Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

TIN NGÀY 12/2/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RznxGh-XiTM

Chính trị – Xã hội
Biển Đông căng thẳng : Việt Nam tìm mua vũ khí từ Tây phương (RFI)  –Việt Nam ‘ve vãn công ty vũ khí phương Tây’ (BBC)
LS Trần Đình Triển : “Không thể xem ông Đoàn Văn Vươn là chống người thi hành công vụ” (RFI)  –Chính phủ tăng tuyên truyền về Tiên Lãng (BBC)   —Nay là lúc “sửa sai toàn bộ” về đất đai  (BBC) -Cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Trần Quốc Thuận nói với BBC rằng với sự kiện Tiên Lãng, Hải Phòng, nay là “thời điểm tốt nhất” để xét lại toàn bộ các việc làm sai trái của chính quyền các cấp “trước hết là trong luật đất đai” để trả lại “quyền của người đang sử dụng đất.”
“Hơi thất vọng” với kết luận của Thủ tướng  (BBC) -Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói ông “hơi thất vọng” về kết luận của Thủ tướng quanh vụ Tiên Lãng.  —-Hóa ra là phải bắn mới được! (Lê nguyên Hồng -CTM)  —Phán quyết Đoàn Văn Vươn  -Pháp luật TPHCM/BM
Nhà văn Võ Thị Hảo
Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù (BBC) ”
Tiềm ẩn bất ổn đằng sau vụ Phú Yên (BBC)  —Vụ cháy chợ Quảng Ngãi – Vẫn bài học cũ! - SGGP/BM  —Pháp luật TPHCM /BM -Phát điên vì chính sách!
Văn hóa – Giáo dục
Thế giới
Nạn Cướp Ðất Ở Trung Quốc (VOA)  —Trung Quốc : dân làng Ô Khảm đi bầu lãnh đạo  (RFI)  —Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi cải thiện tự do tại Tây Tạng (RFI)  —Khởi tố một phụ nữ chuyên môi giới cho người Trung Quốc sang Hồng Kông sinh con (RFI)  —Vụ cách chức giám đốc công an Trùng Khánh : đấu đá nội bộ chính quyền Trung Quốc (RFI)  —Mỹ sẽ nêu vấn đề nhân quyền và Syria với PCT Tập Cận Bình (RFA)  —Xung quanh chuyến đi Mỹ của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc (VOA)
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Malaysia không dẫn độ một phóng viên (RFI)  —Indonesia phải đảm bảo quyền tự do báo chí được tôn trọng (RFA)  —Một viên tướng Syria bị hạ sát. Quân đội gia tăng trấn áp tại Homs và Alep(RFI)  —Tổ chức đối lập Syria được công nhận (RFA)  —Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi đoàn kết với nhân dân Syria  (VOA)  —Al-Qaeda bắt đầu can thiệp vào Xyri - Báo Tin tức/BM
Một năm lật đổ Mubarak : Cách mạng Ai Cập chưa thành(RFI)  —Đoạn sông Danube ở Bulgari bị đông cứng hoàn toàn(RFI)  —Dân Hy Lạp tiếp tục biểu tình trước khi Quốc hội biểu quyết về kế hoạch khắc khổ(RFI)  —Iran tuyên bố không khoan nhượng trong hai hồ sơ nguyên tử và Palestine (RFI)  —Iran sẽ công bố những thành tựu mới về hạt nhân (RFA)  —Iran đánh dấu kỷ niệm cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979 (VOA)
Thanh niên người Uzbekistan nhận tội âm mưu ám sát TT Obama (VOA)  —Hoa Kỳ bác bỏ tin Kim Jong-un chết (BBC)  —Người dân Miến Điện chào đón Bà Suu Kyi trong cuộc vận động tranh cử (RFA)  —Các nhà lãnh đạo EU: Đã tới lúc vượt qua ‘khủng hoảng’ (VOA)  —Phe tranh đấu Ai Cập định tổ chức đình công để đánh dấu ngày lật đổ TT Mubarak (VOA)  —Sudan và Nam Sudan ký hiệp ước bất tương xâm (VOA)  —Nhà ngoại giao cao cấp Mỹ đến Maldives giúp giải quyết khủng hoảng chính trị  (VOA)


Lady Gaga không quần không áo lên sân khấu -ANTĐ/BM


 

Phát điên vì chính sách!

PhapluattpTuần qua, khi người ngoại tỉnh trở về Hà Nội sau tết, dân chúng đã trải nghiệm những kết quả thực sự của chính sách đổi giờ làm việc mà Bộ Giao thông vận tải là nơi khởi phát.
Không có thông tin nào đủ để cho phép nhận định rằng tình trạng ùn tắc đã được cải thiện đáng kể. Trái lại, người tham gia giao thông vẫn tiếp tục bị rút đi sức khỏe sau hàng giờ đồng hồ chen chúc, luồn lách trên những con đường đầy khói bụi. Một độc giả ký tên Nguyễn Ngọc Hà đã than thở trên Vietnamnet: “Đổi giờ học làm gia đình tôi phát điên lên!”.
Trước khi áp dụng chính sách đổi giờ, các cuộc tranh luận gay gắt đã nổi lên trong dư luận. Bộ trưởng Đinh La Thăng kiên quyết bảo vệ ý tưởng này và tỏ ra quyết liệt với tinh thần “thà hành động còn hơn ngồi kể khổ”! Rất nhiều người cũng đã vì tinh thần này mà phấp phỏng rằng chính sách của ông sẽ phát huy hiệu quả.
Nhưng chính sách điều hành không thể được ban hành và thực thi với tinh thần “phải thử mới biết” của các doanh nhân. Bộ trưởng không phải dùng tài sản của mình để đảm bảo hiệu quả của chính sách như doanh nhân, mà mỗi việc làm của bộ trưởng lại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của hàng triệu người. Thực tế cho thấy những tiết học mệt mỏi lúc trời tối, những cái dạ dày sôi sục vì quá giờ cơm bình thường đã chứng minh cho các hậu quả đã được dự báo trước của quyết định đổi giờ.
Trước đây người ta thường gay gắt phê phán những quan chức chây ỳ không chịu làm việc hoặc phản ứng quá chậm chạp trước đòi hỏi của cuộc sống. Nhưng giờ đây, ngành giao thông lại tỏ ra quá sốt sắng và vô hình trung lại trở thành một thái cực đối lập không hiệu quả. Mỗi chính sách được ban hành bao giờ cũng bao hàm khả năng làm biến dạng các đối tượng mà nó hướng tới, theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, sự chín chắn cần thiết đi kèm với tư duy khoa học trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội, là tố chất cần thiết đối với bất cứ nhà quản lý nào. Bằng không, nhân dân sẽ còn tiếp tục phát điên với các chính sách được ban hành.
Những nhân tài thua lỗ
Giải thích cho mặt bằng lương quá cao trong khi bản thân thua lỗ nghiêm trọng, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho rằng: “EVN thua lỗ là do hạn hán, thủy điện thiếu nước, phải bù điện từ các nhà máy chạy dầu với giá thành cao. Còn lương cao để giữ chân người giỏi. Bởi nếu lương không đảm bảo, họ sẽ bỏ việc”.
Ở Việt Nam, người ta rất quen với một kiểu chống chế của các quan chức nhà nước: Thiên tai là nguyên nhân của mọi thất bại và cán bộ là yếu tố quyết định của mọi thắng lợi. EVN tiếp tục đổ lỗi cho thiên tai như một cách giải thích cho khoản thua lỗ lên đến 10.000 tỉ đồng của mình.
Điều rất nực cười là, ở EVN dường như có rất nhiều nhân tài. Đó là lý do của mặt bằng lương bất hợp lý mà họ đang hưởng. Thế nhưng bao nhiêu nhân tài đó cũng không đủ cho EVN giành được thắng lợi nào trong bài toán kinh doanh (bằng vốn của dân). Có hai cách giải thích cho nghịch lý này, một là các nhân tài của EVN đã bị lãng phí trong quá trình sử dụng, hai là ở EVN đang duy trì một định nghĩa thực sự khác biệt cho khái niệm “nhân tài”.

SBTN: 25 ngàn chữ ký trong 30 ngày

SBTN – CTM

Đài SBTN cùng một số tổ chức và các thân hữu đã bắt đầu launch một chiến dịch vận động với tổng thống OBAMA về vấn đề nhân quyền cho VN. Chúng ta cần 25,000 chữ ký trong vòng 30 ngày để được thư trả lời chính thức của tổng thống.
Đài SBTN cũng sẽ liên tục trong vòng 30 ngày nói về danh tánh tất cả các tù nhân lương tâm trên đài truyền hình (khoảng 200 người). Chiến dịch đó sẽ chính thức bắt đầu ngày mai trên đài SBTN lúc 8 giờ AM với tất cả mọi người. SBTN sẽ có 50 nhân viên túc trực điện thoại để ghi danh cho những quí vị chưa biết cách vào. Các bạn vào link dưới đây để ký. Chỉ cần là một người đang ở Hoa Kỳ là được ký, IP address sẽ được filter qua White House.
Thân mến
Nguyễn Đỗ Phủ
Phó TổngGiám Đốc Đài SBTN
https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petitions/all/0/2/0/ or https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petition/stop-expanding-trade-vietnam-expense-human-rights/53PQRDZH
Đây là petition: STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS
Since 2007, the Vietnamese government has continuously waged brutal crackdown against human rights advocates, arresting and/or detaining notables such as: Rev. Nguyen Van Ly, Nobel Peace Prize nominees Ven.Thich Quang Do and Dr.Nguyen Dan Que, blogger Dieu Cay, and most recently songwriter Viet Khang, who merely expressed love for freedom and patriotism through songs he posted online. Congress has responded by introducing the Vietnam Human Rights Act, Vietnam Human Rights Sanctions Act and just last month, H Res 484. We implore you, Mr. President, to leverage Vietnam’s desire for the Trans-Pacific Partnership and Generalized System of Preferences to force the immediate and unconditional release of all detained or imprisoned human rights champions. Show the world America puts freedom first.
Chúng tôi, những người dân, xin bày tỏ nguyện vọng với nội các tổng thống OBAMA: Đừng mở rộng quan hệ hiệp thương với (CS) Việt Nam khi họ còn vi phạm nhân quyền. Kể từ năm 2007, chính quyền (CS) Việt Nam liên tục đàn áp dã man các nhà hoạt động nhân quyền, bắt giam các nhân sĩ như: Thượng Tọa Thích Quảng Độ và bác sĩ Nguyễn Đan Quế (là hai người đã từng dược đề nghị giải Nobel Hòa Bình), Linh Mục Nguyễn Văn Lý, ký giả trên mạng Điếu Cày, Gần đây nhất, là giam cầm nhạc sĩ Việt Khang, chỉ vì anh đã biểu lộ tấm lòng yêu quê hương và tự do qua những lời ca, giòng nhạc đã được phổ biến trên mạng. Quốc Hội Hoa Kỳ đã từng phản ứng bằng cách phát động một số luật như: Nhân Quyền cho Việt Nam, Trừng Phạt VN khi VN Vi Phạm Nhân Quyền, và mới tháng trước, luật Nhân Quyền cho VN. 484 tại Hạ Viện. Chúng tôi tha thiết yêu cầu Tổng Thống, hãy tận dụng cơ hội Việt Nam vì đang muốn thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và hệ thống ưu đãi tổng quát, để áp lực họ phải thả vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ngay lập tức. Hãy cho thế gới thấy rằng nước Mỹ lúc nào cũng đặt lòng yêu tự do ở trên quyền lợi thương mại
Sincerely,
SBTN, Inc
Phu Do Nguyen
Vice President

DienDanCTM

 

Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù”

Nhà văn Võ Thị Hảo – Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
Nhà văn Võ Thị HảoNhà văn Võ Thị Hảo lưu ý về tệ nạn mà bà gọi là “côn đồ tập thể” và “nô lệ hóa dân” đang hình thành và lan rộng trong xã hội Việt Nam.
Ngày 10/2/2012, nhiều người dân vui mừng vì Thủ tướng Chính phủ đã đích thân chỉ đạo xử lý vụ cưỡng đoạt đất đai trái pháp luật, xâm hại tài sản công dân của chính quyền địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng – Hải Phòng.
Sự ra tay trực tiếp của Thủ tướng đã khiến cho những vị đại diện Đảng và chính quyền từ cấp thành phố tới huyện xã tại Hải Phòng phải thừa nhận một phần sự thật, hết loanh quanh trí trá đổ tội cho người dân đã “bức xúc mà tự phá nhà Đoàn Văn Vươn…”.
Nhưng liệu có nên để Thủ tướng phải “nhọc công” đến mức hai lần chỉ thị, phải thân hành “nhúng tay”, trong khi Việt Nam có quy định rõ ràng trong Luật? Khi dưới tay Thủ tướng là cả một bộ máy từ Đảng tới chính quyền, tới Quốc hội, tới các đoàn thể, các hội ngành dọc ngành ngang đồ sộ, ngày ngày hưởng “lộc dân lộc nước?”
Điều gì đã khiến những người có trách nhiệm im lặng trong cả tháng trời trước công luận?
Cuối cùng một số những nhân sĩ và nhà báo, một số quan chức về hưu cùng người dân có lương tâm phải “liều chết” vượt rào, vượt tường lửa, vượt nỗi đe dọa tù đày của nhà cầm quyền mà nêu rõ vấn đề.
Tình trạng gây công phẫn đến nỗi cả Đại tướng Lê Đức Anh dù nghỉ hưu đã lâu, tuổi cao sức yếu, cũng phải lên tiếng trước thôi thúc lương tâm: “…cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại,” như Báo Người Lao động và Vietnamnet đưa tin từ ngày 16/1/2012.
Và cũng đúng như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa 9, trên Báo Pháp luật TPHCM số hôm 10/2/2012 nhận định:
“Không đời thuở nào, vụ việc chấn động như thế mà thủ tướng phải hai lần có ý kiến, các cấp, các ngành mới bắt đầu lập cập xử lý. Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau vụ nổ súng, thường vụ thành ủy Hải phòng, với bộ máy tham mưu đồ sộ như thế, hoàn toàn có thể thấy được đúng sai và có giải pháp xử lý chứ không phải đợi đến khi Thủ tướng có ý kiến mới xem xét, nhận lỗi.”
“Côn đồ tập thể”
Thủ tướng Nguyễn Tấn DũngTác giả cho rằng người dân VN vẫn còn tâm lý tự an ủi và trông chờ vào các ý kiến của lãnh đạo từ bên trên là chính.
Khi bị dồn tới bước đường cùng, người dân buộc phải liều chết tự vệ. Cuộc “khởi nghĩa” bảo vệ quyền lợi chính đáng trong phạm vi gia đình của anh Đoàn Văn Vươn, trước bộ máy đàn áp khổng lồ của hệ thống chính quyền địa phương, cũng tương tự một cuộc tự sát.
Bốn anh em Vươn bị Tòa án mau mắn bồi thêm nhát dao cuối cùng, quy từ tội chống người thi hành công vụ sang tội giết người, một tội danh chắc sẽ phải tốn nhiều giấy mực, tranh luận trước Tòa, nếu ở một quốc gia mà tư pháp được thực sự độc lập!
Có quá nhiều minh chứng tại nhiều nơi ở trong nước, không chỉ dừng lại ở các vụ cưỡng đoạt đất đai, tài sản đầy oan sai của dân, vốn được tung đầy hình ảnh, bằng chứng trên Internet, YouTube, hay trên các tập hồ sơ đòi công lý nằm trên tay các công dân chống tham nhũng như bà Lê Hiền Đức…, qua đó, một bộ phận trong bộ máy chính quyền địa phương được thấy thay vì bảo vệ dân, đã đang hành xử với dân như những kẻ thù phải triệt hạ.
Qua sự chứng minh của công luận như trong vụ Tiên Lãng, có thể thấy đây là thí dụ điển hình về sự triệt hạ có tổ chức, được bật đèn xanh, được cho phép của cấp lãnh đạo và cấp Đảng từ thành phố xuống xã. Tính chất chính quy về đàn áp trong vụ án này thể hiện rõ: có chỉ huy từ thành phố, huyện, xã, trực tiếp là ông huyện ủy viên kiêm bí thư đảng ủy xã và ông chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
“Một bộ phận trong bộ máy chính quyền địa phương được thấy thay vì bảo vệ dân, đã đang hành xử với dân như những kẻ thù phải triệt hạ”
Nhà văn Võ Thị Hảo
Bộ máy này huy động cả trăm người, trong đó có công an và bộ đội trang bị vũ khí, lại dùng xe ủi đến phá nhà anh Vươn, lấy mái nhà lợp tôn của anh mang về nhà Phó trưởng công an xã, theo cáo buộc trên truyền thông trong nước. Họ đã phá căn nhà hai tầng của anh Vươn nhưng ông Giám đốc Sở Công an TP Hải Phòng nói rằng đó chỉ là một cái “chòi.”
Tệ hơn nữa, khi để xảy ra hậu quả nặng nề, Thủ tướng chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm, thì ngay trước công luận, họ lại cùng nhau đổ tội cho dân, đổi trắng thay đen. Ông Đỗ Trung Thoại- Phó Chủ tịch UBNDTP Hải phòng đã trở nên “nổi tiếng” khắp nơi khi trả lời báo chí nói rằng vụ phá nhà anh Vươn là “do dân bức xúc … cưỡng chế”.
Như thế, thiết nghĩ hệ thống chính trị địa phương còn phạm tội phụ họa và bao che cái sai. Rõ ràng, đã xuất hiện một hiện tượng phổ biến gần đây là có nhiều cán bộ viên chức Đảng và chính quyền sở tại đã chỉ huy hoặc đồng lõa, bao che cho những nhóm lợi ích, đặc lợi, chưa kể nạn sử dụng côn đồ, hành hung, bức hại người dân và sau đó còn cùng nhau che giấu, dối trá, phi tang một cách vô sỉ.
Người ta gọi đó là nạn “côn đồ tập thể”, khi những người có chức quyền, lãnh đạo hùa nhau vào ức hiếp dân. Nguyên nhân nào đã khiến cho họ làm vậy? Vì sao họ coi dân, những người nuôi nấng, làm vinh thân phì gia cho họ, như kẻ thù phải triệt hạ?
“Nô lệ hóa dân”
Đoàn Văn VươnTác giả cho rằng tâm lý giữ chữ “nhẫn” đang là một điểm yếu trong nhân cách người dân VN, khác xa với kiểu hành động trong vụ việc Tiên Lãng của ông Đoàn Văn Vươn.
Một trong các nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là sự coi thường pháp luật, buông lỏng quản lý vốn rất ít khi bị ngăn chặn và trừng phạt. Cái này là thủ phạm làm hình thành những quan niệm vô đạo và vô sỉ trong nhiều quan chức chính quyền.
Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ “nhẫn”, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ. Như thế, người dân là công cụ trong tay họ, bị họ cưỡng đoạt quyền tự do ngôn luận và quyền nhân thân.
Im lặng và tuân phục vô điều kiện những ai có quyền lực và có khả năng ức hiếp, cướp đoạt, đã trở thành một nếp ứng xử, được coi là “biết sống”, được nâng lên thành một tiêu chí đánh giá người tốt ở Việt Nam ngày nay, sau gần một thế kỷ “cách mạng” và đi theo “con đường chủ nghĩa xã hội.”
Quan niệm và cách hành xử ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Từ nhiều năm nay, chế độ độc đảng không có được sự cạnh tranh và giám sát tự thân, đã là nguyên nhân quan trọng trong việc lạm quyền mà dân gian vẫn nói tới trong câu “Bộ binh, bộ hộ, bộ hình. Ba bộ đồng tình bóp cổ con tôi,” một ví von sâu sắc vẫn còn thời sự ở Việt Nam.
Đó là hành vi móc nối, gắn kết quyền lợi, bao che cho viên chức chính quyền. Điều này ngày càng được củng cố, diễn ra trắng trợn. Chúng được gieo và gặt trên cơ sở tạo ra một nền giáo dục, một nền văn hóa tư tưởng nô lệ hóa, dối trá trên mọi lĩnh vực.
Hậu quả nó là làm bào mòn, dần dà loại ra khỏi hệ thống những người thật thà, có tài, có lương tri. Nó thay thế vào đó vô số kẻ khéo léo mua quyền bán chức, biết nô lệ cho kẻ mạnh, những kẻ mỵ dân, cơ hội, không chỉ nằm trong đảng, chính quyền, mà còn trong cả Quốc Hội. Họ giỏi chà đạp, nô lệ hóa kẻ yếu và lấy dối trá làm tồn tại.
“Nhịn như thế thí tất cả đã góp phần để tạo thành một cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ”
Nhà văn Võ Thị Hảo
Thiết nghĩ, đã đang có một sự kết hợp kế tục tinh vi trong tuyên truyền giáo hóa giữa tư tưởng nô lệ, ngu dân hóa của đạo Khổng, từ chế độ chiếm hữu nô lệ tới phong kiến, được cố ý kéo dài tới tận ngày nay ở Việt Nam.
Ngay tại thế kỷ 21, điều kỳ lạ xảy ra ở đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chữ “nhẫn” nô lệ, phong kiến, lại được rao bán khắp nơi như một tiêu chí của nhân cách Việt Nam.
Người ta giải thích cho nhau rằng chữ nhẫn được tạo thành bởi dưới là bộ đao và trên là chữ tâm – trái tim nằm trên lưỡi dao. Kẻ đạo đức, sống ở đời là phải biết chịu đựng đau đớn. Dẫu trái tim có bị dao cứa nát cũng cứ phải chịu. Luôn luôn người ta khuyên nhau: thôi thì chín bỏ làm mười, thôi thì dĩ hòa vi quý; một sự nhịn chín sự làn, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết…
Cho nên dân chịu đựng quan, cấp dưới chịu đựng cấp trên, chịu đựng 24/7, chịu đựng không giới hạn, chịu để được khen là “thuần”, là “cừu ngoan”, chịu để được yên trong cảnh nô lệ, chế áp mà vẫn “vui”, chịu để mất mồ mất mả tổ tiên, chịu để phải nổ súng, hay tự thiêu, nhà tan cửa nát… mà cuối cùng vẫn chịu, rồi lại tự an ủi bằng có ý kiến kết luận này, ý kiến kết luận nọ của Thủ tướng hay Tổng Bí thư, để rồi một thời gian… đâu có thể vẫn hoàn đấy.
Nhịn như thế thí tất cả đã góp phần để tạo thành một cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ với một bộ máy tiền hô hậu ủng, bạo lực, khổng lồ, chế áp mọi mặt từ vật chất tới tinh thần, tư tưởng, tâm linh, tình cảm và nhân cách dân tộc.
Trong điều kiện ấy, sự đồi bại của bộ máy đã trượt dốc quá xa. Bộ máy đã trở nên lưu manh hóa và côn đồ hóa ở nhiều bộ phận và trong nhiều trường hợp, đến nỗi người dân và công luận phải nhắc tới những từ từ nhẹ tới nặng như “căn bệnh hệ thống”, “bạo lực đỏ”, hoặc sự “căm thù”…, không hơn không kém.
“Vũ khí nô lệ”
Đại tướng Lê Đức AnhNguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh nói chính quyền phải tránh làm những điều có hại với nhân dân.
Thay vì đánh thức nhân cách và tiềm năng sáng tạo của con người, thay vì chính phủ được dân lập ra chỉ để phục vụ dân, để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, cho đến nay, có thể thấy quá nhiều minh chứng ngược lại.
Trong vô số trường hợp, nhiều vị lãnh đạo chính quyền xã hội chủ nghĩa các cấp, hay các “quan lại cách mạng”, “quan lại đổi mới”, thậm chí nhiều tập thể trong bộ máy quyền lực, đã coi người dân Việt Nam như một thứ công cụ, một thứ nô lệ, và muốn đối xử với họ thế nào cũng được.
Báo chí, truyền thông, đặt dưới sự giám sát chặt về chính trị, tư tưởng, tài chính, của các ban ngành của đảng, chính quyền, chịu hạn chế tự do ngôn luận một cách trái pháp luật, trái hiến pháp, đã đang bị biến thành thứ vũ khí hữu hiệu trong việc làm ngu dân hóa và nô lệ hóa đó.
Thay vì là tiếng nói của dân, hệ thống này bị biến cải thành bộ máy tuyên truyền, đã đang là vũ khí hộ vệ cho hệ thống “đại công xưởng sản xuất nô lệ” tại Việt Nam.
“Vụ nổ trấn động “hoa cải” Đoàn Văn Vươn – nay đã trở thành một huyền thoại, chẳng kém gì ngọn lửa thắp lên tại Tunisia trong Mùa Xuân Ả-rập xứ người.”
Nhà văn Võ Thị Hảo
Hiện trạng nô lệ hóa dân chúng, hành xử lưu manh và côn đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương đang ở mức “báo động đỏ,” như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gọi ở trên là “bạo lực đỏ”.
Cần phải lưu ý rằng trong pháp luật Việt Nam hiện hành không có điều khoản nào cho phép “bạo lực đỏ”.
Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước, nhấn mạnh trên truyền thông trong nước rằng đang có hiện tượng rất xấu xảy ra ở nhiều địa phương, không chỉ ở Hải Phòng, một tình trạng rất nghiêm trọng, cần được rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm, trong đó theo ông “quân không được cưỡng chế dân;” và chính quyền, “điều gì có lợi cho dân thi làm, điều gì có hại cho dân thì phải tuyệt đối tránh,” ông nhắc lời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thiết nghĩ, cần phải làm tất cả để cứu người dân Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị nô lệ hóa, ngăn chặn thứ “bạo lực đỏ” đang tràn lan này.
Và trong đó một gánh nặng rất lớn đang đòi hỏi và chờ đợi ở không chỉ Quốc Hội để sửa đổi Hiến Pháp kỳ này, cũng như cuộc chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, hay cuộc đối thoại rất hữu ích về vai trò trí thức và phản biện xã hội hiện nay, mà còn đặt ở không đâu khác ngoài chính sự thay đổi tư duy và hành động của người dân, từ vụ vụ nổ trấn động “hoa cải” Đoàn Văn Vươn – nay đã trở thành một huyền thoại, chẳng kém gì ngọn lửa thắp lên tại Tunisia trong Mùa Xuân Ả-rập xứ người.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của nhà văn, nhà báo, họa sỹ Võ Thị Hảo, tác giả đang sinh sống tại Hà Nội.

 

Sự kiện Ngọc Quang

DCVOnline Tiếp theo những bản tin đã đưa ngày 7/1/2012, Linh mục Đà Nẵng bị tố cáo xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, Tu sĩ Gioan Baotixita Nguyễn Công Thủy từ chức linh mục quản xứ, và ngày 10/1/2012, GM Giáo phận Đà Nẵng xin lỗi, DCVOnline tiếp tục tường trình những diễn tiến mới về “Sự kiện Ngọc Quang”: giáo phận Đà Nẵng, linh mục Nguyễn Công Thuỷ, và những giáo dân trực tiếp liên hệ.
Trong một thư, đề ngày 4/1/2012, gởi trả lời cho đại diện gia đình, GM Châu Ngọc Tri viết, “Thời gian này, chúng tôi đang cứu xét việc đó. Mong Anh nhẫn nại và thông cảm.”
Im lặng
Nguồn: http://s497.photobucket.com

Từ 8/1/2012, sau thư xin lỗi của Giám mục Giáo phận Đà Nẵng – được đọc tại giáo đường Ngọc Quang, đến ngày 21/1/2012 – là một chuỗi im lặng từ giáo xứ Ngọc Quang và Toà Giám Mục Đà Nẵng. Đại diện gia đình (giáo dân cáo buộc linh mục Nguyễn Công Thuỷ) đã gởi lá thư thứ hai đến Giám Mục Châu Ngọc Tri, nội dung như sau:
Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 1 năm 2012 Kính gởi Giám mục Châu Ngọc Tri,
Giám mục Giáo phận Đà Nẵng,
Trong thánh lễ Chủ nhật ngày 8/1/2012 tại Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang, thư xin lỗi của Giám mục Giáo phận Đà Nẵng được đọc trước toàn thể cộng đoàn giáo dân. Gia đình chúng tôi có yêu cầu được xem lá thư hoặc có một bản sao, nhưng linh mục Chánh Văn phòng Tòa Giám mục(1) không đáp ứng yêu cầu này.
Sáng đọc thư xin lỗi của Giám mục Giáo phận Đà Nẵng trước cộng đoàn giáo dân thì trong thánh lễ chiều cùng ngày nạn nhân đã bị sỉ nhục ngay giữa nhà thờ, buộc con/cháu chúng tôi phải bỏ dở thánh lễ ra về trong nước mắt.
Chẳng lẽ tiếng nói và uy tín của vị lãnh đạo cao nhất của Giáo phận Đà Nẵng đã không còn?
Dưới đây là nguyên văn của chính nạn nhân, viết ngày 20/1/2012, về các hành vi bôi nhọ, cô lập ngay trong giáo xứ Ngọc Quang đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng gia tăng.
“Ở VN gần tết rồi trước tết tụi bạn con có kế hoạch này nọ trong hội nhóm của nhà thờ đó, mà giờ tụi nó nhìn con như nhìn cái vật gì, nó cứ khinh khỉnh làm sao. Còn bêu rếu lên Facebook nữa chứ, mấy đứa chơi thân thì không nói làm gì, mấy đứa tưởng chừng đạo đức thì cũng hùa nhau nói tầm bậy. Con chỉ biết im lặng, thiệt là khó chịu, y như việc mình làm là sai.
Con muốn ông Thủy phải có lời xin lỗi đến toàn thể giáo xứ Ngọc Quang, một cái thư xác nhận tội lỗi của ông ấy, không thể để ổng (linh mục Nguyễn Công Thủy) là một tội đồ mà cứ như bị hàm oan như vậy con không chấp nhận được. Ông Thủy phải tỏ thái độ như thế nào chứ sao vẫn cứ nhởn nhơ vậy?
Ông Thủy phải có cái gì đó gọi là ăn năn hay xin lỗi, không cần phải nói trắng ra là ổng đã làm những gì nhưng cũng phải để người khác bớt tôn sùng ổng mà nhè nhà mình ra mà nói đi.
Con không chịu được những gì con thấy, con nghe về vụ việc này, về gia đình mình chút nào. Con muốn ổng phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm gì đó.
Cái con cần là cần ổng xác nhận những hành vi của ổng là không thể chấp nhận.
Đó là những điều con muốn nói, mấy ngày nay nhìn Facebook chịu không nổi.”
Chúng tôi nhắc lại là linh mục Nguyễn Công Thủy đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà trong đó con/cháu chúng tôi là nạn nhân trực tiếp. Nói chính xác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể mà mỗi người sinh ra đều có. Thái độ của Tòa Giám mục Đà Nẵng trong thời gian qua chứng tỏ quý vị vẫn tiếp tục xem thường quyền con người, xem thường các tổn thương về tinh thần và vật chất của chính nạn nhân và gia đình nạn nhân. Liệu Giáo phận Đà Nẵng có thể chu toàn sứ mệnh “rao giảng đức tin và mở rộng nước Chúa” của Giáo hội khi trong hàng ngũ những kẻ đại diện Giáo hội, thuộc Giáo phận Đà Nẵng, có các hành vi chà đạp nhân phẩm con người, trực tiếp hoặc gián tiếp dung dưỡng những kẻ phạm tội, và đồng thời lẩn tránh trách nhiệm khi các hành vi xúc phạm nhân phẩm xảy ra?
Linh mục Nguyễn Công Thủy đã lừa gạt và phản bội lại sự tin cậy mang tính thiêng liêng trên phương diện tín ngưỡng mà nạn nhân đã dành cho vị linh mục quản xứ có trách nhiệm trông coi cả ngàn giáo dân trong giáo xứ Ngọc Quang.
Trước khi từ nhiệm chức vụ linh mục quản xứ giáo xứ Ngọc Quang và cho đến lúc này, linh mục Nguyễn Công Thủy không những đã không nhìn nhận các sai phạm về các hành vi xúc phạm nhân phẩm mà còn vu khống những người có liên hệ trong vụ việc này.
Chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu và bằng chứng vu khống, bôi nhọ, xâm phạm đời tư, và đe dọa từ những kẻ ủng hộ linh mục Nguyễn Công Thủy, hầu hết xuất phát từ các giáo dân giáo xứ Ngọc Quang, được phát tán bên trong và ngoài giáo xứ Ngọc Quang.
Trước các diễn tiến mới nhất của vụ việc và thái độ lẩn tránh trách nhiệm từ phía Tòa Giám mục Đà Nẵng, Giám mục Châu Ngọc Tri, và chính cá nhân linh mục Nguyễn Công Thủy, gia đình chúng tôi rút lại ghi nhận về thiện chí từ phía Tòa Giám mục Đà Nẵng.(2)
Chúng tôi yêu cầu Giám mục Châu Ngọc Tri, với tư cách Giám mục Giáo phận Đà Nẵng và lãnh đạo trực tiếp của linh mục Nguyễn Công Thủy, chịu trách nhiệm sau cùng (ultimate responsibility) về các hậu quả đã, đang, và sẽ xảy ra đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân, đồng thời chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi trả thù, trả đũa, bôi nhọ, đe dọa nhắm vào nạn nhân và gia đình nạn nhân.
Chúng tôi giữ quyền theo đuổi các hành động mà chúng tôi nhận thấy cần thiết cho đến khi Tòa Giám mục Đà Nẵng và linh mục Nguyễn Công Thủy đứng ra nhận lãnh trách nhiệm và hậu quả về các thiệt hại tinh thần và vật chất mà nạn nhân và gia đình nạn nhân đã và đang gánh chịu.
Trân trọng,
Đại diện gia đình nạn nhân.
Ngày 7/2/2012, DCVOnline đã có điện thư gởi đến Giám mục Châu Ngọc Tri, xin ông cho ý kiến và nhận định về “sự kiện Ngọc Quang” cùng những trả lời cho một số câu hỏi liên hệ.
Thư DCVOnline gởi đến GM Châu Ngọc Tri bằng hai địa chỉ điện thư của Toà Giám mục và cùng gởi đến Lm. Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn, Chánh Văn phòng Tòa Giám mục, quản nhiệm giáo xứ Ngọc Quang bằng điện thư của riêng ông.
Dallas, ngày 7 tháng 2, 2012 Kính gởi
Giám mục Giuse Châu Ngọc Tri,
Giám Mục Giáo Phận Ðà Nẵng
Tòa Giám Mục Đà Nẵng
156 Trần Phú – Tp Đà Nẵng
Điện Thoại: 0511.3826628
Fax: 0511.3871856
Thưa Giám mục,
Cùng lúc với Hội nghị Thượng đỉnh “Hướng tới Hàn gắn và Đổi mới” (Towards Healing and Renewal) đang diễn ra tại Vatican – từ ngày 6 đến 9 tháng 2, 2012 – với sự tham dự của giám mục từ hơn 100 quốc gia trên thế giới để tìm cách bảo vệ trẻ em không bị xâm phạm tình dục và giải quyết những trường hợp đã xảy ra, chúng tôi, trang báo điện tử DCVOnline.net, xin Giám mục vui lòng cho biết ý kiến, nhận xét về những sự việc sau đây:
[...]
Đồng kính gởi: Lm Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn, Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Đà Nẵng, quản nhiệm giáo xứ Ngọc Quang.
Đến nay, 10/2/2012, DCVOnline vẫn chưa nhận được thư trả lời từ Toà Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.
DCVOnline sẽ tiếp tục theo sát để tường trình các diễn biến của “sự kiện Ngọc Quang” đến với bạn đọc.
Đặc phái viên DCVOnline tường trình từ Đà Nẵng.
© DCVOnline

(1) Lm Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn.
(2) GM Giáo phận Đà Nẵng xin lỗi. DCVOnline 10/01/2012.

 

Báo Ba Lan phỏng vấn Tôn Vân Anh

Tác giả: Phóng viên Sergiusz Kazimieczuk: Làm thế nào cô có mặt tại Ba lan?
Tôn Vân Anh(1): Đó không phải quyết định của tôi mà của cha mẹ tôi. Cha mẹ muốn cho các con của mình có được cuộc sống bình an, trong xã hội tự do, cuộc sống không bị đe dọa và có điều kiện phát triển. Ba Lan từ trước tới nay đã là huyền thoại đối với người Việt Nam.
Tôn Vân Anh
Vào những năm 80, giữa lúc ở Việt Nam diễn ra hàng loạt các vụ bắt bớ giam cầm với những án tù lâu năm đối với những người bất đồng, thì đồng thời người ta được nghe nhiều tin từ Ba Lan về những vụ đình công, về sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết. Chúng tôi từng sống bằng những huyền thoại đó. Tôi nhớ khi tôi 6 tuổi, bao giờ cũng là những tình cảm tốt đẹp được nói kèm với chủ đề Ba Lan. Và thật đáng ngạc nhiên khi tôi chơi đùa với tụi trẻ trong xóm, tôi cũng phát hiện ra rằng Ba Lan đối với chúng cũng là cụm từ tốt đẹp. Sinh viên, các nhà khoa học Việt Nam khi trở về Việt nam từ Ba lan đã mang theo những hình ảnh tốt đẹp về Ba Lan. Sự kiện linh mục Ba lan trở thành Giáo hoàng cũng đóng vai trò nhất định. Việt Nam là nước có số dân theo Đạo Thiên Chúa đứng thứ hai tại Á châu. Ba Lan như vùng đất thật của câu chuyện cổ tích đối với người Việt Nam.
PV: Sang Ba lan lúc ấy có dễ dàng không?
Dễ hơn bây giờ. Hồi đấy Ba Lan tạo điều kiện cho phép nhập cư hợp pháp. Chỉ có hộ chiếu là phải đút lót rất nhiều để có được. Hiện tại người Việt không có điều kiện sang Ba lan một cách hợp pháp. Người Việt bị đẩy vào vùng xám khi phải đi qua các đường dây vượt biên giới một bất hợp pháp. Một số người Việt đã hợp pháp hóa được sự hiện diện của mình tại đây, song đó là số nhỏ. Ba Lan không công nhận người Việt tị nạn chính trị – trong vòng 10 năm, tại Ba lan chỉ có 3 người Việt nam được công nhận quy chế tị nạn trong khoảng một nghìn người đặt đơn.
PV: Ba Lan là huyền thoại. Vậy cô nhận thấy huyền thoại đó ra sao khi đối diện với thực tế?
Tôi ở Ba lan đã 18 năm, song người Ba lan luôn luôn làm tôi bất ngờ một cách lý thú. Trong thời gian 18 năm đó tôi không bị ai đánh đập trên đường phố, chưa từng gặp điều gì đáng buồn. Điều này không điển hình đối với châu Âu. Người Ba Lan cởi mở đối với sự khác biệt và họ rất ham hiểu. Người Ba Lan cũng rất mẫn cảm với những khổ cực của các dân tộc khác, nhất là khi dân tộc đó phải trải qua chiến tranh hay bị kiềm chế dưới ách cộng sản. Đó là những bản tính rất độc đáo của người Ba Lan. Không đâu trên thế giới, người Việt được cảm thấy cảm thông, được cảm giác đoàn tụ như tại Ba lan. Tôi từng có cơ hội sang sinh sống tại London nhưng tôi không thấy London hấp dẫn.
Chính Ba Lan đã nuôi nấng tôi thành người hoạt động dân chủ. Là người Việt tại Ba Lan tôi thấy mình có khả năng, điều kiện cũng như trách nhiệm làm những việc có ích cho người Việt đồng thời mang lợi cho Ba lan. Tôi rất muốn cuộc sống chung mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.
PV: Một đằng Ba Lan gây khó dễ trong việc hợp pháp hóa cư trú, một đằng lại là thiện chí của dân thường?
Đây quả thật là hai thế giới khác nhau. Ba Lan thiếu chính sách nhập cư, thiếu người nhìn nhận vấn đề, thiếu người cảm nhận nhu cầu xã hội. Ba Lan cần ý thức trong chính sách nhập cư, cũng như đón nhận những người có khả năng hội nhập, những người mà bản tính văn hóa của họ không phản lại các giá trị Ba Lan.
PV: Người Việt được coi là một xã hội khép kín. Quả thật chúng tôi rất muốn tìm hiểu, song thực chất chúng tôi không biết nhiều về các bạn.
Đây là một cỗ máy. Tôi muốn nói tới việc trục xuất. Người nhập cư bất hợp pháp có thể bị trục xuất về nước. Phần lớn người Việt Nam sang Ba Lan không hợp pháp. Đi dạo phố có thể bị bắt nếu không xuất trình giấy tờ chứng minh đang hợp pháp tại đây. Cơ quan chức năng Ba Lan lúc đó gửi hồ sơ sang Đại sứ quán Việt Nam để xác định danh tính.
Nếu người Việt bị bắt là thành phần “ngoan ngoãn” không gây trở ngại với sứ quán thì sứ quán không xác nhận là người Việt Nam. Nếu ngược lại, người đó được xác nhận là người Việt và nhanh chóng bị trục xuất khỏi Ba Lan. Ngay cả những người tạm trú hợp pháp, số phận họ cũng phần lớn nằm trong quyết định của sứ quán, mà chính sách của sứ quán là kiềm chế sự hội nhập của người Việt. Thậm chí tham gia vào các tổ chức của Ba Lan cũng bị coi là hành động thù nghịch với xã hội chủ nghĩa.
Người Việt luôn sống trong tình trạng sợ hãi, tôi không ngạc nhiên khi họ rất ít đi ra ngoài, bởi đi ra ngoài có thể sẽ bị trục xuất khỏi Ba Lan.
Những vấn đề đó thường dẫn đến các tiêu cực. Cảnh sát, biên phòng và thậm chí nhân viên soát vé trên xe buýt đều biết rằng, phần lớn người Việt tại Ba lan không hợp pháp và sợ bị trục xuất thế nên rất dễ ép người Việt đút lót. Người Việt cũng biết là có thể “đàm phán„ được với các viên chức đó , và họ thường mang theo người một số tiền khá lớn phòng khi cần thiết.
Chỉ có Ba Lan mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này, không thể trông chờ sứ quán Việt Nam từ bỏ khả năng kiểm soát người Việt.
Tôi nhận thấy giữa người Việt với người Ba Lan quan hệ rất tốt trong tình láng giềng, trong nhà trường, trong bệnh viện, người Việt luôn nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ người bản xứ. Người nước ngoài tại Ba Lan thường bị đèn ép tại các cơ quan công quyền phụ trách người nước ngoài, nơi mà qua các cử chỉ của các viên chức có thể cảm thấy họ không được trông đợi tại Ba Lan. Ba Lan không có tầm nhìn xa rộng đối với dân nhập cư. Điều này phải được thay đổi.
Không ở nước nào trên thế giới người Việt lại buôn bán trên quy mô lớn như ở tại Ba lan, nơi có thể gặp người Việt tại các khu buôn bán trong các trung tâm thương mại, quán ăn. Người Việt sống hợp pháp thường đăng ký doanh nghiệp và phát triển theo hướng khác. Ở Tây phương người Việt chúng tôi được biết tới qua các ngành nghề nghệ sĩ, doanh nhân, giảng viên Đại học. Người Việt ở đó sinh sống như dân bản xứ. Đặc biệt nhất là mặc dù dân bản xứ ở các nước đó không cởi mở đối với dân nhập cư, song ủy ban hành chính lại luôn cởi mở cho người Việt tị nạn, khác với Ba Lan, nơi khung cảnh xã hội tốt hơn rất nhiều.
PV: Giữa cảnh sát, cơ quan biên phòng Ba lan và an ninh Việt nam có sự hợp tác ư?
Tất nhiên là có. Sự hợp tác này được thực hiện công khai và mang tính khiêu khích. Trong 5 năm vừa qua, đã nhiều lần công an an ninh Việt Nam vào các trại giam Ba Lan, nơi giam giữ người Việt bất hợp pháp. Tại đây từng diễn ra các cuộc phỏng vấn người Việt do công an Việt Nam thực hiện mà không có sự kiểm soát từ phía Ba Lan. Bằng cách này Việt Nam tạo cho mình một số hợp tác viên mật. Việc này xảy ra trên đất Ba Lan, theo lời mời của biên phòng Ba Lan. Đây là tín hiệu cho người Việt tại Ba Lan rằng đối với họ, luật Ba lan không được áp dụng mà chỉ sứ quán Việt Nam mới có thực quyền quyết định.
PV: Trục xuất về Việt Nam nghĩa là gì?
Ba Lan chịu phí tổn trục xuất về Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam xác nhận những người bất hợp pháp, Ba lan tổ chức chuyến bay trục xuất. Những việc này thường xảy ra rất chóng vánh, nhiều khi trái pháp luật, thí dụ người bị trục xuất có quyền được gọi điện thoại một lần, song thường họ không được gọi điện thoại. Đã có những trường hợp người trục xuất khi vừa xuống sân bay Việt Nam thì bị bắt ngay vào nhà tù.
Khá thường xuyên xảy ra trường hợp sau khi bị trục xuất về nước, người Việt lại tìm cách trở lại Ba Lan. Điều đó cho thấy quyết tâm của những người muốn sống tại Ba Lan và cho thấy họ không muốn sang nước khác.
PV: Tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay thế nào, có giống Ba Lan thời cộng sản không?
Tồi hơn. Trong thời chiến tranh lạnh, có hai phe: cộng sản xấu và Phương Tây tốt. Còn bây giờ Mỹ và châu Âu không dấn thân hỗ trợ các dân tộc tại các quốc gia độc tài. Họ không lên án độc tài Viêt Nam mạnh mẽ tới mức có thể trừng phạt Việt nam vì vi phạm nhân quyền. Thực chất thì phương Tây giao dịch thương mại với Việt nam, bỏ ngơ đi vấn đề nhân quyền.
Năm 2004, tại Tây Nguyên đã có các cuộc nổi dậy chống chính quyền. Công an và bộ đội đã nổ súng. Nhiều người thiệt mạng.
Ở Việt Nam, chỉ cần dịch định nghĩa ‘dân chủ’ từ mạng web là được lĩnh án 13 năm tù. Viên công an bình thường cũng có thể tống giam người dân vào tù 5 năm không cần Tòa án. Việt Nam là nước có trại cải tạo lao động cưỡng bức, Việt Nam là nước áp dụng biện pháp hỏi cung bằng tra tấn. Tôn giáo bị tấn công, người công giáo bị trấn áp bỏ niềm tin bằng tra tấn, bỏ đói. Để trấn áp mạnh hơn, trẻ em bị cách li với cha mẹ cho tới khi cha mẹ chúng đồng ý bỏ đạo. Phương pháp trấn áp này được áp dụng đối với tất cả các Tôn giáo.
PV: Nhà thờ Công chúa giáo ở Việt nam có hợp pháp không ?
Có. Song mọi hoạt động đều bị pháp luật áp bức nặng nề, thí dụ phải xin phép cho mỗi lần làm lễ thờ phụng, nội dung của bài giảng đạo đều phải được các viên chức nhà nước kiểm duyệt.
Các nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam từ thế kỷ XVI, Thiên Chúa giáo đã bắt rễ sâu rộng vào Việt Nam. Nhà thờ Tin Lành cũng hợp pháp, song bị khủng bố diện rộng. Ít may mắn hơn  là phật tử, Giáo hội Phật giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật năm 1982(2), phải hoạt động ẩn hình trong nước và hợp pháp tại nước ngoài. Vai trò và đền chùa của Giáo hội này được đảng cộng sản giao cho giáo hội nhà nước chịu sự kiểm soát của họ.
PV: Rất cảm ơn.

Việt Anh dịch
Bản tiếng Ba Lan: http://mandragon.pl/ba-lan/
© Đàn Chim Việt
———————————-
BBT chú thích: 
(1) Tôn Vân Anh là thông tin viên RFA, phụ trách trang benviet.org; là người hoạt động xã hội tại Ba Lan. Ý kiến của Tôn Vân Anh trong bài phỏng vấn là nhận định của cá nhân cô.
(2) Phật giáo được đề cập tới ở đây có thể là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất , Người đứng đầu Giáo hội- Hòa thượng Thích Quảng Độ- nhiều lần được đề cử Nobel Hòa bình.

 

Biển Đông căng thẳng : Việt Nam tìm mua vũ khí từ Tây phương

Singapore Airshow : Triển lãm hàng không thuộc vào hàng lớn nhất châu Á (Reuters)

Singapore Airshow : Triển lãm hàng không thuộc vào hàng lớn nhất châu Á (Reuters)
Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam đang tìm mua vũ khí từ các công ty Tây phương, mặc dù ngày càng có nhiều cảnh báo về nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực. Đó là nhận định của giới công nghiệp quốc phòng và giới phân tích an ninh được Reuters loan tin vào hôm qua, nhân cuộc Triển lãm hàng không Singapore 14/02 – 19/02/2012.
Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách phát triển khả năng giám sát và tuần tra biển, làm dấy lên cuộc cạnh tranh gay gắt giành các hợp đồng vũ khí được thẩm định lên tới hàng trăm triệu đôla.
Như ghi nhận của bà Marie-Laure Bourgeois, phó chủ tịch đặc trách Nam và Đông Nam Á của công ty Thales, Pháp, công ty cung cấp thiết bị điện tử quốc phòng hàng đầu châu Âu, do tình hình Biển Đông gần đây căng thẳng trở lại, nhu cầu về các hệ thống giám sát gia tăng. Nước nào cũng muốn có đủ phương tiện để biết rõ những gì đang diễn ra trên biển và trên không.
Ông James Hardy, ban biên tập tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly, nhắc lại là cho tới nay, Việt Nam vẫn thường mua vũ khí của Nga, trong đó có hợp đồng gần đây mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, nhưng nay Hà Nội đang mở cửa thị trường cho các nguồn cung cấp khác, để có thể đối đầu với Trung Quốc.
Việt Nam kể từ nay không chỉ mua vũ khí của Nga nữa. Israel hiện được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất ký với Việt Nam một hợp đồng mà công ty Thales cũng đang tranh giành. Nhưng sẽ còn nhiều hợp đồng vũ khí khác. Theo lời bà Bourgeois, phó chủ tịch Thales, công ty này đã tham gia vào các cuộc thảo luận về hợp đồng mua radar với Việt Nam.
Theo một nguồn tin từ giới công nghiệp hàng không không gian Israel, Israel và Việt Nam đã gia tăng các cuộc tiếp xúc song phương, nhưng còn nhiều tháng nữa mới có thể ký các hợp đồng trong lĩnh vực quốc phòng.
Việt Nam hiện cũng rất muốn mua vũ khí của Mỹ, nhưng trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell vào tuần trước tuyên bố là Hà Nội cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền để có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Washington.
Vào cuối tháng 12 vừa qua, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân vật sẽ nắm chức lãnh đạo tối cao của chế độ Bắc Kinh trong năm nay, khi viếng thăm Hà Nội, đã nói rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần giải quyết những bất đồng Biển Đông thông qua đàm phán hoà bình và nỗ lực hơn nữa để tạo tin cậy lẫn nhau.
Nhưng các nhà ngoại giao Tây phương và giới công nghiệp quốc phòng lưu ý rằng, do những tranh chấp lãnh thổ và do tình hình không có gì là chắc chắn, các nước trong khu vực đã tăng ngân sách quốc phòng và tìm mua thêm vũ khí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét