Chủ tịch VN thăm thác Bản Giốc,- đàm phán Việt-Trung về Hoàng Sa??
Truyền thông trong nước cho hay Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang vừa có chuyến thăm tỉnh Cao Bằng giáp ranh với Trung Quốc.
Hôm thứ Năm 8/12 ông Sang đã tới thăm thác Bản Giốc ở huyện Trùng Khánh.
Ông
Trương Tấn Sang là nhân vật cao cấp nhất của Nhà nước Việt Nam thăm
viếng địa danh nổi tiếng này sau khi Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất quá
trình phân giới cắm mốc gây nhiều tranh cãi vào cuối năm 2008.
Đài
Tiếng nói Việt Nam đưa tin chiều 8/12 ông chủ tịch "đã đi thăm khu du
lịch thác Bản Giốc và thăm Đồn Biên phòng Đàm Thủy ở huyện Trùng Khánh".
Ông
Sang được dẫn lời nói "việc duy trì và phát huy Hiệp định Phân mốc biên
giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cường sự hợp tác hữu
nghị, ổn định an ninh biên giới".
Việt
Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định về Biên giới trên đất liền từ năm
1999, nhưng phải mất 10 năm quá trình phân giới cắm mốc mới được hoàn
tất vì có nhiều "khu vực nhạy cảm'.
Thác Bản Giốc là một trong những khu vực nhạy cảm đó.
Chuyến
thăm lần này của ông Trương Tấn Sang mang tính biểu tượng quan trọng,
nhất là trong bối cảnh dư luận trong nước đang hết sức quan tâm tới các
vấn đề liên quan tới chủ quyền lãnh thổ.
'Nhượng bộ Trung Quốc'
Đài
Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông chủ tịch dặn dò các chiến sỹ biên phòng
Đàm Thủy, đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ khu vực thác Bản Giốc, phải
"giữ vững an ninh biên giới".
Thác
Bản Giốc là một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, được tạo thành từ
một phần của sông Quây Sơn, chia làm hai phần, thác chính và thác phụ.
Theo
thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn
trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung
Quốc cùng khai thác.
Việt Nam cũng nhận 1/4 cồn Pò Thoong diện tích chưa đầy 3 ha nằm giữa thác.
Thỏa thuận nói trên khi công bố đã bị một số người phản đối, cho rằng Việt Nam 'nhượng bộ Trung Quốc quá nhiều'.
Tranh
chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975
nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.
Cơ
sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53
cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký
kết hiệp định phân chia biên giới.
Sự
chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương
lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam
nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".
1/4 bãi Tục Lãm ở cửa sông Bắc Luân nay thuộc về Trung Quốc.
Việt
Nam và Trung Quốc đã thống nhất cùng khai thác du lịch thác Bản Giốc
nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa ký được Hiệp định hợp tác khai thác
và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác này.
Dù vậy, tin cho hay phía Trung Quốc đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, khách sạn và đường xá bên phần đất của họ.
Báo
chí Trung Quốc gọi thác này, tên tiếng Trung là Đức Thiên, là một trong
những "cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa", nằm ở
"thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc".
Đầu
năm nay báo Lao động của Việt Nam khi đăng lại tin của Trung Quốc ca
ngợi thác Đức Thiên đã bị khiển trách vì không nói tới chủ quyền của
Việt Nam đối với thác.-Nguồn:Chủ tịch VN thăm thác Bản Giốc-Kêu gọi Việt-Trung đàm phán về Hoàng Sa
Một
chuyên gia hàng đầu về luật Trung Quốc kêu gọi nước này đàm phán với
Việt Nam về Hoàng Sa trong khi đang có quan ngại về an ninh biển giữa
hai nước.
Giáo
sư Jerome Cohen, Giám đốc trường luật Mỹ-Á thuộc Đại học Luật New York,
người được cho là thông hiểu hệ thống tư pháp Trung Quốc và có quan hệ
thân cận với nhiều lãnh đạo nước này, nói giải quyết được tranh chấp
Hoàng Sa với Việt Nam sẽ giảm thiểu đáng kể căng thẳng ở Biển Đông và
khai thông tiến trình thương lượng với các quốc gia khác.
Cho
tới nay, Bắc Kinh vẫn chỉ thừa nhận có mâu thuẫn chủ quyền ở Trường Sa,
và khước từ đề cập tới quần đảo Hoàng Sa với lý do tại đây 'không có
tranh chấp'.
Điều này, theo Giáo sư Cohen, có thể hiểu được vì "nước đi xâm chiếm luôn luôn không muốn thừa nhận là có tranh chấp".
Trong khi đó, báo chí Việt Nam cáo giác tình hình an ninh biển miền Trung Việt Nam 'diễn biến rất phức tạp'.
Báo
Tuổi Trẻ dẫn lời ông Đinh Xuân Thảo, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân
tỉnh Quảng Nam, cho biết hôm 8/12 rằng nhiều tàu cá Trung Quốc vào rất
gần đảo Cù Lao Chàm của tỉnh này và lực lượng Biên phòng Quảng Nam cùng
Biên phòng Đà Nẵng đã cùng tham gia đánh đuổi.
Cù Lao Chàm cách quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, không xa.
'Phải giải quyết'
Trung
Quốc đã chiếm hoàn toàn Hoàng Sa từ năm 1974, và Việt Nam là quốc gia
duy nhất đòi chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo này.
Sau
một thời gian dài dường như né tránh vì sợ ảnh hưởng quan hệ, gần đây
giới chức Việt Nam, mới nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã công khai
nói về việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa.
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa do vậy lại càng mang tính cấp thiết, ít nhất là trong dư luận Việt Nam.
Giáo
sư Jerome Cohen, được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tại Hong
Kong dẫn lời nói hôm 8/12 rằng ông hy vọng thế hệ lãnh đạo mới của Trung
Quốc sẽ tìm cách giải quyết các tranh chấp chủ quyền một cách tích cực
hơn.
Năm tới Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp Đại hội để bầu chọn ra ban lãnh đạo mới.
Theo
ông Cohen, các nhân vật như Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, người được
trông đợi sẽ thay Thủ tướng Ôn Gia Bảo, sẽ đảm nhiệm được thách thức nói
trên một cách nhẹ nhàng hơn giới tiền nhiệm.
Ông nói: "Các nước [trong khu vực] đều lo lắng."
Theo ông, Trung Quốc đã phạm phải sai lầm lớn trong vấn đề Biển Đông và cần phải tìm cách tỏ ra là biết điều hơn trước.
"Tất
cả các bên cần phải đưa ra nhượng bộ, và hãy đưa Trung Quốc ra thử xem
họ có thực sự tin vào một giải pháp hòa bình hay không."
Giáo sư Cohen nhận định: "Có thể họ [Bắc Kinh] thực lòng muốn vậy."
--Anh Quốc với hồ sơ tranh chấp Biển Đông
Ngày
thứ Ba, 6/12/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi Hải Quân
Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh. Lời kêu gọi này được đưa ra trong
bối cảnh có nhiều căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với nhiều nước
láng giềng, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt tại vùng Biển
Đông. Anh, một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ và cường quốc
- Kuwait thăm dò dầu khí ở Nam Côn Sơn — (BBC). - Việt Nam – Campuchia sẽ khởi động đàm phán phân định biển (PLTP).
- Mười hai lần ấy biết bao nhiêu tình (Hẹn nhau SG 2015).
-Trung Quốc và tư tưởng “sùng binh”-TQ đưa tàu ngư chính ra Hoàng Sa-Báo VN nói nên 'vinh danh' chiến sỹ Hoàng Sa--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét