Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Varyag được trang bị cáp hãm đà?

Sau chuyến thử nghiệm lần 2, trên boong tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc (hoán cải từ tàu Varyag) xuất hiện những thiết bị lạ được cho là cáp hãm đà.
(ĐVO) Theo một số hình ảnh được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, một vài thiết bị lạ đã xuất hiện trên boong tàu sân bay này được cho là bộ phận gắn cáp hãm đà dành cho tiêm kích hạm J-15. 

Những vùng khoanh tròn được cho là thiết bị gắn cáp hãm đà trên tàu sân bay Varyag.




Nếu đem so với hình ảnh thiết bị đó với cáp hãm đà trên boong tàu sân bay Mỹ sẽ thây có đôi nét tương tự, dù không giống nhau hoàn toàn.
Đối với hệ thống trên boong tàu sân bay Mỹ, chỉ có hai thiết bị kéo và thu hồi cáp hãm đà ở phía hai mạn tàu, trong khi đó trên boong tàu sân bay Varyag lại có đến 4 thiết bị như vậy. Điều này dẫn đến 2 nhận định.


Thứ nhất: Nhiều khả năng Trung Quốc đã tự sản xuất được cáp hãm đà nội địa, 4 thiết bị gắn cáp hãm đà cho mỗi dây sẽ cho phép 2 máy bay hạ cánh cùng lúc.


Thứ hai
: Có thể Trung Quốc đã mua lại được các loại cáp hãm đà trước đây dự định dùng cho dự án đóng tàu sân bay dang dỡ của Liên Xô còn sót lại tại Ukraine. Chất lượng của các dây hãm đà này có thể không còn như trước nên tàu sân bay Varyag phải cần đến 4 thiết bị kéo và thu hồi cho mỗi dây.
Cáp hãm đà trên boong tàu sân bay Mỹ.
Itar-Tass cho biết, tàu sân bay Varyag âm thầm tiến hành thử nghiệm lần thứ 3 vào ngày 20/12/2011, kéo dài trong khoảng 10 ngày. Điều này có thể liên quan tới việc Cục an toàn hàng hải Đại Liên đã ra thông báo phong tỏa khu vực phía Bắc của biển Hoàng Hải. Trong lần này, tiêm kích J-15 đã lần đầu tiên thực hiện các bài tập chạm hạ cánh trên boong tàu sân bay Varyag.


Thực hư về thiết bị cáp hãm đà trên tàu sân bay Varyag vẫn chưa rõ ràng, đến nay sản xuất cáp hãm đà là lĩnh vực độc quyền của Nga và Mỹ.

Tàu quân sự chìm ngoài khơi Hội An - (BBC) -Tàu chở binh sỹ của tỉnh Quảng Nam gặp nạn trên vùng biển sóng to gió lớn làm 2 người chết và 5 người mất tích. 
-- Tự cường khu vực năm 2011 (TVN)
Lý do Nga không bán cáp hãm đà cho Trung Quốc (ĐV/Hoàn Cầu).Tạp chí "Quốc phòng Trung Quốc và châu Á" cho hay, Trung Quốc muốn mua 4 cáp hãm đà do Nhà máy Proletarsky (Nga) sản xuất. (ĐVO) Tuy nhiên, dù Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này, song câu trả lời nhận được là: "Các hệ thống vũ khí chiến lược bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: tàu sân bay, tàu ngầm nguyên tử, các công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân".



Theo nguồn tin, Trung Quốc đã mua được móc hãm đà cho máy bay JL-9 của Ukraina thay vì mua của Nga, chính vì lẽ đó, phía Nga chưa quyết định có nên bán thiết bị hạ cánh cho Trung Quốc hay không. 


Thế nhưng, truyền thông Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc "cấm xuất khẩu các hệ thống vũ khí chiến lược sang Trung Quốc" bởi Nga không hài lòng khi việc tiêm kích trên hạm Su-33 của nước này bị sao chép". (>> chi tiết)

Cáp hãm đà cho máy bay tiêm kích được lắp đặt trên tàu sân bay.
Tuy không bán cho Trung Quốc nhưng Viện Nghiên cứu Trung ương Chế tạo máy tàu Nga, đơn vị thiết kế cáp hãm đà đã cung cấp 2 hệ thống này cho tàu sân bay của Ấn Độ.


Hiện, trên thế giới chỉ có Nga và Mỹ sản xuất được các thiết bị này. Trước đây, trên mỗi tàu sân bay thường được lắp đặt 4 cáp hãm đà, nhưng do sản phẩm của Nga có độ tin cậy cao nên tàu sân bay đang đóng của Ấn Độ chỉ cần lắp có 3 cáp.



Một số chuyên gia cho rằng, Ukraina còn một số thiết bị hạ cánh cũ và có thể sẽ bán cho Trung Quốc. Song ngay cả khi Trung Quốc sở hữu thiết bị này thì chúng cũng chỉ là các mẫu tham khảo. Mục đích của Trung Quốc là muốn nghiên cứu một cách độc lập và có thể sử dụng lâu dài.



>> Trung Quốc sửa mặt boong tàu sân bay

>> Điều khó nói trong thương vụ Su-33



>> Trung Quốc thử thành công tiêm kích trên hạm J-15

>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'

Thái Bình (theo Hoàn Cầu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét