Người dịch: Minh Khôi
29-12-2011
Ông Peter Grie nói: “Các
hoạt động tình báo [sử dụng] người của Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc
thu thập thông tin lẻ tẻ từ rất nhiều người. Đây là cách làm gián điệp
kiểu Trung Quốc” .
Mặc dù Trung Quốc bị nghi ngờ đã có một
lịch sử lâu dài về hoạt động gián điệp ở Hoa Kỳ để thu thập kiến thức và
sự hiểu biết về các bí mật công nghiệp và quân sự, những năm gần đây,
người ta tin rằng chính phủ Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gián
điệp ở các nước khác ngày càng trở nên phổ biến.
Theo báo cáo thường niên năm 2009 của Ủy
ban Đánh giá Tình hình Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung, gửi tới Quốc hội
Mỹ, hoạt động gián điệp và các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc chống
lại các tổ chức kinh doanh và chính phủ Mỹ hiện là một mối quan ngại
lớn.
Bà Larry Wortzel, phó Chủ tịch Ủy ban nói rằng: “Ngoài
việc làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ, các hoạt động gián điệp trên mạng
cũng như [sử dụng] con người, giúp Trung Quốc có những đột phá trong
phát triển kinh tế, công nghệ và quân sự”.
Hoạt động tình báo của Trung Quốc
Năm 2006, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã công bố một tài liệu không phân loại trên trang web, có tựa đề “Báo cáo gửi quốc hội về các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ”.
Tài liệu đề cập đến việc Trung Quốc sử
dụng các tổ chức thương mại cho các hoạt động tình báo, nhấn mạnh rằng,
trong 20 năm qua, Trung Quốc đã “thiết lập một năng lực tình báo đáng chú ý tại Mỹ, thông qua sự hiện diện thương mại”.
Tài liệu còn cho biết, mặc dù đa số các
tổ chức thương mại Trung Quốc tại Mỹ là hợp pháp, vẫn có một số tổ chức
là bình phong cho các hoạt động thu thập tình báo, và rằng những tổ chức
thương mại này đóng một “vai trò đáng kể” trong việc tìm kiếm bí mật về
công nghệ thương mại và công nghệ độc quyền của Mỹ cho Trung Quốc.
Báo cáo của CIA nói rằng: “Mặc dù
một tổ chức thương mại có thể không tham gia trực tiếp trong việc thu
thập các thông tin/ công nghệ, nhưng có thể nó cung cấp thông tin cho
những người thu thập, cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên. Những người thu
thập thông tin chuyên nghiệp thường liên kết với một trong những đơn vị
tình báo của Trung Quốc, trong khi những người không chuyên thường thu
thập cho chính họ. Những người thu thập thông tin này vào nước Mỹ để thu
thập các thông tin nhạy cảm và/ hoặc các thông tin bị hạn chế về bí mật
[các sản phẩm, dịch vụ] độc quyền/ thương mại, họ đóng vai trò như một
người liên lạc với những người làm tình báo ở Trung Quốc”.
Nói cách khác, bản báo cáo là lời cảnh
báo tới các doanh nghiệp Mỹ, rằng, ngay cả một công ty Trung Quốc đang
làm ăn chính đáng, vẫn có thể có những người thu thập thông tin tình báo
được thuê làm việc bên trong công ty đó. Nhưng những ai đang thực sự
làm việc cho chính phủ Trung Quốc, với mục đích để có sự trao đổi bí mật
công nghệ Hoa Kỳ?
Các công ty Trung Quốc đe dọa bí mật độc quyền thương mại
Công
nghệ đó không nhất thiết chỉ là các bí mật quân sự, mà còn là những bí
mật độc quyền thương mại mà chính phủ Trung Quốc có thể tận dụng để
thiết lập một công ty mới, có thể sản xuất ra các sản phẩm y hệt, với
chi phí thấp hơn nhiều, và như vậy sẽ có giá rẻ hơn nhiều, đẩy các công
ty Mỹ ra khỏi thị trường.
Tài liệu này còn cảnh báo rằng, Hoa Kỳ
chủ yếu nhắm vào việc theo đuổi của Trung Quốc để có được các thông tin
nhạy cảm và các thông tin bị hạn chế về bí mật thương mại trong chính
phủ Mỹ, các tập đoàn tư nhân Mỹ, các viện nghiên cứu, các phòng thí
nghiệm, và những người có liên quan đến công việc nhạy cảm và những việc
hạn chế.
Với sự hiểu biết rộng rãi, cũng như
những nghi vấn về các hoạt động tình báo đó của Trung Quốc ở Mỹ, tại sao
FBI không ngăn chặn, để không xảy ra những hoạt động như thế?
Như ông Peter Grier đã nói: “Các hoạt động tình báo sử dụng con người của Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc thu thập thông tin lẻ tẻ từ rất nhiều người”.
Do chiến thuật gián điệp của Trung Quốc
như thế thường khá dè dặt, như tài liệu của CIA đã đề cập là “mang tính
đơn lẻ”, nên rất khó cho FBI để điều tra sự việc, hoặc sử dụng các công
cụ phản gián.
Năm 1996, Đạo luật Do thám Kinh tế đưa
các hành vi tham ô hoặc trộm cắp các bí mật thương mại trở thành tội ác
liên bang. Mặc dù đặc tính “dè dặt” của việc Trung Quốc có thể lợi dụng
chuyện làm ăn với Mỹ để thu thập thông tin tình báo như thế nào, nhưng
vẫn có nhiều vụ bắt giữ theo đạo luật năm 1996.
Bắt giữ theo đạo luật gián điệp kinh tế
Năm 2010, ông Chung Đông Phàm (Dongfan
Chung), cựu kỹ sư Boeing gốc Hoa, đã bị bắt và đã bị Tòa án Liên bang
Hoa Kỳ, khu miền Trung California, do đánh cắp bí mật thương mại của
Boeing, liên quan đến tên lửa Delta IV và chương trình tàu con thoi
trong không gian của Mỹ. Ông Chung đã bị tuyên án 16 năm tù và ông là
người đầu tiên bị kết án dựa theo Đạo luật Do thám Kinh tế năm 1996.
Những
thiệt hại về thông tin bị đánh cắp như thế, có khả năng nhắm vào nước
Mỹ thì gia tăng. Do đó, việc mở đầu cho đạo luật như thế và thời gian mà
ông Chung bị kết án, đánh dấu mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm
này.
Năm 2002, một báo cáo của hãng Cox lưu ý
rằng, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang sử dụng các công ty quốc
doanh để mua các thiết bị công nghệ cao của Mỹ với mục đích [phát triển]
công nghệ.
Theo báo cáo của Cox, Trung Quốc đã đánh
cắp thông tin thiết kế liên quan đến bảy loại vũ khí nhiệt tâm tối tân
nhất của Mỹ. Báo cáo nói rằng những bí mật đã bị đánh cắp này cho phép
Trung Quốc “… đẩy nhanh tiến độ thiết kế, phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân của họ”.
Có được kiến thức về những thông tin
tuyệt mật như vậy, thế hệ kế tiếp về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có
thể so sánh được với sự hữu hiệu của vũ khí nguyên tử Mỹ.
Mặc dù trái ngược với báo cáo của CIA
cho rằng, các phương pháp gián điệp trong kinh doanh của Trung Quốc là
“dè dặt và đơn lẻ về bản chất”, nhưng những vụ trộm cắp thông tin tuyệt
mật do Cox báo cáo cho thấy: “… không phải những vụ việc biệt lập,
mà là kết quả của nhiều thập niên hoạt động tình báo do Bộ An Ninh quốc
gia tiến hành, chống lại các phòng thí nghiệm vũ khí của Mỹ”.
Là quốc gia dẫn đầu trong việc phát
triển công nghệ mới, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là mục tiêu của Trung Quốc và
Nga, sử dụng nhiều phương pháp gián điệp khác nhau, nhất là chiến thuật
gián điệp mạng làm phương tiện đánh cắp thông tin công nghệ và thương
mại đã được phân loại.
Do vậy, các công ty Mỹ cần nhận biết
những thủ đoạn đó, không chỉ để bảo vệ mạng lưới và cơ sở hạ tầng, mà
còn để bảo vệ công việc làm ăn với những tập đoàn công ty và các doanh
nghiệp có vẻ “hợp pháp” từ Trung Quốc.
Những công ty này luôn là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh kinh tế và thương mại của Mỹ.
Tác giả: Bà Gabrielle Pickard là một nhà báo tự
do, viết các bài mà báo chính thống bỏ quên không viết. Bà cố gắng mang
đến cho độc giả những tin tức mà họ không bao giờ để ý là có những tin
tức đó. Bà Gabrielle Pickard có 71 bài viết đăng tải trên Top Secret
Writers.
Nguồn: Top Secret Writers
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét