- Với lương tâm trong sáng, tỉ phú Warren Buffett cổ vũ cho công bằng xã hội – (VOA). BTV: Nối tiếp Bill Gates, Warren Buffett cũng cho rằng chính phủ Mỹ đánh thuế lợi tức quá thấp, bởi ông Buffett lo cho chính phủ không có đủ tiền chi tiêu. Do có được chính phủ minh bạch, nên đa số dân Mỹ không ngần ngại đóng thuế để chính phủ có tiền lo cho người dân và XH, họ xem chuyện đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân.
- Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi (CAND).
- Thủ tướng kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Thượng tôn pháp luật (HNM). – “Việc cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng là trái luật”(CAND). – Thủ tướng Việt Nam nói, hành động cưỡng chế thu hồi đất của lãnh đạo địa phương là ‘trái luật’: Vietnam PM says high-profile forced eviction ‘illegal’ (AFP). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đổ lỗi cho chính quyền địa phương trong vụ xung đột đất đai: PM blames local authority in land clash case (Business Recorder/Reuters).- Quyết định nghiêm minh của Thủ tướng (LĐ). – Một kết luận gợi ra nhiều vấn đề (TP). – Sáng tỏ đúng – sai từ vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (VOV). – Bức xúc của người dân được giải toả (LĐ). – Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam: Pháp luật hình sự có quy định về bồi thường(LĐ).- TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Nhà nước có tim? – (BoxitVN).- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 6: 8 HÀNH ĐỘNG SAU KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG (Nguyễn Quang Vinh). “Một hành động đánh trống bỏ dùi, hình thức, hoặc giả vờ hành động, giả vờ xử lý, hoặc xử lý không nghiêm, xử lý để cho tồn tại như đã từng xảy ra nơi này nơi kia thì rất dễ lại châm ngòi cho nhiều quả bom Đoàn Văn Vươn khác. Chính phủ không muốn như thế Người dân không muốn như thế. Phải hành động“. – Ngô Nhân Dụng: Nguyễn Tấn Dũng giơ cao đánh khẽ – (NV).- Đối thoại về vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng với ông Phạm Thế Duyệt, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, GS Đặng Hùng Võ (VOV). – Bài học nào từ vụ việc đau xót và đáng tiếc ở Tiên Lãng? – Trần Đăng Khoa: Vụ Hải phòng, một bài học cay đắng.- Hải Phòng họp khẩn để triển khai kết luận của Thủ tướng (DT). – Vụ cưỡng chế ở HP: Sẽ thực hiện kết luận của Thủ tướng trước 20/2 (GDVN). – Xử lý dứt điểm vụ Tiên Lãng trước 30/3 (VNE). – “Để xem lãnh đạo Hải Phòng có làm như Thủ tướng kết luận” (TP).- Nóng: Hải Phòng Họp triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang – HuyệnTiên Lãng – (Cổng TTĐT Hải Phòng/ Cu Làng Cát). – Phỏng vấn luật sư Lê Đức Tiết: ‘Hải Phòng nên tự phê bình trước dân’ (VNE).- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân (DV). – Các luật sư lên tiếng sau kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (GDVN).- Tiên Lãng: và con tim đã vui trở lại (VNN). – Dân Tiên Lãng reo hò sau kết luận của Thủ tướng (ĐV). – Người thân gia đình ông Vươn hy vọng (TN). – Ghi nhanh ở Tiên Lãng (TP). – Vinh Quang – niềm vui vỡ òa(DV). – Dự án đầm ông Vươn(Võ Nhật Thu). – Mạc Văn Trang: Mấy hiện tượng tâm lý lộ ra từ “Vụ Tiên Lãng” – (BoxitVN).- Bùi Văn Bồng: CẦN PHẢI HẠ SAO CỦA ÔNG CA – (Người Lót Gạch). - Mời xem lại: Bốn câu hỏi cho Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng – (Nguyễn Xuân Diện/ BoxitVN). – Đại ka là đại ca nào… (Đỗ Trung Quân).
- Kiến nghị “gỡ rối”, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ (LĐ). – Ap dụng luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai (ĐĐK). – Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội: Đất giãn dân phải trả cho dân (Petrotimes).
- Mai Thái Lĩnh: Sự thật về Thác Bản Giốc: Kỳ 2 – TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO? – (BoxitVN). Mời xem lại: Sự thật về Thác Bản Giốc: Kỳ 1 – AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC? – (BoxitVN).
- TÍNH CHẤT MỞ RỘNG LÃNH THỔ DƯỚI THỜI HẬU LÊ (Việt sử ký).
- Trung Quốc điều tra trứng nhiễm độc – (NV). “Giới
hữu trách Trung Quốc đang điều tra về các trường hợp gọi là “trứng
nhảy”, theo đó quả trứng đã luộc rồi khi rớt xuống đất vẫn tưng lên. Ðàn
ông ăn các quả trứng này có thể mất khả năng có con”.
- Một cuộc PR rầm rộ cho quyết định của
Thủ tướng: VTV1 đưa cả hình ảnh cựu CT nước, Tướng Lê Đức Anh trả lời
phỏng vấn, nói năng rất vất vả, nghe phát mệt, phải đọc phụ đề. Cụ này
đã xuất hiện nhiều đến khác thường trên 1,2 tờ báo, bữa nay còn xuất hiện trên trang web của chính phủ nữa, nơi cũng có lượng bài nhiều đến khác thường mà không một báo nào theo kịp riêng cho quyết định của TT – những 15 bài. Chắc TT phải cám ơn anh em ông Vươn? Hề hề!
- NÓNG: CHIỀU 11/2/2012, TIÊN LÃNG KHÔNG QUÊN (Nguyễn Quanh Vinh).
- Sức sống trên làng lập nghiệp ở thị trấn đảo Trường Sa Lớn (Infonet). - Đảo Cù Lao Câu (LĐ).
- Trí thức “giả” dẫn đến điều gì? (VNN).
- Hải Phòng triển khai kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng: Ông Đỗ Trung Thoại làm tổ trưởng tổ công tác (TP). - Đình chỉ công tác lãnh đạo huyện Tiên Lãng (VNN). - Chính thức đình chỉ chức vụ đối với lãnh đạo Tiên Lãng (VTC). - Luật sư phân tích tình tiết giảm nhẹ tội với ông Đoàn Văn Vươn (DT). - Cưỡng chế Tiên Lãng: “Còn nhiều dấu hiệu vi phạm khác” (VTC).
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Cần triển khai nghiêm túc, rốt ráo kết luận của Thủ tướng (Chinhphu.vn). - GS Đặng Hùng Võ: Một kết luận thỏa đáng, nhân văn (Chinhphu.vn). - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: Cách làm của Thủ tướng thể hiện tinh thần đổi mới (Chinhphu.vn). - Cưỡng chế ở Hải Phòng: Xã xin huyện giao đất ông Vươn cho người khác? (GDVN).
- Vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng: Bài học để xây dựng chính sách đất đai sát thực tiễn (Công lý). - GS. Đặng Hùng Võ: Cần xin lỗi người dân về vụ cưỡng chế (DT). - Vụ Tiên Lãng và góc nhìn về truyền thông (VnEconomy). - Những phát ngôn ‘nổi sóng’ từ Tiên Lãng (phần 1) (DV).
- Trở lại nụ cười Ba Sương (TP).
- Tin đồn Kim Jong-Un qua đời làm náo loạn Twitter (TTXVN). - Kim Jong Un bị ám sát “chỉ là tin đồn” (TT).
KINH TẾ- Vài điều ước về tái cấu trúc (Tầm nhìn).
- Hiệp hội Nhựa: “Đánh thuế túi nylon quá tùy tiện!” (PLTP). – Vụ đánh thuế túi nilông: Thu thuế trước, nói chuyện sau (TT).
- Bầm dập doanh nhân xuất khẩu lao động (TP). – Cho phép đưa lao động trở lại Libya (NLĐ).
- Lỗ vì… lãi suất (TBKTSG).
- Nguồn gốc lợi nhuận 2011 và ẩn số 2012 (TBKTSG).
- Giá vàng, USD tự do tiếp tục “bốc hơi” trong tuần (VnEconomy).
- Xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Tranh cãi xunh quanh tượng nhà sư “bỗng dưng mọc tóc” ở chùa Quán Sứ là ai? (chùa Phúc Lâm).
- Cuộc hành xác lạ kỳ trên đỉnh núi Sam (VNN). – Tiền “đặt cược” ở… cửa Phật (Bee).
- Nam Định: Vong hồn hiện hình trên bia mộ của dòng họ Đinh Quang (chùa Phúc Lâm).
- Gặp “liền cụ” quan họ (Bee).
- Mưa xuân (TVN).
- Bộ ảnh Mai Phương Thúy: Chuyện bé xé ra to (DV). – Đại diện Bộ VH yêu cầu gỡ bài báo ‘tước danh hiệu Mai Phương Thúy’ (GDVN). – Không có chuyện tước danh hiệu HH của Mai Phương Thúy (TTVH).
- “Tiên – Lãng” trong bóng đá (LĐ). – Tranh chấp tên giải đấu giữa VFF và VPF: Chuyện bé xé ra to (ĐĐK). – Sôi sùng sục trước vòng đấu thứ 5 của giải đấu… gì? (DV).
- Nhận thức mới từ phát hiện khảo cổ ở Hoàng thành Thăng Long: Có kiến trúc lục giác và bát giác (ĐĐK).
- Cười với phim kinh dị “Ngôi nhà trong hẻm” (NLĐ). Phim “Ngôi nhà trong hẻm”: Trộn lẫn giữa hay & dở (TTVH).
- Hàn Quốc “tấn công văn hóa” châu Á (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Ngô Bảo Châu và vinh quang Việt Nam (ĐĐK).
- Tiêu chuẩn “research fellowship” của NHMRC (Nguyễn Văn Tuấn). – Workshop về viết đề cương nghiên cứu (grant writing).
- Siêu tin tặc Anonymous đánh sập website của CIA (NLĐ/CNN).
- Tuần giáo dục nóng: ‘Nhào lộn’ với giờ học (VNN). - Nghề “hot” nhờ đổi giờ học (NĐT). - Hiệu trưởng sẽ quyết định phương án lệch giờ tại TPHCM? (Zing).
- Việt Nam dẫn đầu thế giới về đại học quốc tế (Infonet).
- Học tại nơi làm việc (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Bình Định: Xe ô tô 16 chỗ cháy đùng đùng khi đang đỗ (DT).
- Người đàn bà “điên” quét rác (TT).
- Bồng bềnh xóm vạn chài Tân Thịnh (DV).
- Heo tộc về phố (TT).
- Tìm đâu những con sông không ốm? (Bee).
- Quảng Ngãi: Nhiều nỗi lo sau cháy chợ (SGTT).
- 9Gag bôi nhọ phụ nữ Việt Nam (Infonet).
- Ám ảnh đời lái tàu: - Kỳ 1: Khóc trong buồng lái tàu hỏa; - Kỳ 2: Chờ chết trên đường ray; - Kỳ 3: Những kiện tướng lái tàu (TP). -Liều mạng ‘cắt khúc’ đường tàu (VNN).
QUỐC TẾ- Đại hội đồng LHQ sẽ họp về Syria (VOV). – Syria: Đánh bom kép tại trụ sở an ninh, 200 người thương vong (DT/AP). – Syria yêu cầu Iran gửi 15.000 quân đặc nhiệm (NLĐ). – Hạ viện Nga tuyên bố đặc biệt ủng hộ Chính phủ Syria (TT). – Quân đội Syria sẽ trụ vững? (VNN/BBC). – Nga cảnh báo Hiến chương Liên hợp quốc lung lay (TTXVN).
- Iran sẽ đối thoại hạt nhân với nhóm P5+1 (VOV). – 4 khả năng Mỹ đánh Iran trước tháng 11/2012 (VNN/Time).
- Con trai Gaddafi đe dọa cầm đầu nổi dậy (LĐ/BBC).
- Nhật công bố Báo cáo An ninh Trung Quốc lần 2 (LĐ/AFP).
- Indonesia sắm máy bay trinh sát không người lái (NLĐ/NST).
- Một tướng của quân đội chính phủ Syria bị ám sát (TTXVN). - al Qaeda đứng sau vụ đánh bom kép đẫm máu ở Syria (NLĐ). - Mỹ sẽ đánh Syria để hạ gục cả Iran? (VnMedia).
- “Iran bắt đầu chương trình hạt nhân vài ngày tới” (TTXVN). - Iran chuẩn bị tuyên bố thành tựu hạt nhân “rất quan trọng” (TN). - Iran muốn có “chiến tranh mềm” với Mỹ (VNN/RT).
- Châu Á bạo tay chi tiêu quốc phòng (VNE).
- Nigeria bắt lại nghi phạm chính vụ tấn công dịp Noel (VOV/Reuters).
LS Trần Đình Triển : “Không thể xem ông Đoàn Văn Vươn là chống người thi hành công vụ”
Thụy My11-02-2012
Audio phỏng vấn LS Trần Đình Triển
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP hôm qua 10/02/2012 về vụ Tiên Lãng mang tựa đề « Người nông dân Việt Nam trở thành anh hùng sau khi đấu súng với công an ». Bài viết nhận định, anh em ông Đoàn Văn Vươn khi chống lại lực lượng cưỡng chế đã làm bị thương sáu nhân viên công lực – đây là một sự kiện hiếm hoi.
Nhưng thay vì lên án, công luận lại xem người nông dân Đoàn Văn Vươn như một anh hùng. Thậm chí có những tướng lãnh về hưu và cả một cựu Chủ tịch nước cũng lên tiếng bênh vực, còn báo chí nhà nước công khai ủng hộ qua các bài phóng sự điều tra.
Vụ Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của dư luận cho đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải yêu cầu tiến hành điều tra. Và hôm qua Thủ tướng Việt Nam đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là sai, những cán bộ sai phạm phải bị trừng phạt, đồng thời yêu cầu địa phương để cho ông Vươn tiếp tục sử dụng đất.
Hãng AP cho rằng, cho dù nếu trường hợp ông Đoàn Văn Vươn không thúc đẩy việc chính phủ sửa đổi Luật đất đai đi nữa, thì cũng không còn có thể làm ngơ, khi mà trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây cũng là mối quan tâm của hàng triệu nông dân khác, khi thời hạn giao đất 20 năm quy định trong Luật đất đai năm 1993 sẽ hết hạn vào năm tới.
Ngay sau khi kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố, RFI đã phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội về vấn đề này.
RFI : Kính chào luật sư Trần Đình Triển, trước hết xin cảm ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Xin luật sư cho biết nhận xét sơ bộ về kết luận của Thủ tướng Việt Nam qua vụ Tiên Lãng ?
LS Trần Đình Triển: Tôi có đọc toàn văn thông báo về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo về vụ Tiên Lãng. Nhận xét của tôi như sau. Kết luận của Thủ tướng như vậy là thể hiện một sự tiến bộ, một sự nghiêm khắc – tương đối nghiêm khắc.
Tuy nhiên tôi tin rằng văn bản này cũng đã được các bộ phận tham mưu để chuẩn bị cho Thủ tướng, trong đó, tôi thấy rằng nhiều từ ngữ, câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật. Và kết luận đó tôi thấy quan trọng nhất là khẳng định được việc là cấp đất sai, thu hồi đất sai và cưỡng chế sai, cho toàn dân biết được. Tuy nhiên biện pháp xử lý và được đưa ra trong thông báo thì tôi tin rằng chưa hợp lòng dân, và chưa đúng pháp luật.
Thứ nhất, tôi cho rằng không thể sử dụng từ kiểm điểm được. Thủ tướng đã kết luận là sai thì phải xử lý. Xử lý những cán bộ làm sai, không chỉ có những cán bộ cấp huyện, mà cả cấp thành phố Hải Phòng. Những ai liên đới trách nhiệm, thậm chí ví dụ như đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do dân bầu lên, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, thì đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa. Đấy mới là kiểm điểm.
Còn những cán bộ có thẩm quyền, trực tiếp làm công việc theo dõi giám sát, mà để dẫn đến sự việc như thế tại địa phương thì phải nhận hình thức kỷ luật tương xứng. Chứ ở đây không có cái khái niệm kiểm điểm nữa. Đấy là quan điểm của tôi.
Thứ hai nữa là việc giải quyết sai phạm của công dân và ngược lại, sai phạm của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Tôi thấy rằng trong mối quan hệ biện chứng hậu quả và mối quan hệ nhân quả này, kết luận chưa giải quyết chuẩn xác.
RFI : Thưa, luật sư thấy không chuẩn xác chỗ nào ạ?
LS Trần Đình Triển: Thứ nhất, đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thủ tướng kết luận có những vấn đề gì sai thì đề nghị các cơ quan xem xét theo quy định của pháp luật. Chứ kể cả Thủ tướng không có quyền yêu cầu viện kiểm sát hay tòa án phải làm việc nọ việc kia, vì các cơ quan này độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân không ai được can thiệp vào tính độc lập của viện kiểm sát và của tòa án. Đấy là luật. Tôi cho rằng có lẽ là đội ngũ tham mưu cũng có những sơ suất khi trong văn bản có những vấn đề về mặt câu chữ không chuẩn.
Và tôi xin nhắc lại mối quan hệ nhân quả. Đã là quyết định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai, thì người ta chống lại cái đó là chống lại hành vi trái pháp luật của người và tổ chức khác, không thể nói rằng người ta chống thi hành công vụ được. Đã là thi hành công vụ, thì đấy là người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật.
Còn ở đây việc trái pháp luật thì tại sao lại gọi là chống người thi hành công vụ được. Tôi ví dụ như cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, mà người vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều, cảnh sát tuýt còi để xử phạt mà chống lại cái việc đó thì chống người thi hành công vụ. Nhưng ngược lại người cảnh sát đó, công dân người ta không vi phạm anh không có quyền kiểm tra người ta. Anh tuýt còi để đưa ra yêu cầu abc, mà người ta chống lại việc đó thì không thể gọi là chống người thi hành công vụ được. Đó là mối quan hệ biện chứng.
Cái nữa là trong bộ luật hình sự của Việt Nam đã nói rằng, người ta được quyền chống lại việc làm sai của pháp luật, nhưng không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bây giờ Thủ tướng đã khẳng định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai và phá dỡ nhà sai. Vậy thì người ta chống lại cái sai đó là hợp pháp, nhưng có mức độ. Chứ còn việc ông Vươn sử dụng vũ khí nọ kia thì đấy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật không cho phép. Do đó việc truy tố một số người trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng pháp luật. Mà theo quan điểm của tôi là truy tố ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đồng thời ở đây Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt, đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai, thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài sản.
Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế.
RFI: Chính quyền đã huy động hàng trăm công an, bộ đội để cưỡng chế, và ông Đoàn Văn Vươn phải phản ứng. Như vậy nếu truy tố vì tội « giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » thì có nặng quá không thưa luật sư ?
LS Trần Đình Triển: Hiện nay cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố các cá nhân trong đại gia đình ông Vươn về hai tội : tội giết người, theo điều 93, và tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 bộ Luật hình sự. Khởi tố vụ án theo tội hủy hoại và cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản, theo điều 142 Luật hình sự về hành vi phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh đối với hai nhóm hành vi của các cá nhân trong gia đình ông Vươn, và cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhưng có ý kiến cho rằng ông Vươn và một số người khác có tội, hoặc cần khởi tố thêm tội theo điều 233 – tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ.
Theo quan điểm cá nhân tôi, cụ thể là khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng. Nếu chiếu theo điều luật này thì họ có thể bị xét xử theo tiết A (giết nhiều người), tiết B (giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân, tiết L (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người), tiết O (có tổ chức), thuộc khoản 1 điều 93, có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 bộ Luật hình sự, thì được áp dụng điều 47, quy định hình phạt nhẹ hơn, thì mức án nhẹ nhất của họ có thể được áp dụng theo khoản 2 điều 93 khung hình phạt liền kề thấp nhất cũng là 7 năm tù.
Thứ hai là căn cứ vào tính chất của hành vi, đặc biệt là kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã khẳng định việc cưỡng chế, thu hồi đất, việc phá hủy tài sản của gia đình ông Vươn là việc làm trái pháp luật của chính quyền và một số cá nhân UBND huyện Tiên Lãng. Như vậy việc chống đối của các cá nhân trong gia đình ông Vươn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích tập thể – những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa bên xâm hại và bên chống trả : Tuy nhiên hành vi chống đối của một số cá nhân trong gia đình ông Vươn không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết, sử dụng phương tiện và phương pháp để chống trả có thể làm chết nhiều người, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt. Hành vi đó cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng theo tôi là phạm điều 96 bộ Luật hình sự – tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ tính chất của hành vi, thì một số cá nhân trong gia đình ông Vươn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 96 bộ Luật hình sự. Điều luật nói rõ rằng giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt tù từ 2 đến 7 năm. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo điều 46 và điều 60 bộ Luật hình sự, thì có thể xử phạt từ 2 đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Theo tôi, truy tố theo tội danh này là thể hiện đúng tính chất vi phạm, đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, và tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vụ việc này.
Còn việc khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ, theo quan điểm của tôi là không đúng. Vì khi nói đến người thi hành công vụ thì phải hội đủ cả ba điều kiện sau đây. Thứ nhất là người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công phân nhiệm. Thứ hai là đang thực thi hành vi thi hành công vụ. Cái yếu tố thứ ba rất quan trọng, là nhiệm vụ phân công thực hiện phải đúng pháp luật.
Như vậy thì việc cưỡng chế, phá hủy tài sản v.v… đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật – kết luận của Thủ tướng đã nói rõ – thì không thể truy cứu trách nhiệm về tội danh này. Mặt khác mối quan hệ biện chứng của tính chất hành vi, giữa tội chống người thi hành công vụ đã được định khung trong điều 93, và không phải là công vụ trong điều 96. Vì vậy, đủ căn cứ để đình chỉ vụ án về tội danh này.
RFI : Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế…
LS Trần Đình Triển: Đấy là một quyết định hành chính, thì nó nằm trong pháp lệnh hành chính về quyết định hành chính phải có hiệu lực pháp luật. Nhưng lâu nay trong việc cưỡng chế hành chính thì chỉ có duy nhất là văn bản pháp luật nói rằng cưỡng chế hành chính về việc thu hồi đất đai thì được sử dụng lực lượng, tôi dùng chữ abc. Cho nên gây nên một sự bất bình đẳng trong các quyết định cưỡng chế hay xử phạt hành chính.
Tôi lấy ví dụ như cưỡng chế để thu thuế chẳng hạn, hay là cưỡng chế về việc xây dựng nhà trái phép, hay những nghĩa vụ khác v.v… về lao động chẳng hạn, cũng là quyết định hành chính. Nhưng đã là quyết định hành chính thì đều phải xử bình đẳng với nhau. Đã sử dụng lực lượng thì được sử dụng như nhau.
Nhưng lâu nay chúng ta cho chỉ có một phép, đó là sử dụng lực lượng cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đai. Đấy là một cái dấu hỏi đặt ra bất bình đẳng trong pháp luật, và lâu nay sử dụng cả lực lượng quân đội, lực lượng công an. Tôi cho rằng đấy là việc không thể chấp nhận được.
Trong kết luận của Thủ tướng chính phủ không nói đến những vấn đề này. Tôi cho rằng Thủ tướng phải đưa ra một cách cương quyết, đó là cưỡng chế về thu hồi đất đai cần phải nghiêm cấm sử dụng lực lượng quân đội và công an. Vì lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, lực lượng công an bảo vệ an ninh, chứ không thể sử dụng quân đội nhân dân và công an nhân dân để đi chống lại việc quyền lợi của nhân dân hay để yêu cầu nhân dân phải thực hiện. Đấy là việc của hành chính.
Có chăng thì thành lập một bộ phận cảnh sát tư pháp chẳng hạn hoặc cảnh sát hành chính để thực hiện nhiệm vụ đó thì dễ nghe hơn và được lòng dân hơn. Sử dụng lực lượng như vậy đưa lại sự việc cưỡng chế để thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, vì an ninh quốc phòng thì có thể sử dụng các lực lượng đó được. Cái đấy là bảo vệ lợi ích công, và thu hồi cho lợi ích công.
Còn chúng ta thu hồi đất để cho người khác thuê, thu hồi đất cho các doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi trên đấy, tạo nên sự bất công trong xã hội. Ví dụ trả cho dân thì hai trăm nghìn một mét, ngày hôm trước hôm sau thu lại cho doanh nghiệp thì bán 20 triệu một mét. Dân người ta chống lại những sự bất công đó. Sử dụng các lực lượng quân đội công an để đi cưỡng chế chuyện đó, tôi cho rằng đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng quân đội và công an. Tôi thấy rằng cái vấn đề và cũng mong muốn mà tôi rất đồng tình quan điểm của đại tướng Lê Đức Anh chủ tịch nước, cũng như một số vị lão thành cách mạng, tôi hoàn toàn đồng tình.
Và trong văn bản nếu về báo chí thì chỉ cần một lời khen là đủ. Tức là các báo chí đã kịp thời đưa thông tin phản ánh một cách trung thực khách quan về vụ việc để dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra, và để các cơ quan nhà nước nắm thông tin để xử lý vụ việc được khách quan và đúng pháp luật là đủ. Còn sau đó còn xen là phải định hướng rồi phải thế nọ thế kia dễ cho người ta nhầm lẫn là ở đây vừa khen vừa chê, và người ta có thể suy luận là ẩn náu sau đó một vấn đề gì đó. Với góc độ Thủ tướng thì chỉ cần kết luận cái chính thôi, không nên đưa vào những chi tiết đó. Đừng để cho công luận người ta bình luận và dân người ta hiểu nhầm đi với tư cách là một nguyên thủ quốc gia.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Đình Triển đã vui lòng dành thời gian để trả lời RFI Việt ngữ.
Nguồn: RFI
XEM LẠI VỤ NỔ MÌN, XẢ SÚNG TRONG BUỔI CƯỠNG CHẾ ĐOÀN VĂN VƯƠN TRÊN VTV1 (Phamvietdao)
Thủ tướng gọi là nhà Đại…Ca gọi là chòi (Culangcat)
Điểm nóng Tiên Lãng vỡ ra nhiều điều (Butlong)
Những “kỷ lục” của Tiên Lãng và sự …tha hóa! (Hieuminh)
VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI NHẤT Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM: DÂN CHỦ CƠ SỞ MỜ NHẠT, CHÍNH QUYỀN ĐỐI LẬP VỚI DÂN?.. (Maithanhhai)
Kéo màn vở kịch hồi 3: Khúc đồng ca vinh danh thủ tướng anh minh vạn vạn tuế
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Kết luận của Thủ tướng “thấu tình, đạt lý”
VOV – “Đây là kết luận mà bao người mong đợi. Thủ tướng thật sáng suốt, phân định sự việc một cách có tình, có lý, hợp lòng dân”- Một độc giả của VOV Online viết
Ngày hôm nay (10/2), ngay từ đầu giờ sáng, VOV Online liên tục nhận được hàng ngàn thư phản hồi
về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố
Hải Phòng. Ý kiến của độc giả ở đủ các cung bậc tình cảm, bày tỏ quan
điểm khác nhau của mình về vụ việc này. Nhưng tựu chung, ai cũng bày tỏ hy vọng dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi việc đúng, sai sẽ được phân định rõ ràng.Vì sao bác Tư vẫn giận?
Dr. Nikonian – Bác Tư, người đã mất ruộng vườn, trôi dạt lên Sài gòn kiếm sống, lại biểu lộ một thái độ hoàn toàn khác. Bác ấy nói:
- Để chờ xem mấy ổng có làm đúng như đã nói chiều nay hông đã
chú Hai ơi! Cái dụ nói mà hổng làm, đánh trống bỏ dùi này tui rành sáu
câu hồi còn ở miệt dưới mà!
- Ờ, thì mình phải ghi nhận chuyện mấy ổng đã dũng cảm nhận sai lầm và chịu sửa sai chớ!
- ĐM! Bộ cứ làm sai be bét, đến khi nát như tương rồi bắt tui phải biết ơn vì đã sửa sai sao chú Hai?
Thủ tướng chính phủ mâu thuẫn trong kết luận về vụ Tiên Lãng
Vũ Nhật Khuê (danlambao) - Những dự đoán và mong đợi của truyền thông, ý nguyện của người dân có thỏa đáng trong kết luận của Thủ tướng chính phủ về vụ Tiên Lãng? Còn quá sớm để đến chi tiết cụ thể. Kết luận của Thủ tướng chỉ gãi đúng vào chỗ ngứa nhất của dư luận là tuyên bố các quyết định về giao đất, thu hồi và cưỡng chế ở Tiên Lãng do chính quyên huyện và xã đều vi phạm pháp luật. Nhưng cách giải quyết của thủ tướng đầy mâu thuẫn.Kết luận của Thủ tướng vụ Tiên Lãng: diệt cỏ phần ngọn
Trịnh Viên Phương (danlambao) - Cuối cùng thì người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng kết luận vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng- Hải Phòng. Tất cả đã được phơi bày nhưng có nhiều vài điều cần suy nghĩ từ kết luận của ông Thủ tướng chính phủ.Làm trái pháp luật: Dân đi tù, quan kiểm điểm
Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - Đúng như “kỳ vọng nơi thủ tướng” và “uy tín TT Dũng sẽ tiếp tục nâng cao”, trong cuộc họp “được dư luận quan tâm” diễn ra chiều ngày 10/2 ở Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội bàn về vụ cưỡng chế thu hồi đất của anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý, người đứng đầu Hành Pháp kiêm luôn Tư Pháp Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra quyết định rất là kỳ nhông, và qua quyết định này, uy tín “chưa hề phạt ai (các đồng chí cán bộ) như tấm gương công hàm… Phạm Văn Đồng” càng được nâng cao.Một Thủ tướng không có tầm nhìn
Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)
– Tuy có “nín thở” theo dõi tin, về cuộc họp của Thủ tướng Dũng với
lãnh đạo Hải Phòng, tôi cũng đã có phần đoán trước được kết quả.
Động tác “nín thở” chỉ là phản xạ của 1 hi vọng lãng mạng, có tính chất trẻ thơ mà thôi.
Đồng thuận ra sao?
NGA: LIỆU ỨNG CỬ VIÊN PUTIN CÓ TRÁNH ĐƯỢC VÒNG BẦU CỬ THỨ HAI?
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ năm, ngày 9/2/2012
TTXVN (Mátxcơva 28/1)
Báo Độc lập (Nga) ngày 16/1 đăng bài phân tích của các tác giả Alexander Samarin và Rosa Tsvetkova về nguyên nhân chỉ số tín nhiệm của Thủ tướng Vladimir Putin bắt đầu tăng trở lại và cơ hội giành thắng lợi ngay tại vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2012.
Các tác giả dẫn số liệu của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga (VTsIOM) cho thấy uy tín của ứng cử viên tổng thống Vladimir Putin trong tháng Một đã tăng lên đáng kể. Như vậy, các cuộc biểu tình hàng loạt hồi tháng 12 năm ngoái thật nghịch lý đã dẫn đến việc làm gia tăng sự nổi tiếng của chính trị gia này cho dù các “diễn giả” tại cuộc biểu tình ở Quảng trường Bolotno và trên đại lộ Sakharov ở Mátxcơva đã kêu gọi không bỏ phiếu cho ông Putin trong bất kỳ trường hợp nào. Theo các chuyên gia, người ta đang nói đến việc chuẩn bị dư luận xã hội cho chiến thắng của ông Putin ngay trong vòng bầu cử đầu tiên.
Theo VTsIOM, giả sử cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 22/1 thì ứng cử viên Vladimir Putin sẽ giành được 48% phiếu bầu, bỏ xa các đối thủ của mình. Chẳng hạn, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Zyuganov sẽ chỉ giành được 10% phiếu bầu, Chủ tịch đảng Tự do – Dân chủ (LDPR) Vladimir Zhirinovsky – 9%, Lãnh đạo đảng “Nước Nga công bằng” Sergei Mironov – 5%, tỷ phú Mikhail Prokhorov – 3%, cựu Chủ tịch đảng “Yabloko” Grigory Yavlinsky – 2%, các nhân vật khác như Alexei Navalny, Drnitry Rogozin, Yuri Shevchuk và Boris Nemtsov chỉ nhận được 0% số phiếu ủng hộ.
ứng cử viên muốn tránh bầu cử vòng hai phải nhận được “50% + 01 phiếu”. Nếu “đường cong đồ họa”của VTsIOM tiếp tục tăng ổn định thì xếp hạng tín nhiệm của ứng cử viên Putin sẽ vượt qua rào cản tâm lý quan trọng này trong một vài tuần nữa, bởi vào cuối tháng 12/2011, chỉ số này chỉ là 45%.
Trong trường hợp này, ông Putin không phải cạnh tranh với những đối thủ mà tại vòng hai có thể nhận được sự ủng hộ của những cử tri từng bỏ phiếu cho các ứng cử viên đã bị loại (sau vòng một). Theo Viện trưởng Viện các vấn đề toàn cầu hóa Mikhail Delyagin, đây chính là mục đích của việc bổ nhiệm Vyacheslav Volodin làm Phó Chánh Văn phòng thứ nhất Văn phòng Tổng thống, thay cho Vladislav Surkov. Hiện nay, nhân vật cần hơn (cho ông Putin) là Vyacheslav Volodin – một người có niềm tin rằng ông Putin hoàn toàn có thể giành chiến thắng ở vòng bầu cử đầu tiên. Ông Delyagin nói: “Một mặt, Vladislav Surkov được coi là thuộc phe cánh của Putin, nhưng trong tình huống nguy kịch có thể sẽ chạy theo Medvedev, có nghĩa là không thể hiện được lòng trung thành trong khi đây là điều hết sức quan trọng đối với vị Tổng thống tương lai. Mặt khác, Surkov là người ủng hộ các phương pháp mềm mỏng hơn, mà trong tình huống mang tính cách mạng lại không phù hợp”.
Nhiều chuyên gia nhất trí với ý kiến của ông Delyagin rằng đối với Thủ tướng Putin, không giành được chiến thắng ngay tại vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống là một thảm họa. Ông Pũtin không được phép định hướng vào dư luận, mà vào tâm lỷ của phe cánh do ông tạo ra và trở thành “con tin” của nhóm này. Thủ tướng Putin muốn giành chiến thắng ngay tại vòng đầu tiên, bằng bất cứ giá nào, không quan tâm có bao nhiêu người sau đó sẽ đổ ra đường. Trong tình huống này, Phó Chánh Văn phòng thứ nhất Văn phồng Tổng thống Nga Vyacheslav Volodin xét về mặt tâm lý rất gần với phe sức mạnh của Putin. Và như một người mới được Putin cất nhắc, Vyacheslav Volodin sẽ hết sức trung thành với ông Putin. Vì vậy, cỗ xe đang bắt đầu hoạt động để giành chiến thắng ở vòng đua đầu tiên.
Viện trưởng Viện phát triển đương đại Igor Jurgens cho rằng sẽ kiểm tra tính xác thực những dữ liệu mới do VTsIOM công bố khi cuộc tuần hành của những người biểu tình lại diễn ra và liệu có ấn tượng và quy mô như đã diễn ra trên đại lộ Sakharov vào cuối tháng 12/2011 hay không? Chuyên gia này nghi ngờ sự trùng hợp giữa kết quả các cuộc thăm dò ý kiến của công luận bởi nếu chọn các khu vực công – nông nghiệp thì mức tín nhiệm của ông Putin sẽ đạt tới 60%. Theo ông Jurgens, người dân các thành phố lớn có xu hướng chống Putin, và cần làm gì đó để giải quyết vấn đề này, bởi một làn sóng chống đối như vậy sẽ không có lợi đối với Thủ tướng Putin trong nhiệm kỳ tổng thống mới.
Mặt khác, cần lưu ý rằng thời gian gần đây, Thủ tướng thể hiện sự tích cực trong hoạt động của mình. Người đứng đầu Trung tâm Thông tin chính trị Alexei Mukhin tin rằng chỉ số tín nhiệm của Thủ tướng gia tăng là có cơ sở: “Cho đến nay, ông Putin vẫn đang trong chế độ tạm chờ, chỉ giới hạn (hoạt động của mình) trong các tuyên bố kinh tế-xã hội. Ông Putin đã để lọt lưới mấy lần ngay lúc bắt đầu chiến dịch của mình: đó là thất bại của đảng Nước Nga thống nhất (ER) trong cuộc bầu cử quốc hội và sau đó là các cuộc biểu tình đông người vào tháng 12/2011”.
Tuy nhiên, ông Mukhin nhận thấy có cả thành công trong chiến thuật của Thủ tướng đương nhiệm. Đó là việc ông Putin đã thành công khi đưa Alexei Kudrin vào phe cánh của lực lượng đối lập. Bây giờ, một chiến dịch vận động tranh cử lớn sẽ được triển khai tại các tỉnh. Điều đáng nói là thực hiện chiến dịch này không phải đảng ER – một chất “gây dị ứng” mạnh đối với người dân, mà là Mặt trận Nhân dân toàn Nga (ONF) với rất nhiều người xứng đáng trong hàng ngũ. “Con tàu bọc thép” này đang sẵn sàng biểu dương lực lượng trước thềm bầu cử.
Ông Alexei Mukhin cho rằng sẽ xuất hiện cơ sở đạo đức để giải thích cho chiến thắng của ứng cử viên Putin ngay trong vòng bầu cử đầu tiên, không phụ thuộc vào dữ liệu của các nhà xã hội học tin cậy đến mức nào, bởi “người dân tin rằng không thể có cách khác được”.
Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, ông Eugene Gontmakher, công nhận xét về mặt khách quan thì ông Putin có chỉ số tín nhiệm cao nhất trong số các ứng cử viên tổng thống khác. Tuy nhiên, điều đó không có nhiều ý nghĩa đối với thực tế đời sống chính trị, bởi thường thì chỉ số tín nhiệm là một chuyện, còn bỏ phiếu lại là chuyện khác. Nhất là bây giờ, diễn biến tình hình đang chuyển động rất nhanh chóng.
Ông Gontmakher cho rằng chỉ số tín nhiệm cao của Vladimir Putin chủ yếu là sản phẩm của việc tuyên truyền trên truyền hình. Và do đó, các thay đổi nhỏ trong không gian thông tin cũng có thể nhanh chóng làm giảm sút sự tín nhiệm đã được tạo ra một cách giả tạo đó. Vậy mục đích của việc công bố mức gia tăng uy tín của Thủ tướng vào đúng thời điểm này là gì? Theo ông Gontmakher, VTsIOM làm việc khá chặt chẽ với Văn phòng Tống thống Nga. Mặc dù Vladimir Putin không phải là khách hàng trực tiếp của những cuộc điều tra như vậy, nhưng trước thềm chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Putin sẽ hài lòng nếu biết rằng chỉ số tín nhiệm của mình tăng lên.
Tuy nhiên, theo Gontmakher, thông tin này vẫn chưa lan tỏa rộng rãi trong xã hội, bởi nhiều người không thực sự hiểu xếp hạng là gì, còn một bộ phận công chúng bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao chỉ số tín nhiệm của ông Putin lại tăng trong khi sự bất bình với cuộc bầu cử (Đuma) và việc tăng giá dịch vụ công vẫn đang tiếp tục? Việc tuyên truyền như vậy có thể có tác dụng ngược lại.
Viện trưởng Viện các vấn đề toàn cầu hóa Mikhail Delyagin chỉ ra sự phụ thuộc của các cấu trúc xã hội học với nhà nước: “Rõ ràng mức xếp hạng của Thủ tướng Putin không thể tăng lên sau các sự kiện cuối năm ngoái. Một người đã bị la ó chế nhạo, sau đó lại bị hơn 100.000 người kéo ra đường phản đối trong hai lần, vậy mà chỉ số tín nhiệm lại tăng lên? Ông Delyagin thừa nhận “sự nổi tiếng của ông Putin gia tăng là do cả đất nước đang chìm đắm trong không khí lễ tết keo dài”. Chuyên gia này cho rằng “bất kỳ cuộc điều tra dư luận nào được tiến hành ngay trước thời điểm năm mới cũng sẽ cho thấy sự lạc quan của xã hội (so với cuộc khảo sát tiến hành một tháng trước đó) bởi mọi người đều đang lâng lâng và hạnh phúc. Có thể là cuộc khảo sát này của VTsIOM dựa trên “hiệu ứng của năm mới”. Nhưng không khó để kiểm chứng bởi nếu đúng như vậy thì vào cuối tháng 1/2012, chỉ số của ông Putin sẽ phải giảm”.
Trong giai đoạn vận động tranh cử, chuyên gia Delyagin không tin vào một cơ quan điều tra xã hội học nào. Ông Delyagin nói: “Chúng ta từ lâu đã tồn tại một cơ chế gian lận. Còn các nhà xã hội học thì “vẽ” ra bảng xếp hạng nào đó, rồi sau đó tuyên truyền vào nhận thức của quần chúng. Đây là một hình thức chủ yếu trong công tác tuyên truyền trước bầu cử. Ở nước Nga, một cá nhân luôn luôn đồng ý với đa số. Cá nhân đó nghe “nhà ảo thuật” Churov (Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Nga) nói có rất nhiều người thực sự đã bỏ phiếu cho Putin, thế là anh ta sẵn sàng tin vào điều đó. Đây là một cách giúp người dân bình thản chấp nhận kết quả bầu cử mà sau đó họ chỉ được thông báo”.
Xu hướng “chống chủ nghĩa tự do” là một đặc điểm khác của chiến dịch tranh cử hiện nay của Thủ tướng Putin. Bởi những lời buộc tội của ông Putin nhằm vào Thống đốc tỉnh Kirov Nikita Belykh không đơn giản chỉ là mong muốn thể hiện sự quan tâm đến những người dân bị thiếu nước nóng. Ông Putin đã gặp phải sự chống đối kịch liệt nhằm vào những lời cáo buộc có vẻ vô căn cứ (sai lầm nào đó trong vấn đề thuế má đã được sửa chữa ngay trong thang 12). Sự chống đối đã diễn biến theo chiều hướng không thuận. Trên kênh truyền hình liên bang diễn ra việc chuẩn bị các tư liệu làm tổn hại thanh danh của Nikita Belykh. Một bộ phận cử tri sẽ hiểu rõ bước đi này, nhưng không phải bộ phận xuống đường biểu tình phản đối. Những kẻ vui mừng trên đau khổ của người khác thường không sẵn sàng biểu lộ sự bất tuân dân sự. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nikita Belykh vẫn là ngườ chiến thắng – mỗi lần ông ta bị gây khó dễ sẽ được giải thích là do âm mưu của những người xung quanh Putin.
Những tính toán sai lầm và những thành công trong chiến dịch vận động tranh cử của Thủ tướng Vladimir Putin sẽ được thể hiện rõ vào ngày 4/3/2012. Và kết quả của cuộc bầu cử dù có thế nào cũng sẽ được người dân tiếp nhận một cách tích cực, nếu những vi phạm tràn lan trong quá trình bỏ phiếu không bị lặp lại. Đó chính là khía cạnh thể hiện ý nguyện của người dân mà những nhà tổ chức chiến dịch vận động tranh cử của Thủ tướng Putin phải quan tâm nhiều nhất./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NGA-TRUNG QUỐC: TRỤC “NÓI KHÔNG”
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ sáu, ngày 10/2/2012
TTXVN (Pari 1/2)
Trong lịch sử, Liên Xô và Trung Quốc từng có thời kỳ tuyệt giao và chắc hẳn hai nước không thể quên được điều đó. Tuy nhiên, thời thế thay đổi, hai nước dường như đã tìm được bước sóng chung, ít nhất là với các diễn biến tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi. Cho rằng “Mùa Xuân Arập” đã biến Mátxcơva và Bắc Kinh thành “cặp đồng minh bất đắc dĩ”, thường “nói không” với các vấn đề lớn và nhạy cảm của quốc tế, tạp chí “La Tribune” mới đây có bài viết như sau:
Trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an LHQ, Nga và Trung Quốc thường hoặc tìm cách phong tỏa các sáng kiến của phương Tây, hoặc giữ thái độ dè chừng. Nhiều người thấy trong cách ứng xử này một “hình thức đoàn kết” nào đó giữa hai nhà nước độc đoán, trong khi một số khác lại cho đó là một “nỗ lực hiệp thương” nhằm kiềm chế và phá hỏng sự lãnh đạo của Mỹ và phương Tây đối với các vấn đề chính trị thế giới. Kể ra cũng có lý khi viện dẫn hai cách giải thích này, nhưng thực tế lại phức tạp hơn và trên khía cạnh nào đó cần phải được đánh giá qua cách nhìn nhận của dư luận cũng như chính giới phương Tây.
Trước hết, đó không hẳn là vấn đề tư tưởng. Mặc dù nói là một nước theo Chế độ Cộng sản, nhưng Trung Quốc đã không theo chủ nghĩa Mao giáo điều từ lâu, kể cả trên phương diện chính sách đối ngoại. Trong khi đó, Nga đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản từ 20 năm nay. Và mặc dù cả Trung Quốc và Nga đều bị coi là hai nhà nước độc đoán (xét ở mức độ khác nhau), nhưng thực tế không tồn tại bất cứ một tinh thần “quốc tế chuyên chính” nào giữa các chế độ chuyên quyền này. Nga và Trung Quốc đang đặt chủ nghĩa thực dụng lên trên hết.
Hơn nữa, giữa hai nước lớn này cũng có rất ít sự tranh giành về địa chính trị. Trên thực tế, lợi ích của Trung Quốc trên thế giới chủ yếu thể hiện ở khía cạnh kinh tế. Ví dụ, 25% khối lượng dầu lửa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông có nguồn cung từ Iran, trong khi các xí nghiệp của Trung Quốc đều liên quan đến rất nhiều dự án trong khu vực. Và cuộc chiến ở Libi đã cho cả thế giới thấy có khoảng 20.000 lao động Trung Quốc bị bỏ mặc ở đất nước Bắc Phi này, gần bằng số người Nga bị mắc kẹt ở Aicập trong thời điểm Chế độ Mubarak sụp đổ.
Tất nhiên đối với người Nga, vùng đất này của thế giới chỉ là một điểm đến du lịch nếu xét ở góc độ Nga đã cung cấp cho một số nước trong khu vực cả vũ khí tối tân lẫn công nghệ sản xuất năng lượng hạt nhân. Nhưng Mátxcơva không có ý định hiện diện để ra sức cạnh tranh địa chính trị với Oasinhtơn ở Trung Đông.
Hơn nữa, cả Bắc Kinh lẫn Mátxcơva đều không có mối quan hệ đặc biệt thân tình với các nhà lãnh đạo Arập. Xét cho cùng, Mubarak của Aicập luôn là một đồng minh lâu dài của Mỹ, Ben Ali của Tuynidi là người gần gũi với Pháp, trong khi Gaddafi của Libi đã hòa giải với phương Tây từ năm 2003.
Tất nhiên, Tổng thống Bashar al-Assad của Xyri lại là một câu chuyện khác. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đamát là đồng minh của Mátxcơva và quan hệ hữu nghị giữa hai bên đã được duy trì trong một thời gian dài. Quân đội Xyri được trang bị rất nhiều trang thiết bị Nga từ những năm 1960, đổi lại cảng Tartous đã được Đamát cho Nga sử dụng làm một căn cứ hải quân thường trực ở Địa Trung Hải.
Trong những điều kiện như vậy, rõ ràng là Nga không muốn mất Xyri, Kể từ khi Xyri xảy ra cuộc nổi dậy chống Chế độ Bashar al-Assad từ tháng 3/2011, Mátxcơva đã bắt đầu đối thoại với phe đối lập tại quốc gia Trung Đông này. Sự thể là ban lãnh đạo Nga vừa đón tiếp các kẻ thù của al-Assad tại Mátxcơva vừa tỏ ra không hài lòng với việc sử dụng vũ lực tại Đamát, đồng thời thúc ép Đamát cam kết tiến hành cải cách chính trị.
Cũng trong thời gian đó, cụ thể là tháng 10/2011 và ở thời điểm hiện tại, tại Hội đồng Bảo an LHQ, Nga đã quyết liệt phản đối việc thông qua nghị quyết lên án hành động đàn áp tại Xyri. Cách ứng xử của Trung Quốc cũng nhạy cảm không kém. Bắc Kinh vừa lên tiếng yêu cầu Đamát tiến hành cải cách chính trị, lại vừa thảo luận với cả Chính phủ Xyri lẫn phe đối lập ở nước này, đồng thời phủ quyết đối với các biện pháp trừng phạt Chế độ al-Assad.
Bắc Kinh tuyên bố “ủng hộ nhân dân Xyri” nhưng quả thật đã có sự khác biệt rất lớn giữa quan điểm chính thức này với thái độ chung của các chính phủ phương Tây. Đối với Mỹ và châu Âu, sự ủng hộ của Bắc Kinh phải được hiểu là một cam kết thực sự và về nguyên tắc, phải không loại trừ việc sử dụng vũ lực. Thế nhưng với Bắc Kinh, sự “ủng hộ” của Trung Quốc lại được giới hạn trong khuôn khổ để cho người Xyri tự giải quyết các vấn đề với nhau và không có sự can thiệp của bên ngoài, đồng thời cuối cùng phải thừa nhận sự lựa chọn của nhân dân Xyri giống như những gì Bắc Kinh đã làm đối với trường hợp của Libi.
Cũng giống như Trung Quốc, Nga luôn phản đối mọi hình thức can thiệp quân sự vào công việc nội bộ của một nước, dù dưới danh nghĩa dân chủ hay nhân đạo. Băc Kinh và Mátxcơva có lý do để thường xuyên có những phản ứng như vậy. Trường hợp của Libi đã chỉ ra rằng dưới sức ép của dư luận quốc tế trong vấn đề nhân quyền, các nước phương Tây có thể tìm được chỗ dựa để can thiệp vào các cuộc nội chiến ở bên ngoài nhằm lập lại trật tự theo một cách không được Nga và Trung Quốc ưa thích.
Tuy nhiên, nếu xét về chiến lược, Libi chỉ là một nước có tầm quan trọng thứ yếu và đây là điều khác biệt với vị trí của Xyri. Trung Quốc và Nga hai nựớc có trong tay các cơ quan đặc biệt thuộc diện hàng đầu thế giới không thể không biết điều gì sẽ xảy ra một khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ. Đối với hai nước này, xét về hệ lụy địa chính trị, nội chiến ở Xyri sẽ dẫn tơi một kết quả khác với nội chiến ở Libi, cụ thể sẽ dẫn tới những bạo lực giáo phái và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan hơn là hình thành một nền dân chủ kèm theo nhà nước pháp quyền.
Xyri có vị trí ở trung tâm khu vực, vì vậy nội chiến ở nước này sẽ ảnh hưởng đến các nước giáp biên, đặc biệt là Libăng và Ixraen, và lôi kéo các nhóm Hồi giáo trong khu vực như Hezbollah và Hamas vào cuộc. Trong điều kiện như vậy, Nga vốn lo ngại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Trung Á và Bắc Cápcadơ, và Bắc Kinh vốn nhập khẩu phần lớn dầu lửa từ Trung Đông, sẽ buộc phải dè chừng trước nguy cơ sụp đổ của Chế độ Bashar al-Assad.
về lý thuyết, gây sức ép đối với Đamát đồng thời tạo điều kiện cho cuộc đối thoại giừa các phe phái Xyri sẽ giúp tránh được những kịch bản tồi tệ nhất. Tuy nhiên trên thực tế, Mátxcơva và Bắc Kinh chắc chắc đều đánh giá rằng phương Tây đã đặt sẵn cây thánh giá cho al-Assad và đang ra sức chuẩn bị cho sự thay đổi chế độ ở Đamát. Vì vậy theo quan điểm này, các biện pháp trừng phạt sẽ leo thang và sẽ được nối tiếp bởi những biện pháp ngày càng cứng rắn và căng thẳng hơn, tương tự những gì đã diễn ra đối với Chế độ Gaddafi ở Libi.
Lập trường của Trung Quốc và Nga đối với Xyri khác với lập trường của Mỹ và châu Âu vì hai lý do rất đơn giản. Thứ nhất, đối với Mátxcơva và Bắc Kinh, can thiệp vào một cuộc xung đột nội bộ ở một nước là không khôn ngoan và cũng chẳng ích lợi gì.
Thứ hai sự sụp đổ của Chế độ al-Assad là một phần của chiến lược chống Iran và không mang lại bất cứ lợi ích trực tiếp nào đối với Nga và Trung Quốc. Xét cho cùng, cả hai nước đều nghi ngờ ở một chiến lược nào đó của phương Tây, đồng thời cho rằng do đang mờ mắt vì thành quả của các cuộc nổi dậy trong thế giới Arập, Mỹ và các đồng minh châu Ấu đã hành động mà không có bất cứ tầm nhìn lâu dài nào.
Những lo ngại vừa nêu cũng cần có thời gian để kiểm chứng. Tuy nhiên, Mátxcơva và Bắc Kinh nên công nhận một điều rằng chỉ trích thì dễ, nhưng làm lãnh đạo lại khó hơn nhiều. Nga đang khao khát vai trò lãnh đạo này, trong khi Trung Quốc, không thể từ chối vai trò giải quyết các vấn đề thế giới trong tương lai. Vậy mà vai trò làm lãnh đạo thế giới thời hiện đại cần phải đưa ra được những lựa chọn hiện thực, đồng thời phải rộng cửa cho các nước khác và hướng tới một sự đồng thuận. Chỉ nói không thôi thì chưa đủ./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2012
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ năm, ngày 9/2/2012
(phần 1)
TTXVN (Angiê 5/2)
Năm Rồng mang đến điềm gở
Trung Quốc vừa bước vào năm Rồng 2012, song như nhà báo Sébastien Le Belzic nhận xét trên tạp chí “Statafrik”, những người mang tin dữ đến đã thấy đó là biểu tượng của khủng hoảng và cũng là dấu hiệu rõ nét về sự phát triển một nước Trung Quốc hiếu chiến.
Chỉ cần lang thang trong các con ngõ nhỏ chạy dọc theo các ngôi chùa ở Bắc Kinh cũng đủ để thấy tử vi quan trọng như thế nào trong cuộc sống đời thường của người dân Trung Quốc. Ở nước này, không phải Đảng Cộng sản quyết định được tất cả, cũng phải tính tới phong thủy, con số, chiêm tinh, điềm tốt điềm gở nữa… Trong khi đó, Trung Quốc bước vào năm Rồng, vốn là một biểu tượng mạnh mẽ trong huyền thoại Trung Hoa từ ngày 23/1.
Tử vi Trung Hoa được chia thành 12 con giáp, trong đó rồng từ lâu là con vật được biết đến nhiều nhất. Trong khi Trung Quốc chuyển từ năm con Thỏ sang năm con Rồng, người dân Bắc Kinh rủ nhau đi xem bói thẻ hay bói số. Sau khi nhẩm tính một cách khéo léo ngày và giờ sinh cũng như một vài con số được giữ bí mật, thầy số sẽ nói về tương lai của bạn…
Có nên đùa với những lời tiên toán không?
Lời tiên đoán có thể khiến phần lớn người dân phương Tây cười bao nhiêu thì ở Trung Quốc lại được coi là cực kỳ quan trọng bấy nhiêu. Một phụ nữ có tuổi giải thích: “Tôi muốn biết năm nay có phải là năm tốt cho gia đình không. Con gái tôi sẽ lập gia đình trong năm nay và chúng tôi phải chọn ngày nào sẽ mang lại hạnh phúc cho con gái tôi.” Năm Rồng cũng sẽ là năm bùng nổ sinh nở. Thậm chí phần lớn người Trung Quốc có thể chấp nhận đẻ mổ chỉ vì muốn có một tiểu rồng trong nhà. Như vậy, họ phải tính để làm sao con họ phải ra đời trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2012 đến ngày 10/2/2013.
Người Trung Quốc đều bị mê hoặc bởi những bí hiểm của thuyết siêu hình, Một số mạng Internet còn cung cấp cả dịch vụ này cho người sử dụng smartphone.
Những theo thuyết này, năm nay cũng không có gì tôt đẹp lắm. Theo một nhà chiêm tinh học, năm 2012 là năm Rồng nước. Thủy và Rồng, đều là “dương” mệnh, tương sinh khi rồng gặp nước và nước gặp rồng. Đó là dấu hiệu cho thấy sẽ có những chuyển động mạnh và dữ dội, thậm chí như kiểu sóng thần, đối với Trung Quốc. Theo nhà chiêm tinh học này, điều đó có nghĩa là các “cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nổ ra” ở nước này và tình hình “vẫn sẽ không có gì là chắc chắn cả”. Thậm chí, “biểu tình sẽ lan rộng và với quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn”. Thủy triệt Kim và đối với nền kinh tế thế giới, đó cũng là tin không tốt lành.
Kết quả là làm chính trị trong năm Rồng sẽ rất khó khăn. Hơn nữa vì đó là năm chuyển giao chính trị ở Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ chuyển giao quyền lực cho những người kế nhiệm mình. Nhưng chuyển cho ai đây? Cho đến nay, đó vẫn là điều huyền bí. Trong năm Rồng này, “Chín vị Hoàng đế”, như người ta vẫn thường gọi các ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ được chỉ định trước khi một trọng số 9 người sẽ được lựa chọn.
Kinh nghiệm cho thấy Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch tương lai của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Còn Lý Khắc Cường sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng. Nhưng lúc này vẫn chưa có gì là chắc chắn, trong khi mọi đường đi của con Rồng đều không thể đoán trước được.
Để trừ tà cho năm xem ra có vẻ khó khăn này, nghệ sĩ Chen Shaohua đã vẽ một con Rồng tuyệt đẹp để trang trí một loạt con tem đặc biệt được tất cả các nhà sưu tầm ưa thích. Hàng chục nghìn người Trung Quốc đã xếp hàng tại tất cả các bưu điện ở nước này để có được mẩu giấy thần nhỏ và kình vuông đó, khi con tem này được phát hành vào đầu tháng Giêng vừa qua. Một con Rồng mà ông Chen Shaohua cho là vừa “rắn” vừa “mạnh mẽ”, được lấy cảm hứng từ trang phục của các vị Hoàng đế triều Thanh.
Con rồng Trung Quốc liệu có hung hãn không?
Nhiều tờ báo quả thực đã đặt câu hỏi này sau khi bà Zhang Yihe tung ý kiến phê phán lên blog của mình. Nữ nhà văn nổi tiếng này tức tối trước những đường nét “gây kinh hoàng” và “dữ tợn” của con Rồng này. Đến mức trên một số diễn đàn Internet, một số người không muốn có con rồng huyền thoại này, vốn là biểu tượng của nước Trung Quốc nữa.
Nhưng nghệ sĩ Chen Shaohua vẫn bảo lưu ý kiến của mình và khẳng định chỉ có con rồng mới có khả năng chống lại các thế lực ma quỷ sẽ chi phối năm 2012. Giải thích trên tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Công”, ông nói con Rồng là một sản vật huyền thoại của Thượng đế và là một biểu tượng của huyền thoại Trung Hoa. Đó cũng là hình ảnh vừa gây ấn tượng vừa đáng trọng, một biểu tượng sẽ bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng trong thời không có gì là chắc chắn này.
Biểu tượng Rồng vẫn luôn là nguồn gốc dẫn đến việc Trung Quốc và phương Tây không hiểu nhau. Các vị Hoàng đế Trung Hoa trước đây đã biến con rồng thành biểu tượng sức mạnh của mình trong hàng nghìn năm và người Trung Quốc luôn thấy ở con rồng một dấu hiệu về sức mạnh và điềm tốt. Trái lại, ở phương Tây, con rồng chứa đựng tất cả những yếu tố của một con quái vật hung hãn.
Dầu sao, để mọi người có thể chấp nhận những lời tiên đoán gở của ông về năm Rồng nước này, nhân vật bậc thầy về phong thủy nói trên nhắc lại rằng tử vi Trung Hoa vận hành theo các chu kỳ 60 năm. Và năm Rồng nước gần đây nhất là năm 1952, năm thành lập Liên minh châu Âu. Đối với nhà tiên tri này, đỏ là dấu hiệu cho thấy châu Âu cũng sẽ phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong năm 2012 này.
Người Trung Quốc sợ ngày 21/12/2012
Năm Rồng khiến số đông người Trung Quốc muốn sinh con trong năm nay, nhưng một số khác lại không muốn. Giải thích trên tạp chí “Thế- giới ngày nay”, nhà phân tích Zhu Li cho rằng họ muốn sinh con không phải để có một đứa con thần đồng, mà chỉ đơn giản vì họ cho rằng đó là cơ hội cuối cùng của mình.
Một bộ phận dân chúng trên thế giới đặt câu hỏi: “Nếu ngày tận số của thế giới rơi vào năm 2012 thì sao?” Còn Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật này. Quả thực là một bộ phận dân chúng ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác, tin rằng ngày tận số của thế giới là năm 2012. Tại sao lại muốn tạo ra cuộc sống khi cái chết đang đến gần? Theo nhà phân tích Zhu Liu, đôi khi tìm cách để hiểu lôgích Trung Hoa không phải là vô ích.
Nỗi sợ của số đông
Trên thế giới có nhiều người tỏ ra lo ngại với năm con Rồng. Đế chế Trung Hoa cũng không thoát khỏi quy luật này và đặc biệt là nỗi sợ trước ngày 21 tháng 12. Ở Trung Quốc, nhiều người lo sợ đến mức giãi bày tâm sự trên mạng, như Weibo (mạng của Trung Quốc giống như Twitter), và người ta thấy xuất hiện rất nhiều thông điệp nói đến ngày tận số của nhân loại.
Một cư dân mạng bày tỏ ý nguyện cuối cùng của mình với người bạn đời khi viết: “Anh yêu, ngày tận số của thế giới đang đến gần. Tại sao mình không sinh con nhỉ? Chúng mình chỉ còn 10 tháng nữa thôi.”
Lỗi tại điện ảnh
Nếu một số người Trung Quốc tin rằng thời gian đếm ngược đã bắt đầu thì không phải do lỗi của Nostradamus (hay còn gọi là Michel de Notre Dame, nhà thiên văn học và thầy thuốc người Pháp, nổi tiếng với những công trình nghiên cứu thiên văn, và những lời tiên đoán của ông trong cuốn “Lịch sử thiên văn học qua các thế kỷ” xuất bản năm 1955 được sử dụng rất nhiều trên thế giới-TTXVN) mà là do Hollywood. Trong bộ phim “Năm 2012″ đạo diễn người Đức Roland Emmerich quả thực đã sử dụng những lời tiên đoán của tộc người Maya theo đó ngày tận số của thế giới sẽ là ngày 21 tháng 12.
Lụt lội, sóng thần, lở đất, núi lửa phun trào…, tất cả các kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra đều được nói đến. Thêm vào đó là hiệu ứng đặc biệt rất thực được sử dụng trong phim và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy nỗi lo sợ xâm chiếm tâm hồn một bộ phận dân chúng.
Tuy không thành công lắm ở Mỹ, song siêu phẩm điện ảnh này của Mỹ lại là bộ phim thu được nhiều tiền nhất ở Trung Quốc. Với số tiền thu được lên tới hơn 55 triệu euro, “Năm 2012″ đã đánh bại mọi bộ phim cạnh tranh khác. Bộ phim này thành công được là nhờ dựa trên một kịch bản nói về ngày tận thế và sử dụng hiệu ứng đặc biệt chất lượng cao, song một yếu tố hoàn toàn khác cũng dẫn đến thành công của bộ phim này ở Trung Quốc. Đó là một chiến công chưa từng thấy ở Hollywood: truyền tải một hình ảnh tích cực về Đế chế Trung Hoa.
Đúng là người Trung Quốc thường được nói đến trên màn ảnh ở Mỹ dưới góc độ không hay. Với những cảnh biếm họa trên truyền hình hay trong phim hoạt hình, bị mua chuộc trong phim nhựa…, những người bạn châu Á của phương Tây vẫn là mục tiêu ưa thích nhất của các tác giả và đạo diễn.
Thế nhưng trong bộ phim “Năm 2012″, tinh thần nhân đạo được đưa nổi bật nhờ có người Trung Quốc. Các con tàu không gian khổng lồ do họ chế tạo ở vùng núi Tây Tạng giúp các nhân vật trong phim thoát khỏi lưỡi hái của thần chết. It nhất cũng có một lần Mỹ không phải là người cứu vớt thế giới.
Phản ứng gây ngạc nhiên
Một số người Trung Quốc không ngần ngại sử dụng nỗi sợ về ngày 21 tháng 12 vào mục đích thương mại. Một số thẻ lên tàu để lên chiếc bè Gu Ming Zhou được rao bán trên Taobao.com, website lớn nhất chuyên bán hàng qua mạng của Trung Quốc. Chỉ với 0,6 euro, vé hạng sang bán chạy như tôm tươi. Một số khác thậm chí gây ra tranh cãi khi cho rằng cái chết của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới như Kim Châng In hay Gaddafi đáng lẽ phải được báo trước để họ có thể lên được con bè tránh ngày tận số.
Lời tiên tri cho năm 2012 cũng gây ra một số phản ứng khác ở mức độ khác. Một người dân ở tỉnh Hà Nam định đóng cho mình một chiếc bè bằng can đựng dầu ăn mà ông cho là không thấm nước. Tác phẩm của ông được xem là có thể cứu sống 20 mạng người. Một người khác thậm chí còn đi xa hơn khi dọa sẽ cho nổ tung tháp Kim Mậu, một trong những biểu tượng lớn nhất của Thượng Hải. Người thanh niên 23 tuổi này chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của đồng bào mình và chính quyền về ngày tận số của thế giới đang đến gần, mà sau đó bị kết án 2 năm tù giam.
Nếu như ngày tận thế rơi vào năm 2016 thì sao?
Nếu nhân loại sống sót sau năm 2012 thì có nguy cơ đạo diễn Roland Emmerich sẽ lại khuấy động sự tĩnh tâm của người dân Trung Quốc. Bởi lẽ ông cũng sản xuất bộ phim của đạo diễn Tim Fehlbaum có tựa đề “Năm 2016: Đêm tàn. Lướt qua kịch bản bộ phim này sẽ thấy tình hình còn đáng lo ngại hơn cả tên phim. Một vùng đất bị tàn phá bởi bão tố hay khô cằn đến nỗi không thể sống được ở đó… Khi người ta thấy vấn đề hạn hán và sa mạc hóa ngày càng trầm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc, chắc chắn bộ phim mới này sẽ làm cho người Trung Quôc thấy sợ.
Chiếm lĩnh không gian biển
Theo đánh giá của ông Hugues Tertrais, giáo sư trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, dồng thời là Giám đốc Trung tâm lịch sử châu Á đương đại (CHAC), trong một thời gian dài, Trung Quốc không hề quan tâm đến biển và các vấn đề liên quan đến biển. Nhưng từ sau thời kỳ Mao Trạch Đông và Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc lại tìm thấy sức mạnh kinh tế thông qua biển và bằng tài nguyên biển. Từ thương mại đến quân sự, cái được mất của sự phát triển đó liên quan đến mọi lĩnh vực và các cuộc tranh cãi trước đây với các nước láng giềng nay lại được nuôi dưỡng bằng những tính toán mang tính toàn cầu của Bắc Kinh. Dưới đây là phân tích của ông Hugues Tertrais, trên tạp chí “Đại Tây Dương”.
“Khi Trung Quốc thức tỉnh, cả thế giới sẽ rung chuyển”. Lời tiên tri được cho là của Napoléon đó được nói đến rất nhiều ở Trung Quốc trong năm 1973. Trong sự thức tỉnh của Trung Quốc, người ta gắn mục tiêu độc lập với cuộc chạy đua tìm kiếm sự thịnh vượng và đi đến kết luận rằng Trung Quốc muốn được như một con sói, vốn làm chủ được mọi hành động của mình, chứ không như một con chó trông nhà béo tốt nhưng chỉ để làm cảnh. Niềm tự hào đó có thể thấy được một cách tượng trưng trong việc Trung Quốc không chấp nhận ý tưởng về nguồn gốc duy nhất của loài người, được cho là ở châu Phi, mà tin vào sự tồn tại của “người châu Á” xuất thân từ Trung Quốc, Nhưng niềm tự hào đó thế hiện nhiều hơn trong sự gắn bó của người Trung Quốc với “Đế chế Trung Hoa” sinh ra ở hai bên bờ con sông Hoàng Hà, chạy dài tới tận Đài Loan và Tây Tạng, với chữ viết Trung Quốc là bất khả xâm phạm và thiêng liêng.
Sự yếu thế của Trung Quốc từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thể kỷ 20 – được đánh dấu bằng cuộc xâm nhập của phương Tây, sự tủi nhục trước chính sách pháo hạm và cuộc xung đột với Nhật Bản – là yếu tố giải thích việc nước này quyết tâm tìm lại niềm tự hào dân tộc từ năm 1949 mà không đánh mất bản sắc của chính mình.
Chiến lược của Trung Quốc được thực hiện trong một thời gian dài, dựa trên tính kiên nhẫn, đôi khi cả sự uy hiếp, nhưng không dựa trên đối đầu trực tiếp. Chủ tịch Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: “Trung Quốc ngày nay là một cường quốc lớn đang trên đường cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngòai, đang trên đường phát triển hòa bình.”
Sự phát triền hòa bình đó, vốn phản ánh nền văn hóa Trung Hoa, thể hiện ở sự phô trương sức mạnh của một nước thuộc thế giới thứ ba và lợi ích được san sẻ giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển; ở sự tôn trọng học thuyết chủ quyền Nhà nước và nguyên tắc không can thiệp; ở phát triển kinh tế tự do; ở phát triển chủ nghĩa đa nguyên để không rơi vào chủ nghĩa song cực với Mỹ và ngăn chặn chính sách đối ngoại của một nước Ấn Độ đa cực từ lâu.
Trung Quốc thận trọng tiến hành một chính sách khác tùy theo các vùng được xác định bằng khoảng cách địa lý gần gũi với Đế chế Trung Hoa. Trung Quốc tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc trong vùng của mình, cụ thể là để bảo vệ lợi ích của mình. Các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với các nước láng giềng như Nga, Nhật Bản hay Ấn Độ giúp Bắc Kinh tăng cường cả tư tưởng dân tộc lẫn vị thế trong vùng của mình. Điều đó cũng thể hiện qua việc Trung Quốc can dự vào Diễn đàn ASEAN để có thể khăng định rõ ràng hơn yêu sách của mình ở Biển Đông.
Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ chính sách bá quyền nào của Mỹ và cũng bác bỏ sự vượt trội có thể có của phương Tây, đồng thời cho rằng trọng tâm đã chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương.
Mức độ an ninh nội địa, chủ quyền và tính thống nhất quốc gia của Trung Quốc được đặt cao hơn thiên hướng quốc tế của nước này. Sự phát triển các mối quan hệ song phương của Trung Quốc trước hết đáp ứng lợi ích kinh tế và chiến lược của nước này (nhu cầu năng lượng), đồng thời cũng tính tới những lời phê phán đối với chế độ hiện tại. Đó chính là “đồng thuận Bắc Kinh” ưu tiên giải quyết, với các nước đang phát triển, các vấn đề phát triển trước mọi vấn đề chính trị, đối lập với cách đi của Mỹ và ưu tiên vấn đề nhân quyền.
Trung Quốc áp dụng chính sách thực dụng trong việc thiết lập liên minh và đầu tư. Điều đó giải thích tại sao nước này thâm nhập Mỹ Latinh. Bắc Kinh muốn nhảy vào vựa lúa mì Nam Mỹ cũng như dầu mỏ ở Trung Mỹ hay tài nguyên rừng ở vùng Amazone. Nhưng đầu tư của Trung Quốc vào châu Mỹ cũng đáp ứng lôgích chính trị. Tự coi mình là giải pháp thay thế sự bảo hộ của Mỹ, Trung Quốc nhờ chính sách đó mà cô lập được Đài Loan, vùng lãnh thổ có tới gần 1/2 số nước ở Mỹ Latinh duy trì mối quan hệ ngoại giao với mình.
Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược được gọi là “chuỗi ngọc trai” giúp bảo đảm an toàn các tuyến đường giao thương của mình và củng cố vị thế của mình trên con đường vận chuyển dầu mỏ từ vùng Vịnh về.
Chính sách đa phương của Trung Quốc cũng thể hiện ở việc nước này đầu tư ngày càng nhiều vào các thể chế quốc tế. Đó là cách tiếp cận thực dụng trong các cuộc khủng hoảng trên thế giới, với việc ít sử dụng quyền phủ quyết và đề xuất hợp tác song phương ưu đãi với các nước đang phát triển, cụ thể là ở châu Phi, một khi điều đó có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Nước này cũng có thể có khả năng tác động, như trong cuộc khủng hoảng hạt nhân với Bắc Triều Tiên hay trong trường hợp Iran, Darfur (Xuđăng).
Trung Quốc hòa nhập vào chiến lược của phương Tây
Cũng như trong quan hệ thương mại, không nên quá ngây thơ cũng không nên quá ngờ nghệch đối với Trung Quốc, mà phải chơi theo kiểu hai bên cùng có lợi trong mối quan hệ giữa cường quốc với nhau. Nói đúng hơn, vấn đề là phải giữ vững tính tương hỗ, một khái niệm mà người Trung Quốc rất hiểu.
Trước hết, không nên đánh giá quá cao sức mạnh của Trung Quốc vì sức mạnh đó còn phải một thời gian dài nữa mới địch được sức mạnh của Mỹ. Nhưng Trung Quốc hiện là nước không thể bỏ qua vì vị thế của nước này về phương diện kinh tế, tài nguyên biển và tầm quan trọng của thái độ của nước này đối với việc bảo vệ môi trường. Cũng không nên có mặc cảm với Trung Quốc.
Trên biển, người ta không thể không biết đến cái được mất về an ninh biển ở vùng Viễn Đông, cụ thể là ở eo biến Malacca, và hệ quả của vấn đề đó đối với quá trình toàn cầu hóa. phương Tây có lợi ích được chia sẻ (cứ 7 tiếng lại có một chiếc tàu chở côngtenơ rời Trung Quốc) và hợp tác thực sự có thể bắt đầu. Tuy nhiên, sự hợp tác đó phải dựa trên một hình thức tương hỗ, nếu không sẽ không còn giá trị và sẽ bị người Trung Quốc coi như người thuộc thế giới khác.
Trong chiến lược đối với châu Phi, Trung Quốc trước hết quan tâm đến nguồn tài nguyên năng lượng. Các mối quan hệ của Trung Quốc trong thời gian ngắn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn định ở châu lục này và gây ra nguy cơ cho châu Âu.
Lợi ích của châu Âu là phải áp đặt quyết định của mình trong một số dự án do Trung Quốc thực hiện ở châu Phi để buộc nước này từ bỏ cách tiếp cận thấp hèn mà hướng tới hội nhập phát triển. Chẳng hạn an ninh biển, hỗ trợ châu Phi kiểm soát chủ quyền trên biển của các nước châu lục, bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách khai thác có kiểm soát, là những biện pháp có thể tạo ra những trục hợp tác song phương.
Lập trường của châu Ầu về cấm vận đối với Trung Quốc, về cuộc chơi của Bắc Kinh, về cách tiếp cận đa cực của Bắc Kinh và tài nguyên văn hóa của Trung Quốc, giúp phương Tây có được vị thế thuận lợi trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nước này, vốn là “đệ tử” của chính sách đa phương, luôn ưa thích một cuộc đối thoại tách châu Âu ra khỏi Mỹ. Do đó, quan hệ của châu Âu với đồng minh Mỹ phải được đánh giá dưới góc độ này.
Trung Quốc là một tác nhân chủ chốt của quá trình toàn cầu hóa. Chiến lược của châu Âu cần phải tính tới yếu tố quan trọng này. Đối với phương Tây, Trung Quốc là một cường quốc, song đối với người Trung Quốc, nước này trước hết là Trung Quốc, là “Đế chế Trung Hoa”. Trung Quốc là bậc thầy trong nghệ thuật âm dương, trong kiểm soát nguyên lý âm dương, còn phương Tây luôn gặp khó khăn trong việc hiểu được tâm lý của Trung Quốc.
Vào đầu thế kỷ 21 này, người ta có thể tự hỏi liệu mối quan hệ giữa Đông và Tây có bị đảo ngược không. Dầu sao, trên biển, sức mạnh biển và hải quân của Trung Quốc dường như trước hết là để phục vụ lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc, cụ thể là sự thịnh vượng kinh tế, rồi mới tính đến cái được mất về phát triển bền vững của thế giới hay an ninh quốc tế. phương Tây không được ngây thơ mà phải tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng họ cũng có lợi ích khi xác lập lại quy mô thế giới này.
Không thể độc chiếm Hoàng Hải
Những gì mà Trung Quốc đã thực hiện trong quá khứ cùng với Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên liên quan đến Hoàng Hải cho thấy nước này không phải không có tinh thần hợp tác một thời. Nhưng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong hơn hai thập kỷ qua khiến Bắc Kinh có ảo tưởng mình có khả năng và có quyền thay đổi sự cân bằng địa chính trị trong vùng.
Những sự kiện diễn ra trong thời gian qua ở biển Hoa Nam (biển Đông), biển Hoa Đông, rồi Hoàng Hải là bằng chứng cho thấy lập trường quyết đoán và thái độ bất cần của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng trong các vấn đề liên quan đến không gian biển. Cũng trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông Hugues Tertrais có bài phân tích đưa ra những bằng chứng lịch sử về sự thay đổi lập trường của Bắc Kinh và qua đó cho rằng giải pháp tốt nhất là cùng hợp tác vì lợi ích kinh tế chung ở những vùng biển tranh phấp.
Điều đầu tiên đập vào mắt những người quan tâm hơn đến Hoàng Hải với tư cách là một không gian biển, là sự kín đáo tương đổi của vùng biển này. Các công trình nghiên cứu về Hoàng Hải đặc biệt hiếm thấy, ít hơn rất nhiều so với những công trình nghiên cứu về biển Hoa Nam và biển Hoa Đông. Hoàng Hải cũng chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong báo chí so với hai biển lân cận ở phía Nam.
Tuy nhiên, ở Hoàng Hải cũng như các biển Hoa Đông và Hoa Nam, đường biên giới trên biển vẫn chưa được hoạch định. Quả thực là người ta không thấy ở không gian biển này những tranh chấp về đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cụ thể là hai miền Triều Tiên, và cũng không có một hành lang biển quốc tế lớn nào chạy qua đây. Tuy vậy, các vấn đề dầu mỏ và đánh cá có khả năng gây ra căng thẳng ở đây và tác động trực tiếp đến các tiến trình hoạch định biên giới. Cũng như vậy, sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thực tế đã có những tác động lớn ở Hoàng Hải và biến vùng biển này thành một không gian chiến lược hàng đầu. Toàn bộ Hoàng Hải được xem như một không gian phức tạp mà muốn hiểu hết nó phải đặt mình ngoài các mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên để từ đó mới có thể tính tới quy mô của vấn đề liên Triều.
Cái được mất địa chiến lược ở Hoàng Hải hiện nay là như thế nào? Những yếu tố nào sẽ tác động đến tiến trình hoạch định biên giới? Các yếu tố đó có thực là những nguyên nhân gây căng thẳng hay hợp tác, không?
Câu chuyện về hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên
Cuộc tranh cãi xung quanh việc hoạch định biên giới ở Hoàng Hải giữa Trung Quốc và Hàn Quốc nổ ra vào đầu những năm 1970. Hàn Quốc ủng hộ phương án khoảng cách bằng nhau và lập trường của Xơun là tương đối rõ ràng, trong khi đó Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có lập trường ít rõ ràng hơn. Trung Quốc luôn muốn bảo vệ nguyên tắc công bằng trong hoạch định biên giới, nhưng luôn phản đối đường phân chia khoảng cách đều nhau mà muốn thay vào đó là khái niệm thềm lục địa, dựa trên các tiêu chí về địa lý và địa tầng, và như vậy có lợi rất nhiều cho họ. Không ai hiểu lập trường của Bắc Triều Tiên là như thế nào, cho dù một số ấn phẩm gần đây dường như cho thấy Bình Nhưỡng thuận theo phương án đường chia đôi.
Năm 1950, Trung Quốc xác định một vùng bảo tồn ngư nghiệp., chạy song song với bờ biển của họ ở Hoàng Hải và biển Hoa Nam, rộng 80 hải lý, và cấm tàu thuyền nước ngoài đánh cá trong các vùng đó.
Năm 1952, Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các không gian biển, bao gồm cả tài nguyên biển và dưới lòng biển, cận kề với bán đảo. Chính phủ Hàn Quốc tìm cách loại trừ mọi tàu của nước ngoài trong vùng này, đôi chỗ vượt quá giới hạn 200 hải lý và đường chia đôi giả tưởng.
Năm 1955, Trung Quốc thiết lập vùng an ninh ở vịnh Bột Hải, nhưng lại ký một thỏa thuận đánh cá không chính thức với Nhật Bản quy định việc Nhật Bản đánh cá ở biển Hoa Nam và ở vùng nước thuộc Trung Quốc trong Hoàng Hải.
Năm 1958, Trung Quốc tuyên bố vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và biển Bột Hải như biển nội địa của mình. Việc này hoàn toàn mâu thuẫn với luật biển do Liên hợp quốc soạn thảo, nhưng không có sự tham gia của Trung Quốc.
Năm 1965, Hàn Quốc thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền rộng 12 hải lý tính từ bờ biển của nước này. Những năm 1970 được đánh dấu bằng sự xuất hiện các vấn đề dầu mỏ và những cuộc tranh cãi đầu tiên.
Từ những năm 1969 và 1970, Hàn Quốc hoạch định thềm lục địa ở Hoàng Hải thành 6 khu, trong đó 4. khu nằm hoàn toàn hay một phần ở Hoàng Hải. Hàn Quốc đồng thời ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển với một số công ty dầu mỏ lớn của phương Tây. Đường bên ngoài của các khu này dẫu sao cũng cho thấy Chính phủ Hàn Quốc chấp nhận nguyên tắc phân chia đồng đều khoảng cách như đã được xác định trong Công ước Giơnevơ về thềm lục địa năm 1958.
Cuối cùng, trong nửa sau những năm 1970, Bắc Triều Tiên đưa ra yêu sách về biển và năm 1977 hoạch định một khu quân sự rộng 50 hải lý để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và an ninh của mình.
Bắt đầu từ cuối những năm 1970, luật biển tiến triển dần có lợi cho các nước đang phát triển cho đến khi vào năm 1982, Hội nghị Montego Bay soạn thảo một văn bản mới chính thức ban bố vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và Vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) rộng 200 hải lý. Cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều phê chuẩn công ước này vào năm 1996 và qua đó xác định các điểm đường cơ sở của hai nước này. cần nhắc lại rằng các điểm đó sau này cho phép hoạch định luật pháp về biển khác nhau. Thế nhưng việc xác định các điểm đường cơ sở này đã dẫn đến sự ra đời của một số khu chồng lấn giữa hai đường ranh giới giả tưởng của các khu đặc quyền
kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc ở Hoàng Hải. Từ đó trở đi, hai nước này phải tìm giải pháp để hoạch định đường biên giới trên biển của mình và dường như điều đó phụ thuộc vào các vấn đề đánh cá ngoài khơi và dầu mỏ.
Không có đảo, nhưng có cá và dầu mỏ
Cho dù đôi khi căng thẳng và phức tạp, song các nước không sẵn sàng thống nhất với nhau để tìm cách giải quyết các vấn đề đánh cá ngoài khơi. Chẳng hạn Trung Quốc và Nhật Bản từ những năm 1950 đã ký một hiệp định đánh cá, tức hai thập kỷ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhưng thời gian gần đây, sự xuất hiện của luật biển mới và hợp tác kinh tế lại rất thuận lợi thậm chí đã tạo điều kiện tốt cho kiểu thỏa thuận này. Xung quanh Hoàng Hải, sự trỗi dậy của Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như quyết tâm của hai nước mở rộng mối quan hệ kinh tế đã dẫn đến việc ký một số hiệp định đánh cá. Hai năm sau khi phê chuẩn luật biển, hai nước này đã ký thỏa thuận đầu tiên rồi được gia hạn vào năm 2000, xác định hạn ngạch khác nhau cho ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc tùy theo loài cá và không gian biển được xác định rõ ràng, đồng thời đóng vai trò thay thế khi chưa hoạch định được biên giới biển một cách chính thức.
Mối quan tâm đối với dầu mỏ ở Hoàng Hải, như ta đã thấy ở trên, không phải là mới và xuất hiện trong những năm 1970 theo sáng kiến của Hàn Quốc. Mục tiêu của nước này lúc đó là có phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và, bằng khả năng của mình, tìm cách hạn chế sự lệ thuộc vào nhập khẩu. Năm giếng thăm dò đã được khoan ở lòng chảo Kunsan thuộc vùng phía Nam của Hoàng Hải. Nhưng cơ cấu địa chất của vùng biển này lại vượt quá đường phân đôi giả tưởng với Trung Quốc và chưa bao giờ được khai thác triệt để.
về phần mình, vào đầu những năm 1980, Bắc Triều Tiên tiến hành thăm dò ở vịnh Tây Triều Tiên, thuộc vịnh Triều Tiên, ở ngoài khơi thành phố Anju. Để làm việc này, Bắc Triều Tiên hợp tác với Liên Xô, Tiệp Khắc và Na Uy, rồi sau đó có thêm Ôxtrâylia (vào năm 1987) và Thụy Điện (1993). Trữ lượng ở đây được đánh giá là tương đương với 12 tỷ thùng, công tác thăm dò thực hiện trên một vùng rộng khoảng 18.600 km2 được phân tích trong một thời gian dài vì thiếu tiền đầu tư và do tình hình căng thẳng địa chính trị nảy sinh do vấn đề hạt nhân. Tầm quan trọng cao của dầu mỏ đối với Bắc Triều Tiên, nước đang tìm kiếm hơi thở kinh tế thứ hai, khiến các mỏ ngoài khơi này được quan tâm đặc biệt và Chính phủ Bắc Triều Tiên có ý định mở rộng hợp tác và cho phép nước ngoài đầu tư.
Cuối cùng, các cuộc thăm dò của Trung Quốc được tiến hành từ thập kỷ 1970, nhưng còn hạn chế. Trung Quốc thực tế tập trung vào khai thác và thăm dò dầu mỏ ở vịnh Bột Hải, nơi chứa nguồn tài nguyên dầu ngoài biển chính của nước này.
Như Vậy, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên dường như có thái độ thận trọng hơn liên quan đến nguồn tài nguyên dầu mỏ ở Hoàng Hải. Việc không hoạch định đường biên giới trên biển cản trở mọi ý định thăm dò nghiêm túc và không cho phép đánh giá rõ ràng trữ lượng được khẳng định hay tiềm tàng. Những dự báo lạc quan nhất cho đến nay có thể chỉ liên quan đến vịnh Kunsan ở phía Nam Hoàng Hải và vùng lòng chảo trong vịnh Tây Triều Tiên ở ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Tháng 2/2007, một số chuyên gia Trung Quốc đưa ra con số từ 2 đến 2,8 tỷ tấn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Hoàng Hải.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyền đang cạn dần và ai cũng biết dầu mỏ là tối quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ba nước ven bờ, dầu mỏ ở ngoài khơi Hoàng Hải như vậy rất có thể sẽ gây ra căng thẳng trên một số vùng biển. Trái lại, có thể có một yếu tố hợp tác, hơn nữa vì các sáng kiến gần đây được đưa ra theo hướng này và một số khác có thể đang trong quá trình thai nghén. Cuộc thương lượng giữa hai miền Triều Tiên nhằm chuẩn bị cho hội nghị cấp cao liên Triều vào tháng 6/2000 chẳng hạn đã nói đến khả năng hợp tác liên Triều trong lĩnh vực dầu khí. Cũng như vậy, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cam kết tiến hành khai thác chung một phần dầu mỏ ở ngoài khơi Hoàng Hải. Cuối cùng, giả thiết về việc thiết lập khu phát triển chung đặt dưới sự chỉ đạo của một Ủy ban thềm lục địa bao gồm các thành viên của cả ba nước nói trên được nêu ra.
Tình hình trên cho thấy hợp tác là giải pháp không thể bỏ qua được. Rõ ràng là việc hoạch định biên giới trên biển sẽ không được thương lượng chừng nào các nước còn chưa có ý tưởng rõ ràng về tiềm năng của các vùng có dầu và đồng thời, không xác định được không gian biển sẽ khiến mọi cuộc thăm dò gần như không thể thực hiện được. Sự thống nhất giữa ba nước liệu có cho phép thoát khỏi ngõ cụt này không? Cùng với đầu tư nước ngoài, sự thống nhất đó cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tài chính có thể được đặt ra trong việc thăm dò và khai thác các mỏ này. Chính sách đánh cá được thông qua, cho dù đôi khi vẫn xảy ra một số tranh cãi giữa ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc do bên này hay bên kia không tôn trọng quy định đã được cả hai nước quyết định, liệu có thể trở thành hình mẫu không? trừ khi cả ba nước, với viễn cảnh hậu dầu mỏ hay vì lý do làm ăn có lãi, cuối cùng quyết định vĩnh viễn từ bỏ các vùng này, Cũng phải nói rằng làm như vậy không phải là không hay và có thể cho phép giải quyết vấn đề hoạch định biên giới ở Hoàng Hải, nhưng với điều kiện phải duy trì các hiệp định hợp pháp.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2012
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ bảy, ngày 11/2/2012
(phần cuối)
TTXVN Angiê 5/2)
Điều chỉnh ở châu Á
Cũng trên tạp chí “Tin Trung Hoa”, nhà phân tích Franeois Danjou cho rằng năm 2012, ngành ngoại giao Trung Quốc sẽ phải trổ hết tài để đối phó với ảnh hưởng của Mỹ đang mở rộng ở châu Á và giải tỏa bầu không khí căng thẳng với Oasinhtơn, liên quan đến các cuộc tranh cãi giữa Bắc Kinh, Hà Nội và Manila xung quanh vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) nảy sinh trong thời gian gần đây từ các vụ va chạm với tàu tuần tra Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp.
Bắc Kinh đã cử ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc sang Mianma để kiểm soát việc Mỹ làm mất ổn định một trong những đồng minh của mình, và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình sang Việt Nam và Thái Lan. Tháng tới, nhân vật này sẽ đi thăm Mỹ theo lời mời của Phó Tổng thống Joe Biden.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc càng trầm trọng hơn do tình hình trong nước, vì cả hai đều đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển giao quyền lực. Song giai đoạn này, mở đầu với chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan vào tháng 12/2011 của Tập Cận Bình và chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông, không thể không trùng với một trong những động thái liên tục làm dịu tình hình có thể giúp ngành ngoại giao Trung Quốc thoát khỏi tình thế phức tạp khiến hình ảnh hòa bình của họ bị sứt mẻ.
Phần phân tích dưới đây trước hết mổ xẻ tình hình căng thẳng đang diễn ra và bị kích động thêm bởi lập trường quân sự ở Đông Nam Á giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Tiếp đó sẽ là những giả thiết làm dịu tình hình dựa trên những nhượng bộ mới đây của Trung Quốc đối với Việt Nam vào tháng 10/2011, trước khi hai ông Tập Cận Bình và Đới Bỉnh Quốc sang thăm.
Trung Quốc sẽ còn phải làm dịu nỗi lo sợ bị chà đạp của Philíppin, cưỡng lại các xu thế đoàn kết lại của các nước ASEAN trong các vấn đề bất đồng ở biển Nam Trung Hoa – nơi tất cả đều muốn hưởng nguồn tài nguyên, đồng thời triệt tiêu tư tưởng chống Trung Quốc đang gia tăng ở Mỹ và châu Âu.
Sức mạnh bùng nổ của căng thẳng dân tộc chủ nghĩa
Tại Mỹ, thời kỳ trước bầu cử, với sự xuất hiện trở lại các bài diễn văn mang tính phê phán về nhân quyền và bất đồng thương mại, lại càng không phù hợp để đàn xếp tình hình. Ngày 16/1/2012, khi trả lời phỏng vấn ở Trung Quốc, ông Gary Locke, đại sứ Mỹ tại Bắe Kinh, cho rằng tình hình nhân quyền xấu đi. Một tuần lễ sau, trong thông điệp liên bang, Tổng thống Obama nêu đích danh Trung Quốc và thông báo thành lập một đơn vị đặc biệt để phát hiện những hoạt động thương mại bất hợp pháp.
Tại Trung Quốc, bầu không khí đắm chìm trong căng thẳng trước Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, lại càng nặng nề thêm do lập trường dân tộc chủ nghĩa và quan điểm cố hữu của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Mọi thứ cho thấy hoạt động diễn ra nhộn nhịp ở quanh căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam. Theo một số lính thủy Trung Quốc được nhật báo “Asahi Shimbun” phỏng vấn, hạm đội tàu ngầm Tam Á được đặt trong tình trạng báo động từ tháng 7/2011, thực hiện hết lặn lại phóng thủy lôi. Một ngư dân kể rằng từ tháng 7/2011, ông thấy tàu ngầm xuất hiện ít nhất 10 lần. Cuối tháng 10/2011, tàu của chính ngư dân này suýt nữa bị một tàu ngầm đâm phải khi nổi lên trên mặt nước. Các cơ quan tình báo Mỹ cho biết ngoài các tàu ngầm cổ điển, căn cứ Tam Á còn có 5 tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa lớp Tấn được trang bị tên lửa đạn đạo có tầm bắn 8.000 km.
Hoạt động ở căn cứ Tam Á trở nên nhộn nhịp từ mùa Hè năm 2011 sau các vụ va chạm ở biển Nam Trung Hoa. Tháng 5/2011, một tàu tuần tra Trung Quốc chạy với tốc độ cao đã cắt cáp của một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Tháng 6 năm đó, một đơn vị khác của Trung Quốc đã bắn vào một tàu đánh cá của Philíppin. Hai vụ đụng độ trên khiến Hà Nội và Manila phản ứng quyết liệt và tiếp đó là thái độ cứng rắn của Nhà Trắng, cộng với việc tổ chức tập trận với Philíppin vào tháng 6 và tháng 7/2011.
Tháng 11/2011, việc Mỹ thông báo tăng cường sự có mặt về quân sự trong vùng, bao gồm việc thiết lập một căn cứ của lính thủy đánh bộ ở Ôxtrâylia và đưa tàu tuần tiễu đến Xinhgapo, càng làm cho Trung Quốc lo ngại. Đồng thời, Oasinhtơn thảo luận với Manila về việc tăng cường hợp tác quân sự và chuẩn bị triển khai lực lượng trên lãnh thổ Philíppin, nơi Hải quân Mỹ duy trì một số căn cứ cho đến đầu những năm 1990.
Những động thái quân sự trên diễn ra sau khi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khẳng định sức mạnh và cho biết muốn “tái lập quyền của Bắc Kinh ở các vùng biển thuộc về Trung Quốc trong lịch sử”. Tướng Luo Yuan, nhân vật số hai của Học viện khoa học quân sự Trung Quốc, giải thích: “Chủ quyền của chúng tôi rõ ràng bị xâm phạm. Chúng tôi phải hành động.” Sự việc là từ năm 2009, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ để cắm chân trên các đảo ở biển Nam Trung Hoa và thiết lập các cứ điểm ở đây.
Theo Bộ tham mưu quân đội Trung Quốc, mục tiêu của họ là “khai thác các mỏ dầu khí (…), xóa bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở trong vùng cũng như sự phản kháng của các nước ASEAN ven biển (…) và có được một không gian biển an toàn để triển khai tàu ngầm hạt nhân, được Trung Quốc coi là phương tiện chính để đánh trả trong trường hợp bị tấn công bằng hạt nhân”.
Lối nói đó kích động tư tưởng dân tộc và làm hài lòng trào lưu dân túy. Mới đây, tờ Thời báo hoàn cầu, một ấn phẩm của tờ Nhân dân nhật báo thường theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa nước lớn, đăng kết quả một cuộc thăm dò dư luận theo đó 83% trong số 20.000 người được hỏi ý kiến cho rằng vấn đề biển Nam Trung Hoa phải được giải quyết bằng sức mạnh quân sự.
Tháng 8/2011, trong khi Tổng thống Philíppin, Benigno Aquino, thăm chính thức Trung Quốc, một bài của tờ báo trên viết rằng “dư luận Trung Quốc không hoan nghênh chuyến thăm này” và Trung Quốc phải sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để gây áp lực với Philíppin, rồi nói thêm: “Vì chúng ta có sức mạnh nên chúng ta cần sử dụng nó để xác lập lại vùng Đông Á phù hợp với ý đồ của mình.”
Trung Quốc-Việt Nam, sử dụng ngoại giao và trí thông minh đúng kiểu
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ý thức được tầm quan trọng cốt tử của mối quan hệ Trung-Mỹ – 400 tỷ USD trao đổi thương mại trong năm 2011- và những nguy cơ chiến lược nảy sinh từ căng thẳng với các nước láng giềng. Song do bị kẹt giữa áp lực dân tộc chủ nghĩa ở trong nước và trách nhiệm cao cả phải tháo ngòi nố bầu không khí căng thẳng, ông Tập Cận Bình sử dụng lối nói hòa dịu và kêu gọi Oasinhtơn kiềm chế. Ông nói: “Mối quan hệ Trung-Mỹ không thể bị rối loạn trong một thời gian dài” (…), “trước hết cần đề cập các vấn đề nhạy cảm liên quan đến lợi ích sống còn với sự thận trọng tối đa”.
Ở các nước ASEAN, với sự hỗ trợ của sức mạnh kinh tế và thương mại của Trung Quốc, Tập Cận Bình ưu tiên cách tiếp cận song phương, giữa hai nước với nhau, trái ngược với ý kiến của Oasinhtơn chủ trương thương lượng giữa Trung Quốc và ASEAN về các vấn đề liên quan đến biển Nam Trung Hoa, với sự tham gia của Nhà Trắng. Tuy nhiên, cũng rất có thể Bắc Kinh, với một số nhượng bộ khéo léo và kín đáo, sẽ tháo được ngòi nổ từng vụ việc một, từ đó làm cho Mỹ chưng hửng và vượt mặt Mỹ.
Điều đó có thể xảy ra trong trường hợp Việt Nam. Tập Cận Bình đến thăm nước này từ ngày 20 đến ngày 22/12/2011 để gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi Việt Nam đang phải đối phó với dấu hiệu suy thoái và lạm phát lên tới gần 20%. Sau những lời hứa hẹn hợp tác song phương trong các lĩnh vực giao dục và y tế, kèm theo một khoản cho vay 500 triệu USD với lãi suất thấp của Ngân hàng phát triển Trung Quốc, có lẽ các cuộc trao đổi về bất đồng ở biển Nam Trung Hoa diễn ra khác xa với lối nói hung hãn của giới quân sự Trung Quốc.
Trung tuần tháng 10/2011, trong một thông cáo chung với Hà Nội Bắc Kinh quả thực chấp nhận thúc đẩy nhanh việc hoạch định các vùng lãnh hải và thương lượng việc cùng khai thác ở các vùng quần đảo Hoàng Sa. Tuyên bố cho biết ít nhất là đối với vùng này, các nhà thương lượng Trung Quốc, được sự bảo lãnh của Hồ Cẩm Đào và người đồng nhiệm Việt Nam, có thể từ bỏ yêu sách đối với 80% vùng biển Nam Trung Hoa. Tuyên bố nói rõ rằng “cả hai nước tìm giải pháp lâu đài, có thể chấp nhận được đối với cả hai bên trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về luật biển (…) Trong khi chờ đợi một thỏa thuận tổng thể về vấn đề chủ quyền, Bắc Kinh và Hà Nội sẽ tích cực thương lượng để hợp tác vì sự phát triển chung”.
Đây không phải là lần đầu tiên hai bên đạt được thỏa thuận trái với yêu sách của Bắc Kinh đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Năm 2000 , một cam kết song phương kiểu như vậy đã được ký liên quan đến vịnh Bắc Bộ, hoạch định các vùng biển nằm giữa bờ Bắc của Việt Nam và bờ Tây đảo Hải Nam. Hải quân hai nước thậm chí còn tiến hành các chuyến tuần tra chung ở đây.
Một tài liệu của Bộ Tài nguyên đất của Trung Quốc cho biết trữ lượng của toàn bộ biển Nam Trung Hoa, lớn bằng Địa Trung Hải, tương đương với 30% trữ lượng dầu mỏ hiện nay của Trung Quốc (100 tỷ tấn). Theo ông Dong Xiucheng, giáo sư thuộc Viện dầu mỏ Trung Quốc trữ lượng dầu ở biển Nam Trung Hoa đứng hàng thứ tư thế giới.
Vân theo Bộ trên, năm 2010, dầu khai thác được ở ngoài biển chiếm tới 30% sản lượng của Việt Nam. Còn ở Trung Quốc, Công ty dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) hy vọng có thể mỗi năm khai thác từ biển Nam Trung Hoa khoảng 50 triệu tấn từ năm 2020. Lượng dầu này sẽ bù đắp lượng dầu suy giảm (trung bình 3%/năm) ở các mỏ Đại Khánh và Thắng Lợi ở trong nước. Nhìn chung, các chuyên gia không phải của Trung Ọuốc cho rằng đánh giá của nước này là phóng đại.
Biển Nam Trung Hoa cũng có trữ lượng lớn khí đốt cho đến nay chưa xác định được quy mô. Một công trình nghiên cứu của us Geological Survey đánh giá trữ lượng khoảng 24.000 tỷ mét khối (tương đương với 50% trữ lượng của Trung Quốc). Cuộc chạy đua khai thác nguồn tài nguyên này ngày càng quyết liệt, trong khi Trung Quốc, Malaixia, Philíppin, Đài Loan, Brunây và Việt Nam đều đòi chủ quyền, hoàn toàn hay một phần, đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Viện dầu mỏ Trung Quốc cho rằng trên cơ sở nhu cầu của đất nước, Bắc Kinh phải cương quyết tham gia việc khai thác các nguồn tài nguyên này. Mới đây, CNOOC, công ty hàng đầu về khai thác dầu ngoài biển của Trung Quốc, xác nhận năng lực thăm dò tới độ sâu 3.000 m, và cho rằng từ nay trở đi, các cuộc thăm dò do Trung Quốc thực hiện sẽ không giới hạn ở các vùng nước sâu gần bờ của Trung Quốc nữa.
Việc năng lực khoan ở các vùng nước sâu của Trung Quốc tăng lên có khả năng sẽ làm gia tăng tình hình căng thẳng. Tháng 5/2011, CNOOC thông báo đưa một dàn khoan đến một vùng đặc quyền kinh tế mà Philíppin đòi chủ quyền. Đồng thời, Bắc Kinh yêu cầu công ty Exxon-Mobil và BP phải từ bỏ dự án thăm dò của họ ở các lô đã được Hà Nội nhượng quyền nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa BP chấp thuận làm theo, song Exxon-Mobil vẫn tiếp tục thăm dò.
Mùa Hè năm 2011 là thời gian xảy ra nhiều vụ đụng độ với Việt Nam và Philíppin, không những xung quanh các mỏ dầu mà cả tại các ngư trường, nơi tàu đánh cá của Philíppin và Việt Nam thường xuyên bị quây nhiễu. Vụ phức tạp mới đây nhất là tháng 9/2011, công ty dầu mỏ ONGC của Ấn Độ ký với Việt Nam hợp đồng thăm dò dầu mỏ trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cũng bị Bắc Kinh chính thức cảnh cáo, yêu cầu Ấn Độ phải tránh xa các cuộc xung đột ở biển Nam Trung Hoa.
Tuy nhiên, do thái độ như người ta đã thấy vào mùa Hè và mùa Thu năm 2011 của các nước ven biển đang xích lại gần với Mỹ, và trên cơ sở đánh giá cái giá phải trả về chiến lược của các cuộc đối đầu này, có thể về ngắn và trung hạn, Trung Quốc sẽ có thái độ thận trọng hơn.
Thái Lan thân Mỹ, song cũng nhạy cảm với ý tứ của Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình tiếp tục chuyến đi tới Thái Lan, nước vừa gượng dậy sau trận lũ lụt nghiêm trọng và cũng có một số bất đồng với Trung Quốc, tuy ít gay cấn hơn so với Việt Nam và Philíppin. Bất đồng thứ nhất và cũng là bối cảnh chung của những bức xúc đối với Bắc Kinh trong toàn vùng, liên quan đến những ý kiến khác nhau về hậu quả của các đập chắn nước của Trung Quốc trên sông Mê Công, nơi Băng Cốc đứng cùng phe với Hà Nội và Phnôm Pênh.
Thêm vào đó, trong thời gian gần đây có mối nghi ngờ về việc lực lượng đặc biệt Thái Lan can dự vào vụ sát hại 13 thủy thủ Trung Quốc, từ đó cho thấy mối liên kết không lành mạnh giữa giới doanh nhân Trung Quốc và lực lượng an ninh Thái Lan. Mọi thứ đều cho thấy cả hai phía đều dính líu đến buôn bán ma túy.
Đối với Bắc Kinh, Thái Lan vừa là một nước có những giá trị trái ngược nhau, vừa là một mục tiêu lớn đối với hoạt động ngoại giao của mình, nơi sức nặng trao đổi thương mại Thái-Trung ngày càng tăng cùng với ánh hưởng văn hóa của Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Thái Lan đang sống lưu vong Thaksin (2001-2006) đã từng tạo điều kiện cho việc phát triển nền văn hóa đó, hơn nữa vì ông là một người Thái gốc Hoa rất được lòng dân thuộc các tầng lớp nghèo và ở vùng nông thôn, và có người em gái hiện là Thủ tướng. Lợi dụng nạn tham nhũng tràn lan, ông đã lái đất nước hướng đến một chế độ dựa trên mối quan hệ làm ăn rất giống như ở Trung Quốc, không tách bạch được quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp và quyền lực kinh tế.
Mặc cho các xu hướng đó, Thái Lan vẫn là một “khu vườn cấm” có tính chiến lược của Mỹ và cũng là một trong những điểm tựa dân chủ trong vùng mà Oasinhtơn gắng sức bảo vệ Với tư cách là đồng minh chiến lược của Thái Lan, hàng năm Mỹ đều tổ chức ở đây cuộc tập trận “Hổ mang Vàng”, một trong những cuộc tập trận đa phương lớn nhất thế giới, với sự tham gia của Hàn Quốc, Nhật Bản, Xinhgapo và Inđônêxia. Cuối cùng, vì muốn lưu ý ảnh hưởng của Trung Quốc ở những nơi ảnh hưởng đó có thể trở thành “của độc”, Mỹ cũng tăng hỗ trợ tài chính cho các nước vùng hạ lưu sông Mê Công, đồng thời lên tiếng phê phán các con đập của Trung Quốc trong vùng.
Tuy nhiên, Băng Cốc lại là nước ASEAN đầu tiên ký với Trung Quốc một “kế hoạch hành động chiến lược cho thế kỷ 21″ nhằm phát triển cả hợp tác an ninh lẫn quan hệ kinh tế. Trong bối cảnh đó, cả hai nước hứa hẹn nâng trao đổi thương mại song phương lên 100 tỷ USD bắt đầu từ năm 2015 (tức gần gấp 2 lần mục tiêu dự kiến thực hiện với Việt Nam). Hai nước cũng quyết định hợp tác tài chính bằng việc ký thỏa thuận sử dụng đồng tiền Trung Quốc trong thanh toán song phương.
Sáng kiến khác hỗ trợ phát triển trao đổi thương mại là một thỏa thuận cùng xây dựng một đường tàu cao tốc nối Băng Cốc với Chiềng Mai 600 km có thể nằm trong khuôn khổ các dự án đường sắt lớn của Trung Quốc trong vùng, với Mianma hay Lào qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Giải thoát Mianma và sức nặng của Trung Quốc
Bắc Kinh giữ các “khu vườn cấm” như gìn giữ con ngươi mắt mình, từ đó nhanh chóng phản ứng trước chiến dịch Mianma do Bộ Ngoại giao Mỹ phát động và chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Nâypiđô.
Mianma có nhiều nguồn tài nguyên mỏ và tiềm năng rất lớn về nông nghiệp, song quản lý tồi do cuộc đảo chính quân sự năm 1962 và tiếp đó là một loạt các cuộc quốc hữu hóa, cắt đứt đất nước với thế giới bên ngoài. Thêm vào đó là các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt để trả đũa việc nước này không ngừng vi phạm nhân quyền từ năm 1988, thời điểm chế độ Mianma hoàn toàn do quân đội nắm.
Biện pháp trừng phạt gây ra nạn chảy máu chất xám và khiến Ngân hàng thế giới cũng như Ngân hàng châu Á không đầu tư được vào Mianma. Bốn mươi năm lộn xộn chính trị và kinh tế cộng với hơn 20 năm bị trừng phạt đã dẫn đến một nền kinh tế thảm họa, không có nguồn nhân lực, với Tổng sản phấm quốc nội thấp hơn 7 lần so với của Thái Lan và một hệ thống tiền tệ hai lần quy đổi – chỉ còn hiệu lực ở 17 nước trên thế giới – tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng tràn lan có lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước và giới chóp bu có liên quan. Họ hưởng nhiều lợi nhuận từ hệ thống hiện hành và tạo thành trở ngại chính cho công cuộc đổi mới.
Ở một đất nước không có một sự tiếp xúc nào với bên ngoài, Trung Quốc chiếm giữ vị trí thống trị. Mở cửa chính trị và việc các thể thế quốc tế, những yếu tố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, trở lại không phải không có rủi ro lớn.
Quả thực là do thiếu một hệ thống pháp lý và lập pháp độc lập có khả năng ngăn chặn chủ nghĩa cơ hội thấp hèn, và với tình hình đòi hỏi phải ưu tiên nỗ lực cho ngành y tế, giáo dục và vùng nông thôn, Mianma có thể phải tiến hành công cuộc phát triển cấp tốc các vùng nông thôn, từ đó mang lại lợi nhuận cho một số ông trùm có quan hệ với các tập đoàn tư nhân có khả năng tạo ra bất công sâu rộng.
Với 2.000 km đường biên giới chung với Trung Quốc, nước có các công ty Nhà nước tham gia khai thác gỗ, niken, đồng và khí đốt cũng như xây dựng đường sá và nhà máy điện, Mianma là một quân cờ quan trọng trong bàn cờ của Trung Quốc trong vùng. Nước này đồng thời là đồng minh chính trị của Mianma ở Liên hợp quốc chống lại mọi phê phán của phương Tây từ khi Mianma bị áp đặt lệnh cấm vận. Còn Mianma là nguồn dự trữ tài nguyên, là đối tác thương mại ưu đãi – từ năm 2010 Trung Quốc là nhà cung cấp và khách hàng hàng đầu của Mianma – và là nơi thông thương ra vịnh Bengan cho hàng hóa Trung Quốc và, ngược lại, cho dầu mỏ nhập khẩu và chuyên chở bằng đường ống về Vân Nam.
Nhưng việc Trung Quốc khống chế Mianma ngày càng chặt chẽ cũng có những hạn chế của nó. Trung Quốc đã biến các vùng biên giới, đặc biệt là vùng lãnh thổ của người Wa ở vùng Đông-Bắc, thành căn cứ quyền lực của các doanh nhân Trung Hoa. Họ đầu tư vào một danh sách dài các hoạt động thương mại và khai thác hợp pháp cũng như bất hợp pháp, tranh giành đất đai, xây dựng khách sạn, trung tâm giải trí và sòng bạc với hàng trăm bàn đánh bạc.
Trong cuốn “Where China meets India” (2011), Thant Myint-U, một người Mianma tốt nghiệp trường Đại học Harvard, kể rằng thành phố Mongla, căn cứ cũ của Cộng sản bên bờ sông Mê Công, trở thảnh lãnh địa của một lãnh chúa kinh doanh Trung Quốc tên là Lin Mingxian, có đội quân vũ trang bảo vệ riêng, tiến hành mọi kiểu buôn lậu, song cũng đón khách thuộc giới lãnh đạo Trung Quốc và Mianma đến nghỉ hè.
Năm 2005, hoảng sợ trước hình ảnh xấu về Trung Quốc, Bắc Kinh đưa quân đội đến đóng cửa các sòng bạc và biên giới. Nhưng các cuộc sát phạt đỏ đen vẫn diễn ra trên mạng. Bất kỳ ai ở Trung Quốc cũng có thể đặt cược một triệu USD qua Internet mà không cần phải đến tận xó xỉnh heo hút này ở Mianma.
Tồi tệ hơn nữa là các công ty xây dựng sử dụng hàng nghìn công nhân Trung Quốc xây dựng đập chắn nước cho mình, đông đến nỗi gây ra tình trạng dư thừa năng lực một cách lố bịch, gây tác động xấu đến môi trường khiến dân chúng địa phương phản kháng. Toàn bộ các đập chắn nước đang được xây dựng với hàng tỷ USD đầu tư, nếu hoàn thành, sẽ sản xuất ra một lượng điện lớn gấp 10 lần mức tiêu thụ ở Mianma, tức 20 gigawatt, trong đó phần lớn sẽ được xuất sang Trung Quốc.
Năm 2011, đụng độ vũ trang lại nổ ra giữa quân đội chính phủ và đội quân Kachin độc lập, trong bối cảnh bất an ninh âm ỉ từ khi năm 2010 chính quyền hủy bỏ lệnh ngừng bắn ký năm 1994 cho phép lực lượng Kachin được giữ vũ khí. Mọt số trận chiến diễn ra xung quanh đập nước Myitsone do Trung Quốc xây dựng, chống lại các nhóm Kachin phản đối sự có mặt của người Trung Quốc.
Tháng 9/2011, sau nhiều tuần lễ tranh cãi công khai, Tổng thống dân sự mới của Mianma thông báo dừng việc xây dựng đập nước Myitsone do các công ty Trung Quốc thực hiện trên sông Irrawaddy, trị giá 3,6 tỷ USD. Trong bối cảnh phức tạp đó, do Bắc Kinh sợ liên minh với Nâypiđô đổ vỡ, đại sứ nước này tại Mianma, Lý Quân Hoa, đã gặp bà Aung San Suu Kyi, hai tuần lễ sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton. Đó là hành động đầu tiên của Trung Quốc đối với phe đối lập Mianma kể từ 20 năm trơ lại đây. Ba ngày sau, đến lượt Đới Bỉnh Quốc, phụ trách các vấn đề chiến lược, có hàm ngang với Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, đến gặp các nhà lãnh đạo Mianma.
Theo tờ “Irrawaddi” do một số nhóm ly khai của Mianma sống lưu vong điều hành, quân đội có thể can thiệp với hơn 10.000 người với sự yểm trợ của pháo binh, gây ra làn sóng hàng nghìn người tỵ nạn, song bị Chính phủ Trung Quốc chặn lại ở biên giới. Việc Chính phủ Mianma ngừng xây dựng đập chắn nước có thể cho phép tái khởi động cuộc thương lượng giữa lực lượng dân quân vũ trang từ lâu đòi thiết lập một Nhà nước liên bang với chính phủ và quân đội vốn sợ đất nước tan vỡ.
Quá trình can dự từ lâu của Trung Quốc vào vùng này, sự gần gũi về địa lý, số lượng lớn các dự án công nghiệp và hạ tầng, phát triển trao đổi thương mại, lập trường của Bắc Kinh sẵn sàng can dự với tư cách là nhà hòa giải vào việc tìm kiếm giải pháp cho các vùng đòi ly khai ở biên giới, là những con chủ bài của Trung Quốc. Tuy Mianma mở cửa với Oasinhtơn, song chưa phải Bắc Kinh đã thua cuộc ngay. Sức nặng của những cam kết, tình hình bất ổn định triền miên ở các vùng biên giới, nơi các nhà hòa giải Trung Quốc đóng vai trò cốt yếu, tạo ra một tổng thể liên kết bắt buộc và đáng quan tâm mà Oasinhtơn khó có thể cân bằng được trong thời gian ngắn.
Tương lai Trung Quốc sẽ ra sao?
Ông Gordon G. Chang là tác giả cuốn “Trung Quốc sắp sụp đổ” (The Coming Collapse of China). Trong cuốn sách này, vào giữa năm 2001, ông dự đoán việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mười năm sau sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một thập kỷ đã trôi qua, song Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền. Ông Gordon G. Chang thừa nhận ông đã lầm khi dự đoán Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ vào năm 2011, nhưng ông cho rằng mình chỉ nhầm “có một năm”. Dưới đây là lý giải của ông trên tạp chí “Statafrik”.
Tại sao Bắc Kinh còn sống sót? Trước hết là vì cho dù Chính phủ Trung Quốc, khi gia nhập WTO năm 2001, cố hứa mở cửa nền kinh tế và tôn trọng luật chơi, song Bắc Kinh đã thành công trong việc lẩn tránh nhiều nghĩa vụ của mình. Còn cộng đồng quốc tế hoàn toàn tỏ ra bao dung trước thái độ né tránh của Trung Quốc. Kết quả là Bắc Kinh đã bảo vệ được một phần thị trường trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài, đồng thời thúc đẩy phát triển xuất khẩu.
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cho thấy hiệu quả đáng sợ trong phát triển kinh tế của mình như thế nào. Nước này gần như thành công trong việc lấy lại được mức tăng trưởng hai con số mà họ từng có trước thời kỳ gần như suy thoái vào cuối những năm 1990.
Thời hoàng kim đã qua rồi
Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ có thể duy trì được mức tăng trưởng như vậy trong một thời gian không xác định. Ông Justin Yifu Lin, nhà kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng thế giới (WB), nghĩ rằng Trung Quốc có thể tăng trưởng 8%/năm trong ít nhất 20 năm nữa. Còn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế nước này sẽ vượt nền kinh tế Mỹ từ nay đến năm 2016.
Nhưng không nên tin điều đó. Trung Quốc gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn các nước khác vì nước này có được một chu kỳ siêu dài ít nhất ba thập kỷ nhờ ba yếu tố. Trước hết là chính sách cải cách và mở cửa do Đặng Tiểu Bình chủ trương và đã làm biến đổi đất nước. Rồi kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình trùng lặp với thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh giúp Trung Quốc xóa bỏ được rào cản chính trị đối với thương mại quốc tế. Cuối cùng
là tất cả các yếu tố trên diễn ra khi Trung Quốc tận dụng được “thành quả dân số” và từ đó khai thác được mức tăng trưởng khác thường về nhân lực.
Nhưng thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc đã qua rồi. Các điều kiện từng giúp nước này trỗi dậy đã không còn trong những năm gần đây hay đang nguội tàn. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc quay lưng lại với các chính sách tiến bộ của Đặng Tiểu Bình. Kỷ nguyên Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo hiện nay, trên thực tế được đánh dấu bằng sự thụt lùi. Đặc biệt là từ năm 2008, người ta thấy nền kinh tế Trung Quốc bị tái quốc hữu hóa một phần và vận hội đối với các doanh nghiệp nước ngoài đã tiêu tan.
Bùng nổ chấm dứt cùng với sự sụp đổ của các thị trường chứng khoản
Chẳng hạn, Bắc Kinh siết chặt điều kiện mua đối với người nước ngoài, dựng lên hàng rào mới như quy định về “sáng tạo trong nước” và đối xử không tốt với các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, như Google. Bằng cách tăng cường vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, còn được gọi là “nhà vô địch quốc gia”, và bỏ qua các loại hình doanh nghiệp khác, Hồ cẩm Đào từ bỏ chủ nghĩa thực dụng kinh tế, yếu tố đã làm nên thành công của Trung Quốc.
Thứ hai, bùng nổ thế giới trong hai thập kỷ gần đây đã chấm dứt vào năm 2008 khi các thị trường chứng khoán thế giới sụp đổ. Thời kỳ ưu ái bất thường, khi cộng đồng quốc tế định đưa Trung Quốc hội nhập vào hệ thống và như vậy, bỏ qua các chính sách yếu kém của nước này, đã chấm dứt với những vụ việc ồn ào trong năm 2008.
Các nước từ nay đều muốn xuất khẩu nhiều hơn và, trong thời thịnh hành chủ nghĩa bảo hộ và thương mại có điều tiết, Trung Quốc sẽ không có khả năng dùng xuất khẩu làm cơ sở để vươn tới sự thịnh vượng như họ đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990. Trung Quốc phụ thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn so với gần như tất cả các nước khác. Căng thẳng thương mại hay suy giảm về nhu cầu trên thế giới sẽ khiến Trung Quốc bị thiệt hại nhiều hơn các nước khác. Như vậy, Trung Quốc có thể sẽ trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro.
Thứ ba, trong kỷ nguyên cải cách, nếu Trung Quốc tận dụng được một trong những bước phát triển dân số mạnh mẽ nhất thì sắp tới sẽ phải chịu một trong những bước thụt lùi tệ hại nhất. Các nhà dân số học Trung Quốc cũng như nước ngoài dự báo nhân lực của nước này sẽ chững lại yào năm 2013, có thể vào năm 2014, nhưng hệ quả của tình hình này đã bắt đầu xuất hiện: tiền lương tăng và xu hướng này rốt cuộc sẽ làm xói mòn tính cạnh tranh của các nhà máy Trung Quốc. Điều nghịch lý là ở Trung Quốc không có nhiều người có khả năng chuyển ra khỏi thành phố, vào làm việc ở nhà máy và giúp nền kinh tế vận hành. Dân số có thể không phải là định mệnh, song đang dựng lên rào cản đối với tăng trưởng.
Những chỉ so xấu
Không những nền kinh tế Trung Quốc không còn được hưởng ba tình thế thuận lợi nói trên nữa, mà còn phải chữa chạy các căn bệnh khác (lạm phát và bong bóng cổ phiếu) xuất hiện sau khi Bắc Kinh tung ra kế hoạch tái khởi động kinh tế với quy mô quá lớn trong thời kỳ 2008-2009, kế hoạch lớn chưa từng có trên thế giới (hơn 1.000 tỷ USD chỉ trong năm 2009).
Từ cuối tháng 9/2011, các chỉ số kinh tế – chỉ mới kể đến các khâu tiêu thụ điện, nhu cầu điện, xuất khẩu tăng, bán xe hơi và giá nhà – cho thấy nền kinh tế đang chững lại và không phát triển được nữa. Tiền đã bắt đầu rời bỏ đất nước ra đi vào tháng 10/2011 và dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh suy giảm từ tháng 9/2011.
Kết quả là hoặc sẽ dẫn đến đổ vỡ, hoặc điều có nhiều khả năng xảy ra hơn là đi xuống trong nhiều thập kỷ, giống như Nhật Bản. Dầu sao, rối loạn kinh tế cũng sẽ trùng với rối loạn xã hội ngày càng tăng ở Trung Quốc.
Các phong trào phản kháng không những nổ ra ngày càng nhiều – với 250.000 vụ xảy ra trong năm 2010 theo con số chính thức – mà còn ngày càng bạo lực hơn, như làn sóng nổi loạn, nổi dậy, phá phách và khủng bố mới đây cho thấy.
Thay đổi xã hội diễn ra nhanh chóng
Do không có khả năng xoa dịu sự bất bình trong xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn cách chơi con bài đàn áp, với mức độ chưa từng thấy trong hai thập kỷ này. Cảnh sát và quân đội được triển khai tại các thành phố và làng mạc và gân như tất cả các hình thức thông tin và truyền thông đều bị kiểm soát. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu “kiểm soát” và “hạn chế” được các cư dân mạng đánh giá là những từ thông dụng nhất ở Trung Quốc trong năm 2011.
Thái độ không khoan nhượng đó cho đến lúc này giúp chế độ ổn định được, song không thể kéo dài trong một xã hội ngày càng hiện đại, trong đó phần lớn dân chúng dường như không còn tin rằng một Đảng – Nhà nước vẫn là phương thức hay nữa. Bắc Kinh rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.
Thay đổi xã hội hiện đang diễn ra nhanh chóng ở Trung Quốc, vấn đề đối với Đảng cầm quyền là cho dù người dân Trung Quốc nhìn chung không có ý định làm cách mạng, song biểu hiện bất bình của xã hội có thể dẫn đến hệ quả cách mạng trong thời kỳ cực kỳ nhạy cảm này.
Năm 2012, ở đâu đó tại Trung Quốc, trong một ngôi làng nhỏ hay tại một thành phố lớn, một vụ việc nhỏ sẽ trở nên khó kiểm soát và có thể lan truyền với tốc độ cao. Dù họ ở đâu, người Trung Quốc cũng có cùng tư tưởng: không nên ngạc nhiên nếu họ có phản ứng giống nhau. Họ đã từng đồng lòng hành động – như hồi tháng 6/1989, rất lâu trước khi xuất hiện truyền thông xã hội, các cuộc biểu tình đã nổ ra trong khoảng 370 thành phố ở Trung Quốc, mà không hề có sự phối hợp nào trong cả nước.
Ví dụ Mùa xuân Arập
Hiện tượng tràn qua Bắc Phi và Trung Đông trong năm 2011 cho chúng ta thấy chính bản chất của thay đổi chính trị cũng đang thay đổi trên toàn thế giới, làm mất ổn định các chế độ chuyên chế xem ra có vẻ ổn định nhất. Trung Quốc trong bất luận trường hợp nào cũng không thoát khỏi làn sóng nổi dậy đó của dân chúng, như phản ứng tàn bạo của chính quyền trước cuộc cách mạng “hoa Nhài” ở địa phương đã cho thấy. Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây hưởng lợi từ toàn cầu hóa, nay đang phải gánh chịu hậu quả của quá trình đó.
Liệu Trung Quốc có vì thế mà sụp đổ không? Các chuyên gia khoa học chính trị, những người thường thích giải thích những điều không thể giải thích nổi, nói rằng để một chế độ sụp đổ cần hội tụ đầy đủ một loạt các yếu tố, và hai yếu tố quan trọng nhất là một chính phủ bị chia rẽ và một phe đối lập mạnh.
Trong khi phải đương đầu với ngày càng nhiều thách thức, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành một cuộc chuyển giao chính trị trong nhiều năm và như vậy chuẩn bị không đầy đủ để đối mặt với các vấn đề gặp phải. Đã xuất hiện chia rẽ trong giới tinh hoa của Đảng và thái độ thờ ơ của các nhà lãnh đạo Đảng trong những tháng gần đây – trái ngược hẳn với phản ứng nhanh nhạy của họ khi đối mặt với rối loạn kinh tế năm 2008 – cho thấy tiến trình ra quyết định của Bắc Kinh đang gặp trục trặc. Như vậy, Chính phủ Trung Quốc rõ ràng đang bị chia rẽ.
Còn về sự tồn tại của phe đối lập, Liên bang Xôviết sụp đổ mà gần như không cần phải có một phe đối lập. Trong thời đại đầy biến động này, Chính phủ Trung Quốc có thể tự giải tán như các chế độ độc tài ở Tuynidi và Ai Cập. Như “cuộc cách mạng xanh” ở làng Ồ khảm, thuộc tỉnh Quảng Đông, hồi tháng 12/2011 cho thấy, dân chúng có thể nhanh chóng tổ chức lại, họ đã nhiều lần làm như vậy từ cuối những năm 1980. Trong thời của các cuộc cách mạng không cần thủ lĩnh, không còn cần thiết phải có một bộ máy chạy trơn tru mới lật đổ được một chế độ.
Cách đây không lâu, mọi thứ đều tốt đẹp với các viên quan lại ở Bắc Kinh. Nhưng lúc này không có gì còn tốt đẹp nữa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét