Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

"Quan" ở Sóc Trăng đánh cờ tướng mỗi ván 5 tỉ đồng

 – Vụ 2 “quan” đánh cờ bạc tỉ: Khó hiểu với kiểu ăn thua kỳ lạ (LĐ). – Vợ ‘quan’ chơi cờ tiền tỷ không dám ra đường (VNE). – “Quan” đánh cờ mỗi ván 5 tỉ khóc đòi tự tử (Bee).  – Chân dung hai “kỳ thủ” đỏ đen (TT). -  Công bộc chơi bạo hơn cả “công tử Bạc Liêu” (TT). – Ngông hơn công tử Bạc Liêu – (Cu làng cát).   Ông Lèo “lái” đất của dân thành của mình (TP).
-Tạm giữ hình sự hai quan chức ngành giao thông vận tải-QĐND - Ngày 24-12, Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội (Công an tỉnh Sóc Trăng) cho biết, đã tạm giữ hình sự đối với ông Nguyễn Thanh Lèo, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải và ông Trần Văn Tân, Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe loại 3 của tỉnh Sóc Trăng để điều tra về hành vi đánh bạc..

Chuyện ‘nổi tiếng’ của hai quan chức đánh cờ tiền tỷ (VNE).  – Quan đánh cờ bạc tỷ: “Nổi tiếng” với các vụ tranh chấp đất (TP). “Kịch bản PMU 18”đang lặp lại? -
 -Giữa lúc thông tin khó khăn về lương, thưởng tết đang gây âu lo cho người lao động thì câu chuyện một phó giám đốc Sở GTVT ở miền Tây đánh bạc với số tiền 1-5 tỉ đồng/ván đã làm chấn động dư luận.
Cụ thể, ông phó giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng chơi cờ tướng với một DN theo tỷ lệ ăn thua từ 1-5 tỉ đồng/ván dẫn đến con số nợ nần lên tới 22 tỉ. Bị đòi riết, vị này chỉ lo được 5 tỉ và định xù số còn lại. Bị đối tác thuê xã hội đen dằn mặt, lo sợ cho tính mạng, ông ta đành báo cảnh sát và vụ đánh bạc bị bắt quả tang!

Chính vì vậy mới chấn động! Dĩ nhiên không phải vì đó là một vụ án hình sự (tội đánh bạc và cưỡng đoạt tài sản) mà vì nhiều “ẩn khuất” sau đó. Ai cũng biết giao thông vận tải hiện là ngành đứng đầu về tiêu xài ngân sách do chủ trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp phương tiện, đào tạo người tham gia giao thông. Ở một tỉnh thuộc diện nghèo như Sóc Trăng, khoản tiền ấy còn lớn hơn do nguồn thu từ địa phương chưa cao, kinh tế chưa phát triển, mà nhà nước thì luôn muốn có sự bình đẳng về phân chia nguồn lực giữa các địa phương, cốt để tỉnh nghèo vươn lên từ việc hạ tầng được đầu tư.
Vì thế trong các cuộc bàn tán về vụ này, “người bị hại” là ông phó giám đốc sở đã không được bất kỳ ý kiến nào cảm thương. Bởi ai ai cũng đặt câu hỏi, không biết ông ta thu nhập từ đâu mà có thể sẵn sàng xoè ra một khoản tiền bằng 10 đến 50 năm thu nhập (không ăn uống, chi tiêu) của một công nhân cầu đường bậc cao (vào khoảng trên 8 triệu đồng/tháng) chỉ để “giải trí”? Thậm chí, nếu khoản tiền đó dù là thu nhập chính đáng của ông ta thì việc tiêu xài như thế cũng cực kỳ phản cảm trong bối cảnh đời sống người lao động dưới quyền ông ta vẫn đầy rẫy khó khăn…
Đến đây người ta chợt nhớ lại một vụ án đánh bạc xảy ra tròn 5 năm trước. Tại một cuộc vây ráp ở đảo tròn trong công viên Bách Thảo (Hà Nội), cảnh sát hình sự bắt được một đầu nậu cá độ bóng đá. Tra cứu danh sách khách hàng của đầu nậu này phát hiện ra tên tuổi vị tổng giám đốc PMU 18, đơn vị giữ nhiệm vụ chủ đầu tư nhiều dự án giao thông cấp quốc gia với tiến độ giải ngân hàng trăm ngàn tỉ đồng mỗi năm. Mấy năm sau đó vụ án đánh bạc này trở nên cực kỳ nổi tiếng chỉ vì từ dấu hiệu cá độ hàng trăm ngàn USD mỗi trận bóng của vị tổng giám đốc, cảnh sát đã truy xét nguồn tiền dùng để đánh bạc và phát hiện nhiều chứng cứ tham nhũng…
Do đó, dù biết ông phó giám đốc sở là “bị hại” nhưng chẳng thấy ai thương vì người ta đang ngờ ngợ: hình như “kịch bản PMU 18” có thể đang lặp lại?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét