Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Khủng hoảng tại Nga: Mùa đông này, những con gấu sẽ không ngủ

Nga chuẩn bị cuộc xuống đường lớn Những người biểu tình ở Nga lồng ảnh ông Putin với một "bao cao su" nhằm đáp lại chỉ trích của ông này với họ.-
-Khủng hoảng tại Nga: Mùa đông này, những con gấu sẽ không ngủ

Simon Shuster * Bần Cố Nông (danlambaochuyển ngữ - ... Họ có thể tóm gọn bởi một từ trong tiếng ​​Nga: đó là dostala nghĩa là "Tôi đang chán ngấy nó rồi". Họ đã chán nản với sự lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước của họ. Họ phẫn nộ với tham nhũng và hình thứ chính trị gia trưởng (độc đảng). Không như nhiều người giống như họ trong thế giới Ả Rập, những người đã đứng lên trong năm nay để lật đổ nhà độc tài tại Tunisia, Ai Cập và Libya, những người này không phẫn uất từ trong nghèo khó và thất nghiệp. "Đây không phải là một sự phản đối kinh tế..."*

Bất kể sự kiện nào ddi nữa thì nó luôn luôn khiêm tốn khi nhìn thấy sáu chục ngàn người đã tụ tập trong một quảng trường, và điều đó không khác khi vào ngày thứ bảy 24 tháng mười hai, khi ít nhất đã có sáu chục ngàn người tập trung trên đường Sakharov tại Moscow để yêu cầu dân chủ hoá, nhún nhường và tôn trọng từ chính phủ đương quyền Nga. Tuy nhiên, kích thước của đám đông, lớn hơn bất kỳ cuộc biểu tình mà thủ đô Moscow đã từng thấy kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, không đáng kinh ngạc bằng những thành phần trong đám đông này. Trong số những người biểu tình, do một sự ngẫu nhiên, bạn có thể đụng phải những bác sĩ, luật sư, kỹ sư, doanh nhân lớn, các doanh nhân nhỏ, học giả, nhà thơ, nhà làm phim và sinh viên từ tất cả các giảng viên có thể tưởng tượng các trường đại học của Nga tối ưu tại Nga - không hoàn toàn là thành phần những bình dân của xã hội Nga mà thôi. Nhìn ra vào biển người nay vào ngày thứ Bảy vừa qua (24/12/2011), người ta phải tự hỏi, "Họ đã ở đâu trong suốt thời gian vừa qua?" 

Ít nhất kể từ năm 2004, khi Vladimir Putin bắt đầu nhiệm tổng thống kỳ thứ hai của mình, không có gì bí mật cho hệ thống gia trưởng mà ông đang xây dựng. Năm đó, cuộc bầu cử thủ hiến đã bị hủy bỏ để cho phép điện Kremlin tự chọn lãnh đạo khu vực. Pháp luật bầu cử đã được thay đổi để mở đường cho một nhà nước độc đảng. Cạnh tranh chính trị trở nên tuyệt chủng. Tỷ phú Mikhail Khodorkovsky, người đã đối thủ chính của Putin đã bị bắt giam trong năm đó, nơi ông vẫn còn bị giam giữ, và năm đó cuộc bầu cử tổng thống đã bị ô uế bởi trò gian lận, cũng giống như mọi cuộc bầu cử quốc gia tiếp theo đó. Vì vậy, tại sao bây giờ? Tại sao chỉ sau khi có những gian lận trong kỳ bầu cử được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 thì những công dân Nga cuối cùng mới quyết định không im lặng và thờ ơ nữa? 

Những câu trả lời nghe được tại cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua cũng đa dạng như những thành phần trong đám đông, nhưng họ có thể tóm gọn bởi một từ trong tiếng ​​Nga: đó là dostala nghĩa là "Tôi đang chán ngấy nó rồi", Họ đã chán nản với sự lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước của họ. Họ phẫn nộ với tham nhũng và hình thứ chính trị gia trưởng (độc đảng). Không như nhiều người giống như họ trong thế giới Ả Rập, những người đã đứng lên trong năm nay để lật đổ nhà độc tài tại Tunisia, Ai Cập và Libya, những người này không phẫn uất từ trong nghèo khó và thất nghiệp. "Đây không phải là một sự phản đối kinh tế", ông Maxim Yermolin, Tổng giám đốc của một công ty tiếp thị người tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Bảy. "Những người này đều no đủ và giàu có. Họ có một cơ hội để đi du lịch xung quanh châu Âu. Họ đã thấy rằng ở châu Âu một chính phủ không phải là một quyền lực tối thượng. Nó là một tập hợp các nhà quản lý bạn (người dân) thuê một lúc và sau đó có thể sai thải nếu như họ không còn có hiệu quả. Họ cũng muốn nước Nga được như vậy". 

Sớm hay muộn, nếu như dòng suy nghĩ này tiếp tục được theo đuổi thì ông Putin sẽ phải ra đi. Nhưng đó là điều khó tưởng tượng một sự chuyển tiếp dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của người biểu tình. Các thể chế thường cho phép đổi mới lành mạnh của quyền lực - đảng phái chính trị cạnh tranh lành mạnh đã bị thu nhỏ dưới quyền Putin và đảng Nước Nga Thống nhất của ông ta kiểm soát toàn bộ hệ thống công quyền và hầu hết các ban ngành đưoọc bầu chọn. Một số những khẩu hiệu tại cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua không cho họ nhiều chỗ để linh hoạt cho một lối thoát. Một trong những nhà lãnh đạo đối lập đưoọc ưa thích nhất hiện nay đã phát biểu vào ngày thứ Bảy vừa qua, Alexei Navalny, thậm chí không cần phải nhắc nhở đám đông hô khẩu hiệu yêu thích của mình. Họ bắt đầu một cách tự nhiên,:"Chúng tôi sẽ không tha thứ, và chúng tôi sẽ không quên." Đó là một cam kết của Navalny đã từ lâu nêu rõ: Putin và tay chân của ông ta phải được đưa ra xét xử. 

Tuy nhiên, ngay bây giờ, có vẻ giống như một vị trí thương lượng hơn là một nền tảng chính trị. Với Putin vẫn còn nắm quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang và cảnh sát, thì đây chỉ là một phần rất nhỏ mà đối thủ của ông muốn đẩy ông ta vào một góc. "Mục tiêu của chúng ta không phải là để đá người này hoặc người kia ra khỏi vị trí quyền lực" Gregory Yavlinsky, người sáng lập đảng tự do Yabloko, đã cho nói vào ngày thứ Bảy vừa qua. "Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi hệ thống". Và với những người đột nhiên sẵn sàng chấp nhận tràn ra các đường phố để phản đối, Điện Kremlin đã bắt đầu từ từ di chuyển về phía cải cách. Người ủng hộ Putin là Dmitri Medvedev, sẽ rời khỏi chức vụ Tổng thống Nga vào tháng ba, những đề xuất pháp luật đưa ra quốc hội hôm thứ Sáu sẽ cho phép các đảng chính trị mới đăng ký dễ dàng hơn. Trong một bài phát biểu trước quốc dân ngày hôm trước, ông nói, "Tôi nghe những người nói về sự cần thiết của sự thay đổi, và tôi hiểu họ". 

Tuy nhiên, các cơ chế chính phủ đang được sử dụng để đáp lại những tiếng vang đòi hỏi thay đổi hệ thống của Putin đó là "dân chủ có quản lý." Theo các nguồn tin bên trong đảng Nga Thống nhất, chính quyền dự định sẽ tạo ra các đảng bù nhìn mới để có thể bẻ gãy và đánh lạc hướng những người đối lập. Đây sẽ không mang đến kết quả là những nhân vật độc lập như Navalny nhưng mà là những người trung thành với Putin thuở xưa, hai người trong số họ đã tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Bảy để củng cố vị trí của họ, nhưng đã không nhận được sự chào đón dễ chịu nào từ dân chúng. Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng tài chính của Nga và là một người bạn cũ của Putin, đã bị la ó và huýt sáo phản đối khi ông ta lên khán đài, trong khi Mikhail Prokhorov, nhà tỷ phú - chủ sở hữu đội banh Jersey New Nets, người tuyên bố sẽ thách thức Putin trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, đã bị hạch hỏi, xô đẩy dữ dội khi ông ta đi qua đám đông. Một thành viên trong đoàn tùy tùng của ông đã bị đấm vào mặt. 

"Người dân họ không ngu ngốc", Boris Akunin, một tiểu thuyết gia nổi tiếng, người đã phát biểu tại cuộc biểu tình, nói với Thời báo (Time) sau đó. "Họ đã được yên lặng suốt thời gian qua bởi vì họ đã đến tuổi trưởng thành. Bây giờ họ là những người lớn, trưởng thành. Họ thông minh và mạnh tiếng, và họ đã đạt đến một khối lượng quan trọng". Đó là bài học cuối cùng của cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua. Lần đầu tiên kể từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, một xã hội dân sự thực sự sôi động đã nổ ra trước mặt, và nó đòi hỏi một sự dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ trong khuôn khổ. Đây là một lĩnh vực chính trị mới mà các nhân phần chính của phe Putin chưa bao giờ gặp phải, và không ai biết liệu nó sẽ làm thế nào để có thể thích nghi. "Xã hội thức dậy từ một giấc ngủ dài trong mùa đông", ông Mikhail Fedotov, Chủ tịch Hội đồng nhân quyền của điện Kremlin đã nói. "Hóa ra chúng ta không giống như những con gấu chúng ta sẽ không ngủ trong mùa đông này." 
Simon Shuster tại Moscow 


Chuyển Ngữ: 

Báo chí Nga nhấn mạnh thành công của cuộc biểu tình  — (RFI).  – Phong trào chống gian lận bầu cử biến thành chống Putin   —  (RFI). – Gorbachev khuyên Putin rời bỏ quyền lực – (ĐCV). – Mikhail Gorbachev lên tiếng: “Vladimir Putin, đừng tham quyền cố vị” – (DCVOnline). - Thousands challenge Putin in new Russia protests (ABC). -  Russia’s president talks reform as a protest movement gains force (WP).  – 20 năm trước: “CHÚC CÁC BẠN NHỮNG GÌ TỐT ÐẸP NHẤT!” (NCTG). HUNGARY: DÂN CHỦ LÂM NGUY, TRUYỀN THÔNG DẬY SÓNG! (NCTG). 20 năm sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga bắt đầu một cuộc cách mạng mới ?  — (RFI).  – Hàng chục ngàn người biểu tình chống Putin  —  (NV).  – Bùi Hoàng Tám:  THẤT VỌNG PUTIN (Trần Nhương).  –  Protesters flood Moscow demanding reforms (WP). -   Ông Putin vẫn được ủng hộ   - Mikhail Gorbachev kêu gọi Putin từ chức (VnMedia). - Nga: Những nhân vật biểu tình “VIP” (NLĐ). Cựu lãnh đạo Xô viết Gorbachev: Thời giam cầm quyền của ông Putin đã đủ  — (VOA).- Ba kịch bản cho cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2012 (TP/Rian.ru, BBC).Chuyện người dân với công an ở nước Nga basam- Lời người dịch bài 1: Tháng 6/2010, báo Nước Nga Xô viết đăng tin “Cuộc chiến tranh chống Công an”. Các phản hồi với bài viết không đầy 300 chữ tiếng Nga này đã chiếm tới 20 trang tiếp nối trên tờ báo điện tử này. Cuộc chiến tranh chống công an

Cả chục ngàn người biểu tình ở Moscow - Hàng chục ngàn người tập trung tại trung tâm Moscow để phản đối cuộc bầu cử Quốc hội bị cáo buộc gian lận.
Một biển người biểu tình đi dọc theo đại lộ Sakharov Avenue, chỉ cách Kremlin một vài dặm, trong nhiệt độ dưới không.

Các cuộc biểu tình, tuần hành đang diễn ra trên khắp nước Nga, với cuộc biểu tình lớn đầu tiên nổ ra ở thành phố viễn đông Vladivostok.
Tại thủ đô Moscow, các nhà tổ chức hy vọng khoảng 50.000 người sẽ tập hợp để nghe các bài phát biểu của nhiều nhân vật đối lập.
Tổng thống Dmitry Medvedev đã công bố cải cách chính trị trong tuần này, nhưng nhiều người biểu tình nói rằng điều đó là không đủ.
Họ đang đòi tổ chức lại cuộc bỏ phiếu vừa qua mà trong đó đảng của Thủ tướng Vladimir Putin đã “giành thắng lợi.”
An ninh được thắt chặt trong toàn thành phố, với 40 xe bus trở đầy cảnh sát chống bạo động được xếp hàng dọc theo hướng đại lộ, theo truyền thông Nga.
‘Bầu cử tự do '
Biểu tình chống Putin ở Nga
Một người biểu tình mang áp phích có hình ông Putin đằng sau song sắt nhà tù.
Tại Moscow, người biểu tình cầm trong tay các trái bóng bay màu trắng và biểu ngữ với khẩu hiệu "Ủng hộ bầu cử tự do" khi các cuộc biểu tình khai mạc.
Đây là một phong trào quần chúng rộng lớn của Moskva, phóng viên BBC Daniel Sandford đưa tin tại thủ đô Nga cho hay.
Cuộc biểu tình tại Moscow hôm thứ Bảy – được phép của chính quyền - được tổ chức bởi một liên minh các lực lượng đối lập.
Khoảng 47.000 người tuyên bố trên Facebook rằng họ tham dự, và khoảng 10.000 người khác nói rằng họ có thể tham gia các cuộc biểu tình.
Trong số những người tham dự sự kiện này là blogger nổi tiếng chống Kremlin, Alexei Navalny, ông có mặt sau khi được thả tự do khỏi nhà tù do đã tham gia một cuộc biểu tình ở Moscow ngày 10 tháng Mười Hai.
Dự kiến trong số 22 diễn giả đăng đàn ở Moscow ​​sẽ bao gồm nhà thách thức và đối kháng với Putin, ông Mikhail Prokhorov và cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Ngoài các chính trị gia, còn có các nhân vật khác như nhạc sĩ Yuri Shevchuk, diễn thuyết thông qua kết nối video, nhà văn chinh thám Boris Akunin, nhà vận động Urals chống ma-túy Yevgeny Roizman và nhà châm biếm Viktor Shenderovich.
'Hủy bỏ kết quả'
Biểu tình chống Putin
Những người biểu tình cáo buộc ông Putin và đảng của ông đã lừa dối và gian lận để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Các nhà tổ chức cho biết khoảng 50.000 người đã tập hợp vào ngày 10 tháng Mười Hai, trong một cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Phe đối lập, được khuyến khích bởi thành công đó, đang buộc điện Kremlin vào thế bị động.
Hôm thứ Năm, ông Medvedev đã đề xuất tổ chức bầu cử trực tiếp bởi các thống đốc vùng và đơn giản hóa các thủ tục đăng ký hoạt động với các đảng phái chính trị, thế nhưng những người biểu tình nói rằng cacs nhượng bộ không đi đủ xa, theo phóng viên BBC Steve Rosenberg tại Moscow.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề chính của phe đối lập là không có nhà lãnh đạo duy nhất có thể đoàn kết toàn bộ, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.
Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga, đảng Nước Nga Thống nhất đang cầm quyền bị tụt phiếu từ 64% xuống còn 49%, mặc dù đảng này vẫn dễ dàng "đứng đầu."
Nhưng có một dư luận và quan điểm, được trao đổi rộng rãi trên các video quay từ điện thoại di động và trên các trang mạng xã hội, rằng đã có gian lận bầu cử quy mô lớn và rằng đảng của ông Putin đã lừa dối để giành chiến thắng.
Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc này.
Tại Vladivostok, những người biểu tình mang các áp phích kêu gọi ông Putin phải được đưa ra xét xử và nghị sỹ cấp vùng Artyom Samsonov nói các kết quả bầu cử cần phải bị hủy bỏ.

Ba kịch bản cho cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2012 TP - Các chính khách quyết định ra tranh cử tổng thống Nga 2012 đại diện cho những quan điểm hết sức khác nhau, điều không hề thấy trong những cuộc bầu cử Tổng thống Nga kể từ năm 1996. Vì vậy, theo các nhà phân tích, cuộc bầu cử Tổng thống Nga có thể diễn ra theo ba kịch bản.Một người biểu tình mang chân dung của ông Putin với câu "Chúng ta đi khác đường" tại cuộc biểu tình hôm 10/12 ở Moscow--Gorbachev ‘ashamed’ of Putin (UPI). - Nga: Hàng vạn người biểu tình chống kết quả bầu cử - (VOA). - Lại biểu tình lớn ở Moscow (TN). - Nga: biểu tình quy mô lớn lần hai ở thủ đô (TT). - “Ai, ai sẽ thay thế được Putin?!” (VTC).
Cuối tuần, biểu tình lớn ở Nga (PLTP).  –Hàng ngàn dân Nga lại xuống đường phản đối gian lận bầu cử  — (RFI).  – Biểu tình chống gian lận bầu cử lại diễn ra ở Moscow  — (VOA). - Sau hơn 50 năm, người dân Cuba mới bắt đầu được tự do xuất ngoại  —  (RFI).  – Cuba đặc xá cho 2.900 tù nhân  —  (VOA). - Cuba thả 2900 tù, không có Alan Gross - (NV/AP). - Cuba sẽ ân xá 2.900 tù nhân (TN). - Cuba sắp thả 2.900 tù nhân (NLĐ).
Protesters pile pressure on Putin (Financial Times)-Pressure on Vladimir Putin mounts as tens of thousands of protesters call for fresh elections
-Nước Nga thức tỉnh (bauxitevn)-A.O. viết từ Moscow 
-Đăng trên The Economist, 11/12/2011-economist.com
clip_image002
(Ảnh: AFP)
Sau vài ngày căng thẳng, đụng độ và bắt bớ diễn ra sau cuộc bầu cử Quốc hội Nga ngày 4/12 bị cho là gian lận, thì hôm qua [10/12] một điều tốt đẹp rất bất ngờ đã xảy ra. Hàng chục ngàn người dân trung lưu Moscow đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa ngay tại trung tâm Moscow, cuộc biểu tình lớn nhất tại đây kể từ đầu thập niên 1990. Đáng ngạc nhiên là đã không xảy ra vụ bắt người nào hết. Không những thế, một số trong hàng ngàn cảnh sát và công an Bộ Nội vụ còn tỏ ra đồng cảm với người biểu tình.

Đây là cuộc biểu dương lực lượng đầy khí thể của cả lòng tự trọng lẫn sự bất mãn. Người dân bất mãn không chỉ vì những gian lận trong bầu cử, mà còn vì bị ông Vladimir Putin, lãnh tụ của họ, đối xử như những kẻ ngu dốt. Họ giân dữ chống lại điện Kremlin, kêu gọi "Nước Nga không có Putin", và chống lại đảng Nước Nga Thống Nhất (họ gọi đó là "đảng của bọn trộm cắp và lươn lẹo") nhưng không bạo động. Đám đông không chỉ có những người theo khuynh hướng tự do, mà còn có những người cộng sản, vô chính phủ và một số thành phần quốc gia. Nhưng những người biểu tình hầu như rõ ràng là đã hết sức lịch sự với nhau.

Một số người mang theo hoa trắng để dành tặng cảnh sát. Họ đưa ra những câu bông đùa. Một khẩu hiệu ghi "146% cư dân Moscow ủng hộ bầu cử tự do". Một câu khác "Tôi không bầu cho bọn dở hơi này, tôi bầu cho bọn dở hơi khác. Phải đếm phiếu lại."
Người phát biểu trong cuộc biểu tình có cả những chính trị gia khuynh hướng tự do, như Vladimir Ryzkhov và Boris Nemtsov, nhưng cũng có cả nhà văn nổi tiếng Boris Akunin, và nhà báo truyền hình được yêu mến Leonid Parfyonov. Họ đòi hỏi phải trả tự do lập tức cho hơn 1000 người đấu tranh bị bắt trong các cuộc biểu tình tuần trước, phải mở cuộc điều tra toàn diện vể những cáo buộc gian lận, phải tổ chức bầu cử lại, phải sa thải ông Vladimir Churov (người đứng đầu ủy ban bầu cử), phải cho phép mọi đảng đối lập đăng ký hoạt động, chứ không chỉ các đảng đối lập được điện Kremlim cho phép.
Chính quyền có lẽ sẽ không đáp ứng bất cứ đòi hỏi nào vừa kể. Nhưng dù sao cuộc biểu tình cũng đã đạt được kết quả quan trọng nhất: sự thức tỉnh chính trị của giới trung lưu thành thị Nga. Trong mười năm qua, tầng lớp này tập trung sức lực để làm giàu, tiêu thụ và du lịch đó đây, vô tình cho phép ông Putin củng cố quyền lực lớn lao chưa từng thấy, loại trừ những nhóm ảnh hưởng khác mình, và biến truyền hình thành công cụ tuyên truyền.
Nhưng ngày hôm qua, người biểu tình đã chứng tỏ rằng họ cũng là một lực lượng chính trị. Họ hô vang khẩu hiểu: "Có chúng tôi đây! Có chúng tôi đây!". Họ là những người có học và có tiền – nhiều người còn mang cả iPad đi biểu tình – và họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Cuộc biểu tình được tổ chức trên mạng xã hội, nhưng ngày hôm qua, đám đông 'Facebook' này đã biến sức nóng bất bình trên thế giới ảo thành một thực tế chính trị giữa đời thường.
Cuộc biểu tình là một ví dụ hiếm hoi cho thấy tất cả các bên đều tự chế một cách hợp lý. Nhà cầm quyền cho phép cuộc biểu tình diễn ra và kiềm chế các hoạt động của lực lượng an ninh. Người biểu tình làm hết sức để ngăn chặn những kích động và giữ được không khí ôn hòa. Ngay cả các phương tiện truyền thông do nhà nước quản lý, mới trước đó còn hoàn toàn làm ngơ với mọi cuộc biểu tình và ý kiến về bầu cử gian lận, nay lại tường thuật về cuộc biểu tình một cách khách quan và chính xác.
Một nhóm nhỏ quá khích tổ chức cuộc biểu tình của họ tại Quảng Trường Cách Mạng nhưng không được ai chú ý, kể cả cảnh sát. Lãnh tụ nhóm này, ông Eduard Limonov, chua chát phàn nàn rằng cuộc cách mạng của ông đã bị đánh cắp. Nhưng hôm qua, trong vài giờ đồng hồ, thủ đô của nước Nga đã nếm trải được không khí dân chủ, mặc dù cảnh sát có mặt rất đông.
Một số cuộc biểu tình tương tự, tuy nhỏ hơn, diễn ra tại khoảng 90 thành phố toàn nước Nga (một số phải kết thúc khi cảnh sát bắt người). Hầu hết người biểu tình khắp nơi đều hô to khẩu hiệu "Nước Nga! Nước Nga!". Thực ra, đây chính là điều mà thành viên của đảng Nước Nga Thống Nhất được ông Putin khuyến khích thể hiện trong đại hội đảng gần đây. Nhưng ngày hôm qua, tiếng hô vang dội này đã mang một âm vang khác, và nước Nga được hô vang đã là một nước Nga rất khác.
TK dịch.
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN



Thủ tướng Putin muốn đặt webcam theo dõi bầu cử tổng thống Nga 2012  —  (RFI).  – Ông Putin bênh vực kết quả bầu cử quốc hội  —  (VOA).  – Dân Nga trò chuyện với Thủ tướng Putin (NLĐ). - Ông Putin đổ lỗi cho phương Tây về các vụ biểu tình - (VOA). - Thủ tướng Nga V.Putin: Sẽ từ chức nếu dân không ủng hộ (SGGP). - Thủ tướng Putin trả lời trực tuyến về kết quả bầu cử (Dân Việt).Putin chấp nhận ‘biểu tình hợp pháp’  —  (BBC).- Hai mươi năm sau ngày đế quốc cộng sản Liên Xô sụp đổ (Chuacuuthe).-Putin chấp nhận 'biểu tình hợp pháp' - (BBC) -Thủ tướng Nga nói biểu tình phản đối cuộc bầu cử quốc hội có thể chấp nhận được nếu người biểu tình tuân thủ luật pháp.


.-Bóng ma Xô Viết vẫn bao trùm nước Nga -Những cuộc bầu cử và biến động ở Nga trong tuần qua cho thấy 20 năm sau ngày Liên Xô sụp đổ, nước Nga khó rũ bỏ quá khứ Xô Viết.
Một tháng sau đúng 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã, đông đảo thanh niên phẫn nộ xuống đường ở Moscow, biểu tình chống Đảng Nước Nga Thống Nhất cầm quyền (“đảng của bọn lừa đảo và kẻ cắp”) và hô vang “Nước Nga không có Putin!” Hàng trăm người đã bị bắt giữ, và quân đội được điều vào trung tâm Moscow “để bảo đảm an ninh”. Dù số người tham gia thua xa con số nửa triệu người đổ ra chật đường để chôn vùi Liên Xô, đây là những cuộc biểu tình lớn nhất trong những năm gần đây. Lý do tức thời châm ngòi cho cuộc khủng hoảng này là trò gian lận trong bầu cử quốc hội vào ngày 4 tháng 12. Nhưng có những nguyên nhân sâu xa hơn.

Chế độ cầm quyền bắt đầu đánh mất tính chính đáng của mình ngay khi thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố thắng lợi cuối cùng cho “sự ổn định”, hứa hẹn quay lại Điện Kremlin ngồi vào ghế tổng thống và cam kết tái thiết một Liên hiệp Âu Á với các nước cộng hòa Xô Viết trước đây. Hương vị Xô Viết của những trò này đã được nhấn mạnh tại đại hội của Đảng Nước Nga Thống Nhất vào cuối tháng 11 vừa qua, tại đó ông Putin được đề cử làm ứng viên tranh chức tổng thống. Một đạo diễn phim hăng hái phát biểu: “Chúng ta cần một lãnh tụ mạnh mẽ, dũng cảm và có năng lực … Và chúng ta có một người như vậy: đó là Vladimir Vladimirovich Putin”. Một công nhân thép nói trước đại hội rằng ông Putin đã “vực dậy nhà máy của chúng tôi từ chỗ suy sụp” và giúp sức cho nhà máy “bằng lời khuyên khôn ngoan của ông”. Một bà mẹ độc thân có 19 đứa con cảm ơn ông Putin về một “tương lai tươi sáng”. 
Những so sánh tương đồng như vậy với kỷ nguyên Xô Viết đầy lý tưởng giờ đã diệt vong được xem là một trong những điểm thu phục nhân tâm của ông Putin. Không có tranh luận chính trị chán ngắt, những quyền tự do cá nhân khá phổ quát, cửa hàng đầy ắp thực phẩm: chẳng phải đó là điều nhân dân muốn hay sao? Thay vì thế, không thể tưởng tượng nổi là ông Putin lại bị la ó phản đối: trước tiên là ở một cuộc thi đấu võ thuật hôm 20/11, sau đó là ở những điểm bỏ phiếu, và giờ đây trên đường phố. Ngôn từ mỹ miều khoa trương kiểu Xô Viết lại khơi dậy phản ứng chống Xô Viết.
Theo Lev Gudkov của Trung tâm Levada, một tổ chức nghiên cứu trưng cầu dự luận độc lập, phản ứng chống lại chế độ độc quyền, thối nát và chuyên chế này tự thân nó là một phần của di sản Xô Viết. Dân phản ứng như vậy là do không có hình thái nào thay thế [cho chế độ này], chứ không phải do chia sẻ một tầm nhìn chung về biến đổi [xã hội]. Bởi Nga vẫn là một nhà nước lai căng. Nước Nga nhỏ hơn, kinh tế thị trường hơn và ít mang tính tập thể hơn Liên Xô. Tuy nhiên, dù ý thức hệ đã biến mất, cơ chế duy trì quyền lực vẫn như cũ. Những thể chế chủ yếu, bao gồm tòa án, lực lượng cảnh sát và an ninh, truyền hình và giáo dục, được giới quan chức dùng để giữ quyền lực và của cải của mình. Văn phòng tổng thống liên bang, một cơ quan không phải do dân bầu, vẫn đóng trong tòa nhà (và địa điểm) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Quan trọng hơn, não trạng Xô Viết tỏ ra bền vững hơn chính ý thức hệ đó. Năm 1989, khi một nhóm nhà xã hội học do Yuri Levada đứng đầu bắt đầu nghiên cứu điều họ gọi là Con người Xô Viết (một quan niệm nhân tạo gồm những tính cách tư duy nước đôi, ỷ lại vào nhà nước, đa nghi và biệt lập), họ nghĩ con người đó đang biến mất. Trong 20 năm tiếp theo, họ nhận ra rằng Con người Xô Viết đã biến thể và sinh sôi, và trong quá trình đó có thêm những đặc tính như hoài nghi kiểu thích chỉ trích cay độc và hiếu chiến. Đây không phải là di sản di truyền, mà là kết quả của những ràng buộc về thể chế và những biện pháp lệch lạc để kích thích kinh tế và đạo đức mà Điện Kremlin truyền bá.
Não trạng này không phải là một đặc điểm thế hệ, như nhóm Levada ban đầu phỏng đoán. Những cuộc bầu cử bị gian lận ở Moscow không chỉ bởi tầng lớp trung niên còn giữ ký ức Xô Viết, mà còn bởi hàng ngàn thanh niên ủng hộ Điện Kremlin được tập hợp từ khắp nước và được đưa đi bỏ phiếu nhiều lần trên khắp thành phố này. Hình ảnh đầy tượng trưng là họ đóng trại trong một sảnh trống của Khu Triển lãm Stalin về Thành tựu của Nhân dân. Phần lớn trong số họ không có chút ký ức nào về Liên Xô; họ ra đời sau khi Liên Xô diệt vong.
Tuy nhiên, các kết quả bầu cử cũng cho thấy một bộ phận lớn trong xã hội Nga không muốn tiếp tục với hệ thống hiện tại. Hàng ngàn người phẫn nộ, nam có nữ có, già có trẻ có, cố gắng ngăn chặn trò lừa đảo và bảo vệ quyền của mình. Một giám sát viên bầu cử bị tống ra khỏi một điểm bỏ phiếu, đã viết trên blog của mình: “Chắc tôi sẽ chết vì nhục nhã … tôi đã không làm tròn trách nhiệm bảo vệ những lá phiếu của các bạn … hãy tha thứ cho tôi”. Những tiếng nói như vậy có thể vẫn còn là thiểu số, nhưng mâu thuẫn giữa hai nhóm này thực chất là mâu thuẫn giữa các nền văn minh – và là dấu hiệu cho thấy rằng tiến trình dẹp bỏ hệ thống Xô Viết tuy đã bắt đầu 20 năm trước nhưng còn lâu mới xong.
Khoảng trống đạo đức
Khi chế độ cộng sản sụp đổ vào năm 1991, cả phương Tây lẫn nước Nga đều kỳ vọng rằng đất nước này sẽ đón nhận những giá trị phương Tây và gia nhập thế giới văn minh. Kỳ vọng đó chẳng hề xét đến một nền kinh tế tàn lụi, nguồn nhân lực cạn kiệt, và vết sẹo tinh thần và đạo đức do 70 năm của chế độ cai trị Xô Viết để lại. Chẳng ai biết loại hình quốc gia nào sẽ kế tục Liên Xô, hay tính cách Nga thực sự nghĩa là gì. Việc tháo bỏ những ràng buộc về ý thức hệ và địa lý chẳng làm sáng tỏ hơn về đạo đức.
Đặc biệt, giới trí thức – động lực dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô – bị bất ngờ vì không chuẩn bị trước. Khi “chính nghĩa tuyệt vọng” của họ trở thành hiện thực, người ta nhanh chóng nhận ra rằng đất nước này thiếu một giới chóp bu có trách nhiệm đủ năng lực và sẵn lòng tạo dựng những thể chế mới. Quá khứ Xô Viết và những thể chế của chế độ đó chưa bao giờ được nghiên cứu đúng mức; thay vì thế, tất thảy mọi đặc tính Xô Viết trở thành trò đàm tiếu. Bản thân từ “Xô Viết” được rút gọn thành sovok, trong tiếng Nga nghĩa là “đồ hót rác”. Theo ông Gudkov thuộc Trung tâm Levada, sự tự dè bỉu này không phải là lối phản bác có suy xét đối với hệ thống Xô Viết; mà chỉ là kiểu đùa bỡn và cợt nhã. Bị lối quản lý nhà nước kiểu gia trưởng đẩy ra bên lề và bị loại trừ khỏi hoạt động chính trị, phần lớn người dân không muốn lãnh trách nhiệm về quốc gia sự vụ.
Lối bỡn cợt này chấm dứt khi chính phủ bãi bỏ quản lý giá cả, khiến những khoản tiết kiệm thời Xô Viết trở nên vô giá trị, và Boris Yeltsin, đương đầu với phe nổi loạn có vũ trang, đã nã đạn vào quốc hội Liên Xô vào năm 1993. Chẳng mấy chốc, hy vọng về một phép màu nhiệm bị thay thế bằng ảo tưởng và tâm lý hoài niệm quá khứ. Như kết quả thăm dò dư luận của ông Levada cho thấy, điều đó không có nghĩa là phần lớn người dân muốn quay về với quá khứ Xô Viết. Nhưng họ mong muốn trật tự và ổn định; theo họ, trật tự và ổn định gắn liền với quân đội và lực lượng an ninh hơn là với các chính khách.
Anh hùng xuất hiện
Ông Putin – trẻ, tỉnh táo, mắt xanh và điềm tĩnh – là một người hoàn hảo xứng với kỳ vọng của nhân dân. Dù được Yeltsin chọn, ông là hình ảnh hoàn toàn tương phản với vị lãnh tụ già yếu. Tuy gầy dựng sự nghiệp trong thập niên 1990, Putin nhấn mạnh rằng thời kỳ của ông hoàn toàn khác. Hai yếu tố khiến ông được lòng dân: nền kinh tế tăng trưởng giúp ông trả hết những khoản nợ lương và hưu bổng, và việc tiến hành chiến tranh ở Chechnya. Cả hai điều này tượng trưng cho sự trở lại của nhà nước.
Do không có tầm nhìn mới hay bản sắc mới, sự tương phản với những năm 1990 chỉ có thể đạt được bằng cách gợi nhớ về thời kỳ trước thập niên đó – Liên Xô đã diệt vong. Thế nhưng, dù ông Putin lợi dụng tâm lý hoài niệm quá khứ Xô Viết lý tưởng hóa và khôi phục quốc ca Liên Xô, ông không hề có ý định tái thiết Liên Xô về mặt kinh tế hay địa lý. Như ông nhiều lần nói, “Ai không hối tiếc sự ra đi của Liên Xô là không có con tim; ai muốn đưa Liên Xô trở lại là không có khối óc”.
Vốn là sĩ quan KGB, ông Putin biết quá rõ là nền kinh tế do nhà nước kiểm soát của Liên Xô không hữu hiệu và ý thức hệ đó chỉ là rỗng tuếch. Nhưng cũng vì là sĩ quan KGB, ông tin rằng dân chủ và xã hội dân sự chỉ là một màn ngụy trang ý thức hệ do phương Tây áp dụng. Điều quan trọng trên thế gian – bất luận Đông Tây – là tiền và quyền lực, và đây là những thứ ông ra tay củng cố.
Nước Nga đã quá chán ý thức hệ, và ông không ép buộc điều đó. Ông chỉ hứa (và nói chung thực hiện được) tăng thu nhập; khôi phục tính ổn định như thời Xô Viết và ý thức về giá trị; cung cấp thêm hàng tiêu dùng; và cho phép người dân tự do đi lại. Vì những điều này đáp ứng hầu hết những yêu sách về “Tự do” từng được nghe từ cuối thập niên 1980 trở đi, người dân vui vẻ đồng ý với thỉnh nguyện của ông yêu cầu họ đừng tham gia chính trị. Dù Putin là một kẻ chuyên quyền, đối với họ, ông dường như “có tính dân chủ”.
Việc ông Putin dễ dàng loại bỏ tất cả những nguồn gốc quyền lực khác là minh chứng không phải cho sức mạnh của ông, mà cho sự yếu kém về thể chế của Nga. Vốn ghét chủ nghĩa cộng sản, Boris Yeltsin đã không chấp nhận kiểm duyệt báo chí hay can thiệp vào hệ thống tòa án. Ông Putin chẳng hề e ngại những việc đó. Trước tiên ông thâu tóm quyền kiểm soát truyền hình, rồi đến dầu và khí đốt. Igor Malashenko, người góp phần thành lập NTV, kênh truyền hình tư nhân đầu tiên ở Nga, nói ông nghĩ rằng “có đủ những nhà báo trẻ không muốn trở lại vòng kiềm tỏa. Tôi đã sai lầm”.
Nước Nga trong thập niên 1990 tự do hơn dưới thời Putin. Nhưng biến đổi này diễn ra dần dần chứ không phải đột ngột, và dựa trên mối quan hệ giữa tiền và quyền lực thừa hưởng từ thời kỳ trước. Những vụ tư hữu hóa trong thập niên 1990 trao tài sản vào tay giới quan chức Xô Viết và một số ít tài phiệt đầu sỏ Nga. Theo nhận định của sử gia và nhà phân tích Kirill Rogov, tuy việc tích lũy tư bản thường không công bằng, nhưng vấn đề thực thụ không phải ở chỗ đó, mà là chuyện chưa bao giờ thiết lập luật lệ rõ ràng về cạnh tranh và cơ chế chuyển nhượng tài sản từ các chủ nhân kém hiệu quả sang các chủ nhân có hiệu quả cao hơn.
Dưới thời Boris Yeltsin, những tay tài phiệt đầu sỏ được ảnh hưởng chính trị của mình che chắn tránh khỏi cạnh tranh. Ông Putin chỉ việc lật ngược công thức đó, biến các chủ nhân thành những chư hầu được phép giữ tài sản của họ với sự đồng ý của ông. Từ đó, chính quyền lực của quan chức, chứ không phải của cải của chủ nhân đó, bảo đảm quyền sở hữu tài sản. Mối liên hệ giữa quyền lực chính trị và tài sản chưa bao giờ bị phá vỡ – cũng như phải thế trong một nền dân chủ vận hành trơn tru.
Đổi đặc quyền thành tiền của
Thời cộng sản, việc thiếu tài sản tư nhân được bù đắp bằng quyền lực và vị thế. Một tổng bí thư không đích thân sở hữu một nhà máy – thậm chí mua căn hộ cũng không được – nhưng vị thế trong đảng cho ông quyền tiếp cận tài sản sở hữu tập thể của nhà nước, bao gồm nhà cao cấp và những khẩu phần thực phẩm đặc biệt. “Đặc biệt” là một từ được ưa chuộng trong hệ thống Xô Viết, ví như trong “cuộc họp đặc biệt”, “phòng/ban đặc biệt” và “chế độ đặc biệt”.
Hệ thống Xô Viết sụp đổ khi các quan chức cấp cao nhất quyết định lấy các đặc quyền của họ “đổi thành tiền của” và biết chúng thành tài sản. Từ “đặc biệt” cũng bị thương mại hóa, để trở thành eksklusivny (độc quyền, dành riêng) và elitny (ưu tú, cao cấp). Nó được dùng để tiếp thị hầu như mọi thứ, từ căn nhà cho đến dịch vụ cắt tóc. Dưới thời Putin, từ “đặc biệt” lấy lại ý nghĩa thời Xô Viết mà không mất đi giá trị thương mại của nó. Một chiếc Mercedes đen bóng chớp đèn xanh loang loáng, luồn lách qua dòng người đi bộ, là cách hay nhất để phô trương quyền lực và tiền bạc. Đó cũng là một trong những biểu tượng của tình trạng bất công góp phần châm ngòi làn sóng biểu tình gần đây nhất.
Những câu chuyện về quan chức, và đặc biệt là lực lượng an ninh, gây áp lực với các doanh nghiệp, bây giờ không còn gì lạ. Ví dụ nổi tiếng nhất là vụ Mikhail Khodorkovsky và việc chia cắt công ty dầu Yukos. Nhưng còn hàng ngàn vụ khác. Số liệu thống kê thật đáng kinh sợ: trong thập niên vừa qua, cứ sáu doanh nhân ở Nga có một người bị truy tố vì bị cáo buộc một tội kinh tế. Phần lớn những vụ này không có nguyên đơn, và số trường hợp trắng án gần như bằng không, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý và Kinh tế Nga. Như vậy nghĩa là vô vàn doanh nhân Nga đang ở tù là nạn nhân của những công tố viên, cảnh sát và tòa án tham nhũng có quyền tịch thu sung công một doanh nghiệp mà không bị trừng phạt.
Như Yegor Gaidar, nhà kinh tế học có tư tưởng tự do nổi tiếng, cảnh báo vào năm 1994, “Thân thể mục rữa của một hệ thống hành chính có thể trở thành thân thể mục rữa của một hệ thống mafia, tùy thuộc vào những mục tiêu của nó”. Đến khi cuốn sách của ông xuất bản năm 2009, lời cảnh báo của ông đã trở thành hiện thực. Trong vài năm qua, “con quái vật lai căng” này đã bắt đầu vươn vòi vào mọi lĩnh vực công quyền có thể hái ra tiền. Có rất nhiều chuyện bạo lực đối với giới doanh nhân. Điều này hệt như chính sách chọn lựa mang tính tiêu cực thời Xô Viết, trong đó những người giỏi nhất và năng động nhất bị đàn áp hay bị loại trừ trong khi các quan chức và những kẻ thực thi luật pháp ăn bám được tưởng thưởng. Điều mà xưa kia Stalin rèn đúc nên bằng trấn áp và thanh trừng, nước Nga ngày nay đạt được bằng tham nhũng và bạo lực của nhà nước.
Nguồn lực chính của bộ máy công quyền là việc tham gia vào chuỗi phân phối đặc quyền đặc lợi. Trong khi điều này giúp họ hướng đồng vốn đến những khu vực và nhà máy nhạy cảm, nó cũng khiến cho nước Nga càng thêm nghiện dầu và khí đốt và làm bùng phát đường lối quản lý nhà nước kiểu gia trưởng. Ông Putin đã nỗ lực hết mình để xây dựng hình ảnh nhà nước là ân nhân duy nhất, giành công trạng tăng thu nhập quốc dân nhờ giá dầu cao. Như ông nhấn mạnh tại đại hội Đảng Nước Nga Thống Nhất, chỉ có nhà nước và đảng cầm quyền mới đủ năng lực giải quyết những vấn đề của nhân dân. “Không một ai khác chịu trách nhiệm cho công việc ở một làng, thị xã, thành phố, vùng hay cả quốc gia. Không có thế lực nào như vậy”.
Ý tưởng này được các tỉnh trưởng địa phương truyền bá; trước kỳ bầu cử, họ bảo công dân của mình rằng kinh phí tài trợ cho địa phương tùy thuộc vào việc bầu cho Đảng Nước Nga Thống Nhất. “Nếu chúng ta có trách nhiệm, chúng ta không có lựa chọn nào khác,” tỉnh trưởng của tỉnh Udmurtia nghèo khó nói với người dân. “Chúng ta phải đi bỏ phiếu 99,99% cho các ứng cử viên của đảng [Nước Nga Thống Nhất]. Đây là cách làm ở thời Xô Viết, và nếu chúng ta đã không phá vỡ trật tự này, có lẽ chúng ta vẫn sống ở Liên Xô … tốt đẹp hơn nhiều so với bây giờ”. Thực ra, theo giới chỉ trích, nhà nước Nga đã không thực hiện được nhiều chức năng của mình, chẳng hạn như cung cấp đủ dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh và công lý. Nhưng ở Nga, ngôn từ và biểu tượng thường có tác dụng hơn kinh nghiệm sống.
Tâm lý pháo đài
Trong số những biểu tượng Xô Viết được tái khám phá của ông Putin, không có gì quan trọng bằng biểu tượng nước Nga là một đại cường quốc có lắm kẻ thù vây quanh. Sau khi cổ xúy cho một phiên bản lịch sử trong đó Stalin đại diện cho sự vĩ đại của nước Nga (những vụ trấn áp của Stalin chỉ là một phản ứng phụ đáng tiếc của một cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ áp đặt lên ông), ông Putin đã sử dụng một trong những công thức ưa thích của chủ nghĩa Stalin: Nga là một pháo đài bị cô lập và vây hãm.
Mặc dù Nga không có tấm màn sắt và Internet được tự do, ông Levada đã viết rằng “như thể có một bức tường vô hình vẫn lấy tất cả những gì “của ta” đối chọi với tất cả những gì “của nước ngoài”. Thực vậy, kết quả thăm dò dư luận của ông cho thấy, vào thời điểm 2004, số người Nga xem họ không khác gì với người dân ở các nước khác đã giảm xuống, trong khi ý kiến cho rằng nước Nga có lắm kẻ thù vây quanh đã trở nên rõ rệt hơn.
Những cuộc bầu cử quốc hội gần đây được phụ họa bằng một chiến dịch tuyên truyền thô thiển mô tả hệ thống phòng chống tên lửa của Mỹ là một mối đe dọa hiển hiện đối với Nga. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev có những lời phát biểu hiếu chiến, và truyền hình nhà nước chiếu những thước phim dài về tên lửa, radar và những thứ đầy vẻ đe dọa của Nga, có lồng âm thanh căng thẳng. Cứ như thể Nga sắp bị tấn công đến nơi. Mục tiêu của chiến dịch này không phải là phương Tây (nơi mà giới chóp bu Nga dành phần lớn thời gian và tiêu tiền), mà là nhắm vào khán giả trong nước.
Bất cứ ai chỉ trích chính phủ từ bên trong nước Nga coi như tiếp tay cho kẻ thù bên ngoài. Trong bài phát biểu trước đại hội đảng, ông Putin đặc biệt công kích các tổ chức phi chính phủ nhận tiền của phương Tây “để tác động đến diễn biến của chiến dịch tranh cử ở nước ta”. “Những kẻ gọi là người nhận trợ cấp” khác nào Judas, ông nói, và kết thúc bài phát biểu của mình bằng câu trích dẫn từ thời Stalin: “Chân lý ở về phía ta. Thắng lợi sẽ thuộc về ta!” Ông rõ ràng bỏ sót ý thứ ba: “Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt!” Nhưng ngay khi ông vừa phát biểu xong, đài truyền hình tay sai của Nga (không hề chiếu những cảnh biểu tình hiện nay) phát sóng một bộ phim tuyên truyền về Golos, một tổ chức giám sát bầu cử độc lập hàng đầu, cố gắng bôi nhọ nhân viên của tổ chức này là điệp viên của phương Tây.
Những chiến thuật như vậy (cho rằng kẻ thù hiện diện khắp nơi và chẳng ai được phép có động cơ cao cả) làm nảy sinh tâm lý hoài nghi thích chỉ trích cay độc. Ở điểm này, nước Nga thời kỳ hậu Xô Viết cảm thấy rất khác biệt với Liên Xô. Các lãnh tụ thời đó ngoài lợi ích còn có các giá trị. Đảng Cộng sản khi đó có thể xơ cứng và trấn áp, nhưng không bị gọi là “đảng của bọn lừa đảo và kẻ cắp”. Các lãnh tụ Liên Xô không khuyến khích tâm lý hoài nghi thích chỉ trích cay độc: họ nghiêm túc với bản thân và lời nói của mình. Ví dụ, thời đó không thể nào có chuyện trưởng ban tư tưởng ý thức hệ Liên Xô viết tiểu thuyết nặc danh bêu riếu những thói xấu của hệ thống do chính mình tạo nên, như Vladislav Surkov, trưởng ban chiến lược của Điện Kremlin, vừa mới làm.
Nhiều chính khách Điện Kremlin thực ra tự xem mình là những người tiến bộ Tây phương hóa đang phải đánh vật với một quần chúng lạc hậu và trì trệ không thích dân chủ hoặc không có kỹ năng thực hành dân chủ. Họ cho rằng người dân sẽ chấp nhận nuốt trôi bất cứ điều gì miễn là thu nhập của họ tiếp tục tăng lên. Nhưng khi ông Putin nói rằng việc đổi vai lãnh đạo với ông Medvedev đã được hoạch định từ lâu, người dân cảm thấy bị lừa. Những mưu toan trắng trợn này, trong đó mọi thứ chỉ là giả tạo, chứ chẳng có gì thật cả, đã bào mòn sự ủng hộ dành cho Đảng Nước Nga Thống Nhất ngay cả trước khi bầu cử. Khi Điện Kremlin quyết định công khai gian lận phiếu, người dân sùng sục trút cơn thịnh nộ.
Sau một thập niên “ổn định”, nước Nga bây giờ dễ bị tan vỡ hệt như Liên Xô vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là Liên Xô có một cấu trúc rõ ràng, và có Mikhail Gorbachev, một lãnh tụ không muốn tự vệ bằng vũ lực. Tình hình hiện nay rất khác.
Ông Putin có lẽ không theo lời khuyên của ông Gorbachev và hủy bỏ kết quả bầu cử gian lận. Thay vì thế, ông có thể mạnh tay đàn áp hơn, do đó khiến nước Nga càng mang màu sắc Xô Viết hơn. Như vậy chỉ càng khiến cuộc khủng hoảng này trầm trọng hơn. Làm sao có thể thách thức quyền lực rất đặc trưng cá nhân của ông Putin, và hậu quả sẽ ra sao vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nhưng rõ ràng là trừ phi người Nga tạo nên một hệ thống khuyến khích lòng trung thực, tính cởi mở, lòng khoan dung và óc chủ động, không có sự thay đổi lãnh tụ nào có thể giải phóng nước Nga khỏi gọng kìm kiểu Xô Viết.
Bản tiếng Anh: The long life of Homo sovieticus, The Economist, 10/12/2011
Sa thải tổng biên tập đăng bìa xúc phạm Thủ tướng Putin (VNE).  - Đăng hình công kích Putin, TBT báo Kommersant Vlast mất chức (NLĐ). -TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC SNG SAU HAI MƯƠI NĂM ĐỘC LẬP basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 14/12/2011 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC SNG SAU HAI MƯƠI NĂM ĐỘC LẬP TTXVN (Mátcơva 10/12) “Báo độc lập” (Nga) gần đây đăng bài của giáo sư, tiễn sĩ Viachíelav Vashanov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấ


Làn sóng phản đối chính quyền Nga làm cho Matxcơva cứng rắn hơn về hồ sơ Syria  —  (RFI).  – - Cơ hội nào cho tỉ phú Nga trong cuộc đua tổng thống? (VNN/Guardian). - Chính quyền Nga nao núng trước người biểu tình  —  (RFI).  – Đối thủ của Thủ Tướng Putin của Nga, Mikhail Prokhorov là ai?  —  (VOA). -Tổng thống Nga loan báo phiên họp đầu tiên của Hạ viện Nga - (VOA). - Giàu lên nhờ Putin, biểu tình chống Putin (VNE). -- Vì sao dân Nga phản đối Putin?  —  (BBC).  – Putin: Thỏa hiệp hay trấn áp?(TVN/TIME, Guardian).- Sao những người giàu lên nhờ Putin lại chống Putin? (VNN/New York Times).- Vì sao dân Nga phản đối Putin? - (BBC) -Dù chưa biết chắc được chuyện gì sẽ xảy ra trong thời gian tới, chính trường Nga chắc vẫn còn nhiều biến động.

-Putin: Thỏa hiệp hay trấn áp? (TVNSao những người giàu lên nhờ Putin lại chống Putin? -- TT Medvedev trấn an người Nga (NLĐ). -Tỷ phú Nga tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống (VOV). - Putin có dễ bị tổn thương? (VNN). - Tỷ phú Nga Prokhorov thách thức Thủ tướng Putin (TTXVN). -  Gắp lửa bỏ tay người (ND).--Russian Protester: Why I'm Not Scared Anymore-Something changed.


Dân Nga và cuộc biểu tình phản đối Putin (BBC).  – Tổng thống Nga ra lệnh điều tra các tố cáo gian lận bầu cử  —  (VOA).  – Tỉ phú Prokhorov ra tranh chức tổng thống Nga với ông Putin  —  (VOA).- Báo TQ rút tỉa bài học từ biểu tình ở Nga  —  (BBC)-Báo TQ rút tỉa bài học từ biểu tình ở NgaPhe cộng sản biểu tình giữa trời băng giá ở Krasnoyarsk, phản đối ông Putin
Báo Trung Quốc cho rằng biểu tình ở Nga cũng là điều 'không tệ' vì chính quyền Nga cũng phải vì thế mà tăng cường 'ổn định xã hội' và trừng phạt tham nhũng.
Biểu tình hôm 9/12 ở Krasnoyarsk, vùng Siberia Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bản tiếng Hoa vừa qua có đăng bầu nói rằng "Các cuộc tuần hành bất ngờ đã khiến chính quyền Nga đối mặt với thách thức khá lớn".
"Đây chắc chắn là thách thức cho chính phủ Nga vốn đã quen cầm quyền êm thắm trong vòng 10 năm qua, và như thế cũng không hẳn là điều xấu."
"Chuyện này có thể phần nào thúc đẩy chính phủ Nga tăng cường xây dựng dân chủ, hợp tác chính trị và cổ xúy cho hài hòa xã hội, trừng phạt tham nhũng mạnh mẽ và nghiêm túc."
Chuyện bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hỏi liệu 'Mùa Xuân nước Nga đã đến chưa?" cho thấy Trung Quốc không né tránh đưa tin về tình hình Nga.
Đặc biệt, họ cũng quan tâm đến cách ứng xử của chính quyền trước các đợt biến động xã hội.
Có vẻ như Trung Quốc muốn đây là dịp rút ra bài học cho mình, qua bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo vừa qua của một nhà nghiên cứu từ Viện Đông Âu thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc.
Bản tiếng Anh của Nhân dân Nhật báo cũng nói rõ rằng kết quả bầu cử thua kém của đảng Nước Nga Thống nhất đã làm suy giảm uy tín của ông Putin ở một chừng mực nhất định.
Gần đây, chính quyền Trung Quốc công khai nói về nhu cầu giữ ổn định qua lời Ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang cho rằng chính quyền "chưa sẵn sàng" để giải quyết bất ổn.
Ông cảnh báo giới chức, nhất là các địa phương, phải làm nhiều hơn nữa để giữ xã hội hài hòa, giải quyết tham nhũng.
'Không hề có cách mạng'
Nhưng trong khi Nhân dân Nhật báo muốn cảnh báo nội bộ, tờ Hoàn cầu Thời báo thì nghiêng về phía đánh giá tình hình với cách nhìn phê phán Phương Tây.
Báo này phỏng vấn ông Vương Hải Vân, cựu tùy viên quân sự của Trung Quốc ở Nga nói rằng, "Mùa Xuân nước Nga và cách mạng màu không hề tồn tại [ở Nga], mà chỉ là một chiến lược lừa đảo của Phương Tây."
"Nước Nga sẽ ổn định dù có thể có xung khắc tư tưởng với Phương Tây trong tương lai. Có thể Phương Tây sẽ phải tìm cách hành xử với Trung Quốc như vậy trong tương lai và chúng ta cần cảnh giác".
Còn tờ Quang minh Nhật báo thì viết rằng "Phương Tây cần nước Nga mà không có ông Putin. Đây là điều chắc chắn… Phương Tây tranh cãi với Nga về kế hoạch phòng thủ tên lửa nên thật dễ hiểu vì sao Washington kinh tởm ông Putin."
"Các vụ gian lận trong bầu cử Duma và thực tế hiện nay có thể khiến sự ủng hộ cho ông Putin bị ảnh hưởng, nhưng mục tiêu của Phương Tây nhằm hạ bệ ông sẽ không dễ đạt được."
Ông Putin dự kiến ra tranh cử tổng thống lần thứ ba vào tháng //2012 nhưng nay bị người biểu tình chỉ trićh mạnh
"Nước Nga sẽ không chấp nhận một tổng thống yếu và cũng không chấp nhận một nước Nga trở thành kẻ ăn theo hoặc bám đuôi một số nước hay thế lực chính trị quốc tế."
Trong khi đó, tại Nga hôm nay 12/12, báo chí đưa tin Trưởng Công tố Nga, Yuriy Chayka nói ông không thấy có căn cứ gì để xóa bỏ kết quả bầu cử vào Duma Quốc gia (Hạ viện) của Nga sau ngày bỏ phiếu 4/12.
Tuy thế, có vẻ như chính quyền không muốn, hoặc chưa muốn nặng tay trấn áp các cuộc tuần hành.
Ông Chayka được Interfax trích lời nói:
"Về các cuộc tuần hành, chúng tôi đã thấy các công dân của chúng ta bày tỏ thái độ rằng họ không thờ ơ trước số phận của đất nước và đây là điều bình thường."
Ông cũng không quên khen ngợi công an, cảnh sát "làm việc rất chuyên nghiệp" trong thời gian diễn ra các buổi xuống đường.
Tin cuối tuần cho hay, trang mạng Facebook của Nga đã đổ về bình luận thông tin Tổng thống Dmitry Medvedev đăng lên, nói rằng ông đã ra lệnh cho quan chức Nga "kiểm chứng kết quả bỏ phiếu".
Gần 7000 lời bình đổ về sau khi ông Medvedev đăng tin ngắn lúc 20 giờ tối ngày GMT hôm Chủ Nhật.
Dân mạng Facebook Nga có người nhạo báng, gọi ông là "dối trá", nhưng cũng có người bình ủng hộ ông.
Hôm thứ Bảy, chừng 50 nghìn người đã xuống đường ở Moscow và con số hàng chục nghìn cả thẩy ở nhiều thành phố khác trên toàn Nga để đòi "Kết quả bầu cử công bằng".
Tin cho hay trưa 12/12, một cuộc tuần hành ủng hộ đảng Nước Nga Thống Nhất của Thủ tướng Vladimir Putin dự kiến sẽ diễn ra ở Moscow.
 --Ông Putin, tự đẩy mình vào một góc/sgtt.vn/SGTT.VN - Một tuần sau khi có kết quả bầu cử Duma Quốc gia Nga ngày 4.12, quy mô ngày càng lớn của các cuộc biểu tình đòi hủy kết quả bầu cử, tổ chức bầu cử lại, cho phép có nhiều đảng đối lập hơn trong quốc hội và cách chức Chủ tịch Ủy ban bầu cử.
Các trang mạng xã hội bắt đầu phát huy tác dụng khi tập hợp được từ 80-100 nghìn người Nga tham gia tuần hành ở các Quảng trường như Cách mạng hay Bolotnaya cách điện Kremlin một bờ sông, tại thủ đô Moskva hay quê hương của ông Putin, St Petersburg.
Những cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Nga ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, và cũng đặt chính quyền Nga vào thế phải suy nghĩ đến chuyện làm sạch điện Kremlin và hiện đại hóa nền kinh tế. Ảnh: Ria Novosti
Những người biểu tình cùng hô to câu “Nước Nga không có Putin” trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhất ở Nga những năm qua, tạo thành vết nứt lớn trong chế độ Nga kể từ khi ông Putin lần đầu tiên lên nắm quyền năm 1999.
Kết quả bầu cử chính thức từ uỷ ban bầu cử trung ương Nga thì đảng Nước Nga thống nhất đạt 49,32% phiếu tức 238 ghế, 19,19% phiếu thuộc về đảng Cộng sản Nga với 92 ghế, 64 ghế cho đảng Nước Nga công bằng, 56 ghế cho đảng Tự do dân chủ. Theo kết quả này thì đảng Nước Nga thống nhất đã mất gần 15% phiếu ủng hộ so với kỳ bầu cử bốn năm trước.
Ở một nước mà bầu cử có ảnh hưởng đến chính phủ như Nga, kết quả này cho thấy sự đi xuống của tính hợp pháp và bất mãn với điện Kremlin đã lan rộng trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Không thể đưa tiếng nói của mình vào những phe đối lập được công nhận, người dân thể hiện sự thất vọng của họ bằng cách bỏ phiếu cho đảng Cộng sản, đảng Chỉ nước Nga, đảng Tự do cũ Yabloko, những đảng không có chân trong Quốc hội.
Trước ngày bầu cử, các phương tiện truyền thông trở thành cánh tay đắc lực cho ông Putin khi liên tục đưa hình ảnh ông và vận động bầu cử cho ông trong khi những thông tin về biểu tình thì gần như chẳng có trên TV. Rồi sau đó, một đoạn clip chứng minh sự gian lận bầu cử được tung lên mạng, kích động các cuộc biểu tình.
Quyền lực của ông Putin được đặt trên hai cơ sở. Một là tính hợp pháp mà ông có với sự nổi tiếng của mình (40% người vẫn ủng hộ ông), hai là giá dầu hiện tại đạt ngưỡng cao hơn bao giờ hết, nhờ điều này, ông có thể đảm bảo tăng dần mức sống cho người dân Nga. Cả hai dường như đều rất mong manh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ ông Putin sẽ từ bỏ quyết tâm quay lại điện Kremlin. Và nếu như thế, ông phải đối mặt với lựa chọn khó khăn, cho phép một số đối thủ cạnh tranh chính trị có khả năng làm sáng tỏ hệ thống hay cố gắng ngăn chặn sự bất mãn và nguy cơ bị tẩy chay ở phương Tây và trên chính đất Nga.
Vấn đề lớn hơn với ông Putin lúc này là nhu cầu của nền kinh tế và các hoạt động chính trị của ông đang ngày càng mâu thuẫn nhau. Để giữ quyền lực, vị thủ tướng đương nhiệm này đã giữ mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế. Kết quả là cả Nga và hệ thống bảo trợ chế độ vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Là nước dự trữ ngoại tệ lớn thứ ba thế giới, xuất khẩu năng lượng vào loại bật nhất thế giới nhưng vần đề tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả ở Nga dẫn đến sự mất cân bằng ngân sách, chỉ giảm đi trừ khi giá dầu cứ đứng ở mức 110 USD/thùng, mà với triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm như hiện nay, đó là chuyện bất khả thi. Tốc độ tăng trưởng có khả năng đi xuống, nếu tiêu chuẩn sống của người dân không tăng cao, sự oán giận với chính phủ sẽ nâng lên nhiều lần.
Dường như chính ông Putin đã đẩy mình vào một góc, như ông từng nói trước đây, đẩy một con chuột vào một góc là ý tưởng chẳng hay ho gì vì nó sẽ nhảy lên và đuổi theo mình.
KHẢ ANH (ECONOMIST, RIA, CBS, GULFNEWS)
Crackdown or Negotiation? Russian Protests Pose a Dilemma for Putin TIME-Shocked by the scale of protest against last week's fraudulent election, the ruling party is divided on how far to go in answering the demonstrators' demands
– Tổng thống Nga cho mở điều tra về tố cáo gian lận bầu cử  —  (RFI).  – Tổng thống Nga cho điều tra về những lời tố cáo gian lận bầu cử  —  (VOA) Tổng thống Nga ra lệnh điều tra kết quả bầu cử (12/12)/tuoitre.vn/Ông Putin cam kết tôn trọng người biểu tình (LĐ). - Nga điều tra thông tin về gian lận bầu cử (VOV). - Thêm một ứng cử viên tranh chức Tổng thống Nga (VOV). - Biểu tình tiếp tục ở Nga (PLTP). – LB Nga : Uy quyền của Putin bắt đầu rạn nứt  —  (RFI).  Ảnh: Người Nga biểu tình ‘nói không với Putin (BBC). – Hé lộ bí mật Hiệp ước khiến Liên Xô sụp đổ (VNN). 


-
Biểu tình ở Moscow (VOV).  – Biểu tình lớn ở Nga sau bầu cử (VNE).  – Thế giới 24h: Chóng mặt với biểu tình ở Nga (VNN).- Mùa Xuân Mạc Tư Khoa?  —  (NV). – ÐỊNH BIỂU TÌNH, BỊ GỌI ÐI THI (NCTG).  – Thêm một ứng cử viên tranh chức tổng thống Nga (TTXVN).
Russia’s Putin under heavy pressure after mass protests-MOSCOW (Reuters) – Prime Minister Vladimir Putin faces a huge challenge to restore his dented authority after tens of thousands of people stepped up pressure on him across Russia by staging the largest opposition protests since he rose to power more than a decade ago.TÁI THỨC TỈNH DÂN SỰ Ở NGA? -Nguồn: Tina Burrett - The Japan Times -

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -10.12.2011
Những người dân nước Nga không lấy gì ngạc nhiên khi cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức vào ngày 4 tháng Mười hai là không tự do và công bằng. Việc bầu cử ở Nga ngày càng bị kiểm soát kể từ khi Vladimir Putin tranh cử thủ tướng lần đầu tiên vào năm 1999.

Thậm chí trước cả Putin, dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, bầu cử đã bị điện Kremlin lũng đoạn và những người bạn chính trị đầu xỏ trong ngành truyền thông. Năm 1996, Yeltsin dù bệnh tật vẫn vận động thắng cử tổng thống mặc dù tỉ lệ tin tưởng ông chỉ có 3% vài tháng trước cuộc bầu cử. Kể từ dạo ấy, cử tri Nga đã xem kết quả bầu cử chính trị với mức độ nghi ngờ lớn. Nhưng cho đến nay, chỉ có vài người sẵn sàng tích cực thách thức tính chính danh của hệ thống bầu cử hoặc việc chính quyền lũng đoạn kết quả bầu cử.
Những cuộc biểu tình tại Moscow từ Chủ nhật tuần trước cho thấy xã hội dân sự đang dần dần tỉnh thức. Những cuộc biểu tình chống lại nhà cầm quyền trong thập niên vừa qua hiếm khi lôi kéo hơn 200 người. Nhưng cuộc tuần hành được tổ chức sau cuộc bầu cử tuần qua đã hấp dẫn gần 5 nghìn người.
Nhiều người tham dự cuộc tuần hành đã hưởng ứng lời kêeu gọi từ những mạng xã hội như Facebook và Twitter. Cuộc bầu cử viện Duma 2011 là lần đầu tiên khi Internet đã đóng một vai trò quan trọng tại Nga. Kể từ vòng cuối của cuộc bầu cử toàn quốc năm 2008, việc sử dụng Internet đã lan tràn khắp quốc gia, thậm chí thâm nhập đến cả những vùng xa xôi nhất nước Nga.
Mặc dù không nên cường điệu hoá tầm quan trọng của môi trường này, cơn bão chỉ trích trên mạng đối với Putin và đảng Nước Nga Thống nhất của ông trong những tháng trước cuộc bầu cử đã có ảnh hưởng rõ rệt đến giới cử tri, đặc biệt là đối với lớp trẻ.
Trong mười năm qua, nhà cầm quyền đã thắt chặt quyền tự do trong truyền thông chính thống mà chẳng có một lời than vãn nào từ xã hội. Nhưng trên mạng và ngoài mạng, công dân Nga đã tìm lại được tiếng nói của mình; trong một trường hợp điều này đã đúng theo nghĩa đen.
Khi Putin xuất hiện trong một cuộc thi đấu võ hỗn hợp tại Sân thể thao Olimpiilky ở Moscow vào ngày 21 tháng Mười một, lời phát biểu bế mạc của ông đã bị cử toạ la ó. Đoạn phim về sự kiện này đã loan truyền rất nhanh trên YouTube với 1,5 lượt người xem trong vòng 48 giờ. Khi điện Kremlin tìm cách giải thích sự việc bằng cách cho rằng cử toạ đang la ó đấu sĩ Hoa Kỳ Jeff Monson, thanh niên Nga đã tràn lên trang Facebook của đấu sĩ Hoa Kỳ này để giải thích cho anh và thế giới rằng Putin chính là đối tượng bị la ó.
Tiếp theo sau sự kiện này, nhà báo Yuliya Latynina tiên đoán rằng “hoặc là chính quyền sẽ huỷ diệt Internet hoặc Internet sẽ huỷ diệt chính quyền”. Lời của Latynina cho thấy đấy là một tiên đoán đầy mỉa mai. Vào ngày Bầu cử, trang mạng của cơ quan bà, đài truyền thanh bình luận độc lập Ekho Moskvy, đã bị tin tặc phá sập. Trang mạng Golos, cơ quan quan sát bầu cử độc lập duy nhất cũng phá sập bởi những cuộc tấn công mạng, sau nhiều ngày chịu áp lực từ chính quyền. Thời điểm của những cuộc tấn công chống lại các trang mạng của các tổ chức phi chính phủ và truyền thông cấp tiến cho thấy sự liên hệ của Kremlin.
Không như chính quyền Trung Quốc, chỉ đến gần đây, giới lãnh đạo Nga mới vài lần tìm cách kiểm soát quyền truy cập thông tin trên mạng. Nhưng điện Kremlin đã đúng khi lo ngại luồng thông tin tự do trên mạng. Trong cuộc bầu cử này, các cử tri đã sử dụng triệt để mạng truyền thông xã hội để vạch trần nạn gian lận bầu cử. Một đoạn phim từ Moscow được đăng trên YouTube cho thấy những cây bút trong phòng phiếu đã được đổ đầy mực vô hình. Trong một đoạn phim khác từ Siberia, cho thấy các thùng phiếu đã đầy một phần ba khi được đưa đến các phòng bầu cử. Một số người sử dụng YouTube đã quay phim các chiếc xe buýt, được mệnh danh là “đèn kéo quân”, chuyên chở cùng một nhóm người đến những trạm bỏ phiếu khác nhau để bầu nhiều lần.
Những câu chuyện điển hình trên giới viết blog, ví dụ như những cuộc biểu tình bảo vệ khu rừng Khimki, đã đưa ra một thế hệ lãnh đạo đối kháng mới. Tuần trước, blogger nổi tiếng nhất ở Nga bị giam tù 15 ngày vì đã đăngi bài chống lại gian lận bầu cử và Thủ tướng PUtin một đêm trước ngày bầu cử. Alexei Navalny, 35 tuổi, là người lãnh đạo không chính thức của giới trẻ bất đồng ở Nga. Trang blog của anh, chuyên vạch trần nạn tham nhũng ở mọi tầng lớp của chính phủ Nga, đã có hàng nghìn khách viếng thăm mỗi ngày. Navalny là một đe doạ đối với Kremlin, khi trang blog chống tham nhũng của anh vạch trần một khoảng cách rõ rệt giữa tuyên truyền của chính quyền và thực tế. Đảng Nước Nga Thống nhất đã dùng việc chống tham nhũng làm chủ trương chính của chiến dịch vận động bầu cử 2011. Nhưng cuộc chiến chống tham nhũng vẫn chỉ được hứa hẹn trong mọi cuộc bầu cử từ năm 2003. Sau 12 năm cầm quyền của Putin, tham nhũng và những điều còn lại đều tồi tệ hơn chứ không tốt lên, và cử tri đã không còn kiên nhẫn.
Kể từ khi Đại hội Đảng Nước Nga Thống nhất vào tháng Chín trước thông qua việc Putin và Medvedev giao hoán chức vụ cho năm tới, sự ủng hộ của công chúng đối với bộ đôi cầm quyền này đã bị suy giảm. Mặc dù người Nga biết ơn sự ổn định mà Putin đã đem lại sau thời đại hỗn loạn của Yeltsin, giờ đây nhiều người đã thấy việc cầm quyền của ông đã không còn có ích.
Trong khi cử tri sẵn sàng chấp nhận phong cách cầm quyền bán độc tài của ông trong những năm bùng nổ giữa thập niên 2000, kể từ cơn khủng hoảng kinh tế 2008-2009, nhiều người đã nhận thấy cần phải có sự thay đổi.
Khi sự ủng hộ với chính phủ cầm quyền đã thuyên giảm, một vài cựu đồng minh của nó cũng đã rời bỏ nó. Một ví dụ là Sergei Mironov, lãnh đạo đảng Nước Nga Công bình đưọc thành lập năm 2006 với sự tán đồng của Kremlin. Mironov và đảng của ông đã tách xa Putin từ năm ngoái. Vào tháng Mười một năm nay, khi Putin đọc diễn văn trước Quốc hội, một số thành viên của đảng Mironov đã từ chối đứng lên đón chào vị thủ tướng; một biểu hiện nổi loạn hiếm thấy đã được hưởng ứng bởi những dân biểu thuộc Đảng Cộng sản.
Thái độ không hài lòng ngày càng cao đối với Putin cũng như những hoạt động đối kháng trong xã hội Nga sẽ không ngăn trở được Putin quay lại ghế tổng thống vào năm 2012. Việc thiếu vắng một nhân vật khác Putin cộng với việc Kremlin kiểm soát nguồn lực quản lý sẽ bảo đảm chiến thắng cho ông. Trong hai nhiệm kỳ trước, Putin đã được may mắn với những hoàn cảnh thuận lợi. Nhiệm kỳ thứ ba của ông sẽ không dễ dàng như thế.
Cơn khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã làm thiếu hụt ngân sách để tài trợ cho việc hiện đại hoá vô cùng cấp thiết đối với cơ sở hạ tầng nước Nga. Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vượt trên 25%; hưu trí, y tế và giáo dục đang rất cần cải cách; và kinh tế Nga vẫn dựa vào việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên một cách đầy nguy hiểm.
Cử tri Nga đã cho Putin một thập niên để giải quyết những cơn bệnh kinh tế và xã hội của Nga. Nếu ông không đưa ra một phương pháp thật sự mới để giải quyết những vấn đề cố hữu này, chắc chắn cử tri sẽ không cho Putin cầm quyền thêm 10 năm nữa.



Mỹ nhúng tay vào bầu cử ở Nga Life News công bố các các tài liệu chứng minh về sự phối hợp giữa Chính phủ Mỹ với Hiệp hội phát thanh Voice trong giai đoạn chuẩn bị bầu cử ở Nga.

(ĐVO) Life News đang có trong tay 60 MB dữ liệu gồm thư từ cá nhân liên quan tới việc Mỹ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nhằm hạ uy tín cuộc bầu cử ở Nga.

Nếu trước thời điểm này sự việc chỉ dừng lại ở mức độ nghi ngờ, thì giờ đây mọi chuyện đã rõ ràng với bằng chứng không thể chối cãi, Life News bình luận.




Life News công bố một lá thư cảm ơn của Thư ký báo chí Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Tommy Viytora gửi cho ban lãnh đạo Voice. 
Thư tín từ Nhà Trắng Mỹ:

“Chúng tôi tự hào hỗ trợ cho Voice, một tổ chức nhằm tăng cường thể chế dân chủ. Hoa Kỳ đã và sẽ hỗ trợ các chức phi chính phủ có các hoạt động hướng đến một cuộc bầu cử tự do và công bằng ở Nga.

Nhà Trắng, ngày 2/12/2011. Công bố có tầm quan trọng đặc biệt.
Thư của Thư ký báo chí Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Viytora Tommy".

Life News không quên nhắc độc giả rằng họ sẽ tiếp tục tung ra các thư tín của các nhân viên “Voice” với "chủ nhân" Mỹ, trong đó có các thư tín trao đổi giữa Giám đốc Hiệp hội phát thanh Voice, bà Lilya Shibanova với cấp phó là Grigory Melkonyantsem với nội dung nói rõ ai là người đứng đằng sau tổ chức phi chính phủ mang tên Voice và nó được điều hành ra sao.

Cụ thể, một số “lãnh đạo” của tổ chức này là Kostkina Julia, chuyên gia phân tích tài chính của USAID - Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Kostkina Julia trực tiếp gửi cho Melkonyantsu danh sách các yêu cầu ​​và hướng dẫn công việc cho Voice, và nhấn mạnh, ông hy vọng nhận được đầy đủ các tài liệu còn thiếu.

Nếu Voice lặp đi lặp lại khẩu hiệu “giám sát bầu cử độc lập và bảo vệ quyền của cư tri” là mục tiêu của mình, là nhiệm vụ hoàn vì nước Nga và vô tội, thì USAID cũng không thể che giấu mục đích của họ đó là hỗ trợ chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nó chỉ ra rằng các "tổ chức độc lập", nhưng được Mỹ tài trợ, đang nhận được hàng triệu USD để hỗ trợ mục đích mà Bộ Ngoại giao Mỹ đang theo đuổi trên toàn thế giới. Với mỗi đồng côpêch, hay đúng hơn là mỗi cent nhận được vì sự phát triển cần thiết của nền dân chủ Mỹ ở Nga, rõ ràng cũng cần phải có những trao đổi báo cáo cần thiết.

Theo như cách nói của phương Tây: "Chúng tôi cung cấp cho các anh  tiền bạc, các anh cũng phải báo cáo chi tiết về mỗi xu đã chi tiêu”. Sau đây là một ví dụ:
Báo cáo chi tiêu cho "lãnh đạo":

"Galina, cảm ơn vì đã hỗ trợ chúng tôi!

Sau đây là các ước tính sơ bộ (tôi đã đánh dấu đỏ cuộc hội thảo trong các chương trình ).
1. Chi phí di chuyển (chi cho chuyến đi của các chuyên gia, các thành viên tham gia thảo luận, các cá nhân tiêu biểu của các tổ chức xã hội Perm, nhân viên và tình nguyện viên của Voice) - thuê một chiếc xe buýt (khởi hành 31/7 lúc 8h - trở về lúc 22h) 12 giờ x 900 rúp/h = 10.800 rúp. (có thể thanh toán bằng chuyển khoản, tôi sẽ sớm bổ sung thêm một số thông tin cần thiết để soạn hợp đồng).

2. Nghỉ giải lao cho người tham gia hội thảo, trù tính với 30 người x 300 rúp = 9.000 rúp. (đề nghị thanh toán bằng tiền mặt, bởi vì nhà hàng không có bất kỳ hình thức thanh toán tự động nào cả, hoặc có thể trả tiền trực tiếp cho những người tổ chức hội thảo (Shmyrova) vì họ đã thanh toán các hóa đơn đồ uống cho các thành viên tham dự)."

Ai cũng biết bộ mặt thật của cái gọi là tổ chức phi lợi nhuận Voice và mức giá của mỗi lời nói của họ khi mà nó phục vụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ.

Điều này là hiển nhiên khi xem xét bức thư từ Andrei Suvorov, một trong những thành viên tích cực nhất, gửi cho Melkonyantsu:

"Hi.
Tôi muốn thỏa thuận một lần nữa về các điều khoản của công việc hiện tại của chúng ta
Việc đó chúng tôi xác định chỉ mang tính chất “kiếm thêm”.
Chúng tôi sẽ nhận được bao nhiêu cho việc phổ biến mỗi thông tin đầy đủ và có giá trị về sự vi phạm?
Và bao nhiêu tiền cho một tin theo chiều hướng xấu về sự vi phạm?
Mong sớm nhận được hồi âm.
Nếu cần tôi sẽ viết sơ lược các ý tưởng của mình.
Chúc mọi điều tốt lành, Andrey».

Phản ứng của VoiceGiám đốc điều hành của Voice, bà Lilya Shibanova giải thích các thư tín về việc “làm giá” cho các thông tin trên rằng Suvorov là một luật sư được trả tiền theo sản phẩm để kiểm tra các tin nhắn như trên.

- Thư tín này có được bằng phương tiện bất hợp pháp. Chúng được đánh cắp từ hòm thư điện tử của Phó giám đốc Gregory Melkonyantsa, anh ta thường gửi email từ hòm thư của mình theo chỉ thị của tôi. Hack-mail – đó là một hành động vi phạm pháp luật, chúng tôi sẽ kiện!”, - Lilya Shibanova tuyên bố.

Bà này nhấn mạnh rằng “với bất kỳ lý do gì có được, thư tín này sẽ không chỉ là bằng chứng xét xử của tòa án về tội hack-mail, mà còn là lý do cho cuộc điều tra nghiêm túc của các cơ quan có liên quan”.
Danh Nguyễn (theo Life News

-Nguồn:
Tin sáng: 

Life News công bố các các tài liệu chứng minh về sự phối hợp giữa Chính phủ Mỹ với Hiệp hội phát thanh Voice trong giai đoạn chuẩn bị bầu ..


Một người biểu tình mang chân dung của ông Putin với câu "Chúng ta đi khác đường" tại cuộc biểu tình hôm 10/12 ở Moscow -Biểu tình lớn nhất hậu Liên Xô ở Moscow - (BBC).-
Phóng viên BBC nói ông Putin chưa từng bị thách thức như hiện nay trong 10 năm cầm quyền vừa qua
Hàng ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ ở thủ đô Moscow của Nga. 
Có tới 50.000 người xuống đường gần điện Kremlin để biểu tình phản đối kết quả bầu cử Hạ viện mà họ cho là gian dối và đòi bầu cử lại.
Một số người cũng kêu gọi Thủ tướng Vladimir Putin từ chức.
Các cuộc xuống đường nhỏ hơn cũng diễn ra ở St Petersburg và các thành phố khác.
Những người cộng sản, quốc gia và phe tự do thân phương Tây đều cùng nhau xuống đường bất chấp các khác biệt mà họ có.
Các nhóm này cáo buộc có gian lận rộng khắp trong cuộc bầu cử hôm 4/12 cho dù đảng Nước Nga Thống Nhất của Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev bị giảm số phiếu ủng hộ xuống 49% từ con số 64% của kỳ bầu cử trước.
Các cuộc biểu tình diễn ra ngay sau bầu cử đã khiến 1.000 người bị bắt, chủ yếu ở Moscow, và một số nhà lãnh đạo biểu tình chính như nhà vận động chống tham nhũng Alexei Navalny đã bị tù.
Một thông điệp trên trang blog của ông Navalny nói: "Đã đến lúc quẳng hết xiềng xích. Chúng ta không phải là súc vật hay nô lệ. Chúng ta có tiếng nói và chúng ta có sức mạnh để bảo vệ nó."
Thủ tướng Vladimir Putin chưa bao giờ gặp phải các cuộc biểu tình như hiện nay, phóng viên BBC ở Moscow Steve Rosenberg cho biết.
Trong một thập niên cầm quyền, đầu tiên ở vị trí tổng thống, sau đó là thủ tướng ông đã quen với chuyện được coi là chính trị gia quyền lực và nổi tiếng nhất.
Nhưng như một trong những người biểu tình nói với phóng viên BBC, nước Nga đang thay đổi.
'Chúng tôi là nhân dân'
Cảnh sát nói số người tập trung ở Quảng trường Bolotnaya trong cuộc tụ họp vì "Bầu cử Công bằng" vào khoảng 25.000 trong khi những người tổ chức nói có tới 100.000 người tham gia.
Phóng viên BBC Daniel Sandford tường thuật tại chỗ nói số người tham gia có vẻ gần với con số 50.000 hơn.
Anh cũng nói: "Người ta thực sự cảm thấy cảm giác giận giữ - và cho dù số người không lớn tính theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng theo tiêu chuẩn Moscow thì đây là cuộc biểu tình rất, rất quan trọng.
Người biểu tình tại Quảng trường Bolotnaya ở Moscow hôm 10/12
Cảnh sát nói có khoảng 25.000 người biểu tình trong khi những người tổ chức nói có tới 100.000
"Kể từ những năm 1990, chưa bao giờ có số người như thế này xuống đường."
Các nhóm tham gia biểu tình đã thông qua một nghị quyết kêu gọi hủy kết quả bầu cử hôm Chủ Nhật, tổ chức bầu cử mới, người đứng đầu ủy ban bầu cử Vladimir Churov phải từ chức và tổ chức điều tra cáo buộc gian lận bầu cử cũng như trả tự do ngay lập tức cho những người biểu tình bị bắt.
Konstantin Kosachyov, một dân biểu của đảng Nước Nga Thống Nhất phát biểu nhân danh điện Kremlin rằng chính quyền bác bỏ chuyện đàm phán về các đòi hỏi của người biểu tình.
"Với tất cả lòng kính trọng cho những người biểu tình, họ không phải là một đảng chính trị," ông được hãng tin Reuters trích lời nói.
Chính quyền đã đồng ý để cuộc biểu tình diễn ra với điều kiện địa điểm biểu tình chuyển từ Quảng trường Cách Mạng sang Quảng trường Bolotnaya, một đảo trên sông Moscow nằm ở phía nam điện Kremlin nhằm có thể kiểm soát được các điểm ra vào.
Những người tuần hành đã đổ tới đây qua cây cầu chạy dưới các bức tường bao quanh tường điện Kremlin và qua hàng rào cảnh sát dài.
Các nhân vật có tiếng tại biểu tình bao gồm cả nhà hoạt động đối lập trẻ tuổi hơn như Yevgenia Chirikova tới cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov và cựu phó thủ tướng dưới thời cố Tổng thống Boris Yeltsin, Boris Nemtsov.
Ít nhất 50.000 cảnh sát và lính chống bạo động được triển khai ở Moscow trước cuộc biểu tình hôm thứ Bẩy và phóng viên BBC nói thành phố trong giống một quốc gia cảnh sát hơn một nền dân chủ.
Không có các tin tức về tổng số vụ bắt bớ liên quan tới biểu tình ở Moscow nhưng bộ nội vụ nói họ đã bắt 130 người trên toàn quốc, đa số là ở vùng viễn đông Khabarovsk.
Trong các diễn biến khác:
  • Những người biểu tình ở cảng Thái Bình Dương Vladivostock mang biểu ngữ và khẩu hiệu như "Lũ chuột xéo đi" và "Hỡi những tên biển thủ và trộm cắp - hãy trả lại bầu cử cho chúng tôi!"
  • Tại Kurgan, giáp biên với Kazakhstan, cảnh sát giải tán một cuộc tụ tập không xin phép của khoảng 200-400 người.
  • Khoảng 3.000 người tụ họp trong hai giờ ở Novosibirsk bất chấp thời tiết -20 độ C.
  • Ít nhất 3.000 người tụ họp tại Yekaterinburg, hô vang "Tự do cho tù chính trị" và "Nước Nga không có Putin".
Khuyên Medvedev
Tại St Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, hàng ngàn người tập trung ở Quảng trường Pionerskaya để nghe các diễn văn kêu gọi bầu cử lại và đòi ông Putin ra đi, phóng viên BBC Richard Galpin cho hay.
Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và được tổ chức tốt cho dù một số người biểu tình bị cảnh sát kéo đi ở những nơi khác trong thành phố.
Daniil Klubov, một nhà lãnh đạo sinh viên tại cuộc tụ họp ở St Petersburg, nói với BBC rằng các sinh viên chịu sức ép không được tham gia biểu tình.
"Tôi không thuộc phong trào chính trị nào cả - Tôi chỉ là một sinh viên đã chán ngấy tất cả những lời dối trá," anh nói.
Anh cũng cho biết anh và các bạn sinh viên khác đã nhận được những lời đe dọa nặc danh trên vKontakte, một trang mạng xã hội ở Nga tương tự như Facebook, rằng họ đối mặt với án tù, bị đuổi khỏi trường hay bị gọi nhập ngũ.
Cảnh sát ước tính số người biểu tình ở St Petersburg ở mức 10.000 người.
Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Hạ viện Nga, đảng Nước Nga Thống Nhất được 49% số phiếu, giảm so với mức 64% họ đạt được trong lần bỏ phiếu trước.
Tuy nhiên họ vẫn là đảng lớn nhất ở quốc hội, theo sau là Đảng Cộng sản.
Hôm thứ Sáu, Ủy ban Quyền Con người thuộc phủ tổng thống khuyên ông Medvedev rằng các tin tức về gian lận bầu cử gây lo ngại sâu sắc và cần phải bầu cử lại nếu các tin tức này chính xác.
Tuy nhiên ủy ban không có quyền ra lệnh bầu cử mới
Ông Putin, người là tổng thống trong giai đoạn 2000-2008 vẫn được cho là sẽ chiến thắng trong bầu cử tổng thống vào tháng Ba.
Hôm thứ Năm ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ tiếp sức cho các cuộc biểu tình gần đây sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ lo ngại về bầu cử ở Nga.
Bộ Nội vụ Nga cho quân vào Moscow
Nga tuyên bố kết quả bầu cử ngày 4/12 là hợp lệ (VOV).- - Nga: Cuộc biểu tình lớn nhất 20 năm qua (TN).  – Đảng Nước Nga thống nhất chiếm đa số ghế hạ viện (TT).
-- Moscow đối diện cuộc biểu tình lớn   —  (BBC).  – Hàng chục ngàn người Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Quốc hội  —  (RFI).  – Hàng chục ngàn người biểu tình tại Moscow phản đối sai phạm trong bầu cử  —  (VOA).  


 -Tens of thousands protest against Putin (Financial Times)- Tens of thousands demand a rerun of elections and release of prisoners in the largest opposition demonstration since 1993 Người Nga chống Putin, ủng hộ dân chủ - (VOA). - Đại biểu tình sau bầu cử tại Nga (TN). – 35,000 người Nga ghi tên biểu tình chống kết quả bầu cử   — (NV).  – Nga bịt miệng các mạng xã hội  —  (RFI).  Nga bịt miệng các mạng xã hội – Nga siết chặt an ninh sau bầu cử(NLĐ).-Biểu tình lớn nhất hậu Liên Xô ở Moscow -  - (BBC) -Có tới 50.000 người xuống đường gần điện Kremlin để biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là gian dối.- Biểu tình nhìn từ sân trường Đại học Berkeley (Bùi Văn Phú).


----Nga nên cân nhắc lại chính sách với Iran?
Moscow bị những lợi ích trước mắt trong quan hệ với Tehran làm mờ mắt và không nhận thức được đã đến lúc phải thay đổi chính sách với Iran.--Ba nhà đấu tranh cho nữ quyền nhận giải thưởng Nobel Hòa bình  —  (RFI).  – Ba phụ nữ nhận giải Nobel Hòa bình tại Oslo  —  (VOA). -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét