Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

SỨ MỆNH XÁC MINH TÌNH HÌNH MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ CLINTON

SỨ MỆNH XÁC MINH TÌNH HÌNH MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ CLINTON

The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khi bà Hillary Clinton bắt đầu chuyến đi lịch sử của mình đến Miến Điện, tờ Diplomat nói chuyện với nhà phân tích hàng đầu về Trung Quốc: Bà Elizabeth Economy về cách Bắc Kinh đánh giá sự kiện này.
Với chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện, bao nhiêu phần là nằm trong sự việc "xoay chuyển" đến Thái Bình Dương của Mỹ ? Động thái này có phù hợp trực tiếp với một nỗ lực nhằm cân bằng Trung Quốc trong khu vực hay không ?
Tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm này có rất ít liên quan đến Trung Quốc và tất cả đều là về một cam kết có tính lịch sử về phần vai trò của Hoa Kỳ để khuyến khích quốc gia đàn áp, độc tài này di chuyển theo hướng dân chủ và bảo vệ nhân quyền tốt hơn. Chính phủ Miến Điện đã có những bước hướng tới những thay đổi về chính trị, và chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton là một phương tiện giúp Hoa Kỳ hiểu được bản chất chính xác của sự thay đổi này và phương cách tốt nhất mà họ có thể thực hiện nhằm khuyến khích, giúp vào quá trình cải cách chính trị này. Thời điểm của cuộc viếng thăm đúng là có phù hợp với cam kết mạnh mẽ và rõ ràng hơn của Mỹ về tăng trưởng kinh tế và an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng chuyến thăm sẽ không diễn ra nếu không có những tín hiệu rõ ràng về sự thay đổi từ cả hai phía chính phủ và các nhà đối lập hàng đầu ở Miến Điện, chẳng hạn như bà Aung San Suu Kyi.

Bà nghĩ thế nào về cách các quan chức chính phủ Trung Quốc nhìn vào chuyến thăm Miến Điện của Mỹ ? Họ có cảm thấy là nhằm vào họ hay không ?
Ở Trung Quốc, các ý kiến về chuyến thăm của ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện thì khác nhau. Một số rõ ràng nhận ra rằng chuyến thăm ấy không phải là nhằm vào Trung Quốc, mà đúng hơn là để cố gắng xác định độ sâu rộng của cam kết thay đổi chính trị kinh tế của giới lãnh đạo ở Miến Điện, cũng như một cơ hội để đánh giá xem liệu thời gian có là lúc để Mỹ tháo gỡ các trừng phạt kinh tế của mình ở Miến Điện chưa.
Tất nhiên, những người khác đã xem chuyến thăm này như là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn về phía Hoa Kỳ muốn bao vây và cô lập Trung Quốc khỏi các nước láng giềng. Một số các nhà phân tích chú trọng vào âm mưu này cũng nhìn thấy Mỹ đàng sau quyết định ngưng xây con đập Myitsone do Trung Quốc hỗ trợ của Tổng thống Miến Điện Thein Sein. Tất nhiên, quan điểm đó rõ ràng bỏ qua những khía cạnh tiêu cực đáng kể đến con đập trong phạm vi dân số của Miến Điện.
Cuối cùng, cũng có những quan tâm thể hiện trong một số phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng nỗ lực đảm bảo các tuyến đường thương mại với Ấn Độ Dương và các tuyến đường nhiên liệu tới Trung Đông và châu Phi của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ đang phát triển giữa Miến Điện và Hoa Kỳ. Rõ ràng là, nếu sự tham dự của Trung Quốc với Miến Điện thực sự là một quan hệ "hai bên cùng có lợi" như họ từng tuyên bố thì chẳng có nguyên nhân chính đáng nào cho các lo lắng như thế cả.
Theo bà thì Hoa Kỳ cần phải biểu hiện như thế nào để chuyến đi này được thành công ? Hoa Kỳ có một chương trình nghị sự cụ thể gì không ? Và Miến Điện sẽ cần phải đạt được gì từ chuyến thăm này để đánh giá rằng chuyến thăm này là một thành công ?
Từ các ý nghĩa của một kết quả hiển nhiên từ chuyến thăm của bà Bộ trưởng, tôi nghĩ rằng cả hai bên đều hy vọng rất nhiều cho những điều tương tự, cụ thể là một thẩm định tích cực của Bộ trưởng Clinton về các bước cải cách mà Miến Điện đã thực hiện được cho đến nay và một cam kết của cả hai bên để làm việc hướng tới việc mở cửa hơn nữa, cả bên trong Miến Điện và giữa Washington với Rangoon.
Ngoại trưởng Clinton cần phải trở về Hoa Kỳ với khả năng thuyết phục được Quốc hội Mỹ rằng nếu có được một thay đổi đáng kể trong quan hệ song phương giữa hai nước thì nhiều thay đổi hơn nữa sẽ diễn ra trên mặt trận chính trị. Một số tiến bộ về sự hiểu biết mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Miến Điện/Myanmar cũng sẽ là rất hữu ích.
Trung Quốc có cảm thấy mình cần phải phản ứng với chuyến thăm hay không ?
Cho đến nay, phản ứng chính thức của Trung Quốc đã là một sự im lặng, đúng như họ nên im lặng như thế.
Nếu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miến Điện mở rộng và Miến Điện tiếp tục cải cách, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức chính trị và kinh tế mới trong quan hệ với Miến Điện. Tuy nhiên, trong hầu hết các mối liên quan, những thách thức này sẽ phát sinh như kết quả của các biện pháp mà Miến Điện tiến hành ở trong nước chứ không phải từ bất cứ điều gì từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chẳng có lợi gì để Miến Điện phải xa lánh Trung Quốc. Điều tệ nhất mà Trung Quốc có thể làm vào thời điểm này chính là việc phải đáp ứng với các loại hùng biện mà một số nhà bình luận đang muốn chứng tỏ.
Chẳng hạn như nhà bình luận Ding Gang của tờ Toàn Cầu Thời báo, đã viết, "Không có tăng trưởng của Trung Quốc thì không một nước ASEAN nào có thể phát triển được. Chúng ta nên cẩn thận trong trường hợp Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc bằng các chuẩn bị và động thái ám muội". Khi cần thiết, chúng ta nên cho Mỹ nếm mùi cay đắng. Trung Quốc có khả năng làm được điều ấy".
Đây chính là những loại lời lẽ và suy nghĩ khiến rất nhiều nước châu Á đang quay lưng lại với Trung Quốc bất chấp vai trò kinh tế quan trọng của đất nước này trong khu vực. Một lần nữa, Trung Quốc lại chứng minh rằng mình chính là kẻ thù tồi tệ nhất của mình.
Nhìn tổng quát hơn vào chính sách của Mỹ ở châu Á, Trung Quốc nên có những điều chỉnh nào trong chính sách đối ngoại của mình đối với bước xoay chuyển của Mỹ ? Bà có thấy Trung Quốc đang giảm bớt các đói hỏi của mình ở biển Nam Trung Quốc hoặc Đài Loan không ?
Trung Quốc sẽ đáp trả ra sao là các dự đoán hay nhất dựa trên hiểu biết của bất cứ ai.
Tôi đã từng ngạc nhiên trước sự không khả năng hoặc không sẵn lòng giảm nhẹ giọng điệu hung hăng quyết đoán hoặc thể hiện sự chân thành xác định lại chính sách ở Thái Bình Dương của các quan chức Trung Quốc trong vài tháng qua.
Từ quan điểm của tôi, có vẻ rõ ràng rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã đi trật ra khỏi đường ray một cách ngiệm trọng. Khi hầu hết hàng xóm và các đối tác kinh tế quan trọng của mình liên tục nêu lên những lo ngại về hành vi quyết đoán - thậm chí là bắt nạt - của mình, thì đó chính là lúc phải lùi lại, xem lại những gì mình đang làm. (Thật không may rằng, đây chính là bài học mà Hoa Kỳ từng đã phải học lại trong nhiều trường hợp).
Có một cuộc tranh luận sôi động trong số các học giả Trung Quốc về việc phải chăng Trung Quốc đã thực hiện một số sai lầm nghiêm trọng trong chính sách ngoại giao trong năm qua, nhưng không rõ ràng ai trong Bộ Ngoại giao và Quân đội TQ, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc là những người đang lắng nghe và học hỏi từ những điều ấy.
Như vậy đến nay, chúng ta đã không nhìn thấy bất kỳ thay đổi thực sự nào phát ra từ chính sách đối ngoại của Trung Quốc; bước dễ nhất và rõ ràng nhất đối với Trung Quốc là di chuyển về phía trước trong cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và cùng nhau phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực Biển Đông của Trung Quốc với Nhật Bản. Tất nhiên, TQ cũng sẽ phải kiềm chế lực lượng hải quân và tàu đánh cá vốn đã từng là nguồn gốc của mối lo lắng rất cao trong khu vực. Theo tôi, đấy là những điều khôn ngoan để phải làm.
Trung Quốc có đảo ngược được tiến trình và tiết chế được hành vi của họ hay không vẫn còn là việc phải chờ xem. Đối với Trung Quốc, trở nên hung hăng hơn sẽ chẳng có ích lợi gì : họ sẽ không có được sự hỗ trợ từ bất kỳ thành phần quan trọng nào trong khu vực và thay vào đó, sẽ chỉ kích động nên những phản ứng quân sự hóa trong khu vực mà thôi.
Nguồn: The Diplomat-Nguồn:

SỨ MỆNH XÁC MINH TÌNH HÌNH MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ CLINTON


Myanmar - Mỹ - Trung Quốc: U.S. Motives in Myanmar Are on China’s Radar (NYT 29-11-11) -- Phân tích của Edward Wong (một thông tin để "buôn dưa lê": vợ của Edward Wong cũng là một ký giả nổi tiếng, người Mỹ gốc Việt!).  Đọc thêm:  Clinton’s Visit to Myanmar Raises Hopes and Concerns (NYT 29-11-11) Clinton arrives in Burma to assess progress on reforms (WP 30-11-11) - Ben Bland:  Wary Burmese savour taste of reform (FT 30-11-11) - Clinton warning over aid from China (FT 30-11-11)
Phương Tây và châu ÁEra of Western domination 'is ending' (Straits Times 29-11-11) --P/v Kishore Mahbubani, một trí thức hàng đầu của Singapore. Ông này có khiếu nêu lên những câu hỏi rất "giật gân", thậm chí "bombastic" (chẳng hạn như  "Can Asians think?", tựa một cuốn sách nổi tiếng của ông).  Một trí thức lớn khác của Singapore, hoà nhã hơn Mahbubani, là Simon Tay (tác giả cuốn "Asia Alone", trong cuốn này có vài nhận xét về người gốc Việt ở Mỹ). Cả hai ông đều đáng đọc(Cuốn "Can Asians think?" rất mỏng, không đến 200 trang, nên dịch!)


Ai đang cầm trịch ở ASEAN? (kỳ 2) (Đất Việt). – Ai đang cầm trịch ở ASEAN? (kỳ 1)--

Hệ thống cảnh báo tên lửa Nga lợi hại tới mức nào? (Dân Việt). - Cận cảnh máy bay ném bom chiến lược khét tiếng của Nga-Mỹ (Bee).---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét