Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

XUNG QUANH CHUYẾN THĂM VIỆT NAM VÀ THÁI LAN CỦA PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thứ năm, ngày 29/12/2011 – TTXVN (Hồng Công 25/12)
 Theo trang tin ca hãng thông tn Bình luận Trung Quốc (Hồng Công) ngày 25/12, nhận lời mời của Việt Nam và Thái Lan, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức tới hai nước này từ 20/12 tới 24/12. Kết thúc chuyến thăm, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân, một trong s những quan chức tháp tùng chuyến thăm, đã có cuộc trao đi với báo giới về tình hình liên quan cũng như thành quả của chuyến thăm. Dưới đây là nội dung cuộc trao đi giữa Thứ trưởng Trương Chí Quân với báo giới được đăng trên trang tin của hãng thông tn Bình luận Trung Quốc:
 Ông Trương Chí Quân cho biết chuyến thăm lần này của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế phát sinh biển đối sâu sắc phức tạp, cục diện châu Á bước vào vòng điều chỉnh mới, ban lãnh đạo mới, chính phủ mới của Việt Nam và Thái Lan thành lập chưa được lâu, là hành động ngoại giao quan trọng trong thời điểm cuối năm của Trung Quốc đối với khu vực xung quanh. Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN, củng cố và phát triển ngoại giao láng giềng thân thiện với các nước xung quanh.
Chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện theo phương châm “củng cố tình hữu nghị láng giềng thân thiện, tăng cường sự tin tưởng chiến lược với nhau, thúc đẩy hợp tác thiết thực”. Trong chuyến thăm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lần lượt tổ chức hội kiến hội đàm với lãnh đạo chính phủ, Quốc hội và chính đảng hai nước, đi sâu trao đối ý kiến thẳng thắn, hữu hảo về các vấn đề trong quan hệ song phương cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, đạt được hàng loạt nhận thức chung quan trọng; lần lượt cùng lãnh đạo hai nước chứng kiến hơn 10 lễ ký văn kiện hợp tác song phương trên các lĩnh vực như kinh tế thương mại, tài chính, thông tin, văn hóa, y tế… giữa hai chính phủ và cơ quan tài chính hai bên, nhằm làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực; tiếp xúc rộng rãi với các học giả thuộc các giới ở địa phương, hoạt động trên các lĩnh vực như kinh tế thương mại, thanh niên, văn hóa, giáo dục… Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tham dự nhiều hoạt động giao lưu nhân văn, củng cố nền tảng xã hội của tình hữu nghị láng giềng thân thiện giữa Trung Quốc và hai nước trên Trong thời gian chuyến thăm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn lần lượt tiếp kiến thân mật với nhân viên công tác thuộc Đại sứ quán, cơ quan đầu tư, lưu học sinh Trung Quốc và đại diện Hoa kiều tại hai nước, tham dự và phát biểu tại buổi tiệc chào mừng do các giới Hoa kiều Trung Quốc ở Thái Lan tổ chức, giới thiệu tình hình cải cách phát triển của Trung Quốc, khuyến khích họ đóng góp nhiều hơn cho tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước.
Ồng Trương Chí Quân cho biết hai nước đều đánh giá cao chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, tiếp đãi nhiệt tình hữu hảo với quy cách lễ tân cấp cao. Các thành viên chủ yếu của ban lãnh đạo khóa mới của Việt Nam đều xuất hiện và nhiệt tình hội kiến hội đàm; lãnh đạo hai nước mở tiệc chào mừng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã lần lượt mở tiệc chiêu đãi phạm vi nhỏ; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đích thân cùng Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tham quan triển lãm sản phẩm đặc sắc các nơi mang tên “Mỗi nơi một sản phẩm” và thăm trường học trong khu vực thiên tai ở Thái Lan Những hoạt động được sắp xếp kĩ càng, những cảnh tượng cảm động lòng người đã thể hiện đầy đủ sự đón tiếp nhiệt tình của hai nước đối với lãnh đạo Trung Quốc tới thăm và tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai bên.
1. Củng cố tình hữu nghị láng giềng thân thiện, thúc đẩy sự tin tưởng chính trị lẫn nhau   
Việt Nam và Thái Lan đều là những nước láng giềng quan trọng của Trung Quốc. Sáu mươi mốt năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam về tổng thể là phát triển tốt đẹp. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước lân bang hữu hảo thân mật, có nền tảng quan hệ sâu sắc. Trong chuyến thăm này, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cùng lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến về việc tăng cường sự hiểu biết chiến lược, thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương và đạt được nhận thức chung quan trọng.
Trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Anh và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan đã tiến hành hội đàm và tham dự tiệc chiêu đãi tối do Việt Nam tổ chức, hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và dự tiệc chiêu đãi phạm vi nhỏ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức, lần lượt hội kiến với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết việc phát triển tình hữu hảo Trung-Việt là phương châm chiến lược mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc kiên định, Trung Quốc nguyện cùng phía Việt Nam thực hiện những nhận thức chung quan trọng mà Tổng Bí thư hai đảng đạt được vào tháng 10/2011, củng cố tình hữu hảo truyền thống, thúc đẩy sự tin tưởng chính trị lẫn nhau, giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển, truyền cây gậy tiếp sức tình hữu nghị láng giềng thân thiện Trung-Việt từ đời này sang đời khác, bảo đảm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển ổn định lành mạnh lâu dài. Phía Việt Nam cũng cho biết việc phát triển hợp tác hữu hảo với Trung Quốc luôn nằm ở vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, phía Việt Nam nguyện cùng phía Trung Quốc nghiêm túc thực hiện nhận thức chung quan trọng của Tổng Bí thư hai đảng, tăng cường tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy sự tin tưởng chính trị lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác thiết thực, mở rộng giao lưu hữu hảo, xử lý ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy quan hệ hữu hảo giữa hai nước phát triển lành mạnh ổn định bền vững và hướng về phía trước. Hai bên đánh giá tích cực nhận thức chung quan trọng và hiệp nghị nguyên tắc cơ bản về xử lý thỏa đáng tranh chấp Biển Đông, đạt-được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nhất trí sẽ cùng nỗ lực, quán triệt thực hiện nghiêm túc, thiết thực giữ gìn ổn định Biển Đông.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được tiến hành với hai tư cách: lãnh đạo đảng và lãnh đạo nhà nước. Chuyến thăm đã tăng cường hơn nữa sự qua lại giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã giới thiệu với các nhà lãnh đạo Việt Nam tình hình trong nước và kinh nghiệm xây dựng đảng của Trung Quốc, chỉ rõ phía Trung Quốc nhất quán coi trọng phát triển quan hệ giữa hai đảng, hai bên cần chú trọng thực hiện chương trình hợp tác 5 năm giữa hai đảng, thúc đẩy giao lưu kinh tế trị đảng trị quốc, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan cùng chuyên ngành của hai đảng. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu phát triển của Trung Quốc, chân thành chúc Đại hội 18 sẽ tổ chức thành công, bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa giao lưu trao đổi kinh nghiệm trị đảng trị quốc và hợp tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đảng ở hai nước.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã hội kiến với đại diện Quốc vương, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn và tiến hành hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra, tham dự tiệc chiêu đãi chào mừng và ăn sáng bàn tròn phạm vi nhỏ do phía Thái Lan tổ chức. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn hội kiến với Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranont, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Prem Tinsulamonda và Chủ tịch Đảng Dân chủ, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.    
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết phía Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu hảo với Thái  Lan, nguyện cùng Thái Lan mở rộng giao lưu cấp cao, thúc đẩy sự tin tưởng chiến lược lẫn nhau, cùng nỗ lực nâng quan hệ hợp tác mang tính chiến lược giữa hai nước lên tâm cao mới. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn nhiều lần thăm hỏi về thảm họa lũ lụt ở Thái Lan. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đánh giá cao quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc, cảm ơn phía Trung Quốc đã viện trợ và thăm hỏi tình hình thiên tai đối với Thái Lan ngay trong thời gian đầu, bày tỏ mong muôn tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và phổi hợp với phía Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ và hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước tiến triển mạnh hơn.
2. Duy trì truyền thống hữu nghị, thúc đẩy giao lưu nhân văn “Mối tình thắm thiết Việt-Trung, vừa là đồng chí vừa là anh em”, tình hữu nghị Trung-Việt mà các nhà lãnh đạo lão thành hai nước đích thân xây dựng và dầy công vun đắp có được không dễ dàng, vô cùng quý báu, Quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Thái Lan có lịch sử lâu đời, “Trung Quốc, Thái Lan tình thân một nhà” là miêu tả sinh động về quan hệ hữu hảo giữa hai nước và tình hữu nghị sâu đậm giữa nhân dân hai nước. Chuyến thăm lần này của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình coi trọng việc duy trì tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và hai nước, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong chuyên thăm đã diễn ra một loạt hoạt động quan trọng, nhận được những phản ứng tích cực từ các giới chính trị và xã hội hai nước cũng như đạt được hiệu quả Trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã kính cẩn viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan nơi ở của Người, nghe kể về những câu chuyện qua lại hữu hảo thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời với các bậc lão thành cách mạng Trung Quốc và đã viết lời tựa tại nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Tinh thần vĩ nhân nghìn thu ca tụng, mối tình hữu nghị Trung-Việt đời đời lưu truyền” (Vĩ nhân tinh thần thiên thu tụng, Trung-Việt hữu nghị thế đại truyền). Khi cùng lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ hơn 500 thanh niên hai nước, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã khích lệ các bạn trẻ hai nước cố gắng là những người truyền dẫn tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt, đảm đương vai trò của đội quân đầy sức sống của sự nghiệp hợp tác hữu hảo Trung-Việt, trở thành sứ giả của tình hữu hảo truyền đời Trung-Việt. Trong hội kiến, hội đàm, các nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống Việt- Trung là tài sản quý báu, là tài sản vô giá của nhân dân hai nước, thanh niên hai nước nên nghiêm túc thực hiện sứ mệnh lịch sử, đóng góp cho tương lai tốt đẹp xán lạn của quan hệ hai nước, để quan hệ hữu nghị Việt- Trung lưu truyền đời đời.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã sắp xếp tọa đàm với các nhân vật chính yếu trước đây của Thái Lan như Chuan Leekphai (cựu Thủ tướng), Banharn Silpa-archa (cựu Thủ tướng), Chavalit Yongchaiyudh (cựu Thủ tướng)… cùng các nhân sĩ hữu hảo và đại diện các giới, cùng Thủ tương Yingluck Shinawatra tới thăm và tặng máy tính bảng cho học sinh trường trung học Rattanakosin Sompoj ở vùng lũ, thăm quan Đại học Chualalongkorn nổi tiếng nhất Thái Lan, thăm Học viện Khổng Tử… Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ hai bên cần phải tiếp tục đi sâu hợp tác về văn hóa, giáo dục ngôn ngữ, du lịch và giao lưu thanh thiếu niên, mở rộng tiếp xúc giữa nhân viên, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu nhân văn, để tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Thái Lan lưu truyền mãi mãi. Các giới ở Thái Lan đều nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, bày tỏ mong muốn không ngừng làm sâu sắc hơn sự hiểu biết đối với văn hóa Trung Hoa, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị đời đời “Trung Quốc, Thái Lan tình thân một nhà”.
3. Thúc đẩy hợp tác thiết thực, đẩy mạnh cùng phát triển Thúc đẩy hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan là một trọng điểm trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tới hai nước này. Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan là đối tác thương mại quan trọng của nhau, mấy năm lại đây, quy mô hợp tác kinh tế thương mại cùng có lợi giữa hai bên không ngừng tăng lên, lĩnh vực hợp tác không ngừng được mở rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai bên. Trong bối cảnh những ảnh hưởng ở tầng sâu cửa cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế được thể hiện rõ hơn, sự phục hồi kinh tế của thế giới thiếu động lực, việc Trung Quốc nâng cao hơn nữa hợp tác thiết thực với Việt Nam, Thái Lan và ASEAN có ý nghĩa hiện thực và lâu dài quan trọng.
Trong thời gian thăm viếng, Phó Chủ tịch Tập Cận Bỉnh nhiều lần tỏ rõ thái độ tích cực của phía Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực với Việt Nam và Thái Lan và đã nhận được phản ứng tích cực từ hai nước này. Dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước, Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan đã ký hơn 10 hiệp định hợp tác giữa chính phủ và cơ quan tài chính hai bên về các lĩnh vực như kinh tê thương mại, tài chính, tư pháp, y tế, thông tin, phòng chống thiên tai.., đóng vai trò thúc đẩy tích cực đối với việc mở rộng lĩnh vực hợp tác, nâng tầm hợp tác, bổ sung nội hàm hợp tác và đẩy mạnh cùng phát triển giữa Trung Quốc và hai nước trên.
Trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ hai bên cần tiếp tục sử dụng tốt các cơ chế như ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung-Việt, thúc đẩy hợp tác thiết thực một cách toàn diện, thực hiện cùng có lợi cùng thắng và đưa ra một loạt kiến nghị cụ thể. Phía Việt Nam hoàn toàn tán đồng, biểu thị nguyện cùng phía Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thiết thực, cùng có lợi trên các lĩnh vực, thực hiện phát triển mạnh mẽ hơn trong quan hệ hai nước. Trung Quốc và Việt Nam nhất trí rằng cần thực hiện tốt “Quy hoạch Phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung-Việt”, nỗ lực thực hiện mục tiêu mới là đạt kim ngạch thương mại hai chiều 60 tỉ USD vào năm 2015, tiếp tục ra sức đẩy mạnh hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” và xây dựng Khu Hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh hai nước cần phát huy đầy đủ vai trò của các cơ chế như ủy ban Liên hợp kinh tế thương mại cấp phó Thủ tướng, tìm kiếm con đường và phương thức mới để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như kinh tế thương mại giữa hai nước, rót động lực mới vào sự phát triển của quan hệ hai nước. Phía
Thái Lan biểu thị nguyện nỗ lực cùng phía Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng hàng năm với tôc độ cao về thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước. Trung Quôc và Thái Lan đồng ý nhanh chóng thương thảo ký kết “Quy hoạch Phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung-Thái” nỗ lực thực hiện mục tiêu mới là đạt kim ngạch thương mại hai chiều 100 tỉ USD vào năm 2015 và đạt được một loạt nhận thức chung quan trọng trên phương diện hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực như thủy lợi, năng lượng nông nghiệp, hải dương hay tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có đường sắt cao tốc.
4. Tăng cường tính công khai của chính sách, thúc đẩy phát triển quan hệ chỉnh thể giữa Trung Quốc và ASEAN
Thế giới hiện nay trong thời kỳ phát triển nhanh, thay đổi lớn, điều chỉnh mạnh, vai trò ..của Đông Á và ASEAN ngày càng quan trọng, vị trí tiêp tục được nâng lên. Việt Nam và Thái Lan đều là hai hành viên quan trọng của ASEAN, lần lượt là nước điều phối hiện thời và tương lai quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, là một mắt xích quan trọng trong việc phát triển hơn nữa quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN và thúc đẩy chính sách hữu nghị láng giềng thân thiện của Trung Quốc với các nước xung quanh.
Trong thời gian của chuyến thăm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã trao đổi ý kiến rộng rãi với lãnh đạo hai nước về sự phát triển quan hệ chỉnh thể giữa Trung Quốc và ASEAN, hợp tác Đông Á và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ phía Trung Quôc ủng hộ Việt Nam và Thái Lan đóng vai trò tích cực lớn hơn nữa trong các sự vụ quốc tế và khu vực, nguyện cùng hai nước tăng cường sự hiểu biết và phối hợp trong khung Hợp tác Đông Á, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công, cùng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, thực hiện ổn định khu vực và phát triển bền vững.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng, thể hiện một cách toàn diện mong muốn tích cực của Trung Quốc trong việc phát triển hơn nữa quan hệ với ASEAN. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ cần kiên trì vai trò quan trọng của ASEAN trong hợp tác khu vực, thúc đẩy hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực như kinh tế thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng bảo vệ an ninh ổn định của khu vực, tích cực học hỏi kinh nghiệm có ích về hợp tác của các khu vực khác, nắm chắc cơ hội, phát huy ưư thế, tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy hợp tác Đông Á, thực hiện cùng có lợi cùng thắng. Bài phát biểu của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt và đánh giá cao của Thái Lan cũng như chính phủ, nhân sĩ các giới và dư luận ASEAN.
Ông Trương Chí Quân cho biết truyền thông hai nước Việt Nam và Thái Lan cũng như truyền thông khu vực và quốc tế rất quan tâm tới chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đưa tin bình luận tích cực. Truyền thông Việt Nam bình luận rằng quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung quý báu bao đời là lời nói từ tâm can mà lãnh đạo cấp cao hai nước cùng thổ lộ trong chuyến thăm này. Truyền thông Hồng Công cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình là nhằm tăng cường quan hệ song phương, hai bên Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định sẽ xử lý thỏa đáng tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán. Truyền thông Thái Lan bình luận rằng Phó Chủ tịch Tập Cận Bình là lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đầu tiên tới thăm Thái Lan kể từ khi chính phủ mới được thành lập, chuyến thăm thể hiện đầy đủ sự coi trọng của phía Trung Quốc đối với việc hợp tác và phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Thái Lan. Truyền thông Nhật Bản nói rằng chuyến thăm là nhằm tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, củng cố môi trường hữu hảo xung quanh. Khu vực và cộng đồng quốc tế có phản ứng tích cực đối với chuyến thăm, cho rằng chuyến thăm có vai trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường tình hữu nghị láng giềng thân thiện, phát triển hợp tác thiết thực, thúc đẩy hợp tác và phát triển ổn định của khu vực.
Cuối cùng, Trương Chí Quân cho biết trong chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam và Thái Lan, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham dự gần 30 hoạt động chính thức, tiến hành hội kiến và hội đàm với hơn 10 vị lãnh đạo, lịch trình bố trí dầy đặc, nội dung hoạt động phong phú, không khí hữu nghị nồng hậu, thành quả đạt được to lớn, là một chuyến thăm thành công của việc củng cố tình hữu nghị láng giềng thân thiện, duy trì tình hữu nghị truyền thống, tăng cường sự tin tưởng chính trị lẫn nhau, thúc đấy hợp tác cùng có lợi, đẩy mạnh phát triển khu vực, mở ra chương mới trong tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt và Trung-Thái, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác hữu nghị cùng có lợi cùng thắng, hướng tới tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan, giữa Trung Quốc và khu vực. Chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện tốt những thành quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, thúc đẩy quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như sự hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực không ngừng phát triển trong tương lai.
                                              ***
TTXVN (Băng Cốc 26/12)
Theo báo “Bưu điện Băng Cốc” ngày 25/12, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – người được dự báo nhiều khả năng sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm tới, đã đi thăm chính thức Thái Lan từ 22-24/12 nhằm tăng cường quan hệ chiến lược và hợp tác giữa hai nước.
Trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Thái Lan, ông Tập Cận Bình đã khẳng định Trung Quốc coi Thái Lan là thành viên quan trọng trong ASEAN và quan hệ ngoại giao hai nước trong 36 năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ. Lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp nhau và hợp tác song phương luôn thuận lợi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về chính trị kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và văn hóa. Hai nước cũng duy trì hợp tác tốt trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Sự phát triển quan hệ và hợp tác giữa hai nước đã và đang mang lại lợi ích lớn lao cho nhân dân hai nước và góp phần quan trọng vào hòa bình và hợp tác trong khu vực. Trung Quốc hy vọng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thông và hợp tác song phương trên các lĩnh vực thương mại, tài chính và văn hóa; thúc đẩy giao lưu nhân dân và nâng cao sự hợp tác song phương trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Ông Tập Cận Bình tin tưởng quan hệ truyền thống tốt đẹp không ngừng phát triển giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố vì lợi ích hai nước, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Thủ tướng Yingluck khẳng định Thái Lan luôn coi Trung Quốc là láng giềng gần có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Thái Lan cũng như hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Bà Yingluck đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ thiết thực mà Trung Quốc dành cho Thái Lan trong cuộc chiến chống lũ lụt vừa qua. Công chúa Sirindhorn và Chủ tịch Hội đồng cơ mật Prem khẳng định Trung Quốc là người bạn tốt, luôn sẵn sàng chia sẻ khi Thái Lan gặp khó khăn. Lãnh đạo phe đối lập Abhisit cho rằng việc hai nước ký kết thỏa thuận phát triển đường sắt đã chứng tỏ mối quan hệ được ông quan tâm thúc đẩy trong thời gian nắm quyền tiếp tục phát triển dù chính phủ ở Thái Lan đã thay đổi. Giới kinh tế đánh giá cao kết quả chuyến thăm coi các thỏa thuận đã ký kết là bước tiến thiết thực thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương. Trong hội đàm, hai nước đã nhất trí đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại mỗi năm thêm 20%, đầu tư của Trung Quốc vào phát triển năng lượng tái tạo mỗi năm thêm 10% và lượng du khách Trung Quốc tới Thái Lan mỗi năm tăng thêm 15% trong 5 năm tới.
Các văn kiện đã ký kết
Ngày 22/12, Thủ tướng Yingluck và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 6 thỏa thuận và 7 bản ghi nhớ hợp tác, đáng chú ý là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 70 tỷ nhân dân tệ (khoảng 11 tỷ USD) với thời hạn 3 năm; Thỏa thuận phát triển tuyến tàu cao tốc nối Băng Cốc với Chiang Mai; Thỏa thuận phát triển hệ thống đường sắt nối Đông Bấc Thái Lan qua Lào với Trung Quốc; Thỏa thuận trao đổi tội phạm đang thi hành án; Bản ghi nhớ hợp tác cải thiện hệ thống quản lý nguồn nước, phòng ngừa, giải quyết lũ lụt và hạn hán; Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; Bản ghi nhớ về tăng cường trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân. Thỏa thuận Trung Quốc cấp tín dụng lãi suất đặc biệt 400 triệu USD cho Thái Lan; Thỏa thuận Trung Quốc hô trợ thiết bị giáo dục gồm 600 bộ máy tính cho Thái Lan; Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp; Hai bên cũng nhất trí nguyên tắc cơ bản hợp tác đảm bảo an ninh tuyến vận tải trên sông Mê Công thuộc khu vực tam giác vàng; cam kết tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, gạo cao su và hoa quả Thái Lan. ông Tập Cận Bình cũng đề nghị Thái Lan ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ Tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN, các diễn đàn và cơ chế khu vực vì sự phát triển, an ninh và hòa bình ở khu vực.
Trong các thỏa thuận đã ký, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ được đánh giá là quan trọng nhât. Theo thỏa thuận này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ cho ngân hàng Trung ương Thái Lan vay 70 tỷ nhân dân tệ (tương đương 11 tỷ USD). Ngân hàng trung ương Thái Lan sẽ dùng nguồn vốn này cung cấp cho các ngân hàng thương mại để phục vụ các tổ chức và cá nhân của hai nước tiến hành các giao dịch tài chinh bằng đồng nhân dân tệ hoặc bằng đồng bạt. Thái Lan cũng sẽ mở tài khoản bằng đồng nhân dân tệ tai Trung Quốc, nhưng bổn phận góp vốn của Thái Lan và các điều khoản sửa đổi sẽ được hai nước thảo luận khi thỏa thuận này hết hiệu lực sau 3 năm. Trước khi ký kết thỏa thuận này, trong hơn một năm qua, Ngân hàng Băng Cốc đã thí điểm và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Thái Lan cung cấp đồng nhân dân tệ để thanh toán cho các giao dịch với Trung Quốc cho 350 công ty. Giới kinh tế nhìn nhận thỏa thuận này rất thiết thực vào thời điểm kinh tế Mỹ bất ổn, Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ sụp đổ do khủng hoảng nợ công, Thái Lan đứng trước áp lực tìm kiếm nguồn tài chính tái thiết sau lũ lụt và triển khai các chính sách dân túy. Hiện 90% xuất khẩu của Thái Lan giao dịch bằng USD nên với thỏa thuận này, các thanh toán trực tiếp song phương sẽ không phải chuyển đổi qua USD, tránh được rủi ro tỷ giá, đơn giản hơn về thủ tục, nhờ đó giảm chi phí xuất khẩu, tạo cho Thái Lan lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc trước các đối thủ khác trong ASEAN. Đối với Trung Quốc, đây là bước tiến giúp tăng cường gắn kết và ảnh hưởng kinh tế với Thái Lan, đồng thời đẩy thêm một bước nỗ lực đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế và làm suy yếu dần địa vị của đồng đôla Mỹ. Trung Quốc trước đó cũng đã ký các thỏa thuận tương tự trị giá 90 tỷ và 150 tỷ nhân dân tệ với Malaixia và Xinhgapo. Đối với khách hàng cá nhân, thỏa thuận sẽ tạo thuận lợi chuyển thu nhập về nước, chuyển tiền cho người thân học tập, làm việc đu lịch tại nước kia, nhờ đó thúc đẩy du lịch, giao lưu nhân dân và các lĩnh vực hợp tác khác. Đối với doanh nghiệp, thỏa thuận sẽ giúp giảm chi phí chuyển vốn đầu tư khi không phải quy từ đồng bản tệ của nước này vào tài khoản đồng USD rồi lại rút ra bằng đồng nội tệ của nước kia, vì thế các doanh nghiệp Trung Quốc tại Thái Lan cũng có thể sử dụng tiện ích của thỏa thuận này để đầu tư vào các dự án lớn tại Thái Lan.
Một thỏa thuận quan trọng khác là xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nối Băng Cốc với Chiang Mai, xuyên qua Đông Bắc Thái Lan, Lào và liên kết với hệ thống đường sắt miền Nam Trung Quốc. Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ dành cho Thái Lan 10 tỷ USD tín dụng lãi suất thấp để triển khai dự án trong năm 2012 và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 3-5 năm. Trước đó, tháng 9/2010, Chính phủ của cựu Thủ tướng Abhisit đã nhất trí về nguyên tắc phát triển tuyến đường sắt này như một phần của hệ thống đường sắt xuyên Á nhằm phát triển vùng Đông Bắc nghèo nàn thông qua liên kết thương mại, du lịch và giao lưu với phía Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó Thái Lan đã hoãn ký thỏa thuận này với lý do nghiên cứu thêm tính đồng bộ kỹ thuật giữa khổ đường sắt của dự án với khổ đường sắt của hệ thống đường sắt quốc gia hiện hành. Thực chất, các nghị sỹ Thái Lan lo ngại sự phát triển hệ thống đường sắt cộng với triển khai thỏa thuận tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Thái Lan. Các nghị sỹ cũng lo ngại các điều kiện Trung Quốc đặt ra để đổi lấy tín dụng, trong đó có điều kiện , người lao động Trung Quốc sang tham gia dự ,án, có thể khiến Thái Lan chịu tình trạng tương tự như ở Lào khi có tới 64.000 lao động Trung Quốc sang xây dựng đường sắt. Các nghị sỹ đối lập lúc bấy giờ cũng hoài nghi tính minh bạch và tính an toàn của công nghệ sau hàng loạt vụ tai nạn tàu cao tốc xảy ra tại Trung Quốc.
Dư luận về chuyến thăm
Xã luận báo “Dân tộc” ngày 25/12 nhận xét chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đã mang đến một loạt thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực mà Chính phủ Thái Lan rất quan tâm và vào thời điểm kinh tế Mỹ bất ổn và Liên minh châu Âu đang hết sức khó khăn. Báo trên cũng cho rằng việc ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam và Thái Lan trong khi ông Đới Bỉnh Quốc thăm Mianma đã phản ánh Trung Quốc đang điều chỉnh sách lược đối ngoại, với trọng tâm tái lôi kéo các nước láng giềng hòng ngăn chặn Mỹ can dự sâu vào khu vực. Quan hệ giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng đã xấu đi từ năm 2009 sau khi Bắc Kinh tỏ ra quyết đoán hơn trong các vấn đề khu vực và gây hấn hơn trong các tranh cãi chủ quyền ở Biến Đông. Kết quả Việt Nam và Philíppin liên minh với nhau và cùng tìm cách gần gũi hơn với Mỹ. Mianma cũng có những thay đổi theo hướng giảm quan hệ với Trung Quốc để gần Mỹ. Sau hội nghị Đông Á vừa qua, có lẽ Trung Quốc đã nhận ra “thất thố đối ngoại” của họ đang tạo điều kiện để Mỹ can dự vào khu vực, và nếu tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại cũ, ám ảnh về nguy cơ hình thành một liên minh bao vây Trung Quốc trải dài từ Nhật Bản, Philíppin, Ôxtrâylia tới Ấn Độ dưới sự điều phối của Mỹ có thể trở thành hiện thực. Để ngăn chặn các thách thức từ việc Mỹ điều chỉnh chiến lược quay trở lại châu Á, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh sách lược đối ngoại theo hướng tái lôi kéo các nước láng giềng.
Báo trên nhận định thông qua chuyến thăm khu vực phạm vi hẹp tới Việt Nam và Thái Lan, ông Tập Cận Bình muốn kéo hai nước trở lại cùng chiến tuyến với Trung Quốc để ngăn chặn Mỹ can dự sâu rộng hơn vào khu vực. Với chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới Thái Lan trong vòng 11 năm qua, ông Tập Cận Bình cũng biểu lộ mong muốn sử dụng Thái Lan làm mắt xích để gắn kết Trung Quốc với các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh có đạt được mục tiêu chiến lược này hay không sẽ phụ thuộc vào lập trường của Thái Lan, Việt Nam và các nước ASEAN khác trước cuộc đấu giành quyền thống trị châu Á – Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ. Thái Lan và các nước ASEAN có thể hưởng lợi ích nhiều từ việc duy trì lập trường cân bằng và không thiên vị, nhưng việc dung hòa được hai cường quốc với các lợi ích mâu thuẫn nhau, chưa kể đến vai trò của Nga và Ấn Độ, sẽ là một thách thức lớn đối với Thái Lan và ASEAN./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét