Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure

-Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure 
-Nguồn:-Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure 

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=yzESPBvwuyc

-Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển – Kỳ 23: Tình anh lính biển (Tin tức).Toàn cảnh Không quân Việt Nam trên báo nước ngoài (PN Today).  - Đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng cách nào? (GDVN).  – Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục: ‘Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa’ (VNE). -- Đưa nội dung biển đảo vào sách giáo khoa (TT).  – Sách về biển đảo: trước mắt và lâu dài (SGTT).


Thủ tướng Anh cảnh báo Iran  —  (BBC).  – Anh cảnh cáo Iran (NLĐ/BBC, Reuters).  – ‘Trung Quốc sẽ bảo vệ Iran dù Thế chiến 3 xảy ra’(ĐV/Abovetopsecret). – Iran dọa phóng 150.000 tên lửa trả đũa Israel (LĐ/RT).
-- - Anh sơ tán toàn bộ nhân viên sứ quán, Iran lấy làm tiếc (DT/Reuters).  – Ảnh vệ tinh tiết lộ căn cứ tên lửa bị phá huỷ của Iran (DT).
Thổ Nhĩ Kỳ trừng phạt Syria (DT/BBC).  – Các chiến binh Libya gia nhập phe nổi dậy ở Syria (TTXVN).-- Chảo lửa Trung Đông sôi sục (TQ).
Mỹ và NATO sẽ rút 40.000 quân khỏi Afghanistan (TTXVN).
Bà Clinton bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Myanmar (TT).  – Vấn đề nhân quyền được nêu lên trước chuyến thăm Miến Điện của bà Clinton  —  (VOA).--- Triều Tiên công bố tiến triển về việc làm giàu urani (TTXVN). -Nhìn lại vụ chiếm sứ quán Mỹ tại Tehran năm 1979
Dân Trí
(Dân trí) - Vụ sinh viên Anh xông vào sứ quán Anh tại Tehran ngày hôm qua khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến vụ chiếm sứ quán Mỹ và bắt cóc các nhân viên sứ quán làm con tin trong 444 ngày tại Tehran vào năm 1979. Sứ quán Mỹ đã bị hư hại nặng ...
Anh trục xuất nhân viên ngoại giao IranBBC Tiếng Việt
Dân chúng Anh phẫn nộ về việc đại sứ quán ở Iran bị tấn côngVOA Tiếng Việt
Đại sứ quán Anh tại Iran bị đập phá. Anh sơ tán nhân viên ngoại giaoRFI
Vietnam Plus -Tuổi Trẻ -Thanh Niên-
------
Công an TPHCM ngăn chặn, cấm chiếu phim về Hoàng Sa -Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết, chiều 29-11-2011, tại cafe Ami Art, Khu du lịch Văn Thánh, TPHCM, các ông André Menras Hồ Cương Quyết, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, v.v.. tổ chức chiếu phim Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗ đau mất mát nhưng đã bị các cơ quan chức năng đình chỉ.
Đặc biệt chiều nay có ông David Cyranoski, Biên tập viên chính của Tạp chí Nature, người đã có bài phản biện “đường lưỡi bò” vô lý của các học giả Trung Quốc trên tạp chí này. Dưới đây là hình ảnh tại phòng chiếu phim.

.-Nguồn:
Công an TPHCM ngăn chặn, cấm chiếu phim về Hoàng Sa


-- Mỹ gồng mình lên chống lại Trung Quốc TIN TỨC HÀNG NGÀY -
Michael Richardson
Thời báo Canberra
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
TQ chạy thử hàng không mẫu hạm lần hai - (BBC) -Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc ra khơi lần thứ hai trong tuần này sau quá trình kiểm tra và tân trang.
Âu Minh Dũng tường thuật từ Tokyo
Tuesday, 22 November 2011 11:11
Chuyện Tôn Vũ (Nguyễn Thông).-----

CON EM CÁCH MẠNG

Nguồn: Jeremy Page - WSJ Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ- 26.11.2011
Buổi tối đầu năm nay, một chiếc Ferrari màu đỏ ngừng lại trước nơi cư trú của Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, bước ra khỏi xe trong bộ dạ phục là con trai của một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.
Ngươì khách được mời đến: Bạc Qua Qua (Bo Guagua) 23 tuổi. Anh có hẹn ăn tối với cô con gái của Jon Huntsman, người khi ấy là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.
Dẫu sao, chiếc xe ấy cũng là một điều ngạc nhiên. Vì Bạc Hy Lai, cha của người cầm lái đang ở giữa một chiến dịch gây tranh cãi, muốn làm sống lại tinh thần Mao Trạch Đông thông qua hàng loạt các khúc ca cách mạng, thường được gọi là những bài "nhạc đỏ". Ông ra lệnh cho các sinh viên và cán bộ đang làm việc ở các trang trại phải kết gắn bó với các vùng nông thôn. Trong khi đó, con trai ông, lại đã lái một chiếc xe màu đỏ cờ Trung Quốc trị giá hàng trăm ngàn đô la, trong một đất nước có các hộ gia đình thu nhập trung bình năm ngoái vào khoảng 3.300 USD.

Chương kịch tuồng này, có liên quan đến nhiều người quen thuộc với nó, là triệu chứng của một thách thức đang đối mặt với Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ đang cố gắng duy trì tính hợp pháp của mình trong một xã hội đầy đủ thông tin và yêu cầu ngày càng đa dạng. Con cái của các lãnh đạo đảng, thường được gọi là "giới con ông cháu cha" ngày càng trở dễ bị chú ý hơn, thông qua các quyền lợi kinh doanh mở rộng của họ và sự thèm khát đến các thị hiếu sang trọng, vào thời điểm mà mối giận dữ của công chúng đang gia tăng vì các báo cáo về quan chức tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Các phương tiện truyền thông nhà nước miêu tả giới lãnh đạo Trung Quốc sống với các giá trị cộng sản khắc khổ mà họ từng công khai tán thành. Tuy nhiên, khi con cháu của tầng lớp quý tộc chính trị này đục khoét được những vai trò hấp dẫn trong kinh doanh và rơi vào những cái bẫy của sự sang giàu, thì hình ảnh ngày càng lộ diện của họ nâng cao các câu hỏi khó chịu cho một đảng biện minh cho độc quyền quyền lực của mình bằng cách cứ chỉ đến nguồn gốc là một phong trào mang tính công nông của mình.
Tầm nhìn của giới trẻ này có sự cộng hưởng đặc biệt với việc đất nước đi gần đến một sự thay đổi lãnh đạo mười năm mới có một lần vào năm tới, khi một số cô cậu con ông cháu cha lớn tuổi đang được dự kiến sẽ đảm nhiệm các vị trí hàng đầu của Đảng Cộng sản. Tiềm năng đó đã khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc và giới chính trị phải tự hỏi phải chăng là trong thâp kỷ tới đảng sẽ được thống trị bởi một nhóm các gia đình ưu tú,những người kiểm soát phần lớn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và vận dụng được một ảnh hưởng đáng kể trong quân đội.
"Không còn mập mờ nữa, xu hướng ấy đã trở nên rõ ràng" ông Cheng Li, một chuyên gia về giới ưu tú chính trị của Trung Quốc tại Viện Brookings ở Washington nói. "Nhiều người chưa bao giờ từng biết về giới con ông cháu cha này, nhưng hiện nay họ đã trở nên hết sức thế lực về chính trị , có một số mối lo lắng nghiêm trọng về tính hợp pháp của các nhà "quý tộc đỏ". Công chúng Trung Quốc đặc biệt bực bội về sự kiểm soát quyền lực chính trị và của cải kinh tế của giới con ông cháu cha này".
Các nhà lãnh đạo hiện tại bao gồm một số con ông cháu cha, nhưng họ được cân bằng bởi một nhóm đối thủ không cha truyền con nối bao gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, chủ tịch đảng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Tuy nhiên, người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào, dự kiến sẽ là Tập Cận Bình, người phó chủ tịch hiện tại, vốn là con trai của một anh hùng cách mạng, và sẽ là bậc vương hầu đầu tiên nằm được chức vụ hàng đầu của đất nước. Nhiều chuyên gia về chính trị Trung Quốc tin rằng ông đã tạo dựng được một liên minh không chính thức với các cô cậu con ông cháu cha từng là các ứng cử viên cho việc thăng thưởng.
Trong số đó liên minh đó là ông Bạc lớn, người cũng là con trai của một nhà lãnh đạo cách mạng. Theo những người thường xuyên tiếp xúc với ông, ông thường nói về những mối quan hệ thân thiết của mình với gia đình ông Tập. Con gái Tập Cận Bình hiện đang là một sinh viên tại đại học Harvard, nơi con trai của ông Bạc là một sinh viên tốt nghiệp tại Kennedy Shcool of Government.
Bạc Hy Lai, đã là một trong 25 thành viên Bộ Chính trị, là người về đầu để được thăng tiến đến Uỷ ban Thường Vụ, bộ phận tạo quyết định cao nhất. Ông đã không trả lời yêu cầu bình phẩm và con trai của ông cũng không đáp ứng với những yêu cầu qua email và bạn bè.
Trò hề của con em một số quan chức đã trở thành một chủ đề nóng trên Internet ở Trung Quốc, đặc biệt trong những người dùng micro-blogs giống như Twitter, vốn khó khăn hơn cho việc kiểm duyệt, theo dõi ngăn chặn trên Web bởi vì thông tin ấy di chuyển rất nhanh. Vào tháng Chín, người sử dụng Internet nhìn thấy rằng cậu con trai 15 tuổi của một vị tướng là một trong hai thanh niên trẻ đã đâm chiếc BMW của mình vào một chiếc xe hơi khác ở Bắc Kinh, sau đó còn đánh người lái xe và cảnh cáo người xem không được gọi cảnh sát.
Một cuộc náo động đã xảy ra sau đó, và cậu con vị tướng đó đã bị gửi đến một cơ sở cải huấn trong một năm, theo như báo cáo từ phương tiện truyền thông nhà nước.
Lẽ ra các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc không được hưởng sự giàu có và cả các kinh doanh để bổ sung thêm vào tiền lương khiêm tốn của mình, được cho là vào khoảng 140.000 nhân dân tệ (22.000 USD) một năm cho một bộ trưởng. Thân nhân của họ được phép làm kinh doanh miễn là họ không được lợi nhuận từ các kết nối chính trị của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn gốc giàu có của các gia đình thường không thể để theo dõi được.
Năm ngoái, qua internet người Trung Quốc biết được rằng con trai của cựu phó chủ tịch của đất nước và là cháu nội của một cựu chỉ huy Hồng quân đã mua một ngôi biệt thự trước bến cảng trị giá 32.4 triệu ở Úc. Anh ta đã đệ đơn xin giấy phép phá bỏ ngôi biệt thự cổ đó để xây dựng một biệt thự mới, với hai hồ bơi kết nối qua một cái thác nước.
Nhiều cô cậu con ông cháu cha tham gia kinh doanh hợp pháp, nhưng ở Trung Quốc ai cũng biết rằng họ hưởng được các lợi thế bất công trong một hệ thống kinh tế mặc dù theo đuổi chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn do nhà nước thống trị và không hề cho phép công chúng giám sát những quyết định quan trọng.
Nhà nước sở hữu tất cả các ngành công nghiệp chiến lược đất đai và đô thị, cũng như các ngân hàng, vốn đã chia các khoản vay cực lớn cho các công ty nhà nước. Trong chính trị, các chiến lợi phẩm lớn ấy có thể tận dụng những quan hệ kết nối cá nhân và uy tín gia đình để bảo đảm nguồn tài nguyên, sau đó huy động được các mạng lưới tương tự để bảo vệ chúng.
Năm ngoái, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng đã thừa nhận vấn đề này với một cuộc thăm dò cho thấy 91% số người được hỏi tin rằng tất cả các gia đình giàu có ở Trung Quốc đều có nguồn từ chính trị. Li Kim Hoa, một cựu kiểm toán viên, đã viết trên một diễn đàn trực tuyến rằng sự giàu có của thành viên các gia đình quan chức "là những gì công chúng mà công chúng bất mãn nhất".
Một vương hầu tranh cãi lại quan niệm cho rằng, cô và các bạn đồng trang lứa được hưởng lợi từ nguồn gốc "đỏ". "Là con em từ một gia đình chính phủ nổi tiếng không hề giúp tôi được thuê nhà rẻ hơn hoặc hưởng được ưu đãi tài chính gì từ các ngân hàng hoặc bất kỳ hợp đồng nào của chính phủ", Ye Mingzi, một nhà thiết kế thời trang 32 tuổi và là cháu gái của người sáng lập Hồng quân, cho biết trong một email. "Sự thực" cô nói, "con em các gia đình chính phủ chủ yếu bị giám sát rất khe khắt. Hầu hết đều rất cẩn thận để tránh cả đến việc thể hiện một sự thiên vị không đúng chỗ".
Trong vài thập kỷ đầu tiên sau cuộc cách mạng 1949 của Mao, đa số con em các lãnh tụ Cộng sản đều không lộ diện, lớn lên trong các khu nhà tường cao che phủ và tham dự trường Nam trung học ưu tú Bắc Kinh số 4, nơi các bậc cha anh như ông Bạc và một số các nhà lãnh đạo hiện hành khác từng theo học.
Trong những năm 1980 và 90, các vương hầu đi ra nước ngoài để theo học bậc hậu đại học, sau đó thường tham gia vào các công ty nhà nước, cơ quan chính phủ hoặc ngân hàng đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Nhưng chủ yếu họ đều duy trì một sự xuất hiện rất kín đáo trước công chúng.
Hiện nay, gia đình các nhà lãnh đạo Trung Quốc gửi con cái của họ ra nước ngoài ở độ tuổi còn trẻ hơn thế, và thường cho theo học các trường tư hàng đầu ở Mỹ, Anh, Thụy Sĩ để đảm bảo rằng sau đó chúng có thể nhập học các trường đại học tốt nhất của phương Tây.
Các Cô Cậu trong độ tuổi 20, 30 và 40 ngày càng chiếm những vị trí nổi bật trong thương mại, đặc biệt là trong cổ phần tư nhân, cho phép họ tối đa hóa lợi nhuận của mình và cũng cho họ được tiếp xúc thường xuyên với các tầng lớp doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế.
Các cô cậu con ông cháu cha trẻ tuổi thường được nhìn thấy giữa đám người mẫu, diễn viên và các ngôi sao thể thao, giới thường tập trung tại một dọc các night clubs cạnh sân vận động Công nhân ở Bắc Kinh để khoe chiếc những chiếc Ferrari, Lamborghini và Maserati. Những cô cậu khác đã được phát hiện đang nói chuyện kinh doanh với xì gà và rượu cổ Trung Quốc ở những địa điểm độc quyền như Mao Đài Club, trong một ngôi nhà lịch sử gần Tử Cấm Thành.
Vào một buổi chiều gần đây tại một câu lạc bộ đánh khúc côn cầu mới ở ngoại ô Bắc Kinh, do cháu nội của một Phó Thủ tướng trước đây lập nên, các cầu thủ Argentina cưỡi trên lưng ngựa nhập khẩu được mang ra trong một cuộc tranh tài triển lãm cho các thành viên tiềm năng xem.
"Chúng tôi đang mang khúc côn cầu giới thiệu với công chúng, đúng ra không chính xác là cho công chúng" một nhân viên nói. "Người đàn ông đàng kia là con trai của một vị tướng quân đội Còn ông nội của cậu kia là thị trưởng thành phố Bắc Kinh".
Các cô các cậu cũng đang trở nên ngày càng được nhìn thấy ở nước ngoài. Cô Ye, nhà thiết kế thời trang, được lên trang trong một ấn bản gần đây của tạp chí Vogue cùng với Wan Baobao, một nhà thiết kế đồ trang sức là cháu gái của một cựu Phó Thủ tướng.
Nhưng chỉ Bạc Qua Qua là nhân vật nổi bật giữa các cô cậu trẻ. Không một cô cậu nào của một thành viên Bộ Chính trị đang tại chức từng có một hình ảnh ồn ào cả ở trong và ngoài nước như thế.
Uy thế gia đình của anh có từ thời Bạc Nhất Ba, người đã giúp lực lượng của Mao Trạch Đông giành chiến thắng, để rồi đã bị thanh lọc trong cuộc Cách mạng Văn hóa 1966-1976. Cuối cùng Bo Yibo đã được phục hồi, và con trai của ông, Bạc Hy Lai, là một ngôi sao đang lên trong đảng năm 1987 khi Bo Guagua được sinh ra.
Theo các bạn bè cho biết, cậu bé lớn lên trong một môi trường riêng biệt - khép kín sau các khu rào kín có người canh gác, di chuyển đây đó có tài xế lái, ăn học một phần từ các giáo viên kèm riêng và một phần tại trường Jingshan uy tín ở Bắc Kinh.
Năm 2000, cha của anh, khi ấy là thị trưởng thành phố phía đông bắc của Đại Liên, đã gửi cậu con trai 12 tuổi của mình đến một trường học ở Anh quốc nang tên Papplewick, theo trang web của trường này thì hiện nay chi phí học là 22.425 Bảng Anh (khoảng 35,000 USD) một năm.
Khoảng một năm sau đó, cậu bé trở thành người đầu tiên từ Trung Quốc đại lục theo học trường Harrow, một trường học tư nhân độc nhất của nước Anh, mà theo trang web của trường, học phí hiện nay là 30,930 Bảng mỗi năm.
Vào năm 2006, khi cha là Bộ trưởng thương mại Trung Quốc, anh Bạc đã đến Đại học Oxford để theo học về triết học, chính trị và kinh tế. Chi phí hiện tại vào khoảng 26.000 bảng Anh một năm. Chương trình học hiện nay của anh tại Trường Harvard Kennedy có chi phí khoảng 70.000 USD một năm.
Với một nền giáo dục uy tín như thế này tại nước ngoài, với tổng chi phí vào khoảng 600000 USD vào thời giá hiện tại, một câu hỏi đã được nêu lên là làm thế nào anh đã trả nổi tiền học. Giới bạn bè cho biết rằng họ không biết, mặc dù cho rằng mẹ của anh Bạc đã trả với là nhờ các khoản thu nhập từ sự nghiệp pháp lý của mình. Tuy nhiên, công ty luật của bà từ chối bình luận chi tiết.
Trong các phương tiên truyền thông Trung Quốc, Bạc Qua Qua đã được trích dẫn rằng anh đã giành được học bổng toàn phần từ năm 16 tuổi trở đi. Các trường Harrow, Oxford và Kennedy nói rằng họ không thể nhận xét gì về các nhân của một sinh viên.
Chi phí ăn học là một chủ đề nóng giữa các thành viên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, nhiều người trong số họ không hài lòng với chất lượng của các trường ở Trung Quốc. Nhưng chỉ những người tương đối giàu có mới có thể gửi con cái của họ ở nước ngoài để đi học.
Đối với những người khác, lối sống buông thả của Bạc Qua Qua là đáng tranh cãi. Những hình ảnh của anh ta tại các sự kiệ xã hội ở Oxford - trong một trường hợp anh để ngực trần, dịp khác lại trong một bộ dạ phục hay kiểu cách cầu kỳ đã được lưu hành rộng rãi trực tuyến.
Theo bạn bè của anh cho biết, trong năm 2008, Bạc đã giúp tổ chức cái được gọi là Buổi Khiêu vũ Đường tơ lụa, trong đó bao gồm một pha trình diễn bởi các nhà sư võ thuật từ ngôi chùa Thiếu Lâm Trung Quốc. Anh cũng mời cả Jackie Chan, ngôi sao điện ảnh kung fu Trung Quốc, đến nói chuyện tại Oxford và có lúc ca hát với anh ta trên sân khấu.
Năm sau, Bạc đã được vinh danh là "Một trong Mười Nhân vật trẻ Nổi bật nhất Trung Quốc" ở London bởi một nhóm mang tên là Liên đoàn Thanh niên Trung Quốc. Anh cũng là cố vấn cho Oxford Emerging Markets, một công ty được thành lập bởi các sinh viên tốt nghiệp đại học Oxford để khám phá "đầu tư và triển vọng nghề nghiệp tại các thị trường mới nổi", theo như thông tin từ trang web của công ty này.
Năm nay, hình ảnh lưu trên trực tuyến của anh Bạc là một kỳ nghỉ ở Tây Tạng với vương tử Trần Hiểu Đan, một phụ nữ trẻ có cha đứng đầu Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và là một nhà cách mạng nổi tiếng. Các hình ảnh ấy dẫn đến kết quả là một loạt các tin đồn dồn dập, cùng những lời chỉ trích trên Internet về việc cả hai cô cậu rõ ràng đi du lịch với một công an hộ tống. Cô Trần đã không trả lời các yêu cầu bình luận qua email và Facebook.
Khi được hỏi về chuyện tình lãng mạn rõ ràng của con trai mình tại một cuộc họp báo trong cuộc họp quốc hội năm nay, Bạc Hy Lai trả lời một cách bí ẩn: "Tôi nghĩ rằng đó là chuyện của thế hệ thứ ba - thế chẳng phải là hiện nay chúng ta đang nói về dân chủ hay sao ?"
Các bạn bè nói rằng gần đây anh Bạc trẻ từng cân nhắc nhưng cuối cùng đã quyết định từ bỏ việc rời trường Harvard để làm việc trong một mạng web mới khởi động trên internet mang tên guagua.com. Tên miền này được đăng ký một địa chỉ ở Bắc Kinh. Nhân viên tại địa chỉ đó đã từ chối không tiết lộ bất cứ điều gì về doanh nghiệp này. "Đó là một bí mật," một người đàn ông trẻ giữ cửa đã trả lời.
Theo giới bạn bè, không rõ là anh Bạc sẽ làm sau khi tốt nghiệp và liệu anh có thể để duy trì một vị trí cao nếu cha mình thúc đẩy. Anh ta đã nói trong một bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh trong năm 2009 rằng anh muốn "phục vụ nhân dân" trong lãnh vực văn hóa và giáo dục, theo Tờ Tin Cuối tuần Phương Nam, một tờ báo tại Trung Quốc.
Tờ báo cho biết, anh từ bỏ một sự nghiệp chính trị nhưng trong việc trả lời các câu hỏi của sinh viên đã cho thấy một số uy tín và mâu thuẫn của cha mình. Khi được hỏi về những hình ảnh tiệc tùng của mình tại Oxford, anh đã trích dẫn lời Chủ tịch Mao nói rằng "bạn cần phải có một đời nghiêm túc và một đời sống động" và đã tiếp tục thảo luận về việc là một thành phần quý tộc mới của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào.
"Những việc như lái một chiếc xe thể thao chẳng hạn, tôi biết quý tộc Anh không chảnh như thế" anh nói. "Các quý tộc thực sự tuyệt đối không làm điều đó, nhưng đấy là những chuyện không quan trọng".

CON EM CÁCH MẠNG

-

GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC MẤT ĐOÀN KẾT TRƯỚC THỜI KỲ MỚI 11/30/2011 - 03:09

Nhưng giờ đây đã có những dấu hiệu của một cuộc tranh luận nội bộ về hướng đi kinh tế và xã hội của đất nước, trong khi ngày càng có nhiều những bất an và quan tâm đến viễn cảnh kinh tế. Một số xem đây là một lựa chọn giữa mô hình “Trùng Khánh” và mô hình “Quảng Đông”. “Hiện tượng phi thường này bắt nguồn những vấn đề xã hội tại Trung Quốc đã lên đến cực điểm,”
Việt-Trung hội thảo lý luận lần 7 giữa hai Đảng (VN+ 28-11-11) -thd- Đề nghị mổ xẻ vấn đề độc lập dân tộc và "lợi ích cốt lõi"
-Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành sự rạn nứt? -anhbasam: Kan Zhong Guo
Quốc Trung dịch
-
(Phân tích của một nhà văn mạng vốn xuất thân từ gia đình cán bộ cao cấp)
Tam Muội:  “Tây Bộ luận” không thể giúp Đảng cộng sản Trung Quốc kéo dài chút hơi tàn.
Mới đây, trong số mới nhất của tờ tuần san “Phượng hoàng” có đăng bài viết “Tây Bộ luận” của trung tướng Lưu Á Châu, chính ủy Đại học quốc phòng, nhà văn, đoạn cuối bài viết có lời dự báo trung Quốc sẽ “chắc chắn chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ trong vòng 10 năm nữa”. Bài viết vừa xuất hiện đã dẫn đến sự chú ý cao độ của dư luận trong và ngoài nước. Phải chăng trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành sự rạn nứt?  Liệu có phải người ta vẫn đang còn nuôi hy vọng một người nào đó lên cầm quyền sẽ có sự cải cách thể chế chính trị? Trong mục “Lời nói của các nhân vật nổi tiếng trong ngoài nước” hôm nay, chúng tôi có mời nhà văn mạng, vốn xuất thân từ gia đình cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa ra những lời phân tích. Xin mời nhà văn Tam Muội.

——————
Tam Muội: Xin chào quý thính giả, tôi là nhà văn mạng có bút danh Tam Muội, sống ở Chicago, Mỹ. Hôm nay tôi muốn nói với các bạn về một bài viết cũ tên là “Tây Bộ luận” của trung tướng Lưu Á Châu đăng trên tuần san “Phượng hoàng”. Bài viết này có người nói viết từ 10 năm trước, có người nói viết từ 6 năm trước, có nghĩa đại để là từ 6-10 năm trước. Trong bản mới công bố lần này, ông ta có thêm một số ý, trong đó có một đoạn được công chúng trong và ngoài nước đón nhận, ông ta nói thế này: Trong vòng 10 năm nữa, một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ phải xảy ra, Trung Quốc sẽ có một sự biến đổi to lớn. Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho, chúng ta không còn có đường lùi.
Đây chính là đoạn mà tôi muốn phân tích, chúng ta không nên nuôi mộng tưởng lớn lao gì về lời nói này. Lời này thực tế vẫn còn một vài vấn đề không thể vượt qua nổi thách thức, vậy chúng ta hãy cùng nhau phân tích. Điều đầu tiên không thể vượt qua nổi sự thách đố chính là ông ta đã đứng trên lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc để nói lời này, bởi vì ông ta nói: “Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho, chúng ta không có đường lùi”. “Chúng ta” trong câu ấy chính là chỉ Đảng, Lưu Á Châu cũng coi mình thuộc trong số đó.
Khi nói: “Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho”, ông ta cho rằng, đây là sứ mệnh trao cho Đảng chúng tôi, có nghĩa bà con dân chúng cứ ngồi đợi đấy, không có phần cho bà con đâu. Thái độ và lập trường của ông ta chính là kiểu như thế. Ông ta nói vậy, thực tế tôi muốn hỏi thêm một chút, và chúng ta cũng nên suy ngẫm sâu hơn một chút, là nếu như đây là sứ mệnh của Đảng Cộng sản, thì chúng tôi muốn hỏi: Đảng Cộng sản là một đảng không chịu bất kỳ sự cân bằng quyền lực nào, nó là một chính đảng độc tài, độc đảng, như vậy liệu nó có thể tự cải cách được không? Liệu nó có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để chuyển thành chế độ dân chủ được hay không? Chúng ta cần đặt ra câu hỏi này với người đã nói những lời trên. Thực tế là không thể. Cho nên, lời nói của ông ta là hết sức mâu thuẫn, là không rõ ràng.
Điều không thể vượt qua nổi thách đố thứ hai là ở câu này: “Một cuộc chuyển đổi hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ”, câu này cũng không vượt qua nổi sự soi xét. Thực tế, 20 năm trước, cả Đông Âu và Liên Xô đều đã trải qua một sự kiện lịch sử chuyển hình thái chính trị hết sức to lớn. Lịch sử đã chứng minh tiền đề để chuyển từ chế độ cực quyền cộng sản sang chế độ dân chủ là Đảng Cộng sản cùng chính phủ cực quyền của nó phải sụp đổ trước đã, thì mới có thể thiết lập được chế độ dân chủ. Luận điểm này đã được chứng minh bằng sự chuyển đổi hình thái ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Như Liên Xô cũng là sau khi Đảng Cộng sản sụp đổ thì dân chúng mới thiết lập chế độ dân chủ, tình trạng ở các nước Đông Âu cũng như vậy. Cho nên, lời của Lưu Á Châu thực sự là có kẽ hở. Lưu Á Châu không phải không biết được tình hình ấy, vậy nên ông ta đã liền đổi cực quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc thành uy quyền. Trên thực tế, chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính phủ cực quyền, ông ta bèn nói: “Một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ”, cái cách ôngg ta đổi nền thống trị cực quyền thành nền thống trị uy quyền như vậy thực ra chính là một thủ pháp thay xà đổi cột. Chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là thống trị uy quyền. Chúng ta đã biết được sự khác biệt giữa chế độ cực quyền với chế độ uy quyền là gì nào?
Là chế độ uy quyền dành một không gian tự do nhất định cho xã hội dân chúng, dân chúng có thể tự làm báo, có báo dân làm. Chẳng hạn, Đài Loan do Quốc Dân đảng thống trị trước đây là một chế độ uy quyền, nó không phải là chế độ cực quyền. Chúng ta cần làm rõ các khái niệm về phương diện này, bởi vì khi Đảng Cộng sản tuyên truyền, khi chống lại Quốc Dân đảng ở thập niên 30, 40, họ nói Quốc Dân đảng độc tài thế nọ thế kia. Tuy Quốc Dân đảng cũng độc tài, nhưng là thứ độc tài của uy quyền. Thời thập niên 30, 40, dân chúng đã có tới gần 500 tờ báo dân làm ở Trung Quốc đại lục. Khi ấy, một mình ông tôi cũng làm được báo, còn mở được cả hãng tin (news agency), báo của ông tôi có tên là “Tiểu công báo”, ông bắt đầu làm tờ báo này vào năm 1937. Thế là từ năm 1937 trước đây mà ông còn mở được hãng tin, gọi là “Tiệp Văn thông tấn xã”. Bà tôi cũng thường viết các bài phê phán Tưởng Giới Thạch, phê phán chính phủ Quốc Dân đảng trên báo. Đó là ở thời thập niên 30, 40,  dân chúng khi ấy đã có được tự do ngôn luận và tự do thông tin, ở một chừng mực nhất định, nhưng không phải là mở rộng hoàn toàn.
Nhưng điểm khác của chính phủ cực quyền là ở chỗ, nó không cho bạn tự do hoàn toàn. Vào đầu thập niên 1950, khi Đảng Cộng sản vừa xây dựng chính quyền, Trần Vân đã nói câu này: Chúng ta phải tiếp thu những bài học của Quốc Dân đảng, Quốc Dân đảng chính vì đã cho dân tự do ngôn luận và tự do thông tin nên mới bị mất chính quyền, chúng ta phải bóp chết tự do ngôn luận của nhân dân từ trong trứng nước, không cho họ có được một chút nào, nếu cho là chính quyền của anh sẽ mất ổn định. Vì thế, sự khác biệt giữa chế độ cực quyền với chế độ uy quyền nằm ở đó. Nhưng Lưu Á Châu thì lại đổi sự thống trị của chế độ cực quyền thành thống trị uy quyền, ông ta bèn nói là “một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ”, đó chính là thủ pháp thay xà đổi cột của ông ta.
Ông ta đổi như vậy cũng giống như kiểu chúng ta bao giờ cũng nói phê bình nhưng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì không thể nói, hãy để cho nó chuyển hình thái, đó là bảo cọp lột da, đổi như vậy thì chẳng khác nào ông ta đổi hổ thành mèo vậy, là tránh được mối hiềm nghi bảo cọp lột da vậy, chẳng khác nào Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chuyển hình thái một cách ngoan ngoãn như con mèo sao? Điều này là không thể, bởi câu nói ấy vẫn là một lời nói suông, ngoài chuyện gây hiểu lầm ra, tôi chẳng thấy có tác dụng gì khác. Tôi vừa mới nói đến chuyện xã hội uy quyền dành cho dân chúng một không gian tự do nhất định, bởi vì một khi có được không gian tự do nhất định, sẽ khiến cho chế độ uy quyền có thể chuyển hình thái sang chế độ dân chủ một cách hòa bình, đó chính là sự khác nhau giữa nó với chế độ cực quyền.
Chế độ cực quyền không dành cho dân chúng một chút không gian tự do trong truyền thông, cho nên nó không có tiền lệ không sụp đổ mà lại chuyển hình thái. Còn sự chuyển hình thái từ chế độ uy quyền sang chế độ dân chủ thì đã có rất nhiều tiền lệ, chẳng hạn Đài Loan chính là một ví dụ chuyển hình thái từ chế độ uy quyền sang chế độ dân chủ, ngoài ra, Nam Phi cũng chuyển hình thái từ chế độ uy quyền sang chế độ dân chủ. Sự thống trị của chế độ uy quyền cũng khá tàn khốc, cũng tàn sát dân chúng. Ví dụ ở Nam Phi, khi dân chúng chống đối, chính phủ cũng từng tàn sát, nhưng điều này không có nghĩa là nó không thể chuyển hình thái một cách hòa bình, chế độ uy quyền là có thể chuyển hình thái một cách hòa bình. Chẳng hạn như, sau khi chính quyền Nam Phi tàn sát dân chúng, các tờ báo do dân làm lập tức công bố chân tướng của vụ tàn sát lên mặt báo cho cả thế giới biết, đã có sức mạnh đối trọng nhất định, có sức mạnh giám sát nhất định trước tội ác của chính phủ. Truyền thông tự do của dân chúng tuy ít ỏi, nhưng bao giờ nó cũng ở thế đối trọng với quan chức, cho nên sẽ có sự tác động qua lại lành tính giữa quan chức với dân chúng. Đây là những điều kiện cụ thể để chế độ uy quyền có thể chuyển hình thái sang chế độ dân chủ một cách hòa bình, song chế độ cực quyền lại không có được những điều kiện ấy.
Có người sẽ hỏi, ông nói chế độ cực quyền không thể chuyển hình thái sang chế độ dân chủ một cách hòa bình, trong lịch sử cũng chưa từng có tiền lệ, vậy nó cũng có thể dành cho dân chúng quyền tự do làm báo, dành cho một không gian tự do nhất định, như thế chẳng phải là chuyển thành uy quyền rồi sao? Uy quyền sẽ lại chuyển thành dân chủ? Sẽ không đâu, bởi vì nó chỉ cần mở cánh cửa ra một cái thì lập tức sẽ bị sụp đổ ngay, bởi vì chế độ cực quyền đã mang nợ máu quá nhiều, chẳng hạn Đảng Cộng sản Trung Quốc là một ví dụ hết sức điển hình, chỉ cần nó mở cánh cửa tự do truyền thông ra một cái là sẽ bị sụp đổ rất nhanh chóng, tự nó biết hết sức rõ điểm này. Chẳng hạn như Mikhail Gorbachev, mới đầu không nghĩ là Đảng Cộng sản sẽ đổ, mà chỉ đề xướng tính công khai, dành cho dân chúng một không gian tự do nhất định. Ông không ngờ chính vì đã dành cho thứ ấy mà Liên Xô đã lập tức tan rã. Đây cũng là chỉ sau khi Đảng Cộng sản đã sụp đổ thì mới có thể chuyển biến thành chế độ dân chủ.
Điều thứ ba chính là, Lưu Á Châu thực ra thuộc phái cứu đảng, đã nhìn thấy mọi vấn đề của Đảng cộng sản, nhưng chưa có nhận thức triệt để về Đảng Cộng sản. Chúng ta biết Liên Xô dưới thời thống trị cực quyền đã xuất hiện một loạt nhà văn và trí thức có ý thức độc lập và tư tưởng tự do, như nhà vật lý hạt nhân Andrei Sakharov, nhà văn Solzhenitsyn ở quần đảo Gulag, còn có  cuốn sách “Không chỉ dựa vào bánh mì” của tác giả Dudintsev, cuốn sách “Hãy để lịch sử chứng minh” của tác giả (?)  (nguyên văn:         梅德维捷夫, chưa tìm được nguyên ngữ: ND), ngoài ra còn có Maksimov là nhân vật chống cộng được phương Tây tôn vinh, và còn rất nhiều, như vậy là dã xuất hiện một loạt chiến sĩ theo chủ nghĩa tự do như thế. Song ở Trung Quốc không có, ở Trung Quốc hiện tại cũng chưa xuất hiện một loạt nhà văn và trí thức có tư tưởng tự do như vậy, rất nhiều nhà văn và trí thức có ý thức tự do đứng trên lập trường của Đảng Cộng sản vẫn nói cho Đảng Cộng sản, vẫn nghĩ và trăn trở cho Đảng Cộng sản. Lưu Á Châu tuy có nói những lời phải cần dân chủ, nhưng vẫn là đứng ở vị trí của đảng để nói.
Thực ra luận điểm của tôi là, nếu Trung Quốc chúng ta không có được tư duy phủ định Đảng Cộng sản triệt để của các trí thức Liên Xô ngay từ đầu, nếu như không có được ý thức chỉ khi Đảng Cộng sản  sụp đổ thì mới có thể thiết lập được chế độ dân chủ, thì chỉ nói suông về cải cách chính trị và về dân chủ, thực chất cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đảng Cộng sản luôn nói về dân chủ, trong Đại hội Đảng XIV cũng nói phải cải cách chính trị, trước Đại hội Đảng XIV đã nói tới cải cách chính trị, trong Đại hội Đảng XV lại nói phải cải cách chính trị, trong Đại hội Đảng XVI lại nói phải cải cách chính trị, cho đến Đại hội Đảng XVII vẫn còn nói, hiện giờ vẫn còn đang nói. Thực ra chính là để cho bà con nuôi hi vọng, chờ đợi.
Thể nào cũng có những người khác nói ra, Lưu Á Châu cũng nói ra. Nếu như không phủ định triệt để Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì nói những lời ấy cũng chỉ là nói suông. Cho nên, khi nhận biết lời nói của một người, chúng ta phải xem anh ta đứng trên lập trường của nhân dân để nói, hay là đứng trên lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc để nói. Trướ c đây ít lâu cũng đã xuất hiện nhân vật Tân Tử Lăng gì đó, cũng nói về vấn đề này vấn đề nọ của Đảng Cộng sản, rồi cuối cùng ông ta bảo, tôi sẽ hiến cho Đảng Cộng sản 3 kế sách là sẽ sửa đổi được. Ông ta cũng ra một cuốn sách ở Hồng Kông, tên là “Ba kế sách cho Đảng Cộng sản Trung Quốc” gì đó, ông ta còn trả lời phỏng vấn các nhà báo Hồng Kông, nói: “chúng tôi thuộc phái cứu đảng”. Ông ta đã nói, chúng tôi thuộc phái cứu đảng một cách công khai như vậy, đã đứng trên lập trường của Đảng Cộng sản để nghĩ kế sách cho Đảng Cộng sản như vậy, thì tức là đã sợ Đảng Cộng sản mà không cải cách thì đổ mất, nguyện vọng của bản thân ông ta là không muốn cho Đảng Cộng sản bị sụp đổ. Đó là điều khác với các nhân sĩ tự do ở hải ngoại chúng ta, chúng ta cho rằng chỉ khi Đảng Cộng sản đổ thì người dân mới có hy vọng, Trung Quốc mới có hy vọng, nền dân chủ của Trung Quốc mới có thể thiết lập, ở đây có một sự khác biệt rất lớn. Cho nên tôi nghĩ như thế này, tôi luôn theo dõi các bài nói của những nhân vật ở cấp tương đối cao trong Đảng Cộng sản, còn có những trí thức nữa ở trong nước, tôi đang tìm dấu vết của những trí thức này.
Bởi vì tôi cũng xuất thân từ gia đình cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi cũng đã từng ngẫm nghĩ rất lâu về nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyển biến là cả một quá trình. Tôi cùng một số cán bộ cao cấp trong nước cũng nhận thức được, tôi có cảm giác những trí thức trong nước ấy còn có những nhân vật cao cấp không có tư tưởng tự do, bao gồm cả Lý Thận Chi, đây là nhân vật tướng lĩnh luôn được tôn lên rất cao ở Trung Quốc, được cho là người theo chủ nghĩa tự do. Tôi quen ông ta, biết ông ta từ năm 7 tuổi, hồi nhỏ tôi là hàng xóm của ông ta, tôi chơi rất thân với con gái ông ta, bạn bè tôi thường sang nhà ông ta chơi. Tôi muốn nói rõ điểm này, đó là nếu như nhận thức của Lý Thân Chi còn bị hạn chế, thì những trí thức khác đã vượt qua được ông ta chưa? Mọi người cho rằng, tư tưởng của những người như Lý Nhuệ, Tân Tử Lăng, Tạ Thao, Đỗ Quang, Đỗ Đạo Chính… là có tư tưởng tự do, nếu cho rằng bọn họ đều có ý thức độc lập và tư tưởng tự do, thì tôi lại không cho là như vậy, bởi vì họ vẫn chưa phủ định triệt để Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tôi không có ý nói, hải ngoại muốn những nhân vật ấy ở trong nước công khai phủ định Đảng Cộng sản Trung Quốc, xưa nay tôi vẫn kêu gọi, nếu như bất hợp tác, thì cũng giống như trường hợp Gandhi ở Ấn Độ đã không hợp tác hành động. Không hợp tác hành động có nghĩa là bạn đã nghĩ thay cho họ, nói thay cho họ. Một là bất hợp tác, hai là có thể giữ im lặng. Nhưng tôi cho rằng tư tưởng của những người này thực sự triệt để, họ vẫn trăn trở vì Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện nay người ta cho rằng Lý Thận Chi là người có đầu óc cởi mở nhất, tôi có dịp tiếp xúc với ông ta vào năm 1985, đã tới nhà ông ta chuyện trò, khi ấy ông ta nói với tôi: Tôi sẽ không chống Đảng. Đến năm 1989, sau vụ “4 tháng 6” Đảng Cộng sản Trung Quốc tàn sát học sinh, tôi đã ra hải ngoại, tôi cảm thấy tư tưởng của ông ta có phần thay đổi, nhưng đến năm 1999, sau khi đọc “Mưa gió tơi bời 50 năm” (nguyên văn:《风雨苍黄五十年》), tôi thấy sự hạn chế trong tư tưởng của ông ta là rất lớn, ông ta vẫn không chống Đảng, cho đến chết ông ta vẫn tin vào K. Marx và F. Engels.
Trong “Mưa gió tơi bời 50 năm”, ông ta vẫn đưa những dẫn chứng kinh điển của Engels, rồi còn khẳng định thêm tư tưởng “tiệm tiến chủ nghĩa” và “ổn định áp đảo tất cả” của Đặng Tiểu Bình. Tôi cho rằng “ổn định áp đảo tất cả” của Đặng Tiểu Bình chính là một cái cớ  để ông ta giết người, “ổn định áp đảo tất cả” của ông ra có thể giết người, nghĩa là có thể làm bất cứ điều gì. “Mưa gió tơi bời 50 năm” là tác phẩm tiêu biểu của Lý Thận Chi, trong nước đề cao rất ghê, hải ngoại cũng đề cao rất ghê. Trong “Mưa gió tơi bời 50 năm”, ông ta còn nói: “Vì sao Giang Trạch Dân không noi theo gương Đặng Tiểu Bình, cất bước lại từ đầu, từ cái điểm mà Đặng Tiểu Bình đã buộc phải nhượng bộ vì hạn chế lịch sử, mở ra một cục diện mới cho cải cách chính trị của Trung Quốc?”. Khi ấy, ông ta vẫn ký vọng, vẫn ảo tưởng vào Đảng Cộng sản. Thực sự kể từ sau vụ giết người năm 1989 của Đặng Tiểu Bình, sự ảo tưởng ấy ở chúng tôi đã không còn, nghĩa là phủ định triệt để  Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tôi đưa Lý Thận Chi ra là có ý muốn chứng minh rằng, tư duy của Lý Nhuệ và Tân Tử Lăng chưa thể vượt qua được Lý Thận Chi. Có nghĩa là, tôi nhìn thấy tư tưởng của những người này ở trong nước, bao gồm cả Lưu Á Châu và Tân Tử Lăng, đều vẫn bị hạn chế. Tôi cho rằng họ có những lời phát biểu đúng, nhưng về cơ bản vẫn bị hạn chế, đều chưa được như những trí thức ở buổi đầu của Liên Xô, những nhà văn tự do đã phủ định Đảng Cộng sản Liên Xô. Tôi cảm thấy niềm hy vọng của Trung Quốc chính là phải nhận rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhất định phải nhận rõ, một khi đã nhận được rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc, phủ định triệt để Đảng Cộng sản Trung Quốc rồi thì đến lúc ấy, Trung Quốc mới thật sự có hy vọng. Nếu như tất cả mọi người vẫn còn ảo tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, vẫn chưa nhận rõ Đảng cộng sản Trung Quốc, thì việc thiết lập một xã hội dân chủ sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề. Nhất là hiện tại Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn đưa ra rất nhiều lời sáo rỗng, làm lẫn lộn khái niệm, làm rối loạn tư tưởng của chúng ta.
Như lần Giang Trạch Dân gặp nhà báo Mỹ Wallace vào thập niên 1990, khi trả lời câu hỏi của Wallace: Vì sao Trung Quốc vẫn chưa có dân chủ? Giang Trạch Dân nói: “Bởi vì tố chất của người dân Trung Quốc kém, dân chủ phải đến dần dần”. Đây là câu nói của một quan chức cao cấp Trung Quốc đã làm cho người Trung Quốc bị lùn đi. Nếu như Tổng thống Mỹ mà nói như vậy thì người dân Mỹ sẽ phản ứng lại ngay, ông đã làm cho chúng tôi bị lùn đi, đã coi thường chúng tôi. Song ở Trung Quốc thì trái lại, phần đông người Trung Quốc lại đón nhận câu nói này. Không chỉ Giang Trạch Dân nói như vậy, mà rất nhiều lưu học sinh ở hải ngoại cũng nói như vậy, bạn bè tôi ở hải ngoại hễ cứ động đến dân chủ là lại nói phải dần dần, người Trung Quốc tố chất kém, có những người Trung Quốc đã đón nhận câu nói khiến cho chúng ta bị lùn đi của Giang Trạch Dân làm lời của mình như vậy đó, như vậy có khác gì toàn dân Trung Quốc đều nói câu đó.
Tôi cảm thấy rất buồn, làm thế nào để người dân Trung Quốc chúng ta nhận rõ được ý tứ của lời nói này mà không nói theo, mà bất hợp tác với quan chức, để tự chúng ta có tư tưởng của riêng mình. Tôi muốn nói trí thức không hề cởi mở, tự do, độc lập về tư duy như những người ở hải ngoại tưởng tượng, không phải như vậy. Tôi đơn cử ví dụ về Lý Thận Chi là để thuyết minh cho điểm này. Cho nên bản thân chúng ta phải có tư tưởng tự do, phải có ý thức tự do. Thế nào là tư tưởng tự do? Thế nào là ý thức độc lập? Độc lập với ai? Thực tế là độc lập với chính phủ, không phải độc lập với cha mẹ bạn, mà là độc lập với chính phủ, người dân có vai trò giám sát chính phủ, ý thức của bạn, tư duy của bạn đều phải độc lập với nó thì mới có thể giám sát được nó. Đây là một vấn đề. Đây là một điểm mà tôi muốn nói tới.
Còn một điểm nữa, chúng ta vừa nói Đảng Cộng sản Trung Quốc (nguyên văn: Trung cộng”) là một chế độ cực quyền, và chính phủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính phủ cực quyền. Chắc có bạn sẽ nói đó không phải là chính phủ cực quyền, nói nó không cho người dân tự do, vậy mà xã hội Trung Quốc hiện giờ rất tự do đấy chứ, tài xế taxi có thể chửi được cả Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khái niệm tự do ngôn luận không phải là như vậy, khái niệm tự do ngôn luận là nhằm vào chính phủ, có nghĩa chính phủ không được đưa ngôn luận ra mà trị tội, chỉ cần thủ pháp ác độc, đưa ngôn luận ra mà trị tội vẫn còn ở nơi đó, trở thành một thủ pháp ở nơi đó, thì có nghĩa là không có tự do ngôn luận. Bởi vì tuy hiện giờ bạn có thể nói vụng sau lưng, rằng Đảng Cộng sản thế này thế kia, nhưng cái thủ pháp ác độc của nó vẫn còn đó, nó có thể tóm bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Tóm không được bạn nó sẽ giết khỉ, hoặc giết một con gà cho khỉ xem, hoặc giết một con khỉ để cho các bạn câm tịt họng, cho nên cần phải làm rõ khái niệm tự do ngôn luận thực sự. Còn nữa, có bạn sẽ nói, ông bảo nó cực quyền, song kinh tế hiện giờ cũng đã phát triển, nó cũng không còn tùy tiện giết người giống như ở thời Mao Trạch Đông nữa rồi. Đúng, hiện giờ nó đã từ giai đoạn thứ nhất của cực quyền chuyển sang giai đoạn thứ hai, điều này cũng có nghĩa, nó là chế độ cực quyền giai đoạn cuối, thế nào gọi là chế độ cực quyền giai đoạn cuối? Nó có những gì khác với chế độ cực quyền giai đoạn đầu?
Chế độ cực quyền giai đoạn đầu là cứng nhắc, là giáo điều. Từng trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa, chúng ta nhìn thấy rất rõ sự cứng nhắc, giáo điều của Mao Trạch Đông. Nó vừa tung ra “Mao Trạch Đông ngữ lục” (Việt Nam quen gọi là “Trước tác Mao Trạch Đông”: ND) là toàn dân liền phấn chấn luôn, liền đi diễu hành ở ngoài đường luôn, đều làm theo, đi theo “Mao Trạch Đông ngữ lục” luôn, tư tưởng ấy hoàn toàn là cứng nhắc, hoàn toàn là giáo điều, cả nước đều bị bưng bít. Vậy chế độ cực quyền giai đoạn cuối là như thế nào? Nó là chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa thực dụng, đồng thời đã trở thành một hình thức hết sức nhạy cảm. Sao lại là chủ  nghĩa cơ hội? Có nghĩa là ở  thời điểm mà nó có thể lợi dụng, nó sẽ tóm lấy để dùng những gì mà trước đây nó từng phản đối. Chẳng hạn như nó đã lập rất nhiều Học viện Khổng Tử ở nước ngoài. Thực tế, Đảng Cộng sản của nó luôn phê phán Khổng Tử, gọi ông ta là Khổng Lão Nhị, đánh đổ Khổng Lão Nhị, đập tan Khổng Gia Điếm, thời chúng tôi còn trẻ đã học tập chính trị vào buổi tối để phê phán Khổng Tử như vậy đó, chúng tôi rất thuộc những lời khuôn sáo phê phán Khổng Tử ấy. Bây giờ nó lại mượn việc lập Học viện Khổng Tử để làm một loại công cụ tuyên truyền hình thái ý thức, đó chính là một ví dụ thực về chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa thực dụng. Rồi có nghĩa là nó mở cửa kinh tế, nhưng nó lại thả nổi trong nền kinh tế mở cửa, nhạy cảm hết sức, một môi trường bị thả nổi thì sẽ có sức tàn phá đến thế nào.
Tôi có một người bạn làm việc trong một nhà máy công nghiệp hóa chất ở Chicago, đây là nhà máy công nghiệp hóa chất thế hệ hai của Mỹ, ông ta là một phó giám đốc trong nhà máy. Ông ta nói với tôi rằng, họ chuyên đến Trung Quốc để bán nhà máy PX. Thế nào là nhà máy PX? Đó là một loại nhà máy sản xuất nguyên liệu sợi hóa học, rất nhiều tiền. Nhưng nhà máy PX lại gây ô nhiễm hết sức tệ hại, có thể nói nếu như anh không có biện pháp xử lý ô nhiễm, thì chẳng khác nào ném một quả bom nguyên tử, chẳng qua bom nguyên tử có sức tàn phá trong nháy mắt, còn nhà máy PX thì tàn phá từ từ, trong vài năm nữa, ô nhiễm sẽ hết sức tệ hại. Cho nên khi bán nhà máy của anh, còn phải kèm theo các thiết bị xử lý, nhà máy xử lý nữa, nhà máy xử lý này ngang giá với nhà máy sản xuất.
Có 60% nhà máy PX trên thế giới được xây dựng ở Trung Quốc, 20% được xây dựng ở Hàn Quốc. Hàn Quốc không có vấn đề về ô nhiễm, bởi vì người ta mua cả nhà máy sản xuất lẫn nhà máy xử lý, người ta làm rất tốt, không có ô nhiễm. Thế mà Trung Quốc nói chúng tôi chỉ mua nhà máy sản xuất, không cần mua nhà máy xử lý. Có nghĩa là, người nước ngoài khi đầu tư xây dựng nhà máy PX ở Trung Quốc cũng có thể không mua nhà máy xử lý, mà chỉ mua nhà máy sản xuất. Bạn thử hình dung xem có đến hơn một nửa số nhà máy PX trên thế giới đã được xây dựng ở Trung Quốc, đó là do chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra, chính sách kinh tế của nó chỉ cần nhiều tiền mà không cần đến sinh mệnh của dân chúng, không cần đến môi trường của Trung Quốc. Đây lại là một ví dụ thực về chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa thực dụng của chính phủ cực quyền giai đoạn cuối.
Cho nên, từ “Tây Bộ luận” của Lưu Á Châu, tôi có thể suy ra rất nhiều đặc điểm của chính phủ cực quyền Đảng cộng sản Trung Quốc, ngoài ra ở Trung Quốc còn xuất hiện cả địa vị trí thức, bao gồm những nhân vật được tôn lên rất cao, khéo léo đến đáng sợ trong hàng ngũ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và bao gồm cả nhân vật Lưu Á Châu. Tôi có cảm giác ông ta nói năng không biết chau truốt, chỉ mới ngẫm nghĩ trong đầu rất nhiều vấn đề, còn những vấn đề then chốt chính yếu nhất thì ông ta chưa nhận rõ được Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách triệt để, chưa đứng trên lập trường người dân để nói, mà là đứng trên lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc để nghĩ kế sách cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, trăn trở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, muốn bảo vệ chính quyền của Đảng cộng sản Trung Quốc, đó chính là vấn đề của ông ta.
Trung Quốc chưa xuất hiện nhiều những trí thức chống Đảng Cộng sản như Liên Xô ở thời kỳ thống trị cực quyền của Liên Xô. Có người hỏi, ông nói tính độc lập của trí thức Trung Quốc hiện giờ còn thiếu, tự do tư tưởng cũng không đủ, vậy ông cho đâu là nguyên nhân? Tôi cho nguyên nhân là do Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động không biết bao nhiêu phong trào chỉnh đốn chính trị và tẩy não kể từ thập niên 1950 đến nay, đồng thời do Trung Quốc cũng đã trải qua nhiều lần tàn sát quần chúng. Bao gồm phong trào Trấn phản (thời kỳ đầu giải phóng: ND) đã giết không biết bao nhiêu người, thời kỳ Cách mạng Văn hóa thì có phong trào Tam phản, rồi còn phong trào thanh trừng nội nhân Đảng ở Nội Mông gì đó nữa, phong trào nào cũng giết người, sao mà nhiều phong trào giết người đến vậy, đến năm 1989 trấn áp học sinh, sau đó đến năm 1999 thì bức hại, tàn sát Pháp luân công, giết người suốt, giết không bao giờ ngừng.
Những phong trào trấn áp ấy đã giết hại đến hàng loạt trí thức có tính độc lập và những nhân vật chống chủ nghĩa cộng sản. Sự trấn áp và chỉnh đốn ấy đã khiến cho rất khó xuất hiện những trí thức có tư tưởng tự do và ý thức độc lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc cả trong lẫn ngoài nước, đây chính là nguyên nhân chủ yếu. Tôi còn muốn nói về một nội dung nữa, đó là có rất nhiều người đang trông ngóng xem liệu trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc có được một vài phái cởi mở và phái cải cách hay không, nó vẫn luôn được nung nấu, rất nhiều người viết bài nói trong đảng cần có phái cởi mở, sẽ có phái cải cách. Lưu Á Châu cũng là một phái cải cách, là một phái cởi mở. Tôi muốn nói với mọi người rằng, chưa có, chưa xuất hiện, cho đến tận bây giờ, mọi người trông ngóng đã 30 năm, có phái cải cách không? Không có, kể cả sự cởi mở của Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang cũng rất hữu hạn, họ cũng không chống Đảng. Vì sao Trung Quốc lại không thể xuất hiện được phái cởi mở và phái cải cách? Ở đây có rất nhiều nguyên nhân, một là do phong trào chỉnh đốn chính trị nhiều lần đã chỉnh tiêu luôn cả ý thức độc lập và tự do tư tưởng, rồi do sự tàn khốc và hắc ám của chốn quan trường, rồi do kiểu tác nghiệp hòm đen bưng bít khi sắp xếp người kế thừa cấp lãnh đạo, rồi do nó đi ngược lại với sự lựa chọn, nếu anh là người cởi mở có tư tưởng chống đối thì sẽ không thể lên được. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ xuất hiện được một nhân vật cởi mở kiểu như Mikhail Gorbachev được. Cho nên, chúng ta phải đặt hy vọng vào quần chúng ở tầng dưới đáy, thực sự là phải đánh đổ niềm hy vọng vào nền thống trị cực quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuống tận dưới đáy.
Nếu như bạn cứ mãi hy vọng vào chuyện xuất hiện phái cởi mở trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiểu như Mikhail Gorbachev, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc nào cũng tuyên bố rất nhiều, nào là phải dân chủ, phải cái cách chính trị, lúc nào cũng tuyên bố để cho bạn hãy từ từ, để cho bạn hãy chờ đợi, thì sẽ chẳng bao giờ đợi được, vĩnh viễn chẳng bao giờ. Cho nên, chúng ta phải có nhận thức của riêng mình trước những lời khuôn sáo ấy, phải có sự suy xét trước những lời nói của họ, xem có phải họ thực sự có ích gì cho dân chúng hay không.
Tôi e rằng, những lời của Lưu Á Châu không thể vượt qua được thử thách. Vậy thì, một khi nền dân chủ của chúng ta chắc chắn sẽ tới, thì lối ra của người dân Trung Quốc là ở đâu? Lối ra chính là con đường đấu tranh của người dân Đông Âu, những quốc gia cực quyền cộng sản ở Đông Âu, không có được Mikhail Gorbachev, nhưng họ cũng đã đấu tranh, đã đấu tranh hết sức quyết liệt, và cuối cùng Đảng Cộng sản đã bị đánh đổ, đó là con đường mà chúng ta phải đi. Đảng Cộng sản Trung Quốc thực tế chỉ có một con đường, đó chính là con đường chết. Nó sẽ chuyển từ sự hủ bại tương đối, sang sự thối rữa triệt để, cuối cùng cho đến khi bị người dân lật nhào, đổ sụp.
Tôi muốn nói đến một câu danh ngôn của phương Tây, đó là “quyền lực dẫn đến hủ bại, quyền lực tuyệt đối dẫn đến hủ bại tuyệt đối”(*). Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là một chính phủ quyền lực tuyệt đối, hiện nó đã hủ bại tương đối rồi, vậy thì nhất định sẽ đi đến tan vỡ. Hủ bại tuyệt đối cuối cùng chỉ có thể đi xuống, sẽ không thể tốt lên, không thể bỗng chốc trở nên thanh liêm, bỗng chốc trở nên cởi mở được, không thể. Tôi còn muốn kêu gọi mọi người dân hãy lựa chọn thái độ bất hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Như thế nào mới là thái độ bất hợp tác? Ví  dụ như Đảng Cộng sản tổ chức một hoạt động, bạn có thể tìm cớ để không đi mà không bị nguy hiểm; bạn có thể giữ im lặng, khi để cho bạn nói, bạn có thể giữ im lặng. Bạn không cần phải ra ngoài đường giơ tay hô to đả đảo Đảng Cộng sản [Trung Quốc], mà chỉ cần bất hợp tác, sự bất hợp tác này là hết sức hữu dụng. Nếu tất cả mọi người đều bất hợp tác, thì sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đòi hỏi phải có uy quyền, không có uy quyền để thống trị, thì có cũng như không, làm sao nó có thể duy trì được mãi? Nó không thể duy trì được mãi. Cho nên “Cửu bình” thoái Đảng (nguyên văn:《九评》退党: ND) là hành động bất hợp tác tốt nhất, thoái Đảng (ra khỏi Đảng: ND), thoái Đoàn (ra khỏi Đoàn: ND), thoái Tiểu Tiên đội (ta khỏi Đội Tiền phong Thiếu niên: ND), tam thoái là bất hợp tác, cũng chẳng có nguy hiểm gì. Thực tế, bất hợp tác chính là một dạng đấu tranh, người dân Đông Âu cũng đã phát triển dần dần như vậy. Hãy chớ vì những lời của Lưu Á Châu hay của một người nào khác mà cảm thấy hy vọng, hy vọng là ở chính bản thân mình. Hôm nay tôi xin nói đến đây, lần sau chúng ta sẽ còn gặp lại. Xin cám ơn.
————-
Ghi chú của BTV:
(*) Câu nói này của Lord Acton, tức John Emerich Edward Dalberg-Acton, 1st Baron Acton, là nhà văn, sử gia, và là chính trị gia người Anh, thế kỷ thứ 19, nguyên văn như sau: “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely.”
Nguồn: Kan Zhong Guo


-Thay đổi lãnh đạo Trung QuốcChina eyes new faces at the top (Sunday London Times 27-11-11) -- Michael Sheridan bàn thêm về Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Bác Hi Lai, Uông Dương.  Đại ý là, khác với cặp Hồ Cầm Đào và Ôn Gia Bảo, cặp Tập-Lý kỳ này sẽ "sô-vanh dân tộc hơn" (Sheridan chú trọng đến sô-vanh kinh tế).  Điều nữa là đa số tốp lãnh đạo mới là "thái tử đảng" (khác với tốp hiện nay).  Tập Cận Bình (con của Tập Trọng Huân, cánh tay phải của Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ cải tổ thi trường những năm 1980) tuy là không ham tiền (!!!) nhưng cực kỳ tham vọng, có thể xem như thuộc "cánh Thượng Hải" của Giang Trạch Dân. Tóm tắt sự khác biệt giữa Bác Hi Lai và Uông Dương là: Bác Hi Lai "stands for a stronger state" còn Uông Dương thì "for greater liberalisation".  (Xin lỗi, chỉ có subscribers mới đọc được bài này)
-Thay đổi lãnh đạo Trung QuốcChina's leaders break ranks in lead up to new dawn (Guardian 25-11-11) -- Hấp dẫn!  Nhiều phân tích thêm về chuyện tranh giành quyền lực giữa Uông Dương (Bí thư Quảng Đông) và Bác Hi Lai (Bí thư Trùng Khánh). 
Học được thêm điều này: "Mô hình Quảng Đông" và "Mô hình Trùng Khánh" khác nhau ở chỗ:  Uông Dương thì cho rằng vấn đề cốt lõi là phải tăng thêm dân chủ, còn Bác Hi Lai thì cho rằng vấn đề cốt lõi là phân hoá giàu nghèo và công bình xã hội. Hấp dẫn hơn nữa là bài này: Children of the Revolution (WSJ 26-11-11) --- Bài dài, nói về sự nổi lên của đám "thái tử đảng", đặc biệt là trường hợp của Bác Qua Qua (Bo Guagua), con trai của Bác Hi Lai.  Theo tin đồn, Bác Qua Qua là bồ của Trần Hiểu Đan (Chen Xiaodan), cháu nội của Trần Vân (Chen Yun) cũng là một khai quốc công thần của ĐCSTQ.  Cha của Trần Hiểu Đan là Trần Nguyên (Chen Yuan), là Thống đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.  Bác Qua Qua cũng là bạn học của con gái của Tập Cận Bình ở Harvard! (THD để ý: Hình như báo chí Anh Mỹ đã bắt đầu chia phe:
Những tờ "thiên tả" như Prospect, Guardian thì có vẻ có thiện cảm (phần nào!) với Bác Hi Lai, những tờ "thiên hữu" như Economist, WSJ, Telegraph..  thì bênh Uông Dương, soi mói gia đình Bác Hi Lai.  Chính tờ Telegraph là tờ theo dõi "chuyện tình" của Bác Qua Qua và Trần Hiểu Đan)


Thay đổi lãnh đạo Trung Quốc: The new face of China? (Prospect Magazine 17-11-11) -- Bác Hi Lai là khuôn mặt mới của Trung Quốc?. Bài dài (rất khó tìm và phải trả tiền!) rất đáng đọc.  Điều lạ là tạp chí này (của Anh, thường được xem là thiên tả) thì có vẻ muốn lăng xê Bác Hi Lai (tuy bài này cũng phê phán nhiều mặt trái cùa ông này) trong khi tờ Economist (link hôm qua, là tờ thiên hữu) thì có vẻ bênh đối thủ của Bác Hi Lai là Uông Dương (Bí thư Quảng Đông).  Cũng đáng chú ý là Bác Hi Lai là "thần tượng" của nhóm tân tả mà tôi đã có một bài dài trên Thời Đại Mới (Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì?◄◄


-Báo chí Trung Quốc tố cáo nhà sư Tây Tạng lưu vong khích động những vụ tự thiêu  —  (VOA)

Trung Quốc mua chuộc tăng ni Tây Tạng đổi lấy ổn định  —  (RFI).

--
Nhật Bản muốn có thêm quyền tại các căn cứ quân sự Mỹ  - VOA - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản hứa với người dân đảo Okinawa sẽ gây sức ép để Hoa Kỳ chấp nhận cho giới chức Nhật Bản có thêm quyền hạn tại các căn cứ quân sự Mỹ trên đảo này.  Lời hứa được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ và Nhật Bản sắp đạt thỏa thuận về chuyện di chuyển một căn cứ nhỏ của Mỹ tại Okinawa.
Ông Putin cảnh báo phương Tây chớ can thiệp vào chính trường Nga - VOA - Thủ Tướng Nga Vladimir Putin chính thức chấp nhận sự đề cử của chính đảng của ông, để ra tranh chức Tổng Thống, trong một bài diễn văn, trong đó ông khuyến cáo các nước phương Tây, chớ nên tài trợ cho những đối thủ chính trị của ông.
Cu-ba và Trung Quốc mở rộng hợp tác (QĐND) - Cu-ba và Trung Quốc vừa ký được một loạt thỏa thuận mở rộng hợp tác phát triển trong lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm sinh học, nông nghiệp sinh học, trao đổi sản phẩm công nghệ sinh học, giai đoạn 2012-2016..
-UAE bỏ tù các nhà hoạt động dùng trang mạng để kêu gọi biểu tình - VOA - Một tòa án tại Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) đã tuyên án 5 nhà hoạt động thân dân chủ các bản án tù từ 2 tới 3 năm, về tội sử dụng mạng internet để kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ.------