MỸ ĐANG THEO HƯỚNG SUY THOÁI?
Tài liệu tham khảo đặc biệtChủ nhật, ngày 25/12/2011
(Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại” – Trung Quốc – số 4/2011)
Từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đến nay, một số nước bao gồm Trung Quốc, Mỹ lại đã xuất hiện dư luận về “thuyết suy thoái từ Mỹ”, trên trường quốc tế thậm chí còn có người cho rằng Mỹ đã xuất hiện “sự suy thoái không thể đảo nguợc”, thế giới trong “thời đại hậu Mỹ” v.v…
So sánh sức mạnh quốc gia và sức mạnh quốc tế quả thực là một vấn đề chiến lược vô cùng quan trọng. Xét thấy vị thế quốc tế đặc trưng của MỸ, nhận thức và phán đoán thực lực và vị thế của Mỹ một cách chuẩn xác hơn, phù hợp với thực tế đã trở thành một vấn đề chiến lược, quyết sách quan trọng của chính phủ, giới học thuật, giới doanh nghiệp, phương tiện truyền thông và công chúng các nước. Hiện nay, vẫn đề nổi cộm đặt ra cho Mỹ và thế giới là: nền kinh tế Mỹ ảm đạm trong cuộc khủng hoảng tài chính và sau cuộc khủng hoảng kết thúc, các vấn đề nổi cộm và khó khăn, tất cả là những vấn đề cục bộ, trong khoảng thời gian ngắn hay là trong thời gian dài của Mỹ? Liệu nó có cho thấy rõ toàn nước Mỹ đang theo hướng suy thoái?
Sau khi cuộc đại chiến thế giới thứ Hai kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường trên thế giới, vị thế thực lực của nước này đạt đến đỉnh cao vào giữa và cuối những năm 90 thế kỷ 20, giá trị sản lượng kinh tế chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản lượng thế giới có lúc đạt khoảng 30%. Nhưng sau khi bước vào chu kỳ kinh tế mới năm 2000-2001, tỷ trọng kinh tế Mỹ trong tổng giá trị sản lượng thế giới dần dần có phần hạ xuống. Đồng thời, trong một số mặt chủ yếu của sức mạnh quốc gia, Mỹ cũng xuất hiện một số tình hình “không như trước đây” hoặc ưu thế giảm sút so với các nước khác. Xu thế này bắt đầu từ trước sự kiện 11/9, trong cuộc khủng hoảng tài chính và sau khủng hoảng vẫn tiếp tục kéo dài.
Bên cạnh đó, kinh tế, khoa học kỹ thuật, thực lực quân sự, ảnh hưởng chính trị quốc tế, thực lực mềm văn hóa v.v… chưa xuất hiện những thay đổi cơ bản, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới. Những vấn đề và tình hình khó khăn tồn tại hiện nay của Mỹ chỉ mang tính cục bộ, có một số vấn đề có thể là tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, vị thế thực lực của Mỹ vẫn chưa xuất hiện sự “suy thoái” mang tính toàn cục, rõ ràng, CO’ bản. Trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này, thực lực và sức ảnh hưởng của Mỹ tuy có phần hạ xuống, nhưng vẫn chưa xuất hiện xu thế suy thoái lâu dài rõ rệt.
Trước tiên, từ xu thế lâu nay của nền kinh tế Mỹ cho thấy hiện nay vẫn chưa có cách nào phán định rằng những khó khăn của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế lần này và sau cuộc khủng hoảng liệu có thể kéo dài lâu hay không? Tuy sức tàn phá của cuộc khủng hoang tài chính toàn cầu lần này rất lớn, nhưng vẫn không thể đánh đồng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 20, 30 thế kỷ trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 khiến cho kinh tế toàn thế giới rơi vào đại suy thoái, đồng bảng Anh mất đi vị thế là đồng tiền thế giới; kinh tế, thị trường cổ phiếu, tỷ lệ việc làm của Mỹ đều giảm xuống khoảng 1/3, từ đó dẫn đến một cuộc đại chiến thế giới mới. Tình hình của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này và sau khủng hoảng có sự khác biệt rat lớn so với tình hình cuộc khủng hoảng khi đó. Quả thực, thực lực của Mỹ tức là tổng lượng kinh tế của Mỹ chiếm tỷ trọng trong tống giá trị sản phâm thế giới đang hạ xuống tương đối, nhưng chỉ là hạ từ 28% xuống khoảng 25%, vì thế không phải là sự hạ thấp mang tính cơ bản. Tuy không thế nói thế kỷ 21 vẫn là thể kỷ của Mỹ, nhưng tối thiểu trong mấy chục năm đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ vị thế ưu thế nhất định, tình hình thế giới chưa và cũng không thể có những thay đổi mang tính cơ bản.
Ở mức độ rất lớn, đánh giá tình hình kinh tế một nước cần phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế của nước đó thay đổi ra sao. Trong phạm vi thế giới, cho dù là so với mức tăng trưởng của toàn thế giới hay so với các nước phát triển khác, kinh tế Mỹ vẫn luôn vận hành đúng. Đặc biệt là từ xu thế lâu nay cho thấy từ những năm 30 thế kỷ 20 đến nay, bao gồm trong khoảng thời gian hơn 60 năm sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, kinh tế Mỹ luôn duy trì ở mức tăng trưởng tương đối cao. Cứ lấy 10 năm làm một quãng thời gian, trong 70 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Mỹ đều tăng trên 3%. Đối với khối kinh tế hưng thịnh phát triển với tốc độ nhanh, mức tăng trưởng 3% không phải là cao, nhưng đối với khối kinh tế rất lớn, thành thục, phát triển như Mỹ thì mức tăng trưởng đó không tồi. Trong 20 năm qua và phần lớn khoảng thời gian 10 năm gần đây, sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ luôn nhanh hơn so vói các nước phát triển khác như châu Âu, Nhật Bản. Tình hình kinh tế châu Âu, Nhật Bản lâu nay lên xuống ở mức trên dưới 1%, 2%, ở Mỹ vẫn chưa xuất hiện tình hình này. Vì vậy, nếu như nói kinh tế châu Âu và Nhật Bản lâu nay ảm đạm không bị mọi người cho rằng “suy thoái”, thì cớ gì nói kinh tế Mỹ “suy thoái”? Kinh tế Mỹ trong bất cứ 10 năm nào đều không xuất hiện tình hình quá ảm đạm, có một số năm còn xuất hiện sự tăng trưởng 4%, thậm chí trên 5%.
Thứ hai, từ sức ảnh hưởng và tính ổn định của chế độ chính trị, ý thức hệ và quan niệm giá trị của Mỹ cho thấy từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay, sau khi trải qua việc tiêu tốn quá nhiều vào hai cuộc chiến Irắc, Ápganixtan và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, thực lực, vị thế kinh tế của Mỹ không những chịu ảnh hưỏng rất lớn, mà chủ yếu hơn là vị thế, danh tiếng của Mỹ trên thế giới bị suy giảm. Mỹ không còn được hưởng sự cường quyền mang tính áp đảo trên thế giới như trước cuộc chiến tranh Irắc cũng như sức ảnh hưởng ý thức hệ tuyệt đối. Cuộc chiến tranh Irắc khiến cho hình tượng quốc tế, vị thế quốc tế và sức ảnh hưởng chịu tác động rất lớn, ảnh hưởng ý thức hệ của Mỹ như dân chủ, tự chủ, nhân quyền trên thế giới bị giảm; cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế lần này lại khiến cho phương thức kinh tế thị trường và phương thức tiêu dùng vượt thời đại của Mỹ chịu tác động, sức ảnh hưởng trên thế giới vì thế bị giảm. Gần 10 năm qua, các nhà chính trị và Chính phủ Mỹ tỏ ra lực bất tòng tâm và không đủ lòng hăng say đứng trước toàn thế giới kêu gọi “dân chủ”, “nhân quyền”, “kinh tế thị trường”, vì thế Mỹ đã xuất hiện nhiều vấn đề và sai lầm nghiêm trọng về các mặt như tự cho là “người đi tiên phong”, “lãnh tụ”, “kiểu mẫu”, “ngưòi thay mặt phát ngôn”.
Thứ ba, từ thực lực khoa học kỹ thuật, khả năng sáng tạo và sức cạnh tranh toàn Cầu của Mỹ cho thấy thực lực, vị thế và sức ảnh hưởng của Mỹ về các mặt như khoa học, giáo dục đại học, cơ chế đổi mới và thực lực văn hóa, quân sự, an ninh và chính trị thế giới chưa có những thay đổi rõ rệt, vẫn dẫn đầu thế giới. Theo thống kê mới nhất, vị thế đứng đầu thế giới về giá trị sản phẩm ngành chế tạo của Mỹ tuy đã bị Trung Quốc thay thế năm 2010, nhưng đó cũng chỉ là sự thay thế về số lượng, chứ không phải về chất lượmg, hơn nữa có khoảng cách chênh lệch rất lớn. Vì thế, Chính quyền Obama đã quyết tâm chấn hưng ngành chế tạo. Ưu thế trọng tâm của Mỹ là khoa học kỹ thuật và ngành dịch vụ, bao gồm ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật cao. Khoa học cơ bản của Mỹ vẫn dần đầu thế giới, Mỹ vẫn là nước có nhiều người đoạt giải Nôben nhất trên thế giới. Trong đa số các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như phần mềm, phần cứng máy tính, hàng không vũ trụ, kỹ thuật sinh vật, sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật quân sự, các thiết bị tiên tiến, Mỹ vẫn giữ vị thế dẫn đầu. Mỹ đã mất đi vị thế dẫn đầu ở ngành sản xuất ô tô, nhưng cho dù về ngành sản xuất ô tô, ngoài Trung Quốc, Mỹ vẫn là nước lớn sản xuất và tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới, đa số việc sản xuất xe ô tô của Trung Quốc là do các doanh nghiệp nước ngoài như các doanh nghiệp của Mỹ sản xuất ở Trung Quốc, chứ không phải là những sản phẩm có tiếng do Trung Quốc tự sản xuất.
So với các nước khác trên thế giới, mặt mạnh nhất trong quốc lực của Mỹ là sức sáng tạo và sự linh hoạt. Mỹ là nước của sự đổi mới, sáng tạo, có chế độ xã hội và văn hóa tương ứng. Một người tuổi tác tương đối trẻ, ít từng trải, có huyết thống người da đen có thể được bầu làm tổng thống nước Mỹ, việc đó e rằng rất khó có thể xảy ra ở đa số các nước trên thế giới như châu Âu, Nhật Bản. Điều này cho thấy rõ sự đổi mới sáng tạo về chính trị và chế độ của Mỹ. Khoa học kỹ thuật, xã hội của Mỹ vẫn luôn tìm kiếm những điều mới mẻ, theo đuổi sự thay đối. Trong vài năm gần đây, kinh tế Mỹ không hưng thịnh, hãng Apple liên tiếp cho ra các sản phẩm Iphone, Ipad, Ipad 2, phổ biến khắp thế giới, khiến cho mọi người ở rất nhiều nước và khu vực trên toàn thế giới xếp hàng dài để mua. Loại sản phẩm mới này phổ biến khắp thế giới, e rằng ngoài Mỹ, các nước khác không thể sản xuất ra.
Thứ tư, từ sức cạnh tranh vi mô như doanh nghiệp và cá nhân Mỹ cho thấy mấy năm gần đây kinh tế Mỹ cho dù là không phồn thịnh, nhưng vẫn có 500 doanh nghiệp hùng mạnh bước vào thế giới, nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới. Trong đánh giá sức cạnh tranh khu vực và các nước trên thế giới, Mỹ vẫn là nước lớn chỉ xếp sau khu vực Hồng Công và Bắc Âu, Xinhgapo. Sức cạnh tranh vẫn là bản chất thực sự của thực lực một nước, về bình diện cá nhân, các ngành nghề của Mỹ đều có rất nhiều nhân tài chí thú sự nghiệp, có năng lực.
Thứ năm, từ thực lực mềm như văn hóa Mỹ cho thấy ưu thế của Mỹ càng nổi bật, trên thế giới không có bất cứ nước nào có thể so được với Mỹ hoặc ở mức tương đương với Mỹ, điều này bao gồm cả châu Âu và Nhật Bản. Năm 2010, trong rất nhiều vấn đề và tranh chấp xuất hiện ở châu Á bao gồm cả Trung Á, từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến các nước ASEAN như Việt Nam, Xinhgapo, lại đến Cưrơgưxtan đều có khuynh hướng quay sang Mỹ, dựa vào Mỹ, thậm chí dựa vào Mỹ ở những mức độ khác nhau. Điều này nói lên rằng Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất có sức ảnh hưởng nhất ỏ’ châu Á và thế giới.
Ngoài vị thế và ảnh hưởng về chính trị và an ninh, những ảnh hưởng về các mặt văn hóa, giáo dục, lối sống, tư tưởng của Mỹ, các nước khác trên thế giới cũng không thể sánh nổi. Điện ảnh Hollywood nổi tiếng thế giới, đồ ăn nhanh, âm nhạc của Mỹ phố biến khắp thế giới, nền giáo dục của Mỹ thu hút thanh niên ưu tú nhất trên thế giới, tư duy, quan niệm các ngành nghề vẫn xuất hiện nhiều nhất trên thế giới, về những thực lực mềm này cho thấy vị thế và ảnh hưởng của Mỹ chưa bị suy giảm và thay đổi nhiều, các nước khác và khu vực trên thế giới chưa có sự gia tăng mạnh, vẫn có khoảng cách chênh lệch rất lớn so với Mỹ.
Tổng hợp những điều trên cho thấy đến nay, sự phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính vẫn chưa đủ làm cho Mỹ mất đi những ưu thế về thực lực cứng và mềm. Mỹ vẫn là nước lớn mạnh nhất, có sức ảnh hưởng nhất, là siêu cường duy nhất trên thế giới. Những khó khăn hiện nay của Mỹ vừa có thể tiếp tục kéo dài trong một khoảng thời gian, vừa có thể kết thúc trong khoảng thời gian vài tháng tới hoặc trên dưới 1 năm. Hiện nay, kinh tế của Mỹ tăng trưởng mạnh, tình hình công ăn việc làm thể hiện rõ sự chuyển biến tốt. Đến nay, Mỹ vần chưa xuất hiện sự suy thoái toàn diện và mang tính cơ bản, càng không phải là “sự suy thoái không thể đảo ngược”.
II
Bất kỳ nước nào trên thế giới đều tồn tại các vấn đề và những khó khăn nghiêm trọng nào đó, và nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Những vấn đề này nếu không được giải quyết hoặc đối phó hiệu quả, ở mức độ nhất định đã ảnh hưởng và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vị thế và thực lực của Mỹ.
Một là, vấn đề sức cạnh tranh và khả năng ngành chế tạo. Với tư cách là nền tảng tương đối lớn và mạnh của khối kinh tế, ngành chế tạo của Mỹ mấy chục năm gần đây chiếm tỷ trọng thấp trên thế giới, mất đi sự dẫn đầu trong một số lĩnh vực. ô tô do châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường Mỹ và thế giới. Ô tô của các hãng nổi tiếng xuất hiện trên thị trường Mỹ đã vượt qua 1/3. Những sản phẩm dẫn đầu thế giới và những sản phẩm có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới của Mỹ dường như cũng ngày càng ít.
Hai là, sự ổn định, lành mạnh của ngành dịch vụ như tiền tệ và vấn đề chất lượng. Từ lâu, Mỹ đã là một xã hội và kinh tế hậu công nghiệp, ngành dịch vụ là ngành chủ yểu của kinh tế Mỹ. Nhưng cho dù trong ngành sản xuất chính của Mỹ mấy năm gần đây cũng xuât hiện nhiều vấn đề và khó khăn nghiêm trọng. Ngành tiền tệ là ngành dịch vụ có ưu thế nhất và đi đầu của Mỹ, do lợi nhuận quá cao, mở rộng quá mức, thiếu sự quản lý v.v… dẫn đến sự phồn vinh giả tạo của ngành tiền tệ Mỹ và điều này đã được bộc lộ rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính lần này. Ngành này với tư cách là “ngành chủ yếu” của nền kinh tế hiện nay đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới và Mỹ.
Trong cuộc khủng hoảng và sau khủng hoảng, Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã áp dụng một số biện pháp đối với ngành tiền tệ, soạn ra một số quy định về pháp luật mới, ý đồ tăng cường quản lý đối với ngành tiền tệ, duy trì sự ổn định và phát triển của ngành này. Nhưng vấn đề là vừa có thể kết thúc trong khoảng thời gian vài tháng tới hoặc trên dưới 1 năm. Hiện nay, kinh tế của Mỹ tăng trưởng mạnh, tình hình công ăn việc làm thể hiện rõ sự chuyển biến tốt. Đến nay, Mỹ vần chưa xuất hiện sự suy thoái toàn diện và mang tính cơ bản, càng không phải là “sự suy thoái không thể đảo ngược”. những biện pháp và quy định về pháp luật liệu có thể được quán triệt chấp hành, giành được hiệu quả hay không? Những biện pháp và quy định về pháp luật như hạn chế mức chi phí quá cao trong việc quản lý tiền tệ đã gặp phải sự phản đối của ngành tiền tệ, đặc biệt là phố Uôn. Obama đã bị giới doanh nghiệp và tài chính Mỹ dán cho cái mác “là ke thù với các nhà doanh nghiệp”, giới tiền tệ đã đem lại cho Đảns; Cộng hòa nguồn vốn chính trị nhiều hơn, ý đồ giảm bớt sự giám sát của Quốc hội và Chính phủ Mỹ đổi với ngành tiền tệ, buộc Obama phải có phần thỏa hiệp với giới này. Xem ra, việc Obama muốn thực sự xóa đi những tệ hại của ngành tài chính Mỹ, đặc biệt là Phố Uôn và những nguy hại nghiêm trọng do nó gây ra cho nền kinh tế Mỹ không phải là việc dễ dàng.
Ngoài những tệ hại của ngành tiền tệ khó có thể xóa bỏ, ngành dịch vụ khác của Mỹ cũng xuất hiện xu thế giảm về chất lượng nghiêm trọng. 20, 30 năm trở lại đây, bất cứ người nào cư trú, công tác, sinh sống ở Mỹ hoặc kết bạn với các giới của Mỹ đều cảm thấy chất lượng và hiệu quả của ngành dịch vụ của nước này giảm sút. Chất lượng dịch vụ của công ty hàng không, nhà hàng, ngân hàng, công ty viễn thông đều giảm, thái độ phục vụ không tốt v.v…
Thứ ba, sự phân phối của cải, thu nhập và vấn đề phát triển bền vững. Theo thống kê nhiều năm qua của chính phủ, các giới trong xã hội Mỹ như giới học thuật, trong thời gian hơn 30 năm từ năm 1980 đến nay, thu nhập thực tế của những người lao động phổ thông của Mỹ, bao gồm giới trung lưu không tăng, cho dù nền kinh tế Mỹ cùng kỳ tăng trưởng, lợi nhuận cũng gia tăng. Nguyên nhân là vì những thành quả của việc phát triển kinh tế đã bị số ít nhà tư bản, giới doanh nghiệp xâu xé, xã hội Mỹ ngày càng mất cân bằng, khoảng cách giàu nghèo càng lớn.
Hậu quả của việc phân chia mất cân bằng nghiêm trọng của cải và những thành quả phát triển kinh tế là sự ảnh hưởng lâu dài đối với việc phát triển kinh tế. Vì thế, cái gọi là nền kinh tế hậu công nghiệp là nền kinh tế dịch vụ, kinh tế tiêu dùng, là nền kinh tế kéo theo tiêu dùng, tiêu dùng không thể dựa vào số ít người, mà cần phải dựa vào số đông người tiêu dùng.
Thứ tư, vấn đề thâm hụt tài chính và thương mại. Chính phủ, Quốc hội Mỹ, Ngân hàng dự trữ liên bang và các giới trong xã hội đều nhận thức được rằng sự thâm hụt thương mại và tài chính rất lớn của Mỹ là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Mỹ. Năm 2009, thâm hụt tài chính của Mỹ là 1.400 tỷ USD, chiếm 38% mức chi tiêu tài chính của liên bang Mỹ năm đó. Theo tiêu chuẩn quốc tế, các nước phát triên như Nhật Bản, con số này không phải là quá cao, chiếm tỷ trọng không lớn trong tống giá trị sản phẩm quốc nội, nhưng nợ công cua Mỹ là 14.000 tỷ USD, ngang với tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Mỹ năm đó, đó là con số rất lón.
Sự thâm hụt tài chính lớn này khiến cho ngày càng nhiều nguồn vốn xã hội không thể dùng vào sản xuất và đầu tư, mà dùng vào chi trả và trả lãi của chính phủ. Sự thâm hụt tài chính lớn này khiến cho chính phu chịu sự hạn chế về mặt chi tiêu công. Gần đây, Tổng thống Obama đã đề ra việc chính phủ sẽ chi 50 tỷ USD để xây dựng đường sắt cao tốc. Đường đường là siêu cường mà kinh phí đổ vào xây dựng cơ sở hạ tâng như đường sắt cao tốc không bằng một nước đang phát triển như Trung Quốc, điều này khiến cho mọi người nhận thấy Chính phủ Mỹ không đủ sức phát triển kinh tế. Nguyên nhân cuối cùng không phải là Mỹ nghèo hơn Trung Quốc, chi tiêu công ít hơn Trung Quốc, mà do thâm hụt tài chính của Mỹ quá lớn, không đủ sức đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội. Mức thâm hụt tài chính quá cao và nợ công khiến Mỹ đứng trước nguy cơ bùng nổ lạm phát, đồng USD mất giá, sức cạnh tranh quốc tế giảm xuống.
Anh hưởng của thâm hụt thương mại lâu nay đối với kinh tế Mỹ không rõ rệt như thâm hụt tài chính. Nói chung, thâm hụt ngoại thương khiến cho tiền tệ của nước này chảy ra ngoài, sản phẩm chịu tác động, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và sản xuất trong nước. Nhưng đối với Mỹ, do đồng USD là đồng tiền quốc tế, việc đồng USD chảy ra ngoài không ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của đồng tiền này, trong phần lớn khoảng thời gian cũng không làm cho đồng USD sụt giảm. Còn những tác động của hàng hóa nhập khẩu đối với thị trường và ngành nghề của Mỹ cũng không lớn như một số nhà chính trị từng rêu rao. Vì thế, đa số sản phẩm nhập khẩu của Mỹ là những sản phẩm Mỹ không sản xuất hoặc sản xuất tương đối ít.
Thứ năm, vấn đề chi phí quân sự và chiến lược quốc tế. Mọi người nhận thấy những khó khăn và vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển kinh tế và xã hội Mỹ không phải là do nước Mỹ không giàu, không mạnh, Chính phủ Mỹ thiếu vốn, mà là nhà nước và chính phủ không đầu tư vốn nhiều hơn vào việc phát triển nhà nước và xã hội, bỏ ra quá nhiều tiền của và tài nguyên vào chiến tranh đối ngoại và quân sự cũng như can dự đối ngoại. Mỹ không phải là bỏ quá nhiều tiền của vào phát triển ban thân, mà đã tiêu tốn và sử dụng vào các nước khác và khu vực nên việc xuất hiện tình hình không đủ tài lực, vật lực, năng lực để phát triển bản thân là khó có thể tránh khỏi.
Sau hơn 20 năm kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, thế giới đã hòa bình và ổn định hơn. Cho dù xuất hiện sự kiện 11/9 và mối đe dọa của lực lượng khủng bố quốc tế, nhưng Mỹ không cần phải dẫn đến cuộc chiến tranh quy mô lớn và chi phí quá nhiều vào cuộc chiến đó. 10 năm gần đây, bên cạnh việc giảm thiểu chiến tranh, chi phí quân sự của Mỹ lại tăng ở mức đáng kể, tổng chi phí cho hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan là 1000 tỷ USD. Thử nghĩ xem nếu Mỹ không chi phí quá nhiều vào quân sự, chiến tranh mà đầu tư vào phát triên kinh tế, xã hội trong nước, xây dựng các cơ sở hạ tầng trong nước thì sẽ sinh ra hiệu quả lớn biết bao!
Ở mức độ nào đó, Mỹ đang đi trên con đường sai lầm của các nước lớn khác trong lịch sử trước đây như Liên Xô, tức là bỏ ra quá nhiều tài nguyên và của cải đất nước vào tăng cường quân bị, chiến tranh và can dự đối ngoại. Nếu đáng cầm quyên và đảng đối lập của Mỹ kiên trì vị thế “lãnh đạo thế giới”, “chủ đạo thế giới”, e rằng không thể trách Mỹ đã lực bất tòng tâm trong việc phát triên xã hội và kinh tế trong nước.
Thứ sáu, số lượng dân số và vấn đề kết cấu. Mấy chục năm gần đây, sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ lại một lần nữa cho thế giới thấy dân số với sổ lượng nhất định vẫn là một trong những yếu tố cơ bản của việc phát triển kinh tế và năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của toàn thế giới cũng cho thấy chỉ có dân số tăng trưởng về số lượng cũng không thể nảy sinh vai trò tích cực đối với việc phát triển kinh tế, mà còn cần phải nâng cao chất lượng dân số tức là giáo dục, kỹ thuật, thu nhập và tiêu dùng thì mới có thể nảy sinh vai trò tích cực đối với việc phát triển kinh tế.
Mấy chục năm gần đây, Mỹ dường như là nước phát triển có dân sổ tăng trưởng về số lượng tương đối nhanh. Theo Cục thống kê dân số Mỹ. cuối năm 2006, dân số Mỹ đạt 300 triệu, duy trì vị trí nước lớn thứ 3 về dân số trên thế giới. Dự tính tổng dân số của Mỹ sẽ đạt 400 triệu vào năm 2040, nửa cuối thế kỷ 21 sẽ đạt được 500 triệu.
Nhưng dân số Mỹ tăng trưởng về số lượng không đem lại động lực rõ rệt cho việc tăng trưởng kinh tế những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu là chất lượng dân số chưa được nâng cao rõ rệt. Nhiều năm qua, nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng dân số Mỹ là sự di dân hợp pháp và bất hợp pháp ở Mỹ Latinh sang Mỹ và tỷ lệ sinh tương đối cao. Bộ phận dân chúng này nhận được sự giáo dục ở mức tương đối thấp, tiếng Anh tương đối kém, thu nhập và khả năng tiêu dùng tương đôi thấp, vì thế số lượng dân chúng tăng với số dân này là chính không thể đem lại sự nâng cao về khả năng kỹ thuật, mức tăng trưởng về năng lực sản xuất và tiêu dùng cũng như sự tăng trưởng tổng thể về kinh tế cho Mỹ. Dân số Mỹ phát triển với xu thế lâu dài này có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với việc phát triển lâu dài của nền kinh tế Mỹ.
Thứ bảy, vấn đề văn hóa xà hội và quan niệm giá trị Từ những năm 60 thế kỷ 20, Mỹ bắt đầu xuất hiện những phong trào xã hội như chống chiến tranh, phong trào nhân quyền V.V…. Những phong trào này vừa đem lại sự tiến triển tích cực về các mặt như dân chủ, tự do, nhân quyền, đồng thời vừa gây ra rất nhiều vấn đề xã hội bao gồm không ít người đòi hỏi nhiều về quyền lợi, ít có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lỏng lẻo, ý thức học tập và nỗ lực không nhiều, đòi hỏi quá nhiều về phúc lợi và sự đãi ngộ, tinh thần lao động giảm sút. Ý thức, sự nhiệt tình, năng lực và trách nhiệm trong công việc của rất nhiều người Mỹ bị suy giảm, hiệu quả trong công việc và học tập cũng bị giảm. Chất lượng giáo dục cơ sở của Mỹ không cao, chất lượng ngành dịch vụ thấp, hiệu suất của một số lĩnh vực không cao, không đủ sức cạnh tranh trong một số mặt nào đó v.v… Tất cả những điều này đều có mối quan hệ trực tiếp với quan niệm, tố chất của con người.
Những người theo chủ nghĩa bảo thủ mới của Mỹ có ý đồ thông qua quan niệm giá trị như sự chấn hưng của nền tôn giáo để thay đổi những xu thế bất lợi của việc phát triển văn hóa xã hội của Mỹ, nhưng chưa đạt được thành tựu là bao. Ngược lại, do một số chính sách và hành vi cực đoan về chính trị, xã hội, ngoại giao của những người theo chủ nghĩa bảo thủ mới, sức ảnh hưởng của nó về chính trị và xã hội ngày càng suy thoái.
Tóm lại, tuy những vấn đề và khó khăn nêu trên của xã hội và nhà nước Mỹ là vô cùng nghiêm trọng, tạo thành rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với Mỹ, nhưng đến nay, những vấn đề và khó khăn này về cơ bản là mang tính cục bộ, về tổng thể vẫn chưa ảnh hưởng đến thực lực, sức cạnh tranh và phát triển của Mỹ. Xu thế phát triển lâu dài của nó đối với Mỹ từ nay về sau liệu có thể nảy sinh ảnh hưởng mang tính cơ bản hay không, hiện nay vẫn khó có thể xác định. Vì thế, điều này được quyết định bởi khả năng và hiệu quả của việc nhà nước và xã hội Mỹ khắc phục, giải quyết những vấn đề khó khăn nêu trên trong hiện tại và tương lai./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét