Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

CẬP NHẬT ĐẤU ĐÁ TRONG GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC: BẠC HY LAI BỊ THANH TRỪNG

CẬP NHẬT ĐẤU ĐÁ TRONG GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC: BẠC HY LAI BỊ THANH TRỪNG
Tin của Jamil Anderlini ở Bắc Kinh
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trong một biến động chính trị quan trọng nhất của đất nước suốt hai thập kỷ qua, Bạc Hy Lai, một trong những quan chức thăng tiến nhanh nhất và là một đối thủ hàng đầu cho hàng lãnh đạo đảng cộng sản của Trung Quốc đã bị thanh lọc.
Là thành viên của 25 nhân vật Bộ chính trị đảng Cộng sản, là một "vương hầu", con trai một vị anh hùng cách mạng, ông Bạc đã bị vướng vào một vụ bê bối chính trị từ đầu tháng trước, khi người giám đốc công an được lựa chọn cẩn thận của ông toan đào thoát sang Hoa Kỳ tuyên bố rằng ông Bạc từng cố gắng sát hại mình.
Việc sa thải ông Bạc gây chấn động cả nước vào hôm thứ năm và gây nên nỗi lo sợ rằng những mối rạn nứt nở rộng giữa các phe phái ngày càng cố thủ có thể trở nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn hơn.
"Bạc Hy Lai rõ ràng là nhân vật chính trị quan trọng nhất đã bị thanh lọc kể từ Triệu Tử Dương vào năm 1989 và trong ý nghĩa của sự tác động, sự kiện này có khả năng lớn ngang bằng những gì đã xảy ra vào thời điểm đó", ông Cheng Li, một chuyên gia về giới tinh hoa chính trị Trung Quốc tại tổ chức tư vấn Brookings cho biết.
Triệu Tử Dương là người đứng đầu đảng Cộng sản vào năm 1989 nhưng đã bị sa thải vì từ chối việc tuyên bố thiết quân luật và gửi quân đội đến phá vỡ các cuộc biểu tình do sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An Môn. Ông Triệu đã bị đặt dưới chế độ quản chế tại gia cho đến khi qua đời vào năm 2005.
Được giới doanh nhân và các nhà ngoại giao nước ngoài yêu mến vì sự quyến rũ của mình, ông Bạc đã hưởng được sự ủng hộ lớn lao và phổ biến vì chú trọng của ông vào việc cải thiện sinh kế cho người dân.
Tuy nhiên, ông đã bị nhiều nhà trí thức, chiến lược gia và các quan chức trong hàng ngũ cao cấp của đảng, đặc biệt là những người chủ trương cải cách chính trị mắng nhiếc, cho ông là kẻ tàn nhẫn, thèm khát quyền lực "tham vọng nghề nghiệp" và "mị dân".
Vào thứ Năm, chính phủ đã công bố rằng ông Bạc sẽ bị thay thế bởi Zhang Dejiang, một phó thủ tướng, một nhà kinh tế được Bắc Hàn đào tạo, làm bí thư đảng của khu đô thị tây nam Trùng Khánh.
Theo tin từ những người có quan hệ thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc, quyết định loại bỏ ông Bạc đã được công bố trong nội bộ đến các quan chức cao cấp của đảng vào đêm thứ tư, ngay sau khi kết thúc kỳ họp 10 ngày hàng năm của quốc hội bù nhìn Trung Quốc. Ngoài thông báo sa thải chính phủ đã không có thêm thông tin gì khác về số phận của ông Bạc, mặc dù những người quen thuộc với vấn đề này cho biết rằng chắc chắn ông gần như phải chịu hình thức quản thúc tại gia để ngăn chặn việc ông có thể trốn khỏi đất nước.
Không có lời tuyên bố nào về việc liệu ông Bạc có phải từ nhiệm khỏi vị trí của mình trong Bộ Chính trị, bộ phận tạo quyết định quan trọng hàng số hai ở Trung Quốc hay không.
Cho đến tận tháng trước, ông từng là nhân vật triển vọng hàng đầu trong năm nay để gia nhập vào Ủy ban thường trực bộ chính trị gồm 9 người, bộ phận quyền lực cao nhất ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào đầu tháng Hai, Vương Lập Quân, viên giám đốc công an của ông đã chạy trốn vào một lãnh sự quán Hoa Kỳ ở phía Tây Trung Quốc và yêu cầu xin tị nạn. Rời khỏi toà lãnh sự quán sau hơn 24 giờ ông Wang lập tức đã bị bắt giữ để điều tra.
Tại một cuộc họp báo trực tiếp trên truyền hình hôm thứ Tư, Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc, trực tiếp chỉ trích ông Bạc về vụ việc xảy ra, trong một thể hiện hiếm thấy về sự mất đoàn kết giữa các cấp bậc cao nhất của đảng.
"Đảng và chính phủ Trùng Khánh phải nghiêm chỉnh phản ánh về sự cố Vương Lập Quân và học tập bài học từ sự kiện này" ông Ôn Gia Bảo nói. Đối với việc cải cách chính trị, việc sa thải và có thể tiến hành điều tra ông Bạc, nhân vật có thế lực trong giới bảo thủ, sẽ được xem như là một chiến thắng cho các yếu tố cải cách tự do hơn trong nội bộ Đảng, do Ôn Gia Bảo dẫn đầu.
Một số người xử dụng internet đã liên hệ sự sụp đổ của ông Bạc với số phận của "Bè lũ bốn tên", một nhóm các quan chức cấp cao, bao gồm cả Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, người đã lãnh đạo Trung Quốc qua nhiều thảm họa của cuộc cách mạng văn hóa 1966-1976 trước khi họ bị bắt.
Những người phê bình ông Bạc đã tấn công vào các chính sách "kiểu cách mạng văn hóa" của ông ở Trùng Khánh -vốn có liên quan đến việc sử dụng lối tuyên truyền "đỏ" nặng tính hoài cổ và cuộc đàn áp tàn bạo các doanh nhân bị cáo buộc là băng đảng - như một sự thoái lùi nguy hiểm.
Nguồn: Financial Times

-Trung Quốc có Phát triển Hài hòa không? TIN TỨC HÀNG NGÀY
-

-
Đấu đá trong giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy sự chia rẽ - Nguồn: Jamil Anderlini - Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ- 14.03.2012
Khi những nhà lãnh đạo độ tuổi lục tuần của Trung Quốc xuất hiện trước công chúng với những bộ áo sẫm màu và kiểu tóc nhuộm giống nhau, mọi hành động của họ đều được sắp xếp để biểu lộ tính đoàn kết và đồng thuận.

Báo chí và truyền hình Trung Quốc đồng loạt tường thuật giới lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới nhất loạt đưa tay để biểu quyết một vấn đề trong ngày với mục đích quá rõ rệt rằng đây là một đảng Cộng sản hoà thuận.


Nhưng rất thường xuyên, thường là trước giai đoạn chuyển đổi chính trị hoặc khi quốc gia này đối diện một cơn khủng hoảng lớn, sự chia rẽ trầm trọng vẫn tồn tại phía dưới lại nổi lên bên trên.


Điều này hiện đang xảy ra khi giới lãnh đạo quốc gia chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi mười năm một lần vào cuối năm nay, trong đó đa số những lãnh đạo tối cao, bao gồm thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, sẽ bước xuống để nhường chỗ cho thế hệ mới.


Hôm thứ Tư, ông Ôn, một lãnh đạo cấp tiến nhất của Trung Quốc, đã đưa ra một nghị trình cải cách chính trị mà bản thân nó hàm chứa một tấn công vào những đối thủ bảo thủ của ông.


Khi ông kêu gọi việc “cấp tốc” và “nghiêm trọng” cải cách chính trị và khi ông khẳng định rằng dân chủ cuối cùng phải xảy ra đã đánh thẳng vào mặt giới bảo thủ chuyên cho rằng thách thức tình trạng hiện tại của nền chính trị Trung Quốc chỉ dẫn đến hỗn loạn.


Năm 2009, Ngô Bang Quốc, người chính thức đứng ở vị trí thứ hai trong hệ thống quyền lực của đảng Cộng sản sau Hồ Cẩm Đào, đã kịch liệt bác bỏ hệ thống dân chủ đa đảng kiểu “phương tây”, phân định quyền lực giữa ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc một hệ thống chính trị lưỡng viện.


Điều này chẳng đưa ra được mấy lựa chọn nếu Trung Quốc vẫn hi vọng cuối cùng sẽ đem đến dân chủ và tổng bầu cử, như ông Ôn đề xuất trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.


“Có một cảm nhận chung trong giới lãnh đạo rằng cần có vài thay đổi lớn trong hệ thống nhưng vẫn chưa có một sự đồng thuận về những thay đổi này là gì và chúng nên xảy ra theo thứ tự nào,” Victor Shih, một chuyên gia về giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc tại Đại học Northwestern. “Ý kiến của ông Ôn cho thấy ít nhất một vài người trong giới lãnh đạo đã mạnh mẽ ủng hộ việc cải cách chính trị sâu rộng hơn ở Trung Quốc.”


Ông Ôn cũng có ý kiến đối nghịch hơn khi ông đưa ra một tấn công hiếm có đến Bạc Hy Lai, viên thị trưởng đầy sóng gió của thành phố tự trị Trùng Khánh, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, trước khi viên giám đốc công an của ông bị bắt giữ vì đã tìm cách đào tị sang Hoa Kỳ.


Trong một cú đấm thẳng vào những chính sách gây tranh cãi mà ông Bạc đã đưa ra ở Trùng Khánh, ông Ôn đã liên tục liên hệ đến thảm hoạ Cách mạng Văn hoá trong giai đoạn 1966-1976 với nạn thanh trừng và ngược đãi với hầu hết các quan chức chính quyền, học giả, trí thức cũng như gia đình của họ.


Chương trình cải cách cực đoan của ông Bạc ở Trùng Khánh liên quan đến việc vực dậy những hình ảnh và ca khúc “đỏ” của thời kỳ Cách mạng Văn hoá, việc tàn bạo thanh trừng những doanh nhân giàu có bị cáo buộc là “băng đảng” và việc chi tiêu mạnh mẽ để nâng cấp các dịch vụ xã hội và các căn hộ nhà nước.


Đề cập đặc biệt đến Vương Lập Quân, vị giám đốc công an mà ông Bạc rất tin tưởng, người đã chỉ đạo phong trào thanh trừng các “tổ chức tội phạm” trước khi tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ sau một mâu thuẫn với ông Bạc, ông Ôn nói rằng chính quyền Trùng Khánh phải “xem kỹ lại” và “rút ra những bài học” từ sự kiện này.


Bên trong, các quan chức cao cấp nói rằng sự nghiệp chính trị của ông Bạc rõ ràng là đã chấm dứt sau việc ông Vương tìm cách đào thoát nhưng những chỉ trích mạnh mẽ của ông Ôn cho thấy những đấu đá hậu trường vẫn đang tiếp diễn.


Bên ngoài, đảng Cộng sản đã không có vẻ quá chia rẽ kể từ những ngày tháng đen tối của cuộc thảm sát Thiên An Môn, khi tổng bí thư lúc ấy là Triệu Tử Dương bị giam giữ tại gia vì đã từ chối ban hành thiết quân luật.


Đảng đã sống sót qua cơn khủng hoảng ấy một phần là nhờ nó có được một nhà lãnh đạo vĩ đại, Đặng Tiểu Bình, người đã nắm giữ tính trung thành vững chắc của Đảng và quân đội, giới đã thi hành cuộc đàn áp đẫm máu.


Ngày nay, không còn một nhân vật như thế và điều này giải thích tại sao lại có một tranh chấp đang dâng cao và tại sao Đảng cho đến nay vẫn thất bại trong việc cách chức ông Bạc hoặc có một hình thức trừng phạt công khai đối với ông.


Mặc dù có những tin đồn về việc ông chắc chắn sẽ bị sa thải đang lan toả rộng rãi tại Bắc Kinh, 10 ngày qua ông Bạc đã xuất hiện trước công chúng tại hội nghị thường niên của quốc hội bù nhìn trong vai trò là thành viên của Bộ Chính trị gồm 25 người, cơ quan quyền lực cao thứ hai ở Trung Quốc.


Một số các nhà phân tích và quan chức tin rằng cách chức ông Bạc, người vẫn còn nổi tiếng với giới bảo thủ và quân đội cũng như việc cha ông từng là một anh hùng cách mạng và phó thủ tướng Trung Quốc, có thể làm nảy sinh ra hiện tượng phân tán công khai trong đảng.


Nhưng những người khác nói rằng cho phép ông tiếp tục như cũ sẽ làm cho Đảng có vẻ yếu ớt và bị lũng đoạn bởi những cá nhân quyền lực và quen biết lớn.



Cập nhật:

Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư Trùng Khánh


Nguồn: 
Jamil Anderlini - Financial Times

15.03.2012


Bạc Hy Lai, nhà chính trị bất trị của Trung Quốc, người cho đến gần đây vẫn là người dẫn đầu để được đề bạt lên vị trí cao nhất của Đảng, đã bị cách chức bí thư đảng uỷ thành phố tự trị Trùng Khánh.


Ông Bạc sẽ được thay thế bởi Trương Đức Giang, một nhà kinh tế được đào tạo tại Bắc Hàn và cũng là phó thủ tướng, Tân Hoa Xã cho biết.


Quyết định cách chức ông Bạc đã được thông báo nội bộ đến các quan chức cao cấp vào tối thứ Tư, ngay sau khi lễ bế mạc hội nghị 10 ngày của quốc hội bù nhìn Trung Quốc, những người hiểu biết sự việc cho hay.


Hôm thứ Tư, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bắn phát súng cảnh báo đến giới quan chức bảo thủ trong đảng, cảnh cáo họ rằng Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc Cách mạng Văn hoá thứ hai nếu không chịu khẩn cấp cải cách chính trị.


Ông Ôn, người sẽ bước ra khỏi uỷ ban thường trực bộ chính trị đầy quyền lực vào cuối năm nay, cũng đã trực tiếp tấn công ông Bạc.


Trong một trường hợp hiếm hoi của việc công khai chỉ trích nhau giữa các quan chức cao cấp Cộng sản, ông Ôn đã đề cập đến sự kiện tai tiếng dẫn đến việc truất phế Vương Lập Quân, vị cựu giám đốc công an và đồng minh chính trị của ông Bạc, người đã tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ tháng trước. Ông Vương vẫn đang bị bắt giữ và trường hợp của ông vẫn đang được điều tra.


“Đảng uỷ và chính quyền Trùng Khánh phải nghiêm khắc nhìn nhận sự kiện Vương Lập Quân và rút ra những bài học từ sự việc này,” ông Ôn nói.


Bí thư Trùng Khánh bị cách chức vì cấp dưới tới Lãnh sự quán Mỹ

Dân Trí

(Dân trí) - Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc đã cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, sau khi người từng là cánh tay phải của ông và từng là cảnh sát trưởng thành phố tới Lãnh sự quán Mỹ và ở đó 1 ngày. Ông Bạc Hy Lai trong một cuộc họp tại ...

Trung Quốc cách chức Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy LaiThanh Niên

Bí thư Trùng Khánh bị cách chức?Báo Đất Việt

China replaces "princeling" party chief of scandal-hit city
 DPA
Chiến lược Trung Quốc
Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc (Stratford RFI 13-3-12) ◄
Bong bóng Trung Quốc "xì hơi"
The Chinese Bubble's Slow Leak (National Interest 13-3-12)
Trung Quốc nên chấm dứt cái màn "giả bộ" là nước nghèo
China must stop its poor-country pretence (FT 14-3-12)
Cách mạng Văn hóa tái diễn ở Trung Quốc?
 đv
Trung Quốc 'chiến tranh' với Mỹ vì đất hiếm  đv


-
Tân lãnh đạo truyền hình Nhà nước bị các blogger chỉ trích mạnh mẽ -Tân lãnh đạo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc (CCTV), ông Hồ Chiếm Phàm, mới nhậm chức hồi tháng 11 năm nay, đã là đối tượng chỉ trích mạnh mẽ của hàng ngàn blogger Trung Quốc. Bởi vì nhân vật này đã tuyên bố rằng các nhà báo cần xác định trước tiên rằng họ là « những người làm công tác tuyên truyền ».

AFP cho biết là trong một bài diễn văn từ hồi tháng Năm, khi còn phụ trách tờ Quang minh Nhật báo của nhà nước, ông Hồ Chiếm Phàm đã nói rằng những nhà báo nào tự coi mình là nhà báo « chuyên nghiệp » chứ không phải là « người làm công tác tuyên truyền », thì họ đã phạm một « sai lầm cơ bản » về bản chất của công việc phải làm. Vẫn theo vị quan chức này thì « trách nhiệm đầu tiên và đạo đức nghề nghiệp trước tiên của một người làm công tác truyền thông là phải hiểu được vai trò của mình và phải là một phát ngôn viên tốt », những ai từ bỏ lập trường này sẽ không bao giờ tiến xa được.


Vào thời điểm đó, phát biểu của ông Hồ Chiếm Phàm không được ai chú ý tới. Thế nhưng, hôm nay, trên mạng xã hội Vi Bác, một blogger Trung Quốc đã đăng lại bản tin của Tân Hoa Xã về bài diễn văn này.


Ngay lập tức, hàng chục ngàn blogger Trung Quốc lên tiếng chỉ trích quan điểm của vị tân lãnh đạo đài truyền hình Nhà nước cũng như việc truyền thông Trung Quốc không có tính độc lập.


Một blogger viết: « Là sinh viên học ngành báo chí, tôi thực sự nản lòng. Những người chỉ biết làm quảng cáo lại cho rằng mình đang làm báo ».


Một người khác thì nhận định là các phát biểu của ông Hồ Chiếm Phàm cho thấy « Các nhu cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc luôn được coi là quan trọng hơn nhu cầu của người dân và ông Hồ đã học được điều này, do vậy, ông ta được phong làm giám đốc CCTV ».


-
Người lao động Trung Quốc ngày càng ý thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi

Hôm thứ Sáu, 02/12/2011, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khương đã lên tiếng cảnh báo về những bất ổn xã hội do chính quyền không chuẩn bị tốt đối phó với những thay đổi kinh tế và ông kêu gọi cần phải có những phương pháp xử lý, ngăn chặn những « hậu quả tiêu cực» của nền kinh tế thị trường.

Người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc đã có phát biểu như trên vào lúc tại Trung Quốc ngày càng có nhiều vụ biểu tình và đình công của những người lao động. Họ không chấp nhận để cho giới chủ sa thải hoặc cắt giảm mức lương.


Trong tháng 11 vừa qua, hàng ngàn người lao động đã tiến hành đình công ở khu công nghiệp Thẩm Quyến, sát với Hồng Kông, miền nam Trung Quốc. Tại nơi được coi là « 
công xưởng của thế giới », nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa hoặc giảm bớt hoạt động, sa thải nhân công vì xuất khẩu giảm, chi phí lao động lại tăng lên.

Cũng chính ở nơi đây, những người lao động Trung Quốc thường xuyên tụ họp trong các văn phòng của tổ chức mang tên « 
Tiểu Điểu » (Xiao xiao Niao) để thảo luận về thời điểm tiến hành đình công nhằm đòi tăng tiền công giờ làm thêm hoặc tiền trợ cấp khi xí nghiệp di chuyển địa điểm.

Một công nhân làm trong một nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử có vốn đầu tư của Hồng Kông nói với AFP, « C
húng tôi không hề có kinh nghiệm trong những tình huống này. Chúng tôi muốn biết các phương pháp khác để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ». Người công nhân này cho biết là anh phải làm việc 6 ngày trong tuần, mỗi ngày 11 giờ. Để có được mức thu nhập hàng tháng là 2000 nhân dân tệ, tương đương 235 €, anh đã phải làm thêm giờ và khẳng định là vừa qua, chủ doanh nghiệp lại giảm bớt trợ cấp bữa ăn và nhà ở trong lúc đời sống ngày càng đắt đỏ.

Chính vì vậy, nhiều người lao động tìm đến các tổ chức như « 
Tiểu Điểu », thậm chí cả các tổ chức do chính phủ lập ra, để xin tư vấn, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Tổ chức « Tiểu Điểu » được thành lập năm 1999 với mục đích ban đầu là hỗ trợ lao động ngoại tỉnh vào làm việc tại các thành phố và khu công nghiệp.

Về việc có nhiều cuộc đình công tại Thẩm Quyến, ông Ngụy Vĩ (Wei Wei), người thành lập «
Tiểu Điểu » giải thích : « Ngày càng có nhiều công nhân thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ các quyền lợi của họ. Họ đã học cách đoàn kết lại với nhau ». Mặt khác, việc có nhiều công xưởng tập trung ở tỉnh Quảng Đông tạo thuận lợi cho việc lan truyền thông tin về các đình công.

Tại Trung Quốc, cho đến nay, chỉ có một công đoàn đặt dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản. Do vậy, tổ chức này hiếm khi đấu tranh với giới chủ để bảo vệ quyền lợi của công nhân.


Tuy nhiên, theo một số tổ chức phi chính phủ thì đôi khi, các lãnh đạo chính quyền cũng chú ý lắng nghe những yêu sách của người lao động, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Theo ông Debby Chan, thuộc tổ chức « Sinh viên và giới nghiên cứu chống lại các doanh nghiệp hành xử tồi tệ », có trụ sở tại Hồng Kông thì « 
chính phủ lo ngại là những yêu sách này lan rộng ra. Họ không muốn công nhân xuống đường biểu tình hoặc đòi lập các công đoàn » tự do.

Do làn sóng yêu sách ngày càng mạnh của công nhân, chính quyền Bắc Kinh đã phải sửa đổi, củng cố Luật Lao động, tham khảo các tổ chức của giới chủ, cho phép các tòa án đứng ra giải quyết những tranh chấp xã hội.


Vừa qua, chính quyền thành phố Thẩm Quyến đã thông báo là kể từ tháng Giêng năm 2012, mức lương tối thiểu sẽ tăng 14%, lên thành 1500 nhân dân tệ (tương đương 176 €).


Ông Geofrey Crothall, phát ngôn viên tổ chức China Labour Bulletin, ở Hồng Kông nhấn mạnh là các cuộc biểu tình, đấu tranh của công nhân ngày càng có tổ chức, ở mức chưa từng thấy tại Trung Quốc. Ví dụ, công nhân của năm nhà máy sản xuất chai Pepsi, đặt ở những nơi khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc, đã phối hợp tổ chức đình công trong cùng một ngày để phản đối việc bán các cơ sở này. Năm ngoái, tại các cơ sở sản xuất của Nhật Bản, người lao động đã khai thác tinh thần bài Nhật ở Trung Quốc để buộc chính quyền phải chấp nhận cho họ đình công. Chuyên gia Crothall nhận xét, « 
công nhân Trung Quốc có ý thức chính trị rất sắc sảo ».
- Lãnh đạo Trung Quốc cảnh cáo bất ổn xã hội xã hội vì kinh tế suy sụp -
Bắc Kinh – Ông trùm luật-và-trật tự của giới lãnh đạo Trung Hoa cảnh cáo Trung Quốc đã không được chuẩn bị tốt đủ để giải quyết sự bất ổn xã hội gây nên bởi những thay đổi trong lãnh vực kinh tế, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nhà nước Trung Quốc đang lấy làm lo lắng về những hậu qủa có thể xảy ra đi từ sự phát triển kinh tế bị trì trệ.

Nhà nước cần những phương cách tốt hơn để đương đầu với những “ảnh hưởng tiêu cực” của nền kinh tế, ủy viên Bộ Chính trị ông Zhou Yongkang nói trong bài diễn văn trước viên chức tỉnh hôm thứ Sáu và được đăng tải hôm thứ Bảy bởi thông tấn xã Xinhua. Ông Zhou kêu gọi những phương thức mang tính đổi mới, sáng tạo hướng đến sự quản lý xã hội - một lối nói bóng gió ám chỉ nhiều chính sách khác nhau hướng đến phía trước và bảo hiểm thất nghiệp nhằm làm giảm sự bất ổn.“Đặc biệt là khi đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, chúng ta vẫn chưa thành lập được một cơ chế quản lý xã hội hoàn chỉnh,” ông Zhou nói. Làm thế nào để làm được điều này, “là một nhiệm vụ khẩn cấp và có ý nghĩa lớn lao cho chúng ta,” theo ông Zhou.

Giai cấp công nông của chế độ cộng sản một khi ăn chán chê bánh vẽ thì cũng chính gia cấp này quay lại đào mồ chôn ... bác Mao và đảng! Nguồn: www.marxisist.org


Điều ông Zhou đề cập cho thấy rõ ràng sự khó chịu của nhà nước ngày càng tăng trước một sự trì trệ kinh tế và bất ổn xã hội có thể xảy theo. Trong tuần rồi, chỉ số được theo dõi nhiều nhất cho thấy lãnh vực sản xuất sút giảm mạnh, và nhà nước giảm sự kiểm soát đối với sự dự trữ ngân hành để khuyến khích sự cho vay nhiều hơn. Cùng lúc, đình công và hoạt động liên quan đến công ăn việc làm đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây khi các hãng xưởng hạn chế chi tiêu và thuê mướn nhân công để giải quyết vấn nạn tiền mướn nhân công ngày càng cao và cùng lúc đối phó với nhu cầu xuất cảng hàng hóa qua châu Âu đang bị giảm đáng kể.

Ông Zhou kêu gọi viên chức nhà nước cấp tỉnh cần loại bỏ những sự chi tiêu lãng phí đã đưa đến những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, những cuộc nổi loạn và những bất ổn khác đã tăng nhanh trong những năm gần đây.


Trong một trường hợp điển hình cho sự căng thẳng có thể bùng lên bất cứ lúc nào, thông tấn xã Xinhua tường thuật hằng trăm người đã xúm vào lật nhào bốn chiếc xe của công an và của nhà nước hôm thứ Sáu ở thành phố trung ương Xian sau khi một xe tải húc chết một bé gái và công an đã không đến hiện trường cho đến hai giờ sau, đã làm dân chúng phẫn uất.


© DCVOnline




Nguồn:

(1China leader warns about unrest due to economy. AFP, 3 December 2011
-Công an Trung Quốc "đấu tố" người Tây Tạng như thời Cách mạng Văn hóa -

Nhiều người dân và tu sĩ Tây Tạng bị công an Trung Quốc sĩ nhục bằng hình thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi tên họ và "tội danh" bằng chữ Hán. Theo tổ chức nhân quyền Free Tibet, hình thức trấn áp mới này xảy ra tại Aba, Tứ Xuyên, nơi có hơn 10 nhà sư tự thiêu từ tháng ba năm nay.

Bộ công an Trung Quốc hôm nay 03/12/2011 cho biết bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ đã đến tu viện Kirti ở Aba, tỉnh Tứ Xuyên để thúc giục tu sĩ Tây Tạng « phát huy tinh thần ái quốc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và đoàn kết dân tộc » .

Cùng lúc đó, mạng thông tin điện tử Boxun.com, phổ biến nhiều hình ảnh cho thấy hàng loạt tu sĩ và dân cư địa phương người Tây tạng đã bị an ninh Trung Quốc áp giải từ một tòa nhà hoặc đang bị bắt quỳ gối giữa hai hàng công an võ trang.


Một trong những tấm ảnh chụp một đoàn công an chống biểu tình đè cổ các tu sĩ Phật giáo, đẩy họ ra khỏi một tòa nhà. Một nhà sư bị đeo trên cổ một tấm bảng ghi tên họ Lobsang Zopa bằng chử Hán kèm theo chữ « ly khai », một tội danh có thể bị án tù chung thân.


Trên một tấm ảnh khác, một hàng công an, cứ hai người vỏ trang đè cổ một người Tây Tạng. Ảnh thứ ba, nhiều người Tây Tạng bị bắt quỳ gối, đeo bản ghi tên họ và tội danh « ly khai » hoặc « tụ họp chống nhà nước ». Tấm ảnh thứ tư cho thấy trên một chiếc xe tải, công an võ trang đang đè cổ các nhà sư ở tư thế gập người làm đôi, trên cổ củng đeo bản tên và tội danh.


Tổ chức Tây Tạng Tự Do cho biết đã xác định các tấm ảnh này chụp tại thành phố Aba, nơi có tu viện Kirti, và cũng là nơi xảy ra hơn 10 vụ tu sĩ tự thiêu từ tháng ba đến nay. Một số ảnh khác cho thấy an ninh Trung Quốc lập rào cảng, tuần tra với vũ khí hùng hậu.


Trung Quốc bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng


Công an võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân bộ trưởng Công an lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh. - Nhà sư đầu tiên tự thiêu tại Tây Tạng  —  (RFI).

Tinh thần dân tộc chống Trung Quốc : Động lực thay đổi tại Miến Điện


Trong những tháng gần đây, chính quyền Miến Điện đã có những thay đổi bất ngờ, cả trong lãnh vực đối nội – cho người dân nhiều quyền tự do dân chủ hơn – lẫn đối ngoại – mở cửa hướng về Ấn Độ hay phương Tây, đặc biệt là về phía Mỹ. Một biện pháp mang ý nghĩa biểu tượng là quyết định

Công an Trung Quốc thẩm vấn vợ Ngải Vị Vị, kiểm tra tài khoản luật sư của nghệ sĩ


-
Phụ nữ Đông Nam Á bị bán sang Trung Quốc ngày càng nhiều
-Chủ nghĩa GDP và Sự sụp đổ của Đạo đức ở Trung Quốc

-
VOA-Sau hơn 20 năm có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 10% một năm, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới vào năm 2010.
Năm nay, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc tuy bị sút giảm vì tình trạng suy thoái toàn cầu, nhưng vẫn còn ở mức khá cao là hơn  9%.


Điều thường được gọi là “phép lạ kinh tế Trung Quốc” đã đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh nghèo túng và làm cho một số người Trung Quốc cảm thấy rất hãnh diện và họ cho rằng đất nước của họ giờ đây đã có đủ khả năng để “tranh hùng tranh bá” với Hoa Kỳ.



Một số người cho rằng mô thức phát triển của giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh có thể làm gương cho các nước trong thế giới thứ 3 và Trung Quốc nên tăng cường những nỗ lực để phát huy sức mạnh mềm trên trường quốc tế.


Tuy nhiên, cũng có nhiều người nói rằng thành quả kinh tế của Trung Quốc đã được đánh đổi với những cái giá quá đắt, trong đó có sự hủy hoại của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.


Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng sự chú trọng quá độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho đạo đức trong xã hội bị suy sụp một cách nghiêm trọng. Ông cho biết như sau trong bài viết có nhan đề 
“Chủ nghĩa GDP và Sự sụp đổ của Đạo đức ở Trung Quốc”.

Trung Quốc ngày nay có hai hiện tượng nổi bật tồn tại cùng một lúc: một mặt, kinh tế phát triển nhanh chóng trong 3 thập kỷ qua, tạo ra một phép lạ trong lịch sử kinh tế thế giới; mặt khác, đạo đức xã hội bị tan rã.


Hai hiện tượng này có thể phát xuất từ cùng một nguồn là chủ nghĩa GDP ngày càng thịnh hành trong xã hội.


Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên cho biết sau khi thịnh hành trong nhiều năm, chủ nghĩa GDP giờ đây đã phát triển để trở thành một hệ tư tưởng vô cùng kiên cố. Ông giải thích như sau:


"Trong một thời gian dài, chủ nghĩa GDP là chính sách tổng thể của chính phủ Trung Quốc để kích thích phát triển kinh tế. Chính phủ thiết lập một mục tiêu phát triển định lượng, rồi mang mục tiêu này phân giải “một cách khoa học”, và ra lệnh cho các quan chức ở các cấp thực hiện. Đương nhiên, tăng trưởng GDP đã trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất để thăng quan tiến chức. Nhìn từ góc độ này, có vẻ như rất khó để đổ lỗi cho cán bộ các cấp, bởi vì chỉ tiêu GDP đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính trị. Tất nhiên, đối với các quan chức ở các cấp, GDP không chỉ là quyền lợi chính trị, mà còn là lợi ích kinh tế. Một khi kinh tế phát triển thì quan chức các cấp sẽ có được những lợi ích kinh tế đáng kể."


Trong nhiều năm qua, nhiều người ở Trung Quốc cũng như ở nước khác trên thế giới đã đề cập tới những khía cạnh tiêu cực trong quá trình phát triển của Trung Quốc, như chênh lệch giàu nghèo quá cao, quyền lợi của giới lao động không được bảo vệ thỏa đáng, và môi trường thiên nhiên bị xuống cấp nghiêm trọng.


Nhưng theo Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên, giá thành xã hội lớn nhất của mô thức phát triển này là sự băng hoại của hệ thống đạo đức, đưa tới sự tan rã của lòng tin giữa các nhóm người và giữa con người với con người ở Trung Quốc. Ông giải thích thêm như sau:


"Cốt lõi của chủ nghĩa GDP là làm thế nào để “tiền tệ hóa” mọi việc, hay nói như Marx là “thương phẩm hóa”. Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông không nói tới “thương phẩm hóa”. Khi đó, tất cả mọi thứ đều bị chính trị hóa, có nghĩa là mọi thứ được phân phối thông qua quyền lực chính trị. Vì cơ chế thị trường bị loại trừ nên kinh tế phát triển thiếu hiệu quả, dẫn đến sự nghèo đói trong một xã hội theo xã hội chủ nghĩa. Sau khi cải cách và mở cửa, kinh tế thị trường được tái lập. Cơ chế thị trường dẫn đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực, và nhờ đó mà kinh tế đã phát triển mạnh."


Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên cho rằng sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội của Trung Quốc bị mất cân đối nghiêm trọng, dẫn đến sự chuyển đổi từ “lấy con người làm gốc” (dĩ nhân vi bản) sang “lấy tiền làm gốc” (dĩ tiền vi bản).


Ông tố cáo giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp tay cho giới tư bản để đẩy nhanh việc “tiền tệ hóa” các mối quan hệ xã hội, làm cho đạo đức xuống cấp. Ông viết như sau:


"Các quan chức các cấp đã "phát minh" rất nhiều cách thức khác nhau. Nhiều nơi, chính phủ tìm đủ mọi cách để sử dụng tất cả những phương pháp có thể có (bao gồm cả những phương pháp vô đạo đức hay có tác động rất tiêu cực đối với đạo đức) để thúc đẩy cho kinh tế địa phương được phát triển, và thậm chí còn dung túng và khuyến khích người dân phát triển “kinh tế bán máu” (việc này đã tạo ra rất nhiều làng AIDS ở tỉnh Hà Nam). Việc các quan chức của Đảng và nhà nước "nuôi gái" (bao ơ nài) và có những hành vi thối nát đủ loại đã trở thành một sức mạnh thúc đẩy cho quá trình tiền tệ hóa các mối quan hệ xã hội."


Ông Trịnh Vĩnh Niên cho rằng người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ ở Trung Quốc theo chủ nghĩa GDP. Ông giải thích:


"Trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào người dân cũng phải thương mại hóa hoặc tiền tệ hóa sức lao động của mình. Đây chính là điểm kết hợp giữa cá nhân với xã hội và kinh tế. Điều này cũng cho thấy rằng sức lao động mà người dân bán ra ít nhất phải đủ để họ sống còn và dựa vào đó để phát triển thêm. Tuy nhiên, dưới sự khống chế của tư bản và quyền lực, thực tế ở Trung Quốc là lao động đã trở thành những thứ kém giá trị nhất. Ví dụ, tại các công ty của những nước phát triển, tiền lương trong chi phí hoạt động chung chiếm đến 50%, nhưng tỉ lệ này trong doanh nghiệp của Trung Quốc lại chưa tới 10%. Ở các nước phát triển, tiền lương của công nhân chiếm khoảng 55% thu nhập quốc dân, nhưng ở Trung Quốc tỉ lệ này chưa đầy 42%."


Ông Trình Vĩnh Niên cho rằng nạn bóc lột lao động cộng với tham nhũng đã khiến cho của cải tập trung vào tay một số người rất nhỏ. Ông nói thêm như sau:


"Tập trung của cải quá mức luôn luôn là nguyên nhân chính của sự suy giảm đạo đức xã hội. Quan trọng hơn, vì việc bán sức lao động không đủ để duy trì sinh kế và để tồn tại, người dân sẽ phải bán tất cả những thứ khác có thể bán, kể cả thân xác của mình. Và tất nhiên, việc trộm cắp, cướp bóc, cướp người giàu để phát cho người nghèo, cùng với mọi hành động bạo lực phát xuất từ đó, cũng trở thành một việc hợp lý đối với người trong cuộc (mặc dù bất hợp pháp)."


Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với một nguy cơ là có thể xảy ra những vụ rối loạn xã hội ở qui mô lớn. Ông nói thêm rằng vấn đề then chốt hiện nay là Trung Quốc có đủ thời giờ hay không để xây dựng lại các hệ thống đạo đức xã hội trước khi rối loạn xảy ra.
-Nguồn:

Chủ nghĩa GDP và Sự sụp đổ của Đạo đức ở Trung Quốc




-
Bắc Kinh mở chiến dịch triệt hạ các « hắc ngục »  —  (RFI). -- WikiLeaks: cả thế giới đang bị theo dõi (TT).------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét