http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=36sf8I9tTZE
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=VEWXGCCbXec
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=zdLZ10_rU14
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=cISBdaCFGbw
Chính trị – Xã hội
Tổng thống Myanmar Thein Sein thăm Việt Nam (NLĐ) —Người Hmong hải ngoại nghĩ gì về phiên tòa xử 8 đồng hương ở Mường Nhé (RFA) —-Xây dựng lòng tin của đạo Tin Lành (RFA) —9 Tổ Chức NGO Đòi Phóng Thích Các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền Và Blogger Tại Vinh (Vietbao) —LHQ ca ngợi Việt Nam về các chính sách nông nghiệp chống nạn đói (VOA) —Hàng trăm người dân tập trung khiếu nại dự án Ecopark (RFA) —Quản lý đất trồng lúa, giảm quyền chủ tịch UBND tỉnh? (RFA)
Tiếng Hoa chỉ dạy cho học sinh dân tộc Hoa? (RFA) —Từ một thông tin không rõ đến phản ứng của dư luận (Song Chi -RFA) -Ngày 13.3 báo Giáo dục VN và một vài tờ báo khác đăng tin: “Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần…”
ĐINH QUANG ANH THÁI » Dương Thu Hương: “Lo nhất là cái họa của Tàu”(Nguoiviet)
Nghẽn Đường Và Nghẽn Mạch (Tưởng năng Tiến – RFA) - Ở trang 83, trong cuốn Hai mươi năm miền Nam 1955–1975 (TiếngQuê Hương xuất bản năm 2010) Nguyễn Văn Lục ghi: “Vào những năm đầu của chính thể ông Diệm, có thể đi suốt ngày đêm từ Cà Mau đến Bến Hải một cách an toàn.” Qua trang 231, tác giả thêm: “Tóm lại, ổn định an ninh và phát triển giáo dục là hai thực tế Miền Nam đã đạt được ngay thời gian đầu của chế độ Đệ nhất Cộng hòa.” Tới trang 489, ông viết tiếp: “Đây là những ngày Miền Nam bừng lên một không khí đượm nhiều hứng khởi.”
Việt Nam, Trung Quốc lại tranh cãi về vấn đề chủ quyền (VOA) —Cựu binh Trường Sa họp mặt (BBC) -Cựu binh hải quân của tàu HQ 505, tàu duy nhất không bị chìm trong hải chiến tháng 3/1988 với TQ sẽ có buổi họp mặt vào cuối tuần. —GIỜ ĐÂY, VIỆT NAM … Còn Hay Đã Mất !!!?? – Lại Tư Mỹ (Vietbao) —-TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG TRẮNG TRỢN VI PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM (NXD) -Có giấy “mời họp” hay trà lá chi đó với số người thường “biểu tình cự bạn vàng cướp biển”,có hình giấy mời Anh Phan trọng Khang đi “họp”. —–Bạn vàng (Nguyễn Thông) – Mình vừa viết bài (Học tiếng Tàu) trên blog này, trong đó có nhắc đến “tâm lý bài Hoa” của một số người trong chúng ta hơi nặng, nay lại đọc thông tin trên cổng thông tin điện tử Chính phủ đàng hoàng, tự dưng áy náy. Chả biết những người lâu nay cứ săm soi nhắc nhở mình phải thế này thế nọ nghĩ gì khi đọc bản tin dưới đây. Mình chỉ đề nghị, cái tít của “cổng chính phủ” yếu quá, đúng ra phải là: Trung Quốc phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Cha bố bọn bành trướng.
Anh Tư ơi, buồn trông cửa bể chiều hôm… (Nguyễn quang Lập/Quechoa)…….A, đúng rồi! Tàu TQ là tàu CNXH anh em nên ta mới phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nếu đó là tàu của bọn tư bản giãy chết, đời nào ta để cho chúng dám trâng tráo làm càn cỡ đó, phải không anh Tư? Anh Tư ơi hu hu, bây giờ mới hiểu vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội !
Việt Nam-Campuchia đạt thỏa thuận về biên giới (VOA) —Ðại gia, quan chức sắm biệt thự ‘triệu đô’ chỉ để khoe (Nguoiviet) —Mua bằng giả ở Việt Nam dễ như ‘mua rau’ (NV) —-Cướp tấn công quán bar của người Việt ở Plzeň, Tây Séc (Vietinfo) —Người Việt ngày càng được ưa chuộng ở Kladno, Séc (Vietinfo) —Người Việt ở Nga: Nhà vô địch lặng lẽ ở xứ sở Bạch dương (Vietinfo)
Ngẫm thương cho Nước Non mình (Vietinfo)- Đất nước bốn ngàn năm lịch sử, biết bao xương máu của tiền nhân để dựng xây non nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. —–Tiếng Việt là một trong 10 thứ tiếng cần thông dịch viên nhất ở Hoa Kỳ (Thoibao)
Nữ đại gia chơi ngông, nam đại gia chơi chướng -Văn Quang – Viết từ Sài Gòn (Thoibao) –Bianfishco liên tục bị kiện (NLĐ)
Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Bà Liễu bật khóc khi biết tin ông Tâm kiện mình (NLĐO) – Bà Liễu cho biết ông Tâm nói đã khai với CQĐT bà Liễu thiếu nợ nên bà khai theo ông Tâm, tuy nhiên số tiền này là ông Tâm và bà Liễu đã thua bạc bên Campuchia, sau đó ông Tâm “năn nỉ” bà Liễu viết giấy mượn nợ (!?).
Công khai tận diệt rừng (NLĐ) —-Quá sợ Tỉnh lộ 10 ! (NLĐ) -Thi công “rùa bò” với hàng trăm “chiếc bẫy” rình rập, Tỉnh lộ 10 – TPHCM khiến người qua lại luôn cảm thấy bất an – chỉ 14 Km????!!! mà từ …2009 đến nay!! —–Mưa lớn làm tốc mái gần cả trăm căn nhà ở Q.2(TNO) —-Kê khống đất để hưởng đền bù ở Củ Chi – Bài 2: “Dân tự kê khai, tôi chỉ đi xác minh”? (PL)
Công an TP.HCM: Gần 3.000 cán bộ, chiến sĩ không nhận hối lộ (PL) nên tuyên dương “điễn hình tiên tiến”,và xem lại “gia cảnh” của các chiến sĩ để giúp đỡ vì lương thì hơi bị thiếu,đang lúc giá cã đi hỏa tiễn. —-1 bài báo và 1.200 bài báo về “vụ Tiên Lãng” (Danviet) -Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng không quên nhắc lại, vụ việc thực ra đã được báo Viet Nam Economic News phát hiện và phản ánh từ năm 2008…..
Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp? (RFA) —-HRW quan ngại trước việc VN bỏ tù 8 người Hmong ở Điện Biên (VOA) —-9 tổ chức bảo vệ nhân quyền yêu cầu VN phóng thích các blogger bị bắt (VOA) —–Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn tự tin (BBC/nghe)
Thuế, phí “đè” ô tô, xe máy (NLĐ) -Giải pháp thuế và phí sẽ đánh vào túi tiền của người dân, buộc người dân phải hy sinh lợi ích riêng để bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội —VTV đã mua bản quyền VCK Euro 2012 (NLĐ) —–Phó phòng Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ bị bắt quả tang nhận hối lộ: Chưa khởi tố vụ án – vì sao? (ĐS&PL)
Cải cách từ… nụ cười cán bộ (VNN) —Đám cưới….đám cười! Hiện tượng Trưởng giả học làm sang, hay sự tranh luận quyết liệt xung quanh phương pháp diễn giảng của một TS, xét cho cùng, đều liên quan đến chữ học của xã hội này. Giáo dục Việt Nam dứt khoát phải thay đổi. Nếu không, tương lai vẫn cứ là tụt hậu. Dù hiện tại đã là…hậu so với nhiều nước văn minh. —-“Chuyện Chơi” mà không phải chuyện chơi (TVN) Bà con ở xã Điện quang-Điện bàn sướng nhể. Quê tôi sao mà thấy bết quá điện thoại bàn không đã khó,di động thì rớt lên rớt xuống!!
Ôtô 4 chỗ nộp phí bảo trì đường 180.000 đồng một tháng (VnEx)>>> Xe máy, ôtô phải đóng phí bảo trì đường bộ từ 1/6 —Quỹ bảo trì: Ôtô cá nhân đóng 2 triệu đồng/năm (VTC News) —-Điều trực thăng ra Trường Sa cứu ngư dân gặp nạn (VnEx) —-Ba ngư dân chết và bị thương ở Trường Sa (TT) dùng mìn đánh cá bị “phản phé” —Người nước ngoài gây tai nạn, thương lượng bồi thường thế nào? (VNN)
Người Việt ở Mỹ dựa vào gia đình để phát tài (VnEx) —Hợp tác Việt-Hàn phát triển mạnh mẽ và sâu rộng (VN+)>>>>Nhạc hội Việt Nam-Hàn Quốc thắt chặt tình hữu nghị —Chủ đầu tư “phủi tay”, dân Tứ Kỳ vẫn lội bùn tìm mộ (VN+) —-Người dân nói 100, phường nói 1, công ty nói 0 (VTC News) —-Hôm nay, xét xử vụ đòi nợ Công ty Bình An (TT) —-Nhà máy alumin Tân Rai chuẩn bị chạy thử TT
—-Không từ chức thì nên miễn nhiệm
TP – “Lối thoát nhẹ nhất là hai cán bộ này nhận một hình thức kỷ luật
tương xứng về mặt chính quyền và họ nên làm đơn xin từ chức, còn nếu
không tự giác từ chức thì nên miễn nhiệm”.
Bùi Xuân Đính: SỨC PHU TRẠM VÀ NHỮNG CHUYẾN HÀNG RIÊNG CỦA CÁC QUAN (NXD)
SỨC PHU TRẠM VÀ NHỮNG CHUYẾN HÀNG RIÊNG CỦA CÁC QUANBùi Xuân
ĐínhThời phong kiến, trên các con đường “Thiên lý”, hay “đường Cái
quan”, tức đường giao thông lớn từ các địa phương về Kinh đô, cứ 30 dặm
(mỗi dặm khoảng trên 500 mét), Nhà nước đặt một trạm, mỗi trạm có một
Dịch thừa phụ trách chung và một Dịch mục là cấp phó phụ tá,
có…====>>>
Bùi Xuân Đính: CÁC VỊ QUAN ĐẦU TỈNH VÀ NHỮNG TÂM ĐỊA (NXD)
CÁC VỊ QUAN ĐẦU TỈNH VÀ NHỮNG TÂM ĐỊA Bùi Xuân Đính Nguyễn Đình Tân
và Đặng Quốc Lang từng có thời gian cùng làm quan tại tỉnh Nghệ An với
nhau; Đình Tân làm Bố chính (viên quan cao thứ hai một tỉnh, phụ trách
việc binh lương, thuế khóa; sau quan đứng đầu tỉnh là Tuần phủ), còn
Quốc Lang là Tri huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh đó. Về
sau,…===>>>
THƯ MỜI DỰ THUYẾT TRÌNH VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VN Ở HOÀNG SA TRƯỜNG SA (NXD) —- Đưa biển đảo đến sinh viên TT đừng bày đòi hỏi “Hoàng Trường sa” ở tù bỏ mẹ. Chỉ dùng “biển đảo” thôi nhé.Xem “gương” Điếu cày Hải,Minh Hằng,Thanh Nghiên….
Kinh tế
Mỹ Phạt Thuế TQ, Vạ Lây VN (Vietbao) —-Mỹ, EU, Nga, Nhật thanh tra thủy sản Việt Nam (Vietinfo) —-Nghề bác sĩ giải phẩu thần kinh,cũng không kiếm tiền nhiều, bằng nghề bán nhà cho dân nhà giầu ở Trung quốc (ThoibaoCanada) —-Dung Quất muốn sớm tìm đối tác (BBC) -Các công ty nước ngoài cân nhắc việc mua 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu.Dân không thể chịu thêm cú sốc tăng giá điện! (PL) –Philippines mua thêm gạo Việt Nam (RFA) –Dư Chấn Nhật Bản và Khí Đốt (Nguyễn xuân Nghĩa -RFA) —–Nóng trong ngày: Náo động vì bể hụi (VNN) >>>Đà Lạt náo động vụ bể hụi 50 tỷ đồng —Một người dân bị cán bộ ngân hàng lừa 49 tỷ đồng (VTC) vụ 73 tỉ CB Eximbank Cần Thơ
Thị trường xe máy: Đến thời xe ga (VEF) —-Cải thiện năng suất: Chìa khóa tăng trưởng (VEF) -Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc. Ngay cả trong thời kỳ cả thế giới chao đảo vì suy thoái kinh tế từ 2008 – 2010, Việt Nam cũng đạt được tốc độ tăng trưởng 7%. -Hay nhỉ,tuyệt vời,Tây Nhật Sing Thái Hàn…tăng trưởng giỏi lắm 1 hay2 phần trăm là cùng. Mời đọc bài cũ : Cải Tiến Năng Suất: Một Lối Thoát Cho Kinh Tế Việt… (Nguyễn xuân Nghĩa -Dainamax) >>>>Cải tiến Năng suất để Tăng trưởng Bền vững
Người tiêu dùng đi kiện: thua là chính (VNN) —-Giá vàng lên 44,4 triệu đồng (VnEx) —“Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất (VnEc) —-Ngành điện còn nợ dân nhiều câu hỏi (VnEc) —Mua bán doanh nghiệp: Vốn ngoại làm chủ cuộc chơi (VnEc) —Sẽ sửa toàn diện Luật Đầu tư 2005 (VnEc)
Nền kinh tế của Mỹ tiếp tục đà phục hồi ấn tượng (TTXVN) —Thâm nhập điểm đen mua bán xăng dầu trái phép (VTC) —-Đổ xô đi chợ đầu mối chống “viêm túi” thời bão giá (VTC News) —“Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi” TT
Văn hóa – Giáo dục
Ngôi nhà trong hẻm: phim tâm lý kinh dị (PV.Đạo diễn và Nhà sản xuất-RFA) —Nỗi ô nhục bị “cắm sừng” của vị hoàng đế Trung Hoa cuối cùng (ĐS&PL) —Chuyện tình của chú rể rước dâu bằng xe trâu (VNN) —Không còn ‘bài văn lạ’, giáo dục sẽ thành công (VNN)Dạy Chí Phèo, giáo viên phải tỉnh mới làm chủ được (VNN) chuyện Chí Phèo bỗng dưng náo “báo”? Hồi thời “Ngụy quyền” bán nước cũng dạy Chí phèo trong Việt văn,bình-giải tùm lum có sao đâu? Giờ thì “văn minh văn hóa- cải cách-đổi mới” có khác-Dân đen chả hiểu nổi!?
Những cảnh nude thách thức giám khảo Cánh diều (VNN) —-Thêm một cháu bé bị cô giáo mầm non quất tím mặt (VnEx) —Dạy thêm: Càng siết quy định, càng nhiều biến tướng (VN+) —-Sư phạm lạc hậu (TP) đổi mới “ĐMCBTD” !!?- hãy làm thực tế,nói chữ nghĩa nhiều quá bao nhiêu lần đều trớt he!!! đến nỗi xong TH mà không thuộc cửu chương!!!! —Phận gái học cao ở Hàn Quốc (TP)
Thế giới
Các chế độ độc tài Châu Mỹ La Tinh lần lượt bị lôi ra trước công lý (RFI) —Hoa Kỳ tiếp tục gặp rắc rối tại Afghanistan (RFA) —-Ông Karzai: Binh sĩ Mỹ nên rút quân khỏi các làng mạc ở Afghanistan (VOA) —Tổng thống Mỹ khuyên Iran nắm lấy cơ may đàm phán để tránh bị trừng phạt nặng hơn (RFI) —Mỹ Trưng Video Cho Thấy Chỉ 1 Quân Nhân Nổ Súng Tại Afgha; Bị Chấn Thương Sọ Não Khiến 1 Lính Mỹ Giết 16 Dân Afghanistan (Vietbao)Tổng Thống Syria đồng ý ngưng bắn và thảo luận? (RFA) —Số người chết gia tăng giữa lúc Syria đánh dấu 1 năm cuộc nổi dậy (VOA) —Syria: Tiền Tệ Mất Giá 50%, Thương Mại Suy Sụp; TT Assad Đòi Cựu TTK Annan Giải Thích Về Các Đề Nghị Hòa Bình (Vietbao) —Syria : 200 tổ chức phi chính phủ đòi Liên Hiệp Quốc và Nga hành động (RFI) —-Báo chí Anh Quốc tiết lộ nhiều thư điện tử về đời tư gia đình Assad (RFI) —Những tiết lộ chấn động từ email cá nhân của Tổng thống Syria (TNO) —Iran chuyển 40 tấn hàng cứu trợ cho đồng minh Syria (VTC)
Iran ‘vừa ăn cướp vừa la làng’? (Đất Việt) —Nga có thể cho phép NATO sử dụng một phi trường trên sông Volga (VOA) —Ngoại trưởng Clinton tái xác nhận cam kết chống buôn người (VOA) —’Triều Tiên nhượng bộ vì lập trường cứng rắn của chính quyền Obama’ (VOA) —Các nghệ sĩ Triều Tiên biểu diễn lần đầu tiên với dàn nhạc phương Tây (VOA) —Bắc Hàn sau ngày lãnh tụ nhóc đăng quang (Thoibao) —Hàn Quốc chuẩn bị tập trận quy mô ở Hoàng Hải (RFI) —-
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền (VOA) —-Một nhà sư Tây Tạng tự thiêu nhân kỷ niệm bốn năm vụ nổi dậy Lhassa (RFI) —-Trung Quốc đấu đá nội bộ: Bí thư thành ủy Trùng Khánh bị cách chức (RFI) —-Trung Quốc : Thủ tướng sắp mãn nhiệm hối thúc đảng Cộng sản cải tổ chính trị (RFI)
Đặt chân lên Dreamliner – niềm tự hào của nước Mỹ (Nguoiviet) —Nhật Bản truy tố thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc VOA) —Kỹ nghệ du lịch của Trung Quốc (Nguyễn hưng Quốc – VOA)
-Bạn bè tôi, nghe tôi kể về giá chuyến đi du lịch ở Trung Quốc vừa rồi,
đều bất ngờ: Chỉ có 350 đô Úc trong 9 ngày cho mỗi đầu người —–Xưởng Thép TQ Sẽ Dọn Sang Indonesia (Vietbao) xưởng thép trị giá 1 tỉ USDCảnh sát Italia bắt giữ một nghi can khủng bố (VOA) —-HRW kêu gọi thay đổi luật hội họp ôn hòa của Miến Điện (VOA) — Hàn Quốc mở trường dành cho con em các gia đình đa văn hóa (VOA) —-Đất nước EURO 2012, 10 điểm nên đến ở Ba Lan (Vietinfo)
Anh Mỹ tính mở kho dầu dự trữ? (BBC) >>>Iran ngừng bán dầu cho Anh, Pháp >>>Thủ tướng Anh được đãi món gì? —-Miến Điện : Hai tổ chức phi chính phủ Pháp tố cáo những vụ bức hại thường dân ở vùng Kachin (RFI) —Đối lập Cuba chiếm đóng một nhà thờ để áp lực lên Đức Giáo Hoàng (RFI)
Timor Leste bầu Tổng thống (RFA) —-Bà Aung San Suu Kyi muốn xuất ngoại (RFA) —Biển Thái Bình đủ rộng: Trung Quốc (RFA) -Hôm thứ năm Đại sứ Trung Quốc tại Manila tuyên bố Thái Bình Dương đủ rộng cho mọi quốc gia. nói kiểu điên khùng, tham quá hóa khùng ,vậy thì qua bên phần thuộc múi 100 đến 140 kinh độ Đông mà giành đi,rộng mênh mông đó. Chile,Anh Pháp ,MỸ,Á căn đình…họ bề hội đồng cho nát thây.Đó cũng là TBD đấy.
Tổng thống Afghanistan muốn NATO rút quân (VOA) —Quân nhân Mỹ tiết lộ hồ sơ cho Wikileaks đã gián tiếp giúp al-Qaida (VOA) —Tại sao TT Syria vẫn tồn tại trong khi các nhà lãnh đạo Ả Rập khác bị lật đổ? (VOA) —Nhà hoạt động chống Putin loan báo tuyệt thực để phản đối án tù (VOA) —-Tổng thống Obama chỉ trích đối thủ về chính sách năng lượng (VOA) —Mừng Lễ Thánh Patrick, New York còn đậm nét Ireland hơn tại Ireland (VOA)
Châu Âu đang quay về cảnh cơ hàn (TVN) -Đình Ngân (theo foreignpolicy) — Điểm mặt 11 dự án đất hiếm khổng lồ bên ngoài Trung Quốc (VnEc)
Nước Pháp rúng động bởi hai vụ sát hại các binh sĩ (VN+) —Sáu nước Arập vùng Vịnh đóng cửa sứ quán ở Syria (VN+) —Đằng sau cái gọi là “hiện thực Syria” của phương Tây (VTC News) —Trung Quốc: Cải cách chính trị là mục tiêu sống còn để phát triển (VOV) —-Tai nạn hầm mỏ ở Trung Quốc, 13 người thiệt mạng (TT) —Đại tướng Kim Jong Un đích thân chỉ huy tập trận (TP) —Chiến Tranh Bóng Gió (Nguyễn xuân Nghĩa-Dainamax)
Dùng dao lam cắt cổ gái bán dâm (NLĐ) —-Phát hiện “hàng nóng” trên ô tô BMW (TN) —-Mang 27 ô tô thuê đi cầm rồi bỏ trốn (TN)
Chuyện đại gia Vũng Tàu ngoại thất thập và cô vợ 20 tuổi (Danviet) tiền nhiều thì “ấm cật” có gì đâu.Nghèo thấy mẹ ,bụng đói làm sao c. lên được!!
Cái chết bí ẩn của một phụ nữ làm rúng động phố núi(ĐS&PL) —Huyện Mai Sơn, Sơn La: Phó trưởng công an xã nhận tiền và bắt giữ người trái pháp luật? (ĐS&PL) —-Nàng dâu sốc vì bị bố chồng nhờ massage chân (VNN) —Những xế hộp ‘khủng’ đất Ninh Bình (VnEx) —-’Gái mại dâm thu nhập trung bình 10,6 triệu mỗi tháng’ (VnEx)thu nhập còn thua loại “lấy miệng nuôi trôn” —Rùng mình lời khai người vợ đầu độc Trung tá CSGT (VTC News)
Xe khách “đầu gấu” náo loạn đường 5 (VOV) —Công khai tàn phá Sông Đà để tìm vàng (VOV) —-TPHCM: Xe buýt cán xe máy, 1 người chết (VOV)
Đớn đau chuyện cháu gái có thai với ông ngoại họ (VOV) —–Hai làng đánh nhau triền miên (TT) —Bắt nhiều đối tượng chứa ‘hàng nóng’, ma túy (TP)
Những phường “Gía áo, túi cơm”
“Giang hồ mài một lưỡi gươm
Những phường giá áo, túi cơm… sá gì!”
Thầy tôi, tháo mắt kính đặt lên tờ báo trên bàn rồi chép miệng đọc
hai câu thành ngữ lục bát nói trên, rồi chậm rãi cùng tôi: “Ai cũng
thuộc lòng và hiểu “Giá áo, túi cơm” là cái giá để người ta mắc áo quần
và cái túi để người ta đựng gạo cơm, ám chỉ hạng người hèn kém bất tài
vô đức, không giúp gì được cho Quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo
lợi danh, mưu cầu chức quyền, cơm áo cho mình mà thôi! Nhưng mỗi người
có khi hiểu khác nhau cái từ ngữ “sá gì” đi kèm sau cùng. Với riêng
thầy, nếu được, thầy xin sửa thành “trảm đầu” cho dễ hiểu với tất cả mọi
người, bởi đã “mài một lưỡi gươm” thì tất yếu là “chém” thôi, sá gì cái
bọn vô lại chỉ mong tìm mọi cách để làm loài sâu dân mọt nước ấy!?…”.
Có phải chỉ đơn thuần là sự ấu trĩ về kiến thức?
Thu Trang (Danlambao) - Mấy ngày qua, rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc trước sự kiện đem hình ảnh Đức Phật và ngài Đường Tăng ra nhạo báng, trong cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly condom” của Ngôi nhà tuổi trẻ, do nhóm sinh viên Học viện Báo chí dàn dựng.
Việt Khang là ai?
(Xin phép tác giả bài hát “Anh là ai”)
Ông hỏi Khang là ai?
Sao hỏi ông, ông làm toàn điều sai.
Ông hỏi Khang là ai ?
Sao hỏi ông, không sợ trói hai tay?Tại sao BT Đinh La Thăng tích cực giải quyết tình trạng kẹt xe? (Phần 2)
Đồng Xuân Trường (Danlambao) - Mặc
dù lý do thu phí lưu hành phương tiện là để chống ùn tắc giao thông
không thuyết phục được nhân dân, nhưng nếu không lấy lý do này thì còn
lý do nào khác? khi mà các loại thuế, phí đã có qui định đầy đủ, các đời
BT trước đây cũng đã nghĩ nát óc ra rồi. Như vậy, có thể nói là nguồn
thu đã OK. Vấn đề bây giờ có tiền rồi (sắp có), thì tiêu thế nào cho
“Hiệu quả”?
BT Thăng đã ngay lập tức tuyên bố QL 1A cần phải mở rộng lên thành
4 làn, để giảm TNGT? mà phải làm gấp, đến năm 2016 phải xong (đến lúc
đó là hết nhiệm kì BT). Vậy thì tại sao lại mở rộng QL 1A, mà lại phải
làm gấp vậy? Chúng ta cùng đi tìm lời giải.
Chính trị Mỹ – Nhân quyền Việt
Phạm Trần
- Chính trị Mỹ và Nhân quyền Việt Nam có khác nhau không? Câu hỏi thì
dễ mà trả lời không phải là chuyện “ăn cơm, uống nước” vì ở giữa còn có
một lằn ranh phân cách quyền lợi của nhau không bên nào dám xóa đi.
Quyền lợi của Mỹ và Việt Nam dính liền với mậu dịch, ngoại giao và
hợp tác chiến lược, gồm cả an ninh và quốc phòng trước bối cảnh phồn
thịnh kinh tế và sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà cả hai nước cùng có
những lợi ích trong quan hệ ngoại giao và hợp tác.
Suy nghĩ về một lời hứa của bộ trưởng
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện (SGTT.VN) – Hơn hai tháng trôi qua, kể từ ngày bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) lên tiếng nhận trách nhiệm về việc tìm hiểu nguyên nhân và xử lý các vụ xe bỗng dưng bốc cháy, câu trả lời cụ thể đến nay vẫn chưa có. Trong khi đó, nạn cháy xe vẫn tiếp diễn, thậm chí còn lan rộng từ khu vực xe máy cá nhân và ôtô nhỏ đến các xe chở khách, và chưa cho thấy có dấu hiệu dừng lại.
Thân phận “cử tri” và “Đại biểu Nhân dân” ở Việt Nam
Lê Anh Hùng (Boxitvn)
“Dân hai lăm triệu ai người lớnNước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.”Tản Đà
Trước tình trạng thu hồi đất nông nghiệp vô tội vạ
rồi đền bù rẻ mạt trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam mà không một tổ
chức dân cử nào lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ, người ta dễ nhận thấy
thân phận rẻ rúng của những cử tri nông dân trên một đất nước có tới
hơn 70% dân số sống ở nông thôn, những người đã bầu lên đủ kiểu đại diện
chính trị cho mình trong một chính thể tự xưng là “của dân, do dân và
vì dân”. Thậm chí, ngay cả khi người nông dân bị cướp trắng thành quả
lao động như trường hợp gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng mà vẫn
không có một vị “đại biểu nhân dân” nào do họ bầu lên bày tỏ thái độ
bênh vực quyền lợi của họ, từ đại biểu HĐND xã cho đến vị ĐBQH quyền uy
đầy mình là đương kim Thủ tướng.
Ở các quốc gia phát triển, mặc dù chính phủ của họ
luôn hô hào “tự do thương mại” và đặt ra những đòi hỏi cao về mức độ mở
cửa thị trường đối với các nước đang phát triển khi đàm phán các hiệp
định thương mại đa phương hay song phương, song nông dân của họ vẫn luôn
nhận được nhiều ưu ái, thể hiện qua các chính sách bảo hộ nông nghiệp
dưới những hình thức đa dạng và tinh vi, bất chấp thực tế nông dân chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân số của họ. Ở những nước đang
phát triển và theo chế độ dân chủ như Thái Lan chẳng hạn, tiếng nói của
người nông dân luôn được chính phủ lắng nghe và phản ứng tích cực. Lý do
là vì ở những quốc gia đó, nhân dân nói chung và người nông dân nói
riêng được hưởng đầy đủ các quyền tự do chính trị, trong đó có quyền lựa
chọn người đại diện đích thực của mình trong bộ máy chính quyền. Tuy
những chính sách bảo hộ như thế thường nhuốm màu chính trị (chủ nghĩa
dân tuý hay chủ nghĩa bảo trợ) chứ không phải vì lý do kinh tế và không
một cuốn sách giáo khoa kinh tế nào lại cổ vũ cho chính sách bảo hộ
thương mại, song điều này càng cho chúng ta thấy rõ thực tế rằng chính
phủ chỉ thực sự là “của dân, do dân và vì dân” khi người dân nắm quyền
định đoạt vận mệnh chính trị của nó thông qua những lá phiếu bầu cử dân
chủ.
Ở Việt Nam thì ngược lại, nhân dân nói chung và người
nông dân nói riêng xem ra chẳng là “cái vé” gì cả. Điển hình là các đơn
kiến nghị, thỉnh nguyện thư đủ kiểu của nhân dân gửi các vị lãnh đạo,
các cơ quan nhà nước nhưng hầu như chẳng bao giờ được hồi âm. Vô số bài viết trên các trang báo
đã chỉ ra sự bất cập của những chính sách về nông nghiệp – nông dân –
nông thôn, song tất cả rồi cũng lần lượt rơi vào im lặng chứ hầu như
không tạo ra được một sự biến chuyển đáng kể nào. Đơn giản là với cơ chế
“Đảng cử, dân bầu” suốt hàng chục năm qua, các “cử tri” ở Việt Nam gần
như chẳng có chút ảnh hưởng gì tới sinh mệnh chính trị của các vị “quan
cách mạng” cả.
Trong một hệ thống mà Đảng “lãnh đạo tuyệt đối và
toàn diện”, tiếng nói của “nhân dân” hiếm khi được đếm xỉa tới, và tầng
lớp “quan cách mạng” từ cấp nhỏ nhất đến cấp cao nhất đều lấy phương
châm “dựa vào nhau mà sống” để tồn tại. Các cuộc bầu cử Quốc hội hay
HĐND các cấp đều có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt gần 100% dù trên thực tế
tình trạng thường gặp là một người đi bầu cho cả nhà. Do không có cạnh
tranh chính trị nên các con số liên quan đến bầu cử thường bị phù phép,
bởi chẳng có chủ thể độc lập nào giám sát thực hư của những con số đó.
Quả thực, ngay cả lá phiếu của cử tri, “tiếng nói tập thể” đáng kể nhất
của nhân dân, mà còn bị vô hiệu hoá như thế thì còn trông mong gì ở
những “tiếng nói” lẻ tẻ khác? Vụ việc ngày 22/5/2011, một người dân ở Cà
Mau trên đường đi chợ đã nhặt được 85 phiếu bầu cử HĐND xã có đóng dấu đỏ
(hợp lệ) khiến dư luận một phen ồn ỹ nhưng rồi lại nhanh chóng rơi tõm
vào sự im lặng quen thuộc của nhà chức trách, hay loạt bài “Chuyện đồng chí Minh Nhớp”
của nhà báo Phan Thế Hải về trò hề “bầu cử Quốc hội” ở Hà Tĩnh một
thời, mới chỉ cho chúng ta thấy phần nổi nhỏ xíu của tảng băng khổng lồ
thôi.
Mỗi kỳ “tiếp xúc cử tri” theo quy định của pháp luật,
các vị “đại biểu nhân dân” thường chỉ tiếp xúc với các “đại cử tri”
quen mặt và đã được chính quyền sở tại “sàng lọc” kỹ để khỏi đưa ra
những câu “hỏi xoáy”. Các vị “đại biểu nhân dân” cũng chẳng cần phải bận
tâm nhiều về điều đó, bởi họ làm “đại biểu nhân dân” chủ yếu là do “tổ
chức phân công”, do “cấp uỷ bố trí”, hơn là do nhân dân lựa chọn và gửi
gắm thông qua những lá phiếu dân chủ. Và do được cấp uỷ “phân công” hay
“bố trí” như thế nên một khi trở thành “đại biểu nhân dân”, họ cũng nhất
nhất “quán triệt” theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng các cấp. Câu chuyện do
nguyên ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết kể
về Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh
mà Quốc hội thông qua ngày 29/5/2008 là một minh chứng điển hình: “Khi
thăm dò dự án mở rộng Thủ đô, tôi nhớ có 226 phiếu thuận và 226 phiếu
chống. Nhưng khi biểu quyết thì tỷ lệ lên tới 92,9% tán thành.” Rõ ràng ở
đây chỉ có ba khả năng sau xảy ra: (i) các vị ĐBQH này đích thị là
những “con rối”, (ii) họ biết “lá phiếu” hay “nút bấm” của mình luôn ở
trong “tầm ngắm” nên sau khi đã được “chỉ đạo” họ đành phải “quán triệt”
(bởi một lẽ đơn giản là trong cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN” ở
VN thì mỗi “công dân” đều là một “tù nhân dự khuyết”), và (iii) con số
kia lại bị “phù phép” như đã nói ở trên. “Nhà dột từ nóc”, “quyền lực
tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối” – thiết tưởng chẳng có gì đáng phải
“băn khoăn” ở đây cả.
Chắc chắn là nhiều vị đại biểu nhân dân, đặc biệt là
Đại biểu Quốc hội, rất muốn lên tiếng trước những vấn đề nóng bỏng của
đất nước hay những bức xúc của cử tri, đơn giản là chẳng ai muốn bị liệt
vào hàng “nghị gật” hay “nghị vỗ tay” cả. Ngặt nỗi, bản thân họ cũng
chỉ có “quyền” thực hiện vai trò của một “ông bưu điện”
là tiếp nhận đơn thư của nhân dân và đóng dấu “kính chuyển” cho các cấp
chính quyền rồi ngồi chờ câu trả lời theo kiểu được chăng hay chớ thôi.
Những đơn thư chứa chất bao nỗi niềm của nhân dân cứ thế lòng vòng một
hồi rồi về lại nơi xuất phát. Bên cạnh đó, những vấn đề lớn của đất nước
thì thường bị dán nhãn “nhạy cảm” và được lãnh đạo Đảng các cấp “định
hướng” hay “quán triệt” cho các “đại biểu nhân dân”. Bởi thế cho nên
giữa lúc bao vấn đề cấp thiết của đất nước đang nổi lên cùng với nhiều
bức xúc của dư luận (vụ Tiên Lãng, lạm phát, suy thoái, hiện tượng xe
máy cháy hàng loạt, v.v.) mà chẳng thấy tiếng nói của Quốc hội ở đâu thì
việc một vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội lên tiếng gần như tức thời trước bức thư “cầu cứu” của một cô bé 15 tuổi
trong cuộc thi trên truyền hình mang tên “Vietnam’s Got Talent” lại
càng dễ khiến người ta cảm thấy sao mà lạc lõng và bi hài, để rồi cả
nước lại được một phen bàn ra tán vào. Chợt nhớ câu thơ của thi sĩ Tản
Đà hồi đầu thế kỷ trước:
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Xem ra ở Việt Nam không chỉ “cử tri” mà ngay cả “Đại
biểu Quốc hội” tại “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” cũng “biết thân
biết phận” của mình. Thôi thì lo chuyện trẻ con cũng là một phận sự cao
cả ở đời vậy, nhất là ở cái đất nước “bốn nghìn năm vẫn trẻ con” này
thì còn có khối chuyện kiểu như thế. Những chuyện “quốc gia đại sự” khác
thì đã có lãnh đạo Đảng và “bạn” lo hết cho rồi còn gì: nào là phải quán triệt “ba kiên trì” (kiên trì hiệp thương hữu nghị, kiên trì nhìn vào đại cục, kiên trì bình đẳng cùng có lợi) như “bạn” đã phán này, nào là không để bị “Tây hoá”, “tha hoá” và “thoái hoá” như “bạn” đã dạy này… Ôi Việt Nam, bao giờ Người mới lớn nổi đây?!./.
L. A. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nghèo phải theo… đeo nên cứ nghèo
Vài lời :Giá cả “lộn xộn”
theo chiều hướng tăng-Ai có lợi???Dân có lợi à?? Cho nên phải thế,mấy
Ông này đi so bì với Mexico,Thái lan…coi nó hơi kỳ- Mấy nước đó họ không
có thứ “đỉnh cao trí tệ”- Quan Huyện mà mua một lần 5 biệt thự-tiền đâu nhiều vậy?? Nhờ “VÔ SẢN” à???
Nguyễn Quang Bình (*) -Thứ Năm, 15/3/2012 - TBKTSG
Chỉ có chuyện đáng thắc mắc là càng chung đụng làm ăn với thế giới, giá cả nhiều mặt hàng hình như phải lụy vào trong cái hệ thống làm giá của họ nhiều lắm.
Nhớ trước đây, khi chưa hội nhập, giá nhiều mặt hàng được xem như chiến lược hay thiết yếu không nhảy cóc như bây giờ. Chỉ trong vòng mấy năm nay, từ khi có nhiều công ty ta săm soi tham gia vào các sàn hàng hóa, giá vàng tăng chóng mặt. Trước, nghèo gì thì nghèo, dịp cưới xin bạn trẻ cũng có được đôi nhẫn vàng óng ánh trao nhau kỷ niệm. Nay, giá tăng đến 4,5 triệu đồng một chỉ thì cơ hội đeo nhẫn vàng thật xem ra xa vời. Còn giá xăng dầu, khí đốt thì bấy lâu nay vẫn nhảy lên bần bật.
Cứ ông này tuyên bố cái này, nước kia đòi nghỉ chơi nước nọ, giá dầu thô lên. Miệt các nước bắc bán cầu mới có tin sẽ rét đậm, giá gas trong nước chưa gì đã tranh thủ tăng trước. Nhiều chuyên gia rành sàn giao dịch hàng hóa, thị trường kỳ hạn nói nhờ các sàn này mà giá hàng hóa sẽ ổn định hơn. Nay, tuy trong nước đã mở biết bao nhiều sàn, đã “thông quan” giao dịch rần rần với các thị trường kỳ hạn nước ngoài, nhưng chưa ai ghìm nổi giá của các mặt hàng quá ư thiết yếu này. Thậm chí, giá chỉ có lên chứ mấy khi chịu xuống. Người lao động ăn lương phải nhiều pha méo mặt.
Thực vậy, nhiều người trông mong có sàn giao dịch hàng hóa để giá cả không nhấp nhô nhiều, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu nhưng phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Song, mong đợi này vẫn cứ đang xếp hàng chờ. Những người tổ chức và tham gia sàn hình như nghiêng về đầu cơ nhiều hơn, thích giá lóc cóc, mê lướt sóng nhiều, chuộng theo cảm giác, để kiếm lợi nhuận nhanh và dễ hơn. Cho nên, giá các mặt hàng như vàng, dầu thô, xăng, gas… trong nước đều phải nhảy cỡn theo thị trường kỳ hạn nước ngoài. Thôi thì giá trên sàn nhảy gì thì nhảy vì người tham gia trên ấy chủ yếu là đầu cơ và đầu cơ tài chính, chả trách. Nhưng, tội cho người lao động ăn lương chứ! Họ nào muốn lướt sóng với giá xăng dầu, chất đốt này kia đâu!
Rõ ràng dân kinh doanh và các tay đầu cơ thích giá dao động càng nhiều, càng mạnh thì càng tốt vì họ sẽ có càng nhiều cơ hội kiếm tiền. Còn tuyệt đại bộ phận người ăn lương và dân lao động cứ mỗi lần nghe giá tăng là sờ ngay cái túi trên tim mình. Chắc chắn không chính phủ nào lại đi ủng hộ cho giá chao đảo kiểu này cả.
Người nước mình nhạy với tin tức thật. Tôi đã gặp không biết bao nhiêu bạn, người nước ngoài có, Việt kiều cũng có, không mấy ai để ý đến giá vàng, giá dầu thô, giá gas thế giới nếu họ không phải là dân kinh doanh chuyên nghiệp… Nhưng, với người trong nước, các thông tin thị trường được truyền đi cực nhanh và hầu như ai cũng biết. Có biết đâu rằng các tin loáng thoáng bên ngoài đều là những giả đoán, để gây sức ép tâm lý cho ai có máu đầu cơ và tạo bẫy đầu cơ. Còn thông tin thật, chính xác, đáng đồng tiền bát gạo, chẳng ai dại gì trưng ra cho mình “xơi”.
Như trong thị trường vàng chẳng hạn. Mới đây thôi, để kéo đầu cơ khắp nơi vào mua, một quỹ đầu cơ tài chính đã mạnh miệng tung tin giá vàng sẽ ở mức chừng 1.950 đô la Mỹ/ounce. Thế là, thiên hạ nghe sướng, đổ tiền ra mua lấy mua để. Nhờ thế, chỉ trong vài ngày, giá vàng trên thị trường kỳ hạn nhảy từ 1.720 đô la/ounce lên gần 1.800 đô la/ounce. Và…đùng một cái…lấy cớ khủng hoảng nợ… đã đạp giá xuống nhanh trong mấy ngày gần đây, có lúc xuống chỉ còn 1.660 đô la/ounce. Tôi nghi mấy tay đầu cơ tài chính kết cấu với sàn giao dịch hàng hóa nhanh tay phỗng trước, đưa các hợp đồng đã mua khống trước đây ra bán tháo, để ăn chặn những người đã mua giá cao và hưởng lợi.
Trong một lần được dự hội nghị chuyên ngành, có một vị lãnh đạo của một hãng cà phê lớn trong nước thổ lộ rằng: công ty của ông muốn mua thông tin cung-cầu của một vùng bé nhỏ tại một thị trường châu Âu, bên bán thông tin đòi trả nhiều tỉ đồng mới sở hữu được tin quý ấy. Cho nên, những tin đồn, rao “chùa” trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng chẳng phải thật 100% để cho mình hưởng, mình kinh doanh đâu.
Chỉ mới cuối tháng 12-2011, giá gas tại thị trường hàng hóa Mỹ xuống mức cực thấp do tin tồn kho lớn, mùa đông không lạnh như người ta tưởng… Thế mà giá gas trong nước ta giật lên mấy chục ngàn đồng một bình 12 kg trước tết đấy! Giá mặt hàng này trên sàn hàng hóa Mỹ chỉ tăng lại khi những công ty khai thác giảm sản xuất trong chừng mấy tuần nay. Như vậy, giá gas trong nước đã đi trước thời cuộc rất xa. Thừa cơ hội lễ tết để đục nước béo cò. Trong khi cả nước tập trung lo bình ổn giá gạo cơm mắm muối dịp tết, thì giá gas đã thừa dịp bung lên quá xa ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường!
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng có thừa thông tin, năng lực sử dụng các sàn hàng hóa như các công cụ để điều tiết giá cả khi cần. Khi nghe tin có thể các nước phương Tây cấm vận Iran, giá dầu thô sẽ tăng; hay khi giá gas kỳ hạn đang xuống do tồn kho nhiều và thế nào giá cũng tăng lại vì các công ty hãm khai thác… đáng ra phải ra tay ngay nếu như ngửi có nguy cơ lũng đoạn. Trong thời gian mấy năm gần đây, thị trường tiêu thụ trong nước đã có quá nhiều kinh nghiệm về chuyện này.
Nên, cứ đeo theo thị trường kỳ hạn hàng hóa, người lao động ăn lương càng khổ. Tới đây, sực nhớ kinh nghiệm của Mexico mới cuối tháng 12 năm 2010 vừa qua. Bắp là lương thực chính của người dân Mexico. Khi nghe tin các nước sản xuất như Argentina hạn hán, ảnh hưởng đến sản lượng bắp thế giới, các hãng nhập khẩu lương thực lớn của Mexico bấy giờ đòi tăng giá bắp và các thứ chế biến bằng bắp như món ăn hàng ngày. Thế là ông tổng thống Mexico lệnh cho bộ trưởng thương mại bấy giờ lên sàn hàng hóa, mua hàng triệu tấn bắp để một mặt ổn định giá bắp trong nước, mặt khác ngăn chặn các nhà nhập khẩu thừa cơ hội, tự tung tự tác làm giá. Thế là, Mexico đã ổn định được giá lương thực cho người dân suốt 9 tháng liền trong năm 2011 vừa qua.
Giá xăng dầu, gas và vàng… trong thời gian qua ở nước ta rõ ràng đi lên nhiều mà ít khi thấy xuống theo giá thị trường kỳ hạn hàng hóa các nước, chủ yếu các sàn ở Mỹ, dù giá ở đấy có lúc lên cao, xuống thấp. Các cơ quan thẩm quyền của nước ta cũng thừa khả năng để ra tay, mua bảo hộ trên thị trường kỳ hạn thông qua các công ty được ủy quyền. Chỉ có vậy mới giúp một số mặt hàng nhập khẩu có tính thiết yếu có giá ổn định ít ra trong một khoảng thời gian dài, đồng thời răn đe được những đơn vị kinh doanh chỉ biết hám lợi cho mình và gây khó cho đất nước.
_________________________________
(*) Giám đốc Công ty TNHH CTA Việt Nam
Trong hai tháng đầu năm 2012, Trung Quốc mua vào nhiều hơn là
bán ra, cán cân mậu dịch thâm thủng 4.2 tỷ đô la Mỹ. Ðây là một dấu
hiệu đáng mừng, cho kinh tế thế giới, và cho cả người Trung Hoa trong
lục địa.
Ðối với người dân bình thường ở Trung Quốc, con số khiếm hụt trên có nghĩa là họ được tiêu thụ nhiều hơn trước. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn bán ra nhiều hơn mua vào. Nhìn vào tổng số hàng hóa đi qua đi lại đó, ai cũng thấy một điều: Ðại đa số món các món hàng Trung Quốc bán ra (thí dụ, quần áo hay máy điện thoại di động) chính là những món đã mua vào (vải vóc, và các bộ phận điện tử dùng để ráp máy điện thoại). Chỉ khác một điều là hàng đi ra có thêm công cắt may, lắp ráp của người lao động Trung Quốc. Trị giá mà người lao động Trung Quốc đóng góp vào số hàng hóa đó, trong khoảng thời gian giữa lúc mua vào và lúc bán ra, thường rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% giá trị món hàng khi tới ta người tiêu thụ. Tiếng là hàng made in China nhưng thực ra người Trung Hoa chỉ được hưởng rất ít; các công ty chủ nhân ở nước khác được hưởng 10% đến 20%.
Bây giờ, khi trị giá số hàng Trung Quốc mua vào cao hơn hàng bán ra, tức là rất nhiều món hàng vào rồi không được đem ra nữa. Chúng đi đâu? Chúng thuộc loại hàng nào? Ðó chính là những món hàng đã hoàn tất chứ không phải đồ dùng để lắp ráp; và chúng được đưa tới tay người tiêu thụ Trung Quốc. Ðó phải là điều họ nên vui mừng!
Nó cho thấy chính quyền đã chịu thay đổi chính sách kinh tế cố hữu từ 30 năm nay. Lâu nay, họ vẫn khai thác sức lao động của người dân, nhưng hạn chế không cho dân được tiêu thụ! Những ai được hưởng lợi trên sức lao động của dân Trung Hoa? Ngoài những người tiêu thụ trên thế giới, số người khác chính là các vị quan to ngồi trong guồng máy điều hành kinh tế, trong đó có việc xuất nhập cảng. Xuất nhập cảng chiếm 40% tổng số trị giá các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc trong một năm, gọi là tổng sản lượng nội địa (GDP). Tỷ lệ này gấp ba lần tỷ lệ ở Mỹ hay ở Âu Châu. Nghĩa là, tỷ số phần dân chúng trong nước tại Âu Châu và Mỹ mua bán cao, còn ở trong nước Trung Hoa thì rất thấp.
Không thể kéo dài tình trạng bất công này, và bị áp lực quốc tế đòi phải điều chỉnh để kinh tế thế giới cân bằng hơn, đảng Cộng Sản đã phải chuyển hướng.
Nhiều món hàng nhập cảng tăng lên có thể được tiêu thụ. Số tiền mua xe hơi nhập cảng tăng một phần ba, trong hai tháng đầu năm 2012; đa số người mua xe là các cán bộ và dân thành phố làm ăn với các cán bộ; chứ không phải nông dân. Và con số 4.2 tỷ đô la trong hai tháng qua cũng không hoàn toàn là phần người tiêu thụ Trung Hoa được hưởng. Trong số hàng nhập cảng có những món được mua để dự trữ đề phòng sắp tăng giá, như số đậu nành tăng thêm 13% sau khi nhiều vùng trồng đậu nành ở Nam Mỹ bị hạn hán. Số đồng thau tăng 50%, có thể là để tích trữ vì lo chính quyền sẽ giảm bớt tiền cho các xí nghiệp vay. Các công ty mua đồng về, được mua chịu, ba tháng hay sáu tháng sau mới trả tiền. Trong thời gian đó họ vẫn thu tiền vào khi đem đồng ra dùng hay bán lại.
Nhưng hiện tượng khiếm hụt mậu dịch vừa qua vẫn là một dấu hiệu của sự chuyển hướng trong kinh tế Trung Quốc. Số những món hàng rẻ tiền như quần áo, giầy xuất cảng đã thực sự giảm bớt 2%, vì Trung Quốc đang mất lợi thế công nhân nhân rẻ so với nhiều nước khác. Người lao động biết tranh đấu đã đòi được tăng lương. Số hàng xuất cảng “cao cấp” hơn, như máy móc, đồ điện tử vẫn tăng thêm gần 9%, nhưng tốc độ gia tăng đó đã giảm đi so với tỷ số gia tăng hơn gần 12% trong ba tháng cuối năm 2011.
Vấn đề của cả nền kinh tế Trung Quốc không phải là lo khiếm hụt trong cán cân thương mại. Ðiều phải lo là trong khi số tiền mua bán hàng hóa thay đổi, trả tiền mua hàng ngoài nhiều hơn thu được tiền xuất cảng, thì có những nguồn tiền khác chạy vào có gia tăng hay không? Những món tiền nào sẽ chạy vào? Ðó là tiền vốn đầu tư. Hiện nay nhiều người muốn đổi lấy đồng nguyên để góp vốn vào Trung Quốc vì họ trông đợi không những được hưởng tiền lời đầu tư mà còn chờ đồng nguyên lên giá thì lại được thêm lời! Nếu các công ty Trung Quốc thu được nhiều tiền nhờ bán trái phiếu (tức là vay nợ) hay bán cổ phiếu (mời góp vốn), thì số dư trong “cán cân tiền vốn” sẽ bù lại với số thâm thủng trong cán cân thương mại.
Hãy lấy nước Mỹ làm thí dụ. Tại sao người Mỹ có thể kéo dài tình trạng mậu dịch khiếm hụt hết năm này sang năm khác mà vẫn sống được? Bởi vì trong lúc dân tiêu thụ ở Mỹ tha hồ mua hàng hóa rẻ do người lao động khắp thế giới làm, thì các công ty Mỹ và chính phủ Mỹ lại “xuất cảng” các trái phiếu và cổ phiếu, và họ được người ngoại quốc hăng hái mua; tức là đem tiền vốn đổ vào nước Mỹ. Từ ba chục năm nay, nước Mỹ bán ra ngoài rất nhiều “tờ giấy” (cổ phiếu và trái phiếu; trong đó có những giấy nợ của chính phủ Mỹ), lấy tiền mua vào áo thung chữ T, giầy chạy bộ, mì gói, vân vân, những thứ mà nếu cứ làm ở Mỹ thì chỉ thiệt, lỗ vốn. Các nước Á Rập xuất cảng dầu lửa thu tiền vô, nhưng lại nhập cảng trái phiếu (cho vay) hoặc cổ phiếu (góp vốn) cho Mỹ, Canada và Âu Châu. Khi kinh tế phát triển thì mỗi nước đều xuất cảng nhiều hơn, do đó cũng nhập cảng nhiều hơn, trong cả hai dòng tiền này. Tính chung các món tiền trao tay mỗi ngày, trong thương mại giữa các nước cộng với số tiền vốn qua lại, thì hai dòng tiền đó phải cân bằng với nhau.
Trong một ngày, số tiền trao đổi giữa các nước lên tới khoảng 4 ngàn tỷ đô la, theo số tổng kết của những ngân hàng hối đoái (đổi tiền). Chỉ một phần nhỏ trong số này là được dùng trong việc mua bán hàng hóa. Còn phần lớn là do các vụ chuyển tiền trong đầu tư, mua bán cổ phiếu và trái phiếu. Trong số 4 ngàn tỷ tiền đổi chác đó, 85% là đổi giữa đô la Mỹ với tiền nước khác. Chưa tới nửa phần trăm (0.3%) là người ta mua hay bán đồng nguyên của Trung Quốc.
Cứ xem như vậy thì còn lâu đồng nguyên mới đạt được địa vị một quốc gia tiền quốc tế. Trong khi đó thì đồng đô la vẫn tiếp tục được người ta dùng để mua bán, vay nợ hay trả nợ nhau; và để giành, thí dụ các quỹ dự trữ ngoại tệ. Mỗi lần chính phủ Mỹ làm cho đồng đô la mất giá, dân Mỹ không than thở, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại đau lòng. Vì dân Mỹ lãnh lương bằng đô la, mua thức ăn bằng đô la, trả tiền nhà, tiền xe bằng đô la. Ðô la xuống giá nhưng nếu đồng lương không đổi, giá bánh mì không đổi, tiền nợ trả ngân hàng mỗi tháng không đổi, thì người Mỹ có khi không biết là tiền mình mất giá; trừ khi đi du lịch hoặc mua phó mát Tây, kẹo Thụy Sĩ. Còn chính phủ Trung Quốc thì ngược lại, Họ có kho dự trữ ngoại tệ với 2 ngàn tỷ đô la Mỹ, cộng thêm tiền các nước khác thành 3.2 ngàn tỷ. Mỗi khi đô la Mỹ mất giá 1% thì kho bạc Trung Quốc mất luôn 1% trong số 2000 tỷ đô la dự trữ, tức mất tiêu 20 tỷ!
Nhưng Trung Quốc có thể bước theo con đường của Mỹ, tức là cứ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng. Phải để cho người dân lao động cũng được tiêu thụ chứ? Miễn là các xí nghiệp ở Trung Quốc trở nên hấp dẫn khiến người ngoại quốc bảo nhau góp vốn (mua cổ phiếu) hoặc cho vay. Làm cách nào để các công ty Trung Quốc trở thành hấp dẫn như Coca Cola, McDonald hay General Electrics, Apple? Phải có tự do kinh doanh. Phải khích lệ tư doanh và giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nuớc. Mấy công ty Mỹ đó đều do tư nhân lập nên, tư nhân làm chủ cả.
“Tôi đọc Liêu Trai từ cái tuổi chưa biết đến tên tác giả, cũng chưa
biết thế nào là văn chương. Truyện của Bồ Tùng Linh từ thời xa xưa ấy
đối với tôi là một thứ truyện kỳ lạ, nhưng mà tôi tin là có thật, một
cách tự nhiên. Ma quỉ có thật, dù không ai thấy chúng. Hồ ly cũng có
thật, dù không ai thấy chúng.” (Nguyễn Mạnh Côn*) “Tôi thích đọc Liêu
Trai không phải vì chuyện ma quỉ ở trong đó… Người đọc Liêu Trai nên
hiểu Liêu Trai dưới khía cạnh che đậy của tác giả là chống đối ngầm nhà
Thanh. Có một truyện về cắt đuôi con chồn là ngụ ý cái đuôi sam của
người Tầu thuở ấy vì Bồ Tùng Linh còn thương nhớ nhà Minh hơn nhà Thanh –
là buổi ông đang sống.” (Vương Hồng Sển*)
Ba nhà văn nhà giáo tên tuổi kể trên đã viết như thế khi Tạp chí Thời Tập của tôi phỏng vấn các ông một câu duy nhất: “Nên hiểu truyện Liêu Trai như thế nào?” Bài phỏng vấn đã đăng báo từ tháng 2, 1974 tại Sài Gòn. Tới thuở ấy, ba dịch giả dịch Liêu Trai của Bồ Tùng Linh nổi tiếng nhất là Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu, Ðào Trinh Nhất, và Hiếu Chân Nguyễn Hoạt. Người thích đọc loại truyện hồ ly diễm tuyệt, mà nhiều khi tả chân một cách tự nhiên, không khỏi có lần thắc mắc: nhà văn Bồ Tùng Linh trước sau viết được bao nhiêu truyện Liêu Trai, và ba dịch giả nói trên đã dịch được bao nhiêu truyện, và còn bao nhiêu truyện nữa chưa được dịch ra? Câu hỏi ấy độc giả chỉ tìm thấy khi đọc truyện Liêu Trai của dịch giả thứ tư, một nữ dịch giả, là Kim Y Phạm Lệ Oanh.
Kim Y Phạm Lệ Oanh (1902 – 8 tháng 3, 1999) người Thường Tín, Hà Ðông, sáng tác cùng thời với nữ sĩ Tương Phố, năm 1940 đã xuất bản cuốn tiểu thuyết Tình Lụy, và năm 1968 đã hoàn tất cuốn Tân Chinh Phụ Ngâm Khúc, tái bản tại hải ngoại năm 1984 trong Tuyển tập Tiếng Quyên của Tổ hợp Xuất bản Cành Nam. Bà là người đồng cảm với một nữ dịch giả Việt Nam từ thế kỷ XVIII, là Ðoàn Thị Ðiểm. Với nền nếp Nho phong của một đại gia đình sĩ phu nổi tiếng từ năm sáu thế kỷ trước ở Miền Bắc, Phạm Lệ Oanh viết văn làm thơ trong truyền thống ni sư Diệu Nhân đời nhà Lý, bà tinh thông Hán học và chữ Nôm, từng sống bằng nghề dịch tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Hoa sang Việt ngữ trước 1975 tại Sài Gòn, ký nhiều bút hiệu khác nhau như Lão Sơn Nhân, Mộng Tiên. Năm 1965 bà đã dịch trọn bộ Thi Kinh Quốc Phong của Trung Hoa, mà học giả Nguyễn Ðăng Thục, nguyên khoa trưởng Văn Khoa Sài Gòn, đã nồng nhiệt viết lời giới thiệu: “Bạn tôi sẵn có hồn thơ, vốn dòng Nho phong, từ nhỏ đã được nghiêm phụ giảng dạy Hán học,… có cho tôi xem bản thảo dịch Kinh Thi Quốc phong ra quốc âm, chú thích đầy đủ, lời thơ nhẹ nhàng và sát nghĩa. Ðược lời ủy thác (viết lời giới thiệu), tôi không ngại vụng về, có mấy lời thô thiển giới thiệu cùng độc giả.”
Tác phẩm dịch thơ thì như thế, về truyện, Kim Y Phạm Lệ Oanh dự định sẽ dịch tất cả, dịch hết, bộ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Năm 1962, ba tập đã xuất bản ở Sài Gòn, năm 1987 ở hải ngoại ái nữ của bà là nhà thơ Trương Anh Thụy đã cho tái bản. Trong lời nhà xuất bản (Tổ hợp Cành Nam), có kiểm kê như sau:
-Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) in ra lần đầu năm 1776, gồm 431 truyện và chia thành tám tập (sau này có bản in thành 16 tập).
-1938, Tản Ðà đã xuất bản tại Hà Nội tập truyện dịch Liêu Trai Chí Dị đầu tiên, không rõ bao nhiêu truyện.
-1952 (?),Ðào Trinh Nhất cho phổ biến tập truyện dịch Liêu Trai thứ hai, do Bốn Phương xuất bản, gồm 51 truyện.
-1958, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt cho phổ biến bản dịch Liêu Trai thứ ba, do Cơ sở Báo chí và Xuất bản Tự Do ấn hành, gồm 35 truyện.
-1962, Kim Y Phạm Lệ Oanh (ký bút hiệu Mộng Tiên) cho phổ biến bản dịch Liêu Trai thứ tư, do Trường Sơn xuất bản, gồm 98 truyện. Bộ sau cùng này do Tổ hợp Cành Nam của Trương Anh Thụy và Nguyễn Ngọc Bích tái bản năm 1987, được chia làm 3 tập. Trong lời nhà xuất bản có viết: “Kim Y Phạm Lệ Oanh (trong khi) cho tái bản các truyện đã in từ Sài Gòn, và sẽ tiếp tục dịch nốt những truyện còn lại.” Nhưng dịch giả đã ra đi, mà độc giả của bà đã không được đọc hết các truyện Liêu Trai bà nói sẽ dịch hết.
Bà Kim Y Phạm Lệ Oanh và chồng, nhà thơ, họa sư Tá Chi Trương Cam Khải, là những gương mặt Nho phong nghệ sĩ được kính trọng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn trong ba thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Bà mất trong tháng này, mồng 8 tháng 3, năm 1999. Trong các tác phẩm của bà, có một cuốn sách cần thiết cho người đọc sách, là cuốn kinh số 1 trong Ngũ Kinh của Trung Hoa, là Kinh Thi (đứng trước các kinh Thư, Lễ, Nhạc và Kinh Xuân Thu). Trên mặt báo này, Người Việt số ra ngày 28 tháng 2, 1985, bản dịch Thi Kinh Quốc Phong của Kim Y đã được nhận định như sau: “Người dịch đã dùng thể ca dao Việt Nam để diễn dịch Quốc Phong của Trung Hoa. Mỗi bài đều có phần nguyên văn chữ Hán, phần phiên âm, dịch, chú thích, bình giải rất đầy đủ dễ hiểu; đồng thời còn là một tài liệu quí giá cho ngành khảo cứu nữa.”
Với cách làm việc đó, bản dịch Liêu Trai của bà Kim Y cũng có thêm chú thích, mỗi truyện có một tấm hình chính dẫn đầu, với phần chữ Hán trong tranh đầy đủ. Bà còn dịch cả hai mặt tấm bia mộ của Bồ Tùng Linh, và nhấn mạnh: bản dịch Liêu Trai của bà là dịch theo bản khắc “Thanh kha đình” khắc theo nguyên cảo của tác giả: không có chấm câu. Vấn đề dịch xưa nay vẫn quan trọng, và “dịch không phải là phản” như một lối nói hàm hồ, nếu người dịch là một cây bút nghiêm túc, và có một “văn hóa dịch” cho riêng mình, chẳng hạn lối dịch của nhà văn, nhà thơ Kim Y Phạm Lệ Oanh. Xin dùng bốn câu thơ cảm đề Liêu Trai của chính bà để kết thúc bài này:
Ðèn ai le lói canh chầy
Ngoài song lất phất mưa bay lạnh lùng.
Chuyện đời tai đã bưng bồng
Thì nghe ma kể nỗi lòng buồn vui.
(Tháng 3, 2012)
* Trích phần trả lời phỏng vấn của Viên Linh (báo Thời Tập Sài Gòn): Nên hiểu truyện Liêu Trai như thế nào?” Phần trả lời có kèm thêm bài vở về Bồ Tùng Linh, và bổ sung vài truyện dịch mới, đã đăng lại trên Khởi Hành số 72, tháng 10, 2002.
Nhưng cái vị tự nhận là “thủ lãnh” của tổ chức Red Hacker Alliance – một mạng lưới của những hacker người Hoa đầy tinh thần dân tộc – thì tin rằng đó chính là vai trò của mình. Khi được hỏi rằng có phải là đã có một cuộc chiến trong không gian ảo giữa Trung Quốc và phương Tây thì anh ta thản nhiên trả lời: “Tôi tin rằng đã có một cuộc chiến toàn diện.”
Ðó là đoạn mở đầu của một series chương trình về Trung Quốc vừa được bắt đầu chiếu trên Ðài Số 4 (Channel 4) của truyền hình Anh hôm Thứ Hai vừa qua trong đó sử gia Niall Ferguson thuật lại sự nổi lên của Trung Quốc và ý nghĩa của sự kiện này đối với thế giới.
Ferguson khám phá ra rằng hiện đang có một phong trào trong đó những thanh niên Trung Quốc phối hợp một tinh thần dân tộc cao độ với khả năng kỹ thuật và quyền lực kinh tế. Ðối với những người này việc chỉ trích của phương Tây đối với Trung Quốc dù là bất cứ chuyện gì đều là những “lời nói láo” chống Trung Quốc. Ðặc biệt là họ tức giận việc các phương tiện truyền thông phương Tây trình bày vụ đàn áp đẫm máu những người Tây Tạng năm 2008.
Một chàng thanh niên Trung Quốc có vẻ hiền lành nói với Ferguson: “Chúng tôi muốn đưa tiếng nói của chúng tôi ra thế giới. Trung Quốc cần phải tích cực hơn. Chính phủ của chúng tôi quá yếu!” Và Ferguson nhận định: “Ðó chính là cái chính phủ đã ra lệnh đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn.”
Ferguson nhận xét: “Một trong những ảo tưởng lâu dài và làm cho chúng ta êm ấm là niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên hiện đại và giầu có thì họ sẽ như chúng ta và chấp nhận những giá trị của chúng ta.” Nhưng sự thật, theo Ferguson thì không phải như vậy. Và ông cho biết sự bùng nổ của tinh thần dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc là một điều thật đáng sợ nhất là vào lúc mà đang có một sự chuyển nhượng quyền lực kinh tế và chính trị từ Tây sang Ðông.
Và không phải chỉ riêng giới trẻ mà thôi. Ferguson cũng tìm thấy ở trong những người Trung Quốc lớn tuổi một tình trạng hoài niệm gia tăng đối với Mao Trạch Ðông. Dưới con mắt của những người Tây phương, Mao bị kết hợp với tình trạng hỗn loạn và chết chóc của Cách Mạng Văn Hóa, nhưng đối với nhiều người Hoa, Mao là cha đẻ của nước Trung Quốc mới, hiện đại và giầu mạnh. Theo Ferguson, thái độ của những người Hoa là “nếu chúng tôi đã thành công về kinh tế, thì chúng tôi không cần phải khấu đầu về văn hóa với các anh.”
Ferguson cho là giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lợi dụng cái tinh thần dân tộc đó để củng cố địa vị của họ trong việc đối phó với những căng thẳng dự trù sẽ xảy ra trong tương lai. Những thách đố mà Trung Quốc phải đối phó rất lớn và là những thách đố mà phương Tây đã từng trải qua; một sự bùng nổ trong việc xây dựng nhà đất mà đang có dấu hiệu biến thành một tình trạng bong bóng có thể bể bất cứ lúc nào; những nhà máy bóc lột công nhân với số lương rẻ mạt và tình trạng làm việc tồi tệ; một dân số lão hóa và một tình trạng ô nhiễm môi sinh tồi tệ nhất thế giới (16 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Trung Quốc).
Mâu thuẫn quan trọng nhất có vẻ như là một phần năm dân số của địa cầu hiện đang sống trong một chế độ độc tài Cộng Sản với một nền kinh tế thuộc loại tư bản hoang dã – một mâu thuẫn mà nếu dựa trên cơ sở lịch sử phải làm cho đất nước này bị rã tan.
“Bóng ma của bạo loạn làm giới lãnh đạo kinh hoàng” Ferguson nhận xét, “Họ đứng trước thách đố phải làm sao đối phó được với một xã hội đầy động tính và đó là một vấn đề thật sự với những căng thẳng thật sự.” Thành ra lợi dụng tinh thần ái quốc là một phần của chiến lược nhằm ngăn chặn nguy cơ đó. Một mặt khác của chiến lược này là bành trướng ra nước ngoài.
Vì sao sự nổi lên này của Trung Quốc có tầm quan trọng đối với thế giới. Theo Ferguson thì có một sự tương tự đáng sợ của Trung Quốc hiện nay với nước Ðức cách đây một thế kỷ: cũng một hỗn hợp giữa một tinh thần dân tộc cao độ và một tham vọng bành trướng ra hải ngoại.
Trung Quốc hiện đã tiêu thụ đến hai phần năm sản lượng than, nhôm và đồng của thế giới. Và Trung Quốc đã quay sự chú ý của mình tới những lãnh thổ hải ngoại sản xuất ra những món hàng đó. Ði thăm một mỏ đồng của người Hoa tại Zambia, Phi Châu, Ferguson tự hỏi: “Phải chăng đây là bước đầu của một đế quốc mới?”
Chính sách của các nước phương Tây trong việc đối phó với Trung Quốc theo Ferguson thì đủ thứ, nhưng không nhất quán. Ông nói: “Ðối với Hoa Kỳ, chính sách đi từ đối kháng, đến ngăn chặn, đến đồng tiến hóa, đến đầu hàng. Vấn đề đối với chính quyền Obama hiện nay là họ cứ mỗi ngày có một chính sách khác nhau.”
Ferguson hy vọng rằng lịch sử sẽ không lập lại như vào lúc đầu thế kỷ thứ 20, “Cố nhiên là có kịch bản Ðức, với Trung Quốc càng ngày càng trở nên hung hăng. Nhưng tôi nghĩ rằng có một khả năng thấp cho chuyện này xảy ra, ít nhất rằng chúng ta đã học được từ lịch sử. Cả hai đều có rất nhiều mất mát nếu để nó xảy ra. Thành ra tôi tin rằng là sẽ tiếp tục tình trạng này với Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, thực hiện cải tổ thị trường và tuy rằng không có dân chủ nhưng sẽ có nhiều giới hạn hơn trong quyền lực của đảng Cộng Sản và một tình trạng tôn trọng luật pháp nhiều hơn.”
Ðó quả là một kết luận lạc quan đối với câu hỏi đáng sợ mà Ferguson kết thúc chương trình, “Liệu chúng ta có thể làm cho việc chuyển quyền lực từ Tây sang Ðông thực hiện một cách hòa bình hay không?” Ðáp án cho câu hỏi này sẽ quyết định không những sự phồn vinh của thế giới mà cả số phận tương lai của nó.
Tàu HQ-614 là loại tàu Nhật Lệ do Trung Quốc đóng, trọng tải chỉ 200
tấn. Trung Quốc đưa một tàu khu trục, một tàu pháo đến chặn, không cho
mình lên đảo, kéo cờ hiệu trên tàu và nói: Nếu mình không rút nó sẽ nổ
súng.
Hai bên hằm hè nhau…
Sáng 18/2/1988 là mùng 2 Tết, tàu HQ-614 của chúng tôi đưa 9 anh em lên cắm cờ ở Châu Viên. Mang theo 1 lá cờ, 2 khẩu AK, dụng cụ xà beng để thăm dò độ sâu, chuẩn bị làm nhà.
Khi lên cắm được cờ rồi thì gió mùa Đông bắc về rất mạnh, nước lớn, tàu bị đánh ra khỏi đảo, trôi neo. Lúc đó trời tối, tàu phải nổ máy chạy cạnh đảo, tìm cách kéo 9 anh em trên đảo ra tàu.
7 người ra được trước, còn 2 người ở lại đứng giữ cờ. Nhưng nước triều cứ lên, ngập đến cổ, phải đưa nốt hai anh em ra.
Lúc đó 1 tàu của Trung Quốc, có hai số sau là 31 chạy tới uy hiếp.
Đến nửa đêm, lệnh của Tư lệnh Hải quân: Sáng mai bằng mọi giá phải lên Châu Viên.
Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía mình đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa.
Không phải mình không quyết tâm. Nhưng thực ra, cũng có mất cảnh giác, nghĩ là bãi ngầm nhỏ. Trung Quốc đã thả một bia làm dấu của họ lên đó, khi mình đến đã thấy.
Mình nghĩ Châu Viên là đảo nhỏ, không chú ý giữ bằng giữ Đá Đông, Đá Tây, Đá Lớn, Tốc Tan… – Những đảo lớn trên ba chục cây số, hai mấy cây số.
Lực lượng mình còn mỏng, phải tập trung vào các đảo lớn, không thể triển khai đến tất cả các đảo, bãi ngầm nhỏ.
Tối 18/2/1988 có dông lớn, tàu của cả nó cả mình đều bị trôi neo.
Tàu chúng tôi cấp tốc về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền.
Nhưng Trung Quốc cũng định đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông.
Tàu HQ-641 của mình lao lên đó, nên bên kia thôi. HQ-614 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được. Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài.
Khi làm xong nhà cao chân ở Đá Đông, không có gì ăn, tôi phải đưa người ra tàu. Chuyến đầu ra được trót lọt, nhưng chuyến sau không được, sóng to.
Đành lội bộ về lại cái chòi cao chân đó, không có gì ăn, không có gì
mặc. Ngày đó là 20/2/1988. Đó là mùng 4 Tết, cứ nghĩ có khi mình chết ở
đây.
Nếu mình không nhanh ngày 19/2, có khi Trung Quốc lấy mất Đá Đông.
Nó định lên đầu Tây, tôi lệnh tàu HQ-614 lao lên để giữ đầu Tây.
Khi nó đưa pháo định bắn tàu mình, tôi bảo: “Thôi!. Đưa HQ-614 về để làm nhà trên Đá Đông ngay!”.
Lên đó dựng 8 cái cột, tàu nó cũng về theo, nhưng thấy mình làm nhà cắm cờ trên đó rồi, nó lại thôi, không gây sự nữa. Nhưng mình mới cắm được cọc, dựng tạm nhà, chưa tiếp tế được thì sóng đánh tàu HQ-614 bật neo trôi ra, tôi phải nằm một đêm trên Đá Đông.
Khi đó Trung Quốc đã lên Đá Đông?..
Nó chưa lên!. Nó chiếm được Châu Viên rồi lăm le lên Đá Đông. Nó lên được thì phức tạp.
Lúc đó tôi có cái ống thùng dầu phụ của máy bay, làm cái bệ như quả tên lửa. Tôi nghĩ: Cái ý định bình thường của mình, nhưng thắng lợi trong vấn đề nghi binh. Nó quan sát thấy cái hình thù như quả tên lửa.
Cho nên hôm giữ được Đá Đông, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi nghĩ: Nó chiếm được Châu Viên, nhưng mình giữ được Đá Đông.
Đá Đông quan trọng hơn Châu Viên nhiều. Nó dài, có hồ trong đó, tàu vào trong đó đậu bình thường.
Hôm ở trên Đá Đông mùng 4 Tết, chú ở mấy ngày?.
Tôi ở lại củng cố cùng 2 anh Công binh, không có chăn đắp, không có lửa trên cái nhà cao chân chưa vững chãi lắm, nhà tạm để mai làm nhà to.
Mãi đến 11-12 giờ trưa hôm sau, thủy triều lên, HQ-614 chạy đến phía Nam này đón bọn tôi.
Cái nhà đó có 8m2 thôi, 6 cọc. Cọc do Công binh vùng 4 đúc hết.
Lúc đó, sợ đêm nó đổ, nghĩ đêm đó là đêm cuối cùng. Cũng có cái gì phù hộ mình trong lúc gian nan.
Lúc đó mình không bình tĩnh, mắc mưu của nó, cứ chần chừ dập dình với 2 cái tàu của Trung Quốc thì không lên Đá Đông được, mất Đá Đông.
Sau ngày 19/2, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.
Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…
———————–
* Hình minh họa: Internet
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Ông Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom dinh Độc lập =======>>>
Lê Thành Chơn
-(TTHN) – Giờ mới được biết ngoài vụ cướp máy bay ở sân bay Bạch Mai bay sang Trung quốc những năm 198x, thì còn những vụ các đồng chí phi công lái máy bay vút ra nước ngoài mang theo cả vợ con.
Hai cuộc đào thoát
Lúc ấy, bộ đội Trường Sa cần có lực lượng không quân yểm trợ. Không quân ta bấy giờ có rất nhiều trực thăng UH-1 có thể đáp ứng yêu cầu chi viện trực tiếp của hải quân. Các kỹ sư đã chế tạo thành công, lắp thêm thùng dầu để có thể đủ nhiên liệu bay ra đảo. Một phi công chế độ cũ tên Nguyễn Văn Hai được giữ lại làm giáo viên UH-1 cho các chiến sĩ lái mới. Hai cố tỏ ra trung thành… Song mặt khác, ông ta bố trí vợ con bí mật đến một địa điểm trên đường từ phi trường Trà Nóc đến Rạch Giá, chờ đợi.
Khi thời cơ tới, trên chiếc trực thăng nạp đầy dầu có thêm thùng dầu phụ, tổ lái 3 người, gồm phi công Nguyễn Văn Hai và 2 chiến sĩ học viên, ông ta nổ máy. Chiếc máy bay vừa nhấc lên khỏi mặt đất, Hai nói to vào micro: “Máy bay có tiếng kêu”. Lập tức chiếc UH-1 được hạ cánh và hai học viên xuống kiểm tra phía sau đuôi máy bay theo chỉ dẫn của ông ta. Chỉ chờ có vậy, Hai tăng tốc độ, máy bay bốc lên nhanh chóng, rời phi trường giữa sự bàng hoàng của hai học viên và đài chỉ huy. Ông ta bay đến địa điểm đã hẹn với vợ con, chở họ thẳng sang Thái Lan, sau đó qua Mỹ.
.
Phi công Nguyễn Văn Hai bằng chiếc máy bay này chở vợ con chạy thẳng sang Thái Lan
Sau đó một năm lại xảy ra vụ đào thoát của thiếu tá phi công Tiêu Khánh Nha. Hôm đó, theo kế hoạch, Tiêu Khánh Nha sẽ bay thử chiếc C130 đang sửa chữa tại nhà sửa chữa (hangar). Mọi việc đã chuẩn bị xong, lượng dầu đã nạp đầy đủ cho một chuyến bay đường dài, có cả dự trữ dùng để xử lý những trường hợp bất trắc ở trên không.
Đêm trước ngày bay thử, Tiêu Khánh Nha đã bí mật cắt hàng rào bảo vệ tiếp giáp khu dân cư với hangar. Mờ sáng hôm đó, ông ta bí mật dắt vợ con, dỡ hàng rào vào hangar và ngồi chờ ở một gian nhà bỏ hoang gần nơi chiếc C130 đậu. 7 giờ 30, như thường lệ, một sĩ quan cơ giới trực ban cùng một chiến sĩ lái xe điện vào nạp điện, nổ máy. Khi tiếng động cơ nổ, Tiêu Khánh Nha liền dắt vợ con lên máy bay. Người sĩ quan cơ giới không trông thấy, bởi ông ngồi trên ghế lái chính. Lúc này, một thiếu úy cơ giới chế độ cũ được giữ lại làm việc cho hangar (chồng một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng miền Nam) bước lên máy bay, tiến đến khống chế người sĩ quan cơ giới. Tiêu Khánh Nha cũng rút súng ngắn, dùng vũ lực buộc viên sĩ quan cơ giới rời ghế rồi nhanh chóng tăng tốc độ vòng quay và ra lệnh cho xe điện tháo dây. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chiếc C130 rời mặt đất bay sang Singapore.
Nuốt vào lòng bao cay đắng
Sau hai vụ này, Nguyễn Thành Trung càng hết sức khó khăn khi vừa được trở về với công việc quen thuộc. Người ta thêm nghi ngờ và cảnh giác ông. Trong huấn luyện, dù là giáo viên, ông chỉ được phép bay vòng kín xung quanh sân bay. Vốn là một phi công bẩm sinh, loại máy bay nào Nguyễn Thành Trung cũng bay rất giỏi. Loại AN-26 của Liên Xô có hệ thống đồng hồ, cách tính thông số bay… hoàn toàn khác với các loại máy bay Mỹ, vậy mà chỉ hai ngày bay- vừa đủ năm vòng kín với thời gian trên không chưa đến 40 phút, ông đã hoàn thành toàn bộ chương trình, đủ điều kiện để đi đường dài làm nhiệm vụ vận tải hàng không.
.
Phi công Tiêu Khánh Nha cướp chiếc C130 chở vợ con chạy sang Singapore.
Lúc này, quân tình nguyện VN còn đang chiến đấu rất ác liệt ở Campuchia. Lẽ ra, Nguyễn Thành Trung phải được đi chiến đấu, nhưng vì không được tin tưởng, ngày ngày ông phải nuốt vào lòng bao cay đắng để ở lại hậu phương. Chuyện một người lính đủ sức đương đầu với mọi thử thách như Nguyễn Thành Trung nhưng buộc phải ở lại tuyến sau, khiến ông đêm ngày bị giày vò. Nỗi khổ tâm càng tăng gấp nhiều lần bởi những lời nói, những ánh mắt, thái độ nghi kỵ của đồng đội, của những người chỉ huy đơn vị. Ngày ngày, dù đã được bay, được ngồi ở ghế giáo viên…, song ông cũng chỉ được vòng quanh bốn lần sân bay rồi hạ cánh xuống phi đạo. Nguyễn Thành Trung ao ước đến cháy bỏng là được đi chiến đấu, được đối xử công bằng, được tôn trọng.
Song Nguyễn Thành Trung biết, ông phải tự chứng minh mình, phải chịu đựng, phải vượt qua thử thách. Ông tập trung cho công việc giáo viên. Quá trình vượt qua thử thách nghiệt ngã của người đảng viên, người sĩ quan tình báo chân chính Nguyễn Thành Trung đã giúp hàng chục phi công được đào tạo bài bản, làm được nhiệm vụ vững vàng, phục vụ cho vận chuyển chiến trường Campuchia…
Nguyễn Quang Bình (*) -Thứ Năm, 15/3/2012 - TBKTSG
Thời buổi bây giờ mà phản ứng với hội nhập kinh tế thế
giới thì quả là lạc hậu. Khôn hồn chớ có đưa ra ý kiến tréo ngoe. Không
khéo, các chuyên gia lớn nhỏ chửi cất mặt không lên!
Bấy lâu, từ một nước nghèo, ta xăng xái bắt tay làm ăn mua bán chung
với nước người giàu sang hơn thì chẳng có gì vinh dự bằng. Nhìn vào kim
ngạch xuất khẩu, càng ngày càng lớn, như năm ngoái 2011 đạt gần cả trăm
tỉ, sướng biết mấy mà kể.Chỉ có chuyện đáng thắc mắc là càng chung đụng làm ăn với thế giới, giá cả nhiều mặt hàng hình như phải lụy vào trong cái hệ thống làm giá của họ nhiều lắm.
Nhớ trước đây, khi chưa hội nhập, giá nhiều mặt hàng được xem như chiến lược hay thiết yếu không nhảy cóc như bây giờ. Chỉ trong vòng mấy năm nay, từ khi có nhiều công ty ta săm soi tham gia vào các sàn hàng hóa, giá vàng tăng chóng mặt. Trước, nghèo gì thì nghèo, dịp cưới xin bạn trẻ cũng có được đôi nhẫn vàng óng ánh trao nhau kỷ niệm. Nay, giá tăng đến 4,5 triệu đồng một chỉ thì cơ hội đeo nhẫn vàng thật xem ra xa vời. Còn giá xăng dầu, khí đốt thì bấy lâu nay vẫn nhảy lên bần bật.
Cứ ông này tuyên bố cái này, nước kia đòi nghỉ chơi nước nọ, giá dầu thô lên. Miệt các nước bắc bán cầu mới có tin sẽ rét đậm, giá gas trong nước chưa gì đã tranh thủ tăng trước. Nhiều chuyên gia rành sàn giao dịch hàng hóa, thị trường kỳ hạn nói nhờ các sàn này mà giá hàng hóa sẽ ổn định hơn. Nay, tuy trong nước đã mở biết bao nhiều sàn, đã “thông quan” giao dịch rần rần với các thị trường kỳ hạn nước ngoài, nhưng chưa ai ghìm nổi giá của các mặt hàng quá ư thiết yếu này. Thậm chí, giá chỉ có lên chứ mấy khi chịu xuống. Người lao động ăn lương phải nhiều pha méo mặt.
Thực vậy, nhiều người trông mong có sàn giao dịch hàng hóa để giá cả không nhấp nhô nhiều, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu nhưng phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Song, mong đợi này vẫn cứ đang xếp hàng chờ. Những người tổ chức và tham gia sàn hình như nghiêng về đầu cơ nhiều hơn, thích giá lóc cóc, mê lướt sóng nhiều, chuộng theo cảm giác, để kiếm lợi nhuận nhanh và dễ hơn. Cho nên, giá các mặt hàng như vàng, dầu thô, xăng, gas… trong nước đều phải nhảy cỡn theo thị trường kỳ hạn nước ngoài. Thôi thì giá trên sàn nhảy gì thì nhảy vì người tham gia trên ấy chủ yếu là đầu cơ và đầu cơ tài chính, chả trách. Nhưng, tội cho người lao động ăn lương chứ! Họ nào muốn lướt sóng với giá xăng dầu, chất đốt này kia đâu!
Rõ ràng dân kinh doanh và các tay đầu cơ thích giá dao động càng nhiều, càng mạnh thì càng tốt vì họ sẽ có càng nhiều cơ hội kiếm tiền. Còn tuyệt đại bộ phận người ăn lương và dân lao động cứ mỗi lần nghe giá tăng là sờ ngay cái túi trên tim mình. Chắc chắn không chính phủ nào lại đi ủng hộ cho giá chao đảo kiểu này cả.
Người nước mình nhạy với tin tức thật. Tôi đã gặp không biết bao nhiêu bạn, người nước ngoài có, Việt kiều cũng có, không mấy ai để ý đến giá vàng, giá dầu thô, giá gas thế giới nếu họ không phải là dân kinh doanh chuyên nghiệp… Nhưng, với người trong nước, các thông tin thị trường được truyền đi cực nhanh và hầu như ai cũng biết. Có biết đâu rằng các tin loáng thoáng bên ngoài đều là những giả đoán, để gây sức ép tâm lý cho ai có máu đầu cơ và tạo bẫy đầu cơ. Còn thông tin thật, chính xác, đáng đồng tiền bát gạo, chẳng ai dại gì trưng ra cho mình “xơi”.
Như trong thị trường vàng chẳng hạn. Mới đây thôi, để kéo đầu cơ khắp nơi vào mua, một quỹ đầu cơ tài chính đã mạnh miệng tung tin giá vàng sẽ ở mức chừng 1.950 đô la Mỹ/ounce. Thế là, thiên hạ nghe sướng, đổ tiền ra mua lấy mua để. Nhờ thế, chỉ trong vài ngày, giá vàng trên thị trường kỳ hạn nhảy từ 1.720 đô la/ounce lên gần 1.800 đô la/ounce. Và…đùng một cái…lấy cớ khủng hoảng nợ… đã đạp giá xuống nhanh trong mấy ngày gần đây, có lúc xuống chỉ còn 1.660 đô la/ounce. Tôi nghi mấy tay đầu cơ tài chính kết cấu với sàn giao dịch hàng hóa nhanh tay phỗng trước, đưa các hợp đồng đã mua khống trước đây ra bán tháo, để ăn chặn những người đã mua giá cao và hưởng lợi.
Trong một lần được dự hội nghị chuyên ngành, có một vị lãnh đạo của một hãng cà phê lớn trong nước thổ lộ rằng: công ty của ông muốn mua thông tin cung-cầu của một vùng bé nhỏ tại một thị trường châu Âu, bên bán thông tin đòi trả nhiều tỉ đồng mới sở hữu được tin quý ấy. Cho nên, những tin đồn, rao “chùa” trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng chẳng phải thật 100% để cho mình hưởng, mình kinh doanh đâu.
Chỉ mới cuối tháng 12-2011, giá gas tại thị trường hàng hóa Mỹ xuống mức cực thấp do tin tồn kho lớn, mùa đông không lạnh như người ta tưởng… Thế mà giá gas trong nước ta giật lên mấy chục ngàn đồng một bình 12 kg trước tết đấy! Giá mặt hàng này trên sàn hàng hóa Mỹ chỉ tăng lại khi những công ty khai thác giảm sản xuất trong chừng mấy tuần nay. Như vậy, giá gas trong nước đã đi trước thời cuộc rất xa. Thừa cơ hội lễ tết để đục nước béo cò. Trong khi cả nước tập trung lo bình ổn giá gạo cơm mắm muối dịp tết, thì giá gas đã thừa dịp bung lên quá xa ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường!
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng có thừa thông tin, năng lực sử dụng các sàn hàng hóa như các công cụ để điều tiết giá cả khi cần. Khi nghe tin có thể các nước phương Tây cấm vận Iran, giá dầu thô sẽ tăng; hay khi giá gas kỳ hạn đang xuống do tồn kho nhiều và thế nào giá cũng tăng lại vì các công ty hãm khai thác… đáng ra phải ra tay ngay nếu như ngửi có nguy cơ lũng đoạn. Trong thời gian mấy năm gần đây, thị trường tiêu thụ trong nước đã có quá nhiều kinh nghiệm về chuyện này.
Nên, cứ đeo theo thị trường kỳ hạn hàng hóa, người lao động ăn lương càng khổ. Tới đây, sực nhớ kinh nghiệm của Mexico mới cuối tháng 12 năm 2010 vừa qua. Bắp là lương thực chính của người dân Mexico. Khi nghe tin các nước sản xuất như Argentina hạn hán, ảnh hưởng đến sản lượng bắp thế giới, các hãng nhập khẩu lương thực lớn của Mexico bấy giờ đòi tăng giá bắp và các thứ chế biến bằng bắp như món ăn hàng ngày. Thế là ông tổng thống Mexico lệnh cho bộ trưởng thương mại bấy giờ lên sàn hàng hóa, mua hàng triệu tấn bắp để một mặt ổn định giá bắp trong nước, mặt khác ngăn chặn các nhà nhập khẩu thừa cơ hội, tự tung tự tác làm giá. Thế là, Mexico đã ổn định được giá lương thực cho người dân suốt 9 tháng liền trong năm 2011 vừa qua.
Giá xăng dầu, gas và vàng… trong thời gian qua ở nước ta rõ ràng đi lên nhiều mà ít khi thấy xuống theo giá thị trường kỳ hạn hàng hóa các nước, chủ yếu các sàn ở Mỹ, dù giá ở đấy có lúc lên cao, xuống thấp. Các cơ quan thẩm quyền của nước ta cũng thừa khả năng để ra tay, mua bảo hộ trên thị trường kỳ hạn thông qua các công ty được ủy quyền. Chỉ có vậy mới giúp một số mặt hàng nhập khẩu có tính thiết yếu có giá ổn định ít ra trong một khoảng thời gian dài, đồng thời răn đe được những đơn vị kinh doanh chỉ biết hám lợi cho mình và gây khó cho đất nước.
_________________________________
(*) Giám đốc Công ty TNHH CTA Việt Nam
Nghịch lý Putin đang chấm dứt (Toquoc 131)
15/03/2012 – Toquoc
Cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 4-3 vừa qua đã đem lại
thắng lợi ngay vòng đầu cho Vladimir Putin với 64%. Trong một tháng nữa
thủ tướng cựu tổng thống Putin sẽ lại trở thành tổng thống như năm 2008
và tổng thống cựu thủ tướng Medvedev sẽ lại làm thủ tướng. Tuy vậy vở
hài kịch chính trị này không làm ai cười, kể cả Putin.
Tỷ lệ 64%, dù đạt được nhờ gian lận, cũng đã là một thất bại so với
tỷ lệ đắc cử 72% của Putin tám năm trước đây. Hơn thế nữa các quan sát
viên đều đồng ý rằng nếu cuộc bầu cử diễn ra một cách lương thiện nhiều
lắm Putin chỉ được sấp sỉ 50%, có thể ít hơn. Gian lận bầu cử có kết quả
là khiến Putin và chính quyền của ông không chính đáng. Cuộc bầu cử
này, sau cuộc bầu cử quốc hội còn gian trá hơn và trong đó đảng Nước Nga
Thống Nhất của Putin còn thoái bộ nặng hơn ba tháng trước, xác nhận
nước Nga đã thay đổi nhiều, rất khác với nước Nga năm 2008. Putin và
đảng của ông đã bị phản đối rất mạnh và có mọi triển vọng là phong trào
chống Putin sẽ ngày càng mạnh thêm. Putin ==>>
Biểu tình chống Putin |
Năm 1999, khi được Boris Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng, Putin chỉ
là một trung tá tình báo vô danh. Putin đã thu phục được cảm tình và sự
ngưỡng mộ của đa số người Nga vì đã chứng tỏ bản lĩnh của một tay anh
chị. Sau một giai đoạn hỗn loạn kéo dài do lối cai trị bê bối của
Yeltsin kế tiếp sự sụp đổ của chế độ cộng sản, người Nga cần trước hết
sự ổn định, điều mà Putin có thể làm bởi vì ông xuất phát từ công an và
hiểu rõ bộ máy an ninh. Putin cũng chưa hề giữ một chức vụ cao cấp nào
để mang tiếng tham nhũng như tất cả những người tiền nhiệm. Một lý do
khác là Putin đã biết kích thích tự hào dân tộc của người Nga sau sự tan
vỡ quá bi đát và ô nhục của Liên Bang Xô Viết bằng ngôn ngữ anh chị và
phong cách hung bạo trong cách đối xử với các lực lượng ly khai. Putin
là một nghịch lý lớn bởi vì ông đã được ưa chuộng nhờ di sản hắc ám của
chế độ cộng sản mà chính ông đã góp phần đắc lực xây dựng trong vai trò
của một sĩ quan KGB. Phương pháp Putin là không cần cấm tự do ngôn luận
và đảng phái, chỉ cần hành hung và ám sát, mượn tay các băng đảng xã hội
đen nếu cần. Chính quyền Putin đã tỏ ra đặc biệt sáng tạo trong nghệ
thuật ám sát. Trật tự mà Putin đem lại cho nước Nga là trật tự khủng bố.
Putin đang chấm dứt => |
Bang Xô Viết bằng ngôn ngữ anh chị và phong cách hung bạo trong
cách đối xử với các lực lượng ly khai. Putin là một nghịch lý lớn bởi vì
ông đã được ưa chuộng nhờ di sản hắc ám của chế độ cộng sản mà chính
ông đã góp phần đắc lực xây dựng trong vai trò của một sĩ quan KGB.
Phương pháp Putin là không cần cấm tự do ngôn luận và đảng phái, chỉ cần
hành hung và ám sát, mượn tay các băng đảng xã hội đen nếu cần. Chính
quyền Putin đã tỏ ra đặc biệt sáng tạo trong nghệ thuật ám sát. Trật tự
mà Putin đem lại cho nước Nga là trật tự khủng bố. Xã hội Nga sau 12
năm Putin là một xã hội bi quan, tệ nghiện ngập gia tăng, tuổi thọ trung
bình giảm, dân số giảm, dù dầu khí và vàng, hai nguồn thu nhập chính
của Nga, liên tục tăng giá.
Nghịch lý Putin đang chấm dứt. Nhân dân Nga đã thay đổi. Thời gian
và các phương tiện truyền thông hiện đại cũng đã làm công việc của
chúng. Putin đã được nhìn như đúng con người thực của ông. Ngày trước
ông được ủng hộ vì được nhìn như con người của sự ổn định mà nhân dân
Nga mong muốn, ngày nay ông bị chống đối vì bị nhìn như trở ngại của một
đổi mới bắt buộc. Đối lập dân chủ Nga sau khi tan rã và kiệt quệ vì
chính sách khủng bố của Putin đã chấn tĩnh được và ngày càng gia tăng
sức mạnh. Tình hình đang biến chuyển nhanh chóng và nhiệm kỳ tổng thống
sắp tới của Putin sẽ rất sóng gió. Làn sóng dân chủ đã tới Nga và chẳng
bao lâu nữa Trung Quốc. Các chế độ độc tài ngày càng trần trụi và khốn
đốn.
Thêm một tín hiệu mạnh báo tin mừng rằng nhân loại sắp vất bỏ được các tập đoàn bạo ngược.
Ban biên tập Tổ Quốc
Liên lạc: toquocmagazine@yahoo.comNgô nhân Dụng :Tin mừng: Trung Quốc thâm thủng mậu dịch
Ngô Nhân Dụng – NguoivietÐối với người dân bình thường ở Trung Quốc, con số khiếm hụt trên có nghĩa là họ được tiêu thụ nhiều hơn trước. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn bán ra nhiều hơn mua vào. Nhìn vào tổng số hàng hóa đi qua đi lại đó, ai cũng thấy một điều: Ðại đa số món các món hàng Trung Quốc bán ra (thí dụ, quần áo hay máy điện thoại di động) chính là những món đã mua vào (vải vóc, và các bộ phận điện tử dùng để ráp máy điện thoại). Chỉ khác một điều là hàng đi ra có thêm công cắt may, lắp ráp của người lao động Trung Quốc. Trị giá mà người lao động Trung Quốc đóng góp vào số hàng hóa đó, trong khoảng thời gian giữa lúc mua vào và lúc bán ra, thường rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% giá trị món hàng khi tới ta người tiêu thụ. Tiếng là hàng made in China nhưng thực ra người Trung Hoa chỉ được hưởng rất ít; các công ty chủ nhân ở nước khác được hưởng 10% đến 20%.
Bây giờ, khi trị giá số hàng Trung Quốc mua vào cao hơn hàng bán ra, tức là rất nhiều món hàng vào rồi không được đem ra nữa. Chúng đi đâu? Chúng thuộc loại hàng nào? Ðó chính là những món hàng đã hoàn tất chứ không phải đồ dùng để lắp ráp; và chúng được đưa tới tay người tiêu thụ Trung Quốc. Ðó phải là điều họ nên vui mừng!
Nó cho thấy chính quyền đã chịu thay đổi chính sách kinh tế cố hữu từ 30 năm nay. Lâu nay, họ vẫn khai thác sức lao động của người dân, nhưng hạn chế không cho dân được tiêu thụ! Những ai được hưởng lợi trên sức lao động của dân Trung Hoa? Ngoài những người tiêu thụ trên thế giới, số người khác chính là các vị quan to ngồi trong guồng máy điều hành kinh tế, trong đó có việc xuất nhập cảng. Xuất nhập cảng chiếm 40% tổng số trị giá các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc trong một năm, gọi là tổng sản lượng nội địa (GDP). Tỷ lệ này gấp ba lần tỷ lệ ở Mỹ hay ở Âu Châu. Nghĩa là, tỷ số phần dân chúng trong nước tại Âu Châu và Mỹ mua bán cao, còn ở trong nước Trung Hoa thì rất thấp.
Không thể kéo dài tình trạng bất công này, và bị áp lực quốc tế đòi phải điều chỉnh để kinh tế thế giới cân bằng hơn, đảng Cộng Sản đã phải chuyển hướng.
Nhiều món hàng nhập cảng tăng lên có thể được tiêu thụ. Số tiền mua xe hơi nhập cảng tăng một phần ba, trong hai tháng đầu năm 2012; đa số người mua xe là các cán bộ và dân thành phố làm ăn với các cán bộ; chứ không phải nông dân. Và con số 4.2 tỷ đô la trong hai tháng qua cũng không hoàn toàn là phần người tiêu thụ Trung Hoa được hưởng. Trong số hàng nhập cảng có những món được mua để dự trữ đề phòng sắp tăng giá, như số đậu nành tăng thêm 13% sau khi nhiều vùng trồng đậu nành ở Nam Mỹ bị hạn hán. Số đồng thau tăng 50%, có thể là để tích trữ vì lo chính quyền sẽ giảm bớt tiền cho các xí nghiệp vay. Các công ty mua đồng về, được mua chịu, ba tháng hay sáu tháng sau mới trả tiền. Trong thời gian đó họ vẫn thu tiền vào khi đem đồng ra dùng hay bán lại.
Nhưng hiện tượng khiếm hụt mậu dịch vừa qua vẫn là một dấu hiệu của sự chuyển hướng trong kinh tế Trung Quốc. Số những món hàng rẻ tiền như quần áo, giầy xuất cảng đã thực sự giảm bớt 2%, vì Trung Quốc đang mất lợi thế công nhân nhân rẻ so với nhiều nước khác. Người lao động biết tranh đấu đã đòi được tăng lương. Số hàng xuất cảng “cao cấp” hơn, như máy móc, đồ điện tử vẫn tăng thêm gần 9%, nhưng tốc độ gia tăng đó đã giảm đi so với tỷ số gia tăng hơn gần 12% trong ba tháng cuối năm 2011.
Vấn đề của cả nền kinh tế Trung Quốc không phải là lo khiếm hụt trong cán cân thương mại. Ðiều phải lo là trong khi số tiền mua bán hàng hóa thay đổi, trả tiền mua hàng ngoài nhiều hơn thu được tiền xuất cảng, thì có những nguồn tiền khác chạy vào có gia tăng hay không? Những món tiền nào sẽ chạy vào? Ðó là tiền vốn đầu tư. Hiện nay nhiều người muốn đổi lấy đồng nguyên để góp vốn vào Trung Quốc vì họ trông đợi không những được hưởng tiền lời đầu tư mà còn chờ đồng nguyên lên giá thì lại được thêm lời! Nếu các công ty Trung Quốc thu được nhiều tiền nhờ bán trái phiếu (tức là vay nợ) hay bán cổ phiếu (mời góp vốn), thì số dư trong “cán cân tiền vốn” sẽ bù lại với số thâm thủng trong cán cân thương mại.
Hãy lấy nước Mỹ làm thí dụ. Tại sao người Mỹ có thể kéo dài tình trạng mậu dịch khiếm hụt hết năm này sang năm khác mà vẫn sống được? Bởi vì trong lúc dân tiêu thụ ở Mỹ tha hồ mua hàng hóa rẻ do người lao động khắp thế giới làm, thì các công ty Mỹ và chính phủ Mỹ lại “xuất cảng” các trái phiếu và cổ phiếu, và họ được người ngoại quốc hăng hái mua; tức là đem tiền vốn đổ vào nước Mỹ. Từ ba chục năm nay, nước Mỹ bán ra ngoài rất nhiều “tờ giấy” (cổ phiếu và trái phiếu; trong đó có những giấy nợ của chính phủ Mỹ), lấy tiền mua vào áo thung chữ T, giầy chạy bộ, mì gói, vân vân, những thứ mà nếu cứ làm ở Mỹ thì chỉ thiệt, lỗ vốn. Các nước Á Rập xuất cảng dầu lửa thu tiền vô, nhưng lại nhập cảng trái phiếu (cho vay) hoặc cổ phiếu (góp vốn) cho Mỹ, Canada và Âu Châu. Khi kinh tế phát triển thì mỗi nước đều xuất cảng nhiều hơn, do đó cũng nhập cảng nhiều hơn, trong cả hai dòng tiền này. Tính chung các món tiền trao tay mỗi ngày, trong thương mại giữa các nước cộng với số tiền vốn qua lại, thì hai dòng tiền đó phải cân bằng với nhau.
Trong một ngày, số tiền trao đổi giữa các nước lên tới khoảng 4 ngàn tỷ đô la, theo số tổng kết của những ngân hàng hối đoái (đổi tiền). Chỉ một phần nhỏ trong số này là được dùng trong việc mua bán hàng hóa. Còn phần lớn là do các vụ chuyển tiền trong đầu tư, mua bán cổ phiếu và trái phiếu. Trong số 4 ngàn tỷ tiền đổi chác đó, 85% là đổi giữa đô la Mỹ với tiền nước khác. Chưa tới nửa phần trăm (0.3%) là người ta mua hay bán đồng nguyên của Trung Quốc.
Cứ xem như vậy thì còn lâu đồng nguyên mới đạt được địa vị một quốc gia tiền quốc tế. Trong khi đó thì đồng đô la vẫn tiếp tục được người ta dùng để mua bán, vay nợ hay trả nợ nhau; và để giành, thí dụ các quỹ dự trữ ngoại tệ. Mỗi lần chính phủ Mỹ làm cho đồng đô la mất giá, dân Mỹ không than thở, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại đau lòng. Vì dân Mỹ lãnh lương bằng đô la, mua thức ăn bằng đô la, trả tiền nhà, tiền xe bằng đô la. Ðô la xuống giá nhưng nếu đồng lương không đổi, giá bánh mì không đổi, tiền nợ trả ngân hàng mỗi tháng không đổi, thì người Mỹ có khi không biết là tiền mình mất giá; trừ khi đi du lịch hoặc mua phó mát Tây, kẹo Thụy Sĩ. Còn chính phủ Trung Quốc thì ngược lại, Họ có kho dự trữ ngoại tệ với 2 ngàn tỷ đô la Mỹ, cộng thêm tiền các nước khác thành 3.2 ngàn tỷ. Mỗi khi đô la Mỹ mất giá 1% thì kho bạc Trung Quốc mất luôn 1% trong số 2000 tỷ đô la dự trữ, tức mất tiêu 20 tỷ!
Nhưng Trung Quốc có thể bước theo con đường của Mỹ, tức là cứ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng. Phải để cho người dân lao động cũng được tiêu thụ chứ? Miễn là các xí nghiệp ở Trung Quốc trở nên hấp dẫn khiến người ngoại quốc bảo nhau góp vốn (mua cổ phiếu) hoặc cho vay. Làm cách nào để các công ty Trung Quốc trở thành hấp dẫn như Coca Cola, McDonald hay General Electrics, Apple? Phải có tự do kinh doanh. Phải khích lệ tư doanh và giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nuớc. Mấy công ty Mỹ đó đều do tư nhân lập nên, tư nhân làm chủ cả.
Quanh truyện Liêu Trai
Từ Tản Ðà, Ðào Trinh Nhất tới Phạm Lệ Oanh – Viên Linh – Nguoiviet
“Thuở nhỏ, tôi đã say mê đọc Liêu Trai Chí Dị qua các bản
dịch của Tản Ðà và Ðào Trinh Nhất. Sau này lại đọc thêm nhiều truyện
dịch giá trị của ông Nguyễn Hoạt. Với tài phiên dịch “mỗi người một vẻ”
của các dịch giả này, Liêu Trai Chí Dị đã đem lại cho chúng ta những
giây phút thích thú, phiêu diêu, trong khung cảnh kỳ bí, huyền ảo, đầy
hồ ly yêu quái.” (Trần Trọng San*)
Nhà văn nhà thơ Kim Y Phạm Lệ Oanh (1902-1999),
người dịch nhiều truyện Liêu Trai Chí Dị nhất, 98 truyện tính tới 1987,
so với 71 truyện của Ðào Trinh Nhất, 35 truyện của Hiếu Chân Nguyễn
Hoạt.
|
Ba nhà văn nhà giáo tên tuổi kể trên đã viết như thế khi Tạp chí Thời Tập của tôi phỏng vấn các ông một câu duy nhất: “Nên hiểu truyện Liêu Trai như thế nào?” Bài phỏng vấn đã đăng báo từ tháng 2, 1974 tại Sài Gòn. Tới thuở ấy, ba dịch giả dịch Liêu Trai của Bồ Tùng Linh nổi tiếng nhất là Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu, Ðào Trinh Nhất, và Hiếu Chân Nguyễn Hoạt. Người thích đọc loại truyện hồ ly diễm tuyệt, mà nhiều khi tả chân một cách tự nhiên, không khỏi có lần thắc mắc: nhà văn Bồ Tùng Linh trước sau viết được bao nhiêu truyện Liêu Trai, và ba dịch giả nói trên đã dịch được bao nhiêu truyện, và còn bao nhiêu truyện nữa chưa được dịch ra? Câu hỏi ấy độc giả chỉ tìm thấy khi đọc truyện Liêu Trai của dịch giả thứ tư, một nữ dịch giả, là Kim Y Phạm Lệ Oanh.
Kim Y Phạm Lệ Oanh (1902 – 8 tháng 3, 1999) người Thường Tín, Hà Ðông, sáng tác cùng thời với nữ sĩ Tương Phố, năm 1940 đã xuất bản cuốn tiểu thuyết Tình Lụy, và năm 1968 đã hoàn tất cuốn Tân Chinh Phụ Ngâm Khúc, tái bản tại hải ngoại năm 1984 trong Tuyển tập Tiếng Quyên của Tổ hợp Xuất bản Cành Nam. Bà là người đồng cảm với một nữ dịch giả Việt Nam từ thế kỷ XVIII, là Ðoàn Thị Ðiểm. Với nền nếp Nho phong của một đại gia đình sĩ phu nổi tiếng từ năm sáu thế kỷ trước ở Miền Bắc, Phạm Lệ Oanh viết văn làm thơ trong truyền thống ni sư Diệu Nhân đời nhà Lý, bà tinh thông Hán học và chữ Nôm, từng sống bằng nghề dịch tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Hoa sang Việt ngữ trước 1975 tại Sài Gòn, ký nhiều bút hiệu khác nhau như Lão Sơn Nhân, Mộng Tiên. Năm 1965 bà đã dịch trọn bộ Thi Kinh Quốc Phong của Trung Hoa, mà học giả Nguyễn Ðăng Thục, nguyên khoa trưởng Văn Khoa Sài Gòn, đã nồng nhiệt viết lời giới thiệu: “Bạn tôi sẵn có hồn thơ, vốn dòng Nho phong, từ nhỏ đã được nghiêm phụ giảng dạy Hán học,… có cho tôi xem bản thảo dịch Kinh Thi Quốc phong ra quốc âm, chú thích đầy đủ, lời thơ nhẹ nhàng và sát nghĩa. Ðược lời ủy thác (viết lời giới thiệu), tôi không ngại vụng về, có mấy lời thô thiển giới thiệu cùng độc giả.”
Tác phẩm dịch thơ thì như thế, về truyện, Kim Y Phạm Lệ Oanh dự định sẽ dịch tất cả, dịch hết, bộ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Năm 1962, ba tập đã xuất bản ở Sài Gòn, năm 1987 ở hải ngoại ái nữ của bà là nhà thơ Trương Anh Thụy đã cho tái bản. Trong lời nhà xuất bản (Tổ hợp Cành Nam), có kiểm kê như sau:
-Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) in ra lần đầu năm 1776, gồm 431 truyện và chia thành tám tập (sau này có bản in thành 16 tập).
-1938, Tản Ðà đã xuất bản tại Hà Nội tập truyện dịch Liêu Trai Chí Dị đầu tiên, không rõ bao nhiêu truyện.
-1952 (?),Ðào Trinh Nhất cho phổ biến tập truyện dịch Liêu Trai thứ hai, do Bốn Phương xuất bản, gồm 51 truyện.
-1958, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt cho phổ biến bản dịch Liêu Trai thứ ba, do Cơ sở Báo chí và Xuất bản Tự Do ấn hành, gồm 35 truyện.
-1962, Kim Y Phạm Lệ Oanh (ký bút hiệu Mộng Tiên) cho phổ biến bản dịch Liêu Trai thứ tư, do Trường Sơn xuất bản, gồm 98 truyện. Bộ sau cùng này do Tổ hợp Cành Nam của Trương Anh Thụy và Nguyễn Ngọc Bích tái bản năm 1987, được chia làm 3 tập. Trong lời nhà xuất bản có viết: “Kim Y Phạm Lệ Oanh (trong khi) cho tái bản các truyện đã in từ Sài Gòn, và sẽ tiếp tục dịch nốt những truyện còn lại.” Nhưng dịch giả đã ra đi, mà độc giả của bà đã không được đọc hết các truyện Liêu Trai bà nói sẽ dịch hết.
Bà Kim Y Phạm Lệ Oanh và chồng, nhà thơ, họa sư Tá Chi Trương Cam Khải, là những gương mặt Nho phong nghệ sĩ được kính trọng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn trong ba thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Bà mất trong tháng này, mồng 8 tháng 3, năm 1999. Trong các tác phẩm của bà, có một cuốn sách cần thiết cho người đọc sách, là cuốn kinh số 1 trong Ngũ Kinh của Trung Hoa, là Kinh Thi (đứng trước các kinh Thư, Lễ, Nhạc và Kinh Xuân Thu). Trên mặt báo này, Người Việt số ra ngày 28 tháng 2, 1985, bản dịch Thi Kinh Quốc Phong của Kim Y đã được nhận định như sau: “Người dịch đã dùng thể ca dao Việt Nam để diễn dịch Quốc Phong của Trung Hoa. Mỗi bài đều có phần nguyên văn chữ Hán, phần phiên âm, dịch, chú thích, bình giải rất đầy đủ dễ hiểu; đồng thời còn là một tài liệu quí giá cho ngành khảo cứu nữa.”
Với cách làm việc đó, bản dịch Liêu Trai của bà Kim Y cũng có thêm chú thích, mỗi truyện có một tấm hình chính dẫn đầu, với phần chữ Hán trong tranh đầy đủ. Bà còn dịch cả hai mặt tấm bia mộ của Bồ Tùng Linh, và nhấn mạnh: bản dịch Liêu Trai của bà là dịch theo bản khắc “Thanh kha đình” khắc theo nguyên cảo của tác giả: không có chấm câu. Vấn đề dịch xưa nay vẫn quan trọng, và “dịch không phải là phản” như một lối nói hàm hồ, nếu người dịch là một cây bút nghiêm túc, và có một “văn hóa dịch” cho riêng mình, chẳng hạn lối dịch của nhà văn, nhà thơ Kim Y Phạm Lệ Oanh. Xin dùng bốn câu thơ cảm đề Liêu Trai của chính bà để kết thúc bài này:
Ðèn ai le lói canh chầy
Ngoài song lất phất mưa bay lạnh lùng.
Chuyện đời tai đã bưng bồng
Thì nghe ma kể nỗi lòng buồn vui.
(Tháng 3, 2012)
* Trích phần trả lời phỏng vấn của Viên Linh (báo Thời Tập Sài Gòn): Nên hiểu truyện Liêu Trai như thế nào?” Phần trả lời có kèm thêm bài vở về Bồ Tùng Linh, và bổ sung vài truyện dịch mới, đã đăng lại trên Khởi Hành số 72, tháng 10, 2002.
Lê mạnh Hùng :Trung Quốc và thế giới qua TV Anh
Lê Mạnh Hùng /Nguoiviet
Chàng thanh niên Trung Quốc ngồi trong một căn phòng tối ám
đầy những màn hình computer trông không có vẻ gì là một chiến binh đang ở
tiền tuyến của một cuộc chiến toàn cầu mà sẽ quyết định tương lai chúng
ta cả.Nhưng cái vị tự nhận là “thủ lãnh” của tổ chức Red Hacker Alliance – một mạng lưới của những hacker người Hoa đầy tinh thần dân tộc – thì tin rằng đó chính là vai trò của mình. Khi được hỏi rằng có phải là đã có một cuộc chiến trong không gian ảo giữa Trung Quốc và phương Tây thì anh ta thản nhiên trả lời: “Tôi tin rằng đã có một cuộc chiến toàn diện.”
Ðó là đoạn mở đầu của một series chương trình về Trung Quốc vừa được bắt đầu chiếu trên Ðài Số 4 (Channel 4) của truyền hình Anh hôm Thứ Hai vừa qua trong đó sử gia Niall Ferguson thuật lại sự nổi lên của Trung Quốc và ý nghĩa của sự kiện này đối với thế giới.
Ferguson khám phá ra rằng hiện đang có một phong trào trong đó những thanh niên Trung Quốc phối hợp một tinh thần dân tộc cao độ với khả năng kỹ thuật và quyền lực kinh tế. Ðối với những người này việc chỉ trích của phương Tây đối với Trung Quốc dù là bất cứ chuyện gì đều là những “lời nói láo” chống Trung Quốc. Ðặc biệt là họ tức giận việc các phương tiện truyền thông phương Tây trình bày vụ đàn áp đẫm máu những người Tây Tạng năm 2008.
Một chàng thanh niên Trung Quốc có vẻ hiền lành nói với Ferguson: “Chúng tôi muốn đưa tiếng nói của chúng tôi ra thế giới. Trung Quốc cần phải tích cực hơn. Chính phủ của chúng tôi quá yếu!” Và Ferguson nhận định: “Ðó chính là cái chính phủ đã ra lệnh đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn.”
Ferguson nhận xét: “Một trong những ảo tưởng lâu dài và làm cho chúng ta êm ấm là niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên hiện đại và giầu có thì họ sẽ như chúng ta và chấp nhận những giá trị của chúng ta.” Nhưng sự thật, theo Ferguson thì không phải như vậy. Và ông cho biết sự bùng nổ của tinh thần dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc là một điều thật đáng sợ nhất là vào lúc mà đang có một sự chuyển nhượng quyền lực kinh tế và chính trị từ Tây sang Ðông.
Và không phải chỉ riêng giới trẻ mà thôi. Ferguson cũng tìm thấy ở trong những người Trung Quốc lớn tuổi một tình trạng hoài niệm gia tăng đối với Mao Trạch Ðông. Dưới con mắt của những người Tây phương, Mao bị kết hợp với tình trạng hỗn loạn và chết chóc của Cách Mạng Văn Hóa, nhưng đối với nhiều người Hoa, Mao là cha đẻ của nước Trung Quốc mới, hiện đại và giầu mạnh. Theo Ferguson, thái độ của những người Hoa là “nếu chúng tôi đã thành công về kinh tế, thì chúng tôi không cần phải khấu đầu về văn hóa với các anh.”
Ferguson cho là giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lợi dụng cái tinh thần dân tộc đó để củng cố địa vị của họ trong việc đối phó với những căng thẳng dự trù sẽ xảy ra trong tương lai. Những thách đố mà Trung Quốc phải đối phó rất lớn và là những thách đố mà phương Tây đã từng trải qua; một sự bùng nổ trong việc xây dựng nhà đất mà đang có dấu hiệu biến thành một tình trạng bong bóng có thể bể bất cứ lúc nào; những nhà máy bóc lột công nhân với số lương rẻ mạt và tình trạng làm việc tồi tệ; một dân số lão hóa và một tình trạng ô nhiễm môi sinh tồi tệ nhất thế giới (16 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Trung Quốc).
Mâu thuẫn quan trọng nhất có vẻ như là một phần năm dân số của địa cầu hiện đang sống trong một chế độ độc tài Cộng Sản với một nền kinh tế thuộc loại tư bản hoang dã – một mâu thuẫn mà nếu dựa trên cơ sở lịch sử phải làm cho đất nước này bị rã tan.
“Bóng ma của bạo loạn làm giới lãnh đạo kinh hoàng” Ferguson nhận xét, “Họ đứng trước thách đố phải làm sao đối phó được với một xã hội đầy động tính và đó là một vấn đề thật sự với những căng thẳng thật sự.” Thành ra lợi dụng tinh thần ái quốc là một phần của chiến lược nhằm ngăn chặn nguy cơ đó. Một mặt khác của chiến lược này là bành trướng ra nước ngoài.
Vì sao sự nổi lên này của Trung Quốc có tầm quan trọng đối với thế giới. Theo Ferguson thì có một sự tương tự đáng sợ của Trung Quốc hiện nay với nước Ðức cách đây một thế kỷ: cũng một hỗn hợp giữa một tinh thần dân tộc cao độ và một tham vọng bành trướng ra hải ngoại.
Trung Quốc hiện đã tiêu thụ đến hai phần năm sản lượng than, nhôm và đồng của thế giới. Và Trung Quốc đã quay sự chú ý của mình tới những lãnh thổ hải ngoại sản xuất ra những món hàng đó. Ði thăm một mỏ đồng của người Hoa tại Zambia, Phi Châu, Ferguson tự hỏi: “Phải chăng đây là bước đầu của một đế quốc mới?”
Chính sách của các nước phương Tây trong việc đối phó với Trung Quốc theo Ferguson thì đủ thứ, nhưng không nhất quán. Ông nói: “Ðối với Hoa Kỳ, chính sách đi từ đối kháng, đến ngăn chặn, đến đồng tiến hóa, đến đầu hàng. Vấn đề đối với chính quyền Obama hiện nay là họ cứ mỗi ngày có một chính sách khác nhau.”
Ferguson hy vọng rằng lịch sử sẽ không lập lại như vào lúc đầu thế kỷ thứ 20, “Cố nhiên là có kịch bản Ðức, với Trung Quốc càng ngày càng trở nên hung hăng. Nhưng tôi nghĩ rằng có một khả năng thấp cho chuyện này xảy ra, ít nhất rằng chúng ta đã học được từ lịch sử. Cả hai đều có rất nhiều mất mát nếu để nó xảy ra. Thành ra tôi tin rằng là sẽ tiếp tục tình trạng này với Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, thực hiện cải tổ thị trường và tuy rằng không có dân chủ nhưng sẽ có nhiều giới hạn hơn trong quyền lực của đảng Cộng Sản và một tình trạng tôn trọng luật pháp nhiều hơn.”
Ðó quả là một kết luận lạc quan đối với câu hỏi đáng sợ mà Ferguson kết thúc chương trình, “Liệu chúng ta có thể làm cho việc chuyển quyền lực từ Tây sang Ðông thực hiện một cách hòa bình hay không?” Ðáp án cho câu hỏi này sẽ quyết định không những sự phồn vinh của thế giới mà cả số phận tương lai của nó.
Sự thật về chuyện “con đại gia” tổ chức lễ rước dâu bằng xe trâu
Thứ năm 15/03/2012 15:00
Chiếc xe trâu hằng ngày là phương tiện dùng để phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, nhưng nay chiếc xe trâu này được người dân dùng để làm
phương tiện để rước dâu.
Chú rể dắt con trâu vào xe buộc lại, tự mình leo lên xe rồi chạy đến
nhà cô dâu trong tiếng cười hân hoan, hò reo của đám trẻ. Con trâu được
khoác trên mình tấm voan trắng có dán chữ hỷ màu đỏ ngoan ngoãn nghe
lời.
Nikname lam495 viết: “Hix. Đại gia Việt như tôi cũng chưa dám đón dâu
bằng cách này. Đáng học hỏi…Khâm phục 2 anh chị. Chúc 2 người 1000 năm
hạnh phúc”.
(GDVN)
– Mấy ngày qua cư dân mạng lại được lên cơn sốt với video chú rể đi đón
dâu bằng xe trâu. Điều đặc biệt là, nhiều người khẳng định, nhân vật
chú rể trong clip là con một đại gia tại Nghệ An.
Trong đoạn video dài hơn 8 phút 30 với hình ảnh chú rể đi đón dâu
bằng xe trâu. Chiếc xe trâu được trang trí khá cầu kì với những dây kim
tuyến lấp lánh, bóng xung quanh.
Phía trước xe được kết một hình trái tim bằng cành dừa khá bắt mắt.
Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên Giáo dục Việt Nam, đôi bạn trẻ
trên là con của một nông dân tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An Chú
rể tên là Đức, vợ tên là Hoa. Sau những đám cưới đã được tổ chức với quy
mô hoành tráng, rầm rộ của các đại gia, đâu đó ở vùng quê khác vẫn có
cách đón dâu khá đặc biệt, vừa đơn giản, tiết kiệm lại gần gũi với cuộc
sống đời thường.
BẤM VÀO ĐÂY XEM VIDEO LỄ RƯỚC DÂU BẰNG XE TRÂU GÂY XÔN XAO DƯ LUẬN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH LỄ RƯỚC DÂU BẰNG XE TRÂUBẤM VÀO ĐÂY XEM VIDEO LỄ RƯỚC DÂU BẰNG XE TRÂU GÂY XÔN XAO DƯ LUẬN
Clip được đăng tải lên Youtube vào ngày 14/3 với tựa đề: “Rước Dâu
bằng xe trâu tại Nghệ An” đã nhận được nhiều ý kiến tán thành.
Đám cưới đó được tổ chức cho đôi bạn trẻ ở Nghệ An với màn rước dâu bằng xe trâu.
Chiếc xe đón dâu độc đáo |
Chiếc xe đón dâu được trang trí xung quanh bằng bóng bay, một hình
trái tim lớn được kết đằng trước. Hai cái ghế được đặt trên thùng xe để
cô dâu và chú rể ngồi.
Xin dâu xong, chú rể bế cô dâu lên xe hoa trong tiếng cười, vỗ tay
của họ hàng hai bên. Hình ảnh giản dị và độc đáo này quả thực khó quên
và rất dễ đi vào lòng người.
Một nikname có tên hanguyen59 chia sẻ: “Đáng yêu quá đi mất, cảm
thấy hạnh phúc của hai bạn thật giản dị và xúc động. Chúc hai bạn trăm
năm hạnh phúc”.
Cô dâu, chú rẻ lên xe trong tiếng reo hò của mọi người |
Nikname phong6396 cũng chia sẻ: “Ý tưởng mới, hay, đáng để cho người ta học hỏi. Chúc 2 bạn hạnh phúc”.
Nikname ntd251991 thán phục: “Siêu xe” như thế này có phải là HOT không. Cứ phải “siêu xe” như bà đại gia kia làm gì.
Còn nickname maitran1990 bày tỏ: “Vui quá ah! Hạnh phúc nữa. Chúc 2 bạn hạnh phúc trăm năm”.
Thậm chí, nickname a1provip108 còn bày tỏ ước mơ: “Ước gì sau này mình cũng được như vậy. Một chiếc xe trâu 2 quả tim vàng”.
BẤM VÀO ĐÂY XEM VIDEO LỄ RƯỚC DÂU BẰNG XE TRÂU GÂY XÔN XAO DƯ LUẬN
Còn nickname maitran1990 bày tỏ: “Vui quá ah! Hạnh phúc nữa. Chúc 2 bạn hạnh phúc trăm năm”.
Thậm chí, nickname a1provip108 còn bày tỏ ước mơ: “Ước gì sau này mình cũng được như vậy. Một chiếc xe trâu 2 quả tim vàng”.
BẤM VÀO ĐÂY XEM VIDEO LỄ RƯỚC DÂU BẰNG XE TRÂU GÂY XÔN XAO DƯ LUẬN
Theo bạn, đám cưới nào hấp dẫn hơn?
- Đám cưới của thiếu gia phố núi
- Đám cưới với dàn siêu xe của hotgirl Quỳnh Chi
- Đám cưới giản dị bằng xe trâu của 2 bạn trẻ ở Nghệ An
”NẾU CỨ DẬP DÌNH VỚI TÀU TRUNG QUỐC THÌ SẼ MẤT ĐẢO ĐÁ ĐÔNG!”…
Maithanhhaiblog
Thiềm Thừ
– Đầu năm 1988, Trung Quốc đưa nhiều tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu
đổ bộ… đến khu vực quần đảo Trường Sa. Lãnh đạo Quân chủng Hải quân xác
định: “Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là
nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân
chủng”.
Toàn Quân chủng bước vào Chiến dịch CQ88 (Bảo vệ Chủ quyền 1988).
Tháng 2/1988, Trung tá Nguyễn Văn Dân (nay đã nghỉ hưu với cấp hàm Đại
tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân) được giao làm Phó Trưởng đoàn,
phụ trách chỉ huy đi biển của Đoàn Công tác ra tiếp tục đóng giữ các
đảo, bãi ngầm. Hướng chính là Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…
Những sự kiện dưới đây được ghi theo lời kể của ông
————————————————————
Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra ở bãi Châu Viên. Đi cùng tàu HQ-614 của tôi có tàu HQ-861 của Vùng 3, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4.
Những sự kiện dưới đây được ghi theo lời kể của ông
————————————————————
Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra ở bãi Châu Viên. Đi cùng tàu HQ-614 của tôi có tàu HQ-861 của Vùng 3, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4.
Nhà cao cẳng, loại được dựng trên Đá Đông 1988 |
Hai bên hằm hè nhau…
Sáng 18/2/1988 là mùng 2 Tết, tàu HQ-614 của chúng tôi đưa 9 anh em lên cắm cờ ở Châu Viên. Mang theo 1 lá cờ, 2 khẩu AK, dụng cụ xà beng để thăm dò độ sâu, chuẩn bị làm nhà.
Khi lên cắm được cờ rồi thì gió mùa Đông bắc về rất mạnh, nước lớn, tàu bị đánh ra khỏi đảo, trôi neo. Lúc đó trời tối, tàu phải nổ máy chạy cạnh đảo, tìm cách kéo 9 anh em trên đảo ra tàu.
Xây dựng Đá Đông 1993 |
Lúc đó 1 tàu của Trung Quốc, có hai số sau là 31 chạy tới uy hiếp.
Đến nửa đêm, lệnh của Tư lệnh Hải quân: Sáng mai bằng mọi giá phải lên Châu Viên.
Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía mình đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa.
Không phải mình không quyết tâm. Nhưng thực ra, cũng có mất cảnh giác, nghĩ là bãi ngầm nhỏ. Trung Quốc đã thả một bia làm dấu của họ lên đó, khi mình đến đã thấy.
Mình nghĩ Châu Viên là đảo nhỏ, không chú ý giữ bằng giữ Đá Đông, Đá Tây, Đá Lớn, Tốc Tan… – Những đảo lớn trên ba chục cây số, hai mấy cây số.
Bãi đá Châu Viên do Trung Quốc xây dựng, chiếm đóng từ 2/1988 |
Tối 18/2/1988 có dông lớn, tàu của cả nó cả mình đều bị trôi neo.
Tàu chúng tôi cấp tốc về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền.
Nhưng Trung Quốc cũng định đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông.
Tàu HQ-641 của mình lao lên đó, nên bên kia thôi. HQ-614 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được. Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài.
Khi làm xong nhà cao chân ở Đá Đông, không có gì ăn, tôi phải đưa người ra tàu. Chuyến đầu ra được trót lọt, nhưng chuyến sau không được, sóng to.
Bốc hàng lên đảo Đá Đông |
Nếu mình không nhanh ngày 19/2, có khi Trung Quốc lấy mất Đá Đông.
Nó định lên đầu Tây, tôi lệnh tàu HQ-614 lao lên để giữ đầu Tây.
Khi nó đưa pháo định bắn tàu mình, tôi bảo: “Thôi!. Đưa HQ-614 về để làm nhà trên Đá Đông ngay!”.
Lên đó dựng 8 cái cột, tàu nó cũng về theo, nhưng thấy mình làm nhà cắm cờ trên đó rồi, nó lại thôi, không gây sự nữa. Nhưng mình mới cắm được cọc, dựng tạm nhà, chưa tiếp tế được thì sóng đánh tàu HQ-614 bật neo trôi ra, tôi phải nằm một đêm trên Đá Đông.
Đá Đông |
Nó chưa lên!. Nó chiếm được Châu Viên rồi lăm le lên Đá Đông. Nó lên được thì phức tạp.
Lúc đó tôi có cái ống thùng dầu phụ của máy bay, làm cái bệ như quả tên lửa. Tôi nghĩ: Cái ý định bình thường của mình, nhưng thắng lợi trong vấn đề nghi binh. Nó quan sát thấy cái hình thù như quả tên lửa.
Cho nên hôm giữ được Đá Đông, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi nghĩ: Nó chiếm được Châu Viên, nhưng mình giữ được Đá Đông.
Đá Đông quan trọng hơn Châu Viên nhiều. Nó dài, có hồ trong đó, tàu vào trong đó đậu bình thường.
Vườn rau treo trên đảo Đá Đông |
Tôi ở lại củng cố cùng 2 anh Công binh, không có chăn đắp, không có lửa trên cái nhà cao chân chưa vững chãi lắm, nhà tạm để mai làm nhà to.
Mãi đến 11-12 giờ trưa hôm sau, thủy triều lên, HQ-614 chạy đến phía Nam này đón bọn tôi.
Cái nhà đó có 8m2 thôi, 6 cọc. Cọc do Công binh vùng 4 đúc hết.
Lúc đó, sợ đêm nó đổ, nghĩ đêm đó là đêm cuối cùng. Cũng có cái gì phù hộ mình trong lúc gian nan.
Lúc đó mình không bình tĩnh, mắc mưu của nó, cứ chần chừ dập dình với 2 cái tàu của Trung Quốc thì không lên Đá Đông được, mất Đá Đông.
Sau ngày 19/2, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.
Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…
———————–
* Hình minh họa: Internet
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Sẽ khắc lại tấm bia trên mộ chí Anh hùng, liệt sỹ Trần Văn Phương
Người Ba Đồn
Hôm nay, đúng ngày 14.3.2012 cách đây 24 năm Anh hùng liệt sỹ Trần
văn Phương (quê ở xã Quảng Phúc- Quảng Trạch- Quảng Bình) cùng với 63
liệt sỹ khác đã ngã xuống ở đảo Gạc Ma (Q. đảo Trường Sa) trong một trận
chiến không cân sức với bọn bành trướng Bắc Kinh khi chúng ngang nhiên
xâm lược chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.
Sẽ khắc lại tấm bia trên mộ chí anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương |
Hôm qua, Người Ba Đồn có về nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Phúc nơi phần mộ của anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương yên nghỉ. Sách Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam
có ghi: “Đầu tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc cho nhiều tàu chiến
khiêu khích và chiếm đóng đảo đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên. Lúc này
Trần Văn Phương được trên bổ nhiệm phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma (thuộc
cụm đảo Sinh Tồn – quần đảo Trường Sa). 17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1989,
tàu chiến hải quân Trung Quốc kéo đến, gọi loa, buộc tàu Hải Quân Nhân
dân Việt Nam rời đảo. Mờ sáng ngày 14 tháng 3, hải quân Trung Quốc hạ
xuồng cho lính tiến về phía lá cờ Việt Nam. Trần Văn Phương tổ chức lực
lượng, động viên chiến sĩ bình tĩnh, quyết bảo vệ cờ Tổ quốc. Khi quân
Trung Quốc xông vào cướp cờ, không sợ hy sinh, Trần Văn Phương lao vào
giằng giật lại lá cờ Tổ quốc. Tính mạng một chiến sĩ bị uy hiếp, ông
xông vào cứu và trúng đạn. Gương anh dũng hy sinh của Trần Văn Phương đã
cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên đảo kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
mình.
Ngày 6 tháng 1 năm 1989, liệt sỹ Trần Văn Phương đã được Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.” .
Mình cảm thấy xót xa khi mộ chí của anh Trần Văn Phương ở nghĩa trang liệt sỹ không ghi hai chữ Anh hùng.
Tối qua (13.3), mình có viết bài đăng trên Blog Người Ba Đồn (Tại đây)
kể về việc đi thắp hương nơi phần mộ của anh,nhân ngày 14.3, đây là
ngày giỗ của anh. 24 năm trước (1988) anh Phương đã anh dũng hy sinh
trên hòn đảo Gạc Ma.
Sáng nay 14.3, Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn hình như đồng cảm với nổi
niềm con em Việt và đồng hương cùng xã với anh Phương nên đã điện thoại
rất nhiều người, mong muốn họ vào đọc bài viết đó trên Blog này và thông
tin nhiều người thuộc giới lãnh đạo vào đọc.
Mình cũng thấy có cái gì đó đớn đau, sau không ghi trên mộ chí anh
Phương hai chữ anh hùng. Mình điện cho Chủ tịch huyện Quảng Trạch hỏi vì
sao lại thế?. Anh Ngọc- Chủ tịch huyện nói với mình, anh mới nghe anh
em đọc trên mạng nói lại, đây là lỗi của xã, vì xã là chủ đầu tư dự án
cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ. Thiếu sót này do xã, anh Phương
là Anh hùng được Nhà nước công nhận thì tấm bia trên mộ chí của anh phải
đề anh hùng chứ sao lại không ghi?. Anh Ngọc nói thêm.
Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn nặng lòng vì sao không có hai chữ anh hùng trên tấm bia mộ chí anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương |
Mình điện cho chủ tịch xã Quảng Phúc, hỏi sao lại thế?. Anh Đôn chủ
tịch xã thừa nhận, cái này sai sót là do xã. Nhưng đơn vị thi công thì
do Phòng LĐ- TB-XH huyện giới thiệu nên xã không thể can thiệp. Năm
2009, khi làm phần bia mộ cho các liệt sỹ mình có đề nghị phải khắc
riêng anh Phương bia riêng vì anh là anh hùng. Nhưng đơn vị thi công bảo
đã có thiết kế thống nhất, không thay đổi được. Và cuối cùng hai chữ
anh hùng họ không ghi trên mộ chí của anh Phương.
Anh Đôn cho biết, sau khi nhận thông tin mà mình cung cấp xã sẽ làm
tờ trình gửi phòng LĐ- TB-XH huyện để xin phương án khắc phục.
Anh Đôn nói thêm, đây là phần mộ của người Anh hùng duy nhất được
Nhà nước công nhận yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Phúc nên anh
em cũng thấy ái ngại, vì trên bia lại khắc như thế, thiếu sót vô cùng!.
Minh bảo, nếu xã, huyện không có đủ kinh phí thì mình sẽ kêu gọi
mọi người, bạn bè mình dựng lại bia của anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương
và điền đầy đủ thông tin về anh.
Mong mọi người ủng hộ và cho ý kiến!
Viết trong ngày 14.3.2012
Người Ba Đồn
Nguyễn Thành Trung – Phía sau ánh hào quang: Từ hai chiếc máy bay bị cướp
Ông Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom dinh Độc lập =======>>>
Lê Thành Chơn
-(TTHN) – Giờ mới được biết ngoài vụ cướp máy bay ở sân bay Bạch Mai bay sang Trung quốc những năm 198x, thì còn những vụ các đồng chí phi công lái máy bay vút ra nước ngoài mang theo cả vợ con.
Vì không được tin tưởng, Nguyễn Thành Trung phải nuốt vào lòng bao cay đắng khi phải ở lại hậu phương. Ông ao ước đến cháy bỏng là được đi chiến đấu, được đối xử công bằng, được tôn trọngNăm 1980, Nguyễn Thành Trung rất phấn khởi vì được trở về với bầu trời. Ông được chuyển đến Trung đoàn Vận tải không quân, học bay loại máy bay AN-6 của Liên Xô mới trang bị. Nguyễn Thành Trung học rất giỏi, chỉ bay 5 vòng xung quanh sân bay, ông đã được một chuyên gia nước bạn khen ngợi, thán phục và phê chuẩn làm giáo viên bay. Dù vậy, thời gian này liên tiếp xảy ra hai vụ phi công cướp máy bay trốn ra nước ngoài, khiến ông bị vạ lây.
Hai cuộc đào thoát
Lúc ấy, bộ đội Trường Sa cần có lực lượng không quân yểm trợ. Không quân ta bấy giờ có rất nhiều trực thăng UH-1 có thể đáp ứng yêu cầu chi viện trực tiếp của hải quân. Các kỹ sư đã chế tạo thành công, lắp thêm thùng dầu để có thể đủ nhiên liệu bay ra đảo. Một phi công chế độ cũ tên Nguyễn Văn Hai được giữ lại làm giáo viên UH-1 cho các chiến sĩ lái mới. Hai cố tỏ ra trung thành… Song mặt khác, ông ta bố trí vợ con bí mật đến một địa điểm trên đường từ phi trường Trà Nóc đến Rạch Giá, chờ đợi.
Khi thời cơ tới, trên chiếc trực thăng nạp đầy dầu có thêm thùng dầu phụ, tổ lái 3 người, gồm phi công Nguyễn Văn Hai và 2 chiến sĩ học viên, ông ta nổ máy. Chiếc máy bay vừa nhấc lên khỏi mặt đất, Hai nói to vào micro: “Máy bay có tiếng kêu”. Lập tức chiếc UH-1 được hạ cánh và hai học viên xuống kiểm tra phía sau đuôi máy bay theo chỉ dẫn của ông ta. Chỉ chờ có vậy, Hai tăng tốc độ, máy bay bốc lên nhanh chóng, rời phi trường giữa sự bàng hoàng của hai học viên và đài chỉ huy. Ông ta bay đến địa điểm đã hẹn với vợ con, chở họ thẳng sang Thái Lan, sau đó qua Mỹ.
.
Phi công Nguyễn Văn Hai bằng chiếc máy bay này chở vợ con chạy thẳng sang Thái Lan
Sau đó một năm lại xảy ra vụ đào thoát của thiếu tá phi công Tiêu Khánh Nha. Hôm đó, theo kế hoạch, Tiêu Khánh Nha sẽ bay thử chiếc C130 đang sửa chữa tại nhà sửa chữa (hangar). Mọi việc đã chuẩn bị xong, lượng dầu đã nạp đầy đủ cho một chuyến bay đường dài, có cả dự trữ dùng để xử lý những trường hợp bất trắc ở trên không.
Đêm trước ngày bay thử, Tiêu Khánh Nha đã bí mật cắt hàng rào bảo vệ tiếp giáp khu dân cư với hangar. Mờ sáng hôm đó, ông ta bí mật dắt vợ con, dỡ hàng rào vào hangar và ngồi chờ ở một gian nhà bỏ hoang gần nơi chiếc C130 đậu. 7 giờ 30, như thường lệ, một sĩ quan cơ giới trực ban cùng một chiến sĩ lái xe điện vào nạp điện, nổ máy. Khi tiếng động cơ nổ, Tiêu Khánh Nha liền dắt vợ con lên máy bay. Người sĩ quan cơ giới không trông thấy, bởi ông ngồi trên ghế lái chính. Lúc này, một thiếu úy cơ giới chế độ cũ được giữ lại làm việc cho hangar (chồng một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng miền Nam) bước lên máy bay, tiến đến khống chế người sĩ quan cơ giới. Tiêu Khánh Nha cũng rút súng ngắn, dùng vũ lực buộc viên sĩ quan cơ giới rời ghế rồi nhanh chóng tăng tốc độ vòng quay và ra lệnh cho xe điện tháo dây. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chiếc C130 rời mặt đất bay sang Singapore.
Nuốt vào lòng bao cay đắng
Sau hai vụ này, Nguyễn Thành Trung càng hết sức khó khăn khi vừa được trở về với công việc quen thuộc. Người ta thêm nghi ngờ và cảnh giác ông. Trong huấn luyện, dù là giáo viên, ông chỉ được phép bay vòng kín xung quanh sân bay. Vốn là một phi công bẩm sinh, loại máy bay nào Nguyễn Thành Trung cũng bay rất giỏi. Loại AN-26 của Liên Xô có hệ thống đồng hồ, cách tính thông số bay… hoàn toàn khác với các loại máy bay Mỹ, vậy mà chỉ hai ngày bay- vừa đủ năm vòng kín với thời gian trên không chưa đến 40 phút, ông đã hoàn thành toàn bộ chương trình, đủ điều kiện để đi đường dài làm nhiệm vụ vận tải hàng không.
.
Phi công Tiêu Khánh Nha cướp chiếc C130 chở vợ con chạy sang Singapore.
Lúc này, quân tình nguyện VN còn đang chiến đấu rất ác liệt ở Campuchia. Lẽ ra, Nguyễn Thành Trung phải được đi chiến đấu, nhưng vì không được tin tưởng, ngày ngày ông phải nuốt vào lòng bao cay đắng để ở lại hậu phương. Chuyện một người lính đủ sức đương đầu với mọi thử thách như Nguyễn Thành Trung nhưng buộc phải ở lại tuyến sau, khiến ông đêm ngày bị giày vò. Nỗi khổ tâm càng tăng gấp nhiều lần bởi những lời nói, những ánh mắt, thái độ nghi kỵ của đồng đội, của những người chỉ huy đơn vị. Ngày ngày, dù đã được bay, được ngồi ở ghế giáo viên…, song ông cũng chỉ được vòng quanh bốn lần sân bay rồi hạ cánh xuống phi đạo. Nguyễn Thành Trung ao ước đến cháy bỏng là được đi chiến đấu, được đối xử công bằng, được tôn trọng.
Song Nguyễn Thành Trung biết, ông phải tự chứng minh mình, phải chịu đựng, phải vượt qua thử thách. Ông tập trung cho công việc giáo viên. Quá trình vượt qua thử thách nghiệt ngã của người đảng viên, người sĩ quan tình báo chân chính Nguyễn Thành Trung đã giúp hàng chục phi công được đào tạo bài bản, làm được nhiệm vụ vững vàng, phục vụ cho vận chuyển chiến trường Campuchia…
Một lần, trong khi bay kèm học viên, do ở mặt đất có trở ngại không hạ cánh được, thời tiết xấu rất nhanh, Nguyễn Thành Trung xin phép đài chỉ huy cho hạ cánh ở phi trường Trà Nóc, Cần Thơ. Lập tức đài chỉ huy báo động, báo cáo về sở chỉ huy. Mạng lưới ra đa của không quân được lệnh mở máy theo dõi và một biên đội tiêm kích được lệnh vào cấp 1 (phi công ngồi trong buồng lái). Tác giả bài viết này đang trực ở sở chỉ huy được lệnh dẫn trực tiếp Nguyễn Thành Trung bay ngược ra phía Bắc, đến Phan Thiết rồi bay trở lại hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi đã giải quyết xong trở ngại trên đường băng.Theo: NLĐ.
TS Nguyễn Quang A:Chỉ trọc phú mới hợm tiền như vậy!
Phunutoday
(Trái hay Phải) – “Kinh tế của chúng ta chưa đâu vào đâu nhưng chúng ta đã để cho những mặt xấu có cơ hội nảy nở”… - TS Nguyễn Quang A, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary, nguyên Tổng Giám đốc Công ty 3C chia sẻ với Phunutoday xung quanh việc đốt tiền chơi ngông của một số đại gia đang gây xôn xao dư luận.
Theo TS Nguyễn Quang A, mặc dù có nhiều tiền song hành động chơi trội
của những “đại gia” này chỉ thể hiện một phông văn hóa thấp, tuyệt
nhiên không biến họ thành “sang trọng” hay “có đẳng cấp” như họ mong
muốn.
Chỉ có những kẻ trọc phú mới làm vậy!
PV: - Thời gian gần đây dư luận chứng kiến quá nhiều lùm xùm xung quanh việc thể hiện của một số đại gia: mang nợ tiền tỷ nhưng vẫn có ý định mượn máy bay để rước dâu, thuê dàn xe siêu khủng lượn quanh thành phố khiến thiên hạ được phen lác mắt, rồi mặc sức khoe nhà giàu có, kiếm mỗi ngày bạc tỷ sau hành động “đuổi” con dâu ra khỏi nhà vì nghi cô đã mất trinh… Là một chuyên gia kinh tế, xin TS cắt nghĩa hiện tượng này?
TS Nguyễn Quang A: – Có hai chuyện tách biệt. Thứ nhất, những người trốn thuế, vi phạm pháp luật mà tiêu xài hoang phí, phô trương, thậm chí để che giấu sự phá sản sắp xảy ra bằng cách “đánh bóng” chính mình, trấn an các chủ nợ hay khách hàng là những kẻ phạm pháp phải bị trừng trị về những sự vi phạm pháp luật.
Thứ hai, những người không phạm pháp nhưng tiêu xài hoang phí, phô trương đáng trách về mặt đạo đức nhưng không thể bị lên án về các mặt khác.
Những người kiếm tiền chân chính bằng sức lực và trí tuệ của họ thường rất quý đồng tiền và biết cách tiêu tiền sao cho có ý nghĩa. Họ tiêu ra sao là quyền của họ.
Nhưng họ không phải sống trên mặt trăng, họ sống giữa các mối quan hệ xã hội chằng chịt, giữa hoàn cảnh cụ thể của cộng đồng và đất nước, nên người biết tiêu tiền luôn lưu ý đến hoàn cảnh và môi trường đó để chi tiêu sao cho phù hợp. Chắc chắn họ không chi tiêu vung vít, tiêu để khoe giàu, để thể hiện “đẳng cấp”,..
Chỉ có những kẻ trọc phú mới làm vậy hay những người không biết quý đồng tiền hay kiếm được tiền quá dễ và có thể bằng cách bất hợp pháp. Đấy là một biểu hiện của sự xuống cấp hay sự đảo lộn thang giá trị và hệ thống đạo đức. Không nên khuyến khích hiện tượng này và nên lên án về mặt đạo đức.
PV: - Có ý kiến cho rằng: cách thể hiện như thế
là tâm lý nôn nóng khoe khoang gấp gáp chứng tỏ mình là người sang
trọng, vương giả của lớp trọc phú mới nổi ở Việt Nam. TS nghĩ sao về
điều này?
TS Nguyễn Quang: - Thật đáng thương cho những người đó. Việc làm như thế chỉ chứng tỏ điều ngược lại, chứ tuyệt nhiên không biến họ thành “sang trọng” hay “có đẳng cấp”.
Dấu ấn của sự trả thù quá khứ nghèo đói!
PV: - Sự khoe khoang lố lăng, kệch cỡm, lối hành xử ấy xuất phát từ đâu? Từ một phông văn hóa thấp hay niềm tự hào, kiêu hãnh tự cho mình có quyền cao hơn người khác thì sẽ được ứng xử như vậy? Hay đó là sự “trả thù” của một quá khứ nghèo khổ, khó khăn, thưa ông?
TS Nguyễn Quang A: – Phông văn hóa thấp, sự kênh kiệu và có thể cũng là dấu ấn của sự “trả thù” quá khứ nghèo đói.
Phông văn hóa kém ở một tâm lý nhược tiểu, từ chỗ là một người yếu đuối, tự ti, kém cỏi tự nhiên kiếm được một đống tiền thì người ta mới hãnh diện như vậy. Nó chứng tỏ một tiềm thức, dấu ấn của một quá khứ nhược tiểu yếu đuối.
PV: - Qua những hiện tượng như vậy, ông có nghĩ rằng cái danh “đại gia” – sự giàu có ở đây vẫn hàm chứa một cái gì đó của sự nghèo nàn: Người nghèo về chữ Biết, kẻ nghèo về chữ đức, chữ Nhân?
TS Nguyễn Quang A: – Bị tràn ngập trong đống tiền (không rõ mức sạch bẩn ra sao), nhưng hết sức nghèo nàn và nông cạn về các mặt khác. Cuộc sống có hàng trăm mặt, có được mặt tiền bạc thì họ nghĩ rằng đấy là mặt bao trùm hết, họ tưởng như vậy là hay nhưng điều đó càng chứng tỏ rằng họ không có một sự hiểu biết nào chứ không chỉ riêng phông văn hóa, hay chữ Đức, chữ Nhân.
PV: - Với những hành động sắm nhà bạc tỷ, mua chó triệu đô, mượn máy bay rước dâu ngông nghênh của một số đại gia hiện nay, ông có cho rằng đó là cả một bài toán kinh doanh? Là một chuyên gia kinh tế, xin ông một lời giải đáp?
TS Nguyễn Quang A: - Sự hợm hĩnh kệch cỡm hơn là bất cứ bài toán kinh doanh nào. Không ai phải đổ mồ hôi công sức ra để kiếm được đồng tiền lại làm như vậy.
Không thể thờ ơ với những chuyện như vậy!
PV: – Thưa ông, tại sao thời nay lại xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng như vậy? Và nó nói lên điều gì trong xã hội chúng ta hiện nay?
TS Nguyễn Quang A: – Một sự đảo lộn các thang giá trị, đáng lo ngại.
PV: - Ông có cho rằng chúng ta đang bị lệch pha giữa kinh tế và văn hóa không? Làm thế nào để xử lý độ lệch này, thưa ông?
TS Nguyễn Quang A: – Kinh tế của chúng ta chưa đâu vào đâu nhưng chúng ta đã để cho tất cả những mặt xấu có cơ hội nảy nở. Toàn bộ xã hội phải vào cuộc. Không thể thờ ơ với những chuyện như vậy.
Báo chí có vai trò lớn. Đáng tiếc, do chạy theo quảng cáo, muốn tăng người xem và người đọc, đôi khi báo chí lại góp phần đắc lực gây ra hiện tượng này với cách đưa tin, giật tít, câu khách rẻ tiền của mình.
Báo chí có tác động lan tỏa (cả tốt và xấu) rất lớn.
Phải đấu tranh với những việc hủy hoại đạo đức như vậy của cả báo chí nữa.
- Xin cảm ơn ông!
(Trái hay Phải) – “Kinh tế của chúng ta chưa đâu vào đâu nhưng chúng ta đã để cho những mặt xấu có cơ hội nảy nở”… - TS Nguyễn Quang A, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary, nguyên Tổng Giám đốc Công ty 3C chia sẻ với Phunutoday xung quanh việc đốt tiền chơi ngông của một số đại gia đang gây xôn xao dư luận.
TS Nguyễn Quang A |
Chỉ có những kẻ trọc phú mới làm vậy!
PV: - Thời gian gần đây dư luận chứng kiến quá nhiều lùm xùm xung quanh việc thể hiện của một số đại gia: mang nợ tiền tỷ nhưng vẫn có ý định mượn máy bay để rước dâu, thuê dàn xe siêu khủng lượn quanh thành phố khiến thiên hạ được phen lác mắt, rồi mặc sức khoe nhà giàu có, kiếm mỗi ngày bạc tỷ sau hành động “đuổi” con dâu ra khỏi nhà vì nghi cô đã mất trinh… Là một chuyên gia kinh tế, xin TS cắt nghĩa hiện tượng này?
TS Nguyễn Quang A: – Có hai chuyện tách biệt. Thứ nhất, những người trốn thuế, vi phạm pháp luật mà tiêu xài hoang phí, phô trương, thậm chí để che giấu sự phá sản sắp xảy ra bằng cách “đánh bóng” chính mình, trấn an các chủ nợ hay khách hàng là những kẻ phạm pháp phải bị trừng trị về những sự vi phạm pháp luật.
Thứ hai, những người không phạm pháp nhưng tiêu xài hoang phí, phô trương đáng trách về mặt đạo đức nhưng không thể bị lên án về các mặt khác.
Những người kiếm tiền chân chính bằng sức lực và trí tuệ của họ thường rất quý đồng tiền và biết cách tiêu tiền sao cho có ý nghĩa. Họ tiêu ra sao là quyền của họ.
Nhưng họ không phải sống trên mặt trăng, họ sống giữa các mối quan hệ xã hội chằng chịt, giữa hoàn cảnh cụ thể của cộng đồng và đất nước, nên người biết tiêu tiền luôn lưu ý đến hoàn cảnh và môi trường đó để chi tiêu sao cho phù hợp. Chắc chắn họ không chi tiêu vung vít, tiêu để khoe giàu, để thể hiện “đẳng cấp”,..
Chỉ có những kẻ trọc phú mới làm vậy hay những người không biết quý đồng tiền hay kiếm được tiền quá dễ và có thể bằng cách bất hợp pháp. Đấy là một biểu hiện của sự xuống cấp hay sự đảo lộn thang giá trị và hệ thống đạo đức. Không nên khuyến khích hiện tượng này và nên lên án về mặt đạo đức.
Chiếc xe rước dâu sang trọng trong đám cưới siêu khủng gây chấn động phố núi Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày 29/2 vừa qua. |
TS Nguyễn Quang: - Thật đáng thương cho những người đó. Việc làm như thế chỉ chứng tỏ điều ngược lại, chứ tuyệt nhiên không biến họ thành “sang trọng” hay “có đẳng cấp”.
Dấu ấn của sự trả thù quá khứ nghèo đói!
PV: - Sự khoe khoang lố lăng, kệch cỡm, lối hành xử ấy xuất phát từ đâu? Từ một phông văn hóa thấp hay niềm tự hào, kiêu hãnh tự cho mình có quyền cao hơn người khác thì sẽ được ứng xử như vậy? Hay đó là sự “trả thù” của một quá khứ nghèo khổ, khó khăn, thưa ông?
TS Nguyễn Quang A: – Phông văn hóa thấp, sự kênh kiệu và có thể cũng là dấu ấn của sự “trả thù” quá khứ nghèo đói.
Phông văn hóa kém ở một tâm lý nhược tiểu, từ chỗ là một người yếu đuối, tự ti, kém cỏi tự nhiên kiếm được một đống tiền thì người ta mới hãnh diện như vậy. Nó chứng tỏ một tiềm thức, dấu ấn của một quá khứ nhược tiểu yếu đuối.
PV: - Qua những hiện tượng như vậy, ông có nghĩ rằng cái danh “đại gia” – sự giàu có ở đây vẫn hàm chứa một cái gì đó của sự nghèo nàn: Người nghèo về chữ Biết, kẻ nghèo về chữ đức, chữ Nhân?
TS Nguyễn Quang A: – Bị tràn ngập trong đống tiền (không rõ mức sạch bẩn ra sao), nhưng hết sức nghèo nàn và nông cạn về các mặt khác. Cuộc sống có hàng trăm mặt, có được mặt tiền bạc thì họ nghĩ rằng đấy là mặt bao trùm hết, họ tưởng như vậy là hay nhưng điều đó càng chứng tỏ rằng họ không có một sự hiểu biết nào chứ không chỉ riêng phông văn hóa, hay chữ Đức, chữ Nhân.
PV: - Với những hành động sắm nhà bạc tỷ, mua chó triệu đô, mượn máy bay rước dâu ngông nghênh của một số đại gia hiện nay, ông có cho rằng đó là cả một bài toán kinh doanh? Là một chuyên gia kinh tế, xin ông một lời giải đáp?
TS Nguyễn Quang A: - Sự hợm hĩnh kệch cỡm hơn là bất cứ bài toán kinh doanh nào. Không ai phải đổ mồ hôi công sức ra để kiếm được đồng tiền lại làm như vậy.
Không thể thờ ơ với những chuyện như vậy!
PV: – Thưa ông, tại sao thời nay lại xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng như vậy? Và nó nói lên điều gì trong xã hội chúng ta hiện nay?
TS Nguyễn Quang A: – Một sự đảo lộn các thang giá trị, đáng lo ngại.
PV: - Ông có cho rằng chúng ta đang bị lệch pha giữa kinh tế và văn hóa không? Làm thế nào để xử lý độ lệch này, thưa ông?
TS Nguyễn Quang A: – Kinh tế của chúng ta chưa đâu vào đâu nhưng chúng ta đã để cho tất cả những mặt xấu có cơ hội nảy nở. Toàn bộ xã hội phải vào cuộc. Không thể thờ ơ với những chuyện như vậy.
Báo chí có vai trò lớn. Đáng tiếc, do chạy theo quảng cáo, muốn tăng người xem và người đọc, đôi khi báo chí lại góp phần đắc lực gây ra hiện tượng này với cách đưa tin, giật tít, câu khách rẻ tiền của mình.
Báo chí có tác động lan tỏa (cả tốt và xấu) rất lớn.
Phải đấu tranh với những việc hủy hoại đạo đức như vậy của cả báo chí nữa.
- Xin cảm ơn ông!
>>Đoàn siêu xe đón dâu của đại gia miền Tây |
- Huyền Biển(Thực hiện)
Ông Giản Tư Trung phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn
(Trái hay phải)
– “Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách
lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy
mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay
là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách
kiếm tiền của họ”.
Đốt tiền chơi ngông chỉ là hợm hĩnh, lố bịch!
PV:- Là một chuyên gia giáo dục, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh
nhân PACE luôn trăn trở với sự học của doanh nhân, khao khát hình thành
thế hệ doanh nhân mới, xin ông cho biết những phẩm chất, tố chất cần
phải có của họ?
Ông Giản Tư Trung – Chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện IRED và Hiệu trưởng Trường PACE:- Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới. Theo tôi thế hệ doanh mới này cần có ba đặc tính cơ bản:
+ Khát vọng mới: Khát vọng đua tranh mạnh mẽ cùng thế giới, dù quy mô của doanh nghiệp là lớn hay chỉ nhỏ gọn trong phạm vi gia đình, dù là đua tranh ở bên ngoài đất nước hay đua tranh với thế giới ngay trong “nhà” của mình, chứ không chỉ là đua tranh giữa các doanh nhân Việt với nhau.
Đó còn là khát vọng dẹp bỏ những hình ảnh “doanh nhân Việt xấu xí” mà thay vào đó là khát vọng xây dựng hình ảnh mới đẹp hơn cho cả cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
+ Năng lực mới: Năng lực quản lý và lãnh đạo mới để có thể thực hiện được khát vọng mới nói trên. Đó là những doanh nhân: có khả năng nhìn xa (không chỉ 2 năm, 5 năm, mà có thể là 20 năm, 30 năm…, thậm chí là xa hơn) và trông rộng (không chỉ giới hạn ở tầm nhìn Việt Nam, mà còn có khả năng nhìn thấy cơ hội ở khắp nơi trên thế giới); có khả năng sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công cùng những con người với đủ màu da, quốc tịch, chủng tộc, cũng như tôn giáo…
+ Văn hóa mới: Nếu có khát vọng mới, có năng lực mới mà thiếu đi một nền tảng văn hóa mới cho doanh nhân, doanh nghiệp, cho nền kinh thương thì có thành công nhưng cũng không bền vững và dễ đổ vỡ. Cái không bền đó là do kinh doanh của họ không dựa trên một nền tảng văn hóa vững chắc chứ không đơn giản là vì chiến lược. Mặc dù đầu óc chiến lược của họ là rất giỏi nhưng họ lại dựa trên những giá trị không bền vững để làm ăn, chỉ cần một sai sót nhỏ toàn bộ cơ nghiệp có thể bị sụp đổ.
PV:- Ông có thể phân tích rõ hơn về cái văn hóa mới mà ông muốn nói đến?
Ông Giản Tư Trung:- Từ văn hóa ở đây đôi khi bị dư luận hiểu không đúng hay không đủ. Văn hóa không phải chỉ đơn giản là ứng xử lịch sự, là nói năng đúng lễ nghĩa…
Văn hóa ở đây được hiểu như là “hệ điều hành” của con người, nó chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của con người, của doanh nghiệp, của cả nền kinh thương.
Một con người có nền tảng văn hóa là người: Có một cái đầu đã được khai sáng, khai minh để có khả năng phân biệt được ai là ai, cái gì là cái gì, mình là ai…., biết phân định đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà…, biết sống ở trên đời này vì cái gì…; Có một trái tim giàu lòng lòng trắc ẩn, biết rung động trước cái đẹp (của con người của tự nhiên), biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác…
Một trong biểu hiện rõ nhất của nền tảng văn hóa đó là hành xử tín thực, tức là, nói những gì mà mình thực sự nghĩ và thực sự làm những gì mình nói; đó là, luôn biết là mình biết cái gì và đặc biệt là biết rõ cái mà mình không biết để tránh đặt mình vào tình trạng ấu trĩ, vô minh mà mình lại không hề biết…
Đối với doanh nhân, văn hóa nó biểu hiện rõ nhất ở cách kiếm tiền và cách xài tiền của họ.
Nếu anh kiếm tiền mà những đồng tiền đó là những đồng tiền tử tế, chân chính, không lừa ai, không hại ai, và đem lại lợi ích, giá trị cho người khác thì đó cũng được gọi là văn hóa.
Nhưng nếu khi anh có nhiều tiền rồi, anh muốn dùng tiền, muốn tiêu tiền như làm đám cưới khủng cho con, hay mua chó triệu đô để ngắm… thì có thể bị xã hội còn nhiều người nghèo cho là lố bịch, hợm hĩnh.
Tiêu tiền cũng phải có văn hóa, mà muốn tiêu tiền có văn hóa thì đòi hỏi người tiêu tiền phải có văn hóa. Nếu có nhiều tiền mà lại thiếu văn hóa thì rất dễ rơi vào những chuyện không hay…
PV:- Càng ngày càng có nhiều hiện tượng kỳ quái thu hút sự chú ý của dư luận xã hội như: đại gia mượn máy bay chỉ để rước dâu cho oai, khoe tặng nhà trăm tỉ cho chú rể, nuôi chó triệu đô…và họ tự nhận họ là đại gia, là người thành đạt. Ông có nhận xét gì về cách chơi trội của những kẻ giàu có mà chưa sang như thế?
Ông Giản Tư Trung:- Cái này lại phải quay về vấn đề văn hóa nền tảng. Nếu như nền văn hóa không vững, thì người ta kiếm tiền bằng cách không tốt sẽ dẫn đến tiêu tiền không tốt. Trên thực tế, đặc biệt là doanh nhân chỉ cần nhìn vào hai thứ: Cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền là có thể đánh giá được họ là ai. Những người có văn hóa người ta sẽ không hành xử như vậy, mà sẽ hành xử khôn ngoan hơn.
Người ta vẫn nói, “giàu có gắn liền với tội lỗi”, điều đó là không đúng. Đồng tiền không có lỗi gì hết, đồng tiền chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng không xấu gì cả. Tốt hay xấu chính là cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền. Đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn hay một tội ác lớn hay là cả hai.
Tiêu tiền là cách thể hiện của cả một trình độ văn hóa, không có trình độ văn hóa không thể biết cách tiêu tiền. Tại sao nhiều tỉ phú thế giới lại không để lại tài sản cho con của họ mà lại đem đi làm từ thiện?
Cách làm từ thiện của họ cũng hoàn toàn không giống mình, họ làm từ thiện cực kỳ thông minh. Nghĩa là khi kiếm được đồng tiền là họ cũng đã rất khôn ngoan rồi nhưng khi họ tiêu tiền thì họ cũng tiêu rất khôn ngoan và có đẳng cấp.
Đó là đầu tư vào văn hóa, khoa học, giáo dục, cho môi sinh và cho sức khỏe của con người (những thứ khá vô hình). Chứ người ta ít khi đem đồ ăn cho người khác, ít khi mua nhà cho họ ở (những thứ khá hữu hình).
Phân biệt doanh nhân, trọc phú và con buôn
PV:- Theo ông đại gia tổ chức đám cưới siêu xe, mượn máy bay chỉ để rước dâu trên trời nhưng lại nợ dân cả trăm tỉ. Đại gia tặng nhà trăm tỷ cho con để bù đắp tình cảm, vàng đeo gãy cổ nhưng vẫn không biết là làm nghề gì thì sẽ được xếp vào dạng nào? “Trọc phú”, con buôn hay là doanh nhân?
Ông Giản Tư Trung:- Chỉ cần đặt câu hỏi: Nhiều tiền nhưng có phải là doanh nhân hay đại gia không? Nhiều tiền nhưng phải biết tiền đó kiếm được từ đâu ra, phải công khai minh bạch.
Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề.
Chẳng hạn, bà bán trái cây dạo cũng có thể là doanh nhân (nếu bán trái cây tử tế, không có thuốc trừ sâu, không phun hóa chất để bảo quản trái cây), cũng có thể là con buôn (nếu trái cây của bà ấy mua từ những nguồn độc hại, và được bảo quản bằng hóa chất…)
Doanh nhân là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa và làm ăn có văn hóa thì không được gọi là doanh nhân. Trong giới làm ăn không phải ai cũng là doanh nhân. Phải có văn hóa mới là doanh nhân nếu không thì nó lại thành “trọc phú” hoặc là “con buôn” rồi. Cũng như những người có học hàm, học vị cũng chưa chắc là đã có giáo dục, nhiều người không có học hàm học vị gì cả nhưng lại rất có giáo dục.
Doanh nhân phải là những người kiếm tiền mà không làm hại đến ai, không lừa gạt ai và sản phẩm của họ có thể đem lại những giá trị cho người tiêu dùng. Nói ngắn gọn, doanh nhân là những người “kiếm” bằng cách “mang” và không “gây”.
PV:- Lại có những kẻ tự vỗ ngực thừa mứa sự giàu
có kiếm 150 triệu chỉ trong 3 ngày nhưng lại bêu riếu và trả dâu vì
nghi mất trinh, đem clip sex nghi con dâu là nhân vật nữ trong đó rêu
rao trước thiên hạ…Là một chuyên gia giáo dục, ông nghĩ gì về cách ứng
xử này?
Ông Giản Tư Trung:- Khoe có nhiều tiền thì cũng chẳng sao. Vấn đề là tiền đó ở đâu ra, có minh bạch và tử tế không. Vả lại cách “khoe” cũng rất quan trọng, khoe làm sao mà để người ta nể, chứ không để người ta chửi mới khó. Cái đó là cả một trình độ văn hóa. Nếu một hai trường hợp thì không sao, nếu sự khoe mẽ đó diễn ra phổ biến trong xã hội thì thành một hiện tượng, một vấn đề xã hội lớn rồi.
PV:- Vấn đề xã hội mà ông muốn nói đến là gì? Tại sao càng ngày những hiện tượng vô văn hóa và thiếu văn minh như vậy càng trở nên phổ biến? Nó biểu hiện hay dự báo điều gì trong xã hội?
Ông Giản Tư Trung:- Nếu văn hóa xã hội có vấn đề thì chắc hẳn giáo dục của ta cũng có vấn đề, vì giáo dục là một trong những mẹ đẻ quan trọng nhất của văn hóa. Có thể nhìn thấy ngay một điều mà những hiện tượng này đang phản ánh, đó chính là phản ánh hiện thực báo động “đỏ” của một xã hội.
Nếu chỉ là một hai hiện tượng thì nó là bình thường, nhưng nếu xuất hiện vô số những hiện tượng đó thì chúng ta phải xem lại cách giáo dục của chúng ta. Không phải giáo dục nào cũng tạo ra sản phẩm mà chúng ta có thể nhìn thấy được.
Trước đây, xem một video clip học sinh đánh nhau thì chúng ta thấy rất sốc nhưng không phải sốc vì học sinh đánh nhau bởi chuyện học sinh đánh nhau đâu còn lạ và cổ-kim, Đông-Tây, ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Cái sốc ở đây là tình trạng đó diễn ra ngày càng nhiều và mang đặc sản riêng nên khiến người ta càng phải giật mình.
Đặc sản đó là gì? Là sự vô cảm của những người đứng nhìn xung quanh, bình thản với tội ác đó. Không chỉ có vậy, còn tán dương, vỗ tay, quay clip. Và khi hiện tượng đó xảy ra càng nhiều, từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn thì nó lại phản ánh không phải sự vô cảm của một nhóm người nữa mà là sự vô cảm của cả một xã hội. Nó trở thành hiện tượng xã hội chứ không còn là chuyện bình thường nữa.
Đó là một trong những biểu hiện của sự tha hóa về lối sống, sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Chính vì vậy, mình phải sửa cái văn hóa, sửa cái nền giáo dục. Nhưng sửa như thế nào, thay đổi nó như thế nào? Muốn thay đổi được bản chất của xã hội thì không chỉ dựa nhà nước mà còn dựa vào bản thân mỗi người. Nghĩa là cần phải có sự thay đổi cả từ trên xuống và từ dưới lên.
Nền tảng văn hóa là thước đo của sự sang trọng
PV:- Với những vụ ỷ tiền để hạ thấp nhân phẩm, nhân cách của đồng loại như đại gia đá cục trả dâu chỉ vì nghi mất trinh, khoe tặng nhà cho con hơn trăm tỉ trước mặt những người dân mà họ cho rằng ‘cả đời không biết đến một ngày vui sướng”….nghĩa là họ tự thị và cảm thấy hạnh phúc trên nỗi đau khổ đói nghèo của đồng loại….theo ông, sự biến thái nhân cách này được hiểu hay nên hiểu như thế nào?
Ông Giản Tư Trung:- Khi đồng tiền là của mình thì mình có quyền được dùng nó. Nhưng dùng tiền đôi khi là đúng luật nhưng lại trái đạo. Dùng tiền không chỉ dựa vào pháp lý và phải dựa vào đạo lý. Chúng ta không thản nhiên trước nỗi đau đồng loại của mình được.
Anh hoàn toàn có quyền được sống xa hoa giữa một ngôi làng đầy nghèo đói, về mặt pháp lý anh không sai nhưng nếu nói về đạo lý thì anh không thể thấy hạnh phúc, vui sướng trên nỗi đau của người khác. Vấn đề xã hội đang nói đến không phải là pháp lý, mà là đạo lý. Không phải là chuyện đúng hay không đúng mà là chuyện nên hay không nên.
Chúng ta lại phải quay lại câu hỏi “thế nào là một con người”? Trước khi là một doanh nhân thì cũng một con người. Doanh nhân nào thì họ cũng là một con người. Một thực tế cho thấy, cha mẹ nào cũng nói với con mình “mẹ mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Cô giáo nào cũng nói với học trò của mình là “cô mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Nhưng vấn đề là ở chỗ không ai dạy cho con trẻ thế nào là một “con người”.
Nghĩa là chúng ta đang mong muốn một thứ mà chính chúng ta cũng không biết. Bản thân từ “con người” nó là cái gì ta không biết thì làm sao thành người được. Không thể trở thành một thứ mà bản thân mình cũng không biết là cái gì.
PV:- Dân tộc ta có truyền thống nhân ái lễ nghĩa, có cả một ngàn năm văn hiến nên các cụ vẫn dạy phải giàu sang, giàu phải đi với sang mới quý; giàu mà ỷ thế làm càn thì bao giờ cũng bị lên án…trong thời đại hiện nay, theo ông, đạo lý ấy có cần phải thay đổi để thích hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa?
Ông Giản Tư Trung:- Theo tôi, giàu mà sang như thời xưa các cụ hiểu như vậy là không đúng. Giàu nghĩa là có nhiều tiền. Có nghĩa là thước đo của giàu là tiền bạc, nhưng thước đo của sự sang trọng thì lại ít ai để ý.
Giàu sang không nhìn vào túi tiền của họ, cách xài tiền của họ mà hãy nhìn cách kiếm tiền và xài tiền của họ. Một con cá mà ướp muối thì nó tươi, một người mà được ướp đậm bởi sự hiểu biết, bởi giáo dục thì nó sẽ sang. Bởi vậy, sang nó không nằm ở tiền bạc, mà nó nằm ở nền tảng văn hóa giáo dục, một bề dày văn hóa – giáo dục. Nếu muốn nhìn vào cái giàu của họ thì hãy nhìn vào túi tiền của họ. Còn nếu muốn nhìn vào cái sang của họ thì hãy nhìn vào trình độ và nhìn bề dày văn hóa giáo dục.
PV:- Có nghĩa là theo ông đạo lý xưa cổ ấy không còn phù hợp?
Ông Giản Tư Trung:- Nhiều đạo lý của cha ông từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhưng có những cái cũng cần phải hiểu khác cho phù hợp với thời cuộc. Vì nền tảng văn hóa xã hội của cha ông ngày xưa khác với nền tảng văn hóa xã hội của chúng ta bây giờ.
Cái sang mà các cụ nói là nói đến cái sang trọng bề ngoài. Tôi ví dụ như một số người vàng đeo lủng lẳng, kim cương đeo lủng lẳng nhưng nhìn vẫn thấy rất là lố. Bởi vì bên trong con người họ không thể hiện được sự sang trọng nhưng ngược lại có thể nói vui là những người chỉ cần mặc quần “tà lỏn”, đi dép lê mà lại vẫn toát lên được cái sang.
Sự sang hay không không nằm ở vẻ ngoài. Một người học giả, một người đức cao vọng trọng một lời nói triệu người nghe họ rất sang trọng nhưng họ lại không giàu dù họ cũng không nghèo.
Bởi người giàu nhất hiện nay có phải là người có nhiều tiền nhất đâu. Người giàu nhất phải là người cho đi nhiều nhất.
PV:- Trước những sự việc lố bịch như đã nêu, chúng ta có cảm giác rằng đồng tiền đang thay thế hoặc nó đang đại diện cho vị thế xã hội, nhân cách, giá trị…đáng thèm muốn của chính chủ nhân của nó. Theo ông, điều này phản ánh gì vậy? Phải chăng thế hệ doanh nhân trẻ có tiền một cách quá nhanh đang xác lập một hệ giá trị hay bộ tiêu chuẩn của riêng họ?
Ông Giản Tư Trung:- Hãy đặt câu hỏi, mình khoe để làm gì và sẽ nhận lại được gì từ sự khoe mẽ đó? Khi mình khoe cái gì đó thì thường mình muốn nhận lại từ người khác sự quý mến, lòng tin, sự nể trọng.
Nhưng có mấy khi khoe ra cái này, cái nọ mà lại nhận được những thứ mà mình muốn đâu.
Vì sự quý mến, lòng tin, sư nể trọng là những thứ không bao giờ có thể mua được, bán được, xin được, cho được… Chỉ có một cách duy nhất để có nó đó là phải hành động trung thực, thuyết phục và dài lâu để tạo ra những thành quả thực sự có ý nghĩa cho xã hội.
Chẳng hạn, cái mà người nghệ sỹ cần khoe nhất đó là những thành tự nghệ thuật mà họ đã cống hiến cho đời, chứ không phải là khoe nhà, xe, hay hàng hiệu. Cái mà một doanh nhân cần khoe có lẽ đó chính là những sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra đã làm thay đổi xã hội như thế nào…
Tin vào tương lai
PV:- Xin ông cho biết, vì sao ông đặt niềm tin và kỳ vọng vào doanh nhân trẻ? Với hiện thực đang xảy ra, niềm tin ấy có bị lung lay?
Ông Giản Tư Trung:- Không chỉ là doanh nhân trẻ và cả thế hệ doanh nhân hiện nay cũng thế. Những người khôn ngoan họ luôn biết phải làm gì. Những người làm doanh nhân là những người làm lãnh đạo. Và khi làm lãnh đạo thì họ sẽ phải chọn giữa một trong hai con đường:
Một là: Hãy để xã hội nhào nặn họ, tạo ra họ, xã hội ra sao thì họ sẽ như vậy, xã hội xuống cấp họ cũng xuống cấp theo….
Hai là: Họ phải góp phần tạo ra xã hội, nhào nặn lên xã hội này và làm cho nó tốt đẹp lên. Có người có niềm tin vào khả năng vào trình độ của họ nhưng có người lại nói “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Điều này cũng đúng, nhưng một con én có thể “không làm nên mùa xuân” nhưng lại có thể “báo hiệu mùa xuân đến”, tại sao mình lại không làm con én đó.
Điều này rõ ràng là khó, nhưng nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng” thì “gian khổ biết nhường phần ai”. Để xã hội tốt lên, mỗi người sẽ tự gánh vác cái phần trách nhiệm của mình, khi ai cũng làm vậy cả thì xã hội sẽ tốt lên. Và để ý thức được sâu sắc điều đó thì cần phải giáo dục ngay từ bé. Tất cả những xã hội văn minh và những con người văn minh (con người sang trọng) đều hiểu và làm như vậy cả.
PV:- Vậy thì xin ông cho một vài ví dụ để chứng minh cho niềm tin ấy?
Ông Giản Tư Trung:- Đã có nhiều doanh nhân than thở với tôi, trước nền kinh thương khó khăn và trong một nền kinh thương còn nhiều lộn xộn, nếu làm ăn nghiêm túc thì khó có thể tồn tại được.
Nhưng một câu hỏi đặt ra: Các bạn muốn làm ra xã hội hay muốn xã hội làm ra các bạn? Và tôi thấy không ít doanh nhân đã lựa chọn làm theo cách của mình, lựa chọn một cách làm ăn đàng hoàng. Với tôi, đó đã là cơ sở để có niềm tin ở họ.
Còn nếu nghĩ rằng, người ta sao mình cũng phải vậy thì nói làm gì. Tôi cho rằng những người có tài năng, có bản lĩnh, có văn hóa thì họ vẫn là họ thôi, họ không những không bị xã hội cuốn đi, mà còn góp phần cải tạo xã hội thông qua công việc làm ăn, cũng như cuộc sống hàng ngày của họ.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Đốt tiền chơi ngông chỉ là hợm hĩnh, lố bịch!
Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung |
Ông Giản Tư Trung – Chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện IRED và Hiệu trưởng Trường PACE:- Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới. Theo tôi thế hệ doanh mới này cần có ba đặc tính cơ bản:
+ Khát vọng mới: Khát vọng đua tranh mạnh mẽ cùng thế giới, dù quy mô của doanh nghiệp là lớn hay chỉ nhỏ gọn trong phạm vi gia đình, dù là đua tranh ở bên ngoài đất nước hay đua tranh với thế giới ngay trong “nhà” của mình, chứ không chỉ là đua tranh giữa các doanh nhân Việt với nhau.
Đó còn là khát vọng dẹp bỏ những hình ảnh “doanh nhân Việt xấu xí” mà thay vào đó là khát vọng xây dựng hình ảnh mới đẹp hơn cho cả cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
+ Năng lực mới: Năng lực quản lý và lãnh đạo mới để có thể thực hiện được khát vọng mới nói trên. Đó là những doanh nhân: có khả năng nhìn xa (không chỉ 2 năm, 5 năm, mà có thể là 20 năm, 30 năm…, thậm chí là xa hơn) và trông rộng (không chỉ giới hạn ở tầm nhìn Việt Nam, mà còn có khả năng nhìn thấy cơ hội ở khắp nơi trên thế giới); có khả năng sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công cùng những con người với đủ màu da, quốc tịch, chủng tộc, cũng như tôn giáo…
+ Văn hóa mới: Nếu có khát vọng mới, có năng lực mới mà thiếu đi một nền tảng văn hóa mới cho doanh nhân, doanh nghiệp, cho nền kinh thương thì có thành công nhưng cũng không bền vững và dễ đổ vỡ. Cái không bền đó là do kinh doanh của họ không dựa trên một nền tảng văn hóa vững chắc chứ không đơn giản là vì chiến lược. Mặc dù đầu óc chiến lược của họ là rất giỏi nhưng họ lại dựa trên những giá trị không bền vững để làm ăn, chỉ cần một sai sót nhỏ toàn bộ cơ nghiệp có thể bị sụp đổ.
“Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề” |
Ông Giản Tư Trung:- Từ văn hóa ở đây đôi khi bị dư luận hiểu không đúng hay không đủ. Văn hóa không phải chỉ đơn giản là ứng xử lịch sự, là nói năng đúng lễ nghĩa…
Văn hóa ở đây được hiểu như là “hệ điều hành” của con người, nó chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của con người, của doanh nghiệp, của cả nền kinh thương.
Một con người có nền tảng văn hóa là người: Có một cái đầu đã được khai sáng, khai minh để có khả năng phân biệt được ai là ai, cái gì là cái gì, mình là ai…., biết phân định đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà…, biết sống ở trên đời này vì cái gì…; Có một trái tim giàu lòng lòng trắc ẩn, biết rung động trước cái đẹp (của con người của tự nhiên), biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác…
Một trong biểu hiện rõ nhất của nền tảng văn hóa đó là hành xử tín thực, tức là, nói những gì mà mình thực sự nghĩ và thực sự làm những gì mình nói; đó là, luôn biết là mình biết cái gì và đặc biệt là biết rõ cái mà mình không biết để tránh đặt mình vào tình trạng ấu trĩ, vô minh mà mình lại không hề biết…
Đối với doanh nhân, văn hóa nó biểu hiện rõ nhất ở cách kiếm tiền và cách xài tiền của họ.
Nếu anh kiếm tiền mà những đồng tiền đó là những đồng tiền tử tế, chân chính, không lừa ai, không hại ai, và đem lại lợi ích, giá trị cho người khác thì đó cũng được gọi là văn hóa.
Nhưng nếu khi anh có nhiều tiền rồi, anh muốn dùng tiền, muốn tiêu tiền như làm đám cưới khủng cho con, hay mua chó triệu đô để ngắm… thì có thể bị xã hội còn nhiều người nghèo cho là lố bịch, hợm hĩnh.
Tiêu tiền cũng phải có văn hóa, mà muốn tiêu tiền có văn hóa thì đòi hỏi người tiêu tiền phải có văn hóa. Nếu có nhiều tiền mà lại thiếu văn hóa thì rất dễ rơi vào những chuyện không hay…
PV:- Càng ngày càng có nhiều hiện tượng kỳ quái thu hút sự chú ý của dư luận xã hội như: đại gia mượn máy bay chỉ để rước dâu cho oai, khoe tặng nhà trăm tỉ cho chú rể, nuôi chó triệu đô…và họ tự nhận họ là đại gia, là người thành đạt. Ông có nhận xét gì về cách chơi trội của những kẻ giàu có mà chưa sang như thế?
Ông Giản Tư Trung:- Cái này lại phải quay về vấn đề văn hóa nền tảng. Nếu như nền văn hóa không vững, thì người ta kiếm tiền bằng cách không tốt sẽ dẫn đến tiêu tiền không tốt. Trên thực tế, đặc biệt là doanh nhân chỉ cần nhìn vào hai thứ: Cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền là có thể đánh giá được họ là ai. Những người có văn hóa người ta sẽ không hành xử như vậy, mà sẽ hành xử khôn ngoan hơn.
Người ta vẫn nói, “giàu có gắn liền với tội lỗi”, điều đó là không đúng. Đồng tiền không có lỗi gì hết, đồng tiền chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng không xấu gì cả. Tốt hay xấu chính là cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền. Đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn hay một tội ác lớn hay là cả hai.
Tiêu tiền là cách thể hiện của cả một trình độ văn hóa, không có trình độ văn hóa không thể biết cách tiêu tiền. Tại sao nhiều tỉ phú thế giới lại không để lại tài sản cho con của họ mà lại đem đi làm từ thiện?
Cách làm từ thiện của họ cũng hoàn toàn không giống mình, họ làm từ thiện cực kỳ thông minh. Nghĩa là khi kiếm được đồng tiền là họ cũng đã rất khôn ngoan rồi nhưng khi họ tiêu tiền thì họ cũng tiêu rất khôn ngoan và có đẳng cấp.
Đó là đầu tư vào văn hóa, khoa học, giáo dục, cho môi sinh và cho sức khỏe của con người (những thứ khá vô hình). Chứ người ta ít khi đem đồ ăn cho người khác, ít khi mua nhà cho họ ở (những thứ khá hữu hình).
Ngôi nhà được khoe là có trị giá 130 tỷ của bà Nguyễn Thị Liễu (doanh nhân Hà Tĩnh) cho con trai. |
PV:- Theo ông đại gia tổ chức đám cưới siêu xe, mượn máy bay chỉ để rước dâu trên trời nhưng lại nợ dân cả trăm tỉ. Đại gia tặng nhà trăm tỷ cho con để bù đắp tình cảm, vàng đeo gãy cổ nhưng vẫn không biết là làm nghề gì thì sẽ được xếp vào dạng nào? “Trọc phú”, con buôn hay là doanh nhân?
Ông Giản Tư Trung:- Chỉ cần đặt câu hỏi: Nhiều tiền nhưng có phải là doanh nhân hay đại gia không? Nhiều tiền nhưng phải biết tiền đó kiếm được từ đâu ra, phải công khai minh bạch.
Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề.
Chẳng hạn, bà bán trái cây dạo cũng có thể là doanh nhân (nếu bán trái cây tử tế, không có thuốc trừ sâu, không phun hóa chất để bảo quản trái cây), cũng có thể là con buôn (nếu trái cây của bà ấy mua từ những nguồn độc hại, và được bảo quản bằng hóa chất…)
Doanh nhân là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa và làm ăn có văn hóa thì không được gọi là doanh nhân. Trong giới làm ăn không phải ai cũng là doanh nhân. Phải có văn hóa mới là doanh nhân nếu không thì nó lại thành “trọc phú” hoặc là “con buôn” rồi. Cũng như những người có học hàm, học vị cũng chưa chắc là đã có giáo dục, nhiều người không có học hàm học vị gì cả nhưng lại rất có giáo dục.
Doanh nhân phải là những người kiếm tiền mà không làm hại đến ai, không lừa gạt ai và sản phẩm của họ có thể đem lại những giá trị cho người tiêu dùng. Nói ngắn gọn, doanh nhân là những người “kiếm” bằng cách “mang” và không “gây”.
“Khoe có nhiều tiền thì cũng chẳng sao. Vấn đề là tiền đó ở đâu ra, có minh bạch và tử tế không. Vả lại cách “khoe” cũng rất quan trọng, khoe làm sao mà để người ta nể, chứ không để người ta chửi mới khó.” |
Ông Giản Tư Trung:- Khoe có nhiều tiền thì cũng chẳng sao. Vấn đề là tiền đó ở đâu ra, có minh bạch và tử tế không. Vả lại cách “khoe” cũng rất quan trọng, khoe làm sao mà để người ta nể, chứ không để người ta chửi mới khó. Cái đó là cả một trình độ văn hóa. Nếu một hai trường hợp thì không sao, nếu sự khoe mẽ đó diễn ra phổ biến trong xã hội thì thành một hiện tượng, một vấn đề xã hội lớn rồi.
PV:- Vấn đề xã hội mà ông muốn nói đến là gì? Tại sao càng ngày những hiện tượng vô văn hóa và thiếu văn minh như vậy càng trở nên phổ biến? Nó biểu hiện hay dự báo điều gì trong xã hội?
Ông Giản Tư Trung:- Nếu văn hóa xã hội có vấn đề thì chắc hẳn giáo dục của ta cũng có vấn đề, vì giáo dục là một trong những mẹ đẻ quan trọng nhất của văn hóa. Có thể nhìn thấy ngay một điều mà những hiện tượng này đang phản ánh, đó chính là phản ánh hiện thực báo động “đỏ” của một xã hội.
Nếu chỉ là một hai hiện tượng thì nó là bình thường, nhưng nếu xuất hiện vô số những hiện tượng đó thì chúng ta phải xem lại cách giáo dục của chúng ta. Không phải giáo dục nào cũng tạo ra sản phẩm mà chúng ta có thể nhìn thấy được.
Trước đây, xem một video clip học sinh đánh nhau thì chúng ta thấy rất sốc nhưng không phải sốc vì học sinh đánh nhau bởi chuyện học sinh đánh nhau đâu còn lạ và cổ-kim, Đông-Tây, ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Cái sốc ở đây là tình trạng đó diễn ra ngày càng nhiều và mang đặc sản riêng nên khiến người ta càng phải giật mình.
Đặc sản đó là gì? Là sự vô cảm của những người đứng nhìn xung quanh, bình thản với tội ác đó. Không chỉ có vậy, còn tán dương, vỗ tay, quay clip. Và khi hiện tượng đó xảy ra càng nhiều, từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn thì nó lại phản ánh không phải sự vô cảm của một nhóm người nữa mà là sự vô cảm của cả một xã hội. Nó trở thành hiện tượng xã hội chứ không còn là chuyện bình thường nữa.
Đó là một trong những biểu hiện của sự tha hóa về lối sống, sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Chính vì vậy, mình phải sửa cái văn hóa, sửa cái nền giáo dục. Nhưng sửa như thế nào, thay đổi nó như thế nào? Muốn thay đổi được bản chất của xã hội thì không chỉ dựa nhà nước mà còn dựa vào bản thân mỗi người. Nghĩa là cần phải có sự thay đổi cả từ trên xuống và từ dưới lên.
Dàn siêu xe bạc tỷ rước dâu đám cưới quý tử của doanh nhân Diệu Hiền, Cần Thơ. |
PV:- Với những vụ ỷ tiền để hạ thấp nhân phẩm, nhân cách của đồng loại như đại gia đá cục trả dâu chỉ vì nghi mất trinh, khoe tặng nhà cho con hơn trăm tỉ trước mặt những người dân mà họ cho rằng ‘cả đời không biết đến một ngày vui sướng”….nghĩa là họ tự thị và cảm thấy hạnh phúc trên nỗi đau khổ đói nghèo của đồng loại….theo ông, sự biến thái nhân cách này được hiểu hay nên hiểu như thế nào?
Ông Giản Tư Trung:- Khi đồng tiền là của mình thì mình có quyền được dùng nó. Nhưng dùng tiền đôi khi là đúng luật nhưng lại trái đạo. Dùng tiền không chỉ dựa vào pháp lý và phải dựa vào đạo lý. Chúng ta không thản nhiên trước nỗi đau đồng loại của mình được.
Anh hoàn toàn có quyền được sống xa hoa giữa một ngôi làng đầy nghèo đói, về mặt pháp lý anh không sai nhưng nếu nói về đạo lý thì anh không thể thấy hạnh phúc, vui sướng trên nỗi đau của người khác. Vấn đề xã hội đang nói đến không phải là pháp lý, mà là đạo lý. Không phải là chuyện đúng hay không đúng mà là chuyện nên hay không nên.
Chúng ta lại phải quay lại câu hỏi “thế nào là một con người”? Trước khi là một doanh nhân thì cũng một con người. Doanh nhân nào thì họ cũng là một con người. Một thực tế cho thấy, cha mẹ nào cũng nói với con mình “mẹ mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Cô giáo nào cũng nói với học trò của mình là “cô mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Nhưng vấn đề là ở chỗ không ai dạy cho con trẻ thế nào là một “con người”.
Nghĩa là chúng ta đang mong muốn một thứ mà chính chúng ta cũng không biết. Bản thân từ “con người” nó là cái gì ta không biết thì làm sao thành người được. Không thể trở thành một thứ mà bản thân mình cũng không biết là cái gì.
PV:- Dân tộc ta có truyền thống nhân ái lễ nghĩa, có cả một ngàn năm văn hiến nên các cụ vẫn dạy phải giàu sang, giàu phải đi với sang mới quý; giàu mà ỷ thế làm càn thì bao giờ cũng bị lên án…trong thời đại hiện nay, theo ông, đạo lý ấy có cần phải thay đổi để thích hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa?
Ông Giản Tư Trung:- Theo tôi, giàu mà sang như thời xưa các cụ hiểu như vậy là không đúng. Giàu nghĩa là có nhiều tiền. Có nghĩa là thước đo của giàu là tiền bạc, nhưng thước đo của sự sang trọng thì lại ít ai để ý.
Giàu sang không nhìn vào túi tiền của họ, cách xài tiền của họ mà hãy nhìn cách kiếm tiền và xài tiền của họ. Một con cá mà ướp muối thì nó tươi, một người mà được ướp đậm bởi sự hiểu biết, bởi giáo dục thì nó sẽ sang. Bởi vậy, sang nó không nằm ở tiền bạc, mà nó nằm ở nền tảng văn hóa giáo dục, một bề dày văn hóa – giáo dục. Nếu muốn nhìn vào cái giàu của họ thì hãy nhìn vào túi tiền của họ. Còn nếu muốn nhìn vào cái sang của họ thì hãy nhìn vào trình độ và nhìn bề dày văn hóa giáo dục.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Cần Thơ) – nữ đại gia ngành thủy sản vừa bị nghi ngờ bỏ trốn và để lại những món nợ được đánh giá là “khổng lồ”. |
Ông Giản Tư Trung:- Nhiều đạo lý của cha ông từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhưng có những cái cũng cần phải hiểu khác cho phù hợp với thời cuộc. Vì nền tảng văn hóa xã hội của cha ông ngày xưa khác với nền tảng văn hóa xã hội của chúng ta bây giờ.
Cái sang mà các cụ nói là nói đến cái sang trọng bề ngoài. Tôi ví dụ như một số người vàng đeo lủng lẳng, kim cương đeo lủng lẳng nhưng nhìn vẫn thấy rất là lố. Bởi vì bên trong con người họ không thể hiện được sự sang trọng nhưng ngược lại có thể nói vui là những người chỉ cần mặc quần “tà lỏn”, đi dép lê mà lại vẫn toát lên được cái sang.
Sự sang hay không không nằm ở vẻ ngoài. Một người học giả, một người đức cao vọng trọng một lời nói triệu người nghe họ rất sang trọng nhưng họ lại không giàu dù họ cũng không nghèo.
Bởi người giàu nhất hiện nay có phải là người có nhiều tiền nhất đâu. Người giàu nhất phải là người cho đi nhiều nhất.
PV:- Trước những sự việc lố bịch như đã nêu, chúng ta có cảm giác rằng đồng tiền đang thay thế hoặc nó đang đại diện cho vị thế xã hội, nhân cách, giá trị…đáng thèm muốn của chính chủ nhân của nó. Theo ông, điều này phản ánh gì vậy? Phải chăng thế hệ doanh nhân trẻ có tiền một cách quá nhanh đang xác lập một hệ giá trị hay bộ tiêu chuẩn của riêng họ?
Ông Giản Tư Trung:- Hãy đặt câu hỏi, mình khoe để làm gì và sẽ nhận lại được gì từ sự khoe mẽ đó? Khi mình khoe cái gì đó thì thường mình muốn nhận lại từ người khác sự quý mến, lòng tin, sự nể trọng.
Nhưng có mấy khi khoe ra cái này, cái nọ mà lại nhận được những thứ mà mình muốn đâu.
Vì sự quý mến, lòng tin, sư nể trọng là những thứ không bao giờ có thể mua được, bán được, xin được, cho được… Chỉ có một cách duy nhất để có nó đó là phải hành động trung thực, thuyết phục và dài lâu để tạo ra những thành quả thực sự có ý nghĩa cho xã hội.
Chẳng hạn, cái mà người nghệ sỹ cần khoe nhất đó là những thành tự nghệ thuật mà họ đã cống hiến cho đời, chứ không phải là khoe nhà, xe, hay hàng hiệu. Cái mà một doanh nhân cần khoe có lẽ đó chính là những sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra đã làm thay đổi xã hội như thế nào…
Tin vào tương lai
PV:- Xin ông cho biết, vì sao ông đặt niềm tin và kỳ vọng vào doanh nhân trẻ? Với hiện thực đang xảy ra, niềm tin ấy có bị lung lay?
Ông Giản Tư Trung:- Không chỉ là doanh nhân trẻ và cả thế hệ doanh nhân hiện nay cũng thế. Những người khôn ngoan họ luôn biết phải làm gì. Những người làm doanh nhân là những người làm lãnh đạo. Và khi làm lãnh đạo thì họ sẽ phải chọn giữa một trong hai con đường:
Một là: Hãy để xã hội nhào nặn họ, tạo ra họ, xã hội ra sao thì họ sẽ như vậy, xã hội xuống cấp họ cũng xuống cấp theo….
Hai là: Họ phải góp phần tạo ra xã hội, nhào nặn lên xã hội này và làm cho nó tốt đẹp lên. Có người có niềm tin vào khả năng vào trình độ của họ nhưng có người lại nói “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Điều này cũng đúng, nhưng một con én có thể “không làm nên mùa xuân” nhưng lại có thể “báo hiệu mùa xuân đến”, tại sao mình lại không làm con én đó.
Điều này rõ ràng là khó, nhưng nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng” thì “gian khổ biết nhường phần ai”. Để xã hội tốt lên, mỗi người sẽ tự gánh vác cái phần trách nhiệm của mình, khi ai cũng làm vậy cả thì xã hội sẽ tốt lên. Và để ý thức được sâu sắc điều đó thì cần phải giáo dục ngay từ bé. Tất cả những xã hội văn minh và những con người văn minh (con người sang trọng) đều hiểu và làm như vậy cả.
PV:- Vậy thì xin ông cho một vài ví dụ để chứng minh cho niềm tin ấy?
Ông Giản Tư Trung:- Đã có nhiều doanh nhân than thở với tôi, trước nền kinh thương khó khăn và trong một nền kinh thương còn nhiều lộn xộn, nếu làm ăn nghiêm túc thì khó có thể tồn tại được.
Nhưng một câu hỏi đặt ra: Các bạn muốn làm ra xã hội hay muốn xã hội làm ra các bạn? Và tôi thấy không ít doanh nhân đã lựa chọn làm theo cách của mình, lựa chọn một cách làm ăn đàng hoàng. Với tôi, đó đã là cơ sở để có niềm tin ở họ.
Còn nếu nghĩ rằng, người ta sao mình cũng phải vậy thì nói làm gì. Tôi cho rằng những người có tài năng, có bản lĩnh, có văn hóa thì họ vẫn là họ thôi, họ không những không bị xã hội cuốn đi, mà còn góp phần cải tạo xã hội thông qua công việc làm ăn, cũng như cuộc sống hàng ngày của họ.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Đại gia Việt vẫn thua đại gia Trung Quốc? |
- Li Lam
Xe trâu rước dâu, quan tỉnh “học giả” lấy bằng
Phunutoday
(Trái hay Phải)- Một lần nữa, người dân Việt Nam ta lại chứng tỏ rằng mình là những người vừa lạc quan yêu đời nhất thế giới, vừa không bao giờ chịu bó tay trước hoàn cảnh.
Ngày 15/3, cư dân mạng đã sốt xình xịch vì một clip được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang báo, trang tin điện tử: rước dâu bằng xe trâu, chẳng hề kém cạnh những hình ảnh rước dâu bằng siêu xe mấy ngày trước đó.
Đây thực sự là một hình ảnh hiếm có khó tìm, chứng tỏ rằng tình yêu
chân chính vẫn có thể đơm hoa kết trái trong những túp lều tranh, chứ
không nhất thiết phải đi kèm với xe sang, nhà đẹp, vàng đeo vẹo cổ.
Nhưng không chỉ có thế, nhiều người còn cảm phục họ về trí thông minh và
khả năng ứng phó linh hoạt – một phẩm chất hết sức cần thiết giữa cái
thời buổi người ta một mặt cứ phát sốt lên với những đại gia tiêu tiền
không tiếc tay, mặt kia lại lo ngay ngáy vì giá cả mọi thứ cứ nhấp nhổm
từng ngày.
Sau những đêm nằm vắt tay lên trán tính toán xem sẽ đãi họ hàng làng mạc quan gia hai họ bè bạn gần xa những món cỗ gì để đảm bảo không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong ngày cưới, có lẽ đôi bạn trẻ trong một phút xuất thần đã nghĩ ra được một giải pháp rước dâu vừa gắn với truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc (con trâu là đầu cơ nghiệp mà lại, đấy là chưa nói đến tam đại sự của một đời người: Tậu trâu, lấy lợ, làm nhà), vừa tiết kiệm thêm được một khoản đáng kể giữa lúc xăng dầu lên giá. Chưa kể, nếu mạnh dạn dùng xe trâu để tính kế lâu dài, có lẽ những ai đang lăm le thu thêm một số loại phí với xe cộ sẽ phải khóc ròng.
Nhiều độc giả đã mau mắn hiến kế với các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước rằng nên ngay lập tức mời đôi tân lang tân nương này về làm việc, để tinh thần “nâng niu gom góp dựng cơ đồ” của họ được phát huy rộng rãi. Những người khó tính hay nhớ dai: mới đây, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã tổ chức lễ cam kết tiết kiệm hết sức hoành tráng tại… khách sạn 5 sao, còn các khách mời thì khi ra về ai nấy đều nhận được một phần quà khá hậu hĩnh, đến nỗi lãnh đạo Chính phủ phải lên tiếng nhắc nhở.
Ngoài câu chuyện xe trâu – chơi trội ngông cuồng hay hạnh phúc đơn sơ tùy góc nhìn – báo chí trong ngày còn trịnh trọng nhắc nhiều đến tất tần tật những gì liên quan đến một cái nghề được gọi là nghề làm quan hoặc dân gian còn nói là cái nghề ăn trên ngồi trốc.
Báo Tuổi trẻ đưa tin Công an tỉnh Đồng Nai đang phá đường dây thi thuê tại đại học Lạc Hồng và phát hiện gần 200 cán bộ, quan chức tỉnh này đã được một “đội quân” hùng hậu thi hộ để lấy bằng TOEFL, TOEIC bổ túc hồ sơ học cao học. Dĩ nhiên số cán bộ này sẽ phải bị xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định, biết thế nào được vì quân pháp thì bất vị thân, nhưng thông tin đa số cán bộ này nằm trong diện quy hoạch, đề bạt lại phải khiến người ta ngậm ngùi thương cảm cho con đường hoạn lộ lắm chông gai.
Bởi cán bộ nằm trong diện quy hoạch thì đích thị là tuổi trẻ tài cao, lại còn ham học đến mức bỏ cả thời gian tiền bạc công sức ra để tầm sư nâng cao trình độ thì càng đáng quý lắm, cũng cốt là để phục vụ nhân dân cho tốt thôi mà. Mà sao cái hồ sơ học cao học nó cứ nhiêu khê phức tạp thế nhỉ, chất lượng dạy môn ngoại ngữ trong các trường thì ai cũng biết bết bát, thế mà cứ bắt người ta phải có “tốp phờ” với cả “tô ích” điểm cao là thế nào? Đúng là nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương, đúng như lời than thở của người xưa rằng hồng nhan bạc mệnh tài tử đa cùng.
Một thông tin khác được đăng tải từ hai ngày trước bỗng dưng lại nổi
sóng trên tất cả các báo. Có gì to tát đâu, tạp chí Năng lượng mới phản
ánh về một thực tế xưa như trái đất, ấy là có vô số các biệt thự bỏ
hoang trong lúc cả bao nhiêu người khác nheo nhóc vì không có chỗ chui
ra chui vào.
Diễn đạt thông thường thì là như vậy, nhưng sau một hồi lòng vòng được các nhà báo giật tít, thì nó sẽ thành như thế này: Quan chức tỉnh mua một lúc… 5 biệt thự Hà Nội. Có lẽ cái tít cũ nguyên thủy của Petrotimes thể hiện một vấn đề khác hẳn: Sắm biệt thự triệu đô để… nuôi cỏ.
Rõ ràng là chẳng phải vấn đề gì nghiêm trọng như các nhà báo nâng quan điểm. Biết đâu vì quá nhớ tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ trên đồng(như một đại gia đã từng ra hồi ký kể về hành trình từ chú bé chăn trâu đến tổng giám đốc ngân hàng), cũng có thể vì chán xe sang và ngưỡng mộ hạnh phúc đơn sơ bên chiếc xe trâu, mà vị quan tỉnh này muốn trồng ít cỏ để nuôi một vài chú ngưu ma vương cho giấc mơ điền viên lúc về già hoặc khi chẳng may vướng vòng lao lý?
Tại sao ta không suy nghĩ tích cực hơn một chút, rằng đây đích thị là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy nền văn minh lúa nước đang lên ngôi trở lại, mà trở lại một cách đường hoàng giữa phố phường, thậm chí có thể trên trường quốc tế. Nên nhớ, thế giới đã choáng váng như thế nào khi thấy tỷ phú tầm cỡ thế giới, người sáng lập ra Facebook không cưỡng nổi sức cám dỗ của nền văn minh này, liều mình cưỡi trâu chụp ảnh khi tới Việt Nam.
Và để chuẩn bị cho việc xuất khẩu xe trâu và các dịch vụ đi kèm, đích thị là cần phải có bằng TOEFL, TOEIC rồi.
Tam Thái
NVPblog
Tuần trước TBKTSG có đăng bài “Chính trường Hoa Kỳ và viên thuốc ngừa thai” kể chuyện một nhà báo (Rush Limbaugh) đã nhục mạ cô sinh viên trường luật (Sandra Fluke) như thế nào chỉ vì cô này chủ trương bảo hiểm y tế Mỹ phải chi trả tiền mua thuốc ngừa thai. Limbaugh đã dùng chương trình phát thanh của mình để chửi thẳng Fluke là “đồ đĩ điếm”, là “đồ lăng loàn” với nhiều cụm từ xúc phạm không tiện nhắc lại ở đây.
Điều mà bài báo chưa nói đến là ngay sau các chương trình chửi rủa mang tính hạ cấp của Limbaugh hàng loạt nhà quảng cáo trên đài phát thanh này đã tuyên bố ngưng quảng cáo, tẩy chay chương trình của Limbaugh. Sau đó dưới áp lực của người tiêu dùng thông qua các phương tiện mạng xã hội, nhiều nhà quảng cáo khác theo chân, bỏ rơi Limbaugh. Có công ty phải treo thông báo trên trang web của họ: “Các nhận xét của ông Limbaugh không còn là chuyện tranh luận chính trị nữa mà đi vào chỗ tấn công cá nhân và không phản ánh giá trị doanh nghiệp chúng tôi tôn trọng”. Limbaugh sau đó phải xin lỗi nhưng đã muộn.
Ước gì các nhà quảng cáo nước ta cũng hành động như thế với các tờ báo mạng, cứ chăm chăm khai thác chuyện đời tư để câu khách một cách trắng trợn. Ví dụ chung quanh câu chuyện đáng buồn cô dâu bị nhà trai trả về vì chuyện trinh tiết, hàng loạt tờ báo nhảy vào khai thác đủ kiểu, đủ góc cạnh nhưng toàn là góc cạnh có chi tiết hấp dẫn câu khách. Đáng giận nhất là tờ báo đã dành nguyên hai ba bài cho tay chồng coi thường phụ nữ, tay cha chồng coi trọng đồng tiền lên để bêu xấu cô gái đáng thương kia bằng đủ chi tiết chỉ có thể tìm thấy trong các truyện khiêu dâm ngày xưa.
Các nhà quảng cáo Việt Nam nên lưu ý đến thanh danh của họ khi quảng cáo của doanh nghiệp họ xuất hiện trên những trang báo như thế. Có thể chưa thấy tác động ngay nhưng dần dà người đọc sẽ đánh đồng doanh nghiệp thế nào mới đi theo quảng cáo tại những nơi ấy. Hơn nữa, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ gói gọn ở các lần đi làm từ thiện, phát học bổng; đó còn là sự từ chối dù trực tiếp hay gián tiếp, tiếp tay cho các loại báo lá cải đang làm băng hoại xã hội, phá vỡ các giá trị truyền thống. Tẩy chay quảng cáo trên các tờ báo lá cải chính là doanh nghiệp đang đóng đúng vai trò một công dân có trách nhiệm với xã hội.
Người tiêu dùng, phẫn nộ trước những bài báo kiểu “tôi có nên lấy bố chồng không?”, có thể kêu gọi, gây áp lực để doanh nghiệp buộc phải rút quảng cáo của họ khỏi những trang web chuyên đăng bài loại đó. Đó là sức mạnh của người tiêu dùng, tại sao không tận dụng.
Nếu vậy, thì câu hỏi là liệu mô hình lịch sử của chiến lược Đức sẽ xuất hiện hoặc một cái gì đó mới đang đến. Điều đó, tất nhiên là, mô hình sau chiến tranh luôn luôn có thể được bảo tồn. Cho dù nó là gì đi nửa thì chiến lược tương lai của Đức chắc chắn là câu hỏi quan trọng nhất ở châu Âu và khá có thể cũng là ở trên thế giới.
Nguồn gốc Chiến lược của nước Đức
Trước năm 1871, khi nước Đức còn phân chia là một số lớn các quốc gia nhỏ bé, họ chưa phải là một thách thức đối với châu Âu.Thay vào đó, họ được xem như một bộ đệm giữa Pháp ở một bên,Nga và Áo ở một bên khác. Napoleon và chiến dịch để thống trị châu Âu của mình, lần đầu tiên đã thay đổi tình trạng của nước Đức, cả hai vượt qua những rào cản và kích động sự thăng tiến của nước Phổ, một thực thể mạnh mẽ của Đức. Phổ đã trở thành công cụ trong việc tạo ra một nước Đức thống nhất vào năm 1871, và với điều đó, địa chính trị của châu Âu đã thay đổi.
Những gì từng được xem là một vũng lầy của các quốc gia đã trở thành một quốc gia không chỉ thống nhất mà cũng còn là nước có kinh tế năng động nhất ở châu Âu và là một trong những với các lực lượng bộ binh đáng kể nhất. Đức cũng vốn đã không an toàn. Thiếu bất kỳ chiều sâu chiến lược thực tế, Đức sẽ không thể tồn tại cùng một lúc các cuộc tấn công của Pháp và Nga. Vì vậy, chiến lược cốt lõi của Đức là để ngăn chặn sự xuất hiện của một liên minh giữa Pháp và Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp không có liên minh giữa Pháp và Nga, để giải quyết vấn đề một cách có kiểm soát và an toàn hơn, Đức đã luôn luôn bị cám dỗ bằng cách đánh bại Pháp hầu để kết thúc mối đe dọa của một liên minh. Đây là chiến lược mà Đức đã chọn trong suốt thời gian tồn tại của họ.
Sự năng động của nước Đức đã không tạo ra những hiệu ứng mà họ muốn. Thay vì Pháp và Nga tách rời, các mối đe dọa của một nước Đức thống nhất đã thu hút họ lại với nhau. Điều đó thật rõ ràng đối với Pháp và Nga rằng nếu không có một liên minh, Đức sẽ nhổ họ đi riêng từng nước một. Trong nhiều cách, Pháp và Nga được hưởng lợi từ một nước Đức với kinh tế năng động. Không những chỉ kích thích nền kinh tế của riêng họ mà còn tạo ra một cứu cánh thay thế hàng hóa và tư liệu sản xuất của Anh. Tuy nhiên, những lợi ích kinh tế của mối quan hệ với nước Đức không loại bỏ sự sợ hãi về họ. Ý tưởng cho rằng kinh tế sẽ hoạch định các quyết định của quốc gia thật sự không đủ để giải thích hành vi của các quốc gia đó.
Đức đã phải đối mặt với một vấn đề chiến lược. Đến đầu thế kỷ 20 Hiệp ước Triple Entente, được ký kết vào năm 1907, đã đồng minh ba nước Nga, Pháp và Vương quốc Anh. Nếu họ đồng thời tấn công cùng một thời điểm lựa chọn, các nước này có thể phá hủy nước Đức. Vì vậy, cách phòng vệ duy nhất của Đức là khởi động một cuộc chiến tranh theo một thời điểm mình lựa chọn, đánh bại một trong những quốc gia đó và đối phó với những nước khác lúc nào họ thích. Trong cả hai cuộc chiến tranh Thế giới I và Thế chiến II, Đức tấn công Pháp đầu tiên và sau đó quay để đối phó với Nga trong khi vẫn cầm chân Vương quốc Anh. Chiến lược đó không thành công, trong cả hai cuộc chiến tranh. Trong chiến tranh thế giới I, Đức không thể đánh bại Pháp và thấy chính mình bị kéo dài trong một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. Trong chiến tranh thế giới thứ II, họ đã đánh bại Pháp nhưng không thành công để đánh bại Nga, cho phép Anh-Mỹ thời gian có cuộc phản công ở phía tây.
Ràng buộc nước Đức vào Châu Âu
Đức bị chia cắt sau Thế chiến II. Khuynh hướng đầu tiên gì của những kẻ chiến thắng, bất cứ là gì, điêu trở nên rõ ràng rằng một Tây Đức tái vũ trang là cần thiết nếu muốn Liên Xô bị kiềm chân. Nếu nước Đức được tái vũ trang, nền kinh tế của nó phải được khuyến khích phát triển, và những gì theo sau đó là phép lạ kinh tế Đức. Đức một lần nữa trở thành một phần năng động nhất của châu Âu.
Vấn đề là để ngăn chặn Đức theo đuổi trở lại một chiến lược quốc gia tự trị, cả hai bởi vì Đức không thể chống lại các lực lượng của Liên Xô ở phía đông và quan trọng hơn, bởi vì phương Tây không thể chịu đựng được việc tái xuất hiện các sự chia rẽ và các quyền lực nguy hiểm chính trị ở Châu Âu. Vấn đề chính là ràng buộc Đức vào các phần còn lại của Châu Âu về quân sự và kinh tế. Nói một cách khác, quan trọng hơn là để chắc chắn rằng lợi ích của Đức và Pháp trùng điệu nhau kể từ khi giữa Pháp và Đức có căng thẳng, đã từng là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh trước, kể từ năm 1871.Rõ ràng, điều này cũng bao gồm các nước Tây Âu khác, nhưng mối quan hệ của Đức với Pháp vẫn là quan trọng nhất.
Về quân sự, lợi ích của Đức và Pháp đã được gắn với nhau theo liên minh NATO và ngay cả sau khi Pháp rút khỏi Ủy ban quân sự NATO dưới sự điều hành của Charles de Gaulle. Về kinh tế, Đức đã bị ràng buộc với Châu Âu thông qua sự xuất hiện của các tổ chức kinh tế đa phương tinh vi hơn mà mục đích cuối cùng là phát triển thành Liên minh châu Âu.
Sau Chiến tranh Thế giới II, chiến lược của Tây Đức gồm có ba khúc. Đầu tiên, là họ phải tự bảo vệ mình chống lại Liên Xô hòa điệu theo với một liên minh có hiệu quả thông qua NATO để chỉ huy quân sự của mình. Điều này sẽ hạn chế chủ quyền Đức nhưng sẽ loại bỏ các nhận thức về Đức như là một mối đe dọa. Thứ hai, họ sẽ gắn kết nền kinh tế của mình với phần còn lại của Châu Âu, theo đuổi sự thịnh vượng mà không phá hoại sự thịnh vượng của các quốc gia khác.Thứ ba, họ sẽ thực hiện chủ quyền chính trị nội bộ, lấy lại quyền của họ như là một quốc gia mà không tạo ra một mối đe dọa địa chính trị cho Tây Âu. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, điều này đã được mở rộng để bao gồm luôn cả các quốc gia Đông Âu.
Chiến lược này họat động tốt. Không có chiến tranh với Liên Xô. Không có xung đột cơ bản nào ở Tây Âu và chắc chắn rằng không về mặc quân đội. Các nền kinh tế châu Âu nói chung, và nền kinh tế Đức nói riêng, tăng một khi Đông Đức đã được tái hòa nhậpvới Tây Đức. Với việc tái hòa nhập, chủ quyền nội bộ Đức đã được đảm bảo. Quan trọng nhất, Pháp vẫn còn liên kết với Đức thông qua Liên minh châu Âu (EU) và NATO. Nga, hoặc những gì còn lại sau khi Liên Xô sụp đổ, đã được tương đối an toàn miễn là Đứcvẫn là một phần của cấu trúc châu Âu. Vấn đề chiến lược mà Đức đã phải đối mặt trong lịch sử dường như được giải quyết.
Khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu
Tình hình trở nên phức tạp hơn sau năm 2008. Mối quan hệ chính thức của Đức với NATO vẫn còn nguyên vẹn, nhưng khi không có mối đe dọa phổ biến của Liên Xô, liên minh đã bị rạn nức theo các lợi ích quốc gia khác nhau giữa các thành viên. Liên minh châu Âu đã trở thành sự tập trung của nước Đức, và khối này đã chịu áp lực lớn làm cho sự liên kết tất cả các nước châu Âu trước kia không còn rõ ràng hơn. Đức cần Liên minh Châu Âu. Họ cần nó vì những lý do đã tồn tại kể từ Thế chiến II như là một nền tảng của mối quan hệ với Pháp và như một phương tiện để đảm bảo rằng lợi ích quốc gia sẽ không tạo ra các loại xung đột đã từng tồn tại trong quá khứ.
Hơn nữa họ cần Liên minh châu Âu vì một lý do tốt khác. Đức là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Họ xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng Châu Âu là một khách hàng quan trọng. Các khu vực tự do thương mại là nền tảng của Liên minh châu Âu và cũng là một trong những nền tảng của nền kinh tế Đức. Nói chung là bảo hộ, nhưng hiển nhiên rằng việc bảo hộ châu Âu đã đe dọa Đức, đáng kể là các nhà máy công nghiệp vượt xa tiêu thụ trong nước. Việc định giá của đồng Euro hỗ trợ xuất khẩu của Đức, và các quy định tại Brussels đã cho Đức những lợi thế khác. Liên minh châu Âu rất quan trọng đối với Đức, như nó đã tồn tại từ năm 1991 đến 2008.
Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu không còn chức năng như nó đã từng làm. Các động lực kinh tế của Châu Âu đã đặt nhiều quốc gia tại một vị thế bất lợi đáng kể, và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ quốc gia và khủng hoảng ngân hàng ở Châu Âu.
Theo nghĩa rộng, có thể có hai giải pháp. Một là các nước trong tình hình khủng hoảng phải áp đặt thắt lưng buộc bụng hầu tìm ra các nguồn lực để giải quyết vấn đề của họ. Cách kia là phần thịnh vượng của Châu Âu phải bảo đảm các khoản nợ, tránh cho những nước này chịu gánh nặng của việc thắt lưng buộc bụng. Giải pháp đã được lựa chọn rõ ràng là một sự kết hợp của hai, nhưng cấu tạo chính xác của sự kết hợp đó đã và đang là một vấn đề phức tạp cho các cuộc đàm phán.
Đức cần Liên minh châu Âu để tồn tại cho cả hai lý do chính trị và kinh tế. Vấn đề không phải rõ ràng là một khi giải pháp ổn định kinh tế có thể hiện ra thì sẽ được hỗ trợ bởi các hệ thống chính trị ở Châu Âu.
Đức đang chuẩn bị để bảo lãnh cho các nước Châu Âu khác nếu họ áp đặt thắt lưng buộc bụng và sau đó thực hiện các bước để đảm bảo rằng việc thắt lưng buộc bụng được thực sự thực hiện đến mức độ cần thiết và rằng cuộc khủng hoảng không tái diễn. Từquan điểm của Đức, gốc rễ của cuộc khủng hoảng nằm trong chính sách tài chính của các nước gặp khó khăn. Do đó, cái giá để Đức bảo lãnh một phần các món nợ là các quan chức châu Âu, có rất nhiều ảnh hưởng tới chính sách của Đức, phụ trách hiệu quả tài chính của nước tiếp nhận viện trợ để đối đầu với phá sản.
Điều này có nghĩa rằng các nước này sẽ không kiểm soát các ngân sách hoặc các loại thuế thông qua hệ thống chính trị của họ. Đó sẽ là một sự tấn công vào dân chủ và chủ quyền quốc gia. Rõ ràng, có rất nhiều phản đối từ những nơi có tiềm năng nhận viện trợ, nhưng điều đó cũng bị phản đối bởi một số quốc gia vì khi xem xét xa hơn thì nó như là một cái gì đó sẽ làm tăng sức mạnh của Đức. Nếu bạn chấp nhận quan điểm của Đức, rằng cuộc khủng hoảng nợ là kết quả của việc chi tiêu thiếu thận trọng, thì đề nghị đó của Đức xem là hợp lý. Nếu bạn chấp nhận quan điểm của miền nam Châu Âu, thì đó là cuộc khủng hoảng là kết quả của việc thiết kế một Liên minh Châu Âu, để Đức được đề xuất việc áp đặt quyền lực của mình thông qua kinh tế.
Rất khó mà tưởng tượng một cuộc đầu hàng rộng lớn về chủ quyền cho một bộ máy quan lại EU mà Đức chiếm ưu thế, bất cứ điều gì chi phí kinh tế. Đây cũng là điều khó khăn để tưởng tượng vì Đức bảo lãnh nợ mà không có một số điều khiển vượt ra ngoài những lời hứa, thậm chí nếu Liên minh châu Âu là cực kỳ quan trọng đối với người Đức, dư luận Đức sẽ không cho phép. Cuối cùng, rất khó để xem như thế nào, trong thời gian dài, người châu Âu có thể dung hòa sự khác biệt của họ về vấn đề này. Vấn đề đó phải đặt vào hàng đầu, nếu không phải trong cuộc khủng hoảng tài chính này thì phải ở lần sau – và luôn luôn lúc nào cũng có một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Một chiến lược thay thế
Trong khi đó, khuôn khổ cơ bản của châu Âu đã thay đổi kể từ năm1991. Nga vẫn là một cái bóng của Liên Xô, nhưng nó đã trở thành một nước xuất khẩu chính của khí đốt thiên nhiên. Đức phụ thuộc vào khí đốt thiên nhiên đó ngay cả khi tìm kiếm giải pháp thay thế. Nước Nga rất cần các nhu cầu của công nghệ, mà Đức thì có thừa. Đức không muốn mời bất kỳ những người nhập cư nữa với nỗi sợ hãi của sự bất ổn định. Tuy nhiên, Đức phải làm một cái gì đó đối với số lượng dân số giảm thấp,
Nga cũng có số lượng dân số giảm thấp, nhưng ngay cả như vậy, họ có thặng dư của công nhân, thất nghiệp và thiếu việc làm. Nếu công nhân không thể được đưa đến các nhà máy, các nhà máy có thể được mang lại cho người lao động. Trong ngắn hạn, có sức mạnh tổng hợp đáng kể giữa nền kinh tế Nga và Đức. Thêm vào đó một điều là người Đức cảm thấy bị áp lực nặng nề từ phía Hoa Kỳ là tham gia vào các hành động mà nước Đức muốn được rời khỏi, trong khi Nga nhìn thấy người Mỹ là một mối đe dọa đến lợi ích của họ, và có sự lợi ích về chính trị-quân sự mà Đức và Nga có điểm chung.
NATO đã bị trầy xước. Liên minh Châu Âu đang ở dưới áp lực to lớn và các lợi ích quốc gia đang vượt trội lợi ích của Châu Âu. Khả năng sử dụng Liên minh Châu Âu cho những mục đích kinh tế của Đức tuy đã không tiêu tan, nhưng không còn có thể dựa vào trong thời gian dài. Vì vậy,sau đó Đức phải xem xét một chiến lược thay thế. Mối quan hệ với Nga là một chiến lược như vậy.
Đức không phải là một sức mạnh hung tàn. Nền tảng của chiến lược hiện tại của họ là mối quan hệ với Pháp trong bối cảnh của Liên minh châu Âu. Chắc chắn, chính phủ Pháp hiện nay dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy được cam kết mối quan hệ này, nhưng hệ thống chính trị Pháp, giống như những hệ thống của các nước châu Âu khác, chịu áp lực lớn. Các cuộc bầu cử sắp tới ở Pháp thì không chắc chắn, và những người sau đó thậm chí còn khó dự đoán hơn. Sự sẵn sàng để tham gia với Đức của nước Pháp, mà trong đó có một cán cân mậu dịch mất thăng bằng cách to lớn với Pháp, là một điều không rõ.
Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của Đức không nhất thiết phải là một mối quan hệ với Pháp nhưng một mối quan hệ với một trong hai Pháp hoặc Nga để tránh bị bao quanh bởi các cường quốc thù địch. Đối với Đức, một mối quan hệ với Nga cũng như với Pháp. Một tình hình lý tưởng cho Đức sẽ là một sự thỏa hiệp Pháp-Đức-Nga. Một liên minh đã được thử nghiệm trong quá khứ, nhưng điểm yếu của nó là nó sẽ cung cấp quá nhiều an ninh cho Đức, làm cho phép họ trỡ thành quyết đoán hơn. Thông thường, Pháp và Nga đã phản đối Đức, nhưng trong trường hợp này, chắc chắn là có thể có một sự tiếp nối của liên minh Pháp-Đức hoặc một liên minh Nga-Pháp. Thật vậy, một liên minh ba chiều có thể cũng xãy ra được.
Chiến lược hiện nay của Đức là để bảo vệ Liên minh Châu Âu và mối quan hệ với Pháp trong khi thâu thập Nga gần hơn tới Châu Âu. Điểm khó khăn của chiến lược này là các chính sách thương mại của Đức làm khó khăn cho các nước châu Âu khác để điều hành, trong đó có Pháp. Nếu Đức phải đối mặt với một tình hình không thể với Liên minh Châu Âu, lựa chọn chiến lược thứ hai sẽ là một liên minh ba chiều,với Liên minh châu Âu sửa đổi hoặc có lẽ bên ngoài của cấu trúc EU. Nếu Pháp quyết định có lợi ích khác, chẳng hạn như ý tưởng của một Liên minh Địa Trung Hải, thì khi đó một mối quan hệ Đức-Nga trở thành có khả năng thực sự.
Một mối quan hệ Đức-Nga sẽ có tiềm năng để nghiêng cán cân quyền lực trên thế giới. Hoa Kỳ hiện đang là quyền lực thống trị,nhưng sự kết hợp của công nghệ của Đức và các nguồn lực của Nga – một ý tưởng mơ ước của nhiều người trong quá khứ sẽ trở thành một thách thức trên cơ sở toàn cầu. Tất nhiên, có những kỷ niệm xấu ở cả hai bên, và niềm tin tưởng vào ý nghĩa sâu xa nhất sẽ khó để cho qua đi. Tuy nhiên, mặc dù liên minh dựa trên sự tin tưởng, nó không nhất thiết phải là niềm tin sâu xa.
Chiến lược của Đức, do đó, vẫn còn bị khóa trong các mô hình EU.Tuy nhiên, nếu mô hình EU trở thành không thể chịu được, thì khi đó các chiến lược khác sẽ phải được tìm thấy. Mối quan hệ Nga-Đức đã tồn tại và ngày càng sâu sắc hơn. Đức quốc nghĩ về họ trong bối cảnh của Liên minh Châu Âu, nhưng nếu Liên minh Châu Âu suy yếu, Nga sẽ trở thành giải pháp thay thế tự nhiên của nước Đức.
Quechoa
-Hôm nay đọc báo thấy bài: Chủ tịch nước: ‘Tránh xung đột, tránh bị lệ thuộc‘ ( tại đây!): “Theo đó, năm 2012, Bộ Quốc phòng cần kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lấy việc giữ vững hòa bình ổn định để phát triển đất nước là lợi ích cao nhất; phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc; phát huy nội lực; tranh thủ tối đa các thuận lợi từ bên ngoài; kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu, tránh bị lệ thuộc.” Mình thấy vui vui. Nói chung dân Việt ai cũng muốn “tránh xung đột, đối đầu, tránh bị lệ thuộc”, nghe anh Tư nói vậy ai cũng vui và yên tâm. Mặc dù ít ai hiểu vì sao độc lập tự do của Tổ quốc lại phải gắn liền với CNXH. CNXH giống cô nàng xinh đẹp mà Tổ quốc cưới về làm vợ. Hợp duyên thì sống với nhau trọn kiếp, không hợp duyên thì ai đi đường nấy. Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên, phải không anh Tư? Nhưng thôi, không thắc mắc ba thứ ” mắc họng” vậy làm anh Tư mất vui. Nhìn cái ảnh rầu đời quá,Anh Tư!
Chỉ thắc mắc chút xíu là cái ảnh trên VnExpress, thấy anh Tư giống mẹ Việt Nam anh hùng đang ngủ gật mà rầu đời quá. Nhưng thôi, bỏ qua mấy thứ sai sót dở hơi hằng ngày này đi để vui với anh Tư cho trọn vẹn.
Đang vui bỗng đọc bài: “Tàu Trung Quốc áp sát giàn khoan và kho nổi chứa xuất dầu thô của Việt Nam” ( tại đây!) mình lại bị sốc:
“Một nguồn tin đáng tin cậy cho Bauxite Việt Nam biết lúc 3 giờ chiều ngày 9 tháng 3 vừa qua, hai tàu hải giám Trung Quốc áp sát kho nổi chứa xuất dầu thô FPSO Lewek Emas của Việt Nam đang neo đậu tại vị trí giàn khoan mỏ Chim Sáo, ở lô 12W, thềm lục địa Việt Nam.
Một tàu tiến gần đến mức có thể thấy rõ số đăng ký 75 và dòng chữ Chinese Marine Surveillance (Tàu Hải giám Trung Quốc) ở mạn tàu (xem ảnh bên dưới). Tàu Trung Quốc không trả lời dù phía Việt Nam cố gắng bắt liên lạc trên các kênh VHF 16, 14, 12, 72. Phải đến khi Việt Nam đưa tàu Sapa (tên một chiếc tàu kéo dịch vụ dầu khí) tiến về hướng tàu hải giám Trung Quốc, thì chúng mới bỏ đi, lúc 3g40.
Điều đáng chú ý là cho đến nay toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.”
Rõ ràng là tàu hải giám TQ, không phải “tàu lạ” đâu nhé. Thấy cảnh biển nhà ta giống cái sân nhà Trung quốc mà buồn quá. Nghĩ mãi không ra tại sao “toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.” Tại sao nhỉ?
A, đúng rồi! Tàu TQ là tàu CNXH anh em nên ta mới phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nếu đó là tàu của bọn tư bản giãy chết, đời nào ta để cho chúng dám trâng tráo làm càn cỡ đó, phải không anh Tư?
Anh Tư ơi hu hu, bây giờ mới hiểu vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội !
Gia Minh, biên tập viên RFA -2012-03-15
Nhiều người dân tại ba xã bị thu hồi đất để làm dự án Ecopark tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay tiếp tục đến cửa công để khiếu nại về kế hoạch đó.
Tuy nhiên phía chính quyền vẫn cho rằng triển khai dự án là cần thiết và đúng luật.
RFA screen capture/Blog xuongduong/congbangphapluat – Hàng trăm người dân thuộc ba xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay 15 tháng 3 tập trung về trụ sở tiếp dân của Huyện Văn Giang khiếu nại dự án Ecopark =============================>>>
Một người dân trong đoàn cho biết cơ quan chức năng huyện cử một người được với tên là Mười ra làm việc với người dân mà thôi; ngay cả họ của người này dân chúng cũng không nắm rõ:
Anh Mười là người bên UBND cử sang để tiếp dân thôi, không biết họ là gì.
Lý do của những người dân phải tiếp tục đến tại cơ quan chức năng của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong sáng ngày 15 tháng 3 cũng được người dân này cho biết:
Hiện họ mới xây dựng phân khu một Bắc Hưng Hải mấy chục héc ta, còn nằm im chưa làm gì.
Vấn đề được chúng tôi nêu ra với ông Bùi Huy Thành, chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên vào chiều ngày 15 tháng 3 và được ông này trả lời như sau:
Chỉ còn một số hộ thôi, chứ cơ bản người ta đồng thuận cao rồi. Chỉ còn một số hộ chưa nhất trí nên tỉnh đang tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cho nhân dân hiểu lợi ích việc thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không làm qui mô thì làm sao có đô thị đẹp được, phải làm lớn mới bài bản mới đẹp được chứ. Nếu mà cứ làm lắt nhắt thì làm sao có kết nối đồng bộ hạ tầng đẹp được.
Về việc chăm lo cuộc sống của người dân thì chưa có dự án nào được hỗ trợ để tạo điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt như dự án này. Bởi vì ngoài chế độ, chính sách bồi thường theo qui định của Nhà nước ra, công ty này coi như còn hỗ trợ đảm bảo đời sống. Tức 40% diện tích thu hồi đó, người ta đảm bảo bằng giá trị sản xuất nông nghiệp, lo cho từ 5, 7 đến 10 năm…
Vừa rồi người ta ‘đánh tỉa’. Đợt trước cưỡng chế đường của cả ba xã, bây giờ người ta làm từng xã một chứ không làm đồng loạt nữa. Theo cách hiểu của chúng tôi cả bó đũa bẻ khó, còn bẻ dần dần thì bẻ được.
Ông chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên lập luận về việc triển khai dự án theo luật Đất đai của Việt Nam năm 1993 chứ không phải theo luật sửa đổi năm 2003.
Cái này áp dụng theo luật năm 1993, chứ không theo luật năm 2003. Nếu theo luật mới thì từ 500 héc ta
phải báo cáo xin ý kiến thông qua quốc hội, và sử dụng 200 héc
ta đất lúa phải thông qua ý kiến thủ tướng chính phủ. Nhưng dự án này
theo luật cũ
Tất nhiên người ta bao giờ cũng nói tốt về người ta. Dự án khu trung tâm dịch vụ thương mại này là của tư nhân; mà của tư nhân thì phải thỏa thuận với dân. Đây không phải dự án quốc gia mới theo luật Nhà nước. Dự án tư nhân mà không họp dân, chỉ có văn bản này kia, giá này giá kia. Dân có sổ đỏ mà không được hưởng quyền gì cả.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên qua lời của ông chánh văn phòng Bùi Huy Thành, cho rằng dự án Ecopark là một dự án mà chủ đầu tư có những bồi thường tốt nhất cho người dân khi lấy đất của họ, đồng thời cũng có kế hoạch bảo đảm cuộc sống cho họ thông qua biện pháp cấp đất để họ kinh doanh làm ăn phục vụ cho khu đô thị sinh thái Ecopark.
Người dân cũng không thuận với lối giải thích như thế:
Hiện nay dịch vụ giao đất liền kề như ở xã Xuân Quang là lấy đất nơi khác cho dịch vụ liền kề chứ không phải trong khu đô thị. Hiện nay người dân đang phản đối, và mất hai lần đất. Vấn đề dịch vụ liền kề cũng chưa có văn bản, giấy tờ gì. Nhân dân đòi hỏi phải có giấy tờ thì chủ tịch xã nói ‘chúng tôi chỉ đọc cho nghe, chứ không đưa quyết định’.
Người ta cứ trả lời theo lệnh trên, theo chỉ đạo cấp trên. Bà con chỉ biết trình bày lấy đất quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống không còn đất để sản xuất. Giải quyết là từ phía họ, chứ dân biết làm gì được.
Qua trả lời của ông chánh văn phòng Bùi Huy Thành của UBND tỉnh Hưng Yên và thực tế trên trang mạng Ecopark thì điều mà người dân cho rằng chính quyền đang dùng thủ thuật bẻ từng chiếc đũa là khá thuyết phục.
Dự án khu đô thị sinh thái Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên không phải là một trường hợp riêng lẻ tại Việt Nam hiện nay. Một dự án khác cũng gây ra nhiều bức xúc cho người dân dẫn đến tình trạng tù tội, bỏ đi lánh nạn nơi khác… đó là dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.
Những cựu binh hải quân của tàu 505, tàu duy nhất không bị chìm trong hải chiến tháng 3/1988 với Trung Quốc sẽ có buổi họp mặt vào cuối tuần này.
Thư mời của Ban liên lạc truyền thống tàu HQ 505 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 17/3/2012 tại Cư xá Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Ban liên lạc nói họ tổ chức buổi gặp “nhân dịp 24 năm ngày diễn ra trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Đảo Côlin thuộc Quần đảo Trường Sa 014.3.1988 – 14.3.2012 và ngày đón nhận danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.”
Một người trong ban tổ chức có vẻ e ngại khi nói chuyện với BBC:
“Cái này chỉ làm công tác nội bộ thôi. Anh em tôi gặp nhau, nói chuyện với nhau gọi là vui vẻ thôi chứ không có gì đâu,” ông nói.
Tàu HQ 505 cùng HQ 604 đã bị tàu Trung Quốc “bắn xối xả” tại khu vực đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988 khiến HQ 604 bốc cháy và chìm xuống biển trong khi HQ 505 bốc cháy nhưng kịp đâm vào đảo Colin và giữ được đảo này.
Trong trận đánh mà Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, một tàu khác của Việt Nam HQ 605 cũng bị bắn hôm 14/3/1988 và chìm vào ngày hôm sau.
Sáu mươi tư sỹ quan và binh lính của Việt Nam đã tử trận, chín binh sĩ bị Trung Quốc bắt và giam hơn ba năm trước khi được trả về Việt Nam.
Một trong những người bị bắt làm tù binh, Trung sĩ Nguyễn Văn Thống nói với BBC anh đã gọi điện thăm hỏi những người cùng bị Trung Quốc bắt nhân ngày 14/3.
‘Hội ngộ bất ngờ’
Ngoài cuộc gặp của các cựu binh tàu HQ 505 vào cuối tuần, một số cuộc gặp nhân 24 năm ngày hải chiến Trường Sa cũng đã diễn ra tại nhiều nơi.
Báo Tiền Phong nói về cuộc ‘Bấm hội ngộ bất ngờ‘ của cựu binh Phan Văn Đức, lính công binh của tàu 604 trong những ngày tháng Ba năm 1988 và may mắn sống sót, với những người lính từng phục vụ ở Trường Sa.
Trước đó tờ báo này có bài “Bấm Hồn ở lại Gạc Ma” hôm 14/3/2012 nói về hoàn cảnh khó khăn hiện nay của cựu binh Đức ở Sơn Trà, Đà Nẵng.
Cũng trong ngày 14/3, một cuộc gặp gỡ tại nhà riêng khác nhưng được tổ chức quy mô với phông chữ kỷ niệm và sự tham dự của từ 150-200 cựu binh đã diễn ra tại Phú Yên.
Báo Thanh Niên nói trong số những người tham dự có “Bấm 15 khách mời là những cựu binh Trường Sa ở Khánh Hòa“.
Nhiều cựu binh nói họ muốn có dịp thăm lại Trường Sa, “thăm lại nơi một thời tuổi trẻ” của họ cũng như để “tưởng niệm đồng đội đã nằm xuống”.
Báo Bấm Tuổi Trẻ nói Phú Yên có hai liệt sĩ, Phan Tấn Dư và Trương Văn Thịnh, đã hy sinh ở Trường Sa khi ” cả hai còn rất trẻ, đều chưa lập gia đình, cả hai đều có mẹ già.”
Tuổi Trẻ nói cựu binh Trường Sa đã họp mặt ở Khánh Hòa vào ngày 24/2, ngày thanh niên Nha Trang nhập ngũ đợt đầu tiên vòa Vùng 4 hải quân còn tại Bình Định, các cựu binh Trường Sa lấy ngày 10/2, ngày thanh niên Bình Định nhập ngũ được điều đi Trường Sa để gặp mặt lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.
Trang tin của báo Bấm Thanh Niên nói cuộc gặp của gần 100 cựu binh hôm 24/2 ở Khánh Hòa cũng còn để “chuẩn bị cho lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày xảy ra trận hải chiến anh dũng bảo vệ đảo Gạc Ma sẽ được tổ chức vào giờ này năm sau.”
Một loạt các chương trình liên quan tới Trường Sa trong đó có “Bấm Nước ngọt cho Trường Sa“, “Bấm Trồng rong nho ở Trường Sa”, “Bấm Góp đá xây Trường Sa”, hay “Bấm Ra quân xây dựng đường Hoàng Sa và Trường Sa” đã diễn ra trong mấy tuần qua.
Báo chí Việt Nam trong hơn một năm qua cũng có nhiều bài viết và phóng sự về Trường Sa.
Hồi tháng Bẩy năm 2011, trang tin Vietnamnet đã có phóng sự nhiều kỳ về ‘Bấm hải chiến Trường Sa‘.
Tuy nhiên Bấm bài cuối cùng của loạt phóng sự này đã không được đăng tải chính thức.
Tình hình tiếp tục căng thẳng tại các khu vực Tây Tạng ở Trung Quốc. Hôm qua 14/03/2012, một nhà sư tại tu viện Rongwo ở tỉnh Thanh Hải đã tự thiêu, nhân kỷ niệm bốn năm vụ nối dậy ở Lhassa. Cảnh sát chống bạo động được triển khai dày đặc tại các khu vực Tây Tạng ở Trung Quốc, trong khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cho biết “hết sức lo ngại” cho sức khỏe của ba người Tây Tạng đang tuyệt thực trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.
(Trái hay Phải)- Một lần nữa, người dân Việt Nam ta lại chứng tỏ rằng mình là những người vừa lạc quan yêu đời nhất thế giới, vừa không bao giờ chịu bó tay trước hoàn cảnh.
Ngày 15/3, cư dân mạng đã sốt xình xịch vì một clip được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang báo, trang tin điện tử: rước dâu bằng xe trâu, chẳng hề kém cạnh những hình ảnh rước dâu bằng siêu xe mấy ngày trước đó.
Sau những đêm nằm vắt tay lên trán tính toán xem sẽ đãi họ hàng làng mạc quan gia hai họ bè bạn gần xa những món cỗ gì để đảm bảo không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong ngày cưới, có lẽ đôi bạn trẻ trong một phút xuất thần đã nghĩ ra được một giải pháp rước dâu vừa gắn với truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc (con trâu là đầu cơ nghiệp mà lại, đấy là chưa nói đến tam đại sự của một đời người: Tậu trâu, lấy lợ, làm nhà), vừa tiết kiệm thêm được một khoản đáng kể giữa lúc xăng dầu lên giá. Chưa kể, nếu mạnh dạn dùng xe trâu để tính kế lâu dài, có lẽ những ai đang lăm le thu thêm một số loại phí với xe cộ sẽ phải khóc ròng.
Nhiều độc giả đã mau mắn hiến kế với các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước rằng nên ngay lập tức mời đôi tân lang tân nương này về làm việc, để tinh thần “nâng niu gom góp dựng cơ đồ” của họ được phát huy rộng rãi. Những người khó tính hay nhớ dai: mới đây, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã tổ chức lễ cam kết tiết kiệm hết sức hoành tráng tại… khách sạn 5 sao, còn các khách mời thì khi ra về ai nấy đều nhận được một phần quà khá hậu hĩnh, đến nỗi lãnh đạo Chính phủ phải lên tiếng nhắc nhở.
Ngoài câu chuyện xe trâu – chơi trội ngông cuồng hay hạnh phúc đơn sơ tùy góc nhìn – báo chí trong ngày còn trịnh trọng nhắc nhiều đến tất tần tật những gì liên quan đến một cái nghề được gọi là nghề làm quan hoặc dân gian còn nói là cái nghề ăn trên ngồi trốc.
Báo Tuổi trẻ đưa tin Công an tỉnh Đồng Nai đang phá đường dây thi thuê tại đại học Lạc Hồng và phát hiện gần 200 cán bộ, quan chức tỉnh này đã được một “đội quân” hùng hậu thi hộ để lấy bằng TOEFL, TOEIC bổ túc hồ sơ học cao học. Dĩ nhiên số cán bộ này sẽ phải bị xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định, biết thế nào được vì quân pháp thì bất vị thân, nhưng thông tin đa số cán bộ này nằm trong diện quy hoạch, đề bạt lại phải khiến người ta ngậm ngùi thương cảm cho con đường hoạn lộ lắm chông gai.
Bởi cán bộ nằm trong diện quy hoạch thì đích thị là tuổi trẻ tài cao, lại còn ham học đến mức bỏ cả thời gian tiền bạc công sức ra để tầm sư nâng cao trình độ thì càng đáng quý lắm, cũng cốt là để phục vụ nhân dân cho tốt thôi mà. Mà sao cái hồ sơ học cao học nó cứ nhiêu khê phức tạp thế nhỉ, chất lượng dạy môn ngoại ngữ trong các trường thì ai cũng biết bết bát, thế mà cứ bắt người ta phải có “tốp phờ” với cả “tô ích” điểm cao là thế nào? Đúng là nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương, đúng như lời than thở của người xưa rằng hồng nhan bạc mệnh tài tử đa cùng.
Đàn bò vào thành phố… |
Diễn đạt thông thường thì là như vậy, nhưng sau một hồi lòng vòng được các nhà báo giật tít, thì nó sẽ thành như thế này: Quan chức tỉnh mua một lúc… 5 biệt thự Hà Nội. Có lẽ cái tít cũ nguyên thủy của Petrotimes thể hiện một vấn đề khác hẳn: Sắm biệt thự triệu đô để… nuôi cỏ.
Rõ ràng là chẳng phải vấn đề gì nghiêm trọng như các nhà báo nâng quan điểm. Biết đâu vì quá nhớ tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ trên đồng(như một đại gia đã từng ra hồi ký kể về hành trình từ chú bé chăn trâu đến tổng giám đốc ngân hàng), cũng có thể vì chán xe sang và ngưỡng mộ hạnh phúc đơn sơ bên chiếc xe trâu, mà vị quan tỉnh này muốn trồng ít cỏ để nuôi một vài chú ngưu ma vương cho giấc mơ điền viên lúc về già hoặc khi chẳng may vướng vòng lao lý?
Tại sao ta không suy nghĩ tích cực hơn một chút, rằng đây đích thị là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy nền văn minh lúa nước đang lên ngôi trở lại, mà trở lại một cách đường hoàng giữa phố phường, thậm chí có thể trên trường quốc tế. Nên nhớ, thế giới đã choáng váng như thế nào khi thấy tỷ phú tầm cỡ thế giới, người sáng lập ra Facebook không cưỡng nổi sức cám dỗ của nền văn minh này, liều mình cưỡi trâu chụp ảnh khi tới Việt Nam.
Và để chuẩn bị cho việc xuất khẩu xe trâu và các dịch vụ đi kèm, đích thị là cần phải có bằng TOEFL, TOEIC rồi.
Tam Thái
Đinh Mạnh Vĩnh – Thôi! Đừng lừa dân nữa!
Đinh Mạnh Vĩnh
Vụ “máy phát điện chạy bằng nước” cũng làm xôn xao dư luận. Không ít
người tin. Sao đời dễ lừa, dễ gạt nhau đến thế! Nhất là mấy ông cầm cái
bằng ‘tiến sĩ” trong tay càng dễ gạt người! Khoa học gì mà phát ớn chè
đậu!
Nhớ hồi mấy năm sau “giải phóng”, nghèo quá, đói quá, cơm còn không có đủ mà ăn, nói gì đến thuốc men chữa bịnh. Thế là “phương thuốc thần” có tên hay lắm – “Xuyên Tâm Liên” (1) xuất hiện. Thời đó, cái thứ bịnh gì cũng “xuyên tâm liên” từ ghẻ lở cho đến dạ dày, từ nhức đầu cho đến tiêu chảy. Ôi thôi, cái gì cũng “xuyên tâm liên”, đi đâu cũng “xuyên tâm liên”.
Rồi còn vụ “niệu liệu pháp” cũng bày trò ra phết, đến nỗi những người tên tuổi cũng a dua chạy đi kiếm cái bô để đựng nước tiểu mà… uống. Uống vì đủ thứ lý do lý trấu trên đời. Không những dân quèn đâu nhé! Cả dân có máu mặt cũng uống tuốt, uống hồ hỡi, uống nhiệt tình và uống như là uống… bùa! Uống để cho răng chắc cặc bền! hết ý! Nói thì có người bảo xạo, vậy xin mời đọc bài của nhà văn Nguyễn Quang Lập (1), cần kiểm chứng thì điện thoại anh ấy! Riêng tôi thì chứng kiến từ lâu lắm rồi, hình như cả hơn hai mươi năm về trước, tại Saigon, tại gia đình mình. Nhiều người hăm hở với niềm tin “ngời sáng”: chỉ cần tu dăm ba ca nước tiểu (chính mình) thì sức khỏe cải thiện, ai ung thư thì hết, ai bao tử cũng khỏi lo, ai sinh lý yếu thì có thể “làm vài cái” một ngày (lúc đó chưa có viagra).
Công nhận nhiều người dân mình hay thiệt! Dễ thương thiệt! Dễ dụ khị thiệt! và cả ngố nữa! Ngố thiệt. Không ngố sao bị lừa? Cái chết người là chỗ đó đó! Không những vậy mà còn tại vì tham nữa!
Nữ đại gia đình đám Diệu Hiền đấy! Trước khi xuất ngoại chữa bệnh ung thư (không biết thiệt hay giả!) làm đám cưới thiệt là lớn cho cậu con trai, xông xênh mua cá giá cao hơn giá thị trường cho nông dân, để chứng minh ta nhiều tiền lắm. Ngay lúc đó nhiều người còn bán tín bán nghi về vụ nợ mấy trăm tỉ đồng tiền cá người nông dân, Hổng lẽ bà Diệu Hiền nợ sao ta?! Chắc ghen ăn ghét ở?! v.v… cho đến khi thòi lòi mắt ra mới… tin!
Bà con mình ơi! Có khi nào “thằng lừa con đảo” nào nó vác bộ dạng rách rưới đi lừa không? Chân lý có tí chỗ đó!
Bà con mình à! “con gian thằng xảo” nào cũng mang bộ mặt nhân từ, đạo mạo, tốt bụng để đi móc túi chứ! Sự thật một tẹo đấy thôi!
Coi! nhà anh Vươn đó! Mấy “thầy nhà ta” tiếp tục chiêu khuyến mãi nè, định lừa, định bịp nữa nè (3):
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ của người đang bị tạm giam, cho đài BBC biết hôm nay một phái đoàn cấp thành phố đến gặp bà, do ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu.
Ông Hiệp được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ công tác giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng.
“Họ bảo bây giờ phải chú tâm làm ăn, chứ cứ đấu đá làm gì, mọi chuyện cũ thì bỏ qua.”
“Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào, chỉ mong các ông tha được ngày nào tốt ngày ấy,” bà Thương kể.
Bà Thương hay! Đúng chất người nông dân: “Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào(?!)”. Đúng rồi! Các cha đấu với nhau thì đấu, mắc gì đổ vấy đổ vạ cho dân! Mấy tía quýnh nhau thì cứ quýnh, liên can gì dân mà cứ lôi vô vậy? Vừa phải thôi!
Ông Đan Đức Hiệp ơi! Dân đen chúng tôi vừa ngó qua “19 chiêu lừa đảo” hiệu quả thần sầu quỷ khóc, hay lắm! Ông có muốn coi không? Hiệu quả cực kỳ!
Nhưng dân đen bây giờ đang dần tỉnh ra! Biết sao không mấy cha? Internet đó! Cái món mà mấy cha vừa bị RSF đưa vô trong danh sách thù địch với nó đó! Chán, ngán, mấy cha quá!
Đinh Mạnh Vĩnh
______________
http://vi.wikipedia.org/wiki/Xuy%C3%AAn_t%C3%A2m_li%C3%AAn (1)
http://quechoa.info/2009/06/19/ni%E1%BB%87u-li%E1%BB%87u-phap/ (2)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120313_tienlang_update.shtml (3)
Nhớ hồi mấy năm sau “giải phóng”, nghèo quá, đói quá, cơm còn không có đủ mà ăn, nói gì đến thuốc men chữa bịnh. Thế là “phương thuốc thần” có tên hay lắm – “Xuyên Tâm Liên” (1) xuất hiện. Thời đó, cái thứ bịnh gì cũng “xuyên tâm liên” từ ghẻ lở cho đến dạ dày, từ nhức đầu cho đến tiêu chảy. Ôi thôi, cái gì cũng “xuyên tâm liên”, đi đâu cũng “xuyên tâm liên”.
Rồi còn vụ “niệu liệu pháp” cũng bày trò ra phết, đến nỗi những người tên tuổi cũng a dua chạy đi kiếm cái bô để đựng nước tiểu mà… uống. Uống vì đủ thứ lý do lý trấu trên đời. Không những dân quèn đâu nhé! Cả dân có máu mặt cũng uống tuốt, uống hồ hỡi, uống nhiệt tình và uống như là uống… bùa! Uống để cho răng chắc cặc bền! hết ý! Nói thì có người bảo xạo, vậy xin mời đọc bài của nhà văn Nguyễn Quang Lập (1), cần kiểm chứng thì điện thoại anh ấy! Riêng tôi thì chứng kiến từ lâu lắm rồi, hình như cả hơn hai mươi năm về trước, tại Saigon, tại gia đình mình. Nhiều người hăm hở với niềm tin “ngời sáng”: chỉ cần tu dăm ba ca nước tiểu (chính mình) thì sức khỏe cải thiện, ai ung thư thì hết, ai bao tử cũng khỏi lo, ai sinh lý yếu thì có thể “làm vài cái” một ngày (lúc đó chưa có viagra).
Công nhận nhiều người dân mình hay thiệt! Dễ thương thiệt! Dễ dụ khị thiệt! và cả ngố nữa! Ngố thiệt. Không ngố sao bị lừa? Cái chết người là chỗ đó đó! Không những vậy mà còn tại vì tham nữa!
Nữ đại gia đình đám Diệu Hiền đấy! Trước khi xuất ngoại chữa bệnh ung thư (không biết thiệt hay giả!) làm đám cưới thiệt là lớn cho cậu con trai, xông xênh mua cá giá cao hơn giá thị trường cho nông dân, để chứng minh ta nhiều tiền lắm. Ngay lúc đó nhiều người còn bán tín bán nghi về vụ nợ mấy trăm tỉ đồng tiền cá người nông dân, Hổng lẽ bà Diệu Hiền nợ sao ta?! Chắc ghen ăn ghét ở?! v.v… cho đến khi thòi lòi mắt ra mới… tin!
Bà con mình ơi! Có khi nào “thằng lừa con đảo” nào nó vác bộ dạng rách rưới đi lừa không? Chân lý có tí chỗ đó!
Bà con mình à! “con gian thằng xảo” nào cũng mang bộ mặt nhân từ, đạo mạo, tốt bụng để đi móc túi chứ! Sự thật một tẹo đấy thôi!
Coi! nhà anh Vươn đó! Mấy “thầy nhà ta” tiếp tục chiêu khuyến mãi nè, định lừa, định bịp nữa nè (3):
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ của người đang bị tạm giam, cho đài BBC biết hôm nay một phái đoàn cấp thành phố đến gặp bà, do ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu.
Ông Hiệp được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ công tác giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng.
“Họ bảo bây giờ phải chú tâm làm ăn, chứ cứ đấu đá làm gì, mọi chuyện cũ thì bỏ qua.”
“Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào, chỉ mong các ông tha được ngày nào tốt ngày ấy,” bà Thương kể.
Bà Thương hay! Đúng chất người nông dân: “Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào(?!)”. Đúng rồi! Các cha đấu với nhau thì đấu, mắc gì đổ vấy đổ vạ cho dân! Mấy tía quýnh nhau thì cứ quýnh, liên can gì dân mà cứ lôi vô vậy? Vừa phải thôi!
Ông Đan Đức Hiệp ơi! Dân đen chúng tôi vừa ngó qua “19 chiêu lừa đảo” hiệu quả thần sầu quỷ khóc, hay lắm! Ông có muốn coi không? Hiệu quả cực kỳ!
Nhưng dân đen bây giờ đang dần tỉnh ra! Biết sao không mấy cha? Internet đó! Cái món mà mấy cha vừa bị RSF đưa vô trong danh sách thù địch với nó đó! Chán, ngán, mấy cha quá!
Đinh Mạnh Vĩnh
______________
http://vi.wikipedia.org/wiki/Xuy%C3%AAn_t%C3%A2m_li%C3%AAn (1)
http://quechoa.info/2009/06/19/ni%E1%BB%87u-li%E1%BB%87u-phap/ (2)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120313_tienlang_update.shtml (3)
Nguyễn vạn Phú:Tẩy chay!
NVPblog
Tuần trước TBKTSG có đăng bài “Chính trường Hoa Kỳ và viên thuốc ngừa thai” kể chuyện một nhà báo (Rush Limbaugh) đã nhục mạ cô sinh viên trường luật (Sandra Fluke) như thế nào chỉ vì cô này chủ trương bảo hiểm y tế Mỹ phải chi trả tiền mua thuốc ngừa thai. Limbaugh đã dùng chương trình phát thanh của mình để chửi thẳng Fluke là “đồ đĩ điếm”, là “đồ lăng loàn” với nhiều cụm từ xúc phạm không tiện nhắc lại ở đây.
Điều mà bài báo chưa nói đến là ngay sau các chương trình chửi rủa mang tính hạ cấp của Limbaugh hàng loạt nhà quảng cáo trên đài phát thanh này đã tuyên bố ngưng quảng cáo, tẩy chay chương trình của Limbaugh. Sau đó dưới áp lực của người tiêu dùng thông qua các phương tiện mạng xã hội, nhiều nhà quảng cáo khác theo chân, bỏ rơi Limbaugh. Có công ty phải treo thông báo trên trang web của họ: “Các nhận xét của ông Limbaugh không còn là chuyện tranh luận chính trị nữa mà đi vào chỗ tấn công cá nhân và không phản ánh giá trị doanh nghiệp chúng tôi tôn trọng”. Limbaugh sau đó phải xin lỗi nhưng đã muộn.
Ước gì các nhà quảng cáo nước ta cũng hành động như thế với các tờ báo mạng, cứ chăm chăm khai thác chuyện đời tư để câu khách một cách trắng trợn. Ví dụ chung quanh câu chuyện đáng buồn cô dâu bị nhà trai trả về vì chuyện trinh tiết, hàng loạt tờ báo nhảy vào khai thác đủ kiểu, đủ góc cạnh nhưng toàn là góc cạnh có chi tiết hấp dẫn câu khách. Đáng giận nhất là tờ báo đã dành nguyên hai ba bài cho tay chồng coi thường phụ nữ, tay cha chồng coi trọng đồng tiền lên để bêu xấu cô gái đáng thương kia bằng đủ chi tiết chỉ có thể tìm thấy trong các truyện khiêu dâm ngày xưa.
Các nhà quảng cáo Việt Nam nên lưu ý đến thanh danh của họ khi quảng cáo của doanh nghiệp họ xuất hiện trên những trang báo như thế. Có thể chưa thấy tác động ngay nhưng dần dà người đọc sẽ đánh đồng doanh nghiệp thế nào mới đi theo quảng cáo tại những nơi ấy. Hơn nữa, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ gói gọn ở các lần đi làm từ thiện, phát học bổng; đó còn là sự từ chối dù trực tiếp hay gián tiếp, tiếp tay cho các loại báo lá cải đang làm băng hoại xã hội, phá vỡ các giá trị truyền thống. Tẩy chay quảng cáo trên các tờ báo lá cải chính là doanh nghiệp đang đóng đúng vai trò một công dân có trách nhiệm với xã hội.
Người tiêu dùng, phẫn nộ trước những bài báo kiểu “tôi có nên lấy bố chồng không?”, có thể kêu gọi, gây áp lực để doanh nghiệp buộc phải rút quảng cáo của họ khỏi những trang web chuyên đăng bài loại đó. Đó là sức mạnh của người tiêu dùng, tại sao không tận dụng.
Nhìn từ Singapore, tại sao dân chủ kiểu Mỹ không hiệu quả, và điều gì khiến Việt Nam bứt phá
Một chút hơi khó tưởng tượng khi có 1 thành phố như thế này cách Sài Gòn chưa tới 2h bay
Một điều khá thú vị nữa là những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu – thủ tướng đầu tiên của Singapore – đã từng nói hi vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn
(Sài gòn những năm 1960) Tuy nhiên, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã đi quá xa và tạo ra những bước ngoặt lớn, tất nhiên phần còn lại đã trở thành lịch sử. Lý Quang Diệu đã quá nhạy bén và sáng suốt tận dụng được cơ hội ngàn năm có một để đưa Singapore trở thành 1 nước như ngày nay, vì chắc chắn rằng phương Tây sẽ tìm mọi cách kìm kẹp cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam bằng cách tạo dựng ảnh hưởng lên những đồng minh bao gồm Nhật, Hàn, Singapore, Đài Loan, Thái lan, Malaysia, Philipines…
Cảng trung chuyển hàng không lớn nhất khu vực ở Sài Gòn được chuyển sang Thái Lan, còn Singapore tận dung cơ hội để xây dựng cảng trung chuyển đường biển lớn nhất khu vực. Những vị thế mà đúng ra là của Việt Nam .
(Sân bay Tân Sơn Nhất 50 năm trước)Lý Quang Diệu cũng thừa nhận cuộc chiến ở Việt Nam là “Lợi ích không ngờ” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061013_lee_warcomment.shtml)
Câu trả lời hợp lý nhất là yếu tố lãnh đạo kiệt xuất của những nhà lãnh đạo Singapore đã làm được điều đó. Và điểm mấu chốt tiếp theo là gì?
Đó là dân chủ chuyên chế kiểu Singapore. Lý Quang Diệu rất coi trọng người tài và ông ta không tin là dân chủ kiểu Mỹ là cách hiệu quả ở châu Á, lý luận đơn giản của ông ấy là một người có trình độ thấp thì không thể có lá phiếu bằng với 1 người có trình độ cao được. Có vẻ hơi “độc tài”, nhưng mà đó là điều đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng ở Singapore.
(Lưu ý là không phải là nước Mỹ không trọng người tài, mà theo 1 cách khác, các bạn có thể đọc thêm ở quyển ” Đối Thoại Với Lý Quang Diệu – Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia” , các bạn tìm hiểu kỹ cũng sẽ thấy là lãnh đạo của Mỹ thường là có gốc gác là luật sư, còn lãnh đạo của Trung Quốc chẳng hạn, lại đa số có gốc gác kỹ thuật, cách trọng nhân tài khác nhau)
So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng dễ nhận thấy quan điểm của Lý Quang Diệu khá đúng, ít nhất là về mặt phát triển kinh tế. Trung Quốc và Ấn Độ có vị thế tương đương nhau, nhưng trong vài chục năm Trung Quốc đã vươn lên khá xa, không khi Ấn Độ tỏ ra khá chậm chạp, dù bộ phận kinh tế tư nhân ở Ấn Độ cũng khá mạnh.
Điều này cũng thể hiện rõ ở Thái Lan, khi mà dân chủ quá đà, thì các phe áo vàng áo đỏ cứ thay phiên nhau biểu tình, phá hoại sự phát triển kinh tế.
Về mặt khoa học, thì Tâm Lý học đám đông cũng khẳng định là đám đông sẽ kém hơn cá nhân rất nhiều trong việc ra quyết định hay nhận ra được cái gì đúng và sai. Và người châu Á thì thường a dua, không dám thể hiện cái tôi trước đám đông nên thường quyết định của đám đông thường là rất tệ và không có gì nổi trội.
1. Incentives matters – động cơ và lợi ích khá là quan trọngg
2. There is no free lunch – không có bữa trưa miễn phí
Và áp dụng điều này vào cách tưởng thưởng cho giới công chức nhà nước ở Việt Nam thì sẽ thấy rõ điều vô lý. Chúng ta không thể có những người giỏi nhất làm việc trong nhà nước nếu quyền lợi cá nhân của họ không tốt, cụ thể tiền lương và cơ hội làm việc.
Điều này thể hiện rõ nhất ở thế hệ 8x, gần như +90% những người xuất sắc thuộc thế hệ 8x mà tôi biết đều làm ở khu vực tư nhân, các công ty nước ngoài chứ không phải là nhà nước. Một đất nước mà những người tài năng nhất thuộc giới trẻ không xem việc tham gia vào nhà nước như là một cơ hội tốt thì sẽ khó mà phát triển.
Thực tế, khá nhiều bạn bè tôi có năng lực, từng rất năng nổ trong các hoạt động đoàn hội, cũng dần rút ra các hoạt động này khi ra trường. Dù không phải là họ không thích.
Nhiều người khen Lý Quang Diệu là người tài giỏi, còn ông ta thì tự nhận là mình không giỏi, nhưng biết sử dụng người giỏi. Việc chiêu dụng và sử dụng người tài có thể xem là điều quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Đã rất nhiều năm nay Singapore đã tìm nhiều cách để chiêu mộ sinh viên ở các nước trong khu vực nhận học bổng, tài trợ học phí để học đại học tại Singapore, và sau đó làm việc tại đây trong ít nhất 3 năm, còn tầng lớp lãnh đạo của Singapore thì được trả lương cao nhất thế giới. Lý Quang Diệu đã khẳng định không có lý do gì mà một bộ trưởng lại được trả lương thấp hơn 1 nhân vật cấp cao của những tập đoàn đa quốc gia.
Còn ở Việt Nam hiện tại, dễ thấy rõ có 3 nhóm cơ bản muốn vào làm nhà nước: muốn an nhàn và ổn định, hoặc muốn “bổng lộc”, hoặc thực sự có tâm (nhưng chưa chắc có tầm).
Người giỏi không phải ai cũng muốn “bổng lộc”, họ muốn làm việc và nhận được quyền lợi 1 cách chính trực đoàng hoàng.
Để Việt Nam có thể bứt phá, việc quan trọng nhất cần làm đó là phải đưa được những người trẻ giỏi, có tâm huyết vào trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. Và để thu hút được họ thì cần có những phần thưởng xứng đáng và không được cào bằng cá mè một lứa.
Và để làm được điều đó, không thể triển khai đồng loạt, nâng lương đồng loạt cho công chức thì không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ tạo ra thâm hụt ngân sách. Cần có những trọng tâm nhất định: tập trung vào một số địa phương chiến lược và một số ngành chiến lược. Vì nếu làm không khéo, bài toán con gà và quả trứng sẽ không được giải quyết và mọi chuyện lại đâu vào đó.
1. Chọn ra 2-3 ngành kinh tế mũi nhọn nhất và dồn hết lực vào ngành này. Chúng ta cần 2-3 ngành đứng đầu thế giới thì tốt hơn rất nhiều so với hàng chục ngành đứng thứ 2. Cần có tiêu chí lựa chọn cụ thể: (1) là xu hướng, nằm trong xương sống hoặc thiết yếu của thế giới trong ngắn và dài hạn (2) là thế mạnh của đất nước (3) có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu tăng lên 20-30% mỗi năm liên tục trong ít nhất 10 năm. Việt Nam có 2 ngành có thể thoả mãn tiêu chí này, đó là công nghệ thông tin (không phải chỉ là xuất khẩu/gia công phần mềm như một số vị lãnh đạo lầm tưởng, mà là bao gồm rất nhiều mảng từ thương mại điện tử, game, sức khoẻ v.v… ) và nông nghiệp (nông nghiệp Việt Nam khá lạc hậu và có thể cải tiển rất nhiều để tăng năng xuất, chất lượng, thương hiệu v.v… để gia tăng giá trị)
2. Tạo ra những đặc khu kinh tế ở từng địa phương cụ thể và báo cáo trực tiếp lên chính phủ (không qua địa phương). Mỗi đặc khu này bắt đầu chỉ khá nhỏ, điều quan trọng nhất là tạo ra được mô hình tốt để nhân rộng sau 1-2 năm chứ không phải là dồn hết lực vào làm 1 lần mà chưa kịp có điều chỉnh thì mắc phải những sai phạm nghiêm trọng (như Vinashin), rất khó làm 1 cái gì đúng mà không mắc phải khá nhiều cái sai. Mỗi lĩnh vực thì cần 2-3 đặc khu để đối chứng, ví dụ cafe thì 1 đặc khu ở Daklak, 1 đặc khu ở Lâm Đồng, sản xuất phần mềm thì 1 ở SG, 1 ở HN, 1 ở Đà Năng v.v… điều này giúp cho việc học hỏi và sáng tạo được phát triển tốt hơn.
Thành lập những công ty quản lý những đặc khu này, với hội đồng quản trị bao gồm: một nhà chuyên môn, một nhà đầu tư/đối tác nước ngoài, 1 lãnh đạo địa phương, 1 đại diện chính phủ, 2 đại diện từ khu vực kinh tế tư nhân. Hội đồng quản trị này sẽ quyết định nhà quản lý cho công ty đó và đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng năm với những KPI (Key performance indicator) rất rõ ràng. Vốn đầu tư sẽ dựa vào các nguồn từ ngân sách nhà nước và các nhà đầu tư. Điều quan trọng nhất là chọn được những người giỏi nhất vào làm trong những công ty này để họ có thể vận hành được hiệu quả nhất.
Hằng quí sẽ có những đại hội để gặp gỡ, trao đổi những các công ty này, để chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi thêm vốn đầu tư, mở rộng v.v… nhằm tạo ra những mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều thành phần và tạo ra những đòn bẩy lớn.
Chỉ sau khoảng 2-3 năm, thì những chúng ta có thể xây dựng được những đặc khu với những mô hình phát triển cực kỳ hiệu quả và mạnh với số vốn đầu tư không lớn, thu hút sự quan tâm ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội và có thể nhân rộng nhanh chóng. Từ 5-8 năm chúng ta có thể đứng đầu ở những ngành cụ thể trong khu vực, và sau đó là châu lục và thế giới.
2. Kế hoạch này ”lean” và “agile”, nói một cách khác là nó có sự mềm dẻo và áp dụng phương pháp thử và sai. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho việc lên kế hoạch (mà chắc chắn sẽ sai) thì dành thời gian và công sức để đưa vào thực tế với những mô hình nhỏ và rút kinh nghiệm nhanh chóng từ những sai lầm
3. Thu hút được người tài vì những công ty/đặc khu này sẽ có quyền chủ động đưa ra những ưu đãi cạnh tranh trực tiếp về mặt nhân sự đối với những công ty khác.
4. Tận dụng được sức mạnh của nhiều nguồn lực, từ kinh tế tư nhân, nhà nước, địa phương
5. Không bị mô hình quản lý nhà nước kìm hãm.
6. Tạo ra giá trị cho bộ phận kinh tế tư nhân vì đây sẽ là bộ phận đạt được nhiều giá trị nhất khi các mô hình này được xây dựng thành công
7. Tạo ra giá trị cho địa phương.
8. Nhận được sự ủng hộ của xã hội, truyền thông.
Một điều khá thú vị nữa là những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu – thủ tướng đầu tiên của Singapore – đã từng nói hi vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn
(Sài gòn những năm 1960) Tuy nhiên, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã đi quá xa và tạo ra những bước ngoặt lớn, tất nhiên phần còn lại đã trở thành lịch sử. Lý Quang Diệu đã quá nhạy bén và sáng suốt tận dụng được cơ hội ngàn năm có một để đưa Singapore trở thành 1 nước như ngày nay, vì chắc chắn rằng phương Tây sẽ tìm mọi cách kìm kẹp cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam bằng cách tạo dựng ảnh hưởng lên những đồng minh bao gồm Nhật, Hàn, Singapore, Đài Loan, Thái lan, Malaysia, Philipines…
Cảng trung chuyển hàng không lớn nhất khu vực ở Sài Gòn được chuyển sang Thái Lan, còn Singapore tận dung cơ hội để xây dựng cảng trung chuyển đường biển lớn nhất khu vực. Những vị thế mà đúng ra là của Việt Nam .
(Sân bay Tân Sơn Nhất 50 năm trước)Lý Quang Diệu cũng thừa nhận cuộc chiến ở Việt Nam là “Lợi ích không ngờ” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061013_lee_warcomment.shtml)
Tại sao dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây không hiệu quả ở châu Á
Câu hỏi đặt ra là tại sao Singapore mà không phải nước nào khác ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẻ như vậy?Câu trả lời hợp lý nhất là yếu tố lãnh đạo kiệt xuất của những nhà lãnh đạo Singapore đã làm được điều đó. Và điểm mấu chốt tiếp theo là gì?
Đó là dân chủ chuyên chế kiểu Singapore. Lý Quang Diệu rất coi trọng người tài và ông ta không tin là dân chủ kiểu Mỹ là cách hiệu quả ở châu Á, lý luận đơn giản của ông ấy là một người có trình độ thấp thì không thể có lá phiếu bằng với 1 người có trình độ cao được. Có vẻ hơi “độc tài”, nhưng mà đó là điều đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng ở Singapore.
(Lưu ý là không phải là nước Mỹ không trọng người tài, mà theo 1 cách khác, các bạn có thể đọc thêm ở quyển ” Đối Thoại Với Lý Quang Diệu – Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia” , các bạn tìm hiểu kỹ cũng sẽ thấy là lãnh đạo của Mỹ thường là có gốc gác là luật sư, còn lãnh đạo của Trung Quốc chẳng hạn, lại đa số có gốc gác kỹ thuật, cách trọng nhân tài khác nhau)
So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng dễ nhận thấy quan điểm của Lý Quang Diệu khá đúng, ít nhất là về mặt phát triển kinh tế. Trung Quốc và Ấn Độ có vị thế tương đương nhau, nhưng trong vài chục năm Trung Quốc đã vươn lên khá xa, không khi Ấn Độ tỏ ra khá chậm chạp, dù bộ phận kinh tế tư nhân ở Ấn Độ cũng khá mạnh.
Điều này cũng thể hiện rõ ở Thái Lan, khi mà dân chủ quá đà, thì các phe áo vàng áo đỏ cứ thay phiên nhau biểu tình, phá hoại sự phát triển kinh tế.
Về mặt khoa học, thì Tâm Lý học đám đông cũng khẳng định là đám đông sẽ kém hơn cá nhân rất nhiều trong việc ra quyết định hay nhận ra được cái gì đúng và sai. Và người châu Á thì thường a dua, không dám thể hiện cái tôi trước đám đông nên thường quyết định của đám đông thường là rất tệ và không có gì nổi trội.
Điều gì khiến Việt Nam có thể bứt phá?
Nói một cách đơn giản, trong kinh tế học có 2 điều quan trọng:1. Incentives matters – động cơ và lợi ích khá là quan trọngg
2. There is no free lunch – không có bữa trưa miễn phí
Và áp dụng điều này vào cách tưởng thưởng cho giới công chức nhà nước ở Việt Nam thì sẽ thấy rõ điều vô lý. Chúng ta không thể có những người giỏi nhất làm việc trong nhà nước nếu quyền lợi cá nhân của họ không tốt, cụ thể tiền lương và cơ hội làm việc.
Điều này thể hiện rõ nhất ở thế hệ 8x, gần như +90% những người xuất sắc thuộc thế hệ 8x mà tôi biết đều làm ở khu vực tư nhân, các công ty nước ngoài chứ không phải là nhà nước. Một đất nước mà những người tài năng nhất thuộc giới trẻ không xem việc tham gia vào nhà nước như là một cơ hội tốt thì sẽ khó mà phát triển.
Thực tế, khá nhiều bạn bè tôi có năng lực, từng rất năng nổ trong các hoạt động đoàn hội, cũng dần rút ra các hoạt động này khi ra trường. Dù không phải là họ không thích.
Nhiều người khen Lý Quang Diệu là người tài giỏi, còn ông ta thì tự nhận là mình không giỏi, nhưng biết sử dụng người giỏi. Việc chiêu dụng và sử dụng người tài có thể xem là điều quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Đã rất nhiều năm nay Singapore đã tìm nhiều cách để chiêu mộ sinh viên ở các nước trong khu vực nhận học bổng, tài trợ học phí để học đại học tại Singapore, và sau đó làm việc tại đây trong ít nhất 3 năm, còn tầng lớp lãnh đạo của Singapore thì được trả lương cao nhất thế giới. Lý Quang Diệu đã khẳng định không có lý do gì mà một bộ trưởng lại được trả lương thấp hơn 1 nhân vật cấp cao của những tập đoàn đa quốc gia.
Còn ở Việt Nam hiện tại, dễ thấy rõ có 3 nhóm cơ bản muốn vào làm nhà nước: muốn an nhàn và ổn định, hoặc muốn “bổng lộc”, hoặc thực sự có tâm (nhưng chưa chắc có tầm).
Người giỏi không phải ai cũng muốn “bổng lộc”, họ muốn làm việc và nhận được quyền lợi 1 cách chính trực đoàng hoàng.
Để Việt Nam có thể bứt phá, việc quan trọng nhất cần làm đó là phải đưa được những người trẻ giỏi, có tâm huyết vào trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. Và để thu hút được họ thì cần có những phần thưởng xứng đáng và không được cào bằng cá mè một lứa.
Và để làm được điều đó, không thể triển khai đồng loạt, nâng lương đồng loạt cho công chức thì không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ tạo ra thâm hụt ngân sách. Cần có những trọng tâm nhất định: tập trung vào một số địa phương chiến lược và một số ngành chiến lược. Vì nếu làm không khéo, bài toán con gà và quả trứng sẽ không được giải quyết và mọi chuyện lại đâu vào đó.
Cụ thể như thế nào?
Theo tôi cần làm 3 bước sau:1. Chọn ra 2-3 ngành kinh tế mũi nhọn nhất và dồn hết lực vào ngành này. Chúng ta cần 2-3 ngành đứng đầu thế giới thì tốt hơn rất nhiều so với hàng chục ngành đứng thứ 2. Cần có tiêu chí lựa chọn cụ thể: (1) là xu hướng, nằm trong xương sống hoặc thiết yếu của thế giới trong ngắn và dài hạn (2) là thế mạnh của đất nước (3) có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu tăng lên 20-30% mỗi năm liên tục trong ít nhất 10 năm. Việt Nam có 2 ngành có thể thoả mãn tiêu chí này, đó là công nghệ thông tin (không phải chỉ là xuất khẩu/gia công phần mềm như một số vị lãnh đạo lầm tưởng, mà là bao gồm rất nhiều mảng từ thương mại điện tử, game, sức khoẻ v.v… ) và nông nghiệp (nông nghiệp Việt Nam khá lạc hậu và có thể cải tiển rất nhiều để tăng năng xuất, chất lượng, thương hiệu v.v… để gia tăng giá trị)
2. Tạo ra những đặc khu kinh tế ở từng địa phương cụ thể và báo cáo trực tiếp lên chính phủ (không qua địa phương). Mỗi đặc khu này bắt đầu chỉ khá nhỏ, điều quan trọng nhất là tạo ra được mô hình tốt để nhân rộng sau 1-2 năm chứ không phải là dồn hết lực vào làm 1 lần mà chưa kịp có điều chỉnh thì mắc phải những sai phạm nghiêm trọng (như Vinashin), rất khó làm 1 cái gì đúng mà không mắc phải khá nhiều cái sai. Mỗi lĩnh vực thì cần 2-3 đặc khu để đối chứng, ví dụ cafe thì 1 đặc khu ở Daklak, 1 đặc khu ở Lâm Đồng, sản xuất phần mềm thì 1 ở SG, 1 ở HN, 1 ở Đà Năng v.v… điều này giúp cho việc học hỏi và sáng tạo được phát triển tốt hơn.
Thành lập những công ty quản lý những đặc khu này, với hội đồng quản trị bao gồm: một nhà chuyên môn, một nhà đầu tư/đối tác nước ngoài, 1 lãnh đạo địa phương, 1 đại diện chính phủ, 2 đại diện từ khu vực kinh tế tư nhân. Hội đồng quản trị này sẽ quyết định nhà quản lý cho công ty đó và đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng năm với những KPI (Key performance indicator) rất rõ ràng. Vốn đầu tư sẽ dựa vào các nguồn từ ngân sách nhà nước và các nhà đầu tư. Điều quan trọng nhất là chọn được những người giỏi nhất vào làm trong những công ty này để họ có thể vận hành được hiệu quả nhất.
Hằng quí sẽ có những đại hội để gặp gỡ, trao đổi những các công ty này, để chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi thêm vốn đầu tư, mở rộng v.v… nhằm tạo ra những mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều thành phần và tạo ra những đòn bẩy lớn.
Chỉ sau khoảng 2-3 năm, thì những chúng ta có thể xây dựng được những đặc khu với những mô hình phát triển cực kỳ hiệu quả và mạnh với số vốn đầu tư không lớn, thu hút sự quan tâm ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội và có thể nhân rộng nhanh chóng. Từ 5-8 năm chúng ta có thể đứng đầu ở những ngành cụ thể trong khu vực, và sau đó là châu lục và thế giới.
Tại sao kế hoạch này sẽ thành công?
1. Kế hoạch này đơn giản và rất tập trung, có định hướng chứ không phải lan man ôm đồm nhiều thứ2. Kế hoạch này ”lean” và “agile”, nói một cách khác là nó có sự mềm dẻo và áp dụng phương pháp thử và sai. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho việc lên kế hoạch (mà chắc chắn sẽ sai) thì dành thời gian và công sức để đưa vào thực tế với những mô hình nhỏ và rút kinh nghiệm nhanh chóng từ những sai lầm
3. Thu hút được người tài vì những công ty/đặc khu này sẽ có quyền chủ động đưa ra những ưu đãi cạnh tranh trực tiếp về mặt nhân sự đối với những công ty khác.
4. Tận dụng được sức mạnh của nhiều nguồn lực, từ kinh tế tư nhân, nhà nước, địa phương
5. Không bị mô hình quản lý nhà nước kìm hãm.
6. Tạo ra giá trị cho bộ phận kinh tế tư nhân vì đây sẽ là bộ phận đạt được nhiều giá trị nhất khi các mô hình này được xây dựng thành công
7. Tạo ra giá trị cho địa phương.
8. Nhận được sự ủng hộ của xã hội, truyền thông.
Đấu đá trong giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy sự chia rẽ
Thu, 03/15/2012 – 11:54 —-Nguồn: Jamil Anderlini – Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
14.03.2012
Khi những nhà lãnh đạo độ tuổi lục tuần của Trung Quốc xuất hiện trước công chúng với những bộ áo sẫm màu và kiểu tóc nhuộm giống nhau, mọi hành động của họ đều được sắp xếp để biểu lộ tính đoàn kết và đồng thuận.
Báo chí và truyền hình Trung Quốc đồng loạt tường thuật giới lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới nhất loạt đưa tay để biểu quyết một vấn đề trong ngày với mục đích quá rõ rệt rằng đây là một đảng Cộng sản hoà thuận.
Nhưng rất thường xuyên, thường là trước giai đoạn chuyển đổi chính trị hoặc khi quốc gia này đối diện một cơn khủng hoảng lớn, sự chia rẽ trầm trọng vẫn tồn tại phía dưới lại nổi lên bên trên.
Điều này hiện đang xảy ra khi giới lãnh đạo quốc gia chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi mười năm một lần vào cuối năm nay, trong đó đa số những lãnh đạo tối cao, bao gồm thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, sẽ bước xuống để nhường chỗ cho thế hệ mới.
Hôm thứ Tư, ông Ôn, một lãnh đạo cấp tiến nhất của Trung Quốc, đã đưa ra một nghị trình cải cách chính trị mà bản thân nó hàm chứa một tấn công vào những đối thủ bảo thủ của ông.
Khi ông kêu gọi việc “cấp tốc” và “nghiêm trọng” cải cách chính trị và khi ông khẳng định rằng dân chủ cuối cùng phải xảy ra đã đánh thẳng vào mặt giới bảo thủ chuyên cho rằng thách thức tình trạng hiện tại của nền chính trị Trung Quốc chỉ dẫn đến hỗn loạn.
Năm 2009, Ngô Bang Quốc, người chính thức đứng ở vị trí thứ hai trong hệ thống quyền lực của đảng Cộng sản sau Hồ Cẩm Đào, đã kịch liệt bác bỏ hệ thống dân chủ đa đảng kiểu “phương tây”, phân định quyền lực giữa ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc một hệ thống chính trị lưỡng viện.
Điều này chẳng đưa ra được mấy lựa chọn nếu Trung Quốc vẫn hi vọng cuối cùng sẽ đem đến dân chủ và tổng bầu cử, như ông Ôn đề xuất trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
“Có một cảm nhận chung trong giới lãnh đạo rằng cần có vài thay đổi lớn trong hệ thống nhưng vẫn chưa có một sự đồng thuận về những thay đổi này là gì và chúng nên xảy ra theo thứ tự nào,” Victor Shih, một chuyên gia về giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc tại Đại học Northwestern. “Ý kiến của ông Ôn cho thấy ít nhất một vài người trong giới lãnh đạo đã mạnh mẽ ủng hộ việc cải cách chính trị sâu rộng hơn ở Trung Quốc.”
Ông Ôn cũng có ý kiến đối nghịch hơn khi ông đưa ra một tấn công hiếm có đến Bạc Hy Lai, viên thị trưởng đầy sóng gió của thành phố tự trị Trùng Khánh, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, trước khi viên giám đốc công an của ông bị bắt giữ vì đã tìm cách đào tị sang Hoa Kỳ.
Trong một cú đấm thẳng vào những chính sách gây tranh cãi mà ông Bạc đã đưa ra ở Trùng Khánh, ông Ôn đã liên tục liên hệ đến thảm hoạ Cách mạng Văn hoá trong giai đoạn 1966-1976 với nạn thanh trừng và ngược đãi với hầu hết các quan chức chính quyền, học giả, trí thức cũng như gia đình của họ.
Chương trình cải cách cực đoan của ông Bạc ở Trùng Khánh liên quan đến việc vực dậy những hình ảnh và ca khúc “đỏ” của thời kỳ Cách mạng Văn hoá, việc tàn bạo thanh trừng những doanh nhân giàu có bị cáo buộc là “băng đảng” và việc chi tiêu mạnh mẽ để nâng cấp các dịch vụ xã hội và các căn hộ nhà nước.
Đề cập đặc biệt đến Vương Lập Quân, vị giám đốc công an mà ông Bạc rất tin tưởng, người đã chỉ đạo phong trào thanh trừng các “tổ chức tội phạm” trước khi tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ sau một mâu thuẫn với ông Bạc, ông Ôn nói rằng chính quyền Trùng Khánh phải “xem kỹ lại” và “rút ra những bài học” từ sự kiện này.
Bên trong, các quan chức cao cấp nói rằng sự nghiệp chính trị của ông Bạc rõ ràng là đã chấm dứt sau việc ông Vương tìm cách đào thoát nhưng những chỉ trích mạnh mẽ của ông Ôn cho thấy những đấu đá hậu trường vẫn đang tiếp diễn.
Bên ngoài, đảng Cộng sản đã không có vẻ quá chia rẽ kể từ những ngày tháng đen tối của cuộc thảm sát Thiên An Môn, khi tổng bí thư lúc ấy là Triệu Tử Dương bị giam giữ tại gia vì đã từ chối ban hành thiết quân luật.
Đảng đã sống sót qua cơn khủng hoảng ấy một phần là nhờ nó có được một nhà lãnh đạo vĩ đại, Đặng Tiểu Bình, người đã nắm giữ tính trung thành vững chắc của Đảng và quân đội, giới đã thi hành cuộc đàn áp đẫm máu.
Ngày nay, không còn một nhân vật như thế và điều này giải thích tại sao lại có một tranh chấp đang dâng cao và tại sao Đảng cho đến nay vẫn thất bại trong việc cách chức ông Bạc hoặc có một hình thức trừng phạt công khai đối với ông.
Mặc dù có những tin đồn về việc ông chắc chắn sẽ bị sa thải đang lan toả rộng rãi tại Bắc Kinh, 10 ngày qua ông Bạc đã xuất hiện trước công chúng tại hội nghị thường niên của quốc hội bù nhìn trong vai trò là thành viên của Bộ Chính trị gồm 25 người, cơ quan quyền lực cao thứ hai ở Trung Quốc.
Một số các nhà phân tích và quan chức tin rằng cách chức ông Bạc, người vẫn còn nổi tiếng với giới bảo thủ và quân đội cũng như việc cha ông từng là một anh hùng cách mạng và phó thủ tướng Trung Quốc, có thể làm nảy sinh ra hiện tượng phân tán công khai trong đảng.
Nhưng những người khác nói rằng cho phép ông tiếp tục như cũ sẽ làm cho Đảng có vẻ yếu ớt và bị lũng đoạn bởi những cá nhân quyền lực và quen biết lớn.
Cập nhật:
Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư Trùng Khánh
Nguồn: Jamil Anderlini – Financial Times
15.03.2012
Bạc Hy Lai, nhà chính trị bất trị của Trung Quốc, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, đã bị cách chức bí thư đảng uỷ thành phố tự trị Trùng Khánh.
Ông Bạc sẽ được thay thế bởi Trương Đức Giang, một nhà kinh tế được đào tạo tại Bắc Hàn và cũng là phó thủ tướng, Tân Hoa Xã cho biết.
Quyết định cách chức ông Bạc đã được thông báo nội bộ đến các quan chức cao cấp vào tối thứ Tư, ngay sau khi lễ bế mạc hội nghị 10 ngày của quốc hội bù nhìn Trung Quốc, những người hiểu biết sự việc cho hay.
Hôm thứ Tư, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bắn phát súng cảnh báo đến giới quan chức bảo thủ trong đảng, cảnh cáo họ rằng Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc Cách mạng Văn hoá thứ hai nếu không chịu khẩn cấp cải cách chính trị.
Ông Ôn, người sẽ bước ra khỏi uỷ ban thường trực bộ chính trị đầy quyền lực vào cuối năm nay, cũng đã trực tiếp tấn công ông Bạc.
Trong một trường hợp hiếm hoi của việc công khai chỉ trích nhau giữa các quan chức cao cấp Cộng sản, ông Ôn đã đề cập đến sự kiện tai tiếng dẫn đến việc truất phế Vương Lập Quân, vị cựu giám đốc công an và đồng minh chính trị của ông Bạc, người đã tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ tháng trước. Ông Vương vẫn đang bị bắt giữ và trường hợp của ông vẫn đang được điều tra.
“Đảng uỷ và chính quyền Trùng Khánh phải nghiêm khắc nhìn nhận sự kiện Vương Lập Quân và rút ra những bài học từ sự việc này,” ông Ôn nói.
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
14.03.2012
Khi những nhà lãnh đạo độ tuổi lục tuần của Trung Quốc xuất hiện trước công chúng với những bộ áo sẫm màu và kiểu tóc nhuộm giống nhau, mọi hành động của họ đều được sắp xếp để biểu lộ tính đoàn kết và đồng thuận.
Báo chí và truyền hình Trung Quốc đồng loạt tường thuật giới lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới nhất loạt đưa tay để biểu quyết một vấn đề trong ngày với mục đích quá rõ rệt rằng đây là một đảng Cộng sản hoà thuận.
Nhưng rất thường xuyên, thường là trước giai đoạn chuyển đổi chính trị hoặc khi quốc gia này đối diện một cơn khủng hoảng lớn, sự chia rẽ trầm trọng vẫn tồn tại phía dưới lại nổi lên bên trên.
Điều này hiện đang xảy ra khi giới lãnh đạo quốc gia chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi mười năm một lần vào cuối năm nay, trong đó đa số những lãnh đạo tối cao, bao gồm thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, sẽ bước xuống để nhường chỗ cho thế hệ mới.
Hôm thứ Tư, ông Ôn, một lãnh đạo cấp tiến nhất của Trung Quốc, đã đưa ra một nghị trình cải cách chính trị mà bản thân nó hàm chứa một tấn công vào những đối thủ bảo thủ của ông.
Khi ông kêu gọi việc “cấp tốc” và “nghiêm trọng” cải cách chính trị và khi ông khẳng định rằng dân chủ cuối cùng phải xảy ra đã đánh thẳng vào mặt giới bảo thủ chuyên cho rằng thách thức tình trạng hiện tại của nền chính trị Trung Quốc chỉ dẫn đến hỗn loạn.
Năm 2009, Ngô Bang Quốc, người chính thức đứng ở vị trí thứ hai trong hệ thống quyền lực của đảng Cộng sản sau Hồ Cẩm Đào, đã kịch liệt bác bỏ hệ thống dân chủ đa đảng kiểu “phương tây”, phân định quyền lực giữa ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc một hệ thống chính trị lưỡng viện.
Điều này chẳng đưa ra được mấy lựa chọn nếu Trung Quốc vẫn hi vọng cuối cùng sẽ đem đến dân chủ và tổng bầu cử, như ông Ôn đề xuất trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
“Có một cảm nhận chung trong giới lãnh đạo rằng cần có vài thay đổi lớn trong hệ thống nhưng vẫn chưa có một sự đồng thuận về những thay đổi này là gì và chúng nên xảy ra theo thứ tự nào,” Victor Shih, một chuyên gia về giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc tại Đại học Northwestern. “Ý kiến của ông Ôn cho thấy ít nhất một vài người trong giới lãnh đạo đã mạnh mẽ ủng hộ việc cải cách chính trị sâu rộng hơn ở Trung Quốc.”
Ông Ôn cũng có ý kiến đối nghịch hơn khi ông đưa ra một tấn công hiếm có đến Bạc Hy Lai, viên thị trưởng đầy sóng gió của thành phố tự trị Trùng Khánh, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, trước khi viên giám đốc công an của ông bị bắt giữ vì đã tìm cách đào tị sang Hoa Kỳ.
Trong một cú đấm thẳng vào những chính sách gây tranh cãi mà ông Bạc đã đưa ra ở Trùng Khánh, ông Ôn đã liên tục liên hệ đến thảm hoạ Cách mạng Văn hoá trong giai đoạn 1966-1976 với nạn thanh trừng và ngược đãi với hầu hết các quan chức chính quyền, học giả, trí thức cũng như gia đình của họ.
Chương trình cải cách cực đoan của ông Bạc ở Trùng Khánh liên quan đến việc vực dậy những hình ảnh và ca khúc “đỏ” của thời kỳ Cách mạng Văn hoá, việc tàn bạo thanh trừng những doanh nhân giàu có bị cáo buộc là “băng đảng” và việc chi tiêu mạnh mẽ để nâng cấp các dịch vụ xã hội và các căn hộ nhà nước.
Đề cập đặc biệt đến Vương Lập Quân, vị giám đốc công an mà ông Bạc rất tin tưởng, người đã chỉ đạo phong trào thanh trừng các “tổ chức tội phạm” trước khi tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ sau một mâu thuẫn với ông Bạc, ông Ôn nói rằng chính quyền Trùng Khánh phải “xem kỹ lại” và “rút ra những bài học” từ sự kiện này.
Bên trong, các quan chức cao cấp nói rằng sự nghiệp chính trị của ông Bạc rõ ràng là đã chấm dứt sau việc ông Vương tìm cách đào thoát nhưng những chỉ trích mạnh mẽ của ông Ôn cho thấy những đấu đá hậu trường vẫn đang tiếp diễn.
Bên ngoài, đảng Cộng sản đã không có vẻ quá chia rẽ kể từ những ngày tháng đen tối của cuộc thảm sát Thiên An Môn, khi tổng bí thư lúc ấy là Triệu Tử Dương bị giam giữ tại gia vì đã từ chối ban hành thiết quân luật.
Đảng đã sống sót qua cơn khủng hoảng ấy một phần là nhờ nó có được một nhà lãnh đạo vĩ đại, Đặng Tiểu Bình, người đã nắm giữ tính trung thành vững chắc của Đảng và quân đội, giới đã thi hành cuộc đàn áp đẫm máu.
Ngày nay, không còn một nhân vật như thế và điều này giải thích tại sao lại có một tranh chấp đang dâng cao và tại sao Đảng cho đến nay vẫn thất bại trong việc cách chức ông Bạc hoặc có một hình thức trừng phạt công khai đối với ông.
Mặc dù có những tin đồn về việc ông chắc chắn sẽ bị sa thải đang lan toả rộng rãi tại Bắc Kinh, 10 ngày qua ông Bạc đã xuất hiện trước công chúng tại hội nghị thường niên của quốc hội bù nhìn trong vai trò là thành viên của Bộ Chính trị gồm 25 người, cơ quan quyền lực cao thứ hai ở Trung Quốc.
Một số các nhà phân tích và quan chức tin rằng cách chức ông Bạc, người vẫn còn nổi tiếng với giới bảo thủ và quân đội cũng như việc cha ông từng là một anh hùng cách mạng và phó thủ tướng Trung Quốc, có thể làm nảy sinh ra hiện tượng phân tán công khai trong đảng.
Nhưng những người khác nói rằng cho phép ông tiếp tục như cũ sẽ làm cho Đảng có vẻ yếu ớt và bị lũng đoạn bởi những cá nhân quyền lực và quen biết lớn.
Cập nhật:
Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư Trùng Khánh
Nguồn: Jamil Anderlini – Financial Times
15.03.2012
Bạc Hy Lai, nhà chính trị bất trị của Trung Quốc, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, đã bị cách chức bí thư đảng uỷ thành phố tự trị Trùng Khánh.
Ông Bạc sẽ được thay thế bởi Trương Đức Giang, một nhà kinh tế được đào tạo tại Bắc Hàn và cũng là phó thủ tướng, Tân Hoa Xã cho biết.
Quyết định cách chức ông Bạc đã được thông báo nội bộ đến các quan chức cao cấp vào tối thứ Tư, ngay sau khi lễ bế mạc hội nghị 10 ngày của quốc hội bù nhìn Trung Quốc, những người hiểu biết sự việc cho hay.
Hôm thứ Tư, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bắn phát súng cảnh báo đến giới quan chức bảo thủ trong đảng, cảnh cáo họ rằng Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc Cách mạng Văn hoá thứ hai nếu không chịu khẩn cấp cải cách chính trị.
Ông Ôn, người sẽ bước ra khỏi uỷ ban thường trực bộ chính trị đầy quyền lực vào cuối năm nay, cũng đã trực tiếp tấn công ông Bạc.
Trong một trường hợp hiếm hoi của việc công khai chỉ trích nhau giữa các quan chức cao cấp Cộng sản, ông Ôn đã đề cập đến sự kiện tai tiếng dẫn đến việc truất phế Vương Lập Quân, vị cựu giám đốc công an và đồng minh chính trị của ông Bạc, người đã tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ tháng trước. Ông Vương vẫn đang bị bắt giữ và trường hợp của ông vẫn đang được điều tra.
“Đảng uỷ và chính quyền Trùng Khánh phải nghiêm khắc nhìn nhận sự kiện Vương Lập Quân và rút ra những bài học từ sự việc này,” ông Ôn nói.
Trạng thái của thế giới: Chiến lược của nước Đức
Tác giả: George Friedman Ngày 12 Tháng 3, 2012 Nguồn: STRATFOR Global Intelligence FitFormFunction, x-cafevn.org, chuyển ngữÝ tưởng về một nước Đức với một chiến lược độc lập quốc gia đi ngược lại tất cả mọi thứ mà nước Đức đã mong muốn kể từ Thế chiến II và tất cả mọi thứ mà thế giới đã muốn từ nước Đức. Theo một cách nào đó, toàn bộ cấu trúc của Châu Âu hiện đại đã được tạo ra để tận dụng lợi thế về sự năng động kinh tế của nước Đức và đồng thời cũng tránh mối đe dọa về sự thống trị của Đức. Khi viết về chiến lược của Đức, tôi cho rằng có khả năng cao là cấu trúc cơ bản của Tây Âu kể từ Thế chiến II và của Châu Âu như một tổng thể chung từ năm 1991 đang sắp kết thúc.
Nếu vậy, thì câu hỏi là liệu mô hình lịch sử của chiến lược Đức sẽ xuất hiện hoặc một cái gì đó mới đang đến. Điều đó, tất nhiên là, mô hình sau chiến tranh luôn luôn có thể được bảo tồn. Cho dù nó là gì đi nửa thì chiến lược tương lai của Đức chắc chắn là câu hỏi quan trọng nhất ở châu Âu và khá có thể cũng là ở trên thế giới.
Nguồn gốc Chiến lược của nước Đức
Trước năm 1871, khi nước Đức còn phân chia là một số lớn các quốc gia nhỏ bé, họ chưa phải là một thách thức đối với châu Âu.Thay vào đó, họ được xem như một bộ đệm giữa Pháp ở một bên,Nga và Áo ở một bên khác. Napoleon và chiến dịch để thống trị châu Âu của mình, lần đầu tiên đã thay đổi tình trạng của nước Đức, cả hai vượt qua những rào cản và kích động sự thăng tiến của nước Phổ, một thực thể mạnh mẽ của Đức. Phổ đã trở thành công cụ trong việc tạo ra một nước Đức thống nhất vào năm 1871, và với điều đó, địa chính trị của châu Âu đã thay đổi.
Những gì từng được xem là một vũng lầy của các quốc gia đã trở thành một quốc gia không chỉ thống nhất mà cũng còn là nước có kinh tế năng động nhất ở châu Âu và là một trong những với các lực lượng bộ binh đáng kể nhất. Đức cũng vốn đã không an toàn. Thiếu bất kỳ chiều sâu chiến lược thực tế, Đức sẽ không thể tồn tại cùng một lúc các cuộc tấn công của Pháp và Nga. Vì vậy, chiến lược cốt lõi của Đức là để ngăn chặn sự xuất hiện của một liên minh giữa Pháp và Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp không có liên minh giữa Pháp và Nga, để giải quyết vấn đề một cách có kiểm soát và an toàn hơn, Đức đã luôn luôn bị cám dỗ bằng cách đánh bại Pháp hầu để kết thúc mối đe dọa của một liên minh. Đây là chiến lược mà Đức đã chọn trong suốt thời gian tồn tại của họ.
Sự năng động của nước Đức đã không tạo ra những hiệu ứng mà họ muốn. Thay vì Pháp và Nga tách rời, các mối đe dọa của một nước Đức thống nhất đã thu hút họ lại với nhau. Điều đó thật rõ ràng đối với Pháp và Nga rằng nếu không có một liên minh, Đức sẽ nhổ họ đi riêng từng nước một. Trong nhiều cách, Pháp và Nga được hưởng lợi từ một nước Đức với kinh tế năng động. Không những chỉ kích thích nền kinh tế của riêng họ mà còn tạo ra một cứu cánh thay thế hàng hóa và tư liệu sản xuất của Anh. Tuy nhiên, những lợi ích kinh tế của mối quan hệ với nước Đức không loại bỏ sự sợ hãi về họ. Ý tưởng cho rằng kinh tế sẽ hoạch định các quyết định của quốc gia thật sự không đủ để giải thích hành vi của các quốc gia đó.
Đức đã phải đối mặt với một vấn đề chiến lược. Đến đầu thế kỷ 20 Hiệp ước Triple Entente, được ký kết vào năm 1907, đã đồng minh ba nước Nga, Pháp và Vương quốc Anh. Nếu họ đồng thời tấn công cùng một thời điểm lựa chọn, các nước này có thể phá hủy nước Đức. Vì vậy, cách phòng vệ duy nhất của Đức là khởi động một cuộc chiến tranh theo một thời điểm mình lựa chọn, đánh bại một trong những quốc gia đó và đối phó với những nước khác lúc nào họ thích. Trong cả hai cuộc chiến tranh Thế giới I và Thế chiến II, Đức tấn công Pháp đầu tiên và sau đó quay để đối phó với Nga trong khi vẫn cầm chân Vương quốc Anh. Chiến lược đó không thành công, trong cả hai cuộc chiến tranh. Trong chiến tranh thế giới I, Đức không thể đánh bại Pháp và thấy chính mình bị kéo dài trong một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. Trong chiến tranh thế giới thứ II, họ đã đánh bại Pháp nhưng không thành công để đánh bại Nga, cho phép Anh-Mỹ thời gian có cuộc phản công ở phía tây.
Ràng buộc nước Đức vào Châu Âu
Đức bị chia cắt sau Thế chiến II. Khuynh hướng đầu tiên gì của những kẻ chiến thắng, bất cứ là gì, điêu trở nên rõ ràng rằng một Tây Đức tái vũ trang là cần thiết nếu muốn Liên Xô bị kiềm chân. Nếu nước Đức được tái vũ trang, nền kinh tế của nó phải được khuyến khích phát triển, và những gì theo sau đó là phép lạ kinh tế Đức. Đức một lần nữa trở thành một phần năng động nhất của châu Âu.
Vấn đề là để ngăn chặn Đức theo đuổi trở lại một chiến lược quốc gia tự trị, cả hai bởi vì Đức không thể chống lại các lực lượng của Liên Xô ở phía đông và quan trọng hơn, bởi vì phương Tây không thể chịu đựng được việc tái xuất hiện các sự chia rẽ và các quyền lực nguy hiểm chính trị ở Châu Âu. Vấn đề chính là ràng buộc Đức vào các phần còn lại của Châu Âu về quân sự và kinh tế. Nói một cách khác, quan trọng hơn là để chắc chắn rằng lợi ích của Đức và Pháp trùng điệu nhau kể từ khi giữa Pháp và Đức có căng thẳng, đã từng là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh trước, kể từ năm 1871.Rõ ràng, điều này cũng bao gồm các nước Tây Âu khác, nhưng mối quan hệ của Đức với Pháp vẫn là quan trọng nhất.
Về quân sự, lợi ích của Đức và Pháp đã được gắn với nhau theo liên minh NATO và ngay cả sau khi Pháp rút khỏi Ủy ban quân sự NATO dưới sự điều hành của Charles de Gaulle. Về kinh tế, Đức đã bị ràng buộc với Châu Âu thông qua sự xuất hiện của các tổ chức kinh tế đa phương tinh vi hơn mà mục đích cuối cùng là phát triển thành Liên minh châu Âu.
Sau Chiến tranh Thế giới II, chiến lược của Tây Đức gồm có ba khúc. Đầu tiên, là họ phải tự bảo vệ mình chống lại Liên Xô hòa điệu theo với một liên minh có hiệu quả thông qua NATO để chỉ huy quân sự của mình. Điều này sẽ hạn chế chủ quyền Đức nhưng sẽ loại bỏ các nhận thức về Đức như là một mối đe dọa. Thứ hai, họ sẽ gắn kết nền kinh tế của mình với phần còn lại của Châu Âu, theo đuổi sự thịnh vượng mà không phá hoại sự thịnh vượng của các quốc gia khác.Thứ ba, họ sẽ thực hiện chủ quyền chính trị nội bộ, lấy lại quyền của họ như là một quốc gia mà không tạo ra một mối đe dọa địa chính trị cho Tây Âu. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, điều này đã được mở rộng để bao gồm luôn cả các quốc gia Đông Âu.
Chiến lược này họat động tốt. Không có chiến tranh với Liên Xô. Không có xung đột cơ bản nào ở Tây Âu và chắc chắn rằng không về mặc quân đội. Các nền kinh tế châu Âu nói chung, và nền kinh tế Đức nói riêng, tăng một khi Đông Đức đã được tái hòa nhậpvới Tây Đức. Với việc tái hòa nhập, chủ quyền nội bộ Đức đã được đảm bảo. Quan trọng nhất, Pháp vẫn còn liên kết với Đức thông qua Liên minh châu Âu (EU) và NATO. Nga, hoặc những gì còn lại sau khi Liên Xô sụp đổ, đã được tương đối an toàn miễn là Đứcvẫn là một phần của cấu trúc châu Âu. Vấn đề chiến lược mà Đức đã phải đối mặt trong lịch sử dường như được giải quyết.
Khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu
Tình hình trở nên phức tạp hơn sau năm 2008. Mối quan hệ chính thức của Đức với NATO vẫn còn nguyên vẹn, nhưng khi không có mối đe dọa phổ biến của Liên Xô, liên minh đã bị rạn nức theo các lợi ích quốc gia khác nhau giữa các thành viên. Liên minh châu Âu đã trở thành sự tập trung của nước Đức, và khối này đã chịu áp lực lớn làm cho sự liên kết tất cả các nước châu Âu trước kia không còn rõ ràng hơn. Đức cần Liên minh Châu Âu. Họ cần nó vì những lý do đã tồn tại kể từ Thế chiến II như là một nền tảng của mối quan hệ với Pháp và như một phương tiện để đảm bảo rằng lợi ích quốc gia sẽ không tạo ra các loại xung đột đã từng tồn tại trong quá khứ.
Hơn nữa họ cần Liên minh châu Âu vì một lý do tốt khác. Đức là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Họ xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng Châu Âu là một khách hàng quan trọng. Các khu vực tự do thương mại là nền tảng của Liên minh châu Âu và cũng là một trong những nền tảng của nền kinh tế Đức. Nói chung là bảo hộ, nhưng hiển nhiên rằng việc bảo hộ châu Âu đã đe dọa Đức, đáng kể là các nhà máy công nghiệp vượt xa tiêu thụ trong nước. Việc định giá của đồng Euro hỗ trợ xuất khẩu của Đức, và các quy định tại Brussels đã cho Đức những lợi thế khác. Liên minh châu Âu rất quan trọng đối với Đức, như nó đã tồn tại từ năm 1991 đến 2008.
Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu không còn chức năng như nó đã từng làm. Các động lực kinh tế của Châu Âu đã đặt nhiều quốc gia tại một vị thế bất lợi đáng kể, và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ quốc gia và khủng hoảng ngân hàng ở Châu Âu.
Theo nghĩa rộng, có thể có hai giải pháp. Một là các nước trong tình hình khủng hoảng phải áp đặt thắt lưng buộc bụng hầu tìm ra các nguồn lực để giải quyết vấn đề của họ. Cách kia là phần thịnh vượng của Châu Âu phải bảo đảm các khoản nợ, tránh cho những nước này chịu gánh nặng của việc thắt lưng buộc bụng. Giải pháp đã được lựa chọn rõ ràng là một sự kết hợp của hai, nhưng cấu tạo chính xác của sự kết hợp đó đã và đang là một vấn đề phức tạp cho các cuộc đàm phán.
Đức cần Liên minh châu Âu để tồn tại cho cả hai lý do chính trị và kinh tế. Vấn đề không phải rõ ràng là một khi giải pháp ổn định kinh tế có thể hiện ra thì sẽ được hỗ trợ bởi các hệ thống chính trị ở Châu Âu.
Đức đang chuẩn bị để bảo lãnh cho các nước Châu Âu khác nếu họ áp đặt thắt lưng buộc bụng và sau đó thực hiện các bước để đảm bảo rằng việc thắt lưng buộc bụng được thực sự thực hiện đến mức độ cần thiết và rằng cuộc khủng hoảng không tái diễn. Từquan điểm của Đức, gốc rễ của cuộc khủng hoảng nằm trong chính sách tài chính của các nước gặp khó khăn. Do đó, cái giá để Đức bảo lãnh một phần các món nợ là các quan chức châu Âu, có rất nhiều ảnh hưởng tới chính sách của Đức, phụ trách hiệu quả tài chính của nước tiếp nhận viện trợ để đối đầu với phá sản.
Điều này có nghĩa rằng các nước này sẽ không kiểm soát các ngân sách hoặc các loại thuế thông qua hệ thống chính trị của họ. Đó sẽ là một sự tấn công vào dân chủ và chủ quyền quốc gia. Rõ ràng, có rất nhiều phản đối từ những nơi có tiềm năng nhận viện trợ, nhưng điều đó cũng bị phản đối bởi một số quốc gia vì khi xem xét xa hơn thì nó như là một cái gì đó sẽ làm tăng sức mạnh của Đức. Nếu bạn chấp nhận quan điểm của Đức, rằng cuộc khủng hoảng nợ là kết quả của việc chi tiêu thiếu thận trọng, thì đề nghị đó của Đức xem là hợp lý. Nếu bạn chấp nhận quan điểm của miền nam Châu Âu, thì đó là cuộc khủng hoảng là kết quả của việc thiết kế một Liên minh Châu Âu, để Đức được đề xuất việc áp đặt quyền lực của mình thông qua kinh tế.
Rất khó mà tưởng tượng một cuộc đầu hàng rộng lớn về chủ quyền cho một bộ máy quan lại EU mà Đức chiếm ưu thế, bất cứ điều gì chi phí kinh tế. Đây cũng là điều khó khăn để tưởng tượng vì Đức bảo lãnh nợ mà không có một số điều khiển vượt ra ngoài những lời hứa, thậm chí nếu Liên minh châu Âu là cực kỳ quan trọng đối với người Đức, dư luận Đức sẽ không cho phép. Cuối cùng, rất khó để xem như thế nào, trong thời gian dài, người châu Âu có thể dung hòa sự khác biệt của họ về vấn đề này. Vấn đề đó phải đặt vào hàng đầu, nếu không phải trong cuộc khủng hoảng tài chính này thì phải ở lần sau – và luôn luôn lúc nào cũng có một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Một chiến lược thay thế
Trong khi đó, khuôn khổ cơ bản của châu Âu đã thay đổi kể từ năm1991. Nga vẫn là một cái bóng của Liên Xô, nhưng nó đã trở thành một nước xuất khẩu chính của khí đốt thiên nhiên. Đức phụ thuộc vào khí đốt thiên nhiên đó ngay cả khi tìm kiếm giải pháp thay thế. Nước Nga rất cần các nhu cầu của công nghệ, mà Đức thì có thừa. Đức không muốn mời bất kỳ những người nhập cư nữa với nỗi sợ hãi của sự bất ổn định. Tuy nhiên, Đức phải làm một cái gì đó đối với số lượng dân số giảm thấp,
Nga cũng có số lượng dân số giảm thấp, nhưng ngay cả như vậy, họ có thặng dư của công nhân, thất nghiệp và thiếu việc làm. Nếu công nhân không thể được đưa đến các nhà máy, các nhà máy có thể được mang lại cho người lao động. Trong ngắn hạn, có sức mạnh tổng hợp đáng kể giữa nền kinh tế Nga và Đức. Thêm vào đó một điều là người Đức cảm thấy bị áp lực nặng nề từ phía Hoa Kỳ là tham gia vào các hành động mà nước Đức muốn được rời khỏi, trong khi Nga nhìn thấy người Mỹ là một mối đe dọa đến lợi ích của họ, và có sự lợi ích về chính trị-quân sự mà Đức và Nga có điểm chung.
NATO đã bị trầy xước. Liên minh Châu Âu đang ở dưới áp lực to lớn và các lợi ích quốc gia đang vượt trội lợi ích của Châu Âu. Khả năng sử dụng Liên minh Châu Âu cho những mục đích kinh tế của Đức tuy đã không tiêu tan, nhưng không còn có thể dựa vào trong thời gian dài. Vì vậy,sau đó Đức phải xem xét một chiến lược thay thế. Mối quan hệ với Nga là một chiến lược như vậy.
Đức không phải là một sức mạnh hung tàn. Nền tảng của chiến lược hiện tại của họ là mối quan hệ với Pháp trong bối cảnh của Liên minh châu Âu. Chắc chắn, chính phủ Pháp hiện nay dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy được cam kết mối quan hệ này, nhưng hệ thống chính trị Pháp, giống như những hệ thống của các nước châu Âu khác, chịu áp lực lớn. Các cuộc bầu cử sắp tới ở Pháp thì không chắc chắn, và những người sau đó thậm chí còn khó dự đoán hơn. Sự sẵn sàng để tham gia với Đức của nước Pháp, mà trong đó có một cán cân mậu dịch mất thăng bằng cách to lớn với Pháp, là một điều không rõ.
Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của Đức không nhất thiết phải là một mối quan hệ với Pháp nhưng một mối quan hệ với một trong hai Pháp hoặc Nga để tránh bị bao quanh bởi các cường quốc thù địch. Đối với Đức, một mối quan hệ với Nga cũng như với Pháp. Một tình hình lý tưởng cho Đức sẽ là một sự thỏa hiệp Pháp-Đức-Nga. Một liên minh đã được thử nghiệm trong quá khứ, nhưng điểm yếu của nó là nó sẽ cung cấp quá nhiều an ninh cho Đức, làm cho phép họ trỡ thành quyết đoán hơn. Thông thường, Pháp và Nga đã phản đối Đức, nhưng trong trường hợp này, chắc chắn là có thể có một sự tiếp nối của liên minh Pháp-Đức hoặc một liên minh Nga-Pháp. Thật vậy, một liên minh ba chiều có thể cũng xãy ra được.
Chiến lược hiện nay của Đức là để bảo vệ Liên minh Châu Âu và mối quan hệ với Pháp trong khi thâu thập Nga gần hơn tới Châu Âu. Điểm khó khăn của chiến lược này là các chính sách thương mại của Đức làm khó khăn cho các nước châu Âu khác để điều hành, trong đó có Pháp. Nếu Đức phải đối mặt với một tình hình không thể với Liên minh Châu Âu, lựa chọn chiến lược thứ hai sẽ là một liên minh ba chiều,với Liên minh châu Âu sửa đổi hoặc có lẽ bên ngoài của cấu trúc EU. Nếu Pháp quyết định có lợi ích khác, chẳng hạn như ý tưởng của một Liên minh Địa Trung Hải, thì khi đó một mối quan hệ Đức-Nga trở thành có khả năng thực sự.
Một mối quan hệ Đức-Nga sẽ có tiềm năng để nghiêng cán cân quyền lực trên thế giới. Hoa Kỳ hiện đang là quyền lực thống trị,nhưng sự kết hợp của công nghệ của Đức và các nguồn lực của Nga – một ý tưởng mơ ước của nhiều người trong quá khứ sẽ trở thành một thách thức trên cơ sở toàn cầu. Tất nhiên, có những kỷ niệm xấu ở cả hai bên, và niềm tin tưởng vào ý nghĩa sâu xa nhất sẽ khó để cho qua đi. Tuy nhiên, mặc dù liên minh dựa trên sự tin tưởng, nó không nhất thiết phải là niềm tin sâu xa.
Chiến lược của Đức, do đó, vẫn còn bị khóa trong các mô hình EU.Tuy nhiên, nếu mô hình EU trở thành không thể chịu được, thì khi đó các chiến lược khác sẽ phải được tìm thấy. Mối quan hệ Nga-Đức đã tồn tại và ngày càng sâu sắc hơn. Đức quốc nghĩ về họ trong bối cảnh của Liên minh Châu Âu, nhưng nếu Liên minh Châu Âu suy yếu, Nga sẽ trở thành giải pháp thay thế tự nhiên của nước Đức.
Phỏng vấn đại diện Ban Tổ Chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva
Hồng Thuận – Radio Chân Trời Mới
Ngày 13/3/2012, Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và
Dân Chủ lần thứ 4 đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm các nhà phản
kháng, các nạn nhân và các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà ngoại giao
và các lãnh tụ thanh niên sinh viên. Hội nghị đã chiếu rọi vào tình
trạng nhân quyền tại nhiều nước đáng được cả thế giới quan tâm và can
thiệp.
Tại cuối cuộc hội nghị, ký giả Hồng Thuận của đài Radio Chân
Trời Mới đã có cuộc phỏng vấn với bà Arielle Herzog Hadida, Giám Đốc các
Đề Án Đặc Biệt của tổ chức UN Watch và cũng là Trưởng Ban Tổ Chức của
Hội Nghị.
Kính mời quí thính giả và độc giả theo dõi.
__________________________
13 Tháng 3, 2012
Hồng Thuận: Trước hết, để các thính giả của chúng
tôi hiểu rõ hơn về Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân chủ, bà có
thể tóm tắt về Hội Nghị này được không ạ?
Arielle: Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva được tổ chức
bởi cơ quan UN Watch, cùng với khoảng 20 các tổ chức phi chính phủ (NGO)
khác, trong đó có đảng Việt Tân. Có những tổ chức chuyên lo những vấn
đề nhân quyền rộng lớn và có những tổ chức lo riêng vấn đề nhân quyền
tại từng nước. Chẳng hạn như chúng tôi có một nhóm chuyên về Sudan, một
nhóm về Cuba, mấy nhóm về Trung Quốc. Hội Nghị này được diễn ra song
song với cuộc họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, với mục tiêu
gia tăng và tạo diễn đàn cho các nhà phản kháng và vận động cho nhân
quyền trên khắp thế giới. Thường thì họ không có cơ hội trình bày các
vấn đề của họ trước LHQ. Chúng tôi nghĩ rằng việc có một diễn đàn để họ
có thể nêu các tình trạng đặc thù tại quốc gia họ, nói về những nạn
nhân, những sự việc là một việc rất quan trọng, và chúng tôi đang cố
gắng quảng bá ra một công luận lớn. Hội Nghị hôm nay có 500 người tham
dự, và 2 ngàn người khác theo dõi qua hệ thống phát trực tuyến.
Hồng Thuận: Tôi được biết đây là lần thứ tư Hội
Nghị Thượng Đỉnh được tổ chức. Bà có thể cho biết các mục tiêu mà hội
nghị năm nay muốn đạt đến là gì?
Arielle: Mục tiêu chính của chúng tôi là làm sao
đưa diễn đàn cho các nhà vận động nhân quyền lên tiếng. Chúng tôi cũng
cố gắng tạo sự chú tâm đến những nơi có tình trạng nhân quyền tồi tệ
nhất trên thế giới. Và sau hết, là tạo diễn đàn song song với LHQ để các
nhà hoạt động có thể trình bày về nhân quyền. Chúng tôi cũng đang soạn
một bản nghị quyết để đệ nạp Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cũng như phân phối
đến một số vị đại sứ, kêu gọi họ hãy có hành động cụ thể đối với tình
trạng ở một số nước. Bản nghị quyết đề cập đến những nước như Việt Nam,
Zimbabwe, Venezuela, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, và những nước mà Hội Đồng
Nhân Quyền LHQ ít nói đến. Bản nghị quyết này được soạn thảo bởi các hội
đoàn thành viên và các diễn giả tại đây. Chúng tôi đã phân phối văn bản
này trong hội nghị và tất cả đã quyết định đẩy tối đa về mặt này.
Hồng Thuận: Đọc qua trang nhà của Hội Nghị, tôi thấy
chương trình năm nay có các phần hội thảo về nữ quyền, quyền tự do
Internet, và vận động dân chủ. Quyền tự do Internet gần đã đã trở thành
một mối quan tâm rất lớn ở tại các nước vẫn còn bị cai trị dưới độc tài.
Chúng ta biết sức mạnh của Internet qua các biến cố tại Trung Đông và
Bắc Phi. Ở Việt Nam hiện nay, như bà biết, nhà cầm quyền đang nỗ lực
trấn áp, cũng như bắt một số ký giả và bloggers. Bà có thể trình bày
thêm về chủ đề quyền tự do Internet trong Hội Nghị hôm nay được không ạ?
Arielle: Vâng, chắc chắn rồi. Tự do Internet là
chủ đề mà chúng tôi đề ra tại các Hội Nghị trong 3 năm qua. Ngay cả
trước biến cố Mùa Xuân Ả Rập. Chúng tôi quyết định là thay vì có một
phần riêng về tự do Internet, chúng tôi đã yêu cầu mỗi diễn giả đưa lãnh
vực này vào từng bài thuyết trình của họ, nghĩa là cần có phần nói về
tình trạng tự do Internet tại nước họ. Có diễn giả trình bày rất chi
tiết, có diễn giả trình bày ít hơn, nhưng tựu trung đó là phương cách
hay bởi vì đối với hầu hết các nhà hoạt động này thì Internet là phương
tiện hàng ngày của họ để vận động nhân quyền. Không cần phải tách riêng
vấn đề này. Tuy nhiên, các Hội Nghị Thượng Đỉnh trong những năm qua đều
nỗ lực nhiều về tự do Internet. Cách đây 2 năm, chúng tôi ra Tuyên Ngôn
Tự Do Internet, kêu gọi các chính phủ hãy thực sự gia tăng sự tiếp cận
của dân chúng với Internet, đặc biệt là những nước như Việt Nam và Trung
Quốc, nơi mà Internet bị theo dõi nặng nề và các nhà hoạt động thường
bị bỏ tù vì các bài viết của họ trên blog hay Facebook.
Hồng Thuận: Thật vậy. Và tại những nước như Việt Nam, mạng xã hội như Facebook cũng bị tình trạng lúc có lúc không.
Arielle: Chắc chắn rồi. Tại các nước như Việt Nam
và Trung Quốc, có những trang mạng xã hội bị chận hoàn toàn. Nếu nhìn
rộng ra chúng ta cũng thấy nhiều điều lạ bởi vì bạn sẽ thấy có những
nước không có tiếp cận Internet gì cả – như Cuba, nơi mà dưới 2% dân số
có Internet, chủ yếu là vì nhà cầm quyền không muốn dân chúng có thông
tin. Và bạn thấy ở những nước khác như Ai Cập thì hầu hết dân chúng đều
có thể vào Internet. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các nỗ lực dân chủ
hóa đất nước. Và đây là một phương tiện rất lớn để người ta đẩy mạnh dân
chủ.
Vì vậy hôm nay chúng tôi có một diễn giả từ Ai Cập, đó là ông
Maikel Nabil. Ông là một blogger từng bị mấy năm tù. Gần đây, ông lại bị
bắt sau khi chế độ Mubarak sụp đổ vì đã viết trên trang blog của ông
rằng chế độ quân phiệt cũng chẳng hơn gì chế độ Mubarak. Vì tội đó ông
bị bỏ tù 11 tháng biệt giam và hành hạ. Thật là điều quan trọng để [thế
giới] thấy còn nhiều việc phải làm tiếp nữa, ngay cả tại những nước mà
chúng ta tưởng là mọi sự đã bắt đầu được cải thiện. Hiện nay các nhà
hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi nói những điều họ muốn nói.
Hồng Thuận: Thật là hay khi được thấy Hội Nghị tạo
một diễn đàn thật đặc sắc cho nhiều nhà phản kháng và vận động nhân
quyền khác nhau nói lên các vấn nạn tại nước họ và đưa các vấn đề này ra
trước công luận thế giới. Theo bà thì đâu là những điểm thành công của
Hội Nghị năm nay?
Arielle: Thật là khó nói khi mà Hội Nghị còn đang
diễn ra. Nhưng chúng tôi luôn thu hút được nhiều người chú tâm, nhiều
người theo dõi, và nhiều người thảo luận về chủ đề này. Chúng tôi đã gia
tăng nhiều số hội đoàn thành viên cộng tác và nhiều diễn giả. Chúng tôi
tiếp tục giữ liên lạc với họ và nhận được nhiều dữ kiện, cũng như giới
thiệu nhiều thành viên khác. Chúng tôi thường xuyên nối kết họ với LHQ,
với giới ngoại giao, với các viên chức LHQ để tạo sự chú tâm vào tình
trạng nhân quyền tại nước họ. Cho nên, với tất cả các mặt như vậy, có
thể nhìn đó như mức thành công của hội nghị.
Và mỗi năm, hội nghị lại lớn hơi năm trước. Ngày càng nhiều người
ghi danh và quan tâm. Nhiều người phải đi từ xa đến để tham dự. Đó cũng
là một thước đo thành công nữa. Chúng tôi rất vui năm nay khi thấy sự
đưa tin của nhiều cơ quan truyền thông lớn. Đó cũng là một cách quan
trọng để tô đậm các tình trạng nhân quyền mà chúng tôi đưa ra tại Hội
Nghị.
Hồng Thuận: Vâng, tôi có thấy một danh sách diễn
giả khá trọng lượng, và có cả một diễn giả Việt Nam là một nhà vận động
cho nhân quyền từ đảng Việt Tân.
Arielle: Đúng vậy. Việt Nam là một chủ đề được nói
đến tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva trong suốt 3 năm qua. Những vấn đề
nhân quyền tại Việt Nam là một chuyện hệ trọng ít được nói tới. Thí dụ
như Hội Đồng Nhân Quyền LHQ gần như chẳng bao giờ đề cập đến. Cho nên
chúng tôi thấy phải nêu trường hợp hệ trọng này.
Hồng Thuận: Sau cùng, nếu có thể nhắn gởi đến các thính giả đang nghe đài, đặc biệt những người đang sống tại Việt Nam, bà sẽ nói điều gì?
Arielle: Tôi muốn nói với họ rằng mỗi con người
đáng phải có quyền và đáng phải được sự tự do để nói những điều mình
muốn nói, chọn chính phủ của mình, tự do in ấn, có một hệ thống tòa án
tốt, nghĩa là căn bản ra phải có tất cả các quyền mà mỗi con người đáng
được có. Tôi thực sự mong rằng Việt Nam sẽ tiến đến mức đó trong một
ngày không xa để rồi chúng ta không còn phải đề cập đến tình trạng nhân
quyền tại Việt Nam ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva nữa. Bởi vì ngày đó,
mọi sự sẽ tốt hơn và người dân sẽ sống trong tự do và dân chủ và có mọi
quyền mà họ đáng phải có.
Hồng Thuận: Một lần nữa, cám ơn bà đã nói chuyện với chúng tôi tối nay.
****
On Tuesday March 13, 2012, the fourth annual Geneva Summit for
Human Rights and Democracy has assembled hundreds of courageous
dissidents and human rights victims, activists, diplomats and student
leaders, to shine a spotlight and call for action on urgent human rights
situations that require global attention and call for action.
At the end of the Summit, Trinity Hong-Thuan from Radio New
Horizon (Radio Chan Troi Moi) interviewed Arielle Herzog Hadida,
Director of Special Projects at the UN Watch. Arielle was also the head
Coordinator for the Geneva Summit for Human Rights and Democracy.
______________________
By Trinity Hong-Thuan, Radio New Horizon
March 13, 2012
Trinity Hong-Thuan: First of all, for the
listeners who don’t know what the Geneva Summit for Human Rights and
Democracy is, can you briefly share with us what this summit is about?
Arielle: The Geneva Summit is organized by UN
Watch, in collaboration with 20 other NGOs, including Viet Tan. Some
groups are working with the larger human rights situation, and some who
are more specific on country situation. For example, we have a group on
Sudan, a group on Cuba, some groups on China. We are doing this event in
parallel to the UN Human Rights Council session, with the idea to
enhance and give the floor to human rights dissidents and human rights
activists from around the world. Usually they don’t have the chance to
speak about their issues at the UN, and we think it’s important that
there’s a forum where they can raise their countries’ specific
situations, their persons, their stories, and we’re trying to reach a
very large public. The conference had five hundred participants today,
and two thousand people have followed the live webcast online.
Trinity Hong-Thuan: I know this is the fourth
consecutive year in which the summit has been held. So what are some of
the goals that this year’s summit wants to achieve?
Arielle: Our goal is really to offer this platform
where human rights activists can speak out. It’s also to try to raise
awareness on some of the worst human rights situations around the world.
And finally, it’s really to be a parallel platform to the United
Nations where activists can speak about human rights. We also issued a
draft resolution that we have presented at the UN Human Rights Council,
and we have given them to some ambassadors, asking them to take actions
on some specific country situations. The resolution concerns, for
example, Vietnam, Zimbabwe, Venezuela, China, Saudi Arabia, and all
countries that the Human Rights Council usually not addressing at all.
This resolution has been drafted by the partner organizations and the
speakers. We have distributed them during the summit and we have all
decided to try to take action as much as possible on that.
Trinity Hong-Thuan: Looking at the summit’s
website, I see that this years’s program includes workshops on women’s
rights, internet freedom, and democracy. Internet Freedom has been a
huge concern recently in countries under dictatorship. We know its power
after what we’ve witnessed happening in the Middle East and North
Africa – how social media was a big factor in bringing down different
dictators. And in Vietnam today, as you probably already knew, the
government has been very active in cracking down and arresting
journalists and bloggers. So tell us more about this emphasis on
Internet Freedom during today’s summit.
Arielle: Yes, absolutely, Internet Freedom is a
subject that we have been addressing at the Geneva Summit for the past
three years. Even before the Arab Spring, we decided instead of having a
session only on Internet Freedom we will ask every speaker to include
in their speech a little bit about the situation on Internet Freedom in
their country. Some of them have done it, some have spoke about it a
little bit less. But it’s a good way [to incorporate this theme] because
the Internet, for most of these activists, is their every day tool to
promote human rights. It doesn’t need to be an issue on itself. But the
Geneva Summit in the past has been very active on Internet Freedom. Two
years ago, we issued an Internet Freedom declaration which called on
governments to really increase the access for people to the Internet,
especially for countries like Vietnam and China where the Internet is
heavily monitored and activists are often jailed for what they are
blogging or writing on their Facebook page.
Trinity Hong-Thuan: Right, and in countries such as Vietnam, social media tools like Facebook is intermittently banned…
Arielle: Absolutely, in Vietnam and China, some of
those tools are completely blocked. It is very interesting thing to
discuss in a larger forum because you see some countries where there is
no Internet access – like Cuba where less than two percent of the
population have Internet access mainly because the government doesn’t
want the people to be informed. And you see in other countries like in
Egypt where most people had Internet access, this had a huge impact on
promoting democracy. And this is a huge tool that people are using to
promote democracy.
So today we had a speaker from Egypt, Maikel Nabil, who is a
blogger and has spent a few years in jail. Recently, he was arrested
after the fall of Mubarak for writing on his blog that the military is
not better than Mubarak. And for that he was jailed for eleven months in
solidarity confinement and in difficult conditions. It is important to
show it’s a work in progress, even in countries where we think things
are getting better it’s still difficult for activists to raise their
voice, to say whatever they want to say.
Trinity Hong-Thuan: It is quite exciting to see
that the summit has provided such an awesome forum for different
dissidents and human rights activists to speak on their issues and to
bring their issues out to the world. In your personal opinion, what do
you think are some of the successes of this year’s summit?
Arielle: It’s always difficult to say when you’re
doing a Summit. We always have a large base of people who are interested
in it, who follow it, discussing it. We have increased our partnerships
with a lot of organizations and a lot of speakers with whom we are
still in touch, sending us information, trying to put us in contact with
other partners. We have frequently connected them to the UN, to speak
with diplomats, to speak with UN officials to raise awareness about
their countries’ specific situations. So in all of that, in certain
ways, this is the success of the event.
The summit is getting bigger and bigger every year. More people are
registering, more people are interested in it. More people are
traveling to attend it. In that sense, that is how we can quantify the
success. We are quite happy this year to see a lot of media coverage.
This is also an important way to promote the human rights situations we
are trying to raise during the summit.
Trinity Hong-Thuan: I do see a very impressive list of speakers, which also include Vietnamese activists from Viet Tan.
Arielle: Yes. Vietnam has been one of the subject
of the Geneva Summit for the past three years. It’s a very important
issue that is very seldom addressed. For example, the UN Human Rights
Council have almost never spoken about it. It was very important to us
to raise this issue.
Trinity Hong-Thuan: Lastly, for those who are
listening from around the world, especially in Vietnam, what are some
messages you would like to send them?
Arielle: Well I want to tell them that everyone
should have freedom and should have the liberty to say whatever they
want to say, to choose their government, to be able to have free press,
to have a good judicial system, to basically have every right that every
human being should be allowed to have. I really hope that Vietnam will
reach that level soon and that we don’t need to address human rights
situation in Vietnam anymore at the Geneva Summit, because things will
be better and people can live in freedom and democracy and have all the
rights they are allowed to have.
Trinity Hong-Thuan: Once again, thanks for speaking with us tonight.
Nguyễn quang Lập :Anh Tư ơi, buồn trông cửa bể chiều hôm…
Quechoa
-Hôm nay đọc báo thấy bài: Chủ tịch nước: ‘Tránh xung đột, tránh bị lệ thuộc‘ ( tại đây!): “Theo đó, năm 2012, Bộ Quốc phòng cần kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lấy việc giữ vững hòa bình ổn định để phát triển đất nước là lợi ích cao nhất; phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc; phát huy nội lực; tranh thủ tối đa các thuận lợi từ bên ngoài; kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu, tránh bị lệ thuộc.” Mình thấy vui vui. Nói chung dân Việt ai cũng muốn “tránh xung đột, đối đầu, tránh bị lệ thuộc”, nghe anh Tư nói vậy ai cũng vui và yên tâm. Mặc dù ít ai hiểu vì sao độc lập tự do của Tổ quốc lại phải gắn liền với CNXH. CNXH giống cô nàng xinh đẹp mà Tổ quốc cưới về làm vợ. Hợp duyên thì sống với nhau trọn kiếp, không hợp duyên thì ai đi đường nấy. Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên, phải không anh Tư? Nhưng thôi, không thắc mắc ba thứ ” mắc họng” vậy làm anh Tư mất vui. Nhìn cái ảnh rầu đời quá,Anh Tư!
Chỉ thắc mắc chút xíu là cái ảnh trên VnExpress, thấy anh Tư giống mẹ Việt Nam anh hùng đang ngủ gật mà rầu đời quá. Nhưng thôi, bỏ qua mấy thứ sai sót dở hơi hằng ngày này đi để vui với anh Tư cho trọn vẹn.
Đang vui bỗng đọc bài: “Tàu Trung Quốc áp sát giàn khoan và kho nổi chứa xuất dầu thô của Việt Nam” ( tại đây!) mình lại bị sốc:
“Một nguồn tin đáng tin cậy cho Bauxite Việt Nam biết lúc 3 giờ chiều ngày 9 tháng 3 vừa qua, hai tàu hải giám Trung Quốc áp sát kho nổi chứa xuất dầu thô FPSO Lewek Emas của Việt Nam đang neo đậu tại vị trí giàn khoan mỏ Chim Sáo, ở lô 12W, thềm lục địa Việt Nam.
Một tàu tiến gần đến mức có thể thấy rõ số đăng ký 75 và dòng chữ Chinese Marine Surveillance (Tàu Hải giám Trung Quốc) ở mạn tàu (xem ảnh bên dưới). Tàu Trung Quốc không trả lời dù phía Việt Nam cố gắng bắt liên lạc trên các kênh VHF 16, 14, 12, 72. Phải đến khi Việt Nam đưa tàu Sapa (tên một chiếc tàu kéo dịch vụ dầu khí) tiến về hướng tàu hải giám Trung Quốc, thì chúng mới bỏ đi, lúc 3g40.
Điều đáng chú ý là cho đến nay toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.”
Rõ ràng là tàu hải giám TQ, không phải “tàu lạ” đâu nhé. Thấy cảnh biển nhà ta giống cái sân nhà Trung quốc mà buồn quá. Nghĩ mãi không ra tại sao “toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.” Tại sao nhỉ?
A, đúng rồi! Tàu TQ là tàu CNXH anh em nên ta mới phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nếu đó là tàu của bọn tư bản giãy chết, đời nào ta để cho chúng dám trâng tráo làm càn cỡ đó, phải không anh Tư?
Anh Tư ơi hu hu, bây giờ mới hiểu vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội !
Người Hmong hải ngoại nghĩ gì về phiên tòa xử 8 đồng hương ở Mường Nhé
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA -2012-03-15
Tám người Hmong (Mông) vừa bị tòa án tỉnh Điện Biên xử phạt từ hai năm đến hai năm rưỡi tù giam, cộng thêm hai năm quản chế về tội gây rối an ninh quốc gia, theo điều 89 Bộ Luật Hình sự.
Theo giới truyền thông quốc tế thì hàng ngàn người Hmong là tín đồ Thiên Chúa đã tập trung về Mường Nhé hồi tháng 4 và tháng 5, năm ngoái và Hà Nội đã huy động quân đội đến giải tán cuộc tập trung quy mô này, chỉ vì niềm tin tôn giáo, nhưng lại bị gán cho là “đòi thành lập vương quốc riêng”. Người Hmong tại Hoa Kỳ có suy nghỉ gì về án tù dành cho các đồng hương của họ, mời quý vị nghe một số phát biểu do Đỗ Hiếu ghi nhận.
Ông Vang Geu, cựu đại tá tư lệnh sư đòan bộ binh thuộc quân khu 2, quân đội Hoàng Gia Lào, hiện định cư tại bang North Carolina, Hoa Kỳ, không tán thành việc Hà Nội kết án những người Hmong, tập họp, biểu tình ôn hòa, để nói lên nguyện vọng và niềm tin tôn giáo của mình:
“ Chúng tôi mong rằng chánh quyền cần tỏ ra uyển chuyển, vì trí tuệ con người là do Chúa tạo nên, hơn nữa là con người thì ai cũng có quyền có suy nghỉ, quan điểm, lập luận khác nhau. Những gì người dân đặt kỳ vọng hay mong mõi cũng có thể là điều tốt cho đất nước, tuy nhiên theo tôi thì chỉ vì lòng ích kỷ, chủ trương khắt khe, mà chánh quyền Hà Nội không lắng nghe nguyện vọng thiết tha
của người Hmong được bày tỏ trong tinh thần ôn hòa, trái lại luôn
mạnh tay đàn áp họ, cụ thể là bản án dành cho những người Hmong ở Điện
Biên. Chúng tôi cho rằng hành động này của Hà Nội là một chuyện hết sức
vô lý.”
“Trước hết chúng tôi cám ơn đài Á Châu Tự Do đã quan tâm đến cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của tập thể người Hmong tại hải ngoại đối với xứ sở của mình đồng thời đưa thông tin về phiên xử các đồng bào người Hmong. Với tư cách là láng giềng của nhau, ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia luôn có quan hệ thân thiện và tình hữu nghị gắn bó. Người Hmong chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam sớm trả tự do tức khắc cho 8 đồng bào Hmong vô tội đó. Họ không hề vi phạm luật pháp hay phạm bất cứ tội ác nào, chính vì thế các đương sự không thể bị bỏ tù vô cớ.”
“Chúng tôi hy vọng rằng mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do suy nghỉ, tự do bày tỏ, mở mang trí tuệ và trao đổi tâm tư, quan điểm của mình với người khác. Việt Nam ngày nay là một nước độc lập cho nên Hà Nội cần cho phép người dân được công khai bày tỏ nguyện vọng của họ. Dịp này, tôi cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng, những sắc tộc thiểu số, trong đó có dân Hmong không được đối xử công bằng, cuộc sống của họ thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết nhất.”
Xin được nhắc lại là, đến định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1976, sau khi rời các trại tỵ nạn trên đất Thái, ngày nay tổng số người Hmong sinh sống ở Mỹ đã lên tới trên 270 ngàn người. Những nơi có đông người Hmong sinh sống là California, Minnesota, Wisconsin, Fresno, Minneapolis-Saint Paul, Madison và Milwaukee.
Còn theo Wikipedia thì ở Việt Nam có trên một triệu người Hmong sinh sống, đứng hàng thứ 8 trong danh sách các dân tộc chung sống ở đất nước này. Những tỉnh có người Hmong tập trung đông bao gồm Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Đak Lắc , Đak Nông, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa…
Vì có tín ngưỡng và phong tục, tập quán khác nên người Hmong luôn bị phân biệt đối xử, bị nghi kỵ, cho nên họ không thật lòng tin tưởng vào chủ nghĩa và đường lối, chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Jv8o2EhiCiATám người Hmong (Mông) vừa bị tòa án tỉnh Điện Biên xử phạt từ hai năm đến hai năm rưỡi tù giam, cộng thêm hai năm quản chế về tội gây rối an ninh quốc gia, theo điều 89 Bộ Luật Hình sự.
Nguyện vọng người dân Hmong bị xuyên tạc
Photo Quoc Hung/vietnamplus -Các bị cáo người Hmong tại tòa phiên tòa sơ thẩm ngày 13/3/2012 ở Điện Biên. ==============================>>>Theo giới truyền thông quốc tế thì hàng ngàn người Hmong là tín đồ Thiên Chúa đã tập trung về Mường Nhé hồi tháng 4 và tháng 5, năm ngoái và Hà Nội đã huy động quân đội đến giải tán cuộc tập trung quy mô này, chỉ vì niềm tin tôn giáo, nhưng lại bị gán cho là “đòi thành lập vương quốc riêng”. Người Hmong tại Hoa Kỳ có suy nghỉ gì về án tù dành cho các đồng hương của họ, mời quý vị nghe một số phát biểu do Đỗ Hiếu ghi nhận.
Ông Vang Geu, cựu đại tá tư lệnh sư đòan bộ binh thuộc quân khu 2, quân đội Hoàng Gia Lào, hiện định cư tại bang North Carolina, Hoa Kỳ, không tán thành việc Hà Nội kết án những người Hmong, tập họp, biểu tình ôn hòa, để nói lên nguyện vọng và niềm tin tôn giáo của mình:
“ Chúng tôi mong rằng chánh quyền cần tỏ ra uyển chuyển, vì trí tuệ con người là do Chúa tạo nên, hơn nữa là con người thì ai cũng có quyền có suy nghỉ, quan điểm, lập luận khác nhau. Những gì người dân đặt kỳ vọng hay mong mõi cũng có thể là điều tốt cho đất nước, tuy nhiên theo tôi thì chỉ vì lòng ích kỷ, chủ trương khắt khe, mà chánh quyền Hà Nội không lắng nghe nguyện vọng thiết tha
Nhiều ngàn người Hmong theo đạo Tin Lành biểu tình ở Mường Nhé, Điện Biên, tháng 5, 2011. Source BPSOS ===>>>
Những gì người dân đặt kỳ vọng hay mong mõi cũng có thể là điều tốt cho đất nước, tuy nhiên theo tôi thì chỉ vì lòng ích kỷ, chủ trương khắt khe, mà chánh quyền Hà Nội không lắng nghe nguyện vọng thiết tha của người Hmong được bày tỏ trong tinh thần ôn hòa, trái lại luôn mạnh tay đàn áp họLiên lạc với cộng người Hmong tại Minneapolis-Saint Paul, chúng tôi được ông Vang Toufui, cựu viên chức chánh phủ Hoàng Gia Lào, trước năm 1975, cho biết suy nghỉ của ông về phiên tòa mới đây, kêu án tù những người Hmong tranh đấu ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo:
Ông Vang Geu
“Trước hết chúng tôi cám ơn đài Á Châu Tự Do đã quan tâm đến cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của tập thể người Hmong tại hải ngoại đối với xứ sở của mình đồng thời đưa thông tin về phiên xử các đồng bào người Hmong. Với tư cách là láng giềng của nhau, ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia luôn có quan hệ thân thiện và tình hữu nghị gắn bó. Người Hmong chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam sớm trả tự do tức khắc cho 8 đồng bào Hmong vô tội đó. Họ không hề vi phạm luật pháp hay phạm bất cứ tội ác nào, chính vì thế các đương sự không thể bị bỏ tù vô cớ.”
Phân biệt đối xử dân tộc thiểu số
Là một viên chức từng phục vụ chánh phủ Hoàng Gia Lào, chánh phủ Pháp và chánh phủ Hoa Kỳ trong vòng gần 40 năm qua, hiện nay vẫn tiếp tục phục vụ cộng đồng người Hmong, cựu đại tá Vang Geu nói lên những mong ước của đồng bào ông và cá nhân ông:Việt Nam ngày nay là một nước độc lập cho nên Hà Nội cần cho phép người dân được công khai bày tỏ nguyện vọng của họ. Dịp này, tôi cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng, những sắc tộc thiểu số, trong đó có dân Hmong không được đối xử công bằng, cuộc sống của họ thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết nhất.”
cựu đại tá Vang Geu
“Chúng tôi hy vọng rằng mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do suy nghỉ, tự do bày tỏ, mở mang trí tuệ và trao đổi tâm tư, quan điểm của mình với người khác. Việt Nam ngày nay là một nước độc lập cho nên Hà Nội cần cho phép người dân được công khai bày tỏ nguyện vọng của họ. Dịp này, tôi cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng, những sắc tộc thiểu số, trong đó có dân Hmong không được đối xử công bằng, cuộc sống của họ thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết nhất.”
Xin được nhắc lại là, đến định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1976, sau khi rời các trại tỵ nạn trên đất Thái, ngày nay tổng số người Hmong sinh sống ở Mỹ đã lên tới trên 270 ngàn người. Những nơi có đông người Hmong sinh sống là California, Minnesota, Wisconsin, Fresno, Minneapolis-Saint Paul, Madison và Milwaukee.
Còn theo Wikipedia thì ở Việt Nam có trên một triệu người Hmong sinh sống, đứng hàng thứ 8 trong danh sách các dân tộc chung sống ở đất nước này. Những tỉnh có người Hmong tập trung đông bao gồm Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Đak Lắc , Đak Nông, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa…
Vì có tín ngưỡng và phong tục, tập quán khác nên người Hmong luôn bị phân biệt đối xử, bị nghi kỵ, cho nên họ không thật lòng tin tưởng vào chủ nghĩa và đường lối, chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Hàng trăm người dân tập trung khiếu nại dự án Ecopark
Gia Minh, biên tập viên RFA -2012-03-15
Nhiều người dân tại ba xã bị thu hồi đất để làm dự án Ecopark tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay tiếp tục đến cửa công để khiếu nại về kế hoạch đó.
Tuy nhiên phía chính quyền vẫn cho rằng triển khai dự án là cần thiết và đúng luật.
RFA screen capture/Blog xuongduong/congbangphapluat – Hàng trăm người dân thuộc ba xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay 15 tháng 3 tập trung về trụ sở tiếp dân của Huyện Văn Giang khiếu nại dự án Ecopark =============================>>>
Quá trình thực hiện dự án không hợp lý
Mấy trăm người dân thuộc ba xã Xuân Quang, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hôm nay 15 tháng 3 tập trung về trụ sở tiếp dân của Thanh tra Huyện Văn Giang từ lúc 9 giờ sáng. Mục đích khiếu nại với chính quyền đối với những điểm mà họ cho là không theo đúng luật pháp trong dự án Ecopark triển khai trên đất đai của họ.Một người dân trong đoàn cho biết cơ quan chức năng huyện cử một người được với tên là Mười ra làm việc với người dân mà thôi; ngay cả họ của người này dân chúng cũng không nắm rõ:
Anh Mười là người bên UBND cử sang để tiếp dân thôi, không biết họ là gì.
Lý do của những người dân phải tiếp tục đến tại cơ quan chức năng của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong sáng ngày 15 tháng 3 cũng được người dân này cho biết:
Chúng tôi không chấp nhận những văn bản đó: một là tỉnh không được thu hồi 500 héc ta đất; thứ hai nữa thủ tướng cũng không được ký thu hồi 500 héc ta đất mà phải thông qua Quốc hội. Thế mà thủ tướng ký nên chúng tôi thấy chưa hợp lý.Người ta chưa đồng tình với dự án. Quá trình thực hiện dự án chưa đúng; không đúng từ văn bản của chính phủ cũng như của tỉnh đưa về. Chúng tôi không chấp nhận những văn bản đó: một là tỉnh không được thu hồi 500 héc ta đất; thứ hai nữa thủ tướng cũng không được ký thu hồi 500 héc ta đất mà phải thông qua Quốc hội. Thế mà thủ tướng ký nên chúng tôi thấy chưa hợp lý.
Một người dân trong đoàn
Hiện họ mới xây dựng phân khu một Bắc Hưng Hải mấy chục héc ta, còn nằm im chưa làm gì.
Vấn đề được chúng tôi nêu ra với ông Bùi Huy Thành, chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên vào chiều ngày 15 tháng 3 và được ông này trả lời như sau:
Chỉ còn một số hộ thôi, chứ cơ bản người ta đồng thuận cao rồi. Chỉ còn một số hộ chưa nhất trí nên tỉnh đang tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cho nhân dân hiểu lợi ích việc thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không làm qui mô thì làm sao có đô thị đẹp được, phải làm lớn mới bài bản mới đẹp được chứ. Nếu mà cứ làm lắt nhắt thì làm sao có kết nối đồng bộ hạ tầng đẹp được.
Về việc chăm lo cuộc sống của người dân thì chưa có dự án nào được hỗ trợ để tạo điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt như dự án này. Bởi vì ngoài chế độ, chính sách bồi thường theo qui định của Nhà nước ra, công ty này coi như còn hỗ trợ đảm bảo đời sống. Tức 40% diện tích thu hồi đó, người ta đảm bảo bằng giá trị sản xuất nông nghiệp, lo cho từ 5, 7 đến 10 năm…
Về việc chăm lo cuộc sống của người dân thì chưa có dự án nào được hỗ trợ để tạo điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt như dự án này. Bởi vì ngoài chế độ, chính sách bồi thường theo qui định của Nhà nước ra, công ty này coi như còn hỗ trợ đảm bảo đời sống.Thứ hai nữa chính quyền địa phương cấp cho diện tích đất liền kề khu đô thị đó để làm dịch vụ…
Chánh văn phòng/UBND Hưng Yên
Dù thủ thuật để cưỡng chế đất?
Tuy nhiên theo một người dân bị cưỡng chế thu hồi đất thì chính quyền địa phương đã dùng thủ thuật nhằm có thể triển khai kế hoạch của họ:Vừa rồi người ta ‘đánh tỉa’. Đợt trước cưỡng chế đường của cả ba xã, bây giờ người ta làm từng xã một chứ không làm đồng loạt nữa. Theo cách hiểu của chúng tôi cả bó đũa bẻ khó, còn bẻ dần dần thì bẻ được.
Ông chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên lập luận về việc triển khai dự án theo luật Đất đai của Việt Nam năm 1993 chứ không phải theo luật sửa đổi năm 2003.
Cái này áp dụng theo luật năm 1993, chứ không theo luật năm 2003. Nếu theo luật mới thì từ 500 héc ta
Hàng trăm người dân tập trung trước trụ sở tiếp dân của Thanh tra
Huyện Văn Giang từ lúc 9 giờ sáng hôm 15 tháng 3. 2012. RFA screen
capture/congbangphapluat ========>>>
Vừa rồi người ta ‘đánh tỉa’. Đợt trước cưỡng chế đường của cả ba xã, bây giờ người ta làm từng xã một chứ không làm đồng loạt nữa. Theo cách hiểu của chúng tôi cả bó đũa bẻ khó, còn bẻ dần dần thì bẻ được.Trước giải thích đó thì người dân có ý kiến:
Một người dân
Tất nhiên người ta bao giờ cũng nói tốt về người ta. Dự án khu trung tâm dịch vụ thương mại này là của tư nhân; mà của tư nhân thì phải thỏa thuận với dân. Đây không phải dự án quốc gia mới theo luật Nhà nước. Dự án tư nhân mà không họp dân, chỉ có văn bản này kia, giá này giá kia. Dân có sổ đỏ mà không được hưởng quyền gì cả.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên qua lời của ông chánh văn phòng Bùi Huy Thành, cho rằng dự án Ecopark là một dự án mà chủ đầu tư có những bồi thường tốt nhất cho người dân khi lấy đất của họ, đồng thời cũng có kế hoạch bảo đảm cuộc sống cho họ thông qua biện pháp cấp đất để họ kinh doanh làm ăn phục vụ cho khu đô thị sinh thái Ecopark.
Người dân cũng không thuận với lối giải thích như thế:
Hiện nay dịch vụ giao đất liền kề như ở xã Xuân Quang là lấy đất nơi khác cho dịch vụ liền kề chứ không phải trong khu đô thị. Hiện nay người dân đang phản đối, và mất hai lần đất. Vấn đề dịch vụ liền kề cũng chưa có văn bản, giấy tờ gì. Nhân dân đòi hỏi phải có giấy tờ thì chủ tịch xã nói ‘chúng tôi chỉ đọc cho nghe, chứ không đưa quyết định’.
Tất nhiên người ta bao giờ cũng nói tốt về người ta. Dự án khu trung tâm dịch vụ thương mại này là của tư nhân; mà của tư nhân thì phải thỏa thuận với dân. Đây không phải dự án quốc gia mới theo luật Nhà nước. Dự án tư nhân mà không họp dân, chỉ có văn bản này kia, giá này giá kia.Ngay trong cuộc gặp giữa người đại diện của đơn vị tiếp dân Thanh tra huyện Văn Giang, cũng không rõ ràng như trình bày của người dân tham dự như sau:
Người ta cứ trả lời theo lệnh trên, theo chỉ đạo cấp trên. Bà con chỉ biết trình bày lấy đất quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống không còn đất để sản xuất. Giải quyết là từ phía họ, chứ dân biết làm gì được.
Qua trả lời của ông chánh văn phòng Bùi Huy Thành của UBND tỉnh Hưng Yên và thực tế trên trang mạng Ecopark thì điều mà người dân cho rằng chính quyền đang dùng thủ thuật bẻ từng chiếc đũa là khá thuyết phục.
Dự án khu đô thị sinh thái Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên không phải là một trường hợp riêng lẻ tại Việt Nam hiện nay. Một dự án khác cũng gây ra nhiều bức xúc cho người dân dẫn đến tình trạng tù tội, bỏ đi lánh nạn nơi khác… đó là dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.
Cựu binh Trường Sa họp mặt
- thứ năm, 15 tháng 3, 2012 – BBC
Những cựu binh hải quân của tàu 505, tàu duy nhất không bị chìm trong hải chiến tháng 3/1988 với Trung Quốc sẽ có buổi họp mặt vào cuối tuần này.
Thư mời của Ban liên lạc truyền thống tàu HQ 505 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 17/3/2012 tại Cư xá Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Ban liên lạc nói họ tổ chức buổi gặp “nhân dịp 24 năm ngày diễn ra trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Đảo Côlin thuộc Quần đảo Trường Sa 014.3.1988 – 14.3.2012 và ngày đón nhận danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.”
Một người trong ban tổ chức có vẻ e ngại khi nói chuyện với BBC:
“Cái này chỉ làm công tác nội bộ thôi. Anh em tôi gặp nhau, nói chuyện với nhau gọi là vui vẻ thôi chứ không có gì đâu,” ông nói.
Tàu HQ 505 cùng HQ 604 đã bị tàu Trung Quốc “bắn xối xả” tại khu vực đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988 khiến HQ 604 bốc cháy và chìm xuống biển trong khi HQ 505 bốc cháy nhưng kịp đâm vào đảo Colin và giữ được đảo này.
Trong trận đánh mà Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, một tàu khác của Việt Nam HQ 605 cũng bị bắn hôm 14/3/1988 và chìm vào ngày hôm sau.
Sáu mươi tư sỹ quan và binh lính của Việt Nam đã tử trận, chín binh sĩ bị Trung Quốc bắt và giam hơn ba năm trước khi được trả về Việt Nam.
Một trong những người bị bắt làm tù binh, Trung sĩ Nguyễn Văn Thống nói với BBC anh đã gọi điện thăm hỏi những người cùng bị Trung Quốc bắt nhân ngày 14/3.
‘Hội ngộ bất ngờ’
Ngoài cuộc gặp của các cựu binh tàu HQ 505 vào cuối tuần, một số cuộc gặp nhân 24 năm ngày hải chiến Trường Sa cũng đã diễn ra tại nhiều nơi.
Báo Tiền Phong nói về cuộc ‘Bấm hội ngộ bất ngờ‘ của cựu binh Phan Văn Đức, lính công binh của tàu 604 trong những ngày tháng Ba năm 1988 và may mắn sống sót, với những người lính từng phục vụ ở Trường Sa.
Trước đó tờ báo này có bài “Bấm Hồn ở lại Gạc Ma” hôm 14/3/2012 nói về hoàn cảnh khó khăn hiện nay của cựu binh Đức ở Sơn Trà, Đà Nẵng.
Cũng trong ngày 14/3, một cuộc gặp gỡ tại nhà riêng khác nhưng được tổ chức quy mô với phông chữ kỷ niệm và sự tham dự của từ 150-200 cựu binh đã diễn ra tại Phú Yên.
Báo Thanh Niên nói trong số những người tham dự có “Bấm 15 khách mời là những cựu binh Trường Sa ở Khánh Hòa“.
Nhiều cựu binh nói họ muốn có dịp thăm lại Trường Sa, “thăm lại nơi một thời tuổi trẻ” của họ cũng như để “tưởng niệm đồng đội đã nằm xuống”.
Báo Bấm Tuổi Trẻ nói Phú Yên có hai liệt sĩ, Phan Tấn Dư và Trương Văn Thịnh, đã hy sinh ở Trường Sa khi ” cả hai còn rất trẻ, đều chưa lập gia đình, cả hai đều có mẹ già.”
Tuổi Trẻ nói cựu binh Trường Sa đã họp mặt ở Khánh Hòa vào ngày 24/2, ngày thanh niên Nha Trang nhập ngũ đợt đầu tiên vòa Vùng 4 hải quân còn tại Bình Định, các cựu binh Trường Sa lấy ngày 10/2, ngày thanh niên Bình Định nhập ngũ được điều đi Trường Sa để gặp mặt lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.
Trang tin của báo Bấm Thanh Niên nói cuộc gặp của gần 100 cựu binh hôm 24/2 ở Khánh Hòa cũng còn để “chuẩn bị cho lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày xảy ra trận hải chiến anh dũng bảo vệ đảo Gạc Ma sẽ được tổ chức vào giờ này năm sau.”
Một loạt các chương trình liên quan tới Trường Sa trong đó có “Bấm Nước ngọt cho Trường Sa“, “Bấm Trồng rong nho ở Trường Sa”, “Bấm Góp đá xây Trường Sa”, hay “Bấm Ra quân xây dựng đường Hoàng Sa và Trường Sa” đã diễn ra trong mấy tuần qua.
Báo chí Việt Nam trong hơn một năm qua cũng có nhiều bài viết và phóng sự về Trường Sa.
Hồi tháng Bẩy năm 2011, trang tin Vietnamnet đã có phóng sự nhiều kỳ về ‘Bấm hải chiến Trường Sa‘.
Tuy nhiên Bấm bài cuối cùng của loạt phóng sự này đã không được đăng tải chính thức.
Cập nhật: 16:37 GMT – thứ tư, 14 tháng 3, 2012 – BBC
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác (nghe trực tiếp trên BBC theo link)
Tiểu đội trưởng Trường Sa kể lại với BBC các diễn biến sau
khi tàu Trung Quốc bắn chết hàng chục binh sĩ Việt Nam để chiếm đảo Gạc
Ma nhân kỷ niệm 24 năm sự kiện này.
Trung Sĩ Nguyễn Văn Thống, người chịu thương tật tới hơn 80% khi bị hỏng một mắt, và bị thương cả chân và tay, nói anh đã gọi điện hỏi thăm bạn bè còn sống sót trong ngày 14/3.
Cựu binh này nói anh hy vọng sẽ có sự kiện chính thức để ghi nhớ biến cố 14/3/1988 vào năm tới nhân kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc hải chiến không cân sức trong đó 64 binh sĩ Việt Nam thiệt mạng, chín người bị phía Trung Quốc bắt và giam giữ trong hơn ba năm rưỡi.
Anh Thống phục vụ trên tàu HQ 604, tàu chịu hỏa lực mạnh nhất trong trận tấn công của Trung Quốc.
BBC cũng được tin Ban liên lạc truyền thống tàu HQ 505, một trong ba tàu có mặt trong trận hải chiến 24 năm trước, sẽ có buổi ‘họp mặt truyền thống’ vào ngày 17/3 tới đây nhưng người đứng ra tổ chức tỏ vẻ dè dặt và không muốn nói công khai về sự kiện này.
Trung Sĩ Nguyễn Văn Thống, người chịu thương tật tới hơn 80% khi bị hỏng một mắt, và bị thương cả chân và tay, nói anh đã gọi điện hỏi thăm bạn bè còn sống sót trong ngày 14/3.
Cựu binh này nói anh hy vọng sẽ có sự kiện chính thức để ghi nhớ biến cố 14/3/1988 vào năm tới nhân kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc hải chiến không cân sức trong đó 64 binh sĩ Việt Nam thiệt mạng, chín người bị phía Trung Quốc bắt và giam giữ trong hơn ba năm rưỡi.
Anh Thống nói phía Trung Quốc không đối xử tệ với anh khi điều trị trong viện hoặc khi ở tù==>>>
Anh Thống phục vụ trên tàu HQ 604, tàu chịu hỏa lực mạnh nhất trong trận tấn công của Trung Quốc.
BBC cũng được tin Ban liên lạc truyền thống tàu HQ 505, một trong ba tàu có mặt trong trận hải chiến 24 năm trước, sẽ có buổi ‘họp mặt truyền thống’ vào ngày 17/3 tới đây nhưng người đứng ra tổ chức tỏ vẻ dè dặt và không muốn nói công khai về sự kiện này.
Một nhà sư Tây Tạng tự thiêu nhân kỷ niệm bốn năm vụ nổi dậy Lhassa
Thụy My RFI
Tình hình tiếp tục căng thẳng tại các khu vực Tây Tạng ở Trung Quốc. Hôm qua 14/03/2012, một nhà sư tại tu viện Rongwo ở tỉnh Thanh Hải đã tự thiêu, nhân kỷ niệm bốn năm vụ nối dậy ở Lhassa. Cảnh sát chống bạo động được triển khai dày đặc tại các khu vực Tây Tạng ở Trung Quốc, trong khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cho biết “hết sức lo ngại” cho sức khỏe của ba người Tây Tạng đang tuyệt thực trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.
Theo tổ chức Free Tibet có trụ sở tại Luân Đôn, thì nhà sư trên đây
tên là Jamyang Palden, đã tự thiêu vào sáng hôm qua, 14/03, nhưng dường
như vẫn còn sống sót. Nhiều nhà sư khác đã tập hợp lại tại quảng trường
thành phố Đồng Nhân (Tongren) thuộc tỉnh Quý Châu để bày tỏ sự ủng hộ vị
tu sĩ tự thiêu.
Học sinh, sinh viên tại Đồng Nhân và các khu vực lân cận cũng biểu tình phản kháng, đòi hỏi bình đẳng cho người Tây Tạng. Hãng tin Pháp AFP đã liên lạc với công an và chính quyền Đồng Nhân nhưng không được trả lời. Học sinh nhiều trường học ở huyện Trạch Khổ (Zeku) tỉnh Thanh Hải cũng đã biểu tình trước trụ sở chính quyền địa phương, giơ cao các biểu ngữ yêu cầu được tự do sử dụng ngôn ngữ Tây Tạng, và bình quyền.
Các sự kiện này diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm bốn năm vụ nổi dậy của người Tây Tạng tại thủ phủ Lhassa vào tháng 3/2008, sau đó đã lan rộng ra nhiều thành phố khác. Chính quyền Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu. Theo chính phủ Tây Tạng lưu vong, đã có hơn 200 người chết, còn Bắc Kinh nói rằng chỉ có 21 người thiệt mạng. Tình hình tại các khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc hiện vẫn đang căng thẳng.
Kể từ một năm qua, đã có ít nhất 26 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc, hầu hết là các tu sĩ Phật giáo. Đa số các vụ tự thiêu đầy kịch tính này diễn ra tại huyện A Bá, gần tu viện Tây Tạng Kirti.
Các phóng viên của AFP đã vào được A Bá nhưng sau đó nhanh chóng bị trục xuất. Họ đã ghi nhận được hình ảnh hàng trăm cảnh sát chống bạo động tuần tra khắp các nẻo đường, với súng, dùi cui và thậm chí cả bình chữa lửa.
Sức khỏe 3 người Tây Tạng đang tuyệt thực trước Liên Hiệp Quốc đáng lo ngại
Còn tại New York, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon hôm qua cho biết “hết sức lo ngại” cho sức khỏe của ba người Tây Tạng đang tuyệt thực trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, đã bước sang tuần lễ thứ tư.
Martin Nesirky, phát ngôn viên của ông Ban Ki Moon tuyên bố: “Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho rằng tất cả các dân tộc đều có quyền biểu tình một cách hòa bình. Nhưng dù vậy ông cũng rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của ba người tuyệt thực”.
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ivan Simonovic hôm thứ Hai đã gặp gỡ một thành viên của Đại hội Thanh niên Tây Tạng, đại diện cho ba người tự thiêu trên đây, tại New York.
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí VN có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Ranh, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn, … Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái hoài việc yêu cầu TQ không làm khó VN ra quy tập các anh về đất liền quê nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh danh, tri ân các anh cũng chẳng được.
Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
V.V.T.
* Mời đọc bài liên quan: “KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”… (Mai Thanh Hải).
Ảnh: 1- Bài trên báo VN sau khi xảy ra vụ Gạc Ma, nói là các anh hùng, liệt sĩ của ta “bị nạn” (blog Mẹ Nấm). 2- Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát). 3- Tấm bia trên phần mộ của anh Trần Văn Phương chỉ đề là liệt sỹ, thiếu đi rất nhiều chi tiết trong đó có hai chữ anh hùng (blog Người Ba Đồn).
Học sinh, sinh viên tại Đồng Nhân và các khu vực lân cận cũng biểu tình phản kháng, đòi hỏi bình đẳng cho người Tây Tạng. Hãng tin Pháp AFP đã liên lạc với công an và chính quyền Đồng Nhân nhưng không được trả lời. Học sinh nhiều trường học ở huyện Trạch Khổ (Zeku) tỉnh Thanh Hải cũng đã biểu tình trước trụ sở chính quyền địa phương, giơ cao các biểu ngữ yêu cầu được tự do sử dụng ngôn ngữ Tây Tạng, và bình quyền.
Các sự kiện này diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm bốn năm vụ nổi dậy của người Tây Tạng tại thủ phủ Lhassa vào tháng 3/2008, sau đó đã lan rộng ra nhiều thành phố khác. Chính quyền Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu. Theo chính phủ Tây Tạng lưu vong, đã có hơn 200 người chết, còn Bắc Kinh nói rằng chỉ có 21 người thiệt mạng. Tình hình tại các khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc hiện vẫn đang căng thẳng.
Kể từ một năm qua, đã có ít nhất 26 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc, hầu hết là các tu sĩ Phật giáo. Đa số các vụ tự thiêu đầy kịch tính này diễn ra tại huyện A Bá, gần tu viện Tây Tạng Kirti.
Các phóng viên của AFP đã vào được A Bá nhưng sau đó nhanh chóng bị trục xuất. Họ đã ghi nhận được hình ảnh hàng trăm cảnh sát chống bạo động tuần tra khắp các nẻo đường, với súng, dùi cui và thậm chí cả bình chữa lửa.
Sức khỏe 3 người Tây Tạng đang tuyệt thực trước Liên Hiệp Quốc đáng lo ngại
Còn tại New York, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon hôm qua cho biết “hết sức lo ngại” cho sức khỏe của ba người Tây Tạng đang tuyệt thực trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, đã bước sang tuần lễ thứ tư.
Martin Nesirky, phát ngôn viên của ông Ban Ki Moon tuyên bố: “Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho rằng tất cả các dân tộc đều có quyền biểu tình một cách hòa bình. Nhưng dù vậy ông cũng rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của ba người tuyệt thực”.
Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ivan Simonovic hôm thứ Hai đã gặp gỡ một thành viên của Đại hội Thanh niên Tây Tạng, đại diện cho ba người tự thiêu trên đây, tại New York.
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn
Nhà báo V.V.T.Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí VN có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Ranh, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn, … Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái hoài việc yêu cầu TQ không làm khó VN ra quy tập các anh về đất liền quê nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh danh, tri ân các anh cũng chẳng được.
Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
V.V.T.
* Mời đọc bài liên quan: “KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP”… (Mai Thanh Hải).
Ảnh: 1- Bài trên báo VN sau khi xảy ra vụ Gạc Ma, nói là các anh hùng, liệt sĩ của ta “bị nạn” (blog Mẹ Nấm). 2- Di ảnh, thư từ của anh hùng Trần văn Phương với người vợ của mình ở thôn Đơn Sa (blog Cu làng cát). 3- Tấm bia trên phần mộ của anh Trần Văn Phương chỉ đề là liệt sỹ, thiếu đi rất nhiều chi tiết trong đó có hai chữ anh hùng (blog Người Ba Đồn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét