vùng còn lại, thì Trung Quốc đã chiếm đóng và áp dụng quyền tài phán trên quần đảo Hoàng Sa, còn quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) là một nhóm đá ngầm, Trung Quốc có thể hành xử thẩm quyền của họ trên vùng biển chung quanh.
Tuy nhiên, theo ông Thayer, khái niệm “Đặc khu Nam Hải” là một động thái “hâm lại” một quyết định được cho là đã được ban hành trước đây, nhưng sau đó ít được nhắc tới :
Ngay từ năm 1953, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thiết lập tại tỉnh Quảng Đông cơ quan quản lý các quần đảo Hoàng sa, Trường Sa, và Trung Sa – được điều hành từ đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa. Qua năm 1984, trách nhiệm quản lý nhóm quần đảo này được chuyển qua cho Khu Hành chánh Hải Nam, và đến năm 1988 thì giao cho tỉnh Hải Nam, và chính thức đặt tên Cơ quan đặc trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Vào tháng 11 năm 2007, một tờ báo Hồng Kông cho biết là một đơn vị hành chánh mới đã được Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập, đặt tên là Tam Sa, một đơn vị cấp huyện. Cho dù Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, quyết định thành lập đơn vị hành chánh được giao trách nhiệm quản lý ba quần đảo này đến nay vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Đề nghị của tướng La Viện có dáng dấp của một hành động xem xét lại và nâng cấp cơ chế quản lý hành chánh hiện hữu (tức là Cơ quan phụ trách quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và Trung Sa thuộc tỉnh Hải Nam.
Thiết lập Đặc khu Nam Hải sẽ dẫn đến một liên minh chống Trung Quốc
Đối với Giáo sư Thayer, ngày nào mà Trung Quốc còn ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước láng giềng, thì ngày đó những ý kiến “cực đoan” như của ông La Viện sẽ bị gạt qua một bên:
Trung Quốc sẽ không thực hiện đề nghị của tướng La Viện chừng nào mà họ vẫn muốn chơi trò ngoại giao với các quốc gia ASEAN khi thương thuyết về cách áp dụng Bản Hướng dẫn Thực thi Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC ký kết vào năm ngoái.
Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây đã tuyên bố rằng không có quốc gia nào đòi hỏi chủ quyền của toàn thể Biển Đông. Điều đó khiến người ta suy luận ra rằng Trung Quốc không đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, mà chỉ đòi các đảo, bãi đá và vùng biển chung quanh các thực thể này.
Đề nghị của tướng La Viện phản ánh xu hướng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, và thái độ cao ngạo đi kèm theo đà phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Sau cùng, chuyên gia Thayer cho rằng nếu cứ quyết tâm theo đuổi ý tưởng thiết lập Đặc khu Nam Hải, Bắc Kinh sẽ vấp phải một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ và quốc tế hậu thuẫn :
Trung Quốc chỉ có thể biến Biển Đông thành một đặc khu nếu chiếm đóng được tất cả các hòn đảo và mỏm đá ở Trường Sa. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì điều đó sẽ phản tác dụng vì sẽ khuyến khích một liên minh của các nước chống lại Trung Quốc, với hậu thuẫn của Hoa Kỳ cũng như các cường quốc khác. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy sẽ phải hoạt động ở những địa bàn xa xôi cách trở, liên lạc khó khăn, khiến cho lực lượng Trung Quốc tại những đảo mới chiếm được dễ bị nguy hiểm.
Trung Quốc có thể tuyên bố Biển Đông là đặc khu và tìm cách áp đặt quyền kiẻm soát. Làm như thế, Bắc Kinh sẽ đảo ngược thời gian trở về năm 2011, khi một chiến hạm Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines, và khi tàu bán quân sự của Trung Quốc làm gián đoạn việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp với Philippines và Việt Nam.
Nếu Trung Quốc không có hành động nào để khẳng định chủ quyền thì mọi tuyên bố Biển Đông là một đặc khu chỉ là một màn kịch chính trị mà thôi.
Diều hâu Trung Quốc hung hăng vì mưu đồ chính trị nội bộ (Ngô Nhân Dụng)
Về phần mình, nhà báo Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Nguời Việt tại California Hoa Kỳ, đã lồng các đề nghị của tuớng La Viện vào trong bối cảnh cuộc đua tranh giành ưu thế trong chính truờng Trung Quốc hiện nay truớc lúc mở ra Đại hội Đảng Cộng sản.
Theo ông, trong các đề xuất của viên tuớng Trung Quốc, có một số điểm có thể gọi là mới theo chiều hướng áp đặt mạnh mẽ hơn chủ quyền của Bắc Kinh trên ba quần đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền.
« Phải nói là nó mới vì trước đây chính phủ Trung Quốc lập ra một huyện Tam Sa ở tỉnh (đảo) Hải Nam, để phụ trách hành chánh ba quần đảo, Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và Trung Sa của họ. Từ lúc báo Hồng Kông loan tin đó đến nay, không thấy huyện Tam Sa đó có hoạt động hay không, và hoạt động như thế nào.
Bây giờ có lẽ ông La Viện nêu vấn đề lập ra đặc khu hành chánh trông coi cả 3 quần đảo đó cùng với vùng biển chung quanh, nằm trong khu vực gọi là đường lưỡi bò, thì đây là một đề nghị có thể coi là mới.
Điều mới hơn nữa là ông La Viện đề nghị là Trung Quốc phải tìm cách để chứng tỏ cho thế giới biết, phải khoe sức mạnh bằng cách đưa quân đến có mặt tại 3 vùng quần đảo đó, phải cắm cờ Trung Quốc để chứng tỏ chủ quyền. Không những thế, ông La Viện còn muốn động viên dân chúng Trung Hoa quan tâm và tham gia việc khai thác các quần đảo đó. Ông ấy đã nói thẳng ra là phải khuyến khích ngư phủ Trung Quốc đi vào đánh cá trong khu vực, khuyến khích các hãng dầu của nhà nước đến khai thác dầu ở vùng đó. Đấy là đề nghị rất cụ thể mà ông La Viện muốn nêu ra để tăng cường vai trò của quân đội Trung Quốc trong việc kiểm soát quần đảo.
Từ trước đến nay, chúng ta biết là trong guồng máy quân sự Trung Quốc, không có một lực lượng riêng như là Tuần duyên bên Mỹ (Coast Guards). Và việc cai quản tất cả các vấn đề ở những quần đảo mà họ đã chiếm, như là Hoàng Sa của ta, cũng như là Trung Sa của họ, thì quyền đó được chia ra đến 6 bộ phận khác nhau ở trong chính quyền Trung Quốc.
Việc phối hợp 6 bộ phận đó lẽ ra là công việc của huyện Tam Sa. Nhưng mà cấp huyện chắc không thể làm được việc đó, cho nên ông La Viện đưa ra đề nghị này. Đối với người Trung Quốc, đó là một đề nghị rất hợp lý. Nếu họ đã coi cái vùng ‘lưỡi bò’ là một lợi ích quan trọng của họ, thì họ phải phối hợp tất cả các hoạt động, về kinh tế, chính trị, quân sự ở trong khu vực vào một đầu mối quản lý duy nhất. Lập ra một đặc khu hành chánh có thể là nhằm đạt mục đích đó.
RFI : Tại sao ý tưởng về « Đặc khu Nam Hải » được đưa ra vào lúc này, trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tỏ thái độ hòa dịu ?
Ngô Nhân Dụng : Quả thật là những lãnh đạo Trung Quốc, từ ông Hồ Cẩm Đào cho đến ông Tập Cận Bình gần đây có sang Mỹ, lúc nào cũng đưa ra một cái bộ mặt rất hòa hiếu. Đặc biệt về Biển Đông, họ thường nhấn mạnh là muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình, qua thương thảo, và họ còn chỉ trích Mỹ đã nhắm mục đích bao vây Trung Quốc.
Thế nhưng trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, chắc chắn có phe gọi là diều hâu. Ông La Viện là một người đã tự nhận là ‘Người ta bảo tôi là diều hâu thì tôi là diều hâu thật đó !’
Phe diều hâu đó gồm những ông tướng trong quân đội Trung Quốc đang tại ngũ, mà được tự do nói lên những ý kiến rất ‘diều hâu’, mà lại được đăng trên tờ báo Giải phóng quân, coi như là tiếng nói chính thức của quân đội Trung Quốc, thì điều đó chứng tỏ là họ đã được những lãnh tụ cấp cao hơn bảo trợ, để cho họ nói lên những điều mà các lãnh đạo cấp cao đó muốn dân chúng Trung Hoa phải chú ý đến, và do đó ảnh hưởng đến chính sách chung của cả Bộ Chính trị.
Thì chúng ta biết là trong năm nay, Trung Quốc sẽ thay đổi lãnh đạo, sẽ có tổng bí thư đảng mới, và tất nhiên là lãnh đạo mới này sẽ có bộ tham mưu hoàn toàn mới để điều khiển Trung Quốc trong vòng 8 – 10 năm sắp tới.
Có lẽ trước kỳ Đại hội Đảng, phe diều hâu – có lẽ tập trung trong giới tướng lãnh của Trung Quốc – muốn có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong Bộ Chính trị sắp tới. Họ không thể chỉ vận động trong nội bộ Trung ương đảng mà thôi, mà họ còn muốn vận động ra ngoài dân chúng nữa. Như thế họ đã cho phép và có lẽ đã khuyến khích những viên tướng diều hâu, như ông La Viện, hay ông Dương Nghị, ông Bành Quang Khiêm, đó là những người gần đây đã luôn luôn lên tiếng…
Thứ nhất là đả kích chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, có ý muốn bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, thứ hai là đề cao vai trò quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ lãnh thổ. La Viện là người không những bàn chuyện đường lưỡi bò ở Biển Đông, mà cũng rất hay lên tiếng về vấn đề eo biển Đài Loan.
Đặc biệt năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Obama sang Bali (Indonesia), và nêu ý kiến về việc người Mỹ đã trở lại vùng Đông Nam Á, vùng Đông Á, và người Mỹ sẽ ở lại đó, ông La Viện ngay lập tức đã viết một lời chỉ trích rất mạnh mẽ đối với chính phủ Mỹ. Ông ấy nói là Trung Quốc không làm gì Mỹ cả mà tại sao Mỹ cứ nhắm vào việc ngăn chặn Trung Quốc. Đó là những lời khích động nhắm vào quần chúng.
Tất cả những điều đó đưa đến mục đích là phải gia tăng sức mạnh của quân đội Trung Quốc, gia tăng ngân sách quốc phòng. Chính ông La Viện là một trong những người luôn luôn đề cao việc ngân sách quốc phòng phải được tăng mạnh hơn nữa. Và trong thực tế, chuyện đó đã xẩy ra, chứng tỏ rằng áp lực của phe quân sự lên giới lãnh đạo Trung Quốc rất mạnh.
Tiếng nói của ông La Viện đưa ra lần này là nhắm cái mục đích thúc đẩy vai trò của giới tướng lãnh trong Bộ Chính trị sắp tới, và cụ thể hơn là phải gia tăng ngân sách Quốc phòng để các vị đó có thể kiểm soát số tiền lớn hơn.
Có lẽ từ đây đến cuối năm, thì những tướng khác như Dương Nghị, Bành Quang Khiêm… sẽ còn lên tiếng tương tự như vậy trước lúc Đại hội Đảng Trung Quốc mở ra.
RFI : Trọng lượng của cánh diều hâu tại Trung Quốc như thế nào ?
Ngô Nhân Dụng : Họ có ảnh hưởng rất mạnh trên vấn đề ngân sách. Bằng cớ là ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Trong 3 năm tới, đến năm 2015, ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ gia tăng gần 19%. Đến năm 2015, chi phí quân sự sẽ lên tới gần 240 tỷ Mỹ kim.
Con số đó phải so sánh với số liệu chi phí quốc phòng của tất cả các nước khác ở trong vùng Á Đông gộp lại, từ Nam Hàn, Nhật Bản, đến Việt Nam, Singapore v.v…. Tất cả những nước khác chỉ chi có khoảng 230 tỷ mà thôi. Riêng Trung Quốc đã chi 240 tỷ rồi. Chi tiêu của Trung Quốc lớn gấp 4 lần ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là nước thứ nhì ở Á Đông. Điều đó cho thấy rằng ảnh hưởng của giới quân sự Trung Quốc càng ngày càng lớn.
Chúng ta có thể tưởng tượng là có một cái gọi là sự kết hợp giữa giới quân sự với những công ty sản xuất vũ khí cũng như là nghiên cứu quốc phòng, giống như là ngày xưa, Tổng thống Eisenhower đã báo động với dân chúng Mỹ là có một sự liên kết giữa giới quân sự với giới kỹ nghệ quốc phòng, mà ông gọi là « military industrial complex ». Họ tìm cách thúc đẩy việc sản xuất vũ khí thật nhiều để bên quốc phòng có quyền hơn, và bên kỹ nghệ thì có lợi hơn.
Thì có thể ở bên Trung Quốc cũng có một cái thứ liên kết giữa kỹ nghệ Quốc phòng với các vị tướng lãnh, và họ thúc đẩy để ngân sách càng ngày càng gia tăng, tuy rằng ngân sách Trung Quốc, hiện giờ đứng thứ nhì về phương diện quốc phòng, chi tiêu chỉ còn thua nước Mỹ mà thôi. Nhưng cho đến nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 ngân sách mà người Mỹ chi phí về quân sự.
Ngân sách của Trung Quốc được sử dụng có thể là tiết kiệm hơn là Mỹ, bởi vì chi phí về nhân viên cũng như về công nhân của họ rất rẻ so với Mỹ. Nhưng lợi thế về nhân viên, về nhân công đó, trong thời gian sắp tới sẽ không còn giá trị là bao nhiêu. Khi làm súng hay tàu thủy nhỏ chẳng hạn, người ta cần dùng đến nhiều nhân lực, thì nơi nào có lợi thế nhân lực, sẽ có thể với số tiền ít mà sản xuất nhiều. Nhưng khi đi tới phạm vi quốc phòng có tính cách tinh vi, tiến bộ về phương diện khoa học kỹ thuật hơn, thì lúc đó chi phí về nhân viên không phải là chi phí quan trọng. Khi đó lợi thế về nhân lực giá rẻ của Trung Quốc sẽ không còn nữa.
Cho nên mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng rất nhiều nhưng hiện nay, lực lượng thực sự của họ còn rất kém so với nước Mỹ. Và trong tương lai, khi họ tiến tới những kỹ nghệ cao cấp hơn, sản xuất những máy bay lớn hơn, những vệ tinh nhân tạo tinh vi hơn, thì họ còn lâu lắm mới đuổi kịp tiến bộ về kỹ thuật khoa học, về quốc phòng của Mỹ.
RFI : Phải chăng đề nghị về đặc khu hành chánh đã có phần được thực hiện ở Hoàng Sa ?
Ngô Nhân Dụng : Trong thực tế Trung Quốc đã khai thác đảo Hoàng Sa rất nhiều. Họ làm những phi trường lớn, đưa các đoàn du lịch tới, đưa báo chí tới, chỉ còn thiếu tổ chức đại nhạc hội ở đó mà thôi !
Thế nhưng, từ trước đến giờ hoạt động đó nằm trong huyện Tam Sa, không mang nặng tính cách quân sự. Trong thực tế, tất cả những tàu hải giám của Trung Quốc đi tuần tiễu trong vùng không thuộc bộ Quốc phòng, mà thuộc về Ủy ban Nhà nước phụ trách đại dương. Ủy ban đó trên nguyên tắc là một tổ chức dân sự.
Cho nên là từ trước đến nay, mỗi lần xảy ra các vụ cướp phá tàu bè, ngư phủ Việt Nam – như mới đây, Việt Nam đã phản đối một cuộc tấn công thuyền đánh cá của Việt Nam – thì Trung Quốc chối bay chối biến, và thường họ chối một cách dễ dàng khi bảo rằng quân đội của họ, hải quân của họ, không hề có mặt ở đó. Đứng về danh nghĩa, điều đó là thật bởi vì tàu hải giám trên nguyên tắc không phải là tàu quân sự, mà thuộc về cơ quan hành chánh về hải dương.
Thành ra nếu xẩy ra những vụ cướp tàu đánh cá của Việt Nam, họ có thể nói theo kiểu như là Việt Nam thường dùng, bảo rằng « vì nhân dân Trung Quốc bức xúc cho nên đã tự động làm điều đó ». Thì đấy là cái cách mà họ vẫn trình bày từ trước đến giờ.
Nếu bây giờ mà Trung Quốc thiết lập một Đặc khu Hành chánh Nam Hải, cai quản cả 3 vùng quần đảo, với tất cả những đề nghị của ông La Viện được áp dụng, thì khi đó về phương diện ngoại giao, Việt Nam sẽ có cơ hội để phản đối một cách chính thức hơn, và Trung Quốc không thể nào chối cãi được là mình không hề đưa hải quân đến để quấy nhiễu tàu đánh cá Việt Nam được.
Nếu Việt Nam làm mạnh hơn thì có thể nói thẳng với Trung Quốc là : « nếu các ông không canh chừng, để xẩy ra các vụ cướp tàu đánh cá của nước tôi, thì hải quân của nước tôi có thể giúp các ông để ra làm công việc canh chừng đó ». Và lúc đó có lý do để đưa hải quân Việt Nam đi bảo vệ tàu đánh cá Việt Nam…
Nếu Trung Quốc đặt ra Đặc khu Hành chánh Nam Hải, lúc đó Việt Nam sẽ có thể nói chuyện thẳng với đặc khu hành chánh đó về quyền đưa Hải quân ra bảo vệ tàu đánh cá của mình !
Nguồn: RFI tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét