Andreas Lorenz - “Phương Đông mới” thay đổi thế giới ra sao
Lời của Nhà xuất bản: Andreas Lorenz là thông tín viên của báo Spiegel từ 1982 đến 1986 ở Moscow. Năm 1988, ông đến Bắc Kinh lần đầu tiên và ngoài những việc khác đã trải qua lần chấm dứt đẫm máu của phong trào dân chủ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Con đường thông tín viên nước ngoài dẫn ông đến Warsaw năm 1991, nơi ông dõi theo sự phát triển của Ba Lan và của các quốc gia vùng Baltic sau đổi mới.
Năm
1996 ông đến Đông Nam Á và chẳng bao lâu sau đấy đã chứng kiến chính
quyền Suharto sụp đổ ở Indonesia và lực lượng Khmer Đỏ từ bỏ cuộc đấu
tranh của họ ở Campuchia. Từ năm 1999 ông trở lại sống ở Bắc Kinh và
viết cho tờ Spiegel về lần khởi dậy đầy thu hút của Trung Quốc và những
mâu thuẫn của nó cho tới cuối 2010.
Trong
quyển sách này, với kiến thức sâu sắc của mình, ông mô tả những phát
triển hết sức nhanh chóng ở Viễn Đông và phác họa nhân vật có nhiều
quyền lực nhất: Trung Quốc. Nhưng ông cũng phân tích với tầm nhìn xa
những yếu tố nào có thể cản trở sự vươn lên của châu Á: chế độ độc tài,
xung đột lãnh thổ và ô nhiễm môi trường.
Lời của người dịch: Tại
sao lại có bản dịch này? Đơn giản là mình tình cờ đọc được quyển sách
này, thấy có nhiều điều thú vị nên muốn trích dịch vài chương chia sẻ
với mọi người. Đơn giản thế thôi. Người dịch không hề nhận được sự giúp
đỡ của bất cứ ai cả, và cũng không có một thế lực nào xúi giục đâu.
Tựa
của những bài post kế tiếp theo sau đây là tựa của từng chương một
trong quyển sách này. Ba Cơ mời các bạn đón đọc tại đây hay trên
Facebook:http://www.facebook.com/bacothuquan. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.
Chương I: "Phương Đông Mới"
Lịch sử đã chấm dứt hay bây giờ nó mới thật sự bắt đầu?
Đó
là ngày Chủ Nhật, ngày 10 tháng 3 năm 1985. Tiếng nhạc trang nghiêm
vang lên trong buổi sớm mai trên đường phố của Frunse, thủ đô của nước
Cộng hòa Xô viết Kyrgyzstan, được đặt theo tên của người lãnh đạo quân
đội Mikhail Vasilyevich. Đó là dấu hiệu rõ rệt cho việc một quan chức
cấp cao đã qua đời, hoặc là ở đây trong Trung Á hoặc là ở Moscow xa xôi,
nằm cách năm giờ bay về phía Tây. Và quả thật là như vậy: người có
nhiều quyền lực nhất của Liên bang Xô viết, Konstantin Ustinovich
Chernenko, đã không qua khỏi một cơn bệnh phổi nặng. Người tổng bí thư
của Đảng Cộng sản Liên xô chỉ giữ chức vụ có 13 tháng.
Tôi
đã trải qua lần bắt đầu chấm dứt của một vương quốc rộng lớn như thế
đấy. Trong lịch sử, đó không phải là một hiện tượng mới: đế quốc suy
tàn, thành phố lớn chìm vào trong quên lãng. Ai mạnh vào ngày hôm qua
thì lại yếu vào ngày hôm nay, ai hôm nay đang sống trong một góc nhỏ thì
ngày mai lại có thể là một nhân vật quan trọng. Dịch bệnh và nạn đói,
thảm họa khí hậu và khủng hoảng kinh tế, chính trị gia bất tài và tướng
lĩnh điên rồ làm cho những quyền lực thoái trào, các quốc gia khác bước
vào vị thế đó.
Ví
dụ Trung Quốc cho thấy một vương quốc phát triển cao với trên 150 triệu
dân cư, với một hệ thống kênh tưới nước tinh vi, quan lại được đào tạo
tốt và với một hạm đội đã vươn đến tận Đông Phi trong thế kỷ 15 lại bất
thình lình tự nguyện từ giã thế giới và còn quên cả những phát minh của
chính mình như thế nào.
Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha, những kẻ đã từng kiêu hãnh thống trị thế giới –
ngày nay là những quốc gia hết sức bình thường với một núi nợ. Venice,
từng là tâm điểm của thương mại thế giới, chỉ còn là một nơi thu hút
khách du lịch. Có ai còn nhớ đến những vương quốc hùng mạnh của châu Á,
như Vương quốc Malasia Srivijaya trên Sumatra, vương quốc mà đã kiểm
soát thương mại ở Eo biển Malacca trong thế kỷ thứ 8 và đã là một trong
những trung tâm Phật giáo lớn nhất trong Đông Nam Á?
Vào
cái ngày tháng 3 năm 1985 có nhiều hậu quả đó, một đồng nghiệp người
Thụy Điển và tôi đã chuẩn bị tinh thần cho một cuộc tranh giành quyền
lực kéo dài cho người kế nhiệm Chernenko. Tuy vậy, chúng tôi vẫn cẩn
thận ngừng chuyến đi khảo sát Kyrgyzstan – và bị bất ngờ. Ngay trong
buổi tối đó, trong lúc máy bay đỗ lại trên cảng hàng không của thành phố
Ufa gần Ural, một nữ tiếp viên hàng không tóc vàng của Aeroflot rạng rỡ
nói với chúng tôi: “Chúng tôi đã có một tổng bí thư mới. Ông ấy có tên
như là Gorbunov hay sao ấy.”
“Gorbunov”
hóa ra là Mikhail Gorbachev, một quan chức ngành nông nghiệp từ
Stavropol, cho tới lúc đấy hầu như không có tiếng tăm gì. Phần còn lại
là lịch sử. Mikhail Gorbachev cải tổ Liên bang Xô viết, và chẳng bao lâu
sau đó những từ ngữ mới của hy vọng, perestroika và glasnost, cải tổ và
minh bạch, lan truyền đi khắp nước, những từ ngữ mà cũng trở thành
những từ chắp cánh ở nước ngoài. Tôi không thể nào quên được khoảng khắc
khi nhà vật lý nguyên tử và cũng là người bất đồng chính kiến Andrei
Sakharov bước ra khỏi con tàu hỏa trên sân nhà ga Kazansky ở Moscow như
một người tự do vào sáng sớm ngày 19 tháng 12 năm 1986. Không ai khác
hơn là chính tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên xô đã gọi điện và mời
ông quay trở lại – Liên bang Xô viết đã trở thành một đất nước khác.
Vài
tháng trước đó, lò phản ứng hạt nhân ở Tchernobyl đã nổ tung. Thảm họa
đấy được xem như biểu tượng cho tính dễ vỡ của đất nước này và cho tính
bất lực không thể phản ứng nhanh chóng được của nó. Lời đe dọa của người
Mỹ, chạy đua vũ trang với những kế hoạch chiến tranh trong vũ trụ để
đẩy người Xô viết vào tình trạng phá sản, xói mòn lòng tự tin của họ.
Cuộc chiến ở Afganistan làm cho họ kiệt quệ, tham nhũng làm cho họ yếu
đi. Cường quốc thế giới tan rã.
Ngày
nay, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kyrgyzstan có tên là
Kyrgyzstan. Thủ đô không còn mang tên Frunse mà là Bishkek. Đất nước tuy
lao đao trong khủng hoảng nhưng độc lập, công dân của nó được phép đi
bầu – một nền dân chủ còn trong trứng nước. Người Mỹ cũng có ở đây nữa,
với một căn cứ không quân ở cảng hàng không quốc tế Manas.
Bức
màn sắt rơi xuống, những nhà Xã hội chủ nghĩa Thống nhất của CHDC Đức
biến mất cùng với An ninh Quốc gia và những món ăn phụ cốt làm cho no.
Nhà độc tài Romania cuồng vĩ Nicolae Ceauşescu và Elena vợ của ông ấy đã
kết liễu trong vũng bùn trên sân của một trại lính vào Giáng Sinh 1989 –
bị những người cầm quyền mới bắn chết. Cuộc Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Đối
với nhà chính trị học người Mỹ Francis Fukuyana, điều đấy giống như
“Chấm dứt lịch sử”, như ông đã gọi quyển sách xuất bản năm 1992 của ông
như vậy. Sự tan rã của Liên bang Xô viết, ông lý luận, đã chứng tỏ rằng
mô hình của nền dân chủ tự do phương Tây không có cạnh tranh trên khắp
thế giới.[1]
Hai
mươi năm sau đấy, tình hình không còn rõ ràng như thế nữa. Dường như là
lịch sử lại bắt đầu mới. Vì ở Viễn Đông có một quyền lực đang lớn lên,
một quyền lực mà trong những phần rộng lớn là phi dân chủ nhưng mặc dù
vậy sẽ quyết định cuộc sống của chúng ta. Đó là một quyền lực đầy quyến
rũ và đồng thời cũng không lường trước được: châu Á.
“Một
ngày nào đó, châu Á sẽ đảo lộn thế giới, không một thứ gì sẽ còn như nó
đang là. Hàng tỉ người bước vào hiện đại, hàng trăm triệu người sẽ được
giải thoát khỏi móng vuốt của sự nghèo đói”, Kishore Mahbubani tiên
đoán, trước đây là Permanent Secretary của Bộ Ngoại giao Singapore. Quá
trình này đi cùng với “sự giải phóng tư tưởng con người”. Thế giới không
phải đã đi đến ‘chấm dứt lịch sử’, như Fukuyama tiên đoán, mà là đến
‘chấm dứt kỷ nguyên thống trị của phương Tây trong lịch sử thế giới”.[2]
Châu
Á năng động, người sống ở đây nhiều không thể tưởng được, nó có nhiều
tiền tới mức ảnh hưởng của nó tăng liên tục – ở châu Phi, châu Mỹ La
tinh hay ở châu Âu, trong những ủy ban quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế
hay Liên Hiệp Quốc.
Nhưng:
cùng với sự lớn mạnh của châu lục đã hình thành những mối bất an mới,
thế giới không hòa bình hơn. Có những mối nguy hiểm đang đe dọa từ châu Á
vì
- Đã bắt đầu một cuộc chạy đua vì nguyên liệu, những nguyên liệu phải nuôi dưỡng cho sự thăng tiến của châu Á;
-
thay vì giải quyết mâu thuẫn ở bên cạnh bàn thương lượng, những chính
phủ có tinh thần chủ nghĩa dân tộc đã cổ vũ cho những cuộc tranh chấp về
đường hàng hải, đảo và biên giới mà có thể dẫn đến một cuộc chiến
tranh;
- quân đội nhiều nước châu Á đang tăng cường vũ trang mạnh;
- những kẻ thống trị không lường trước được ở Triều Tiên đang ngồi trên quả bom nguyên tử;
-
thống trị ở Trung Quốc, đất nước mạnh nhất châu Á, là một đảng mà không
biết được rằng liệu đảng này có khả năng giải quyết một cách hòa bình
các xung đột xã hội đang tăng lên hay không;
-
môi trường châu Á bị ô nhiễm nhiều đến mức có thể là hàng trăm nghìn
người sẽ lên đường đi tìm nước sạch và không khí sạch mà trong lúc đó
không hề quan tâm đến đường biên giới quốc gia;
-
ngày càng có nhiều người chen chúc nhau quanh những nguồn nước ngày
càng ít đi. Khi các con sông băng của Himalaja tan chảy, mạch sống của
hàng triệu người có nguy cơ bị khô cạn.
(còn tiếp)
______________________
[1] Francis Fukuyama: “The End of History and the Last Man”, Free Press, New York, 1992
[2] Kishore Mahbubani: The New Asian Hemisphere”, Public Affairs, New York, 2008-Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á --Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 2)
Andreas Lorenz
Ba Cơ dịch
Ba Cơ dịch
Ngôi sao mới trên bầu trời
Con
lắc đang dao động từ phương Tây về phương Đông mà không thể ngăn lại
được. Sau khi khối Đông Âu tan rã đã xảy ra một sự việc khủng khiếp. Tổ
chức khủng bố al-Qaida tấn công hai chiếc tháp của World Trade Center ở
New York và Ngũ Giác Đài ở Washington vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, gần
3000 người chết. Chính phủ Mỹ trả lời bằng những cuộc không kích
Afghanistan và cuộc chiến tranh chống Saddam Hussein ở Iraq.
Kể
từ lúc đấy, USA, kẻ chiến thắng trong cuộc chạy đua quân sự và ý thức
hệ với Liên bang Xô viết, trong mắt của nhiều người ở châu Á và phần còn
lại của thế giới, đã đánh mất chức năng gương mẫu như là đất nước của
tự do và dân chủ. Trước đó, họ đã thường hành xử không được lịch sự cho
lắm. Nhân danh tự do, họ đã tàn phá nhiều phần rộng lớn của Việt Nam hay
cùng kích động một cuộc đảo chính ở Chile năm 1973 để lật đổ tổng thống
cánh tả lúc đó là Salvador Allende.
Thật
ra thì những lỗi lầm của quá khứ không cần phải được lập lại, nhưng sau
9/11 cường quốc thế giới giận quá mất khôn. Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Colin Powell trình ra cho Hội đồng Bảo an LHQ những bằng chứng cho
sự tồn tại của vũ khí hủy diệt hàng loạt trong Iraq – những cái sau này
lộ ra là giả. Và mặc dù không có bằng chứng cho việc Iraq là căn cứ của
al-Qaida, quân đội Mỹ vẫn tấn công đất nước này.
Washington
sau đó đứng trên thế giới như là một kẻ nói dối, giải thích khác đi mục
đích của hành động quân sự: nền dân chủ cần phải được thiết lập ở Iraq.
Nhưng vì mục tiêu của họ, xuất khẩu những giá trị của “phương Tây”, mà
người Mỹ lại triệt tiêu chính những giá trị đó: họ tra tấn tù nhân trong
trại giam Abu Ghraib ở Bagdad và ở những nơi khác. Với vùng đất
Guantánamo lọt giữa Cuba, họ đã tạo nên một nơi mà trong đó luật pháp
không còn có giá trị gì nữa. CIA thiết lập, ngoài những nơi khác là ở Ba
Lan, những nhà tù bí mật mà trong đó họ đã ép cung những người bị họ
bắt cóc.
Tiếp
theo thảm họa chính trị của một cường quốc là thảm họa về kinh tế: ngân
hàng Mỹ với chính sách cho vay mang nhiều rủi ro và những sản phẩm đầu
tư đáng ngờ đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên khắp thế giới.
Nhiều công ty tài chính Mỹ như Lehman Brothers và hãng bảo hiểm AIG
khánh kiệt, gã khổng lồ về ô tô General Motors tuyên bố phá sản. Gần
mười hai nghìn tỉ USD đã tan biến vào trong không khí, theo ước tính của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Người đóng thuế khắp nơi trên thế giới đã
phải vào cuộc để cứu các công ty tài chính đang suy yếu và ngăn chận
không cho nền kinh tế thế giới suy sụp hoàn toàn.
Đồng
thời, một ngôi sao mới đã mọc lên ở phương Đông: châu Á. Cuộc khủng
hoảng đã không gây thiệt hại nhiều cho Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc
gia châu Á khác – còn ngược lại: sức mạnh kinh tế của họ cứ tăng lên và
tăng lên. Năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính dường như đã xác nhận
tất cả các tiên đoán, rằng chẳng bao lâu nữa thế giới sẽ là một thế giới
khác.
Thời
gian vừa qua, người ta ngày càng nhận thức rằng USA sẽ không còn là
cường quốc dẫn đầu đơn độc nữa. “Cuộc khủng hoảng kinh tế là một biểu
tượng cho sự dịch chuyển của trung tâm trọng trường thế giới từ Đại Tây
Dương sang Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, cựu bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Mỹ Henry Kissinger nói. Ông ấy thêm vào đó, nửa đùa cợt: Ấn Độ và Trung
Quốc có thể giúp Mỹ đang suy yếu về kinh tế với một kế hoạch Marshall –
như USA đã vực châu Âu bị tàn phá dậy sau Đệ nhị Thế chiến.[3]
Nhiều
người châu Âu dần dần hiểu ra rằng châu lục cổ xưa của họ sẽ không còn
đóng vai trò nào lớn lao trong tương lai nữa. Giấc mơ về “thế kỷ châu
Âu” dường như đã kết thúc trước khi nó thật sự bắt đầu. Ngay từ bây giờ
đã lan truyền những kịch bản, rằng đến một ngày nào đó châu Âu sẽ biến
thành một viện bảo tàng to lớn – với những phong cảnh đẹp và những ngôi
nhà thời Trung cổ. Châu Âu, như nhà chính trị học người Bulgaria Ivan
Krastev nói, giống như “một thế lực đã về hưu” – thông thái, nhưng thụ
động, thịnh vượng, nhưng nhân nhượng. EU tránh né rủi ro, là “một thế
lực chẳng ở đây mà cũng không ở kia”, người Bulgaria nói. Phát triển
nhân khẩu góp thêm phần của nó vào trong đấy: châu Âu ngày một già
đi.[4]
Với
những thành công về mặt kinh tế của mình, châu Á cũng phát triển lực
thu hút về mặt chính trị. Ví dụ như sau cuộc Cách mạng Hoa lài ở Bắc Phi
và Cận Đông năm 2011, người Ai Cập nhìn về Indonesia, nước cũng chịu
nhiều ảnh hưởng của Islam và đã thành công trong việc dân chủ hóa sau
khi lật đổ nhà độc tài Haji Mohamed Suharto. Viễn Đông có thể là gương
mẫu cho Bắc Phi hay không?
Ở
châu Âu và USA lại có những nhà chính trị và giám đốc nào đó liếc mắt
ưa thích các hệ thống độc tài của những quốc gia châu Á như Trung Quốc
hay Singapore. Ở đấy, họ nói, tất cả đều hoạt động tốt hơn và có hiệu
quả hơn là trong châu Âu xưa cũ. Nước Cộng hòa Nhân dân có phải là mô
hình có hiệu quả hơn không?
Trung
Quốc – và Nga – có thể là mô hình đối trọng với những nền dân chủ tự do
hay không, những nền dân chủ được nhiều chính phủ cảm nhận là quá gia
trưởng? Giáo sư chính trị người Israel Azar Gat cho rằng chiến thắng của
nền dân chủ trên thế giới hoàn toàn không phải là một việc chắc chắn:
“Ngày nay, Trung Quốc tư bản phi dân chủ đưa ra không những một chính
sách không can thiệp mà cả một chính sách của hỗ trợ quyền độc lập quốc
gia, của những giá trị của một nhóm và của sự đa nguyên ý thức hệ trong
hệ thống quốc tế. Điều đấy là một điều thu hút không những cho các chính
phủ mà cả cho người dân nữa, vì nó là một sự lựa chọn khác với USA và
sự thống trị của phương Tây, cũng như là một lực đối chọi lại với những
thế lực toàn cầu hóa mù quáng, quét sạch đi tất cả.” “Chiến thắng cuối
cùng của dân chủ”, Gat lo ngại, “hoàn toàn không phải là điều đã được
định trước.”[5]
Đồng
thời, đối với nhiều người trong châu Âu và châu Mỹ, Viễn Đông là một
cái gì đó đáng sợ. Họ lo sợ những gã khổng lồ châu Á mới với một lực
lượng lao động rẻ tiền dường như là vô tận, với những tập đoàn có va li
đầy tiền mà họ dùng chúng để tài trợ cho tiêu dùng ở Mỹ. Họ lo sợ về
việc làm của họ, về tính ổn định, về sự an toàn của họ.
Hiện
giờ Trung Quốc đang cố gắng tự củng cố lấy chính mình với một sự tự tin
mới. Trung Quốc tuyên bố muốn cải tổ hệ thống tài chính quốc tế, và
ngày càng hay chơi lá bài quyền lực chính trị của mình. Như khách quốc
gia được nhắc nhở trước, rằng đừng nên đề cập đến nhân quyền nếu như họ
muốn tiếp tục có quan hệ tốt đẹp. Thông qua “Tổ chức Hợp tác Thượng hải”
(SCO) ngay từ bây giờ Bắc Kinh đã phổ biến sự thông hiểu riêng của mình
về đúng và sai trong số hàng triệu người ở Trung Á.
Nhà
chính trị học người Anh Martin Jacques trong quyển sách “When China
Rules the World” của ông ấy cho rằng sự vươn lên của Trung Quốc chỉ
riêng vì độ lớn của nó thôi là đã không thể nào ngăn cản được. Lực hút
của nó “trong tương lai sẽ tăng theo hàm mũ. Khối đồ sộ Trung Quốc sẽ
bắt buộc phần còn lại của thế giới thích nghi với cách Trung Quốc để cho
mọi việc diễn ra.”[6] Ví dụ như với thặng dư ngoại tệ của mình, đất
nước này mua công trái nhà nước và qua đó lấp đầy những lỗ hổng trong
ngân sách của các nước châu Âu. Chính phủ nào sẽ chống cự lại với Đảng
Cộng sản khi sự sung túc hay thiếu hụt tài chính của họ phụ thuộc vào nó
một phần lớn?
Thế
giới được tạo ra sau Đệ nhị Thế chiến là thế giới của ngày hôm qua.
Nhưng con người cần phải phản ứng trước “phương Đông Mới” như thế nào?
Người ta cần phải đối xử với một gã khổng lồ như Trung Quốc ra sao?
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một cuộc trao đổi với nguyên thủ
tướng Úc Kevin Rudd đã tóm gọn điều đấy bằng một câu hỏi: “Anh nói không
úp mở với ngân hàng của anh như thế nào?”[7] Bà muốn ám chỉ rằng Bắc
Kinh là người mua tín phiếu và công trái Mỹ nhiều nhất – và qua đó mà
tài trợ cho thâm hụt Mỹ. Và anh không nên chọc giận kẻ đang ngồi trên
quỹ tiền của anh. Cộng đồng quốc tế sẽ ra sao khi Trung Quốc hay Ấn Độ
quyết định các điều luật? Các chế độ chuyên quyền và giả dân chủ ở châu
Á, trước hết là Trung Quốc, có thật sự là mô hình cho những quốc gia
khác hay không?
Quyển
sách này muốn góp phần mang nét thu hút của châu Á cũng như những mặt
tối của nó lại gần hơn. Một phần lớn tập trung vào Trung Quốc, vì Trung
Quốc là động cơ của sự thăng tiến châu Á.
Nó
không xem xét đến những nước của Cận và Trung Đông như Israel hay Iran,
cũng không xem xét đến các quốc gia ở Thái Bình Dương như Úc và New
Zealand. Tôi tập trung vào một vài ví dụ và những phát triển mới ở Nam
Á, Đông Nam Á và Đông Á.
Tôi
đã sống trên châu lục đầy quyến rũ này từ lâu. Kinh nghiệm và trải
nghiệm trong nhiều nước ở đấy được mang vào trong quyển sách này. Cộng
thêm vào đó, sách, nhật báo, tạp chí và những nghiên cứu cũng là nguồn.
Thêm nữa là các trao đổi với đồng nghiệp, chuyên gia và chính khách – và
với người dân châu Á.
[1] Francis Fukuyama: “The End of History and the Last Man”, Free Press, New York, 1992
[2] Kishore Mahbubani: The New Asian Hemisphere”, Public Affairs, New York, 2008
[3] Trong truyền hình Ấn Độ NDTV, 19/11/2008 http://www.youtube.com/watch?v=YBW4BwikJOk
[4] Ivan Krastev: “A retired Power”, The American Interest, July-August 2010
[5]
Azar Gat, David Deudney, G. John Ikenberg, Ronald Inglehart, Christian
Welzel: “Which Way is History Marching? Debating the Authoritarian
Revival”, Foreign Affairs, July-August 2009
[6] Martin Jackes: “When China Rules the World”, Allen Lane, Penguin Group, London 2009
[7] Wikileaks, 28/03/2009, tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, “Secretary of State:(u), Secretary Clinton, March 24, 2009
Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 3)
Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 3)
Andreas Lorenz
Ba Cơ dịch
Ba Cơ dịch
Chương II: Về đạo Khổng và tham nhũng, dân chủ và trịch thượng
Bí quyết thành công của châu Á
Quảng
trường Thiên An Môn có một sức thu hút đặc biệt đối với tôi – cũng như
đối với hàng triệu khách du lịch Trung Quốc mà cái diện tích rộng lớn đó
trong trung tâm của Bắc Kinh đã thuộc vào trong chương trình nhất định
phải tham quan: nó là trái tim tượng trưng của Trung Quốc. Thế nhưng đạn
đã bay rít trên đầu tôi ở đấy vào chiều tối ngày 3 tháng 6 năm 1989.
Cùng với hàng chục người biểu tình, tôi tìm nơi ẩn nấp ở phía sau của
một trong số những con sư tử đá trước lực lượng quân đội đang bắn gục
phong trào dân chủ của Trung Quốc. Một hàng giậu cháy bừng bừng ngay bên
cạnh chúng tôi. Tài xế xích lô chở những người bị thương đang la hét
vào các bệnh viện ở gần đấy.
Tôi
còn nhớ là vào cuối những năm 80, Đảng đã đặt một bức ảnh của người
thành lập nền cộng hòa, Tôn Dật Tiên, trên quảng trường vào những ngày
lễ, bên cạnh ảnh của Mao Trạch Đông, Karl Marx, Friedrich Engels – và
còn cả của Josef Stalin nữa. Ngày nay, Tôn Dật Tiên vẫn còn xuất hiện.
Mao Trạch Đông vẫn còn được tiếp tục treo trên cổng vào Cấm Thành. Các
ngài khác hiện đã ở lại trong hầm. Năm 2011 một nhân vật quan trọng nữa
được thêm vào: Trước Viện bảo tàng Quốc gia là tượng của triết gia Trung
Quốc Khổng Tử, người đã sống từ 551 đến 479 TCN.
Tháng
4 năm 2011, công nhân mang nó vào trong sân của Viện bảo tàng, nơi nó
không còn đập ngay vào mắt nữa. Thế nào đi nữa: Khổng Tử vẫn còn ở gần
Mao. Nhưng không phải là chính người này đã khởi động một chiến dịch
“phê bình Khổng Tử” trong những năm 70 và đã lên án ông ấy như là một
nhà tư tưởng phong kiến để xua đuổi vĩnh viễn các tác phẩm của ông ấy ra
khỏi đầu của người dân hay sao? Những việc này làm sao mà hợp với nhau
được?
Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã lôi Khổng Tử ra khỏi sự chìm đắm, như hình ảnh
tượng trưng cho một triết học nhà nước của quốc gia mà họ dựa vào đấy để
củng cố cho tính hợp pháp của sự thống trị của họ. Nhà nước là hài hòa
và ổn định, Khổng Tử nói, khi giới tinh hoa của nó ứng xử hợp với luân
thường đạo lý và có đạo đức, là gương mẫu và chú ý đến những nguyên tắc
ứng xử nhất định. “Phẩm hạnh của người cai trị là phẩm hạnh của ngọn
gió, phẩm hạnh của người dân là phẩm hạnh của ngọn cỏ, khi gió thổi thì
ngọn cỏ uốn cong mình”, Khổng Tử cho là như vậy.
Ngày
nay, khi các nhà cai trị ở Bắc Kinh giải thích thành công của Trung
Quốc, họ dẫn ra chính sự pha trộn đặc biệt này từ đạo Khổng, Marx, thị
trường và Mao. Lần vươn lên của đất nước, họ lý luận như vậy, không chỉ
dựa trên thành công về kinh tế mà còn trên một thực tế cộng đồng được họ
gọi là “Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”.
Trong
những cuộc trao đổi của tôi với các quan chức và người dân bình thường
của Trung Quốc về hệ thống chính trị của đất nước họ, hầu như lúc nào
rồi cũng đi đến một điểm mà họ thở dài: “Ôi, Trung Quốc rộng lớn lắm.”
Rồi tiếp theo sau đó thường là một liệt kê của tất cả các vấn đề làm cho
Trung Quốc khác với những nước khác: có quá nhiều người sống trong một
không gian chật chội, nhiều người trong số đó ít học. Vì thế mà điều
quan trọng là mang lại cho tất cả mọi người một mái nhà che mưa nắng và
bát cơm hàng ngày, hơn là cho phép có một hệ thống dân chủ. Những cải tổ
dân chủ, họ đều nói giống nhau, là nguy hiểm: chúng có thể gây ra hỗn
loạn, một làn sóng khổng lồ của những người tị nạn có thể rồi sẽ tràn
qua các quốc gia láng giềng và gây nguy hại đến thịnh vượng.
Kết
luận: chiếc chìa khóa dẫn đến thịnh vượng và sự thăng tiến hòa bình của
Trung Quốc, đến hài hòa và ổn định, vì thế không phải là tam quyền phân
lập, tự do báo chí hay một nền tư pháp độc lập, mà là sự thống trị của
ĐCS.
Sự
thăng tiến về kinh tế của Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 70, khi
ĐCS từ giã mô hình của những hợp tác xã nhân dân, kinh tế kế hoạch tuyệt
đối, của cuộc đấu tranh giai cấp liên tục và, chậm chạp nhưng liên tục,
lại cho phép có kinh doanh tư nhân. Qua đó, hàng triệu người nông dân
đã có thể dùng chính bàn tay của mình để tự giải phóng họ ra khỏi sự
nghèo khổ, các nhà máy quốc doanh đã từng hư nát được tư nhân hóa một
phần và bắt đầu hoạt động có lãi. Trong những năm 80 và 90, nhiều tỉnh
đã thành lập những vùng kinh tế đặc biệt mà trong đó doanh nghiệp nước
ngoài được phép sản xuất hàng hóa của họ một cách rẻ tiền và được hưởng
ưu đãi về thuế, không có sự kiểm tra của công đoàn và thường là với đối
tác Trung Quốc. Chỉ riêng trong năm 2010, doanh nghiệp nước ngoài đã đầu
tư tròn 106 tỉ dollar, nhiều hơn năm trước đó 17%.[1]
Uốn
mình như ngọn tre trước gió không chỉ là nhân dân mà cả ĐCS nữa. Đảng
đã quẳng đi những phần quan trọng trong ý thức hệ của họ và chẳng bao
lâu sau đó xuất hiện một cách hoàn toàn khác với những gì mà người Âu và
người Mỹ đã quen thuộc từ giới cán bộ ù lì của khối Đông Âu cũ: cởi mở
với thế giới và hiện đại, trong bộ com lê Armani hay bộ quần áo Chanel.
Thế hệ mới của giới quan chức ĐCS đã học tại những trường đại học danh
tiếng của Mỹ, Anh hay Đức và đi họp đảng bằng xe Audi hay Mercedes. Chủ
nghĩa Cộng sản, những người lãnh đạo của họ nói, không phải đã bị bỏ đi.
Đến một lúc nào đó nó sẽ được thực hiện, chỉ là không phải bây giờ.
Tuy
vậy, ở phía sau sắc mạo của sự cởi mở với thế giới, các nguyên tắc Lê
nin xưa cũ vẫn còn có hiệu lực: không được phép tiết lộ chuyện nội bộ
của Đảng ra ngoài và ĐCS kiểm soát nhân lực của Công ty cổ phần Trung
Quốc.
Câu
chuyện thành công của Trung Quốc làm cho thế giới bối rối. Nó đặt dấu
hỏi lên niềm tin của người Mỹ và người Âu, những người kết nối tiến bộ
kinh tế với những hình thức chính phủ dân chủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008 để cho lời biện bạch dựa trên “văn hóa Khổng Tử” của những
chính phủ độc tài có khả năng tiếp tục được phô diễn. Lực thu hút của
một hệ thống mà trong đó giới tinh hoa dựa trên đạo đức truyền thống để
lo lắng cho người dân giống như một người cha nghiêm khắc dường như
không hề bị gián đoạn. Nước Mỹ thì ngược lại, đất nước đang vất vả với
những cải cách, ví dụ như cải cách hệ thống y tế, và sống bằng vay mượn,
đã đánh mất chức năng dẫn đầu của mình.
Cuộc đấu tranh của các tư tưởng
Chậm
nhất là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chính khách và khoa học
gia bắt đầu thảo luận về cái được gọi là Đồng thuận Bắc Kinh và Đồng
thuận Washington. Trung Quốc đã phát triển một hệ thống có thể “thịnh
vượng mà không cần đến những giá trị và chuẩn mực của Chủ nghĩa Tự do
phương Tây”, như giáo sư người Mỹ Stefan Halper đã nói, người hết sức
quan tâm đến cuộc tranh luận này. “Đồng thuận Bắc Kinh” đã gây ra một
cuộc cạnh tranh ý thức hệ trên toàn thế giới. “Sức thu hút đang tăng lên
của mô hình chính phủ Trung Quốc làm giảm đi sức thu hút đấy của phương
Tây”, Halper suy luận, nó khiến cho “ý tưởng của chúng ta về xã hội và
chính phủ kém quan trọng đi”.[2] Halper nhìn thấy một “cuộc đấu tranh
của các tư tưởng” trên toàn thế giới, cái cũng hiện diện trong chính
sách ngoại giao. Tức là: Trung Quốc quan hệ theo một chính sách thuần
túy vì lợi ích và giao dịch với những nước khác mà không cần có điều
kiện tiên quyết.
Cái
được gọi là Đồng thuận Washington đứng ngược lại. Nó phản ánh ngoài
những nơi khác là qua chính sách của những tổ chức do USA và châu Âu
chiếm ưu thế như Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), những
tổ chức liên kết các chương trình giúp đỡ và tài trợ của họ với những
điều kiện chính trị nhất định. Ngân hàng thế giới yêu cầu các chính phủ
hỏi vay phải minh bạch, đấu thầu công khai và quản lý tiền bạc một cách
hợp lý. Trong những chương trình cứu trợ, IMF lại yêu cầu phải tiết kiệm
nhiều hơn, cải tổ hệ thống thuế và chi nhiều tiền hơn nữa cho đào tạo
và y tế.
Thuộc
bài bản của các quốc gia phương Tây trong những năm vừa qua đặc biệt là
trừng phạt các chính phủ độc tài, như ở Triều Tiên, Zimbabwe hay
Myanmar. Tuy vậy, họ lại đặt ra hai thước đo: tại các quốc gia quan
trọng về mặt chiến lược như Ả Rập Saudi, Ai Cập, Jordan hay Pakistan,
người Mỹ cũng như người Âu đều nhắm mắt trước những vi phạm nhân quyền
rõ rệt và trước một giới lãnh đạo vô cùng phi dân chủ. Vì thế mà đúng là
họ phải gánh chịu lời lên án về một đạo đức nước đôi. Các thước đo được
đặt xuống một cách hoàn toàn khác nhau này được quan sát chăm chú ở
châu Á và nhiều lần đã được đánh giá như là bằng chứng cho việc rằng các
yêu cầu phải coi trọng nhân quyền và lời kêu gọi tôn trọng các giá trị
chung chỉ là một vũ khí trong cuộc tranh giành thị trường và quyền thống
trị.
“Các
anh đến đây trên những con ngựa cao của các anh như những người hiệp sĩ
da trắng, phi ngựa, phi ngựa, và tin là phải giải phóng các dân tộc
nghèo khổ ra khỏi những người lãnh đạo xấu xa của họ. Thật ra thì dưới
lớp vỏ bọc dân chủ và nhân quyền, các anh chỉ theo đuổi những lợi ích
ích kỷ của các anh mà thôi. Chúng tôi nhìn thấu được đạo đức nước đôi
của các anh”, người trước đây là Permanent Secretary của Bộ Ngoại giao
Singapore, Kishore Mahbubani, khiển trách.[3]
Niềm
mong muốn được tôn trọng và công nhận nhiều hơn, không có những lời
giảng dạy về ưu thế của hệ thống riêng của mình, phổ biến rộng khắp ở
châu Á. Người dân của nó phản ứng rất nhạy trước sự kiêu ngạo và thái độ
thầy giáo của phương Tây. Một nhà môi giới đầu tư người Trung Quốc, học
trung học ở Anh Quốc, đại học ở USA, mô tả cảm tính đấy qua một ví dụ:
ông ấy tường thuật về số phận của mẹ ông, sinh ra ở Malaysia, được một
chiếc tàu của Mỹ cứu thoát khi thuyền của bà chìm, nhưng vì là người
châu Á – khác với những người Âu và Mỹ cùng cảnh ngộ – nên những người
cứu bà đã không cho phép bà xuống dưới boong tàu vào trong phòng. Điều
đấy, ông ấy nói, không bao giờ được phép tái diễn với người châu Á
nữa.[4]
Trung Quốc chinh phục châu Phi và giới tỷ phú
Trong
những năm vừa qua, sức mạnh kinh tế mới đã mang lại cho Trung Quốc
nhiều sự tôn trọng và thanh thế hơn: trước hết là ở châu Phi và châu Mỹ
La tinh, Trung Quốc đã thành công trong việc gắn kết những mối quan hệ
chặt chẽ. Công ty nhà nước và ngân hàng Trung Quốc chào mời những điều
kiện kinh doanh tốt mà không cần đáp trả đáng kể. Thuộc vào trong số đó
là xóa nợ, cho vay thuận lợi, thời hạn dài. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu
thuộc nhà nước Trung Quốc hứa hẹn cho người Phi vay trong năm 2007 tổng
cộng là 20 tỉ dollar cho ba năm – bằng tất cả những người cho vay khác
cộng lại. Năm 2009 và 2010, Bắc Kinh cho các nước đang phát triển vay ít
nhất là 110 tỉ dollar – và qua đó đã bắt kịp Ngân hàng Thế giới.[5]
Không
một ai mô tả sự phát triển này sinh động hơn tổng thống Senegal,
Abdoulaye Wade. “Châu lục của chúng tôi đang cần kíp phải xây hạ tầng cơ
sở, bảo đảm năng lượng giá rẻ và đào tạo con người của chúng tôi. Trong
nhiều quốc gia châu Phi, giới lãnh đạo đang cố gắng củng cố tăng trưởng
kinh tế vững chắc theo một phương cách bền vững … Phương cách Trung
Quốc tiếp cận với các nhu cầu của chúng tôi đơn giản là phù hợp tốt hơn
phương pháp chậm chạp và đôi khi mang tính khinh rẻ hậu thực dân của các
nhà đầu tư, tổ chức cho vay và tổ chức phi chính phủ châu Âu. Mô hình
Trung Quốc, thúc đẩy một phát triển kinh tế nhanh chóng, dạy cho châu
Phi rất nhiều điều.”
Wade
tiếp tục công kích: “Tôi đã nhận ra rằng một hiệp định, cái mà với Ngân
hàng Thế giới phải cần đến năm năm cho thảo luận, thương lượng và chữ
ký, thì chỉ cần có ba tháng khi chúng tôi làm việc với các cơ quan Trung
Quốc. Tôi tin tưởng vững chắc vào những hình thức chính phủ tốt và sự
thống trị của luật pháp. Nhưng khi quan liêu và tệ nạn giấy tờ vô lý
giới hạn khả năng hành động của chúng tôi – và khi cái nghèo vẫn tiếp
tục tồn tại, trong khi các quan chức quốc tế cứ tiếp tục đạp phanh –,
thì các nhà lãnh đạo châu Phi có trách nhiệm phải quyết định chọn những
giải pháp đơn giản hơn.”
Wade
ca ngợi một cuộc gặp gỡ với người đứng đầu nhà nước và Đảng Trung Quốc
Hồ Cẩm Đào ở Đức năm 2007: “Tại lần trao đổi kéo dài một giờ đồng hồ của
tôi với chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong một phòng làm việc ở khách sạn của
tôi trong Berlin vào lúc … Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Heiligendamm, tôi
đã đạt được nhiều điều hơn là trong toàn bộ lần gặp gỡ có tổ chức của
những người lãnh đạo thế giới trong Hội nghị thượng đỉnh …”
Và
ngoài ra thì người châu Á cũng “linh động hơn” – và rẻ tiền hơn. Với
giá tiền của một chiếc ô tô châu Âu, người ta có thể có được hai chiếc ô
tô Trung Quốc. “Giá cả và chất lượng của hàng hóa từ châu Á không để
cho các chính phủ châu Phi có sự lựa chọn nào khác hơn là mua các sản
phẩm Trung Quốc, Ấn Độ và Malasia”, theo Wade.[6]
Ủng
hộ cho mô hình Trung Quốc là sự thất bại của thế giới phương Tây ở châu
Phi: mặc dù hàng tỉ dollar và euro đã chảy vào lục địa châu Phi trong
những năm qua, tình hình ở đấy không được cải thiện nhiều cho lắm.
“Chính sách phát triển của chúng ta thế nào đi chăng nữa thì cũng không
dẫn đến việc những con hổ tự lập thành hình ở đấy như ở Đông Nam Á.”
Rupert Neudeck nói, người thành lập huyền thoại của tổ chức cứu trợ Cap
Anamur. “Người Trung Quốc làm đúng cái mà chúng ta đã không thành công
trong 50 năm qua: họ góp phần làm tăng sức mạnh kinh tế của châu lục. Và
điều đó bằng cách là họ chỉ kinh doanh đơn thuần mà thôi.”[7]
Không
chỉ chính khách châu Phi có ấn tượng về người Trung Quốc. Tỷ phú Mỹ
George Soros, người với tài sản của mình đã đầu cơ đẩy cả nhiều nước đến
bờ vực của sự phá sản và bây giờ trợ giúp cho nền dân chủ ở khắp nơi
trên thế giới như người làm việc thiện, còn đi đến mức tuyên bố rằng
Trung Quốc không những có “một nền kinh tế sống động hơn mà còn có cả
một hệ thống chính trị hoạt động tốt hơn là Hoa Kỳ”. Vì thế mà có “một
sự chuyển đổi nhanh chóng lạ thường về quyền lực và ảnh hưởng từ USA
sang Trung Quốc”.[8]
Thành
công của Trung Quốc có thể quyến rũ tới mức nào, điều đấy bộc lộ qua
việc ngay đến cả những người của Đảng Dân chủ cũng bất chợt long lanh
mắt khi họ nói về Trung Quốc của ngày hôm nay. Nhà báo nổi tiếng của Mỹ
Thomas L. Friedman, nổi nóng về những cuộc tranh cãi kéo dài về cải cách
y tế và biến đổi khí hậu trong Quốc hội Mỹ, đã đi đến kết luận: “Chỉ có
một việc tệ hại hơn chuyên quyền độc đảng, và đó là dân chủ độc đảng,
cái mà chúng ta đang có ở Mỹ”. Một chế độ chuyên quyền độc đảng chắc
chắn là có những nhược điểm của nó, ông ấy thừa nhận. “Nhưng khi nó được
lãnh đạo bởi một nhóm người minh mẫn thích đáng, như ngày nay ở Trung
Quốc, thì nó cũng có thể có những ưu thế lớn.”[9]
Liệu
giới lãnh đạo Trung Quốc có thật sự “thích đáng” và “minh mẫn” hay
không, như Friedman nói, thì còn phải làm cho rõ. Chỉ chắc chắn là, ngay
cả người Nga, những người đã thất bại một cách hoành tráng với mô hình
cộng sản của họ, cũng bất thình lình tìm thấy điều tốt ở những người
nguyên là địch thủ ý thức hệ của họ. Mặc dù họ đã du nhập chủ nghĩa tư
bản, họ còn xa mới thành công được như người Trung Quốc. Năm 2009, trong
khi nền kinh tế Trung Quốc leo cao thêm 9,2 phần trăm thì nền kinh tế
của nước Nga đã sụt mất 7,9 phần trăm. Một chỉ thị khác cho tình trạng
bất ổn của Nga là việc người dân ở Trung Quốc ngày càng thọ hơn, người
Nga thì ngược lại càng chết sớm hơn. Đàn ông Nga chỉ có tuổi thọ trung
bình là tròn 60. Các nhà y học người Nga và người Anh cho rằng nguyên
nhân đặc biệt là do uống quá nhiều rượu.
Vì
thế mà Thủ tướng Nga Vladimir Putin và những người bạn của ông ấy nhìn
sang láng giềng. “Chúng tôi quan tâm đến kinh nghiệm của cấu trúc đảng
và chính phủ ở Trung Quốc”, Vladimir Matkhanov, nghị sĩ của Duma Nga,
giải thích tại một hội nghị chuyên gia Nga và Trung Quốc vào đầu tháng
10 năm 2009 ở Suifenhe gần biên giới Nga.[10]
Đến
những người đại diện cho doanh nghiệp Đức cũng ca ngợi nước Trung Quốc
do ĐCS cầm quyền. “Tôi thán phục ví dụ như các tầm nhìn dài hạn trong
chính sách của Trung Quốc, chúng ta cũng có thể học được cái gì đấy từ
điều này”, sếp Siemens Peter Löscher nói, người đồng thời cũng là người
đứng đầu của Ủy ban châu Á-Thái Bình Dương của doanh nghiệp Đức.[11]
Löscher
còn bị đồng nghiệp của ông trong cùng ủy ban đấy, doanh nhân Jürgen
Heraeus, qua mặt: “Tôi tin rằng một nền dân chủ ở Trung Quốc sẽ thất bại
trong ngày hôm nay. Chúng ta đã nhìn thấy ngay trong nước Đức, rằng vì
con số đảng phái đang tăng lên
mà
chính phủ chúng ta đã dần dần không còn có thể hoạt động được nữa trong
một vài tiểu bang và ở liên bang thì cũng đã thế về cơ bản rồi. Chúng
ta nhìn thấy Ấn Độ với nền dân chủ của nó còn xa mới thành công được như
người Trung Quốc, mang người dân ra khỏi sự nghèo khổ trong quy mô rộng
lớn và tiếp tục phát triển.”[12]
[1] China aily, 18/01/2011
[2] Stefan Halper: “The Bejing Consensus”, Basic Books, New York, 2010
[3] “Schluss mit den Belehrungen” ["Hãy chấm dứt những lời giảng dạy"], Der Spiegel, 21/2008
[4] Andreas Lorenz, Jutta Lietsch: “Das andere China” ["Trung Quốc kia"], nhà xuất bản wjs, Berlin, 2007
[5] Reuters, 18.01.2011
[6] Abdoulaye Wade: Time for the west to practise what it preaches”, Financial Times, 23/01/2008
[7] “China macht es in Africa besser als wir” ["Trung Quốc làm ở châu Phi tốt hơn là chúng ta"], Stuttgarter Zeitung, 05/08/2009
[8] Moneynews, “Soros, Murdoch praise China”, 17/11/2010
[9] Thomas L. Friedman: “Our One-Party Democracy”, New York Times, 09/09/2009
[10] “In Chinese Communist Party, Russia’a Rulers See a Role Model for Governing”, New York Times, 18/10/2009
[11] Dpa, trích dẫn theo bild.de, 11/12/2010
[12]
CIHD-Magazin Chinesischer Industrie- & Handelsverband e.V. in
Deutschland, [tạp chí CIHD của Liên hiệp Công nghiệp và Thương mại Trung
Quốc ở Đức], số ra ngày 5 tháng 8 năm 2008
- Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 4)
Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 5)
Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 7)
- Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 4)
Ý tưởng của một nhà nước mạnh
Điều
đấy không phải là mới. Ý tưởng về một con đường đặc biệt của châu Á đã
phổ biến ở Viễn Đông trước khi Trung Quốc bước lên sân khấu thế giới như
là một cường quốc kinh tế. Khi cái được gọi là “những con hổ châu Á” –
Singapore, Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc – đạt đến những tỷ lệ tăng
trưởng cao, các chính trị gia đã đưa ra lời giải thích riêng của họ.
Đặc
biệt là nguyên thủ tướng Malasia Mahathir Mohamad và đồng nhiệm của ông
từ Singarpore, Lý Quang Diệu, đã giải thích thành công của đất nước của
họ với “những giá trị Á châu”. Các chính trị gia thản nhiên đáp trả
những người phê bình chỉ trích về đàn áp chính trị và những điều kiện
làm việc khắt nghiệt trong các nhà máy và vùng kinh tế đặc biệt của họ,
những nơi sản xuất rẻ tiền để xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ và đã
trở thành gương mẫu cho nhà cải cách kinh tế Trung Quốc Đặng Tiểu Bình:
làm việc cực nhọc và kỷ luật quan trọng hơn là có phần và thảo luận.
Mahathir,
một bác sĩ đã qua đại học, tiếp đồng nghiệp tôi, Erich Follath, và tôi
vào một buổi sáng trời mưa trong tháng 10 năm 1997, ngay giữa cuộc khùng
hoảng tài chính châu Á. Ông ấy ngồi trong một gian phòng tối tăm ở sau
một bàn làm việc to trong áo đồng phục của viên chức Malasia, một cái
bảng tên màu đen trước ngực: Mahathir.
Ông
có một vài cái máy tính xách tay kiểu mới nhất xung quanh mình. Ông ấy
nói với một giọng nói nhẹ nhàng: “Các phương án phương Tây về dân chủ mà
trong đó cá nhân chiếm ưu thế đang đe dọa thống lĩnh Malasia.” Và:
“Phương Tây ép buộc chúng tôi theo những ý tưởng của nó. Ở chỗ các ông
thì gia đình không còn có nghĩa là vợ và chồng và con cái của họ nữa.
Đồng tính luyến ái được phép kết hôn, diễu hành trên đường phố. Người ta
chạy truồng đó đây. Chúng tôi không muốn điều đó. Trước sau gì thì
chúng tôi cũng tin vào gia đình, vào sức mạnh của nguồn gốc văn hóa
chúng tôi.”[1]
Sau
thời gian đảm nhiệm chức vụ, Lý Quang Diệu đã tạo cho mình một chức vụ
có một không hai, lúc đầu là Senior Minister, rồi sau đó là Minister
Mentor, người ta cũng có thể gọi là Giáo chủ Tóc bạc. Cũng như Mahathir,
ông không phải là một nhà dân chủ. Trong những hồi ký của mình, ông say
sưa với việc Tòa thánh Vatican bổ nhiệm các Hồng y của mình như thế
nào. Và ông đã tổ chức People’s Action Party của mình theo gương mẫu
đó.[2]
Ông
làm việc trong một gian phòng khiêm nhường ở góc của một dinh thự chính
phủ từ thời thuộc địa, được canh gác bởi những người lính Gurkha trong
áo đồng phục màu xanh và nón có vành rộng màu xám, ngay giữa một công
viên lớn ở Singapore. Tôi đã gặp ông ấy ở đó hai lần. Là Senior
Minister, ông tiếp khách trong một chiếc áo len đan và thích giảng giải
về mục tiêu lý tưởng của ông ấy cho một chính phủ châu Á: “Đối với một
người Mỹ, có thể đó là được sự tự do không giới hạn để phát triển bản
thân mình. Đối với tôi là một người châu Á, người dẫn một đất nước ra
khỏi nghèo khổ, thì điều đấy có nghĩa là: tạo cho người dân có một căn
hộ thoải mái, lo về một nền y tế tốt và công việc làm, cũng như lo cho
con cái của họ được đào tạo và có một tương lai đàng hoàng.”[3]
Tất
cả những phân tích này đều có một hạn chế nặng ký: chúng được đưa ra
bởi những chính khách lãnh đạo thần dân của họ với một bàn tay cứng rắn.
Các “giá trị châu Á” phục vụ họ như một lời biện bạch cho những cách xử
sự độc tài. Cả hai người, Lý ở Singapore và Mahathir ở Malasia, đều
tống khứ những người chỉ trích họ đi bằng cách để cho những người này –
theo một “Luật Nội an” được giữ lại từ thời thực dân Anh – biến mất ở
phía sau song sắt mà không cần đến phán xét của tòa án. Mahathir loại
trừ Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Tài chính của ông ấy, Anwar Ibrahim,
người dấn đến quyền lực, bằng cách ném người cha của sáu đứa con ấy vào
tù với lời buộc tội lạm quyền và đồng tính luyến ái.
Lý
người Singapore và đồng nghiệp của ông đã hại các địch thủ chính trị
như luật sư và chính trị gia đối lập Joshua Benjamin Jeyaretnam với
những lời buộc tội làm hại đến thanh danh và yêu cầu bồi thường khổng
lồ. Một nhóm tinh hoa nhỏ điều khiển quốc đảo Singapore, lãnh đạo chính
phủ hiện giờ là một người con trai của Lý, Hiển Long. Vợ của ông ấy một
thời gian dài đã lãnh đạo công ty đầu tư nhà nước Temasek với hơn 100 tỉ
euro.
Thế
nhưng cuộc khủng hoảng tài chính thứ nhất đã ập đến vào năm 1997. Nó
bắt đầu ở Thái Lan, nơi chính phủ phải bất lực đứng nhìn những kẻ đầu cơ
tống khứ đi hàng triệu baht, sau khi họ đã đánh cược chống lại tiền tệ
của Thái Lan. Các nhà đầu tư ngoại quốc rút bạc tỉ ra khỏi nước này.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan thả nổi tự do tỷ giá hối đoái, cái cho tới
lúc đó được gắn vào dollar, đồng baht rơi xuống đến tận đáy.
Malaysia,
Singapore, Indonesia, Hàn Quốc bị rơi vào dòng xoáy. Ở Bangkok, tôi đã
tận mắt nhìn thấy các nhân viên ngân hàng từng giàu sụ đã tắt đèn và máy
điều hòa nhiệt độ và kéo cửa chớp ngân hàng của họ xuống vĩnh viễn như
thế nào. Trong thủ đô Thái Lan, cần cẩu đứng yên, doanh nhân còn bán cả
trang sức của họ, chiếc Porsche của họ và rượu vang Pháp đắt tiền của họ
trên cái được gọi là “Chợ trời của những người giàu trước kia”. Ở Seol,
người dân hiến kim cương để giúp nhà nước thoát khỏi khó khăn, ở
Indonesia hàng triệu người bất thình lình không biết được là mình lấy
bữa ăn kế tiếp ở đâu ra. Hàng nghìn trẻ em bỏ học vì các em phải đi tìm
cái gì đấy để ăn.
IMF
ban hành những chương trình tiết kiệm nghiêm ngặt. Trong lúc đó có một
cảnh gây ấn tượng mà nhiều người châu Á cho tới ngày nay vẫn còn cảm
nhận như là một sỉ nhục nặng nề: Sau một thời gian dài chống lại, Tổng
thống Suharto ký kết hợp đồng vay tiền với IMF. Đứng bên cạnh ông,
khoanh tay bình thản và hài lòng nhìn xuống, là sếp IMF thời đấy Michel
Camdessus. Chẳng bao lâu sau đấy, Suharto bị lật đổ.
Cùng
với cuộc khủng hoảng, bài hát ca ngợi các giá trị “châu Á” cũng câm
lặng đi. “Cũng như tiền tệ, chúng đã bị giảm giá”, nhà khoa học người
Singapore Simon Tay phán xét.[4]
Nhưng
cho tới ngày hôm nay, chính trị gia và khoa học gia vẫn giải thích cách
thức hoạt động quốc gia của họ với ảnh hưởng to lớn của những đặc tính
châu Á. Han Sung Joo, trước đây là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Hàn Quốc,
người đã nghiên cứu tỉ mỉ về các nền tảng của sự thành công, tin rằng
những đặc tính như vậy trước sau vẫn ăn sâu không chỉ ở Trung Quốc,
Malasia hay Singapore, mà cũng cả trong nhiều quốc gia châu Á khác. Han
hiểu điều đấy như “một nhà nước gia trưởng, một chính phủ điều khiển,
doanh nghiệp tư nhân” cũng như sự nhấn mạnh đến “trật tự xã hội, hài hòa
và kỷ luật” – ngược với “minh bạch, có thể đoán trước được, khả năng
cạnh tranh toàn cầu và trọng lượng của sáng kiến tư nhân”, những cái nói
chung là được mang vào trong mối quan hệ với những giá trị phương Tây.
Chúng
ta hãy nhìn Nhật Bản: đất nước này là một xã hội châu Á mà trong đó tìm
kiếm một đồng thuận có ảnh hưởng đến cách cư xử mạnh hơn là đương đầu
công khai và phê bình. Sau thảm họa thiên nhiên và nguyên tử 2011, theo
cách nhìn của giới tinh hoa Nhật, thủ tướng Naoto Kan đã bước ra khỏi
vai trò của mình khi ông lớn tiếng phê bình các giám đốc bất lực của tập
đoàn năng lượng Tepco vì họ đã không kiểm soát được các lò phản ứng của
họ ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima.[5]
Thành
công kinh tế trước đây của Nhật Bản, Han nói, nằm trong hoài bão của
giới tinh hoa nước này, muốn trở thành một đất nước giàu có và hùng mạnh
về quân sự.
Ở
Hàn Quốc, các ý tưởng truyền thống và đạo Khổng hợp thành một hệ thống
giá trị, cái đặt trọng tâm lên đào tạo, kỷ luật lao động, định hướng đến
kết quả và vai trò dẫn đầu của chính phủ. Thêm vào đó, vì xung đột với
Triều Tiên, là một “văn hóa quân đội”, và sự pha trộn này đã dẫn đến một
“sự lệ thuộc quá mức vào quan hệ cá nhân, đến một hệ thống của những
doanh nghiệp gia đình, đến câu kết giữa chính phủ và kinh doanh, thiếu
minh bạch … và quan liêu đầy dẫy”.
Sự
vươn lên của châu Á có thật sự là nhờ vào một mô hình đặc biệt hay
không, một mô hình mà cần phải tìm chiếc chìa khóa cho sự thành công của
nó ở xa những cái được gọi là giá trị của phương Tây?
Những nền dân chủ không có nhà dân chủ
Các
nhà tư tưởng hiện đại của châu Á như Han hoài nghi việc đấy. Vì các giá
trị “châu Á” mang một hạn chế to lớn cùng với nó: chúng đặt quan hệ cá
nhân, chính phủ gia trưởng và khiển trách đạo đức lên trên minh bạch,
trách nhiệm đối với công cộng, sáng kiến cá nhân và quy định theo luật
pháp và tạo nhiều chỗ hơn nữa cho kinh tế móc ngoặc, quan liêu và tham
nhũng – theo Han “một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nước châu Á
ngoại trừ một ít trường hợp ngoại lệ”.
Thêm
vào đó, những truyền thống như thế hoàn toàn không bắt buộc phải đứng
cản đường dân chủ. “Trong những thập niên vừa qua chúng ta đã nhìn thấy
nhiều nước châu Á đã biến đổi trở thành những nền dân chủ chính trị, bao
gồm Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines. Ấn Độ đã là
một nền dân chủ kể từ khi độc lập sau Đệ nhị thế chiến. Tất cả đều có
những lần bầu cử có ý nghĩa và quy củ, tạo nên các chính phủ được bầu.
Họ hưởng quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận và các tổ chức chính trị …
Những nước khác như Thái Lan, Mông Cổ và Malaysia đang kiên định bước
đi theo hướng dân chủ tuy thỉnh thoảng còn bị giật lùi.”[6]
Ở
đây thì Han rất lạc quan. Vì phần lớn các quốc gia châu Á cho tới nay
là “những nền dân chủ không có nhà dân chủ”, theo như nhà chính trị học
người Indonesia Fadjroel Rachman, thường bị thống trị bởi những gia đình
giàu có, chính trị gia tham nhũng và giới quân đội, trong trường hợp
tồi tệ nhất là bởi cả ba nhóm.
Hàng
năm tổ chức New York Freedom House đo tình trạng tự do chính trị, kết
quả cho châu Á năm 2010 không được tốt. Trong số 29 nước được khảo sát ở
châu Á và Thái Bình Dương có 16 nước “tự do”, 15 “tự do một phần” và 8
“không tự do”.[7]
Triều
Tiên là một trường hợp như thế – một hệ thống độc tài đóng kín. Láng
giềng Trung Quốc to lớn của nó ngược lại không thỏa mãn các tiêu chuẩn
thông thường của một chế độ độc tài như chúng ta đã biết từ Liên bang Xô
Viết hay Romania. Bắc Kinh cho phép phần lớn công dân có những quyền tự
do cá nhân và kinh tế, như tự do làm giàu, tự do ra nước ngoài, tự do
lựa chọn nghề nghiệp. Và tuy vậy, ĐCS kiểm tra chặt chẽ báo chí và tư
pháp.
Nếu
như người ta đưa bầu cử quốc hội ra làm thước đo duy nhất cho một nền
dân chủ, thì ngay cả Myanmar, Campuchia hay Singapore cũng dân chủ. Sự
thật là những nước này ngược lại: cả ba quốc gia bị thống trị bởi hoặc
một phe cánh quân đội, chính khách độc tài hay một nhóm tinh hoa nhỏ,
những người tuy để cho bầu cử nhưng đe dọa, bỏ tù, giết chết hay đẩy
những địch thủ của họ đến tình trạng phá sản và không cho người nào nắm
lấy quyền lực mà không có sự ưng thuận và thiện cảm của họ.
Ấn
Độ được xem là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Thật sự là giới truyền
thông liên tục vạch trần các chính khách tham nhũng, nền tư pháp hoạt
động độc lập, trên 700 triệu người có quyền bầu cử trong 28 tiểu bang
thường xuyên được phép bỏ phiếu. Bang Uttar Pradesh ở Bắc Ấn còn được
lãnh đạo bởi một nữ thủ hiến từ đẳng cấp Dalit thấp nhất, “tiện dân”. Bà
có tên là Mayawati và đã tự cao cho dựng lên nhiều tượng riêng của
mình. Ở đó và cũng ở những nơi khác, đảng “tiện dân” của bà giành được
sự yêu mến của người dân và ảnh hưởng. Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)
chiếm ưu thế trong bang Tây Bengal.
Và
tuy vậy: tham nhũng và bảo hộ [patronage] đầy dẫy. Chính trị ở Ấn Độ
trong nhiều phần lớn đã suy thoái trở thành một hoạt động gia đình.
Indira Gandhi đã là nữ thủ tướng 15 năm và đã nhanh chóng bãi bỏ nền dân
chủ từ 1975 đến 1977, lãnh đạo bằng chỉ thị và cho bắt giam giới đối
lập. Sau khi bà bị giết chết, người con trai Rajiv, một phi công không
có kinh nghiệm về chính trị, trở thành người đứng đầu chính phủ.
Từ
khi ông bị một kẻ ám sát người Tamil giết chết năm 1991, người vợ góa
Sonia của ông, một phụ nữ gốc Ý, nắm quyền trong Đảng Quốc Đại. Dường
như không làm được điều gì mà không có bà ấy. Áp phích với ảnh của bà và
người chồng đã qua đời được treo trên đường phố Mumbai trong tháng 4
năm 2001: “Chúng tôi cảm ơn”, chúng tuyên bố, rằng Sonia Gandhi đã bổ
nhiệm chính trị gia B. K. Hariprasad vào chức vụ CWC & Gen Secretary
AICC, một chức vụ cao trong đảng. Gia đình này hẳn sẽ tiếp tục đóng một
vai trò trong tương lai của Ấn Độ: Rahul con trai của Sonia cũng là một
chính khách.
Nhiều
nghị sĩ và bộ trưởng trên bình diện liên bang và tỉnh hiện giờ cũng là
những người “kế thừa”: con trai, con gái, con dâu và con rể đạt những
chức vụ quan trọng, trên con đường đi đến đó, nhiều tiền bạc đã được rót
ra, nhiều quà cáp đã được mang tặng.[8]
Một
xã hội dân sự sống động đặt dấu ấn lên đời sống chính trị và xã hội của
Philippines. Sau chế độ độc tài kéo dài 21 năm của Ferdinand Marcos, từ
năm 1986 báo chí được tự do và mang tính phê bình, các cuộc bầu cử là
dân chủ, nếu như các đảng phái không lại cố gắng lén mang phiếu bầu cho
ứng cử viên của mình vào thùng phiếu và đồng thời đánh cắp phiếu của
địch thủ với mánh khóe được gọi là “dagdag-bawas”. Tuy vậy, các cấu trúc
phong kiến vẫn không đổi từ nhiều năm nay: từ trước tới nay, thống trị
Philippines vẫn là những gia đình có nhiều ảnh hưởng, có quân đội riêng
và – khi cần thiết với bạo lực – lo sao cho quyền lực của họ không bị
xâm phạm. Năm nào cũng có nhà báo, những người đụng đến các đề tài gây
khó chịu, bị kẻ lạ bắn chết.
Trong
thời gian tranh cử tổng thống năm 1998, tôi đã đến thăm đồn điền rộng
100 ha “Balbina” của nhà đại công nghiệp giàu sụ Eduardo Cojuangco,
người ủng hộ diễn viên Joseph Estrada tranh cử. Người hầu gái trong áo
váy hoa dùng những cây quạt sặc sỡ đuổi ruồi ra khỏi bàn tiệc búp phê
nhiều giờ liền, trên sân hiên cạnh bể bơi có người hầu mời kem. Cạnh đó,
Cojuangco đã cho người dựng một sân chọi gà cho công nhân của ông ấy.
Trong vườn có một nhà cầu nguyện mà Cojuangco đã xây cho Gretchen vợ của
ông nhân dịp kỷ niệm ngày cưới.
Bà
ấy gốc Đức – “Ông cố của tôi ở Dresden” – và chào mừng khách một cách
lão luyện trong lúc Estrada còn chưa đến. Thượng nghị sĩ, nghị sĩ và
những người muốn trở thành như thế uống nước cam lạnh trong phòng khách.
Cuối cùng, Estrada được bầu nhờ vào sự giúp đỡ của giới đại địa chủ –
và sau đó đã vào tù vì tham nhũng.
Cho
đến nay, chính trị gia Philippines không thành công – hay không muốn –
xóa bỏ nạn nghèo đói cùng cực. Hàng triệu người, một phần được đào tạo
tay nghề tốt, phải để cho người khác bóc lột mình ở nước ngoài như là
người giúp việc trong gia đình, trước hết là ở Hongkong, vì thị trường
lao động trong nước không cho họ có được một cơ hội. Hiện giới chính
khách đang thảo luận liệu chuyển đổi từ tổng thống chế sang hệ thống
quốc hội có mang lại cải tiến hay không.
Người
Thái đi bầu thường xuyên, nhưng bầu cử mang dấu ấn của mua phiếu và lừa
đảo. Họ gọi đêm trước ngày bầu cử là “đêm của những con chó tru”. Do
chó sủa vang vì có nhiều người lạ trà trộn vào làng để dùng tiền mà
thuyết phục người dân đặt cái dấu chéo vào đúng chỗ.
Ngự
ở trên tất cả là nhà vua đau bệnh Bhumibol, người thể theo Hiến pháp
không có nhiều quyền hành nhưng lại có ảnh hưởng lớn và được người dân
tôn sùng. Nhằm không để cho hình ảnh và kinh doanh của hoàng gia bị soi
xét quá tỉ mỉ, người ta cấm lăng mạ nhà vua, một đạo luật mà theo đó tất
cả mọi nhận xét mang tính chỉ trích về gia đình cao cả đấy đều có thể
bị phạt. Trong quá khứ, giới quân đội đã thường đảo chính, từ 1932 là 18
lần. Với lần đảo chính cho tới nay là cuối cùng của họ, quân đội đã hạ
bệ một thủ tướng tinh ranh nhưng được bầu lên một cách dân chủ là
Thaksin Shinawatra. Thaksin, nguyên là cảnh sát, người trở nên giàu có
trong kinh doanh viễn thông, đã dùng bạc tỉ của mình để mua một đảng và
đã lôi kéo đặc biệt là những người đi bầu trong vùng nông thôn về phía
mình bằng những chương trình được lòng dân như chăm sóc y tế rẻ tiền
hơn.
Năm
2010, Bangkok bị đe dọa sẽ chìm vào trong hỗn loạn, khi những người
thuộc phe Thaksin, được gọi lả “Áo Đỏ”, đã làm tê liệt Bangkok nhiều
ngày. Quân lính nổ súng vào những người đi biểu tình, nhà cháy, 91 người
chết. Trước đấy, những người “Áo Vàng”, địch thủ của Thaksin, đã chiếm
cảng hàng không mới. Thế nhưng vào tù cho tới nay chỉ là những người
thuộc phe của nhà tỉ phú – việc tạo bất an lớn trong giới công cộng mang
nhiều tính phê bình của Thái Lan.[9] Trong tháng 7 năm 2011, Thaksin,
người trong thời gian vừa rồi bị kết án tham nhũng, từ nơi lưu vong đã
thành công trong việc mang quyền lực đến cho Yingluck em gái của ông ấy –
một phụ nữ kinh doanh hoàn toàn không có kinh nghiệm trong chính trị
thế nhưng lại thắng lớn trong những lần bầu cử.
Nhật
Bản, đất nước trước thảm họa động đất và sóng thần trong tháng 3 năm
2011 là nước châu Á mạnh thứ nhì về kinh tế, là một nền dân chủ đại
nghị, dựa vào mô hình Anglo-Saxon. Thế nhưng nhiều thập niên liền chỉ có
Đảng Dân chủ Tự do là đứng đầu mà chính trị được tiến hành trong những
hậu phòng của nó và trong đó thủ tướng được thương lượng theo nguyên tắc
người bảo hộ [patronage]. Hậu quả là chính trị và kinh tế quan hệ chặt
chẽ, quan liêu mạnh. Nhân viên các bộ có ảnh hưởng đến những quyết định
của chính phủ nhiều hơn là trong những nước khác.[10]
Indonesia,
với gần 238 triệu dân là đất nước Islam lớn nhất thế giới, năm 1998 đã
vứt bỏ chế độ độc tài của nhóm Suharto và “Trật tự Mới” của ông ấy, cái
giao cho giới quân đội một vai trò mạnh. Trong lần bầu cử Quốc Hội năm
2009 có 38 đảng ra tranh cử, tuy vậy, cuộc tranh cử giằng co về chính
sách chính trị thì ít mà nhiều hơn là về nhân sự. Quân đội, dưới thời
Suharto đã cùng quản lý đất nước, mất ảnh hưởng, thế nhưng giới tinh hoa
cũ trước sau vẫn còn ngồi ở những vị trí quan trọng và ngăn cản không
cho những vi phạm quyền con người từ thời Suharto được mang ra xét xử.
Vẫn
còn chưa được chuộc lỗi là lần bắt cóc và giết chết những người đối
lập, trong số họ có nhiều sinh viên, vào cuối những năm 90 bởi đơn vị
đặc nhiệm “Kopassus” của quân đội. Đơn vị này được lãnh đạo bởi một
người con rể của Suharto, Prabowo Subianto.
“Người
nhà Suharo sống không tệ đâu”, Franz Magnis-Suseno nói với tôi, một
linh mục Dòng Tên có gốc Đức với tóc bạc trắng và tính thích áo in hoa.
Nhà triết học 74 tuổi và chuyên gia cho đạo đức học Java giảng dạy tại
trường Driyarkara của Dòng Tên về triết học ở Jakarta. Ông ấy là một
người khách mời nổi tiếng trong các seminar và talk-show, cố gắng thuyết
phục người dân Indonesia và qua đó củng cố nền dân chủ. Ông ấy lên án
tổng thống đã nói dối. Chỉ khi thành công trong việc ngăn chặn tham
nhũng, Magnis-Suseno nói, thì Indonesia mới có cơ hội trở nên dân chủ
thật sự.
Đó
là một con đường khó khăn, như người ta thấy và một cái nhìn vào trong
tạp chí chính trị nổi tiếng “Tempo”, trong bản tiếng Anh của số ra tháng
2 năm 2011, cho thấy rõ. Trong đấy là về thuế quan của Jakarta, bộ phận
đã cho phép buôn lậu điện thoại Blackberry và rượu mạnh. Tiếp theo sau
đấy một trang là biểu đồ với hơn 147 tỉnh trưởng và quận trưởng, những
người hoặc đã bị tòa phán xử hoặc bị tố cáo vì tội hối lộ hay tham ô
tiền công. Và cuối cùng, “Tempo” tường thuật về “Ủy ban triệt tiêu tham
nhũng”, ủy ban mà đã bắt 24 nghị sĩ quốc hội. Ủy ban này tố cáo họ đã
nhận tiền của một chính trị gia, người muốn trở thành phó giám đốc Ngân
hàng Trung ương Indonesia với sự giúp đỡ của họ.
Theo
cách nhìn của phương Tây có hai nước châu Á là câu chuyện thành công về
dân chủ: Hàn Quốc và Đài Loan. Ở đấy, những người từng là đối lập được
bầu vào vị trí lãnh đạo nhà nước, những người mà trong thời độc tài hoặc
đã ngồi trong tù hoặc là nằm trong danh sách chết của tay sai chính
phủ: ở Hàn Quốc là Kim Dae Jung và Đài Loan là Chen Shui-bian.
Mặc
dù vậy, Chen hiện lại ngồi tù – lần này không phải là vì phê bình mà là
vì tham nhũng. Cả vợ và con trai cũng bị án. Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai
của mình, ông đã bị đưa ra tòa – tuy đấy là một vụ gây tranh cãi nhưng
hầu như không một ai ở Đài Loan lại tin rằng những lời buộc tội là hoàn
toàn vô căn cứ.
Đồng
thuận Washington, Đồng thuận Bắc Kinh, đạo Khổng và tham nhũng. Châu Á
vươn lên đến tầm to lớn mới giữa những cực đó. Nhưng động cơ quan trọng
nhất cho sự tăng trưởng là Trung Quốc. Muốn hiểu được lần phục hưng của
châu Á, người ta phải tiến đến gần con rồng Trung Quốc.
Hết chương “Về đạo Khổng …”, mời các bạn đón đọc chương kế tiếp: “Máu xanh và bài ca đỏ”
______________
[1] “Wir umarmen den Teufel nicht” ["Chúng tôi không ôm lấy quỷ"], Der Spiegel 44/1977
[2] Lý Quang Diệu: The Singapore Story: Memoirs of Lee Kuan Yew”, Prentice Hall, Singapore, 1999
[3] “Ein schrecklicher Taifun” ["Một cơn bão đáng sợ"], Der Spiegel 15/1998
[4] Simon S. C. Tay: “Asia Alone”, John Wiley & Sons, Singapore 2010
[5] Xem Wieland Wagner: “Der Zornige” ["Người giận dữ"], Der Spiegel 14/2011
[6] Han Sung Joo: “Keynote-Speech, Lauch of the Center for the Study of Governance”, Workshop, Jakarta, 2008
[8] Xem Patrick French: “India – A Portrait”, Penguin Books, London 2011
[9]
Cung cấp một cái nhìn tốt vào hậu trường của chính trị Thái Lan là
quyển sách bị cấm ở Thái của Paul M. Handley: “The King never smiles”,
Yale University Press, New Haven and London, 2006
[10]
Xem Francis Fukuyama, người trong “The End of History and The Last Man”
đã mô tả nền chính trị thỏa thuận của Nhận Bản; Wolfgang Merkel trong
“Demokratie in Asien” ["Dân chủ ở châu Á"] đã cố gắng xem xét các hình
thức chính phủ của từng nước một theo những giá trị dân chủ của họ.
Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 5)
Chương III: Máu xanh và nhạc đỏ
Những ông chủ mới của Trung Quốc và nỗi sợ hãi trước mùi hương của hoa lài
Phù
điêu bằng kim loại với nhà chọc trời và cần cẩu trang trí cho các bức
tường của Sảnh Thượng Hải trong Đại hội đường Nhân dân. Được khắc là các
biểu tượng của Chủ nghĩa Tư bản: dấu hiệu của đồng Dollar, Yen và Euro.
Tụ họp ở đấy là 72 đại biểu của thành phố cảng Thượng Hải, những người
đã đến đây nhân dịp Đại hội Đảng lần thứ 17 của những người Cộng sản
Trung Quốc.
Vào
ngày 19 tháng 10 năm 2007 họ tranh luận về bản báo cáo của tổng bí thư
Hồ Cẩm Đào, và họ làm điều đó theo thứ bậc nghiêm ngặt: các cán bộ quan
trọng ngồi ở hàng đầu trong những chiếc ghế bành rộng. Ở hàng thứ nhì là
những chiếc ghế bành hẹp hơn cho các đồng chí ít quan trọng hơn. Tất cả
đều mang cặp da đen có hình búa liềm. Người phục vụ trong bộ quần áo
màu tím châm thêm nước nóng.
Đại
hội Đảng là một sự kiện chính trị quan trọng ở Trung Quốc. Chúng xác
định đường hướng cho năm năm kế tiếp và thay đổi nhân sự ở cấp cao. Đại
hội Đảng lần thứ 17 mang lại cho nhà báo Trung Quốc và nước ngoài một
cái gì đó mới mẻ. Chúng tôi được phép cùng tham dự một vài cuộc họp của
các đoàn đại biểu tỉnh trong các gian sảnh được đặt theo tên của các
tỉnh. Nhân viên giữ trật tự trong bộ com lê đen chỉ đường đi. Tôi bước
trên những tấm thảm màu đỏ rượu vang qua những hành lang trống rỗng, qua
một bức tranh treo tường khổng lồ với một mặt trời đang cháy rực để nắm
bắt lấy cơ hội hiếm có, quan sát các cán bộ ở khoảng cách gần, những
người ngoài ra lại e ngại giới công chúng – như người lãnh đạo Đảng tại
Thượng Hải thời bấy giờ là Tập Cận Bình. Chính trị gia này đang trên con
đường thăng tiến. Trong mùa xuân năm 2008 ông trở thành Phó Chủ tịch
nước và được xem là người kế thừa của nhà lãnh đạo Nhà nước và Đảng Hồ
Cẩm Đào.
Các
cuộc thảo luận trong Sảnh Thượng Hải diễn ra theo sơ đồ cố định: đầu
tiên, những người phát biểu ca ngợi bài diễn văn “chỉ đạo” của tổng bí
thư và cố đưa vào càng nhiều khẩu hiệu chính trị càng tốt: “Lý thuyết
Đặng Tiểu Bình”, “tư tưởng quan trọng của Ba Đại Diện” và “phương án
phát triển trên cơ sở nhận thức khoa học” – những công thức mà ĐCS dùng
chúng để biện hộ cho sự thay đổi ý thức hệ của họ. Ví dụ như ẩn phía sau
“Lý thuyết Đặng Tiểu Bình” là sự rời bỏ đấu tranh giai cấp và các cải
cách kinh tế, sau “Ba Đại Diện” ngoài những điều khác là sự thu nhận
doanh nhân, tư nhân vào Đảng.
Rồi họ trình bày công việc của họ, ví dụ như “những tiến bộ trong chuẩn bị cho Expo 2010 ở Thượng Hải”.
Cứ
như thế hai giờ đồng hồ. Không một ai ngắt lời, không một ai phản đối,
không một ai tra hỏi, không một ai vỗ tay. Sự kiện dai nhách như câu
khẩu hiệu của Đại hội Đảng: “Giương cao ngọn cờ vĩ đại của Chủ nghĩa Xã
hội mang đặc sắc Trung Quốc và đấu tranh cho chiến thắng mới trong công
cuộc xây dựng to lớn một xã hội thịnh vượng căn cơ”.
Tập,
người tròn trịa và rất, rất trầm tĩnh, không lắng nghe các đồng chí của
ông ấy, những người ca ngợi bản báo cáo của tổng bí thư Đảng hết lần
này đến lần khác. Trong lúc đó ông ấy lật xem trong một quyển sách nhỏ.
Thế nào đi nữa thì ông ấy cũng biết người của mình đang nói gì, có lẽ là
ông ấy còn thông qua chúng trước đó nữa.
Sau
hai giờ, nhà báo chúng tôi được phép đặt câu hỏi. Với một giọng nói
trầm và oanh oanh, Tập nói về đầu tư, tổng sản phẩm nội địa, lương đang
tăng lên. Ngôn ngữ cử chỉ của ông ấy là ngôn ngữ của một đài tưởng niệm,
ông ấy chắp tay nghiêm – một ác mộng cho tất cả các nhiếp ảnh gia.
Bên
Sảnh Liêu Ninh cũng giống như ở chỗ của những người Thượng Hải. Người
ta nhìn thấy Lý Khắc Cường ở đấy, thời đấy là bí thư của vùng công
nghiệp Đông Bắc này. Mùa Xuân năm 2013, ông sẽ được phép trở thành thủ
tướng.
Lý
trông giống như một phiên bản trẻ hơn của người lãnh đạo Đảng họ Hồ,
mang một cái kính to và ngồi như đã đóng băng lại trong chiếc ghế bành
của ông ấy. Khác với Tập, ông ấy trông có vẻ quan tâm và ghi chép lại
khi đồng chí của ông ấy lại trình ra thêm một con số thắng lợi.
Thế hệ thứ 5
Năm
2012 lại sẽ có thêm một Đại hội Đảng nữa, lần thứ 18 trong lịch sử của
ĐCS. Đến lúc đấy, một phần lớn lãnh đạo cấp cao sẽ được thay thế. Người
đàn ông có lẽ sẽ là người nắm quyền lực của Trung Quốc là một cán bộ mà
bạn bè gọi là “cực kỳ tham vọng”: Tập Cận Bình, người mà chúng ta đã gặp
trong Sảnh Thượng Hải, hiện giờ là Phó Chủ tịch nước và là Phó Chủ tịch
Quân ủy Trung ương. Ông là con trai của người cựu du kích quân cộng sản
và sau này là phó thủ tướng Tập Trọng Huân và do đó là một hoàng tử.
Tập lớn lên trong vòng che chở của giới lãnh đạo cao nhất. Tuy vậy, khi
còn trẻ, ông ấy đã trải qua những vực sâu của “Cuộc Cách mạng Văn hóa Vô
sản Vĩ đại”, cái mà người thành lập nhà nước Mao Trạch Đông đã khởi
động để trừ khử địch thủ trong hàng ngũ Đảng.
Cha
của Tập vào tù, người con trai, mới 15 tuổi, phải về nông thôn làm
ruộng trong tỉnh Thiểm Tây. “Nhiều ý tưởng thực dụng của tôi có gốc rễ
của nó trong thời gian này. Nó luôn luôn ảnh hưởng đến tôi”, ông nói sau
này.[1]
Vào
đầu những năm 70, nhiều hoàng tử đã có thể bỏ lại cuộc sống nông dân
cực nhọc ở lại sau lưng mình và quay trở về Bắc Kinh, Tập cũng vậy.
Nhưng trong khi có những thanh thiếu niên nào đó không còn muốn biết gì
về chính trị nữa thì ông chọn một con đường khác. “Ông ấy quyết định
sống sót bằng cách trở thành đỏ hơn đỏ”, một người quen tường thuật lại
cho các nhà ngoại giao Mỹ.[2]
Mặc
dù Đảng đã quẳng cha của mình vào tù, Tập trở thành đảng viên của ĐCS.
Trong khi bạn bè của ông ngốn ngấu văn học phương Tây, Tập học đại học
về Marx và tham gia một Ủy ban Cách mạng Công Nông Binh. Trong số những
hoàng tử thời đấy có một bí mật mở là Tập nhận bằng đại học đầu tiên về
“Chủ nghĩa Marx” nhờ vào phòng đọc sách thì ít mà nhiều hơn là nhờ vào
thực tiễn.
Năm
1979, Tập học đại học thật sự – tại Đại học Thanh Hoa nổi tiếng ở Bắc
Kinh. Ông ghi danh học Hóa và Chủ nghĩa Marx, sau đấy điều kỳ lạ là ông
ấy có bằng tiến sĩ luật. Sau khi học đại học, Tập trở thành người lính,
ông phục vụ như là thư ký trong văn phòng của Ủy ban Quân ủy Trung ương ở
Bắc Kinh, ở cấp bậc nào vẫn còn là điều bí mật. Sau đấy, ông sẽ tiếp
nhận những nhiệm vụ quân sự như là một cán bộ tỉnh.
Về
mặt đời tư, Tập không có nhiều may mắn như thế, cuộc hôn nhân đầu tiên
của ông với Kha Hiểu Minh, người con gái có học và thanh lịch của một
nhà ngoại giao, đã nhanh chóng tan vỡ. Họ sống trong căn hộ của cha mẹ
ông trong khu phố quan chức Nam Sa Câu ở phía tây của Bắc Kinh và “cãi
nhau gần như mỗi ngày”, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ biết được. Cuối cùng,
Kha trở về Anh quốc, nơi bà đã sống một thời gian dài với bố mẹ. Tập ở
lại Bắc Kinh. Sau đấy, ông kết hôn với nữ ca sĩ nổi tiếng Bành Lệ Viên,
người thăng tiến lên đến thiếu tướng. Bà ấy chỉ huy đội văn công của
quân đội. Một người con gái hiện đang học đại học ở Harvard dưới một tên
khác.
Chỉ
có thể thăng tiến lên cao, Tập nhận ra như thế trong những năm đầu, khi
ông ấy dứt ra khỏi nhóm có quyền lực ở Bắc Kinh một thời gian và thu
thập kinh nghiệm ở tỉnh. Ông làm việc và thăng tiến trong các tỉnh Hà
Bắc, Phúc Kiến và Chiết Giang. Phúc Kiến nằm đối diện với Đài Loan, và
thuộc vào trong số những nhiệm vụ của Tập là tranh thủ các nhà đầu tư từ
đảo này, điều mà ông đã hoàn thành một cách thành công. Trong vòng 17
năm, ông phục vụ trong bảy thành phố của tỉnh. Hai cán bộ được ông ấy
nâng đỡ sau này bị kết án tham những, cái rõ ràng là không gây hại cho
ông về chính trị.[3]
Ở
Đông Trung Quốc, Tập bị thu hút bởi Đạo Phật, khí công và võ thuật
truyền thống Trung Quốc. Rõ ràng là ông tin rằng qua đấy có thể củng cố
được sức khỏe và cảm thấy dễ chịu. Người ta cho rằng trong gian đoạn này
của cuộc đời mình, ông còn tin vào những lực siêu tự nhiên nữa.
Năm
2007 ông trở thành bí thư Đảng Thượng Hải, một bước to lớn trên con
đường sự nghiệp. ĐCS ở đó đã rối loạn sau một xì căng đan tham nhũng.
Tập thay Trần Lương Vũ, người đã chống lại các chỉ thị từ Bắc Kinh và bị
cho là phải chịu trách nhiệm cho việc hơn 40 triệu Euro từ quỹ tiền hưu
của Thượng Hải đã được chi ra không đúng mục đích. Trần hiện đã bị kết
án 18 năm tù.
Cái
được gọi là “Băng nhóm Thượng Hải” dưới quyền của cựu tổng bí thư Đảng
Giang Trạch Dân, thời đấy vẫn còn nhiều ảnh hưởng, đã gọi Tập về Thượng
Hải. Vì ông ấy được xem là không tham nhũng và được trang bị cho đủ
quyền lực để trừ khử những đồng chí tinh ranh ra khỏi nội bộ. Thế nhưng
ông ở lại thành phố cảng và tài chính của Trung Quốc chỉ bảy tháng, sau
đấy giới lãnh đạo gọi ông về Bắc Kinh. Cuối cùng thì kế hoạch công danh
của Tập cũng thành công. “Ông ấy để mắt đến lần thăng tiến vào Trung
Ương ngay từ ngày đầu tiên”, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ trích dẫn nguồn
của họ.
Tập
không phải là một người bay bổng về mặt trí thức, nhưng “tính toán, tự
tin và tập trung”, theo một bản báo cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc
Kinh – một “người thực tế” và “thực dụng”, người luôn luôn che dấu bài
của mình và rồi “lạnh lùng” chơi đúng lá bài vào đúng thời điểm. Đồng
thời ông ấy cũng là một con ngươi thân thiện, một người “lúc nào cũng
quan tâm đến bạn”. Trong thời thanh niên, ông không bao giờ nói về giới
tính kia hay về phim. Rượu và gái, cách tiêu khiển của nhiều cán bộ,
không phải là việc của ông. Phụ nữ cho ông ấy là tẻ nhạt, điều này thì
ông chia sẻ với cấp trên cứng nhắc của ông là Hồ Cẩm Đào.
Chỉ
duy nhất một lần là Tập gây sự chú ý với một cơn nổi giận ở nơi công
cộng – khi ông phàn nàn trước các doanh nhân Trung Quốc ở Mexico trong
năm 2009 về “vài người ngoại quốc bụng bự chẳng làm gì khác ngoài việc
chỉ tay vào đất nước của chúng ta”. Ông thêm vào đấy: “Thứ nhất, Trung
Quốc không xuất khẩu cách mạng; thứ nhì Trung Quốc không xuất khẩu nghèo
đói; và thứ ba, Trung Quốc không làm những việc phi lý …”[4]
Cho
tới nay, ông không nổi bật với ý tưởng chính trị hay sáng kiến, điều
đấy thì trước sau cũng không nên trong hệ thống công danh của ĐCS. Các
tướng lĩnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân đánh giá cao ông chỉ riêng
vì người cha cách mạng của ông và tình bạn của ông ấy với nhà cải tổ qua
đời năm 1997 Đặng Tiểu Bình. Không có gì cho thấy là Tập Cận Bình có
thể sẽ trở thành một Gorbachev Trung Quốc. Ông không coi trọng các cải
cách dân chủ, ông ghét cay ghét đắng việc chỉ chạy theo tiền bạc và giàu
sang của nhiều người đồng hương. Dường như ông ao ước có lại thời gian
ngày xưa. Khi là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, như nhiều học viên
thuật lại, ông thích trích dẫn Mao. Trong lúc tiến hành tổ chức Đảng,
giới lãnh đạo Đảng phải “học tập dự án xây dựng Đảng vĩ đại, cái về cốt
lõi đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Thế hệ Thứ nhất với đồng chí
Mao Trạch Đông”, ông giảng dạy.[5]
Nổi
bật là thiện cảm của ông ấy dành cho những người “anh hùng của quần
chúng” của ngày hôm qua, được tuyên truyền ca ngợi dưới thời Mao, như
“người sắt” của mỏ dầu Đại Khánh hay người lính can đảm Lôi Phong. Ông
tin rằng chỉ một nhóm tinh hoa nhỏ của Trung Quốc là có thể duy trì sự
ổn định xã hội và dẫn dắt đất nước đến tầm vóc to lớn. Các hoàng tử là
“những người thừa kế chính thống” của cuộc Cách mạng Trung Quốc, ông ấy
nói.[6]
Lúc
ban đầu, người đứng đầu nhà nước và Đảng Hồ Cẩm Đào đã không chọn ông
làm người kế nghiệp. Người được Hồ ưa thích là Lý Khắc Cường, người mà
cũng như ông ấy đã bắt đầu sự nghiệp trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Thế
nhưng một nhóm đồng chí cao niên, ngoài những người khác là cựu bí thư
ĐCS Giang Trạch Dân, đã phản đối. Lý “không có đủ kinh nghiệm”, họ nhận
xét. Người đứng đầu Đảng nhân nhượng, thay vào đó Lý sẽ là người kế
nghiệp của thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Một cán bộ ở bước ngoặt
Cuối
năm 2010, Lý đã tập hợp nhiều quyền lực vào tay của mình. Ông ấy đồng
thời là Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nhà nước và là sếp
của Cơ quan kiểm tra về thực phẩm. Thêm vào đó, ông ngồi trong nhóm
lãnh đạo của ĐCS về tài chính và kinh tế, trong Bộ Chính trị ông chịu
trách nhiệm về môi trường và y tế. Ông soạn thảo một hệ thống bảo hiểm
xã hội cho cả nước và phát triển những chương trình chống thất nghiệp.
Trong thời gian còn là cán bộ ở tỉnh, ông đã lo xây dựng nhà xã hội,
đồng nghiệp của ông tường thuật.[7] Sau thời gian là cán bộ trong Đoàn
Thanh niên Cộng sản, ông điều hành tỉnh Hà Nam còn mang nét nông thôn từ
1998 đến 2004 như là chủ tịch tỉnh trẻ tuổi nhất thời đấy. Sau đó ông
là bí thư tỉnh Liêu Ninh. Nhiều nhà máy quốc doanh của nền công nghiệp
nặng ngày xưa đã đóng cửa ở đây. Khác với thành viên của thế hệ lãnh đạo
già hơn, cái bao gồm phần nhiều là kỹ sư, nhà địa chất học và những nhà
kỹ trị khác, Lý đã học đại học tại khoa Luật của Đại học Bắc Kinh và
viết một luận án tiến sĩ. Khi còn là sinh viên, như bạn học nhớ lại, ông
ấy đã cổ vũ cải cách chính trị.[8] Khi sinh viên nổi dậy trên Quảng
trường Thiên An Môn năm 1989, ông ấy là một cán bộ cao cấp trong Đoàn
Thanh niên, người xem cuộc chóng đối đấy là “yêu nước” – và không phải
như giới lãnh đạo là “phản cách mạng” – và qua đó đã đứng về phía của
họ.[9]
“Chúng
ta đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử”, ông ấy tuyên bố vào đầu năm
2010 trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos: “Chúng ta phải rời bỏ
con đường cũ của tăng trưởng không hiệu quả và thay đổi mô hình phát
triển hiện nay, cái dựa quá mức trên đầu tư và xuất khẩu.”[10]
Thế
nhưng con đường công danh của ông không trơn tru, tên của ông gắn liền
với xì căng đan AIDS ở Hà Nam đã được dấu nhẹm một thời gian dài. Cuối
năm 2010, giám đốc thời đấy đã mang bệnh không chữa khỏi của Viện Giáo
dục Y tế, Chen Bingzhong, bước ra giới công cộng và yêu cầu Lý phải xin
lỗi vì những lỗi lầm của ông ấy trong cách xử sự với những bệnh nhân
AIDS. Người ta đã không nghe ông.
Hoàng tử yêu Mao
Một
cán bộ khác đã khiến cho người ta bàn đến mình trong những năm vừa rồi:
Bạc Hy Lai, thành viên của Bộ Chính trị và từ cuối năm 2007 là bí thư
Đảng của Trùng Khánh, một thành phố lớn và sống động ở cạnh Trường
Giang, trực thuộc trung ương. Ống ấy là người bí ẩn nhất trong tất cả
họ, cũng là một hoàng tử. Cha của ông ấy là một trong số những người
được gọi là “Tám người bất tử” của Đảng, một lãnh đạo huyền thoại của du
kích quân thời chiến tranh chống Nhật trong những năm 30 và 40 của thế
kỷ trước và đầu những năm 50 là Bộ trưởng Bộ Tài chính và sếp kế hoạch.
Vào dịp Quốc hội họp hàng năm, khi người con trai bước lên những bậc
thang của Nhân dân Đại hội đường, phóng viên và đội quay phim Trung Quốc
hào hứng quay quanh ông ấy – một ngôi sao Pop - chính trị Trung Quốc.
Bạc
học tại khoa Sử của trường Đại học Bắc Kinh và sau đó làm việc tại Học
viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Là thị trưởng của thành phố cảng Đại
Liên ở miền Đông Bắc, ông đã nhận được điểm tốt, thành phố đã trở thành
một thành phố hiện đại, dễ nhìn. Sau đó, ông đến Liêu Ninh như là bí thư
Đảng, rồi bước lên thành Bộ trưởng Bộ Thương mại. Ở Bắc Kinh phải xảy
ra một cái gì đó ngoài dự định, vì Bạc không được bổ nhiệm làm Phó Thủ
tướng như ông đã hy vọng. Thay vì vậy, ông lại được cử về tỉnh.
Ở
Trùng Khánh, cách Bắc Kinh tròn 2000 km, rõ ràng là Bạc cần phải chứng
minh rằng thành phố ở giữa Trung Quốc cũng có thể vươn lên như những
thành phố lớn cạnh biển như Thượng Hải hay Quảng Châu. Vì để cho nền
kinh tế tiếp tục tăng trưởng, chính phủ Bắc Kinh phải công nghiệp hóa
các vùng đất nội địa, Trùng Khánh phục vụ như điểm khởi đầu cho chính
sách “Phát triển miền Tây”. Bạc tự chứng tỏ mình là một bí thư Đảng được
ưa thích. Ông ấy để cho xây nhà ở rẻ tiền, thương lượng với những người
lái taxi đình công. Ông ấy coi trọng an ninh. Ông tuyên bố sẽ cho lắp
đặt 500.000 camera giám sát trong thành phố, hệ thống này được cho là đã
tiêu tốn mất 2,6 tỉ dollar.[11] Bạc đặc biệt chơi lá bài Mao, mặc dù
cha của ông đã ngồi tù trong thời gian Cách mạng Văn hóa và mẹ của ông
được cho là còn bị Hồng Vệ Binh đánh chết nữa. Năm 2009 ông khởi động
một “Chiến dịch văn hóa đỏ”: tại nhiều sự kiện, hàng nghìn người đã hát
những bài ca từ thời Mao và trích dẫn từ những tác phẩm của Mao. Thêm
vào đó, Bạc kêu gọi người dân gửi “thông điệp đỏ” qua điện thoại di động
của họ, những thông điệp ca ngợi đất nước hay thành phố. Người ta cho
rằng đã có 120 triệu tin nhắn như thế đã được gửi đi. Như Mao ngày xưa,
ông chỉ thị cho nhà văn những gì mà họ cần phải viết: “Tác giả có một
nhiệm vụ quan trọng, và họ phải tạo ra những tác phẩm sâu sắc hơn và cảm
động hơn cho kỷ nguyên này, để khuyến khích thế hệ kế tiếp. Chỉ như thế
mới có hy vọng cho con người chúng ta.”[12]
Với
một chiến dịch chống mafa, ông đã để lại nhiều ấn tượng hơn là với lần
cổ vũ cho nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Hội Tam Hoàng kiểm soát ngoài
những cái khác là các doanh nghiệp xe buýt và bất động sản. Ai đứng cản
đường họ đều bị nguy hiểm đến tính mạng. Trên 3400 người đã vào tù dưới
thời Bạc, người đã mang sếp cảnh sát riêng của ông ấy từ Bắc Kinh về,
trong số đó có những trùm băng đảng và cán bộ đã trở thành triệu phú như
cựu Phó Cảnh sát và sếp của Tư pháp, Wen Qiang. Chín người bị kết án tử
hình, tuy vậy các luật sư hoài nghi rằng mọi việc đều hợp pháp tại
những phiên tòa đóng kịch này.
Trong
tháng 12 năm 2010, Bạc ở Trùng Khánh tiếp đón chuyến đến thăm của một
hoàng tử khác: Tập, người được chỉ định làm tổng bí thư. Có một liên
minh cho tương lai được tạo ra ở đó hay đấy chỉ là một cuộc thanh tra
thường kỳ? Thế nào đi nữa thì Tập cũng ban phép lành cho chính sách của
người đồng chí của ông ấy: “Đảng bộ Trùng Khánh đã chiến thắng lớn trong
công cuộc bảo đảm những quyền cơ bản và lợi ích của quần chúng”, ông ấy
nhận xét. “Chiến dịch Chống Hội Tam Hoàng được người dân yêu thích và
đã mang lại nhiều niềm vui cho trái tim của con người”.
Và:
“Hát những bài ca đỏ, nghiên cứu các tác phẩm của Mao … và phổ biến
ngôn từ (Mao) – điều đấy đã lắng sâu vào trong trái tim của con người và
rất đáng để được khen ngợi.”[13]
Luật sư biến mất
Hai
hoàng tử yêu thích Mao và một nhà kỹ trị siêng năng – họ đại diện cho
một nhóm tinh hoa mới, sẽ dẫn Trung Quốc đi vào tương lai. Dường như cả
ba đều không đáng giá cao việc tự do hóa nền chính trị. Nhưng có lẽ vẫn
còn một nhà cải cách nữa đang chờ đợi ở hậu trường? Ngay cả khi không
phải là một người triệt để như Gorbachev, có lẽ là một người ít nhất là
thử nghiệm một cách can đảm hơn những đổi mới về chính trị? Trong những
cuộc nói chuyện của tôi với các chuyên gia ở châu Á, tôi thường hay nghe
được quan điểm này vào đầu 2011: “Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi cho
thấy rằng không có gì là không thể cả, cả ở châu Á và ngay cả ở Trung
Quốc cũng không.”
Vì
thế mà chúng ta hãy chìm vào bầu không khí đang thống trị ở Trung Quốc
cho tới mùa Xuân 2011. Các lãnh tụ cũ và mới bị thúc đẩy bởi ý muốn mang
đất nước trở lại tầm vóc to lớn xưa cũ. Họ, và cả nhiều người dân nữa,
cảm nhận lịch sử của Trung Quốc như là một lịch sử của sự sỉ nhục. Trong
sách giáo khoa, phim truyền hình nhiều tập và viện bảo tàng của họ, lúc
nào họ cũng được gợi nhớ rằng trong thế kỷ 19 các thế lực thuộc địa đã
chiến thắng Trung Quốc trong Chiến tranh Thuốc phiện và đã thâm nhập vào
sâu trong lục địa của vương quốc thời đấy. Sau Đệ nhất thế chiến, năm
1919 ở Versailles phe chiến thắng đã giao một phần của tỉnh Sơn Đông
không phải về cho người Trung Quốc mà là cho người Nhật. Bắt đầu từ 1931
người Nhật chiếm nhiều phần rộng lớn của Trung Quốc.
ĐCS
tăng cường mặc cảm nạn nhân này. Họ cần nó cho sự hợp pháp hóa riêng
của họ. Chỉ họ, họ giải thích cho thần dân của họ, mới có thể dẫn đất
nước đến sức mạnh và niềm tự tin và đặt nó vào trong một tình trạng mà
nó không còn bị đẩy qua đẩy lại như một thằng bé yếu ớt trên sân trường.
“Không có Đảng thì đã không có Trung Quốc mới”, ngay từ nhỏ người Trung
Quốc đã hát như thế rồi.
Thế
nhưng có một mâu thuẫn kỳ lạ lộ ra: các chính trị gia của ĐCS xuất hiện
ra bên ngoài càng tự tin thì ở bên trong họ lại càng lo lắng. Một dấu
hiệu rõ ràng cho việc này là cung cách đối xử cứng rắn với những người
có suy nghĩ khác. Danh sách của các luật sư, các nhà hoạt động vì quyền
công dân, nhà báo và nhà bảo vệ môi trường đã biến mất ngày một dài ra.
Những người kiến nghị và những người làm cho họ khó chịu đều không có
phán xét của tòa án mà rơi vào trong những cái được gọi là “nhà tù đen”
do cảnh sát và cán bộ dựng lên bất hợp pháp, vào trại cải tạo hay trong
nhà thương điên. Luật phát là vũ khí của nhà nước nhiều hơn là sự bảo vệ
trước sự độc đoán của nó. Năm 2001 luật sư Cao Trí Thịnh tường thuật
lại cho các nhà báo rằng cảnh sát đã tra tấn ông trong nhà giam. Cho tới
mùa xuân 2001 ông biến mất không để lại một dấu tích.
Người
thân thuộc, những người muốn kiểm tra xem tại sao lại có nhiều trường
học đổ sập xuống như thế trong trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, hoặc
đi tìm những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ sữa bột nhiễm độc hóa chất
melamin, cũng đều chịu rủi ro tù đày. Lời lên án trong những trường hợp
như thế là “xúi giục chống phá nhà nước” hay “gây nguy hại cho hòa bình
xã hội”
Số
phận của tác giả và triết gia Lưu Hiểu Ba đã gây chấn động khắp thế
giới, người năm 2010 đã nhận Giải Nobel Hòa bình. Cuối năm 2009 Tòa án
Nhân dân Trung thẩm Thứ nhất ở Bắc Kinh đã kết án ông 11 năm tù. “Tội
phạm” của ông: ông đã viết chín bài luận văn “với mục đích gian trá”,
nhưng đặc biệt là đã cùng thảo Hiến chương 08, cái lan truyền đi trong
Internet và nhanh chóng được tròn 10.000 người ký tên.
Rằng
tự do ngôn luận đã được bảo đảm trong Hiến pháp Trung Quốc, các thẩm
phán phục vụ cho ĐCS không quan tâm đến điều đó, các tác phẩm của Lưu đã
“vượt qua” tất cả các ranh giới, họ nhận xét. “Không ai có thể ngăn
chận niềm mong muốn có được tự do”, Lưu đã kiên định đáp lại trong bài
phát biểu bảo vệ mà ông đã không được phép đọc nhưng được bạn bè công bố
sau đấy trong Internet.
Hiến
chương 08 không yêu cầu quyết phải lật đổ ĐCS, nhưng yêu cầu một nền
“dân chủ dựa trên luật pháp”. Các tác giả ủng hộ một biến đổi thận trọng
và “một chính phủ hiện đại mà trong đó tam quyền phân lập được bảo đảm.
Thuộc vào trong đó là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tụ họp, tự
do thành lập hiệp hội, tự do chọn nơi cư ngụ, tự do đình công, biểu tình
và phản đối …”
Tin
tức về Giải Nobel Hòa bình lúc đầu bị dẹp yên trong báo chí và rồi phải
được đưa ra như một bằng chứng cho thái độ chống Trung Quốc của nước
ngoài. Vợ của người nhận giải biến mất vào trong quản thúc tại gia.
Các
nhà kiểm duyệt ở Bắc Kinh và ở các tỉnh giám sát ngày đêm báo chí,
truyền thanh, truyền hình và Internet, để các thông tin không ưa thích
đừng lan truyền đi. 350 triệu “thông tin có hại” – bao gồm bài viết,
hình ảnh và video – đã bị xóa cho đến tháng 11″, trưởng phòng thông tin
của hội đồng nhà nước đã báo cáo trong tháng 12 năm 2011. Thuộc trong số
đó tất nhiên không chỉ là nội dung chính trị mà còn cả nội dung khiêu
dâm.[14]
Một thỏa thuận không được viết ra
Trung
Quốc tạo cực. Chính khách, khoa học gia và nhà báo nước ngoài thường
được xếp vào một trong hai phe: những cái được gọi là Panda-Hugger hay
China-Basher (những kẻ ôm gấu trúc và những người căm thù Trung Quốc).
Đặc trưng của bên này: họ luôn luôn thổ lộ sự thông hiểu cho chính sách
của chính phủ, nhấn mạnh đến những tiến bộ trong các thập niên vừa qua,
khám phá ở ĐCS ý chí muốn cải cách chính trị, chỉ đến lịch sử lâu đời và
nền văn minh đáng khâm phục của đất nước này và thích giải thích cách
cư xử kỳ lạ của các chính trị gia với những đặc tính về văn hóa. Thế
giới phải cố gắng hiểu Trung Quốc hơn nữa, những người ôm gấu trúc yêu
cầu. Đặc biệt là phải làm tất cả mọi việc để người Trung Quốc đừng bị
mất mặt.
Người
căm thù Trung Quốc ngược lại cho rằng ĐCS là một liên minh bí mật,
tương tự như mafia, tổ chức chẳng hề nghĩ gì khi giam cầm những người
mang tư tưởng phê phán và đánh cắp ý tưởng của đối tác kinh doanh nước
ngoài để rồi lại đẩy họ ra khỏi nước. Quân đội tăng cường vũ trang, điều
theo quan điểm của họ chứng minh rằng những câu kể lể về “vươn lên
trong hòa bình” chỉ là tuyên truyền nhảm nhí mà thôi.
Sự
thật nằm ở đâu đó giữa những cực này và thỉnh thoảng là ở các tận cùng
của chúng. Thêm vào đó, những người đầy quyền lực của ĐCS không chỉ tự
thể hiện mình như những người đại diện cho đảng của họ mà là còn cho
toàn quốc gia Trung Quốc nữa. Những ai hoài nghi chính sách của họ phải
dự tính rằng mình sẽ bị công kích là chống Trung Quốc, chống yêu nước
hay còn là muốn lật đổ nữa.
Giới
trung lưu mới của Trung Quốc đến một lúc nào đó sẽ yêu cầu quyền cùng
quyết định nhiều hơn nữa, nhiều kiểm tra hơn và một nền báo chí tự do
hơn, người ta cho là như thế, ĐCS sẽ không thể tránh né được việc một
ngày nào đó phải nới lỏng chế độ của họ và chấp nhận cho người dân có
được những quyền cơ bản của dân chủ. “Biến đổi thông qua tiếp cận” hay
“Biến đổi thông qua thương mại” là câu khẩu hiệu của chính khách và
doanh nhân Đức. Phương án này đã hoạt động thành công trong Liên bang Xô
viết.
Không
thể được, những người bi quan phản đối, và chắc là họ đúng: Trung Quốc
khác với Liên bang Xô viết. Cấu trúc cơ bản của một xã hội dân sự là cần
thiết cho một biến đổi ở Trung Quốc, những cấu trúc mà hiện giờ ĐCS
đang cố bóp chết chúng từ trong trứng nước. Trong mùa xuân 2011, dường
như những thế lực đã thắng thế, những thế lực muốn ngăn chận bằng mọi
giá sự tự do hóa, như việc bắt giam nghệ nhân nổi tiếng Ải Vị Vị cho
thấy.
Trung Quốc trong tương lai sẽ ra sao? Ba kịch bản:
Kịch
bản lạc quan: Đất nước này trở thành một nền dân chủ ổn định. Vì giới
trung lưu tăng lên, ngày càng có nhiều nông dân bỏ nông thôn đi vào
thành thị. Chẳng bao lâu nữa mỗi một người Trung Quốc sẽ thu nhập trên
6000 dollar một năm. Con số của các phong trào tự phát tư nhân và những
nhóm quyền lợi có tổ chức độc lập (những cái được gọi là tổ chức phi
chính phủ) tăng lên, vì không có họ thì chính phủ không còn có thể giải
quyết hết tất cả các vấn đề xã hội đa dạng. Một ngày nào đó ĐCS sẽ không
còn có khả năng che dấu sự bất đồng trong nội bộ của họ dưới sự lãnh
đạo tập thể được nữa. Phe phái hình thành như thế – và cuối cùng là
đảng.
Kịch
bản đen tối: người nghèo càng nghèo hơn, người giàu giàu hơn. Ngày càng
có nhiều người cảm nhận họ là những người thua cuộc trong những cải
cách. ĐCS không còn kiểm soát tham những được nữa, cái càng làm cho
người dân thêm tức giận. Thêm vào đó, chính phủ không có khả năng giải
quyết nạn thất nghiệp đang tăng lên. Trong một tương lai không quá xa,
tròn 955 triệu người sẽ ở trong độ tuổi lao động (năm 1995 là 732
triệu), tất cả họ đều hy vọng có được một công việc làm tốt. Các vấn đề
môi trường ngày càng trầm trọng thêm. Hàng triệu người, bị xua đuổi đi
bởi hạn hán và ngập lụt, kéo nhau đi khắp nước tìm nước sạch, không khí
sạch và lương thực thực phẩm sạch. Giới lãnh đạo của ĐCS, cán bộ của cái
được gọi là thế hệ thứ sáu, không có đủ khả năng. Hỗn loạn xẩy ra,
những cuộc nổi dậy làm rung chuyển đất nước, tỉnh ly khai, một dòng
người tỵ nạn chảy qua châu Á.
Kịch
bản trung hòa: tất cả sẽ cứ như hiện nay. Trung Quốc vẫn tiếp tục được
dẫn dắt bởi một nhóm tinh hoa, những người thành công trong việc nhanh
chóng phản ứng với những tình huống mới – nếu cần thì với sức mạnh của
những nòng súng. Không có một lựa chọn khác với ĐCS. Giới trung lưu
không quan tâm đến tam quyền phân lập mà quan tâm đến việc giữ nguyên
tình trạng hiện nay, cho tới chừng nào mà họ vẫn còn có cơ hội gửi con
cái họ đi học trường tốt, đi nghỉ mát mỗi năm một lần, mua cho mình một
căn hộ. Họ tiếp tục thỏa hiệp với giai cấp chính khách đang thống trị để
chống lại những yêu cầu và mong muốn của người dân nghèo chiếm đa số,
muốn có một phần lớn hơn nữa trong chiếc bánh của sự thịnh vượng. Họ
muốn ngăn chận không cho Trung Quốc lại rơi vào những hỗn loạn của cuộc
Cách mạng Văn hóa, hay lại còn bị điều khiển bởi công nhân và nông dân
như ngày xưa dưới thời Mao Trạch Đông.
Trở
lại hiện tại: nhân danh “ổn định” và “xã hội hài hòa”, ĐCS đang đi trên
một con đường nhiều rủi ro: họ trấn áp những tranh luận quan trọng và
trấn áp quan niệm của người dân về tương lai của đất nước họ. Tại những
cuộc xung đột sắc tộc, họ đỗ lỗi cho nước ngoài về những vấn đề mà thật
sự là do trong nước gây ra.
Ví
dụ Tây Tạng và Tân Cương: những người lãnh đạo ĐCS không cho phép người
dân sống ở đấy tranh luận công khai về những khó khăn của họ, về cuộc
đi tìm sự nhận dạng của họ và những tưởng tượng của họ về cuộc sống của
họ trong xã hội Trung Quốc. Trong bầu không khí đấy, những vấn đề bình
thường trở thành hết sức là chính trị. Phê phán chính sách giáo dục cho
các sắc tộc thiểu số, một chính sách giáo dục bị tranh cãi, là không
thể. Ai mặc dù vậy vẫn mở miệng đều bị nguy hiểm sẽ vào tù như người có
chủ trương ly khai hay còn là kẻ khủng bố nữa. Qua đó, chính trị gia
Trung Quốc đã gieo mầm cho những cuộc nổi loạn mới, có lẽ còn dữ dội hơn
nữa.
Công thức ảo thuật 70/30
Trung
Quốc đang phải chịu đựng một chỗ yếu khác – cách xử sự với quá khứ.
Người đàn ông mà chân dung của ông ấy được treo từ nhiều thập niên nay ở
cổng Thiên An Môn và nhiều tấn bi kịch đã diễn ra nhân danh ông ấy vẫn
còn được tôn sùng xưa cũng như nay: Mao Trạch Đông. Lý thuyết của ông ấy
có tầm cỡ hiến pháp, chân dung của ông ấy đập vào mắt trên tất cả các
tờ tiền giấy từ một nhân dân tệ cho tới 100 nhân dân tệ.
Từ
những năm 50, hàng triệu người trong nước Cộng hòa Nhân dân đã trở
thành nạn nhân của những cuộc đấu tranh ý thức hệ và của những dự án
điên rồ. Chịu trách nhiệm cho việc đấy là đảng mà ngày nay đang dẫn dắt
vận mệnh của đất nước này. Chỉ 30 phần trăm các việc làm của Mao là sai,
Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau cái chết của Mao năm 1976 – phần còn lại
được xem là o.k. Ai hoài nghi sự phán xét này, nói quá to về diễn biến
của thời đấy, nghiên cứu quá tỉ mỉ về các nguyên nhân, hỏi xoáy quá sâu
vào trách nhiệm, người đấy đặt dấu hỏi về quyền lực của ĐCS và trong
trường hợp xấu nhất thì làm nguy hại đến tự do của mình.
Nhưng
một xã hội có thể tiến bước vào tương lai khi nó nhắm mắt hoàn toàn
trước những đoạn đen tối trong lịch sử của nó hay không? Tôi cho là
không. Một ngày nào đó nó sẽ bị những con ma của quá khứ bắt kịp.
Sau
lần nhìn vào nội bộ bây giờ chúng ta hãy quan sát xem Trung Quốc đối xử
với thế giới bên ngoài ra sao. Trung Quốc tác động ra bên ngoài như thế
nào – nhẹ nhàng hay hung hăn? Nó muốn đạt đến những gì, ngăn chận những
gì? Chắc chắn một điều: từ 2009 Trung Quốc xuất hiện ngày càng tự tin
hơn – và đôi khi đã làm cho láng giềng gần xa lo sợ. Chương kế tiếp bàn
về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
______________________
[1] Wong, Ansfield: “In China, Hu’s successor is being quietly groomed”, New York Times, 23/01/2011
[2]
“Roter als rot” ["Đỏ hơn đỏ"], trong “Die enthüllte Supermacht –
Amerikas Geheim-Depeschen” ["Siêu cường quốc bị lột trần – Những điện
tín bí mật của Mỹ"] SPIEGEL Special Số 1, Tháng 12 năm 2010.
[3] Wong, Ansfield: “In China …” New Yourk Times, 23/01/2011
[4] Như trên.
[5] Xinhua 8 tháng 9 năm 2010. Nhân dân Nhật báo, 10/09/2010
[6]
“Roter als rot” ["Đỏ hơn đỏ"], trong “Die enthüllte Supermacht –
Amerikas Geheim-Depeschen” ["Siêu cường quốc bị lột trần – Những điện
tín bí mật của Mỹ"] SPIEGEL Special Số 1, Tháng 12 năm 2010
[7] Chen Li: “China’s Team of Rivals”, Foreign Policy, March/April 2009
[8]
Xem “Die enthüllte Supermacht – Amerikas Geheim-Depeschen” ["Siêu cường
quốc bị lột trần – Những điện tín bí mật của Mỹ"] SPIEGEL Special Số 1,
Tháng 12 năm 2010
[9] Richard Spencer: “Tiananmen Generation could not rule China”, The Telegraph, 11/10/2007
[10] “Chinese Leader Offers a Glimpse of the Future”, New York Times, 28/01/2010
[11] “Chongqing-SW China mega-city building huge security system”, AFP 08/03/2011
[12] Zhang Wen, http://chinageeks.org
[13] Willy Lam: “Heir apparent showing his stripes”, Asia Times, 22/12/2010,http://www.atimes.com/atimes/China/LL22Ad01.html
[14] Kathrin Hille: “Chinese Intenet censors boast of good year”, Financial Times, 30/10/2010
Chương IV: "Ảnh hưởng to lớn hơn"
Trung Quốc thay đổi chính sách ngoại giao
Ở
cạnh đường vành đai thứ hai của Bắc Kinh có một ngôi nhà to màu xám,
phồng ra bên ngoài như một pháo đài. Cảnh sát của Quân đội Giải phóng
Nhân dân đứng gác ở phía ngoài, những người nữ hầu bàn trong bộ quần áo
đỏ và đen phục vụ trà cho khách ở bên trong, chúng tôi đang ở trong Bộ
Ngoại giao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
Trong
phòng làm việc của họ, các nhà ngoại giao Trung Quốc tường thuật, tất
cả đều giản dị: thiếu nhân sự. Trong Phòng Báo chí, chịu trách nhiệm cho
nhà báo nước ngoài, không có nữ thư ký và cũng không có người đưa thư.
Vì thế mà các cán bộ phải tự gửi fax và sao chụp và nhiều nhất là chỉ có
thể những giao việc đấy về cho lớp cán bộ trẻ.
Sau
thời gian học tập này, các nhà ngoại giao Trung Quốc không được gửi ra
nước ngoài mà là về làng mạc và thành phố Trung Quốc. Ở đấy, như là phó
chủ tịch hay phó bí thư, họ cần phải thu thập kinh nghiệm trong cuộc
sống thường ngày của đất nước mà rồi sau này họ phải đại diện cho nó một
cách đáng tin cậy ở bên ngoài.
Diêm
Học Thông thuộc vào trong số các nhà khoa học và chuyên gia về chính
sách ngoại giao nổi tiếng nhất. Ông là nơi đến cho nhân viên các đại sứ
quán và nhà báo nước ngoài, những người để cho ông giải thích về chính
sách của Bắc Kinh. Ông nói tiếng Anh tốt, ngồi trên một chiếc ghế màu
tím trong một phòng tiếp khách của Đại học Thanh Hoa ở Đông-Bắc của Bắc
Kinh và trình bày về tương lai của châu Á vào một ngày mùa đông lạnh
lẽo.
Ông
không muốn nói về một châu lục đang vươn lên trong ý nghĩa của một sức
mạnh chung. Không, ông nói, nhiều nước châu Á tuy tăng trưởng về kinh tế
nhưng người ta không thể nào nhìn châu lục này như một cái gì đó thuần
nhất, cái dịch chuyển trọng lượng của thế giới. Đó là Trung Quốc thì
nhiều hơn, nước kéo châu Á lên cùng với nó. Trong vòng 20 năm tới đây,
ông ấy nói, thế giới sẽ trở nên đa cực, tức là sẽ không còn chỉ một
quyền lực, USA, là quyết định sự việc xảy ra. Chỉ Trung Quốc là có một
cơ hội đến gần được với siêu cường Mỹ – “nước Nga không, Ấn Độ không,
Brazil không”.
Diêm
Học Thông được xem như là tiếng nói của những người mà ngay từ bây giờ
đã yêu cầu chính phủ hãy xuất hiện tích cực hơn nữa ra bên ngoài. Quyền
lực kinh tế và sự hiện diện của đất nước trên thế giới phải hòa hợp với
nhau, ông ấy nói. Hơn 30 năm nay, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tuân
theo những câu châm ngôn cho chính sách ngoại giao Trung Quốc của trưởng
lão ĐCS qua đời năm 1997 Đặng Tiểu Bình, “điềm tỉnh, điềm tỉnh, điềm
tỉnh cúi đầu xuống và làm xong việc riêng của chúng ta.”
Có
ba nguyên tắc dẫn dắt ngoại giao Trung Quốc, những nguyên tắc mà Wu
Jianming, cựu đại sứ và bây giờ là giáo sư tại Đại học Ngoại giao,
trường đại học riêng của bộ, mô tả như sau: “không bành trướng, không bá
quyền và không liên minh”. Trung Quốc sẽ không bước theo dấu chân của
các thế lực thực dân, không hướng đến sự thống trị, vì những thế lực như
thế trong quá khứ đã thất bại và liên minh có thể khiến cho một cuộc
Chiến tranh Lạnh mới xẩy ra.[1]
Hai
năm sau đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dương Khiết Trì đã quả quyết ở Hội
nghị An ninh München năm 2010 trước những thính giả đang nghi ngại rằng
“một Trung Quốc phát triển” không cần phải làm cho họ lo ngại, đó “không
phải là một mối đe dọa, mà là một cơ hội”. Đối với các nước khác, Trung
Quốc sẽ “tiếp tục đối xử bình đẳng. Trung Quốc sẽ không bao giờ ép buộc
ý muốn riêng của mình lên các nước khác. Thời gian mà một hay hai nước
quyết định cho cả thế giới đã qua từ lâu rồi. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ
cho việc tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo,
đều là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế.”[2]
Tám
tháng sau đó trong hội nghị ASEAN ở Hà Nội, Dương không còn muốn biết
gì về những lời nói nhẹ nhàng của mình nữa: trong một thảo luận về những
vùng lãnh thổ đang bị tranh cãi trong Biển Đông, ông lưu ý các láng
giềng: “Các anh hãy nhớ rằng sự thịnh vượng của các anh phụ thuộc vào
chúng tôi cho đến đâu.” Và: “Trung Quốc là một nước lớn, và các nước
khác là nước nhỏ, và đó là một sự thật.” Trong các thủ đô ở Đông Nam Á,
lời nói bóng gió này đã được chú ý ghi nhận.[3]
“Chúng ta cần một Vạn Lý Trường Thành”
Nhà
ngoại giao và nhân viên ngân hàng Trung Quốc bây giờ cùng ngồi cạnh bàn
hội nghị của các tổ chức tài chính quốc tế – trong Ngân hàng Thế giới
hay trong IMF ở Washington –, và họ có một mục đích: các tổ chức được
tạo ra sau Đệ nhị thế chiến này cần phải bước ra khỏi con đường mòn của
chúng. Vì hệ thống tài chính thông thường, Trung Quốc cho là như thế –
và cả Ấn Độ nữa – ưu tiên cho các quốc gia công nghiệp và gây bất lợi
cho “các nước năng động sắp trở thành nước công nghiệp” và họ tự xếp họ
vào trong đó. Thêm vào đó, trong thời gian của cuộc khủng hoảng châu Á
1997 IMF đã tạo nhiều đau khổ cho các nạn nhân của cuộc khủng hoảng.
Điều
đấy không phải là đơn giản. Nhờ sức mạnh kinh tế mà USA vẫn còn chiếm
tỷ lệ phiếu 17,77% trong IMF mà với nó họ có thể ngăn chận tất cả các
quyết định quan trọng. Nhưng Trung Quốc hiện nay, theo một nghị quyết
của các nước G-20 năm 2010, đã nhích lên đến vị trí thứ ba, bây giờ nước
này gửi một nhân viên cao cấp của Ngân hàng Trung ương vào nhóm đứng
đầu của IMF.[4]
“Chúng
tôi có ý định sẽ bảo vệ tỷ lệ phiếu của những nước nghèo nhất”, sếp
Ngân hàng Trung Ương Bắc Kinh Châu Tiểu Xuyên nói. Ngoài ra, Bắc Kinh
muốn chấm dứt những cuộc thỏa thuận ngầm về nhân sự của các nước công
nghiệp phương Tây. Nằm trong tầm nhìn trước hết là người Mỹ, những người
đang thống trị IMF. Châu: “Ban giám đốc của Quỹ cần phải được bầu chọn
qua một quá trình cởi mở, minh bạch và dựa trên công lao cống hiến”.[5]
Một
nước cờ đẹp của một đảng mà luôn luôn giải quyết chuyện nhân sự riêng
của mình ở phía sau những cánh cửa đóng kín. Chính phủ Trung Quốc kêu
gọi IMF không chỉ xem xét tỉ mỉ ngân sách của những nước nghèo như một
nhà kiểm toán khó tính mà cả ngân sách của các quốc gia công nghiệp nữa.
Cuối cùng thì những nước này với “chính sách về ngân sách, tiền tệ và
tài chính không thích đáng đã gây thiệt hại trong tăng trưởng kinh tế,
trong tỷ lệ người có việc làm, ở thương mại và ở hệ thống tiền tệ quốc
tế nhiều hơn” là các nước khác, chuyên gia tài chính Trung Quốc nói: “Sự
kiểm soát phải công bằng và như nhau. Các quy định phải được viết mới
lại.”
Tuy
vậy, khi sếp IMF Dominique Strauss-Kahn phải từ chức trong tháng 5 năm
2011 do bị lên án vì áp phe tình dục ở New York, các nước châu Á đã
không nắm cơ hội này mà đưa ra một ứng cử viên riêng – hay cùng nhau ủng
hộ một ứng cử viên. Ít ra thì người nữ kế nghiệp Strauss-Kahn, nữ Bộ
trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde, đã không còn có thể phớt lờ
những người châu Á được nữa: trong thời gian kêu gọi ủng hộ cho lần ứng
cử của mình, bà đã sang New Delhi và Bắc Kinh – và cuối cùng thì những
người của Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh cũng đã ưng thuận.
Ngân
hàng thế giới, có nhiệm vụ chống nghèo trước hết là bằng cách cho vay,
bây giờ được một người Trung Quốc cùng dẫn dắt: Lâm Nghị Phu, một nhà
kinh tế Mác xít, người học đại học ở Đài Loan và Chicago và ngoài ra thì
cũng đã có một lý lịch hấp dẫn. Trong tháng 5 năm 1979, người nguyên là
đại úy của quân đội Đài Loan đã bơi từ đảo Kim Môn (Quemoy) vượt biển
sang Hạ Môn vào nước Cộng hòa Nhân dân. Người đào ngũ để lại vợ và con
gái. Theo như ông ấy giải thích sau này, ông muốn trở về với “nước mẹ
Trung Hoa”.
Là
Phó Tổng giám đốc và là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông
ấy muốn giật lấy mái chèo. Bắt đầu từ bây giờ, các quốc gia có hạ tầng
cơ sở yếu kém không còn phải bị ép buộc thực hiện những cải cách tân tự
do chủ nghĩa theo kiểu “Chúng tôi có giải pháp cho vấn đề của bạn” nữa.
Ông ấy đã đưa ra một phương án, cái mà ông ấy gọi là “Kinh tế học cấu
trúc mới” (NSE). Diễn đạt một cách đơn giản, nó nói rằng: khi các nước
muốn giải phóng mình ra khỏi sự nghèo khổ thì họ cần phải đi theo con
đường của Trung Quốc sau năm 1978, dùng “lợi thế của sự tụt hậu” và
hướng đến những kinh nghiệm và chiến lược của những quốc gia thành công,
những quốc gia mà vào lúc ban đầu cũng có những điều kiện tương tự như
chính họ. Các chính phủ đấy phải hỗ trợ cho những “doanh nghiệp tiên
phong” có nhiều hứa hẹn bằng cách ưu đãi thuế và cho vay. Thêm vào đấy,
Lâm khuyến khích những nước có hạ tầng cơ sở yếu kém hãy xây dựng những
vùng kinh tế đặc biệt – mà Trung Quốc cũng đã thành công với chúng.
Năm
2009, Trung Quốc tham gia Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và Ủy ban
Ổn định Tài chính. Cả hai ủy ban đều cần phải giám sát giám đốc của các
ngân hàng và quỹ phòng vệ, để họ đừng lại tạo ra những gói tài chính
đáng ngờ đã chịu một phần trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng tài chính
khắp thế giới năm 2008. “Chúng ta cần một Vạn Lý Trường Thành để giữ an
toàn cho chúng ta”, Lưu Minh Khang nói, sếp cơ quan điều tiết ngân hàng
của Trung Quốc. Vì thế mà ông ấy đưa ra một hiệp định quốc tế, để cải
tiến “hệ thống điều tiết không hoạt động”.[6]
Hẳn
là dưới áp lực của Trung Quốc mà IMF đã giảm nhẹ các quy định nghiêm
ngặt của mình: “Chúng ta đã dịch chuyển theo hướng của những điều kiện
ít khắt khe hơn”, phó IMF John Lipsky nói. “Chúng ta chỉ tập trung vào
các biện pháp cốt lõi, những biện pháp không thể thiếu được cho ổn định,
tăng trưởng và chống nghèo. Các khoản cho vay của chúng ta không còn
bao gồm những quy định bắt buộc cho những biện pháp về cấu trúc mà có
một tính mềm dẽo lớn hơn…”[7]
Thế
nhưng các tổ chức phi chính phủ châu Á lại nghi ngại: mặc dù IMF quả
quyết rằng các nước có thể nhận được tiền dễ dàng hơn ngày xưa, nhưng
nhân viên của Ngân hàng vẫn tiếp tục đặt ra những điều kiện mà theo quan
điểm của Bhumika Muchhala của Third World Network ở Malaysia là khó mà
đáp ứng được: “Các khoản cho vay chống khủng hoảng của Quỹ vẫn còn bao
gồm những điều kiện cũ, cắt giảm bớt chi tiêu công, giảm thâm hụt và
tăng lãi suất – việc hoàn toàn ngược lại với chính sách kích thích mở
rộng của các nước G-20.”[8]
Các
nhà kinh tế nhà nước của Trung Quốc còn nhắm đến một mục đích nữa: đến
một ngày nào đó họ muốn thay thế đồng dollar như tiền tệ dự trữ quốc tế.
Nó không còn hợp thời nữa, họ nói. Sếp Ngân hàng Trung ương Châu kêu
gọi ủng hộ cho một tiển tệ nhân tạo: quyền rút vốn đặc biệt của IMF, cái
dựa trên một giỏ tiền tệ.
Chúng
ta hãy tạm thời quay lưng lại với thế giới của nhân hàng và thị trường
chứng khoán, của các thị trường tài chính và quỹ đầu tư và hãy nhìn xem
các nhà ngoại giao Trung Quốc làm gì ở những nơi khác. Ví dụ như họ đã
đưa ra sáng kiến của một tổ chức đa phương – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
(SOZ). Để giải quyết cuộc tranh cãi về chương trình hạt nhân của Triều
Tiên, từ tháng 8 năm 2003 họ tổ chức những cuộc đàm thoại sáu bên trong
nhà khách quốc gia ở phía Tây của Bắc Kinh với Triều Tiên và Hàn Quốc,
Nhật, Nga và USA. Mục đích: một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí
nguyên tử. Cho đến nay chúng không thành công. Vào thời gian chuyển tiếp
2010/2011, các vòng đàm thoại đã đi đến chỗ bế tắc.
Không
thể không nhìn thấy: các nhà ngoại giao, giới quân đội và đại diện của
các công ty ngoại thương nhà nước của Trung Quốc hiện xuất hiện khắp nơi
trên thế giới, đặc biệt như là những người cùng cạnh tranh trong cuộc
chạy đua vì nguyên liệu và thị trường. Bắt đầu từ khi nhậm chức năm
2003, sếp nhà nước và Đảng Hồ đã đi qua tất cả các châu lục, cho tới nay
không một lãnh tụ Trung Quốc nào mà đi lại trên thế giới nhiều như ông
ấy.
Từ
2008 hải quân gửi tàu chiến vào Vịnh Aden, có nhiệm vụ bảo vệ tàu chở
hàng trước hải tặc Somalia. Đầu năm 2011, khu trục hạm “Xuzhou” đã đến
Lybia để sơ tán hàng nghìn công nhân Trung Quốc. Đã từ lâu, Trung Quốc
gửi đi nhiều lính mũ xanh hơn là USA, Liên hiệp Anh và Nga cộng lại,
ngoài những nơi khác là đến Sudan, Congo, Libanon, Liberia và Haiti.[9]
Tuy
nhiên, gần đây các nhà ngoại giao Trung Quốc đã phớt lờ nguyên tắc
ngoại giao “không can thiệp” của họ, như ví dụ Lybia cho thấy. Trong Hội
đồng Bảo an LHQ, vào tháng 3 năm 2001, Bắc Kinh đã không bỏ phiếu chống
Nghị quyết 1973, cái trao quyền cho NATO được phép bắn hạ chiến đấu cơ
của Lybia trong lúc hoạt động chống lại lực lượng nỗi dậy – Bắc Kinh bỏ
phiếu trắng. Và cuối cùng Bắc Kinh còn tiếp túc trực tiếp với những
người đối đầu với chính phủ của đại tá Muammar Gaddhafi.
Rõ
ràng là có ba điều khiến cho người Trung Quốc phải quẳng đi những
nguyên tắc của họ: họ lo sợ cho các dự án có giá trị trên 18 tỉ dollar
của họ, những dự án mà họ đã hứa hẹn với người Lybia, họ không muốn chọc
giận Liên đoàn Ả Rập và muốn thanh toán một món nợ với Gaddhafi. Đại tá
lập dị này đã chọc giận người Bắc Kinh: ví dụ như năm 2006 ông ấy đã
mời tổng thống Đài Loan thời đấy, Trần Thủy Biển, sang thăm Lybia. Thêm
vào đấy ông ấy chưa từng thấy cần thiết phải viếng thăm Trung Quốc.
Lôi gậy ra khỏi bị
Người
Mỹ và người Âu chờ đợi ở Trung Quốc nhiều nổ lực hơn nữa, như trong
cuộc đấu tranh chống sự nóng ấm lên của khí hậu và họ yêu cầu Bắc Kinh
giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống Taliban ở
Afghanistan. Cuối cùng thì Trung Quốc có nhiều lợi ích kinh tế ở Hindu
Kush, họ lập luận. Như một công ty nhà nước đã thắng cuộc đấu thầu khai
thác mỏ đồng Aynak và đã đầu tư 2,8 tỉ dollar vào đấy.[10]
Cựu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ và sau đấy là giám đốc Ngân hàng Thế giới,
Robert Zoellick, yêu cầu Trung Quốc, cần phải là “một người chung phần
có trách nhiệm”. Những điều như thế nghe giống như đạo đức giả không chỉ
ở tai của người Trung Quốc. Không phải chính là USA hay sao, kẻ trong
quá khứ với bộ tịch cường quốc của họ đã không xuất hiện như “một người
chung phần có trách nhiệm”? Chính người Mỹ đã đòi hỏi cho mình quyền bảo
vệ bằng mọi phương tiện “việc tự do tiếp cận những thị trường chìa
khóa, nguồn năng lượng và nguồn tài nguyên chiến lược” – nếu cần thì với
GIs.[11]
Chính
là kẻ gây ô nhiễm môi trường USA, kẻ quả quyết rằng mình không thể tham
gia Nghị định thư Kyoto, nghị định thư mà nhiều quốc gia muốn qua đó để
làm giảm chất độc hại trong không khí. Và: USA hỗ trợ ở Ả Rập một thể
chế quốc gia cực kỳ phi dân chủ. Thêm vào đó, USA đã từ chối không công
nhận Tòa án Quốc tế ở Den Haag.
Về
mặt khác, các nhà phê bình Trung Quốc cũng đúng khi lên án các chính
khách Trung Quốc hưởng lợi từ những thể chế và quy định mà các quốc gia
công nghiệp truyền thống đã tạo ra cho thương mại thế giới và cuộc chung
sống của các quốc gia – và chẳng cần phải làm gì cho việc đấy cả. Mặc
cho sức mạnh kinh tế của mình, Bắc Kinh không thuộc vào trong số những
người chi tiền nhiều nhất của Liên Hiệp Quốc. “Trung Quốc tiếp tục đi
trên con đường tự do của mình và chỉ đóng góp vào cho sự lãnh đạo toàn
cầu nhiều như là cần thiết để giảm nhẹ phê phán của phương Tây”, chuyên
gia Trung Quốc người Mỹ David Shambaugh.[12]
Để
hiểu được tốt hơn sự phẫn nộ hướng về phía Trung Quốc, chúng ta phải
quay trở về chính sách tiền tệ, là một điểm tranh cãi lớn. Bắc Kinh giữ
tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp nhân tạo để có thể bán rẻ hàng hóa Trung
Quốc ra nước ngoài, đó là lời buộc tội người Trung Quốc của nhiều nước.
Điều đấy làm cho nước Mỹ mất tròn 1,4 triệu việc làm, người Mỹ nhận Giải
Nobel về Kinh tế, Paul Krugman tính toán trong năm 2009.[13]
Trung
Quốc làm điều đấy như thế này. Ngân hàng Trung ương thu lại tiền dollar
mà các công ty kiếm được qua bán ra nước ngoài với một tỷ giá cố định
và chuyển cho họ thay vào đấy là nhân dân tệ – vừa mới được in ra. Vì
thế mà ngân hàng này đã thâu thập được một núi ngoại tệ dự trữ khổng lồ.
Cuối tháng 3 năm 2011 là 3,04 nghìn tỷ dollar. Với tiền này, người
Trung Quốc mua ngoài những thứ khác là trái phiếu quốc gia của Mỹ – và
qua đó là cho người Mỹ vay. Cho tới cuối năm 2010, Trung Quốc đã đầu tư
tròn 1160 tỷ dollar vào trái phiếu của Mỹ.
Nếu
như nhân dân tệ có thể được trao đổi tự do thì hệ thống hoạt động như
sau: các nhà máy Trung Quốc kiếm được dollar và đổi chúng lấy nhân dân
tệ theo tỷ giá tương ứng ở ngân hàng. Họ hỏi mua nhân dân tệ càng nhiều
thì nó lại càng đắt, theo những quy luật của thị trường. Hậu quả: một
nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ phải dùng nhiều dollar hơn để trả tiền
cho hóa đơn của ông ấy ở Trung Quốc, giá cả của hàng hóa Trung Quốc sẽ
tăng lên ở nước ngoài.
Mọi
thứ còn tệ hại hơn thế nhiều, Krugman nói, người mà phán xét của ông ấy
được nhiều chính khách tán thành, ngoài những người khác là Bộ trưởng
Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner. Toàn bộ nền kinh tế thế giới có thể
tăng trưởng thêm 1,5% nếu như Trung Quốc không chất đống thặng dư thương
mại và thặng dư ngoại tệ một cách điên rồ như thế và thay vào đó lại
bơm tiền này vào chu trình kinh tế.[14] Vì thế mà người Mỹ cũng như
người Âu đều thúc dục người trung Quốc nâng giá nhân dân tệ. trong đó,
họ lưu ý đến những hiệp định đang có hiệu lực: khi trở thành thành viên
của IMF, Bắc Kinh đã hứa sẽ “tránh không thao túng tiền tệ” và không
“can thiệp về lâu dài, một mặt và trong quy mô lớn” để làm giảm giá đồng
tiền của mình.[15]
Chuyên
gia người Mỹ tính toán rằng chỉ cần nhân dân tệ tăng tỷ giá 1% trong
những năm sắp tới đây thì thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ giảm đi
15 đến 25 tỷ dollar, thâm hụt toàn cầu của Mỹ giảm cho tới sáu tỷ. Nếu
tăng tỷ giá tới 20% thì số cộng sẽ teo lại còn 350 đến 500 tỷ dollar và
số âm của Mỹ có lẽ sẽ bớt đi 120 tỷ dollar. Tròn 500.000 việc làm có thể
sẽ được tạo thêm ở USA.[16]
Người
Trung Quốc phản bác lại. Họ không để cho người khác xen vào chính sách
tiền tệ của họ, họ nói như thế, điều đó thuộc “chủ quyền quốc gia”. Thêm
vào đó, họ đưa ra để cân nhắc rằng nhân dân tệ đã đắt thêm một phần năm
trong những năm vừa qua – và lần tăng tỷ giá chỉ bị làm gián đoạn bởi
cuộc khủng hoảng 2008 do USA gây ra. Nếu tỷ giá hối đoái hoàn toàn tự do
thì sẽ có vô số tiền đầu cơ chảy vào Trung Quốc và nền kinh tế Trung
Quốc sẽ thiệt hại lớn. Hậu quả là thất nghiệp nhiều hơn, sự ổn định
chính trị bị đe dọa. Không ai trên thế giới thích như thế, họ nói, người
Mỹ cũng không.
Và
nói chung: ai hưởng lợi nhiều nhất từ Trung Quốc? Doanh nghiệp nước
ngoài vào Trung Quốc, tàn phá môi trường, phung phí tài nguyên và thu
lợi không biết bao nhiêu là tiền vì đồng lương thấp, như giáo sư tài
chính người Hongkong Lang Xianping nói. Ví dụ như một món đồ chơi sản
xuất ở Trung Quốc mang lại cho công ty Mỹ Mattel 3,60 dollar lợi nhuận,
các nhà sản xuất Trung Quốc nhận được từ đấy nhiều lắm là 1,5 cent – vì
“giá nguyên liệu bị kiểm soát bởi Wall Street và giá các sản phẩm cuối
bởi những doanh nghiệp như Mattel”.[17] Nhưng trong lời lên án của mình,
Lang đã không nhìn thấy một khía cạnh: không có các đầu tư của người
nước ngoài, không có công nghệ của họ thì người dân của ông ấy chắc hẳn
là đã không đến được nơi họ đang ở đấy ngày hôm nay.
Lời
buộc tội, Trung Quốc với tính ngoan cố và ích kỷ của mình đã làm đảo
lộn cơ cấu kinh tế của thế giới, hoàn toàn không phải là được chia sẻ ở
khắp nơi trong phương Tây. Cả lời yêu cầu của Krugman có nhiều ảnh
hưởng, phải làm áp lực nhiều hơn với người Trung Quốc, và, như ông
thường hay diễn đạt, “đánh với cây gậy khúc côn cầu”, cũng không được
tiếp nhận tốt – ví dụ như ở nhà kinh tế học có nhiều kinh nghiệm và
chuyên gia châu Á Stephen Roach, người làm việc cho ngân hàng đầu tư
Morgan Stanley.
Thật
ra thì người ta nên dùng cây gậy đấy đánh người bạn Krugman của ông,
ông ấy cho là như thế. Vì nguyên nhân của vấn đề nằm ở bên phía của
người Mỹ. Họ cần phải tiêu ít tiền hơn và tiết kiệm nhiều hơn. Rồi họ sẽ
có thể tự giải quyết lấy những khó khăn của họ mà không cần phải đổ lỗi
cho người khác.[18]
Nhà
sử học người Anh Paul Kennedy cho rằng lời kêu gọi nâng tỷ giá nhân dân
tệ chỉ là “đánh nhau với cối xay gió”: vì khi tiền trung Quốc lên giá
thì đồng dollar giảm – và “rồi những người mua bán tiền tệ – và, quan
trọng hơn, các chính phủ châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh – […] sẽ
tách dự trữ ngoại tệ của họ ra khỏi đồng dollar ngày càng rủi ro nhiều
hơn”. Nhưng một quốc gia mà không có tiền tệ có giá trị thì sẽ mất quyền
lực và ảnh hưởng trên thế giới.[19]
Những thùng đạn ở trong cát
Chúng
ta hãy rời chính sách tiền tệ và nhìn đến châu Phi. Ở đấy, sự hiện diện
của Bắc Kinh đã gây bất an cho người Âu và người Mỹ, đặc biệt là cách
thức mà các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà ngoại thương nhà nước và
nhân viên kỹ thuật của nó xuất hiện. Bắc Kinh cho nhiều nước vay một
cách thuận lợi, xóa nợ, xây đường xá, sân vận động, cầu, nhà máy thủy
điện, bệnh viện và cảng, làm mới đường sắt – và qua đó mở rộng ảnh hưởng
chính trị của mình. Khi Ngân hàng Thế giới, như năm 2008 ở Tchad, rút
lại một khoản tiền cho vay vì nước này không giữ đúng cam kết, hay, như ở
Angola, các thương lượng với IMF về giúp đỡ tài chính có nguy cơ thất
bại, người trung Quốc nhảy vào thay thế.
Malawi
sở hữu Uranium và một vài loại đất hiếm – nguyên liệu cần thiết để sản
xuất linh kiện điện tử. Ở đấy, doanh nghiệp Trung Quốc xây ngôi nhà quốc
hội, một khách sạn và một trung tâm hội nghị cũng như một sân vận động.
Ngân hàng Xuất Nhập khẩu nhà nước của Trung Quốc cho nước Mozambique
giàu than đá vay hai tỷ dollar để xây một đập thủy điện khổng lồ; cảng
hàng không và sân vận động quốc gia được sửa chữa bằng tiền Trung Quốc.
Doanh nghiệp Trung Quốc hứa hẹn với đất nước này những cuộc kinh doanh
có giá trị 13 tỉ dollar cho tới năm 2020.[20] Tuy vậy, giới cạnh tranh
không phải là đã ngủ quên: doanh nghiệp Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc và
Brazil cũng đang gắng sức về kinh doanh và giấy phép.
Việc
Trung Quốc tiến vào châu Phi tự nó không phải là đồi bại. Nhưng nó dẫn
đến việc ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu biến mất dần. Đồng thuận Bắc Kinh –
ngoại giao không có điều kiện tiên quyết – xói mòn “khả năng của các
chính trị gia Mỹ, lập nên chương trình nghị sự quốc tế, và khả năng của
các thể chế tài chính phương Tây, yêu cầu những hình thức chính phủ tốt
hơn từ thế giới không phải là phương Tây”, nhà khoa học người Mỹ Stefan
Halper nói.[21]
Trung
Quốc hợp tác với tất cả các quốc gia mà có thể bán vũ khí và những sản
phẩm khác cho các quốc gia đó và mua lại nguyên liệu. Và Trung Quốc biết
đền đáp. Bắc Kinh ngăn chận các nghị quyết của LHQ chống lại chính phủ ở
Khartoum, chính phủ mà bị buộc tội diệt chủng ở Sudan, cho đến khi áp
lực quốc tế quá lớn ngay trước Thế Vận Hội 2008. Các nhà ngoại giao Bắc
Kinh trả lời các phê phán về sự gần gũi của họ với chế độ giết người đó
bằng lời lưu ý rằng ngoại giao im lặng giúp được nhiều hơn là sự ồn ào ở
công cộng. Sau này mới biết rằng doanh nghiệp Trung Quốc rõ ràng là đã
không tuân thủ việc cấm vận vũ khí với Sudan. Phóng viên BBC đã tìm thấy
những thùng đạn với chữ Trung Quốc sau những cuộc đọ súng với lực lượng
nổi dậy trong Nam Sudan.
Bắc
Kinh cũng chống lại những biện pháp trừng phạt Iran, nước mà nhiều quốc
gia, trong số đó có Cộng hòa Liên bang [Đức], muốn can ngăn ý định chế
tạo bom nguyên tử. “Đối thoại và thương lượng” là con đường tốt hơn là
tẩy chay, các nhà ngoại giao của nước này nói. Đầu năm 2010, Bắc Kinh
chỉ gửi một quan chức cấp thấp vào vòng Iran của Liên hiệp Anh, Pháp,
Nga, Đức và USA ở New York. Người này tuyên bố đơn giản rằng đây không
phải là “thời gian” cho cấm vận, chấm dứt tranh luận.[22]
Sau
đấy, người Trung Quốc bác bỏ các hoạt động chống “Cảnh vệ Cách mạng Hồi
giáo”, những người cũng kiểm soát chương trình nguyên tử của Iran. Theo
ý muốn của LHQ, chuyển khoản và những chuyến đi của họ cần phải được
ngăn chận. Các nhà ngoại giao đã thành công trong việc làm giảm nhẹ các
hoạt động [trừng phạt]. Phong tỏa, họ lý luận, không được phép làm hại
đến người dân bình thường và thương mại bình thường.
Nghe
có lý, nếu như không có một vài trở ngại. Về một mặt, China hoạt động
kinh tế với nhiều tỉ dollar trong Iran, tức là nó có thể bị mất cơ hội
kinh doanh khi tham gia các hoạt động trừng phạt của những quốc gia
khác. Ví dụ như Trung Quốc muốn cùng với một doanh nghiệp trong nước xây
con đập nước lớn nhất thế giới có giá hai tỷ dollar ở sông Bakhtiari
trong miền Đông Nam. Người Trung Quốc đã xây tàu điện ngầm ở Teheran,
sau khi họ chào giá thấp hơn nhiều so với cạnh tranh, ngoài những công
ty khác là Siemens.
Tuy
các quan chức Bắc Kinh thường hay quả quyết rằng họ rất quan tâm đến
việc không được mua bán những loại vật liệu mà người ta cần để sản xuất
vũ khí nguyên tử. Nhưng rõ ràng là Iran có thể mua những vật liệu như
thế trong nước Cộng hòa Nhân dân, những thứ cần cho các thiết bị mà lại
có thể sản xuất được Uran có khả năng được sử dụng cho vũ khí: bơm chân
không đặc biệt, Kevlar, sợi cácbon và thép được tôi đặc biệt. “Trung
Quốc không thực hiện và thông qua kiểm soát thương mại và luật trừng
phạt một cách thích đáng. Thường xuyên có người Iran sang đấy và mua vật
liệu”, khoa học gia hạt nhân David Albright của Woodrow Wilson
International Center for Scolars in Washington cảnh báo.[23]
Và
Trung Quốc cũng không muốn thông qua cả những trừng phạt chống
Zimbabwe, một đất nước giàu platin và những nguyên liệu khác. Tổng thống
Robert Mugabe, người đàn áp giới đối lập và tàn phá nền kinh tế của đất
nước ông ấy, thay vào đấy đã nhận danh hiệu giáo sư danh dự của Đại học
thuộc Bộ Ngoại giao Bắc Kinh, Trung Quốc xây dựng ở Zimbabwe một trung
tầm đào tạo cho mật vụ, “Robert Mugabe National School of
Inteligence”.[24]
Trong
những vùng khác của thế giới, chính phủ Trung Quốc cũng ngoảnh mặt đi
khi họ không muốn gây hại đến lợi ích kinh tế và chiến lược. Một vụ thảm
sát ở thành phố Andishan của Uzbekistan trong tháng 5 năm 2005, khi lực
lượng an ninh bắn chết hàng trăm thường dân dài tình trạng quản thúc
tại gia của người đối lập đã được trả tự do Aung San Suu Kyi thì điều
đấy theo quan điểm của Bắc King là một hành động của “chủ quyền tư pháp”
và không xứng đáng để phê phán.
Bắc
Kinh bảo vệ quan điểm của mình với “nguyên tắc không can thiệp vào nội
bộ của các quốc gia khác”. Và Bắc Kinh chờ đợi người khác đáp lễ cho
việc đó – về kinh tế cũng như về chính trị. Các doanh nghiệp muốn khai
thác đồng, thiếc, dầu hay khí đốt. Các quan chức chính phủ thì lại yêu
cầu một tuyên bố rõ ràng về chính sách một Trung Quốc: những ai thiết
lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan sẽ nhanh chóng đánh mất thiện cảm và
hợp đồng, những ai săn đón Đạt Lai Lạt Ma cũng sẽ thế.
Mới
đây, các nhà ngoại giao Bắc Kinh nói về một “vạch đỏ” mà theo quan điểm
của họ là không được phép vượt qua. Năm 2009 Nam Phi dưới áp lực của
Bắc Kinh đã hủy bỏ lời mời Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi nữ thủ tướng Angela
Merkel tiếp vị lãnh tụ tôn giáo Tây Tạng trong phủ thủ tướng năm 2007,
người Trung Quốc đã đóng băng các quan hệ hơn nửa năm. Mới đây, hai nhà
kinh tế học của Đại học Göttingen đã chứng minh trong một nghiên cứu,
rằng sau một cuộc gặp gỡ với Đạt Lai Lạt Ma, các doanh nghiệp của những
nước đó đã bán sang Trung Quốc máy móc, tàu thủy hay máy bay ít hơn
chừng 8% trong một khoảng thời gian nhất định.[25]
Ở
Na Uy sự việc đã trở nên dữ dội ngay trước khi nhà bất đồng chính kiến
Lưu Hiểu Ba được trao vắng mặt giải Nobel Hòa bình. Trong một lá thư gửi
các cơ quan đại diện ở nước ngoài tại Oslo, Bắc Kinh đe dọa sẽ có hậu
quả nếu như các đại sứ của họ ngồi vào chỗ trong sảnh làm lễ: “Chúng tôi
rất hy vọng rằng nước của các ngài … không tham dự vào các hoạt động
chống lại Trung Quốc”, như trong đó viết.
Nhà
báo và tác giả người Hongkong của “South China Morning Post”, Frank
Ching, đã gọi lời đe dọa đấy là “thái độ trẻ con”. Thế giới sẽ rút ra
những kết luận của nó từ cách đối xử trong tương lai của Trung Quốc như
là một cường quốc. Bây giờ đã đến lúc Trung Quốc “trưởng thành […], đừng
nhỏ nhen và phí công sức trong những việc không có hy vọng và không
thông minh.”[26]
Tuy
vậy, lời cảnh cáo của Trung Quốc ở Oslo đã thành công. Bên cạnh những
quốc gia như Nga, nước trước sau gì thì cũng không coi trọng Giải Nobel
Hòa bình, những nước như Afghanistan, Serbia hay Philippines cũng đã
vắng mặt.
Cũng
thiếu cả Nepal. Quốc gia nhỏ bé ở Himalaja lâu nay đã cảm nhận được áp
lực của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Họ cảm thấy khó chịu trước nhất
là bởi những cuộc biểu tình của người Tây Tạng trên đường phố của
Kathmandu. Bây giờ chính phủ đã cấm những cuộc biểu tình như thế. Đầu
năm 2011, các nhà hoạt động người Tây Tạng buộc tội cảnh sát Nepal đã
gửi trả người tỵ nạn về Trung Quốc và qua đó đã rời bỏ thông lệ ngầm
mang lén họ sang Ấn Độ với sự giúp đỡ của Cao ủy Tỵ nạn LHQ.
Những
lần vuốt ve của Trung Quốc trong thế giới thứ ba hiện đã mang lại thành
quả. Điều đấy có thể cảm nhận trước hết là trong LHQ, và EU là nạn
nhân. Trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2008, các nhà ngoại giao của họ
đã phải chấp nhận nhiều thất bại hơn là thông thường trong những lần bỏ
phiếu, đặc biệt là về nhân quyền. Họ đã mất đi sự hỗ trợ của tròn một
phần tư của tất cả các thành viên LHQ. Những nước này, ngược lại với
trước đây, bỏ phiếu trong Đại Hội đồng LHQ, trong Hội đồng Bảo an và
trong Hội đồng Nhân quyền ở Genève thường là với Trung Quốc – và với
Nga. Chỉ riêng ở Genève, EU đã mất hơn nửa số phiếu. “Quyền lực quyết
định luật chơi đang mất dần”, một nghiên cứu ở London chẩn đoán. “LHQ
ngày càng được tạo hình bởi Trung Quốc, Nga và đồng minh của họ.”[27]
Hai người quyết định thế giới
“Trong
thế kỷ 21″, lãnh đạo nhà nước và Đảng Hồ Cẩm Đào nói, “quan hệ giữa
Trung Quốc và USA thuộc trong số những quan hệ quan trọng nhất”. “Không
có Trung Quốc thì không làm gì được cả”, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói.
Trung
Quốc và Mỹ. Đó là những đối thủ mà không thể sống thiếu kẻ kia và số
phận của thế giới phụ thuộc vào quan hệ của họ. Với lời phát biểu của
mình, Tổng thống Mỹ cho thấy rằng ông đã nhận ra được tình trạng đã thay
đổi của thế giới. “Các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đặt dấu ấn
lên thế kỷ 21″, ông nói. Chỉ khi cả hai quốc gia hòa hợp với nhau thì
người Mỹ và người Trung mới đạt đến những mục đích quan trọng – dù đó là
ở câu hỏi của biến đổi khí hậu, khắc phục khủng hoảng kinh tế hay không
phổi biến vũ khí nguyên tử.
Nhìn
từ phía châu Á thì Obama, người đã sống ở Indonesia nhiều năm trong
thời niên thiếu, là vị tổng thống “Thái Bình Dương” đầu tiên của Mỹ,
khác với những người tiền nhiệm hướng sang châu Âu nhiều hơn nhiều. Cố
vấn an ninh Mỹ trước đây Zbigniew Brzezinski đã nhìn thấy một dịch
chuyển địa chính trị từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Ông nói về
Trung Quốc và USA như “nhóm hai người có thể làm thay đổi thế giới”.
Người ta đã còn nói về “Chimerica” nữa. Nhà chính trị học người Anh
Niall Ferguson đã đặt ra khái niệm này, vì Trung Quốc và Mỹ đã gắn kết
chặt chẽ với nhau đến mức họ đã tạo thành “một đơn vị kinh tế” từ
lâu.[28]
Sức
mạnh mới của Trung Quốc là một cú sốc cho nhiều người Mỹ. Đối với doanh
nghiệp và chính khách đấy là một cảm giác khác thường, rằng đất nước
của mình phụ thuộc vào những quyết định do nhà cầm quyền cộng sản đưa ra
trong Vương Quốc Ở Giữa xa xôi. Nước Cộng hòa Nhân dân không những đã
vượt qua mặt USA như là mục tiêu số 1 cho đầu tư nước ngoài. Doanh
nghiệp Trung Quốc còn mua cả công ty Mỹ, như đã xảy ra tại gã khổng lồ
về máy tính IBM.
Vì
thế mà Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ James Steinberg đã phát minh ra công
thức “Tái bảo hiểm chiến lược” cho quan hệ với Trung Quốc. Ý tưởng ở
đằng sau đó: Khi Washington và đồng minh của nó chào mừng người Trung
Quốc như là “thế lực thịnh vượng và thành công” trên sân khấu quốc tế,
thì ngược lại Bắc Kinh phải chứng minh cho thế giới thấy rằng “vai trò
trên toàn cầu đang tăng lên [của Bắc Kinh] không phải được trả giá bởi
an ninh và thịnh vượng của những nước khác”.[29]
“Chúng
ta cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Bạn hãy gạt sang một bên khía
cạnh nhân đạo Chúng-ta-làm-cái-mà-chúng-ta-tin. Chúng ta hãy nói về
chính trị thực tế. Chúng ta cạnh tranh với Trung Quốc”, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton nói rõ trong Thượng viện Mỹ đầu tháng 3
năm 2011, sau khi đa số thuộc về Đảng Cộng hòa đe dọa cắt giảm viện trợ
cho thế giới thứ ba trong Thái Bình Dương. “Trung Quốc đang cố gắng bước
vào ở sau chúng ta và ở dưới chúng ta”. Ví dụ như nước này đã mời tất
cả các nhà lãnh đạo của những quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương và đã đãi
đằng họ một cách hào phóng.
Clinton
tiếp tục: “Chúng ta có rất nhiều ủng hộ trong Thái Bình Dương. Nhiều
nước nhỏ bé này đã bỏ phiếu cùng với chúng ta trong Liên Hiệp Quốc, họ
là đồng minh vững chắc của Mỹ, họ đấu tranh cho những giá trị của chúng
ta.” Nhưng, theo Clinton, viện trợ phát triển không chỉ quan trọng từ
những lý do nhân đạo và đạo đức, mà còn nhằm để bảo đảm ảnh hưởng của Mỹ
trên thế giới”. Nếu như có ai đó nghĩ rằng sự rút lui của chúng ta (ra
khỏi viện trợ phát triển, ghi chú của tác giả) không đóng vai trò nào
trong vai trò lãnh đạo của chúng ta trong một thế giới mà chúng ta đang
cạnh tranh với Trung Quốc và Iran, thì người đấy sai lầm.”[30]
Các
quan chức Trung Quốc về phần mình lại nghi ngờ rằng người Mỹ chỉ muốn
một điều: ngăn cản Trung Quốc “vươn lên trong hòa bình” và muốn ép buộc
họ những giá trị của Phương Tây như dân chủ. Tất cả những gì đến từ USA
vì thế bị Bắc Kinh khám xét tỉ mỉ xem liệu nó có phục vụ cho mục đích
“giữ cho Trung Quốc nhỏ bé” hay không. Yêu cầu của Washington, nâng giá
nhân dân tệ, là một bằng chứng rõ ràng cho Bắc Kinh. “Cốt lõi của chiến
lược mới của Mỹ (ở châu Á) là làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong
vùng và bảo vệ cho các liên minh của Mỹ ở trong vùng”, Liu Ming của Viện
Nghiên cứu châu Á và Thái Bình Dương ở Thượng Hải viết.[31]
Nhiều đầu bếp và một bộ trưởng yếu đuối
Chúng
ta hãy đến gần ngôi nhà xám ở cạnh con đường vành đai số 2 của Bắc Kinh
thêm lần nữa, Bộ Ngoại giao của Trung Quốc. Chính sách đối ngoại có
thật sự thành hình ở đây hay không? Chính xác là những ai đứng ở đằng
sau nó? Ai quyết định về chiến lược và chiến thuật, mưu mẹo và khéo léo,
công hàm và châm chích, hiệp định và thỏa hiệp? Ai là cấp cao nhất?
Đứng
đầu Bộ Ngoại giao từ năm 2007 là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dương Khiết
Trì, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đã học tại London School of
Economics. Thế nhưng các chuyên gia không cho ông ấy là người quyết
định. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Stockholm (SIPRI) đã nghe ngóng
trong giới chuyên gia về Trung Quốc và đã đi đến kết luận rằng người bộ
trưởng và bộ của ông ấy “không nhất thiết phải là nhân vật quan trọng
nhất trong lúc lập chính sách đối ngoại”.[32]
Đứng
trên Dương là Ủy viên Quốc Vụ Viện có thẩm quyền về chính sách đối
ngoại Đới Bỉnh Quốc, giống như một người trên bộ trưởng, được giao cho
những nhiệm vụ đặc biệt. Ông ấy chịu trách nhiệm về Triều Tiên và EU. Có
ở đấy cũng là “Phòng quốc tế của Trung Ương Đảng” và sếp của nó Vương
Gia Thụy. Ông ấy lo về quan hệ với các đảng khác.
Nhưng
trung tâm lãnh đạo lại là một ủy ban đầy bí mật, tác động trong hậu
trường, “nhóm lãnh đạo về chính sách đối ngoại” của Đảng Cộng sản. Thuộc
trong đó bên cạnh Dương và Đới và Vương là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia. Có một người
không được phép thiếu – chủ tịch nước và sếp ĐCS Hồ Cẩm Đào.
Ông
có quyền quyết định sau cùng, ví dụ như quyết định liệu Pháp có được
nhận một hợp đồng chế tạo máy bay Airbus hay không. Ông ấy được cho là
đã quyết định sự phản ứng về lần thử bom nguyên tử thứ hai của Triều
Tiên trong tháng 5 năm 2009, vì giới ngoại giao và quân đội đã không thể
thống nhất với nhau về một câu trả lời. Và câu trả lời đấy hết sức là
dè dặt.
Trong
thời gian vừa qua còn có những nhân vật khác xem vào trong chính sách
ngoại giao, theo nhận biết của các nhà nghiên cứu hòa bình, ví dụ như
Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Quân đội trưng bày sức mạnh của mình
ra ngoài nhiều hơn là cho tới nay và cùng đàm thoại, khi bàn về quan hệ
với Ấn Độ, Nhận Bản, Triều Tiên, Pakistan, Nga và USA. Quân đoàn Pháo
binh thứ hai, ngồi trên bút bấm khởi hành của tên lửa nguyên tử, và Bộ
An ninh Quốc gia cũng như những nhà máy thuộc nhà nước quan trọng bây
giờ cũng có ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao.
Các
nhà nghiên cứu hòa bình còn khám phá ra thêm một nhân vật khác: các dân
cư trên mạng. Đó là những người dân bình thường và các nhà khoa học,
những người bình luận về những quyết định trong chính sách ngoại giao
trên các blog và diễn đàn Internet, có đôi lúc kích thích tinh thần chủ
nghĩa quốc gia, ví dụ như chống lại Nhật, mà các quan chức Trung Quốc
ngày càng phải để ý tới nhiều hơn, nếu như họ không muốn có những cuộc
chống đối xảy ra.
Tình
trạng lộn xộn phức tạp này thỉnh thoảng ngăn cản không cho có những
phản ứng nhanh chóng. Quan điểm phải được làm cho phù hợp giữa nhiều
nhân vật. Sau khi chiếc tàu hộ tống “Cheonan” của Hàn Quốc rõ ràng là bị
một thủy lôi Triều Tiên đánh đắm trong tháng 3 năm 2010, Bắc Kinh cần
một thời gian dài cho bản tuyên bố. Người Trung Quốc phải làm rõ câu hỏi
khó, rằng họ muốn giữ khoảng cách với đồng minh của họ ở Bình Nhưỡng
hay muốn ủng hộ họ. Cuối cùng thì là: không bình luận, chờ xem.
__________________________
[1] Wu Jianming, “Past, Present and Future, Chian Security, Vol. 4 Nr. 3, 2008
[2] Trang mạng của Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin,http://big5.fmprc.gov.cn/gate/big5/de.china-embassy.org/det/zt/Themen/
[3] Xem “China’s Aggressive New Diplomcy”, Wall Street Journal,http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704483004575523710432896610.html
[4]
Thành viên của G 20: Đức, USA, Liên hiệp Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc,
Brazil, Nga, Ấn Độ, Úc, Nam P, Canada, Mexico, Argentina, Hàn Quốc,
Indonesia, Ả Rập Saudi, THổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, Ý.
[5] Tuyên bố tại hội nghị lần thứ 22 của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế của IMF, 09/10/2010
[6] “China proposes global finance pact”, The Wall Street Journal, 11/10/2010
[7] John Lipsky: “Realizing the Potential of Asia’s Developing Economies”, Hanoi, March 22, 2010
[8] Robert Weissmann: “A new Life for the IMF: Capitalizing on Crisis”, Toward Freedom,http://www.towardfreedom.com/globalism/1612-a-new-life-for-the-imf-capitalizing-on-crisis
[9] Xem Linda Jakobson, Dean Knox: “New Foreign Policy Actors in China”, Sipri-Policy Paper no. 26, Stockholm, 2010
[10] “China’s quiet power grab”, The Washington Post, 28/09/2010
[11] Noam Chomsky: “China Growing Independence and the New World order”, In These Times, 05/10/2010. http://www.inthesetimes.com/main/print/6499/
[12] David Shambaugh, The Washington Quarterly, 2011
[13] Paul Krugman: “Chinese New Year”, New York Times, 31/12/2009
[14] Bloomberg Businessweek, 12/03/2010
[15] C. Fred Bergsten và những tác giả khác: “China’s Rise”, peterson Institute for international Economics, Washington, 2009
[16] “The Chinese Exchange Rate”, Peterson Institute for International Economics,http://www.iie.com/research/topics/hottopic.cfm?HotTopicID=3
[17] Lang Xianping: “China’s wealth vanishes into foreign pockets”, Global Times, 26/09/2010
[18] Bloomberg Businessweek, 18/03/2010
[19] Paul Kennedy: “Don’t surrender US-Influence to Bejing”, International Herald Tribune, 30(09/2010
[20] Johan Lagerkvist: “Westward Ho: Asians March into Africa”, Yale Global Online, 16/03/2011.
[21] Stefan Halper: “The Beijing Consensus”, Basic Books, New York, 2010
[22] “Beijing blocks talks on tackling Iran Nuclear threats”, The Times, 18/01/2010
[23] “Chian Failing to Enforce Nuclear-Weapons Sanctions on Iran, Expert Says”, Blommberg, 14.01.2011
[24] “Chinese Spy Center taps Diplomat?”, The Zimbabwean, 02/03/2011
[25]
“Göttinger Volkswirte: Chian reagiert auf Empfänge des Dalai Lama mit
Handelsreduktionen”, Pressemitteilung der Wirtschaftswissenschaftlichen
Fakultät der George-August-Universität Göttingen 234/2010
[26] Frank Ching: “China and Liu Xiaobo’s Nobel Prize: The end of ‘Peaceful Rise’?” trong Opinion Asia, http://opinionasia.com/node/834
[27]
Richard Gowan, Franziska Brantner: “A Global Force for Human Rights? An
Audit of European Power at the UN”, Policy Paper, European Council On
Foreign Relations, London 2008.
[28] Niall Ferguson: “Not two countries, but one: Chimerica”, The Telegraph, 04/03/2007,http://www.telegraph.co.uk/comment/personal-view/3638174/Not-two-countries-but-one-Chimarica.html
[29] Xem Evan Osnos: “Strategic Reassurance”, Letter from Chian, The New Yorker, 06/10/2009
[30] Daniel Dombey: US struggling to hold role as global leader, Clinton says”, Financial Times, 02/03/2011
[31] Liu Ming: “No need to worry about Obama’s East Asia strategy”, china.org.cn, 12/11/2010
[32] Linda Jakobson, Dean Knox: “New Foreign Policy Actors in China”, Sipri-Policy Paper No. 26, Stockholm 2010
Andreas Lorenz - Cuộc Cách mạng châu Á (phần 7)
Chương V: "Khi gã khổng lồ ngã xuống"
Về những rủi ro và tác dụng phụ của lần bùng nổ ở châu Á
Xe
phun nước rút lui về cho đến tận cuối phố, với họ là cảnh sát và binh
lính. Xe buýt nhỏ với nhà báo chạy tới. Chính quyền địa phương muốn cho
chúng tôi thấy những gì mà người Uyghur quá khích đã gây ra trong những
ngày trước đó. Ví dụ như họ đã đốt cháy một salon ôtô lớn trong khu phố
này.
Thế
nhưng cuộc họp báo đã thất bại. Khi chúng tôi nói chuyện với người dân
Uyghur trong những con đường phụ, có nhiều người phụ nữ la hét và khóc
lóc nhanh nhóng bao quanh lấy chúng tôi, yêu cầu thông tin về số phận
của những người chồng, con trai và anh em của họ. Họ đã bị những đội bắt
người mang đi trong những đêm trước đó. “Đến trẻ em cũng bị họ mang đi.”
Những
người phụ nữ lợi dụng sự có mặt của camera nước ngoài và tụ tập lại
trên con đường chính. Cảnh sát sờ vào súng, quân lính đu đưa gậy đánh
người, mấy chiếc xe phun nước lại lăn đến. Cuối cùng, người ta thành
công trong việc chận đứng bùng nổ, những người phụ nữ đi về nhà.
Trong
tháng 7 năm 2009, thống trị trên đường phố của Ürümqi, thủ phủ của vùng
Tân Cương nơi sinh sống của người Uyghur và những nhóm dân Muslim khác ở
rìa Tây của Trung Quốc, là tình trạng khẩn cấp. Quân lính của “Cảnh sát Nhân dân Vũ trang”,
một lực lượng của quân đội, khóa chặt cả khu phố, đóng chốt trên các
ngã tư và trong các con đường hẻm. Tối tối, các chính ủy đọc những bài
bình luận từ báo Đảng cho những người mang quân phục nghe. Đường dây
điện thoại ra nước ngoài bị cắt đứt, tin nhắn bị chận lại, chỉ được phép
vào Intenet nhiều tháng sau đó.
Lần
nổi dậy bắt đầu vào ngày 5 tháng 7 sau một cuộc biểu tình của sinh viên
người Uyghur, cuộc biểu tình mà đã chấm dứt một cách đẫm máu. Một đám
người xuất hiện bất thình lình và tấn công người Hán. Cuối cùng, cơ quan
nhà nước đếm được 197 người chết, nhiều cửa hàng và nhà bị đốt cháy.
Sau đó, người Hán kéo đi tấn công người Uyghur.
Nguyên
nhân của cuộc chống đối là một sự kiện cách đấy hàng nghìn kilômét về
phía Đông Nam. Ở đấy, hai công nhân người Uyghur đã bị người Hán đánh
chết trong một nhà máy. Các sinh viên biểu tình yêu cầu cung cấp thông
tin chính xác hơn, quyền lực nhà nước phản ứng mạnh với những vụ giết
người ở Ürümqi. Hàng trăm người bị bắt giam, vài người bị tuyên án tử
hình, thay đổi quan chức cấp cao. Nguyên nhân thật sự của tấn bi kịch,
như chúng tôi tìm thấy qua trao đổi với người Uyghur, rõ ràng không phải
là những người quá khích, đấu tranh cho một “Đông Turkestan” độc
lập với Trung Quốc. Mà chính là vì lòng căm phẫn đã vỡ đập, lòng căm
phẫn trước sự giám hộ của Trung Quốc và trước sự tham nhũng – cũng như
nỗi lo ngại bị bỏ lại trong lúc Trung Quốc vươn lên.
Những
sự kiện đã xảy ra ở Ürümqi cho thấy cuộc sống bên trong của Trung Quốc
đôi lúc phức tạp cho đến đâu, các căng thẳng chính trị và xã hội có thể
bùng nổ nhanh cho đến đâu. Ở khắp nơi trong Ấn Độ và Đông Nam Á, tôi đã
đặt ra một câu hỏi cho các chính khách cũng như nhà khoa học: Điều gì có
thể ngăn cản sự vươn lên của châu Á? Câu trả lời bao giờ cũng rõ ràng
và giống nhau: Bất bình đẳng xã hội quá lớn trên châu lục và sự bất ổn
định trong Trung Quốc.
Tân
Cương chỉ là một trong những vùng đang sôi sục của Trung Quốc. Một năm
trước đó, 2008, các nhà sư đã phản đối trên đường phố của Lhasa, thủ phủ
của Tây Tạng. Cả ở đây, các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực chống
lại người Hán và những người nhập cư khác. Nhà sư và người dân trong
những khu dân cư Tây Tạng của các tỉnh lân cận tỏ tình đoàn kết. Các nhà
sư Tây tạng mà chúng tôi đã có thể nói chuyện với họ luôn luôn nhắc lại
những lời ta thán về những quan chức can thiệp quá sâu vào trong các tu
viện. Các thầy tu bị ép buộc phải quy phục về mặt chính trị. ĐCS muốn
có tiếng nói cuối cùng, ngay cả khi phải tìm thấy Phật sống, tức lần đầu
thai của những nhà sư đặc biệt linh thiêng. Cái mà người Tây Tạng đặc
biệt oán giận chính phủ trung ương Bắc Kinh: họ từ chối không cho người
đứng đầu về tôn giáo của họ, Đạt Lai Lạt Ma, trở về Tây Tạng.
Ở
rìa của nước Cộng hòa Nhân dân không yên ổn, ở nội địa cũng không yên
ổn. ĐCS ngày càng hay phải đối phó với những người dân không còn để cho
người ta dễ dàng dọa nạt mình như trước đây nữa. Họ thường phản đối cán
bộ tham nhũng, chống tịch thu đất không công bằng, chống lại những nhà
máy phun ra chất độc. Lúc đấy có xe cảnh sát bốc cháy và cả trụ sở ủy
ban nhân dân nữa, và đôi lúc nó trở nên dữ dội đến mức quân đội bắn vào
người biểu tình. Trong năm 2008, cơ quan nhà nước đếm được trên 120.000 “vụ việc đông người”.
Đình
công, biểu tình và phản đối thuộc vào trong cuộc sống bình thường của
nhiều nước. Ở Trung Quốc, nơi lãnh đạo của nó thề thốt “ổn định” và “hài
hòa”, chúng luôn luôn ẩn dấu mầm mống của một cuộc khủng hoảng chính
trị. Và qua đó có một câu hỏi được đặt ra: Liệu đất nước này đến một lúc
nào đó có bị sa lầy trong lúc đang muốn tiến tới hay không.
Doom hay Boom?
Cho
tới nay, không một nước nào trên thế giới đạt được tỷ lệ tăng trưởng
chín, mười, mười một phần trăm qua nhiều năm như thế. Cả ở Trung Quốc
rồi cũng sẽ không tiếp tục được như thế. Ngân hàng Phát triển châu Á
tiên đoán sẽ có một giai đoạn kém tăng trưởng, nếu như Bắc Kinh cứ tiếp
tục chính sách của họ, đầu tư quá nhiều vào nhà máy và thiết bị thay vì
nhiều hơn vào giáo dục và nghiên cứu. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng
trưởng trung bình chỉ khoảng 5,5% trong thời gian từ 2010 đến 2030, so
với 9,4% từ 1981 đến 2007. Lời cảnh báo đấy cũng dành cho các quốc gia
châu Á còn lại.[1]
Giáo
sư kinh tế người Mỹ Michael Pettis giảng dạy sinh viên Trung Quốc tại
Đại học Bắc Kinh về chính sách tài chính và giúp đỡ mầm non nhạc Rock
Trung Quốc trong quán “D-22″ của ông ấy. Ông cũng nhìn tương lai của
Trung Quốc một cách hoài nghi nhiều hơn: “Có
một câu chuyện dài về những nền kinh tế lớn, ít nhiều đều được lập kế
hoạch tập trung, rất không cân bằng, do đầu tư thúc đẩy với những tỷ lệ
tăng trưởng rất cao qua nhiều thập niên, những nền kinh tế mà đã tạo ra
tất cả các tiên đoán cuồng dại đủ mọi loại về sự tăng trưởng trong tương
lai”, ông ấy nói. Và trong mọi trường hợp, như ở Brazil, Nhật hay Liên bang Xô viết, thì “những kỳ vọng ấy không hề được thỏa mãn, đến gần đúng cũng không”, ông ấy nói với tôi.
Stephen
Roach có cùng nỗi nghi ngại đấy, giáo sư tại Đại học Yale và là sếp
châu Á của ngân hàng Mỹ Morgan Stanley. Vào một buổi chiều của tháng 3
năm 2011, ông đứng trên bục diễn thuyết của một sảnh lễ hội trong Grand
Hyatt Hotel Bắc Kinh và kêu gọi đảo ngược chính sách kinh tế Trung Quốc
trước giới doanh nhân châu Âu: “Chiếc hàng không mẫu hạm phải đổi hướng đi của nó, và nó phải làm điều đấy ngay tức khắc!”
Ông ấy có ý nói Trung Quốc với “chiếc hàng không mẫu hạm”.
Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, Vương Quốc Ở Giữa đã để cho nền
kinh tế dựa quá nhiều trên xuất khẩu – một con đường rủi ro, như chuyên
gia người Mỹ nhận thấy. Vì thế giới đã trở nên “khó chịu hơn” cho
Trung Quốc: châu Âu mắc nợ nhiều, USA cũng thế, giá dầu tăng và trong
thời gian dài tới đây nước Nhật sẽ không hồi phục lại sau thảm họa thiên
nhiên và nguyên tử khổng lồ – tất cả đều là những yếu tố dẫn đến việc
hàng hóa Trung Quốc không còn được mua nhiều như trước đây nữa. Tức là
Trung Quốc phải chuyển đổi nền kinh tế của mình càng nhanh càng tốt,
Roach suy ra: xuất khẩu ít hơn, tiêu thụ ở trong nước nhiều hơn là câu
khẩu hiệu của ông ấy. Thế nhưng người Trung Quốc lại thích tiết kiệm
hơn. Vì họ cần tiền để dàng cho tuổi già, cho đào tạo con cái của họ và
cho hóa đơn thanh toán của bác sĩ. Bảo hiểm xã hội của Trung Quốc chỉ
mới bắt đầu.
Roach
cũng suy nghĩ như thế cho toàn bộ châu lục. Giấc mơ về thế kỷ châu Á
chỉ thuần túy là lãng mạn. Các chính phủ châu Á, chuyên gia tài chính
nói, tuy đã học được từ những lỗi lầm của cuộc khủng hoảng tài chính
trầm trọng 1997/1998: dự trữ ngoại tệ mới được gom góp lại; cán cân vãng
lai, tức là cán cân của tất cả các thanh toán của một nước ra nước
ngoài và vào trong nước, lại là con số cộng; con số nợ ngắn hạn từ nước
ngoài được giảm xuống. Qua đó, trong tương lai châu Á có thể chống lại
những kẻ đầu cơ tốt hơn.
Tuy
vậy, Roach vẫn còn nhìn thấy một mối nguy hiểm lớn. Tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Điều đấy làm cho châu Á dễ bị ảnh
hưởng bởi những cuộc khủng hoảng ở đâu đấy trên thế giới. Nếu một ngày
nào đấy người Mỹ và người Âu mua ít hơn vì cuộc sống của chính họ không
còn sung túc nữa thì đấy là một tai họa cho châu Á. Chỉ khi châu Á thành
công trong việc xoay sự tăng trưởng của nó từ xuất khẩu sang tiêu thụ
trong nước thì rủi ro này mới được làm giảm đi, Roach nói: “Một đường xoắn ốc đi xuống xuất hiện, và dường như châu Á không hề chuẩn bị trước đến mức đáng ngại.”[2]
Doom
hay boom? Suy tàn hay thăng tiến? Đối với Trung Quốc, tất cả các kịch
bản này đều quá bi quan, Jonathan Anderson của ngân hàng Thụy Sĩ UBS đáp
trả. Để cho Trung Quốc thất bại, phải cần nhiều hơn là chỉ những con số
tăng trưởng thấp, mà phải là “rối
loạn lớn hay một cuộc khủng hoảng trầm trọng làm triệt tiêu tăng trưởng
qua một khoảng thời gian dài – và cuộc khủng hoảng này phải đến ngay
trong thời gian sắp tới đây”.[3]
Tăng trưởng đắt giá
Chính
người Trung Quốc nghĩ gì? Chính khách Bắc Kinh cũng nhận biết được
những rủi ro đấy và thận trọng trong những phát biểu của mình nhiều hơn
là những người khách nước ngoài nào đó, những người đến trong cảng hàng
không hiện đại và bước vào những khách sạn hạng nhất. Nền kinh tế ốm
đau, “không ổn định, không cân bằng, không được điều phối và không bền vững”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo năm 2007 trong bản báo cáo của ông ấy trước Quốc Hội.
Sếp của China Construction Bank to lớn thuộc nhà nước, Guo Shuqing, cũng yêu cầu hãy cẩn trọng trước những thành công lớn lao: “Trong
khi chúng ta xây dựng không ngưng nghỉ nhà máy, đường xá, nhà ở, chúng
ta lại giập sập chúng với cùng một sự sốt sắng. Và theo những phương
pháp thống kê của chúng ta thì tất cả những hoạt động đấy đều được tính
vào trong tổng sản phẩm nội địa”, ông ấy viết trong China Daily.[4] Và tiếp tục: “Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có hiệu quả thấp.”
Đồng thời, ông ấy phàn nàn về sự phung phí: “đầu
tư vào hạ tầng cơ sở cao cực kỳ, cho tới mức nhiều đường cao tốc và
đường sắt cho tàu cao tốc được xây cùng một lúc, và là theo cùng một
hướng”.
Đặc
biệt là có nhiều người bị bỏ lại. Những ai đi qua nội thành Bắc Kinh
với những tòa nhà hành chính bằng kính, với trung tâm truyền hình mới có
những góc cạnh táo bạo và những con đường rộng rãi của nó, nhìn thấy
một thành phố lớn hiện đại, một thành phố mà không cần phải ngần ngại
khi so sánh với những đô thị lớn khác. Nhưng những ai đi ra ngoài thủ đô
chỉ một vài kilômét thôi, những người đấy lạc vào một thế giới khác. Ở
đấy có những chiếc xe ba bánh cổ lỗ chạy lạch cạch trên những con đường
xấu, người dân có ít tiền, họ mặc quần áo đơn giản, sống trong những căn
nhà đơn giản.
1,34
tỉ người Trung Quốc tiêu thụ chỉ bằng khoảng chừng gần 66 triệu người
Pháp.[5] Một nông dân trong tỉnh Quý Châu ở miền Tây Nam thu nhập cả một
năm số tiền mà một gia đình khá giả ở Bắc Kinh chi ra trong một giờ
đồng hồ duy nhất ở trong một nhà hàng: tròn 200 euro. Hệ số Gini, mô tả
sự bất bình đẳng trong người dân (ở 0 thì mọi người đều như nhau, tại 1
là bất bình đẳng cực cao), nằm ở 0,47 năm 2008, cùng một trị với USA.
Hơn 60% các thu nhập được che dấu, tức những thu nhập có được bằng một
cách ít nhiều đều bất hợp pháp, thuộc vào 10% người dân giàu có – thường
là cán bộ ĐCS và gia đình của họ.[6]
Nếu
lấy sự phân bố tổng sản phẩm nội địa trên đầu người làm thước đo thì
Trung Quốc ở hàng 106 trên thế giới, sau Columbia và ngay trước El
Salvador.
Yu
Yongding, nhà kinh tế học và trước đây là một quan chức cao cấp của
Ngân hàng Trung ương, cũng bi quan. Ông ấy còn có chỗ trong cơ quan
tiếng Anh của ĐCS China Daily cho các tiên đoán của mình – một dấu hiệu
cho thấy ông ấy đã đánh trúng cảm nghĩ của nhiều người đồng chí của ông
ấy. Tương lai của nền kinh tế Trung Quốc bị đe dọa bởi căng thẳng xã hội
đang tăng lên, ô nhiễm môi trường, phục vụ công cộng thấp, phụ thuộc
quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư quá nhiều ví dụ như trong bất động
sản. Yu: “Tăng trưởng nhanh của Trung Quốc đã được mua với giá cực kỳ đắt. Các thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải trả giá thật sự.”[7]
Nền
kinh tế Trung Quốc vẫn còn thiếu sức cải mới và sáng tạo. Và không có
khả năng phát minh, tạo ra cái mới thì ngay một gã khổng lồ cũng đứng
trên đôi chân bằng đất sét. “Và khi gã khổng lồ ngã xuống thì sẽ có nhiều người không trốn thoát được”, Yu nói. “Một liên minh tội lỗi của những người giàu và những người có quyền lực” hưởng lợi từ lần tăng trưởng này, một hệ thống của “những kẻ liếm gót giày” và của “sự cay độc” đã thành hình, vì thế mà cải cách chính trị là cần thiết hơn bao giờ hết. “Nếu Trung Quốc không thành công trong việc giải quyết các vấn đề cơ cấu của nó thì tăng trưởng sẽ không bền vững”, nhà kinh tế học cảnh báo.
Phù
hợp với lời phát biểu của ông ấy là tin tức, rằng hiện đã có nhiều tỉ
phú ngồi trong Quốc Hội. 70 người giàu nhất của 2987 đại biểu sở hữu
tổng cộng 52,6 tỉ euro.[8]
Già sớm hơn giàu
Thế
vẫn chưa đủ. Trung Quốc đứng trước một vấn đề về nhân khẩu học. Ngược
với Ấn Độ, nó có nguy cơ già đi trước khi nó giàu lên. Giữa thế kỷ này,
tùy theo ước lượng, từ 350 đến 400 triệu người sẽ trên 60 tuổi. Đấy là
một phần ba của tổng dân số. Trong một vài thành phố, người già còn có
thể chiếm nửa số dân cư.[9] Điều này có trước hết là hai nguyên nhân:
thứ nhất, người dân Trung Quốc sống lâu hơn. Cho tới giữa thế kỷ, trung
bình phụ nữ có thể sống đến 81 tuổi, đàn ông đến 76, cái là một sự tiến
bộ văn minh to lớn. Khi ĐCS tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
vào năm 1949, người Trung Quốc nhiều lắm là thọ đến 45 hay 42 tuổi. Thứ
hai là gia đình Trung Quốc ngày càng sinh ít con hơn. Phụ nữ Trung Quốc
sinh trung bình chỉ 1,5 đứa con. Lỗi là do chính sách một con. Ai có
nhiều hơn một con có thể bị trừng phạt nặng hay bị bắt buộc phải triệt
sản và phá thai. Quy định tuy đã được nới lỏng. Vợ chồng trong thành phố
lớn, những người tự mình là con một. bây giờ được phép có hai con, và ở
nông thôn thì hai hay cả ba con vẫn còn được cho phép, nếu đứa con đầu
là con gái hay bị tật nguyền. Thế nhưng cho tới nay giới lãnh đạo vẫn
không nghĩ đến việc hủy bỏ những quy định này, tròn 500.000 quan chức
chỉ có công việc là giám sát để cho chúng được giữ đúng.
“Cuộc khủng hoảng nhân khẩu tới đây sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến Trung Quốc trong thế kỷ 21″,
Feng Wang nói, giám đốc của trung tâm khoa học Brookings-Tsinghua.
Chẳng bao lâu nữa, số người chết sẽ vượt con số trẻ em được sinh ra đời.
Năm 2025, theo tính toán của Wang, con số người Trung Quốc sẽ đạt đến
đỉnh điểm của nó là 1,4 tỉ người – và rồi sẽ đi xuống dốc. Hậu quả:
Trung Quốc phải chi tiền nhiều hơn cho người già – và trong nhà máy sẽ
có ít công nhân trẻ và rẻ tiền đứng cạnh những cỗ máy và băng chuyền
hơn. Tiền lương tăng lên, và hàng hóa đắt hơn. “Biến
đổi về nhân khẩu của Trung Quốc sẽ có những hậu quả rộng khắp cho nền
kinh tế thế giới, cái phụ thuộc vào Trung Quốc như là nhà máy của thế
giới trong hai thập niên vừa qua và lâu hơn thế”, Feng nói.[10]
Đạo
quân người già không chỉ là một hiện tượng riêng của Trung Quốc, cả
châu Á sẽ già đi. Một trong những nguyên nhân tại sao nền kinh tế Nhật
Bản không còn tăng trưởng đầy ấn tượng như ngày xưa nữa là độ tuổi cao
của người Nhật. Nhưng: Trung Quốc không chuẩn bị tốt. Trong năm 2010,
chỉ tròn 270 triệu người Trung Quốc là đã ký kết một bảo hiểm về hưu sơ
đẳng. Đó là 35% của số người đang lao động, ít hơn phân nửa của con số
80% thông thường trong các quốc gia công nghiệp.
Chăm
sóc y tế tồi và đắt tiền, thiếu nhà dưỡng lão. Cuối năm 2010, chỉ có
8,6 giường cho một nghìn người già – khác với trong những nước công
nghiệp có trung bình từ 50 đến 70 giường cho một nghìn người già trong
các nhà dưỡng lão. Đặc biệt ở làng mạc, nhiều người già phải tự lo cho
mình.[11]
Cadmium trong lúa
Nhân
khẩu chỉ là một trong nhiều chỗ yếu của Trung Quốc. Người Trung Quốc đã
trả giá đắt cho lần bùng nổ của những năm đầu – và họ vẫn đang làm như
thế. Đã từ lâu, những thiệt hại môi trường lại ngốn mất một phần lớn của
tăng trưởng. Chuyên gia dự tính chúng ở khoảng 900 tỉ nhân dân tệ năm
2008 (thời đấy tròn 1003 tỉ euro), đó là 3% của tổng sản phẩm nội địa.
Năm
2010 và 2011, người Trung Quốc đọc được trên báo của họ những tin tức
khủng khiếp về thực phẩm có hại cho sức khỏe, sữa bị pha chế, ngũ cốc bị
nhiễm độc. Ít nhất là 10% của thu hoạch lúa chứa những lượng không cho
phép của kim loại nặng, trong số đó là cadmium.[12] Với những kế hoạch
trồng cây khổng lồ, chính quyền cố gắng chận sa mạc lại, đặc biệt là ở
miền Bắc. Ai từ Cảng hàng không Lanzhou, thủ phủ của tỉnh Cam Túc, đi
vào thành phố đều thấy cây mới trên sườn dốc, bên cạnh đó là những tấm
bảng quảng cáo của các công ty và cơ quan đã phải hiến tặng chúng.
Diện
tích trồng trọt nông nghiệp của Trung Quốc teo dần, đất nước này ngày
càng phải mua thực phẩm từ nước ngoài nhiều hơn. Nhập khẩu đậu nành của
Trung Quốc đã chiếm một phần ba của toàn bộ mua bán thế giới về loại
này. “Trong
hàng nghìn năm của nền văn minh Trung Quốc, xung đột giữa con người và
thiên nhiên chưa từng bao giờ trầm trọng như ngày hôm nay”, Bộ
trưởng Bộ Môi trường Châu Sanh Hiền cảnh báo đầu năm 2011. Khai thác một
cách tàn phá và giảm thiểu dự trữ cũng như ô nhiễm sinh thái đã có “những hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia”.[13]
Không
chỉ có Trung Quốc là như thế. Ô nhiễm môi trường là một vấn đề của toàn
châu Á. Không khí của nó không tốt cho sức khỏe. Có lỗi ở đây không chỉ
là khí thải của những nhà máy điện dùng than và ô tô; chỉ riêng ở Bắc
Kinh, tròn 750.000 xe mới đã được cấp phép lưu hành trong năm 2010. Ở
nông thôn, nông dân đốt rơm, cây cối và bụi rậm, để làm phân bón hay lấy
diện tích để trồng trọt. Trên Borneo, nơi doanh nghiệp đốt rừng có hệ
thống để làm đồn điền, nhiều diện tích đất rộng lớn đã cháy trong năm
1997, khói dầy đặc phủ trên những vùng rộng lớn của Đông Nam Á. Máy bay
không thể cất cánh và hạ cánh, con người thở khó khăn.
Trong
những vùng nào đó của châu Á, ánh sáng Mặt trời ít khi xuyên qua được
lớp khói sương. Phần lớn các nhà máy điện Trung Quốc đốt than và qua đó
dẫn hàng tấn cácbon điôxít vào bầu khí quyển. Ngay bây giờ, thu hoạch
lúa đã giảm đi vì không còn đủ ánh sáng xuyên qua lớp mây và mây ngày
càng lớn hơn. Thời tiết thay đổi: có nhiều bão đi qua châu lục hơn là
thông thường.[14] “Sự
hình thành mây nâu trong khí quyển hẳn sẽ khiến cho giá thực phẩm càng
tăng thêm nữa và là một thách thức cho sự sống còn của những người yếu
đuối nhất”, chương trình môi trường LHQ cảnh báo.[15] Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) ước lượng con số những người châu Á chết hàng năm vì hậu
quả của ô nhiễm môi trường còn đến 530.000. Gần như trong thành phố nào
của châu Á cũng có hạt bụi nhỏ, ôxít nitơ hay điôxít lưu huỳnh lơ lững
trong không khí nhiều hơn là WHO cho rằng có thể chấp nhận được.[16]
Các
con sông của châu Á bẩn hơn là những con sông khác trên thế giới, 469
triệu người châu Á không có nước sạch, ở Trung Quốc là tròn 360 triệu
người. Ở Indonesia, gần một nửa người dân phải dựa vào nước mà họ chỉ có
thể hứng được ở gần những nơi đầy rác. Trong thủ đô Jakarta, trên 80%
nguồn nước bị nhiễm bẩn. Gần hai tỷ người châu Á không có nhà xí hợp vệ
sinh và cơ hội để tắm rửa.
Con
sông Dương Tử dài tròn 6300 kilômét là sông chết trên nhiều đoạn dài.
Thái Hồ ở phía Đông Trung Quốc, cung cấp nước uống cho hai triệu người,
đã bị nước thải của càc nhà máy phá hủy, một lớp rêu xanh dầy phủ lên
trên nhiều phần lớn của nó trong năm 2007. Nếu Trung Quốc không thành
công trong việc làm sạch nước của nó, vào khoảng năm 2020 sẽ có tròn 30
triệu người tỵ nạn, Ngân hàng Thế giới tiên đoán. Cả trong những nơi
khác của châu Á, con người sẽ đi tìm nước sạch, hậu quả sẽ “có ảnh hưởng to lớn đến an ninh trong toàn khu vực”, một nghiên cứu của Asia Society cảnh báo.[17]
Thảm
họa lũ lụt dữ dội như thảm họa năm 2010 ở Pakistan hay đẩy con người
vào cảnh cơ cực – nhưng nhìn chung thì châu Á thiếu nước. Những siêu
thành phố của châu Á sẽ cần thêm tròn 40% nước cho tới năm 2020 so với
cho tới nay. Ở Trung Quốc, nước đã thiếu hụt cho đến mức sản xuất bị đe
dọa ở nhiều nơi.
Tình
trạng nên nóc nhà của thế giới có thể sẽ còn trở nên nguy kịch nhiều
hơn nữa: vì khí hậu ấm nóng lên nên các con sông băng tan chảy. Không
hoàn toàn loại trừ khả năng là những con sông lớn như Ganges, Indus,
Brahmaputra, Salween hay Mekong trong tương lai sẽ suy thoái thành những
lạch nước nhỏ. Nhưng những con sông đấy là mạch sống của Trung Quốc, Ấn
Độ, Bhutan, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Pakistan, Campuchia, Lào, Thái
Lan và Việt Nam, nơi tròn một nửa loài người sinh sống.
Người
Ấn hiện đang hết sức lo ngại về kế hoạch của Bắc Kinh, bơm nước từ
Brahmaputra (ở Tây Tạng có tên là Yarlung Tsangpo) lên Hoàng Hà trong dự
án đổi dòng Bắc Nam của họ, dòng sông mà về phần mình cung cấp nước cho
một phần lớn của miền Bắc. Do người dân và nhà máy rút đi những lượng
nước khổng lồ, Hoàng Hà vào cuối những năm 90 đã không ra được đến biển
nhiều ngày trong một năm. “Nước là vũ khí”, Brahma Chellaney, giáo sư về nghiên cứu chiến lược ở New Delhi, gọi kế hoạch này như thế: “Việc chuyển dòng khổng lồ này đồng nghĩa với tuyên bố một cuộc chiến tranh nước chống lại Ấn Độ và Bangladesh”.[18]
Tranh
cãi biên giới, thiếu nước, môi trường dơ bẩn: tất cả những điều đấy tạo
bất ổn và bất an ở châu Á. Nỗi lo sợ lớn là các mâu thuẫn trong vùng có
thể tăng cao. Vì thế mà các quân đội của châu lục hiện đại hóa và tăng
cường vũ trang. Đi đầu hết thảy là Trung Quốc, như chương kế tiếp trình
bày.
_________________________
[1] “ADB warns on China’s long-term growth”, Financial Times, 28/10/2010
[2] Stephen Roach: “The Next Asia”, John Wiley & Sons, Hoboken, 2009
[3] Xem thảo luận “The Color of China” by Minxin Pei and Jonathan Anderson, 3/9/2009,http://www.nationalinterest.org/Article.aspx?id=20953
[4] Guo Shuqing: “Fertile Ground”, China Daily, 22/01/2010
[5] John Lee: “The End of the Charm Offensive”, Foreign Affairs, 14/10/2010
[6] Gilboy, Heginbotham: “China’s Dilemma”, Foreign Affairs, 14/10/2010
[7] Yu Yongding: “A different road forward”, China Daily, 23/12/2010
[8] “Wen Jiabao sees Billionaires in Congress as Wealth Gap Widens”, Blommberg, 04/03/2011
[9]
Robert S. England: “Aging China. The Democratic Challenge to China’s
Economic Prospects”, Center for Strategic and International Studies,
Washington, 2005.
[10] Feng Wang: “China’s Population Destiny: The Looming Crisis”, Brookings, September 2010, http://brookings.edu/articles/2010/09_china_population _wang.aspx
[11] Wang Haitao: “China wird alt, bevor es wohlhabend wird”, China Research Center on Aging, September 2009, tại http://www.de-cn.net/dis/dem/de4961565.htm
[12] Gong Jing “Heavy metals taining China’s rice bowls”, Caixin Online 14/02/2011
[13] Jacobs: “China issues warning on climate and Growth”, New York Times, 28/02/2011
[14] BBC 06/03/2007 http://news.bbc.co.uk/2/hi/6421303.stm
[15] “3 km Thick Cloud of Pollution hangs over Asia”, The Telegraph, 13.11.2008
[16] Reuters 23/11/2010 http://news.bbc.co.uk/2/hi/6421303.stm
[17]
“Asia’s Next Challenge: Securing the Region’s Water Future. A report by
the Leadership Group on Water Security in Asia. Asia Society, April
2009,http://asiasociety.org/files/pdf/WaterSecurityReport.pdf
[18]
Brahma Chellaney. “China-India Clash Over Chinese Claims to Tibetan
Water”, The Asia-Pacific-Journal-Japan Focus, 03/07/2007, http://www.japanfocus.org/-Brahma-Chellaney/2458
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét