Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển tại một hội thảo tại Tp.HCM. Chưa bao giờ các cuộc tham vấn chuyên gia kinh tế lại dày đặc như năm 2011 |
Khoảng
một giờ trước đó, ông có mặt tại cuộc tham vấn của người đứng đầu Chính
phủ với Hội đồng này và một số chuyên gia kinh tế khác.
Ấn tượng nhất tại đây, được ông chia sẻ là, sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia, phát biểu kết thúc của Thủ tướng không đề cập đến “tăng trưởng” một lần nào, mà đồng tình với nhiều giải pháp mạnh để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Hơn một ngày sau (ngày 24/2), Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ được ban hành, với hàng loạt con số và biện pháp được coi là “cứng rắn” để điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, cắt giảm mạnh đầu tư công…
Vào một ngày trong tháng cuối cùng của năm nay, khi cả những điều hay và chưa hay của nghị quyết này đã được kiểm chứng bằng một thời gian kha khá, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, nay là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đã "bật mí" thêm đôi điều.
Dẫn dắt câu chuyện từ cuộc họp của Chính phủ có nội dung xem xét điều chỉnh tỷ giá tới 9,3% vào giữa tháng hai năm nay, ông Tuyển nói rằng khi đó Thủ tướng, các phó thủ tướng và các vị bộ trưởng trong lĩnh vực kinh tế đều ủng hộ việc điều chỉnh tỷ giá.
Cá nhân ông không phản đối nhưng bày tỏ thái độ băn khoăn, vì nếu chỉ điều chỉnh tỷ giá thì không giải quyết được vấn đề bất ổn vĩ mô đang được đẩy đến cao trào.
Sau đó, diễn biến trên thị trường càng chứng tỏ đây là phản ứng chính sách không hợp lý, và ông tự coi mình là "tòng phạm".
"Tôi viết một bức thư cho Thủ tướng, ở đó tôi nói là điều chỉnh tỷ giá không những không đem lại hiệu quả mà ngược lại còn làm thị trường phức tạp hơn và đề nghị có giải pháp thật sự đồng bộ, bao gồm cả chính sách tiền tệ nói chung (lãi suất, tín dụng và tỷ giá chứ không chỉ có tỷ giá) rồi cả chính sách tài khóa như cắt giảm đầu tư công...", ông Tuyển kể tiếp.
Cũng vẫn theo lời kể của ông thì sau đó, Thủ tướng cũng thấy tình hình và giao cho Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Văn Phượng dự thảo nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô.
"Khi anh Phượng đưa tôi xem thì tôi bảo đề nghị Thủ tướng mời các chuyên gia để nghe các anh góp ý, và sau đó nghị quyết đã được ban hành".
Nhìn nhận vẫn còn có hai điểm "chưa hay lắm", song, ông Tuyển nhấn mạnh rằng nhìn chung đây là nghị quyết tốt, được các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Tán thành với nhận định của ông Tuyển là nhờ Nghị quyết 11 mà kinh tế vĩ mô được cải thiện, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, cũng là người có mặt tại cuộc tham vấn mang tính quyết định cho sự ra đời của Nghị quyết 11, cho rằng, nếu nhìn lại thời điểm tháng 2/2011 thì tình hình kinh tế đã sáng hơn.
"Điểm sáng quan trọng nhất là đã tập trung mọi giải pháp để giải quyết bộ ba lạm phát - tỷ giá - lãi suất", ông nói.
Điểm sáng thứ hai, ông Lịch đặc biệt nhấn mạnh rằng rất quan trọng. Đó là chưa bao giờ có sự đồng thuận rất cao trong cả hệ thống chính trị về quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế như thời điểm hiện tại.
Đây cũng lại là một vấn đề mang đậm dấu ấn của các nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế, theo ghi nhận của người viết, song xin được đề cập sâu hơn tại bài viết khác.
Quay trở lại Nghị quyết 11, ở các đánh giá dù trong hay ngoài diễn đàn chính thức, đây vẫn là điểm sáng cực kỳ quan trọng trong điều hành kinh tế của năm nay, khi bất ổn vĩ mô được đánh giá là trầm trọng hơn và lạm phát đã trở nên nhức nhối hơn bất cứ lúc nào.
Và, các thông tin nhiều chiều đều ghi nhận, từng câu chữ tại đây đều mang đậm dấu ấn về sự đồng lòng của các chuyên gia kinh tế, đội ngũ được chính một số người trong cuộc gọi vui là “dàn đồng ca”.
Sự “tự trào” này cũng có lý do của nó. Bởi, như Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô hồi cuối tháng 9/2011 đã “than thở” rằng: năm nay đội đồng ca phản biện chính sách được mời liên tục. Đi nhiều có cái hay nhưng chứng tỏ tình hình có vấn đề.
Nhận định này đã nhận được sự chia sẻ của nhiều tên tuổi đã trở nên quen thuộc tại các cuộc tham vấn, không chỉ cho các cơ quan hành pháp.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét rằng, sự đồng lòng của các chuyên gia tại các cuộc tham vấn và nhiều diễn đàn khác rất cao, chưa bao giờ có được như năm nay.
"Anh em được mời tham vấn cho Chính phủ đều hiểu nhau, suy nghĩ, đề xuất đều rất “chụm”, nên gửi gắm qua nhiều kênh nhưng thông điệp mang tính thống nhất cao, đó là điều rất đáng mừng", ông Thành nói.
Tuy nhiên, điều còn băn khoăn là cơ chế phối hợp nào để hiệu quả tham vấn cao hơn, thì ông Thành “chưa nghĩ ra”.
Thời điểm những băn khoăn này được bộc bạch cũng chính là lúc mật độ các cuộc tham vấn chuyên gia khá dày đặc. Bởi hàng loạt các báo cáo, kế hoạch về kinh tế xã hội của năm nay, năm sau và cả giai đoạn từ nay đến 2015 đang được gấp rút hoàn thành để chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.
Còn nhớ, trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ hai, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về kế hoạch 5 tới, trước “chất vấn” tại sao Chính phủ trình chỉ tiêu tăng trưởng GDP thấp hơn mức đã được Đại hội Đảng 11 thông qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, một trong những lý do để có quyết định đó là lắng nghe và tiếp thu ý kiến chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.
“Thủ tướng lúc đầu cũng quyết là chỉ có bám theo chỉ tiêu của Đại hội, nhưng sau khi nghe ý kiến nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế và phân tích thực tế, nếu không nhìn thẳng vào tình hình để điều chỉnh thì kịch bản điều hành chắc chắn là bị động” ông Vinh nói.
Dấu ấn chuyên gia ở câu chuyện hạ chỉ tiêu này cũng được một vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng kể lại cặn kẽ hơn. Theo vị chuyên gia này thì người đứng đầu Chính phủ đã “thấy vấn đề” khi trăn trở với câu hỏi tại sao lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều nước khác?
Cảm nhận của ông qua hai ngày thảo luận của Chính phủ về kế hoạch 2011 - 2015 là đa số các thành viên vẫn bị “ám ảnh rất chính đáng” là thể hiện trách nhiệm chính trị, khi chỉ tiêu tăng trưởng vừa được Đại hội Đảng thông qua.
"Anh Ba (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - PV) rất băn khoăn nên lại trao đổi với tôi và mời tham vấn chuyên gia ở quy mô hẹp để có thời gian nghe được nhiều hơn, sâu hơn, và đa số ý kiến đề nghị chỉ nên để ở mức 6%", ông kể tiếp.
Rồi ông tâm tư, nói thật là bây giờ thích nghỉ ngơi, định xin thôi không làm tư vấn nữa, nhưng Thủ tướng vẫn yêu cầu….
Tư vấn chính sách, đương nhiên không phải là công việc nhàn nhã.
Một vị tiến sỹ kinh tế ở Tp.HCM kể rằng, có tuần ông nhận được lời mời đến ba cuộc tham vấn, và không phải vấn đề nào cũng có thể chuẩn bị như mình mong muốn.
Song, để cho các vị lãnh đạo mới có thể tiếp cận những vấn đề của nền kinh tế hệ thống hơn, nhiều chiều hơn những thông tin được đưa ra tại cuộc gặp gỡ, bên cạnh các phát biểu, ông thường chuẩn bị các bài viết sâu về các vấn đề của kinh tế vĩ mô để gửi đến các vị.
Hay, khi tham gia ý kiến về kế hoạch 5 năm tới, ông đã phân tích cả quá trình thực hiện 4 kế hoạch 5 năm từ khi đổi mới, để đưa ra nhiều đề xuất mới về giải pháp cho 5 năm tiếp theo.
Cũng như nhiều vị khác, ông tâm sự, niềm vui lớn nhất của các chuyên gia kinh tế độc lập là kết quả nghiên cứu, những đề xuất tâm huyết được lắng nghe, tiếp thu.
"Khi nào kinh tế khó khăn thì chúng tôi "đắt khách", nhưng tôi không mong "đắt" theo cách đó", vị chuyên gia này tâm tư.
Ấn tượng nhất tại đây, được ông chia sẻ là, sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia, phát biểu kết thúc của Thủ tướng không đề cập đến “tăng trưởng” một lần nào, mà đồng tình với nhiều giải pháp mạnh để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Hơn một ngày sau (ngày 24/2), Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ được ban hành, với hàng loạt con số và biện pháp được coi là “cứng rắn” để điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, cắt giảm mạnh đầu tư công…
Vào một ngày trong tháng cuối cùng của năm nay, khi cả những điều hay và chưa hay của nghị quyết này đã được kiểm chứng bằng một thời gian kha khá, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, nay là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đã "bật mí" thêm đôi điều.
Dẫn dắt câu chuyện từ cuộc họp của Chính phủ có nội dung xem xét điều chỉnh tỷ giá tới 9,3% vào giữa tháng hai năm nay, ông Tuyển nói rằng khi đó Thủ tướng, các phó thủ tướng và các vị bộ trưởng trong lĩnh vực kinh tế đều ủng hộ việc điều chỉnh tỷ giá.
Cá nhân ông không phản đối nhưng bày tỏ thái độ băn khoăn, vì nếu chỉ điều chỉnh tỷ giá thì không giải quyết được vấn đề bất ổn vĩ mô đang được đẩy đến cao trào.
Sau đó, diễn biến trên thị trường càng chứng tỏ đây là phản ứng chính sách không hợp lý, và ông tự coi mình là "tòng phạm".
"Tôi viết một bức thư cho Thủ tướng, ở đó tôi nói là điều chỉnh tỷ giá không những không đem lại hiệu quả mà ngược lại còn làm thị trường phức tạp hơn và đề nghị có giải pháp thật sự đồng bộ, bao gồm cả chính sách tiền tệ nói chung (lãi suất, tín dụng và tỷ giá chứ không chỉ có tỷ giá) rồi cả chính sách tài khóa như cắt giảm đầu tư công...", ông Tuyển kể tiếp.
Cũng vẫn theo lời kể của ông thì sau đó, Thủ tướng cũng thấy tình hình và giao cho Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Văn Phượng dự thảo nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô.
"Khi anh Phượng đưa tôi xem thì tôi bảo đề nghị Thủ tướng mời các chuyên gia để nghe các anh góp ý, và sau đó nghị quyết đã được ban hành".
Nhìn nhận vẫn còn có hai điểm "chưa hay lắm", song, ông Tuyển nhấn mạnh rằng nhìn chung đây là nghị quyết tốt, được các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Tán thành với nhận định của ông Tuyển là nhờ Nghị quyết 11 mà kinh tế vĩ mô được cải thiện, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, cũng là người có mặt tại cuộc tham vấn mang tính quyết định cho sự ra đời của Nghị quyết 11, cho rằng, nếu nhìn lại thời điểm tháng 2/2011 thì tình hình kinh tế đã sáng hơn.
"Điểm sáng quan trọng nhất là đã tập trung mọi giải pháp để giải quyết bộ ba lạm phát - tỷ giá - lãi suất", ông nói.
Điểm sáng thứ hai, ông Lịch đặc biệt nhấn mạnh rằng rất quan trọng. Đó là chưa bao giờ có sự đồng thuận rất cao trong cả hệ thống chính trị về quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế như thời điểm hiện tại.
Đây cũng lại là một vấn đề mang đậm dấu ấn của các nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế, theo ghi nhận của người viết, song xin được đề cập sâu hơn tại bài viết khác.
Quay trở lại Nghị quyết 11, ở các đánh giá dù trong hay ngoài diễn đàn chính thức, đây vẫn là điểm sáng cực kỳ quan trọng trong điều hành kinh tế của năm nay, khi bất ổn vĩ mô được đánh giá là trầm trọng hơn và lạm phát đã trở nên nhức nhối hơn bất cứ lúc nào.
Và, các thông tin nhiều chiều đều ghi nhận, từng câu chữ tại đây đều mang đậm dấu ấn về sự đồng lòng của các chuyên gia kinh tế, đội ngũ được chính một số người trong cuộc gọi vui là “dàn đồng ca”.
Sự “tự trào” này cũng có lý do của nó. Bởi, như Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô hồi cuối tháng 9/2011 đã “than thở” rằng: năm nay đội đồng ca phản biện chính sách được mời liên tục. Đi nhiều có cái hay nhưng chứng tỏ tình hình có vấn đề.
Nhận định này đã nhận được sự chia sẻ của nhiều tên tuổi đã trở nên quen thuộc tại các cuộc tham vấn, không chỉ cho các cơ quan hành pháp.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét rằng, sự đồng lòng của các chuyên gia tại các cuộc tham vấn và nhiều diễn đàn khác rất cao, chưa bao giờ có được như năm nay.
"Anh em được mời tham vấn cho Chính phủ đều hiểu nhau, suy nghĩ, đề xuất đều rất “chụm”, nên gửi gắm qua nhiều kênh nhưng thông điệp mang tính thống nhất cao, đó là điều rất đáng mừng", ông Thành nói.
Tuy nhiên, điều còn băn khoăn là cơ chế phối hợp nào để hiệu quả tham vấn cao hơn, thì ông Thành “chưa nghĩ ra”.
Thời điểm những băn khoăn này được bộc bạch cũng chính là lúc mật độ các cuộc tham vấn chuyên gia khá dày đặc. Bởi hàng loạt các báo cáo, kế hoạch về kinh tế xã hội của năm nay, năm sau và cả giai đoạn từ nay đến 2015 đang được gấp rút hoàn thành để chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.
Còn nhớ, trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ hai, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về kế hoạch 5 tới, trước “chất vấn” tại sao Chính phủ trình chỉ tiêu tăng trưởng GDP thấp hơn mức đã được Đại hội Đảng 11 thông qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, một trong những lý do để có quyết định đó là lắng nghe và tiếp thu ý kiến chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.
“Thủ tướng lúc đầu cũng quyết là chỉ có bám theo chỉ tiêu của Đại hội, nhưng sau khi nghe ý kiến nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế và phân tích thực tế, nếu không nhìn thẳng vào tình hình để điều chỉnh thì kịch bản điều hành chắc chắn là bị động” ông Vinh nói.
Dấu ấn chuyên gia ở câu chuyện hạ chỉ tiêu này cũng được một vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng kể lại cặn kẽ hơn. Theo vị chuyên gia này thì người đứng đầu Chính phủ đã “thấy vấn đề” khi trăn trở với câu hỏi tại sao lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều nước khác?
Cảm nhận của ông qua hai ngày thảo luận của Chính phủ về kế hoạch 2011 - 2015 là đa số các thành viên vẫn bị “ám ảnh rất chính đáng” là thể hiện trách nhiệm chính trị, khi chỉ tiêu tăng trưởng vừa được Đại hội Đảng thông qua.
"Anh Ba (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - PV) rất băn khoăn nên lại trao đổi với tôi và mời tham vấn chuyên gia ở quy mô hẹp để có thời gian nghe được nhiều hơn, sâu hơn, và đa số ý kiến đề nghị chỉ nên để ở mức 6%", ông kể tiếp.
Rồi ông tâm tư, nói thật là bây giờ thích nghỉ ngơi, định xin thôi không làm tư vấn nữa, nhưng Thủ tướng vẫn yêu cầu….
Tư vấn chính sách, đương nhiên không phải là công việc nhàn nhã.
Một vị tiến sỹ kinh tế ở Tp.HCM kể rằng, có tuần ông nhận được lời mời đến ba cuộc tham vấn, và không phải vấn đề nào cũng có thể chuẩn bị như mình mong muốn.
Song, để cho các vị lãnh đạo mới có thể tiếp cận những vấn đề của nền kinh tế hệ thống hơn, nhiều chiều hơn những thông tin được đưa ra tại cuộc gặp gỡ, bên cạnh các phát biểu, ông thường chuẩn bị các bài viết sâu về các vấn đề của kinh tế vĩ mô để gửi đến các vị.
Hay, khi tham gia ý kiến về kế hoạch 5 năm tới, ông đã phân tích cả quá trình thực hiện 4 kế hoạch 5 năm từ khi đổi mới, để đưa ra nhiều đề xuất mới về giải pháp cho 5 năm tiếp theo.
Cũng như nhiều vị khác, ông tâm sự, niềm vui lớn nhất của các chuyên gia kinh tế độc lập là kết quả nghiên cứu, những đề xuất tâm huyết được lắng nghe, tiếp thu.
"Khi nào kinh tế khó khăn thì chúng tôi "đắt khách", nhưng tôi không mong "đắt" theo cách đó", vị chuyên gia này tâm tư.
Theo – Kinh tế 2011 và dấu ấn chuyên gia: Chưa bao giờ như năm nay (VnEconomy)
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 (30/12/2011)
- Vietnam’s economy grows 5.9 percent, inflation tops 18 percent this year (AP WP 29-12-11) -- Vietnam’s GDP Growth Quickened This Quarter (Bloomberg 28-12-11) Nhà nước VN thì cho rằng: “GDP tăng 5,89% so với 2010 là khá cao, hợp lý” (VN+ 29-12-11) -- "Hợp lý"? (Muốn bị vợ "đày" ra phòng khách ngủ, quý ông thử nói với vợ rằng "Em nặng 200 kg là khá mập, hợp lý")
- Hợp tác năng lượng: trụ cột quan hệ Việt – Nga (VNN).- 2011 – Bạo lực, thiên tai, khủng hoảng (NLĐ). – TS Alan Phan: Câu chuyện cuối năm 2011 (TVN). - 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2011 (VNN). -Càphê Trung Nguyên: Bước trực tiếp vào siêu thị nước ngoài (SGTT 28-12-11)
-- Tăng trưởng kinh tế VN chậm lại — (BBC). Việt Nam tăng trưởng kinh tế chậm trong năm 2011 -
VOA -Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay chậm lại ở mức 5,9%
trong lúc ngân hàng trung ương nâng lãi suất cố gắng kiềm chế lạm
phát. Các hãng thông tấn quốc tế ngày 29/12 trích nguồn tin từ Tổng Cục
Thống kê cho biết lãi suất cao hơn giảm số vay nợ và các khoản đầu tư,
tác động đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quốc gia vốn ở mức 6,8% trong năm
ngoái.- Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011 (VnEconomy). - Hoạt động ngân hàng 2011: VND đã đi đâu? (VnEconomy). – Treo thưởng Vespa, iPad cho nhân viên huy động vốn (VNE).
- Kinh tế Việt Nam 2011: 365 ngày đầy biến động (DT). – Kinh tế 2011: Những con số gây sốc (VEF). .Kinh tế gia nói về 'mùa vàng' kiều hối -
(BBC) -Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ Mỹ bình về điều được gọi là
'mùa vàng' kiều hối của VN với số tiền gửi về tới chín tỷ đô la.
- Thâm thủng mậu dịch Việt Nam thấp hơn năm ngoái — (NV). - Doanh nghiệp nhỏ vay ngân hàng: Khó ở đâu? (VnEconomy). - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2011 sụt giảm chỉ còn 5,9% — (RFI). – Vietnam’s economy grows 5.9 percent, inflation tops 18 percent this year (AP/ Washington Post). – Việt Nam tăng trưởng kinh tế chậm trong năm 2011 — (VOA). – Năm 2011: Lạm phát 18,13%(NLĐ). - Nếu tăng dư nợ tín dụng thì CPI phải đến 25-27% (TBKTSG).
- Những chính sách kinh tế tranh cãi nhất 2011 (VEF). - Ký kết bán hàng bình ổn giá (TT). - Hợp tác mở rộng điểm bán hàng bình ổn giá (TBKTSG).- Những đợt phát hành IPO khủng nhất năm 2011 (VEF) Chứng khoán hoang mang ngày cuối năm -Thực hư chuyện thưởng Tết của nhân viên ngân hàng- Mấy ngày nay thông tin thưởng Tết bắt đầu nóng lên. Đặc biệt là đối với các nhân viên làm trong hệ thống ngân hàng luôn được các anh, em, bà, con cô bác quan tâm đặc biệt sau cú phát ngôn của Phó Tổng ACB.- Thực hư chuyện thưởng Tết của nhân viên ngân hàng (NLĐ).
- - Gia đình ông Trần Bắc Hà mua 100.000 cổ phần BIDV (DT). - Thông tin thị trường (TT). - Đấu thầu hơn 84,7 triệu cổ phần của BIDV (NLĐ).
- Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Hết tham lam đến than khóc (VEF).-- Chênh lệch giá “kích” vàng lậu (NLĐ). - Giá vàng tiếp tục giảm (TT). - Vàng trượt giá (TN).
- Doanh nghiệp đầu tiên xin thôi nhập khẩu xăng dầu (VNE). - Trần giá đất tại Tp.HCM tiếp tục bằng Hà Nội (VnEconomy). -Ly hôn vì trót ngâm tiền vào dự án chậm tiến độ
-Bị kiện vì bán nhà bằng USD ---Cho vay cá nhân đầu tư BĐS vẫn tăng cao -Thế giới với quyền lực khuyếch tán
- Việt Nam, Lào, Thái Lan xây dựng trục kinh tế — (VOA). -- TT Campuchia Hun Sen yêu cầu Việt Nam cắt giảm giá điện – (RFA).- Đình chỉ lãnh đạo hải quan vụ doanh nhân viết tâm thư (VNE). - Những scandal chấn động năm 2011 của giới tỷ phú (VnEconomy).
- Người Việt dùng hàng Việt: Cản trở từ hệ thống phân phối (DV). – Vì sao hàng Việt né chợ truyền thống? (Petrotimes). – Loại trừ sản phẩm nhái ra khỏi hàng Việt (TQ). – Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt (TP).- Khẩu trang “một vốn bốn lời” (TT). - Sự thiếu thống nhất đôi khi lại có ưu điểm (TVN/Foreign Affairs).
-Việt Nam, Lào, Thái Lan xây dựng trục kinh tế -
VOA - Bản tin của thông tấn xã Bernama đánh đi từ Hà Nội ngày 29/12 cho
hay ba nước Việt Nam, Lào, và Thái Lan đã nhất trí thúc đẩy hợp tác
trục kinh tế-địa lý bao gồm 8 tỉnh. Trong số này có Kon Tum, Bình Định,
Quảng Ngãi của Việt Nam, tỉnh Ubon Ratchathani và Sisaket của Thái, cùng
3 tỉnh Champasak, SeKong, và Attapeu thuộc Lào.
-Người Lao Động – Sự tha hóa đáng sợ--“…Giao
dịch trên thị trường ngày càng tiêu cực, lực bán dồn dập từ sau 10h00
khiến cổ phiếu giảm sàn như “ngã rạ”. Trong khi đó, bên mua vẫn nhỏ giọt
làm cho giao dịch khớp lệnh tiếp tục èo uột, nhưng thỏa thuận thì lại
tăng vọt…”
Siết giao dịch với sàn hàng hóa nước ngoài, nên hay không? - Thời báo Kinh tế Sài gòn - (TBKTSG Online) - Từ vài năm nay, trong các hoạt động kinh doanh hàng hóa của Việt Nam rộ lên một loại “chợ”, thường được gọi dưới cái tên khá thiệt thà là “sàn giao dịch hàng hóa”. Thực chất chợ này .
VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 29/12/2011 (Đài TNHK 24/12) Bên lề hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Honolulu vào tháng 11 vừa qua, lãnh đạo
Siết giao dịch với sàn hàng hóa nước ngoài, nên hay không? - Thời báo Kinh tế Sài gòn - (TBKTSG Online) - Từ vài năm nay, trong các hoạt động kinh doanh hàng hóa của Việt Nam rộ lên một loại “chợ”, thường được gọi dưới cái tên khá thiệt thà là “sàn giao dịch hàng hóa”. Thực chất chợ này .
Công tác chống chuyển giá chỉ đạt 67% kế hoạch trong một năm ngành thuế đầy quyết tâm
VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 29/12/2011 (Đài TNHK 24/12) Bên lề hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Honolulu vào tháng 11 vừa qua, lãnh đạo
-Dự đoán kinh tế Mỹ năm 2012: An Economics Columnist Peers Into the Future (WSJ 29-12-11) -- David Wessel's. VERY USEFUL◄
Khi nào thì Trung Quốc bắt kịp Mỹ? How to get a date (Economist 31-12-11) -- Scary!
Chính sách Mỹ ở châu Á: How did the Obama Administration impact Asia? (FP 29-12-11) -- Dan Drezner cho rằng cái mà Obama giúp châu Á nhiều nhất là qua chính sách của Mỹ ở... Trung Đông! Ối giời ơi, Drezner ơi, bộ ông say rồi à?
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! Kaplan and Mearsheimer: The Power of Realism (National Interest 29-12-11)
Kinh tế học: Marginal revolutionaries: The crisis and the blogosphere have opened mainstream economics up to new attack (Economist 31-12-11) -- Bài này rất có ích. Ai biết chút ít về kinh tế đều nên đọc bài này! ◄ Và đừng bỏ qua: Blogs are blamed for cheapening debate in some fields. Yet they have enriched economics (Economist 31-12-11)
Điểm cuốn The Great Stagnation of Tyer Cowen: Don't Worry, Be Unhappy (Slate 21-2-11) -- Tôi đọc cuốn này của Tyler Cowen, thấy rất thuyết phục. Bây giờ đọc bài điểm này của Tim Noah, "quạt" Cowen tơi bời hoa lá, thấy cũng rất ... thuyết phục! Khổ thật!
- Bắc TT bị cáo buộc làm đô la giả ABS. .Gặp gỡ báo chí, Putin xuống nước
-Kịch bản hậu danh hiệu nào cho Vịnh Hạ Long? --- Nhật muốn châu Á tránh khủng hoảng — (BBC). -- Trung Quốc cảnh báo tăng trưởng kinh tế năm tới sẽ chậm lại — (VOA). -- Kinh tế Mỹ khởi sắc, Phố Wall tăng 1% (VnEconomy). - Chứng khoán Mỹ tăng 1% nhờ các số liệu kinh tế tích cực (Gafin).
U.S. Companies File Complaint Over China’s Steel Subsidies NYT -The
four American companies, makers of towers for wind turbines, sought
tariffs of about 60 percent on rivals in China and Vietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét