Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

TIN NGÀY 13/3/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=LVrHteMtaLw
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=wgTvWZGtX3I
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=iPQntgsTr_Y
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=DjoMA5l-QaE

Chính trị – Xã hội
Đại sứ David Shear gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Mỹ  (RFA)  —Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm? (RFA)  —Chỉnh đốn đảng – và vấn đề đất đai (RFA)  —Truyền thông báo chí được nhắc nhở về kỷ luật báo chí (RFA)   —2012: RSF duy trì Việt Nam trong danh sách các nước kẻ thù của internet (RFI)   —Phóng Viên Không Biên Giới nêu tên những kẻ thù của Internet  (VOA)  —Việt Nam có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ 2012 (VOA)   —-Truyền thông báo chí được nhắc nhở về kỷ luật báo chí (RFA)

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/12/120312101611_rsf_lucie_morillon_304x171_rsf.jpg
“Chúng tôi muốn đối thoại với VN” (BBC/nghe) -  Đại diện Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF – Reporteurs Sans Frontier) trao đổi với BBC xung quanh nội dung và mục đích của bản báo cáo và danh sách mới công bố của Tổ chức này về các quốc gia trên Thế giới “thù địch” với Internet từ góc độ tự do ngôn luận.
Bà Lucie Morillon nói khó dự đoán tiến bộ của Việt Nam đối với tự do Internet trong vài năm tới  ===== >>>
Kiểm soát Internet? (BBC) – RSF nói Việt Nam vẫn là nước ‘thù địch’ với tự do Internet. …..Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung  Quốc, trong nhóm 12 nước ‘thù địch’ nhất với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan,Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và Belarus…. (Công bố ngày 12/3/2012)                                                                                                                                    Sân bay như sân golf? (BBC) -VN mời gọi đầu tư vào sân bay dù hiện đã có quá nhiều. “có làm mới có ăn” chớ để yên lấy gì có biệt thự xe hơi….ăn chơi đàng điếm???
Biển Đông : Diều hâu Trung Quốc lại khiêu khích với đề nghị thành lập Đặc khu Nam Hải (RFI)   - Hồ Bạch Thảo: Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông được đề cập trong tác phẩm Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên – Kỳ 7 (Cục Thông tin Đối ngoại). Mời xem lại: Kỳ 1   –   Kỳ 2   –   Kỳ 3   –   Kỳ 4   –   Kỳ 5   –   Kỳ 6. ./.
—Phỏng vấn về chiến dịch thỉnh nguyện thư We the People (VOA)   —Chiến dịch thỉnh nguyện thư: Một cuộc vận động có tính đột phá  (VOA)   —VN: Phát hiện thịt heo tăng trọng lượng bằng hóa chất gây ung thư (VOA)   —Công An Chuẩn Bị Xóa Sổ Nghĩa Trang Xứ Đạo Cồn Dầu (Vietbao)   —Gò Vấp: Đất Đình Bị Giải Tỏa Nên Giỗ Tổ Thợ Bạc Gọn Nhẹ (VB)
Ôi, Miền Tây!Vi Anh (Vietbao) – Ôi Miền Tây bị tàn phá môi sinh! Ôi dân Miền Tây nghèo nàn, thất học!  —Du Lịch VN Cũng Có Hàng Dỏm, Hàng Giả (VB) -….Ví dụ Vietravel bị nhầm với Việt Travel, câu slogan “nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp” bị người ta mượn năm từ….   —-Ông Tây bị ruột thịt người Việt đuổi ra đường vì… nghèo  (Vietinfo) -Trở về thăm quê mẹ, bị chính những người thân hắt hủi đuổi ra đường, đi lang thang đói khát, không nơi nương tựa… ông Tây may mắn được những người ‘dưng’ giúp đỡ qua cơn hoạn nạn.

http://news.data.vietinfo.eu/2012/03/11/169581/500_thumb.jpgNgười Việt tài trí: Người không sợ thất bại (Vietinfo)
Một con sâu đã làm rầu Quốc Thể (Vietinfo)======>>>
Thanh tra quá trình sử dụng đất của ông Vươn (NLĐ)   —Bianfishco vẫn chỉ hứa (NLĐ)Nhiều nông dân lo lắng vì tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí vẫn chỉ hứa chứ không viết giấy cam kết trả nợ theo yêu cầu của họ   —Muốn thác loạn, về Bình Tân ! (NLĐ) -Trên địa bàn quận Bình Tân có hơn 2.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, cà phê, hớt tóc thanh nữ, quán bar… có biểu hiện tệ nạn xã hội  —Mua dâm có thể bị xử lý hình sự (NLĐ)   —Sẽ thu phí lưu hành xe cá nhân? (NLĐ)   —Khẩn trương hoàn thiện 2 đề án về cải cách tư pháp (NLĐ)   —Tàu Petro Pacific gặp nạn đã trôi dạt vào gần bờ(TNO)  —”Khát” nhân lực ngành công nghệ thông tin (TN)
Ô hay, các quan Kinh Bắc! (Trannhuong)   —Cứ nghe Bộ trưởng Tài Chính thì đổ thóc giống ra mà ăn (Lê thị Kim Loan /Trannhuong) -Tôi có thể nói ngay, đó là 3 ông Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Sinh Hùng, Vũ văn Ninh, và bây giờ là Vương Đình Huệ. Chắc mọi người còn nhớ và ông Hùng cũng chưa quên được lời phát biểu của ông trước Quốc Hội năm nào đó. Ông nói đại ý:….
Phóng viên Báo Người Lao Động bị bảo vệ Bianfishco giam giữ (Bee/BM)  – Chiều ngày 12/3, phóng viên Ca Linh báo Người Lao Động đến Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco, trụ sở tại khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) tham dự cuộc họp trao đổi giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam với ông Trần Văn Trí-Tổng giám đốc Bianfiahco cùng với nhiều hộ dân nuôi cá để bàn cách giải quyết nợ nần. …..Một bảo vệ tại đây hét lớn: “Nó không ký thì giam nó ở đây”. Kết quả, PV Ca Linh bị giữ khoảng 1 giờ đồng hồ….phải có “chỗ dựa” mới dám làm thế này khi đã banh chành??? cố tình gạt Phóng viên và các chủ nợ?
Triều cường dâng cao, lao đao vì nước   (Dân trí) – Buôn bán ế ẩm, sinh hoạt đảo lộn, giao thông khó khăn, hàng ngàn người bì bõm trong nước triều cường là những hình ảnh được ghi nhận vào tối 12/3 tại TPHCM.   —VN sắp tiếp nhận vệ tinh quan sát từ Bỉ (Dantri)
Vụ Tiên Lãng: Lại nói về phẩm chất cán bộ và lòng dân (Dân trí) – Nhiều ý kiến bày tỏ cảm thông, chia sẻ với thiện chí của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khi họ gửi đơn xin giảm mức kỷ luật cho nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh. Những vấn đề về phẩm chất cán bộ cũng lại được “đưa lên bàn cân”.   —-Đau đáu nhìn rừng Quốc gia Đền Hùng bị “xẻ thịt” (Danviet)
Choáng với những “teen” bỏ nhà đi bụi   GiadinhNet – Làn sóng “teen” bỏ nhà đi bụi đang gây hoang mang cho nhiều gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trong đó có…  —Báo động tình trạng trẻ hóa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (PLVN)

Kinh tế

Tại sao nông dân sợ hãi “mua tạm trữ”  (RFA)   —Xăng dầu bài toán không có đáp số (RFA)  —Việt Nam thông báo giảm lãi suất cho vay ngân hàng (RFI)   —Liên Âu: VN Tái Phạm Vệ Sinh Sẽ Bị Cấm Cửa Rau Quả Từ VN (Vietbao) – Mỹ trả lại VN 600 tấn mật ong nhiễm hóa chất; Nhật-Mỹ sẽ xét hóa chất 100% tôm từ VN; Xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản VN giảm 16.3%
Miền Tây Co Cụm Đất Trồng Lúa Xóa Sổ Nàng Thơm Chợ Đào (Vietbao)   —Lá Khoai Mì Cũng Bán Được Để Dân Âu Châu Làm Súp (VB)   —Vú Sữa Cao Cấp Đổ Ra Phố Đẩy Xe Bán Dạo, ‘Giá Bèo’ (VB)   —Xăng dầu tăng giá, ngư dân gặp khó (TN)   —Lũng đoạn giá xăng dầu (TN)   —Hành, tỏi chết chưa rõ nguyên nhân (TN)
Hà Nội khai mạc diễn đàn kinh tế Việt Pháp (RFA)  —-3000 doanh nghiệp Việt Nam giải thể (RFA)
Đề nghị truy tố nguyên giám đốc ngân hàng tham ô, lừa đảo trên 50 tỉ đồng (TN)

Văn hóa – Giáo dục

Báo động chứng “loạn ngôn” (NLĐ)  —Trần Huyền Trân “Uống rượu với Tản Đà” (Trannhuong)
Nữ sinh THPT ngừng buổi học để… đi đẻ (Bee)  —–Tưởng niệm ngày sinh mẹ hiền Quán Thế Âm (Bê)

Thế giới

Phự nữ và trẻ con bị tàn sát tại Homs, Syria (RFA)  —Syria: Tìm thấy nhiều xác chết phụ nữ, trẻ em ở thành phố Homs (VOA)   —Gần 50 phụ nữ và trẻ em bị thảm sát tại Homs (RFI)  —Sau chuyến đi Syria ông Kofi Annan sẽ gặp TT Thổ Nhĩ Kỳ (RFA)  —Miền Bắc Tây Ban Nha: Đại Hạn Hán, Mất 80% Nông Sản (Vietbao)  —Đụng độ Israel – Palestine bước sang ngày thứ 4 (RFA)  —Giao tranh tiếp diễn tại biên giới Israel-Dải Gaza (VOA)
Đường ray cao tốc Vũ Hán ‘sập vì mưa’ (BBC)   —-Sập đường sắt cao tốc mới xây dựng tại Trung Quốc  (Dantri)  —Trung Quốc dự kiến đưa một phụ nữ lên không gian (RFI)  —TQ Gặp Nan Đề Lớn: Nhập Siêu 31.48 Tỉ MK, Cao Kỷ Lục 12 Năm (Vietbao)  —Trung – Hàn căng thẳng vì bãi đá ngầm (TNO)
Tòa án Anh sẽ xét đơn xin trợ tử (BBC)  —Giới đầu tư quốc tế tại Cam Bốt phản đối đàn áp công nhân dệt may  (RFI)  —Châu Á cần 40 tỷ đôla mỗi năm để thích ứng với thay đổi khí hậu. (RFI)  —Khu vực đồng euro : hồ sơ Hy Lạp khép lại, trọng tâm mới là Tây Ban Nha  (RFI)   —Châu Âu: Trọng tâm chiến dịch vận động tranh cử của tổng thống mãn nhiệm Pháp (RFI)
Pháp phát hiện đường dây bán giấy tờ giả cho sinh viên Trung Quốc  (RFI)  —Nhiều hãng hàng không châu Âu phản đối Bruxelles áp dụng thuế carbon (RFI)  —Chống năng lượng hạt nhân : Biểu tình rầm rộ khắp nơi trên thế giới  (RFI)  —Vẫn còn gần 1 tỷ người trên thế giới không được dùng nước sạch  (RFI)
60% dân Mỹ tin cuộc chiến Afghanistan không đáng so với các tổn phí (VOA)  —Vụ sát hại người Afghanistan gây nhiều quan ngại (VOA)  —Binh sĩ Mỹ bị bắt giữ sau vụ nổ súng bừa bãi ở Afghanistan (VOA)  —Trung sĩ Mỹ bị nghi hạ sát 16 thường dân Afghanistan (Nguoiviet)  —Tổng thống Mỹ xin lỗi về vụ thảm sát ở Afghanistan (TN)   —–Mỹ không thay đổi chiến lược ở Afghanistan sau vụ bạo động (VOA)
Thủ tướng Đức Merkel bất ngờ thăm Afghanistan (Vietinfo)  —Nhóm Bảo Vệ Nhân Quyền Báo Động, Từ 2006 Đến Nay: 750 Người Đồng Tính Iraq Bị Giết Man Rợ (Vietbao)  —Moskva: Tịch thu nửa tấn thuốc giảm béo chứa chất độc từ Trung quốc (Vietinfo)  —Về mối quan hệ đồng minh an ninh Mỹ – Nhật (Vietinfo)  —Hungary: gần 10 nghìn người biểu tình chống chính phủ Viktor Orban (Vietinfo)   —Cháy 555 căn nhà ở Peru (TN)
Nữ bộ trưởng Malaysia mất chức vì chồng (RFA)   —-Trung Quốc ca ngợi kế hoạch phối hợp Nga-Á Rập về Syria (RFA)   —-Hoa lục nên mua máy bay Boeing: ĐS Trung Quốc.  (RFA)  —–Dân Liberia mừng hay lo khi dầu hỏa được khám phá ngoài khơi nước này (VOA)   —Israel bị nã 240 rocket, tiếp tục không kích Gaza ác liệt (Dantri)

Xe cán chó chó cán xe

Rủ nhau đi cướp và cùng vào tù (NLĐ)  —Đủ kiểu bạo hành (NLĐ)  —Cho xây… không phép! (NLĐ)  —Phụ nữ có ít nhất 8 lý do để ngoại tình (Bee)
Hải Dương: Bị lột quần, nữ sinh tự tử?   (Dantri) -Cho rằng bị làm nhục trước nhiều người, cháu Lương Thị H (Sinh năm 1997) đã tìm đến cái chết.
Công bố nợ của nữ “đại gia“ Diệu Hiền (PLVN)  …..Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Bianfishco do Sở KH-ĐT TP Cần Thơ cấp ngày 27/2 (sau khi bà Diệu Hiền xuất ngoại được 4 ngày). Theo đó, so với báo cáo thường niên năm 2010 của Bianfishco, chỉ có một vài thay đổi nhỏ: cổ đông sáng lập Trần Văn Chương đã rút ra, thay vào là ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) với 1 triệu CP, tương đương 10 tỉ đồng; còn ông Phạm Hữu Thường rút ra, thay vào là ông Võ Thành Tiên với 2% cổ phần; bà Phạm Thị Diệu Hiền vẫn giữ 50% cổ phần……  —Những dự án chết yểu của nữ đại gia Diệu Hiền (Danviet)   —-Đại gia thủy sản bán nhà máy cho tập đoàn Hà Lan (VnEx)   “Nữ đại gia nợ tiền cá của dân” chơi sang đến mức nào? (Danviet)   — Đại gia nợ tiền cá: Dấu hiệu bất thường từ rất sớm( Danviet) cái đề này DV nói coi bộ đúng- Cứ mỗi lần “thiên hạ đồn” bà Diệu Hiền bể nợ là sau đó có “tổ chức” hoành tráng hơn- Hồi trước cũng đồn,sau đó xuất hiện hình ảnh “mụ Diệu Hiền” lo cho công nhân ngâm chân bằng nước ấm-Xem hình ảnh thì đúng là Tây không bằng giống mấy khách sạn toàn sao ở Thái bình dương hay bên Trung đông-..lần này làm đám “bể nợ” để vay 350 tỉ,nhưng “tổ trác”—–   Đằng sau tuyên bố của chồng đại gia thủy sản (24h)

- KHI GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA, CÓ RẤT NHIỀU “TÀU LẠ” Ở QUANH CÁC ĐẢO – (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải). Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân: “Trong quá trình ra tiếp quản các đảo năm 75, hầu như chúng tôi không thấy tàu Mỹ. Nhưng có một số tàu của đối phương – nói thế anh hiểu đối phương là ai rồi – ở quanh các đảo. Khi thấy tàu ta đến, họ rút đi”. – “NGÀY 19/2/1988, TRUNG QUỐC ĐÃ ĐỔ QUÂN LÊN BÃI CHÂU VIÊN (TRƯỜNG SA) VÀ SẴN SÀNG NỔ SÚNG NẾU MÌNH LÊN…”   –   (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải).
BTV: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, anh Lương Thanh Nghị đâu, phản đối ngay! Trong khi chờ anh Nghị lên tiếng, mời bà con đọc bài trên RSF: Beset by online surveillance and content filtering, netizens fight on (RSF). Nhưng Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vẫn chưa biết là domain bauxitevietnam.info đã bị tin tặc cướp từ lâu rồi: “The Bauxitevietnam.info website is nonetheless managing to obtain information and is doing its best to cover the situation.” Cư dân mạng giúp đánh bại kiểm duyệt: Netizens help defeat censorship (RSF).
- UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng: Đầy đủ thủ tục vẫn “ngâm” chưa cấp sổ đỏ (Thanh Tra).  – Nguyễn Quang Lập: Thêm một câu hỏi cho Tiên Lãng (Quê Choa).  – NGHĨ NGỢI TỪ VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 5: NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CÁN BỘ (Nguyễn Quang Vinh).
______________________________________________________________________
Ở Trung Quốc, thèm cà phê (Nguyễn hưng Quốc – VOA) -Đến Trung Quốc, tôi mới phát hiện là mình nghiện cà phê. Bình thường, ở nhà, tôi vẫn uống cà phê hàng ngày
Đối xử với bất đồng: Câu chuyện ở Ô Khảm và Tiên Lãng (Trần vinh Dự -VOA) – Gần đây, Ô Khảm (Wukan) trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới vì cuộc nổi dậy của người địa phương chống lại chính quyền.
Vấn nạn trẻ em bị xâm phạm tình dục – kỳ 1 (Nguoiviet)

Phan Châu Thành – Thực chất vụ bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất


13/03/2012
http://chauxuannguyen.files.wordpress.com/2012/03/dung-que1baa5t.jpg?w=150&h=115CXN_Một bài viết hay, rất hay, rất chí lý….Tôi đang nghiệm tại sao bán 49% Dung Quốc thì có vị cứu tinh này Phan Châu Thành.
Việc hiện nay PetroVietnam (PVN) đang phải cố gắng bán 49% cổ phần NMLD Dung Quất là vì những lý do và ý đồ thực chất sau:
1. Trong năm 2011 vừa qua, năm thứ 2 đi vào khai thác của một công trình mới 100% trị giá quyết toán đến khoảng trên 3,5 tỷ USD, NMLD DQ đã lỗ trắng trên 3000 tỷ VNĐ nữa (khoảng 150 triệu USD). Đây là con số “bí mật” không được báo chí công bố ra ngoài nhưng trong ngành thì… ai ai cũng biết.
Sự thực là, nếu cứ để thế khai thác tiếp thì NMLD DQ sẽ còn lỗ tiếp lớn hơn trong năm nay 2012 và các năm tới, và chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa kỹ thuật (các sự cố do thiết bị không tương ứng như tôi đã nói trong bài trên) và thảm họa kinh tế cho PVN và cả quốc gia. Vì thế, phải sửa chữa NMLD DQ là điều bắt buộc đối với PVN. Việc đâu tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của VN coi như chưa hoàn tất (mặc dù đã là niềm tự hào của ngành dâu khí VN!) sau khi PVN đã tiêu 3,5 tỷ trong trên 10 năm qua.
2. Nhưng sao lại phải sửa chữa một “niềm tự hào” – một nhà máy mới hoàn toàn? Nghe vô lý quá? Đỉnh cao trí tuệ gì mà làm ăn kém dzậy? Vì thế, đỉnh cao trí tuệ quyết định “lý do thực chất” là vì PVN muốn mở rộng nhà máy, năng công suất lên thành 9 tr.t/năm.
3. Nhưng Chính phủ VN hay PVN lấy đâu ra tiền để sửa chữa NMLD DQ nữa, khi anh cả đỏ PVN đã và đang bị sa lầy tài chính khắp nơi: trên các “sân nhà” như trên “sân” Điện lực (với Tcty PV “no” Power ), “sân” của Xăng dầu (với TCty PV “ôi”…), trên ‘sân” xây dựng và BĐS (với các TCty PVC và TCty PV Lands…), và trên các “sân khách”: Đầu tư khai thác với Algeria, Venezuêzia… mỗi nơi đều mất vài tỷ USD trong mấy năm qua?
Chỉ có cách “lấy mỡ nó rán nó”, vốn luôn là tuyệt chiêu của CSVN mọi lúc mọi nơi, trong chiến tranh và trong kinh tế đều vậy.
Vậy là chỉ còn cách lấy Dung Quất “rán” Dung quất mà thôi.
4. Nhưng NMLD DQ vốn dĩ ai cũng biết là “của ôi” rồi, trị giá 3,5 tỷ USD mà chỉ làm ra “lỗ tạm” nhưng lỗ khá sâu – mỗi năm vài trăm triệu đô, thì bán hay “rán” nó ra sao cho “thơm” đây?
Thế mà PVN vẫn sẽ “rán” nó được đấy! Và đây lại là tuyệt chiêu nữa của CSVN: Luôn luôn lấy sai lầm mới để sửa chữa sai lầm cũ, lấy lừa dối mới để che đậy sự lừa dối cũ, lấy đối tác mới “rán” ông chủ Nhân dân – đã cũ…
Vấn đề là PVN phải thực hiện sai lầm mới này một cách thật hoành tráng để nhân dân tin tưởng đó là thành công mới của đảng và chính phủ. Mà dân ta thì rất ngu, nói gì tin nấy (ấy là đảng ta nghĩ thế), dân ta đến nay vốn luôn luôn tin vào đảng và chính phủ mà, nên đó là chuyện nhỏ với đảng và CP, và với cả PVN.
5. Trên tinh thần “cách mạng” đó, thực chất tài chính của vụ việc PVN “bán” 49% CP NMLD DQ là như sau:
Giá trị sổ sách của NMLD DQ hiện là khoảng trên 3,5 tỷ USD, nếu bán 49% là 1,715 tỷ USD thì không nhà đầu tư nào thèm mua. Bởi vì, bỏ ra 1,715 tỷ USD để mỗi năm gánh lỗ thêm chừng 75 triệu USD nữa cho PVN thì nghe có vẻ không logic lắm với bất kỳ ai, nhỉ? Và đừng nói các nhà tài phiệt dầu khí dốt hơn CSVN nhé, hay họ sẽ lại bị CSVN lừa nhé… (Họ trả “học phí ngu” cho PVN… đủ rồi).
Ai cũng có thể biết NMLD DQ chỉ có giá trị (net value, net equity, net worth) chỉ đáng giá max 1,5 tỷ USD tính theo công suất hay sản lượng thực của nó: 6 triệu tấn sản phẩm đầu ra với giá thành gia công chế biến dầu thô trung bình (cao) 50 USD/T (con số này ở khu vực là 46-48 USD), và cho doanh số 300 triệu USD, tức tổng tài sản của NMLD DQ có trị giá thị trường max là 5 lần 300 triệu tức 1,5 tỷ USD, nếu VN muốn bán nó ra thị trường quốc tế, ví dụ NY Stock Exchange…
Nhưng NMLD DQ đã được PVN “đầu tư” đến 3,5 tỷ USD (ai không biết 2 tỷ USD “từ đâu dôi ra” kia họ đã “đầu tư” ra sao -nhìn tài sản và cuộc sống của quan chức chính phủ VN và PVN thì biết liền!), tức là đã có 2 tỷ USD là “đầu tư ảo” trong đó – tham nhũng, thất thoát, không hiệu quả. Mua 49% CP DQ là mua khoảng 1 tỷ USD “đầu tư ảo” đó nữa, nên nhà đầu tư mới vào NMLD DQ cũng sẽ được PVN cho phép “mua ảo” hay “đầu tư ảo” chung.
Có nghĩa là, thay vì bỏ ra 1,715 tỷ USD mua 49%CP, nhà đầu tư mới chỉ cần bỏ khoảng 700 triệu USD thật để sửa chữa nhà máy (chuyển từ chủ yếu xài dầu ngọt Bạch Hổ sang dầu chua Vênêzuyêna hay Trung đông) và để lắp dây chuyền công nghệ xử lý dầu chua mới nâng công suất NM lên thành 9 tr.t/năm, thêm 3 triệu t/năm, còn 1 tỷ USD nữa là “ảo”, tức không phải bỏ tiền ra, mà vẫn được “ghi nợ” tổng số trên 1,7 tỷ USD… Các nhà đầu tư mới nổi từ Nga và Châu Á “đại lục” rất khoái kiểu ăn “1 vốn bốn lời” này…
Làm sao họ làm thế được về kỹ thuật đầu tư?
Đơn giản, vì nhà đầu tư sẽ được trực tiếp tiến hành việc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng NM theo yêu cầu trên của PVN (như “điều kiện” của việc bán cổ phần này), nên thực chất họ sẽ mang thẳng thiết bị rẻ tiền vào để làm việc đó và tự xuất hóa đơn tùy thích cho PVN, sao cho họ bao trọn 49%CP NMLD DQ là 1,715 tỷ USD…
6. Sau màn biểu diễn quốc tế sắp tới mang tên “PVN bán 49% CP NMLD DQ” trên của PVN, NMLD DQ sẽ có giá trị sổ sách – booking value là… 5,215 tỷ USD (3,5 tỷ + 1,715 tỷ USD), với công suất 9tr.t/năm. Giá trị thực của nó lúc đó theo sản lượng (tức theo khả năng tạo doanh thu, lợi nhuận ròng trước thuế) là: 9 tr.t/n x 50 USD/t x 05 = 2,25 tỷ USD.
Tức phần “đầu tư ảo” sẽ tăng từ 2 tỷ USD hiện nay thành: 5,215 – 2,25 = 2,965 tỷ USD, gần 3 tỷ USD.
Điều đó có nghĩa là PVN và “nhà đầu tư mới” của PVN sẽ nghiễm nhiên được chiếm thêm 965 triệu USD “đầu tư ảo” nữa qua phi vụ này, mỗi bên khoảng 1 nửa (51/49%) số đó.

7. Kết luận buồn:

Thay vì dũng cảm nhận sai lầm của công trình NMLD DQ đã đầu tư và huy động vốn đầu tư 700 triệu USD thêm cho NMLD DQ để sửa chữa sai lầm cũ đó và mở rộng NM, nâng tổng mức đầu tư lên 3,5 tỷ + 0,7 tỷ = 4,2 tỷ USD (trong đó vẫn chỉ có 2 tỷ “ảo”) thì VN cũng sẽ có NM LD DQ công suất 9 tr.t/năm, Đảng CSVN và CP VN cùng PVN lại chọn con đường tiếp tục lừa dối nhân dân, tiếp tục phá hoại dất nước, tiếp tục tham nhũng lớn công khai đồng tiền và tài sản của nhân dân!
Họ sẽ mượn tay “nhà đầu tư nước ngoài mua 49% CP NM” để có thể đầu tư thêm 700 tr.USD nhưng cũng để có thể cùng tham nhũng thêm 1 tỷ USD nữa, nâng “giá trị ảo” của NMLD DQ lên thành trên 5,215 tỷ USD thay vì 4,2 tỷ USD…
Đây sẽ là SAI LẦM LỚN TIẾP THEO CHE ĐẬY SAI LẦM LỚN ĐÃ MẮC của Đảng CSVN chỉ trong một công trình NMLD DQ mà họ luôn “tự hào” và bắt nhân dân phải nộp tiền cho họ và phải biết ơn đảng!
Biết ơn gì? Biết ơn Đảng đã phá hoại và ăn cắp của đất nước, của nhân dân trên 2 tỷ USD (rồi) và sẽ còn cắn thêm hơn 1 tỷ USD nữa trong vụ bán 49% CP sắp tới?
Và vì đảng CSVN đã và đang lấy NMLD DQ “rán” dân Việt ta ư?
Làm người Việt hôm nay thật nhục nhã và thật chua xót lắm thay! Bị Đảng kính yêu “rán” giòn, rán “thơm” rinh lên và phải cảm ơn Đảng chối chết…
PCT

Thư gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Thư Số 1)


13/03/2012
http://quandoinhandan.org.vn/images/qdndvn.jpg
Phạm Bá Hoa
1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ.
Tôi là một trong hằng triệu Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Ngày cuối tháng 4/1975, bối cảnh chính trị đưa chúng tôi vào tình thế thua trận, chúng tôi bị lãnh đạo cộng sản Việt Nam đày đọa trong hằng trăm trại tập trung trong số hơn 200 trại mà cộng sản gọi là trại cải tạo. Người 5 năm, 10 năm, thậm chí 17 năm ròng rả, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Giờ đây, Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi là Người Lính thua trận, nhưng tôi rất hãnh diện vì được phục vụ tổ quốc và dân tộc với tư cách một công dân trong thời chiến tranh bảo vệ dân chủ tự do. Giờ đây tôi đang sống xa quê hương đến nửa vòng trái đất, tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ về Việt Nam, cho đến khi nào quê hương cội nguồn của tôi có một chế độ tự do và nhân quyền trong một xã hội dân chủ pháp trị đúng nghĩa.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Chữ “Người Lính” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản chỉ là một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. Trong bài này, xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân một cách ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày.

2. CÁC ANH HÃY NHÌN LẠI.
Những sự kiện mà tôi trình bày trong bài này chỉ nhắm vào lãnh đạo đảng cộng sản và lãnh đạo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong mục đích giúp Các Anh nhận ra cấp Lãnh Đạo của Các Anh hành động như thế nào trong bang giao – mà xã hội chủ nghĩa gọi là quan hệ – giữa nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa – tôi gọi ngắn gọn là Trung Cộng – và những hành động đó “có phải là đã và đang thi hành “biên bản” năm 1990 giữa Nguyễn Văn Linh & Đỗ Mười lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, với Giang Trạch Dân & Lý Bằng lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước Trung Hoa hay không?
Mời Các Anh …

a. Nhìn lại lịch sử.
Một kẻ thù trong lịch sử = Vua Trung Hoa phong kiến. Dòng lịch sử suốt chiều dài gần 5.000 năm, dân tộc ta trải qua những biến đổi đau thương do các triều đại phong kiến Trung Hoa xâm lăng cai trị: (1) Lần thứ nhất, từ năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau tây lịch = 150 năm. (2) Lần thứ hai, từ năm 43 đến năm 544 = 501 năm. (3) Lần thứ ba, từ năm 603 đến năm 939 = 336 năm. (4) Lần thứ tư vào thế kỷ 15, từ năm 1.414 đến năm 1.427 = 13 năm. Cộng chung cả 4 thời kỳ bị trị đến 1.000 năm, hay là 40 thế hệ Việt Nam bị dìm sâu dưới chính sách cai trị nghiệt ngã tàn bạo của vua quan phong kiến Trung Hoa! Nhưng từ trong nghiệt ngã đó, chúng ta phải cúi đầu khâm phục tổ tiên và dân tộc ta trong lịch sử, chẳng những đã không bị Trung Hoa đồng hóa, mà lại xây dựng và bảo vệ tròn vẹn một nền văn hoá trong sáng để lại cho chúng ta.
Lời dạy từ trong lịch sử = Vua Việt Nam Trần Nhân Tông. Vào nửa cuối thế kỷ 13, khi trao quyền cho con (Trần Anh Tông), vua Trần Nhân Tông có lời dạy rằng: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.” Kẻ khác, mà vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, và bây giờ là Trung Hoa cộng sản. Ngắn gọn là Trung Cộng.

b. Nhìn vào hiện tại.
Kẻ thù trong hiện tại = Lãnh đạo Trung Cộng. Giữa năm 2011, tổ chức Wikileaks đã công bố hằng ngàn tài liệu loại tối mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mà tổ chức Wikileaks có được, trong đó có “biên bản” cuộc họp giữa Nguyễn Văn Linh Tổng Bí Thư đảng CSVN và Đỗ Mười Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện lãnh đạo CSVN, với Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư, và Lý Bằng Thủ Tướng, đại diện lãnh đạo CSTH, trong ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990 tại thành phố Thành Đô của Trung Quốc.
Wikileaks khẳng định, tin tức dưới đây nằm trong số 3.100 bức điện đánh đi từ cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn gửi về chính phủ Hoa Kỳ. Tài liệu này có đoạn ghi rõ:
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng CSVN và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Hoa giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ, và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Hoa để Việt Nam được hưởng quy chế “khu tự trị” trực thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Hoa đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Hoa đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”.
Mời Các Anh kiểm chứng qua một số sự kiện dưới đây để tùy Các Anh đánh giá, có phải là lãnh đạo CSVN đang thực hiện “biên bản” đó hay không:

Nhìn lên biên giới.
Ngày 30/12/1999 tại Bắc Kinh, lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung cộng đã ký Hiệp Ước biên giới trên bộ, và ông Nông Đức Mạnh với tư cách Chủ Tịch Quốc Hội đã phê chuẩn ngày 9/6/2000. Theo đó, biên giới Việt Nam mất 789 cây số vuông vào tay Trung Cộng, bao gồm Ải Nam Quan và 3/4 thác Bản Giốc.
Xin hỏi: “Các Anh có chấp nhận sự thực này không? Nếu không, mời đọc vài đoạn ngắn trong bài viết
của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội: “… Hiệp Ước bán phần đất biên giới chỉ được lãnh đạo Việt Nam thông báo trong nội bộ đảng, như thể đất nước này là tài sản riêng của đảng cộng sản vậy. Thông báo chánh thức đó như thế này: Toàn bộ diện tích các khu vực hai bên có nhận thức khác nhau khoảng 227 cây số vuông. Qua đàm phán, hai bên đã thỏa thuận khoảng 113 cây số vuông thuộc Việt Nam, và khoảng 114 cây số vuông thuộc Trung Hoa. Như vậy, diện tích được giải quyết cho mỗi bên xấp xỉ ngang nhau, hoàn toàn không có việc ta để mất một diện tích lớn như bọn phản động và bọn cơ hội chính trị bịa đặt”. Rồi ông Giang mỉa mai: Vậy là cái xấp xỉ đó có mất đất thật! Nhưng mất theo nguyên tắc nào? Vì sao Việt Nam chỉ có 320 ngàn cây số vuông lại phải xẽ cho Trung Hoa với diện tích 9 triệu 600 ngàn cây số vuông để họ có thêm 1 cây số vuông nữa? Cho dù Trung Hoa có 1 tỉ 300 triệu dân, nhưng đâu phải họ thiếu đất cho dân ở đến nỗi Việt Nam phải chia cho họ 1 cây số vuông?” ….. Ông chợt nhớ đến cụ Đỗ Việt Sơn ngót 80 tuổi đời mà trong đó gần 60 tuổi đảng, cụ Sơn đã dõng dạc đề nghị không thông qua bản Hiệp Định biên giới Việt Nam-Trung Hoa, để rồi cụ phải chịu bao nhiêu sách nhiễu răn đe hỗn xược của Công An. Ông Giang cũng nhớ đến Bùi Minh Quốc! Là nhà văn nhà thơ, thiên chức đó thôi thúc Bùi Minh Quốc không thể bàng quan, không thể nín lặng, anh đã lặng lẽ làm một cuộc hành trình dọc biên giới phía Bắc, nơi mà hiệp định đã cắt một phần biên giới cho Trung Hoa, để rồi anh bị quản chế giam hảm tại nhà. Lại đến nhà xã hội học Trần Khuê, cũng chung số phận hẩm hiu như Bùi Minh Quốc. Ông Giang khẳng định: “Trung Hoa là người láng giềng, sông liền sông núi liền núi, nhân dân hai nước sáng sớm cùng chung nghe tiếng gà gáy ó o, khi tắt lửa tối đèn cùng sống với nhau trong thân bằng quyến thuộc, nhưng Trung Hoa chưa bao giờ là người láng giềng tử tế cả, không chỉ không tử tế đối với Việt Nam chúng ta mà đối với các quốc gia lân bang cũng vậy …”
Và một đoạn khác của Bác sĩ Trần Đại Sỹ, lúc ấy làm việc cho “Liên Hiệp Các Viện Bào Chế Châu Âu” (viết tắt của Pháp ngữ là CEF) và “Ủy Ban Trao Đổi Y Học Pháp Hoa” (viết tắt của Pháp ngữ là CMFC). Ngày 9/1/2000 – tức 10 ngày sau ngày ký Hiệp Ước bán đất biên giới- ông được hai người bạn Trung Hoa đang là ký giả cho ông biết chính xác là 789 cây số vuông thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đã thuộc về Trung Cộng. Về mặt chính quyền, bộ Ngoại Giao CSVN đã lặng lẽ sửa câu văn trong trang Web trên internet mà Các Anh gọi là mạng lưới thông tin toàn cầu, như sau: “Lãnh thổ Việt Nam khởi từ Cây Số KHÔNG ở phía bắc”. Ông nói thêm: “Cây Số Không bây giờ lui vào nội địa Việt Nam 5 cây số”.
Vậy là Ải Nam Quan từ trong lịch sử của chúng ta đã mất vào tay Trung Cộng! Nhưng nỗi đau của người dân Việt chúng ta là mất đất trong hòa bình, mất đất trong cái gọi là 16 chữ vàng mà lãnh đạo của Các Anh luôn rao giảng trong quân đội và buộc Các Anh phải tôn trọng”.

Nhìn vào vịnh Bắc Việt.
“Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch nhà nước Trần Đức Lương sang Trung Cộng với danh nghĩa thăm viếng thiện chí, nhưng thật sự là ký Hiệp Ước bán biên giới trên vịnh Bắc Việt với lãnh đạo Trung Cộng tại Bắc Kinh. Việt Nam bị mất 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt”.
Xin Các Anh bình tỉnh đọc chuỗi tin tức sau đây: “
(1) Ngày 31/12/1999, ông Tang Jiaxuan, Bộ Trưởng Ngoại Giao CSTH sang Hà Nội gặp riêng ông Lê Khả Phiêu bàn về biên giới trên Vịnh Bắc Việt.
(2) Ngày 25/2/2000, Lê Khả Phiêu cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên sang Bắc Kinh cho biết CSVN đồng ý giao thêm phần biển trên Vịnh Bắc Việt.
(3) Nhân chuyến viếng thăm Thái Lan, Ngoại Trưởng CSTH gởi văn thư mời ông Nguyễn Dy Niên sang gặp ông ta tại Bangkok.
(4) Ngày 26/7/2000, Nguyễn Dy Niên sang Bangkok gặp Ngoại Trưởng CSTH tại khách sạn Shangri-La. Khi trở về Hà Nội, ông Niên mang theo một hồ sơ mà trong đó CSTH đòi phân chia vùng biển trong vịnh Bắc Bộ theo tỷ lệ 50/50.
(5) Ngày 28/7/2000, Bộ Chính Trị VNCS họp mật về vấn đề này.
(6) Ngày 26/9/2000, Bộ Chính Trị cử Thủ Tướng Phan Văn Khải bay sang Bắc Kinh gặp Thủ Tướng Lý Bằng. Lý Bằng cho ông Khải biết rằng, ông Nông Đức Mạnh, Chủ Tịch Quốc Hội VN với Lê Khả Phiêu đã gặp riêng Chủ Tịch Giang Trạch Dân vào tháng 4/2000 tại Bắc Kinh, và tháng 8/2000 tại New York, cả ba đã thỏa thuận. Lý Bằng nói thêm, sau khi ông Lê Khả Phiêu xuống thì Nông Đức Mạnh phải được đưa lên nắm chức Tổng Bí Thư trong đại hội đảng CSVN lần thứ 9 vào tháng 3/2001, nếu không thì CSTH sẽ đòi nợ CSVN thời chiến tranh.
(7) Ngày 24/12/2000, Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng được Chủ Tịch Trần Đức Lương cử sang Trung Cộng gặp ông Hoàng Di, phụ trách tình báo và là cánh tay phải của Ngoại Trưởng Trung Cộng. Họ vẫn khăng khăng đòi tỷ lệ 50/50 trên vịnh Bắc Việt, gồm cả đảo Bạch Long Vĩ. Lê Công Phụng được lệnh Bộ Chính Trị cố gắng “xin lại 6%” gần khu vực Bạch Long Vĩ. Kết quả cuối cùng cuộc đi đêm của Lê Công Phụng, biên giới trên Vịnh Bắc Việt từ 62% xuống còn 56% và Trung Cộng từ 38% lên 44%.
(8) Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch Trần Đức Lương sang Bắc Kinh gặp Chủ Tịch Giang Trạch Dân, hai bên cùng ký Hiệp Ước. Theo đó, lãnh đạo CSVN bán một phần Vịnh Bắc Việt cho lãnh đạo Trung Cộng với giá 2.000.000.000 mỹ kim (2 tỷ), và Trung Cộng trả cho lãnh đạo Việt Nam qua hình thức đầu tư.
(9) Hãy nghe Lý Bằng nói với Trần Đức Lương tại Quảng Trường Nhân Dân ngày 26/12/2000 như sau: “Số tiền 2 tỷ mỹ kim để mua một phần Vịnh Bắc Việt là hợp lý”. Lý Bằng nói tiếp: “Trong thời gian chiến tranh, Trung Hoa đã giao cho Việt Nam vô số vũ khí để mua vùng đất Sapa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, … của Việt Nam”.
Vậy là Trung Cộng đã chiếm đoạt 789 cây số vuông trên biên giới và 11.361 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt mà Trung Cộng không tốn một mạng người, không tốn một viên đạn, không tốn một giọt xăng dầu, cũng không nhỏ một giọt mồ hôi, họ chỉ cần nhón 3 ngón tay cầm cây viết ký vào bản Hiệp Ước là xong. Với tư cách là “Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”, có khi nào Các Anh cảm nhận được sự giằng xé từ trong chiều sâu tâm hồn của những công dân đối với Tổ Quốc không? Nếu KHÔNG, tôi xin hỏi: “Vậy, Các Anh là người Việt Nam hay người Trung Hoa?” Nếu CÓ, tôi xin hỏi: “Vậy, có phải là Các Anh biết mình phài làm gì rồi chớ?”

Nhìn ra Biển Đông.
Năm 1988, với chính sách gậm nhấm, Trung Cộng lần lượt đánh chiếm hoặc lấn chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Cứ mỗi lần chiếm đóng một đảo, Trung Cộng với Việt Nam tuyên bố hai bên cùng giải quyết trong hòa bình, nhưng rồi lãnh đạo CSVN vẫn để nguyên trạng mất đất chớ không giải quyết gì cả, và một đảo khác lại vào tay Trung Cộng. Cứ như vậy mà 8 đảo lần lượt đã vào tay Trung Cộng.
Đây là hai bản tin quan trọng dẫn đến sự kiện vừa nêu: (1) “Ngày 4/9/1958, ông Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Cộng, công bố “lãnh hải Trung Hoa là 12 hải lý”. (2) Ngày 14/9/1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Các Anh, chánh thức công nhận lãnh hải 12 hải lý trong bản tuyên bố của Trung Cộng bằng công hàm dưới đây:
“Thưa đồng chí Tổng Lý,
“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ, Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và “tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), quyết định về hải phận của Trung quốc. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết “định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà Nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý “của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.
“Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng.
“Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958”
(ký tên Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng nước VNDCCH. Đóng dấu)
Chắc là Các Anh không phũ nhận chứ, nhưng chưa hết, xin mời đọc tiếp những sự kiện sau đây:
(1) Năm 1972, Cục Đo Đạc & Bản Đồ của VNCS phát hành tập bản đồ thế giới, Hoàng Sa đổi tên là Tây Sa và Trường Sa đổi tên là Nam Sa đúng theo ý muốn của CSTH.
(2) Năm 1974, trong sách giáo khoa sử địa của Bộ Giáo Dục CSVN ghi: “Chuỗi hải đảo từ Nam Sa (Trường Sa) Tây Sa (Hoàng Sa) Hải Nam và Đài Loan là bức tường thành bảo vệ Trung Hoa lục địa”.
(3) Một đoạn khác trong bài viết nói trên của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: “Vùng quần đảo Trường Sa, có quân đội của Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai Á, và Việt Nam chiếm đóng, nhưng Trung Cộng thường nổ súng vào quân của Việt Nam mà không hề đụng đến quân của các quốc gia kia, chỉ vì Việt Nam đã công nhận vùng đó là của Trung Cộng nên quân đội Việt Nam có mặt ở đó họ coi là xâm phạm vùng biển của họ, thế là họ đánh. Việt Nam đề nghị mở hội nghị đa phương giải quyết, nhưng họ chỉ chấp nhận đàm phán với từng nước liên quan mà không nói chuyện với Việt Nam”.
(4) Ngày 2/12/2007, Quốc Vụ Viện Trung Cộng ban hành văn kiện thành lập quận Tam Sa trong tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông của Việt Nam. Lãnh đạo CSVN phản ứng qua Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, đủ để gọi là có phản ứng và sau đó im lặng hoàn toàn. Nhớ lại hồi tháng 5/2009, Trung Cộng trưng ra tấm bản đồ Biển Đông với hình chữ U thường gọi là “đường lưỡi bò” để giành chủ quyền hơn 80% diện tích biển này. Đến đầu năm 2010, Trung Cộng lên tiếng lưu ý Hoa Kỳ rằng, Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của họ, và họ quyết định sẽ điều động hàng không mẫu hạm đến vùng này để bảo vệ quyền lợi của họ.
(5) Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương (của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam) kể, thì ngày 26/5/2011 tàu Bình Minh 2 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp rồi tới ngày 9-6, tàu Viking II tiếp tục bị tàu đánh cá có hai tàu ngư chính yểm trợ cắt cáp. Toàn bộ những việc này Trung quốc đã có tính toán và hành động của họ xuất phát từ hệ thống, mục đích rõ ràng chứ không phải vấn đề một tàu ngư chính hay hải giám.
(6) Trích bản tin Dân Trí online ngày 13/6/2011. “… 2 vụ việc liên tiếp thể hiện tính chất rất nghiêm trọng của vấn đề. Trung Quốc đã hết sức ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ngay trong vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta. Các sự việc nằm trong mưu đồ được hoạch định rất bài bản, chứ không phải những sự kiện đơn lẻ”.
(7) Trích bản tin RFA online ngày 6/6/2011. Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: “Khi đã có một Đặng Tiểu Bình tuyên bố biển Đông là chủ quyền thuộc ngã, và từ khi Trung quốc tuyên bố biển Đông là khu vực lợi ích cốt lõi của họ, thì khó dùng tinh thần hiếu hòa của người Việt để ngăn chận tham vọng của phương Bắc.
(8) Ngày 18/10/2011. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (trong nước) tự hỏi trong sự hoảng hốt: “Mất nước rồi ư?” Rồi Cô tự trả lời: “Có lẽ thế thật!. Bởi trong lịch sử 1000 năm trước dân tộc này không thể bị đồng hóa bằng hình thức xâm lấn, thống trị… thì nay đã có những hình thức ngoại giao tinh vi hơn, buộc cả dân tộc phải tự đồng hóa mình, phải cam chịu vì lép vế, đớn hèn im lặng, chấp nhận cúi đầu mà quên đi truyền thống quật cường của cha ông để lại. Có lẽ thế thật. Vì nếu không, thì tại sao Trung Cộng ngang nhiên phủ nhận đặc quyền khai thác dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa nước Việt trong khi ông Nguyễn Phú Trọng đang thăm viếng Bắc Kinh?”

Nhìn trong nội địa.
Tháng 11/2007, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc doanh Việt Nam thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của Trung Cộng khai thác.
Mời Các Anh xem nhận định kèm theo lời cảnh báo từ một số nhân vật quan tâm đến an ninh quốc gia:
(1) Ngày 10/3/2009 (TuanVietNamNet online). “Cha ông ta từ xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương. Sau này người Pháp, người Mỹ, và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: “Đây là nóc nhà của Đông Dương”. Vùng đất này là ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm được khu vực này thì cũng dể dàng chiếm được 3 nước Đông Dương”.
(2) Ngày 27/3/2009, báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn Khai Thác Than & Khoáng Sản, được mời đến văn phòng trung ương đảng dự buổi tọa đàm. Sau đó, trong thư gởi Bộ Chính Trị, ông Sơn viết: “Lựa chọn nhà thầu Trung quốc là một sai lầm… Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, thì không một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án Bauxite nào”.
(3) Ngày 3/4/2009 (Đối thoại online). Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên như sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và họ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.
(4) Ngày 12/04/2009, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Nguyễn Thế Hùng, và nhà văn Phạm Toàn, gởi bản kiến nghị đến Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc Hội, và Thủ Tướng CSVN. Nội dung yêu cầu dừng dự án khai thác quặng Bauxite vì gây nguy hại môi trường sống và an ninh quốc phòng. Ngay sau đó đã có 135 người trong nước, trí thức như Giáo sư đại học, kỹ sư, nhà văn nhà báo, đại biểu Quốc Hội như Nguyễn Lân Dũng, giáo sư Hoàng Tụy, tiến sĩ Phan Đình Diệu, giáo sư Trần Văn Khê, nhà thơ Dương Tường, đạo diễn Trần Văn Thủy, … Ngoài ra có một số trí thức hải ngoại cùng tham gia. Trang nhà www.bauxitevietnam.info do một số trí thức trong nước thành lập lấy chữ ký gửi kiến nghị tới nhà cầm quyền Hà Nội kêu gọi ngưng kế hoạch, chờ đến khi nào có tiến bộ khoa học hơn thì hãy khai thác, tránh tàn hủy và đầu độc môi trường sống không chỉ riêng cho khu vực Tây Nguyên mà cả khu vực dọc theo sông Đồng Nai nữa.
(5) Ngày 12/2/2010 (trang BauxiteVietNam.info). “Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia… Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những làng “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng”.
(6) Theo BBC online ngày 26/8/2010, “Bộ Công Thương đưa ra con số vào tháng 7/2009, theo đó đã có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. Tất cả 41 dự án này là kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh hay năng lượng”.
(7) Trang Bauxite online ngày 26/9/2010, ông Dương Danh Hy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Trung Cộng, nhắc đến bài báo trích đăng của Giáo sư Bùi Huy Hùng, Viện Khoa Học Năng Lượng, nhận định rằng: “Việc hiện nay có đến 90% dự án nhiệt điện hiện nay do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng”.
(8) Trên Đàn Chim Việt onine ngày 12/10/2010, “Trung Quốc đang giúp các nước làm cầu, làm đường nối tiếp. Trong 6 tuyến đường này thì 5 tuyến cuối cùng là Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn, toàn bộ là vị trí xung yếu trải rộng cả Việt Nam…Ta mới có 2 đường Lạng Sơn và Móng Cái đã thấy điêu đứng, nay có thêm 5 đường đi khắp nơi, sức đâu để bảo vệ kinh tế quốc phòng. Thế có phải là một thể chế (ý nói lãnh đạo CSVN. PB Hoa) cho phép các hành lang này như khu nhượng địa nằm khắp Việt Nam?
(9) Ngày 20/6/2011, theo bản tin từ báo Thanh Niên thì cuộc chiến biển người kiểu mới đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam chúng ta: “Đó là lao động phổ thông Trung Quốc tràn ngập Việt Nam. Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại VN, thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng Hoa, không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y hệt như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép”. Bài báo còn cho biết: “Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa phương hiện vẫn tồn tại hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý, nhưng sự thể vẫn còn nguyên đó”.
(10) Ngày 16/8/2011, nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên Tập của vài tờ báo trong nước: “ Hiện nay độc lập dân tộc đang đứng trước sự đe dọa của ngoại bang còn nguy hiểm hơn những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Bởi vì giặc ngoại xâm ngày nay, được nối giáo bởi giặc nội xâm ngụy trang bằng mặt nạ đồng chí…. Vì sao 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay nhà thầu Trung Hoa, hàng chục vạn lao động cơ bắp của Trung Cộng theo chân các công trình do họ trúng thầu rải từ Bắc vào Nam mà không có biện pháp ngăn chặn?
(11) Ngày 17/8/2011, trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ Tịch Tổng Giám đốc Investconsult Group trong bài “Chuyên gia nói về người Trung Hoa thuê đất”, hiện tượng này là một sự tranh giành không gian sống. Không những thế, đó là một hệ thống các hành vi trong âm mưu của họ. Theo ông thì cứ cái đà này sẽ dẫn đến tình trạng từ sản phẩm cho đến ruộng đất, từ đất canh tác công nghiệp là rừng, cho đến đất canh tác cây lương thực đều nằm trong chiến lược của họ, tất nhiên là nguy hiểm cho Việt Nam.
(12) Lại nhớ đến chuyện lãnh đạo CSVN đã cho các công ty Trung Cộng thuê rừng đầu nguồn mà hai viên Tướng cộng sản Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã lên tiếng cảnh báo đầu năm 2010. Việc cho thuê rừng với một diện tích hơn 300.000 mẫu tây trong thời hạn lâu dài (50 năm) tại các tỉnh biên giới có vị trí trọng yếu, có nguy cơ lớn đến quốc phòng Việt Nam. Báo Vietnam Net lúc đó đã đăng loạt bài phóng sự về các công ty thuê rừng đang làm gì tại những nơi này, và mọi người đều lạnh người khi nhận ra nguy cơ quá rõ ràng, là những vùng đất sau khi cho thuê trở nên “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không ai biết họ thực sự đang làm gì trên đất rừng của ta.
(13) Ngày 31/8/2011, trên trang Bauxite online ngày 31/8/2011. Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định: “Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bô-xit”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bọn chúng được các“ đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này. Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong muôn nỗi phập phồng!”
(14) Trang Bauxite online ngày 19/9/2011. Cái nhức nhối và nguy hiểm nhất là Trung Quốc đã cho người thâm nhập vào cùng khắp đất nước ta qua vai trò nhân công trong các công trường khai thác bauxite, cũng như các gói thầu Trung Quốc thực hiện từ Bắc chí Nam mà ta không biết đây là tình báo, gián điệp hay là đặc công nằm vùng đợi thời cơ. Cùng lúc, ông Lê Hiếu Đằng tại Sài Gòn đã cảnh báo rằng: “Ngay vấn đề lao động Trung Quốc hiện nay sang đây không phép, tôi nghĩ là không phải bộ máy cầm quyền Việt Nam không biết, nhưng tại sao lại để tình trạng như vậy? Sẽ có những cái làng Trung Quốc, những vùng Trung Quốc mà người Việt Nam không thể vào được. Đó là những nhân viên dân sự hay là quân sự? Ai mà biết họ đang làm gì trong đó! Thì vấn đề đấy không phải là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh chính trị, vấn đề quốc phòng, mà chúng ta lại lơi lỏng. Điều này rất là nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.
Tôi góp nhặt 14 sự kiện trong số hằng trăm hằng ngàn sự kiện diễn ra ngay trong nội địa Việt Nam chúng ta, hẳn là Các Anh đã biết đến sự kiện kinh khủng này chớ? Tại nơi nhà thầu Trung Cộng đang khai thác ở Nhơn Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng), bùn đỏ đang là thảm họa trong hiện tại và trong tương lai đối với con người và rừng thiên nhiên từ Cao Nguyên Miền Trung xuống thung lũng Đồng Nai, ra vùng duyên hải Đông Bắc Sài Gòn. Và thảm họa cao nhất là dân tộc Việt Nam chúng ta bị kẻ thù từ trong lịch sử xa xưa lại tái hiện trong thế giới ngày nay thống trị lần nữa!
Bây giờ mời Các Anh nhìn vào hành động của lãnh đạo Các Anh khiếp nhược đến mức nào đối với kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc, kẻ thù mà Vua Trần Nhân Tông đã răn dạy, đã cảnh báo từ 8 thế kỷ trước.
3. NHÌN VÀO LÃNH ĐẠO VIỆT NAM.
Lãnh đạo mà tôi nói đến trong đoạn này, bao gồm các cấp lãnh đạo trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản, trong bộ máy hành chánh và các ngành chuyên môn, trong hệ thống giáo dục, trong tổ chức Quân Đội Nhân Dân, và trong tổ chức Công An Nhân Dân.

a. Lãnh đạo Đảng & Nhà Nước
(1) Ngày 15/10/2011, tại Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, và ông Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch đảng cộng sản Trung Hoa, đã ra một tuyên bố chung rằng: “Hai bên khẳng định quyết tâm chính trị thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Hai bên sẽ đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển từ tầm cao chính trị và chiến lược, để kịp thời chỉ đạo xử lý các vấn đề trên biển. Hai bên cũng sẽ nghiên cứu và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển Biển Đông, phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và về việc cùng khai thác vùng biển này. Hai bên cam kết sẽ không có hành động làm phức tạp hóa vấn đề hoặc mở rộng thêm tranh chấp, và nhất là không để “các thế lực thù địch” phá hoại quan hệ giữa hai đảng, hai nước”.
(2) Ngày 17/10/2011, Ông Lưu Vi Dân, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Cộng khẳng định: “Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các cuộc đàm phán, và vì vậy, không cần sự can thiệp của một bên thứ ba.” (Nguồn tin: Xinhua và China Daily của Trung Cộng)
Nếu Các Anh có theo dõi tin tức liên quan đến Biển Đông chúng ta, hẳn Các Anh vẫn biết là các quốc gia ven Biển Đông trong khối ASEAN – nhất là Phi Luật Tân – muốn Việt Nam và các quốc gia trực tiếp liên quan cùng hành động chung để bảo vệ Biển Đông trước tham vọng lấn chiếm của Trung Cộng. Vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng lại thỏa thuận với Trung Cộng là vấn đề liên quan đến Biển Đông chỉ do hai nước trực tiếp giải quyết. Các Anh nghĩ gì khi nhận biết hành động của Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam? Vì giải quyết song phương thì Việt Nam mất biển dần dần là điều chắc chắn!
(3) Bản tin của Dân Làm Báo. Trong khi đưa tin về chuyến thăm Trung Cộng của ông Nguyễn Phú Trọng, bản tin thời sự đài truyền hình Việt Nam VTV lúc 7 giờ tối ngày 14/10/2011 có hình cờ Trung Cộng có 6 ngôi sao, gồm 1 sao lớn và 5 sao nhỏ. Cho đến ngày trước đó, cờ Trung Cộng có 1 ngôi sao lớn là dân tộc Hán, và 4 ngôi sao nhỏ là các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, và Mãn.
Trước đây đã có những nghi vấn nêu lên về việc Trung Cộng thêm ngôi sao thứ 5 trên lá cờ của mình trong cộng đồng mạng với lo lắng về việc đồng hóa dân tộc Việt Nam qua hình ảnh ngôi sao thứ 5. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thuyết. Cho đến bản tin tối ngày 14/10/2011 do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng, thì có lẽ ai cũng thấy rằng: “Đây chắc chắn không thể nào là lỗi của “cậu đánh máy”. Đây chắc chắn không thể nào là “hành động vô tình” cho một cái ngôi sao thừa. Đây lại càng không thể là âm mưu của thế lực thù địch bên ngoài”. Sau khi bị phát hiện lá cờ Trung Cộng “6 ngôi sao”, thay vì lên tiếng giải thích, đính chính… VTV đã âm thầm phi tang bằng chứng bằng cách tháo gỡ đoạn video thời sự lúc 7 giờ tối ngày 14/10/2011. Trước khi biến mất, nguồn “video 6 sao” này là: http://media.vtv.vn/Media/Get/Thoi-su-19h—14102011-082824dce9.html
(4) Ngày 16/10/2011, tác già Bùi Tín với bài “Sứ Quán hay Dinh Thái Thú?”. Ông nói về chuyện diễn ra tại tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội sau khi ông Khổng Huyễn Hựu nhận chức Đại Sứ.
Không kể những buổi ông Khổng đến trình quốc thư Chủ Tịch Nước, chào Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, đã có hàng loạt quan chức cao cấp đã đến sứ quán Trung Cộng trên đường Hoàng Diệu để chào tân Đại Sứ, đó là: (a) Ngày 17/8/2011, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn, và Phó Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Nguyễn Mạnh Hùng. (b) Ngày 23/8/2011, Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng. (c) Ngày 29/8/2011, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, rồi Thứ Trưởng Bộ Công An Trung Tướng Đặng Văn Hiếu. (d) Ngày 31/8/2011, Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bộ Trưởng Tài Chính Vương Đình Huệ. (e) Ngày 12/9/2011, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh. (f) Ngày 16/9/2011, Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo Phạm Vũ Luân. (g) Ngày 21/9/2011, Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Hoàng Bình Quân, rồi Bộ Trưởng Thông Tin Tuyên Truyền Nguyễn Bắc Sơn. (h) Ngày 27/9/2011, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. (k) Ngày 29/9/2011, Bộ Trưởng Văn Hoá & Thể Thao & Du Lịch Hoàng Tuấn Anh, rồi Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Tô Huy Rứa. (l) Ngày 3/10/2011, Thường Trực Ban Bí Thư Lê Hồng Anh, rồi Chủ Tịch Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ngô Văn Dụ. (m) Ngày 4/10/2011, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh.
Sứ quán Trung Cộng cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, ông Đại Sứ đã có dịp hội kiến với quá nửa số ủy viên Bộ Chính trị của phía Việt Nam, chưa kể một loạt ủy viên Trung ương đảng, bộ trưởng, thứ trưởng và các loại cán bộ cấp cao khác.
Với danh sách của ông Bùi Tín mà tôi trích lại trên đây, Các Anh có nghĩ là các Ủy Viên Trung Ương Đảng đến chào tân Đại Sứ hay chầu viên Thái Thú họ Khổng?
(5) Tháng 11/2011, trích bài viết của ông Ngô Minh “(Lãnh đạo đảng & nhà nước. PB Hoa) Chúng Ta Đang Xẻ Thịt Tổ Quốc Mình Để Sống”.
“Cách đây vài ba năm, báo chí loan tin đến năm 2012 Việt Nam phải nhập than đá! Thế mà bây giờ là năm 2011, nước ta đã phải nhập hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài… Nhìn lại đối mới từ năm 1986 đến nay, một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi là chúng ta đã khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu nhập GDP (GDP = tổng sản lượng nội địa. PB Hoa) đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ “đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản mà sao người ta giàu thế. Còn mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à?
… Trong hòa bình xây dựng 30 năm nay, do ấu trĩ trong nhận thức và non kém về quản lý, chúng ta tiếp tục tàn phá tài nguyên dữ dội hơn, nặng nề hơn. Hình thế núi sông Việt Nam đang thấy đổi từng ngày, đang bị cày xới nham nhở! 20 năm qua có rất nhiều “phong trào” bán tài nguyên để “làm ngân sách” xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, “hợp tác xã” khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu… Người cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên từng ngày một. Đến khi “ngộ ra”, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị “ “bán ăn” gần hết. Thế là lại phải “làm dự án” trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành. Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là 50 năm đó chúng muốn biến mảnh đất rừng của chúng ta thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ. Hết nước rồi non nước ơi! Bán hết rừng đến bán khoáng sản dầu thô, than đá, cát, quặng ti-tan, quang a-pa-tít, quặng vàng… Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn.
Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bắc, Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ, bây giờ đang bị xẻ thịt nham nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp như xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ? Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. “Bán núi” để ăn như thế có đau núi quá không? “Bán đất” mới là cuộc tỉ thí với tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh nào cũng có vài ba Khu công nghiêp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng chẳng ai mua. Tỉnh nào cũng có ba bốn sân golf. Rồi dự án mở rộng đô thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thư, …đang làm cho đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang thu hẹp với tốc độ chóng mặt. Mỗi năm có từ 73.000 – 120.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bị chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là khẩu hiệu của Cộng Sản “dân cày có ruộng” thành trò đùa lịch sử. Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách, trung ương lẫn các tỉnh đang thi nhau bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ để làm giàu. (Càng nhiều dự án bao nhiêu, lãnh đạo đảng với nhà nước càng giàu thêm bấy nhiêu. PB Hoa)
… Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bo-xit Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm, khối Comicom (Khối kinh tế các nước XHCN) đã ngăn không cho khai thác, họ sợ làm hư hỏng môi trường và văn hoá Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên, bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối, họ vẫn khai thác. Nhưng, bọn người được quyền đầu tư khai thác ấy lại là bọn giặc truyền kiếp phương Bắc ngàn đời của Dân tộc ta mới đau, mới lo chứ. Chúng thâm hiểm lắm, người ơi. Chúng mang hàng ngàn người (dân binh?) vào Tây Nguyên, với kế hoạch làm chủ Tây Nguyên của Việt nam. Các nhà chiến lược quân sự thường nói: ”Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn một khoảng cách mong manh như sợi chỉ!
Ngay cả nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai thác vô tội vạ. Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được”.

b. Lãnh đạo Quân Đội và Công An.
(1) Ngày 3/6/2011, bên lề hội nghị quốc tế tại khách sạn Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, khẳng định với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Lương Quang Kiệt rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt”. Theo TTXVN, Đại Tướng Phùng Quang Thanh còn nói với Trung Cộng, là vụ tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02, ngày 26/5/2011 bị tàu hải giám của Trung Cộng cắt cáp, chỉ là chuyện nhỏ, không ảnh hưởng đến “truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt-Trung”.
(Cũng vì vậy mà hằng trăm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đã bị tàu của Trung Cộng đâm chìm, tài sản trên tàu thuyền bị chúng tịch thu, ngư dân bị chúng bắt và chỉ thả ra khi đóng tiền chuộc, mà quân đội “Nhân Dân” Việt Nam nói chung và Hải Quân Nhân Dân Việt Nam nói riêng, đã im lặng như Người Lính vô cảm với Nhân Dân dù danh xưng của quân đội gắn liền hai chữ “Nhân Dân”. PB Hoa)
(2) Ngày 28/8/2011, Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, trong buổi họp với Thượng Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng tại Bắc Kinh, do Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin: “Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng… Việt Nam sẽ ‘kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam, và dứt khoát không để sự việc tái diễn… Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”.
(Do đó mà Công An Nhân Dân – tôi nhấn mạnh hai chữ “Nhân Dân” – thẳng tay đàn áp Nhân Dân qua 12 cuộc biểu tình kể từ cuộc biểu tình lần 1 vào ngày 5/6/2011, để bày tỏ lòng yêu nước phản đối Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam. PB Hoa)
(3) Ngày 27/9/2011, với bài viết “Linh Hồn Quân Đội Nhân Dân Lâm Nguy”, ông Bùi Tín (trước kia là Đại Tá trong quân đội Các Anh), viết về phái đoàn Tổng Cục Chính Trị do Trung Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị hướng dẫn sang Bắc Kinh theo lời mời của Trung Cộng. Thành viên của phái đoàn gồm 6 Chính Ủy Quân Khu với một số Cục Trưởng của Tổng Cục… Ông Bùi Tín cho rằng, hệ thống Quân Ủy là “linh hồn của quân đội nhân dân”. Theo ông Bùi Tín, phái đoàn chính trị quân đội nhân dân Việt Nam được Phó Chủ Tịch Nước kiêm Phó Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, ông Tập Cận Bình tiếp rất nồng hậu. Ông Tập Cận Bình sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trong chức Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước từ cuối năm 2012, tức ngay sau đại hội đảng cộng sàn Tàu lần thứ 18. Ông Tập Cận Bình căn dặn phía Việt Nam hãy thực hiện 3 điều: (1) Kiên trì hiệp thương hữu nghị. (2) Kiên trì tầm nhìn đại cục. (3) Kiên trì hợp tác 2 bên cùng có lợi.
Chỉ vài câu ngắn gọn nhưng hiểu rộng ra, thì: (a) “Kiên trì hiệp thương hữu nghị”, là Trung Cộng có trưng ra hình lưỡi bò, có tuyên bố toàn vùng biển Đông là sở hữu cốt lõi không ai được tranh cãi. Còn cho tàu chiến vào vùng này, ngăn cấm ngư dân Việt đánh cá, ngăn cả tàu Ấn Độ vào thăm hữu nghị Việt Nam, lúc ấy Việt Nam không được phản đối, không để cho dân biểu tình, mà chỉ nên hiệp thương một cách ôn hòa hữu nghị với nhau. (b) “Kiên trì nhìn đại cục”, nghĩa là phía Việt Nam chỉ nên coi những việc như nhân nhượng chút ít đất đai, vài vùng biển nhỏ, vài quần đảo chỉ là chuyện nhỏ, mà chuyện lớn là tình hữu nghị truyền thống, là «16 chữ Vàng», là “quan hệ bốn tốt”. Trên đại cục 2 nước là láng giềng tốt, trên đại cục 2 nước là bạn tốt, trên đại cục là đồng chí tốt, trên đại cục cũng là đối tác tốt. Có gì xấu chỉ là về tiểu tiết, không đáng kể, nên bỏ qua. (c) “Kiên trì hợp tác 2 bên cùng có lợi”, nghĩa là không đấu tranh chống đối, tố cáo nhau làm gì cho lôi thôi, phức tạp, hãy coi nhau là bạn bè, là anh em đồng chí, luôn giữ hòa khí với nhau, hợp tác chiến lược toàn diện, sẽ duy trì tình anh em hòa thuận, có lợi cho cả 2 bên, chống đối nhau chỉ bất lợi, thiệt hại cho cả 2 bên.
Ông Bùi Tín nhận định: “Trung Tướng Ngô Xuân Lịch và phái đoàn, chẳng những đã tán thành ý kiến được coi như chỉ thị của ông Tập Cận Bình, còn cam kết rằng là quân đội 2 nước sẽ gương mẫu thực hiện thỏa thuận giữa 2 đảng, 2 nước là giải quyết những vấn đề tồn tại giữa 2 nước bằng đối thoại song phương. Ông còn nhấn mạnh “phía Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề bất đồng về biển đảo, không kéo nước này chống nước khác”. Rõ ràng đó là lập trường “hèn với giặc, ác với dân” phơi bày công khai. Đất nước quả là lâm nguy, đại lâm nguy”. Cuối cùng tác giả Bùi Tín “xin để toàn thể Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Sĩ, và toàn dân nhận xét và đánh giá trên lập trường bảo vệ Tổ quốc, một cách khách quan và công bằng”.
4. KẾT LUẬN.
CSVN đánh thực dân Pháp không phải vì giành độc lập tổ quốc, mà là nhuộm đỏ một nửa giang sơn phía Bắc với chế độ độc tài tàn bạo hơn thực dân Pháp. CSVN từ nước Viêt Nam Dân Chủ cộng Hòa đánh chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa không phải để thống nhất đất nước, mà là nhuộm đỏ toàn cõi giang sơn Việt Nam dưới sự cai trị độc tài tàn bạo của cộng sản quốc tế.
Với những diễn biến trên lãnh thổ Việt Nam trong 36 năm qua, từ chính sách của lãnh đạo cộng sản Việt Nam cai trị người dân một cách tàn bạo nghiệt ngã, thậm chí thẳng tay đàn áp khi người dân quá phẫn uất đã cùng nhau biểu tình phản đối Trung Cộng hà hiếp lấn chiếm Việt Nam, đến chính sách quy lụy lãnh đạo Trung Cộng, thậm chí quy lụy cả những nhà thầu của Trung Cộng một cách hèn hạ đến khiếp nhược, nhưng xem ra lại phù hợp với “biên bản” thỏa thuận giữa lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lãnh đạo cộng sản Trung Hoa hồi tháng 9 năm 1990.
Nhớ lại những năm trong trại tập trung trên đất Nam lẫn đất Bắc, “nhờ bị học chính trị” nên tôi còn nhớ bài học ca tụng cộng sản Liên Sô rằng: “Liên Sô là thành trì vững chắc của chủ nghĩa xã hội”. Chắc chắn là Các Anh “phải thuộc bài này” hơn tôi nhiều. Vậy, tôi mời Các Anh đọc vài đoạn dưới đây của cố, cựu, và đương kim lãnh đạo nước Nga sau thời cộng sản: (1) Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.” (2) Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói: “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.” (3) Ngày 7/5/2010, đương kim Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Nga Isvestiai. Trích vài đoạn: “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do căn bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”. Lời phát biểu của ông đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. … Năm 1940, khoảng 22.000 sĩ quan Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường. Tháng 3/2010, Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “Vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời hiệu pháp lý. Nước Nga ngày nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lặp lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm”.
Tổ Quốc Việt Nam chúng ta thật sự lâm nguy rồi!
Nếu nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam không thức tỉnh thì dân tộc Việt Nam bị cái tròng “Bắc thuộc lần thứ 5” đang trên cổ dân tộc Việt Nam sẽ từ từ siết lại cho đến năm 2020 như đã thỏa thuận giữa lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam với lãnh đảng đảng cộng sản Trung Hoa. Từ đó, Văn hoá Việt Nam sẽ dần dần bị tan biến trong văn hoá Tàu cộng sản!
Nhưng, đã là cộng sản và là cộng sản Việt Nam, tôi hoàn toàn không tin là họ sẽ trở thành người tử tế như những người tử tế trong xã hội, để nhận ra điều đúng điều sai mà rút ra bài học kinh nghiệm ứng dụng vào trách nhiệm lãnh đạo. Vì cho đến nay, nhìn vào sự thật, chúng ta nhận rất rõ là lãnh đạo CSVN đã thành công khi tạo nên một xã hội mà mọi người phải sống với nhau bằng gian trá lọc lừa “đúng theo bản chất” của đảng cộng sản, họ cũng đã thành công khi tạo nên một nước Việt Nam “sẳn sàng trở về” với nước Tàu cộng sản đúng theo nhóm lãnh đạo CSVN đã “đề nghị” và được lãnh đạo CSTH chấp nhận từ năm 1990!
Vậy, Việt Nam chỉ còn cách duy nhất là phải tranh đấu giành lại những quyền căn bản của con người từ tay chế độ độc tài. Từ đó, sẽ vô hiệu hóa những văn kiện mà cộng sản Việt Nam đã ký với Trung Cộng vi phạm Hiến Pháp Việt Nam làm thiệt hại cho Việt Nam về biên giới, biển cả, và nội địa.
Xin gởi sự suy nghĩ nhỏ nhoi hạn hẹp của tôi đến Các Anh, “Những Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”, hãy bình tâm mà nhận định một chuỗi sự kiện đã diễn ra, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình chớ không phải tâm hồn của người đảng viên cộng sản. Các Anh đừng đứng nhìn một cách vô cảm nữa mà hãy hành động “như một đầu tàu”, kéo theo 89 triệu bà con trên quê hương Việt Nam thân yêu, và mạnh dạn đứng lên quật sập cái chế độ cộng sản độc tài tàn bạo với dân nhưng vô cùng khiếp nhược với Trung Cộng, để mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại cùng nhau vá lại mảnh giang sơn đã rách loang lỗ, xóa tan những “vệt da beo trên da thịt quê hương”, để xây dựng một nền văn hoá nhân bản khoa học, và phát triển một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những quyền căn bản của mình.
Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại – đặc biệt là Những Người Lính Chúng Tôi – vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thế hệ làm nên lịch sử.
“Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng”.
Houston, tháng 11 năm 2011.
Phạm Bá Hoa
( Loạt bài này rất dài,Bà con đọc tiếp thì qua Blog CXN đọc tiếp)

Tranh chấp Biển Ðông: Bắc Kinh sẽ dùng cả kinh tế, quân sự

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145671-400.jpg

BẮC KINH (Nguoiviet) – Trung Quốc sẽ dùng cả áp lực kinh tế và quân sự để đối phó khi có các diễn biến về tranh chấp Biển Ðông không đi theo chiều hướng Bắc Kinh muốn.
Tướng La Nguyên (Luo Yuan), một tướng lãnh được coi là thuộc phe diều hâu trong quân đội Trung Quốc đưa ra ý kiến như vậy trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin China News Services (CNS) và được đăng tải trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một phó bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân nhật báo.
Ðảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng đảo) nhìn từ trên cao, hiện đã được xây dựng phát triển rất mạnh về mọi mặt. Việt Nam nhiều lần phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh có các hành động bất hợp pháp đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng phương Bắc vẫn coi như không có. (Hình: China Military)==>>
Nhân khi được hỏi về lý do tại sao ông ta lại đề nghị Trung Quốc thành lập một bộ phận tuần biển thống nhất (national coast guard) thay vì thuộc trách nhiệm nhiều cơ quan khác nhau như hiện nay, La Nguyên nói: “Giải quyết tranh chấp Biển Ðông (theo cách gọi của Việt Nam hay Nam hHải theo cách gọi Trung Quốc và Biển Tây theo cách gọi của Philippines) không thể tùy thuộc hoàn toàn vào các phương tiện quân sự mà Trung Quốc còn có thể các phương cách khác. Tuy Trung Quốc cam kết phát triển hòa bình không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ sử dụng võ lực.”
Khi được hỏi về quan điểm của ông ta đối với việc Philippines loan tin cương quyết cho đấu thầu dò tìm và khai thác dầu khí cả khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dù chỉ cách đảo Palawan của Phi chỉ từ 72 hải lý đến 80 hải lý, La Nguyên nói: “Trung Quốc phải nói rõ với Philippines rằng các vấn đề kinh tế sẽ không hoàn toàn tách biệt khỏi các vấn đề quân sự. Nước họ không thể kiếm lợi bằng cách giao thương với Trung Quốc và lôi cuốn đầu tư từ Trung Quốc trong khi vi phạm các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ lập một danh sách đen để đánh dấu ai là người gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia Trung Quốc, kể cả các công ty ngoại quốc hợp tác với Philippines để khai thác Biển Ðông. Nếu họ vẫn có khiêu khích Trung Quốc, họ đáng bị trừng phạt kinh tế.”
Câu trả lời này cũng có thể hiểu gián tiếp cho cả Việt Nam. Việt Nam cũng như Philippines lệ thuộc rất lớn vào mậu dịch hàng năm với Trung Quốc. Việt Nam phần lớn cung cấp nông sản, quặng mỏ, nguyên liệu thô cho Trung Quốc và đổi lại mua nguyên liệu biến chế, máy móc, hóa chất, hàng điện tử và cả thực phẩm, nói chung đủ loại hàng hóa.
Năm 2007, thâm thủng mậu dịch từ Trung Quốc của Việt Nam là $9.145 tỷ USD, bằng 64% tổng mức nhập siêu cả năm, năm 2008, đó là con số $11.16 tỷ USD và tỷ lệ là 61%. Năm 2009, con số này đã tăng tiếp lên $11.532 tỷ USD, bằng 90% tổng nhập siêu cả năm, được cho là mức báo động.
Nhưng năm 2010, thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc được báo chí tại Việt Nam mô tả cao “ngất ngưởng” và đã nâng lên mức báo động đỏ: $12 tỷ USD, bằng 105% mức nhập siêu cả năm của Việt Nam. Không dừng ở đây, Tổng Cục Thống Kê Hà Nội cho hay 11 tháng đầu của năm 2011, nhập khẩu từ Trung Quốc gần $22.048 tỷ USD (tăng gần 30% so với cùng kỳ) còn xuất khẩu chỉ thu về gần $9.681 tỷ USD (tăng 53% so với cùng kỳ). Càng ngày càng lún sâu vào sự lệ thuộc nền kinh tế của Trung Quốc dù các lãnh tụ Hà Nội nhiều lần kêu gọi giải quyết cán cân mậu dịch quá chênh lệch, có hại cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nếu Trung Quốc trở mặt, đánh đòn kinh tế, Việt Nam sẽ xoay trở vô cùng khó khăn.
Trong cuộc phỏng vấn của CNS, Tướng La Nguyên khi được hỏi về sự cáo buộc của Việt Nam gần đây khi tàu đánh cá (của tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ, cướp đoạt tài sản và đánh đập ngư dân khi người ta chạy tới đảo Phú Lâm tránh gió, ông ta biện hộ rằng: “Không có gì sai khi Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trên Biển Ðông. Biện pháp nào sẽ được áp dụng, còn tùy các hoàn cảnh.”
Dịp này, ông ta giải thích lý do Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rằng, “Năm 1974, Trung Quốc đụng độ hải quân với VNCH ở Hoàng Sa. Bắc Việt Nam hậu thuẫn Trung Quốc, công nhận Trung Quốc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Bây giờ, do lợi ích kinh tế, nhu cầu cần tài nguyên và các tình cảm quốc gia, quần đảo Hoàng Sa trở thành vấn đề phức tạp.” (TN)

Dự án sòng bài Việt Nam gặp trục trặc


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145751-VN_LasVegasSands_GettyImages.400.jpg
HÀ NỘI 11-3 (Nguoiviet) – Việt Nam loan báo gần đây là sẽ xây dựng phi trường quốc tế ở Quảng Ninh và kêu gọi đầu tư mở sòng bài ở đây. Tin tức cũng cho hay tập đoàn kinh doanh giải trí cờ bạc “Las Vegas Sands” đã nhiều lần tới Việt Nam thảo luận về một dự án sòng bài lên tới hơn $4 tỉ đô la. Tuy nhiên, người cầm đầu nhóm tư bản này của Mỹ cũng đã đặt điều kiện trước là phải cho dân địa phương (Việt Nam) đến đánh bài thì mới đổ tiền đầu tư.
Sòng bài-khách sạn Las Vegas Sands ở Las Vegas, tiểu bang Nevada. (Hình: Getty Images) ======>>>
Như vậy, liệu Việt Nam sẽ chính thức hóa chuyện cho phép người trong nước cờ bạc một ngày gần đây?
Theo ý kiến của ký giả Ben Bland viết trên Blog Beyondbrics của báo tài chính Financial Times ở Anh, chuyện đó chưa chắc xảy ra sớm vì nhiều lý do.
Chương trình cho lập sòng bài từng được nêu ra trong những năm gần đây gồm cả việc có cho phép người dân vào đó đánh bài hay không. Vụ việc được hâm nóng trở lại hồi năm ngoái khi Bộ Trưởng Tài Chính Vương Ðình Huệ tới thăm sòng bài Las Vegas Sands ở Singapore để nhìn thấy sự thành công của ngành kinh doanh đỏ đen ở nước nhỏ bé này.
Tiếp theo, hồi tuần qua Bộ Tài Chính Hà Nội đưa tin ông Huệ lại “chính thức thăm viếng” Singapore từ ngày 5 đến 7 tháng 3, và đồng thời có một bản tin nói Bộ Tài Chính đang nghiên cứu một nghị định hợp thức hóa cá độ thể thao nhằm hạn chế các “tệ nạn xã hội” và đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bản tin này đưa lên chưa được bao lâu thì đã bị gỡ bỏ lặng lẽ.

Những bước tiến tới bài bạc hợp pháp

Vũ Ðức Ðam, chủ nhiệm văn phòng chính phủ, trong khi đó lại xác nhận nhà cầm quyền Hà Nội cũng đang cân nhắc các đề nghị về hợp pháp hóa các sòng bài và cá độ thể thao.
Những năm qua, từng có nhiều cuộc thảo luận với một số nhà đầu tư cá độ thể thao, kể cả các công ty cá độ thể thao ở Anh Quốc.
Những kẻ ủng hộ cho phép cá độ thể thao lập luận rằng tiền cá độ sẽ vào túi nhà nước khi nó được phép chính tức tổ chức thay vì chui vào túi những kẻ tư nhân làm ăn lén lút trên cả nước. Ðồng thời, nó sẽ giảm bớt nhu cầu cờ bạc lén lút và giúp cho nhà nước đối phó với các tệ nạn xã hội dễ dàng hơn. Cá độ bóng đá, đặc biệt là bóng đá Châu Âu, rất phổ biến tại Việt Nam. Một quan chức cao cấp của Bộ Giao Thông Vận Tải (Bùi Tiến Dũng, tổng giám đốc PMU 18) từng bị tù vì cá độ bóng đá hàng triệu đô la, một số tiền lương ông ta phải làm hơn 100 năm mới có.
Một mặt muốn kinh doanh kiếm tiền và nghĩ rằng sẽ có rất nhiều tiền, một mặt lại kẹt với chủ trương đối phó với các tệ nạn xã hội. Ma túy, đĩ điếm và cờ bạc là 3 thứ tệ trạng xã hội thường là các đề tài của các chuyện tuyên truyền để giúp cho xã hội đỡ sa đọa.
Cùng với sự cân nhắc chính thức hóa cá độ thể thao, Hà Nội nhìn thấy sự thành công của Singapore khi cho Las Vegas Sands tới mở sòng bài. Một số nước khác thấy vậy cũng nhấp nhổm chen vào kinh doanh trong đó có Thái Lan, Việt Nam.
Tuy nhiên, Sheldon Adelson, chủ tịch tập đoàn Las Vegas Sands từng tuyên bố ông chỉ đổ tiền ra đầu tư tại Việt Nam nếu người dân bản địa được phép vào chơi. Một nhóm đầu tư khác, MGM Resorts International và Pinnacle Entertainment đã xây dựng sòng bài ở khu nghỉ dưỡng trên bãi biển Vùng Tàu (Hồ Tràm), nhưng chỉ có người ngoại quốc là được vào chơi.

Máu đỏ đen

Giới phân tích thị trường tin rằng khai thác sòng bài ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn vì người Việt có máu mê đỏ đen rất nặng. Một số người chạy sang bên kia biên giới Cambodia từ Svay Rieng đến Takeo để đánh bạc vì không có chỗ ở Việt Nam. Các sòng bài này mọc lên sát với Việt Nam làm gì nếu không phải là để lấy tiền người Việt?
Báo chí trong nước đã mô tả rất nhiều thảm trạng gia đình của người Việt từ bán nhà chuộc người, nợ không có tiền trả bị chặt tay. Vụ án đốt chồng của bà Trần Thúy Liễu ở Long An hồi năm ngoái, nay chưa có hồi kết, cũng phần nào liên quan tới thua bạc ở Cambodia của bà này.
Với một nền kinh tế đang ở những lúc rất khó khăn, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, xuất cảng sụt giảm, dân chúng bất mãn, nhà cầm quyền đối diện một loạt những vấn đề cần phải thay đổi từ chính sách tài chính đến ngân hàng, từ quyền sở hữu ruộng đất của nông dân đến dịch bệnh. Vì vậy, theo nhận xét của Ben Bland, chính thức hóa cho người dân trong nước cờ bạc không nằm ở vị trí cao của lịch làm việc của Hà Nội.

Về hạn chót để khởi kiện vụ án hành chính về quản lý đất đai


Luật sư Hà Huy Sơn – Boxitvn

Theo khoản 2 và 3, Điều 30 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của UBTV Quốc hội ban hành năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006 thì thời hiệu để khởi kiện các vụ án hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) chỉ có 30 ngày, hoặc 45 ngày. Thời hạn quy định như vậy là quá ngắn, nên người dân khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai không còn con đường nào khác là phải đi kiến nghị, tố cáo, kêu cứu… bằng nhiều hình thức đến các lãnh đạo, các cơ quan của Đảng, Nhà nước khắp các cấp từ địa phương đến trung ương mà vẫn không được giải quyết đã gây ra không biết bao nhiêu tốn kém công, của cho xã hội.

Ngày 24/11/2010, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 56/2010/QH12 về việc thi hành Luật tố tụng hành chính, tại Điều 3, quy định:
“Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đến ngày Luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Ngày 29/07/2011, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính”, trích:
Điều 4. Điều kiện thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại Điều 3 NQ số 56
1. Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);
b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
2. Đối với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu tại điểm b khoản 1 Điều này và đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào Điều 3 NQ số 56 để thụ lý giải quyết.
3. Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện quy định tại Điều 3 NQ số 56
và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật tố tụng hành chính thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.
4. Việc giải quyết các khiếu kiện theo quy định tại Điều 3 NQ số 56
và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Như vậy: Thời hạn kiếu kiện ra tòa các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đối với các trường hợp từ 01/06/2006 đến 01/07/2011 được ra hạn thụ lý đơn 01 năm, tức hạn cuối 01/07/2012 – thời gian kể từ nay là không còn nhiều. Còn đối với các trường hợp khác thì áp dụng theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hoặc Luật tố tụng hành chính hiệu lực từ 01/07/2011.
Việc ban hành Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cũng phần nào làm giảm áp lực khiếu nại, tố cáo… của người dân đến các cơ quan của Đảng và cơ quan hành chính các cấp. Nếu hệ thống tòa án các cấp thi hành nghiêm túc Luật tố tụng hành chính 01/07/2011 thì sẽ góp phần đáng kể các bức xúc của người dân đối với Nhà nước nhất là lĩnh vực đất đai.
Hà Nội, 11/03/2012
H. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

Đói lay lắt miền tây Thanh Hóa

Văn Hùng – Nông nghiệp VN
http://222.255.28.57:2020/Upload/Image/2012/3/8/d1.jpg
* Huyện Quan Hóa gửi công văn hỏa tốc đề nghị được cứu đói

Nhiều nông dân xứ Thanh lại đối mặt với cái đói. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 12 huyện với 66.537 nhân khẩu đang thiếu lương thực. Ước tính, số gạo cần được cứu tế cho đồng bào thiếu đói là 1.522 tấn. Các hộ đói tập trung ở các huyện miền núi và vùng ven biển. Trong đó khu vực miền núi chiếm số đông.  

Đói đến nỗi anh Kiếp phải đếm từng củ sắn trên gác bếp để phân chia cho 4 miệng ăn được 3-5 ngày tới =========================>>>
Bà Phạm Thị Hoa – PCT UBND huyện miền núi Quan Hóa vừa có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND tỉnh về việc đề nghị được cứu đói cho nhân dân trong thời kỳ giáp hạt tháng 3. Công văn này cho biết, toàn huyện hiện có 18 xã, thị trấn có số hộ đói đến mức báo động đỏ với tổng số 922 hộ (4.610 nhân khẩu). Trước tình hình cấp bách người dân hết gạo ăn, các loại lương thực khác như khoai, sắn, ngô cũng đang cạn kiệt dần nên lãnh đạo huyện Quan Hóa đề nghị tỉnh cứu tế cho nhân dân 207.450 kg gạo trong thời gian 3 tháng với 1 khẩu 15kg/tháng.
Theo PCT Phạm Thị Hoa thì tình hình đói của nhân dân vượt quá khả năng cứu tế của huyện nên rất cần sự cứu trợ của tỉnh. Tuy nhiên, đã sau 10 ngày, hiện công văn này chưa nhận được phúc đáp từ phía cấp trên, đồng nghĩa cái đói của đồng bào cứ thế kéo dài thêm.
Có mặt tại các xã Thanh Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Sơn, Nam Tiến và Nam Động của huyện Quan Hóa những ngày này mới thấm thía được cái đói đến lay lắt biết nhường nào của đồng bào. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói kéo dài thời gian qua là do người dân ở đây thiếu đất sản xuất để có thể tự túc lương thực. Như xã Thanh Xuân có gần 8 ngàn ha đất tự nhiên nhưng chỉ có 30ha đất nông nghiệp. Vậy thì rất khó để đảm bảo nguồn lương thực cho 2.450 nhân khẩu trong xã hiện nay.
Bên cạnh đó là địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, dân trí thấp, con em ít được học văn hóa và học nghề vì hoàn cảnh gia đình khó khăn; thêm vào đó là đẻ nhiều đã khiến cho cuộc sống của đồng bào nơi rẻo cao này khó khăn chồng chất. Tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp là thực trạng chung ở hầu hết các xã ở huyện Quan Hóa. Còn diện tích nương rẫy gieo trồng ngô, lúa nương trong các năm 2010-2011 lại bị hạn hán kéo dài, mất mùa trên diện rộng nên bà con nông dân chưa thể tự túc được lương thực.
Vượt hơn 180km từ TP Thanh Hóa, chúng tôi đã đến được với đồng bào dân tộc bản Tân Sơn, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa. Con đường từ trung tâm xã vào bản chỉ có 4km nhưng đi mất nhiều thời gian. Xe máy cứ lên số 2 về số 1 gầm rú, qua hết chỗ cua khúc khuỷu này lại qua chỗ cua tay áo kia. Cứ thế sau nhiều đoạn cua thót hết cả tim vì suýt ngã, chúng tôi mới đến được bản Tân Sơn. Ông Hạt – PCT xã thở phào sau khi xe đỗ trước nhà trưởng bản: “Hôm nay trời nắng còn đi vào được sớm chứ gặp phải trời mưa thì sáng đi, chiều mới tới nơi vì không những không chạy được xe máy mà đi bộ cũng hết sức khó khăn”.
Cũng với câu chuyện về đường sá, trưởng bản Phạm Bá Cập bày tỏ: “Ở miền xuôi các xã có điều kiện lại được DN tham gia góp kinh phí cùng nhân dân xây dựng nông thôn. Ở đây vốn dĩ khó khăn, không có DN tài trợ, năm vừa rồi, cả bản quyết tâm mãi mới góp được mỗi hộ 200 ngàn để thuê máy ủi vào đây tạo hình hài một con đường để có chỗ đi lại”.
Rít điếu thuốc lào, mịt mù khói bay, trưởng bản Cập tâm sự: “Đất ít, đá nhiều đã hạn chế rất lớn đến phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của đồng bào. Cả bản có 57/138 hộ đói nghèo và riêng thời điểm này có 30 hộ đói lay lắt không thể kiếm đâu ra lương thực mà ăn”.
Được trưởng bản dẫn đường, chúng tôi đến thăm nhà anh Phạm Bá Kiếp, 45 tuổi, một trong những gia đình khó khăn nhất hiện nay của bản. 
Căn nhà tuềnh toàng của anh Phạm Bá Kiếp
Trong căn nhà tuềnh toàng, rách nát ấy, bố con anh Kiếp đang chuẩn bị bữa tối bằng việc lấy sắn trên gác bếp xuống để nấu. Anh Kiếp cho hay: “Nhà có 4 người mà sắn không còn nhiều nên phải tính xem còn bao nhiêu củ để chia cho từng người trong mấy bữa ăn”. Theo lời anh Kiếp thì mỗi bữa, một người chỉ được một củ sắn luộc mà thôi. Nếu như vậy thì chừng ấy sắn trên gác bếp của nhà anh may chỉ đủ kéo dài 3-5 ngày nữa là cùng. Trong khi nhà không còn thóc, gạo, chẳng có ngô, khoai gì cả. Ở cái tuổi trung niên ấy, ở dưới xuôi người ta khỏe mạnh có thể làm được nhiều việc nặng nhưng với anh Kiếp chỉ việc đứng dậy lấy mấy củ sắn mà lập cập không vững. Thiếu gạo, ngày ngày ăn sắn đã làm sức lực anh ngày một kiệt quệ.
Chúng tôi đến nhà anh Cao Văn Nhâm cùng bản với anh Kiếp. Ngôi nhà sàn lợp bằng lá cọ đã dột nát của anh Nhâm rộng chừng vài chục mét vuông nhưng trong đó có 6 người sinh sống. Vì hoàn cảnh khó khăn nên đứa con gái lớn đã bỏ học, ở nhà trông em, giúp bố mẹ làm việc đồng áng. Quần quật quanh năm với một sào ruộng lúa và mấy sào sắn, ngô nhưng lương thực vẫn không đủ cho cả gia đình ăn. Anh Nhâm cho hay, gia đình chỉ có thể tự túc được gạo trong khoảng 2-3 tháng. Thời gian còn lại trong năm là sắn và ngô. 
Anh Cao Văn Nhâm đang bón từng miếng sắn cho hai đứa con nhỏ ăn thay bữa cơm tối
Mỗi bữa ăn của những gia đình nghèo đói ở miền tây Thanh Hóa như bản Tân Sơn mà tôi bắt gặp luôn chỉ có màu bàng bạc sắn và khoai lang. Than ôi, so hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng trong những vụ bê bối liên quan bọn tham nhũng, bọn cơ hội, những đám cưới xa xỉ, những nhóm lợi ích con ông cháu cha dây mơ rễ má mà báo chí vẫn liên tục, liên tục đề cập – chúng ta sẽ thấy một nỗi đau cứa vào thịt da mỗi người. Và không bất ngờ khi đồng nghiệp của tôi phải ngồi sụt sùi khóc với câu hỏi tương lai của đám trẻ nơi đây sẽ ra sao. Đâu là cái văn hóa vì cộng đồng, cái lý của lối sống bác ái bật ra từ nỗi ám ảnh ấy, từ phép so sánh ấy…
Thương nhất là lũ trẻ, chúng chẳng có đủ cơm. Đứa con út của anh hơn hai tuổi, mắt vàng như củ nghệ cắt đôi, ho hanh hách nước mắt choèn ra nhoẹt ướt đôi má xanh phù, ọng nước. Thấy có người lạ, chúng cứ trố mắt ra nhìn. Trong gian nhà bé nhỏ ấy hiển hiện góc bếp choán gần hết nửa diện tích. Căng mắt lên một chút có thể thấy nồi niêu, dao rựa lổn nhổn giữa đống hòm xiểng lăn lóc ở xó nhà. Mùi cứt gián, mùi ẩm mốc, mùi nước đái trẻ con khai khai.
Xung quanh bếp lửa, các con của anh đang háo hức chờ đợi một sự sống nào đó từ trong cái nồi có vẻ to bự kia. Ngọn lửa bốc cháy cao hơn, mùi sắn chui qua khe hở của vung thơm ngọt làm bụng tôi cũng cồn cào huống hồ chi bọn trẻ.
- Sắn cháy. Tôi buột miệng.
Cháy một chút mới ngon, anh bảo thế và nhắc nồi xuống rồi đổ úp vào một cái rổ con con. Anh Nhâm nói: “Nhà hết gạo lâu rồi, cả tháng nay lũ trẻ đều ăn sắn như thế cả. Mời các chú ăn sắn cùng với bố con tôi”. Đồng bào dân tộc vậy đó, đói nhưng sẵn sàng san sẻ. Tôi nhìn bọn trẻ, khuôn mặt của chúng như sáng hẳn lên trong ánh lửa. Thấy lũ trẻ hì hục vừa thổi phù phù vừa cắn ngốn ngấu những miếng sắn mới luộc tôi thấy thương chúng cả tháng nay không biết hạt cơm tròn hay méo. Nhìn chúng hì hục ngốn từng miếng sắn mà lòng tôi quặn thắt và thầm nghĩ biết lúc nào thì dân Tân Sơn có đủ cơm gạo ăn hằng ngày, áo quần ấm áp quanh năm?!
Ước ao có một bữa cơm no của mấy đứa trẻ ở bản Tân Sơn thật khó khăn. Các cháu còn nhỏ, bố mẹ vẫn lam lũ nhưng không đủ gạo. Tôi dám chắc rằng sẽ còn có rất nhiều đứa trẻ ở nơi này đang có những khát khao như thế, chúng không ước ao gì khác ngoài được bữa cơm no thay cho khoai và sắn. Chẳng lẽ cái dạ dày và sự háu đói của các cháu đã quen với sự đạm bạc mãi thế sao? Ăn vẫn ngon, vẫn hết vèo cả củ sắn lớn hơn tay chân của chúng. Những năm tháng thơ ấu vẫn có vẻ như an bình dù các cháu hầu như không biết đến thịt, trứng, sữa hay thứ lương thực, thực phẩm nào khác ngoài cơm trắng một vài tháng, trong khi khoai, sắn lại cứ dài dài…

Còn đói dài


http://222.255.28.57:2020/Upload/Image/2012/3/12/thanh1.jpg
Vài lời : Đọc mà “lạnh người” ở xứ “văn minh tiến bộ,đỉnh cao trí tuệ,Dân chủ nhất trần đời” “vì Nhân dân hy sinh,vì Nhân dân quên mình” “Đảng viên chịu cái khổ trước Dân,hưởng cái sướng sau Dân” ,mấy chục ngàn tiến sĩ,khoa học kỷ thuật đầy mình,cái gì cũng nhất,tài nguyên Thiên nhiên thứ nào cũng có,thủy hải thì mênh mông,xuất cảng gạo thì nhất nhì,mà “thế nầy” là thế nào?- Thế nào???nên đem cái mõ và chuông đọc ê a???- Đau xót cho Đồng Bào chúng ta-Nên nhớ là ĐỒNG BÀO- Thượng đế hỡi có thấu cho Việt Nam (Đồng Bào) này???!!!
ĐẮC THÀNH – (Nongnghiep VN)  -Thứ Hai, 12/03/2012,
Đói. Đói rài đói rạc, kiếp đói triền miên, đói hiện hữu như một sự bất công. Những vùng đói PV NNVN đi qua quả như chốn cùng cực. Cũng là một kiếp người, thế mà có vùng đồng bào ta chỉ mơ bữa no cũng không thành…
Chứng kiến cái đói xã Thạch Lâm chưa nguôi ngoai, tôi đến xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng, cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Mặc dù đợt tết vừa qua xã được hỗ trợ hơn 18 tấn gạo nhưng nay có 2/3 hộ dân đang đối mặt với thiếu đói ít nhất từ 2 đến 4 tháng.
Quay quắt tìm cái ăn
Sáng sớm tôi rời xã Thạch Lâm ra quốc lộ 34 hỏi đường vào xã Thái Sơn. Người dân chỉ, cứ đi cho đến đoạn giáp địa phận huyện Bắc Mê (Hà Giang) thì rẽ trái theo con đường nhựa vào đến trung tâm xã Thái Học. Từ đây theo con đường đất dài gần 10km băng qua đồi núi thì đến uỷ ban xã và tôi đến được đây khi trời đã về chiều. Xã Thái Sơn có 12 xóm dân cư, bao gồm 6 dân tộc cùng sinh sống gồm: Mông, Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ và Kinh.
Trẻ con mùa đói xã Thạch Sơn
Ông Hoàng Văn Chính – Chủ tịch UBND xã bày tỏ: “Xã có 526 hộ thì có đến 355 hộ luôn thiếu đói. Năm vừa rồi hạn hán kéo dài lúa ngô chết nhiều lắm. Để có cái ăn đợt Tết Nguyên đán vừa rồi nhà nước cấp gạo cứu đói hơn 18 tấn phát cho 370 hộ trong xã, tuy nhiên thiếu đói vẫn xảy ra. Trong số những hộ này nhà thiếu đói nhiều thì lên đến 4 tháng nhà ít cũng 2 tháng”.
Tôi ngỏ lời với ông Chính đến các hộ dân tìm hiểu thiếu đói ra sao thì vị chủ tịch lên tiếng: “Anh cứ ngồi uống nước thoải mái đi, giờ có vào nhà cũng không gặp được ai đâu! Mùa này bà con lên nương dọn dẹp, cày đất chờ mưa xuống để gieo trồng. Lúc nào mặt trời xuống núi thì bà con mới về nhà, với lại để tôi cử người đi cùng làm phiên dịch”.
Để “giết” thời gian, tôi trò chuyện cùng ông Chính được nghe những câu chuyện “có một không hai” xảy ra nơi đây. Ông Chính kể: Ở Thái Sơn nếu có ai làm thịt một con lợn khoảng 30kg bán ba ngày cũng không hết. Người dân có mua thì chỉ mua ít mỡ chứ thịt không đoái hoài, do đó ở đây chẳng có ai hành nghề làm thịt lợn.
Chưa dừng lại đó, ông Chính kể tiếp về chuyện tổng thu của chính quyền xã. Mỗi năm Thái Sơn có nguồn thu vẻn vẹn được 2 triệu đồng (lệ phí chứng minh nhân dân). Giải thích câu chuyện, ông Chính cho hay: Xã có diện tích đất tự nhiên 5.548 ha, đất nông nghiệp có 810 ha, trong đó đất trồng lúa nước được 128 ha, đất nương rẫy 488 ha, còn lại ao, hồ. Ở đây chỉ canh tác được một vụ nhưng trồng lên có được thu hoạch là nhờ trời. Trình độ dân trí thấp, canh tác lạc hậu, cuộc sống nghèo đói triền miên năm này năm khác. Đói thì người dân lấy đâu ra tiền mua thịt và xã bói đâu ra nguồn để thu. Trong xã không có chợ nên bà con làm được cái gì muốn bán thì đi sang xã khác có khi đi mất cả ngày.
Cuối cùng mặt trời xuống núi, tôi được ông Vương Quốc Sử – PCT HĐND xã, người có thâm niên công tác ở đây, đưa xuống dân. Tôi hỏi ông Sử: Ở đây xóm nào nghèo nhất? Ông bảo: Xóm nào cũng nghèo như nhau, dân đói lắm.
Đến thăm gia đình Vàng Văn Ai (26 tuổi), dân tộc Sán Dìu ở xóm Nà Lổm. Ai có vợ và hai người con cộng thêm hai ông bà. Tôi hỏi Ai có thiếu ăn không? Ai đáp liền: “Có mà. Mùa vừa rồi mình thu được 6 bao lúa, 10 bao ngô nhưng nhà có 6 miệng ăn đã ngốn hết sạch từ tháng 1 rồi. Để chống đói mình bán 2 con lợn được hơn 1 triệu và mua được gần 2 tạ thóc nhưng nay đã vét ăn sạch”.
Ở Nà Lổm có 48 hộ thì có hơn 10 hộ đói quay quắt như gia đình Ai. Tôi hỏi Ai: Thế giờ lấy gì ăn? Ai mếu máo: Một phần đi vay mượn anh em, phần nữa thì đi cuốc đất cho người ta đổi ngô. Mình bán sức mỗi ngày cũng kiếm được ít ngô đem về xay bột quấy nước sôi và cho ít muối trắng cả nhà ăn. “Cầu mong có mưa xuống sớm để gieo trồng còn có cái mà ăn. Đến tháng 6 mà chưa có ngô non ăn thì chết đói mất”, Ai nguyện cầu. 
Vàng Văn Bình cùng đứa con gái rang ngô ăn trừ bữa
Chúng tôi ghé thăm gia đình Vàng Văn Bình (42 tuổi) cùng bản với anh Ai. Ngôi nhà sàn được dự án 134 tài trợ, bước lên căn nhà tối đen, bên bếp lửa hai cha con ông Bình đang dùng ống sữa bò rang ngô. Rang được bao nhiêu hai cha con nhai rào rạo cho vào bụng, đặt cạnh bếp là một ấm nước đun sôi và cái bát. “Hết tháng này gia đình không còn lúa, ngô rồi. Mình không dám xay ra bột, làm như vậy tốn ngô lắm nên phải chuyển qua ăn ngô rang, uống với nước lã sẽ no được lâu hơn”, ông Bình chia sẻ.
Bữa ăn có thịt nhờ lợn bệnh chết
Chúng tôi đến thăm gia đình hai mẹ con bà Hoàng Thị Tếch (61 tuổi) và Đặng Văn Bằng (21 tuổi), dân tộc Sán Chỉ ở xóm Khuổi Đuốc đang chuẩn bị bữa tối. Nhà bà Tếch nghèo đói điển hình của bản, căn nhà rỗng tuếch, bốn phía thưng bằng phiên liếp chỗ có, chỗ không.  
Căn nhà của hai mẹ con bà Tếch
Tiến vào phía trong nhà tài sản có giá trị nhất là mấy cái xoong nồi để lăn lóc trên dàn, chỗ nằm ngủ của hai mẹ con được dựng mấy cọc tre và đặt liếp tre lên cùng mấy bộ áo quần vứt tứ tung.
Gia cảnh bà Tếch chồng mất sớm, hai mẹ con nương tựa vào nhau, bà Tếch đã già yếu không lên nương được chỉ biết quanh quẩn trong nhà. Hiện miếng ăn qua ngày trông chờ vào đứa con trai của mình, và trông chờ nhà nước cứu đói.  
Bà Hoàng Thị Tếch sàng số gạo cuối cùng được nhà nước cứu đói đợt Tết Nguyên đán nhưng để lâu ngày đã mốc
Để chuẩn bị bữa tối, bà Tếch dốc ngược bao gạo vét được khoảng 2kg ra sàng và khoe với tôi: “Đây là số gạo cứu đói được nhà nước cho đợt tết vừa rồi, hai mẹ con được 40kg nhưng nay còn từng này. Mùa vừa rồi thiếu nước nên ngô, lúa chết nhiều lắm chỉ thu được 6 bao ngô và 3 bao lúa. Tuy nhiên đưa về nhà phơi khô thì trả nợ cho người ta hết còn lại được 4 bao ngô và 2 bao lúa nhưng ăn hết trước tết. Để có cái ăn từ bữa đó đến giờ thằng Bằng đi làm thuê cho người ta mang về được ít ngô nấu ăn qua ngày, còn bữa nào không ai thuê thì lấy gạo nhà nước ăn nhưng giờ cũng đã hết”.
Xã Thái Sơn không chỉ thiếu đói mà thiếu cả điện, đường. Ngày tôi đến cũng là lúc đường điện kéo vào trung tâm xã nhưng chỉ có 3/12 xóm có điện. Hiện các xóm khác dùng điện nước nhưng vào mùa nắng thì nước khe suối cạn kiệt điện cũng ngóm luôn.
Ông Hoàng Văn Chính – Chủ tịch UBND xã Thái Sơn cho biết: Trong xã có các xóm Khâu Dề, Bản Là, Bản Lìn, Sáng Xoáy về trung tâm xã thì bản gần 15km còn bản xa 25 km đường rừng. Nếu thời tiết khô ráo đi xe máy 2 tiếng còn mưa xuống đi bộ mất hơn buổi đường mới tới trung tâm xã.
Tôi hỏi bà Tếch, Bằng đi đâu? Bà bảo: Hôm nay không ai thuê làm, cả sáng nay nó ở nhà nhưng mới có mấy đứa gọi đi làm thịt lợn. Chờ một hồi thì Bằng cũng xuất hiện và cầm trên tay một miếng thịt lợn khoảng 1kg làm tôi bất ngờ. Tôi nói với Bằng mùa giáp hạt mà có thịt ăn sướng thế, Bằng lên tiếng: “Hôm nay ở trong bản có một con lợn bị dịch chết và mấy người làm thịt chia nhau. Gạo, ngô không có ăn lấy đâu ra tiền mà mua thịt”.
Để có thức ăn buổi tối, Bằng cắt một miếng nhỏ rồi thái mỏng từng miếng cho vào nồi còn bao nhiêu treo lên dàn bếp. Thấy vậy, tôi khuyên đừng ăn thịt lợn bệnh dễ mang bệnh vào người lắm thì Bằng nói: “Ở trong xóm có nhiều lợn bị dịch chết và mọi người làm thịt ăn nhưng có bị sao đâu. Cứ lợn chết là mọi người rủ nhau làm thịt và hôm đó trong bản có được bữa ăn có thịt, nhà nào không ăn hết treo lên dàn bếp rồi ăn dần”. 
Nhờ có lợn dịch chết mà bữa cơm mẹ con Đặng Văn Bằng có thịt
Từ khi hết gạo, ngô, trong lúc mẹ chẳng làm được gì đang sức trai trẻ nên mỗi ngày Bằng đi làm thuê cuốc đất, dọn nương cho người ta cũng kiếm được cái ăn. Bằng cho biết: “Mỗi ngày em đi làm công cho người ta. Ba ngày đi làm đều đặn từ sáng sớm cho đến tối mịt mới về thì họ trả cho mình được 10 kg ngô, sau đó về xay ra lấy bột rồi nấu với nước sôi cho một ít muối vào là yên cái bụng rồi”.
Nói xong Bằng thở dài: “Nhưng có phải ngày nào cũng được người ta thuê làm đâu! Ngày được ngày mất thôi, ở trong vùng có được mấy hộ thuê người làm, họ cũng nghèo đói cả mà. Nhiều khi không ai thuê, mẹ con ở nhà ôm bụng nhịn đói, đói không chịu nổi cán bộ à”.

Sau thảm hoạ Fukushima ở Nhật Tương lai u ám của điện hạt nhân


http://sgtt.vn/Uploads/Images/e/125/e12592584d480c4f66806cc87d7f1440.jpg
SGTT.VN – Sau một năm xảy ra thảm hoạ Fukushima ở Nhật Bản (11.3.2011 – 11.3.2012), tương lai điện hạt nhân trở nên u ám.
Năm 1986, một lò phản ứng phát nổ tại nhà máy Chernobyl (Ukraine) gây nên ô nhiễm bức xạ lan rộng, để lại một vùng hoang vu đến nay thiệt hại vẫn chưa hoàn toàn được đánh giá đầy đủ. Đến năm 2011, 25 năm trôi qua đủ cho người ta dám đề cập đến “thời kỳ phục hưng hạt nhân”, nhưng thảm hoạ một lần nữa xảy ra tại Nhật vào tháng 3.2011.
Lò phản ứng số 4 của nhà máy Fukushima Daiichi bị tàn phá trong trận sóng thần tháng 3.2011, đến nay vẫn chưa được xử lý (ảnh chụp ngày 11.3.2012). Ảnh: Reuters ====>>>
Nước đầu tư lớn nhất vào năng lượng hạt nhân là Trung Quốc. Một số nhà máy hạt nhân nước này có thiết kế hiện đại nhất và tự nhận là an toàn nhất. Nhưng thay vì đòi hỏi kỹ thuật cao, an toàn cần một quy chế độc lập, một văn hoá an toàn tự kiểm định kỹ lưỡng để không bỏ sót bất kỳ rủi ro nào.
Trong bất kỳ quốc gia nào, quy định độc lập sẽ gặp khó khăn khi một nền công nghiệp hoạt động chủ yếu dưới sự quản lý của chính phủ. Theo báo cáo của Economist hồi tuần rồi, các công ty tư nhân không dễ dàng gì tham gia thị trường điện hạt nhân. Một phần là do những rủi ro có thể đến từ sự phản đối của địa phương và những thay đổi trong chính sách chính phủ. Nhưng đa phần là do chi phí cho một lò phản ứng thực sự rất cao.
Nước Đức trong năm 2011 sản xuất ra 5% lượng điện hạt nhân trên toàn thế giới, đang từ bỏ loại năng lượng này. Tại Nhật Bản và có thể là Pháp, điện hạt nhân hứa hẹn sẽ mất dần thị phần. Nhưng vẫn luôn có quốc gia tìm đến với những công nghệ hấp dẫn đủ khiến họ sẵn sàng sắp xếp lại thị trường năng lượng theo hướng có lợi cho mình. Nếu có ít nguồn năng lượng sẵn có, cũng như Nhật, họ sẽ chọn giải pháp hạt nhân. Tiêu biểu là Anh đề xuất mức giá sàn khí thải carbon năm 2020 là 42 USD/tấn, cao hơn bốn lần so với giá trong thị trường carbon châu Âu, cộng thêm nhiều ưu đãi khác để thu hút đầu tư cho hai nhà máy điện hạt nhân của mình. Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy có thể thiết lập và duy trì một mức thuế khí thải cao như vậy.
Năm 2010, năng lượng nguyên tử chiếm đến 30% tổng sản lượng điện quốc gia Nhật. Nhưng nay thị phần điện hạt nhân nhiều khả năng bị thu hẹp lại và có thể biến mất hoàn toàn. Nước này hiện đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện năng lượng tái tạo ở tỉnh Fukushima, thay cho thế hệ điện hạt nhân đã giúp cho nền kinh tế khu vực thời gian qua.
Cụ thể thành phố Minami-Soma đang triển khai dự án nhà máy năng lượng mặt trời trên các cánh đồng lúa, do ông Eiju Hangai, cựu nhân viên công ty điện lực Tokyo (TEPCO), dẫn đầu.
Mang cảm giác lẫn lộn của một người vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây ra thảm hoạ hạt nhân 11.3.2011, ông Hangai thành lập công ty năng lượng mặt trời Fukushima Fukko vào tháng 9.2011, sản xuất các tấm phát điện từ năng lượng mặt trời với công suất 500kW, bán điện cho công ty điện lực Tohoku và các nhà máy khác.
Nơi đây cũng chuẩn bị xây dựng 140 tuabin gió cao 200m (tương đương với các toà cao ốc) đặt trên các tàu nổi neo dưới đáy biển, cách nhà máy hạt nhân Fukushima vài cây số. Tổng công suất đến năm 2020 dự tính đạt 1 triệu kW, bằng một lò phản ứng hạt nhân. Dự án hợp tác giữa nhà nước, tư nhân và giới học thuật này đang được giáo sư đại học Tokyo Takeshi Ishihara nghiên cứu với bộ Công thương Nhật Bản cùng mười công ty trong và ngoài nước.
Không thể so sánh với điện hạt nhân, các nguồn năng lượng mới khó có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của quốc gia. Tuy nhiên, những nỗ lực này đang được triển khai ở nhiều địa điểm gánh chịu thảm hoạ ở Nhật.
Tuyết Hạnh (Asia One, Economist)

Nếu chỉ hô hào thì tham nhũng lại “mỉm cười” chế nhạo !


http://sgtt.vn/Uploads/Images/6/d5c/6d5c76bd4dac56b91f4d3699e43e2f1e.jpg
SGTT.VN - Phòng chống tham nhũng (PCTN), một bài toán khó giải cho các nhà lãnh đạo. Nó vừa là khái niệm trừu tượng nhưng lại rất cụ thể.
Trừu tượng vì “ai tham nhũng, ở đâu tham nhũng chứ đơn vị tôi, cơ quan tôi không có tham nhũng”. Nó rất cụ thể vì bây giờ, đi đến đâu, chỗ nào, cơ quan nào cũng thấy tham nhũng tuy tính chất, mức độ có khác nhau.
Sau hội nghị Trung ương 4 khóa XI về chỉnh đốn Đảng là hội nghị toàn quốc về PCTN, một lần nữa Đảng lại thể hiện quyết tâm cao sẽ đẩy lùi bằng được tệ tham nhũng. Quyết tâm đã rõ nhưng còn biện pháp để biến quyết tâm thành hành động thì hình như còn đang bàn, đang thảo luận, đang tìm kiếm và xem ra chưa có một giải pháp nào có tính đột phá!
Ông Đinh văn Quế
Có một điều rất rõ là luật PCTN được Quốc hội thông qua năm 2005 nhưng bốn năm sau, khi sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự (2009), chẳng thấy ai quan tâm bổ sung các tội phạm về tham nhũng quy định tại Mục A Chương XXI bộ luật Hình sự cho phù hợp với luật PCTN. Cụ thể, trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh PCTN năm 2000 quy định bảy hành vi tham nhũng thì tương ứng trong bộ luật Hình sự quy định bảy tội danh là tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, khi luật PCTN ra đời, quy định 12 hành vi tham nhũng chứ không phải bảy thì Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung vẫn giữ nguyên bảy tội danh mà không có sự bổ sung, sửa đổi nào cho phù hợp với luật PCTN. Trong khi có người lại đề nghị bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ (Quốc hội đã không đồng tình)!

Dư luận từng rất quan tâm phiên tòa xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ (áo trắng, đi giữa), nguyên phó giám đốc sở Giao thông vận tải TP.HCM, kiêm giám đốc Ban quản lí dự án đại lộ Đông Tây tội nhận hối lộ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Chưa hết, luật PCTN là căn cứ pháp lý để đấu tranh với tệ tham nhũng nhưng từ khi ban hành đến nay, hình như ít có ai quan tâm nên các quy định của luật vẫn chưa đi vào cuộc sống. Không tin, cứ làm một khảo sát nhỏ sẽ biết ngay có mấy quan chức, người dân biết luật PCTN quy định bao nhiêu hành vi tham nhũng, hành vi nào là tham nhũng…
Luật là thế còn mô hình ban Chỉ đạo PCTN thì nhiều người đang nhầm tưởng nó là cơ quan của Chính phủ. Phải hiểu rằng, ban Chỉ đạo PCTN là tổ chức trực thuộc ban Chấp hành Trung ương chứ không phải là cơ quan nhà nước. Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch Quốc hội là trưởng ban thì đó cũng chỉ là sự phân công của ban Chấp hành Trung ương, bộ Chính trị, ban Bí thư. Trưởng ban không nhân danh chức vụ nhà nước mà nhân danh bộ Chính trị, ban Bí thư khi thực thi nhiệm vụ. Trong điều kiện hiện nay, nếu không muốn để mọi người nghĩ rằng ban Chỉ đạo PCTN là cơ quan nhà nước hay của Chính phủ thì nên giao đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm trưởng ban. Ở địa phương tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức, cán bộ mà giao cho bí thư tỉnh ủy hoặc phó bí thư hoặc chủ tịch UBND hoặc chủ tịch HĐND làm trưởng ban chỉ đạo. Dù có giao nhiệm vụ cho ai thì khi thực hiện nhiệm vụ, nhất thiết phải nhân danh ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo phải đề ra quy chế hoạt động, xây dựng các đề án PCTN và thường xuyên hoặc theo định kỳ (hằng tháng, hằng quý, hằng năm) phải báo cáo cho Thường vụ (nếu là ban chỉ đạo ở địa phương), cho ban Bí thư, bộ Chính trị (nếu là ban chỉ đạo ở Trung ương)…
Đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Nếu chỉ hô hào, quyết tâm mà không hành động, không có biện pháp thiết thực thì tham nhũng lại “mỉm cười” chế nhạo !
ĐINH VĂN QUẾ, nguyên chánh tòa Hình sự TAND Tối cao
(Theo PL.TP.HCM)

Nước Mỹ chiếm một nửa dân số giàu nhất thế giới


http://sgtt.vn/Uploads/Images/9/7e4/97e4a44824253fe76fed9f232482f32f.jpg
SGTT.VN – Nước Mỹ đang có 29 triệu người nằm trong nhóm 1% giàu nhất lại kiểm soát đa số sự giàu có trong xã hội mà phong trào Chiếm phố Wall lên án, theo phân tích của một chuyên gia World Bank.

Khẩu hiệu của phong trào Chiếm phố Wall chỉ là một câu đơn giản: “Chúng tôi là 99%”, mô tả sự gia tăng bất bình đẳng ở Mỹ: 1% dân số kiểm soát hơn 40% tài sản và nhận hơn 20% lợi nhuận. 99% còn lại là người nghèo. Hay nói cách khác, 1% dân số nắm giữ hầu hết sự giàu có so với 99% còn lại. Phong trào này nhanh chóng lan rộng tại nhiều nơi trên thế giới.
Phong trào Chiếm phố Wall với khẩu hiệu: chúng tôi là 99%. Trong khi tính toán của chuyên gia World Bank thì Mỹ chiếm gần một nửa của số 1% giàu có nhất thế giới. Ảnh: NY Daily News  =====>>>
Tuy nhiên, một cuốn sách mới tung ra cuối năm ngoái của kinh tế trưởng Branko Milanovich (ngân hàng Thế giới – World Bank) lại nhìn nhận góc độ khác: nước Mỹ đang chiếm đến gần một nửa của số 1% người giàu nói trên, tính trên bình diện toàn cầu! Thậm chí ông Milanovich còn cho rằng những người tham gia tuần hành chiếm phố Wall là đang… chống lại mình, vì rất có thể họ thuộc một nửa của số 1% nói trên (khoảng 60 triệu người trên thế giới).
Trong cuốn sách “The Haves and the Have Nots” (tạm dịch: Kẻ có người không), ông Milanovich dựa trên các tính toán tiêu chuẩn về phân loại giàu nghèo của ngân hàng Thế giới (số liệu 2005), đã tính rằng nước Mỹ có đến 29 triệu người có thu nhập hàng năm sau khi trừ thuế là 34.000USD/người, được xếp vào hàng ngũ nhóm 1%, và chiếm 48% của nhóm 1% này trên thế giới. Nói cách khác, Mỹ là nước chiếm gần một nửa số người giàu có nhất trên trái đất. Mỗi người Mỹ trong nhóm 1% này trung bình làm ra từ 506.000USD trở lên mỗi năm.
Số 1% người giàu có nhất thế giới còn lại được phân bổ chủ yếu ở châu Âu với Đức: 4 triệu người; Anh, Pháp, Ý mỗi nước 3 triệu; Canada, Hàn Quốc, Nhật, Brazil mỗi nước khoảng 2 triệu; Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Úc, Hà Lan, Chile, Singapore và lãnh thổ Đài Loan: mỗi nơi 1 triệu người. Còn ở châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Nga là hầu như không có!

Phân bổ nhóm 1% giàu có nhất thế giới, theo chuyên gia World Bank, ông Branko Milanovich.






















Sự giàu có này cũng rất chênh lệch. Theo danh sách giàu có 2011 của tạp chí Forbes, Mỹ dẫn đầu thế giới với 412 tỉ phú (dân số 307 triệu), trong khi Venezuela chỉ có 2 tỉ phú với dân số 28 triệu. Tính trung bình cứ 743.000 người Mỹ thì có 1 tỉ phú, trong khi 14 triệu dân Venezuela mới có 1 tỉ phú. Và theo cuốn sách của ông Milanovich thì số người giàu có ở Mỹ (29 triệu) còn đông hơn dân số cả nước Venezuela!
Trung Quốc có 115 tỉ phú, xem ra cũng ấn tượng nhưng nếu so với dân số 1,3 tỉ người thì cứ 11,3 triệu dân mới có 1 tỉ phú.
Theo tính toán, tầng lớp gọi là trung lưu toàn cầu chỉ có thu nhập trung bình 1.225USD/năm sau thuế, so ra còn thua xa nhóm 1% này. Thậm chí 5% dân số được xem là nghèo khổ nhất nước Mỹ còn giàu hơn cả 2/3 dân số thế giới. Do vậy tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ không so sánh được với tầng lớp trung lưu tại các nước phát triển, khi họ không có xe hơi, kế hoạch tài chính hưu trí, nhà riêng, con cái học đại học… Vì vậy mà danh sách 1% giàu có nhất không có tên các nước này, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quiốc, Ấn Độ, Nga,… là đang biểu dương.
H.S (theo NY Daily news, CNN)

Kha tiệm Ly-Văn tế quan tham

Kha Tiệm Ly -Trannhuong
Hởi ôi!
Nước chảy lạnh lùng,
Mưa bay lất phất!
“Cây trong núi ngàn tuổi dễ tìm,
Người ở đời trăm năm khó gặp!”

Lúc sống, nhà còn ở mấy tầng,
Khi chết, thây cũng vùi ba tấc! 
Nhớ linh xưa,
Quyền thế ngang trời,
Uy phong lệch đất!
Đi nửa bước, hộ vệ bám kè kè,
Ho một tiếng dân đen run lập cập!
Rõ là:
Trôn con trẻ trây cứt trây phân,
Miệng nhà quan có gang có thép!
Mánh mung rút bòn vật liệu, mà cầu đường nhà nước xuống cấp ào ào,
Lập lờ cắt xén đất đai, nên nhà xe quan ngài lên đời tới tấp!
Mặc người đi đường té xuống té lên,
Thây kẻ qua cầu rớt tim rớt mật!
Nói sao xuể, bao điều vô sỉ từ nhỏ đến to,
Ghi khôn cùng, đủ lối gian manh từ A tới Z!
Xem báo viết, thiếu điều nhức óc nhức xương,
Mở “web- sai”, càng thêm tối mày tối mặt!
Thế mà,
Vào công vào việc, lơ mơ tựa giống cù lần,
Thấy của thấy tiền, lít xích như con lật đật!
Thời làm lính, học lem nhem ba chữ i tờ,
Lúc lên quan, “đậu” lủ khủ một lô bằng cấp!
Ruộng tốt trăm vuông,
Vàng ròng thiên dật!
Cược ván cờ vài tỉ, việc tưởng như đùa,
Đặt canh bạc vạn “đô”, không dè chuyện thật!
Châu đầu châu mặt cố moi dự án trên trời,
Quơ tay quơ chân cứ nhét nong đầy túi.
Là trưởng giả ai lại xài thứ bèo Phú Lễ, Gò Đen.
Đã nhà quan thì phải chơi hàng hiệu “Mạc- Ten”, “Cô Nhắc!”
Bạc vàng đem bỏ vào tráp vào rương,
Xe công mang đi sờ đùi sờ nách!
Bạc trắng của chùa, xài hoang vung thẳng hai tay;
Đít đen thằng mõ, chạy thuế lòi đom một khúc!
Bất lương đâu kém gì thằng Tần Cối, Tần… Chày,
Vô sỉ chẳng thua lũ Hòa Thân,  Hòa… Thiết! (!)
Lạ chi,
Tai trâu mặt lợn, nào dè muôn tiếng thị phi,
Mồm thép miệng gang, chẳng tiếc trăm điều hống hách!.
Báo ngày tốn bao nhiêu mực, xem chừng đàn khảy tai trâu,
Báo mạng mất bấy nhiêu công, nào khác nước ngoi đầu vịt!
Chỉ vì
Cái óc cái tim đen cỡ mực tàu ,
Cái mặt cái mày, dày như tấm thớt!
Để rồi hôm nay,
Khi thân tại chức, chẳng xì được tiếng thơm tho,
Lúc xác ém sâu, vẫn bốc ra mùi thúi hoắc!
Ngán uy sợ thế, bao người trước mặt cúi đầu,
Miệt đức khi tài, khối kẻ sau lưng đấm c…*
Con thơ nhóc nheo mấy hệ, mặc người xưng bố, xưng ba,
Vợ trẻ mơn mởn dăm bà, mạnh kẻ đổ lờ đổ lọp!
Tim gan dơ tợ máu cùi,
Tiếng tăm thúi hơn cóc chết!
Ngưu đầu mã diện đành giở nón chào thua,
Quỉ sứ ma vương cũng dập đầu bái phục!
Những tưởng,
Sống, tiếng nổi lẫy lừng,
Chết, người thăm chật ních!
Nào dè,
Từ lúc xuôi tay,
Tới khi liệm xác.
Ngoài vợ con thì khóc hu hu,
Còn ai nấy đều cười khặc khặc!
Hôm nay,
Rặn dăm câu dăm chữ, thảo điếu văn thống thiết một bài,
Quệt chút ớt chút tiêu, cho làng xóm xốn xang đôi mắt!
Đã không cửa đi đến Tây Thiên,
Thì chắc ăn tìm về Địạ Ngục!
Thành kính dâng ngài,
Nói nhiều không tốt!
Ô hô! Có linh xin hưởng!
Chú Thích: * Thành ngữ :  “cúi đầu trước mặt, đấm c… sau lưng”

Thơ Hàn Mặc Tử – Lời bình Phạm Ngọc Thái

Phạm Ngọc Thái – Trannhuong
ĐÂY THÔN VỸ DẠ
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
                       Hàn Mặc Tử
(Rút trong tập “đau thương” – Thơ điên của HMT)
————————- Bài thơ được mở đầu với lời trách móc của người con gái. Lời trách ấy có lẽ do một hoàn cảnh gặp gỡ nào trước đó được thi nhân nhớ lại:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Câu mở đầu như thế giúp cho ý tưởng kiến thiết bài thơ thôn Vỹ gắn với nỗi nhớ người xưa được gợi lên trong kỷ niệm:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Nghĩa là từ hàng cau đến cái nắng mới vào buổi sáng ấy, màu xanh của vườn cây đều là cảnh hiện trong hồi tưởng. Thôn Vỹ nói riêng cũng như mỗi làng quê Việt Nam nói chung: hàng cau thường đọng lại những ấn tượng sâu sắc, nhất là với những người khi đã phải xa quê. Ta cũng thấy ở trong thơ Nguyễn Bính từng viết:
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Hàng cau dưới cái nắng mới buổi sớm thì trong mát, thanh thiên lắm! Cảnh quê cô đọng được hoà quyện vào mối tình đầu trong sáng, mơ mộng của thi nhân, dù mối tình với nàng Hoàng Cúc ấy chỉ đơn phương về phía Hàn Mặc Tử. Nhưng sự sâu lắng đã trở thành hoài niệm mãi trong cõi nhớ của ông, bởi thế màu xanh của lá cây trong vườn cũng lung linh mà “xanh như ngọc”…
Cảnh Thôn Vỹ Dạ
    Như vậy “cảnh nhớ” ở ba câu đầu tuy chỉ là hồi tưởng nhưng lại xuất phát từ “cảnh có thực”! Sở dĩ tôi nhấn mạnh về chữ “thực” ở đây? vì chỉ đến câu thứ tư hình ảnh thơ đã có ý nghĩa tượng trưng:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
“lá trúc” và “chữ điền” thuộc những ngôn từ mỹ học! Hình tượng cây trúc làm tượng trưng trong thơ HMT, ta còn thấy ở trong bài thơ Mùa Xuân Chín:
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
“trúc” là hình ảnh biểu tượng cho làng quê, còn “mặt chữ điền”: theo cách nói cổ nho là ví cho gương mặt nam nhi! Trong bài thơ này gương mặt chữ điền ấy để biểu tượng cho chính bản thân thi nhân.  Hai chữ “che ngang” kia, nghĩa là thôn Vỹ với nhà thơ giờ đây chỉ còn ở trong kỷ niệm, nỗi nhớ… mãi mãi phải cách xa nên đã bị… “cắt ngang”!
Ngay trong bốn câu của khổ thơ đầu ta đã nhận thấy cấu trúc, tư duy thơ HMT theo cảm súc đã được thiết lập theo trình tự suy lý về nỗi cảnh mà lập thành tứ, để phát triển sâu hơn ở khổ thơ thứ hai khi nói đến tình duyên dang dở giữa hai người:
Gió theo lối gió, mây đường mây…
Ý là:
Em theo đường em, anh đường anh
Duyên phận đôi ta có thế thôi!
Tả cảnh nhưng chính để nói nỗi đời:
Dòng nước buồn thiu (tĩnh), hoa bắp lay (động)…
Cái (tĩnh) và (động) ấy chỉ để bộc lộ một cõi lòng, một tâm trạng cô đơn và buồn! Thi nhân ngồi nhớ người xưa, lòng ông lặng lờ buồn bã như dòng nước hắt hiu, nhưng trái tim ông vẫn bổi hổi, xốn xang như làn “hoa bắp lay”…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đây là hai câu thơ thần cảm – Hình ảnh thuyền và sông trăng theo cảm súc ùa vào trong thơ mà bật ra… làm cho tình thơ thêm rộng rãi, rung rinh, nỗi thơ càng mênh mang, da diết.
Xin nói thêm, cảnh thuyền và sông trăng ở đây theo như một số nhà bình luận: Người thì cho đó là cảnh trong một bức ảnh về Huế mà nàng Hoàng Cúc đã gửi tặng thi nhân khi đang lâm bệnh phải điều trị ở Gành Ráng, Qui Nhơn. Nhưng cũng có người lại nói rằng nàng Hoàng Cúc đã gửi tặng thi nhân tấm ảnh mặc áo dài trắng?… chứ không phải là phiến cảnh “thuyền” và “sông trăng” đó. Nếu vậy thì cảnh trong thơ chỉ là cảnh mà thi nhân nhớ lại nơi thôn Vỹ chăng? – Cũng chưa thật ngã ngũ về hướng nào.
Nhưng tóm lại cảnh của hai khổ thơ đầu ấy là cảnh thuộc về trí tưởng, dù là vào buổi sớm dưới hàng cau hay trong một đêm trăng trên sông nước. Trong bài bình của nhà bình thơ Vũ Quần Phương, đến đây có nhận xét rằng:
“Bốn câu đoạn hai không có liên hệ gì về chi tiết với đoạn một… thoáng nhìn bài thơ có vẻ đầu Ngô mình Sở…”, (hay là) “Những ý thơ rất xa nhau về ý nghĩa hoá ra lại vẫn có chỗ liền nhau…”  và nhà bình thơ cho rằng “chỗ liền nhau ấy trong thơ HMT chỉ là nhờ vào tâm trạng súc cảm”…
Theo tôi: HMT là một thi nhân viết thơ bằng nội tâm theo tư duy thế giới trong, súc cảm chỉ làm đà cho mạch thơ, hơi thơ tuôn chảy… còn ý tứ thường được diễn tả rất mạch lạc, rõ ràng. Mượn cảnh làm biểu tượng để diễn đạt nỗi tình thơ  – Đoạn thơ thứ hai ấy cần phải hiểu sâu sắc bằng thế giới bên trong như đã bình trên, mới thấy cảm súc về ý tứ của bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ hoàn toàn liên kết chặt chẽ với nhau, từ đoạn thơ đầu tiên cho đến đoạn cuối cùng.  Đấy chính là cốt lõi để tạo ra thi phẩm của ông. Đây thôn Vỹ Dạ là một tuyệt tác thi ca! Nếu cho rằng đoạn thơ thứ hai chỉ là để tả cảnh buồn mênh mang… thì sẽ không thấy hết được cái hay và sâu sắc của bài thơ!
Tôi xin bình sang khổ thơ thứ ba:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?    Như đã nói mối tình giữa HMT với nàng Hoàng Cúc chỉ là một mối tình đơn phương về phía thi nhân, có thể nàng không hay biết về tình yêu của chàng? Hơn nữa trong lễ giáo phong kiến thời ấy, giữa gia đình thi nhân với gia đình nàng còn có một khoảng cách về đẳng cấp xã hội. Hoàng Cúc thuộc gia đình một quan lại, còn HMT là gia đình lớp bình dân. Ông vốn tính lại rụt rè,  hay bẽn lẽn, yêu tha thiết mà chỉ dám đứng từ xa chiêm ngưỡng người đẹp  như trong mộng… rồi thương thầm, nhớ trộm. Thi nhân đã dồn hết tình yêu của mình vào thơ ca… sáng tác cả một tập, gọi là tập “gái quê” để tặng nàng!
Giờ đây thì cả cái mối tình đơn phương ấy cũng đang trôi vào dĩ vãng. Thi nhân lâm bệnh nặng phải sống cách ly, sự ngăn trở giữa hai người càng xa hơn. Nên trong bài thơ nói về người yêu mà thi nhân lại dùng chữ “khách” là vì thế! Ông mơ về nàng dẫu tình thì sâu nặng… mà vẫn như mơ về một người khách lạ…
Hình ảnh: Áo em trắng quá…/ – Hẳn  là màu áo trắng  của nàng Hoàng  Cúc thường mặc  phải gây ấn tượng trong trí nhớ của HMT hơn các màu áo khác!  Nhưng màu áo trắng ở đây còn là ảnh ảo, khi thi nhân mơ tưởng người đẹp ở trong trăng…  Màu trăng ấy thường hay thấy trong thơ HMT:
Người trăng ăn vận toàn trăng cả…
Còn tại sao “áo em trắng quá” mà lại “nhìn không ra”? Ý là: Mối tình ấy đã cách biệt, giờ đây khoảng cách giữa hai người xa vời như người khách lạ qua đường.  Còn cảnh tượng:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Đó là cảnh thực của nơi Ông đang sống và chữa bệnh… hiu quạnh, khói sương heo hút ở Gành Ráng, Qui Nhơn. Nhưng đồng thời cũng để nói lên trong cảnh ngộ của Người về thân phận “mịt mờ nhân ảnh”. Tâm trạng Ông đang rơi vào trong vực thẳm trước sự quên lãng của người đời.  Lòng ông càng da diết mà hỏi:
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tiếng “ai” bộc lộ một tâm trạng  vẫn rất tha thiết của Ông:  Liệu nàng còn nhớ đến ta chăng? Cái tâm trạng xa xót ai oán ấy, ông cũng đã từng bộc lộ nhiều lần khác:
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm!
“Đây  thôn Vỹ Dạ” là một bài thơ được dệt  thành một bức tranh trong mộng, không gian đa sắc đa chiều, đan xen giữa hiện tại và kí ức.  Ý, tình  khúc triết, sâu xa. Dù rằng tình thơ được rút trong tập “thơ điên”,  nhưng nó không những không phải là thơ điên mà còn là một tình thơ đằm thắm chứa chan, trái tim của nhà thơ đã thấm đầy huyết lệ!
Nàng Hoàng Cúc

http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/gpts2jpg-085059_1320027654.jpg?w=260&h=174KHI GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA, CÓ RẤT NHIỀU “TÀU LẠ” Ở QUANH CÁC ĐẢO

Maithanhhai

 Thiềm Thừ – Đại tá Nguyễn Văn Dân, sinh năm 1945 tại xã Bình Minh, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, nhập ngũ năm 1964. Đại tá Dân có gần 20 năm (1975 – 1994) gắn bó với quần đảo Trường Sa, trước khi phụ trách Hệ đào tạo sau đại học của Học viện Hải quân, rồi nghỉ hưu năm 2000. Ông được coi là một trong những kho tư liệu sống về Trường Sa.

Những dòng dưới đây là lời kể của Đại tá Nguyễn Văn Dân về những sự việc đã diễn ra tại Trường Sa, trong thời điểm ông công tác thực tế. Tác giả Thiềm Thừ ghi lại, từ Nha Trang
———————————————————————-
Năm 1975, tôi đang là Trung uý, Trợ lý Tham mưu của Khu vực 2 Sông Mã, Hải quân (Khu vực là cấp tổ chức Hải quân, tương đương Vùng hiện nay), thì được lệnh tham gia Đoàn Công tác tiếp quản căn cứ Cam Ranh. Đoàn gồm 42 người, do Trung tá Hà Trung Hỷ, Chính uỷ K2 chỉ huy (tháng 9/1975, Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ được thành lập, ông Hà Trung Hỷ là Chính uỷ Lữ đoàn), Đại uý Ngô Lai làm Tham mưu trưởng.
Đoàn đi tàu đến Đà Nẵng ngày 2/4/1975. Tại đây, chúng tôi được biết chủ trương của trên: Phải bí mật, nhanh chóng giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa đang do quân Sài Gòn đóng giữ, kiên quyết không để lực lượng nào khác, nhân tình hình lúc đó để chiếm đóng.
Rồi tàu chúng tôi đi tiếp, đến Quân cảng Quy Nhơn tối 6/4/1975. Khi đó, ở cảng Quy Nhơn vẫn chưa hết tiếng súng. Từ Quy Nhơn, Đoàn đi ô tô, vào đến Nha Trang ngày 7/4.
Ở đây, chúng tôi được lệnh gấp rút ra tổ chức tăng cường cho lực lượng ở Trường Sa. Giữa tháng 4/1975,chúng tôi xuống 2 tàu do Bộ Tư lệnh Hải quân đưa từ Hải Phòng vào, giả dạng tàu cá số hiệu 679 – 680, ra Trường Sa.
Ngày 14/4, ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Chúng tôi tiếp quản đảo Song Tử Tây từ đơn vị giải phóng đảo, tổ chức lại công tác bảo vệ và nắm thêm tình hình chung.
Sau đó, chúng tôi đến đảo Sơn Ca, một ngày sau khi đảo này được lực lượng ta trên tàu 641 giải phóng (25/4). Tại đây, Đoàn nhận 16 tù binh Sài Gòn để đưa về Cam Ranh trên tàu 641.
Anh Hùng người Hà Tây, chỉ huy đơn vị giải phóng đảo Sơn Ca cho biết: Hình như có 1-2 lính Sài Gòn bơi sang đảo Ba Bình bên cạnh, do Đài Loan chiếm đóng.
Sau đó, Đoàn tiếp tục đến đảo Nam Yết. Lúc đó ở gần Nam Yết có 1 tàu khu trục của Hải quân Sài Gòn, nhưng tàu này rút đi khi thấy tàu ta tới.
Đảo thứ tư Đoàn tới là đảo Sinh Tồn. Chúng tôi dừng tại đây lâu hơn. Khi đó, trên đảo còn ngôi mộ của một Thiếu uý Sài Gòn, bia ghi tên là Tính hay Tích gì đó, lâu rồi tôi không nhớ, ở Chợ Lớn, bị bệnh chết.
Tôi nói với anh em: “Dù ở bên nào, nhưng họ cũng là người Việt Nam, tham gia giữ chủ quyền cho Tổ quốc, nay chết ở đây, mình cũng nên giữ mộ cho họ!”. Sau này ngôi mộ được di dời thế nào, tôi không rõ.
Từ đảo Sinh Tồn, chúng tôi đến đảo Trường Sa Lớn, ngày 2/5/1975. Đây là đảo chúng tôi ở lại lâu nhất để củng cố tổ chức, lực lượng, đảm bảo các hoạt động.
Nhìn chung, khi đó tổ chức phòng thủ của quân Sài Gòn tại Trường Sa còn sơ sài. Thực phẩm cho lính chỉ có gạo sấy và đồ hộp.
Các đảo còn hoang vu, ở Nam Yết cây mọc khá rậm rạp. Nhưng đảo này và đảo Sơn Ca hầu như không có chim, trong khi ở Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa rất nhiều chim.
Có những bãi chim, chim bay ào ào trên đầu, còn dưới đất chim con nằm dày đặc, chúng tôi không dám bước chân…
Lúc đầu, chúng ta chưa xác định được cơ cấu tổ chức, trang bị, phương tiện, công tác phòng thủ tại các đảo.
Dần dần, các khâu này được hoàn chỉnh, việc bảo đảm đời sống cho anh em trên các đảo đi vào nề nếp. Năm 1978, ta bắt đầu làm sân bay ở Trường Sa…
Trong quá trình ra tiếp quản các đảo năm 1975, hầu như chúng tôi không thấy tàu Mỹ.
Nhưng có một số tàu của đối phương (nói thế anh hiểu đối phương là ai rồi) ở quanh các đảo. Khi thấy tàu ta đến, họ rút đi.
Ở các đảo Thị Tứ, Loại Ta chúng tôi thấy có tàu mang cờ Philippines …
Tranh chấp tại đảo An Bang năm 1978, tôi không trực tiếp tham gia. Có bạn thân của tôi là Lê Văn Sợi cùng tàu HQ 617 ra An Bang, đối đầu với lực lượng Malaysia.
Trung tuần tháng 5/1975, tôi về lại Nha Trang, được cử làm Cảng vụ trưởng ở căn cứ Cam Ranh. Khu vực Cam Ranh khi đó còn thường xuyên bị không quân Sài Gòn ném bom, nhiều nhất là ở cầu Trà Long trên Quốc lộ 1A.
Chỗ cảng còn rất nhiều tàu, sà lan chở dân tị nạn, cả xác lính Sài Gòn, xác dân. Dân di tản còn ở Cam Ranh khá nhiều. Thậm chí có mấy người lính Sài Gòn vẫn mặc quân phục cũ, đeo băng đạn, xin cách mạng cho bộ đồ Tô Châu để họ mặc, đứng ra giữ gìn trật tự…
Lúc đó, nghe tin còn lực lượng địch cố thủ trong căn cứ Cam Ranh, tôi được lệnh đưa một sĩ quan Sài Gòn đi kiểm tra. Đó là Trung uý Tuân ở căn cứ Lam Sơn (Dục Mỹ, Ninh Hoà, Khánh Hoà), nhà ở số 91 Nguyễn Trãi, Nha Trang. Ông Tuân có thời gian làm việc trong Cam Ranh nên ít nhiều biết các khu vực ở đây.
Các điểm chúng tôi kiểm tra đều mới bị đào bới. Nghe nói, sau khi Mỹ rút khỏi Cam Ranh năm 1973, đã có các nhà thầu được vào đó tìm phế liệu…
Tháng 8/1978, tôi làm Hải đội phó Hải đội Cam Ranh.
Tháng 10/1978, Vùng 4 duyên hải được thành lập. Năm 1980, tôi là Đại uý Hải đội trưởng, được điều lên làm Trưởng Ban Huấn luyện của Vùng 4, rồi được cử đi học ở Liên Xô.
Năm 1983 về nước, tôi làm Phó Tham mưu trưởng Vùng, được giao nhiệm vụ chuyên giúp cho các đảo Trường Sa.
(Còn tiếp)
————————————————————————–
* Bài viết có sử dụng hình tư liệu của tác giả Nguyễn Viết Thái để minh họa đời sống bộ đội Trường Sa, năm 1988 và từ 1975-1990

Đỗ Thị Minh Hạnh: Sinh nhật trong tù

http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/dothiminhhanh1-danlambao.jpg?w=320&h=150
Ngô-an (Danlambao) Hôm nay – ngày 13 tháng 3 – sẽ là một ngày rất bình thường nếu tôi không biết Hạnh. Tôi còn nợ cô bé ấy nhiều lắm. Có nhiều điều còn nhớ mãi, có những chuyện sẽ không thể nào quên. Thế nhưng, Hạnh vào tù đã được 3 năm, tôi chưa bao giờ viết được một bài trọn vẹn cho em. Có lẽ, tình càm tôi dành cho Hạnh đã bão hòa, đã đầy ắp để mỗi con chữ về Hạnh cũng là thừa. Có lẽ, tôi nhìn thấy sự thừa thãi trong những dòng chữ của mình vì đã có nhiều người viết về Hạnh mặc dù họ chưa được gặp em một lần. Mặc dù họ chưa được một lần nghe Hạnh hát, những bài hát do em tự đặt lời, giọng tự nhiên, trong sáng, không chải chuốt. Nhưng, quả thật, những dòng chữ họ dành cho Hạnh thật ấm áp, thật nghĩa tình như đã quen Hạnh từ lâu.
Như một Nguyệt Quỳnh đã dành cho Hạnh một chỗ đứng thật đẹp trong lòng dân tộc: “tôi nhìn thấy tuổi trẻ đang vịn vai Hạnh đứng dậy, dân tộc tôi đang cần vịn vai em để bước đi cùng nhân loại” (1)
Như một Bác 8 Bến Tre đã dành cho Hạnh một phần trang trọng trong lịch sử: “Giai đoạn hậu Cộng sản ở nước ta, lịch sử sẽ được chép lại để vinh danh các anh thư hào kiệt Việt nam, trong đó chắc chắn có tên Đỗ thị Minh Hạnh” (2).
Như một Vũ Đông Hà, chưa gặp Hạnh bao giờ những ông cũng đã viết về Hạnh bằng những ngôn từ chuẩn xác về một cô gái bình dị, nhưng không bình thường ở xã hội hôm nay: “Hạnh đã cùng với Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng” (3)
Quả thế, trong một xã hội mà tầm nhắm của mọi người chỉ ngừng lại ở tất cả những cụm từ có chữ “khủng” và “siêu” đi cùng thì có lẽ Hạnh là người không bình thường khi can đảm từ bỏ tuổi 20 để dấn thân cho lý tưởng của mình. Có lẽ Hạnh đã không bình thường khi dám dứt khoát từ bỏ cuộc sống ấm êm bên cạnh người Mẹ và Cha yêu thương em hết lòng để lên đường đi vào một xã hội đã bị đời bỏ quên, để cuối con đường đó là một nhà tù giam lại tuổi thanh xuân, nhốt chặt bao nhiêu hoài bão của em.
Bỏ gia đình ra đi, Hạnh sống tự lập để có thể giúp đỡ cho dân oan, cho người lao động mà không phải liên lụy đến Ba Mẹ bởi những hoạt động của mình. Ngay cả trong tù, Hạnh cũng chỉ nghĩ đến người khác: nhờ gửi quà cho Hùng, cho Chương trong ngày sinh nhật. Thăm hỏi bác Giang, bác Truyển, papy Liêm. Nhịn ăn sáng để mua mì gói cho một cặp vợ chồng già không có người thăm nuôi trong tù, xin những xuất công quả của Mẹ để cho hai anh em đang bị giam cùng trại, nhường thuốc của mình cho người tù khác v.v… Có lẽ cuộc đời của Hạnh chỉ nghĩ đến người khác, chỉ sống vì người khác. Viết đến đây tôi tưởng chừng như ngửi lại mùi dầu khuynh diệp một buổi chiều ở ML. Hạnh ơi, có nhớ không?
Những ai đã có lần biết Hạnh, có lẽ sẽ nhớ mãi đôi mắt long lanh sáng của em chứa cả một bầu tâm huyết, Hạnh tin ở con người, cuộc sống, Hạnh tin mãnh liệt ở lý tưởng và điểm đến trên con đường chông gai mà em đã chọn. Bởi đó là hoài bão của em. Hoài bão của Hạnh không phải là một người chồng giàu, một căn nhà đẹp mà là một cuộc sống công bằng, cơm no cho người nghèo, áo ấm cho kẻ không nhà. Và em đã chọn một lối đi riêng cho mình – không giống những cô gái đồng trang lứa – để thực hiện hoài bão đó.
“Con đã bán cái xe honda và xin tiền của Mẹ để đi Thái Lan” Hạnh kể và cười rất tự nhiên. Nhưng không ai biết đó là cái vốn liếng cuối cùng của cô để có thể gặp Hùng, lúc đó Hùng đã sang Thái Lan trước. Không ai biết cô đã phận gái một mình đi qua nhiều chặng đường, qua nhiều ngõ gian nan để gặp những người lao động. Không ai biết những vũng lầy đất đỏ cô đã trải qua trên Bauxit Tây Nguyên, những buổi cơm hẩm với công nhân Trà Vinh. Và còn nhiều điều không ai biết được về sự can đảm đến độ gan lì của cô bé này. Tất cả cũng chỉ vì điều mà cô vẫn ước ao, điều mà cô vẫn la to ngay cả trước mặt quan tòa trong tòa án ở Trà Vinh, đó là: “tôi chỉ muốn thực hiện hoài bão của mình”.
Ngay cả trong tù, Hạnh vẫn luôn lạc quan với niềm tin trong sáng vào chân lý, công bằng và sống với những “hoài bão” mà em ấp ủ:
Hạnh thích hát, những bản nhạc do Hạnh tự sáng tác lời, tiếng hát tự nhiên, không gọt giũa, trong sáng vút cao. Hạnh có thể ca bất cứ lúc nào: hát bên vỉa hè cho bạn bè; hát trong trại tù những lời gửi gấm đến công an, quản giáo (với những lời Hạnh tự sáng tác mà một “bạn tù dân chủ” nhốt chung với Hạnh cũng phải suỵt khẻ), hát trên đường đi đến tòa án, tiếng hát vươn lên trên mọi sự sợ hãi đã làm Hùng và Chương cũng cất tiếng hát theo và đã khiến công an phải bịt miệng Hạnh lại. Tấm ảnh bịt miệng cha Lý đã vượt đại dương để đến thế giới tự do, rất tiếc chúng ta thiếu một tấm hình “không ai ngăn nỗi lời ca” của Hạnh.
Hôm nay, sẽ là một ngày rất bình thường nếu tôi không biết Hạnh. 27 tuổi, 3 lần sinh nhật trong tù. Hạnh chọn con đường vượt lên tất cả những mơ ước đời thường, nhưng có lẽ đâu đấy Hạnh cũng ao ước một mái ấm gia đình khi em đọc trong mắt Ba Mẹ nỗi mong đợi đó. Mong cho con mình có một đời sống như mọi đời sống bình thường khác: một tấm chồng, một mái nhà, những tiếng cười trẻ thơ. Có lẽ, em chưa đáp lại được sự mong đợi của Ba Mẹ, nhưng tình yêu thương em dành cho Ba Mẹ thật tràn đầy. Tình yêu thương mà em đã gửi gấm qua những nét chữ kẻ dòng gửi từ trại tù Bình Thuận:
Trong tù, một lần bị biệt giam, Hạnh suýt chết khi bồn nước trong nhà giam bị bể, Hạnh bị nước cuốn trôi đi. Bị giam chung với bệnh nhân HIV trong khi thân thể bị ghẻ lở. Bị bịt miệng, bị trói tay chân và đánh, thế nhưng Hạnh vẫn không chịu gọi công an trại giam là cán bộ và vẫn rất nhiều lần viết vào tờ tự khai bằng những dòng chữ to: TÔI KHÔNG CÓ TỘI!
Can cường như thế, cứng rắn là thế, nhưng Hạnh vẫn là một phụ nữ với tất cả những thường tình nhi nữ, Hạnh vẫn có những mơ ước bình dị là được cuộn tròn trong hạnh phúc của Ba Mẹ:
Hôm nay, em, người con gái sinh ra lầm thế kỷ đã tròn 3 tuổi tù, 27 tuổi đời. Những hoài bão chưa trọn, những giấc mơ còn dang dở sau chấn song tù. Tôi sẽ tặng em gì đây để đôi mắt em mãi sáng, để nụ cười em mãi tươi bên cạnh những buổi cơm tù?
Hôm nay, ngày 13/3, sinh nhật Hạnh, tôi sẽ không tặng em một bó hoa vì hoa không thể nở trong chốn lao tù. Mượn lời của nhà thơ Trần Trung Đạo, tôi muốn tặng em niềm hy vọng ở một ngày hội lớn của dân tộc. Ngày đó sẽ có Ba Mẹ và mọi người yêu thương em, ôm em trong vòng tay với những hoài bão đã vung đầy:
Giữa quê người còn một bài thơ
Viết cho em bằng những dòng hy vọng
Đừng gục xuống, đừng than thân trách phận
Hãy mỉm cười như một chuyến đi xa
Mẹ sẽ chờ em dù năm tháng trôi qua
Sông núi chờ em trong ngày hội lớn (4)
Thay một bó hoa cho ngày sinh nhật trong tù của Hạnh
13/3/2012
Chú thích:
(1) Đỗ Thị Minh Hạnh – Giọt nước hay mảnh thủy tinh (Nguyệt Quỳnh) 
(2) Viết về Đỗ thị Minh Hạnh (Bác 8 Bến Tre) 
(3) Chuyện của Hạnh và Phượng (Vũ Đông Hà)
(4) Bài thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh (Trần Trung Đạo)

Quê hương ơi biết bao giờ mới hết…


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/dothiminhhanh-2-danlambao1.jpg?w=337&h=158
Quê hương ơi biết bao giờ mới hết
Người yêu người đang phải chịu xa nhau
Quê hương ơi biết bao giờ mới thấy
Người với người thôi giết hại lẫn nhau
Nhân ngày 13 tháng 3, sinh nhật của Em Đỗ Thị Minh Hạnh. Xin gởi đến Thanh Nghiên, Minh Hạnh, Minh Hằng và tất cả những Anh Thư nước Việt đã đang và sẽ đi vào lao tù cộng sản chỉ vì một tội duy nhất là yêu quê hương, yêu tổ quốc Việt Nam tự do dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Quê hương ơi biết bao giờ mới hết…
Vì có những người giống như em
Xả thân gìn giữ núi sông này
Quê hương mới có ngày tươi sáng
Dân tộc mới còn đến hôm nay
Ngày ấy quê hương của chúng mình
Là con đường nhỏ nắng lung linh
Là hàm răng trắng trong như ngọc
Là gót chân son bước gập ghình
Nhớ nhớ thương thương những con đường
Em qua áo mộng nắng còn vương
Tình như tia nắng bình minh ấy
Biết đến bao giờ hết nhớ thương
Những tưởng thời gian êm trôi mãi
Đâu biết mùa xuân đã hết hồng
Giông tố giăng ngang trời tuổi trẻ
Tình người vội vã bước sang sông
Từ đó quê hương hận chất chồng
Máu và nước mắt chảy thành sông
Cô đơn đi giữa trời giông bảo
Áo em thôi trắng má thôi hồng
Thương biết bao nhiêu những cánh hồng
Dốc lòng chia sớt hận non sông
Kê vai gánh lấy sầu non nước
Thân gầy gót nhỏ trước gai chông
Bốn bức tường cao cài song sắt
Ngăng dòng nước mắt khóc quê hương
Ai biết bên trong tường đá ấy
Ngàn năm non nước vẫn còn vương
Dẩu có vùi thân chốn ngục hình
Nụ cười năm ấy vẫn tươi xinh
Vẫn còn như thuở trăng mười tám
Vẫn đẹp như mơ một bóng hình
Quê hương ơi biết bao giờ mới hết
Người yêu người đang phải chịu xa nhau
Quê hương ơi biết bao giờ mới thấy
Người với người thôi giết hại lẫn nhau

Quà ngày phụ nữ là một tấn than


http://www.tienphong.vn/Cache/117/160117_450.jpg
Tienphong – Ngày 8 – 3, không hoa, không quà, vì cuộc sống, họ vẫn làm việc trong xưởng than. Họ là những phụ nữ ở miền quê nghèo Giao Thủy – Nam Định.
Ngày 8 – 3, thay vì vui vầy cùng gia đình, được tặng hoa, tặng quà, được yêu thương, họ vẫn làm việc trong xưởng than trên đường Hồ Mễ Trì (Hà Nội) để kiếm kế sinh nhai.
Chị Nguyễn Thị Hà (bên trái) và chị Phạm Thị Xuân làm việc tại một xưởng than trên đường Hồ Mễ Trì (Hà Nội) ngày 8 – 3.====>>>
Theo chị Nguyễn Thị Hà (37 tuổi) mỗi ngày đập, vận chuyển khoảng 1 tấn than kíp lê cho chủ xưởng. Trung bình, một công nhân nữ như chị nhận được 80.000 đồng/ngày. Ngày 8 – 3, cũng không ngoại lệ.

Chị Phạm Thị Xuân (40 tuổi) cho biết, có được công việc như này đã là may mắn, vì trong khi chị có thu nhập, thì những chị em của mình, vẫn phải ngồi lê, đứng đường để chờ việc.
“Trừ những ngày mưa gió không làm được thì nghỉ, chứ ngày này (8 – 3) vẫn đi làm bình thường chứ. Nghỉ thì kiếm đâu ra tiền”.


Chị Xuân dùng sức đục, phá những cục than kíp lê to. Nhiều khi, phải đến chục lần quai búa, hòn than mới vỡ
Chị Xuân dùng sức đục, phá những cục than kíp lê to. Nhiều khi, phải đến chục lần quai búa, hòn than mới vỡ.
Các chị phải ghè than theo đúng tiêu chuẩn phân loại...
Các chị phải ghè than theo đúng tiêu chuẩn phân loại….
...sau đó cho vào thau...
…sau đó cho vào thau….
...bê từng thau một
…bê từng thau một.
... đổ vào các bao tải, khâu lại cho chủ xưởng chuyển đi các nơi tiêu thụ
… đổ vào các bao tải, khâu lại cho chủ xưởng chuyển đi các nơi tiêu thụ.
Các chị cũng kiêm luôn nhiệm vụ khiêng bao than lên xe cho khách hàng mỗi khi có người đến mua
Các chị cũng kiêm luôn nhiệm vụ khiêng bao than lên xe cho khách hàng mỗi khi có người đến mua.
Chị Phạm Thị Hiền (30 tuổi) làm việc trong xưởng than. Theo chị, mỗi thau than này nặng khoảng trên 20 kg. Mỗi ngày, các chị phải bê hàngtrăm thau than.
Chị Phạm Thị Hiền (30 tuổi) làm việc trong xưởng than. Theo chị, mỗi thau than này nặng khoảng trên 20 kg. Mỗi ngày, các chị phải bê hàng trăm thau than như thế.
Theo chị Hà, mỗi ngày, mỗi người như chị phải làm được 1 tấn than
Theo chị Hà, mỗi ngày, mỗi người như chị phải làm 1 tấn than, tiền công 80.000 đồng.
Thoáng mệt mỏi bên đống than kíp lê
Thoáng mệt mỏi bên đống than kíp lê.
Chị Xuân cười bảo rằng, mới được chồng nhắn tin chúc mừng ngày 8 - 3 lúc sáng.
Chị Xuân cười bảo rằng, mới được chồng nhắn tin chúc mừng ngày 8 – 3 lúc sáng..
Trường Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét