Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Đến với người nghèo

Người vô gia cư đang chờ nhận thức ăn từ những người có lòng hảo tâm. (Hình minh họa: Người Việt)
-Người 'homeless' Việt Nam tội lắm!

Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - “Khi Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế mất, tôi đọc được trên báo mấy lời phát biểu của những người 'homeless,' thấy họ rất tội nghiệp.
Cho nên mặc dù tôi về hưu rồi nhưng tôi vẫn ráng để giúp đỡ họ được chút nào hay chút đó.” Người phụ nữ có tên Hiền Viên, nói bằng giọng Huế lẫn trong sự xúc động, về lý do bà tổ chức phát cơm cho người vô gia cư Việt Nam từ Tháng Tư đến nay.

Có lẽ nhiều người trong cộng đồng vẫn còn nhớ về đám tang của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, người được xem là bác sĩ của người nghèo, đặc biệt là ân nhân của những người vô gia cư quanh khu vực Little Saigon. Chính từ đám tang này, chính từ lời tâm sự của những người không nhà ở, không nơi nương tựa nơi xứ người, đã tác động mạnh đến tâm tư của bà Hiền Viên, từng là một nhân viên xã hội tại Orange County trước khi về hưu cách đây chín năm.
Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế mất vào Tháng Ba, thì từ Tháng Tư, bà Hiền Viên bắt đầu thực hiện chương trình phát cơm chay cho người “homeless,” mỗi tháng một lần, vào trưa Thứ Bảy tuần cuối cùng của tháng, ngay trước Trung Tâm Y tế Hòa Hợp, nơi phòng mạch cũ của Bác Sĩ Thế, kế thương xá Phước Lộc Thọ.
Người phụ nữ gốc Huế, từng là giáo sư trường Quốc Học Huế trước 1975, cho biết, “Lúc đầu, tôi định chỉ cho họ thức ăn thôi, nhưng sau tôi nghĩ người ta cũng cần có nhu cầu nên tôi cho thêm tiền.”
Bằng khả năng của mình, thời gian đầu, kèm theo mỗi phần cơm, bà Hiền Viên gửi thêm cho người vô gia cư chiếc bao thư có $5 trong đó. Sau, có thêm người thân của bà Hiền Viên giúp đỡ, nên mỗi tháng, tiền trong chiếc bao thư tăng lên được thành $10.
“Nhưng người đó chỉ có thể giúp được năm tháng thôi, nên từ Tháng Giêng sắp tới, mỗi phần quà chỉ còn lại $5. Trừ khi nào có người phát tâm giúp đỡ thêm một cách lâu dài thì đỡ hơn cho những người 'homeless,' và tôi cũng rất cám ơn.” Bà Hiền Viên giãi bày.
Nói về những thức ăn hằng tháng bà mang đến trước Trung Tâm Y Tế Hòa Hợp để phát cho người vô gia cư, bà Hiền Viên cho biết, “Bình thường, sư cô Liên Hoa và một Phật tử tên Mỹ Ngọc nấu cơm chay giúp tôi mang đến cho người 'homeless.' Riêng Tháng Mười Một và Tháng Mười Hai này, nhiều người đề nghị nên cho họ ăn ăn gà tây, thức ăn cổ truyền ngày lễ, nên tôi nấu ăn ngay tại nhà.”
Trước khi làm công việc phát thức ăn miễn phí cho người vô gia cư Việt Nam ngay tại Little Saigon, bà Hiền Viên đã tham gia những việc làm từ thiện như “phát học bổng, xây trường ở Việt Nam, mùa Tết và Vu Lan thì có phát tiền, phát quà cho người già neo đơn, bệnh hoạn ở làng Viên Ðại, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, làng nghèo lắm.”
Bà vừa nói vừa khóc, “Ai cũng chỉ nghĩ đến người dân nghèo ở quê cha đất tổ thôi, cho đến khi đọc những bài viết về người Việt Nam 'homeless' ở đây thì tôi mới thấy họ cũng rất cần được giúp đỡ. Vì vậy trong sức tôi có thể làm được thì tôi giúp họ thôi.”
Mỗi lần tổ chức phát cơm, bà Hiền Viên đi dán trước bảng thông báo nơi bà sẽ phát, rồi nhờ thêm báo chí, radio thông báo. Chưa hết, “ban đêm đi ra đường nhìn thấy họ thì tôi cũng ghé xe nói cho họ biết là ngày giờ đó có phát cơm.”
Theo lời người phụ nữ tốt bụng này thì thời gian đầu “cũng có người lạm dụng, tức họ không phải là 'homeless' nhưng cũng muốn tới lãnh quà, lãnh tiền.”
“Tôi nghĩ nếu họ muốn lãnh cơm thì thôi cũng được, nhưng tiền thì tôi không đưa cho những người tôi nghĩ không phải là 'homeless.' Lúc này thì bớt đi rồi chứ khi trước thì có sự lạm dụng nhiều lắm. Có người lái xe hơi tới rồi cũng xếp hàng lãnh quà, lãnh tiền. Rồi cũng có nhiều người đi ngang, dù không 'homeless' nhưng thấy thức ăn miễn phí thì họ cũng xin.” Bà Hiền Viên kể.
Khi được hỏi, “Sao những người Việt Nam có tấm lòng làm từ thiện như bà không hợp sức lại làm chung thì sẽ có thêm tiền, thêm sức, và công việc cũng san sẻ được cho nhau?” bà Hiền Viên thật thà đáp, “Tôi không biết được, bởi vì người Việt Nam nhiều người nhiều ý, nên không biết được.”
Nói về ước mơ nhân mùa Giáng Sinh và năm mới sắp tới, người phụ nữ cười hiền lành, “Nếu có ít người 'homeless' đi thì tôi sẽ mừng hơn. Không phải vì mình sẽ ít tốn đi mà mừng vì những người 'homeless' được bớt lần lần đi.”
“Nếu trời thương thì tôi vẫn tiếp tục làm giúp họ, thay vì mình đi mua áo quần, giày dép thì tôi bỏ đi sở thích đó vì tôi về hưu rồi, không cần sắm sửa thêm gì nữa, cho nên nhịn ăn nhịn tiêu một chút thì sẽ giúp được nhiều người khác khó khăn.” Bà nói thêm.
Hai mươi phần thức ăn bà Hiền Viên chuẩn bị phát cho người vô gia cư Việt Nam vào lúc 11 giờ trưa hôm nay, Thứ Bảy, 24 Tháng Mười Hai gồm có gà tây, chuối, nước ngọt, nước lọc và phong bì $10.
Muốn biết thêm chi tiết, có thể liên lạc với bà Hiền Viên qua điện thoại (714)-260-5528.

––––-
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com

-Nguồn:Đến với người nghèo
Lữ Giang
Ông Nguyễn Hữu Duyên, một công nhân viên nghèo ở Bình Định, viết cho báo VnExpress.net ở trong nước ngày 14.4.2011:

“Thằng bạn từ Quy Nhơn lên chơi, nhà hết gạo, chẳng còn tiền, lương thì chưa nhận, vợ tôi phải sang nhà hàng xóm mượn một ký gạo đem ra chợ bán nửa ký mua đồ ăn, làm cơm tiếp bạn.

“Một bữa trưa vì đói nên tôi ra vườn moi các luống rau lang tìm củ, nhưng tìm mãi mà không có một củ nào, tôi đành phải nói với vợ lấy cái lon bắp giống rang cho tôi ăn đỡ đói…
“Tôi nói với hai đứa con, bây giờ tôi sợ nghèo còn hơn ma quỷ, sợ đến khủng khiếp, sợ đến phát điên, phát cuồng. Nếu có ai hỏi trên thế gian này tôi sợ nhất điều gì thì tôi sẽ trả lời ngay: Nghèo.”

Nếu những lời tâm sự này được đọc trên một số đài truyền hình, đài phát thanh hay phổ biến trên các diễn đàn Internet ở hải ngoại... sẽ được gọi đó là “chuyện chỉ có ở Việt Nam”! Nhưng thực tế không phải vậy!

NGHÈO TRÊN KHẮP THẾ GIỚI

Theo ông Jacques Diouf, Tổng Giám Đốc của Tổ chức Lương Nông LHQ (Food and Agriculture Organization - FAO), số người đói ăn chiếm 1/6 tổng dân số toàn cầu, đang tạo ra một "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với hòa bình và ổn định trên thế giới.

LHQ cho biết, hầu hết những người thiếu đói sống ở các quốc gia đang phát triển, với khoảng 642 triệu người sống ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và 265 triệu người ở vùng Tiểu Sahara Châu Phi. Trong khi đó, ở các nước phát triển chỉ có 15 triệu người thuộc diện này.

Hai phần ba số người thiếu ăn sống ở 7 quốc gia là Banglades, Trung Quốc, CHDC Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia và Pakistan.

Ấn Độ, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế của Châu Á, cũng không tránh khỏi tình trạng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lan rộng. Trong khi nền kinh tế luôn tăng trưởng trên dưới 9%, Ấn Độ vẫn còn hơn 700 triệu người sống dưới chuẩn nghèo 2 USD/ngày, và 420 triệu người ở mức cực kỳ nghèo. Con số này thậm chí còn lớn hơn số người nghèo ở tất cả 26 nước nghèo nhất Châu Phi cộng lại.

Tổng Giám đốc FAO nhấn mạnh: Cứ mỗi 6 giây lại có một trẻ em tử vong do các vấn đề liên quan đến thiếu ăn. Phát ngôn viên Kostas Stamoulis của FAO nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, thế giới lại có nhiều người đói ăn đến như vậy. Và đó là một sự trái ngược, bởi vì có rất nhiều người rất giàu có bất chấp khủng hoảng kinh tế".

NGHÈO TẠI HOA KỲ

Tại một địa điểm ở ngoại ô Chicago, bà mẹ 38 tuổi Kris Fallon giàn giụa nước mắt. Hai vợ chồng bà đã thất nghiệp trong suốt 2 năm qua. Giờ thì cả nhà và xe của họ đều ra đi. Địa vị của họ ở tầng lớp trung lưu cũng biến mất cùng với lòng tự trọng. Bà và hàng chục gia đình đang xếp hàng kiên nhẫn bên ngoài một trung tâm từ thiện để nhận thực phẩm phân phát. Bà khóc và cho biết hai vợ chồng bà đã từng kiếm được 100.000 USD/năm nhưng đã mất việc và mất tất cả. Bà nói: “Tôi từng không hiểu tại sao có nhiều trung tâm phát chẩn thức ăn đến thế và tại sao người ta không đứng trên đôi chân của mình để vượt qua khó khăn. Nhưng giờ thì chính tôi lâm vào hoàn cảnh đó và tôi đã thực sự thấu hiểu”.

Tim Cordova, từng một thời làm quản lý nhà hàng McDonald’s ở New Mexico, giờ sống cùng với vợ tại trung tâm vô gia cư và ngủ trong xe. Brandi Wells, một bà mẹ đơn thân ở tây Virginia, đang phải chật vật tìm việc để nuôi đứa con 10 tháng tuổi. Cô nói: “Tôi không thấy được là tình hình lại xấu đi nhanh đến như thế”.

Các số liệu điều tra dân số chính thức năm 2010 cho biết, cứ 6 người Mỹ thì có 1 người sống trong cảnh nghèo đói. Tổng cộng có 46,2 triệu người Mỹ được xếp vào loại nghèo đói. Tỉ lệ người nghèo ở Mỹ hiện là 15,1%, cao hơn bất cứ nước nào thuộc nhóm công nghiệp phát triển. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này còn tiếp tăng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Carsey và đại học New Hampshire cho biết cứ 4 trẻ em dưới 6 tuổi, có 1 em phải sống trong cảnh bần hàn.
Mùa Giáng Sinh đến, khi các cửa hàng trưng bày các kiện hàng đủ màu sắc, đã có hàng triệu người Mỹ không biết họ sẽ ăn gì vào ngày mai.

Ngày 22.11.2011 vừa qua, theo phúc trình tam cá nguyệt thứ 3 từ các văn phòng địa phương gởi về, tổ chức Từ Thiện Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic Charities USA) cho biết so với 3 tháng trước, yêu cầu xin giúp đỡ của lớp lao động nghèo đã tăng thêm 80%, yêu cầu từ các gia đình tăng 66%, yêu cầu từ những người vô gia cư tăng 60%, và yêu cầu từ lớp trung lưu tăng 59%. Có 88% văn phòng của họ phải từ chối người tới xin giúp đỡ, hoặc phải lập danh sách chờ đợi.

Báo cáo "Cần cân bằng lại luật lệ: Cập nhật về thực phẩm và chính sách nông trại" của hội "Bread for the World" (Cơm ăn cho thế giới) nói: "Chính sách hiện nay chỉ có lợi cho việc sản xuất năng lượng, chứ không có lợi cho việc dinh dưỡng. Thậm chí ngày hôm nay, Hoa Kỳ không sản xuất đủ trái cây và rau quả để đáp ứng nhu cầu hàng ngày về sinh tố và khoáng chất cho dân Mỹ."

Còn Mục sư David Beckmann cho biết: Trong ngân sách dự chi về nông nghiệp năm 2012, Quốc Hội đã bỏ phiếu loại bỏ hổ trợ dinh dưỡng cho 600.000 bà mẹ đang tham gia các chương trình WIC (Phụ nữ, Trẻ sơ sinh và Trẻ em) và loại bỏ viện trợ lương thực cho 14 triệu người đang sống trong tuyệt vọng trên thế giới".
.

NGUYÊN NHÂN CỦA CÁI NGHÈO

Cơ quan Giám Sát Giá Lương Thực thuộc Ngân Hàng Thế Giới (WB) cho biết giá lương thực thế giới tăng cao kỷ lục như “cơn sóng thần lặng lẽ” đẩy những người nghèo khó ở các nước đang phát triển, đặc biệt tại khu vực Sừng Châu Phi, vào tình cảnh khốn cùng. Trong tháng 7 vừa qua, giá lương thực ở mức cao hơn tới 33% so với một năm trước do giá cả thị trường ngũ cốc không ngừng leo thang. Ủy ban LHQ về Kinh Tế - Xã Hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, giá lương thực thế giới tăng cao đã ngăn cản gần 20 triệu người ở khu vực này thoát khỏi đói nghèo trong năm 2010. Và nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, sẽ có thêm khoảng 42 triệu người nữa lâm vào cảnh đói nghèo.

Người ta có thể quy trách thực trạng đáng ngại này cho các yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên và thời tiết diễn biến bất thường, bất ổn chính trị và chiến tranh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm giá lương thực tăng cao vẫn do con người. Báo cáo của Tổ chức Lương Nông LHQ cho biết: Mỗi năm, người tiêu dùng ở những nước giàu lãng phí khoảng 222 triệu tấn lương thực, gần bằng sản lượng lương thực của cả khu vực Châu Phi (230 triệu tấn). Một nguyên nhân khác là thiếu các nguồn đầu tư thỏa đáng cho phát triển nông nghiệp và ổn định giá lương thực. Mặt khác, lợi dụng cuộc chiến tranh Libya, các công ty xăng dầu đã tăng giá xăng dầu lên khiến giá lương thực và hầu hết các phẩm vật khác đã tăng theo và không bao giờ trở lại mức cũ. Các chuyên gia tiên đoán giá trung bình của các loại lương thực thiết yếu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm nữa, dẫn đến sự rối loạn chưa từng có trong quá trình phát triển của nhân loại.

Ở Hoa Kỳ, cựu Tổng Thống Bush đã cho mở hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq để các nhà đại tư bản thực hiện các cuộc đấu thầu quốc phòng và khai thác dầu hỏa ở Iraq, gây tốn kém nặng nề cho công quỹ, đồng thời ban hành hai đạo luật giảm thuế cho nhà giàu. Số thuế được giảm này lên đến 2000 tỷ USD trong 10 năm, từ 2001 – 2010.

Trong khi đó, việc làm ăn bê bối và gian lận của các tổ chức thị trường chứng khoán và các ngân hàng đầu tư địa ốc của Mỹ đã đưa nền kinh tế Mỹ và thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay. Để nền tài chánh quốc gia khỏi bị sụp đổ, Tổng Tống Obama phải đưa ra chương trình giải cứu nợ xấu 150 tỉ USD cho công ty Fannie Mae và 91 tỉ USD cho Freddie Mac, và gói kích cầu khoảng 900 tỷ. Các biện pháp này đã làm cho ngân sách Mỹ thâm thủng nặng hơn: 1.420 tỷ năm 2010 và khoảng 1.500 tỷ năm 2011.

Trước cuộc khủng hoảng tài chánh, hai biện pháp thường được áp dụng là tăng thuế và giảm chi. Nhưng Đảng Cộng Hoà đã ngăn cản không cho chấm dứt việc giảm thuế cho nhà giàu và chỉ được giảm chi mà thôi. Các biện pháp giảm chi một phần lại gỏ vào đầu những người nghèo như sa thải bớt nhân viên cấp thấp, cắt giảm tiền an sinh xã hội, cắt giảm Medicaid và Medicare của người nghèo.... làm cho cuộc sống của người nghèo trở nên khó khăn hơn.
Trong cuộc bầu cử sắp tới, để bảo vệ quyền lợi của giới đại tư bản chiếm 1% dân số, các đại biểu lãnh đạo Đảng Cộng Hoà, những người được nhóm đại tư bản đưa ra để bảo vệ quyền lợi của họ, đang có kế hoạch đánh bại chính quyền Obama và Đảng Dân Chủ bằng mọi giá, bất chấp quyền lợi quốc gia và sự sống còn của giới nghèo.
.
NHỮNG NỖ LỰC CHỐNG NGHÈO

Bao lâu còn nhân loại thì vẫn còn chiến tranh, vẫn còn nghèo nàn, vẫn còn áp bức… Vần đề là làm sao giảm dần các tệ nạn này.

Năm 2000, LHQ đã đưa ra 8 mục tiêu toàn cầu về giảm nghèo và cải thiện cuộc sống, được gọi là “Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”. Các nước thành viên của LHQ đã cam kết hoàn thành vào năm 2015. Các quốc gia đã đóng góp nhiều tỷ bạc để thực hiện mục tiêu này. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã phá đi khá nhiều những thành quả đã đạt được, nên mục tiêu thiên niên kỷ hiện nay chỉ mới đạt có 14%!

Các nước giàu xem ra cũng không quan tâm đến số phận của những người nghèo. Người nghèo tại Phi Châu gần như đã bị bỏ rơi vì không liên hệ gì đến quyền lợi hay mục tiêu chiến lược của Mỹ và các cường quốc Tây phương. Hội nghị Thượng đỉnh tại Roma trong 3 ngày để bàn về tình cảnh khó khăn của hơn 1 tỷ người bị đói nghèo trên khắp các châu lục đã bị chỉ trích nặng nề về sự vắng mặt các lãnh đạo của các nước giàu có nhất thế giới, ngoại trừ Thủ tướng nước chủ nhà. Bản dự thảo tuyên bố của hội nghị chỉ yêu cầu các nước giàu thực hiện lời hứa đưa ra hồi tháng 7 tại hội nghị G8 ở Aquila là huy động 20 tỷ USD trong 3 năm để chống nạn đói trên thế giới.

Ngoài LHQ, còn rất nhiều tổ chức quốc tế quan tâm đến người nghèo, điển hình nhất là tổ chức Caritas Quốc Tế của Giáo Hội Công Giáo. Đó là một hiệp hội gồm 164 tổ chức quốc tế cứu trợ nhân đạo và phục vụ phát triển xã hội. Hiện nay Caritas đang hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của tổ chức là cứu trợ, giúp đỡ những người nghèo khổ và bị áp bức, để xây dựng một thế giới tốt hơn.

Ngày 26.12.2004, sóng thần đã ập vào 11 quốc gia dọc theo bờ biển Đại Tây Dương giết chết hơn 225.000 người. Caritas Quốc Tế đã chi ra tổng cộng 485 triệu USD cho các hoạt động cứu trợ cấp thời và các đề án tái thiết. Bà Lesley Anne Knight, Tổng thư ký Caritas cho biết: “Ba năm sau biến cố sóng thần kinh hoàng, Caritas đã giúp hàng trăm ngàn người sống sót tái thiết lại gia cư và cuộc sống của họ. Quy mô của sự tàn phá tại nhiều quốc gia cùng một lúc như vậy là vô tiền khoáng hậu. Nhưng công tác cứu trợ của Caritas đã thực hiện được vì Caritas có mặt tại chỗ trước, trong và sau khi biến cố xảy ra.”

Hiện nay Caritas đang hướng về Phi Châu, nơi bị Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương bỏ rơi vì chưa có quyền lợi gì ở đó.
Không phải chỉ có các tổ chức lớn mới phục vụ người nghèo được, các tổ chức nhỏ và cá nhân cũng đang cố gắng đưa những người nghèo ra khỏi cảnh khốn cùng.

Người ta hay nhắc đến các công trình của cậu Hugh Evans, người Úc. Cậu đã nghĩ ra một ý tưởng hết sức táo bạo nhưng rất hiệu quả để giúp xóa đói giảm nghèo trên khắp thế giới. Ý tưởng này phát sinh sau khi cậu xem bộ phim "An Inconvenient Truth" (Một sự thật không dễ chịu) trong một rạp chiếu bóng ở Melbourne.

Khi mới chỉ 14 tuổi, Hugh Evans đã bắt đầu công việc nhân đạo của mình. Anh đến nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, có khi phải ngủ trong các khu ổ chuột để cảm nhận thân phận của người nghèo. Evans nhận ra rằng những thảm họa về môi trường do chính con người gây ra đã tác động nặng nề đến nạn đói hơn bất cứ biến cố nào, kể cả chiến tranh. Anh tuyên bố: “Nếu mọi người quyết tâm thay đổi khí hậu thì có thể cứu được 1,4 tỉ người đang sống trong đói nghèo trên khắp thế giới.” Ý tưởng này đã làm nhiều người bừng tỉnh.

Năm 26 tuổi, ý tưởng của Hugh Evans đã được hiện thực hóa qua một dự án mang tên "Global Poverty Project" (Dự án Chống đói nghèo toàn cầu). Một công trình mà Hugh đang tiến hành là xây dựng 6 trường học tại Đông Timor, đồng thời đào tạo từ 2 đến 3 giáo viên cho mỗi trường và cung cấp học bổng toàn diện cho toàn huyện nghèo Likisa để giúp cho khoảng 3.090 trẻ em nơi đây có điều kiện tiếp cận với giáo dục tốt hơn. Hugh Evans đã được ghi nhận vào danh sách một trong 12 người xuất sắc nhất của thế giới.

Trong khi những tổ chức lớn và những người có đầu óc lớn thực hiện những công trình lớn, mỗi cá nhân cũng có cách của mình để góp phần cứu giúp những người nghèo. Trường hợp của ông Hồ Văn Với là một thí dụ điển hình nhất. Ngồi trước hiên ngôi nhà gỗ bên lưng đồi ở bản A Bung, huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị, ông Hồ Văn Với tay vuốt ve đàn dê con cười nói:
“Lớn lên một chút nữa thôi là chúng nó sẽ giúp được cho nhiều người thoát nghèo lắm đấy. Ai khó khăn mình cho mượn mà nuôi, khi nào có dê con làm vốn thì mang trả lại cho mình, để mình giúp người khác”.
Trên đây chỉ là một vài thí dụ điển hình.
HÃY ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO

Bản tin của UCANews từ Huế cho biết hôm 29.11.2011, Đức TGM Nguyễn Như Thể đã tới thăm và tặng quà cho các bệnh nhân HIV/AIDS được các nữ tu chăm sóc tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ngài đã nói với khoảng 20 bệnh nhân:

“Chúng tôi xin chia sẻ nỗi đau đang hành hạ thân xác các anh chị và Giáo hội luôn sẵn sàng giúp đỡ các anh chị. Xin các anh chị cố gắng vươn lên đừng tuyệt vọng vì có những người nhờ uống thuốc và cố gắng ăn uống mà có sức khỏe đi lại được và nói chuyện vui vẻ với mọi người chung quanh”.

Đức TGM đã tặng hai tivi màu 21 inches cho bệnh nhân xem giải trí. Ngài nói với họ: “Hy vọng những chiếc tivi này sẽ mang lại niềm vui giúp các anh chị quên đi những đau đớn, buồn phiền”.

Ngài cũng chúc lành cho bệnh nhân, dùng cơm trưa với họ, và nghe một em bé bị nhiễm HIV hát một bài hát tặng ngài.
Nhà lãnh đạo Giáo hội còn động viên các nữ tu và tình nguyện viên Công giáo tiếp tục giữ truyền thống có từ mười năm nay là tặng hoa và nấu cháo cho bệnh nhân tại bệnh viện vào các ngày thứ Bảy và Chúa nhật vì đây là việc làm để minh chứng đức tin của người Công giáo.
Những hoạt động như thế đang tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên quê hương.

Nữ tu Nguyễn Thị Mai, 45 tuổi, bề trên Tu hội Thừa Sai Bác Ái ở Vinh, có trụ sở tại giáo xứ Quy Chính ở tỉnh Nghệ An, cho hãng thông tấn UCANews biết: “Phương châm của hội dòng chúng tôi là sống và lao động chân tay giữa những người lao động nghèo để mưu sinh và hỗ trợ người nghèo”.

Nữ tu Mai nói rằng ở miền núi chị em sống bằng nghề đốn củi, miền biển thì lặn vớt sỏi, vùng quê làm ruộng, trồng mía và củ mì, ở thành phố thì làm thợ hồ và trộn đổ bê tông cho các công trình. Nữ tu cho biết nhờ lao động mà tu hội có tiền nuôi ăn ở và cho học hành hơn 1.600 người không phân biệt tôn giáo gồm khuyết tật, bệnh tật, già nua, mồ côi, không nơi nương tựa.
Giữa lúc mọi người chuẩn bị mừng Giáng Sinh, một nhóm nhỏ trong cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa thuộc nhiều giáo xứ ở Sài Gòn đã có sáng kiến âm thầm đi đến chia sẻ với bà con Dân tộc K’ho tại giáo sở Pàng Tiêng thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, giáo phận Đà Lạt.

Một người trong đoàn kể lại: “Thực là xúc động khi nghe bà con dân tộc K’ho đọc kinh bằng tiếng bản địa, nhịp nhàng, cung điệu như tiếng gió của núi rừng Tây Nguyên.” Cha sở giảng bằng cả 2 thứ tiếng Kinh và tiếng Dân tộc. Lễ xong, đoàn đã cùng với cha sở phát quà, thăm hỏi những người anh em đã được cha sắp xếp. Tuy gặp khó khăn trong cuộc sống cơ cực nhưng bà con dân tộc K’ho vẫn một lòng tín thác vào Chúa.

Cha Jean Cassaigne là người đầu tiên đến truyền giáo cho sắc tộc K'ho. Người tín hữu K’ho đầu tiên của vùng này là anh K’Brai chịu Thánh Tẩy ngày 19.3.1930 và đến lễ Giáng Sinh thì cả gia đình theo đạo. Qua chiến tranh, giáo sở Pàng Tiêng bị tàn phá. Mãi đến ngày 27.7.2011 vừa qua, nhà thờ giáo sở Pàng Tiêng mới được phục hồi.

Anh trưởng đoàn nói: “Thật hạnh phúc cho chúng tôi trong mùa Giáng sinh này. Một mùa Giáng sinh nhiều ý nghĩa. Tạ ơn Chúa và chân thành cám ơn các ân nhân đã góp phần tham gia chuyến đi chia sẻ bác ái này.”

Bỏ ra ngoài tai những lời ngụy biện của một số phần tử cực đoan đang nỗ lực ngăn cản thực hiện các công tác từ thiện và bác ái ở Việt Nam, rất nhiều người Việt hải ngoại đã hợp tác với những người trong nước để giúp những người túng khổ vượt qua cơn cùng khốn và xây dựng cuộc đời mới.
Jingle bells, jingle bells,
Jingle all the way.

.

Ngày 20.12.2011

Lữ Giang


--Châu Á Thái Bình Dương trả giá cao cho thiên tai - VOA - Lời cảnh báo đưa ra vào lúc Philippines và Thái Lan đang tìm cách khắc phục hậu quả thiên tai mới đây.

Tại quận Muang Ake, bên ngoài thành phố Bangkok, các xe xúc đất tiếp tục di chuyển những đống rác để lại sau trận lũ vừa qua.

Quận này bị ảnh hưởng nặng, nước lụt cao đến 2 mét và đọng lại đó trên 6 tuần.


Hôm thứ Bảy, Tỉnh trưởng Sukhumbhand Paribatra của tỉnh Pathum Thani, là tỉnh có quận này, chính thức tuyên bố nước đã rút đi hết.


Nhưng theo lời ông Charun Likitrattanaporn, hiệu trưởng trường Nông nghiệp thuộc Trường đại học Công nghệ Rajamangala nằm trong tỉnh này, đối với quận Muang Ake, phục hồi sinh hoạt lại như cũ cho quận này vẫn là một công việc gian nan. Ông nói tối thiểu phải hai năm nữa may ra mới phục hồi. Một số cửa hàng chưa mở lại được vì chủ chưa mua đủ bàn ghế, thiết bị. Một số cửa hàng đóng cửa vĩnh viễn.


Tại Philippines, Liên Hiệp Quốc nói hớn 300.000 người mất nhà cửa đang trông chờ giúp đỡ khẩn cấp của bên ngoài.


Liên Hiệp Quốc nói 5 tháng ngập lụt tại Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam ảnh hưởng đến khoảng 20 triệu người.


Thứ Hai là đúng 7 năm xảy ra sóng thần năm 2004, làm chết quá 230.000 người trên khắp 14 quốc gia.


Chuyên viên Bhichit Rattakul thuộc Trung tâm Đối phó Thiên tai ở Bangkok nói sau thiên tai sóng thần, khu vực vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ để đối phó với thiên tai loại lớn.


Ngân hàng Thế giới nói châu Á Thái Bình Dương chiếm 80% số người chết vì thiên tai của thế giới và thiệt hại về kinh tế rất to lớn, vì nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hại.
Trong phúc trình mới nhất, ngân hàng này nói rằng từ giờ đến năm 2050, hàng tỉ người ở khu vực này sẽ chịu ảnh hưởng của thiên tai, riêng Ấn Độ sẽ có khoảng 200 triệu người.


Voi duy nhất ở rừng Tân Phú bị giết để lấy ngà (NLĐ).- Phát hiện 26 kg vàng lậu trên tàu từ Lào Cai về Hà Nội (TN).


--Tập đoàn kinh tế lỗ nhiều, lương cao: Kiểm soát yếu?
-Tổ ấm của người bất hạnh(NLĐ). – Quán cơm từ thiện thu phí 2 ngàn – (RFA).
SGTT.VN - Năm hết, tết đến, trong khi các ngành, các cấp mừng vui với chuyện tiền thưởng tết, ở tỉnh Quảng Ngãi, có giáo viên chỉ nhận quà tết trị giá 100.000 đồng, có người nhận được... bịch hạt dưa.

Trần Đăng Khoa: Con cháu “VIP” và những chuyện nhặt về giáo dục (VOV 24-12-11)


- Quyền “đuổi đầy tớ” của dân (TVN). -Con người có thể thắng được tiêu cực của xã hội hiện đại
-
-.Kinh hoàng vụ nổ thuốc pháo ở Thái Bình
Thanh Niên

(TNO) Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 24.12, tại xóm 10, thôn Tử Đô, xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã xảy ra vụ nổ thuốc pháo kinh hoàng khiến một phụ nữ chết tại chỗ, một người khác bị thương. Đó là căn nhà của anh của anh Khúc Ngọc Mến (SN ...
Nổ lớn ở Thái Bình, 3 người chết và bị thương
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nổ lớn tại Thái Bình, một phụ nữ thiệt mạng
Tiền Phong Online
Nổ lớn kinh hoàng, vợ chết, chồng bỏng nặng
Dân Trí
Vietnam Plus -VTC -VNExpress


Quyền tự do cư trú (TN).  – Ý kiến bạn đọc: Đà Nẵng làm trái Luật Cư trú (PLTP).-Đà Nẵng tạm dừng nhập cư là trái luật
Tuổi Trẻ
TT - Việc HĐND TP Đà Nẵng thông qua nghị quyết tạm dừng đăng ký hộ khẩu vào TP nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Chiều 24-12, Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn nhanh qua điện thoại với Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến về vấn đề này. ...
Quyền tự do cư trúThanh Niên
Đà Nẵng tạm dừng nhập hộ khẩu dân nhập cưXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Đà Nẵng siết hộ khẩu với người nhập cưVNExpress
Người Lao Động -24 giờ
Phó giám đốc sở đánh cờ tướng mỗi ván 5 tỉ đồng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã tạm giữ hình sự hai quan chức của ngành giao thông vận tải tỉnh này về tội “đánh bạc”.-- 'Quan' chơi cờ tướng 5 tỷ đồng mỗi ván bị bắt

-Đi chơi Noel, 2 thanh niên chết thảm -Hồ Gươm thành 'chợ quê' trong đêm giáng sinh-Đêm Noel: Hồ Gươm biến thành bãi rác và quán nhậu (GDVN).

Tuổi Trẻ
TT - Bộ Công an vừa có thông tin về tình hình cháy nổ xe máy, ôtô trên cả nước năm 2011. Theo thống kê của Bộ Công an, từ đầu năm 2011 đến nay toàn quốc đã xảy ra 18 vụ cháy nổ xe máy. Tại Hà Nội, từ ngày 1-12-2010 đến 18-12-2011 xảy ra 42 vụ cháy ôtô, ...
Thêm một xe máy bỗng dưng bốc cháy tại Tiền Giang
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Xe đang chạy bỗng dưng bốc cháy trong đêm Noel
Dân Trí
Tiền Giang: Xe máy bốc cháy trong đêm Giáng sinh
Vietnam Plus
Báo Đất Việt
 -VTC -VNExpress

Ngoại ngữ: dạy mãi sinh viên vẫn kém! (TT 24-12-11)
Viết như là kiến tạo căn cước: Trường hợp Linda Lê (Phongdiep 23-12-11) ◄
MC Lại Văn Sâm lần đầu trần tình “sự cố dịch sai” (NLĐ 24-12-11)
VFF và những 'trái đắng' HLV ngoại (VnEx 24-12-11) -- Một lich sử "hơi buồn"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét