Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 29/12/2011
(Đài TNHK 24/12)
Bên lề hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Honolulu vào tháng 11 vừa qua, lãnh đạo 9 nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã cam kết sẽ sử dụng những nguồn lực cần thiết để hoàn tất hiệp định trong thời gian nhanh nhất có thể được 9 nước tham gia hiệp định TPP hiện nay là Mỹ, Ôxtrâylia, Brunây, Chilê, Niu Dilân, Malaixia, Pêru, Xinhgapo, và Việt Nam. Trong tháng 12 này, 9 quốc gia đó vừa hoàn tất vòng đàm phán thứ 10 để xúc tiến việc ký kết hiệp định đầy tham vọng này.
Theo lời Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư kinh tế Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts thì đây là một diễn tiến vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Mời quý vị nghe tiếp các ý kiến khác của Tiến sĩ Trần Lê Anh về hiệp định TPP.
TNHK: Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay hiệp định TPP mang ý nghĩa như thế nào?
- TPP bắt đầu gây chú ý nhiều hơn khi có sự tham gia đàm phán của Mỹ, cũng như những nỗ lực gần đây của chính quyền Obama trong việc thúc đẩy tiến độ đàm phán. Trong lúc tiến trình đẩy mạnh tự do hóa thương mại toàn cầu thông qua vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang bị trì trệ hiện nay, thì sự thúc đẩy TPP thành hiện thực của nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng là một cách để giữ cái đà cho thương mại tự do.
Đối với Mỹ, TPP sẽ góp phần thực thi Sáng kiến Xuất khẩu Quốc gia mà Tổng thống Obama tuyên bố năm ngoái là sẽ gia tăng xuất khẩu của Mỹ lên gấp đôi trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng ở Đông Á, thông qua các cấu trúc như khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và ASEAN+3 (ASEAN+Trung Quốc+Nhật Bản và Hàn Quốc) thì TPP được đánh giá là một nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực của Mỹ đối với Trung Quốc. Thông qua TPP thì Mỹ sẽ tập trung hơn nữa vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và nó cũng là một cơ hội để các nước có nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực cân bằng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc.
TNHK: Trung Quốc cho tới giờ này không thấy tham gia TPP, Tiến sĩ có nhận xét gì về sự kiện này?
- Trung Quốc nói mình chưa được mời tham gia, còn Mỹ nói rằng TPP không đóng cửa đối với ai hết, nhưng nó không phải là một sân chơi mà người ta đợi được mời rồi mới tham gia.
Nhưng đó chỉ là lý do bề ngoài thôi. Thật ra thì quyền lợi của Trung Quốc và quyền lợi của các thành viên đối tác TPP, đặc biệt là Mỹ, chưa tìm ra được điểm tương đồng.
Trung Quốc biết rằng nếu tham gia thì sẽ phải đối mặt với những cam kết ràng buộc, gây khó khăn cho mô hình tăng trưởng kinh tế của mình; chẳng hạn phải tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ khắt khe hơn và buộc phải giảm bớt hỗ trợ cho khối doanh nghiệp quốc doanh.
Còn về phía Mỹ thì trừ phi Trung Quốc đồng ý chơi công băng hơn, nếu không việc mở rộng thương mại hơn nữa với Trung Quốc là một việc khó tìm được sự ủng hộ của những thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách thương mại của chính quyền Obama.
Trong quan hệ thương mại hiện nay với Trung Quốc, Mỹ đã bị thâm hụt mậu dịch rất lớn, năm ngoái lên đến hơn 270 tỉ USD. Nhưng theo tôi nghĩ, một khi những cân nhắc về lợi ích chiến lược của các bên thay đổi, thì không loại trừ khả năng sau này Trung Quốc sẽ tham gia TPP.
TNHK: Hiện nay Việt Nam đang là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), và bây giờ Việt Nam gia nhập TPP, vậy TPP sẽ khác AFTA như thế nào?
- AFTA là hiệp định giữa 10 nước Đông Nam Á mà đa số là các nước đang phát triển, còn TPP sẽ là một tập hợp có nhiều nền kinh tế phát triển với thể chế khá mạnh mà Việt Nam có thể tham khảo tốt. Hơn nữa, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện hơn, bao gồm nhiều điều khoản truyền thống và mới nổi, vói mục đích là đẩy mạnh tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, gắn kết các nền kinh tế thành viên, bảo vệ môi trường cũng như quyền của người lao động, và thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững và năng động hơn.
TPP được cho Ịà một hiệp định thế hệ mới, sẽ làm mẫu cho các hiệp định thương mại tự do khác trong tương lai. Quy mô thương mại trong TPP sẽ lớn hơn, đặc biệt là khi nó cộng thêm Nhật Bản, Canada và Mêhicô.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thương mại hơn nữa ra bên ngoài khu vực ASEAN. Hơn nữa, cán cân thương mại của Việt Nam đối với khu vực TPP sẽ có triền vọng tốt hơn so với khu vực ASEAN. Năm ngoái, Việt Nam bị thâm hụt thương mại với các nước ASEAN hơn 6 tỉ USD nhưng lại hưởng thặng dư thương mại với Mỹ khoảng 10,5 tỉ USD.
Tôi nghĩ rằng một trong những động cơ chính thúc đấy Việt Nam tham gia TPP là vì Việt Nam muốn có quan hệ thương mại tự do với Mỹ, bởi vì ngoại trừ Mỹ và Pêru, Việt Nam đã có những thỏa thuận quan hệ thương mại tự do với tất cả các đối tác TPP hiện nay, thông qua các hiệp định khu vực và song phương khác.
TNHK: Ngoài động cơ chính đó thì khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ nhận được những lợi ích cụ thể nào khi TPP được thực thi?
- Ở khía cạnh căn bản nhất có thể thấy là xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng, người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn, và nền kinh tế sẽ thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó sẽ có sự dịch chuyển dòng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia thuộc các nước TPP từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực thi các cam kết trong TPP thì tính minh bạch sẽ được cải thiện hơn, và từ đó các kẽ hở cho tham nhũng phần nào sẽ được giảm bớt.
Ở phương diện chiến lược, ta có thể thấy những lợi ích như thế này: Việt Nam có thể sử dụng TPP như một công cụ tạo ra một áp lực để đẩy mạnh cải cách thể chế. Nhưng để làm được điều đó thì cần phải có những nhà hoạch định chính sách có tầm nhìn và biết đặt lợi ích của người dân lên trên hết.
TPP cũng sẽ góp phần giúp Việt Nam đẩy mạnh đa phương hóa và thắt chặt quan hệ với nhiều nước. Quan hệ kinh tế khăng khít theo hướng đôi bên cùng có lợi là tiền đề tốt cho việc đẩy mạnh các mối quan hệ chiến lược khác.
TNHK: Bên cạnh nhũng lợi ích thì dĩ nhiên cũng có những bất lợi vậy những bất lợi mà Việt Nam sẽ đối mặt khi gia nhập TPP là gì và hướng giải pháp như thế nào là tốt?
-Rõ ràng nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn về hàng hóa nhập khẩu, và nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu sẽ giảm đi.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực hiện những cam kết trong TPP thì không gian làm chính sách sẽ bị thu hẹp phần nào. Ví dụ, nếu Việt Nam cam kết bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài thì Việt Nam không thể dùng các công cụ chính sách thiên vị để giúp các doanh nghiệp trong nước.
Hơn nữa, khi thực hiện các tiêu chuẩn cao về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và môi trường thì Việt Nam sẽ phải chịu những tốn kém không nhỏ. Nhưng theo tôi nghĩ, những bất lợi đó thật sự không phải là bất lợi nếu như Việt Nam quyết hướng tới một con đường phát triển năng động và bền vững, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới. Đơn giản là vì cạnh tranh sẽ làm doanh nghiệp phát triển tốt hơn, bảo vệ môi trường sẽ giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo, và việc giảm bớt sự can thiệp của chính phủ vào thị trường không nhất thiết là điêu tiêu cực, khi mà chất lượng làm chính sách ở Việt Nam vẫn đang là một dấu hỏi.
Thật ra vấn đề mà Việt Nam cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhất là tác động của TPP đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn, bởi vì đây là khu vực dễ bị tổn thương và có ảnh hưởng đến nhiều người dân nhất. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam cần phải tạo điều kiện tốt cho người dân tham gia quá trình đàm phán bằng cách tổ chức tiếp thu ý kiến công khai và sâu rộng, và cùng phải xây dụng những chính sách giúp đỡ người nông dân thích nghi tốt hơn trong tiến trình mở rộng giao thương.
TNHK: Hiện nay có vấn đề khối doanh nghiệp quốc doanh. Việt Nam đã bác bỏ đề nghị của Mỹ về việc đàm phán về những luật chơi áp dụng với khối doanh nghiệp quốc doanh. Việc này có ý nghĩa như thế nào?
- Tội nghĩ đó là một động thái bộc lộ áp lực chính trị, và đó là điều đáng tiếc. Hiện nay, một phần không nhỏ của khối doanh nghiệp quốc doanh là một gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng nó vẫn được bao bọc. Tôi nghĩ Việt Nam nên cân nhắc đề nghị của Mỹ và sử dụng nó như một lá bài chiến lược trong quá trình đàm phán.
Đứng về quyền lợi của toàn đất nước nói chung thì thật ra đây là một công đôi việc rất có lợi. Một mặt, chấp nhận đàm phán để tạo đà cho tiến trình cải tổ các doanh nghiệp nhà nước một cách tích cực hơn; mặt khác, để đổi lại, Việt Nam có thể yêu cầu Mỹ và các đối tác đàm phán khác những thỏa thuận có lợi cho công cuộc phát triển của mình. Tất nhiên, để có thể làm được như vậy thì cần phải có quyết tâm chính trị từ hàng ngũ lãnh đạo cao nhất để định hướng cho phái đoàn đàm phán của Việt Nam.
Tôi nghĩ quyết định tham gia đàm phán TPP của Việt Nam là một bước tiến chiến lược khả quan, nhưng để có thể tận dụng TPP làm một bước đột phá tích cực trong quá trình hội nhập và phát triển thì Việt Nam cần phải vượt qua những khúc mắc nội tại của mình.
***
TTXVN (Óttaoa 22/12)
Theo mạng tin “ipolitics.ca” ngày 22/12, các Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ở châu Á có thể sẽ trở thành một đối trọng với Hiệp định đổi tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu. Mới đây, Trung Ọuổc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hoàn thành một nghiên cứu khả thi cho một FTA ba bên (CJKFTA). Ba quốc gia hiện đang chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu, đã đặt mục tiêu mở rộng bất kỳ một thỏa thuận nào có thể ký kết với những “con hổ” của ASEAN.
Khuôn khổ và thể chế của CJKFTA sẽ thúc đẩy hợp tác ba bên và phát triển theo nguyên tắc “các bên cùng có lợi”Việc đàm phán CJKFTA rõ ràng xuất phát từ cách tiếp cận rất trọng thương của Oasinhtơn trong TPP trên cơ sở đưa ra điều kiện tiên quyết yêu cầu các nước đang trong quá trình đàm phán tham gia TPP phải thực hiện, nhưng chính Mỹ lại không thực hiện những điều kiện đó.
Một bộ tích hợp các nguyên tắc hướng dẫn các cuộc đàm phán CJKFTA bao gồm: CJKFTA sẽ là một FTA toàn diện và chất lượng cao; CJKFTA phải đảm bảo phù hợp với WTO; CJKFTA phải đạt được hiệu quả cân bằng, đáp ứng nguyên tắc “các bên cùng có lợi” trên cơ sở có đi có lại.
Các cuộc đàm phán cũng được khuyến cáo cần thực hiện trên cơ sở xây dựng và tích cực, cùng với việc xem xét cụ thể các lĩnh vực nhạy cảm ở mỗi nước. Phạm vi của các cuộc đàm phán sẽ bao gồm các vấn đề về thương mại hàng hoá và dịch vụ, cũng như các lĩnh vực đầu tư khác, không đề cập đến các doanh nghiệp nhà nước (SOE), vấn đề sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước, các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Trong TPP, Oasinhtơn đang cố gắng áp đặt các tiêu chuẩn của Mỹ trong các lĩnh vực này đối với những bên tham gia còn lại.
Các thảo luận về kế hoạch và lịch trình đàm phán sẽ được tiến hành sớm – và với một cách tiếp cận thực dụng, sẽ đẩy nhanh tiến độ dẫn đến một giải pháp. Các nguyên tắc hướng dẫn được hình thành trên cơ sở tránh những mối quan tâm về chính trị – kinh tế đang nổi lên trong TPP, Chúng bao gồm các quy tắc liên quan đến xuất xứ của hàng dệt may và các sản phẩm khác, các bằng sáng chế dược phẩm, giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước, vấn đề tiếp cận thị trường cho các sản phẩm gạo, đường và sữa, chăm sóc y tế, giáo dục, các loại dịch vụ, các lĩnh vực mua sắm khác được chính phủ bảo hộ, Tất cả những vấn đề này sẽ làm tiến trình đàm phán TPP chậm lại và cũng nằm ngoài phạm vi các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Trong cuộc họp ba bên tại Hàn Quốc vừa qua, các nhà đàm phán Trung Quốc đã không ngần ngại thể hiện mối quan ngại sâu sắc về đề xuất của Mỹ trong việc sử dụng TPP làm đối trọng với những tác động, ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á. Trung Quốc đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong WTO và đang đóng một vai trò lãnh đạo trong tổ chức này. Mục,đích sử dụng TPP như một phương tiện chiến lược nhằm làm giảm những tác động, ảnh hưởng của Trung ‘Quốc ở châu Á sẽ không được Bắc Kinh hoan nghênh.
Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều muốn là người trung gian trong cuộc chạy đua tranh giành quyền lực giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Tuy nhiên, hiệp định ba bên lại có những sự hấp dẫn rất lớn. Nhật Bản sẽ không thiết tha tham gia một TPP do Mỹ thiết kế và áp đặt. Nhật Bản sẽ không hài lòng với yêu cầu thực hiện các điều kiện tiên quyết tham gia TPP (do Mỹ áp đặt). Và điều này có thể làm “nguội” ý định tham gia của Thủ tướng Nhật Ban Yoshihiko Noda và làm xói mòn sự ủng hộ từ trong nước, vốn không mặn mà, đối với việc gia nhập TPP của Nhật Bản.
Hàn Quốc đã có hiệp định tự do thương mại vói Mỹ trong KORUS FTA. Nhưng Hàn Quốc cũng tuyên bố rằng quốc gia này sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ FTA ba bên. Hàn Quốc mong đợi việc ký kêt CJKFTA sẽ làm tăng xuất khẩu thực phẩm của quốc gia này lên 50% và đây là điều rất cần thiết để bù đắp cho khoảng 10 tỷ USD trị giá các loại hàng hóa mà Hàn Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu từ Mỹ theo KORUS.
Nguyên tắc xem xét kỹ càng các vấn đề linh hoạt và nhạy cảm của mỗi nước được ba bên nhất trí trong CJKFTA gợi nhớ đến cách tiêp cận thực dụng và linh hoạt của Mêhicô trong đàm phán FTA. Mêhicô không tập trung nhiều vào việc giải quyết các khó khăn. Điều đó không quan trọng đối với những thỏa thuận hoàn hảo. Việc ký kết FTA với phạm vi bảo hiểm càng rộng càng tốt. Các vấn đề khó khăn hơn sẽ được đặt sang một bên và sẽ được giải quyết trong các các cuộc họp định kỳ của các bộ trưởng.
Mối quan tâm chính của Canada trong việc tham gia TPP là việc thâm nhập thị trường của Nhật Bản, đặc biệt là thị trường nông nghiệp. Và theo dự báo, nghiệp đoàn ôtô Canada (CAW) và Detroit Three có thể sẽ phản đối sự tham gia của Nhật Bản trong TPP, giống như các ngành công nghiệp ô tô ở Mỹ. Canada cần áp dụng cách tiếp cận đàm phán của Mêhicô, chứ không tìm mọi cách để khai thông bê tăc. FTA với Hàn Quôc đã bị đình trệ trong hơn 3 năm qua do sự phản đối mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô Canada, thậm chí ngay cả với việc để quay trở lại bàn đàm phán. Các thỏa thuận không tự nhiên mà đến nếu không được giải quyết thông qua đàm phán. Những người nông dân, chủ các trang” trại ở Canada sẽ làm tốt hơn trong các cuộc đàm phán FTA song phương với Nhật Bản và việc này nên bắt đầu sớm. Một thỏa thuận đối với Trung Quôc có thể còn quan trọng hơn đối với việc tham gia TPP.
Canada cũng đã đặt vấn đề với Trung Quốc trong việc nghiên cứu một thỏa thuận tự do thương mại song phương. Canada có khả năng đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đó sẽ là những vấn đề hấp dẫn đối với Trung Quốc.
Có những giá trị đáng kể trong việc ký kết FTA trước khi các đối thủ cạnh tranh. Canada đã ký kết FTA với Colombia trước Mỹ là điều rất có lợi cho Canada. Tuy nhiên, khi KORUS có hiệu lực mà Canada vẫn chưa ký kết FTA với Hàn Quốc thì các nông dân và chủ trang trại (của Canada) sẽ thiệt hại khoảng trên 1 tỷ USD mỗi năm do bị mất các cơ hội và thị trường xuất khẩu.
Canada đã có FTA với ba ứng cử viên tham gia TPP. các ứng cử viên tiềm năng khác như Ôxtrâylia, Việt Nam và một số nước nhỏ với dân số thậm chí ít hơn cả dân số thành phố Toronto, hầu như không thú vị. Thay vào đó, Canada có thể tham gia các cuộc đàm phán FTA với Nhật Bản. Canada nên tập trung nhân lực trong các cuộc đàm phán và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để hấp dẫn Nhật Bản cũng như Trung Quốc trong các cuộc đàm phán song phương, và Canada cũng không thể bỏ qua Hàn Quốc. Canada và Hàn Quốc đã trải qua vòng đàm phán thứ 13 và còn rất ít vấn đề để thống nhất. Công việc này cần được tiếp tục. Rõ ràng ràng, thỏa thuận với Canada sẽ có lợi hơn đối với Hàn Quốc so với các điều khoản tương tự mà Hàn Quốc đã thống nhất với Mỹ trong KORUS. Tuy nhiên, sẽ không có một kết quả nào nếu cả hai bên không nối lại đàm phán.
Từ kinh nghiệm của CJKFTA, Canada cũng nên áp dụng nguyên tắc đối tác ba bên để tiến hành đàm phán mang tính chất xây dựng và tích cực với việc xem xét phù hợp các lĩnh vực nhạy cảm ở mỗi nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét