Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

LƯỢM TIN TỨC
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trường Sa không phải là Malvinas (PN Today).  - Hình ảnh chiến sĩ Trường Sa oai hùng luyện tập chiến đấu.  - Ra biển cùng phi đội EC-225 (TT).  - VN thiết kế thiết bị huấn luyện xạ kích pháo 37mm (ĐV/QĐND).
Cải chính về việc đăng lại bài Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, thật ra là của bà Benazir Bhutto ở Dubai (Boxitvn).


KINH TẾ



VĂN HÓA-THỂ THAO



- Phỏng vấn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: ‘Giải thưởng HNV Hà Nội năm nay là đích đáng’ (eVăn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG



QUỐC TẾ




Đền 500 triệu đồng cho 6 người bị tù oan (VnEx)   —-Tàu khu trục Myanmar thăm Đà Nẵng (VnEx)  —-Lúng túng dập dịch tay chân miệng (Dân Việt)  —Chính quyền xã vô cảm với cuộc sống người dân? (DV)
Hội chứng ‘đốt’ tiền tỉ: Tham nhũng, bất chính sinh ra kẻ ngông nghênh (DDDN)  —Tham nhũng mà được bao che, dân sẽ mất niềm tin  (LĐ)   —Chỉ còn cách đảng tự sửa mình (Nguoicaotuoi) càng “tự sửa” nó còn nặng thêm- Giống như mắc bệnh chơi bời (tiêm la ,lậu mủ) do mắc cỡ nên “tự chữa”,chữa mài thf cắt luôn- Hơn nữa,cái câu “chẳng ai chịu lấy đá ghè chân mình”.đúng ,ngu sao??
“Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường… (Nguoicaotuoi) -Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết trên báo Nhân Dân ngày 15-5-1999 với tiêu đề “Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bài viết được đánh giá như một bản Di chúc, một lời cảnh báo cuối đời về hiện tình đất nước và về Đảng cách đây 13 năm nhưng nay vẫn nóng hổi như Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 vừa nêu. Xin nêu lại mấy nội dung chính…  Điều đáng sợ là diễn biến hòa bình từ nội bộ Đảng ta… Cái này ngó bộ đúng,chớ có ma nào nó “diễn biến”?- Bao nhiêu Nghi quyết có thấy gì đâu???chả tác dụng gì!!!mà còn lộng hàng hơn!!! Vụ “hoa cải Tiên lãng” là một điễn hình như…ban…ngày.

Cải cách lương công chức Việt trong mắt chuyên gia Tây  (DDDN)
***
Chư tăng ra trụ trì ở Trường Sa (BBC) -Sáu vị chư tăng từ tỉnh Khánh Hòa sẽ ra các đảo thuộc Trường Sa để tiếp quản các chùa ‘của tổ tiên’.   —Chư tăng ‘bảo vệ chủ quyền lãnh thổ’ (BBC/nghe)  —-Nhộn nhịp ngoại giao Miến Điện – VN (BBC)   —–Quá nhiều sân bay? (BBC)
Những mảng tối trong ‘Ngôi nhà Việt’ (Phạm duy Anh/Thongtinberlin) >>> Từ vụ ‘nuốt đất’ tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin
Trang Da Màu bị tấn công -DCVOnline   —-Ai quản lý tiền công đức? (TN)  —-Xẻ núi, phá rừng, phế thải ngổn ngang   TPO – Du khách đến đền Trung, Thượng trong khu vực quần thể di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), không khỏi choáng vì cảnh xẻ núi, phá rừng, đổ phế thải ngổn ngang.  —–Kỷ luật đảng phải đi với thực thi pháp luật (TP)
http://nld.vcmedia.vn/ciLAynugSRwE6T2fSjAC53Ycccccc/Image/2012/03/duong2d5e991_efe42.jpg
Đám cưới, đám ma, đi viện đều bằng… xe trâu (NLĐ) -Đó là thực trạng đang diễn ra ở xã Đức Sơn (Anh Sơn, Nghệ An) bởi con đường nối liền xã với trung tâm huyện và các địa phương khác chỉ có thể đi bộ hoặc bằng xe trâu.Con trâu giúp người dân đi qua con đường kinh hoàng====>>>
Di dời cả xã, không tái định canh   TP – 1.550 hộ dân của xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) sẽ phải di dời, nhường đất cho những dự án lớn, nhưng những quyền lợi thiết thân của họ chưa được coi trọng.   “Dân chủ gấp vạn lần” cho nên chủ lo chớ?-Đầy tớ lo sao được- Ở Nha trang có bãi rác hoành tráng lo gì?
Chưa nên vội đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu  (SGTT)
“Thần đồng” khóc ròng vì được… mua nhà thu nhập thấp   SGTT.VN – Hoàng Thân, cậu bé dân tộc Tày với hàng loạt thành tích nổi bật đã được UBNDTP Hà Nội ưu đãi cho mua một căn nhà ở xã hội. Nhưng quá thời hạn đóng tiền đợt hai mà gia đình “thần đồng” vẫn chưa biết xoay xở đâu ra.  —–Thần đồng phải đấu giá ảnh chụp với Tướng Giáp để mua nhà (GDVN)
“Cái đó tôi không dám bình luận” (BEE)….. Sao không cấm hẳn việc bán mũ rởm mà lại xử phạt người đội mũ rởm?-  Cái đó tôi không bình luận được. Nhưng theo suy luận của tôi, cấm hay không cấm đều căn cứ trên pháp luật. Tôi nghĩ là phải có lý do xác đáng khi đưa ra quy định đó.- Đấy, quan TS. nói kiểu này thì rõ ràng là xứ sở vô pháp vô thiên,ai muốn làm gì thì làm,mạnh được yếu thua- Đúng là “Dân chủ gấp triệu lần bọn tư sản”!!!!? Vậy Lãnh đạo và quản lý cái gì?thế nào?  —–Dẹp MBH rởm: CSGT và người dân cùng mang… thước (Bee)   —-Phạt đội mũ bảo hiểm rởm: Trút gánh nặng sang người dân (Bee)   —-Đua nhau sinh con: Bệnh viện quá tải - Giadinh.net/BM
Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm? (RFA) -Chỉnh đốn Đảng đang là đề tài được quan tâm nhất hiện nay, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đảng cộng sản nhìn lại những việc làm của mình và cảm thấy cần phải có hành động thay đổi, sửa sai hay nói khác đi là cải tổ, thay đổi để Đảng có thể tiếp tục lãnh đạo như từ khi mới thành lập.   —–Kiểm soát Internet?  (BBC) -RSF nói Việt Nam vẫn là nước ‘thù địch’ với tự do Internet.


Giá điện lại được kiến nghị tăng ít nhất 5% (Dân Việt)   —–Giá điện lại được kiến nghị tăng ít nhất 5% (DDDN)   —-Giá xăng bắt đầu ngấm…  SGTT.VN - Việc giá xăng tăng thêm 10% đã gây áp lực lớn khiến nhiều loại hàng hoá tăng theo. Những ngày này, ảnh hưởng đầu tiên của giá xăng có thể thấy qua giá lương thực, thực phẩm và vận tải. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ bắt…   —Nỗi lo của dân trước cơn bão ồ ạt tăng giá   (VTC News)
“Găm” 1 triệu lít xăng, “lãi” 2 tỷ đồng  (DDDN)   —-Nhà máy chế biến thịt sạch trăm tỉ cũng “thoi thóp”  (LĐ)  —Eximbank thâu tóm Sacombank: hai bên đạt được thỏa thuận (VEF)   —Các hãng taxi đồng loạt tăng giá cước  (VTC News) – Thông tin từ các hãng taxi cho biết, từ ngày 12/3, các hãng taxi sẽ đồng loạt tăng giá cước.  —-Xử lý nợ doanh nghiệp trước khi phá sản (TN)
Chứng khoán giảm sâu -(TNO) Khép lại phiên giao dịch buổi sáng ngày 12.3, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận “sắc đỏ” trên cả hai sàn giao dịch.   —Giá cước taxi tăng từ 600 đến 2.000 đồng/km (NLĐ)  —–TP HCM: Cước xe đò tăng 5-10% (Saigonnews)
Cẩn trọng với cổ phiếu bất động sản  (NLĐO) – Nhà nước sẽ từng bước mua các dự án nhà đất đang thế chấp tại các ngân hàng nhưng chưa đủ lực tạo ra thị trường bất động sản sôi động.  —-Những doanh nghiệp nợ như Chúa Chổm (Saigonnews) -Trong 664 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài..   —-Gas bị rút ruột khi đến tay người tiêu dùng  (SGN)   —Đường ế ẩm, giá bán lẻ vẫn cao (SGN)  —–Chứng khoán xuống dưới 430 điểm (TBKTSG)


Tiến sĩ giảng bài kinh tế bằng… quan hệ vợ chồng - Nguoiduatin.vn/BM  -Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao và tỏ ra vô cùng bất bình khi xem đoạn video ghi lại cảnh Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh sử dụng hàng loạt những ngôn từ thô tục, chợ búa… để giảng bài cho các học viên Quản trị Kinh doanh FSB.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Quá đau lòng khi nghe TS văng tục trên bục giảng (GDVN  ) —-Nguyên nhân sâu xa của những mâu thuẫn ở ĐH Hùng Vương (GDVN)


Obama sốc vì vụ thảm sát ở Afghanistan (BBC)  —-Trung sĩ Mỹ bị nghi hạ sát 16 thường dân Afghanistan (Nguoiviet)   —–Nỗi lo mầm non Fukushima   (BBC) -Cha mẹ tại tỉnh Fukushima lo tương lai sức khỏe con cái mình.  —Tổng thống Syria bác bỏ đề nghị thảo luận với phía nổi dậy (Nguoiviet)  –Tranh cãi về điện hạt nhân ở Nhật sau sóng thần (VnEx)   —-Người Nhật xuống đường phản đối hạt nhân (VnEx)  —Tổng thống Mỹ có thể sẽ đến biên giới Triều Tiên (TTXVN)
Xung đột với Iran có thể dùng tới bom mới chế tạo của Mỹ -DCVOnlineTin Reuters  —-Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD vào Triều
Tiên (TP)   —-Máy bay Trung Quốc “sống nhờ” động cơ Nga (NLĐ)   —VTC /BM -”Con rồng Trung Hoa” J-20 chỉ là cái xác không
hồn?  —-TT Barack Obama bị mất tín nhiệm do giá xăng (NLĐ)- TT Obama nên qua CHXHCNVN “học tập” cách cai trị Dân cho khỏi mất tín nhiệm- Xăng dầu điện đóm lương thực thưc phẩm vận tải phí cao tốc….tăng tá lả mà Nhà nước vẫn được “Nhân dân đồng thuận cao”-Hay chưa???
Palestine bắn trả Israel 120 quả rocket (NLĐO)   —-Bị ném đá đến chết vì “Tây hóa” (NLĐ)  —Ông Kofi Annnan “trắng tay” rời Syria (NLĐ)  —-Trung Quốc và Mỹ đang leo thang ở Châu Á – Thái Bình Dương  (Tamnhin)   —Sau thảm họa: Kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh hơn  (Tamnhin)
Malaysia rúng động vì “Cowgate”    (TNO) Các công tố viên Malaysia ngày 12.3 đã truy tố chồng của một bộ trưởng nội các về tội sử dụng sai mục đích 16 triệu USD công quỹ dành cho một dự án gia súc của chính phủ, theo hãng tin AP.

Mỹ-Campuchia tập trận Người gác đền Angkor 2012 -Vietnam Plus /BM  —-Báo Tin tức /BM  -Xyri tố cáo bọn khủng bố sát hại thường dân để phát lên sóng truyền hình  —-Người Lao Động /BM  -Taliban thề trả thù lính Mỹ thảm sát người Afghanistan

 

Nhiều tiệm vàng bị lừa (NLĐ)  –Triệt phá sòng bạc Campuchia ở… Việt Nam (TN)   —-Tóm gọn ổ bạc tinh vi chưa từng thấy ở Việt Nam (DDDN)    –Côn đồ đập phá xe chở công nhân (TN)  —Hà Nội: Chồng chém chết vợ rồi dùng dao tự cắt cổ (GDVN)  —Tiết lộ bất ngờ của người trông nhà 130 tỷ cho thiếu gia Hà Tĩnh (GDVN)  —-Hà Nội: Xe máy bốc cháy đùng đùng trên phố, một phụ nữ thoát nạn (GDVN)
Chuyện ít biết về nữ đại gia Diệu Hiền (Dân Việt) -–Trước khi thành đại gia, bà Diệu Hiền từng làm những gì?  (DV)——Nữ đại gia nợ 1.500 tỷ đồng: Từ huyền thoại đến sự thật (DDDN) -Dư luận thắc mắc, dù bà Diệu Hiền chữa khỏi bệnh, về lo giải quyết chuyện nợ nần thì liệu có trả nổi số tiền hơn 1.500 tỷ đồng (chưa kể một số dự án vay ưu đãi)?

http://nld.vcmedia.vn/zoom/398_298/ciLAynugSRwE6T2fSjAC53Ycccccc/Image/2012/03/untitled23c2e81_dcc1a.jpgHết tình, ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ (NLĐO) – Ngày 12-3, TAND TP Tân An, tỉnh Long An, cho biết đã thụ lý vụ kiện đòi tiền và tài sản của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tâm, bà Phạm Thị Huỳnh Mai (ngụ phường 6, TP Tân An) đối với bà Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng). =====>>>
Đánh đập dã man hai cụ già để cướp sợi dây chuyền (VTC)  —Bị dừng xe kiểm tra, rút súng bắn cảnh sát  (LĐ)   —Vờ đau bụng, uy hiếp chủ tiệm thuốc cướp vàng (NLĐ)    —-Phá một trường gà trong nông trường (NLĐ)
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuyduongtk/20120309/VH-9.3-PL-in1a.jpg
Ngô Phương Lan hững hờ vòng một (Phapluat&xã hội) -  Hoa hậu Ngô Phương Lan diện chiếc đầm khoét ngực khá táo bạo, mỉm cười và đẹp một cách sang trọng trong bộ ảnh mới.====>>>  —Nhộn nhịp… cà phê “ôm (NLĐ)  —Tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc (NLĐ) -Vào hồi 15 giờ ngày 11-3, tại ngã 3 Liên Khương (đi Lâm Hà) trên đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người chết.    —Tránh xe máy, xe khách chở 40 người lao ruộng  (SGTT)  —-Xe tải húc ô tô rớt ruộng (NLĐ)  –90 phút “phù phép” thịt heo thành thịt bò (Saigonnews)   —Banh giặt, viên rửa tay không cần xà bông: Thật hay mơ?  (SGN)  —-Nhân viên nhà mạng “quen tay” lừa đảo (PL)  —Hà Nội: Đùa với ‘tử thần’ khi cho bé 2 tuổi lái taxi (VTC)
Thác loạn điên cuồng giữa Sài thành: Thoát y và tắm bia (VTC)   —Chuyện ít biết về nữ đại gia thủy sản chơi sang Cần Thơ (VTC)   —Bên trong biệt thự ’khủng’ của nữ đại gia thủy sản(Bee)  —Mạng Trung Quốc xôn xao về ‘trứng gà máu’ (VTC News)
Siêu xe Bentley gây tai nạn gần sân bay Nội Bài (GDVN)   —-Một lần massage gái miền Tây ở Hà Nội (GDVN)
Nấu bột với nước xương: Không bổ như các mẹ vẫn nghĩ (GDVN)

 

Chế độ “đầu gấu” (Huy Phương – Nguoiviet)
Luật “Right-To-Work” làm các công đoàn tại Hoa Kỳ thay đổi cách hoạt động? » – ĐCV

Thư một đảng viên   -Đông Hải Long Vương   Kinh gửi các anh/chị độc giả của blog Dân Làm Báo

Kiêm thư ngỏ cho các đảng viên thường của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN)
Tôi không có ý định viết bài hay blog nữa, nhưng qua bài viết Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tôi không khỏi dấy lên sự căm hận. Cho dù đó có là sự thật hay không thì thực tế ở ngoài đời tôi còn biết có những người ở cấp thấp hơn còn tham nhũng kinh hoàng huống hồ cấp cao?
Nạn “độc” trên quê hương tôi  – Trần Thanh (bạn đọc Danlambao) - Việt Nam quê hương tôi ơi, Người còn đau khổ biết đến bao giờ nữa? Những ti tiện, nhỏ nhen và dối trá đang giết dần quê hương tôi. Cơm ăn thì ngày cũng chỉ ba bữa, nhà cửa, xe ô tô thì cũng chỉ để che nắng che mưa, đi lại. Ăn nhiều quá thì chỉ chuốc bệnh mang tật vào người mà thôi. Tại sao họ cứ cố bám giữ lấy quyền lực. Sao không để cho người dân được làm chủ vận mệnh của họ, làm chủ đất nước của họ?
10 “Kỷ Lục” ngược của Việt Nam  – Minh Văn (Danlambao) - Thông thường, kỷ lục được thiết lập thì đó là niềm vinh quang, tự hào của một cá nhân hay cộng đồng. Bởi đó là sự nỗ lực và thành tích phi thường được cộng đồng, thế giới công nhận và tôn vinh. Những kỷ lục đó mang lại lợi ích và niềm hy vọng mới cho xã hội loài người, nhận được sự khâm phục của tất cả mọi người. Tuy nhiên bên cạnh những kỷ lục mang yếu tố tích cực đó lại cũng có những kỷ lục do người ta vô tình hay cố ý lập nên để lòe bịp mọi người, gây nên những hệ quả tệ hại. Điều tôi muốn nói ở đây là những kỷ lục do nhà nước Việt Nam lập nên. Những kỷ lục mà mới nghe qua, người dân Việt Nam chỉ biết âm thầm khóc than, người lạc quan hơn thì cười ra nước mắt.
Văn hoá khoa học qua vụ máy phát điện chạy bằng nước  -Nguyễn Văn Tuấn – Sáng nay, ngồi nhăm nhi li cà phê trong một quán gia đình ở Đà Nẵng, và đọc được bản tin này, tôi phải chạy về khách sạn ghi vài dòng gọi là nhật kí trong một chuyến công tác xa. Tôi chú ý (hay nói đúng hơn là “quan tâm”) đến câu nói “Tôi đã có hai bài báo trên một tạp chí khoa học của Mỹ về pin nhiên liệu (quy trình thứ hai của máy phát điện chạy bằng nước – PV) nhưng tôi không tiết lộ tên của tạp chí đó đâu. Nếu cần thì tôi sẽ gởi cho”. Đây là vấn đề mà tôi gọi là văn hoá khoa học và đã bàn trong một bài trước đây.

Quy tắc bình thông nhau (Danlamnao)

Tào Tháo hở răng (Huỳnh Văn Úc) -Thongluan

Ngày 12/3 – Quốc Tế Chống Kiểm Duyệt Internet (CTM)

Chúng Tôi Luôn Luôn Ủng Hộ Anh Trúc Hồ và SBTN. (CTM)

Đừng bắn vào nhau ! (CTM)

Cuộc vận động Nhân Quyền: Tiến một bước dài nhưng chưa sẵn sàng » -ĐCV- Thật dễ kiểm chứng và chỉ mất dăm phút, thế nhưng cả tập thể chúng ta đã không ai làm, để rồi phải tốn công sức, hao mòn thiện chí, và sứt mẻ..
Tình Liên đới Quốc tế là một điều có thật » -ĐCV- Một cách hết sức tóm lược, bài viết mà quý bạn đọc đang coi ở đây chính là một sự minh họa cụ thể cho cái Tình Liên Đới Quốc Tế thật là..

Bút long -“Liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”

Butlong
Rất tự nhiên câu hỏi mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra tại phiên bế mạc Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng (kết thúc cuối tháng 2 vừa qua) lại cứ ám ảnh những người có lương tâm trước những hiện thực phơi bày: không ít quan chức nhà nước phè phỡn xa hoa, tiêu xài phung phí, trong khi một bộ phận người dân lao động thì lầm than cơ cực.
Trong số nhiều ý kiến phản hồi về loạt bài viết “Đối mặt đói tháng ba” trên NNVN suốt hơn tuần qua, ngoài những ý kiến chia sẻ, ngậm ngùi với hàng chục vạn người dân đang đói ở miền núi Thanh Hoá, Cao Bằng, Lào Cai (cũng như ở rất nhiều vùng khác mà chúng tôi chưa đề cập) có ý kiến cho rằng đấy không còn là những cảnh đời cá biệt ở bức tranh nông thôn Việt Nam hiện nay.
Có những chi tiết như việc Phó chủ tịch UBND huyện Quan Hóa có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa xin cứu đói cho trên 920 hộ (4.610 nhân khẩu) đang rơi vào cảnh gạo hết, ngô khoai sắn cũng đang cạn kiệt dần mà sau 10 ngày, tiếng kêu ấy vẫn chưa nhận được phúc đáp từ phía cấp trên đã gây bất bình trong dư luận, bởi điều đó đồng nghĩa với việc đồng bào sẽ vẫn tiếp tục… đói! Bất bình nhưng rồi lại đau đớn trước hiện thực trong lời kể của anh Kết: “Nhà có 4 người mà sắn không còn nhiều nên phải tính xem còn bao nhiêu củ để chia cho từng người trong mấy bữa ăn”…
Trong khi đó ngoài kia chuyện đám cưới con “đại gia” xa xỉ hàng chục tỷ đồng; quan cấp tỉnh chơi cờ tướng nhiều tỷ đồng/ván… với cảnh nhà cửa, biệt thự lộng lẫy, xa hoa gieo vào lòng người đọc những cảm xúc thật khó tả…
 “Nhà triết học cổ điển Đức L.Foiơ Băc đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh”, câu nói đó được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể lại với hàng ngàn lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Tổng Bí thư bảo rằng trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, cán bộ…; thì mặt trái của cơ chế thị trường có thể tác động vào Đảng. “Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?” – Tổng Bí thư đặt câu hỏi.
“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không? Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm” – đặt câu hỏi và dẫn lại thực tế trên để Tổng Bí thư đưa đến nhận định: “Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, như Lê-nin và Bác Hồ đã từng cảnh báo”!
Vì thế, việc triển khai ngay lập tức, quyết liệt các biện pháp nhằm “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” mà Trung ương coi là “trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất” không thể nằm mãi trên giấy.
Lý do là rất có thể người nghèo đã nghĩ khác!


Đinh tấn Lực -Cái Âm Ai Cấm Ai Cầm Cấm Ai?

Đinh Tấn Lực
Hỏi thế là hỏi khó.
Thời buổi này, kêu bằng kỹ thuật số, cho nên, cái gì chưa rõ thì tra gú-gờ, nghe chửa!
Bèn bậm môi nghiến lợi thử một phát “gú-gờ-chấm-cấm-làm”. Trang mạng gú-gờ của hàng tiến sĩ búa liềm rỗ mặt này phọt ra một đống những 19 kết quả, trong vòng …82 năm. Vận tốc ngang bằng Phạm Tuân mang dép lốp chạy bộ trên đường băng, ngỡ chừng sắp hết hạn vé quá giang, mà cứ lu loa như thử tàu vũ trụ là của chính mình.
Rà chuột vô từng cái coi 19 điều cấm này nó kêu đừng làm những chuyện gì. Mới tá hỏa. May. Ngồi cà phê bệt. Chứ ngồi ghế đẩu quán cuốc lủi thì đã ngã ngửa té giếng mất tăm rồi.
Phải đọc đi đọc lại, nghiến ngấu/nghiền ngẫm/nghiêng tai/nghiêm mật/nghiệm thu, theo kiểu con ong đã rõ đường đi lối về các hội nghị quán triệt, mới kịp vỗ đùi (mình), như có kẻ lần đầu đọc Lê-nin mà thấy sáng lòa con đường bán nước hiến dân, “ngộ” ra rằng văn kiện QĐ115 biến thể thành QĐ47 bao gồm 19 điều cấm này là …của ai, nhằm gửi …cho ai.
*
Một cách tổng quát (và chỉ cần biết bấm ngón tay đếm số), người đọc có thể nhận xét ngay tại chỗ:
©   Điều đầu tiên, quyết định 115 ghi rõ cấm làm những việc mà  “pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm”. Tức là cấm tuốt cả 3 giai cấp (cả trong lẫn ngoài công dân cả nước) cùng lúc?
©   Cụ thể hơn, toàn bộ 18 điểm còn lại “quyết định” chứa những điều cấm (nguyên văn) làm “trái quy định của pháp luật” (11 lần)  và làm trái “pháp luật của nhà nước” (4 lần).
©   Hóa ra, nhờ Quyết định 115 và Quy định 47 mà thế giới phải ngưỡng phục VN ta là nước duy nhất trên hành tinh này có nhiều loại pháp luật, (như thực đơn quán phở có) loại thường và loại đặc biệt (của nhà nước)?
©   Hóa ra, cũng chỉ VN ta mới có đầy đủ cùng lúc một rừng luật đầu nguồn chỉ áp dụng ở phía cuối nguồn, và quan trọng hơn nữa, là có cả những quy định cụ thể cấm công dân làm những việc trái luật!
©   Hóa ra, những việc khác, dù trái quy định của pháp luật (chung chung) hay pháp luật của nhà nước, mà “quyết định” không đánh vần ghi chép cụ thể ra đây thì …cứ vô tư/tự nhiên/tùy hỉ/tự coi như …khách trú?
©   Hóa ra, từ một góc nhìn cận cảnh và đúng theo nguyên tắc chuyên chính, pháp luật là để áp dụng cho mọi thường dân, còn đảng viên vốn là siêu công dân, chỉ cần tuân thủ các quyết định của “trên” là vừa đủ?
©   Nói cho rõ, quyết định 115 hay quy định 47 này đều thuộc loại “văn bản trên hiến pháp”? Nghĩa là văn bản tối cao, bởi vì do chính bộ chính trị làm ra?
*
Thọc sâu vào chi tiết, những “quyết định cốt lõi” trong bản văn cho phép người đọc ghi nhận/thu hoạch/đúc kết được một số “chứng cứ không thể tranh cải” về nguồn gốc của nó viết bởi ai , viết vì ai, và viết cho ai:
Điều 18: Chủ ý xách mé về cơ ngơi khu Nhà Thờ Họ ở Kiên Giang, được xếp vào hàng hoành tráng nhất VN, và to đẹp gấp vạn lần đền thờ anh hùng Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực của đất Kiên Giang.
Điều 17: Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush, trong dịp ghé VN tham dự hội nghị APEC, cũng nhắc khéo trường hợp Nguyễn Thanh Phượng kết hôn cùng một công dân Mỹ.
Điều 16: Là một dấu hỏi to đùng về ngân sách tài trợ du học của Nguyễn Thanh Nghị (đại học George Washington, Mỹ), Nguyễn Thanh Phượng (International University – Geneva, Thụy Sĩ) và Nguyễn Minh Triết (đại học Queen Mary,  Anh).
Điều 12:  Gián tiếp điểm mặt kẻ nhận quà “lại quả”150 triệu USD nhằm đặc cách dành gói thầu “chủ trương lớn” khai thác bauxite ở Tây Nguyên cho TQ.
Điều 11 (cũ lẫn mới) và Điều 8 (mới): Cốt yếu nhắc người đọc đừng quên các trường hợp Nguyễn Thanh Nghị, mới vào ghế ủy viên dự khuyết BCH/TW, nhậm chức thứ trưởng bộ Xây dựng; Nguyễn Thanh Phượng, lúc 27 tuổi đã là vào ghế chủ tịch Quỹ đầu tư Bản Việt; Nguyễn Minh Triết, vừa tốt nghiệp là được cơ cấu vào ghế Trung ương Đoàn TNCS-HCM.
Điều 10: Lặp lại lần nữa các trường hợp Nguyễn Thanh Nghị/Nguyễn Thanh Phượng/Nguyễn Minh Triết  “được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài”.
Điều 10:  Nhắm vào quy trình ăn chia và bao che cho Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD, về vụ nhận hối lộ “lại quả” lên đến 10 triệu đô Úc để tạo điều kiện giành thầu dự án in tiền polymer cho Cty Securency của Úc.
Điều 10: Nhắm vào trường hợp chính phủ bao che cho Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Đức Thúy, liên hệ đến số tiền hoa hồng (dưới dạng học bổng cho con trai là Lê Đức Minh) để giúp Cty Securency giành được hợp đồng in tiền polymer cho VN.
Điều 10: Một cách điểm lại trường hợp bao che giảm tội từ án chung thân xuống 20 năm cho Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án xa lộ Đông Tây, trong vụ nhận hối lộ của PCI để chia gói thầu từ tiền viện trợ phát triển ODA của Nhật Bản.
Điều 10: Xóa tội cho thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Hữu Khai trong vụ kê khống giá mua tàu Hải Âu, cả vụ rút ruột công trình xây dựng công viên An Hòa và bệnh viện Bình An, Kiên Giang.
Điều 10: Bao che cho bí thư Kiên Giang Trương Quốc Tuấn quy hoạch đất tỉnh để kinh doanh địa ốc, và tự cấp học bổng 700 triệu cho con du học.
Vân…vân…
*
Tuy nhiên, những điều vi phạm kể trên, cho dù ở mức kinh thiên động địa đối với thường dân cả nước, thì vẫn không đáng làm bộ chính trị bận tâm. Bởi vì đó chỉ là những chuyện thường ngày, cả đảng nói chung và bộ chính trị nói riêng, không ai là không phạm.
Mười chín điều cấm chỉ được long trọng nhấn mạnh trong các hội nghị quán triệt (thuộc hàng vĩ đại nhất xưa giờ) không bởi những cái gai đạo đức trong mắt, mà bởi những mũi lê ganh tỵ trong lòng:
Từ nhỏ tới lớn là cây xăng Cầu Quay của mẹ Dũng; là đoàn taxi Gia Thảo/Phương Trinh/Hoàn Mỹ của Tư Thắng, em Dũng.
Là Nguyễn Thanh Phương là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCCS, Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding (thị trường chứng khoán London), Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Thụy Sĩ – VN), và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt. Tức là đương nhiên trở thành chiếc phểu hứng trọn nguồn tiền đầu tư từ tư nhân người nước ngoài.
Là cái phương án đưa Nguyễn Thanh Nghị về làm chủ tịch UBND Hải Phòng trước khi lên bí thư Tỉnh Ủy xứ giang hồ đất Cảng và leo vào Bộ Chính Trị. Kế hoạch đó thất bại mới đành chuyển qua ngả thứ trưởng bộ Xây Dựng.
Là một hệ thống chằng chịt các Tổng Công Ty (tập đoàn kinh tế) tập trung về mỗi mình phủ thủ tướng toàn quyền điều hành chi thu kết toán: 1-Tập đoàn Dệt May; 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam; 3- Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam; 4- Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam); 5- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; 6- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; 7- Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam; 8- Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam; 9- Tổng công ty Giấy Việt Nam; 10-Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam; 11- Tổng công ty Sông Đà; 12- Tập đoàn Thép Việt Nam; 13- Tổng công ty Hàng Không Việt Nam; 14- Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam; 15- Tổng công ty Lương thực miền Bắc (đang có kế hoạch sáp nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một); 16- Tổng công ty Lương thực miền Nam; 17- Tổng công ty Cà phê Việt Nam; 18- Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; 19- Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam; 20- Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel… Tức là từ thời lập đảng tới giờ, chưa có một thủ tướng nào lộng quyền thao túng kinh tế và tài nguyên cả nước cho bằng Nguyễn Tấn Dũng. Cũng không ngoa mà bảo rằng chưa có một đảng viên nào giàu ngang bằng, đừng nói là giàu hơn Nguyễn Tấn Dũng. Không một ai biết được chính xác Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm bao nhiêu phần trăm tổng sản lượng quốc gia về cho gia đình và thân tộc.
Càng lắm tiền thì càng nhiều quyền. Thành ngữ các nước vẫn bảo “kẻ nào chi tiền, thằng đó ra lệnh”. Các chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước không khác mấy tấm tranh cổ động dùng cho việc trang trí đường phố mùa lễ hội. Quyền uy của Nguyễn Tấn Dũng gần như ăn trùm toàn đảng. Đến mức cái cóc gì cũng dí mũi vào, với các tít giật gân trên báo đài là “thủ tướng vào cuộc”. Và thường là thất bại. Vinashin là một bàn thua trắng tay. Ngân Hàng Nông Nghiệp là một cái phủi tay khác. Cả hai cộng lại tương đương với số tiền ky cóp của hết thảy lao động xuất khẩu gửi về trang trải nợ nần trong năm năm.
Dù vậy, không một ai gánh chịu trách nhiệm. Bầu đoàn của Nguyễn Tấn Dũng lại càng hưng phấn gia tăng nỗi đam mê phá sản các Tổng Cty hay các Tập đoàn Kinh tế. Bởi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để tự tạo lấy giải độc đắc cá cặp trước khi hạ cánh an toàn. Phần trả nợ thế giới đã có toàn dân VN anh hùng chu tất.
Hệ quả là bộ hạ/đàn em của Nguyễn Tấn Dũng lại càng khắng khít/ton hót hắn nhiều hơn. Chính phủ ăn đứt đảng ở đó.
Hệ quả cấp hai là Nguyễn Tấn Dũng mặc nhiên trở thành đầu đảng của bọn kiêu binh mà phía đảng, dù không thuộc sử Việt bằng sử Tàu, cũng lõm bõm nhớ đến thời chúa Trịnh lộng hành đối với vua Lê hơn 200 năm trước ngay tại Bắc Hà này.
Nói chung là …phải đạp phanh, trước khi cỗ xe lao xuống vực.
19 điều cấm được phủi bụi trong các hội nghị quán triệt, về diện là để nhắc nhớ cho tất cả đảng viên một số quy định cực nhàm và nhảm, nhưng về điểm thì là để trưng ra cho toàn thể đảng viên có thể mở mắt cùng thấy như nhau về một nguy cơ khuynh loát quyền lực và độc quyền vơ vét ở VN (nhưng đừng vội so với Putin ở Nga – bởi gia đình của Putin chưa chắc đã nắm hết kinh tế cả nước như gia đình 3D).
Cận cảnh thấy được trước mắt là Nguyễn Tấn Dũng thu tóm và chi phối nhân sự cả hệ thống tỉnh ủy (vốn thuộc đảng chứ không thuộc chính phủ), và sử dụng một số tướng công an lên tiếng lăm le “bình định bốn cõi”, trước khi tự khoác long bào như một Đặng Tiểu Bình của khu tự trị An Nam.
Đó là lý do mà Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cùng câm như thóc về vụ Tiên Lãng. Tầm vóc của Tiên Lãng chỉ là cái móng tay so với tình hình Trịnh Sâm đã quật ngã Lê Duy Kỳ thường xuyên đo ván từ nhiệm kỳ trước tới nay. Tiên Lãng, nhìn ở góc thanh trừng, chỉ là một ván cờ thế giữa cung vua và phủ chúa.
Nhân dân ta có cần một phép thử không? Hãy điềm chỉ cho phe đảng (Nguyễn Phú Trọng) về những kiêu binh địa phương (tầm như bí thư tỉnh ủy Hải Phòng) vi phạm 19 điều cấm này, để xem thử phe đảng xử lý ra sao, ắt rõ. Ngược lại, có khi chính Nguyễn Tấn Dũng bắt bí phe đảng để tước dần vây cánh của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, bằng chính 19 điều cấm này, diễn dịch theo cách riêng của Dũng, kêu bằng loại trừ những con sâu rọm của bầy sâu đảng. Cho chừa.
Chỉ cần thế, gút lại, rõ ràng, Quy Định 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của BCH/TW (khóa XI), biến thể của  Quyết định số 115 – QĐ/TW, ngày 07-12-2007 của Bộ Chính trị (khoá X), vả được long trọng nhắc nhở và nhấn mạnh thành trọng điểm của các cuộc hội nghị quán triệt gần đây, chính là 19 Thông Điệp Nhắn Gửi Gia Đình Nguyễn Tấn Dũng. Người gửi là Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.
Nội dung cốt lõi của nó, dài dòng là Cấm một mình cầm chuôi chính trị để mài lưỡi kinh tế mà thẻo hết thịt da đất nước chẳng chừa ai. Còn ngắn gọn chỉ ba từ: “Đủ Rồi, Dũng”.
Thanks a lot, gú-gờ-chấm-3D.


10-03-2012 –  Nhân dịp kỷ niệm 24 năm vụ việc phạm phòng dẫn đến tử vong của cố thủ tướng Phạm Hùng (10/3/1988); đồng thời, kỷ niệm 44 năm ngày vào đảng của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/3/1968); và chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật đại gia Nguyễn Thanh Phượng (20/3/1980).
Blogger Đinh Tấn Lực

Giải trí -TRƯỚC và SAU 1975

DienĐan CTM
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-c25c325b2n25c4259125e125ba25a3ngc25c325b2nm25c325acnh.jpg?w=571&h=169
Tổ quốc danh dự trách nhiệm hay… chỉ biết còn đảng còn mình ???
Tổ quốc danh dự trách nhiệm hay… chỉ biết còn đảng còn mình ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-be1baa7uce1bbad.jpg?w=544&h=169
Dân cử dân bầu hay … đảng cử dân bầu ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-be1bb8btmie1bb87ng.jpg?w=545&h=161
Công khai thách đố hay… công khai bịt mồm ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-cc3b4gic3a1o.jpg?w=548&h=180
Cô giáo dịu dàng hay …  cô giáo như thế này ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-he1bb8dcsinhbe1baa1oc491e1bb99ng.jpg?w=548&h=180
Sinh hoạt lành mạnh hay … bạo động ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-le1baa5yche1bb93ng.jpg?w=548&h=186
Lấy chồng Việt hay chờ… chồng Hàn lấy ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-ne1bbafsinhc491c3a1nhnhau.jpg?w=549&h=197
Sân trường hiền hòa hay … sàn đấu tự do ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-phe1baadtgic3a1obie1bb83utc3acnh.jpg?w=548&h=188
Tự do biểu tình hay … cản trở biểu tình ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-quye1bb81nbie1bb83utc3acnh.jpg?w=556&h=179
Giương biểu ngữ hay …  hạ biểu ngữ ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-que1bb91che1bb99inge1bba7ge1baadt.jpg?w=552&h=167
Nghiêm trang hay … bệ rạc ???
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-after-te1bbb1dobc3a1ochc3ad.jpg?w=550&h=205
Báo tư nhân và … báo của Đảng.
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/before-khc3b4hayc6b0e1bb9bt.jpg?w=550&h=194
Khô hay… ướt ???
Miệng Lưỡi Lãnh Tụ Cộng Sản Việt Nam

- Ông Hồ đi xin việc làm bồi cho Pháp thì họ gọi là “xuống tầu tìm đường cứu nước”!
- Giật mìn xe khách, pháo kích bừa bãi vào nhà dân, đặt chất nổ nơi đông người, bắt cóc, thủ tiêu, khủng bố… thì họ gọi là “hoạt động cách mạng”
- Dùng vũ lực súng đạn giết dân thì họ gọi là “giải phóng nhân dân”
- Cướp đất đai của các điền chủ thì họ gọi là Cải cách ruộng đất.
- Ngày nay để cướp đất toàn dân thì họ gọi là Khu Quy Hoạch
- Đập phá nhà dân oan thì họ gọi là “giải phóng mặt bằng”
- Cướp tài sản của các thương gia thì họ gọi làchúng gọi là “đánh tư sản mại bản”.
- Cấm người dân buôn bán thì họ gọi là “Cải tạo thương nghiệp”.
- Bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH) mút mù không rõ ngày về thì họ gọi là “Học tập Cải tạo”.
- Lấp liếm sự khan hiếm xăng dầu, xe hơi đang chạy xăng thì chuyển ngược về chạy bằng hơi than thì họ gọi là “Cải Tiến”
- Vượt biên nếu bị bắt thì họ gọi là “Thằng phạm, Con phạm”…
- Vượt biên nếu thoát thì họ âu yếm gọi là “Khúc ruột ngàn dặm”
- Để sống sót và tiến tới nền kinh tế tư bản đỏ thì họ gọi là “Đổi mới”
- Để biến dạng thành bọn Tư bản Đỏ độc tài thống trị, bóc lột nhân dân thì họ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”
- Bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ thì họ gọi là “Phản động”
- Sách báo bàn về Dân chủ,Tự do thì họ gọi là “tài liệu phản động, công cụ khủng bố”.
- Mít tinh, biểu tình đả đảo Trung Cộng xâm lược để biểu hiện lòng yêu nước thì họ gọi là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em’’.
- Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam thì họ gọi là “Giấy mời”.
- Trung cộng xâm lược trong chiến tranh biên giới Việt Trung thì chỉ được họ gọi 2 chữ duy nhất là “kẻ địch”
- Tàu Trung cộng thì họ gọi là “Tàu lạ”
- Tự thiêu để đấu tranh chống lại chúng thì họ gọi là “những vụ tự thiêu vì bệnh tâm thần, vì chuyện gia đình, vì bất cẩn gây ra tai nạn”
DienDanCTM

Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông không?

Sarinna Areethamsirikul- CTM
http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/hangkhongmauhammy.jpg?w=244&h=174
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các quốc gia ASEAN nhận ra rằng họ đang quá dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng bởi gây ra bởi dòng vốn lưu thông tự do và thị trường phi kiểm soát, vốn là chính sách cơ bản của cái gọi là Đồng thuận Washington.
Công thức” chính sách kinh tế một kích cỡ vừa cho tất cả hướng đến thị trường tự do dựa theo Đồng thuận Washington được áp đặt một cách gượng ép vào các nền kinh tế đang phát triển thông qua viện trợ và vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền Clinton quyết không nhúng tay vào vụ việc, nhưng Trung Quốc đã tự nguyện can thiệp và lần đầu tiên nhận lấy quyết định lãnh đạo quốc tế trong nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng khu vực lần này. Từ khi đó, quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng ở châu Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc cũng đã ra sức đáp ứng các yêu cầu của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới với vai trò như một nhà giao dịch và nhà tài chính lớn. Điều này do đó được coi là một sự thách thức đối với vai trò của Mỹ, WB và IMF.
Trong thập niên qua, hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan rõ ràng đã khiến Mỹ sao nhãng sự quan tâm và tham gia vào Đông Nam Á. Năm 2007, việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên, và cựu tổng thống George W Bush vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đã khiến quan hệ của Mỹ với các thành viên ASEAN trở nên mất phương hướng. Mặt khác, Trung Quốc lại tăng cường sự hiện diện thông qua các dự án viện trợ tài chính và đầu tư vào thương mại và năng lượng, đồng thời thúc đẩy các chương trình văn hóa-xã hội trong khu vực.
Với nhiều nhà hoạch định chính sách tại Washington, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa rõ ràng đối với quyền lực Mỹ, đặc biệt ở thời điểm Mỹ đang đánh mất dần sức mạnh tài chính ở trong nước và sức mạnh mềm cũng như ảnh hưởng kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ hiện nay không còn ở vị trí có thể tự cân bằng để chống lại các mối đe dọa mới tiềm tàng như Trung Quốc, ngay cả khi quân đội của nước này vẫn mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhiều so với 20 năm trước.
Chính sách tái can dự vào châu Á mới của tổng thống Obama (tăng cường sử dụng “sức mạnh mềm” (kết hợp giữa ngoại giao, thương mại, chủ nghĩa quân phiệt, thúc đẩy văn hóa và chính trị) để đạt được các mục tiêu) cho tới nay đã nhận được những phản ứng tích cực và nhiệt tình từ các nước thành viên ASEAN. Điều này đặc biệt đúng với vấn đề Biển Đông, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar, và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong – bởi các thành viên ASEAN không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc trong các vấn đề này và họ quan ngại về sự quyết liệt của Trung Quốc và chủ nghĩa đơn phương trong khu vực. Tuy nhiên, những gì ASEAN không muốn chứng kiến và những gì không nên được phép xảy ra chính là cuộc ganh đua quyền lực giữa 2 siêu cường này trong khu vực.
Hai chiến lược khu vực có thể giúp ngăn chặn cuộc cạnh tranh quyền lực Trung-Mỹ ở Đông Nam Á. Đầu tiên, sử dụng chiến lược phòng ngừa một cách thận trọng. Hiện nay, các thành viên ASEAN có xu hướng ngả sang chính sách Mỹ nhằm tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Do ASEAN không thể tạo ra chiếc ô an ninh và không muốn gây xung đột với Trung Quốc, nên Mỹ do đó có thể trở thành một điểm tựa để họ dựa vào.
Chuyến thăm mới đây của Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman với Philippine và Việt Nam đã khẳng định rõ ràng cam kết của Mỹ đối với an ninh và thương mại trong khu vực. Philippine hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ đã giúp họ củng cố khả năng phòng thủ và giám sát chống nhằm kiềm chế sự quyết liệt quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, Mỹ cũng đã gửi đi tín hiệu tích cực về việc có thể cho phép bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai.
Campuchia cũng rất tin tưởng tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 năm nay, thời điểm không may lại đúng vào tháng diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xét thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào, Campuchia phải toan tính thiết lập thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Chheang Vannarith, giám đốc Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP), tuyên bố, Campuchia rất quan trọng với Mỹ trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc. Ông gọi đây là chính sách đôi bên cùng có lợi, sẽ giúp ích cho cả Campuchia và Mỹ.
Các thành viên ASEAN cần tích cực trong chiến lược phòng ngừa đơn phương của mình nhằm chống lại Trung Quốc và đảm bảo hành động tiến hành không tạo ra căng thẳng có thể dẫn đến đua tranh quyền lực trong khu vực. Không ai biết có thể bằng cách nào, hay khi nào, Trung Quốc có thể trã đủa những cách tiếp cận mới như vậy. Bên cạnh đó, khả năng tái đắc cử của tổng thống Barack Obama vẫn chưa có gì chắc chắn tại thời điểm này. Rõ ràng chưa thể biết liệu sự can dự của Mỹ vào châu Á có sẽ tiếp tục sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây hay không. Do vậy, các thành viên ASEAN nên tối đa hóa phạm vi lựa chọn chiến lược để tạo vùng đệm chống lại bất cứ thay đổi bất ngờ hay cú sốc nào.
Thứ hai, ASEAN nên đoàn kết tiếng nói dựa trên quan điểm của Indonesia về “sự cân bằng năng động”, tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc khu vực khác. ASEAN cũng nên theo đuổi chính sách sức mạnh mềm để mở rộng ảnh hưởng kinh tế-văn hóa ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề cao tầm quan trọng của địa kinh tế, thay vì địa chính trị, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong Hội nghị CEO APEC tại Honolulu. ASEAN có thể thể hiện mình là một người lãnh đạo trong việc thúc đẩy cách tiếp cận địa kinh tế ở châu Á và tăng cường lựa chọn ưu tiên của mình là thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN+6.
Sức mạnh thể chế của ASEAN đã và đang được thừa nhận trên quốc tế và chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Nếu các thành viên của tổ chức gắn bó theo một chiến lược thống nhất, điều đó sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các mối đe dọa bên ngoài, đạt được mục tiêu chung và ngăn chặn cuộc đua quyền lực trong khu vực, mà còn củng cố khả năng sử dụng chiến lược phòng ngừa của các nước thành viên một cách hiệu quả hơn.
Sarinna Areethamsirikul là nhà nghiên cứu và nhà văn độc lập tại Mỹ. http://luatcuasuthat.blogspot.com.au/2012/03/co-ngan-uoc-cuoc-ti-thi-quan-su-o-bien.html#more

Ai chôn vùi các chiến sĩ Trường Sa?

http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/aich25c325b4nv25c325b9i.jpg?w=287&h=215
Lê Bắc Sơn – Lê Vĩnh    - CTM
Những ngày đầu tháng ba 24 năm trước, vùng biển Trường Sa của Việt Nam như sôi lên với việc Trung Cộng đưa lực lượng của hai hạm đội vào khu vực này, tăng số tàu của họ hoạt động thường xuyên ở đây từ 9 lên 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn (1). Thực ra, ngay từ cuối năm 1986, vùng biển Đông nói chung, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa, đã có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của lực lượng Hải quân Trung Cộng. Đến mấy tháng cuối năm 1987, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn với sự tăng cường lực lựợng của hải quân Trung Cộng cùng những hoạt động bất bình thường của họ tại vùng biển này. Trước
tình hình đó, bộ tư lệnh quân chủng Hải quân QĐNDVN đã ra mệnh lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời chỉ đạo cho các lữ đoàn 125, lữ đoàn 172, trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng và phương tiện sẵn sàng cơ động đến xây dựng công sự trên các đảo (2). Bước sang năm 1988 tình hình vùng biển Trường Sa nóng hẳn lên khi Trung Cộng cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, cũng như cho tàu chiến ngăn chặn hoạt động của hải quân Việt Nam.
Đọc lại những gì được viết lại sau này về trận hải chiến Trường Sa năm 1988, người ta đều có thể thấy rằng, dù bị thiệt hại nặng nề trong trận chiến, nhưng với nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải của tổ quốc, hải quân VN cùng các đơn vị chiến đấu hỗ trợ đã nỗ lực làm tất cả những gì có thể làm được trong hoàn cảnh lúc đó.
Trong bài viết vào năm 2008 kỷ niệm 20 năm trận hải chiến Trường Sa, dưới bút danh Phạm Trung Trực, một sĩ quan hải quân trong chiến dịch CQ 88 (3) bảo vệ Trường Sa lúc đó đã thuật lại rằng:
“Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?
Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.”
 http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/aichc3b4nvc3b9i2.jpg?w=524&h=390
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đứng giữa hàng đầu) và thuỷ thủ tàu HQ-505,
hình chụp tháng 5/1988 – Ảnh của Nguyễn Viết Thái


Từ chi tiết vô cùng quan trọng về thái độ vô trách nhiệm của lãnh đạo CSVN vừa kể, người ta hiểu được tại sao trong tình hình sôi bỏng đã kéo dài nhiều tháng, mà cuối cùng lực lượng tham chiến nhỏ bé và không thích hợp cho một cuộc hải chiến của hải quân Việt Nam tại chiến trường lúc đó đã phải bắt buộc quyết chiến với địch trong một tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch về cả nhân số, chiến cụ lẫn hoả lực. Đối diện với một lực lượng hùng hậu của Trung Cộng như đã được nêu ở trên, lại được tăng cường thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm trong đêm 13/3, phía hải quân Việt Nam chi có tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605. Đây là những con tàu mà chức năng chính là vận tải. Ngay cả chiến hạm lớn nhất là HQ 505, một dương vận hạm của Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để lại (4) có trọng tải 2 ngàn tấn, vận tốc tối đa 12 knot (12 hải lý/giờ, tức khoảng 22 km/giờ), vũ khí chính là 4 giàn hải pháo 40 ly ở trước mũi và sau lái cùng 4 đại bác 20 ly và dù sau này có cải tiến, trang bị gì đi nữa thì đây vẫn chỉ là tàu vận chuyển, không nhằm phục vụ mục tiêu hải chiến.
Kết quả một trận chiến tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong hải chiến thì kỹ thuật và hoả lực là những yếu tố chính để quyết định chiến trường. Với tương quan lực lượng như trên, người ta có thể thấy ngay phần thua thiệt sẽ về ai. Bất cứ ai đã từng ở ngoài chiến trường cũng đều biết về sự hoang mang, bất định khi lệnh lạc không rõ ràng; đặc biệt là những khó khăn cho sự quyết định của cấp chỉ huy ngoài mặt trận. Trong trận Trường Sa, bộ tư lệnh Hải Quân Việt Nam đã khẩn thiết yêu cầu giới lãnh đạo tối cao, tức Bộ chính trị đảng CSVN, có câu trả lời dứt khoát để có thể phối trí lực lượng và ứng xử thích ứng. Vì không thể có 2 cách dàn quân trái ngược với cùng một đối tượng. Đối tượng đó là bạn hay thù? Yêu cầu tối cần thiết và mang ý nghĩa sống chết này của các chiến sĩ Trường Sa chỉ được trả lời bằng sự im lặng của toàn bộ phận lãnh đạo đảng CSVN. Hậu quả thế nào thì mọi người Việt đã biết trong đau xót, đặc biệt qua các thước phim chiếu cảnh hải quân Tàu tàn sát binh sĩ Việt mà Ban Tuyên Giáo Trung Ương Trung Quốc hãnh diện tung ra báo đài và mạng Internet. Các đoạn phim này vẫn tiếp tục hiện diện và đập vào mắt mọi người trong suốt những năm tháng “16 Chữ Vàng và 4 Tốt” vừa qua, và đến tận giờ phút này.
Đọc những bài viết thuật lại lời kể của những người trở về từ Trường Sa dạo nọ (5), bên cạnh tinh thần chiến đấu hào hùng của các chiến sĩ Việt Nam, thỉnh thoảng người ta cũng thấy bàng bạc đâu đó những hệ quả của sự mâp mờ kể trên. Trong bài “Hải chiến Trường Sa 1988 trong hồi ức một người lính” (6), blogger Đoan Trang thuật lại lời của người lính biển Trường Sa, thiếu tá Nguyễn Duy Dương của tàu HQ 604, về trận Trường Sa ngày 14/3/1988 như sau:
 http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/aichc3b4nvc3b9i-ge1baa1cma.jpg?w=442&h=208
Tàu Trung Quốc đổ bộ lên đảo Gạc Ma – (Nguồn: my.opera.com/hotrungnghia)


 “Buổi sáng sớm ngày 14/3/1988, HQ 505 và HQ 604 đang neo giữ đảo Gạc Ma thì tàu Trung Cộng kéo đến. Anh Dương kể lại một cách lõm bõm: “Họ gọi loa bằng tiếng Việt: ’K2 (mật danh của tàu HQ 604) rời đảo ngay. Đây là lãnh thổ của CHND Trung Hoa’. Tôi mới ngủ dậy, mặc độc cái quần đùi. Lúc đầu tôi còn trêu chọc họ cơ. Mình cầm bánh lương khô dứ dứ, họ cũng dứ lại, lương khô của họ còn to hơn! Thế rồi tàu Trung Cộng lùi lại cách đảo chừng hơn 1 hải lý (khoảng 1,8 km) rồi dùng tất cả hỏa lực bắn xối xả vào cả tàu và đảo. Anh Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng của HQ 505, bèn lệnh cho tàu lao vào Cô Lin. Đối phương bắn như vãi đạn, đúng khi tàu ta đang đổ bộ…”. Cùng lúc đó ở hướng đảo Len Đao, hải quân Trung Cộng bắn rát vào chiếc tàu thứ ba, HQ 605. 
 
HQ 505 cháy một mảng lớn. HQ 604 chìm dần. (Còn HQ 605 chìm vào ngày hôm sau, 15/3). Anh Dương cùng đồng đội nhảy xuống biển, bơi về phía đảo Gạc Ma. 9 người bị phía Trung Cộng dùng câu liêm kéo lên, bắt được. Riêng anh bị trúng một nhát câu liêm vào đầu, máu chảy loang đỏ nước, choáng tới mức chìm xuống rất sâu nhưng rồi bị sặc, lại cố ngoi lên, bơi vào bờ. Tới nơi thì do kiệt sức, mất máu, anh ngất đi, được đồng đội sơ cứu rồi dùng xuồng nhôm rút khỏi đảo.”
Trận chiến chỉ kéo dài chừng một giờ. Trung Cộng chiếm được Gạc Ma, Việt Nam giữ được hai đảo Cô Lin và Len Đao.”
Ở một đoạn sau, cựu thiếu tá Nguyễn Duy Dương kể tiếp rằng:
“Nói rằng chúng tôi hồi đó hơi chủ quan thì không biết có đúng không, nhưng chẳng ai nghĩ là bên kia sẽ nổ súng, nã pháo, tấn công trên biển cả, cứ tưởng chỉ gây hấn thế thôi. Mỗi người được trang bị một khẩu AK nhưng lúc đó không ai mang súng theo người, để hết ở khoang hàng. Cuối cùng khi chiến sự xảy ra, bên tàu mình tay không, không một tấc sắt. Mà kể cả có vũ khí thì nói chung cũng không tốt, sự phòng bị về căn bản không đáng kể. Trang thiết bị của ta lúc đó đã quá cũ rồi. Tàu ta là tàu 400 tấn, nhập của Trung Cộng từ thời chiến tranh. Tàu đối phương khi ấy lớn gấp cả chục lần ta”.
Cũng chính trong hoàn cảnh ngỡ ngàng không biết địch hay bạn đó người ta biết được nhiều tấm gương hy sinh vì tổ quốc như Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, đặc biệt là của thiếu uý Trần Đức Phương, với lời hô dũng liệt: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm.” Anh là người đầu tiên của hải quân Việt Nam hy sinh trong trận chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Ngay trước lúc hy sinh, Trần Đức Phương đã hô to:“Tổ quốc Việt Nam muôn năm”. Chính từ lòng yêu nước tự nhiên trong huyết quản mà Trần Đức Phương đã sáng chói chang trước giây phút hy sinh vì tổ quốc. Lòng yêu nước tương tự cũng thể hiện 9 năm truớc đó. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi tiếng súng rền vang khắp biên giới phía bắc, 200 ngàn quân xâm lược bắc phương tràn xuống giày xéo thị trấn thôn làng Việt Nam; hung tàn đốt nhà, san bằng nhiều thị trấn, làng mạc, thì ngay lập tức hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt đã lấy máu mình bảo vệ non sông.
Từng tấc đất Việt không chỉ đã thấm máu đào của cha ông trong lịch sử, trong quá khứ mà còn tiếp tục được giữ bằng xương, bằng máu của thế hệ hôm nay.
*****
Kể từ trận chiến biên giới phía bắc ngày 17/2/1979 đến nay, một phần ba thế kỷ đã trôi qua. Từ trận chiến Trường Sa ngày 14/3/1988 đến nay cũng đã gần một phần tư thế kỷ. Trong cũng từ 2 biến cố đó đến nay nhiều phần da thịt của tổ quốc, có nơi còn đang ôm ấp những bộ cốt của các chiến sĩ Việt Nam đã bị lãnh đạo đảng cắt lìa cho người “đồng chí” phương bắc. Hàng vạn chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh vì đất nước trong hai biến cố này nay không còn được nhắc tới. Họ nằm trong nhang lạnh khói tàn. Ngay cả những kẻ giết họ nay lãnh đạo đảng vẫn chỉ dám gọi là “tàu lạ”, “nước lạ”.
Tệ hại hơn nữa, các bia tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh dọc theo biên giới bị đập phá theo lệnh. Nhưng từng “đoàn đại diện nhà nước và nhân dân Việt Nam” lại lễ mễ bưng các vòng hoa “Đời đời nhớ ơn các Liệt Sĩ Trung Quốc” sang bên kia biên giới.
Trên báo chí lề phải chẳng báo nào dám tự ý nhắc tới 2 ngày trên. Thỉnh thoảng mới có tờ được phép đăng, như vào ngày 12/2/2012 cả làng báo mới thấy 1 bài viết mang tựa đề “Đi về phương súng nổ” của Ng. Phong trên tờ Thanh Niên (7), nói về chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17-2-79, nhưng nguyên một trang báo vẫn không dám nêu tên kẻ thù là ai. Trong khi đó thì đúng ngày 17/2 ông Tô Huy Rứa lại sỉ nhục vong linh của bao chiến sĩ, đồng bào bằng cuộc viếng thăm Trung Quốc. Dù cố tình hay ngay cả vô ý, ngày này chẳng có chút ý nghĩa gì đối với lãnh đạo đảng hiện nay. Phải chăng câu nói của ông Nguyễn Cơ Thạch, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi tháp tùng chuyến đi khấu tấu của lãnh đạo CSVN với lãnh đạo Trung Công ở Thành Đô, tháng 9/1990 (8): “Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!” đã thành hiện thực.
Thế nhưng, bỗng dưng cuối tháng hai vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, lại đột nhiên nhớ đến các tử sĩ Trường Sa, khi ông tuyên bố với một dúm người tự nhận là “đại diện báo chí Việt Nam ở nước ngoài” rằng, chế độ của ông năm nay sẽ tổ chức lễ tưởng niệm lớn cho các tử sĩ Trường Sa và mời các cựu quân nhân hải quân Việt Nam Cộng Hoà về tham dự.
Sau ít phút kinh ngạc về tuyên bố trên, người ta bật ra ngay hàng loạt thắc mắc. Nếu chế độ của ông Nguyễn Thanh Sơn thực sự kính trọng những hy sinh của các anh hùng đã nằm xuống vì tổ quốc, thực sự yêu nước, thực sự trân quí những con người yêu nước, thì tại sao chế độ của ông Sơn lại đang:
- Bắt giam những người yêu nước như Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Bùi Minh Hằng và liên tục xách nhiễu bao người yêu nước khác?
- Đánh đập, bắt nguội, đuổi học, đuổi sở làm, đuổi nơi cư trú đối với những người biểu tình chỉ vì muốn tuyên xưng chủ quyền quốc gia Việt Nam?
- Tiếp tục ca tụng những kẻ đã và đang xâm chiếm đất nước là liệt sĩ, là láng giềng hữu nghị.  Họ là thù hay là bạn?
- Tiếp tục từ chối phủ nhận công khai bức công hàm Phạm Văn Đồng, một văn bản trên giấy trắng mực đen mà Trung Cộng dùng làm nền tảng để biện minh cho hành động xâm lược của họ và thẳng tay bắn giết ngư dân Việt cho đến tận ngày nay?
- Tiếp tục dấu nhẹm các bản đồ biên giới dù đã ký gần 13 năm trước? Tiếp tục chính sách “Thà mất nước chứ không mất đảng”?
- Và còn nhiều thắc mắc khác nữa.
Qua những điểm vừa nêu, người ta thấy quá rõ lời tuyên bố của ông Nguyễn Thanh Sơn và những người chỉ thị cho ông nói chỉ là vở kịch lợi dụng sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ Việt Nam để tiếp tục phết sơn che đậy cả một quá trình trao đổi xương thịt tổ quốc cho ngoại bang.
Hãy chờ xem sẽ có bao nhiêu người tiếp tay với vở kịch tàn nhẫn này.
- – -
Chú thích:
(1) “Hải Chiến Trường Sa 1988” (trích trong cuốn Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam 1955-2005), http://www.mohinhvn.org/forum/showthread.php?t=4137
(2) “Một Trang Sử Anh Hùng, Một Thời Kỳ Nhục Nhã”, Phạm Trung Trực. http://radiochantroimoi.com/spip.php?article5294
(3) CQ là viết tắt của hai chữ “chủ quyền”
(4) Dương Vận Hạm Nha Trang, là loại tàu đổ bộ LST (Landing Ship Tank)
(5) “Một Trang Sử Anh Hùng, Một Thời Kỳ Nhục Nhã”, Phạm Trung Trực.
(6) “Hải chiến Trường Sa 1988 trong hồi ức một người lính”, Đoan Trang, http://trangridiculous.blogspot.com/2011/03/hai-chien-truong-sa-1988-trong-hoi-uc.html
(7) “Đi về phương súng nổ”, Ng. Phong, báo Thanh Niên 12/2/2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/di-ve-phuong-sung-no.aspx
(8) “Thời Kỳ Bắc Thuộc Mới”, Bùi Tín, http://www.vnfa.com/an11q3/1108_005.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét