Sầm Đức Xương |
-Không còn tránh né máy ảnh như những ngày xử án, phạm nhân Xương giờ ngồi trước máy ảnh vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, không có ý định né tránh mà còn rất vui vẻ...
Trong trại giam, cựu hiệu trưởng bỗng trở thành… “đại bàng”, đấm sưng mồm bạn tù dám gọi mình bằng… anh
Cựu hiệu trưởng rơi nước mắt khi nhắc chuyện vì mình mà đứa con phải bỏ học giữa chừng, gia đình kiệt quệ phải tính chuyện bán nhà.
Hai năm qua, kể từ khi sự việc Hiệu trưởng mua dâm học sinh chấn động đư luận bị phát giác, rồi cho đến lúc phải ra đứng trước vành móng ngựa, bị cáo – rồi phạm nhân Sầm Đức Xương chưa từng một lần trải lòng với ai về những tháng ngày ô nhục trong quá khứ của mình. Ra tòa chỉ “cãi chày cái cối”, trước những câu hỏi của điều tra viên thì nhiều khi im lặng lảnh tránh… Và cảm giác của vị cựu hiệu trưởng đồi bại này ra sao vẫn là một “ẩn số” với mọi người. Hai năm qua, cựu hiệu trưởng ngày nào giờ đã trở thành phạm nhân. Một ngày cuối năm 2011, khi nhóm phóng viên Pháp Luật & Thời Đại gặp Xương tại trại giam Quyết Tiến (Tổng cục VIII, tỉnh Tuyên Quang), phạm nhân này bất ngờ xin được trải lòng mình như “một bài học xương máu cho mọi người đừng lỡ lầm bước vào sai lầm như tôi”.
Tìm niềm vui với con chữ
Phạm nhân Sầm Đức Xương thấp thỏm từng bước chân lặng lẽ đi vào phòng. Trái ngược hẳn mường tượng ban đầu của phóng viên về một Sầm Đức Xương sẽ ủ rũ, u sầu và khuôn mặt nặng nề, hay chí ít cũng râu ria xồm xoàm; cựu Hiệu trưởng mua dâm có diện mạo mày râu nhẵn nhụi, khuôn mặt từng méo xẹo trước vành móng ngựa hôm nào nay tròn trịa hơn và toát lên vẻ rất “vượng”. Ánh mắt cũng không còn đăm đăm cau có như ngày xưa trước ống kính phóng viên dự tòa. Phạm nhân Xương còn chủ động bắt tay phóng viên và miệng thì nở một nụ cười đầy thân thiện.
Trước khi gặp phạm nhân Xương, cán bộ quản giáo trại giam đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin cơ bản về quá trình thụ án của phạm nhân đặc biệt này: Thời gian đầu thụ án thường xuyên cáu bẳn, từng có lúc đấm sưng mồm một bạn tù vì người này dám gọi Xương là anh, bắt những bạn tù ít tuổi hơn mình phải gọi là “bố”, thời gian gần đây xin mở lớp xóa mù chữ cho phạm nhân trong trại… Nhận xét chung: Đã bắt đầu có chiều hướng cải tạo tích cực.
Thời gian gần đây ông ăn ngủ, sinh hoạt như thế nào?
(Đan chặt hai bàn tay vào nhau, chọn tư thế thoải mái nhất, phạm nhân Xương cười) Tôi bị huyết áp thấp, lại còn bệnh tiểu đường đã lâu nên sức khỏe vốn luôn có vấn đề. Nhưng giờ tôi tích cực cải tạo tốt, tinh thần cũng thỏa mái, ăn ngủ, lao động điều độ nên khỏe hơn trước nhiều rồi. Thi thoảng cũng tụt huyết áp, hoa mày chóng mặt nhưng chỉ cần ngậm vài viên kẹo là ổn ngay.
Nghe nói hình như ông vừa “trở lại giảng”?
Đúng, tôi lại được dạy học rồi! Ban giám thị phân công tôi đứng lớp mỗi buổi một tuần lớp xóa mù chữ cho phạm nhân trong trại. Có cả những phạm nhân tuổi mới đôi mươi, có người lại hơn cả tuổi tôi. Phần lớn học viên là người dân tộc Mông. ở tận rẻo cao nên mù chữ. Giờ tôi lại được đứng bục giảng, cầm viên phấn như những ngày trước nên tôi thấy rất vui, phấn khởi lắm, trong lòng cứ như thấy phơi phới trở lại. Nhưng tôi mới đứng lớp được 3 buổi, nên cũng chưa có đóng góp gì nhiều nhà báo ạ.
Ông có ngại nếu có “học trò” biết về quá khứ lỗi lầm của mình?
Tôi đứng lớp cũng nhờ sự quan tâm, động viên rất lớn từ cán bộ quản giáo trại đã tạo điều kiện. Nhìn vào quá khứ và lỗi lầm của bản thân, đã có lúc tôi ái ngại vì sợ rằng sẽ không được học sinh tôn trọng, thậm chí khinh rẻ mình. Nhưng có dạy mới thấy ai cũng chăm chỉ học tập và tôn trọng mình. Đã có lúc trong giờ ra chơi, nhiều em học sinh thẳng thắn nói họ đã đọc báo nên biết chuyện của tôi. Nhưng thay vì thái độ coi thường, họ thể hiện sự tôn trọng với tôi bằng việc không bao giờ nhắc đến chuyện cũ trong giờ học, thay bằng đó là thái độ nhiệt thành học tập. Không những vậy, họ quay lại động viên tôi không ít.
Đó có phải là niềm động viên với ông?
Vâng, tôi vui lắm. Đó là một động lực để mình sống tốt hơn. Không phải học viên nào cũng tiếp thu được bài giảng, có những kiến thức mình tưởng chừng không thể chuyển tải thế nào cho họ hiểu, rồi lâu ngày không đứng lớp nên nghiệp vụ sư phạm cũng rơi rụng nhiều… Nhưng rồi tự dưng nhìn những con người ấy, tôi lại tự nhủ bản thân mình còn có lúc mang tiếng nhơ, những con người này nếu không được học tập, giáo dục chắc sẽ lại phạm tội nên mình phải cố gắng dạy họ cho thật tốt.
“ Cha ăn mặn, con khát nước”
Trước khi tòa tuyên án, ông đã cho rằng mình bị oan, bị người ta “bẫy”, rồi không thể làm được chuyện đồi bại với học trò vì mình yếu sinh lý, lại còn dẫn chứng ra những chuyện ông “tích cực phòng chống tệ nạn”… Ông có bằng chứng gì cho lời “kêu oan” của mình hay không?
Ngày xưa tôi từng có thành tích phối hợp với ban ngành đoàn thể trong trường và địa phương ngăn chặn nạn hút chích trong học sinh. Rồi chuyện nữ sinh ở trường tôi đi bán dâm, tôi cũng thấy ức lắm. Tôi từng họp giáo viên, phát động học sinh toàn trường kiên quyết đấu tranh với suy đồi đạo đức nhưng thú thực là khó lắm. Tôi không cho học sinh mang điện thoại di động vào trường thì các em vẫn lén lút. Có em còn đi theo trai, bỏ học cả tuần ngủ ở khách sạn trên huyện, lại còn lôi kéo em khác….
Ông cho rằng mình là “người thầy mẫu mực” như thế, vậy sao lại dụ dỗ và mua dâm học sinh của mình?
(Im lặng hồi lâu) Thôi chuyện cũ rồi, nhà báo cứ đọc hồ sơ thì biết.
Nghe nói ngày mới nhập trại ông còn đánh bạn tù?
Nói thật là khi vụ việc mới bị phát giác, tôi thấy nhục nhã và xấu hổ với gia đình, bạn bè lắm, thế nên mới một mực kêu oan; tâm lý suy sụp, tinh thần thì bấn loạn. Chẳng hiểu sao dịp Tết vừa qua vì cáu bẳn điều gì mà tôi lại chửi bới rồi đánh bị thương một anh bạn tù. Còn về việc bắt nạn nhân gọi mình là “bố” thì theo tôi đâu có gì sai? Các phạm nhân trẻ tuổi, chỉ bằng con tôi thì sao gọi mình là anh được?
Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình đối xử với ông ra sao?
Tôi thấy xấu hổ với gia đình, chỉ vì việc của tôi mà kinh tế gia đình kiệt quệ. Bốn lần phúc thẩm, tiền chạy vạy, thuê luật sư cũng tốn kém lắm. Nhưng thương nhất là hai đứa con. Đứa lớn đang theo dở Đại học Sư Phạm 1 Hà Nội định sẽ nối nghiệp gia đình, nay vì chuyện của tôi mà bỏ học giữa chừng. Nghe tin con như vậy, tôi như chết điếng vì cứ nghĩ đơn giản “ai làm người đó chịu”, nào ngờ cháu nó chắc vì vừa xấu hổ, vừa khó khăn về kinh tế nên “đứt gánh giữa chừng” chuyện học hành. Rồi cháu thứ hai đang theo học ngành kiến trúc nghe nói cũng tốn kém tiền triệu mỗi tuần. Gia đình tôi chỉ làm nghề giáo viên đơn thuần, bố mẹ không để lại gia tài gì đáng giá nên cũng chật vật lắm. Tôi đã nhiều lần khuyên vợ bán đi ngôi nhà đang ở để lo tiền ăn học cho các con, lo cho tương lại của chúng. Sau đó, sẽ đi mua nhà ở chỗ nào hẻo lánh hơn hay thuê nhà ở tạm cũng được. Đợi tôi mãn hạn tù sẽ làm lại từ đầu.
Cực nhất là đợt vừa rồi, vợ tôi có làm đơn xin vay tiền theo chế độ chính sách cho sinh viên nghèo đi học nhưng địa phương không chấp thuận chỉ vì chuyện của tôi. Càng nghĩ tôi lại càng thương con.
Người thân có hay đến thăm ông?
Đều đặn hàng tháng, vợ con đều vượt 200 cây số đi xe máy đến thăm hỏi động viên tôi. Vui nhất là có lúc đồng nghiệp cũ lên thăm. Họ có động viên tôi thế này: “Đồng nghiệp và học sinh ở trường vẫn nhớ tới thầy”. Dù biết là họ chỉ nói cho mình vui lòng nhưng thực tình vẫn thấy cảm động. Đó chính là những động lực khiến tôi toàn tâm toàn ý cải tạo để mong sớm về đoàn tụ gia đình. Tôi đã thầm nhủ sau này khi ra tù tôi sẽ kiếm một việc làm chân chính kiếm tiền nuôi bản thân khi về già và phụ đỡ gia đình. Tôi sẽ làm lại từ đầu để trở thành một người lương thiện.
Ngoài niềm vui được đứng lớp, tôi cũng tham gia một lớp mây tre đan. Giờ tuổi cũng đã cao, mắt mờ tay mỏi nhưng tôi vẫn cố gắng tham gia vì nghĩ đó cũng là một nghề nên tranh thủ học. Biết đâu sau này nó sẽ là nghề kiếm cơm nuôi mình.
Người thầy lạc lối
Ông có hối tiếc về những việc đã qua?
Giờ tôi đang cải tạo tốt và cảm thấy bản án dành cho mình là thích đáng.
Hối tiếc hơn cả là việc mình làm mình chịu, nhưng lại còn để tiếng xấu cho các thầy cô giáo đồng nghiệp cũ. Đúng là trong thời kỳ còn đương chức tôi đã làm không đến nơi đến chốn. Giờ nghĩ lại, chỉ muốn nhắn nhủ những thầy cô khác hãy đừng giống như tôi mà hãy kiên định lập trường tư tưởng vững vàng.
Tôi cũng biết giờ mình không đủ tư cách để răn dạy ai, nhưng là một người thầy đã từng lạc lối thì tôi vẫn muốn gửi lời nhắn nhủ với tất cả những em học sinh, ngoài việc chú tâm học tập thật tốt thì hãy cố gắng tu dưỡng đạo đức và nhân cách sống trước vô vàn những mặt trái của xã hội như trò chơi bạo lực, game online, yêu đương quá sớm… rồi tự đánh mất tương lai.
Dù sao cũng là mang tiếng quá xấu nên ông nghĩ đường hoàn lương của ông sẽ dễ dàng?
Tôi đã nghĩ đến điều này rất nhiều rồi nhưng tôi có niềm tin rằng vì mình hoàn lương bằng sự chân thật của bản thân mình, rồi mọi người sẽ hiểu và thông cảm cho tôi thôi. Các cụ có câu “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, tôi tin mọi người sẽ mở lòng khoan dung sâu sắc.
Tôi cũng không còn mong muốn điều gì hơn. Được các bạn tù thương yêu và các cán bộ trại giam quan tâm như vậy là tốt lắm rồi. Nếu được, mong nhà báo nhắn giúp vợ mang cho tôi cái kính những lúc thư thả tôi sẽ đọc báo, soạn bài. Giờ mắt tôi đã mờ, muốn làm việc gì mà không có kính thì khó lắm.
Chúc ông cải tạo tốt và sớm quay lại cuộc sống lương thiện!
Không còn tránh né máy ảnh như những ngày xử án, phạm nhân Xương giờ ngồi trước máy ảnh vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, không có ý định né tránh mà còn rất vui vẻ mở miệng cười nhìn thẳng: “Rồi sang năm nhà báo lại lên thăm tôi chứ?”.
Cựu hiệu trưởng rơi nước mắt khi nhắc chuyện vì mình mà đứa con phải bỏ học giữa chừng, gia đình kiệt quệ phải tính chuyện bán nhà.
Ông Sầm Đức Xương trong trại giam |
Hai năm qua, kể từ khi sự việc Hiệu trưởng mua dâm học sinh chấn động đư luận bị phát giác, rồi cho đến lúc phải ra đứng trước vành móng ngựa, bị cáo – rồi phạm nhân Sầm Đức Xương chưa từng một lần trải lòng với ai về những tháng ngày ô nhục trong quá khứ của mình. Ra tòa chỉ “cãi chày cái cối”, trước những câu hỏi của điều tra viên thì nhiều khi im lặng lảnh tránh… Và cảm giác của vị cựu hiệu trưởng đồi bại này ra sao vẫn là một “ẩn số” với mọi người. Hai năm qua, cựu hiệu trưởng ngày nào giờ đã trở thành phạm nhân. Một ngày cuối năm 2011, khi nhóm phóng viên Pháp Luật & Thời Đại gặp Xương tại trại giam Quyết Tiến (Tổng cục VIII, tỉnh Tuyên Quang), phạm nhân này bất ngờ xin được trải lòng mình như “một bài học xương máu cho mọi người đừng lỡ lầm bước vào sai lầm như tôi”.
Tìm niềm vui với con chữ
Diễn biến vụ án hiệu trưởng mua trinh học sinh:
Ngày 5/9/2009, công an huyện Vị Xuyên (Hà Giang) bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Thị Hằng (SN 1991) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (SN 1992), nguyên học sinh Trường THPT Việt Lâm tại địa phương này vì có hành vi môi giới mại dâm.
Ít ngày sau đó, từ lời khai của các đối tượng, công an tiếp tục bắt đối tượng Sầm Đức Xương (SN 1957, nguyên Hiệu trưởng trường này) vì có hành vi nhiều lần mua dâm người chưa thành niên là học sinh của trường.
Ngày 6/11/2009, TAND huyện Vị Xuyên đưa vụ án ra xử sơ thẩm, tuyên phạt Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù giam về tội “mua dâm nhiều lần trẻ vị thành niên”; Nguyễn Thị Hằng bị tuyên phạt 6 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “môi giới mại dâm”. Thúy và Hằng kháng cáo.
Ngày 27/1/2010 vụ án được TAND tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa đã xuất hiện một tình tiết mới là bị cáo Hằng và Thúy khai “bản danh sách đen” tố cáo một số cán bộ, lãnh đạo của tỉnh Hà Giang đã có quan hệ tình dục với các nữ sinh trong vụ án này.
Cũng tại phiên xử này, bị cáo Sầm Đức Xương một mực kêu oan và khẳng định mình “bị bệnh tiểu đường, viêm tinh hoàn nên không thể quan hệ tình dục với các nữ sinh”. Do xuất hiện các tình tiết mới, đồng thời phát hiện ra vi phạm tố tụng của cấp dưới, nên ngày 1/2/2010, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh điều tra lại từ đầu.
Ngày 28/6/2010, Tòa phúc thẩm đã bác đơn chống án, tuyên phạt mức án 9 năm tù với bị cáo Xương (thấp hơn 18 tháng so với bản án sơ thẩm lần 1 đã bị tuyên hủy).
Ngày 5/9/2009, công an huyện Vị Xuyên (Hà Giang) bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Thị Hằng (SN 1991) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (SN 1992), nguyên học sinh Trường THPT Việt Lâm tại địa phương này vì có hành vi môi giới mại dâm.
Ít ngày sau đó, từ lời khai của các đối tượng, công an tiếp tục bắt đối tượng Sầm Đức Xương (SN 1957, nguyên Hiệu trưởng trường này) vì có hành vi nhiều lần mua dâm người chưa thành niên là học sinh của trường.
Ngày 6/11/2009, TAND huyện Vị Xuyên đưa vụ án ra xử sơ thẩm, tuyên phạt Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù giam về tội “mua dâm nhiều lần trẻ vị thành niên”; Nguyễn Thị Hằng bị tuyên phạt 6 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “môi giới mại dâm”. Thúy và Hằng kháng cáo.
Ngày 27/1/2010 vụ án được TAND tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa đã xuất hiện một tình tiết mới là bị cáo Hằng và Thúy khai “bản danh sách đen” tố cáo một số cán bộ, lãnh đạo của tỉnh Hà Giang đã có quan hệ tình dục với các nữ sinh trong vụ án này.
Cũng tại phiên xử này, bị cáo Sầm Đức Xương một mực kêu oan và khẳng định mình “bị bệnh tiểu đường, viêm tinh hoàn nên không thể quan hệ tình dục với các nữ sinh”. Do xuất hiện các tình tiết mới, đồng thời phát hiện ra vi phạm tố tụng của cấp dưới, nên ngày 1/2/2010, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh điều tra lại từ đầu.
Ngày 28/6/2010, Tòa phúc thẩm đã bác đơn chống án, tuyên phạt mức án 9 năm tù với bị cáo Xương (thấp hơn 18 tháng so với bản án sơ thẩm lần 1 đã bị tuyên hủy).
Phạm nhân Sầm Đức Xương thấp thỏm từng bước chân lặng lẽ đi vào phòng. Trái ngược hẳn mường tượng ban đầu của phóng viên về một Sầm Đức Xương sẽ ủ rũ, u sầu và khuôn mặt nặng nề, hay chí ít cũng râu ria xồm xoàm; cựu Hiệu trưởng mua dâm có diện mạo mày râu nhẵn nhụi, khuôn mặt từng méo xẹo trước vành móng ngựa hôm nào nay tròn trịa hơn và toát lên vẻ rất “vượng”. Ánh mắt cũng không còn đăm đăm cau có như ngày xưa trước ống kính phóng viên dự tòa. Phạm nhân Xương còn chủ động bắt tay phóng viên và miệng thì nở một nụ cười đầy thân thiện.
Trước khi gặp phạm nhân Xương, cán bộ quản giáo trại giam đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin cơ bản về quá trình thụ án của phạm nhân đặc biệt này: Thời gian đầu thụ án thường xuyên cáu bẳn, từng có lúc đấm sưng mồm một bạn tù vì người này dám gọi Xương là anh, bắt những bạn tù ít tuổi hơn mình phải gọi là “bố”, thời gian gần đây xin mở lớp xóa mù chữ cho phạm nhân trong trại… Nhận xét chung: Đã bắt đầu có chiều hướng cải tạo tích cực.
Thời gian gần đây ông ăn ngủ, sinh hoạt như thế nào?
(Đan chặt hai bàn tay vào nhau, chọn tư thế thoải mái nhất, phạm nhân Xương cười) Tôi bị huyết áp thấp, lại còn bệnh tiểu đường đã lâu nên sức khỏe vốn luôn có vấn đề. Nhưng giờ tôi tích cực cải tạo tốt, tinh thần cũng thỏa mái, ăn ngủ, lao động điều độ nên khỏe hơn trước nhiều rồi. Thi thoảng cũng tụt huyết áp, hoa mày chóng mặt nhưng chỉ cần ngậm vài viên kẹo là ổn ngay.
Nghe nói hình như ông vừa “trở lại giảng”?
Đúng, tôi lại được dạy học rồi! Ban giám thị phân công tôi đứng lớp mỗi buổi một tuần lớp xóa mù chữ cho phạm nhân trong trại. Có cả những phạm nhân tuổi mới đôi mươi, có người lại hơn cả tuổi tôi. Phần lớn học viên là người dân tộc Mông. ở tận rẻo cao nên mù chữ. Giờ tôi lại được đứng bục giảng, cầm viên phấn như những ngày trước nên tôi thấy rất vui, phấn khởi lắm, trong lòng cứ như thấy phơi phới trở lại. Nhưng tôi mới đứng lớp được 3 buổi, nên cũng chưa có đóng góp gì nhiều nhà báo ạ.
Ông có ngại nếu có “học trò” biết về quá khứ lỗi lầm của mình?
Tôi đứng lớp cũng nhờ sự quan tâm, động viên rất lớn từ cán bộ quản giáo trại đã tạo điều kiện. Nhìn vào quá khứ và lỗi lầm của bản thân, đã có lúc tôi ái ngại vì sợ rằng sẽ không được học sinh tôn trọng, thậm chí khinh rẻ mình. Nhưng có dạy mới thấy ai cũng chăm chỉ học tập và tôn trọng mình. Đã có lúc trong giờ ra chơi, nhiều em học sinh thẳng thắn nói họ đã đọc báo nên biết chuyện của tôi. Nhưng thay vì thái độ coi thường, họ thể hiện sự tôn trọng với tôi bằng việc không bao giờ nhắc đến chuyện cũ trong giờ học, thay bằng đó là thái độ nhiệt thành học tập. Không những vậy, họ quay lại động viên tôi không ít.
Đó có phải là niềm động viên với ông?
Vâng, tôi vui lắm. Đó là một động lực để mình sống tốt hơn. Không phải học viên nào cũng tiếp thu được bài giảng, có những kiến thức mình tưởng chừng không thể chuyển tải thế nào cho họ hiểu, rồi lâu ngày không đứng lớp nên nghiệp vụ sư phạm cũng rơi rụng nhiều… Nhưng rồi tự dưng nhìn những con người ấy, tôi lại tự nhủ bản thân mình còn có lúc mang tiếng nhơ, những con người này nếu không được học tập, giáo dục chắc sẽ lại phạm tội nên mình phải cố gắng dạy họ cho thật tốt.
“ Cha ăn mặn, con khát nước”
Trước khi tòa tuyên án, ông đã cho rằng mình bị oan, bị người ta “bẫy”, rồi không thể làm được chuyện đồi bại với học trò vì mình yếu sinh lý, lại còn dẫn chứng ra những chuyện ông “tích cực phòng chống tệ nạn”… Ông có bằng chứng gì cho lời “kêu oan” của mình hay không?
Ngày xưa tôi từng có thành tích phối hợp với ban ngành đoàn thể trong trường và địa phương ngăn chặn nạn hút chích trong học sinh. Rồi chuyện nữ sinh ở trường tôi đi bán dâm, tôi cũng thấy ức lắm. Tôi từng họp giáo viên, phát động học sinh toàn trường kiên quyết đấu tranh với suy đồi đạo đức nhưng thú thực là khó lắm. Tôi không cho học sinh mang điện thoại di động vào trường thì các em vẫn lén lút. Có em còn đi theo trai, bỏ học cả tuần ngủ ở khách sạn trên huyện, lại còn lôi kéo em khác….
Ông cho rằng mình là “người thầy mẫu mực” như thế, vậy sao lại dụ dỗ và mua dâm học sinh của mình?
(Im lặng hồi lâu) Thôi chuyện cũ rồi, nhà báo cứ đọc hồ sơ thì biết.
Nghe nói ngày mới nhập trại ông còn đánh bạn tù?
Nói thật là khi vụ việc mới bị phát giác, tôi thấy nhục nhã và xấu hổ với gia đình, bạn bè lắm, thế nên mới một mực kêu oan; tâm lý suy sụp, tinh thần thì bấn loạn. Chẳng hiểu sao dịp Tết vừa qua vì cáu bẳn điều gì mà tôi lại chửi bới rồi đánh bị thương một anh bạn tù. Còn về việc bắt nạn nhân gọi mình là “bố” thì theo tôi đâu có gì sai? Các phạm nhân trẻ tuổi, chỉ bằng con tôi thì sao gọi mình là anh được?
Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình đối xử với ông ra sao?
Tôi thấy xấu hổ với gia đình, chỉ vì việc của tôi mà kinh tế gia đình kiệt quệ. Bốn lần phúc thẩm, tiền chạy vạy, thuê luật sư cũng tốn kém lắm. Nhưng thương nhất là hai đứa con. Đứa lớn đang theo dở Đại học Sư Phạm 1 Hà Nội định sẽ nối nghiệp gia đình, nay vì chuyện của tôi mà bỏ học giữa chừng. Nghe tin con như vậy, tôi như chết điếng vì cứ nghĩ đơn giản “ai làm người đó chịu”, nào ngờ cháu nó chắc vì vừa xấu hổ, vừa khó khăn về kinh tế nên “đứt gánh giữa chừng” chuyện học hành. Rồi cháu thứ hai đang theo học ngành kiến trúc nghe nói cũng tốn kém tiền triệu mỗi tuần. Gia đình tôi chỉ làm nghề giáo viên đơn thuần, bố mẹ không để lại gia tài gì đáng giá nên cũng chật vật lắm. Tôi đã nhiều lần khuyên vợ bán đi ngôi nhà đang ở để lo tiền ăn học cho các con, lo cho tương lại của chúng. Sau đó, sẽ đi mua nhà ở chỗ nào hẻo lánh hơn hay thuê nhà ở tạm cũng được. Đợi tôi mãn hạn tù sẽ làm lại từ đầu.
Cực nhất là đợt vừa rồi, vợ tôi có làm đơn xin vay tiền theo chế độ chính sách cho sinh viên nghèo đi học nhưng địa phương không chấp thuận chỉ vì chuyện của tôi. Càng nghĩ tôi lại càng thương con.
Người thân có hay đến thăm ông?
Đều đặn hàng tháng, vợ con đều vượt 200 cây số đi xe máy đến thăm hỏi động viên tôi. Vui nhất là có lúc đồng nghiệp cũ lên thăm. Họ có động viên tôi thế này: “Đồng nghiệp và học sinh ở trường vẫn nhớ tới thầy”. Dù biết là họ chỉ nói cho mình vui lòng nhưng thực tình vẫn thấy cảm động. Đó chính là những động lực khiến tôi toàn tâm toàn ý cải tạo để mong sớm về đoàn tụ gia đình. Tôi đã thầm nhủ sau này khi ra tù tôi sẽ kiếm một việc làm chân chính kiếm tiền nuôi bản thân khi về già và phụ đỡ gia đình. Tôi sẽ làm lại từ đầu để trở thành một người lương thiện.
Ngoài niềm vui được đứng lớp, tôi cũng tham gia một lớp mây tre đan. Giờ tuổi cũng đã cao, mắt mờ tay mỏi nhưng tôi vẫn cố gắng tham gia vì nghĩ đó cũng là một nghề nên tranh thủ học. Biết đâu sau này nó sẽ là nghề kiếm cơm nuôi mình.
Người thầy lạc lối
Ông có hối tiếc về những việc đã qua?
Giờ tôi đang cải tạo tốt và cảm thấy bản án dành cho mình là thích đáng.
Hối tiếc hơn cả là việc mình làm mình chịu, nhưng lại còn để tiếng xấu cho các thầy cô giáo đồng nghiệp cũ. Đúng là trong thời kỳ còn đương chức tôi đã làm không đến nơi đến chốn. Giờ nghĩ lại, chỉ muốn nhắn nhủ những thầy cô khác hãy đừng giống như tôi mà hãy kiên định lập trường tư tưởng vững vàng.
Tôi cũng biết giờ mình không đủ tư cách để răn dạy ai, nhưng là một người thầy đã từng lạc lối thì tôi vẫn muốn gửi lời nhắn nhủ với tất cả những em học sinh, ngoài việc chú tâm học tập thật tốt thì hãy cố gắng tu dưỡng đạo đức và nhân cách sống trước vô vàn những mặt trái của xã hội như trò chơi bạo lực, game online, yêu đương quá sớm… rồi tự đánh mất tương lai.
Dù sao cũng là mang tiếng quá xấu nên ông nghĩ đường hoàn lương của ông sẽ dễ dàng?
Tôi đã nghĩ đến điều này rất nhiều rồi nhưng tôi có niềm tin rằng vì mình hoàn lương bằng sự chân thật của bản thân mình, rồi mọi người sẽ hiểu và thông cảm cho tôi thôi. Các cụ có câu “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, tôi tin mọi người sẽ mở lòng khoan dung sâu sắc.
Tôi cũng không còn mong muốn điều gì hơn. Được các bạn tù thương yêu và các cán bộ trại giam quan tâm như vậy là tốt lắm rồi. Nếu được, mong nhà báo nhắn giúp vợ mang cho tôi cái kính những lúc thư thả tôi sẽ đọc báo, soạn bài. Giờ mắt tôi đã mờ, muốn làm việc gì mà không có kính thì khó lắm.
Chúc ông cải tạo tốt và sớm quay lại cuộc sống lương thiện!
Không còn tránh né máy ảnh như những ngày xử án, phạm nhân Xương giờ ngồi trước máy ảnh vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, không có ý định né tránh mà còn rất vui vẻ mở miệng cười nhìn thẳng: “Rồi sang năm nhà báo lại lên thăm tôi chứ?”.
Sầm Đức Xương tiếp tục đề nghị giám đốc thẩm với lý do mình… liệt dương
Dù các tình tiết trong vụ án đã rõ ràng, bản án đã tuyên nhận được sự đồng tình của dư luận, thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại Sầm Đức Xương vẫn ấm ức cho rằng mình còn chưa “tâm phục khẩu phục”. Người ta nhận thấy sự ngoan cố của cựu hiệu trưởng mua trinh học sinh trong lá đơn đề nghị xét xử vụ án theo trình tự giám đốc thẩm được Xương viết hồi cuối tháng 7/2011.
Trong lá đơn, phạm nhân Xương cho rằng “tôi bị oan nhưng chưa được minh oan, là một nhà giáo, một lãnh đạo, tôi kiên quyết ngăn chặn mọi tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường xâm nhập học đường. Lợi dụng lúc tôi chuyển trường (theo kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo) một bộ phận nhỏ học sinh hư thuộc 3/21 lớp năm học 2008 – 2009 kết hợp với một số cháu học sinh THCS cùng thị trấn gây hằn thù và đổ lỗi cho tôi, khoác cho tôi một cái áo “ tội tày đình” đến giờ chưa cởi bỏ được”.
Cũng theo lời phạm nhân Xương trong đơn: “trước đó khoảng hai tháng tôi đã nhận được một số cú điện thoại và tin nhắn báo cho tôi biết là có một nhóm đối tượng “đang lên kế hoạch làm cho thầy mất chức mất việc”. Tôi có nhờ một vài người điều tra sự việc nhưng không thu được kết quả gì. Ngay máy điện thoại đặt tại bàn phòng hiệu trưởng khi tôi mới đến nhận chức cũng có vài cú điện thoại giọng nữ chửi bới lăng mạ tôi. Sau đó tôi đã nhờ viễn thông huyện Bắc Giang tra tìm giúp tôi số máy đe dọa tôi nhưng cũng không xác định được”.
Trong lá đơn, phạm nhân này “kêu gào” “Tôi đã bị căn bệnh tiểu đường đã lâu và biến chứng thành nhiều bệnh khác, trong đó có căn bệnh viêm u tinh hoàn. Thế nên tôi đã bị liệt dương từ năm 2007, không quan hệ tình dục được thì làm sao có tội được?”.
Hết kêu oan, Xương lại kể công “Bản thân tôi là người dân tộc ai cũng khen hiền lành và thật thà chất phác. Tuổi đã già thuộc thế hệ sống từ thời chiến tranh, bao cấp đến cơ chế thị trường. Đã có thâm niên công tác gần 30 năm, góp phần đào tạo ra hàng chục ngàn thế hệ học trò. Tôi đều chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, không hề có đơn thư kiện cáo gì. Không hề có dư âm tiếng tăm gì về quan hệ bất chính mại dâm”.
Cuối lá đơn, phạm nhân này tiếp tục lặp đi lặp lại lời “trần tình” mình không còn khả năng quan hệ tình dục: “Tôi tiếp tục xin giám định lại khả năng không quan hệ được tình dục, giám định lại toàn bộ sức khỏe của tôi”.
Dù các tình tiết trong vụ án đã rõ ràng, bản án đã tuyên nhận được sự đồng tình của dư luận, thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại Sầm Đức Xương vẫn ấm ức cho rằng mình còn chưa “tâm phục khẩu phục”. Người ta nhận thấy sự ngoan cố của cựu hiệu trưởng mua trinh học sinh trong lá đơn đề nghị xét xử vụ án theo trình tự giám đốc thẩm được Xương viết hồi cuối tháng 7/2011.
Trong lá đơn, phạm nhân Xương cho rằng “tôi bị oan nhưng chưa được minh oan, là một nhà giáo, một lãnh đạo, tôi kiên quyết ngăn chặn mọi tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường xâm nhập học đường. Lợi dụng lúc tôi chuyển trường (theo kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo) một bộ phận nhỏ học sinh hư thuộc 3/21 lớp năm học 2008 – 2009 kết hợp với một số cháu học sinh THCS cùng thị trấn gây hằn thù và đổ lỗi cho tôi, khoác cho tôi một cái áo “ tội tày đình” đến giờ chưa cởi bỏ được”.
Cũng theo lời phạm nhân Xương trong đơn: “trước đó khoảng hai tháng tôi đã nhận được một số cú điện thoại và tin nhắn báo cho tôi biết là có một nhóm đối tượng “đang lên kế hoạch làm cho thầy mất chức mất việc”. Tôi có nhờ một vài người điều tra sự việc nhưng không thu được kết quả gì. Ngay máy điện thoại đặt tại bàn phòng hiệu trưởng khi tôi mới đến nhận chức cũng có vài cú điện thoại giọng nữ chửi bới lăng mạ tôi. Sau đó tôi đã nhờ viễn thông huyện Bắc Giang tra tìm giúp tôi số máy đe dọa tôi nhưng cũng không xác định được”.
Trong lá đơn, phạm nhân này “kêu gào” “Tôi đã bị căn bệnh tiểu đường đã lâu và biến chứng thành nhiều bệnh khác, trong đó có căn bệnh viêm u tinh hoàn. Thế nên tôi đã bị liệt dương từ năm 2007, không quan hệ tình dục được thì làm sao có tội được?”.
Hết kêu oan, Xương lại kể công “Bản thân tôi là người dân tộc ai cũng khen hiền lành và thật thà chất phác. Tuổi đã già thuộc thế hệ sống từ thời chiến tranh, bao cấp đến cơ chế thị trường. Đã có thâm niên công tác gần 30 năm, góp phần đào tạo ra hàng chục ngàn thế hệ học trò. Tôi đều chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, không hề có đơn thư kiện cáo gì. Không hề có dư âm tiếng tăm gì về quan hệ bất chính mại dâm”.
Cuối lá đơn, phạm nhân này tiếp tục lặp đi lặp lại lời “trần tình” mình không còn khả năng quan hệ tình dục: “Tôi tiếp tục xin giám định lại khả năng không quan hệ được tình dục, giám định lại toàn bộ sức khỏe của tôi”.
-Văn tế... Sầm Đức Xương Báo Blog
03.03.2010
Đọc thông tin vụ án Sầm Đức Xương sẽ được xử kín vào 10/3 tới mà thấy nản. Có cái sự “kín” này chắc để làm cho xong cái vụ việc lùm xùm kéo dài bằng một bản án “bỏ túi” đã được soạn sẵn?
Nói ra điều này không phải đoán mò mà là có cơ sở cả đấy. Trước hết, ông Xương bị các cơ quan bảo vệ pháp luật Hà Giang khởi tố, truy tố, xét xử về tội mua bán dâm từ những chứng cứ, lời khai của hai em học sinh Thúy và Hằng. Thế nhưng 14 quan chức của tỉnh này cũng bị các em khai ra chi tiết hơn, sinh động hơn thì lại được loại khỏi vòng tố tụng! Thế thì nếu ông Xương bị buộc tội và bị bỏ tù xem ra chẳng oan lắm sao?.
Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩm cách đây hơn 1 năm.
Hai cô gái trẻ Thúy và Hằng trong phiên tòa tới đây sẽ cô độc đứng trước vành móng ngựa nên chắc chắn sẽ chỉ biết khóc và im lặng. Quá lắm sẽ chỉ trả lời câu hỏi của HĐXX là có hay không! Nếu thế thì không hiểu ông Luật sư của Sầm Đức Xương sẽ tranh tụng với ai trong vụ án này để làm rõ câu trả lời có hay không cái gọi là “mua bán dâm”. Nếu không làm rõ được thì không có cơ sở để buộc tội ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương? Không buộc tội được chẳng lẽ không trả tự do cho “thầy” Xương và tổ chức xin lỗi công khai, bồi thường theo Nghị định 388?.
Nếu tại phiên tòa tới mà em Thúy, em Hằng khai ra cái sự bị đe dọa khống chế buộc phải từ chối Luật sư Trần Đình Triển và không mời Luật sư nào bào chữa thì sao nhỉ? Liệu HĐXX có hoãn phiên tòa hoặc nếu cứ xử thì có đưa vào án văn?.
Tôi thấy tiếc cho các nhà báo đã mất nhiều công lăn lội điều tra phanh phui vụ án mà giờ này bị cấm vào nơi công đường của TAND tỉnh Hà Giang để tiếp tục thông tin về vụ án. Nhưng tiếc hơn là Hà Giang đã để mất một cơ hội để làm sáng tỏ vụ án một cách khách quan. Cái cách làm của TAND tỉnh Hà Giang sẽ chỉ khiến cho vụ án kéo dài khi đá quả bóng tố tụng sang chân TANDTC nếu các bị cáo kháng cáo.
Liệu ông Sầm Đức Xương có nhiều cơ hội trong phiên tòa sắp tới không nhỉ?. Trong nhà tạm giam, ông này chắc đang hy vọng lắm đây!?.
Bất bình trước thông tin này, bạn đọc Đỗ Văn Dân đã gửi đến BBT Báo Blog một bài văn tế sống...Sầm Đức Xương:
Ôi thôi ! Hiệu trưởng một thời, Việt Lâm trường cũ
Mười năm xoa đầu trẻ chưa chắc còn danh nổi như phao, thác loạn một đêm trong nhà nghỉ tuy là mất tiếng vang như mõ.
Nhớ khi xưa.
Cui cút làm ăn, đồng lương còm cõi.
Bát canh toàn quốc, tô mắm đại dương. Chỉ biết học sinh chiếu theo sổ bộ.
Tập họp, chào cờ, điểm danh, nhận xét tay vốn quen làm. Của ngon đặc sản, khách sạn, nhà hàng mắt chưa từng ngó.
Mỗi năm học hai kì tròn chín tháng, trông lĩnh lương như trời hạn trông mưa. Cơm tập thể quấy quá đã mươi năm, ghét gạo sạn như nhà nông ghét cỏ.
Đêm mơ thấy cái Hằng khoe trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày tơ tưởng gái Thúy “ấy” đen sì muốn ra cắn cổ.
Một mối của ngon vật lạ há ai treo cám để nhử heo, hai thể nữ sáng lòa đâu dể để treo niêu, úp máng…
Nào đợi ai bày, ai biểu phen này thầy giáo xin ra sức tháo giầy. Chẳng thèm chạy ngược chạy xuôi giáo chức há sợ ngày dứt cháo.
Khá thương thay.
Vốn không phải dòng con ông kia, bà nọ mà theo nghề giáo thanh cao. Chẳng qua nhờ tại chức, chuyên tu mà đạt chức danh hiệu trưởng.
Mười tám kỳ tập huấn nào đợi luyện rèn, hai chục đợt chuyên tu không chờ bày bố.
Ngoài cật mặc bộ vét tông bên trong cũng dao tấu bầu ngòi. Xuyên khung hai mươi phân, táo tàu hai quả, râu ngô một dúm.
Giáo án đốt bằng rơm con cúi cũng dạy xong bài đạo đức kia, bụng mang một bọc dao găm cũng lên lớp giảng bài nhân cách nọ.
Chi nhọc quan quản giống trống kì trống giục đạp rào lướt tới, coi dư luận cũng như không. Nào sợ tinh hoàn nhỏ, tinh hoàn to xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người xỏ ngược làm cho cái Hằng, cái Thúy thất kinh. Đưa cửa trước, đón cửa sau nào sợ ban nghành đoàn thể,
Ôi !
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng, râu xanh xác phàm vội bỏ.
Một phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn le lói suốt canh thâu. Mươi năm chốn ấy chữ “lao” đây âm thầm ngồi bóc lịch.
Chiều sông Lô cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Vị Xuyên già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
Chẳng phải tiểu đường, bệnh gút mà sa ngã cho can tâm, chẳng qua không làm chủ được bản thân nên ra đi thật đáng số.
Nhưng nghĩ rằng.
Phấn trắng, bảng đen ân nghĩa chì mài kiếm mấy đồng lương mắc mớ chi chui vô trong đó.
Vì ai khiến xuôi khổ hạnh mà “đứt” từng đoạn “xương”. Vì ai mà giáo án tan tành, tương lai đóng “sầm” cánh cửa.
Ôi thôi thôi !
Chùa Bình Lâm năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng đây xin gửi lại vợ già. Chợ Khâu Vai tình xưa xin rủ bỏ phận tủi hờn về Lũng Cú mang theo.
Đau đớn bấy con thơ ngồi khóc bố, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng cơn bóng xế dật dờ trước ngỏ.
Ôi!
Thác loạn một phen nghìn năm xấu hổ.
Xe cảnh sát đã ngấp nghé sân trường, nhìn Côn Lĩnh mây đen tứ phía. Bác Tô bị cách chức rồi ai cứu đặng một phường con đỏ.
Một bên chức tước thanh cao, tiếng thơm vang đều sáu tỉnh. Một bên lao tù khổ ải, gần xa ai oán tiếng đời.
Sống nhờ anh, vào tù cũng nhờ anh. Nay bị cách chức rồi làm sao cứu rỗi. Lời dụ dạy đã rành rành nay tớ chủ ấm đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo hận vì hai chữ dâm ô cây hương ô uế thắp lên cám bởi một câu vương thổ.
Hỡi ôi thương thay.
Có linh xin hưởng
Mười năm xoa đầu trẻ chưa chắc còn danh nổi như phao, thác loạn một đêm trong nhà nghỉ tuy là mất tiếng vang như mõ.
Nhớ khi xưa.
Cui cút làm ăn, đồng lương còm cõi.
Bát canh toàn quốc, tô mắm đại dương. Chỉ biết học sinh chiếu theo sổ bộ.
Tập họp, chào cờ, điểm danh, nhận xét tay vốn quen làm. Của ngon đặc sản, khách sạn, nhà hàng mắt chưa từng ngó.
Mỗi năm học hai kì tròn chín tháng, trông lĩnh lương như trời hạn trông mưa. Cơm tập thể quấy quá đã mươi năm, ghét gạo sạn như nhà nông ghét cỏ.
Đêm mơ thấy cái Hằng khoe trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày tơ tưởng gái Thúy “ấy” đen sì muốn ra cắn cổ.
Một mối của ngon vật lạ há ai treo cám để nhử heo, hai thể nữ sáng lòa đâu dể để treo niêu, úp máng…
Nào đợi ai bày, ai biểu phen này thầy giáo xin ra sức tháo giầy. Chẳng thèm chạy ngược chạy xuôi giáo chức há sợ ngày dứt cháo.
Khá thương thay.
Vốn không phải dòng con ông kia, bà nọ mà theo nghề giáo thanh cao. Chẳng qua nhờ tại chức, chuyên tu mà đạt chức danh hiệu trưởng.
Mười tám kỳ tập huấn nào đợi luyện rèn, hai chục đợt chuyên tu không chờ bày bố.
Ngoài cật mặc bộ vét tông bên trong cũng dao tấu bầu ngòi. Xuyên khung hai mươi phân, táo tàu hai quả, râu ngô một dúm.
Giáo án đốt bằng rơm con cúi cũng dạy xong bài đạo đức kia, bụng mang một bọc dao găm cũng lên lớp giảng bài nhân cách nọ.
Chi nhọc quan quản giống trống kì trống giục đạp rào lướt tới, coi dư luận cũng như không. Nào sợ tinh hoàn nhỏ, tinh hoàn to xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người xỏ ngược làm cho cái Hằng, cái Thúy thất kinh. Đưa cửa trước, đón cửa sau nào sợ ban nghành đoàn thể,
Ôi !
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng, râu xanh xác phàm vội bỏ.
Một phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn le lói suốt canh thâu. Mươi năm chốn ấy chữ “lao” đây âm thầm ngồi bóc lịch.
Chiều sông Lô cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Vị Xuyên già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
Chẳng phải tiểu đường, bệnh gút mà sa ngã cho can tâm, chẳng qua không làm chủ được bản thân nên ra đi thật đáng số.
Nhưng nghĩ rằng.
Phấn trắng, bảng đen ân nghĩa chì mài kiếm mấy đồng lương mắc mớ chi chui vô trong đó.
Vì ai khiến xuôi khổ hạnh mà “đứt” từng đoạn “xương”. Vì ai mà giáo án tan tành, tương lai đóng “sầm” cánh cửa.
Ôi thôi thôi !
Chùa Bình Lâm năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng đây xin gửi lại vợ già. Chợ Khâu Vai tình xưa xin rủ bỏ phận tủi hờn về Lũng Cú mang theo.
Đau đớn bấy con thơ ngồi khóc bố, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng cơn bóng xế dật dờ trước ngỏ.
Ôi!
Thác loạn một phen nghìn năm xấu hổ.
Xe cảnh sát đã ngấp nghé sân trường, nhìn Côn Lĩnh mây đen tứ phía. Bác Tô bị cách chức rồi ai cứu đặng một phường con đỏ.
Một bên chức tước thanh cao, tiếng thơm vang đều sáu tỉnh. Một bên lao tù khổ ải, gần xa ai oán tiếng đời.
Sống nhờ anh, vào tù cũng nhờ anh. Nay bị cách chức rồi làm sao cứu rỗi. Lời dụ dạy đã rành rành nay tớ chủ ấm đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo hận vì hai chữ dâm ô cây hương ô uế thắp lên cám bởi một câu vương thổ.
Hỡi ôi thương thay.
Có linh xin hưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét