Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

'Cuộc vượt biên lịch sử': Hun Sen với 2 vị tướng Việt

-Cuộc vượt biên lịch sử' của Thủ tướng Hun Sen -Tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, ngày 2.1.2012 trong Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia, lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến đấu tiêu diệt tập đoàn Pol Pot, Thủ tướng Hun Sen đã đọc một bài diễn văn cảm động, như một biên niên sử về cuộc hành trình đầy gian khổ, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Việt Nam
-Nhân kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng của nhân dân Campuchia (7.1.1979 - 7.1.2012), trên nền của bài diễn văn, báo Đất Việt tái hiện lại quãng thời gian bi tráng vốn rất ít người được biết.

Ảnh tư liệu.
“Trước khi nói về ngày vui sau 33 năm đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, cho phép chúng tôi được nhắc lại lịch sử hình thành Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia”. Thủ tướng Hun Sen đã mở đầu phần phát biểu của mình như vậy.
Bối cảnh ra đời Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia đồng thời với những ngày đen tối, khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã được hình thành trên cả nước. Một chế độ không trường học, không chợ búa, không dùng tiền, người dân bị cưỡng bức lao động, chung sống trong các công xã... Chúng dùng rìu búa sát hại từ người già đến trẻ em như thời trung cổ.
Sẵn sàng... chết
Ôn lại những ngày đen tối dưới chế độ diệt chủng, Thủ tướng Hun Sen, nói: “Trước tình hình đất nước và nhân dân Campcuchia lâm vào thảm họa, bản thân tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài 2 sự lựa chọn là: Thứ nhất, đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Pôl Pốt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tôi, lực lượng vũ trang này khoảng 2.000 người tấn công đánh chiếm huyện Mê Mốt, tỉnh Kampong Cham và huyện Snuôn, tỉnh Croche để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng tôi dự đoán được sự kiện này rất nguy hiểm, nếu có tình huống xảy ra khó có thể cứu vãn được trong một tháng và sẽ bị Pôl Pốt dìm trong biển máu. Thứ hai, tôi phải ly khai chạy sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước vì khi ấy tôi đã nhận được thông tin một số người Campuchia chạy sang tị nạn. Lúc đó tôi nghĩ sự lựa chọn thứ hai này tốt hơn, nhưng...”
Tốt hơn thật, nhưng vẫn nhiều yếu tố rủi ro, vì trước đó, bọn Pôl Pốt đã từng đánh vào một số vùng đất của Việt Nam, giết hại dân lành rất dã man, khiến người dân Việt Nam căm thù...  Chính điều này đã khiến ông Hun Sen không khỏi lo lắng: “Tôi luôn tự hỏi liệu mình có bị chết khi qua biên giới Campuchia - Việt Nam do giẫm phải mìn của đơn vị biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Liệu Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp đỡ mình hay không trong khi Việt Nam vẫn đang quan hệ ngoại giao với Campuchia dân chủ? Và suy nghĩ cuối cùng của tôi là liệu Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pôl Pốt hay không?”
 Nhiều yếu tố rủi ro, nhưng trong hoàn cảnh ấy, muốn có đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng, chống lại họa diệt chủng, ông Hun Sen đã chọn con đường thứ hai. Để ứng phó với các tình huống trên, ông đã chuẩn bị cho mình 12 cây kim và sẵn sàng tự sát nếu bị Việt Nam bắt giao cho Pôl Pốt.
Thủ tướng Campuchia Hunsen tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia hôm 2/1.
Việt Nam bầu bạn
Lúc 21g ngày 20.6.1977, ông Hun Sen rời bỏ quê hương trong đau xót và nước mắt, để lại người vợ thân yêu đang mang thai 5 tháng. “Tôi bắt đầu đặt cược tính mạng của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh”, Thủ tướng Hun Sen nói. Khoảng 2 giờ ngày 21.6.1977, ông cùng 4 cán bộ khác vượt biên giới sang Việt Nam và đến 14g cùng ngày nhóm của ông đã vào đến ấp Hoa Lư, xã  Lộc Hòa, tỉnh Bình Phước. Tại đây ông đã được nhân dân và du kích niềm nở đón tiếp. “Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng tôi được ăn cơm, vì ở Campuchia khẩu phần ăn hàng ngày của chúng tôi là cháo”, ông Hun Sen nhớ lại. Và cũng ngay tối hôm đó, nhóm của ông được đưa về huyện Lộc Ninh. Sau đó, chiều 22.6.1977 ông và đồng sự được đưa tiếp về tỉnh Sông Bé.
Nhớ lại giai đoạn này, ký ức trong Thủ tướng Hun Sen vẫn đậm độ: “Thật sự chúng tôi là những người vượt biên trái phép và lúc đó phía Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi có ý định tốt hay xấu, nhất là trong bối cảnh Pôn Pôt coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Nhưng điều mà chúng tôi không ngờ đến là Việt Nam không coi chúng tôi là kẻ thù, chúng tôi không bị còng tay, không bị khám xét, không bị phân biệt hay có những lời nói đố kỵ đối với chúng tôi mà ngược lại chúng tôi được cung cấp lương thực, quan tư trang, thuốc lá, thuốc chữa bệnh... Mặc dù khác nhau về sắc tộc và bản thân chúng tôi là những người vượt biên trái phép, người dân Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi là người tốt hay người xấu nhưng họ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn, tôn trọng nhân quyền. Tôi coi Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu, khác hẳn những gì mà bọn Pôl Pốt đã hành động, vượt biên bắt người dân Việt Nam làm ăn ở khu vực biên giới tra tấn, hỏi cung và sát hại”.

Kỳ tới:
 Kế hoạch hoàn hảo
Nhà văn An Bình Minh (thực hiện)
-'Cuộc vượt biên lịch sử': Hun Sen với 2 vị tướng Việt (Đất Việt) Mọi lo lắng rủi ro tiêu tan. Được sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Hun Sen và đồng sự tập trung bắt tay vào hoạch định kế sách xây dựng lực lượng chiến đấu, cứu nước.
Trong những ngày đầu đến Việt Nam, khi được hỏi về thông tin tình hình chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội Campuchia từ cơ sở đến Trung ương, ông Hunsen đã reo lên sung sướng. Đây cũng chính là nguyên vọng của ông. Ông muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam biết đến những hiểm họa đã và đang diễn ra tại Campuchia, đe dọa tính mạng của từng người dân Campuchia lương thiện và uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. 

Giờ phút quý giá
Nhớ lại những ngày này, ông Hunsen như vẫn còn nguyên cảm xúc vui sướng. Ông cho biết, ông rất hứng thú trong việc trả lời các câu hỏi theo cách thảo luận giữa ông và các cấp lãnh đạo Việt Nam, vì nó đúng với dự tính ban đầu của ông, muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam hiểu về tình hình Campuchia, và bởi ông cho rằng chỉ có Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có thể giúp được nhân dân Campuchia.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng trò chuyện với các tướng lĩnh Campuchia. Ảnh: Thiên Trường
Qua nhiều lần trao đổi, ông đã thức trắng đêm để viết 2 bản báo cáo và hôm sau, ngày 9.7.1977, ông lại viết tiếp một bức thư nữa gửi cho lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Thủ tướng Hunsen hồi tưởng: “Những nỗ lực của tôi và cộng sự thật không vô ích vì lãnh đạo cấp cao đã đọc báo cáo và thư của tôi, rồi sau đó ngày 27.9.1977, tôi đã gặp trực tiếp Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam ở TP.HCM trong thời gian 2 giờ 40 phút (từ 8g đến 10g40). 

Trong cuộc gặp này ông đã nói với tôi rằng ông đã đọc báo cáo và ý kiến của tôi. Cuộc gặp giữa tôi với ngài Văn Tiến Dũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp của dân tộc Campuchia. 

Mặc dù chưa giải quyết được vấn đề cụ thể, nhưng ông ấy đã nói với tôi rằng đồng chí còn rất trẻ, tương lai còn dài. Hãy giữ bí mật, quan tâm theo dõi tình hình, học tập và cuối cùng ông nói là chúc đồng chí mạnh khỏe, hãy tin vào tương lai. 

Lời căn dặn và lời chúc của ông Văn Tiến Dũng mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng, vấn đề còn lại là thời gian. Cấp lãnh đạo Việt Nam ngày càng hiểu rõ về hành động tàn bạo của bọn Pôl Pốt trước những cuộc tấn công của bọn chúng chống lại nhân dân Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Tây Ninh, bọn chúng đã tàn sát và làm bị thương rất nhiều người. Các cuộc tấn công của bọn Pôl Pốt vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng ác liệt hơn đã buộc Việt Nam phải phản công để tự vệ”. 

Cơ hội vàng

Thời gian sau đó, tháng 12.1977, ông Hunsen đã có dịp thâm nhập vào huyện Mê Mốt để tìm vợ và con, nhưng thật không may ông không tìm thấy và cũng không biết tin tức họ còn sống hay đã chết. 

Cũng trong dịp này, ông đã gặp nhân dân, biết được tâm tư, tình cảm và lòng căm thù bọn diệt chủng Pôn Pốt và cũng đã đề nghị phía Việt Nam cho phép nhân dân Campuchia đang bị uy hiếp tính mạng sang Việt Nam tị nạn. Phía Việt Nam đã đồng ý đề nghị của ông và số người Campuchia chạy sang Việt Nam sau đó đã lên tới hàng chục ngàn người. Đây cũng chính là nguồn nhân lực để xây dựng lực lượng vũ trang sau này. 

Ngay sau đó, từ tháng 12 đến tháng 2.1978 Việt Nam đã tạo điều kiện cho một số cán bộ tị nạn ở Việt Nam được đến gặp gỡ và làm việc với ông Hunsen. Và một lần nữa, tháng 3.1978, ông Hunsen lại được tạo điều kiện bí mật trở về nước nắm tình hình. 

“Những gì đã làm cho tôi xúc động đến rơi nước mắt đó là vào tháng 4.1978, tôi và ngài Mia Huôn được gặp Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 Việt Nam tại Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Trong cuộc gặp đó, thượng tướng Trần Văn Trà đã nói với tôi và ngài Mia Huôn rằng Việt Nam quyết định sẽ giúp đỡ các đồng chí Campuchia tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang để giải phóng đất nước, Việt Nam sẽ giúp đỡ huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí và hậu cần, còn vấn đề chỉ đạo về mặt chính trị là do các đồng chí Campuchia chịu trách nhiệm. 

Đây là câu trả lời mà tôi đã chờ đợi từ khi tôi đến Việt Nam bởi nó là đề nghị của tôi, của những người Campuchia đang tị nạn ở Việt Nam, cũng như là nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Campuchia, cho phép nhân dân Campuchia được tịn nạn ở Việt Nam, và tạo điều kiện cho các phong trào đấu tranh của những người đang tị nạn ở Việt Nam xây dựng và củng cố để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước thoát khỏi chề độ diệt chủng Pôl Pốt”.

Kỳ tới: Sự nghiệp lớn

'Việt Nam đã giúp Campuchia hồi sinh' (04/01)
-Cambodian PM marks anti-Khmer Rouge struggle in Vietnam HANOI (AFP) - Cambodia's premier praised Vietnam-based resistance to the brutal Khmer Rouge regime in the late 1970s as he unveiled a memorial to the movement in south Vietnam, official media said on Tuesday.


-Nguồn: --TRUNG QUỐC ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG CHÍNH QUYỀN KHMER ĐỎ?
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
17.12.2011
Trong khi những phiên toà của những cựu lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ đang tiếp diễn, những tranh luận đang căng thẳng về việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã biết gì về một dự án cưỡng bức lao động quan trọng
Trên một vùng đất rộng 300 héc ta tại một khu vực hẻo lánh miền trung Cambodia, một đường băng rộng lớn có khả năng chịu đựng những chiếc máy bay ném bom nặng nhất đang nằm bỏ hoang. Là một tàn dư của cuộc Chiến tranh Lạnh, đường băng dài 1,4 ki lô mét hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên nó vẫn là trọng tâm của một trò nhạo báng vĩ đại.
Ey Sarih biết rất rõ về nó và từng đứng gác tại cổng sân bay này trong hơn 20 năm. Hiện đã 46 tuổi, ông có ba con và vợ ông đang bán một hàng nước nhỏ bên đường. Và ông nhớ rất rõ về những người Khmer Đỏ và những gì họ từng làm ở đây.
“Đa số những công trình ở đây đã được thực hiện vào năm 1978,” ông nói. “Rồi họ giết rất nhiều người. Họ xứng đáng bị đưa ra trước toà.”
Tại thủ đô, toà án xét xử Khmer Đỏ đã bị ảnh hưởng sau một năm đầy tranh cãi, nhưng với ba thành viên cao cấp nhất còn sống sót đang đứng trước vành móng ngựa về tội ác chống lại loài người như một phần của Vụ án 002. Những truy tố về tội diệt chủng, giết người và tra tấn sẽ được đưa ra sau.
Những tiết lộ mới nhất cho biết rằng những thành viên của Ban Chấp hành quan trọng đã thường xuyên đến thăm viếng khu vực sân bay, nơi Khieu Samphan, cựu chủ tịch nước, đã hối thúc nhân công làm việc chăm chỉ hơn nữa.
Có vài ước đoán về việc có bao nhiêu người đã được điều động đến làm việc tại đây, nhưng nguồn tin của toà đưa ra là 30 nghìn người. Những người bị đưa đến đây để xây dựng đường băng, đường xá đi lại, tường cản và và một đài không lưu mà đến nay vẫn có thể sử dụng được. Nhưng điều kiện sống của những người lao động được cho là vô cùng khắc nghiệt đến nỗi nhiều người muốn tự sát, lao người vào gầm xe tải. Treo cổ, trầm mình và uống thuốc độc cũng được lao công sử dụng để tự sát. Và rồi hầu như toàn bộ những người còn sống sót đến cuối năm 1978 đều đã bị giết.
Ey Sarih nói rằng những người chết được chôn chung quanh sân bay và tại ngọn núi gần đấy, nơi có những đường hầm bí mật được đào để chứa kho hậu cần và máy tính của Trung Quốc kết nối đến đài không lưu.
Đương nhiên là tội ác này là một phần của tội ác còn tàn bạo hơn. Có từ 1,7 triệu đến 2,2 triệu người đã chết dưới thời của bạo quyền Pol Pot từ tháng Tư 1975 đến tháng Giêng 1979. Đấy là những tháng ngày đen tối nhất của cuộc chiến Cambodia dài 30 năm và đã chấm dứt vào năm 1998, khi những nỗ lực khởi động toà án tội phạm chiến tranh đã tiến triển phần nào.
Bắc Kinh đã biết được bao nhiêu về những tội ác đã xảy ra vẫn còn là đề tài tranh cãi nhiều trong giới nghiên cứu và những nhà phân tích quân sự. Trung Quốc đã không nói gì về sân bay này hoặc sự hậu thuẫn của họ đối với Khmer Đỏ, ngoại trừ việc tuyên bố rằng toà án truy tố những lãnh đạo còn sống của Khmer Đỏ là công việc nội bộ của Cambodia.
Vào thời gian ấy, Trung Quốc cũng có những khó khăn riêng. Trong những năm 1970, cuộc Cách mạng Văn Hoá đang ở đỉnh cao, và giới lãnh đạo Bắc Kinh đang trong tình trạng hỗn loạn sau cái chết của Mao Trạch Đông vào tháng Chín 1976. Nhân vật duy nhất được xem là đủ quyền lực để can thiệp là Đặng Tiểu Bình đã bị trục xuất về miền quê. Đặng quay về và nắm quyền điều khiển Trung Quốc vào tháng Mười hai 1978, cùng tháng ấy Việt Nam đã tấn công và lật đổ chính quyền Pol Pot. Bắc Kinh, đang ủng hộ Khmer Đỏ, đã trả đũa bằng cách phát động một chiến dịch tấn công biên giới phía bắc Việt Nam.
Sân bay này đã có thể cho phép Trung Quốc sắp xếp những phi vụ đánh bom tầm ngắn vào miền nam Việt Nam và một số nhà phân tích quân sự cho rằng tình trạng sắp hoàn tất của nó chắc chắn đã nằm trong suy nghĩ của Hà Nội và là một phần nguyên nhân của việc đánh chiếm Cambodia.
Ey Sarih nói rằng lý do đường băng được xây dựng là vấn đề mà Văn phòng Đặc biệt của Toà án Cambodia (ECCC) cần thiết lập, mặc dù ông bổ xung rằng “Người Trung Quốc đến đây xây sân bay để tham chiến.”
Các học giả cho rằng có ít nhất 5 nghìn người Trung Quốc dưới danh nghĩa kỹ thuật viên và đã làm việc cho chính quyền Kampuchea Dân chủ như những cố vấn cho Pol Pot và Ban Chấp hành của ông. Trung Quốc là quốc gia duy nhất đã có hiện diện đáng kể ở đây, và những người chỉ trích cho rằng đây là một mối nhục quốc gia.
Những người khác cũng cho rằng vai trò của Trung Quốc đã kích thích đối thủ là Nhật Bản tài trợ hầu hết cho toà án, vốn đã tốn gần 150 triệu Mỹ kim kể từ năm 2006, khi những điều tra ban đầu được khởi sự.
Cơ quan ECCC yêu cầu phải truy tố những ai có trách nhiệm nhất, vì thế nó đã chú trọng vào những thành viên còn sống sót của Ban Chấp hành - Khieu Samphan, nhà tư tưởng chủ chốt Nuon Chea và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary - người đã soạn thảo và thực thi những chính sách nhà nước.
Vợ của Ieng Sary và là cựu Bộ trưởng Nội vụ Ieng Thrith cũng đã bị truy tố nhưng đã được xét là không đủ khả năng hầu toà vì bệnh mất trí. Bà vẫn bị giam giữ trong khi bác sĩ tiến hành những thử nghiệm. Năm cựu Khmer Đỏ khác cũng đã bị đề nghị truy tố và những cuộc điều tra đang tiếp diễn.
Trong những tuần qua, Ieng Sary và Khieu Samphan đã im lặng trong khi Nuon Chea và một cố vấn Khmer Đỏ cao cấp là Long Norin đã đưa ra những bằng cớ. Nuon Chea có vẻ thích thú làm trọng tâm của sự chú ý và giữ nguyên bào chữa từ lâu của mình rằng Việt Nam là nước chịu trách nhiệm cho tất cả những cái chết.
Ông cũng đã cho rằng bí danh Anh Hai của mình thì không chính xác và nó làm ông “trông có vẻ quá to lớn” và rằng chẳng ai trong những người lãnh đạo cao cấp chịu trách nhiệm về việc trục xuất người dân ra khỏi Phnom Penh hoặc các thành phố khác để biến họ thành nô lệ trong các trại lao động, như công trình sân bay trên ở Kampong Chhang.
Tuy nhiên, Nuon Chea đã tìm cách biện hộ cho chính sách này bằng cách nói rằng những thành phố đầy đĩ điếm, bợm nhậu, con bạc và những kẻ hưởng thụ chẳng khác gì thành phố Sodom trong kinh thánh, trong khi đất nước đang cần nông dân. Ông đã làm những vị sư Phật giáo đang theo dõi phiên toà phải kinh hoảng khi nói rằng Khmer Đỏ không bao giờ tìm cách loại bỏ tôn giáo, và tuyên bố rằng Khmer Đỏ qua việc thanh trừng đại trà trong đảng, đã tự phá hoại mình.
Tuy nhiên trong điểm thứ hai, ông nói thêm rằng “Một số người có thể cải tạo được trong khi những người khác thì không... cách mạng chuyên xây dựng lực lượng chứ không phá huỷ ngoại trừ những hoàn cảnh khi con người sau nhiều đợt cải tạo và xây dựng vẫn không thể cải tạo và chuyển hoá được.”
Cơ quan ECCC đã đối diện với chỉ trích mạnh mẽ trong việc điều hành những cuộc điều tra và việc bổ nhiệm nhân viên quốc tế cũng như địa phương. Nó cũng được cho là phiên toà khó khăn nhất kể từ Nuremberg. Tuy thế, bên cạnh chiếc cổng của sân bay bỏ hoang tại Kampong Chhang, Ey Sarih nói rằng toà án xứng đáng với chi phí đã dùng và ông đã sung sướng khoe những tài liệu của ECCC, giải thích về thành phần và trách nhimệ của toà án.
“Nhiều, rất nhiều người đã chết, và họ xứng đáng bị đưa ra toà,” ông nói về những bị cáo. “Giờ đây con tôi đang học tất cả những chuyện này ở trường và như thế rấtì tốt.”
Cho đến hôm nay, có hơn 100 nghìn người Cambodia đã đổ về ECCC để tận mắt chứng kiến quá trình xử án. Và còn có vô số thời gian để mọi người xem diễn tiến phiên toà - những luật sư bào chữa nói với The Diplomat rằng họ tin phiên toà hiện tại sẽ kéo dài thêm hai năm nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét